3 minute read
Lợi ích của hệ thống phòng chống gian lận tại ngân hàng
LỢI ÍCH CỦA HỆ THỐNG Phòng chống gian lận
TạI ngân hàng
Advertisement
Vân anh
Với việc triển khai các hệ thống ứng dụng phòng, chống gian lận, các ngân hàng sẽ có thêm công cụ để bảo vệ tài sản, gia tăng uy tín trong môi trường cạnh tranh như hiện nay.
lợi íCh triển Khai
Để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành hàng loạt các quy định và cơ chế chính sách. Các ngân hàng cũng tích cực triển khai chuyển đổi để cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ với phương thức giao dịch trực tuyến.
Bên cạnh các ưu điểm, thuận lợi trong giao dịch trực tuyến là các vấn đề phát sinh do gian lận, lừa đảo, tấn công an ninh mạng… khi ngân hàng triển khai các kênh giao dịch số. Do đó, song song với việc phát triển mở rộng hệ thống giao dịch trực tuyến, các ngân hàng cần nghiên cứu, đầu tư hệ thống phòng, chống gian lận để đảm bảo các mục tiêu: (i) Phát hiện sớm và ngăn chặn các hành vi gian lận, giúp giảm thiệt hại về tài sản của khách hàng và ngân hàng, nâng cao uy tín và vị thế của các ngân hàng, tăng cường sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng. (ii) Cho phép tổ chức hoạt động giám sát giao dịch tập trung, áp dụng công nghệ trong việc phát hiện và cảnh bảo rủi ro, giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất lao động của cán bộ ngân hàng. (iii) Cho phép phân tích các giao dịch và hành vi của người sử dụng tại các hệ thống ứng dụng nhằm đưa ra các cảnh báo sớm và báo cáo theo yêu cầu, giúp phát hiện các lỗi hệ thống cũng như hỗ trợ công tác quản trị rủi ro cho ngân hàng.
tháCh thứC Đối với ngân hàng
Các ngân hàng thường tập trung chú trọng phát triển các hệ thống giao dịch trực tuyến với sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ mà chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng công cụ phòng, chống gian lận. Do đó, trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, các ngân hàng cần phải xúc tiến triển khai các nội dung sau để chủ động bảo vệ tài sản, uy tín của ngân hàng và khách hàng.
Thứ nhất là xác định cơ cấu tổ chức để xử lý ngay khi phát hiện các giao dịch gian lận. Thông thường, đây sẽ là một bộ phận tại Trụ sở chính của ngân hàng;
Thứ hai là xây dựng các hệ thống ứng dụng để hỗ trợ thực hiện công tác phòng, chống gian lận, ưu tiên các cấu phần cần thiết (xử lý trực tuyến, quản lý cảnh báo) để kịp thời phát hiện và giảm thiểu tổn thất đối với tài sản của ngân hàng và khách hàng.
Thông thường, các tính năng chính của hệ thống phòng, chống gian lận bao gồm: (i) Cấu phần xử lý trực tuyến (realtime
processing): phát hiện và ngăn chặn ngay lập tức các giao dịch trên tài khoản khách hàng theo các quy tắc do ngân hàng thiết lập, ví dụ: giao dịch ở vị trí địa lý khác biệt so với đa số các giao dịch thông thường của khách hàng; giao dịch với tần suất nhiều bất thường hoặc số tiền lớn bất thường vào khung giờ bất thường (đêm hoặc sáng sớm); chuyển tiền cho rất nhiều tài khoản khác nhau trong một khoảng thời gian rất ngắn (dưới một giờ);…
(ii) Cấu phần xử lý cuối ngày (Batch
processing): phát hiện các hành vi bất thường của người sử dụng (khách hàng và người sử dụng nội bộ ngân hàng) trên cơ sở phân tích dữ liệu/giao dịch lịch sử trên các hệ thống ứng dụng, ví dụ: thường xuyên sử dụng tính năng vấn tin tài khoản của một vài khách hàng liên tiếp trong thời gian ngắn (1-3 ngày),…
(iii) Cấu phần quản lý cảnh báo (Case
management): thiết lập các tham số cảnh báo, quản lý quá trình xử lý các cảnh báo từ khi được tạo ra trên hệ thống đến khi kết thúc xử lý.