c1

Page 1

Chương 1

PHƯƠNG PHÁP VIẾT BÁO KHOA HỌC Cách viết một bài báo khoa học đồng thời vừa là yếu tố cơ bản, vừa là yếu tố phụ của nội dung bài báo. Để có thể hiểu rõ về sự tưởng như đối nghịch này, ta có thể ví cách viết như mặt kính của một bể nuôi cá cảnh, nội dung khoa học của bài báo như những con cá nuôi trong bể này (1). Lợi ích mà cách viết mang lại là rất quan trọng: nếu mặt kính của bể cá mờ đục thì không thể chiêm ngưỡng những gì chứa bên trong dù nó có đẹp đến đâu chăng nữa. Tuy nhiên tự bản thân cách viết không mang lại mục đích vì chẳng ai ngắm một cái bể cá chỉ vì cái mặt kính. Học cách viết cũng giúp ta biết cách đọc tốt hơn. Trên thực tế, một độc giả nắm được cách viết sẽ nhận ra dễ dàng lợi ích khoa học của một bài báo được viết chuẩn xác nghĩa là viết một cách chính xác, rõ ràng và súc tích. Một bài báo không chính xác, tối nghĩa, với những chỗ lạc đề, sẽ làm cho người đọc phải mất một thời gian dài cố gắng, đôi khi một cách vô vọng, để tìm hiểu nội dung bài báo. Hiểu biết những nguyên tắc viết bài báo khoa học cho phép người đọc loại bỏ ngay khi mới xem qua những bài báo không tôn trọng những nguyên tắc này. Do đó người đọc sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà không sợ bỏ sót một thông điệp khoa học ẩn chứa trong một bài báo trình bày tồi vì nguy cơ này rất thấp. Kinh nghiệm cho thấy thường có sự đồng hành giữa nội dung và hình thức: "những gì người ta biết rõ thì sẽ được trình bày rõ ràng" (2). Hệ quả là những gì không rõ ràng thường chứa đựng một lợi ích khoa học rất hạn chế. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC VIẾT BÁO KHOA HỌC Mục đích đặc trưng của việc viết báo y học là truyền đạt một thông điệp khoa học mà thể thức thường gặp là bài báo đăng kết quả nghiên cứu hay là "Bản báo cáo nghiên cứu". Mục đích này giải thích rõ cách viết bài báo khoa học phải là một kỹ thuật xuất phát từ khoa học chứ không xuất phát từ văn chương hay thơ ca. Trên thực tế, việc viết báo khoa học được hướng dẫn bởi những nguyên tắc tự bản thân nó nói lên tính chặt chẽ khoa học. Đó phải là những nguyên tắc xuất hiện dần, đáp ứng theo một logic chứ không phải là những giáo điều áp đặt. Ví dụ, các tài liệu tham khảo phải được trình bày sao cho người đọc có thể tham chiếu dễ dàng nhất. Điều này không tuân theo một quy tắc duy nhất: Có nhiều hệ thống tham khảo mà mỗi hệ thống đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Tuy nhiên các tạp chí y học tìm cách tốt nhất để trình bày tài liệu tham khảo một cách hài hoà(3). Mục đích thứ hai của cách trình bày một bản báo cáo khoa học không phải là một mục đích đặc biệt: đó là phải viết sao cho để bài báo được độc giả hưởng ứng. Trong văn chương, mục đích này đạt được nhờ cốt truyện hấp dẫn, sự giàu có về từ vựng, văn phong của tác giả. Trong khoa học, giá trị của nội dung khoa học là trên hết. Tuy nhiên sự xuất hiện ngày càng nhiều các tạp chí và bài báo y học làm cho người đọc phải chọn lựa nên đọc cái gì (4). Khi lợi ích khoa học tương đương nhau, chúng ta có xu hướng đọc các bài báo rõ ràng, chính xác, và súc tích hơn. Do vậy, chúng ta chỉ đặt mua những tạp chí nào có những bài báo đáp ứng những nguyên tắc đó nhiều nhất. Hơn nữa, thường những tạp chí có uy tín là nơi thu hút được những bài có giá trị. Những tạp chí đó có nhiều khả năng chọn lựa bài: Tạp chí British Medical Journal nhận được khoảng 5000 bài báo gửi đăng một năm mà chỉ có 600 bài được đăng. Một nửa số bài báo gửi đến thậm chí không nhận được sự phân tích tỷ mỷ vì đó không phải là những bài báo đăng kết quả nghiên cứu, hoặc quá chuyên sâu, tối nghĩa hoặc có giá trị tầm thường về mặt khoa học (5). Ba tiêu chu n ch t l ng m t bài báo khoa h c g m: 1) Giá trị khoa học; 2) Chất lượng của sự trình bày khoa học; 3) Sử dụng thành thạo thứ ngôn ngữ dùng viết bài báo. Rất tiếc một thực trạng đã xảy ra là sự xuất hiện bùng nổ các bài báo và tạp chí do sự cần thiết phải có danh mục công trình nghiên cứu, sự cần thiết phải đăng bài để có số lượng bài báo (6). Sự cần thiết phải đăng báo dù với động cơ nào đi nữa đã làm xuất hiện cả những sự không trung thực. Tháng 4 năm 1987 vấn đề này đã trở thành chủ đề một cuộc bàn luận ở Hội nghị khoa học Hoa Kỳ(7). Người ta đã đề nghị lập ra một uỷ ban kiểm tra và cả hình thức phạt trong trường hợp gian lận khoa học! Phương thuốc tốt nhất có lẽ là sự tiến bộ trong cách nhìn nhận của các thành viên các hội đồng thi hay các uỷ ban quy định số lượng bài báo. Việc cho điểm đánh giá các tạp chí khoa học có thể là một cách xác định giá trị các tạp chí nào chỉ nhận đăng các bài báo có chất lượng. Trường đại học Y Havard đã đề nghị một biện pháp phòng ngừa có tính hiện thực: Trường này yêu cầu các ứng viên dự tuyển chỉ xuất trình một số lượng hạn chế các công trình của họ: 7 công trình với ứng viên cho vị trí phó giáo sư, 10 công trình cho vị trí giáo sư (7). Cũng với tinh thần đó mà người ta yêu cầu các ứng viên cho giải thưởng Nobel hay Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Hoa Kỳ chỉ trình tối đa 12 công trình (8). Nhưng đối với hội đồng xét duyệt thì đếm đầu các bài báo dễ hơn là đọc bài báo đó (9). VIẾT BÁO KHOA HỌC VÀ VIỆC SỬ DỤNG TỐT NGÔN NGỮ


Các nguyên tắc viết một bài báo khoa học trong bất cứ trường hợp nào cũng không bỏ qua việc tôn trọng các quy tắc ngữ pháp dù viết ở ngôn ngữ nào chăng nữa. Sự trộn lẫn giữa việc viết báo khoa học với việc sử dụng không tốt ngôn ngữ thể hiện sự lẫn lộn hoàn toàn giữa hai khái niệm khác nhau: Nguyên tắc viết bài và ngữ pháp. Ví dụ: thật là kỳ lạ khi Ban biên tập của một tạp chí lại có thể bảo vệ được văn phong y học của ngôn ngữ trong khi chấp nhận đăng một bài báo có những câu không thể hiểu được đại loại như: “chỉ có thể nghĩ tới một carcinome epidermoide tiên phát và một Sarcome là chẩn đoán vì bệnh phẩm phẫu thuật đã bị làm hỏng do điều trị coban trước đó”. Ch t ch , sáng s a, súc tích Khi một tác giả băn khoăn về cách viết một câu, một đoạn hay một chương nào đó, người đó phải trả lời được 3 câu hỏi sau đây: 1) Dạng thức nào thích hợp nhất với ý tưởng và hiện tượng mà ta muốn trình bày? 2) Kiểu diễn đạt nào là đơn giản và rõ ràng nhất cho người đọc? 3) Kiểu diễn đạt nào súc tích nhất? Ba câu hỏi này có tầm quan trọng giảm dần: Đừng hy sinh sự chặt chẽ cho lối hành văn sáng sủa cũng như không hy sinh sáng sủa cho sự súc tích. HỌC CÁC NGUYÊN TẮC PHỔ BIẾN TOÀN CẦU TRONG VIẾT BÁO KHOA HỌC Các nguyên tắc viết báo khoa học không phải là tự nhiên mà có: Để biết đọc thì chỉ biết các chữ cái thôi chưa đủ; cũng như vậy, để viết đúng một bài báo khoa học thì việc biết viết bằng một thứ ngôn ngữ nào đó vẫn chưa đủ. Vì vậy việc học những nguyên tắc viết báo khoa học dù rất đơn giản là cần thiết. Việc cần thiết phải dạy những nguyên tắc này đã được đặt ra từ lâu ở nhiều nước (10). Ví dụ ở Hoa Kỳ, những khoa giảng dạy phương pháp viết báo khoa học đã được thành lập ở các trường đại học: L. Debakey lãnh đạo khoa thông tin khoa học (11) tại trường đại học Y Baylor ở Houston,. F.P Woodford đã sáng lập chương trình giảng dạy 18 tháng cho các biên tập viên khoa học chuyên nghiệp (12) tại trường đại học Rockerfeller ở New York. Tại Mayo Clinic ở Rochester đã tổ chức chương trình giảng dạy về viết báo khoa học cho sinh viên và các thầy thuốc (13). Khoa xuất bản y học giúp các thầy thuốc viết các công trình ngay từ khi có ý tưởng. Cách làm này là sự bổ sung tốt nhất cho việc giảng dạy lý thuyết (14). Ở Anh cách viết công trình khoa học đã được dạy ở Viện khoa học và kỹ thuật Cardiff. Những chương trình giảng dạy tích cực đã được tổ chức dưới sự lãnh đạo của S. Lock, "biên tập viên" của tạp chí British Medical Journal (15). Ở Pháp, G. P. Revillard đã nêu lên sự cần thiết phải giảng dạy về kỹ thuật viết các bản thu hoạch nghiên cứu trong chương trình học sau đại học "3ème cycle" (16). Năm 1975, J. A. Farfor đã đề nghị thành lập một tổ chức giảng dạy cách viết công trình y học ở ba mức độ (1,17): 1) Một đợt giảng có thời lượng vài giờ cho sinh viên y khoa năm thứ nhất hay thứ hai để giúp họ viết một bệnh án và trả lời các câu hỏi thi; 2) Một khoá học từ bốn đến sáu buổi rưỡi cho các sinh viên đại học năm thứ ba giúp họ viết luận án và nhất là các bản tóm tắt nghiên cứu; 3) Một khoá giảng sâu hơn nhiều dành cho các bác sĩ khi họ hợp tác với ban biên tập các tạp chí y học. Mặc dù khá muộn màng so với các nước khác, việc giảng dạy về phương pháp viết công trình y học đã được bắt đầu nhờ những ý tưởng của từng cá nhân, nhất là ở Paris, Tours, Nantes, Angers, Lille. Các ý tưởng này đã tập hợp lại năm 1987 bằng việc thành lập Hội phát triển giảng dạy và nghiên cứu về viết công trình khoa học y học (Association pour le developpement de l'enseignement et de la rechercher en rédaction médical - ADERREM). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Farfor JA. Enseigner la rédaction médicale. Chapitre II. La structure du compte rendu de recherche. Cah Med 1976;2:783-5. 2. Boileau-Despréaux N. L'art poétique. Chant I. In: (Euvres, nouvelle édition. Paris: Billiot, 1726:7-33. 3. International Committee of Medical Journal Editors. Uniform requirements for manuscrips submitted to biomedical journals. N Engl J Med 1997;336:309-15 (traduction fran†aise voire page 149) 4. Department of Clinical Epidemiology and Biostatistics, McMaster University Health of Science. How to read clinical journals: I. Why to read them and how to start reading them critically. Can Med Assoc J 1981;124:555-8. 5. Smith R. Steaming up windows and refereeing medical papers. Br Med J 1982;285:1259-61. 6. Garfield E. In thuth, the “flood” of scientific literature is only a myth. Scientist 1991;2:11-25. 7. Angell M, Relman AS. Fraud in biomedical research. A time for congressional restraint. N Engl J Med


1988;318:1462-3. 8. Stossel TP. Volume: papers and academic promotion. Ann Intern Med 1987;106:146-8. 9. Stetten D. Publication: numbers and quality. Science 1986;232:4746. 10. Farfor JA. Pour une réhabilitation de la presse médicale fran†aise: à quand la fin de l'amateurisme? Cah Med 1977;3:683-7. 11. DeBakey L. The scientific journal: editorial policies and pratices: guidelines for editors, reviewers, and subauthors. In collaboration with PF Cranefield et al. St Louis: Mosby, 1976,129p. 12. Woodford FP. Training professional editors for scientific journals. Scholarly Publishing 1970;2:41-6. 13. Roland CG, Cox BG. A mandatory course in scientific writing for undergraduate medical students. J Med Educ 1976;51:89-93. 14. Cox BG. The author's editor. Mayo Clin Proc 1974;49:314-7. 15. Lock S. Introduction (à l'enseignement de la rédaction médicale). Cah Med 1976;2:630-2. 16. Revillard JP. Pour un enseignement de l'expession médicale et scientifique. La rédaction d'un article. Lyon Médical 1970;224:1-9. 17. Farfor JA. Pourquoi la recherche médicale fran†aise est-elle sous-estimatée dans les pays de langue anglaise? Cah Med Lyonnais 1975;51:11-4. 18. Huguier M, Poitout D. Diplôme d' études approfondies en sciences chirurgicales. Ann Chir 1986;40:449-53.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.