4
TIN AEP
Các bạn sinh viên yêu quý!
8
Lễ Khai giảng Chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE Khóa 54 Lễ Khai giảng Chương trình Liên kết đào tạo 2+2
CẢM XÚC VÀ SẺ CHIA
Sau 5 năm xây dựng và trưởng thành, ngày hôm nay, Chương trình đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE đang bước những bước tiến xa hơn trên con đường phát triển của mình, hứa hẹn thật nhiều những thành công phía trước. Cùng với những bước đi trên chặng đường mới này, bản tin The AEP World số thứ ba rất vui được tiếp tục là người bạn đồng hành cùng các bạn.
14 22 24
Interview Dr. Helen Huntley Du học dễ hay khó? Thành công lớn nhất là sự trưởng thành
AEP’S DIARY AEP-ers năng động Ngày hội thông tin K54 Prometheus - Đêm của kết nối AvinaA - Chuyến đi đầu tiên
AEP’S GOT TALENT Đam mê của cậu bé thích gấp khủng long
Những dòng sự kiện hấp dẫn, những gương mặt tiêu biểu, những câu chuyện cùng những chia sẻ chân thành và những góc nhỏ nơi xúc cảm lắng đọng, tất cả đang sẵn sàng chờ được khám phá. Các bạn tân sinh viên thân mến! Cánh cửa chào đón các bạn đến với Chương trình đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE đang rộng mở. Hãy để The AEP World là nhịp cầu đưa bạn đến ngôi nhà chung AEP, nơi yêu thương sẽ cùng bạn bắt đầu một quãng đời sinh viên đáng nhớ!
Ban biên tập.
GÓC HỌC TẬP Nghiên cứu khoa học – Cơ hội đừng bỏ lỡ Chương trình trao đổi sinh viên quốc tế Challenging timeline
30 TRUYỆN NGẮN 32 TIPs...TIPs...
Chọn nghề nghiệp, chọn tương lai Bố tôi là thầy giáo
The AEP World
3
TIN AEP
Lễ Khai giảng Chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE Khóa 54
5
4
AEP - nơi tài năng tỏa sáng, 6 năm qua, Chương trình TT, CLC và POHE đã làm đúng những mục tiêu khi thành lập đã đề ra: chọn ra những sinh viên tài năng, tạo môi trường cho sinh viên giao lưu và học tập một cách hiệu quả, chắp cánh cho những ước mơ và khát vọng. Bước sang năm thứ 7, đánh dấu bằng buổi khai giảng ngày 18/10/2012, Chương trình TT, CLC và POHE trường Đại học Kinh tế Quốc dân vẫn đang trên con đường chông gai của sự nghiệp giáo dục, hoàn thiện chương trình để trở thành cái nôi nuôi dưỡng tài năng.
3
2
4
The AEP World
1
Sau một kỳ thi tuyển đầy căng thẳng, ngày 18/10/2012 Chương trình TT, CLC và POHE đã tổ chức lễ khai giảng như một lời tuyên bố chính thức, chào đón những tân sinh viên của Ngôi nhà chung AEP. Lễ khai giảng Chương trình TT, CLC và POHE năm nay có sự tham dự của rất nhiều những vị khách quý: về phía các vị khách quốc tế có GS.TS. Yea Mow Chen đến từ ĐH California, San Francisco, Hoa Kỳ; TS. Helen Huntley, Giám đốc Chương trình đào tạo quốc tế của ĐH Califorinia, San Bernardino, Hoa Kỳ tại Việt Nam; về phía các doanh nghiệp và nhà tài trợ có Ông Nguyễn Văn Hà, phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ MK; Bà Tống Thị Phú Sơn, Giám đốc phát triển kinh doanh CPA Australia tại Việt Nam; Về phía trường ĐH KTQD có GS.TS. Phạm Quang Trung, Phó Hiệu trưởng; GS.TS. Trần Thọ Đạt – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng; PGS.TS. Nguyễn Viết Lâm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy và các đồng chí trong Đảng ủy; GS.TS. Nguyễn Quang Dong, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Phó Trưởng BQL CTTT&CLC; ThS Nguyễn Hoàng Hà, Bí thư Đoàn TNCSHCM nhà trường; Đại diện lãnh đạo các Khoa, Phòng ban, Viện, Trung tâm, bộ môn, các thầy giáo, cô giáo trực tiếp tham gia giảng dạy Chương trình TT, CLC và POHE, các hãng thông tấn báo chí, phát thanh, truyền hình đến dự và đưa tin. Và hơn 500 tân sinh viên AEP chính là những nhân vật chính của buổi lễ. Lễ chào cờ thiêng liêng và trang trọng là những cảm xúc dạo đầu cho buổi khai giảng đầy cảm xúc. Những gương mặt sáng bừng với
những nụ cười đầy tự tin nhưng cũng không giấu được phần hồi hộp; rồi đây, những gương mặt này sẽ là người mang trên vai trách nhiệm nặng nề mà cũng đầy thiêng liêng và tự hào: đưa hình ảnh của AEP tỏa sáng. Sau Quyết định công nhận trúng tuyển của sinh viên khóa 54 Chương trình TT, CLC và POHE, PGS.TS Bùi Huy Nhượng, Giám đốc Chương trình TT, CLC và POHE đã thay mặt Chương trình, nói lời chúc mừng cũng là lời chào đón các em đến với Ngôi nhà chung AEP. Hơn cả một lãnh đạo đơn thuần, đóng vai trò như một người cha trong gia đình, GS.TS. Phạm Quang Trung - Phó Hiệu trưởng đã làm cho các tân sinh viên thấy xúc động lắm. Những lời chia sẻ chân thành, những lời khuyên xuất phát từ tâm của một nhà giáo. Những lời khuyên ấy cũng giản dị thôi, học tập tốt, tu dưỡng bản thân, năng động, sáng tạo quyết đoán và tự tin vào bản thân; giản dị nhưng sẽ là hành trang không thể thiếu cho bất kỳ sinh viên nào muốn thành công. Đáp lại lời thầy, sinh viên Phạm Quang Hưng – sinh viên đạt giải ba trong kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc năm 2012 được tuyển thẳng vào Chương trình đã phát biểu, bày tỏ niềm vui, niềm vinh dự và tự hào khi trở thành những sinh viên của Ngôi nhà chung AEP. Có đứng tại nơi đó mới biết, mới cảm nhận hết không khí trang nghiêm của buổi lễ, thấy được mối giao hoà của hi vọng và ước mơ, của quá khứ và tương lai, của các thế hệ AEP cùng chung một khát khao toả sáng. Một phần quan trọng không kém trong buổi lễ khai giảng, đó
chính là các suất học bổng đã được trao cho những sinh viên có thành tích xuất sắc trong năm học 2011. Đó không chỉ là những món quà vật chất mà còn là một lời động viên tinh thần, là cam kết ghi nhận những cố gắng và đồng hành cùng mỗi sinh viên trên con đường học tập nhiều thử thách. Một điểm khác trong Lễ khai giảng của Chương trình TT, CLC và POHE đó là các suất học bổng đến từ các nhà tài trợ, những đơn vị, cá nhân đã liên kết cũng như hợp tác chặt chẽ với chương trình vì mục tiêu chung: đào tạo nhân tài, đào tạo những doanh nhân tài năng cho tương lai. Các suất học bổng ấy đến từ Tập đoàn Công nghệ MK, Công ty CPA Australia tại Việt Nam và từ 2 vị giáo sư Mỹ đang giảng dạy cho Chương trình Tiên tiến, giáo sư Deane Phạm và giáo sư Ferry. Các tiết mục văn nghệ đã khép lại một buổi khai giảng đầy cảm xúc, có lẽ những câu hát, điệu nhạc luôn là cách tốt nhất để gieo vào lòng người những tiếng vang, dư âm, để ngày này sẽ trở thành ngày mà tất cả các tân sinh viên khóa 54 không thể nào quên. Trao lá cờ truyền thống cho thế hệ sau, các anh chị đặt trọn niềm tin nơi các em. Thế hệ mới của Gia đình AEP “hãy đi xa hơn anh chị trên bước đường thành công”. Trần Thu. 1. GS.TS. Phạm Quang Trung - Phó hiệu trưởng ĐH KTQD phát biểu. 2. Trao lá cờ truyền thống. 3. Quang cảnh Lễ khai giảng. 4. Tập thể sinh viên khóa 54 chụp ảnh lưu niệm với các cán bộ giảng viên trường ĐH KTQD và khách mời. 5. Phó GS.TS. Bùi Huy Nhượng và ThS. Đinh Tuấn Dũng trao học bổng cho sinh viên xuất sắc.
The AEP World
5
TIN AEP
2
1
2+2
LỄ KHAI GIẢNG CHƯƠNG TRÌNH
Đoàn thanh niên, đại diện lãnh đạo các Khoa, Phòng ban, Viện, Trung tâm, Bộ môn trong toàn trường.
Chương trình đào tạo 2+2, đúng như tên chương trình, các bạn sinh viên sẽ có 2 năm học tập tại Việt Nam và 2 năm học tập tại nước ngoài. Đây là một trong những chương trình có chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế đầu tiên của nước ta, liên kết giữa giữa một trường Đại học Mỹ và Đại học Việt Nam.
và ĐH Canifornia, San Bernardino, Hoa Kỳ, trong đó:
Vào ngày 05/10/2012 vừa qua, hòa vào không khí khai giảng của các sinh viên chính quy khóa 54, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức buổi lễ khai giảng chào đón các tân sinh viên khóa đầu tiên của chương trình đào tạo 2+2. Đến tham dự có các vị khách mời là đại diện đến từ cả hai trường ĐH Kinh tế Quốc dân
- GS.TS. Nguyễn Quang Dong - Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo.
ĐH Kinh tế Quốc dân, Việt Nam:
- TS. Tatianna – Đại diện phía trường ĐH Canifornia, San Bernardino.
- GS.TS. Phan Công Nghĩa và GS.TS. Phạm Quang Trung - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
- TS. Helen Huntley – Giám đốc chương trình đào tạo quốc tế của CSUSB.
- TS. Lê Anh Tuấn - Trưởng phòng CTCT & QLSV. - PGS.TS. Bùi Huy Nhượng – Giám đốc chương trình Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE. - Đại điện Đảng ủy, Công đoàn,
1. TS. Helen Huntley đọc diễn văn trong Lễ khai giảng. 2. Tập thể sinh viên Chương trình 2+2 chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân và đại diện trường ĐH Canifornia, San Bernardino. 3. TS. Helen Huntley đại diện trường ĐH Canifornia, San
6
The AEP World
ĐH Canifornia, San Bernardino, Hoa Kỳ:
Và nhất là sự góp mặt đông đảo các quý phụ huynh và đại diện các bạn sinh viên đến tham dự. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, long trọng với bài phát biểu của PGS.TS. Bùi Huy Nhượng – Giám đốc chương trình Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE, thừa ủy quyền của Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam, đã công
Bernardino trao học bổng cho sinh viên xuất sắc. 4. GS.TS. Phạm Quang Trung - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Quốc dân và TS. Tatianna – Đại diện phía trường ĐH Canifornia, San Bernardino nhận hoa từ sinh viên. 5. Quang cảnh Lễ khai giảng.
3
4
bố danh sách sinh viên trúng tuyển vào chương trình 2+2. GS.TS. Phạm Quang Trung cũng gửi lời chúc thành công đến các tân sinh viên khóa đầu tiên của chương trình, mặt khác thầy rất kỳ vọng vào các sinh viên khóa đầu tiên, dưới sự dẫn dắt tốt nhất của các thầy cô cùng với điều kiện học tập tốt nhất sẽ tiến xa trong học tập, đạt được nhiều thành tích đáng kể. Tiếp theo đó, cũng tại buổi lễ, TS. Tatianna, đại diện phía ĐH California, San Bernardino đã công bố quyết định trúng tuyển đối với các sinh viên khóa 1, và bà đã trao tặng suất học bổng trị giá 40,000,000 đồng cho các em, tương đương với giá trị tài liệu học tập trong 2 năm đầu tại Việt Nam. Về phía các bạn sinh viên, các bạn đã góp những tiết mục văn nghệ sôi động cũng đã tiếp thêm cho lễ khai giảng trở nên tràn đầy nhiệt huyết. Mặt khác, bài phát biểu tiếng Anh của bạn Trần Thu Trà My, một trong hai sinh viên xuất sắc nhất khóa 1 đã để lại nhiều ấn tượng tốt cho thầy cô, các bậc
5
phụ huynh và các bạn sinh viên. Buổi lễ đã diễn ra thành công rực rỡ và để lại trong lòng mỗi người ra về những tâm trạng khác nhau. Đối với các thầy cô giáo, đây là một khởi đầu mới trong quá trình phát triển nền giáo dục theo phương thức chất lượng hơn không chỉ trong trường ĐH Kinh tế Quốc dân mà còn với các trường ĐH khác trong cả nước. Đối với các bậc phụ huynh, họ yên tâm hài lòng về chất lượng giảng dạy và chất lượng sinh viên của chương trình, yên tâm gửi gắm con em mình học tập. Còn riêng đối với các tân sinh viên, chắc hẳn các em sẽ rất hồi hộp, vui sướng khi bước vào cảnh cổng Đại học đầy ước mơ, hoài bão thời sinh viên, nhưng cũng lo lắng, suy nghĩ làm sao để mình có thể học tập thật tốt tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân, chuẩn bị hành trang thật tốt để 2 năm sau sẽ vững bước trên con đường chông gai hơn, ĐH Canifornia, San Bernardino, Hoa Kỳ. Chúc mừng các tân sinh viên và chúc các em học tập thật tốt nhé!
GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO 2+2 - Chương trình liên kết đào tạo 2+2 là chương trình liên kết đào tạo bậc đại học giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐH KTQD) và Trường Đại học Carlifornia, San Bernardino (CSUSB), Hoa Kỳ. - Chương trình do giảng viên có uy tín của CSUSB và ĐH KTQD cùng tham gia giảng dạy. - Toàn bộ chương trình học tập trong vòng 4 năm 2 năm học tại NEU, Việt Nam và 2 năm tiếp theo học tại CSUSB, Hoa Kỳ. Sinh viên sau khi hoàn tất khóa học sẽ nhận được bằng cử nhân đại học chính quy (chuyên ngành quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán,...) của trường Đại học Tổng hợp California, San Bernardino, Hoa Kỳ cấp. - Ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy và học tập trong 2 năm đầu tại Việt Nam là tiếng Việt và trong 2 năm cuối tại Hoa Kỳ hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Kim Tân.
The AEP World
7
CẢM XÚC VÀ SẺ CHIA
It is lucky for me to have a short interview with Ms. Helen Huntley, who has much experience in educating international students. During this interview, I have learnt many lessons and gained a lot of advice that would help me and other AEP students to have a better orientation in the future. Now, let see around our interview record!
1. Can you share something about your career path? What motive you become a teacher and then work in Vietnam? I was the Director of the Intensive English Program at West Virginia University for ten years where we prepared students from all over the world for entry into their academic programs. I was awarded a Senior Fulbright Scholar Award in 2006 and went to Mexico to conduct teacher training. After that, I decided to continue teaching internationally, and was awarded another U.S. State Department grant to come to Vietnam as a Senior English Language Fellow. I worked for one year with MOET and two years at Hanoi University, as well as coordinating the Fulbright English Teaching Assistant program (for young Americans to teach English at provincial universities in Vietnam) for two years and working with the U.S. Embassy on a variety of programs. Then I worked for the Institute of International
8
The AEP World
Education (IIE Vietnam) until the end of last year. After that, I returned to the U.S. and then came back to Vietnam in July as the Vietnam Director of an International Extension Program between California State University, San Bernardino (CSUSB), and National Economics University. In this 2+2 program, Vietnamese students spend the first two years studying for their Business degree program in Advanced Education Programs at NEU and the third and fourth years at CSUSB in the United States. Specifically, my mission was to start an English program, communicate with CSUSB, and teach several classes in the program. 2. Have you had any experience in working with other foreign students rather than Vietnamese students? Do you have any comparison among them? I have over 20 years working with international students and teachers as well. They came from different Asian countries such as Japan, China, and Korea. Some of them were very good at English. However,
comparing these students with Vietnamese students, I see that there are no big gaps among them. In other words, Vietnamese students are quite similar with other Asian students in terms of language. During the time I have been working in Vietnam, I have appreciated the enthusiasm of Vietnamese students for learning English. They have really made a big improvement. 3. Do you have any recommendations and advice for AEP students to learn English effectively? Advanced educational program students have to take courses in English. Therefore, besides social English, students should be capable of academic skills and business skills to successfully handle academic papers, presentation, exams and so on. My advice to AEP students is that they should take responsible for their own learning. They should; first, do their homework regularly and finish all required tasks from teachers; second, do extra work at home; third, practice as much as possible with foreigners. Extra work is available online and most of the activities are free. Therefore, students can easily access these precious resources. Moreover, students can find abundant opportunities to interact with foreigners who speak English in Hanoi. This is enough to create an environment to practice social language. About business skills, I recommend you take part in American Center activities. The American Center offers around 20 events for students each month and provides library services. During the last few days, they have held events such as an election debate, presentation training, pronunciation course and writing professional email training. All of them are in English and free for students. 4. Ms. Hellen, is there any advice that you think it is necessary for those students who have plan to study abroad in both undergraduate and postgraduate programs? First, I believe that they should think further than the classroom and try to access the real world where there are many opportunities. It is not enough just go to class. Therefore, they should take some extra-cur-
ricular activities like English club, volunteer works and so on. What you have done outside class can make you look different from other students. If you have a chance to be a leader, grasp it because many scholarships prefer leadership skills. Second, try to have a good GPA and good English. English in IELTS and TOEFL tests are not real English to interact with others. Therefore, students who want to successfully study overseas need to prepare more than a good score in these tests. Third, students should become independent learners to catch up with class requirements and become a person who has learned to balance study and outside activities. 5. What regional accent is standard in America? Are there any problems with accent for students when studying in US? The region where people have the standard accent in the U.S. is the Mid-West. You can hear this accent in CNN. The accent changes somewhat from North to Sound but not much from West coast to East coast. However, in my opinion, the vocabulary and accent of native people is not a problem. A bigger problem for foreign students in the U.S. may be the variety of non-native English accents. Students in the U.S. are usually faced with the fact that professors and classmates come from different countries. Therefore, it is common for students to meet and deal with a person who has a strange English accent. 6. Do you have any message for AEP senior students who are going to graduate next year? Yes! I hope that they will have successful internships before graduation. Internships are great opportunities for students to access the real world, practice what they have learnt in university and orient them for the next few years. The more practice the better for their future career. Thanks, Ms. Helen, for taking part in this interview. I believe that your precious advice and recommendations will benefit AEP students both in study and career orientation! Wish you all the best! Quang Huy.
The AEP World
9
CẢM XÚC VÀ SẺ CHIA Du học luôn là niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ với khát khao tiếp cận những nền giáo dục tiên tiến và khám phá thế giới. Nhưng du học dễ hay khó? Cần phải chuẩn bị những gì? Gặp gỡ và trò chuyện với bạn Nguyễn Thanh Huyền, cựu học sinh lớp Tài chính Tiên tiến 51A, đã apply thành công 16 trường Đại học tại Mỹ sẽ giúp bạn tích lũy thêm một số kinh nghiệm trên con đường đi của mình.
Chào Huyền, bạn hiện đang theo học chuyên ngành gì? Việc học của bạn vừa rồi thế nào? Hiện tại mình đang theo học chuyên ngành tài chính, kế toán và toán học ở trường Drexel (Philadelphia, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ). Tính đến thời điểm này thì việc học tập của mình tương đối tốt, GPA của mình hiện tại đang là 3.97/4.0. Năm ngoái mình giành giải nhất của một cuộc thi Toán ở trường, và team mình cũng giành thứ hạng cao nhất trong Business Simulation ở Business honors class. Một kết quả thật đáng ngưỡng mộ! Theo Huyền nhận thấy thì điểm tương đồng và khác biệt rõ nhất giữa đại học ở Việt Nam và ngôi trường bạn đang theo học là gì? Có lẽ điểm tương đồng lớn là sự ham học hỏi của sinh viên. Các bạn Mỹ ở đây rất chăm học, chăm tìm hiểu, không thua kém gì sinh viên Việt Nam. Điều này khá là khác với những gì mình từng suy nghĩ trước đây. Còn nói về sự khác biệt thì thiết bị giảng dạy ở đây hiện đại hơn rất nhiều. Vì Mỹ là một trong những nền kinh tế hàng đầu nên đây cũng là lợi thế của họ.
10
The AEP World
Bên cạnh đó, sự khác biệt rõ nét nhất là trong phong cách giảng dạy và học tập. Mình rất thích cảm giác giữa giảng viên và sinh viên không có khoảng cách, có thể thoái mái tán gẫu trong lớp, hoặc thậm chí là trêu đùa nhau. Đặc biệt là với các lớp chuyên ngành, bọn mình được tham gia làm các dự án rất sát với thực tế, giúp áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Đặc biệt một số lớp các thầy cô còn tạo điều kiện cho bọn mình đến thăm các công ty, làm quen với môi trường làm việc từ rất sớm. Thêm nữa là các giáo sư bên này rất thân thiện, họ rất muốn “được” sinh viên hỏi bài, “được” sinh viên chia sẻ và nói chuyện cùng. Thường thì các giảng viên sẽ có khung giờ nhất định (office hours) hàng tuần để cho sinh viên lên nói chuyện và hỏi bài. Khi đó bạn sẽ có cảm giác họ không phải là thầy, cô giáo trên lớp mà như những người bạn, cho mình những lời khuyên vô cùng hữu ích và lắng nghe những lo lắng, tâm sự của mình. Những ngày đầu sang Mỹ, Huyền có bị sốc văn hóa không? Mình thì không bị shock văn hóa đâu! (cười). Thời gian đầu mình khá hào hứng và thích thú với môi trường mới. Chỉ có điều là khá nhớ gia đình và bạn bè thôi!
Ngoài việc học, Huyền còn có đam mê gì? Việc tham gia hoạt động ngoại khóa ở đó như thế nào? Ngoài việc học hành thì mình có tham gia vào một số câu lạc bộ sinh viên (student organizations) ở trường. Tham gia các tổ chức cho mình cơ hội được làm việc với nhiều chuyên gia từ rất nhiều các công ty lớn như là Big4, JP Morgan, Blackrock. Hiện tại mình đang là Marketing Coordinator cho Ascend (PanAsian Leaders in Finance and Accounting). Tham gia Ascend giúp mình hoàn thiện rất nhiều kĩ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, có cơ hội làm việc và nói chuyện trực tiếp với những chuyên gia từ các công ty lớn. Mình có một thắc mắc là tại sao Huyền không đi du học luôn sau cấp III? Có lãng phí không khi đã học đại học ở Việt Nam hai năm? Sau khi tốt nghiệp cấp III mình cũng đã nghĩ đến chuyện đi du học. Nhưng lúc đó tiếng Anh của mình chưa tốt, thêm nữa là mình cũng chưa chuẩn bị hồ sơ gì để xin học bổng cả. Mà thường thì hồ sơ các trường đại học Mỹ yêu cầu rất nhiều thứ, ngoài bảng điểm đẹp, bạn còn phải viết rất nhiều bài luận, phải tham gia các hoạt động tình nguyện, hoặc nên có một kĩ năng hay năng khiếu gì đặc biệt để có thể nhận được học bổng cao. Những việc đó cũng đòi hỏi khá nhiều thời gian. Do vậy, hai năm học đại học ở Việt Nam giúp mình có thời gian để hoàn chỉnh hồ sơ một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, thời gian này mình cũng quen được với rất nhiều người bạn tốt. Lựa chọn theo học Chương trình Tiên tiến giúp ích gì cho bạn trong quá trình chuẩn bị đi du học? Học tập ở Chương trình Tiên tiến đã giúp mình hoàn thiện kĩ năng tiếng Anh hơn. Đặc biệt là mình đã gặp rất nhiều bạn cùng hướng đi du học như mình. Bọn mình đã nói chuyện, trao đổi và chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm quý báu với nhau. Cụ thể một chút, Huyền thấy các bạn sinh viên có nguyện vọng du học (cụ thể với ngành của bạn) cần chuẩn bị những gì? Các trường đại học bên này thường muốn sinh viên không chỉ tốt về mặt học tập mà còn biết cân bằng giữa học tập và cuộc sống, biết đóng góp cho cộng đồng. Chính vì thế, ngoài bảng điểm đẹp, điểm SAT và
TOEFL cao (những yếu tố thiết yếu), bạn phải chứng minh cho họ thấy mình là một con người biết đóng góp cho cộng đồng. Ngày xưa thì mình có nhờ trung tâm tiếng Anh mình ôn SAT ở đó giới thiệu cho chỗ làm tình nguyện. Bên cạnh đó, một forum rất hữu ích cho các bạn muốn đi du học Mỹ là vietabroader.org. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều sự chia sẻ kinh nghiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến du học Mỹ của các anh chị đi trước, từ apply cho đến visa hay đời sống ở đây. Ngoài ra mình khuyến khích các bạn nên học thêm một năng khiếu bên ngoài, như ngày xưa là mình có học đàn bầu và quay video gửi cho các trường bên này. Điều đó sẽ giúp họ nhớ đến bạn giữa rất nhiều các học sinh khác và có thể giúp bạn được học bổng cao hơn. Định hướng nghề nghiệp của bạn sau này là gì? Trước mắt sau khi tốt nghiệp mình mong muốn sẽ được làm việc ở một trong Big4 bên này, và thi chứng chỉ CPA sớm nhất có thể sau khi tốt nghiệp. Mình đang cân nhắc hướng đi của mình giữa Audit và Tax. Nhưng có lẽ mình sẽ chọn Audit. Chia sẻ kỉ niệm một chút, Huyền apply thành công khá nhiều trường ở Mĩ, vậy có điểm gì nổi bật hoặc kỉ niệm gì khi apply không? Mình có một kỉ niệm khá thú vị là lần mình cùng các bạn của tổ chức Books4kids, một dự án tình nguyện mà bọn mình quyên góp sách giáo khoa và sách tham khảo cho trẻ em nghèo ở Thái Bình. Đấy là một dự án bọn mình tự đứng ra tổ chức và lo liệu mọi thứ, từ việc thu góp sách đến thuê xe, liên hệ nhà trường dưới Thái Bình. Từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc dự án là khoảng hơn bốn tháng. Bọn mình đã có một quãng thời gian rất vui vẻ với nhau, tình bạn giữa mọi người cũng trở nên gắn bó hơn. Cá nhân mình nghĩ kinh nghiệm lãnh đạo khi tham gia Books4kids và video mình chơi đàn bầu là hai điểm sáng bên cạnh GPA của mình và chúng đóng góp không nhỏ giúp mình có một mùa apply thành công. Xin cảm ơn những chia sẻ chân thành và rất quý báu của bạn. Mong Huyền cũng như những bạn có ý định đi du học sẽ luôn thành công trên con đường mà mình đã chọn nhé! Lê Phương.
The AEP World
11
CẢM XÚC VÀ SẺ CHIA
Phạm Thúy Nga – sinh viên lớp Tài chính Tiên tiến 51A, cùng hai thành viên khác trong đội GOODWILL đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc thi “The Future Accountant Contest” (FAC 2012) được tổ chức bởi câu lạc bộ kế toán HANU – Đại học Hà Nội, diễn ra vào ngày 29/10/2012. Với Thúy Nga, thành công lớn nhất của bạn cũng như các thí sinh khác trong cuộc thi chính là sự trưởng thành. Chào Thúy Nga, trước hết xin chúc mừng bạn cùng đội Goodwill đã giành chiến thắng trong cuộc thi. Bạn có thể chia sẻ về hành trình đến với FAC 2012 không? Mình đến với cuộc thi này tình cờ lắm. Khi lướt Facebook thì mình biết tới cuộc thi và thực sự “choáng” với cơ cấu giải thưởng nên mình nộp hồ sơ đăng kí luôn (Cười). Đùa vậy chứ thực ra thì mình hiểu đây là cơ hội tuyệt vời cho sinh viên chuyên ngành kế toán – kiểm toán và tất cả sinh viên yêu thích hai ngành này nên đã không chần chừ tham gia. Lúc đó là trước hạn đăng kí có 4 - 5 ngày thôi. Mình cũng không rõ là cuộc thi phát động trước đó bao lâu nữa, nhưng Ban tổ chức (BTC) chỉ nhận đơn đăng kí trong vòng 19 ngày. Như Thúy Nga đã chia sẻ cuộc thi hấp dẫn bởi giải thưởng cũng như tính chất là một sân chơi trí tuệ cho sinh viên yêu thích kế kiểm, vậy ngoài ra còn lý do gì đã thôi thúc bạn tham gia FAC 2012 không? Có rất nhiều lý do khiến mình tham gia, đầu tiên có lẽ là do mình là sinh viên năm cuối và mình nghĩ sân chơi nào có chỗ cho sinh viên năm cuối thì mình sẽ tham gia thôi. Ngoài ra đây là một môi trường cực tốt cũng như là cơ hội để mình kết bạn với những sinh viên đam mê kế toán kiểm toán và cũng rất năng nổ trong các hoạt động ngoại khóa. Hơn nữa đây cũng là cơ hội cho mình ôn tập kiến thức chuẩn bị cho hai môn thi kế toán tài chính và kế toán quản trị của chương trình CAT vào cuối tháng 9. Trải qua những ngày tháng “ăn ngủ” với cuộc thi, chắc hẳn Nga cùng với GOODWILL đã có với nhau
12
The AEP World
rất nhiều những kỉ niệm vui cũng như gặp không ít những khó khăn ? Nói về khó khăn và kỉ niệm của mình ở FAC thì không biết kể đến bao giờ mới hết (Cười). Đối với mình, khó khăn cũng là những kỉ niệm vui, những kỉ niệm ấn tượng. Đầu tiên mình nhận được lịch thi MCQ (Multiple Choice Questions) và Interview dự kiến của FAC trùng với lịch mình thi ở trường hai môn cuối kì. Ngay sau đó mình gửi email cho BTC cho mình cơ hội được đổi ca thi, tuy nhiên BTC đã trả lời là hẹn mình ở FAC 2013. Lúc đó mình cảm thấy tiếc lắm, và tự nhủ rằng mình không có duyên với nghề kế kiểm đâu, mình học Tài chính cơ mà (Cười). Sau đó ít ngày thì bất ngờ đến với mình khi FAC có thêm một ca thi MCQ vào buổi chiều. Mình đã sắp xếp được lịch thi ở trường và thi ở FAC. Khó khăn nữa của mình là hôm thi MCQ mình không hề dự đoán trước là kiến thức đó là kế toán Mỹ như mình được học ở trường chứ không phải ACCA. Mình làm bài không tốt lắm và có bỏ trống một câu mặc dù toàn trắc nghiệm và điền từ. Một ngày sau đó mình có kết quả MCQ và rất bất ngờ khi mình được chọn vào top 30 thí sinh có kết quả MCQ cao nhất vào phỏng vấn ngắn diễn ra một tuần sau MCQ. Như lần trước, mình lại phải email cho BTC xin cho mình xuống phỏng vấn sau cùng để mình kịp làm bài thi ở trường rồi đến tham
dự. Phỏng vấn ngắn trong vòng 5-7’ nên tâm lí mình rất thoải mái. Mình được chọn vào danh sách 18 thí sinh vào vòng 2 - Case analysis and presentation. Khó quên là nhóm mình được chọn ngẫu nhiên nhưng là ba cô gái đến từ ba trường ĐH khác nhau và chúng mình đều không học kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Chúng mình nhanh chóng làm quen và “mày, tao” luôn từ lần đầu tiên nói chuyện với nhau. Có lẽ khó quên nhất là vòng 2 này khi bọn mình chỉ có 48h để giải case và nộp lại cho BTC qua email. Bọn mình học khác trường và nhà cách xa nhau, lịch học khác nhau nên đã quyết định đến nhà Lan (1 trong 2 người bạn trong nhóm mình) cùng nhau giải case và ngủ lại. Đêm hôm đó chúng mình gặp nhiều khó khăn vì một ngày trôi qua từ lúc nhận case nhưng vẫn chưa nghĩ ra hướng giải quyết cụ thể. Thật may sau đó khi bọn mình quyết tâm không “tám” những chuyện không liên quan và tập trung thì cả nhóm đã nghĩ ra được dàn ý, lúc đó cũng là 2h đêm. Chúng mình quyết định đi ngủ và thức dậy vào lúc 6h30 sáng rồi mọi người lại đến trường và hoàn thành bài vở của mình ở lớp. Thật ra nhóm mình chỉ hoàn thành slides trước hạn chót có một tiếng thôi (Cười).
Nga có thể chia sẻ với bạn đọc Bản tin The AEP World cảm xúc của bạn khi GOODWILL giành chiến thắng chung cuộc FAC 2012, đặc biệt có cơ hội trở thành thực tập sinh chính thức của công ty kiểm toán KPMG – niềm mơ ước của rất nhiều bạn sinh viên?
Chắc hẳn Nga có nhiều ấn tượng với các thí sinh khác, đặc biệt là hai người bạn đồng hành trong GOODWILL – Lê Mai Lan và Nguyễn Mai Linh?
Và Nga có điều gì muốn gửi gắm tới các bạn, đặc biệt là các em khóa sau?
