Có bìa

Page 1

1


2


3

NHÓM LÀM BÀI _ Bùi Nhật Đăng Khoa _ Đào Thị Thanh _ Nguyễn Thành Trung _ Nguyễn Mạnh Quốc Trung _ Hoàng Ngô Thiên Ý

(13510505222) (13510506287) (13510506787) (13510506797) (13510507145)


4

LỜI NÓI ĐẦU

Việc học, tìm hiểu thông tin là rất quan trọng đối với Sinh Viên. Có nhiều cách để có thể học hỏi, tìm hiểu mọi thứ, chẳng hạn học từ thầy cô, bạn bè, trải nghiệm thực tế qua các hoạt động xã hội...v.v... và đọc sách, báo cũng như tìm hiểu trên Internet là một trong những cách học, tìm tòi vô cùng hiệu quả. Nhóm chúng em quyết định chọn đề tài THƯ VIỆN. Vì đây là một loại Công Trình Công Cộng là mọi người có thể đến để Tìm Đọc, Truy Cập những thông tin mình cần biết. Là nơi yên tĩnh để đọc một cuốn sách hoặc nhiều cuốn, cùng bạn bè học nhóm một cách hiệu quả, gặp gỡ nhiều người tăng khả năng giao tiếp xã hội...


5


6

ĐÔI NÉT LỊCH SỬ THƯ VIỆN

 Những thư viện đầu tiên không phải là thư viện đầy đủ, phần nhiều nó chứa đựng những hồ sơ chưa xuất bản giống nh ư là một “cơ quan để lưu trữ”.  Các nhà khảo cổ đã đào đất ở các thành quốc Sumer cổ (Iraq), kiếm thấy các phòng đầy phiến sét được viết bằng chữ hình nêm.

Những phiến sét được viết bằng chữ hình nêm

 Các “cơ quan lưu trữ” này có gần hết những hồ sơ về kinh doanh và kiểm kê nhưng chỉ có vài tài liệu nói đến những chủ đề thần học hay thần thoại học. Các hồ sơ của nhà nước Ai Cập cổ được viết trên giấy cói cũng như vậy.  Thư viện cá nhân về việc thật và tiểu thuyết được xây dựng mới đầu tiên tại Hy Lạp cổ, bắt đầu khoảng thế kỷ 5 TCN. Nó có những cuộn giấy da và sau đó có cuộn giấy cói


7

 Một trong những thư viện cổ đầu tiên đó là Thư viện Alexandria (khoảng năm 290 TCN, Ai Cập) mở cửa cho công chúng, nhưng phần nhiều các bộ sưu tập, tài liệu vần còn được giữ cá nhân.

Thư viện cổ Alexandria

 Một thư viện cổ nữa của thế giới đó là thư viện Celsus, được xây dựng vào năm 110, hoàn tất năm 135.

Thư viện Celsus


8

KHÔNG GIAN THƯ VIỆN

CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG CHÍNH TRONG THƯ VIỆN A. Không gian trưng bày sách, phòng trưng bày tài liệu lịch sử của địa phương. B. Không gian dành cho thiếu nhi, thanh thiếu niên C. Khu vực nhân viên D. Không gian đọc E. Không gian hội họp, hội trường F. Khu vực đóng bìa, ghi mã số, kho sách

A/ KHÔNG GIAN TRƯ NG BÀY SÁCH  Thư viện là nơi chúng ta tới tìm hiểu thông tin, đọc sách. Thông thường những cuốn sách ta đọc ở thư viện là mượn. Đối với những người muốn có riêng một cuốn sách cho mình, ngoài việc mua ở nhà sách thì họ cũng có thể tới khu vực trưng bày sách, thư quán trong thư viện để có thể mua sách.


9

Khu trưng bày sách

PHÒNG TÀI LIỆ U LỊ CH SỬ CỦ A ĐỊ A PHƯƠ NG  Ở một số nơi, thư viện có phòng lưu trữ tài liệu lịch sử của địa phương. Phòng này giúp cho người dân trong cũng nh ư ngoài khu vực có thể hiểu rõ hơn về địa phương đó.  Trong phòng có thể lưu trữ nhiều tài liệu cổ, rất quý và vì thế, cần những yếu tố tốt nhất cho một căn phòng lưu tr ữ tài liệu lịch sử của địa phương: 1. Tài liệu phải được lưu trữ trong căn phòng kín, không có cửa sổ hoặc rèm cửa luôn phải được kéo lại để ngăn ánh sáng tự nhiên hoặc (lựa chọn cuối cùng) ít nhất phải có thiết bị lọc tia cực tím.

Phòng lưu trữ lịch sử địa phương nên là một căn phòng kín


10


11

2. Không mở đèn trừ khi có người sử dụng và trên bóng đèn huỳnh quang đều phải được gắn các bộ lọc tia cực tím. 3. Khu vực tra cứu, tìm kiếm tài liệu phải luôn được trông chừng (đây là vấn đề an ninh nhằm chống l ại việc tr ộm cắp). 4. Phải có đầy đủ kệ hay khu vực lưu trự khác nhau như kệ dành cho các cuộn bản đồ, kệ dành cho các tập bản đồ và các kệ đủ rộng cho các dạng lưu trữ hộp. 5. Không sử dụng các kệ gỗ để lưu trữ. 6. Đối với sách và giấy: nhiệt độ lưu trữ ở mức 21 oC hoặc thấp hơn, độ ầm ở tầm 30-50%

B/ KHÔNG GIAN CHO THIẾ U NHI 

Môi trường bên ngoài ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập và tiếp thu của trẻ nhỏ. Không gian cần được bố trí và thiết


12 kế theo cách có thể giúp trẻ tập trung và duy trì khả năng này ở mức tốt nhất. Việc thiết kế và bài trí căn phòng dành cho trẻ em cần đáp ứng được các tiêu chí sau:

khích được ham mê khám phá, nghiên cứu và học tập ở trẻ. 1/

Khuyến

2/ Tạo ra được một không gian mà nơi đó, phụ huynh có thể cùng tham gia vào quá trình học tập của con em mình.

3/ Có không gian cho các hoạt động tương tác.


13

4/ Giúp trẻ tiếp cận dễ dàng với các tài liệu, thiết b ị h ỗ tr ợ cũng như tất cả các hoạt động học tập.

5/ Cung cấp không gian thuận lợi cho các hoạt động theo nhóm của trẻ.

6/ Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đặc biệt là về mặt công nghệ giáo dục.


14

Không gian cho trẻ nhỏ cần được thiết kế một cách linh hoạt để có thể mở rộng, thu nhỏ, hoặc sắp xếp lại khi cần thiết. Sự sắp xếp và bài trí thích hợp là một trong nh ững yếu tố cơ bản và thiết yếu cho các chương trình và ho ạt động theo từng thời kỳ của trẻ. Điều này cũng r ất quan trọng đối với các tài liệu học tập cũng như thiết bị h ỗ tr ợ cho việc học chữ ban đầu của trẻ nhỏ.  Bên cạnh đó, một không gian cho đội ngũ qu ản th ủ th ư vi ện cũng là điều cần được quan tâm và chú trọng. Trên hết, các khoảng không gian cần được thiết kế sao cho có thể quan sát tốt nhất khu vực của các trẻ nhỏ. 

KHÔNG GIAN CHO THANH THIẾU NIÊN

Giống như đối với trẻ em, không gian dịch vụ dành cho độ tuổi này

cũng nên được thiết kế sao cho có thể thay đổi được. Nhu cầu sử dụng dịch vụ tại từng thư viện được định rõ trong các kế hoạch xây dựng và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích thực tế của khu vực này. Nhưng bên cạnh đó, cần phải xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng tỷ lệ phần trăm các thanh thiếu niên trong cộng đồng tại thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Vì vậy khi thiết kế không gian này, việc có được dữ liệu về số lượng thanh thiếu niên được xem là một việc làm rất cần thiết. Việc thiết kế không gian này nên được lên kế hoạch từ đầu, không nên để xảy ra tình huống phải “chữa cháy” về sau.


