08/12/1965 HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM
NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN 1
Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
Nhà xuất bản Thanh Niên
LỜI NÓI ĐẦU Trong lịch sử phát triển của mình, nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ kính yêu. Ngày 15/3/1953, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 147 - SL thành lập “Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam”. Từ đây, Nhiếp ảnh Việt Nam chính thức được giao nhiệm vụ tuyên truyền phục vụ đất nước. Sau 12 năm hoạt động, kể từ khi Bác Hồ ký sắc lệnh thành lập, nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường, xây dựng và phát triển đội ngũ nhiếp ảnh của các cơ quan chuyên ngành ảnh cũng như nguyện vọng của Ban Liên lạc Nghệ sĩ Nhiếp ảnh. Trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày 8 và 9 tháng 12 năm 1965, Đại hội lần thứ I Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam được khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. 71 đại biểu dự đại hội đã biểu quyết nhất trí thành lập “Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam”.
04
Trải qua 55 năm hoạt động, với 9 kỳ đại hội, từ 71 hội viên của Đại hội I, đến nay Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã có hơn 1.000 hội viên, trải đều trên khắp 63 tỉnh/thành phố. Hội viên là anh chị em làm báo, phóng viên ảnh, người làm văn hoá ở các đơn vị nhà nước, những người kinh doanh, chụp ảnh và từ nhiều ngành nghề khác nhau ở mọi miền đất nước, yêu nghệ thuật nhiếp ảnh. Số lượng nghệ sĩ - hội viên được phát triển đông đảo khẳng định tính hấp dẫn của nghệ thuật nhiếp ảnh và thành công của việc chỉ đạo, điều hành của Hội trong hơn nửa thế kỷ hoạt động. “Bằng sự hy sinh gian khổ, lao động sáng tạo, Nhiếp ảnh Việt Nam đã để lại một pho sử bằng ảnh vô cùng quý giá về cách mạng Việt Nam. Nhiều tác phẩm ảnh nghệ thuật đã đọng lại trong lòng đông đảo công chúng trong nước và bạn bè quốc tế, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc”. Đây là đánh giá quan trọng của Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong bức thư gửi
Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam năm 2003, cũng là phần thưởng cao quý của đất nước, nhân dân đối với sự đóng góp của giới nhiếp ảnh, trong đó có những người cầm máy, sáng tác ra tác phẩm là nghệ sĩ - hội viên của chúng ta. 55 năm qua, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã có những bước tiến dài. Giới nhiếp ảnh mà Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam là nòng cốt tiếp tục phấn đấu, xây dựng Hội vững mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Nhìn lại chặng đường qua, với nhiều hoạt động nghiệp vụ đa dạng, phong phú, hấp dẫn, đúng định hướng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, khẳng định vị trí, vai trò của mình trong đời sống văn hóa - xã hội của đất nước; đồng thời chứng tỏ tài năng sáng tác của các nghệ sĩ Việt Nam. Tuy vẫn còn những hạn chế, nhưng 55 năm qua thật đáng tự hào! Chúng ta quyết
tâm phấn đấu, đoàn kết, sát cánh bên nhau để xây dựng Hội ngày càng vững mạnh chuyên nghiệp, sáng tác có chất lượng và công bố nhiều tác phẩm có giá trị cao về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật, góp phần phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật nhiếp ảnh của xã hội và công chúng. Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Nhiệm kỳ IX quyết định xuất bản cuốn sách “Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam - Những chặng đường phát triển”, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc./.
Trần Thị Thu Đông Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
05
VÀI NÉT VỀ TIỀN THÂN HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM Trong hai ngày 17 và 18 tháng 11 năm 1949 tại Việt Bắc, Hội Văn nghệ Việt Nam triệu tập Hội nghị Nhiếp ảnh đầu tiên, Nhà thơ Xuân Diệu trực tiếp chỉ đạo và khai mạc Hội nghị. Hội nghị đã quyết định thành lập Đoàn Nhiếp ảnh Việt Nam thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam. Ban Chấp hành gồm các ông Vũ Năng An, Hồng Tranh, Trần Văn Lưu, Bàng Bá Lân, Đinh Đăng Định, Lương Xuân Nhị, Đỗ Văn Thành. Trong tham luận của mình tại Hội nghị, nhà nhiếp ảnh Hồng Tranh đã bày tỏ: “Giờ đây trong giai đoạn kháng chiến của nước nhà, tất cả các ngành văn nghệ đang lấn tới phục vụ dân tộc. Hơn lúc nào hết, nhiếp ảnh phải có mặt trong mặt trận văn nghệ. Trong bảo tàng Văn nghệ kháng chiến sau này chúng ta không thể thiếu những tác phẩm nhiếp ảnh đánh dấu những ngày lịch sử…”. Ngày 15/3/1953, tại Khu Đồi Cọ thuộc xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh
06
số 147/SL thành lập “Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam”, đặt nền móng cho sự phát triển của hai ngành Điện ảnh và Nhiếp ảnh Việt Nam. Cùng với sự phát triển của đất nước, sự lớn mạnh của nhiếp ảnh Việt Nam, ngày 20/2/1958, Ban Liên lạc Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam được thành lập trên cơ sở Đoàn Nhiếp ảnh Việt Nam. Thường trực Ban Liên lạc gồm 11 người: Nguyễn Văn Phú (Trưởng ban), Đặng Trần Phượng (Phó Trưởng ban), và các ủy viên Phan Cảnh, Đinh Đăng Định, Văn Hách, Vũ Đình Hồng, Nguyễn Duy Kiên, Bùi Duy Ly, Võ An Ninh, Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Trọng Sơn. Để Việt Nam ngày càng lớn mạnh, các cơ quan chuyên ảnh cũng như Ban Liên lạc Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam cần được tăng cường và xây dựng đội ngũ. Nguyện vọng chuyển Ban Liên lạc Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam thành Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam trở thành vấn đề tất yếu.
Lớp nhiếp ảnh kháng chiến đầu tiên tháng 10/1947
07
Bác Hồ với các Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (năm 1961) Ảnh: PHẠM TUỆ
08
09
ĐẶNG HUY TRỨ NGƯỜI VIỆT NAM ĐẦU TIÊN ĐƯA NGHỀ ẢNH VÀO NƯỚC TA Đặng Huy Trứ (1825 - 1874) là một vị quan trong triều Nguyễn có tư tưởng canh tân. Từ trong các bộ sách “Đặng Hoàng Trung thi” gồm 12 quyển và “Đặng Hoàng Trung văn” gồm 4 quyển viết bằng chữ Hán của Đặng Huy Trứ, nhóm nghiên cứu Hán Nôm Trà Lĩnh phát hiện ra các tư liệu nói về hiệu ảnh “Cảm hiếu đường” của Đặng Huy Trứ, và xác định ông là người Việt Nam đầu tiên đưa nghề ảnh vào nước ta. Năm 1867, trong chuyến đi sứ Trung Quốc, ông nhờ Dương Khải Trí, người Trung Quốc, mua cho đồ nghề chụp ảnh và làm ảnh. Đặng Huy Trứ tiếp nhận nghề ảnh ở Hương Cảng, đặt tên hiệu ảnh của mình là Cảm Hiếu Đường ở phố Thanh Hà - Hà Nội, khai trương ngày 2 tháng 2 năm Kỷ Tỵ (tức 14/3/1869). Ông viết đôi câu đối treo ở cửa hiệu: “Nhân yên trù mật Thanh Hà phố, Thiện niệm du hưng Cảm Hiếu Đường (Thanh Hà phố ấy dân trù mật, Cảm Hiếu Đường đây khách nhiệt nồng) và “Hiếu dĩ sự thân nhân sở cộng, ảnh giai tiếu tượng tế tương truyền” (Hiếu thờ cha mẹ người người muốn, ảnh giống dung nhan mãi mãi truyền) - Khương Hữu Dụng dịch. Đặng Huy Trứ viết bài quảng cáo cửa hiệu:
10
Chân dung Đặng Huy Trứ ông Tổ nghề ảnh của Việt Nam
“Trộm nghe: Xưa nay không ai tái sinh được xương thịt. Tuy ứng theo lòng, chụp ảnh tái hiện được tinh thần. Muốn đi sâu vào ngọn nguồn, xin thử trình bày gốc ngọn của việc đó. Từ thuở mới có trời đất, chỉ có con người là tinh anh. Và trong cái đức tốt đẹp của đạo lý thì “hiếu” là đầu của trăm nết. Vì thân thể người ta là nhận được của cha mẹ: Sau ba năm mới khỏi bế ẵm, cực kỳ phú quý như các bậc công hầu, khanh tướng cũng không có cách nuôi nào khác, dù chỉ trong một ngày. Khi bé bỏng thì bồng bế yêu thương, suốt đời thì nhớ thì quý, lòng này lẽ ấy như nhau. Gặp ngày giỗ thì khóc, ngày sinh thì thương, lương tri lương năng đều vậy. Đi ắt thưa, về ắt trình, người có tâm không nỡ có lòng xa rời cha mẹ. Chết như sống, mất như còn, người con hiếu thảo không nỡ có ý quên cha mẹ. Dù ở nơi quan san cách trở, mãi vẫn ôm nỗi nhớ! Huyên cõi xuân già, không kịp báo đáp thì suốt đời mang mối hận ngàn thu. Một bức thư nhà gửi đến, thuật lại việc ăn ở, thức ngủ, nhưng chẳng thấy dung nhan. Hai hồn thần chủ nương hồn ghi rõ họ tên mà không tường diện mạo. Trèo lên núi Hỗ trông cha, trèo lên núi Dĩ trông mẹ, mong ngóng mà nào thấy mặt. Cầu cõi âm, cầu cõi dương hòng mắt thấy tai nghe nào có gặp được. Xưa Vương Kiên thành tâm ứng mộng nhưng thức ngủ đều không thấy hình, thấy ảnh. Thiếu Nguyên trích máu nhận hài cốt nhưng nhan diện đã cùng nát với cỏ cây. Thọ Xương từ quan đi tìm mẹ nhưng bóng dâu đã ngả. Đinh Lan đẽo tượng thờ cha mẹ nhưng e rằng tóc da khắc lên khó giống. Tình này, cảnh ấy ai có, ai không? Nay muốn sớm tối vui như trẻ được mặc áo hoa, ngoài nghìn dặm mà dường như dưới gối, luôn luôn thấy mặt, trăm năm sau mà vẫn in như trước mắt, khiến mọi người đều tỏ được tấm lòng thành hiếu thì chỉ có cách chụp ảnh là hay nhất. Hoặc có người bảo: Việc này đầu têu ra là từ bọn cựu thù (chỉ quân Pháp), nay bọn tôi cũng bắt chước Tây Thi nhăn mày e phương hại đến nghĩa khí? Mong làm tan sự nghi ngờ của những người chưa hiểu rõ, lại xin nói thêm về nghề chụp ảnh từ
11
đâu mà ra. Đầu tiên là từ người nước Anh, chứ không phải là đồng đảng của bọn Pháp, sau truyền vào nước Thanh là nước có bang giao với nước Đại Việt ta. Vốn đầu đuôi là như vậy, vả chăng há lại vì giận cá mà chém thớt sao? Sự thực là như vậy. Nay cửa hiệu của chúng tôi mở ra trong nước, ở những nơi tàu xe đi lại, chiêu hàng rộng rãi. Qúy khách nếu có ý thích, động lòng hiếu thảo, trẻ thưa trình với các vị tôn trưởng, con em bẩm lên các bậc phụ mẫu. Một tấm chân dung mà tỏ được tấc lòng ái mộ sâu đậm. Xin xem bảng kê giá tiền dưới đây, tùy sở thích, không dám dối trẻ lừa già. Kính cáo.” BẢNG GIÁ: - Mặc đại triều phục, bản đầu mỗi ảnh giá: Bạc là 5 đại nguyên, thành tiền là 27 quan 5. - Mặc thường triều phục, bản đầu mỗi ảnh giá: bạc là 4 đại nguyên, thành tiền là 22 quan. - Mặc áo dài, mặc quần áo trong nhà, bản đầu mỗi ảnh giá: bạc là 3 đại nguyên, thành tiền là 16 quan 5. - Trong ảnh nếu có ảnh người khác: cùng vai vế mỗi hình 3 quan, quan giúp việc mỗi hình 2 quan 5 tiền, con cái và người làm mỗi hình 2 quan, in lại như trên. - Trên bản đen trắng nếu muốn tô màu xin thương lượng với thợ, bản hiệu không can thiệp. Sau khi chụp 4 ngày sẽ giao ảnh. Hà Nội Cảm Hiếu Đường chiêu bái. Xin kính cáo quý khách các nơi biết. Năm Tự Đức thứ 22 (Kỷ Tỵ 1869) Tháng Giêng ngày 15 (25/2/1869).
12
Những dòng trong quảng cáo trên giúp chúng ta phần nào hình dung ra việc chụp ảnh trước đây ở Hà Nội. Vốn là người chống thực dân (lúc đó Pháp đã chiếm đóng lục tỉnh Nam Kỳ), ông muốn tránh sự hiểu lầm theo đòi thân Pháp khi mở mang nghề ảnh, nên đã nói nghề này xuất xứ từ nước Anh, tự mua máy móc ở Trung Quốc, là nước có quan hệ với Việt Nam. Ông say sưa nghiên cứu, triển khai việc chụp và phóng ảnh, sửa ảnh. Là một nhà nho, nhà chính trị, có nhãn quan kinh tế, và quân sự, Đặng Huy Trứ sớm nhận ra tầm quan trọng của kỹ thuật công nghệ với sự phát triển của xã hội. Cùng với việc du nhập nghề ảnh, ông đã dựa vào tài liệu của nước Anh để giới thiệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng máy hơi nước, tàu thủy cho Việt Nam. Đến nay, chưa tìm được những bức ảnh chụp từ cửa hiệu của Đặng Huy Trứ. Tuy nhiên, thông qua những tư liệu lịch sử, sách báo để lại thì có thể xác định Đặng Huy Trứ là người Việt Nam đầu tiên mở đường cho nhiếp ảnh du nhập vào nước ta. Năm 1873, Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất, Đặng Huy Trứ rút lên Đồn Vàng tham gia cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Hoàng Kế Viêm năm 1873 - 1874. Ông mất ở Đồn
Tượng Đặng Huy Trứ tại làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Vàng, Hưng Hóa, Sơn Tây (nay thuộc tỉnh Phú Thọ) vào năm 1874, linh cữu được chuyển về an táng ở Huế. Hiện nay con cháu ông cùng Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và Sở Văn hóa Thông tin tỉnh đã dựng tượng và phù điêu Đặng Huy Trứ ở nhà thờ họ Đặng, quê ông tại làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã đúc tượng đồng Đặng Huy Trứ, dựng tại trường Trung học Phổ thông mang tên ông ở huyện Hương Trà để ghi nhớ công lao và sự nghiệp của ông./.
13
Nhiếp ảnh du nhập vào Việt Nam, sau đó được sử dụng để phục vụ dân sinh là đóng góp to lớn của các nhà Nhiếp ảnh trong thời kỳ đầu cách mạng; xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân. Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cuộc chiến đấu của nhân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, sự phát triển của báo chí, truyền thông và các nhu cầu tuyên truyền là tiền đề, cơ sở để hình thành tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của giới nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam sau này.
14
Mít tinh trước Nhà hát lớn Hà Nội, ngày 19/8/1945. Ảnh: VŨ NĂNG AN
15
Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh
Trước cổng chào triển lãm ảnh kháng chiến ở Thái Nguyên 1947
16
Bác Hồ ở mặt trận Đông Khê năm 1950. Ảnh: VŨ NĂNG AN
17
18
Bác thăm bộ đội ở Đền Hùng - Ngày 19/9/1954, trước khi về tiếp quản Thủ đo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 308 ở Đền Hùng, Phú Thọ. Tại đây Người đã dặn dò các cán bộ chiến sĩ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Ảnh: ĐINH ĐĂNG ĐỊNH
19
Phất cờ trên nóc hầm De Castries. Ảnh: TRIỆU ĐẠI
20
Quân viễn chinh Pháp rút khỏi đồn cảnh sát Hàng Đậu năm 1954. Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH ƯU
21
Trung đoàn Thủ đô về Hà Nội ngày 10/10/1954
22
Chia ruộng đất cho nông dân
Ngày mùa trên sân hợp tác xã
23
Ông Tố Hữu - Bí thư Trung ương Đảng thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ phát biểu, chỉ đạo Đại hội
24
ĐẠI HỘI I
HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM
1965 - 1983 25
KHOÁ I
BAN CHẤP HÀNH Tổng Thư ký: Ông Đinh Đăng Định Ủy viên Thường vụ: 01. Ông Bùi Duy Ly 02. Ông Nguyễn Văn Phú ÔNG ĐINH ĐĂNG ĐỊNH Tổng Thư ký Khóa I Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
Ủy viên Ban Chấp hành: 01. Ông Bùi Á 02. Ông Văn Bảo 03. Ông Văn Đồng
04. Ông Ngô Đức Mậu 05. Ông Đặng Trần Phượng 06. Ông Nguyễn Đình Ưu
Địa điểm:
Số hội viên tham dự:
Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam 51 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
71 hội viên sáng lập Đến dự Đại hội có ông Tố Hữu, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành ở Trung ương, các Hội nghệ thuật chuyên ngành, Hội Nhà báo Việt Nam, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí.
Thời gian:
Từ ngày 08 đến ngày 09/12/1965 26
I ĐẠI HỘI I (1965-1983) I
Ban Chấp hành Khóa I Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam ra mắt Đại hội I ĐẠI HỘI I (1965-1983) I
27
Đồng chí Tố Hữu - Bí thư Trung ương Đảng xem triển lãm ảnh và chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu dự Đại hội thành lập Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
28
I ĐẠI HỘI I (1965-1983) I
Đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Khóa I Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
I ĐẠI HỘI I (1965-1983) I
29
Đoàn Chủ tịch Đại hội II Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
30
ĐẠI HỘI II
HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM
1983 - 1988 31
KHOÁ II BAN CHẤP HÀNH Tổng Thư ký: Ông Hoàng Tư Trai Phó Tổng Thư ký: 01. Ông Nguyễn Đặng 02. Ông Đinh Ngọc Thông
Ông Hoàng Tư Trai Tổng Thư ký Khóa II Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
Địa điểm: Cung Văn hóa Thiếu nhi - Thủ đô Hà Nội
Thời gian:
Ủy viên Ban Thư ký: 01. Ông Văn Bảo 02. Ông Xuân Liễu
03. Ông Lê Phức 04. Ông Lâm Tấn Tài
Ủy viên Ban Chấp hành: 01. Ông Hoàng Kim Đáng 02. Ông Trịnh Hải 03. Bà Thanh Hảo 04. Ông Nguyễn Hân 05. Ông Đỗ Huân 06. Ông Võ An Khánh
07. 08. 09. 10. 11. 12.
Ông Nguyễn Long Ông Mai Nam Ông Sỹ Sô Ông Nông Tú Tường Ông Trịnh Đình Thu Ông Lê Minh Trường
Từ ngày 08 đến ngày 09/11/1983
Số hội viên tham dự: 122 đại biểu chính thức (thay mặt 173 hội viên về dự Đại hội) Đến dự Đại hội có ông Tố Hữu - Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đại diện lãnh đạo Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Bộ Văn hóa - Thông tin, Tổng 32
Thư ký các Hội nghệ thuật chuyên ngành, Hội Nhà báo Việt Nam, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí, các cơ quan chuyên ảnh, các cơ quan kết nghĩa. Tham dự khai mạc còn có các vị Tuỳ viên văn hóa nhiều sứ quán các nước anh em tại Hà Nội. I ĐẠI HỘI II (1983-1988) I
Ông Tố Hữu, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu dự Đại hội II Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam I ĐẠI HỘI II (1983-1988) I
33
Các đại biểu dự Đại hội II chụp ảnh lưu niệm
Các Nghệ sĩ tác nghiệp tại Đại hội II Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
34
I ĐẠI HỘI II (1983-1988) I
Ông Tố Hữu, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu dự Đại hội II Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
I ĐẠI HỘI II (1983-1988) I
35
Ban Chấp hành Khóa III Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam ra mắt Đại hội
36
ĐẠI HỘI III
HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM
1988 - 1994 37
KHOÁ III BAN CHẤP HÀNH Tổng Thư ký: Ông Hoàng Tư Trai Phó Tổng Thư ký: 01. Ông Lê Phức 02. Ông Lâm Tấn Tài
Ông Hoàng Tư Trai Tổng Thư ký Khóa II Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
Địa điểm: Nhà khách Chính phủ 37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội. Thời gian: Từ ngày 28 đến ngày 29/12/1988 Số hội viên tham dự: 286 đại biểu (Đại hội toàn thể). Đến dự Đại hội có ông Đỗ Mười Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành ở Trung ương, các Hội nghệ thuật chuyên ngành, Hội Nhà báo Việt Nam, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí. 38
Ủy viên thư ký: 01. Ông Văn Bảo 02. Ông Hoàng Kim Đáng 03. Ông Nguyễn Đặng 04. Ông Mai Nam
Ủy viên Ban Chấp hành: 01. Ông Vũ Đạt 02. Ông Lê Hải 03. Ông Trịnh Hải 04. Ông Vũ Huyến 05. Ông Nguyễn Kiên Hùng 06. Ông Lê Minh Trường
HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT Chủ tịch: Ông Lâm Tấn Tài Phó Chủ tịch: Ông Mai Nam
Ủy viên: 01. Ông Mạnh Đan 02. Ông Đinh Đăng Định 03. Ông Võ An Ninh.
(Năm 1989 ông Vũ Huyến được bổ sung vào Hội đồng nghệ thuật thay ông Đinh Đăng Định).
I ĐẠI HỘI III (1988-1994) I
Các đại biểu dự Đại hội III Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam chụp ảnh lưu niệm
I ĐẠI HỘI II (1988-1994) I
39
Các đại biểu dự Đại hội IV Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước Lễ khai mạc Đại hội
40
ĐẠI HỘI IV
HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM
1994 - 1999 41
KHOÁ IV BAN CHẤP HÀNH Tổng Thư ký: Ông Lê Phức Phó Tổng Thư ký: 01. Ông Văn Bảo 02. Ông Lâm Tấn Tài Ông Lê Phức Tổng Thư ký Khóa IV Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
BAN KIỂM TRA Trưởng ban: Ông Trần Xuân Liễu Phó Trưởng ban: Ông Trần Mạnh Thường Ủy viên: Ông Tạ Ngọc Bảo
42
Ủy viên Ban chấp hành: 01. Bà Đào Hoa Nữ 02. Ông Chu Chí Thành.
HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT Chủ tịch: Ông Mai Nam (Nguyễn Hữu Thống) Phó Chủ tịch: Ông Lê Minh Trường
Ủy viên: Ông Nguyễn Thu An Ông Mạnh Đan Ông Vũ Huyến (thường trực) Ông Đỗ Huân Ông Lâm Tấn Tài
BAN LÝ LUẬN PHÊ BÌNH Trưởng ban: Ông Chu Chí Thành
I ĐẠI HỘI IV (1994-1999) I
Địa điểm: Nhà khách Chính phủ, 37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội. Thời gian: Từ ngày 23 đến ngày 25/11/1994 Số hội viên tham dự: 260 đại biểu đại diện cho 314 hội viên cả nước. I ĐẠI HỘI IV (1994-1999) I
Ban Chấp hành Khóa IV Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam ra mắt Đại hội
Đến dự Đại hội có ông Nguyễn Đức Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, đại diện các Hội Văn học Nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương và các Hội Văn học Nghệ thuật địa phương, đại diện các ban, ngành ở Trung ương và Hà Nội. 43
Toàn cảnh Đại hội IV Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã gửi thư đến chúc mừng Đại hội và các nghệ sĩ nhiếp ảnh, động viên các nghệ sĩ phấn đấu xây dựng nền nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam giàu bản sắc dân tộc và ngày càng hiện đại, chủ động hội nhập với nền nhiếp ảnh tiên tiến trên thế giới với vị thế và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam. 44
I ĐẠI HỘI IV (1994-1999) I
Hội đồng Nghệ thuật Khóa IV Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam ra mắt Đại hội
I ĐẠI HỘI IV (1994-1999) I
45
Đại biểu bỏ phiếu bầu cử Ban Chấp hành và Hội đồng Nghệ thuật Khóa IV Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
Các đại biểu biểu quyết thông qua báo cáo Đại hội IV Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
46
I ĐẠI HỘI IV (1994-1999) I
Các đại biểu dự Đại hội IV Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam chụp ảnh lưu niệm
I ĐẠI HỘI IV (1994-1999) I
47
Các đại biểu dự Đại hội V Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước Lễ khai mạc Đại hội
48
ĐẠI HỘI V
HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM
1999 - 2005 49
KHOÁ V BAN CHẤP HÀNH Tổng Thư ký: Ông Lê Phức Phó Tổng Thư ký: 01. Ông Nguyễn Đặng 02. Ông Chu Chí Thành Ông Lê Phức Tổng Thư ký Khóa IV Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
Ủy viên Thư ký: 01. Ông Vũ Huyến 02. Ông Lâm Tấn Tài
Ủy viên Ban Chấp hành: 01. Ông Lê Cường 02. Ông Vũ Đạt 03. Bà Đào Hoa Nữ 04. Ông Minh Nhật 05. Ông Nguyễn Hữu Thành 06. Ông Trương Hoàng Thêm
BAN KIỂM TRA
HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT
Ban kiểm tra: Ông Vũ Đạt
Chủ tịch: Ông Chu Chí Thành
Phó Trưởng ban: Ông Từ Lương Vân
Phó Chủ tịch: Ông Nguyễn Đặng
Ủy viên: 01. Ông Hoàng Kim Đáng 02. Ông Vũ Huyến 03. Bà Đào Hoa Nữ 04. Ông Nguyễn Mạnh Sinh 05. Ông Vũ Đức Tân
Ủy viên: 01. Ông Nguyễn Đức Chỉnh 02. Ông Nguyễn Dần 04. Ông Nguyễn Hữu Thành 03. Ông Đỗ Nhuận 05. Ông Tô Hoàng Vũ
50
I ĐẠI HỘI V (1999-2005) I
Ban Chấp hành Khóa V Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam ra mắt Đại hội
BAN LÝ LUẬN PHÊ BÌNH Trưởng ban: Ông Lê Cường Phó Trưởng ban: Ông Nguyễn Huy Hoàng
I ĐẠI HỘI V (1999-2005) I
Ủy viên: Phía Bắc 01. Ông Hoàng Kim Đáng 02. Ông Lê Thanh Đức 03. Ông Trần Đương 04. Ông Vũ Huyến 05. Ông Lê Phức
06. 07. 08. 09.
Ông Vũ Đức Tân Ông Chu Chí Thành Ông Đinh Quang Thành Ông Trần Mạnh Thường
Phía Nam 10. Ông Nguyễn Đức Chính 11. Ông Nguyễn Đặng 12. Ông Lê Xuân Thăng 13. Ông Từ Lương Vân
51
Ông Nguyễn Phú Trọng - Thường trực Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và ông Hữu Thọ - Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu Đại hội V Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.
52
I ĐẠI HỘI V (1999-2005) I
Địa điểm: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Ba Đình, Hà Nội. Thời gian: Từ ngày 12 đến ngày 14/12/1999 Số hội viên tham dự: 287 đại biểu đại diện cho 477 hội viên cả nước. Đoàn Chủ tịch Đại hội V Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
Đến dự Đại hội có ông Nguyễn Phú Trọng - Thường trực Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các vị lãnh đạo Đảng, nhà nước, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, các Bộ, Ban, Ngành ở Trung ương, lãnh đạo các Hội chuyên ngành văn học nghệ thuật ở Trung ương và các Hội Văn học Nghệ thuật địa phương. Đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Khóa V Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam I ĐẠI HỘI V (1999-2005) I
53
Các đại biểu dự Đại hội V Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
54
I ĐẠI HỘI V (1999-2005) I
Lớp Nhiếp ảnh Nghệ thuật Khóa I (1998 - 2001) trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội tặng Đại hội V Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam bức trướng
Các đại biểu dự Đại hội V Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam ký tên vào bức trướng kỷ niệm I ĐẠI HỘI V (1999-2005) I
55
Ông Nguyễn Phú Trọng - Thường trực Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và ông Hữu Thọ - Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu Đại hội V Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
56
I ĐẠI HỘI V (1999-2005) I
Các đại biểu dự Đại hội V Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam chụp ảnh lưu niệm I ĐẠI HỘI V (1999-2005) I
57
Toàn cảnh Đại hội VI Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
58
ĐẠI HỘI VI
HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM
2005 - 2009 59
KHOÁ VI BAN CHẤP HÀNH Chủ tịch: Ông Chu Chí Thành Phó Chủ tịch: 01. Ông Nguyễn Đặng 02. Ông Vũ Huyến Ông Chu Chí Thành Chủ tịch Khóa VI Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
60
Ủy viên Ban Thường vụ: 01. Ông Vũ Văn Cảnh 02. Ông Vũ Đức Tân
Ủy viên Ban Chấp hành: 03. Ông Hồ Xuân Bổn 04. Ông Lương Phú Hữu 05. Ông Vũ Nhật 06. Ông Đồng Đức Thành 07. Ông Trương Hoàng Thêm 08. Bà Trần Thị Trúc Viên
BAN KIỂM TRA
HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT
Trưởng ban: Bà Trần Thị Trúc Viên
Chủ tịch: Ông Vũ Huyến
Phó Trưởng ban: Ông Nguyễn Xuân Gụ
Phó Chủ tịch: Ông Nguyễn Đặng
Ủy viên: 01. Ông Trần Quốc Dũng 02. Ông Nguyễn Đình Na 03. Ông Phạm Văn Tý
(Tháng 9 năm 2006 ông Nguyễn Đặng mất, Ban Chấp hành quyết định cử ông Đồng Đức Thành làm Phó Chủ tịch và năm 2008 quyết định bổ sung ông Nguyễn Mạnh Sinh vào Hội đồng Nghệ thuật).
Ủy viên: 01. Ông Lê Hồng Linh 02. Ông Vũ Nhật 03. Ông Vũ Đức Tân 04. Ông Đồng Đức Thành 05. Ông Trương Hoàng Thêm
I ĐẠI HỘI VI (2005-2009) I
Ban Chấp hành Khóa VI Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam ra mắt Đại hội
BAN LÝ LUẬN PHÊ BÌNH Trưởng ban: Ông Vũ Đức Tân
I ĐẠI HỘI VI (2005-2009) I
Phó Trưởng ban: Ông Đồng Đức Thành
Ủy viên: 01. Ông Lê Cường 02. Ông Vũ Huyến 03. Ông Nguyễn Văn Thành 04. Ông Lê Xuân Thăng
61
Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Khóa V từ nhiệm
Địa điểm: Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Thời gian: Từ ngày 13 đến ngày 15/3/2005 Số hội viên tham dự: 363 đại biểu đại diện cho gần 700 hội viên cả nước. 62
Đến dự Đại hội có ông Nguyễn Khoa Điềm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, đại diện các Bộ, Ban, Ngành ở Trung ương, lãnh đạo các Hội chuyên ngành Văn học Nghệ thuật Trung ương và các Hội Văn học Nghệ thuật địa phương. I ĐẠI HỘI VI (2005-2009) I
Đoàn Chủ tịch Đại hội VI Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
I ĐẠI HỘI VI (2005-2009) I
63
Ba đại biểu trẻ tuổi nhất tại Đại hội VI Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng lão Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Nhưng
64
I ĐẠI HỘI VI (2005-2009) I
Các đại biểu dự Đại hội VI Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam chụp ảnh lưu niệm I ĐẠI HỘI VI (2005-2009) I
65
Toàn cảnh Đại hội VII Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
66
ĐẠI HỘI VII
HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM
2009 - 2014 67
KHOÁ VII BAN CHẤP HÀNH Chủ tịch: Ông Vũ Quốc Khánh Phó Chủ tịch: 01. Ông Lê Xuân Thăng 02. Ông Phạm Văn Tý Ông Vũ Quốc Khánh Chủ tịch Khóa VII Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
Ủy viên Ban Chấp hành: 01. Ông Vũ Văn Cảnh 02. Ông Đào Tiến Đạt 04. Bà Đào Hoa Nữ 03. Ông Lý Hoàng Long 05. Ông Hoàng Thạch Vân
BAN KIỂM TRA
HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT
Trưởng ban: Ông Phạm Văn Tý
Chủ tịch: Ông Lê Hồng Linh
Phó Trưởng ban: Ông Mã Thế Anh
Phó Chủ tịch: Ông Đặng Ngọc Thái
Ủy viên: 01. Ông Trần Quốc Dũng 02. Ông Vũ Kim Khoa 03. Ông Tạ Hoàng Nguyên
68
Ủy viên Ban thường vụ: 01. Ông Lê Hồng Linh 02. Ông Trương Hoàng Thêm
Ủy viên: 01. Ông Nguyễn Duy Anh 02. Ông Nguyễn Văn Dần 03. Ông Lý Hoàng Long 04. Ông Long Thành 05. Ông Hoàng Trung Thủy
04. Ông Văn Sinh 05. Ông Vũ Anh Tuấn
I ĐẠI HỘI VII (2009-2014) I
Ban Chấp hành Khóa VII Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam ra mắt Đại hội
BAN LÝ LUẬN PHÊ BÌNH Trưởng ban: Ông Lê Xuân Thăng
Phó Trưởng ban: Ông Trần Mạnh Thường
(Do nhiều công tác, ông Lê Xuân Thăng xin rút chức Trưởng ban, Ban Chấp hành cử ông Nguyễn Huy Hoàng thay)
I ĐẠI HỘI VII (2009-2014) I
Ủy viên: 01. Ông Nguyễn Huy Hoàng 02. Ông Nguyễn Văn Thành 03. Ông Phạm Bá Thịnh 04. Ông Trần Việt Văn 05. Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh
69
Địa điểm: Nhà khách La Thành, Hà Nội. Thời gian: Từ ngày 22 đến ngày 24/12/2009 Số hội viên tham dự: 443 đại biểu đại diện cho 831 hội viên cả nước. Đến dự Đại hội có ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, đại diện các Bộ, Ban, Ngành ở Trung ương, lãnh đạo các Hội chuyên ngành Văn học Nghệ thuật Trung ương và các Hội Văn học Nghệ thuật địa phương. Ban bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tặng Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam bức trướng thêu dòng chữ Đoàn kết - Dân chủ - Xây dựng Sáng tạo. 70
Đoàn Chủ tịch Đại hội VII Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
Đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Khóa VII Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam I ĐẠI HỘI VII (2009-2014) I
Ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trao tặng bức trướng của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
I ĐẠI HỘI VII (2009-2014) I
71
Họa sĩ Vũ Giáng Hương - Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam phát biểu chỉ đạo Đại hội VII Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.
Các Nghệ sĩ Nhiếp ảnh cao tuổi tại Đại hội VII Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
72
I ĐẠI HỘI VII (2009-2014) I
Các đại biểu dự Đại hội VII Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam chụp ảnh lưu niệm
I ĐẠI HỘI VII (2009-2014) I
73
Toàn cảnh Đại hội VIII Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
74
ĐẠI HỘI VIII
HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM
2014 - 2019 75
KHOÁ VIII BAN CHẤP HÀNH Chủ tịch: Ông Vũ Quốc Khánh
Ông Vũ Quốc Khánh Chủ tịch Khóa VII Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
BAN KIỂM TRA Trưởng ban: Ông Tạ Hoàng Nguyên Phó Trưởng ban: Ông Trần Trọng Độ Ủy viên: 01. Ông Vũ Chiến 02. Ông Trần Quốc Dũng 03. Ông Nguyễn Văn Ngọc 04. Ông Ông Văn Sinh 05. Ông Nguyễn Đình Thông
76
Phó Chủ tịch: 01. Ông Bùi Hỏa Tiễn (Từ tháng 12/2014 đến tháng 4/2018) 02. Ông Phạm Văn Tý
(Từ ngày 18/9/2020 đến ngày 11/10/2020)
Ủy viên Ban Thường vụ:
01. Ông Tạ Hoàng Nguyên
03. Ông Lê Xuân Thăng 04. Bà Trần Thị Thu Đông
Ủy viên Ban Chấp hành: 01. Ông Đào Tiến Đạt 04. Ông Lê Nguyễn 02. Bà Trần Thị Thu Đông 05. Ông Trần Phong 03. Ông Lý Hoàng Long 06. Ông Hoàng Thạch Vân
HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT Chủ tịch: Ông Lý Hoàng Long
Phó Chủ tịch: 01. Ông Nguyễn Văn Dần 02. Ông Đồng Đức Thành
Ủy viên: 01. Ông Nguyễn Duy Anh 02. Ông Trương Hữu Hùng
03. Ông Trần Phong 04. Ông Bùi Minh Sơn
I ĐẠI HỘI VIII (2014-2019) I
Ban Chấp hành Khóa VIII Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam ra mắt Đại hội
BAN LÝ LUẬN PHÊ BÌNH Trưởng ban: Ông Phạm Tiến Dũng
Phó Trưởng ban: Ông Nguyễn Văn Thành
(Sau khi bà Chu Thu Hảo, ông Nguyễn Hữu Thành, ông Phạm Tiến Dũng xin rút, Ban Chấp hành cử ông Hồ Sỹ Minh, ông Trần Việt Văn thay và phân công ông Nguyễn Văn Thành làm Phó Trưởng ban phụ trách).
I ĐẠI HỘI VIII (2014-2019) I
Ủy viên: 01. Ông Chu Thu Hảo 02. Ông Nguyễn Việt Tiến 03. Ông Nguyễn Hữu Thành 04. Ông Võ Văn Thành 05. Ông Trần Mạnh Thường
77
Địa điểm: Nhà khách La Thành, Hà Nội. Thời gian: Từ ngày 05 đến ngày 07/12/2014 Số hội viên tham dự: 489 đại biểu đại diện cho 933 hội viên cả nước
78
Đến dự Đại hội có ông Uông Chu Lưu - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học Nghệ thuật Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện các Hội Văn học Nghệ thuật
chuyên ngành ở Trung ương và Hội Văn học Nghệ thuật địa phương, đại diện các ban, ngành ở Trung ương và Hà Nội. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tặng Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam bức trướng thêu dòng chữ Đoàn kết - Dân chủ - Xây dựng - Sáng tạo. I ĐẠI HỘI VIII (2014-2019) I
Bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành và Hội đồng Nghệ thuật Khóa VIII Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam I ĐẠI HỘI VIII (2014-2019) I
79
Các đại biểu dự Đại hội VIII Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
80
I ĐẠI HỘI VIII (2014-2019) I
Hội đồng Nghệ thuật Khóa VIII Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam ra mắt Đại hội
I ĐẠI HỘI VIII (2014-2019) I
81
NSNA Vũ Đức Huy đại biểu trẻ tuổi nhất tại Đại hội VIII Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tặng hoa cho NSNA Văn Quang Đức đại biểu cao tuổi nhất Đại hội
Các ấn phẩm Tạp chí Nhiếp ảnh Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam được giới thiệu tại Đại hội
82
I ĐẠI HỘI VIII (2014-2019) I
Các đại biểu dự Đại hội VIII Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam chụp ảnh lưu niệm
I ĐẠI HỘI VIII (2014-2019) I
83
Toàn cảnh Đại hội IX Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
84
ĐẠI HỘI IX
HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM
2020 - 2025 85
KHOÁ IX BAN CHẤP HÀNH Chủ tịch: Bà Trần Thị Thu Đông
BÀ TRẦN THỊ THU ĐÔNG Chủ tịch Nhiệm kỳ IX Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
BAN KIỂM TRA Trưởng ban: Ông Huỳnh Anh Phó Trưởng ban: 01. Ông Trần Minh Ngọc 02. Ông Nguyễn Văn Ngọc Ủy viên: 01. Ông Hoàng Đình Chiểu 02. Ông Vũ Hải 03. Ông Phạm Ngọc Hùng 04. Ông Nguyễn Viết Rừng
86
Phó Chủ tịch: 01. Ông Hồ Sỹ Minh 02. Ông Lê Nguyễn
Ban Thường vụ: 03. Ông Trần Phong 04. Ông Hoàng Thạch Vân
Ủy viên Ban Chấp hành: 05. Ông Huỳnh Anh 06. Ông Võ Duy Bằng 07. Ông Vũ Mạnh Cường 08. Ông Hà Hữu Đức
09. 10. 11. 12.
Bà Chu Thu Hảo Ông Nguyễn Xuân Chính Bà Nguyễn Hồng Nga Ông Nguyễn Văn Thương
HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT Chủ tịch: Ông Trần Phong
Phó Chủ tịch: Ông Vũ Anh Tuấn
Ủy viên: 01. Ông Lê Hữu Dũng 02. Ông Lý Hoàng Long
03. Ông Thân Nguyên 04. Ông Đoàn Thi Thơ
I ĐẠI HỘI IX (2020-2025) I
Ban Chấp hành Khóa IX Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam ra mắt Đại hội
BAN LÝ LUẬN PHÊ BÌNH Trưởng ban: Bà Chu Thu Hảo
I ĐẠI HỘI IX (2020-2025) I
Phó Trưởng ban: Bà Phan Thị Phương Hiền
Ủy viên: 01. Ông Trần Quốc Dũng 02. Ông Vũ Huyến 03. Ông Vũ Kim Khoa 04. Bà Lê Thị Hải Yến
87
Ông Vũ Đức Đam - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ trò chuyện thân mật với các Nghệ sĩ Nhiếp ảnh cao tuổi tại Đại hội IX Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.
Địa điểm: Nhà khách La Thành, Hà Nội. Thời gian: Từ ngày 10 đến ngày 12/10/2020 Số hội viên tham dự: 481 đại biểu đại diện cho 1035 hội viên cả nước. 88
Đến dự Đại hội có ông Vũ Đức Đam Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội các hội VHNT và Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội
văn học Nghệ thuật Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện các Hội Văn học Nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương và Hội Văn học Nghệ thuật địa phương, đại diện các ban, ngành ở Trung ương và Hà Nội.
I ĐẠI HỘI IX (2020-2025) I
Toàn cảnh Hội nghị Đảng viên trước phiên nội bộ Đại hội IX Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam I ĐẠI HỘI IX (2020-2025) I
89
Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội IX
Toàn cảnh Đại hội IX Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
90
I ĐẠI HỘI IX (2020-2025) I
Đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Nhiệm kỳ IX Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
Bà Trần Thị Thu Đông - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tặng hoa chúc mừng Ban Kiểm tra Nhiệm kỳ IX
Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Đại hội chụp ảnh lưu niệm với Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Nhiệm kỳ IX tại Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ I I ĐẠI HỘI IX (2020-2025) I
91
Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tặng Huy tượng cho Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam các thời kỳ
92
I ĐẠI HỘI IX (2020-2025) I
Các Nghệ sĩ được phong tước hiệu “Nghệ sĩ có cống hiến xuất sắc” Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (ES.VAPA) tại Đại hội I ĐẠI HỘI IX (2020-2025) I
93
94
I ĐẠI HỘI IX (2020-2025) I
Các Đại biểu dự Đại hội IX Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam chụp ảnh lưu niệm
I ĐẠI HỘI IX (2020-2025) I
95
Tác phẩm: Bác bắt nhịp bài ca kết đoàn Tác giả: Lâm Hồng Long 96
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” (Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh)
LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI NHIẾP ẢNH 97
Bác Hồ nói chuyện với anh chị em nhiếp ảnh tại Triển lãm Ảnh nghệ thuật Toàn quốc (năm 1962)
98
I LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI NHIẾP ẢNH I
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm triển lãm “Ảnh Nghệ thuật Việt Nam” tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội (năm 1990)
I LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI NHIẾP ẢNH I
99
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh xem ảnh triển lãm tại Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc tại Bắc Kạn (năm 2006)
100
I LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI NHIẾP ẢNH I
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt ...... năm .........
I LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI NHIẾP ẢNH I
101
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gặp gỡ thân mật văn nghệ sĩ tại Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 2008
102
I LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI NHIẾP ẢNH I
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt các Nghệ sĩ Nhiếp ảnh
I LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI NHIẾP ẢNH I
103
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng với các đại biểu nhiếp ảnh quốc tế trong Lễ khai mạc Triển lãm ảnh Quốc tế tại Việt Nam năm 2010
104
I LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI NHIẾP ẢNH I
Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Trần Thị Thu Đông tặng sách “Giải thưởng Nhiếp ảnh xuất sắc 2014 - 2019” cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (năm 2020). I LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI NHIẾP ẢNH I
105
Thủ tướng Võ Văn Kiệt (Hội viên danh dự Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam) gặp mặt các đại biểu dự Đại hội V Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (năm 1999)
106
I LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI NHIẾP ẢNH I
Thủ tướng Phan Văn Khải gặp mặt các Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (năm 1999)
I LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI NHIẾP ẢNH I
107
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi lời chúc các Nghệ sĩ Nhiếp ảnh nhân Đại hội VIII Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (năm 2014)
108
I LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI NHIẾP ẢNH I
Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Trần Thị Thu Đông tặng sách “Giải thưởng Nhiếp ảnh xuất sắc 2014 - 2019” cho Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (năm 2020)
I LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI NHIẾP ẢNH I
109
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Đinh Đăng Định, nguyên Tổng Thư ký Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Khóa I (năm 2000)
110
I LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI NHIẾP ẢNH I
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân gặp mặt đại diện lãnh đạo Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật Quốc tế (FIAP) và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (năm 2010)
I LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI NHIẾP ẢNH I
111
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu chỉ đạo Đại hội VIII Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (năm 2014)
112
I LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI NHIẾP ẢNH I
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo Đại hội IX Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (năm 2020)
I LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỚI NHIẾP ẢNH I
113
◉ SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM
◉ HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT
◉ HOẠT ĐỘNG LÝ LUẬN PHÊ BÌNH
◉ VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH ẢNH
◉ TẠP CHÍ NHIẾP ẢNH VÀ XUẤT BẢN
◉ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG HỘI VIÊN VÀ CỦNG CỐ CHI HỘI
◉ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHIẾP ẢNH
◉ GIAO LƯU, HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH
114
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA HỘI 115
SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM Kể từ khi thành lập Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đến nay, công tác sáng tác, triển lãm luôn được Hội quan tâm, chú trọng từ hình thức đến nội dung thực hiện. Hình thức tổ chức triển lãm ảnh có các loại sau đây:
01. Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ
05. Cuộc thi ảnh do Hội Nghệ sĩ
09. Triển lãm ảnh của nhóm
thuật Việt Nam do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức 2 năm một lần (vào năm chẵn).
Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương.
sáng tác ảnh nghệ thuật.
02. Cuộc thi và Triển lãm ảnh Nghệ thuật Quốc tế (gọi tắt là VN) do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đăng cai tổ chức có sự bảo trợ nghệ thuật của Liên đoàn Nhiếp ảnh Nghệ thuật Quốc tế (FIAP).
03. Các cuộc thi và triển lãm ảnh Toàn quốc do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.
04. Các cuộc thi và triển lãm ảnh toàn quốc do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với các cơ quan, tổ chức cấp trung ương tổ chức. 116
06. Liên hoan ảnh nghệ thuật các khu vực (theo phân vùng và địa giới hành chính) do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với các Hội Văn học Nghệ thuật địa phương tổ chức.
07. Các cuộc thi và Triển lãm cấp tỉnh, thành phố tổ chức hàng năm (tự tổ chức hoặc phối hợp với các đơn vị khác cùng tổ chức).
08. Triển lãm ảnh của các câu lạc bộ, các chi hội trực thuộc Trung ương Hội NSNAVN hoặc Hội nhiếp ảnh các thành phố, các tỉnh.
10. Triển lãm ảnh của cá nhân (Hội viên hoặc những người ngoài Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam).
11. Cuộc thi, Liên hoan ảnh nghệ thuật hoặc báo chí do Việt Nam phối hợp với các nước trong khu vực ASEAN đồng tổ chức.
12. Trưng bày ảnh quốc tế (khu vực, các quốc gia) tại Việt Nam.
13. Trưng bày ảnh của các tác giả người Việt Nam tại nước ngoài.
14. Trưng bày ảnh của các tác giả người nước ngoài tại Việt Nam.
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
Trại sáng tác Ảnh nghệ thuật các tỉnh miền núi phía Bắc tại Đại Lải, năm 2005
15. Trưng bày các tác phẩm và công trình nhiếp ảnh được nhà nước tài trợ, đầu tư.
16. Trưng bày các tác phẩm xuất sắc hàng năm do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tuyển chọn hoặc các tác phẩm đoạt giải trong các cuộc thi quốc tế.
Trại sáng tác Ảnh nghệ thuật tại huyện Nam Đông, năm 2017
Trại sáng tác Ảnh nghệ thuật Đồng bằng sông Cửu Long tại Thành phố Cần Thơ năm 2004 I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
117
NSNA Nguyễn Đặng, Phó Tổng Thư ký Hội NSNAVN tác nghiệp tại vườn chim Bạc Liêu 1986
Việc phát động các cuộc thi ảnh, cách chấm chọn ảnh triển lãm, chọn ảnh vào giải, hình thức trưng bày ảnh đã đi vào nề nếp, ngày một trang trọng và hấp dẫn người xem ảnh. Sự tiến bộ về kỹ thuật in, phóng ảnh đã tạo điều kiện cho những người dự thi. Thời gian khai mạc và trưng bày ảnh của các tổ chức xã hội thường vào dịp những ngày có ý nghĩa chính trị và xã hội như: Mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, ngày Quốc tế Lao động 01/5, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày
118
NSNA Lâm Tấn Tài, Uỷ viên Ban Thư ký Hội NSNAVN (người đánh dấu x trên ảnh) chỉ huy “rinh” xác xe tăng Mỹ ở Củ Chi (năm 1985)
Quốc tế Thiếu nhi 1/6, ngày thương binh liệt sĩ 27/7, kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12... Các cuộc triển lãm giao lưu nhiếp ảnh với nước ngoài thường tổ chức nhân dịp Quốc khánh của bạn, ngày ký hiệp ước hữu nghị giữa Việt Nam và các nước. Ở một số tỉnh và thành phố còn có các cuộc thi và trưng bày ảnh truyền thống thường xuyên như: Liên hoan ảnh mùa xuân và mùa thu ở Thành phố Hồ Chí Minh, triển lãm ảnh của Câu lạc bộ Hải Âu do Nhà Văn hóa Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, Triển lãm ảnh Mừng
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
NSNA Võ An Ninh và NSNA Trịnh Hải trong chuyến đi sáng tác ảnh tại Nam Định năm 1968
Đảng mừng Xuân ở Hà Tây vào dịp 3/2 hàng năm, Triển lãm ảnh do Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội phát động trưng bày vào tháng 10 hàng năm nhân kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô. Lần lượt 14 Câu lạc bộ ảnh nghệ thuật thuộc hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội đều tổ chức triển lãm ảnh, một số Câu lạc bộ tổ chức triển lãm đều đặn được đánh giá tốt. Tại các cuộc thi và trưng bày ảnh lớn, lễ khai mạc được tiến hành trang trọng có sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng và Nhà nước cấp Trung ương, của Ban Tuyên giáo Trung ương, lãnh đạo Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
và Du lịch, lãnh đạo các ngành phối hợp, các cơ quan tài trợ. Địa điểm tổ chức trưng bày ảnh ở nhiều tỉnh, thành phố còn khó khăn, đã hạn chế đến việc nhận đăng cai tổ chức các cuộc thi, số lượng ảnh triển lãm và khó hấp dẫn người xem, đặc biệt là các Liên hoan Ảnh Nghệ thuật khu vực. Đây là một thực tế chưa khắc phục được ở một số tỉnh. Thông thường các cuộc thi và triển lãm ảnh đều có tờ gấp giới thiệu, hoặc sách ảnh đi kèm. Các cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 20 (1999), lần thứ 21 (2001), lần thứ 22 (2003)... được tài trợ của
119
Các đoàn NSNA Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam thăm và sáng tác ảnh tại các tỉnh thành trong cả nước
Hãng Nikon, các tập sách ảnh được trình bày trang trọng và in đẹp. Những năm sau Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì các cuốn sách của Triển lãm ảnh toàn quốc lần thứ 24 (2006), lần thứ 25 (2008), và các tập sách ảnh của cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật quốc tế do FIAP bảo trợ VN.05 (2005), VN.07 (2007) được in ấn đẹp và trình bày sang trọng. Đáng chú ý, năm 2008, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch mời 11 nhà nhiếp ảnh nổi tiếng của FIAP sang Việt Nam làm triển lãm ảnh và chụp ảnh, Bộ đã in và phát hành cuốn sách Triển lãm Ảnh của các Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Danh tiếng Thế giới. Cuốn sách đã mang lại cái nhìn mới mẻ, thoáng đạt về
120
nghệ thuật nhiếp ảnh cho giới nhiếp ảnh và bạn đọc nước ta… Nhiều hội viên, nhà nhiếp ảnh có điều kiện cũng tự biên soạn, hoặc phối hợp với các cơ quan văn hóa xuất bản những tập sách ảnh cá nhân: Về đề tài chiến tranh có Lê Minh Trường, Văn Bảo, Lâm Tấn Tài, Chu Chí Thành, Lương Nghĩa Dũng, Mai Nam… Về đề tài tổng hợp có Võ An Ninh, Nguyễn Nhưng, Đan Quế - Phạm Tuệ, Trần Cừ, Lê Vượng, Nguyễn Văn Kự, Hoàng Kim Đáng, Lê Phức, Hồng Trọng Mậu, Sỹ Sô, Trần Hồng, Trần Tuấn, Trần Tấn Vịnh, Nguyễn Hữu Ninh, Duy Anh, Đăng Quang, Thái Ngọc Linh, Văn Thọ, Phạm Hy Lượng, Trần Đàm, Trần Phong,
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
Hoàng Trung Thủy, Trần Thế Phong... Về phong cảnh có Đỗ Kha, Hoàng Thế Nhiệm, Trần Lam… Các Trại sáng tác cũng thường xuyên được Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức và phối hợp tổ chức trong toàn quốc. Ở trong nước, hoạt động nhiếp ảnh nghệ thuật rất sôi nổi, trực tiếp cổ vũ cho công tác chính trị tư tưởng của Đảng và tạo điều kiện cho các địa phương nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Ngoài dòng ảnh truyền thống, chụp trực tiếp, giai đoạn gần 15 năm trở lại đây, xuất hiện loại ảnh nhờ ứng dụng công nghệ số, có sự hỗ trợ của phần mềm photoshop. Trong lĩnh vực báo chí và nghệ thuật đã nảy sinh
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
vấn đề ứng dụng công nghệ số trong sáng tạo nghệ thuật. Qua thực tế và qua nhiều cuộc tranh luận trong hội họp, trên báo chí, cuối cùng đã đi đến thống nhất: Việc ứng dụng kỹ thuật số trong nhiếp ảnh là cần thiết. Vấn đề đặt ra là: không được lạm dụng và phải minh bạch giữa các loại hình nhiếp ảnh và các thể loại nhiếp ảnh như ảnh báo chí, ảnh tài liệu, ảnh nghệ thuật về người thực, việc thực đòi hỏi nghiêm ngặt sự trung thực, chính xác... Còn ảnh kỹ xảo, đồ họa, chắp ghép thì khuyến khích xây dựng hình tượng nhiếp ảnh có yếu tố hư cấu. Điều quyết định vẫn là tư tưởng nhân văn và trách nhiệm công dân của tác giả đối với tác phẩm của mình và đối với người xem.
121
122
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
Các nhiếp ảnh gia tham gia trại sáng tác ảnh tại các vùng miền của Tổ quốc
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
123
Lãnh đạo Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng trại viên Trại sáng tác ảnh nghệ thuật dành cho các nhà nhiếp ảnh trẻ phía Bắc tại Đại Lải (tháng 7/2008)
Khai mạc Trại sáng tác “Tự hào một dải biên cương”
124
Lễ khai mạc trại sáng tác ảnh nghệ thuật Đồng bằng sông Cửu Long I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
Lãnh đạo Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng trại viên tại Trại sáng tác ảnh nghệ thuật Điện Biên Phủ tháng 8/2003
Lễ bế mạc Trại sáng tác ảnh nghệ thuật dành cho các nữ nghệ sĩ nhiếp ảnh tại Nha Trang tháng 5/2019 I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
125
Thủ tướng Phan Văn Khải gặp lãnh đạo và các NSNA Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam sau khi xem Triển lãm Ảnh nghệ thuật Toàn quốc năm 1999.
126
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi cảm tưởng tại buổi lễ khai mạc Triển lãm ảnh “Khoảnh khắc thiên nhiên” của Anh hùng Lao động, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Lam tại Hà Nội năm 2019
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
127
Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh đến dự Lễ khai mạc Triển lãm Ảnh nghệ thuật Toàn quốc lần thứ 18 năm 1995
128
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Khoa Điềm, thăm gian trưng bày các ấn phẩm Nhiếp ảnh của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
129
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Phòng triển lãm Nghệ thuật Nhiếp ảnh Việt Nam lần thứ I
130
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
Các tác giả chụp ảnh lưu niệm tại cuộc Triển lãm ảnh tài liệu nghệ thuật của 12 nghệ sĩ nhiếp ảnh lão thành Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
131
Liên hoan Ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ I, chào mừng 30 năm thành lập Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (08/12/1965 08/12/1995) tại Văn miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội năm 1995
132
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
Các tác giả nhận giải thưởng tại lễ trao giải cuộc thi ảnh do Kodak tài trợ năm 1996
Ông Lê Tiến Thọ - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao giải thưởng cho các tác giả tại Triển lãm Ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 24 năm 2006
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
133
Cắt băng khai mạc Triển lãm Ảnh nghệ thuật Quốc tế tại Việt Nam năm 2010
Biểu diễn văn nghệ trước giờ khai mạc Triển lãm Ảnh nghệ thuật Toàn quốc tại Rạch Giá, Kiên Giang (năm 2014)
134
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
Cắt băng khai mạc Triển lãm ảnh Vẻ đẹp Đất nước đổi mới tại Trung tâm Lưu trữ ảnh Nghệ thuật Việt Nam (tháng 3/2017)
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
135
Cắt băng khai mạc Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam tại Hạ Long, Quảng Ninh (năm 2018)
136
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
Cắt băng khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật về đề tài “Biển, Đảo quê hương” tại Thừa Thiên Huế (tháng 4/2019)
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
137
Cắt băng khai mạc Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam tại Văn miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội (năm 2020)
138
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
Triển lãm ảnh Thời sự - Nghệ thuật “Nhiếp ảnh với Lực lượng vũ trang quân khu 9” tại Cần Thơ năm 2014 I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
139
Buổi lễ trao giải "Tự hào một dải biên cương" dưới sự phối hợp của Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các đơn vị liên quan được tổ chức trang trọng với nhiều khách mời là lãnh đạo cấp cao của nhà nước đến tham dự, năm 2020. Sau đó, bộ ảnh đoạt giải được tiếp tục trưng bày và triển lãm tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Ninh Bình, Thừa ThiênHuế, Gia Lai, Kiên Giang và TP. Hồ Chí Minh.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch - UV BCT, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại buổi lễ trao giải Cuộc thi Ảnh nghệ thuật "Tự hào một dải biên cương" 07/12/2020.
Buổi lễ diễn ra trang trọng và có sự tham gia của đông đảo các vị lãnh đạo đảng, nhà nước và các nghệ sĩ nhiếp ảnh.
140
2 đồng chí UV BCT Ngô Xuân Lịch và Võ Văn Thưởng trao giải Nhất cho các tác giả đoạt giải.
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
Chủ tịch Hội NSNAVN Trần Thị Thu Đông giới thiệu các tác phẩm đoạt giải của Cuộc thi "Tự hào một dải biên cương" cho các đồng chí UV BCT và lãnh đạo các bộ, ban, ngành tại buổi lễ trao giải 07/12/2020.
Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư TWĐ, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng các vị lãnh đạo bộ, ban, ngành tham quan triển lãm tại Hà Nội, ngày 23/3/2021. I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
Các đại biểu tới tham dự triển lãm ảnh "Tự hào một dải biên cương" tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 26/4/2021.
141
Công chúng với các triển lãm ảnh
142
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
Trao giải thưởng cho các tác giả tại Cuộc thi ảnh nghệ thuật Dòng sông Việt tại Văn miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội năm 2016
Triển lãm Ảnh nghệ thuật của Câu lạc bộ nhiếp ảnh nữ Đồng bằng Sông Cửu long và Hải Âu
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
143
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự và cắt băng khai mạc Triển lãm Ảnh nghệ thuật cá nhân của Anh hùng lao động, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Lam.
144
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
Lễ khai mạc Triển lãm Ảnh "101 khoảnh khắc về vị Tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp"
Khai mạc Triển lãm Ảnh nghệ thuật cá nhân của nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Tuấn (Hà Nội) và Thanh Hải (Nghệ An)
Cắt băng khai mạc triển lãm ảnh “Hương sắc trăm miền” của Câu lạc bộ nhiếp ảnh Thăng Long - Hà Nội
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Triển lãm ảnh Hoàng Sa - Trưởng Sa biển đảo Việt Nam của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Á
I SÁNG TÁC VÀ TRIỂN LÃM I
145
KHỞI NGUỒN CHO LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT 8 KHU VỰC TRONG CẢ NƯỚC Từ sáng kiến của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Tấn Tài (Tp. Hồ Chí Minh) - Ủy viên Ban Thư ký Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hậu Giang là tỉnh đầu tiên tổ chức Liên hoan ảnh nghệ thuật Đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 2/1986. Cùng với thời kỳ đổi mới của đất nước, việc tập hợp đội ngũ có năng lực sáng tạo trên cơ sở phát triển phong trào rộng khắp được Ban Chấp hành khóa II đặt ra. Trước thành công rực rỡ của liên hoan ảnh nghệ thuật đồng bằng sông Cửu Long. Ban Chấp hành khóa II Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam quyết định tổ chức thực hiện Liên hoan ảnh nghệ thuật trên cả nước, phân theo địa giới hành chính thành 08 khu vực:
01. 02. 03. 04.
146
Khu vực miền núi phía Bắc Khu vực Hà Nội Khu vực Đồng bằng Sông Hồng Khu vực Bắc Trung bộ
05. 06. 07. 08.
Khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh Khu vực miền Đông Nam bộ Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
I LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC I
Liên hoan Ảnh nghệ thuật Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ - Hậu Giang (năm 1986). Đến dự lễ khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật Đồng bằng sông Cửu Long có ông Lê Phước Đáng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Tô Bửu Giám - Trưởng Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy, ông Tăng Văn Lễ Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Hậu Giang; NSNA Nguyễn Đặng - Phó Tổng Thư ký, NSNA Lâm Tấn Tài - Ủy viên Ban Thư ký Hội NSNAVN; Lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cùng đông đảo các nhà nhiếp ảnh trong khu vực. I LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC I
147
LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC
BẮC TRUNG BỘ
148
I LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC I
Gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
I LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC I
149
LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC
MIỀN NÚI PHÍA BẮC
150
I LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC I
Gồm 15 tỉnh: Bắc Kạn, Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Cao Bằng, Lạng Sơn
I LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC I
151
LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC
NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN
152
I LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC I
Gồm 10 tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông
I LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC I
153
LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC
MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
154
I LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC I
Gồm 8 tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Lâm Đồng
I LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC I
155
LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Cắt băng khai mạc Triển lãm Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Năm 2017)
Khai mạc Triển lãm Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (năm 2011)
156
I LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC I
Gồm 13 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre
I LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC I
157
LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ XVII năm 2014 tại Bắc Ninh
158
I LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC I
Gồm 9 tỉnh: Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh bình, Thái Bình
I LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC I
159
LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cắt băng khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII năm 2018
160
I LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC I
I LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC I
161
LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC
HÀ NỘI
Cắt băng khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội lần thứ VII năm 2019
162
I LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC I
I LIÊN HOAN ẢNH NGHỆ THUẬT KHU VỰC I
163
HOẠT ĐỘNG LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH
T
ừ những năm 1957 - 1960, Ban Liên lạc Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã tổ chức các cuộc tọa đàm, tìm hiểu về nhiếp ảnh, thảo luận cách vận dụng đường lối văn nghệ của Đảng vào các hoạt động nhiếp ảnh. Nổi bật là việc phê phán khuynh hướng nhiếp ảnh chạy theo hình thức chủ nghĩa, xa rời cuộc sống, phê phán xu hướng “nghệ thuật vị nghệ thuật...”, coi nhẹ nguy cơ chiến tranh do đế quốc Mỹ gây ra đang đe dọa đất nước ta. Từ khi thành lập đến nay, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam luôn quan tâm đến công tác lý luận phê bình nhiếp ảnh, tổ chức nhiều cuộc hội thảo nghiệp vụ mang tính toàn quốc, hội thảo khu vực, cũng như các cuộc hội thảo của các cơ quan báo chí, các cuộc hội thảo nhân các triển lãm ảnh. Cuộc hội thảo khoa học đầu tiên về nghệ thuật nhiếp ảnh có tính toàn quốc mang tên Nghệ thuật Nhiếp ảnh - Cuộc sống, Con người, Thời đại tổ chức ngày 17, 18/11/1982 ở
164
Hà Nội và sau đó là các ngày 28/2 và 1/3/1983 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã tập hợp 23 bài tham luận của 21 người, in thành sách cùng tên Hội thảo. Sách chia làm 2 phần: Lý luận chung và thực tiễn nhiếp ảnh Việt Nam ngày nay. Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam còn tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học khác như hội thảo Nhiếp ảnh và Cuộc sống ở Đà Nẵng (1984) đề cập vấn đề nhiếp ảnh với việc phản ánh cuộc sống mới, con người mới. Các cuộc hội thảo về lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam (trong đó có cuộc hội thảo về ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh) tiến hành tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh (từ 1985 đến 1991). Hội thảo về hiệu ảnh đầu tiên ở nước ta (1988), hội thảo nhiếp ảnh Nam Bộ 10 năm sau ngày giải phóng vào ngày 29 - 30/5/1986 tại Rạch Giá (Kiên Giang) nhằm đánh giá hoạt động nhiếp ảnh của các tỉnh thành Nam Bộ, và nêu phương hướng phát triển nhiếp ảnh. Tiếp đó là các cuộc hội thảo ở
I HOẠT ĐỘNG LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH I
Ban Biên soạn dự thảo sách Lịch sử Nhiếp ảnh Việt Nam
Huế, ở Thái Bình (1991). Hội thảo về nghệ thuật nhiếp ảnh ở Hà Nội với việc Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, thanh lịch Thủ đô là hội thảo đầu tiên do Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội tổ chức đi vào một vấn đề cụ thể. Các cuộc hội thảo nhân triển lãm ảnh nghệ thuật như: Triển lãm ảnh cá nhân của Lê Thanh Đức, Đỗ Huân, Đào Hoa Nữ... Hội thảo các triển lãm ảnh tập thể, hoặc chuyên đề như: Triển lãm 40 năm Nhiếp
I HOẠT ĐỘNG LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH I
ảnh Cách mạng Việt Nam, Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc... Hội cũng tổ chức hội thảo khoa học về việc biên soạn cụm từ nhiếp ảnh trong Từ điển Bách khoa Việt Nam (1991). Các nhà nghiên cứu lý luận, các nhà khoa học góp ý, bổ sung nhằm bảo đảm tính khoa học, tính đại chúng và tính hiện đại cho các thuật ngữ. Nhóm biên soạn gồm các ông Lê Phức, Chu Chí Thành, Trần Mạnh Thường. Liên hoan ảnh nghệ thuật ba nước Đông Dương lần thứ nhất theo sáng kiến của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã tổ chức tại
165
Hà Nội, cùng Hội thảo Khoa học, tập hợp gần 20 bản tham luận Về giá trị thông tin và giá trị thẩm mỹ của ảnh được tổ chức trong dịp này. Đây là cuộc hội thảo đầu tiên về nhiếp ảnh của các nhà nhiếp ảnh ba nước Đông Dương được tổ chức tại Việt Nam. Từ Đại hội IV trở đi (1995), Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tập trung hội thảo vào các chủ đề lớn, các liên hoan ảnh cấp khu vực và toàn quốc, nhằm nâng cao chất lượng sáng tác và lý luận nghiệp vụ. Năm 1995, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo: Nhiếp ảnh về đề tài chiến tranh và cách mạng. Sau đó đã biên soạn thành sách với tiêu đề trên. Tại hội thảo này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới dự và có bài phát biểu rất sâu sắc về vị trí, vai trò của nhiếp ảnh trong việc phản ánh thực tế chiến tranh mà nhà nhiếp ảnh đích thực là chiến sĩ trên chiến trường, là nhân chứng của lịch sử. Năm 1997, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Hội thảo Nghệ thuật Nhiếp ảnh Việt Nam trên đường hội nhập quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh. Năm 1998, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt
166
Nam chủ trì hội thảo Tổ chức các cuộc thi và thẩm định ảnh nghệ thuật tại Đà Lạt, nhằm thống nhất quan điểm và phương pháp đánh giá, bình chọn ảnh nghệ thuật, tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật, chỉnh đốn cách tổ chức thi và chấm ảnh nghệ thuật ở các cấp do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tham gia, bảo trợ hoặc chủ trì thẩm định, giải tỏa các ý kiến trái ngược nhau qua các cuộc thi ảnh trước đây. Khóa V của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (1999 - 2004) vào điểm giao thời giữa hai Thiên niên kỷ (thế kỷ XX và thế kỷ XXI), nhằm khẳng định sự đóng góp và những cố gắng của giới nhiếp ảnh vào sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc, đặc biệt trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam kết hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin tiến hành Hội thảo khoa học “Nhiếp ảnh Việt Nam thế kỷ XX”. Năm 2001, Hội thảo đã tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều tham luận của các nghệ sĩ, nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh và nhà sử học ghi nhận giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật của nhiếp ảnh Việt Nam và công lao đóng góp của giới nhiếp ảnh Việt Nam trong suốt thế kỷ XX vừa qua.
I HOẠT ĐỘNG LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH I
Hội thảo “Nhiếp ảnh về đề tài chiến tranh và Cách mạng” tại Hà Nội tháng 12/1995
Hội thảo Liên hoan Ảnh nghệ thuật các tỉnh miền núi phía Bắc lần thứ VI tại Bắc Kạn (năm 2006)
Lớp bồi dưỡng ảnh nghệ thuật tại Bắc Kạn tháng 7/2004 I HOẠT ĐỘNG LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH I
167
Năm 2003 Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và Bộ Văn hóa - Thông tin tiến hành Hội thảo “Bản quyền tác giả nhiếp ảnh” nhằm thu hút sự chú ý của dư luận xã hội về vấn đề hết sức nhạy cảm và cần sớm được giải quyết trên cơ sở luật pháp Nhà nước. Năm 2006, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Hội thảo về Lý luận phê bình nhiếp ảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhằm xem xét, đánh giá và định hướng cho hoạt động lý luận phê bình nhiếp ảnh ở nước ta, mở ra cái nhìn thông thoáng cho nhiếp ảnh trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Sau đó, tham luận được in trong tập sách mang tên Hội thảo lý luận phê bình nhiếp ảnh (lần thứ Nhất). Năm 2007 - 2008, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức ba cuộc hội thảo ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội lấy ý kiến bổ sung cho bản thảo Lịch sử Nhiếp ảnh Việt Nam trước khi xuất bản. Năm 2014, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tập hợp một số bài viết về nghệ thuật nhiếp ảnh của các tác giả xuất bản thành cuốn “Nhiếp ảnh Việt Nam thực tiễn và lý luận”. Kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, ngay sau khi Đại hội khóa IX thành công, trong vòng chưa đầy 02 tháng, Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ Nhiếp
168
ảnh Việt Nam nhiệm kỳ IX đã phân công Ban Lý luận Phê bình tổ chức Hội thảo “Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam 55 năm xây dựng và phát triển”. Công tác lý luận phê bình được quan tâm, nhiều cây bút quen thuộc của lý luận phê bình đã xuất bản sách cá nhân như: Lê Thanh Đức, Lê Phức, Vũ Huyến, Trần Mạnh Thường, Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Nhưng, Trần Hồ Hải, Từ Lương Vân, Phạm Kỉnh, Nguyễn Huy Hoàng, Văn Thành, Trần Đương, Chu Thu Hảo, Trần Quốc Dũng, Vũ Kim Khoa… Những tác giả trên còn thường xuyên có bài viết trên báo chí trung ương và địa phương, xuất hiện trên các kênh truyền hình để trình bày những vấn đề nhiếp ảnh mà xã hội quan tâm. Nó dần dần trở nên quen thuộc với bạn đọc và thực sự dành được sự chú ý của giới nhiếp ảnh. Một số tác giả có tư duy nghiên cứu sáng tạo, có bút pháp riêng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp nhiếp ảnh nước ta. Cho đến nay, đã có 08 người viết được Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam trao tước hiệu Nhà Nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh gồm: Vũ Huyến, Chu Chí Thành, Vũ Đức Tân, Nguyễn Đức Chính, Trần Mạnh Thường, Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Văn Thành và Chu Thu Hảo.
I HOẠT ĐỘNG LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH I
Lãnh đạo Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (từ trái sang: Các NSNA Chu Chí Thành, Đinh Đăng Định, Lê Phức) tham gia buổi tọa đàm nhiếp ảnh “Khoảnh khắc một thời” nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Hội tại Đài Truyền hình Việt Nam
Lãnh đạo Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (từ phải sang: Các NSNA Vũ Huyến, Vũ Quốc Khánh, Chu Chí Thành) tham gia buổi tọa đàm “Nhiếp ảnh Việt Nam 30 năm đồng hành cùng đất nước”
Hội thảo khoa học Danh nhân Đặng Huy Trứ, người khai lập ngành Nhiếp ảnh Việt Nam tại Thừa Thiên Huế (năm 2018)
Hội thảo Lý luận phê bình Nhiếp ảnh tại Nhà sáng tác Tam Đảo (tháng 5/2012)
I HOẠT ĐỘNG LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH I
169
Lớp nghiên cứu, trao đổi công tác Lý luận phê bình Nhiếp ảnh tại Đà Lạt (năm 2012)
170
Đoàn Chủ tịch tại Hội thảo 20 năm Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực
I HOẠT ĐỘNG LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH I
Lớp tập huấn những kỹ năng cần thiết trong tác nghiệp, xử lý ảnh nghệ thuật tại Bắc Ninh (năm 2020)
I HOẠT ĐỘNG LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH I
Trại công tác giám khảo và trao đổi nghiệp vụ thẩm định ảnh toàn quốc tại Đà Nẵng (năm 2018)
171
NSNA Chu Chí Thành (trái) và NSNA Hoàng Kim Đáng (phải) tại lớp tập huấn lý luận phê bình nhiếp ảnh
Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Chu Chí Thành tặng bằng khen cho các NSNA tại Hội thảo khoa học “Nhiếp ảnh Việt Nam trong cơ chế thị trường”
172
I HOẠT ĐỘNG LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH I
NSNA Văn Thành (trái) và NSNA Tiến Dũng (phải) tại buổi tọa đàm với truyền hình Nhân Dân. NSNA Vũ Huyến tại Trại sáng tác ảnh nghệ thuật dành cho nhiếp ảnh nữ
Hội thảo Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam 55 năm xây dựng và phát triển
I HOẠT ĐỘNG LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH I
173
TẠP CHÍ NHIẾP ẢNH VÀ XUẤT BẢN
T
háng 3/1967, Ban Thường vụ Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam xuất bản tờ Thông báo Nghệ thuật Nhiếp ảnh (tiền thân của Tạp chí Nhiếp ảnh), in ronéo, định kỳ 2 tháng một số. Đây là một chuyên san về nghệ thuật nhiếp ảnh mang tính toàn quốc do ông Đinh Đăng Định phụ trách, Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Long biên tập chính, sau đó bổ sung thêm Phạm Thái Tri. Tập san có một mạng lưới cộng tác viên về ảnh và viết khá rộng. Nhiều vấn đề lý luận về mỹ học, nhiếp ảnh, tính Đảng, tính dân tộc trong ảnh, cũng như phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, hình tượng nghệ thuật, mối quan hệ giữa hình thức và nội dung, quan hệ giữa nhiếp ảnh và các ngành nghệ thuật khác được trình bày trên tập san. Thông báo Nghệ thuật Nhiếp ảnh (ra được 33 số) còn có chuyên mục trao đổi kinh nghiệm chụp ảnh trên các lĩnh vực:
174
nông nghiệp, công nghiệp, quân sự. Các thể loại ảnh chân dung, phong cảnh, kiến trúc, tĩnh vật cũng được bàn luận sôi nổi. Ngoài ra cũng có những số giới thiệu chuyên đề về chân dung người tốt việc tốt; giới thiệu những bức ảnh xuất sắc; giới thiệu, phê bình các cuộc triển lãm ảnh của nhóm tác giả như nhóm Đỗ Huân, Xuân Liễu, Mai Nam, Đinh Quang Thành, Đức Vân và nhóm Bùi Duy Ly, Mai Cát, Võ An Ninh. Từ những cuộc triển lãm nhóm, các cây viết Nguyễn Long, Mạnh Thường, Nguyễn Trân, Nguyễn Huy Hoàng đặt ra vấn đề phong cách tác giả đã có tác dụng kích thích phong trào triển lãm ảnh nhóm và cá nhân tác giả sau này. Cuối năm 1978, Tạp chí Nhiếp ảnh ra đời thay thế tờ Thông báo Nghệ thuật Nhiếp ảnh. Tạp chí in Typô, về sau chuyển hẳn sang in Ôpxét. Thời gian đầu, Tạp chí có 4 trang bìa và 4 trang phụ bản khổ 19 x 27cm in ảnh trên
I TẠP CHÍ NHIẾP ẢNH VÀ XUẤT BẢN I
Tạp chí Nhiếp ảnh số 10 tháng 1-2/1980 (số đầu tiên in màu)
175
giấy phấn, có tiến bộ hơn về mặt truyền đạt nội dung và hình thức. 32 trang ruột dành cho các bài: Lý luận - phê bình, giới thiệu các vấn đề nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm, tác giả - tác phẩm, trang ảnh bạn đọc, nhiếp ảnh nước ngoài, bạn cần biết, bình luận ảnh, tin tức hoạt động nhiếp ảnh... Trong quá trình phát triển, có thêm một số chuyên mục như: Tự học chụp ảnh, Nhiếp ảnh và đời sống, Chân dung nghệ sĩ... Từ năm 1996, với sự tài trợ của Xí nghiệp in I Thông tấn xã Việt Nam, Tạp chí in toàn bộ trên giấy phấn ra hàng tháng, nội dung và hình thức được cải tiến, trở thành tạp chí chuyên ngành, có vị trí trong hệ thống báo chí Việt Nam và các Hội chuyên ngành Văn học Nghệ thuật. Tạp chí có bạn đọc rộng rãi trong toàn quốc, nhất là trong giới yêu thích nhiếp ảnh. Mục đích chính của Tạp chí là hướng dẫn sáng tác, định hướng thẩm mỹ nhiếp ảnh. Tạp chí trở thành địa chỉ duy nhất ở Việt Nam nghiên cứu những vấn đề chuyên sâu của ảnh về lý luận và thực tiễn, giới thiệu lịch sử nhiếp ảnh trong nước và thế giới, đồng thời thông tin về các công trình sáng tác, lý luận nhiếp ảnh trong nước và nước ngoài, tập hợp các lực lượng nhiếp ảnh Việt Nam và cung cấp kiến thức cho những người yêu thích và đang làm quen
176
với chiếc máy ảnh. Tạp chí thường đi sâu vào các chuyên mục: Vai trò của nhiếp ảnh trong cuộc sống, chức năng, bản chất của nhiếp ảnh, phương pháp sáng tác, phương pháp tạo hình nhiếp ảnh, các thể loại nhiếp ảnh, mối quan hệ giữa tác giả - tác phẩm và người xem, giữa lý luận phê bình và sáng tác nhiếp ảnh, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, giá trị thông tin, giá trị tài liệu, giá trị thẩm mỹ của ảnh, tính dân tộc và tính đại chúng, nhiếp ảnh và nền văn hóa dân tộc, lao động nhiếp ảnh. Nhiếp ảnh với con người và thời đại, đổi mới trong nghệ thuật nhiếp ảnh vì sự nghiệp đổi mới đất nước, ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật... Tạp chí đã giới thiệu được nhiều tác phẩm ảnh tiêu biểu. Bên cạnh các tác giả ảnh quen biết, tạp chí cũng giới thiệu nhiều gương mặt mới của làng ảnh với những tác phẩm xuất sắc. Đội ngũ người viết chủ yếu là các nhà nhiếp ảnh, các cộng tác viên ngày càng được bổ sung đông đảo: từ Nguyễn Trân, Đinh Đăng Định, Nguyễn Long, Lê Phức, Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Huy Hoàng, Lê Thanh Đức, Đỗ Huân, đến Chu Chí Thành, Vũ Huyến, Vũ Đức Tân, Hoàng Kim Đáng, Phạm Kỉnh, Mạnh Thường, Lê Xuân Thăng, Đinh Bộ Lĩnh, Hoàng Kim Đáng, Trịnh Đình Khôi, Phạm Hoạt, Văn Thành, Nguyễn Trung Thu, Trần Đương, Chu Thu Hảo...
I TẠP CHÍ NHIẾP ẢNH VÀ XUẤT BẢN I
Bìa cuốn Nghệ thuật Nhiếp ảnh - tài liệu nghiên cứu nội bộ của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, tiền thân của Tạp chí Nhiếp ảnh
I TẠP CHÍ NHIẾP ẢNH VÀ XUẤT BẢN I
Bìa Tạp chí Nhiếp ảnh số đầu tiên ra tháng 7 - 8/1978
177
Hoa hậu Hải Phòng Nguyễn Ngọc Anh với Tạp chí Nhiếp ảnh
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành xem Tạp chí Nhiếp ảnh (năm 2012).
178
Bộ đội Trường Sa với Tạp chí Nhiếp ảnh
I TẠP CHÍ NHIẾP ẢNH VÀ XUẤT BẢN I
◉ Tổng biên tập đầu tiên của Tạp chí là Đinh Đăng Định từ năm 1978 đến năm 1982, Phó Tổng biên tập thường trực năm 1982 - 1983 là Nguyễn Đức Chính, Thư ký tòa soạn là Nguyễn Long. ◉ Từ năm 1983 đến năm 1994 Ông Hoàng Tư Trai làm Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập Lê Phức từ năm 1983 đến năm 1991, và Hoàng Kim Đáng từ năm 1991 đến năm 1994. ◉ Từ năm 1994 đến năm 1999 Tổng Biên tập là Chu Chí Thành. ◉ Từ năm 1999 đến năm 2004 Tổng Biên tập là Vũ Huyến.
◉ Từ năm 2005 đến năm 2009 Tổng biên tập là Phạm Cao Phong. ◉ Từ năm 2010 đến ngày 12/4/2014: Phó Tổng biên tập phụ trách là Đặng Đình An. ◉ Từ ngày 15/5/2014 - 01/11/2017: Tổng biên tập là Phạm Tiến Dũng ◉ Từ 01/11/2017 đến nay do ông Hồ Sỹ Minh làm Phó Tổng biên tập phụ trách, kiêm phó Trưởng ban Website phụ trách Website Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Tháng 1/2018 Tạp chí Nhiếp ảnh đổi tên thành Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống.
Năm 2001, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam được Bộ Văn hóa Thông tin cho phép ra tờ Thế giới ảnh, là kỳ 2 của Tạp chí Nhiếp ảnh, ra hàng tháng. Tờ báo tự hạch toán. Tờ tạp chí này mở rộng nội dung về các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội trong nước và quốc tế qua ống kính ảnh. Đi kèm ảnh là những bài viết ngắn gọn, súc tích về các chủ đề được nêu ra. Do thiếu người tổ chức, quản lý và phát hành, nên sau 4 số, tạp chí tạm ngừng xuất bản. Đến tháng 10 năm 2002, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với báo Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, cho tạp chí Thế giới ảnh tiếp tục trình bạn đọc. Nội dung chính là đời sống doanh nhân, doanh nghiệp hiện tại. Đến năm 2006, tạp chí Thế giới ảnh tách khỏi Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ghi nhận những đóp góp của Tạp chí Nhiếp ảnh cho đất nước và xã hội, Nhà nước đã trao tặng Tạp chí Nhiếp ảnh Huấn chương Lao động Hạng Ba năm 1998, Huân chương Lao động Hạng Nhì năm 2008.
I TẠP CHÍ NHIẾP ẢNH VÀ XUẤT BẢN I
179
Ông Trần Hoàn - Phó trưởng Ban Văn hóa tư tưởng Trung ương trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba cho đại diện các thế hệ lãnh đạo Tạp chí Nhiếp ảnh nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Tạp chí
180
I TẠP CHÍ NHIẾP ẢNH VÀ XUẤT BẢN I
Các thế hệ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên Tạp chí Nhiếp ảnh đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì năm 2008 I TẠP CHÍ NHIẾP ẢNH VÀ XUẤT BẢN I
181
Các số Tạp chí Nhiếp ảnh qua các thời kỳ
Lễ kết nghĩa giữa Trung đoàn 209 với Tạp chí Nhiếp ảnh Việt Nam tại Thái Nguyên năm 2009
182
Lãnh đạo Hội NSNAVN với các tác giả được giải ảnh đẹp Tạp chí Nhiếp ảnh
Lãnh đạo Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam nhận kỷ niệm chương của Fujiflim tại lễ kỷ niệm 25 năm Tạp chí Nhiếp ảnh năm 2003 I TẠP CHÍ NHIẾP ẢNH VÀ XUẤT BẢN I
Các thế hệ lãnh đạo, cán bộ Tạp chí Nhiếp ảnh nhận Bằng khen của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam
Toàn cảnh Lễ kỷ niệm 40 năm Tạp chí Nhiếp ảnh ra số đầu tiên (năm 2018)
I TẠP CHÍ NHIẾP ẢNH VÀ XUẤT BẢN I
183
Chủ tịch Hội NSNAVN họp giao ban trực tuyến đầu năm với các văn phòng Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống trên cả nước.
Lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên tòa soạn Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống
184
Các phóng viên TC Nhiếp ảnh và Đời sống tác nghiệp tại Đại hội IX Hội NSNAVN
Tạp chí Nhiếp ảnh khai trương Văn phòng đại diện khu vực Bắc Trung Bộ tại Nghệ An
I TẠP CHÍ NHIẾP ẢNH VÀ XUẤT BẢN I
I TẠP CHÍ NHIẾP ẢNH VÀ XUẤT BẢN I
185
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHIẾP ẢNH
N
hững năm 1950, đội ngũ nhiếp ảnh chủ yếu bao gồm: Thợ ảnh hoặc các tiểu chủ có hiệu ảnh đi kháng chiến, một số thanh niên yêu thích ảnh được đào tạo cấp tốc để kịp thời phục vụ kháng chiến, những người chơi ảnh tài tử, trí thức trong các thành phố có điều kiện đọc sách nước ngoài tìm hiểu về kỹ thuật ảnh, một số phóng viên nhiếp ảnh từ các chiến khu hoặc miền Nam tập kết sau năm 1954. Tất cả các nguồn nhân lực trên được tiếp nhận, phân công làm việc trong các cơ quan báo chí, xuất bản, bảo tàng và những cơ quan văn hóa cần đến ảnh. Nhu cầu sử dụng nhiếp ảnh trong các lĩnh vực: Ảnh dịch vụ, ảnh tài liệu, ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật... ngày càng tăng. Việc đào tạo những người làm nghề ảnh càng trở nên cấp thiết.
186
Tháng 9 năm 1969, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam mở trại sáng tác ảnh nghệ thuật đầu tiên (trong 60 ngày), với 30 người tham dự. Mở đầu chương trình, học viên được trang bị lý thuyết cơ bản về nghệ thuật nhiếp ảnh và về văn học nghệ thuật, phương pháp tạo hình, kỹ thuật nhiếp ảnh... Ngoài các giảng viên chuyên ngành, Ban phụ trách lớp còn mời các nhà nghiên cứu xã hội học, mỹ học, nhà báo, nhà nhiếp ảnh, nhà văn thuyết trình như: Nhà nghiên cứu mỹ học Vũ Khiêu, nhà văn Nguyễn Đình Thi, nhà thơ Bảo Định Giang... Trong thời gian 15 ngày, học viên thực hành chụp ảnh ở Hà Tây. Các nghệ sĩ Nguyễn Nhưng, Hoàng Linh chụp được một số ảnh đẹp về làng cổ Đường Lâm. Bộ ảnh được phóng cỡ 30 x 40cm và 50 x 60cm trưng bày ngay tại nhà truyền thống xã, được nhân dân và chính quyền địa phương nhiệt liệt hoan nghênh.
I CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHIẾP ẢNH I
Lễ bảo vệ tốt nghiệp chuyên ngành Nhiếp ảnh tại Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội I CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHIẾP ẢNH I
187
Các lớp bồi dưỡng sáng tác nhiếp ảnh nghệ thuật tại Cần Thơ năm 2007 và 2014
Lễ bảo vệ tốt nghiệp chuyên ngành Nhiếp ảnh tại Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội
188
I CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHIẾP ẢNH I
Trước sự phát triển của nhiếp ảnh và những đòi hỏi của sáng tác, triển lãm ảnh, hoạt động nghiên cứu lý luận, phê bình và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhiếp ảnh đã được đẩy mạnh. Các lớp đào tạo bồi dưỡng nhiếp ảnh của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, của Hội Nhà báo Việt Nam, của các Hội Nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng, của Câu lạc bộ nhiếp ảnh ở địa phương, và một số trường đại học được mở ra khá sôi nổi. Họ góp phần hướng dẫn công chúng về khả năng cảm thụ nhiếp ảnh, định hướng và thúc đẩy công tác sáng tác. Công tác đào tạo bồi dưỡng lực lượng nhiếp ảnh cả nước được phát triển theo sự lớn mạnh của các cơ quan chuyên ngành và theo yêu cầu của xã hội. Ngoài trung tâm đào tạo chính là Thông tấn xã Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, các Hội nhiếp ảnh Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thì các Hội Văn nghệ các tỉnh, thành phố đều mở được những lớp đào tạo nhiếp ảnh ngắn hạn. Riêng Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã mở được hàng chục lớp chuyên sâu từ 3 đến 4 tháng. Chương trình đào tạo nhiếp ảnh nâng cao, quy mô trung cấp, cao đẳng và đại
I CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHIẾP ẢNH I
học xuất hiện. Việc đào tạo bồi dưỡng từng đợt và định kỳ từng bước đi vào nền nếp, với sự giúp đỡ tích cực của cán bộ và các nhà nhiếp ảnh Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh từ những năm 80 thế kỷ XX đã có đào tạo chuyên ngành Nhiếp ảnh bậc đại học. Sau này, Khoa Báo chí Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cũng đào tạo về nhiếp ảnh cho sinh viên, nhưng không có lớp chuyên ảnh. Các nhà nhiếp ảnh: Lê Phức, Chu Chí Thành, Nguyễn Long, Phạm Hoạt, Vũ Huyến, Trọng Thanh, Vũ Đức Tân... đã tham gia giảng dạy ở các cơ sở trên. Thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong việc mở các lớp đào tạo nhiếp ảnh theo trình tự từ thấp đến cao: Trung tâm Nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh (Giám đốc là Lâm Tấn Tài) cộng tác với Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh mở lớp Nhiếp ảnh khóa I (1985 - 1988), khóa II (1986 - 1989)... Trường được nâng cấp lên thành cao đẳng từ năm 1987, sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân nhiếp ảnh, hầu hết họ đều có việc làm. Người chịu trách nhiệm xây dựng chương trình thời kỳ đầu và đứng lớp là Nguyễn Đức
189
Chính và Nguyễn Xuân Khánh... Đồng thời từ 1995 Trường Văn hóa - Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh duy trì đều đặn các lớp nhiếp ảnh thuộc khoa Mỹ thuật hệ Cao đẳng 3 năm, đào tạo các cử nhân nhiếp ảnh. Các giảng viên chuyên trách: Lê Xuân Thăng, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Đức Chính cùng nhiều nghệ sĩ, kỹ sư thỉnh giảng từ trong và ngoài nước (Pháp, Mỹ). Sau nhiều năm chuẩn bị, Bộ Văn hóa Thông tin và Bộ Giáo dục Đào tạo đã cho phép Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội đào tạo nhiếp ảnh chính quy ở bậc cao đẳng từ năm 1998, và ở bậc đại học bắt đầu từ năm 2003. Đây là đề án do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đề xuất mà Tổng Thư ký Hội Lê Phức tâm huyết theo đuổi, được Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội đón nhận. Các ông Lê Phức, Chu Chí Thành, Vũ Huyến chủ trì việc phối hợp với Khoa Điện ảnh của Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội cùng một số nhà nhiếp ảnh có kinh nghiệm khác xây dựng và hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản. Nội dung giảng dậy được đúc kết trên cơ sở kết hợp các giáo trình nhiếp ảnh của Cộng hòa Dân chủ Đức, Liên Xô, Trung Quốc và kinh nghiệm đào tạo ảnh vài
190
chục năm qua ở Việt Nam, cùng với các tài liệu của Pháp và Mỹ... Theo yêu cầu của nhà trường, nhiều nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh có uy tín là hội viên của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã tham gia tuyển sinh, làm giảng viên chính của bộ môn này: Lê Phức, Chu Chí Thành, Vũ Huyến, Trần Mạnh Thường, Văn Thành, Vũ Nhật, Đinh Quang Thành, Vũ Khánh, Vũ Đức Tân... Nổi bật và có hiệu quả trong lĩnh vực đào tạo nghề ảnh ở Việt Nam phải kể đến hai thành phố: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều học viên trưởng thành đã sống được bằng nghề ảnh, có người mở studio, mở cửa hàng kinh doanh nghề ảnh; nhiều người trở thành hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, có người đạt đẳng cấp tước hiệu của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) và Liên đoàn Nhiếp ảnh Nghệ thuật Quốc tế (FIAP). Trong suốt 55 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã, đang và tiếp tục tập trung chỉ đạo, tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn và trại sáng tác nhiếp ảnh nghệ thuật nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng ảnh, chất lượng hội viên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội và đất nước.
I CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHIẾP ẢNH I
Buổi học của lớp chuyên ngành Nhiếp ảnh khoa Nhiếp ảnh, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội
I CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHIẾP ẢNH I
191
HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH ẢNH
H
ội đồng Nghệ thuật là cơ quan chuyên môn của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chấp hành, chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành về nghệ thuật nhiếp ảnh. Hội đồng Nghệ thuật có nhiệm vụ tổ chức thẩm định giá trị nghệ thuật tác phẩm nhiếp ảnh trong và ngoài nước do Hội tổ chức, phối hợp tổ chức và bảo trợ; tham gia Hội đồng xét chọn giải thưởng hàng năm của Hội, ảnh nghệ thuật trong nước và quốc tế; tổng kết các hoạt động sáng tạo nghệ thuật nhiếp ảnh; đề xuất các biện pháp, phương
192
thức hoạt động định hướng sáng tác nhằm nâng cao chất lượng nghệ thuật theo đường lối văn hoá, văn nghệ của Đảng và Nhà nước. Hướng dẫn các chi hội, hội viên trong sáng tác ảnh nghệ thuật. Tham gia tổ chức và hướng dẫn nghiệp vụ trong các cuộc tập huấn trại sáng tác nhiếp ảnh; giúp các Hội Văn học Nghệ thuật địa phương, các cơ quan, ban, ngành trong cả nước đào tạo, thẩm định các cuộc thi, liên hoan ảnh; cùng với Ban Sáng tác và Triển lãm, Ban Lý luận Phê bình Nhiếp ảnh tổ chức các cuộc tập huấn, sáng tác ảnh...
I HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH ẢNH I
Hội đồng giám khảo chấm ảnh trong các cuộc thi, liên hoan ảnh nghệ thuật I HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH ẢNH I
193
194
I HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH ẢNH I
Hội đồng giám khảo chấm ảnh trong các cuộc thi, liên hoan ảnh nghệ thuật
I HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH ẢNH I
195
196
I HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH ẢNH I
Hội đồng giám khảo chấm ảnh trong các cuộc thi, liên hoan ảnh nghệ thuật
I HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH ẢNH I
197
Buổi chấm ảnh cuộc thi triển lãm ảnh Việt Nam đất nước con người do Hội NSNAVN phối hợp với Báo Ảnh Việt Nam tổ chức
198
I HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH ẢNH I
Tập huấn về công tác tổ chức và thẩm định ảnh khu vực phía Bắc tại Trại sáng tác Đại Lải năm 2011
I HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH ẢNH I
199
XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG HỘI VIÊN VÀ CỦNG CỐ CHI HỘI Công tác xây dựng lực lượng, chất lượng hội viên và củng cố Chi hội cơ sở luôn là vấn đề được Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam qua các thời kỳ quan tâm và chú trọng.
T
ừ 71 hội viên sáng lập (ở Đại hội lần thứ I), sau Đại hội lần thứ II (1983), Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã kết nạp thêm nhiều hội viên ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam. Đến năm 1983 tổng số hội viên là 173 người, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành lớn. Năm 1993, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam có 296 hội viên hoạt động ở hầu khắp các tỉnh và thành phố trong cả nước. Tổ chức cơ sở Hội gồm chi hội, câu lạc bộ địa phương. Theo quy định, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có Chi hội, 3 hội viên trở lên được thành lập Chi hội. Tính đến tháng 12 năm 2008, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam có 805 hội viên. Trong nhiệm kỳ IV, V và VI trung bình mỗi năm phát triển từ 40 đến 50 hội viên.
200
Đến nay, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam có 1.046 hội viên, sinh hoạt tại 78 chi hội ở 57 tỉnh, thành phố trong cả nước. Cho tới giai đoạn này, đội ngũ nhiếp ảnh phần lớn là những phóng viên nhiếp ảnh báo chí, các nhà nhiếp ảnh hoạt động trong ngành văn hóa thông tin, xuất bản và một số ít làm công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng và lý luận phê bình ảnh. Còn lại phần nhiều là các tay máy tự do, làm dịch vụ nhiếp ảnh. Tại các hội thảo khoa học về nhiếp ảnh vào những năm 90 của thế kỷ XX, nhiều ý kiến nhận định có 3 thế hệ cầm máy: 1. Lớp người trưởng thành từ Cách mạng tháng Tám và tiếp tục tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Phần lớn họ xuất thân từ thợ ảnh, có một số người mở cửa hiệu. Đồng thời với đội ngũ nhiếp ảnh kháng chiến, ở
I XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG HỘI VIÊN VÀ CỦNG CỐ CHI HỘI I
Tổng Thư ký Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Lê Phức cùng Phó Trưởng ban Sáng tác & Triển lãm Vũ Nhật đến thăm, làm việc với Câu lạc bộ Nhiếp ảnh - Mỹ thuật Tháp Bình Sơn và chụp ảnh lưu niệm tại Tháp Bình Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (năm 2000)
vùng tạm chiếm cũng có lực lượng nhiếp ảnh đông đảo. Sau năm 1954, đội ngũ nhiếp ảnh kháng chiến trở về thành phố, cùng với các nhà nhiếp ảnh vùng tạm chiếm, đặt nền móng cho sự phát triển các loại hình chính của nhiếp ảnh Việt Nam. 2. Lớp người trưởng thành từ những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chiến đấu ở miền Nam hoạt động trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhiều tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc của anh chị em đã được khẳng định. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của nhiếp ảnh Việt Nam.
I XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG HỘI VIÊN VÀ CỦNG CỐ CHI HỘI I
Trong khi đó, tại địa bàn Mỹ và chính quyền Sài Gòn kiểm soát, trừ một số nhà nhiếp ảnh trực tiếp làm việc cho Mỹ và chính quyền Sài Gòn, còn lại, đa số né tránh chính trị, yên phận làm nghề. 3. Anh chị em nhiếp ảnh trẻ trưởng thành từ sau ngày đất nước thống nhất năm 1975. Lớp trẻ này có trình độ học vấn khá (phổ thông, đại học), lại được sống trong thời bình, giao lưu mở rộng, được lớp đàn anh đào tạo, dìu dắt nên nhạy bén tiếp xúc với cái mới. Tác phẩm của họ phong phú, đoạt được nhiều giải thưởng qua các cuộc thi, triển lãm ảnh trong nước và quốc tế./.
201
Câu lạc bộ Nhiếp ảnh 19 Hàng Buồm, Hà Nội
Các thành viên CLB Nhiếp ảnh Nữ ĐBSCL đến thăm Ủy viên Thư ký Ban Chấp hành Hội NSNAVN - Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh TPHCM Lâm Tấn Tài (năm 2001)
202
I XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG HỘI VIÊN VÀ CỦNG CỐ CHI HỘI I
Giao lưu, triển lãm ảnh của Câu lạc bộ nhiếp ảnh Sóc Trăng - Cộng hòa Dân chủ Đức tại Thị xã Sóc Trăng năm 1985
Bốn Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Nữ của cả nước gồm Hải Âu (TP. HCM), Âu Cơ và Núi Đôi (Hà Nội) và Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức giao lưu và khai mạc Triển lãm ảnh I XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG HỘI VIÊN VÀ CỦNG CỐ CHI HỘI I
203
204
Lễ ra mắt Nghiệp đoàn - Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Bảo Lộc, 06/1997
Lễ ra mắt Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Nghệ thuật Phổ Yên
Lễ ra mắt CLB Nhiếp ảnh Đồng Nai
Lễ ra mắt Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Nghệ thuật Phổ Yên
Câu lạc bộ nhiếp ảnh Hải Âu
Lễ ra mắt Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Nghệ thuật Phổ Yên
I XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG HỘI VIÊN VÀ CỦNG CỐ CHI HỘI I
Lễ ra mắt các Câu lạc bộ Nhiếp ảnh trên cả nước
I XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG HỘI VIÊN VÀ CỦNG CỐ CHI HỘI I
205
Lễ kết nạp hội viên mới của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tại một số tỉnh, thành trên cả nước
206
I XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG HỘI VIÊN VÀ CỦNG CỐ CHI HỘI I
Thẻ hội viên qua các thời kỳ của cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Nhật
207
GIAO LƯU, HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH
S
au ngày đất nước thống nhất, hoạt động đối ngoại của Việt Nam mở rộng trên trường quốc tế, nhiếp ảnh cũng được sử dụng như một phương tiện giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tiếp tục mở rộng các hoạt động nhiếp ảnh ra ngoài phạm vi các nước truyền thống là Liên Xô, sau này là Liên bang Nga và các nước Đông Âu. Hội đứng ra tổ chức lựa chọn ảnh gửi dự triển lãm của Liên đoàn Nhiếp ảnh Nghệ thuật Quốc tế (FIAP), dự cuộc thi ảnh Năm quốc tế thanh niên của Liên hợp quốc tại Pháp, đều đặn tham dự các cuộc thi ảnh hàng năm của Trung tâm Văn hóa châu Á Thái Bình Dương thuộc UNESCO (ACCU), dự thi ảnh báo chí thế giới (WPP), ảnh báo chí của tổ chức Quốc tế các nhà báo (OIJ), dự thi
208
ảnh do các quốc gia tổ chức như Trung Quốc, Mông Cổ, Tiệp Khắc, Hà Lan, Pháp, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Australia, New Zealand, các nước Mỹ La tinh... Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Nhiếp ảnh CHDC Đức trước đây thi hành Hiệp định hợp tác văn hóa giữa hai nước, thường xuyên có trao đổi triển lãm, kết nghĩa giữa câu lạc bộ nhiếp ảnh của hai nước (Tỉnh Quảng Ninh với Thành phố Cottbus, Thành phố Hồ Chí Minh với Leipzig, Hậu Giang với Magdeburg, trao đổi nghệ sĩ tham quan và sáng tác ảnh. Nhiếp ảnh Việt Nam đã có các đoàn đi thăm, trưng bày ảnh, ở các nước Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, Thụy Sĩ, Bỉ, Lào, Campuchia, Cu Ba, Mông Cổ và một số nước Đông Âu.
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
Ban tổ chức Triển lãm ảnh “Một ASEAN đoàn kết tiến vào thế kỷ XXI” tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
209
(Thụy Sĩ - Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập FIAP), ông Lê Phức làm trưởng đoàn và Chu Chí Thành là đoàn viên; Lần thứ 26 tại Italia (2001), ông Lê Phức làm trưởng đoàn và Trần Sơn là đoàn viên; Lần thứ 27 (năm 2003) dự định tại Thành đô (Trung Quốc), nhưng do dịch bệnh SARS, phải hoãn và thay địa điểm tới năm sau, 2004 tại Hungarie, ông Lê Phức làm Trưởng đoàn và Vũ Văn Cảnh là đoàn viên; Lần thứ 28 (năm 2006) tại Thành Đô (Trung Quốc), có ông Chu Chí Thành làm trưởng đoàn, các ông Lương Phú Hữu, Xuân Gụ, Văn Ngọc Nhuần là thành viên tham dự. Tại Đại hội này, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã đoạt Huy chương Vàng với bộ ảnh đen trắng 10 ảnh tại cuộc thi ảnh đơn sắc 2 năm một lần do FIAP tổ chức; Lần thứ 29 tại Zilina, Slovakia (năm 2008), Trưởng đoàn là ông Chu Chí Thành, các thành viên là Vũ Huyến, Xuân Gụ, Trần Quốc Dũng và Tạ Hoàng Nguyên. Tại Đại hội này, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã đoạt Cup Thế giới FIAP với bộ ảnh đen trắng 10 ảnh trong cuộc thi ảnh đơn sắc 2 năm một lần do FIAP tổ chức và đã trúng cử đăng cai Đại hội lần thứ 30 của FIAP vào năm 2010 tại Việt Nam. Việc Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đoạt Cup thế giới đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du
210
Năm 1991, Hội NSNAVN gia nhập Liên đoàn Nhiếp ảnh Nghệ thuật Quốc tế (FIAP), một tổ chức có uy tín trong lĩnh vực nhiếp ảnh nghệ thuật thế giới. Việt Nam là thành viên thứ 65 của FIAP. Chức danh Quan chức FIAP chỉ định tại Việt Nam do người đứng đầu Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam qua các thời kỳ chịu trách nhiệm: Tổng Thư ký Hoàng Tư Trai (nhiệm kỳ III); Tổng Thư ký Lê Phức (nhiệm kỳ IV và V); Chủ tịch Chu Chí Thành (nhiệm kỳ VI); Chủ tịch Vũ Quốc Khánh (nhiệm kỳ VII, VIII) và hiện nay là bà Trần Thị Thu Đông - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam nhiệm kỳ IX. Đại hội FIAP lần thứ 21 (năm 1991), tại Tây Ban Nha lần đầu tiên có đại biểu Việt Nam tham dự, do ông Lâm Tấn Tài làm trưởng đoàn; Lần thứ 22 (năm 1993) tại Hà Lan do ông Lê Phức đại diện tham dự; Lần thứ 23 (năm 1995) tại Andora, ông Chu Chí Thành làm trưởng đoàn và bà Đào Hoa Nữ đoàn viên tham dự; Lần thứ 24 (năm 1997) tại Thâm Quyến (Trung Quốc), ông Lê Phức trưởng đoàn và ông Bùi Việt Hưng đoàn viên tham dự (ông Văn Bảo được cử làm thành viên giám khảo cuộc triển lãm ảnh trong Đại hội này); Lần thứ 25 (năm 1999) tại Thun
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
Tổng Thư ký Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Lê Phức phát biểu tại Lễ phong tặng tước hiệu FIAP cho các Nghệ sĩ Nhiếp ảnh toàn quốc (năm 1998)
Phó Tổng Giám đốc Thông Tấn xã Việt Nam Hồ Tiến Nghị, Thứ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Nguyễn Trung Kiên cắt băng khai mạc triển lãm ảnh Hồi niệm (năm 2000)
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
Đoàn Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam giao lưu sáng tác tại Thiên Tân - Trung Quốc
211
lịch bình chọn là một trong mười sự kiện văn hóa nổi bật của Việt Nam trong năm 2008. Hai sự kiện này là minh chứng cụ thể về vị trí và ảnh hưởng của nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam trên trường quốc tế. Tại các cuộc thi và triển lãm của FIAP năm 2010 trong khuôn khổ Đại hội FIAP lần thứ 30 Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đoạt Cup FIAP cho bộ ảnh của các tác giả dưới 20 tuổi, Huy chương vàng cho bộ ảnh đen trắng... Trong các cuộc thi ảnh do FIAP tổ chức, hoặc do FIAP bảo trợ, Việt Nam là nước tham dự thường xuyên và luôn đoạt được nhiều giải thưởng cao.
Đoàn Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam giao lưu sáng tác tại Lào.
212
Việt Nam chủ động và từng bước hội nhập với nhiều nền nhiếp ảnh, nhiều quốc gia và khu vực khác nhau, đã giành được những kết quả đáng khích lệ, góp phần giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và nhiều dân tộc trên thế giới. Tính đến nay, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã có 169 tước hiệu của FIAP, trong đó có 94 A.FIAP, 51 E.FIAP, 03 E.FIAP/b, 08 E.FIAP/s, 05 E.FIAP/g, 03 Hon FIAP, 02 ES.FIAP, 02 M.FIAP FIAP coi trọng những đóng góp và đánh giá cao vị trí của nhiếp ảnh Việt Nam, coi đây là một trong những nước có nền nhiếp ảnh phát triển mạnh ở châu Á thúc đẩy giao
Đoàn Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam giao lưu sáng tác tại Thái Lan.
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Chu Chí Thành tiếp đoàn Đại biểu nhiếp ảnh gia Trung Quốc do bà Thiệu Hoa - Chủ tịch Hiệp hội Nhiếp ảnh gia Trung Quốc dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 22 - 26/5/2006
lưu văn hóa, vì hòa bình, hữu nghị và hiểu biết giữa các dân tộc. Năm 1996, với sự bảo trợ của FIAP, Cuộc thi và triển lãm ảnh quốc tế lần đầu tiên tại Việt Nam (VN 96) đã thành công. Công luận báo chí trong nước đã bình chọn VN 96 là một trong 10 sự kiện văn hóa nổi bật trong năm. Cuộc thi và triển lãm ảnh quốc tế này chính thức mở cửa đón nghệ thuật nhiếp
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
ảnh thế giới vào Việt Nam theo đường lối hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước. Kể từ đó, Cuộc thi và triển lãm ảnh quốc tế đã trở thành “thương hiệu” được tổ chức định kỳ của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam: VN‘02 (2002), VN’05, (2005), VN’07 (2007)… đến nay là VN’21 (2021) Từ năm 2000 trở đi bạn bè trên thế giới được thưởng thức ảnh nghệ thuật Việt Nam
213
Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Chu Chí Thành và Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Kham Lạ Soulilath ký tuyên bố chung ngày 25/9/2006
nhiều hơn trước. Các nhà nhiếp ảnh như Nguyễn Khoa Lợi tổ chức triển lãm ảnh tại Pháp; Lê Phức tổ chức triển lãm ảnh tại Áchentina, Mêhicô; Đào Hoa Nữ mở triển lãm ảnh tại Pháp, Bỉ; Vũ Đức Tân, Vinh Quang, Tiến Dũng tổ chức triển lãm ảnh tại Anh; Lê Vượng, Lê Thanh Đức, Lê Cường, Duy Thắng, Đoàn Đức Minh, Phan Công Thức, Nguyễn Thị Sin... đều có triển lãm ảnh tại Pháp, Mỹ, Đức, Nhật nhằm giới thiệu
214
đất nước, con người Việt Nam với nước bạn. Mặt khác, các nhà nhiếp ảnh nước ngoài cũng tổ chức nhiều triển lãm cá nhân, triển lãm theo chuyên đề tại Việt Nam. Đáng chú ý là trước và sau dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Trung tâm Văn hóa Pháp ở Hà Nội đã cho ra mắt nhiều triển lãm ảnh của các nhà nhiếp ảnh Pháp về Hà Nội và các địa phương nước ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Không phải chỉ trong chiến tranh, mà
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
Đoàn nhiếp ảnh gia quốc tế đến Việt Nam để thực hiện sách ảnh “Một thoáng Việt Nam”
cả trong hòa bình cũng có nhiều nhà nhiếp ảnh vào Việt Nam. Nổi bật là Rick Smolan và Jennifer Erwitt cùng 70 nhà nhiếp ảnh của 14 nước vào Việt Nam trong 7 ngày chụp ảnh để làm cuốn sách ảnh Một thoáng Việt Nam (Passage to Việt Nam). Trong số đó có 15 nhà nhiếp ảnh Việt Nam cùng tham gia. Sách in, phát hành tại Mỹ và bán ở nhiều nước trên thế giới. Truyền thống giao lưu nhiếp ảnh giữa
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
Việt Nam và các nước bè bạn đã có từ lâu. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cũng như sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công tác này được phát huy với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Nhu cầu hội nhập văn hóa ảnh được luật pháp Việt Nam bảo vệ. Do điều kiện kinh tế phát triển, với tinh thần Việt Nam là bạn với các nước, nên việc giao lưu nhiếp ảnh ngày càng được đẩy mạnh.
215
Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Chu Chí Thành và đoàn NSNA đi sáng tác tại cánh đồng chum Xiêng Khoảng Lào tháng 4/2007
NSNA Phạm Huỳnh - Chi hội Đắk Lắk và NSNA Dư Tuấn Hải (Thừa Đức - Trung Quốc) ký văn bản ghi nhớ về việc ký kết quan hệ hợp tác về nhiếp ảnh giữa Đắk Lắk và Thừa Đức (năm 2008)
Các Nghệ sĩ Nhiếp ảnh bậc thầy thế giới giao lưu và sáng tác ảnh với các Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tại Hạ Long - Việt Nam (năm 2008)
216
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
CÁC HÌNH THỨC GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP CHÍNH 01. Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tham
05. Giữ mối giao lưu với các tổ chức
gia các tổ chức nhiếp ảnh quốc tế lớn, các chi hội và cá nhân cũng được trực tiếp tham gia các tổ chức nhiếp ảnh quốc tế hoặc quốc gia. 02. Tham dự và tổ chức các cuộc thi và triển lãm ảnh quốc tế và khu vực 03. Tham dự các hội thảo về nhiếp ảnh quốc tế và khu vực. Tham gia Hội đồng giám khảo các cuộc thi ảnh quốc tế do FIAP tổ chức hoặc do các nước thành viên FIAP tổ chức, các cuộc thi ảnh nghệ thuật hoặc báo chí thế giới và khu vực… 04. Tổ chức hoặc tham gia các chuyến đi trao đổi nghề nghiệp hoặc sáng tác nhiếp ảnh qua hiệp định giữa các quốc gia, theo qui mô nhóm các nước hoặc song phương ở các khu vực hoặc châu lục khác nhau.
nhiếp ảnh và văn hóa các nước đã có từ lâu như: Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức... làm phong phú và đa dạng hơn quan hệ với các nước trong khối ASEAN, cộng đồng các nước sử dụng tiếng Pháp, các nước trong khu vực Mỹ La tinh, Bắc Âu, Nhật Bản và các tổ chức quốc tế khác. 06. Trao đổi triển lãm ảnh của nhóm tác giả, của cá nhân. 07. Phối hợp thông tin và xuất bản các ấn phẩm bằng ảnh. 08. Mở rộng mối quan hệ với Lào, Campuchia, từng bước kết nối để hình thành Hiệp hội Nhiếp ảnh ASEAN.v.v...
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
217
Khai mạc triển lãm ảnh hữu nghị Việt Nam - Cu Ba tại Hà Nội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Bá Hân tham gia giảng dạy nhiếp ảnh cho giáo viên và học sinh Trường trung học quốc tế ở Thủ đô Jakarta - Indonesia (năm 2018)
218
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
Đoàn Nhiếp ảnh Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và Thừa Đức (Trung Quốc) chụp ảnh lưu niệm tại Thừa Đức (năm 2008) Đoàn Nhiếp ảnh Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam thăm và sáng tác ảnh tại Trung Quốc I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
219
220
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
Các hoạt động của Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Quốc tế tại Việt Nam
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
221
Cắt băng khai mạc và xem triển lãm ảnh
Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Chu Chí Thành nhận Huy chương Vàng FIAP Cuộc thi ảnh đen trắng lần thứ 28 tại Thành Đô - Trung Quốc năm 2006.
