Chương 2
CÁC DẠNG BÀI VIẾT VÀ BÀI BÁO TRONG Y HỌC Sự đa dạng của các bài viết và bài báo trong y học là để đáp ứng với sự đa dạng về mục đích của chúng. Các tạp chí y học cho phép các tác giả trình bày theo ít nhất tám cách khác nhau, mỗi cách tương ứng với một dạng bài báo đã được xác định. Hệ quả là việc xếp loại các bài báo trong y học thành các dạng khác nhau mang lại cho người đọc thông tin về mục đích chung của bài báo, như vậy hướng người đọc chọn lựa ngay từ đầu. Các d ng bài vi t và bài báo khác nhau trong y h c: Bài đăng công trình nghiên cứu (article original) Bài xã luận (editorial) Thông báo lâm sàng (cas clinique ou fait clinique) Thư gửi Ban biên tập ( lettre à la rédation) Tổng quan (revue generale) Hiệu chỉnh (mise au point) Phân tích bình luận (analyse commentée) Bài giảng (article didactique) Sách (livres) Luận án bác sỹ y học, khi trình bày một công trình nghiên cứu phải được viết như một bài báo khoa học, nghĩa là như một bài đăng công trình nghiên cứu. Mỗi dạng bài báo có điểm đặc trưng riêng. Việc không tuân thủ những đặc điểm này thể hiện sự thiếu nghiêm túc của người viết. BÀI ĐĂNG CÔNG TÌNH NGHIÊN CỨU Đây là bài báo nguyên thuỷ còn gọi là khoá luận hay báo cáo khoa học ở một số tạp chí, trình bày một công trình nghiên cứu theo một chủ đề nào đó. Các tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu, đưa ra các kết quả nghiên cứu của mình và bàn luận về các kết quả đó. Cấu trúc một bài báo nghiên cứu là sự lặp lại một cách máy móc vì nó là kết quả của logic khoa học. Phần Đặt vấn đề phải nói rõ tại sao công trình được thực hiện. Phần Tư liệu và phương pháp nghiên cứu phải chỉ ra công trình được thực hiện thế nào. Phần kết quả mô tả những gì đã nhận thấy và chỉ những gì đã nhận thấy. Ngược lại phần Bàn luận hay bình luận có thể viết tự do hơn, mặc dù vẫn phải tôn trọng những nguyên tắc chung. Tài liệu tham khảo giúp để chứng minh những điều các tác giả khẳng định, chủ yếu ở phần đặt vấn đề và phần bàn luận. Cấu trúc này phù hợp với một logic chứ không phải với một sự giáo điều áp đặt. Bài báo nghiên cứu cũng khác với bài giảng ở chỗ mục đích của bài giảng là giảng dạy cho người đọc. Việc nhầm lẫn giữa các thể loại thể hiện sự thiếu chặt chẽ trong việc viết bài báo. Cấu trúc một bài báo nghiên cứu thường được gọi là IMRAD (1). Nó có nghĩa là: I = Introduction = Đặt vấn đề, M = Matériel et méthodes = Tư liệu và phương pháp, R = Résultats = Kết quả, A = and = và, D = Discussion = Bàn luận. C u trúc m t bài báo nghiên c u (g i là c u trúc IMRAD) Tên bài báo và tóm tắt I = Introduction = Đặt vấn đề, M = Matériel et méthode = Tư liệu và phương pháp, R = Résultat = Kết quả, A = and = và, D = Discussion = Bàn luận. Tài liệu tham khảo Hai sai lầm lớn nhất và thường gặp nhất là: thứ nhất là đặt trong một chương những vấn đề không có vị trí ở đó như đưa nhận xét vào chương Tư liệu và phương pháp nghiên cứu hay chương Kết quả, mô tả đối tượng nghiên cứu trong chương Kết quả... Sai lầm thứ hai là biến một phần hay toàn bộ chương Bàn luận thành một bài giảng sư phạm (2).
BÀI XÃ LUẬN Bài xã luận thường được Ban biên tập của một tạp chí yêu cầu một tác giả có uy tín trong lĩnh vực chuyên môn đó viết. Tác giả tự do bày tỏ quan điểm, phân tích các công trình nghiên cứu đã xuất bản, đưa ra các giả thuyết hoặc đề xuất những nghiên cứu mới. Vì lý do đó, tác giả của bài xã luận khi viết không phải tuân theo cấu trúc IMRAD. Định nghĩa về bài xã luận cho thấy nó chỉ do một tác giả viết. Một bài xã luận phải ngắn vào khoảng 6 trang đánh máy. Trong một bài xã luận nên tránh đưa ra các kết quả nghiên cứu cụ thể. Tác giả cần giữ một thái độ phê phán đối với các kết quả nghiên cứu của riêng mình. Bài xã luận là một dạng bài báo y học rất cụ thể: Các kết quả thống kê cho thấy đó là loại bài được đọc nhiều nhất trong các tạp chí y học nổi tiếng (3). Trên thực tế với tư cách là người đọc, cách rất tốt để tạo ra quan điểm về một vấn đề là đọc bài xã luận về vấn đề đó. Một bài xã luận có thể có cùng chủ đề với bài nghiên cứu trong cùng một số của tạp chí, đó là dạng bài xã luận "chủ đề" . THÔNG BÁO LÂM SÀNG Thông báo lâm sàng có mục đích trình bày một bệnh án và bình luận ngắn về bệnh án đó. Vì lý do đó độ dài bản thảo không nên vượt quá 4-6 trang đánh máy. Thông báo lâm sàng phải đưa ra các thông tin độc đáo về sinh bệnh học, lợi ích của quá trình chẩn đoán hay điều trị một bệnh lý nào đó. Các tạp chí nổi tiếng có một chính sách rất chặt chẽ trong việc đăng các thông báo lâm sàng. Chính sách này là do có rất nhiều thông báo lâm sàng được gửi tới. Không phải bao giờ cho đăng những trường hợp hiếm gặp cũng có ích, thường vì đó là những trường hợp không có lợi ích rõ ràng về tính sư phạm (4). Việc viết một thông báo lâm sàng nên tránh hai xu hướng: Từ một trường hợp đã gặp làm một điểm báo y học hay viết một bài giảng dưới vỏ bình luận một bệnh án. Thảo luận giải phẫu bệnh-lâm sàng gần với dạng thông báo lâm sàng (5). Việc này được thực hiện bởi một hay nhiều bác sĩ thảo luận những vấn đề về chẩn đoán hay điều trị đặt ra nhân một trường hợp bệnh nhân. Thảo luận giải phẫu bệnh-lâm sàng là một bài báo có tính giảng dạy mà một minh họa là mục "Bệnh án lâm sàng" hay “Thảo luận lâm sàng - giải phẫu bệnh” của Bệnh viện Trung tâm Masachussets được đăng hàng tuần trong tạp chí New England Journal of Medicine (6). Tại Pháp, có những tạp chí đăng thường kỳ những bài thảo luận giải phẫu bệnh-lâm sàng. Thảo luận lâm sàng giống như thảo luận giải phẫu bệnh-lâm sàng, trình bày những vấn đề về chẩn đoán và điều trị của một bệnh án lâm sàng. Khác với thảo luận giải phẫu bệnh-lâm sàng mà mỗi phần được thảo luận bởi một chuyên gia khác nhau (5), thảo luận lâm sàng là một dạng bài báo giảng dạy, cập nhập một vấn đề qua một bệnh án cụ thể được trình bày. Dạng thảo luận lâm sàng được đăng thường kỳ trong tạp chí Annals of Internal Medicine. Đôi khi có người chỉ trích dạng thông báo lâm sàng (6,7). Tuy nhiên khi nó có chất lượng tốt thì lại mang lại rất nhiều kết quả bởi vì 56% độc giả của tạp chí New England Journal of Medicine nói rằng họ đọc ít nhất ba lần một tháng mục "Bệnh án lâm sàng" trong báo này (8). Vì vậy Ban biên tập các tạp chí y học nên khuyến khích đăng dạng bài này với điều kiện phải kiểm soát chất lượng (4). THƯ GỬI BAN BIÊN TẬP Thư gửi Ban biên tập là một bức thư gửi cho Ban biên tập của một tạp chí với mục đích được đăng trên tạp chí đó. Nội dung của thư gửi Ban biên tập có thể là một thông báo lâm sàng ngắn hoặc các kết quả bước đầu một công trình nghiên cứu hay có thể là lời bình luận về một bài báo đã đăng trước đó trong chính tạp chí đó. Thư gửi ban biên tập phải ngắn, ít hơn hai trang đánh máy và có dưới sáu tài liệu tham khảo. Các kết quả trình bày trong thư gửi Ban biên tập có thể sẽ được đăng sau này một cách chi tiết hơn. Thư gửi Ban biên tập cho phép các tác giả tính ngày công bố nếu công trình không đăng hay chỉ được thảo luận miệng. Lợi điểm của thư gửi ban biên tập là nó được đăng nhanh sau khi được Ban biên tập chấp nhận, thường chỉ trong vòng vài tuần, trong khi muốn đăng một công trình nghiên cứu thì thời gian chờ đợi là vài tháng thậm chí một năm hoặc hơn. Thư gửi Ban biên tập có thể là lời trả lời, một bình luận hay có thể là một quan điểm ngược lại với một bài báo đã đăng trước đó trong cùng tạp chí (9). Khả năng trao đổi này giữa các tác giả và người đọc là một thói quen rất được ưa chuộng ở các tạp chí Anh-Mỹ (9) đã phát triển trong các tạp chí tiếng Pháp. Có những tạp chí chỉ chấp nhận loại thư gửi Ban biên tập kiểu này mà thôi. TỔNG QUAN
Bài tổng quan là một bài điểm lại một cách đầy đủ nhất có thể được những hiểu biết về một chủ đề xuất phát từ việc phân tích toàn bộ mọi mặt các công trình đã đăng. Trong phần tài liệu tham khảo có thể dẫn hàng vài trăm tài liệu. Một bài tổng quan tốt phải đáp ứng được những yêu cầu sau (10): 1) chỉ hướng tới một chủ đề cụ thể đã được trình bày rõ ở phần mở đầu. 2) trình bày những nguồn tài liệu đã được sử dụng để thu thập thông tin và chỉ rõ những tiêu chuẩn nào để sử dụng tài liệu trong số những tài liệu đã đọc, ví dụ như tác giả một bài tổng quan về điều trị một bệnh chỉ lấy những nghiên cứu tiền cứu có kiểm chứng. 3) phân tích phương pháp luận và giá trị của các kết quả thu được trong các công trình khác nhau được sử dụng trong bài. 4) trình bày tóm tắt trong những đoạn cuối của bài tổng quan những số liệu và kết quả có giá trị nhất và gợi ý những hướng nghiên cứu cho các công trình trong tương lai. Người đọc nhờ vậy nhận được một cái nhìn tổng thể bao quát về một vấn đề cả về mặt lịch sử và triển vọng mở ra từ đó. HIỆU CHỈNH Hiệu chỉnh là một thể loại nằm giữa hai thể loại có tính hoàn chỉnh hơn là bài xã luận và bài tổng quan. Người viết bài này phải là tác giả của những công trình chủ yếu trong vấn đề đó. Bài này cũng giống như bài xã luận thường được viết theo yêu cầu của Ban biên tập một tạp chí. Bài hiệu chỉnh có nội dung tập trung vào một chủ đề hạn hẹp xuất phát từ những bài báo đăng trong những năm gần đây và từ kinh nghiệm bản thân của tác giả. Sự khác biệt giữa hai nguồn thông tin này phải thể hiện rõ ràng. Ngay từ phần đặt vấn đề, các tác giả phải giải thích bài hiệu chỉnh được viết bởi lý do gì. Trong phần nội dung chính của bài báo phải tránh việc chỉ đơn giản sắp xếp các kết quả trái ngược cạnh nhau mà phải đưa ra sự giải thích các điều trái ngược, quan điểm cá nhân của tác giả, đưa ra gợi ý giải quyết những điểm bất đồng để cho phép người đọc có thể tự sàng lọc những quan niệm của họ về chủ đề đó. Tài liệu tham khảo nên chọn lọc và chỉ giới hạn ở vài chục tài liệu. BÀI ĐIỂN HÌNH Bài điểm bình có nội dung là phân tích và bình luận về những bài báo xuất hiện trong những tháng gần đây trong những tạp chí khác. Tốt nhất là bài này do một tác giả hiểu biết sâu về chủ đề đó viết. Bài dạng này chỉ nên có 2-3 trang đánh máy và bao gồm hai phần: Phần đầu tóm tắt bài báo với sự tham khảo phần tóm tắt của các tác giả, phần thứ hai là phần bình luận và phê phán về giá trị của các kết quả và những điều mà kết quả đó mang lại cho sự hiểu biết về chủ đề. Sự xuất hiện của phần bình luận bộc lộ nhân thân tác giả. Một vài tài liệu tham khảo, thường là khác với những tài liệu được dẫn trong bài báo được điểm có thể làm nòng cốt cho phần bình luận. Loại bài này rất được độc giả quan tâm. Có những tạp chí chỉ đăng những bài điểm bình, thậm chí có cả những cuốn sách xuất bản thường kỳ đăng loạt bài này như cuốn "Year Books". BÀI GIẢNG Mục đích của bài giảng là giảng dạy cho người đọc như chính tên của loại bài này chỉ ra. Một bài giảng đòi hỏi phải chuyên sâu về vấn đề và có khả năng mang lợi ích cho tất cả mọi độc giả muốn tìm hiểu về chủ đề đó, dù đó là người chưa biết gì hay chỉ biết một phần vấn đề. Kèm theo bài giảng có phần hướng dẫn đọc sách gọi là phần danh mục tài liệu liên quan dành cho những ai muốn biết sâu hơn về chủ đề. Danh mục tài liệu khác tài liệu tham khảo. Tuy nhiên một bài giảng, ngoài danh mục tài liệu liên quan còn có thể có tài liệu tham khảo là những tài liệu làm nòng cốt cho bài viết và được trích dẫn trong bài. LUẬN ÁN BÁC SỸ Luận án bác sỹ thường là dịp đầu tiên sinh viên tiếp xúc với việc viết báo y học. Mục đích của một luận án phải được xác định một cách cẩn thận trước khi bắt tay vào thực hiện: tra cứu hàng chục hay hàng trăm tài liệu để rồi sau đó tự hỏi có thể rút ra những cái gì là trái ngược với việc đáng phải làm. Mục đích của một luận án cũng như tất cả các công trình khoa học là trả lời câu hỏi được đặt ra một cách rõ ràng. Việc bảo vệ luận án phải là việc trình bày một công trình nghiên cứu cá nhân và những ảnh hưởng mà công trình đó tạo ra. Một luận án vì vậy phải được trình bày theo cấu trúc của một công trình nghiên cứu: Đặt vấn đề, Đối tượng và phương pháp, Kết quả, Bàn luận và Tài liệu tham khảo. Cách thức viết một luận án như vậy giúp cho sau này dễ dàng đăng công trình trong một tạp chí dưới dạng một bài báo nghiên cứu, đó là cách duy nhất để thông
báo các kết quả của công trình. Trong thực tế, rất nhiều tạp chí y học từ chối chấp nhận khi đưa một luận án vào phần tài liệu tham khảo một bài báo vì đó là một công trình khó tiếp cận cho những ai không sống ở thành phố có trường đại học mà luận án đó được bảo vệ và càng khó hơn cho các người đọc ở nước ngoài khi muốn tham khảo tài liệu đó. TÀI LIỆU THAM KIHẢO 1. Farfor JA. Enseigner la rédaction médicale. Chapitre II. La structure du compte rendu de recherche. Cah Med 1976;2:783-5. 2. Huguier M, Molkhou JM. La rédaction médicale. Gastroenterol Clin Biol 1986;10:29-33. 3. Morgan PP. Scientific editorials. A precious and scarce element in medical journals. Can Med Assoc J 1985;132:315. 4. Amsler R. De l'honnêteté fondamentale des publications médicales. Concours Médical 1971;93:647-50. 5. Pariente A. Le cas clinique est-il un genre désuet? Ann Gastroenterol Hepatol (Paris) 1987;23:1. 6. Relman AS. Are the case records obsolete? N Engl J Med 1979;301:1112-3. 7. Lipkin M. The CPC as an anachronism. N Engl J Med 1979;301:1113-4. 8. Scully RE. In defence of the CPC. N Engl J Med 1979;301:1114-6. 9. Morgan PP. How to write a letter to editor that the editor will want to publish. Can Med Assoc J 1985;132:1344. 10. Murlow CD. The medical review article: state of the science. Ann Intern Med 1987;106:485-8.