7 minute read
Ngân hàng nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất
Ngân hàng nỗ lực
giảm mặt bằng lãi suất
Advertisement
Hà An
Tín dụng tăng trưởng thấp. NHNN điều chỉnh một loạt chính sách nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng giảm lãi suất nhằm tăng cung tín dụng cho nền kinh tế. Dự báo mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục giảm trong những tháng cuối năm nhưng tín dụng sẽ khó đạt mức tăng trưởng mục tiêu khi sức hấp thụ vốn nền kinh tế chưa mấy cải thiện. Các tổ chức tín dụng sẽ tiếp tục phải thắt lưng buộc bụng để hỗ trợ khách hàng...
“Khoan sức” n gân hàn g
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố Thông tư 08 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Theo đó, NHNN cho phép lùi thời hạn siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thêm 1 năm so với quy định cũ tại Thông tư 22.
Cơ quan quản lý cho rằng, để giảm chi phí vốn và áp dụng lãi suất ưu đãi cho khách hàng, các ngân hàng cần tiếp tục duy trì tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trong cơ cấu huy động vốn. Bên cạnh đó, do áp lực của Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh, lượng tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng dự kiến sẽ giảm. Do đó, NHNN đánh giá việc lùi lộ trình siết tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn là cần thiết, tạo điều kiện cho các nhà băng giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ khách hàng và duy trì dư nợ trung dài hạn ổn định. Thời hạn áp dụng tỷ lệ tối đa của vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn là 40% được lùi tới cuối tháng 9/2021. Sau đó, từ 01/10/2021 đến 30/9/2022, tỷ lệ này sẽ đưa về 37%. Từ 01/10/2022 đến 30/9/2023 là 34% và từ ngày 01/10/2023, tỷ lệ này sẽ giảm về còn 30%.
Cũng trong tháng 8/2020, NHNN đã quyết định giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng. Đây là lần thứ hai trong năm 2020, NHNN tiến hành điều chỉnh giảm với các mức lãi suất nói trên. Lần điều chỉnh gần đây nhất là ngày 16/3/2020. Theo đó từ ngày 6/8/2020, lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND là 0,5%/ năm, giảm 0,5% so với mức lãi suất trước. Lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng VND duy trì 0%/năm. Mức lãi suất tiền gửi bằng VND của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô tại NHNN cũng giảm xuống 0,8%/năm, giảm 0,2% so với
thời điểm tháng 3/2020. Ngoài ra, mức lãi suất tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại NHNN giảm còn 0,8%/năm.
Theo NHNN, các quyết định điều chỉnh lãi suất trên được ban hành nhằm phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô cũng như mặt bằng lãi suất trên thị trường. Hiện lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,1- 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,7 - 4,25%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,4- 6,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,0 - 7,3%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND của tổ chức tín dụng cũng theo xu hướng giảm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ở mức 5,0%/năm; Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3,0-6,0/ năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3,0-4,5%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,2-6,0%/năm.
Tín dụn g thấp, n ợ x ấu x u hướn g tăn g: khó càn g thêm khó
Chủ trương của Chính phủ là dùng “cỗ xe tam mã”: đầu tư công, xuất khẩu và tiêu dùng để kéo nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng. Theo chủ trương này của Chính phủ, ngành Ngân hàng tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Trong văn bản gửi đến các tổ chức tín dụng về hoạt động kinh doanh những tháng cuối năm, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng yêu cầu các tổ chức tín dụng: Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Triển khai mạnh mẽ các gói tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân với lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản và phù hợp với quy định của pháp luật. Thống đốc Lê Minh Hưng cũng yêu cầu tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là tín dụng đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông, tổ chức tín dụng cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp… Tiết giảm chi phí hoạt động, giảm lương thưởng, lợi nhuận để tiếp tục giảm lãi suất cho vay thực chất đối với các khoản vay hiện hữu và các khoản cho vay mới, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa đề xuất với Chính phủ triển khai gói hỗ trợ thứ hai lên tới 18.600 tỉ đồng. Đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, trong đó ưu tiên doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (dưới 10 lao động), hợp tác xã và hộ kinh doanh, người lao động tại khu vực nông thôn. Mức vay dự kiến đối với cơ sở sản xuất - kinh doanh là 2 tỷ đồng, với người lao động là 100 triệu đồng. Thời hạn hỗ trợ lãi suất là 12 tháng đối với các khoản vay mới phát sinh từ ngày 1/9/2020 đến 1/9/2021. Lãi suất vay 3,96%/năm; Kinh phí ước tính là 15.000 tỷ đồng. Khoảng 3.600 tỷ đồng sẽ dành để hỗ trợ người lao động đang phải thuê nhà và (hoặc) nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi bị mất việc làm, hoặc tạm nghỉ việc không hưởng lương… Mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng và 1 triệu đồng/
trẻ em dưới 6 tuổi. Thời gian áp dụng từ tháng 9 đến tháng 12/2020.
Như vậy khi gói hỗ trợ này được triển khai, cùng với các gói tín dụng kích cầu tiêu dùng của ngân hàng sẽ khiến cung tín dụng tiêu dùng tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, để tín dụng có thể đạt mức tăng trưởng như mục tiêu đề ra hồi đầu năm (khoảng 14%) là rất khó. Bởi hiện tín dụng mới tăng gần 4%. Tín dụng tiêu dùng chủ yếu chỉ là các món vay nhỏ lẻ nên sẽ không đủ sức “đẩy” tín dụng lấy lại đà tăng trưởng. Các tổ chức tín dụng có thể kỳ vọng sự quyết liệt của Chính phủ trong chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công sẽ tái khởi động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề, từ đó làm tăng sức hấp thụ vốn trong nền kinh tế, cầu tín dụng sẽ cải thiện hơn. Nhưng như vậy sẽ cần ba đến sáu tháng để chính sách tăng đầu tư công “lan tỏa“ đến nền kinh tế. Tuy nhiên, ngay cả khi tín dụng tăng trở lại thì mối lo hiện hữu của các tổ chức tín dụng là khả năng nợ xấu sẽ tăng mạnh sau đó bởi thị trường đã, đang có nhiều biến động như hiện nay. Các ngân hàng đã và đang phải tăng trích lập dự phòng rủi ro khiến lợi nhuận giảm mạnh. Các ngân hàng dự tính tỷ lệ nợ xấu có thể tăng từ 3% vào cuối năm 2020 lên 3,7% tùy theo diễn biến của dịch bệnh và thậm chí có thể còn cao hơn.