7 minute read

BIDV tiên phong trong xu hướng số hóa hoạt động ngân hàng

HOàNG LONG

Là một trong những ngân hàng thương mại giầu truyền thống nhất trong hệ thống ngân hàng, BIDV đã chứng minh vai trò đầu tầu của mình,tiếp tục tiên phong trong xu thế chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng.

Advertisement

CuộC CáCh mạng số

Nhu cầu của khách hàng thay đổi nhanh chóng và đi cùng với việc đó, vai trò của một ngân hàng cũng thay đổi. Cùng với sự phát triển của công nghệ thời đại mới, các mô hình Fintech đa dạng và môi trường pháp lý đang dần chuyển đổi, việc thành lập mô hình ngân hàng thời đại mới trở nên cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, cung cấp trải nghiệm hoàn toàn số hóa.

Đặc biệt, sự phát triển của mạng Internet cùng sự xuất hiện của đa dạng các loại dịch vụ trực tuyến ngày càng tăng khiến hành vi và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thay đổi, kể cả dịch vụ ngân hàng. Dịch vụ trên các kênh kỹ thuật số theo đó ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng.

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, việc đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng, hạn chế tiền mặt trong lưu thông là xu hướng tất yếu và phù hợp với chủ trương của Chính phủ. Điều này cũng đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng tìm cách đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính mình để cao chất lượng, dịch vụ thanh toán ngân hàng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thanh toán, tiêu dùng của người dân.

Sự quyết tâm của Chính phủ được thể hiện thông qua việc ban hành Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" vào đầu tháng 6/2020, thay đổi cam kết và tầm tầm nhìn về chuyển đổi số. Theo đó, danh mục các giao dịch bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng; các tỉnh, ngành điện và các dịch vụ công cũng phải thanh toán qua ngân hàng… Quyết định số 986/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến 2025, định hướng 2030 (đến năm 2025 là 50%, đến khi triển khai thành công mô hình ngân hàng số năm 2030 là 100%).

Trên thực tế thời gian qua, đại dịch COVID-19 từ khi bùng phát đến nay cũng đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng trên toàn cầu. Đặc biệt với ngành ngân hàng, dưới tác động của đại dịch COVID-19, các giao dịch ngân hàng trực tuyến trở nên quan trọng và có mức tăng trưởng đột biến.

So với cùng kỳ năm 2016, trong 10 tháng đầu năm 2020, giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 83.67% về số lượng và 135.04% về giá trị; số lượng và giá trị thanh toán qua kênh Internet tăng 276.4% và 343%; số lượng và giá trị thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng 1037% và 972.5%.

sự Chuyển mình Của biDv

Với quyết tâm giữ vững vai trò là ngân hàng tiên phong, BIDV định hướng lấy khách hàng làm trung tâm, tập trung số hóa theo 03 phương diện cốt lõi: Công nghệ - Kinh doanh – Văn hóa & Quản trị. Đây là các nhân tố quan trọng giúp cải thiện tính linh hoạt đáp ứng nhu

cầu kinh doanh, tăng cơ hội trên thị trường, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận thông qua các hoạt động số hóa trên nhiều lĩnh vực như sản phẩm, kênh phân phối, quy trình, xây dựng hệ sinh thái, văn hóa chuyển đổi số.

Quá trình chuyển đổi số không chỉ là thực hiện các dự án công nghệ mà bao gồm cả một quá trình đổi mới mô hình kinh doanh (từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh ngân hàng số), đổi mới quy trình, sản phẩm dịch vụ, cơ cấu tổ chức với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nhằm bắt kịp những thay đổi về xu hướng, hành vi tiêu dùng của khách hàng. Do đó, các đơn vị đầu mối nghiệp vụ, kỹ thuật tại Trụ sở chính và các chi nhánh cần phối hợp đồng bộ, xây dựng cơ chế xử lý kịp thời các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai.

Một số thành tựu đáng ghi nhận mà BIDV đã dành được trong công tác chuyển đổi số có thể kể đến như 5 năm liên tiếp (2015-2019) dành giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, 3 năm liên tiếp (2018-2020) dành giải thưởng Ngân hàng SME tiêu biểu tại Việt Nam do Tạp chí The Asian Banker trao tặng. BIDV cũng đoạt Giải thưởng Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu năm 2020 do IDG bình chọn, Giải thưởng ngân hàng năng động nhất trong việc hợp tác triển khai các dự án với NAPAS năm 2020 do NAPAS đánh giá; Ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ kích hoạt thiết bị thanh toán thẻ không tiếp xúc 2 năm liên tiếp (2019-2020) và dẫn đầu về doanh số thanh toán thẻ năm 2020 do VISA trao tặng.

Tại Nghị quyết số 01-NQ/ĐU ngày 21/01/2020, Đảng ủy BIDV đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là ưu tiên phát triển chiến lược Ngân hàng số một cách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh, quy trình sản phẩm, kênh phân phối, phù hợp với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tự Tin hướng Tới Tương lai

Với định hướng tăng tốc, bứt phá, cùng phương châm hành động “Kỷ cương - Chất lượng – Chuyển đổi số” BIDV sẽ tập trung triển khai mạnh mẽ chiến lược Ngân hàng số một cách toàn diện.

Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt từ Ban lãnh đạo BIDV, dự án tư vấn xây dựng chiến lược triển khai số hóa BIDV giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 đã hoàn thành và tiếp tục mở ra nhiều nhiệm vụ cần sự nỗ lực của tất cả các bộ phận tại BIDV để thực hiện thành công chuyển đổi số ngân hàng.

Trong Chiến lược phát triển kinh doanh của BIDV đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, BIDV cũng xác định, với sứ mệnh "BIDV đem lại lợi ích, tiện ích tốt nhất cho khách hàng, cổ đông, người lao động và cộng đồng xã hội". 3 trụ cột phát triển đã được đưa ra bao gồm: Khách hàng; Nguồn nhân lực và văn hóa doanh nghiệp; Công nghệ và Ngân hàng số. Trong đó nhấn mạnh, BIDV sẽ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản trị điều hành và phát triển hoạt động kinh doanh, đặc biệt là ứng dụng công nghệ ngân hàng số.

Riêng đối với nhiệm vụ năm 2021, Đảng ủy BIDV cũng xác định phương châm hành động là “Kỷ cương - Chất lượng – Chuyển đổi số”. Trong đó, một trong những mục tiêu ưu tiên năm 2021 là tập trung đẩy mạnh phát triển hoạt động Ngân hàng số gắn liền với việc xây dựng cơ chế chính sách, động lực, chế tài phù hợp.

BIDV cũng xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 là đột phá trong hoạt động chuyển đổi số, quán triệt quan điểm số hóa toàn diện mọi mặt hoạt động của hệ thống gắn liền với xây dựng mục tiêu, cơ chế chính sách, giải pháp thúc đẩy bao gồm: Giao và đánh giá kế hoạch kinh doanh riêng đối với cấu phần ngân hàng số; Ban hành cơ chế, chính sách, chế tài để khuyến khích khách hàng gia tăng sử dụng các sản phẩm ngân hàng số.

Hướng đến lộ trình chuyển đổi số, BIDV đã tiến hành phân tích đánh giá mức độ sẵn sàng số hóa, bao gồm điểm mạnh, sự chênh lệch và khuyến nghị các cơ hội số hóa có thể thực hiện đối với các quy trình nghiệp vụ, tác nghiệp bên cạnh các sản phẩm và kênh phân phối.

Hơn 70 quy trình xuyên suốt các mảng như sản phẩm tín dụng, thanh toán, các quy trình liên quan đến thẻ, đối soát và dịch vụ khách hàng của hai phân khúc Ngân hàng bán lẻ và Ngân hàng doanh nghiệp & SME được đưa vào đánh giá và phân tích chênh lệch và cơ hội cải tiến để tối ưu hóa/ tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Một số điểm nổi bật thể hiện công tác chuyển hóa, liên kết và tự động hóa quy trình nghiệp vụ lên môi trường số như áp dụng số hóa quy trình KYC, cho phép tiếp nhận hồ sơ khách hàng trực tuyến để mở tài khoản thay vì ra quầy nộp giấy tờ bản cứng, hay áp dụng quy trình nghiệp vụ số hóa từ bước đăng kí đến tạo CIF kích hoạt dịch vụ…

This article is from: