LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

Page 1

MỤC LỤC 1 GIỚI THIỆU CHUNG 3 2. NỘI DUNG..............................................................................................................................3 2.1. Thời kỳ Cổ đại 3 2.1.1. Kiến trúc thời kỳ tiền sử......................................................................................................3 2.1.2. Kiến trúc Ai Cập cổ đại 4 2.1.3. Kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại 5 2.2. Thời kỳ Trung đại 7 2.2.1. Kiến trúc Romanesque và Gothic 7 2.2.2. Kiến trúc Phục hưng 8 2.3. Thời kỳ Cận đại 10 2.3.1. Kiến trúc Tân cổ điển........................................................................................................10 2.3.2. Kiến trúc Art Nouveau 11 2.3.3. Kiến trúc “Trường phái Chicago”.......................................................................................11 2.4. Kiến trúc Hiện đại 11 2.4.1. Kiến trúc Chủ nghĩa công năng..........................................................................................11 2.4.2. Kiến trúc Hữu cơ 14 3. KẾT LUẬN 15 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

BÀI LÀM

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Những thiết kế và sự cải tiến đều được hình thành dựa trên những khái niệm, ý tưởng

có sẵn và phát triển dần theo thời gian. Kiến trúc sử dụng những chất liệu từ đời sống xã

hội và lịch sử văn hóa để vận dụng vào hình dáng, cấu trúc và các công trình đương thời.

Có sự hiểu biết về lịch sử kiến trúc là một phần thiết yếu của công việc thiết kế kiến trúc bởi vì nó giúp ta cảm nhận được sự phát triển của mối quan hệ giữa vật liệu, thể chất và hình thức đã được các kiến trúc sư khám phá trước đó. Tiếp nhận hoặc phản đối, những phản ứng này là cơ sở của sự phát triển kiến trúc.

Sinh viên kiến trúc thường tự hỏi, tại sao phải học các phong cách và xu hướng trong quá khứ nếu chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại? Đó là một câu hỏi thật sự khó

để đưa ra câu trả lời cụ thể. Nhưng nghiên cứu về vai trò của lịch sử kiến trúc trong lĩnh vực kiến trúc là điều hết sức quan trọng. Những tác động của lịch sử kiến trúc được ta cảm nhận trong suốt quá trình học ở trường và tại nơi làm việc. Sự kết hợp của kiến thức và trải nghiệm kiến trúc giúp ta hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa hình thức và công năng cũng như các tác động mật thiết của nó lên đời sống kinh tế - xã hội. Các bài giảng lịch sử nêu ra những vấn đề không chỉ về lịch sử của các công trình mà còn cả những triết lý, ý tưởng và những công nghệ mang tính cách mạng. Tất cả đều định hình lý tưởng của kiến trúc về hình dáng, không gian và địa điểm. Và thực tế, chúng ta cũng thường tham khảo những thiết kế không gian thông qua các tác phẩm của các kiến trúc sư, nhà thiết kế và những nhà lý luận của các thời đại trước. Từ đó ta thấy rằng, để tiến về phía trước, trước tiên chúng ta phải hiểu rõ những gì ở phía sau. Hơn nữa, việc tìm hiểu về lịch sử kiến trúc giúp chúng ta có nhiều lựa chọn như vượt qua nó, cải thiện nó hoặc rời xa nó.

Những gì được tạo ra trong thế giới kiến trúc nói riêng và nghệ thuật nói chung không phải tự nhiên mà xuất hiện, mà thật ra chúng ta chỉ đang hoàn thiện và cải thiện những gì quá khứ đã để lại mà thôi.

2. NỘI DUNG

2.1. Thời kỳ Cổ đại

2.1.1. Kiến trúc thời kỳ tiền sử Con người thời tiền sử đã xây dựng các gò đất, vòng tròn đá, trụ đá và các công trình kiến trúc vẫn để lại rất nhiều thắc mắc cho đến ngày nay. Kiến trúc thời tiền sử bao gồm các công trình kiến trúc hoành tráng như những trụ đá menhir, vòng tròn đá ở Stonehenge, những ngôi nhà trên vách đá ở châu Mỹ, và các công trình kiến trúc bằng bùn và tranh đã bị mất theo thời gian. Sự khởi đầu của kiến trúc được tìm thấy trong những cấu trúc này.

Tiêu biểu cho loại hình kiến trúc tín ngưỡng thời điểm đó chính là những trụ đá menhir. Đó là những khối đá hình trụ nguyên sơ, chưa được gia công đẽo gọt, với chiều cao khoảng 20 mét được đặt giữa những không gian rộng lớn. Những khối đá như thể hiện sự bái phục thiên nhiên hoặc kỷ niệm điều gì đó. Không rõ lý do cụ thể là gì, nhưng có một điều chúng ta có thể nhận ra rõ đó là khối đá cao thẳng đứng giữa một không gian trống, rộng lớn được nhìn thấy từ rất xa, tạo cảm giác như một sự đánh dấu về lãnh thỗ, khu vực. Hay hiểu theo một nghĩa gần gũi hơn, những khối đá, công trình kiến trúc khổng lồ này tạo

3

cảm giác chiếm lĩnh cả một vùng không gian, càng cao càng tỏ ra sự độc tôn, nhấn mạnh vùng không gian mà nó bao trùm.

Bên cạnh đó, người tiền sử đã chuyển đất và đá thành các dạng hình học, hình thành những hình dạng hình học đầu tiên do con người tạo ra. Chúng ta không biết tại sao người nguyên thủy bắt đầu xây dựng các cấu trúc hình học, các nhà khảo cổ chỉ có thể đoán rằng người tiền sử đã nhìn lên bầu trời để bắt chước hình dạng mặt trời và mặt trăng, sử dụng hình dạng tròn đó trong việc tạo ra các gò đất và các bản lề bằng đá nguyên khối của họ

Một ví dụ cụ thể để thấy rõ đó là những khối đá đã gia công đẽo gọt cẩn thận, được sắp xếp thành 3 lớp vòng tròn đồng tâm ở Stonehenge. Điều đặc biệt ở đây đó là từ thời điểm đó, con người đã biết định hướng của một công trình kiến trúc, nó thể hiện ở việc vòng đá trong cùng lại là một hình móng ngựa và có một phiến đá lớn để đặt vật tế, dạng hình học đó dường như hướng đến nơi mà họ cho là vị trí các vị thần cư ngụ.

Từ đó ta có thể thấy bộ đôi kiến trúc và hình học là nguồn gốc cho những gì mà con người cho là

“đẹp” ở thời đại ngày nay.

2.1.2. Kiến trúc Ai Cập cổ đại

Ở Ai Cập cổ đại, các nhà cai trị quyền lực đã xây dựng các kim tự tháp, lăng mộ và đền thờ hoành tráng. Khác xa với nhữngcôngtrình kiến trúc nguyên thủy, côngtrình khổng lồ như Kim tự tháp Giza là công trình với kỹ thuật xây dựng đạt đến những tầm cao vĩ đại. Kiến trúc kim tự tháp có kích thước rất lớn so với chiều kích con người, chỉ dành riêng để chôn giữ xác ướp của các pharaoh và những người trong hoàng tộc, vì thế với hình khối đồ sộ đó nó đã hoàn thành tốt vai trò của mình như một sự phô diễn uy nghi, sức mạnh, vị thế pharaoh và vương triều đó. Ngoài ra với ý nghĩa vút lên cao đó cũng là thể hiện niềm tin vào thần thánh, đe doạ trấn áp nhân dân trong nước và những kẻ với ý đồ xâm lược. Một lần nữa chúng ta lại thấy được hiệu quả của những công trình vút lên cao giữa không gian rộng lớn đó là nhấn mạnh không gian và quyền thống trị không gian đó. Bên cạnh những kim thự tháp khổng lồ là một loại công trình đền thờ với nhiều điểm đặc biệt không kém, nổi bật là Đền Tang nghi. Là loại hình kiến trúc với chức năng tổ chức nghi lễ cúng tế cũng như chôn các pharaoh. Trong cả hai trường hợp, các công trình phản ánh niềm tin của người Ai Cập vào cuộc sống sau khi chết. Niềm tin này đã được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày như một chuỗi của các tính chất đối lập: đêm và ngày, lũ lụt và hạn hán, dòng nước và sa mạc. Niềm tin này và những sự đối lập như vậy giải thích tại sao quần thể đền Tang nghi nằm ở phía tây của sông Nile, đó là nơi mặt trời lặn, trong khi những ngôi đền khác và các khu định cư lại ở phía đông, nơi mặt trời mọc.

4

Mặt bằng đền thờ thần trải dài qua nhiều lớp sân, dẫn từ ngoài vào sâu bên trong đền thờ. Với lối kiến trúc đối xứng, dẫn dắt con người đi qua từng lớp sân với không gian nhỏ dân, tạo nên sự bức bối, áp chế từ đó làm con người tập trung hơn, thanh lọc cơ thể trước khi đi vào gian thờ. Những hàng cột dày đặc, sắp xếp thẳng tắp trong không gian u tối chỉ xuất hiện vài tia nắng thông qua các ô cửa nhỏ càng tăng tính trang nghiêm, linh thiêng cho ngôi đền. Ngoài ra chính không gian trùng điệp của các hàng cột tạo cho con người điều gì đó vô định dù đang đứng trong một không gian nhất định. Điều đó càng tăng thêm vẻ kì bí cho công trình.

Tiếp theo là kết cấu xây dựng. Gỗ không được sử dụng phổ biến trong kiến trúc Ai Cập cổ đại, mà thành phần chính là đá granite và đá vôi. Hình dạng kim tự tháp là một kỳ quan của kỹ thuật xây dựng, cho phép người Ai Cập xây dựng các cấu trúc khổng lồ. Các bức tường dốc có được chiều cao đó bởi vì trọng lượng của chúng được nâng đỡ bởi đế kim tự tháp rộng theo kiểu chồng chất vật liệu. Các thợ xây Ai Cập cổ đại không sử dụng vòm chịu lực. Thay vào đó, các cột được đặt gần nhau để đỡ khối đá nặng bên trên. Được chạm khắc công phu, các cột thường mô phỏng hình dạng cây cọ và các loại thực vật khác.

2.1.3. Kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại Trong kiến trúc, ảnh hưởng của nền văn minh La Mã và Hy Lạp trong các khái niệm, hình thức, ý tưởng, sự trang trí và tính tỷ lệ được được tìm thấy rất nhiều ở các xu hướng, phong cách kiến trúc sau này Kiến trúc Hy Lạp và La Mã đã mang lại nét hài hoà, thanh lịch và cân bằng qua suốt nhiều thế kỷ về sau. Nếu như nền văn minh Ai Cập đã định hình những nền tảng của kiến trúc, thì xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại lại hình thành ngôn ngữ của sự trật tự.

Ngày nay, nghiên cứu ngôn ngữ cổ điển của kiến trúc không chỉ chú ý đến hình thức, mà còn là nhữngcách mà các kiến trúc sưcủa Hy Lạp và La Mã cổ đại đã phát triển phương pháp luận kiến trúc có thể được áp dụng rộng rãi cho nhiều loại công trình sau này Từ thời kỳ sơ khai của nền văn mình Hy Lạp cổ đại cho đến ngày suy tàn của đế chế La Mã, những công trình vĩ đại của họ đều tuân theo những tỉ lệ nhất định.

