6 minute read
“7R” giúp doanh nghiệp phục hồi nhanh, bền vững
GIúp DOaNH NGHIệp phục hồi nhanh bền Vững
Viện Đào Tạo Và nghiên Cứu BiDV
Advertisement
Từ đầu năm 2022 đến nay, Việt Nam đã chuyển sang trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Hoạt động kinh tế - xã hội mở cửa trở lại giúp doanh nghiệp (DN) phục hồi nhưng vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Để DN phát triển nhanh, bền vững hơn nữa, Phòng Nghiên cứu Kinh tế, Viện ĐT&NC BIDV đã đưa ra 5 đề xuất đối với Chính phủ, Bộ, ngành và “7-R” đối với DN.
Doanh nghiệp phục hồi nhanh nhưng còn nhiều Thách Thức
Theo Viện ĐT&NC BIDV, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,42% trong nửa đầu năm 2022 (riêng GDP quý II tăng 7,72%, là mức tăng cao nhất của quý II kể từ năm 2011). Hoạt động của DN (đặc biệt trong lĩnh vực chế biến - chế tạo, thương mại, dịch vụ) khởi sắc; số DN tham gia thị trường 7 tháng đầu năm 2022 đạt gần 134 nghìn DN, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước, trở về trạng thái như trước dịch.
Các DN hiện đang phục hồi ấn tượng trong nhiều ngành, nghề, lĩnh vực. Đối với lĩnh vực chế biến - chế tạo, chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm tăng 9,7% so với cùng kỳ 2021 (cao hơn mức bình quân 8,8% của toàn ngành công nghiệp). Số DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong lĩnh vực tăng lần lượt 17,4% và 34,6% so với cùng kỳ năm trước; trong khi số DN hoàn tất thủ tục giải thể giảm gần 10%. Tương tự, lĩnh vực dịch vụ cũng phục hồi ấn tượng, với số lượng DN thành lập mới tăng 21,7%; số DN quay trở lại hoạt động tăng 56,2% và DN giải thể giảm 9,5%. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại quốc tế là điểm sáng, khi tổng giá trị xuất, nhập khẩu 7 tháng tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2021, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư (764 triệu USD).
Tuy nhiên, các DN vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi số lượng DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn 7 tháng đầu năm 2022 vẫn tăng 39,2% so với cùng kỳ (trong đó, trong lĩnh vực chế biến - chế tạo tăng 39,4%, lĩnh vực dịch vụ tăng 37,9%); sự phục hồi không đồng đều giữa các lĩnh vực; xuất hiện những rủi ro, thách thức mới như nguy cơ dịch chồng dịch, dịch đậu mùa khỉ, xung đột Ukraina còn kéo dài; áp lực lạm phát gia tăng khi giá cả còn ở mức cao; rủi ro tài chính - tiền tệ vẫn hiện hữu, trong khi chuỗi cung ứng vẫn bị đứt gãy…
5 đề xuấT đối với chính phủ, Bộ, ngành
Để DN phục hồi nhanh hơn, bền vững hơn sau đại dịch Covid-19, cần sự tiếp tục hỗ trợ đồng bộ từ Chính phủ, Bộ, ngành, cũng như sự nỗ lực của bản thân DN. Viện ĐT&NC BIDV đề xuất một số giải pháp như sau:
Một là, đề xuất Chính phủ, trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp, vẫn không được lơ là, chủ quan với dịch Covid-19; theo đó cần đẩy nhanh, hiệu quả tiến trình tiêm vaccine; tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh bởi vì làm tốt điều này cũng chính là góp phần quyết định ổn định kinh tế-xã hội và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế.
Hai là, nâng cao hiệu quả hơn nữa trong phối hợp chính sách (đặc
Lĩnh vực chế tạo phục hồi mạnh mẽ hậu Covid-19
biệt giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và chính sách giá cả) nhằm kiểm soát lạm phát, tỷ giá, lãi suất, ổn định kinh tế vĩ mô; tăng cường truyền thông nhằm giảm thiểu tâm lý lo ngại lạm phát và hiện tượng đầu cơ, găm giữ, buôn lậu gây bất ổn thị trường. Chú trọng điều tiết việc mua vật tư, thiết bị y tế và thuốc men nhằm đảm bảo đủ nguồn cung và tránh hiện tượng tăng giá bất hợp lý.
Ba là, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 (cùng các văn bản hướng dẫn tiếp theo) của Chính phủ về chương trình phục hồi này; trong đó, cần chú trọng triển khai quyết liệt, hiệu quả 3 chương trình trọng điểm: (i) gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, (ii) gói bổ sung đầu tư công 113 nghìn tỷ đồng, và (iii) chương trình hỗ trợ lãi suất 2%...
Bốn là, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế nhằm thu hút, phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn; cùng với việc cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh, vừa hỗ trợ thiết thực cho DN, người dân, vừa thu hút đầu tư (cả trong và ngoài nước). Đồng thời, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế số, Chính phủ số, xã hội số; đây vừa là động lực tăng trưởng kinh tế hiện nay, vừa giúp phòng chống dịch bệnh do giảm thiểu tiếp xúc, vừa tạo nền tảng phát triển bền vững trên nền tảng tri thức, dữ liệu và khoa học, công nghệ.
Năm là, trong bối cảnh rủi ro, bất định, Chính phủ cùng các bộ ngành tiếp tục hỗ trợ DN đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, đối tác; tăng khả năng kết nối, liên kết với DN… qua đó, tăng năng lực tự chủ, tự cường và chống chịu với các cú sốc bên ngoài.
“7-r” đối với Doanh nghiệp
Các DN cần tiếp tục chủ động, thích ứng với xu hướng mới sau đại dịch Covid-19. Đồng thời tận dụng hiệu quả thời gian kinh tế thế giới đang “chùng xuống”, tăng trưởng chậm lại, chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu có xu hướng cấu trúc lại, dịch chuyển sang các nước cùng khu vực địa lý… để rà soát, cải tiến, chuẩn hóa quy trình sản xuất, kinh doanh hiện tại. DN cần đặc biệt lưu ý đến khâu tuyển dụng và quản lý nhân lực, chuỗi cung ứng và kênh phân phối, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chuyển đổi số và số hóa quy trình vận hành, xây dựng chiến lược và hoạt động tài chính theo hướng bền vững và tăng khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, tăng năng lực cạnh tranh trong ngành và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu...
DN có thể tham khảo, nghiên cứu và áp dụng giải pháp mô hình “7-R”, để luôn chủ động thích ứng, hồi phục và phát triển kinh doanh của DN, đặc biệt phù hợp với giai đoạn “hậu Covid”, bao gồm: (1) Respond (thích ứng với dịch bệnh); (2) Recover (phục hồi càng nhanh càng tốt); (3) Re-invent (đối mới, sáng tạo, thích nghi; bao gồm cả thay đổi mô hình, chiến lược kinh doanh theo hướng “chuyển đổi số” nhiều hơn); (4) Restructure (cơ cấu lại tổ chức - bộ máy, hoạt động, tài chính, sản phẩm… để trở nên hiệu quả hơn); (5) Resilience (tăng sức đề kháng, khả năng chống chịu với các cú sốc bên ngoài); (6) Risk management (tăng cường quản lý rủi ro trong môi trường hoạt động nhiều bất định); và (7) Reimagination (tái định hình - điều chỉnh DN để phù hợp với “trạng thái bình thường mới” khi nhu cầu của người tiêu dùng đã thay đổi, đặc biệt liên quan đến tính năng của sản phẩm thiên về công nghệ kỹ thuật số hơn, có tính linh hoạt và khả năng đáp ứng nhanh của DN).