4 minute read

Cơ hội phát triển thị trường vốn Việt Nam trong kỷ nguyên mới

BSc Kế hoạch LNTT 180 Tỷ ĐồNg, TIếp Tục Tìm KIếm ĐốI Tác chIếN Lược

Ngày 10/4/2021, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Tên viết tắt: BSC, mã CK: BSI) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2021. Tại đại hội, ông Ngô Văn Dũng – Chủ tịch HĐQT BSC đã đưa ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 180 tỷ đồng trong năm 2021, tăng 11% so với năm trước.

Advertisement

Trong năm 2020, tổng doanh thu hoạt động của BSC đạt mức 913 tỷ đồng (tăng 50% so với năm 2019), lợi nhuận trước thuế đạt 161.5 tỷ đồng (tăng 18.3% so với năm 2019) - vượt 88% so với kế hoạch. Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng đạt mức 470%.

BSC luôn khẳng định vị thế dẫn đầu về thị phần môi giới trái phiếu chính phủ trên HNX. Năm 2020, BSC giữ vững vị thế Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có đảm bảo lớn nhất tại HoSE; Top 10 CTCK có thị phần môi giới cổ phiếu UPCOM lớn nhất; và Top 10 CTCK có thị phần môi giới lớn nhất trên thị trường chứng khoán phái sinh.

BSC sẽ chia cổ tức năm 2020 tỷ lệ 9% bằng tiền mặt trong năm 2021.

Tại đại hội, Ban lãnh đạo BSC đã trình ĐHĐCĐ thông qua việc chuyển giao dịch cổ phiếu BSI từ HoSE sang giao dịch tại HNX. Việc BSC chủ động chuyển sàn giúp bảo vệ cho các nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu BSI thực hiện kịp thời các giao dịch theo nhu cầu thời gian thực tế, hạn chế các rủi ro phát sinh từ sự cố giao dịch. Ngay khi hệ thống giao dịch mới của HoSE được đưa vào vận hành, căn cứ tình hình thực tế, BSC sẽ xem xét đề xuất việc chuyển cổ phiếu BSI trở lại giao dịch tại sàn HoSE. BSC đánh giá triển vọng thị trường 2021 còn dư địa tăng trưởng. Tuy nhiên, dư địa không nhiều do nền giá cổ phiếu sau phục hồi đang ở mức cao, trong khi thị trường thế giới đang biến động phức tạp khó lường. BSC dự báo trong kịch bản cơ sở, VN-Index có thể tăng 10-15% trong năm 2021.

BSC trình cổ đông kế hoạch kinh doanh 2021 với lợi nhuận trước thuế 180 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2020. Kết quả kinh doanh quý I, BSC ước đạt lợi nhuận trước thuế 70 tỷ đồng, hoàn thành gần 40% kế hoạch năm.

Năm 2021, BSC đặt ra mục tiêu nâng cao năng lực tài chính thông qua việc tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư/ cổ đông chiến lược.

TUệ MINH

BIDV kHỞI ĐộNG DỰ ÁN CoRE BANkING THẾ HỆ MớI

Lễ Khởi động dự án Chuyển đổi hệ thống Core Banking giữa BIDV và Công ty Fidelity National Information Services diễn ra ngày 6/4/2021. Tại lễ khởi động, ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV, Trưởng ban Quản lý dự án đã phát biểu và tuyên bố khởi động dự án. “Chuyển đổi hệ thống Core Banking tại BIDV” là dự án chiến lược trọng điểm, nhằm đáp ứng các mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh, quản trị điều hành, nâng cao năng suất lao động, tiếp cận các thông lệ quốc tế thời gian tới.

Hệ thống Core Banking hiện tại của BIDV là hệ thống SIBS do nhà thầu Siverlake cung cấp đã được vận hành từ năm 2003. Hệ thống Core hoạt động 18 năm đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa đáp ứng được các yêu cầu quản lý điều hành cũng như cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng. Các cán bộ tác nghiệp đang phải thực hiện nhiều thao tác thủ công do một số quy trình nghiệp vụ chưa được tích hợp đầy đủ vào SIBS. Một số ứng dụng chưa được tích hợp với SIBS một cách hiệu quả để đảm bảo khả năng xử lý xuyên suốt (STP). Tình trạng này dẫn đến hạn chế hiệu quả công việc và tăng rủi ro tác nghiệp, cán bộ CNTT đang mất nhiều thời gian và công sức để bảo trì SIBS và hỗ trợ người sử dụng SIBS, việc tích hợp các hệ thống mới vào SIBS phức tạp và tốn kém…

Chuyển đổi sang một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hơn mà bước đi quan trọng nhất là chuyển đổi Core Banking sẽ giúp BIDV: Nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm rủi ro và sai sót trong quá trình tác nghiệp; Hiện đại hóa toàn bộ ngân hàng lõi đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại, thông qua đó từng bước cải tiến quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới của BIDV…

HOàNG LONG

This article is from: