7 minute read

Thông tư 14/2021/TT-NHNN, kéo dài thời gian áp dụng chính sách hỗ trợ, gia tăng áp lực lên hệ thống ngân hàng

thôNg tư 14/2021/tt-NhNN: kéo dài thời giaN Áp dụNg ChíNh SÁCh hỗ trợ

Hà AN

Advertisement

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) một lần nữa phải sửa quy định về gia hạn nợ và cơ cấu lại nợ của các tổ chức tín dụng (TCTD). Đó là Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Thống đốc NHNN quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các TCTD hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng trên tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Chính sáCh hỗ trợ kéo dài thêm 6 tháng

Ngày 17/7/2021, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 969/ TTg-KGVX về việc thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch tại một số địa phương, trong đó cho phép 19 tỉnh, thành phố thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về việc thực hiện giãn cách xã hội. Giãn cách xã hội trên diện rộng đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sản xuất, kinh doanh, cuộc sống của người dân, doanh nghiệp; làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Để tiếp tục hỗ trợ khách hàng, chỉ sau 5 tháng kể từ khi ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung lần 1 Thông tư 01/2020/ TT-NHNN về cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngày 7/9/2021 NHNN đã ban hành Thông tư 14/2021 sửa đổi lần 2 Thông tư 01, tiếp tục kéo dài thêm 6 tháng thời gian cơ cấu nợ, phạm vi cơ cấu nợ.

Thông tư 14 sửa đổi bổ sung quy định TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Cụ thể: Phát sinh trước ngày 01/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính; Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/06/2022.

Về số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ cũng được sửa đổi và bổ sung trong các trường hợp, đó là số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/01/2020 đến trước ngày 10/6/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021; Số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 01/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước ngày 7/9/2021… Để được thụ hưởng chính sách, khách hàng phải được TCTD đánh giá không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19. Việc

thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 30/6/2022…

TCTD được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của NHNN về phân loại nợ trong hoạt động của TCTD đối với số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/01/2020 đến trước ngày 01/8/2021. Thông tư 14 cũng quy định: TCTD quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/ hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19. Việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này thực hiện đến ngày 30/6/2022… Thông tư 14 có hiệu lực từ ngày 7/9/2021.

ngân hàng đối mặt nhiều sứC ép

Thực tế ngân hàng cũng như nhiều ngành nghề khác đều chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19, song ngay từ khi dịch bệnh xuất hiện, toàn hệ thống ngân hàng đã, đang triển khai tích cực các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, thể hiện trách nhiệm xã hội và góp phần quan trọng cho mục tiêu vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế của Chính phủ.

Theo số liệu thống kê mới nhất của NHNN, tính đến ngày 31/8/2021, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 215.320 khách hàng với dư nợ 227.009 tỷ đồng. Nếu tính lũy kế từ khi các TCTD thực hiện Thông tư 01/2020 thì giá trị nợ được cơ cấu từ 23/01/2020 là khoảng 520.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các TCTD đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,13 triệu khách hàng với dư nợ trên 1,58 triệu tỷ đồng; cho vay mới với lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt 4,46 triệu tỷ đồng. Cùng với cơ cấu lại nợ, các TCTD đã thực hiện giảm lãi suất cho vay. Theo đó, lũy kế từ 23/01/2020 đến 31/8/2021, tổng số tiền lãi mà các TCTD miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 260.000 tỷ đồng. Trong đó tổng số tiền lãi giảm theo cam kết của 16 ngân hàng thương mại từ ngày 15/7/2021 đến 31/8/2021 là 8.865 tỷ đồng, đạt 43,01% so với cam kết.

Điểm nổi bật trong Thông tư 14 là cho phép các ngân hàng kéo dài cơ cấu nợ thêm 6 tháng so với quy định cũ, nhưng NHNN lại không cho phép các TCTD được kéo giãn thời gian trích lập dự phòng rủi ro. Các TCTD vẫn phải trích lập cho toàn bộ nợ cơ cấu lại trong ba năm, từ 2021. Cụ thể, các TCTD sẽ tiếp tục thực hiện trích bổ sung phần chênh lệch theo tiến trình: tối thiểu là 30%, 60% và 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung trong các năm 2021, 2022, 2023. Đây là sức ép lớn đối với các TCTD trong việc cân đối nguồn lực để phát triển tín dụng - hoạt động hiện vẫn mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng.

NHNN cho rằng, cơ chế chính sách một mặt tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19, nhưng mặt khác vẫn phải giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống ngân hàng. NHNN yêu cầu các TCTD tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thống đốc NHNN. Trong đó, khi triển khai các biện pháp hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, TCTD phải đảm bảo đúng quy định, đúng đối tượng, đánh giá khả năng trả nợ đầy đủ của khách hàng để đảm bảo việc hỗ trợ phù hợp với ảnh hưởng của dịch. NHNN cũng khuyến khích TCTD trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung đối với các khoản nợ được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung trong năm 2021. “Các TCTD tập trung và tăng cường nguồn lực tài chính cho xử lý nợ xấu. Đặc biệt đối với TCTD có kết quả kinh doanh ở mức cao trong khi chất lượng tín dụng chưa được cải thiện, nợ xấu và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu vẫn còn lớn”, NHNN lưu ý.

This article is from: