Tcpg

Page 1




TIN TRONG NƯỚC 1 Đại lễ kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Sáng 7-11, tại Hà Nội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập (7-11-1981 - 7-11-2016).Đến dự, có các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ; Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; nguyên Ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tại Đại lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao Huân chương Lao động hạng nhất tặng Giáo hội Phật giáo Việt Nam vì thành tích xuất sắc trong phụng sự đạo pháp và dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Dịp này, T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam trao 500 triệu đồng tặng T.Ư Hội Khuyến học Việt Nam.

2 Cung thỉnh Giác linh

Hòa thượng Chơn Thiện viễn thăm Học viện, chùa Từ Đàm Ngày thà 3. Tổng Sáng 17/10/Bính Thân (16/11/2016), BTC tang lễ cung thỉnh Giác linh Hòa thượng Thích Chơn Thiện thăm Học viện PGVN tại Huế và cơ sở mới đang xây dựng tại phường An Tây (gần Khu tưởng niệm Di tích lịch sử cách mạng Chín Hầm), tổ đình Từ Đàm và Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh (đường Sư Liễu Quán, phường Trường An).Dưới sự hướng dẫn của HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN; tháp tùng còn có sự hiện diện của Chư tôn đức Ban Thường trực HĐTS, Ban Giáo dục Tăng Ni T.Ư, BTS GHPGVN các tỉnh, thành, Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế; Chư tôn đức trong ban nghi lễ thực hiện, với âm thanh trầm hùng của nhạc lễ, ban khánh tiết và môn đồ pháp quyến đã cung thỉnh di ảnh, long vị, y bát của cố Đại lão Hòa thượng về lại Học viện, chốn già lam nơi ngài đã có thời gian dài gắn bó, sinh hoạt và điều hành phật sự.

4 Hà Nội: Tọa đàm “Bảo tồn di sản và định hướng kiến trúc

Phật Giaó Việt Nam”

Sáng ngày 06/10/2016, Viện Bảo tồn di tích, Hội Kiến trúc sư Việt Nam phối hợp với Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN đã tổ chức buổi tọa đàm về chủ đề “Bảo tồn di sản và định hướng kiến trúc Phật giáo Việt Nam”. Chủ trì buổi tọa đàm, đại diện GHPGVN có TT.Thích Thọ Lạc, Phó trưởng TT Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN và Chư tôn thiền đức tăng ni.Về phía các cơ quan phối hợp có ông Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích và các nhà nghiên cứu chuyên ngành.Buổi tọa đàm xoay quanh hai chủ đề chính, đó là “Bảo tồn di sản Phật giáo Việt Nam” và “Định hướng kiến trúc Phật giáo Việt Nam” với rất nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận từ các các chuyên gia văn hóa và các kiến trúc sư quan tâm đến kiến trúc Phật giáo.

3 Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thăm chùa Phật Tích Sáng 13/11/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp về dự ngày hội Đại đoàn kết toàn Dân tộc, Kỷ niệm 86 năm ngày thành lập MTTTQ VN đã đến dâng hương cúng Phật và trồng cây lưu niệm tại chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du).Đi cùng đoàn còn có Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân; lãnh đạo tỉnh có ông Nguyễn Nhân Chiến, bí thư tỉnh Ủy Bắc Ninh cùng lãnh đạo các Bộ ban ngành T.Ư và địa phương.Đón tiếp đoàn có Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng thư ký HĐTS GHPGVN, trụ trì chùa Phật Tích; Thượng tọa Thích Thanh Phụng, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bắc Ninh.

4.5 Hà Nội: Tọa đàm kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Sáng ngày 29/10/2016 (29/09/Bính Thân), BTS GHPGVN Tp.Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm kỷ niệm 35 năm ngày thành lập GHPGVN tại Tổ đình Trung Hậu – xã Tiền Phong – huyện Mê Linh - Hà Nội. Đến dự buổi lễ có Hòa thượng Thích Thanh Đàm, Ủy viên TT HĐCM T.Ư GHPGVN; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS T.Ư GHPGVN; và Quý Chư tôn đức HĐTS, BTS GHPGVN Thành phố Hà Nội và chư tôn đức các quận, huyện, thị trong toàn thành phố. Đại diện chính quyền Hà Nội có ông Vũ Hồng Khanh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Thành phố Hà Nội; cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành của thành phố và huyện Mê Linh.

TIN QUỐC TẾ 1 Indonesia: Hội nghị Phật giáo quốc tế lần thứ tư Hội nghị Phật giáo quốc tế (IATBU) lần thứ 4 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị khách sạn Artos, thành phố Magelang, Trung Java, Indonesia, Indonesia ngày 11/11/2016 với chủ đề chính của Hội nghị “Phật giáo thế giới đương đại: Cơ hội và Thách thức”. Hội nghị có sự tham dự của đại biểu từ 18 quốc gia Nepal, Việt Nam, Pakistan, Lào, Campuchia, Sri Lanka, Thái Lan, Myanmar, Hà Lan, Anh, Mỹ, Brazil, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Bhutan, Ấn Độ và Indonesia. Tại lễ khai mạc Hội nghị Phật giáo quốc tế (IATBU) lần thứ 4, Hòa thượng Ditthisampanno, Chủ tịch Ủy ban Hội nghị cho biết: “Trong sự kiện này, có khai trương chương trình Học bổng của 100 vị Tiến sĩ Phật học.” Chương trình này cũng là một điểm quan trọng trong Hội nghị Phật giáo quốc tế (IATBU) lần thứ 4; Hòa thượng Boyolali, Chủ tịch Smaratungga (STIAB) nói: “Chúng tôi hoan nghênh chương trình 100 Tiến sĩ giáo dục Phật giáo do Bộ Tôn giáo Indonesia tổ chức”.

2 Rộn ràng Thạt Luổng, lễ hội lớn nhất tại Lào Lễ hội Thạt Luổng năm nay chính thức bắt đầu từ ngày 12-11 và kéo dài tới hết ngày 14-11, tức ngày 15-12 Phật lịch.Lễ hội diễn ra trong bầu không khí vui mừng, phấn khởi khi Lào vừa tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng trong năm Chủ tịch ASEAN 2016 và đặc biệt hơn nữa là kỷ niệm 450 năm xây dựng Thạt Luổng. Trước đó một tuần, không khí lễ hội đã bắt đầu tràn ngập Thủ đô Viêng Chăn với hàng trăm gian hàng quanh khu vực quảng trường Thạt Luổng, trong đó có nhiều gian hàng bày bán các mặt hàng thủ công truyền thống, cũng như các món ăn truyền thống ở các tỉnh Bắc, Trung và Nam Lào. Khi đến đây du khách có thể chiêm ngưỡng các sản phẩm thủ công, cũng như cách thức chế biến các món ăn truyền thống của Lào. Đây là hoạt động được ban tổ chức thực hiện nhằm mục đích duy trì, quảng bá phong tục và văn hóa Lào đến với du khách trong và ngoài nước.

4 Hoa Kỳ: Khánh thành ngôi Phổ Minh Tự Chủ nhật, ngày 23/10/2016, cộng đồng người Việt ở tiểu bang Indiana đã tham dự lễ khánh thành ngôi Phổ Minh Tự, một trong chín ngôi tự viện Phật giáo tại tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ. Phật giáo đồ khắp nơi cùng nhau về ngôi Phổ Minh Tự, từ những nơi xa như thành phố Chicago, tiểu bang Ohio và California. Ngôi Phổ Minh Tự (普明寺) tọa lạc tại số 4100, Main Street, trước đây vốn là nhà thờ Tin Lành (Giáo hội Cơ Đốc Thống Nhất Emmanuel), vì lâu năm không sinh hoạt nên đã bán lại cho Ni sư Thích Nữ Như Phương tái dựng thành ngôi Tự viện Phật giáo Việt Nam khang trang như ngày nay.Ngôi Phổ Minh Tự được đặt theo một ngôi Cổ tự thời nhà Trần, (Phổ Minh tự - 普明寺), thôn Tức Mạc, nằm cách thành phố Nam Định

3 Đức Đạt Lạt Lai Lạt Ma viếng thăm Nhật Bản Ngày 09 tháng 11 năm 2011, đức Đạt Lai Lạt Ma đã tới Nhật Bản trong chuyến viếng thăm lần thứ 23 tới đất nước này. Cùng đón ngài tại sân bay Narita có đại diện của Lungtok, ngài Hirao Kouich, Hiệu trưởng trường Trung học Seifu, đại diện Đại sứ Ấn Độ và các nhà tổ chức chính sự kiện này. Chia sẻ ngắn gọn với giới truyền thông tại sân bay, ngài cho rằng mối quan tâm của ngài là gặp gỡ giới trẻ bởi vì họ sẽ đảm nhận trọng trách tạo ra một thế giới an bình, hạnh phúc hơn. Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của các giá trị tinh thần và chỉ rõ rằng sự phát triển vật chất thôi sẽ không mang lại sự an lạc nội tâm.

4.5 Indonesia: Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Giáo hội tăng già nguyên thủy Ngày 23/10/2016 kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Giáo hội tăng già nguyên thủy Phật giáo Indonesia (STI) với chủ đề “Truyền bá thông điệp từ bi, kiến tạo hòa bình”.Để đánh dấu ngày kỷ niệm này, chư tôn đức tăng già đồng tổ chức địa điểm và thời gian khác nhau, Đặc khu Thủ đô Jakarta tổ chức ngày 20/11/2016, thành phố Semarang, thủ phủ của tỉnh Trung Java tổ chức ngày 27/11/2016, thành phố Balikpapan, tỉnh Kalimantan Timur, tổ chức ngày 03/12/2016, thành phố Makassar, thủ phủ của tỉnh Sulawesi Selantan (miền Trung, Indonesia) tổ chức ngày 11/12/2016, thành phố Medan, thủ phủ của tỉnh Bắc Sumatra, tổ chức ngày 17/12/2016, thành phố Denpasar, thủ phủ của tỉnh Bali, tổ chức ngày 25/12/2016. Tổ chức được sự hỗ trợ bởi các tình nguyện viên của các tổ chức Phật giáo Magabudhi, Wandani và Patria. . .


L DU LỊCH TÂM LINH HƯƠNG ĐI MỚI CHO NGÀNH DU LỊCH

à đất nước dạng các tôn giáo, Việt Nam lại đang trên con đường phát triển ngành dịch vụ không khói, việc kết hợp tôn giáo và du lịch thành loại hình du lịch tâm linh là bước đi mới, gắn du lịch với văn hóa cần được phát triển trong thời gian tới. Tâm linh thường gắn với yếu tố thiêng. Du lịch tâm linh là việc thỏa mãn nhu cần giao tiếp với môi trường tự nhiên, xã hội và giao tiếp với thần linh, hưởng thụ sinh hoạt văn hóa, làm cho con người gần gũi với tự nhiên hơn. Mô hình du lịch này đang rất phát triển tại một số nước như Italia, Nepal, Ấn Độ… Tại Việt Nam, khái niệm du lịch tâm linh vẫn còn khá mới lạ, các địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng có thể kể tên như Đền Hùng (Phú Thọ), Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Bái Đính (Ninh Bình), Phủ Dầy (Nam Định), chùa Từ Đàm (Huế)… Cả nước hiện có 44.000 địa danh, danh thắng và di tích lịch sử, trong đó hơn một nửa là nơi có thể khai thác du lịch tâm linh. Nếu như du lịch tâm linh ở các nước trên thế giới gắn liền với du lịch tôn giáo thì ở Việt Nam, du lịch tâm linh hướng về cội nguồn, về lịch sử thờ cúng tổ tiên. Tục thờ

cúng tổ tiên vốn đã có từ lâu đời, đặc biệt trong những năm gần đầy chùa chiền, đền, miếu là tâm điểm thu hút khách hành hương và khách du lịch nước ngoài. Mặc dù chưa có khái niệm du lịch tâm linh nhưng đối với nhiều người Việt Nam, việc đi lễ chùa như một thói quen thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, với mong muốn những điều tốt đẹp cho gia đình. Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam “phát triển du lịch tâm linh chính là khai thác yếu tố truyền thống với tầm phát triển cao hơn”. Trong thời buổi kinh tế thị trường, việc đầu tư du lịch tâm linh cần đề cao chất lượng, hình thức phục vụ, vừa đạt được nhu cầu thưởng thức tự nhiên của du khách, vừa thu được lợi nhuận, tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa”. Tuy nhiên Giáo sư Ngô Đức Thịnh cũng cảnh báo văn hóa phải hòi hòa với du lịch, nếu không du lịch tâm linh sẽ là yếu tố phá hoại yếu tố văn hóa. Trong cuộc

sống hiện nay, không có gì chỉ tồn tại mặt được. Nhưng chúng ta phải chọn phương án được nhiều hơn là mất. Bản thân du lịch và văn hóa không phải là hai thứ đối lập nếu anh làm tốt. Con người làm cho nó đối chọi nhau. Làm tốt du lịch thì chúng ta vừa thu được khách, vừa thu được tiền, đồng thời có điều kiện để làm văn hóa. Nếu không làm tốt thì chính du lịch sẽ tiêu diệt văn hóa”. Giáo sư Ngô Đức Thịnh cũng chỉ ra rằng, trong giai đoạn du lịch và văn hóa phải kết hợp hài hòa với nhau thì trước hết, văn hóa phải giữ được bản sắc của mình. Văn hóa không thể thay đổi, lai căng đển nỗi không còn là chính mình, không có cảm xúc văn hóa. Một học giả người Pháp từng nói: “ tôi đến Việt Nam không muốn xem những gì các bạn bày đặt ra để chiều lòng chúng tôi. Tôi đến đê xem các bạn thể hiện các bạn như thế nào. Cho nên nếu các bạn muốn chúng tôi say mê thích thú với nền văn hóa thì các bạn hãy làm tất cả những gì như các bạn hàng nghìn năm nay với tất cả tâm hồn, tình cảm. Văn hóa tâm linh sẽ thổi hồn cho di sản. Du lịch tâm linh hay bất cứ loại hình du lịch nào khác sẽ vững chắc hơn nếu dựa vào yếu tố văn hóa. Do vậy, việc kết hợp du lịch di sản và du lịch tâm linh đang là hướng đi mới, tao ra sự khác biệt cho du lịch Việt Nam.



NON NƯỚC CHÙA THẦY

Leo trên đỉnh núi, ta thấy một khoảng đất bằng phẳng, xung quanh có nhiều mô đá chầu vào đó là “Chợ trời” ở đây Lại theo đường mòn chùa Cao, ta đi vòng về phía sau, qua lối rẽ tới hang Cắc Cớ. Hang sâu rất tối phải níu nhau mà đi mặc dù đã thuê đèn pin trước khi vào hang. Tương truyền, đây là nơi tuẫn tiết của nghĩa quân họ Lã, sau trận chống ngoại sâm thấy bại: Phạm Nhân Khanh viết: “Mà hang Cắc Cớ vui truyền mãi Thiên hạ đua nhau trẩy hội này” Từ hang Cắc Cớ lên, men theo sườn núi qua hàng đại già, ta đến đền Thượng, nơi thờ thánh Văn Xương, nơi hội họp của Đông Kinh Nghĩa Thục xưa kia. Đi tiếp, ta sẽ xuống đến chùa Bối Am, tục gọi là chùa một mái, vì chùa chỉ có một mái tựa vào vách núi

Hàng năm cứ đên ngày 7 tháng 3 âm lịch là các Thiện tín và du khách bốn phương lại tấp nập kéo về dư hội chùa Thầy. Cảnh chùa Thầy từ lâu đã đi vào thơ ca dân gian: “ Nhớ ngày mùng 7 tháng 3 Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy”

Và vui nhất là hội chùa Thầy. Chùa Thầy có tên chữ: “Thiên Phúc Tự” nằm ở chân núi Sài thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là ngoại thành Hà Nội, cách Hà Nội 25km về phía Tây Nam. Chùa được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông (1072-1127), lưu dấu tu hành của một vị cao tăng thời Lý-Thiền sư Đạo Hạnh. Theo Đại Nam nhất thống chí thì Thiền sư Từ Đạo hạnh họ Từ, tên tục là Lộ, con quan Đô sát Từ Vinh, mẹ là Tăng Thị Loan, quê ở làng An Lãng, huyện Vĩnh Thuận, nay là làng Láng, thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội. Từ thưở nhỏ, Thiền sư đã có những hành động khác thường. Lớn lên Ngài ứng thí khoa Bạch Liên, đỗ đầu nhưng không ra làm quan. Vì mối thù cha nên quyết tâm xuất gia học đạo, rồi cùng với các ngài Giác Hải, Không Lộ sang Tây Thiên (Ấn Độ) cầu Pháp. Khi đã học được pháp thuật, Thiền sư trở về núi Sài dựng gậy tích, ngày đêm tụng tập. Đến khi thù cha đã trả xong thì niềm tục lắng trong, lòng Thiền mở rộng bèn đi khắp bốn phương tham Thiền vần Đạo. Lúc ngộ được tâm ấn, thiền sư trở về giảng đạo, dạy học, hái thuốc giúp dân, tổ chức cho dân những trò chơi như đá cầu, đánh vật, múa rối nước…Do đó nhân dân cảm phục kính mến gọi Thiền sư bằng một từ thân mật, gần gũi là “Thầy”. Bởi vậy, Chùa Ngài tu là chùa Thầy, núi Ngài hóa cũng là núi Thầy, làng Ngài sống là làng Thầy, thậm chí đến cả tổng đó cũng gọi là “tổng Thầy”. Theo thuyết phong thủy thì núi Sài là con rồng lẻ đàn (quái long), sân chùa là lưỡi rồng, Thủy Đình là ngọc, còn xung quanh (thập lục kỳ sơn) là quy, phượng chầu về: “Bút cuốn khói mây mười sáu ngọn Mắt thu non nước vạn trùng khơi” Về kiến trúc, lúc đầu chỉ là một thảo am nhỏ mang tên Hương Hải do Thiền sư Từ Đạo Hạnh lập ra để tu lập, sau mới dần dần xây dựng thành quy mô lớn. Trước cửa chùa có một hồ nước rộng gọi là hồ Long Trì (Ao rồng), giữa Hồ có nhà Thủy Đình là nơi biểu diễn trò múa rối nước trong ngày hội

Hai bên chùa có hai chiếc cầu lợp mái theo kiểu “Thượng gia hạ kiểu” (Trên là nhà, dưới là cầu). Bên trái là Nhật Tiên kiểu thông ra Tam phủ trên một hòn đảo nhỏ giữa ao Rồng. Bên phải là Nguyệt Tiên Kiều bắc ngang qua ao lên núi. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan (Trạng Bùng) xây dựng cung tiến vào năm 1602, sau khi đi sứ nhà Minh về. Đúng là: “ Hai vầng nhật nguyệt xuống ao này Múa với hoa sen mới nở đầy” Toàn khu chính diện của chùa là một khuôn viên hình chữ nhật rộng khỏang 400 mét, dài khỏang 60 mét, gồm ba tòa nhà to dài xây song song hình chữ tam, có hai dãy hành lang chạy kèm hai bên các đầu hồi. Nhưng lạ thay cả ngôi bảo điện hình chữ tam đồ sộ như thế mà chỉ có ba mươi sáu lỗ đục, còn gỗ được xếp chồng lên nhau, nhưng lại rất vững chắc. Hai bên tòa chính diện là gác chuông và gác trống nhô cao lên khỏi hai dãy hành lang. Có thơ rằng: “ Lâu đài quảng tịch bên hồ nước Chuông trống vang rền trong khói sương” Chùa thượng, ban giữa là tượng Di Đà Tam Tôn ở trên, phía dưới là bệ đá trăm hoa (Bách hoa đài) tạc từ thời Trần, trên để hòm sắc lịch triều tôn phong của Thiền Sư Đọa Hạnh, phía dưới cùng là tượng Thiền Sư nhập định trên tòa sen vàng, gian bên trái thờ tượng toàn thân Thiền Sư bằng gỗ chiên bàn đặt trong khám. Khi xưa tương truyền mỗi lần mở khám thì tượng từ từ đứng dậy, đóng cửa, tượng lại từ từ ngồi xuống. Về sau Cao Xuân Dục, tuần phủ Sơn Tây (1841-1923) có bàn với các bô lão trong xã: “Thánh thì không phải chào người phàm, để Ngài phải đứng dậy mỗi lần mở cửa thì chúng ta thất lễ”. Từ đó, mới cắt dây máy và tượng ngồi luôn. Bây giờ, nếu có nguowif nâng, tượng vẫn đứng lên ngồi xuống và duỗi chân, duỗi tay được. Gian bên phải là tượng vua Lý Thần Tông (hậu thân của Thiền Sư) đặt trên ngai vàng. Tượng tạc vào năm Thái Hòa (1499) thời Lê Nhân Tông. Đến niên hiệu

Vĩnh Hựu (1735-1740), vua Lê Ý Tông cho tạc thêm hai tượng: Vua Chiêm (người phỗng) và đôi phượng gỗ đặt trước tượng vua, vì cho rằng tiền thân của vua Lê Thần Tông cũng tức là vua Lý Thần Tông và là Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa Trung là Đại hùng bảo điện (thờ Tam bảo). Chùa Hạ chỉ dùng để làm nơi lễ bái, giảng đạo. Phần mái chùa Thầy lợp bằng một thứ ngói cổ, theo kiểu mũ hài, tương truyền là ngói của chùa Tây Phương. Các cụ già trong xã kể lại: khi chuyển ngói từ chùa Tây Phương về, đoạn đường dài 15km mà ngói được chuyền tay nhau theo kiểu nối dây, chỉ trong một ngày, vừa vận chuyển, vừa lợp xong. Rời chùa Chính (chùa Cả), qua Nguyệt Tiên Kiều ta vào cổng “Bất nhị pháp môn” để lên núi. Cổng này có vế câu đối: “ Đăng cao tự ty, nhất bộ tiến nhất bộ Vô văng bất phục, cá quan hựu cá quan” Nghĩa là: - Muốn lên cao thì phải đi từ dưới thấp, Mỗi bước lại tiến một bước - Không có sự ra đi nào mà không trở lại, cổng này đến cổng kia Từ dưới chân núi, du khách men theo bậc đá qua 2 lần cồng rồi mới lên tới đỉnh núi Sài. Khi đến lưng chừng núi, du khách men theo bậc đá qua hai lần cổng rồi mới lên tới đỉnh núi Sài. Khi đến lưng chừng núi ta gặp chùa Cao (Hiển Thụy Am) với hang Thánh Hóa là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh giải thi (trút xác) để đầu thai làm vua Lý Nhân Tông. Hang Thánh Hóa là một động nhỏ hẹp, lờ mờ vẻ huyền bí, nhìn kỹ vào vách hang ta thấy những vệt lỗm ở vách đá, đó là vết dầu, vết chân và vết tay mà Thiền sư tỳ vào lúc trút xác.

Bên cạnh chùa Bối Am còn có hang hút gió,thầm đá Thái Lão, đền lỷ niệm Phan Huy Chú, nhà lưu niệm Bác Hồ… Nơi này nhà bác họ Phan Huy Chú đã viết và hoàn thành tác phẩm bách khoa cổ vĩ đại “Lịch triều hiến chương loại chí”. Bối Am còn là nơi Bác Hồ đã ba lần về thăm và làm việc thời chiến. Như vậy, chùa Thầy không chỉ là di tích lịch sử, di tích cách mạng, một công trình kiến trúc có giá trị, mà còn là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng được thiên nhiên ưu đãi. Đúng như một nhà thơ đã nhận xét: “Đây là cái đẹp độc đáo của vùng bá sơn địa tưởng như cái gân guốc của núi Tản Viên theo mạch mà vào trong đất làng Thầy”


CƠM CHAY NUÔI DƯỠNG LÒNG TỪ Nhiều năm qua, cứ mỗi sáng thứ tư hàng tuần, căn nhà chung của các phật tử Câu lạc bộ từ thiện Minh Tâm lại nhộn nhịp người đến nấu cơm chay từ thiện cho các bệnh nhân tại bệnh viện tâm thần Trung ương. Nhiều người vẫn hay gọi đây là căn nhà “nuôi dưỡng lòng từ”.

N

gười khởi xướng thành lập câu lạc bộ là sư thầy Thích Mãn Tâm.Cùng với đó còn có các phật tử từ khắp mọi nơi dến phụ giúp. Người lơn tuổi có, người làm công việc nhà nước, người hoạt động kinh doanh, thậm chí còn có các bạn học sinh, sinh viên, miễn sao có lòng thành đều có thể đến cùng hoạt động trong Câu lạc bộ. Sư thầy Mãn Tâm cho biết: “Câu lạc bộ là nơi tập hợp, thu hút, kết nạp hội viên, Phật tử có tấm lòng hảo tâm, tình thương yêu rộng lớn cùng giúp sức hỗ trợ cho các hoạt động mang tính thiện nguyện vì cộng đồng, giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, những người bất hạnh, kém may mắn trong cuộc đời”. Công việc chuẩn bị cho một buổi nấu cơm từ thiện bắt đầu ngày từ sáng sớm. Mỗi người một việc,

mua đồ, nhặt rau, nấu nướng, chia đồ ăn, đóng hộp cơm, cho đến dọn dẹp, rửa bát, tất cả đều được tự tay các thành viên trong Câu lạc bộ thực hiện.Mọi thực phẩm đều được lựa chọn tươi nhất, sạch nhất, đảm bảo vệ sinh. Các món ăn đều được chế biến ngon nhất, xuất phát từ chính tấm lòng của những thành viên trong Câu lạc bộ muốn chia sẻ những điều tốt đẹp nhất với những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn. Sau khi chuẩn bị xong, các thành viên trong Câu lạc bộ cùng chuyển những suất cơm chay nóng hổi đến tận tay các bệnh nhân tại Bệnh viện tâm thần Trung ương I, huyện Thường Tín, Hà Nội. “Ngắm nhìn những vẻ mặt hân hoan, chờ đón của những bệnh nhân nơi đây, những lời cảm ơn, những cái chắp tay của các Phật tử với sư thầy, chúng tôi lại thấy vui hơn và trào dâng lên sư thầy, chúng tôi lại thấy vui hơn và trào dâng lên một niềm hi vọng cho các bệnh nhân sẽ mau lành bệnh để trở về với gia đình và cống hiến cho xã hội”.

Với triết lý từ bi, hỷ xả, khuyến khích con người hướng thiện, Phật giáo đã đi vào lòng người, có tác dụng hoàn thiện nhân cách đạo đức con người, hướng tới một xã hội bác ái, góp phần tích cực vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực tế đã chứng minh Phật giáo tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện như: trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, thành lập viện dưỡng lão, chăm sóc người già cô đơn không nơi nương tựa,… Chính những việc làm cụ t-hể đó đã kêu gọi và vận động hành trăm nghìn tấm lòng từ bi của mọi người cùng đoàn kết giúp đỡ những phận đời không may mắn. Sức lan tỏa đạo đức và triết lý Phật giáo một phần chủ yếu là nhờ các tăng ni, phật tử có nhân cách đạo đức trong sạch, thanh tao thực hiện. Chính những nhân cách đó đã cảm hóa con người, góp phần xây dựng những giá trị đạo đức là lối sống cho con người Việt Nam.



“Ngày nay, nhu cầu ăn uống

của con người rất đa dạng, thực phẩm được cung cấp từ khắp trong và ngoài nước khiến chúng ta có thêm nhiều sự lựa chọn, và ăn chay cũng là một cách ăn khá thú vị dường như chỉ có những người niệm Phật mới lựa chọn nhưng bây giờ nó cũng thu hút không ít giới trẻ quan tâm thưởng thức. Vậy ăn chay có ý nghĩa ra sao, lợi ích của việc ăn chay và cách ăn như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

NHỮNG LÝ DO KHIẾN BẠN THÍCH THÚ VỚI ĂN CHAY

bkjjjhhk

T

heo khoa học, ăn chay hay còn gọi là trai giới, ăn lạt là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, vv..), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong, hoàn toàn không sử dụng các loại thịt (thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản) hoặc kiêng ăn các thực phẩm có được từ quá trình giết mổ. Còn theo Phật Giáo Đại thừa ở Trung Quốc, hay những nước Phật giáo chịu ảnh hưởng của Phật giáo nước này, nhưng nó không phù hợp ý nghĩa ăn chay theo truyền thống Phật giáo Nam tông. Tại sao cùng là Phật giáo lại có sự khác biệt và yếu tố nào dẫn đến sự dị biệt này. Bất luận Phật giáo Nam Tông hay Bắc Tông, mục đích của sự ăn chay là làm tăng trưởng lòng từ bi, giảm bớt lòng sân hận, bằng cách tu tập không sát sinh, biết thương yêu người đồng loại và ngay cả các loài vật khác. Khi đã có lòng từ bi, không nỡ giết loài cầm thú, thì người ấy khó có thể giết người. Đó là lý do tại sao đức Phật đưa ra giới cấm: “Không được sát sinh”. Giới này cũng chính là nhân tố để hình thành quan điểm ăn chay trong đạo Phật. Dần dần, ăn chay không còn quá phân biệt giữa người đi tu và người không đi tu, ăn chay còn vì lý do sức khỏe. Hơn nữa, thực phẩm ngày nay dùng quá nhiều hóa chất, chất lượng không còn được đảm bảo, vì vậy mà nhiều người quan niệm rằng ăn các loại thực vật sẽ giúp giảm thiểu bệnh tật và đảm bảo sức khỏe. Nhiều người ngộ nhận ăn chay khó, nhiều người Phật tử muốn ăn chay, mỗi tháng 2 hay 4 ngày, nhưng đến ngày ăn chay thấy khó ăn quá, đến đêm đói bụng khó ngủ, trông chờ mau qua khỏi 12 giờ đêm để ăn mặn, vì bụng đói lại thèm ăn. Có nhiều nguyên nhân, một là ăn chay dễ tiêu cho nên mau đói, hai là người ta nghĩ chỉ ăn 1 hay 2 ngày nên nấu nướng thức ăn qua loa (thường chưa biết nấu món ăn chay), do đó người ăn không ngon miệng, cả hai nguyên nhân tạo cho sự ăn chay khó. Hoặc ăn chay mất sức khỏe vì thiếu chất dinh dưỡng, ngộ nhận nầy phát xuất do ngững người ăn chay trường gây ra, nhiều người tu sĩ cũng như cư sĩ cho rằng tu là tiết dục, ăn uống giản dị cũng nhằm mục đích đó, chẳng hạn chỉ ăn cơm với muối xả, ăn

cơm với muối đậu (đậu phộng), ăn cơm với tương hột, ăn cơm với chao, toàn là những thức ăn thiếu dinh dưỡng, đôi khi có thêm canh rau dền, rau muống, bò ngót, bắp cải luộc. Ăn chay rất đạm bạc như thế, lâu ngày đương nhiên thiếu chất dinh dưỡng, sanh ra bệnh tật, từ đó người khác cho rằng ăn chay mất sức khoẻ. Một số khác lại nghĩ việc ăn chay trường khó, thật ra thì không khó, đừng bao giờ nghĩ rằng nấu tạm bợ, ăn qua loa như vậy làm cho người ăn chay trường khó ăn, nếu trong gia đình có hai ba người hoặc cả gia đình ăn chay thì dễ dàng hơn, khó không phải vì ăn mà khó vì sự nấu nướng thức ăn gây ra. Và không phải ai cũng biết lợi ích của việc ăn chay, nếu hiểu được điều đó một cách sâu sắc, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng sở hữu một sức khỏe tuyệt vời đến bất ngờ. Ăn chay đúng cách, biết kết hợp các thứ rau đậu hài hòa, bạn không những có đầy đủ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, phát triển trí não, mà còn tránh xa được bệnh tật, phát triển trí tuệ. Trước hết bạn sẽ có một trái tim khỏe mạnh, tránh xa tiểu đường, xơ vữa động mạch bởi những chất béo có hại từ động vật. Các món ăn chay thường giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, những món này lại vô cùng lành tính, thanh lọc cơ thể bạn, thải bớt những chất độc ứ đọng trong cơ thể để bạn có thể sống khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ hơn. Ăn chay cũng là một cách để bạn ăn kiêng, giữ gìn vóc dáng thanh mảnh, gọn nhẹ, thanh thoát. Ăn chay giàu dưỡng chất, giúp giảm chất béo, giàu chất xơ, tốt cho tim mạch, tiêu hóa, chống oxy hóa tốt, chống các bệnh về tim, đột quỵ, huyết áp. Hơn nữa sẽ giúp làn da bạn khỏe mạnh, sống lâu hơn, giảm thiểu mùi hôi của cơ thể, hơi thở thơm tho. Ví dụ như có một cầu thủ bóng đá nổi tiếng người Mỹ đã cảm thấy sức khỏe tiến triển tốt hơn rất nhiều từ khi anh chuyển sang chế độ ăn chay. Ăn chay để bạn có một cuộc sống thanh tịnh hơn. Khi ăn chay, bạn sẽ cảm thấy yêu đời hơn, dễ trút bỏ những buồn vui quá mức, những suy nghĩ tiêu cực trong đầu, bạn dễ lấy lại được cân bằng trong cuộc sống. Khi ăn chay, khiến lòng bạn thanh thản, nhìn cuộc sống bằng một ánh mắt nhân từ và bao dung, bạn dễ dàng yêu lấy những thứ giản dị xung quanh mình, dung hòa vào thiên nhiên, vào cảnh vật. Theo Phất giáo thì có nghĩa là ăn chay sẽ không bị quả báo, tăng trưởng lòng từ bi, để mọi người và thú cầm cũng cùng nhau chung sống trong hòa bình, an vui. Ăn chay vì môi trường, vì bảo vệ động vật. Đó là những mục tiêu ăn chay rất đáng trân trọng. Hiện nay, trên thế giới đối mặt với nhiều động vật đã và sắp tuyệt chủng, ăn chay chính là một hình thức cổ động cho những mục tiêu cao đẹp, bảo vệ môi trường, bảo vệ những động vật thiên nhiên. Để đạt được lợi ích khi ăn chay, người ăn chay nên chọn lựa, phối hợp thực phẩm và bổ sung các vitamin,

khoáng chất một cách hợp lý để không bị thiếu các acid amin thiết yếu, vitamin B12, năng lượng, kẽm, sắt, đặc biệt là ở người ăn chay thuần túy. Có nhiều cách ăn chay khác nhau, nhưng nói chung chỉ ăn ngũ cốc, rau, trái cây, không ăn thịt của thú cầm, cá, nói chung là không ăn động vật. Năm thứ là hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ gọi là ngũ vị tân, người ăn chay trường cũng không ăn vì chúng có chất kích thích dục vọng. Người ăn chay có thể uống sữa tươi hay sữa hộp, có thể ăn Bơ hay Pho mát vì chúng làm từ sữa, có thể ăn hột gà công nghiệp (gà không có trống, tức là không có sự sống). Tại Việt Nam, phần lớn người dân theo đạo Phật chính vì thế họ có những ngày ăn chay như tuần rằm (15 âm lịch) hoặc mùng 1 âm lịch hàng tháng, ngoài ra cũng có những ngày Tết khác như Tết Hàn Thực (rằm mùng 3 tháng 3 âm lịch) nhiều gia đình đã chọn cách ăn chay theo đúng phong tục riêng. Người ta chia ăn chay làm hai loại: Ăn chay trường và ăn chay kỳ. Ăn chay trường là ngày nào cũng ăn, ăn theo kỳ là ăn phân ra theo nhiều giai đoạn. Để đảm bảo dinh dưỡng, chúng ta cần lực chọn các thực phẩm kết hợp như sau: * Rau đậu và các loại hạt. Ví dụ: Cháo với mè và đậu * Ngũ cốc và họ rau đậu. Ví dụ: Cơm với đậu, súp đậu với bánh mì… * Ngũ cốc và các sãn phẫm từ sữa. Ví dụ: Bánh mì với sữa, cơm hoặc mì sợi với phô mai. * Rau có thể ăn với cơm, các hạt có dầu, phô mai, mầm lúa mì. Một điều lưu ý là chất đạm trong thực vật thường có tỷ lệ hấp thu thấp hơn so với chất đạm động vật, nên người ăn chay cần tiêu thụ một số lượng nhiều hơn. Ăn chay nếu đúng cách thì hợp với vệ sinh, và khiến cho thân tâm thanh tĩnh nhẹ nhàng thuận tiện trên đường tu tập, đảm bảo sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật, cân bằng cơ thể kéo dài tuổi thọ và cải thiện tính cách ngoài ra nó còn hướng và dăn dạy người ta tu tâm dưỡng tính hướng thiện làm cho cuộc sông tốt đẹp hơn để con người gần gũi nhau hơn và thân thiện với thiên nhiên hơn. Đối với thế giới tâm linh thì ăn chay là hành động tu tập đức hạnh để đạt đến cõi niếp bàn và trở thành chính quả.


D

ạo Phật từ khởi nguyên cho tới bây giờ luôn tồn tại hai giới tu hành, đó là giới xuất gia và giới tại gia. Người tu xuất gia cũng gọi là xuất gia đầu Phật. Xuất gia - là đến chốn hông nhà.

ĐỨC PHẬT NÓI VỀ BỐN NIỀM VUI CỦA NGƯỜI TU TẠI GIA

Chữ “nhà”, là nhà ở cửa người thế tục. Người thế tục nào bỏ nhà ở của mình để đến ở nhà của Như Lai, là chùa để giữ gìn mạng mạch Phật pháp trường tồn và phát triển được, gọi là người trụ trì. Trụ, nghĩa ở; còn: Trì, nghĩa là giữ, giữ gìn. Thế nên Trụ Trì là ý nghĩa cao cả trong câu: Trụ Pháp Vương gia - Trì như Lai Tạng. Người tu xuất gia là người lấy Phật đức trang nghiêm thân tâm, khoác y Phật, đưa Phật Pháp vào lời nói, là người trưởng tử của Như Lai, tuyên dương giáo pháp làm lợi ích cho đời; bởi giáo pháp nhà Phật là giáo pháp bất ly thế gian để giác ngộ thế gian (chữ Hán biểu thị bằng câu: Phật pháp bất ly thế gian giác). Cho nên tu xuất gia mà dân gian gọi là tu chùa là lối tu cao tuột, hơn hẳn các lối tu khác. Người tu tại gia là người thực hiện các pháp tu ngay tại nơi ở, nơi sinh sống của mình cùng với gia đình (tại gia là tại nhà). Người tu tại gia gọi là Ưu bà tắc; là giới nữ gọi là Ưu bà di. Cũng có thể gọi chung là phật tử, tức con của đức Phật Thích Ca, và chính đức Phật đã chế định và khai mở đường lối tu này khi Ngài còn tại thế. Lịch sử Phật giáo ghi nhận người tu tại gia đầu tiên là một nhà triệu phú ở gần thành Ba-la-nại, khi ông ta đi tìm người con trai của mình tên là Yasa đã bỏ nhà ra đi vì chán cảnh sống thế gian tầm thường, vô vị. Ông đã tìm được người con trai của mình tại Vườn Nai, con trai ông đang nghe Phật thuyết pháp. Đến nơi, được nghe pháp, nhà triệu phú nọ cũng bị thuyết phục bởi những lời giảng của đức Phật về Tứ Đế và Bát Chính đạo. Thế rồi thể theo lời cầu xin của nhà triệu phú, đức Phật đã cho ông được quy y, trở thành người đệ tử tại gia đầu tiên. Nhà triệu phú nọ đã hoan hỷ trở lại nhà mình, tiếp tục công việc làm ăn, buôn bán. Còn người con trai của ông là Yasa thì được Phật cho xuất gia. Từ mẫu hình của người tu tại gia đầu tiên từ thời đức Phật cách đây hơn 25 thế kỷ ấy, thì các pháp tu này vẫn còn

chấp thuận và làm lễ Quy y Tam bảo cho. Trong buổi lễ ấy, nhà chùa có thể đặt Pháp danh (tên đạo) cho người được Quy y. Sau buổi lễ người phật tử đó được trở lại nhà ở, gia đình của mình và làm ăn, sinh sống bình thường trong công đồng dân cư và tự giác thực hiện những điều đã phát nguyện trước Tam Bảo trong buổi lễ Quy y. Để phát huy trách nhiệm của người phật tử tu tại gia, trước hết phải quan niệm sâu sắc lời Phật dạy qua kinh sách và những lời giảng Pháp của các thầy với các khóa học dành cho người tu tại gia; và không chỉ học hiểu mà còn biết kiến giải đúng nghĩa các thuật ngữ Phật học phổ thông như Tam Bảo, vô ngã, tứ vô lượng tâm, Phật tính v..v…Thực hành Bát chính đạo, sống có giá trị và ý nghĩa hướng thiện để đời sống của mình có giá trị và ý nghĩa, trở thành tấm gương sống đẹp, thực hành đời sống đạo đức, tâm linh, đồng thời Phật tử tu tại gia phải có tình thần hộ trì hoằng dương Chính Pháp, lợi lạc chúng sinh. Bên cạnh đó, người phật tử tu tại gia nếu có điều kiện sẵn sàng thực hành Pháp thí và Vô úy thí - tức là trao truyền kiến thức tu tập và bảo vệ che chở, đem niềm vui, hạnh phúc tới cho người khác, góp phần làm vơi bớt nỗi khổ niềm đau trên cuộc đời, trong xã hội. Trong văn hóa dân gian Việt Nam từng truyền tụng câu thơ cửa miệng về “sự tu” thật sâu sắc: Thứ nhất là tu tại gia Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa Chớ hiểu lầm về sự sắp xếp thứ tự.. nơi tu trong câu lục bát này. Bởi vì: Tu tại gia được xếp “thứ nhất” ấy chỉ là bước đầu tiên trong việc thâm nhập và khai mở tri kiến Phật, chưa phải là lối tu cao tuột của người xuất gia mà trong bài viết này đã đề cập, đã Kiến giải và mặc dù vậy, ngay từ buổi đầu tiên chế định ra đường lối tu này; sau lời truyền Pháp, đức Phật đã hoan hỷ, tuyên dương với đại chúng về bốn niềm vui chính đáng của người Phật tử tu tại gia.

