Mtdt thang 8 (1)

Page 1

Số 6 (101) - T7/2015 HẠN CHẾBỘ SỬMỚI DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  1

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


2  Số tháng 5/2015

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


TRONG SỐ NÀY SỐ 6 [101] T7-2015

TỔNG BIÊN TẬP : Ảnh: Ngôi nhà chung của Trái Đất Ảnh bìa nguồn: http://forum.vietdesigner.net

TIN TỨC & SỰ KIỆN

- TP.Hồ Chí Minh: Khởi động chiến dịch tình nguyện... (Trang 4) - Triển khai cấp nước sạch H. Củ Chi. (Trang 6) - Bộ Y tế: Tăng cường quản lý chất thải y tế trong bệnh viện. (Trang 7) - TP.Hồ Chí Minh: Quy hoạch đất nông nghiệp không thể... (Trang 8) - Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm... (Trang 9) - Tổng kết trao giải cuộc thi “Kiến tạo không gian xanh”. (Trang 10) - Đích đến của trái tim. (Trang 12) - Tổ chức triểm lãm Vietbuild tại TP.HCM. (Trang 13) - Hiệp hội môi trường đô thị và khu công nghiệp phía Nam... ( Trang 14) - Trồng mới 5.612 cây xanh tại khu di tích... (Trang 14- 15) - Hơn 2.000 hộ dân thực hiện phân loại rác tại nguồn. (Trang 15)

KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

- Nước ngọt và sự sống trên trái đất. (Trang 16 - 17) - Những bài học về quản lý môi trường đô thị ở Singapore. (Trang 18 - 20) - TP.Hồ Chí Minh: Hướng đến xử lý rác thải thành điện. (Trang 22 - 23)

ĐÔ THỊ & KHU CÔNG NGHIỆP

- Công viên Gia Phú xuống cấp. (Trang 24) - Sạt lở bờ sông liên tục diễn ra vào đầu mùa mưa. (Trang 26 - 27) - Tp. Hồ Chí Minh hỗ trợ trẻ em nghèo vươn lên. (Trang 28 - 29) - Thực trạng tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng. (Trang 30 - 31 )

CÔNG NGHỆ XANH

- Tiêu dùng sản phẩm xanh. (Trang 32 - 33) - Ấn tượng với phòng làm việc phủ kín cây xanh. (Trang 34 - 35) - Những công nghệ xanh hứa hẹn sẽ cất cánh... (Trang 36 - 38) - Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp Việt Nam. (Trang 39)

DOANH NGHIỆP & MÔI TRƯỜNG

- Phóng sự ảnh “Thơm ngát sen Việt”. (Trang 40 - 41) - Phóng sự ảnh “Mùa hè xanh”. (Trang 42 - 43) - Không giới hạn thêm thời gian di dời doanh nghiệp... (Trang 44 - 45)

TƯƠNG TÁC

- Đồng chí Nguyễn Văn Linh với giai cấp công nhân. (Trang 46 - 47) - Phóng sự ảnh: Cải thiện môi trường lưu vực... (Trang 48 - 49) - “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử”. (Trang 50 - 51) - Gieo ước mơ trên những chặng đường tình nguyện. (Trang 52) - Áo xanh tính nguyện về Đồng Tháp. (Trang 54) - Ngôi nhà của những nghĩa tình. (Trang 55)

MÔI TRƯỜNG & PHÁP LUẬT

- UBND quận 9 chưa bồi thường bổ sung lại tổ chức... (Trang 56 - 57) - Nhà sản xuất có trách nhiệm thu hồi sản phẩm thải bỏ. (Trang 58) - TP.Hồ Chí Minh: Vi phạm quy định về PCCC... (Trang 60 - 61)

DU LỊCH & MÔI TRƯỜNG

- Hạ tầng du lịch đường thủy TPHCM: Tiềm năng còn bỏ ngỏ. (Trang 62 - 63)

SỨC KHỎE & MÔI TRƯỜNG

- Hàng triệu dân đô thị uống mầm bệnh mỗi ngày. (Trang 64)

PHONG THỦY CHO MỌI NGƯỜI

- Ứng dụng thước Lỗ Ban trong phong thuỷ. (Trang 66)

- Đường cái đâm vào cửa chính và cách hóa giả. (Trang 67)

VĂN HÓA & THƯ GIẢN

- Niềm tự hào nghề nghiệp. (Trang 68) - Cất cao tiếng hát. (Trang 69) *In tại CôngTÚI ty in Quân Đội 2 - TP. Hồ Chí MinhĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HẠN CHẾ SỬ DỤNG NY LON *Giấy phép xuất bản số :1153/GP-BTTTT -Số: 204/GP-TTĐT và số 29/GPSĐBS-TTĐT của Bộ Thông tin và Truyền thông.

T.S ĐỒNG XUÂN THỤ

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP:

Giáo sư- Tiến sĩ khoa học NGUYỄN VĂN LIÊN (Nguyên thứ trưởng Bộ xây dựng)

ỦY VIÊN Nguyễn Đức Khiển - PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng - GS.TS Nguyễn Kim Thái - PGS.TS Nguyễn Việt Anh - PGS.TS Trần Thị Hường - PGS.TS Nghiêm Xuân Đạt - TS Đồng Xuân Thụ - TS.Nhà Báo Nguyễn Văn Hòa - KTS Phạm Ngọc Tình - Nhà Báo Huỳnh Minh Nhựt - KS Phạm Minh Thắng - KS Hồ Chí Hưng - Th.S

THƯ KÝ TÒA SOẠN

Nguyễn Thị Ánh Hồng – Nhà Báo

BAN BIÊN TẬP Nhà báo Trần Thị Lâm Bình - Trưởng ban Nhà báo Hà Thắm

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ 1401B,tầng 14,cao ốc M3 - M4, 91 Nguyễn Chí Thanh ,Hà Nội ĐT: 04.62661987(111)/Fax: (84-4)62661991 Email:tinnhanhmoitruong@gmail.com

BÁO ĐIỆN TỬ:

www.phapluatmoitruong.vn www.tinnhanhmoitruong.vn

Miền Trung & Tây Nguyên: P.C14-7 Cao ốc Hoàng Anh Quy Nhơn,Hồ Sinh Thái Đống Đa,TP. Quy Nhơn ,Bình Định Đại diện: Hồng Ánh - 0912 233 702

QUẢNG CÁO VÀ PHÁT HÀNH

Công ty Quảng cáo báo chí – Truyền hình Việt Nam 1401B,tầng 14,cao ốc M3 - M4, 91 Nguyễn Chí Thanh, HN. Lâm Bình :0972 521 669

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN TẠI TP.HCM: 42 - 44 Võ Thị Sáu ,P.Tân Định,Q1,TP.HCM ĐT: 08.38209866-Fax : 08.38209234 Email:moitruongdothihcm@gmail.com Trưởng Cơ quan đại diện: CV Cao cấp, Nhà báo Phạm Minh Mẫn Phó trưởng Cơ quan đại diện: Nguyễn Hoài Nam Trưởng Ban biên tập (phía Nam): Trần Quốc Nhân Thiết kế: Trần Hữu Quang

Giá: 20.500đ

Số tháng 5/2015  3


TI N T Ứ C & S Ự K IỆ N

TP.HỒ CHÍ MINH:

KHỞI ĐỘNG CHIẾN DỊCH TÌNH NGUYỆN MÙA HÈ XANH LẦN THỨ 22

 H. Đức - H. Thương

Trong không khí rộn rã của những ngày hè tình nguyện, sáng 19/7, chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh cấp thành phố lần thứ 22 đã chính thức khởi động tại Công viên 23/9. Khởi nguồn từ phong trào tình nguyện Ánh sáng văn hóa hè 1994, Mùa hè xanh đã lan tỏa rộng khắp thành phố và cả nước. Nối tiếp thành công từ những mùa chiến dịch trước, năm nay địa bàn trọng điểm vẫn là khu vực TP.HCM tại các phường, xã, thị trấn thuộc 24 quận huyện, đặc biệt tập trung cho 5 huyện ngoại thành. Các địa bàn tỉnh bao gồm: Huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) và các tỉnh Phú Yên, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang. Địa bàn tình nguyện quốc tế là nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Dự kiến, Mùa hè xanh 2015 sẽ tiếp nhận 80.000 lượt chiến sĩ tham gia, đóng góp 2.000.000 ngày công. 4  Số tháng 5/2015

Phát biểu tại Lễ ra quân, anh Phạm Hồng Sơn – Phó Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam TP.HCM, Chỉ huy trưởng chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh 2015 khẳng định: “Các thế hệ chiến sĩ Mùa hè xanh luôn ý thức và trân trọng giữ gìn tình cảm tin yêu của nhân dân khắp mọi miền chiến dịch. Để tri ân những tình cảm đó, chúng tôi hứa quyết tâm phải luôn xứng đáng với những tình cảm tốt đẹp mà nhân dân dành cho chiến sĩ tình nguyện Mùa hè xanh”. Mùa hè xanh 2015 đã chính thức bắt đầu. Ngọn lửa đã nhen nhóm và lan tỏa, những trái tim cùng một nhịp đập vì quê hương hứa hẹn nhiều công trình, chương trình hành động thiết thực góp sức xây dựng đất nước văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  5


T

IN T ỨC & SỰ K I ỆN

THỰC HIỆN DỰ ÁN CẤP NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI  Quốc Hùng Công ty cổ phần hạ tầng nước Sài Gòn triển khai thực hiện dự án cấp nước sạch trên địa bàn huyện Củ Chi. Đây là dự án xã hội hóa nhằm cung cấp 100% nước sạch và nước hợp vệ sinh trên địa bàn huyện Củ Chi trong năm 2015. Theo chỉ đạo của UBND TPHCM, UBND huyện Củ Chi thực hiện 2 dự án (đáp ứng nhu cầu nước sạch và nước hợp vệ sinh cho 5.288 hộ dân). Cụ thể, xây dựng mới 3 trạm cấp nước và nâng cấp, cải tạo 5 trạm cấp nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước hợp vệ sinh cho 2.500 hộ và triển khai đề án cung cấp nước sạch bằng thiết bị lọc nước gia đình, đáp ứng nhu cầu nước sạch cho 2.788 hộ. Công ty cổ phần hạ tầng nước Sài Gòn, thực hiện 4 dự

6  Số tháng 5/2015

án (đáp ứng nhu cầu cầu nước sạch và nước hợp vệ sinh cho 98.418 hộ dân). Trong đó, lắp đặt 649.416m đường ống cấp nước cấp 1,2,3 tại Thị trấn Củ Chi và 10 xã lân cận, đáp ứng nhu cầu nước sạch cho 50.560 hộ; xây dựng mới trạm cấp nước Bình Mỹ 2, đáp ứng nhu cầu nước hợp vệ sinh cho 300 hộ và cải tạo, nâng cấp 6 trạm cấp nước (gồm các xã Trung An, Phạm Văn Cội, Phước Thạnh, Thái Mỹ, An Nhơn Tây, Trung Lập Hạ), đáp ứng nhu cầu nước hợp vệ sinh cho 2.200 hộ; lắp đặt 1.400 bồn chứa nước tập trung và 210 đồng hồ tổng , đáp ứng nhu cầu nước hợp vệ sinh cho 45.358 hộ. Các hạng mục trên được thực hiện từ nay đến hết năm 2019, đảm bảo 100% hộ dân trên địa bàn huyện được cung cấp nước sạch.

Được biết, hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 3.020 hộ dân (chiếm 2,9%)được cung cấp nước sạch. Số hộ chưa được cung cấp nước sạch là 100.686 hộ (chiếm 97,1%).trên tổng số 103.706 hộ.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


BỘ Y TẾ

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TRONG BỆNH VIỆN  Nhật Anh Bộ Y tế vừa ban hành Chỉ thị 05 về việc tăng cường quản lý chất thải y tế trong bệnh viện. Trong thời gian gần đây qua thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã phát hiện một số bệnh viện chưa làm tốt công tác quản lý chất thải y tế, còn có hiện tượng để chất thải y tế lọt ra bên ngoài. Trong những năm qua, ngành y tế và các địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý chất thải y tế. Nhiều bệnh viện đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế; thực hiện phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh, thu gom và lưu giữ tạm thời chất thải rắn y tế tại các bệnh viện; thực hiện việc chuyển giao và xử lý chất thải y tế bảo đảm đúng theo quy định. Tuy nhiên, một số bệnh viện chưa làm tốt công tác quản lý chất thải y tế, còn có hiện tượng để chất thải y tế lọt ra bên ngoài. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý chất thải y tế cho cán bộ, nhân viên bệnh viện chưa được thường xuyên. Đặc biệt, lãnh đạo nhiều bệnh viện còn chưa

quan tâm đến công tác quản lý chất thải y tế. Nhiều địa phương chưa bố trí đủ kinh phí để đầu tư xây dựng, vận hành thường xuyên hệ thống xử lý chất thải cho các bệnh viện. Để chấn chỉnh công tác quản lý chất thải y tế trong các bệnh viện bảo vệ môi trường và sức khỏe của nhân dân, Bộ Y tế yêu cầu: Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố; lãnh đạo Y tế các bộ, ngành tiếp tục tăng cường công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản lý chất thải bảo vệ môi trường. Trong đó, tập trung vào việc tăng cường phối hợp liên ngành thanh tra, kiểm tra giám sát công tác quản lý chất thải y tế để bảo vệ môi trường, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu bệnh viện; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý chất thải y tế. Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về quản lý chất thải y tế cho đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế…

Lãnh đạo các bệnh viện cần tăng cường triển khai các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chất thải bảo vệ môi trường tại bệnh viện. Theo đó, phải thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải rắn y tế, không để tình trạng lọt chất thải rắn y tế nguy hại ra ngoài. Xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị vi phạm các quy định hiện hành về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế; Chỉ đạo các đơn vị vận hành thường xuyên hệ thống xử lý chất thải, hệ thống xử lý chất thải rắn (nếu có). Định kỳ kiểm tra giám sát tình trạng hoạt động của hệ thống xử lý chất thải của bệnh viện, đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý để kịp thời khắc phụ những sự cố của hệ thống xử lý; báo cáo cơ quan quản lý về môi trường theo quy định. Nếu nước thải y tế sau xử lý không bảo đảm theo QCVN Trong trường hợp không tự xử lý chất thải y tế, bệnh viện phải ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân có giấy phép phù hợp để thu gom và xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật...

Ảnh: Nguồn internet HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  7


T

IN T ỨC & SỰ K I ỆN

TP.HỒ CHÍ MINH:

QUY HOẠCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP KHÔNG THỂ CANH TÁC CHUYỂN SANG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP  Tin: Minh Tuấn – Ảnh Nhân Trần

UBND TPHCM tổ chức rà soát quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố. Theo Sở Công thương, hiện toàn thành phố có 27 cụm công nghiệp, trong đó 2 cụm công nghiệp đã hoàn thiện hạ tầng, 6 cụm công nghiệp khác đã có nhà đầu tư hạ tầng nhưng chưa triển khai. Số cụm công nghiệp còn lại chưa thu hút được nhà đầu tư hạ tầng và không có khả năng chuyển đổi sang khu công nghiệp vì không đủ diện tích đất quy định. Hiện nhiều quận huyện kiến nghị chuyển đổi thành khu đô thị. Phó Chủ tịch UBND TPHCM Tất Thành Cang cho biết, nếu xem xét tổng thể các cụm công nghiệp thì có thể sáp nhập nhiều cụm công nghiệp liền kề nhau để tăng diện 8  Số tháng 5/2015

tích các cụm công nghiệp đạt yêu cầu chuyển thành khu công nghiệp. Đơn cử, nếu sáp nhập cụm công nghiệp Phạm Văn Cội 1 và 2 thì có thể nâng tổng diện tích đất hơn 140ha, đủ cơ sở để chuyển đổi thành khu công nghiệp. Vấn đề còn lại là khuyến khích doanh nghiệp có đủ năng lực đầu tư hạ tầng. Theo thống kê diện tích đất sỏi đá, phèn chua, ngập mặn… thuộc đất quy hoạch cho mục đích nông nghiệp, lâm trường nhưng không thể sử dụng để canh tác cho nông nghiệp để làm cơ sở chuyển sang cho công nghiệp. Ước tính sơ bộ tại huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi khoảng hơn 1.800ha không thể sử dụng để canh tác nông nghiệp có thể chuyển sang phát triển khu

công nghiệp mà không cần phải bồi thường giải tỏa. Cụ thể, huyện Củ Chi có thể chuyển đổi ít nhất gần 500ha, huyện Hóc Môn là 400ha và huyện Bình Chánh khoảng 1.000ha. Do vậy, Phó Chủ tịch Tất Thành Cang yêu cầu các sở ban ngành liên quan gấp rút quy hoạch lại mục đích sử dụng đất theo hướng phát huy tối đa giá trị của đất, phục vụ tối đa phát triển công nghiệp, tạo động lực để thu hút mạnh đầu tư doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt là trong bối cảnh rất nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu và Mỹ đang tìm cơ hội đầu tư mạnh mẽ tại Việt Nam.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


LÃNH ĐẠO TP. HỒ CHÍ MINH DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NIỆM ANH HÙNG LIỆT SĨ  Minh Anh Ngày 25-7, nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, đoàn đại biểu Thành uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh dẫn đầu đã đến đặt vòng hoa và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố. Đoàn đã đặt vòng hoa, thành kính tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với các Anh hùng Liệt sỹ đã chiến đấu, hy sinh anh dũng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sau lễ viếng, đoàn đã thắp hương tưởng niệm từng phần mộ liệt sỹ tại nghĩa trang. Cùng thời điểm, đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN TP Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Hoàng Quân, Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh dẫn đầu đã

Thành uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố.

đến đặt vòng hoa, dâng hương đến các Anh hùng Liệt sĩ tại Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược, Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Củ Chi. Đoàn đã tri ân các Anh hùng Liệt sĩ, những người đã hy sinh máu xương cho cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập cho dân tộc. Đây là hoạt

Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh trao bằng công nhận Mẹ Việt Nam Anh hùng.

động thường xuyên của TP Hồ Chí Minh thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”; đồng thời giáo dục truyền thống cách mạng cho các cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải dâng hương các Anh hùng Liệt sĩ.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  9


T

IN T ỨC & SỰ K I ỆN

Tổng kết trao giải cuộc thi

“ Kiến tạo không gian xanh”  Nhân Trần Vừa qua, Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) và Công ty Vantay Décor đã tổ chức đêm chung kết xếp hạng cuộc thi thiết kế nội thất thân thiện với môi trường “Kiến tạo không gian xanh”. Đây là cuộc thi dành cho sinh viên các chuyên ngành Nội thất, Kiến trúc, Mỹ thuật và Xây dựng trong cả nước. Qua vòng sơ loại, 10 đội thi đến từ các trường Đại học: Kiến Trúc, Văng Lang, Bách Khoa, Hutech đã lọt vào vòng chung kết. Ban tổ chức dành một khoảng không gian là 1,5*1,5*1,5 m3 để thi công ý tưởng trên bản vẽ của mình trong vòng 4 giờ. Nhiều ý tưởng độc đáo về cách sử dụng vật liệu, bố trí không gian hài hòa và đáp ứng các tiêu chí khắt khe khác của cuộc thi. Vượt qua 658 tác phẩm tham gia “Kiến tạo không gian xanh”, đội Twinkle đại diện cho sinh viên Khoa kiến trúc mỹ thuật, trường Hutech xuất sắc đạt giải nhất của cuộc thi. Với giải thưởng trị giá 30 triệu đồng cùng cơ hội thực tập 3 tháng tại Tập đoàn Kiến trúc đa quốc gia LQ+C tại Việt Nam. Giải nhì thuộc về đội V-H United với sự kết hợp của Trường

10  Số tháng 5/2015

đại học Văn Lang và HUTECH. Giải ba “Ấn tượng” thuộc về đội HVL đến từ Trường đại học HUTECH. Ngoài ra, giải thưởng “Đội thi được yêu thích nhất” trị giá 10 triệu đồng với hình thức bình chọn online đã thuộc về đội 3DT (Trường đại học HUTECH). Các đội còn lại nhận được Giải khuyến khích với 5 triệu đồng. Đồng hành cùng cuộc thi với vai trò Giám khảo, Thạc sĩ, Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM - nhận xét và “căn dặn” các nhà thiết kế trẻ: “Theo tôi, các bạn cần phải suy nghĩ về vật liệu sử dụng chuyên

nghiệp hơn, tiếp cận sâu hơn loại hình kiến trúc tiết kiệm năng lượng, nói không với khí C02. Cuộc thi với những áp lực sẽ thành một phần công việc của các bạn sau này. Khi các bạn ra trường, sân chơi sẽ biến thành chiến trường đầy cạnh tranh và đòi hỏi hơn sự sáng tạo nên tôi mong các bạn sẽ cố gắng hơn nữa và thành công hơn nữa”. “Kiến tạo không gian xanh” chính thức khép lại nhưng các giá trị của nó về tính thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng vật liệu khó phân hủy hướng đến một không gian xanh cho cộng đồng vẫn còn đó. Từ thành công của cuộc thi, tin chắc rằng các bạn sinh viên sẽ có nhiều trải nghiệm thực tế thú vị, phục vụ tốt nhất cho công việc của một nhà thiết kế vì môi trường sau này.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  11


T

IN T ỨC & SỰ K I ỆN

Ảnh 1: Phi công Nguyễn Văn Bảy (để râu), phi công Charles Plumb (áo trắng) hội ngộ Ảnh 2: Phi công Nguyễn Văn Bảy (để râu), phi công Charles Plumb (quấn khăn) hội ngộ trong một cảnh phim

ĐÍCH ĐẾN CỦA TRÁI TIM  Việt Ngữ Thông qua sự kiện hội ngộ sau 48 năm giữa những người phi công ở hai chiến tuyến Việt Nam- Mỹ, tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Tháp…, họ đã gặp lại sau ngần ấy thời gian chỉ để nói rằng “chúng ta đã thấm, đã hiểu và rồi cần phải đến với nhau”. Phim tài liệu “Đích đến của trái tim” là phim làm về đề tài như vậy

N

ăm 2013, tại TP Hồ Chí Minh, quyển sách “Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965-1975) nhìn từ hai phía” do nhóm tác giả là cựu phi công của không quân Việt Nam viết đã gây ra làn sóng quan tâm, đồng cảm mạnh. Nội dung sách nhắc đến việc các cựu phi công từ hai phía đã và đang tìm gặp nhau, chỉ để nói những chuyện “quá khứ không thể thay đổi, nhưng tương lai sẽ thuộc về chúng ta”. Những người lính phi công năm xưa được nhắc đến trong quyển sách có Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Đại tá phi công Nguyễn Văn Bảy, phi công quân đội Hoa kỳ Charles Plumb và hàng loạt nhân vật khác ở cả hai phía. Thời điểm mà Nguyễn Văn Bảy và Charles Plumb trực tiếp đối đầu 12  Số tháng 5/2015

nhau (vào lúc 16 giờ 30 phút ngày 24-04-1967) trong một trận đánh trên bầu trời Hà Nội nay chỉ còn là những con chữ trên bản đồ, và sự kiện trên tấm bản đồ nay chỉ còn là một câu chuyện quá vãng. Nhưng việc họ ngồi lại với nhau, cùng nhìn về phía trước là thời sự đông đảo nhân dân hai quốc gia quan tâm. Từ quyển sách trên, phim tài liệu “Đích đến của trái tim” (đạo diễn Trần Quốc Sơn) chuẩn bị được trình chiếu và đang trong giai đoạn quay “nước rút”. Tại TP Hồ Chí Minh trong những ngày tháng 7-2015, đạo diễn Trần quốc Sơn cho biết: “Chúng tôi mất gần hai năm tìm tòi, gặp gỡ từng nhân chứng. Điều may mắn cho chúng tôi là gặp được những nhân vật còn sống sau mấy mươi năm, cựu phi công Charles Plumb mới trở lại Việt Nam và hội ngộ

cùng với hai cựu phi công Nguyễn Văn Bảy, Lê Hải”. 48 năm trước, họ đã từng đối đầu nhau trong một trận không kích trên bầu trời Hà Nội. Câu chuyện ba người này sẽ xuyên suốt bộ phim, và điều đáng quý là kể từ khi họ ở hai chiến tuyến cách đây 48 năm thì hôm nay họ mới có dịp gặp lại”. Nói về chuyện cũ, “thù xưa”, ông Nguyễn Văn Bảy và ông Lê Hải cho biết, chiến tranh nên người ta phải thế. Có lẽ đây không chỉ là suy nghĩ của ông Bảy mà cũng là của nhiều những cựu binh khác, những người đi ra từ máu lửa của cuộc chiến. Những quá khứ đã lùi xa, hiện tại, chỉ có tình cảm của những người từng đi qua sự khắc nghiệt của chiến tranh. Ông Charles Plumb cho biết: “Một buổi uống trà thân mật thế này, có khác gì một gia đình

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


đoàn tụ sau nhiều năm xa nhau. Đặc biệt tính nhân bản của những con người Việt Nam hơn 40 năm sau cuộc chiến tranh, họ nghĩ và làm rất nhiều cho quan hệ hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển tốt đẹp đến thời điểm hôm nay”. Với một đề tài không mới nhưng bù lại có sự hiện diện của nhân vật từ hai phía, bộ phim sẽ đem đến người xem những gì rất chân thật, rất con người. Làm thế nào để họ gặp nhau, đạo điễn Trần Quốc Sơn cho biết: “Thật ra, ban đầu tôi chưa có sự xác định cụ thể về đường dây kể chuyện, sau đó bất ngờ tôi nhận được một cuộc điện thoại của Trung tá phi công Nguyễn Sĩ Hưng – nguyên là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Vietnam Airlines thông báo về cuộc hội ngộ bất ngờ này. Những hình ảnh quý giá này đã

thôi thúc đoàn làm phim làm gấp vì hiện nay nhiều nhân chứng đã già yếu hết rồi”. Từ cuối năm 2014, đoàn bắt tay vào việc làm phim bằng cách thu thập tư liệu phim và ảnh, tiến hành phỏng vấn những người có liên quan trong phim. Vì là phim tài liệu nói về một câu chuyện đã xảy ra rất lâu rồi nên nhiều nhân chứng không còn nữa. Theo đó, đoàn làm phim phải tận dụng hết mọi khả năng có thể để tìm chất liệu cho phim. Thời gian làm phim do đó dự kiến sẽ kéo dài, không gian thì rất rộng, phải di chuyển nhiều. Ngoài những hình ảnh, nhân chứng quay ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Tháp, Thanh Hóa, nhóm làm phim còn đến Hoa Kỳ, nơi các cựu phi công Mỹ đang sinh sống. Tại đây, đoàn làm phim đã thu thập được

nhiều hình ảnh, nhiều thông tin, gặp nhiều nhân chứng đong đầy cảm xúc. Đặc biệt, đoàn làm phim đã gặp được rất nhiều người, nhiều thành phần trong nước Mỹ và trên thế giới đã dũng cảm đấu tranh, có người đã hy sinh hoặc bị bắt giữ, bị tù đày nhưng họ luôn có niềm tin vào một ngày hòa bình cho Việt Nam. Họ thật sự là những người yêu chuộng hòa bình, công lý. Trong quá trình thực hiện bộ phim tài liệu này, đoàn làm phim đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của gia đình ông Nguyễn Văn Bảy và những cựu chiến binh phi công Việt Nam, họ là nhân vật trong phim, cũng là nhân chứng lịch sử trong thời gian không chiến trên bầu trời Việt Nam và còn là đại sứ gửi thông điệp “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả” trong thời đại hôm nay!

KHAI MẠC TRIỂN LÃM VIETBUILD 2015 TẠI TP.HCM  Nhân Trần - Sinh Long

V

ừa qua, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Sài Gòn Q.7, TP. HCM đã diễn ra hội chợ triển lãm quốc tế Vietbuild 2015 với chủ đề “Xây dựng - Vật liệu xây dựng, bất động sản và trang trí nội thất”. Tới dự và cắt băng khai mạc có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cùng đại diện lãnh đạo TP. HCM, tỉnh Bình Dương, Long An… Triển lãm lần này có 2.430 gian hàng đến từ 800 doanh nghiệp, trong đó, 449 doanh nghiệp trong nước, 212 doanh nghiệp liên doanh, 139 doanh nghiệp nước ngoài của 18 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Malaysia, Thái Lan, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, Đài Loan… Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết: Triển lãm quốc tế Vietbuild là triển lãm truyền thống có thương hiệu riêng, được tổ chức liên tục trong những năm vừa qua. Triển lãm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài ngành xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ và hợp tác đầu tư xây dựng. Với sự đa dạng và phong phú của các gian hàng…Vietbuild luôn là sân chơi bổ ích và thiết thực, là cầu nối giúp doanh nghiệp trong và ngoài nước, đóng góp vào sự lớn mạnh của ngành xây dựng Việt Nam.

Tại triển lãm, Các doanh nghiệp đã trưng bày các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chất lượng cao và thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu về xây dựng, trang trí nội - ngoại thất ngày càng cao của người tiêu dùng. Trong các ngày diễn ra triển lãm, Ban tổ chức còn phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức nhiều buổi hội thảo chuyên đề liên quan đến vật liệu xây dựng, thiết kế xây dựng, đặc biệt hướng tới các loại vật liệu xây dựng mới, được sản xuất theo công nghệ cao và thân thiện với môi trường.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  13


T

I N T Ứ C & S Ự K I ỆN

TRỒNG MỚI 5.612 CÂY XANH TẠI KHU DI TÍCH NGÃ BA ĐỒNG LỘC Sáng nay 26-7, hướng tới kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27-7-1947 - 27-7-2015), trong khuôn khổ chương trình "Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam" do Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) phối hợp với Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) đã tổ chức lễ trồng cây xanh tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Về dự và phát động lễ trồng cây có đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ chính trị - Phó Chủ tịch Quốc hội; Trương Thị Mai, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội; Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương… Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Thị Phương Hoa, Thứ trưởng Bộ TN-MT kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, bộ, ngành và cùng các địa phương trên cả nước tiếp tục trồng thêm nhiều cây xanh. Đồng chí tin tưởng lễ trồng cây xanh tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc hôm nay sẽ thúc đẩy nhiều hoạt động bảo vệ môi trường thông qua những hành động cụ thể, tích cực, chủ động, duy trì các hoạt động trồng cây để môi trường của chúng ta xanh hơn, sạch hơn và ngày càng đẹp hơn... Ngay sau buổi lễ, các đại biểu, người dân và hàng trăm đoàn viên thanh niên, học sinh đã tham gia trồng 5.612 cây sao đen, cây keo tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc, với trị giá hơn 300 triệu đồng, trong tổng số hơn 3 tỷ đồng mà Công ty Vinamilk đã tài trợ cho “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” trong 3 năm vừa qua.

14  Số tháng 5/2015

 Tin, ảnh: Dương Quang

Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường – Tổng cục Môi trường, đại diện Ban điều hành chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” cho biết, Chương trình là hoạt động hợp tác nhằm hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc đẩy mạnh trồng, quản lý và bảo vệ cây xanh để cải thiện chất lượng môi trường không khí tại các đô thị, vừa thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, vừa hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh công tác xã hội hóa trồng cây xanh. Mục tiêu khi tổ chức những sự kiện như lễ trồng cây lần này là để khơi gợi và khuyến khích cộng đồng đưa ra nhiều sáng kiến hơn nữa và quan tâm thiết thực hơn nữa tới cây xanh và việc trồng cây xanh tại các thành phố trên cả nước. Từ năm 2012 đến nay, “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” đã tổ chức thực hiện trồng cây tại 12 tỉnh, thành phố trên cả nước, với tổng số hơn 200.000 cây xanh các loại.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


HỘI MTĐT & KCN KHU VỰC MIỀN NAM:

HỌP BÀN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ LẦN THỨ XII, TẠI TP.PHAN THIẾT

HƠN 2.000 HỘ DÂN THỰC HIỆN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN  Minh Xuân

Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM triển khai thực hiện mô hình khu phố xanh tại đường Cây Keo, phường Hiệp Tân và đường Trần Hưng Đạo, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TPHCM.

 Nhân Trần

N

gày 10 tháng 7 năm 2015 tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Huỳnh Minh Nhựt, Phó Chủ tịch Hiệp Hội, Chủ tịch Hội MTĐT&KCN khu vực miền Nam đã chủ trì phiên họp Thường trực Hội Khu vực để bàn một số công tác chuẩn bị cho hội nghị Hội MTĐT&KCN khu vực miền Nam lần thứ XIII tổ chức tại thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận. Đến dự cuộc họp Thường trực Hội MTĐT&KCN khu vực miền Nam có các ông Phó Chủ tịch Hội Khu vực Nguyễn Hoàng Lân, Lương Minh Nhựt, Nguyễn Xuân Mạnh và các ủy viên Thường trực Hội Khu vực miền Nam. Các đại biểu tham dự cuộc họp đã nghe ông Trang Văn Lâm, Thư ký Hội Khu vực phổ biến thông báo số 12, số 13 ngày 26/6/2015 của Hiệp Hội MTĐT&KCN Việt Nam về hội nghị Thường trực Hiệp Hội mở rộng và công tác thi đua Khen thưởng nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp Hội. Sau khi các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến nhất là về định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị của Bộ Xây dựng ban hành tại quyết định số 592/QĐ-BXD ngày 30/5/2014, ông Huỳnh Minh Nhựt, Chủ tịch Hội MTĐT&KCN khu vực miền Nam đã kết luận một số vấn đề liên quan đến quyết định số 592/QĐ-BXD ngày 30/5/2014 của Bộ Xây Dựng; Về Khen thưởng nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp Hội; Thời gian địa điểm, đơn vị đăng cai nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp Hội; Báo cáo tại hội nghị tập trung vào chủ đề về công nghệ xử lý chất thải và những thuận lợi, khó khăn khi cổ phần hóa doanh n g h i ệ p …

Theo đó, hơn 200 hộ gia đình tại khu vực này sẽ được hướng dẫn thực hiện phân loại rác tại nguồn. Tại lễ ra quân, hơn 100 đoàn viên thanh niên công ty đã hướng dẫn người dân cách thức phân loại rác thải sinh hoạt trong gia đình thành hai loại là rác hữu cơ và rác vô cơ. Rác hữu cơ, người dân sẽ chuyển giao mỗi ngày. Riêng rác vô cơ sẽ tích trữ và chuyển giao mỗi tuần một lần cho nhân viên thu gom vệ sinh. Tùy thuộc vào lượng rác vô cơ mà người dân chuyển giao trong tháng sẽ được chuyển đổi thành điểm và nhận lại quà tặng tương ứng. Mỗi hộ gia đình cũng được phát 1kg túi nilon gồm hai loại: màu vàng và màu xanh. Theo đó, bao bì màu vàng sẽ dùng chứa rác vô cơ; bao bì màu xanh được sử dụng chứa rác hữu cơ. Mô hình khu phố xanh đã được công ty phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai từ năm 2013 tại các tuyến đường Độc Lập, Tân Sơn Nhì, Lê Khôi, Lê Lư và 9 lốc chung cư Tây Thạnh thuộc quận Tân Phú, thu hút hơn 2.000 hộ dân tham gia. Đến nay, hơn 80% số hộ gia đình được tuyên truyền, vận động vẫn tiếp tục duy trì thói quen phân loại rác thải tại nguồn trước khi chuyển giao cho đơn vị thu gom.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  15


K NƯỚC NGỌT VÀ SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT HOA H Ọ C & CÔ N G N GH Ệ

Ngô Lực Tải

Hội KHKT & KT Biển TP. HCM

Tài nguyên nước của thế giới

Trên mặt địa cầu chúng ta đang sống, nước là tài nguyên có lâu đời, với khối lượng lớn nhất nhưng lại phân bổ không đều trên đất khoảng (1360 triệu cây số vuông). Lượng nước mà thế giới sử dụng hàng năm lớn gần 375 lần lượng các loại quặng mà loài người lấy ra khỏi mặt đất. Là sự sống của sinh vật và thực vật trên hành tinh xanh. Không có nước, không có sự sống. Tuy nhiên gần như tất cả đều mặn (95,5%) hoặc nằm trong các chỏm băng trên núi địa cực hay dưới băng giá (2,2%). Nước chúng ta dùng là nước ngọt, chỉ chiếm 2,3% lượng nước có ở thế giới, nằm trên mặt đất và dưới lòng đất (13.000km3 trong các ao hồ và đầm lầy, 13.000 – 15.000km3 trong khí quyển và 4.000km3 trong các lòng sông) Nước có thể tái tạo và tự làm mới (bốc hơi trên mặt biển, khi số lượng quá lớn sẽ thành áp thấp hay dông, bão đe dọa, nguy hiểm cho loài người), sau đó quay lại mặt đất dưới dạng mưa (100.000km3 mỗi năm trên các lục địa) được sông, suối dẫn trở ra biển và một phần ngấm vào đất thành các mạch nước ngầm. Nhờ vậy mà hành tinh tươi xanh, loài người vẫn sống được. Nước ngọt là nhu cầu cấp thiết đối với loài người bất luận là họ sống ở đâu, đồng thời cũng là “khắc tinh” đáng lo cho nhân loại trong các vùng bị lũ lụt, dông bão, lở đất do BĐKH toàn cầu gây ra. Trong nhiều thập niên tới đây, các vấn đề liên quan tới nước càng trầm trọng hơn khi mà dân số thế giới vượt qua con số 8 tỷ người, nhưng phần lớn đều ở các quốc gia 16  Số tháng 5/2015

Ảnh: Nguồn internet thiếu tầm nhìn và ít quan tâm đến tài nguyên nước.

Vị trí địa kinh tế của Đồng Bằng sông Cửu Long (Mêkong Delta)

Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) hình thành từ sự bồi lấp phù sa của hệ thống sông Mêkong cùng với quá trình sóng triều đến từ “Biển Tây” và “Biển Đông” cách đây hơn 8.000 năm lịch sử. Sự hình thành này đã mang lại phần lớn cho đồng bằng đất phèn mặn, gây tác động xấu đến môi trường sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn nước ngọt do phù sa mang về trung bình khoảng 120 triệu m3/năm cho đồng bằng sông Cửu Long trong mùa lũ, thì có từ 15% - 20% ở lại vùng ngập lũ, phần còn lại chảy ra

biển hoặc ở lại vùng ngập mặn. ĐBSCL nằm ở phía Tây Nam lãnh thổ Việt Nam, gồm 13 tỉnh, thành phố chiếm 12,2% diện tích lãnh thổ, với hơn 17 triệu dân (20,3% dân số cả nước). Là vùng sản xuất nông – thủy sản chủ yếu của Việt Nam, chiếm hơn 60% sản lượng và đóng góp 20% GDP quốc gia. Năm 2013 sản xuất 21,7 triệu tấn lương thực, trong đó xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo. Thủy hải sản nước ngọt và cây ăn quả là thế mạnh của ĐBSCL, mỗi năm có thể xuất khẩu trên 3 tỉ USD.

Tài nguyên nước sông Mêkong trong phát triển kinh tế Việt Nam Việt Nam là quốc gia có tài nguyên nước loại trung bình trên thế giới, với địa hình nằm trong

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


vùng hạ lưu của những con sông lớn xuất phát từ vùng núi cao hay cao nguyên của Trung Quốc và các quốc gia khác, chảy qua Việt Nam rồi ra thẳng biển Đông. Vào mùa mưa, lũ không có nơi nào trữ được nước ngọt, còn vào mùa khô cạn, phần lớn thiếu nước ngọt, nhất là các tỉnh Cực Nam trung bộ. Miền Bắc Việt Nam, nơi có 70% rừng núi và địa hình cao, cho phép làm thủy điện, nên từ 1990 trở đi Châu thổ Sông Hồng được cải thiện rõ nét. Nhiều Nhà máy thủy điện như Sông Đà, Sơn La, Lai Châu hình thành với những hồ chứa nước qui mô lớn để điều hòa thời vụ nông nghiệp và phòng chống lụt bão có hiệu quả. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực hạ lưu sông Mêkong. Sau năm 1980 được lập qui hoạch tổng thể với nhiệm vụ hướng dẫn kiểm soát thủy văn nước ngọt trong vùng đồng bằng để tạo điều kiện canh tác lúa nhiều vụ (Kakkonen) ở tứ giác Long Xuyên/ An Giang). Nhờ vậy mà nền nông nghiệp khởi sắc nhanh chóng, chỉ trong vòng 15 năm sau giải phóng (1975) Việt Nam trở thành nước xuất gạo thứ hai thế giới. Ngày nay khoảng 75% vùng ĐBSCL của Việt Nam là đất trồng lúa (chủ yếu là đất trồng lúa nhiều vụ) và ít nhất có 13.000km đê và 42.000 km kênh cấp 1 và cấp 2 đã được xây dựng. Trong thời kỳ đổi mới, ĐBSCL tiếp tục phát triển, nhưng tốc độ chậm lại, đặc biệt là trong thời điểm kinh tế thế giới suy thoái, khủng hoảng tiền tệ kéo dài, cộng thêm thảm họa về BĐKH toàn cầu, đã làm cho ngành nông nghiệp và ĐBSCL không thể làm đầu

tàu trong sản xuất kinh doanh cấp quốc gia nữa… Những hiện tượng vùng đồng bằng thu hẹp và tình trạng sụt lún xảy ra, nạn nhiễm mặn nguồn nước mặt và axit hóa làm giảm sút chất lượng nước mặt cũng thấy thường xuyên. Đất suy thoái và năng suất nông nghiệp giảm rõ rệt, dẫn đến diện tích ngập lũ giảm nhưng thiệt hại do lũ lại tăng. Đây là những vấn đề nghiêm trọng mà ĐBSCL phải đối mặt. Trong khi các quốc gia thượng nguồn sông Mêkong, với nền kinh tế thị trường và khuyến khích đầu tư nước ngoài thịnh hành đề ra nhiều chính sách và cơ chế hấp dẫn như: triệt để sử dụng nguồn nước Mêkong để xây đập, hồ chứa nước ngọt, làm thủy điện .v.v… hạn chế đáng kể lưu lượng nước ngọt về hạ lưu trong mùa mưa, lũ. Theo thông báo của ICEM 2010 chỉ tính (Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Lào và Kampuchia) có 82 dự án đang được xem xét với tổng điện năng 24.000MW, trong khi chỉ riêng Miến Điện 37.000KW tỉnh Vân Nam Trung Quốc từ 90.000 – 103.300KW Mặt khác, các hồ chứa của Nhà Máy Thủy Điện sẽ làm thay đổi chế độ lũ của hệ thống sông Mêkong. Nạn phá rừng để lấy đất trồng trọt từ 1973 – 2003 (Kampuchia 22% Lào và Miến Điện mỗi nước 24%, Việt Nam và Thái Lan mỗi nước mất 43% diện tích đất rừng). Xa hơn, họ còn tính đến trong hai thập niên tới, Tiểu vùng sông Mêkong sẽ mất 1/3 diện tích rừng hiện có (số liệu WWF) Diện tích phủ cây xanh thay đổi sẽ làm ảnh hưởng tới quan hệ mưa, dòng chảy của lưu vực, làm giảm độ

trễ của khu vực và tăng khả năng sạt lở. Dòng chảy và sạt lở liên quan sâu sắc tới vùng ĐBSCL, nơi dựa vào nguồn nước và nguồn phù sa theo mùa từ thượng nguồn về để đảm bảo canh tác hiệu quả.

Thích ứng với Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ĐBSCL

Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hà Lan đã tiến hành sớm sự hợp tác mẫu mực giữa hai dân tộc ngay từ tháng 10/2009 khi biết được thảm họa BĐKH toàn cầu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam. Tiếp theo, là những “hậu quả nhãn tiền” như các trận lụt kéo dài, bão với qui mô lớn, xâm thực mặn và lở đất xảy ra ở Đồng Bằng sông Cửu Long. Chánh phủ Hà Lan vào cuộc với những kết quả đáng ghi nhận. Tháng giêng năm 2010, Việt Nam và Hà Lan ký bản ghi nhớ chính thức về “thích ứng với BĐKH và quản lý nguồn nước ở Việt Nam” làm tiền đề cho những hiệp định và thỏa ước sau này giữa hai chánh phủ, hai quốc gia, trong đó nổi bật là bản “kế hoạch phát triển Châu thổ Mêkong” (Mekong Delta Plan) nhằm xử lý về mặt Công nghệ khoa học và những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH toàn cầu hiện đang là nỗi lo âu của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng.

Ảnh: Nguồn internet HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  17


K

HOA H Ọ C & CÔ N G N GH Ệ

NHỮNG BÀI HỌC VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ Ở SINGAPORE  T.S Nguyễn Huy Côn

Đâu phải ngẫu nhiên mà Singapore trở thành một quốc đảo sạch vào bậc nhất thế giới. Chính từ những bài học đắt giá về hậu quả do sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ làm gia tăng ô nhiễm không khí, rồi chất thải lỏng và chất thải rắn làm môi trường xuống cấp rõ rệt vào ba bốn thập kỷ trong thế kỷ trước, đã làm quốc đảo này sớm tỉnh ngộ. Không có con đường nào khác là phải tự mình thực hiện tốt các chương trình bảo vệ môi trường. Đến nay, một cách nhìn toàn diện, chưa có nước nào có được môi trường đô thị tốt hơn Singapore. Đó là do quốc đảo này đã có một chiến lược quản lý môi trường hợp lý, thực hiện tốt kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai, biết kiểm soát kế hoạch xây dựng và phát triển đô thị. Và điều quan trọng là đặc biệt chú trọng quản lý hạ tầng cơ sở, đi đôi với việc ban hành luật và kiểm tra giáo dục nghiêm ngặt.

18  Số tháng 5/2015

Một chiến lược quản lý môi trường hợp lý Để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá với tốc độ cao, không những cần kinh phí cho môi trường mà còn phải tổ chức bộ máy. Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70 (thế kỷ XX), Singapore đã tổ chức Cục Phòng chống ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và quản lý chất thải rắn. Tiếp đó, hai tổ chức này lại kiêm thêm trách nhiệm kiểm soát chất độc và xử lý chúng. Chiến lược bảo vệ môi trường đô thị của Singapore gồm 4 thành phần: phòng ngừa, cưỡng bách, kiểm soát và giáo dục. Những vấn đề cơ bản về ô nhiễm được phòng ngừa thông qua kế hoạch sử dụng đất đai hợp lý., chọn địa điểm công nghiệp thận trọng, kiểm soát gắt gao việc phát triển xây dựng, tăng cường trang bị phương tiện thu gom và xử lý chất thải. Một khi đã thực hiện biện pháp phòng ngừa thì bắt buộc kiểm tra nghiêm ngặt nhằm đảm bảo các phương tiện thu gom và xử lý chất thải được khai thác và bảo trì hợp lý. Việc kiểm soát thường xuyên môi trường không khí và nước trong đất liền và nước biển cũng được thực hiện để tiếp cận các chương trình kiểm tra ô nhiễm môi trường một cách đầy đủ và có hiệuquả. Việc thực hiện nhiều chương trình giáo dục dân chúng tham gia bảo vệ và quản lý môi trường cũng làmột nội dung quan trọng trong chiến lược chung.

Thực hiện tốt kế hoạch hoá sử dụng đất đai Ở thời điểm đó, cục Tái phát triển đô thị thuộc Bộ Phát triển quốc gia là một cơ quan lập kế hoạch và kiểm soát phát triển Singapore. Cơ quan này chịu trách nhiệm lập kế hoạch tổng thể để chuẩn bị cho kế hoạch dài hạn và phát triển vật chất ở quốc đảo này. Đất đai sử dụng vào các mục đích khác nhau phải được bảo vệ nhằm thực hiện phát triển xã hội và kinh tế đồng thời duy trì một môi trường có chất lượng cao. Việc kiểm soát môi trường được kết hợp trong kế hoạch sử dụng đất đai, tạo điều kiện chọn vị trí hợp lý cho công trình, hài hoà với việc sử dụng đất xung quanh để tạo nên một môi trường lành mạnh. Khi kiểm soát môi trường, thường kết hợp xem xét vấn đề về lưu vực trữ nước và chọn địa điểm xây dựng công nghiệp. Do vậy, đã giải quyết tốt vấn đề thoát nước chung và giải quyết thích đáng mâu thuẫn giữa phát triển khu công nghiệp và ô nhiễm môi trường khu dân cư. Để chỉ đạo tốt việc lập kế hoạch sử dụng đất đai, đã phân loại công nghiệp theo mức độ sạch, đồng thời chú ý đến việc bố trí các công năng tương thích khác như công trình thương mại, giải trí, công viên, đường sá, bãi đỗ xe bên trong vùng đệm của khu công nghiệp. Nhằm giảm thiểu những nguy hiểm trong việc xử lý các chất độc hại, đã đưa các nhà máy sử dụng nhiều hoá chất ra các hòn đảo khác hoặc bố trí thật xa khu đất ở.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


Ảnh: Nguồn internet Kiểm soát chặt chẽ kế hoạch xây dựng và phát triển đô thị Khi kiến nghị về phát triển xây dựng đã được duyệt và đưa vào kế hoạch, đơn vị chủ trì có thể bắt tay vào việc đệ trình kế hoạch xây dựng cho Ban kiểm tra xây dựng của Vụ Công chính để xét duyệt. Bên cạnh thủ tục và kế hoạch xây dựng, đơn vị chủ trì còn phải gửi kế hoạch cho các Vụ Quản lý kỹ thuật, trong đó có Vụ Kiểm soát ô nhiễm để giải quyết những yêu cầu kỹ thuật. Vụ này kiểm tra các kế hoạch phát triển xem có phù hợp với yêu cầu kỹ thuật về y tế môi trường, thoát nước và kiểm soát ô nhiễm, đồng thời xác nhận sự hợp lệ của các kết quả đo kiểm ô nhiễm kết hợp ngay trong thiết kế công trình. Sau khi đã kiểm tra dự án phát triển xây dựng, Vụ Kiểm soát môi trường tiến hành thanh tra trước khi trình thuyết minh cho Ban Kiểm tra Xây dựng để cấp phép tạm thời hoặc chứng chỉ hoàn tất hợp pháp để thực hiện xây dựng. Các công trình xây dựng công nghiệp, phải có giấy phép hoặc chứng chỉ xác nhận của Vụ Kiểm soát ô nhiễm mới được khởi công. Trong phát triển đô thị, vai trò của Vụ Kiểm soát ô nhiễm cũng rất quan trọng. Ban phát triển đô thị và nhà ở phải được sự nhất trí của Vụ này trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng công trình

Ảnh: Nguồn internet công nghiệp. Vụ này đánh giá tác động môi trường của những công trình công nghiệp kiến nghị xây dựng, khi thấy đảm bảo an toàn về y tế và đảm bảo tiêu chuẩn môi trường mới cho phép xây dựng.

Chú trọng quản lý hạ tầng cơ sở môi trường Hai vấn đề lớn được chú trọng mà cũng là thành công lớn ở Singapore là quản lý hệ thống thoát nước và quản lý chất thải rắn. Đó là việc cung cấp hệ thống thoát nước toàn diện để thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và tổ chức một hệ thống quản lý chất thải rắn rất có hiệu quả. Hệ thống thoát nước ở Singapore phục vụ tất cả các công trình công nghiệp và hơn 97% khu vực dân dụng. Hệ thống này gồm trên 2500 km đường ống

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

và cống, cộng với hàng trăm trạm bơm và hàng chục nhà máy xử lý nước thải. Một tỷ lệ rất nhỏ của khu vực dân dụng là do những nhà mý xử lý tại chỗ đảm nhiệm. Hầu hết nước thải đều đưa ra hệ thống thải công cộng. Nước thải công nghiệp đều được xử lý và đạt tiêu chuẩn quy định trước khi đưa vào mạng đường ống chung. Nước chảy từ các nhà máy xử lý nước thải đều đưa ra biển hoặc các cửa sông. Nước này phải đạt tiêu chuẩn 20mg/l về hàm lượng oxuýt hoá - sinh và 30mg/l hàm lượng chất lơ lửng, nghĩa là có thể xả với nước trong nội địa. Về quản lý chất thải, Singapore có một hệ thống thu gom rác thải hoàn thiện và có hiệu quả. Mọi chất thải rắn đều được thu gom và xử lý hàng ngày. Để thu gom hàng ngày, cần phải xử lý các chất thải hữu cơ Số tháng 5/2015  19


K

HOA H Ọ C & CÔ N G N GH Ệ

bị thối rữa. Dịch vụ thu gom chất thải rắn đô thị đáng tin cậy, chất thải không thể đốt được và tro từ các nhà máy đốt rác sẽ được xử lý tại bãi thải vệ sinh lớn. Chất đã làm sạch từ bãi này lại được thu gom và xử lý trước khi thải ra biển.

Ban hành luật lệ và giáo dục nghiêm ngặt Ban hành luật lệ ở Singapore đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát ô nhiễm để bảo vệ môi trường. Các biện pháp nêu trong Luật thường xuyên được xem xét định kỳ để bổ sung cho chặt chẽ và hợp lý hơn. Vụ Kiểm soát ô nhiễm phải thường xuyên thanh tra các khu công nghiệp và dân dụng để đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu kiểm soát ô nhiễm. Lấy mẫu để xử lý, thử nghiệm nguồn, phân tích lò, quan trắc bụi khói là những việc

làm thường xuyên và bắt buộc để phòng ngừa các vi phạm. Sự nhận thức của cộng đồng về môi trường là yếu tố quan trọng nhát làm cơ sở để duy trì và phát triển thích hợp cho Singapore về môi trường đô thị. Tại đây, người ta đã thực hiện nhiều chương trình giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của quần chúng về môi trường và động viên họ thamgia tích cực vào việc bảo vệ và giữ gìn môi trường. Các chương trình giáo dục về môi trường bao gồm từ tiểu học, trung học đến đại học. Thiếu nhi cũng tham gia vào các chuyến tham quan về bảo vệ thiên nhiên, làm quen với trang thiết bị xử lý và tái chếchất thải. Các trường học cũng tổ chức nhiều cuộc triển lãm để tuyên truyền về nhận thức môi trườngvà tái chế chất thải. Bộ Môi trường thường xuyên làm việc với các tổ chức xã hội để thực

hiện những chiến dịch giáo dục tới tận các cộgn đồng dân cư, tới công chức và khu vực tư nhân. Như vậy, Singapore đã chọn con đường tổng hợp để kiểm soát mọi sự phát triển về kế hoạch sử dụng đất đai, các giai đoạn kiểm tra, mở rộng và xây dựng mới nhằm giảm thiểu những tác động gây ô nhiễm môi trường đô thị. Ưu điểm về các hệ thống thoát nước và thu gom, xử lý chất thải tại đây đã loại trừ và giảm thiểu được nguy cơ ô nhiễm nước và đất đai. Tất cả những biện pháp nêu trên làm cho quốc đảo này có một môi trường trong sạch. Thiết tưởng đây cũng là những bài học quý giá, cần nghiên cứu và học tập.

Ảnh: Nguồn internet 20  Số tháng 5/2015

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  21


K

HOA H Ọ C & CÔ N G N GH Ệ

TP.HỒ CHÍ MINH:

HƯỚNG ĐẾN XỬ LÝ RÁC THẢI THÀNH ĐIỆN  Xuân Trường Các nhà quản lý (các sở, ban, ngành tại TP.HCM; Bộ Công thương; Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam), các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước (từ các trường, viện… thuộc lĩnh vực xử lý rác thải, môi trường ) vừa có dịp ngồi lại với nhau cùng trao đổi; bàn hướng xử lý rác thải cho TP.HCM thông qua hội thảo với chủ đề “Giải pháp xử lý rác đô thị- Nghiên cứu công nghệ và tính khả thi” do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức. Mục tiêu của hội thảo này là đánh giá lại hiện trạng, đề xuất những giải pháp, công nghệ có tính khả thi để tận dụng nguồn năng lượng to lớn từ rác thải cũng như xử lý rác thải đô thị tại TP.HCM hiệu quả hơn trong thời gian tới...

22  Số tháng 5/2015

GIẢM THIỂU KHÍ THẢI NHÀ KÍNH Hiện nay, với dân số hơn 9 triệu dân, tổng khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh trên địa bàn TP.HCM ước tính khoảng 7.500 – 8.000 tấn/ ngày. Hầu hết khối lượng rác thải này, bao gồm cả chất thải nguy hại, đều được xử lý bằng cách chôn lấp gây ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm mùi và thải ra nhiều chất khí gây hiệu ứng nhà kính. Để giải quyết vấn đề đó, những năm gần đây, TP.HCM đã đầu tư nhiều giải pháp để xử lý. Tuy nhiên,do quỹ đất tại TP.HCM ngày càng thu hẹp và lượng rác thải lại ngày càng tăng, ước tính khoảng 7-8%/ năm, nên TP.HCM vẫn phải không ngừng tìm kiếm giải pháp hữu hiệu hơn. Tại hội thảo “Giải pháp xử lý rác đô thị- Nghiên cứu công nghệ và tính khả thi” các nhà khoa học, các chuyên gia đã giới thiệu và trình bày nhiều chính sách, công nghệ, giải pháp đầu tư hiệu quả cho bài toán xử lý rác thải. Dịp này các nhà khoa học, các chuyên gia cũng đã

đưa ra một số ý kiến tư vấn cho lãnh đạo Thành phố lựa chọn phương án đầu tư cũng như công nghệ tối ưu nhất phù hợp với hiện trạng của TP.HCM. Tại các nước phát triển, nhiều công nghệ hiện đại đã được áp dụng trong việc thu gom và xử lý rác thải đô thị, từ đó vừa giải quyết vấn đề ô nhiễm, tạo mỹ quan đô thị, vừa tận dụng được nguồn năng lượng rác thải để sản xuất điện, phân bón, thu hồi khí phát điện… Hội thảo “Giải pháp xử lý rác đô thịNghiên cứu công nghệ và tính khả thi” đã giới thiệu một số công nghệ xử lý rác hiệu quả của Nhật Bản, Hàn Quốc, Phần Lan… trình bày các ưu, nhược điểm riêng của từng giải pháp công nghệ làm cơ sở cho TP.HCM lựa chọn áp dụng giải pháp phù hợp. Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu áp dụng tốt công nghệ tái chế rác thải, các mô hình thu hồi khí sẽ góp phần giảm khí thải nhà kính lên tới 0,68 tấn CO2/tấn rác.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


Đặc biệt, nếu tái sử dụng nguồn năng lượng thay thế năng lượng hóa thạch thì con số này sẽ là một đóng góp đáng kể cho ngành năng lượng. TẬN THU BẰNG GIẢI PHÁP THU HỒI NHIỆT, PHÁT ĐIỆN Tại hội thảo TS. Nguyễn Huy Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương đã có một số ý kiến đóng góp như sau: Lượng rác thải sinh hoạt (CTR) phát sinh của cả nước hiện khoảng 76.000 tấn/ngày (khoảng 28 triệu tấn/năm); trong đó, CTR sinh hoạt phát sinh khoảng 52.000 tấn/ngày (19 triệu tấn/năm). Lượng CTR phát sinh nhiều nhất ở các đô thị và KCN. Tại TP.HCM lượng CTR sinh hoạt phát sinh 7.500 – 8.000 tấn/ngày (0,9 kg/người/ngày). Thành phần CTR sinh hoạt gồm: rác hữu cơ, lá, cây là khoảng 50%; đất, cát, sành sứ thủy tinh … vào khoảng 37,5%; kim loại, vỏ đồ hộp khoảng 2,5%; vật liệu cháy được (nylon, cao su, nhựa, giấy …) là khoảng 10%. Thực trạng xử lý CTR hiện nay tại Việt Nam công nghệ xử lý chủ yếu là chôn lấp (80%); đốt và xử lý làm phân vi sinh (20 %). Về chôn lấp, đang có khoảng 98 bãi chôn lấp (trong đó có 16 bãi được cho là hợp vệ sinh) và 458 bãi rác quy mô khác nhau. Phần lớn các bãi chôn lấp không được đầu tư bài bản và các bãi rác lộ thiên ở các địa phương

C

ông ty Môi trường Đô thị TP.HCM cho biết, hướng quy hoạch quản lý CTR tại TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2020 là tiếp tục duy trì 2 khu xử lý CTR Tây Bắc (Củ Chi) và Đa Phước (Bình Chánh) với công suất tiếp nhận CTR sinh hoạt khoảng từ 10.000 đến 12.000 tấn/ngày. TP.HCM đang kêu gọi đầu tư 2 dự án, cụ thể là dự án đầu tư xây dựng 1 nhà máy sản xuất phân compost từ rác, công suất 1.000 tấn/ngày

đều không hợp vệ sinh luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí và phát thải khí nhà kính. Về xử lý vi sinh làm phân compost và đốt rác, vẫn chưa có mô hình thu gom, phân loại, xử lý, tái chế CTR sinh hoạt phù hợp, hiệu quả. Một số địa phương đã đầu tư nhà máy xử lý CTR sinh hoạt thành phân compost (như Nhà máy xử lý rác thải Hạ Long ở Quảng Ninh) nhưng chất lượng phân compost sản xuất ra còn chưa cao, khó tiêu thụ. Một số công ty trong nước đã sản xuất và một số địa phương đã đầu tư các lò đốt CTR nhưng quy mô công suất nhỏ, công nghệ chưa tiên tiến, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh ô nhiễm môi trường thứ cấp. Giải pháp thiêu đốt kết hợp thu hồi nhiệt, phát điện là xu hướng tiên tiến và phổ biến của nhiều nước. Tỉ trọng xử lý CTR bằng thiêu đốt kết hợp phát điện ở một số nước như sau: Singapore 100%; Thụy Sĩ 80%; Nhật Bản 73%; Đan Mạch 70%; Thụy Điển 55%; Hà Lan 51%; Pháp 38%; Đức 32% … Ở Trung Quốc, phương hướng chủ đạo trong xử lý CTR sinh hoạt là chuyển từ chôn lấp sang đốt phát điện. Công suất đốt rác phát điện tăng từ 124.000 tấn/ ngày năm 2012 lên 300.000 tấn/ ngày năm 2015 Ưu điểm của xử lý CTR bằng đốt có phát điện là: thời gian xử lý CTR nhanh; khối lượng CTR còn sau xử (diện tích xây dựng khoảng 23 ha); và dự án đầu tư xây dựng 2 nhà máy đốt CTR sinh hoạt kết hợp phát điện với công suất mỗi nhà máy khoảng 1.000 tấn rác/ngày (khoảng 20 ha) tại Khu liên hiệp xử lý CTR Phước Hiệp (Củ Chi). Một số loại hình xử lý rác hiện đang được TP.HCM ưu tiên kêu gọi đầu tư là: tái sử dụng; tái sinh; tái chế các loại phế thải và phế liệu; sản xuất khí sinh học từ bãi chôn lấp vệ sinh hay thiết bị lên men kỵ khí, và phát điện kết hợp chế biến

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

lý nhỏ (10-15% CTR đã phân loại); nhu cầu sử dụng đất thấp (phù hợp các đô thị); Mức độ kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm thứ cấp tốt; loại bỏ được các chất độc hại triệt để; Khả năng tái sử dụng chất thải (thu hồi năng lượng, kim loại) cao; giảm thiểu tác động môi trường so với chôn lấp: giảm phát sinh nước rỉ bãi rác và khí bãi rác. Có thể nói xử lý CTR (bao gồm cả CTR sinh hoạt) bằng phương pháp đốt có thu hồi năng lượng, phát điện là xu hướng tiên tiến, cho phép xử lý nhanh, hợp vệ sinh và triệt để rác thải, không chiếm nhiều diện tích đất, không gây ô nhiễm đất và nước ngầm và đang được nhiều nước trên thế giới lựa chọn áp dụng; xu hướng này rất phù hợp áp dụng cho TP.HCM. Một số vấn đề cần lưu tâm khi triển khai việc xử lý CTR bằng đốt có phát điện tại TP.HCM nói riêng, hay cả nước nói chung là khi xem xét các dự án đốt rác sinh hoạt phát điện cần tính đến đặc thù của rác thải sinh hoạt của Việt Nam để lựa chọn các giải pháp công nghệ và mức độ tiền xử lý phù hợp. Các dự án đầu tư đốt rác có phát điện cần có quy mô đủ lớn, lựa chọn công nghệ tiên tiến để đảm bảo hiệu quả xử lý, không gây ô nhiễm thứ sinh. Chỉ nên coi việc phát điện là hoạt động tận thu, đồng hành, hỗ trợ bù chi phí cho hoạt động xử lý rác...

Ảnh: Nguồn internet phân compost và phân hữu cơ; sản xuất nhiên liệu và phát điện; đốt kết hợp phát điện...

Số tháng 5/2015  23


Đ

Ô T HỊ & K H U CÔ N G N GH I Ệ P

TP.HỒ CHÍ MINH:

CÔNG VIÊN GIA PHÚ... KÊU CỨU  Kim Thu Công viên Gia Phú có diện tích khoảng 5.000m2 thuộc địa bàn khu phố 3, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, là địa điểm sinh hoạt, vui chơi, nghỉ ngơi, thư giãn, tập thể dục của công đồng dân cư. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Công viên trở nên nhếch nhác, xô bồ, lộn xộn, do mặt bằng bị chiếm dụng kinh doanh ăn uống, giải khát, gây bức xúc trong dư luận. Công viên Gia Phú nằm dọc theo tuyến đường CN1 và giáp ranh với phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, có nhiều cây xanh rợp bóng mát, là lá phổi của khu vực. Vào buổi chiều, sau giờ lao động, học tập, mọi người thường ra công viên nghỉ ngơi, thư giãn, chuyện trò, đi bách bộ, đá cầu, còn các cháu thiếu nhi lại đến với các trò chơi đu quay, thế giới tuổi thơ...rất vui, rất

bổ ích. Thời gian gần đây, từ chiều cho đến khuya, Công viên Gia Phú hàng quán san sát làm cho công viên trở nên ồn ào, nhếch nhác, tình trạng xả rác, phóng uế bừa bãi, đánh lộn, chửi thề của khách đến ăn uống, nhậu nhẹt diễn ra hàng đêm. Theo đó, tệ nạn xã hội cũng tụ tập về đây hoạt động, dẫn đến an ninh trật tự tại công viên diễn ra rất phức tạp, mặc dù Trụ sở dân phòng Khu phố 3 phường Sơn Kỳ nằm ở góc công viên Gia Phú !? Bà Nguyễn Thị Năm- nhà ở gần công viên Gia Phú cho biết, vào các ngày hè thường dẫn xấp nhỏ vô chơi nhưng nay các cháu không dám tới, vì ở đây phức tạp quá. Các ghế đá trong công viên bị chủ quán chiếm dụng, muốn ngồi phải mua nước uống và các con đường nội bộ trong công viên thành bãi... để

xe, còn Nhà nước thì thất thu khoản tiền thuế không nhỏ. Đáng chú ý là, có một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tại công viên do người điều khiển xe gắn máy chạy ẩu, phóng nhanh gây ra. Vấn đề đặt ra là, không biết đến khi nào công viên Gia Phú mới trở lại yên bình, xanh, sạch, đẹp như trước đây, đó cũng là nỗi niềm. là mong mỏi của người dân trong khu vực. Bà con trong khu vực công viên kiến nghị với UBND phường, Công an phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú phối hợp với phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân có biện pháp tích cực, hiệu quả, lập lại trật tự, sớm trả lại công viên cho người dân nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Phải chăng do chính quyền địa phương buông lỏng công tác quản lý hay vì lý do nào khác !?

Quang cảnh nhết nhác của công viên Gia Phú 24  Số tháng 5/2015

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  25


SẠT LỞ BỜ SÔNG LIÊN TỤC DIỄN RA VÀO ĐẦU MÙA MƯA  NGUYÊN VŨ TP.Hồ Chí Minh là địa phương có nhiều kênh, rạch, nhánh sông chạy dài, đan sen trong nội và ngoại thành, việc quản lý, cải tạo chống úng ngập, sạt lở gây mất an toàn đến tài sản và tính mạng người dân được các cấp chính quyền thành phố quan tâm đầu tư, thế nhưng vẫn còn đó nhiều khó khăn trong công tác quản lý, thiếu vốn đầu tư, nhiều công trình chống sạt lở chậm hoàn thành hoặc chưa được triển khai nên tình trạng sạt lở vẫn tái diễn mỗi khi mùa mưa đến. Vào đầu tháng 7 năm 2015, khu đất diện tích gần 400 m2 (dài khoảng 30 m, rộng từ 10 đến 15 m) tại ấp 1, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh đã bị dòng nước nhấn chìm xuống sông Mương 26  Số tháng 5/2015

Chuối. Toàn bộ căn nhà số 4/41 với diện tích hơn 100 m2 cũng bị biến mất sau một đêm. Trước đó, sau một cơn mưa lớn, đoạn bờ sông rộng khoảng 2.000 m2 ở cuối đường số 7 (phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức) bị sạt lở nghiêm trọng, làm sụp đổ phân nửa căn biệt thự ở cùng địa chỉ, hai vợ chồng cùng người con trai ba tuổi sống trong căn nhà bị nước cuốn nhưng may mắn được cứu thoát. Ngoài đoạn bờ sông rộng hàng nghìn mét vuông bị sạt lở, nước đã cuốn phăng một cây cầu và đoạn tường rào dài hơn 100 m bao quanh một công trình xây dựng. Bên trong công trình này có một xe múc, một xe ben cũng bị nhấn chìm dưới sông trong vụ sạt lở.

Theo thống kê, từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn hai phường Long Phước và Long Bình (quận 9) đã có hơn 40 ha đất biến mất do sạt lở. Trong đó, riêng cù lao Long Phước đã có hơn 32 ha đất sạt xuống sông. Tình trạng sạt lở vẫn đang tiếp tục diễn ra. Quận Thủ Đức có khoảng 8.000 m2 đất có nguy cơ trôi sông. Tình trạng sạt lở ở cù lao Mũi Đèn Đỏ (quận 7), cù lao Tắc Sông Chà (huyện Cần Giờ) cũng rất nghiêm trọng… Theo Khu quản lý đường thủy nội địa TP Hồ Chí Minh, từ tháng 5-2015 đến nay, trên địa bàn thành phố đã phát sinh thêm tám điểm sạt lở mới, nâng số điểm sạt lở được xác định từ năm 2014 là 37 điểm lên 45 điểm. Cụ thể, huyện Củ Chi

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


có bốn điểm sạt lở mới; các quận 2, Thủ Đức; các huyện Cần Giờ, Nhà Bè mỗi nơi có một điểm sạt lở mới. Những nơi có nguy cơ sạt lở cao như sông Mương Chuối, Rạch Dơi, Rạch Tôm, Rạch Đĩa...Trong 45 điểm sạt lở được ghi nhận, phần lớn là do yếu tố thiên nhiên gây ra, có một số vụ sạt lở do khai thác cát trái phép trên sông Sài Gòn. Tại các điểm mới phát sinh sạt lở nói trên, đa số đã được đơn vị lắp đặt biển “cảnh báo sạt lở”. Vấn đề còn lại là chính quyền địa phương cần ngăn chặn triệt để tình trạng xây cất nhà cửa lấn chiếm hành lang sông, kênh, rạch. Cần đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình chống sạt lở Theo Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh, tình trạng xây cất lấn chiếm sông, kênh, rạch làm thu hẹp dòng chảy, dẫn đến gia tăng lưu tốc dòng chảy, biến đổi dòng chảy cục bộ là những nguyên nhân gây sạt lở trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, việc khai thác cát bừa bãi cũng làm thay đổi dòng chảy của sông, dẫn đến gia tăng xói lở. Để giải quyết tình trạng sạt lở, Sở Giao thông vận tải cho biết, năm 2015, UBND thành phố đã bố trí kế hoạch vốn và giao nhiệm vụ cho Khu quản lý đường thủy nội địa thành phố làm chủ đầu tư 12 dự án chống sạt lở. Trong đó, huyện Nhà Bè có tám dự án, quận Bình Thạnh,

quận 2, quận 8 và huyện Cần Giờ mỗi địa phương một dự án. Những dự án có quy mô lớn nhất là dự án chống sạt lở tại bán đảo Thanh Đa, đoạn 3 Bình Quới, Cây Bàng, Rạch Chùa thuộc quận Bình Thạnh với kè bờ dài 5.370 m; dự án xây dựng kè chống sạt lở Rạch Tôm thuộc huyện Nhà Bè dài 1.000 m. Các dự án kè bờ còn lại có chiều dài từ 100 đến 650 m. Lãnh đạo Khu quản lý đường thủy nội địa thành phố cho biết, 12 dự án trên đã được thành phố đưa vào danh mục các vị trí có nguy cơ sạt lở cần xử lý triệt để. Từ đầu năm nay, các dự án này được bố trí kế hoạch vốn để các quận, huyện chi trả cho công tác giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, đến nay công tác giải phóng mặt bằng rất chậm, gây khó khăn cho việc thi công. Một số dự án chống sạt lở sông rạch đã được triển khai thi công cách đây hơn hai năm nhưng chưa hoàn thành vì vướng giải tỏa mặt bằng. Cụ thể là các dự án

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

chống sạt lở bán đảo Thanh Đa đoạn 2 sông Sài Gòn - khu vực khách sạn Sài Gòn Domaine (phường 27, quận Bình Thạnh); chống sạt lở bán đảo Thanh Đa đoạn 4 sông Sài Gòn - khu vực biệt thự Lý Hoàng đến nhà thờ La San Mai Thôn (quận Bình Thạnh) và dự án xây dựng kè bảo vệ chống sạt lở bờ sông khu vực ngã ba sông Rạch Dơi - sông Cần Giuộc (Nhà Bè). Theo Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh, việc triển khai các dự án chậm có nguyên nhân là do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố có văn bản khuyến cáo điều chỉnh thủ tục đầu tư xây dựng theo đúng Luật Đầu tư công. Sở Giao thông vận tải thành phố đã yêu cầu chủ đầu tư điều chỉnh lại hồ sơ đầu tư để sớm triển khai dự án. Bên cạnh đó, việc thay đổi chính sách, thủ tục hành chính cũng là nguyên nhân k hiến c ác dự án bị c hậm t rễ...

