Tuyển học -Nguyên lý thiết kế công trình công cộng

Page 1

Tuyển Họa Nguyên lý thiết kế công trình công cộng GVHD: Huỳnh Đức Thừa SVTH: Nguyễn Ngọc Quỳnh Như MSSV:20510100329 | Lớp:KT20A3



Mục lục Chuyên đề 1:Kiến trúc phù hợp điều kiện tự nhiên môi trường ....................... 2 Chuyên đề 2:Kiến trúc mang tính dân tộc .......................................... 10 Chuyên đề 3,4,5:Các yêu cầu trong thiết kế kiến trúc............................. 15 Chuyên đề 6:Ý tưởng thiết kế từ khái niệm vô hình ................................ 29 Chuyên đề 7:Ý tưởng thiết kế từ khái niệm hữu hình ............................... 32 Chuyên đề 8:Phân biệt hồ sơ thiế kế 2 bước và 3 bước ............................. 36 Chuyên đề 9:các không gian chức năng trong công trình công cộng ................ 39 Chuyên đề 10:Phân tích dây chuyền sử dụng ...................................... 44 Chuyên đề 11:Các giải pháp tổ hợp không gian mặt bằng kiến trúc ................ 51 Chuyên đề 12:Các giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng kiến trúc .................... 62 Chuyên đề 13:Quy luật tổ hợp hình thể không gian ................................ 72 Chuyên đề 14:Các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian thẩm mỹ kiến trúc .... 85 Chuyên đề 15:Những vấn đề lưu ý trong nguyên tắc thiết kế an toàn thoát người .. 92 Chuyên đề 16:Các giải pháp thiết kế kết cấu ....................................... 94 Nguồn sưu tầm các công trình............................................100


Việt Nam có khí hậu nóng và ẩm, đặc biệt là miền Nam Việt Nam. Có hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Gió là một nguồn năng lượng tự nhiên và không giới hạn, trong khi nước hoạt động như một cỗ máy làm mát cho công trình. KTS Võ Trọng Nghĩa lấy gió và nước làm yếu tố chính, mang đến không gian làm mát phù hợp với phong cách sống của người Việt Nam.


g

Café Gió và Nước-KTS Vo Trong Nghia

Quán cà phê được bao quanh bởi những hồ nước nhân tạo. Hồ mang khung cảnh xung quanh đến gần hơn với người quan sát, thoạt nhìn hồ tạo cảm giác rất sâu nhưng thực chất chỉ cao đến đầu gối, đáy hồ cong tạo ảo giác về độ sâu. Khách thưởng thức cà phê cảm thấy như được trở về với thiên nhiên và cuộc sống yên bình.


Toàn bộ tòa nhà được xây dựng bởi 7.000 cột tre đã được xử lý theo phương pháp truyền thống của Việt Nam. Kết cấu tre không có cột bê tông mà sử dụng giá đỡ bằng dây giằng. Mái nhà

Cấu trúc cột tre

hình chữ V kết nối với cây cối xung quanh và tạo ra không gian mở với tầm nhìn ngoạn mục.


Dự án sử dụng các nguyên tắc của thiết kế khí động học, khi thiết kế quán cà phê, máy tính mô phỏng các không gian đã được sử dụng để nghiên cứu luồng không khí và khả năng làm mát của nước. nghiên cứu luồng không khí và khả năng làm mát của nước làm giảm việc sử dụng năng lượng điện như điều hòa không khí, giảm chi phí năng lượng của các tòa nhà..

“vì vậy, môi trường địa lí tự nhiên tác động và ảnh hưởng lớn đến việc nghiên cứu các giải pháp kiến trúc và kỹ thuật cho công trinh. Tùy thuộc vào điều kiện tự tự nhiên từng vùng mà công trình có những giải pháp khác nhau về: hướng mặt bằng;bố cục không gian;thẩm mỹ;;trang thiết bị;..”


Chiangmai Life Architects in Thailand

“Sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh quan” “Kiến trúc mới phải hài hòa với tổng thể cảnh quan khu vực ,tránh phô trương kệch cởm, hay lạc lõng kiểu cách”


Chiangmai Life Architects (CLA) là một sân vận động ở Thái Lan sử dụng những vật liệu có sẵn, thân thiện với con người,thiên nhiên được làm hoàn toàn bằng tre và đất nung không hề có bất cứ đinh ốc hay cột bê tông nào chống đỡ thép nhưng có thể chịu được bão, động đất cường độ lớn. Công trình rộng khoảng 800m2, Công trình được thiết kế hình hoa sen, hòa hợp nguyên vẹn với thiên nhiên.


Dancing Huose là một ví dụ điển hình cho việc làm nổi bật công trình so với những kiến trúc xung quanh. Toà nhà này trông rất “lạ đời” với thiết kế chẳng giống ai khi đặt giữa các tòa nhà Baroque,. Chính sự tương phản Nhà khiêu vũ thuộc chủ nghĩa giải tỏa kết cấu và các tòa nhà khác được xây dựng theo lối phong cách cổ điển Baroc và nghệ thuật mới xung quanh đã tạo nên một bức tranh kiến trúc độc nhất có một không hai này.


“Vị trí công trình là một yếu tố quan trọng có tác động và ảnh hưởng rất lớn trong quá trình đưa ra giải pháp thiết kể. Người thiết kế cần tạo sự hòa nhập của công trình với hiện trạng cảnh quang,kiến trúc xung quang.Ở đây có hai sự lựa chọn,thiết kế hòa hợp với phong cách kiến trúc những công trình xung quanh hoặc là làm nổi bật công trình bằng cách không đi theo những phong cách kiến trúc xung quanh”



Trong công trình nghiên cứu kiến trúc hiện đại ở Việt Nam, tác giả Mel Schenck đã đưa ra một nhận định tương đồng khi khẳng định rằng chính những tấm rèm mềm mại này –“lam chắn nắng” tạo ra vẻ đặc trưng giúp phân biệt kiến trúc hiện đại Việt Nam với phần còn lại của thế giới.(2020) Ảnh :Hiếu Y


Phương pháp chống nóng thời xưa Sử dụng cách chống nắng bằng lam chắn nắng để giảm nhiệt nhà; bắt nguồn từ phương pháp chống nóng truyền thống lâu đời của dân tộc ta; là sử dụng mành tre treo trước hiên nhà. Các căn nhà thời xưa đều được che chắn bằng mành tre để chắn nắng giúp cho căn nhà mát mẻ hơn. Nguyên tắc của cách chống nóng dân gian này là: Mành tre ngăn lại ánh nắng chiếu trực tiếp vào nhà do đó giảm nhiệt trong nhà.Các khe hở của mành tre cho phép không khí phía sau rèm lưu thông, đối lưu giúp nhà luôn thoáng.

Chống nóng thời Pháp Thuộc Để đối phó với cái nắng gay gắt vào mùa hè; các kiến trúc sư người Pháp cũng tuân theo nguyên tắc chống nóng dân gian trên; khi xây dựng Họ thiết kế cửa sổ hai lớp: lớp trong là cửa kính; lớp ngoài là cửa chớp gỗ có tác dụng vừa chống nóng vừa chống lạnh.Vào mùa hè, người ta sẽ mở cửa kính và đóng cửa gỗ. Các nan chớp gỗ đặt nghiêng 45% sẽ cản lại ánh nắng mặt trời; trong khi vẫn cho phép gió thổi qua các khe của nan chớp vào phòng. Ngược lại vào mùa đông, cửa gỗ được mở ra để cho phép ánh sáng lọt qua; trong khi cửa kính được đóng lại để ngăn gió và không khí lạnh tràn vào nhà.


Chống nóng thời nay Lam chắn nắng chính là biến thể của hai phương pháp chống nóng dân gian và thời Pháp thuộc được nêu trên. Do mành tre và cửa chớp gỗ không còn phù hợp với thiết kế hiện đại của những ngôi nhà ngày nay. Có hai loại lam chắn nắng: nhôm và gỗ nhựa composite ngoài trời. Lam chắn nắng nhôm có giá thành rẻ, dễ thi công với khả năng kiểm soát ánh nắng cao. Vật liệu che nắng từ nhôm này thích hợp cho nhiều loại công trình vì chất liệu cứng; chịu va đập tốt, ít cong vênh, ít biến dạng khi có ngoại lực tác động. Và đối với đất nước có lượng mưa cao như Việt Nam thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm; vì lam nhôm có khả năng chịu nước, chống thấm, chống ẩm rất tốt. Và có khả năng chịu nhiệt cao gấp nhiều lần kim loại thông thường. Độ dẫn lửa là 0 nên giúp hạn chế diện tích đám cháy, giảm thiệt hại từ hỏa hoạn.


Dinh độc lập KTS. Ngô Viết Thụ


Dinh Độc Lập của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là một công trình điển hình sử dụng lam chống nóng-“các bức rèm hoa đá”. Mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao trọn mặt tiền lầu hai. Mỗi bức phù điêu là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, vừa có tác dụng trang trí vừa để nối liền các cửa sổ phía trên và phía dưới tạo thành một khối làm tăng vẻ đẹp bên ngoài. Các bức rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế, không chỉ làm vật trang trí để tăng vẻ đẹp, những bức hoa đá còn có chức năng đón nhận và che khuất ánh sáng cùng với gió trời tự nhiên một cách hợp lý hài hòa.





1. Yêu cầu thích dụng: Bảo đảm thõa mãn yêu cầu sử dụng tiện nghi cho một công trình là đáp ứng được những nhu cầu thực thế do chức năng của công trình đề ra.Yêu cầu thích dụng tùy từng loại công trình cụ thể khác nhau. Yêu cầu thích dụng thay đổi trong từng giai đoạn hoàn cảnh lịch sử,không ngừng phát triển theo sự phát triển của cơ sở vật chất và tinh thần xã hội Để đảm bảo yêu cầu thích dụng khi thiết kế cần chú ý:  Bố cục mặt bằng phải đảm bảo dây chuyền hoạt động hợp lý nhất, giao thông thuận tiện, ngắn gọn, không chồng chéo nhau  Kích thước các không gian sử dụng phải phù hợp với yêu cầu hoạt động, thuận tiện cho việc bố trí đồ đạc, trang thiết bị bên trong gọn gàng đẹp mắt  Tùy theo mức độ sử dụng của từng loại không gian sử dụng, cần:Đảm bảo điều kiện vệ sinh;đủ ánh sáng,thông hơi,thoáng gió;chống ồn;chống nóng tốt;tránh được những bất lợi của điều kiện khí hậu.  Đảm bảo mối quan hệ và sự hài hòa của công trình với môi trường xung quanh. 2. Yêu cầu bền vững: Độ bền vững của công trình có nghĩa là kết cấu của công trình phải chịu được sức nặng kết cấu tải trọng và sự xâm thực của môi trường tác động lên nó trong quá trình thi công và sử sử dụng, đảm bảo dinh mạng đối tượng sư dụng,tránh thiệt hại tài sản xã hội. Độ bền vững của công trình yêu cầu độ bền cấu kiện,độ ổn định của kết cấu,độ bền lâu của công trình:  Độ bền cấu kiện: là khả năng cấu kiện chịu được tải trọng bản thân,tải trong khi sử dụng mà không sinh ra biến dạng vượt quá giới hạn cho phép  Độ ổn định của kết cấu:là khả năng chống lại được tác động của lực xô,lực xoắn,các biến dạng lớn mà không dẫn đến điều kiện làm việc nguy hiểm của cấu kiện hay công trình, đảm bảo sự ổn định của nền móng, độ cứng của cấu kiện, kết cấu chịu lực  Độ bền lâu của công trình:là khả năng tính bằng thời gian mà kết cấu chịu lực chính của công trình cũng như hệ thống kết cấu chung của nó vẫn giữ được những điều kiện làm việc bình thường. Thời gian sử dụng an toàn và có lợi nhất gọi là niên hạn sử dụng quy định của công trình. 3. Yêu cầu kinh tế: Yêu cầu kinh tế phải quán triệt ngay từ khâu thiết kế cho đến khi thi công và quản lí. Để đảm bảo yêu cầu này cần chú trọng: - Quy hoạch,kĩ thuật phục vụ trong quá trình thi công và sử dụng phải hợp lí - Thiết kế công trình phải:  Có mặt bằng và hình khối kiến trúc phù hợp với yêu cầu sử dụng, hạn chế tối thiểu diện tích và không gian không cần thiết  Giải pháp kết cấu phải hợp lí ,cấu kiện làm việc sát thực tế,bằng các vật liệu có tính năng làm việc cao, rẻ tiền dễ kiếm,cấu kện dễ thi công,dễ cấu tạo bằng phương pháp công nghiệp hóa.  Các mặt khác phải đảm bảo sau này sử dụng và bảo quản ít tốn kém


Nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh 1 + 1 >2

Nằm giữa phố cổ và bờ biển, là vùng cửa sông ngập mặn, đặc trưng rừng dừa, kênh rạch chằng chịt với những làng nhỏ thấp thoáng giữa cánh đồng xanh ngát. Dù vậy, Cẩm Thanh vẫn là khu vực nghèo, đời sống người dân khó khăn, thiếu thốn. Nơi đây, nhà cộng đồng được xây dựng như một biểu tượng kết tinh các giá trị văn hóa, góp phần cải thiện sinh kế của cư dân do kết nối với mạng lưới du lịch chung của thành phố.


Tính thích dụng  Bố cục mặt bằng và không gian sử dụng Khối nhà chính có chức năng hội họp, triển lãm, tổ chức sự kiện. Không gian nhỏ hơn là thư viện xen các lớp học thiếu nhi. Với hệ vách ngăn di động, không gian dễ dàng biến đổi linh hoạt, diện tích lớn nhỏ tùy nhu cầu sử dụng thực tế. Văn phòng điều hành đặt tại khối phụ. Khu giải khát gần sân chơi trẻ em, sân thể thao ngoài trời.



. Giàn cây leo giăng ngang những thân cau kết hợp hệ cấu trúc mái thích nghi gió bão, cùng hình thành lớp vỏ kép giảm đáng kể bức xạ mặt trời, tạo diện tích bóng mát lớn, sinh động. Tường bao xây gạch hai lớp không nung, tạo lớp đệm không khí, cách nhiệt và ngăn tiếng ồn.


Hệ mái lá dừa với vạt mái lớn, dốc vào trong thành phễu thu nước mưa, một phần dẫn ra bể chứa nước phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu, đặt đầu hướng gió, giảm nhiệt gió vào; một phần tái sử dụng cho nhà WC.



Hệ thống cột gỗ và khung tre đan vào nhau theo một kết cấu vững chải.


Cấu trúc đơn giản với việc sử dụng các nguồn tài nguyên có sẵn. Các cột gỗ và khung tre chắc chắn hỗ trợ phần mái lớn và dốc. Tường bao quanh xây bằng gạch không nung hai lớp tạo đệm khí và cách nhiệt. Cấu trúc này có thể giúp tòa nhà chống chọi với gió bão .


Tính kinh tế Chất liệu gỗ và tre được sử dụng lấy từ chính địa phương. Ngân sách dành cho Công trình được tiết kiệm tối đa bởi sử dụng hầu như mọi nguồn lực từ chính địa phương này.Nhà Cộng đồng xã Cẩm Thanh là một điển hình Kiến trúc xanh theo xu hướng bền vững, phát huy những yếu tố văn hóa, đổi mới không gian, cách tân phương thức sử dụng vật liệu địa phương. “Có thể nói văn hóa bản địa chính là chìa khóa phát triển kiến trúc xanh hiện đại Việt Nam. Đây thực sự là những điểm sáng! Trong tương lai không xa, chúng ta có quyền hy vọng vào một “ngữ pháp” kiến trúc xanh hiện đại của riêng Việt Nam, đóng góp vào ngôn ngữ kiến trúc thế giới!”, Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào đã chia sẻ.


