9 minute read
Hành trình tìm về thế giới tâm linh
Chùa Bái Đính - vẻ đẹp Phật giáo trong văn hóa Việt
hành TRình Tìm vỀ
Advertisement
Thế giới tâm linh
Phương Anh
Du lịch tôn giáo là một hành trình trải nghiệm thú vị giúp chúng ta thanh tịnh và lắng đọng tâm hồn. Bên cạnh tham quan phong cảnh thiên nhiên và các công trình kiến trúc hiện đại, đưa thêm một hay một vài địa điểm tâm linh vào hành trình là cách bạn làm giàu thêm trải nghiệm và kiến thức về văn hóa bản địa nơi mình đặt chân đến.
Chùa Vàng Kinkaku-ji - Di sản thế giới, di tích lịch sử của cố đô Kyoto, Nhật Bản
Du lịch gắn với đời sống tâm linh
Sẽ là một thiếu sót lớn nếu bạn có dịp đi du lịch đến Ấn Độ - miền đất Phật, nhưng lại không có cơ hội chiêm ngưỡng các di sản văn hóa Phật giáo như: Lumbini - nơi sinh của Đức Phật; Sarnath - nơi Đức Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên; Đại học Nalanda – nơi mà dưới thời cổ đại từng là một trung tâm học tập Phật giáo vĩ đại; hay Bodhgaya - nơi Đức Phật đạt được giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề linh thiêng… Đây là hệ thống di sản văn hóa nổi tiếng thế giới không chỉ vì ý nghĩa tôn giáo của nó mà nó còn bởi sự kỳ vĩ, vô song, từ đường lối kiến trúc đến họa tiết, hoa văn. Mỗi năm, tại các thắng tích này, hàng triệu du khách có tín ngưỡng Phật giáo hoặc không tín ngưỡng từ khắp nơi trên thế giới đến đây chiêm bái, tham quan, bên cạnh các địa điểm nổi tiếng khác của đất nước này như Đền Taj Mahal, Cung điện Hawa Mahal, Quần đảo Lakshadweep… Du lịch tâm linh thường gắn liền với những giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể, có quan hệ chặt chẽ với lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần khác của người dân địa phương. Cũng chính bởi thế mà du lịch tâm linh không chỉ mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm khám phá vùng đất mới mà còn mang đến những giá trị về tinh thần, giúp mở mang trí óc và tâm hồn cho người đi du lịch.
Ngay tại Việt Nam, đây cũng là một hình thức du lịch phổ biến, khi mà trải dài khắp cả nước có khoảng 40.000 khu di tích, thắng cảnh, tập trung chủ yếu ở đền, chùa, miếu, tòa thánh, lăng tẩm, phủ, khu tưởng niệm; với gần 8.000 lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức quanh năm. Đây là những lợi thế để Việt Nam phát triển mạnh mẽ hình thức du lịch tâm linh, góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa không bị mai một theo thời gian. Một số địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Việt Nam hàng năm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan và lễ bái như núi Yên Tử, Chùa Hương, khu di tích Đền Hùng, Chùa Bái Đính, Chùa Thiên Mụ…
trang Bị Kiến thức cho chuyến Du lịch tâm linh
Mỗi du khách nên chuẩn bị cho mình những hiểu biết nhất định về quy tắc riêng của từng tôn giáo tại nơi mình sẽ đến tham quan. Dù
Angkor Wat - Ngôi đền Hindu nổi tiếng nhất tại Cambodia
bạn mang tín ngưỡng tôn giáo hay không mang tín ngưỡng tôn giáo nào, bạn cũng nên thể hiện sự tôn trọng với các giá trị tôn giáo của người dân địa phương để tránh những hành động có thể không phù hợp.
Ki-tô giáo, tên gọi khác là Công giáo hay Thiên chúa giáo, là tôn giáo lớn nhất thế giới. Tới thăm các nhà thờ Thiên Chúa giáo, bạn nên tránh mặc trang phục ngắn bởi đây bị coi là hành động không tôn trọng đức Chúa. Một số nhà thờ ở Ethiopia còn yêu cầu du khách cởi giày trước khi bước vào bên trong. Đặc biệt, bạn cần tránh việc ngồi bắt chéo chân trong các nhà thờ. Một số nhà thờ ở Ý không cho phép quay phim, chụp ảnh, vì vậy hãy lưu ý các quy định trước khi bước vào.
Nếu đến thăm các quốc gia như Nepal, Ấn Độ, hay đảo Bali của Indonesia, chắc chắn bạn sẽ bắt gặp rất nhiều những dấu ấn kiến trúc và hoa văn đặc trưng của người Hindu. Hindu giáo hay còn gọi là Ấn Độ giáo là tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới. Để thể hiện sự tôn trọng với các vị thần, bạn nên tắm rửa sạch sẽ thân thể trước khi bước vào một ngôi đền Ấn Độ giáo. Không mặc trang phục hoặc mang phụ kiện làm từ da bởi người Hindu rất tôn kính thần Bò. Khi dâng lễ, ngoài các vật phẩm, đừng quên một vòng hoa cúc vạn thọ. Sau phần nghi lễ, các đền thờ thường chia đồ cúng cho du khách. Bạn hãy đón nhận bằng tay phải và thưởng thức sau khi rời khỏi đền.
Đến thăm các nhà thờ Hồi giáo, bạn nên lựa chọn thời điểm phù hợp, không nên đi vào thứ sáu bởi đây là ngày cầu nguyện quan trọng nhất trong tuần của người theo đạo Hồi. Bạn cũng cần lưu ý tới các khu vực hành lễ dành riêng cho đàn ông và phụ nữ. Hãy quan sát những người Hồi giáo xung quanh và bày tỏ sự tôn trọng với tôn giáo của họ bằng cách cởi bỏ giày trước khi bước vào các nhà thờ. Về trang phục, phụ nữ Hồi giáo thường che kín mặt khi cầu nguyện, trang phục thường ngày của họ phải rộng và che hết toàn bộ mái tóc. Du khách nữ cũng được yêu cầu đeo khăn trùm đầu như những phụ nữ địa phương. Nếu là đàn ông, trước khi bước vào các giáo đường của người Do Thái, bạn phải đội một chiếc mũ yarmulke nhỏ trên đỉnh đầu để thể hiện sự tôn kính với các vị thánh. Bạn không nên chụp ảnh vào ngày lễ Shabbat diễn ra vào tối thứ sáu hoặc sáng thứ bảy hằng tuần. Nếu đến thăm Bức tường phía Tây ở thành cổ Jerusalem, trước khi rời đi, hãy bước lùi vài bước để tránh quay lưng vào bức tường thiêng liêng nhất trong tín ngưỡng của người Do Thái.
Du khách tới thăm các ngôi chùa Phật giáo cần lưu ý mặc trang phục kín đáo; không đội mũ, đi giày vào gian thờ. Để bày tỏ sự tôn kính Phật, bạn không nên chạm, ngồi gần, leo trèo, dịch chuyển hay ngồi quay lưng vào tượng Phật. Bên cạnh đó, bạn cần thể hiện sự tôn trọng với nhà sư; không ngồi cao hơn họ khi trò chuyện, dùng hai tay để đưa hay nhận đồ từ nhà sư; không ăn uống gần các sư...
Khách du lịch cần lưu ý các quy định về quay phim, chụp ảnh khi tới thăm nhà thờ Bức tường phía Tây ở thành cổ Jerusalem Du khách nữ đến thăm Thánh đường Hồi giáo Sheikh Zayed cần mặc trang phục trùm kín đầu
Lắng nghe lời thì thầm của trái tim
Trên thế giới này là những người có thể giống ta, có thể rất khác ta. Có người ưa tụ tập với bạn bè. Có người mải mê rong chơi. Có người chỉ thích nằm nhà để đọc sách. Có người say công nghệ cao. Có người mê đồ cổ. Cũng giống như người ta có thể phản ứng rất khác nhau khi đứng trước thác Niagara hùng vĩ, người này nhảy bật lên và ghi nhớ cảnh tượng đó suốt đời, nhưng cũng có người nhìn nó rồi nói: “thác lớn nhỉ?” và quên nó đi ngay sau khi trở về nhà. Sao ta phải lấy làm lạ về điều đó? Sao ta phải bực mình về điều đó? Sao ta lại muốn tất cả mọi người đều phải nhảy lên khi nhìn thấy thác Niagara?
Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình…
Hãy tôn trọng. Bởi cuộc đời là muôn mặt và mỗi người có một cách sống riêng biệt. Chẳng có cách sống nào là cơ sở để đánh giá cách sống kia. Mỗi con người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng.
Thật ra, cuộc đời ai cũng có những lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản cực kỳ ngắn gọn: Trước hết, hãy tôn trọng người khác. Sau đó, nghe theo chính mình. Không chỉ vì điều người khác đã nói, sẽ nói và có thể nói mà không dám sống với con người và ước mơ đích thực của mình.
Con người sinh ra và chết đi đều không theo ý mình. Chúng ta không được sinh ra với ngoại hình, tính cách, tài năng hay gia cảnh mà mình muốn chọn lựa. Nhưng chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình, sống như mình muốn, làm điều mình tin, sáng tạo điều mình mơ ước, theo đuổi điều mình khao khát, yêu thương người mình yêu. Bởi thế, đừng để mình cứ mãi xoay theo những ồn ào khác, hãy lắng nghe lời thì thầm của trái tim. (Sưu tầm)
hộP Thư số 300
Trong tháng 8/2022, Ban Biên tập Bản tin Đầu tư Phát triển đã nhận được tin, bài, ảnh của các đơn vị, chi nhánh, cộng tác viên trong và ngoài hệ thống BIDV:
Các đơn vị: Ban Thư ký HĐQT&QHCĐ, Ban Chính sách và Giám sát hệ thống, Ban Phát triển Ngân hàng Bán lẻ, Ban Chính sách sản phẩm bán buôn, Ban Quản lý Đầu tư, Trung tâm Thẻ, Viện Đào tạo và Nghiên cứu, Công đoàn BIDV, BIC…
Các chi nhánh: Ngọc Khánh Hà Nội, Ba Tháng Hai, Sở Giao dịch 1…
Các cộng tác viên: Vương Thành Long, Đinh Văn Học, Kiều Vân, Chiến Thắng, Ngọc Linh, Hồng Thúy, Trịnh Trang, Nguyễn Thi, Thùy Trang,
Hương Trà, Mạnh Hải, Đức Diệp, Huyền Nhung, Duy Đông, Tuấn Dũng, Ngân Nguyễn, Quốc Cường, Quỳnh Hoa, Ngọc Anh, Thanh Bình,
Nguyễn Thảo, Phước Thảo, Lê Dũng, Xuân Lương, Anh Thi, Trương Giang…
Ban biên tập Bản tin Đầu tư Phát triển chân thành cảm ơn sự cộng tác quý báu của các đơn vị, các cộng tác viên trong thời gian qua.
Ban biên tập rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, cộng tác nhiệt tình và có hiệu quả hơn nữa của tất cả bạn đọc. Trân trọng!
BAN BIÊN TẬP