LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG

Page 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG ---------------  ---------------

BÀI TIỂU LUẬN Thu hoạch một công trình kiến trúc Việt Nam, phân tích giải pháp kiến trúc quy hoạch cảnh quan cho thấy ứng xử với điều kiện khí hậu tại khu vực đó.

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ

GVHD SVTH MSSV LỚP

: NGUYỄN HỮU TÂM HIỀN : TRẦN LÊ MỸ NGỌC : 18510501625 : QH18/A2


NỘI DUNG I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH 2. SƠ LƯỢC VỀ KTS. NGÔ VIẾT THỤ II. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC 1. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM 2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU MIỀN TRUNG III. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC QUY HOẠCH CẢNH QUAN ỨNG XỬ VỚI KHÍ HẬU TẠI KHU VỰC 1. GIẢI PHÁP VỀ CHE NẮNG 2. GIẢI PHÁP VỀ LẤY SÁNG 3. GIẢI PHÁP VỀ THÔNG GIÓ 4. GIẢI PHÁP VỀ ĐIỀU KIỆN MƯA


I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH Tên công trình : Đại học Sư phạm Huế. Vị trí : 34 Lê Lợi, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế. KTS thiết kế : KTS.Ngô Viết Thụ

Trường đại học Sư phạm Huế trước đây là Toà Khâm sứ Trung Kỳ được khởi công xây dựng vào mùa hạ, tháng 4 năm 1876 và hoàn thành vào tháng 7 năm 1878. Tháng 3 năm 1957 dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Tổng thống Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh thành lập Viện Đại học Huế gồm 5 phân khoa đại học: Sư phạm, Văn khoa, Luật khoa, Hán học, và Khoa học. Sau khi thống nhất đất nước, trường Đại học Sư phạm Huế được chính thức thành lập vào ngày 27 tháng 10 năm 1976. Là một trong những công trình tiêu biểu của KTS.Ngô Viết Thụ. Công trình thể hiện rõ nét yếu tố nhiệt đới trong công trình và được kiến trúc sư xử lý rất sáng tạo.


Mặt bằng công trình này nổi bật là 2 khối hình chữ Y. Mỗi khối có chiều cao 3 tầng, khu vực này có công năng là những dãy giảng đường chính của trường. Ngày nay, tuy trường đã mở rộng thêm nhiều khu vực khác nhưng tinh thần thiết kế vẫn học hỏi theo 2 khối giảng đường chính được kiến trúc sư thiết kế.

Lối vào sảnh chính


I. GIỚI THIỆU CHUNG 2. SƠ LƯỢC VỀ KTS. NGÔ VIẾT THỤ a. Tiểu sử :

Sinh viên ngành kiến trúc tại Trường Quốc gia Mỹ thuật Paris. 1950 1926 Sinh ngày 17 tháng 9 năm 1926, tại làng Lang Xá, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam, và cũng là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư TP HCM các nhiệm kỳ I,II,III và IV

Về Việt Nam Cộng Hòa làm việc theo lời mời của Tổng thống Ngô Đình Diệm. 1960 1955 Nhận giải nhất giải thưởng lớn Roma về kiến trúc, thường được goi là khôi nguyên La mã, và tốt nghiệp kiến trúc sư D.P.L.G

1975 1962

Là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến Trúc Hoa Kỳ (H.F.A.I.A)

2000 Ông qua đời ngày 9 tháng 3 năm 2000 tại nhà riêng số 22, Trương Định, Quận 3, TP.HCM.


b. Một số công trình tiêu biểu :

Nhà thờ chính tòa Phủ Cam

Chợ Đà Lạt

Nhà thờ Bảo Lộc

Viện nguyên tử Đà Lạt

Dinh Độc Lập

Đại học Y dược TP.HCM


II. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC 1. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM a. Tổng quát : Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22ºC đến 27ºC. Hàng năm, có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Số giờ nắng khoảng 1.500 – 2.000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm². Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam thay đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh, ít mưa. Trên nền nhiệt độ chung đó, khí hậu của các tỉnh phía bắc (từ đèo Hải Vân trở ra Bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á. So với các nước này, Việt Nam nhiệt độ về mùa đông lạnh hơn và mùa hạ ít nóng hơn.

Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm, từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao).


b. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm : Do vị trí địa lí nên nước ta đã nhận được một lượng nhiệt mặt trời lớn, vì vậy nhiệt độ cao quanh năm, trung bình trên 21°c và tăng dần từ Bắc vào Nam lượng mưa lớn (1500 - 2000 mm/năm) và độ ẩm không khí trên 80%. Vì vậy khí hậu nước ta so với các nước trong cùng vĩ độ nước ta có một mùa đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn. Bình quân 1m2 nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng. Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm


II. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC 2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU MIỀN TRUNG a. Tổng quát : Khí hậu Trung Bộ được chia ra làm hai khu vực chính là Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. Khu vực Bắc Trung Bộ (bao gồm toàn bộ phía Bắc đèo Hải Vân). Vào mùa đông, do gió mùa thổi theo hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào nên toàn khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh kèm theo mưa. Đây là điểm khác biệt với thời tiết khô hanh vào mùa Đông vùng Bắc Bộ. Đến mùa Hè không còn hơi nước từ biển vào nhưng có thêm gió mùa Tây Nam (còn gọi là gió Lào) thổi ngược lên gây nên thời tiết khô nóng, vào thời điểm này nhiệt độ ngày có thể lên tới trên 40 độ C, trong khi đó độ ẩm không khí lại rất thấp.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (bao gồm khu vực đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ thuộc phía Nam đèo Hải Vân). Gió mùa Đông Bắc khi thổi đến đây thường suy yếu đi do bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã. Vì vậy khi về mùa hè khi xuất hiện gió mùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan và tràn qua dãy núi Trường Sơn sẽ gây ra thời tiết khô nóng cho toàn bộ khu vực. Đặc điểm nổi bật của khí hậu Trung Bộ là có mùa mưa và mùa khô không cùng xảy ra vào một thời kỳ trong năm của hai vùng khí hậu Bắc Bộ và Nam Bộ.


b. Khí hậu khu vực : Khí hậu ở Huế mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, không có mùa đông và mùa khô rõ rệt. Thời tiết chỉ lạnh khi gió mùa Đông Bắc tràn về và khô khi có ảnh hưởng của gió Lào. Thời tiết lạnh là thời kỳ ẩm vì mùa mưa ở đây lệch về Thu Đông. Sang mùa hạ tuy thời tiết khô nhưng thỉnh thoảng vẫn có mưa rào hoặc mưa giông. Do nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nên Huế có lượng bức xạ hàng năm khá lớn, đạt 70 – 85 Kcal/cm². Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 25ºC; cao nhất là tháng 8 (28,5ºC); thấp nhất là tháng 1 và 12 (20,3ºC). Lượng mưa trung bình năm tại Huế là 3249mm, độ ẩm trung bình 87,6%. Số lượng bão ở Huế khá nhiều, thường bắt đầu từ tháng 6, nhiều nhất là vào tháng 9, 10. Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở.

Nhiệt độ không khí trung bình các tháng (ºC)

Lượng mưa trung bình các tháng (mm)


III. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC QUY HOẠCH CẢNH QUAN ỨNG XỬ VỚI KHÍ HẬU TẠI KHU VỰC 1. GIẢI PHÁP VỀ CHE NẮNG Để giải quyết vấn đề tránh nắng nhưng vẫn thông gió cho công trình kiến trúc sư đã sử dụng cấu trúc hai lớp kết hợp hệ thống hoa gió và hành lang. → Điều này phù hợp với quy tắc thiết kế theo sinh thái học cũng như thừa hưởng hệ thống hành lang và các tấm phên che nắng trong kiến trúc dân gian, được kiến trúc sư vận dụng sáng tạo kết hợp với kiến trúc hiện đại lúc bấy giờ.

Huế là một địa điểm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, hàng năm nhận lượng nhiệt lớn, đặc biệt vào mùa nóng nhận lượng nhiệt cực lớn, vấn đề đặt ra để xây dựng một ngôi trường ấm áp vào mùa lạnh cũng như mát mẻ vào mùa hè vào mùa hè thì giải pháp tránh nắng là một trong những giải pháp cần được quan tâm đầu tiên. Đại học sư phạm Huế là một công trình như thế, công trình được kết hợp được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ xử lý tránh nắng một cách hiểu quả.


Mặt hướng tây của công trình được phủ hoàn toàn bằng “một bức” rèm hoa bằng bê tông dày giúp cản đi những bức xạ mặt trời rất lớn hướng tây cùng với hành lang bên trong thì nhiệt lượng sau khi vào trong sẽ giảm đáng kể giúp cho công trình vào mùa hè. Do 2 công trình này đều có một mặt hướng Tây, nên ánh nắng buổi chiều sẽ chiếu rất gắt vô dãy giảng đường. Để hạn chế điều này, tầng 1 được chắn nắng bởi cây xanh, tầng 2 và 3 được thiết kế một hệ lam bê tông để hạn chế ánh nắng và nhiệt tác động tới khối học.


III. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC QUY HOẠCH CẢNH QUAN ỨNG XỬ VỚI KHÍ HẬU TẠI KHU VỰC 2. GIẢI PHÁP VỀ LẤY SÁNG Để khai thác ánh sáng hướng Bắc, Nam. Giải pháp kiến trúc sư sử dụng là dùng các hệ thống lam ngang, các ô văng vươn xa, cũng như hệ hành lang. Ánh sáng khai thác ở mặt hướng nam không chói mắt hiệu quả cho học tập → Điều này giúp công trình lấy được ánh sáng nhưng vẫn tránh được những tia nắng góc chiếu cao của hướng bắc nam.


III. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC QUY HOẠCH CẢNH QUAN ỨNG XỬ VỚI KHÍ HẬU TẠI KHU VỰC 3. GIẢI PHÁP VỀ THÔNG GIÓ a. Hoa gió và hành lang Kiến trúc sư sử dụng cấu trúc hai lớp hệ thống hoa gió và hành lang, các lớp cấu trúc luôn cách nhau một khoảng hở vừa tạo sự nhẹ nhàng cho công trình vừa giúp lưu thông khí trong hệ cấu trúc, hệ mái được vươn ra xa cách tường một khoảng giúp lưu thông không khí từ tầng trệt lên trên.

Hiệu ứng bỏng đổ ở khu vực giao nhau giữa các dãy hàng lang.

Hàng lang tầng 1 thời điểm buổi chiều.


b. Cửa lá sách và ô thông gió Ngoài ra kiến trúc sư sử dụng cửa lá sách và lam thông gió mỗi phòng giúp cho không khí luôn được trao đổi ngay cả khi đóng cửa.

Lớp bóng đổ sẽ di chuyển qua các khung giờ

Hệ lam đã tạo ra lớp cách nhiệt giúp thông thoáng khá hiệu quả trước các khu giảng đường.


c. Cầu thang xương cá Ngoài ra cầu thang xương cá cũng được kiến trúc sư sử dụng, một phần tạo sự mềm mại cho công trình, đồng thời cũng góp phần làm không gian trở nên thoáng đãng hơn.

Chiếc thang xoắn tại giao điểm 3 dãy giảng đường trong khối chữ Y

Thiết kế đặc trưng kiến trúc hiện đại thập niên 60


Một nét đặc trưng rất dễ nhận ra trong thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là chiếc cầu thang. Trong những công trình ông đã thực hiện, theo trào lưu kiến trúc hiện đại thập niên 60 trên thế giới, thang thường có nền bước bằng chất liệu bê tông, lan can bằng sắt và tay vịn bằng gỗ. Ở công trình này, những chiếc thang xoắn điển hình được kiến trúc sư thiết kế rất mềm mại, độ cong vòng, tỷ lệ rất hài hòa và có độ thẩm mỹ cao.

Trên lan can sắt có nhiều chi tiết giống lá tre, trúc được thiết kế tỉ mỉ giúp cầu thang thêm phầm sinh động, bắt mắt.


d. Hành lang thông thoáng Những hành lang có những lan can được thiết kế hở chân, tạo điều kiện cho gió mát có thể luồn vào giúp thông thoáng không gian.

Mặt đứng một dãy hàng lang khác trong khối chữ Y

Hành lang các lớp học


III. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC QUY HOẠCH CẢNH QUAN ỨNG XỬ VỚI KHÍ HẬU TẠI KHU VỰC 4. GIẢI PHÁP VỀ ĐIỀU KIỆN MƯA a. Mái và ô văng Ở Huế mưa rất lớn vào mùa mưa. Để khắc phục mưa hắt vào kiến trúc sư sử dụng mái với độ vươn dài nhắm ngăn mưa hắt cũng như che nắng. Cũng như phổ biến là các ô văng vươn dài cũng có tác dụng che mưa tương tự.

Hệ mái răng cưa đặc trưng ở một số công trình của KTS Ngô Viết Thụ


b. Nâng cao chân công trình Huế cũng là địa điểm có lũ lụt nên toàn bộ công trình được nâng lên cao so với mặt đất.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.