Chương 14
SƯU TẦM VÀ ĐỌC TÀI LIỆU NHƯ THẾ NÀO? Có khoảng hơn 20 000 tạp chí y sinh học. Việc đọc 10 tạp chí nội khoa chính trên thế giới dẫn tới mỗi tháng phải đọc 200 bài báo nghiên cứu và 70 bài xã luận. Trong khoảng liên tục 10 năm, 16000 bài báo viết bằng tiếng Anh về đề tài viêm gan vi rút đã được xuất bản (1). Trọng lượng của cuốn Index Medicus, cuốn sách tham khảo nổi tiếng nhất trong lĩnh vực y sinh học trong khoảng 60 năm từ khi xuất bản lần đầu năm 1879 là 2kg một năm (2). Từ năm 1946 đến 1955 trọng lượng này đã gấp đôi. Từ năm 1955 nó đã gấp lên 7 lần để đạt tới 30kg năm 1977. Như vậy thông tin ở trong tầm tay chúng ta ngày nay là quá thừa. Ngược lại không thể đọc tất cả vì vậy việc lựa chọn là cần thiết. Điều đó đặt ra việc phải tổ chức rất tốt việc tìm tài liệu tham khảo và lựa chọn các bài báo. Mục đích của chương này là để trả lời 4 câu hỏi: 1) Ở đâu và làm thế nào tìm được một danh sách tham khảo các bài báo về một chủ đề? 2) Trong danh sách này, lựa chọn các bài báo thế nào? 3) Làm thế nào để phân loại các bài báo đã chọn: tóm tắt hay đọc nhanh? 4) Cuối cùng làm thế nào để sử dụng và lưu trữ tài liệu?. Việc trả lời các câu hỏi này dẫn tới viễn cảnh phải viết một bản tóm tắt nghiên cứu. Tuy nhiên phần cuối của chương này đưa ra một số chỉ dẫn về cách trình bày các hiểu biết của mình, đó là một cách tiếp cận khác. TÌM MỘT DANH MỤC THAM KHẢO Ở ĐÂU VÀ LÀM THẾ NÀO? Các phương tiện cần có Các sách tham khảo Các cuốn sách ra định kì đăng danh sách các bài báo là Current Contents, Clinical Practice, Life Siences, Excerpta Medica, Index Medica và ở Pháp là Bullentin Signalétique du Conseil National de la Recherche Scientifique. Cuốn Les Current Contents in lại các tóm tắt sơ lược trên cơ sở chọn lựa rộng rãi từ các ấn phẩm định kì về y sinh học, chỉ rõ mỗi bài báo hay bản tóm tắt viết bằng ngôn ngữ nào. ở cuối mỗi tập có một bản chỉ dẫn theo vần chữ cái abc theo chủ đề cho phép biết số trang trong cuốn sách Current Contents nơi bài báo được trích dẫn. Bản chỉ dẫn này được xây dựng dựa trên các từ sử dụng trong đầu đề bài báo mà không phải là từ khoá. Cuối cùng có một bản chỉ dẫn theo tác giả. Lợi điểm của Current Contents là rất nhanh: những tạp chí Anh Mỹ phát hành rộng rãi nhất được đưa vào danh mục trong khoảng 15 ngày. Current Contents Nhà xuất bản: Viện thông tin y học Philadenphie, Hoa Kỳ (Institute for Scientific Information of Philadenphie, USA). Thời gian xuất bản: hàng tuần %Index Medicus Nhà xuất bản: Thư viện y học quốc gia Bethesda, Hoa Kỳ (National Library of Medicine, Bethesda, USA). Thời gian xuất bản: Hàng tháng. Từ việc tìm một danh mục các tài liệu đến khi lấy được thông tin: Các bước tiến hành 1) Ở đâu và làm thế nào tìm được danh mục tài liệu ? CD-rom, Medline, Internet hay các sách tham khảo (Index Medicus, Current contents…) 2) Chọn lựa bài báo: dựa vào đầu đề 3) Loại trừ các bài báo: dựa vào đọc tóm tắt hay đọc nhanh 4) Thu nhận thông tin:
Điểm khác nhau duy nhất giữa việc sử dụng hệ thống máy tính và các sách là khả năng máy tính có thể cho phép loại trừ các bài báo ngay khi đọc các tóm tắt mà không cần có trong tay cả bài báo. Điều đó cho các tác giả thấy tầm quan trọng của việc viết tên bài và tóm tắt bài báo. Cuốn Les excerpta Medica do Elsevie xuất bản ngoài tên và địa chỉ của bài báo còn có tóm tắt. Như vậy, nó cho phép có một cách nhìn toàn diện hơn về nội dung bài báo so với chỉ có tên bài. Ngược lại, Excerpta Medica đã chọn lựa các bài báo, như vậy nó vừa có thuận lợi lại vừa có bất tiện của việc đã chọn lựa trước. Index Medicus là phương tiện làm việc phổ biến và được dùng rộng rãi nhất (4). Nó chứa đựng thông tin tham khảo về các bài báo xuất bản trong gần 3000 tạp chí y sinh học. Mỗi tập hàng tháng bao gồm thứ tự sau: 1) danh mục các tạp chí chung xếp theo chủ đề theo thứ tự abc. 2) danh mục các bài báo đăng kết quả nghiên cứu cũng sắp xếp theo nguyên tắc như vậy. 3) danh mục theo thứ tự chữ cái tên tác giả. Một bản sưu tập hàng năm gọi là “Cumulated Index Medicus” có khoảng 10 tập với những mục như trên và ở phần đầu của cuốn đầu tiên, có danh sách và chữ viết tắt của tên các tạp chí đã đưa vào trong danh mục này (hệ thống viết tắt áp dụng theo thoả thuận Vancouver). ở phần đầu cuốn thứ hai là danh sách các từ khoá hay là MeSH (Medical Subject Heading) được sử dụng. Thời gian từ khi bài báo xuất bản tới lúc được đưa vào Index Medicus vào khoảng 2-7 tháng. Các hệ thống tin học. Hệ thống tin học được biết đến rộng rãi nhất đăng danh mục tài liệu tham khảo các bài báo y học là Medline. Nó cũng như Index Medicus dựa trên cơ sở dữ liệu của Thư viện y học quốc gia - trên Internet cũng như vậy. Một số thư viện được trang bị các đĩa CD-rom cũng dựa trên cùng cơ sở dữ liệu. Qua Minintel số để xâm nhập vào Medline là 01 36 29 00 36 Qua Internet mã vào là Signets/Pub Med. Trên Minintel đường vào Excerpta Medica là: Embase. Với Current Contents có 2 đường vào “Life Sciences” và “Clinical Medicine” Sử dụng sách tham khảo hay hệ thống tin học? Hai hệ thống từ đó có thể xây dựng được một danh mục tài liệu đều dựa trên một cơ sở dữ liệu. Vì vậy về nguyên tắc chúng mang lại cùng một thông tin. Lợi điểm đầu tiên của hệ thống tin học, Medline và Internet là dễ tiếp cận hơn sách, chúng dễ dàng cho phép tham khảo khi ngồi tại nhà hay ở văn phòng hơn là đi tìm Index Medicus dù ngay ở dạng vi phim. Về nguyên tắc, nó còn cho phép tiết kiệm thời gian. So sánh trong một nghiên cứu việc tìm tài liệu về một chủ đề đã chỉ ra rằng cần phải mất 51 phút để tra Index Medicus trong khi tra Medline chỉ mất 15 phút. Thông tin nhận được tương tự nhau (4). Ngược lại, hệ thống tin học đắt tiền. ở Mỹ, một nghiên cứu so sánh về thời gian và giá tiền của 14 đường vào Medline cho thấy mất từ 8-21 phút và tốn 3,4 USD đến 11,6 USD vào năm 1985 (5). Khi tham khảo Index Medicus hay CD-rom ở thư viện không đặt ra vấn đề tiền liên quan đến thời gian tra cứu. Thuận lợi chính của hệ thống tin học liên quan tới cái mà người ta gọi là tìm chéo, như giữa tăng huyết áp và đái đường chẳng hạn. Nếu tra trong sách thì sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm loại tài liệu này. Việc này rõ ràng nhanh hơn khi sử dụng CD-rom, Medline hay Internet. Thuận lợi của hệ thống tin học so với sách tham khảo càng quan trọng hơn khi đã xác định chính xác cái mình định tìm. Tin học với việc thu thập tài liệu và sự tiến triển trong cách ứng xử của giới y học
Sử dụng tin học trong việc tìm tài liệu tham khảo trải qua 3 giai đoạn (6). Giai đoạn đầu là một giai đoạn thay thế: nó bao gồm việc sử dụng tin học sao cho quen thuộc để có được sự nhanh chóng và hiệu quả. Giai đoạn thứ hai là đổi mới: Kỹ thuật mà ta đã quen cho phép thực hiện những điều không bao giờ có thể làm trước đó: trên một bản in có được danh sách các tài liệu mà mình yêu cầu. Danh sách này có thể giới hạn nhất định, ví dụ như về kết quả của các nghiên cứu tiến cứu có kiểm chứng xuất bản trong 10 năm gần đây, bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp (7). Giai đoạn thứ ba là giai đoạn chuyển đổi hành vi. R.B Haynes et al đã đưa ra ví dụ một thầy thuốc khi khám một bệnh nhân trẻ bị đái tháo đường với dấu hiệu bệnh lý võng mạc giai đoạn khởi đầu. Người thầy thuốc không biết liệu việc điều chỉnh bệnh đái tháo đường tốt hơn có làm chậm lại hay làm giảm bệnh lý võng mạc do đái đường không. Anh ta đã tìm ở phòng bên cạnh văn phòng của mình và yêu cầu số bài báo về bệnh lý võng mạc do đái đường và tiêm insulin. Có tất cả 38 bài. Anh ta yêu cầu cụ thể hơn là chỉ giới hạn ở những nghiên cứu tiến cứu có kiểm chứng - có 4 tài liệu. Anh ta yêu cầu danh mục và các bản tóm tắt, in ra qua máy in. Trừ một nghiên cứu đang tiếp tục, kết quả của 3 nghiên cứu khác rất tập trung. Mặc dù số bệnh nhân được nghiên cứu còn ít, liệu pháp insuline không cải thiện được tiên lượng. Việc tìm và có được bản tóm tắt chỉ trong vòng 10 phút, điều đó cho phép thầy thuốc quay lại giải thích với bệnh nhân rằng liệu pháp tiêm insuline không chứng minh được tính hiệu quả của nó với bệnh của bệnh nhân đó (7). Làm sao tìm được một danh mục tài liệu tham khảo ? Phải biết cái mình muốn Trước khi bắt đầu tìm danh mục các bài báo, cần xác định lĩnh vực sẽ tìm: khi nghiên cứu về một bệnh, liệu có cần tìm tất cả những bài báo liên quan đến bệnh đó hay chỉ về chẩn đoán, về điều trị hay các công trình thực nghiệm. Sau đó cần suy nghĩ kỹ về thuật ngữ (từ khoá) mà mình sẽ tìm hoặc trong các cuốn sách danh mục tham khảo tài liệu hoặc sẽ yêu cầu tìm trong hệ thống tin học. Việc tham khảo các từ khoá ở Index Medicus là một bước khởi đầu không thể thiếu cho tất cả mọi việc tìm kiếm trong sách hay trong hệ thống tin học dựa trên cơ sở dữ liệu này. Rất tiếc là hệ thống tin học này không cho phép khi thất bại có thể tìm tài liệu tham khảo xuất phát từ danh mục các từ khoá. Trên thực tế, trong Medline cũng như trong Internet các tài liệu tham khảo được đưa ra rất khác nhau tùy theo việc nhập vào từ khoá nào. Một nghiên cứu trong 2 năm (Internet Pub Med) cho thấy khi ta đưa vào từ khoá như sau: - Rectum neoplasm: 1 143 tài liệu - Rectum cancer: 892 tài liệu - Rectum adenocarcinoma: 202 tài liệu - Rectum cancer surgery: 207 tài liệu. Trong nghiên cứu này, cần phải cẩn thận với một số điểm dễ nhầm lẫn. Ví dụ như thực quản trong tiếng Anh là “oesophagus” nhưng trong tiếng Mỹ lại là “esophagus”. Nếu ta tìm trong Index Medicus (sách hay trên máy tính) dựa trên cơ sở dữ liệu của Mỹ thì phải tìm “esophagus” chứ không phải “oesophagus”. Hệ thống máy tính cũng còn cho phép chọn lựa. Nó có thể liên quan tới ngôn ngữ của bài báo mà ta muốn tham khảo. Việc có một tài liệu tham khảo tiếng Nga, trong một tạp chí Nga có ích lợi gì khi khó có thể tham khảo nếu ta không biết tiếng Nga. Cũng như vậy, nó có thể cho phép chỉ tìm trong một giai đoạn thời gian mà ta muốn khi ta chỉ muốn tìm trong đó (8). Nó còn có thể cho phép chọn tên các tạp chí mà ta muốn và/hoặc có thể tham khảo. Sự cân nhắc trước này là bắt buộc, nhất là với hệ thống tin học, nếu như ta không muốn bị nhấn chìm trong một danh sách các tài liệu tham khảo mà phần lớn không liên quan tới mục đích chính xác của nghiên cứu của ta. Nếu không, ta sẽ nhận được một danh sách tài liệu vượt rất xa ra ngoài chủ đề ta quan tâm. Như vậy sẽ phải thực hiện một việc chọn lựa rất lâu và chán ngắt mà điều đó có nguy cơ làm mất thời gian trong khi mình muốn tiết kiệm thời gian khi sử dụng máy tính. Nếu chúng ta sử dụng một cuốn sách tham khảo tài liệu, việc chọn lựa trước này cũng cần thiết, tuy nhiên nguy cơ quá tải ít hơn. Với những người không quen với việc tìm như vậy, sự giúp đỡ của người thủ thư hay người chuyên sưu tầm tài liệu là không thể thiếu. CHỌN LỰA CÁC TÊN BÀI TRONG DANH SÁCH TÀI LIỆU Danh sách tài liệu do sách hay hệ thống máy tính đưa ra luôn có những bài báo mà đầu đề không liên quan tới chủ đề ta quan tâm. Khi ta tìm trong Internet từ “rectum neoplasmes”, danh mục tài liệu bao gồm một bài báo về tái phát ở âm đạo của ung thư cổ tử cung, một bài về bệnh đa u (polyadénomes) ở trẻ em, một bài khác về soi đại tràng sigma (sigmoidoscopie) trong bệnh chảy máu tiêu hoá… Luôn luôn trên Internet, nếu ta
tìm “rectum adenocarcinoma” thì danh sách sẽ có ngoài những bài về chủ đề này là một bài về ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy sự chọn lựa trước là cần thiết để chỉ giữ lại những bài báo liên quan chặt chẽ với những chủ đề mà ta định giới hạn đọc. Với tin học, việc chọn trước này sẽ thực hiện trên danh sách các tài liệu có được khi ta có một cái máy in. Khi đó chỉ cần gạch bỏ trong danh sách những tên bài không liên quan tới chủ đề cần tìm. Nếu không, phải làm như khi ta sử dụng một cuốn sách tham khảo tài liệu. Cách sử dụng Index Medicus trong thực tế Ví dụ Làm thế nào để chọn lọc từ Index Medicus các tài liệu tham khảo về cắt bỏ thực quản trong bệnh ung thư thực quản khi biết tiếng Pháp và tiếng Anh. 1) Tìm chương "ung thư thực quản"(Esophageal neoplasmes) ở vần E vì từ thực quản tiếng Anh là “oesophagus” nhưng tiếng Mỹ nơi xuất bản Index Medicus là “esophagus”. 2) Xem mục "surgery" sau đó là mục "Therapy". 3) ở mục "surgery” có thể thu nhận ba bài báo đầu tiên. Các bài báo đó liên quan rõ đến vấn đề: cắt thực quản. Các bài đó bằng tiếng Anh. Chúng được đăng trong tạp chí Annals of thoracic surgery và có thể dễ dàng tìm thấy. Bài thứ 4 có tên “Palliation of esogastric…”, xuất bản bằng tiếng Pháp (Fre). Trong tạp chí Gastro enterologie chinique et Biologique, không liên quan đến cắt thực quản. Cũng như thế với hai bài báo tiếp theo đăng trong cùng tạp chí. Không lấy bài báo có tên: “Benign pedunculated…”: nó nói về các u lành. Tương tự hai bài cuối viết bằng tiếng Nga (Rus) và tiếng Italia (Ita). Có ít cơ may tìm danh mục tham khảo trong các bài của tạp chí Radiology về điều trị phối hợp: Radiology 1987, 164:603. Cuối cùng, trên tờ giấy ghi các tài liệu muốn tìm, ta ghi tên tác giả đầu, phần đầu của tên bài, năm, số tập, số trang đầu và trang cuối của bài báo. Ngược lại, không cần ghi tháng và số của quyển. Tiếp theo cũng tìm như vậy trong Index Medicus của các tháng trước, rồi năm này tiếp năm khác cho tới khi danh sách số tài liệu tham khảo thu được có vẻ đủ theo yêu cầu. Nếu việc tìm kiếm trên một chủ đề rộng hơn, ví dụ như ung thư thực quản, tốt nhất là ghi các danh sách tài liệu theo các đề mục: “Hiệu ứng hóa học”, "biến chứng”, "chẩn đoán”… Cách này cho phép phân loại tài liệu tham khảo thành từng đề mục. Sau đó có thể đọc các bài báo theo từng nhóm chủ đề, điều này làm việc đánh giá về tính lợi ích của các bài báo khi so sánh bài này với bài kia dễ dàng hơn. Khi chủ đề giới hạn hơn, cách phân loại theo từng đề mục vẫn có tác dụng. Vì cách này không có trong Index Medicus nên ta phải tự soạn lấy. Trong ví dụ về cắt thực quản, các bài báo mà đầu đề khá cụ thể có thể được phân ra “cắt điều trị tạm thời”, “cắt điều trị tiệt căn”, hoặc hơn nữa theo kỹ thuật mổ… Danh mục cần phải bắt đầu tham khảo tập mới nhất trong các ấn bản hàng tháng và tìm trong phân loại theo cơ quan và theo chủ đề cái mà ta quan tâm, giống như trong một cuốn từ điển chỉ cần ghi lại danh sách các bài báo có đầu đề liên quan chặt chẽ với những cái mình cần tìm, viết bằng ngôn ngữ mình hiểu, và mình có khả năng tìm được. Sau khi đã tiến hành việc ghi chép thứ nhất, việc tìm kiếm tiếp theo đi ngược thời gian, trước hết từ tháng này đến tháng khác ở năm hiện tại, sau đó từ năm gần đến năm xa. Việc thu thập ngược chiều này phải đi xa về thời gian cho tới khi có ít bài viết về chủ đề đó và ngược lại. Danh mục tài liệu phải ghi một cách đầy đủ để có thể khi không tự tìm được thì nhờ đến hệ thống thư viện. LÀM SAO LOẠI BỎ BỚT CÁC BÀI BÁO ĐÃ CHỌN ? Có thể nhận ra lợi ích của một bài báo trong đúng 30 giây (9). Một khi đã chọn các tên bài, có 2 kỹ thuật để loại bớt các bài báo. 1) Kỹ thuật thứ nhất là đọc bản tóm tắt. Nó có lợi là có thể đọc trên màn hình máy tính hay trên bản in phần tóm tắt mà không cần toàn bộ bài báo. Việc đọc phần tóm tắt cho ta một ý niệm đáng tin cậy về giá trị của bài báo. Nếu phần tóm tắt được viết tốt, nó thông báo cho người đọc về nội dung của bài báo, nó cho phép xác định bài báo có tương ứng hay không tới cái mình định tìm. Nếu phần tóm tắt viết tồi, chỉ trình bày mà không có tính thông tin, khả năng bài báo có chất lượng là rất ít. Sẽ vô ích khi tiếp tục tìm đọc bài báo đó. Trên thực tế, nếu một hay một số tác giả không biết thể hiện phần tóm tắt, có nhiều khả năng là họ không biết cách viết một bài báo cho đúng (xem chương tóm tắt). J.W. Howit đã so sánh 2 bài tóm tắt về bệnh salmonellases của gà (10). Tóm tắt đầu tiên theo kiểu trình bày như sau “Một nghiên cứu rộng rãi trong nhiều tình huống khác nhau đã được thực hiện để biết tỷ lệ và nguồn
gốc của dịch salmonellases ở gà. Các kết quả đã cho thấy nhiễm trùng xảy ra như thế nào và sự cần thiết phải thực hiện tiếp các nghiên cứu trong lĩnh vực này”. Tóm tắt khác có tính thông tin là “mục đích của nghiên cứu này là tìm ra nguyên nhân bệnh dịch salmonellases ở gà. Nghiên cứu được thực hiện trên 5000 con gà ở 20 trang trại và trên 100 cửa hàng phân phối. Nghiên cứu đã tìm ra điểm xuất phát của sự lây nhiễm là thức ăn bị nhiễm khuẩn trong một trại gà sau đó lan ra các trại chăn nuôi khác. Việc kiểm soát tốt hơn thức ăn cho gà và vệ sinh chuồng trại có tác động tốt hơn việc kiểm soát các cửa hàng phân phối”. Kiểu tóm tắt diễn giải đầu tiên rất ít khuyến khích độc giả đọc tiếp bài báo. Kiểu thứ 2 thông báo về nội dung nghiên cứu và nhấn mạnh sự cần thiết đọc bài (xem chương tóm tắt). Chúng ta còn có thể loại bỏ những bài báo mà phần tóm tắt cho thấy không liên quan tới cái ta cần tìm vì đầu đề bài báo không đủ thông tin so với trong nội dung bài (xem chương đầu đề). Cuối cùng ta có thể bỏ không giữ lại những bài báo mà phần tóm tắt cho thấy chúng chỉ có ít lợi ích hoặc các tác giả không đặt vấn đề tốt hay phương pháp nghiên cứu tỏ ra không đủ tin cậy hoặc hơn nữa các kết quả có lợi ích hạn chế. 2) Phương pháp đọc thứ 2 có tác dụng hơn nếu ta biết rõ chủ đề. Cần phải có bài báo đầy đủ trong tay. Tốt nhất là làm việc trong một thư viện nơi có thể tham khảo các tạp chí trong các ngăn. Điều này giúp tiết kiệm nhiều thời gian. Ngược lại, trong những thư viện khác (như ở Paris, các thư viện của các trường đại học y cũ hay của CNRS: Centre National de Recherche Scientifique) phải cần từ một nửa tới một giờ để có một tạp chí. Số tạp chí ta có thể yêu cầu cùng một lần chỉ là vài tạp chí. Nếu ta nhận ra là bài báo ít có giá trị thì đã mất một giờ. Vì vậy phải yêu cầu một bài báo khác mà ta sẽ phải chờ thêm một nửa giờ mới có… Ngược lại, khi ta tìm các bài báo trên giá sách, có danh sách trên tay, việc tìm bài sẽ dễ dàng hơn nhiều (như ở Paris, tại thư viện của các bệnh viện hay trong thư viện Pasteur). Khi ta đã biết rõ một chủ đề thì ta tìm chủ yếu để biết các kết quả của các tác giả khác nhận được. Vì vậy tốt nhất đọc ngay phần kết quả. Nếu kết quả trình bày dưới dạng bảng, có thể chỉ qua một cái liếc mắt là biết được cái chủ yếu. Nếu chúng khác với kết quả của mình, chương Tư liệu và phương pháp cho phép nhận biết sự khác biệt có giải thích bằng sự khác biệt của quần thể nghiên cứu hay do phương pháp nghiên cứu. Nếu các bảng được thực hiện tồi, không đem lại thông tin cho người đọc, nhiều khả năng là phần còn lại của báo cũng tồi. SỬ DỤNG VÀ LƯU TRỮ CÁC BÀI BÁO ĐÃ CHỌN NHƯ THẾ NÀO? Sau giai đoạn đọc nhanh sơ bộ: - Một số bài báo viết tồi, tối nghĩa, có vẻ rất ít có ích lợi hoặc nói về lĩnh vực mà ta không quan tâm. Như vậy cần gạch bỏ những bài này khỏi danh sách mà ta đã chọn lúc đầu để tránh phải tìm lại lần nữa do nhìn nhầm. - Một số bài khác có ích lợi trên một điểm cụ thể: ví dụ một kết quả trình bày trongchương kết quả, phần còn lại rất ít có ích: phần đặt vấn đề vì ta đã biết chủ đề, phần tư liệu và phương pháp nghiên cứu không đưa lại được gì đặc biệt, phần còn lại, vì ta có chủ kiến riêng bàn về chủ đề. Như vậy chỉ cần ghi lại trên một phiếu tham khảo đầy đủ tên tham khảo của bài báo để có thể sử dụng và ghi lại để trong trường hợp cần thiết có thể dùng tới những kết quả mà ta quan tâm, cũng như một số nhận xét của tác giả để có thể trích dẫn. Cách làm này hạn chế nguy cơ phản bội với ý nghĩ của tác giả bài báo đó. Cách ghi lại này còn là một hệ thống có tính thực tiễn để soạn thảo phần đặt vấn đề bài báo của mình và đưa vào phần bàn luận khi trích dẫn các tác giả khác. - Cuối cùng có những bài báo khi đọc nhanh thấy có vẻ có ích. Vậy cần phải đọc một cách bình tĩnh và yên ổn. Nhìn chung, những câu hỏi chính để xác định quan điểm về lợi ích của một bài báo như sau (9-11). + Vấn đề dẫn tới nghiên cứu có được nêu ra rõ ràng? + Phương pháp sử dụng có thích hợp để trả lời câu hỏi đặt ra? + Phương pháp đó có được mô tả tỷ mỷ? + Các kết quả có được trình bày một cách logic, sáng sủa, chính xác và có mối liên quan chặt chẽ? + Kết quả và bàn luận có làm phát triển thêm sự hiểu biết về vấn đề nghiên cứu? Ngay cả trong những tạp chí phổ biến rộng rãi nhất, chỉ có một tỷ lệ ít các bài báo đáp ứng được các nguyên tắc chặt chẽ và sáng sủa. Một nghiên cứu đã được thực hiện trên 50 bài hiệu chỉnh (mises au point) xuất bản từ tháng 6 năm 1986 đến tháng 6 năm 1987 trong các tạp chí Annals of Internal Medicine, Archives of Internal Medicine, Journal of American Medical Association và New England Journal of Medicine. Có 8 chỉ số về tính chặt chẽ khoa học được xác định. Có 17 bài báo đáp ứng được 3 chỉ số, 32 bài đáp ứng được 5 và chỉ có 1 bài đáp ứng được 6 chỉ số (12). Việc đọc để đánh giá một bài báo cũng đòi hỏi những hiểu biết về phương pháp học và thống kê mà không phải là mục tiêu đề cập của cuốn sách này (12-16). Nếu sau khi đọc kỹ một bài thấy có ít lợi ích như là khi đọc nhanh tưởng chỉ cần ghi lại danh mục tham khảo và các số liệu chính trên tấm phiếu như đã trình bày ở trên. Nếu ngược lại, nó chứa đựng nhiều thông tin có ích, thì ở giai đoạn này và chỉ giai đoạn này mà thôi, nên thực hiện một bản photocopy giữ lại để có thể tham khảo mỗi khi cần. Ngược lại, việc photocopy một cách hệ thống tất cả các bài là một căn bệnh làm mất thời gian, tốn tiền và làm chất đống giấy tờ.
Sẽ rất có ích khi làm phong phú thêm danh sách ban đầu bằng danh mục các tài liệu tham khảo trích dẫn trong các bài báo ta đọc. Danh mục thứ 2 này phải được tìm đọc khi ta muốn tìm hiểu tiếp. Các tài liệu lưu trữ phải được giữ hoặc là trong các tủ lưu trữ hay các túi treo lưu trữ. Cách thứ 2 có lợi điểm là tìm dễ và nhanh hơn cả và dễ tìm một tài liệu trong tập hồ sơ hay bổ sung thêm một tài liệu và hồ sơ. Các tài liệu phải được xác định bằng cách đánh số, ghi trên bìa nội dung có ở trong. Việc phân loại tài liệu phụ thuộc vào nhu cầu từng cá nhân. CẬP NHẬT KIẾN THỨC Một nghiên cứu về đào tạo y học ở Canada đã cho thấy đọc là một phương pháp được ưu tiên sử dụng ở 73% số thầy thuốc để cập nhật kiến thức (17). Có lẽ cũng như vậy ở Pháp, việc đọc để cập nhật kiến thức khác với việc đọc để xây dựng và viết một công trình nghiên cứu hai mục đích này khác nhau. Để cập nhật thông tin bằng việc đọc, phương pháp đầu tiên là tham khảo một cuốn sách hay một chương sách. Lợi thế của sách là cho một cái nhìn tổng thể về chủ đề. Nhưng chúng sẽ nhanh chóng lỗi thời. Vào năm 1986, chỉ có thể tìm thấy cuốn Harrison’s principles of Internal Medicine được xuất bản vào năm 1983 là mới nhất. Các độc giả không thể tìm ở sách đó chương về hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Khoảng thời gian chậm từ khi bản thảo của một cuốn sách khô mực đến lúc nó được xuất bản thường vượt quá 2 năm. Khi không có sách mới, một phương tiện tốt để cập nhật kiến thức là tìm trong các tạp chí các bài hiệu chỉnh, bài tổng quan hay bài của ban biên tập. Trong cuốn Index Medicus có đưa một danh sách các bài hiệu chỉnh ở đầu mỗi tập hàng tháng trong năm và ở tập đầu của năm tiếp sau. Giữa nhiều bài hiệu chỉnh về cùng một chủ đề, tốt nhất là nên chọn bài nào đăng ở tạp chí nổi tiếng nhất. Các tạp chí nổi tiếng thường nhận được nhiều bài nhất vì vậy họ có thể chọn những bài tốt nhất (bảng1). Điều này nâng cao giá trị của họ so với các tạp chí ít nổi tiếng hơn. Sự chọn lọc như vậy cũng thấy ở chất lượng chung của các bài hiệu chỉnh hay bài của ban biên tập mà các tạp chí có thể yêu cầu ở 1 tác giả. N Engl J Med 18
Br Med J 19
Can Med Assoc J 20
Gửi đăng
2228
4000
600
Được đăng
225
400
Tỷ lệ đăng/gửi đăng (%)
11
10
Bài báo
50*
B ng 1: So sánh s ch n l a c a ba t p chí ti ng Anh * Tỷ lệ % này là ước lượng: Trên 5 000 trang bản thảo nhận được, tờ báo Canada đăng một nửa. Việc đọc các tờ tạp chí ta đặt mua thể hiện phương pháp cập nhật kiến thức thường xuyên. Việc sắp xếp các bài báo tùy theo việc có cắt rời tạp chí hay không? Nếu tạp chí được cắt rời, các bài báo được sắp xếp theo từng chủ đề. Như vậy cần thường xuyên xem lại và loại bỏ những bài không còn tương ứng với hiểu biết hiện tại về chủ đề. Nếu tạp chí không cắt rời, tốt nhất là nên ghi trên một tờ danh mục tham khảo những bài báo có ích ở 1 hay 2 điểm cũng như những kết quả chính. Tờ danh mục này được lưu trữ trong tủ hồ sơ. Những bài hay nhất có thể photocopy. Nhưng có thể dễ dàng tìm được tạp chí (ở nhà hay ở thư viện nơi làm việc), cũng có thể đơn giản hơn chỉ lưu trữ tờ danh mục ghi tên bài báo để tra khảo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Department of Clinical Epidemiology and biostatistics, McMaster University health of Science. How to read clinical journals: I. Why to read them and how to start reading them critically. Can med Assoc J 1981;124:555-8. 