222
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
Đoàn Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam dự Đại hội FIAP lần thứ 28 tại Thành Đô - Trung Quốc
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
223
HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM ĐI NHẬN CÚP VÀNG FIAP LẦN THỨ 29 TẠI SLOVAKIA NĂM 2008
Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Chu Chí Thành thay mặt đoàn Việt Nam nhận cúp Vàng tại Đại hội FIAP lần thứ 29 tại Slovakia (năm 2008)
224
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
Đ
ại hội lần thứ 29 của Liên đoàn Nhiếp ảnh Nghệ thuật Quốc tế (FIAP) tổ chức ở Zilina (CH Slovakia) từ ngày 22 đến ngày 27/8/2008. Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Chu Chí Thành làm trưởng đoàn cùng với các thành viên Vũ Huyến, Xuân Gụ, Trần Quốc Dũng, Tạ Hoàng Nguyên, tham dự Đại hội. Tại Đại hội này, Việt Nam được trao tặng Cúp thế giới FIAP 2008 - là giải thưởng cao nhất cho bộ ảnh đen trắng của 10 tác giả gồm: Bảo Hưng, Chính Hữu, Vương Quốc Kim, Nguyễn Long, Trần Phong, Lê Quang Phú, Ngọc Thái, Tam Thái, Ngô Huy Tịnh và Hoàng Quốc Tuấn với chủ đề “Nếp văn hoá truyền thống của dân tộc thiểu số Tây Nguyên Việt Nam” do Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tuyển chọn từ các cuộc triển lãm toàn quốc, các bộ ảnh được đầu tư và ảnh xuất sắc hàng năm (cuộc thi và triển lãm lần này có 46 quốc gia tham dự). Thay mặt Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam ông Chu Chí Thành, Chủ tịch Hội đã đón nhận chiếc Cúp thế giới FIAP 2008 từ tay Chủ tịch FIAP Emile Wandersheid. Năm 2006 Việt Nam đã đoạt Huy chương Vàng FIAP Cuộc thi ảnh đen trắng tại Đại hội FIAP lần thứ 28 tổ chức tại Thành Đô, Trung
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
Quốc. Như vậy trong 2 kỳ đại hội liên tiếp, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã đoạt được những giải thưởng cao nhất và danh giá nhất của FIAP. Ngày 26/8/2008 trước sự chứng kiến của Chủ tịch FIAP Emile Wandersheid và toàn bộ Ban Chấp hành FIAP, ông Chu Chí Thành - quan chức FIAP tại Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và ông Ricacardo Busi - Tổng Thư ký FIAP đã ký văn bản thoả thuận về việc đăng cai tổ chức FIAP lần thứ 30 tại Việt Nam. Việc đăng cai Đại hội FIAP lần thứ 30 vào năm 2010 tại Việt Nam là một vinh dự lớn cho Việt Nam và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.
Đoàn đại biểu Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tại Đại hội FIAP lần thứ 29
225
Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Chu Chí Thành phát biểu tại Đại hội FIAP lần thứ 29
Chủ tịch FIAP trao văn bản thỏa thuận về việc đăng cai tổ chức FIAP lần thứ 30 tại Việt Nam cho Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Chu Chí Thành
226
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
Các đại biểu dự Đại hội FIAP lần thứ 29 giao lưu sáng tác tại Slovakia
Đại biểu dự Đại hội FIAP lần thứ 29 xem bộ ảnh đoạt cúp Vàng FIAP của Việt Nam I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
227
VIỆT NAM ĐĂNG CAI THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI FIAP LẦN THỨ 30 TẠI HÀ NỘI NĂM 2010
Đ
ại hội Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế (FIAP) lần thứ 30, diễn ra từ ngày 01 đến ngày 08/8/2010 tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện này và là quốc gia châu Á thứ hai đăng cai đại hội FIAP, sau Trung Quốc. Tham dự đại hội có 240 đại biểu là các nghệ sĩ nhiếp ảnh đến từ 43 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Việt Nam tham dự Đại hội FIAP 30 với 06 nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Quốc Khánh, Chu Chí Thành và 04 thành viên khác của Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (Phạm Văn Tý, Trương Hoàng Thêm, Lê Hồng Linh, Lê Xuân Thăng). 03 phiên họp chính của Đại hội diễn ra tại khách sạn Sofitel Plaza (Hà Nội). Ngoài các phiên họp chính thức, các đại biểu tham dự khai mạc triển lãm ảnh truyền thống của
228
FIAP do 60 nước gửi dự thi, tham gia đi thực tế sáng tác tại Hà Nội, Ninh Bình và Hạ Long. Nhân dịp này, hơn 100 tác phẩm ảnh của các nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam được trưng bày tại hội trường Đại hội để bạn bè quốc tế cùng chiêm ngưỡng. Tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu: “Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội lần thứ 30 của FIAP một lần nữa khẳng định sự ủng hộ của Đảng, Chính phủ Việt Nam đối với sự phát triển của nhiếp ảnh, đồng thời thể hiện trách nhiệm của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam với cộng đồng nhiếp ảnh quốc tế. Đó cũng là nhiệm vụ của giới nhiếp ảnh Việt Nam góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Việt Nam với thế giới”, đồng thời mong muốn trong thời gian dự Đại hội tại Việt Nam, các
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
Đoàn đại biểu quốc tế dự Đại hội FIAP lần thứ 30 vào lăng viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Toàn cảnh Đại hội FIAP lần thứ 30 I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
229
Đoàn Chủ tịch Đại hội FIAP lần thứ 30
nghệ sĩ nhiếp ảnh thế giới bằng khả năng sáng tạo, ngôn ngữ đặc trưng của nhiếp ảnh sẽ có được nhiều tác phẩm về Việt Nam tươi đẹp, thân thiện, đoàn kết, hợp tác, hữu nghị để giới thiệu tới nhân dân, bạn bè quốc tế. Cũng tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trao tặng Đại hội bức tranh có hình ảnh Khuê Văn Các, biểu tượng đẹp của Thủ đô Hà Nội 1000 năm văn hiến. Liên đoàn Nghệ thuật Nhiếp ảnh Quốc tế (viết theo tiếng Pháp là Féderation International de L’Art Photographique và
230
tiếng Anh là The International Federation of Photographic Art) viết tắt là FIAP, được thành lập vào tháng 9/1947. Trong hơn 60 năm qua, FIAP đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, hiện nay FIAP đã có gần 85 quốc gia thành viên và vùng lãnh thổ trên khắp các châu lục. FIAP đã trở thành tổ chức Nhiếp ảnh Nghệ thuật lớn nhất, có uy tín thuộc Ủy ban UNESCO của Liên hiệp quốc. Từ năm 1950, các kỳ Đại hội FIAP được tổ chức theo nhiệm kỳ 2 năm/lần và chủ yếu diễn ra tại châu Âu. Tại châu Á, trước Việt
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao tặng bức tranh Khuê Văn Các cho Chủ tịch FIAP
Nam, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên đăng cai tổ chức Đại hội FIAP. Việt Nam gia nhập FIAP từ năm 1991. Sau hơn 20 năm là thành viên FIAP, hội nhập về nhiếp ảnh Việt Nam đã có bước phát triển đáng khích lệ, hàng ngàn tác phẩm của hàng trăm nhà nhiếp ảnh Việt Nam đã được trưng bày triển lãm ở khắp các quốc gia và khu vực trên thế giới, theo đó hình ảnh Việt Nam đã được quảng bá trên toàn thế giới, đây cũng là một dịp để thế giới hiểu và biết thêm về đất nước và con người Việt Nam. Song song
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
với việc quảng bá về hình ảnh, giới nhiếp ảnh Việt Nam cũng học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm trong sáng tác, kinh nghiệm về tổ chức thi ảnh, đặc biệt học tập được nhiều về kỹ thuật và nghệ thuật nhiếp ảnh tiên tiến của thế giới. Đến tháng 8 năm 2010, Việt Nam có khoảng 300 nhà nhiếp ảnh Việt Nam là hội viên của FIAP. 143 nhà nhiếp ảnh Việt Nam đã nhận được các tước hiệu của FIAP gồm: ES. FIAP (nghệ sĩ nhiếp ảnh có cống hiến xuất sắc): 7; M. FIAP (nghệ sĩ nhiếp ảnh
231
Chủ tịch FIAP phát biểu khai mạc Đại hội
Đoàn đại biểu Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam dự Đại hội FIAP lần thứ 30
232
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
bậc thầy): 1; E. FIAP/b (nghệ sĩ nhiếp ảnh đặc biệt xuất sắc): 2; E. FIAP (nghệ sĩ nhiếp ảnh xuất sắc): 39; A. FIAP: 93 (nghệ sĩ nhiếp ảnh), cố nghệ sĩ nhiếp ảnh - nguyên Chủ tịch Hội NSNAVN Lê Phức là người duy nhất được phong tặng tước hiệu Nghệ sĩ danh dự (Hon. FIAP). Nhiều nhà nhiếp ảnh đoạt nhiều giải thưởng quốc tế như Lê Hồng Linh, Trần Phong, Phạm Dực, Đào Tiến Đạt... đã mang danh dự về cho đất nước, đặc biệt tại các cuộc thi ảnh đen trắng do FIAP tổ chức, Bộ ảnh của Việt Nam đã đoạt Cúp Thế giới của FIAP (năm 2008 tại Slovakia), bộ ảnh dành cho các tác giả dưới 16 tuổi (tại Việt Nam năm 2010); Huy chương Vàng FIAP (năm 2006 tại Trung Quốc và năm 2010 tại Việt Nam), Huy chương vàng FIAP cho bộ ảnh dành cho các
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
tác giả dưới 21 tuổi (tại Việt Nam năm 2010) Huy chương Bạc FIAP (năm 2001 tại Italia) và Huy chương Đồng FIAP bộ ảnh màu (tại Irelad năm 2010) đây là những giải thưởng đáng trân trọng. Đại hội FIAP lần thứ 30 được tổ chức tại Việt Nam đã phần nào khẳng định được vị trí, vai trò của nhiếp ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời đây cũng là dịp để giới thiệu về đất nước, đời sống, kinh tế, văn hóa, con người Việt Nam. Càng đặc biệt, khi đúng vào dịp Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho việc tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Hy vọng, việc đăng cai tổ chức Đại hội lần thứ 30 của FIAP sẽ là một dấu son mới của Nhiếp ảnh Việt Nam đóng góp vào tiến trình phát triển của Liên đoàn Nghệ thuật Nhiếp ảnh Quốc tế.
233
Chùm ảnh: Các đại biểu dự Đại hội FIAP lần thứ 30 tại Việt Nam đi thăm và sáng tác tại Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình)
234
I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
Ban Tổ chức thuộc cơ quan Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại Đại hội FIAP lần thứ 30
Các đại biểu dự Đại hội FIAP lần thứ 30 chụp ảnh lưu niệm tại Nhà hát lớn Hà Nội I GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
235
NGÀY TRUYỀN THỐNG NHIẾP ẢNH VIỆT NAM 15/3/1953
N
gày 15 tháng 3 năm 1953, tại chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 147-SL thành lập “Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam”; 50 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 147 - SL thành lập “Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam”, năm 2003, được phép của Bộ Nội vụ, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương), Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 15 tháng 3 hàng năm được công nhận là Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam - nhằm tôn vinh ngành Nhiếp ảnh Việt Nam, những đóng góp và cống hiến của các nhà nhiếp ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi ngày 15 tháng 3 được công nhận là Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam, giới Nhiếp ảnh Việt Nam đã luôn coi đó là ngày
236
truyền thống của mình. Bắt đầu từ năm 2003, ngày 15 tháng 3 chính thức trở thành ngày truyền thống, ngày hội của giới nhiếp ảnh Việt Nam. Vào ngày này, các chi hội nhiếp ảnh Trung ương, các phân hội nhiếp ảnh thuộc các Hội Văn học Nghệ thuật các tỉnh, các Câu lạc bộ nhiếp ảnh trong cả nước đều có nhiều hoạt động nhiếp ảnh để chào mừng: khai mạc triển lãm ảnh, tổ chức các hội thảo, dâng hương danh nhân Đặng Huy Trứ - “ông Tổ” của nghề ảnh Việt Nam… Trong suốt chặng đường đã qua, bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, giới nhiếp ảnh nói riêng, ngành nhiếp ảnh Việt Nam nói chung đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Ngành Nhiếp ảnh đã nhận được sự quan tâm nhiều mặt của Đảng và Nhà nước ta: cấp kinh phí hoạt động, đầu tư hỗ trợ sáng tác, tạo điều kiện tổ chức các trại sáng tác, giao
I NGÀY TRUYỀN THỐNG NHIẾP ẢNH VIỆT NAM 15/3/1953 I
GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ NHIẾP ẢNH I
237
238
Các Nghệ sĩ Nhiếp ảnh nhận bằng khen nhân kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ ký sắc lệnh thành lập ngành Nhiếp ảnh - Điện ảnh Việt Nam và 10 năm ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam tại Bạc Liêu năm 2013
lưu với bạn bè nhiếp ảnh quốc tế, cấp đất và kinh phí xây dựng Trung tâm lưu trữ và triển lãm ảnh quốc gia... Hàng năm, vào dịp 15/3, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đều có hướng dẫn các Chi hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức các hoạt động kỷ niệm. Để hưởng ứng, chào mừng Ngày truyền
I NGÀY TRUYỀN THỐNG NHIẾP ẢNH VIỆT NAM 15/3/1953 I
thống Nhiếp ảnh Việt Nam 15/3, hàng năm, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - cơ quan quản lý nhà nước về nhiếp ảnh của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã thường xuyên phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Văn học Nghệ thuật các tỉnh, thành phố, phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, hội thảo…
239
Các Nghệ sĩ Nhiếp ảnh về dự lễ dâng hương danh nhân Đặng Huy Trứ - ông Tổ của nghề ảnh Việt Nam
240
I NGÀY TRUYỀN THỐNG NHIẾP ẢNH VIỆT NAM 15/3/1953 I
Các đồng chí lãnh đạo của tỉnh Cà Mau và lãnh đạo ban ngành Trung ương cắt băng khánh thành Bia Nhiếp ảnh - Điện ảnh Tây Nam bộ ngày 21/6/2020 tại xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau
I NGÀY TRUYỀN THỐNG NHIẾP ẢNH VIỆT NAM 15/3/1953 I
241
Chùm ảnh: Các hoạt động Kỷ niệm Ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam diễn ra trên khắp cả nước
242
I NGÀY TRUYỀN THỐNG NHIẾP ẢNH VIỆT NAM 15/3/1953 I
Đoàn Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam thăm di tích lịch sử nơi khai sinh ngành Điện ảnh - Nhiếp ảnh Việt Nam (Điềm Mặc, Đại Từ, Thái Nguyên)
I NGÀY TRUYỀN THỐNG NHIẾP ẢNH VIỆT NAM 15/3/1953 I
243
Lãnh đạo, cán bộ Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm - Cơ quan Quản lý Nhà nước về Nhiếp ảnh thăm và dâng hương tại khu nhà thờ Danh nhân Đặng Huy Trứ (Thừa Thiên Huế)
244
I NGÀY TRUYỀN THỐNG NHIẾP ẢNH VIỆT NAM 15/3/1953 I
Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm - Cơ quan Quản lý Nhà nước về Nhiếp ảnh thăm di tích lịch sử nơi khai sinh ngành Điện ảnh - Nhiếp ảnh Việt Nam (Điềm Mặc, Đại Từ, Thái Nguyên)
I NGÀY TRUYỀN THỐNG NHIẾP ẢNH VIỆT NAM 15/3/1953 I
245
NGÀY THÀNH LẬP HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM 08/12/1965
Lãnh đạo Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng với lãnh đạo Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các NSNA tại Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Hội
246
I NGÀY THÀNH LẬP HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM 8/12/1965 I
247
Các NSNA nhận Kỷ niệm chương của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (ảnh trái) và Huân chương Lao động (ảnh phải) tại lễ kỷ niệm thành lập Hội
Toàn cảnh Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam 08/12
248
I NGÀY THÀNH LẬP HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM 8/12/1965 I
Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam Nguyễn Hữu Thỉnh tặng cờ thi đua cho Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tại Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Hội
I NGÀY THÀNH LẬP HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM 8/12/1965 I
249
TRUNG TÂM LƯU TRỮ VÀ TRIỂN LÃM ẢNH NGHỆ THUẬT VIỆT NAM Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam chịu sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.
01. Tập hợp, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản, phục chế và trưng bày triển lãm ảnh và
02. 03. 04. 05.
các hiện vật về lịch sử Nhiếp ảnh Việt Nam và quốc tế; ảnh về đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Việt Nam qua các thời kỳ, ảnh các giai đoạn lịch sử từ trước Cách mạng Tháng Tám đến nay theo quy định của pháp luật. Tổ chức các cuộc triển lãm ảnh quốc gia và quốc tế. Phục vụ tham quan, học tập, nghiên cứu về ảnh cho các cá nhân, tập thể trong nước và quốc tế. Tập hợp, giao tiếp, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ về ảnh giữa các nhà nhiếp ảnh trong nước và quốc tế. Phổ biến các tác phẩm nhiếp ảnh phục vụ cho đời sống văn hoá xã hội.
Tòa nhà Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam (tòa nhà VAPA) - Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
250
I TRUNG TÂM LƯU TRỮ VÀ TRIỂN LÃM ẢNH NGHỆ THUẬT VIỆT NAM I
I TRUNG TÂM LƯU TRỮ VÀ TRIỂN LÃM ẢNH NGHỆ THUẬT VIỆT NAM I
251
Lễ khởi công công trình Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh nghệ thuật Quốc gia (năm 2008)
Đóng cọc làm nền móng công trình Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh nghệ thuật Quốc gia
252
I TRUNG TÂM LƯU TRỮ VÀ TRIỂN LÃM ẢNH NGHỆ THUẬT VIỆT NAM I
Ban Chấp hành khóa VI đi thăm và chụp ảnh lưu niệm tại công trình Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh nghệ thuật Quốc gia đang thi công I TRUNG TÂM LƯU TRỮ VÀ TRIỂN LÃM ẢNH NGHỆ THUẬT VIỆT NAM I
253
254
I TRUNG TÂM LƯU TRỮ VÀ TRIỂN LÃM ẢNH NGHỆ THUẬT VIỆT NAM I
I TRUNG TÂM LƯU TRỮ VÀ TRIỂN LÃM ẢNH NGHỆ THUẬT VIỆT NAM I
255
256
I TRUNG TÂM LƯU TRỮ VÀ TRIỂN LÃM ẢNH NGHỆ THUẬT VIỆT NAM I
Quang cảnh và các hoạt động của Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam
I TRUNG TÂM LƯU TRỮ VÀ TRIỂN LÃM ẢNH NGHỆ THUẬT VIỆT NAM I
257
CÔNG TÁC ĐẢNG
D
ưới sự lãnh đạo của Đảng, nghệ thuật nhiếp ảnh nước ta đã phát huy được truyền thống vẻ vang của nền nhiếp ảnh cách mạng, đồng thời chủ động hội nhập với nhiếp ảnh khu vực và thế giới. Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam là một tổ chức quần chúng của Đảng, ngay từ khi thành lập, Ban Tuyên giáo Trung ương đã quan tâm đến việc xây dựng Chi bộ Đảng ở cơ quan Văn phòng Hội. Nhiệm kỳ I ông Đinh Đăng Định là Tổng thư ký đồng thời là Bí thư chi bộ. Chi bộ có nhiệm vụ quán triệt và triển khai các nghị quyết của Trung ương về công tác Hội. Nhiệm kỳ II và III Tổng thư ký Hoàng Tư Trai là Bí thư chi bộ Văn phòng. Việc liên hệ công tác Đảng của Trung ương Hội tới các Đảng viên trong toàn quốc thông qua các tổ chức cơ sở Đảng địa phương.
258
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nghệ thuật nhiếp ảnh nước ta đã phát huy được truyền thống vẻ vang của nền nhiếp ảnh cách mạng, đồng thời chủ động đổi mới và hội nhập với nhiếp ảnh thế giới, đón nhận các khuynh hướng sáng tác, các trường phái sáng tác và các phương pháp sáng tác thấm đậm tinh thần yêu nước và nhân văn của loài người. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, ngày 14/11/1992, Bộ Chính trị có quyết định số 46 QĐ/TW thành lập Đảng Đoàn của các tổ chức đoàn thể ở cấp Trung ương, trong đó có các Hội Văn học Nghệ thuật. Nhiệm vụ của Đảng đoàn là quán triệt và chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Đảng tới các văn nghệ sĩ. Đảng đoàn của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam nhiệm kỳ IV được thành lập theo quyết định số 1022/ NS/TW của Ban Bí thư ngày 15/5/1996 do ông
I CÔNG TÁC ĐẢNG I
Hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tham gia lớp quán triệt nội dung cơ bản văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 9 cho văn nghệ sĩ tại Hội trường Ba Đình ngày 23/11/2001
Lê Phức đảm nhiệm chức vụ Bí thư, Ủy viên Đảng đoàn là các ông Lâm Tấn Tài, Chu Chí Thành. Tại nhiệm kỳ V, ông Lê Phức tiếp tục làm Bí thư Đảng đoàn, ủy viên là các ông Chu Chí Thành, Nguyễn Đặng theo Quyết định số 40-QĐNS/TW ngày 16/5/2001. Sang nhiệm kỳ VI, Đảng đoàn Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1528-QĐNS/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 15/9/2005 gồm 3 ông Chu Chí Thành, Nguyễn Đặng và Vũ Huyến do ông Chu Chí Thành làm Bí thư. Đến tháng 6 năm 2008 có sự thay đổi, theo Quyết định số 170-QĐ/TW, ngày 27/6/2008 về việc kết thúc hoạt động của Đảng đoàn một số Hội
I CÔNG TÁC ĐẢNG I
Văn học Nghệ thuật Trung ương và tổ chức lại Đảng đoàn của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (riêng Đảng đoàn của Hội Nhà văn vẫn giữ nguyên), Đảng đoàn Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam cũng như của các Hội nghệ thuật chuyên ngành khác giải thể, chuyển sang sinh hoạt tại Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Ông Chu Chí Thành được chỉ định là Ủy viên Đảng đoàn của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, phụ trách công tác nhiếp ảnh của Ủy ban và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Sang nhiệm kỳ VII, VIII ông Vũ Quốc Khánh đảm nhận chức danh này.
259
HOẠT ĐỘNG KHÁC Ngoài các hoạt động nhiếp ảnh thường xuyên, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam còn mở rộng các hình thức hợp tác với các ngành, các đoàn thể xã hội, các tổ chức trong và ngoài nước để xây dựng và phát triển phong trào nhiếp ảnh.
260
I HOẠT ĐỘNG KHÁC I
Hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2002.
I HOẠT ĐỘNG KHÁC I
261
Các hoạt động giao lưu, sáng tác, triển lãm trong và ngoài nước của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
262
I HOẠT ĐỘNG KHÁC I
Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức trao Huân chương Độc lập hạng III cho lão nghệ sĩ Võ An Ninh. Đ/c Nguyễn Đức Bình ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng đã đến dự và trao tặng phần thưởng cao quý này cho NSNA Võ An Ninh. I HOẠT ĐỘNG KHÁC I
263
264
I HOẠT ĐỘNG KHÁC I
Các kỳ Hội nghị Ban Chấp hành của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
I HOẠT ĐỘNG KHÁC I
265
266
I HOẠT ĐỘNG KHÁC I
Các hoạt động giao lưu, đào tạo, trao tước hiệu, trao giải thưởng của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
I HOẠT ĐỘNG KHÁC I
267
NHỮNG PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ Thành lập tháng 12/1965, đến nay Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam vừa tròn 55 tuổi. 55 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã không ngừng phát triển về nhiều mặt: từ công tác tổ chức, hội viên, thi đua khen thưởng, sáng tác triển lãm… Trong những năm qua, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, các cơ quan thuộc Hội và các hội viên đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương các loại và Bằng khen Chính phủ (chỉ tính các trường hợp do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đề nghị).
268
Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa trao Huân chương Hồ Chí Minh cho Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam nhân kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2003)
269
◉ Huân chương Hồ Chí Minh: Hội Nghệ sĩ ◉ ◉ ◉ ◉ 270
Nhiếp ảnh Việt Nam (năm 2003). Huân chương Độc lập hạng Nhất: Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (năm1995) Huân chương Lao động hạng Nhì, Hạng Ba (Tạp chí Nhiếp ảnh). Huân chương Độc lập hạng Nhì cho NSNA Hoàng Tư Trai. 3 Huân chương Độc lập hạng Ba cho 03
◉
◉
NSNA Đinh Đăng Định, Nguyễn Đình Ưu, Võ An Ninh. 8 Huân chương Lao động hạng Nhất cho các NSNA: Nguyễn Nhưng, Nguyễn Văn Bảo, Lâm Tấn Tài, Mai Nam (Nguyễn HữuThống), Lê Minh Trường, Lê Phức, Dương Thanh Phong, Vũ Trung Huyến 12 Huân chương Lao động hạng Nhì: Trịnh Hải, Trần Thọ Cừ, Nguyễn Quang Văn, Nguyễn I NHỮNG PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ I
◉
Đức Chính, Phạm Hiếu Kỉnh, Vũ Tín, Phạm Quang Hiến, Nguyễn Đặng, Đoàn Công Tính, Vũ Ba (Trần Phú Hạnh), Hoàng Kim Đáng, Vũ Văn Nhật. 15 Huân chương Lao động hạng Ba cho các NSNA: Chu Chí Thành, Đỗ Huân, Lê Vượng, Đinh Quang Thành, Võ An Khánh, Vũ Quang Huy, Phạm Tuệ, Trần Xuân Liễu, Vũ Đạt, Vũ Trung Huyến, Đào Hoa Nữ, Trịnh Đình Thu,
I NHỮNG PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ I
◉
◉
Nguyễn Triệu Hùng, Vũ Văn Cảnh, Trần Thị Đan Quế. 8 Bằng khen Chính phủ cho các NSNA: Nguyễn Duy Anh, Hoàng Tác, Vũ Văn Cảnh, Nguyễn Dần, Trương Hoàng Thêm, Lê Hồng Linh, Nguyễn Khắc Hường, Đặng Ngọc Thái. Ngoài ra: Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các đơn vị, chi hội, cá nhân nghệ sĩ còn được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý khác. 271
Ông Nguyễn Đức Bình ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng trò chuyện thân mật với nghệ sĩ Võ An Ninh Tại lễ trao Huân chương Độc lập hạng Ba
Bà Trương Mỹ Hoa - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội trao Huân chương Lao động cho các thế hệ lãnh đạo Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
272
I NHỮNG PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ I
Các NSNA nhận Huân chương Lao động hạng nhì năm 2008
Các nghệ sĩ nhiếp ảnh nhận tước hiệu Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam I NHỮNG PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ I
273
Các NSNA nhận kỷ niệm chương của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (năm 2013)
274
I NHỮNG PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ I
Các NSNA nhận Bằng khen của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (năm 2008)
Các NSNA nhận huy tượng 40 năm tuổi Hội
I NHỮNG PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ I
275
T
rong suốt chặng đường xây dựng và phát triển, Nhiếp ảnh Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hàng nghìn nghệ sĩ và các nhà hoạt động nhiếp ảnh Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước, từ thế hệ các nhà nhiếp ảnh lão thành, các nghệ sĩ - phóng viên chiến trường và thế hệ các nhà nhiếp ảnh trong thời kỳ đổi mới đã dành trọn tâm huyết, tài năng, trí tuệ xây dựng nền Nhiếp ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Để ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể trong khoa học và văn học nghệ thuật có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nhà nước ta đã tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” cho tác giả của một hoặc nhiều công trình, tác phẩm đã được công bố, sử dụng kể từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (trong đó có chuyên ngành Nhiếp ảnh).
276
Căn cứ để xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước là Luật Thi đua, Khen thưởng (Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013); Nghị định số 90/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2014, Nghị định số 133/2018/ NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều về “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật. Tính đến năm 2017, chuyên ngành Nhiếp ảnh có 30 nhà Nhiếp ảnh được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (trong đó có 06 Giải thưởng Hồ Chí Minh và 25 Giải thưởng Nhà nước), đặc biệt, nhà Nhiếp ảnh - Liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng được trao tặng cả Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước.
I NHỮNG PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ I
GIẢI THƯỞNG
HỒ CHÍ MINH
VŨ NĂNG AN
LÂM HỒNG LONG
VÕ AN NINH
(1916 - 2004) Năm 1996
(1926 - 1997) Năm 1996
(1907 - 2009) Năm 1996
NGUYỄN BÁ KHOẢN
ĐINH ĐĂNG ĐỊNH
LƯƠNG NGHĨA DŨNG
(1917 - 1993) Năm 1996
(1929 - 2003) Năm 2000
(1934 - 1972) GT Hồ Chí Minh năm 2017 GT Nhà nước năm 2007
277
GIẢI THƯỞNG
NHÀ NƯỚC
278
TRIỆU ĐẠI
NGUYỄN ĐÌNH ƯU
NGUYỄN VĂN BẢO
(1920 - 1992) Năm 2001
(1918 - 2001) Năm 2001
(1930 - 2005) Năm 2007
VŨ BA
VŨ ĐÌNH HỒNG
TRẦN BỈNH KHUÔL
(Trần Phú Hanh) (1930 - 2018) Năm 2007
(1927 - 1992) Năm 2007
(Hai Nhiếp) (1913 - 1968) Năm 2007
NGUYỄN TIẾN LỢI
VÕ AN KHÁNH
NGUYỄN HỒNG NGHI
(1918 - 2008) Năm 2007
(Võ Nguyên Nhân) (1936) - Năm 2007
(1917 - 1991) Năm 2007
DƯƠNG THANH PHONG
HOÀNG VĂN SẮC
VŨ TẠO
(Hai Hình) (1940 - 2007) Năm 2007
(1934 - 2015) Năm 2007
(1940 - 2005) Năm 2007
279
GIẢI THƯỞNG
NHÀ NƯỚC
280
ĐOÀN CÔNG TÍNH
MAI NAM
ĐINH NGỌC THÔNG
(1943) Năm 2007
(Nguyễn Hữu Thống) (1931 - 2015) Năm 2007
(1930 - 2002) Năm 2007
PHAN THOAN
HOÀNG LINH
LÊ MINH TRƯỜNG
(1924 - 2020) Năm 2007
(Phạm Quốc Trụ) (1926 - 1993) Năm 2007
(1930 - 2011) Năm 2007
VƯƠNG KHÁNH HỒNG
CHU CHÍ THÀNH
NGUYỄN HỮU CẤY
(1943 - 2018) Năm 2012
(1944) Năm 2012
(1932) Năm 2017
HỨA THANH KIỂM
LÂM TẤN TÀI
MẦU HOÀNG THIẾT
(1938) Năm 2017
(1935 - 2001) Năm 2017
(1930 - 2020) Năm 2017
281
282
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh lưu niệm với các Đại biểu tại Hội thảo “Nhiếp ảnh về đề tài chiến tranh và Cách mạng” tại Hà Nội tháng 12/1995.
283
284
LỜI CẢM ƠN Để ghi nhớ công lao các thế hệ nhiếp ảnh đã có những cống hiến quan trọng cho sự phát triển nhiếp ảnh, đóng góp vào sự nghiệp giành độc lập và giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế và văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện… Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam nhiệm kỳ IX (2020 - 2025) quyết định biên soạn và xuất bản sách ảnh “Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam - Những chặng đường phát triển”. Trên cơ sở những tư liệu ảnh lưu giữ, sưu tầm và được gửi đến, trong thời gian ngắn Ban biên soạn đã gấp rút hoàn thiện, để ấn phẩm được phát hành đúng dịp kỷ niệm lần thứ 68 ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam 15/3/2021. Ban biên soạn xin trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình đóng góp tư liệu, hình ảnh, thông tin của các hội viên, nhà nhiếp ảnh các thế hệ trong cả nước. Do thời gian dành cho việc thực hiện sách ảnh quá ít, cuốn sách chắc chắn sẽ chưa giới thiệu được đầy đủ các sự kiện, các nhân vật, các nghệ sĩ đã từng đóng góp vào sự phát triển của nền nhiếp ảnh Việt Nam qua các thời kỳ, Ban Biên soạn rất mong nhận được sự cảm thông, lượng thứ và mong muốn tiếp tục nhận được sự góp ý, bổ sung để cuốn sách hoàn thiện hơn khi có dịp tái bản./.
285
286
CUỐN SÁCH SỬ DỤNG ẢNH CỦA CÁC TÁC GIẢ VÀ SƯU TẦM Vũ Năng An, Bạch Ngọc Anh, Lương Anh, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Hòa Bình, Vũ Văn Cảnh, Đặng Kế Cường, Phan Thanh Cường, Hoàng Diệu, Triệu Đại, Đào Tiến Đạt, Thu Đông, Văn Quang Đức, Huỳnh Phạm Anh Dũng, Kiều Anh Dũng, Nhan Quốc Dũng, Phạm Tiến Dũng, Thanh Dũng, Trần Quốc Dũng, Đinh Đăng Định, Trần Thanh Hà, Chu Thu Hảo, Trịnh Hải, Phương Hiền, Thu Hiền, Lưu Hương, Lương Chính Hữu, Vũ Huyến, Bùi Liêm, Lâm Hồng Long, Đỗ Thùy Mai, Kim Mạnh, Trần Văn Minh, Vũ Đức Minh, Trần Thái Nam, Lê Nga, Vũ Nhật, Văn Ngọc Nhuần, Chu Phúc, Kiều Phương, Nguyễn Phụng, Đan Quế, Hồ Quang, Văn Cả Quyết, Ông Văn Sinh, Phạm Đức Thắng, Ngọc Thanh, Nguyễn Hữu Thanh, Chu Chí Thành, Đinh Quang Thành, Nguyễn Bách Thảo, Nguyễn Viết Thảo, Phương Thảo, Trương Hoàng Thêm, Phạm Trường Thi, Trà Thiết, Huỳnh Mỹ Thuận, Sơn Thủy, Bùi Hỏa Tiễn, Nguyễn Đức Toàn, Thu Trang, Hoàng Trang, Huỳnh Văn Truyền, Phạm Tuệ, Nguyễn Anh Tuấn, Đỗ Thiện Thanh Tùng, Lâm Tuyền, Tuyết Tuyết, Nguyễn Đình Ưu, Trần Thanh Hải, Xuân Chính, Lý Hồng Vân, Trúc Vinh, Tô Hoàng Vũ, Hương Vượng, Lê Thị Hải Yến...
TƯ LIỆU CỦA: Thông tấn xã Việt Nam Các cơ quan, đơn vị, tổ chức
287
MỤC LỤC
01. Lời nói đầu 02. Đặng Huy Trứ người Việt Nam đầu tiên đưa nghề ảnh vào nước ta 03. Vài nét về tiền thân Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam 04. Đại hội I (1965 - 1983) 05. Đại hội II (1983 - 1988) 06. Đại hội III (1988 - 1994) 07. Đại hội IV (1994 - 1999) 08. Đại hội V (1999 - 2005) 09. Đại hội VI (2005 - 2009) 10. Đại hội VII (2010 - 2015) 11. Đại hội VIII (2014 - 2019) 12. Đại hội IX (2020 - 2025) 13. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước với Nhiếp ảnh
288
14. Các hoạt động chính của Hội 15. Sáng tác và Triển lãm 16. Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 17. Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực bắc Trung bộ 18. Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Miền núi phía Bắc 19. Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam trung bộ và Tây Nguyên 20. Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Miền đông Nam Bộ 21. Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Đồng bằng Sông Hồng 22. Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực
Thành phố Hà Nội 23. Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Thành phố Hồ Chí Minh 24. Hoạt động Lý luận Phê bình, Tạp chí Nhiếp ảnh và Công tác Đào tạo 25. Hoạt động Lý luận Phê bình 26. Tạp chí Nhiếp ảnh và Xuất bản 27. Công tác Đào tạo Nhiếp ảnh 28. Hội đồng Nghệ thuật và công tác thẩm định ảnh 29. Xây dựng lực lượng hội viên và củng cố chi hội 30. Gia đình nhiếp ảnh 31. Giao lưu, hội nhập quốc tế về nhiếp ảnh 32. Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam với
Đại hội FIAP lần thứ 29 và 30 33. Việt Nam đăng cai thành công đại hội FIAP lần thứ 30 tại Hà Nội năm 2010 34. Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam 15/3 35. Ngày thành lập Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam 08/12 36. Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh Nghệ thuật Việt Nam 37. Công tác Đảng 38. Hoạt động khác 39. Những phần thưởng cao quý 40. Giải thưởng Hồ Chí Minh 41. Giải thưởng Nhà Nước 42. Lời cảm ơn 43. Danh sách tác giả
289
BAN BIÊN SOẠN TRƯỞNG BAN Bà Trần Thị Thu Đông Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam PHÓ TRƯỞNG BAN Ông Hồ Sỹ Minh Phó Chủ tịch Hội NSNAVN Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống
Bà Chu Thu Hảo Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng Ban Lý luận Phê bình Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
ỦY VIÊN Ông Chu Chí Thành Nguyên Chủ tịch Hội NSNAVN Ông Vũ Huyến Ủy viên Ban Lý luận Phê bình, Hội NSNAVN Ông Phạm Tiến Dũng Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh
Bà Phan Thị Phương Hiền Phó Trưởng Ban Lý luận Phê bình, Hội NSNAVN Bà Lê Thị Hải Yến Ủy viên Ban Lý luận Phê bình, Hội NSNAVN
THƯ KÝ Bà Mai Thanh Nga Phó Chánh Văn phòng Phụ trách Hội NSNAVN Bà Nguyễn Thị Thu Trang Trưởng phòng Triển lãm, Ban Sáng tác & Triển lãm Hội NSNAVN
Bà Nguyễn Thị Tuyết Phó trưởng phòng Tổng hợp, Văn phòng Hội NSNAVN
291
NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN Địa chỉ: 64 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội Website: nxbthanhnien.vn - Email: info@nxbthanhnien.vn Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc - Tổng Biên tập Lê Thanh Hà Biên tập Nguyễn Tiến Thăng
Bản quyền bản thảo: HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: (0243) 943 5884 - Email: vapa.office@gmail.com Website: vapa.org.vn - nhiepanhdoisong.vn Sửa bản in: Thạch Thảo - Phan Hiền - Hải Yến Nguyễn Thị Thu Trang - Nguyễn Thị Tuyết
Thiết kế - Trình bày: Huyền Thắng - Hồ Quang Tuyết Tuyết
In 2000 cuốn khổ 25x25 cm tại Nhà máy in Bản đồ - Chi nhánh Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Địa chỉ: 14 Pháo Đài Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Số xác nhận ĐKXB: 920 -2021/CXBIPH/7-30/TN. QĐXB số: 422/QĐ-NXBTN In xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2021. Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN): 978-604-326-409-8
HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM
NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
SÁCH KHÔNG BÁN 3