Số tháng 5/2015  27


Đ

Ô T HỊ & K H U CÔ N G N GH I Ệ P

TP.HỒ CHÍ MINH:

HỖ TRỢ TRẺ EM NGHÈO VƯƠN LÊN  Dương Minh Anh



Tại TP Hồ Chí Minh, có rất nhiều tập thể, cá nhân, các tổ chức xã hội chung tay chăm lo cho thiếu nhi nghèo, thiếu niên chậm tiến, trẻ mồ côi cơ nhỡ… được học tập vươn lên trong cuộc sống. Với truyền thống nhân văn, nghĩa tình, thành phố còn đáp ứng nhiều nhu cầu mới nảy sinh của trẻ em nhập cư, trẻ em theo cha mẹ mưu sinh xa nhà…

Trong tiếng trống lân thì thùng, Trần Chí Thành cùng hàng chục bạn nhỏ (trẻ em chậm tiến, trẻ em nghèo, trẻ mồ côi cơ nhỡ…) đang tập đứng tấn, múa đao. Hỳ hụi tụt xuống từ cột tre cao chót vót (màn “lân hái lộc”), Thành nhớ lại: “Thấy em ham chơi, anh Bạch Thanh Tú (nguyên Bí thư Chi đoàn Khu phố 4, phường 14, quận 6, đội trưởng đội lân) đã bàn với chi đoàn trao học bổng cho em, khuyên em nên học lại. Khi ba em mất, chi đoàn còn lo ma chay, rồi động viên em chịu khó học hỏi nghề múa lân. Hiện giờ, em đã rất giỏi màn “lân hái lộc”, “lân đi hoa mai thung”...”. Trần Chí Thành là một trong số 45 thiếu nhi được tập hợp vào đội lân của chi đoàn khu phố. Đứng ngay bên cạnh Thành, Huỳnh Hồng Phúc cũng đang tập luyện với chiếc đầu ông địa. Do tướng tá tròn trịa, Phúc chỉ chuyên thủ vai vui nhộn này và đã quên hẳn chứng “nghiện game” năm nào. Bạch Thanh Tú (nay là Uỷ viên BCH quận đoàn 6) bộc bạch: “Ngày thành lập đội lân, tôi chỉ nghĩ là làm sao cách ly các em với các thói hư tật xấu. Không ngờ khi gắn kết, lại nảy sinh thêm nhiều việc không tên vì các em đều nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt. Thế nên, vừa là bí thư chi đoàn, tôi vừa làm anh, làm chú, làm phụ huynh... của các em. Cũng nhờ thế mà khu phố ngày càng ít có thiếu niên hư”. Vừa bước vào Trường Chuyên biệt Rạng Đông (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh), những tiếng vật nhau huỳnh huỵch khiến khách phải giật mình. Một bé gái tóc củn 28  Số tháng 5/2015

cỡn, khuôn mặt lừ đừ, môi trề ra leo tót lên chiếc thang sát tường. Từ trên cao, bé gái phóng xuống đất đánh huỵch, miệng… cười. Cũng may mà có tấm thảm sao su chuyên dụng nên bé gái không hề hấn gì. Thấy vậy, bé trai đứng gần đó cũng lao theo rồi vật nhau với bé gái. Cả hai đều có gương mặt lừ đừ, môi trề và ngón chân cái to bự bởi chúng bị bệnh down bẩm sinh. Thấy hai đứa bé vật nhau quá hăng, Phó Bí thư Chi bộ nhà trường, thầy giáo Võ Tấn Khoa phải ra tay can thiệp. Rủi thay thầy Khoa mất thế, lại bị hai đô vật nhí bao vây nên té chỏng gọng. Ngồi dậy, phủi phủi quần áo, thầy Khoa phân bua: “Các em cần phải tập vận động thật nhiều bằng các trò chơi nên lắm khi các thầy cô cũng phải vào cuộc để chúng tự tin hơn. Chuyện thầy cô bị đám trẻ hạ đo ván là thường xuyên”. Theo các thầy cô ở trường, mỗi ngày 20-11, ở đây không có hoa nhưng đôi khi học sinh có biểu hiện quàng tay ôm cổ, cọ đầu trìu mến… thì họ rất hạnh phúc. Vì vậy chưa bao giờ có chuyện giáo viên bỏ việc dù đồng lương hạn hẹp. Cách đây vài năm, Nguyễn Thành Hậu được Chi đoàn Văn phòng UBND quận Bình Tân nhận làm “em nuôi”. Phải nói rằng Hậu đã rất may mắn khi được “anh chị nuôi” chăm lo từ bút, sách, tập vở để em vừa đi học, vừa bán vé số ở khu vực Bến xe miền Tây. Tuổi còn nhỏ, lại chưa va chạm nhiều nên Hậu thường xuyên bị lừa, bị giật và cướp vé số. Nhiều đêm đi bán về không đủ vốn trả cho đại lý, Hậu chỉ biết

tủi phận nằm khóc. Và quyết định bỏ học để mưu sinh đã manh nha… Nhưng từ khi Quận đoàn Bình Tân thực hiện Công trình thanh niên “Em nuôi của đoàn”, Hậu đã có thể an tâm về khoản học phí, dụng cụ học tập. Nhiều đêm đi làm về muộn, các “anh chị nuôi” của Hậu còn cố nán lại để dạy em các bài tập khó. Hiện Công trình thanh niên “Em nuôi của đoàn” đã được 30 cơ sở đoàn ở Bình Tân nhận đỡ đầu, chăm lo cho hơn 40 học sinh nghèo, trẻ em cơ nhỡ. Đây chính là động lực để nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt không phải bỏ học mưu sinh. Anh đẹp trai, hào hoa và tài giỏi. Anh ăn nói khéo léo, lịch sự và không làm mất lòng một ai. Anh sỡ hữu một gia tài lớn, một công ty tư nhân hùng mạnh mà bất cứ doanh nhân nào cũng mơ ước. Nhưng có một điều rất ít người biết, anh đang âm thầm làm một công việc mà người đời gọi là nhân văn. Chắc chắn những việc anh làm không để đánh bóng bản thân, vì anh đã quá nổi tiếng qua các ý tưởng thành lập Tổng Công ty Đền bù giải tỏa đầu tiên ở Việt Nam; thành lập Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình ở Bình Chánh hay các dự án nhà đất hoành tráng ở Phú Mỹ, quận 7. Càng không ai biết được anh đang âm thầm làm công việc chăm lo cho những đứa trẻ mồ côi mồ cút, bởi cứ hỏi đến chuyện này, hầu như anh né tránh… Trước đó, khi tình cờ biết chuyện anh chuẩn bị xây nhà mở, tôi đã cho rằng đấy là chuyện PR thương hiệu. Song đến nay, khi biết công ty anh đã lập được chi bộ

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


Đảng, có công đoàn và Đoàn TNCS hoạt động rất hiệu quả, mới nhìn lại suy nghĩ của mình ngày ấy. Nhắn tin cho anh hỏi về chuyện xây nhà mở, anh nói: “Xong rồi, tôi có 200 đứa con đỡ đầu là trẻ mồ côi. Các cháu ngụ tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Dạy nghề cho Trẻ mồ côi Đức Khải. Cũng là nơi tôi trải qua tuổi thơ, lớn lên, lao vào cuộc mưu sinh và trở nên nổi tiếng”. Để có đủ kiến thức trong việc dạy học cho trẻ, anh tìm đến nhiều giáo viên, y bác sĩ có tâm huyết rồi mời về cộng tác. Anh còn “tầm sư học đạo” và được Đại đức Thích Trí Chơn (Chùa Khánh An, quận 12) truyền dạy cho các “bí kíp” chăm sóc, dạy dỗ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Anh tên Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đức Khải (phường 3, quận 5). Theo báo cáo của Hội khuyến học xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, mỗi năm nơi đây đều phát triển hội viên và hiện 21 chi hội thuộc Hội đã có khoảng 2.900 hội viên khuyến học. Với số lượng hội viên đông đảo nên quỹ hội lúc nào cũng dồi dào. Ngoài quỹ hội, còn có quỹ tự nguyện, có kế toán thu chi rõ ràng nên cuối mỗi năm, 100% các em học sinh giỏi đều có quà, phần thưởng. Các học sinh nếu gia cảnh khó khăn, được các chi hội bình xét đều nhận học bổng. Các học sinh mầm non đều có quần áo mỗi dịp

Tết về. Không chỉ là học chữ, Hội và UBND xã còn tổ chức các lớp “xoá mù tin học”, “xoá mù bơi” cho học sinh cấp I. UBND xã còn tổ chức nấu cơm trưa cho hàng chục học sinh ở các ấp sâu, xa…, giúp mọi thành phần trong xã đều có điều kiện học hành. Thầy Phan Văn Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đa Phước cho biết: “Năm học 2014-2015, Chi hội khuyến học của trường đã “chăn nuôi” gần 100 con heo đất, doanh thu gần 90 triệu đồng. Từ nguồn này, không chỉ các em học sinh được thụ hưởng mà nhiều giáo viên nghèo cũng an tâm đến lớp, truyền dạy kiến thức cho thế hệ mai sau. Chăm lo cho thiếu nhi được học tập vượt lên hoàn cảnh, là phải quan tâm đến thầy cô của các em nữa”. Là đơn vị chủ đạo trong việc hỗ trợ chăm lo thiếu nhi nghèo vượt khó vươn lên, anh Lâm Đình Thắng, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn TP Hồ Chí Minh cho biết: “Trong năm qua, Đoàn đã tổ chức ba Chương trình “Đêm hội Trăng rằm” cho hơn 2.000 thiếu nhi. Bên cạnh đó, các cơ sở Đoàn cũng có nhiều hoạt động khác như: tặng quà cho 1.000 con em thanh niên khó khăn; tổ chức Chương trình “Đêm trăng yêu thương” với 1.066 phần quà cho các em thiếu nhi nghèo; tổ chức chương trình “Mái ấm ngày hè” cho 200 cho các em thiếu nhi

con em công nhân có hoàn cảnh đặc biệt; tổ chức “Ngày hội tuổi thơ” cho trẻ em nghèo trên địa bàn; trao tặng 500 tập trắng và 25 bộ sách giáo khoa cho con em công nhân...”. Không chỉ gói gọn trong phạm vi cho-tặng, TP Hồ Chí Minh luôn “đi trước, về đích trước” trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy việc thí điểm nhận trẻ từ 6-18 tháng tuổi là một yêu cầu mới nảy sinh khi địa bàn có đông thiếu nhi nhập cư theo cha mẹ. Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh Lê Hồng Sơn nhận định: “Đây là một bước đột phá quan trọng, thể hiện tinh thần vượt khó, dám nghĩ dám làm để phục vụ nhân dân của hệ thống chính trị các cấp tại thành phố. Đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội, nhu cầu chính đáng (gửi con) của công nhân, người lao động, ngành GD-ĐT tiếp tục kế thừa truyền thống năng động của thành phố, trở thành địa phương đầu tiên của cả nước triển khai giữ trẻ từ 6 tháng đến dưới 18 tháng tuổi”. Và năm học 2014-2015, chương trình thí điểm đầy nhân văn ấy đã thu hút hơn 1.500 trẻ nhập cư (từ 6-18 tháng tuổi) được đến các điểm trường, được chăm sóc, dạy dỗ tại các cơ sở mầm non đủ điều kiện vật chất, đủ nguồn nhân lực. Điều này góp phần tích cực để thế hệ thiếu nhi thành phố có điều kiện vươn lên -về thể chất lẫn học vấn- trong cuộc sống.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ TPHCM thăm hỏi và tặng quà trẻ em là con của người lao động nhập cư tại quận Thủ Đức

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  29


Đ THỰC TRẠNG TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG Ô T HỊ & K H U CÔ N G N GH I Ệ P

 Quốc Nhân - Minh Phú

Tai nạn lao động (TNLĐ) trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp các công trình dân dụng và công n g h i ệ p gây ra nhiều tổn thất về con người, tài sản và kéo theo nhiều hậu quả khó có thể khắc phục trong một sớm, một chiều, thế nhưng một thực trạng đang diễn ra trên nhiều công trường là công nhân, người lao động đa phần không được trang bị về kiến thức an toàn lao động, để có thể tự bảo vệ mình, tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra… Theo thống kê, chỉ riêng năm 2014 và sáu tháng đầu năm trên cả nước đã xảy ra hơn 7.000 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), trong đó số người bị thương và mất khả năng lao động là 6.941 người, số người chết hơn 700 người. Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng này?

30  Số tháng 5/2015

Vừa thiếu, vừa yếu kiến thức (39 tuổi, quê Tiền Giang), thợ hồ đang làm việc tại công trình trên an toàn lao động. Những năm gần đây, TNLĐ trong lĩnh vực xây dựng đang tăng nhanh. Trong đó, có khoảng 80% công nhân ngành xây dựng là lao động tự do, lao động phổ thông, phần nhiều chưa được đào tạo bài bản nên thiếu kiến thức về an toàn vệ sinh lao động. Lực lượng lao động này chủ yếu ở các vùng quê lên thành phố kiếm sống, làm việc theo kinh nghiệm nên ý thức tự bảo vệ mình chưa tốt là nguyên nhân chính dẫn đến những vụ tai nạn đau lòng. Hiện nay, trên các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ người công nhân chủ yếu vẫn đội mũ mềm, mũ cối, ít sử dụng mũ bảo hộ, nhiều công nhân làm việc trên tầng cao cao hàng chục mét mà không có đai bảo vệ... Anh Nguyễn Văn Tuấn

địa bàn phường Tây Thạnh, quận Tân Phú cho biết: “Anh, em khi đi làm thuê thì chỉ quan tâm làm sao công việc ổn định, chứ an toàn lao động thì chẳng ai để ý. Chủ đầu tư hầu như không quan tâm trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân, cũng như nhắc nhỡ anh em. Với các công trình xây dựng nhỏ, tụi em làm quen rồi thì cũng không có nguy hiểm gì, đội mũ bảo hộ lao động, đeo dây đai, vướng víu, mồ hôi ra rất khó chịu”. Sự chủ quan, thiếu ý thức mà bỏ qua các quy định về an toàn lao động là nguyên nhân dẫn tới những vụ TNLĐ chết người thương tâm. Nhiều vụ tai nạn, sự cố công trình, thiết bị thi công gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, như vụ sập giàn giáo tại cảng Sơn Dương (dự

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


án Formosa, Khu kinh tế Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) làm 13 người chết và 29 người bị thương; các vụ tai nạn lao động trên công trường thi công tuyến đường sắt trên cao tuyến Cát Linh- Hà Đông; Vụ tai nạn sập sàn bê tông công trình 15 tầng tại phường 8, quận 11, tp. Hồ Chí Minh là 9 người bị thương; sự cố sập giàn giáo tại công trình xây dựng tòa nhà 17 tầng tại quận 7, khiến 3 người chết và 5 công nhân bị thương …

Nâng cao trách nhiệm quản lý và giám sát từ chính quyền địa phương.

Đứng trước thực trạng TNLĐ liên tục diễn ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo và thị sát tại những nơi xảy ra tai nạn, tại buổi họp báo sự cố sự cố sập giàn giáo tại công trình xây dựng tòa nhà 17 tầng tại quận 7,

Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân đề nghị các sở, ngành kiểm tra, giám định các nguyên nhân sai phạm của chủ đầu tư, tư vấn giám sát. Đặc biệt là năng lực hành nghề của các cá nhân, đơn vị thi công tham gia trong hoạt động xây dựng để xem xét khởi tố vụ án, bởi đây là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng. “Không thể để tình trạng sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi được. Từ đầu năm đến nay đã có đến 37 vụ tai nạn lao động làm 41 người chết rồi, trong đó riêng lĩnh vực xây dựng chiếm gần phân nửa”, ông Quân nói. Theo người đứng đầu chính quyền TP HCM, hiện công tác xây dựng, các biện pháp quản lý còn chưa chặt chẽ; trách nhiệm của nhà thầu như thế nào vẫn chưa cụ thể. Vì vậy, Sở Xây dựng cần tăng cường công tác quản lý hơn nữa khi thành phố có hàng nghìn công trình xây dựng. Các nhà thầu chủ yếu thuê mướn lao động các địa

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

phương khác, đa số là lao động thời vụ, không có trình độ chuyên môn, ý thức lao động kém. Các sở, ngành liên quan cần nghiên cứu soạn thảo quy chế quản lý ở các công trình xây dựng để xác định trách nhiệm và có biện pháp chế tài để cá nhân. Đơn vị nào để xảy ra vi phạm phải có biện pháp chế tài nghiêm khắc”, ông Quân yêu cầu. Để hạn chế những TNLĐ đáng tiếc xảy ra, không chỉ riêng người lao động mà các chủ đầu tư cần ý thức, trách nhiệm hơn nữa trong việc sử dụng nguồn lao động, cần đào tạo cơ bản, thực hiện giám sát điều kiện lao động tại các công trình, nhất là phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, đối tượng sử dụng lao động và có chế tài xử lý mạnh hơn. Cơ quan chức năng cũng cần phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, xử lý nghiêm những công trình xây dựng vi phạm an toàn lao động. Số tháng 5/2015  31


C

Ô N G N G HỆ XA N H

TIÊU DÙNG SẢN PHẨM XANH  Hoàng Lam

“Lễ phát động Chiến dịch Tiêu dùng sản phẩm xanh - Lần 6” vừa được phát động tại TP Hồ Chí Minh nhằm vận động cộng đồng hưởng ứng sử dụng sản phẩm xanh, tiêu dùng sản phẩm của các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường; đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp tự giác chấp hành tốt Luật Bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng môi trường sống của người dân, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Năm nay, Chiến dịch Tiêu dùng sản phẩm xanh có nhiều hoạt động tuyên truyền, nhiều dự án như: dự án “Mầm xanh Giờ Trái đất”, xây dựng trường học sinh thái tại Trường Tiểu học Nguyễn Du, quận 12; dự án “20 giây cho Giờ Trái đất”; dự án “Khu phố xanh”; dự án “Năng lượng xanh”; dự án “Chuyển động xanh”… Điểm nhấn của chiến dịch là thời khắc diễn ra hoạt động Lăn tay cam kết tiêu dùng xanh được đóng góp từ đại diện các doanh nghiệp xanh, hàng trăm tình nguyện viên và khách hàng tới mua sắm tại siêu thị, nhằm thể hiện sự chung tay, đoàn kết và đồng lòng hưởng ứng 32  Số tháng 5/2015

lối sống xanh. Mặt khác, thông qua hoạt động này mong muốn kêu gọi cộng đồng hãy cùng chung tay để cải thiện chất lượng môi trường sống vốn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Và cũng để khẳng định rằng chỉ có sự chung tay của cộng đồng thì mới có thể cải thiện được hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Trước đó, vào lúc 16 giờ ngày 05-06, các tình nguyện viên bắt đầu ra quân tuyên truyền cho dự án Tôi yêu Việt Nam Xanh, kêu gọi người dân ở các khu dân cư lân cận hệ thống siêu thị đến mua sắm hưởng ứng Tháng Tiêu dùng xanh. Đồng thời, từ 9 giờ sáng ngày 06-06, sẽ có các hoạt động bên lề như gian hàng

hướng dẫn làm đồ tái chế cho các bà nội trợ từ các sản phẩm tưởng chừng không thể sử dụng lại trong gia đình – nằm trong hoạt động của dự án Đôi bàn tay Xanh: nhằm giúp cộng đồng thấy rõ hiệu quả thực tế của rác thải, biến rác thải thành những sản phẩm thân thiện môi trường và có khả năng ứng dụng cao trong cuộc sống. Hoạt động tái chế sẽ được tổ chức tại các siêu thị trong bốn ngày trọng điểm là 6, 7 và 13, 14-06, nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về lợi ích của rác thải, từ đó thay đổi cách ứng xử của người dân với rác thải. Một ứng dụng trên smartphone với tên gọi “Nhận diện sản phẩm Xanh” cũng được giới

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


thiệu đến người tiêu dùng qua hình thức chơi game nhận quà tặng để tăng tính nhân diện cho các sản phẩm của các thương hiệu đồng hành cùng chiến dịch trong năm 2015. Qua 6 lần tổ chức (từ năm 2010), hơn 40.000 lượt tình nguyện viên tham gia chiến dịch, vận động được hơn 4 triệu lượt người dân cam kết hưởng ứng tiêu dùng xanh, mức tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp xanh tăng cao trong tháng diễn ra chiến dịch tại các hệ thống siêu thị. Đồng thời, tạo sự động viên và tiếp sức rất lớn cho những người thực hiện, các tình nguyện viên, cộng đồng và doanh nghiệp tiếp tục kiên trì với mục tiêu cũng như những hoạt động của mình, cũng như tạo động lực khuyến khích các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh so với những sản phẩm cùng loại nhưng của các doanh nghiệp đen. Có thể nói, sức mạnh và sự nhiệt huyết của tất cả các bạn trẻ tình nguyện chiến dịch cùng với sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng những người yêu môi trường đã tạo nên phong trào yêu môi trường, hành động bảo vệ môi trường sống với quy mô lớn chưa từng có. Sự thành công của Chiến dịch tiêu dùng sản phẩm xanh nói riêng và hoạt động bảo vệ môi trường nói chung không thể do bất kỳ một cá nhân nào có thể tạo nên mà chính là do sự đồng lòng, chung sức từ chính các tình nguyện viên, cộng đồng người dân, các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng liên quan. Trong khuôn khổ hoạt động của chiến dịch, còn có các hoạt động nổi bật như giảm giá đến 50% cho hơn 2.500 sản phẩm doanh nghiệp xanh – Doanh nghiệp tích cực thực hiện tốt các chính sách về môi trường; chương trình “Mua sắm xanh nhanh tay nhận phiếu” sẽ tặng hơn 100.000 phiếu giảm giá (vào thứ 7 và chủ nhật) cho hóa đơn từ 500.000 đtrong khu tự chọn; chương trình “Ưu đãi kép” vừa nhân đôi điểm thưởng vừa tặng túi môi trường; chương trình “Giá đặc biệt” hàng trăm sản phẩm nhu yếu giảm giá đặc biệt chỉ còn 1.000đ, 3.000đ,

Ảnh: Hoạt động Lăn tay cam kết tiêu dùng xanh

5.000đ, 20.000đ, ….. mỗi sản phẩm; chương trình “Dinh dưỡng xanh” với hàng trăm mặt hàng trái cây và thực phẩm tươi sống giải nhiệt như bông cải xanh, bắp cải trắng, dưa leo, khổ qua, chôm chôm, trái vải, bưởi năm roi, dưa hấu, măng cụt,….và các loại rau củ quả khác sẽ luân phiên giảm giá từ 10% đến 20%; chương trình “Gia dụng xanh” giảm giá ngay từ 30% đến 50% cho các sản phẩm đồ điện gia dụng tiết kiệm điện như: nồi cơm điện, lò nướng thủy tinh, bếp từ, bếp hồng ngoại, bình đun siêu tốc, máy ép trái cây, quạt máy, … và các sản phẩm đồ dùng gia đình khác. Chương trình diễn ra từ 0606 đến 25-06, với mục đích giúp

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

người tiêu dùng và doanh nghiệp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, cũng như mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho lợi ích cộng đồng thông qua các hoạt động môi trường với vai trò là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối. Bên cạnh tổ chức thực hiện công tác kích cầu sản phẩm của doanh nghiệp xanh trong tháng 6. Chương trình còn duy trì thường xuyên các hoạt động bảo vệ môi trường khác như sử dụng túi ny-lon tự hủy, túi môi trường trên toàn hệ thống, thực hiện và tuyên truyền hướng dẫn người tiêu dùng thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, truyền thông bảo vệ môi trường. Số tháng 5/2015  33


C

Ô N G N G HỆ XA N H

Ảnh - Hàng quán bao vây công viên 34  Số tháng 5/2015

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


ẤN TƯỢNG VỚI PHÒNG LÀM VIỆC PHỦ KÍN CÂY XANH Theo Inhabitat Khi con cái trưởng thành, một gia đình ở San Francisco (Mỹ) quyết định sửa lại vườn cho phù hợp với nhu cầu mới. Họ muốn làm gọn vườn, sửa lều cũ, vốn là chỗ chơi của con, thành nơi làm việc của bố mẹ. Chủ nhà muốn làm thảm cỏ nhưng KTS Scott Lewis đề nghị làm sân gạch với cây cối bao quanh. Lều được biến thành nhà kính với các phần tường có dây leo bám. Màu sắc nổi bật duy nhất ở khu vườn sau là chậu đỏ trồng cây chanh ở cạnh studio góc nhà.

Khu vườn trồng rất nhiều loại cây, thêm chức năng mới là nơi làm việc, uống trà nhưng vẫn có cảm giác thanh bình, tĩnh lặng. Từ ngôi nhà chính nhìn ra là không gian sân vườn gọn gàng, sạch sẽ, xanh mát cây xanh. Những khung cửa lớn tạo cảm giác thiên nhiên bên ngoài và trong nhà gần gũi hơn. Một vài loại cây có sẵn như phong, thông... được giữ lại. KTS cũng cho trồng thêm đỗ quyên, hoa chuông Nhật... xen kẽ để người sống trong nhà cảm nhận được sự chuyển biến của mùa.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  35


C

Ô N G N G HỆ XA N H

NHỮNG CÔNG NGHỆ XANH HỨA HẸN SẼ CẤT CÁNH TRONG NĂM 2015 Theo: LiveScience

Bên cạnh những sản phẩm công nghệ như pin quang điện, xe điện vốn đã rất thân thiện với môi trường thì vẫn có những thiết bị khác mặc dù ít được biết đến hơn nhưng cũng đang được thiết kế để đảo ngược các tác động tiêu cực của con người lên môi trường. Theo các chuyên gia thì làn sóng công nghệ xanh mới nhất sẽ tập trung vào đối tượng là những người có ý thức về môi trường, những sản phẩm đặc biệt và các dịch vụ có thể mang lại cho người dùng khả năng kiểm soát tốt hơn về lượng khí thải carbon từ các thiết bị công nghệ. Dưới đây là những công nghệ xanh được kỳ vọng sẽ cất cánh trong năm 2015: 36  Số tháng 5/2015

NGÔI NHÀ THÔNG MINH: Khái niệm nhà thông minh được nhắc đến khá nhiều trong năm qua. Nói nôm na ngôi nhà sẽ trở nên thông minh hơn khi mọi thứ bên từ đồng hồ điện cho đến tủ lạnh được kết nối vào Internet. Các thiết bị gia dụng và thiết bị đo được kết nối vào một mạng lưới (còn gọi là Internet of Things) sẽ cho phép người dùng theo dõi mức năng lượng mà họ sử dụng ở nhà cũng như ở văn phòng mỗi ngày. Qua đó, người dùng có thể tạo ra các thói quen sử dụng năng lượng hiệu quả hơn và giảm được chi phí năng lượng.Công

nghệ ngôi nhà thông minh ( smart house ) không mới nhưng chúng có thể sẽ tìm được thị trường phù hợp trong năm 2015. Đây là nhận định của Michael Nardi - chủ tịch công ty tư vấn công nghệ và năng lượng xanh cho doanh nghiệp GreenTech Cosulting. Trong năm nay, những người sở hữu nhà cũng như doanh nghiệp sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các sản phẩm kết nối Internet chẳng hạn như máy điều nhiệt thông minh. Những chiếc máy điều nhiệt thông minh sẽ ghi nhớ nhiệt độ ưa thích của người dùng và có thể cảm nhận khi nào

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


người dùng không ở nhà để tự động điều chỉnh khí hậu trong nhà nhằm tiết kiệm năng lượng. Do các thiết bị được kết nối với mạng Wi-Fi, chúng có thể được điều khiển từ xa qua một chiếc điện thoại hoặc máy tính bảng.Ứng dụng quản lý dữ liệu thông minh: Mark Peters - phó giám đốc bộ phận năng lượng và an ninh toàn cầu tại phòng thí nghiệm quốc gia Argonne cho rằng việc tối ưu hóa hiệu quả năng lượng của căn nhà với những công nghệ thông minh là một nổ lực đáng khen nhưng ngay cả khi nắm được dữ liệu tiêu thụ năng lượng thì việc làm sao sử dụng nó hiệu quả hơn nữa nói thì dễ nhưng làm thì không đơn giản. Chính vì vậy, Peters dự đoán khi người dùng tiếp cận với Internet of Things nhiều hơn, các công nghệ mới sẽ xuất hiện để làm cho những dữ liệu thu thập từ các sản phẩm được kết nối Internet có ý nghĩa hơn.Phát biểu với Live Science, Peters nói: “Khi bạn bắt đầu thấy ngày một nhiều hơn các sản phẩm thông minh kết nối Internet thì bạn cũng sẽ đối mặt với một lượng lớn dữ liệu cần được quản lý, và người dùng cần được trao khả năng khai thác những lợi ích của dữ liệu này.” Ý của Pe t e r s l à l à m sao kết hợp những tiến bộ điện toán với các giao diện thân thiện người dùng.

Một trong những ví dụ điển hình là BuildingOS của Lucid Design Group. Đây là một ứng dụng nền tảng đám mây cung cấp cho người dùng những công cụ mà họ cần để phân tích độ hiệu quả năng lượng của mọi tòa nhà. Được thiết kế dành cho văn phòng, BuildingOS bao gồm một khu vực nơi dữ liệu từ tất cả các hệ thống của tòa nhà như điện, nước, gas, năng lượng mặt trời có thể được thu thập và xử lý. Theo dự đoán của các chuyên gia thì trong năm nay sẽ có nhiều ứng dụng tương tự được chuyển đến tay người dùng.Ứng dụng xanh :

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Trong năm 2015, những ai quan tâm đến vấn đề môi trường sẽ là một phần của xu hướng ứng dụng xanh theo đánh giá của Nardi. Một loạt các ứng dụng sẽ trở nên phổ biến hơn trong năm nay để giúp những người dùng “xanh” đưa ra những quyết định có ích cho môi trường.

ỨNG DỤNG THINK DIRTY: Ví dụ như Think Dir ty - một ứng dụng cho phép bạn so sánh thành phần giữa các sản phẩm khác nhau khi đi mua sắm ở các cửa hàng mỹ phẩm, dịch vụ làm đẹp. Bạn chỉ việc quét mã vạch của một sản phẩm nào đó để xem liệu sản phẩm có các thành phần gây ung thư, ảnh hưởng hormone hay thần kinh hay không. Hay Food Tripping - một ứng dụng dùng dữ liệu GPS để giúp bạn tìm kiếm các quầy nước trái cây, chợ nông sản và quán café tốt cho sức khỏe khi bạn ra khỏi nhà. Ngoài ra, Nardi cũng đề cập đến iRecycle một ứng dụng cho phép bạn tìm nơi để thải bỏ các đồ vật cũ từ lò nướng cho đến cục sạc điện thoại hỏng.

Số tháng 5/2015  37


C

Ô N G N G HỆ XA N H

NHIÊN LIỆU MẶT TRỜI: K hông phả i t ất cả các cô ng nghệ xan h được k ỳ vọ ng trong năm 2015 đều d ự a t rê n s ứ c mạ nh điện to án . M ộ t s ố công ng h ệ vẫn h o ạt đ ộ n g bằ ng một n guồ n n ăn g lư ợ n g rất cổ đ i ển đó là mặt t rờ i . Jou le - một cô n g t y có t r ụ sở tại M as s a ch uset t s h iện đ a ng k ha i thá c n guồ n n ăn g lư ợ n g từ m ặt trời để t ạo ra c á c nhi ê n li ệ u n h ư et h an o l, d i es e l và xă ng. Jo ule ph át t r i ển một hệ thố n g quan g hợ p đ ặc bi ệ t trong đó n guồ n nư ớ c bẩ n s ẽ được k ết h ợp vớ i vi k huẩ n đ ể sản x uất mộ t lo ạ i n hi ê n li ệ u r iên g biệt k h i đ ư ợ c phơi d ư ớ i án h n ắn g mặt t rờ i và c a r bon diox ide. Với k hả nă ng tạ o ra nh iên liệu và c á c c hất hóa họ c, h ệ t h ố n g q u a n g hợ p nhâ n t ạo h ứa h ẹn s ẽ gi úp c ắt gi ảm n h u cầu sử d ụ ng nhi ê n li ệ u h ó a t h ạch .

Ngo ài ra, q u y tr ình c ũ ng ch ứn g minh nhiều tiềm năng sử dụn g c ủ a năng l ư ợng m ặt t rời, t h e o Peter s. Tu y nhiên, ô n g ch o rằng cô ng ng hệ này vẫn cần thời gian để c ải tiến và t h ương m ại hó a. Vì vậy

c hú ng ta đừ ng k ỳ vọ ng rằ n g xăng hay nhiên l iệu đố t đ ượ c s ản xu ất bằng c ác nhà m áy năng l ư ợng m ặt trời nh ư vậy s ẽ xu ất hiện tro ng năm n ay

ĐIỆN MẶT TRỜI: M ặc d ù ngu ồn n ăn g lượn g m ặt trờ i từ lâu đã được k h ai t h á c đ ể s ản xuất điện n h ưn g cô n g nghệ đi ệ n mặt t rời vẫn chỉ m ớ i được đ ầu t ư n gh iêm t ụ c cá c một s ố n ước n h ư M ỹ. Tu y nhi ê n, tất c ả sẽ t h ay đổ i t ro ng nă m 2015 th eo dự đo án củ a Pe te r s. Ô ng n ó i: "B ạn sẽ t i ế p tục được ch ứn g k iến n h ữ n g c ả i ti ế n về vật liệu và công nghệ tron g lĩn h vực q u a ng đi ệ n và ph o n g điện .

Tuy n h iên tô i ng hĩ rằng điều t h ú vị n h ất xảy ra tro ng năm 2015 là c ác h ng u ồ n năng lượn g t á i tạo này tư ơng thíc h với các hệ thố ng l ớn hơn ở đây là chú ng s ẽ đư ợc tíc h h ợp vào c ác hệ thố ng điện sẵn có và c ác ng u ồ n l ư u tr ữ n ăn g lượng như thế nào." Peters cù ng c ác cộ ng s ự c ủ a ô n g t ại phò ng thí ng hiệm Argo n e hiện đang l ật l ại c ác giải p h áp l ư u tr ữ năng l ư ợng t ruyền t h ố ng, c hẳ ng hạn như

pin để tìm ra nhữ ng tù y c h ọ n tố t hơn, phù hợp hơn đ ể l ữu tr ư năng l ư ợng m ặt trờ i và đư a ng u ồ n năng l ư ợn g n ày vào l ư ới điện. M ộ t t ro n g nhữ ng tù y c họ n l à pi n s ạ c dò ng - l o ại pin có c ự c d ươ n g đư ợc l àm bằng vật l iệu l ỏ n g. N hữ ng l o ại pin như vậy có giá thành k hô ng c ao, b ề n và an to àn hơn do đó có t h ể s ử dụ ng với c ác l ư ới điện l ớ n .

38  Số tháng 5/2015

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH TRONG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  Hạnh Nguyên

Đố i vớ i n ô n g nghiệp Việt Nam , phát t ri ể n k i n h tế x anh c ần đ ượ c xem nh ư là một t ro n g n h ữ ng giải p háp q uan t rọ ng c h o sự p h át t r i ển b ền vững. Sự phát tr i ể n k in h tế x an h t ro n g n g ành nô n g nghi ệ p k h ô n g n h ữn g gó p ph ần s ử d ụ ng hợ p lý, ti ế t k iệm, h iệu quả các ng u ồ n t à i ngu yê n thi ê n n h iên , b ảo vệ mô i t rư ờng m à còn làm thay đổ i cơ cấu sản x uất và tiêu d ù ng, ma ng lạ i h iệu quả k in h tế, t ạo thêm nhi ều v i ệ c làm, n ân g cao đời số n g ch o ng ư ời d â n. Đ ể thúc đ ẩy p h át t r iển k in h tế xanh t ro n g nông nghi ệp, t h eo PGS. TS Ph an Sĩ M ẫ n c ù n g cộng s ự thuộ c Viện n gh iên cứu M ô i t r ư ờ n g và Phát t r iển b ền vữn g ( Viện K ho a họ c x ã hội Vi ệ t Nam) cần có n h iều giải pháp t ừ t r u yề n thông, ch ín h sách t ín dụn g, k ho a họ c công nghệ, t h ị t rườn g. . . Trong c ác ng uồ n lực để ph át t r iển k inh tế xa nh thì vốn là n guồ n lực quan t rọ ng. Vi ệc hì nh thành và ph át t r iển các mô hình s ả n xu ất the o hướn g "x an h" đò i h ỏ i vố n đầu t ư b an đầ u lớ n hơn so với mô h ìn h sản xu ất t hô n g thư ờ ng, do đó cần có sự h ỗ t rợ ng u ồ n

vố n c ho v iệc phát tr iển. B ên c ạnh đó, ph ươ n g thứ c, thủ tụ c c ho vay, thu nợ c ần phù h ợ p với đặc điểm c ủ a từ ng l o ại m ô hình s ản x uất. Về k ho a họ c, cô ng ng hệ, c ác giải phá p n ê n tập tr u ng nâng c ao k iến thứ c, k ỹ thu ật t rồ n g trọ t, c hăn nu ô i c ho dân thô ng q u a m ạn g l ướ i k hu yến nô ng, giú p dân c hủ độ ng tro n g s ả n xu ất dự a trên nhữ ng k iến thứ c c ủ a bản t h â n ; đẩy m ạnh ứ ng dụ ng c ác tiến bộ k ho a h ọ c m ới vào s ản xu ất. G iải pháp về thị tr ư ờn g t ậ p tr u ng tạo điều k iện tố t nhất c ho nô n g d â n tro ng v iệc tiêu thụ nô ng s ản hàng hó a . S ản xu ất nô ng ng hiệp có tính r ủ i ro c a o do nhữ ng tác độ ng c ủ a c ác yếu tố thờ i t i ế t, k hí hậu, v ì vậy để giảm thiểu r ủ i ro c ầ n có c hính s ác h về bảo hiểm c ho nô ng ng h i ệ p. Đây l à m ộ t l ĩnh v ự c m ới đố i với c ả nô n g d â n và c ác tổ c hứ c bảo hiểm nên N hà nư ớ c c ầ n có c hính s ác h hỗ trợ c ác tổ c hứ c thự c h i ệ n bảo hiểm nô ng ng hiệp; đồ ng thời, đẩy m ạ n h tr u yền thô ng, thô ng tin, tu yên tr u yền về p h át tr iển nô ng ng hiệp xanh, nâng c ao nhận t h ức, ý thứ c về k inh tế xanh c ho hộ nô ng dâ n , c á c c hủ trang trại, c ác nhà s ản xu ất và k inh doanh trong nông nghiệp.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  39


D

OA N H N G H I Ệ P & M Ô I T RƯ Ờ NG

Phóng sự ảnh:

THƠM NGÁT “SEN TRỜI NAM” 2015  Minh Anh Lễ hội “Sen Trời Nam 2015” vừa kết thúc tại TP Hồ Chí Minh. Lễ hội do Công ty CP TMDV & Đầu tư Lấp Lánh Sparkling, UBND tỉnh Đồng Tháp, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng phối hợp tổ chức tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng mang lại một không gian trong lành, khoáng đạt của vùng đất phương nam với hương sen thơm ngát. Đến với lễ hội, người ta như quên đi cái khổ nhọc, ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn của một đô thị xấp xỉ 10 triệu dân. Lễ hội gồm các nội dung: Phiên chợ sen-sen trong cuộc sống đời thường, sen trong đời sống tinh thần, sen trong văn học nghệ thuật, sen trong y học; Bến Sen-tái hiện hình ảnh đất phương nam xưa với bến sông và những món ăn dân dã được làm từ sen; Đường Sen-với nhiều hoạt động nghệ thuật, vui chơi gắn liền với sen và văn hóa dân gian; Quê Sen-khu vực giới thiệu văn hóa Đồng Tháp…

40  Số tháng 5/2015

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


Du khách tập trung nhiều ở khu vực ẩm thực từ sen. Ảnh: Mua xôi hạt sen

Ngó sen, lá sen cũng được mua bán rất xọm tụ

Vẽ hình hoa sen lên vật lưu niệm

Các gian hàng ẩm thực từ sen và viết thư pháp lấy cảm hứng từ hoa sen

Nhiều du khách rất thích thú khi lần đầu tiên, sen “nở” giữa trung tâm TPHCM

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  41


D

OA N H N G H I Ệ P & M Ô I T RƯ Ờ NG

Phóng sự ảnh:

“MÙA HÈ XANH VÌ MÔI TRƯỜNG” Thực hiện: Đặng Huyên và nhóm Ngòi bút trẻ

Trong không khí rộn rã của những mùa chiến dịch, sáng 19/7, chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh cấp thành phố lần thứ 22 đã chính thức khởi động tại Công viên 23/9. Ngay sau lễ ra quân chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh lần thứ 22, các chiến sĩ tình nguyện đã ra sức khơi thông, cải tạo các dòng kênh trên địa bàn thành phố. Tại quận Gò Vấp, hơn 300 chiến sĩ đến từ các trường ĐH, CĐ như: ĐH Ngân Hàng, CĐ Công nghệ Thủ Đức, Kinh tế - Luật, Nông Lâm, Công an, CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng và các chiến sĩ Kỳ nghỉ hồng, các công nhân môi trường của quận đã khơi thông dòng chảy tại Rạch Ông Tổng và Rạch Cầu Cụt. Tại rạch Long Vân (quận Bình Thạnh), các bạn chiến sĩ đến từ các trường ĐH Luật TP. HCM, ĐH Công nghệ

42  Số tháng 5/2015

Thông tin – ĐH Quốc gia TP. HCM, Đại học Công nghệ TP. HCM – Hutech, Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng cùng với các tình nguyện viên, thanh niên quận Bình Thạnh đã hăng hái làm việc từ rất sớm.Tại rạch Láng Le Quận 12, lực lượng hùng hậu là các chiên sĩ Mùa Hè Xanh tất bật vớt những mảng lục bình vào bờ để xử lý… Rất nhiều những hình ảnh đẹp của màu xanh tuổi trẻ, màu xanh của tinh thần vì cộng đồng, chung tay góp sức trẻ vì một thành phố văn minh, sạch đẹp… Sau đây là loạt ảnh “Mùa hè xanh vì môi trường” do nhóm phóng viên và cộng tác viên của cơ quan đại diện phía Nam, tạp chí Môi trường Đô thị Việt Nam ghi nhận.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  43


D

OA N H N G H I Ệ P & M Ô I T RƯ Ờ NG Vừa qua, UBND TP đã họp Ban chỉ đạo Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Tất Thành Cang đã yêu cầu các đơn vị tập trung xử lý dứt điểm những doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm kéo dài trên địa bàn thành phố. Thời hạn đến 31-12 các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm phải di dời vào khu công nghiệp (KCN), chuyển đổi hoạt động sản xuất sang các ngành nghề không gây ô nhiễm môi trường hoặc buộc ngưng hoạt động.

KHÔNG GIỚI HẠN THÊM THỜI GIAN DI DỜI DOANH NGHIỆP GÂY Ô NHIỄM

 Ái Vân

Doanh nghiệp gây ô nhiễm trì hoãn di dời.

Ô ng Cao Tun g S ơn , Ph ó c h i cục tr ư ở ng Ch i cục B ảo vệ m ô i tr ư ờ ng, S ở Tài n guyên và M ô i tr ường ch o biết, ch o đ ế n n ay toà n thàn h ph ố cò n 7 d o anh nghi ệ p sản x uất gây ô nhi ễ m môi tr ườn g n gh iêm t rọ n g the o q u yết địn h của Th ủ tư ớ ng C hí nh ph ủ ch ưa d i d ờ i là Công t y Nước mắm Vi ệt H ư ơ ng H ả i, Xí n gh iệp

44  Số tháng 5/2015

Đ ó n g t à u B ình Tr iệu, Cô ng t y D ệt may G ia Định - Pho ng Ph ú, Cô n g t y D ệt S ài G ò n, X í n gh iệp Đ ó ng tàu Petro l im ex, Cô n g t y G iấy bao bì Thăng Lo n g, Công t y Xi m ăng Hà Tiên . 23 do anh ng hiệp s ản x uất gây ô nhiễm phát s inh mới t ại k hu phố 4 , 5 phư ờng Đ ô n g Hưng Thu ận q u ận 1 2 và 1 do a nh ng hiệp Phân bó n h ó a sin h hu yện Củ C hi. Về h iện t rạn g k hắc phụ c, với 7

do anh ng hiệp s ản xu ất g ây ô nhiễm m ô i tr ư ờng t rọ n g điểm nằm tro ng q u yết đ ị n h phải di dời c ủ a Thủ t ướ n g C hính phủ thì tiến độ c h ấ p hành vẫ n rất c hậm . Cụ t h ể, đ ã 12 năm k ể từ ng ày đư ợ c đ ưa danh s ác h phải di dời, Cô n g t y N ư ớc m ắm Việt Hư ơn g H ả i vẫ n c hư a tìm đư ợc điểm đ ế n . Cô ng t y đã dự k iến d i d ờ i đến KC N Trảng B àng n h ưn g do yêu c ầu phải xử l ý n ướ c

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


​Nhà máy xi măng Hà Tiên (Ảnh: panoramio.com)

t hả i đạt ti ê u c h uẩn lo ại A nê n k hông thể đáp ứn g được. Cô n g t y đa ng li ê n h ệ với KCN Tâ n Tạo để di dời. Hai cô n g t y d ệ t m ay G i a Địn h - Ph o n g Ph ú và S ài G òn đan g dự k iến s ẽ d i d ờ i về KC N Lê M in h Xuân 3 và o c u ối năm 2015. Cò n 2 x í nghiệp đóng tàu thì chuyển đổi công năng. Riêng Công ty Xi măng Hà Tiên, theo ban giám đốc công ty đề nghị thành phố cho phép di dời về khu vực phường Phú Hữu quận 9 nhưng các sở ban ngành không đồng ý vì đây là k hu dân cư. Việc Công ty Xi măng Hà Tiên đang có một nhà máy nghiền hoạt động tại phường Phú Hữu từ năm 2004 cho đến nay đã nhận được rất nhiều phản ánh về việc gây ô nhiễm cho khu dân cư. Riêng với 23 doanh nghiệp đang sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại phường Đông Hưng Thuận quận 12 thì hiện đã có 16 doanh nghiệp chấp thuận di dời vào KCN Lê Minh Xuân 3. 5 doanh nghiệp tự di dời và 2 doanh nghiệp đã ngưng hoạt động. Riêng đối với doanh nghiệp Phân bón hóa sinh thì đang đề xuất gia hạn thời gian di dời thêm 3 năm nữa.