15

 Việc bài trí cần đảm bảo sự thoáng đãng và hòa hợp với các dòng biểu ngữ, hình ảnh, cũng như các tác phẩm nghệ thuật và tốt nhất là không ở gần khu vực dành cho trẻ em. Khu dành cho thanh thiếu niên nên là một khu riêng biệt và được thiết kế dành riêng cho lứa tuổi này. Để đạt được mục đích nêu ra, những tác phẩm nghệ thuật, các bức họa, và thậm chí cả đồ nội thất trong khu vực này sẽ phải khác hẳn với những khu vực khác trong thư viện.


16 

Thanh thiếu niên là lứa tuổi rất thích giao thiệp, điều này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều tiếng ồn, và điều này cần được xem xét kỹ trong quá trình lên kế hoạch thiết kế. Cần có những không gian yên tĩnh dành cho các hoạt động nghiên cứu cá nhân và cho cả các dự án cần có sự tham gia của nhiều người.

Giới trẻ ngày nay là những con người của kỹ thuật số, vì vậy việc lên kế hoạch trang bị và bố trí đầy đủ các thiết bị kỹ thuật hiện đại trong không gian riêng của lứa tuổi này là một việc làm thực sự quan trọng và cần thiết.


17 C/ KHU VỰC NHÂN VIÊN

 Trong thư viện sẽ có nhiều khu vực cho nhân việc. Ở mỗi khu vực nhân viên cần xác định khối lượng công việc hiện tại để có thể phân chia nhân viên cho hợp lý, đáp ứng được dịch vụ của thư viện.  Tất cả khu vực giành cho nhân viên sẽ được cung cấp các thiết bị máy tính, thiết bị ngoại vi cộng với truy cập Internet và các nguồn trực tuyến khác. Việc cân nh ắc truyền tải dữ liệu ở khu vực này nên là một phần của kế hoạch khi thiết kế.


18

 Không gian văn phòng cũng thuộc khu vực của nhân viên. Giám đốc thư viện, trường phòng và các nhân viên hành chính nên có văn phòng.

D/ KHÔNG GIAN ĐỌC

Thư viện phục vụ cho khu vực có hơn 10.000 dân thì nên cung cấp 5 chỗ cho mỗi 1.000 người đến, Khu vực ít h ơn 10.000 dân thì cần 7-10 chỗ/1000 người. Đối với những nơi dân cư khoảng 2.500 hoặc ít hơn thì cần tối thiểu là 20 chỗ/ 1000 người.

 Gợi ý ở trên như là một cơ sở, điểm bắt đầu để tiếp tục xem xét. Chỗ ngồi người dùng KHÔNG bao gồm các chỗ ngồi trong hội trường, phòng hội nghị, khu vực làm việc nhân viên trừ khi các không gian này được sử dụng cho các hoạt động hàng


19

ngày của thư viện. Ví dụ: Thư viện cần không gian yên tĩnh cho việc học tập, nghiên cứu... và phòng hội nghị đó còn trống (tối thiểu 50% số giờ thư viện mở), không có cuộc họp thì 10% số ghế trong phòng hội nghị đó có thể được dùng để đáp ứng nhu cầu chỗ ngồi cho người đọc.  Cần lắp đặt thêm wi-fi cho laptop và hệ thống ổ cắm đi ện gần ngay những chỗ ngồi để sạc các thiết bị điện tử. Những người mang laptop hay các thiết bị di động sẽ giành th ời gian ngồi khá lâu, vì vậy việc cung cấp chỗ ngồi tho ải mái s ẽ là một điều rất tốt. Không gian cần thiết cho người dùng sẽ khác nhau tùy vào lại chỗ ngồi:

1/ Đối với chỗ ngồi tại bàn, cho phép 25 feet vuông (kho ảng 2.3m2) cho 1 chỗ ngồi


20 2/ Đối với chỗ ngồi ở khu vực nghiên cứu, học tập dạng đơn cho

phép 30 feet vuông (khoảng 2.8m2) cho 1 chỗ ngồi


21

3/ Chỗ ngồi đợi, thư giãn cho phép 40 feet vuông (khoảng 3.7m2) cho 1 chỗ ngồi


22

E/ KHÔNG GIAN HỘ I HỌ P, HỘ I TRƯỜ NG

 Như là một “tài nguyên của cộng đồng”, ngoài việc sử dụng phòng họp cho dịch vụ thư viện, các thư viện công cộng còn cung cấp phòng họp cho các chương trình và các cu ộc h ọp cộng đồng. Số lượng, kích thước phòng họp được xác định bởi việc thăm dò - hồi đáp của thư viện theo quy định trong kế hoạch chiến lược, dự đoán các chương trình hoạt động và bởi sự tương tự của phòng họp ở những nơi khác trong cộng đồng.

Phòng họp của thư viện được sử dụng cho một cuộc họp cộng đồng

 Bên cạnh việc cung cấp không gian cho các chương trình c ủa thư viện, các cuộc họp, hội nghị, thư viện nên xem xét vấn đề cung cấp không gian làm việc mang tính hợp tác (khi phòng họp đó không sử dụng đến). Ví dụ như:


23

_Cần một không gian cho các giảng viên có thể trao đổi v ới sinh viên.

_Các nhóm doanh nghiệp cần có không gian sẵn ở thư viện cung cấp sự riêng tư để bàn công việc thêm.

 Những phòng này yêu cầu kết nối cho các thiết b ị máy tính và thiết bị ngoại vi, có thể truy cập Internet và các ngu ồn trực tuyến khác. Trang bị thêm bảng trắng trong phòng là cần thiết.


24

Phòng họp trong thư viện

Hội trường nhỏ trong thư viện


25

 KHÔNG GIAN PHÒNG HỌP: 1/ Hội nghị tiếp khách 2/ Có thể trở thành một phòng học nhỏ

3/ Tổ chức những buổi kể chuyện, làm thủ công cho trẻ em (ở một số thư viện không có không gian giành cho những hoạt động thiếu nhi, sẽ tận dụng trong phòng hội họp)


26

F/ KHU VỰ C ĐÓNG BÌA, GHI MÃ SỐ , KHO SÁCH  Đây là khu vực người đọc tới ghi mã số để mượn sách đọc. Với những người mua những cuốn sách ở khu trưng bày có thể tới khu vực này để đóng bìa.  Kho sách và khu vực đóng bìa, ghi mã số thường được đặt chung hoặc gần nhau. Để nhân viên có thể lấy sách trong kho một cách nhanh chóng, đáp ứng cho việc mượn sách, đóng bìa của người dân.


27

MỘ T SỐ MẶ T BẰ NG THƯ VIỆ N 1/


28

2/

Mặt bằng thư viện Kenmore

1. 2.

Sảnh Phòng đọc

3.

Phòng họp

4.

Phòng học nhỏ

5.

Khu vực nhân viên

6.

Sân vườn


29 7.

Lối vào bãi đầu xe


30

3/

1. 2.

Chắn gió vào Hành lang

3.

Hội trường

4.

Phòng học nhóm

5.

Phòng hội họp

M ặt b ằng tr ệt th ư vi ện Kanazawa

6.

Sảnh tiếp tân

7.

Không gian cho trẻ em

8.

Văn phòng


31 9.

Khu hướng dẫn, kho sách

10. Góc thư viện chung


32

Mặt bằng tầng 2

11. Khu vực hướng dẫn, tham khảo 12. Khu vực đọc của người lớn 13. Khu vực báo chí 14. Góc tạp chí 15. Góc học tập


33

Mặt bằng tầng 3

16. Khu vực thủ công 17. Khu thư giãn


34

THIẾT KẾ TRONG THƯ VIỆN

CÁC VẤN ĐỀ CẦN CÂN NHẮC TRONG THIẾT KẾ

A.

Kệ sách

B.

Cầu thang bộ

C.

Hệ thống khẩn cấp, báo động

D.

Lối thoát hiểm

E.

Ánh sáng tự nhiên

F.

Thiết kế xanh


35

A/ KỆ SÁCH  Tùy vào không gian ở thư viện để có thể thiết kế, lắp đặt kệ sách một cách phù hợp. Các kệ sách trong thư viện cần phải chắc chắn. 

Theo nguyên tắc chung, một tòa nhà thư viện công cộng nên được thiết kế sao cho không quá năm cuốn sách trên mỗi một feet vuông (khoảng 0.09 m2), và dựa trên nguyên tắc này, các nhà xây dựng sẽ tính toán để xây dựng tổng thể một thư viện.

Bất kỳ thư viện nào vượt qua tiêu chí này thì chỉ được xem là những kho sách mà không có không gian cho các hoạt động thư viện nào khác. Bên cạnh việc tạo ra không gian cho các hoạt động thư viện, một thư viện rộng mở còn giúp người dân dễ dàng hơn nhiều trong việc định hướng.


36

Các kệ sách được thiết kế phù hợp với không gian trong th ư vi ện


37

B/ CẦ U THANG BỘ  Khi thiết kế cầu thang cần lưu ý đến độ dốc thang được quyết định bởi chiều cao và chiều rộng bậc thang. Chiều cao cổ bậc 17cm, rộng bậc 26cm tạo góc thang 33 độ được coi là độ dốc chuẩn.  Trên cơ sở đó có thể gia giảm đôi chút tùy thuộc theo không gian thư viện. Độ cao bậc chỉ cần nâng lên một chút ( đến 19, 20cm) là người đi lên dễ cảm thấy vấp váp mỏi mệt.

Bậc thang có độ dốc chuẩn 33o


38

 Chiều cao tay vịn cầu thang cũng là yếu tố cần l ưu tâm. Thông thường tay vịn không được thấp hơn 1000mm để đảm bảo an toàn. Cầu thang ở khu vực có trẻ em, tay vịn phải cao và tránh để khoảng cách lớn giữa các thanh đứng của tay vịn. Lưu ý khe giữa hai thanh đứng không quá 1 00mm. Trẻ

hiếu động rất dễ bị lọt qua các cột đứng nếu không cẩn thận. 

 Mỗi đợt thang không bố trí quá 16 bậc vì nhiều b ậc s ẽ gây mỏi cho người đi. Khoảng trống phía trên mỗi bậc thang ít nhất là 2,0m để người đi lên không bị đụng đầu. Cần h ết s ức lưu ý điểm này khi thiết kế cầu thang một đợt và thang tròn.


39

C/ HỆ THỐ NG KHẨ N CẤ P, BÁO ĐỘ NG  Hệ thống khẩn cấp, báo động là một hệ thống bao gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra, ví dụ như hỏa hoạn. Việc phát hiện ra các tìn hiệu cháy có thể được thực hiện tự động b ởi các thiết bị hoặc bởi con người và nhất thiết phải ho ạt động liên tục 24/24.  Việc phòng cháy chữa cháy là một khía cạnh rất quan trọng đảm bảo an toàn cho người và tài liệu trong thư viện bởi trong thư viện có rất nhiều sách báo, rất dễ bắt lửa. Một ngọn lửa có thể bùng phát bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu vì những nguyên nhân như quá tải điện, chạm mạch điện từ máy tính hoặc bị sét đánh.

Lắp đặt các thiết bị báo khói để cảnh báo kịp thời


40

Tránh tình trạng ổ cắm quá tải điện

Luôn chuẩn bị 1 bộ cứu thương để tiện sơ cứu


41


42

D/

LỐ I THOÁT HIỂ M

LỐI THOÁT HIỂM  Với một công trình công cộng bình thường người ra khỏi nhà kể cả lấy mũ áo sẽ tốn 10-15’, nhưng khi sự cố đòi hỏi phải thoát ra nhanh trong 4-7’ (ra khỏi nhà), hay 2-3’ (ra kh ỏi phòng) là còn tùy thuộc vào khả năng chịu lửa của công trình cao hay thấp.  Dòng người khi có sự cố thường chậm (thời gian di chuyển 10-25’) so với khi bình tĩnh nên đòi hỏi lối thoát phải ngắn gọn, rõ ràng. Cửa thoát, cầu thang, lối đi, hành lang ph ải thỏa mãn yêu cầu lưu thoát. TỔ CHỨC LỐI THOÁT AN TOÀN  Khi thiết kế an toàn về thoát người ra khỏi thư viện c ần chú ý phân bố các cửa thoát phù hợp với công suất.  Các tuyến thoát hiểm phải có báo hiệu (đèn hiệu), không có vật cản và làm bằng vật liệu an toàn.  Khi có sự cố xảy ra, sẽ có tình trang chen lấn, xô đẩy, l ộn xộn nhất là tại các cửa, các đầu nút giao thông, hành lang, cầu thang, cửa cho sự cố... Vì vậy cần chú ý đến các tuy ến giao thông hình thành: 1/ Tuyến thoát người ra khỏi thư viện 2/ Tuyến người, phương tiện cứu hỏa đi vào thư viện 

Lối thoát của ban công không được đi qua những phòng tập trung đông người như hội trường, phòng họp và phải có lối ra vào riêng nếu như ban công chứa lớn hơn 300 người.


43

E/

ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN

 Điều thu hút của những thư viện hiện đai chính là sự tiện nghi và tác động hài hòa của ánh sáng tự nhiên. Nh ững cu ộc khảo sát gần đây cho thấy đây là một trong những yếu t ố quan trọng, điều mà sẽ làm người đến thư viện nhớ đến khi hỏi tại sao họ cảm thấy thích thú với thư viện địa phương của họ

CỬA SỔ  Cửa sổ là cách phổ biến nhất thừa nhận ánh sáng ban ngày vào không gian. Có 3 cách cải thiện lượng ánh sáng t ừ cửa sổ: 1. Cửa sổ nên ở cạnh một bức tường màu trắng

2. Vát ría cửa sổ sao cho việc mở cánh cửa vào bên trong thư viện lớn hơn mở đẩy ra phía ngoài.

3. Dùng một cánh cửa kính to có màu để phát tán ánh sáng vào


44

trong.


45

 Các loại cửa, các loại thủy tinh và các phương pháp khác nhau có thế ảnh hưởng đến lượng truyền dẫn ánh sáng qua của sổ.

Ô LẤY SÁNG  Một yếu tố quan trọng trong việc lấy ánh sáng tự nhiên đó là những ô lấy sáng. Đây là những ô cửa được đặt trên cao nhận được lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp.  Thông thường, của sổ ô lấy sáng cũng cũng tỏa sáng trên các bề mặt bên trong bức tường sơn màu trắng hoặc màu sáng khác. Những bức tường được đặt để phản chiếu ánh sáng gián tiếp đến các khu vực nội thất, nơi nó là cần thiết.


46

 Phương pháp này có lợi thế của việc giảm hướng ánh sáng để làm cho nó nhẹ nhành hơn, khuếch tán và giảm bóng.


47

CỬA SỔ TRẦN  Cửa sồ trần được đặt trên mái của tòa nhà. Việc sử dụng cửa sổ trần có thể tiết kiệm được năng lượng sử dụng chiếu sáng bên trong một cách đáng kể. Tuy nhiên việc lắp đ ặt cũng như việc hư hại, rò rỉ do ảnh hưởng thời tiết có thể gây khó khăn.


48

F/ THIẾ T KẾ XANH 

Thiết kế xanh không chỉ tạo ra một tác động tích cực đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường, mà nó còn giúp làm giảm chi phí vận hành, nâng cao tính tiêu thụ các công trình, có khả năng làm tăng số người cư ngụ, và còn giúp tạo ra một cộng đồng bền vững


49

CÁC THƯ VIỆN TRÊN THẾ GIỚI

THƯ VIỆN TRUNG TÂM SEATTLE - KHO SÁCH LỘ THIÊN

Vốn được mệnh danh là “thành phố học thức của nước Mỹ”, Seattle sở hữu một trong những thư viện lớn nhất, hiện đại nhất, giá trị nhất trên thế giới. Đó là thư viện trung tâm Seattle. Tác giả đồ án ấn tượng này là một tên tuổi “tung hoành bá đạo” trong giới kiến trúc Mỹ, Rem Koolhaas - vốn là giáo sư hướng dẫn thực hành về kiến trúc và thiết kế đô thị tại đại học danh giá Harvard. Ông từng là phóng viên kiêm nhà biên kịch đoạt giải Pritzker năm 2000, giải thưởng được xem là giải Nobel cao quý trên thế giới trong ngành kiến trúc.


50

THƯ VIỆN THÀNH PHỐ STUTTGART 

H oà n

thành: 10.2011 Diện tích đất xây dựng: 3.201m² Tổng diện tích sử dụng: 20.225m² Số tầng: 9 tầng nổi + 1 sân trên mái + 2 tầng hầm Chi phí: 79 triệu Euro

Với hình thức nguyên khối cùng không gian sáng tạo, thiết kế của văn phòng kiến trúc Yi Architects (Cologne/Seoul) đã đạt giải nhất và là phương án được lựa chọn xây dựng. Hoàn toàn có chủ định, KTS Yi đã đặt nguyên khối “lập phương” có kích thước 44 x 44 x 40 đứng độc lập giữa Mailänder Platz, tạo ra một điểm hút cho toàn khu vực. Bốn mặt đứng của khối nhà có hình thức giống nhau, được tạo nên trên cơ sở những ô vuông 9 x 9m từ gạch kính và khung bêtông. Không như kính trong suốt hay tường đặc, việc sử dụng gạch kính tạo ra một lớp vỏ “mờ” ngăn cách khối “rubic” với bên ngoài, gợi mở ra tò mò về không gian.


51


52

THƯ VIỆN GEISEL - CON TÀU VŨ TRỤ

Thư viện Geisel được mệnh danh là... con tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh và là niềm tự hào của sinh viên ĐH California.


53

Bên trong thư viện có hàng ngàn đầu sách được đặt trên hệ thống kệ sách hiện đại và thông minh. Hệ thống này có thế dịch chuyển tùy ý được một cách vô cùng tiện lợi cho sinh viên lựa chọn. Thư viện có tất cả 8 tầng với hai tầng dưới cùng dành cho dịch vụ ăn uống và dành cho giảng viên trong trường làm việc. 6 tầng còn lại dành cho các loại sách vở và phòng nghiên cứu chuyên biệt.


54

THƯ VIỆN ANZIM

Nhìn tổng thể, công trình thư viện ở Anzin (Pháp) như một tác phẩm của nghệ thuật xếp giấy Origami (Nhật Bản) bởi sự nhẹ nhàng, tỉ mỉ với các nếp gấp, các góc cạnh được trau chuốt tinh xảo.

Công trình rộng 1.750m2 này do Công ty Dominique Coulon & Associés thiết kế, được xây dựng dựa trên những khái niệm hình học. Điểm nhấn là các khu vực sử dụng kính trong suốt, mở tầm nhìn ra bên ngoài, tạo không gian mở đặc trưng cho thư viện. Các phòng đọc sách cũng được chủ ý sắp đặt vào các khu vực này, nhằm quảng bá cho tòa nhà.


55


56


57


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.