7 minute read
Hoạt động tín dụng tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột và duy trì vị thế BIDV
THIÊN MINH
Xác định hoạt động tín dụng tiếp tục là xương sống, tạo thu nhập chính và tiền đề để cung cấp sản phẩm dịch vụ phi tín dụng khác cho BIDV, ngày 20-21/08/2022, tại Thành phố Hồ Chí Minh, BIDV tổ chức Hội nghị toàn hệ thống về triển khai công tác tín dụng 2022-2025.
Advertisement
Hội nghị có sự tham dự của ông Phan Đức Tú - Chủ tịch HĐQT; ông Lê Ngọc Lâm - Tổng Giám đốc; các Ủy viên HĐQT BIDV, Ban Tổng Giám đốc, Lãnh đạo các Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính, Chi nhánh, đơn vị thành viên, công ty con... và cán bộ chủ chốt thực hiện công tác tín dụng tại các điểm cầu chi nhánh toàn hệ thống BIDV.
Quy mô, thị phần tín dụng giữ vững vị trí đứng đầu
Tình hình kinh tế - xã hội thế giới và Việt Nam trong những năm vừa qua trải qua những diễn biến khó lường. Điều này đã tạo ra những khó khăn và thách thức không nhỏ cho tất cả các lĩnh vực, doanh nghiệp, tổ chức đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế toàn cầu. Từ sự thôi thúc phải phát triển, cùng những chuyến biến mạnh mẽ trong công cuộc chuyển đổi số, chúng ta đã chứng kiến sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, hệ thống Ngân hàng, cùng sự đóng góp tích cực của BIDV. Đây là tiền đề quan trọng giúp nền kinh tế phục hồi và bật tăng mạnh mẽ trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Trong bối cảnh đó, hoạt động tín dụng BIDV giai đoạn 2016-2021 đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Cụ thể về kết quả thực hiện, quy mô, thị phần tín dụng BIDV tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu hệ thống ngân hàng. Đến thời điểm 30/6/2022, dư nợ tín dụng của BIDV đạt 1.462.156 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần sau hơn 5 năm. Với quy mô tín dụng đạt được, BIDV liên tục đứng đầu về thị phần cho vay, ~12,64% tổng dư nợ nền kinh tế.
Cơ cấu tín dụng chuyển dịch
theo hướng bền vững: Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn, đẩy mạnh tín dụng bán lẻ, SME, FDI. Nếu trước đây, ít người nói BIDV là ngân hàng bán lẻ, đến nay 7 năm liền BIDV là ngân hàng bán lẻ dẫn đầu thị trường, tỷ trọng cho vay bán lẻ từ 24,7% lên 40% thời điểm 31/12/2021 và 42% thời điểm 30/6/2022. BIDV cũng là ngân hàng dẫn đầu về cho vay doanh nghiệp SME và dẫn đầu trong lĩnh vực quản lý và phát triển nguồn vốn ủy thác nước ngoài (NVUTNN).
Phân bổ tín dụng theo kỳ hạn, ngành nghề, địa bàn, loại tiền cũng từng bước được chuyển dịch theo hướng giảm dần dư nợ vào đối tượng rủi ro và tập trung tăng trưởng đối tượng sử dụng ít vốn, hiệu quả trên tài sản có rủi ro cao, hướng tới quản lý tín dụng theo thông lệ.
Đặc biệt, BIDV đã định hướng một số nội dung liên quan đến ngân hàng xanh trong chiến lược phát triển như: triển khai các gói “Tín dụng xanh”, ưu tiên cấp lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng phát thải carbon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chất lượng tín dụng cải thiện, hiệu quả tín dụng được nâng cao:
Chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể với dấu ấn đặc biệt là việc lần đầu tiên sau 10 năm đưa tỷ lệ nợ xấu về mức <1%, năng lực tài chính được cải thiện với tỷ lệ bao phủ nợ xấu vượt 100%, đạt mức kỷ lục ~236%.
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đóng góp trọng yếu cho hoạt động của BIDV, giai đoạn 2016 – 2021, thu nhập thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng chiếm ~76%/tổng thu nhập của BIDV. Từ những năm tháng thắt lưng buộc bụng để trích lập dự phòng rủi ro, xử lý nợ, đến nay, mỗi năm BIDV thu về hơn 8.000 tỷ nợ ngoại bảng.
Giữ vững mục tiêu, tăng cường giải pháp
Với những thành công đã đạt được, trong giai đoạn 2022-2025, Hội nghị xác định mục tiêu: Giữ vững và duy trì vị thế BIDV là NHTMCP đứng đầu về quy mô, thị phần trên thị trường; khẳng định vai trò, trách nhiệm của BIDV đóng góp hiệu quả góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước; Nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng làm động lực chính đối với sự phát triển và cải thiện hiệu quả kinh doanh của hệ thống; Cơ cấu lại nền khách hàng hợp lý, an toàn, đảm bảo bền vững.
BIDV cũng xác định mục tiêu: Nâng cao năng lực cạnh trạnh, chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin và ngân hàng số trong hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành, nâng mức xếp hạng của BIDV theo quy định của NHNN và các tổ chức định hạng quốc tê, xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao; Cải thiện các chỉ tiêu về tín dụng; Thực hiện thành công chuyển đổi mô hình hoạt động tín dụng...
Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, Hội nghị đề ra các nhóm giải pháp cụ thể như sau: Quán triệt triển khai Đề án mô hình tín dụng mục tiêu, Chiến lược tổng thể và các Chiến lược cấu phần đã được phê duyệt; Phát triển các phân khúc khách hàng mục tiêu; Điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu cơ cấu lại danh mục tín dụng; Nâng cao chất lượng tín dụng (Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, hạn chế nợ xấu mới phát sinh; Tích cực xử lý và thu hồi nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro)….
Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, hướng tới thực hiện theo thông lệ quốc tế trong định giá; Cơ cấu lại và nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực; Tăng cường ứng dụng công nghệ trong công tác điềuhành, quản trị rủi ro (áp dụng công nghệ trong tiếp cận, phát triển,chăm sóc khách hàng; chú trọng phát triển các sản phẩm hiện đại có hàmlượng công nghệ cao; phát triển công cụ hỗ trợ ra quyết định và quản lýrủi ro tín dụng); Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát cấp tíndụng; Triển khai hoạt động tuyền thông về Văn hóa kiểm soát rủi ro vàKhẩu vị rủi ro...