Cơ sở Văn hoá Việt Nam - Nghệ Thuật Hát Bội

Page 1

,, Truòng Đai Hoc Kiên Trúc TPHCM . . , , , CO SO VĂN HOÁ VIÊT NAM .

Đê tài:

HÁT BÔi . ~ an thuy Gvhd: nguyÊn .

,, , Truong nhut . long Lai . thÙy linh , ~ PHAN Đuc quang NGUYÊN NgÔ Đuc tÂn Pham . bá trung LÊ duy tÙng ~ trân quang minh NguyÊn

19510101100 18510101159 19510101167 19510101175 19510101299 19510101300 19510101277

.


,, “Hát bôi . nguòi, ta . , làm tôi , Đàn ông bo vo, . đàn bà bo con”


Muc luc . .

Lý do chon . đê tài / TR.3 Muc đê tài / TR.4 . tiêu , , NGHiÊN CÚU , / TR.5 LiCH SU . ,, Chuong 1: đôi nét vê hát bôi . / tr.7

CHUONG 3: HÁT TRONG HÁT Bôi . / tr.23

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (tr.9)

TIẾNG CƯỜI / tr.25

HÁT BỘI HƯỚNG ĐẾN ĐIỀU GÌ? (tr.10)

LỜI THƠ / tr.26

KHÁN GIẢ VÀ CÁCH HỌ THƯỞNG THỨC (tr.11)

GIAI ĐIỆU / tr.27

,,

NGỮ KHÍ / tr.24

HÁT BỘI LÀ GÌ? (tr.8)

,,

,

,

Chuong 2: SO SÁNH nét ĐĂC . TRUNG GIŨA KinH KiCH . VÀ hát bôi. / tr.12

TRANG ÂM / tr.28

KINH KỊCH LÀ GÌ? / tr.13

TIẾNG TRỐNG TRẦU / tr.31

NỘI DUNG KỊCH BẢN / tr.14

NHẮC TUỒNG / tr.32

THỂ LOẠI / tr.15

HÌNH THỨC BIỂU DIỄN / tr.16 NHÂN VẬT / tr.19 NHẠC CỤ / tr.20

HOÁ TRANG / tr.21 TRANG PHỤC / tr.22

TIẾT TẤU / tr.29 CẤU TRÚC / tr.30

KÊT LUÂN . / tr.33

,

TÀI LIÊU . THAM KHAO / tr.35


Lý do chon . đê tài

Từng có một thời kỳ hoàng kim với những vở diễn được đông

đảo khán giả đón xem, nhưng Hát Bội hiện nay với sự giao thoa ngày càng nhiều giữa các loại hình nghệ thuật hiện đại thì liệu loại hình này có tồn tại lâu dài? Cần đặt đúng vị trí to lớn của sân khấu Hát Bội (Tuồng cổ) trong đời sống tinh thần của nhân dân ta. Nhìn lại chặng đường từ khi hình thành cho đến nay, cũng

giống nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác và đang dần bị thế hệ trẻ xa rời do họ được tiếp xúc với nhiều loại hình và trào

lưu văn hóa mới cũng như các hình thức vui chơi, giải trí hấp dẫn khác. Có lẽ đó chỉ là yếu tố khách quan, cái chính là do chúng ta chưa phổ cập rộng rãi trong giới trẻ để họ cảm nhận được cái

hay, cái đẹp của loại hình nghệ thuật truyền thống này.

HÁT BÔi .

*NHÂN VẬT THIÊN LÔI DO DIỄN VIÊN HỮU NHI THỦ VAI


Muc . tiêu đê tài

Với mục đích, không chỉ giúp bản thân hiểu về Hát Bội mà còn muốn đưa nó gần hơn với các bạn sinh viên, với đời sống, với xã hội để cùng nhau gìn giữ. Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích có hệ thống, so sánh chặt chẽ là để thấy được rằng: Hát Bội

mang bản sắc riêng của Việt Nam chỉ kế thừa, học học tinh thần từ Kinh kịch (Trung Quốc), hoàn toàn không phải sao chép hay kế thừa. Để biết và hiểu được sự đặt biệt trong cách hát và lời hát của loại hình nghệ thuật truyền thống này.

HÁT BÔi .

*NHÂN VẬT TRƯƠNG PHI DO DIỄN VIÊN CÔNG KHANH THỦ VAI


,, , Lich . su nghiên cúu đê tài

Cách công trình nghiên cứu đã giúp tụi mình có cái nhìn tổng thể về môn nghệ thuật này:

1. Ths, Nguyễn Thị Huyền Trang - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ TƯ LIỆU VỀ KỊCH BẢN TUỒNG NAM BỘ TRƯỚC NĂM 1945 - Trường Đại học Khoa học Xã hội &

Nhân văn, ĐHQG – HCM. 2. NSND. Trần Đình Sang - HOÀNG CHÂU KÝ - NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐẶC

SẮC VỀ NGHỆ THUẬT TUỒNG - Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. 3. Vẽ về Hát Bội – là một dự án nghệ thuật phi lợi nhuận với hy vọng truyền cảm hứng

mới về nghệ thuật Hát Bội truyền thống của Việt Nam. 4. Và còn nhiều công trình nghiên cứu khác…

HÁT BÔi .



,, Chuong 1:

Đôi nét vê HÁT BÔi .


HÁT BÔi . LÀ GÌ?

Trong kho tàng văn hoá nghệ tộc Việt Nam, Tuồng

là bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo, ẩn chứa những tinh hoa văn hoá và giá trị nghệ thuật đặc sắc. Qua hang tram năm qua, loại hình này đã vượt qua bao thăng trầm của lịch sử

để góp phần làm nên bản sắc văn hoá Việt Nam. Tuy nhiên Tuồng (hay Hát Bội) đang đứng trước nguy cơ mai một và khó khăn tìm cho mình hướng

đi tích cực nhằm bảo tồn và phát huy được những giá trị nghệ thuật.

Craft book: ‘HÁT BÔI LÀM TÔI NGUÒI TA’ - DIEM NGUYEN (BEHANCE)


HÁT BÔi .

Hình thành và phát triên , , , THÒI TRÂN THÊ KY XII Hát Bội (từ Kinh Kịch) được cho là ra đời từ thời Trần (thế kỷ XII) trên cơ

sở kép hát tù binh Trung Quốc do Lý Nguyên Cát truyền dạy cho Việt Nam bắt sau khi quân ta đại thắng quân Nguyên – Mông năm 1285.

, Đào duy tù

Là người khởi sắc - đặt nền móng cho các tuồng hát bội và tổ chức nhiều đoàn hát đến nay vẫn còn lưu truyền. Từ đó, khi

Hát Bội Bình Định đã được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

nhắc đến Hát Bội thì Bình Định là cái nôi

đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia theo quyết

của nghệ thuật dân tộc này và xuất hiện

định số 2648/QĐ-BVHTTDL ngày 25 tháng 8 năm 2014.

từ thời Trần (1226 – 1399).

1285 1300

, , Di san văn hoá phi vât . thê

2014


HÁT BÔi . ,, HUÓNG ĐÊN ĐIÊU GÌ?

Nghệ thuật Hát Bội là nghệ thuật sân khấu toàn diện, nó cho phép diễn viên mô tả một cách đặc sắc tâm hồn

của nhân vật thông qua toàn bộ cơ thể họ với một loại ngôn ngữ sân khấu khá độc đáo. Hát Bội chú trọng thần

thái, cảm xúc nhằm lột tả cái tinh thần làm nên cốt lõi, không đi sâu vào những chi tiết vụn vặt. Để làm được điều

này, Hát Bội dùng thủ pháp khoa trương cách điệu. Tất cả những lời nói, động tác hình thể được thể hiện qua điệu

hát, điệu múa có nguyên tắc và niêm luật cụ thể và chặt chẽ. Ngoài ra, sự khoa trương cách điệu còn thể hiện trong Âm nhạc, Hoá Trang và Mặt Nạ. Chúng ta sẽ tìm hiểu sau hơn về những nét đặc sắc này ở những chương tiếp theo…

*NHÂN VẬT QUAN CÔNG DO DIỄN VIÊN ĐINH BẰNG PHI THỦ VAI


HÁT BÔi .

, , ,, , Khán gia và cách thuong thúc

Nếu chúng ta ngày nay đã quen với cách thưởng thức nghệ

thuật theo thiên hướng “có mới nới cũ” - tiếp nhận thông tin mới và chỉ có những ‘drama’ mới. Thế nhưng ông cha ta ngày xưa lại

có cách thưởng thức khác biệt hoàn toàn. Nội dung có thể là nằm long, thậm chí có thể trình diễn lại vở hát nhưng họ vẫn hào

hứng xem lại, vì chỉ xem cái sắc thái, cái tinh thần của những diễn viên truyền đạt trong vở tuồng và có thể đón xem những sự mới

mẻ. Cách thưởng thức này không hề thụ động mà trở thành những nhà phê bình có thể cảm nhận được những nét trình diễn

tinh tế nhất và thông qua tiếng trống chầu để bình phẩm về nó. Khán giả đến với sân khấu hát bội đồng thời cũng mang theo cả sự hiểu biết về cuộc sống mà họ đã nếm trải. Họ bình phẩm và vì vậy họ sẵn sàng tham gia vào các vở diễn, không còn màng đến cốt truyện nữa.


,, Chuong 2:

So sánh nét đăc . , , trung giũa kinh kich và hát bôi . .


Kinh kich . LÀ GÌ?

KINH KỊCH (京劇/京剧) hay KINH HÍ (京戲/京戏) là một thể loại ca

kịch của Trung Quốc hình thành và phát triển mạnh tại Bắc Kinh vào thời vua Càn Long của vương triều nhà Thanh, là kết

quả của sự trộn lẫn giữa Huy kịch với Hán kịch. Kinh kịch được khai sinh khi 'Bốn đoàn Huy kịch lớn' mang Huy kịch, vào năm 1790 đến Bắc Kinh, cho lễ sinh nhật thứ 80 của Càn Long vào ngày 25 tháng 9. Ban đầu nó được biểu diễn cho triều đình và chỉ được cung cấp cho công chúng sau này. Năm 1828, một số đoàn kịch Hồ Bắc nổi tiếng đã đến Bắc Kinh và biểu diễn cùng đoàn kịch An Huy. Sự kết hợp dần dần hình thành giai

điệu của Kinh kịch. Kinh kịch thường được coi là hoàn toàn được hình thành vào năm 1845. Mặc dù nó được gọi là Kinh

kịch, nguồn gốc của nó là ở phía nam An Huy và phía đông Hồ Bắc, có chung một phương ngữ tiếng Quan Thoại Hoạ Giang. Hai giai điệu của Kinh kịch chính là Tây bì và Nhị hoàng, có nguồn gốc từ Hán kịch sau khoảng năm 1750.


HÁT BÔi VÀ KiNH KiCH . . , nôi . ban . dung kich

Nội dung của Hát bội và Kinh kịch có khá nhiều điểm tương đồng. Do đều chịu ảnh hưởng của

tư tưởng Nho giáo, các kịch bản của cả Hát bội và Kinh kịch đều thể hiện rõ những giá trị

đạo lý truyền thống như Tam cương (quân, sư, phụ) và Ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tin); gieo gió, gặt bão (kẻ làm ác cuối cùng sẽ phải

đền tội ), ở hiền gặp lành (người hiền lành được hưởng phúc), đều phản ánh cuộc sống của xã

hội hai nước thời xưa. Phản ánh nét đặc trưng văn hóa riêng của từng nước.


HÁT BÔi VÀ KiNH KiCH . . , Thê loai .

Kinh Kịch (Trung Quốc) có rất nhiều thể loại biểu diễn có thể kể đến như Văn Hí (tuồng dân sự), Vũ Hí (tuồng chiến tranh), Đại Hí (tuồng anh hùng) và Tiểu Hí (tuồng hài hước).

Hát Bội (Việt Nam) được chia ra thành Tuồng pho (tuồng lấy cốt từ truyện Trung Quốc), Tuồng thầy (tuồng được do các bậc thầy như Đào Tấn viết ra) và Tuồng đồ (tuồng hài).

Không thể phủ nhận rằng nội dung của Hát bội có chịu ảnh hưởng từ Hán văn. Từ lúc nền văn học chữ Nôm ra đời thì nước ta cũng đã có những phát triển, sáng tạo rất riêng và sử dụng cốt truyện do chính người Việt sáng tác.


HÁT BÔi VÀ KiNH KiCH . . , , ~ HÌNH THÚC BIÊU DIÊN

Kinh Kịch chủ yếu là: Xướng (hát); Niệm (nói); Tố (điệu bộ) và Đả (võ thuật). “Xướng” làn điệu của Kinh kịch chủ yếu là Tây Bì và Nhị Huỳnh Điệu Tây Bì hát cùng với hồ cầm 63 dây giai điệu hoạt bát, rộn ràng, Điệu Nhị Huỳnh hát với hồ cầm 52 dây, giai điệu

nhẹ nhàng, trầm lắng “Niệm” (nói) là nói một cách có nhạc tính cao,

còn gọi là “đạo bạch”. Những câu ngắn có thể nói như bình thường, nhưng chủ yếu là nói một

cách có vần điệu, gọi là “vận bạch”.


HÁT BÔi VÀ KiNH KiCH . . , , ~ HÌNH THÚC BIÊU DIÊN

Hát Bội cũng kết hợp các yếu tố hát, nói, điệu bộ, đấu võ trong một vai diễn “Hát” có chia thành 3 loại: Hát Nam, Hát Bắc và một

số điệu hát phụ. Hát Nam: những câu hát được viết theo thể văn vần

thông thường (lục bát, song thất lục bát, lục bát gián thất), là những thể văn thần Túy Việt Nam. Hát nam có

5 điệu tùy theo từng cảnh ngộ: Nam xuân, Nam ai, Nam dựng, Nam chạy, Nam biệt và đặc biệt là điệu Lý Nam qua ai. Điệu Bắc: dùng văn thể thi và phú là những thể văn phỏng theo các lối đường thi và Đường thi và Đường phú của Trung Hoa. Điệu Bắc gồm có: hát khách, tẩu mã, ngâm, biệt, thán, oán, xướng và bạch.


HÁT BÔi VÀ KiNH KiCH . . , , ~ HÌNH THÚC BIÊU DIÊN

“Nói” trong Tuồng bao gồm nói lối, hường và tán. Nói lối: những câu văn vần đặt bằng chữ Nôm hay chữ Hán. Hường: những câu nói bằng văn xuôi được đặt phụ đệm ở trước, giữa hoặc ở sau.

Tán: Trước hoặc giữa các câu hát (hát nam hay ngâm) đôi khi tác giả thêm vài câu nói bằng chữ Hán để phụ họa với các câu hát.

"Tố" (điệu bộ): các động tác mang tính vũ đạo cao, và sự biểu lộ của gương mặt cũng như tư thái thân thể. Do chúng có những mô thức và quy định khá nghiêm khắc nên chúng đều là

những động tác được trình thức hoá. “Đả” (võ thuật): hình thức biểu diễn thứ tư trong kinh kịch, chỉ những động tác biểu diễn chiến đấu, võ thuật mang tính vũ đạo cao. Một loại là diễn võ tay không, không dùng binh khí, một loại khác là diễn võ với binh khí như: đao, thương, kiếm, kích … “Điệu bộ” : phân chia điệu bộ Tuồng thành các phần chính sau: mắt, tay, chân, tay lẫn chân, vuốt râu, cưỡi ngựa, xóc xông và một một số động tác mặt hoa mỹ.


HÁT BÔi VÀ KiNH KiCH . . Hê. thông nhân vât .

Mỗi vai trò, nhân vật trong vở diễn của Kinh Kịch (Trung Quốc) hay Hát

Bội (Việt Nam) đều đóng vai trò quan trọng thể hiện được tinh thần của vở diễn. Các nhân vật trong một vở diễn Kinh Kịch (Trung Quốc)

có thể chia thành 2 dạng là Đán (nhân vật nữ) và Sinh, Tịnh, Sửu (nhân vật nam). Tính cách và hoạt động khác của từng nhân vật sẽ cho họ một danh xưng khác nhau. Tịnh – nhân vật hào kiệt, thư sinh hay Sửu – nhân vật hài, xấu xí.

Hệ thống nhân vật của Hát Bội (Việt Nam) trong một vở diễn thì vô cùng đa dạng và phong phú. Được biết đến nhiều nhất là Đào và Kép. Ngoài 2 vai trò chủ yếu ra thì Hát Bội còn có những nhân vật như: Ninh, Tiên, Yêu Quái, Tướng, Lão,… Thế mới thấy để làm nên một vở tuồng biểu diễn trước công

chúng cần có sự đầu tư kỹ lưỡng trong từng nhân vật, đặc ta cảm xúc, thần thái mang lại giá trị cho môn nghệ thuật này.

Craft book: ‘HÁT BÔI LÀM TÔI NGUÒI TA’ - DIEM NGUYEN (BEHANCE)


HÁT BÔi VÀ KiNH KiCH . . Nhac . cu.

Dàn nhạc trong kinh kịch được phân làm “văn trường” và “vũ trường”. “Văn trường” bao gồm các nhạc cụ thuộc bộ khí và bộ dây và thường được sử dụng để đệm cho tiếng hát gồm : sáo, tỏa nột, sanh, kinh hồ, kinh nhị hồ, đàn nguyệt, tam huyền. “Vũ trường” bao gồm các nhạc cụ thuộc bộ gõ và thường được sử dụng để tạo ra các âm thanh có nhịp điệu và mạnh mẽ hoặc dồn dập, phù hợp với các cảnh giao đấu. Gồm bản cổ, hoa bồn cổ, đường cổ, phách, la, chũm chọe, chuông Dàn nhạc của Tuồng gồm có: trống chiến, trống cơm, trống chầu, kèn song hỷ, hầu cuổn, đàn nhị, đàn kìm, đàn đoán, đàn sến, ống tiêu, chũm chọe, đổ đường, sanh, phách. Đặc biệt nhất là tiếng trống chầu. Không chỉ được dùng khi ra Tuồng đánh sáu tiếng, mãn xuất đánh chín tiếng mà trống trầu còn được dùng để khen thưởng, khiển trách, phạt diễn viên.


HÁT BÔi VÀ KiNH KiCH . . Hoá trang

Về hóa trang vẽ mặt của Kinh kịch thì vẽ theo mảng, khối, còn vẽ mặt của tuồng miền Trung thì vẽ theo

đường gần, đường chỉ trên mặt thật mà cách điệu thành các loại nhân vật trung, nịnh, lão văn, lão võ,

kép đen, kép đỏ, kép trắng, kép rằn, hay đào chiến, đào trào v.v…

“Mặt nạ Tuồng Việt Nam chỉ dùng 5 màu. còn mặt nạ Kinh kịch Trung Quốc có thể vẽ tới 8 hay 10 màu. Họ có

thể đánh bạt màu ra để dẫn màu, còn mặt nạ của ta không dẫn màu. Mặt nạ của Việt Nam màu sắc rõ ràng, minh bạch, tôn trọng luật âm dương tuần hoàn. Và mặt nạ Tuồng Việt Nam mang hình tượng cánh chim và đầu con chim biển; còn mặt nạ Kinh kịch Trung Quốc mang hình tượng đuôi cá, mang cá!” – Nghệ nhân Bùi Quý Phong cho hay.


HÁT BÔi VÀ KiNH KiCH . . Trang phuc .

Trang phục kinh kịch chủ yếu được quy định theo thân phận,

nghề nghiệp và giới tính của nhân vật. Quần áo, trang phục trong kinh kịch phần nhiều đều có tay áo rộng, ở cổ tay mang thêm một tấm lụa trắng, là phát triển từ đặc điểm của tay áo trong trang phục đời Minh. Nó có tác dụng rất lớn trong việc thể hiện tình cảm của nhân vật như: căng thẳng, tức giận, chán chường hay bi thương, vui sướng …qua cách

vung tay áo. Phục trang của các nhân vật Tuồng dựa theo kiểu phục trang của vua quan trong triều nếu là các vai vua quan hoặc theo kiểu phục trang của dân dã nếu là người bình thường. Gồm đủ thứ như: mũ (mão), áo, xiêm, giáp (măng), khăn, nón chóp (quân binh), thắt lưng, đai, hia, ủng,… Khác với những yếu tố mang tính tượng trưng khác trong sân khấu Tuồng, trang phục thường phản ánh đúng bối cảnh lịch sử của từng kịch bản.



,, Chuong 3:

‘Hát’ trong hát bôi .


HÁT BÔi . , Ngũ khí

Là loại hình sân khấu ca kịch, hát được xem là quan trọng trong Tuồng.

Ngoài việc chuyển tải nội dung, hát là cách giải quyết tối ưu nhất trong các lớp mà trạng thái tâm lý nhân vật được đẩy tới đỉnh điểm.

Ngữ khí là yếu tố quan trọng làm nên phong cách riêng của Tuồng, bằng cách vận khí từ nội lực của giọng thật. Trong khi học cách phát

âm, nhả chữ, nhấn nhá, người hát phải luôn tuân thủ luật hát rất nghiêm ngặt. Tuồng sử dụng cách ém hơi vận khí độc đáo, lấy hơi sâu ở bụng, sau đó từ từ vận khí giữ cột hơi đưa âm từ thanh quản và kéo nguyên khí ra ngoài vòm miệng để phát âm to dài, vang khỏe. Nghệ thuật tuồng là nghệ thuật sân khấu toàn diện, nó cho phép diễn viên mô tả qua toàn bộ cơ thể họ với một loại ngôn ngữ sân khấu khá độc đáo Vận dụng ngữ khí và ngữ điệu là kỹ thuật hàng đầu trong việc thể hiện bất kỳ loại tình cảm, hoặc tình huống, diễn biến tâm lý của nhân vật .


HÁT BÔi .

,, Tiêng cuòi Tiếng cười thể hiện tính cách, niềm vui, sự đắc thắng, tiếng cười cũng thể hiện hoàn cảnh, bi kịch, hay tột cùng nỗi đau của nhân vật trên sân khấu… Đôi khi một vở diễn, một câu chuyện được kể bằng nghệ thuật tuồng để lại nỗi ám ảnh, sự day dứt cho người xem bởi một giọng cười. Theo NSND Nguyễn Lai, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam: “ Mỗi người đều có tính cách riêng biệt, tiếng nói khác nhau, thì giọng cười cũng khác nhau. Có giọng cười nhẹ nhàng, điềm đạm. Có giọng cười cởi mở, vô tư. Có giọng cười sâu độc, ghen ghét, gay gắt, chua

xót. Có giọng cười dâm ô, dữ tợn, hay tầm thường. Có giọng cười giả lả bề ngoài… Vì vậy, dù phải tuân thủ tính ước lệ, quy phạm nghiêm ngặt của nghệ thuật tuồng, nhưng trên sân khấu không thể diễn tiếng cười chung chung được và muốn có từng tiếng cười riêng biệt lại phải khổ công nghiên cứu, luyện tập. Chẳng hạn, muốn thể hiện tiếng cười của

vua Trụ, ngoài việc quan sát, nghiên cứu những con người hoang dâm ngoài đời, ông còn phối hợp cả tiếng con gà trống gọi mái hoặc tiếng

con dê đực…”


HÁT BÔi . , , Lòi tho

Hát Khách thường viết theo thể Thất ngôn tứ tuyệt và thể câu đối: Thất ngôn tứ tuyệt:

Tha hương thác lạc sơn trình dị Thất mã huy trì lý lộ na Long sơn thử dạ sơn trung nguyệt Di hữu thâm khuê độc tự khan. Thể câu đối:

Xuân cảnh, xuân người khéo tả niềm vui cho hết ý Nguyệt ngài, nguyệt bóng khôn đem ánh nguyệt vẽ nên hình. Hát Nam được viết theo thể Song thất lục và Lục bát phá thể. Song thất lục bát:

Giọt máu đào tười màu trung nghĩa Chang đội trời ghi mãi thù chung Lời thề nặng với non sông Dầu cho sống thác cũng lòng thảo ngay Hát Nam được viết theo thể Song thất lục và Lục bát phá thể. Song thất lục bát:

Giọt máu đào tười màu trung nghĩa Chang đội trời ghi mãi thù chung Lời thề nặng với non sông Dầu cho sống thác cũng lòng thảo ngay


HÁT BÔi . Giai điêu .

Giai điệu Tuồng phụ thuộc rất nhiều vào thanh dấu của lời thơ (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng). Ví dụ: dấu sắc sẽ nằm ở những nốt

cao, dấu nặng nằm ở những nốt thấp,.. Việc phân chia câu trống, mái cũng ảnh hưởng đến đường đi của

giai điệu. Câu trống mang tính chất mạnh mẽ nên thường nằm ở âm khu cao và âm khu trung, trong khi đó câu mái mang tính chất mềm

mại hơn nên thường nằm ở âm khu trung và âm khu thấp. Nhận thấy trong các làn điệu Tuồng Đào Tấn, đường nét giai điệu chủ yếu đi từ

thấp đến cao và từ cao xuống thấp, bình ổn theo hình làn sóng, tạo sự uyển chuyển và mềm mại cho câu hát. Ví dụ trích một câu trong

vở Hộ sanh đàn, làn điệu này có cấu trúc một câu trống và một câu mái, giai điệu chuyển động lượn sóng có lắng đọng lẫn cao trào.


HÁT BÔi . Thang âm

Trong âm nhạc Tuồng, việc sử dụng thang 5 âm để hình

thành và phát triển cấu trúc giai điệu được xem là rất phổ biến. Qua khảo sát một số hệ thống làn điệu,

chúng tôi nhận thấy hầu hết các làn điệu chính của Tuồng nói chung và Tuồng Đào Tấn nói riêng đều được xây dựng trên thang năm âm: hò – xừ – xang – xê – cống (tức là Đồ – Rê – Pha – Son – La). Các âm đó được sử dụng để sáng tạo thành giai điệu của làn điệu.


HÁT BÔi . TIÊT TÂU

Trong âm nhạc, tiết tấu là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo

nên sự chuyển động cho đường nét giai điệu. Với các làn điệu Tuồng, nhịp điệu giữa thơ và nhạc có mối liên hệ mật thiết

với nhau. Nhịp thơ có tác động và chi phối tới nhịp nhạc, điều đó hòa 29 quyện vào nhau tạo nên một thể thống nhất trong Tuồng. Tiết tấu trong thể loại Tuồng nói chung và Tuồng Đào Tấn nói riêng thường không có quy tắc rõ ràng, còn phụ thuộc vào cách thể hiện kỹ thuật hát của diễn viên, người hát có thể co hoặc giãn tiết tấu để phù hợp với ngữ cảnh, cảm xúc của nhân

vật,…Bởi vậy, việc xác định tiết tấu của bài chỉ mang tính chất tương đối. Làn điệu Tuồng thường viết ở nhịp 4/4, 2/4, có tiết tấu đảo phách và nghịch

phách rất nhiều. Hát Khách là loại làn điệu có nhịp và quy định là nhịp 2, mỗi sắp có 2 nhịp (1

nhịp chẻ, 1 nhịp đóng cổng): Cắc cà rắc - Cắc cắc cắc cắc. Nhịp thứ nhất ta đánh vào "rắc" của nhịp chẻ. Nhịp thứ hai ta đánh vào "cắc" cuối của nhịp đóng cổng. Mỗi sắp ta hát 2 chữ rồi ta hát tiếp có chỗ láy cũng 1 sắp và có

khi 1 chữ cũng có thể 1 sắp. Chú ý là khi ta Hát Khách bao giờ cũng hát ngoài nhịp (hát trước nhịp trường canh).


HÁT BÔi . CÂU TRÚC

Cấu trúc của Tuồng Đào Tấn mang tính chất âm dương đăng đối, hài hòa giữa vế trống và vế mái. Vế trống có đặc điểm sáng khỏe, mạnh mẽ. Vế mái mang tính chất mềm mại và trữ tình hơn. Trong một câu hát, vế trống xuất hiện trước, vế mái xuất hiện sau.

Làn điệu Hát Nam Trước khi Hát Nam bao giờ cũng phải chuyển điệu từ Nói Lối sang Hát Nam, báo hiệu cho dàn nhạc biết để chuyển điệu, theo chuyên môn gọi là vào thủ, ra vĩ. Khi vào thủ ra vĩ, vế đầu tiên của Hát Nam bao giờ cũng phải lặp lại 2 chữ cuối hoặc 6 chữ cuối của vế Nói Lối cuối cùng. Ví dụ: sắp Nói 31 Lối chuyển sang Hát Nam của nhân vật Lan Anh trong vở Hộ sanh đàn. Nói Lối:

Vì vương mang gánh nghĩa, gánh tình

(Nên chi) Phải lịu địu tay bồng, tay ẵm Chuyển Hát Nam:

Lịu địu tay bồng, tay ẵm

Dõi trông người biển thẳm non xanh Làn điệu Hát Khách Hát Khách phân chia trống, mái. Vế đầu là vế trống, vế thứ 2 là vế mái vế thứ 3 là vế trống và vế thứ 4 là vế mái. Nếu một người hát thì gồm có 2 câu và 4 vế, hai người thì có 4 câu và 8 vế.


HÁT BÔi . Tiêng trông châu

Thuở xưa cái trống chầu đặt ngay trước sân khấu. Mỗi tiếng trống đánh lên đều mang một y nghĩa khen hay chê, hoan nghinh khích lệ hay khiển trách, quở phạt... nói lên giá trị về nghệ thuật. Tiếng trống chầu coi đơn giản nhưng nó là mệnh lệnh của viên chỉ huy, bởi theo đó mà người coi nhiệt liệt hoan hô hay hò hét chê trách. Chức sự cầm chầu là người am tường nội dung, bài bản và nhứt là hiểu biết nghệ thuật hát bội. Người cầm chầu ăn mặc nghiêm chỉnh với áo thụng xanh, khăn đen, ngồi trước hàng khán giả, gần sân khấu để xem, nhìn thấu tận “cửa sanh” cánh gà bên trái, chỗ đào kép ra; “cửa tử”cánh gà bên phải, chỗ đi vô. Trống chầu là loại trống to, sơn màu đỏ, căng thẳng, tiếng kêu to để khán giả ngồi xa có thể nghe theo dõi. Tới giờ hát, chấp sự hai tay cầm hai dùi trống quay mặt hướng về đình thần “xá thần” và chào khán giả. Quay mặt trở lại sân khấu, ngồi xuống nghiêm trang cầm chầu. - Khai chầu bằng 9 tiếng trống: 3 chập, mỗi chập 3 tiếng, báo cho đào kép chuẩn bị. - Mở màn bằng 6 tiếng trống: 2 chập, mỗi chập 3 tiếng. Ðào kép theo thứ tự bước ra ở “cửa sanh”.

- Chầu khấu bằng 1 tiếng trống cho đào kép “khấu bái” thần như lạy vua. Trống kèn nổi lên, đào kep lần lượt xưng tên và chào khán giả. Sau đó bước vào “cửa tử”. Suốt buổi hát, chấp sự cầm chầu túc trực chăm chú xem để khen thưởng. Ðánh trên mặt trống là khen, đánh trên bìa trống là chê và phạt...


HÁT BÔi . Nhăt tuông

Khi xem tuồng hát bội, không ai biết được một nhân vật làm nên thành công của đêm diễn một cách thầm lặng đó là người nhắc tuồng. Ngày xưa các vở tuồng được chép bằng tay, có khi một vở tuồng được chép thành nhiều cuốn. Vở diễn dài, lời thoại cổ khó nhớ do vậy mà con hát cần một người nhắc tuồng. Người nhắc chỉ được ngồi ở chỗ khuất, bên cánh gà hoặc bên trong phông màn. Dưới ngọn đèn dầu hiu hắt người nhắc tuồng phải có “chuyên môn” cao mới có thể nhắc hết lời thoại cho tất cả các diễn viên được. Họ đóng vai trò quan trọng như vậy nhưng không bao giờ xuất hiện trước khán giả. Có nhiều câu chuyện vui xung quanh việc nhắc tuồng. Để phê phán những diễn viên

không thuộc tuồng và non tay trong diễn xuất, người nhắc tuồng bực mình chửi: “thôi đi ông ơi, hát gì mà dở quá, vào

trong đi...” thì diễn viên đó vẫn hát ý như vậy trước khán giả.


Kêt luân . Hát bội, loại hình nghệ thuật với mục đích lột tả được

hết mức về mặt cảm xúc và diễn biến tâm lý của nhân vật, tạo điều kiện cao nhất cho người diễn viên phô

diễn tài nghệ diễn xuất bằng nhiều hình thức rõ ràng. Hiểu được những đặc điểm quan trong của nghệ thuật

hát bội như về trang phục, xuất xứ, quá trình phát triển cách hát, hóa trang…..góp phần nhỏ gìn giữ một nét

văn hóa của dân tộc thông qua hiểu biết của bản thân và tuyên truyền cho mọi người

Biết được sự khác biệt và mối liên hệ mật thiết giữa Hát bội Việt Nam và Kinh Kịch Trung Hoa, biết được nguồn

gốc lâu đời, khai sinh của Hát Bội và quan hệ láng giềng có sư ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai nước Việt – Trung từ

thuở xa xưa



Tài liêu . , tham khao Bài viết có tham khảo tài liệu từ các trang web sau: 1. http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/3884-hat-tuong-hay-hat-boi.aspx 2. http://daoduytu.com.vn/dao-duy-tu-voi-cong-cuoc-phat-trien-hat-tuong-hat-boi 3. https://vov.vn/van-hoa-giai-tri/hat-boi-nghe-thuat-tuong-co-995979.vov 4. http://baoquangnam.vn/van-hoa/nghe-tieng-trong-chau-dam-dau-ma-chay39102.html 5. https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/hat-boi-%E2%80%9Cvien-ngoc-quy%E2%80%9Dtrong-kho-tang-nghe-thuat-viet-n-1491842616

6. http://fanzung.com/?p=2169 7. Và còn nhiều nguồn tài liệu khác…


,, BÀI VIÊT CÓ SU DUNG .

SPECIAL THANKS TO: DIỄM NGUYỄN - VẼ VỀ HÁT BỘI VÀ CRAFT BOOK “HÁT BỘI LÀM TỘI NGƯỜI TA” EDRIC TRAN – HÁT BỘI ILLUSTRATION


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.