2.Durack DT.The weight of medical knowledge. Nengl J Med 1978;298:773-5. 3.Such MF, Perol D. Initiation à la bibliographie scientifique. Paris: Promodis, Editions du Cercle de la Librairie, 1987.
4.Haynes RB, McKibbon KA, Fitzgerald D, Guyatt GH, Walker CJ, Sackett DL. How to keep up with the medical literature: IV. Using the literature to solve clinical problems. Ann Intern med 1986;105:636-40. 5.Schoolman HM.The impact of electronic computers and other technologies on information resources for the physician. Bull N Y Acad Med 1985;61:283-9. 6.Haynes RB, McKibbon KA, Walker CJ, Mousseau J, Baker LM, Fitzgerald D et al. Computer searching of the medical literature. An evaluation of Medline searching systems. Ann Intern Med 1985;103:812-6. 7.Haynes RB, McKibbon KA, Fitzgerald D, Guyatt GH, Walker CJ, Sackett DL.How to keep up with the medical literature: V. Access by personal computer to the medical literature. Ann Intern Med 1986;105:810-6. 8.Huth EJ.Searching the literature. In: How to write and publish papers in the medical sciences. 2nd ed. Baltimore, MD: Williams & Wilkins 1990:12-42. 9.Haynes RB, McKibbon KA, Fitzgerald D, Guyatt GH, Walker CJ, Sackett DL. How to keep up with the medical literature: I. Why try to keep up and how to get started. Ann Intern Med 1986;105:810-6. 10. Howit JW.How I read. Br Med J 1976;3:1113-4. 11. Schuman SH. Evaluating journal articles. In practice-based epidemiology. An introduction. New York: Gordon and breach science publisher, 1986:120-37. 12. Department of Clinical Epidemiology and Biostatistics, McMaster University Health of Science. How to read clinical journals: II. To learn about a diagnostic test. Can Med Assoc J 1981;124:703-10. 13. Department of Clinical Epidemiology and Biostatistics, McMaster University Health of Science.How to read clinical journals: III. To learn the clinical course and prognosis of the disease. Can Med Assoc J 1981;124:869-72. 14. Department of Clinical Epidemiology and Biostatistics, McMaster University Health of Science.How to read clinical journals: IV. To determine etiology or causation. Can Med Assoc J 1981;124:985-90. 15. Department of Clinical Epidemiology and Biostatistics, McMaster University Health of Science.How to read clinical journals: V. To learn about a new technique. Can Med Assoc J 1981;124:115662. 16.Yancey JM. Ten rules for reading clinical research report. Am J Surg 1991;159:533-9. 17. Curry L, Putman RW.Continuing medical education in Maritime Canada: the methods physician use, would prefer and find most effective. Can Med Assoc J 1981;124:563-6. 18. Ingelfinger JF. The New England Journal of Medicine; Editor's report, 1967-1977. N Engl J Med 1977;296:1530-5. 19. Smith R.Steaming up windows and refereeing medical papers. Br Med J 1982;285:1259-61. 20. Bolster A, Morgan PP.How CMAJ controls the quality of its scientific articles. Can Med Assoc J 1986;134:301-3.