4 minute read

Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng RPA tại BIDV

tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng rpa tại BIdV NgọC Đỗ

Ngày 29/9/2021, Trung tâm Ngân hàng số đã tổ chức Digitalk số thứ 2 với chủ đề "Tăng năng suất lao động và đổi mới phương thúc làm việc nhờ công nghệ RPA". Chương trình đã thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả đam mê công nghệ tại BIDV.

Advertisement

Các khách mời tham dự tại buổi tọa đàm

RPA (Robotic Process Automation, tạm dịch Tự động hóa quy trình bằng robot) chỉ một phần mềm được tích hợp vào máy tính (robot) có khả năng bắt chước thực hiện các hoạt động của con người. Công nghệ RPA giúp giảm chi phí cho nguồn nhân lực, hạn chế rủi ro về sai sót trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Tham gia Tọa đàm có các khách mời: Ông Trần Phương - Phó Tổng Giám đốc BIDV, Bà Trần Thanh Xuân - Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin BIDV và Ông Bùi Đình Giáp - Giám đốc Nền tảng akaBot của FPT. Các khách mời đã chia sẻ về các điều kiện áp dụng RPA và kinh nghiệm triển khai RPA tại BIDV.

Phó Tổng Giám đốc Trần Phương chia sẻ việc áp dụng công nghệ RPA giúp giải phóng cán bộ khỏi những thao tác đơn giản có tính lặp lại nhiều để tập trung thời gian nghiên cứu, phát triển thêm kiến thức và kỹ năng theo chiều sâu; từ đó góp phần cải thiện năng suất lao động và cơ cấu lại nguồn nhân lực BIDV theo hướng tích cực.

Theo bà Trần Thanh Xuân, BIDV có nhiều lợi thế trong việc triển khai áp dụng công nghệ RPA do có đội ngũ cán bộ Công nghệ thông tin ham học hỏi, tìm tòi các công nghệ mới. Rất nhiều chuyên viên công nghệ thông tin của BIDV đã nhận được chứng chỉ UiPath do Công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ cung cấp. Đồng thời, cán bộ công nghệ thông tin của BIDV cũng rất hiểu về các nghiệp vụ ngân hàng. Với lợi thế vừa rành công nghệ, vừa rõ nghiệp vụ, BIDV tự tin ứng dụng robot trong các hoạt động tác nghiệp.

Phân tích về điều kiện áp dụng RPA tại đơn vị, ông Bùi Đình Giáp, người đã hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp sử dụng robot để tăng năng suất lao động, đã chia sẻ 3 điều kiện để một đơn vị có thể ứng dụng RPA thành công: (i) Doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ có tính chất không quá phức tạp nhưng lặp đi lặp lại; (ii) Quy trình nghiệp vụ được chuẩn hóa; (iii) Lựa chọn đơn vị có nhiều kinh nghiệm triển khai RPA để xây dựng kịch bản triển khai phù hợp với thực tế tại doanh nghiệp. Ông Bùi Đình Giáp khẳng định, xu hướng thay thế các nghiệp vụ lặp lại bằng RPA là tất yếu, các nhân viên không nên sợ công nghệ sẽ lấy đi việc của con người, những ai đối mặt với sự thay đổi công nghệ sớm hơn sẽ có nhiều lợi thế trong thị trường lao động.

Phó Tổng Giám đốc Trần Phương cho biết BIDV hiện đang nghiên cứu việc ứng dụng triệt để các công nghệ RPA, EPN (Electronic Payment Networks), ECM (Enterprise Content Management) để quản lý dữ liệu doanh nghiệp và tăng hiệu quả tác nghiệp. Đây chính là chiếc kiềng 3 chân đưa BIDV vượt lên đón đầu sự phát triển công nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Kết thúc Tọa đàm, Phó Tổng Giám đốc Trần Phương khuyến khích toàn thể cán bộ BIDV tích cực nghiên cứu, học hỏi, đóng góp những ý tưởng, sáng kiến sáng tạo chuyển đổi số vì một BIDV phát triển bền vững, trường tồn.

Từ 2018, BIDV là ngân hàng tiên phong ứng dụng công nghệ RPA trong 2 mảng nghiệp vụ của Trung tâm Dịch vụ khách hàng và Trung tâm Thanh toán.

Robot Thanh toán theo bảng kê của Trung tâm Dịch vụ khách hàng là ứng dụng robot hỗ trợ tác nghiệp đầu tiên được áp dụng tại BIDV, sáng kiến đã đạt giải thưởng Sao Khuê năm 2019 và là tiền đề để BIDV tiếp tục nghiên cứu ứng dụng robot hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp khác. Tiếp đó, Trung tâm Dịch vụ khách hàng sử dụng RPA trong hỗ trợ tập hợp và lưu trữ chứng từ, báo cáo hoạt động tác nghiệp kinh doanh vốn. Tại thời điểm áp dụng, công tác in báo cáo lưu trữ, tìm kiếm và in sao kê phục vụ điều chuyển vốn được thực hiện một cách thủ công khiến thời gian xử lý công việc lớn, tạo áp lực cho cán bộ và tiềm ẩn nhiều rủi ro tác nghiệp.

Tại Trung tâm Thanh toán, đơn vị đã chủ động tìm tòi nghiên cứu mô hình ứng dụng RPA tại các ngân hàng thế giới. Tới tháng 11/2018, Trung tâm Thanh toán và Trung tâm Công nghệ thông tin đã thống nhất lựa chọn quy trình Xử lý điện Swift đến tại chương trình GW Monitor để thí điểm triển khai ứng dụng công nghệ RPA và được áp dụng chính thức từ tháng 11/2019 sau quá trình thử nghiệm và đánh giá. Ứng dụng RPA tại Trung tâm Thanh toán đã giúp tổng thời gian xử lý điện đến thủ công của cán bộ trên GW Monitor rút ngắn còn 120 phút/ngày (giảm 80% tổng thời gian) và tiết kiệm được 180 triệu đồng/năm chi phí. Hiện tại, ứng dụng vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu để nâng cấp.

This article is from: