c15

Page 1

Chương 15

HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT TẠP CHÍ KHOA HỌC Mục đích của một tạp chí khoa học là mang lại sự hiểu biết bằng việc phổ biến các hiện tượng và ý tưởng. Điều này đòi hỏi những người lãnh đạo phải đề ra được chính sách xuất bản của tạp chí và chính sách đó phải được Ban biên tập thực hiện. Tuy nhiên bản chất khoa học của một tạp chí tạo cho nó có một số điểm đặc trưng riêng biệt. Giá trị của các thông tin khoa học phải được kiểm chứng. Đội ngũ biên tập phải được xây dựng trước hết dựa trên tính khoa học. Các độc giả và tác giả thường không biết quá trình chuyển một hiện tượng khoa học thành một bài báo, đánh dấu bằng việc đăng trong một tạp chí diễn ra như thế nào. Nhiều người cho là Ban biên tập có rất nhiều tự do với những bản thảo gửi đến và có ý làm chậm việc đăng báo. Trên thực tế, việc đảm bảo hoạt động của một tờ tạp chí hàng tuần hay một tờ tạp chí hàng tháng khá phức tạp. Hình ảnh trụ sở Ban biên tập của một tờ báo viết, mô tả trong loạt phim nhiều tập hạng B của Mỹ vào những năm 1940 “Epinal” là một căn phòng rộng thênh thang đầy khói thuốc với khoảng 10 người đánh máy cắm cúi trên máy chữ, sự đi lại vội vã lộn xộn như trong địa ngục và sự lo lắng của ông Tổng biên tập vào buổi sáng sớm, phải đối diện với số phận của mình khi những trang báo đầu tiên rơi ra từ trục máy in. Hình ảnh này không khác xa nhiều với thực tế và việc cho ra “lò” thường xuyên các số báo của một tạp chí khoa học là một cuộc chiến không ngừng nghỉ. Mục đích của chương này là trình bày những nét lớn ảnh hưởng tới chính sách xuất bản của một tạp chí khoa học, công việc của Ban biên tập, những sự gò bó về vật chất cho việc xuất bản mỗi số báo. XÁC ĐỊNH CHÍNH SÁCH XUẤT BẢN Một tạp chí khoa học thường là cơ quan phát ngôn bằng chữ của một hay nhiều tổ chức khoa học. Mục đích của nó là khuyến khích sự hiểu biết và truyền đạt thông tin trong lĩnh vực khoa học tương ứng: lĩnh vực đó có thể rộng hay hẹp. Các tờ tạp chí Lancet, New England Journal of Medicine, Nature, La Presse Medicale đăng những thông tin được quan tâm bởi số lớn các thầy thuốc và nhà nghiên cứu. ở đây nhấn mạnh về tính độc đáo, tính mới của thông tin đăng tải. Ngược lại, các tạp chí Diabetes, Hepatology, Endocrinology, Gastroentérologie Clinique et Biologique đăng những thông tin trong một lĩnh vực chuyên ngành. Việc phá bỏ sự ngăn cách hiện nay giữa các ý tưởng khoa học dẫn tới việc nở rộ những tạp chí mới (thường liên quan đặc hiệu tới một lĩnh vực hơn là một chủ đề) như kiểu tạp chí EMBO (European Molicular Biology Organization) chuyên về sinh học phân tử hay tạp chí Journal of Metastases. Giới hạn cho sự chuyên biệt cao của các tạp chí khoa học được xây dựng dựa vào số độc giả tiềm tàng quan tâm tới thông tin đăng tải và có khả năng đặt mua. Do đó, điều rất quan trọng với một tờ báo là xác định mục đích khoa học và số độc giả mà tờ báo hướng tới. Một mặt khác của chính sách chung là xác định dạng bài báo sẽ đăng trong tờ tạp chí. Giữa các tạp chí khoa học khác nhau có các dạng bài trung gian, ví dụ như trong tạp chí Medicine, và tạp chí Science ở Pháp. Có những tạp chí lại chỉ đăng các bài báo công bố kết quả nghiên cứu như Cancer Research, Nature hay Annal of Surgery. Thường có sự pha trộn để tăng lượng phát hành một tạp chí cho các nhóm độc giả có sự quan tâm khác nhau hơn là cho những người rất chuyên khoa. Có những kiểu trình bày được rất nhiều tạp chí áp dụng như các dạng bài công bố kết quả nghiên cứu, các dạng bài xã luận bàn và bàn rộng về các bài báo xuất sắc hay các bài hiệu chỉnh. Bên cạnh những bài chính, có thể dành một chỗ cho sự phân tích các công trình đã đăng trong những tạp chí khác và có thể đăng thư của độc giả. Mục cuối cùng này tăng sự liên hệ của người đọc và tăng sự quan tâm của họ về sự sống tập thể của tạp chí. VAI TRÒ CỦA BAN BIÊN TẬP Ban biên tập được tổ chức hay những tổ chức khoa học ủy quyền để đảm bảo hoạt động khoa học của tờ báo. Vai trò của Ban biên tập có 3 điểm: Giám định nội dung khoa học của các bản thảo gửi đến Điều đầu tiên là đánh giá xem nội dung khoa học có tương ứng với mục đích khoa học của tạp chí không (1). Giới hạn của lĩnh vực này không phải là tuyệt đối. Một bài báo bề ngoài có vẻ ít liên quan lại có thể có những đóng góp quan trọng với lĩnh vực đề cập. Đôi khi có những công trình tuyệt vời về sinh lý thận hay tim lại đăng trong một tạp chí chuyên về bệnh lý gan.


Điểm thứ hai là đánh giá giá trị khoa học của bản thảo: phương pháp sử dụng để trả lời mục tiêu đặt ra có phù hợp? Các kỹ thuật sử dụng có tốt, có quá cũ, có được áp dụng đúng? Các kết quả tìm được có sự gắn bó? Việc bàn luận các kết quả này có được thực hiện tốt? Sự phân tích nội dung khoa học này được thực hiện theo những cách rất khác nhau tùy theo từng tạp chí. Đôi khi nó được dựa trên sự đánh giá một cách chuyên chế bởi một nhóm ít người gồm Tổng biên tập và vài Phó Tổng biên tập. Cách này chưa hẳn là không tốt. Một số báo ngoại khoa của Mỹ, một tờ báo rất có uy tín là tờ Lancet hoạt động theo mô hình này. Tuy nhiên sự thành công của cách làm này đòi hỏi phải có một nhóm chuyên nghiệp trong Ban biện tập. Thường gặp hơn là Ban biên tập yêu cầu sự đánh giá của các chuyên gia có hiểu biết rất rộng về lĩnh vực mà bản thảo đề cập. Việc phân tích khoa học này đôi khi rất khó. Tạp chí Nature đã đưa ra một ví dụ về việc chấp nhận và đăng một bài báo (2) nhưng có kèm theo một lời chú thích của Ban biên tập ghi rõ rằng Ban biên tập thực tế không tin vào giá trị của các kết quả trình bày tuy nhiên vẫn thông tin tới độc giả (3) Vai trò của Ban biên tập, sự vô tư của họ càng cho thấy rõ sự quan trọng đối với con đường tiến thân nghề nghiệp y học của các tác giả khi có bài đăng trong các tờ báo có Ban biên tập. Một sự chọn lựa của các chuyên gia thường sử dụng là chậm đăng vì ý muốn nhanh chóng đăng các bài báo của tác giả ngược với sự cần thiết phải kiểm chứng chất lượng khoa học của chúng (4). Đảm bảo sự hoạt động của các mục khác nhau trong tờ báo Với một tạp chí nổi tiếng và được đánh giá cao, việc yêu cầu những bài báo có tính địa phương là không cần thiết. Số lượng độc giả của tờ báo, sự lựa chọn khắt khe của nó, điểm đánh giá của nó trong các hội đồng đề bạt chức vụ nghề nghiệp là con chủ bài tạo thuận lợi cho việc gửi bản thảo tới tờ báo đó. Chất lượng của các chuyên gia và của sự đối thoại giữa các tác giả và Ban biên tập, thời gian đăng bài nhanh cũng rất quan trọng. Đăng rất nhanh những công trình về một chủ đề đang có tính thời sự là điều rất hấp dẫn. Tuy nhiên, việc tìm kiếm những “scoop” (tin riêng) không còn được coi như chiến lược tốt trong chính sách xuất bản khoa học. Ban biên tập cũng phải đảm bảo hoạt động của những mục khác. Việc viết một bài hiệu chỉnh về một chủ đề mới hay làm thay đổi hoàn toàn kiến thức thường do Ban biên tập yêu cầu một nhà khoa học vừa có hiểu biết rất tốt về lĩnh vực đó và lại có khả năng viết rõ ràng sáng sủa. Những chuyên gia hiếm này thường rất hay được yêu cầu và do đó cần đảm bảo thường xuyên liên lạc để biết trước sự tiến triển của công việc. Ban biên tập cũng thường yêu cầu loại bài xã luận. Thường hay gặp nhất là bài này đi kèm với một bài đăng kết quả nghiên cứu để đặt lại một công trình trong bối cảnh chung, mang lại một yếu tố trái ngược. Một bài xã luận chỉ có giá trị khi nó tập hợp tài liệu rất tốt, dễ đọc và trình bày quan điểm cá nhân. Việc lựa chọn một bản thảo có thể là xuất phát cho một bài biên tập và việc viết bài này phải trong thời gian ngắn. Một mục khác cũng cần được thường xuyên quan tâm, đó là trường hợp các bài phân tích bình luận. Cần thường xuyên yêu cầu các nhà phân tích làm việc cho tạp chí để có thể đề nghị họ phân tích bài này hay bài khác hoặc một cuốn sách. Sự hoạt động của các mục khác nhau cần một sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên của Ban biên tập. Thông thường mỗi nhiệm vụ do một nhà khoa học chịu trách nhiệm và người này là thành viên Ban biên tập. Tạo ra các hoạt động phát triển tờ tạp chí. Các tạp chí cần có nhưng hoạt động thúc đẩy sự phát triển làm tăng lượng phát hành của tạp chí, làm tạp chí đến với những quần thể độc giả khác nhau và cải thiện hình ảnh của tờ báo. Trong số những hoạt động thúc đẩy phát triển này có việc xuất bản một loạt bài theo chủ đề nhân dịp một hội nghị khoa học như là tóm tắt báo cáo của hội nghị. Xuất bản một số đặc biệt dành cho một chủ đề đặc biệt. Tầm quan trọng của những hoạt động như vậy được minh hoạ rõ với sự kiện là các nhà xuất bản đấu tranh để xuất bản các tập tóm tắt; các bài báo cáo của các hội nghị quốc tế lớn. Sự thành công của các hoạt động phát triển này không những cần được các nhà khoa học biết cần được biết tới bởi ngành công nghiệp dược - vai trò cung cấp tài chính trong việc phổ biến kiến thức y học ngày càng quan trọng - biết tới. Các nhà xuất bản phải có một chính sách linh hoạt để tạo ra nguồn tài chính cho hoạt động thúc đẩy sự phát triển tờ báo của mình. HOẠT ĐỘNG CỦA BAN BIÊN TẬP Thành phần Ban biên tập Ban biên tập được xác lập bởi ban giám đốc của tạp chí. Trong số những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn


các thành viên Ban biên tập phải tính tới văn hoá khoa học trong từng lĩnh vực riêng nhưng cũng đòi hỏi văn hoá chung, kinh nghiệm xuất bản và biên tập khoa học, sự vô tư trong đánh giá khoa học và một vị trí cấp bậc đủ để thực hiện công việc hoàn toàn độc lập. Điều cần thiết là các thành viên Ban biên tập có khă năng bao quát các mặt khác nhau của lĩnh vực khoa học. Thời đại mà chức năng của người Tổng biên tập chỉ được coi là một vị trí danh dự và một nguồn quyền lực phải được thay đổi. Những tờ báo không nhận thức được điều đó sẽ bị suy sụp. Điều quan trọng là chức danh này cũng như hoạt động của các thành viên khác của Ban biên tập có một thời gian không quá vài năm. Điều này cho phép sự thay đổi, để có thể dẫn tới sự phát triển của tư duy trong khi vẫn phải đảm bảo sự liên tục hài hoà của chính sách xuất bản. Công việc biên tập là một công việc khó, lâu dài, tỷ mỷ, đòi hỏi một khả năng kiến thức đáp ứng được đòi hỏi chính xác về thời gian. Lựa chọn bản thảo: Các chuyên gia Việc chọn bản thảo là nhiệm vụ chính của Ban biên tập. Càng ngày việc lựa chọn này càng được thực hiện dựa trên ý kiến của các chuyên gia (trong tiếng Anh gọi là “referees”, còn trong tiếng Pháp không hiểu sao lại gọi là “lecteurs”). Đã có nhiều bài viết về việc đưa bản thảo xin ý kiến các chuyên gia có lợi không, về số chuyên gia cần tham khảo, thể thức chọn lựa của họ (5-9). Một chuyên gia giỏi là người giỏi về mặt khoa học, có óc phân tích, luôn vô tư ngay khi được người ta yêu cầu hoàn thiện bản thảo của một người cạnh tranh với mình và làm việc nhanh (10). Nhiệm vụ của họ là rất khó khăn vì họ phải đánh giá giá trị của công trình, lợi ích công trình mang lại và cùng lúc phải kiểm tra sự đúng đắn của các kỹ thuật và kết quả, kiểm tra các số liệu và tính toán khoa học, xem xét để đảm bảo các tài liệu tham khảo được trích dẫn đúng và những công trình quan trọng không bị bỏ sót. Một chuyên gia tốt như vậy phải là người có tính cẩn thận, được Ban biên tập biết rõ, do Tổng biên tập lưu giữ trong danh mục. Việc ghi nhớ này sẽ xác định nhanh chóng chuyên gia nào làm mất bản thảo được gửi tới và ngược lại những ai tìm thấy một lỗi tính toán nhỏ nằm ẩn trong các kết quả hay ai đề nghị thay một tài liệu tham khảo được dẫn bằng một tài liệu khác thích hợp hơn. Ngoài ra cũng cần biết không nên gây quá tải cho những chuyên gia hàng đầu. Số người đó có hạn, đặc biệt trong một lĩnh vực hẹp và nhất là với một tờ tạp chí không phải viết bằng tiếng Anh. Ngược lại, một ấn phẩm định kỳ như British Journal of Surgery có sự giúp đỡ của 1200 chuyên gia (11). Một Ban biên tập không nên chỉ có một số chuyên gia quá “rắn”, phê bình gay gắt hoặc các chuyên gia quá “mềm” thường đề nghị chấp nhận phần lớn những bản thảo gửi đến. Việc chọn chuyên gia thường thực hiện với việc dung hợp 2 đặc tính này. Có hai câu h i c n đ c tranh lu n v v n đ chuyên gia: 1) Ban biên tập có phải tuân theo ý kiến của chuyên gia? Điều này không bắt buộc. Ban biên tập có thể giữ quan điểm của mình, yêu cầu ý kiến của một chuyên gia thứ ba hay bỏ qua quyết định của họ. Khả năng cuối cùng này thường là kết quả một cuộc thảo luận trong nội bộ Ban biên tập và với các chuyên gia. Không điều gì có tác dụng làm người chuyên gia cảm thấy bị tước đoạt bằng việc thấy bài báo được đăng là bài báo mà mình đã được yêu cầu đọc vài tháng trước và mình đã cho rằng đó là bài có động cơ tối nghĩa, sự nghèo nàn về kỹ thuật thực hiện, sự trình bày tầm thường. 2) Chuyên gia có cần vô danh? Điều này nói chung đảm bảo tính vô tư và khách quan khi tranh luận (12). Một số Ban biên tập yêu cầu vô danh tăng lên hai lần: tên của tác giả và cơ sở nơi công trình được thực hiện đều được giữ kín đối với chuyên gia. Một nghiên cứu tiến cứu có kiểm chứng đã cho thấy việc đánh giá các bản thảo sẽ tốt hơn khi các chuyên gia không biết tác giả (13). Ngược lại, có tạp chí khác lại chấp nhận đánh giá định danh và yêu cầu ngay với tác giả hãy tự đề nghị tên của 1 hay 2 chuyên gia để có thể chọn. Một khi đã có ý kiến đánh giá của chuyên gia, Ban biên tập sẽ quyết định với số bản thảo đã nhận: chấp nhận ngay không sửa là khả năng hiếm, từ chối hoặc đề nghị sửa đổi để gửi lại lần sau. Việc sửa đổi này có thể bao gồm một hay nhiều loạt xét nghiệm bổ sung. Điều quan trọng là thư của Ban biên tập gửi đến tác giả phải được trình bày rất rõ ràng, tránh hiểu lầm các yêu cầu sửa đổi (14). Khi tác giả đã thực hiện các sửa đổi theo yêu cầu, thường là bài báo được chấp nhận. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đảm bảo nếu những thay đổi được thực hiện không đáp ứng đủ theo ý muốn của các chuyên gia hay Ban biên tập. Tỷ lệ chấp nhận chính thức từng bản thảo của các tạp chí khác nhau. Với những tờ như New England Journal of Medicine, Annals of Internal Medicine tỷ lệ này là vào khoảng 10-15% (15), với những tờ British Journal of Surgery là 35%, với một tờ báo tiếng Pháp như Gastroenterologie Clinique et Biologique tỷ lệ này vào khoảng 70% (16). Sự hài hoà về văn phong Mỗi tạp chí khoa học thường có một đặc điểm riêng. Điều này do một mặt là sự phối hợp giữa các đặc điểm đánh máy và sự trình bày, mặt khác giữa ngôn ngữ và văn phong. Trách nhiệm của Ban biên tập là đảm bảo tôn trọng ngữ pháp, chính tả và các qui tắc logic của ngôn ngữ (17-19). Điều này dẫn tới việc đòi hỏi tác giả


bản thảo khoa háť?c cĂł tháťƒ Ä‘ưᝣc chẼp nháş­n đăng sáť­a bĂ i theo máť™t cĂĄch trĂŹnh bĂ y máť›i cĂł tĂ­nh Ä‘áşżn nhᝯng yáşżu táť‘ biĂŞn táş­p nĂ y. KhĂ´ng hiáşżm gạp viᝇc Ban biĂŞn táş­p yĂŞu cầu sáť­a Ä‘áť•i. CĂĄc tấp chĂ­ cĂł nhᝯng Ban biĂŞn táş­p chuyĂŞn nghiᝇp khĂ´ng bắt buáť™c phải cĂł hiáťƒu biáşżt cao váť khoa háť?c mĂ vai trò lĂ sáť­a chẼt lưᝣng trĂŹnh bĂ y cᝧa cĂĄc bĂ i bĂĄo vĂ xĂĄc Ä‘áť‹nh trĂŹnh Ä‘áť™ cᝧa táť? tấp chĂ­. Ä?IᝀU GĂŒ XẢY RA KHI Máť˜T BẢN THẢO Ä?ƯᝢC CHẤP NHẏN Ä?Ä‚NG? Sắp xáşżp cĂĄc sáť‘ cᝧa tấp chĂ­ Ban biĂŞn táş­p vĂ thĆ°áť?ng gạp nhẼt lĂ Táť•ng biĂŞn táş­p cháť‹u trĂĄch nhiᝇm sắp xáşżp cĂĄc sáť‘ cᝧa táť? tấp chĂ­. Ä?áťƒ hiáťƒu rĂľ cĂ´ng viᝇc biĂŞn táş­p, cần táťą Ä‘ạt mĂŹnh áť&#x; vĂ o máť™t tháť?i Ä‘iáťƒm nhẼt Ä‘áť‹nh, vĂ­ d᝼ nhĆ° vĂ o giᝯa thĂĄng 1, Táť•ng biĂŞn táş­p phải: 1) tháťąc hiᝇn viᝇc kiáťƒm tra bản in chĂ­nh thᝊc (xem bĂ´ng) cᝧa sáť‘ thĂĄng 2; 2) chᝯa bản in tháť­ lần Ä‘ầu cĂĄc sáť‘ thĂĄng 3 vĂ thĂĄng 4; 3) gáť­i Ä‘áşżn nhĂ xuẼt bản cĂĄc bản thảo chuẊn báť‹ sắp xáşżp cho cĂĄc sáť‘ thĂĄng 5 vĂ 6; 4) cáť‘ gắng Ä‘áťƒ Ä‘Ć°a ra quyáşżt Ä‘áť‹nh xem bản thảo nĂ o cĂł tháťƒ sáş˝ chẼp nháş­n đăng vĂ o cĂĄc sáť‘ thĂĄng 7 vĂ 8; 5) phân phĂĄt cho cĂĄc thĂ nh viĂŞn Ban biĂŞn táş­p cĂĄc bản thảo máť›i nháş­n Ä‘ưᝣc Ä‘áťƒ xem xĂŠt náşżu chẼp nháş­n thĂŹ sáş˝ đăng trong cĂĄc sáť‘ tᝍ thĂĄng 8 Ä‘áşżn thĂĄng 12. Ä?iáť u nĂ y lạp lấi hĂ ng thĂĄng lĂ m ngĆ°áť?i Táť•ng biĂŞn táş­p Ä‘Ă´i khi cĂł cảm giĂĄc báť‹ cáť™t chạt vĂ o máť™t sᝣi dây vĂ khĂ´ng bao giáť? cĂł tháťƒ thoĂĄt ra kháť?i sáť‘ tiáşżp theo. CĂ´ng viᝇc nĂ y Ä‘òi háť?i ngĆ°áť?i Táť•ng biĂŞn táş­p phải tiáşżn hĂ nh rẼt nhiáť u viᝇc táť• chᝊc, phải cĂł máť™t ban thĆ° kĂ˝ cĂł hiᝇu quả vĂ máť™t sáťą pháť‘i hᝣp tuyᝇt hảo váť›i nhᝯng thĂ nh viĂŞn khĂĄc cᝧa Ban biĂŞn táş­p, nhĂ xuẼt bản vĂ Ä‘Ă´i khi qua nhĂ xuẼt bản váť›i nhĂ in. Tuy nhiĂŞn, thĆ°áť?ng thĂŹ Ban biĂŞn táş­p khĂ´ng lĂ m viᝇc tráťąc tiáşżp váť›i nhĂ in. Phần khĂł khăn nhẼt Ä‘áťƒ "khoĂĄ" máť™t sáť‘ lĂ nhᝯng bĂ i hiᝇu chᝉnh theo chᝧ Ä‘áť Ä‘ưᝣc yĂŞu cầu Ä‘i kèm theo máť™t bĂ i bĂĄo cĂł chẼt lưᝣng.

HĂŹnh 1. T b n th o t i bĂ i bĂĄo: m t con Ä‘ ng ph c t p vĂ t m . 1. Cháť‹u trĂĄch nhiᝇm báť&#x;i máť™t biĂŞn táş­p viĂŞn. 2. Ä?ĂĄnh giĂĄ báť&#x;i cĂĄc chuyĂŞn gia. 3. YĂŞu cầu sáť­a chᝯa cᝧa Ban biĂŞn táş­p. 4. Gáť­i bản thảo Ä‘ĂŁ sáť­a. 5 & 6. ChẼp nháş­n bản thảo vĂ gáť­i táť›i Táť•ng biĂŞn táş­p Ä‘áťƒ Ä‘áť‹nh dấng chĂ­nh thᝊc. 7. NhĂ xuẼt bản xáşżp chᝯ vĂ in bản in tháť­ thᝊ nhẼt. 8. CĂšng sáť­a bản in tháť­ báť&#x;i nhĂ xuẼt bản, Táť•ng biĂŞn táş­p vĂ tĂĄc giả. 9. In chĂ­nh thᝊc. 10. PhĂĄt hĂ nh táť›i Ä‘áť™c giả. Khi Ä‘ĂŁ Ä‘ưᝣc chẼp nháş­n, cĂł nghÄŠa lĂ bản thảo Ä‘ĂŁ Ä‘i qua máť™t con Ä‘Ć°áť?ng phᝊc tấp Ä‘áťƒ táť›i Ä‘Ă­ch cuáť‘i cĂšng: máť™t bĂ i bĂĄo trong tấp chĂ­. Con Ä‘Ć°áť?ng nĂ y cĂł nhiáť u giai Ä‘oấn (20). Sau khi xem xĂŠt lần cuáť‘i bĂ i bĂĄo, báť• sung máť™t sáť‘ sáť­a chᝯa chi tiáşżt, Táť•ng biĂŞn táş­p gáť­i bản thảo táť›i nhĂ xuẼt bản. LĂşc nĂ y bản thảo Ä‘ưᝣc cháť‹u trĂĄch nhiᝇm báť&#x;i nhĂ xuẼt bản vĂ ngĆ°áť?i sản xuẼt. Báť™ pháş­n nĂ y chuẊn hoĂĄ bản thảo Ä‘ĂĄnh mĂĄy theo ngĂ´n ngᝯ nhĂ in, nghÄŠa lĂ chᝉ Ä‘áť‹nh cᝥ vĂ kiáťƒu chᝯ, xắp chᝯ cho bĂ i bĂĄo tĆ°ĆĄng lai, sắp xáşżp cáť™t, váť‹ trĂ­ cĂĄc bảng vĂ biáťƒu Ä‘áť“ trong bĂ i bĂĄo. Vai trò nĂ y rẼt quan tráť?ng. Máť™t ngĆ°áť?i xuẼt bản giáť?i biáşżt cĂĄc thĂłi quen cᝧa Ban biĂŞn táş­p vĂ lĂ m viᝇc trong sáťą pháť‘i hᝣp váť›i Ban biĂŞn táş­p. Khi bĂ i bĂĄo Ä‘ĂŁ lĂŞn khuĂ´n, nĂł sáş˝ Ä‘ưᝣc gáť­i cho nhĂ in. Sau khi in tháť­, bản in sáş˝ Ä‘ưᝣc gáť­i lấi Ban biĂŞn táş­p Ä‘áťƒ xem lấi vĂ sáť­a chᝯa cĂšng lĂşc báť&#x;i 2 hoạc 3 nĆĄi: nhĂ xuẼt bản, Táť•ng biĂŞn táş­p, tĂĄc giả. CĂĄc tĂĄc giả thĆ°áť?ng tĆ°áť&#x;ng ráşąng cĂł tháťƒ vĂ dáť… dĂ ng thay Ä‘áť•i náť™i dung bĂ i vĂ o giai Ä‘oấn nĂ y. Tháťąc ra chᝉ nhᝯng sai sĂłt xuẼt bản vĂ cĂĄc láť—i sắp chᝯ áť&#x; nhĂ in cĂł tháťƒ chᝯa áť&#x; bản in tháť­ nĂ y vĂ bản thân náť™i dung cᝧa bĂ i bĂĄo mĂ Ban biĂŞn táş­p Ä‘ĂŁ


chấp nhận không thể thay đổi được nữa. Những sửa chữa của bản in thử này sẽ được nhà in thực hiện và sau đó lên trang chính thức của số báo. Bản in thứ hai cũng như màu của bìa được xem lại lần cuối bởi Tổng biên tập là người quyết định cho in. Sau đó các số báo sẽ được phát hành tới các độc giả đặt mua. Những khó khăn tạm thời Các tác giả thường luôn ngạc nhiên về độ dài của khoảng thời gian từ lúc gửi bản thảo cho tới khi bài báo được đăng. Hiếm khi mà thời gian này ngắn hơn 10-12 tháng vì thời gian từ khi bản thảo được Ban biên tập chính thức chấp nhận cho tới khi được đăng bài là không dưới 4 tháng trong những điều kiện tốt nhất. Điều này do nhiều khó khăn gây nên. Khó khăn Không thể giải quyết được Chậm trễ do bưu điện: trong quá trình mô tả trên đây, ở nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình tiến triển bản thảo phải chu du giữa các tác giả, Tổng biên tập, Ban biên tập, các chuyên gia, bộ phận xuất bản và nhà in. Với một bản thảo được các chuyên gia chấp nhận ngay, lập tức phải cần không ít hơn 11 lần gửi thư, và điều này đòi hỏi ít nhất khoảng 30 ngày. Việc chuyển bản in điện tử và thư điện tử hiện nay cho phép giảm khoảng thời gian này (21). Việc đọc bản thảo của Tổng biên tập, hoặc do một biên tập viên khác, công việc của chuyên gia, công việc của nhà xuất bản, của nhà in, bản in thử, mỗi hoạt động đòi hỏi 5 đến 7 ngày khi được thực hiện với tốc độ nhanh nhất và trong điều kiện tốt nhất thì thời gian này đòi hỏi khoảng 60 ngày. Những chậm trễ có thể giải quyết được Việc biên tập khoa học rất hiếm khi được thực hiện bởi những biên tập viên chuyên nghiệp. Nhiệm vụ này thường phụ thêm vào công tác điều trị, giảng dạy và nghiên cứu của các bác sĩ ở các bệnh viện - đại học, những người này là các thành phần chính của Ban biên tập khoa học một tạp chí y khoa. Vì vậy thường là câu trả lời của các chuyên gia đòi hỏi khoảng từ 15 đến 20 ngày trong điều kiện tốt nhất, 2 tháng hay lâu hơn nữa trong điều kiện tồi hơn. Các biên tập viên dành một số thời gian trong công việc hàng tuần của họ vào công việc này. Phản ứng đầu tiên của một tác giả khi nhận được yêu cầu sửa đổi bản thảo là một phản ứng rất nhân văn là tâm trạng bị tước đoạt và nghi ngờ đối với Ban biên tập và các chuyên gia. Vì vậy hiếm khi mà các yêu cầu sửa chữa được thực hiện ngay vài ngày sau khi nhận được ý kiến của các chuyên gia. Việc sắp xếp các số báo cũng ảnh hưởng tới sự nhanh chóng của việc đăng bản thảo. Vào đầu năm, Ban biên tập thường đặt trước một số trang nhất định tương ứng với khả năng tài chính của tạp chí. Sự gò bó này là hợp lý nhưng đôi khi dẫn tới áp đặt số trang của mỗi số tạp chí bởi nhà xuất bản. Do vậy sự nhanh chóng xuất bản tùy thuộc vào lượng bản thảo gửi tới ở những thời điểm nhất định và sự bố trí chương trình của các số báo. Thông thường Ban biên tập gộp lại trong một số của tạp chí những bài báo đề cập tới những chủ đề khá gần nhau, dẫn tới việc chậm 1 đến 2 tháng để đăng một bản thảo. Tuy vậy đối với một tác giả có thể việc chậm đăng bài một chút lại có ích lợi khi bài báo được đăng cùng với những công trình khác về cùng chủ đề và cùng một bài xã luận. Những sự gò bó do chính sách phát triển Việc đăng trong một tạp chí những bài liên quan tới các báo cáo ở một hội thảo khoa học, các tóm tắt trong một hội nghị là dịp tốt không thể phủ nhận để phổ biến tạp chí. Điều này dẫn tới việc lượng bản thảo gửi tới và số độc giả bắt đầu tăng lên, và do đó tạo thuận lợi cho việc phát hành tờ tạp chí. Ví dụ như trường hợp của phần lớn các tạp chí y khoa Mỹ là cơ quan phát ngôn chính thức của nhiều hội khoa học và các tạp chí này đăng dưới dạng bài báo các báo cáo trình bày trong các hội thảo của các hội đó. Tuy nhiên việc này sẽ làm kéo dài sự chậm chễ để đăng các bài báo nghiên cứu. Ngoài sự bất tiện này, việc chọn bản thảo của các cơ quan này có khi không tuân thủ cùng những tiêu chí do Ban biên tập đặt ra. Điều đó có thể dẫn tới việc không có sự gắn kết trong chất lượng khoa học và hành văn của các bài báo trong các tạp chí này. KẾT LUẬN Hoạt động của một tạp chí khoa học là một quá trình phức tạp tuân theo những quy tắc cụ thể (18,19). Các tác giả và độc giả nên biết hoạt động này để nhận diện tốt hơn những lợi ích và bất tiện của tạp chí khoa học mà mình đọc hay gửi bài để đăng. Việc xuất hiện nở rộ các tạp chí khoa học tạo ra khả năng mỗi tác giả


trong tương lai có thể là một biên tập viên tiềm tàng. Việc tham gia vào Ban biên tập 1 tạp chí khoa học trong một giai đoạn xác định phải được thực hiện dễ dàng trong hoạt động của các nhà khoa học, đặc biệt là với các bác sĩ ở bệnh viện trường đại học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lock S. A difficult balance. Editorial peer review in medicine. Philadelphia, PA: ISI Press 1986:172p. 2. Danevas E, Beauvris F, Amara J, Oberbaum M, Robinzon B, Miadonna A et al. Human basophil degranulation triggered by very dilute antiserum against IgE. Nature 1988;333:816-8. 3. Editorial. When to believe the unbelivievable. Nature 1988;333:787. 4. Angell M, kassirer JP. The Ingelfinger rule revisited. N Engl J Med 1991;325:1371-3. 5. Ingelfinger FJ. Peer review in biomedical publication. Am J Med 1974;56:686-92. 6. Baue AE. Peer and/or peerless review. Some vagaries of the editorial process. Arch Surg 1985;120:8858. 7. Kochar MS. The peer review of manuscripts in need for improvement. J Chron Dis 1986;39:147-9. 8. Yankauer A. Who are the peer reviewers and how much do they reiew? JAMA 1990;263:1338-40. 9. Lock S. What do peer reviewers do? JAMA 1990;263:1341-3. 10. Goldbeck-Wood S. What makes agood reviewer of manuscripts? Br Med J 1998;316:86. 11. Farndon JR, Murie JA, Johnson CD, Earshaw JJ, Guillou PS. The referee process of the British Journal of Surgery. Br J Surg 1997;84:901-3. 12. Breen G. Nepotism and sexism in peer review. Nature 1997;389:326. 13. McNutt RA, Evans AT, Fletcher RH, Fretcher SW. The effects of blinding on the quality of peer review. JAMA 1990;263:1317-6. 14. CBE Journal Procedures and Practices Committee. Editorial forms. A guide to journal management. Bethesda: Council of biology editors Inc. 1987:46p. 15. Ingelfinder FJ. The New England Journal of Medicine: Editor's report, 1967-1977. N Engl J Med 1977;296:1530-5. 16. Dorval ED, Poynard T, Rigaud D, DoffoÃl M. Bilan 1991. Gastroenterol Clin Biol 1992;16:2. 17. Smith J. What does a subeditor do? Br Med J 1978;1:222-3. 18. Guidelines for writing papers. Br Med J 1991;302:40-2. 19. O'Connor M. How to copyedit scientific books and journals. Philadelphia, PA: ISI Press, 1986:150p. 20. Bolster A, Morgan PP. How CMAJ controls the quality of its scientific articles. Can Med Assoc J 1986;134:301-3. 21. Ruskin KJ, Doyle DJ, Engel TP. Development of an academic Internet resource. Yale J Biol Med 1996;69:439-44. 22. Bishop CT. How to edit a scientific journal. Philadelphia, PA: ISI Press, 1984:138p. 23. Ad Hoc Committee on Economics of Publication. Economics of scientific journals. Bethesda: Council of biology editors Inc. 1982:106p.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.