6 minute read
BIDV trao 18.000 suất cơm tặng đồng bào khó khăn tại Hà Nội
BIDV trao 18.000 suất cơm
Thu hiền
Advertisement
tặng đồng Bào khó khăn tạI hà nộI
Tiếp nối các hoạt động chung tay chăm lo đời sống người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, BIDV đã ủng hộ 18.000 suất cơm để cùng Thành đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên TP. Hà Nội triển khai giai đoạn 5 của chương trình “Triệu bữa cơm - Hà Nội nghĩa tình”.
Ngày 08/10/2021, đại diện BIDV đã trao món quà nghĩa tình này tới Ban Tổ chức chương trình, tiếp tục khẳng định trách nhiệm của BIDV đối với cộng đồng và lan tỏa thông điệp “Hà Nội nghĩa tình - Tấm lòng BIDV”.
Chương trình “Triệu bữa cơm - Hà Nội nghĩa tình” do Thành đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Thành phố tổ chức nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của UBND TP. Hà Nội về việc huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vào công cuộc phòng chống dịch, chăm lo đời sống người dân không để ai bị bỏ lại phía sau. Mục tiêu của chương trình là tặng các suất cơm miễn phí đến các đối tượng còn khó khăn: người già, bệnh nhân nghèo, lao động mất việc, người vô gia cư… đang sinh sống trên địa bàn Thành phố.
Sau 4 giai đoạn đầu của chương trình, đã có 170.000 suất cơm được
Đại diện BIDV trao biển tượng trưng18.000 suất cơm tới Ban Tổ chức chương trình
Một số hình ảnh đại diện BIDV tham gia trao tặng những suất cơm nghĩa tình đến đồng bào khó khăn trao tặng. Trong giai đoạn 5, với sự đồng hành của BIDV, chương trình mang thông điệp “Hà Nội nghĩa tình - Tấm lòng BIDV” dự kiến sẽ trao tặng tối thiểu 18.000 suất cơm miễn phí (mỗi suất trị giá 30.000 đồng) đến những người dân khó khăn, bệnh nhân nghèo trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, chương trình cũng hỗ trợ suất ăn miễn phí cho người dân các tỉnh phía Nam di chuyển về quê khi đi qua địa bàn TP. Hà Nội.
Phát huy vai trò của một định chế tài chính hàng đầu của đất nước, BIDV đã triển khai nhiều chương trình an sinh xã hội để hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh như: Ủng hộ kinh phí cho Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19; hỗ trợ khẩn cấp cho các địa phương, cơ sở y tế và đội ngũ y bác sỹ, nhân viên y tế; hỗ trợ hiện vật giúp người dân khắc phục khó khăn do dịch bệnh; hỗ trợ các em học sinh nghèo trong chương trình “Sóng và máy tính cho em”... Từ đầu năm 2020 đến nay, tổng kinh phí BIDV hỗ trợ trực tiếp cho công tác phòng chống dịch bệnh đạt khoảng 280 tỷ đồng.
đại dịch sẽ đi qua
Còn Chúng ta ở lạI
Thùy hương
Đại dịch Covid-19 đang dần được đẩy lùi và chúng ta sẽ đi qua! Bao nhiêu mất mát, đau thương không gì bù đắp được, sắp tới chúng ta đối mặt muôn vàn khó khăn hậu đại dịch trước khi đến bến bờ “bình thường trở lại”.
Trong thời gian thực hiện giãn cách, cách ly xã hội, chúng ta tách rời khỏi những hoạt động, thói quen đã ăn sâu, nên ai nấy đều hụt hẫng, thậm chí trầm cảm. Chúng ta tự nhận thấy mình thật yếu đuối, phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện bên ngoài. Sức khỏe thể chất và tinh thần căng ra hằng ngày, có những lúc chúng ta hoang mang, lo lắng là khó tránh. Giờ đây, chúng ta mới cảm nhận được một giấc ngủ ngon, buổi sáng thức dậy phấn khởi, tinh thần vững chãi là như thế nào? Và từ đó sẵn sàng đương đầu với những tin xấu nhất hằng ngày… là những điều quý giá nhất trên đời. Lâu nay, chúng ta đã quên mất bản thân vì những lý tưởng cao đẹp, bây giờ thấy rằng, phải dành thời gian nhiều hơn nữa cho bản thân để rèn luyện sức khỏe, tinh thần.
Trước khi dịch bệnh xảy ra, nhiều người có thể phóng khoáng ăn hàng quán, lúc này, bữa cơm gia đình là sự lựa chọn an toàn nhất, vì vậy chúng ta không chỉ cần bữa cơm ấm cúng, đảm bảo vệ sinh mà còn phải đủ chất, phong phú và bắt mắt. Đây cũng là lúc ta nhận ra từng thành viên trong gia đình đều phải biết, học lại mọi việc, từ sơ chế thực phẩm, nấu ăn, rửa chén, mua thực phẩm… Nhiều gia đình cha mẹ bao bọc, đến nỗi con cái đã học đại học hoặc thậm chí lập gia đình vẫn chưa tự lo được cho bản thân. Những trường hợp như vậy khi có người nhiễm bệnh, phải đi cách ly mới thật khốn đốn, cả người bệnh và người lành đều khổ như nhau.
Ai cũng ý thức được rằng, những người xung quanh ta phải khỏe thì chúng ta mới mong không nhiễm bệnh, vì vậy chúng ta cố gắng làm mọi việc để giúp đỡ người khác. Những ngày ở lại cơ quan làm việc theo mô hình “3 tại chỗ” hoặc bị cách ly cùng nhau, chúng ta lại thấy anh em đồng nghiệp lo lắng cho nhau như người thân. Cùng nhau chuẩn bị bữa cơm, có thứ gì cũng chia sẻ, động viên nhau mới thấy ấm áp làm sao. Nghe xóm giềng ở đâu khó khăn lại thấy thương, thấy mình may mắn, cảm tạ trời đất rồi lại muốn chia sẻ, giúp đở họ. Dù không phải nghèo khổ nhưng có những lúc có tiền cũng khó mà mua được những thứ giản đơn nên nhận được bó rau, trái bầu, trái bí ta cũng thấy vui suốt mấy ngày.
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta lại thấy ngay cả người thờ ơ nhất cũng quan tâm đến tin tức, các văn bản chỉ đạo của chính quyền hằng ngày như lúc có dịch bệnh. Không ai không thấy hổ sở, đau buồn với các tin xấu; những quyết sách không hiệu quả, gây khó khăn, ách tắc cho người dân. Các điểm tiêm ngừa không tổ chức sắp xếp tốt để người dân chen lấn, chờ đợi lâu, mệt mỏi… Nếu ai cũng làm công việc của mình đúng chức trách nhiệm vụ, đúng quy định, chỉ vậy thôi thì đúng là chúng ta chưa hoàn thành hết sứ mệnh mà mình được giao phó. Điều ý nghĩa chúng ta mang lại không phải chỉ là kết quả công việc, những con số mà còn là cảm nhận của người được nhận. Nghĩ đến sứ mệnh của người khác cũng là nghĩ đến sứ mệnh của mình, không phải làm một công việc, một vị trí quan trọng mới thực hiện được sứ mệnh.
Một chú bảo vệ của ngân hang, tươi cười chào đón khách, nhanh nhẹn dắt xe cho khách, lau yên xe khi lỡ mắc mưa, nhẹ nhàng mời khách thông cảm chờ tới lượt được phục vụ… cũng là đã thực hiện được sứ mệnh của riêng mình. Người càng có ảnh hưởng đến nhiều người thì sứ mệnh lại càng lớn, càng có cơ hội làm được nhiều điều hữu ích cho cuộc đời. Chúng ta cùng nhìn lại và cùng cố gắng, chắc chắn chúng ta sẽ làm được.
Dịch bệnh đang dần đi qua, chúng ta còn ở lại và quyết sẽ mạnh mẽ để vượt qua mọi thử thách của cuộc đời!