SHB NEWS
ẤN PHẨM TRUYỀN THÔNGCỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN - HÀ NỘI
Email: shbnews@shb.com.vn
2014
ƯU TIÊN TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG Trang 2
Số
01 2014
SHB NEWS
ẤN PHẨM TRUYỀN THÔNGCỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN - HÀ NỘI
Email: shbnews@shb.com.vn
2014
ƯU TIÊN TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG Trang 2
Số
01 2014
Trong số này
Cố vấn nội dung: Đỗ Quang Hiển Chủ tịch HĐQT
Ưu tiên tăng trưởng bền vững
Trang 2
2014 - Những mục tiêu và giải pháp cơ bản
Trang 8
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Văn Lê Tổng Giám đốc
Hệ thống lớn phải đi liền với tư duy mới
Trang 34
Marketing - Nghĩ khác và làm khác
Trang 36
Tòa soạn: 77 Trần Hưng Đạo - Hà Nội Tel: 043 942 3388 | Fax: 043 941 0944 Email: shbnews@shb.com.vn Website: www.shb.com.vn
Parkse - Ngày ấy bây giờ
Trang 42
SHB Gia Lai - Mùa Xuân này
Trang 44
5 đặc quyền của chủ thẻ Vinaphone - SHB Master Card
Trang 57
Giấy phép xuất bản: số17/GP-XBBT do Cục Báo chí - Bộ TT&TT Cấp ngày 25/01/2013
THƯ CHÚC TẾT CÁN BỘ, NHÂN VIÊN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ SHB Nhân dịp năm mới Giáp Ngọ 2014, thay mặt HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB), tôi thân ái gửi tới toàn thể cán bộ, nhân viên SHB những tình cảm sâu sắc, chân thành và tốt đẹp nhất! Năm 2013 qua đi với nhiều khó khăn và thử thách, SHB đã đạt được những thành quả đáng khích lệ với sự nỗ lực của Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng. Chúng ta đã chứng kiến một SHB với sức trẻ của tuổi 20 vươn mình lớn mạnh, trở thành một trong những Ngân hàng có quy mô vốn lớn, mạng lưới hoạt động rộng khắp, có uy tín và hoạt động kinh doanh công khai, minh bạch trên thị trường tài chính ngân hàng. Với những đóng góp đặc biệt vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, năm qua SHB đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cùng nhiều phần thưởng cao quý cho các đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác. Các bạn thân mến! SHB là gia đình của các bạn. Chính các bạn - mỗi cán bộ, nhân viên tại vị trí công việc của mình - đã nỗ lực, cố gắng hết mình, luôn đồng lòng nhất trí nhìn về một hướng, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Ngân hàng; Chính các bạn - với niềm tự hào là thành viên của một định chế tài chính lớn SHB - đã mang thương hiệu Ngân hàng lan tỏa và in đậm trong lòng công chúng. Hơn thế nữa, chúng ta đã phát triển và nhân lên giá trị văn hóa đại gia đình SHB. Bản sắc văn hóa đại gia đình đã tạo nên sức mạnh giúp SHB vượt qua những khó khăn, thách thức để xác lập một vị trí vững chắc trên thị trường tài chính ngân hàng. Xuân mới 2014 đã đến, một chặng đường mới đang mở ra phía trước. Với tôi, mỗi ngày mới đều có những điều lý thú, những thử thách mới, những nỗ lực mới. Tôi hi vọng rằng mỗi thành viên trong đại gia đình SHB qua các thế hệ sẽ tiếp tục phát huy truyền thống văn hóa 20 năm qua, luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực vun đắp cây đại thụ SHB ngày càng to lớn hơn, xanh tươi hơn, phát triển mãi mãi với thời gian. Tôi vững tin rằng, với sự đồng hành, chung chí hướng, SHB sẽ tiếp tục gặt hái những thành quả lớn lao hơn, mang lại thịnh vượng cho chúng ta, các cổ đông và đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng, xã hội. Trong không khí một mùa xuân mới, thay mặt Hội đồng Quản trị, tôi thân gửi tới toàn thể cán bộ nhân viên SHB và gia đình tình cảm nồng ấm cùng lời chúc Sức khoẻ, Hạnh phúc và Thành công!
2014
Chủ tịch HĐQT SHB
Đỗ Quang Hiển
Tiêu điểm
N
ăm 2013 khép lại với rất nhiều khó khăn của nền kinh tế nói chung, tài chính ngân hàng nói riêng. Vượt qua thách thức, khó khăn đó, SHB đã đạt được những thành tựu quan trọng. Chủ tịch HĐQT Đỗ Quang Hiển đã dành cho phóng viên Bản tin SHBNEWS cuộc phỏng vấn.
Xin Chủ tịch đánh giá một số thành tựu đạt được trong năm 2013 của SHB? Năm 2013 là năm đầu tiên SHB hoạt động trên nền tảng vừa nhận sáp nhập Ngân hàng HBB. Do đó ngay từ đầu năm ưu ưu tiên hàng đầu là ổn định bộ máy, tổ chức, hoạt động an toàn, kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên nhiều lợi thế của SHB sau sáp nhập đã được khai thác, phát huy và từng bước thu được những kết quả khả quan như huy động vốn từ tổ chức và cá nhân đạt trên 108 nghìn tỷ đồng tăng 31,3% so với cuối năm 2012, lợi nhuận sau thuế đạt 849,8 tỷ đồng, nợ xấu 4,06%. Nhiều chi nhánh của HBB cũ đang từ kinh doanh lỗ, nợ xấu cao đã chuyển sang kinh doanh ổn định, có lãi, tích cực xử lý nợ xấu có hiệu quả.
2
SHBNews
Năm 2013 với quy mô năng lực tài chính lớn, SHB đã khẳng định uy tín và vai trò của mình đối với nền kinh tế khi chúng ta trực tiếp tài trợ vốn cho các dự án lớn, trọng điểm quốc gia như 5 tuyến đường thuộc Quốc lộ 1A, dự án cơ sở hạ tầng cầu đường Tp Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với tổng số tiền lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng và sẽ được giải ngân trong năm 2014. Bên cạnh đó với uy tín SHB đã nhận được sự hợp tác phát triển kinh doanh của nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn như Tập đoàn Dầu khí, Xăng dầu, Điện lực, Viễn thông, Hóa chất, lương thực với doanh số lớn hơn nhiều lần năm 2012. Thêm vào đó thành công tích hợp hệ thống core hiện đại giữa hai ngân hàng cùng với mạng lưới kinh doanh mở rộng, SHB đã phát triển nhanh quy mô khách hàng cả về chiều rộng
và chiều sâu với các sản phẩm tiện ích, đa dạng. Bên cạnh đó công tác xử lý nợ xấu đã được HĐQT, Ban điều hành đặc biệt coi trọng, là nhiệm vụ trọng tâm với các giải pháp tổng thể, chuyên nghiệp và quyết liệt đã đưa tỷ lệ nợ xấu của SHB xuống 4,06%. Kết thúc năm 2013 SHB đã nằm trong TOP 5 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam (ngoài ngân hàng TMCP nhà nước). Những thành quả SHB đạt được của năm 2013 là rất đáng tự hào nhưng quan trọng hơn những thành quả đó đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh của SHB phát triển an toàn, bền vững trong năm 2014 và những năm tiếp theo. SHB đã tạo dựng được uy tín và niềm tin của khách hàng các cổ đông, các nhà đầu tư và cũng đem đến niềm vinh dự, tự hào cho toàn thể CBNV SHB.
ƯU TIÊN TĂNG TRƯỞNG
BỀN VỮNG Nguyên Thành thực hiện
Nhiều người so sánh, sau khi nhận sáp nhập, SHB như vừa xếp hàng vừa chạy vì chúng ta mới hoàn tất nhận sáp nhập nhưng vẫn đặt ra mục tiêu kinh doanh khá cao. Điều gì khiến SHB đạt được những kết quả vượt bậc, thưa Chủ tịch?
đề xử lý nợ xấu, nếu cả hệ thống SHB chúng ta thực thi những biện pháp quyết liệt hơn nữa, nếu được sự quan tâm của nhiều bộ, ngành liên quan sớm chỉnh sửa hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thì hiệu quả xử lý nợ xấu cao hơn rất nhiều so với hiện tại.
Với những thành quả SHB đạt được trong thời gian qua có nhiều yếu tố quan trọng. Thứ nhất, HĐQT đã có chiến lược, mục tiêu hoạt động rõ ràng và phù hợp trong từng thời kỳ có tính đến dài hạn trên cơ sở chiến lược cạnh tranh tạo ra sự khác biệt. Thứ hai là năng lực quản trị điều hành, tinh thần đoàn kết, văn hóa và sự đồng lòng quyết tâm của toàn thể CBNV SHB, thứ ba là sự hợp tác ủng hộ tích cực của quý khách hàng niềm tin của các nhà đầu tư, cổ đông và sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên những thành công trong năm 2013 của SHB sau sáp nhập mới chỉ là sự khởi đầu, còn nhiều lợi thế tiềm năng để tiếp tục khai thác, phát huy trong các năm tới.
Nhiều người đánh giá cao SHB là một trong số ít Ngân hàng dám công khai từ đầu năm 2013 tỷ lệ nợ xấu gần 9% nhưng lại bất ngờ khi kết thúc năm 2013 công bố tỷ lệ nợ xấu là 4,06%. Ông nghĩ gì về vấn đề này?
Điều gì khiến Chủ tịch chưa cảm thấy hài lòng sau khi năm 2013 khép lại? Điều tôi chưa hài lòng là trong SHB còn một vài đơn vị bộ phận kinh doanh chưa hiệu quả, một số nhỏ CBNV chưa chuyên nghiệp, chưa hòa nhập và thích nghi với văn hóa SHB. Và điều quan trọng hơn tôi chưa hài lòng là vấn
SHB là Ngân hàng cổ phần được niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội từ năm 2009. Bởi vậy toàn bộ hoạt động của SHB phải được thông tin công khai, minh bạch. Trước khi nhận sáp nhập HBB chúng ta đã thẩm định toàn bộ hoạt động của họ trong đó quan tâm đặc biệt đến nợ xấu, nợ quá hạn và khả năng xử lý thu hồi. Qua phân tích, thẩm định, phần lớn nợ quá hạn, nợ xấu của HBB đều có tài sản đảm bảo. Trong số nợ xấu của HBB có đến 70% thuộc các DN lớn (khoảng 20 DN) trong đó chủ yếu thuộc các DN có đầu tư sản xuất, kinh doanh quy mô lớn có TSĐB tốt nhưng năng lực quản trị yếu kém. Bởi vậy ngay sau khi nhận sáp nhập HBB chúng ta đã ngay lập tức thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu như: tái cấu trúc, tham gia quản trị điều hành một số DN có nợ xấu nhưng có thị trường tốt có đầu tư SXKD quy mô lớn (Công ty Thủy sản Bình An, Công ty
giấy Thành Đạt…) đưa khách hàng này hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trả dần được nợ vay. Sau khi tập trung xử lý nhóm khách hàng lớn chiếm tỷ lệ nợ xấu cao, chúng ta tiếp tục triển khai các biện pháp quyết liệt, đồng bộ xử lý nợ xấu tại một số đơn vị kinh doanh có nợ xấu lớn như thanh lý, cho thuê tài sản, tư vấn chuyển nhượng cổ phần.... Trong năm 2013 SHB đã thu hồi từ nợ xấu hơn 3.000 tỷ đồng tiền mặt trích lập dự phòng gần 1.600 tỷ đồng, cùng với tăng trưởng tín dụng 34,3% đã đưa nợ xấu xuống còn 4,06%. Sang năm 2014 với tín hiệu tốt của nền kinh tế cùng với nền tảng phát triển bền vững của SHB tôi tin tưởng nợ xấu của SHB sẽ được kiểm soát ở mức thấp hơn 3%. Thưa Chủ tịch mục tiêu SHB đặt ra trong năm 2014 ? Mục tiêu SHB trong năm 2014 đưa SHB vào TOP 3 các NH TMCP lớn nhất Việt Nam (ngoài nhóm các NHTMCP nhà nước), tăng trưởng 20 - 30 % các chỉ tiêu kinh doanh, cổ tức 8 - 10%, hoạt động kinh doanh phát triển an toàn, bền vững, nâng cao uy tín và vị thế của SHB trên thị trường tài chính trong nước và khu vực, thực hiện mục tiêu chiến lược của SHB 2015 trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng và năm 2020 trở thành tập đoàn tài chính quy mô lớn trong nước và khu vực. Xin trân trọng cám ơn Chủ tịch!
Tiêu điểm
Số 1/2014
3
hời sự
SHB TÍCH CỰC MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI KINH DOANH Trong 3 ngày 11, 15 và 16 tháng 4/2014 SHB đã khai trương Chi nhánh Tiền Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên nâng tổng số Chi nhánh trên toàn hệ thống của SHB lên 51 Chi nhánh. Nằm trong chiến lược phát triển thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng vào năm 2015, trong năm 2014, SHB đặt mục tiêu nâng cấp chi nhánh tại Lào và Campuchia lên thành ngân hàng con 100% vốn nước ngoài của SHB tại Lào và Campuchia, đồng thời mở thêm 10 chi nhánh (5 Chi nhánh tại Lào và 5 Chi nhánh tại Campuchia), mở mới 24 phòng giao dịch tại Tp. Hồ Chí Minh và các thành phố khác, mở mới các chi nhánh tại Quảng Ngãi, Tây Ninh và các tỉnh khác.
HỆ THỐNG GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ CỦA SHB ĐƯỢC BẢO MẬT AN TOÀN TUYỆT ĐỐI Vừa qua một số phương tiện truyền thông trong nước và báo chí quốc tế đề cập tới lỗ hổng bảo mật đối với giao thức Open SSL. Lợi dụng lỗ hổng này, hacker có thể lấy cắp các thông tin của các ngân hàng, của khách hàng tại ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, nếu khai thác lỗ hổng này thành công, hacker có thể thực hiện các hành vi gian lận tài chính. Hệ thống Ngân hàng điện tử SHB đang sử dụng chứng chỉ số SSL do hãng bảo mật uy tín Symantec cung cấp, không sử dụng OpenSSL. Các hệ thống giao dịch ngân hàng trực tuyến của SHB hoàn toàn được bảo mật, không bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng vừa công bố và mọi giao dịch của khách hàng tuyệt đối an toàn. Quý khách hàng đã và đang tin tưởng dịch vụ ngân hàng điện tử của SHB hoàn toàn không bị ảnh hưởng và có thể tiếp tục an tâm giao dịch. Cùng với việc đầu tư các giải pháp công nghệ bảo mật, giám sát, ngăn chặn tiên tiến nhất, SHB đã và tiếp tục chủ động, liên tục, định kỳ thực hiện rà soát các lỗ hổng an ninh thông tin và kịp thời xử lý. Bên cạnh đó SHB luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để ngăn ngừa và xử lý kịp thời các sự cố (nếu có). SHB cam kết tiếp tục mang đến Quý khách hàng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, bảo mật, an toàn trong thời gian tới.
SHB ĐƯỢC VINH DANH THƯƠNG HIỆU MẠNH LẦN THỨ 7 Ngày 15/3/2014, tại Hà Nội, SHB đã được Cục Xúc tiến Thương mại Bộ Công thương phối hợp cùng Thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam 2014. Đây là lần thứ 7 liên tiếp SHB được bình chọn và trao tặng danh hiệu uy tín này. Chương trình Thương hiệu mạnh năm nay với chủ đề “Kinh doanh xanh” đã thu hút được sự quan tâm và tham gia của nhiều doanh nghiệp trong nước. Là một đơn vị trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ nên những hoạt động của Ngân hàng không ảnh hưởng đến môi trường. Bên cạnh đó, SHB cam kết không tài trợ, không cho vay đối với các dự án có ảnh hưởng đến môi trường và cộng đồng. Ngoài ra, SHB cũng rất chú trọng và quan tâm đến các vấn đề về môi trường và sự phát triển bền vững của xã hội, thường xuyên tham gia các hoạt động vì môi trường và tiết kiệm năng lượng bền vững của đất nước.
Tin tức - Sự kiện Số 1/2014
5
Tin tức - Sự kiện
TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2013:
NHẬN THỨC RÕ HIỆN TẠI
Trong ảnh: Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Lê trao phần thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích kinh doanh tốt năm 2013
H
ội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 của SHB được tổ chức tại TP. Lạng Sơn - một địa danh khá điển hình của “đặc sản” mùa Đông xứ Bắc. Thời tiết trong những ngày diễn ra Hội nghị rất lạnh và có mưa nhiều, nhưng dường như cái lạnh tái tê vùng cực Bắc không hề làm nguội đi niềm vui, sự hứng khởi của các đại biểu tham dự...
6
SHBNews
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Giám đốc SHB Nguyễn Văn Lê đánh giá cao sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên SHB trên toàn hệ thống trong năm qua. Nhờ những nỗ lực của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị kinh doanh mà SHB đã đạt được những thành công chung to lớn khi kết thúc năm tài chính. “Tôi còn nhớ tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm tại Cần Thơ, các số liệu tại báo cáo vẫn còn xa so với kế hoạch chúng ta đề ra năm 2013. Tuy nhiên, từ Quý 2/2013, với sự cố gắng của toàn thể CBNV toàn hệ thống, của Ban Đều hành, chúng ta đã thu được những kết quả quan trọng, có thể nói là đánh dấu sự trưởng thành trong 20 năm xây dựng của SHB”, Tổng Giám đốc nói . Tổng giám đốc đã chia sẻ với Hội nghị kết quả hoạt động của SHB năm 2013. Theo đó, tính đến 31/12/2013 tổng tài sản của SHB đạt gần 144.000 tỷ đồng, tăng
23,4%. Huy động thị trường 1 từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt gần 108.000 tỷ, tăng hơn 30%; dư nợ tín dụng đạt hơn 76.000 tỷ, tăng 34,2%. Nợ xấu của SHB tại thời điểm đầu năm là hơn 8% trên tổng dư nợ, 6 tháng là 9,04%, đến cuối năm, dưới sự chỉ đạo sát sao của HĐQT, Ban Điều hành, SHB đã thu hồi hơn 3.800 tỷ đồng nợ xấu, giảm tỷ lệ này xuống còn 4,06% và góp phần nâng tổng lợi nhuận trước thuế lên hơn 1.000 tỷ đồng. “Cá nhân tôi và Ban Điều hành rất phấn khởi trước những kết quả khả quan này. Trong bối cảnh rất khó khăn của kinh tế vĩ mô và ngành Ngân hàng đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ theo chủ trương của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, kết quả này đã chứng tỏ sự chỉ đạo sáng suốt và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chúng ta, đứng đầu là Chủ tịch Đỗ Quang Hiển…”, Tổng Giám đốc nhấn mạnh.
Qua các tham luận tại Hội nghị, các đại biểu đã được lắng nghe các báo cáo xung quanh một số mảng hoạt động kinh doanh nổi bật của Ngân hàng trong năm qua. Tham luận của Phó TGĐ Thường trực Đặng Trung Dũng cho biết: Trong năm 2013, Khối ngân hàng bán lẻ đã đạt được một số kết quả nhất định, tạo tiền đề cho các năm tiếp theo. Theo đó, với mảng tín dụng, tính đến cuối năm tổng dư nợ khách hàng cá nhân đạt 11.277 tỷ đồng, tăng 1.952 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 21% so với năm 2012. Trong tổng số 47 Chi nhánh đang hoạt động, có 6 Chi nhánh vượt chi tiêu tín dụng đề ra là Bắc Ninh, Hưng Yên, Campuchia, Lào Cai, Nghệ An, Vĩnh Phúc. Số lượng khách hàng vay vốn tại SHB cũng tăng tăng thêm 3.200 khách so với năm 2012, nâng tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng tại SHB lên xấp xỉ 2 triệu khách hàng.
ĐỂ TIẾP TỤC BỨT PHÁ. . .
Thúy Anh
Bên cạnh những mặt tích cực, Phó TGĐ Đặng Trung Dũng cũng chỉ rõ những tồn tại cần khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong năm 2014. Theo Phó TGĐ Đặng Trung Dũng, các năm qua SHB đã định hướng phát triển trở thành một Ngân hàng bán lẻ nhưng hiện tại các đơn vị kinh doanh vẫn có sự mất cân đối giữa tỷ lệ dư nợ cá nhân với tỷ lệ dư nợ doanh nghiệp. Trên thực tế, phần lớn các Chi nhánh vẫn tập trung phát triển mảng dư nợ doanh nghiệp, trong khi mảng dư nợ cá nhân chiếm tỷ trọng thấp, không được ưu tiên phát triển. Đến nay, có 36/47 Chi nhánh có dư nợ khách hàng cá nhân chiếm dưới 40% tổng dư nợ của Chi nhánh; đặc biệt có 11 đơn vị dư nợ cá nhân chỉ chiếm dưới 10%, trong đó có cả các Chi nhánh lớn, địa bàn tốt nhưng tỷ trọng dư nợ cá nhân chưa tương xứng với tiền năng tại đơn vị. Trong lĩnh vực huy động vốn, chị Hoàng Thị Mai Thảo - Giám đốc Khối nguồn vốn đã báo cáo và phân tích trước toàn thể Hội nghị những mặt đã làm được và những tồn tại của mảng hoạt động kinh doanh này. Theo đó, năm 2013 SHB đã có sự dịch chuyển trong cơ cấu tiền gửi khi tiền gửi từ các TCKT tăng lên nhưng huy động từ dân cư chưa thực sự được chú trọng. Về cơ cấu khách hàng, huy động từ tổ chức kinh tế chiếm 42% và cá nhân là 58% trong tổng số huy động. Cơ cấu kỳ hạn huy động đã dịch chuyển tương đối tốt. Nếu như năm 2012, huy động tốt ở kỳ hạn ngắn thì năm 2013 đã có sự ổn định ở kỳ hạn 3- 6 tháng và đặc biệt kỳ hạn 12 tháng. Điều này góp phần ổn định nguồn vốn huy động của SHB. Huy động tiền USD cũng có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực, đồng thời cân bằng được giữa huy động và cho vay USD, giúp SHB không phải phụ thuộc vào huy động USD trên thị trường 2.
Đối với công tác xử lý nợ xấu một vấn đề rất khó khăn và luôn luôn “nóng” sau khi SHB nhận sáp nhập HABUBANK, tham luận của anh Nguyễn Đình Dương - Trưởng ban QL và Xử lý nợ có vấn đề đã phần nào giúp các đại biểu có mặt tại hội nghị hình dung được những nỗ lực của toàn hệ thống cũng như những tín hiệu tích cực trong việc đưa tỷ lệ nợ xấu giám đáng kể xuống còn 4,06% vào cuối năm 2013. Đây không chỉ là vấn đề của nội bộ Ngân hàng mà dư luận xã hội cũng đặc biệt quan tâm. Nỗ lực giảm nợ xấu xuống còn dưới 5% như mục tiêu đề ra đã thể hiện quyết tâm của toàn hệ thống SHB, được dư luận đánh giá rất cao, đúng như lời hứa của Chủ tịch Đỗ Quang Hiển tại thời điểm SHB công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm và sau thời điểm công bố báo cáo tài chính năm 2013 mới đây. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, thay mặt Hội đồng quản trị, Chủ tịch Đỗ Quang Hiển đã đánh giá cao kết quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh của SHB cũng như các mặt hoạt động khác của Ngân hàng trong năm qua. Chủ tịch đặc biệt nhấn mạnh những kết quả bứt phá ngoạn mục trong giai đoạn 6 tháng cuối năm của toàn hệ thống. “ Trong bối cảnh mà ngành Ngân hàng vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn, thách thức và các Ngân hàng phải nỗ lực rất nhiều mới hoàn thành mục tiêu kinh doanh đề ra thì SHB đã đạt được rất nhiều thành tích tốt. Có được điều đó trước hết là do chúng ta có sự định hướng rất đúng đắn, phù hợp của HĐQT. Từ định hướng đúng đắn, cả hệ thống chúng ta đã không ngừng nỗ lực phấn đấu nhằm đạt bằng được những mục tiêu kinh doanh. Mặc dù ở lĩnh vực này hay những lĩnh vực khác còn yếu kém, hạn chế nhưng thành công chung là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên chúng ta phải phân tích rõ hiện
tại, nhận thức rõ các khó khăn năm 2014 để tiếp tục bứt phá”, Chủ tịch nói. Ngoài những ghi nhận, phân tích và đánh giá nêu trên, Chủ tịch đã có những chỉ đạo cụ thể đối với tất cả các mảng hoạt động của Ngân hàng trong năm 2014 cũng như các năm tiếp theo, nhằm hiện thực hóa các mục tiêu ngắn hạn cũng như các mục tiêu chiến lược của Ngân hàng trong tương lai gần. Kết thúc phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch cho biết, tới đây HĐQT, Ban Điều hành sẽ nghiên cứu và có chính sách nhằm hỗ trợ cán bộ nhân viên SHB còn gặp nhiều khó khăn, để họ có thể an cư lạc nghiệp, ổn định đời sống, yên tâm công tác và cống hiến vào sự nghiệp phát triển chung của Ngân hàng.
Tại hội nghị lần này, thay mặt HĐQT, Chủ tịch HĐQT đã trao tặng 31 Giấy khen và 03 Giấy chứng nhận cho 21 đơn vị và 12 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh năm 2013. Bên cạnh đó, 116 cá nhân, đơn vị đạt thành tích tốt trong việc thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh năm 2013 cũng đã vinh dự được nhận Giấy khen của Tổng giám đốc. Toàn bộ số tiền thưởng lên tới hơn 1,2 tỷ đồng được trao trích từ Quỹ khen thưởng của SHB. Đây chính là sự ghi nhận cho những đóng góp tích cực của các đơn vị kinh doanh, các cá nhân vào sự phát triển chung của Ngân hàng đồng thời tạo động lực để phát huy hơn nữa hiệu quả trong lao động.
Với truyền thống yêu bóng đá, trận bóng đá giao hữu giữa Đội Hội sở chính và Đội giám đốc các Chi nhánh đã diễn ra ngay sau khi kết thúc hội nghị. Mặc dù thời tiết rất lạnh và trời mưa liên tục nhưng niềm vui của một năm 2013 với nhiều kết quả tốt đẹp đã giúp các cầu thủ có thêm sức mạnh, niềm hứng khởi để ra sân. Đây cũng là một nét văn hóa truyền thông được duy trì ở hầu hết các Hội nghị của SHB. Dưới sự cổ vũ của hàng trăm cổ động viên, Đội Hội sở chính đã chiến thắng Đội Giám đốc các Chi nhánh với tỷ số 2-0. Tại Gale Dinner diễn ra ngay trong tối cùng ngày, Chủ tịch HĐQT đã chia sẻ về kết quả trận bóng giao hữu và quyết định trích ra 155 triệu đồng từ số tiền chiến thắng của đội Hội sở chính để ủng hộ Quỹ vì người nghèo Thành phố Lạng Sơn. Quyết định này đã nhận được sự đồng thuận của tất cả các cán bộ nhân viên SHB. Đêm Gala với những tiết mục văn nghệ về mùa xuân, tình yêu quê hương, đôi lứa đã xua tan cái lạnh dưới 10oC xứ Lạng, giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Hình ảnh Chủ tịch HĐQT, TGĐ và cán bộ nhân viên nắm tay nhau hát vang ca khúc “Nối vòng tay lớn” đã khép lại chương trình nhưng lại mở ra một tương lai mới, tươi sáng hơn, rực rỡ hơn cho SHB trong năm 2014 và các năm tiếp theo. Kết thúc Gala, Chủ tịch HĐQT một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết của toàn thể cán bộ nhân viên và khẳng định rằng: “Các bạn chính là niềm tự hào của tôi….”
Tin tức - Sự kiện Số 1/2014
7
Tin tức - Sự kiện
2014
&
NHỮNG MỤC TIÊU GIẢI PHÁP CƠ BẢN N gày 19.4.2014 tại Hà Nội, SHB sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 22. Đây là mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của SHB sau sự kiện SHB nhận sáp nhập thành công Habubank, đưa SHB trở thành một trong các Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Sau hơn một năm nhận sáp nhập Habubank, SHB không chỉ ổn định về tổ chức, phát triển an toàn và tăng trưởng bền vững mà còn nâng cao vị thế của mình trong mọi hoạt động, trở thành một đối tác tiềm năng của nhiều tổ chức tài chính kinh tế trong và ngoài nước. Năm 2013, năm đầu tiên hậu sáp nhập, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng SHB đã cố gắng vượt qua những thách thức của môi trường vĩ mô, hoàn thành mọi chỉ tiêu kinh doanh đề ra từ đầu năm. Năm 2014, dự báo kinh tế vĩ mô nói chung và hoạt động ngành ngân hàng nói riêng sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức nhưng SHB sẽ tập trung phát huy mọi nguồn lực, đồng thời có những giải pháp để ứng phó kịp thời trước những biến đổi của nền kinh tế. Những mục tiêu kinh doanh cơ bản và các giải pháp cụ thể mà SHB đặt ra năm 2014 được cụ thể hóa như sau.
8
SHBNews
NHỮNG MỤC TIÊU CƠ BẢN - Phấn đấu đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu đưa SHB vào nhóm Ngân hàng TMCP có qui mô kinh doanh lớn nhất xét về thị phần, thị trường và số lượng khách hàng. - Phát triển mạnh mẽ khách hàng cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh trở thành NH bán lẻ hiện đại đa năng. - Chủ động theo dõi ứng phó kịp thời với diễn biến thị trường để có quyết định kịp thời, phù hợp với diễn biến của thị trường và yêu cầu phát triển của SHB. - Nâng cao công tác quản trị rủi ro, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau từng nghiệp vụ kinh doanh và khả năng cảnh báo phát hiện sớm rủi ro đối với các hoạt động của SHB nhằm hạn chế rủi ro và thực hiện mục tiêu phát triển kinh doanh an toàn, bền vững .
NGUYỄN VĂN LÊ Tổng Giám đốc - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo nội bộ và bên ngoài đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh của SHB. - Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng toàn hệ thống. Tập trung cho vay các lĩnh vực, ngành hàng ít rủi ro trên cơ sở các điều kiện kinh tế vĩ mô trong và ngòai nước theo từng giai đoạn năm tài chính. - Quyết liệt xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, hạn chế tối đa nợ xấu, nợ quá hạn mới phát sinh nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng tín dụng có tỷ lệ nợ xấu tối đa 3%/tổng dư nợ đến cuối năm 2014. - Thực hiện quản lý chi phí chặt chẽ, tiết kiệm, tiết giảm chi phí quản lý,chi phí hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn hệ thống.
hoạt động kinh doanh. Vận hành mô hình quản lý tập trung theo khối và ngành dọc nhằm phát huy vai trò điều hành hiện thống của Hội sở chính với các đơn vị kinh doanh.
- Đẩy mạnh mở rộng phát triển thị trường và khách hàng đặc biệt là KHCN , mạng lưới hoạt động kinh doanh trên cơ sở vững chắc, an toàn, minh bạch tại thị trường trong nước. - Chuyển mô hình hoạt động của Chi nhánh SHB Lào và Chi nhánh SHB Campuchia thành các Ngân hàng TNHH một thành viên 100% vốn của SHB tại Lào và Campuchia. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ứng dụng nhằm nâng cao năng lực quản trị điều hành, hạn chế rủi ro đồng thời phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích đồng bộ và cạnh tranh. - Đẩy mạnh công tác truyền thông, quan hệ quốc tế nhằm quảng bá thương hiệu và nâng cao vị thế của SHB trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. - Đẩy mạnh hoạt động của Đảng bộ, Đoàn thanh niên, Công Đoàn nhằm giáo dục đạo đức tư tưởng cho người lao động toàn hệ thống SHB đồng thời nâng cao hiệu quả năng suất lao động đóng góp vào kết quả hoạt đọng kinh doanh SHB. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ - Về công tác dự báo và quản trị điều hành Tập trung vào công tác dự báo
tình hình kinh tế tài chính để có các quyết sách phù hợp trong từng thời điểm. Trên cơ sở nắm bắt và dự báo tình hình, đo lường ảnh hưởng và các tác động vĩ mô đến môi trường kinh doanh nói chung và hoạt động của SHB nói riêng để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời. SHB xác định năm 2014 là năm tiếp tục có nhiều biến động trong hoạt động Ngân hàng. Ngay từ đầu năm SHB đã tích cực triển khai các hoạt động kinh doanh để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động. Tăng trưởng của SHB phải đảm bảo về chất lượng theo hướng tăng tỷ trọng thu thuần từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập, tốc độ tăng thu nhập và tổng tài sản phải cao hơn tốc độ tăng chi phí điều hành, giảm dần sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Đây cũng là định hướng hoạt động của SHB trong những năm tiếp theo. Đẩy mạnh và phát huy vai trò điều hành hệ thống của các Khối, Trung tâm, Phòng ban Hội sở chính theo ngành dọc đối với các Đơn vị kinh doanh toàn hệ thống SHB trên cơ sở gắn chỉ tiêu kinh doanh, trách nhiệm nghĩa vụ quyền lợi của các Đơn vị Hội sở chính với các Phòng ban tại các Chi nhánh trong việc điều hành
- Về phát triển nguồn nhân lực Nhân lực là yếu tố nòng cốt, là tài sản quý giá nhất, là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công trong hoạt động kinh doanh của SHB. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp, cơ cấu phù hợp với chiến lược ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại là mục tiêu nhân sự của SHB. Kế hoạch công tác nhân sự năm 2014 cụ thể như sau: - Đảm bảo đáp ứng kịp thời nhân sự theo định biên được phê duyệt toàn hệ thống SHB đồng thời chính sách chế độ, tiền lương phải phản ánh đúng đầy đủ sự đóng góp của NLĐ đối với kết quả hoạt động kinh doanh của SHB theo từng chức danh trong toàn hệ thống. - Tiếp tục triển khai và kiện toàn nguồn nhân lực theo mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy mới đảm bảo tinh gọn và hiệu quả. - Chú trọng, nâng cao chất lượng công tác đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp, sát với thực tế công việc để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh. - Công tác tuyển dụng phải được chú trọng đến chất lượng tuyển dụng nguồn đầu vào nhằm đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh của SHB, đồng thời phải đảm bảo tuyển dụng công khai, minh bạch, khách quan. - Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ đối với CBNV có trình độ năng lực chuyên môn tốt, có kinh nghiệm, có thời gian gắn bó làm việc lâu dài tại SHB,.... nhằm tạo động lực phấn đấu cho đội ngũ CBNV đồng thời nhằm đáp ứng cho sự phát triển của SHB. - Đảm bảo chế độ khen thưởng kỷ luật công minh, đảm bảo các quyền lợi của người lao động đồng thời nâng cao yêu cầu về kỷ cương lao động.
- Về công tác huy động nguồn vốn, quản lý và kinh doanh nguồn vốn Trong năm 2014, SHB sẽ tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, đặc biệt là huy động vốn thị trường 1 từ dân cư, đồng thời phấn đấu giảm lãi suất huy động bình quân đầu vào so với năm 2013 để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để thực hiện nhiệm vụ đó, SHB sẽ triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp sau: - Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn thị trường 1 bằng những chính sách ưu đãi dịch vụ, các sản phẩm huy động vốn đa dạng, tiện ích, cạnh tranh phù hợp với phong tục tập quán của từng địa bàn hoạt động nhằm phát triển tối đa khách hàng, chiếm lĩnh thị trường tại các địa phương nơi có Chi nhánh, Phòng Giao dịch của SHB hoạt động kinh doanh. - Tăng tỷ trọng cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn dài hạn (đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm dân cư) nhằm cơ cấu lại kỳ hạn nguồn vốn cho phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn đồng thời để đảm bảo sự tăng trưởng ổn định, vững chắc của nguồn vốn hoạt động kinh doanh. - Đẩy mạnh quản lý dòng tiền nguồn thu của khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn giảm lãi suất bình quân đầu vào nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của SHB. - Xây dựng nhóm khách hàng mục tiêu để tiếp cận và bán các sản phẩm của Nhóm kinh doanh nguồn vốn, cùng các dịch vụ khác của Ngân hàng phù hợp theo từng địa của các đơn vị kinh doanh trong hệ thống SHB; - Giao chỉ tiêu huy động vốn năm 2014 đến từng Chi nhánh, Phòng Giao dịch và toàn thể CBNV trong hệ thống SHB nhằm phát huy lợi thế huy động vốn của người lao động tại SHB đồng thời thực hiện chính sách khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích, động viên các đơn vị, CBNV có thành tích huy động tốt. - Đẩy mạnh hoạt động kiều hối và ngân hàng đại lý, tăng cường Tin tức - Sự kiện Số 1/2014
9
Tin tức - Sự kiện quan hệ để thu hút nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức/ngân hàng quốc tế nhằm mở rộng và đa dạng hóa hoạt động của SHB. - Tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý dòng tiền từ nguồn thu của khách hàng vay vốn về tài khoản thanh toán tại SHB nhằm giảm lãi suất bình quân huy động vốn thị trường 1. - Đẩy mạnh huy động nguồn vốn từ bán chéo sản phẩm: trả lương qua tài khoản thẻ ATM, ebanking và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân khác nhằm tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn và giảm lãi suất bình quân, nâng cao hiệu quả hoạt động vốn của SHB. - Mở rộng hoạt động kinh doanh nguồn vốn bên cạnh việc tăng cường quản lý, giám sát để gia tăng lợi nhuận cho SHB. - Chăm sóc khách hàng VIP, khách hàng lớn và các khách hàng đã có quan hệ lâu dài với SHB thường xuyên, phù hợp theo từng địa bàn nhằm đẩy mạnh tiếp thị thu hút khách hàng giao dịch với SHB bằng những chính sách cạnh tranh cho từng đối tượng khách hàng. - Tăng cường tiếp cận, hợp tác với các công ty xuất khẩu lao động trên địa bàn. Tổ chức tốt công tác chi trả kiều hối, tư vấn, hỗ trợ khách hàng, quảng bá và tiếp thị dịch vụ này tại các điểm giao dịch của SHB. - Thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ bán hàng, giao dịch viên để nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn trong toàn hệ thống SHB. Về công tác tín dụng - Tiếp tục cơ cấu danh mục tín dụng và chỉ tập trung tín dụng cho các ngành hàng ít rủi ro: Nông sản, lương thực thực phẩm, tiêu dùng, khoáng sản, sản xuất trồng cao su, năng lượng, dầu khí, dược, may mặc và ngành dịch vụ.... - Mục tiêu đến cuối năm 2014 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt trên 65%/ tổng dư nợ, dư nợ cho vay trung và dài hạn: dưới 35%/tổng dư nợ; Dư nợ cho vay phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn: trên 40%/tổng dư nợ.
10
SHBNews
- Triển khai các gói sản phẩm tín dụng dựa trên các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí hoạt động cho vay hỗ trợ khách hàng vay vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm như cho vay stheo chuỗi người nuôi, thu mua, chế biến thủy sản xuất khẩu; cho vay chuỗi liên kết 4 nhà trong lĩnh vực xây dựng bao gồm ngân hàng - chủ đầu tư - nhà thầu - nhà cung cấp. - Tiếp tục thực hiện định hướng cấp tín dụng đối với ngành nghề đã được phê duyệt. Giao chỉ tiêu tín dụng năm 2014 cho các đơn vị kinh doanh theo nhóm ngành
hàng mục tiêu năm 2014 phù hợp với từng địa bàn và tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước. - Xây dựng nền tảng khách hàng vững chắc đồng thời phát triển thêm các khách hàng mới có năng lực tài chính, trình độ quản lý tốt, thị trường tiêu thụ ổn định, kinh doanh hiệu quả. Đồng thời phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ là các công ty vệ tinh, nhà thầu phụ của các khách hàng là các doanh nghiệp lớn tại SHB. - Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng KHCN với nhiều sản phẩm đa dạng, cạnh tranh, phù hợp với thu nhập của các đối tượng khách hàng khác nhau đặc biệt chú
trọng phát triển tín dụng tiêu dùng, mua nhà ở, cho vay sản xuất kinh doanh,... - Quản lý chặt chẽ dòng tiền của khách hàng có dư nợ tín dụng nhằm đảm bảo tuân thủ đúng các điều kiện của hợp đồng tín dụng, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả tín dụng. - Giám sát chặt chẽ việc thực hiện chỉ tiêu tín dụng tại các đơn vị kinh doanh trong hệ thống SHB trên cơ sở phát triển tín dụng theo kế hoạch những vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng theo chỉ tiêu được giao. - Nghiên cứu ban hành các chính sách, cơ chế tín dụng cho từng đối
tượng khách hàng, theo ngành hàng và đặc thù của từng địa phương để từ đó đưa các các chính sách phát triển tín dụng phù hợp và cạnh tranh trên thị trường nhằm phát triển được nhiều khách hàng tốt, uy tín có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. - Đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi còn tồn tại trong thời gian qua nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh của SHB. - Về công tác quản lý và xử lý nợ xấu. - Mục tiêu đến cuối năm 2014, tỷ lệ nợ xấu chiếm tối đa 3% trên
tổng dư nợ. Thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý và xử lý nợ, hạn chế tối đa nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của toàn hệ thống SHB. - Tăng cường công tác thẩm định tín dụng, triệt để nghiêm túc thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng, kiểm tra trước trong và sau khi cho vay. - Rà soát toàn bộ danh mục nợ xấu toàn hệ thống trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định để tiếp tục thực hiện bán nợ cho VAMC. - Áp dụng mạnh mẽ nhiều hình thức chế tài nhằm xử lý vi phạm
trong hoạt động tín dụng tại các Chi nhánh, PGD, các cá nhân liên quan để xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu, gắn trách nhiệm của người lao động đến chất lượng tín dụng của SHB. - Về phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và kinh doanh vàng miếng, đảy mạnh dịch vụ thu NSNN trong toàn hệ thống SHB. - Trong năm 2014, SHB chú trọng phát triển các sản phẩm tín dụng KHDN, KHCN và triển khai các gói sản phẩm dịch vụ tổng thể đối với các đối tượng khách hàng doanh nghiệp ở một số lĩnh vực, ngành nghề để đẩy mạnh công tác bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân
hàng. - Xây dựng sản phẩm phù hợp theo từng phân khúc khách hàng: tiểu thương, kinh doanh tự do; khách hàng làm việc trong các công ty, doanh nghiệp; văn phòng, công chức nhà nước; hưu trí; quân nhân và theo từng độ tuổi; đặc biệt chú trọng tới nhóm khách hàng có vị trí xã hội tốt (lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, lãnh đạo các Đơn vị hành chính sự nghiệp, Tổ chức chính trị xã hội...) - Phát triển hoạt động kinh doanh vàng trên cơ sở 100% hệ thống các chi nhánh, PGD của SHB đều thực hiện nghiệp vụ kinh doanh vàng miếng nhằm đẩy mạnh tăng trưởng nguồn thu nhập từ dịch vụ khác nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vàng miếng của SHB đóng góp vào lợi nhuận năm 2014 của toàn hệ thống SHB. - Tiếp tục thúc đẩy công tác thu NSNN thông qua hệ thống SHB nhằm tăng nguồn thu dịch vụ cho ngân hàng. Về công nghệ thông tin Trong năm 2014, SHB tiếp tục tăng cường phát huy vai trò của hệ thống công nghệ thông tin, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào sản phẩm dịch vụ, quy trình tác nghiệp và hệ thống báo cáo nhằm xây dựng SHB trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng dựa trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, tiên tiến. Các giải pháp đồng bộ về công nghệ thông tin mà SHB sẽ triển khai bao gồm: - Nâng cao công tác đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật hạ tầng mạng, bảo mật cho các dịch vụ hệ thống, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động quản trị, vận hành hệ thống để giảm thiểu các rủi ro từ bên trong. Đồng thời triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm phát hiện và ngăn chặn các tấn công từ bên ngoài giúp hệ thống CNTT hoạt động an toàn, hiệu quả. - Triển khai các dự án ứng dụng CNTT vào hoạt động của SHB như: Nâng cấp hệ thống Intellect; Phát hành thẻ quốc tế Visa; ATM Recycaling; Ngân hàng tự động
Tin tức - Sự kiện Số 1/2014
11
Tin tức - Sự kiện
qua Kiosk, Auto bank; Triển khai mobile banking tại SHB Lào & SHB Campuchia;... - Triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật đối với các hệ thống ứng dụng CNTT: Giải pháp xác thực chủ thẻ khi thanh toán thẻ tín dụng qua Internet (3D Secure); Giải pháp bảo mật cho các giao dịch POS sử dụng phương thức truyền thông TCP/IP nhằm giảm thiểu khả năng ăn cắp thông tin chủ thẻ, cấp phép nhầm cho các giao dịch giả mạo, đảm bảo an toàn và bảo mật hơn cho chủ thẻ và Ngân hàng; Giải pháp xác thực người dùng trên hệ thống ngân hàng điện tử sử dụng thiết bị bảo mật là Token; Tiêu chuẩn bảo mật thẻ PCI DSS;... - Triển khai một số giải pháp phàn mềm: Quản lý nhân sự đánh giá hiệu quả năng suất người lao động qua chỉ số KPI , quản lý chi phí hoạt động kinh doanh và giải pháp quản lý nguồn vốn kinh doanh vốn và kinh doanh ngoại tệ nhằm nâng cao nâng lực quảnlý điều hành. Công tác Thẻ nội địa, thẻ quốc tế và thanh toán không dùng tiền mặt Trong năm 2014, các biện pháp nhằm phát triển thẻ nội địa, thẻ quốc tế và thanh toán không
12
SHBNews
dùng tiền mặt sẽ được thực hiện bao gồm: - Tổ chức triển khai phát hành thẻ ghi nợ quốc tế theo chuẩn EMV thương hiệu Visa (sau khi đã triển khai thành công thẻ Master Card), phát triển đa dạng thêm nhiều dòng thẻ như Thẻ trả trước (Prepaid card, gift card), loại thẻ ghi nợ nội địa (thẻ VIP Card, thẻ Co-brand,…). - Đẩy mạnh triển khai phát triển kinh doanh thẻ toàn hệ thống, đặc biệt với thẻ tín dụng quốc tế. - Mở rộng mạng lưới ATM và POS về cả số lượng và chất lượng (hiệu quả điểm đặt và số lượng đầu thẻ chấp nhận thanh toán) nhằm tăng cường khả năng phục vụ khách hàng thẻ và đa dạng hóa kênh thu phí dịch vụ thẻ; phát triển thêm các ứng dụng tiện ích dành cho chủ thẻ (khuyến mại, điểm thưởng, hệ thống ưu đãi thẻ, thanh toán online,…). Mục tiêu lũy kế cuối năm 2014 triển khai 170 ATMs, trong đó có 2 sản phẩm mới là ATM recycling có chức năng gửi tiền và Autobanking có ATM và Kiosk. - Phát triển hệ thống các điểm ưu đãi chấp nhận thẻ của SHB, đặc biệt ưu đãi dành cho thẻ SHB MasterCard và VIP Card; hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ để tăng các tiện ích cho thẻ SHB, phát
triển các kênh liên kết thẻ đồng thương hiệu nội địa và quốc tế. Công tác phát triển hoạt động kiều hối Năm 2014, SHB đẩy mạnh hoạt động chi trả kiều hối bằng việc khai thác tối đa những địa bàn có tiềm năng dịch vụ kiều hối và các khách hàng có nhu cầu chi trả kiều hối cao. - Đẩy mạnh phát triển hoạt động kiều hối tại từng địa bàn bằng nhiều giải pháp đồng bộ như: định hướng phát triển hoạt động kiều hối hối theo từng khu vực, theo thế mạnh nguồn khách hàng có kiều hối trên địa bàn của Chi nhánh;... - Nghiên cứu bổ sung thêm nhiều tiện ích, đa dạng hóa các kênh chi trả kiều hối để thu hút khách hàng: nhận tiền qua điện thoại, nhận tiền qua tài khoản. Xây dựng chính sách chăm sóc và duy trì khách hàng trung thành. Công tác quản trị rủi ro - Trên cơ sở nắm bắt và dự báo tình hình để đo lường ảnh hưởng và các tác động vĩ mô đến môi trường kinh doanh nói chung và hoạt động của SHB nói riêng và có những giải pháp điều chỉnh kịp thời. - Rà soát hệ thống văn bản do SHB
đã ban hành đặc biệt là các Quy chế, Quy định, Quy trình nghiệp vụ và các sản phẩm dịch vụ để hạn chế rủi ro phát sinh phát sinh trong quá trình hoạt động, sửa đổi bổ sung kịp thời cho phù hợp. - Tập trung vào 3 công tác quản lý rủi ro chính là: Công tác quản lý rủi ro tín dụng; Công tác quản lý rủi ro thanh khoản và thị trường; Công tác quản lý rủi ro hoạt động. Công tác quản lý rủi ro tín dụng: SHB thực hiện giám sát, theo dõi, phân tích, đánh giá khắc phục và kiểm soát rủi ro tín dụng thông qua tình hình hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống SHB và thông tin kinh tế vĩ mô, thị trường, ngành nghề… Công tác quản lý rủi ro thanh khoản và thị trường: Kết hợp việc vận hành hệ thống thông tin quản lý rủi ro nhằm giám sát việc tuân thủ các hạn mức đã xây dựng, với việc phân tích các chỉ tiêu, tình hình hoạt động nghiệp vụ, tình hình biến động của thị trường từ đó thay đổi hạn mức nếu cần thiết và xử lý kịp thời. Công tác quản lý rủi ro hoạt động: SHB sẽ hoàn thành nâng cấp hệ thống thông tin quản lý rủi ro hoạt động (ORMS) và đưa vào triển khai áp dụng trên toàn hệ thống SHB. Trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro hoạt động và kết quả việc thu thập sự kiện rủi ro hoạt động, kết hợp với việc nhận diện rủi ro từ các báo cáo của kiểm toán nội bộ, nhận diện rủi ro từ việc theo dõi thu thập các sự kiện rủi ro hoạt động bên ngoài SHB tiến hành phân tích, đánh giá và đề xuất các biện pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế và kiểm soát rủi ro hoạt động. Ban hành các văn bản, quy trình, quy chế - Chủ động rà soát các văn bản nội bộ và các quy định của pháp luật hiện hành để xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ nhằm mục đích xây dựng một hệ thống văn bản đầy đủ, thống nhất, chính xác, hiệu quả, phù hợp quy định của pháp luật và phù hợp thực tiễn hoạt động của SHB. Đảm bảo chính sách và quy định được ứng
10%-12%
1%-1,2%
10%-12%
Tỷ lệ an toàn vốn
ROA
ROE
3%
9,0% Cố tức/Vốn điều lệ bình quân
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ
1.053 Lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận sau thuế năm 2014+Lợi nhuận để lại năm 2013)
26,9% 269,95 1.270 Lợi nhuận trước thuế
22,8% 18.990,3 102.100 Dư nợ cấp tín dựng (cho vay và trái phiếu DN)
24,8% 26.853 135.000 Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư ( thị trường I)
24,9% 2.216 11.082 Vốn điều lệ
25,3% 36.374,2 180.000 Tổng tài sản
Tăng trưởng 2014/2013 (+/-) % Kế hoạch 2014 Chỉ tiêu
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ - Tập trung công tác kiểm soát rủi ro, phát hiện gian lận góp phần đưa SHB tiếp tục hoạt động ổn định, phát triển, an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật. - Đánh giá sự đầy đủ và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các quy chế, quy trình nghiệp vụ của nội bộ SHB đã ban hành. Phát hiện các nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật, của NHNN, chưa phù hợp với điều kiện thực tế của SHB trong các quy định, quy trình nghiệp vụ để chủ động đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn, bổ sung, điều chỉnh hoặc xây dựng mới các quy định, quy trình, hướng dẫn nhằm hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, quy định, quy trình nghiệp vụ của SHB tuân thủ theo quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế, hạn chế thấp nhất các sai sót, rủi ro tổn thất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng. - Thực hiện giám sát từ xa các tiêu chí cơ bản cần giám sát trên hệ thống đối với từng nghiệp vụ: Tài chính - Kế toán; huy động vốn; Tín dụng; tài trợ thương mại; Thanh toán (trong nước và quốc tế); kinh doanh tiền tệ; Công nghệ; Phòng, chống rửa tiền; Các lĩnh vực hoạt động khác.
CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN DỰ KIẾN THỰC HIỆN ĐẾN CUỐI NĂM 2014
dụng xuyên suốt và nhất quán trong từng lĩnh vực, từng nghiệp vụ tại SHB. - Hệ thống hóa, cập nhật các văn bản nội bộ, văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng vào hệ thống thư viện điện tử SHB để tiện tra cứu và áp dụng. - Tuyên truyền, phố biến kịp thời các văn bản nội bộ do SHB ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật trên hệ thống Outlook để các đơn vị kịp thời nắm bắt áp dụng vào hoạt động của SHB. - Tổ chức thực hiện văn bản nội bộ của SHB thông qua tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên. Xây dựng các quy định chế tài cho từng bộ phận nghiệp vụ nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của CBNV trong toàn hệ thống SHB.
Tin tức - Sự kiện Số 1/2014
13
Tin tức - Sự kiện
10 SỰ KIỆN
Đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì của Chủ tịch nước và kỷ niệm 20 năm thành lập
Ngày 3/11/2013 tại Hà Nội, SHB đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập và Đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam trao tặng tập thể Ngân hàng SHB. Cũng tại Lễ kỷ niệm, 2 lãnh đạo cao cấp của SHB là Chủ tịch HĐQT Đỗ Quang Hiển đã được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì và Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Lê được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Uỷ viên BCT, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Uỷ viên BCT Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam Đào Minh Tú và các vị Lãnh đạo cấp cao khác của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; lãnh đạo các tỉnh, thành phố, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước trung ương và địa phương cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành, đối tác, khách hàng, cổ đông, CBNV SHB và các công ty thành viên đã đến dự. SHB được trao tặng các huân chương cao quý là sự ghi nhận thành tích vượt bậc đặc biệt là việc nhận sáp nhập thành công Ngân hàng HBB cùng những nỗ lực không ngừng của tập thể và lãnh đạo Ngân hàng SHB.
SHB chính thức là thành viên tổ chức thẻ quốc tế VISA
thức và đầy đủ (Principal member). Như vậy, SHB đã là thành viên của cả 2 tổ chức thẻ quốc tế lớn nhất thế giới là Visa và MasterCard. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng đối với SHB trong định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ thẻ quốc tế của khách hàng trong vào ngoài nước.
Ngày 28/10/2013, SHB đã được Tổ chức thẻ quốc tế VISA trao Chứng nhận là thành viên chính
14
SHBNews
SHB vinh dự nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Lào
Ngày 17/12/2013, Thống đốc Ngân hàng CHDCND Lào Somphao Phaysith thăm và làm việc với Ban Lãnh đạo SHB tại Trụ sở chính của Ngân hàng. Tại buổi làm việc, Thống đốc NHTW Lào Somphao Phaysith đánh giá cao những đóng góp của SHB vào sự phát triển nền kinh tế Lào và nhấn mạnh, Ngân hàng Trung ương Lào hết sức ủng hộ SHB thực hiện mục tiêu nâng cấp Chi nhánh Lào thành Ngân hàng con do SHB sở hữu 100% vốn nhằm mở rộng quy mô kinh doanh
Tăng trưởng tín dụng năm 2013 đạt 34,32% Ngày 10/10/2013, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013 của SHB lên 20%. Ngay đầu năm 2013 Ngân hàng Nhà nước đã quyết định hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2013 cho SHB thuộc nhóm NHTM được tăng trưởng tín dụng tối đa 12% năm 2013. Việc được điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lên 20% khẳng định tiềm
trong thời gian tới, hỗ trợ nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế xã hội Lào. Cũng trong sáng ngày 17/12/2013 tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, SHB vinh dự nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Lào. Đây là phần thưởng ghi nhận sự đóng góp của SHB đối với nền kinh tế xã hội nói chung và sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng tại CHDCND Lào trong thời gian qua.
lực tài chính vững mạnh của SHB, tạo điều kiện cho SHB đẩy mạnh cho vay các DN, các cá nhân là khách hàng của SHB mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh của SHB nói chung và hoạt động tín dụng của SHB nói riêng. Hết năm 2013, dư nợ cho vay TCK T và CN của SHB đạt 76.482,49 tỷ đồng, tăng 19.542,8 tỷ đồng, tương ứng 34,32% so với năm 2012 và đạt 107,89% kế hoạch năm.
ĐẶC BIỆT 2013 Khai trương chi nhánh thứ 3 tại nước ngoài
Tháng 11/2013 SHB chính thức khai trương Chi nhánh Kampong Thom (trực thuộc Chi nhánh Phnom Penh) tại địa chỉ số 211, Quốc lộ 6, Stung Sen, tỉnh Kampong Thom, Campuchia. Đây là chi nhánh thứ 2 tại Campuchia và là chi nhánh thứ 3 tại nước ngoài của SHB. Cùng với việc khai trương nhiều Chi nhánh trong nước, tổng số điểm giao dịch của SHB hiện tại đã lên trên 400 điểm.
Tích hợp thành công hệ thống công nghệ HBB vào SHB
SHB
SHB tài trợ nhiều dự án trọng điểm quốc gia
SHB đạt trên 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2013 Kết thúc năm 2013, tổng tài sản của SHB đạt 143.740,2 tỷ đồng, tăng 27.202,6 tỷ đồng so với cuối năm 2012, tương ứng tăng 23,34% đạt 106,5% đạt 106,5% so với kế hoạch. Vốn huy động từ tổ chức và cá nhân đạt 108.147 tỷ đồng tăng 31,3%, tăng trưởng tín dụng đạt 34,4% với dư nợ hơn 76.509,7 tỷ đồng, lợi nhuận cả năm đạt trên 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 849,8 tỷ đồng.
Năm 2013 SHB đã ký kết thỏa thuận tài trợ tín dụng cho 5 dự án trọng điểm quốc gia với tổng hạn mức tín dụng lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng: Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ I đoạn qua Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, với tổng giá trị lên đến trên 4.200 tỷ đồng, dự án đầu tư xây dựng nút giao thông Ngã Ba Huế - TP. Đà Nẵng với tổng số tiền gần 2.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, SHB đã tham gia tài
trợ tổng số vốn 1.184 tỷ đồng cho dự án nhà máy thủy điện Đăk Sin 1 (Huyện Đăk R'lấp, tỉnh Đăk Nông) và dự án Cầu Đồng Nai với 2 đối tác là Công ty cổ phần VRG Đăk Nông và Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CC1). Việc triển khai tài trợ vốn cho các dự án trọng điểm khẳng định tiềm lực tài chính mạnh mẽ của SHB là cơ hội tăng trưởng tín dụng dài hạn, giảm thiểu rủi ro, tạo nguồn thu ổn định cho Ngân hàng.
Ổn định tổ chức bộ máy nhân sự sau sáp nhập
Kết thúc năm 2013, Nợ xấu của SHB giảm còn còn 4,06% Ngày 30/4 và 1/5/2013, SHB đã tích hợp hoàn chỉnh hệ thống Core của HBB vào SHB, đưa hai thực thế tồn tại song song trở thành một thực thể thống nhất, hoạt động với quy mô, hiệu quả, hiệu suất lớn mạnh hơn nhiều lần. Với việc tích hợp thành công hệ thống công nghệ, SHB đã chính thức hoàn tất khâu cuối cùng nhận sáp nhập Ngân hàng HBB.
Hết năm 2013, SHB đã giảm nợ xấu xuống còn 4,06% so với mức 8,69% cuối năm 2012. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, đây là kết quả rất tích cực cho thấy sự nỗ lực vượt bậc của SHB. Bên cạnh việc hoàn thành các kế hoạch kinh doanh, việc xử lý nợ xấu giúp hoạt động của Ngân hàng ngày càng an toàn, lành mạnh.
Tính đến hết năm 2013, tổng số CBNV toàn hệ thống SHB (bao gồm 2 công ty trực thuộc SHBS và SHAMC) là xấp xỉ 5.000 người, riêng SHB là 4.227 người; nhân sự có trình độ đại học chiếm 87,2% . Số lượng nhân sự có trình độ cao đẳng, trung cấp…. chủ yếu là CBNV bảo vệ thuộc Công ty SHB.AMC. Ngay sau SHB nhận sáp nhập thành công Habubank, SHB đã tiếp nhận nguyên trạng gần 2.000 CBNV Habubank cũ về chung một mái nhà. Song song với việc kiện toàn, sắp xếp bộ máy
phù hợp theo mô hình của SHB, nhiều Chi nhánh Habubank cũ thua lỗ trước đây sau 1 năm sáp nhập với SHB đã hoạt động có lãi, ổn định và tăng trưởng tốt. Đến nay, 34 Chi nhánh Habubank cũ đều hoạt động ổn định, hòa nhập với văn hóa đại gia đình SHB. Đây là một trong những thành công lớn của SHB sau khi nhận sáp nhập một ngân hàng yếu kém theo chủ trương tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN.
Tin tức - Sự kiện
Số 1/2014
15
Tin tức - Sự kiện
THỐNG ĐỐC NH QUỐC GIA CAMPUCHIA THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI SHB
SHB TĂNG VƯỢT BẬC TRONG TOP 500 NGÂN HÀNG KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG SHB vừa được The Asian Banker Tạp chí tài chính danh tiếng trong khu vực xếp hạng trong TOP 10 ngân hàng tăng trưởng tiền gửi và tăng trưởng tín dụng lớn nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương năm 2013. Bên cạnh đó, The Asian Banker cũng công bố SHB đứng thứ 253 trong số 500 Ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2013, tăng 145 bậc so với năm 2012. Hàng năm, the Asian Banker công bố xếp hạng 500 ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tính theo tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tiền gửi, ROA, ROE…
Mới đây, trong thời gian làm việc tại Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Campuchia Chea Chanto và các thành viên đã đến thăm và làm việc tại SHB. Chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Hiển, Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Lê cùng toàn thể các thành viên Ban Lãnh đạo Ngân hàng đã long trọng đón tiếp Thống đốc cùng các thành viên của đoàn tại Hà Nội. Đầu năm 2012, SHB thành lập Chi nhánh tại thủ đô Phnompenh và đến tháng 11 năm 2013, SHB tiếp tục khai trương chi nhánh KampongThom. Các chi nhánh của SHB tại Campuchia cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại tới cộng đồng dân cư, doanh nghiệp Campuchia cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động kinh doanh tại đây. Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, Chi nhánh Phnompenh đang ngày càng tăng trưởng và phát triển ổn định, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và Vương quốc Campuchia nói chung. Kết thúc năm tài chính 2013, vốn huy động của chi nhánh SHB
16
SHBNews
Phnompenh đạt 27,2 triệu USD, tăng 92% so với cuối năm; dư nợ cho vay đạt 126 triệu USD, tăng 228% so với năm 2012; doanh số giải ngân đến 31/12/2013 đạt 131,6 triệu USD; lợi nhuận trước thuế đạt 1,1 triệu USD; doanh số thanh toán quốc tế đạt gần 200 triệu USD; gần 600 khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đang quan hệ giao dịch tại chi nhánh SHB Campuchia.Căn cứ vào qui mô hoạt động kinh doanh hiện nay, chi nhánh SHB Phnompenh xếp số 1 trong số 4 ngân hàng thương mại Việt Nam có chi nhánh hoạt động tại Campuchia. Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Lê - Tổng Giám đốc SHB cho biết: SHB đang xúc tiến thu tục theo qui định pháp luật để xin chuyển đổi mô hình hoạt động của chi nhánh thành Ngân hàng con 100% vốn của SHB tại nước ngoài với mức vốn ban đầu dự kiến là 50 triệu USD. “Mối quan hệ láng giềng thân thiết giữa hai nước anh em Việt Nam và Campuchia trong nhiều năm qua đã tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển kinh tế xã hội hai đất nước nói chung cũng như ngành
ngân hàng nói riêng. SHB đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình và tích cực của NHQG Campuchia để mở rộng hoạt động của mình trên nước bạn và cam kết sẽ tiếp tục đồng hành lâu dài với doanh nghiệp và người dân Campuchia và các DN Việt Nam đầu tư tại Campuchia đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội của Vương quốc Campuchia”, Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Lê nhấn mạnh. Phát biểu tại buổi làm việc, Thống đốc NHQG Campuchia Chea Chanto đánh giá cao những thành tích SHB đã đạt được trong thời gian vừa qua. “Mặc dù mới đi vào hoạt động chưa được 02 năm nhưng chi nhánh SHB Campuchia đã có lượng lớn khách hàng, huy động và cho vay đạt giá trị lớn góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Campuchia. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để SHB tiếp tục phát huy những thế mạnh sẵn có và phát triển, thành công hơn nữa tại Campuchia” - Thống đốc NHQG Campuchia nói.
Trong các bảng xếp hạng về hiệu quả hoạt động nêu trên, SHB đứng ở vị trí thứ 4 trong “TOP 10 ngân hàng tăng trưởng tiền gửi lớn nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” (Largest Growth in Deposits) và thứ 6 trong “TOP 10 ngân hàng tăng trưởng tín dụng lớn nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” (Largest Growth in Loans) năm 2013.
SHB ĐƯỢC MỞ RỘNG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG Ngày 28/11/2013, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 2765/QĐ-NHNN về việc bổ sung giấy phép hoạt động của SHB. Theo đó, SHB được bổ sung thêm các nội dung hoạt động: dịch vụ bảo quản tài sản và cho thuê tủ, két an toàn (bao gồm cả dịch vụ giữ hộ, bảo quản vàng); ủy thác cho vay và nhận ủy thác cho vay; cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và là một bộ phận không tách rời của Giấy phép hoạt động số 0041/NH-GP ngày 13/11/1993 của Thống đốc NHNN cấp cho SHB.
Ai sẽ cán đích Thúy Anh
SHB BẮT TAY LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN Ngày 29/11 tại Quảng Ngãi, SHB và Công ty TNHH Một thành viên Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm khai thác, phát huy lợi thế của mỗi bên, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh, hướng tới mục tiêu hai bên cùng có lợi. Theo thỏa thuận này, SHB và BSR sẽ trở thành đối tác chiến lược trong các hoạt động kinh doanh. SHB và BSR cam kết ưu tiên, tạo điều kiện để triển khai các
chương trình hợp tác với các công ty con, công ty trực thuộc, các đơn vị thành viên khác và với các khách hàng của SHB và BSR; ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau; ưu tiên tạo cơ hội phối hợp triển khai các chương trình, dự án đầu tư; ưu tiên tạo điều kiện để các đơn vị thành viên của nhau tham gia mạnh mẽ vào các chương trình hợp tác đã thỏa thuận.
KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC TOÀN DIỆN TCT XÂY DỰNG THĂNG LONG, CIENCO 8
Ngày 10/12/2013, SHB và Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long (TLG), Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 8 (Cienco 8) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm khai thác, phát huy lợi thế và hỗ trợ hoạt động kinh doanh của mỗi bên. Theo thỏa thuận này, SHB và các Tổng Công ty sẽ tăng cường hợp tác toàn diện trong quá trình hoạt động và phát triển, xúc tiến các hoạt động góp vốn, liên doanh đa ngành, đa lĩnh vực, đa mô hình quản lý để khai thác tốt nhất thế mạnh, lĩnh vực kinh doanh truyền thống của mỗi bên và tiềm năng của thị trường trong
và ngoài nước. Các bên sẽ thực hiện kết hợp linh hoạt các biện pháp bảo đảm cấp tín dụng phù hợp với khả năng, điều kiện, năng lực tài chính thực tế của các dự án, khoản vay, phù hợp với khả năng trả nợ, thu hồi vốn của các Tổng Công ty và phù hợp với các quy định của SHB cũng như của pháp luật. SHB và 2 Tổng Công ty cam kết ưu tiên, tạo điều kiện để triển khai các chương trình hợp tác với các công ty con, công ty trực thuộc, các đơn vị thành viên khác và với các khách hàng của SHB và 2 Tổng Công ty.
2
?
013 có lẽ là năm sôi động của các phong trào thi đua phát triển kinh doanh trên toàn hệ thống, thu hút được sự tham gia của đông đảo các đơn vị kinh doanh cũng như toàn thể cán bộ nhân viên. Đây được xem là “đòn bẩy” nhằm tạo động lực cho cán bộ nhân viên trong hoạt động kinh doanh và hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng nói chung… Trong khi chương trình Điểm giao dịch Western Union xuất sắc đang chuẩn bị tổng kết và vinh danh đơn vị đạt doanh số cao nhất thì chương trình bán sản phẩm bảo hiểm Dặm Trường An đã tìm được Best Team 2013 và Best Saler 2013. Chi nhánh SHB Đà Nẵng đã giành được cú đúp trong chương trình thi đua lần này khi dành được cả danh hiệu Best Team 2013 cho đơn vị và Best Saler 2013 cho cán bộ Huỳnh Anh Vũ. Cùng thời điểm này, Chương trình thi đua nội bộ phát triển tín dụng bắt đầu bước vào giai đoạn quyết liệt. Bằng việc triển khai đồng bộ theo từng mảng nghiệp vụ gồm: Tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân và thẻ tín dụng Quốc tế Master Card, chương trình Thi đua nội bộ phát triển tín dụng đang thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo cán bộ nhân viên SHB trong toàn hệ thống. Xây dựng trên nguyên tắc khuyến khích tăng trưởng tín dụng trên cơ sở phát triển khách hàng mới cả về số lượng và chất lượng, chương trình đòi hỏi các cán bộ nhân viên SHB phải chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới. Để làm được điều đó, ngoài chuyên môn nghiệp vụ, sự am hiểu về các sản phẩm tín dụng, các cán bộ kinh doanh của SHB tại các Chi nhánh, Phòng giao dịch phải có khả năng thuyết phục khách hàng. Trong bối cảnh lãi suất huy động giảm kéo theo lãi suất cho vay cũng giảm đáng kể như hiện nay, các
ngân hàng đối thủ liên tiếp tung ra các sản phẩm tín dụng hấp dẫn thì việc triển khai chương trình này không chỉ là giải pháp để SHB thu hút khách hàng mà còn là dịp để các cán bộ phát triển kinh doanh thể hiện khả năng của mình thông qua việc giới thiệu sản phẩm của Ngân hàng. Huỳnh Anh Vũ - (SHB Đà Nẵng) chia sẻ khi được vinh danh ngôi vị Best Saler 2013 Dặm Trường An: “Các chương trình thi đua là rất cần thiết để tạo động lực, khích lệ nhân viên cố gắng phấn đấu. Vì ngoài đánh giá việc hoàn thành các chỉ tiêu về kế hoạch kinh doanh, về đánh giá xếp loại định tính, định lượng,… việc ghi nhận công sức đóng góp như các chương trình trên là nguồn cổ vũ về mặt tinh thần rất lớn cho CBNV. Không chỉ tạo động lực, điều đó còn góp phần để CBNV tự nguyên hết mình cống hiến cho sự phát triển của SHB và yên tâm gắn bó lâu dài dưới “Mái nhà chung SHB”. Trao đổi với SHB News, lãnh đạo các mảng nghiệp vụ như Trung tâm Thẻ, Maketing, Nguồn vốn, bán lẻ …. Đều cho rằng, việc thường xuyên phát động các phong trào thi đua như trên là rất cần thiết bởi các phong trào đã tạo thêm động lực bán hàng và phát triển khách hàng của cả hệ thống , đồng thời là cơ hội tốt để các cán bộ nhân viên thể hiện khả năng giao tiếp, tư vấn và thuyết phục khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của SHB
Tin tức - Sự kiện
Số 1/2014
17
Tin tức - Sự kiện
2013 N
ăm 2013 là năm đánh dấu 20 năm thành lập SHB. Nhân dịp này SHB đã vinh dự được Chủ tịch Nước trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì do có những thành tích đặc biệt trong 20 năm phát triển.
Ngoài phần thưởng cao quý này, trong hoạt động kinh doanh năm 2013, SHB đã nhận được nhiều giải thưởng lớn trong nước và Quốc tế.
GIẢI THƯỞNG QUỐC TẾ “NGÂN HÀNG CÓ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ XUẤT SẮC NĂM 2012” DO BANK OF NEW YORK MELLON TRAO TẶNG
của các Ngân hàng. Giải thưởng này là sự ghi nhận của một định chế tài chính lớn nước ngoài đối với uy tín, chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của SHB; khẳng định những nỗ lực vượt bậc của SHB trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm hướng tới một ngân hàng chuẩn quốc tế.
Tháng 3.2013, tại trụ sở chính SHB, đại diện BNY Mellon đã trao tặng cho SHB giải thưởng này.
"NGÂN HÀNG TRIỂN KHAI PHẦN MỀM NGÂN HÀNG LÕI ĐA QUỐC GIA TỐT NHẤT 2012" DO THE ASIAN BANKER TRAO TẶNG Tháng 5/2013, SHB được The Asian Banker Tạp chí danh tiếng uy tín hàng đầu thế giới cung cấp thông tin chiến lược trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, phạm vi chủ yếu tại thị trường khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Trung Đông bình chọn là “Ngân hàng triển khai phần mềm ngân hàng lõi đa quốc gia tốt nhất 2012 tại Việt Nam, Lào và Campuchia”. Đây là lần thứ 2 SHB vinh dự được nhận giải thưởng này vì đã triển khai và khai thác nền tảng công nghệ thông tin, đặc biệt là phần mềm ngân hàng lõi Intellect. The Asian Banker đánh giá cao SHB trong việc triển khai thành công phần mềm Intellect trong thời gian ngắn với hiệu quả cao tại Lào và Campuchia nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh của SHB ra thị trường quốc tế.
TOP 1.000 WORLD BANK DO TẠP CHÍ THE BANKER TRAO TẶNG
Đây là lần thứ 3 liên tiếp SHB vinh dự nhận giải thưởng này từ BNY Mellon, do BNY Mellon tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh những ngân hàng có chất lượng thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế dựa trên tỷ lệ điện đạt chuẩn cao (Straight Through Processing - tối thiểu 95%) - một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng thanh toán tự động
18
SHBNews
Top 1.000 World Bank là bảng xếp hạng 1.000 Ngân hàng lớn nhất thế giới theo tất cả các chỉ tiêu trong năm tài chính gần nhất, trong đó chỉ tiêu hàng đầu là vốn cấp 1. Trở thành 1 trong 1.000 Ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo chỉ tiêu vốn cấp 1 đã khẳng định tính lành mạnh, an toàn của SHB liên quan đến việc tuân thủ các hướng dẫn của Basel về an toàn vốn, cũng như quy mô lớn không chỉ tầm vóc trong khu vực mà còn trên thế giới. Điều đó sẽ hỗ trợ SHB trong việc tiếp cận cơ hội đầu tư, hợp tác với các đối tác quốc tế, các tập đoàn tài chính toàn cầu.
DẤU ẤN GIẢI "NGÂN HÀNG BÁN LẺ TĂNG TRƯỞNG NHẤT VIỆT NAM NĂM 2013" VÀ "NGÂN HÀNG SMES TỐT NHẤT" DO GLOBAL BANKING AND FINANCE REVIEW TRAO TẶNG Tháng 10/2013, SHB được Global Banking and Finance Review một tạp chí điện tử hàng đầu về tài chính ngân hàng có uy tín của Anh bình chọn là "Ngân hàng Bán lẻ Tăng trưởng Nhất" và "Ngân hàng SMEs Tốt nhất" Việt Nam năm 2013. Dựa trên các tiêu chí như: tốc độ tăng trưởng của ngân hàng về mạng lưới phân phối bán lẻ, cơ sở khách hàng bán lẻ, thu nhập từ mảng kinh doanh bán lẻ, sản phẩm dịch vụ bán lẻ và công nghệ ngân hàng bán lẻ; Global Banking and Finance Review đã bình chọn SHB là “ Ngân hàng bán lẻ tăng trưởng nhất” Việt Nam 2013. Đối với các tiêu chí cần đáp ứng để thỏa mãn danh hiệu "Ngân hàng SMEs tốt nhất", SHB đã chứng minh bằng các cam kết, những ưu đãi và các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp và vừa nhỏ trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn.
TO P 1 0 N G Â N H À N G T Ă N G TRƯỞNG HUY ĐỘNG & TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG LỚN NHẤT KHU VỰC CHÂU Á -THÁI BÌNH DƯƠNG Theo bình chọn của The Asian Banker - Tạp chí tài chính danh tiếng uy tín trong khu vực - lần đầu tiên công bố xếp hạng trong TOP 10 ngân hàng tăng trưởng tiền gửi và tăng trưởng tín dụng lớn nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương năm 2013; SHB đứng Thứ 4 trong trong TOP 10. Bên cạnh đó, The Asian Banker cũng công bố SHB đứng thứ 253 trong số 500 Ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm nay, tăng 145 bậc so với năm 2012. Hàng năm, The Asian Banker công bố xếp hạng 500 ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tính theo tổng tài sản. Trong xếp hạng các ngân hàng lớn nhất khu vực này, the Asian Banker công bố danh sách xếp hạng các ngân hàng tính theo kết quả hoạt động như tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tiền gửi, ROA, ROE, v.v.
NHỮNG GIẢI THƯỞNG DOANH NGHIỆP VĂN HÓA UNESCO 2013
GIẢI THƯỞNG TRONG NƯỚC TOP 30 DOANH NGHIỆP MINH BẠCH NHẤT 2013 DO HNX TRAO TẶNG Năm 2013, SHB được HNX vinh danh là một trong 30 doanh nghiệp được trao giải Doanh nghiệp minh bạch nhất Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) 2012 -2013. Là doanh nghiệp niêm yết, SHB luôn đặt mục tiêu hoạt động minh bạch và chấp hành nghiêm túc việc công bố thông tin là một cấu phần quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp và là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Chính vì thế, với SHB, danh hiệu này được xem là sự công nhận của UNCKNN và HNX đối với hoạt động và công tác minh bach hóa thông tin của SHB trong năm qua. Giải thưởng năm nay được đánh giá dựa trên toàn bộ thông tin DNNY công bố bao gồm: báo cáo tài chính, báo cáo tài chính kiểm toán, báo cáo thường niên, báo cáo quản trị biên bản, các biên bản, nghị quyết…
Tại Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Liên hiệp hội UNESCO Việt Nam ( tháng 12.2013) và phát động chương trình Hưởng ứng thập kỷ quốc tế xích lại gần nhau giữa các nền văn hóa (2013 2022) tại Hà Nội, SHB đã được vinh danh là những tập thể mẫu mực, có đóng góp phát triển về con người, kinh tế, môi trường và sự tiến bộ xã hội thông qua những phương pháp quản lí điển hình, các hoạt động chuyên môn
và xã hội tiêu biểu. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cho biết thông qua chương trình này, các doanh nghiệp được trao biển chứng nhận Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO Việt Nam sẽ cảm nhận sâu sắc trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, người lao động và ngày càng phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
GIẢI THƯỞNG THƯƠNG HIỆU MẠNH VIỆT NAM LẦN THỨ 6
TOP 500 DOANH NGHIỆP TĂNG TRƯỞNG NHANH NHẤT VIỆT NAM DO VIETNAM REPORT & BÁO VIETNAMNET XẾP HẠNG
Giải thưởng doThời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) phối hợp tổ chức bình chọn. Đây là lần thứ 6 liên tiếp SHB nhận danh hiệu uy tín này. “Thương hiệu mạnh Việt Nam” là giải thưởng uy tín được tổ chức thường niên nhằm tôn vinh những doanh nghiệp Việt Nam có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển thương hiệu bền vững trong năm qua. Giải thưởng được trao cho các doanh nghiệp trên cơ sở lấy ý kiến đánh giá dựa trên 7 tiêu chí: Năng lực lãnh đạo, Chất lượng sản phẩm, Năng lực đổi mới doanh nghiệp, Nguồn nhân lực, Bảo vệ thương hiệu, Kết quả hoạt động và Tính ổn định của doanh nghiệp.
Đầu năm 2013, SHB vinh dự nằm trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2012. Bảng xếp hạng này được đánh giá theo mô hình của Fortune 500 dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập theo chuẩn mực quốc tế của Công ty Vietnam Report, được định kỳ công bố thường niên từ năm 2007 bởi Báo VietnamNet, với sự tư vấn của các chuyên gia trong và ngoài nước. VNR 500 tôn vinh các doanh nghiệp có đóng góp lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và quảng bá thương hiệu DN tới cộng đồng kinh doanh trong nước và quốc tế.
Tin tức - Sự kiện Số 1/2014
19
Tin tức - Sự kiện
TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ
& VỪA
TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM NGUYỄN VĂN LÊ GẶP NHIỀU KHÓ KHĂN Tổng Giám đốc
H
ệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của Việt Nam chiếm tới 97% số lượng doanh nghiệp, tạo việc làm cho khoảng 50% lực lượng lao động, đóng góp tới 47% tổng sản phẩm quốc nội, 40% tổng thu ngân sách Nhà nước… Mặc dù các DNNVV đã có môi trường đầu tư tương đối thuận lợi và đạt được những kết quả nhất định nhưng kết quả đạt được lại chưa tương xứng với vai trò của DNNVV. Một trong những nguyên nhân căn bản của vấn đề là hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn của DNNVV do bối cảnh kinh tế vĩ mô khó khăn từ giai đoạn năm 2008 trở lại đây đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận nguồn vốn để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV....
20
SHBNews
1. Thực trạng tăng trưởng tín dụng cho DNNVV trong bối cảnh kinh tế vĩ mô khó khăn tại Việt Nam thời gian qua. Cùng với sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam, các dịch vụ ngân hàng nói chung và các dịch vụ tín dụng nói riêng dành cho các DNNVV ngày càng đa dạng, trở nên đồng đều hơn với việc triển khai thực hiện của hầu hết các NHTM, tạo cho khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn. Chất lượng dịch vụ ngân hàng cũng đã được nâng cao do sự cạnh tranh khá gay gắt trong việc giành giật thị phần, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng nhân lực của các ngân hàng.Bên cạnh đó, nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực DNNVV, các NHTM Việt Nam hiện nay đã hình thành xu hướng tập trung vào khai thác thị trường bán lẻ với việc tăng cường tiếp cận đối tượng khách hàng là cá nhân và DNNVV. Điều này đã có tác động tích cực đến khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân
hàng của các DNNVV.Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì dịch vụ của các NHTM Việt Nam đối với DNNVV hiện nay mới ở điểm xuất phát tiếp cận với các nghiệp vụ truyền thống của NHTM các nước trên thế giới. Có thể nói hoạt động cho vay vẫn là dịch vụ ngân hàng được sử dụng nhiều nhất bởi các DNNVV Việt Nam hiện nay. Do vậy bài viết sẽ tập trung đánh giá thực trạng cho vay đối với DNNVV và điểm qua một số đặc điểm về các dịch vụ tín dụng khác đối với DNNVV tại Việt Nam trong thời gian qua. 1.1. Cho vay DNNVV DNNVV là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn. Mặc dù DNNVV có đặc điểm là có tính linh hoạt cao nhưng do có quy mô và tiềm lực tài chính nhỏ, hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào biến động của môi trường kinh doanh do hầu như không có sức mạnh thị trường cũng như năng lực cạnh tranh hạn chế khiến DNNVV trở thành rất dễ bị tổn thương trước
những biến động không thuận lợi trong tình hình kinh tế vĩ mô. Trong khi đó, những chính sách hỗ trợ DNNVV từ phía nhà nước chưa phát huy hiệu quả do hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động tín dụng ngân hàng cũng như hoạt động của các DNNVV chưa đồng bộ, thiếu hướng dẫn cụ thể. Do đó, một khi nền kinh tế nơi vào trạng thái bất ổn, một số lượng lớn DNNVV sẽ gặp nhiều khó khăn, có khả năng giảm quy mô hoạt động hoặc thậm chí dẫn đến phá sản. Vì thế hoạt động tín dụng đối với DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn như thời gian qua đã gặp nhiều khó khăn về cả mặt tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng cho đối tượng này. Tỷ trọng dư nợ của hệ thống TCTD cho DNNVV có xu hướng giảm nhẹ với tỷ trọng dư nợ DNNVV 9 tháng đầu năm 2013 chiếm 19,29% tổng dư nợ, giảm từ mức 21,68% năm 2011 và 20,82% năm 2012. Tỷ trọng dư nợ đối với DNNVV nhìn chung cao hơn ở hệ thống các NHTM cổ phần so với các NHTM Nhà nước. Điều này là do các NHTM cổ phần với tổng tài sản thấp và ưu thế là bộ máy gọn nhẹ, chi phí thấp nên có thể cạnh tranh bằng lãi suất và phí dịch vụ nên đã chú trọng phát triển dịch vụ tín dụng cho các DNNVV; nhờ vậy, trong những năm qua dư nợ đối với DNNVV đã tăng trưởng nhanh chóng. Các dịch vụ tín dụng nhằm vào các đối tượng là các DNNVV, hộ sản xuất kinh doanh với hình thức cho vay thế chấp, cho vay từng lần hay theo hạn mức, cho vay tiêu dùng… đã góp phần khiến thị phần tín dụng vì thế ngày càng được cải thiện trong so sánh với các NHTM Nhà nước có quy mô lớn vốn có truyền thống quan hệ với các doanh nghiệp lớn. Tỷ trọng dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ DNNVV của toàn hệ thống TCTD 2012
2011
Tỷ trọng dư nợ 21.68% DNNVV
20.82%
19.29%
Tốc độ tăng trưởng dư nợ DNNVV
4.53%
-0.97%
Tốc độ tăng trưởng dư nợ 10.90% toàn hệ thống TCTD
8.85%
2011
KHÓ KHĂN TRONG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA DNNVV Theo kết quả điều tra của 99 DNNVV lập hồ sơ vay vốn tại một NHTM được thực hiện bởi tác giả, số lượng doanh nghiệp có các khoản vay phi chính thức (từ nguồn tiền người thân, tổ chức bên ngoài ngân hàng…) nhiều gấp đôi so với các khoản vay chính thức. Có gần 90% doanh nghiệp được hỏi đều cho biết họ tiếp cận các khoản vay phi chính thức là do không thể tiếp cận được nguồn vốn chính thức từ các tổ chức tín dụng trong bối cảnh kinh tế vĩ mô khó khăn như thời gian qua. Đặc biệt, tín dụng đen ngày càng trở nên phổ biến hơn đối với các DNNVV trong giai đoạn ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng trong giai đoạn cuối năm 2011. Lãi suất tín dụng đen thường rất cao nhưng đứng trước thực tế hoặc phải vay hoặc phải giải tán công ty, nhiều chủ doanh nghiệp đã tiếp cận hình thức tín dụng này. Nguồn vốn huy động từ nguồn này ít mang tính bền vững và ổn định, vì vậy khó đáp ứng được nhu cầu về vốn lớn của doanh nghiệp mà thường chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt, cấp bách. Trong khi đó, mặc dù có thể đáp ứng nhu cầu về vốn lớn và đa dạng của doanh nghiệp, nhưng các khoản tín dụng từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính thức khác lại đòi hỏi nhiều yêu cầu về thủ tục, tài sản thế chấp , điều kiện tín dụng khắt khe hơn đặc biệt là trong điều kiện kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn nên các DNNVV gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng trong thời gian qua. Mặc dù môi trường kinh doanh dần cải thiện, song việc tiếp cận tín dụng khó khăn vẫn là vấn đề đáng quan tâm nhất của DNNVV.Có thể nói, mặc dù các chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn DNNVV được triển khai từ rất sớm nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả cao như mong muốn.Số lượng doanh nghiệp thực tế được tiếp cận nguồn vốn này còn ở mức thấp. Trong giai đoạn 2011-2012 chỉ có khoảng gần 40% DNNVV có khả năng tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng nhưng phần lớn đều phải đều phải chịu mức lãi suất cao từ 15% đến 20%, thậm chí có thời điểm phải chịu mức lãi suất lên đến 29%. Bên cạnh đó, khoảng 30% số DNNVV không thể tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng và một số lượng tương ứng DNNVV ở tình trạng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH . Không ít doanh nghiệp cho biết thủ tục vay vốn tại các ngân hàng đang quá sức đối với họ ngay cả khi có chính sách ưu đãi của Chính phủ (Tổng cục Thống kê, 2012). Mặc dù một số ngân hàng đã xác định đối tượng khách là DNNVV nhóm khách hàng mục tiêu ,tiềm năng trong chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của mình và cung cấp các gói sản phẩm dịch vụ dành riêng cho đối tượng này, nhưng độ tin cậy của bản thân doanh nghiệp còn thấp (như do không có tài sản bảo đảm, không có phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi, hồ sơ vay vốn không hợp lệ không đáp ứng đầy đủ các điều kiện qui định cho vay của các NHTM ...) nên muốn vay vốn tín dụng phần lớn các DNVVN phải có tài sản thế chấp và ngân hàng vẫn dành vốn chủ yếu cho đối tượng khách hàng uy tín, truyền thống. Bên cạnh đó, hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV trong thời gian qua cũng chưa giải quyết được nhu cầu vốn đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp.Nguồn vốn này có nhưng hạn hẹp và nhỏ giọt, chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu vốn ngắn hạn của DNNVV, không đảm bảo về nguồn vốn trung và dài hạn cho hoạt động của doanh nghiệp. Từ các kết quả điều tra cho thấy nhu cầu tín dụng của DNNVV rất cao, nhưng các khó khăn về điều kiện tín dụng, thủ tục hồ sơ vay vốn còn là rào cản chưa được cải thiện nhiều đặc biệt trong khi môi trường kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, các DNNVV thường xuyên phải đối mặt tình hình sản xuất khó khăn, kéo dài sẽ dẫn đến kinh doanh lỗ, thậm chí là phá sản, ngừng hoạt động như thời gian qua . Trước tình hình này nhiều ngân hàng đã có những hỗ trợ tích cực cho khách hàng DNNVV thông qua những điều chỉnh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng ví dụ như tăng cường hiểu biết giữa doanh nghiệp và ngân hàng, điều chỉnh giảm lãi suất, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Hộp 2 là ví dụ các biện pháp mà ngân hàng SHB hiện đang áp dụng nhằm chung tay giúp sức cho đối tượng DNNVV vượt qua giai đoạn khó khăn.
CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ TÍN DỤNG CHO DNNVV CỦA SHB 6.87%
Nguồn: Báo cáo của NHNN Tốc độ tăng trưởng tín dụng dành cho các DNNVV trong những năm qua cũng thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn hệ thống. Thực tế này phản ánh đối tượng khách hàng này đang gặp nhiều bất lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng khi điều kiện vĩ mô ảm đạm đang khiến không ít các DNNVV phải thu hẹp sản xuất thậm chí là dẫn đến đóng cửa ngừng hoạt động.
Trong giai đoạn hiện nay, các DNNVV thường gặp khó khăn hơn trong việc vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng SHB luôn cam kết hỗ trợ ở mức cao nhất cho phân khúc khách hàng này. - SHB đã điều chỉnh giảm lãi suất 3%-5% so với thời điểm trước đây đối với tất cả các khách hàng. Riêng đối với các doanh nghiệp nhỏ, SHB đã ban hành 2 chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi lãi suất thấp với tổng hạn mức lên tới 10.000 tỷ đồng tương đương chiếm khoảng 32,5% tổng dư nợ của SHB trong năm 2012 và đầu năm 2013. - Ngoài ra thông qua việc phân tích hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhỏ có quan hệ với SHB, SHB đưa ra các giải pháp tư vấn phương án tài chính hiệu quả, hỗ trợ về tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm thông qua các hiệp hội DNVVN tại các địa phương để đẩy mạnh tính liên kết hợp tác trong kinh doanh doanh của các DNVVN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. - Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ tạo điều kiện cho DNNVV vay được vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là đối với những doanh nghiệp có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó khăn tạm thời về mặt tài chính do khó khăn chung của nền kinh tế.
Tin tức - Sự kiện Số 1/2014
21
Tin tức - Sự kiện
Trên một cách tiếp cận khác, một số ngân hàng lại hướng tới việc gia tăng tiện ích của các dịch vụ cung cấp cho khách hàng DNNVV, kết hợp giảm lãi suất, dịch vụ tín dụng đi kèm với các tiện ích thanh toán ứng dụng công nghệ hiện đại (Hộp 3). Đây là những giải pháp mặc dù mang tính tình thế, tuy nhiên cũng thể hiện tính linh hoạt trong công tác phục vụ khách hàng của các NHTM, từ đó góp phần làm đa dạng hơn các loại hình dịch vụ cung cấp đồng thời cũng gần hơn với yêu cầu thực tế của các DNNVV, góp phần tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV trong bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn.
GÓI SẢN PHẨM HỖ TRỢ DNNVV CỦA VIETINBANK Bước sang quý IV/2012, nhằm chia sẻ và hỗ trợ tối đa cho DNNVV nguồn vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, VietinBank triển khai chương trình “Chung tay vượt khó cùng DNNVV” trên quy mô toàn quốc với nhiều chính sách ưu đãi, bắt đầu từ ngày 1/10. Theo đó, DNNVV thuộc đối tượng của Chương trình, khi có nhu cầu vay vốn ngắn hạn bằng VND để phục vụ SXKD được hưởng mức lãi suất ưu đãi giảm tới 3%/năm so với lãi suất cho vay SXKD thông thường; thời hạn ưu đãi lãi suất tối đa 3 tháng, kéo dài đến 31/03/2013. Không chỉ ưu đãi lãi suất, Vietinbank còn chủ trương áp dụng cơ chế, điều kiện thông thoáng để thu hút khách hàng mới tiềm năng, giúp DNNVV tiếp cận vốn vay ngân hàng được dễ dàng, thuận tiện. Khi tham gia Chương trình tín dụng trên, doanh nghiệp còn được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn từ dịch vụ Internet Banking dành cho khách hàng doanh nghiệp (VBH2.0) như: Miễn phí đăng ký dịch vụ; Miễn phí duy trì sử dụng dịch vụ đến hết 31/3/2013; Tặng 2 thẻ bảo mật RSA Token; Giảm 50% phí chuyển khoản ngoài hệ thống đối với các giao dịch được thực hiện trên kênh VBH2.0 đến hết 31/3/2013.
22
SHBNews
Về cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn đối với DNNVV,phần lớn dư nợ vẫn tập trung ở các khoản tín dụng ngắn hạn, thông thường cao hơn khoảng 30% so với tín dụng dài hạn. Điều này là do đặc thù của DNNVV có vòng quay hoạt động lớn hơn doanh nghiệp lớn nên các khoản vốn ngắn hạn chiếm phần lớn nhằm tài trợ nhu cầu vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như mua nguyên vật liệu, chi trả lương,…
Về loại hình doanh nghiệp,đối Về cơ cấu ngành nghề, chuyển tượng DNNVV vay vốn ngân hàng dịch cơ cấu tín dụng đối với tương đối đa dạng bao gồm: DNNVV theo ngành nghề kinh doanh nghiệp là công ty cổ phần, doanh còn chậm. Dư nợ đối với công ty TNHH, doanh nghiệp nhà DNNVV hoạt động trong ngành nước, doanh nghiệp tư nhân. Có nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm thể thấy chiếm phần lớn dư nợ tỷ trọng từ đến 10-12% tổng dư của các tổ chức tín dụng đối với nợ đối với DNNVV. Đây là ngành đối tượng DNNVV là loại hình cần được hỗ trợ tín dụng theo công ty cổ phần và công ty TNHH định hướng chính sách của NHNN và có xu hướng tăng với tổng dư nhưng lại vốn chứa đựng nhiều nợ của hai đối tượng này là từ 80% rủi ro do phụ thuộc nhiều vào các năm 2009 lên 90% năm 2011. yếu tố tự nhiên cũng như các yếu Trong đó, doanh nghiệp là công ty tố thuộc về năng lực máy móc cổ phần chiếm tỷ trọng lớn nhất thiết bị sản xuất kinh doanh, chất Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của trong khoảng 40%-50% tổng dư lượng sản phẩm của doanh hệ thống TCTD đối với DNNVV nợ của các NHTM đối với các nghiệp, dẫn đến nguồn doanh 100% DNNVV và có xu hướng gia tăng thu từ các doanh nghiệp hoạt 90% trong thời gian những năm gần động trong các lĩnh vực này 80% 70% đây; kế đến là đối tượng các công thường không ổn định, thiếu 60% 50% ty TNHH, khoảng 40%; còn các cạnh tranh ,không đảm bảo khả 40% loại hình doanh nghiệp còn lại có năng thanh toán nợ vay đúng hạn 30% 20% tỷ trọng khá ổn định qua các năm. cho ngân hàng khi thị trường sản 10% Như vậy, các NHTM đã hướng tín phẩm biến động và khó khăn. 0% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 9 tháng dụng tới các DNNVV là công ty cổ 2013 phần có hiệu quả hoạt động tốt, Tỷ trọng dư nợ DNNVV trung dài hạn có khả năng tồn tại trong điều Tỷ trọng dư nợ DNNVV ngắn hạn 12.00% kiện kinh tế vĩ mô khó khăn, hạn 23.09% 10.09% Nguồn: Khảo sát của tác giả tại một chế cho vay đối với các doanh 19.29% số NHTM và báo cáo thống kê của nghiệp nhà nước cũng như các 20.67% 11.20% 16.83% NHNN DNNVV hoạt động kém hiệu quả. 17.97% Việc chuyển đổi dần cơ cấu tín Tỷ trọng dư nợ tín dụng DNNVV dụng theo loại hình doanh 18.96% trung dài hạn có xu hướng giảm nghiệp của các tổ chức tín dụng là 16.69% nhưng với tốc độ khá chậm và phù hợp với điều kiện và xu 23.57% 13.73% 18.16% tương đối ổn định trên mức 30% hướng kinh tế hiện nay, do các 17.48% trong những năm qua cho thấy công ty cổ phần và công ty TNHH 18.75% 12.39% các tổ chức tín dụng đã không chỉ có số lượng ngày càng tăng và giữ 17.80% hướng tới việc tài trợ cho hoạt vai trò quan trọng trong đời sống 18.21% động sản xuất kinh doanh mà còn kinh tế. Đồng thời, cơ cấu tín dụng nỗ lực trong việc hỗ trợ các doanh đa dạng, có tính ổn định cao có nghiệp này nâng cao năng lực sản thể giúp các ngân hàng tăng hiệu Nông lâm ngư nghiệp Thương mại xuất, đổi mới dây chuyền công quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro nghệ kĩ thuật, mở rộng kho bãi trong quá trình cấp tín dụng cho Công nghiệp chế biến Dịch vụ nhà xưởng và tăng cường năng DNNVV.Do đó, hoạt động tín lực sản xuất kinh doanh... từ đó dụng đối với DNNVV mặc dù về Xây dựng Khác góp phần làm tăng hiệu quả hoạt bản chất có rủi ro cao hơn tín động của DNNVV trong nền kinh dụng cho đối tượng khác nhưng Nguồn: Tổng hợp của tác giả tế. Điều này cũng một phần là do cơ cấu tín dụng về loại hình doanh nguyên nhân khách quan từ khi nghiệp cho DNNVV trong những nền kinh tế những năm qua đang năm qua góp phần nâng cao chất Về chất lượng tín dụng đối với còn nhiều bất ổn làm giảm nhu lượng hoạt động tăng trưởng tín DNNVV, trong bối cảnh nợ xấu cầu đầu tư tài sản cố định, mở dụng đối với đối tượng này. toàn hệ thống TCTD tăng cao thì rộng sản xuất kinh doanh của các 120% nợ xấu của các DNNVV từ năm doanh nghiệp khiến nhu cầu vay 2011-2013 cũng đã tăng cả về giá 100% vốn dài hạn của doanh nghiệp nói trị lẫn tỷ lệ trên tổng dư nợ. Nợ 80% chung và DNNVV nói riêng đã suy xấu của các DNNVV đã tăng từ 60% giảm trong những năm gần đây, 23.977 tỷ đồng năm 2011 lên mà chủ yếu vẫn tập trung vào 40% 32.397 tỷ đồng năm 2012 và tại 20% nguồn vốn ngắn hạn nhằm cung thời điểm 30/09/2013 là 36.168 tỷ 0% ứng vốn lưu động cho doanh 2008 2009 2010 2011 9 tháng đồng. Về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nghiệp với động thái duy trì hoạt 2012 DNNN DNTN KHÁC CTCP Cty TNHH nợ năm 2011 là 3,90%, năm động sản xuất kinh doanh ở mức cầm chừng trong thời kỳ kinh tế Nguồn: Khảo sát của tác giả tại một 2012 là 5,04%, thời điểm 30/09/2013 là 5,68%. khó khăn. số NHTM
Quy mô nợ xấu và tài sản đảm bảo đối với dư nợ các DNNVV Chỉ tiêu
31/12/2011
31/12/2012
30/09/2013
Tổng số dư nợ tín dụng DNNVV
615.514.202
643.382.299
637.114.448
Tổng giá trị nợ xấu DNNVV
23.977.055
32.396.974
36.167.841
Tổng giá trị TSBĐ đảm bảo cho tổng dư nợ DNNVV
994.209.821
1.057.977.558
1.138.425.679
Tỷ lệ nợ xấu DNNVV
3.90%
5.04%
5.68%
Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng
3.07%
4.08%
4.62%
Nguồn: Báo cáo của NHNN
So với tỷ lệ dư nợ, tỷ lệ nợ xấu của các DNNVV luôn ở mức cao và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng nợ xấu (thường trên 50% tỷ lệ nợ xấu). Tỷ trọng dư nợ của các DNNVV có xu hướng giảm xuống kể từ năm 2009 đến 2013, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng này lại có sự gia tăng rõ rệt, tăng nhanh hơn tốc độ tăng nợ xấu trung bình của tất cả các nhóm khách hàng. Điều đó cho thấyhoạt động tín dụng DNNVV chứa đựng rủi ro tiềm ẩn cao hơn so với các đối tượng khác và công tác quản trị rủi ro của các NHTM đối với đối tượng DNNVV còn nhiều bất cập. Các NHTM chưa có những ứng phó kịp thời đối với những biến động của kinh tế vĩ mô tác động tới đối tượng DNNVV trong giai đoạn khó khăn hiện nay khi thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp bị thu hẹp, hàng tồn kho nhiều,vốn quay vòng chậm, khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp kém, dẫn tới tình trạng nợ xấu gia tăng trong thời gian qua .Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng là đà gia tăng nợ xấu trong mạnh mẽ trong năm 2012 đã được kìm hãm trong 9 tháng đầu năm 2013. Bên cạnh đó giá trị tài sản bảo đảm tăng dần qua các năm cả về số tương đối và tuyệt đối (chiếm 178% dư nợ thời điểm 30/9/2013 so với mức 161% dư nợ cuối năm 2011) cho thấy các ngân hàng ngày càng thận trọng khi cấp tín dụng cho đối tượng DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn. Yêu cầu đặt ra đối với hệ thống ngân hàng là phải có những giải pháp cụ thể, mạnh mẽ hơn để giải
quyết tình trạng này, tạo cơ sở vững chắc cho sự tiếp tục mở tín dụng đối với khách hàng là DNNVV vừa đảm bảo quản trị rủi ro tại các tổ chức tín dụng. 1.2. Các dịch vụ tín dụng khác đối với DNNVV Bên cạnh cho vay là dịch vụ chủ lực mà các ngân hàng hướng đến trong việc phục vụ đối tượng khách hàng DNNVV, các dịch vụ tín dụng khác như bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng hay cho thuê tài chính cũng được phát triển song song. Cụ thể, dịch vụ bao thanh toán (factoring) hiện nay đã được một số ngân hàng Việt Nam (ACB, VCB, Techcombank,SHB…) cung cấp cho các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu. Bao thanh toán hiện nay thường được phân loại thành bao thanh toán truy đòi-miễn truy đòi, bao thanh toán thông báokhông thông báo, bao thanh toán trong nước-xuất nhập khẩu. Một trong những nguyên nhân tạo nên sự phổ cập của dịch vụ này là dễ sử dụng và qui trình, thủ tục không quá cồng kềnh, phức tạp. Đây cũng là một trong các yếu tố cơ bản làm cho một nhóm các dịch vụ ngân hàng trở nên gần gũi và dễ sử dụng đối với các DNNVV. Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng cũng đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng. Về cơ cấu bảo lãnh, trong những năm đầu chủ yếu là bảo lãnh vay vốn, trong những năm gần đây chiếm tỷ trọng lớn là bảo lãnh thực hiện hợp đồng (khoảng gần 50%), tiếp đến là bảo lãnh mở thư tín dụng trả chậm (khoảng gần 30%), bảo lãnh dự thầu (trên
10%). Mặt khác, dịch vụ cho thuê tài chính mặc dù đã có mặt ở Việt Nam tuy nhiên chưa phát triển mạnh.Theo đánh giá của các chuyên gia thì trong thời gian qua rất ít DNNVV mặn mà với dịch vụ này. Nếu như ở các nước đang phát triển tỷ trọng của thị trường cho thuê tài chính so với thị trường tín dụng chiếm khoảng 15% thì ở Việt Nam tỷ lệ này mới đạt khoảng 1,4%. Như vậy cứ 100 doanh nghiệp thì mới có gần 1,5 doanh nghiệp (tính trung bình) sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính. Trong số các vấn đề và khó khăn gặp phải khi triển khai dịch vụ này có thể kể đến các qui định liên quan đến lưu hành phương tiện (trong trường hợp tài sản là các phương tiện giao thông), bao gồm khám lưu hành, sử dụng giấy đăng ký công chứng,… Như vậy, nhìn chung do thị phần rộng lớn của các DNNVV, các dịch vụ tín dụng cho đối tượng doanh nghiệp này trong thời gian qua đã đem lại doanh thu tích cực cho các NHTM, đồng thời, mở rộng khả năng mua bán chéo giữa khách hàng DNNVV với NHTM, từ đó gia tăng và phát triển mạng lưới khách hàng hiện tại và tiềm năng của NHTM, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ phi ngân hàng, góp phần giảm thiểu rủi ro. 2. Một số khuyến nghị Thực tế trong những năm gần đây cho thấy tăng trưởng tín dụng với DNNVV của hệ thống các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế với nguyên nhân
bắt nguồn từ cả phía DNNVV lẫn phía các tổ chức tín dụng. Vì vậy các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho DNNVV cần phải được thực hiện từ cả hai phía DNNVV và các tổ chức tín dụng, cùng với các chính sách hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý nhà nước. 2.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng phù hợp chủ trương phát triển DNNVV và bối cảnh nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng tìm kiếm, tiếp cận các DNNVV có nhu cầu vay vốn và lựa chọn các dự án phương án có hiệu quả để đầu tư vốn trên cơ sở tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó cần có biện pháp khuyến khích các NHTM tăng tỷ lệ dư nợ tín dụng và thực hiện các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi cho DNNVV theo nhóm ngành hàng mà nhà nước khuyến khích phát triển theo từng giai đoạn của thị trường phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước. Thứ hai, Cần quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất kinh doanh của DNVVN theo nhóm ngành, hàng phù hợp với từng đặc thù tiềm năng của các địa phương theo khuyến khích nhóm ngành hàng phát triển của nhà nước nhằm phát huy tối đa sử dụng nguyên liêu đầu vào trong nước trên cơ sở cung-cầu của thị trường trong và ngoài nước , tránh phát triển tràn lan như thời gian vừa qua khi thị trường biến động, kinh tế vĩ mô khó khăn các DNVVN không bán được hàng hóa, tồn kho nhiều dẫn đến tình trạng các DN phá sản như thời gian qua. Thứ ba, hỗ trợ khu vực DNNVV tiếp cận vốn vay với lãi suất hợp lý. Để triển khai việc này cần có các biện pháp tổng thể, không chỉ liên quan đến mức lãi suất mà cả thủ tục vay vốn, bảo lãnh tín dụng, tạo nguồn vốn và đảm bảo nguồn vốn tín dụng đáp ứng kịp thời và đến đúng đối tượng được có nhu cầu vay vốn. Thứ tư, rà xét, đánh giá để có biện pháp mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV của Ngân hàng phát triển
Tin tức - Sự kiện Số 1/2014
23
Tin tức - Sự kiện
Việt Nam và của các quỹ bảo lãnh tín dụng ở các địa phương. Các DNNVV khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng thường thiếu tài sản bảo đảm đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức tín dụng về tính pháp lý và tính thị trường của tài sản. Phần lớn tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp này thường có giá trị nhỏ hơn nhu cầu vay vốn, khả năng thanh khoản cũng như phát mại tài sản không cao hoặc không đảm bảo những điều kiện pháp lý để thế chấp vay vốn theo quy định. Vì vậy, hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong cấp tín dụng với DNNVV. Thứ năm,hoàn thiện cơ chế chính sách pháp lý nhằm đảm bảo cho các NHTM thuận lời trong việc nhận thế chấp và xử lý tài sản bảo đảm đối với các khoản cấp tín dụng phát sinh rủi ro . tránh trường họp vừa qua các NHTM khi phải xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay còn gặp rất nhiều khó khăn , thủ tục kéo dài. Thứ sáu, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ, giữ tỷ giá ở mức ổn định
24
SHBNews
như thời gian qua nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tăng cường huy động vốn để đầu tư có hiệu quả vào sản xuất kinh doanh trong đó tập trung đầu tư cho vay các đối tượng khách hàng là các DNNVV. 2.2. Đối với các tổ chức tín dụng Thứ nhất, xây dựng chiến lược tổng thể về tăng trưởng tín dụng cho DNNV bao gồm quy trình và các giải pháp cụ thể, các công cụ thực hiện chiến lược tăng trưởng tín dụng cho DNNVV trong từng điều kiện và giai đoạn cụ thể, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn vốn chứa đựng nhiều rủi ro. Chiến lược tổng thể này sẽ có vai trò rất lớn trong việc mở rộng phạm vi cấp tín dụng cho DNNVV cũng như đảm bảo chất lượng tín dụng trong quá trình tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Thứ hai, xây dựng chính sách và quy trình tín dụng riêng cho các DNNVV nhằm khuyến khích các DNNVV tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Hiện nay chính sách và quy trình tín dụng của các TCTD còn tổng quan, chưa có những cơ chế cho vay, điều kiện
cho vay và kiểm soát khoản vay đặc thù riêng cho các DNVVN nhằm đảm bảo phù hợp với tính chất, đặc điểm của DNNVV nên chưa đáp ứng được công tác cấp tín dụng cho DNNVV. Thứ ba, thiết kế các chương trình tín dụng dành cho DNNVV cụ thể phù hợp với đặc thù của DNNVV. Hiện nay, đối với đối tượng DNNVV, mặc dù các ngân hàng đã có một số chương trình tín dụng dành cho DNNVV những chương trình này lại mới chỉ mang tính chung chung dưới dạng một gói tín dụng dành cho DNNVV chứ chưa chú trọng tới thiết kế các sản phẩm riêng cho các DNNVV theo từng đối tượng nhóm ngành hàng của DNVVN. Trong khi các DNNVV mong muốn các ngân hàng tìm hiểu rõ hơn nhu cầu của DNNVV, hỗ trợ, cung cấp thông tin một cách chính xác cho doanh nghiệp thì khi các DNNVV giao dịch với nhiều ngân hàng hầu như chỉ được cung ứng những sản phẩm riêng lẻ với những đặc điểm, điều kiện và mức giá cố định, đồng nhất cho mọi khách hàng. Điều này đã hạn chế rất nhiều khả năng phát triển và sự
linh hoạt của một DNNVV. Vì vậy, để tăng trưởng tín dụng hiệu quả cho đối tượng này ngân hàng cần phải nghiên cứu đưa ra các gói sản phẩm thuận tiện,riêng lẻ theo nhóm ngành hàng mà nhà nước khuyến khích và nhóm ngành hàng khai thác tối đa tiềm năng sản xuất kinh doanh của DNVVN nhằm đáp ứng được nhu cầu vay vốn của DNNVV. Ngân hàng nên thiết kế dịch vụ và sản phẩm tín dụng theo gói sản phẩm đồng bộ trên cơ sở phân loại khách hàng dựa trên lĩnh vực kinh doanh, cách thức sử dụng dịch vụ,… để cho DNNVV dễ sử dụng và ngân hàng cũng dễ theo dõi giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các DNVVN . Bên cạnh đó, ngân hàng cần hỗ trợ đúng thời điểm, và duy trì mức lãi suất cho vay, phí dịch vụ cạnh tranh trên thị trường. Thứ tư, nâng cao năng lực quản trị rủi ro và ban hành chính sách quản trị rủi ro cụ thể đối với đối tượng khách hàng là DNNVV, vốn là đối tượng dễ chịu tác động của môi trường kinh doanh cũng là yếu tố quan trọng góp phần làm gia tăng rủi ro của các dịch vụ cung cấp cho các DNNVV, nhằm làm tăng hiệu quả của các giao dịch giữa các tổ chức tín dụng và DNNVV, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của tổ chức tín dụng với DNNVV. Thứ năm, thiết lập quan hệ dài hạn giữa tổ chức tín dụng và các DNNVV. Đây cũng là cơ sở hiểu biết lẫn nhau để tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng dễ dàng hơn trong việc ra quyết định về cung cấp dịch vụ, nhất là đối với các dịch vụ đòi hỏi tài sản bảo đảm hoặc cam kết thực hiện trong tương lai như các dịch vụ bảo lãnh. Thứ sáu,tiếp tục cung cấp cho các DNNVV các dịch vụ ngân hàng truyền thống trong các nhóm dịch vụ tín dụng trên cơ sở xuất phát từ đặc thù của các DNNVV kết hợp với việc cung cấp nhiều dịch vụ tiện tích hơn cho DNNVVnhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch của DNNVV với ngân hàng như có chính sách tư vấn cho khách hàng hoàn thiện phương án sản xuất kinh doanh khả thi… Điều này là do các DNNVV nắm bắt và hiểu biết kỹ về các dịch vụ truyền thống này hơn so với các dịch vụ mới. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của khoa
học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin thì các NHTM có thể đem đến cho các DNNVV nhiều dịch vụ tiện ích đồng bộ hơn với mức phí dịch vụ hợp lý. Thứ bảy, chủ động liên kết với Hiệp hội DNNVV, hiệp hội các ngành nghề và các Quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV tại các địa phương nhằm tận dụng thêm sự hỗ trợ từ các cơ quan này để hiểu rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm, mở rộng thêm đối tượng khách hàng là các DNVVN. 2.3. Đối với các DNNVV Thứ nhất, nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là quản trị tài chính nội bộ, nhằm thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp. Yếu kém trong quản trị tài chính nội bộ của các DNNVV có thể được coi là “vấn đề của các vấn đề” trong việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các DNNVV. Những người điều hành DNNVV cần quan tâm hơn đến vấn đề quản trị chặt chẽ dòng tiền, sử dụng vốn đúc mục đích vay nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng. Thứ hai, nâng cao tính chính xác và minh bạch về các thông tin, đặc biệt là thông tin tài chính, của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của các DNNVV thường không theo chuẩn mực và không được kiểm toán, các thông tin, số liệu báo cáo không đầy đủ và thiếu tin cậy không phù hợp với chính sách tín dụng của TCTD đã gây khó khăn cho các TCTD khi thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV. Nếu DNNVV không có khả năng cải thiện hệ thống tài chính và kế toán cũng như tăng tính minh bạch đối với các thông tin tài chính của họ, thì điều dễ nhận thấy là các ngân hàng sẽ tăng trọng số rủi ro đối với với các doanh nghiệp này và các điều kiện tín dụng khắt khe hơn những đối tượng khách hàng khác và kết quả là các doanh nghiệp này gặp khó khăn hơn trong việc vay vốn . Bên cạnh đó, một số chủ DNNVV đặc biệt là các công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân có khuynh hướng sử dụng nguồn lực của gia đình để điều hành việc kinh doanh, điều này làm giảm tính minh bạch trong hoạt động và
góp phần cản trở khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp này. Thứ ba, tăng cường đầu tư vào công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao khả năng chống đỡ các cú sốc bên ngoài trong bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn, từ đó nâng cao khả năng vay vốn tín dụng. Các DNNVV phần lớn có quy mô sản xuất nhỏ, nguồn lực tài chính hạn hẹp, công nghệ lạc hậu (tỷ lệ sử dụng công nghệ cao, nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ thấp so với các nước trong khu vực), hiệu quả kinh doanh thấp, cơ sở vật chất, năng lực hoạt động, năng lực quản lý điều hành, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, sản phẩm làm ra chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, môi trường kinh doanh dễ gặp rủi ro do thiếu thông tin…là những rào cản khiến các DNNVV gặp khó khăn khi đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn của ngân hàng. Thứ tư, tăng cường các giao dịch thanh toán qua ngân hàng như thanh toán tiền lương cho nhân viên; thanh toán mua, bán các dịch vụ, hàng hóa và sử dụng các dịch vụ ngân hàng ,hạn chế sử dụng và giao dịch tiền mặt… nhằm thiết lập mối quan hệ với ngân hàng, nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng khi cần thiết. 3. Kết luận Với định hướng của đa số các
NHTM Việt Nam hiện nay là đi theo mô hình ngân hàng bán lẻ thì phân khúc DNNVV đã được xác định là đối tượng khách hàng mục tiêu của các ngân hàng trong thời gian tới. Trên thực tế, hoạt động tín dụng cho DNNVV đã và đang đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của hệ thống các tổ chức tín dụng trong những năm qua. Tuy nhiên trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã gặp phải rất nhiều khó khăn vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm và chất lượng tăng trưởng thấp; lạm phát biến động bất thường và luôn tiềm ẩn nguy cơ tăng cao; vốn đầu tư toàn xã hội giảm mạnh do môi trường đầu tư bất lợi và triển vọng kinh tế bi quan… Thực trạng này cho thấy các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV có mức
độ nhạy cảm cao với chu kỳ kinh tế, đã, đang và sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện khó khăn này, dịch vụ ngân hàng cung cấp cho đối tượng DNNVV nhìn chung gánh chịu nhiều tác động, trong đó tín dụng là dịch vụ chịu ảnh hưởng lớn nhất xét trên bình diện đối với cả phía doanh nghiệp và ngân hàng. Hoạt động của các DNNVV có thể bị ảnh hưởng, tuy nhiên nhu cầu đối với các dịch vụ ngân hàng của đối tượng doanh nghiệp này sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai đặc biệt là khi các yếu tố kinh tế vĩ mô đi vào ổn định. Đây chính là cơ sở để các NHTM tiếp tục tăng cường cấp tín dụng cho các DNNVV.
Chính sách tiền tệ, tín dụng đảo chiều liên tục, các doanh nghiệp không tìm được nguồn vốn tài trợ mang tính ổn định và bền vững, buộc phải dựa chủ yếu vào lợi nhuận để lại. Tuy nhiên, kinh tế khó khăn, sản xuất kinh doanh giảm sút, thậm chí thua lỗ khiến cho các DNNVV không thể tích lũy đủ lợi nhuận để lại và rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Vì vậy thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho DNNVV trong bối cảnh vĩ mô khó khăn thời gian qua có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hỗ trợ hoạt động của cả doanh nghiệp và tổ chức tín dụngdo đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế dựa vào tín dụng (bank-based market), từ đó thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế
Tin tức - Sự kiện Số 1/2014
25
Chào Xuân mới
T
ại Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2013 mới đây, SHB Quảng Ninh là một trong các đơn vị dẫn đầu toàn hệ thống đạt kết quả kinh doanh với mức lợi nhuận cao nhất trong năm. Đây cũng là đơn vị thường xuyên có kết quả kinh doanh đứng trong Top đầu hệ thống nhiều năm qua. Bên lề Hội nghị, Giám đốc SHB Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng đã trả lời phỏng vấn SHB NEWS.
26
SHBNews
Thưa anh, SHB Quảng Ninh vừa được nhận danh hiệu Đơn vị kinh doanh có lợi nhuận cao nhất năm 2013trên toàn hệ thống. Anh có thể cho biết kết quả kinh doanh cụ thể và các mặt hoạt động nổi bật của đơn vị năm qua? Năm 2013 đã qua đi với nhiều thách thức khách quan của nền kinh tế vĩ mô nói chung và khó khăn của ngành tài chính ngân hàng nói riêng, nhưng với sự nỗ lực của toàn thể CBNV Chi nhánh, năm 2013 SHB Quảng Ninh vẫn duy trì ổn định các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh. Theo đó, tính đến 31/12/2013, một số chỉ tiêu hoạt động của SHB Quảng Ninh vẫn khả quan: Tổng tài sản đạt 8.357,5 tỷ đồng, huy động thị trường 1 đạt 4.431 tỷ đồng (chiếm 7, 2% thị phần toàn tỉnh Quảng Ninh), dư nợ cho vay đạt 8.035,98 tỷ đồng (chiếm 12,7% thị phần toàn tỉnh Quảng Ninh); nợ quá hạn là 1,5%/tổng dư nợ (đạt chỉ tiêu kế hoạch giao). Nhờ vậy, lợi nhuận trước thuế là 236 tỷ đồng, đạt 158% kế hoạch được giao. Hiện chi nhánh có 1 trụ sở chính, 13 phòng giao dịch trực thuộc, 23 máy ATM hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh.Với các chỉ số trên, hiện tại chi nhánh SHB Quảng Ninh vẫn đứng trong Top đầu các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Các mặt hoạt động nổi bật năm qua có thể kể là Chi nhánh đã có bước đột phá lớn trong việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm bán lẻ, tăng tỷ lệ thu nhập từ các hoạt động dịch vụ và mở mới thêm 26.741 thẻ ATM. Theo đó, với việc đẩy mạnh phát triển thẻ ATM đã làm tăng lên rõ rệt đối với chỉ tiêu tiền gửi thanh toán cá nhân VND, góp phần tăng hiệu quả HĐKD của Chi nhánh. Suy thoái kinh tế đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh và không ít doanh nghiệp, cá nhân đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ ngân hàng. Do đó, các ngân hàng không tránh khỏi tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu ngày một gia tăng. Tuy nhiên với sự bám sát tình hình khách hàng, chủ động lên phương án và quyết liệt trong công tác xử lý nợ theo sự chỉ đạo điều hành của Ban Tổng Giám đốc; đồng thời nhận được sự hỗ trợ từ các Phòng Ban HO nên Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác xử lý nợ trong năm 2013, đảm bảo chất lượng tín dụng cho chi nhánh nói riêng và hệ thống nói chung. Bên cạnh đó, lĩnh vực thanh toán quóc tế cũng rất khả quan: Từ 60,2 triệu USD doanh số năm 2012, năm 2013 SHB Quảng Ninh đã tăng trưởng mạnh và đạt doanh số 143,4 triệu USD (tăng 83 triệu USD và đạt 237% so với năm 2012, đứng trong Top đầu toàn hệ thống. Nhờ những kết quả như vậy mà năm 2013, lợi
GIÁM ĐỐC SHB QUẢNG NINH
LÀM SAO ĐỂ S KHÔNG GIỐNG nhuận trước thuế của Chi nhánh đã đạt 236 tỷ đồng (vượt kế hoạch giao và đạt 158% kế hoạch năm) Theo anh, thành công lớn nhất trong năm 2013 của Chi nhánh là gì? Như tôi đã nêu, với việc triển khai xử lý tốt và có hiệu quả các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, đặc biệt là những khoản nợ có dư nợ lớn, phức tạp, SHB Quảng Ninh đã đảm bảo được chất lượng tín dụng. Cùng với đó, chúng tôi vẫn duy trì ổn định tại các mảng hoạt động nên năm 2013 Chi nhánh đã đạt được mức lợi nhuận vượt kế hoạch, góp phần chung vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống SHB. Những khó khăn đặc biệt trong năm 2013 mà Chi nhánh đã nỗ lực vượt qua? Khó khăn nổi bật trong năm 2013 mà chi nhánh đã nỗ lực vượt qua đó là đã xử lý thành công hầu hết các khoản nợ có vấn đề với dư nợ lớn, đảm bảo chất lượng tín dụng. Anh có thể cho biết mục tiêu kinh doanh
Trong ảnh: Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đỗ Quang Hiển trao phần thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc năm 2013
NGUYỄN VĂN THẮNG:
N PHẨM - DỊCH VỤ NGÂN HÀNG MÌNH VỚI CÁC NHÀ BĂNG KHÁC… Trâm Anh thực hiện
2014 của đơn vị? Những ưu tiên hàng đầu để đạt mục tiêu là gì? Mục tiêu lớn nhất năm 2014 của SHB Quảng Ninh là hoàn thành tối đa các chỉ tiêu kinh doanh năm 2014 trên cơ sở tăng trưởng toàn diện hoạt động kinh doanh, tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao tỷ trọng thu từ dịch vụ trên tổng thu nhập; mở rộng thị trường hoạt động một cách vững chắcn trên cơ sở đa dạng nền tảng khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận hoạt động kinh doanh; giữ vững vị trí nằm trong Top đầu của hệ thống Ngân hàng tỉnh Quảng Ninh. Để có thể hoàn thành các mục tiêu đề ra, Chi nhánh sẽ tiếp tục ưu tiên tập trung đẩy mạnh phát triển các mảng hoạt động dịch vụ nhằm tăng tỷ lệ thu từ dịch vụ hiện còn khá khiếm tốn. Bên cạnh đó, phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn huy động, đảm bảo đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu kinh doanh. Trong hoạt động tín dụng, SHB Quảng Ninh sẽ tập trung tăng
cường mở rộng và đẩy mạnh phát triển sang các đối tượng khách hàng là cá nhân và các DN VVN nhằm đa dạng hóa sản phẩm bán lẻ và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng. Song song với việc tăng trưởng tín dụng, Chi nhánh sẽ đặc biệt chú trọng xử lý các khoản nợ có vấn đề đảm bảo chất lượng tín dụng cũng như đảm bảo hiệu quả chung trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, công tác kiện toàn bộ máy nhận sự tại SHB Quảng Ninh cũng sẽ được ưu tiên thực hiện triệt để trong năm 2014. SHB đã đặt mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong tương lai gần. Theo anh, để hiện thực hóa mục tiêu đó, cần có những giải pháp cụ thể ra sao trong năm 2014? Theo tôi, hiện nay hầu hết các sản phẩm dịch vụ của các Ngân hàng đều giống hoặc gần giống nhau, nên việc làm sao để tạo ra các sản
phẩm dịch vụ Ngân hàng mình không giống với các nhà băng khác là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó cần phải nghiên cứu thị trường một cách có hiệu quả để phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Để đẩy mạnh phát triển các dịch vụ bán lẻ, việc đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo sự thuận tiện trong giao dịch cho khách hàng cũng là yếu tố hết sức quan trọng nhằm đáp ứng tốt nhất và nhanh nhất các nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Việc đẩy mạnh phát triển công nghệ trong giao dịch ngân hàng kênh tiếp cận khách hàng và bán hàng hết sức tiện lợi cũng đóng vai trò rất quan trọng để trở thành một Ngân hàng bán lẻ tốt. Ngoài ra, yếu tố con người cũng là một trong những vấn đề mấu chốt quyết định chất lượng dịch vụ của ngân hàng bán lẻ. Trân trọng cảm ơn anh!
Chào Xuân mới Số 1/2014
27
Chào Xuân mới 2014
HUY ĐỘNG VỐN 2014:
TẬP TRUNG VÀO KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU
N
ăm 2013 là một năm đánh dấu nhiều thay đổi mạnh mẽ của SHB. Với những nỗ lực vượt bậc từ các cấp lãnh đạo đến toàn thể cán bộ nhân viên, SHB đã nhận sáp nhập thành công Habubank, trở thành một trong 10 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Trải qua 20 năm hoạt động, SHB đã có sự phát triển vượt bậc về nhiều mặt, trở thành đối tác tin cậy của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đóng góp vào sự thành công đó, có sự góp phần không nhỏ của hoạt động huy động vốn của toàn thể cán bộ nhân viên mảng công việc này.
28
SHBNews
Mai Thảo (Giám đốc Khối Nguồn vốn)
Dấu ấn 2013 Trong nhiều năm qua, sự tăng trưởng về nguồn vốn huy động của SHB đều tăng trưởng bình quân tốt, năm sau cao hơn năm trước. Trong năm 2013, nếu tính đến hết tháng 11/2013, huy động vốn trên thị trường 1 (TT1) của toàn hệ thống đã đạt 97.868 tỷ đồng (gồm 83.195 tỷ đồng và 697,5 triệu USD). So với cuối năm 2012, huy động vốn trên thị trường 1 của toàn hàng tăng trưởng 15.433 tỷ đồng (tương đương với 19%), trong đó các chi nhánh SHB cũ tăng 10.053 tỷ đồng còn các chi nhánh SHB mới tăng 5.380 tỷ đồng, đạt gần 95,5% kế hoạch cả năm 2013. Xét cơ cấu tiền gửi theo khách hàng thì trong năm 2013, tỷ trọng huy động từ khách hàng cá nhân đạt 54,1% và tỷ trọng huy động từ khách hàng doanh nghiệp đạt 45,9%. Tiền gửi từ
khách hàng doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2013, kết quả này có được là nhờ uy tín của SHB và các chính sách huy động vốn linh hoạt. Hiện SHB thu hút được rất nhiều khách hàng là các tập đoàn, tổng công ty, tổ chức kinh tế lớn thuộc nhiều ngành nghề như : Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn CN Cao su Việt Nam, Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt và các công ty con thuộc tập đoàn Bảo Việt. Ngoài ra còn có các “ông lớn” khác như Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel, Công ty Gtel; Tổng công ty thuộc ngành Dầu khí như lọc hóa dầu Bình Sơn và các công ty lớn thuộc lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, chứng khoán… Nhiều khách hàng đã trở thành đối tác lớn của SHB, kí kết các hợp đồng hợp tác toàn diện, đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng nguồn vốn của toàn hàng. Bên
Tăng trưởng vốn huy động giai đoạn 1993-2013
xuyên đánh giá, phân tích đúng thị trường, phân khúc khách hàng, xác định nhóm khách hàng mục tiêu và xây dựng một chính sách khách hàng linh hoạt, phù hợp với từng địa bàn và đối tượng khách hàng.
Đơn vị: Tỷ VND
120.000 104.131,400
104.387,200
Đối tượng khách hàng năm 2014 mà SHB hướng đến là các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, tổ chức lớn với việc khai thác triệt để hơn nữa nguồn tiền gửi của các khách hàng này. Do vậy SHB sẽ xây dựng một chính sách tổng thế từ huy động nguồn vốn , tín dụng, thanh toán quốc tế áp dụng đối với nhóm khách hàng này, một mặt để thu hút khách hàng về hoạt động với SHB, mặt khác các chính sách sẽ tạo điều kiện để khách hàng có thể phát huy được lợi thế khi về giao dịch với Ngân hàng.
100.000 80.000 64.311,300
60.000 45.937,600
40.000 24.647,400
20.000
0
9,541
1993
801,700
9.948,470
2006
cạnh đó, chú trọng vào việc khai thác nguồn tiền gửi từ các khách hàng cá nhân VIP cũng là một trong những định hướng của SHB trong năm qua. SHB liên tục thu hút các khách hàng này bằng chính sách lãi suất thích hợp, các dịch vụ tiền gửi tiện ích và thái độ phục vụ nhanh chóng, thuận tiện. Nhiều khách hàng đã trở thành các khách hàng kim cương, vàng, bạc của SHB, đồng hành cùng SHB trong quá trình phát triển, góp phần nâng cao uy tín của SHB trong việc phát triển phân khúc khách hàng cá nhân. Với việc sáp nhập thành công Habubank, mạng lưới giao dịch của SHB đã phát triển nhanh chóng và có thêm nhiều khách hàng mới. Trong năm 2013, SHB
2007
11.768,700
2008
2009
2010
đã liên tục mở rộng mạng lưới, đến nay SHB có 53 chi nhánh ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, nâng tổng số điểm giao dịch của toàn hàng lên con số 371 điểm giao dịch vào tháng 11/2013. Ngoài ra SHB còn mở rộng mạng lưới ra nước ngoài với các CN tại Lào, Campuchia. Việc mở rộng mạng lưới đã góp phần quảng bá thương hiệu SHB, thu hút thêm nhiều khách hàng tổ chức và cá nhân gửi tiền. Có thể nói năm 2013 là một năm phát triển về nhiều mặt của SHB trong đó huy động vốn đóng góp đáng kể vào sự phát triển này với nhiều con số ấn tượng trong bối cảnh còn nhiều khó khăn của ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
2011
2012
2013
Định hướng 2014 Xác định năm 2014 là năm còn nhiều khó khăn nhưng vẫn ẩn chứa nhiều cơ hội lớn, trong đó có hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng. SHB xác định rõ phải nắm bắt mọi cơ hội kinh doanh nhưng thận trọng và theo sát những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế. Chính vì vậy mục tiêu tăng trưởng huy động vốn toàn hệ thống SHB năm 2014 đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng dự kiến khoảng 20%. Để đạt được tốc độ tăng trưởng này, SHB cần phát huy nhiều lợi thế như mạng lưới giao dịch rộng khắp, nhân lực trẻ, năng động và quan trọng hơn cả là thường
Ngoài ra SHB cũng tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân với các khách hàng doanh nhân VIP. Để thu hút thêm lượng khách hàng cá nhân gửi tiền, SHB sẽ tập trung phát triển các chương trình khuyến mại hấp dẫn theo chủ đề hoặc theo đối tượng phân khúc khách hàng gửi tiền. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nguồn vốn, phát triển sản phẩm và marketing. Khối Nguồn vốn mong rằng, với quyết tâm cao, sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, chính sách khách hàng linh hoạt với các sản phẩm mới mẻ, đa dạng và sự nỗ lực của các Phòng ban và các Chi nhánh, năm 2014 sẽ là năm thành công của SHB nói chung và lĩnh vực huy động vốn nói riêng.
Theo báo cáo thống kê số liệu toàn ngành ngân hàng: Tính đến cuối tháng 11/2013, tăng trưởng tín dụng đạt 7,54% với tổng dư nợ đạt 3.215.426 tỷ đồng, trong khi tăng trưởng huy động đạt 14%, với tổng huy động đạt 3.623.516 tỷ đồng. Như vậy về huy động thì tỷ lệ tăng trưởng của SHB ước đạt 135% tỷ lệ tăng trưởng toàn ngành, thị phần huy động của SHB đạt 2,3%, trong khi dư nợ chiếm 1,9% dư nợ toàn ngành. Đây là một con số khá ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế cả nước còn nhiều khó khăn Chào Xuân mới 2014 Số 1/2014
29
Chào Xuân mới 2014
XỬ LÝ NỢ XẤU:
7
Giải pháp quyết liệt
X
ác định xử lý nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng ngay sau khi nhận sáp nhập Habubank, trong năm 2013 hoạt động xử lý nợ xấu của SHB đã thu được những kết quả khả quan.
30
SHBNews
Một năm, hơn 10.000 tỷ đồng nợ xấu được xử lý
Hoạt động xử lý nợ xấu năm 2013 của SHB không mang tính hình thức với mục tiêu đơn thuần là giảm tỷ lệ nợ xấu trên sổ sách mà đi sâu vào thực chất, chú trọng số tiền thu hồi thực tế bằng các giải pháp quyết liệt, linh hoạt, cụ thể như sau: Một là: Kiên quyết xử lý tài sản thế chấp đối với khách hàng không còn khả năng trả nợ, đặc biệt đã xử lý dứt điểm tài sản thế chấp là hàng tồn kho, động sản… Hai là: Đối với khách hàng chây ỳ, có dấu hiệu hình sự, SHB quyết liệt xử lý khởi kiện, chuyển cơ quan điều tra. Ba là: Thực hiện kiểm tra, đánh giá và có phương án đối với các khoản nợ xấu lớn như Bông Sen vàng, Mesa, Mefrimex… Bốn là: Do đặc thù các khoản nợ xấu trong hoạt động ủy thác đầu tư của HBB cũ đều là các khoản
Nguyễn Đình Dương (Trưởng Ban Quản lý & Xử lý nợ) lớn, tài sản có tranh chấp, chủ tài sản bất hợp tác nên việc xử lý tương đối khó khăn. SHB đã kịp thời đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề này, trực tiếp hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo, giải quyết tranh chấp. Theo đó, SHB đã bổ sung hoàn thiện tính pháp lý cho 16 tài sản với giá trị định giá gần nhất khoảng 220,864 tỷ đồng. Năm là: Xử lý nợ thông qua tái cấu trúc Doanh nghiệp: tái cấu trúc DN là biện pháp xử lý nợ khá mới và mang lại lợi ích lớn không chỉ cho Ngân hàng mà cho toàn xã hội, giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn để phục hồi sản xuất, giữ được công ăn việc làm cho người lao động. Đến thời điểm hiện tại SHB đã hoàn thành tái cấu trúc đối với Cty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco), Cty TNHH Giấy Thành Đạt và bắt đầu thực hiện tái cấu trúc Công ty CP Quốc Bảo. Sáu là: Bán nợ xấu cho VAMC: Việc bán các khoản nợ xấu cho
VAMC cũng là một phương án xử lý nợ được SHB lựa chọn trong năm 2013. Đến thời điểm 31/12/2013, SHB đã thực hiện bán được 61 khoản nợ xấu với tổng dư nợ được bán lên tới gần 1.800 tỷ đồng, nguồn Trái phiếu đặc biệt nhận được sẽ bổ sung đáng kể nguồn vốn kinh doanh cho Ngân hàng. Bảy là: Sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu: Thực hiện đúng chủ trương chỉ đạo của NHNN, SHB đã thực hiện rà soát các khoản nợ đã được trích lập đủ dự phòng để xử lý rủi ro, góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu cho Ngân hàng. Từ các giải pháp trên kết quả xử lý nợ xấu năm 2013 của SHB như sau: Tổng Doanh số nợ có vấn đề đã được xử lý: 10.700 tỷ đồng, trong đó nợ bán cho VAMC gần 1800 tỷ đồng, nợ gốc thu bằng tiền: 3.054 tỷ đồng, nợ lãi thu bằng tiền: gần 600 tỷ đồng Bên cạnh kết quả tích cực xử lý nợ xấu, SHB còn tăng cường hoạt động ngăn ngừa, kiểm tra, hạn
chế phát sinh nợ xấu. Thường xuyên nhắc nhở, cảnh báo đối với các đơn vị kinh doanh khi có nợ xấu phát sinh để kịp thời có phương án xử lý nợ sớm nhất. Định kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra thực tế khách hàng có nợ quá hạn, kiểm tra tình hình tài chính, TSĐB để đưa ra các phương án XLN phù hợp; kiểm tra công tác xử lý nợ tại các đơn vị. Thực hiện đánh giá lại tài sản đảm bảo, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản đảm bảo
Định hướng hoạt động xử lý nợ 2014 Tiếp tục đẩy mạnh việc xử lý tài sản thế chấp trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng và bên thứ 3, xử lý quyết liệt nhưng linh hoạt, vừa tạo sức ép, vừa thực hiện hỗ trợ, động viên khách hàng, xét miễn giảm lãi, hỗ trợ chi phí di dời, thuê chỗ ở… để có thể thu hồi nợ nhanh nhất. Tích cực làm việc cùng cơ quan thi hành án đối với các khoản nợ khởi kiện đã có
bản án. Phối hợp với Công ty VAMC để tiếp tục thực hiện việc bán nợ đối với các khoản nợ lớn, đảm bảo đầy đủ pháp lý để giảm nợ xấu cho Ngân hàng. Tăng cường kiểm tra, giám sát, hạn chế phát sinh các khoản nợ xấu mới để kịp thời có phương án xử lý. Lên kế hoạch về việc trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu đủ điều kiện để giảm nợ xấu cho SHB. Trong các giải pháp xử lý nợ SHB sẽ tập trung vào hoạt động xử lý nợ thông qua tái cấu trúc doanh nghiệp. Cuối năm 2013 vừa qua, SHB bắt đầu thực hiện tái cấu trúc tiếp 01 doanh nghiệp khác trong lĩnh vực đầu tư xây dựng là Công ty CP Quốc Bảo, doanh nghiệp này SHB nhận chuyển nhượng cổ phần để xử lý nợ từ hoạt động ủy thác đầu tư. Trong năm 2014, SHB sẽ từng bước khai thác tốt hoạt động của công ty Quốc Bảo và tiếp tục xem xét các Doanh nghiệp khác đủ điều kiện để tái cấu trúc.
Thành Đạt hồi sinh mạnh sau tái cấu trúc Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành giấy đồng thời hướng đến các sản phẩm giấy cao cấp, năm 2010 CTCP Giấy Thành Đạt đã được Habubank cho vay đầu tư dây chuyền sản xuất thuộc diện hiện đại nhất hiện nay. Tuy nhiên khi nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động, Ngân hàng đột ngột không cấp tín dụng như cam kết khiến Công ty đứng bên bờ vực phá sản với số nợ xấp xỉ 500 tỷ đồng. Ngay sau khi tiếp nhận quyền lợi, nghĩa vụ của Habubank sau sáp nhập, Ban lãnh đạo SHB đã nghiên cứu kỹ trường hợp Công ty Thành Đạt và quyết định tái cấu trúc Công ty này. Việc đầu tiên là khoanh nợ, thay đổi mô hình quản trị tại Công ty, xây dựng các quy trình, quy chế hoạt động một cách chặt chẽ, kiểm soát đầu vào đầu ra nhằm tiết giảm chi phí hạ giá thành. Đến nay sau 7 tháng thực hiện tái cấu trúc doanh thu hoạt động của Thành Đạt là trên 150 tỷ đồng, dư nợ ngắn hạn: 108,885 tỷ đồng, thu nợ ngắn hạn: 84,072 tỷ đồng, lợi nhuận năm 2013 trước khấu hao: 3,553 tỷ đồng, số lượng CBNV hiện tại: 154 người. Năm 2014 Thành Đạt sẽ nâng cao công suất hoạt động nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận Chào Xuân mới 2014
Số 1/2014
31
Chào Xuân mới 2014
PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG THẺ:
CHỌN LỐI ĐI RIÊNG
T
rong những năm gần đây, thẻ là một trong những mảng dịch vụ được các ngân hàng đặc biệt coi trọng và phát triển mạnh. Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ không ngừng gia tăng về số lượng chủ thẻ, doanh số thanh toán, số lượng máy ATM, số lượng các đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT). Dịch vụ thẻ của SHB “sinh sau đẻ muộn” so với nhiều ngân hàng khác nên việc cạnh tranh gặp rất nhiều khó khăn do thị phần của các phân khúc khách hàng thẻ đã bị một số ngân hàng đi trước chiếm lĩnh. Vì vậy, để tạo được lợi thế cạnh tranh về thẻ, các sản phẩm thẻ của SHB đều hướng tới sự khác biệt về giá-phí dịch vụ, sự đa dạng về tiện ích, chất lượng dịch vụ và đặc biệt là chú trọng đến nền tảng công nghệ thẻ hiện đại, bảo mật cho chủ thẻ. 32
SHBNews
Lê Thành Trung (Giám đốc Trung tâm thẻ)
Theo đó, mọi sản phẩm dịch vụ thẻ của SHB đều gắn với dịch vụ internet banking, sms banking tiên tiến, đa tiện ích nhằm đem tới cho khách hàng sự thuận tiện nhất khi sử dụng. Với sự đa dạng về sản phẩm thẻ nhằm trước mắt nhắm tới phục vụ thị phần hơn 2 triệu khách hàng của ngân hàng và dần dần thu hút khách hàng mới, đầu năm 2013, SHB đã triển khai nhiều hoạt động thẻ nổi bật, đặc biệt đáng chú ý là việc triển khai chính thức sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế SHB MasterCard tới khách hàng với công nghệ chip EMV hiện đại, an toàn và bảo mật. Cũng với sản phẩm MasterCard, cuối năm 2013, SHB cho ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế đồng thương hiệu VinaPhone SHB MasterCard với công ty viễn thông hàng đầu Việt Nam VinaPhone. Đây là sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế đồng thương hiệu viễn thông đầu tiên tại Việt
Nam được hợp tác phát hành bởi một ngân hàng và một công ty viễn thông. Năm 2013 cũng là năm đánh dấu bước phát triển mạnh của SHB trong việc gia tăng thị phần thẻ, đẩy mạnh mảng dịch vụ trả lương qua tài khoản thẻ và các hình thức liên kết thương mại phát hành thẻ đồng thương hiệu. Một điểm nhấn của thẻ nội địa trong năm 2013 là việc SHB cho ra đời dòng thẻ The Moment cho phép khách hàng linh hoạt lựa chọn hình ảnh yêu thích in trên thẻ. Số lượng thẻ nội địa phát hành lên tới xấp xỉ 100.000 thẻ và số lượng thẻ hoạt động đạt trên 75% với số dư bình quân khá tốt trên thị trường thẻ ngân hàng. Với việc phát hành thẻ quốc tế, trong năm qua, SHB đã chú trọng đẩy mạnh phát triển thẻ SHB MasterCard tới các nhóm khách hàng hiện hữu, khách hàng thân thiết của ngân hàng, đưa ra nhiều
chương trình khuyến khích phát hành thẻ cho các cán bộ quản lý, điều hành và nhân viên đang công tác tại các Tập đoàn, Tổng công ty lớn và các công ty thành viên cũng như các đối tác chiến lược, khách hàng doanh nghiệp đang có quan hệ với SHB. Cũng trong năm 2013, SHB đã được Tổ chức thẻ quốc tế Visa trao Chứng nhận là thành viên chính thức và đầy đủ (Principal member), đánh dấu việc SHB trở thành viên của cả 2 tổ chức thẻ quốc tế lớn nhất thế giới là Visa và MasterCard. Với việc gia nhập thành viên Visa, SHB sẽ tập trung phát triển các sản phẩm, dịch vụ thẻ mang thương hiệu quốc tế này, đa dạng hóa danh mục các sản phẩm, dịch vụ thẻ của ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm thẻ có phạm vi sử dụng toàn cầu, góp phần quảng bá hình ảnh thương hiệu thẻ SHB và mang đến cho hơn 2 triệu khách hàng những lựa chọn tốt nhất. Nhằm đa dạng hóa danh mục sản phẩm thẻ của ngân hàng, dự kiến trong năm 2014, SHB sẽ hoàn thiện kết nối với tổ chức thẻ quốc tế Visa, đồng thời cho ra mắt sản phẩm thẻ Visa đầu tiên - thẻ ghi nợ quốc tế SHB VisaCard. Thẻ sẽ được phát hành dựa trên tài khoản tiền gửi thanh toán VND của khách hàng mở tại SHB theo tiêu chuẩn chip EMV hiện đại nhất. Với thẻ ghi nợ quốc tế SHB VisaCard, khách hàng có thể thanh toán hàng hóa dịch vụ và rút tiền mặt tại tất cả ATM/POS trong và ngoài nước (có biểu tượng Visa), chủ động chi tiêu hơn khi sử dụng tiền trực tiếp từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình tại ngân hàng, không lo quy đổi ngoại tệ khi đi công tác hay du lịch nước ngoài và thanh toán thuận tiện khi mua sắm hàng hóa dịch vụ qua Internet.
thể nhận thẻ ngay sau khi đăng ký và có giá trị giao dịch tương ứng với số tiền khách hàng nạp vào thẻ, đặc biệt cho phép khách hàng nạp thêm tiền sau lần đầu sử dụng. Sản phẩm thẻ SHB Prepaid thích hợp cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp phát hành làm thẻ quà tặng, thẻ thành viên, thẻ du lịch… Với mảng thẻ nội địa, SHB rất chú trọng tới dịch vụ trả lương qua tài khoản thẻ. Với danh mục sản phẩm thẻ nội địa đa dạng, SHB có thể phục vụ rất nhiều các phân khúc khách hàng khác nhau như chi lương qua thẻ với các doanh nghiệp sản xuất bằng Solid card, chi lương qua thẻ với các doanh nghiệp thương mại văn phòng với Visa debit card; liên kết thương mại với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa dịch vụ với thẻ liên kết, thẻ trả trước; phát hành thẻ linh hoạt hình ảnh dành cho khách hàng cá nhân với The Moment card,… Song song với việc phát triển mảng dịch vụ phát hành, trong năm qua SHB cũng không ngừng mở rộng mạng lưới thanh toán chấp nhận thẻ với việc phát triển thêm 100 ATM mới và hơn 300
POS. Hệ thống ATM của SHB đến nay đã chấp nhận đủ 6 loại thẻ quốc tế trên thị trường và tất cả các thẻ nội địa tại Việt Nam. Cuối năm 2013, SHB triển khai dự án chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế MasterCard trên hệ thống POS của SHB, dự kiến đến quý II/2014 sẽ hoàn thành triển khai. Trong năm 2014, SHB cũng sẽ phát triển mở rộng thêm 70 ATM mới, khoảng 300-500 POS GPRS ra thị trường và tiếp tục mở rộng hệ thống điểm ưu đãi chấp nhận thẻ SHB Link, chấp nhận thanh toán Visa card nhằm đem lại nhiều tiện ích chi tiêu sử dụng thẻ hơn cho khách hàng. Trước tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường Việt Nam, SHB đã có những định hướng và mục tiêu cụ thể trong những năm tới, đặc biệt trong năm tài chính 2014. Mục tiêu trước mắt cho hoạt động kinh doanh thẻ trong năm 2014, Ngân hàng sẽ xây dựng thương hiệu thẻ SHB là một trong những thương hiệu thẻ hiện đại, đa dạng và chất lượng đúng theo định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng. Theo đó, dịch vụ thẻ sẽ thường xuyên đổi mới công
nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm thẻ, mở rộng việc phát hành thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ trả lương, thẻ thương mại và thẻ trả trước. Ngoài ra, SHB sẽ cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng như: Dịch vụ Top-up trên ATM/POS và điện thoại di động, dịch vụ thanh toán hóa đơn, dịch vụ thanh toán chứng khoán và bảo hiểm, thấu chi, thanh toán phí bảo hiểm, mua sắm online,… Việc phát triển khách hàng, chiếm lĩnh thị phần cũng được đặc biệt quan tâm đẩy mạnh. Theo đó, sẽ mở rộng mạng lưới ATM và ĐVCNT, khai thác tối đa khách hàng truyền thống, chủ động hướng tới giới thiệu và cung cấp dịch vụ thẻ đến mọi tầng lớp dân cư và tăng cường các hoạt động khuyến mại tiêu dùng thẻ. Phát triển thẻ theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và đi kèm với hoạt động quản trị rủi ro, xây dựng hệ thống cảnh báo, kiểm soát gian lận thẻ, đảm bảo giảm thiểu rủi ro thẻ đến mức thấp nhất để tăng uy tín thương hiệu cũng như chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng sau bán hàng
Bên cạnh các sản phẩm mang thương hiệu quốc tế, đầu năm 2014, SHB sẽ cho ra mắt sản phẩm thẻ trả trước nội địa SHB Prepaid nhằm phục vụ các doanh nghiệp liên kết và các cá nhân có nhu cầu mở thẻ lấy ngay. Thẻ trả trước không cần mở tài khoản, có Chào Xuân mới 2014
Số 1/2014
33
Chào Xuân mới 2014
HỆ THỐNG LỚN PHẢI ĐI LIỀN VỚI TƯ DUY MỚI Diễm Hương
Chị Đặng Hồng Yến - Trưởng phòng Quản lý Ngân quỹ: Chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp quản lý an toàn tiền mặt - Kho quỹ trên toàn hệ thống.
Với nhiệm vụ thu, chi tiền mặt tại Hội sở, điều hòa tiền mặt VNĐ cho các đơn vị SHB trên cùng địa bàn, tiền ngoại tệ cho các đơn vị khu vực phía Bắc, Phòng Quản lý Ngân quỹ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, quản lý an toàn hiệu quả tiền măt SHB. Đến nay, khi hệ thống lớn hơn rất nhiều, nhiệm vụ của Phòng cũng nặng nề hơn, ngoài việc điều hòa tiền mặt cho 12 Chi nhánh trên địa bàn Hà Nội, các tỉnh lân cận, ngoại tệ, vàng cho toàn bộ các Chi nhánh SHB khu vực phía bắc (khoảng 27 chi nhánh, với 136 điểm giao dịch), Phòng còn phải quản lý hệ thống ngành dọc về nghiệp vụ ngân quỹ SHB. “Nhận thức rõ trách nhiệm lớn lao, lãnh đạo Phòng cùng toàn thể CBNV của Phòng QLNQ đã quán triệt phải hoàn thành nhiệm vụ bằng nhiều giải pháp thiết thực với mục tiêu không chỉ quản lý an toàn tiền mặt tại kho của Hội sở mà còn phải đưa ra những biện pháp để quản lý an toàn,
34
SHBNews
hiệu quả cho cả hệ thống SHB. Chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm đào tạo tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ ngân quỹ cho toàn bộ GDV của các đơn vị Habubank cũ trên toàn hệ thống và các cán bộ, nhân viên ngân quỹ có nhu cầu tham gia khóa đào tạo. Bên cạnh đó, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy trình, quy chế, quy định liên quan đến nghiệp vụ ngân quỹ cho phù hợp với thực trạng của đơn vị, trực tiếp đến tận đơn vị để kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị về nghiệp vụ ngân quỹ cho nhân viên ngân quỹ, GDV từng đơn vị cũng như kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng quy trình, quy chế, quy định của SHB và của NHNN…”, chị Yến cho biết. Cũng theo chị Yến, để việc QLNQ vận hành tốt nhất, Phòng luôn khuyến khích, động viên cán bộ nhân viên tự nghiên cứu, tìm hiểu để trang bị và bổ sung kiến thức cho bản thân; trao đổi kinh nghiệm thực tiễn với các ngân hàng trên cùng địa bàn để rút kinh nghiệm, nắm bắt được các thông tin mới (như các loại tiền giả mới phát hiện trên thị trường, phát hiện những chiêu trò, thủ thuật mới làm giả giấy tờ là TSĐB của tội phạm…). Một ví dụ điển hình : trước khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ đưa đồng mệnh giá 100 USD vào lưu thông, Phòng QLNQ đã cập nhật ngay vào chương trình đào tạo cho nhân viên viên ngân quỹ và GDV cách nhận biết đồng đô la Mỹ mới từ khá sớm. Vì vậy, tháng 10/2013 đồng USD mệnh giá 100 $ chính thức đưa vào lưu hành, toàn bộ các Chi nhánh SHB không bị bỡ ngỡ khi nhận vào những đồng tiền mới….. Một trong các mục tiêu của Phòng QLNQ Năm 2014 là phát huy những mặt đã đạt được và rút kinh nghiệm từ những thiếu sót, tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ; tăng cường kiểm tra, phát hiện và hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng quy trình, quy chế, quy định của SHB và của NHNN; đảm bảo công tác an toàn kho quỹ theo quy định của SHB và của NHNN, không có trường hợp thiếu, mất tiền trên toàn hệ thống SHB.ss
Anh Hà Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm thanh toán trong nước: Hỗ trợ nghiệp vụ thanh toán là nhiệm vụ thường xuyên của chúng tôi.
Nhanh chóng - chính xác - an toàn - hiệu quả là phương châm mà các cán bộ nhân viên Trung tâm thanh tóan trong nước luôn nằm lòng, đặc biệt là khi quy mô mạng lước hệ thống SHB lớn như hiện nay. Với chức năng hỗ trợ hệ thống, là đầu mối triển khai thực hiện tất cả các công tác thanh toán trong nước trên toàn hệ thống, khi nhận sáp nhập Habubank, Trung tâm thanh tóan đã phối hợp đào tạo quy trình và cả nghiệp vụ cho một khối lượng lớn các thành viên mới chưa quen giao dịch một cửa và quản lý tập trung. Ngoài ra, các cán bộ nhân viên Trung tâm được giao phụ trách một số Chi nhánh, có nhiệm vụ hỗ trợ thường xuyên, hàng ngày qua các nghiệp vụ thanh tóan, theo mô hình quản lý tập trung, giao dịch một cửa, gắn trách nhiệm cụ thể với từng Chi nhánh với từng cán bộ Trung tâm thanh toán. Do đó, hỗ trợ giải đáp quy trình, nghiệp vụ cho các cán bộ Chi nhánh mới cũng là một nhiệm vụ thường xuyên liên tục của Trung tâm.
S
au hơn một năm nhận sáp nhập Habubank, SHB đã phát triển vượt bậc về quy mô, hệ thống mạng lưới, nhân sự . Càng phát triển, quản trị hệ thống càng đòi hỏi “ tư lênh” tại các Phòng Ban Trung tâm Hội sở phải được nâng tầm với những giải pháp mới phù hợp hơn với chức năng quản lý ngành dọc.
Chị Đoàn Thanh Huyền - Trưởng phòng Hỗ trợ tín dụng: Mỗi cán bộ nhân viên trong phòng chịu trách nhiệm hỗ trợ - kiểm soát một số Chi nhánh.
Phóng viên SHB News đã ghi nhận ý kiến một số “thủ lĩnh” SHB HO. Với khối công việc khổng lồ như: hỗ trợ xử lý điện, các giao dịch mua bán ngoại tệ, giao dịch liên ngân hàng, xử lý bù trừ NHNN…., một ngày trung bình Trung tâm thực hiện 3.000 giao dịch, trung bình mỗi chuyên viên xử lý 300 giao dịch trên ngày. Hiện Trung tâm có 15 cán bộ nhân viên bao gồm 10 chuyên viên, 04 kiểm soát viên vào 01 kiểm soát sau. Để nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự, Trung tâm đã thực hiện chế độ luân phiên cán bộ, cứ 06 tháng lại tiến hành luân chuyển cán bộ phụ trách các Chi nhánh, cũng như đào tạo nâng cao nghiệp vụ đảm bảo an toàn, phòng tránh rủi ro và bên cạnh đó cũng đảm bảo các nhân viên nắm được tất cả các nghiệp vụ thanh tóan. “Năm 2013, Trung tâm đã hòan thiện và ban hành Quy định thủ tục giao dịch ngoại tệ, hỗ trợ xây dựng biểu phí cho các Chi nhánh. Đặc biệt, Trung tâm đã phối hợp với Công nghệ thông tin và Ban Tài chính kế toán xây dựng chương trình chuyển chứng từ riêng lẻ vào bảng kê tiết giảm chi phí văn phòng tới 85%. Ngoài ra, luôn khuyến khích lựa chọn các kênh thanh tóan nhanh chóng và chi phí thấp để nâng cao hiệu quả hoạt động đặc khi quy mô SHB lớn như hiện nay.”, anh Tuấn nói. Mục tiêu năm 2014 của Trung tâm vẫn là đảm bảo phương châm: Nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả nhằm giảm thiểu tối đa sai sót, đảm bảo an toàn hoạt động, phòng tránh rủi ro đặc biệt trong vấn đề đạo đức con người bằng các biện pháp quản trị nhân sự chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra, giám sát đảm bảo thực hiện đúng quy trình, nghiệp vụ. Ngoài ra, trong quý 1 năm 2014, Trung tâm sẽ cùng với BIDV ký kết hợp tác thanh tóan nhằm giảm chi phí hoạt động, đảm bảo đẩy nhanh tốc độ thanh toán.
Là đầu mối triển khai thực hiện công tác Hỗ trợ tín dụng (HTTD) thống nhất trên toàn hệ thống SHB, Phòng Hỗ trợ Tín dụng đã phải vượt qua nhiều khó khăn về nhân sự, sự phát triển nhanh về quy mô mạng lưới, số lượng khách hàng…. để hòan thành tốt nhiệm vụ của mình. Nhằm đảm bảo sự an toàn hiệu quả, nhanh chóng, chính xác trong công tác hỗ trợ tín dụng, Phòng đã đưa ra một loạt các giải pháp linh hoạt như thực hiện đều đặn tiến hành kiểm tra thực tế công tác HTTD tại các đơn vị kinh doanh, từ đó tìm ra những vấn đề còn tồn đọng, các sai sót trong quá trình tác nghiệp HTTD…Thông qua đó, báo cáo Ban lãnh đạo Ngân hàng đồng thời đưa ra các đề xuất kiến nghị để khắc phục các vấn đề còn tồn đọng tại đơn vị kinh doanhtrình cấp thẩm quyền phê duyệt. Là đầu mối công tác HTTD, Phòng đã trực tiếp chỉ đạo hỗ từng đơn vị kinh doanh khắc phục sai sót nghệp vụ, đưa dần các nghiệp vụ HTTD thành quy chuẩn chung mang tính hệ thống. Đối với các nhân sự tại HO, Phòng thực hiện phân chia cho mỗi chuyên viên chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề liên quan đến nhân sự và nghiệp vụ HTTD tại một số Chi nhánh nhất định, đảm bảo sự thống nhất, nhanh chóng. Sau thời điểm nhận sáp nhập thành công Habubank, Phòng đã tiến hành triển khai nghiệp vụ HTTD tại toàn bộ 20 Chi nhánh
mới. Hiện nay hệ thống HTTD các Chi nhánh đó vận hành khá tốt và khá chuẩn mực theo hướng dẫn nghiệp vụ của Phòng HTTD và theo quy định tại các văn bản/quy định hiện hành của SHB, nhằm nâng cao vai trò kiểm soát rủi ro tín dụng của bộ phận HTTD. Chị Huyền cho biết: “Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Phòng HTTD là công tác kiểm soát rủi ro trong quy trình tín dụng trên toàn hệ thống. Để thực hiện công tác này, Phòng phải tham gia công tác tuyển dụng nhân sự HTTD, thực hiện đào tạo nhân sự, tham gia đánh giá/kiểm soát chất lượng nhân sự HTTD toàn hàng, đảm bảo chất lượng nhân sự HTTD tại các đơn vị kinh doanh đạt mức tiêu chuẩn. Ngoài ra, phải kiểm soát tốt những rủi ro có thể phát sinh trước/trong và sau giải ngân; giám sát tín dụng thông qua hệ thống Intellect, hệ thống báo cáo để phát hiện ra các lỗi hạch toán phần mềm và các sai sót của các đơn vị kinh doanh trong việc thực hiện các quy định của SHB (như lãi suất, phí, sản phẩm tín dụng…). Từ đó chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác hạch toán, đồng thời yêu cầu các đơn vị kinh doanh thực hiện nghiêm túc theo các quy định của SHB. Bên cạnh đó, thông qua công tác kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ công tác HTTD tại các đơn vị kinh doanh, phát hiện và chấn chỉnh các sai sót của các đơn vị kinh doanh trong việc thực hiện các quy định về tín dụng của SHB: công tác nhận và quản lý TSBĐ, công tác quản lý và lưu trữ HSTD, công tác soạn thảo Hợp đồng và các văn bản có liên quan, công tác rà soát việc thực hiện các điều kiện cấp tín dụng,… Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng công tác HTTD nói riêng… Cũng theo chị Huyền, công tác Hỗ trợ tín dụng bao gồm nhiều nghiệp vụ đa dạng, liên quan đến nhiều loại khách hàng (doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức,…) với các hình thức cấp tín dụng khác nhau (cho vay ngắn hạn, cho vay dài hạn, phát hành bảo lãnh, phát hành L/C) và các sản phẩm tín dụng khác. Vì vậy, bản thân mỗi chuyên viên HTTD phải tự trao dồi kiến thức và nắm rất chắc các quy định của NHNN và của SHB liên quan đến tín dụng, quy trình cho vay của SHB cũng như các văn bản, các sản phẩm tín dụng khác. Bất kỳ một sai sót nhỏ cũng có thể gây rủi ro lớn như kiểm soát hồ sơ không chặt chẽ có thể dẫn đến việc giải ngân sai, soạn thảo hợp đồng không chính xác có thể dẫn đến bất lợi cho SHB nếu phát sinh tranh chấp; nhận TSBĐ không đúng theo quy trình có thể dẫn đến khách hàng lợi dụng, lừa đảo,… Vì vậy, các chuyên viên HTTD phải rất cẩn thận, kỹ lưỡng trong quá trình tác nghiệp
Chào Xuân mới 2014
Số 1/2014
35
Chào Xuân mới 2014
S
HB đã và đang trải qua thời kỳ phát triển mạnh mẽ về chất và lượng, điều này thể hiện ở tổng tài sản, số lượng chi nhánh/phòng giao dịch, số lượng khách hàng ngày càng tăng trưởng nhanh, sản phẩm dịch vụ đa dạng. Để đạt được mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng một trong những công việc quan trọng HĐQT, Ban điều hành SHB đã định hướng là thiết lập một đội ngũ marketing trên toàn hệ thống có tố chất nhạy bén với thị trường, năng động sáng tạo và am hiểu được khách hàng của SHB tại chi nhánh, địa bàn của mình.
Marketing Nghĩ khác
& làm khác Trần Khắc Chiến (Giám đốc Trung tâm Marketing)
Những kết quả bước đầu Sau một thời gian triển khai, đến nay hoạt động marketing đã thu được một số kết quả bước đầu. Một là, thay đổi quan điểm kinh doanh của lãnh đạo các Chi nhánh theo định hướng Marketing. Với quan điểm kinh doanh trước đây, đa số Ban giám đốc các Chi nhánh chủ yếu khai thác tối đa năng lực của nhân viên chứ chưa thực sự am hiểu và nắm rõ thị trường và địa bàn. Nhiều Giám đốc Chi nhánh hiểu marketing đồng nghĩa với bán hàng, tiếp thị trực tiếp hoặc công tác quảng cáo truyền thông. Trung tâm marketing và Chăm sóc khách hàng Hội sở đã tiến hành làm việc trực tiếp với hàng loạt Chi nhánh, trao đổi với Ban Giám đốc Chi nhánh và các Trưởng Phòng, ban của Chi nhánh về kinh doanh theo văn hóa marketing, cách định vị thị trường và kế hoạch marketing
36
SHBNews
ngắn hạn và dài hạn của Chi nhánh tại địa bàn. Qua đó, Ban Giám đốc thấu hiểu và hỗ trợ các chuyên viên marketing chi nhánh triển khai công việc. Hai là, thiết lập đội ngũ marketing của các Chi nhánh theo đúng tiêu chuẩn của các chuyên viên thị trường. Việc thiết lập ban đầu đội ngũ này hết sức khó khăn do đây là những vị trí mới, tìm kiếm được nhân sự hiểu biết sâu sắc và đúng về marketing rất khó khăn. Ban Tổng giám đốc đã trực tiếp tham gia phỏng vấn và đánh giá. Sau tuyển dụng nhân sự phù hợp, SHB đã tổ chức liên tiếp 4 khóa học chính thức về marketing cho các chuyên viên marketing toàn hệ thống, đồng thời kết hợp giao lưu để các chuyên viên marketing trao đổi, học tập các kinh nghiệm marketing của nhau trên địa bàn của mình. Ngoài ra, Trung tâm marketing tiến hành các cuộc họp trực tuyến qua
truyền hình định kỳ 2 tuần/lần nhằm trao đổi công việc, các khó khăn cũng như truyền đạt các kinh nghiệm cần thiết nhằ trang bị cho đội ngũ khả năng - năng lực thực hiện công việc. Cuối cùng là phân công nhiệm vụ marketing phải thực hiện như : chỉ tiêu, mục tiêu marketing của từng địa bàn tới từng chuyên viên và Ban Giám đốc chi nhánh. Ba là, tổ chức khảo sát quy mô thị trường cả về dân cư và doanh nghiệp tại địa bàn trên phạm vi toàn hệ thống. Các chuyên viên marketing của Chi nhánh sau khi được hướng dẫn và yêu cầu từ Hội sở đã làm việc với từng tổ dân phố, cán bộ hưu trí để nắm bắt rõ đặc điểm dân cư, thế mạnh và thói quen của dân cư từng khu phố, phân loại từng nhóm dân cư để phục vụ cho công tác hoạch định marketing, làm việc với Hiệp hội doanh nghiệp tại địa phương để khảo sát, nghiên cứu doanh nghiệp tại địa bàn. Trên cơ sở
k hảo sát, nghiên cứu đó, marketing tại địa bàn đã xác định được quy mô thị trường, phân khúc khách hàng theo nghề nghiệp độ tuổi,vị trí địa lý (đối với cá nhân), ngành hàng, vị trí địa lý ( đối với doanh nghiệp) để làm cơ sở cho đơn vị xác định được thị trường mục tiêu ngắn trung và dài hạn của Chi nhánh tại địa bàn Bốn là, bước đầu xây dựng kế hoạch Marketing gắn với chiến thuật thị trường được tổ chức theo tiêu chuẩn 7P (là Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (kênh phân phối), Promtion (xúc tiến), People (con người), Process (thủ tục), Physcial (vật chất)). Để xây dựng được kế hoạch marketing, các chuyên viên marketing phải nghiên cứu và nắm rõ được môi trường kinh tế, môi trường văn hóa xã hội, dân cư biến động, xác định các đối thủ cạnh tranh chính và chiến lược của đối thủ, xác định phân khúc thị trường trọng tâm để đưa
ra được chiến thuật thị trường ngắn, trung và dài hạn tại địa bàn. tổ chức thực hiện chiến thuật đó, theo nguyên tắc 7P. Để triển khai được kế hoạch này, marketing Hội sở đã yêu cầu các chuyên viên marketing Chi nhánh phải làm việc và trao đổi với Giám đốc Chi nhánh và các Phòng ban kinh doanh của Chi nhánh để nắm rõ năng lực khả năng của của đội ngũ bán hàng trực tiếp, trao đổi để kế hoạch marketing phù hợp hơn với thị trường.
KHÁCH HÀNG SẼ TRỞ LẠI NẾU GIAO DỊCH VIÊN LÀ NHỮNG HÌNH ẢNH ĐẸP! Nguyễn Thị Hiên (Giám đốc Trung tâm dịch vụ khách hàng)
Mục tiêu 2014 Tăng trưởng thị phần các phân khúc khách hàng mục tiêu trên cơ sở nghiên cứu đặc thù địa bàn, năng lực của SHB và định hướng của HĐQT. Tăng trưởng với mục tiêu dẫn đầu thị trường với các phân khúc hưu trí, cao tuổi, giảng viên, giáo viên, CBCNV tại các doanh nghiệp (mục tiêu tỷ lệ thị phần trên 10%), phân khúc ngành cao su, than, mặt hàng tiêu dùng, gạo và các ngành hàng lương thực (tỷ lệ thị phần trên 10%). Đẩy mạnh tăng trưởng với mục tiêu trong Top 5 Ngân hàng cung cấp tới phân khúc tiểu thương, kinh doanh tự do, dân cư bản địa quanh địa bàn, phân khúc ngành dệt may, thủy sản, nước giải khát, thương mại dịch vu (tỷ lệ thị phần trên 5%). Gia tăng thị phần một số phân khúc SHB chưa mạnh hoặc có đối thủ cạnh tranh mạnh, độc tôn tại các nhóm khách hàng này gồm phân khúc công an, bộ đội, phân khúc CBNV ngành dầu khí, bênh viên, phân khúc ngành dầu khí và năng lượng, ngành mía đường, thực phẩm. Tăng mức độ nhận diện thương hiệu và vị thế của SHB tại địa bàn tiến tới nâng vị thế SHB trở thành top 5 về mọi mặt trong hoạt động Ngân hàng (trừ 4 Ngân hàng quốc doanh hoặc cổ phần chi phối vốn Nhà nước). Duy trì thị phần, chăm sóc khách hàng các phân khúc và phát triển chiều sâu các phân khúc SHB có thế mạnh và có thể khai thác
T
rung tâm Quản lý Dịch vụ khách hàng là bộ phận nghiệp vụ trực thuộc Trụ sở chính có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc SHB trong công tác phát triển DVKH và quản lý chất lượng DVKH trong toàn hệ thống SHB theo ngành dọc bao gồm: DVKH thuộc Trung tâm kinh doanh, Chi nhánh, Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm. Năm 2012 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hoạt động của SHB đó là sự kiện HBB chính thức sáp nhập vào SHB. Việc sáp nhập đem lại cho SHB rất nhiều lợi ích nhưng cũng đặt ra cho chúng ta rất nhiều khó khăn, thách thức. Sau sáp nhập, SHB tiếp nhận thêm 79 điểm giao dịch mới với số lượng nhân sự DVKH tăng thêm gần 300 người trong tổng số 869 người tính đến tháng 12/2013. Dịch vụ khách hàng là bộ mặt của ngân hàng. Để thực hiện tốt vai trò quản lý ngành dọc của Trung tâm Quản lý Dịch vụ khách hàng, theo tôi việc đầu tiên là ổn định cơ cấu tổ chức, kiện toàn bộ máy nhân sự DVKH toàn hệ thống, xây dựng định biên nhân sự, hoàn thiện các quy chế, quy trình, quy định liên quan đến DVKH. Bên
cạnh đó, cần cải tiến quy trình giao dịch với khách hàng đảm bảo nhanh, gọn, an toàn và hiệu quả; tạo dấu ấn về hình ảnh những giao dịch viên SHB chuyên nghiệp. Một trong các thuận lợi lớn nhất của công tác DVKH là chúng ta cơ bản có hệ thống văn bản đầy đủ, dễ hiểu như một cẩm nang cho người thực hiện. Hơn nữa chính sách đãi ngộ của SHB đối với các GDV được đánh giá là tương đối cao trong hệ thống các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh nói chung. Đây thực sự là một yếu tố tác động rất tốt tới tâm lý của người lao động, giúp cho CBNV nỗ lưc hết mình vì sự phát triển của ngôi nhà chung SHB. Một khó khăn là chương trình giao dịch Intellect Core của SHB có rất nhiều ưu việt, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa khai thác hết các tiện ích trên chương trình này, cần nghiên cứu, sửa đổi nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó, sản phẩm dịch vụ của SHB còn chồng chéo và rườm rà, một sản phẩm kéo theo nhiều tiện ích gia tăng dẫn đến việc GDV phải mất nhiều thời gian tư vấn, khách hàng phải ký nhiều giấy tờ. Đối với Trung tâm DVKH, một trong các thành công năm 2013 là đã áp dụng toàn hệ thống thực hiện giao dịch một cửa và thống nhất thực hiện đúng theo quy chế, quy trình, quy định của SHB. Trung tâm DVKH cũng thường xuyên làm việc với DVKH tại các Chi nhánh/PGD/QTK gặp gỡ các GDV, cán bộ quản lý DVKH để tìm hiểu và đánh giá thực trạng của đơn vị kinh doanh để chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của đơn vị, kiểm tra tính tuân thủ trong lĩnh vực DVKH, nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa những rủi ro. Năm 2014, Trung tâm DVKH đặt ra các mục tiêu và các giải pháp
để đạt được mục tiêu như sau: - Về nhân sự DVKH: đảm bảo hỗ trợ các chi nhánh có đủ nhân sự để hoạt động. Các chi nhánh cần lập kế hoạch rõ ràng để việc phối hợp và hỗ trợ từ Trung tâm Quản lý DVKH được tốt hơn và chủ động hơn. - Về đào tạo: chú trọng đào tạo về nghiệp vụ cơ bản, nghiệp vụ nâng cao và kỹ năng mềm cho các GDV và cán bộ quản lý DVKH. Hiên nay Trung tâm Quản lý DVKH đã biên soạn lại tài liệu đào tạo về nghiệp vụ giao dịch khách hàng phục vụ cho việc đào tạo. Về kỹ năng mềm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt khóa học Giao dịch viên chuyên nghiệp. Dự kiến trong tháng 2/2014 khu vực Hà Nội sẽ đào tạo trước. KSV và lãnh đạo đơn vị sẽ là người trực tiếp giám sát việc áp dụng khóa học vào thực tế. Trung tâm Quản lý DVKH thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá định kỳ hoặc đột xuất các điểm giao dịch. - Phối hợp với Khối Công nghệ thông tin để nghiên cứu, rút ngắn thời gian giao dịch với KH. Ví dụ: GD gửi tiền Tiết kiệm không yêu cầu KH viết giấy gửi tiền, hệ thống sẽ tự in. Các giao phát sinh trên sổ tiết kiệm phải được in ra từ máy, không viết tay.... - Tổ chức kiểm tra, sát hạch lại nghiệp vụ DVKH toàn hệ thống để làm cơ sở đánh giá chất lượng nghiệp vụ của đội ngũ nhân sự thuộc bộ phận DVKH. Trung tâm Quản lý DVKH sẽ hướng dẫn các Trưởng phòng DVKH tại các chi nhánh cách tổ chức thực hiện việc kiểm tra nghiệp vụ và kỹ năng mềm đối với các GDV. - Kiến nghị thành lập Ban Quản lý chất lượng dịch vụ để thực hiện việc nâng cao chất lượng dịch vụ đối với tất cả các mảng nghiệp vụ như: DVKH, Tín dụng, Ngân quỹ, Thanh toán Quốc tế... Nhằm mục đích chuẩn hóa chất lượng DVKH các mảng dịch vụ qua 01 đầu mối.
Chào Xuân mới 2014
Số 1/2014
37
Chào Xuân mới 2014
K
ết quả quả kinh doanh 2013 đã thể hiện sự vượt khó ngoạn mục của nhiều đơn vị trên toàn hệ thống nhờ những cách làm riêng dựa trên đặc thù vùng miền, thế mạnh cũng như những hạn chế riêng nhằm đạt kết quả cao trong kinh doanh. Chi nhánh Thăng Long và các đơn vị thành viên là một trong những đơn vị đã nỗ lực như vậy. Trao đổi với phóng viên SHB News những ngày đầu tiên năm 2014, chị Bùi Thị Thu Hằng - Giám đốc Chi nhánh Thăng Long cho biết: “Khó khăn lớn nhất của SHB Thăng Long năm 2013 là nhiều khách hàng có xu hướng chuyển dịch việc gửi tiết kiệm từ CN sang các Ngân hàng thương mại Nhà nước do trần lãi suất liên tục điều chỉnh giảm, Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý chặt chẽ công tác huy động vốn của các Ngân
38
SHBNews
hàng TM. Mặt khác, mặc dù trụ sở được đặt trên địa bàn có địa điểm đẹp nhưng phải cạnh tranh với nhiều nhà băng khác đã có mặt trước đó rất lâu nên nhiều mảng hoạt động của CN cũng bị ảnh hưởng không nhỏ…”. Tuy nhiên, nhờ định hướng đúng ngay từ đầu năm nên hết năm 2013, kết quả hoạt động của SHB đạt được những thành công đáng khích lệ: Huy động vốn đạt 6.149 tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt
4.095 tỷ đồng; thanh toán quốc tế đạt 60 triệu USD; Các khách hàng lớn của Chi nhánh tập trung ở các lĩnh vực xăng dầu, điện lực, hóa chất, dầu khí.... “SHB Thăng Long luôn ưu tiên đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và các dịch vụ có thu phí với tiêu chí lựa chọn khách hàng tốt, có bề dày hoạt động kinh doanh hiệu quả trên thị trường, huy động nguồn tiền gửi không kì hạn từ các DN nhà nước, trường học, bệnh viện, hạn
Nỗ lực
vượt khó Phương Thanh
chế cho vay các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh những lĩnh vực rủi ro cao hoặc các khách hàng có tài sản đảm là bên thứ 3 có tính thanh khoản thấp, đồng thời thẩm định kỹ hồ sơ khách hàng để trách tình trạng cho vay sai mục đích, ngăn ngừa tối đa rủi ro, thu hồi các khoản nợ đến hạn có nguy cơ chuyển thành nợ xấu…. Đó là cách làm khiến SHB Thăng Long đạt kết quả chung trong năm nay...”, Giám đốc CN cho biết. Cũng theo Giám đốc CN Bùi Thị Thu Hằng, việc liên tục nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho CBNV cũng sẽ mang lại những kết quả bất ngờ trong kinh doanh vì nhân viên giỏi, thái độ phục vụ tốt, khách hàng mới luôn nhớ và đến với SHB. Tại SHB Thăng Long, một đơn vị trực thuộc là Phòng Giao dịch Lạc Long Quân có những khó khăn
tương đồng như CN về vị trí địa lý hoạt động nhưng đã nỗ lực vượt khó bằng các giải pháp riêng. Chị Nguyễn Lê Minh - Giám đốc PGD Lạc Long Quân, CN Thăng Long cho biết: Trụ sở đơn vị tọa lạc tại một vị trí rất thuận nhưng đã có hàng loạt ngân hàng lớn đã hoạt động trên địa bàn trước đó như: ACB, Eximbank , Agr ibank , Vietcombank, Vietinbank, MB… Với mật độ gần 30 điểm giao dịch của các ngân hàng dọc trục đường này là rất dày và làm sao để cạnh tranh được với các ngân hàng lâu năm là bài toán vô cùng lớn…. Để hoàn thành mục tiêu kinh doanh năm, PGD Lạc Long Quân đã đẩy mạnh công tác phục vụ, chăm sóc khách hàng với phương châm “khách hàng là thượng đế”. Nhờ vậy, năm 2013 PGD Lạc Long Quân đã phát triển thêm được 200 khách hàng cá
nhân và doanh nghiệp, giới thiệu nhiều bộ sản phẩm phù hợp với mục đích kinh doanh và cạnh tranh với các ngân hàng khác nhằm thu hút khách hàng đến với PGD. “Kết thúc năm 2013, số dư huy động vốn của PGD đạt 264,8 tỷ đồng, tăng 106 tỷ tương đương 166% so với năm trước; dư
nợ đạt 257 tỷ, tăng 110 tỷ tương đương 175%; Doanh số TTQT đạt 726.000 USD, tăng 516.000 USD tương đương tăng 345%; Lợi nhuận sau dự phòng rủi ro tín dụng 6,12 tỷ đồng tăng 3,36 tỷ đồng tương đương tăng 222% so với năm 2012”, chị Nguyễn Lê Minh cho biết.
MỘT SỐ GIẢI THƯỞNG SHB THĂNG LONG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÁC NĂM QUA Bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam: Đã có thành tích xuất sắc góp phần hoàn thiện nhiệm vụ Ngân hàng năm 2011 - 2012. Bằng khen của Chủ tịch HĐQT: Hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012. Bằng khen của Chủ tịch HĐQT: Đơn vị kinh doanh quản lý dòng tiền khách hàng vay vốn tốt nhất năm 2012. Bằng khen của Chủ tịch HĐQT: Đơn vị kinh doanh dẫn đầu về tăng trưởng huy động vốn năm 2012. Bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam: Đã có thành tích xuất sắc góp phần hoàn thiện nhiệm vụ Ngân hàng năm 2011 - 2012
Chào Xuân mới 2014
Số 1/2014
39
Chào Xuân mới 2014
Hợp tác toàn diện với các “ông
NHỮNG CÁNH CỬA MỚI ĐÃ 40
SHBNews
H
ơn một năm sau thương vụ nhận sáp nhập thành công Habubank, sự lớn mạnh về hệ thống và sự trưởng thành, vươn tầm trong quản trị, điều hành đã đem lại một vị thế mới cho SHB đứng trong hàng ngũ TOP 10 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Thành công vượt trội này của SHB đã được khách hàng nhìn nhận, tin tưởng và đẩy mạnh phát triển quan hệ hợp tác, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp lớn, các Tập đoàn và Tổng Công ty trong nước.
lớn” -
MỞ ! Liên Hương
Năm 2013 được đánh giá là một năm thành công của SHB trong phát triển quan hệ hợp tác, kinh doanh với các Tập đoàn, Tổng Công ty. SHB đã ký kết các thỏa thuận và triển khai hoạt động hợp tác toàn diện với Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera), Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long (TLG) và Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 8 (Cienco 8). Đây đều là những doanh nghiệp đầu ngành trong những lĩnh vực, ngành công nghiệp cơ bản và quan trọng như xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, giao thông, lọc hóa dầu, khai thác và xuất khẩu than, khoáng sản…. Hoạt động của các đối tác này không chỉ tại thị trường Việt Nam mà còn vươn rộng ra nhiều thị trường quan trọng khác trên thế giới Đẩy mạnh hợp tác song phương với các Tập đoàn, Tổng Công ty là một trong những hướng đi được chú trọng của SHB trong suốt lịch sử hoạt động và càng được chú trọng trong thời gian tới. Quan hệ đối tác chiến lược với các doanh nghiệp này không những giúp SHB đẩy mạnh phát triển tín dụng mà phục vụ rất tốt cho các hoạt động bán chéo các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng doanh nghiệp như dịch vụ thanh toán, tiền gửi, mua bán ngoại tệ, thu ngân sách nhà nước, và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân cho các cán bộ nhân viên của các Tập đoàn, Tổng Công ty đối tác (tiền gửi, cho vay tiêu dùng, cho vay thấu chi, cho vay mua nhà, xây
dựng/sửa chữa nhà ở, cho vay mua ô tô, thanh toán trực tuyến, dịch vụ thẻ,…). Theo Chủ tịch Hội đồng Quản trị SHB Đỗ Quang Hiển, sau khi nhận sáp nhập thành công Habubank, SHB khẳng định được vị thế của một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, hoạt động ổn định, năng lực, uy tín được tăng lên rất cao. “SHB đã chứng tỏ khả năng và điều kiện đầy đủ để phục vụ đa dạng các khách hàng trong nước, trong đó phải kể đến các doanh nghiệp lớn, các Tập đoàn và Tổng Công ty”. Bên cạnh đó, đi sâu vào các thỏa thuận hợp tác chiến lược với các Tập đoàn, Tổng Công ty cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những khởi đầu cho một tương lai hợp tác phát triển của SHB và các đối tác, mà còn mở ra những cơ hội lớn để SHB trở thành cổ đông chiến lược của các Tập đoàn, Tổng Công ty sau khi thực hiện cổ phần hóa, góp phần thực hiện chiến lược trở thành một Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và một Tập đoàn tài chính vững mạnh vào năm 2015 của SHB. “Sự trưởng thành về mọi mặt của SHB (sau sáp nhập) cũng đã được các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá rất cao và bày tỏ sự quan tâm, phát triển hợp tác, đối tác với SHB”, ông Đỗ Quang Hiển chia sẻ. Trong năm 2013, SHB đã được chọn là đầu mối cho vay nguồn vốn ưu đãi từ các Chính phủ, các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC)… hỗ trợ các dự án phát triển kinh doanh của nhiều Tập đoàn lớn của Việt Nam
NHIỀU CHI NHÁNH TRONG NƯỚC ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG Hết năm 2013, SHB đã khai trương các chi nhánh Sóc Trăng, Thái Bình, Tây Đà Nẵng, Vạn Phúc. Như vậy tính đến nay, SHB đã có gần 400 điểm giao dịch tại 29 tỉnh thành trên cả nước và hai nước Đông Dương Lào, Campuchia. Việc tích cực mở rộng mạng lưới đã khẳng định sự tin tưởng của Ngân hàng Nhà nước đối với SHB về năng lực tài chính và quản trị điều hành đồng thời đưa SHB tiến dần đến mục tiêu trở thành Ngân hàng thương mại bán lẻ hiện đại đa năng tại Việt Nam và Khu vực Đông Nam Á.
KHỞI CÔNG XÂY DỰNG TRỤ SỞ SHB TẠI CẦN THƠ VÀ ĐÀ NẴNG Ngày 4/12/2013, SHB đã khởi công xây dựng Trụ sở SHB tại số 16-18 đại lộ Hòa Bình, phường An Cư, quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ. Trên diện tích đất 412,4m2 SHB sẽ xây dựng tòa nhà 21 tầng (2 tầng hầm), tổng diện tích sàn xây dựng 7.702m2. Khu đất dự án nằm tại trung tâm thành phố Cần Thơ, có nhiều thuận lợi để xây dựng công trình với chức năng trụ sở văn phòng. Việc đầu tư vốn xây dựng tòa nhà này nhằm khẳng định vị thế, uy tín của một Ngân hàng có bề dày lịch sử 20 năm trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam đồng thời củng cố hình ảnh của SHB trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Ngày 17/12/2013 SHB cũng đã khởi công xây dựng Công trình Trung tâm thương mại kết hợp văn phòng SHB tại địa chỉ số 21 đường Nguyễn Văn Linh, phường Nam Dương, quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng. Dự án có tổng diện tích sàn 16.715m2 gồm 2 tầng hầm và 25 tầng nổi. Công trình được hoàn tất, sẽ mang lại diện mạo mới cho kiến trúc, cảnh quan xung quanh đồng thời đáp ứng được nhu cầu về văn phòng cho các doanh nghiệp trên địa bàn và các quận lân cận.
Chào Xuân mới 2014
Số 1/2014
41
Chào Xuân mới 2014
PARKSE
Ngày ấy bây giờ… Diễm Hương
C
ó mặt tại Lào là một quyết định mang tính chiến lược của SHB, mở ra cho Ngân hàng nhiều cơ hội trong việc phát triển thị trường, đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm gia tăng lợi nhuận, góp phần phát triển kinh doanh, nâng cao vị thế uy tín hình ảnh của SHB trong nước và trên trường quốc tế. Hãy cùng PV SHB News điểm lại những bước đi của SHB Lào…. Những ngày đầu tiên trên nước bạn Sau Campuchia, Lào là thị trường thứ hai mà SHB thành lập Chi nhánh nước ngoài. Lào được đánh giá là một quốc gia có nền chính trị ổn định, đang có những bước phát triển nhanh về kinh tế, theo đó là nhu cầu lớn về tài chính và dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp và cá nhân
42
SHBNews
trong khi nguồn cung trên thị trường tiền tệ của Lào chưa đủ đáp ứng. Có mặt tại Lào cũng là một quyết định mang tính chiến lược của SHB, mở ra cho SHB nhiều cơ hội trong việc phát triển thị trường, đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm gia tăng lợi nhuận góp phần phát triển kinh doanh nâng cao vị thế, uy tín, hình ảnh của SHB trong nước và trên trường quốc tế. Đặc biệt,
tỉnh Champasak nơi SHB chọn mở CN nằm trong bốn tỉnh Nam Lào là một trung tâm kinh tế phát triển lớn của Lào, vị trí của tỉnh nằm ở ngã ba tiếp giáp 3 nước: Lào, Thái Lan, Campuchia và gần với Việt Nam, với những tiềm năng và lợi thế to lớn về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, các ngành nông lâm ngư nghiệp và thủy điện. Nắm bắt cơ hội này SHB đã nhanh chân và trở thành
tổ chức tín dụng 100% vốn đầu tiên của Việt Nam đầu tư tại tỉnh Champasak với số vốn điều lệ ban đầu là 13 triệu USD. Thời gian đầu Chi nhánh gặp nhiều khó khăn về vấn đề khách quan như điều kiện cơ sở hạ tầng còn những bất cập, bất đồng ngôn ngữ, khác biệt văn hóa, khó khăn trong tiếp cận hệ thống văn bản pháp luật, thủ tục hành chính, nhưng các cán bộ nhân
viên của Chi nhánh không hề nản chí, mà luôn nỗ lực để vượt qua. “Khó khăn ở đâu cũng có, không cứ gì ở trong nước hay nước ngoài. Nhưng nhập gia tùy tục, đương nhiên mình phải thích nghi với sự khác biệt về ngôn ngữ, môi trường pháp luật và kinh doanh tại nước sở tại để có thể hoạt động và phát triển. Tuy nhiên, chính khó khăn lại tạo điều kiện cho những bộ óc phát huy tính sáng tạo, nhiều giải pháp linh hoạt đã được triển khai tại Chi nhánh và bước đầu đã thu được những kết quả tích cực.” Lãnh đạo Chi nhánh thời điểm đó đã khẳng định với PV SHB News.
Sẽ thành lập Ngân hàng con tại Viêng Chăn Với kết quả kinh doanh khá thuyết phục trong năm 2013: Tăng 6 bậc về dư nợ tín dụng và đứng thứ 3 về doanh số Thanh toán Quốc tế trong tổng số 12 ngân hàng trên địa bàn. Dư nợ tín dụng của Chi nhánh đạt 36,69 triệu USD (khoảng 647 tỷ VND), lợi nhuận đạt 926 triệu LAK (khoảng 2,4 tỷ VND).SHB Lào ngày càng được nhiều người dân biết đến thông qua tài trợ bóng đá Lao - League với thành tích đoạt Cup vô địch trong mùa giải 2013. Trao đổi với SHB News, Ông
Vũ Anh Tuấn Giám đốc Chi nhánh đã chia sẻ một số bí quyết giúp Chi nhánh đạt được những thành công ban đầu, tạo nền tảng vững chắc cho những bước phát triển hiện nay và cao hơn trong thời gian tới. Với nguyên tắc khách hàng là trung tâm, Chi nhánh Lào đã gây ấn tượng tốt đẹp với các khách hàng đến giao dịch bởi sự khác biệt trong cách bố trí các quầy bàn làm việc. Khách hàng được đón tiếp niềm nở và chu đáo ngay từ cửa vào và được Bộ phận Help Desk (đặt ở vị trí trung tâm của khu vực giao dịch) tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn tỉ mỉ, cặn kẽ mọi nhu cầu cũng như từng công đoạn thực hiện giao dịch. Chính phong cách chuyên nghiệp, tận tính ấy của các cán bộ nhân viên Chi nhánh đã giữ được nhiều khách hàng quay lại giao dịch. “Họ không những thường xuyên đến giao dịch mà còn giới thiệu Chi nhánh Lào với nhiều khách hàng khác nữa”. Nhân sự luôn là điểm mấu chốt trong thành công của bất kỳ tổ chức nào, đặc biệt với Chi nhánh tại nước ngoài. Ở đây, giống như nguyên lý bó đũa, để riêng thì dễ gẫy nhưng khi đã bó lại thì vô cùng vững chắc. SHB Lào luôn cổ vũ và tạo điều kiện để mọi người xích lại gần nhau hơn,
đoàn kết với nhau hơn. “SHB Chi nhánh Lào hiện như một gia đình lớn, bởi chúng tôi cùng nhau ăn, cùng nhau làm việc, cùng nhau nghỉ ngơi, vui buồn đều có nhau. Sau mỗi ngày làm việc tất cả lại quây quần giao lưu, chia sẻ với nhau niềm vui trong công việc, nỗi nhớ nhà cũng thế mà dần vơi, công việc cũng ngày càng thuận lợi. Cho đến giờ, giữ “lửa” cho cán bộ nhân viên vẫn luôn là công việc được Chi nhánh ưu tiên hàng đầu để duy trì nguồn nhân lực chất lượng, tiếp tục thực hiện mục tiêu chinh phục thị trường Lào đầy tiềm năng”, một lãnh đạo
Chi nhánh cho biết. Chấp nhận khó khăn, nỗ lực vượt qua trở ngại, tiếp cận các cơ hội và giữ ngọn lửa nhiệt huyết của mỗi nhân sự chính là bí quyết dẫn tới thành công của Chi nhánh SHB Lào. Cũng vẫn còn đấy nhiều khó khăn, nhưng Chi nhánh đã và đang nhanh chóng hòa nhập với môi trường kinh doanh của thị trường Lào. SHB Lào sẽ luôn sát cánh, đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp tại đây, đặc biệt là những khách hàng và đối tác chiến lược của SHB đang đầu tư tại Lào.
Ngay tại Lễ khai trương, SHB đã ký kết Thoả thuận hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam về nội dung hợp tác với Tập đoàn trong việc đầu tư tại Lào. Ngoài ra, SHB chi nhánh Lào cũng đã tiến hành ký kết Hợp đồng tín dụng với Công ty Cao su Việt Lào, Cao su Dầu Tiếng Việt Lào, và Cao su Đăklăk với tổng số tiền là 135 triệu USD. Cũng trong buổi lễ SHB đã ký hợp đồng Tài trợ dự án xây dựng Trạm biến áp tại làng Xambone, huyện Xaythany, Thủ đô Vientiane trị giá 30 triệu USD. Đặc biệt chỉ sau 3 tháng hoạt động, dịch vụ chuyển tiền về Việt Nam của Chi nhánh đã đạt con số 13 triệu đô - đứng thứ 3 trong số 14 NH có mặt tại Champasak. Năm 2014, SHB sẽ trình Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào xin cấp phép thành lập Ngân hàng con tại Viêng Chăn và tiếp tục mở rộng các chi nhánh SHB tại một số tỉnh thành có tiềm năng phát triển kinh tế, thương mại và du lịch của Lào
Chào Xuân mới 2014
Số 1/2014
43
Chào Xuân mới 2014
SHB Gia Lai
Mùa Xuân này! Phan Phương
T
heo NHNN tỉnh Gia Lai, đến nay trên địa bàn tỉnh có 25 tổ chức tín dụng, bao gồm: 6 chi nhánh NHTM Nhà nước, 11 Ngân hàng TMCP, 1 chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội, 1 chi nhánh NH Phát triển, 6 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở… với 107 địa điểm giao dịch. Mạng lưới này về cơ bản đã làm tốt công tác huy động và chuyển tải vốn tín dụng đến các đối tượng có nhu cầu vay vốn trên địa bàn, đồng thời đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về thanh toán, các dịch vụ tiện ích ngân hàng cho các tổ chức kinh tế và các tầng lớp nhân dân. SHB Gia Lai là một trong các thành viên tại địa bàn. Họ đã làm gì để đạt các chỉ tiêu kinh doanh 2013?
44
SHBNews
Chia sẻ với phóng viên SHB News trong những ngày cận Tết Giáp Ngọ, anh Lý Anh Đào Giám đốc Chi nhánh Gia Lai cho biết: “Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng kết thúc năm 2013 kết quả kinh doanh của Chi nhánh đã đạt được một số ghi nhận khả quan: Huy động vốn duy trì được sự ổn định khoảng 600 tỷ, đảm bảo nguồn cân đối được dư nợ cho vay; tăng trưởng tín dụng đạt gần 650 tỷ, tăng 28,4% so với cuối năm 2012. Kết thúc năm 2013, về cơ bản Chi nhánh hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng dư nợ, lợi nhuận và một số chỉ tiêu khác; đặc biệt đã kiểm soát được nợ quá hạn và nợ xấu”… Anh Đào cho biết, để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2013, Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt trong tất cả các mảng hoạt động. Đối với huy động vốn, SHB Gia Lai chủ động tăng cường công tác tiếp thị,
chăm sóc khách hàng, tạo thiện cảm và tâm lý thoải mái, an tâm cho khách hàng khi đến gửi tiền tại SHB. Chi nhánh cũng rất chú trọng phát triển công tác phục vụ khách hàng như phân công giao dịch ngoài giờ, thực hiện các giao dịch tại nhà, tại công ty; đáp ứng yêu cầu của từng khách hàng để phục vụ đầy đủ các nhu cầu về cơ cấu mệnh giá tiền theo yêu cầu của khách.Bên cạnh đó, SHB Gia Lai đặc biệt quan tâm chăm sóc khách hàng nhân các ngày lễ, tết, ngày sinh nhật, tạo điều kiện tốt nhất trong quan hệ với mọi khách hàng. Đối với hoạt động cho vay, do đặc thù địa phương không có các dự án lớn, hầu hết là cho vay cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ độ an toàn cao nhưng tăng trưởng chậm và công tác quản lý hồ sơ quản lý khách hàng tương đối tốn nhiều công sức, và đặc biệt các ngành hàng gắn liền với giá
TIN CÔNG TY LIÊN KẾT BSH đào tạo sản phẩm bảo hiểm nhà tư nhân cho các chi nhánh SHB Ngày 22/12/2013 tại Hà Nội, SHB đã phối hợp với Công ty Bảo hiểm BSH tổ chức buổi đào tạo sản phẩm Nhà tư nhân Tín Gia An theo hình thức trực tiếp và qua teleconference. Tham gia buổi đào tạo có lãnh đạo và cán bộ của các phòng quan hệ khách hàng tại toàn bộ Chi nhánh SHB trên cả nước, ngoài ra còn có lãnh đạo và cán bộ các Công ty thành viên của BSH cùng tham dự.
cả xuất khẩu, thời tiết…nên sự ổn định không được duy trì lâu, buộc Chi nhánh phải thường xuyên nắm bắt nhanh thông tin thị trường để chuyển hướng đầu tư cho từng ngành hàng tránh rủi ro tín dụng. Ban lãnh đạo Chi nhánh luôn xác định rõ hướng đầu tư tín dụng từng giai đoạn phù hợp với tình hình thực tế. Sau thời gian hoạt động tương đối ổn định, duy trì được mức dư nợ đảm bảo, chi phí cố định, Chi nhánh đã tiến hành sàng lọc phân loại khách hàng để tránh gia tăng nợ quá hạn, nợ xấu ảnh hưởng đến lợi nhuận và an toàn vốn của SHB. Chi nhánh đã phân công cán bộ có năng lực tư vấn hồ sơ vay vốn chuyên nghiệp và chu đáo tạo cho khách cảm giác thoải mái cho khách hàng và đưa ra thời gian quy định cụ thể trong việc trả lời giao hẹn với khách rõ ràng, công khai minh bạch. Chính vì thế, khách hàng đến với SHB Gia Lai dù vay hay không vay được (do không đủ điều kiện cấp tín dụng) đều chưa bao giờ phàn nàn thái độ phục vụ của cán bộ Chi nhánh. Bên cạnh đó, một trong những ưu tiên hàng đầu của SHB Gia Lai là công tác quản trị rủi ro. Giám đốc SHB Gia Lai - anh Lý Anh Đào luôn tâm niệm: “Trong kinh
doanh yếu tố con người chiếm đến trến 60% sự thành công nên chi nhánh rất xem trọng yếu tố con người. Tôi luôn tạo cho cán bộ, nhân viên có môi trường làm việc chuyên nghiệp, thuận lợi, có không khí gia đình, luôn được lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu. Trong hoạt động tín dụng, ranh giới mong manh giữa cái nên và không nên rất mơ hồ đòi hỏi người đứng đầu Chi nhánh phải nghiêm túc gương mẫu thực hiện.”. Ban lãnh đạo chi nhánh nhận thức rõ cán bộ trẻ mặc dù năng động nhưng thiếu và yếu trong kỹ năng tiếp nhận thông tin và xử lý các tình huống trong thực tế. Do vậy, SHB Gia Lai chọn phương pháp chia tổ, phân nhóm để hỗ trợ và kiểm tra chéo nhau để phát hiện sớm các lỗ hổng và có phương án xử lý nhanh chóng, hiệu quả, hạn chế tối đa các rủi ro. Ngoài hoạt động chuyên môn, chi nhánh cũng chi nhánh xác định rất rõ công tác phòng trào khác như từ thiện thể thao, văn hóa văn nghệ hỗ trợ rất hiệu quả cho kinh doanh và thường xuyên chăm lo đời sống kể cả vật chất lẫn tinh thần cho CBNV để CBNV luôn gắn bó và mong muốn cống hiến cho ngân hàng
Chương trình đào tạo được xây dựng dành riêng cho cán bộ Chi nhánh SHB nhằm mục đích tăng cường khả năng bán các sản phẩm bảo hiểm liên kết của BSH với SHB. Nội dung đào tạo chú trọng vào những vấn đề chính là: Hiểu biết cơ bản và lợi ích của Bancassurance, Kỹ năng nhận biết tiềm năng bán bảo hiểm từ khoản vay của khách hàng, Giới thiệu sản phẩm Bảo hiểm Nhà tư nhân Tín Gia An. Buổi đào tạo đã giúp các học viên có cái nhìn rõ ràng hơn về tiềm năng và lợi ích mà kênh phân phối Bancassurance mang lại, cập nhật kiến thức về sản phẩm bảo hiểm Nhà tư nhân Tín Gia An, bổ sung các kỹ năng cần thiết khi tư vấn, giới thiệu sản phẩm bảo hiểm tới khách hàng. Ngoài ra, rất nhiều khúc mắc và câu hỏi trong quá trình triển khai thực tế đã được trao đổi và giải đáp, qua đó giúp cán bộ SHB hiểu rõ hơn về quy trình, thực tế triển khai và nâng cao khả năng khai thác bảo hiểm của các Chi nhánh SHB.
SHBS có trụ sở mới Ngày 26/12/2013, Ủy ban Chứng khoán (UBCK) đã cấp Giấy phép điều chỉnh thành lập và hoạt động số 53/GPĐC-UBCK cho CTCP Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHBS). Theo đó SHBS chuyển về địa chỉ mới tại tầng 1,2 và 7 Tòa nhà Artexport, số 2A Phạm Sư Mạnh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thực hiện nghĩa vụ sau khi nhận sáp nhập Ngân hàng Habubank, SHB đã tiếp nhận CTCP Chứng khoán Habubank. Ngay sau khi tiếp nhận, SHB đã tái cấu trúc mọi mặt hoạt động, thực hiện đổi tên, bộ nhận diện thương hiệu... Đến nay SHBS đã ổn định, việc chuyển về trụ sở mới tạo điều kiện cho Công ty phát triển khách hàng, mang đến các dịch vụ tốt hơn
Chào Xuân mới 2014
Số 1/2014
45
Chào xuân mới 2014
SHB TÂY ĐÀ NẴNG ĐẶT MỤC TIÊU VÀO TOP CÁC ĐƠN VỊ HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY ĐẠT TRÊN 1000 TỶ ĐỒNG… TRẦN THỊ HỒNG PHÁT (Giám đốc Chi nhánh Tây Đà Nẵng)
S
Tây Đà Nẵng - tiền thân là SHB Sơn Trà, một trong các Chi nhánh cũ của HABUBANK tại TP.Đà Nẵng sau sáp nhập với SHB có kết quả kinh doanh thấp. Ngay sau khi dời trụ sở tới một địa điểm thuận lợi hơn, SHB Tây Đà Nẵng đã có những khởi sắc bước đầu. Năm 2014, mục tiêu lớn nhất của SHB Tây Đà Nẵng là phấn đấu lọt vào Top các đơn vị có doanh số trên 1.000 tỷ của hệ thống…
46
SHBNews
HB Chi nhánh Tây Đà Nẵng tiền thân là SHB Sơn Trà (trước đó là Habubank Đà Nẵng) có trụ sở nằm trên đường Ngô Quyền thuộc vùng triền bán đảo Sơn Trà. Chính vì vị trí địa lý không mấy thuận lợi cho việc kinh doanh Ngân hàng nên hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh trước đó rất kém. Được sự quan tâm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc, ngày 20/9/2013 Chi nhánh đã thực hiện di dời trụ sở làm việc về 250 Lê Duẩn,TP. Đà Nẵng thuộc khu vực trung tâm thành phố. Đây là vị trí thuận lợi cho kinh doanh Ngân hàng và cái tên SHB Tây Đà Nẵng cũng được ra đời. Đầu năm 2013 , từ một đơn vị cũ Habubank sáp nhập vào đại gia đình SHB, song song với việc thực hiện các công việc hậu sáp nhập, Chi nhánh đã tập trung thu hồi, xử lý nợ quá hạn, nợ xấu đồng thời đưa ra các biện pháp hạn chế không để phát sinh nợ quá hạn mới. Bên cạnh đó Chi nhánh tập trung cơ cấu lại và phát triển nhân sự, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là phong cách giao dịch. Bên cạnh đó, việc ưu tiên của Chi nhánh là khai thác các khách hàng tốt trên địa bàn về giao dịch tại SHB Tây Đà Nẵng, nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều dịch vụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có uy tín. Công tác dịch vụ khách hàng được cải thiện đáng kể ngay sau khi chuyển Chi nhánh từ vùng triền ven về khu vực trung tâm thành phố với trụ sở mới khang trang và vị trí kinh doanh thuận lợi, Do vậy, Chi nhánh đã tiếp tục thực hiện đào tạo kỹ năng chăm sóc khách hàng từ đội ngũ giao dịch viên cho đến chuyên viên các phòng ban nghiệp vụ khác. Từ đó, kỹ năng
chăm sóc khách hàng của cán bộ Chi nhánh ngày càng được nâng cao đáp ứng việc chăm sóc các khách hàng lớn, VIP. Ban lãnh đạo mới cũng bắt đầu tiếp cận khách hàng lớn là các tổ chức kinh tế hoạt động trên địa bàn và các doanh nghiệp lớn có nguồn vốn nhàn rỗi ổn định từ những mối quan hệ khác, nâng doanh số huy độngcủa Chi nhánh từ 150 tỉ đồng ban đầu lên đến trên 700 tỷ đồng hiện nay. Thành công lớn tiếp theo của Chi nhánh trong năm 2013 là đã được Hội đồng Tín dụng phê duyệt cho vay Dự án Nút Giao thông khác mức Ngã Ba Huế với hạn mức tín dụng hơn 1.820 tỷ đồng. Đây là cơ sở và tiền đề để Chi nhánh vững tin hoàn thành tốt kế hoạch năm 2014 và cũng là bước đột phá lớn để SHB Tây Đà Nẵng sớm phát triển ngang tầm với các Chi nhánh trong hệ thống SHB và các Ngân hàng khác trên địa bàn. Có thể nói, từ những kết quả đạt được ban đầu nêu trên đã tạo niềm tin cũng như tâm lý ổn định cho đội ngũ cán bộ nhân viên, đưa Chi nhánh phát triển vững chắc trong thời gian tới. Năm 2014, mục tiêu kinh doanh của Chi nhánh là quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn và cho vay theo kế hoạch năm được giao, phấn đấu vào Top các đơn vị có doanh số trên 1000 tỉ đồng.Ưu tiên hàng đầu của SHB Tây Đà Nẵng năm 2014 là nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đảm bảo hoạt động của Chi nhánh tăng trưởng an toàn - hiệu quả - bền vững, cụ thể như: Tập trung kiểm tra, kiểm soát hồ sơ giải ngân dự án Nút Giao thông Ngã Ba Huế; phát triển khách hàng mới là các
nhà thầu thi công dự án nhằm khai thác triệt để các sản phẩm, dịch vụ của SHB như bảo lãnh, thẻ, huy động vốn, thu phí dịch vụ … Cùng với đó, SHB Tây Đà Nẵng sẽ tập trung thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu còn tồn tại và nâng cao chất lượng thẩm định để không phát sinh nợ quá hạn mới. Chi nhánh sẽ có các giải pháp mới nhằm nâng cao công tác bán lẻ các sản phẩm khách hàng cá nhân, thẻ, tư vấn du học sinh; phấn đấu để trở thành đơn vị bán lẻ tốt trên địa bàn. Mục tiêu của SHB là đến năm 2015 sẽ trở thành một Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng, do vậy Chi nhánh cũng xác định việc phát triển ngân hàng bán lẻ là xu thế tất yếu đối với Chi nhánh. Theo đó, một ngân hàng bán lẻ thành công cần phải khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa thương hiệu và sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ, nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ không giống với các ngân hàng khác. Chi nhánh sẽ tập trung đầu tư cho chất lượng dịch vụ và sự thuận tiện trong giao dịch, trở thành giá trị định vị cho mảng bán lẻ của Chi nhánh. Để những giá trị này thực sự là những tiện ích vượt trội dành cho khách hàng, ngay từ bây giờ SHB Tây Đà Nẵng đã luôn nỗ lực từng ngày, xây dựng một đội ngũ cán bộ được trang bị đầy đủ kỹ năng, am hiểu các sản phẩm bán lẻ, với phong cách giao dịch chuyên nghiệp, sẵn sàng tư vấn cho khách hàng các sản phẩm bán lẻ ở trong mọi hoàn cảnh, tại mọi thời điểm, mở rộng mối quan hệ với khách hàng nhằmphục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Và với kỳ vọng đưa SHB Tây Đà Nẵng vươn lên Top Chi nhánh có doanh số trên 1000 tỷ trong hệ thống và trên địa bàn trong năm 2014, toàn thể CBNV Chi nhánh sẽ không ngừng nỗ lực phấn đấu nhằm xây dựng một tập thể đoàn kết,vững mạnh, tăng về quy mô và phạm vi hoạt động để sớm đạt được mục tiêu đặt ra trong thời gian tới.
GIÁM ĐỐC SHB NGHỆ AN PHẠM THANH BÌNH:
CHÚNG TÔI XÁC ĐỊNH NĂM 2014, THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG LÀ KHỐI DÂN DOANH TRÂM ANH thực hiện
X
ác định được thị trường tiềm năng không chỉ là ưu tiên hàng đầu nhằm đảm bảo tăng trưởng các chỉ tiêu kinh doanh quan trọng mà còn là một trong các yếu tố có tính nền tảng của hoạt động bán lẻ, nhằm tăng thu từ mảng dịch vụ. Giám đốc SHB Nghệ An Phạm Thanh Bình đã trao đổi với SHB NEWS xung quanh các giải pháp nhằm đạt kế hoạch kinh doanh 2014. Trả lời về hoạt động của Chi nhánh năm 2013, anh Bình cho biết: Năm 2013, SHB Nghệ An cũng gặp nhiều khó khăn chung như nhiều Chi nhánh khác do kinh tế vĩ mô vẫn trong giai đoạn trầm lắng. SHB Nghệ An không lọt vào số các Chi nhánh được trao các phần thưởng của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc trong kinh doanh. Tuy nhiên, năm qua cũng là năm SHB Nghệ An đã hoàn thành kế hoạch kinh doanh, dấu ấn lớn là đã phát triển mạnh được các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân mới, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu. Về các kết quả chủ yếu, tính đến 31/12/2013, số dư huy động vốn của chi nhánh đạt 1.566 tỷ đồng, tăng 430 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 37,8%; hoàn thành 99.8% kế hoạch năm. Huy động bình quân đạt 1.445 tỷ đồng, tăng 482 tỷ đồng so với năm 2012, đạt 107% kế hoạch. Về thị phần huy động vốn, SHB Nghệ An chiếm hơn 3% trên địa bàn tỉnh, lọt vào Top những ngân hàng huy động vốn tốt nhất trên địa bàn năm 2013. Dư nợ năm 2013 của SHB Nghệ An đạt 944 tỷ đồng, tăng 282 tỷ
đồng so với đầu năm, tăng 42,7%; hoàn thành 94,4% kế hoạch năm, chiếm hơn 1% thị phần trong địa bàn tỉnh. Một số chỉ tiêu hoạt động khác của SHB Nghệ An cũng đạt/vượt kế hoạch đề ra trong năm 2013 như: Doanh số thanh toán quốc tế đạt 11,8 triệu USD, hoàn thành 235,3% kế hoạch năm; kinh doanh ngoại tệ đạt 26 triệu USD, hoàn thành 324,9% kế hoạch cả năm 2013. Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn phát sinh đạt 202,9% kế hoạch, khách hàng doanh nghiệp trả lương qua tài khoản đạt 140% kế hoạch; đặc biệt số khách hàng cá nhân tăng thêm đạt 3.716 KH, hoàn thành 93,5% kế hoạch... Song song với việc thực hiện tốt các công tác chuyên môn, nghiệp vụ, SHB Nghệ An đã rất chú trọng đến các hoạt động đoàn thể và công tác xã hội. Năm 2013 chi bộ SHB Nghệ An đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh. Đoàn Thanh niên đạt danh hiệu vững mạnh. Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên cũng có nhiều hoạt động tích cực không những đáp ứng theo yêu cầu, phát động chung mà còn tổ chức các hoạt động khác như làm tốt công tác từ thiện, đền ơn đáp nghĩa…góp phần tạo sân chơi lành mạnh, nâng cao tình đoàn kết của toàn thể nhân viên SHB Nghệ An. Anh có thể cho biết những ưu tiên của Chi nhánh nhằm hoàn thành kế hoạch kinh doanh 2014? Năm 2014, để đạt các chỉ tiêu kinh doanh SHB Nghệ An sẽ tập trung thực hiện các giải pháp sau: - Đẩy mạnh huy động vốn thị trường I, trong đó chú trọng việc huy động nguồn vốn tiết kiệm từ dân cư.Trong tín dụng, sẽ tập trung phát triển tín dụng ngắn hạn, hạn chế tín dụng trung và dài hạn nhằm đảm bảo cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn hợp lý đảm bảo thanh khoản, đảm bảo an
toàn trong hoạt động kinh doanh toàn hệ thống SHB. - Đẩy mạnh công tác xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu; hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu mới phát sinh bằng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. - Chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát tất cả nghiệp vụ kinh doanh nhằm hạn chế tối đa rủi ro hoạt động. - Phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ NH, đẩy mạnh bán chéo sản phẩm nhằm tăng nguồn thu dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của SHB. - Sắp xếp bố trí nhân sự phù hợp, tạo cho người lao động có cơ hội thăng tiến trong công việc. Theo anh/chị, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành một Ngân hàng bán lẻ, cần có những giải pháp cụ thể ra sao trong năm 2014? Xu hướng của người tiêu dùng đang thay đổi theo nhu cầu của cuộc sống và yếu tố này đòi hỏi ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng phải có chiến lược và giải pháp mới theo hướng ngân hàng bán lẻ đa năng. Theo chúng tôi, để hiện thực hóa mục tiêu, cần phát triển đồng bộ cả 4 hoạt động, bao gồm: - Thị trường: Xác định thị trường tiềm năng là khối dân doanh ngoài quốc doanh, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa (kể cả các công ty cổ phần, công ty TNHH). Ngoài ra, khách hàng cá nhân là khách hàng sẽ chiếm tỷ trọng lớn và lâu dài của dịch vụ bán lẻ, trong đó đối tượng khách hàng trẻ tiềm năng trong độ tuổi 21-29 (65% dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 30) là rất cao mặc dù Việt Nam mới có khoảng 10% dân số tham gia vào thị trường ngân hàng bán lẻ. - Kênh phân phối: Chú trọng thật sự vào kênh phân phối điện tử qua việc ứng dụng công nghệ
(internet/phone/sms banking), mặc dù việc này đòi hỏi chi phí cao từ ban đầu. Hiện nay, số người dân Việt Nam sử dụng Inernet ngày càng tăng, việc sử dụng thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng phát triển. Nhiều hoạt động quản lý hành chính như hải quan điện tử, thuế điện tử, đấu thầu điện tử… đang được triển khai rộng. Nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin phát triển nhanh ở Việt nam tạo điều kiện cho các NHTM phát triển kênh phân phối này. Các chi phí cao trong việc mở rộng thị trường có thể được giải quyết một phần với việc phối hợp với công ty viễn thông khi sử dụng kênh phân phối điện tử. Cùng với kênh phân phối mới này là vấn đề bảo mật và an toàn vì trên thực tế có những ngân hàng sở hữu corebanking hàng chục triệu USD nhưng dịch vụ ngân hàng điện tử chủ yếu là truy vấn thông tin, chưa cung cấp dịch vụ giao tiếp và giao dịch gây lãng phí công nghệ. - Dịch vụ, sản phẩm: Chú trọng phát triển các dịch vụ trên nền t ả n g c ô n g n g h ệ (internet/phone/sms banking) và liên kết (ngân hàng - bảo hiểm, ngân hàng - chứng khoán…) bên cạnh việc phát triển các sản phẩm ngân hàng bán lẻ khác. - Chi phí: Việc ứng dụng công nghệ và phát triển dịch vụ bán lẻ nói chung cần đến chi phí lớn, việc áp dụng các dịch vụ điện tử đòi hỏi chi phí hoà mạng trong kết nối với các ngân hàng nước ngoài. Nhưng đây là hoạt động mà Ngân hàng phải thực hiện sớm theo chiến lược của mình để giữ gìn và mở rộng khách hàng. Trân trọng cảm ơn anh!
Tin tức - Sự kiện Số 1/2014
47
Chào Xuân mới 2014
XuânBìnhsắcAn T
rở lại CTCP Thủy sản Bình An sau một năm, chúng tôi không ngỡ ngàng trước những thay đổi nơi đây. Đầu tiên là khuôn viên nhà máy được quy hoạch lại khang trang, sạch đẹp, CBNV có đồng phục mới. Đặc biệt, những thay đổi bên trong quản trị điều hành làm nên sức sống cho một Bình An mới.
48
SHBNews
Nguyễn Phúc
Đột phá Collagen Trong phòng khách, Tổng giám đốc Bianfishco Nguyễn Tất Thắng bật lon nước Collagen một sản phẩm của Công ty TNHH MTV Collagen Việt Nam, ra mời khách. Anh Thắng báo một tin vui, sản phẩm chuẩn bị được phân phối trên cả 3 miền. “Hiện nay tại Việt Nam chỉ có Bianfishco sản xuất loại nước uống Collagen. Đây vừa là nước giải khát vừa bổ dưỡng như thực phẩm chức năng”. Anh Thắng giới thiệu. Thừa nhận sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường nước uống, Tổng Giám đốc Thắng cho biết Bianfishco vẫn có lợi thế riêng. Đó là DN đầu
tiên đưa ra sản phẩm nước uống này và đã có sự chuẩn bị kỹ càng cho chiến dịch marketing, bán sản phẩm trên cả nước. Mặt khác, lĩnh vực đồ uống pha chế sẵn không cồn được tổ chức Giám sát Kinh doanh Quốc tế (BMI) dự báo đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ngành công nghiệp nước giải khát Việt Nam, và nước uống collagen vẫn là thị trường ngách lớn còn đang bỏ trống. Với công nghệ hiện đại và nguồn nguyên liệu đầu vào từ Pháp, Collagen Việt Nam cung ứng ra thị trường các sản phẩm có chất lượng tốt nhất với giá thành cạnh tranh nhất với phương châm, “sức khỏe của khách hàng là kim chỉ nam
cho mọi hoạt động của Công ty”. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 9.000m2, với dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại nhập từ châu Âu, tổng vốn đầu tư là hơn 200 tỷ VNĐ, 200 công nhân có tay nghề cao, nhà máy có công suất 50.000 lon nước/giờ.
đồng/người. Hiện tại công nhân nhà máy đã yên tâm lao động và hài lòng với mức thu nhập, thời gian lao động tại công ty. Nguyên liệu đầu vào cũng tương đối ổn định là cơ sở quan trọng cho Bianfishco nâng công suất nhà máy.
Có thể dễ dàng thấy thị trường nước uống không gas như nước tinh khiết, sữa đậu nành, nước ép trái cây, trà xanh… ngày càng trở nên đa dạng. Hiện trên thị trường có khoảng 100 loại nước giải khát không gas dạng đóng lon, hộp giấy, chai nhựa, chai thủy tinh uống liền… Chỉ riêng nhóm sản phẩm trà xanh cũng đã có tới trên 10 nhãn hiệu. Tuy nhiên, riêng dòng nước uống collagen thì các nhà sản xuất trong nước vẫn chưa “ngó ngàng” tới, dù nhu cầu về loại nước uống được cho là “thần dược” đối với da và xương khớp này ở Việt Nam là khá cao. Do đó dư địa để Bianfishco triển khai sản phẩm nước uống collagen là rất lớn.
Năm 2014 Bianfishco đặt mục tiêu tổng sản lượng đạt 15.600 tấn, tổng doanh thu đạt 43,6 triệu USD.
Tìm thị trường mới cho sản phẩm cá tra Về hoạt động sản xuất, chế biến cá tra, năm 2013 tổng doanh thu của Bianfishco ước đạt 800 tỷ đồng trong đó chiếm 70% là doanh thu xuất khẩu. Hiện nay, thị trường xuất khẩu cá basa đang phát triển mạnh với các thị trường Mỹ, châu Âu, Nam Mỹ (đây là thị trường tăng trưởng mạnh nhất, tăng 50%). Đối với thuế chống bán phá giá vào thị trường Mỹ hiện Bianfishco đang làm việc với các luật sư tại Mỹ tiến hành các thủ tục để có thể được hưởng ưu đãi thuế trong kỳ xem xét tới đây. “Một tin vui với Bianfishco là cuối năm 2013 Công ty đã tăng doanh số vào thị trường Mexico và Braxin. Mở rộng được hai thị trường tiềm năng này Bianfishco sẽ giảm áp lực bán hàng vào Mỹ nâng cao hiệu quả kinh doanh” anh Thắng cho biết. Hiện tại, Bianfishco đang sản xuất 3 ca/ngày với gần 1.000 công nhân viên, lương trung bình trên dưới 4 triệu
Nói về những chuyển biến của Bianfishco, anh Thắng cho biết Công ty đã xây dựng được chính sách đo lường hiệu quả làm việc từ đó tạo động lực cho mỗi công nhân làm tốt công việc của mình. Ngoài ra còn áp dụng quy trình kiểm soát chặt chẽ sản phẩm đầu ra, đầu vào các chi phí quản lý giúp hạ giá thành sản phẩm.
THAM GIA DỰ ÁN “CHẮP CÁNH NIỀM TIN” SHB cùng Công ty Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) và Công ty COLLAGEN Việt Nam đồng tài trợ 2 tỷ đồng cho dự án "Chắp cánh niềm tin". Dự án được triển khai trên cơ sở hợp tác với Nhà hát Tuổi trẻ đem vở diễn “Mùa hạ cuối cùng” của tác giả Lưu Quang Vũ biểu diễn miễn phí 100 buổi phục vụ cho các trường phổ thông, cao đẳng và đại học tại Hà Nội và triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa khác cho các khán giả trẻ, học sinh, sinh viên trên địa bàn Thủ đô. Chương trình biểu diễn vở diễn “Mùa hạ cuối cùng” của tác giả Lưu Quang Vũ phát 550 vé miễn phí mỗi đêm cho giảng viên, CBNV, học sinh, sinh viên của 120 trường trên địa bàn Hà Nội. Tất cả khán giả yêu sân khấu đều có cơ hội trở thành khách hàng VIP của Nhà hát Tuổi trẻ khi sử dụng thẻ đồng thương hiệu của SHB liên kết với Nhà hát Tuổi trẻ. Đặc biệt, dự án “Chắp cánh niềm tin” sẽ thành lập câu lạc bộ “Sân khấu trẻ” cho sinh viên tại các trường đại học yêu thích bộ môn kịch và dành 1000 suất học bổng hướng nghiệp “Vun đắp tương lai” cho các bạn trẻ để trở thành cộng tác viên và thực tập sinh tài năng tại SHB, BSH và Collagen Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để các bạn có cơ hội thực tập tại doanh nghiệp và trở thành nhân viên chính thức sau khi ra trường.
Ông Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế cho biết, với các bước thực hiện tái cấu trúc Bianfishco, SHB đang đi đúng hướng. Định hướng đầu tiên của SHB là Bianfishco vượt qua nguy cơ phá sản, ổn định sản xuất kinh doanh trở lại. Trong vòng từ 3 đến 5 năm khi Bianfishco đã hoàn toàn ổn định, có uy tín thì sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước cũng như nước ngoài và SHB sẽ thực hiện thoái vốn.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa đề nghị thí điểm mở một đầu mối (tại Cảng Zeebrugge của Bỉ) dịch vụ xuất khẩu, phân phối cá tra nhằm “đánh” vào thị trường châu Âu. Việc này, giúp cá tra của Việt Nam xuất sang 28 nước EU giảm đáng kể chi phí vận chuyển. DN có thể bán hàng trực tiếp cho các chuỗi siêu thị, hãng bán lẻ lớn của EU, giá cá có thể tăng lên... đặc biệt, tránh việc các DN cá tra tranh nhau thị phần bằng cách giảm chất lượng để giảm giá cá Theo Tiền Phong Chào Xuân mới 2014
Số 1/2014
49
Chào Xuân mới 2014
Mang sản phẩm, TRỌN GÓI ĐẾN MỌI KHÁCH HÀNG Trần Trung (Thực hiện) Nội dung hợp tác của BSH với SHB trong việc triển khai các sản phẩm bancasurance là gì thưa anh?
ng Phạm Thành Huy - Phó Tổng Giám đốc CTCP Bảo hiểm Sài Gòn Hà Nội (BSH) trả lời phỏng vấn bản tin SHB News xung quanh việc triển khai bán chéo sản phẩm với Ngân hàng SHB.
Ô
50
SHBNews
Kể từ tháng 8 năm 2013, BSH và SHB đã hợp tác xây dựng và phát triển kênh phân phối bancassurance nhằm phát huy lợi thế của mỗi bên. Các phương diện hai bên đã hợp tác bao gồm: Một là xây dựng hợp đồng đại lý nêu rõ các phạm vi công việc mà hai bên sẽ thực hiện, đồng thời quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình hợp tác. Hai là xây dựng quy trình phối hợp đối với các hoạt động bán hàng và giải quyết bồi thường cho khách hàng. Ba là xây dựng các sản phẩm bảo hiểm liên kết phù hợp với hoạt động của ngân hàng SHB và triển khai bán hàng tại tất cả các điểm giao dịch của SHB trong cả nước. Trong thời gian qua, hai bên đã phối hợp xây dựng và ban hành 2 sản phẩm liên kết là: sản phẩm bảo hiểm Xe ô tô Dặm Trường An trong tháng 8/2013 và bảo hiểm Nhà tư nhân Tín Gia An trong tháng 12/2013. Đến nay, sản phẩm Dặm Trường An đang được triển khai khá tốt tại các chi nhánh SHB. Về cơ bản cho đến thời điểm này, các nền tảng cho hoạt động bancassurance đã xây dựng một cách vững chắc trong năm 2013. Trong năm 2014, hai bên thống nhất mục tiêu sẽ tăng cường các hoạt động đào tạo, thi
đua và kiểm soát bán hàng nhằm nâng cao hiệu quả triển khai. Để triển khai thành công các sản phẩm trên, theo anh CBNV SHB và BSH cần tập trung những công việc gì? Để triển khai bancassurance thành công cần rất nhiều yếu tố và sự đóng góp công sức từ nhiều bộ phận của cả hai bên. Theo tôi, trong năm 2014, để đẩy mạnh doanh số kênh k hai thác bancassurance và triển khai thành công các sản phẩm mới, cần tập trung vào một số các công việc trọng tâm sau: Thứ nhất, cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh thương hiệu của BSH đến toàn hệ thống SHB và khách hàng. Thứ hai, cần quán triệt và đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện triển khai bán chéo sản phẩm trong hệ thống của SHB và BSH thông qua cơ chế quản lý giám sát hoạt động hiệu quả và các chương trình thi đua thúc đẩy bán hàng. Bên cạnh đó, công tác đào tạo cho cán bộ cũng cần tập trung đẩy mạnh để nâng cao hiểu biết của cán bộ hai bên về kênh phân phối bancassurance, đặc biệt là đào tạo về sản phẩm, quy trình, kỹ năng khai thác bảo hiểm. Một công tác khác cũng rất quan trọng là việc nghiên cứu và ban hành các sản phẩm liên kết gắn
sản phẩm bảo hiểm với sản phẩm ngân hàng để đa dạng hóa sản phẩm, khai thác được tối đa lợi thế của kênh bancassurance qua SHB. Khách hàng được những lợi ích gì khi mua bảo hiểm của BSH qua SHB? Khách hàng tham gia mua bảo hiểm của BSH qua ngân hàng SHB được hưởng những lợi ích bao gồm: Thứ nhất là ưu đãi về phí bảo hiểm. Khi mua sản phẩm bán qua kênh Bancassurance khách hàng sẽ được hưởng một mức phí thấp hơn so với sản phẩm bán qua kênh thông thường do chính sách BSH cam kết với đối tác ngân hàng. Thứ hai là dịch vụ “một cửa” thuận tiên. Khách hàng được sử dụng các dịch vụ tài chính trọn gói, phù hợp nhất với nhu cầu của mình và được hưởng tiện ích trong việc chuyển quyền thụ hưởng cũng như nhận tiền bồi thường trong trường hợp có tổn thất (qua tài khoản ngân hàng, ATM…). Thứ ba là sự đảm bảo về chất lượng của sản phẩm dịch vụ bảo hiểm, hay còn gọi là “bảo hiểm hai lần”. Có nghĩa là ngoài việc được công ty bảo hiểm BSH bảo vệ cho các rủi ro có thể xảy ra thì khách hàng có thể yên tâm vì có ngân hàng SHB “bảo lãnh uy tín” cho công ty bảo hiểm. Bởi lẽ các sản phẩm bảo hiểm khi phân phối qua kênh ngân hàng đã được ngân hàng đánh giá, lựa chọn kỹ càng
Chào Xuân mới 2014
Số 1/2014
51
KHÁCH HÀNG VỚI SHB
K
ết thúc năm tài chính 2013, SHB đã hoàn thành các chỉ tiêu đề ra từ đầu năm và hoạch định kế hoạch cho 2014, trong đó ưu tiên phát triển - tăng trưởng bền vững, đồng thời hiện thực hóa một phần chiến lược giai đoạn từ nay đến hết năm 2015. Lãnh đạo một số khách hàng là các doanh nghiệp lớn đã chia sẻ với SHBNews trước thềm ĐHĐCĐ 2014 của SHB.
Chúng tôi bị thuyết phục bởi tính chuyên nghiệp Trâm Anh
Ông Lê Văn Tuấn - Tổng Giám đốc LILAMA: Là một doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, từ năm 2009, Tổng công ty lắp máy Việt nam (LILAMA) đã sử dụng các dịch vụ tiền gửi, vay vốn, mở LC, phát hành bảo lãnh, thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước… tại SHB và mối quan hệ hai bên đã mang lại lợi ích tương đối lớn cho cả LILAMA và SHB. Theo đánh giá của Lilama, đội ngũ cán bộ của SHB thân thiện, nhiệt tình và chu đáo, luôn phục đáp ứng các nhu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng một cách tốt nhất. Đặc biệt trong quá trình hoạt động kinh doanh có các trường hợp phát sinh cấp bách ngoài dự kiến thì LILAMA vẫn được các cán bộ tín dụng, dịch vụ khách hàng…của SHB giải quyết công việc khẩn trương, nhanh chóng, đáp ứng đúng tiến độ mà LILAMA mong muốn. Theo
52
SHBNews
chúng tôi, SHB ngày càng được các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước biết đến không chỉ là một ngân hàng với các dịch vụ tiện ích thuận lợi, đội ngũ cán bộ nhân viên tận tình mà SHB đã dần trở thành một định chế tài chính của Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay hệ thống SHB chưa được rộng rãi như một số các ngân hàng thương mại lớn có cổ phần nhà nước, vì thế để cạnh tranh, SHB nên có chiến lược phát triển chiều sâu hơn nữa để đưa thương hiệu cùng mạng lưới các chi nhánh đơn vị kinh doanh rộng rãi tại các tỉnh thành trên cả nước.
Ông Cấn Hồng Lai - Tổng Giám đốc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 (CIENCO 1) là doanh nghiệp xây dựng lớn của ngành Giao thông, có 12 đơn vị thành viên trực thuộc và 14 công ty con với lịch sử gần 40 năm hình thành hoạt động Quy mô sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ngày càng được mở rộng và đang vươn tới xu hướng hoàn thiện và hội nhập đủ sức cạnh tranh gay gắt với thị trường trong nước cũng như ở nước ngoài.
CIENCO 1 có quan hệ với SHB từ năm 2011 và hiện tại có doanh số bảo lãnh khoảng 1.800 tỷ đồng, doanh số cho vay khoảng 200 tỷ đồng, doanh số thanh toán quốc tế khoảng 1 triệu USD. Khi quan hệ với SHB, Tổng công ty chúng tôi được phục vụ tận tình, chu đáo và bị thuyết phục bởi tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên SHB. Hợp tác cùng SHB là sự lựa chọn đúng đắn của chúng tôi vì SHB luôn đưa ra những giải pháp phù hợp đối với doanh nghiệp, trong điều kiện bình thường cũng như lúc khó khăn
Trao đổi - Chia sẻ
M
ột trong những rủi ro hoạt động (RRHĐ) đang nổi lên trong các ngân hàng là gian lận. Theo định nghĩa, gian lận là hành vi cố ý lừa gạt hoặc vượt qua sự kiểm soát để đạt được lợi ích cá nhân trong khi gây thiệt hại cho bên khác. Lợi ích cá nhân có thể dưới hình thức là tiền, thông tin hoặc các tài sản khác…
RỦI RO GIAN LẬN
TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Nguyễn Đức Hùng (Phó Chủ nhiệm phụ trách Uỷ ban Quản lý rủi ro SHB) Gian lận là hành vi đứng Top đầu tiên trong 7 nhóm rủi ro hoạt động Rủi ro gian lận trong ngân hàng đang có xu hướng tăng lên do thủ phạm lợi dụng và sử dụng sự đổi mới của công nghệ tiên tiến để khai thác các điểm yếu trong hệ thống CNTT, cơ sở dữ liệu, các kênh phân phối như : máy ATM, Internet hay những lỗ hổng trong hệ thống kiểm soát của ngân hàng. Gian lận xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau: các hành động giả mạo của nhân viên có thể gây ra tổn thất rất lớn; tin tặc truy cập vào máy chủ hoặc cơ sở dữ liệu của ngân hàng đã dẫn đến tổn thất do hành vi trộm cắp thông tin của khách hàng, người gửi tiền bị ảnh hưởng do gian lận được thực hiện qua ATM hoặc Internet.
54
SHBNews
Trong bảng phân loại (RRHĐ) theo nhóm của Basel, gian lận được xếp đầu tiên trong số bảy nhóm RRHĐ. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng đối với quản lý rủi ro gian lận trong hoạt động ngân hàng. Theo thống kê của các tổ chức nước ngoài, tổn thất do gian lận chiếm 80% tổng số tổn thất do RRHĐ và chiếm từ 3% đến 5% tổng số tổn thất do các loại rủi ro gây ra hàng năm cho ngân hàng. Đối phó với tình trạng này, các ngân hàng có các hệ thống để đảm bảo các giao dịch được ghi nhận một cách chính xác và theo đúng quy trình, thủ tục, chính sách và hướng dẫn nhân viên hành động một cách có đạo đức. Tuy nhiên, vẫn có những nhân viên, cán bộ quản lý thực hiện các hành vi gian lận, cố tình phá vỡ các hệ thống và vi phạm chính
sách, đồng thời cố che giấu hành vi của mình một cách có chủ ý. Do vậy, gian lận là rủi ro rất khó ngăn chặn và phát hiện.
Gian lận nội bộ - Nhận diện các hành vi Gian lận nội bộ là những vi phạm của nhân viên và cán bộ quản lý, họ hành động một mình hoặc theo nhóm hoặc thông đồng với bên ngoài. Gian lận của cấp quản lý khó phát hiện hơn vì cán bộ quản lý có thể truy cập vào hầu hết các thông tin, các hệ thống và có quyền lực để che giấu hành động của họ, và họ biết rằng quyết định của mình có thể không bị những người khác đặt câu hỏi. Họ cũng có thể lôi kéo, đe dọa để nhân viên cấp dưới thay mặt họ thực hiện hành vi gian lận. Các nghiên cứu cho thấy gian lận nội bộ do nhân viên và cán bộ
quản lý thực hiện, chiếm 50% đến 80% trong tổng số gian lận. Con số thống kê còn cho thấy tần suất gian lận nội bộ ngày càng tăng mạnh và đã gây ra những thiệt hại rất lớn cho ngân hàng. Những loại gian lận nội bộ được ngân hàng nhận diện gồm: Gian lận trong tín dụng, gian lận séc và chuyển quỹ, hối lộ và xung đột lợi ích, gian lận trong đi lại và mua sắm, đánh cắp thông tin mật, lạm dụng tài sản. Gian lận trong tín dụng: chủ yếu do giả mạo tài liệu như hồ sơ giả mạo, giả mạo tài liệu về dự án, thu nhập hoặc tài sản. Và không kém quan trọng là các thông tin về địa chỉ hoặc thông tin liên lạc của khách hàng là giả mạo. Gian lận séc và chuyển tiền: mặc dù đây là rủi ro có thể phát hiện tương đối dễ, vẫn có một số nhân
viên lựa chọn việc ăn cắp séc đã được ký và sửa đổi các chi tiết trên séc, hoặc bằng tay hoặc bằng các phương tiện điện tử; sau đó nhân viên này hoặc nhờ một người ngoài rút tiền. Một phương pháp khác được nhân viên ngân hàng sử dụng là để những tấm séc gian lận vào trong tập séc thật khác. Người phụ trách ký séc thường khá bận rộn và không có thời gian để kiểm tra tất cả các chi tiết của từng séc nên ký kiểm tra và cho phép được phát hành. Kẻ gian lận khai thác sự không chú ý kỹ các chi tiết trên séc của người có trách nhiệm ký duyệt. Hối lộ và xung đột lợi ích: Hối lộ là hình thức cơ bản nhất của tham nhũng, bao gồm nhận quà tặng hoặc hối lộ từ khách hàng và đối tác kinh doanh tiềm năng, các nhà cung cấp để đạt được lợi ích cá nhân. Đây là loại gian lận chủ yếu được cán bộ quản lý thực hiện vì họ ở các vị trí có quyền và có trách nhiệm đưa ra các quyết định liên quan đến các khách hàng, nhà cung cấp tiềm năng và các đối tác. Xung đột lợi ích xảy ra khi một nhân viên hoặc cán bộ quản lý của ngân hàng có quyền lợi tài chính trong một công ty ngoài ngân hàng và công ty đó có hợp đồng kinh doanh với ngân hàng. Ví dụ như một công ty xây dựng, công ty cho thuê thiết bị hoặc bất kỳ một nhà cung cấp bên ngoài khác. Những loại gian lận này không xảy ra thường xuyên, tuy nhiên, hậu quả là ngân hàng không chỉ mất rất nhiều tiền và tài sản mà còn có bị hủy hại về danh tiếng vì những trường hợp gian lận như vậy thường được đưa lên các phương tiện truyền thông. Gian lận trong đi lại và mua sắm: loại gian lận thường xảy ra với những nhân viên phụ trách chi phí. Trong thực tế, loại gian lận này được phân loại là hình thức tốn kém nhất nhất của gian lận nội bộ trong nhiều tổ chức. Lý
do là việc thực hiện kiểm soát phòng ngừa hiệu quả là rất khó vì số lượng mua sắm, chi phí rất lớn nên các hành vi gian lận có thể xảy ra. Các ghi nhận của ngân hàng cho thấy một số nhân viên làm sai lệch chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào để nhận được tiền chênh, bồi dưỡng cho những chi phí phát sinh hoặc đề nghị thanh toán nhiều lần một hóa đơn hoặc làm sai lệch chi phí đi lại và chi phí lưu trú được hưởng. Thực tế là chỉ có cán bộ quản lý và vài nhân viên trong Ngân hàng có quyền đối với các tài khoản chi phí, do đó loại hình gian lận này không xảy ra thường xuyên. Trong các trường hợp phát hiện được gian lận này, thường số tiền bị mất là khá lớn, do đó đây là rủi ro có mức độ cao cần phải quản lý ngay. Hành vi trộm cắp thông tin bí mật và lạm dụng hệ thống máy tính: Nhân viên có thể truy cập thông tin, quy trình, hệ thống và điều khiển và có thể khai thác điểm yếu của việc kiểm soát máy tính để truy cập và ăn cắp thông tin bí mật. Khách hàng và cổ đông có thể mất niềm tin vào khả năng quản lý thông tin nhạy cảm của ngân hàng. Một vài nhân viên biết sử dụng hệ thống máy tính để ăn cắp tiền thông qua chuyển tiền gian lận hoặc thao tác quá trình trên máy vi tính để truy cập thông tin bí mật. Nhân viên có kỹ năng máy tính đặc biệt có thể đột nhập (hacking) vào hệ thống máy tính của ngân hàng để lấy thông tin.
Gian lận bên ngoài - 4 hành vi chủ yếu Gian lận bên ngoài là sự vi phạm của bên thứ ba, ví dụ các nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, các đối tác và khách hàng và các tổ chức tội phạm, người của ngân hàng không liên quan. Các thủ phạm có thể thực hiện độc lập hoặc có thể thông đồng với nhân viên để lừa gạt ngân hàng. Các loại gian lận bên ngoài được ngân hàng nhận diện gồm: rửa tiền, ăn cắp thông tin cá nhân và sử dụng tài liệu bị mất hoặc bị đánh cắp, Sử dụng thẻ ghi nợ /ghi có giả, trộm cắp thông tin bí mật. Các hành vi chủ yếu của hoạt động này bao gồm: 1- Đánh cắp nhận dạng và sử dụng tài liệu bị đánh cắp hoặc bị mất: là tội phạm tài chính phổ biến nhất và phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới. Những loại gian lận này gây thiệt hại tương đối nếu không được phát hiện một cách nhanh chóng. 2- Việc sử dụng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng đã phát triển rất nhiều trong những năm qua. Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng được làm bằng nhựa với các thông tin như số thẻ, ngày hết hạn và tên chủ thẻ, vv. Kẻ tấn công có cái nhìn sâu sắc về các chi tiết thiết kế của thẻ,
giúp chúng xác định được những điểm yếu bảo mật có thể gian lận được. 3- Hành vi trộm cắp thông tin bí mật là loại gian lận xảy ra khi những kẻ lừa đảo xâm nhập vào hệ thống máy tính của ngân hàng và ăn cắp thông tin bí mật. Rất khó ước tính giá trị tiền tệ của loại hình gian lận này, tuy nhiên, nếu xảy ra, sẽ gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng vì Ngân hàng có nguy cơ bị mất những thông tin có giá trị cho đối thủ cạnh tranh, bọn tội phạm. 4- Rửa tiền là phương tiện được sử dụng để chuyển đổi tiền thu được từ các hoạt động bất hợp pháp (như bán ma túy) vào sử dụng tài chính liên quan đến các công cụ hợp pháp như tiền gửi ngân hàng, đầu tư vào cổ phiếu, bất động sản. Không có ngân hàng nào được miễn dịch với gian lận và chống gian lận là một trận chiến khó khăn khiến nhiều người tự hỏi liệu có thể thành công không. ? Để có thể ngăn ngừa và giảm thiểu các hành vi gian lận đến mức tối thiểu, ngân hàng cần thực hiện đánh giá, phân tích rủi ro gian lận để đưa ra các hướng dẫn giúp ngăn ngừa, phát hiện, quản lý và giải quyết gian lận
Lạm dụng tài sản thuộc sở hữu của ngân hàng: mặc dù loại gian lận này được xem là có mức độ thiệt hại nhỏ hoặc không gây thiệt hại về tiền, nhưng lại trở nên phổ biến. Loại gian lận này gồm sử dụng sai xe ô tô, điện thoại, máy tính, văn phòng phẩm và phần mềm. Phần lớn các nhân viên trong Ngân hàng sử dụng các nguồn tài nguyên như điện thoại và văn phòng phẩm cho lợi ích cá nhân.
Trao đổi - Chia sẻ
Số 1/2014
55
Sản phẩm - Dịch vụ
SHB
BẮT TAY VINAPHONE CUNG CẤP DỊCH VỤ V
ới mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ và mang lại nhiều lợi ích hơn nữa tới khách hàng, SHB và VinaPhone Công ty Dịch vụ Viễn thông hàng đầu Việt Nam vừa bắt tay hợp tác, chính thức cho ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đồng thương hiệu Vinaphone - SHB MasterCard dành riêng cho nhóm khách hàng CarePlus của Vinaphone. Theo một lãnh đạo Vinaphone, SHB là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu hiện nay có hệ thống corebanking và core Thẻ hiện đại, với hệ thống bán lẻ định hướng tốt, do vậy việc hợp tác sẽ mở ra nhiều cơ hội cho cả hai bên. Anh Lê Thành Trung - Giám đốc Trung tâm Thẻ SHB cho hay, cú bắt tay này sẽ mang lại những ưu đãi lớn đối với các chủ thẻ SHB. Cụ thể, người dùng khi đăng ký làm thẻ MasterCard của SHB sẽ được hưởng những quyền lợi như : hạn mức tín dụng một tỷ đồng, chi tiêu trước, trả tiền sau miễn lãi tối đa 45 ngày, linh hoạt thanh toán tại hàng triệu điểm giao dịch trên thế giới… Tuy nhiên, nếu bạn là thuê bao đạt hạng Kim Cương, Vàng, Titan, Bạc của mạng di động VinaPhone, bạn sẽ còn được hưởng mức ưu đãi VIP lên đến hàng triệu đồng. Cụ thể ngay sau khi kích hoạt, khách hàng được tặng ngay ví da cao cấp trị giá một triệu đồng, miễn phí thường niên 2 năm.
56
SHBNews
VIP
Trong quá trình sử dụng, chủ thẻ VinaPhone -SHB MasterCard được áp dụng biểu phí và lãi suất ưu đãi với một số dịch vụ, có cơ hội nhận quà ba triệu đồng, đi du lịch Thái Lan, Singapore cùng người thân…nếu có mức chi tiêu trên thẻ cao. Một chuyên gia marketing lĩnh vực dịch vụ ngân hàng cho biết, việc liên kết giữa Vinaphone và SHB không chỉ nhắm tới việc phục vụ nhiều hơn nhu cầu của khách hàng, đáp ứng các dịch vụ của SHB và Vinaphone mà còn mang lại tiện ích khi trải nghiệm các sản phẩm của đối tượng thứ ba như: thanh toán tiền khách sạn, du lịch, nhà hàng... Phó Tổng Giám đốc SHB, anh Đặng Trung Dũng thì cho hay:
Trên thực tế SHB và Vinaphone đã có những hợp tác ban đầu để “kích” dịch vụ của nhau từ nhiều năm trước, chẳng hạn thuê bao Vinaphone có thể thanh toán tiền cước di động hàng tháng, nạp tiền điện thoại bằng tài khoản ngân hàng mọi lúc mọi nơi. Ngược lại người dùng thẻ ATM SHB cũng rất tiện dụng khi sử dụng SMS banking để kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền giao dịch…ngay trên “dế”. Tuy nhiên việc hợp tác lần này giữa VinaPhone SHB là một nấc thang mới nhằm đưa dịch vụ VIP đến với những thuê bao VIP. Cũng theo anh Dũng, việc hợp tác ở tầm cao hơn giữa nhà mạng và ngân hàng là việc làm tất yếu để thúc đẩy lợi ích đôi bên. Sau
Trâm Anh
khi phổ biến dịch vụ tầm trung, doanh nghiệp sẽ tiến đến hợp tác thúc đẩy dịch vụ hạng sang. Việc chọn lựa chắt lọc dịch vụ VIP dành cho thuê bao VIP cũng được xem là đúng đối tượng, đúng sản phẩm để đáp ứng trúng hơn nhu cầu của khách hàng và mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp. “Liên kết để mang lại đặc quyền VIP cho thuê bao thân thiết đang là hướng đi đúng, song cần suy trì xuyên suốt mới có thể tao ra sóng hiệu quả. Việc “bắt tay” giữa VinaPhone và SHB mới đây đã mở màn cho sự ưu đãi dài hạn đó. Từ nhiệm vụ sơ khai là phục vụ thanh toán dịch vụ của nhau, giờ hợp tác giữa “2 nhà” còn là biểu hiện sinh động và cụ thể trong việc chăm sóc “thượng đế” của
5
đặc quyền của chủ thẻ Vinaphone - SHB MasterCard Chu Hồng Dung
N
goài chi tiêu trước, trả tiền sau, miễn lãi tối đa 45 ngày, hạn mức tín dụng lên đến một tỷ đồng, thanh toán linh hoạt tại hàng triệu nơi, hội viên Careplus của Vinaphone còn được hưởng nhiều đặc quyền khác biệt từ SHB khi sở hữu thẻ đồng thương hiệu. Ngoài những quyền lợi thông thường, thuê bao VIP còn nhận được nhiều ưu đãi trị giá đến hàng triệu đồng từ SHB ngay sau khi kích hoạt. 1. Du lịch Singapore với người thân Đó là có cơ hội nhận chuyến du lịch Singapore dành cho hai người trị giá 10 triệu đồng. Theo đó, chương trình khuyến mãi sẽ dành cho những khách hàng có giá trị giao dịch chi tiêu tích lũy trên thẻ cao nhất, xét liên tục trong hai kỳ sao kê từ ngày 5-12-3013 đến ngày 4-22014. Mức chi tiêu tối thiểu phải đạt 10 triệu đồng/kỳ. Người có giá trị giao dịch chỉ tiêu thẻ cao nhất trong số những khách hàng đủ điều kiện tham gia chương trình ưu đãi sẽ nhận được chuyến du lịch Singapore. Người có giá trị giao dịch chi tiêu thẻ lớn thứ 2 và thứ 3 lần lượt nhận được chuyến du lịch Thái Lan cho hai người trị giá 20 triệu đồng và chuyến du lịch Đà Nẵng cho hai người trị giá 15 triệu đồng. Những khách hàng có giá trị giao dịch chi tiêu thẻ lớn tiếp theo có cơ hội nhận thẻ Prepaid của SHB trị giá 5 triệu đồng. Thẻ tín dụng Vinaphone SHB MasterCard là thẻ hạng Vàng (thẻ VIP) theo tiêu chuẩn thẻ tín dụng SHB MasterCard, sử dụng công nghệ chip chuẩn EMV đảm bảo an toàn, bảo mật cao, hạn chế tối đa khả năng làm giả. Tất cả chủ thẻ đều nhận được thông báo tự động SMS và email thống tin chi tiêu giao dịch để quản lý thẻ tốt hơn. Chương trình ưu đãi thẻ tín dụng đồng thương hiệu này chỉ dành cho hội viên Careplus của Vinaphone, từ hạng bạc, titan đến vàng, kim cương, những thuê bao thân thiết và gắn bó lâu năm với nhà mạng này.
Từ thời điểm ra mắt thẻ tín dụng đồng thương hiệu Vianphone SHB MasterCard, 500 khách hàng là hội viên Careplus từ hạng bạc trở lên đăng ký, kích hoạt thẻ đầu tiên sẽ được nhận ngay một phần quà là ví da cao cấp trị giá một triệu đồng.
đợt khuyến mãi. Có tổng cộng ba đợt khuyến mãi căn cứ trên khung thời gian của các đợt sao kê: từ 5-1 đến 4-2, từ 5-2 đến 4-3 và từ 5-3 đến 4-4.2014. Việc xác định 800 khách hàng này căn cứ vào thời gian mã số thẻ kích hoạt trên hệ thống của SHB và hạng hội viên Careplus, ưu tiên từ Kim cương, Vàng, Titan đến Bạc. Tổng tiền thường mà khách hàng gói khuyến mãi 1 và khuyến mãi 2 có thể nhận lần lượt là 3 triệu đồng (mỗi đợt tối đa 1 triệu đồng) và 2 triệu đồng (đợt 1: 1 triệu đồng, đợt 2 và đợt 3: 500.000 đồng/đợt). Đây cũng là chương trình ưu đãi dành riêng cho chủ thẻ Vinaphone SHB MasterCard, với giá trị giải thưởng lên 1,8 tỷ đồng.
4. Cơ hội trúng 3 triệu đồng
5. Phí dịch vụ thấp
Trong 3 kỳ sao kê từ ngày 5-1-2014 đến ngày 4-4-2014, 800 chủ thẻ đạt mức chi tiêu bằng thẻ từ 5 triệu đồng trở lên có cơ hội nhận quà tặng hoặc tiền trị giá tối đa 1 triệu đồng mỗi
Dưới đây là bảng so sánh một số dịch vụ được áp dụng biểu phí ưu đãi của chủ thẻ Vinaphone- SHB MasterCard so với chủ thẻ hạng Vàng của SHB
2. Miễn phí thường niên 2 năm Chủ thẻ Vinaphone - SHB MasterCard được miễn phí thường niên hai năm 2014 và 2015, trị giá 600.000 đồng. Phí thường niên năm 2016 tiếp tục được miễn đối với những chủ thẻ có mức chi tiêu bằng thẻ trong năm 2015 từ 20 triệu đồng trở lên. 3. Nhận ngay ví da cao cấp khi kích hoạt
STT 01
HẠNG MỤC
100,000 VND
200,000 VND
300,000 VND
300,000 VND
Miễn phí năm 2013, 2015. Năm 2016 được miễn phí nếu mức chi tiêu bằng thẻ trong năm 2015 từ 20 triệu đồng trở lên.
350,000 VND
Phí thường niên - Thẻ chính - Thẻ phụ (Mỗi thẻ chính sẽ được mở tối đa 3 thẻ phụ
03
THẺ SHB MASTERCARD GOLD
Phí thay thế thẻ - Thay thế thường - Thay thế nhanh (trong vòng 1- 3 ngày)
02
THẺ VINAPHONE SHB MASTERCAR
Phí thay đổi hạn mức tín dụng Phí hạn mức
250,000 VND
Miễn phí
100,000 VND
50,000 VND/lần
100,000 VND/lần
05
Phí xác nhận hạng mức tín dụng theo yêu cầu của khách hàng
Miễn phí
50,000 VND/lần
06
Phí cung cấp bản sao kê
Miễn phí
20,000 VND/bản; Có xác nhận của NH: 50,000 VND/bản
07 Lãi suất cho khoản quá hạn
18%/năm
21,6%/năm
08 Lãi suất cho khoản vượt hạn mức
18%/năm
21,6%/năm
04
Sản phẩm - Dịch vụ Số 1/2014
57
Dưới mái nhà chung
CLB SHB ĐÀ NẴNG:
&
“Chàng rể” quý giấc mơ không giới hạn Quang Nguyễn Mãn nguyện với “chàng rể” Bầu Thọ bỏ của chạy lấy người, rút nhanh khỏi Navibank Sài Gòn. Đến lượt bầu Kiên lâm nạn, bầu Thụy lấy cớ bị xử ép, giải thể XMXT Sài Gòn để một đi không trở lại với bóng đá Việt Nam, người ta mới thấy giá trị của sự tin cậy, bền vững. Đó là sự khác biệt của SHB.Đà Nẵng với những gì đã xảy ra sau cuộc bỏ chạy ồ ạt và phần còn lại của bóng đá Việt Nam. Tất nhiên SHB.Đà Nẵng cũng không tránh được hoàn toàn những hồ nghi. Thời gạo châu, củi quế, CĐV xứ Quảng - Đà có lúc đã rơi vào tâm trạng lo lắng. Họ ái ngại rằng, nếu bầu Hiển và SHB cũng “bỏ chạy” khỏi đội bóng sông Hàn, thắt chặt hầu bao, SHB.Đà Nẵng có còn giữ được vai vế ở V-League? Ngoài ra, việc ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên Bí thư
58
SHBNews
Thành ủy Đà Nẵng- người được ví là CĐV số 1 của SHB.Đà Nẵng, rời xứ Quảng - Đà nhận nhiệm vụ mới cũng ít nhiều tác động đến tâm lý của nhiều cầu thủ và CĐV ở chảo lửa Chi Lăng. Việc SHB.Đà Nẵng sợ bị “rút ống thở” là chuyện dễ lý giải, nhất là trong bối cảnh nhộn nhạo của làng bóng Việt thời điểm mới đây. Nhưng đó là hồ nghi của người hâm mộ, còn thực tế đội bóng sông Hàn đã được đảm bảo chắc chắn từ SHB mà như có CĐV nói “ SHB đảm bảo bằng Vàng” để đội bóng chỉ còn mỗi nhiệm vụ chú tâm chinh phục những mục tiêu lớn. Ông bầu Đỗ Quang HiểnChủ tịch HĐQT SHB trấn an: “SHB gắn bó với Đà Nẵng không phải để ăn xổi. Tham vọng của SHB.Đà Nẵng còn rất lớn, chưa bao giờ có điểm dừng. Cho nên, cầu thủ cứ tập trung vào mà đá cho thật tốt…”. SHB đã đặt cái móng, rồi đã xây
ngôi nhà vững như bàn thạch cùng bóng đá Đà Nẵng. Nó khiến cho ông Nguyễn Bá Thanh sau khi rời xứ Quảng - Đà có thể yên tâm rằng, bóng đá Đà Nẵng đã kén được “chàng rể” quá ưng ý. Đấy cũng là vấn đề mà người Đà Nẵng luôn thừa nhận rằng, không có SHB thì bóng đá Đà Nẵng chẳng thể mở mày mở mặt và có được vị thế như ngày hôm nay. Bởi từ ngày có “chàng rể” SHB nhảy vào năm 2008, bóng đá Đà Nẵng liên tục cất cánh, với 2 chức vô địch V-League (2009, 2012), 1 Cup Quốc gia (2009) và Siêu cup quốc gia (2012).
Tin cậy, phù hợp V-League 2009, SHB.Đà Nẵng lên đỉnh V-League, biến giấc mơ chờ đợi đằng đẵng suốt 17 năm của bóng đá Đà Nẵng thành hiện thực, bầu Hiển chỉ nói nhẹ nhàng: “Vô địch V-League lần này không phải là điểm dừng. SHB.Đà Nẵng
K
hi ông Nguyễn Bá Thanhnguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng- người được cổ động viên Quảng Đà ví như cổ động viên số 1 của bóng đá Đà Nẵng - ra Hà Nội nhận nhiệm vụ mới, nhiều cổ động viên bóng đá xứ Quảng Đà đã lo lắng cho tương lai của SHB.Đà Nẵng. Nhưng nỗi ái ngại ấy đến giờ thật sự chỉ bằng thừa…
phải thêm nhiều lần vô địch, đi đến mục tiêu lớn hơn…”. Câu nói của bầu Hiển và SHB không phải là chuyện suông. Ba năm sau, SHB.Đà Nẵng lần thứ 2 lên ngôi, như là lời khẳng định mà “chàng rể” đã thể hiện để “nói thật, làm thật”. Xen giữa 2 chức vô địch này, SHB.Đà Nẵng lúc nào cũng đứng trong Top 3 đội mạnh nhất V-League. Sự vị nể dành cho SHB.Đà Nẵng đã đứng ở tầm cao mới, chứ không phải bập bõm, nay vui mai sầu. Tất nhiên, đi kèm với vai vế ấy, SHB.Đà Nẵng lúc này đã đá thì chỉ đặt tham vọng vô địch chứ không thể vui vẻ, an phận đứng trong Top. Việc bóng đá Đà Nẵng thay da đổi thịt thế nào từ ngày gắn với SHB, CĐV xứ Quảng - Đà cảm nhận rõ nét nhất. Đơn giản như chuyện có quân xuất hiện trên tuyển, sau dàn cầu thủ của thế hệ vô địch năm 1992 của Phan Công Thìn,
Trương Hữu Lợi, Phan Thanh Hùng…, cầu thủ của Đà Nẵng có giai đoạn gần như “tuyệt tự” trong màu áo đội tuyển. Nhưng mọi chuyện đã hồi sinh, kể từ khi bóng đá Đà Nẵng thật sự chú tâm vào chuyên môn, thay vì thấp thỏm với chuyện cơm áo gạo tiền. Huỳnh Quốc Anh, Minh Phương, Phan Thanh Hưng, Phước Vĩnh, Nguyên Sa… đã khiến cho vai vế của “lò” Đà Nẵng có giá trị hơn hẳn trong màu áo đội tuyển. Không những vậy, những danh hiệu quý như Quả bóng Vàng cứ lần lượt đổ về đội bóng sông Hàn. SHB.Đà Nẵng lúc này đã trở thành môi trường mà cầu thủ cũng rất thích về đầu quân, chơi bóng ở chảo lửa Chi Lăng. Một câu chuyện có hậu cho bóng đá Đà Nẵng khi họ đã biết chọn ra “đối tác tin cậy” để có “giải pháp phù hợp”…
Dưới mái nhà chung Số 1/2014
59
Dưới mái nhà chung
Giáp Ngọ Tính theo tuổi âm, năm nay tôi 49 tuổi - cái tuổi hạn nặng đấy! Nên tôi chỉ ước một chữ “cân”. Nghĩa là không thừa, không thiếu. Với những người làm Quỹ như tôi, “Cân” trong cân quỹ sau mỗi ngày làm việc là một niềm vui lớn!
Đ
ứng ở vị trí thứ 7 trong bảng 12 con giáp là các cá nhân tuổi Ngọ - những con người thẳng thắn và nồng nhiệt. Con Ngựa còn tượng trưng cho các đặc điểm như sức mạnh, năng lượng và một cá tính cởi mở. Hãy lắng nghe chia sẻ của những SHBer cầm tinh con Ngựa trên SHB News kỳ này.
60
SHBNews
Lâm Đồng cũng vậy, chúng tôi chắc chắn sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này bởi cả Chi nhánh cùng đoàn kết, đồng lòng. Anh Nguyễn Tinh Tiến - Phó TP Phụ trách Phòng Kế toán - CN Bắc Ninh (1978 Mậu Ngọ):
Đi nhiều cũng thú vị chứ ? Anh Thái Xuân Từ - Trưởng quỹ CN Thăng Long (1966 - Bính Ngọ):
Tôi thích chữ “Cân” trong năm Ngọ này Mọi người nói rằng tuổi Bính Ngọ - sinh năm 1966 biết cách quản lý tiền bạc và là người rất nghiêm khắc và kiên quyết. Tôi thấy điều này thật đúng, ít nhất là với tôi. Có lẽ vì vậy mà tôi mới gắn bó với công việc tại Quỹ lâu như vậy và thấy đây là công việc phù hợp với mình. Tôi gia nhập SHB năm 2006, cũng là một cơ duyên nhưng khi được sống và làm việc dưới mái nhà chung SHB, tôi rất tự tin với sự lựa chọn của mình. Trong dân gian thường có quan niệm năm tuổi là năm hạn, gặp nhiều xui xẻo, năm 2014, tôi còn bị sao Thái Bạch chiếu. Sao này xấu bởi vốn được coi là “mất sạch cửa nhà” - nhưng tôi nghĩ mọi việc trên đời đều có thể thay đổi. Nếu làm việc hăng say, nhiệt huyết và cẩn trọng thì mình có thể hạn chế được rủi ro và có thể vượt qua tất cả.
Chị Hoàng Thị Thanh Loan - Tổ trưởng Tổ KSS - CN Lâm Đồng (1978 Mậu Ngọ):
“Có kiêng có lành...” Tôi không phải là người quá duy tâm nhưng phong tục tập quán của người Việt thì mình nên tôn trọng. Có câu “có kiêng có lành” đấy thôi. Tôi cũng có biết năm 2014, sao chiếu mệnh của tôi là sao xấu, tôi cũng có lo lắng một chút. Đây cũng là năm rất khó khăn với SHB Lâm Đồng mà tôi là một thành viên nên không chỉ bản thân tôi mà các cán bộ nhân viên Chi nhánh sẽ phải trải qua một năm kém thuận lợi. Nhưng tôi nghĩ, năm xấu chỉ là một trong số nhiều nguyên nhân và không việc gì mình không thể làm được nếu có ý chí và quyết tâm. SHB
Không biết những người sinh năm Ngựa khác thì sao nhưng tôi thấy tuổi Mậu Ngõ khá vất vả. Mặc dù vậy, tử vi của người sinh năm 1978 khá tốt khi về già nên hy vọng hậu vận sẽ tốt hơn. Năm 2014, những người sinh năm Mậu Ngọ như tôi bị chiếu bởi sao La Hầu, một sao rất xấu nhưng tôi không quá lo lắng bởi cái gì đến sẽ đến, có tránh cũng không được. Chỉ có điều, làm gì cũng cẩn trọng hơn một chút để tránh sai sót hay rủi ro thôi. Tuổi Ngựa thường phải đi nhiều thì phải, nhưng đi nhiều cũng là một điều khá thú vị chứ ? Các cụ chẳng dạy “Đi một ngày đàng học một sàng khôn là gì?”
Với SHBer tuổi Ngựa Thúy Anh ghi Tôi tin vào tướng số, tử vi và vận mệnh nhưng không phải là tất cả và không bị phụ thuộc vào điều đó. Mọi việc, nếu mình không bỏ công sức và nỗ lực thì dù tử vi có tốt đến mấy, năm có hợp tuổi và đẹp đến mấy cũng khó mà thành công như mong đợi được.
vào quan điểm, cách nhìn nhận của mỗi cá nhân. Vất vả mà mang lại kết quả tốt đẹp cho mình và người thân thì cũng đáng để vất vả chứ sao! Trải qua hơn 1 năm sau khi sáp nhập, giờ đây tôi và các đồng nghiệp tại PGD Lê Đình Dương đã thật sự hòa nhập vào ngôi nhà chung SHB. Môi trường làm việc năng động, thân thiện, làm hết sức, chơi hết mình đã giúp các cán bộ nhân viên trở nên gần gũi và gắn bó hơn. Mong rằng khó khăn của năm cũ sẽ qua nhanh và năm con Ngựa sắp tới này sẽ mang lại nhiều thay đổi tích cực cho tất cả chúng ta!
Chị Châu Thị Kim Trang - PGĐ Phòng GD Lê Đình Dương (1978 Mậu Ngọ):
“Đức năng thắng số” Tôi là người theo đạo Phật nên sống khá duy tâm nhưng không mê tín. Trong cuộc sông hằng ngày cũng như trong công việc, tôi luôn lấy phương châm“Đức năng thắng số”, “Trồng cây chăm chỉ tất có ngày hái quả”. Với cách nghĩ và thực hành theo phương châm đó thì có thể khi gặp điều dữ, tất sẽ được hóa lành, những điều không may sẽ không đến với mình trong năm tới. Chuyện những người cầm tinh con Ngựa bị xem là có số vất vả mình có nghe nhiều rồi nhưng không phải ai cũng thế và còn tùy thuộc
mỗi người quan niệm và suy ngẫm. Với tôi, những gì đã trải qua chưa phải là vất vả. Có thể bởi tôi còn trẻ, thích thử thách và sự trải nghiệm. Tôi tin vào tử vi, nhưng không mê tín mà chỉ xem là một hình thức tham khảo trước khi quyết định những việc quan trọng. Trước khi “đầu quân” cho SHB, tôi có tìm hiểu trên mạng internet và có biết SHB là ngân hàng chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn thành ngân hàng đô thị nhưng môi trường làm việc lại rất chuyên nghiệp, cởi mở và năng động. Tôi khá hài lòng với công việc hiện tại bởi nó mang lại cho tôi nhiều kinh nghiệm, kiến thức, khả năng giao tiếp. Với những người yêu thích sự trải nghiệm, không ngại vượt qua thử thách và khó khăn thì SHB là một môi trường rất nên thử sức. Tôi mong 2014 sẽ là một năm thành công với SHB nói chung và với tất cả cán bộ nhân viên chúng tôi.
trải nghiệm và học hỏi. Tôi vào SHB được 5 tháng, khi CN Kampong Thom tuyển dụng nhân sự. Là con gái, lại đi xa nhà, dĩ nhiên ba mẹ tôi không muốn. Nhưng tôi còn trẻ, tôi muốn thử sức mình ở một môi trường khác Việt Nam xem họ sống và làm việc thế nào. Ở đây, khó khăn lớn nhất là khác biệt ngôn ngữ với người bản xứ nhưng SHB Kampong Thom là một tập thể đoàn kết và thân thiết như anh em một nhà nên cuộc sống xa nhà phần nào đỡ khó khăn hơn. SHB là nơi đầu tiên tôi làm việc và mong rằng, tôi sẽ trở thành nhân viên chính thức của Ngân hàng trong thời gian sớm nhất. Đây cũng là điều tôi mong ước trong năm tuổi của mình năm Giáp Ngọ đang tới
Chị Phan Thị Nguyệt - Giao dịch viên - CN Kampong Thom (1990 Canh Ngọ): Chị Võ Thị Thu Huyền - Nhân viên hành chính - CN Khánh Hòa (1990 Canh Ngọ):
Con gái tuổi Ngựa, tôi thích thử thách và sự trải nghiệm Con gái sinh năm ngựa mọi người thường bảo là vất vả nhưng vất vả hay không lại tự
Năm Ngọ, tôi ước sẽ trở thành nhân viên chính thức của SHB ! Quê tôi ở Quảng Bình, học đại học ở Đà Nẵng và đi làm tận Campuchia. Có lẽ vì cầm tinh con Ngựa nên phải đi suốt chăng? Nhưng điều đó không phải là sự vất vả mà tôi coi đó là cơ hội để
Dưới mái nhà chung Số 1/2014
61
Dưới mái nhà chung
Dư âm ngày cận
Tế t
Nguyễn Chí Thanh (Trung tâm Thanh toán trong nước)
H
à Nội cận Tết, có những ngày lạnh tưởng chừng như cắt da cắt thịt. Cái lạnh như là một đặc sản đầy thú vị của miền Bắc. Lạnh thì lạnh đấy nhưng không thể thiếu nó được. Một cảm giác tê tái, heo hắt, nao nao trong lòng. Cái lạnh buốt theo những cơn gió Bấc ăn sâu vào lòng những dãy phố, những con đường, vườn cây, và dường như ăn sâu cả vào lòng người qua lại. Tan giờ làm, ai ai cũng vội vã , hối hả hanh trở về với tổ ấm riêng của mình sau những lo toan bộn bề của cuộc sống.
62
SHBNews
Tôi lang thang rong ruổi trên những con phố quen thuộc giữa lòng Hà Nội. Chợt giật mình nhận ra rằng dường như đã lâu rồi, giữa bao bon chen của cuộc sống vất vả, mình chả có phút giây nào dừng lại, lắng lòng để nghĩ về quá khứ, những gì mình đã trải qua. Tất cả ký ức về ngày Tết của tuổi thơ cứ thế ùa về trong tôi theo dòng hồi tưởng miên man. Dù có đi xa đến đâu, ở độ tuổi nào thì những kỉ niệm về ngày Tết cũng không thể nào quên được. Nhớ lại những năm tháng sinh viên xa nhà đi học đại học. Nhớ da diết những ngày giáp Tết, lần nào đi học về, nhìn thấy bóng dáng những cây đào, cây quất lại càng nhớ nhà hơn. Nhớ nhà lắm, nhớ bố mẹ lắm. Chỉ muốn bắt xe ngay về nhà để được mẹ ôm chặt trong lòng.
bị đun một nồi đầy những lá mùi. Bà vừa đun vừa giảng giải: cái mùi ấy chính là mùi của quê hương, của đất tổ, mùi của Tết. Mùi hương của mùi ngấm vào thịt da. Người với người gần nhau hơn, thân ái hơn, tắm mình trong hương thơm của lá mùi mùa xuân làm người ta tĩnh tâm sau bao mệt mỏi của cuộc mưu sinh. “Tết… Tết... Tết… đến rồi!”. Văng vẳng đâu đây điệu nhạc quen thuộc. Nghe thấy vui vẻ rộn rã hằn lên, kéo tôi ra khỏi những dòng cảm xúc với những kỉ niệm ngọt ngào của miền ký ức xa xôi ngày nào.
Bỗng chạnh lòng thấy, dường như giữa những bộn bề lo toan của cuộc sống, không nhiều người biết sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu Rồi như một linh cảm, tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Trời lạnh thương nhiều hơn? Ai đó nói, cuộc đời này chỉ có một, những điều đã lắm. Giữ ấm con nhé. Sắp đến Tết rồi đấy”. Là mẹ nhắn tin. Mẹ bao qua vĩnh viễn không lấy lại được. Hãy yêu thương nhau đến khi còn giờ cũng lo lắng cho con như thế. Mẹ ơi, con muốn được sà vào lòng có thể…! mẹ, về bên vòng tay ấm áp, thân thương của mẹ biết bao. Về với bữa cơm gia đình giản dị nhưng bao giờ cũng ấm cúng, tràn ngập tiếng cười. Mà ừ nhỉ, cũng sắp Tết rồi. Mùa Xuân cũng sắp đến rồi. Mùa của hương sắc mới, của cây cối đâm chồi nảy lộc, và cũng là mùa của sự đoàn tụ. Nó là dịp của những đứa con xa nhà trở về tổ ấm gia đình. Nếu ai chưa một lần được đón không khí Tết tại những miền quê hẳn chưa cảm nhận hết được không khí thiêng liêng đầm ấm của ngày Tết. Mỗi miền quê Việt Nam lại có những phong tục đón Tết riêng tạo nên những nét đặc sắc và phong phú của văn hóa dân tộc. Nó như một sợi dây vô hình gắn kết tâm hồn mọi người lại với nhau. Đã là người Việt Nam, dù đi đâu làm gì, mỗi dịp Tết đến xuân về hẳn ai cũng có chung một niềm mong mỏi được đoàn tụ với gia đình, để được thắp một nén nhang lên bàn thờ tổ tiên trong thời khắc giao thừa ! Không biết các bạn có háo hức với Tết không, còn tôi năm nào cũng vậy, tôi cố gắng về nhà thật sớm để cùng gia đình sắm sửa ngày Tết. Cảm giác vui lắm. Có lẽ đã xa rồi cái thời mấy nhà chung nhau một con lợn Tết. Nhà ai cũng gói bánh Chưng xanh. Thật đầm ấm và bình dị. Thích nhất là ngày 30 tết. Ai cũng tưng bừng chuẩn bị cho mâm cơm cúng ông bà tổ tiên. Bố thì lo gói bánh Chưng. Bố tôi khéo tay lắm, những chiếc bánh Chưng được bố gói thật vuông vắn, gọn gàng trông rất đẹp mắt. Bố tôi vẫn bảo: “Gói bánh Chưng để lễ Tết thắp hương cho ông bà tổ tiên nên phải làm đẹp và cẩn thận để ông bà phù hộ cho con cháu”. Bao giờ cũng vậy, bố thường gói thêm một cái bánh Chưng nhỏ nhiều thịt dành riêng cho tôi. Tự hào nhất là được bố giao cho trọng trách trông nồi bánh Chưng. Tôi cùng mấy đứa nhỏ quây quần bên nồi bánh Chưng. Nhìn lửa bập bùng cháy. Nước sôi ùng ục. Trời lạnh mà đứa nào đứa nấy mặt đỏ bừng. Tôi cũng ko dám đi đâu xa, cứ sợ bánh chín là ai đó sẽ lấy mất cái bánh đặc biệt dành riêng cho mình. Cứ đến chiều 30 Tết, bà tôi lại chuẩn
Dưới mái nhà chung
Số 1/2014
63
Dưới mái nhà chung
Ngôi nhà thứ hai! B Thúy Anh
an đầu, tôi chỉ muốn phỏng vấn vài câu về em trong một bài viết khác, nhưng sau đó tôi nảy ra ý nghĩ sẽ viết riêng về em - một chàng trai thế hệ 8x trên đất bạn Lào đã đến và gắn bó với Ngân hàng SHB. Chàng trai nào vậy ? Đó là Sengheuangsomphou Keophounsack - Chuyên viên Hỗ trợ tín dụng - Chi nhánh Lào.
Khoảng cách từ nơi tôi làm việc - Hội sở tại Hà Nội đến Chi nhánh Lào, nơi em lựa chọn làm việc đã được rút ngắn lại nhờ cuộc trò chuyện qua ô cửa chat nội bộ. Tôi bất ngờ về khả năng gõ tiếng Việt của em dù có người đồng nghiệp của em - cũng là bạn tôi - đã cho tôi biết trước rằng em nói tiếng Việt như người bản xứ, cả những từ ngữ cửa miệng của giới trẻ Việt Nam ngày nay. Khi tôi online với em qua chat, ngay lập tức em trả lời tôi bằng một câu hỏi: “Chị có gì cho em giúp ạ?”. Không phải là “Chị cần gì ạ?” hay “Em giúp được gì không?” mà lại là “Chị có gì cho em giúp ạ?”. Câu hỏi khiến tôi có cảm giác gần gũi và tin cậy. Em trò chuyện thẳng thắn, cởi mở và chân thành. Em bảo, việc chọn Việt Nam là nơi học đại học có thể là cái duyên đưa em đến với SHB. Sau khi ra trường, em đã làm việc tại một ngân hàng Việt Nam khác cũng mở chi nhánh tại Lào. Nhưng khi đọc thông tin SHB chuẩn bị khai trương chi nhánh Lào, em đã không ngần ngại nộp hồ sơ vào vị trí Chuyên viên Hỗ trợ tín dụng. Em cảm giác SHB sẽ là một môi trường tốt “thỏa sức” cho em trải nghiệm và thể hiện bản thân. Cái cảm giác ban đầu ấy, với em đến nay vẫn còn nguyên vẹn. Là con trai cả trong 1 gia đình có 3 anh em trai, giống như những chàng trai Việt Nam, em vẫn nhớ trách nhiệm của người con trưởng đối với gia đình, cha mẹ. Dù gia đình ở Viêng Chăn cách Pakse 700km, dù cha mẹ rất muốn Keophounsack về gần nhà nhưng cũng hết
64
SHBNews
lòng ủng hộ để em có thêm trải nghiệm và kiến thức. Những năm học đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh đã cho em những hành trang tốt, giúp em tự lập khi phải sống xa nhà. Cuộc sống cùng những người đồng nghiệp “biệt phái” khác không phải là không có khó khăn: sự khác biệt trong văn hóa Lào Việt hay những lúc nhớ nhà, những lúc ốm đau nhưng em và các đồng nghiệp đã luôn coi nhau như người thân. Để cuộc sống bớt xa lạ đi nhiều, em thường cùng bạn bề cùng chơi thể thao, đi du lịch, tổ chức những buổi gặp mặt, ăn uống. Với em, những dịp như thế là những “sự kiện” đáng nhớ của tất cả mọi người, là những kỷ niệm đẹp gắn kết mọi người với nhau hơn. Khi tôi hỏi, đã lựa chọn và được làm việc tại SHB Lào, em thích nhất điều gì? Em đã trả lời rằng: em thích sự chủ động. Nếu muốn vươn lên, thì phải chủ động học hỏi từ đồng nghiệp. Em học được điều đó từ các đồng nghiệp đến từ Việt Nam. Và vì em không muốn tụt hậu, nên em cũng dần trở thành người chủ động hơn trong lĩnh vực công việc của mình. Để quyết định gắn bó với một cơ quan, doanh nghiệp nào đó, em bảo, ngoài thu nhập cũng rất cần đến một môi trường tốt, một nền tảng văn hóa tốt và bản thân phải có niềm đam mê với công việc. Em mới vào SHB hơn 1 năm, sự gắn bó chưa đủ dài lâu để nói rằng em yêu SHB nhưng nếu chọn cho mình một ngôi nhà thứ 2, em muốn được chọn SHB
Nhiễu điều
Phủ lấy giá gương! Nguyễn Hồng Khương (Chủ tịch công đoàn SHB)
H
ai mươi năm phát triển và trưởng thành, SHB luôn ý thức phải tạo ra những sản phẩm ưu việt cho khách hàng, lợi ích cho cổ đông, chế độ đãi ngộ tốt cho người lao động và chia sẻ lợi ích với cộng đồng. Tiêu chí đó đã khiến tất cả chúng tôi dồn tâm huyết, tình cảm và công sức cho những sản phẩm mang thương hiệu SHB và duy trì liên tục các chương trình từ thiện suốt hai mươi năm qua. Không có điểm dừng cho những việc làm thiện nguyện, không có con số nhất định cho những chuyến đi, chỉ có một thông điệp trách nhiệm nhắc nhở chính mình: Chia sẻ cũng là tri ân! Với tinh thần đó, mỗi khi có thiên tai, bão lũ xảy ra trên dải đất hình chữ S, cán bộ nhân viên SHB lại tự nguyện chung tay, từ tâm đóng góp vật chất và trực tiếp tổ chức những chương trình thiện nguyện nhằm chia sẻ khó
khăn với đồng bào đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra. Sự tự nguyện ấy đến từ mọi nơi trong cộng đồng SHB, từ các Chi nhánh cực Bắc đến các Chi nhánh cực Nam của Tổ quốc. Nó lan tỏa tới mọi vùng miền, nơi có sự hiện diện hoạt động kinh doanh của SHB… Đến nay, khó có thể kể hết cán bộ nhân viên SHB trên toàn hệ thống đã tổ chức bao nhiêu chuyến đi thiện nguyện. Từ những hoạt động tài trợ - từ thiện lớn cho Bệnh viện Ung bướu, Nhi đồng, Bệnh viện 198, Viện Huyết học truyền máu Trung ương….. đến những chuyến đi thường xuyên hàng năm đến vùng rốn lũ, rốn bão miền Trung hay những vùng đất cực Bắc Hà Giang, Tuyên Quang v.v... Tất cả, đều để lại cho chúng tôi một cảm giác trách nhiệm: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương…”!
Văn hóa - Thể thao - Giải trí Số 1/2014
65
Văn hóa - Thể thao - Giải trí
Bốc “quẻ” Cảm ơn SHB! tuổi Ngọ Minh Nguyệt (Ban Quản lý & Giám sát Tín dụng)
T
uổi thơ tôi gắn với những câu chuyện cổ tích, với những điều ước thần kỳ trong đôi mắt của một cô bé yêu cuộc đời và tin vào những giấc mơ. Đã hơn một lần, tôi suy nghĩ mình sẽ làm gì nếu có một điều ước, ước cho mình hay cho những gì sẽ thuộc về mình, hay sẽ là “ước gì tôi có nhiều điều ước khác”. Khi lớn lên, tôi không còn nghĩ về những điều ước thần tiên nữa, mà thay vào đó là những điều ước hiện thực hơn. Gần năm trước, khi mới bước chân vào SHB tôi mới chỉ là một nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm, bỡ ngỡ với những mới mẻ trong công việc trong khi kiến thức tôi có chỉ vỏn vẹn là những kiến thức trên ghế nhà trường và một chút kinh nghiệm thực tế. SHB đã cho tôi cảm nhận được nhiều điều, nhiều bài học về cuộc sống, nhiều kiến thức chuyên môn, cách làm việc, và nhiều tấm gương miệt mài đam mê với công việc. Nhìn lại quá trình làm việc tại SHB, tôi đã được nhiều điều hơn những gì mình mong muốn, đó là những đồng nghiệp trẻ trung nhiệt tình năng động trong công việc, là những người lãnh đạo luôn làm việc bằng 200% sức lực vì ngôi nhà chung SHB. Bây giờ, nếu có ai đó hỏi rằng: Bạn cảm nhận gì sau khi trở thành nhân viên SHB?, tôi sẽ không ngần ngại mà nói rằng: “Cảm ơn SHB”! Nếu bạn hỏi: 2013 đã đi qua trong bộn bề khó khăn, bạn ước gì và hành động gì trong năm con Ngựa này?, tôi sẽ trả lời: “Tôi ước sức khỏe cho những người tôi yêu thương, tôi ước mình gặp nhiều điều may mắn. Ước cho mọi đồng nghiệp tại SHB đều thành công và ngôi nhà chung của chúng ta sẽ đầy ắp của cải, tiếng cười…!”
L
à năm bản mệnh, thông thường công việc dễ bị cản trở, áp lực nặng nề hơn. Chỉ có bình tâm tĩnh trí, cố gắng vươn lên, bạn mới có thể biến chuyện lớn thành bé, chuyện xấu giảm đi. Người tuổi Ngọ sinh vào các năm 1942, 1954, 1966, 1978, 1990, 2002. Năm nay do ngũ hành vượng, ý chí mạnh mẽ, bạn muốn làm nhiều việc mà thực tế lại không được như ý muốn, gia đạo không yên, có nhiều chuyện lo lắng. Nên chú ý đến các mối quan hệ, không nên trút bực dọc lên những người xung quanh, nếu không dễ dẫn đến khẩu thiệt thị phi. Tuy có nhiều sóng gió, nhưng có thể vượt qua. Nam tuổi Ngọ: Vận khí kém, như lội ngược dòng, lúc tiến lúc thoái, tuy có cơ hội nhưng khó nắm bắt, vì thế cũng không được nản chí. Dễ hoàn thành công việc, nhưng nhiều lúc cảm thấy chưa phát huy được hết khả năng. Vận khí của thanh niên tuổi Ngọ cũng kém, nhiều việc dậm chân tại chỗ, nhưng cũng không nên quá lo lắng, cần từng bước cố gắng, tạo nền tảng vững chắc cho mai sau. Nữ tuổi Ngọ: Vận khí tốt hơn nam, được trọng dụng. Vợ chồng hòa thuận, nhưng cần chú ý quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Phụ nữ có thai cần lưu tâm, cẩn thận hơn trong đi đứng. Bạn gái chưa kết hôn khá vất vả, học hành và sự nghiệp đều cần đầu tư công sức nhiều hơn. Tình duyên gặp hạn đào hoa, nên kiểm soát tình cảm của mình. Sự nghiệp: Có nhiều hoài bão, thể hiện tính tích cực trong công việc, tuy vậy công việc nhiều, khó khăn lắm. Dễ có thị phi tranh chấp, nhưng đừng có đối chọi mà phần thiệt lại về mình, tìm cách biến thù thành bạn, loại bỏ chướng ngại, nếu không sẽ bị cô lập dẫn đến thất bại. Có tranh chấp về công việc lẫn chức vụ, cần biết "dĩ hòa vi quý", dùng hành động và công việc thực tế để chứng minh khả năng của mình. Tài vận: Công chức có thể có chút tài lộc, không có tiền tài bên ngoài như hoa hồng, tiền thưởng... Chú ý chi tiêu hợp lý, để tránh bội chi. Câu nói "của đi thay người" thích hợp với người tuổi Ngọ trong năm nay, có mất tiền bạc cũng cần hiểu là mình đã đỡ đi nhiều tai họa. Tránh đầu tư mạo hiểm, do dễ gặp rủi ro. Hợp tác làm ăn cần chú ý xem xét kỹ hợp đồng, và các giấy tờ liên quan. Sức khỏe: Dễ có bệnh phổi, cảm mạo, bệnh ngoài da và sự cố bất ngờ trên đường. Nên khám sức khỏe tổng thể để có hướng phòng tránh thích hợp. Thấy món ngon cũng không nên ăn quá nhiều mà ảnh hướng xấu đến sức khỏe. Tình yêu hôn nhân: Vợ chồng nên nhường nhịn lẫn nhau, bỏ qua tiểu tiết, đảm bảo thuận hòa trong gia đình, tránh nghi ngờ lẫn nhau. Người chưa kết hôn cần thận trọng trong chuyện tình cảm, tránh kết giao bừa bãi, nên tập trung cho một người để tình yêu đơm hoa kết trái. Ngọc phong thủy: Người tuổi Ngọ nhận được sự phù hộ của Phật bản mệnh Đại Thế Chí Bồ tát. Sử dụng màu vàng, nâu như thạch anh tóc vàng, lưu ly, hổ phách, biển thước sẽ có lợi cho bạn Theo VnExpress
66
SHBNews
C
òn nhớ, những ngày giáp Tết năm con Rắn 2013, Hà Nội liên tục mưa phùn kéo dài, gió thì rét và ai ra đường cũng như kén bọc trong hàng hàng lớp áo. Tết sắp đến nên ai ai cũng tính toán, đong đếm và điểm lại những gì đã thu hoạch được. Mấy chị đồng nghiệp của tôi, mỗi ngày đến cơ quan lại tính tính toán toán xem mua quà gì biếu bố mẹ, chi tiêu Tết sao cho vừa khớp với lương thưởng mà vẫn để ra được một khoản để dành?
Cũng chính nhờ có “chợ” mà không ít người đã mua được đặc sản chính hiệu cho ngày Tết mà giá cả lại phải chăng. Còn nhớ, tại thời điểm ấy, chúng tôi đã tự bảo nhau: Khi “thóc cao gạo kém” thế này, Chủ tịch thì thường xuyên làm việc ở cơ quan đến khuya mới về nhà. Các “Sếp”, từ “Sếp” lớn đến “Sếp” nhỏ đều làm việc hết mình mà lợi nhuận còn chưa cao thì nhân viên chúng mình cũng phải có những cách làm việc “tranh thủ” để tăng gia sản xuất, kiếm thêm thu nhập.
Thế rồi bỗng dưng xuất hiện một bức tâm thư của một vị Tổng Giám đốc Ngân hàng nọ trên các báo điện tử, làm chấn động toàn thể nhân viên trong Ngành.
Nhớ lại khi ấy, sau khi nhận sáp nhập HABUBANK, số lượng nhân viên ở các Phòng/Ban Hội sở đều tăng, cơ hội làm quen có lẽ chỉ qua chat nội bộ hoặc cái gật đầu đầy
bắt đầu từ đây với khoản tiền nho nhỏ từ việc kinh doanh linh động… Vì thế cũng không quá oan khi các tờ báo thay nhau giật tít về chuyện làm thêm ở công sở hay chuyện nhân viên ngân hàng tranh thủ tích cóp hầu bao trong lúc hầu hết mọi ngân hàng đều cắt hay giảm thưởng Tết! Dù vậy, trong tâm niệm của các chị em chúng tôi, việc “Do Business” chỉ là tạm thời và có thể kết thúc một cách vô điều kiện, shop đóng cửa vì vài lý do “rét quá chị không lấy thêm hàng” hay “ bố mẹ chị ngại chuyển đồ ở quê quá em à” v..v. Việc trọng tâm của chúng tôi vẫn là tìm khách hàng cho vay, tìm nguồn để huy động vốn, kinh doanh giấy tờ có giá, sáng tạo sản
Đặc sản Tết online Chuyện bây giờ mới kể
Chẳng ai bảo ai và cũng không cần đọc hết nội dung thư, chỉ đọng lại trong nhân viên Ngành Ngân hàng một điều: Năm nay Ngân hàng T sẽ không có thưởng Tết. Truyền tay nhau và đọc thuộc lòng bức tâm thư của vị Tổng giám đốc xong, ai cũng có cảm nhận bức tâm thư như châm ngòi cho một cuộc cách mạng: Không thưởng tết…. !
Vũ Thị Thanh Hà (Ban Nghiên cứu & Phát triển sản phẩm)
Có nhiều người thở dài vì không biết Ngân hàng mình thế nào? Nhưng cái khó ló cái khôn! Trong những lúc khó khăn nhất, con người ta mới phát huy được hết những khả năng vẫn được giấu kín trong những bộ óc bé nhỏ…. “Chúng ta sẽ “Do Business” (kinh doanh) theo phong cách rất “Bank Staff” (phong cách của nhân viên ngân hàng)….”! Một thành viên trong phòng tuyên bố. Và chưa bao giờ, lòng tự hào của những thành viên SHB HO và tình yêu quê hương của mỗi người lại dạt dào đến thế. Không có những lúc khó khăn thế này, ai trong phòng mà biết được quê chị ở Ninh Bình có thịt dê ngon nổi tiếng, quê em ở Thái Nguyên có chè mạn đặc sản? Hay một bạn nói giọng Bắc chính hiệu nhưng tư vấn cho mọi người về vú sữa miền Nam, rau Đà Lạt an toàn với khả năng “ngọt” đến thế? Và thế là, từ những thông tin về các sản phẩm Tết gắn với đặc sản vùng miền ở mỗi vùng quê, “ Chợ” môi giới, cung cấp hàng Tết ngon, bổ , rẻ bỗng nhiên hình thành rồi lan từ phòng này sang phòng khác với trung tâm là các chị em.
thiện cảm ở thang máy mà không biết ai là ai…. Thế nhưng cũng ở thời điểm ấy, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn với lời chào trên E-mail quảng cáo chè Thái Nguyên vừa ngon vừa rẻ, thịt trâu/bò gác bếp chính hiệu Lai Châu, quần tất Hàn Quốc đi mãi không rách,; đồ gia dụng giao hàng miễn phí từ 77 đến 81Trần Hưng Đạo, từ Hàm Long qua Hàn Thuyên… Đây có lẽ là “nơi tình yêu bắt đầu” của tổng hòa tình cảm chị em, anh em và có lẽ biết đâu cũng có một mối tình đơm hoa kết trái của cô tư vấn viên nhiệt tình xinh đẹp với anh chàng nào đó “chót dại” hỏi thăm chi tiết về sản phẩm? “Kinh doanh” tại Ngân hàng theo kiểu của chúng tôi bỗng dưng trở thành một thị trường khá hoàn hảo khi các mặt hàng đều bán khác nhau, đa dạng và đều là đặc sản vùng miền. Có những “cái Tết của mèo con”
phẩm tiện ích cho Ngân hàng…. “Hãy chia sẻ khó khăn theo cách riêng của bạn”, việc kinh doanh chỉ là tạm thời và thỏa chí đam mê buôn bán của các chị em, cóp nhặt từng đồng thời bão giá vậy thôi. Và chúng tôi, những người đã đong đầy niềm tự hào SHB - một Ngân hàng với chế độ và lương thưởng tốt trong khối Ngân hàng TMCP luôn tự hào về Ngân hàng mình. Niềm tự hào ấy như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình làm việc của các chị em, khuyến khích họ cố gắng từng ngày vì một SHB sau sáp nhập sẽ khẳng định được vị thế cao hơn. Chúng tôi hiểu, khó khăn chỉ là giai đoạn tạm thời, đoàn kết và gắn bó hơn vì một tương lai tương sáng mới là điều vô cùng quan trọng khi chúng ta đã nắm tay nhau !
Văn hóa - Thể thao - Giải trí Số 1/2014
67
Nhịp cầu bạn đọc
MUA BẢO HIỂM Ô TÔ DẶM TRƯỜNG AN KHÁCH HÀNG ĐƯỢC ƯU ĐÃI NHỮNG GÌ? Câu hỏi: Tôi đến giao dịch tại Ngân hàng SHB và được biết ngân hàng có bán bảo hiểm ô tô, tôi có thể đăng ký mua bảo hiểm này ở đâu? Trả lời: Ngân hàng SHB liên kết với Công ty bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội triển khai bán bảo hiểm ô tô (Sản phẩm “Dặm Trường An”) trong toàn hệ thống SHB. Anh/Chị có thể liên hệ với Chuyên viên quan hệ khách hàng tại tất cả các điểm giao dịch thuộc SHB để mua bảo hiểm. Câu hỏi: Khi mua bảo hiểm ô tô tại SHB, tôi có được ưu đãi gì không? Trả lời: Khi mua bảo hiểm Dặm Trường An, Anh/Chị sẽ nhận được các ưu đãi sau đây: - Giảm phí 5% đối với xe mới khi tham gia bảo hiểm vật chất xe. - Giảm phí 20% cho năm tái tục bảo hiểm khi không có tổn thất về các nghiệp vụ bảo hiểm tương ứng vật chất xe, trách nhiệm dân sự tự nguyện. - Ba điều khoản bổ sung không tính thêm phí: + Bảo hiểm mới thay cũ + Bảo hiểm lựa chọn cơ sở sửa chữa + Bảo hiểm thiệt hại động cơ do hiện tượng thủy kích Câu hỏi: Tôi vay ngân hàng 700 triệu để mua ô tô nhưng giá trị chiếc xe là 1 tỷ (theo hóa đơn mua xe). Vậy tôi nên mua bảo hiểm theo số tiền nào? Trả lời: Để đảm bảo quyền lợi đầy đủ, Anh/Chị nên tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm bằng giá trị thực tế của xe trên thị trường tại thời điểm mua bảo hiểm (1 tỷ đồng). Việc bảo hiểm dưới giá trị và trên giá trị (so với giá trị thực tế của xe trên thị trường) đều không đảm bảo quyền lợi, vì: - Nếu bảo hiểm mức 700 triệu (dưới giá trị): Trong trường hợp này Anh/Chị mặc nhiên tự bảo hiểm một phần cho chiếc xe của mình (tự bảo hiểm 30% - tương đương 300 triệu). Khi xảy ra tổn thất BSH sẽ bồi thường tổn thất theo tỷ lệ 7/10. - Trường hợp Anh/Chị mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị thực tế của chiếc xe trên thị trường: Khi xảy ra tổn thất BSH chỉ bồi thường đúng giá trị của tài sản được bảo hiểm. Ví dụ trong trường hợp này Anh/chị
68
SHBNews
tham gia bảo hiểm với STBH 1,2 tỷ đồng: Khi xảy ra tổn thất toàn bộ BSH chỉ bồi thường tối đa theo giá trị thực tế của chiếc xe là 1 tỷ. Câu hỏi: Thủ tục mua bảo hiểm bao gồm những giấy tờ gì? Trả lời: Khi tham gia bảo hiểm ô tô (Sản phẩm “Dặm Trường An”) tại điểm giao dịch của SHB, Anh/Chị sẽ được cán bộ ngân hàng hướng dẫn thực hiện một số thủ tục sau: - Photo Giấy đăng ký xe ô tô; - Điền thông tin và ký tên vào Giấy yêu cầu bảo hiểm; - Cung cấp thông tin để cán bộ ngân hàng điền vào Biên bản kiểm tra xe, sau đó ký tên; - Ký tên xác nhận vào Giấy xác nhận thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm; - Đóng phí bảo hiểm vào tài khoản của Công ty bảo hiểm BSH mở tại ngân hàng SHB. Sau khi hoàn tất các thủ tục, Anh/Chị sẽ được ngân hàng cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Câu hỏi: Khi xảy ra tổn thất tôi cần liên hệ với ai để được giải quyết quyền lợi bảo hiểm? Trả lời: Anh/Chị liên hệ với Bảo Hiểm BSH nhanh nhất có thể theo số điện thoại hotline 24/24 in trên Giấy Chứng Nhận Bảo Hiểm để được: hướng dẫn các biện pháp cứu chữa người và tài sản; Tư vấn, hướng dẫn giải quyết tai nạn và khiếu nại bồi thường bảo hiểm. Câu hỏi: Khi xảy ra tổn thất tôi có được bồi thường 100% giá trị thiệt hại không? Trả lời: Khi thực hiện bồi thường Công ty bảo hiểm sẽ căn cứ vào tổn thất thực tế, điều kiện điều khoản bảo hiểm ký kết giữa Chủ xe và BSH… mức miễn thường để bồi thường. Mức miễn thường: là tổn thất hoặc phần tổn thất do rủi ro gây ra nhưng người được bảo hiểm phải tự gánh chịu vì nó nhỏ hơn ngưỡng tổn thất mà doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm. Mức miễn thường có khấu trừ (mức khấu trừ): Người bảo hiểm chỉ bồi thường phần tổn thất vượt quá mức khấu trừ quy định trong hợp đồng. Số tiền bồi thường = tổn thất thực tế - mức khấu trừ Mức miễn thường không khấu trừ: Nếu tổn thất có giá trị nhỏ hơn mức miễn thường thì không được
Mới đây, SHB đã liên kết với Công ty bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BHS) triển khai bán bảo hiểm ô tô Dặm Trường An trong toàn hệ thống SHB. Khách hàng vay vốn tại SHB khi mua bảo hiểm Dặm Trường An sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt gì? bồi thường, nhưng khi tổn thất có giá trị lớn hơn mức miễn thường thì sẽ được bồi thường toàn bộ chi phí thực tế. - Mức miễn thường có khấu trừ 1.000.000 đồng/vụ đối với xe khách, xe buýt; xe tải kinh doanh vận tải; xe đông lạnh; xe đầu kéo, rơ mooc. - Mức miễn thường có khấu trừ 2.000.000 đồng/ vụ đối với xe taxi - Mức miễn thường không khấu trừ 500.000 đồng/vụ đối với các loại xe khác. Câu hỏi: Nếu xe của tôi gặp tổn thất khi đang đi sang nước ngoài thì có được bảo hiểm không? Trả lời: BSH chỉ bồi thường cho những tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Tổn thất xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam thuộc điểm loại trừ bảo hiểm của BSH và BSH sẽ không bồi thường cho tổn thất này. Khi có nhu cầu lưu thông ra ngoài phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam chủ xe có thể yêu cầu BSH nhận bảo hiểm bổ sung cho xe trong quá trình hoạt động tại lãnh thổ nước đó. Trên cơ sở đồng ý của BSH, chủ xe đóng thêm phụ phí cho yêu cầu này BSH sẽ bồi thường tổn thất cho xe khi xảy ra tổn thất tại lãnh thổ nước đó. Câu hỏi: Sau bao nhiêu ngày tôi sẽ được thanh toán tiền bồi thường? Trả lời: BSH có trách nhiệm xem xét và giải quyết bồi thường trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ về yêu cầu trả tiền bồi thường và không kéo dài quá 30 ngày trường hợp phải xác minh hồ sơ. Câu hỏi: Tôi gửi xe trong khuôn viên cơ quan và bị trộm 2 chiếc kính chiếu hậu. Trường hợp này có được bồi thường không? Trả lời: Tổn thất mất cắp bộ phận xe ô tô thuộc điểm loại trừ bảo hiểm của BSH. Do đó, trường hợp trên không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm của BSH. BSH chỉ bồi thường nếu trước đó Anh/Chị đã mua điều khoản bổ sung Bảo hiểm trộm cắp, trộmcướp bộ phận xe ô tô. Tuy nhiên Anh/Chị lưu ý điều kiện mở rộng này chấm dứt ngay (đối với 01 xe) khi chiếc xe đó bị tổn thất do mất cắp, mất cướp bộ phận đã được BSH bồi thường.