MỤC LỤC 1.
GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH 1.1. Thuyết minh đồ án 1.2. Các bản vẽ
2.
GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 2.1. Địa điểm, sinh thái và cảnh quan 2.2. Tiết kiệm năng lượng 2.3. Vật liệu bền vững 2.4. Sử dụng nước hiệu quả 2.5. Chất lượng môi trường trong nhà
3.
KIẾN THỨC VÀ KINH NGHIỆM QUA MÔN HỌC
1.
GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
1.1. Thuyết minh đồ án ●
Thể loại công trình: Nhà liên kế thương mại
●
Vị trí khu đất: Khu dân cư Nguyễn Ngọc Phương, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
●
Diện tích: 3648m2
● ●
Quy mô: 100m2 - 3 tầng Nhà liên kế là loại nhà ở thấp tầng phổ biến trong đô thị, được xây dựng ở các khu vực nội thành đông dân cư hoặc khu nhà ở quy hoạch phân lô, sử dụng chung hệ thống hạ tầng của khu vực đô thị, có hệ thống kỹ thuật độc lập cho mỗi nhà.
●
Nhà liên kế có kích thước lô đất thống nhất theo quy hoạch phân lô, được xây dựng liền vách với nhau thành dãy, thống nhất về phong cách kiến trúc mặt đứng cho từng dãy nhà. Kiến trúc thiết kế hài hoà với cảnh quan và địa hình xung quanh, tạo nét thẩm mỹ kiến trúc cho khu phố mới góp phần nâng cao giá trị kinh tế và cảnh quan khu nhà ở.
●
Nhà liên kế kết hợp thương mại dịch vụ: ngoài chức năng cư trú, không gian tầng trệt hoặc cả tầng lửng được sử dụng làm cửa hàng kinh doanh, dịch vụ, cho thuê làm văn phòng đại diện, cơ sở sản xuất nhỏ
1.
GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
1.2. Các bản vẽ
1.
GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
1.2. Các bản vẽ
2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 2.1. Địa điểm, sinh thái và cảnh quan Khu dân cư Nguyễn Ngọc Phương, đường Trường Sa, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.HCM 2.1.1. Lựa chọn khu đất Hiện trạng của khu đất: khu dân cư Nguyễn Ngọc Phương, với dãy nhà phố sát nhau và không thống nhất theo phong cách kiến trúc và quy hoạch chung. Vị trí khu đất so với tổng thể: -
Khu đất cách đường Nguyễn Hữu Cảnh (lộ giới 30m) 100m và đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (lộ giới 10m) 500m, cả hai đều kết nối Q.Bình Thạnh và Q1.
-
Ở phía Tây Nam khu đất là con kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được cải tạo đường bờ kè.
-
Phía bờ bên kia con kênh là Thảo Cầm Viên - mảng xanh lớn và quan trọng của TP.HCM.
Kết nối cộng đồng: trong bán kính 500m có các tiện ích -
Thương mại - dịch vụ: chợ Thị Nghè, các cửa hàng tiện lợi, quán ăn và nước uống.
-
Công cộng: công viên Thảo Cầm Viên, công viên bờ kè, CLB bơi lội Yết Kiêu.
-
Trường học: Trường THCS Phú Mỹ.
-
Các khu dân cư lân cận
2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC Tầm nhìn
2.1. Địa điểm, sinh thái và cảnh quan 2.1.2. Thiết kế khu đất Diện tích - MĐXD: ● ● ●
Diện tích khu đất: 3648m2 Diện tích 1 lô đất: 100m2 MĐXD: <70% => <70m2
Phân tích khu đất ●
● ● ●
● ● Vị trí tương đối: ● ● ● ●
Phía Đông: giáp đường Nguyễn Hữu Cảnh. Phía Tây: giáp toà nhà chung cư Nguyễn Ngọc Phương 18 tầng. Phía Nam: giáp đường Trường Sa, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Phía Bắc: giáp khu dân cư hiện hữu.
Khu đất hiện hữu là khu dân cư theo kiểu dãy nhà phố và trong quy hoạch cũng là đất nhóm nhà ở. Khu đất có 4 mặt đều giáp đường tiếp cận. Toạ lạc tại vị trí thuận lợi về giao thông để tiếp cận vào trung tâm thành phố. Đối diện là công viên bờ kè, kênh và Thảo Cầm Viên với mảng xanh lớn, vị trí thuận lợi về tầm nhìn. Bị ảnh hưởng bụi, tiếng ồn từ xe cộ trên đường Nguyễn Hữu Cảnh. Bị ảnh hưởng bởi mùi từ con kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Tầm nhìn rộng về phía Tây Nam (con kênh và Thảo Cầm Viên). Tầm nhìn bị hạn chế về phía Đông Bắc (dãy nhà phố hiện hữu).
Địa hình và kết cấu có sẵn Địa hình khu đất bằng phẳng, từ vỉa hè dốc dần ra con kênh đối diện. Các khu vực nhà ở lân cận hiện hữu cũng được xây dựng bằng cote với khu đất. Các công trình nhà ở xung quanh đều được xây bằng kết cấu BTCT. Hệ thống đèn đường và cây xanh vỉa hè đầy đủ, kèm công viên bờ kè dọc đường Trường Sa.
2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 2.1. Địa điểm, sinh thái và cảnh quan 2.1.3. Hiệu ứng đảo nhiệt Xét Hiệu ứng đảo nhiệt ở thành phần mái công trình và vỉa hè. Do là nhà liên kế nên thiết kế các ngôi nhà là như nhau, nên chỉ cần xét thiết kế của 1 căn nhà trong toàn khu. Giải pháp mái: Mái bằng bê tông có dộ dốc (25 độ) bằng bê tông, được sơn phủ màu sáng (sơn Acrylic trắng)=> hệ số Albedo cao hơn (80 - 100). Lớp sơn có độ bám dính tốt, tăng tuổi thọ cho phần bê tông của mái.
Giải pháp trồng cây xanh: ●
Trồng cây xanh trên mái
Phần sân thượng tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, có thể được trồng cây nhỏ, bãi cỏ để giảm nhiệt lượng cho chính ngôi nhà, từ đó hạn chế dùng thiết bị làm mát => giảm tiêu thụ năng lượng => giảm nhiệt độ khu vực => giảm hiệu ứng đảo nhiệt. ●
Giải pháp pin mặt trời: Bố trí pin mặt trời ở phần mái quay về hướng Tây Nam để tối đa thời lượng nhận nhiệt lượng từ mặt trời => thay vì để nhiệt lượng bị phản xạ thì có thể hấp thụ nó để tạo năng lượng cho ngôi nhà.
Trồng cây xanh trên sân chung, xen kẽ giữa các dãy nhà:
Thay vì vỉa hè chỉ lát gạch màu sáng để tăng hệ số phản xạ, giải pháp là tạo các mảng xanh bãi cỏ và trồng cây tạo bóng mát. Tuy cỏ, đất và lá cây không có hệ số phản xạ cao như một số vật liệu, nhưng vì tính chất hữu cơ và khả năng thoát hơi nước sẽ làm mát hơn không khí xung quanh chúng.
Kết luận: Kết hợp mái có hệ số phản xạ nhiệt Albedo cao, các giải pháp cây xanh trên mái và trên khu đất và những tâm pin mặt trời, đảm bảo một trong các yếu tố để giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị.
2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 2.1. Địa điểm, sinh thái và cảnh quan 2.1.4. Nước mưa chảy tràn Thảm thực vật Diện tích có khả năng thấm nước: thảm thực vật Thảm thực vật được xét ở những thảm cỏ trồng xen kẽ trong khuôn viên khu đất có diện tích 700m2 chiếm 19.18%
Thoát nước trên sàn Ngoài khả năng thấm nước của thảm thực vật, lựa chọn vật liệu lát cho và sân chung của dãy nhà cũng góp phần tăng khả năng thoát nước cho khu đất. Diện tích phần lát sân 410m2 chiếm 11.24% Sử dụng vật liệu gạch tự chèn.
●
● Thảm thực vật
Vậy tổng diện tích bề mặt thấm nước là 1075m2 chiếm 30.42% > 30% => ĐẠT
● ●
● ●
Việc lưu trữ được lượng nước mặt không những giúp giảm chi phí thiết kế liên quan đến hệ thống thoát nước mưa, mà còn giúp giảm chi phí liên quan đến việc cấp nước tưới. Giảm tích nước trên bề mặt, giảm lưu tốc dòng chảy, giảm tác động xói mòn. Không đọng thành vũng nước trên bề mặt. Về mặt thi công, kết cấu gạch tự chèn đảm bảo thời gian thi công nhanh hơn so với các loại mặt đường khác, có thể đưa vào khai thác ngay sau khi thi công xong. Ít bị ảnh hưởng bởi các điều kiện về thời tiết như nhiệt độ cao, mưa… Giảm chi phí bảo hành, bảo trì hơn so với các loại kết cấu mặt đường khác. Các block gạch tự chèn được chế tạo sẵn trong nhà máy, giúp đánh giá và kiểm soát chất lượng tốt hơn.
2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 2.2. Tiết kiệm năng lượng 2.2.1. Thiết kế thụ động Vì đặc điểm khu đất nên các dãy nhà đều có 2 mặt đứng hướng Tây Nam và Đông Bắc. => Diện tích mặt đứng hướng Tây + Diện tích mặt đứng hướng Đông/ Tổng diện tích mặt đứng= 1 (100%) => KHÔNG ĐẠT Vì là nhà liên kế, có thiết kế hoàn toàn giống nhau, nên chỉ xét ở 1 căn nhà điển hình có mặt đứng chính hướng về phía Tây Nam (đường Trường Sa).
Thiết kế che nắng Vì vị trí của khu đất và công trình nên chỉ xét thiết kế che nắng trên mặt đứng hướng Đông và Tây. Như đã đề cập ở trước, kết cấu ban đầu cho hệ mặt đứng của công trình là hệ thống tường 2 lớp: ●
Mặt đứng hướng Đông - Tây Diện tích mặt đứng chính (hướng Tây Nam): 84.7m2 Diện tích mặt đứng phụ (hướng Đông Bắc): 87.18m2 ●
Ở mặt đứng hướng Tây sử dụng giải pháp tường 2 lớp: lớp trong là tường kính và lớp ngoài là hệ lam hỗn hợp. Nên xét tỉ lệ mở cửa sổ ở trên hệ lam hỗn hợp.
Diện tích phần rỗng hướng Tây/ Diện tích tường hướng Tây= 37.75/46.97*100= 80% => KHÔNG ĐẠT ●
Ở mặt đứng hướng Đông sử dụng giải pháp tường 2 lớp: lớp trong là tường đặc và lớp ngoài là hệ lam hỗn hợp. Nên xét tỉ lệ mở cửa sổ trên tường phía trong và hệ lam hỗn hợp ngay tại cửa sổ.
Diện tích phần rỗng hướng Đông/ Diện tích tường hướng Đông= 20.1/67.08*100= 29.96% < 30% => ĐẠT
●
Mặt đứng hướng Tây có lớp tường kính trong suốt bên trong và hệ lam hỗn hợp bên ngoài: bất lợi về việc nhận BXMT vào buổi chiều nhưng vì để khai thác tầm nhìn tốt về phía bờ kênh và Thảo Cầm Viên đối diện, nên hệ mặt đứng sử dụng lam hỗn hợp được lựa chọn. Mặt đứng hướng Đông có lớp tường đặc xen lẫn cửa sổ bên trong và hệ lam hỗn hợp bên ngoài: vì hướng Đông là hướng vào khu vực sân chung nên hệ lam hỗn hợp được sử dụng để hạn chế tầm nhìn từ các nhà đối diện và ánh sáng buổi sáng từ hướng Đông.
2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 2.2. Tiết kiệm năng lượng 2.2.2. Vỏ công trình Truyền nhiệt qua tường và mái ●
Tường 2 lớp cách nhiệt.
Áp dụng cho tường 2 xây mặt bên của các căn nhà đầu hồi và phần tường phía sau nhà hướng vào sân chung (ở cả dãy nhà hướng Đông và Tây). Lớp bông thuỷ tinh cách nhiệt: Là vật liệu không cháy và giúp cải thiện đặc trưng âm học của tường và giảm nguy cơ liên quan đến việc hình thành hơi ẩm. Tại các điểm nối cửa sổ thì có thể phủ lớp cách nhiệt lên trên phần khung cửa.
●
Mái bê tông cách nhiệt
Mái bê tông vốn là nơi hấp thụ ánh nắng trực tiếp và nhiều nhất ở các tòa nhà. Nhiệt độ được hấp thụ và tích trữ trong sàn bê tông sân thượng phía trên sẽ tỏa xuống tầng phía dưới, nơi có nhiệt độ thấp làm cho các tầng trên cùng và tầng áp mái vô cùng nóng bức, ngột ngạt => Việc chống nóng cho mái bê tông là cần thiết. Ngoài ra sân thượng của các ngôi nhà có hồ bơi và khoảng cách rất lớn với phòng bên dưới, là yếu tố hoàn hảo để cách nhiệt truyền từ sân thượng xuống các phòng.
2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 2.2. Tiết kiệm năng lượng
Bức xạ mặt trời trên bề mặt không trong suốt
2.2.2. Vỏ công trình
Hệ số Albedo: sử dụng bê tông GGBS cho kết cấu mái. Xỉ hạt đáy lò cao (GGBS) là sản phẩm phụ của sản xuất gang xám (pig -iron) được tái chế. Sấy khô và nghiền thành bột mịn, GGBS là một chất kết dính thuỷ lực được sử dụng để thay cho xi măng pooc lăng thường trong bê tông. Nó thường thay thế tới 30 - 70% xi măng trên cơ sở khối lượng bằng nhau. GGBS ở dạng bột nghiền có màu trắng. Nó nhạt hơn màu bê tông và làm tăng lượng bức xạ mặt trời phản xạ từ các bề mặt bê tông. Bởi vậy, các vật liệu lát mặt đường và mái làm bằng bê tông GGBS có thể được tận dụng để chống nóng lên của trái đất.
Bức xạ mặt trời qua cửa sổ Áp dụng giải pháp kính Low - E có hệ số bức xạ thấp cho cửa sổ, cửa đi và tường kính. Kính Low-E (viết tắt của Low Energy) là loại kính được phủ lên bề mặt một loại hợp chất đặc biệt. Chất này giúp kính có tính năng phát xạ nhiệt chậm, làm giảm sự phát tán, hấp thụ nhiệt lượng chậm có chức năng phản xạ lại ánh sáng mặt trời giúp không gian bên trong giữ nhiệt độ ổn định, tiêu âm giảm tiếng ồn, mà vẫn đảm bảo độ sáng trong căn phòng.
Vào mùa đông, nhiệt được hấp thụ và dẫn vào trong nhà.
Vào mùa hè, nhiệt được lọc và phản chiếu lại ngoài trời.
Vậy ở Việt Nam áp dụng kính low E có ưu điểm: ● Giữ không gian bên trong nhà mát mẻ. ● Ngăn chặn năng lượng bức xạ và thất thoát nhiệt. ● Hạn chế chói mắt.
Bê tông GGBS tăng hệ số phản xạ Albedo lên 0.7 (ĐẠT). Các bề mặt tường được sơn phủ lớp sơn trắng Acrylic với hệ số phản xạ nhiệt có thể lên đến 1. Sơn phủ cho các bề mặt tường không có kết cấu che nắng hệ lam hỗn hợp (tường của các căn nhà đầu hồi) và mái bê tông. Tường xanh - Kết cấu che nắng: để đảm bảo khả năng thông gió tốt và đảm bảo tầm nhìn đẹp về phía cảnh quan bờ kênh, hệ tường 2 lớp được áp dụng với tường kính bên trong và hệ lam hỗn hợp bên ngoài. Hệ tường kính sử dụng kính Low-E như đã đề cập ở trên để hạn chế bức xạ mặt trời, bên ngoài là hệ lam hỗn hợp để hạn chế bức xạ truyền vào trong nhà, đồng thời đảm bảo được sự thông thoáng mà vẫn đảm bảo riêng tư cho nhà ở.
2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 2.3. Vật liệu bền vững 2.3.1. Vật liệu kết cấu Đối với quy mô công trình nhà ở liên kế, sử dụng vật liệu bê tông cốt thép cho kết cấu là hợp lý. Tuy nhiên những vật liệu truyền thống trong xây dựng đó vẫn chưa đảm bảo hoàn toàn yếu tố bền vững. Đề xuất giải pháp sử dụng bê tông “green mix”. Bê tông xanh này được sản xuất từ các nguyên liệu thô như tro bay, cốt liệu bê tông tái chế và sợi nhôm. Tro bay là một sản phẩm phế thải từ các nhà máy điện đốt than và thường được xử lý ở các bãi chôn lấp. Trong nghiên cứu, tro bay có tiềm năng thay thế xi măng - loại vật liệu có tác động lớn tới môi trường, gây ô nhiễm không khí. Để giảm thiểu tiêu hao nguyên liệu và giảm chất thải phát sinh từ việc phá hủy các cấu trúc bằng bê tông, bê tông sau khi nghiền nát có thể được tái sử dụng như cốt liệu bê tông. Các lon bằng nhôm được sử dụng vì chúng có thể dễ dàng chế biến thành sợi nhỏ và sử dụng như cốt thép trong bê tông.
Ngoài ra hệ chịu lực và các bộ phận khác của công trình có thể sử dụng các vật liệu tái chế như thép tái chế. Sử dụng thép tái chế làm giảm tiêu thụ các tài nguyên có giá trị khấc và giảm năng lượng sử dụng để khai thác. Mỗi tấn thép được tái chế sẽ tiết kiệm khoảng ½ tấn than và 1.5 tấn quặng sắt. Khi sử dụng thép tái chế, còn tiết kiệm hàng ngàn gallon nước. Ngay cả khi thép được tái chế, cũng không mất đi khả năng chịu lực vốn có. Từ đó giảm nhu cầu khai thác các nguyên liệu thô, giảm lượng khí thải từ quá trình sử dụng năng lượng khai thác…
Không chỉ thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phí hơn vì tận dụng được nguồn nguyên liệu phế thải, theo nghiên cứu, loại bê tông mới còn có độ bền vững tăng 30% so với bê tông thường.
Nguồn: từ trang 3CE.vn
2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 2.3. Vật liệu bền vững 2.3.2. Vật liệu bao che Áp dụng gạch không nung cho tường bao che ngoài công trình.
Áp dụng công nghệ kính Low-E cho tường kính và các cửa sổ, cửa kính.
Gạch không nung là một loại gạch chỉ cần sử dụng tác động về cơ học để tăng cường độ nén, độ chịu lực,… mà không cần qua khâu nung nhiệt độ. Vì được làm qua công đoạn ép, rung nên mỗi thành phần trong viên gạch có độ liên kết với nhau rất cao.
Như đã đề cập ở mục 2.2.2 về các cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và ưu điểm của kính Low-E
Ưu điểm khi sử dụng gạch không nung ● ●
●
Giá thành sản phẩm khá rẻ cộng thêm chất lượng sản phẩm cao Có khả năng chịu nén, chịu lực, cách âm, cách nhiệt,… tốt. Một ngôi nhà được xây bằng gạch không nung có khả năng cách nhiệt tốt khiến cho nhiệt độ trong ngôi nhà thấp hơn nhiều khi vào mùa hè và ấm hơn vào mùa đông. Sử dụng gạch không nung là một hình thức bảo vệ môi trường. Gạch không nung không cần khai thác đất sét để giảm diện tích đất, làm ô nhiễm nguồn đất. Gạch không nung cũng không sử dụng nhiệt để nung hay thải ra khói bụi làm ô nhiễm không khí
Nguồn: từ bài viết “Gạch không nung trong thế giới công nghệ” của trang tapchikientruc.vn
Nguồn: từ bài viết “Kính hộp Low E cường lực” của trang sadogermany.com
2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 2.3. Vật liệu bền vững 2.3.3. Vật liệu cửa đi và cửa sổ Cửa gỗ nhựa composite
Nhôm Xingfa cho tường kính và cửa sổ
Gỗ composite là một loại vật liệu tổng hợp, được tạo thành qua quá trình phối trộn giữa bột gỗ, bột nhựa (PVC, PE, PP), cùng các chất phụ gia như chất tạo màu, chất tăng dai, chất tăng cứng, chống cháy, chống tia UV…Hỗn hợp này sau đó được đùn ép bằng máy đùn công suất lớn. Bằng việc sử dụng hệ khuôn thép phong phú, máy đùn cho ra các hình dạng theo yêu cầu như tấm đặc, tấm panel, thanh profile phù hợp cho nhiều ứng dụng.
Tường kính và các cửa sổ dùng khung nhôm Xingfa có nguyên liệu với giá thành rẻ. Cửa có kết cấu với nhiều khoang rỗng bên trong và gân rãnh chạy dọc bên ngoài bề mặt thành nhôm giúp khung chắc chắn. Tính chịu lực của nhôm Xingfa có thể ngang bằng với sắt nhưng loại bỏ được nhược điểm bị gỉ của sắt.
Các ưu điểm: ● ● ● ● ● ●
Đa dạng về mẫu Chống thấm, chịu nước tốt Chịu được nhiệt độ cao Không bị cong vênh, mối mọt Độ bền cao Cách âm tốt
Bề mặt bên ngoài được sơn tĩnh điện ăn và thanh nhôm, chống phai màu tốt, hạn chế trầy xước, sử dụng lâu dài. Tiết kiệm điện năng nhờ các khoang rỗng giúp cách nhiệt tốt, hạn chế tối đa sự thoát hơi lạnh hoặc hơi nóng xâm nhập, cách âm tốt nhờ lớp nhôm dày 1.4mm - 2.0mm.
Nguồn: Từ bài viết “Cấu tạo của cửa nhôm Xingfa và ưu điểm vượt trội” của trang camnanglamnha.vn Nguồn: Từ bài viết “Tại sao dòng cửa nhựa gỗ composite đang là xu hướng cửa năm 2019 ” của trang HoaBinhDoor.com
2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 2.3. Vật liệu bền vững 2.3.4. Vật liệu lát sàn Sàn gỗ sồi
Sàn thuỷ tinh
Sàn tre
Sồi là loài cây đặc hữu ở khu vực Địa Trung Hải. Vỏ cây được thu hoạch 3 năm một lần mà không cần chặt hạ cây khiến nó trở thành một nguồn vật liệu tái tạo lý tưởng. Vỏ cây sồi có đặc tính chống vi khuẩn, côn trùng, chống cháy, dễ bảo quản.
Gạch lát sàn từ thủy tinh là lựa chọn tuyệt vời cho sàn nhà cũng như tường phòng tắm, nhà bếp. Thủy tinh là vật liệu tái chế thân thiện với môi trường đặc biệt vật liệu này không bị nấm mốc trong môi trường ẩm ướt. Nó cũng dễ dàng để bảo dưỡng và làm sạch các vết bẩn. Thủy tinh có nhiều màu sắc, hoa văn khác nhau, phù hợp với hầu hết các phương án thiết kế.
Tre được coi là một trong những vật liệu quốc dân ở Việt Nam. Ngoài những công dụng truyền thống, tre đang được nghiên cứu để làm vật liệu chính sản xuất nội thất, đồ dùng đa dụng hay lát sàn.
Giống như gỗ, sàn bằng vỏ cây sồi có thể được phủ bằng nhiều loại sơn, phù hợp với các bảng màu khác nhau và phong cách thiết kế đa dạng và có đặc tính không thấm nước cao. Độ bền của loại sàn này có thể kéo dài từ 10 - 30 năm.
Nguồn: Từ bài viết “Vật liệu sàn thân thiện môi trường” của trang kientrucvietnam.org.vn
Sàn nhà bằng tre là một lựa chọn phổ biến khác bởi tính bền, dễ bảo dưỡng, dễ lắp đặt và thân thiện với môi trường. Tre là một loại cây thân cỏ, sinh trưởng và phát triển nhanh từ 3 – 5 năm. Tre có trọng lượng nhẹ, thích hợp để làm sàn cho các công trình xây dựng.
2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 2.3. Vật liệu bền vững 2.3.5. Vật dụng nội thất Xơ mướp
Mây, tre
Đá
Hình thành từ kết quả của sự già đi ở rau củ, xơ mướp hoàn toàn là một vật liệu tự nhiên và an toàn với người sử dụng. Hiện nay, các miếng ốp tường làm từ xơ mướp với đủ loại kiểu dáng và màu sắc đang trở thành mặt hàng được săn đón trên thị trường bởi tính chất độc đáo và lành tính của chúng đối với môi trường và sức khỏe con người.
Là một vật liệu khá quen thuộc với người Việt, mây/tre đan dần trở thành một vật liệu xuất hiện rộng rãi trong từng chiếc bàn, cái ghế ở những căn nhà ưa chuộng nét đẹp mộc mạc nhưng tinh tế từ từng đường đan khéo léo và đầy kỹ thuật. Đặc biệt, loại vật liệu thân thiện với môi trường này đã được chứng minh có độ bền lên đến hàng trăm năm, cao hơn cả những vật liệu đắt tiền khác.
Khác với tre hay xơ mướp, đá mang đến cho không gian ngôi nhà sự sang trọng và mạnh mẽ, toát lên từ những đường nét rắn chắc trên bề mặt của loại chất liệu này. Sử dụng đá để ốp tường, lát nền sẽ giúp không gian mát mẻ hơn, cách âm tốt và vô cùng bền vững theo thời gian.
Nguồn: Từ bài viết “Thiết kế và sử dụng vật liệu nội thất thân thiện với môi trường, tại sao không?” của trang hhldecor.com
2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 2.4. Sử dụng nước hiệu quả 2.4.1. Tái sử dụng nước mưa Nước mưa được coi là một nguồn nước sạch, thường được xem là sạch hơn so với các nguồn nước ngọt khác như nguồn nước ngầm hay nước sông, hồ.
Nước mưa thu được
Hệ thống ống dẫn
Hệ thống lọc
Bể chứa
Bên cạnh việc tái sử dụng nước để tưới cây tại khu vực, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tối ưu nhằm hạn chế thất thoát nước.
- Dễ được tái sử dụng nhất vì có các biện pháp khá đơn giản. Tuy nhiên nếu không cẩn thận thì có thể dễ bị nhiễm bẩn. - Được tái sử dụng cho: + Nước uống + Cho sinh hoạt hằng ngày + Tưới cây (trồng trọt) + Tái tạo nguồn nước ngầm
1. Máng thu nước mưa trên mái 2. Bể chứa nước mưa từng ngôi nhà 3. Tái sử dụng nước mưa cho các mục đích trong nhà
Thiết kế sân vườn sử dụng nước hiệu quả
Ưu điểm hệ thống tưới nhỏ giọt: ● ● ●
Tiết kiệm nước. Không làm nước văn, hạn chế việc mọc cỏ dại. Áp suất tưới đồng đều.
Nguồn: Từ bài viết “Sử dụng hệ thống lọc nước mưa dùng trong sinh hoạt” của trang toana.vn
4. Rãnh thu nước mưa trong sân chung 5. Bể chứa nước mưa chung 6. Tái sử dụng nước mưa ngoài trời
Nguồn: Từ bài viết “Cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt có dễ không?” của trang tuoitudong.info
2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 2.4. Sử dụng nước hiệu quả 2.4.2. Tái sử dụng nước thải kép Nước xám lý tưởng để tưới vườn, với các biện pháp phòng ngừa thích hợp, chẳng hạn như sử dụng các sản phẩm natri và phốt pho thấp hoặc không có và áp dụng nước bên dưới bề mặt. Nước xám được xử lý thích hợp cũng có thể được tái sử dụng trong nhà để xả toilet và giặt quần áo, được sử dụng khá nhiều Nước đen cần được xử lý và khử trùng bằng phương pháp sinh học hoặc hóa học trước khi tái sử dụng. Đối với những ngôi nhà đơn lẻ, nước đen đã qua xử lý và khử trùng chỉ có thể được sử dụng ngoài trời và thường chỉ để tưới lớp dưới bề mặt.
Nguồn: Từ bài viết “Cách tái sử dụng nước thải gia đình” của trang ran.com.vn
1. Hệ thống thu nước thải xám/ đen 2. Hệ thống xử lý nước thải
3. Những vị trí có thể tái sử dụng nước thải xám 4. Những vị trí có thể tái sử dụng nước thải đen
2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 2.4. Sử dụng nước hiệu quả 2.4.3. Lựa chọn cây trồng Giải pháp lựa chọn cây trồng: Cây che bóng mát: Màu xanh tươi mát, rạng rỡ, hình dáng cây đặc biệt, cây trồng bóng mát có khả năng che khuất những tia nắng cho người đi dưới tán cây, một số cây có hoa, cho hương thơm như cây hoa Giáng Hương, cây Kèn hồng, cây Bàng Đài Loan… Cây phủ nền: Với chức năng tạo nền một không gian xanh rộng rãi, yên tĩnh, giúp giữ ẩm và làm mát không khí xung quanh, chống xói mòn đất, lắng lọc bụi bặm. Việc trồng thảm cỏ phủ nền còn giúp giảm nhiệt độ đến 3 độ C giữa nơi trồng cỏ và đất trống. Cây trang trí: Những cây thân gỗ nhỏ mọc thành bụi, khóm, cây leo giàn và cây thân thảo,... dùng tạo cảnh quan trang trí.
Cây Bàng Đài Loan trồng trên vỉa hè tạo bóng mát và giảm bụi vào công trình.
Cây Lan Chi với chức năng phủ nền, chống xói mòn đất, làm mát không khí khu vực.
Cây hoa Tử Đằng thuộc dạng cây leo, được trồng trong ban công, bên trong nhà… mang tính chất trang trí.
2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 2.5. Chất lượng môi trường trong nhà 2.5.1. Thông gió Khu đất đón được 2 hướng gió chính của TP HCM là Đông Nam và Tây Nam. Gió Tây Nam vào mùa mưa và mang nhiều hơi ẩm từ con kênh tẻ vào công trình. Các dãy nhà cách nhau 1 khoảng tạo cơ hội bẫy gió vào bên trong sân chung, tạo sự thông thoáng từ sau ra trước nhà. Sử dụng hệ lam hỗn hợp cho mặt đứng trước và sau của nhà góp phần tăng khả năng thông gió xuyên phòng khi mở cửa. Phần thông tầng kết hợp với giếng trời trên mái tăng khả năng thông gió đối lưu cho ngôi nhà. Bên cạnh đó là hồ nước và khoảng đất trồng cây giữa nhà góp phần cấp ẩm, cải tạo vi khí hậu cho công trình.
MẶT BẰNG TỔNG THỂ - THÔNG GIÓ
MẶT CẮT - THÔNG GIÓ
2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 2.5. Chất lượng môi trường trong nhà 2.5.2. Hạn chế phát thải VOC Sơn Dulux được đánh giá là chất lượng đi đầu do người tiêu dùng ưa chọn. Hầu như tất cả các dòng sơn của Dulux đều đạt chứng nhận xanh Singapore bởi hàm lượng các chất độc hại như VOCs, chì hay thuỷ ngân, NMP, phóc-môn… đều ở mức cho phép. Đặc biệt, các sản phẩm của dòng sơn Dulux nhiều ưu điểm vượt trội như dễ dàng lau chùi, chống nấm mốc tốt, dễ thi công và có độ phủ cao. Sơn nội thất: Tính năng: ngăn ngừa vi khuẩn, chịu chùi rửa tối đa, mặt sơn nhẵn nhịn, chống nấm mốc, che lấp khe nứt nhỏ. Hàm lượng các chất VOC: < 30g/l Độ phủ lý thuyết: 13-16 m2/l/lớp Sơn ngoại thất: Tính năng: áp dụng công nghệ Powerflexx độc đáo giúp cho màng sơn có khả năng co giãn gấp 3 lần so với các loại sơn khác. Nhờ sự co dãn linh hoạt làm che kín những vết nứt nhỏ trên tường và chống thấm vượt trội. Hàm lượng các chất VOC: <50g/l Độ phủ lý thuyết: 11-13 m2/l/lớp
SIKALASTIC Đây là chất chống thấm cho sàn mái với nhiều ưu điểm như kháng UV, thời tiết và sự chuyển màu vàng, có tính đàn hồi cao và hàn gắn vết nứt, không độc hại và lớp phủ gốc nước đạt yêu cầu VOC
2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 2.5. Chất lượng môi trường trong nhà 2.5.3. Chiếu sáng tự nhiên Vì đặc thù của khu đất và cách bố trí các dãy nhà liên kế, nên các ngôi nhà liên kế đều nhận được ánh sáng tự nhiên từ cả mặt đứng trước và sau của nhà. Kết hợp với giếng trời, ánh sáng ở cao được chiếu sáng gián tiếp cho không gian bên dưới.
