Tim hiểu về “khắp” thai

Page 1

Khóa luận tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

TÌM HIỂU VỀ “KHẮP” CỦA NGƯỜI THÁI Ở HUYỆN MƯỜNG LA KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn hoá các dân tộc thiểu số Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga Người hướng dẫn: Tiến sĩ Vi Văn An Chỉnh lý: Tiến sĩ Phạm Việt Long

Hà Nội, năm 2011 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

1


Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc đến T.S Vi Văn An, người đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện tốt nhất để tôi được học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Tôi xin chân thành cảm ơn phòng Văn hóa huyện Mường La, các chuyên gia, các nghệ nhân, đã giúp đỡ tôi thu thập những thông tin cần thiết để hoàn thành khóa luận này. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và những người thương yêu tôi, luôn bên tôi, giúp đỡ tôi về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài khó tránh khỏi sự thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và mọi người để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và có ý nghĩa cả trong lý luận và thực tiễn Trân trọng cảm ơn! Hà Nội ngày 18 tháng 5 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Nga

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

2


Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Là một thành tố của văn hóa phi vật thể, dân ca đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái Tây Bắc nói chung, của người Thái ở Mường La nói riêng. Nhờ sự phong phú, đa dạng về thể loại, nên dân ca đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng của người Thái, góp phần không nhỏ vào kho tàng văn hóa văn hóa nghệ thuật của cả nước. Thật vậy, người ta đã tìm thấy trong dòng chảy văn hóa Thái nhiều bộ trường ca có giá trị như Táy Pú Xớc (kể về bước đường chinh chiến của ông cha), Quam tô mương (Kể chuyện bản mường), Phanh mường; những tác phẩm thơ khuyết danh như: Xống chụ xôn xao (tiễn dặn người yêu), Khun Lu nang Ủa (Chàng Lú-Nàng Ủa); nhiều điệu múa Thái nhịp nhàng uyển chuyển qua hình ảnh những cô gái trẻ trong bộ y phục tuyệt đẹp và các điệu “múa xòe” nổi tiếng. Các điệu dân vũ đã đạt tới trình độ nghệ thuật điêu luyện như: múa khăn, “múa nón, múa chèo thuyền, v.v.. Đặc biệt, là những làn điệu dân ca như “Khắp báo xao”, “Khắp chiêu”…luôn có mặt trong các cuộc vui hội hè và giữ vai trò chủ đạo tạo nên bầu không khí thanh bình, náo nhiệt của sinh hoạt cộng đồng. Từ lâu, “khắp” Thái đã gắn chặt với cuộc sống của người lao động. Dòng đời con người từ khi sinh ra, lớn lên cho đến khi nằm xuống, luôn có một dòng chảy dân ca như suối nguồn tưới mát. Dường như mỗi chặng đời người đều được đánh dấu bằng những thể loại dân ca riêng, hát trao vòng cho trẻ sơ sinh, hát đồng dao cho các em nhi đồng, thiếu niên, hát giao duyên nam nữ, hát đám cưới cho các lứa đôi, hát lên nhà mới cho những gia đình hạnh phúc. Vào lứa tuổi trung niên con người phải biết hát dân ca để tham gia sinh hoạt trong các ngày hội, ngày lễ cầu cúng của cả bản làng. Những người già thường yêu thích những buổi

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

3


Khóa luận tốt nghiệp

hát kể chuyện cổ tích hay các anh hùng ca dân tộc. Và khi con người xế chiều mãn bóng thì được cả cộng đồng ca hát tiễn tới nơi an nghỉ cuối cùng. Có thể thấy hát Thái không còn là khu rừng biệt lập xa cách nữa mà đã gần gũi, quen thuộc từ lâu. Tuy nhiên, sự hiểu biết của chúng ta về các làn điệu dân ca Thái vẫn còn khiêm tốn. Còn khá nhiều làn điệu hát Thái ta mới chỉ được nghe tên và có không ít những làn điệu “khắp” của người Thái chỉ còn tồn tại trong ký ức của những người già. Mặc dù đã có một số công trình, bài viết đề cập đến dân ca Thái, song hầu như chưa có một công trình sưu tầm, nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về dân ca “khắp” của người Thái nói chung, người Thái ở Mường La nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu về khắp Thái ở Mường La nhằm phát huy giá trị của loại hình dân ca này là hết sức cần thiết. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu về “khắp” của người Thái ở huyện Mường La” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề văn nghệ dân gian của người Thái đã được đề cập đến trong một số công trình, nhưng do yêu cầu của công việc, mỗi người đã đứng ở mỗi góc độ, nên thành quả thu lại cũng khác nhau, mỗi công trình nghiên cứu có thể đề cập toàn diện văn hóa của người Thái, có những công trình chỉ đề cập đến một lĩnh vực trong văn hóa. Riêng về hát dân ca Thái, cho đến nay dường như mới chỉ được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu, nhưng chưa từng được giới thiệu trọn vẹn. Những bài dưới tên chung là Tản chụ xiết xương mới chỉ được trích in không nhiều. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam phần văn học dân tộc thiểu số giới thiệu các bài Lành đồn xa, Ướm hỏi, Chung lứa chung nôi, Đời thanh xuân, Dặn dò trong số hơn một trăm bài ghi trong lời dẫn của

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

4


Khóa luận tốt nghiệp

nhà xuất bản. Hợp tuyển còn in một số bài hát thách và một số bài Nam nữ đối ca… Gộp lại phần lời hát được giới thiệu trong Hợp tuyển tất cả khoảng 500 câu. Trước khi hợp tuyển ra đời, trên tạp chí văn nghệ có lần in vài ba bài Tản chụ xiết xương. Ngoài ra, không còn ấn bản nào khác công bố về thể tài này. Về mặt âm nhạc, ngược lại, giáo sư, tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh đã in hàng loạt bài nghiên cứu giới thiệu có giá trị. Tô Ngọc Thanh còn là người đầu tiên giới thiệu về đồng dao Thái. Tạp chí Văn nghệ Tây Bắc năm 1974 còn công bố một số bài viết ngắn về Văn Hoan, một nhân vật đượm vẻ truyền thuyết, gắn với những hành trình dân ca đầy màu sắc và đậm dấu ấn tập quán dân tộc. Tuy nhiên, chúng ta thiếu hẳn những sưu tập hoàn chỉnh cần thiết về lời ca và sinh hoạt dân ca. Hạn khuống là một hình thức tổng hợp của văn nghệ dân gian Thái. Các tác giả Cầm Biêu, Sa Phong, Lò Văn Sĩ đều góp phần giới thiệu hình thức văn nghệ này. Đó là tất cả những gì nói về sinh hoạt văn nghệ dân gian Thái trong trạng thái nguyên hợp của nó. Tình hình giới thiệu, xuất bản vừa được điểm qua trên đây cho thấy cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách thấu đáo và hệ thống về “khắp” Thái. Đó vừa là thuận lợi nhưng cũng là khó khăn, thách thức đối với tôi khi nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu về “khắp” của người Thái ở huyện Mường La trước hết nhằm hệ thống lại các làn điệu khắp của người Thái, từ đó có cái nhìn tương đối đầy đủ, toàn diện về những đặc điểm nổi bật, độc đáo của những điệu“khắp” Thái. Đồng thời luận văn đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của người Thái ở huyện Mường La cùng hòa chung vào nền văn hóa Việt Nam “Tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

5


Khóa luận tốt nghiệp

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nói đến “khắp” là nói đến lĩnh vực văn hóa tinh thần, do vậy phạm vi khá rộng, song do khả năng có hạn, đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu một số làn điệu “khắp” phổ biến của người Thái đen ở huyện Mường La. 5. Phương pháp nghiên cứu −

Tra cứu tài liệu

Xã hội học văn hóa

Khảo sát thực tế

Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp thống kê, phân loại

6. Đóng góp của đề tài Nghiên cứu “khắp” Thái trong đời sống văn hoá dân gian của người Thái đen ở Mường La, nhằm giới thiệu một nét văn hoá đặc trưng vốn có trong dân gian nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về nó. Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về “khắp”của người Thái ở Mường La Trong quá trình nghiên cứu, qua khảo sát điền dã, tác giả đề tài đã thu thập được một số lượng những điệu “khắp” còn đang lưu truyền trong đời sống dân gian ở Mường La. Kết quả khảo sát thực tế trên là cơ sở khoa học để tác giả luận văn bước đầu đề xuất hướng bảo tồn và phát huy giữ gìn nét đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc các dân tộc thiểu số Việt Nam đang bị mai một dần, bởi đây là một công việc cụ thể, có ý nghĩa cho những người có ý thức về sự hiện diện và vai trò của “khắp”. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

6


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 1. Khái quát về người Thái ở Mường La Chương 2. “Khắp” và các điệu “Khắp” của người Thái ở huyện Mường La Chương 3. “Khắp” trong đời sống xã hội của người Thái ở huyện Mường La

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

7


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI THÁI Ở MƯỜNG LA 1.1.

Điều kiện tự nhiên và văn hóa xã hội

1.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý Mường La là huyện miền núi của Sơn La, cách Thành phố Sơn La 41 km về phía Đông Bắc, có toạ độ địa lý: 21015' - 21042' vĩ Độ Bắc; 103045' 104020' kinh độ Đông. Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái; phía Đông Nam giáp huyện Bắc Yên; Phía Tây giáp huyện Quỳnh Nhai và huyện Thuận Châu; Phía Nam giáp huyện Mai Sơn và Thành phố Sơn La. Do vị trí địa lý như vậy, Mường La có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu văn hoá, trao đổi hàng hoá với các địa phương khác. Đây là những thế mạnh mà Đảng bộ, chính quyền địa phương đã xác định tập trung khai thác lợi thế trong thời gian tới. - Địa hình Huyện Mường La nằm ở độ cao trung bình từ 500- 700m so với mặt nước biển, phía Đông và phía Đông Bắc của huyện là những dãy núi cao, địa hình thấp dần về phía Nam và dọc theo 2 bờ sông Đà. . Sông Đà là sông lớn nhất chảy qua huyện. Một số sông suối lớn khác là Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Pàn, Nậm Pia. Khi đập thủy điện Sơn La được hoàn thành, hồ thủy điện Sơn La sẽ chiếm một phần không nhỏ diện tích toàn huyện. - Khí hậu Mường La có khí hậu nhiệt độ gió mùa, khí hậu trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, vào mùa mưa thường

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

8


Khóa luận tốt nghiệp

kèm theo lốc và lũ quét tại các sông suối đầu nguồn. Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam, gió mùa Đông Bắc và khí hậu tiểu vùng sông Đà, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20-260C, lượng mưa bình quân là 1.347mm/năm, độ ẩm trung bình là 85%. - Đất đai Huyện Mường La có tổng diện tích đất tự nhiên là 142,205.00 ha (theo tống kiểm kê đất đai năm 2005), hầu hết là rừng núi (chiếm hơn 90% diện tích). Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 89.792 ha, chiếm 63,14% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện; diện tích đất phi nông nghiệp (đất ở và đất chuyên dùng) là 3.725 ha chiếm 2,6%; diện tích đất chưa sử dụng là 48.844 ha chiếm 34,34%, diện tích này chủ yếu là đối núi chưa sử dụng với 38.154 ha, trên diện tích này chủ yếu là thảm thực vật xen cây lùn, còn lại 10.69 ha là núi đá không rừng cây. - Hệ thống thủy văn Trên địa bàn có sông Đà chảy qua theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, với tổng chiều dài 50km. Có 5 con suối lớn là suối Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Pàn, Nậm Pia chảy qua với chiều dài 200km và nhiều con suổi nhỏ rải rác trong toàn huyện. Hệ thống sông suối ở đây nhiều thác ghềnh đều chảy trên các sườn dốc, dồn nước vào các thung lũng hẹp, đổ ra sông suối lớn, nên chế độ dòng chảy rất thất thường gây khó khăn cho thuyền bè đi lại trên sông, nhất là vào mùa nước lũ . Nhưng cũng vì thế mà chúng đã tạo ra một nguồn năng lượng sức nước vô tận phát triển thủy điện. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã và đang xây dựng 13 công trình thuỷ điện lớn, vừa và nhỏ. Tổng công suất khoảng 3.200MW, trong đó thuỷ điện Sơn La là công trình thuỷ điện lớn nhất nước ta. - Giao thông

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

9


Khóa luận tốt nghiệp

Đến nay huyện đã có 16/16 xã có đường ô tô đến trung tâm xã, nhưng do địa hình hơn 90% là đồi núi nên việc đi lại còn gặp rất nhiều khó khăn. Đường giao thông liên bản hầu như chưa có, việc đi lại giữa các bản chủ yếu là dùng ngựa hoặc đi bộ trên những con đường mòn nhỏ. Vào mùa mưa việc đi lại của bà con còn gặp nhiều khó khăn hơn, nhiều khi không đi được vì đường bị sạt lở, các rãnh nước từ khe núi chảy ra làm chia cắt, ngập đường. Riêng hệ thống giao thông khu trung tâm huyện khá phát triển, bao gồm đường thủy, đường hàng không, đặc biệt là mạng lưới giao thông đường bộ bao gồm các tuyến đường vào nhà máy, đường vào các khu mỏ khai thác, tuyến đường 106, các tuyến nội thị…đều được hoàn thiện theo tiêu chuẩn, chủ yếu là đường nhựa, đường bê tông và cấp phối phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” các tuyến đường liên xã, liên bản, đến các điểm tái định cư thủy điện Sơn La được đầu tư xây dựng, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn. Có thế thấy, với địa hình núi cao, sông rộng, nhiều suối, có đường thuỷ, đường bộ và đường không nên Mường La có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quân sự quan trọng trong khu vực Tây Bắc nói chung. Được đánh giá là huyện giàu tiềm năng về đất đai, môi trường, tài nguyên, trong đó có thế mạnh là phát triển thuỷ lợi và thuỷ điện. Tuy có nhiều tiềm năng nhưng Mường La vẫn có tên trong danh sách 5 huyện nghèo của tỉnh Sơn La do phải đối mặt với những khó khăn như: địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp; tập quán canh tác lạc hậu, các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, nhất là khi tiếp nhận thêm gần 1 vạn công nhân đến làm việc trên công trường Nhà máy thuỷ điện Sơn La. 1.1.2. Điều kiện văn hóa xã hội - Các đơn vị hành chính

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

10


Khóa luận tốt nghiệp

Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn là thị trấn Ít Ong và các xã: Chiềng Hoa, Tạ Bú, Mường Chùm, Chiềng San, Nậm Păm, Pi Toong, Mường Bú, Hua Trai, Chiềng Lao, Nậm Giôn, Mường Trai, Chiềng Muôn, Chiềng Ân, Chiềng Công, Ngọc Chiến. Trong đó có 7 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn, nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II là các xã: Chiềng Lao, Nậm Giôn, Mường Trai, Chiềng Muôn, Chiềng Ân, Chiềng Công, Ngọc Chiến. - Dân số, dân tộc Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2009, dân số toàn huyện là 16.449 hộ với 85.974 nhân khẩu. Trong đó số dân của huyện là 79.779 người, còn lại là công nhân phục vụ thủy điện Sơn La. Mật độ dân số bình quân 60 người/km2 với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,86%. Về dân tộc, toàn huyện có 6 dân tộc anh em cùng chung sống, bao gồm: dân tộc Thái chiếm 63,21%; Mông 16,98%; Kinh 12,65%; La Ha 5,91%; Kháng 0,93%; Khơ Mú 0,32%. Cũng như nhiều vùng khác của Tây Bắc, các dân tộc ở Mường La chủ yếu phân bố như sau: Người Thái tập trung tại vùng thấp, dọc sông suối, có cánh đồng rộng. Sinh sông chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, cây hoa màu trên nương và đánh bắt thuỷ sản. Người La Ha, Kháng, Khơ Mú sinh sống ở rẻo giữa bằng nghề làm nương, thu hái lâm sản. Người Mông sống ở vùng cao bằng nghề trồng cây trên nương là chủ yếu Người La Ha không dệt vải mà chỉ trồng bông đem đổi với người Thái để lấy quần áo mặc nên trang phục của người La Ha tương tự như trang phục của người Thái đen. - Giáo dục, y tế

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

11


Khóa luận tốt nghiệp

Về giáo dục, huyện luôn giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở và xây dựng 13 trường học đạt chuẩn quốc gia. Trong công tác y tế tương tự như nhiều vùng núi, dân tộc trong cả nước, hệ thống y tế của huyện Mường La bao gồm: bệnh viện huyện, bác sĩ..Đối với từng xã trong huyện đã có đủ trạm y tế xã, nhân viên y tế thôn và y tế tư nhân (rất ít). Trong đó bệnh viện huyện à đơn vị có vai trò chính trong việc quản lý và chăm sóc sức khoẻ cho người dân trong huyện - Các đặc điểm văn hóa Là huyện miền núi có nhiều dân tộc anh em sinh sống (trong đó người Thái chiếm đa số nhưng chủ yếu là Thái đen). Mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng nhưng các nền văn hoá đó không độc lập tồn tại (trong cái chung có cái riêng) mà hoà quyện, bổ trợ lẫn nhau tạo nên một văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc. Nhìn chung đồng bào các dân tộc trong huyện đều có chung truyền thống: dũng cảm, cần cù, sáng tạo trong lao động, có tinh thần yêu nước, ngoan cường đấu tranh chống áp bức, bóc lột, tính tình thật thà, chất phác, ưa phóng khoáng, rộng lượng và rất mến khách. Không những vậy, nhân dân trong huyện còn có tinh thần đoàn kết và tính cộng đồng cao : “Tuy khác bản nhưng chung mường; ở khác phương nhưng chung vùng; ở mỗi người một khe suối nhưng chung một vận mệnh” (ca dao Thái). 1.2. Khát quát về người Thái ở huyện Mường La 1.2.1. Tên gọi, dân số và sự phân bố Người Thái Mường La tự gọi mình là Phủ Tay hay Côn Tay đều có nghĩa là người. Người Thái ở Mường La thuộc ngành Thái Đen.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

12


Khóa luận tốt nghiệp

Huyện Mường La trước đây rộng: 1.421,0 km2, dân số: 67,294 người, trong đó: Thái: 48,969 người (1999). Hiện nay, người Thái ở huyện Mường La có 54.344 người, chiếm 63,21% dân số toàn huyện. Tên Mường La xuất hiện từ thế kỷ XII. Đó là tên đông nghĩa với tên Mường Lò. Theo Quam tô mương (Kể chuyện bản mường) của người Mường La nói: khi Lạng Chượng đưa người Thái tới Mường La, đã dựng nhà để cúng tổ tiên tại nơi trung tâm “ mường”.Ngày cúng tổ tiên họ Lò ( họ quý tộc) là ngày “hài” ( tức ngày bính) nên đặt địa điểm dựng nhà cúng đó là bản hài. Nay xác định đó là bản Hài thuộc xã Chiềng An huyện Mường La. Xưa kia vì bản Hài là trung tâm châu Mường nên gọi là “Viềng hài”. Trung tâm châu mường gọi là Chiềng An nên tên châu mường cũng gọi là Chiềng An. Những “ mường nhỏ” thuộc phạm vi châu mường có: Mường Trai hay Chiêng Nghiêm, Mường Bú hay Chiềng Biên, Mường Chùm, Mường Chiến. Theo Quam tô mương, khoảng thế kỷ XV sau đời Ta Ngần ở Mường La có Duông Căm làm thủ lĩnh, Mường La bắt đầu dần dần phát triển thế lực. đên khoảng thế kỷ XVII đời thủ lĩnh Bun Pành, Mường La tách hẳn khỏi Mường Muội thành châu mường lớn mạnh. Bước sang thế kỷ XVIII đời thủ lĩnh Bun Phanh, Mường La đã trở thành châu mường có ảnh hưởng khắp vùng “ Mười sáu châu Thái”. Khoảng thời Lê mạt, Mường La được Trinh Sâm đặt là châu Sơn La. Như vậy thế kỷ XVIII triều đinh cũng xác nhận Mường La là một châu mường tách khỏi ảnh hưởng của Mường Muổi (Thuận Châu). Hiện nay, Mường la vẫn là huyện thuộc tỉnh Sơn La. Tại huyện có thị xã Sơn La. 1.2.2. Nguồn gốc của người Thái

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

13


Khóa luận tốt nghiệp

Theo Quam tô mương Mường La: người Thái đã có mặt ở Mường La từ ngàn năm nay. Họ là người Thái đen, có nguồn gốc xa xưa từ Mường Ôm, Mường Ai (thuộc tỉnh Vân Nam Trung Quốc), từ thời ông Lạng Chượng dẫn đoàn người Thái đen từ Mường Lò đi mở mang bờ cõi. Khi ông vượt qua đèo Khâu Pha, (có nghĩa là sừng trời, thuộc huyện Mù Cang Chải, Yên Bái), ngược theo con suối, thấy một vùng đất rộng và tốt, sơn thuỷ hữu tình. Ông cho xây bản lập mường ở đây. Nhưng không thấy một người bản địa nào sống ở đây cả, nên ông mới gọi mường này là Mường Lạ (mường trống không), những người đời sau gọi chệch thành Mường La. Sau này ông mới biết những người dân bản địa đã chốn vào một khu rừng rậm rạp gọi là Đông Mệt (gần nghĩa với rừng bí mật, nay vẫn còn địa danh này). Ông cho đặt chiềng(1) tại khu đất có núi đá bao quanh, có ao nước trước mặt gọi là Chiềng An. Ông Lạng Chượng cho khai phá đất làm ruộng, lập nên Viềng(2) Hài và Viềng Giảng. Sau đó ông tiếp tục dẫn đoàn quân lên Mường Muổi, giao cho Khun Dãng làm chủ Mường La. Từ Mường La, một số thủ lĩnh đã mở thêm một số mường mới là Mường Bú, Mường Chùm, Mường Trai… Mỗi mường có một thủ lĩnh làm chủ đất gọi là phìa, các mường này gọi là mường phìa. Đến thế kỷ thứ XV (thời Lê), một số mường lân cận sáp nhập thành một mường lớn, gọi là mường chu hay châu mường. Đứng đầu châu mường là An nha. Châu Mường La gồm có: Mường La là mường trung tâm, có bộ máy thống trị của Châu Mường; các mường khác gọi là mường ngoài gồm: Mường Bú, Mường Chùm, Mường Trai, Mường Chiến và lộng Mường Pia (lộng là mường nhỏ). Sau khi hoà bình lập lại, Châu Mường La trở thành huyện Mường La. Năm 1961, vùng mường phìa Mường La cũ chuyển thành Thị xã, các mường còn lại vẫn thuộc huyện Mường La. 1() 2(

Chiềng là trung tâm của một mường ) Viềng là nơi thành luỹ quân sự để bảo vệ Chiềng

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

14


Khóa luận tốt nghiệp

Người Thái đen ở huyện Mường La ngày nay, cơ bản thống nhất với người Thái đen ở Thành phố Sơn La về các đặc điểm văn hoá (ăn mặc, nói năng, chữ viết, tập quán…) vì Thành phố Sơn La ngày nay chính là trung tâm của cả vùng Châu Mường La ngày trước. Vì vậy, các điệu hát ở Thành phố Sơn La cũng chính là điệu hát của Mường La. Tuy vậy mỗi vùng trong huyện lại có những làn điệu riêng nữa, như Mường Trai có điệu “hua co lôm” mà buồn và cô đơn, người ta thường hát hát một mình với gió, Pi Tong có điệu hát riêng phù hợp với đời sống văn hóa của họ. 1.2.3. Hoạt động kinh tế - Canh tác ruộng nước và nương rẫy Người Thái ở Mường La là cư dân nông nghiệp trồng trọt, trong đó canh tác ruộng nước là chính, nương rẫy chỉ phổ biến ở một số bộ phận cư dân. Với bộ nông cụ làm ruộng như cày, mai, xẻng; các biện pháp kỹ thuật liên hoàn (làm đất, làm mạ và gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch); đặc biệt là hệ thống thủy lợi “dẫn thủy nhập điền” mương, phai, lái, lin và cọn nước, cùng với các nghi lễ tín ngưỡng liên quan, qua nhiều thế hệ, họ đã đúc kết và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Hiện nay, người Thái đã chuyển sang làm 2 vụ lúa. Vụ mùa cấy tháng 2, thu hoạch tháng 5; vụ chiêm cấy tháng 7 thu hoạch thnág 10. Việc thu hoạch được làm gọn và nhanh hơn gồm: gặt - đập - quạt - nhập kho. Tại các xã vùng cao, vùng sâu, người Thái chủ yếu sinh sống bằng canh tác nương rẫy. Đó là lối canh tác “phát đốt, gieo trồng”, theo chu kỳ vòng quay khép kín từ 4-6 năm. Rẫy được phân loại theo địa thế đất (rẫy dốc, rẫy bằng), theo kỹ thuật sử dụng (dùng cuốc, dùng cày) và thời gian canh tác (rẫy vụ một, rẫy vụ 2). Bộ công cụ làm rẫy gồm nhiều loại với chức năng sử dụng khác nhau. Công cụ phát có dao, rìu, móc, khều; công cụ gieo hạt gồm gậy chọc lỗ bịt sắt hoặc không bịt sắt; công cụ làm cỏ có nạo, cuốc; và nhíp

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

15


Khóa luận tốt nghiệp

dùng để gặt. Hiện nay, nhiều mô hình trình diễn khuyến nông làm vườn rừng xuất hiện ở nhiều nơi. - Chăn nuôi Trước đây người Thái có tập quán nuôi trâu thả rông trong những Púng rào giậu kín, tự chúng sống, sinh đẻ, đến mùa mới bắt trâu về kéo cày. Nay thì họ đã nuôi trâu theo gia đình, có chuồng trại riêng. Còn chăn nuôi lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng thì rất phát triển. Vật nuôi vừa trở thành sản phẩm hàng hóa, vừa sử dụng trong lễ tết. Trong những năm gần đây, ở huyện Mường La nghề chăn nuôi đã có bước phát triển mạnh theo hướng hàng hóa, nhất là chăn nuôi đàn gia súc ăn cỏ. Nhiều vùng các hộ chăn nuôi đã đầu tư xây dựng chuồng trại, chuyển hướng nuôi nhốt và chú trọng tiêm phòng bệnh cho gia súc, vì thế đàn gia súc phát triển cả về số lượng và chất lượng. - Săn bắt, hái lượm Nhờ ruộng đất, đời sống của người Thái có phần sung túc hơn các cư dân quanh vùng. Nhưng họ vẫn chưa thoát được cảnh tháng ba, ngày tám, những năm đói kém do lũ lụt, hạn hán gây ra. Họ không bị chết đói là nhờ có rừng bao quanh có khả năng cung cấp cho họ các thứ củ quả hay thân cây có chất bột. Lại thêm, từng mùa rừng cung cấp các loại rau quả, hạt dại, nấm, mộc nhĩ, măng, rêu đá, các loại côn trùng. Dưới khe suối có cá, tôm, cua, ốc, cá nhỏ…Những thứ đó thường xuyên tham gia vào hai bữa ăn chính hàng ngày của đồng bào. Nên hái lượm vẫn đóng một vị trí nhất định trong đời sống kinh tế của người Thái ở Mường La. Rừng còn cung cấp cho đồng bào nguyên vật liệu để làm nhà, đan lát những gia cụ, cung cấp củi đun, dầu thắp sáng, những cây thuốc và những lâm thổ sản quý. Trong rừng các loại chim, thú là đối tượng để đồng bào săn bắt.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

16


Khóa luận tốt nghiệp

Trái với săn bắt, nghề đánh cá phát triển hơn. Người Thái có câu “Páy hin pá, má kin lẩu” (đi ăn cá về uống rượu) nói lên việc ăn cá là một thú vui ở người Thái. - Ngành nghề thủ công Nghề thủ công của người Thái ở Mường La rất phong phú, phát triển đạt trình độ cao. Có thể nói phụ nữ Thái là những thợ dệt chăm chỉ, lành nghề, sản xuất không những đủ chăn, màn , quần áo cho gia đình mà còn đem trao đổi. Sản phẩm nổi tiếng của người Thái Mường La là vải thổ cẩm, với những hoa văn đặc sắc, màu sắc tươi hài hoà, bền đẹp. Nghề đan lát là công việc của đàn ông. Họ thường đan những vật dụng hàng ngày (nong, nia, dần, sang..). Ngoài ra còn có những nghề thủ công mang tính chuyên nghiệp như nghề rèn nông cụ xẻng, cuốc, lưỡi cày, dao, kéo…Họ còn biết dùng bàn xoay, độ nung cao trong nghề làm gốm tạo thành những chum, vò, nồi, chõ đất, bát đĩa đạt trình độ kĩ thuật và mĩ thuật. -Trao đổi, mua bán Trong một xã hội hầu như không có chợ búa, việc trao đổi hàng hóa thường chỉ hạn chế vào một số nhu yếu phẩm và chủ yếu vẫn là hình thức hàng đổi hàng với những cư dân khác tộc ở rẻo giữa và rẻo cao. Thỉnh thoảng, có những chuyến hàng ngược sông hay những đoàn ngựa, bò của các thương nhân người Lào, người Miến đem các nhu yếu phẩm đến bán hoặc trao đổi lấy những sản phẩm của địa phương. 1.3. Các đặc trưng văn hóa 1.3.1. Về văn hóa vật chất Văn hoá vật chất là một trong những trụ cột nâng đỡ thiết chế bản mường. Ăn, ở, mặc là những giá trị văn hoá vật chất tiêu biểu cơ bản của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước thung lũng nói chung trong đó có đồng bào Thái.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

17


Khóa luận tốt nghiệp

- Nhà ở Từ lâu người Thái ở Mường La đã quần cư thành bản. Mỗi bản bao gồm đất ở, đất canh tác (ruộng, nương), bãi cỏ chăn nuôi, khu rừng, khu nghĩa địa và nguồn nước sông suối riêng. Bản lớn có tới hàng trăm nóc nhà, nơi ít ruộng bản chỉ có mười nóc nhà. Các bản người Thái ở chân sườn núi trông xuống cánh đồng. Mỗi bản có tên gọi riêng theo truyền thuyết địa phương, theo chức vụ của người trưởng bản. Người Thái đều ở nhà sàn làm bằng gỗ, rất đẹp, chắc, dựng theo những quy định được đặt ra từ đời này qua đời khác. Nhà của người Thái ở Mường La thường tạo dáng mái nhà hình mai rùa, trang trí trên hai đầu nóc nhà bằng những khau cút theo phong tục từ xưa truyền lại. Nói đến nhà sàn của người Thái là người ta thường nghĩ ngay đến nhà sàn truyền thống của người Thái với kiểu liên kết khớp bằng mộng và buộc các hệ thống kết cấu chịu lực: hệ thống dầm, sàn, bao che…mà không cần dùng đến kim loại (đinh, ốc, vít…. ). Mái nhà thường được lợp bằng cỏ gianh đan thành phên. Trong nhà, rất ít vách ngăn, cột lại lẩn nên rất thoáng đãng, rộng rãi. Đồ đạc trong nhà xưa rất đơn giản, thường chỉ thấy ghế mây để ngồi, phên giải sàn, màn, đệm, chăn, hòm đựng quần áo..Ngày nay nhà sàn của người Thái ở Mường La cũng đã có nhiều nét được cải tiến. Do đời sống của đồng bào ngày càng được nâng cao, ở một số nơi đã đưa khoa học tân tiến như: mái lợp, sàn, nền của tầng trệt có sử dụng gạch, xi măng..hệ thống khung cột, dầm sàn có được cải tiến về kết cấu và phương pháp lắp dựng theo kiểu của người Kinh với mục đích cải thiện về công năng và thẩm mỹ của ngôi nhà, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy vậy, ngôi nhà sàn của người Thái vẫn giữ nguyên được dáng vẻ cũng như giá trị văn hóa truyền thống vốn có của nó.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

18


Khóa luận tốt nghiệp

- Trang phục Tất cả các ngành, các nhóm địa phương Thái đều có trang phục cơ bản giống nhau về đường nét tạo dáng đến cách ăn mặc; khác nhau ở chỗ mỗi ngành, mỗi nơi có một kiểu cách trang trí các chi tiết hoặc chọn màu sắc khác nhau. Trong trang phục Thái ở Mường La, đặc sắc hơn cả là trang phục nữ, vừa đẹp, gọn nhưng không cầu kỳ, vừa làm nổi bật những đường nét của thân hình phụ nữ. Màu sắc được sử dụng rất khéo. Trên nền đen hay trắng, áo điểm hàng khuy bạc đơn giản nhưng trạm chổ tinh vi. Nó đã trở thành niềm tự hào không chỉ của riêng người Thái mà còn là một nét văn hoá rất đặc sắc trong kho tàng văn hoá vật thể của dân tộc Việt. Về cơ bản trang phục nữ của dân tộc Thái gồm: Váy: (xỉu hoặc nôổng): Váy Thái được tạo từ 4 tấm vải khổ 0,4 m, dài từ ngang thắt lưng tới chấm gót. Phía trên có cạp váy hay đầu váy (hua nịu) cao khoảng 10 cm bằng vải xanh hoặc đỏ. Gấu váy cũng khâu nẹp, thường là màu đỏ cao khoảng 3 cm. Váy có lót bên trong, thường là màu trắng, may ngắn hơn váy ngoài độ 15 cm. Váy phổ biến là màu đen, đôi khi màu chàm. Khi mặc váy có thể gấp trước bụng hay bên sườn. Ở nhà họ thường mặc váy để dài, lao động trên ruộng nương thì xắn váy lên theo cách túm một góc gấu váy nâng ngược lên cài vài cạp váy một cách khéo léo, váy ôm khép kín từ hai đầu gối trở lên. Ngày nay nhiều phụ nữ Thái có thói quen mặc váy ngắn ngang bọng chân để tiện dụng khi lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi. Váy mặc lao động thường ngày bằng vải thường. Váy mặc ngày lễ tết, váy cưới may bằng lụa, lanh, sa tanh, nhung. Thắt lưng: (xai ẻo) thường bằng lụa tơ tằm nhuộm màu xanh lá cây, hai đầu can thêm hai mảnh vải đỏ thêu thùa có rua ba phía. Khi xai ẻo quấn vào

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

19


Khóa luận tốt nghiệp

giữ chặt cạp váy, hai miếng vải để hai đầu được giắt vào trước bụng hoặc lệch sang bên hông. Thắt lưng không có trang trí trừ hai đầu có tua. Áo: (xửa) gồm có: Xửa hổm nôm là cái áo lót bên trong, may bằng một tấm vải khoét lỗ chui đầu, phủ trùm hai vai xuống ngang ngực, đính khuy hai bên sườn. Ngày nay họ đã bỏ kiểu áo này, dùng áo lót như phụ nữ Kinh. Xứa cỏm là cái áo ngắn. Áo may dài tay hẹp, thân cũng hẹp, bó sát người. Áo chỉ ngắn đến thắt lưng. Khi mặc gấu áo giấu trong thắt lưng. Áo phụ nữ Thái nổi bật là hàng khuy dọc trước bụng. Khuy có thể tết bằng vải hoặc bằng bạc, hình con bướm, ve sầu... gọi là măk pém. Ngày nay hiếm bạc thì làm bằng nhôm. Giải thích về Măk pém có nhiều cách: măk là quả, nghĩa bóng là nhành cây, bông hoa mà phụ nữ là đại diện cho sự sinh nở nên Măk là khai hoa kết quả. Còn pém là bám vào, mà theo quan niệm của người Thái chiếc áo là nơi trú ngụ của hồn người, cho nên sự sinh sôi bám vào áo người phụ nữ. Măk pém còn được giải thích như sau: bên khuyết là giống cái (nữ), bên khuy là giống đực (nam), con gái chưa chồng hàng cúc mang số lẻ như còn chờ đợi cặp đôi ; có chồng, hàng cúc mang số chẵn như mong ước cuộc sống hạnh phúc vẹn . Áo ngắn dùng khi lao động may bằng vải thường; áo lễ hội, cưới xin may bằng lụa, sa tanh. Áo thường màu trắng, màu đen,màu xanh lam hoặc màu lá câu. Bộ váy áo thắt lưng của phụ nữ Thái vừa kín đáo vừa phô bày những đường cong tuyệt mỹ làm nên nét quyến rũ. Đối với đàn ông thì mặc quần dài màu đen hoặc trắng bằng vải dệt của Thái, được may theo kiểu quần ống “chân què” của người Kinh. Áo chon am giới ngắn, xẻ ngực cài bằng nút vải (thắt nút), có hai túi dưới và túi ngực, đầu chít khăn mỏ rìu.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

20


Khóa luận tốt nghiệp

Mấy chục năm gần đây, nam giới người Thái Mường La mặc Âu phục khá phổ biến, nhưng phụ nữ vấn gắn bó với bộ áo, váy, khăn cùng lối trang sức theo truyền thống dân tộc. Khăn piêu: phụ nữ chưa chồng thì búi tóc thả xuống sau gáy, khi có chồng búi tóc chổng ngược đỉnh đầu sau đó đầu đội chiếc khăn piêu. Piêu là một tấm vải bông nhuộm tràm hai đầu có nhiều hoa văn, chỉ màu phối hợp sặc sỡ. Dân ca Thái có câu: Em se sợi thành vóc hoa dâu Em dệt cửi thành gấm vân chéo Em dệt tơ thành đóa hoa vàng Người các bản các mường muốn khóc Đều ước ao được em thêu khăn Khăn piêu có tác dụng che đầu khi nắng gió, làm ấm đầu khi mùa đông giá lạnh. Khăn piêu không những là vật trang sức quan trọng trong lúc đi chơi hay trong lễ hội mà còn là tín vật của tình yêu: khi người con gái tặng piêu cho người yêu là đã trao cả tấm tình. Xà cạp (pe păn kha) là miếng vải như cờ đuôi nheo nhuộm chàm. Phụ nữ Thái quấn xà cạp quanh bắp chân khi đi làm đồng, vừa để chống giá lạnh vừa để bảo vệ da ở bắp chân. Trang sức của phụ nữ Thái có: trâm cài tóc (may khắt cẩu), đôi hoa tai (cóng ku), vòng cổ (pok cô), đôi vòng đeo hai cổ tay (pok khẻn), bộ xà tích (pua sỏoi) đều được làm bằng bạc, chạm trổ đẹp, công phu. Đó là những đồ trang sức quý giá nhất. - Ẩm thực Lương thực chính của người Thái ở Mường La là gạo nếp. Người Thái có cách nấu xôi (đồ xôi) rất là ngon. Trước khi nấu, gạo nếp được đem ngâm qua một thời gian nhất định (thường là qua một đêm). Sau đó gạo

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

21


Khóa luận tốt nghiệp

được đem ra đãi sạch và cho vào “chõ” để đồ xôi.Tới khi mùi cơm nếp tỏa ra khắp nhà thì lúc đó là xôi đã chín. “Chõ”đồ xôi của người Thái ở Mường La được làm bằng gỗ đặc biệt (mạy sọ) rất tốt cho việc đồ xôi.. Cơm nếp thơm ngon ăn cùng với các món ăn được chế biến từ thịt thú rừng., hay các món cá và các loại rau rừng là các bữa ngon và thú vị của người Thái ở đây. Các món ăn Thái được chế biến rất ngon. Họ thường thích ăn luộc, đồ, nướng, ăn sống hoặc tái chín cùng các loại gia vị nhiều chất chua, cay, chát... Từ thịt của một số động vật nuôi như lợn, gà, bò hay các loại thịt thú rừng họ săn bắt được có thể chế biến ra nhiều món đặc sản. Đặc biệt từ các loại cá tươi, người Thái có những món cá đặc sản như món cá gỏi, món cá hấp, cá pỉnh tộp. Món nặm pịa là nước sữa đắng ở ruột non trâu, bò, hươu, nai…là món không thể thiếu được trong các bữa tiệc long trọng của người Thái đen ở Mường La. Trong ăn uống người Thái thích uống rượu. Rượu là đồ uống phổ biến của người Thái bao gồm những loại như: rượu nếp, rượu cần và đặc biệt là có lẩu vạng (rượu không cất) của Mường Chiến. Đồng bào ưa hút thuốc lào và phụ nữ thường thích ăn trầu. - Phương tiện vận chuyển Người Thái ở Mường La vận chuyển bằng gánh đôi dậu đựng các thứ, đi rừng đi núi thì đeo gùi, dùng ngựa cưỡi, thồ hàng. Dọc các dòng sông nổi tiếng xuôi ngược bằng thuyền đuôi én. 1.3.2. Về văn hóa xã hội - Quan hệ xã hội Dân tộc Thái ở Mường La mới chỉ phát triển đến chế độ xã hội bản mường (tương đương với giai đoạn phát triển tiền dân tộc quốc gia so với các dân tộc khác trên thế giới). Với nguyện vẹn bộ máy Phìa-Tạo quản lý và điều hòa xã hội Bản Mường có từ hàng ngàn năm cho đến trước tháng 8 năm 1945.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

22


Khóa luận tốt nghiệp

Về phương thức sản xuất, kinh tế-văn hóa xã hội người Thái ở Mường La đã phát triển đến trình độ phát triển chung của cộng đồng cùng ngữ hệ. Họ đã khai phá và canh tác trên vùng đất mà hiện nay họ đang cư trú, lập nên Bản nên Mường của mình trên cơ sở nên kinh tế nông nghiệp lúa nước kết hợp với nương rẫy. Ruộng của họ đều là ruộng công của Mường. Tùy theo chức vị của các thành viên trong Mường mà họ nhận được một số ruộng để canh tác và có nghĩa vụ đóng góp nông sản cho Chảu Mường (Chủ Mường). Theo nhiều tài liệu còn lưu lại ở Mường La cũng giống như các Mường khác mỗi Mường có "Án Nha" (Chúa Mường) đứng đầu và cai quản chung, dưới Chảu Mường là các Phìa, Tạo đứng đầu và cai quản các các mường phìa và Bản.. Xã hội Thái chia làm hai tầng lớp chính: tầng lớp trên là quan lại và quý tộc, tầng lớp dưới là dân. - Quan hệ dòng họ gia đình Trong một mường, một bản của người Thái có nhiều dòng họ cùng cư trú. Có dòng họ quý tộc như Cầm, Bạc, Sa, Đèo… có dòng họ dân gốc Thái như Lò, Lộc, Lự, Cà… Quan hệ dòng họ của người Thái được biểu hiện ở hai khía cạnh: Khía cạnh tô tem giáo: Tức những dòng họ gốc Thái thường có một hèm liên quan đến một sinh vật, một vật vô tri hay một hành động trùng tên với dòng họ. Ví dụ: họ Lò không ăn thịt chim táng Lò, không ăn măng lò; Họ Quàng kiêng giết, ăn thịt hổ; họ Cà kiêng giết, ăn chim cốt ca (bìm bịp) …… Khía cạnh quan hệ dòng họ liên minh biểu hiện ra: Quan hệ Ải nọng là anh em cùng dòng họ, có "ải nọng huôm po" (anh em cùng cha), "ải nọng huôm pú" (anh em cùng ông), "ải nọng huôm pẩu" (anh em cùng cụ)...

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

23


Khóa luận tốt nghiệp

Quan hệ Lúng ta là các thành viên nam bên vợ (gọi là "lung ta phạ bóm"), các thành viên nam bên mẹ (gọi "lung ta me"), các thành viên nam bên bà nội (gọi là "lung ta da")... Quan hệ Nhính xao là các thành viên nam bên anh/em rể ("nhinh xao" hay "nhinh xao chảu"), các thành viên nam bên con rể ("nhinh xao mang lụk")... Quan giữa "lung ta" và "nhinh xao" là quan hệ thông gia, nhưng được phân cấp rõ ràng. Ba quan hệ này xuất phát từ hình thái hôn nhân thuận chiều, tàn tích của liên minh thị tộc. Trong ba quan hệ đó, quan hệ giữa những người Ải noọng là cơ bản, quan hệ của những người có trách nhiệm duy trì sự trường tồn của dòng họ, chăm lo đến sự phát triển của dòng họ ngày thêm hưng thịnh. Quan hệ lúng ta rất quan trọng biểu thị chủ yếu là vị trí của ông cậu đối với cháu ngoại Trong xã hội Thái, gia đình là một tế bào xã hội quan trọng với tính chất phụ quyền rõ rệt. Biểu hiện ở việc mỗi nóc nhà được tượng trưng bằng một chiếc cột chính (sâu hẹ hay sâu cốc), ở đầu cột treo các vật thiêng như hình thần Rùa bằng lông gà, xương thú, xương cá to. Ông chủ nằm bên cột chính, cạnh bàn thờ ma nhà như để khẳng định tính chất phụ quyền của gia đình. Con gái như người ngoài. Con dâu phải đổi theo họ chồng. Họ không bao giờ được tự quyết định một việc gì ngoài việc sinh con và công việc nội trợ. Tuy vậy, người Thái rất tôn trọng phụ nữ và quý con gái, trước đây ở Mường La đàn ông khi lấy vợ phải ở rể vài năm khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà chồng. - Hôn nhân và cưới xin Ngày xưa, do xã hội Thái là một xã hội khá phát triển vì vậy việc hôn nhân của con cái là do bố mẹ định đoạt và có mang tính chất mua bán.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

24


Khóa luận tốt nghiệp

Ngày nay trai gái yêu nhau và đi đến hôn nhân là do tự nguyện sau khi đã xin phép sự đồng ý của gia đình. Trong cưới xin của người Thái, có nhiều điều thú vị và trải qua các trình tự: Ôm chóm (đánh tiếng), mai (đặt dấu), vay (ăn hỏi), duông vịa (thử thách rể), cáo, xống khươi

(cưới, tiễn rể), xú phả (nhập phòng), paư máư dam

hươn (dâu mới đến thăm nhà chồng), cưới đong(cưới xin dâu về nhà chồng), tỏn pạư (đón dâu về nhà chồng). - Sinh đẻ và nuôi dạy con cái Sinh đẻ và nuôi dạy con cái là bổn phận tự nhiên của con người. Bất cứ ai, dân tộc nào cũng đều chú trọng đến tập quán này. Nhưng mỗi dân tộc sẽ có cách thức sinh đẻ và nuôi dạy con cái khác nhau. Với người Thái ở Mường La khi biết con dâu có thai, cả gia đình có trách nhiệm và tìm mọi cách để cho người có thai mạnh khỏe và thoải mái nhất. Việc tiếp theo là người có thai phải ăn kiêng một số thức ăn nhất là thịt, cá và một số việc làm có thể gây hại cho mẹ và cái thai trong bụng. Người Thái có tập quán đẻ ngồi ngay cạnh bếp lửa, lúc này người chồng không được rời vợ một bước. Người chồng phải ngồi sau lưng bà vợ để vừa làm chỗ tựa vừa cùng chia sẻ sự đau đớn của người vợ lúc vượt cạn. Đây là một tập quán đầy tính nhân văn của người Thái. Người Thái rất chú ý đến việc dạy dỗ con cái và việc dạy dỗ cũng được thực hiện theo một quan niệm rất nhân văn và rất cụ thể. Đồng bào có câu: “Tặp lục tặp kẻn ta Tặp ma tặp mậy cậy” Dịch: “Đánh con đánh bằng mắt Đánh chó đánh bằng gậy”

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

25


Khóa luận tốt nghiệp

Con gái theo mẹ làm nghề của phụ nữ từ lúc lên 8-10 tuổi. Cũng ở tuổi này bắt đầu tập lao động, làm nương, dệt vải…Con trai làm các công việc đồng áng để khi lớn lên các em vững chãi trong cuộc sống. Đặc biệt, sau khi lấy vợ, trong thời gian ở rể, bố vợ có trách nhiệm dạy dỗ con rể lao động, làm những việc từ mài dao, đan gùi…đến các tập quán, lễ nghi trong ứng xử hàng ngày. - Tang ma Tang ma của người Thái ở Mường La được thực hiện theo quy trình tuân thủ nghiêm túc những tục lệ đã hình thành từ lâu đời. Họ quan niệm chết đi là sống ở thế giới bên kia nên người chết khi đem chôn được chia của như người sống. Người ta làm nhà mồ ngay trên mộ người chết và trong nhà (nhà sàn) có cả các dụng cụ sinh hoạt như chăn, đệm, cuốc, dao… thậm chí còn thả gà, lợn cho người chết một cách tượng trưng sau đó lại bắt về. Ở Mường La người Thái thường thực hiện thực hiện hỏa táng. 1.3.3. Về văn hóa tinh thần - Ngôn ngữ và chữ viết Tiếng Thái thuộc hệ ngôn ngữ Tày-Thái, cùng hệ ngôn ngữ với tiếng Tày, Nùng. Gần với tiếng Lào và Thái Lan và là thứ tiếng phổ biến ở vùng thấp Tây Bắc nói chung và Mường La nói riêng. Tiếng Thái là thứ tiếng đã phát triển đến trình độ có chữ viết. Chữ Thái có nguồn gốc từ chữ Phạn-văn hóa Ấn Độ cổ đại. Từ nhiều thế kỷ trước, chữ Thái cổ đã được dùng để sáng tác văn học, ghi chép văn học dân gian. - Tôn giáo, tín ngưỡng Người Thái ở Mường La có tín ngưỡng theo cách riêng của mình và trải qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc vẫn nguyên vẹn như thưở ban đầu. Tín ngưỡng của người Thái chưa phát triển thành tôn giáo riêng và họ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

26


Khóa luận tốt nghiệp

cũng không chịu ảnh hưởng hay du nhập vào mình các tôn giáo khác như Đạo Phật, Đạo Khổng, Đạo Hinđu, Đạo Thiên Chúa..v..v Từ lâu họ đã tìm cách giải thích những hiện tượng khách quan của trời, đất và con người. Ở thời đó, họ thường biểu hiện hai loại nhân sinh quan. Bao trùm lên cuộc sống của họ là nhân sinh quan mang tính hiện thực, đó là cơ sở nhận thức và hành động với đúng với thực tế khách quan, trong cuộc đấu tranh để cải tạo thiên nhiên và xã hoi. Bên cạnh đó là nhân sinh quan tồn tại trong ý niệm tín ngưỡng, biểu hiện trên các mặt phong tục tập quán của họ. Họ cho rằng trên trái đất này vốn tồn tại hai thế giới-thế giới của sự sống và thế giới của hư vô. Thế giới của sự sống là sự tồn tại của con người và những vật chất khác-từ thể trạng sống mà người ta có thể trực giác được. Thế giới của cõi hư vô là của thần linh, ma quỷ, là một cõi sống ngự trị trong ý niệm của họ và được gọi chung là Phi và phân ra là: Then, đẳm, phi, khon…nhưng thế giới Phi lại quyết định sự sống thực trạng trên thế gian này. Chẳng hạn người ta sống được là nhờ có “hồn”; núi sừng sững cùng với tất cả hình thù kỳ lạ của nó-cây cối mọc chen chúc, cành lá sum suê, con sông chảy xiết, âm thanh vang động đều có hồn của nó. Và tất cả các hồn đều có hình thù kỳ lạ, biến hóa tài tình. Mọi vật lúc ở thể trạng sống thì hồn lúc ẩn, lúc hiện quanh vật đó. Khi vật đó chết thì hồn bay lơ lửng hoặc ẩn nấp trong những xó tối, hốc cây. Từ quan niệm như vậy nên người Thái có những nghi thức và tập tục cúng riêng theo cách của mình. Thông qua các lễ hội trong năm, họ tổ chức lễ cúng Bản (xên bản), cúng Mường (xên mường), cúng nhà (xên hươn)..Hoặc cúng tế về một cái gì đó rất cụ thể như một hòn núi thiêng, một tảng đá lớn, một khúc sông…mà họ cảm thấy ở đó xuất hiện sự linh

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

27


Khóa luận tốt nghiệp

thiêng, thần bí để cầu mong được sự bao dung che chở của các đấng siêu nhiên. Cũng từ quan niệm về cái thực và cái hư như vậy, nên khi có người chết, ông Mo sẽ dẫn hồn về nhập “Đẳm” tức là tổ tiên ở thế giới bên kia, và được mang theo một số của cải. Bởi vậy chết đi đối với họ là tiếp tục “sống” ở cõi hư vô, về với sự vĩnh hằng nơi “Mường trời”. - Lễ hội truyền thống Cũng giống như người Thái vùng Tây Bắc, người Thái ở Mường La trong một năm có nhiều ngày lễ, tết khác nhau như: Xên bản, xên mường (cúng thần bản, thần mường), lễ tỏn cộ (lễ đón cỗ), Xến Xó Phốn (lễ cầu mưa), “Kin khảu maứ” (lễ cơm mới)….. Trong các dịp lễ tết, người Thái ở Mường La thường tổ chức múa hát: Xòe, múa khăn, múa nón, hay trai gái “Khắp báo xao” (hát trai gái giao duyên). Các trò chơi đầy thú vị như Tót cón (ném còn), Tót én cáy (chơi cầu lông gà bằng tay), Tó mak Lẹ (chơi trò chơi bằng quả Lẹ) v.v… Đó là các sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa vui chơi, vừa mang ý nghĩa giáo dục truyền thống. - Văn nghệ dân gian Sinh sống hàng ngàn năm trên dải đất Việt Nam, thừa hưởng một nền văn minh cổ truyền lớn lao của cha ông, người Thái ở Tây Bắc nói chung và Mường La nói riêng đã góp phần cống hiến không nhỏ vào kho tàng văn hóa chung của cả dân tộc Việt Nam. Nhờ có văn tự, cư dân Thái đã lưu lại cho đến nay nhiều sách, truyện ghi lại trên giấy bản, trên lá cây. Đó là những cuốn sách sử chép tay dài hàng trăm trang, những bộ luật hay những tập quán pháp tương đối hoàn chỉnh, phản ánh tình hình xã hội đương thời, những bản trường ca đọc cả hai, ba đêm dòng thúc động lòng người, những truyện thơ tuy khuyết danh nhưng đầy chất trữ tình nói lên cảm xúc mãnh

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

28


Khóa luận tốt nghiệp

liệt của cả dân tộc với thiên nhiên tươi đẹp, với con người, với tình yêu lứa đôi, nói lên khát vọng của cả dân tộc hướng tới cái thiện, cái đẹp; những tập tục ngữ dân ca Thái phản ánh quá trình chinh phục thiên nhiên, tích lũy kinh nghiệm của cuộc sống nhưng qua đó ta cũng thấy tính cách, tâm hồn và nghệ thuật phong phú, đặc sắc. Trong kho tàng văn học dân gian, thần thoại Thái đóng một vị trò quan trọng vì tính phong phú và độc đáo của nó. Theo các truyện kể được hệ thống lại, người Thái xưa quan niệm vũ trụ có năm tầng. Tầng trên cùng là nơi hỗn mang, là thế giới của những người “ăn sương, ăn gió” sống nay đây mai đó, đeo dao ở cổ. Tầng tiếp theo là thế giới của các vị thần và tổ tiên các dòng họ Thái xây dựng trên vòm trời mà mắt người không trông thấy, do Then Luông cai quản. Tầng thứ ba là thế giới của tầng mây, ở vòm trời, ở đó có các vị trăng sao. Đó là thế giới của những người khổng lồ, được Then cử ra để xây dựng trần gian vào buổi sơ khai. Tầng thứ tư ở mặt đất là thế giới của loài người, muôn vật (thế giới thực) và thế giới của ma quỷ (thế giới ảo tức mường ma). Tầng cuối cùng là thế giới dưới mặt đất, ở đó có loài người tí hon chuyên chỉ ăn đất. Trong những thế giới tưởng tượng đó, các ma, quỷ, thần thánh cũng sinh sống, làm ăn, cũng biết yêu biết ghét, cũng sinh con, đẻ cái, cũng tranh chấp. Quan niệm về sự cấu tạo những thế giới đó nhằm củng cố nhân sinh quan phong kiến, nhưng đồng thời cũng phản ánh một cách trừu tượng cuộc sống lao động dưới trần. Phổ biến những câu chuyện về sự hình thành trời đất, loài người và muôn vật, truyện nạn hồng thủy, truyện quả bầu, truyện người đàn bà góa cắt dây nối trời với đất… Những câu chuyện nhằm giải thích những hiện tượng vũ trụ, trong thiên nhiên cũng lý thú không kém những huyền thoại tôn giáo nhằm giải thích nguồn gốc tiếng nói, câu ca, lúa, nước, màu sắc của chim muôn, thú vật.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

29


Khóa luận tốt nghiệp

Loại truyền thuyết, dã sử liên quan đến những nhân vật lịch sử được thể hiện dưới dạng nửa có thực, nửa huyền thoại cũng không hiếm. Ngoài những truyện liên quan đến Lò Lẹt, Lạng Chương, Tà Ngần... là những nhân vật lịch sử có thật, phổ biến là truyện kể lại sự di chuyển của người Thái đen từ Mường Lò đi mở mang bờ cõi. Tất nhiên, loại truyện cổ tích vẫn là nhiều hơn cả, bao gồm nhiều thể loại từ ngụ ngôn, truyện cười đến truyện kể…Truyện thường mang ý nghĩa xã hội, bênh vực người nghèo, lẽ phải và đượm màu sắc dân tộc. Thơ ca dân gian chiếm một vị trí rất lớn bao gồm những câu ca dao, những tập thơ tình yêu, thơ ca hát trong hội hè, đám cưới, mừng lên nhà mới, trong những dịp lao động sản xuất, cho đến những bản trường ca, những truyện thơ lịch sử. Đặc biệt những tác phẩm thơ ca khuyết danh khó đặt vào phạm trù dân gian. Ở đây, có thể cùng quy luật với văn học một số dân tộc ở Đông Dương, nhiều tác phẩm đã diễn đạt khá điêu luyện, có giá trị nghệ thuật cao mà tác giả hoặc vì không muốn lưu tên tuổi cho đời sau và dành vinh dự đó cho cả dân tộc hoặc cả tập thể, đã xây dựng những tác phẩm hay kết tinh từ những tinh hoa của kho tàng thơ ca dân gian. Truyện thơ Xống chụ xon xao (tiễn dặn người yêu) và Khun Lú Nàng Ủa (Chàng Lú-nàng Ủa) phổ biến ở vùng Mường La trước đây đã được giới thiệu và hoan nghênh trong cả nước là một ví dụ. Lại thêm, đặt chân vào đất Thái ở Mường La có cảm giác như đặt chân vào thế giới ca múa nhạc độc đáo, phong phú và đa dạng, mang nhiều sắc thái tâm lý, tình cảm của dân tộc. Nói đến nghệ thuật Thái không thể không nói tới múa, mà xòe là một trong những điệu múa nồi tiếng của người Thái, cũng là điệu múa phổ thông của mọi người dân không phân biệt…Vào các dịp Tết, lễ hội, sau một vài tuần uống rượu vui, mọi người tay cầm tay cùng

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

30


Khóa luận tốt nghiệp

múa vui say sưa trong không khi nhộn nhịp của tiếng trống, tiếng cồng chiêng. Cuộc xòe vui không biết bắt đầu từ bao giờ và khi nào kết thúc, chỉ biết là hơi men của rượu, hơi ấm của bàn ta cùng âm vang thôi thúc giòn giã của tiếng cồng chiêng làm ấm lòng người, mọi người gần gũi nhau hơn và như muốn cùng nhau hòa trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Người Thái có mấy chục điệu xòe. Ban đầu xòe có hình thức đơn giản và có tính phổ thông. Có điệu xòe vòng dùng cho cả cộng đồng, sôi nổi, múa theo nhịp đàn hay theo điệu hát khi vui chơi dưới ánh trăng hay lúc nghỉ giữa hai thời gian sản xuất. Sau cách mạng, nghệ nhân dân gian mới phát triển thành những điệu xòe tinh tế và đa dạng mang biểu diễn lên sân khấu như điệu xòe khăn, xòe quạt, xòe nón, xòe bướm. Người Việt Nam dù thuộc thành phần nào cũng tự hào với những điệu xòe của người Thái nói chung và người Thái đen ở Mường La nói riêng đã chinh phục trái tim mình và được hoan nghênh trong các hội diễn văn nghệ trên thế giới. Về âm nhạc, người Thái nổi tiếng với những làn điệu khắp hồn nhiên, thiết tha. “Khắp” Thái có nhiều thể loại theo nội dung và trường hợp hát mà có tên khác nhau. Điệu hát trai gái gọi là “khắp báo xao”, điệu hát ngoài đồng ruộng là “khắp loong tông”, khi ru em là “khắp ú u nọi”… Điệu hát đồng dao gọi là “khắp xư đếch nọi”. Đặc biệt có loại “khắp Chương” do người già kể chuyện Chương Han. “Khắp Chương” với lời lẽ mạnh mẽ đầy khí thế chiến đấu, với nhạc điệu dồn dập là vũ khí văn học sắc bén thúc đẩy người nghe trút căm giận vào bọn thống trị và kích thích lòng yêu dân tộc, yêu nhân dân. Vì vậy, trước đây, bọn chúa đất Thái đã ra lệnh cấm loại “khắp” này. Nhạc cụ quen thuộc đệm cho “khắp” là tính tẩu (đàn tính), khèn Thái, đàn nhị… trong đó khèn với năm cung và một quãng tám như thường dùng đệm cho các làn điệu dân ca và thể hiện các bài hát hiện đại, điều này chắp

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

31


Khóa luận tốt nghiệp

cánh cho các điệu “khắp” thêm bay bổng, diễn tả sâu sắc nội tâm nhân vật, làm tăng giá trị biểu cảm…Cùng lời ca, tiếng hát họ hát về tình yêu, cuộc sống, đạo làm người, ca ngợi thiên nhiên, ca ngợi Bản Mường. Chính dựa trên truyền thống của ca, vũ, nhạc dân gian, ngành ca vũ nhạc Thái đang được phát triển, từ đó xuất hiện những tác phẩm thơ ca Thái mà chất thơ còn lưu giữ được nhiều hương sắc dân tộc. - Tri thức dân gian Nói đến kho tàng tri thức dân gian đầu tiên phải kể đến lịch pháp vì đó là tri thức quan trọng nhất của một dân tộc về sự vận hành của vũ trụ, nó không chỉ là cơ sở tính thời gian mà còn là cơ sở để nhận biết các chu kỳ sinh hoạt văn hóa, hoạt động kinh tế… của cộng đồng. Hiện nay, dân tộc Thái ở Mường La đang dùng rất phổ biến lịch Thái trong đời sống hàng ngày. Hầu hết những người từ trung niên đến cao tuổi đều nắm chắc lịch Thái. Người Thái ở đây vẫn thờ cũng theo ngày Can của lịch Thái, nên cứ 10 ngày cúng một lần (gọi là pạt tông, ngày pạt tông gọi là mự vên tông). Ở mỗi bản đều có các ông mo hoặc po mự để xem ngày tốt xấu cho những ai có nhu cầu, như ngày cưới vợ gả chồng, khởi công hoặc lên nhà mới… Các ông này thường có cuốn Sổ cổ làm căn cứ cho việc tính toán và chọn ngày, chọn giờ, đồng thời họ tự soạn ra những nội dung lịch hàng năm để cung cấp cho nhân dân trong vùng.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

32


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2 “KHẮP” VÀ CÁC LÀN ĐIỆU “KHẮP” CỦA NGƯỜI THÁI MƯỜNG LA 2.1. Giới thiệu chung về “khắp” của người Thái 2.1.1. “Khắp” là gì? Dân tộc Thái có những hình thức sinh hoạt văn hoá rất phong phú như: “Xến Xó Phốn” (lễ cầu mưa), “Kin khảu maứ” (lễ cơm mới), “Xên lẩu nó” (lễ tạ ơn thầy cúng (một lao) của các con bệnh (lụ liệng), “Kin lảu nó” (mừng mùa măng mọc), lễ “Tỏn cộ” (lễ đón cỗ)… Trong đó "khắp" là một hình thức sinh hoạt tinh thần không thể thiếu được. Trong đám cưới, người ta có thể khắp với nhau kéo dài hết ngày này qua ngày khác, có khi kéo dài ba bốn ngày. Ở các ngày lễ, Tết, lớp trai gái trẻ “khắp” với nhau thâu đêm suốt sáng... Cả người hát và người nghe đều say xưa thán thưởng. Qua làn điệu khắp, mọi người không chỉ thưởng thức thi vị của ý thơ mà còn gửi gắm tâm tư, tình cảm vào những âm thanh trầm bổng của giọng hát hay. “Khắp” nghĩa thực là hát, nhưng có thể đồng nghĩa với hát, hò, ngâm. “Khắp” cũng có nghĩa là thơ ca, làn điệu dân ca, cách trình diễn thơ ca... Những lời khắp có vần vè như thơ nhưng hơn nữa nó còn có nhạc điệu và tiết tấu rất cao. Có lẽ ngay từ thời kỳ hái lượm, săn bắt, người Thái đã có những từ "thút phắc" (ngọn rau), "đuông nó" (cái măng), "cản bon" (bẹ khoai nước)... Khi chuyển sang thời kỳ nông nghiệp lúa nước định hình thì đã có các từ "pết" (vịt), "cáy" (gà), "sáy" (trứng), "xuân" (vườn)... Đó là những từ sinh hoạt đơn giản rời rạc. Đến khi hình thành xã hội bản mường, người ta có thể ghép những từ đơn lẻ đó thành các cụm từ như: "thút phắc, đuông nó"; "cản bon, hon nó"; "pết sáy, cáy khăn"; "pết sáy, cáy xuân"... Những cụm từ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

33


Khóa luận tốt nghiệp

như vậy càng ngày càng xuất hiện nhiều và dần dà phát triển thành các câu thành ngữ, tục ngữ (quãm khống khái). Khi xã hội bản mường phát triển thì xuất hiện những cụm từ gồm nhiều chữ hơn và có vế, có vần như: Khan pên pết nọi hã chí xo ép sáy Khan pên cáy nọi hã chí xo ép khăn Khan pên xao pun lan chí xo ép vãy tặc tuộng (Là vịt con ta xin học đẻ trứng Là gà con ta xin học gáy te te Là gái lứa cháu xin học nói học chào) Phẵng quãm pết mẵn chí xia sáy Phẵng quãm cáy mẵn chí xia xuôn Nhẵng quãm nhuỗn năm chí xia pi nọng (Nghe lời vịt sẽ mất trứng Nghe lời gà sẽ mất vườn Nghe lời xúc xiểm sẽ mất tình anh em) Tộc té nọi kin khảu bái nó Khó té nọi kin khảu bái bon (Cực từ nhỏ ăn cơm trộn măng Nghèo từ nhỏ ăn cơm trộn lá khoai nước) Cùng với những câu có vế có vần đó người ta đã tạo cho nó những nhịp điệu, tiết tấu cho phù hợp. Thế là “khắp” xuất hiện. Xã hội bản mường với bao buồn, vui, thăng trầm trong tiến trình phát triển là điều kiện chín muồi để phát triển và định hình các thể loại “khắp”, đồng thời phát triển mạnh thể loại kể truyện dân gian bằng “khắp” 2.1.2. Môi trường và phương thức diễn xướng của “khắp”

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

34


Khóa luận tốt nghiệp

Diễn xướng là hình thức biểu hiện, trình bày các sáng tác dân gian bằng lời lẽ, âm thanh, điệu bộ, cử chỉ, là tổng thể các phương thức nghệ thuật, cùng thể hiện đồng nhất giữa ca hát và hành động của con người theo chiều thẩm mỹ. Diễn xướng gồm hai thành tố cơ bản đặc hữu cùng tham gia là: Diễn (hành động xảy ra) và Xướng (hát lên, ca lên). Thuật ngữ diễn xướng dân gian có thể hiểu với hai nghĩa rộng và hẹp khác nhau. Với nghĩa rộng, diễn xướng dân gian là tất cả mọi hình thức biểu diễn (hay diễn xướng) và ít hoặc nhiều đều mang tính chất tổng hợp tự nhiên (hay tính chất nguyên hợp) mà lâu nay ta quen gọi là văn học dân gian; còn nghĩa hẹp chỉ bao gồm các thể loại diễn (như trò diễn, trò tế lễ dân gian...). “Khắp” là hình thức diễn xướng của các bài thơ, các tác phẩm văn học, trong đó có cả tác phẩm tự sự, như tác phẩm thuộc thể loại sử thi, truyện cổ tích... và các tác phẩm trữ tình. Bằng phương thức diễn xướng, đời sống nghệ thuật dân gian truyền thống được tiếp nối không ngừng. Khởi sinh cách đây hàng ngàn năm, “ khắp” mãi mãi trường tồn, bởi tất cả thế hệ người người Thái đều ý thức trao lại cho muôn đời sau cách diễn xướng những làn điệu dân ca đậm đà bản sắc văn hóa, tượng trưng cho giá trị tinh thần, tính cách của dân tộc. Sinh hoạt “khắp” đã gắn bó chặt chẽ với đời sống nhân dân, là cơ sở quan trọng hình thành nên diễn xướng các tác phẩm dân gian, diễn xướng một bộ phận thơ ca dân gian đậm chất trữ tình trong kho tàng thơ ca dân tộc. Phương thức diễn xướng của “khắp” Thái chủ yếu là hát thơ, có nhạc đệm hoặc không có nhạc đệm, trong môi trường sinh hoạt vui chơi, hoặc đám cưới, hoặc tín ngưỡng. Song, mỗi làn điệu “khắp” có cách diễn xướng khác nhau. Và ngay cả mỗi làn điệu cũng có những mức độ biểu hiện khác nhau. Bởi vậy, cần phải hiểu hình thức diễn xướng “khắp” một cách linh

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

35


Khóa luận tốt nghiệp

hoạt, gắn với mỗi môi trường sinh hoạt văn hóa, ứng với mỗi nội dung sinh hoạt, gắn với mỗi giai đoạn lịch sử - xã hội... Diễn xướng “khắp” là yếu tố ngoài văn bản nghệ thuật ngôn từ. Nhưng nó là yếu tố không thể bỏ qua nếu muốn hiểu đúng, hiểu sâu sắc về nghệ thuật này. Tuy vậy, ở những công trình sưu tầm văn học dân gian Thái, trong đó có “khắp”, yếu tố này chưa thực sự được lưu tâm ghi chép miêu tả cụ thể. Điều đó gây khó khăn cho người nghiên cứu khi tìm hiểu về những tác phẩm dân gian trong quá khứ. Qua quá trình tiếp cận thực tế, nghe phân tích diễn giải của các nghệ nhân, xin được nêu một số nhận xét về phương thức diễn xướng của “khắp” Thái như sau. - Các làn điệu khắp xư (hát thơ) Bình thường, “khắp xư” chỉ "xướng" chứ không "diễn", mục đích của khắp xư là để biết và hiểu nội dung tác phẩm, nên phải thể hiện cảm xúc bằng giọng đọc. Nhưng khi “khắp Chương”, “khắp Páo khuôn ” trong nghi lễ thì khác, sẽ có một người “khắp” chính và đoàn người phụ hoạ, với trang phục nghi lễ trang nghiêm. Người “khắp” chính phải đứng ở tư thế ngẩng mặt lên cao, hướng về phía mâm thờ và cất giọng “khắp” nghiêm trang, hùng tráng. Đoàn phụ hoạ sẽ đứng thành hàng sử dụng các nhạc cụ truyền thống như: Cồng, chiêng, chũm choẹ và các ống tre... đệm phụ hoạ đúng bài bản, nhịp nhàng. “Khắp” lễ nghi chỉ được “khắp” khi xên tra (tế lễ các anh hùng) và Xên mường (cúng mường). - Khắp báo xao (hát trai gái, hát giao duyên) “Khắp báo xao” là điệu hát thiết tha, đằm thắm, bồn chồn, hồi hộp... là điệu hát của tình yêu nam nữ trong sáng lành mạnh. Bối cảnh của “khắp báo xao” là trên sàn khuống, trong các hội xuân, trong các dịp hội họp đông vui, trên một mảnh nương, bên một đoạn suối, trong lúc đi hái bông lau, hoặc trong khi đi tìm bông vải... Những buổi hát có tổ chức ở quy mô nhất

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

36


Khóa luận tốt nghiệp

định thường diễn ra qua các bước: hát chào mời, hát thăm hỏi, hát thử tài và cuối cùng là hát dặn dò hẹn ước.(3) Vì vậy, hát trai gái thường từ hai người trở lên và trong không khí vui tươi lành mạnh. - Khắp pan lảu pan khảu (hát trên mâm cơm) Trên mâm cơm có thể “khắp chiêu” và “khắp báo xao”. Diễn xướng ở đây là cách diễn xướng tự do, tức là hát không cần động tác hoặc động tác đơn giản, không kèm tập tục hay một quy định nào cả. Người hát ngồi bình thường trong mâm, mắt nhìn đối phương, hát hết một đoạn au hang thì mọi người vừa vỗ tay vừa "xương" tán thưởng. Hát hết bài cần có lời “khắp” chuyển cho người khác (có thể là đối phương hoặc một người nào đó là do người vừa hát có quyền chỉ định). Ha chí kẻ xửa pạt xum pháy Tháy xửa pạt nga bông Xo pông quăm hảư ... pay cón Lả côn chạ chí coi dón năm lăng. Lời dịch: Ta xin cởi áo vắt khóm tre Thay áo vắt cành luồng Xin buông lời nhường ... đi tiếp Ta khờ dại xin nhẹ bước theo sau. Người sau hát xong bài lại có quyền chuyền cho người nào đó tuỳ mình lựa chọn. Cứ như thế, mọi người sẽ thay nhau hát, ai cũng phải hát một số lần. Nhưng về sau sẽ dừng lại ở hai đối thủ hát hay nhất (thường là một cô gái và một chàng trai bản khác), và cuộc “khắp” đối đáp sẽ diễn ra. Hai bên sẽ trổ tài vận dụng kiến thức “khắp” của mình để "thi" với đối phương. Một người nêu ra câu hỏi, người kia đáp lời và hỏi lại, cứ như vậy với điều kiện 3

. Lò Văn Sỹ, Giới thiệu Tản chụ xiết xương, “Văn nghệ Son La”, số 2-1975

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

37


Khóa luận tốt nghiệp

không được lặp lại các lời “khắp”. Trong mâm cơm người Thái còn “khắp mơi lảu mơi khảu” rất vui vẻ, lời có thể có trước hoặc ứng tác nhưng khi hai chị em gái ở xa đến thăm nhau, họ khắp rất buồn. - Khắp trên hạn khuống (hát trên sàn sân) Hạn khuống là sân chơi cho lớp trẻ giao lưu, nơi người già dạy con cháu điều hay lẽ phải, dạy đan lát thêu thùa... Mỗi bản có thể có một hoặc vài hạn khuống. Đó là một cái sàn dựng ngoài sân cao khoảng 1,2m, muốn lên phải trèo bằng thang. Buổi tối các cô gái sẽ mang củi xuống đốt lửa sáng rực và ngồi quay sa, kéo sợi. Cái thang đã bị các cô cất đi. Các chàng trai bản lân cận sẽ đến chơi, mỗi đoàn cử một hai người hát hay đàn giỏi để đại diện xin được lên hạn khuống. Cuộc khắp đối đáp bắt đầu: - Trai hát xin thang - Gái đáp, chưa có thang vì không có ai làm. Hai bên cò cưa mãi, các cô mới lấy thang cho lên. - Trai lại xin ghế ngồi. - Gái thoái thác mãi mới cho ghế ngồi. - Trai lại xin ống điếu hút thuốc. - Gái từ chối không có người làm ống điếu. Hai bên đối đáp rất lâu thì mới được các cô cho ống điếu và “khắp” mời hút thuốc rất lịch sự... Đó là thử thách bước đầu. Sau khi vượt qua thử thách này, các chàng trai và cô gái sẽ được giao lưu một cách "tự do". Có thể từng nhóm trai gái hay từng đôi trai gái sẽ ngồi tâm sự bằng nhiều hình thức, phần lớn là đối đáp bằng nghệ thuật ”khắp”. Cách diễn xướng “khắp hạn khuống” có thể chia làm ba loại: - Giai đoạn đầu (xin thang, xin ghế, xin điếu...): Phía nam, mỗi đoàn sẽ có một hai người thay nhau hát, một vài người đệm nhạc cụ (tính tẩu, nhị, pí...). Những người còn lại (đôi khi có cả các cô gái) sẽ "xương" theo. Bên

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

38


Khóa luận tốt nghiệp

nữ, các cô cũng thay nhau hát đáp ("nhạc công" bên trai có thể đệm cùng). Các cô khác (đôi khi cả các chàng trai) sẽ "xương" theo. - Khắp nhóm: Ở những nhóm tâm sự, bên nam bên nữ sẽ “khắp” đối đáp theo điệu báo xao có phụ hoạ "xương". Diễn xướng tự do, đơn giản, hai bên ngồi đối diện hoặc ngồi xen kẽ (các cô gái vừa ngồi tham gia vừa quay sa, kéo sợi). - Tâm sự riêng: Nếu có chàng trai và cô gái nào có tình ý riêng, họ có thể dẫn nhau ra góc sàn tâm sự riêng. Cách tâm sự ở đây gọi là "vay", là cách đọc những lời “khắp” đối đáp nhau thay cho việc cất lên giọng “khắp” (tương tự như đọc thơ). Vì trong sàn ồn ào do nhiều nhóm “khắp” với nhau, nên đôi tâm sự sẽ ngồi sát bên nhau để nghe được lời nói của nhau. - Khắp xe (hát trong vòng xoè) Trong ngày vui (cưới, lên nhà mới, tết, xên hươn...), trong khi đang diễn ra cuộc khắp đối đáp trong nhà thì các cô gái sẽ mời các chàng trai sang múa xoè. Trên vòng xoè thường là các cô sẽ chủ động sắp xếp sao cho gái trai xen kẽ. Mọi người bước đi nhịp nhàng treo điệu múa truyền thống. Một cô gái sẽ mở đầu bằng những lời “khắp” mời mọi người cùng chơi vui, cùng múa hát cho nhau nghe. Khắp ý ủa khính ý Tói tính hảư po me hau phăng Xan tưa ủa mưa lang xan lang Xan tưa phay mảy pá chắng hên nả nhên Po me xên phon chắng hên nả chụ Lời dịch: Hát đi cùng vui đi Cất tiếng nhạc cho cha mẹ cùng vui Chẳng mấy khi

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

39


Khóa luận tốt nghiệp

Lửa cháy rừng mới nhìn thấy mặt cáo Cha mẹ có cuộc vui ta mới được thấy nhau Cô gái hát xong sẽ chuyển lời mời các chàng trai hát tiếp. Và thế là cuộc hát đối đáp sẽ diễn ra mới đầu là với chủ đề phân tán như: hỏi thăm tên tuổi, quê quán, hỏi về gia đình, người thương ở nhà... Sau đó là những lời hát "kháy" nhau (tản chụ xiết xương), rồi đến tỏ tình với nhau (tản ổ tản mặc). Cách diễn xướng ở đây là vừa bước đi theo vòng xoè vừa hát. Người hát sẽ hát theo cấu trúc: Au hua - nội dung - au hang và mọi người sẽ cùng "xương". - Khắp khảm pá qua đông (khắp trong rừng núi ) Khi đi chặt cây, lấy củi, hái măng trên rừng, các chàng trai và cô gái cũng hay “khắp” với nhau từ xa (gọi là khắp lót xáư căn). Người này hát xong, người kia sẽ đáp lại. Chủ đề chủ yếu là những lời tán tỉnh rất bạo dạn (vì không nhìn thấy nhau nên mạnh dạn hơn đồng thời cũng không có thời gian nhiều). Lót ma hi lót may lịnh ha ơi Kỉnh ma hi lót may căn ha ơi. Dịch: Vọng về đây cuộn chỉ hồng ta ơi Lăn đến đây cuộn chỉ vàng ta ơi. - Khắp loong tông (hát đi trên cánh đồng) Trên đường đi làm về, hay đang đi trên đường khi đi chơi vào ban đêm, các chàng trai thường hay hát điệu “khắp loong tông”. Với không gian yên tĩnh, điệu hát này cất lên mang tính buồn man mác. Nhiều khi được đệm bằng "pí tam lay". Nội dung bài hát cũng phải chọn những bài phù hợp và hơi buồn. Nếu ban ngày có thể là:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

40


Khóa luận tốt nghiệp

(Pặt ma khay nay chơi...ới) Đét họn cong hảư lôm báu lôm Cong hả chụ kinh côm lả long báu long (cơn lể hau co ha ới) (Au hua...) Nắng oi mong gió thổi chẳng thổi Mong người tình duyên dáng đi qua không qua (Au hang...) Ban đêm thường hát dạng bài: (Pặt ma khay nay chơi...ới) Phạ xiểng coi phăng ma háu quai lé nơ Bương hai coi phăng ma háu ngáu co cuổi Mi tưa chụ khen xuổi bản lắc ma giam báu hụ lo (Hau co ha ới...ới) (Au hua...) Trời trong hãy nghe chó sủa trâu Trăng sáng hãy nghe chó sủa bóng cây chuối Biết đâu có người tình bản xa đến thăm (Au hang...) Như vậy, sinh hoạt “khắp” gắn bó chặt chẽ với đời sống dân gian, là cơ sở quan trọng hình thành nên diễn xướng “khắp” - diễn xướng một bộ phận thơ ca dân gian đậm chất trữ tình trong kho tàng thơ ca dân tộc Thái Tây Bắc. Môi trường diễn xướng ”khắp” nằm ở ngay trong môi trường sống hàng ngày của người Thái, với không gian vừa hẹp vừa rộng: từ bên mâm cơm đến sàn sân và ra rừng núi, với hoạt động phong phú: từ ăn uống, vui chơi, tâm sự, tới lao động sản xuất. Chính vì gắn bó chặt chẽ với đời sống như vậy, ”Khắp” có sức sống mãnh liệt, trường tồn.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

41


Khóa luận tốt nghiệp

2.2. Một số điệu “Khắp” Sinh hoạt ca hát dân gian của dân tộc Thái là một lĩnh vực phong phú và đa dạng, biểu hiện rất rõ trong làn điệu. Riêng ở khắp, một hình thức hát phổ biến nhất đã bao gồm nhiều làn điệu, hoặc là vang vọng, cao vút ở “khắp piêng xiêng” hay đậm đà như ở “khắp chương”; hoặc là khắp mo rì rầm tụng niệm, hay “khắp xe” nhịp nhàng trong các điệu múa dân gian… Hiện nay có khá nhiều làn điệu khắp khác nhau tuỳ theo nội dung bài hát, tuỳ thuộc ngữ cảnh người hát, tuỳ từng địa phương... Theo nội dung: nếu là Quam tô mương (kể chuyện bản Mường) thì không khắp mà chỉ "lôn" tức đọc có làn điệu. Nếu là Táy pú xấc (sử thi Táy pú xấc), Chương Han (sử thi Chương Han) thì chỉ "khắp xư" nghĩa là hát ngâm, tương tự ngâm thơ trong tiếng Việt, nhưng cách ngâm hai tác phẩm lại khác nhau. Còn các tác phẩm như “Xống chụ xon xao” (Tiễn dặn người yêu) , “Tản chụ Xiết xương” (những lời cạnh khóe) , Xcók xken (hát thách đố) thì khắp theo điệu "báo xao" hoặc "pãn lảu pãn khảu"... Theo ngữ cảnh: khi đang trên rừng kiếm củi hái măng thì “khắp” theo điệu "khảm pá qua đông" (hát qua rừng qua núi), khi đi trên đường thì “khắp” theo điệu "loong tông" (hát đi trên cánh đồng), khi trên mâm rượu thì khắp điệu "pãn lảu pãn khảu", khi múa vòng hay trên hạn khuống thì “khắp” điệu "báo xao", “xống chụ xon xao” khi nằm khểnh để ngâm nga thì phải theo làn điệu “khắp xư” nhưng khi hát trong các bữa tiệc cưới thì lại phải theo làn điệu “khắp báo xao” Theo địa phương: mỗi địa phương sẽ có làn điệu khắp khác nhau như "khắp Tãy Muổi", "khắp Tãy La", "khắp Tãy Lay"... Trong đó có thể gộp lại thành bốn nhóm chính như sau: Nhóm Muổi - La - Mụak - Thanh: nhóm này mỗi mường có làn điệu rất khác nhau, nhưng vì người các mường này

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

42


Khóa luận tốt nghiệp

có điệu nói tương tự nhau nên họ có thể hát chuẩn tất cả các làn điệu của mường khác trong nhóm, người Mường La, Mường Mụak có thể hát chuẩn làn điệu "Tãy Muổi", "Tãy Thanh" và ngược lại. Nhóm này thường đệm bằng các loại nhạc cụ: "pí pặp", "xlo", "pí tam lãy". Nhóm Lay - Xo - Chiên: Nhóm này tuy có khác nhau đôi chút về làn điệu nhưng họ có thể hát chuẩn giữa các làn điệu trong nhóm. Nhóm này thường đệm nhạc bằng "tính tẩu". Nhóm Sang - Tấc: Nhóm này có hai làn điệu chính là "Tãy Sang" và "Tãy Tấc". Người trong nhóm này có thể nghe và hát được làn điệu của nhau. Nhóm này thường đệm nhạc bằng "pí thiu" (hoặc "pí khúi"). Nhóm Tãy Vạt: Người Mường Vạt thì có một làn điệu hát riêng theo giọng điệu nói của họ, phù hợp với "kẽn la" (khèn bè) làm nhạc cụ đệm. Ngoài ra thuộc về làn điệu hát truyền thống còn có các làn điệu "khắp đếch nọi” (hát đồng dao), "khắp ú u nọi” (hát ru), "khắp một lão”, "khắp một ắn ni” (hát cúng), "khắp páo khuôn” (hát chiêu hồn)… Nội dung khắp cũng rất phong phú, nhưng có thể chia làm hai loại chính là “khắp bắc” (hát sáng tác mới), “khắp quãm pang chạu” (hát lời truyền thống). “Khắp bắc” (hát sáng tác mới) là hát trong các cuộc hát vui, cuộc biểu diễn, đó là những bài thơ do các nhà thơ sáng tác mới để ca ngợi Đảng, ca ngợi đất nước, con người… cũng có khi người khắp tự sáng tác cho phù hợp với ngữ cảnh. “ Khắp quãm pang chạu” là lối hát đang rất phổ biến hiện nay. Trong các cuộc hát đối đáp, hát giao duyên, người hát sẽ chọn những câu, đoạn trong “vốn kiến thức” của mình để hát cho phù hợp.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

43


Khóa luận tốt nghiệp

“Vốn kiến thức” là những lời hát trong các tác phẩm nổi tiếng như: “Xống chụ xon xao” (Tiễn dặn người yêu) , “Khun Lũ Nãng Ủa” (Chàng Lú nàng Ủa)… hoặc các bài “khắp” truyền thống được lưu truyền trong dân gian. Các bài “khắp” truyền thống hiện nay có đến hàng mấy trăm bài, chia làm các loại sau: Tản chụ xống xương(Tâm tình tiễn thương): là một khúc ca dài tự sự kể về nỗi lòng của kẻ đã uổng công vun đắp cho một mối tình đằm thắm để đạt được một gia đình hạnh phúc. Nhưng mối tình đã bị phụ bạc, tan vỡ. Người bị phụ tình đã thốt lên những lời oán trách đầy yêu thương. Tản chụ xiết xương(Tâm tình trêu ghẹo yêu thương): là một loạt các bài hát để nói “kháy yêu” nhau theo kiểu tâng người hạ ta. Người khắp thường khen đối phương về nhiều mặt như: xinh đẹp, khéo nói, khéo tay, giàu sang… đồng thời cho mình là xấu xí, dốt nát, nghèo khó… đến mức quá đáng. Thực chất là mượn chủ đề tình yêu để thi thố tài năng đối đáp văn học nghệ thuật giữa các cặp hát đối. Quãm Xcók – xken(hát đối đáp giao duyên): Gồm các bài “khắp” về thách đố đùa vui thử trí thông minh đối phương. Thường cô gái sẽ đưa ra những lời thách đố chàng trai phải làm được một điều nào đó thì mới lấy được cô làm vợ. Có điều những lời thách đố đó là những điều bí hiểm, không có trong thực tế. Chẳng hạn, cô muốn ăn măng tre mọc trên không trung, muốn ăn măng nứa mọc trên trời cao, hay cô nàng đi đến một nơi nào đó trên cõi thần thiên đố chàng tìm được… Ngoài ra khắp truyền thống còn có các thể loại “Tản ỉn tản mặc” (Lời tỏ tình), “Mơi lảu”, “thiêng lảu” (Mời rượu, từ chối rượu), “Xống khươi,

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

44


Khóa luận tốt nghiệp

tỏn pạư” (Tiễn rể, đón dâu), “Khắp tạ”, “khắp thãi pon” (câu đố thông thường)… “Khắp” có nhiều làn điệu và mỗi làn điệu dùng để thổ lộ tư tưởng và tình cảm khác nhau. Sau đây là một số làn điệu phổ biến của người Thái đen sinh sống tại huyện Mường La tỉnh Sơn La hiện nay. 2.2.1.“Khắp xư” (hát thơ) Khắp xư là làn điệu phổ thông nhất trong tất cả các ngành Thái. “Khắp xư” có nghĩa là hát thơ. Với nghĩa đó, “khắp xư” có thể gợi cho ta nghĩ đến một thể ngâm thơ nào đó. Thực ra chất lượng âm nhạc trong khắp xư đã có một vị trí cao hơn so với phần nhạc trong các thể ngâm thơ. Do đó người Thái gọi “khắp” có nghĩ là hát cũng đúng. Hơn nữa, xưa kia thơ ca Thái được làm ra để hát chứ không phải để đọc bằng mắt như ngày nay, mặc dầu khá nhiều thơ ca dân gian đã được ghi chép vào các cuốn sách bằng chữ Thái cổ. “Khắp xư” gồm nhiều điệu khác nhau tuỳ theo nội dung của tác phẩm hay theo ngữ cảnh khi hát, có mấy điệu như sau: - Khắp xư (hát kể chuyện thơ) Ngoài tên dùng chung cho loại làn điệu, tên “khắp xư” còn dùng để chỉ một điệu chuyên dùng để hát lên một bài thơ, kể chuyện thơ (như Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu), Khun Lú - Nàng Ủa (Chàng Lú nàng Ủa)... chẳng hạn). Ngày nay, các sáng tác thơ ca của các nhà thơ mới người Thái cũng được hát lên bằng điệu này. Điệu này đảm bảo việc hát lên từ đầu đến cuối một tác phẩm thơ ca, không có chuyện đảo bố cục, nhưng có quyền thêm luyến láy, thay đổi cách phân nhịp, phân câu của thơ để nhấn mạnh một ý nào đó của lời hay để diễn tả cảm xúc người hát bằng âm nhạc. Mỗi

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

45


Khóa luận tốt nghiệp

vùng có một điệu hát thơ với mô hình giai điệu riêng. Dưới đây là một đoạn “khắp xư” của người Thái Mường La: Người hát: Lò Thị Tung (Mường La)

Lời dịch: Tôi xin có lời kể chuyện. Bác Hồ kêu gọi mọi người lớn bé. Đoàn kết cả người Xá, người Mèo, cùng nhau học chữ. Cùng xây dựng trường học tại các bản. Cho người dân ai cũng được học hành. - Khắp xư toi căn (hát thơ đồng thanh) Nghĩa là hát thơ đồng thanh, dùng cho các em nhỏ hay các cô gái tinh nghịch hát đồng thanh với nhau như một bài vè hay bài thơ nào đó. trong các lớp dạy tiếng Thái xưa kia cũng dùng làn điệu này cho học sinh học bài học thuộc lòng. Làn điệu nó cũng giống như “khắp xư” nói chung, cũng đọc

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

46


Khóa luận tốt nghiệp

các bài “khắp” nhưng theo một nhịp điệu nhất định. Nó khác với đồng dao, đây là những bài “khắp” thực sự, chứ không phải các câu vè ba hay bốn từ, giọng điệu mượt mà và âm vực rộng hơn. Người hát: Quàng Văn Đôi (Mường La)

Lời dịch: Chàng nhảy phốc lên yên ngựa cưỡi. Bốn kẻ hầu cùng bước đi theo Nghe lời nàng Hoa dặn dò. Nàng nói lời xúc động trong người Làm lòng chàng tái tê thương nhớ. - Khắp hươn máư (hát thơ lên nhà mới) Khánh thành nhà mới của người Thái đen ở Mường La là một sinh hoạt không chỉ bao gồm các tập tục lễ nghi tôn giáo mà còn chứa đựng một nội dung văn nghệ dân gian phong phú, giàu tính dân tộc. Điều này được thể

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

47


Khóa luận tốt nghiệp

hiện qua làn điệu “khắp hươn máư”. “Khắp hươn máư”có nghĩa là hát thơ lên nhà mới. Đây là bài hát mà chủ nhà hát xin với tổ tiên, thổ công thổ địa để lên nhà. Khi nhà đã làm xong, chủ nhà sẽ chọn ngày và giờ tốt để lên nhà mới. Chủ nhà sẽ là người đi đầu mặc quần áo chỉnh tề, vai khoác khẩu súng kíp, một bên tay xách cái ninh, tay kia xách quả bí (ở Mường Muổi thì vác cái cày). Theo sau là các thành viên của gia đình, mỗi người sẽ cầm, xách, vác, gánh các đồ vật tượng trưng cho một ngôi nhà. Đến cầu thang, chủ nhà sẽ dùng chân đạp vào bậc thang ba lần rồi đọc bài “khắp xư hươn máư” với đại ý: Nhà lành hay là dữ, nếu là dữ thì hãy lành ngay, nếu nhà lành thì ta sẽ lên ở, lên ở để sinh sôi nảy nở, để khoẻ mạnh sống lâu, các cụ ông cụ bà tổ tiên, các ngài thổ công thổ địa, hãy chấp thuận và phù hộ cho gia đình bình yên. Sau đó mới bước lên nhà.Ví dụ một bài “khắp” lên nhà mới như sau:

Người hát: Quàng Văn Đôi (Mường La)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

48


Khóa luận tốt nghiệp

Lời dịch: Ơ, Ở nhà không chủ nhà ơi. Ta từ (Mường) Lay mới tới, Từ (Mường) Xo, (Mường) Là mới về. Chủ nhà ác ta sẽ tránh xa. Chủ nhà lành ta sẽ lên ở. Ta sẽ mang ông bà tổ tiên cùng đến Ta sẽ mang vợ con cháu đến cùng ở - Khắp xư Táy pú xớc (hát thơ kể sử thi Táy pú xớc) Là điệu hát thơ để kể sử thi Táy pú xớc (Lần theo bước đường chinh chiến của ông cha). Đây là truyện sử bằng thơ kể về cuộc chinh chiến của cha ông trong giai đoạn từ khi Tạo Xuông - Tạo Ngần dẫn người Thái vào Mường Lò đến Lạng Chượng bình định được Song Thanh (Điện Biên) cách đây gần ngàn năm. Đó là thời đại anh hùng nhất của lịch sử dân tộc Thái, có tính quyết định về sự tồn tại các bản mường Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Trong xu thế phân định lãnh thổ tộc người của cộng đồng ngữ hệ Thái lúc đó, giai đoạn lịch sử này đã quyết định sự phân định lãnh thổ cho các bản mường Thái thuộc lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Về hình thức, Táy pú xớc chưa thể “khắp” theo các làn điệu khác được như các "diễn ca lịch sử" của các Quăm phanh mương, nó là "sử thi" chỉ để đọc ngâm chứ không phải để hát ngâm. Cách diễn đạt, biểu tả thì gần giống Quam tô mương (kể chuyện bản mường), nhưng nó là thơ thực sự, khác với Quam tô mương mang tính pha trộn văn vần và văn xuôi. Táy pú xớc sử dụng thể thơ năm chữ làm nòng cốt, nhưng nó cũng xen thể thơ nhiều chữ khác để phá thế đơn điệu: Người hát: Quàng Văn Đôi (Mường La)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

49


Khóa luận tốt nghiệp

Lời dịch: Na na na na Cậy phiến đá lên bờ, Chim gõ kiến chết già. Chết già chết nơi ngủ Chết trong hốc cây “xọk”. Cụ tổ ngã xuống mồ tại cánh đồng Mường Lò. Cá lớn chết rũ xương Chết xa rời suối Lò, Sông Hồng, Nặm U. - Khắp xư Páo khuôn (bài cúng chiêu hồn liệt sĩ có công mở mang đất Thái) Là điệu hát cho các bài văn chiêu hồn các liệt sĩ thời kỳ chinh chiến anh hùng của Lạng Chương. Khi cụ chủ Lạng Chương đem quân đi khai phá,

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

50


Khóa luận tốt nghiệp

mở mang bờ cõi trên vùng Tây Bắc, họ cũng vấp phải sự chống lại rất mãnh liệt của người dân bản địa, nhiều người trong đoàn quân đã hy sinh. Sau khi bình định xong Mường Thanh, cụ Lạng Chương sống ở đó và cho các Mo mường lập bài Páo khuôn để chiêu hồn những người đã hy sinh trong suốt quá trình chinh chiến. Bài páo khuôn đó vẫn được sử dụng trong các buổi tế lễ của mường sau này. Đây cũng là điệu chính của các bài cúng trong tang lễ hiện nay của người Thái. Người hát: Quàng Văn Đôi (Mường La):

Lời dịch: Nhìn thấy núi liền núi liên tiếp Dốc tiếp dốc triền miên Đỉnh núi cao sừng sững giữa trời Hỡi các linh hồn, hỡi các linh hồn. - Khắp Chương (hát kể chuyện Chương Han)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

51


Khóa luận tốt nghiệp

Là điệu riêng để hát kể chuyện sử thi Chương Han. Hiện nay rất ít người còn biết hát điệu này mặc dù tác phẩm Chương Han vẫn còn được lưu giữ tương đối nhiều trên sách Thái cổ cho đến hiện nay. Sử thi Chương Han kể về những chiến tích của người anh hùng tên là Chương. Chàng Chương đã dũng cảm tiêu diệt quân xâm lược, cứu mường láng giềng và mường của mình. Nhưng quân địch quá đông và được vị thần thợ rèn trên trời là Then Ló giúp đỡ. Then Ló đã nhặt xác chết của lính địch, cho vào lò rèn đúc làm cho sống lại. Vì thế quân địch không bao giờ hết quân. Và cuối cùng anh em Chương và Khuýnh đã chết đuối trong biển máu của giặc. Linh hồn của Chương và Khuýnh tiếp tục lãnh đạo các linh hồn chết trận của mình bay lên đánh tan cả mười hai mường trời. Mười hai vị Then trên trời đành phải xin với Then Luông để giảng hoà, chia đất chon Chương thành lập mường thứ mười ba. Điều này trái với quan niệm của người Thái là chỉ có mười hai mường trời, mỗi mường do một Then cai trị. Có lẽ vì thế nên tầng lớp quý tộc người Thái đã cấm hát Chương Han, làm cho điệu hát này bị mai một đi nhiều. Sau đây là một đoạn của làn điệu “khắp Chương” . Người hát: Quàng Văn Đôi (Mường La):

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

52


Khóa luận tốt nghiệp

Lời dịch: Chương chết biến lên cõi trời Gà mái chẳng bao giờ biết đeo kiếm cùng đi Từ mặt đất đã rừng rực lửa cháy Chương sẽ đi gom nghìn vạn hòn đá

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

53


Khóa luận tốt nghiệp

Chiếm lấy đầu các Then, rồi ung ung ngồi uống rượu. 2.2.2. Khắp chiêu (hát ứng tác) “Khắp chiêu” là điệu hát ứng tác hay hát gọi. Nó được sử dụng trong nhiều hình thức sinh hoạt âm nhạc như các dịp vui gặp gỡ, trong hát giã gạo, trong vòng xoè tập thể, trong tiệc tùng, các cuộc liên hoan văn nghệ ngày nay, đôi khi còn dùng trong cả nghi lễ… Nhạc điệu của “khắp chiêu” cũng gần giống khắp xư, vui, trong sáng, nhưng có cấu trúc hát khác: Mở đầu mỗi khổ hát có đoạn “au hua” (đoạn mở đầu), tiếp sau là hát ngân nga từ 1 đến 3 câu và kết thúc mỗi khổ hát lại có đoạn “au hang” (đoạn nhạc đóng). Người hát hát hết một khổ, tập thể sẽ hát nhắc lại đoạn “au hang” để hưởng ứng gọi là “xương”. Sau đó người hát mới hát sang khổ tiếp theo. Điệu “khắp” này phổ biến ở cả 4 vùng Thái đen của Sơn La, nhưng mỗi vùng lại có điệu hát riêng. Mường La, Mường Mụa hát giống nhau, Mường Muổi thì gần giống Mường La nhưng đoạn au hua, au hang thì có giai điệu khác hẳn. Riêng Mường Vạt thì khác cả phần nội dung vì điệu nói của họ khác với 3 nhóm trên. Cấu trúc của câu “khắp chiêu” Mường La như sau: Đoạn đầu (au hua) bao giờ cũng có đoạn:

Đoạn kết thúc (au hang) thì sẽ có 2 trường hợp: lên hoặc xuống giọng.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

54


Khóa luận tốt nghiệp

Nếu người hát kết thúc lên giọng thì người xương cũng sẽ xương theo kiểu lên giọng:

Khi người hát kết thúc bằng xuống giọng thì người xương cũng xương theo kiểu xuống giọng:

“Khắp chiêu” lại gồm nhiều làn điệu khác nhau tuỳ mục đích và ngữ cảnh. Sau đây là một số làn điệu phổ biến của Mường La: - Khắp pan lảu pan khảu (hát trên mâm cơm). Hát trong mâm cơm cũng có nhiều loại, mục này chỉ nói đến điệu hát đối đáp thông thường như: thăm hỏi, khen mâm tiếp khách… Một số nội dung khác cũng hát trên mâm cơm nhưng sẽ hát theo điệu khác như: “khắp báo xao”, “khắp xống khươi tỏn pạư”… Người hát sẽ mở đầu bằng đoạn “au hua”, sau đó hát nội dung bài hát và kết thúc bằng đoạn “au hang”. Tiếp theo là mọi người trong mâm sẽ hò theo đoạn “xương”. Cách “xương” cũng có hai loại khác nhau là “xương khửn” (hò lên) và “xương lông” (hò xuống) tùy theo cách au hang của người hát, cụ thể như sau: Au hua Ơi dới… ới

Nội dung Phủ xai peng, ma té chạu va ma té xai lê ha

Au hang

Xương

Hua có ơi Ơi ới…

dới

ời

ới…

Ma té chạu báu hê đảy nai

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

55


Khóa luận tốt nghiệp

Ma té xai báu hê đả tặc đaư na Ơi dới… Khuôn ha chí tặc peng xương pết Xai peng ơi Ơi dới tặc xáy ời ời… ời… Chí tặc peng xương cáy tặc ca

ơi

Dịch nội dung: Chàng (nàng) đến từ sớm hay đến lúc trưa đấy Đến lúc sớm còn chưa kịp chào Đến lúc trưa còn chưa kịp đón Ta xin đón chàng (nàng) như vịt đón trứng, Xin chào chàng (nàng) như gà chào vườn. - Khắp sống khươi - tỏn pạư (Hát tiễn rể - đón dâu) Trong hôn nhân dân tộc Thái phải trải qua nhiều thủ tục phức tạp, gồm các giai đoạn chính như sau: Ôm chóm

Đánh tiếng

Mai

Đặt dấu

Vay

Ăn hỏi

Duông vịa

Thử thách rể

Cáo, xống khươi

Cưới, tiễn rể

Xú phả

Nhập phòng

Paư máư dam hươn

Dâu mới đến thăm nhà chồng

Cưới đong

Cưới xin dâu về nhà chồng

Tỏn pạư

Đón dâu về nhà chồng

Ngày nay, tuy có giảm bớt một số giai đoạn, nhưng vẫn còn 2 lễ lớn nhất là lễ sống khươi và lễ tỏn pạư (Cưới đong và tỏn pạư gộp làm 1). Trong 2 lễ này thường mười nhiều khách và tổ chức “khắp” đối đáp giữa

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

56


Khóa luận tốt nghiệp

hai bên nhà trai và nhà gái, các lễ khác chỉ có nội bộ hai bên gia đình thực hiện. “Khắp xống khươi” và “khắp tỏn pạư” nội dung cũng na ná giống nhau. Khi xống khươi, gia đình nhà trai, sau những lời “khắp” chào hỏi sẽ “khắp” xin cho con đến làm rể, đồng thời cũng cho rằng chàng rể xấu xí, ngu dốt, nhờ bên nhà gái dạy dỗ cho nên người. Còn nhà gái thì sẽ đáp lại với nội dung là khen chàng rể xinh đẹp, tài giỏi, khéo léo, chỉ sợ con gái mình không xứng đáng. Hai bên cứ đối đáp suốt đêm, thậm chí hết ngày này qua ngày khác. Còn “khắp tỏn pạư” thì hát ngược lại, bên nhà gái cho con cái mình còn kém cỏi nhiều điều mong nhà trai khuyên bảo mới nên người. Và nhà tra thì khen cô dâu hết ý… và cứ như vậy suốt ngày đêm. Tuy nội dung như vây, nhưng mỗi bên sẽ tìm cho mình một (hoặc hai) nghệ nhân tài giỏi đối đáp. Hai bên đối đáp nhau, tất cả mọi người trong mâm cơm đều tán thưởng và “xương” theo một cách thích thú và thán phục. Những người nghe hát không ai muốn về, chỉ thích ở lại để được nghe trọn vẹn cả cuộc đối đáp say sưa. - Khắp xe (hát trong vòng xoè) Người Thái có một số điệu hát cho múa xoè. Khi có cuộc vui lớn thì già trẻ gái trai, cả chủ và khách đề bước vào múa xoè theo nhịp điệu của người hát. Nhưng “khắp xe” ở đây không phải là hát cho múa xoè như trên mà là hát giao duyên trai gái trong khi đang múa xoè. Trong các ngày lễ lớn (đám cưới, lên nhà mới, xên hươn…), thường các cô gái và chàng trai trẻ sẽ phục vụ nấu cơm, sắp mâm và mời các cụ ăn cơm. Sau đó, việc phục vụ sẽ là các anh chị đã lấy vợ, lấy chồng. Còn các chàng trai, cô gái chưa vợ chưa chồng thì được phép tổ chức giao lưu. Mới đầu các cô gái sẽ dọn mâm cơm và mời các chàng trai (cả trong và ngoài

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

57


Khóa luận tốt nghiệp

bản) ăn cơm. Trong mâm cơm họ sẽ “khắp” giao lưu với nhau theo điệu “pan lảu pan khảu” (như mục 2.a) hay điệu “báo xao” (sẽ nói ở mục 4. dưới đây). Sau đó các cô gái sẽ mời các chàng trai ra sàn ngoài múa xoè. Người tham gia sẽ nắm tay nhau xếp xen kẽ một nam một nữ, tạo thành vòng tròn khép kín và bước đi theo điệu xoè vòng quen thuộc. Trước hết, các cô gái sẽ mời các chàng trai ở bản khác, nếu thiếu mới mời thêm các chàng trai trong bản để đủ số người nam nữ bằng nhau. Vừa múa xoè, các cô gái sẽ cất lời trước (cáy bản khăn cón, cáy thướn khăn năm – nghĩa là: gà bản gáy trước, gà rừng mới cất tiếng gáy sau), là những lời hát chào hỏi bằng nhiều nội dung khác nhau. Ví dụ: Lỗm pặt tỏn bók chăn

Gió thổi đón hoa mơ

Khăn lão phaư ták chãn hák

Khăn tay ai đang phơi bay tới

piu tẩu

Theo gió quẩn bay qua

Lỗm pín cậu mẵn hák piu lỗng

Mới rơi xuống chốn này

Piu lỗng tốk tông lủ

Người tình ai? Yêu dấu của ai?

Chụ phaư lễ hua cõ phaư lễ?

Chàng hỡi, mặt sáng như hoa

Phủ xai pãnh hák đanh lão bók

“khén”

khén

Má hồng tựa cánh đào

Nả đanh ven bók cãi

Tâm hồn ai lại lạc lõng tới đây

Xai chaư phaư hák tiễu đông

Người tình ai? Yêu dấu của ai?

lủ

Có phải hoa trắng chốn vườn Chụ phaư lễ hua cõ phaư lễ

dưa

Ăn nị bók đón dú xuân tanh

Hoa hồng nơi vườn mía

Bók đanh dú xuân ỏi

Ngọc ngà của ai lạc tới chốn

Nả đón chọi phua hặc phaư đông mã lê?

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

này? …

58


Khóa luận tốt nghiệp

… Các chàng trai sẽ đáp lại cũng theo nội dung rất phong phú, lấy một ví dụ như sau: Phó hên nặm văng lậc chưa dắng

Nhìn thấy nước sâu thẳm muốn đo

Phó hên năm văng cắm chaư kin

Nhìn thấy nước trong xanh muốn

Phó hên xửa đăm nin chaư tháy

uống

Phó hên chụ kẻm máy chaư cha

Nhìn thấy chiếc áo chàm muốn thay Thấy em má hồng muốn tán tỉnh

Phó hên ta lướt le chaư tản

Thấy mắt lúng liếng muốn yêu thầm

Phó hên chụ nả pản trai há đông Thấy người đẹp anh mới lạc vào má…

đây…

Sau đó họ sẽ đối đáp với nhau bằng những chủ đề phân tán trong khuôn khổ tản ổ tản mặc (hát tán tỉnh), tản chụ xiết xương (Tâm tình trêu ghẹo yêu thương). Người hát sẽ hát theo kiểu có “au hua”, “au hang”. Những người tham gia xoè sẽ hát “xương” hùa theo để thán thưởng. Vừa “khắp”, vừa bước đi nhịp nhàng theo cách thức của múa xoè. - Khắp trình diễn (mới có trong các cuộc biểu diễn văn nghệ). “Khắp biểu diễn” mới xuất hiện vài thập kỷ gần đây, đó là cách diễn xướng trên sân khấu hiện đại. Trong thời kỳ mới giải phóng, khi biểu diễn thường chọn những bài hát mới sáng tác như ca ngợi Đảng, hát về tình yêu đất nước, con người… nên khi khắp trên sân khấu thường dùng điệu “khắp chiêu” , tức là “khắp” có người phụ hoạ (xương), và có đệm nhạc. Thường người “khắp” chính sẽ đứng trước micro người hát phụ hoạ và đệm nhạc sẽ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

59


Khóa luận tốt nghiệp

đứng hai bên hoặc phía sau người “khắp”chính. Khi “khắp”, người “khắp” cũng “diễn” như người hát các bài hát phổ thông: cũng cúi chào, cũng đung đưa, cũng thể hiện các động tác tay… Vì vậy, người ta ghép cho nó là một thể loại “khắp”. Nhưng gần đây, theo trào lưu chung, người ta đã đưa nhiều làn điệu “khắp” vào sân khấu như “khắp xư”, “khắp báo xao”, “khắp loong tông”… và cũng dựng cảnh cho nó thêm sinh động. Nên thực ra “khắp biểu diễn” chính là một hình thức diễn xướng chứ không là một làn điệu hay thể loại “khắp” : Người hát : Lò Thị Túng (Mường La).

Lời dịch: Ngày xưa làm người dưới thời Tây (Pháp) thật là khốn khổ. Không có ruộng nương, chẳng có chút xíu thứ gì. 2.2.3. Khắp báo xao (hát trai gái, hát giao duyên)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

60


Khóa luận tốt nghiệp

“Khắp báo xao”, tiếng Thái là hát trai gái. Khác hẳn các loại khắp nói trên, “khắp báo xao” là một loại hát chỉ dành cho trai gái giao lưu, gặp gỡ, lễ hội, mục đích tìm hiểu, giãi bày, tỏ tình, đôi khi để kể lại, than vãn với nhau khi gặp phải những oan trái, chia ly. Vậy nên, “khắp báo xao” trở nên độc đáo, đặc sắc nhất, được giới trẻ ưa thích trong đời sống văn hóa tinh thần. “Khắp báo xao” cũng có nhiều làn điệu, tùy nội dung, hoàn cảnh, sự việc cần tâm sự, tỏ bày cùng bạn tình mà vận dụng. Có thể kể đến các thể loại về nội dung của làn điệu “khắp báo xao” của người Thái ở Mường La như sau: - Quãm Xcók – xken (hát thách đố) Quăm xcók-xken (scók-xken có nghĩa nhộn, nghịch, linh hoạt) là một kiểu hát thách đố đùa vui thử trí thông minh đối phương, thực chất là mượn chủ đề thách đố để thi thố tài năng đối đáp văn thơ giữa các cặp hát đối. Thường cô gái sẽ đưa ra những lời thách đố chàng trai phải làm được một điều nào đó thì mới lấy được cô làm vợ. Có điều những lời thách đố đó là những điều bí hiểm, không có trong thực tế. Chàng trai phải tìm những lời lẽ để chứng minh được mình sẽ thực hiện được những điều mà cô gái thách đố.

Chẳng hạn cô gái thách rằng: Cha mẹ rất khó tính, muốn ăn măng tre trên không trung, măng nứa mọc giữa trời, măng "chả" mọc trước cây mẹ. Chàng trai sẽ đáp là: Bố mẹ khó tính đến đâu cũng sẵn lòng, công việc khó bao nhiêu cũng không sợ. Chàng sẽ mang dao rìu đi chặt cây tre, cây nứa, cây "chả", đợi chín, mười ngày đem lửa đốt, những gốc cây tre nứa (chặt để cao) sẽ mọc măng mầm thế là sẽ có những thứ cha mẹ nàng cần. Hay cô nàng đi đến một nơi nào đó trên cõi thần thiên đố chàng tìm được… Thậm chí cô nàng còn thách: Bố mẹ nàng muốn ăn tim, gan, thận của chúa trời hoặc muốn ăn thịt vua thuồng luồng, chúa tể sơn lâm làm muối chua, Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

61


Khóa luận tốt nghiệp

vv và vv… Bằng tài năng văn học của mình, các cô gái sẽ thách các chàng trai làm bất cứ mọi thứ trên đời. Ngược lại các chàng cũng phải tìm cách để trả lời bằng lời lẽ vừa có tính biện luận logic, vừa thể hiện tính nghệ thuật cao để chứng minh là mình sẽ làm được điều cô gái thách đố. Quăm Xcók-xken, thực chất là chỉ dành riêng cho những bậc anh chị tài cao về văn học đối đáp; những áng văn bình thường không thoả mãn những trí tuệ cao siêu của họ. Nhưng nó sẽ tập trung được rất đông người đến tham dự để nghe, cổ vũ và chứng kiến. Ngày xưa đã có những cuộc thách đố diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, câu tiếp câu, bài tiếp bài đến bốn, năm ngày không phân thắng bại . Thách đố càng lâu càng hiểu nhau, duyên càng thắm tình càng nồng, lời đối đáp càng nồng nàn đằm lắng. Do đó người Thái ở Mường La sắp đến tuổi thành niên ai cũng phải tìm cách học thuộc những bài ca để chuẩn bị bước vào chặng đường đầy kì thú. Vài chục năm gần đây, các lớp trẻ đã không phát huy được thể loại này, nên có nguy cơ bị mai một. - Khắp tản ổ tản mặc (hát tán tỉnh) “Khắp tản ổ tản mạc” có nội dung tương đối rộng xung quanh chuyện yêu đương trai gái. Trong cuộc “khắp” có thể gồm nhiều giai đoạn: Bắt đầu là những câu thăm hỏi như: tên, tuổi, quê quán, đã có vợ hay người yêu chưa, đến đây bằng cách nào (đi ngựa hay xe, bằng thuyền bè hay đi bộ). Giai đoạn này chủ nhà (thường là nữ) sẽ chủ động hỏi, để đối phương đáp lời.Tiếp đó là những lời tán tỉnh yêu đương. Giai đoạn này thường do các chàng trai chủ động tấn công. Từ những lời đặt vấn đề rụt rè: Khuân hã bán phắc nẳng bón nị chí pên bông Pông quãm tản ãnh xai chí tóp báu lễ Ta gieo hạt cải nơi đây liệu có nên trồng

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

62


Khóa luận tốt nghiệp

Gửi câu tán tỉnh liệu người thương có đáp Hay: Phó hên xửa phưn máư é păn Phó hên khăn ták chan é củ Phó hên lả minh chụ chaư téng hướn kin Nhìn thấy cái áo muốn mặc Thấy chiếc khăn phơi trên sàn muốn cất Thấy người yêu dấu khao khát được đón về. Đến những câu mạnh dạn hơn: Cựt xữ đảy bán phắc huôm pãnh Cựt xữ đảy púk tanh huôm lả Cưt xữ đảy bán cả nã đốc huôm mương Cựt xữ chắng chí pên khươi luông lướt lẽ ta đủ Làm sao được gieo cải cùng vườn Làm sao được trồng dưa cùng luống Làm sao được cấy lúa chung mương Làm sao mới được làm rể thương quanh nàng ngắm nghía. Rồi những câu trở nên gần gũi: Xong hãu xửa tó xửa hãu binh Kĩnh tó kĩnh ánh đôi hãu củ Chụ tó chụ xong ánh hãu xương Đôi ta, áo liền áo ta khoác Thân liền thân ta giành Người tình với người tình ta trao − Khắp to nhặc to nhé (ghẹo đùa)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

63


Khóa luận tốt nghiệp

“Tó nhặc tó nhe” nghĩa là tâm sự thông thường. Trong các cuộc vui, những người tham gia chưa hiểu rõ nhau hay chưa có đối tượng hợp ý để đối đáp, họ sẽ cùng nhau hát về nhiều chủ đề phân tán cho vui. Có thể “chủ” sẽ nói về sự tiếp đón của mình không chu đáo, mâm cơm chẳng có gì; ngược lại “khách” sẽ khen “chủ” đã quá hoàn hảo trong mọi công việc. Có khi họ chỉ hát mời nhau uống rượu, từ chối rượu, khen hay chê rượu. Cũng có khi họ lại hát về một sự kiện nổi bật nào đó hay hát về chủ đề về ngày vui hôm đó… -

Khắp to pẹ to xùa (hát thi)

“Khắp tó pẹ tó xua” nghĩa là hát đố nhau để xem ai thắng ai thua. Nhưng thực chất chẳng có bao giờ phân biệt được ai thắng ai thua bao giờ, vì trong cuộc hát đố cũng rất tế nhị, người hát giỏi hơn không bao giờ kiêu ca mà thường rất khiêm tốn, thể hiện ngay trong lời bài hát. Hát đố cũng có nhiều loại như: Hát đố thông thường Hát đố thông thường là một hình thức hát đối giữa trai và gái tương đối phổ biến ở người Thái Tây Bắc. Một bên đưa ra những câu hỏi, bên kia sẽ phải trả lời. Những câu hỏi rất phong phú, Ví dụ một số câu hỏi với đại ý như sau: Em sẽ đắp nước dâng cho chàng nhảy, Ra những lời lắt léo để chàng đáp lời Nếu đáp được sẽ thành người muôn phương Không đáp được qua bảy đời vợ cũng bỏ Tán bảy cô xứ lạ cũng chẳng ai thương:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

64


Khóa luận tốt nghiệp

- Trên rừng có bao nhiêu loài cây, là những loại gì? - Trên rừng chỉ có hai loài cây, cây thân gỗ và cây thân rỗng (tre, nứa...). - Thứ gì không nhuộm khắc đỏ hồng, là thứ không thể thiếu trong dịp năm mới? - Hoa đào không nhuộm khắc đỏ hồng, là thứ không thể thiếu trong dịp năm mới. - Chảy dài trên mặt đất, của uống không mất tiền, cả ngàn năm không hết? - Con sông chảy dài trên mặt đất, uống nước sông không mất tiền, sông chảy cả ngàn năm không hết. Một cách hát đố nữa là đố thử lòng. Nó cũng là một hình thức hát đố, nhưng nội dung sâu xa hơn, người hỏi đưa ra câu hỏi đơn giản ngắn gọn, nhưng người trả lời phải trả lời bằng cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Ví như câu hỏi: - Cả thế gian này cái gì đắng nhất? - Không có gì đắng bằng giặc cướp nước bắt dân hầu hạ; Mười đắng không bằng vị đắng rễ đa; không bằng phận nghèo hèn kẻ làm tôi tớ; Không có gì đắng hơn đứa con yêu phải lìa đời; Không có gì đắng hơn vợ chồng phải lìa xa nhau. Tương tự như vậy để hỏi và trả lời các nội dung kiểu như sau: - Cái gì ngọt nhất? - ... nặng nhất? - ... nhẹ nhất? - ... hôi nhất?

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

65


Khóa luận tốt nghiệp

- ... nhạt nhất? - ... nhọn nhất? Hát đố xem lòng Đây cũng là hát đố, nhưng là thử lòng dũng cảm của chàng trai. Hơn nữa đó là hình thức, biện pháp nghệ thuật ngoa dụ, nhằm làm nổi bật nội dung tư tưởng, làm nổi bật tinh thần cũng như tình yêu đôi lứa mãnh liệt của các chàng trai cô gái tham gia. Cô gái sẽ nói về bản hay mường của mình có hàng chục cổng cửa mà mỗi cổng cửa có sự mô tả khác nhau như có cổng chắc, có cổng bền, có cổng đẹp, có cổng đang mở cửa để đón... và hỏi chàng trai sẽ đến với nàng bằng cửa nào? Thế là chàng trai sẽ phải đáp lại mình sẽ chọn cửa nào, lý do tại sao. Thường là các chàng trai sẽ không chọn cửa dễ mà chọn cổng cửa trụ chắc, vững bền như cổng cửa gò đất, gò đá, mà phá thành tình duyên đôi lứa... để thể hiện sức mạnh của tình yêu đến độ siêu nào... Tất nhiên họ phải nói được họ sẽ phải làm như thế nào mới vào được cửa. “Khắp báo xao” phong phú và phổ biến nhưng vẫn là chưa đủ nếu không kể đến Tản chụ xống xương (tâm tình tiễn thương) và Tản chụ xiết xương (Tâm tình trêu ghẹo yêu thương) Tản chụ xống xương (tâm tình tiễn thương) “Tản chụ”: vừa có nghĩa là tán tỉnh yêu đương, vừa có nghĩa là trăng hoa. Còn “xống xương” có nghĩa là thoả lòng hay thoả nỗi tiếc thương. “Tản chụ xống xương” thực chất là lời trách móc kẻ phụ tình; trách cho thoả nỗi trách nhưng lại để lại cho kẻ phụ tình những điều day dứt khôn nguôi). Tác phẩm Tản chụ xống xương là một khúc ca dài tự sự kể về nỗi lòng của kẻ đã uổng công vun đắp cho một mối tình đằm thắm để đạt được một gia đình hạnh phúc. Nhưng mối tình đã bị phụ bạc, tan vỡ. Người bị phụ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

66


Khóa luận tốt nghiệp

tình đã thốt lên những lời oán trách nhưng với lời lẽ đầy yêu thương. Đó là những lời hát nhớ lại ngày đầu mới yêu nhau, những ngày đằm thắm bên nhau, những lời chia ly và những lời trách móc. Đó là những lời nhắn nhủ đừng bao giờ quên những ngày tuổi trẻ vô tư, một quãng đời đẹp nhất cả cuộc đời. Và những lời hẹn hò sẽ có ngày gặp lại... Những lời hát này được hầu hết các chàng trai mọi thời đại thuộc lòng, để vận dụng khi hát giao duyên trai gái. Ngày nay, trong các cuộc vui, những câu hát "tản chụ xống xương" vẫn được hát lên phù hợp theo ngữ cảnh hiện thời. Tản chụ xiết xương (tâm tình trêu ghẹo yêu thương) “Xiết xương” là từ ghép của hai từ: “Xiết” là nói kháy; “Xương” là thương. Nên có thể hiểu xiết xương là “nói kháy nên thương”. Tản chụ xiết xương là chủ đề chung của một loạt bài hát kiểu dạng “nói kháy nên thương”. Nói kháy mà chủ yếu là theo kiểu tâng người hạ ta được dùng rất phổ biến trong hát đối đáp. Người “khắp” thường khen đối phương về nhiều mặt như: xinh đẹp, khéo nói, khéo tay, giàu sang… đồng thời cho mình là xấu xí, dốt nát, nghèo khó… đến mức quá đáng. Thực chất đây là cách mượn chủ đề tình yêu để thi thố tài năng ứng xử văn học của các cặp hát đối đáp. Khác với “Tản ổ tản mặc” và “Tản chụ xống xương” là ở chỗ ở đây bao gồm nhiều bài có sẵn, ít bột phát, từ tâm tình thực của người đang yêu, nó xuất phát từ yêu cầu đối đáp. Nói thế không có nghĩa là nó chỉ gồm các bài bản có sẵn, các thế hệ sau cũng học tập được ở đây cách đối đáp hợp với hoàn cảnh mới, từ thực tiễn của mỗi thời đại. Ở đây, câu chuyện tình yêu hình như đã khái quát hoá thành một cái gì đó mà mọi người đều trân trọng. Ngâm hát những vần này dường như ta chỉ bị lôi cuốn chủ yếu về ý nghĩa văn học của nó hơn là nội dung nói chuyện tình yêu cụ thể nào. Tuy nhiên, chính chủ đề tình yêu ấy lại dẫn ta đến sự cảm thụ văn học của các vần thơ. Bởi thế, những vần thơ này không chỉ hấp dẫn các chàng trai Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

67


Khóa luận tốt nghiệp

cô gái đang tuổi yêu mà hấp dẫn cả nhiều tầng lớp, nhiều lứa tuổi, cả bậc “đàn ông đàn bà”. Thường qua hát đối đáp này, tuỳ theo tình huống cụ thể của các đám hát khác nhau, có thể dẫn tới hai cách kết thúc: Hoặc nó đi sâu vào chủ đề tình yêu, cuộc hát trở thành như cuộc “săn đuổi” tình yêu bằng văn học nghệ thuật. Lúc này người ta sẽ sử dụng hỗn hợp các loại, các dạng tình ca khác nhau (lúc này sự phân loại thể loại “khắp” không còn ý nghĩa nữa), cả “tản ổ tản mặc”, “xống xương” và trích đoạn các tác phẩm khác cũng sẽ được vận dụng tuỳ hứng thích hợp. Hoặc hướng “thi tài” văn học vẫn được tiếp tục (thường xảy ra giữa các đối thủ đã biết tiếng nhau về tài thơ ca văn học gặp gỡ thi tài giữa các vùng). Đến lúc này, người ta lại sử dụng hình “ khắp” khác như “khắp tạ” (hát đố), “khắp xcók xken” (hát thách đố )… 2.2.4. Khắp loong tông (hát trên cánh đồng). “Khắp loong tông” là làn điệu hát khi đi trên cánh đồng, khi đi làm nương, làm ruộng, trên chòi canh lúa hay hát bày tỏ tâm tư diễn tả sự ai oán trong sự phũ phàng của tình yêu. Trong đêm khuya vắng vẻ, các chàng trai đi chơi về thường cất lên điệu hát “loong tông”. “Khắp loong tông” cũng có cấu trúc ba phần như “khắp chiêu”, nhưng làn điệu này mang tính chất buồn man mác. Trong giai điệu có những âm không khớp với các âm chuẩn (tăng khoảng ¼ cung) và thường có các chuỗi vuốt lướt từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới, càng làm tăng tính chất mờ ảo của âm thanh. “Khắp loong tong” chỉ phổ biến ở vùng Mường La, giai điệu này rất phù hợp với pí tam lãy, nên thường dùng nhạc cụ này để đệm. Người hát: Lò Thị Túng (Mường La):

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

68


Khóa luận tốt nghiệp

Lời dịch: Ơi! Trời trong ta mới được chạy theo cát Trăng sáng ta mới được chạy theo sông. 2.2.5. Khắp ú u nọi (hát ru) Đây là điệu hát ru con. Mỗi ngành Thái, thậm chí mỗi nhóm địa phương trong cùng một ngành Thái, cũng có một làn điệu hát ru con riêng. Lời ru ở các địa phương tương đối thống nhất (thậm chí cả Thái trắng), nhưng cách hát ru thì mỗi nơi một khác. Đây cũng là làn điệu hát nhiều bài bản, nhưng khi hát phải đúng bài bản, không được thay đổi cả âm điệu và

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

69


Khóa luận tốt nghiệp

nhịp điệu. Riêng điệu ru Mường La có lời hát bay bổng hơn, có nhịp rất rõ cho phù hợp với tần số của cái nôi. Người ta có thể co hoặc thả dây nôi cho dài hay ngắn để có nhịp hát nhanh hay chậm:

Người hát: Hoàng Thị Chom (Mường La)

Lời dịch: Ú u lả ú u

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

70


Khóa luận tốt nghiệp

Ngủ đi bé ngủ đi Mẹ đi nương chưa về Mẹ đi ruộng chưa tan Mẹ đi bắt cá đòng đong về mớm cho bé Ngủ đi bé ngủ đi 2.2.6. Khắp một lão (các bài cúng của thầy ma thuật, phù thuỷ) Là loại hát ma thuật chữa bệnh. Toàn bộ một lễ xên (cúng) bao gồm nhiều làn điệu được sắp xếp theo trật tự nhất định tạo thành một liên khúc Một lão. Các làn điệu đều có phần đệm của một hay hai cái sáo “pí một lão”. Thông thường, một lễ xên sẽ có chín làn điệu ứng với chín giai đoạn trong cuộc lễ như sau: -

Pông một: Đánh thức đội quân âm binh;

-

Tẽo tãng luông: Trẩy quân âm binh theo đường to;

-

Tẽo tãng nọi: Trẩy quân âm binh theo đường mòn;

-

Ha khuôn: Tìm hồn lạc;

-

Ói chuông: Dỗ dành cho con “ma chuông” tất tình;

-

Khửn phạ bôn: Lên thiên giới;

-

Lỗng mưỡng piễng: Trở về hạ giới;

-

Cái khua xắp khợ: Bắc cầu đuổi xúi cuổi;

-

Xú khuôn mữa hưỡn: Đón hồn về nhà.

Sau đây là trích đoạn bài cúng của ông mo Lường Văn Chu (Mường Trai – Mường La):

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

71


Khóa luận tốt nghiệp

Lời dịch: Ôi ôi ôi ôi Tạo mệt tạo nghỉ ngơi ăn quà. Người mệt người dừng chân uống rượu Cùng nhau nhai miếng trầu Ăn quà cho khoẻ lại Nhai cau cho dẻo dai Ăn xong hãy đi tiếp.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

72


Khóa luận tốt nghiệp

Đồ ai người nấy lo Của ai người nấy nhớ Người trẻ thì mang mâm. Người hùng thì mang rượu Lính tráng thì mang lợn Còn lại mang rượu cần. Hãy nhớ lấy nhé. 2.2.7. Khắp hạn khuống (hát trên sàn sân) Hạn khuống là một hình thức sinh hoạt văn nghệ độc đáo của người Thái nói chung và người Thái đen ở Mường La nói riêng. Trên chiếc sàn nứa giữa bản, trai gái vui chơi thâu đêm, không kể mùa kể tháng. Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu) có những câu phản ánh rõ hiện tượng này: Váy bay má lẹo men Tản kén thỏi lại căm ven xương Xoong háu chẳng dú khuống tạu cáy khăn Pá láng phăn mửa xú hươn bươn chọi …. Phôn báu tốc nhá hẩu khuống háu xảu Phạ báu xảu nhá hẩu khuống hẩu mong péng ơi! Lời dịch: Chuyện nối chuyện mau qua Đêm tiếp đêm mặn mà Đôi ta ngồi khuống tận khi gà gáy Đeo mộng về nhà lúc xế vừng trăng …. Mưa không rơi đừng lỡ để sàn buồn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

73


Khóa luận tốt nghiệp

Trời không buồn đừng lỡ bỏ không sàn quạnh em ơi ! 4 Trong thực tế, sinh hoạt hạn khuống diễn ra liên tục từ mùa thu năm trước đến mùa xuân năm sau. Thành viên của hạn khuống có tổn khuống (tức người đứng đầu) và các xao lắc xáy (các hội viên). Mọi thành viên nam nữ trong bản, hoặc khách xa tới thăm đều vui chơi tại đây. Các cụ già cũng thường tới hạn khuống kể chuyện cổ tích và hướng dẫn con cháu hát vui và làm mọi công việc trên sàn. Nội dung hát hạn khuống gắn liền với các bước tiếp xúc của khách với các thành viên khi bước lên sàn, bao gồm các bài hát xin thang, xin điếu, xin ghế ngồi… Ngoài ra, còn nhiều bài hát khác với nội dung vui chơi, đối đáp trữ tình ca ngợi thiên nhiên, cổ vũ tinh thần yêu lao động, đề cao tính trung thực, khuyên làm điều lành, tránh cái ác, nói về tình yêu nam nữ… Có thể nói, hạn khuống là cái nôi của văn nghệ dân gian Thái trước cách mạng Tháng Tám. Phổ biến tới đơn vị bản, cái nôi này là nơi truyền đạt, tập dượt, rèn luyện kiến thức, kỹ năng văn nghệ dân gian cùng với những am hiểu khác về phép xã giao, xử thế đối với lứa tuổi mới bước vào đời. Tuy nhiên, nơi dung dưỡng nền văn nghệ dân gian cổ truyền này, dù sao cũng chỉ hạn chế trong một vuông sàn nhỏ hẹp và nó đã không thể tồn tại qua những biến động lớn của thời đại, của xã hội. Quan hệ xã hội mới từ sau cách mạng tháng Tám đã tạo ra trào lưu văn hóa mới với nhiều hạt nhân mới, trong đó có những nghệ nhân dân gian, khiến cho sinh hoạt Hạn khuống ngày càng hiếm hoặc đã biến đổi, không giữ được nét đẹp hoang sơ, hồn nhiên của nó nữa. Thiết nghĩ, đó cũng là vấn đề đặt ra cho những người làm công tác văn hóa. 2.3. Nghệ thuật trong “khắp”

4

Tiễn dặn người yêu, Mạc Phi dịch, giới thiệu, khảo dị và chú thích. Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1961

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

74


Khóa luận tốt nghiệp

Như trên đã nói, xã hội bản mường là điều kiện chín muồi để phát triển và định hình các thể loại “khắp” có vần vè như thơ với nhạc điệu và tiết tấu rất cao, nhưng đồng thời nó cũng phát triển mạnh thể loại kể chuyện dân gian bằng “khắp”. Từ những câu chuyện thần thoại, cổ tích như truyện "Khau cát", "Ẳm ệt nọi - Ẳm ẹt luông", Bảy cặp Scông (các vị thần có công tạo nên thế giới), Po chục - Me chao (Cha đào - Mẹ xới), Quãi lỗng mưỡng (Trâu xuống mường), Ải chạng nọi (Chàng voi nhỏ ), ... đến những truyện về lịch sử như: Quam tô mương (kể chuyện bản mường), "Quãm phiết mưỡng", Quãm phanh mưỡng (lời dựng mường), Táy pú xớc (Bước đường chinh chiến của cha ông)... Tiếp đó là sự nở rộ một loạt chuyện kể bằng thơ bao quát mọi mặt của cuộc sống người Thái như các truyện: Anh hùng ca Chương Han, bi tình sử Khun Lũ - Nãng Ủa (Chàng Lú-nàng Ủa), thơ trữ tình Xống chụ xon xao (tiễn dặn người yêu), bộ ba Khun Tỡng - Khun Tĩnh Nãng Nĩ, các truyện thơ: Tõng Đón - Ăm Ca (chàng Tõng Đón và nàng Ăm Ca), Ý Nọi Nãng Xưa (Ý Nọi nàng xưa) v.v và v.v... Đó là những thành tựu to lớn của “khắp ” của người Thái nói chung và ở Mường La nói riêng . Nó chứng tỏ nghệ thuật trong “khắp” rất cao siêu và uyên bác, làm nên niềm tự hào lớn lao của dân tộc Thái ở Việt Nam. 2.3.1. Các thể thơ và vần điệu thơ Thái Thể thơ Thái bao gồm các thể thơ từ đơn giản đến phức tạp, từ ít chữ đến nhiều chữ ,từ hai ba chữ đến bảy tám chữ hoặc nhiều hơn nữa. Có thể độc lâp về số chữ, nhưng cũng có thể pha trộn. Có thể nghiêm ngặt về luật thơ, có thể tự do phá vần, phá luật. Như vậy về thể thơ, thơ Thái đã phát triển mạnh mẽ và khá hoàn chỉnh. Trong đó các thể từ bốn chữ trở xuống ít ngâm hát được. Đó là các bài vè, tấu, đồng dao, câu đố. Thể thơ chính thống có thể ngâm hát được là từ năm chữ trở lên, trong đó thể bảy chữ là trụ cột chính của nền thơ Thái. Tuy

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

75


Khóa luận tốt nghiệp

vây, các bài hát đôi khi cũng có pha trộn những câu ba bốn chữ vào để ngâm hát cho phá thế đơn điệu. Sau đây là một số thể phổ biến trong thơ Thái: - Thể hai chữ: Là những bài vè thường phổ biến trong đồng dao như các bài Pặt vĩ (Phẩy quạt), Tép xép tẻm pan (Vẽ dấu)... Các bài vè này thường hay dùng trong trò chơi bói tương lai của trẻ em. Sau đây là bài Pặt vĩ làm ví dụ: Pặt vĩ

Phẩy quạt

Ti cọng

Đánh chiêng

Ti cong

Đánh cồng

Năng chặc

Ngồi lái

Năng chõng Ngồi ngai Án khong

Đếm của

Kin lảu

Uống rượu

Xắc tạu

Chống gậy

Khảu đon

Vào khu (rừng)

Nõn heo

Ngủ mồ

Éo Tạo

Quấy Tạo

Nõn nãng

Ngủ nàng

... Ở bài này ta thấy ngay tính tự do trong gieo vần: Cách gieo vần chủ yếu là: chữ đầu câu sau vần với chữ cuối câu trước: Pặt vĩ

Xắc tạu

Ti cọng

Khảu đon Nõn heo Éo Tạo

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

76


Khóa luận tốt nghiệp

Nhưng như thế mãi nó cũng đơn điệu, nên thỉnh thoảng người ta phải chuyển cách gieo vần khác đi là: từ cuối của câu sau vần với từ cuối của câu trước. Năng chõng

Kin lảu

Án khong

Xắc tạu

Thậm chí có lúc còn phá vần (không cần vần) nhưng vẫn đảm bảo được tính thơ của nó. Vì thế vè dễ sáng tác và có thể kéo dài vô tận. - Thể ba chữ: Cũng phổ biến trong đồng dao, trong các bài thơ biến thể tự do. Số bài thơ sử dụng thể ba chữ khá phổ biến, nhưng thuần tuý ba chữ thì cũng không nhiều. Thể lại ba chữ điển hình nhất là bài Nặp đao (Đếm sao), bài Tói tu xao (Gõ cửa cô gái). Nặp đao

Đếm sao

Nưng đuông đao

Một ông sao

Xão đuông đí

Hai chục ông lấp lánh

Xí pá nhả

Bốn bãi cỏ

Hả pá pẹt

Năm bãi cỏ may

Pét lạu khảu

Tám bịch thóc

Cảu đon xãi

Chín bãi cát

Quãi me lụk

Trâu mẹ con

Cụk po mạ

Bờm ngựa đực

Xạ pa khao

Rổ cá bạc

Nưng đuông đao...

Một ông sao...

Tói tu xao

Gõ cửa cô gái

Phắc cáy cỏm

Rau gà trọi

Phắc cáy ca

Rau gà đen

Pha tu hắc

Cánh cử gẫy

Pha tu pé

Cánh cửa long

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

77


Khóa luận tốt nghiệp

Khay tu é

Mở cửa với

Me ké ơi!

Bà già ơi!

Ta thấy cách gieo vần của hai bài này khác nhau. Bài Nạp đao đều đặn từ đầu câu sau vần với từ cuối câu trước, còn bài Tói tu xao thì gieo vần khác, lúc thì từ thứ nhất, lúc thì từ thứ hai, lúc thì từ cuối vần với từ cuối của câu trên. Nhiều bài thơ, thể ba chữ được sử dụng từng đoạn ngắn để tạo sự dồn dập cho bài thơ: Chu pãi phương

Tất mọi phương

Chu mưỡng bản

Mọi mường bản

Mự nị tản quãm xương hum huối.

Hôm nay rộn những lời thân thương đầm ấm.

Tảu toi minh?

Đi cùng mình?

Lính toi uôn?

Xuôi cùng ta?

Lính chuôn toi lả xữ lễ?

Xuôi mãi cùng ta nhé?

Đức mã lỏ,

Khuya lắm rồi,

Đứn mã lỏ,

Khoắt lắm rồi,

Đức đứn lẹo cáy khẻ tứn khăn. Khuya khoắt rồi gà gô dậy gáy. Thể ba chữ nhờ tiếng dồn dập như tiếng trống báo động, nó đã đi vào thơ Thái miêu tả các cảnh thúc giục, hối hả rất đạt về mặt nghệ thuật. Ta có thể tìm thấy rất nhiều ví dụ như thế trong thơ Thái xưa và nay. - Thể bốn chữ: Điển hình nhất trong thể này là bài đồng dao Xáu chẳm mững xột (Ta chấm mày húp): Xáu chẳm mững xột

Ta chấm mày húp

Tốt ók mững đôm

Dắm ra mày ngửi

Lẵm côm mững đúp

Khúc tròn mày mút

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

78


Khóa luận tốt nghiệp

Cúp nọi mững tữ

Nón nhỏ mày đội

Khữ nhữ mững pua

Hen suyễn mày mang

Khua nọi mững táy

Cầu nhỏ mày đi

Khỉ cáy mững kin

Cứt gà mày chén

Khong min mững chẳm

Của thối mày xơi

Nặm mẳm mững xột

Mắm thối mày húp

Tốt ók mững đôm...

Dắm ra mày ngửi...

Từ đầu hoặc từ thứ hai câu sau vần với từ cuối câu trước, hai cách này lần lượt thay thế nhau cho đỡ đơn điệu. Thơ bốn chữ cũng có biến thể nhưng ít gặp hơn. Chẳng hạn như bài đồng dao Tảu tảu num num (Vào vào ra ra): Tảu tảu num num

Tảu tảu num num

Khảu khảu ók ók

Vào vào ra ra

Nộc chók sảy lãi

Chim sẻ lòng vằn

Nhinh trãi xai dọi

Gái trai thành dây

É đảy phủ nọi chọi nọi chít, hặp au! Muốn bắt đứa bé tí bé ti, chộp lấy É đảy phủ nọi chọi nọi chít, hặp au!

Muốn bắt đứa bé tí bé ti,

chộp lấy! Thể thơ bốn chữ đóng vai trò rất đặc biệt trong việc hình thành các thành ngữ Thái. Người Thái có thói quen nói vần vè bốn chữ một, biểu hiện một ý chung, một khái niệm chung như các câu sau đây: Nặm lay phãy ték Nước trôi lửa cháy Khửn pũ lỗng lính Lên núi xuống non Pák vạu khảu cha

Nói năng bàn bạc

Lẵm cỗn tôn phủ

Vóc hình tâm tính

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

79


Khóa luận tốt nghiệp

Khảu lạp cáp bau

Thóc lép vỏ xẹp

Khỉ hột tốt hạt

Bụng dạ hay đau

Tứk lák khạk khịak Đánh động vang tiếng Thí hãnh pãnh ca

Tính đắt tiếc sức

Thảu ké mẳn dữn

Sống lâu già lão

Pay lạ mã đai

Đi không về không

Tánh lẵm tẵm lửa

Sắm sang diện mã

... Thực tế nó đã trở thành câu nói cửa miệng trong nhân dân, nó có vần vè nhưng rất gần gũi với thoại ngữ. - Thể năm chữ: Thể năm chữ đã bắt đầu đứng vững trong nền thơ ca Thái, cả trong đồng dao, ca dao và thơ hát. Với thơ năm chữ là có thể hát ngâm được. Tuy vậy nếu chỉ thuần tuý thơ năm chữ thì rất khó hát ngâm mà cần phải kết hợp với các câu thơ thể bảy chữ trở lên (nhiều khi cả thể thơ ba chữ nữa). Trong thể này, có bài chỉ đọc lên như vè, như: Phãy mảy pá

Lửa cháy rừng

Phãy mảy pá lãm loi

Lửa cháy lan rừng loi

Phãy mảy moi phủ chạ

Lửa cháy lông anh đần

Phãy mảy mạ bả lĩnh

Lửa cháy ngựa thằng khỉ

Lĩnh nghĩn tộc lĩnh hảy

Khỉ thấy cực khỉ khóc

Lĩnh bék mạy xong lẵm

Khỉ vác bó hai cây

Lĩnh ôm hăm xong kén

Khỉ ngậm dái hai hòn

Lĩnh xén cỏm pha hay

Khỉ xén tóc vung nồi

Lĩnh hua thay bẳn khỉ

Khỉ đầu chúi bãi cứt

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

80


Khóa luận tốt nghiệp

Lĩnh hua chị bẳn neo

Khỉ đầu chỉ bãi đái

Lĩnh khảu heo lĩnh tai

Khỉ vào mồ khỉ chết

Nhưng cũng có bài thành bài thơ có thể đọc ngâm hoặc hát được nếu thêm các từ phụ. Ở đây giọng điệu, từ ngữ trong bài thơ năm chữ góp phần tạo cho bài thơ đó có thể hát được hay không? Nhưng thông thường nhất vẫn là ở dạng biến thể, thể năm chữ nếu đem hát cần kết hợp với các câu nhiều từ hơn. Cách gieo vần của thể thơ năm chữ thật phong phú do câu thơ đã được mở rộng. Thông thường câu trước đặt vần cho câu sau ở từ cuối, còn câu sau có thể ăn vần với câu trước ở từ thứ nhất, thứ hai, thứ ba (phổ biến nhất) hoặc từ thứ năm (chưa tìm thấy gieo vần ở từ thứ tư). Thể thơ năm chữ đã đi vào các tác phẩm thơ chính thống. Ở các bài thơ lớn, từng đoạn dài hoặc các câu biến thể chuyển tiếp ý thơ, hơi thơ, nó là thể chủ công và thường đi xen với thể bảy chữ, chín chữ hoặc ba chữ. ...Pay điêu hảy ha me

... Đi mình khóc nhớ mẹ

Hảy kẽm que lốc quãi

Khóc cuốn quanh cọc trâu

Xia tanh lãi tang nọng

Địu dưa vằn làm em

Chữa khau xọng xau hưỡn

Quàng dây rừng lên côt dệt cửi

dệt húk. ... Hua chộc ti lơng tỏng

... Cái cối nơi thường chạm

Hua đỏng ti lơng tăm

Chiếc chày ta hay giã

Me mu đăm tảư lang

Con lợn đen dưới sàn

Me mu báng tảư thun cu ỡi.

Con lợn khoang dưới sân ta ơi

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

81


Khóa luận tốt nghiệp

Đoạn thơ năm chữ có tính cách kể lể da diết, bùi ngùi, thân thương, vấn vương không dứt. Tác phẩm sử thi "Táy pú xớc" nổi tiếng được viết chủ yếu bằng thể thơ này. - Thể thơ bảy chữ, chín chữ: Thể thơ nhiều chữ này là thể thơ chính, nó được dùng trong các bài thơ vịnh cảnh hoặc các đoạn tả cảnh. Thơ bảy chữ phổ biến trong các sáng tác, các đoạn thơ dài. Thơ chín chữ không phổ biến lắm, nó thường là những câu được chêm vào từng đoạn cho câu thơ đỡ đơn điệu. ... Đảy khuốp khảu (xam phạ) po biến hỗi cai Vang khữa vạy dú đai pên pá Me hóng lạ cõn mải pín pương Thơng mưa lẹo lụk trãi mả nháư Me bók hảư ón nọi mã xáo xo kin Lin tiễu khảm xen đin huối lính Kẽ bẹt họng bin khái pay mã. ... Được ba mùa lúa chín từ khi bố mất đi Để lại trên dương thế con côi thơ bé Với mẹ đơn ở goá suốt đời Đã tới lúc con trai nhỉnh lớn Mẹ cùng con tay dắt ăn xin Vượt qua muôn rừng rú suối sâu Chim muông hay kêu hót qua lại. Thơ bảy chữ uyển chuyển, nhẹ nhõm, nói chuyện tâm tình rất thích hợp. Nó dùng nhiều trong các bài thơ trữ tình. Có thể nói, nó là thể thơ hoàn chỉnh nhất và nó xâm nhập trong mọi lĩnh vực thơ ca của dân tộc Thái.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

82


Khóa luận tốt nghiệp

Trong tình ca: ... Phó hên nặm vẵng lợc chaư dắng Phó hên nặm vẵng cắm chaư kin Phó hên xửa đăm nĩn chaư tháy Phó hên chụ kẻm máy chaư cha... ... Nhìn thấy nước vực sâu muốn đo Nhìn thấy nước vực xanh ước uống Nhìn thấy áo chàm đen ước thay Nhìn thấy má đỏ hây muốn ướm lời... Hay được dùng trong các tác phẩm nghiêm trang và cũng được dùng trong vui chơi tuổi trẻ, hát đố: Xính xăng tảu Nặm Bú toi pãn? Xính xăng khảu nõn van toi liếp? Xính xăng dú cuông bẳng páu kẽn? Xính xăng dú đen đin páu pí? Xính xăng hảy nọng pi khon khon? Thứ gì dạo Nặm Bú cùng mâm? Thứ gì vào ngủ ngon trên liếp? Thứ gì ngồi trong ống thổi kèn? Thứ gì ở giáp ranh thổi sáo? Thứ gì khóc chị em nỉ non? Thể bảy chữ đã đưa thơ Thái đến độ hoàn chỉnh của nghệ thuật thơ ca, nhất là khi sử dụng nó kết hợp với các thể khác mà nó đóng vai trò nòng cốt. Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu) có câu:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

83


Khóa luận tốt nghiệp

Hó pú nọi lụk tan mã phák Hó mák nọi lụk tan mã mai Xai pũ chuông lính chuỗn mã kiểu lụk lả cu lẹo lo. Gói trầu nhỏ người đem đến gửi Gói cau nhỏ người mang đến dặm Dây uyên ương vươn dài đến cuốn con gái út ta rồi. - Các thể thơ khác, thể hỗn hợp và mở rộng: Có thể xem thể bảy chữ là thể trụ cột của thơ ca Thái. Các thể khác (ít hay nhiều chữ hơn) là biến thể của nó. + Thể sáu chữ và tám chữ không gặp những bài nguyên thể. Nó chỉ là những câu xen vào các thể khác, chủ yếu là xen vào thể bảy chữ. Ngay cả việc xen kẽ này cũng hiếm những câu tám và sáu chữ, đó cũng là điều khác biệt. Trong tác phẩm dài Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu) chỉ tìm thấy vài câu sau: Tí pá nhả mã nhi nhĩ nhắt Tí pá khắt mã nhĩ nhõng. Luồn cỏ cây về từng búi Luồn rừng ké lại xôn xang. Khuống hua pũ, mã men, khuống xao xả Khuống lả nặm, mã men khuông xao phi Sân đầu non, hoá ra, sân gái Xá Sân cuối nguồn, hoá ra, sân gái ma Bók chí héo, chắng coi, chụp nặm mãi Bók chí tai, chắng coi, phãi nặm lảu Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

84


Khóa luận tốt nghiệp

Bók chí xẩu tẹ tẹ, chắng coi, hó khăn đão Hó khăn đão, đảy xão pi, báu xảu Đảy xíp cảu pang tạo, nhẵng chum xõ bong. Hoa sẽ héo, hãy vảy nước tươi Hoa sắp khô, hãy lo ủ rượu nồng Hoa sắp tàn thực sự, hãy đem gói khăn đào Bọc khăn đào, hai mươi năm không úa Qua mười chín đời tạo, hoa vẫn thắm tươi. Chú ý rằng câu thơ tám chữ hay chứa cặp từ có tính chất nhấn ý, như "mã men", "chắng coi" trong hai trích đoạn trên. Đôi khi người ta bỏ qua cặp từ này và câu thơ trở thành sáu chữ. Tuy vậy cũng có câu không có cặp từ nhấn ý này, chúng là câu thơ tám chữ hoàn chỉnh, như "Hó khăn đão đảy xão pi báu xảu". Thể chẵn chữ đôi khi có cả câu thơ mười chữ. Tuy hơi hiếm và thường làm nhiệm vụ chống phá sự đơn điệu của mạch thơ, nhưng có trường hợp chúng tạo được những đoạn thơ hay, diễn đạt thành công nhiều hình ảnh và ý thơ đẹp như nhiều đoạn trong Xống chụ xon xao. Các câu thơ tám hoặc mười chữ cho phép hoạ nên những cảnh tượng phức tạp hơn hoặc đôi khi diễn tả được những nghịch cảnh: Tô dú tảư, "cổm" kin mák nga nưa Tô dú nưa, chõn chữa "hen" kin mák nga tảư Con phía dưới, "cúi" ăn quả cành trên Con phía trên, luồn lách "ngẩng" ăn trái cành dưới Thực vậy, chẳng hạn như câu tám chữ, nhờ có khả năng tạo nên các nhóm: 3, 3, 2chữ; 3, 2, 3 chữ và 2, 3, 3 chữ. Do đó tạo ra khả năng phong

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

85


Khóa luận tốt nghiệp

phú diễn đạt các tình cảm, tình tiết, tình huống mạch thơ khác nhau như đã thấy trong các trích đoạn trên. Cũng có khi, câu thơ chẵn chữ xuất hiện chỉ một câu nhằm tạo sự "hẫng" cho người đọc, người nghe, để gây sự chú ý đến nội dung nào đó. Nhà thơ Vương Trung đã cho xuất hiện một câu mười chữ "Xiêng pák pãnh hom hương hom hưỡng nhương chaư chải" trong tác phẩm Inh Éng của mình rất nghệ thuật. + Thể hỗn hợp: Từ thể bảy chữ trở lên, hiếm thấy những bài thuần tuý một thể thơ. Thông thường hay pha trộn các thể ba, năm, bảy, chín chữ; xen kẽ từng cặp hoặc lẫn lộn. Thể hỗn hợp là xu thế phát triển hiện nay của thơ Thái. Nó biểu hiện rõ tính cách tự do phóng khoáng của thơ Thái. Thiên hướng chung của thơ ca Thái là ít chịu gò bó trong khuôn khổ chật hẹp của luật thơ. Có lẽ, vì vậy mà nhiều người Thái biết làm thơ. ... Đảy pên đải phẳn cộp, báu mĩ chỡ khát Đảy pên đải phẳn cạt, báu mĩ chỡ khin Đảy pên phua cánh mĩa, báu mĩ chỡ hại Chí đảy nghĩn muôn ban kháng Chí đảy nghĩn sáng ban phông Then pông hảư pên cu, pék chí báu mĩ chỡ thảu. Được nên tơ bện gộp, không bao giờ đứt Được nên tơ bện kép, chẳng bao giờ rời Được nên vợ nên chồng, sẽ chẳng bao giờ ân hận Sẽ chỉ thấy vui ban nở Sẽ chỉ thấy thoáng ban lộc Trời ghép nên đôi, ta sẽ không bao giờ già.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

86


Khóa luận tốt nghiệp

Từ chín chữ hạ xuống đôi câu sáu chữ rồi lại vươn dài ra. + Thể mở rộng: Như đoạn thơ vừa trích, người ta có thể vươn rộng ra như sau: ... (Khuôn hã cọ pháư to) Đảy pên đải phẳn cộp (chí) báu mĩ chỡ khát Đảy pên đải phẳn cát (chí) báu mĩ chơ khin (Xong hãu) đảy pên phua cáng mĩa (pék xưỡng chí) báu mĩ chỡ hại (Khuôn hã chắng) đảy nghĩn muôn (nẳng) ban kháng Đảy nghĩn sáng (nẳng) ban phông Then pông hảư pên cu (cánh đôi) pék xưỡng chí báu mĩ chỡ thảu (tẹ nã). Những chữ trong ngoặc là nhữn chữ mở rộng. Xét về mặt thể thơ thì những chữ ấy có thể bỏ đi mà không ảnh hưởng gì, nhưng nếu ngâm hát thì những chữ mở rộng đó lại rất cần thiết. Có khi mở đầu là một đoạn mang tính trạng ngữ chỉ thời gian như: (Pặt mã khãy nãy hữ, phủ khuôn hã cọ nhẵng đảy) Cộp pãnh nẳng khuống củ Cộp chụ nẳng khuống phãy. (Trở lại giờ đây, hồn ta mới được) Gặp em trên sân ấm Gặp nàng bên sân lửa. Thực ra những từ đó thừa có thể bỏ ra khỏi câu thơ mà ý thơ vẫn đủ. Nhưng như thế khi hát sẽ thấy thơ cộc lốc nên người ta cũng hay viết vào các truyện thơ dài. Thể mở rộng không có nghĩa là rườm rà mà nó giúp cho thơ Thái có khả năng trình bày những vấn đề rộng lớn đòi hỏi phát triển ý thơ một cách logic.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

87


Khóa luận tốt nghiệp

Đối với các thể thơ nhiều chữ, đặc biệt là các thể hỗn hợp và mở rộng, cách gieo vần thật là phong phú, bởi số chữ có thể gieo vần được ở câu sau với chữ cuối của câu trước đã rất nhiều. 2.3.2. Nhạc điệu thơ Thái Ngôn ngữ Thái giàu thanh điệu, nên thơ Thái cũng có nhiều âm thanh trầm bổng khác nhau. Điều này, cùng với vần điệu, cách gieo vần phong phú đã làm cho thơ Thái uyển chuyển gần với âm nhạc. Đọc thơ Thái, nhất là các thể thơ từ năm chữ trở lên, rất gần với hát, nên người Thái gọi chung thơ là "bãi khắp", đọc thơ thì gọi là "khắp xư" (hát thơ) Ngôn ngữ Thái gồm sáu thanh điệu chính và hai thanh tắc. Đọc các thanh trong tiếng Thái thì tạo nên sự trầm bổng, gần với độ cao của các nốt nhạc. Thanh 1 (tổ thấp) ứng với nốt Xi Thanh 2 (tổ thấp) ứng với nốt Rê Thanh 3 (tổ thấp) ứng với nốt Mi Thanh 4 (tổ cao) ứng với nốt Fa Thanh 5 (tổ cao) ứng với nốt Đô Thanh 6 (tổ cao) ứng với nốt Fa (thấp hơn thanh 4 một quãng 8) Thanh tắc 1 (tổ thấp) ứng với nốt Mi (cao hơn thanh 3 một quãng 8) Thanh tắc 2 (tổ cao) ứng với nốt Son Khi hát thì tuỳ theo điệu hát và người hát mà người hát có thể thay đổi về cao độ, thêm vào các nốt luyến láy, nốt ngân, nốt phụ... Sau đây là điệu hát minh hoạ: Người hát: Quàng Thị Chom – Mường La Hát điệu báo xao

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

88


Khóa luận tốt nghiệp

Dịch: Em muốn khều nhưng sợ có gai Muốn tán tỉnh thì sợ vợ chàng quở mắng 2.3.3. Nghệ thuật cấu trúc thơ Thái Cấu trúc tác phẩm đã được chú ý từ các bài đồng dao, ca dao, câu đố và tục ngữ. Đơn giản như câu tục ngữ cũng đã có cấu trúc khá hoàn chỉnh. Chỉ đôi vế vần vè đã mang tính tương phản, đối lập, tiền đề hệ quả, nguyên nhân kết quả, so sánh liên tưởng rõ ràng. Lụk báu mĩ po - chlo

Con không cha - ra ma

Lụk báu mĩ me - chle

Con không mẹ - tè he

Nặm thuổm cổn, hák lục

Nước đến đít, tự đứng

Xảy chí tai,

Ốm sắp chết

Man chí ók.

Chửa sắp đẻ

Mĩ mãn mĩ ók Mĩ púk mĩ ngọk Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

Có chửa có đẻ Có gieo có mầm 89


Khóa luận tốt nghiệp

Các mặt ấy đều đã được các tác giả dân gian cân nhắc kỹ: ngắn gọn mà xúc tích, có hiệu quả cao. Nhờ vậy, tục ngữ Thái đã đạt tới trình độ phát triển xứng đáng với vai trò nòng cốt trong văn học dân gian dân tộc, nó thực hiện tốt các chức năng nhận thức, giáo dục xã hội và ý thức thẩm mỹ. Tục ngữ dân tộc với vẻ cấu trúc giản đơn nhưng đã nói lên được những vấn đề xã hội với tầm triết lý sâu sắc. Cấu trúc tác phẩm có độ hoàn chỉnh rõ ràng về nghệ thuật cũng như nội dung tư tưởng ở thể loại ca dao, đồng dao cho cho lứa trẻ "choai choai". Trong lĩnh vực này hiện còn đọng lại những bài mẫu mực như: Nộc thlốc; bươn đao; gọi nắng, mưa, gió; đuổi mây mù; đánh đu; trồng nụ trồng hoa; trồng dưa; bi hua; đố quả... Bài trồng dưa, nghe đơn giản, nhưng rất xúc tích khi trẻ trồng dưa và quan sát quá trình nảy mầm, leo giàn, ra nụ, ra hoa, kết quả và thu hái. Đỉnh cao của loại này là bài Tạ khảm khá (Đố từ quy). Diễn trình trò chơi Đố từ quy giúp tìm "tương lai" của mình, dân gian đã cấu trúc nên một bài ca rất hoàn chỉnh về nghệ thuật thơ ca, cấu trúc cân đối, rõ ràng khổ thơ. Chính do cấu trúc đã hoàn chỉnh như vậy, nên các bài thơ, bài hát dân gian mới có sức sống vĩnh cửu như vậy. Về kết cấu tác phẩm đặt ra đầy đủ đối với những tác phẩm lớn. Các truyện dân gian bao gồm từ thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười. Truyện dân gian Thái đã có cả hệ thống thần thoại. Sự tồn tại cả hệ thống đó đã nói lên trình độ cấu trúc và cấu trúc tác phẩm là rất cao. Trong truyện kể dân gian Thái đã tồn tại những chuyện có tầm cỡ về nội dung và kết cấu nghệ thuật. Đã xuất hiện các truyện liên hoàn, xâu chuỗi, có bố cục thành chương, đoạn rành mạch. Tất cả những điều đó tựu chung được trong các tác phẩm thành văn: các Sử thi, Tô mưỡng, trường ca, truyện thơ dài nổi tiếng và là những đỉnh

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

90


Khóa luận tốt nghiệp

cao của văn học dân tộc Thái. Kết cấu tác phẩm nổi rõ tính hoàn chỉnh nhất trong các truyện thơ dài như Khun Lũ - Nãng Ủa, Khun Tỡng - Khun Tĩnh Nang Nĩ, Lai nộc iểng, Tạo lông mưỡng... Sử thi Chương Han là một kết cấu nghệ thuật có tầm cỡ lớn nhất, hoàn chỉnh nhất. Sau đó đến sử thi Táy pú xớc, Nãng Han, Ẳm ẹt nọi, Ẳm ẹt luông... Xống chụ xon xao là đại diện lớn nhất về ngôn ngữ và nghệ thuật ngôn ngữ, về sự khai thác tâm lý nhân vật và văn cảnh... nhưng kết cấu toàn diện của tác phẩm chưa cao. Tuy vây, với những câu thơ hoàn chỉnh, những đoạn thơ lộng lẫy, lâm ly, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thấm sâu vào lòng người nên nó vẫn là tác phẩm nhiều người ưa chuộng nhất. Hát dân gian Thái là một nền âm nhạc có trình độ phát triển khá cao. Điều này thể hiện trước hết ở tính nghệ thuật của nó. Cùng với ngôn ngữ văn học điêu luyện, uyên bác, cùng với sự phát triển các thể loại, các loại hình văn học... thơ Thái cũng đã có những thành công lớn về cấu trúc, kết cấu và hình tượng văn học. Chứng tỏ, nghệ thuật trong hát Thái đã phát triển đến đỉnh cao của nền văn học hiện đại. Trình độ nghệ thuật của hát dân gian Thái không tách rời, mà hơn nữa là kết quả của mặt bằng phát triển chung của nền văn học nghệ thuật Thái. Nếu không có một nền thơ ca giàu sức diễn tả và được cấu tạo bởi những quy luật vần, thanh, âm của tiếng Thái thì sẽ không thể có các làn điệu hát đầy chất trữ tình.. Nếu không có các bản trường ca mang tính chất sử thi như Chương Han, Táy pú xớc thì cũng sẽ không có những liên khúc “khắp xư” cho các sử thi này...Chính vì vậy mà thơ Thái mới có sức sống trường tồn cùng với sự phát triển của dân tộc.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

91


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 3 “KHẮP” TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI THÁI Ở HUYỆN MƯỜNG LA 3.1. Vai trò của “khắp” trong đời sống xã hội của người Thái Hòa trong dòng chảy văn hóa chung của đất nước nhưng lại mang đậm nét văn hóa riêng của dân tộc mình, đồng bào dân tộc Thái, huyện Mường La có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú. “Khắp” là một trong những loại hình sinh hoạt văn hóa lâu đời, được truyền tụng trong nhân dân và giữ một vị trí quan trọng đối với đời sống của người Thái huyện Mường La và đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển âm nhạc nước nhà. 3.1.1. “Khắp”- một sinh hoạt văn hóa truyền thống thể hiện những nét bản sắc văn hóa Thái ∗ “Khắp”- một trong những cơ sở thể hiện tính cách Thái, văn hóa Thái “Khắp” đã hình thành ngót ngàn năm nay, khi xã hội Thái đã định hình xã hội bản mường (xã hội tiền phong kiến). Xã hội bản mường phát triển thì khắp cũng được mở rộng và phong phú thêm để phục vụ cho sự phát triển đó. Mới đầu chỉ những lời thơ mộc mạc xen kẽ với văn vần để nêu lên các sự kiện lịch sử. Tiếp đến là những vần thơ trơn tru hơn để ca ngợi những người anh hùng đã có công xây dựng nên xã hội Thái. Sau đó là thời kỳ dài hình thành các bản tình ca và thiên tình sử. Thời kỳ này đã nở rộ phong trào thơ hoá các cốt truyện. Các câu chuyện dân gian, thần thoại đã được nhiều tác giả dân gian sáng tác thành các tác phẩm thơ ca nổi tiếng như Khun Lú Nàng Ủa, Ý Nọi Nàng Xưa, Hiên Hom, Tong Đón Ăm Ca, Xông Ca Xi Cay... Thậm chí nhiều tác phẩm của các dân tộc khác như Trung Quốc, Lào,

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

92


Khóa luận tốt nghiệp

Thái Lan... cũng được các tác giả dân gian Thái thơ hoá như: Trang nguyên (Việt), Linh Y, Xan Lương – Inh Lai (Trung), Ca đông (Thailand)… Có thể nhận xét: được hình thành trong đời sống cộng đồng và lưu truyền bằng hình thức truyền khẩu, “khắp” mang đậm tâm tư, tình cảm, nếp sống, nếp nghĩ của người Thái trong xã hội xưa..Thời gian trôi qua, có những giá trị cũ trong truyền thống bị thay thế hoặc biến đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới, song “khắp” vẫn thắm thiết, ngọt ngào những tình cảm chân thật của những con người miền núi. “Khắp”, như những tư tưởng triết học, là cái nhìn sâu sắc của người dân Thái trước hiện thực khách quan và đời sống tâm tình của con người. Bởi vậy mà trong vùng Mường La trước kia hầu hết ai cũng biết “khắp”, bởi “khắp” mới thể hiện được tình cảm và cái tài đối đáp, họ hát khi lao động sản xuất trên nương, dưới ruộng, hát khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của nhau. Đó là sản phẩm văn hóa tinh thần của nhân dân mang nhiều sắc thái về tâm lý, tình cảm cổ truyền của một tộc người, góp phần làm văn hóa Việt Nam rực rỡ hơn. ∗ Giá trị cố kết cộng đồng Là cư dân nông nghiệp, người Thái ở Mường La thường tìm đến sinh sống cộng đồng thành bản gần nguồn nước ven sông, suối, định cư khá bền vững ở các thung lũng trù phú dưới chân đồi với cuộc sống làm lúa nước và phát nương làm rẫy, làm nghề rừng. Vì vậy người Thái có truyền thống cố kết cộng đồng rất cao. Chính nhờ sự đoàn kết cưu mang của cả cộng đồng mà người Thái vượt qua được bao thăng trầm vất vả, cơ cực cũng như đói khổ. Người Thái có nhiều phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp là cơ sở để gắn kết cộng đồng: thơ, những lễ hội, những điệu xòe… và phải kể đến những làn điệu “khắp”. Cuộc sống lao động đã hình thành nên một trong những nét đẹp truyền thống là “khắp”.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

93


Khóa luận tốt nghiệp

Người Thái ở Mường La cũng như người Thái ở khắp vùng Tây Bắc, luôn coi “khắp” là máu thịt, là tinh thần, gắn liền với sự hình thành và phát triển của cộng đồng từ thời xa xưa cho đến tận ngày nay.“Khắp” là một hình thái sinh hoạt văn hóa mà nhân dân vừa là người sáng tác nên những lời ca, vừa là “diễn viên” trình bày lời ca đó. Sáng tác, diễn xướng và lưu truyền luôn tồn tại đồng thời, chính vì thế, dân ca không bao giờ lạc hậu khi tình cảm con người, những nếp sống và nếp nghĩ có thay đổi. Với một dân tộc, yêu tiếng hát như người Thái thì dân ca chính là chất keo gắn kết cộng đồng lại với nhau. Người Thái coi tiếng hát là lời chào và là cớ để bắt quen… Chính vì đặc thù mang tính cộng đồng nên “khắp” Thái có chức năng nâng đỡ, khích lệ tinh thần con người, giúp bà con bản làng vượt qua khó khăn, hoạn nạn và có thêm sức mạnh để xây dựng cuộc sống mới với tinh thần thương yêu, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Qua năm tháng của cuộc sinh tồn, “khắp” như chất vữa vững chắc xây dựng nên tình đoàn kết cộng đồng Thái. 3.1.2. “Khắp” với việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở vùng người Thái Mường La Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước. Trong những giai đoạn lịch sử cách mạng trước đây, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã có sự quan tâm nhất định, nhưng nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới. Bước vào thời kỳ phát triển kinh tế thị trường, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cần được nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Ở Mường La- một huyện miền núi trong quá trình

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

94


Khóa luận tốt nghiệp

chuyển mình phát triển cùng với sự phát triển chung của đất nước, hòa nhập với khu vực và quốc tế, điều này lại càng có ý nghĩa quan trọng. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động văn hóa hiện nay là phát huy vai trò của văn hóa ở cấp cơ sở bản, làng, làm cho văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần, là động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước Việt Nam. Góp phần vào mục tiêu đó, bên cạnh việc tập trung xây dựng các bản, làng văn hóa, trường học thân thiện… thì việc xây dựng các đội văn nghệ, các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống của nhân dân ở Mường La cũng đóng góp một phần không nhỏ mà cơ sở để xây dựng nên nó chính là những điệu “khắp”. Trong năm 2009, kết hợp với nguồn vốn chương trình 135, huyện đã xây dựng được nhiều nhà văn hóa tại các bản như: bản Pá Xá Hồng (Chiềng Ân) và bản Ái Ngựa (Hua Trai); nhà văn hoá tại bản Búng Cuổng, Huổi Muôn, Hua Nà (Mường Trai), Nong Buôi (Mường Chùm); cũng trong năm 2009, bằng các nguồn vốn khác, huyện đã xây dựng và đưa vào sử dụng 7 nhà văn hoá tại các bản: Co Tòng (Mường Chùm), Đông Luông, bản Ngoạng (Mường Bú), bản Cang (Pi Tong), bản Hốc, Hua Nặm, bản Bâu (Nặm Păm). Hiện nay Mường La đã thành lập mới 11 đội văn nghệ, củng cố lại 15 đội văn nghệ, nâng tổng số đội văn nghệ toàn huyện lên 161 đội (32 đội khối cơ quan, trường học, 129 đội văn nghệ các bản. Các đội văn nghệ biểu diễn “khắp”vào các dịp lễ, tết và ngày hội của huyện và tham gia hội diễn văn nghệ quần chúng được tổ chức theo định kỳ hàng năm. Thành viên của các đội văn nghệ thường là những hạt nhân ở cơ sở, những nòng cốt văn nghệ tiêu biểu có khả năng hát và múa tốt để tham gia tại các liên hoan văn nghệ trong và ngoài tỉnh. Chính điều đó đã khơi

