Bản Tin Tết Vinataba

Page 1

Xuân

Giáp ngo

SỐ ÐẶC BIỆT 19+20


www. vinataba.com.vn

Xuân

SỐ ÐẶC BIỆT 19+20

Giáp ngo

TRONG SỐ NÀY Số 19+20/2014

Chào xuân Giáp Ngọ 2014

3. Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa: Ngành Thuốc lá nỗ lực vượt khó khăn, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước 7. Thông điệp năm mới 2014 10. Tái cơ cấu để phát huy hiệu quả doanh nghiệp nhà nước 14. Phát triển vùng trồng nguyên liệu ổn định và bền vững - Một số đề xuất kiến nghị 18. Châu phi - Thị trường đầy tiềm năng

CHỈ ĐẠO NỘI DUNG: Ông vŨ vĂn cưỜnG Chủ tịch HĐTV TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP: Ông BÙI NHẬT TIẾN Phó Tổng Giám đốc BAN BIÊN TẬP: Ông Nguyễn Chí Nhân Ông Phan Văn Tạo Ông Nguyễn việt công Ông Trịnh Hoàng Long Bà Trần Thị Hoàng Mai Bà Châu Hồng Nga Ông Nguyễn Sỹ Khoa Ông Nguyễn Đức Thanh Bà NGUYỄN THỊ ANH THƠ Ông NGUYỄN ĐÌNH TRƯỜNG Ông TRỊNH VĂN THƯỜNG Ông Lương Đức Ngọc Ông Trần Văn Mỹ Ông NGUYỄN QUỐC HÙNG Bà Bùi Thu Hà THƯ KÝ BAN BIÊN TẬP: Ngô Thị Ngọc Duyên Điện thoại: (04) 22401004; Di động: 0912339445; Email: duyenntn@vinataba.com.vn ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ: Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam Tòa nhà Central Office Building (Phú Điền) 83A Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ĐT: 0438265778 - 0438251380 Fax: 04.38265777 Website: http://www.vinataba.com.vn Giấy phép số: 32/GP-XBBT của Bộ Thông tin và Truyền thông IN TẠI Công ty thiết kế chế bản điện tử và in công nghệ cao Bản tin Vinataba Xuất bản 3 tháng/1kỳ

20. TPP: Thách thức hay cơ hội 23. Nắm vững cơ sở pháp lý, tránh rủi ro trong thực hiện hợp đồng xuất khẩu nhằm xây dựng thị trường xuất khẩu thuốc lá điếu bền vững 25. Hoạt động của Đoàn Thanh niên TCT Thuốc lá Việt Nam 27. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập 30. Các DN sản xuất bánh kẹo: Nỗ lực đảm bảo cung - cầu hàng hóa phục vụ Tết Giáp Ngọ 2014 32. Các đơn vị tiêu biểu trong phong trào thi đua năm 2013: Cty Thuốc lá Sài Gòn, Cty CP Cát Lợi, Cty Thuốc lá Hải Phòng, Cty LD Thuốc lá BAT-Vinataba 36. Công ty CP Ngân Sơn: 20 năm vươn lên bằng sức trẻ và nội lực 39. Vinataba Philip Morris - Chặng đường 20 năm đầy nỗ lực 42. Triển vọng cải thiện, nâng cao chất lượng nguyên liệu thuốc lá vàng sấy … 44. Một số hình ảnh tại Hội thao truy ền thống CNVC-LĐ Tổng công ty lần thứ VIII tại TP. Hải Phòng và tỉnh Đồng Tháp 46. Vài nét về các đối tác của Vinataba 49. Công khai minh bạch các hoạt động của đơn vị - Điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi 52. Tin trong nước 55. Nhìn ra thế giới: Bốn đại gia và công cuộc thống lĩnh ngành Công nghiệp thuốc lá toàn cầu 59. Điểm tin văn bản quy phạm pháp luật mới 62. Summary in English


Chào năm mới

Xuân Giáp Ngọ

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa:

Ngành Thuốc lá nỗ lực vượt khó khăn, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước Nhân dịp năm mới, Bản tin Vinataba xin trân trọng giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa xung quanh hoạt động của ngành Thuốc lá Phóng viên (PV): Thứ trưởng đánh giá thế nào về hoạt động sản xuất-kinh doanh của ngành Thuốc lá trong năm 2013? Thứ trưởng: Trong năm 2013, Chính phủ đã có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, lãi suất của hệ thống ngân hàng đã từng bước được điều chỉnh giảm, lạm phát được kiềm chế... Tuy nhiên, hoạt động SXKD của doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. DN ngành Thuốc lá vừa tổ chức thực hiện hoạt

động SXKD, đồng thời phải nghiên cứu, chuẩn bị điều kiện thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (trong đó việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên bao bì thuốc lá, vừa ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, vừa tăng chi phí đầu vào sản xuất…). Mặc dù khó khăn, song các đơn vị trong ngành đã tìm mọi giải pháp khắc phục, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp giữ vững thị trường trong và ngoài

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

3


Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa làm việc với TCT Thuốc lá VN về công tác báo chí truyền thông

nước, phấn đấu thực hiện hoạt động SXKD năm 2013 ở mức cao nhất trong bối cảnh khó khăn chung của ngành Thuốc lá như: Tổng sản lượng đạt 5.6 tỷ bao, tăng 6,6%, trong đó nội tiêu đạt 4.265 triệu bao, tăng 2,2%, xuất khẩu đạt 1.335 tỷ bao, tăng 12,5%. Nộp thuế tiêu thụ đặc biệt 16.965 tỷ đồng, tăng 13,8%. Hầu hết các DN sản xuất thuốc lá điếu ở địa phương đều đứng ở vị trí “Top” đầu của nộp ngân sách địa phương như: Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn; Tổng Công ty Khánh Việt... Đặc biệt, phát huy vai trò chủ đạo của ngành, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã hoàn thành kế hoạch và đóng góp không nhỏ cho ngân sách nhà nước như: Sản lượng tiêu thụ thuốc điếu đạt xấp xỉ 101% KH và tăng 7,5% so CKNT; Sản lượng tiêu thụ bánh kẹo đạt 100% kế hoạch và tăng 3,5%; Tổng doanh thu đạt 103,4% và tăng 6,7%; Lợi nhuận đạt 128% và tăng 34%; Nộp ngân sách hoàn thành 108% và tăng gần 8%; Kim ngạch xuất khẩu đạt 104%, tăng 12% so cùng kỳ. Đây là kết quả đáng kích lệ trong điều kiện khó khăn, suy thoái kinh tế vẫn tiềm ẩn như hiện nay. Bên cạnh đó, các DN cũng đã bám sát diễn biến thị trường, đẩy mạnh công tác dự báo cung - cầu sản

4

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

phẩm, đảm bảo cung cấp đủ sản phẩm cho người dân, ổn định giá thị trường, giữ uy tín, hình ảnh thương hiệu của sản phẩm và DN. PV: Hiện nay, nguồn nguyên liệu thuốc lá mới chỉ đáp ứng được 40% sản xuất trong nước, còn lại phải nhập khẩu. Bộ Công Thương có giải pháp gì cùng với DN để tăng diện tích vùng trồng theo quy hoạch ngành Thuốc lá, giảm nhập khẩu? Thứ trưởng: Hiện nay, nguyên liệu sản xuất trong nước mới đáp ứng chưa được ½ nhu cầu sản xuất trong nước (khoảng 50.000 tấn/năm), điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả SXKD của các DN. Để thực hiện mục tiêu của Quyết định số 1988/QĐ-BCT ngày 01/4/2013 về quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá Việt Nam đến năm 2020, diện tích trồng cây thuốc lá đến năm 2015 đạt 28.940 ha, sản lượng đạt 65.300 tấn/năm và đến năm 2020, thì diện tích đạt 31.960 ha với sản lượng là 75.500 tấn/năm… Đồng thời, để nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu thuốc lá nội địa, nhằm giảm bớt phụ thuộc vào nhập khẩu và từng bước thay thế


Xuân Giáp Ngọ nguyên liệu ngoại nhập cần có nhiều giải pháp đồng bộ, từ các bộ, ngành và địa phương với các đơn vị sản xuất nguyên liệu, đơn vị sản xuất thuốc lá điếu để tạo môi trường đầu tư lành mạnh, cạnh tranh công bằng.

PV: Để thực hiện được kế hoạch sản xuất-kinh doanh trong điều kiện khó khăn như hiện nay, theo Thứ trưởng, ngành Thuốc lá phải triển khai các biện pháp gì trong năm 2014 và những năm tiếp theo?

Để đảm bảo phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá Việt Nam như quy hoạch đề ra, Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo:

Thứ trưởng: Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày càng tác động sâu rộng đến hoạt động SXKD toàn ngành Thuốc lá trong nước. Trong đó, các quy định in cảnh báo sức khỏe, cấm hút thuốc lá tại nơi công cộng, giảm hàm lượng Tar và Nicotine cùng với các quy định về kiểm soát thuốc lá có tính hiệu lực pháp lý cao và chặt chẽ, sẽ tiếp tục ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người hút thuốc lá, làm giảm sức cầu thuốc lá. Mặt khác, việc in cảnh báo hình ảnh trên bao bì thuốc lá cũng có thể khiến một bộ phận người tiêu dùng chuyển sang sử dụng thuốc lá nhập lậu không có cảnh báo sức khỏe do chưa kiểm soát được triệt để tình trạng buôn lậu thuốc lá.

- Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam xây dựng Đề án phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá phù hợp với Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá và các quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá. Đảm bảo tăng được diện tích vùng trồng sản lượng nguyên liệu. Nâng cao công tác sản xuất nguyên liệu. - Thành lập Tổ công tác kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá đối với tổ chức, cá nhân và cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương trước vụ thu mua nguyên liệu thuốc lá. - Thiết lập bộ phận theo dõi, quản lý, kiểm tra tình hình đầu tư, nguồn gốc nguyên liệu của các đơn vị cung cấp nguyên liệu và có biện pháp xử lý cụ thể đối với những đơn vị sản xuất thuốc điếu sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc; Đơn vị sản xuất nguyên liệu không đầu tư nhưng thu mua nguyên liệu giao cho các đơn vị sản xuất thuốc điếu. - Chỉ đạo các sở, ngành thực hiện đúng các quy định của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ trong việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng thuốc lá và Thông tư số 21/2013/ TT-BCT ngày 25/9/2013 của Bộ Công Thương, thường xuyên hậu kiểm việc quản lý của cơ quan nhà nước tại địa phương và hoạt động đầu tư, thu mua của các DN theo đúng pháp luật. Các DN tham gia đầu tư sản xuất nguyên liệu thuốc lá theo vùng, miền để cùng nhau phối hợp và thống nhất trong việc phân chia vùng đầu tư, chính sách đầu tư, định mức đầu tư, giá thu mua,... nhằm kiểm soát nông dân trong việc tuân thủ đúng và đủ qui trình canh tác, tạo ra sản phẩm nguyên liệu tốt; Thường xuyên có sự phối hợp thông tin đầu tư giữa các DN.

Có thể thấy giai đoạn 2014 - 2015 là giai đoạn khó khăn đối với ngành Thuốc lá, chính vì vậy, để thực hiện thành công kế hoạch SXKD, ngành Thuốc lá phải triển khai đồng thời nhiều giải pháp, cụ thể như: Tập trung giữ vững thị trường thuốc lá nội địa, bám sát diễn biến của thị trường, diễn biến của thuốc lá nhập lậu để kịp thời có giải pháp nâng cao sức cạnh tranh, bảo vệ và phát triển thị phần của DN. Thực hiện đồng bộ các giải pháp khôi phục lại thị trường, nhất là đối với thương hiệu các nhãn thuốc lá nội địa như nhãn thuốc lá Vinataba. Tập trung đầu tư phát triển và hình thành các vùng nguyên liệu đặc thù, tạo ra sản phẩm khác biệt có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, với tiềm lực tài chính rất lớn, kinh nghiệm lâu đời về thị trường và trình độ kỹ thuật công nghệ, các tập đoàn thuốc lá lớn trên thế giới đã đầu tư mạnh mẽ cho sự phát triển các nhãn quốc tế tại nước ta, đã tạo ra sức ép cạnh tranh gay gắt đối với sản phẩm cao cấp nội địa. Đây cũng là thách thức lớn đối với sự tồn tại, phát triển của ngành Công nghiệp Thuốc lá nội địa trong thời gian tới khi Việt Nam tiếp tục tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực (TPP, ATIGA) ở mức độ sâu rộng hơn. Trong khi đó, hầu hết các DN trong ngành chưa có nhãn thuốc lá cao cấp mang tầm vóc quốc tế. Hiện tại mới có nhãn Vinataba mang

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

5


thương hiệu Việt. Vì vậy, Tổng công ty phải cùng các DN nghiên cứu xây dựng các thương hiệu chất lượng cao, xứng tầm quốc tế để cạnh tranh không chỉ tại thị trường nội địa, mà còn xuất khẩu vào các quốc gia có giá trị gia tăng cao hơn. Hiện nay, ngành Công nghiệp Thuốc lá Việt Nam còn có khoảng cách khá xa so với công nghiệp thuốc lá thế giới. Vì vậy, quá trình hiện đại hóa ngành Thuốc lá ở nước ta cần phải có bước đột biến mới, có khả năng theo kịp trình độ các nước trong khu vực như: công nghệ sinh học cho phát triển nguyên liệu, công nghệ phối chế thuốc lá điếu, cơ khí chế tạo máy móc và thiết bị thay thế, đầu tư cho dây truyền công nghệ… Bộ Công Thương sẽ kiến nghị với Chính phủ các đề xuất của ngành về lộ trình giảm Tar và Nicotin; để lộ trình phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam trong thực hiện Luật Phòng chống tác hại thuốc lá; quy định về in cảnh báo sức khỏe… Bên cạnh đó, kiến nghị Nhà nước có chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng cho các cùng nguyên liệu như: Thủy lợi đầu mối, thủy lợi nội vùng, giao thông… PV: Thứ trưởng kỳ vọng gì vào Đề án chống buôn lậu thuốc lá khu vực Tây Nam khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đi vào triển khai thực hiện? Thứ trưởng: Có thể thấy, tình trạng thuốc lá ngoại nhập lậu chiếm tới 20% thị phần trong nước,

6

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

đang gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước hàng năm hơn 4.000 tỷ đồng, thuốc lá lậu còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng khi chất lượng thuốc lá lậu không được kiểm soát. Nếu chúng ta không có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ, khó có thể đẩy lùi được vấn nạn quốc gia này. Trong năm 2014 và những năm tiếp theo, thuốc lá nhập lậu được coi là mặt hàng trọng điểm trong công tác chống buôn lậu. Hiện Bộ Công Thương cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chống buôn lậu thuốc lá khu vực Tây Nam. Đây sẽ được coi là biện pháp mạnh trấn áp các đối tượng buôn lậu thuốc lá trên cả nước. Bộ sẽ chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các chính quyền địa phương kiên quyết triệt phá các đường dây, ổ nhóm, đặc biệt là các đầu lậu thuốc lá. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các DN trong việc phát triển ngành Thuốc lá cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, để làm tốt được công tác này, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước, các DN sản xuất thuốc lá điếu cần nghiên cứu để sản xuất các loại thuốc lá có gu tương tự như thuốc lá nhập lậu, nhưng chất lượng tốt, giá rẻ để dần thay thế các loại thuốc lá nhập lậu hiện nay. Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!m


Xuân Giáp Ngọ

TS. Vũ Văn Cường Bí thư Đảng ủy Chủ tịch HĐTV TCT Thuốc lá Việt Nam

THÔNG ĐIỆP NĂM MỚI 2014

C

húng ta đang ở vào thời khắc chuyển giao sang năm mới – năm 2014 với nhiều hy vọng tích cực hơn đối với nền kinh tế cũng như những dự định, ước mong tốt đẹp cho mỗi người. Đây cũng là thời khắc quan trọng để chúng ta cùng nhau nhìn lại một năm đã qua và chuẩn bị đón chào một năm mới sắp đến. Như chúng ta đã biết, năm 2013 tiếp tục là một năm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới và trong nước. Tình hình kinh tế - chính trị thế giới vẫn tồn tại nhiều bất ổn. Kinh tế trong nước từng bước phục hồi nhưng còn chậm và chưa vững chắc. Lạm phát tuy được kiềm chế nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn. Sức mua của thị trường còn yếu. Sản xuất-kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn. Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thực hiện kế hoạch sản xuất-kinh doanh năm 2013 trong điều kiện hết sức khó khăn. Là năm đầu tiên thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá với những quy định kiểm soát chặt chẽ và toàn diện hơn trên phạm vi cả

nước. Năm 2013 cũng là năm đầu tiên Tổng công ty thực hiện Đề án tái cơ cấu Tổng công ty theo Quyết định số 166/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, suy giảm kinh tế thế giới tác động làm thị trường xuất khẩu thuốc lá bị thu hẹp, tình hình kinh doanh trong nước gặp khó khăn, thuốc lá nhập lậu tăng mạnh, hàng giả, hàng nhái các mặt hàng bánh kẹo, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng tăng. Nhưng với truyền thống đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo, nỗ lực, quyết tâm vượt khó của toàn hệ thống, đặc biệt là sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Tổng Giám đốc, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã kiên định thực hiện 10 nhóm giải pháp được đề ra từ đầu năm 2013; tập trung chỉ đạo, điều hành linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn, với tình hình thực tế của từng đơn vị, đồng thời tăng cường công tác tư tưởng, thông tin tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong thực hiện, từng bước khắc phục khó khăn, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

7


Kết quả năm 2013, Tổng công ty đã hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao, cụ thể: Tổng doanh thu ước đạt 29.876 tỷ đồng, đạt 103,4% kế hoạch, tăng 6,7% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ước đạt 1.091 tỷ, đạt 128,4% kế hoạch, tăng 34,1% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng lợi nhuận cao năm 2013 đã đưa lợi nhuận của Tổng công ty đạt và vượt mức 1.000 tỷ đồng/năm, đây là chỉ tiêu chứng minh hiệu quả sản xuất kinh-doanh của Tổng công ty và đánh dấu bước phát triển vượt bậc của Tổng công ty với tư thế và tầm vóc mới. Nộp ngân sách nhà nước ước đạt 7.697 tỷ đồng, đạt 108,4% kế hoạch, tăng 7,7% so với cùng kỳ, đóng góp đáng kể vào ngân sách quốc gia. Thu nhập bình quân của người lao động tiếp tục được duy trì ổn định ở mức 7,7 triệu đồng/tháng, tăng 10% so với CKNT, đảm bảo đời sống cho hơn 15.000 cán bộ, công nhân viên. Đây là kết quả rất đáng tự hào của Tổng công ty trong bối cảnh kinh tế xã hội còn rất nhiều khó khăn thách thức. Đạt được kết quả trên là nhờ sự đồng thuận, nỗ lực phấn đấu hết mình của tập thể cán bộ, đảng viên, công nhân viên trong toàn Tổng công ty và đặc biệt là sự giúp đỡ, hỗ trợ của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành Trung ương, địa phương và sự ủng hộ, hợp tác có hiệu quả của các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước. Bước sang năm 2014, kinh tế thế giới được dự báo đang trên đà phục hồi, kinh tế Việt Nam có những bước chuyển biến khả quan hơn, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất ổn, rủi ro, chưa vững chắc. Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thực hiện kế hoạch 2014 trong điều kiện Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá ngày càng có tác động sâu rộng. Các quy định về in cảnh báo sức khỏe, cấm hút thuốc lá tại nơi công cộng cùng với các quy định về kiểm soát thuốc lá chặt chẽ hơn, sẽ tiếp tục ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý tiêu dùng thuốc lá của người dân, và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, Lãnh đạo Tổng công ty tin tưởng rằng, với truyền thống và khí thế thi đua năm 2103, dưới sự chỉ đạo thống nhất của Lãnh đạo Tổng công ty, toàn Tổ hợp sẽ vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ đặt ra trong năm 2014 và các năm tiếp theo; thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Tổng công ty thành một tổ chức kinh tế có quy mô lớn và công nghệ hiện đại, phát

8

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

triển bền vững và có uy tín trên thương trường, là đầu mối thúc đẩy ngành Thuốc lá Việt Nam phát triển. Để thực hiện các mục tiêu đặt ra cho năm 2014, toàn Tổng công ty cần triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm sau đây:

1 2

. Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2014 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam lần thứ I (nhiệm kỳ 2010 - 2015), Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ I (nhiệm kỳ 2010 - 2015).

. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án tái cấu trúc Tổng công ty và đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại để phát triển bền vững, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển Tổng công ty đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

3

. Phát triển sản xuất-kinh doanh, cải tiến quy trình công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống. Duy trì và mở rộng thị trường nội địa, bám sát diễn biến của thị trường để kịp thời có giải pháp ứng phó, phát triển thị phần của Tổng công ty. Tích cực tìm kiếm thị trường nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

4 5

. Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tài chính, quản lý và sử dụng vốn. Tiếp tục thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. . Thực hiện Đề án Nghiên cứu phát triển sản phẩm của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Rà soát, cơ cấu lại danh mục sản phẩm của từng đơn vị. Kiên quyết loại bỏ những sản phẩm có chất lượng thấp, sản phẩm không có hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu phát triển sản phẩm có chất lượng, sản phẩm cao cấp, phù hợp với xu hướng chung và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

6

. Tăng cường công tác quản lý nguyên liệu thuốc lá. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương và Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam trong hoạt động sản xuất và thu mua nguyên liệu. Chú trọng nâng cao chất lượng, tập trung phát triển vùng trồng nguyên liệu thuốc lá theo hướng bền vững.


Xuân Giáp Ngọ

7

. Tập trung phát triển thị trường bánh kẹo nội địa cũng như thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường truyền thống và đối với các sản phẩm chủ lực. Quan tâm đặc biệt công tác ATVSTP, kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào, đảm bảo chất lượng sản phẩm trong sản xuất và lưu thông. Có chính sách phát triển sản phẩm và thị trường phù hợp, hạn chế cạnh tranh nội bộ giữa các doanh nghiệp bánh kẹo trong cùng Tổ hợp.

8 9

. Thực hiện văn hóa doanh nghiệp Vinataba và tác phong làm việc tại Tổng công ty theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, tăng cường sự gắn kết và niềm tự hào doanh nghiệp.

. Phát huy tinh thần đoàn kết của bộ máy điều hành, tổ chức công đoàn, thanh niên dưới sự lãnh đạo thống nhất của Lãnh đạo Tổng công ty, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ mọi mặt hoạt động trong toàn Tổng công ty. Phát động các phong trào thi đua trong toàn Tổng công ty. Đảm bảo ổn định việc

làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Tham gia tích cực và có hiệu quả công tác an sinh xã hội. Tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong toàn cơ quan để hoàn thành nhiệm vụ năm 2014, góp phần xây dựng Tổng công ty phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc dân. Trong không khí cả nước chuẩn bị bước sang năm mới 2014 và đón Tết Giáp Ngọ, thay mặt Lãnh đạo Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các đồng chí lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, người lao động đã và đang công tác trong Tổng công ty. Xin trân trọng cám ơn các đồng chí lãnh đạo các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương; bạn bè, đối tác, khách hàng gần xa đã giúp đỡ, đồng hành cùng chúng tôi trong nhiều năm qua và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hợp tác tốt đẹp từ quý vị trong năm 2014 và những năm tiếp theo. Xin kính chúc quý vị và gia đình một năm mới Sức Khỏe, Hạnh Phúc, An Khang, Thịnh Vượng.m

Một số kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh năm 2013 Tổng sản lượng: 3.295 triệu bao Tổng doanh thu: 29.876 tỷ đồng Nộp ngân sách: 7.697 tỷ đồng Xuất khẩu thuốc lá điếu: trên 1 tỷ bao Kim ngạch xuất khẩu: 150 triệu USD, tăng 12% so với CKNT Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

9


Tái cơ cấu

để phát huy hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước Quách Kim Anh Phó TGĐ Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam

Quá trình sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam Điểm lại quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam từ năm 1995, đặc biệt là từ năm 2000 đến nay, TCT đã làm tốt vai trò là doanh nghiệp nòng cốt của ngành Thuốc lá trong việc thực hiện chủ trương sắp xếp, tiếp nhận về TCT hầu hết các doanh nghiệp thuốc lá địa phương có quy mô nhỏ, làm ăn thua lỗ, máy móc thiết bị, công nghệ lạc hậu, chất lượng và đội ngũ lao động thấp về trình độ, tay nghề; năng lực quản trị còn yếu kém. TCT đã tiếp nhận 09 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thuốc lá của các địa phương; góp vốn, mua lại phần vốn chi phối tại 02 công ty liên doanh nước ngoài đang làm ăn thua lỗ.

đơn vị, đẩy mạnh xuất khẩu. Các đơn vị dần dần hòa nhập vào hoạt động chung của TCT, SXKD có hiệu quả, tiền lương, đời sống và việc làm từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, cũng còn những vấn đề chưa giải quyết triệt để và còn bất cập: - Chuyên môn hóa trong tổ chức, phân công SXKD còn thấp, chưa khai thác được lợi thế chuỗi giá trị thuốc lá trong Tổ hợp, cũng như các nguồn lực của các công ty trong Tổ hợp, dẫn đến tình trạng cạnh tranh nội bộ (trong cả ngành kinh doanh thuốc lá và bánh kẹo), làm suy giảm năng lực cạnh tranh, nguồn lực và hiệu quả SXKD chung của TCT.

Trong giai đoạn này, trong điều kiện chủ trương của Nhà nước về đầu tư ngành Thuốc lá bị hạn chế, nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước, TCT đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực chế biến thực phẩm thông qua hình thức tiếp nhận phần vốn nhà nước tại 04 doanh nghiệp bánh kẹo và thực phẩm; thực hiện góp vốn, mua cổ phần tại 05 công ty chuyên về chế biến thực phẩm, đồ uống. Đánh giá quá trình tái cơ cấu giai đoạn này, TCT đã tập trung vào ổn định tình hình SXKD, củng cố hệ thống quản trị, hỗ trợ các đơn vị về công nghệ sản xuất, đào tạo, tăng cường gia công hợp tác giữa các

10

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

Sản xuất-kinh doanh thuốc lá - ngành nghề cốt lõi của Tổng công ty


Xuân Giáp Ngọ - Hệ thống quản trị trong TCT còn nhiều bất cập, chưa thống nhất giữa Công ty mẹ và các công ty con. Theo thông lệ quốc tế, hệ thống quản trị của Công ty mẹ sẽ phải được thống nhất áp dụng 80% tại các công ty con, trong khi hiện nay tại TCT, quy định quản trị của Công ty mẹ chỉ được áp dụng một phần tại hệ thống quản trị của các công ty con. Đề án Tái cơ cấu của TCT hiện nay đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là tiếp tục quá trình đổi mới sắp xếp một cách đồng bộ, là giải pháp quan trọng thực hiện Chiến lược phát triển của TCT đến năm 2020, hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả: - Năm 2011, TCT bắt tay vào xây dựng chiến lược đến năm 2020, tầm nhìn 2030, đến nay đang trong giai đoạn hoàn thiện để phê duyệt. Trong đó, mục tiêu cải tổ về quản trị Chiến lược của TCT nhằm hướng đến mục tiêu: xây dựng Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trở thành một tổ chức có chung một tầm nhìn – 1 đội ngũ – 1 hệ thống quản lý, là TCT có vị thế, có tiềm lực và năng lực cạnh tranh trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài. Vì vậy, nội dung Đề án tái cơ cấu được Chính phủ phê duyệt đã thể hiện rõ quan điểm mục tiêu này, và là giải pháp quan trọng trong việc thực thi Chiến lược của TCT.

- Ngay sau khi có Quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu TCT của Chính phủ, TCT đã thành lập 5 nhóm công tác xây dựng các đề án triển khai tái cơ cấu trong các lĩnh vực:

- Nội dung và mục tiêu cơ bản của Đề án Tái cấu trúc hướng đến giải quyết:

+ Nhóm công tác xây dựng đề án tái cơ cấu các đơn vị bánh kẹo;

+ Nâng cao năng lực quản lý điều hành của Công ty mẹ.

+ Nhóm công tác xây dựng đề án tái cơ cấu Công ty mẹ và các công ty phụ thuộc;

+ Tổ chức, sắp xếp các công ty cùng ngành nghề để hướng tới mục tiêu giảm thiểu cạnh tranh nội bộ, tránh tiêu hao nguồn lực, hướng cạnh tranh ra bên ngoài.

+ Nhóm công tác xây dựng Đề án tái cơ cấu Công ty TP Miền Bắc.

+ Chuyên môn hóa, tích tụ tập trung cho sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tận dụng các lợi thế trong chuỗi giá trị chung của TCT.

Trên quan điểm chỉ đạo trong triển khai thực hiện Đề án tái cấu trúc là: Thận trọng, tạo sự đồng thuận nhất trí cao và phải mang lại hiệu quả, TCT đã lựa chọn đơn vị thí điểm hội tụ đầy đủ các yếu tố để thành công, mang ý nghĩa thuyết phục lớn và tạo điều kiện để tiếp tục triển khai đế án tái cấu trúc toàn diện TCT thành công.

+ Điều hòa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của TCT: tài chính, nhân lực, tài sản, thương hiệu. + Xây dựng một hệ thống quản trị áp dụng thống nhất trong toàn tổ hợp theo thông lệ quốc tế, hướng tới sự minh bạch và công khai, hiệu quả và kiểm soát. Triển khai Đề án Tái cấu trúc TCT Tổ chức sắp xếp doanh nghiệp

Các đơn vị nguyên liệu sẽ là mục tiêu tiếp theo trong kế hoạch tái cơ cấu

+ Nhóm công tác xây dựng đề án tái cơ cấu các đơn vị thuốc lá điếu; + Nhóm công tác xây dựng đề án tái cơ cấu các đơn vị nguyên liệu;

Các nhóm đang tập trung xây dựng các Đề án chi tiết.

Theo đó, năm 2013, TCT đã triển khai ngay các nội dung tái cơ cấu đã có sự đồng thuận cao và đầy đủ các điều kiện thuận lợi:

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

11


cơ cấu Hệ thống quản trị. Hệ thống quản trị là một trong những điểm yếu của doanh nghiệp nhà nước hiện nay nói chung cũng như của TCT Thuốc lá Việt Nam và các đơn vị nói riêng. Vì thế nội dung này là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của Đề án tái cơ cấu. Hệ thống quản trị bao gồm các nhân tố chính: Điều lệ tổ chức hoạt động; Chiến lược chính sách công ty; Các quy định phân công, phân cấp chức năng nhiệm vụ đến từng bộ phận và đến từng người lao động trong công ty; Mối quan hệ làm việc, Kiểm tra chất lượng nguyên liệu phối hợp trong nội bộ doanh nghiệp + Đối với tái cơ cấu các công ty sản xuất kinh và giữa doanh nghiệp với bên ngoài; Các quy chế, quy doanh thuốc lá điếu: xây dựng thí điểm Đề án tái cơ cấu Công ty Thuốc lá Sài Gòn, Công ty Thuốc lá Đồng trình quản trị nội bộ; Cơ chế kiểm tra, giám sát và công Tháp, Công ty Thuốc lá An Giang hoạt động theo khai minh bạch thông tin của doanh nghiệp. mô hình Công ty mẹ - công ty con, trong đó Công ty Thuốc lá Sài Gòn là công ty mẹ; thực hiện việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngày 01/01/2014. + Xây dựng phương án tái cơ cấu chi tiết các công ty sản xuất kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, trong đó trước mắt thống nhất chuyển Chi nhánh Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá tại TP. Hồ Chí Minh về Công ty Cổ phần Hòa Việt quản lý; thực hiện chuyển đổi từ 01/01/2014. + Xây dựng Đề án tái cơ cấu toàn diện các Công ty hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ - Tổng công ty bao gồm: Công ty Thương mại Miền Nam; Công ty Thương mại Thuốc lá và Công ty Xuất nhập khẩu Thuốc lá. + Tập trung chỉ đạo, phối hợp với Công ty mua bán nợ để tái cơ cấu Công ty Thực phẩm Miền Bắc. TCT đã thành lập Ban chỉ đạo tổ chức sắp xếp Công ty Thực phẩm Miền Bắc, đồng thời thành lập 3 tổ giúp việc: tổ xây dựng phương án tái cơ cấu, tổ xử lý nợ vay, đất đai và tài sản, và tổ thu hồi công nợ của Công ty Thực phẩm Miền Bắc.

12

Để tái cơ cấu hệ thống quản trị, phải xác định rõ những nội dung thiếu và yếu cũng như cần phải điều chỉnh gì trong Hệ thống quản trị theo thông lệ quốc tế và phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. Trong thời gian qua, TCT Thuốc lá Việt Nam tập trung xây dựng, rà soát đánh giá: - Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT phù hợp với mô hình tổ chức của TCT trong từng thời kỳ và xây dựng điều lệ mẫu phù hợp với từng nhóm mô hình tổ chức của TCT; - Hệ thống văn bản quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ để quản trị doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước, phù hợp với mô hình tổ chức của TCT; - Thành lập Ban kiểm soát nội bộ tại TCT và các đơn vị thành viên, ban hành các quy chế, quy trình kiểm tra, giám sát; Cử cán bộ làm kiểm soát viên tại các công ty - Công khai minh bạch thông tin bằng hình thức thông tin trên mạng nội bộ, giới thiệu thông tin trên website, báo chí, tạp chí, tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng v..v.

Xây dựng hoàn thiện hệ thống quản trị thống nhất toàn TCT

Thời gian tới, để hoàn thiện Hệ thống quản trị, TCT sẽ tiếp tục triển khai:

Ngoài việc chia tách, sáp nhập, tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp, TCT đặc biệt quan tâm đến việc tái

- Nghiên cứu xây dựng áp dụng thống nhất trong toàn Tổ hợp Hệ thống quản trị theo thông lệ quốc tế,

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20


Xuân Giáp Ngọ phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước và hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Bổ sung những quy chế, quy trình còn thiếu trong Hệ thống quản trị; Đảm bảo tính thống nhất trong toàn TCT. - Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát đặc biệt đối với các đơn vị thành viên kinh doanh kém hiệu quả. - Đầu tư, chuẩn hóa cơ sở hạ tầng và phần mềm hệ thống công nghệ thông tin; Xây dựng và nâng cao năng lực điều hành của Công ty mẹ - Tái cơ cấu Công ty mẹ là một nội dung then chốt có ý nghĩa quyết định. Điểm lại lịch sử hình thành TCT 91, là mô hình thí điểm của Nhà nước. Các Tổng công ty được hình thành sau các công ty con. Công cụ điều hành chủ yếu của Công ty mẹ trong giai đoạn này: công tác cán bộ và vốn được giao, đồng thời Công ty mẹ và công ty con nên khó điều hành, vướng về cơ chế và mang nặng tính mệnh lệnh hành chính. Năng lực và hiệu lực quản lý điều hành của Công ty mẹ không cao. - Để nâng cao năng lực quản lý điều hành của TCT, Đề án tái cơ cấu TCT lần này cần thiết phải trao cho TCT các công cụ để Công ty mẹ - TCT thực sự có đủ sức mạnh và năng lực để điều hành và chi phối công ty con. Trong Đề án tái cơ cấu Chính phủ phê duyệt Công ty mẹ - TCT Thuốc lá Việt Nam chi phối các Công ty con về : Vốn, tài chính; Công tác cán bộ, đào tạo; Bí quyết công nghệ, nghiên cứu khoa học; Năng lực sản xuất, hạn mức sản lượng sản xuất thuốc lá điếu; Thương hiệu sản phẩm; Hệ thống quản trị thống nhất toàn TCT; Kiểm tra - kiểm soát.

Sản xuất bánh kẹo tại Công ty TNHH Hải Hà - Kotobuki

Để thực hiện tái cơ cấu thành công, đáp ứng được các mục tiêu đề ra cũng như kịp thời giải quyết một số phát sinh trong thực tiễn triển khai, TCT Thuốc lá Việt Nam xin được đề xuất: 1. Chính phủ và Bộ Công Thương có cơ chế để TCT quản lý thống nhất năng lực sản xuất, hạn mức sản xuất thuốc lá điếu. Cho phép TCT được tập trung quản lý, là chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu sản phẩm của các đơn vị trong TCT. 2. Có hướng dẫn chính sách giải quyết lao động dôi dư. 3. Có cơ chế, hướng dẫn việc thoái vốn linh hoạt hơn. Tỷ lệ đầu tư ra ngoài ngành trong lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, tài chính của TCT chỉ chiếm 2,79% trên tổng vốn đầu tư và chỉ chiếm 2% trên tổng vốn nhà nước trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên, nếu áp dụng cơ chế cứng sẽ khó khăn cho TCT trong việc thoái vốn. 4. Xem xét trong việc giải quyết lương của viên chức quản lý phù hợp với mức lương của ngành và thị trường lao động.

Sản xuất bánh tại Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị

5. Sau khi tái cơ cấu tổ chức, quy mô của một số công ty trong Tổ hợp Công ty mẹ - công ty con của TCT như: Công ty Thuốc lá Sài Gòn, Công ty Thuốc lá Thăng Long… đã tăng lên, kính đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành xem xét, cho phép xếp hạng doanh nghiệp các công ty này tương đương hạng TCT theo đúng quy mô của doanh nghiệp đã lớn lên tương ứng.m

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

13


I. CÔNG TÁC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG TỒN TẠI Công tác phát triển thuốc lá nguyên liệu ở nước ta những năm gần đây đã đạt được những kết quả nhất định, đã hình thành được các vùng trồng nguyên liệu tập trung, năng suất và chất lượng nguyên liệu dần được cải thiện. Hiện nay, năng suất trung bình khoảng 1,8 tấn/ha, nhiều hộ nông dân thâm canh tốt đã đạt năng suất đạt

Theo Quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá Việt Nam đến năm 2020 đã được Bộ Công Thương phê duyệt, đến năm 2015, diện tích trồng thuốc lá cả nước đạt 28.940 ha, sản lượng đạt 65.300 tấn, đến năm 2020 là 31.960 ha và 75.500 tấn. Trong khi đó, theo Báo cáo tổng kết sản xuất nguyên liệu thuốc lá của Hiệp Hội Thuốc lá Việt Nam, tổng sản lượng nguyên liệu thuốc lá năm 2013 chỉ đạt hơn 33 nghìn tấn, và theo kế

Phát triển vùng trồng nguyên liệu ổn định và bền vững

Một số đề xuất và kiến nghị trên 2,4 tấn/ha. Tổng diện tích trồng các loại thuốc lá khoảng 20 nghìn ha/năm; tổng sản lượng thực tế ước 40 nghìn tấn/năm. Trong đó, do xu hướng và nhu cầu sản xuất, nên chỉ có thuốc lá vàng sấy được chú trọng đầu tư, phát triển, nên diện tích và sản lượng chủ yếu là thuốc lá vàng sấy. Thuốc lá nâu và burley chỉ đầu tư sản xuất theo nhu cầu, diện tích và sản lượng không nhiều. Về chất lượng nguyên liệu của thuốc lá vàng sấy, trong những năm gần đây đã từng bước đáp ứng nhu cầu phối chế của các đơn vị sản xuất thuốc điếu. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh thu mua, người nông dân không tuân thủ quy trình kỹ thuật, nên chất lượng nguyên liệu có những hạn chế nhất định: hàm lượng nicotine trong lá thấp, cường độ màu không mạnh và tính chất hút không cao.

14

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

hoạch đến năm 2015, các đơn vị xây dựng khoảng 52.000 tấn (đạt 80% so với quy hoạch), tuy nhiên, ở đây có thể số liệu của Hiệp hội chưa thống kê đầy đủ). Thực tế công tác đầu tư sản xuất nguyên liệu thuốc lá trong thời gian qua còn một số tồn tại cơ bản như sau: 1. Về doanh nghiệp và nông dân - Một số doanh nghiệp (DN) và tư thương không ký hợp đồng đầu tư với nông dân hoặc đầu tư ít, nhưng kê khống tăng diện tích trong hợp đồng; không quy định giá sàn mua sản phẩm; không quy định xử lý khi gặp rủi ro (thiên tai, dịch bệnh… bất khả kháng); Không quy định giải quyết tranh chấp khi vi phạm hợp đồng; Không có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã; Không quy định phương thức thanh toán…


Xuân Giáp Ngọ - Nông dân ký hợp đồng, nhận tiền vốn đầu tư, vật tư ứng trước nhưng không bán sản phẩm cho nhà đầu tư hoặc chỉ bán một phần (không đủ sản lượng theo hợp đồng); Trên cùng diện tích trồng ký hợp đồng với nhiều DN. - Nhiều hộ trồng tự phát và một số DN có đầu tư, nhưng không tuân thủ quy trình kỹ thuật, nên không đảm bảo chất lượng sản phẩm, gây khó khăn trong công tác quy hoạch, quản lý vùng nguyên liệu thuốc lá. 2. Về công tác thu mua - Nhiều đối tượng tư thương tham gia thu mua lậu: không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá (GCN), không đầu tư trồng hoặc thông qua các đại lý trung gian, chỉ đầu tư một ít tiền mặt để tranh mua sản phẩm, bán sang tay cho tư thương khác, gây rối loạn thị trường và thất thoát sản phẩm của các DN có đầu tư, dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện. - Phổ biến tình trạng các DN được cấp GCN và có đầu tư vật tư từ đầu vụ không thu mua được sản

lượng dự kiến trên diện tích đầu tư. Điều này dẫn đến việc thu hồi đầu tư vật tư ứng trước của các DN hết sức khó khăn, thậm chí có nơi, DN còn không thu hồi được vốn đầu tư ứng trước, làm cho DN không yên tâm đầu tư cho vụ tiếp theo. 3. Về việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá Về cơ bản đã tuân thủ theo các hướng dẫn và quy định của Nhà nước về SXKD thuốc lá, tuy nhiên ở một số tỉnh vẫn còn một số tồn tại sau: - Công tác thẩm định các điều kiện cấp phép chưa chặt chẽ: không đủ điều kiện cơ sở vật chất; thiếu các trang thiết bị để phục vụ; thiếu các cán bộ kỹ thuật trong công tác quản lý đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua nguyên liệu… - Chưa thực hiện tốt công tác “hậu kiểm”, nên để xảy ra tình trạng sau: một số DN sợ xin cấp GCN thì đầy đủ hồ sơ và các điều kiện cấp phép theo quy định, tuy nhiên, sau khi được cấp phép, các DN này không còn đảm bảo điều kiện

Sản xuất nguyên liệu tại Công ty CP Ngân Sơn

như ban đầu; nhiều DN thu mua sản phẩm với sản lượng quá lớn so diện tích trồng; hợp đồng đầu tư sản xuất với nông dân và cán bộ KHKT còn mang tính hình thức, đối phó (có DN chỉ hợp đồng với một kỹ sư nông nghiệp để hướng dẫn trồng hàng trăm ha nguyên liệu thuốc lá)… 4. Về công tác quản lý của Chính quyền địa phương Tại một số tỉnh, việc phối hợp thực hiện và chỉ đạo giữa các sở, ban, ngành của địa phương trong công tác cấp GCN, công tác đầu tư và thu mua nguyên liệu thực hiện tương đối tốt, đã thành lập Ban chỉ đạo kinh doanh, phát triển nguyên liệu thuốc lá của tỉnh, huyện để phân vùng đầu tư, theo dõi việc thực hiện hợp đồng, thu mua sản phẩm... Tuy nhiên, tại một số tỉnh, công tác quản lý SXKD nguyên liệu thuốc lá thực hiện chưa tốt như: Nhiều DN không được cấp GCN, nhưng vẫn tham gia kinh doanh nguyên liệu thuốc lá; Nhiều DN được GCN trên địa bàn tỉnh này, nhưng lại sang các tỉnh khác hoạt động, gây ra tình trạng tranh mua, tranh bán, xáo trộn thị trường… Đặc biệt nhiều đối tượng buôn bán nhỏ thu gom nguyên liệu bán cho các tư thương thu mua lậu, gây náo loạn thị trường. Hiện nay, các đối tượng này chưa có biện pháp quản lý và chế tài xử phạt. Tóm lại, có thể đánh giá công tác sản xuất thuốc lá nguyên liệu hiện nay là: không chủ động điều tiết được sản lượng, chất lượng nguyên liệu chưa ổn định, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng cao của thị trường. Nguyên nhân chính là do cơ chế sản xuất nguyên liệu chưa phù hợp, không

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

15


mang tính sản xuất hàng hoá, còn phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố tự nhiên và nông dân, dẫn đến thực trạng là không chủ động quản lý được diện tích, đầu tư, thực hiện quy trình kỹ thuật, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Đây là thách thức lớn của công tác sản xuất nguyên liệu nước ta, khi phải thực sự bước vào cơ chế thị trường để hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Ngoài ra, việc đầu tư vùng nguyên liệu trong nước còn bị ảnh hưởng bởi nguồn nguyên liệu từ các nước trong khu vực, đặc biệt là nguồn nguyên liệu Trung Quốc thực hiện qua những thương nhân bằng hình thức tiểu ngạch hoặc gian lận thương mại trong nhập khẩu cung cấp cho các đơn vị sản xuất thuốc điếu. II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ TRONG PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG NGUYÊN LIỆU ỔN ĐỊNH, BỀN VỮNG Để phát triển vùng trồng nguyên liệu thuốc lá trong nước ổn định và bền vững (theo Quy hoạch đến năm 2020 đã được Chính Phủ phê duyệt), đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu thuốc lá nội địa, nhằm giảm bớt phụ thuộc và từng bước thay thế nguyên liệu ngoại nhập, cần có nhiều giải pháp đồng bộ từ các Bộ/ ngành/địa phương, sự phối hợp giữa các đơn vị sản xuất nguyên liệu, đơn vị sản xuất thuốc lá điếu để tạo môi trường đầu tư lành mạnh, cạnh tranh công bằng, một số đề xuất và kiến nghị sau đây: 1. Mối quan hệ giữa nông dân trồng thuốc lá và các đơn vị đầu tư Cần thể hiện một cách cụ thể

16

quyền lợi và trách nhiệm của các bên thông qua Hợp đồng đầu tư trồng và thu mua nguyên liệu thuốc lá. Hợp đồng được ký kết hàng năm (vụ mùa) giữa đơn vị đầu tư, địa phương và nông dân trồng thuốc lá cần có sự xác nhận của Chính quyền địa phương. a) Đối với trách nhiệm của các đơn vị đầu tư - Chứng minh được nhu cầu sử dụng của đơn vị thuốc điếu từng năm thông qua Chính quyền địa phương. - Có sự phối hợp của các đơn vị đầu tư trên cùng địa bàn: + Phối hợp về giá mua: Thông báo giá dự kiến thu mua đến nông dân trước khi ký kết hợp đồng. Ngay đầu vụ, căn cứ vào tình hình thực tế, các đơn vị đầu tư xây dựng chi phí sản xuât và giá thành bình quân, trong đó có tính lợi nhuận cho người trồng thuốc lá từ 25 - 30% trên cơ sở chi phí hợp lý (với thời gian thực hiện vụ mùa 5 tháng) và có sự thống nhất giữa các nhà đầu tư để đưa ra giá thu mua hợp lý (giá sàn) tại từng thời điểm thu mua của vụ mùa. + Phối hợp thống nhất định mức đầu tư kỹ thuật vật tư phân bón, thuốc BTTV… + Hướng dẫn quy trình kỹ thuật gieo trồng, sơ chế, phân loại thuốc lá. + Thu mua toàn bộ sản phẩm nguyên liệu mà nông dân sản xuất được trong năm. + Phối hợp với Chính quyền địa phương trong việc ký kết hợp đồng đầu tư trồng thuốc lá với nông dân cũng như phối hợp tổ chức quản lý đầu tư thu mua thu hồi sản phẩm. b) Đối với nông dân trồng thuốc lá - Hợp đồng gieo trồng sản xuất

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

thuốc lá sau khi ký với đơn vị đầu tư phải có sự xác nhận của Chính quyền địa phương. - Nhận đầu tư đầy đủ của đơn vị đầu tư và thực hiện đúng theo tinh thần nội dung các điều kiện quy định trong hợp đồng đã được kí kết. - Tuân thủ thực hiện đầy đủ những quy định trong quy trình kỹ thuật gieo trồng, thu hoạch, sơ chế và phân loại thuốc lá. - Bán hết toàn bộ sản phẩm cho đơn vị đầu tư. 2. Đối với các đơn vị sản xuất thuốc lá điếu - Các đơn vị sản xuất thuốc điếu chỉ mua nguyên liệu nội địa của các DN được cấp GCN đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá theo hợp đồng đã ký kết từ đầu vụ, để tránh tình trạng, các DN không đầu tư gieo trồng, nhưng mua gom nguyên liệu của các nhà đầu tư khác để đầu cơ và tăng giá. Thực hiện giao nhận nguyên liệu phân cấp theo đúng tiêu chuẩn ngành. 3. Đối với các địa phương có vùng nguyên liệu thuốc lá - Các địa phương vùng nguyên liệu thuốc lá cần có cơ chế phối hợp giữa UBND tỉnh với các sở, ban ngành và giữa các sở với Chính quyền địa phương cấp huyện, xã; Thành lập Ban chỉ đạo đầu tư phát triển và kinh doanh nguyên liệu thuốc lá cấp tỉnh, trong đó cử 01 đ/c Phó Chủ tịch tỉnh làm trưởng Ban, Sở Công Thương là thường trực, các sở, ban, ngành phối hợp. Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng như quản lý thị trường, thuế, công an và Chính quyền cấp huyện, xã trong việc quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phân vùng, theo dõi đầu tư,


Xuân Giáp Ngọ thu mua, lưu thông tiêu thụ sản phẩm;… Các huyện, thị xã có vùng nguyên liệu lớn thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện để quản lý, theo dõi, phân vùng đầu tư cho các nhà đầu tư, quản lý hợp đồng đầu tư, thua mua nguyên liệu. - Các huyện, xã nên theo dõi sát sao việc thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐTTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ để lựa chọn nhà đầu tư có khả năng, năng lực, tâm huyết với vùng nguyên liệu… Số lượng nhà đầu tư được cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh cần phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu của địa phương, tránh tình trạng cấp phép tràn lan, gây rối loạn thị trường. - Hỗ trợ tích cực đối với các đơn vị nguyên liệu đến địa phương đầu tư cho nông dân trồng thuốc lá. Đề nghị các địa phương có liên quan đến quy hoạch phát triển vùng trồng nguyên liệu thuốc lá tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong công tác giao đất để phát triển vùng trồng nguyên liệu thuốc lá. - Tạo điều kiện cho các đơn vị đầu tư vận động nông dân trồng thuốc lá, đặc biệt là những nông dân còn khó khăn về kinh tế. Tham gia chương trình xóa đói - giảm nghèo của Chính phủ bằng cây thuốc lá. - Tạo điều kiện cho nông dân được vay vốn của ngân hàng hoặc đơn vị đầu tư để triển khai vụ mùa. - Tham gia cùng với các đơn vị đầu tư theo dõi quản lý đầu tư, thu hồi, thu mua sản phẩm nguyên liệu của nông dân trồng thuốc lá, không để hiện tượng tranh mua nguyên liệu giữa các đơn vị đầu tư trên cùng địa phương, cũng như hiện tượng có đơn vị không đầu

tư, nhưng đến tranh mua làm thất thoát nguyên liệu. - Phối hợp với các đơn vị đầu tư thực hiện các chương trình an sinh xã hội. 4. Đối với Bộ Công Thương - Nghị định 67//2013/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định “Sản xuất thuốc lá là ngành sản xuất có điều kiện”. Ngoài các điều kiện để được cấp phép kinh doanh, các đơn vị đầu tư nguyên liệu, đề nghị Bộ nên xem xét thêm các đơn vị đầu tư cho nông dân trồng nguyên liệu, cần bổ sung thêm sản xuất nguyên liệu thuốc lá cung cấp cho đơn vị sản xuất thuốc điếu hoặc các đơn vị sản xuất thuốc điếu có nhu cầu sử dụng nguyên liệu đầu tư hàng năm (nhu cầu từng vụ mùa) để các đơn vị đầu tư có cơ sở ký hợp đồng với nông dân trồng thuốc lá và đầu tư vụ mùa. - Nghị định 67/2013/NĐ-CP đã đưa ra các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, xử lý vi phạm, tuy nhiên cần có qui định cụ thể trong Thông tư hướng dẫn Nghị định về quy trình, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát (hậu kiểm sau cấp phép), các chế tài xử phạt (mức phạt, thẩm quyền xử phạt theo từng sai phạm) hoặc trích dẫn các qui định xử lý khác để dễ dàng trong quá trình thực thi Nghị định. - Đề nghị Bộ Công Thương: + Theo dõi quản lý, kiểm tra tình hình đầu tư, trước mắt tiến hành hậu kiểm các đơn vị sản xuất thuốc điếu về nguồn gốc nguyên liệu của các đơn vị cung cấp nguyên liệu và có biện pháp chế tài cụ thể đối với những đơn vị sản xuất thuốc điếu, sử dụng nguyên liệu không nguồn

gốc (hiện tượng mua đi bán lại) + Có biện pháp chế tài với các đơn vị không đầu tư, nhưng thu mua nguyên liệu giao cho các đơn vị sản xuất thuốc điếu và những hộ nông dân vi phạm hợp đồng. + Thường xuyên chỉ đạo các cơ quan quản lý ngành thuộc Bộ tại địa phương theo dõi, kiểm tra, giám sát, để đảm bảo các doanh nghiệp kinh doanh nguyên liệu thuốc lá hoạt động đúng quy định. Dự báo những năm tiếp theo, tình kinh tế - xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo của các Bộ, ngành, Chính quyền các địa phương và sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của các đơn vị, chúng ta sẽ vượt qua khó khăn, thách thức, tạo được cơ chế khuyến khích người đầu tư, người lao động, gắn kết được nhà sản xuất và nhà tiêu thụ sản phẩm, chủ động và điều tiết được kế hoạch sản xuất nguyên liệu phù hợp với yêu cầu của thị trường theo hướng sản xuất hàng hóa để xây dựng và phát triển được ngành nguyên liệu bền vững, đảm bảo quyền lợi của “bốn Nhà” theo định hướng của Nhà nước.m

Phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá đã góp phần XĐGN tại các vùng xâu, vùng xa

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

17


Thị trường đầy tiềm năng

Từ ngày 12 đến 20/10/2013, Đoàn cán bộ lãnh đạo Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) và các đơn vị thành viên: Công ty Thuốc lá Sài Gòn, Công ty Thuốc lá Thăng Long, Công ty Xuất nhập khẩu Thuốc lá do ông Vũ Văn Cường - Chủ tịch HĐTV Vinataba làm trưởng đoàn đã có chuyến công tác và khảo sát tại thị trường châu Phi (Cộng hòa Ghana và Sierra Leone)

18

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

Tại Cộng hòa Ghana Cộng hòa Ghana nằm ở Tây Phi, có diện tích khoảng 240.000 km2 và dân số 22 triệu người, có đường biên giới với Cote D’Ivoire về phía Tây, Burkina Faso về phía bắc, Togo về phía Đông, và Vịnh Guinea về phía Nam.Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Ghana là Accra; GDP bình quân đầu người là 3.500 USD. Trong chuyến công tác, Đoàn đã thăm và làm việc với các nhà phân phối của Công ty Oriental General Trading INC - OGT (Dubai). Từ năm 2001, Công ty OGT đã hợp tác với Công ty XNK Thuốc lá trong xuất khẩu thuốc lá điếu. Hiện nay, OGT đã trở thành một trong những khách hàng xuất khẩu lớn của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. Năm 2012, sản phẩm chính của Vinataba xuất khẩu cho OGT gồm các nhãn thuốc như:Gold Seal, Fisher, Capital (King size - Inter), Oris


Xuân Giáp Ngọ Street, Nhãn hiệu được biết đến nhiều là London King Size, chiếm khoảng 50% thị phần.Gold Seal và một số nhãn khác được mua từ Togo và Nigeria. Giá thuốc điếu dao động từ 0,45 - 1,2 USD/gói.Hiện nay, nhà phân phối của OGT tại thị trường này là Công ty Targetlink với nhãn thuốc chủ lực là Gold Seal, chiếm khoảng 10,8% thị phần.Trong đó, nhãn thuốc Gold Seal do Công ty Targetlink phân phối, chiếm khoảng 5,2% thị phần; số còn lại là do các nguồn thuốc lá nhập khẩu không chính thức vào Ghana từ Togo. (Super Slim), Denver, D & J, Empire với sản lượng đạt khoảng 500 triệu bao. Tuy ngành Công nghiệp sản xuất thuốc lá ở Ghana đã có từ lâu, nhưng sản phẩm thuốc lá chưa được sử dụng phổ biến ở mức cao.Thị trường này hiện tiêu thụ khoảng 2,2 tỷ điếu một năm.Tỷ lệ hút thuốc ở người trưởng thành chỉ chiếm khoảng 2,7%.Việc hút thuốc tăng dần ở nam giới theo độ tuổi và đến 45 tuổi, thì tỷ lệ hút thuốc giảm dần. Đối với phụ nữ cũng tương tự, nhưng việc sử dụng thuốc lá ở nữ giới vào độ tuổi khoảng 45 - 49 tuổi.Việc tiêu thụ thuốc lá ở Ghana cũng khác biệt, tùy vào từng vùng, như ở các vùng nông thôn, người dân hút thuốc nhiều hơn ở thành thị. Người dân ở các vùng phía Bắc, Upper West, Upper East hút thuốc nhiều hơn các vùng khác Trên thị trường Ghana có khoảng 25 nhãn thuốc lá và hầu hết được sản xuất bởi Công ty Thuốc lá Anh Mỹ - BAT (chiếm khoảng 82% thị phần), ngoại trừ Bond

Châu Phi ở phía Tây Nam đại lục Á - Âu, nằm trên trục đường giao thông quốc tế từ phía Đông sang phía Tây, là cầu nối của ba lục địa châu Á, châu Âu và châu Mỹ, nối liền Đại Tây Duơng với Ấn Độ Dương. Với số dân vào khoảng 1,1 tỷ người, chiếm 15% dân số thế giới*, đây là thị trường có sức mua lớn, đồng thời các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã của người châu Phi lại ở mức vừa phải, không quá khắt khe như các thị trường EU, Mỹ, Nhật... nên có thể nói, châu Phi là thị trường khá lý tưởng, phù hợp với trình độ sản xuất và khả năng của các nước đang phát triển như Việt Nam, nhất là giá cả.

Tại Cộng hòaSierra Leone Cộng hòa Sierra Leonenằm ở Tây Phi. giáp Guinea về phía Đông Bắc, Liberia về phíaĐông Nam và Đại Tây Dương về phía Tây Nam. Sierra Leone có diện tích 71.740km2, dân số khoảng 5 triệu người với cơ cấu: 42% nam và 58% nữ, trong đó khoảng 2/3 dân số ở tuổi lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. GDP bình quân đầu người hàng năm khoảng 1.300 USD. Khai thác kim cương là nguồn thu nhập chính của người dân, chiếm gần ½ lượng xuất khẩu của Sierra Leone. Mức độ phổ biến của thuốc lá tại đây khá cao, tỷ lệ nam hút thuốc chiếm 36.2% và nữ là 7.2%. Số lượng hút thuốc bình quân theo đầu người: 177 điếu. Sản lượng thuốc lá mỗi năm được Công ty OGT tiêu thụ đạt khoảng 200 - 250 containers (tương đương khoảng 100 - 125 triệu điếu). Các nhãn thuốc lá như: Gold Seal, Capital, Oris,… trong đó, Gold Seal là sản phẩm chủ yếu. Đặc biệt tại thị trường này, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, các đại lý phải liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi kèm theo. Trong khuôn khổ chuyến công tác, Đoàn cũng đến thăm và làm việc với các đại lý, nhà phân phối của các đối tác nhập khẩu của Công ty OGT tại Ghana và Sierra Leone. Chuyến công tác và khảo sát tại các thị trường Ghana và Sierra Leone của Đoàn cán bộ lãnh đạo Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam và các đơn vị thành viên đã kết thúc tốt đẹp. Từ thực tế chuyến khảo sát, Đoàn đã nhìn nhận và có những đánh giá cụ thể về tình hình tiêu thụ thuốc lá tại hai thị trường này. Đây là cơ sở tốt để Tổng công ty xem xét, xây dựng định hướng, nhằm tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi trong thời gian tới.m

@Giang Nam Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

19


Thách thức hay cơ hội

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – TPP) là Hiệp định Thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định này được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước; Xingapo, Chi-lê, Niu-zi-lân, Bru-nây (vì vậy, Hiệp định này còn gọi là P4). Ngày 13/11/2010, Việt Nam tuyên bố tham gia vào TPP với tư cách thành viên đầy đủ. Đã có 12 nước tham gia đàm phán TPP bao gồm: Ôtxtrâylia, Bru-nây, Canađa, Chi-lê, Nhật Bản, Malaixia, Me-hi-cô, Niu-zi-lân, Pê-ru, Xingapo, Hoa Kỳ va Việt Nam. Nếu được thành lập, TPP sẽ trở thành một trong những khu vực thương mại lớn nhất thế giới với hơn 792 triệu người, đóng góp gần 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới và khoảng 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu.`

Q

uá trình đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã trải qua 19 phiên chính thức và đang tiến dần đến kết thúc. Một trong các lĩnh vực được đàm phán là thương mại hàng hóa với việc hướng đến tự do hóa toàn diện: xóa bỏ 100% thuế nhập khẩu cho các hàng hóa, sản phẩm, trong đó có sản phẩm thuốc lá.

20

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, lợi ích của Việt Nam khi tham gia TPP là về mặt kinh tế, với việc mở cửa thị trường hàng hóa, những nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản... những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu như dệt may, da giầy... sẽ tăng mạnh. Hơn nữa, khi tham gia TPP sẽ đặt ra cho Việt Nam những tác động để tiếp tục làm thế nào nâng cao quy mô và chất lượng sản phẩm trong nước,


Xuân Giáp Ngọ

Sự đa dạng của các nền kinh tế TPP sẽ đóng góp gần 40% tổng sản phẩm quốc nội của thế giới và 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu

cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Đối với ngành Thuốc lá Việt Nam, theo quan điểm của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, do thuế quan giảm, tăng cường việc tiếp cận và mở rộng thị trường , thượng nguồn và hạ nguồn, tạo điều kiện cho ngành Công nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và giá trị với các nước thành viên TPP và trên toàn cầu. Mặt khác, do yêu cầu các rào cản kỹ thuật cao, đòi hỏi chúng ta phải đa dạng hóa, nâng cao chất lượng nguồn cung, thúc đẩy đầu tư sâu vào sản xuất nguyên liệu, chuyển giao công nghệ phù hợp với chiến lược ngành, chuyển dịch sang phân khúc trung-cao cấp. Về môi trường pháp lý, tạo điều kiện cho cơ chế thực thi nghiêm ngặt và minh bạch các chính sách quản lý ngành. Tuy nhiên, trước mắt, các nước tham gia đàm phán TPP hiện tại không phải là thị trường nhập khẩu và xuất khẩu của ngành Công nghiệp thuốc lá Việt Nam. Vì vậy, ngành Công nghiệp thuốc lá Việt Nam chưa có lợi ích ngắn hạn từ việc gia nhập vào TPP. Đối với sản xuất thuốc lá nguyên liệu, do nguyên liệu hiện là điểm yếu của ngành (phải nhập khẩu khoảng 60%, chất lượng nguyên liệu trong nước thấp và không ổn định), nên hội nhập vào TPP sẽ là một thách thức trực tiếp đến hiệu quả sản xuất-kinh doanh

và năng lực cạnh tranh của toàn ngành. Việt Nam không có nhiều cơ hội cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực do qui mô sản xuất còn nhỏ lẻ, năng suất lao động còn thấp và áp dụng tiến bộ khoa học còn hạn chế, cho nên giá thành sản xuất còn cao, thậm chí còn cao hơn cả những nước khác trong khu vực như: Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia... Hiện nay chưa có đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trồng và sơ chế nguyên liệu thuốc lá. Trong khu vực TPP, Hoa Kỳ là cường quốc sản xuất thuốc lá nguyên liệu cũng như sản phẩm thuốc lá. Để phục vụ nhu cầu phối chế, hàng năm, ngành Thuốc lá Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu có chất lượng cao, trong đó có nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Kim ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu (chủ yếu là thuốc lá vàng sấy) từ Hoa Kỳ năm 2008 toàn ngành là 6,5 triệu USD. Tuy nhiên, cán cân xuất nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu của Việt Nam với Mỹ chưa tương xứng do nguyên liệu Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là cấp trung bình, thấp về chất lượng và giá trị, mặt khác, vùng nguyên liệu trong nước trong giai đoạn vừa qua bị thu hẹp và không ổn định, nên sản lượng xuất khẩu nguyên liệu nội địa nói chung của các công ty đầu tư sản xuất nguyên liệu rất thấp. Vì vậy, để có thể tận dụng cơ hội do TPP mang lại, các doanh nghiệp nội địa phải tăng cường đầu tư để ổn định chất lượng và sản lượng nguyên liệu.

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

21


Đại diện các nước tham gia Vòng đàm phán TPP thứ 19 tại Bru-nây

Ngành Công nghiệp thuốc lá tại hầu hết các nước thành viên TPP trong sự chi phối và đều có đầu tư cơ sở sản xuất của 4 tập đoàn thuốc lá lớn nhất thế giới là Philip Morris, BAT, Japan Tobacco International và Imperial Tobacco. Bốn tập đoàn thuốc lá lớn nhất thế giới đều đã có mặt ở Việt Nam dưới hình thức hợp tác với các doanh nghiệp trong nước thông qua hình thức liên doanh hoặc sản xuất theo li xăng một số nhãn hiệu thuốc lá điếu. Như vậy, để tận dụng được những ưu đãi của các lộ trình giảm thuế và mở cửa thị trường nhập khẩu của các nước TPP, phải tham gia được vào các chuỗi cung cấp - chuỗi giá trị thuốc lá khu vực hay toàn cầu của các tập đoàn thuốc lá xuyên quốc gia này. Hiện nay, đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp thuốc lá tại Việt Nam của các tập đoàn thuốc lá còn rất hạn chế do chính sách hạn chế đầu tư trong lĩnh vực thuốc lá. Việc cân nhắc giữa lợi ích thương mại trong điều kiện tự do hóa và lợi ích từ đầu tư trực tiếp trong sản xuất thuốc lá điếu tại thị trường Việt Nam của bốn tập đoàn thuốc lá quốc tế sẽ là lời giải cho việc ngành Công nghiệp thuốc lá nội địa có được hưởng lợi gì từ tham gia “sân chơi TPP của các ông lớn thuốc lá” thế giới. Mặt khác, về phía ngược lại, là một đối tác đàm phán Hiệp ước TPP, chúng ta cần cân nhắc thận trọng các cam kết của Việt Nam liên quan đến ngành Công nghiệp thuốc lá trên cơ sở phân tích đầy đủ hiện trạng năng lực sản xuất, quy hoạch và chiến lược phát triển ngành, môi trường pháp lý, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế và đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Nếu mở cửa thị trường thuốc lá Việt Nam trong khuôn khổ TPP thì cần có lộ trình thích hợp để ngành Công nghiệp

22

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

Đóng góp của ngành Thuốc lá vào ngân sách nhà nước: chiếm 2,4% GDP, tăng trưởng bình quân 17,3% năm.

Năm

Thuế TTĐB (tỷ đồng)

Thuế NK nguyên phụ liệu thuốc lá (tỷ đồng)

Tổng số (tỷ đồng)

2008

7.529,0

0,3930

7.922,0

2009

9,633,0

0,5847

10.217,7

2010

11.179,9

0,5385

11.718,7

2011

13.598,8

0,7085

14.307,3

2012

14.909,7

0,8772

15.786,9

17.000,0

0,9973

17.997,3

2013 Dự báo

Giải quyết việc làm: tạo khoảng 1,6 triệu lao động trực tiếp và gián tiếp, đảm bảo an sinh xã hội cho khoảng 6 triệu người thuốc lá Việt Nam có thời gian chuẩn bị sẵn sàng, giảm thiểu ảnh hưởng đến tăng trưởng của toàn ngành và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội. m

@Nguyễn Anh Tuấn


Xuân Giáp Ngọ

Nắm vững cơ sở pháp lý, tránh rủi ro trong thực hiện hợp đồng xuất khẩu nhằm xây dựng thị trường xuất khẩu thuốc lá điếu bền vững

Thuốc lá điếu xuất khẩu của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn, bằng 1/3 tổng sản lượng thuốc điếu tiêu thụ và là mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu chủ lực của toàn Tổng công ty.

M

ặc dù có sự tăng trưởng về sản lượng thuốc lá điếu xuất khẩu tại một số công ty thuốc lá điếu thành viên, nhưng trên thực tế, công tác xuất khẩu thuốc lá điếu trong Tổng công ty chưa ổn định và hiệu quả, sản xuất xuất khẩu thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng lớn, xấp xỉ 75% trong tổng lượng xuất khẩu.

Việc giữ vững sản lượng thuốc lá điếu xuất khẩu chung của Tổng công ty ra các thị trường chính như: Châu Phi, Trung Đông, Inđônêxia, Malaixia, Xingapo... và phát triển thêm thị trường khác liên quan rất nhiều đến công tác bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của sản phẩm xuất khẩu tại thị trường nước ngoài. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là cách để doanh nghiệp tự bảo vệ và được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu bởi pháp luật. Thông qua việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền khai thác nhãn hiệu: tự mình sử dụng nhãn hiệu, cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu của mình thông qua hợp đồng li xăng hoặc ngăn cấm người khác sử

dụng nhãn hiệu, được yêu cầu cơ quan thực thi pháp luật xử lý các vi phạm độc quyền nhãn hiệu của mình. Nhằm tránh những rủi ro pháp lý trong sản xuất xuất khẩu thuốc lá điếu và xây dựng, giữ vững thị trường thuốc lá điếu xuất khẩu bền vững, thì các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty cần quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đối với nhãn hiệu nội địa xuất khẩu và nhãn nước ngoài gia công xuất khẩu. Theo quy định của Luật phòng chống tác hại thuốc lá và Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 quy định chi tiết thi hành Luật, sản phẩm thuốc lá chỉ được tiêu thụ tại Việt Nam khi đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

23


tại Việt Nam. Việc xuất khẩu nhãn nội địa ra thị trường nước ngoài, doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, đây là việc cần thiết phải làm để bảo vệ thương hiệu, uy tín của sản phẩm trong quá trình giao thương với các đối tác tại thị trường, nơi có nhãn hiệu sản phẩm được xuất và tiêu thụ đến. Thực tế tại các công ty sản xuất thuốc lá điếu thành viên trong Tổng công ty, gia công nhãn hiệu nước ngoài xuất khẩu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng lượng thuốc lá sản xuất xuất khẩu, tuy nhiên, việc yêu cầu đối tác nước ngoài phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam gần như chưa bao giờ được các công ty lưu tâm đến, mà chủ yếu chỉ đề nghị xuất trình giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hóa gia công. Đối với nhãn hiệu nước ngoài sản xuất gia công tại Việt Nam để

xuất khẩu, trong trường hợp trùng hoặc gây tương tự, nhầm lẫn với nhãn đang được đăng ký bảo hộ hợp pháp tại Việt Nam, sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung năm 2009 và phải chịu chế tài theo quy định của pháp luật. Một trong những hình thức chế tài sẽ là cảnh cáo, phạt tiền, áp dụng các hình phạt bổ sung, bồi thường thiệt hại, xử lý hình sự… tùy theo mức độ vi phạm của doanh nghiệp sản xuất và tổn thất của chủ sở hữu nhãn hiệu hợp pháp. Như vậy, tưởng như đối với những nhãn hiệu nước ngoài gia công xuất khẩu không phải chịu rủi ro pháp lý gì nếu sản xuất tại Việt Nam khi đã ràng buộc trách nhiệm và hậu quả pháp lý với đối tác nước ngoài trong hợp đồng gia công, nhưng thực tế chưa đủ. Liên đới trách nhiệm pháp lý với doanh

nghiệp sản xuất nhãn gia công vẫn xảy ra trong trường hợp nhãn hiệu sản xuất trùng, tương tự, nhầm lẫn với nhãn đang được bảo hộ hợp pháp tại Việt Nam. Đây là khuyến cáo rủi ro cho doanh nghiệp trong thực tế hoạt động sản xuất nhãn nước ngoài gia công xuất khẩu. Vì vậy, trước khi tiến hành sản xuất, doanh nghiệp cần thực hiện tra cứu và yêu cầu đối tác nước ngoài đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đặt gia công tại Việt Nam, nếu nhãn hiệu này chưa được chủ thể nào đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Mặc dù rủi ro pháp lý đối với nhãn gia công tại thị trường xuất khẩu chủ yếu thuộc về chủ thể nhập khẩu, tuy nhiên doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần có khuyến cáo và đề nghị đối tác nước ngoài tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường xuất đến để tránh những rủi ro khi nhập khẩu, tiêu thụ nhãn gia công tại thị trường nước ngoài. Bảo hộ thương hiệu sản phẩm là vấn đề xuất phát từ ý thức xây dựng, bảo vệ nhãn hiệu sản phẩm và được coi là một trong những quyền về tài sản của doanh nghiệp. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường trong nước và nước ngoài là một yếu tố quan trọng của doanh nghiệp để bảo vệ và khẳng định thương hiệu và giá trị của sản phẩm cũng như tránh những rủi ro, hậu quả pháp lý trong quá trình sản xuất kinh doanh.m

@Mai Hoa

24

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20


Xuân Giáp Ngọ

Hoạt động của Đoàn Thanh niên Tổng Công Ty Thuốc lá Việt Nam Thực hiện Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo; thực hiện chiến dịch thanh niên tình nguyện nhằm phát huy vai trò của tuổi trẻ xung kích vì cuộc sống cộng đồng, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng ủy, Lãnh đạo Tổng công ty, Đoàn Thanh niên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã thể hiện vai trò như chiếc cầu nối những nhịp yêu thương - chiếc cầu nối liền dọc dài Tổ quốc, ấm tình Hà Quảng - Vinataba - Bác Ái.

Mùa yêu thương

cháy mãi...

Giữa cái rét tê tái Cao Bằng – Hành trình Hà Quảng – miền biên cương Tổ quốc... Tuổi thơ của chúng tôi là bóng bay, là những viên kẹo mút ngọt lịm tan theo nụ cười trong cả giấc mơ. Tuổi thơ của em là những ước mơ hồn nhiên được vui chơi, được bay cao trên những miền trời lộng gió... Tuổi thơ của chúng tôi là xúng xính áo mới, là háo hức đồ chơi mỗi dịp Tết đến Xuân về; Với em, tuổi thơ là ước mơ được no cơm ấm áo hay gần gũi hơn, chỉ là 1 tấm áo mới giúp em đỡ lạnh hơn khi mùa đông nơi vùng cao buốt giá… Đông Bắc với chúng tôi như một vùng đất lạ lẫm, đầy tò mò, nhưng lại hấp dẫn, cuốn hút đến lạ kỳ, nơi gieo

lên một khát vọng cháy bỏng được đi qua dù chỉ một lần trong đời. Và khi được đi rồi lại nguyện ước một ngày trở lại, đi nhiều hơn, nhớ nhiều hơn và trải nghiệm nhiều hơn nữa... Để được khắc sâu trong tâm trí hình ảnh những dải núi non trùng điệp, những nụ cười má đỏ hây hây bên bếp than hồng, hay vị thơm nồng của rượu ngô xen cái mùi gàng gàng của chén Thắng Cố... Và ấn tượng hơn cả là những mảnh ruộng bậc thang xếp thành những dải trải dài theo triền núi, những con đèo mờ sương bên bờ vực sâu núi dựng... Và rồi hành trình trở lại Đông Bắc năm 2013 của chúng tôi lại bắt đầu như thế, khi Hà Nội - nơi tôi đi vẫn đang ướt lạnh trong mưa bão. Dù đã lường trước khó khăn, nhưng khi nhập cuộc, chúng tôi vẫn khá “sốc” vì thực tế khác xa so với những điều mình hình dung. Đường đi khúc khuỷu, ngoằn ngoèo, nhấp nhô đá hộc với một bên là núi cao, một bên là vực thẳm. Sương mù dày đặc bao phủ quanh người. Cách khoảng

vài trăm mét, một khúc cua tay áo lại hiện ra trước mặt, khiến mấy tay lái lão luyện cũng nhiều phen suýt ngã. Càng lên cao, gió càng thổi mạnh, tai chúng tôi ù đi. Thật khó để tưởng tượng đây là con đường duy nhất để các thầy cô mang con chữ đến với bản làng. Chúng tôi đã gặp các em bé vùng cao của Tổ quốc ở điểm Trường Tiểu học Nà Giàng, với đồ chơi chính là sỏi đá xung quanh, quần áo mỏng manh trước cái lạnh giá vùng cao, thịt da tím tái trong tiết trời lạnh buốt,.. nhưng nụ cười vẫn thật trong trẻo và thơ ngây... Với mong muốn lưu giữ những nụ cười đó ở trên môi các em trong sự ấm áp yêu thương, cũng như tiếp nối sự thành công từ “Tiếp sức đến Trường

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

25


lần 4”, Đoàn chúng tôi quyết định thực hiện chương trình “Tiếp sức đến Trường lần 5 - năm 2013”. Cụm thi đua số 01 đến với đồng bào vùng cao Hà Quảng – Cao Bằng. Con đường đi quanh co giữa trập trùng mây núi cũng chênh vênh như chính cuộc sống của người dân nơi đây – nơi cái lạnh và cơn khát là 2 nỗi ám ảnh lớn nhất. Mong muốn chia sẻ cái lạnh sắt se của mây ngàn gió núi, chúng tôi mang tặng các em 130 chiếc áo ấm mùa đông và quần áo do các cơ sở Đoàn quyên góp. Chúng tôi đến trao quà cho các em học sinh Trường Trung học cơ sở và Trường Tiểu học tại xã Quý Quân, xã Sóc Hà và xã Nà Sác. Phải chăng điều kiện tự nhiên không ủng hộ, cái đói, cái khát thường trực làm cho cuộc sống của người dân ở đây cứ mãi quanh quẩn với đói nghèo. Chúng tôi không dám định nghĩa những nơi chúng tôi đến thăm là một ngôi nhà vì vách lá liêu xiêu và không đủ che chắn dù một cơn gió lạc. 50 xuất quà cho gia đình hoàn cảnh khó khăn có vẻ như không thấm thía gì so với nỗi nhọc nhằn cơ cực đã hằn nếp nhăn trên da, trên mắt của các mẹ, các chị, nhưng nụ cười thì vẫn thật chân phương đến ấm lòng.

26

Điểm dừng chân của chúng tôi là Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Hà Quảng, chung vui với các em trong Chương trình “Vui Hội trăng rằm”. Những chiếc đèn ông sao gợi nhắc chúng tôi về những háo hức mong chờ ngày Rằm tháng Tám. Có những em đây là “cái Tết” đầu tiên xa nhà, nhưng trong đêm nay chỉ còn lại tình thầy cô, bè bạn và niềm vui chờ đón chị Hằng xuống vui Tết Trung Thu. Đoàn mang theo 5 bộ trống đội, quần áo nghi thức, 200 balo đến trường, 200 xuất quà bánh Trung thu, 200 bộ đồ dùng học tập và 7 bộ bàn ăn tập thể - món quà cho các em tuy nhỏ nhưng là tấm lòng các Đoàn viên, thanh niên Đoàn Tổng công ty chắt chiu, là niềm vui mà chúng tôi mang đến cho các em, với mong muốn các em có thêm sự động viên, khích lệ chăm ngoan học giỏi. Trong nắng gió Ninh Thuận – Hành trình BÁc Ái, khúc ruột miền Trung Một hành trình dài của các đơn vị miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ. Điểm tập kết của chúng tôi là Văn phòng Cơ quan đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn các bạn miền Tây đã thấm mệt sau một hành trình gần 300 cây số, nhưng trên môi không ngớt nụ cười tươi – tôi thấy ấm lòng vì biết nhiệt tình của thanh niên Vinataba chưa bao giờ ngừng nghỉ. Hành trình tiếp tục thêm gần 400 cây số nữa để đến với Bác Ái – Ninh Thuận là một con đường vui của những người háo hức gặp bạn bè, gặp anh em, gặp bà con sau những ngày dài xa nhau. Chúng tôi đến thăm từng gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở nơi đây. Bên những ngôi nhà khang trang do Tổng công ty hỗ trợ xây dựng và trao tặng là những vách lá liêu xiêu giữa nắng gió khắc nghiệt miền

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

Trung. Nhìn những làn da xạm đen vì nắng gió của các mẹ, các chị, chúng tôi không khỏi thắt lòng. Đêm hội trăng rằm được tổ chức tại trụ sở Huyện ủy Bác Ái – nơi được bao bọc xung quanh là đồi núi trập trùng. 20 chiếc xe đạp, 100 chiếc áo ấm, 200 cuốn vở và 3 bộ trống đội là phần quà Cụm thi đua số 02 dành tặng cho các em với mong muốn “rút ngắn lại con đường đến Trường” để các em vui đón năm học mới. 240 xuất quà bánh Trung Thu cùng bánh kẹo liên hoan được đón nhận bằng tất cả sự vui tươi và háo hức của con trẻ mỗi

dịp Tết Trung Thu. Nhìn các em, chúng tôi lại cháy lên niềm khao khát muốn vun đắp cho một thế hệ tương lai của Bác Ái, của Ninh Thuận có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Trên hành trình xuôi theo dọc dài Tổ quốc, trong lòng chúng tôi cứ vương vấn mãi câu hỏi “Phải làm sao cho đồng bào mình, anh em mình bớt khổ, thoát nghèo?” và tự nhủ hành trình của chúng tôi sẽ còn rất dài và cần thật nhiều nỗ lực. Xe chúng tôi trở về trên chính những con dốc chông chênh ấy… để lại tình yêu, tình thương và cả những nghĩ suy… Chia tay Bác Ái, Hà Quảng, hình ảnh những khuôn mặt nhem nhuốc, những ánh mắt trong veo, ngơ ngác ngự trị trong chúng tôi trên suốt con đường về. Và mong muốn quay trở lại nơi này trong một ngày gần nhất, để lại được sẻ chia, để được nhìn thấy một hình ảnh cũ, nhưng có thêm nhiều gam màu tươi sáng, ấm áp hơn, không chỉ là nguyện vọng của riêng chúng tôi.m

@Nguyễn Việt Dũng


Xuân Giáp Ngọ

Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập

Lãnh đạo Tổng công ty dự buổi gặp mặt thân mật với chị em nhân ngày 20/10

Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích chung. Các nội dung xây dựng VHDN bao gồm: - Triết lý hoạt động của doanh nghiệp - Đạo đức kinh doanh. - Hệ thống hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường - Phương thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp. - Phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xã hội (công chúng, khách hàng...) - Các tầng giá trị: các giá trị hữu hình, các giá trị được chấp nhận và các giá trị (quan niệm) nền tảng. Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt thì VHDN trở thành một tài sản vô hình, đóng vai trò quan trọng trong kho tài sản doanh nghiệp và là một trong những công cụ cạnh tranh khá sắc bén. Thông

qua việc xây dựng VHDN, doanh nghiệp có thể tạo ra và tăng uy tín của mình trên thị trường thông qua việc xây dựng và phát triển một nền VHDN kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời kết hợp tinh hoa văn hóa thời đại; giữ vững ưu thế của sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước, tăng sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của VHDN, Đảng bộ Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 168-NQ/ĐUTCT ngày 16/8/2013 về xây dựng VHDN với mục tiêu đưa VHDN trở thành sức mạnh nội lực trong mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh; VHDN nâng cao giải pháp quản trị điều hành, góp phần củng cố uy tín và vị thế của Tổng công ty; VHDN tạo thành phẩm chất, đạo đức, nếp sinh hoạt và làm việc của người lao động trong Tổng công ty và được quán triệt theo khẩu hiệu hành động “Sáng tạo, đổi mới, chất lượng, hiệu quả”, góp phần trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của Tổng công ty. Để thực hiện được mục tiêu này, Đảng ủy Tổng công ty đề ra các nhiệm vụ quan trọng dưới đây: Những nhiệm vụ cụ thể 1. Xây dựng triết lý kinh doanh phù hợp với tình hình biến động của thị trường - Hướng tới thị trường. Quan niệm thị trường bao gồm nhiều mặt như giá thành, khả năng tiêu thụ, chất lượng đóng gói và chất lượng sản phẩm, các dịch vụ sau bán hàng… Tất cả phải hướng tới việc tăng cường sức cạnh tranh, giành thị phần. Cần phải coi nhu cầu thị trường là điểm sản sinh và điểm xuất phát của VHDN. - Khách hàng là trên hết. Phải lấy khách hàng làm trung tâm, cụ thể: (1) Căn cứ vào yêu cầu và ý kiến của khách hàng để khai thác sản phẩm mới và cung cấp dịch vụ chất lượng cao; (2) Xây dựng hệ thống tư vấn cho người tiêu dùng,

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

27


Tết Party - sự kiện tri ân khách hàng, đối tác của Tcty được tổ chức hàng năm

cố gắng ở mức cao nhất để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ để tăng cường sức mua của khách hàng; (3) Xây dựng quan niệm phục vụ là ưu tiên, doanh thu là thứ yếu, khai thác văn hóa đối với môi trường sinh tồn của doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp. - Tăng cường ý thức đạo đức chung, quan tâm đến an sinh xã hội, sức khoẻ người tiêu dùng. Thuốc lá là sản phẩm có hại cho sức khỏe, vì vậy Tổng công ty phải luôn quan tâm và coi trọng việc giảm thiểu độc hại của thuốc lá thể hiện qua những chiến lược phát triển sản phẩm mới trên cơ sở của những vật liệu mới, công nghệ mới. - Xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội. Tổng công ty cần tham gia hơn nữa các hoạt động xã hội, như xoá đói giảm nghèo, cứu trợ đồng bào gặp thiên tai, tham gia các hoạt động từ thiện… Thông qua các hoạt động nhân đạo và văn hóa này, hình ảnh Vinataba sẽ trở nên tốt đẹp hơn, uy tín được nâng lên đáng kể. - Xây dựng mục đích kinh doanh và phương pháp kinh doanh đúng đắn, trong đó mục đích kinh doanh là quyết định. Về mục đích kinh doanh Đạt hiệu quả cao, tức là lợi nhuận tối đa cho cá nhân và cho cộng đồng và hiệu quả xã hội. Khắc phục chủ nghĩa thực dụng. Kiên quyết không làm hàng nhái, hàng giả. Đề cao việc nâng cao khả năng cạnh tranh, ý chí tự lập, tự cường của mỗi doanh nghiệp, đồng thời đề cao tính tập thể, truyền thống đoàn kết dân tộc «chị ngã, em nâng, lá lành đùm lá rách» trong kinh doanh của các thành viên trong Tổ hợp. Có tính nhân văn, thể hiện hai mặt: đối với con người và đối với thiên nhiên. Đối với con người (là quan trọng nhất), đó là đáp ứng đến mức cao nhất nhu cầu của con người; là tôn trọng phẩm giá, nhân cách con người, loại trừ việc

28

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

phá giá, cạnh tranh không lành mạnh, bất hợp pháp. Đối với thiên nhiên, đó là gắn kinh doanh với bảo vệ môi trường sinh thái, không làm ô nhiễm, hủy hoại môi trường cũng tức là bảo đảm sự bền vững của mỗi doanh nghiệp, cũng như của toàn bộ nền kinh tế. * Về phương pháp kinh doanh (phong cách kinh doanh) Tuân thủ pháp luật (kể cả pháp luật quốc gia, quốc tế cũng như điều lệ, nội quy của từng doanh nghiệp); Bảo đảm minh bạch, công khai trong kinh doanh. Giữ chữ tín với đối tác và khách hàng. Chú trọng khoa học quản lý, tuân theo các nguyên lý quản lý khoa học, dựa vào khoa học mà tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện các phương pháp kinh doanh, vận dụng công nghệ tiên tiến trong điều hành SXKD Chú trọng quan hệ con người. 2. Xây dựng tinh thần tập thể vững mạnh thông qua xác định những giá trị cốt lõi Hệ giá trị cốt lõi của Tổng công ty trong thời gian qua là: “Hợp tác - Chia sẻ - Sáng tạo hướng tới đồng thuận và chất lượng”. Những con người, những thành viên của TCT được xây dựng với những phẩm chất văn hoá: có lập trường giai cấp công nhân, lòng yêu nước, yêu công ty, yêu công việc của mình, có ý chí tự lực tự cường, có tinh thần ham học tập, làm chủ công nghệ hiện đại, làm chủ các kiến thức quản lý hoạt động, sáng tạo ra hàng hoá chất lượng cao, giá thành hạ, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư... Để trở thành một nhân viên xuất sắc, phải có ý thức khắc phục khuyết điểm, sửa chữa sai lầm, phải dũng cảm nghiên cứu, dám đối mặt với thực tế, dám phát biểu ý kiến riêng của mình, dám đứng trước đám đông, phải biết tạo cho mình cơ hội thể hiện tài năng và rèn luyện bản lĩnh.

Phong trào văn hóa văn nghệ là nét sinh hoạt nổi bật của Tổng công ty


Xuân Giáp Ngọ nhiệm đối với công việc, chú trọng nghệ thuật giao tiếp, trang phục phù hợp, sắp xếp nơi làm việc gọn gàng… Việc đeo thẻ nhân viên, mặc đồng phục thể hiện sự tự hào là thành viên của đơn vị và của Tổng công ty.

Các hoạt động giao lưu giúp tăng cường mối quan hệ đồng nghiệp và sự gắn bó với công việc

Các giá trị quan trọng cần được đề cao là: Sự thành thực Sự tự giác Sự khôn khéo Ngoài ra, còn một số giá trị khác được đề cập tới như sự tự tin; sự hoàn thành công việc; sự giúp đỡ, cảm thông, học hỏi; lương thiện (làm điều cho là đúng đắn); công minh, công bằng. Những giá trị này sẽ là nền tảng định hướng cho văn hóa Vinataba, nó còn được cụ thể hoá thành những quy định về chuẩn mực ứng xử cho mọi thành viên trong các quan hệ với khách hàng, với công việc, với đồng nghiệp, với công ty. 3. Thực hiện khen thưởng trên cơ sở công bằng Khen thưởng vật chất và tinh thần; Những tiêu chí khen thưởng được đề ra một cách rõ ràng và việc đánh giá hiệu quả công việc được làm một cách chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, những lời khen ngợi chân thành, những lời động viên khích lệ và sự phản hồi tích cực từ phía lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Tổng công ty tạo hiệu ứng tốt. Khen thưởng dựa trên thực chất hiệu quả công việc, tránh khen thưởng “hình thức” cho mọi đối tượng, mọi công việc.

2. Làm việc theo quy trình Ngoài các quy trình đã triển khai, cần đào tạo tri thức về phần mềm và ứng dụng phần mềm ERP (Phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp) trong toàn Tổng công ty. Là một doanh nghiệp có cường độ làm việc cao, nhân viên đã quen với phong cách làm việc năng động, thì khả năng ứng dụng thành công ERP tại Vinataba sẽ thuận lợi. 3. Đổi mới phương thức hội họp - Ứng dụng công nghệ thông tin trong hội họp: họp qua cầu truyền hình để hạn chế thời gian, chi phí đi lại. - Giảm bớt số lượng các cuộc họp bằng các hình thức: họp kết hợp nhiều nội dung, họp mở rộng thành phần. - Mọi vấn đề trong cuộc họp phải được giải quyết ngay, hoặc phải có kế hoạch giải quyết sau. - Mỗi quyết định phải bao gồm các dữ liệu cơ bản: ai, điều gì, khi nào, nơi đâu, diễn ra trong bao lâu? … 4. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các phòng ban Xây dựng chức năng nhiệm vụ của từng phòng, ban. Xây dựng quy chế phối hợp, trong đó nêu rõ nhiệm vụ cụ thể, thời gian hoàn thành của từng phòng, ban; phòng, ban nào chịu trách nhiệm chính, trình tự thực hiện, cấp phê duyệt…m (Nghị quyết này được triển khai thực hiện tới toàn bộ các Đảng bộ/Chi bộ cơ sở và các đơn vị trong Tổng công ty).

@Nguyễn Cẩm Vân

4. Tạo ra một môi trường làm việc trong sạch và cởi mở Một môi trường làm việc cởi mở chắc chắn sẽ tạo điều kiện tốt để Vinataba đạt được những mục tiêu của mình. Xử lý nghiêm khắc những hành vi mà làm cho mọi người không tin tưởng lẫn nhau và tạo nên khoảng cách giữa mọi người. Nhiệm vụ trước mắt 1. Xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp Xây dựng tác phong công nghiệp trong công việc, CBCNV toàn Tổng công ty được tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ nâng cao tính tự chủ và độc lập trong công việc, trách hàng năm (trong ảnh là lớp học về quản trị thương hiệu năm 2013)

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

29


Các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo: Nỗ lực đảm bảo cung - cầu hàng hóa phục vụ Tết Giáp Ngọ 2014 Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đang cận kề, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo - Đơn vị thành viên của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã tích cực đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới, mẫu mã đẹp với sản lượng tăng từ 20 - 30% để phục vụ tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng Giám đốc ty TNHH Hải Hà - Kotobuki đã tập trung đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm các Công ty TNHH Hải Hà - Kotobuki Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, cũng như ngành hàng

sản phẩm, giảm giá thành. Đặc biệt, Công ty đã có sự chuẩn bị chu đáo và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh phục vụ Tết Giáp Ngọ qua việc mở rộng kênh phân

bánh

kẹo

phối. So với Tết 2013, sản lượng hàng phục vụ Tết 2014

chịu

sức

gia tăng khoảng 10 - 15%, với hệ thống phân phối tới

ép lớn, sức

các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhằm đưa sản

mua giảm

phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất.

cạnh

Đồng thời, Công ty tiếp tục chú trọng thay đổi mẫu

tranh ngày

mã, bao bì, đáp ứng với nhiều mục đích khác nhau

khốc

của khách hàng như: biếu, tặng, ăn thưởng thức và

liệt, song Công

phục vụ nhu cầu tâm linh thờ cúng gia tiên, lễ chùa

càng

30

khoản chi phí để nâng cao khả năng cạnh tranh của

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20


Xuân Giáp Ngọ v.v… Công ty cam kết chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng và cố gắng giữ ổn định giá, để người tiêu dùng yên tâm đón Tết. Bên cạnh đó, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, sản phẩm Hải Hà Kotobuki không chỉ được tiêu thụ ở các thành phố, mà còn được đưa về các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa phục vụ Tết. Đây là một trong những hoạt động cụ thể vận động nhân dân hưởng ứng chủ trương tiêu dùng hàng nội địa của Chính phủ, tạo điều kiện cho người dân vùng nông thôn các xã vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với hàng hóa sản xuất trong nước.

song: Kênh trực tiếp, kênh siêu thị và kênh truyền thống với hàng ngàn đại lý, siêu thị, điểm bán lẻ trong cả nước. Đồng thời, dự kiến mở hàng chục điểm bán theo mô hình chuẩn trên các tuyến phố tại nội thành Hà Nội, và một số khu công nghiệp, đặc biệt quan tâm phát triển công tác bán hàng cho các tập đoàn, tổng công ty... Vì thế, mặc dù tình hình chung có nhiều khó khăn, nhưng sản lượng của Công ty dự kiến vẫn tăng so với cùng kỳ khoảng 20%. Đây cũng là những hành động thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.

Ông Lê Văn Hoàng - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị:

Ông Nguyễn Thành Trung - Trưởng phòng Kế hoạch Thị trường Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

Ngay từ đầu năm, Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị đã nắm rõ tình hình thực tế và chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch sản xuất phục vụ Tết Nguyên đán. Cụ thể: Về sản xuất: Hữu Nghị đã chuẩn bị và đưa ra thị trường lượng hàng hóa khoảng 5.000 tấn bánh, mứt, kẹo các loại với sản lượng tăng hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 12%. Riêng sản phẩm bánh kẹo hộp và mứt Tết, Hữu Nghị đã chuẩn bị hơn 5 triệu đơn vị sản phẩm, với số lượng tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 21%. Công ty đã cơ cấu lại sản phẩm theo hướng sản xuất những sản phẩm khác biệt như mứt thập cẩm, mứt gừng, giò bò, giò lụa, đùi heo xông khói mang thương hiệu Tôn Ðản nổi tiếng, sẽ tiếp tục duy trì mức tiêu thụ ổn định.

Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng dịp Tết Giáp Ngọ, từ đầu năm. Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà đã dự trữ 1.500 tấn nguyên liệu trong kho, đáp ứng nhu cầu thị trường tăng đột biến. Đồng thời, đẩy mạnh sản xuất và thực hiện tăng ca từ tháng 9, tháng 10 trong năm. Nhờ sản xuất và dự trữ sớm, nên sản phẩm của Công ty không có biến động về giá ảnh hưởng từ yếu tố thời vụ. Để kích cầu, Công ty đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi mẫu mã sản phẩm đẹp, bắt mắt. Các sản phẩm bánh, mứt, kẹo Tết của Công ty hướng đến tất cả các đối tượng người tiêu dùng khác nhau, từ dòng dòng sản phẩm giá thấp tới cao cấp, phục vụ cho số đông người tiêu dùng. Nhằm đảm bảo đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, hệ thống phân phối của Công ty được phủ đến tất cả các huyện và các tỉnh trong cả nước. Có thể nói, đến thời điểm này, Công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch phục vụ Tết.m

Về hệ thống phân phối: Nhằm bảo đảm thuận tiện cho người tiêu dùng mua hàng trong dịp Tết, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối với 3 kênh song

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

31


Các đơn vị tiêu biểu trong phong trào thi đua năm 2013 Công ty Thuốc lá Sài Gòn: Nhiều phong sản xuất; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chế tạo các sản phầm mới; thực hành tiết kiệm; xây dựng môi trào thi đua sôi nổi, thiết thực Năm 2013, trong điều kiện kinh tế thị trường nhiều biến động, Công ty đang trong quá trình đầu tư phát triển nhiều dự án để mở rộng sản xuất, song với sự nỗ lực của toàn thể CBCNV, Công ty Thuốc lá Sài Gòn đã đạt kết quả SXKD tốt, các chỉ tiêu đều tăng so với cùng kỳ năm 2012: Lợi nhuận sau thuế đạt 128 tỷ đồng, tăng 91%; sản lượng và giá trị xuất khẩu đều tăng, đặc biệt kim ngạch xuất khẩu đạt 79.5 triệu USD, tăng hơn 14%; doanh thu có sự tăng trưởng mạnh, vượt kế hoạch đề ra và đạt gần 8.000 tỷ đồng, tăng gần 27%; nộp ngân sách ước đạt 2.579 tỷ đồng, tăng 10%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giữ mức cao, tăng 89,6%; thu nhập bình quân của người lao động tăng gần 18%. Nhiều phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực Năm 2013, Công ty tiếp tục phát động các phong trào thi đua như: Phong trào thi đua lao động giỏi, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng vào

Sản xuất thuốc lá tại Công ty

32

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

trường “Xanh - Sạch - Đẹp”, đảm bảo ATVSLĐ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo thu nhập và việc làm cho người lao động… Công ty đã có 45 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và 02 công trình hợp lý hóa sản xuất với giá trị làm lợi hàng trăm triệu đồng. Đồng thời nghiên cứu tự chế tạo, trung đại tu, nâng cấp các máy móc thiết bị như: Chế tạo máy đóng tút STC02-19 (AT1266); Chuyển đổi dây chuyền HLP, SBK16, SKT02, STC02 sản xuất bao super slim, dây chuyền vấn - ghép (YJ14 – YJ23) sản xuất điếu Super slim, dây chuyền bao HLP, SBK16, STC02, SKT02 sản xuất bao Round Corner, đại tu dây chuyền Mark 8 - Max 3 cho Công ty Thuốc lá Cửu Long… Đồng thời, phát động phong trào thi đua tiết kiệm 10 đồng vàng/1 đơn vị sản phẩm (tiết kiệm chi phí sản xuất, tránh lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng…) với nội dung: “Năng suất - Chất lượng - Hiệu quả - Đảm bảo AT-VSLĐ”. Các phòng chức năng liên tục rà soát định mức vật tư, phụ liệu, nguyên liệu để áp dụng cho các sản phẩm thuốc lá nội tiêu và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Công ty còn phát động thi đua tiết kiệm điện, nước, văn phòng phẩm, giấy mực… Đặc biệt trong công tác sản xuất, Công ty có nhiều giải pháp tăng tiết kiệm nguyên vật liệu như công tác chuyển đổi bao compact, kiểm tra khống chế trọng lượng điếu, tăng cường công tác quản lý, giảm lượng thuốc xé để tiết kiệm chi phí. Kết thúc năm 2013, Công ty đã thực hiện tổng số tiền tiết kiệm ước lên đến 105 tỷ đồng. Công ty đã chú trọng đầu tư vào chất lượng, mẫu mã của sản phẩm thuốc lá trung - cao cấp, ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Với dây chuyền sợi 6 tấn/giờ, đã cho ra chất lượng sợi ổn định hơn,


Xuân Giáp Ngọ xốp hơn, góp phần nâng chất lượng và giảm tiêu hao nguyên vật liệu. Ngoài ra, Công ty còn nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm mới, cải tiến bao bì, mẫu mã một số sản phẩm nội tiêu và xuất khẩu phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, như: SAIGON Vàng, TAYDO BC, FASOL Trắng BC, VINHHOI Đỏ BC, DULICH Đỏ BC… đã có những tín hiệu tích cực từ thị trường. Các sản phẩm truyền thống như VITAB bao cứng, ERA New Gold, ERA Tiger tím cũng được Công ty chăm chút cải tiến thường xuyên, đáp ứng nhu cầu chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng. Với thị trường xuất khẩu đa dạng như hiện nay, các sản phẩm HELMSMAN INT FF; HELMSMAN SS MENTHOL; 66 LOOK SLIM, CAPITAL 20 Blue đã được cải tiến bằng công nghệ đầu lọc thông thoáng và giấy sáp đục lỗ để giảm Tar và Nicotin, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Hàng năm, Công ty đều tổ chức các đợt đánh giá nội bộ cũng như tham gia đánh giá giám sát, đánh giá tái chứng nhận của Tổ chức Bureau Veritas. Ngoài các cuôc họp giao ban hàng tháng, Công ty còn thường xuyên tổ chức họp xem xét lãnh đạo về việc vận hành Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Với mục tiêu nâng cao nguồn nhân lực, Công ty thường xuyên xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhân viên tùy theo nhu cầu thực tế. Năm 2013, ngoài các lớp nâng cấp nâng bậc cho 158 người, Công ty còn tổ chức các lớp kỹ năng trình bày cho 26 nhân viên, kỹ năng tin học cho 03 nhân viên. Khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng, Công ty đón đầu xu hướng bằng việc tổ chức lớp kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp cho nhân viên Phòng Thị trường tại 3 miền Bắc, Trung và Nam nhằm mở rộng hệ thống phân phối. Để tăng kỹ năng quản lý cho các tổ trưởng, Công ty đã tổ chức lớp đào tạo ngắn hạn tổ trưởng cho 199 nhân viên. Tính đến cuối năm 2013, Công ty đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho 396 nhân viên. Về phong trào đền ơn đáp nghĩa, công tác xã hội từ thiện, Công ty đã đóng góp 2.515 triệu đồng, xây tặng 64 căn nhà tình nghĩa, 20 nhà tình thương, nhà nghĩa tình đồng đội, nhà đại đoàn kết trị giá 550 triệu; nhận phụng dưỡng 7 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 3 thương binh nặng với tổng số tiền 65 triệu đồng; ủng hộ đồng bào bị bão lụt và các hoạt động xã hội từ thiện khác gần 1.972 triệu đồng.

Công ty Cổ phần Cát Lợi: Các chỉ tiêu đều vượt mức kế hoạch

Trụ sở Công ty

Năm 2013, trong bối cảnh nền kinh tế nhiều khó khăn, Công ty Cổ phần Cát Lợi vẫn đảm bảo mức lợi nhuận đề ra. Doanh thu vượt kế hoạch gần 10%, nộp ngân sách trên 30%, lợi nhuận trên 40%; thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách, không có nợ đọng thuế; 100% người lao động được ký hợp đồng và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Để đạt được những thành tích trên, Chi bộ Đảng, Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc, Công đoàn, Đoàn thanh niên Công ty đã cùng phối hợp các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và động viên CBCNV nhận thức kịp thời, nỗ lực đóng góp sức mình vào từng công việc cụ thể, sao cho hoàn thành đúng tiến độ công việc đã hoạch định. Bên cạnh đó, Công ty chủ động đầu tư máy móc, thiết bị nhằm ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, bố trí các ca sản xuất hợp lý, nhân lực đầy đủ, nên các hoạt động đạt hiệu quả tốt, đảm bảo SXKD liên tục, kịp thời cung cấp hàng theo đúng hợp đồng, đúng tiến độ cho khách hàng. Một số phong trào thi đua tiêu biểu - Thi đua tăng năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường, đủ sức cạnh tranh ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Phong trào này được duy trì thường xuyên trong năm trong các hoạt động SXKD, chăm sóc khách hàng và mang lại hiệu quả tốt cho Công ty, thể hiện qua các kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch.

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

33


- Nghiên cứu một số mẫu mã giấy sáp chất lượng cao, giấy sáp đục lỗ. Thực hiện Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, Công ty đã chủ động đầu tư, nâng cao năng lực máy in, đáp ứng yêu cầu in cảnh báo bằng hình ảnh trên bao thuốc lá từ 5/2013 - Thi đua tiết kiệm, chống lãng phí: Phấn đấu thực hiện tiết kiệm trong sản xuất như: giảm tỉ lệ hao hụt các loại vật tư, nguyên liệu từ 1 - 3% so với định mức, tiết kiệm trong công tác đầu tư, XDCB, quản lý hành chính và tổ chức đời sống, sinh hoạt… - Thi đua sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất: Công ty đã có 8 sáng kiến và giải pháp hợp lý hóa sản xuất, mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt là công trình cải tiến lắp ráp nối 2 máy ATN 4 màu và 5 màu thành 1 máy in 10 màu, đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm in cảnh báo bằng hình ảnh. - Ủng hộ Quỹ Vì người nghèo của thành phố, của địa phương; Xây dựng nhà tình nghĩa, hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em nạn nhân chất độc màu da cam tại tỉnh Nghệ An, xây dựng hệ thống giao thông nông thôn,… với tổng số tiền là 278, 239 triệu đồng.

Công ty Thuốc lá Hải phòng: Tăng trưởng mạnh doanh thu và lợi nhuận

đấu lao động sản xuất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị và các mặt công tác khác. Với việc thực hiện các biện pháp như: Phân tích, đánh giá tình hình thị trường, tiêu thụ sản phẩm; Chủ động chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, tập trung phát triển sản phẩm có tiềm năng, tăng sản lượng và tiêu thụ; Củng cố thị trường tiêu thụ sản phẩm truyền thống, đẩy mạnh công tác xây dựng và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm mới; Củng cố hệ thống đại lý và mạng lưới tiêu thụ tại các tỉnh và thành phố; Xây dựng lòng tin và sự gắn bó của các khách hàng với Công ty, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối; Kiện toàn và đổi mới công tác tổ chức quản lý SXKD, sắp xếp lại lực lượng lao động theo hướng chuyên môn hóa, phát huy năng lực và hiệu quả công tác của mỗi CBCNV, do vậy, kết thúc năm 2013, Công ty đã đạt kết quả đáng khích lệ: Doanh số tăng 118%, lợi nhuận tăng 135%, nộp ngân sách tăng 123% so với kế hoạch, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động. Ngoài ra, tập thể CBCNV Công ty còn tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động xã hội từ thiện nhân đạo, đóng góp ủng hộ các quỹ “Vì người nghèo, Đền ơn đáp nghĩa”; ủng hộ đồng bào bị bão lụt, thiên tai; đóng góp quỹ xây dựng “Nhà mái ấm Công đoàn”, ủng hộ các gia đình chính sách, Hội người mù thành phố, quĩ khuyến học của thành phố... với tổng số tiền là 398,4 triệu đồng.

Công ty LD Thuốc lá BAT - Vinataba: Thực hiện thắng lợi 6 chiến lược trọng tâm

Lãnh đạo Tổng công ty trao quà lưu niệm cho Cty Thuốc lá Hải Phòng Đơn vị đăng cai tại Hội thao truyền thống CNVC-LĐ Vinataba lần VIII

Ngay từ đầu năm 2013, Công ty đã tổ chức tốt Đại hội CNVC, nhằm phát huy quyền làm chủ của người lao động, ký kết Thỏa ước lao động tập thể, quán triệt Nghị quyết thực hiện nhiệm vụ SXKD và phát động các phong trào thi đua để tập thể CBCNV nỗ lực phấn

34

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

Với mục tiêu hoàn thành tốt nhiệm vụ SXKD, tạo không khí thi đua sôi nổi trong toàn Công ty, Ban Giám đốc và Công đoàn Công ty LD Thuốc lá BAT – Vinataba (BATV) đã phát động nhiều phong trào thi đua với tầm nhìn “Trở thành Công ty tầm cỡ quốc tế với sản phẩm chất lượng hàng đầu và dịch vụ hoàn hảo”, hướng đến việc thực hiện thắng lợi 6 chiến lược trọng tâm: Nâng cao năng suất - Cải thiện môi trường cung ứng nguyên liệu - Cung ứng dịch vụ hoàn hảo - Tăng cường quan hệ với đối tác - Thực hiện chương trình trách nhiệm xã hội. Tại BATV, phong cách quản lý chuyên nghiệp của Tập đoàn BAT đã được áp dụng thành công. Công ty đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý người Việt Nam với chất lượng ngang tầm quốc tế; thành lập


Xuân Giáp Ngọ

BATV trao tặng cây giống cho nông dân

nhóm “Lắng nghe ý kiến nhân viên” nhằm lắng nghe và tìm hiểu các tâm tư nguyện vọng của nhân viên trong Công ty, qua đó có kế hoạch thực hiện phù hợp với sự quan tâm và hỗ trợ từ Ban giám đốc, tạo môi trường làm việc thoải mái, công bằng cho tất cả nhân viên. 80% các ý kiến phản hồi của nhân viên đã được giải quyết thỏa đáng. Bên cạnh đó, Công ty tích cực thực hiện các cải tiến cần thiết, nhằm tối ưu hóa kết quả hoạt động SXKD như: Tiếp tục duy trì và phát huy phong trào sáng tạo, cải tiến kỹ thuật và tiết kiệm chi phí trong toàn CBCNV thông qua Chương trình CIA (Change = Ideas + Action - Sự thay đổi = Sáng kiến + Hành động); Cải tiến quy trình vận hành lò hơi từ chạy bằng dầu chuyển sang vận hành bằng hơi nước bởi một đối tác thứ ba. Tiết kiệm chi phí được 331 nghìn USD/năm; Thử nghiệm phương pháp sấy thuốc lá sử dụng năng lượng mặt trời, dụng cụ ngắt ngọn diệt chồi… Công ty cũng đã tổ chức nhiều khóa huấn luyện trên đồng ruộng cho cán bộ kỹ thuật của các nhà cung cấp nguyên liệu tại các tỉnh Gia Lai, Cao Bằng, Lạng Sơn; Tập huấn cho nông dân trước các giai đọan quan trọng của qui trình trồng cây thuốc lá; và đặt biệt tổ chức huấn luyện cho kỹ thuật viên Công ty và đối tác về chương trình “Huấn luyện kỹ thuật sản xuất thuốc lá” theo phương pháp kỹ thuật mới; Mời các chuyên gia về dây chuyền sơ chế nguyên liệu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương của BAT sang đánh giá và hỗ trợ kỹ thuật, nhằm tăng cường hơn nữa cho hoạt động chế biến nguyên liệu của Công ty Cổ phần Hòa Việt. Đồng thời phối hợp với Công ty của BAT ở Inđônêxia tổ chức chuyến tham quan học hỏi kinh nghiệm cho các cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần Hòa Việt, nhằm áp dụng các kỹ thuật quản lý hiệu quả về mặt chất lượng trong hoạt động SXKD.

Cải tạo môi trường luôn là một nét đẹp trong hoạt động của Công ty trong nhiều năm qua. Công ty đã duy trì thực hiện đo đạc các chỉ tiêu về môi trường để giám sát chất lượng môi trường theo định kỳ 6 tháng một lần, nhằm theo dõi và thực hiện công tác cải thiện môi trường lao động trong và ngoài Công ty; Thường xuyên theo dõi bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị xử lý nước thải, bụi, mùi thuốc lá không để bụi, mùi phát tán ra khu vực bên ngoài làm ảnh hưởng đến môi trường và dân cư lân cận; Duy trì tốt việc vận hành hệ thống xử lý nước thải, tận dụng nước sau xử lý cho việc tưới cây xanh, giảm thiểu lượng nước thải ra môi trường bên ngoài. Phát triển thảm cỏ, cây xanh tạo cảnh quan sạch, đẹp trong khuôn viên và xung quanh Công ty. Đồng thời đánh giá rủi ro đa dạng sinh học tại các vùng nguyên liệu, nhằm khuyến cáo bà con nông dân quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và tài nguyên; Phối hợp với các chuyên gia quốc tế về đa dạng sinh học tổ chức khóa tập huấn cho các cán bộ và chuyên viên của các đơn vị cung ứng nguyên liệu là thành viên của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam về “Đánh giá các rủi ro và cơ hội đa dạng sinh học Phiên bản 2”. Đời sống của người lao động trong Công ty đều được quan tâm thỏa đáng; công tác AT-VSLĐ, PCCN được đảm bảo. Năm 2013, Công ty đã được nhận Giải thưởng về mô hình mẫu mực trong công tác PCCC của tỉnh Đồng Nai trao tặng. Về công tác xã hội, bên cạnh các hoạt động như xây nhà tình nghĩa, quỹ từ thiện, tính đến năm 2013, thông qua thực hiện Chương trình trồng cây phân tán, Công ty đã cung cấp gần 26 triệu cây giống gồm cây keo, dầu, sao, bạch đàn… trị gíá gần 9 tỷ đồng cho các tỉnh Tây Ninh, Gia Lai, Lạng Sơn, Đồng Nai, Bắc Kạn, Cao Bằng, góp phần phủ xanh hơn 9 nghìn ha đất trống đồi trọc. Năm 2013, chi phí hỗ trợ cho chương trình trồng rừng ở các tỉnh trên là hơn 1 triệu cây giống, trị giá trên 1 tỷ đồng và phủ xanh hơn 800 ha. Kết thúc năm 2013, Công ty đã đạt và vượt mức các chỉ tiêu về thu nhập, doanh thu và nộp ngân sách. Chất lượng sợi ngày càng được hoàn thiện và điều này được chứng minh cụ thể bằng sản lượng của các mác thuốc lá có sự tăng trưởng tốt trên thị trường.m

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

35


CÔNG TY CỔ PHẦN NGÂN SƠN năm

VƯƠN LÊN BẰNG SỨC TRẺ VÀ NỘI LỰC Nguyễn Văn Thịnh Bí thư Đảng ủy, Giám đốc

Ngày 8/10/2013, Công ty Cổ phần Ngân Sơn (đơn vị thành viên của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam - Vinataba) tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước phong tặng: Huân chương Lao động hạng Nhì. Đây là những ghi nhận cho sự đóng góp của Công ty trong những năm qua, là dịp để các thế hệ CBCNV Công ty gặp gỡ, tri ân với những thế hệ đi trước, đồng thời tạo điểm tựa để xây dựng Công ty phát triển bền vững trong tương lai. Vượt khó khăn, phát triển và mở rộng vùng nguyên liệu Cách đây 20 năm, ngày 11/10/1993, Công ty Cổ phần Ngân Sơn với tên gọi ban đầu là Công ty Nguyên liệu Thuốc lá Bắc được thành lập, có chức năng, nhiệm vụ là trồng trọt, thu mua, sơ chế và tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá. Những ngày đầu thành lập, trong hoàn cảnh kinh tế đất nước và cơ sở vật chất của Công ty còn thiếu thốn, thiết bị sản xuất lạc

36

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Công ty

hậu, đội ngũ cán bộ điều hành, cán bộ kỹ thuật còn non trẻ, chỉ có 67 người. Diện tích trồng thuốc lá lúc đầu là 80 ha tại các khu vực huyện Ba Vì, Sóc Sơn (TP. Hà Nội) và huyện Nho Quan (tỉnh Hà Nam Ninh); sản lượng thu mua đạt hơn 100 tấn. Giai đoạn 1995 - 2004, Công ty tập trung khôi phục, phát triển, mở rộng vùng nguyên liệu và tiếp nhận các trạm thu mua thuốc lá tại các tỉnh Lạng Sơn và Hà Bắc; thành lập Trạm Nguyên liệu Thuốc lá Thanh Hóa và Trạm Nguyên liệu Thuốc lá

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

Ngân Sơn; thành lập Xí nghiệp Chế biến Nguyên liệu. Bộ máy tổ chức của công ty được củng cố, sắp xếp ổn định, kiện toàn các phòng, ban, các hoạt động đã đi vào nền nếp, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Từ năm 1996, nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới, kỹ thuật canh tác mới vào thay thế, nên tổng diện tích trồng thuốc lá đã đạt 893 ha, tăng gấp 10 lần so với thời kỳ đầu mới thành lập. Năm 1997, diện tích trồng thuốc lá đạt


Xuân Giáp Ngọ 2.450 ha, sản lượng thu mua đạt 2.894 tấn, tăng gấp 3 lần so với năm 1996. Năm 2004, diện tích trồng thuốc lá đạt 2.576 ha, sản lượng đạt trên 3.000 tấn. Bên cạnh việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, Công ty đã tập trung cải tiến, nâng công suất dây chuyền chế biến nguyên liệu, tháng 7/2004, dây chuyền sơ chế tách cọng nguyên liệu thuốc lá với công suất 2 tấn/h đi vào hoạt động, với sản lượng đạt 3.000 – 5000 tấn/năm. Đây là tiền đề quan trọng trong phát triển và mở rộng quy mô sản xuất, góp phần tháo gỡ khó khăn cho Công ty. Năm 2004, doanh thu đạt trên 108 tỷ đồng, đời sống của người lao động luôn được cải thiện và nâng cao. Bước đột phá sau cổ phần hóa Tháng 5/2005 đánh dấu cột mốc quan trọng của Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. Ngay sau đó, Công ty đã tổ chức lại mô hình sản xuất - kinh doanh, sắp xếp lại tổ chức lao động và tiếp tục đầu tư phát triển vùng nguyên liệu. Hoạt động theo mô hình mới, kết quả sản xuất - kinh doanh hàng năm luôn ổn định và tăng trưởng. Các chỉ tiêu kinh tế đều tăng so với phương án cổ phần hóa và mục tiêu chương trình hoạt động. Giai đoạn 2010 – 2012, Công ty triển khai Dự án đổi mới thiết bị dây chuyền, nâng công suất chế biến công nghiệp lên gấp 2 - 3 lần. Do đó, mục tiêu về các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh như: Diện tích, năng suất, sản lượng cũng như các chỉ tiêu về doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận đảm bảo hiệu quả đạt mức tăng trưởng từ 7 - 10%/ năm. Đặc biệt, năm 2012, Công ty đã khánh thành và đưa vào hoạt động dây chuyền đổi mới thiết bị

với công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, nâng cao năng lực sơ chế tách cọng với công suất 24.000 tấn/năm, đã phát huy tối đa khả năng các nguồn lực, cơ sở vật chất để tăng hiệu quả sản xuất, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về số lượng và chất lượng sản phẩm. Trong sản xuất nguyên liệu, Công ty luôn chú trọng công tác nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật canh tác đồng ruộng, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, phù hợp với quy mô, loại hình sản xuất ở từng địa phương; Đồng thời đa dạng hóa bộ giống, đưa các giống thuốc lá mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Hàng năm, Công ty đã phối hợp với Trung tâm Đào tạo Vinataba tổ chức các lớp dạy nghề về gieo trồng, chăm sóc và sơ chế lá thuốc lá nguyên liệu cho nông dân tại các vùng trồng. Từ năm 2005 đến nay, Công ty đã thực hiện được 60 lớp đào tạo, cho 1.800 nông dân trồng thuốc lá.. Có thể nói, Công ty đã thực hiện đúng hướng và bền bỉ việc duy trì mối quan hệ giữa “bốn nhà” (Nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp) và đưa chính sách “Tam nông” của Ðảng vào chiến lược sản xuất - kinh doanh. Để phát triển theo hướng bền vững, Công ty đã xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý môi

Giám đốc Nguyễn Văn Thịnh đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 trong hoạt động sản xuất. Đầu tháng 9 vừa qua, Công ty đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp Quacert đánh giá và chứng nhận đạt sự phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Việc đạt được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO14001 đã minh chứng sự cam kết của Công ty với khách hàng và đối tác về bảo vệ môi trường và thực hành sản xuất Xanh – sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường. Đồng thời hưởng ứng tích cực thông điệp về môi trường của Chính phủ đề ra năm 2012. Các hoạt động trách nhiệm xã hội (SRTP) cũng được Công ty chú trọng bằng những việc làm thiết thực như: Hỗ trợ xây dựng kênh

Toàn bộ khuôn viên của Công ty đạt tiêu chuẩn “Xanh – Sạch – Đẹp”

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

37


mương, giao thông, trồng rừng; hỗ trợ các quỹ an sinh giáo dục, xã hội... trên địa bàn các vùng nguyên liệu. Từ năm 2002 đến nay, Công ty đã phối hợp với Công ty BAT toàn cầu hỗ trợ cây giống trồng rừng với tổng số trên 5,8 triệu cây (tương đương 1,7 tỷ đồng). Ngoài ra, từ nguồn vốn của Công ty, đã hỗ trợ trên 200 ngàn cây giống với giá trị gần 200 triệu đồng cho chương trình trồng rừng tại huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn). Từ năm 2003, Công ty đã phối hợp với Công ty Liên doanh Thuốc lá BAT - Vinataba hỗ trợ các địa phương có vùng trồng nguyên liệu thuốc lá triển khai công tác trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc và tái tạo rừng, với diện tích 150 ha/năm. Trong những năm qua, Công ty đã tích cực tham gia các chương trình xã hội, từ thiện; tham gia xây dựng hai nhà tình nghĩa tại huyện Hà Quảng (Cao Bằng). Trong 5 năm (2008 – 2012), Công ty đã hỗ trợ xây dựng 05 nhà tình nghĩa tại huyện Bắc Sơn - Lạng Sơn, Bắc Ninh, Cao Bằng và Đồ Sơn (Hải Phòng). Chặng đường 20 năm tuy ngắn so với lịch sử, nhưng Công ty CP

38

Ngân Sơn đã đạt được những kết quả rất ấn tượng, đặc biệt sau 8 năm chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình cổ phần, Công ty đã tạo được bước đột phá tích cực, tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 20.000 lao động nông nghiệp tại địa phương, giúp chuyển dịch cơ cấu cây trồng và mang lại hiệu quả cao trong xóa đói giảm nghèo, phù hợp với chủ trương xây dựng nông

thôn mới của Đảng và Nhà nước. Từ năm 2005 đến nay, diện tích, sản lượng và các chỉ tiêu kinh tế của Công ty đều tăng trưởng. Năm 2005, diện tích trồng thuốc lá chỉ đạt 3.000 ha, sản lượng đạt khoảng 5.000 tấn, thì đến nay, diện tích đã đạt 7.000 ha với sản lượng đạt trên 13.000 tấn, năng suất bình quân đạt 1,8 - 1,9 tấn/ ha; có một số khu vực lên đến 2 - 2,5 tấn/ha. Từ năm 2005 đến nay, Công ty đã thực hiện tăng vốn 5 lần, với tổng số vốn ban đầu là 27,5 tỷ đồng, đến nay, đã tăng lên 77,7 tỷ đồng. Năm 2005, doanh thu đạt trên 212 tỷ đồng, đến năm 2012, doanh thu đạt trên 722 tỷ đồng, nộp ngân sách được trên 25,4 tỷ đồng; lợi nhuận năm 2005 trên 4 tỷ đồng, đến nay, lợi nhuận trên 20 tỷ đồng. Người lao động luôn được đảm bảo đủ việc làm, với thu nhập bình

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

quân năm sau tăng cao hơn năm trước, hiện nay đạt trên 6 triệu đồng /người/tháng. Đến nay, thị trường tiêu thụ nguyên liệu tương đối ổn định, không chỉ cung cấp cho hầu hết các công ty thuốc lá điếu trong Tổ hợp Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, mà còn được xuất khẩu sang các nước châu Âu như: Liên bang Nga, Pháp, CH Séc, Bungari, Bỉ, Thụy Sỹ; các nước châu Á: UAE, Hàn Quốc, Inđônêxia, Philippin, Thổ Nhĩ Kỳ; các nước châu Phi: Nam Phi, Dimbabwe… với kim ngạch đạt 10 triệu USD/năm. Do đạt được nhiều thành tích trong 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP Ngân Sơn vinh dự được Đảng, Nhà nước và Chính phủ tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba, nhiều Cờ thưởng luân lưu và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Công Thương. Năm 2013,

nhân kỷ niệm 20 năm thành lập, Công ty vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Cũng nhân dịp này, Công đoàn Công ty được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Với những kinh nghiệm và bài học thực tiễn quý báu đúc rút trong 20 năm qua, bằng sức trẻ và nội lực, Công ty CP Ngân Sơn sẽ viết tiếp những trang sử mới, góp phần vào sự phát triển của ngành Nông nghiệp nói chung và sự phát triển của ngành Thuốc lá nói riêng.m


Xuân Giáp Ngọ

VINATABA Chặng đường 20 năm đầy nỗ lực

T

VINATABA-PHILIP MORRIS háng 10/2013, Công ty TNHH Vinataba - Philip Morris (VPM) đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng. “Vạn sự khởi đầu nan”, thành công nào cũng bắt đầu những gian nan vất vả. Có biết được quá trình hình thành, xây dựng buổi ban đầu mới thấu hiểu được hết những sự khó khăn, cùng bao điều lo toan của lãnh đạo, cán bộ - nhân viên và người lao động Công ty trong chặng đường 20 năm qua. Tiền thân của Vinataba - Philip Morris là Công ty Liên doanh Thuốc lá Vinasa, hoạt động theo Giấy phép đầu tư số 187/GP ngày 6/5/1993 do Ủy Ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp. Trụ sở đặt tại Cây số 8, quốc lộ 1, thị trấn Cái Răng, huyện Châu Thành, tỉnh Cần

Lãnh đạo Công ty đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Thơ (nay là phường Ba Láng, quận

có kinh nghiệm; từ qui mô sản

Cái Răng, TP. Cần Thơ). Các bên góp

xuất nhỏ, với đội ngũ công nhân

vốn đầu tư gồm: Công ty Vinasa

chưa qua đào tạo chuyên nghành;

Investment

thuộc

từ những nhãn hiệu thuốc lá điếu

Tập đoàn Sampoerna - Indonesia,

đầu tiên như Golden Eagle, Rave,

góp 75% vốn và Công ty Nông sản

Vinasa v.v, chập chửng bước vào

thực phẩm xuất khẩu Hậu Giang,

thị trường nội địa.

Corporation

trực thuộc Sở Thương nghiệp và Xí

Mười năm thấm đậm sự nghiệt

nghiệp Thuốc lá Tây Đô, trực thuộc

ngã của thị trường, mười năm

Sở Công nghiệp tỉnh Hậu Giang

trong điều kiện hoạt động kinh

(nay là TP. Cần Thơ) góp 25% vốn.

doanh chưa có lãi, song Vinasa có

Không nằm ngoài qui luật tự

thể tự hào về những hình ảnh tốt

nhiên, Vinasa trong những năm

đẹp: đó là một Công ty luôn chấp

đầu sơ khai với bao khó khăn vất

hành nghiêm túc các nghĩa vụ

vả, từ đội ngũ quản lý non trẻ, chưa

thuế đối với Nhà nước, luôn đảm

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

39


Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho TGĐ Đỗ Đoan

bảo các quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Đặc biệt, Công ty đã đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp, sáng tạo trong công việc, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tác phong công nghiệp. Đây là khối tài sản vô hình to lớn mà Công ty đã tạo dựng được trong mười năm ấy. Tháng 4 năm 2003, Công ty chính thức trở thành thành viên của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) bằng việc chuyển nhượng 51% vốn điều lệ cho Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. Sự kiện này đã trở thành mốc son lịch sử của Công ty. Liên doanh mới được hình thành giữa hai bên đối tác: Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) - một Tổng công ty hàng đầu trong ngành Thuốc lá Việt Nam và Sampoerna - một Tập đoàn lớn của nghành Công nghiệp Indonesia Bằng sức mạnh và bề dày kinh nghiệm của hai bên đối tác đầu

40

tư, với nguồn nhân lực đã được đào tạo một cách bài bản, chiến lược kinh doanh với mục tiêu “Gia tăng sản lượng, ổn định việc làm” đã được ban lãnh đạo đề ra. Đây là luồng sinh khí mới, là động lực, là niềm tin để CBCNV Công ty lao vào công việc với tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo, và hơn bao giờ hết là sự gắn kết chặt chẽ, cộng đồng trách nhiệm để thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra. Tổng kết giai đoạn hoạt động 2003 - 2008, Công ty đã đạt được thành tích đáng khích lệ: Năm 2003, sản lượng đạt 11 triệu bao, đến năm 2008 đạt được 75 triệu bao, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 46%. Kết quả hoạt động kinh doanh đã mang lại hiệu quả. Việc làm ổn định, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động từng bước được nâng lên. Tiếp nối con đường phát triển của Công ty là sự nỗ lực không ngừng của tập thể CBCNV. Tuy nhiên trong giai đoạn này, đòn bẩy

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

để tạo sức bật mới chính là mối quan hệ hợp tác quốc tế của hai bên đối tác đầu tư đã được nâng lên một tầm cao mới. Tháng 9 năm 2009, Phân xưởng sản xuất sản phẩm Marboro được long trọng khánh thành. Dòng sản phẩm cao cấp nhãn hiệu Marlboro - một thương hiệu toàn cầu của Tập đoàn Philip Morris, được sản xuất tại đây và Công ty độc quyền phân phối trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Lịch sử của Công ty tiếp tục chuyển sang trang mới với tên gọi Công ty TNHH Vinataba - Philip Morris, tên viết tắt là Công ty VPM Với việc đầu tư công nghệ hiện đại, đội ngũ kiểm tra chất lượng được đào tạo chuyên sâu bởi các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm của Tập đoàn Philip Morris International (PMI), Công ty VPM đã kiểm soát được toàn bộ các chỉ tiêu chất lượng theo yêu cầu nghiêm ngặt của Tập đoàn PMI. Chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu, kết hợp với các giải pháp kinh doanh phù hợp, hệ thống bán hàng được mở rộng trên toàn quốc và ngày càng được hoàn thiện. Chính những yếu tố quan trọng này đã tiếp tục phát huy mức tăng trưởng của cả hai dòng sản phẩm: dòng sản phẩm cao cấp Malboro và dòng sản phẩm phổ thông Goden Eagle, Icel với mức tăng bình quân hàng năm cho giai đoạn 2009 – 2012 là 38%. Kết thúc năm tài chính 2012, Công ty đạt được 04 cột mốc quan trọng là: Sản lượng tiêu thụ đạt trên 200 triệu bao, doanh thu đạt


Xuân Giáp Ngọ trên 2.000 tỷ đồng, nộp ngân sách đạt trên 1.000 tỷ đồng và lợi nhuận trên 100 tỷ đồng. Đi liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức của Công ty luôn được xây dựng và ngày càng được hoàn thiện. Đảng bộ Công ty VPM trực thuộc Đảng bộ Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, với đội ngũ 30 đảng viên, đa số là cán bộ chủ chốt, những kỹ sư, những công nhân ưu tú. Có thể nói, đây là lực lượng tiên phong trong mọi hoạt động của Công ty. Sức mạnh tập thể được hình thành, tinh thần đoàn kết gắn bó để vượt qua khó khăn, thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh được bắt đầu từ đây. Chính vì vậy, nhiều năm liền, Đảng bộ Công ty VPM luôn đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh”. Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên của bộ Công ty VPM trực thuộc Công đoàn, Đoàn Thanh niên Tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để Công đoàn, Đoàn Thanh niên Công ty VPM xây dựng nội dung, chương trình sinh hoạt gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù của đơn vị. Các chương trình hoạt động của Công đoàn, Đoàn thanh niên đã mang lại những lợi ích thiết thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp, cũng như tạo được sân chơi lành

mạnh cho hơn 320 lao động đang làm việc tại Công ty. Không chỉ tập trung vào sản xuất và phát triển kinh tế, Công ty VPM luôn quan tâm và thể hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng xã hội. Trong 5 năm từ 2008 đến 2012, Công ty và tập thể người lao động đã đóng góp trên 850 triệu đồng cho công tác, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, trong đó, xây tặng 7 căn nhà tình nghĩa và 17 căn nhà tình thương cho các gia đình chính sách, neo đơn. Đặc biệt Tập đoàn Philip Morris đã tài trợ cho các dự án từ thiện tại tỉnh Cần Thơ với tổng số số tiền lên đến 9 tỷ đồng. Đây là những hoạt động hết sức thiết thực, thể hiện tính nhân văn và tính giáo dục cao đối với người lao động. Công ty VPM tự hào về điều đó và cam kết tiếp tục cùng Chính

quyền địa phương góp phần tích cực vào công tác xã hội - từ thiện. 20 năm xây dựng và phát triển đầy gian nan, thử thách; niềm vinh dự và tự hào của Công ty VPM chính là sự ghi nhận của Nhà nước, Chính phủ và các ban nghành; là niềm tin của khách hàng, của đối tác, của người lao động qua các thế hệ. Đây là tài sản quý giá nhất, là giá trị cốt lõi của Công ty. Chặng đường phía trước chắc chắn còn nhiều gian nan, thách thức. Nhưng với truyền thống đoàn kết, với trí tuệ và kinh nghiệm đã có trong 20 năm, Công ty VPM quyết tâm phát huy tinh thần lao động sáng tạo, “dám nghĩ, dám làm”, vượt qua khó khăn, thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra và khẳng định thương hiệu VPM trong ngành Thuốc lá Việt Nam.m

Lãnh đạo Tổng công ty biểu dương thành tích 20 của VPM

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

41


TRIỂN VỌNG CẢI THIỆN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ VÀNG SẤY TRỒNG TẠI BẮC GIANG THÔNG QUA CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG THÍCH HỢP ThS. Đinh Văn Năng Viện KTKT Thuốc lá

C

ác vùng trồng thuốc lá vàng sấy (TLVS) phía Bắc đa số đều chịu ảnh hưởng của qui luật khí hậu - thời tiết vùng Đông Bắc. Kỹ thuật trồng trọt thuốc lá nguyên liệu (Giống, phân bón, canh tác và hái sấy) có sự tương đồng giữa các vùng trồng. Tuy nhiên, chất lượng TLVS lại có sự khác biệt rõ rệt theo chiều hướng giảm dần, bắt đầu từ vùng Cao Bằng qua Bắc Kạn đến Bắc Sơn - Lạng Sơn và cuối cùng là vùng Bắc Giang. Thực tế, thuốc lá nguyên liệu nhạt màu, có hương, vị,... kém, thường xảy ra khi trồng TLVS trên diện tích đất bạc màu ở một số vùng trồng phía Bắc (Địa bàn Lạc Long-Cao Bằng, Võ Nhai-Thái Nguyên, Vùng trồng Bắc Giang, ...), và ở các tỉnh phía Nam. Giả thiết đặt ra là đất trồng có ảnh hưởng lớn đối với chất lượng TLVS, trong đó có vai trò then chốt của một số nguyên tố dinh dưỡng đa vi lượng nào đó sẵn có trong đất. Giả thiết này đã được minh chứng thông qua các kết quả nghiên cứu của Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá trong 03 năm (2011-2013), cụ thể như sau: * Năm 2011, nhờ đánh giá sự khác biệt về đặc điểm tích lũy đa vi lượng giữa TLVS trồng ở Bắc Giang so với

MẪU CAO BẰNG Vụ Xuân 2011

MẪU BẮC GIANG Vụ Xuân 2011

trồng ở Cao Bằng (Diện tích đất trồng cho thuốc lá nguyên liệu chất lượng tốt), Đề tài đã xác định được Ca, Mg và B là các yếu tố dinh dưỡng có triển vọng cải thiện chất lượng thuốc lá vùng Bắc Giang. Các thành phần Cl, Fe và Mn là các yếu tố dinh dưỡng hạn chế chất lượng nguyên liệu TLVS vùng Bắc Giang. * Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của K, Ca, Mg, P, Zn và B (2011-2013) đối với chất lượng TLVS ở Bắc Giang cho thấy: - Bổ sung kẽm (Tới mức 6 kg Zn/ha) đã không cho hiệu quả giảm hấp thu Cl của cây cũng như không

Bảng 1. Năng suất, chất lượng TLVS và hiệu quả kinh tế sản xuất nguyên liệu khi áp dụng chế độ dinh dưỡng mới tại Bắc Giang (Vụ Xuân 2013) Điểm hương

Điểm khẩu vị

HĐ Viện

HĐ TCT

HĐ Viện

HĐ TCT

Chi phí sản xuất4

43,9

9,0

6,8

9,0

7,5

36,566

142,058

31,92b

54,7

9,5

6,8

9,7

7,9

39,635

157,498

LSD0,05 = 2,49

10,8

0,5

0

0,7

0,4

3,069

15,440

Chế độ dinh dưỡng

Năng suất (tạ/ha)

Cấp 1+2 (%)

ĐC1

29,14a

MỚI Chênh lệch

2

3

Tổng thu nhập

Ghi chú: 1 ĐC: Chế độ phân bón đối chứng (1 tấn phân hỗn hợp loại % N:P2O5:K2O = 7:9:14 do Công ty CP Ngân Sơn sản xuất + 100 kg K2SO4); 2 Hội đồng bình hút Viện KTKT Thuốc lá đánh giá; 3 Hội đồng bình hút TCT Thuốc lá VN đánh giá; 4 Bao gồm: Giống, cây con, thuốc BVTV, Vật tư-phân bón, than sấy. ...

42

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20


Xuân Giáp Ngọ

ĐỐI CHỨNG

BÓN VÔI VÀ BỔ SUNG Mg, B

góp phần cải thiện chất lượng thuốc lá. - K và P chắc chắn không phải là yếu tố giúp cải thiện chất lượng thuốc lá. Có thể giảm lượng bón K từ mức 190-210 kg K 2O/ha (mức khuyến cáo cho vùng Bắc Giang) xuống mức 140 kg K 2O/ha; điều chỉnh giảm dần định mức bón lân trong phạm vi 70-90 kg P2O5/ ha, mà ảnh hưởng không đáng kể đến năng suất, chất lượng thuốc lá (Trên nền bổ sung Ca, Mg và B). - Ca, Mg và B được đánh giá chắc chắn là những yếu tố dinh dưỡng có lợi cho chất lượng TLVS vùng Bắc Giang. Nghiên cứu khảo sát tác động của Ca, Mg và B cho thấy: + Bổ sung Ca bằng cách bón vôi cải tạo đất là thích hợp, cho hiệu quả nâng cao rõ rệt hàm lượng Ca trong thuốc lá và nâng cao pH đất trồng, giúp cây hấp thu hạn chế các vi lượng bất lợi cho chất lượng thuốc lá (Fe, Mn, ...).

+ Mg và B được bổ sung ở dạng phân bón. Mức bổ sung thích hợp của ma giê và bo tương ứng là 60 kg Mg/ha và 3,5 kg B/ha. - Chế độ dinh dưỡng mới cho hiệu quả cải thiện chất lượng TLVS vùng Bắc Giang đó là: Bón vôi cải tạo đất (2 tấn/ha; Chu kì bón vôi là 1 năm với công thức luân canh 3 vụ cây trồng/năm và chu kì bón là 2 năm với công thức 2 vụ cây trồng/năm) kết hợp áp dụng công thức phân bón: 70 N + 90 P2O5 + 140 K2O + 60 Mg + 3,5 B (kg/ha).

ĐỐI CHỨNG Vụ Xuân 2013

BÓN VÔI VÀ BỔ SUNG Mg, B Vụ Xuân 2013

Chế độ dinh dưỡng mới không những cho hiệu quả cải thiện chất lượng (Tỉ lệ lá cấp 1+2 tăng > 20%; Cải thiện rõ rệt hương, vị của thuốc lá), mà còn nâng cao năng suất thuốc lá (Tăng ≈ 10%) và làm tăng hiệu quả kinh tế sản xuất cũng như cải thiện độ phì của đất trồng thuốc lá (Giảm độ chua, tăng dung tích hấp thu, Ca+2 và Mg+2 trao đổi, pH, ... của đất).m

Bảng 2. Kết quả phân tích đất trồng TLVS tại Bắc Giang thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài thu thập trong 3 năm 2011-2013 Chỉ tiêu phân tích

Các mẫu đất áp dụng chế độ phân bón đối chứng*

Các mẫu đất được bón vôi và bổ sung Mg, B**

pHKCl

4,5

6,9

H+ Ca+2 Mg+2 CEC

3,0 2,8 0,47 7,7

0,5 5,2 0,51 9,2

Ntp

9,4

9,8

P2O5

34,4

40,8

K2 O

4,1

3,5

28

27

Fedt

1.051

690

Mndt

34

24

Znts

36

27

Bts

5,5

7,3

Trao đổi (mg đl/100g đất)

Dễ tiêu (mg /100 g đất)

Clht (ppm) Vi lượng (ppm) *

Dung lượng mẫu: 12; ** Dung lượng mẫu: 9; CEC: Dung tích hấp thu; tp: Thủy phân; ht: Hòa tan; dt: Dễ tiêu; ts: Tổng số

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

43


Một số hình ảnh tại Hội thao truyền thống CNVC-LĐ Tổng công ty lần thứ VIII tại TP. Hải Phòng và tỉnh Đồng Tháp

44

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20


Xuân Giáp Ngọ

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

45


VÀI NÉT VỀ CÁC ĐỐI TÁC CỦA VINATABA Philip Morris International- PMI Philip Morris International Inc. (PMI) là Công ty thuốc lá lớn nhất trên thị trường quốc tế, sở hữu 7 trong số 15 thương hiệu thuốc lá hàng đầu, trong đó có thương hiệu Marlboro – được coi là thương hiệu thuốc lá danh tiếng nhất thế giới. Ra đời từ năm 1847 và bắt đầu thành lập Công ty từ năm 1954, đến nay PMI có lực lược lao động phong phú trên toàn cấu với khoảng 87.000 nhân viên, và các sản phẩm của PMI đã có mặt tại 180 thị trường khác nhau Năm 2012, PMI nắm giữ 16.3% thị phần thuốc lá quốc tế nếu không tính thị trường Mỹ, và 28.8% thị phần nếu không tính cả Mỹ và Trung Quốc. Năm 2013 chứng kiến những thành công trong chiến lược phát triển và mở rộng kinh doanh của PMI: Tháng 9/2013: PMI mua lại 49% cổ phần các nhà đầu tư Tiểu các Vương quốc Ả Rập trong Liên doanh STAEM - Công ty sản xuất và phân phối thuốc lá hàng đầu của Algeria. Với việc đầu tư này, PMI củng cố hơn nữa vị trí của mình và tiếp tục mở rộng kinh doanh tại các thị trường Bắc Phi và Trung Đông. Tháng 12/2013, Philip Morris tuyên bố đồng ý mua lại 20% quyền lợi trong vốn cổ đông của Megapolis Distribution BV - Công ty phân phối của PMI ở Nga. Giá chuyển nhượng là 750 triệu Đô la, chưa tính đến khoản 100 triệu Đô la trả thêm trong 4 năm hoạt

46

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

động tiếp theo của Megapolis cho đến khi việc mua bán kết thúc. Megapolis là một trong những Công ty phân phối hàng tiêu dùng hàng đầu của Nga, chủ yếu tập trung vào thuốc lá và đồ uống. Công ty này quản lý khoảng 70% số lượng thuốc lá bán trên thị trường Nga qua các thỏa thuận của mình với những công ty thuốc lá như PMI, Japan Tobacco International và Imperial Tobacco Group PMI đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, với việc thành lập Chi nhánh tại Việt Nam với tên gọi Philip

Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) Vũ Văn Cường tiếp đoàn lãnh đạo cấp cao Công ty Philip Morris International (PMI) do ông Alvise Giustiniani – Phó Chủ tịch Vùng Châu Á dẫn đầu đến thăm và làm việc tại Trụ sở Tổng công ty ngày 24/5/2013


Xuân Giáp Ngọ Morris Vietnam S.A (PMV) và hợp tác với Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội (nay là Công ty Thuốc lá Sài gòn) sản xuất thuốc lá điếu nhãn hiệu Marlboro. Từ tháng 9 năm 2009, Sản phẩm Marboro được sản xuất tại Công ty TNHH VINATABA – PHILIP MORRIS. Trong những năm qua, PMI đã kết hợp chặt chẽ với Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, Vinataba trong đề án chống buôn lậu và hợp tác với Vinataba trong việc hỗ trợ các huyện nghèo theo Đề án 30a của Chính phủ. British American Tobacco Tập đoàn British American Tobacco (B.A.T) được thành lập năm 1902, là một trong những Tập đoàn lớn nhất niêm yết trên thị trường chứng khoán London, phục vụ khách hàng tại 180 thị trường khác nhau. Năm 2013, B.A.T tiếp tục đạt mức tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ảm đạm và nhiều biến động tại một số khu vực trên thế giới.

Chủ tịch HĐTV TCT Thuốc lá VN (Vinataba) Vũ Văn Cường và ông Nicandro Durante - Tổng Giám đốc Điều hành Tập đoàn B.A.T cùng các thành viên chụp ảnh lưu niệm tại Trụ sở Tổng công ty ngày 16/5/2013

Tháng 7: Tập đoàn cho ra mắt sản phẩm thương hiệu thuốc lá điếu điện tử đầu tiên của Tập đoàn Vype tại Anh và được thị trường đón nhận tích cực. Tháng 8: B.A.T ký thỏa thuận với Tổng công ty Thuốc lá Trung quốc (CNTC) thành lập Liên doanh với một công ty con của CNTC tại Hongkong, theo đó. Liên doanh CNBAT International Limited sẽ sở hữu và quản lý thương hiệu toàn cầu STATE EXPRESS 555 và thương hiệu Shuang Xi (đối với thị trường ngoài Trung Quốc) Tại Việt Nam: Qua gần 20 năm, sự hợp tác giữa B.A.T và Vinataba

trong nhiều lĩnh vực từ chế biến sợi đến sản xuất thuốc lá điếu, đã có tác động tốt tới thị trường thuốc lá Việt Nam với việc hai bên hợp tác sản xuất các nhãn hiệu thuốc lá cao cấp. Năm 2013, B.A.T đã bổ nhiệm ông Arun Kaul làm tổng giám đốc mới phụ trách thị trường Việt Nam kể từ ngày 1 tháng 10. Trước đó, vào tháng 3, Lãnh đạo cấp cao Tập đoàn - Ông Nicandro Durante – Tổng giám đốc điều hành toàn cầu của B.A.T đã thăm Việt Nam và có cuộc gặp với Chủ tịch HĐTV Vinataba Vũ Văn Cường. Japan Tobacco International JTI là Tập đoàn Thuốc lá đa quốc gia lớn thứ ba thế giới về thị phần toàn cầu; được chính thức thành lập từ năm 1999, có trụ sở chính thức tại Geneva, Thụy Sĩ. Cho đến nay, Tập đoàn JTI vẫn tiếp tục phát triển và tăng trưởng mạnh tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 27.000 nhân viên đến từ hơn 100 quốc gia khác nhau, điều đó cho thấy, sự toàn cầu của JTI trên toàn thế giới. JTI có 8 thương hiệu hàng đầu, đặc biệt trong đó là Winston – đứng thứ 2 thế giới về sản lượng tiêu thụ hàng năm, Mild Seven – sản phẩm thuốc lá đầu lọc than hoạt tính hàng đầu thế giới và Camel – thuốc lá lâu đời đậm hương vị Mỹ cổ điển từ 1913. Năm 2013 là năm đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ của JTI bằng việc đổi tên của một trong những thương hiệu hàng đầu của Tập đoàn là Mild Seven sang MEVIUS trên toàn thế giới. Với sự thay đổi này, JTI hi vọng sẽ đưa MEVIUS trở thành thương hiệu cao

Ngày 23/10/2013, tại trụ sở Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba), Chủ tịch HĐTV Vũ Văn Cường đã tiếp ông Andrew Neumann – Giám đốc Khu vực Đông Nam Á kiêm Trưởng VPĐD của JTI (Việt Nam) Pte.,Ltd.

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

47


cấp số 1 thế giới tại hầu hết các thị trường của JTI cũng như mở rộng ra những thị trường mới. Từ năm 2001, Vinataba và JTI đã bắt đầu việc hợp tác với việc ký Hợp đồng sản xuất nhãn hiệu thuốc lá MILD SEVEN thực hiện tại Công ty Thuốc lá Thanh Hóa, đơn vị thành viên của Tổng công ty. Qua hơn 10 năm thực hiện, việc hợp tác sản xuất giữa hai bên đã đi vào ổn định với sản lượng tăng dần đều năm sau cao hơn năm trước từ 1 - 2 triệu bao và cho đến những năm gần đây, sản lượng đạt 4 - 5 triệu bao năm. Điều này thể hiện sự phát triển thị trường vững chắc của JTI tại Việt Nam. Imperial Tobacco Group - ITG Là Công ty thuốc lá đa quốc gia lớn thứ tư trên thế giới, có tổng cộng 37.000 nhân viên, 47 nhà máy thuốc lá. Các sản phẩm của Công ty được bán tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong năm qua, Tập đoàn kiên trì lấy công tác phát triển các dòng sản phẩm thuốc lá làm trọng tâm, tiếp tục tăng cường tiếp thị thương hiệu, đổi mới sản phẩm, kiểm soát chi phí và quản lý chuỗi cung ứng. Có mặt tại thị trường Việt Nam khá sớm, thông qua các hoạt động hợp tác liên doanh, liên kết với Công ty Thuốc lá Đồng Nai, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Imperial Tobacco đã khẳng định được vị thế của mình tại thị trường Việt Nam. Hiện nay, Vinataba và ITG đang tìm kiếm cơ hội hợp tác mới phù hợp với điều kiện của hai bên. Tại buổi gặp mặt với lãnh đạo Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam ngày 29/10/2013, Tân Tổng giám đốc Imperial Tobacco tại việt Nam – Ông Jon Fernandez de Barrena bày tỏ mong muốn tiếp tục phát triển và đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với Vinataba trong thời gian tới. Bulgartacbac Được thành lập từ năm 1947, Bulgartacbac tiền thân là Công ty thuốc lá độc quyền nhà nước của Bungary, sau đó Công ty được cổ phần hóa, và từ tháng 9/ 2011, Công ty đã được tư nhân hóa hoàn toàn,

48

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

Lãnh đạo Vinataba thăm trụ sở Bulgartacbac tháng 6/2013

trở thành một công ty đại chúng (trong đó Ngân hàng VTB của Nga đã mua 80% cổ phần). Hiện Bulgartabac là Công ty thuốc lá hàng đầu tại thị trường Bungary, chiếm thị phần 36,2% (PMI chiếm 14%, các tập đoàn BAT, Imperial Tobacco và JTI chiếm lần lượt 8,5%, 6% và 4,3%). Doanh thu năm 2012 đạt 334.680.000 USD, lợi nhuận ròng đạt 63 triệu USD. Quan hệ hợp tác giữa Bulgartabac và Vinataba được kết nối trở lại từ năm 2012. Hai bên đã có những bước hợp tác hết sức cụ thể và chắc chắn, làm nền tảng cho quan hệ đối tác lâu dài trong tương lai. Theo đó, Việt Nam sẽ là điểm để Bulgartabac phát triển mở rộng thị trường ra khu vực Đông Nam Á và Bulgatabac sẽ là điểm để Vinataba phát triển thị trường xuất khẩu sang các nước Châu Âu.m

Đoàn lãnh đạo Bulgartacbac thăm Vinataba tháng 11/2013


Xuân Giáp Ngọ

CÔNG KHAI MINH BẠCH CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ

Điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi

L

uật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/ QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2006, thay thế cho Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 (được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2000). Qua gần 7 năm thực hiện cho thấy, Luật là một cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy một số quy định của Luật còn bất cập, công tác phòng, chống tham nhũng còn có những hạn chế nhất định. Chỉ số cảm nhận tham nhũng của nước ta theo xếp hạng của một tổ chức quốc tế chưa có nhiều cải thiện. Do vậy, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã quyết định đưa Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012. Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) được Thanh tra Chính phủ chủ trì soạn thảo, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội chủ trì thẩm tra. Dự án Luật này được Chính phủ trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến và biểu quyết thông qua ngày 23/11/2012 tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/2/2013 (Sau đây gọi tắt là Luật sửa đổi 2012).

Mục đích của việc sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng là nhằm: khắc phục những hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian vừa qua; thể chế hoá những chủ trương quan trọng của Đảng trong thời gian gần đây vào Luật Phòng, chống tham nhũng; sửa đổi các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng để đảm bảo sự phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên. Trong các nhóm vấn đề, Luật sửa đổi 2012 tập trung sửa đổi các nội dung quan trọng. Thứ nhất, sửa đổi bổ sung nhóm các nội dung cần công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thứ hai, các nội dung quy định về giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm, xác minh tài sản, kết luận thanh tra, báo cáo kiểm toán, kết luận điều tra và trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước. Đối với nhóm các nội dung cần công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Luật sửa đổi 2012 quy định sửa đổi bổ sung một số nội dung trong các hoạt động: Mua sắm công và xây dựng cơ bản; Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Tài chính và ngân sách nhà nước; Quản lý doanh nghiệp nhà nước; Trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước;

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

49


Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; Lĩnh vực giáo dục; Quản lý văn hóa, thông tin và truyền thông; Quản lý về nông nghiệp và phát triển nông thôn; Thực hiện chính sách an sinh xã hội; Thực hiện chính sách dân tộc; Hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm toán nhà nước; Công tác tổ chức - cán bộ. Trong hoạt động mua sắm công và xây dựng cơ bản, Luật sửa đổi 2012 quy định những nội dung cần công khai, minh bạch đối với dự án và nhà thầu bao gồm: danh mục các dự án chỉ định thầu, lý do chỉ định thầu, thông tin về nhà thầu được chỉ định; danh mục các dự án đấu thầu hạn chế, nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, danh sách ngắn nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, lý do đấu thầu hạn chế, kết quả lựa chọn nhà thầu. Đối với các dự án đầu tư xây dựng thì các nội dung bắt buộc phải công khai, minh bạch: Báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, báo cáo đánh giá tác động kinh tế - xã hội; các mục tiêu, dự kiến kết quả, các nhóm hoạt động chính và đối tượng thụ hưởng trong quá trình lập dự án; Quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch thực hiện dự án; Báo cáo tiến độ, báo cáo kết quả thực hiện dự án, báo cáo đánh giá thực hiện dự án và báo cáo kết thúc dự án. Dự án đầu tư xây dựng sau khi được quyết định, phê duyệt phải được công khai về nội dung theo quy định để nhân dân giám sát. Về lĩnh vực tài chính và ngân sách Nhà nước, Luật sửa đổi 2012 bổ sung trường hợp đối với cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có thu phí, lệ phí phải công khai căn cứ tính mức thu, số thu thực tế, đối tượng miễn, giảm và căn cứ miễn, giảm các khoản thu ngân sách. Trong hoạt động quản lý doanh nghiệp Nhà nước, Luật sửa đổi 2012 quy định hàng năm, doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản các nội dung cần công khai. Luật sửa đổi 2012 cũng quy định cấp có thẩm quyền nhận báo cáo đối với từng doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể, doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ thì báo cáo cho Bộ Tài chính, Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và Thanh tra Chính phủ; Doanh nghiệp do Bộ trưởng thành lập phải báo cáo với Bộ Tài chính, bộ máy quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, Thanh tra Chính phủ và Thanh tra Bộ chủ quản; Doanh nghiệp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập phải báo cáo với Sở Tài chính, sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

50

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

Việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước phải công khai, minh bạch; không được cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Cơ quan cử người đại diện phần vốn của Nhà nước ở doanh nghiệp có trách nhiệm công khai giá trị doanh nghiệp được cổ phần hóa và việc điều chỉnh giá trị doanh nghiệp (nếu có). Luật sửa đổi 2012 quy định việc công khai, minh bạch trong lĩnh vực đất đai. Theo đó, phải công khai, minh bạch công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong quá trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ quan, tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch đó phải công khai cho nhân dân địa phương nơi được quy hoạch, điều chỉnh biết quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt hoặc điều chỉnh. Cùng với đó, phải công khai, minh bạch trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quy hoạch chi tiết và việc phân lô đất ở, đối tượng được giao đất làm nhà ở; các khoản thu tài chính cho ngân sách Nhà nước từ việc quản lý, sử dụng đất và các khoản miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất. Trong lĩnh vực giáo dục, ngoài các nội dung quy định hiện tại, Luật sửa đổi 2012 đã bổ sung thêm một số nội dung cần công khai, minh bạch, như: cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục; Cơ sở giáo dục công lập, còn phải công khai cam kết chất lượng giáo dục và kết quả kiểm định chất lựng giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục. Luật sửa đổi 2012 bổ sung một số nội dung đối với lĩnh vực văn hóa, thông tin, truyền thông, phải công khai, minh bạch, bao gồm: việc lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch về văn hóa, thông tin, truyền thông; trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp phép, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, truyền thông. Đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Luật quy định phải công khai, minh bạch chính sách khuyến khích về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và các chương trình về phát triển nông nghiệp, nông thôn; quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng; điều kiện, trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, đăng ký quyền sử dụng rừng; trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, khai thác, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản.


Xuân Giáp Ngọ Trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, Luật sửa đổi 2012 quy định phải công khai, minh bạch các nội dung sau đây: điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng thụ hưởng, mức thụ hưởng; trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội, ưu đãi đối với người có công; việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội, ưu đãi đối với người có công. Công tác công khai, minh bạch trong thực hiện chính sách dân tộc phải: tạo điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng thụ hưởng, mức thụ hưởng; trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện chính sách dân tộc thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, đặc biệt khó khăn; việc thực hiện các chương trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, đặc biệt khó khăn; báo cáo kết quả thực hiện chính sách dân tộc… Trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm toán nhà nước, Luật sửa đổi 2012 bổ sung các văn bản, quyết định phải được công khai bao gồm: quyết định thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm tố cáo, báo cáo thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của kiểm toán Nhà nước. Trong công tác tổ chức - cán bộ, Luật sửa đổi 2012 quy định bổ sung các nội dung phải công khai, minh bạch, bao gồm: chuyển ngạch, nâng ngạch, luân chuyển, điều động, biệt phái đối với cán bộ, công chức, viên chức; nâng lương, thưởng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác; việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị trực thuộc. Đối với công tác công khai bản kê khai tài sản, Luật sửa đổi 2012 quy định bản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, nơi người đó thường xuyên làm việc. Luật cũng quy định về thời gian công khai, việc quyết định hình thức công khai và việc công khai đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội,

Hội đồng nhân dân và những người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Đối với tài sản tăng thêm, người kê khai tài sản có nghĩa vụ giải trình nguồn gốc phần tài sản tăng thêm. Chính phủ quy định mức giá trị tài sản tăng thêm và việc xác định giá trị tài sản tăng thêm, thẩm quyền yêu cầu giải trình, trách nhiệm của người giải trình, trình tự, thủ tục của việc giải trình. Luật sửa đổi 2012 cũng quy định căn cứ để xác minh tài sản là khi có tố cáo về việc không trung thực trong kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai; khi xét thấy cần có thêm thông tin phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản; khi có căn cứ cho rằng, việc giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm không hợp lý; khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định. Đối với quy định về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Luật sửa đổi 2012 xác định Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là Cơ quan của Đảng, không phải là cơ quan nhà nước, cho nên Luật sửa đổi bãi bỏ quy định về việc thành lập, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Cơ quan này.m

@Đặng Văn Trãi Chuyên viên Pháp chế Tổng công ty (tổng hợp).

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

51


Tin trong nước

Đại hội Hiệp Hội Thuốc lá Việt Nam thành công tốt đẹp Ngày 13/12/2013, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội toàn thể hội viên Hiệp Hội Thuốc lá Việt Nam (VTA) nhiệm kỳ VI (2013 - 2018). Tới dự Đại hội có Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa; nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải; đại diện Cục, Vụ của Bộ Công Thương; đại diện Vụ Phi Chính phủ (Bộ Nội vụ); Vụ Đối ngoại Nhân dân (Ban Đối ngoại Trung ương); đại diện các Vụ của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính; đại diện các báo, đài Trung ương và trực thuộc Bộ Công Thương.

Đ

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa phát biểu tại Đại hội

lượng nguyên liệu và xuất khẩu. Giảm nhập khẩu nguyên liệu và phụ liệu; đẩy mạnh xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm thuốc lá; mục tiêu đến năm 2018 đạt giá trị xuất khẩu 250 triệu USD. Duy trì việc tăng trưởng nộp ngân sách, với mục tiêu đến năm 2018 sẽ nộp ngân sách 22.700 tỷ đồng. Phối hợp với Ban Chỉ đạo 127 TW đẩy mạnh công tác chống thuốc lá lậu. Đại hội cũng đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 18 thành viên để làm nhiệm vụ điều hành hoạt động của Hiệp hội nhiệm kỳ VI (2013 - 2018) và Ban Kiểm tra Hiệp hội gồm 5 thành viên. Ông Vũ Văn Cường, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã trúng cử chức danh Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam nhiệm kỳ VI.

ại hội đã nghe Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ V (2008 - 2012) và định hướng hoạt động của Hiệp Hội nhiệm kỳ VI (2013 - 2018) do ông Trần Sơn Châu, Chủ tịch Hiệp hội trình bày. Đại hội lần này đã nhất trí quyết nghị, tập trung vào một số định hướng của ngành và của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam thời kỳ 2013 – 2018, với các mục tiêu chủ yếu như: Tổng sản lượng toàn ngành không vượt quá năng lực cho phép của Bộ Công Thương là 152,04 tỷ điếu. Cơ cấu sản phẩm theo chiến lược tổng thể tại Quyết định 1988/QĐ-BCT ngày 1/4/2013 của Bộ Công Thương: Đến năm 2015 là 108,82 tỷ điếu, trong đó xuất khẩu Ban Chấp hành Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam nhiệm kỳ VI ra mắt Đại hội: 24,8 tỷ điếu. Đến năm 2020, tổng sản lượng là 114,8 Đồng chí Vũ Văn Cường, Chủ tịch HĐTV TCT Thuốc lá VN (đứng giữa) được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá VN nhiệm kỳ VI tỷ điếu, xuất khẩu 26,8 tỷ điếu. Đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu với mục tiêu đáp ứng được sản Phát biểu kết luận Đại hội, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đánh giá cao vai trò của Hiệp hội nhiệm kỳ V. Theo Thứ trưởng, trong nhiệm kỳ VI, Ban Chấp hành Hiệp hội cần thống nhất các nội dung, phương hướng hoạt động, trong đó tập trung hơn nữa vào công tác chống thuốc lá lậu bất hợp pháp, gây thất thu lớn cho ngân sách quốc gia. Cuối cùng, Thứ trưởng chúc Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam nhiệm kỳ VI đạt được nhiều thành công, góp phần đưa ngành Công nghiệp Thuốc lá Việt Nam phát triển lên tầm cao mới. Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác nhiệm kỳ V của Hiệp hội

52

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20


Tin trong nước

Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đẩy mạnh công tác pháp chế doanh nghiệp lớp đào tạo thiết thực cho các công ty thành viên liên quan đến nghiệp vụ pháp chế và các nội dung cần thiết cho chuyên môn, nhu cầu nội tại của công ty, đáp ứng thực tế hoạt động nghiệp vụ, phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh, điều hành của doanh nghiệp…

Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ làm việc với Tổng công ty về công tác pháp chế

N

gày 18/11/2013, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã tiếp Đoàn kiểm tra liên ngành (Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính Phủ) kiểm tra về tình hình thực hiện Nghị định 55/2011/NĐCP của Chính phủ về tổ chức hoạt động pháp chế. Qua buổi làm việc, lãnh đạo Bộ Tư pháp đã có một số nhận xét về tổ chức và hoạt động của Tổ chức pháp chế Tổng công ty như: Lãnh đạo Tổng công ty có sự quan tâm và chỉ đạo hơn nữa

đối với hoạt động và tổ chức pháp chế trong Tổng công ty, đặc biệt là việc thành lập phòng/ban/tổ pháp chế hoặc tuyển dụng, bố trí cán bộ pháp chế chuyên trách, sớm kiện toàn tổ chức pháp chế trong toàn Tổng công ty phù hợp với quy mô của một Tổng công ty Nhà nước vững mạnh; Đội ngũ cán bộ pháp chế Tổng công ty cần nỗ lực học hỏi nâng cao nghiệp vụ chuyên môn dần đáp ứng nhu cầu thực tiễn; Tổng công ty cần chủ động mở các

Cùng với kết quả của buổi làm việc, thông qua báo cáo của các công ty thành viên về tình hình thực hiện Nghị định 55, nhằm phát huy kết quả công tác pháp chế trong Tổng công ty và khắc phục một số những khó khăn, bất cập hiện tại, Tổng công ty sẽ có văn bản gửi giám đốc các công ty để lưu ý thực hiện một số nội dung liên quan đến công tác kiện toàn Tổ chức pháp chế và nâng cao hoạt động nghiệp vụ pháp chế theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp trong thời gian sớm nhất, nhằm xây dựng đội ngũ pháp chế Tổng công ty vững mạnh, phát triển.

Ngày pháp luật năm 2013: CNVC-LĐ Tổng công ty gương mẫu chấp hành và bảo vệ pháp luật Thực hiện Điều 8, Điều 18 Luật Phố biến giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 và Quyết định số 7491 /QĐBCT ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Bộ Công Thương v/v ban hành kế hoạch triển khai Ngày Pháp luật, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã xây dựng kế hoạch triển khai Ngày Pháp luật trong Cơ quan Văn phòng Tổng công ty và các công ty con, đơn vị trực thuộc, với mục đích nâng cao ý thức tôn trọng, xây dựng và bảo vệ pháp luật của từng cán bộ, nhân viên trong Tổng công ty.

Trong thời gian triển khai thực hiện Ngày Pháp luật từ 4 - 10/11/2013, lấy ngày 9/11 là ngày trọng điểm theo quy định của Luật, Cơ quan Văn phòng Tổng công ty và các công ty thành viên lựa chọn một trong các khẩu hiệu như: - “Cán bộ, công nhân viên, người lao động Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”; - “Cán bộ, công nhân viên, người lao động Tổng

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

53


Tin trong nước công ty Thuốc lá Việt Nam hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; - “Nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật là bảo vệ chính bạn, gia đình bạn và xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”; - “Thực hiện pháp luật là nét đẹp văn hóa của mỗi người dân”; - “Cán bộ, công nhân viên, người lao động trong Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam gương mẫu chấp hành và bảo vệ pháp luật”; - “Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam nghiêm túc thực hiện đầy đủ Luật phòng, chống tác hại thuốc lá”.

Công ty CP Ngân Sơn tổ chức Hội thảo về Ngày Pháp luật

Hưởng ứng Ngày Pháp luật, Tổng công ty phát động phong trào rộng rãi và triển khai đến các công ty thành viên, nhưng cũng linh hoạt tùy theo điều kiện thực tế của đơn vị mà lựa chọn hình thức, nội dung triển khai phù hợp trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả mà vẫn nâng cao ý thức được cán bộ nhân viên, nhằm hiểu rõ ý nghĩa của Ngày Pháp luật.

treo băng rôn, đăng tin tức trên trang web của Công ty, đặc biệt có đơn vị như Công ty Cổ phần Ngân Sơn còn tổ chức riêng một buổi Hội thảo về Ngày Pháp luật cùng với một số Luật mới, điều lệ sửa đổi bổ bung và nội quy lao động của Công ty, hoặc cử cán bộ tham gia Hội nghị tuyên truyền các văn bản pháp luật do cơ quan ban, ngành địa phương tổ chức (Công ty Thuốc lá Cửu Long, Công ty Thương mại Miền Nam).

Tại Cơ quan Văn phòng Tổng công ty, hình thức triển khai sẽ được phố biến qua email, đăng tin Ngày pháp luật trên Bản tin Vinataba và Website Vinataba của Tổng công ty với các nội dung: Treo băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền Ngày Pháp luật tại Văn phòng Đại diện Tổng công ty; Tham gia Lễ công bố Ngày Pháp luật do Bộ Tư pháp tổ chức… Tại các công ty con, ngoài việc tuyên truyền qua các cuộc họp: giao ban, công đoàn, đoàn thanh niên;

Với các hình thức triển khai như trên về Ngày Pháp luật, đã đạt được một số kết quả nhất định trong toàn Tổng công ty như: tuyên truyền đầy đủ các văn bản liên quan đến hoạt động của ngành Thuốc lá và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, các văn bản quy phạm pháp luật khác mới ban hành; Điểm tin văn bản pháp luật mới có liên quan đến hoạt động của Tổng công ty, đăng bài viết “Những điểm mới của Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi bổ sung 2012 trên Bản tin và Website Vinataba; qua đó ý thức tìm hiểu, tôn trọng và bảo vệ pháp luật của cán bộ, nhân viên trong toàn Tổng công ty được nâng cao… Không chỉ riêng Ngày Pháp luật (9/11) theo quy định của Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, với phương châm “Mỗi ngày đều là Ngày Pháp luật”, việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong Tổng công ty luôn cần thiết và thường xuyên, nhằm xây dựng và giữ vững tinh thần làm việc, thực hiện theo pháp luật của mỗi người lao động trong Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.m

Công nhân viên chức – Lao động Công ty Thuốc lá Cửu Long sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật

54

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20


Xuân Giáp Ngọ

NHÌN RA THẾ GIỚI

Bốn đại gia

và công cuộc thống lĩnh ngành Công nghiệp Thuốc lá toàn cầu Ngành Công nghiệp Thuốc lá toàn cầu đã thay đổi đáng kể trong 20 năm qua. Một thị trường mà hàng chục nhà sản xuất thuốc lá chiếm lĩnh, thì nay đang được thống lĩnh bởi 04 công ty lớn: Philip Morris International (PMI), British American Tobacco (BAT), Japan Tobacco (JT) và Imperial Tobacco (ITG). Trong bài viết này, Tobacco Reporter nhìn lại thập kỷ vừa qua các thương vụ mua bán và sáp nhập, và phỏng đoán về tương lai. Sự hợp nhất đã ổn định chưa, hoặc là còn không gian cho sự thay đổi nhiều hơn chăng? Thế kỷ XXI Vào năm 2001, hơn 50% các thương vụ mua bán công ty thuốc lá toàn cầu được kiểm soát bởi các công ty đa quốc gia. Trong thế kỷ mới này, đã chứng kiến thêm sự hợp nhất thị trường, tạo ra ưu thế lớn hơn cho các công ty hàng đầu. Trong thập kỷ này cũng chứng kiến Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, làm tăng thêm khẩu vị của các công ty phương Tây. Trung Quốc là thị trường thuốc lá lớn nhất thế giới, nhưng các quy định hạn chế vẫn làm nản lòng đối với các nhà sản xuất nước ngoài. Như vậy đến nay, kỳ vọng của các công ty đa quốc gia về sự tăng doanh số bán hàng tương tự như

khối Xô Viết hậu mở cửa đã không thành hiện thực ở Trung Quốc. Một số người cho rằng, đối với Chính phủ Trung Quốc, việc gia nhập WTO phần nhiều là mong tạo ra các cơ hội ở nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước hơn là cho phép người nước ngoài vào bán sản phẩm của họ ở Trung Quốc. Trong khi sự gia nhập WTO của Trung Quốc đã không dẫn đến nhiều thương vụ­sáp nhập và mua bán của các công ty đa quốc gia ở nước này, thì việc sáp nhập ở phương Tây tiếp tục diễn ra nhanh chóng. Vụ mua bán lớn đầu tiên là ITG mua Reemtsma Cigarettenfabriken trong năm 2002. Imperial trả 3,2 tỷ Bảng cho công ty của Đức. “Thương vụ này đánh

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

55


dấu sự phát triển chiến lược kinh doanh của Imperial và tăng cường cam kết của họ để trở thành một công ty thuốc lá toàn cầu”, Erik Bloomquist - nhà phân tích cao cấp của Berenberg Bank nói. “Thỏa thuận chuyển đổi Reemtsma đã mở rộng cho chúng tôi bước vào Trung và Đông Âu, cũng như cho các thương hiệu thuốc lá Davidoff và West”, Evans nói. Năm 2004, RJ Reynolds Tobacco Co. gia nhập vào lực lượng Brown & Williamson (hoạt động kinh doanh tại Mỹ của BAT) nhằm khiến Reynolds American trở thành doanh nghiệp bền vững và mạnh mẽ hơn mà trong đó, BAT chiếm 42% cổ phần. Tiếp đó, vào năm 2007, JTI – tại thời điểm đó chỉ mới được 8 năm tuổi đã khẳng định mình trên thị trường thế giới bằng cách mua lại tất cả các cổ phần đang lưu hành của Tập đoàn Gallaher. Động thái này đẩy Công ty lên vị trí số 1 ở Nga và vị trí thứ 2 ở Anh. Antonina Marinova - Phó Chủ tịch phát triển kinh doanh của JTI cho biết, việc mua lại Gallaher đã thay đổi đáng kể định hướng kinh doanh của Tập đoàn, phát triển quy mô và tăng cường sự hiện diện của họ ở các thị trường trọng điểm. Gallaher cũng mang đến cho JTI mục sản phẩm mới, chẳng hạn như các sản phẩm thuốc lá gu Virginia. Và JTI đã không dừng lại ở đó. Năm 2009, Công ty bắt đầu thu mua các hoạt động kinh doanh lá thuốc lá ở châu Phi, Brazil và Hoa Kỳ, đi theo con đường của BAT lồng ghép theo chiều dọc (Philip Morris đi theo hướng mua lại hợp đồng với nông dân từ các nhà thương mại thuốc lá). Ngành kinh doanh sản phẩm lá thuốc lá của JTI được thế giới biết đến. “Điều này chắc chắn khiến JTI có thể đảm bảo nguồn cung cấp và chất lượng thuốc lá một cách đáng tin cậy để đáp ứng nhu cầu kinh doanh lâu dài của chúng tôi, Marinova nói. Theo dòng thế kỷ mới, 04 đại gia tiếp tục với những bước tiến, thương vụ mua lại Commonwealth Brands (974 triệu Bảng Anh vào năm 2007) đã cho Imperial sự hiện diện tại thị trường Mỹ, và việc mua lại Altadis (11 tỷ Bảng Anh trong năm 2008), đã có thêm Gauloises, Gitanes, Fortuna và các thương hiệu xì gà Habanos vào danh mục của Công ty. Trước khi trở thành một mục tiêu mua lại, trước đó, Altadis đã mua

56

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

50% cổ phần của công ty độc quyền thuốc lá Cuba. “Chiến lược mua lại này đã thay đổi Imperial thành công ty thuốc lá toàn diện nhất trên thế giới. Đầu tư trọng điểm đã cho phép chúng tôi phát triển, cân đối thương hiệu và danh mục sản phẩm trong ngành Công nghiệp”, Evans nói. Tháng 12 năm 2011, JTI đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược lâu dài với Công ty Ploom có Trụ sở ở San Francisco, California, Hoa Kỳ và bán sản phẩm thay thế thuốc lá thế hệ mới cùng tên bên ngoài nước Mỹ. Trong năm đó, họ mua Haggar Cigarette & Tobacco Factory, cùng với các hoạt động kinh doanh tại Sudan và Nam Sudan. Một thời gian ngắn sau đó, JTI mua Gryson của Bỉ, theo đó làm tăng sự hiện diện của họ ở thị trường thuốc lá tự vấn (RYO) châu Âu. Năm 2013, Công ty này mua Al Nahkla, một công ty thuốc lá tẩu nước (điếu cày) hàng đầu ở Ai Cập, lại có thêm một sản phẩm mới vào danh mục đầu tư của Công ty. Thị phần của các công ty đa quốc gia (%)

2008

2009

2010

2011

2012

PMI

22,3

22,8

24,9

25,3

25,5

BAT

18,6

18,7

19,0

19,2

19,1

JTI

15,4

15,2

14,8

14,0

14,5

ITG

7,2

7,1

7,0

6,9

6,7

(Nguồn: Euromonitor & JT 2013)

Tương lai Mặc dù thị trường thuốc lá thế giới hiện nay có độ tập trung cao, tuy nhiên vẫn còn khả năng cho sự mở rộng. Chính phủ Nhật Bản vừa công bố bán ra 50% cổ phần của họ trong JT. BAT và PMI đã bày tỏ sự quan tâm đối với Ai Cập - nơi mà thị trường hiện đang được kiểm soát bởi Eastern Tobacco. Euromonitor International gần đây đã định vị Ai Cập là thị trường thuốc lá tăng trưởng hàng đầu theo khối lượng trong vòng 40 năm tới và dự báo sẽ trở thành thị trường thuốc lá lớn thứ 5 trên thế giới. Điều đó phụ thuộc vào Chính phủ Ai Cập, nơi sở hữu 66% của Eastern và cho đến nay, vẫn miễn cưỡng chia tay với một công ty - nơi đã tạo ra công việc và doanh thu


Xuân Giáp Ngọ thuế đáng kể - yếu tố quan trọng trong một quốc gia gặp khó khăn do tình trạng nghèo nàn và thất nghiệp khắp nơi. Trong khi Trung Quốc hầu như đóng cửa đối với các nhà sản xuất thuốc lá nước ngoài, số thương vụ hợp nhất đáng kể đã diễn ra giữa các công ty thuốc lá trong nước, khi mà Bắc Kinh mong muốn tạo ra một ngành Công nghiệp, gồm các doanh nghiệp ít hơn nhưng mạnh hơn. Số lượng các nhà máy thuốc lá ở Trung Quốc đã giảm từ hơn 100 vào đầu thế kỷ, chỉ còn khoảng 30 vào ngày nay. Trong một lần hiếm khi được đề cập, Bloomquist gợi ý khả năng của tính hấp dẫn có thể khiến thế giới quan quy ước lộn ngược: Trường hợp Tổng công ty Thuốc lá Trung Quốc (CNTC) thì sao. CNTC quyết định muốn có thêm thị phần lớn hơn của thị trường toàn cầu? “Chúng tôi nghĩ rằng, với dòng tiền dồi dào, CNTC có thể mua lại PMI hay BAT tương đối dễ dàng,” Bloomquist nói. Bloomquist cũng tin là JTI quan tâm đến một trong những công ty của Inđônêxia - nhiều khả năng là Gudang Garam - bởi vì họ sẽ lắp vào một khoảng trống kinh doanh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. “Chúng tôi nghĩ điều đó có thể đóng góp cốt yếu cho sự tăng trưởng lợi nhuận từ thuốc lá của JTI trong tương lai”, ông nói. Goldman Sachs cho rằng, mức nợ thấp, tạo ra dòng tiền mặt lớn, được định giá dưới mức trung bình và thiếu tăng trưởng hữu cơ của các công ty đa quốc gia, đã tạo ra các điều kiện thích hợp cho 04 đại gia (Big Four) trở thành 03 đại gia (Big Three). Các chuyên gia ngành Công nghiệp dường như chia rẽ việc ai sẽ là bên mua trong kịch bản này, JTI hoặc BAT - nhưng hầu hết họ có vẻ đồng ý Công ty trở thành mục tiêu của thương vụ mua lại - ITG. Marinova không bình luận về bất kỳ vụ sáp nhập hoặc mua bán trong tương lai, nhưng cũng không loại trừ một trong hai trường hợp. “JTI luôn tìm kiếm những cơ hội tiềm năng phát triển kinh doanh của mình để phù hợp với chiến lược kinh doanh dài hạn của họ trong việc mở rộng dấu chân địa dư trong các

thị trường và phân khúc mới”, Marinova nói. Trong khi sự hợp nhất quan trọng này sẽ làm tăng lo ngại đối với giới quan sát cạnh tranh trong các ngành kinh doanh khác, Jayson tin rằng, những sự việc đó sẽ không còn là một vấn đề trong ngành Công nghiệp Thuốc lá. “Thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức cao đối với thuốc lá thì người ta khó mà bắt lỗi các công ty độc quyền giá cả trong một thị trường cụ thể trong thời buổi này, vì vậy, tôi hoài nghi việc sẽ có Chính phủ nào ngăn chặn việc diễn ra thương vụ sáp nhập”. “Nếu kế hoạch tài chính lành mạnh, thì bất kỳ cuộc sáp nhập nào đều có thể đạt được”. Theo Jayson, trở ngại lớn cho việc hợp nhất hơn nữa là số lượng ít ỏi của các mục tiêu hấp dẫn để mua bán”. Cùng với việc Bungari cuối cùng thì cũng đã tư nhân hóa, vì vậy những trái ngọt trên cành cây không còn nhiều” ông nói. Evans nói rằng, hiện nay, Imperial tập trung vào chiến lược tăng trưởng doanh thu bền vững. Tuy nhiên, ông nói thêm, hồ sơ theo dõi sáp nhập và mua bán của Công ty khá tốt, và ITG vẫn mong muốn làm nhiều hơn nữa. “Chúng tôi luôn chứng tỏ khả năng hội nhập nhanh chóng với các công ty mua lại, giải tỏa các chi phối và tối đa hóa giá trị cho các cổ đông của chúng tôi”, Evans nói. “Tuy nhiên, do cơ cấu của ngành Công nghiệp hiện nay, đây có lẽ là các giao dịch của thị trường cụ thể hơn là các giao dịch đa quốc gia quy mô lớn nào. Ngoài ra, chiến lược liên minh tiếp tục tạo các cơ hội phát triển hơn nữa. Chúng tôi là một đối tác được tin cậy và có một hồ sơ theo dõi vững mạnh về phát triển nhiều liên minh chiến lược và liên doanh thành công trong những năm qua. Bloomquist tỏ ra hoài nghi rằng Imperial sẽ được mua bởi công ty khác. “Chúng tôi không nghĩ rằng BAT hoặc JT xem danh mục đầu tư của Imperial như là chiến lược hấp dẫn trong địa dư của họ (mặc dù Ma-rốc và Tây Phi là tài sản hấp dẫn, cũng như hoạt động kinh doanh xì-gà Habanos), cũng không phải là thương hiệu của Imperial cần thiết phải lấp vào khoảng trống trong các danh mục đầu tư của BAT và JT”, ông nói.” Chúng tôi cũng đang hoài nghi về việc Altria quan tâm đến Imperial”.

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

57


Trong các khả năng khác, Bloomquist nghĩ rằng, Swedish Match cuối cùng có thể trở thành một phần của một tập đoàn lớn hơn. “PMI hoặc Imperial có nhiều khả năng nhất, theo quan điểm của chúng tôi,” ông nói. Ông tin rằng có khả năng sẽ có thêm việc tư nhân hóa các công ty nhà nước hơn nữa, nhưng chỉ xảy ra ở một thời gian dài và dự báo về sự ổn định chính trị. “Chúng tôi nghi ngờ việc CNTC sẽ được tư nhân hóa trong khoảng thời gian 5 năm, khi mà công ty này là một nguồn thu ngân sách quan trọng của Chính phủ. Thuốc lá đóng góp từ 8 -10% vào ngân sách nhà nước của Trung Quốc. Trong khi tất cả các khả năng này đều hấp dẫn, nhưng đó chỉ là những khả năng mà thôi. Khi ngành Công nghiệp đã có sự hợp nhất, việc tiếp tục tăng

trưởng có thể không nằm ở khối lượng ngày càng nhiều, mà nằm ở sự khác biệt của sản phẩm. Lượng tiêu thụ thuốc lá đã giảm ở phương Tây và cuối cùng sẽ chững lại trong các thị trường mới nổi. Để tồn tại trong môi trường như vậy, ngành Công nghiệp sẽ cần phải đưa ra sản phẩm, đáp ứng sự mong đợi thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng, bao gồm cả các sản phẩm thuốc lá giảm tác hại và thuốc lá điện tử. Diễn giải theo một nhà thiên nhiên học nổi tiếng người Anh: trong môi trường mới, một chủng loài có thể tồn tại và sống sót, có lẽ không phải là kẻ mạnh nhất hoặc lớn nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất trước sự thay đổi.m

@Quốc Cường

Theo Tobacco Reporter 1/10/2013

Các quốc gia sản xuất thuốc lá hàng đầu trên thế giới Đơn vị tính: Tỷ điếu Quốc gia

2008

2009

2010

2011

2012

Trung quốc

2.143,1

2.229,2

2.316,7

2.406,2

2.477,9

Nga

393,5

390,0

383,1

375,1

374,1

Mỹ

353

320,7

309,1

299,1

287,1

Inđônêxia

167,7

173,8

181,6

191,8

203,1

Nhật bản

248,8

235,1

217,9

195,9

197,5

Ấn độ

97,6

98,7

98,6

102,8

102,1

Philipin

99,5

94,8

101,4

97,4

100,5

Các nhãn hiệu hàng đầu trên thế giới

Nguồn: Euromonitor Đơn vị tính: Tỷ điếu

Nhãn hiệu

Công ty sở hữu

2008

2009

2010

2011

2012

Marlboro

Philip Morris International Inc. (Altria Group)

428,8

141,5

412,8

406,6

400,9

Winston

Japan Tobacco Inc.

122,4

122,1

122,4

122,4

129,7

Pall Mall

British American Tobacco Plc

74,0

85,6

94,6

96,8

95,8

Mild Seven/ MEVIUS

Japan Tobacco Inc.

107,4

103,7

95,1

80,5

85,8

L&M

Philip Morris International Inc.

85,2

84

82,1

84,1

83,5

Kent

British American Tobacco Plc

61,7

60,6

59,6

62,6

66,7

Camel

Japan Tobacco Inc.

78,5

69,7

64,8

61,2

61,4

Nguồn: Euromonitor. Không bao gồm Tổng công ty Thuốc lá Trung quốc (CNTC)

58

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20


Xuân Giáp Ngọ

ĐIỂM TIN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT MỚI ( Có hiệu lực từ tháng 9 - 11/2013)

Doanh nghiệp 1.

Nghị định 71/2013/NĐ-CP đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp (DN) và quản lý tài chính đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Ngày hiệu lực: 01/09/2013

2.

Thông tư 106/2013/TT-BTC sửa đổi Thông tư 176/2012/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký DN, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin DN do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Ngày hiệu lực: 01/10/2013

3.

Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XNK và quản lý thuế đối với hàng hóa XNK do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Ngày hiệu lực: 01/11/2013

4.

Thông tư 26/2013/TT-BTNMT hướng dẫn việc xác định diện tích đất loại trừ không tính vào giá trị DN quy định tại Điều 31 Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Ngày hiệu lực: 11/11/2013

5.

Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, HCTP, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sư, phá sản DN, HTX. Ngày hiệu lực: 11/11/2013

6.

Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn NĐ 92/2013/NĐ-CP về Luật Thuế TNDN và Luật Thuế GTGT sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Ngày hiệu lực: 30/11/2013

Thương mại 1.

Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn NĐ 92/2013/NĐ-CP về Luật Thuế TNDN và Luật Thuế GTGT sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Ngày hiệu lực: 30/11/2013

2.

Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, SXKD vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Ngày hiệu lực: 30/11/2013

Đầu tư 1.

Nghị định 71/2013/NĐ-CP đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý tài chính đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Ngày hiệu lực: 01/09/2013

Xuất nhập khẩu 1.

Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát HQ; thuế XNK và quản lý thuế đối với hàng hóa XNK do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Ngày hiệu lực: 01/11/2013

Thuế - Phí - Lệ Phí 1. 2.

NĐ13/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi.

Ngày hiệu lực: 15/09/2013

Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Ngày hiệu lực: 01/10/2013

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

59


3.

Thông tư 106/2013/TT-BTC sửa đổi TT 176/2012/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký DN, đăng ký hộ KD và phí cung cấp thông tin DN do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Ngày hiệu lực: 01/10/2013

4.

Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XNK và quản lý thuế đối với hàng hoá XNK do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Ngày hiệu lực: 01/11/2013

5.

Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn. Ngày hiệu lực: 09/11/2013

6.

Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn NĐ 92/2013/NĐ-CP về Luật Thuế TNDN và Luật Thuế GTGT sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Ngày hiệu lực: 30/11/2013

Bảo hiểm 1.

Thông tư 13/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng theo NĐ73/2013/ NĐ-CP do Bộ LĐ – TB và XH ban hành. Ngày hiệu lực: 04/10/2013

2.

Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Ngày hiệu lực: 10/10/2013

3.

Thông tư 115/2013/TT-BTC hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và Quỹ hưu trí tự nguyện do Bộ Tài chính ban hành. Ngày hiệu lực: 15/10/2013

Lao động - Tiền lương 1.

Thông tư 13/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng theo NĐ73/2013/ NĐ-CP do Bộ LĐ - TB và XH ban hành. Ngày hiệu lực: 04/10/2013

2.

Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực LĐ, BHXH và đưa người LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Ngày hiệu lực: 10/10/2013

3.

Thông tư LT 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ LĐ-TB và XH ban hành. Ngày hiệu lực: 15/11/2013

Sở hữu trí tuệ 1.

NĐ 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm HC trong lĩnh vực SHCN.

Ngày hiệu lực: 15/10/2013

Bất động sản 1.

Thông tư 14/2013/TT-BXD hướng dẫn NĐ 34/2013/NĐ-CP về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành. Ngày hiệu lực: 05/11/2013

2.

Thông tư 26/2013/TT-BTNMT hướng dẫn việc xác định diện tích đất loại trừ không tính vào giá trị DN quy định tại Điều 31 NĐ 59/2011/NĐ-CP về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Ngày hiệu lực: 11/11/2013

Bộ máy hành chính

60

1.

Nghị quyết 618/2013/UBTVQH13 sửa đổi NQ 417/2003/NQ-UBTVQH11 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội. Ngày hiệu lực: 01/09/2013

2.

Nghị định 76/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ngày hiệu lực: 02/09/2013

3.

Nghị định 78/2013/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập.

4.

Thông tư 10/2013/TT-BXD hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành. Ngày hiệu lực: 09/09/2013

5.

Thông tư 08/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn đối với CBCNV và người LĐ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành. Ngày hiệu lực: 15/09/2013

6.

Quyết định 47/2013/QĐ-TTg thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Ngày hiệu lực: 15/09/2013

7.

NĐ 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Luật QLT sửa đổi.

8.

Thông tư 14/2013/TT-BXD hướng dẫn NĐ34/2013/NĐ-CP về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành. Ngày hiệu lực: 05/11/2013

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

Ngày hiệu lực: 05/09/2013

Ngày hiệu lực: 15/09/2013


Xuân Giáp Ngọ

9.

Thông tư 06/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết tố cáo do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành. Ngày hiệu lực: 15/11/2013

Vi phạm hành chính Ngày hiệu lực: 15/10/2013

1.

NĐ 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm HC trong lĩnh vực SHCN.

2.

NĐ 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn. Ngày hiệu lực: 09/11/2013

3.

NĐ 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm HC trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hánh chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dấn sư, phá sản DN, HTX. Ngày hiệu lực: 11/11/2013

4.

Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính. Ngày hiệu lực: 18/11/2013

5.

NĐ 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm HC trong hoạt động XD; KD bất động sản; khai thác, SXKD VLXD; quản lý công trình HTKT; quản lý phát triển nhà và công sở. Ngày hiệu lực: 30/11/2013

Tài chính nhà nước 1.

Nghị định 71/2013/NĐ-CP đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý tài chính đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Ngày hiệu lực: 01/09/2013

2.

Quyết định 47/2013/QĐ-TTg thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Ngày hiệu lực: 15/09/2013

3.

Thông tư 115/2013/TT-BTC hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và Quỹ hưu trí tự nguyện do Bộ Tài chính ban hành. Ngày hiệu lực: 15/10/2013

5.

Thông tư 14/2013/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 34/2013/NĐ-CP về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành. Ngày hiệu lực: 05/11/2013

6.

Quyết định 59/2013/QĐ-TTg Danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật của ngành Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Ngày hiệu lực: 30/11/2013

Xây dựng - Đô thị 1.

Thông tư 10/2013/TT-BXD hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành. Ngày hiệu lực: 09/09/2013

2.

Thông tư 13/2013/TT-BXD quy định về thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành. Ngày hiệu lực: 30/09/2013

Thể thao - Y tế 1.

Nghị định 77/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá. Ngày hiệu lực: 15/09/2013

Văn hóa - Xã hội 1.

Nghị định 76/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ngày hiệu lực: 02/09/2013

2.

Quyết định 47/2013/QĐ-TTg thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Ngày hiệu lực: 15/09/2013

3.

Nghị định 77/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá. Ngày hiệu lực: 15/09/2013

Tài nguyên - Môi trường 1.

Thông tư 26/2013/TT-BTNMT hướng dẫn việc xác định diện tích đất loại trừ không tính vào giá trị DN quy định tại Điều 31 NĐ 59/2011/NĐ-CP về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Ngày hiệu lực: 11/11/2013

Chào xuân Giáp ngọ | năm 2014

61


SUMMARY IN ENGLISH

01

Interview with Deputy Minister of MOIT:

Deputy Minister Ho Thi Kim Thoa had an overview on the tobacco industry. She highly appreciated Vinataba’s performance in 2013 and its key role in the development of tobacco industry, contributing significantly to the Government budget. To develop local production, Ministry of Industry and Trade will support local enterprises in developing tobacco leaf growing regions and coping effectively with smuggling. She also gave guidelines to tobacco industry on how to perform successfully in the coming times.

02

New Year Message From Vinataba Chairman

In 2014 new year message, Mr Vu Van Cuong, Chairman of Memebers’ Council of Vinataba mentioned the planned targets and tasks put forth for 2014, setting a premise for the completion of the 5 year plan (2011-2015). In addition, leaders of the Corporation identify key tasks, such as to improve the competitiveness of the whole group, enhance production efficiency of individual business, solve outstanding problems and concentrate all efforts so as to achieve growth target of 5%, which will contributes to the successful implementation of the above mentioned 5 year plan .... The Corporation will focus on some key solutions that are including: - To complete the Development Strategy Scheme of the Corporation to 2020 and vision toward 2030 as the basis for the production and business activities of the Corporation in the long term. - To focus all resources for production and business operations, technologies improvement process and productivity enhancement... - To focus on maintaining domestic cigarette market, keeping abreast of market developments to take timely measures to respond and develop market share of the Corporation ... - To enhance the role of the Corporations in tobacco growing management by coordinating closely with local and Vietnam Tobacco Association in tobacco leaf production and procurement...

03 Development Of Tobacco Leaf Growing Regions

Upholding the operations achieved in the past years, businesses in production of tobacco leaf of Vietnam National Tobacco Corporation continue to select and invest in available growing regions that are of high quality productions, low risk of epidemics and natural disasters. By partitioning off tobacco growing regions, they focus on key investments to form the specific growing regions for high-quality products to supply the market.

04 Restructuring For Effective Performances

Restructuring Scheme of Vinataba has been, so far, granted the Prime Minister’s approval to continue with the synchronized innovation process. It is the major solution to implement the development strategy of the Corpotation till 2020, aiming at the improvement of competitiveness and efficiency.

62

Bản tin Vinataba | Số đặc biệt 19+20

05 Africa - A Potential Market

With a population of about 1.1 billion, accounting for 15% of the world population, Africa is the market with huge purchasing power, while requirements for quality and design of the Africans are of moderation, not too stringent as that of the markets in EU, USA, Japan ... So it can be said that Africa is the ideal market which is in conformity with the production level and capability of the developing countries like Vietnam, especially in term of prices.

06 20 Years Of Rising With Internal Power And Youth Strength A journey of 20 year is quite short for the history of a business, but for Ngan Son Joint Stock Company, it has achieved impressive results, especially after 8 years of transition to operating as a joint stock company. The company has made a positive breakthrough in creating stable jobs for over 20,000 local agricultural growers and workers, restructuring crop alternations and bringing about efficiency in poverty reduction, which are consistent with the policy of building new countryside of the Party and the State. While the 20-year history of Vinataba-Philip Morris Limited, formerly Vinasa Joint Venture, proceeds to a new site when it follows the development path of the company. This remarkable achievement is mostly thanks to the relentless efforts of its collective officials and staff. Yet, in this period, the leverage to create new strength lies on international cooperation relationships of the two investment partners (Vinataba and Philip Morris) that have been, so far, raised to a new level.

07 Confectionery For Lunar New Year

Hai Ha – Kotobuki Co., Ltd., Huu Nghi Food Joint Stock Company and Hai Ha Confectionery Joint Stock Company have been in a good preparation and promoting business activities to serve their customers in the Lunar New Year by expanding distribution channels and changing designs, packagings to meet with market demands. In addition, in response to the campaign “Vietnamese gives priority to Vietnamese products”, the above three companies have also made commitment to responsibility for the qualities of the products as well as stable prices for the end users.

08

Partnership Between Vinataba And International Groups

Although in a global context (regulations, consuming tends...) which negatively impacts the tobacco industry, the multinational corporations remain getting relatively positive business performance. The partnerships between Vinataba and leading global tobacco corporations (PMI, BAT...) have gained positive development which is the premise for a new process of further cooperations ...




Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.