Mình rất muốn cảm ơn đến FAC đã cho mình cơ hội quen nhiều bạn thí sinh xuất sắc như vậy. Các bạn tham gia cuộc thi không chỉ giỏi về kiến thức chuyên ngành và tiếng Anh, mà còn rất thân thiện và hòa đồng. Về Lan và Linh trong đội Goodwill của mình thì có lẽ mình sẽ dùng từ “tuyệt vời”. Quãng thời gian chúng mình làm việc cùng nhau không dài nhưng hai bạn của mình đều rất trách nhiệm và rất siêu nữa. Lan có lợi thế trội hơn hẳn về khả năng nói tiếng Anh “với tốc độ ánh sáng” còn Linh tuy bị xoang nhưng bạn ấy có giọng nói cực kỳ truyền cảm và ấn tượng. Ngoài ra chúng mình nói chuyện rất hợp nữa, ngoài lúc tập trung ra thì bọn mình sẵn sàng tám sang các chủ đề khác như ăn uống, mua sắm hay những chuyện rất con gái (Cười). Mình học được nhiều điều qua thời gian ngắn ngủi được làm việc cùng Lan và Linh. Tuy FAC đã kết thúc gần một tháng nhưng chúng mình vẫn thường xuyên liên lạc với nhau.
Mục đích lớn nhất của GOODWILL tại chung kết là giao lưu và học hỏi với hai đội chơi cùng, thử sức chính bản thân mình. Với sự khởi đầu không như ý, mình nghĩ GOODWILL đã rất cố gắng trong hai phần còn lại của cuộc thi. Khi MC công bố giải chúng mình đều không kìm được nước mắt, kết quả rất bất ngờ và cả ba đội chơi hôm đó đều đã rất nỗ lực. Có lẽ thần may mắn đã mỉm cười với Goodwill chúng mình. Mình nghĩ Giải Nhất hay cơ hội trở thành thực tập sinh chính thức của KPMG không phải là tất cả những gì chúng mình đã đạt được qua cuộc thi đâu, hơn cả nó là tình bạn sâu sắc và mối quan hệ bạn bè rộng lớn với rất nhiều thí sinh từ vòng một của cuộc thi, và cả BTC nữa (Cười). Chúng mình đều trưởng thành hơn rất nhiều trong một tháng diễn ra cuộc thi và mình nghĩ đó là thành công lớn nhất của các thí sinh cũng như BTC FAC 2012.
Mình biết Big4 là niềm mơ ước của nhiều bạn sinh viên nhưng mình chỉ muốn các bạn cảm nhận và trải nghiệm con đường đến với nó thôi (cười). Và chắc chắn, không có ai thành công mà chưa từng trải qua rất nhiều lần thất bại. Nhưng thất bại là mẹ thành công mà, các bạn trưởng thành lên từ điều đó rất nhiều. Với các em khóa dưới, mình nghĩ rằng các em hãy cố gắng nắm bắt được những cơ hội từ các cuộc thi, các sân chơi bổ ích ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Các em hãy đọc The AEP World thường xuyên và tham gia CLB GYC để có thêm nhiều thông tin về các cuộc thi nhé. Một điều cuối cùng đó là đầu tư cho tiếng Anh để tiếng Anh luôn là lợi thế của sinh viên AEP nhé. Cảm ơn Thúy Nga về những chia sẻ rất chân thực của bạn. Chúc Nga sẽ có thêm nhiều thành tích hơn nữa trong học tập cũng như các hoạt động ngoại khóa, và thành công trên con đường mình đã lựa chọn. Minh Tâm.
The AEP World
13
AEP’s DIARY
Sáng ngày 28.10.2012 vừa qua, “AEP-ers năng động” chương trình đầu tiên của chuỗi sự kiện đầy ý nghĩa này đã được tổ chức tưng bừng tại sân Kí túc xá Đại học Kinh tế Quốc dân. “AEP-ers năng động” thực sự đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng các thầy cô và các bạn tân sinh viên. Bài viết dưới đây là đôi lời cảm nhận của một tân sinh viên sau khi tham gia chương trình này.
14
The AEP World
Với mục đích giúp các tân sinh viên dễ dàng hòa nhập vào môi trường học tập đại học, đồng thời cung cấp những thông tin bổ ích cho sinh viên về chương trình học, môi trường và phương pháp học tập tại Đại học Kinh tế Quốc dân nói chung cũng như Chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE nói riêng, Văn phòng Chương trình phối hợp với Câu lạc bộ Thế hệ trẻ AEP (CLB GYC) đã tổ chức chuỗi sự kiện “Chào đón sinh viên AEP K54” cho các tân sinh viên. Chương trình “AEP-ers năng động” - chương trình đầu tiên của chuỗi sự kiện đầy ý nghĩa này. Cho đến tận bây giờ, trong tôi vẫn ngập tràn những cảm xúc khó tả mỗi khi nhớ đến AEP-ers Năng động – chương trình đầu tiên trong Chuỗi 3 sự kiện “Chào đón sinh viên AEP K54” – một chương trình đã mang đến cho bản thân tôi nói riêng cũng như tất cả những tân sinh viên khóa 54 của Chương trình TT, CLC & POHE nói chung những trải nghiệm đầu tiên không thể nào quên trong đời sinh viên.
7h00’, 28/10/2012 Những tưởng cơn mưa đỏng đảnh lay lắt do cơn bão số 8 chuyển hướng về miền Bắc gây ra sẽ dập tắt bao nhiêu hứng khởi của chúng tôi về một ngày chủ nhật “chơi hết sức, cháy hết mình”, công tác chuẩn bị cho chương trình vẫn được tiến hành với sự góp mặt đầy đủ, nhiệt tình của các anh chị thành viên và cộng tác viên CLB GYC; bạn bè, thầy cô giáo vẫn đến tham gia cổ vũ cho chúng tôi hết mình chẳng quản ngại đường xa, bão lớn. Sự nhiệt huyết hiển hiện trên gương mặt mỗi người xung quanh khiến
tôi vững niềm tin về một ngày trải nghiệm thực sự tuyệt vời như những gì chúng tôi hằng mong đợi.
7h30’ Chúng tôi được phân chia thành 6 đội chơi, mỗi đội tự tìm ra cho mình một câu slogan độc đáo và hô vang như để xua tan cái u ám của một ngày mưa ảm đạm. Những tràng pháo tay tán thưởng khiến tôi có cảm giác không gian quanh mình chợt sáng bừng lên. Cuộc ganh đua tranh tài đầu tiên giữa 6 đội chơi chính thức bắt đầu bằng phần chơi mang tên “Robot tạo hình”. Phần thi yêu cầu mỗi đội phải tạo ra những sản phẩm robot sáng tạo và lấy được cảm tình của ban giám khảo sau 5 phút trang trí, 2 phút cho robot trình diễn và 2 phút thuyết trình ngắn ngủi. Khán giả xung quanh và ngay bản thân thành viên các đội chơi cũng thật sự bất ngờ khi được chiêm ngưỡng những sản phẩm robot nhảy múa uyển chuyển hay mang trên mình thông điệp tình yêu ý nghĩa từ các đội. Bất ngờ này nối tiếp bất ngờ khác, sau khi được thỏa sức sáng tạo, tất cả chúng tôi đã nhận được một món quà vô cùng ấn tượng, đó là màn trình diễn Flashmob sôi động, dàn dựng đẹp mắt và rất công phu đến từ các anh chị thành viên CLB GYC. Chắc hẳn để có được tiết mục hay như vậy, các anh chị đã phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức. Tiết mục nhảy Flashmob sôi động ấy đã tiếp thêm rất nhiều hứng khởi cho tất cả mọi người trong những phần chơi tiếp theo của chương trình: phần chơi kẹp bóng bằng trán và di chuyển về đích đòi hỏi sự khéo léo và kết hợp
hoàn hảo giữa các cặp đôi nam nữ; trò chơi nhảy bao bố, buộc chân đi ngược… Càng về cuối chương trình, các phần thi càng đòi hỏi chúng tôi sự đoàn kết và tương trợ nhau tốt hơn. Sức nóng của chương trình được đẩy lên đỉnh điểm trong phần thi kéo co đòi hỏi sức trẻ, sức khỏe. Kết thúc chương trình, Đội 5 đến từ lớp Đầu tư và Kinh doanh quốc tế CLC giành giải nhất một cách đầy thuyết phục; hai đội đồng giải nhì là Đội 1 đến từ lớp Tài chính Tiên tiến A và Đội 4 lớp Ngân hàng, Quản trị doanh nghiệp CLC. Đội 6 đến từ hai lớp POHE A&B hoàn toàn xứng đáng với giải Phong cách trước sự yêu mến của toàn bộ ban giám khảo và khán giả. Cơn bão nhiệt huyết của sinh viên AEP đã thổi bay bão số 8 đó có lẽ không chỉ là cảm nhận của riêng tôi mà còn là cảm nhận của tất cả những ai đã góp mặt trong chương trình “AEP-ers năng động” ngày hôm ấy. Chương trình đã mang đến cho chúng tôi những trải nghiệm quý giá, khơi dậy trong chúng tôi ngọn lửa nhiệt huyết cho quá trình học tập, sáng tạo, đoàn kết gắn bó với nhau kể từ cái thời khắc chúng tôi ý thức được mình là những tân sinh viên dưới mái nhà chung AEP. Giờ phút này đây, trong tôi đang tràn ngập tự hào - lòng tự hào mang bản sắc riêng của Chương trình Tiên Tiến, Chất lượng cao và POHE. Tôi xin thay mặt tất cả các tân sinh viên K54 gửi tới các anh chị GYC, bạn bè ,thầy cô những lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất cho những trải nghiệm đầu tiên ấy. Minh Ngọc.
The AEP World
15
AEP’s DIARY
GS.TS. Phạm Quang Trung Phó hiệu trưởng ĐH KTQD phát biểu tại hội thảo.
16
The AEP World
Talk show “Chia sẻ kinh nghiệm học tập và hoạt động ngoại khóa”
Không cờ hoa lộng lẫy, không kèn trống rực rỡ nhưng “Ngày hội thông tin K54” thực sự là một ngày thú vị và bổ ích cho sinh viên K54 CTTT, CLC và POHE. Ấn tượng ban đầu là những khuôn mặt hồn nhiên, trong sáng của các cô cậu tân sinh viên năm nhất, có chút rụt rè, bỡ ngỡ, thêm cả phần háo hức mong chờ. Bằng những lời chia sẻ ấm áp, dặn dò chân tình, thầy Phạm Quang Trung đã mở đầu ngày hội trong tràng pháo tay tràn ngập cảm xúc. Bạn Đặng Ngọc Lan – chủ nhiệm CLB GYC cũng đã giúp các em sinh viên K54 hiểu hơn về tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của CLB, đó hứa hẹn sẽ là chiếc cầu nối các em đến với những kiến thức, kĩ năng và các tổ chức chuyên nghiệp hàng đầu. Phần quan trọng nhất của ngày hội là buổi Talk show “Chia sẻ kinh nghiệm học tập và hoạt động ngoại khóa” của 3 anh chị cử nhân xuất sắc: anh Vương Anh (TT K48), chị Hương Giang (TT K51)
và chị Diệu Hương (POHE K51). Có những điều hết sức mới mẻ với các em sinh viên năm nhất như: làm thế nào để làm quen với sự thay đổi môi trường học tập ở Đại học, phương pháp học tập thế nào để đạt được điểm cao, cũng như muốn cân bằng giữa học tập và các hoạt động ngoại khóa thì nên làm gì?… Cũng có những chia sẻ nho nhỏ nhưng vô cùng bổ ích mà các bạn sinh viên năm 2, năm 3 cũng nên lắng nghe: hãy tự đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho chính cuộc đời mình, không chỉ tập trung học hành mà hãy tham gia các hoạt động ngoại khóa thật nhiều, tự lập sơ đồ tư duy cho mỗi môn học để nhớ lâu hơn, khi thực tập cần nhất là thái độ cầu tiến, tự tin, và khi xin học bổng thì đừng ngần ngại tham gia những mạng lưới xin tư vấn… Có một câu nói của chị Diệu Hương mà được rất nhiều người tâm đắc “Đại học là tự do, nhưng cũng là tự lo cho chính mình”. Đó thực sự là những chia sẻ không những xóa tan đi bỡ ngỡ ban đầu với các em
K54 mà ngay cả những sinh viên khóa trước khi ngồi lắng nghe cũng thấy ngỡ ra nhiều điều. Các anh chị còn bật mí những mẹo nhỏ để học tiếng Anh hiệu quả. Không nhất thiết ngày nào cũng phải học thuộc từ mới, mà nên xem thêm phim phụ đề, nghe nhạc tiếng Anh để việc học trở nên thú vị. Rất nhiều bạn sinh viên cảm thấy thú vị về chia sẻ nho nhỏ này. Kết thúc ngày hội là những lời chúc, lời động viên từ các thầy trong Ban quản lý, các anh chị đi trước muốn gửi gắm đến những em sinh viên năm nhất. Mượn một câu nói của Napoleon, chị Diệu Hương mong các em hãy luôn nhớ: “Tất cả những gì bộ óc con người nghĩ ra và tin tưởng thì bàn tay con người sẽ làm được”. Chỉ cần các em tin tưởng thì con đường tương lai nhất định sẽ rộng mở. Xin chúc các em luôn giữ vững niềm tin, sẽ luôn thành công khi gắn bó 4 năm đại học với mái nhà AEP của chúng ta! Phương Thanh.
The AEP World
17
AEP’s DIARY
Đêm của kết nối
Nằm trong chuỗi sự kiện chào đó n tân sinh viên Chương trình Tiê n tiến, CLC và POHE, đêm hội Pr ometheus đã được tổ chức một các h hoành tráng và để lại nhiều cảm xú c cho các những người tham dự.
18
The AEP World
Bắt đầu từ 19h, căn gác 3 nhà G ký túc xá Đại học Kinh tế Quốc dân đã rất nhộn nhịp bởi các “King & Queen” của AEP xúng xính trong những bộ váy áo và lễ phục bước đi trên tấm thảm đỏ trải dài từ cửa đến sân khấu. Chỉ ấn tượng đầu tiên đó thôi đã khiến cho những người tham dự cảm thấy thật sự choáng ngợp. Và quả thực, những gì diễn ra trong buổi tiệc sau đó cũng thực sự mang lại những ấn tượng tốt đẹp về thế hệ AEP năng động và sáng tạo.
Chương trình trôi về những phút hồi hộp nhất khi Ban tổ chức trao giải “Nét đẹp AEP”. Những bức ảnh của cuộc thi, những giây phút không thể quên với các bạn tham gia đã khép lại đằng sau. Và giải nhất ảnh đơn đã thuộc về bạn Phạm Ngân Hằng - lớp Kế toán Tiên tiến K53, giải nhất ảnh nhóm thuộc về các bạn Phùng Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Kim Sinh, Phạm Thị Thúy, Đinh Thị Thu Thảo đến từ lớp Tài chính tiên tiến K53B.
Và như đã hẹn, đúng 19h30 buổi dạ tiệc bắt đầu trong tiếng nhạc du dương của những sinh viên thế hệ trẻ AEP - câu lạc bộ GYC và các bạn trong câu lạc bộ âm nhạc MEC.
Để tiếp tục chương trình, màn dạy nhảy điệu “King & Queen” thực sự khiến cho bữa tiệc trở nên kết nối và lan tỏa. Thật thú vị khi tất cả mọi sinh viên trong chương trình không kể lớp học, ngành học hay khóa học cùng tham gia vào một điệu nhảy, cùng hòa mình trong những hoạt động chung, cùng nhau cố gắng, sửa sai và cười vui vẻ trong vũ điệu của tình thân ái và đoàn kết. Âm nhạc và những bước nhảy đã thực sự xóa tan mọi khoảng cách. Và cuối cùng là các phần quà xứng đáng được trao cho cặp đôi “King & Queen” của buổi tiệc.
Một phần quan trọng không thể thiếu và cũng để đảm bảo tính trang trọng của buổi tiệc là giới thiệu các vị khách quý và tuyên bố lý do của buổi tiệc. Nhưng có lẽ, những vị khách quan trọng nhất và cũng là những nhân vật chính của buổi tiệc chính là những sinh viên Chương trình TT, CLC và POHE. Để rồi sau đó, cả không gian của buổi tiệc là dành cho những nhân vật chính ấy. Không khí của buổi tiệc thay đổi một cách khéo léo bằng những tiết mục ca nhạc, trò chơi tập thể, hay những clip hậu trường thú vị của Ban tổ chức - câu lạc bộ GYC, rồi những màn kịch, hài kịch của các bạn tân sinh viên k54. Tất cả tạo nên một Prometheus hoành tráng, sôi động và thực sự cuốn hút.
Dạ tiệc kết thúc trong không gian của ánh sáng, của những ngọn nến được truyền tay từ các anh chị cho các em sinh viên K54. Căn phòng tràn ngập ánh sáng ấm áp của sự hi vọng, của niềm tin, tình đoàn kết và sự tiếp nối các thế hệ AEP. Huong Phung
The AEP World
19
AEP’s DIARY
2
1
3
4
5
20
The AEP World
Con người thật lạ! Người ta luôn khao khát được đi xa rồi lại khao khát được trở về. Mỗi chuyến đi đều dạy ta một điều gì đó. Chuyến đi thực tế Nhà máy sản xuất rượu AvinaA là một chuyến đi như thế. Chuyến đi không xa nhưng để trở về và hiểu hơn những điều thật gần – những lý thuyết kinh tế mà ngày ngày chúng tôi, những sinh viên kế toán và kiểm toán được tiếp cận và trau dồi. 1. ThS. Đinh Tuấn Dũng phát biểu tại hội thảo. 2. TS.Tô Văn Nhật - Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị giới thiệu về công ty 3. Đoàn tham quan dây chuyền sản xuất của công ty. 4. Sinh viên thực hành nghệ thuật thưởng thức Rượu trong giao tiếp kinh doanh. 5. ThS. Đinh Tuấn Dũng trao thưởng cho đội giải Nhất.
Chuyến đi bắt đầu vào một sáng đầu thu se lạnh của Hà Nội. Sinh viên cả hai lớp từ khắp nơi cùng tập trung và háo hức chờ đợi chiếc xe lăn bánh. Có chút gì đó như là háo hức và hồi hộp khi lần đầu tiên được đi thực tế doanh nghiệp. Sẽ còn rất nhiều chuyến đi như thế trong đời, nhưng có lẽ chuyến đi đầu tiên vẫn là chuyến đi thật khó quên. Tạm biệt những ồn ào tấp nập của trung tâm thủ đô Hà Nội, chuyến xe đưa chúng tôi về với Đông Anh. Những con đường rộng và đẹp của một vùng ngoại ô đang nỗ lực phát triển kinh tế từng ngày đón chào chúng tôi trong một mối hân hoan kì lạ. “Sắp đến rồi! Sắp đến rồi!” có ai đó reo lên trong một niềm vui không quen giấu giếm. Vừa bước vào cổng của Nhà máy, chúng tôi đã bị ấn tượng bởi hình ảnh của chai rượu khổng lồ mà Nhà máy đã tiến cúng vua Hùng trong lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Còn chưa hết ngỡ ngàng với hình ảnh ấn tượng đó, cả đoàn đã bất ngờ với thông báo, mọi người cần phải cởi bỏ giày dép khi vào tham quan trong Nhà máy. Nếu không biết thì sẽ thấy khó hiểu và hơi phiền phức với thủ tục này nhưng rồi khi hiểu ra lý do, chúng tôi càng thêm yêu quý nhà máy này hơn. Để đảm bảo cho tính an toàn và sạch sẽ của nhà máy, của từng mẻ rượu được làm ra thì thủ tục này tuy hơi bất tiện mà cần thiết. Phòng hội nghị là căn phòng đầu tiên mà chúng tôi gặp Tổng giám đốc của nhà máy rượu AvinaA chú Tô Văn Nhật. Vẻ chân thành và nhiệt huyết của chú làm chúng tôi thực sự ấn tượng. Dường như trong tưởng tượng của chúng tôi hình ảnh của một ông Tổng giám đốc, phó chủ tịch Hội đồng quản trị phải béo bụng và có chút gì đó trịch thượng, nhưng chú Tô Văn Nhật thì hoàn toàn khác. Chú có nước da rám nắng của một người đàn ông từng trải cả đường đời và thương trường. Nhưng ở chú cũng toát lên vẻ nhiệt huyết của một người luôn nuôi dưỡng khát khao và những giấc mơ lớn - đưa AvinaA trở thành nhãn hiệu rượu vodka hàng đầu châu Á. Nhiệt tình dẫn dắt cả đoàn đi thăm từng ngóc ngách của nhà máy, tưởng như nơi ấy đã thành nhà của chú tự rất lâu rồi, tới mức từng ngóc ngách đều thành thân thuộc. Với một niềm tự hào không biết giấu của một trái tim chân thành, chú tự hào nói về những dự định
trong tương lai của công ty về một nhà máy AvinaA rộng 10ha đang được khởi công xây dựng ở Thái Nguyên, về những chuyển hướng sản xuất sang mặt hàng tiêu dùng của tập đoàn. Những kiến thức sách vở, những lý thuyết marketing và chiến lược được đúc kết trên ghế nhà trường của hơn 100 sinh viên chúng tôi hôm ấy bỗng trở nên thật rõ ràng qua những câu chuyện thực tế của chú, của AvinaA ngày hôm ấy. Chúng tôi thực sự đã bị cuốn hút bởi những khát khao hoài bão lớn lao của chú. Bỗng thấy những khát khao trong mình như trỗi dậy, lớn lao hơn theo những hoài bão về một hãng rượu mang tầm thế giới, về một nhà máy của những giá trị nhân văn, hiện đại và chuyên nghiệp. Tới gần trưa, màn hướng dẫn cách thẩm rượu của chú Tổng giám đốc Tô Văn Nhật có lẽ là phần gây tò mò nhất đối với mọi người. Hơn 100 sinh viên của Chương trình Tiên tiến và Chất lượng cao ngày hôm ấy đã thực sự biết tới một nét đẹp văn hóa của dân tộc. Trong căn phòng hội trường lúc ấy tràn ngập không khí của những giá trị truyền thống, một nét gì rất Việt Nam đã được truyền tải trọn vẹn vào trong ly rượi nồng nàn ấy. Và mọi người cùng nâng ly rượu chúc mừng cho thành công của nhà máy rượu. Chúng tôi thấy mình như trưởng thành hơn để nhận ra rằng những ước mơ của tuổi trẻ cũng nên là những trăn trở về vị thế của dân tộc mình. Và những suy tư đó, những trăn trở đã được thực hiện hóa khi sinh viên tự mình tổ chức Hội thảo bàn về “Năng lực cạnh tranh và sự phát triển của công ty AvinaA”. Bao nhiêu nhiệt tình của tuổi trẻ, những suy nghĩ non nớt vẫn còn trên sách vở và đầy băn khoăn về thực tế cùng nhau ngồi lại bàn bạc về ước mơ của chú Tô Văn Nhật, về một AvinaA của tương lai, hay cũng chính là ước mơ của cả dân tộc được “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Sau những trải nghiệm thú vị này, chúng tôi lại trở về với giảng đường, với những tiết học chiến lược kinh doanh, marketing và nguyên lý quản trị…nhưng mỗi điều chúng tôi học được, không còn khô khan và sách vở nữa, mà đã trở nên thật sinh động và thực tiễn qua chuyến đi tới AvinaA – Nhà máy của hương Việt và hồn Việt. Huong Phung.
The AEP World
21
AEP’s GOT TALENT
Đây là một câu truyện về lòng đam mê, và niềm yêu thích mãnh liệt; với một lời nhắn nhủ “Hãy theo đuổi sự ưu tú trong công việc mà bạn đam mê, và thành công sẽ đuổi theo bạn!” Thông tin cho những bạn chưa từng biết đến Origami. ORIGAMI, tên gọi được quốc tế hóa hiện nay của nghệ thuật xếp giấy - là một từ tiếng Nhật (Oru = xếp, Kami = giấy, khi ghép 2 từ lại, thành origami). Không ai biết nghệ thuật này bắt nguồn từ bao giờ và ở đâu. Dù giấy được phát minh từ Trung Hoa (do đó một số sử gia về Origami cho rằng nghệ thuật xếy giấy hẳn cũng phát sinh từ xứ này) nhưng Nhật Bản lại là nước đã làm cho nghệ thuật xếp giấy phát triển cao và phong phú nhất. Tôi từ lâu đã rất ngưỡng mộ con người Nhật, bản sắc riêng có của mảnh đất ấy; và thật tình cờ, trong lễ hội hoa anh đào 2011(*), tôi đã gặp một người bạn ở gian dạy xếp giấy Origami. Lần đầu tiên tôi được dạy cách biến những tờ giấy tưởng chừng như rất khô khan thành những tác phẩm 3D tuyệt đẹp, những con bướm như có thể tung cánh bay, những bông hoa như đang tỏa hương khắp cả không gian. Và người bạn ấy, chính là nhân vật được nói đến trong bài báo này, bạn Nguyễn Ngọc Thạch, sinh viên lớp Tài chính Tiên
22
The AEP World
tiến 52 A1, Chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE. Bạn chia sẻ: “Tớ đến với Origami từ hồi học cấp 1 rồi, lúc đấy được mẹ mua cho quyển dạy gấp khủng long - ban đầu không biết tên tác giả, về sau mới biết đó là sách của John Montroll – một trong những nghệ sỹ kì cựu về môn nghệ thuật xếp giấy này”. Kể từ đó, cậu bé Thạch bị cuốn hút hoàn toàn theo những biến hóa trong từng đường gấp giấy. Có lẽ từ hồi bé như vậy, trong đầu cậu không thể gọi tên chính xác được đó là niềm đam mê hay sự vui thích bẩm sinh đã có. Phải đến năm cuối cấp hai, sau khi đã gấp quá nhiều lần, lặp đi lặp lại những mẫu trong cuốn sách gối đầu giường ấy rồi; Thạch mới bắt đầu lên mạng để tìm kiếm thêm nhiều mẫu khác, đa dạng hơn, và độ khó cũng cao hơn để thử thách bản thân cũng như được thật sự tiếp xúc với môn nghệ thuật này. Và thật bất ngờ, cậu không những tìm được nhiều mẫu xếp giấy phong phú mà còn tìm được cả một cộng đồng những người có niềm đam mê giống mình, VOG – tên viết tắt của Vietnam Origami Group. Gặp được những người bạn có cùng sở thích, tuổi cũng tương đương, Thạch đã hòa nhập rất nhanh vào tập thể ấy. Sau khi tham gia VOG, cậu đã được rất nhiều
cùng với các em học sinh đáng mến ấy. “Tớ toàn là đi gấp lại mẫu của các tác giả khác thôi nên cũng không thể gọi là tác phẩm của tớ được. Tháng 7 vừa rồi có triển lãm Origami tại Hà Nội thì tớ cũng đóng góp một bàn toàn mẫu khủng long :))”
người chỉ dạy, truyền đạt kinh nghiệm cũng như chia sẻ những mẫu gấp “khủng” với độ khó cao, có khi là những mẫu gấp do chính thành viên trong hội sáng tác. Cùng với VOG, Thạch đã được tham gia rất nhiều hoạt động thú vị nhằm quảng bá cho môn nghệ thuật truyền thống độc đáo này. Một kỷ niệm đáng nhớ nhất mà cậu chia sẻ với chúng tôi là lần được dạy xếp giấy Origami cho các em học sinh tại trường THPT Chu Văn An. Đó là vào mùa hè năm 2011, trường THPT Chu Văn An có tổ chức các hoạt động sinh hoạt hè cho học sinh và mời câu lạc bộ của cậu tham gia. Đây cũng là lần đầu tiên cậu dạy gấp giấy cho nhiều người cùng một lúc như vậy, một lớp có tầm 60 học sinh mà có đến 55 em là nữ. “Trước khi lên lớp mình thấy khá hồi hộp, vì nhỡ mình nói sai hay dạy không đúng bước nào, sẽ ê mặt với các em lắm (cười). Nhưng rồi khi vừa nhìn thấy những khuôn mặt chăm chú ấy, mình lấy lại bình tĩnh ngay lập tức, dường như mình nhìn thấy mình của ngày xưa trong những đôi mắt háo hức của các em và mình đã hoành thành khá tốt nhiệm vụ được giao hôm đó...” Nhìn gương mặt Thạch tự hào khi kể lại, tôi biết cậu đã có khoảng thời gian tuyệt vời
Mặc dù giành khá nhiều thời gian cho niềm đam mê xếp giấy, điểm số của Thạch trên lớp vẫn thuộc loại khá. Bạn cho rằng, Origami không những không lấy mất thời gian học tập của bạn, mà nó còn giúp ích một phần nào đó cho việc học như rèn tính kiên nhẫn, tinh thần cầu tiến, hay không vì khó, vì phức tạp mà lùi bước, hơn nữa nó cũng là một phương tiện giúp bạn xả stress sau mỗi giờ học căng thẳng. Khi được hỏi về kế hoạch trong tương lai với niềm đam mê này, Thạch chia sẻ, trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều Origamist sống được bằng việc sáng tác và theo đuổi Origami cả đời nhưng với bạn thì đây chỉ là thú vui lúc rảnh rỗi, chứ không muốn biến nó thành cái nghiệp của mình sau này. Tuy vậy, trong triển lãm Origami tại Hà Nội vào tháng 7 vừa rồi, Thạch cũng đã đóng góp một bàn toàn mẫu khủng long, được rất nhiều em nhỏ cũng như các bạn trẻ yêu thích. Thạch bật mí thêm rằng cậu vẫn đang ấp ủ những sản phẩm Origami cho riêng mình. Hy vọng trong một ngày không xa chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng những sáng tác đầu tay của cậu bạn đáng mến này. Phuong Do.
(*) Lễ hội hoa anh đào là lễ hội quảng bá về văn hóa Nhật Bản đến bạn bè năm châu, lễ hội được tổ chức ở rất nhiều quốc gia, và bắt đầu tổ chức ở Việt Nam từ năm 2007, thu hút rất nhiều các bạn trẻ tham dự.
The AEP World
23
GÓC HỌC TẬP
Các bạn sinh viên thân mến, các bạn đang làm gì? Các bạn sinh viên năm nhất vừa trải qua một bước ngoặt lớn trong cuộc đời và đang háo hức tìm hiểu môi trường đại học. Các sinh viên năm hai vừa kết thúc một năm học “dài lê thê” toàn các môn tiếng Anh và đang mong chờ những môn học thú vị hơn với các chuyên gia nước ngoài trong kỳ này. Các bạn trẻ năm ba, năm bốn đang miệt mài tham gia các hoạt động ngoại khóa, đang chuẩn bị những bước cuối cùng để du học hay tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Tất cả những điều các bạn đang làm đều rất quan trọng và có ý nghĩa. Nhưng tôi chắc chắn một điều hầu hết các bạn đang sắp bỏ lỡ một cơ hội thú vị trong đời sinh viên – tham gia nghiên cứu khoa học. Đối với các bạn sinh viên có sẵn “máu nghiên cứu”, tôi không dám chia sẻ gì thêm vì có thể các bạn đã thành lập nhóm, đã chuẩn bị đề tài nghiên cứu trước khi số báo này kịp lên khuôn in. Tuy nhiên, còn một số bạn vì một lý do nào đó vẫn do dự chưa muốn tham gia nghiên cứu khoa học thì tôi xin chia sẻ điều này. Điều gì làm các bạn nổi bật khi đi xin việc hay xin học bổng du học sau này? Có thể là tốt nghiệp đại học loại khá hay giỏi, điểm TOEFL hay điểm IELTS cao, kỹ năng mềm thành thạo, ngoại hình ưa nhìn… Rất tiếc, trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt ngày nay, những điều trên là chưa đủ. Một bản báo cáo nghiên cứu khoa học sẽ giúp bạn nổi bật hơn so với phần còn lại trong mắt nhà tuyển dụng hay hội đồng tuyển sinh. Chắc chắn không phải ứng viên nào cũng có một đề tài nghiên cứu khoa học giống bạn, có một kết luận khoa học giống bạn. Và nhà tuyển dụng hay hội đồng tuyển sinh sẽ nhìn thấy điểm thú vị ở bạn. Các bạn năm đầu có thể lo lắng vì vốn kiến thức ít
24
The AEP World
ỏi của mình, nhưng nghiên cứu khoa học là một quá trình, và sự bền bỉ thể hiện rất rõ ở đây hơn bất cứ lời nói nào. Các bạn sinh viên năm cuối có thể đang bận rộn vì rất nhiều việc, nhưng thời gian nằm trong tay các bạn. Đây là cơ hội của bạn, đừng bỏ lỡ. Dưới đây là bảng thành tích tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE trong hai năm gần đây. Mỗi năm, Chương trình chọn ra 10 bản báo cáo nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất để trao giải và nộp lên hội đồng giám khảo nhà trường để tham gia giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” cấp trường. Năm 2011, sinh viên của Chương trình đạt 2 Giải Nhất, 1 Giải Nhì, và 1 Giải Khuyến Khích cấp trường. Năm 2012, Chương trình đạt 5 Giải Ba và 4 Giải Khuyến Khích. Mọi thông tin về Cuộc thi Nghiên cứu Khoa học của Chương trình Tiên tiến, Chất lương cao & POHE được cập nhật tại địa chỉ: http://www.aep.neu.edu.vn/ Thông tin về giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” dành cho sinh viên năm 2013 của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, xem tại: http://www.neu. edu.vn/ViewThongBao.aspx?ID=636 Một câu hỏi thắc mắc liên quan tới cuộc thi, các bạn sinh viên có thể gửi về địa chỉ: E-mail của Ban biên tập: banbientap.aep@gmail. com E-mail của thầy Chu Văn An: chuvanan222@ gmail.com Minh Quang.
The AEP World
25
GÓC HỌC TẬP
26
The AEP World
Dưới đây là hai trong số những hoạt động thường niên của CTTT, CLC & POHE nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chương trình được học tập và làm việc trong môi trường học tập quốc tế chuyên nghiệp, bao gồm: CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP NGẮN HẠN TẠI ĐẠI HỌC TỔNG HỢP FLORIDA, HOA KỲ. 1. Đối tượng tham dự: sinh viên các ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh và Du lịch/khách sạn năm thứ hai, năm thứ ba và năm thứ tư của CTTT, CLC & POHE – ĐH Kinh tế Quốc dân. 2. Quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên: • Quyền lợi:
nâng cao trình độ tiếng Anh. • Nghĩa vụ: Chấp hành nghiêm túc các quy định về học tập tại nước ngoài của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Hoàn thành 3 môn học tại trường đối tác: Tài chính trong Quản trị khách sạn; Hệ thống thông tin quản lý khách sạn; Chiến lược và chính sách kinh doanh trong Quản trị khách sạn. Thực tập tác nghiệp tại khu du lịch Disney World do giáo sư Đại học Tổng hợp Florida hướng dẫn. 3. Điều kiện xét tuyển: Điểm trung bình 6.75 trở lên. Có chứng chỉ TOEFL 550 (nội bộ) / IELTS 6.0 hoặc tương đương.
Được ĐH Tổng hợp Florida cấp chứng chỉ khi hoàn thành khóa học.
Đảm bảo điều kiện về tài chính để trang trải chi phí cho chuyến đi, bao gồm: chi phí học tập (3500 USD); chi phí sinh hoạt, chi phí vé máy bay khứ hồi và chi phí làm các thủ tục visa, hộ chiếu.
Được miễn các môn học tương đương trong chương trình học tập tại ĐH Kinh tế Quốc dân.
CHƯƠNG TRÌNH ASEAN INTERNATIONAL MOBILITY FOR STUDENTS (AIMS)
Được hỗ trợ tìm kiếm nơi ở, phương tiện đi lại và làm việc với mức thù lao khoảng 8 USD /giờ tại khu du lịch Disney World.
1. Đối tượng tham dự: sinh viên các ngành Du lịch/Khách sạn, Nông nghiệp, Văn hóa và ngôn ngữ, Kinh doanh quốc tế và Công nghệ thực phẩm, một số ngành Kỹ thuật.
Được học tập cùng sinh viên chính quy ĐH Tổng hợp Florida, Hoa Kỳ.
Được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, phong cách làm việc chuyên nghiệp trong môi trường quốc tế và
2. Quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên:
• Quyền lợi: Được học tập trong môi trường quốc tế tại 23 trường Đại học lớn thuộc các nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Indonesia… Được hỗ trợ thủ tục visa; hỗ trợ 70% kinh phí trao đổi sinh viên từ kinh phí của CTTT, CLC & POHE. Được trường đối tác tạo điều kiện sắp xếp chỗ ở, cung cấp bảo hiểm y tế cơ bản, cử người làm cố vấn hỗ trợ sinh viên về nhiều mặt trong quá trình học tập tại trường, công nhận kết quả học tập và cấp chứng chỉ trao đổi khóa học… Tùy điều kiện của từng trường sẽ có những ưu đãi riêng cho sinh viên tham dự chương trình. • Nghĩa vụ: Chấp hành nghiêm túc các quy định về học tập tại nước ngoài của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Đảm bảo điều kiện về tài chính. 3. Điều kiện xét tuyển: Số lượng sinh viên được xét tuyển gửi đi học tại các trường đối tác sẽ bằng số lượng sinh viên trường đối tác gửi tới ĐH Kinh tế Quốc dân. Các bạn sinh viên có quan tâm đến các chương trình học nêu trên, có thể liên hệ Văn phòng đào tạo CTTT, CLC & POHE để được cung cấp thông tin chi tiết.
The AEP World
27
• Registration open in short time, approximate 10 days in August each year. • Require team of three or four members. All nationalities and locations are eligible.
• This is annual competition which is normally hold in June. • Require group of four members. • Application process require application form, CV, and confirmation from university representative. • Rule of choosing: First come first serve. • Participants should check Nielsen website regularly for timing application.
• First round have 16 teams, each university has maximum two representative teams. These teams receive a case and then finish a report within 20 hours. After that, they have to present reports in 15’ for each case. Nielsen • Second round: Four Case best teams who Competition approach this round will work on case 2. The most outstanding team will get first price include 8 million VND in cash and certificates. • These cases mainly relate to analysis graphs, data and marketing plan.
28
The AEP World
• Round one: Online preliminary round, all team have around four days to complete a short case and summit output online. • Round two: Semi-final round, this round happen in Singapore. Each team faces up with 24-hour challenge. More specific, they have to work on one case in 24 hours and then present in 20 minutes. Top two teams will approach to next round. • Round three: Final round, Y Ho Chi Minh City, Vietnam. Challenge • Teams should work intensive in first round and get ready for second round in Singapore. • Teams should pay attention in time zone when summit outputs. • Application open in November each year. • Participant teams receive CIMA case and specific scenario. Each team Global have different scenario. Business • Do not require confirChallenge mation from university representative. • Require team of four.
• Stage one: Case study analysis • Stage two: Synopsis and Presentation (Country/ regional final). • Stage three: Presentation (Global final). • In Vietnam: Stage two is conducted in HCM city around May and June. • Each team should invest time and effort to have opportunities to access the next round.
GÓC HỌC TẬP • Open annually, kick off seminars usually happen in November. • Contest for all NEU-ers. • Flexible in the number of team members.
NEU Student Research Contest
• Round one: Draft topic, ideal and
contents then find a supervisor. • Round two: Work with supervisor regularly to generate final reports, and then summit to faculty assessment committee. Qualified reports will be select to debate with assessors and the best one will access to next round. • Round three: The faculty’s best reporters have a short period to improve their outputs before summiting it and debating with University assessors committee. • Open at the end of September. • Require team of 3 to 5 members who are final year undergraduate students or master students in NEU. • Confirmation form NEU representative is mandatory. • NEU represented team register online Vietnam CFA institute website .
• Registration opens at the end of September. • Eligible for undergraduate students who have at least one semester remaining to complete in university. • Students have chance to study in US for one semester or whole university year with financial aid from US Government. • Exchange time start from April of the following years.
Global Undergraduate Exchange Scholarship Program
• It is non-degree program. (UGRAD) • 6 positions each year available for Vietnamese students. • Global UGRAD participants will take full-time course chosen by the host institution. • Host institutions will offer tailored instructions about academic research and writing, critical thinking, time management, notetaking and studying for taking tests. • Participants will live on-campus with American students.
• Event 1: Kick-off meeting, training about firms’ analysis methods; appoint companies, supervisors and mentors for each team. Each team has to write a report analyzing their assigned company and making CFA recommendation to investors. International • Event 2: Company executives present about their company and Research conduct Q&A sections with CFA team. Competition • Event 3: CFA teams have training with Bloomberg about data processing. Bloomberg provides each team an account to search and download data free in one month up to $1,000. • Further rounds are choosing the best team who represent Vietnam participating in regional round in March and global round in April.
(tiếp theo trang 34)
The AEP World
29
TIPs...TIPs...
Một công việc tốt không quyết định cả cuộc đời bạn. Nhưng công việc tốt sẽ là chiếc cần câu tốt giúp bạn câu được những con cá ngon lành. “Công việc tốt” không hoàn toàn là vấn đề lương hay thưởng, nó nên được hiểu là phải phù hợp với mong muốn, nguyện vọng, ngành học cũng như khả năng của bản thân. Dưới đây là một số những kinh nghiệm nho nhỏ mà anh Vương Anh và chị Mai Anh, những cử nhân xuất sắc K48 hiện đang làm việc ở những cơ quan uy tín muốn chia sẻ với các bạn: Làm thế nào để có được công việc đúng như mơ ước?
- CV và thư xin việc nên được chỉnh sửa thường xuyên để phù hợp với tiêu chí của nhà tuyển dụng. Sinh viên chưa tốt nghiệp, họ cần chuẩn bị những gì? Hãy tận dụng khoảng thời gian còn lại để làm những việc sau đây - Có được một kết quả “chung cuộc” tốt nhất. Hãy chăm chút cho bảng điểm của mình
- Ngoài những giấy tờ cần thiết như bảng điểm, bằng đại học, giấy tờ công chứng, giấy khám sức khỏe và các chứng chỉ liên quan đến học tập, bạn có thể tích lũy thêm bằng khen, giấy Hãy cho họ thấy chứng nhận về những họat động cái điều họ muốn ngoại khóa, các cuộc thi có liên thấy, chứ không quan phần nào đó đến công việc phải những thứ hiện tại bạn đang dự tuyển. Hồ mà bản thân mình sơ sẽ nổi bật hơn nếu có kèm 2 muốn thể hiện thư nhận xét (recommendation letters) xin của các thầy cô trong trường (dù không bắt buộc) trong trường hợp các nhà tuyển dụng sẽ tham khảo để đưa ra quyết định dựa trên các ý kiến khách quan.
- Xác định mục tiêu nghề nghiệp: Hiển nhiên nhà tuyển dụng sẽ yên tâm hơn khi tuyển một người nói với họ rằng: “Tôi được học để trở thành một kế toán và tôi mong muốn công việc đó” hơn là “Tôi cũng đang phân vân không Chuẩn bị cho phỏng vấn biết có nên trở thành một cũng giống như chuẩn kế toán không, nó là một bị cho cuộc hẹn hò đấu công việc vất vả đúng tiên, bạn có ấn tượng không?”. với người đối diện thông - Tạo dựng các mối qua những thứ họ CHO quan hệ: Tham gia câu bạn thấy (trang phục, lạc bộ (văn nghệ, học lời nói hay tác phong). thuật chuyên ngành), tình Hãy chú ý đến những nguyện viên tổ chức hội điều nhỏ nhặt đó. thảo (phối hợp với nhà trường, các tổ chức độc lập bằng cách thi tuyển công khai), thực tập viên (theo sắp xếp của nhà trường, thi tuyển công khai), tham gia các khóa học (tại trung tâm, tự tổ chức bằng cách tập hợp những người cùng có nhu cầu), tham gia các cộng đồng học tập (CPA, ACCA, CFA…). Điều này không chỉ làm đẹp hồ sơ của bạn bằng những giấy chứng nhận mà còn hữu ích khi muốn xin tư vấn.
- Nên chuẩn bị ít nhất 05 bộ hồ sơ hoàn chỉnh để sẵn sàng khi có cơ hội.
- Học những gì các bạn yêu thích, có thể là những sở thích thông thường (học hát, học tiếng Anh…), vì
Để biết nơi nào đang tuyển dụng, bạn nên thường xuyên lên trang web của công ty mà mình muốn làm việc, vào các trang mạng như vietnamworks…, tìm hiểu qua báo chí hoặc các mối quan hệ mà mình có để biết thêm tin tức cũng như thời điểm tuyển dụng. Một bộ hồ sơ có tính cạnh tranh cao?
30
The AEP World
Anh Đặng Vương Anh, TCTT K48, hiện đang là Chuyên viên phòng Nghiên cứu và dự báo kinh tế vĩ mô, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia
Không nên quan niệm rằng mình học ngành gì thì khi ra trường phải làm đúng ngành đó. Nên thử nhiều ngành, nhiều nghề, nhiều vị trí. Mỗi vị trí, mỗi công việc sẽ cho ta những trải nghiệm và bài học khác nhau. Chúng giúp ta hiểu được bản thân hơn, biết mình phù hợp hơn với công việc gì, từ đó có những định hướng nghề nghiệp tốt hơn cho những năm tiếp theo.
