4 minute read
BIDV và cơ hội khai thác tiềm năng phục vụ ngành dược phẩm
Bidv và cơ hội khai thác tiềm năng phục vụ ngành dược phẩm Quốc KHánH
Covid-19 đã và đang có những tác động nghiêm trọng đến mọi ngành kinh tế, trong đó ngành dược phẩm cũng gặp nhiều khó khăn như nhu cầu sụt giảm, tăng trưởng thấp, đứt gãy chuỗi cung ứng… Mặc dù vậy, ngành dược phẩm được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt và duy trì triển vọng tích cực trong thời gian tới. Đây cũng là cơ hội để BIDV có sự đầu tư chuyên sâu hơn nhằm khai thác tốt tiềm năng của lĩnh vực này
Advertisement
quY mô NhỎ NhưNg tốc độ tĂNg trưởNg tốt, triỂN vỌNg tích cỰc
Ngành dược Việt Nam có quy mô đạt khoảng 5 - 7 tỷ USD, tương đương 1% quy mô ngành dược toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm của ngành đạt khoảng 16%/ năm. Mặc dù đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục nhưng hoạt động sản xuất ngành dược còn giản đơn, chủ yếu là sản xuất thuốc đã hết bản quyền (generic) và đông y; nguồn nguyên liệu phải phụ thuộc nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ) và chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu trong nước; còn lại phải nhập khẩu.
Triển vọng ngành dược Việt Nam tiếp tục được đánh giá ở mức tích cực nhờ các nhân tố hỗ trợ như sau:
Thứ nhất, kế hoạch tăng trưởng kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2021 - 2025 được duy trì ở mức cao (dự báo đạt 6,5 - 7%) với GDP đầu người năm 2025 ước đạt 5.000 USD, từ đó đảm bảo gia tăng nhu cầu cả về chất lượng và quy mô chăm sóc sức khỏe và sự phát triển của các cơ sở y tế mới.
Thứ hai, về cơ chế chính sách, ngành dược sẽ tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm hỗ trợ từ Chính phủ thông qua các định hướng, chính sách như Quyết định số 68/ QĐ-TTg ngày 10/01/2014 (v/v phê duyệt Chiến lược Quốc gia ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030); Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 17/03/2021 (v/v phê duyệt Chương trình Phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045).
Thứ ba, về nhu cầu, dân số Việt Nam độ tuổi từ 65 trở lên dự báo chiếm 18,1% tổng dân số vào năm 2049 (so với tỷ lệ gần 7,9% năm 2020). Như vậy, khi tốc độ già hóa dân số tăng nhanh thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên, tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế và tuổi thọ trung bình.
Thứ tư, tốc độ tăng trưởng của ngành dược được dự báo ở mức cao, bình quân lên tới 10-11% (theo BMI); quy mô ngành được đánh giá đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN.
bidv phải Làm gì đỂ tẬN dụNg tiềm NĂNg NgàNh dược?
Trong thời gian qua, BIDV đã rất quan tâm đến việc khai thác sản phẩm dịch vụ để phục vụ khách hàng trong ngành dược và đạt được một số kết quả nhất định. Để tiếp tục khai thác hiệu quả tiềm năng của ngành dược, trong thời gian tới BIDV cần xem xét tiếp tục triển khai các chính sách theo hướng:
Thứ nhất, tiếp tục định hướng ưu tiên tài trợ phát triển ngành dược với quy mô tín dụng và sản phẩm dịch vụ cao hơn mức tăng trưởng bình quân toàn hệ thống.
Thứ hai, tiếp tục nghiên cứu khai thác hiệu quả nguồn 61.000 khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh quầy thuốc và khoảng 1.200 bệnh viện trên cả nước thông qua việc hoàn thiện các cơ chế chính sách, các gói sản phẩm dịch vụ phù hợp, hiệu quả.
Thứ ba, nghiên cứu, xem xét ưu tiên tài trợ khách hàng doanh nghiệp dược có định hướng phát triển dài hạn như đầu tư phát triển bài bản nguồn nguyên liệu đầu vào, đầu tư nghiên cứu sản phẩm dược mới có đầu ra và thị trường tiêu thụ tiềm năng.
Thứ tư, tiếp tục nghiên cứu khai thác sản phẩm, dịch vụ theo đặc thù ngành và có mức rủi ro thấp như cho vay vốn lưu động, cho vay xuất khẩu, thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc cho các cơ sở y tế…
Thứ năm, xem xét, nghiên cứu cho vay theo chuỗi sản phẩm ngành dược, cho vay và cung cấp dịch vụ liên quan đối với một số sản phẩm dược chăm sóc sức khỏe, nhất là sau đại dịch Covid-19.