Không di d ời, đ ó ng cử a . Liên qu an đến vấn đề này, Ph ó Ch ủ tịc h UB N D T P HC M Tất Th àn h Cang c ho biết, k h ô n g t hể gia hạn thêm thời gian di dời c ủ a c ác do anh n gh iệp sản xu ất g ây ô nhiễm mô i t rườ ng. R iêng với đề xu ất của Cô n g t y X i m ăng Hà Tiên về việc di dời nhà m áy ng h iền t ại Thủ Đ ứ c về phư ờng Ph ú Hữu l à k hô ng đư ợc v ì t h eo quy ho ạc h phát tr iển của t h à nh phố, q u ận Thủ Đ ức và qu ận 9 l à k hu đô thị t r í t h ức, c ảng và dịc h v ụ l o gist ic. Vi ệc cô ng t y l ấy l ý do k h ô n g x ác định đư ợc điểm đến để tr ì ho ãn di dời, s ản x uất gây ô nhiễm m ô i tr ư ờng ch o k h u dân c ư s u ố t nhiều n ăm qua l à k hô ng thỏ a đáng. Ph ó Ch ủ tịc h UB N D T P HC M Tất Th ành Cang yêu c ầu từ n ay đến 25 -7, cô ng t y phải gửi ph ương án di dời c ũ ng n h ư ch ín h s ác h c ần hỗ trợ để di dời t ừ phía UB N D T P. G iao S ở Tài n g u yên và M ô i tr ư ờng ch ủ t r ì p hố i hợp với c ác s ở ban n gành l iên q u an tổ ng h ợp cơ s ở q u y ho ạc h, c hính sách h ỗ trợ c ho đơn v ị. Theo đó, x ác đ ịnh Cô ng t y X i m ăng Hà Tiên tồ n tại trên địa bàn t h àn h p hố thì nên tập tr u ng vào n h ữ ng l ĩnh v ự c ho ạt độ n g n ào và nhữ ng ng hề n ào t h ì phải dịc h c hu yển ra

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

k hỏ i địa bàn để phù hợ p vớ i xu thế phát tr iển c ủ a t h à n h phố. Đảm bảo đến hết 3 1 - 1 2 20 15 , cô ng t y s ẽ phải n g ưn g ho ạt độ ng nhà m áy n g h i ề n tại q u ận Thủ Đ ứ c. N ếu cô n g t y vẫ n tiếp tụ c k hô ng c h ấ p hành thì áp dụ ng biện p h á p c ư ỡng c hế bu ộ c ng ư ng h o ạt độ ng. Cò n với tr ư ờng h ợ p Cô ng t y Phân bó n hó a s i n h hu yện Củ C hi thì k hô n g c h o tái s ản xu ất v ì g ây ô n h i ễ m m ô i tr ư ờng ng hiêm trọn g và ho ạt độ ng s ản xu ất k h ô n g đú ng q u y ho ạc h. G iao S ở Tà i ng u yên và M ô i tr ư ờng k h ô i phụ c l àm l ại hồ s ơ c ũ đ ồ n g thời tổ c hứ c đo àn than h t ra k iểm tra thự c hiện q u yế t đ ị n h c ư ỡng c hế thu hồ i diện t í c h đất cô ng t y đang ho ạt đ ộ n g trái phép để đư a vào q u ỹ đ ất thành phố s ử dụ ng đú n g m ục đíc h. Với nhữ ng cô ng t y cò n l ại gia hạn đến hết thán g 1 2 20 15 nếu k hô ng c hấp h à n h di dời c ũ ng s ẽ bị bu ộ c n g ưn g ho ạt độ ng. H iện UB N D T P v ừ a t h ô n g q u a q u yết định thàn h l ậ p B an c hỉ đạo di dời. The o đ ó, với nhữ ng do anh ng hiệ p s ả n xu ất g ây ô nhiễm m ô i tr ườ n g tro ng k hu dân c ư phải d i d ờ i s ẽ do S ở Tài ng u yên và M ô i tr ư ờng c hủ tr ì thự c h i ệ n . Tr ư ờng hợp do anh n g h i ệ p s ản xu ất k hô ng phù h ợ p q u y ho ạc h tro ng k hu d â n c ư s ẽ do S ở Cô ng thư ơng c h ị u trác h nhiệm l ập phư ơn g á n di dời. Cò n nhữ ng tr ườ n g hợp do anh ng hiệp s ản x uất tro ng k hu dân c ư k hô ng đ ả m bảo an to àn phò ng c h ố n g c háy nổ giao c ho S ở Ph ò n g c háy c hữ a c háy. Tro ng n h ữn g tr ư ờng hợp do anh n g h i ệ p s ản xu ất g ây ô nhiễm m ô i tr ư ờng trên thì nhữ ng d o a n h ng hiệp có ng u yện vọ ng và đ ã có phư ơng án di dời và o c á c k hu s ản xu ất tập tr u ng, c á c cơ q u an c hứ c năng l iên q ua n phải có trác h nhiệm h ỗ t rợ tíc h c ự c để họ di dời đ ún g tiến độ. Số tháng 5/2015  45


T

Ư Ơ N G TÁC

100 Năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2015)

ĐỒNG CHÍ NGUYỄN VĂN LINH VỚI GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN THÀNH PHỐ  Minh Anh

Ảnh: Nguồn internet

Dự Hội thảo khoa học “Đồng chí Nguyễn Văn Linh với cách mạng miền Nam, với Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP Hồ Chí Minh” do Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh tổ chức, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thu đã đóng góp tham luận “Đồng chí Nguyễn Văn Linh với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn thành phố”. Xin được trích giới thiệu:

46  Số tháng 5/2015

Giữa bộn bề công việc của TP Hồ Chí Minh sau 30-4-1975, đồng chí và Nguyễn Văn Linh và tập thể lãnh đạo Thành ủy TP đã tập trung và kiên trì chỉ đạo theo hướng chuyển từ một TP tiêu thụ sang TP lao động sản xuất, gắn liền với chăm lo xây dựng, phát triển giai cấp công nhân (CN). Trong tác phẩm “TP Hồ Chí Minh 10 năm”, đồng chí nhận định: “Thành tựu lớn nhất 10 năm qua là Đảng bộ và nhân dân TP vừa đóng góp đáng kể sản phẩm công nghiệp cho khu vực và cả nước, vừa xây dựng con người lao động mới có tác phong công nghiệp. Vì sản xuất công nghiệp phát triển sẽ tăng cường đội ngũ lao động công nghiệp, loại hình lao động cơ bản nhất của quá trình hình thành con người mới phát triển toàn diện. Mặt

khác, nếu TP nói “Với vật tư, năng lượng ít hơn đã làm ra được nhiều sản phẩm hơn” thì công lao đó chủ yếu thuộc về đội ngũ CN, những người lao động trí óc và chân tay đã đem cả tấm lòng và khối óc cống hiến cho CNXH. CN đóng vai trò chủ lực quyết định hàng đầu tiến trình 10 năm cải tạo và xây dựng TP đầy thử thách gay gắt”. Đánh giá đúng bản chất cách mạng của giai cấp CN, đồng chí Nguyễn Văn Linh hết sức quan tâm đến việc chăm lo thật tốt đời sống CN, tạo điều kiện cho CN thực hiện quyền làm chủ. Đồng chí chỉ rõ: “Thiếu sót lớn nhất là chúng ta chưa chăm sóc thật tốt đời sống CN mà tiêu biểu là chính sách tiền lương, tiền thưởng bất hợp lý, vừa không

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


đảm bảo cho người thợ đủ sống, lao động và nuôi gia đình, vừa thiếu công bằng. Mặc dù TP cố gắng rất nhiều, đời sống một bộ phận CN vẫn còn rất khó khăn”. Cách xem xét khoa học, sát thực tế về nội hàm kinh tế, xã hội của tiền lương, về yêu cầu công bằng, hợp lý trong giải quyết vấn đề hết sức căn cơ này trong chăm lo đời sống CN vẫn là kim chỉ nam cho việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp hiện nay. Về chăm lo đời sống CN, cách xem xét của đồng chí rất toàn diện, đúng đắn không chỉ tiền lương, tiền thưởng mà bao gồm bảo hộ lao động, nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ hưu, công ăn việc làm của con CN, nhu cầu văn hóa, nghỉ ngơi, giải trí, học hành cho con em CN. Vì vậy trong phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN càng thôi thúc tổ chức công đoàn phải nỗ lực thực hiện việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của CN. Quán triệt sâu sắc đường lối đổi mới, chủ trương xây dựng giai cấp CN và tổ chức Công đoàn của Đảng, tiếp thu những chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Linh trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nội dung, phương thức hoạt động công đoàn, từ năm 1988,

Đại hội Công đoàn TP (lần thứ 5) đã đưa ra phương châm hành động” “Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”. Đại hội này đánh dấu nội dung, phương thức hoạt động công đoàn, phong trào CN viên chức, lao động TP chuyển sang một giai đoạn mới. Vào năm 2007, CN và người lao động ở TP là 992 nghìn người nhưng sau hơn năm năm thực hiện Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”, đến cuối năm 2014, đội ngũ CN đã tăng lên hơn 1,3 triệu người, trong đó khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ lệ 78,90%. Đặc biệt, lực lượng CN làm việc trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao đã lên trên 240 nghìn người, trong đó gần 70% là lao động đến từ các địa phương ngoài TP. Đi cùng với số lượng CN đông đảo ấy, các cấp công đoàn đã thường xuyên quan tâm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và đã kịp thời giải quyết, tư vấn cho CN, viên chức, lao động. Năm năm qua, công đoàn các cấp đã tư vấn pháp luật cho hơn 15 nghìn trường hợp; hỗ trợ cho 1.880 CN, viên chức, lao động nghèo với

số tiền hơn 11 tỷ đồng; cấp vốn cho 1.756 CN với tổng số vốn phát vay là 50,7 tỷ đồng… Ngoài ra, các cấp Công đoàn còn tổ chức tốt các hoạt động chăm lo cho con em CN, viên chức, lao động có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo, khen thưởng học sinh giỏi. Một số công đoàn cơ sở đã phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng nhà trẻ tại doanh nghiệp hoặc thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí giữ trẻ cho CN yên tâm lao động, sản xuất. Năm năm qua, Liên đoàn Lao động các cấp còn giới thiệu cho Đảng hơn 77,3 nghìn công đoàn viên ưu tú. Qua đó, có 18,6 nghìn đồng chí được kết nạp Đảng (công nhân trực tiếp sản xuất là 1.022 đồng chí)... Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh là dịp để chúng ta ôn lại và tôn vinh nhà lãnh đạo tài năng của Đảng, tấm gương người chiến sĩ cộng sản trọn đời vì dân, vì nước. Cuộc đời hoạt động, cống hiến xuất sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh để lại cho cán bộ, đảng viên, nhân dân ta bài học quý báu về lý tưởng cộng sản, tinh thần phấn đấu không mệt mỏi vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; sự thống nhất, phát triển đất nước, vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Ảnh: Đồng chí Lê Hoàng Quân, Uỷ viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM và đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TPHCM dự triển lãm ảnh về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  47


Phóng sự ảnh:

CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC KÊNH TÂN HÓA - LÒ GỐM  Minh Anh Sau khi UBND TP Hồ Chí Minh khánh thành Dự án “Cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hoá-Lò Gốm”. Bộ mặt đô thị TPHCM đã có được bước chuyển biến lớn, làm thay đổi diện mạo các quận nghèo vùng ven trước đây nay trở thành các địa phương có cảnh quan kiến trúc theo hướng hiện đại, thông thoáng và sạch đẹp; môi trường sống của người dân được tốt hơn, giá trị ngôi nhà đất được tăng thêm, điều kiện kinh tế hàng nghìn hộ gia đình được cải thiện rõ rệt

Dự án đã xây dựng 12 cây cầu bắc qua kênh nhằm Những công trình trên đã kéo theo việc nâng cấp tạo mỹ quan và giải quyết ùn tắc giao thông; xây 11.815 mét đường giao thông kết nối các tuyến đường huyết mạch phía ty thành phố; tạo bốn khu cảnh quan cho người dân vui chơi giải trí với tổng diện tích 14.120 mét vuông; xây lắp gần 8.000 mét cống bao thu gom nước thải, kiểm soát tình trạng ngập nước cục bộ; nạo vét 300.000 mét khối bùn, khơi thông dòng chảy bảy km, tạo sự thông thoáng môi trường, không khí trong lành dọc toàn bộ tuyến kênh… 48  Số tháng 5/2015

đồng bộ các hệ thống hạ tầng cơ sở ở 96 khu dân cư thu nhập thấp. Có 6.305.589 người được hưởng lợi từ dự án, trong đó có 1.281.055 người được hưởng lợi trực tiếp thông qua các dịch vụ hạ tầng tiện ích như bệnh viện mới, trường học mới, mở rộng hẻm, chỉnh trang nhà ở, (dự án còn tạo quỹ gần 350 tỉ đồng để hỗ trợ người dân vay vốn làm ăn, sửa chữa nhà ở, sử dụng nước sạch), trả lại mạng lưới đường thủy và kênh thoát nước thông thoáng cho TP Hồ Chí Minh.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trồng cây lưu niệm tại dự án

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cắt băng khánh thành dự án

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang xem hình ảnh đẹp về dự án

Người dân tập thể dục ngay trên dòng kênh đen năm nào, nay đã xanh sạch trở lại

Một đoạn kênh có bờ kè, cầu vượt

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một đoạn kênh có bờ kè, cầu bộ hành

Số tháng 5/2015  49


T

Ư Ơ N G TÁC

“GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ”  Việt Ngữ Ngày 22-7, tại chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3, TP Hồ Chí Minh), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam công bố sự kiện đấu giá bức tranh "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" để ủng hộ gia đình 64 liệt sĩ hải quân đã anh dũng hy sinh ngày 14-3-1988 tại đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Đại tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an chia sẻ cùng BTC trước buổi lễ

Sự kiện được hàng trăm doanh nghiệp, tăng ni phật tử và công chúng tham dự. Mỗi người đều mang chung tâm trạng sự xúc động khi nghĩ về các liệt sĩ đã hy sinh trong sự kiện đảo Gạc Ma ngày 14-3-1988. Khi ấy, từ tàu HQ 604 đang thả neo tại Gạc Ma, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146 Trần Đức Thông phát hiện thấy bốn chiếc tàu lớn của địch đang tiến lại gần. Tổ ba người gồm thiếu úy Trần Văn Phương và hai chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, Nguyễn 50  Số tháng 5/2015

Văn Lanh được cử bảo vệ lá cờ Việt Nam đang cắm trên bãi. 6 giờ sáng, địch thả ba thuyền nhôm và 50 quân đổ bộ lên đá giật cờ Việt Nam. Tổ cắm cờ phía Việt Nam chủ yếu là lính công binh với nhiệm vụ xây dựng đảo nên chỉ có 2 khẩu AK-47, còn lại trang bị dụng cụ xây dựng như xà beng, cuốc xẻng nhưng vẫn cố gắng bảo vệ cờ. Hai bên giằng co với nhau bằng tay không một hồi thì Nguyễn Văn Lanh bị đâm bằng lưỡi lê còn Thiếu úy Trần

Văn Phương bị bắn. Trước khi hy sinh, Trần Văn Phương đã hô: “Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”. Những người tham dự sự kiện đấu giá cũng không thể kìm lòng khi thấy những giọt nước mắt của góa phụ Mai Thị Hoa cùng con gái Trần Thị Thủy (là vợ con của liệt sĩ Trần Văn Phương, người giữ lá cờ). Và tất cả đều vui khi thấy có sự góp mặt của các

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


chiến sĩ sống sót trong trận Gạc Ma như: Lê Văn Đông, Lê Hữu Thảo, Trần Thiên Phụng, Nguyễn Văn Thống, Trương Văn Hiền… Cựu chiến binh Lê Hữu Thảo nói trong nước mắt: Do Hải quân Việt Nam không chịu rút khỏi đá, lúc 7 giờ 30 phút, tốp lính địch rút về tàu rồi dùng hai chiến hạm bắn pháo vào tàu HQ 604 làm tàu bị hỏng nặng. Hải quân Việt Nam vừa chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Khi tàu ta bị thủng nhiều lỗ và

chìm dần xuống biển, các đồng chí Trần Đức Thông, Vũ Phi Trừ cùng một số thủy thủ trên tàu đã hi sinh. Khi trời sáng rõ quân địch mới rút, tôi và một số người còn lành lặn tìm xác đồng đội và cấp cứu chiến sĩ bị thương. Chiếc xuồng vận tải bị đạn bắn thủng nên tôi phải xé áo nhét lại để chở thi thể trung úy Phương và thương binh Lanh. Thiếu tướng, Anh hùng LLV TND Lê Mã Lương thay mặt ban tổ chức cho biết: “27 năm đã trôi qua, nhưng tấm gương hy

sinh của 64 cán bộ, chiến sĩ kiên cường bảo vệ chủ quyền biển đảo tại đảo Ga Ma đã để lại một tượng đài bất tử về chủ n g h ĩ a anh hùng cách mạng, truyền thống yêu nước, bảo vệ lãnh thổ trong lòng nhân dân Việt Nam. Đây là sự tri ân và tưởng nhớ tới các liệt sĩ đã hy sinh, còn là dịp để khơi dậy tinh thần yêu nước trong nhân dân. Theo Thiếu tướng Lê Mã Lương, bức tranh đã thu hút sự quan tâm theo dõi của công chúng với nhiều tầng lớp, thành phần khác nhau.

Hoạ sĩ​Bùi Lệ Trang​v​ à First News phối hợp đấu giá​bức tranh Gạc Ma - Vòng tròn bất tử

Trong buổi đấu giá chính thức, bức t r a n h đã được ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình đưa ra mức giá 1 tỷ 280 triệu đồng. Ông Hải trở thành người chiến thắng trong cuộc đấu giá mang ý nghĩa nhân văn này. Là người đã sáng tác nên bức tranh “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử”, họa sĩ Bùi Lệ Trang không khỏi xúc động: “Tôi hoàn toàn bất ngờ với mức giá mà ông Lê Viết Hải đưa ra ngày hôm nay. Tuy nhiên, điều tôi vui mừng không phải vì

bức tranh được trả giá cao mà tôi vui mừng vì tinh thần của người dân Việt Nam không bao giờ quên ơn liệt sĩ đã hy sinh ở Gạc Ma”. Có lẽ, chưa có cuộc đấu giá tranh nào lại đặc biệt như cuộc đấu giá bức tranh “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử”. Đây không còn là một cuộc đấu giá mang tính thương mại, mà nó đã trở thành cuộc hội ngộ của những tấm lòng luôn hướng về nguồn cội, trân trọng những hy sinh của cha

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

ông thế hệ trước đã ngã xuống để bảo vệ quê hương đất nước. Dù không chiến thắng trong cuộc đấu giá này nhưng rất nhiều người tham gia đấu giá từ trước đó đều không tỏ ra buồn phiền mà trái lại, tất cả mọi người đều rất vui mừng và phấn khởi ủng hộ hàng trăm triệu đồng để tặng cho các cựu binh Gạc Ma. Đây là một nghĩa cử tri ân ấm lòng đối với những gia đình có con đã hy sinh trong bảo vệ biển đảo quê hương. Số tháng 5/2015  51


T

Ư Ơ N G TÁC

GIEO ƯỚC MƠ TRÊN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG TÌNH NGUYỆN  Hoài Thương - Ngòi Bút Trẻ

Ước mơ giản dị bên những đồng khoai Vượt qua những chặng đường dài hàng chục cây số với những cơn mưa tầm tã của ngày hè, cuối cùng chúng tôi cũng đến được với các chiến sĩ tình nguyện tại xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Vừa đến đầu xã chúng tôi đã có duyên gặp gỡ các chiến sĩ tình nguyện trường Đại học Công nghiệp TP. HCM đang đi bộ dọc đường tới trường tiểu học Thành Trung 2 để dạy học cho các em nhỏ. Được trò chuyện và tâm sự với các chiến sĩ tôi càng hiểu hơn về các hoạt động tình nguyện của các bạn và đặc biệt nhất là hiểu hơn về cuộc sống, sự vất vả, khó khăn của người dân nơi đây, việc học của các em nhỏ trên địa bàn. Tại xã Thành Trung, những cánh đồng bát ngát, những ruộng khoai xanh rì, kéo dài dọc hai bên những tuyến đường vào xã. Hơn 80% hộ dân ở đây đều có thu nhập chính từ các mùa vụ khoai. Một kí khoai chỉ hơn 1.000 đồng, giá cả lên xuống thất thường, nên đời sống của người dân ở đây rất khó khăn, bấp bênh, cuộc sống sinh hoạt và học tập của các em cũng vô cùng thiếu thốn. Khi được hỏi về những ước mơ của mình, nhiều em hồn nhiên nói: “Ước mơ của em là được trồng khoai”. Những lời nói ngây ngô và đáng yêu ấy, đã vô tình chạm vào trái tim và tâm hồn của những chiến sĩ tình nguyện. Phải chăng cuộc sống và tuổi thơ của các em là những trang nhật kí bên những ruộng khoai của cha mẹ, bên những giọt mồ hôi mặn chát trên những cánh đồng…Để rồi khi hỏi về ước mơ của mình, các em cũng chỉ nghĩ về những điều bình dị ấy mà không phải là những thứ xa xôi nào khác.

52  Số tháng 5/2015

Thắp sáng ước mơ Lớp học đã đi vào hoạt động gần 2 tuần, với lực lượng 25 chiến sĩ, các bạn đã phân chia và bố trí từng nhóm để dạy học cho các em vào mỗi buổi chiều chủ nhật từ thứ 2 và thứ 7 hàng tuần. Chiến sĩ Văn Đình Lý, Khoa Cơ Khí - Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM, chia sẻ: “Vì các em còn nhỏ và rụt rè, nên trước những buổi học đều giao lưu và vui chơi với các em. Chúng mình đã bắt đầu từ những cái đơn giản và dễ hiểu để các em tiếp cận dần dần. Bên cạnh đó, tụi mình còn chia sẻ với các em về những ước mơ đẹp, từ đó động viên các em chăm chỉ học hành”. Những ngày đầu, số lượng các em học sinh còn hạn chế, các chiến sĩ tình nguyện đã đến từng nhà vận động phụ huynh đưa con em đến trường. Cho đến nay sĩ số lớp đã đi vào ổn định, trung bình là 20 em một lớp. Trong đợt hè này, các chiến sĩ sẽ kèm cặp và dạy cho các em những kiến thức và bài học từ lớp 1 đến lớp 7. Bao gồm toán, tiếng việt và ngoại ngữ. Bên cạnh đó, các em còn sinh hoạt, giao lưu văn nghệ với các chiến sĩ hàng tuần. Bạn cũng chia sẻ thêm: “Các bạn chiến sĩ đã đến từng nhà để vận động các phụ huynh cho con em tới tham gia lớp học, ngoài ra còn nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô giáo chủ nhiệm động viên và nhắc nhở em học hành. Mình cũng mong rằng, các em sẽ có những bài học mới thú vị và có hiệu quả. Và quan trọng nhất là để trang bị kiến thức để các em có những ước mơ lớn lao hơn ngoài những ruộng khoai của gia đình”. Em Huỳnh Ngọc Trường, học sinh lớp 7, Trường THCS Thành Trung tham gia lớp học tâm sự: “Em cảm thấy vui vì anh chị rất gần gũi và dạy tận tình. Em mong muốn vào những dịp hè sau, anh chị lại trở về đây và dạy cho chúng em. Em sẽ cố gắng học tốt và ngoan ngoãn vâng theo lời anh chị”.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  53


T

Ư Ơ N G TÁC

ÁO XANH TÌNH NGUYỆN VỀ ĐỒNG THÁP  Hoài Thương - Ngòi Bút Trẻ

V

ới tâm thế sẵn sàng và tinh thần háo hức của tuổi trẻ, các chiến sĩ tình nguyện từ các trường đại học đã có mặt đông đủ tại nhiều địa bàn trên mặt trận Tây Nam Bộ. Tại xã Tân Khánh Đông, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, 50 chiến sĩ trường ĐH Công Nghệ Sài Gòn đã bắt đầu thực hiện các hoạt động trong không khí đầy sôi nổi. Các chiến sĩ được chính quyền địa phương hỗ trợ và sắp xếp ổn định chỗ ở và sinh hoạt tại trường tiểu học Tân Khánh Đông 3 của xã. Ngay trong ngày đầu tiên, các chiến sĩ đã bắt đầu làm sạch cỏ để trồng hoa trên hai bên đường Tỉnh lộ 848. Đây là hoạt động trọng điểm của các chiến sĩ trong chuyến tình nguyện Mùa hè xanh lần này. Anh Lương Ngọc Nam - Phó bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Liên Hiệp Việt Nam thành phố cho biết: “Đây là tuyến đường hoa đặc biệt, cổng chào của thành phố. Các bạn sinh viên sẽ tham gia thực hiện cải thiện cảnh quan trên tuyến đường này, nhằm đẩy mạnh thương hiệu của làng hoa. Và đặc biệt đây là công trình nhằm chào mừng lễ hội hoa xuân sắp tới”. Bên cạnh đó, các chiến sĩ sẽ được phân bố tham gia nhiều hoạt động như hỗ trợ xây 1 căn nhà tình 54  Số tháng 5/2015

bạn với tổng số tiền là 20 triệu. Dự kiến đến ngày 14/8 sẽ làm lễ bàn giao. Sửa chữa và thay thế các thiết bị điện cho 5 hộ gia đình (2 triệu/hộ). Gia cố các tuyến đan sạt lở ở nông thôn dài 3km, làm vệ sinh môi trường, phát quang các đoạn đường giao thông và thăm gia đình chính sách… Các chiến sĩ tình nguyện sẽ cùng phối hợp đoàn viên, thanh niên của xã tổ chức những buổi nói chuyện chia sẻ với nhiều bạn thanh niên tại địa phương, nhằm nâng cao nhận thức và phát huy tinh thần học tập, phấn đấu, xây dựng lí tưởng sống… Đây là một trong những hoạt động về tuyên truyền khá nổi bật trong hè này. Nhiều hoạt động được triển khai và tiến hành thực hiện tại địa bàn xã Tân Khánh Đông đến hết ngày 15/8, các chiến sĩ sẽ kết thúc chuyến tình nguyện của mình. Trên các mặt trận Tân Dương, Vĩnh Thới, Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp các chiến sĩ trường Đại học Kinh tế - Luật đã tiến hành hoạt động dọn vệ sinh (nhặt rác, làm cỏ…) trên các tuyến đường tại địa phương. Một số hoạt động tiêu biểu của các chiến sĩ tại mặt trận như xây dựng 2 căn nhà tình thương (30 triệu/ căn), tặng 10 phần quà cho các gia đình chính sách (350 ngàn/ phần). Tại xã Tân Hòa các

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


NGÔI NHÀ

CỦA NHỮNG NGHĨA TÌNH  D. Xuân - T.Phan - N.B.T

Vào một ngày cuối tuần, chúng tôi ghé thăm các chiến sĩ Mùa hè xanh của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM khi các bạn đang tất bật thi công ngôi nhà tình thương cho gia đình cô Trần Thị Chông, một trong những hộ nghèo khó tại xã Tam Thôn Hiệp trong cái nắng ban trưa và những cơn gió mang theo hơi mặn của biển Cần Giờ. Cô sống với người con trai út trong ngôi nhà tạm bợ bằng tôn đã rỉ sét nhiều năm qua. Ở tuổi gần 70, sức khỏe cô cũng yếu đi từng ngày, do vậy mà hai mẹ con nương tựa nhau sống nhờ vào thùng cua của

chiến sĩ cùng đoàn viên, thanh niên địa phương sẽ xây dựng 500 cột cờ và trao tặng 500 lá cờ với tổng trị giá 15 triệu. Đặc biệt các chiến sĩ trường ĐH Kinh tế - Luật sẽ cùng phối hợp với các chiến sĩ trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho 1000 người dân ở 3 xã, đồng thời tuyên truyền vận động người dân chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Chị Trần Cẩm Lượng - Bí thư Xã Đoàn Vĩnh Thới cho biết: “Đây là năm thứ hai địa phương chị nhận các bạn sinh viên về. Qua những ngày tháng cùng làm việc và sống với các bạn chị thấy rằng tinh thần tình nguyện của các bạn trẻ rất cao. Ở đây các bạn cùng sinh hoạt tập thể và gắn bó với nhau trong từng công việc. Chị coi các sinh viên như người em của mình, động viên và giúp đỡ các em hoàn thành tốt nhiệm vụ”. Chiến sĩ Nguyễn Xuân Phúc, sinh viên năm nhất, trường Đại học Công nghệ Sài Gòn, chia sẻ: “Mới đầu

cậu con trai. Cô con gái lớn đi lấy chồng nhưng gia đình nhỏ của chị cũng nghèo nên mong muốn giúp mẹ cất nhà mới cũng chỉ là niềm trăn trở bấy lâu nay. Cho tới một ngày các đồng chí cán bộ xã xuống thăm và mang đến một niềm vui lớn cho gia đình cô, đó là căn nhà tình thương được hỗ trợ bởi trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM. Căn nhà với tổng giá trị 50 triệu đồng đang được xây dựng trên một mảnh đất trũng vỏn vẹn 6m ngang đã được nâng lên bằng hơn chục xe đất. Nắng hè không chiếu từng đợt nhẹ nhàng mà cứ chang chang cả buổi trời, mồ hôi ngắn dài trên má các chiến sĩ tình nguyện. Ở giảng đường, họ là những sinh viên cầm bút, còn tại nơi đây họ là những “thợ xây” áo xanh cầm xẻng trộn xi măng, xúc cát, đóng đinh, dựng tôn...nhưng gương mặt mỗi chiến sĩ tham gia xây dựng căn nhà này tràn đầy niềm vui, sự tự hào. Mái nhà mới có gạch, có cửa cao và sáng sủa không còn là mơ ước nữa mà đang được hiện thực hóa bằng chính tâm sức của các bạn sinh viên tình nguyện Mùa hè xanh. Cô Chông xúc động tâm sự: “Hàng đêm nằm trằn trọc không ngủ được, vừa lo vật tư lên giá rồi nhỡ như có xây dôi hơn 50 triệu lại không có tiền trả nợ, vừa mừng vì biết đến bao giờ mẹ con mới xây được căn nhà mới nếu không được hỗ trợ. Các em sinh viên làm việc được lắm, mời ăn không dám ăn vì thấy dì nghèo khổ quá, chỉ có thùng nước đá chanh giã mệt coi như là cái tình dì gửi hết vào đó cho mấy đứa nhỏ. Thấy mà tội nghiệp!”. Căn nhà dự kiến hoàn thiện vào ngày 10/8 sau hơn 3 tuần xây dựng. Mái nhà là sự chia sẻ phần nào với nỗi lo về nơi ăn, chốn ở hàng ngày của hai mẹ con cô Chông, để cô an tâm sống vui quãng đời còn lại, quẳng gánh lo tát nước từ trong nhà ra sân sau mỗi trận mưa.

em rất lo lắng vì đi xa, hoạt động ở môi trường mới, gặp nhiều bạn bè mới… Nhưng chỉ sau một buổi sáng làm việc thì chúng em đã quen biết nhau và gần gũi như anh em một nhà. Điều mà em trân trọng và vui nhất đó chính là tinh thần đoàn kết và sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau của mọi người”.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  55


M

Ô I T RƯỜ N G & P H Á P LUẬT

TP.HỒ CHÍ MINH:

UBND QUẬN 9 CHƯA BỒI THƯỜNG BỔ SUNG LẠI TỔ CHỨC CƯỠNG CHẾ !? Không đồng ý Quyết định số 839/QĐ-UBND-BBTQ9 của UBND quận 9 về công bố giá trị bồi thường, hỗ trợ tái định cư, bà Trần Ngọc Hồng đã có đơn khiếu nại (KN). Tại Quyết định giải quyết KN số 98/QD-UBNDTT ngày 29/9/2011, UBND quận 9 đã thừa nhận chưa đền bù 2 trạm điện 150KVA và 250KVA đồng thời bồi thường bổ sung một số tài sản, công trình cho bà Hồng số tiền 152.861.896 đồng...Trong khi công tác chi trả bồi thường bổ sung chưa được thực hiện thì ngày 27/5/2015, UBND quận 9 tổ chức cưỡng chế, buộc bà Hồng phải giao mặt bằng cho chủ đâu tư, gây bức xúc trong dư luận ( Tạp chí Môi trường đô thị số tháng 5/2015 đã có bài phản ánh).

Kiểm kê ...bỏ sót nhiều tài sản.

Trong đơn KN yều cầu bồi thường bổ sung gửi Chủ tịch UBND quận 9, bà Trần Ngọc Hồng, có nêu: Quyết định số 839/QĐ-UBNDBBTQ9 ngày 22/4/2010 của UBND quận 9 lại căn cứ Quyết định 4652/ QĐ-UB ngày 29/10/2003 của UBND TP.HCM và Quyết định số 599/QĐ-UB ngày 9/12/2005 của UBND quận 9 phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án (DA) xây dựng nhà ở lưu trú công nhân Khu công nghệ cao (CNC) phường Long Thạnh Mỹ, quận 9 (nằm ngoài diện tích Khu CNC) là không phù hợp với thực tế. Vì theo Điều 51 Quyết định 106/2005/QĐ-UB ngày 16/6/2005 của UBND TP.HCM thì Phương án bồi thường được phê duyệt chỉ có hiệu lực trong 12 tháng nhưng UBND quận 9 lại căn cứ vào các quyết định 56  Số tháng 5/2015

 Mai Khuê và phương án lập từ năm 2005 để áp giá bồi thường, là trái với quyết định của UBND TP.HCM. Tại Quyết định số 839/QĐUBND-BBTQ9 của UBND quận 9 công bố giá trị bồi thường, hỗ trợ tái định cư ghi hộ bà Trần Ngọc Hồng, số 126A Giãn Dân, phường Long Thạnh Mỹ, là không đúng đối tượng, vì tài sản, công trình trên đất là của DNTN Tân Tiến, chứ không phải hộ gia đình bà Hồng. Ngoài ra, UBND quận 9 dựa vào Biên bản kiểm kê không ghi số, không ghi ngày, tháng nên dẫn tới tình trạng thiếu nhiều hạng mục, công trình chưa áp giá bồi thường, cụ thể là: 2 trạm điện 250KVA, 150KVA; 2 cối ép gạch hiệu Cơ khí 3 Nhàn Đồng Nai, 2.000m2 trại gạch nền bê tông, cột gạch, mái ngói, mái tôn....Một số tài sản, công trình lại áp giá đền bù quá thấp, như: 2 lò gạch 4 bầu lửa và 5 bầu lửa; 6.305m2 đất đã sử dụng liên tục trên 30 năm; 1.717,38m2 trại gạch nền bê tông, cột gạch, mái ngói... Qua vụ việc trên cho thấy, UBND quận 9 đã có sai sót trong kiểm kê tài sản, không bồi thường đúng giá trị, đúng số tài sản, đúng quy định về hỗ trợ ngừng sản xuất, hỗ trợ người lao động mất việc làm, chuyển đổi ngành nghề của DNTN Tân Tiến, là chưa đúng với quy định pháp luật.

Vi phạm thời hạn xét xử.

Quyết định số 98/QĐ-UB ngày 29/9/2011 của UBND quận 9 đã vi phạm Luật Khiếu nại, vì không giải quyết dứt điểm việc KN của công dân theo thẩm quyền và việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho bà

Trần Ngọc Hồng là chưa chính xác nên bà Hồng đã khởi kiện Quyết định Hành chính của UBND quận 9. Ngày 30/3/2012, TAND quận 9 đã có Thông báo số 267/2012 /TB-TLVA thụ lý vụ án theo quy định pháp luật. Sau một năm rưỡi nghiên cứu hồ sơ, ngày 17/9/2013, TAND quận 9 mới đưa vụ án ra xét xử nhưng TAND quận 9 không tuyên án mà lại ban hành quyết định...hoãn phiên tòa và tiếp tục trì hoãn không biết đến khi nào mới đưa ra xét xử!? Trong khi TAND quận 9 đang thị lý vụ án thì bất ngờ ngày 17/6/2014, UBND quận 9 ban hành Quyết định số 115/QĐ-UBND cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ bà Trần Ngọc Hồng (không phải là DNTN Tân Tiến). Chỉ có điều UBND quận 9 lại căn cứ vào Quyết định 839/QĐ-UBND-BBTQ9 của UBND quận 9 nhưng tiếc thay, Quyết định này đã bị thay thế bởi Quyết định số 98/QĐ-UBND-TT ngày 29/9/2011 của UBND quận 9. Vì vậy, Quyết định cưỡng chế của UBND quận 9 không đảm bảo tính pháp lý và trái pháp luật. Trước tình hình cấp bách trên, một việc làm rất cần thiết là áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 62 Luật Tố tụng Hành chính nhưng không hiểu sao, TAND quận 9 lại giữ thái độ im lặng !? Theo luật sư Trần Thế Vinh (Đoàn Luật sư TP.HCM), Điều 32 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thu hồi đất, chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau; Thực hiện đúng trình tự, thủ tục về thu hồi đât, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại Điều 29, 30, 31 của Nghị định này. Căn cứ khoản 4 Điều

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


31 Nghị định 69/2009/NĐ-CP thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thanh toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất theo phương án được duyệt thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trường hợp việc bồi thường thực hiện theo tiến độ thì chủ đầu tư được nhận bàn giao phần diện tích mặt bằng đã thực hiện xong việc bồi thường triển khai dự án. Rõ ràng, việc UBND quận 9 ban hành Quyết định cưỡng chế đối với hộ bà Hồng là vi phạm Nghị định 69/2009/NĐ-CP, vì chưa thanh toán xong tiền bồi thường, chưa thanh toán đầy đủ tài sản bị thiệt hại và chưa chi trả về chính sách đối với doanh nghiệp bị ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh. Qúa bức xúc, bà Trần Ngọc Hồng lại khởi kiện Quyết định số 115/QĐ-UBND của UBND quận 9 về cưỡng chế thu hồi đất và ngày 24/12/2014 TAND quận 9 có Thông báo số 1278/TB-TLVA thụ lý vụ án nhưng không hiểu sao đến nay vụ án vẫn chưa đưa ra xét xử, là vi phạm về thời hạn xét xử nhưng không ai bị bất cứ một hình thức chế tài nào !? Phải chăng việc kéo dài vụ án hết năm này đến năm khác của TAND quận 9 nhằm tạo điều kiện

2 trạm điện của DNTN Tân Tiến chưa được bồi thường.

để UBND quận 9 tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của DNTN Tân Tiến, nhằm đặt vụ việc trước sự đã rồi?

Cưỡng chế cả phần đất... ngoài dự án.

Thực hiện chỉ đạo của UBND quận 9, ngày 27/5/2015, UBND phường Long Thạnh Mỹ và các cơ quan quận 9 đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của bà Trần Ngọc Hồng đề giao cho Công ty TNHH MTV phát triển khu công nghệ cao thành phố làm chủ đầu tư. Điều mà dư luận quan tâm là lực lượng chức năng quận 9 đã phá dỡ tài sản, công trình trên diện tích 7.929,7m2,

tức là cưỡng chế lố ...1.624,7m2 đất của bà Hồng, thay vì trong diện tích 6.305m2. Chinh vì vậy, nhiều tài sản trên đất ngoài diện tích cưỡng chế đã bị đập bỏ, gây thiệt hại nghiêm trọng cho DNTN Tân Tiến. Vấn đề mà dư luận quan tâm là, hiện có 5 doanh nghiệp và 11 hộ dân nằm trong danh sách bị cưỡng chế nhưng UBND quận 9 chỉ cưỡng chế đối với bà Hồng, còn các doanh nghiệp khác thì không hề đụng tới. Liệu có gì khuất tất, mang tính cá nhân hay không!? Điều không bình thường là trước đó, Chủ tịch UBND quận 9 đã gửi văn bản vượt cấp đến Thanh tra Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Bộ Công an, Trường Cao đẳng CSNDII, cho rằng ông Nguyễn Văn Oai (chồng bà Hồng) vi phạm Những điều đảng viên không được làm và 10 điều kỷ luật CAND, vì ông Oai là đại tá- cán bộ cao cấp trong ngành Công an. Các cơ quan chức năng Bộ Công an, đã gửi bản giải trình của ông Oai để Chủ tịch UBND quận 9 xem xét, trả lời nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm. Trong khi đó, UBND quận 9 vội vã cưỡng chế thu hồi đất của DNTN Tân Tiến, đã làm ảnh hưởng uy tín một sĩ quan cao cấp trong CAND, một đảng viên 40 năm tuổi Đảng. Vậy, ai đúng, ai sai trong vụ việc này cần được cấp có thẩm quyền sớm làm rõ.

Nhiều hạng mục công trình bị Đoàn cưỡng chế phá dỡ.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  57


M

Ô I T RƯỜ N G & P H Á P LUẬT

NHÀ SẢN XUẤT CÓ TRÁCH NHIỆM THU HỒI SẢN PHẨM THẢI BỎ  Thảo Phan Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ, bắt đầu từ ngày 1-7-2016 sẽ thu hồi và xử lý một số sản phẩm thải bỏ là ắc quy và pin các loại; một số thiết bị điện, điện tử, dầu nhớt, săm, lốp các loại. Cũng từ thời điểm này, sẽ thu hồi và xử lý một số sản phẩm thiết bị điện, điện tử thải bỏ như bóng đèn compact; bóng đèn huỳnh quang; máy vi tính (để bàn; xách tay); màn hình máy vi tính; cục CPU (bộ vi xử lý của máy tính); máy in; máy fax; máy quét hình (scanner); máy chụp ảnh; máy quay phim; máy điện thoại di động; máy tính bảng; đầu đĩa DVD; VCD; CD và các loại đầu đọc băng, đĩa khác; máy sao chụp giấy (photocopy); ti vi; tủ lạnh; máy điều hòa nhiệt độ; máy giặt.

Ngoài ra, thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ là dầu nhớt các loại; săm, lốp các loại. Với phương tiện giao thông là xe mô tô, xe gắn máy các loại, xe ô tô các loại thải bỏ sẽ bị thu hồi và xử lý từ 1-1-2018. Quyết định nêu rõ, nhà sản xuất có trách nhiệm tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ do mình đã bán ra thị trường Việt Nam; thiết lập điểm hoặc hệ thống các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ; có trách nhiệm tiếp nhận sản phẩm thải bỏ của mình...Người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển giao các sản phẩm thải bỏ theo các hình thức: tự chuyển đến điểm thu hồi; chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thu gom để vận chuyển đến các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ...

Ảnh: Nguồn internet

58  Số tháng 5/2015

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  59


M

Ô I T RƯỜ N G & P H Á P LUẬT

Ảnh - Cửa hàng xăng dầu số 477A Kinh Dương Vương, phường 12 quận 6

TP.HỒ CHÍ MINH:

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PCCC TẠI CÁC CÂY XĂNG - LỜI CẢNH BÁO  Minh Tâm Vụ cháy cây xăng tại số 2B Trần Hưng Đạo, Hà Nội vào năm 2013 làm 10 chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) Công an TP.Hà Nội bị thương cùng 10 xe gắn máy, 2 xe ô tô bị thiêu rụi, đã báo động về tình trạng mất an toàn trong hệ thống kinh doanh xăng dầu. Nguyên nhân là do sự tắc trách của nhân viên Trạm xăng dầu gây rò rỉ xăng...Qua khảo sát của các cơ quan chức năng, tình trạng vi phạm các quy định về PCCC tại các cây xăng trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh hiện nay diễn ra khá phổ biến, đây là vấn đề mà người dân thành phố rất quan tâm.

Thực trạng.

Vừa qua, UBNDTP ban hành Quyết định số 17/QĐ-UBND quy định về việc sửa chữa, nâng cấp, xây dựng lại cửa hàng xăng dầu (CHXD) hiện hữu đã hoạt động từ trước ngày 16/3/2007 trở về trước 60  Số tháng 5/2015

trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, theo đó, có nhiều CHXD không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và an toàn giao thông, cần phải có sự điều chỉnh và xử lý phù hợp, để tránh hiểm họa đang chực chờ từ những CHXD này. Nội dung Quyết định của UBNDTP có nêu rõ: Vị trí CHXD không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông, trong đó phải cách lộ giới (chỉ giới đường đỏ) ít nhất 5m, tính từ tâm cột bơm. Đối với CHXD tại các giao lộ phải bố trí đường ra vào hợp lý, không làm ảnh hưởng đến giao thông chung, có lối vào CHXD ở vị trí xa nhất so với giao lộ và chiều rộng lối vào CHXD phải đảm bảo thuận tiện cho việc xuất nhập hàng, đồng thời phải xây gờ chân hoặc tạo khoảng cây xanh cách ly không cho xe băng qua, có chiều cao <_50cm, không được cản trở tầm

nhìn tại vị trí giao cắt của giao lộ. CHXD ở gần cầu thì phải cách ngoài phạm vi bảo vệ dọc cầu và đường dẫn lên cầu tối thiểu 50m, phải cách điểm có tầm nhìn bị cản trở ít nhất 50m. Về diện tích xây dựng CHXD, UBNDTP chấp thuận cho tồn tại theo hiện trạng thực tế sử dụng, được phép sửa chữa, nâng cấp, xây dựng lại trên vị trí khuôn viên hiện trạng, khoảng cách giữa các CHXD liền kế nhau (cùng phía) tối thiểu là 50m. Về đảm bảo an toàn PCCC, khoảng cách an toàn từ tâm cột bơm của CHXD đến chân các công trình công cộng tụ họp đông người, như: trường học, chợ trong hệ thống quy hoạch của thành phố và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tối thiểu là 25m, trường hợp CHXD có lắp hệ thống thu hồi hơi xăng dầu thì được giảm 30% (tức 17,5m).

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


Ảnh - Cây xăng Tân Nguyễn Sơn, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú Ảnh - Cây xăng Tân Cảnh, số 339B1 Thoại Ngọc Hầu, quận Tân Phú nằm sát khu dân cư .

Như vậy, căn cứ vào Quyết định của UBNDTP thì có nhiều CHXD không đảm bảo về PCCC, về an toàn giao thông đường bộ, đó là: CHXD tại số 477A Kinh Dương Vương, phường 12 quận 6, người dân tổ dân phố 142, 143 đã gửi nhiều đơn thư đến các cơ quan chức năng của quận và thành phố, đề nghị sớm đình chỉ hoạt động kinh doanh của CHXD, vì nằm sát khu dân cư đông đúc, lại gần hẻm 475A, hẻm 701 Kinh Dương Vương. Đây lại là hẻm cụt, nếu có sự cố xảy ra thì người dân không có đường thoát hiểm, lúc dó thì hậu quả thật khó lường. Vả lại, về hướng vòng xoay Phú Lâm và bùng binh Mũi Tàu, đã có CHXD số 12, số 13 cách đó chỉ vài trăm mét. CHXD số 73 Văn Cao, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, thuộc khuôn viên Trường Cao đằng nghề Giao thông Vận Tải, CHXD số 369 Tân Sơn Nhì, phường Tân Thành, quận Tân Phú, hiện đã ngưng hoạt động. Riêng CHXD Tân Cảnh, số 339B1 Thạch Lam, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, nằm sát khu dân cư và ảnh hưởng đến an toàn giao thông, CHXD của DNTN Tân Nguyễn Sơn, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, không đảm bảo về cự

ly chỉ giới đường đỏ và nằm kế bên Trường đào tạo sinh ngữ nhưng vẫn đang hoạt động, luôn gây bất an cho người dân xung quanh.

Kiên quyết xử lý vi phạm.

Theo báo cáo của Sở Công thương TP.Hồ Chí Minh, trên địa bàn thành phố hiện có 514 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trong đó 107 cửa hàng được xây dựng trước năm 1975 và một số cửa hàng có trước khi ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng và kinh doanh xăng dầu, như: Khoảng cách an toàn từ cửa hàng xăng dầu đến lộ giới, công trình công cộng, nơi đông người, đường dây điện, các quy định về đảm bảo an toàn tại chỗ...nên không đáp ứng yêu cầu về an toàn PCCC hiện hành. Tính đến nay, thành phố đã phải ngưng hoạt động 93 cửa hàng kinh doanh xăng dầu do không đáp ứng được yêu cầu, ngoài ra, các cửa hàng còn lại đang tiến hành cải tạo để đáp ứng quy hoạch. Sau ngày 31/12/2013, thành phố sẽ dừng hoạt động đối với các cửa hàng, các điểm kinh doanh xăng dầu trên địa bàn không đảm bảo các tiêu chí về an toàn PCCC theo quy định.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Trong cuộc họp với các Sở, ban, ngành của thành phố tháng, Phó Chủ tịch UBNDTP Nguyễn Hữu Tín chỉ đạo Sở cảnh sát PCCC phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra công tác PCCC trên địa bàn thành phố và xử lý nghiêm nếu có vi phạm, việc kiểm tra sẽ tiến hành thường xuyên, nhằm hạn chế thấp nhất các vụ cháy nổ xảy ra trên địa bàn thành phố, nhất là trong đợt nắng nóng vào tháng 5, 6/2015. UBNDTP yêu cầu Sở Công thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát đồng thời đình chỉ ngay các cửa hàng kinh doanh xăng dầu không đảm bảo các điều kiện về PCCC, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đã hết thời hạn. Trước tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố đang có chiều hướng gia tăng, bà con kiến nghị chính quyền địa phương cần để mắt tới các CHXD vi phạm các quy định của UBNDTP, đình chỉ hoạt động hoặc dời đến địa điểm phù hợp, không vì mục đích kinh doanh mà bất chấp tính mạng, tài sản của người dân. Đậy là việc cần phải làm ngay, đừng để mọi sự quá muộn. Số tháng 5/2015  61


DU L Ị C H & M Ô I TRƯỜN G

HẠ TẦNG DU LỊCH ĐƯỜNG THỦY TP.HCM:

TIỀM NĂNG CÒN BỎ NGỎ  Quốc Hùng MANH MÚN

ở Bình Quới, nhà vườn Long Phước (quận 9), Củ Chi, Cần Giờ, Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương)... Đặc biệt, khách quốc tế rất thích các tour có cự ly ngắn theo các tuyến kênh, rạch xung quanh TP.