4. Niềm vui không bị chê trách: Là do các hành động của thân - khẩu - ý luôn thanh tịnh, không có điều gì đáng chê trách cho nên cuộc sống luôn thảnh thơi, tri thức thăng hoa, tâm thường hoan hỷ. Trong bốn niềm vui của người tu tại gia, thì niềm vui thứ tư được đức Phật tán dương nhất; Ngài cho rằng: niềm vui không bị chê trách là niềm vui ưu việt hơn cả. Ở nước ta, trong giới tu tại gia - các cư sĩ, phật tử ở thời nào cũng rất đông đảo. Họ là những thường dân, là thương gia giàu có, nhà khoa học, những nghệ sỹ tài năng và có cả những danh tướng, quân vương… nơi thế tục nhưng hết thảy những việc làm của họ đều xứng danh là các Hộ pháp ở thế gian còn nhiều những khổ đau này. Trong đó có những ngọn đuốc thiền sáng chói rất đáng tự hào, như nhà Trần (1225 1400) có Tuệ Trung Thượng sỹ Trần Tung vị thiền sư lại là một cư sỹ tại gia, một nhà tư tưởng, nhà quân sự và cũng là một nhà thơ. Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám (1897 - 1969) cũng là một cư sỹ tại gia mẫu mực, làm nhiều phật sự lớn như dịch Kinh Phật, mở các trường Phật học đào tạo tăng tài trong phong trào chấn hưng Phật giáo, đầu những năm 30 thế kỷ 20. Vậy là may mắn cho tôi và hết thảy những ai đó chưa hội đủ duyên lành để được làm người tu xuất gia, thì cũng chớ bỏ lỡ cơ hội Quy y Tam bảo, làm người tu tại gia, thực hiện các hạnh lành mà thụ hưởng bốn niềm vui mà đức Phật đã hoan hỷ chỉ bày. Nam mô Công đức lâm Bồ Tát Ma ha tát!

Đó là: 1. Niềm vui có của cải: Là do lao động chuyên cần bằng mồ hôi và những việc làm chính đáng của mình trong kinh doanh, làm khoa học kỹ thuật, hoặc lao động phổ thông. Sống lành mạnh, có đạo đức nghề nghiệp. được cộng đồng và pháp luật thừa nhận. 2. Niềm vui được giàu có: Được giàu có là do lao động siêng năng, lại khéo léo sắp xếp công việc hợp lý, có kế hoạch vì thế tạo ra những lợi nhuận ngày một cao. Khi thụ hưởng giàu sang mà vẫn không quên làm việc lành. 3. Niềm vui không có nợ nần: Là do có nghị lực kiềm chế. Thực hành “thiểu dục tri túc”, ít ham muốn, tự biết đủ. Không cờ bạc, rượu chè, giữ ngũ Giới… cho nên không có nợ nần, sống tự tại

Pháp Vương Tử Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 5 năm 2015


XỨ NGƯỜI, CON TÌM VỀ ĐỨC PHẬT Thật khó có thể tin được, trong một quần thể cao ốc hiện đại 30 tầng, gần tháp truyền hình Tokyo – nơi đất tính bằng vàng lại là nơi tọa lạc của một ngôi chùa Việt Nam.

C

hùa được ưu ái một lối cầu thang riêng, tách biệt với những khu khác trong tòa nhà để tránh ảnh hưởng đến các hoạt động của chùa. Ngay khi lên đến tầng hai, một khoảng sân rộng hiện ra trước tầm mắt, sâu vào trong là khu tam bảo rộng hàng trăm mét vuông, lát gỗ, sạch sẽ, ngăn nắp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động tu tâp của Phật tử. Cách bài trí của chùa cũng mang dáng dấp của những ngôi chùa Việt Nam, nên mặc dù chỉ mới lần đầu tới đây, mỗi người con đất Việt sẽ cảm thấy nơi đây là nhà, là quê hương. Ngoài khu Tam bảo, trụ trì chùa – Hòa thượng Daichi còn dành không gian phía sau chính điện cho các hoạt động khác như trà đạo, thuyết pháp, thư pháp, tụ tập cộng đồng… cũng như các khu bếp, phòng nghỉ dành cho khách. Hàng năm, tại Việt Nam thường diễn ra lễ hội hoa anh đào nhằm thắt chặt mối quan hệ hữu nghị Việt – Nhật, nhưng rất ít ai biết người khởi xướng lễ hội này lại chính là trụ trì chùa Nisshin Kutsu – Hòa thượng Yoshimizu Daichi. Lùi lại 50 năm có lẻ, Hòa thượng đã có quãng thời

gian giao lưu với các Hòa thượng Thích Tâm Giác, Hòa thượng Thích Trí Quảng và một số vị Hòa thượng khác lúc đó đang du học tại Nhật. Cũng trong thời gian ấy , Hòa thượng Daichi đã đến Việt Nam, chứng kiến cảnh đau thương chiến tranh, bản thân Hòa thượng cũng chia sẻ nõi khổ đau trong thời chiến với Nhân dân Việt Nam, và từ ấy, mối lương duyên bắt đầu. Năm 1998, tại Đại Giới Đàn Chùa Ấn Quang và Từ Nghiêm, Hòa thượng gặp Ni Cô Tâm Trí, khi đó đã biết tiếng Nhật. Sự gặp gỡ này đã giúp thế hệ trẻ Việt Nam sang Nhật du học sau đó nhận được nhiều sự giúp đỡ tại đất nước mặt trời mọc. Hiện tại, Ni cô Tâm Trí cũng là người dẫn dắt cũng như tổ chức các hoạt động của cộng đồng người Việt tại Tokyo nói riêng và tại Nhât nói chung. Theo Ni Cô cho biết, từ năm 2000 cho tới 2010, không nhiều người biết đến chùa cũng như Hội Phật Tử Việt Nam tại Nhật Bản, mỗi người một ngả, không có tập hợp cũng như quy củ để hoạt động. Mãi tới năm 2011, sau trận động đất sóng thần, Hòa thượng Daichi, Ni cô, nguyên Đại sứ Việt Nam Phú Bình cùng một số Phật tử đưa 84 sinh viên, thanh niên từ vùng thiên tai về Tokyo, nương nhờ cửa Phật tại Nisshin Kutsu, từ đó càng nhiều người Việt Nam tại Nhật Bản biết đến chùa. Lúc đầu chỉ có vài người đến chùa và các nhân viên Đại sứ quán đến viếng chùa lễ Phật, dần đần, cộng đồng người Việt đến chùa càng đông. Để tập hợp và gắn kết hội Phật tử nói riêng và bà con người Việt tại Nhật Bản nói chung, chùa cũng như Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản đã có rất nhiều hoạt động thiết thực: tổ chức các khóa tu; tổ chức các ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán, lễ Vu Lan,..; giao lưu với các Tông phái khác của Nhật Bản; Đại lễ cầu siêu cho nạn nhân thảm họa kép năm 2011; hỗ trợ các du học sinh và các lao động người Việt; kết nối

và làm từ thiện tại Việt Nam;… Đặc biệt, nhà chùa cùng Giáo hội đã rất nỗ lực dạy tiếng Việt cho thế hệ thứ 2, 3 đang sống và học tập tại Nhật, giữ gìn tiếng nói, văn hóa cũng như nguồn gốc của người Việt ngay trên xứ người. Khi được hỏi về những khó khăn của chùa cũng như Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản, Ni cô Tâm Trí trăn trở: “ Hiện tại, nhờ tấm lòng của Hòa thượng mà bà con có Nisshin Kutsu làm nơi hành đạo, nhưng vẫn mang hơi hướng của Nhật, ngăn nắp, gọn gang, sạch sẽ, mà đây lại là điều mà bà con người Việt chưa thực hiện được. Mặt khác, cộng đồng người Việt tại Nhật Bản đa phần là du học sinh và người lao động phổ thông nên dù thực lòng muốn phát tâm nhiều để duy trì hoạt động cũng khó. Mà vật giá ở Nhật thì lại đắt đỏ, nhất là khu vực xung quang chùa Nisshin Kutsu. Nhờ ân đức của Hòa thượng, các chi phí như điện, nước đều được Hòa thượng đài thọ.” Dù khó khăn, nhưng Nisshin Kutsu là nơi mỗi người con đất Việt đang vất vả mưu sinh nơi sứ người tìm về, tĩnh tâm, hướng về quê hương, cội nguồn, về nhà, về cha mẹ. Đó cũng là nơi bản ngã hòa tan bởi tình người, nơi chỉ có hai chữ yêu thương.

dChùa Nisshin Kutsu Địa chỉ: 芝公園2丁目 11−1 Minato-ku, Tokyo, Japan 105-0011 Điện thoại: +81 3 – 5401- 0566


C

CÂU CHUYỆN SÁM HỐI – THAY ĐỔI TÂM HỒN

hữ “Sám”, tiếng Phạn gọi là Samma; Tàu dịch là “Hối quả”. Sám là ăn năn lỗi trước, còn Hối là chừa bỏ lỗi sau. Nếu dùng một chữ Sám hay một chữ Hối không thì chưa đủ ý nghĩa, nên các Tổ xưa ghép hai chữ lại thành danh từ “Sám hối”, dịch theo tiếng Việt là “ăn năn chừa lỗi”. Như thế trong chữ Sám hối có hàm nghĩa ăn năn, hối hận vì những lỗi lầm trong quá khứ, bất luận là lâu mau, và bây giờ cho đến về sau, mình nguyện là không tái phạm nữa. Nếu biết lỗi cũ là bậy, bây giờ mình xin chuộc lỗi, mà sau nầy vẫn còn làm lại, thì không phải là đúng nghĩa Sám hối trong Ðạo Phật. Tôi đến gặp một sư thầy ở chùa Phúc Khánh, Hà Nội để được mở rộng tầm nhìn về phong tục ăn chay của những người đi tu. Tại đây, tôi được biết ăn chay thể hiện hai ý nghĩa ở hai góc nhìn khác biệt. Nhìn ở góc độ thế gian thì Sám hối cũng có nghĩa như lời “xin lỗi” và được xem là một đạo đức phổ quát của nhân lạoi. Bởi khi ta lỡ phạm một lỗi lầm, làm tổn thương về tinh thần hay gây thiệt hại vật chất cho người khác thì ta phải chân thành nói lời xin lỗi để mong được sự cảm thông và tha thứ của tha nhân. Vậy nên xin lỗi có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống giao tiếp hằng ngày của mọi người. Đây là thước đo đạo đức và nhân cách của một người. Xin lỗi còn là biểu hiện của hành động lịch sự và văn minh, tỏ lòng biết tôn trọng chính mình và tôn trọng mọi người dù đối tượng là ai đều không phân biệt. Vậy nên lời xin lỗi có giá trị rất lớn. Còn trong Phật giáo, “ Người có lỗi lầm mà biết sám hối, người đó là ánh sáng chiếu cõi thế gian, là vầng trăng ra khỏi mây mù”. Đây là điều thiết yếu trong pháp Sám hối, bởi có nhận thức được lỗi lầm của mình thì mới biết sửa lỗi để dừng tội, ngược lại nếu vô minh, cố chấp thì sẽ vô tư tiếp tục tạo tội. Phật dạy: “Người có lầm lỗi mà không tự sám hối để mau chấm dứt tâm tội ấy, thì tội lỗi ngày càng chồng chất vào thân như nước chảy về biển dần dần trở nên sâu rộng”…Chính từ những ý nghĩa sâu sắc và có công năng tuyệt vời như vậy mà sám hối được xem là một danh từ riêng, một thuật ngữ dùng trong đạo Phật. Những câu chuyện xám hối

hiểu được “luật nhân quả” chưa bao giờ sai. Vua Ðavít phạm tội ngoại tình với Bát Seva, vợ của tướng Urigia. Sau khi phạm tội vua Ðavít cố tình che đậy tội lỗi của mình. Nhà vua gọi Urigia đang ở ngoài chiến trường về nhà với vợ. Vua tính toán là khi Bát Seva có sinh con, thiên hạ sẽ nói đó là con của Urigia. Tướng Urigia không biết âm mưu của Đavit, nhưng nhất định không chịu về nhà, ông chỉ muốn sống chết với binh sĩ ngoài chiến tuyến. Đavit dùng thủ đoạn đẩy Urigia ra ngoài trận địa, vị tướng đã tử trận. Thiên Chúa sai ngôn sứ Nathan đến thức tỉnh lương tâm của nhà vua. Ý thức tội lỗi đã phạm, vua Ðavít liền ăn năn sám hối, trở về với Chúa. Nhà vua thốt lên: Tôi đã đắc tội với Thiên Chúa (2 Sm 12,13). Vua tỏ lòng ăn năn sám hối về tội lỗi đã phạm. Thánh vịnh 51 bộc bạch tâm tình sám hối và truyền thống cho rằng vua Đavit là tác giả. Câu chuyện người phụ nữ tội lỗi trong Phúc âm Luca (Lc 7,36-50). Chị đến với Chúa Giêsu và mang theo ba tặng vật: niềm tin, mái tóc và bình dầu quý. Chị xin Chúa ban cho chị đời sống mới và một tình yêu đổi mới. Người phụ nữ ấy đã lấy tất cả thương đau đời mình để mua bình dầu quý. Chị biểu tỏ lòng sám hối ăn năn bằng hành vi quỳ xuống rửa chân Chúa với dòng nước mắt hối hận rồi dùng mái tóc mà lau chân Chúa và xức dầu thơm chân Chúa. Mái tóc một thưở là mây bay tà đạo, giờ đây ngoan ngoãn theo lời xin sám hối. Cài vào mái tóc ấy là niềm tin để chải xuống một dòng đời nhiều lỗi lầm. Chúa nói với chị: “tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều” (Lc 7,47). Người biết sám hối là người ý thức về sự yếu hèn và tội lỗi của mình. Chỉ khi nào người ta ý thức được về tội lỗi của mình, người ta mới cảm thấy cần Chúa. Khi còn thuộc nhóm Pharisiêu, Phaolô kiêu ngạo, cứng lòng và bách hại các tín hữu. Nhờ ăn năm sám hối, ngài đổi mới hoàn toàn, ngài có được kinh nghiệm sống trong tình yêu lòng nhân từ và tha thứ của Ðấng đã quật ngã mình khỏi lưng ngựa. Thánh Phaolô yêu Chúa trên hết mọi sự và đã trở thành Tông đồ dân ngoại. Sám hối theo Thánh Phaolô là “lột bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới”. Con người mới đã được sám hối, và được biến đổi trong

ân sủng “Phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi” (2 Cor 5,17).Thánh Phaolô chia sẽ kinh nghiệm sám hối của ngài: “Sám hối là làm hoà với Thiên Chúa”. Tội lỗi đã phá huỷ những liên hệ hài hoà giữa con người với Thiên Chúa, sám hối là tái lập lại những liên hệ ấy. Thời gian sám hối là thời gian Thiên Chúa thi ân, thời Thiên Chúa cứu độ. Thánh Phêrô chối Chúa. Chúa thức tỉnh ký ức của Phêrô bằng tiếng gà gáy và ánh mắt tha thứ nhân từ. Nhờ ăn năn sám hối bằng những giọt nước mắt hối hận “ Phêrô ra ngoài khóc lóc thảm thiết” (Lc 22,62). Kinh nghiệm đầu tiên mà Thánh Phêrô chia sẻ cho cộng đoàn Giáo hội sơ khai là: anh em hãy sám hối, bởi vì đối với Phêrô sám hối là bước đi thứ nhất của hành trình lãnh nhận Thánh Thần. Đó là kinh nghiệm bản thân và cũng là gương sáng của Phêrô: “Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã trao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên” (1Pr 25,3). Gương sáng của Phêrô trước hết là gương sám hối. Thánh Phêrô muốn chia sẻ bài học thấm thía ấy với những người đang cùng ngài giữ trọng trách mục tử. Qua những câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy trong thực tế thì ở hạng người thứ nhất chỉ có ở những bậc Thánh, còn chúng ta là phàm phu thì việc mắc lỗi lầm là việc rất thường tình, có điều họ có nhận thức được sai cái sai của mình không? Có đủ can đảm giáp mặt với nó để sửa đổi không? Đó mới là căn bản quan trọng nhất. Chứ ta đừng nghĩ rằng có tội, Sám hối xong là Sanh tội không phải trả quả báo! Hiểu như vậy là sai vì như vậy là trái với luật nhân quả. Mỗi con người chúng ta, hãy biết sống chan hòa, chân thành và nhân hậu, để xã hội trở nên văn minh và tràn ngập hạnh phúc.