Người Hy Lạp tìm kiếm sự hoàn hảo thông qua các phương diện biểu đạt kiến trúc và nghệ thuật của họ bằng cách sử dụng các hình thức đơn giản học hỏi từ các phong cách trước đó để tạo ra một ngôn ngữ phù hợp với văn hóa của họ. Ngôn ngữ này thể hiện kiến trúc vượt ra khỏi hình thức của một công trình, mà thay vào đó là cách các cư dân sống bên trong các không gian đó. Kiến trúc Hy Lạp là cơ sở cho các thời kỳ kiến

5
Đền Tang nghi – Ai Cập Quân thể Kim tử tháp Giza – Ai Cập

trúc rất lâu sau khi nền văn minh sụp đổ. Ở Hy Lạp lúc này họ phát triển phần nhiều về kiến trúc công cộng.

Vẫn tồn tại những đền thờ với sự tỏ long biết ơn sự sung túc do thần ban nhưng nhìn chung kiến trúc thời đại này vẫn hướng đến con người nhiều hơn là thời kỳ

Ai Cập cổ đại. Bên cạnh đó còn là vẻ đẹp gần gũi, hấp dẫn và hài hoà với tự nhiên hơn.

Sự xuất hiện của đế chế La Mã đã ứng dụng những cách thức xử lý kiến trúc ở thời Hy Lạp nhưng ở một tầm cao mới. Ví dụ trong Hy Lạp có 3 thức cột nổi tiếng: Doric, Ionic và Corinthian. Thì với người La Mã, họ đã bổ sung thêm thức cột Tuscan phát triển từ Doric và Composite phát triển từ Ionic và Corinthian. Điều này cho thấy động thái mở rộng triết học Hy Lạp sang một cách thức đó là ứng dụng những hình thức của quá khứ để sáng tạo ra những ý tưởng mới.

Đặc điểm kiến trúc không thể không kể đến khi nhắc về thời đại này đó chính là

thức cột Hy Lạp và sau này được phát triển thành 5 thức cột và được ứng dụng rộng rãi về sau. Thức cột này là biểu hiện rõ ràng nhất cho sự tuân theo những tỉ lệ nhất định trong việc xây dựng các công trình kiến trúc từ công cộng đến nhà ở trong thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại. Họ lấy đường kính của cột làm tiêu chuẩn từ đó phát triển chiều cao, khoảng cách giữa các cột và tỉ lệ của cả công trình, đã tạo ra một công thức mới cho lĩnh vực thiết kế kiến trúc. Mỗi yếu tố riêng lẻ của kiến trúc vẫn có mối quan hệ toán học với những yếu tố khác từ đó làm cả công trình trở thành một tổng thể hài hoà, duyên dáng. Hệ thống tỉ lệ này được áp dụng khắp các thể loại công trình ở thời đại bấy giờ. Ngoài ra cách thức xử lý trên chính mỗi cây cột cũng có ý nghĩa của riêng nó. Những đường rãnh chạy dọc thân cột giúp cột có cảm giác cao hơn, thanh mảnh hơn và tạo hiệu ứng giúp cây cột trông thẳng hơn thực tế. Từ đó các chi tiết trang trí trên đỉnh cột cũng bổ sung cho dáng vẻ bên ngoài của nó, kết hợp với đường kính cột tạo ra những ứng dụng nhất định cho từng loại cột. Mỗi loại cột ở mỗi vị trí đều có chức năng của nó và vẫn rất hài hoà.

Kể đến kiến trúc Hy Lạp còn là việc điều chỉnh thị sai. Với những nghiên cứu về thị giác của người nhìn, người Hy Lạp đã có những cách xử lý mặt đứng rất tài tình kết hợp giữa ánh sángtrongvà ngoài khác biệt tạo nên hiệu ứng giúp cột được nhấn mạnh trông to hơn nếu đứng từ ngoài nhìn và và trông mảnh mai, cao hơn nếu trong nhìn ra. Hơn thế nữa là cách xây các cây cột giúp đứng dưới nó không có cảm giác điểm tụ thực tế mà vẫn thẳng hàng.

Còn ở kiến trúc La Mã họ nổi tiếng với sự tìm ra bê tông từ đó họ phát triển ra một loại kiến trúc cung vòm chịu lực, giúp các ô cửa, dãy hành lang cũng như mái nhà cao hơn, hoành tráng hơn, duyên dáng hơn. Ở mặt xây

6
3
Đền Pantheon - Ý
Nhà hát Hy Lạp

dựng đô thị, họ khẳng định rõ khả năng quy hoạch của mình. Với những kiến trúc quảng trường có loại kiến trúc quen thuộc là cột Trajan chiếm lĩnh không gian, xung quanh nó là những hạng mục công trình quan trọng của thành phố, sắp xếp nhấn mạnh một trục chính hướng về những công trình quan trọng như pháp đình basilica.

2.2. Thời kỳ Trung đại

2.2.1. Kiến trúc Romanesque và Gothic

Sự sụp đổ của đế chế La Mã và sự suy thoái của nền văn minh phương Tây đã đẩy đời sống xã hội vào thời kỳ với cái tên là “Đêm trường Trung cổ”, tạo nên một cái nhìn rất khác về kiến trúc so với những gì từng tồn tại trong thế giới trước đây. Trong thời điểm không có gì là chắc chắn, kể cả về khả năng của bản thân trong việc hiểu biết thế giới xung quanh, con người thường quay những thứ vô định hơn.

Vào thời điểm đó kiến trúc Romanesque trở nên nặng nề hơn với những mái vòm cung. Các lâu đài và nhà thờ đầu thời kỳ Trung cổ được xây dựng với những bức tường dày và hệ cột chịu lực lớn. Về sau kiến trúc Gothic lại phát triển tốt hơn về yếu tố bay bổng và nhẹ nhàng của mình.

Vì được phát triển và lấy cảm hứng trực tiếp từ kiến trúc La Mã thời đại trước, kiến trúc Romanesque và Gothic cũng tìm thấy nhiều điểm tương đồng và có phần phát triển hơn. Đầu tiên là cách xử lý hệ kết cấu mái. Học hỏi từ kết cấu mái vòm và các dãy cuốn, kiến trúc Romanesque đã phát triển các vòm nôi, vòm 4 múi… Và các loại vòm được tạo ra bởi sự nối tiếp các vòm với nhau, hình thành lên một kết cấu truyền lực mới là các sống gân nổi lên bề mặt mái vòm. Còn ở Gothic, họ phát triển tốt hơn, bay bổng hơn bằng cách tạo ra các cấu trúc 4 múi, 6 múi với những khung sườn bằng đá vừa mang tính chịu lực vừa mang tính trang trí rất nghệ thuật trên trần. Đặc điểm chung là ở hai thời kỳ đều đã phát triển tốt kết cấu mái từ vòm bán cầu sang các loại vòm nhọn để giảm lực xô ngang lên cho các bức tường, cột chịu lực.

Hệ thống tường của kiến trúc thời điểm đó thường rất dày thường bằng đá hoặc gạch với chức năng chịu lực, kết hợp với các cột và các dãy cuốn như kiến trúc La Mã. Vì vấn đề chịu lực nên cửa sổ và cửa đi rất hạn chế, hậu quả là việc chiếu sáng bên trong rất kém. Để khắc phục, họ đã xây vát xugn quanh các lỗ cửa để nhận thêm nhiều ánh sáng hơn vào bên trong và cũng chính cách thức xử lý đó đã càng làm tăng thêm tính trang nghiêm,

7
Nhà thờ Đức Bà - Pháp Nhà thờ chính toà Milano - Ý

huyền ảo và linh thiêng cho các công trình tôn giáo như nhà thờ, nhà nguyện. Ngoài ra họ còn có một cách xử lý các cây cột lớn bên trong công trình, thay vì một cột đơn lớn họ đã dùng nhiều cột nhỏ tạo thành một cột chùm. Tạo hiệu ứng nhẹ nhàng hơn cho cây cột và cảm giác cao hơn so với thực tế.

Sang đến thời kỳ Gothic, các thợ xây đã phát triển chiều cao công trình nhà thờ bằng kỹ thuật xây những cung nhọn và giảm khả năng chịu lực lên các tường, cột bằng cách tạo ra những cuốn bay bằng đá mảnh mai hơn ở bên ngoài. Từ đó hệ thống cửa sổ được thêm vào và mở rộng nhiều hơn, ánh sáng vào công trình nhiều hơn và qua những cửa sổ hoa hồng với đường nét trang trí tinh tế, không gian nội thất nhà thờ càng trở nên kì bí và đẹp hơn. Chính nhờ cách xử lý đó, những toà kiến trúc nhà thờ trở nên cao lớn, có xu hướng vút cao và duyên dáng hơn nhờ những cuốn bay xung quanh. Ở kiến trúc Gothic, cụ thể là ở các kiến trúc nhà thờ, với việc áp dụng những dạng hình học chính xác và rất phức tạp, mọi thứ dường như bay bổng hơn, thanh thoát hơn, vô định hơn, có xu hướng vút nhọn lên cao, và thường không còn tính đối xứng chặt chẽ như những thời kỳ trước. Những ngọn tháp cao chót vót đó như ngọn hải đăng hành hương cho các tín đồ, phản ánh niềm tin rằng ngọn tháp càng cao thì lòng thành hướng về chúa trời càng lớn.

Ở kiến trúc dân dụng, kiến trúc Gothic xử lý như một dạng kiến trúc bản địa. Họ sử dụng những ý tưởng và vật liệu địa phương với kết cấu khung gỗ. Việc sử dụng các vật liệu địa phương đã giúp các công trình có mối liên hệ mật thiết với cảnh quan xung quanh. Đây là một đặc điểm mà gần đây được giải thích với một khái niệm “Kiến trúc xanh”.

Trong khi các nhà xây dựng đang tạo ra các thánh đường Gothic vĩ đại của châu Âu, các họa sĩ và nhà điêu khắc ở miền bắc nước Ý đã thoát ra khỏi phong cách Trung cổ cứng nhắc và đặt nền móng cho thời kỳ Phục hưng. Các nhà sử học nghệ thuật gọi giai đoạn từ năm 1200 đến năm 1400 là thời kỳ Phục hưng sớm hay thời kỳ Phục hưng của lịch sử nghệ thuật.

2.2.2. Kiến trúc Phục hưng

Không ít lần lịch sử kiến trúc đã cho thấy rằng sự thay đổi liên tục và căn bản trong các quan điểm kiến trúc, như có thể kể đến những năm đầu thế kỷ XV ở Ý. Vào thời điểm đó, Ý là một trong số ít nơi chưa bao giờ thực sự áp dụng phong cách kiến trúc Gothic và đến thời kỳ Phục hưng đã đưa ra nhiều cách nhìn mới mẻ hơn về thực tại. Đó là thời điểm mà các luật về phối cảnh dần được con người am hiểu mặc dù trước đây người Hy Lạp đã nắm rõ nó, được nghiên cứu và hiểu theo một cách mới để “đạt được sự vô tận”, ví dụ một nghịch là hai đường thẳng song song lại gặp nhau ở vô cùng. Điều này đã được thực hiện một cách thường xuyên trong hội hoạ và kể cả các công trình kiến trúc.

Thời kỳ này chứng kiến sự bác bỏ các quan điểm của thời kỳ trước đó và hồi sinh sự quan tâm nhiều hơn đến kiến trúc cổ điển. Những kiến trúc sư được xem như là các kiến trúc sư thời kỳ Gothic nhưng họ vẫn nằm vững nhiều kiến thức, triết lý thiết kế của thời đại Hy Lạp và La Mã, bắt đầu quay lại ứng dụng các ngôn ngữ kiến trúc này. Đối với các thế hệ trước, các tác phẩm của kiến trúc cổ đại dường như là một khối kiến thức khó có thể nắm bắt được. Tuy nhiên đến thời đại này, cảm nhận của con người về lý luận của kiến trúc Hy Lạp và La Mã ngày càng rõ rang, nhờ sự hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên thông qua trí tuệ và sự quan sát xung quanh. Ở thời đại dường như trái ngược hoàn

8

toàn với Gothic trước đó, con người nắm bắt được quy luật nên các công trình cũng không còn quá tự do và vô định như trước.

Xuất phát từ việc con người đã tin vào sức mạnh của mình (trong khi kiến trúc xã hội phong kiến đã tạo nên cho công trình những nét bay bổng, kinh ngạc, không ổn định, vốn là do con người không nắm được quy luật thiên nhiên và đã gửi gắm lòng tin cho thần thánh). Chú trọng đến tổ hợp công trình, bố cục rõ ràng, khúc chiết, dựa trên cơ sở hệ thức cột cổ điển, trên nguyên tắc “Cổ điển là chuẩn mực”, tái hiện một cách khoa học các giá trị chuẩn mực của nghệ thuật tạo hình cổ đại.

Họ nhấn mạnh vào nguyên tắc tổ hợp, tính ổn định, đối xứng và sự hài hoà tổng thể Nhấn mạnh vào tỉ lệ con người, con người là thước đo chuẩn mực, kết hợp với số học và hình học để đưa ra các tỉ lệ đẹp vào công trình. Ứng dụng các dạng hình học cơ bản kết hợp với 5 thức cột La Mã cổ đại một cách có hệ thống. Ngoài ra học còn sử dụng phương pháp xử lý thị sai rất tài tình ở quảng trường Capitoline.

Ở kiến trúc Phục hưng, giải pháp kết cấu được phát triển vượt trội với công trình tiêu biểu đầu tiên là mái vòm của nhà thờ Santa Maria del Fiore. Với sáng tạo nhằm giảm bớt lực xô ngang, mái vòm vươn lên cao nhưng vẫn không cần các cuốn bay, hệ thống tường vẫn nhẹ và nhiều cửa sổ đưa ánh sáng vào trong công trình. Kỹ thuật xếp gạch xương cá và các đai nẹp quanh mái vòm đã làm tốt nhiệm vụ của nó. Được áp dụng nhiều về sau ở các công trình quy mô lớn như các nhà thờ, học hỏi từ mái vòm La Mã và phát triển thành mái vòm đa giác kết hợp bán cầu, các sống gân truyền lực. Họ cũng rất tuân thủ các quy tắc tỉ lệ của người La Mã xưa. Với những dạng mặt bằng cơ bản như hình tròn, vuông tạo nên các tỉ lệ hợp lý, hài hoà từ mặt bằng và cả trên mặt đứng. Chiều cao của công trình được quy định chặt chẽ bởi từng thành phần bên trong nó, không còn là sự bay bổng của Gothic, những cuốn cong được sử dụng theo quy tắc và lặp lại khiến tổng thể công trình trở nên hài hoà hơn. Mặt đứng được phân biệt rõ ràng giữa kiến trúc nhà ở và công cộng. Đối với nhà ở, thường được phân vị ngang nhờ các cách xử lý vật liệu ở mỗi tầng nhà, càng lên trên bề mặt càng nhẵn, càng ít chi tiết, khiến công trình trở nên chắc chắn hơn nhờ “khối bệ”. Còn ở công trình công cộng, họ xử lý mặt đứng với những cột thức La Mã chạy dọc xuyên suốt 2 tầng nhà, tạo cảm giác to lớn, đồ sộ hơn cho công trình. Con người đứng trước những công trình ấy cảm thấy bản thân nhỏ bé, tăng thêm sự uy nghiêm cho các công trình. Mặt đứng thời kỳ Phục hưng còn một điểm đặc biệt là đá khoá góc tường, như một cách nhấn mạnh đường bao công trình, không làm cảm giác bị trượt đi khi quan sát mặt đứng.

9
Vương cung Thánh đường Thánh Phê – rô - Ý

2.3. Thời kỳ Cận đại

2.3.1. Kiến trúc Tân cổ điển

Trong vài thế kỷ tiếp theo, thế kỷ 18 và 19, một nỗ lực có chủ ý đã được thực hiện để quay trở lại chủ nghĩa cổ điển, dẫn đến sự xuất hiện của kiến trúc Tân cổ điện và một loạt các cuộc phụ hưng – phụ hưng Romansque, phục hưng Gothic… Các kiến trúc sư châu Âu đã từ bỏ phong cách Baroque và Roccoco phức tạp để ủng hộ các phương pháp tiếp cận Tân cổ điển. Kiến trúc Tân cổ điển có trật tự, đối xứng phản ánh sự thức tỉnh trong trí tuệ giữa các tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở châu Âu trong thời kỳ mà các nhà sử học thường gọi là Khai sáng.

Phong cách Baroque và Roccoco trang trí công phu không còn được ưa chuộng ở các kiến trúc sư trong thời điểm tầng lớp trung lưu ngày càng phản ứng mạnh mẽ và bác bỏ sự xa hoa của giai cấp thống trị. Các cuộc cách mạng của Pháp và Mỹ đã trả lại thiết kế cho các lý tưởng Cổ điển – bao gồm bình đẳng và dân chủ - là biểu tượng của các nền văn minh của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Khác với phong trào văn hoá Phục hưng, sự trở lại của các kiểu kiến trúc cổ điển Hy Lạp – La Mã lần này mang một ý nghĩa riêng. Bóng dáng huy hoàng của các công trình kiến trúc đồ sộ đã cho thấy uy quyền của các hoàng đế và triều đại cai trị ở La Mã cổ đại. Cho nên việc vay mượn, khai thác và sao chép kiến trúc cổ điển lại hoàn toàn phù hợp với ý đồ khẳng định quyền lợi và vai trò của giai cấp tư sản đang lớn mạnh ở Âu – Mỹ Những công trình ở thời điểm này, đặc biệt là ở Pháp, thường có qui mô to lớn, khối tích đồ sộ để nhấn mạnh tính thực thể và bền vững của quần thể hoặc công trình kiến trúc.

Trục đối xứng cũng là một thủ pháp được ưa chuộng để tạo cảm giác về sự oai nghiêm, trườngcửu. Tuy nhiên, sựkhai thác tính chất cổ điển cũng khôngnhất quán theo một phong cách nào, mà chấp nhận cả sự pha trộn của nhiều phong cách khác nhau, trong đó việc tái hiện kiến trúc La Mã được ưu tiên nhiều nhất. Bên cạnh đó, những nhân tố kỹ thuật mới cũng xuất hiện rải rác trong một vài công trình.

Ví dụ như điện Pantheon ở Paris do Jaques Soufflot thiết kế. Công trình đã áp dụng kết cấu thép làm sườn đỡ bên trong, mặt bằng hình chữ thập Hy Lạp. Thức cột Corinthian khổng lồ tại sảnh trước tạo ra không gian chuyển tiếp giữa ngoài và trong giống như điện Pantheon của người La Mã.

Khải hoàn môn Carousell và Ngôi sao ở Pháp cũng là những công trình gợi lại hình ảnh các đô thị La Mã ở các quảng trường, nhưng với khối tích đồ sộ hơn gấp nhiều lần.

10
Nhà Quốc hội - Mỹ Khải hoàn môn Ngôi sao - Pháp Bảo tàng Altes – Đức

2.3.2. Kiến trúc Art Nouveau Chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật thủ công mỹ nghệ và trang trí truyền thống Nhật Bản và những mẫu trang trí thủ công mỹ nghệ mới khai quật từ Ai Cập cổ đại, xu hướng nghệ thuật Art Nouveau chủ trương bác bỏ các hình thức “khô cứng” của kiến trúc cổ điển để đi tìm những phong cách nghệ thuật và phương thức biểu hiện mới. Các công trình theo trường phái này thường có hình dạng không đối xứng, mái vòm và các bề mặt trang trí với đường nét uốn lượn, mềm mại của thiên nhiên như hoa lá, cây cỏ… Các vật liệu xây dựng bằng sắt, gang đã đáp ứng tốt nhất cho những ý tưởng này, vì nó tạo ra những hiệu quả trang trí giàu tính nhịp điệu.

Tiêu biểu là Nhà thờ của dòng họ

Sagrada và Casa Mila, với những khối hình

tháp vút cao và chi tiết kiến trúc phức tạp, không theo một kiểu mẫu kiến trúc và qui tắc tạo hình có sẵn nào. Công trình như một bức điêu khắc. Các đường thẳng và góc

vuông hầu như bị loại bỏ hoàn toàn để nhường chỗ cho các đường cong và sự ưu tiên cho tính liên tục trong không gian. Vì thế các không gian bên trong như những hang động.

phái Chicago”

Kiến trúc theo trường phái này đã sử dụng những cửa sổ bằng kính có kích thước to lớn, trải dài theo chiều ngang và dùng những khối xây bằng hồ vữa hẹp hơn để che phủ các cấu trúc khung sườn bằng kim loại trong các công trình kiến trúc chọc trời của mình. Tuy vậy những toà nhà đó vẫn chưa thật sự thoát ly hoàn toàn với những thức cột và những chi tiết trang trí truyền thống cầu kỳ, xoắn cuộn.

Louis H. Sullivan là kiến trúc sư lãnh đạo của nhóm này. Ông quan niệm “Hình thức luôn luôn đi theo công năng”. Những đòi hỏi về sự gắn bó giữa kiến trúc với thiên nhiên, giữa bộ phận với tổng thể đã được đề cập trong quan điểm cũng như những thiết kế của phái này.

2.4. Kiến trúc Hiện đại

2.4.1. Kiến trúc Chủ nghĩa công năng

Kiến trúc trường phái Bauhaus

Là trường phái kiến trúc đi đầu trong việc khẳng định vai trò của yếu tố công năng. Các kiến trúc sư Bauhaus dựa trên quan điểm đề cao khía cạnh công năng trong kiến trúc để tiến hành các nghiên cứu về mối liên hệ giữa tâm sinh lý, vật lý và kiến trúc, từ đó đề xuất các chiều kích của không gian kiến trúc sao cho phù hợp với điều kiện vệ sinh, tầm thước của con người, khoảng cách giữa các khối công trình. Họ cho rằng mọi hình dáng và màu sắc đều có ảnh hưởng đến tâm sinh lý con người. Cho phép công trình không bị gò bó bởi những quy luật chặt chẽ của kiến trúc cổ điển, mà hoàn toàn phụ thuộc vào công năng,

11
2.3.3. Kiến trúc “Trường Nhà thờ Sagrada - Tây Ban Nha

vì vậy công trình có bố cục tự do hơn, tạo nên những hình thức kiến trúc phi đối xứng, mới mẻ cả về không gian sử dụng và thẩm mỹ. Chủ nghĩa công năng được đẩy lên một bước hoàn chỉnh, hướng vào công nghiệp hoá, tiêu chuẩn hoá và điển hình hoá.

Cũng do quá chú trọng đến yêu cầu công năng, đặc tính của kỹ thuật, tin tưởng vào hiệu quả xã hội mà kiến trúc có thể giải quyết, Bauhaus dường như loại trừ khỏi kiến trúc nhiều đặc tính văn hoá và lịch sử Đó là một trong những nhược điểm chính của Bauhaus cũng như trào lưu kiến trúc Hiện đại.

Chủ nghĩa Duy lý (Rationalism)

Dẫn đầu cho chủ nghĩa này là kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe. Ông tìm sự tinh giản của kết cấu để đi đến cái đẹp đơn giản, chính xác và rõ ràng, nhằm đưa đến hiệu quả thuần khiết về tạo hình. Những toà nhà chú trọng vào tính chất hình học thuần khiết và những bề mặt ngay ngắn, “sạch sẽ”. Nổi tiếng với câu nói “less is more” – với tinh thần đề cao sự chắt lọc những kinh nghiệm và kiến thức đã tích luỹ. Giảm thiểu tối đa các cấu kiện liên kết và được gọi là “mối nối lý tính”, áp dụng trong nhiều công trình cao tầng bằng thép và kính. Chủ trương sử dụng kết cấu có nhịp lớn, tách biệt rõ kết cấu chịu lực và kết cấu bao che, phân chia không gian kiến trúc tự do. Có thể tạm gọi phương châm thiết kế của ông là “đơn giản, chính xác, trật tự, hoàn thiện”.

Do cách quan niệm khá máy móc, duy lý nêu trên, các công trình của ông có những biểu hiện cứng nhắc, đến mức bị phê phán là “tẩy sạch cảm xúc”. Ví dụ như ở gian Triển lãm Đức tại Barcelona có không gian lưu thông và liên tục – một kiểu mẫu mới về phương pháp xử lý không gian. Seagram Company Building tại New York có ngôn ngữ kiến trúc tối giản, thể hiện sự duy lý cực đoan.

Một công trình tiêu biểu là Nhà Farnsworth, ngôi nhà như một nơi nghỉ dưỡng cuối tuần. Công trình hoà mình trong phong cảnh thiên nhiên ở Plano. Ngôi nhà sử dụng cửa kính từ sàn lên đến trần để tạo ra một cuộc đối thoại với thiên nhiên, trần trụi và không giấu giếm. Các cửa sổ kính mang lại vẻ đẹp tinh khiết. Ý tưởng của Mies là muốn gắn kết công trình với cảnh quan yên tĩnh xung quanh, tạo ra bóng mát và sự riêng tư thông qua cay xanh nằm trong khuôn viên. Ngôi nhà như đang lơ lửng trên mặt đất, cách mặt đất 1.6m với các bậc thang rộng dẫn lên ngôi nhà cũng cho chúng ta cảm giác lơ lửng. Ngoài các bức tường bao quanh phòng tắm được đặt ở trung tâm ngôi nhà, còn lại là các không gian mở.

12
Nhà Farnsworth - Mỹ

Chủ nghĩa Công năng (Functionalism)

Gắn liền với chủ nghĩa Công năng là một nhà lý luận, hoạ sỹ, điêu khắc gia và kiến trúc sư Le Corbusier. Với các đề xướng phương pháp xây dựng và quan niệm thẩm mỹ mới, cổ động cho cái đẹp của thời đại công nghiệp, chống lại các quan niệm kiến trúc mang màu sắc chiết trung, kinh viện. Kiến trúc Hiện đại cần phải thể hiện tinh thần của thời đại mới, với những hình thức kỷ hà như đường thẳng, góc vuông, hình tròn, vì những hình thức đó rất thích hợp với yêu cầu và đặc trưng của sản xuất cơ giới hoá.

Trong những quan điểm hợp lý và mang tính chất cách mạng của mình về không gian và vật liệu của nó, ông đã tìm ra cách ứng dụng thước đo của con người vào thiết kế. Giống như các ngôn ngữ kiến trúc của một số thời đại trước, lấy con người làm trung tâm cho mọi tỉ lệ và thước đo trong công trình. Những quan điểm thiết kế rất đáng học hỏi của ông, đã và đang được rất nhiều kiến trúc sư từ vô tình đến cố tình học hỏi và làm theo được gọi với cái tên “5 luận điểm trong thiết kế của Le Corbusier”:

Nhà trên cột: tầng trệt không bố trì phòng ốc, chỉ để lộ các cột chống, làm lối đi hoặc bãi xe. Điều này càng đẩy mạnh sự tự do trong không gian, như một sự kết nối giữa không gian công cộng bên dưới và không gian nhà ở bên trên.

Mặt bằng tự do: mặt bằng mở hơn, tự do hơn, không còn phụ thuộc vào những điều kiện của kết cấu mà những vách ngăn và không gian nội thất bên trong công trình trở nên linh hoạt hơn và hài hoà với nhau. Với hình thức này, giúp việc thay đổi, mở rộng, cải tạo trở nên dễ dàng hơn.

Mặt đứng tự do: tách biệt hệ thống kết cấu ra khỏi tường không chỉ tạo ra mặt bằng tự do mà còn cho phép mặt đứng tự do hơn với những cửa sổ và ô trống trên tường. Và hệ thống tường không mang chức năng chịu lực này còn tạo điều kiện cho sự bố trí các cửa sổ băng ngang – một trong 5 luận điểm thiết kế

Cửa sổ băng ngang: các cửa sổ băng ngang kéo dài suốt chiều ngang của mặt đứng cung cấp ánh sáng đồng đều vào bên trong công trình cũng như mở rộng tầm quan sát ra ngoài cảnh quan.

Vườn trên mái: mái bê tông cốt thép được đúc bằng phẳng, để tăng diện tích sử dụng, tạo các vườn cây xanh, chỗ nghỉ ngơi, dịch vụ công cộng hoặc khu vui chơi trẻ em.

13
Villa Savoye - Pháp

Tóm lại, quan điểm của các kiến trúc sư trên đều thống nhất trong việc đề cao yếu tố công năng như là một nguyên tắc tiên quyết của một công trình kiến trúc Hiện đại, trong đó mối liên hệ giữa yếu tố hình thức và chức năng của công trình phải được thể hiện một cách logic hoàn hảo nhất. Hình thức kiến trúc phải xuât phát trên cơ sở hoàn thiện về công năng, hợp lý về kết cấu, công trình phải được hợp lý hoá tới từng bộ phận, từng cấu kiện.

2.4.2. Kiến trúc Hữu cơ

Frank Lloyd Wright đặc biệt nhấn mạnh đến tính hữu cơ của kiến trúc. Ông cho rằng một toà nhà cũng giống như một cơ thể sống, nó phải vươn tới khung cảnh xung quanh, mô phỏng thiên nhiên và đề cao tính địa phương. “Nhà phát triển từ trong ra ngoài”, kiến trúc cần có không gian lưu động, “hình thức” bên ngoài phải thể hiện được “nội dung” bên trong, chú trong các vật liệu truyền thống như gỗ, gạch, đá…

Điển hình nhưcông trình Falling Water – Nhà trên thác ở Pittsburgh. Công trình được tạo ra như một bộ phận của thiên nhiên và được sự sắp đặt của chính thiên nhiên như chưa hề có bàn tay con người tạo nên. Nhìn từ xa công trình rất hài hoà với chính con thác mà nó được xây trên đó, như sinh sôi, mọc ra từ những mỏm đá, dòng suối và những hàng cây xung quanh.

Ông quan niệm kiến trúc phải phù hợp với cá tính và những đặc điểm riêng của những con người cụ thể sống và làm việc trong đó. “Mặt bằng nhà, đó là phong thái sinh hoạt và nó luôn được cá nhân hoá”, do đó ông thường thiết kế cả những vật dụng và chi tiết trang trí nội thất cùng với ngôi nhà để đạt được mục đích thẩm mỹ cao nhất và làm giàu cá tính cho công trình. Nhưng đó lại chính vì vẻ đẹp từ trong ra ngoài, một cách gần như hoàn hảo và rất mang cá tính riêng cho mỗi công trình đó, công trình của Wright phục vụ tốt cho các chủ tư bản kếch xù và thiểu số tầng lớp giàu có của Mỹ, nhưng lại thiếu đi tầm vóc xã hội, do chưa chú ý khai thác khả năng nên đại công nghiệp.

14
Nhà trên thác - Mỹ

3. KẾT LUẬN

Lịch sử dạy chúng ta về những sai lầm và thành công trong cách tiếp cận kiến trúc của nó. Những thiết kế phản ánh cách mọi người ở thời đại đó sinh sống và kiến trúc chịu ảnh hưởng bởi các triết lý phổ biến ở thời điểm đó. Lịch sử cho chúng ta điểm bắt đầu để từ đó chúng ta phát triển. Chúng ta tìm hiểu cách mà kiến trúc Hy Lạp phát triển sang kiến trúc Romansque. Chúng ta hiểu cách mà kiến trúc Gothic dẫn đến sự ra đời của kiến trúc Baroque và Roccoco, đến chủ nghĩa của kiến trúc hiện đại và cuối cùng là kiến trúc đương đại. Bài học được rút ra là, kiến trúc là sự kết hợp của tất cả những gì được tạo nên trước đó, không rõ ràng trong hình thức mà ở trong những luận điểm về kiến trúc. Mỗi ngôn ngữ hoặc sự vận động trong kiến trúc đều là một cuộc đối thoại với những ngôn ngữ trước đó, đó có thể là sự kế thừa, cải tiến hoặc tránh xa khỏi nó.

Sự rực rỡ của kiến trúc hiện tại là nó đang đứng trước một bước ngoặt lớn, nơi mà không có ngôn ngữ nào thống trị. Điều này giúp chúng ta ứng dụng lịch sử như một công cụ để hiểu rõ hơn về khả năng của không gian và nơi chốn. Nếu không được học lịch sử kiến trúc trong trường học, các kiến trúc sư tương lai sẽ bỏ lỡ tầm quan trọng và ý nghĩa của ngôn ngữ kiến trúc trong quá khứ và vai trò của nó trong kiến trúc hiện tại.

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kiến trúc phương Tây thời kỳ Cổ đại, Lê Thanh Sơn và Nguyễn Quốc Thịnh, Kiến trúc Phương Tây thời kỳ Cổ đại, NXB Trẻ, 2002.

2. Lê Thanh Sơn, Kiến trúc Phương Tây từ Trung đại đến Hiện đại, NXB Trẻ, 2002.

3. Trần Trọng Chi, Lược sử kiến trúc thế giới quyển 1 và 2, NXB Xây dựng,

4. Lorraine Farrelly, The Fundamentals of Architecture, AVA Publishing SA, 2012.

5. Kingsley Kerson, Bài viết “History of Architecture: Does it still have a place in Architecture School”, Arch20.com.

6. Jackie Craven, Bài viết “Architecture Timeline – Western Influences on Building Design”, ThoughtCo.com, 2020.

7. Patina Lee, Bài viết “The History of Architecture in a Nutshell”, Widewalls Magazine, 2016.

8. Toàn bộ hình ảnh trong bài được lấy trên trang Unsplash.com

15

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.