Với lợi thế sông rạch nói trên, TPHCM có một vị trí chiến lược trong phát triển du lịch đường thủy. Từ trung tâm TP có thể kết nối theo 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc, liên kết trực tiếp với tất cả các vùng kinh Trước đây, có đơn tế trọng điểm của khu vực. vị tổ chức tuyến Với cảnh quan thiên du lịch Nhiêu nhiên đặc sắc dọc hai TPHCM có trên Lộc - Thị Nghè bờ sông Sài Gòn, 1.000km sông, kênh, hay tuyến bến cùng những dòng rạch và được đánh giá là Bạch Đằng kênh được chỉnh một trong những địa phương đến làng trang trong thời có thế mạnh phát triển du lịch nghệ nhân gian qua như Tàu đường thủy. Tuy nhiên, du lịch Hàm Long Hủ - Bến Nghé, đường thủy ở TP phát triển bằng loại Tân Hóa - Lò Gốm, manh mún, cơ sở hạ tầng thuyền chèo Nhiêu Lộc - Thị yếu và thiếu. mang đặc trưng Nghè… đã tạo những của Nam bộ, với điểm nhấn để phát triển một số chương trình loại hình du lịch sông nước. biểu diễn nghệ thuật dân Thời gian qua, các đơn vị du lịch đã tổ chức nhiều tour du lịch đường tộc đặc sắc như: sáo, đàn tranh, sông, xuất phát từ bến Bạch Đằng đờn ca tài tử. Thế nhưng, sau vài (quận 1) đến các điểm tham quan lần tổ chức, các tuyến này dần vắng 62  Số tháng 5/2015

bóng và chưa thu hút được khách du lịch. Nhiều công ty tuy đã quảng bá cho tour du lịch trên các tuyến này nhưng vẫn chưa tổ chức được tour định kỳ mà thỉnh thoảng thực hiện theo yêu cầu của khách du lịch. Nguyên nhân vì sao? Trở ngại lớn nhất hiện nay là chưa có quy hoạch tổng thể và khai thác cảnh quan du lịch hai bên bờ các sông, thiếu những bến đỗ an toàn để đưa đón khách. TP chưa có bến tàu dành riêng cho khách du lịch mà phải dùng chung với các bến tàu khách, hàng hóa. Duy nhất chỉ bến Bạch Đằng là phục vụ cho du lịch đường sông, các bến khác xuống cấp không thuận tiện cho việc neo đậu, không đảm bảo an toàn cho du khách. Các điểm nằm trong các kênh, rạch thì hoàn toàn không có bến, mà chỉ có cầu dẫn tự phát do tư nhân đầu tư (điểm dừng chân) làm cho du khách lên - xuống

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


phương tiện thủy khó khăn. Một số tuyến đường thủy còn hạn chế bởi tĩnh không thông thuyền cầu, nên ảnh hưởng lưu thông của các tàu thuyền du lịch (như tuyến Bạch Đằng - Củ Chi vướng tĩnh không cầu Bình Lợi). Đối với các đơn vị lữ hành, họ cho rằng để triển khai một tour đường sông thì chi phí đi lại, khảo sát, mua sắm phương tiện chuyên chở chi phí cao gấp nhiều lần so với các tour đường bộ. Nguồn nước ở các kênh, rạch quá ô nhiễm, thường xuyên bốc mùi hôi thối nên khách ngại đi. Chính vì thế, nhiều đơn vị không mặn mà với loại hình này. Ngoài ra, các sản phẩm du lịch đường sông hiện nay hầu như chưa có gì, chủ yếu là hình thức kinh doanh nhà hàng nổi trên sông. Quanh đi quẩn lại, chỉ là việc tổ chức cho du khách lên tàu, ăn uống, ngắm cảnh rồi quay về.

CHỜ BẾN…

TPHCM đưa ra mục tiêu tăng trưởng bình quân về khách du lịch đường sông mỗi năm khoảng 20%, doanh thu tăng mỗi năm 30%; đến năm 2020, du lịch đường sông trở thành sản phẩm du lịch chủ lực. Để đạt được mục tiêu này, TP đang lên kế hoạch triển khai các tuyến buýt thủy; xây dựng các cầu tàu, nhà chờ đầu, cuối và dọc các tuyến trọng điểm tại quận 4, 5, 6, 7 và 8 (kết nối với khu phố cổ và phố thuốc bắc tại quận 5 với chợ Bình Tây, khu chợ hoa và phố bến cảng Bến Bình Đông quận 8). Bên cạnh đó, TP đầu tư xây dựng, cải tạo hàng loạt cầu tàu, nhà chờ bến đỗ, với tổng vốn 11.000 tỷ đồng (trong đó 1.000 tỷ đồng từ ngân sách, còn lại là nguồn xã hội hóa). Cụ thể, sẽ cải tạo và xây 50 bến đón tàu, cầu tàu và kết nối đồng bộ tới các điểm tham quan; phát triển

65 điểm tham quan du lịch tại các quận - huyện có tuyến du lịch sông; xây dựng 3 điểm du lịch cộng đồng tại các huyện Củ Chi, Cần Giờ, quận 9. Kinh phí đầu tư một cầu bến bình quân khoảng 1,5 tỷ đồng. Để thực hiện những hạng mục này, UBND TPHCM yêu cầu các quận - huyện có tuyến đường thủy du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại địa phương đầu tư xây dựng các cầu bến đảm bảo an toàn, vệ sinh và có nhà chờ đưa đón khách (chỗ ngồi đợi, che mưa, nắng). Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện thủy, phao nổi theo công nghệ mới vật liệu tổng hợp PPC, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, để các dự án trên thành hiện thực, vẫn còn lắm nhiêu khê về quy trình thủ tục.

Hệ thống đường thủy nội địa trên địa bàn TPHCM sẽ gồm các tuyến: Tuyến Bạch Đằng đi quận 8 (chùa Long Hoa), Bạch Đằng đi Thanh Đa Bình Quới, Bạch Đằng đi Củ Chi (trên sông Sài Gòn), Bạch Đằng đi quận 9 (chùa Hội Sơn), bến đò Phú Xuân đi Cần Giờ.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  63


SỨ C KH Ỏ E & M Ô I TRƯỜN G CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HỌA KHÔNG ĐẠT CHUẨN:

HÀNG TRIỆU DÂN ĐÔ THỊ UỐNG MẦM BỆNH MỖI NGÀY  Lưu Đức Bộ Y tế vừa tiến hành đợt kiểm tra, lấy mẫu nước sinh hoạt tại Hà Nội, TPHCM và một số địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả đã phát hiện 20 – 25% số nhà máy nước không đạt yêu cầu vệ sinh. 20% không đạt chỉ tiêu lý hóa, 10 – 15% không đạt yêu cầu tiêu chuẩn vi sinh. Hàm lượng clo dư không đảm bảo... Trong khi đó, đã có 2 ổ dịch tiêu chảy cấp do E.Coli vừa xuất hiện tại TPHCM và nguy cơ này đe dọa có thể bùng phát bất cứ lúc nào tại các đô thị lớn...

Nước sinh hoạt tại TP.Hồ Chí Minh: Vừa thiếu vừa yếu

Mạng lưới cung cấp nước sạch chưa phủ kín được 100% số hộ dân, chất lượng nước cũng chưa đảm bảo, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát các bệnh dịch đang là thực trạng của TPHCM hiện nay. Nước đã qua xử lý vẫn có vấn đề Theo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, nguồn cung cấp nước cho thành phố chủ yếu từ sông Đồng Nai qua xử lý của Nhà máy nước Thủ Đức và Cty cấp nước Bình An. Riêng nước từ sông Sài Gòn qua xử lý của Nhà máy nước Tân Hiệp. Ngoài ra, có nguồn nước ngầm được Cty TNHH một thành viên nước ngầm Sài Gòn xử lý với công suất 60m3/ngày. Tất cả các nguồn nước trên sau khi xử lý sẽ theo hệ thống đường ống cấp nước đến từng nhà dân. Tuy nhiên, thực tế chất lượng nguồn nước theo giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho thấy, nước chưa qua xử lý và cả xử lý đến tay người dân đều có vấn đề. Các mẫu nước sông tại họng thu nước các nhà máy đều có hàm lượng amoniac vượt tiêu chuẩn cho phép. Các mẫu nước lấy tại sông Đồng Nai - nơi được trạm bơm Hóa An, Nhà máy nước 64  Số tháng 5/2015

Bình An xử lý - đều có hàm lượng nitrit cao. Riêng tại họng thu nước từ Nhà máy nước Thủ Đức và Tân Hiệp có nồng độ coliforms cao. Bộ Y tế đã tiến hành kiểm tra tại ba nhà máy nước lớn nhất, có công suất trên 1.000m3 là Thủ Đức, Bình Chánh và Phong Phú (Bình Lợi 3) đều phát hiện không đạt chỉ tiêu clo dư ngay từ gốc; lượng mangan, sắt đều cao hơn mức cho phép, có khả năng gây nhiễm độc. Có những nơi không phát hiện được clo dư trong nước như ở quận 8, Bình Tân, Nhà Bè... Khi clo dư không còn trong đường ống sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn bên ngoài tấn công vào nguồn nước. Ngoài ra, một loạt trạm cấp nước dưới 1.000m3 đều có vấn đề như trạm cấp nước ở quận 8 phát hiện lượng vi khẩn coliforms (tác nhân gây tiêu chảy) cao gấp 10 lần cho phép; trạm cấp nước ở quận Bình Tân, Nhà Bè, Cần Giờ... phát hiện có vi khuẩn E. coli. Qua tìm hiểu, phần lớn các nhà máy nước hiện nay chỉ châm clo ở đầu nguồn, còn nơi cuối nguồn thì gần như không được châm clo. Trong quá trình truyền tải nước, lượng clo bốc hơi dần, đến cuối nguồn thì không còn clo dư để “chế ngự” vi khuẩn. Trong khi đó, chất lượng nước máy ở các hộ dân không đạt tiêu chuẩn lý hoá do có hàm lượng CaCO3, hàm lượng oxy hoá, hàm lượng NO3... vượt mức quy định.

Nguy cơ dịch bệnh rất cao

Việc xuất hiện 2 ổ dịch tiêu chảy cấp tại huyện Bình Chánh vừa qua đã cho thấy ô nhiễm nước bề mặt đang rất nghiêm trọng. Ông Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho biết, tại khu vực xảy ra tiêu chảy cấp ở

huyện Bình Chánh đa số người dân dựng cầu tiêu trên ao cá, sau đó dùng chính nước ao này làm nước sinh hoạt nên khả năng lây lan tiêu chảy cấp rất cao. Mặc dù có nơi có nước máy nhưng nước yếu hoặc đục nên họ không sử dụng. Tại các quận ngoại thành và các huyện vùng ven, vấn đề đảm bảo nước sạch cho người dân lại càng nghiêm trọng hơn khi mạng lưới đường ống chưa thể phủ kín 100% số hộ dân, thậm chí tại nhiều nơi như ở quận 12, nhiều phường chỉ có 1% người dân được dùng nước sạch. Số còn lại phải sử dụng nguồn nước ngầm hoặc mua nước từ bồn và từ các cơ sở cung cấp nước có quy mô nhỏ tại địa phương. Những cơ sở này thường rất khó để đảm bảo được các yêu cầu về vi sinh, chất lượng theo chuẩn. Mới đây, Công ty cấp nước Trung An đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng quận 12 xét nghiệm một số mẫu nước ngầm trên địa bàn đã phát hiện một số mẫu thử tại các phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông... có nhiễm khuẩn, hàm lượng mangan, Fe vượt quá mức cho phép và độ pH không đạt tiêu chuẩn. Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP, kiểm tra 320 mẫu nước giếng ở các huyện vùng ven thành phố có hơn 54% nhiễm vi sinh, nhiễm amoniac, pH, độ đục, độ màu còn nhiễm sắt, mangan và nồng độ nitrate vượt cao so với giới hạn cho phép. Kiểm tra vi sinh các trạm cấp nước giếng tập trung trên 500 dân ở TPHCM thì có gần 30% số mẫu không đạt.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  65


PHONG T H ỦY C H O MỌI N G ƯỜI

Ảnh: Nguồn internet

ỨNG DỤNG THƯỚC LỖ BAN TRONG PHONG THỦY Ban biên tập [ tổng hợp ] Lỗ Ban tương truyền là ông tổ của nghề mộc đã được hoá thân thành Thánh đã phát minh ra cây thước Lỗ Ban. Cây thước Lỗ Ban có rất nhiều thuyết khác nhau liên quan đến xuất xứ của nó. Chỉ biết rằng trong Phong Thuỷ thì nó được ứng dụng để đo chiều dài trong thiết kế nhà cửa và âm phần. Hiện nay người ta thường sử dụng loại thước Lỗ Ban dài 43 cm chia thành 8 cung bằng nhau : Cung Tài Bệnh Ly Nghĩa Quan Kiếp Hại Bổn

Ý Nghĩa Ứng với sao Tham Lang tức Sinh Khí – Tốt Ứng với sao Phá Quân tức Tuyệt Mệnh – Xấu Ứng với sao Vũ Khúc tức Phúc Đức – Tốt Ứng với sao Cự Môn tức Thiên Y – Tốt Ứng với sao Văn Khúc tức Lục Sát – Xấu Ứng với sao Liêm Trinh tức Ngũ Quỷ – Xấu Ứng với sao Lộc Tồn tức Hoạ Hại – Xấu Ứng với sao Tả Phụ tức Phục Vị – Tốt

66  Số tháng 5/2015

Đo chiều dài của nhà cửa, vật dụng mà rơi vào các cung Tài, Ly, Nghĩa, Bổn là tốt, các cung khác là xấu. Ngoài ra còn một loại khác dài 51cm chia thành 8 cung bằng nhau như sau : Cung Quý Nhân Hiểm Hoạ Thiên Tai Thiên Tài Nhân Lộc Cô Độc Thiên Tặc Tể Tướng

Ý Nghĩa Hành Mộc – Tốt Hành Thổ – Xấu Hành Thổ – Xấu Hành Thuỷ – Tốt Hành Kim – Tốt Hành Hoả – Xấu Hành Hoả – Xấu Hành Thổ – Tốt

Quý vị có thể sử dụng một trong hai loại trên để đo đạc và tính toán. Nếu cẩn thận có thể sử dụng cả hai loại thước trên.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


Về tính khoa học của thước Lỗ Ban hiện có rất nhiều cách giải thích khác nhau, có thuyết cho rằng đó là sự trải dài của Bát Quái và việc sử dụng thước tuân theo Bát Quái và Ngũ Hành. Song theo khoa học thì ngay cả trong lòng đất cũng tồn tại những dao động với những tần số khác nhau, nhất là những dao động âm trong lòng đất vồn liên tục tồn tại. Vì vậy, nếu kích thước của nhà ở và các yếu tố trùng với bước sóng thì dễ gây ra cộng hưởng và làm giảm sự bền vững. Có thể, cây thước Lỗ Ban là sản phẩm của sự đúc kết kinh nghiệm trong xây dựng để tránh những sự cộng hưởng hoặc

phần bụng sóng dao động mạnh, giảm thiểu được rủi ro, tăng tuổi thọ cho nhà ở và vật dụng. Cửa chính là một thành phần rất quan trọng của ngôi nhà trong thiết kế kiến trúc, thẩm mỹ và chịu ảnh hưởng tốt xấu của phong thủy (cửa chính là yếu tố quan trọng nhất trong dương trạch). Cửa sẽ là nơi truyền dẫn luồng khí đến ngôi nhà, từ đó luồng khí được phân tán đến từng ngóc ngách của căn nhà và thoát ra ngoài qua những ô thoáng được nghiên cứu một cách chặt chẽ và khoa học, là sự kết hợp giữa kiến trúc (hình dáng đẹp, xấu) và phong thủy (vị trí tốt, xấu).

ĐƯỜNG CÁI ĐÂM VÀO CỬA CHÍNH VÀ CÁCH HÓA GIẢI

Ban biên tập [ tổng hợp ]

Đường cái đâm vào cửa chính là một hiện tượng kiêng kỵ trong thuật phong thủy. Trong trường hợp nhà bạn, con đường thẳng đâm vào chính hướng cửa, vô tình đã mang theo luồng ác khí (ác khí đi theo đường thẳng, sinh khí đi theo đường vòng). Nhưng cũng không vì thế mà bạn phải lo lắng. Theo phong thủy, bạn có thể hóa giải được. Tuy nhiên, để có thể áp dụng đúng nguyên tắc của thuật phong thủy, tốt nhất bạn nên có sự giúp đỡ của người am hiểu về lĩnh vực này (CÁC Phong thủy Gia): Theo những cuốn sách cổ và người xưa, bạn có thể dùng tấm bia đá (bùa) chôn sâu dưới lòng đất ngay trước cửa chính hoặc cũng có thể dùng lá bùa của người làm phong thủy treo phía trên cửa. Bia đá hay lá bùa sẽ hóa giải được những điều xấu. Tuy nhiên, đây là việc không dễ làm và không được ứng dụng nhiều trong đời sống hiện đại ngày nay. Ngày nay, các bạn có thể dùng bộ “Tài khí đáo gia” kết hợp với bộ “Chiêu tài tiến bảo” và bộ Phong linh kết hợp gương bát quái là có thể hóa giải được, – Treo bộ phong linh tại vị trí cửa ra vào có con đường đâm vào có tác dụng đón lành tránh dữ, báo động và xua đi những luồng khí dữ, mời chào những luồng khí trong lành dẫn tới ngôi nhà. bên cạnh đó các pháp khí phong thủy này còn là vật dụng trang trí rất tinh tế cho nhà của bạn. Nếu có thể, trước cửa nhà nên đặt 01 đôi sư tử đá. Trồng cây, hoa có màu sắc hợp với bản mệnh phía trước cửa theo hình dạng uốn lượn sẽ rất tốt, có khi “biến hung thành cát” với điều kiện phải có khoảng không phía trước rộng tương đối để có thể tạo được một số hình theo thuật phong thủy. Tạo tấm bình phong phía trước (xây cao tương đối và phải có khoảng cách tới cửa chính một cách hợp lý) nhằm ngăn cản hay làm lệch hướng lưu chuyển của dòng khí đó.

Chuyển đổi vị trí cửa chính sang cung vị khác nhằm tránh hoàn toàn hướng con đường đâm tới. Biến cửa hiện tại (bị con đường chiếu tới) thành cửa giả, qua một khoảng rộng và có thể bố trí cửa trong khoảng chính vào nhà trong khoảng đó cũng sẽ tránh được sự đâm thẳng của con đường. Dùng tấm thảm hợp với cung bản mệnh đặt phía trong của cửa chính, tấm thảm có tác dụng chọn lọc khí tốt trong thiên nhiên tiếp thêm luồng khí lành đó cho ngôi nhà của bạn. Qua một số phương pháp mà thuật phong thủy thường áp dụng, chúng ta có thể khéo léo kết hợp nhiều phương pháp, ví dụ chuyển dịch cửa và treo phong linh kết hợp trải tấm thảm… Được sự chỉ dẫn đúng cách của những người hiểu biết phong thủy, bạn sẽ hóa giải được sự bất lợi mà con đường mang lại.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Ảnh: Nguồn internet Số tháng 5/2015

67


VĂ N H ÓA & T H Ư G IÃN

NIỀM TỰ HÀO

Nghề Nghiệp

 Lê Thị Ngọc Bích

Trong cuộc sống, mỗi người sinh ra lớn lên và trưởng thành đều chọn cho riêng mình một hướng đi. Mỗi người đều chọn cho mình một nghề nghiệp khác nhau. Nghề nghiệp đó không để chỉ giúp bạn tìm kế mưu sinh, mà nó cũng góp phần không nhỏ đưa bạn hòa nhập vào cuộc sống, giúp ích cho xã hội. Nếu bạn có hỏi tui làm nghề gì ư? Tôi sẽ không ngừng ngại trả lời “Công nhân vệ sinh” những từ thật đơn giản, bình dị nhưng vô cùng khó nói. Công nhân vệ sinh là một nghề mà dưới mắt mọi người chắc hẵn chưa hiểu hết và còn nhiều suy ngĩ chưa đúng, chưa được tôn trọng. Khi chưa bước vào làm việc ở môi trường này, tôi cũng có suy nghĩ như những người khác. Nhưng sau thời gian làm việc, được tiếp xúc với những con người suốt ngày lam lũ nhọc nhằn với môi trường độc hại, hàng ngày hàng giờ họ phải làm việc cùng với mùi hôi của rác, bụi bặm của xà bần, nắng dãi mưa dầm, và những lời nói bất lịch sự, những cái nhìn thiếu tôn trọng của những người cho mình cao sang, giàu có, tôi càng hiểu thêm ý nghĩa cao đẹp của 4 từ “Công nhân vệ sinh”. Chúng tôi bước vào nghề với một cách thức chung đa số là nghề cha truyền con nối, và nghề dạy nghề. Chăm chỉ như những con ong mật hoa làm cuộc sống ngọ ngào hương thơm, chúng tôi có mặt khắp mọi nơi để làm sạch đẹp từng con đường, góc phố. Chúng tôi không thể thiếu được trong việc góp phần cho thành phố ngày càng “ sạch, xanh”. Thời gian làm việc của chúng tôi không có giới hạn, từ sáng sớm đến chiều tối trong 365 ngày của năm. Thử tưởng tượng trong những ngày cận Tết nếu không được dạo phố ngắm hoa xuân, không đi mua sắm, không thể cùng gia đình sum họp, cúng mâm cơm đón ông bà đêm giao thừa hoặc không thể đi thăm viếng, chúc Tết bạn bè trong những ngày xuân, ... bạn cảm thấy thế nào?

68  Số tháng 5/2015

Đối với công nhân ngành vệ sinh đô thị, những điều thật bình thường. Để có một buổi sáng thật trong lành, phố xá khang trang, sạch sẽ vào sáng mùng 1 Tết, thì ngay trong đêm giao thừa chúng tôi phải quét dọn, thu gom, vận chuyển lượng rác gấp 2 lần hơn bình thường, vì vậy chúng tôi thường về đến nhà khi giờ giao thừa đã qua từ lâu, giờ mà mọi người cùng nhau đi lễ cầu lộc đầu năm. Nghề nghiệp của chúng tôi không có ngày Lễ, Tết riêng cho mình mà chúng tôi chọn niềm vui của chính mình. Nếu ai cũng chọn nghề kỹ sư, bác sĩ, diễn viên, ca sĩ thì ai sẽ là người làm sạch đẹp thành phố như chúng tôi. Một xã hội dù có tiến bộ văn minh, phát triển đến đâu, phương tiện, máy móc có tiên tiến hiện đại như thế nào, cũng không làm thay đổi được nhiệm vụ của chúng tôi “Công nhân vệ sinh” đã và đang làm. Có tìm hiểu công việc của công nhân vệ sinh mới thấy cảm thông, yêu quý và trân trọng họ, mới thấu hiểu được nổi nhọc nhằn, ý chí quyết tâm vượt khó, mới thấy đáng yêu của từng con người trong công ty chúng tôi “ Công ty Môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh”, đã góp phần không nhỏ trong việc cải tạo môi trường đưa thành phố mang tên Bác mãi mãi là thành phố xanh sạch của cả nước. Lao động là vinh quang, nghề nào cũng cao quý, cũng đáng trân trọng như nhau, điều cao quý là lao động chân chính và giúp ích cho mọi người và xã hội. Cảm ơn đời, cảm ơn Đảng, cách mạng đã sinh ra những người thợ làm sạch đẹp môi trường, những con người đã hy sinh thầm lặng, không quản khó nhọc để đem đến cho đất nước, cho mọi người môi trường ngày càng “sạch xanh hơn”.

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


Cất cao tiếng hát  Trần Đức Danh Chị quét rác, em tưới cây Anh sửa điện, anh kéo dây rong cành Công viên đường phố sạch xanh Dịch vụ công ích ngày càng nâng cao Sài Gòn thanh lịch tự hào Lời ca tiếng hát giúp nhau yêu ngành Thành phố sạch đẹp sáng xanh Công lao nhỏ bé anh em góp phần Hết lòng vì nước vì dân Cất cao tiếng hát trong ngần vang xa Môi trường đô thị chúng ta Công tác tích cực hát ca tưng bừng Chúc mừng anh chị em ta Toàn tâm toàn ý việc gì cũng xong Lần nữa thân ái cầu mong Thành đạt hạnh phúc với lòng mến thương

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  69


Thư giãn

Thời hiện đại Hai người đàn ông chuẩn bị làm bố gặp nhau ngoài phòng chờ của bệnh viện phụ sản. Đồng cảnh ngộ nên họ mau chóng trò chuyện tâm đầu ý hợp. - Anh tin không, - Một người nói - Hôm nay là ngày đầu tiên trong chuyến du lịch của chúng tôi. Thế mà cô ấy lại lên bàn đẻ... - Thế thì có gì mà anh phải phàn nàn? - Người kia nhún vai. - Đây là tuần trăng mật của chúng tôi.

Ruồi đực, ruồi cái Một người phụ nữ đi về nhà và thấy ông chồng đang đi loanh quanh với một cái vỉ đập ruồi trên tay. Cô hỏi: "Anh đang làm gì vậy?". - Săn ruồi! - Ồ, thế đã giết được con nào chưa? - Rồi, ba con đực, hai con cái! - Sao anh biết con nào đực, cái? - Ba con bò trên can bia, hai con đậu ở điện thoại.

Ai vẽ? Một họa sĩ mở phòng triển lãm tranh. Một bà quý tộc đến xem, đứng trước một bức tranh hồi lâu rồi hỏi: - Tôi muốn biết ai là tác giả bức tranh này? Họa sĩ đứng gần đấy, vội đi lại nói: - Thưa quý bà, tôi là tác giả. Bà khách hỏi: - Tuyệt lắm! Ông có thể cho tôi biết ai đã may chiếc váy cho cô gái trong tranh không?

Khách hàng phát triển Hai anh bạn gặp nhau: - Chào cậu, thế nào? Cửa hàng của cậu kinh doanh có phát đạt không? - Đâu có! Khách hàng của tớ cứ ngày càng phát triển, nên làm ăn khó khăn lắm! - Cậu nói gì lạ vậy? Tưởng khách hàng phát triển thì kinh doanh cũng phát đạt chứ! - Có gì đâu mà không hiểu! Tớ kinh doanh quần áo trẻ em mà!

70  Số tháng 5/2015

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Số tháng 5/2015  71


72  Số tháng 5/2015

HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NY - LON ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.