7 minute read
Kiểm soát tốt hơn chất lượng tín dụng
kIểM SoáT TốT HƠN
ChẤt Lượng tín dụng
Advertisement
hà an Kinh tế phục hồi thúc đẩy tín dụng tăng mạnh nhưng trước sức ép lạm phát tăng cao, để giữ ổn định lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ phải chấp nhận giảm chênh lệch lãi suất biên ròng (NIM) và kiểm soát tốt hơn chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, vấn đề xử lý nợ xấu tiếp tục là mối lo ngại không nhỏ, nhất là khi Nghị quyết 42 sắp hết hiệu lực thi hành.
chính Thức Triển khai gói 40 ngàn Tỷ đồng
Hiện tăng trưởng tín dụng đã ở mức gần 7%, đây là mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ nhiều năm gần đây; dự báo sức cầu tín dụng sẽ còn tăng trong những tháng tới. Chính vì thế, các NHTM rất tích cực huy động vốn, cộng với việc sức ép lạm phát tăng đã khiến các ngân hàng (nhất là các ngân hàng quy mô nhỏ) phải liên tục điều chỉnh tăng biểu lãi suất huy động. Tính chung hiện lãi suất huy động đã tăng 0,5 đến 1% (tùy kỳ hạn) so với cùng thời điểm năm 2021. Đặc biệt, cầu tín dụng sắp tăng mạnh khi ngày 20/5 Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Theo đó, các ngành sẽ được hỗ trợ vốn vay gồm hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất bản phần mềm, lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan, hoạt động dịch vụ thông tin. Các ngành có hoạt động xây dựng phục vụ trực tiếp cho các ngành trên nhưng không bao gồm hoạt động xây dựng cho mục đích kinh doanh bất động sản. Các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố cũng được hỗ trợ lãi suất.
Thời hạn được hỗ trợ lãi suất tính từ ngày giải ngân khoản vay đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận NHTM và khách hàng, phù hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất, kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, nhưng không vượt quá 31/12/2023. Mức lãi suất hỗ trợ đối với khách hàng là 2%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất thực tế nằm trong khoảng thời gian quy định trên.
Ngay khi Nghị định 31 được ban hành, NHNN đã ra Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn NHTM thực hiện hỗ trợ lãi suất của gói 40 ngàn tỷ đồng này. Cụ thể, về phương thức hỗ trợ lãi suất: Đến thời điểm trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ lãi, NHTM lựa chọn thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng theo một trong các phương thức sau: Giảm trừ trực tiếp số lãi tiền vay phải trả của khách hàng bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất; Thực hiện thu của khách hàng toàn bộ lãi tiền vay trong kỳ và hoàn trả khách
Hàng không là một trong số các ngành được hỗ trợ
hàng số tiền lãi vay được hỗ trợ lãi suất trong cùng ngày thu lãi. Trường hợp việc thu lãi vay trong kỳ thực hiện sau giờ làm việc của NHTM thì việc hoàn trả số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất có thể thực hiện vào ngày tiếp theo.
Các NHTM sẽ đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước cho cả năm 2022 và 2023. Trường hợp tổng số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch của các ngân hàng trong năm 2022 và 2023 nhỏ hơn hoặc bằng 40.000 tỷ đồng, NHNN xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với từng NHTM và có điều chỉnh nếu cần thiết.
Không chỉ triển khai gói hỗ trợ 40 ngàn tỷ đồng, các tổ chức tín dụng còn phải tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm lãi suất cho vay thêm 0,5-1%/ năm trong năm 2022 và 2023. Do đó, NIM của các TCTD sẽ giảm. Đây sẽ là sức ép lớn đối với các NHTM trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng để cân đối được tỷ suất lợi nhuận và rủi ro có thể gặp phải.
cần sớm hoàn Thiện cơ sở pháp lý cho xử lý nợ xấu
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD và Tờ trình về việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14.
Theo báo cáo này, lũy kế từ ngày 15/08/2017 đến ngày 31/12/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết 42. Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách thận trọng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu tại thời điểm 31/12/2021 ở mức cao là 6,31%. Nợ xấu chưa xử lý theo Nghị quyết số 42 đến 31/12/2021 vẫn ở mức cao là 412,7 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, đến hết ngày 15/08/2022, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 sẽ không được áp dụng, việc xử lý nợ xấu của T heo Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2021 của Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội, năm 2021 cơ quan này đã kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước và 9 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Kết quả các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm được kiểm toán đều đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hoạt động, kinh doanh có lãi, tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 2%. Duy nhất PGBank có nợ xấu lên tới 2,49%.
Tuy nhiên, một số ngân hàng chưa phân loại nợ phù hợp, nên sau khi kiểm tra Kiểm toán Nhà nước phải điều chỉnh tăng chi phí dự phòng tại một số NHTM. Thêm vào đó, các ngân hàng còn sai sót về trình tự, thủ tục cho vay như thẩm định sơ sài; định kỳ chưa đánh giá lại tài sản bảo đảm; thiếu chứng từ giải ngân/ tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn; gia hạn nợ vượt quá thời gian. Một số đơn vị đầu tư tài chính không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, chưa xử lý dứt điểm một số khoản công nợ, quản lý đất đai còn một số hạn chế…
Xử lý nợ xấu là một vấn đề khó của ngành ngân hàng
TCTD sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trước đó, theo tờ trình của NHNN, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý kéo dài thời gian áp dụng Nghị quyết 42, song tại kỳ họp toàn thể lần này Quốc hội mới chính thức xem xét để quyết định có cho kéo dài, và kéo dài bao lâu việc áp dụng Nghị quyết 42 vào xử lý nợ xấu cũng như định hướng cho việc hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu. Chính phủ đề xuất Quốc hội: (1) Thông qua việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của NQ 42 đến ngày 31/12/2023; (2) Giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất nội dung cần luật hóa quy định về xử lý nợ xấu cùng với việc rà soát, hoàn thiện Luật các TCTD và các luật có liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo, trình Quốc hội chậm nhất vào kỳ họp đầu năm 2023.
Chuyên gia cho rằng, thời hạn kéo dài như trên cũng phù hợp với thời gian triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15, thể hiện quyết tâm trong khơi thông nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu phục hồi và phát triển KT-XH trong 2 năm 2022 - 2023. Bên cạnh đó, việc kéo dài thời hạn áp dụng NQ 42 cũng tạo điều kiện để Chính phủ có thêm thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo do đây là vấn đề khó, phức tạp, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều quy định khác nhau của pháp luật và ảnh hưởng đến nhiều đối tượng.