3. KIẾN THỨC VÀ KINH NGHIỆM QUA MÔN HỌC
Qua học phần Kiến trúc và Môi trường, em nhận thấy được những đồ án đã thực hiện với nhiều quy mô và thể loại nhưng vẫn rất thiếu sót trong việc cân nhắc về yếu tố môi trường khi thiết kế lên ý tưởng, mà chỉ dừng lại ở việc cố gắng hoàn thiện về hình thức và công năng. Những kiến thức về các thiết kế công trình xanh em đã tích luỹ được một phần nhưng sau học phần này đã giúp em mở rộng và bổ sung thêm rất nhiều hiểu biết về lĩnh vực này. Bên cạnh những bài học được thầy cung cấp còn là phương pháp làm việc và một số tiêu chí đánh giá mức độ “xanh” của công trình mà thầy gửi để em có thể dựa vào đó phát triển các ý tưởng thiết kế bền vững cho các công trình sau này em thực hiện trong trường và cả thực tế. Vấn đề thay đổi khí hậu và nước biển dâng đang là một trong những vấn đề về môi trường diễn ra nghiêm trọng và rõ rệt nhất qua từng thời gian mà kiến trúc đóng vai trò lớn trong quá trình cải thiện thực trạng này. Thế nên thiết kế kiến trúc trong thời đại này, nếu chỉ thoả mãn các yêu cầu phục vụ con người mà bỏ qua sự liên hệ giữa con người - công trình - môi trường là một sự thiếu sót lớn. Nhất là các thành phố có tình trạng đô thị hoá cao như TP HCM, các toà nhà, dãy nhà công trình bê tông dần mọc lên thay thế các mảng xanh, từ bản đồ chúng ta có thể thấy các công viên cây xanh lớn đang dần bị thu hẹp mà thay vào đó là các mái nhà bê tông và tôn lạnh lẽo.
Thế nên có thể thấy việc thiết kế kiến trúc bền vững trong thời điểm này là cấp thiết. Với những yếu tố cơ bản đầu tiên như trả lại phần mảng xanh đã mất đến những vấn đề phức tạp hơn như mức tiêu thụ năng lượng của công trình hay lượng tài nguyên khai thác để tạo nên công trình đó phải được giảm tải. Từ những tài liệu đã được tìm hiểu qua bài thu hoạch lần này, em mới nhận thấy làm một công trình xanh thật sự cần rất nhiều yếu tố chứ không đơn giản như một số thành phần về nắng gió để tiết kiệm năng lượng tiêu thụ. Cũng từ bài thu hoạch này mà em biết được đồ án mình đã thực hiện với ý nghĩ đã “xanh” thì thật ra vẫn chưa đáp ứng được nhiều yêu cầu thầy đề ra. Và ở bài tập này, tuy vẫn có rất nhiều sai sót và em sẽ cố gắng cải thiện nhiều hơn ở các bài tập và đồ án thiết kế sau này. Và còn một điều nữa, bài tập này em đã tìm hiểu nhiều các tiêu chí đánh giá nhưng để thực sự áp dụng cho tương lai, em sẽ tập trung sâu hơn ở 2 đến 3 vấn đề để nghiên cứu kỹ và áp dụng một cách hợp lý nhất tuỳ vào thiết kế đó. Lời cuối cùng, em xin cám ơn thầy Hoàng Long đã hướng dẫn, nhận xét và cung cấp cho chúng em các kiến thức, tài liệu, bài giảng rất bổ ích và mang tính khoa học cao.
2022 Nguyễn Hoàng Long KT18A2 18510101173 18510101173@uah.edu.vn