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

95


Khóa luận tốt nghiệp

dậy những tinh hoa văn hóa của dân tộc Thái, tạo ra phong trào xây dựng, phát triển văn hóa, văn nghệ rộng khắp, làm cho đời sống tinh thần của người dân được nâng cao, giúp đồng bào lựa chọn những yếu tố tiến bộ, phù hợp bảo tồn, phát huy, nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa, đẩy lùi những hủ tục tồn tại trong đời sống, góp phần thực hiện phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.. Đồng thời đó còn là chiếc nôi trao truyền những điệu “khắp”đến thế hệ mai sau nhằm bảo tồn vốn văn nghệ dân gian đặc sắc của người Thái ở Mường La. Ngày nay, khắp huyện Mường La, ở đâu có người Thái sinh sống, là ở đó tháng năm vẫn vang lên điệu “khắp” đầy thương, đầy nhớ như để khẳng định sức sống trường tồn của những điệu “khắp” trên mảnh đất trắng vùng hoa ban. 3.1.3. “Khắp” đóng góp vào sự phát triển nền thanh nhạc Thái và thanh nhạc chung của cả nước Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ và nghệ thuật “khắp” Thái đã ở mức hoàn thiện. Qua lịch sử phát triển của mình, nội dung “khắp” Thái sau thời đại anh hùng ca đã dừng lại khá lâu ở thơ ca tình sử và trữ tình. Nhưng đến đầu thế kỷ XX, đã có sự thay đổi, nhất là từ những năm 40 trở lại đây: Thơ ca dân tộc Thái mang tính khai sáng, thức tỉnh, yêu nước và cách mạng. Vào đầu thế kỷ này đã xuất hiện các trường ca, diễn ca về thế chiến thứ nhất, cách mạng Tân Hợi, cách mạng Nga, thế chiến thứ hai, cách mạng Tháng Tám… Xuất hiện các bài “khắp” ngắn như Púc noọng tứn (Thức em dậy) và nhiều bài “khắp” kêu gọi cứu quốc. Năm 1945, ngay sau khi Cách mạnh tháng Tám thành công, một tác phẩm thơ phiên âm tiếng Thái gồm gần 30 bài thơ với 50 trang in của tác giả Lò Văn Mười mang tên Tay chất mương (Thái cứu quốc) đã được xuất bản. Sau đó nhiều tác giả người Thái đã sáng tác nhiều bài khắp về cách mạng. Trong thời kỳ kháng chiến chống

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

96


Khóa luận tốt nghiệp

Pháp, phông trào thơ ca cách mạng dân tộc Thái càng nở rộ thêm. Bắt đầu xuất hiện cả những tác giả để lại dấu ấn tên tuổi lớn, tiêu biểu như Cầm Biêu, Lương Quy Nhơn, Lường Vương Trung, Lò Văn Cậy… Trong số những tác giả này có ông Cầm Biêu (là đại biểu đầu tiên của dân tộc Thái trong Ban chấp hành Hội nhà van Việt Nam) đã sáng tác các bài Khảu Man tứn (Lúa Chó dậy), Nam Bắc hươn điêu (Nam Bắc một nhà), Quảng Cứ Chiêu Hôn (ông Tiến ông Lui)… để lại dấu ấn sâu sắc trong thơ văn dân tộc. Đến những năm sáu mươi, một loạt tập thơ chữ Thái đã được xuất bản ở Trung ương và Khu tự trị Thái Mèo như: Cầu vào bản (Cầm Biêu, tập nhiều bài thơ); Ánh hồng Điện Biên (Cầm Biêu, tập nhiều bài thơ); Inh Éng (Vương Trung, tuyện tình thơ); Sóng Nậm Rốm (Vương Trung, truyện thơ); Biên giới lòng người (Lương Quy Nhơn, tập nhiều bài thơ); Hạt muối hạt tình (Lò Văn Cậy, tập nhiều bài thơ); Tây Bắc đánh Mỹ (nhiều tác giả, tập nhiều bài thơ); Sơn La xư bắc (nhiều tác giả, tập nhiều bài thơ);… Và gần đây có nhiều tác giả trẻ như: Tòng Văn Ín, Cà Văn Sôn, Cầm Vui… đã đưa ra nhiều bài “khắp” nói về cuộc sống mới ngày nay. Về nghệ thuật, thơ Thái đã phát triển hoàn chỉnh về các thể loại, nhiều tác giả có sáng tác theo kiểu thơ hỗn hợp, thơ mở rộng để phong phú thêm, Nhưng nhìn chung không có gì khác lắm so với các bài “khắp” truyền thống. Cái khác ở đây là về nội dung tư tưởng của bài “khắp”. Sự xuất hiện loại hình ca khúc kèm theo nhạc: Một hiện tượng mới trong nghệ thuật Thái là phát triển các làn điệu “khắp” thành ca khúc. Phần lớn những bài hát này do các nhạc sỹ người Thái đã sử dụng các làn điệu và tiết tấu của “khắp” Thái phát triển thành các ca khúc. Vào thời kỳ đầu mang tính khai sáng và thức tỉnh là những bài hát sáng tác trong các trường học của người Thái như bài Xeng hung (Ánh sáng) có đoạn:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

97


Khóa luận tốt nghiệp

Bươn hai hung xiểng

Trăng lung linh tỏ

Kem phay nóm xiểng

Bên lửa trẻ bùng

Xiểng hung xóng

Bừng toả sáng

Xóng pan đao

Sáng cùng sao

Khao hung hưa

Vầng quang lên

Hưa tỏng mương bản.

Soi sáng mường bản.

Hoặc bài Mú nóm (Thanh niên) có đoạn: Phung nọi nóm Tay ơi

Hỡi các bạn trẻ Thái

Chưa căn peng mo hửa bang

Cùng nhau lo tu luyện thân mình

Lăm déng bớng pươn chảu

Hãy nhìn xem bạn mình

Lắc lem dệt dượn púk peng

Khôn ngoan xây dựng mương bản

mương bản Khay nạy xáu lắc lem lưn chảu

Ngày nay người ta khôn sắc hơn mình

Cai xia lẹo lọ… Quá nhiều rồi đó… Sau đó các ca khúc đi đến kêu gọi đoàn kết giành lại quê hương: Văn nơ, văn na!

Nhanh lên, mau lên!

Pọm căn nuốm họp huôm chaư

Cùng nhau quyết cùng một

căn

lòng Lẹo văn ók ma xuối xa

Rồi nhanh lên chống đỡ

Ma xuối xa đin mương

Chống đỡ lấy đất mường

Pa chaư căn đuổi pay!

Cùng đồng lòng đi tới

Thức chaư lục ma huôm chaư

Hãy đồng lòng đứng lên một lòng

Vả Tay đăm, Tay khao

Cả Thái đen, Thái trắng

Có pên quăm lai neo!

Gọi nên lời có khác!

Chinh tẹ

Thực tình

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

98


Khóa luận tốt nghiệp

Neo điêu căn tẹ

Chỉ có một giống mà thôi

Ma pộc pa đin mương

Háy về ôm lấy đất mường

Chưa căn dưởn duổi pay. Cùng đồng lòng đi tới. Sau cách mạng, phong trào sáng tác các ca khúc càng mạnh hơn, điển hình là các tác giả: Hoàng Mai Lộc, Lô Thanh, Cầm Bích, Cầm Kỷ, Cầm Cường… Thế hệ mới này có bước tiến mới trong nghệ thuật ngôn ngữ, tính tư tưởng của một thế hệ tri thức mới, được đào tạo tương đối chính quy trong chế độ ta. Ví dụ như bài hát Long Te (Xuôi dòng Đà) của Hoàng Mai Lộc sau đây: Nặm Te kheo

Dòng Đà xanh

Nặm huổi lay cai lai hát

Nước uốn trôi qua nhiều ghềnh

Tốc hát khi khon

Thác đổ chon von

Phôn năm toi lai huổi

Mưa nguồn đổ theo suối

Nặm lay cai lai bản

Nước trôi qua nhiều bản

Bản mương ín xương!

Bản mường thân thương!

Chẽo hưa! Long Te!

Chèo thuyền! Xuôi Đà!

Cang phong luông báu dản cua

Giữa sóng to có ngại chi

Xương khắp muôn nhương ở xung

Tiếng hát ca vẫn vút cao

Vải pay, lả ơi

Chèo đi, bạn ơi!

Đét ók, Hưa tỏng chu bón

Nắng chói. Hửng toả khắp chốn

Mương hau! Mương hau!

Mường ta! Mường ta!

Rõ ràng lời lẽ bài ca khúc trên tràn đầy lòng yêu mến quê hương, bản mường. Tuổi trẻ đã ra đi vì quê hương. Mặc dù còn bao nhiêu gian khó nhưng họ đã thấy tia nắng hé, rồi hoa sẽ nở nhiều hơn ở quê hương họ. Ngày nay việc sáng tác các ca khúc phát triển từ làn điệu dân gian Thái đang phát triển mạnh mẽ, nhiều bài hát đã có tính nghệ thuật rất cao sánh vai với nền âm nhạc cả nước như các bài: Đón xuân, Tình ca núi Hài, Ngôi Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

99


Khóa luận tốt nghiệp

sao Khun Lú Nàng Ủa, Xuân về bản Cọ (của Cầm Bích), Tình ca bên suối ngàn (Cầm Minh Thuận), Sơn La phố núi (Lường Phanh); Chiều Sơn La (Lò Vũ Vân)… Đặc biệt bài Ngôi sao Khun Lú Nàng Ủa của Cầm Bích đã được chọn vào giáo trình học nhạc của quốc gia. Cũng có nhiều nhạc sỹ dân tộc khác phát triển làn điệu dân gian Thái thành ca khúc hiện đại như: Tình ca Tây Bắc (Bùi Đức Hạnh), Tình Sơn La (An Thuyên), Chào Sơn La (Trần Hoàn)… Một nét mới nữa của âm nhạc Thái là phong trào đặt lời tiếng Thái cho các ca khúc cách mạng. Từ những năm ba mươi của thế kỷ XX, một số học sinh Thái ở Hà Nội, Sài Gòn và một số nơi khác đã khởi xướng đặt lời tiếng Thái cho các ca khúc. Những người này do ảnh hưởng của phong trào tráng sinh, hướng đạo đem về và phổ biến trong học sinh các tỉnh vùng Thái. Đại biểu cho thế hệ này là Cầm Thu, Cầm Thinh, Cầm Dịn, Cầm Xương, Chu Văn Thịnh, Điêu Chính Ngâu… Sau cách mạng, phong trào đặt lời ca khúc phát triển mạnh, nhằm truyền bá tư tưởng cách mạng trong quảng đại quần chúng. Lúc này xuất hiện số đông người thích và có tài đặt lời như: Lương Sơn, Cầm Xương, Cầm Trọng, Cầm Biêu, Cầm Tương… Các bài này vẫn được lưu truyền đến ngày nay, tạo ra một khí thế sôi nổi ca hát cách mạng thời đó ở Mường La (trung tâm của tỉnh Sơn La thời đó), như các bài: Tiến quân ca, Chiến sĩ Việt Nam, Côn Đảo, Bắc Sơn, Du kích quân… bằng tiếng Thái. Sau kháng chiến chống Pháp, đã xuất hiện cả một lớp trí thức mới, văn nghệ sĩ trẻ của dân tộc. Họ thừa kế có chọn lọc nền thơ ca cổ truyền của dân tộc và tiếp thu nhạy bén những trào lưu văn hoá nghệ thuật mới. Họ tiếp tục phát triển phong trào đặt lời các ca khúc hay của Liên Xô vá các nước xã hội chủ nghĩa, của nhiều dân tộc trên thế giới và cả một số ca khúc cổ điển nữa.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

100


Khóa luận tốt nghiệp

3.2. Một số kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các điệu “Khắp” của người Thái ở Mường La Tính sơ bộ, hiện nay đã có hơn mười làn điệu dân ca Thái, trong đó có làn điệu là đặc hữu của Mường La. Không những thế chính làn điệu này, sau này thế hệ con cháu tiếp thu những tinh hoa văn hóa phát triển thêm nhiều bài thơ, bài “khắp” mới biểu lộ nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, lứa tuổi khác nhau làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của dân tộc mình và để bảo tồn giá trị văn hóa tốt đẹp đó. Nhưng ngày nay do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, qua năm tháng “khắp” Thái ít nhiều không còn được mượt mà sâu lắng nữa mà đã dần bị mai một và pha trộn. Đáng buồn hơn, là người Thái, thế hệ trẻ bây giờ phần lớn không hiểu được nhiều về những làn điệu của dân tộc mình. Từ thực tiễn của “khắp” trong xu thế phát triển đất nước hiện nay, để bảo tồn và phát huy “khắp” của người Thái ở Mường La theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 khóa 8 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” nhằm khơi dậy, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc, cần thực hiện các nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, Nhà nước cần có chính sách để bảo tồn điệu “khắp” của dân tộc Thái ở Mường La, quan tâm, tạo điều kiện để đồng bào Thái giữ gìn và phát triển nền văn hoá riêng của mình thông qua việc tạo ra các phương tiện, chương trình hiện đại cho họ phát huy bản sắc dân tộc mình, như Luật di sản văn hoá quy định “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.5 Thực tế cho thấy, cùng với cộng đồng, sự hỗ trợ của 5

Điều 17-Luật di sản văn hóa

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

101


Khóa luận tốt nghiệp

Nhà nước đã tiếp thêm sức sống cho nghệ thuật của các dân tộc thiểu số. Sự chung tay của Nhà nước và cộng đồng trong việc chấn hưng âm nhạc truyền thống đã tạo nên nền tảng bền vững cho công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy vốn di sản âm nhạc của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và người Thái ở Mường La nói riêng trong đời sống xã hội đương đại. Thứ hai, cần truyền dạy niềm say mê hát “khắp”, các làn điệu và bài “khắp” cho lớp trẻ để họ là những thế hệ tiếp nối giữ gìn điệu “khắp”, giữ hồn dân ca Thái. Thứ ba, đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu, sưu tầm, và có kế hoạch bảo tồn, phát huy “khắp” Thứ tư, đưa nội dung mới và công nghệ hiện đại vào các điệu khắp cho phù hợp với nền văn hóa mới, song những nội dung đó phải thể hiện trên cơ sở hình thức mang tính dân tộc, không làm mất đi bản sắc dân tộc. Thứ năm, thành lập các thành lập các câu lạc bộ "khắp" và các đội văn nghệ nhằm duy trì “khắp” trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và tham gia các liên hoan văn nghệ trong và ngoài tỉnh để quảng bá rộng rãi những điệu“khắp”. Thứ sáu, cần có chính sách ưu đãi đối với những nghệ nhân “khắp” tạo điều kiện cho họ phát huy tài năng của mình đồng thời cán bộ quản lý văn hóa cần có trách nhiệm phát hiện, bồi dưỡng những tài năng văn hóa nghệ thuật. Nhìn chung, bảo tồn và phát huy “khắp” là một vấn đề không đơn giản về cả phương diện lý luận và thực tiễn. Có thể bàn đến nhiều biện pháp với cách làm khác nhau. Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng một trong những biện pháp quan trọng là làm sao cho những vốn âm nhạc cổ truyền được lưu giữ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

102


Khóa luận tốt nghiệp

trong đời sống văn hóa của cộng đồng bằng các hoạt động của người dân tộc, già cũng như trẻ, thì mới không xảy ra sự đứt mạch truyền thống.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

103


Khóa luận tốt nghiệp

KẾT LUẬN Mường La, quê hương của người Thái cần mẫn và giàu tình cảm. Nơi đây có một nền nghệ thuật độc đáo, phong phú và đa dạng với những truyện truyền miệng từ lâu đời được ghi lại như Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu), Khun Lú nàng Ủa (Chàng Lú nàng Ủa)… những điệu xòe làm say đắm lòng người và thêm cả những làn điệu “khắp” là dòng chảy tha thiết, mượt mà, sâu lắng phản ánh tâm tư tình cảm của con người trong hoàn cảnh xã hội xưa. “Khắp” của người Thái ở Mường La có rất nhiếu làn điệu và chủ yếu nằm trong dạng hát thơ. Đó là tiếng nói tâm hồn của một tộc người có chung một ngôn ngữ, một phong tục, một tâm lý, một tín ngưỡng và một môi trường sống. Dõi theo các hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian này, ta thấy “khắp” có mặt trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động sản xuất vật chất và đời sống tinh thần của con người. Ứng với mỗi lĩnh vực, đồng bào Thái sáng tạo ra những làn điệu phục vụ cho từng chủ đề cụ thể, thể hiện tình cảm, khát vọng của con người trong cảnh quan và không gian tinh thần của mỗi lĩnh vực khác nhau: đó là làn điệu “khắp xư” để hát những bài thơ, là làn điệu “khắp ú u nọi” đưa con vào giấc ngủ nồng say, hay làn điệu “khắp báo xao” cho tình yêu đôi lứa, “khắp một lão” đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người... Trong nội bộ của mỗi thành phần đó lại có sự phát triển phong phú về thể loại và loại hình được thể hiện trong môi trường diễn xướng và phương thức diễn xướng khác nhau, như làn điệu “khắp xư” có làn điệu “khắp xư Táy Pú Xấc” (kể về bước đường chinh chiến của cha ông), “khắp xư toi căn” (hát thơ đồng thanh, dùng cho các em nhỏ)… hay “khắp báo xao” có những thể loại về nội dung như: “Quãm Xcók – xken (hát thách đố ), Khắp tản ổ tản mặc (hát tán tỉnh)… Mỗi thể

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

104


Khóa luận tốt nghiệp

loại và loại hình lại vừa mang tính thống nhất cao lại vừa phong phú các sắc thái địa phương. Vậy đây là một loại âm nhạc mang tính bản sắc dân tộc đậm đà, có đặc trưng thống nhất trong đa dạng. Mặc dầu “khắp” được sáng tạo ra để đáp ứng chức năng xã hội của các sinh hoạt âm nhạc, nhưng nó cũng thể hiện tài năng âm nhạc của đồng bào. Vì vậy, “khắp” đã đạt đến một chất lượng nghệ thuật cao, điều này được thể hiện ở sự cân bằng và đồng bộ giữa lời, làn điệu và nhạc cụ đệm. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử tồn tại và thấm đẫm trong tâm hồn mỗi con người Thái, “khắp”trở thành chiếc cầu nối vững chắc, là chất keo gắn kết con người với con người và đóng góp sự phong phú, đa dạng vào sự phát triển âm nhạc Thái và âm nhạc chung của cả nước. Ngày nay trong hoàn cảnh đất nước tiến vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, điều kiện kinh tế xã hội đang có những biến chuyển lớn lao. Mặt khác, các hình thức sinh hoạt nghệ thuật của dân tộc khác được phát triển và điều chỉnh theo xu thế hiện đại đang xâm nhập vào xã hội Thái. Trong khi đó các hình thức sinh hoạt âm nhạc và các làn điệu hát cổ truyền Thái vốn được sinh ra để đáp ứng cho một xã hội nông nghiệp, tự cấp tự túc sẽ không còn phù hợp nên rất dễ bị mai một và lãng quên Là sinh viên đang theo học chuyên ngành Văn hóa dân tộc thiểu số, dù không phải là con em của đồng bào dân tộc Thái nhưng niềm tự hào về một dân tộc giàu truyền thống văn hóa đã thôi thúc tôi nhận thấy cần phải có trách nhiệm gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số trong đó có “khắp”. Và hơn ai hết, mỗi cá nhân, tập thể và cộng đồng người Thái cần phải có tình yêu, trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ, quảng bá và phát huy “khắp”, tạo ra chiếc cầu nối để “khắp” có sức sống trường tồn mãi với lịch sử của dân tộc, đồng thời tỏa rộng ra ngoài phạm vi đời sống người Thái, trở thành tài sản văn hóa chung của đất nước, của loài

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

105


Khóa luận tốt nghiệp

người. Bởi vì văn hoá nói chung, và “khắp” nói riêng là những "thực thể sống", là một bộ phận không thể tách khỏi đời sống toàn vẹn của con người./.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

106


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Bích (1975), “Giới thiệu xòe Thái Tây Bắc”, tạp chí nghiên cứu nghệ thuật”, (7) 2. Cầm Biêu (1956), “Thơ ca Hạn Khuống”, tạp chí Văn nghệ Tây Bắc. 3. Cầm Biêu (1966), “Một vài ý kiến về văn học Thái Tây Bắc”, tạp chí Văn học, (6). 4. Trần Bình (1996), “Đôi nét về lịch của người Thái ở Tây Bắc”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (1) 5. Hoàng Tuấn Cư (2005),“Đôi điều về tín ngưỡng của dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, (4). 6. Cầm Cường (1986), Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 7. Cầm Cường, Cầm Kỷ, Hà Thị Thiệc (1986), Truyện dân gian Thái, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 8. Phan Hữu Dật, Cầm Trọng (1999), Văn hóa Thái Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Hòa, Truyện cổ và dân ca Thái vùng Tây Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 10. Đinh Văn Lành, (1975), “Mấy nét về tính nghệ thuật trong truyện cổ tích Thái”, tạp chí Văn nghệ Tây Bắc. 11. Vi Trọng Liên (2002), “Vài nét về người Thái ở Sơn La”, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

107


Khóa luận tốt nghiệp

12. Nguyễn Thị Thanh Nga (2005) ,”Tín ngưỡng dân gian trong nghi lễ cầu cúng của người Thái đen ở Sơn La”, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, (4). 13. Thi Nhị (1977), “Một số vấn đề văn nghệ dân gian dân tộc Thái”, tạp chí Dân tộc học, (1) 14. Thi Nhị (1978), “Thử phân loại dân ca Thái”, tạp chí Dân tộc học, (2). 15. Mạc Phi (1961), “Tản chụ xiết xương”, tạp chí văn nghệ, (15). 16. Mạc Phi (1961), “Giá trị truyện thơ Xống chụ xon xao”, tạp chí Nghiên cứu văn học, (5). 17. Mạc Phi (1961), “Văn học Thái”, tạp chí Văn nghệ, (45). 18. Lê Chí Quế (1975), “Phân loại dân ca các dân tộc thiểu số ở miền Bắc”, tạp chí Văn học, (6). 19. Lường Quý (1974), “Giới Thiệu Văn Hoan”, tạp chí Văn nghệ Tây Bắc, (1). 20. Lò Văn Sỹ (1975), “Giới thiệu Tản chụ xiết xương”, tạp chí Văn nghệ Sơn La, (2). 21. Lò Văn Sỹ(1976), “Dân ca Thái”, tạp chí Dân tộc học, (4). 22. Lò Văn Sỹ (1976), “Vài nét về sinh hoạt hạn khuống của dân tộc Thái Tây Bắc”, tạp chí Văn nghệ Sơn La, (1). 23. Lò Văn Sỹ (1978), “Sinh hoạt khánh thành nhà mới ở vùng người Thái Tây Bắc”, tạp chí Dân tộc học, (2). 24. Dương Đình Minh Sơn (1994), Ngôn ngữ với việc hình thành âm điệu đặc trưng trong dân ca Thái- Tây Bắc, Việt Nam, Quỹ phát triển Văn hoá Thụy Điển- Việt Nam, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 25. Ngô Đức Thịnh (1996), Các sắc thái văn hóa tộc người, Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 99-116.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

108


Khóa luận tốt nghiệp

26. Tô Ngọc Thanh(1969), Những vấn đề âm nhạc dân tộc Thái trước cách mạng tháng Tám, Nội san Những vấn đề âm nhạc và múa, (tập 1,2,3,4,5). 27. Tô Ngọc Thanh (1971), “Âm nhạc Thái Tây Bắc”, tập san văn hóa nghệ thuật ,(4). 28. Tô Ngọc Thanh (1972), “ Khắp long tong ở vùng Ot dâu”, tập san Văn hóa nghệ thuật, (11). 29. Tô Ngọc Thanh (1974), “Đồng dao với cuộc sống của dân tộc Thái ở Tây Bắc”, tạp chí Văn học (4). 30. Tô Ngọc Thanh (1979), Dân ca Thái, Nxb Văn hóa, Hà Nội 31. Cầm Trọng, Phan Hữu Dật (1995), Văn hóa Thái Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 32. Cầm Trọng (1996), Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 33. Cầm Trọng (1977), “Quan hệ dòng họ trong các bản của người Thái ở vùng Tây Bắc”, tạp chí Dân tộc học, (1). 34. Cầm Trọng (1978), Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 35. Quang Trung (1975), “Cách nhìn thực tiễn của người dân miền núi qua tục ngữ Thái”, tạp chí Văn nghệ Sơn La, (số 1). 36. Đặng Nghiêm Vạn (và các tác giả) (1977), Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 37. Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tính phía Bắc), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 38. Viện ngôn ngữ học (1994), Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

109


Khóa luận tốt nghiệp

PHỤ LỤC

Ảnh 1: Cửa ngõ vào huyện Mường La

Ảnh 2: Sân bay Mường La

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

110


Khóa luận tốt nghiệp

Ảnh 3: Đường vào bản Thái

Ảnh 4: Bản Phạy ở xã Ngọc Chiến

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

111


Khóa luận tốt nghiệp

Ảnh 5: Người phụ nữ Thái ở xã Ngọc Chiến may vá

Ảnh 6: Con gái Thái chưa chồng (bên trái) và đã có chồng (bên phải)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

112


Khóa luận tốt nghiệp

Ảnh 7: Cô gái Thái trên sàn hạn khuống

Ảnh 8: Hát giao duyên của người Thái

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

113


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.