HẠNH PHÚC KHI ĐƯỢC LÀM CON PHẬT

Bạn nói rằng chính chuyến đi đầu tiên đã thay đổi cách nhìn nhận của bạn về đạo Phật. Vậy trước đây quan điểm của bạn về Phật giáo như thế nào? Trước đây trong gia đình tôi, ngoài bà nội tôi, không ai đi chùa hay theo tôn giáo nào cả. Suy nghĩ về đạo Phật là mê tín có trong tôi từ lúc nào cũng chẳng rõ. Từ bé cho đến trước khi đến với đạo, tôi vẫn cứ cho là xem bói, coi sao, làm lễ giải hạn,...là của đạo Phật. Trong khi tôi chẳng hề tìm hiểu về đạo, cũng ko quan tâm về đạo, chỉ biết là nhiều người xung quanh tôi cho đạo Phật là mê tín nên tôi cũng tin thế.

Diệu Thanh có thể lý do gì khiến bạn quyết định Quy y Tam Bảo. Bạn có thể chia sẻ cảm xúc của mình khi được Quy Y, chính thức trở thành một Phật tử Càng gắn bó với những hoạt động trong chùa, tôi càng muốn được giống như mọi người, có pháp danh, chính thức quy y Tam Bảo. Trong dịp Vu Lan năm 2012, tôi được chứng kiến 62 bạn phát tâm quy y Tam Bảo. Tôi cũng thấy háo hức nhưng bản thân còn chưa hiểu về Quy y nên tôi còn ngập ngừng. Sau ngày Vu Lan ấy, tôi trở về, tìm hiểu về Quy y Tam Bảo. Được huynh trưởng giảng giải, quý Thầy giải đáp thắc mắc về Quy y, tôi mong ngóng đến khóa tu tiếp theo để được Quy y. Tiếc là duyên chưa đủ, phải đợi đến tháng 11, tôi mới được Quy Y Tam Bảo. Hạnh phúc, rất hạnh phúc, cực kỳ hạnh phúc khi tôi cùng các bạn được khai sinh ra lần thứ hai. Tôi đã có pháp danh, cảm giác như mình được là một con người mới. Khi tôi hỏi Thầy về ý nghĩa pháp danh của mình, tôi thấy thích vô cùng, Thầy bảo Thanh có nghĩa là “thanh tịnh, trong sạch”! (cười)

* Vài nét về nhân vật: Tên thật: Nguyễn Thị Hương Pháp danh: Diệu Thanh Sinh ngày 15 tháng 12 năm 1991 Quy y: Năm 2012

Chào Diệu Thanh. Được biết bạn là một Phật tử rất tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở chùa, bạn có thể chia sẻ về cơ duyên khiến bạn gắn bó với Phật giáo không?

Là một thành viên tích cực, năng nổ trong các sự kiện ở chùa, chắc hẳn bạn có rất nhiều kỉ niệm nơi đây?

Khi tôi là sinh viên, tôi rất thích đi tình nguyện nhưng sự tự ti đã bóp chết ước muốn đó của tôi ngay trong năm nhất. Tôi sống một cuộc sống sinh viên tẻ nhạt.Đến một ngày, tôi tình cờ đọc được thông báo tuyển thiện nguyện viên tham dự trại hè Hương Sen Đại Bi do Chùa Hưng Khánh tổ chứcvà quyết định tham gia. Lúc đó mong muốn của tôi chỉ là muốn được 1 lần đi tình nguyện để sau này nhớ về thời sinh viên tôi không phải hối tiếc, muốn được học nghi thức ăn cơm chay là như thế nào, muốn được hòa vào không khí với gần 1000 em nhỏ và muốn thử xem bản thân mình có hòa nhập, tự lập được không khi tham gia một tập thể với 100% người lạ. Và rồi chuyến đi đó đã thay đổi cách suy nghĩ của tôi

Đúng rồi. Chùa giờ đã trở thành mái nhà thứ 2 của tôi. Các thầy như bố mẹ của mình còn các bạn như anh chị em trong gia đình vậy. Một chuyến đi về chùa mà mình nhớ nhất đó là Lễ Vu Lan năm 2012. Lần đầu tiên tôi được tham dự lễ Vu Lan cũng là lần đầu tiên tôi được biết đến giáo lý của đạo Phật. Tôi đã biết, hóa ra ngày rằm tháng Bảy không chỉ là ngày Xá tội vong nhân như tôi đã từng biết, đó còn là một ngày vô cùng ý nghĩa, thiêng liêng đối với mỗi người con. Đó là ngày những người con hướng về ông bà, cha mẹ với lòng biết ơn sâu sắc nhất, là ngày nhắc nhở mỗi người con cần phải luôn biết ơn và đền ơn đối với những bậc sinh thành. Trong buổi tối dự lễ bông hồng cài áo, tôi đã khóc, các bạn tôi đã khóc, khóc một cách thực sự, khóc vì biết ơn cha mẹ, khóc vì bản thân còn vô tâm với cha mẹ nhiều quá, cha mẹ đã hi sinh nhiều cho con cái mà con cái chưa hề biết nghĩ cho cha mẹ, chỉ biết ích kỷ, giận hờn, trách móc mẹ cha mỗi khi có điều gì đó từ cha mẹ khiến mình bực bội mà không nghĩ là cha mẹ đang lo lắng cho ta biết bao nhiêu. Tôi đã được nghe kể về câu chuyện chàng thanh niên lăn lộn gió sương để đi kiếm tìm bằng được Bồ Tát Quán Thế Âm, cuối cùng vị Bồ Tát đó không phải ai xa lạ mà chính là người mẹ già ở nhà mòn mỏi trông đợi anh. Hóa ra, trong nhà mỗi chúng ta đều có các vị Bồ Tát - đó là cha mẹ, ấy thế mà ai cũng không nhận ra điều đó, cứ mãi kiếm tìm ở đâu xa xôi.

về đạo Phật. Dần dần tôi đến với gần hơn với các hoạt động của Phật giáo, coi chùa là mái nhà thứ 2 của mình, kính trọng các Thầy và yêu thương các bạn Phật tử nơi đây.

Phật giáo đã mang lại cho bạn nhiều điều gì? Nhờ học Phật, nhờ những bài giảng của các quý Thầy, sự chia sẻ từ các huynh đệ tỉ muội, đã giúp tôi lớn dần lên chút một. Và nếu không biết đến Phật pháp, tôi không biết mình sẽ phiền não đến thế nào. Cũng nhờ đó, tôi chia sẻ về những gì tôi được học đến một người bạn học cấp ba, thuyết phục bạn khi bạn đang có ý định tự tử vì tình yêu có nguy cơ tan vỡ, bạn lo sợ, tuyệt vọng vô cùng.Đến giờ tôi vẫn thấy mình hạnh phúc lắm khi được trở thành người con Phật, được nương tựa Tam Bảo, được sự dìu dắt của Thầy, của huynh trưởng và các bạn đồng tu. Tôi cũng đã có được gia đình thứ hai của mình - gia đình Hương Sen Đại Bi dưới mái chùa Hưng Khánh, nơi tôi được an lạc, xua tan những phiền não, có thêm sức lực để bước đi trong cuộc sống. Và đạo Phật chính là con đường nhiệm màu, đưa đến sự an lạc, từ bi, trí tuệ, giải thoát vậy nên còn nhiều bài học của Phật dạy mà tôi cần thực hành lắm, còn nhiều người tôi cần biết ơn lắm.









Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.