Chị Lê Mai Anh, TCTT k48, hiện đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Hỗ trợ Gia đình và Phát triển Cộng đồng thuộc Trung Ương Hội Nghiên cứu Khoa Học Đông Nam Á – Việt Nam
đi làm rồi sẽ không có nhiều thời gian cho tất cả mọi thứ đó; có thể là những kỹ năng mềm giúp ích cho công việc và cuộc sống sau này. Điều này là quan trọng khi đánh giá sự khác biệt giữa các ứng cử viên có cùng trình độ. - Tìm kiếm thông tin về các nhà tuyển dụng mong muốn: Tìm hiểu tính chất công việc, chính sách công ty, các mốc thời gian cho việc nộp hồ sơ, thi tuyển… Công việc “rao bán” bản thân sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu biết khách hàng mong muốn gì. - Tận hưởng cuộc sống sinh viên với tất cả niềm yêu thích. Cuộc sống còn nhiều hơn thế để khám phá, để trải nghiệm. Dù bạn là sinh viên năm nhất hay năm cuối, hãy trân trọng từng phút giây của cuộc đời sinh viên.
đi xin việc, một người dù “kém” hơn nhưng nhờ có các mối quan hệ và lợi thế về kinh tế, “nghiễm nhiên” có được một công việc tốt, điều đó là không công bằng. Câu hỏi được đặt ra là: “Mục tiêu cao nhất mà chúng ta hướng đến là gì?”. Bản thân chúng ta nhận được lợi ích từ việc đi làm: ngoài việc nhận lương, thưởng và các khoản trợ cấp khác, đó còn là cơ hội được học tập, được phát triển bản thân và phát huy những thế mạnh bản thân nhằm có cơ hội phát triển trong tương lai. Có được tiền đề tốt trong giai đoạn xin việc, là “điều kiện cần” nhưng không “đủ” để quyết định thành công của bạn sau này. Nếu là các mối quan hệ do bạn tự tạo dựng, hãy tận dụng nó. Nếu là các mối quan hệ đến từ gia đình, người thân hay lợi thế kinh tế, nó cũng giống như quyết định mặc một chiếc áo quá rộng, nếu không đủ khả năng sẽ không hề thoải mái trong chiếc áo đó. Về cơ bản, chỉ cần bạn tự tin và chăm chút nâng cao năng lực bản thân, cơ hội sẽ đến với bạn.
Mối quan hệ hay năng lực thật sự của người xin việc quan trọng hơn?
Để đến được với công việc yêu thích, đó là cả một quá trình dài mà những bước đi cần được bắt đầu ngay từ bây giờ. Không phải là công ty chọn bạn, mà chính là bạn đang chọn nghề nghiệp - chọn tương lai cho chính mình.
Các bạn thường có chung một điều băn khoăn: khi
Phương Thanh.
The AEP World
31
TRUYỆN NGẮN
Thân tặng bố kính yêu của con ! “Bố tôi là thầy giáo”. Câu nói tưởng chừng rất đỗi bình thường ấy không hiểu sao lại mang một sức mạnh, một ý nghĩa lớn lao khiến trái tim nó rộn ràng đến thế, trái tim của con nhóc 20 tuổi, cũng là 20 năm nó được nghe người ta gọi bố nó là thầy. Cái sự thật có vẻ hiển nhiên quá đỗi vậy, mà đến tận hôm nay nó mới đem ra cắt nghĩa đặt tên “Bố tôi là thầy giáo”. Còn nhớ, từ những ngày còn bé tí ti, khi bố vẫn hay có mấy lớp dạy thêm ở nhà, nó đã có cái thú vui len lén nhìn trộm bố giảng bài. Ngày ấy bố gầy lắm, cái dáng cao cao xương xương mà giảng bài thật tận tụy, tỉ mỉ phân tích từng bài toán hóc búa mà một con nhóc như nó chẳng thể hiểu nổi. Chỉ biết nó mê nhìn bố giảng bài lắm vì những lúc ấy, bố nó trông oai thật là oai. Và cả những giây phút thót tim khi bị phát hiện, nó chỉ biết cun cút
32
The AEP World
chuồn đi chỗ khác chơi sau cái lừ mắt dễ sợ của người thầy trên bục giảng chuyên dành cho những học trò hư. Còn nhớ, bố là người thầy đầu tiên và cũng là người thầy tận tụy, ân cần nhất của nó. Mỗi khi đụng phải bài toán khó, nó lại lóc cóc vác sách đi tìm bố. Dần dần, nó còn nghĩ ra cách láu cá, học bài chán quá, bài dễ, biết làm rồi nó cũng mang đi hỏi để câu ít thời gian rảnh rang ngồi chơi “hợp pháp”. Nhưng vừa nghe thấy mấy tiếng “vâng, dạ” lơ đễnh của cô học trò nhỏ là bố biết liền. Bố không giảng nữa, kêu lên phòng tự làm mấy câu còn lại, “phải tự mình suy nghĩ mai sau mới giỏi được con ạ”. Không hiểu sao những lời dạy của bố, nhẹ nhàng thôi nhưng lại khắc sâu trong trí nhớ của nó đến thế. Bố cũng nghiêm khắc lắm, chưa một lần nó được phép xem ti vi sau bữa cơm chiều, vốn là lúc mấy chị em phải dành thời gian
học và làm bài ở nhà, sau này nó mới biết bố mẹ cũng đã không được xem nhiều chương trình yêu thích để tránh ảnh hưởng tới việc học tập của các con, nhưng lúc ấy nó đâu có nghĩ được như vậy, trong đầu con bé chỉ vang lên hai chữ “bất công”. Thỉnh thoảng ngồi học mà lén mở cuốn truyện tranh ra đọc là bố phát hiện ngay. Đến bây giờ nó cũng không hiểu sao bước chân bố nhẹ đến thế, phải đến khi giật thót vì bố vỗ vào vai mới biết mình đã bị phát giác tự lúc nào. Tuy nghiêm là vậy nhưng lúc nào bố cũng coi sức khỏe của các con là quan trọng nhất, bố luôn dặn dò “khi nào buồn ngủ thì cứ đi ngủ, học bài khi tỉnh táo mới hiệu quả được”. Có bữa nó mải ôn thi đến ngủ quên luôn trên bàn học, bố nhẹ nhàng bế nó lên đặt vào giường. Có lẽ bố không thể biết rằng con bé đã tỉnh giấc tự lúc nào nhưng vẫn giả vờ ngủ để được bố quan tâm vỗ về. Là thầy giáo nên bố tâm lí lắm. Mấy trò mèo của một con nhóc láu cá nào có thể qua nổi con mắt của bố, mặc dù vậy chưa một lần bố nỡ nặng lời hay phạt đòn roi nó cả. Bố chỉ nhẹ nhàng khuyên nhủ, giảng giải cho nó những điều hay lẽ phải. Đôi khi nó trộm nghĩ, không biết bố tốt nghiệp sư phạm khoa toán hay khoa tâm lý nữa. Bố đã dạy nó về tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ. Nó vẫn còn nhớ như in những ngày tan trường trời gió bão, chúng bạn đều được bố mẹ đến đón về nhưng riêng nó thì không, riêng nó vẫn phải đứng đợi cho đến khi mưa ngớt, hoặc cứ vậy đội mưa về. Phải chăng vì thế mà nó thêm yêu những cơn mưa và luôn nhớ kĩ phải tắm nước ấm mỗi khi dầm mưa về, sẽ chẳng bao giờ phải lo cảm lạnh nữa. Bố đã dạy nó sự quyết đoán, luôn biết tự chịu trách nhiệm cho mỗi hành động của mình. Bố cho nó chọn từ trường cấp 1, cấp 2, cấp 3 cho đến tận giảng đường đại học. Để giờ đây nó đã không phải hối hận khi
hàng ngày đến trường cùng bè bạn và được học những điều nó yêu, nó đam mê. Bố ơi, không phải là không có những khó khăn khi sống ở nơi đất khách, sống xa bố, xa gia đình nhưng con gái bố sẽ không bao giờ gục ngã. Con gái bố biết tự mình chuẩn bị những bữa ăn hàng ngày, biết tự mình mang chiếc xe đạp dở chứng đi sửa, biết tự vác thang đi kéo lại đường dây mạng bị chuột cắn, biết tự chăm sóc bản thân mỗi khi bị ốm, biết nhiều thứ lắm, nhiều thứ lắm vì rằng con biết con phải sống tốt để không làm bố bận lòng. Bố là thầy giáo, ngày 20/11 nào nhà nó cũng ăm ắp hoa thơm. Hồi bé nó nghĩ sao không phải là kẹo hay búp bê mà cứ phải là hoa, lớn lên mới biết và thêm hiểu ý nghĩa của những bông hoa tri ân ấy. Bây giờ bố không còn trực tiếp giảng dạy nữa nhưng những anh chị học trò cũ của bố vẫn đến hàn huyên nhỏ to về những kỹ niệm bên trường lớp, bên người thầy tận tụy nay tóc đã pha sương của bụi phấn năm nào. Một 20/11 nữa lại về, nó thầm hứa sẽ mãi là con gái ngoan của bố, sẽ cố gắng thật nhiều đề không phụ những kỳ vọng lớn lao trong đôi mắt bố và để bố thấy con yêu bố biết nhường nào, người thầy suốt đời của con. Phuong Do
love you, Dad! The AEP World
33
(tiếp theo trang 29)
The AEP World Bản tin của CTTT, CLC & POHE Chịu trách nhiệm xuất bản PGS.TS. Bùi Huy Nhượng
Cơ Hội Vàn g Cho Tương Lai – National Economic U niversity
Case Nielsen tion Competi
* CI M ness A Glob Cha a lleng l Busi*M e c Bus Kinsey ines Mek s Ch allen ong ge
* CFA International Re-
search Competition * AMCHAM Scholarships *Global Undergraduate Exchange Scholarship Program (UGRAD)
* Chinh Phục Đỉnh Cao Nghề Nghiệp Kế Toán – Kiểm Toán – Tài Chính * P&G ASEAN Business Challenge
* VYE
Ent ship Boo repreneurtcamp * Y Cha llenge * Asian Job Exp ress LEAD - Leadership and Management Course
HSBC – Nhà Hoạ ch Định Tà i Chính Triển Vọ ng
* NEU Student Research C ontest * The F utur tant Con e Accountest 2012
Hòm thư bạn đọc Mọi ý kiến, thắc mắc, thư từ đóng góp ý tưởng, nhận xét cũng như bài viết cho The AEP World xin gửi về địa chỉ e-mail: banbientap.aep@ gmail.com. Trong thư vui lòng để lại thông tin cá nhân của bạn để chúng tôi liên hệ lại. Chúng tôi sẽ cố gắng có câu trả lời sớm cho bạn.
34
The AEP World
Hội đồng cố vấn GS.TS. Phạm Quang Trung GS.TS. Nguyễn Quang Dong Th.S. Đinh Tuấn Dũng Th.S. Chu Văn An Nhóm Biên tập Nguyễn Quang Huy Phùng Thị Thu Hương Trần Quỳnh Mai Hoàng Thị Minh Ngọc Đỗ Thị Phương Phan Minh Quang Phạm Thị Minh Tâm Nguyễn Thị Kim Tân Vũ Thị Phương Thanh Nguyễn Thị Thu Thảo Trần Thị Thu Trần Thị Tuyết Trinh Nhóm Thiết kế Lê Minh Phương Ngô Hoàng Phong E-mail: banbientap.aep@gmail.com Phát hành Quý I – 2013 Do CTTT, CLC&POHE xuất bản In tại: Nhà in Đại học Kinh tế Quốc dân Số báo gồm 36 trang tính cả bìa. Lưu hành nội bộ.