Skkn ung dung tro cho ngon ngi trong giang day tieng anh

Page 1

Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

1

PHẦN A: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Hiện nay, tiếng Anh được sử dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống và nó được coi là ngôn ngữ quốc tế, vì thế, việc học và sử dụng tiếng Anh ngày càng tăng. Ở Việt Nam, tiếng Anh ngày càng chiếm vị trí quan trọng và đang là môn ngoại ngữ được sử dụng phổ biến nhất. Trước đây, việc giảng dạy ngôn ngữ chủ yếu chú trọng vào cấu trúc câu và ngữ pháp. Người học tiếng Anh thành công hay thất bại phụ thuộc vào khả năng nắm vững các quy tắc về ngữ pháp và cấu trúc câu tiếng Anh. Ở thời điểm đó, việc giảng dạy ngoại ngữ bị chi phối bởi phương pháp dạy truyền thống, trong đó giáo viên là người chi phối mọi hoạt động dạy và học trên lớp và môi trường học tập chủ yếu là môi trường lấy người dạy làm trung tâm. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của xã hội, phương pháp dạy học cũng thay đổi theo để đáp ứng nhu cầu sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ngày càng tăng. Chính nhu cầu này, đã tạo ra đòi hỏi cao về chất lượng giảng dạy, cũng như về các nguồn và tài liệu phục vụ giảng dạy ngôn ngữ. Phương pháp dạy ngoại ngữ hiện nay đã chuyển từ hướng lấy người dạy làm trung tâm sang hướng lấy người học làm trung tâm. Chính vì thế, việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy ngoại ngữ là một trong những phương pháp hữu hiệu có thể làm tăng động cơ học tập cho người học. Chúng giúp và khích lệ người học duy trì việc học và sự hứng thú của họ với việc học. Ngoài ra, chúng còn giúp cho giáo viên tạo ra những ngữ cảnh mà ở đó ngôn ngữ thực hành rất hữu dụng và dễ hiểu với người học. Trong bài viết này, tôi sẽ đề cập đến các lợi ích của việc sử dụng trò chơi ngôn ngữ, các loại trò chơi thường được sử dụng trong giảng dạy tiếng Anh. Thực tế, trong dạy và học ngoại ngữ, người học sẽ học hiệu quả hơn nếu họ được học trong bầu không khí học tập vui vẻ, thư giãn và có nhiều cơ hội được giao Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

2

tiếp trong bối cảnh của thế giới thực. Việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy ngoại ngữ là một trong những phương pháp hữu hiệu có thể làm tăng động cơ học tập cho người học, một trong những yếu tố quyết định đến thành công trong việc học ngoại ngữ của họ. Đồng thời, chúng giúp và khích lệ học sinh duy trì việc học và sự hứng thú của họ với việc học. II. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Giới thiệu một số phương pháp và thủ thuật cơ bản để thực hiện các trò chơi ngôn ngữ trong các giờ học một cách linh hoạt và hiệu quả. Giới thiệu một số trò chơi cơ bản nhằm giúp cho học sinh tìm thấy sự hứng thú trong việc học Tiếng Anh. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chính vì thời gian có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu và áp dụng một số dạng trò chơi của môn tiếng Anh cho học sinh khối lớp 10 tôi đang dạy trong phạm vi của trường. IV. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp quan sát: nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy trò chơi ngôn ngữ tiếng Anh, kết hợp dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp. 2. Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng các trò chơi trong các tiết dạy trong sách giáo khoa tiếng Anh. 3. Phương pháp điều tra: Đặt câu hỏi để kiểm tra, đánh giá việc nắm bắt nội dung bài học của học sinh.

Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

3

PHẦN B: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận Về mặt lý luận, trong giáo học pháp của môn tiếng Anh, trò chơi ngôn ngữ là phương pháp giảng dạy tích cực theo hướng lấy người học làm trung tâm. Để đạt được mục tiêu đề ra của trò chơi, từng cá nhân phải giao tiếp với nhau, nghĩa là họ phải thảo luận trong nhóm với nhau để tìm ra kết quả cuối cùng. Như vậy, người chơi phải sử dụng ngôn ngữ để xóa đi khoảng cách, để trình bày thông tin cần thiết cho việc hoàn thành trò chơi. Trong trò chơi ngôn ngữ, giáo viên đóng vai trò là người cung cấp thông tin về từ vựng, về cấu trúc mới gặp phải, hay là người gợi mở, giúp cho người chơi hiểu rõ hơn về vấn đề cần thảo luận. II. Cơ sở thực tiễn Trò chơi là nguồn khích lệ, tăng cường hứng thú học tập cho học sinh và thường được coi là bước khởi động thu hút sự chú ý của học sinh vào môi trường giảng dạy ngoại ngữ. Ngoài ra, nó còn được xem là phương tiện kiểm soát lớp học. Theo Hallowen (1989) các trò chơi ngôn ngữ tăng cường động cơ học tập cho học sinh ở mức độ lớn hơn so với sách giáo khoa thông thường, hay các tài liệu học tập, do chúng đòi hỏi và thúc đẩy học sinh phải tham gia tích cực vào trò chơi. Đối với hầu hết các trò chơi, sự cạnh tranh giữa những người chơi và đội chơi là một nhân tố làm tăng mạnh mẽ động cơ học tập cho họ, khích lệ họ tham gia trò chơi. Đây cũng là lý do quan trọng nhất khiến hầu hết học sinh trở nên hứng thú và bị lôi cuốn vào các trò chơi.

Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

4

III.Thực trạng 1. Thuận lợi Phụ huynh và học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy và học Ngoại ngữ nhất là học Tiếng Anh. Một số em tỏ ra đặc biệt thích thú với môn học và có ý thức học tập tốt. Được các cấp lãnh đạo, Ban Giám Hiệu quan tâm và bạn đồng nghiệp giúp đỡ tận tình về mọi mặt. Bản thân luôn phấn đấu, học hỏi trau dồi chuyên môn. Sự phát triển của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đặc biệt trong việc giảng dạy Tiếng Anh. 2. Khó khăn: Một số em chưa thật sự yêu thích môn học, cũng như chưa nắm được mục đích đúng đắn của việc học Tiếng Anh và học với hình thức đối phó. Phân phối chương trình với quỹ thời gian có hạn nên giáo viên ít có điều kiện mở rộng bài học cũng như tiến hành các trò chơi để tạo không khí sinh động. Học sinh chưa mạnh dạn ứng dụng những kiến thức đã học và thực tế giao tiếp hàng ngày. IV.

Nội dung nghiên cứu

Trong quá trình dạy học, dự giờ, học hỏi kinh nghiệm, và nghiên cứu tài liệu sách vở, tôi đã rút ra được một số dạng Games có thể phù hợp vời từng bài cụ thể trong sách giáo khoa Tiếng Anh 10. Từ đó, tôi đã soạn một số tiết có các phần trò chơi thông dụng như Hangman, Noughts and Crosses, Slap the Board, Kim’s Game, Tongue Twisters, Circle, Cross Puzzles, Bingo, Word Jungle, The God said … Qua quá trình thực hiện, có thể thấy rõ ràng là không khí lớp học sôi nổi hơn nhiều, học sẵn sàng vào bài mới trong môi trường mới – môi trường tiếng Anh. Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

5

Dưới đây, tôi xin trình bày một số Games thường dùng trong một số bài trong sách giáo khoa Tiếng Anh 10. Mỗi phần sẽ có các bước thực hiện và các bước cụ thể khi thực hiện trong một bài dạy. 1. Game: “If I…” * Mục đích: tạo không khí vui tươi, thân mật, rèn luyện khả năng sáng tạo, luyện từ vựng và kỹ năng viết Tiếng Anh. * Số lượng người tham gia: Cả lớp. * Địa điểm: Trong lớp, hội trường * Thời gian: 5 – 7 phút a) Các bước thực hiện chung Chia lớp ra thành 2 đội bằng nhau, thành viên mỗi đội sẽ lấy ra một tờ giấy nhỏ để viết lên ước mơ của mình. Nếu số lượng nam nữ khá tương đối thì chia ra một phe nam và một phe nữ. Thường thì các bạn nữ lãng mạn hơn nên sẽ cho ghi phần “If I were…” còn phần còn lại sẽ được các bạn trai lạnh lùng kết thúc. Đội A sẽ là đội của những người viết toàn những câu Tiếng Anh được bắt đầu bằng cụm “If I were…” có ý nghĩa đồng thời đội B sẽ là đội của những người viết toàn những câu Tiếng Anh được bắt đầu bằng cụm “I would…”. Ở dưới mỗi câu phải ghi tên để bình chọn ra cặp nào viết hay, có nghĩa nhất hoặc vui, hóm hỉnh nhất cũng như là câu dở nhất. Sau khi viết xong, các tờ giấy sẽ được bỏ vào 2 chiếc mũ, một chiếc đựng phần “If I were…” và một đựng phần “I would …”. Giáo viên sẽ lần lượt bốc 2 tờ ở 2 phần rồi đọc to cho mọi người nghe. Nếu hay thì để lại cho thi vòng trong còn không có ý nghĩa thì loại. Cuối cùng cả lớp sẽ chọn ra câu “If I were…, I would …” nào hay nhất để trao giải. Nếu có nhiều câu hay thì sẽ quyết định bằng cách giơ tay đánh giá của các bạn chơi. Ví dụ: Giáo viên chọn 2 tờ ở 2 phần: Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

6

Đọc tờ 1 “If I were a bird” Đọc tờ 2 “I would be a monkey!” Câu này dù có ý nghĩa “Nếu tôi là chim thì tôi sẽ là một con khỉ” có thể bị loại nhưng có thể cho vào vòng chung kết thì nó cũng có một chút trái khoáy, hóm hỉnh thú vị. Lưu ý: - Khuyến khích những câu có ý nghĩa ngộ nghĩnh, sự sáng tạo độc đáo. Nếu số lượng nam nữ không cân bằng thì cứ bốc 2 bên lần lượt cho đến khi hết cặp, phần còn lại trong mũ sẽ huỷ. Các mẫu giấy phải có ghi tên ở dưới mỗi câu viết để chọn ra người đạt giải mà trao quà. Trường hợp không có tên sẽ loại ngay từ đầu. Người quyết định cuối cùng vẫn là giáo viên tránh tình trạng mâu thuẫn trong cách chấm của sinh viên. b) Cụ thể cho từng bài dạy  Unit 9: UNDERSEA WORLD – Language Focus (English 10) Conditional sentence Type II 2. Game: “UP – DOWN – RIGHT – LEFT” * Mục đích: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt, luyện khả năng nghe, sự nhanh nhạy và tạo không khí vui tươi, thân mật. * Số lượng người tham gia: Cả lớp * Địa điểm: Trong lớp, hội trường * Thời gian: 5 – 7 phút a) Các bước thực hiện chung Giáo viên phổ biến trò chơi gồm 4 động tác: Chỉ tay lên trời (UP), chỉ tay xuống đất (DOWN), chỉ tay sang phải (RIGHT), sang trái (LEFT) và yêu cầu học sinh làm theo lời hướng dẫn mà không làm theo hướng tay chỉ của giáo viên. Lần đầu giáo viên vừa làm đúng như vậy vừa hô để tạo cho học sinh làm quen với định hướng và từ vựng. Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

7

Sau đó giáo viên bắt đầu hô một đường nhưng chỉ một nẻo. Ví dụ như hô “Right” nhưng tay lại chỉ lên trời. Học sinh vừa hô “Right” theo vừa nhìn giáo viên nhưng không làm theo hướng lên trời mà phải chỉ tay qua bên phải. Nếu học sinh nào không hô hoặc tay chỉ khác hướng phải thì bị bắt phạt. Lưu ý: Hô bất kỳ chứ không theo thứ tự “Up – Down – Right – Left” tránh cho sinh viên làm theo một cách thụ động, nhàm chán. Bắt phạt những sinh viên không nhìn vào quản trò, nhìn đi chỗ khác, nhắm tịt mắt, đưa sai hướng, đưa rụt tay nhiều lần, không hô theo. Hình thức phạt: Mỗi người bị phạt phải nhái giọng một con vật bất kỳ, không lặp lại. b) Cụ thể cho từng bài dạy Trò chơi này được sử dụng khi dạy phần Writing Unit 8, English 10 và có thể được áp dụng với tấc cả các bài học khác trong sách giáo khoa Tiếng Anh. 3. Game: Slap the Board * Mục đích: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt, luyện kĩ năng nghe * Số lượng người tham gia: Cả lớp * Địa điểm: Trong lớp, hội trường * Thời gian: 5 – 7 phút a) Các bước thực hiện chung Giáo viên viết một số từ tiếng Anh lên bảng (có thể là từ mới hoặc từ cần luyện âm). Gọi hai nhóm lên bảng, mỗi nhóm từ bốn đến năm học sinh, yêu cầu hai nhóm đứng cách bảng một khoảng bằng nhau. Giáo viên đọc to từ tiếng Anh bất kỳ trên bảng (hoặc từ tiếng Việt tương ứng). Lần lượt học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng, tìm và vỗ vào từ được đọc. Đội nào có nhiều người vỗ được vào từ được gọi nhanh hơn sẽ là đội thắng cuộc. Đây là ví dụ kiểm tra từ vựng bài Reading 10 - Conservation Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh Run-off

law

constant

destroy

dam

rapid

defence

circulation

8 supply

frequent

b) Cụ thể cho từng bài dạy  Unit 1: A DAY IN THE LIFE OF – Language Focus (English 10) Giáo viên viết các con số lên bảng: 13, 30, 14, 40, 15, 50, 16, 60, 80, 18, 90, 19. Gọi hai nhóm lên bảng, mỗi nhóm từ bốn đến năm học sinh, yêu cầu hai nhóm đứng cách bảng một khoảng bằng nhau. Giáo viên đọc to từ tiếng Anh bất kỳ trên bảng (hoặc từ tiếng Việt tương ứng). Lần lượt học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng, tìm và vỗ vào từ được đọc. Đội nào có nhiều người vỗ được vào từ được gọi nhanh hơn sẽ là đội thắng cuộc.  Unit 13: FILMS AND CINEMA – Language Focus (English 10) Giáo viên viết các từ lên bảng: Fan, van, finish, fine, vine, enough, Stephen, village, vain, faint, feel, veal. Cách thực hiện tương tự như trên. 4. Game: Kim’s game * Mục đích: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt, luyện trí nhớ, khả năng quan sát * Số lượng người tham gia: Cả lớp * Địa điểm: Trong lớp, hội trường * Thời gian: 5 – 7 phút a) Các bước thực hiện chung Chia lớp ra thành các nhóm Cho học sinh xem xét đồ vật, tranh vẽ, hoặc các từ trong một khoảng thời gian ngắn. Yêu cầu học sinh không được viết mà chỉ ghi nhớ Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

9

Set of pictures:

Cất các đồ vật, tranh vẽ, hoặc xóa từ đi. Gọi đại diện các nhóm lên bảng viết lại tên các đồ vật, tranh vẽ hoặc các từ vừa xem. Nhóm nào nhớ được nhiều nhất thì thắng. b) Cụ thể cho từng bài dạy  Unit 5: TECHNOLOGY AND YOU – Speaking (English 10) Chia lớp ra 4 nhóm, Chiếu cho học sinh xem vật trên màn hình trong một khoảng thời gian ngắn (5-7 giây). Gọi đại diện các nhóm lên bảng viết lại tên các đồ vật vừa xem. Nhóm nào nhớ được nhiều nhất thì thắng.

Radio set

Nguyễn Phước Hào

Cellphone

Fax machine

Rice cooker

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

10

5. Game: Tongue Twisters * Mục đích: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt, luyện trí nhớ, khả năng nghe và phát âm * Số lượng người tham gia: Cả lớp * Địa điểm: Trong lớp, hội trường * Thời gian: 5 – 7 phút a) Các bước thực hiện chung Trò chơi này thường được áp dụng vào bài luyện âm, gọi là câu “trẹo lưỡi” Giáo viên chuẩn bị một cụm từ, hoặc một đến hai câu tiếng Anh trong đó có hầu hết các từ chứa âm cần luyện trong bài học Nên viết lại cụm hoặc câu đó lên bảng cho học sinh thấy Giáo viên đọc mẫu câu đó hoặc mở băng (nếu có thể) cho học sinh nghe mẫu Đại diện các nhóm sẽ đứng lên đọc lại câu “trẹo lưỡi” đó. Nhóm nào nhắc lại chính xác nhất sẽ thắng. b) Cụ thể cho từng bài dạy Các bước trên có thể áp dụng cho mọi hoạt động Tongue Twisters nên dưới đây xin chỉ đưa ra ngữ liệu cho hoạt động trong từng bài chứ không viết các bước thực hiện của mỗi bài nữa:  Unit 3: PEOPLE’S BACKGROUND – Language Focus (English 10) / e / and / æ / How many cans can a cannibal nibble if a cannibal can nibble cans? How many berries could a bare berry carry if a bare berry could carry berries?  Unit 10: CONSERVATION – Language Focus (English 10) / b/ and / p / If Peter Piper picked a peck of pickled peppers, Where's the peck of pickled peppers Peter Piper picked?  Unit 14: THE WORLD CUP – Language Focus (English 10) / g / and / k / Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

11

How many cookies could a good cook cook if a good cook could cook cookies? A good cook could cook as much cookies as a good cook who could cook cookies 6. Game: Circle * Mục đích: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt, luyện trí nhớ, khả năng quan sát sự nhanh nhạy * Số lượng người tham gia: Cả lớp * Địa điểm: Trong lớp, hội trường * Thời gian: 5 – 7 phút a) Các bước thực hiện chung Giáo viên có thế bắt đầu bằng cách đưa ra từ đầu tiên và theo vòng tròn, mỗi học sinh thêm vào từ tiếp theo, không được phép lặp lại những từ học sinh trước đã sử dụng. Giáo viên nhấn mạnh tầm quan trọng của cụm từ cố định và trật từ đúng trong khi học sinh tiến hành trò chơi. Câu truyện có thể được phát triển theo nhiều hình thức khác nhau. Một vài nhóm có thể cần tới giáo viên quyết định chấm câu và bắt đầu sang câu mới. b) Cụ thể cho từng bài dạy  Unit 1: A DAY IN THE LIFE OF… – Language Focus (English 10) Giáo viên đưa ra từ đầu tiên là THREE và yêu cầu từng học sinh đưa ra các từ có chứa âm /i:/ và /I/. Các học sinh phải đảm bảo là câu có nghĩa và đúng về cấu trúc ngữ pháp. Ví dụ: Three sleepy sheep and a bee see Bill kick a big tin under the kitchen sink.  Unit 4: SPECIAL EDUCATION… – Language Focus (English 10) Giáo viên đưa ra từ đầu tiên là Miss June và yêu cầu từng học sinh đưa ra các từ có chứa âm /u/ và /u:/. Các học sinh phải đảm bảo là câu có nghĩa và đúng về cấu trúc ngữ pháp. Ví dụ: Miss June is looking at the moon. Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

12

Miss June went to school this afternoon. 7. Change places if … (Thay đổi vị trí nếu) * Mục đích: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt, luyện kỹ năng nghe và nói * Số lượng người tham gia: Cả lớp * Địa điểm: Trong lớp, hội trường * Thời gian: 5 – 7 phút Đây là một hoạt động trong đó giáo viên đứng vị trí trung tâm, còn học sinh sẽ tập hợp theo vòng tròn kín. a) Các bước thực hiện chung Số ghế luôn ít hơn số lượng học sinh tham gia. Tùy thuộc vào kiến thức mà giáo viên muốn củng cố giáo viên sẽ nói "Change places if …… you're wearing trainers. (Những ai đi giày thể thao, chuyển chỗ). Những học viên đi giày thể thao phải đứng dậy, và chuyển tới một ghế khác và giáo viên có thể ngồi vào một trong những ghế còn bỏ trống. Học sinh nào không có ghế phải đứng ở giữa và đưa ra lệnh tiếp theo. Trò chơi cứ tiếp diễn như thế. "Change places if you …… like pizza" (Những ai thích ăn pizza, chuyển chỗ). b) Cụ thể cho từng bài dạy  Unit 8: THE STORY OF MY VILLAGE – Language Focus (English 10) và có thể được áp dụng với tấc cả các bài học khác trong sách giáo khoa Tiếng Anh. Trò chơi có thể khiến một số học sinh trở nên phấn khích tạo nên những tiếng ồn không đáng có trong lớp học, vì vậy tốt nhất là sử dụng trò chơi vào cuối giờ học trong phần củng cố. 8. Game: Hangman * Mục đích: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt, luyện trí nhớ, khả năng nghe và phát âm * Số lượng người tham gia: Cả lớp Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

13

* Địa điểm: Trong lớp, hội trường * Thời gian: 5 – 7 phút a) Các bước thực hiện chung Giáo viên gợi ý số chữ của từ cần đoán bằng số gạch ngắn trên bảng Yêu cầu học sinh đoán các chữ có trong từ Nếu học sinh đoán sai giáo viên gạch một gạch (theo thứ tự trong hình vẽ) Học sinh đoán sai 8 lần thì thua cuộc, giáo viên giải đáp từ. Cứ theo như các bước thực hiện chung như trên thì trò này chưa có sự thi đua giữa các đội. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, hầu hết các giáo viên có cải biến đi đôi chút để tăng phần hấp dẫn cho trò chơi. Ví dụ, giáo viên có thể chia lớp thành 2 đội và chuẩn bị 2 nhóm từ khác nhau cho 2 đội, đội nào có nhiều đáp án đúng hơn sẽ chiến thắng; hoặc có thể chia lớp thành 4 đội, cho các đội tự chọn từ và đố nhau (Đội 1 đố đội 2, đội 2 đố đội 3, đội 3 đố đội 4, và đội 4 đố đội 1). Để học sinh tự điều khiển cuộc chơi cũng là một phương pháp làm tăng tính chủ động cho HS, đồng thời giảm tải công việc trên lớp cho giáo viên b) Cụ thể cho từng bài dạy  Unit 6: AN EXCURSION – Listening ( English 10)  Chia lớp học thành 2 đội, chuẩn bi 2 nhóm từ khác nhau cho mỗi đội.  Ví dụ: Camping activities, they are: FISHING, DANCING, TAKING PHOTOGRAPHS, PLAYING THE GUITAR -  Unit 9: UNDERSEA WORLD – Reading (English 10)  Ví dụ: Sea animals, they are: SEAL, JELLYFISH, TURTLE, SHARK, DOLPHINE, WHALE 9. Game: Crossword puzzle: * Mục đích: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt, luyện trí nhớ, khả năng tư duy. * Số lượng người tham gia: Cả lớp * Địa điểm: Trong lớp, hội trường Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

14

* Thời gian: 5 – 7 phút Học từ bằng chơi trò chơi ô chữ. Để cho các tiết dạy Reading và từ vựng bớt khô khan, nhàm chán đôi khi giáo viên tạo ra các bài tập với ô chữ như một hình thức “vừa học vừa chơi”. a) Cách thức tiến hành Giáo viên có thể cho học sinh chơi theo nhóm, các nhóm lần lượt chọn từ hàng ngang và đưa ra đáp án đúng. b) Cụ thể cho từng bài dạy  Unit 5: TECHNOLOGY AND YOU- Reading (English 10), tôi cho các em chơi bài tập ô chữ sau theo từng nhóm 6 em học sinh. ACROSS 6. Vietnamese people now use …………………….to cook food. 8. It helps us cook food using electricity (2 words) 9. It doesn’t have wires, and it works by radio and you can carry it with you and use it anywhere to talk to somebody. (2 words) DOWN 1. It is used for taking photographs, moving pictures or television pictures. 2. It makes copies of documents by photographing them. 3. It cools and dries the air in a room, a car or an airplane. (2 words) 4. You can watch programmes with moving pictures and sounds through it. 5. It helps keep food cold so that food stays fresh. 7. It is used for listening to programmes that are broadcast to the public.

Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh 1

15

2 3

4 6

5 7

8

9

Keys: ACROSS 6. gas cooker

8. electric cooker 9. mobile phone

DOWN 1. camera

2. Photocopier

3. air- conditioner

4. television

5. fridge

7. radio

 Unit 6: AN EXCURSION - Speaking (English 10), tôi cho các em chơi bài tập ô chữ sau theo từng nhóm 6 em học sinh để kiểm tra lại từ vựng mà các em đã học trong tiết Reading . ACROSS 1. not long ago 4. make s.b do s.th by giving them good reasons for doing it 8. a Buddhist temple 9. the light and the heat of the sun DOWN 2. become less worried

3. a special event

5. a journey for pleasure

6. the act of allowing

7. an outdoor fire in the campground Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh 1

16

2

3 4

5

6

7

8

9

Keys:

ACROSS :

1. recently 4. persuade

8. pagoda

9. sunshine

DOWN : 2. relax

3. occasion

5. trip

6. permission

7. campfire

10. Game: Noughts and Crosses * Mục đích: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt, luyện ngữ pháp, cấu trúc câu và kỹ năng nói tiếng Anh. * Số lượng người tham gia: Cả lớp * Địa điểm: Trong lớp, hội trường

* Thời gian: 5 – 7 phút

a) Các bước thực hiện chung Kẻ 9 ô trên bảng, mỗi ô chứa 1 từ (hoặc một hình vẽ). Supermarket

Sournenir shop

School

Post office

Bookstore

Movie theatre

Hotel

Street

Village

Chia HS thành 2 nhóm, một nhóm là Noughts (0) và một nhóm là Crosses (X) Hai nhóm lần lượt chọn từ trong các ô và đặt câu với từ đó. Ví dụ: There is a post office near my house Nhóm nào đặt được một câu đúng sẽ được một “0” hoặc một “X” Nhóm nào có ba “0” hoặc ba “X” trên một hang ngang, dọc, hoặc chéo sẽ thắng cuộc b) Cụ thể cho từng bài dạy Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

17

 Unit 1: A DAY IN THE LIFE OF – Writing (English 10) Chia HS thành 2 nhóm, một nhóm là Noughts (0) và một nhóm là Crosses (X) Hai nhóm lần lượt chọn từ trong các ô và đặt câu với từ đó. At first

Before

Then

In the end

Since then

After that

After

As soon as

Until

Till

While

At that time

One day

When

Finally Therefore

 Unit 2: SCHOOL TALK – Language Focus (English 10) When

Why

Who

Which

What

Where

Where

How

What

Questions: 1.What do you do in your freetime? 2. What is your favourite sport? 3. How often do you watch TV? 4. Where do you usually go on a Sunday? 5. Who do you often spend your freetime with? 6. Why do you morning Ví dụecises everyday? 7. Where do you go on holiday? 8. Where do you have freetime? 9. Which sport do you prefer football or swimming? 11. Game : Word Jungle: Bài tập tìm từ trong ô vuông. * Mục đích: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt, luyện ngữ pháp, cấu trúc câu và kỹ năng nói tiếng Anh Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

18

* Số lượng người tham gia: Cả lớp * Địa điểm: Trong lớp, hội trường * Thời gian: 3 – 5 phút a) Cách thức thực hiện Yêu cầu các em tìm những từ đã học (theo hàng ngang, hàng dọc hoặc hàng chéo). Bằng cách này các em có thể ôn lại các từ đã học hoặc làm quen với một số từ mới thông qua trò chơi. b) Cụ thể cho từng bài dạy  Unit 7: ECONOMIC REFORMS - Listening (English 12), tôi cho các em chơi bài tập tìm từ sau theo từng nhóm 6 em học sinh. 1. port 2. Drug 3. Say 4. government 5. stop 6. island 7. lazy 8. Solution W C O N E X P O R T I O S O L U T

I

O N

S Z R Y T S D F G D L C P K F A Y X U R A N L A Z Y N Q S U N W X V Q N V G P G D B S T O P G A O Z G O V E R N M E N T Khi thực hiện dạng bài tập này, giáo viên nên hạn chế chủ đề cho học sinh vì thật ra ngôn ngữ rất rộng lớn và bao la. Để cho lớp học thêm sinh động và Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

19

khuyến khích các em học tập, giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm và có thể khen thưởng cho nhóm tìm được nhiều từ nhất trong khoảng thời gian nhanh nhất. 12. Game: Bingo * Mục đích: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt, luyện ngữ pháp, cấu trúc câu và kỹ năng nói tiếng Anh * Số lượng người tham gia: Cả lớp * Địa điểm: Trong lớp, hội trường * Thời gian: 5 – 7 phút a) Cách thức tiến hành : Chuẩn bị 6 tấm card, mỗi tấm gồm 16 từ và vị trí các từ được xáo trộn khác nhau ở mỗi tấm. Tương tự như cách chơi lôtô của người Việt Nam. Phát cho mỗi học sinh một tấm card. Giáo viên đọc to từng từ một (tránh đọc nhầm lại từ đã đọc rồi) Học sinh nghe và đánh dấu chéo vào các ô. Em học sinh đầu tiên nào hoàn thành được một hàng ngang hay một hàng dọc trên ô chữ sẽ hô to “Bingo”. Em học sinh đó sẽ đọc lại các từ trong hàng dưới sự giám sát của giáo viên và sau đó em được tuyên bố là người thắng cuộc. b) Cụ thể cho từng bài  Unit 10 – Languague focus (English 10)

Nguyễn Phước Hào

bad

boot

pet

beat

part

bed

fat

paid

food

feet

boat

bird

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh bit

but

fit

20

put

beat

paid

pet

boot

bed

put

part

feet

boat

bird

bad

fat

bit

fit

food

but

13. Game: The God said… * Mục đích: rèn luyện sự phản xạ nhanh nhạy, luyện kỹ năng nghe Tiếng Anh * Số lượng người tham gia: Cả lớp * Địa điểm: Trong lớp, hội trường * Thời gian: 5 – 7 phút a) Cách thức tiến hành : Giáo viên giải thích về từ ngữ “The God said…” nghĩa là “Thượng đế bảo rằng…” điều đó có nghĩa là buộc mọi người phải làm theo Người, ai không làm theo sẽ bị quyền lực tối cao của Thượng Đế trừng phạt. Giáo viên hướng dẫn mọi hoạt động của học sinh qua việc yêu cầu học sinh làm theo lời hướng dẫn bằng Tiếng Anh kèm với hành động của mình. Tuy nhiên những yêu cầu được bắt đầu bằng chữ “The God said…” thì học sinh mới thực hiện còn không có chữ đó thì không làm theo lời yêu cầu. Nếu ai không làm theo yêu cầu khi có lệnh của “The God said…” hoặc không có lệnh đó mà vẫn cứ làm thì bị phạt. Ví dụ: Giáo viên hô “The God said…Raise your hands!” thì mọi người cùng đưa tay lên. Giáo viên vừa tiếp tục hô “The God said…Clap your hands!” vừa vỗ tay thì mọi người cùng hô tay theo. Giáo viên đánh lừa bằng cách hô “Clap again!”

Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

21

và cũng vỗ tay theo. Nếu ai vỗ tay theo cùng là bị bắt phạt bởi yêu cầu này không có câu “The God said…”. Cứ như vậy tiếp tục cho đến khi bắt được đủ số lượng người bị phạt. Lưu ý: Mới bắt đầu chơi nên cho chơi thử, đọc hành động chậm rồi đến nhanh dần. Vừa đọc vừa làm theo để mọi người có thể dễ hiểu ý nghĩa Tiếng Anh của câu lệnh đó là gì. Hô to, rõ, chọn các hành động phải có cách đọc dứt khoát như “Stand up”, “Sit down”, “Touch your head”, “Close your eyes”… Bắt phạt những học sinh làm theo yêu cầu chậm, không dứt khoát. Nên sử dụng những mẹo lừa như “Kiss your friends”, “Game is over”, “Open your mouths” mà không sử dụng kèm câu “The God said…” để dụ khị bắt phạt những người chơi manh động. Hình thức phạt: Những người phạt phải hát một bài đồng ca Tiếng Anh. Ai không hát sẽ có hình thức phạt tiếp như: Hôn tường, nhảy cóc theo bài “Con cóc”, nặn tượng… b) Cụ thể cho từng bài Loại trò chơi này có thể được áp dụng cho tấc cả các bài học trong sách giáo khoa tiếng Anh khi giáo viên muốn tạo bầu không khí vui tươi, thỏa mái cho học sinh trước khi bước vào bài học mới. 14. Game: “Present – Past – Past Participle” * Mục đích: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt , luyện khả năng nhớ các động từ Tiếng Anh * Số lượng người tham gia: cả lớp (nhưng số lượng phải chia hết cho 3) * Địa điểm: Trong lớp, hội trường * Thời gian: 5 – 7 phút a) Cách thức tiến hành : Giáo viên xếp các học sinh thành hàng ngang rồi hướng dẫn cách chơi. Học sinh đầu tiên sẽ đọc lên một động từ Tiếng Anh ở thì hiện tại với điều kiện là Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

22

động từ đó phải có quá khứ phân từ. Học sinh thứ 2 cạnh bên sẽ đọc động từ đó ở thì quá khứ, học sinh thứ 3 sẽ đọc động từ đó ở thì quá khứ phân từ. Tiếp tục với các học sinh tiếp theo. Nếu học sinh nào đọc sai hoặc đọc động từ mà không có quá khứ phân từ sẽ bị bắt phạt. Lưu ý: Những học sinh bị phạt sẽ đứng xuống sau, học sinh bên cạnh tiếp theo sẽ tiếp tục đọc một động từ mới. Bắt phạt những học sinh đọc chậm, nhỏ, đọc lặp lại những động từ đã được các bạn trước đọc. Hình thức phạt: Mỗi người bị phạt phải đọc động từ mà mình bị mắc lỗi 10 lần to, rõ ràng. b) Cụ thể cho từng bài Loại trò chơi này có thể được áp dụng cho tấc cả các bài học trong sách giáo khoa tiếng Anh khi giáo viên muốn tạo bầu không khí vui tươi, thỏa mái cho học sinh trước khi bước vào bài học mới. V. Kết quả nghiên cứu: Trong năm học qua, tôi được phân công giảng dạy các lớp khối 10 và 11, trong quá trình giảng dạy tại đơn vị, tôi đã áp dụng những trò chơi ngôn ngữ nêu trên vào các tiết học theo sách giáo khoa tiếng Anh. Bước đầu tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Những trò chơi này đã tạo bầu không khí học tập tích cực, các em yêu thích bộ môn tiếng Anh hơn. Học sinh rất hứng thú khi đến giờ học, đặc biệt là các em rất thích các trò chơi ngôn ngữ - “học mà chơi – chơi mà học”. Đầu năm học, có một số em rất rụt rè, học tập rất thụ động và mang tính đối phó, nhưng khi tổ chức các trò chơi, các em hưởng ứng rất nhiệt tình, hăng hái và học tập một cách chủ động, tích cực hơn. Kỹ năng giao tiếp và tham gia hoạt động của học sinh tăng lên.

Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

23

PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Việc học ngoại ngữ là một quá trình đòi hỏi học sinh phải nỗ lực liên tục và trò chơi ngôn ngữ tạo ra môi trường học tập vui vẻ và thư giãn giúp tăng cường và duy trì hứng thú học tập cho họ. Đồng thời làm tăng động cơ học tập, khiến học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Các trò chơi thực hành ngôn ngữ rất có ích đối với học sinh, đặc biệt đối với người còn ít vốn từ vựng tiếng Anh. Trò chơi này giúp chữa lỗi và phát triển các yếu tố ngôn ngữ như phát âm, đánh vần, … cho học sinh. Những yếu tố này rất quan trọng đối với họ trước khi họ thực hành các kỹ năng giao tiếp. Các trò chơi có tính giao tiếp tạo cho học sinh cơ hội được giao tiếp trong ngữ cảnh giao tiếp thực sự. Đồng thời, chúng giúp phát triển kỹ năng giao tiếp. Tóm lại, để việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ mang lại hiệu quả cao trong dạy và học tiếng Anh, việc sử dụng trò chơi là một phần không thể thiếu trong giờ học, liên tục tổ chức các trò chơi để học sinh tham gia trên lớp, tạo bầu không khí học tiếng Anh vui vẻ, thư giãn, nhiệt huyết, và mang tính hợp tác. Ngoài ra, giáo viên nên chú trọng việc lựa chọn những trò chơi phù hợp với trình độ của học sinh. Trò chơi sẽ trở nên khó thực hiện nếu những yêu cầu, hay chủ đề của nó không phù hợp hoặc nằm ngoài khả năng của học sinh để tránh sự nhàm chán. Rõ ràng là những trò chơi như thế này không mang lại lợi ích cho cả người dạy lẫn người học. Cần chuẩn bị kĩ những phương án giải quyết cho những loại trò chơi có thể gây nhiều tiếng ồn. Nếu không, dù có thể cho học sinh trở thành trung tâm và chủ thể quá trình học nhưng giáo viên lại mất quyền kiểm soát giờ học.

Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

24

II. Kiến nghị Với bộ môn Tiếng Anh đôi phút ồn ào trong lớp là không tránh khỏi song đó là phút ồn ào có ích. Nhưng ở đơn vị công tác của mình sự ồn ào này sẽ làm ảnh hưởng tới các lớp học khác vì đôi khi thực hiện trò chơi, tâm lý học sinh rất nhạy cảm và hiếu động đôi khi chúng không làm chủ được mình, có khi cười rất to, vỗ tay… Vì vậy giáo viên phải thực sự là người chủ trò năng động, giải quyết mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra thì mới mong thực hiện trò chơi một cách hiệu quả. Theo ý kiến chủ quan, tôi nghĩ những trò chơi ngôn ngữ nên được áp dụng và sáng tạo nhiều hơn nữa sao cho phù hợp với đối tượng mà mình giảng dạy. Những trò chơi ngôn ngữ mà tôi trình bày chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong sự đánh giá và góp ý của đồng nghiệp. Tam Kỳ , ngày 10 tháng 5 năm 2013 Người viết

Nguyễn Phước Hào

Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Harold S. Madren, (2003), Games to teach English, Oxford University Press 2. Rachel Spillane, (2007), Teaching English with Games, Longman, London 3. Byrne, D. (1978), Teaching Oral English, Longman, London 4. ICT 4 ESD (2008), Nhà xuất bản Giáo dục 5. Lee, W.R, (1979), Language Teaching Games and Condụcts, Oxford 21 Press. 6. Rixon, S, (1981), How to use games in language teaching, Macmillan Education 7. SGK Tiếng Anh 10 (2006), NXB Giáo Dục

Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh Mục Lục PHẦN A: MỞ ĐẦU ……………………………………………….. I. Lý do chọn đề tài…………………………………………. II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu………………………. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………. IV. Phương pháp nghiên cứu………………………………… PHẦN B: NỘI DUNG……………………………………………. I. Cơ sở lý luận………………………………………………. II. Cơ sở thực tiển……………………………………………. III. Thực trạng………………………………………………… IV. Nội dung nghiên cứu……………………………………… 1. Game: If I were….…………………………………… 2. Game: “UP – DOWM - RIGHT - LEFT”………… 3. Game: Slap the board …………………………….. 4. Game: Kim’s Game…………………………………. 5. Game: Tongue-Twisters……………………………. 6. Game: Circle…………………………………..……… 7. Game: Change places If ……………………………. 8. Game: Hangman…………………………………….. 9. Game: Cross puzzles………………………………….. 10. Game: Noughts and Crosses………………………… 11. Game: Word Jungle………………………………….. 12. Game: Bingo………………………………………….. 13. Game: The God said …………………………………. 14. Game: “Present – Past – Past Participle”…………… V. Kết quả nghiên cứu ………………………………………… PHẦN C: KẾT LUẬN………………………………… I. Kết luận……………………………….………………………

26

Trang 1 1 2 2 2 3 3 3 4 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 16 17 18 20 21 22 23 23

II. Kiến nghị…………………………………………………….....

24

Tài liệu ttham khảo ………………………………………………. Mục lục ………………………………………………………….....

25 26

Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

27

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM M u SK1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 20 - 20 I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường .................................................................... 1. Tên đề tài: .................................................................................................................... 2. Họ và tên tác giả: ......................................................................................................... 3. Chức vụ: ......................................... Tổ: ...................................................................... 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a) Ưu điểm: ...................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... b) Hạn chế: ...................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường :..................................... ........................................................................................................................................... thống nhất xếp loại : ..................... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................ ............................................................ ............................................................ II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT ..................................................... Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT ......................... ...........................thống nhất xếp loại: ............... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................ ............................................................ ........................................................... III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: ............... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................ ............................................................ ............................................................ Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

28

M u SK2

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 20 - 20 I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường THPT .................................... 1. Tên đề tài: .................................................................................................................... 2. Họ và tên tác giả: ......................................................................................................... 3. Chức vụ: ......................................... Tổ: ...................................................................... 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a) Ưu điểm: ...................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ................................................................................................................................... .. ..................................................................................................................................... b) Hạn chế: ...................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường (Trung tâm):.................. ........................................................................................................................................... thống nhất xếp loại : ..................... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................ ............................................................ ............................................................ II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: ............... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................ ............................................................ ............................................................

Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm

M u SK3


Ứng dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh

29

PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 200 ......- 200 ........ ----------------------------------(Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN) HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Trường (Phòng, Sở) .................................................... - Đề tài: ................................................................................................................................................................ - Họ và tên tác giả: ........................................................................................................................................ - Đơn vị: ..............................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................

- Điểm cụ thể:

Phần 1. Tên đề tài 2. Đặt vấn đề

Nhận xét của người đánh giá xếp loại đề tài

Điểm tối đa 1

3. Cơ sở lý luận

1

4. Cơ sở thực tiễn

2

5. Nội dung nghiên cứu

9

6. Kết quả nghiên cứu

3

7. Kết luận

1

8.Đề nghị 9.Phụ lục 10.Tài liệu tham khảo 11.Mục lục 12.Phiếu đánh giá xếp loại

1 1

Thể thức văn bản, chính tả

1

Tổng cộng

20đ

Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại : Người đánh giá xếp loại đề tài:

Nguyễn Phước Hào

Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm

Điểm đạt được


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.