7 minute read

Ngành ngân hàng trên “mặt trận” tam nông

n gành ngân hàng Trên “mặt trận” tam nông

an Bình

Advertisement

Thực hiện Nghị quyết số 19 - NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, “tam nông” luôn là lĩnh vực được ngành Ngân hàng ưu tiên để đẩy mạnh phát triển

Nghị quyết số 19 - NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời; có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở, lực lượng to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ chủ trương này của Đảng cho thấy việc đầu tư cho “tam nông“ trong giai đoạn tới là tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng của ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

ngân hàng đi đầu Trong đầu Tư Tam nông

Triển khai Nghị quyết số 26-NQ/ TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, 15 năm qua “tam nông“ luôn là lĩnh vực được ngành Ngân hàng ưu tiên đầu tư. Về chính sách, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ động tham mưu trình Chính phủ ban hành chính sách tín dụng dành riêng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đồng thời ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực tam nông như: Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 55/2015/ NĐ-CP ngày 9/ 6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 116/2018/NĐCP ngày 7/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số 30/NQ – CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch…

Triển khai chủ trương của Đảng, Nhà nước, thực hiện chỉ đạo của NHNN, các TCTD đã, đang đóng góp tích cực trên mặt trận tam nông. Các TCTD từng bước cải cách, tiết giảm thủ tục vay vốn cho phù hợp đặc thù sản xuất nông nghiệp và trình độ của người dân khu vực nông thôn, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn vay của người dân… Lãi suất cho vay lĩnh vực tam nông luôn thấp hơn từ 1% đến 2% so với các lĩnh vực khác. Tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng đều qua các năm. Năm 2014 tăng 10,8%, năm 2015 tăng 13,34%, năm 2016 tăng 18,09%, năm 2017 tăng 25,5%, năm 2018 tăng 21,4%, năm 2019 tăng khoảng 11% so với cuối năm 2018 và chiếm tỷ trọng khoảng 25% dư nợ tín dụng nền kinh tế. Cuối năm 2020, tín dụng phục vụ

phát triển nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 7,0% so với cuối năm 2019, chiếm trên 24% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế. Năm 2021, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 25,11% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế, tăng 10,21% so với cuối năm 2020. Đặc biệt, nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã trở thành nguồn lực quan trọng của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

pháT Triển Tài chính Toàn Diện

Nghị quyết số 19 - NQ/TW đặt ra yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng. Cơ cấu lại nông nghiệp thực chất, hiệu quả, khai thác và phát huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, tiềm năng, lợi thế của từng vùng, miền, địa phương. Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, chuyên canh hàng hoá tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn thực phẩm dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, cơ giới hoá, tự động hoá; gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản... Theo Nghị quyết 19, một trong những giải pháp để chúng ta đạt được những mục tiêu đề ra trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân đến năm 2030, tầm nhìn 2045 là: Phát triển thị trường tài chính, tín dụng vi mô, các sản phẩm dịch vụ tài chính mới, củng cố và mở rộng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, bảo đảm an toàn, hiệu quả…

Liên quan đến vấn đề này, hiện ngành Ngân hàng và các Bộ, ngành liên quan đã, đang triển khai Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận

Theo Nghị quyết số 19- NQ/TW, mục tiêu cụ thể đến năm 2030:

Tốc độ tăng trưởng GDP ngành Nông nghiệp phấn đấu đạt bình quân khoảng 3%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp bình quân từ 5,5 - 6%/năm.

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ nông thôn phấn đấu đạt bình quân trên 10%/năm.

Số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 90%, trong đó, phấn đấu 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới trên 70%, trong đó phấn đấu 35% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020.

Tỉ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 80%.

Tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 20%; bình quân hằng năm đào tạo nghề cho khoảng 1,5 triệu lao động nông thôn.

Tỉ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%, nâng cao năng suất, chất lượng rừng; tỉ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định đạt 90%.

tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững. Trong đó có chỉ tiêu: phấn đấu đến năm 2025 dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt 25%. Để đạt mục tiêu này, hệ thống các tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính trên thị trường đã phát triển khá đa dạng, hiện diện tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước. Các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, hướng đến những đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện được tích cực cải thiện. NHNN đã chỉ đạo các NHTM, tổ chức trung gian thanh toán tích cực đẩy mạnh cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; Phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nông thôn; dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), hợp tác xã (HTX), hộ gia đình sản xuất kinh doanh…

Cùng với đó, ngành Ngân hàng tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi, khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; hỗ trợ tín dụng cho hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nông thôn phát triển sản xuất kinh doanh; nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng. Triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi để giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn. Phát huy vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong cung cấp tín dụng đối với các hộ sản xuất nông nghiệp, nhất là với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

This article is from: