Đẹp như một giấc mơ

Page 1

HÀNH TRÌNH YÊU THƯƠNG

Đẹp như một

Giấc mơ





04 Con thấy thương lắm, đoàn năm người chúng ta đi suốt dọc đường từ bản này qua bản khác, Cha ngủ gật trên xe vì mệt mỏi. Cha Thái cùng thầy Sơn thay nhau lái xe không ngưng nghỉ. Đường đi dài quá, đi từ sáng sớm đến tối mới tới nơi, dọc đường còn hỏng xe nữa. Thầy Sơn và Cha Thái vất vả quá chừng. Những điểm đến buộc phải đi xe máy, những đoạn dài phải đi bộ mới qua được, đi quá nhiều, chân Cha bị chuột rút… Cha dừng lại đến lúc cơ hết đau, lại tiếp tục lên đường. Thầy Anh tuy ngoài 60 tuổi, bệnh tình khó khăn nhưng luôn là người quan trọng, luôn tìm cách giúp đỡ tìm nguồn cứu trợ cho mọi người. Nhưng dù khó khăn mệt mỏi, chuỗi Mân Côi vẫn vang lên suốt chặng đường. Đẹp lắm!


“ Bỏ tất mà chưa bỏ mình thì con chưa bỏ gì cả. Vì chính mình con sẽ dần dần quơ góp lại những gì con bỏ trước đó” (Ra đi- Đường hy vọng) Con từng biết và hiểu rằng phải bỏ mọi sự mà theo Chúa, trở nên Linh mục như lòng Chúa ước mong. Nhưng mãi đến cơ hội đi lần này, con mới biết bỏ mình, bỏ mặt bản thân khó đến dường nào. Những đoạn đường lở, những lỗi đi chỉ chừng 50 cm, mộ bên là vách núi, một bên là vực thẳm. Nguy hiểm biết bao nhiêu, nhưng con đã yên tâm hơn nhiều vì con biết mình đi theo đoàn. Thế mới thương cho các linh mục vẫn lặng lẽ một mình hàng tuần đi dâng lễ. Con đi có một chuyến thôi đã thấy mệt lắm mà các linh mục quản nhiệm ở đây vẫn hằng ngày đều đặn đến với giáo dân như vậy thì quả thật sự hy sinh quá lớn lao. Đã ra đi là phải bỏ chính mình.

con cái chúa Người Công Giáo vùng cao gồm người Thái và H’Mong, người H’Mong chiếm đại đa số. Con không rõ họ lãnh nhận Đức Tin từ lúc nào, càng không hiểu được tiếng nói của họ, nhưng con cảm nhận được niềm tin, sự vui mừng khi một linh mục đến dâng Thánh Lễ. Cái bắt tay vui mừng, vẻ mặt rạng ngời khi họ được các chủ chăn viếng thăm và hơn hết là được tham dự Thánh Lễ đã chờ đợi hàng tuần.

05

Em bé H’Mông đeo Thánh giá trong căn nhà thờ tạm


Các anh giáo dân thật dễ mến, lặn lội xuống chân núi dẫn đường cho mình đi, con chưa từng gặp gỡ người H’Mong bao giờ nhưng thấy sự nhiệt tình, hiền lành ấy con đoán chắc họ dễ thương lắm. Đến lúc đến nơi, quả thật không sai! Đời sống tách biệt chốn bôn ba đưới kia, nên tính cách vẫn rất chân thật. Họ không tham lam tích góp, không kêu xin phàn nàn. Sự vui mừng chân thật qua những cái ôm, cái bắt tay và nụ cười ấm áp.

Nhà của người H’Mong rất đơn sơ, căn nhà gỗ nền đất với lối tổ chức đơn giản, bếp và chỗ ngủ là đủ. Họ canh tác cả đồi núi để trồng ngô, trồng lúa trên các ruộng bậc thang nên để dễ quan sát bảo vệ, ngôi nhà phải nằm trên đỉnh đồi, phải thật cao.

Con đau lòng khi nghĩ đến những ngày gió mưa, liệu họ có được an toàn, được mạnh khỏe khi bức tường ván gỗ kia đầy kẻ hở trước gió và nhiệt độ vùng cao, nền đất sẽ lấy khi gặp nước. Căn nhà ấy có vững khi gió mạnh, đặc biệt nơi đây thường có lũ quét. .....................

06


“ nhà thờ” cũng ở vị trí rất cao, thực ra ở đây không có nhà thờ. Một người giáo dân tốt lành đã nhường lại căn nhà lớn của mình để làm nơi cho các linh mục dâng lễ và cộng đoàn tham dự tạm thời. Thế mới biết lòng mến của họ lớn biết bao! Một nét trang trí đơn sơ để nhận biết đó là “ nhà thờ” là đầu hồi ván gỗ sẽ khoét hình ngôi sao hay thánh giá. Ánh nắng xuyên qua vị trí ấy vào bên trong ngay tại cung thánh rất dễ thương và đẹp lắm. Đầu hồi “ nhà thờ” với thánh giá hay ngôi sao- dấu hiệu nhận biết người Công giáo vùng núi

07


Phòng Thánh của nhà Thờ

Nhà thờ C2, Sơn La, Việt Nam

Phòng nghỉ các Cha khi đến dâng Lễ

Thư viện nhỏ cho mượn sách để các em đi học

08

Cũng có Bản đã có nhà thờ, giáo dân đã lên đến gần 500 người và có thánh lễ thường xuyên hơn. Việc truyền giáo và giữ đạo ở đây gặp rất nhiều khó khăn từ phía chính quyền do đó có một ngôi nhà thờ gỗ nhỏ thôi cũng là một kỳ tích và khích lệ lắm. Các bản xung quanh không có nhà thờ sẽ tụ tập về đây. Con ngạc nhiên khi biết được rằng đã có sách Thánh, Kinh nguyện và Thánh Ca đã được dịch sang tiếng H’Mong. Đó là cả một công trình to lớn, là nền tàng lưu giữ Đức tin vô cùng quan trọng và nhất là nét văn hóa bản xứ.


09 Bếp nhà thờ C2

Em bé H’Mong bên ngoài hành lang chuẩn bị tham dự Thánh lễ vì nhà thờ quá đông

Cung Thánh nhà thờ C2 Đến mà xem! Đến mà cảm nhận niềm tin, niềm cậy trông của giáo dân ở đây thế nào. Con thấy mình thua những người ở đây. Biết bao lần con bỏ lễ thường ngày trong khi họ khát khao được có Thánh lễ thường xuyên.


Trước đây, con đã khóc khi nghe kể về việc: khi ở trong tù, Đức cố Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận vì muốn dâng thánh lễ nên các giáo dân đã mang rượu đổ vào chai thuốc rồi dán nhãn thuốc đau bao tử, bỏ bánh lễ vào cây đèn pin. Ngài đổ ba giọt rượu trong lòng bàn tay cùng với một giọt nước, hiệp dâng thánh lễ. Con thấy thật đẹp, biết đến bao giờ con được chính tay mình dâng bí tích Thánh Thể và mãi mến yêu dâng Thánh Thể như Thánh lễ đầu tiên.

Cảm xúc đó con cảm nhận thêm lần nữa khi Cha dâng lễ tại nhà thờ C2. Con ngạc nhiên khi Cha cử hành Thánh lễ bằng tiếng H’Mong, đây là lần đầu tiên con tham dự một Thánh lễ như thế. Cảm giác lạ lắm, hay lắm, con đã khóc. “ Giàu hay nghèo Khen hay chê Sang hay hèn Không sao cả, chấp nhận tiến lên trên con đường hồng phúc và đợi ngày trở lại của Chúa Giê Su Kito Đấng cứu độ chúng ta.” ( Ra đi- Đường hy vọng) Một Thánh lễ trang nghiêm đã chờ đợi từ nhiều ngày liền, khung cảnh không cần đền đài nguy nga tráng lệ, dưới mái nhà gỗ đơn sơ cả triều thiên như đang ở giữa. Sự hạnh phúc chiếm lấy con! Con biết Cha biết điều đó, trong bài giảng lễ, Cha nói: “ Anh chị em hãy vui lên vì chính anh chị em sẽ hưởng nước Trời, không cần phải qua luyện ngục nữa” Con nghĩ vui: cũng đúng như thế, họ ở trên cao, nhà thờ trên đỉnh núi, họ gần trời hơn chúng ta nhiều. Con nghĩ chơi thế thôi, con biết Cha đang gieo trong lòng họ một niềm hy vọng, một niềm tin.

10


tình yêu Vị mục tử yêu thương đoàn chiên của ngài như Thiên Chúa luôn yêu thương con Ngài. Con theo Cha đến những nơi hẻo lánh nhưng là nơi chứa đựng niềm tin mãnh liệt nhất. Cha yêu thương trẻ em nhất, đến đâu Cha cũng mang kẹo, sữa, bong bóng cho tụi nhỏ. Nhìn thấy niềm vui sáng trong ánh mắt, sự hồn nhiên các em thôi, con đã ấm lòng huống chi là Cha, chắc Cha hạnh phúc lắm.

Đức Cha thổi bong bóng cho các em nhỏ tại giáo xứ Mường La, Sơn La

Đức Cha phát sữa cho các em nhỏ tại Chiềng Ân, Sơn La

Con yêu mến Đức Thánh Cha Phanxico, cái làm cho người đối diện không thể không yêu thương ngài đó là vì ngài hành động từ con tim, từ tình yêu. Con cảm phục các linh mục ở đây, vượt qua biết bao khó khăn sự hy sinh cao cả dành cho đoàn chiên này quá vĩ đại. Có Cha chẳng có tiền mua xe máy để đi nữa, đường đi sỏi đá như thế thì chẳng phương tiện gì có thể chạy tốt mãi được. Những khó khăn rào cản ấy có khi làm nản lòng, nhưng bằng cách này hay cách khác Chúa vẫn mở lối cho các ngài đến với con chiên. Thật, dù khó khăn đền mấy nhưng sao từ chối được khi thấy khát khao đức tin từ phía giáo dân của ngài. Một điều con thấy rõ là các linh mục ở đây không hề kêu la dù khó khăn, không trách móc nhưng đầy khiêm nhường.

11


Con sẽ không đưa ra khẩu hiệu hay phương châm gì nữa, sẽ không cố thực hiện “ tình yêu không giả dối” sẽ không là “ phục vụ và hy sinh”,… Vì con biết khi con theo đuổi thực hiện phương châm đó, đó chính là cám dỗ trá hình tình yêu. Con càng cố gắng thể hiện cho người ta thấy để giữ cái mà con hô hào, để luôn làm đẹp mặt, để mọi người tán dương, đấy là con đang tôn thờ cá nhân dưới lốt ngụy trang mục tử nhân lành. Hành động vì yêu thương, vì mến Chúa nó phát ra từ cái tâm và chỉ vì một mục đích là vì người khác chớ không phải vì mình. Đó là con đường con chọn, đó là những gì con cảm nhận. Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi. (Ga,10,27) Đoàn Chiên biết và yêu mến người chăn dắt chúng. Con biết các Cha đã lôi cuốn con thế nào thì con tin họ cũng đã như vậy, họ yêu mến các ngài nhiều lắm. Đeo cho Cha “túi tiền” - vật chỉ những người thật đặc biệt, thật quan trong vào những dịp quan trọng mới được dùng, họ tặng Cha. Từ bản này qua bản khác, đi xe lúc hỏng, lúc trễ giờ không như dự định, nhưng khi đến nơi, đồng bào đã đứng đấy đợi sẵn, không biết họ đã trông mong lâu chưa, họ đã nôn nóng thế nào? Vì cảm giác chờ đợi người mình mến khó khăn lắm! Chỉ cần có linh mục đến, họ sẽ nghỉ làm ở nhà đón tiếp. Nấu những món chỉ dịp đặc biệt mới làm. Nhưng con hiểu lòng các Cha, các ngài không muốn những cái đó, người ta nghèo lắm, các ngài thương họ, không muốn vì mình mà họ phải hy sinh nhiều, các ngài đến để chọn làm người phục vụ chứ không là để được phục vụ.

12

Các anh giáo dân người H’Mong tốt lành biết mấy, từ núi cao xuống dẫn đường, rồi đến lúc về đưa tiễn đến tận nơi xuất phát. Đi rồi mới biết đoạn đường khó khăn và nguy hiểm biết bao. Hơn 3h đồng hồ đường lở đá ê ẩm cho mỗi lượt lên hay xuống. Có hay chăng chúng con có thể nhiệt tình đến như vậy? Chỉ một thứ duy nhất có thể giải thích điều đó: tình yêu.


tôi tớ chúa Suốt đường đi, Đức Cha ghé thăm nhiều cộng đoàn Công giáo, những linh mục đang ngày đêm âm thầm phục vụ dân Chúa. Tự do tôn giáo ở đây vẫn còn rất khó khăn, các Cha không được chính quyền cho phép xây nhà thờ. Nơi thì mượn nhà giáo dân để cử hành Thánh Lễ, nơi thì xây tạm nhà nguyện nhưng linh mục không được ở để quản. Có những Cha coi rất nhiều cộng đoàn như thế, các cộng đoàn cách xa nhau cả 100km và nhiều hơn. Đường đi khó khăn nhưng làm sao không đi cho được khi giáo dân H’Mong đi bộ cả hàng giờ để đến được nơi có thể tham dự Thánh Lễ. Đẹp thay đời sống linh mục, con tưởng tượng nếu mình coi quản các cộng đoàn ấy, liệu con có thể làm được như các Ngài? Đầu con giờ vang lên câu hát “ xin cho linh mục, được sống bình an. Giữa lúc gian nan trở nên ánh sáng”. Chúng con đây là muối là men cho đời, khó khăn đến mấy sao bằng các vị thừa sai đã gieo giống Đức Tin ở đây. Giữ lòng tin cho Giáo dân đã khó huống hồ là truyền giáo.

Con có biết sơ cách mà Cố Cả LM. Léopold-Michel Cadière về cách mà ngài đã gieo giống đức tin tại Miền Trung Việt Nam. Và đến bây giờ con được tận mặt chứng kiến cách làm tuyệt vời đó tại giáo phận Hưng Hóa này. Rồi mai này đây, Giáo Hội Việt Nam có các linh mục, tu sĩ nam nữ người H’Mong và các dân tộc khác để ra đi làm cho muôn người trở thành môn đệ Chúa. Thật sự, càng tìm hiểu con càng thấy rất khó khăn để trở nên tôi tớ Chúa nhưng trong con vẫn luôn khao khát không phải để trở thành linh mục mà là trở nên linh mục. Linh mục là một bậc sống chứ không phải một công việc. Làm việc thiện chưa phải là Tông Đồ, làm vì xem đó là sứ mạng của Chúa KiTo mới là Tông Đồ (Tông Đồ- Đường hy vọng) Con cám ơn Chúa đã cho con biết và học hỏi từ dịp này, sự hy sinh vì đoàn chiên của các Linh mục thật cao cả. Tại giáo xứ Mường La, dù đến đây đã tối và dự định sẽ dâng Thánh lễ lúc 18h30, đoạn đường dài mệt và đói nhưng các Cha vẫn đợi, đợi đến 19h30 để các giáo dân dân tộc ở xa họ kịp tham dự. Con nghĩ về ơn gọi của con và việc tông đồ con chọn. Đó nên là việc Chúa muốn hơn là việc con muốn và thích vì lúc con tự mãn về việc tông đồ của con là lúc nguy hiểm nhất. Ma quỷ sẽ tập trung lực lượng để đánh úp con. ( Tiếng gọi- Đường Hy vọng) Lạy Chúa, xin cho con thêm đức tin và cậy trông như ông Job ngày xưa, xin đừng để con ham muốn trở nên mục tử nhân lành mà cố làm mọi chuyện để đạt ý nguyện riêng con. Mà hãy mở trí con cho con luôn vâng phục và khiêm nhường. Kỷ niệm lần đầu thăm Giáo Phận Hưng Hóa, 22/08/2017

13

Francisco Assisi Phan Ngọc Tiến



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.