7 minute read
Chứng khoán 2021: Đợi chờ mùa cán đích “ngọt ngào”
chứng Khoán 2021
đợi chờ mùa cán đích “ngọt ngào”
Advertisement
HoàNG LoNG
Dù đối diện với những khó khăn do dịch bệnh, thị trường chứng khoán 9 tháng đầu năm vẫn ghi nhận đà tăng trưởng ấn tượng và hứa hẹn sẽ cán đích ngọt ngào vào cuối quý IV/2021.
dịch bệnh không làm chùn bước nhà đầu Tư
Chỉ số VN-Index ghi nhận tại thời điểm cuối tháng 9 là 1.342 điểm, tăng khoảng 22,6% so với thời điểm đầu năm. Riêng trong quý III, nền kinh tế phải gồng mình đối diện với đợt dịch diễn biến phức tạp nhất từ trước đến nay, nhiều hoạt động kinh tế phải ngừng để phòng chống dịch, nhưng thị trường chứng khoán vẫn duy trì nhịp độ lạc quan. Chỉ số VN-Index trong quý III/2021 không bị sụt giảm mà vẫn giữ được mặt bằng khoảng trên 1.300 điểm; thanh khoản thị trường duy trì ở mức khá cao với khoảng 600 - 800 triệu đơn vị cổ phiếu giao dịch mỗi phiên trên sàn HOSE. Đặc biệt, phiên giao dịch ngày 20/8 ghi nhận kỷ lục về khối lượng giao dịch với hơn 1,16 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trong phiên.
Đánh giá chung về tiềm năng của thị trường trong thời gian tới, thị trường có thể bị ảnh hưởng ít nhiều do sức khỏe doanh nghiệp có phần sụt giảm sau thời điểm hứng chịu đợt giãn cách kéo dài trong gần hết quý III. Số liệu kinh tế vĩ mô trong quý III/2021 ghi nhận mức độ tác động nặng nề của giãn cách xã hội lên tất cả các hoạt động của nền kinh tế. Sự đứt gãy trong chuỗi sản xuất ở các tỉnh thành phía Nam, kết hợp với sự sụt giảm nghiêm trọng của tiêu dùng nội địa khiến GDP quý III giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.
Tuy nhiên, với kỳ vọng tích cực của nhà đầu tư, thị trường khó có thể biến động mạnh trong ngắn hạn. Cụ thể, trong quan điểm đánh giá rủi ro biến động, các chuyên gia cho rằng, mặt bằng chỉ số P/E hiện nay vẫn ở mức dưới 17, đây là mức P/E trung bình, nên việc có một cú giảm trên 100 điểm là không khả thi trong giai đoạn này. Do đó, vùng hỗ trợ mạnh quanh 1.320 hiện tại được đánh giá là rất khó để xâm phạm bởi bản chất xu hướng vĩ mô hiện tại của Việt Nam nói riêng và các yếu tố đến từ thế giới nói chung vẫn chưa có những tín hiệu quá xấu.
Diễn biến gần như đi ngang của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 8 và tháng 9 phù hợp với bối cảnh vĩ mô và không cho thấy sự phản ứng quá đà. Chiến lược phòng chống dịch của Chính phủ linh hoạt hơn, chuyển từ “không Covid’’ sang “sống chung với Covid” gợi mở kỳ vọng khôi phục và phát triển kinh tế nhanh trở lại sẽ tháo gỡ nút thắt tâm lý cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán trong thời điểm hiện tại. Tâm lý thị trường cho thấy sự ổn định nhờ các số liệu vĩ mô được hấp thụ dần theo tháng và cũng không nằm ngoài dự đoán.
Trong trung hạn, thị trường vẫn có thể tăng trưởng, nhưng những tháng cuối năm sẽ khó nhìn thấy sự biến động mang tính chất nhảy vọt, tăng trưởng mạnh như thời gian qua. Điểm tích cực là ngành chế biến chế tạo ghi nhận mức độ giảm khá khiêm tốn và hoạt động sản xuất đã phần nào có tín hiệu phục hồi trong tháng 9. Lạm phát cũng được kiểm soát tốt, tạo điều kiện giúp chính sách tiền tệ duy trì nới lỏng xuyên suốt từ đầu năm. Trong khi đó, không gian tài khóa của Việt Nam vẫn còn đủ mạnh để có thể thực hiện thêm các gói hỗ trợ tài khóa bên cạnh các gói chính sách như hiện tại. Cụ thể, cân đối ngân sách trong 9 tháng đầu năm vẫn duy trì thặng dư khoảng 58
nghìn tỷ đồng. Giải ngân đầu tư công được kỳ vọng sẽ hồi phục trở lại trong quý IV, tuy nhiên ít có khả năng hoàn thành kế hoạch năm 2021; nhiều khả năng một phần vốn không nhỏ sẽ được chuyển nguồn để giải ngân trong năm 2022.
Với bối cảnh hiện nay, VN-Index bước vào tháng giao dịch đầu tiên của quý IV/2021 với kỳ vọng giá cổ phiếu có thể lấy lại nền tảng hỗ trợ tốt khi nền kinh tế mở cửa trở lại sau thời gian dài giãn cách, do đó triển vọng phục hồi trong quý IV/2021 sẽ dần sáng sủa hơn nếu dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt như hiện nay.
Một số nhà quan sát cho rằng, trong trường hợp VN-Index tăng mạnh vượt qua kháng cự từ 1.400 - 1.420 điểm, chỉ số này nhiều khả năng tiếp tục tăng đến vùng giá tiếp theo tại 1.500 điểm. Điểm tích cực là dòng tiền vẫn duy trì tốt trên thị trường khi trú ẩn ở nhóm vốn hóa thấp và một số ngành dự kiến có kết quả kinh doanh tích cực trong quý III/2021 trong khi chờ đợi xu hướng sắp tới. 7/10/2021, tín dụng toàn hệ thống tăng 7,42% so với cuối năm 2020, cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2020 (5,48%).
Trong 9 tháng đầu năm, các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng niêm yết như BIDV nói riêng đã thể hiện tốt vai trò “mạch máu” nuôi dưỡng nền kinh tế. Theo báo cáo từ các tổ chức tín dụng, đến cuối tháng 9/2021, các tổ chức tín dụng đã cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch; doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đạt trên 5,2 triệu tỷ đồng cho 800.000 khách hàng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho khoảng 1,7 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ gần 2,5 triệu tỷ đồng. Lũy kế từ 23/01/2020 đến cuối tháng 9/2021, tổng số tiền các tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho khách hàng khoảng 27.000 tỷ đồng. Riêng 16 ngân hàng thương mại (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế) đã thực hiện giảm lãi với tổng số tiền lũy kế từ 15/7/2021 đến cuối tháng 9/2021 là 11.813 tỷ đồng, đạt 57,31% so với cam kết với Hiệp hội ngân hàng.
Hoạt động thanh toán và công nghệ ngân hàng tiếp tục phát triển mạnh mẽ cũng tạo điểm nhấn hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu ngân hàng. Khuôn khổ pháp lý và chính sách trong hoạt động thanh toán tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện giao dịch thanh toán trong thời gian giãn cách xã hội, cùng nhiều chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán được triển khai...
Trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 3,32% về số lượng và tăng 41,37% về giá trị so với 8 tháng đầu năm 2020. Thanh toán qua kênh Internet tăng tương ứng 54,13% về số lượng và 30,70% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 74,98% và 93,69%, qua kênh QR code tăng tương ứng 66,81% và 133,12% .
vai Trò dẫn dắT của nhÓm cổ phiếu ngân hàng
Điểm tựa tạo thanh khoản cho thị trường trong 9 tháng đầu năm 2021 có thể kể đến sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng, trong đó, cổ phiếu của những ngân hàng lớn như BIDV luôn tạo sức hút cho nhà đầu tư.
Sự quan tâm của nhà đầu tư đối với nhóm ngân hàng nói chung và cổ phiếu BID nói riêng là do sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng, bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh. Nhờ các giải pháp đồng bộ, trong 9 tháng đầu năm 2021, tín dụng ngành ngân hàng vẫn duy trì tăng trưởng tốt, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất của dịch bệnh. Đến ngày