Chuyên đề 6: Các ý tưởng phác thảo thiết kế kiến trúc từ khái niệm vô hình Những khái niệm vô hình nghĩa là phải thông qua phương tiện mô tả gián tiếp như:     

Một luận thuyết Một luận thuyết Một án văn chương Một bài thơ hoặc một bản nhạc Một giấc mơ,câu chuyện,ký ức=> làm chỗ dữa để gợi mở, nảy sinh ý tưởng


Atocha station memorial

Đài tưởng niệm các nạn nhân trong một vụ khủng bố tại Madrid nơi một trong những vụ tấn công đã diễn ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2004. Chiếc cột trụ này chứa hàng ngàn các tin nhắn dành cho người đã mất trong vụ tai nạn này. Nó bao gồm hai phần, một bên ngoài và một bên trong nhà ga. Hình dáng bên ngoài của tượng đài nhìn từ Plaza del Emperador Carlos Vit là một hình trụ bằng kính lớn. Nó có chiều cao 11 mét và đường kính 9,5 mét. Từ bên trong


nhà ga, bạn có thể truy cập phần dưới của đài tưởng niệm, một căn phòng lớn mở dưới lòng đất với những bức tường màu xanh coban, bên trong du khách có thể nhìn lên để xem các thông điệp bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau được thu thập sau các cuộc tấn công. Những thông điệp này được in trên một bong bóng nhựa nặng 48 kg được giữ chặt vào hình trụ thủy tinh nhờ một máy nén khí làm tăng áp suất bên trong phòng. Để ngăn áp suất này giảm xuống, cần phải lắp đặt bốn cửa đặc biệt hoạt động như van.




Cũng tương tự như các sân vận động quốc gia khác, cấu trúc xây dựng khán đài và mái che khán đài của Sân vận động quốc gia Bắc Kinh đã tạo nên tạo nên hình dáng, đặc điểm để được ghi nhận là biểu tượng của sân - hình tượng “Tổ chim”, vừa theo hình thức thực, vừa ẩn chứa các ý nghĩa văn hóa.


Sân vận động quốc gia Bắc Kinh “Sân vận động tổ chim” là một công trình kiến trúc đơn giản và mạnh mẽ, là kết quả của tổng thể các giải pháp kiến trúc, tính toán kỹ thuật, thi công xây dựng hiện đại và thân thiện với môi trường. Toàn bộ công trình mang lại một cảm giác về động lực phát triển và sức sống mới, hiện trở thành biểu tượng cho văn hóa hiện đại của Bắc Kinh, Trung Quốc và là điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.


Phân biệt hồ sơ thiết kế 2 bước và 3 bước:


Điều 54, Luật xây dựng: 1. Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. 2. Tuỳ theo tính chất, quy mô của từng loại công trình, thiết kế xây dựng công trình có thể được lập một bước, hai bước hoặc ba bước như sau: a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng và có quy mô lớn, phức tạp. 3. Đối với công trình phải thực hiện thiết kế hai bước trở lên, các bước thiết kế tiếp theo chỉ được triển khai thực hiện trên cơ sở bước thiết kế trước đã được phê duyệt.Chính phủ quy định cụ thể các bước thiết kế đối với từng loại công trình và nội dung các bước thiết kế.




Barrank Building


Các loại không gian 1. Không gian đơn thuần  Là loại không gian đơn giản nhất,nhiều khi không xác định rõ,hoặc thể hiện cụ thể  Không gian đơn thuần thường có chức năng sử dụng cụ thể,đôi khi cũng không có chức năng rõ ràng,việc tạo dựng các không gian này thường sinh động phong phú về hình thức. 2. Không gian chức năng riêng  Là loại không gian đơn thuần, đơn giản nhưng có chức năng sử dụng rất rõ ràng. Loại không gian này khi cần có thể thay đổi chức năng sử dụng nhưng không phù hợp lắm vì các thông số kỹ thuật của mỗi không gian thiết kế có khác nhau như:đồ đạc và trang thiết bị sử dụng của mỗi loại không gian chức năng riêng có kích thước hoàn toàn khác nhau,kích thước của không gian:chiều dài, rộng, cao,cửa sổ, cửa đi rất khác nhau. 3. Không gian đặc thù  Trong công trình kiến trúc thường có các không gian rất đặc thù cả về kích thước, kiểu dáng và cách bố trí  Các loại không gian này không thể thay đổi chức năng sử dụng được và chỉ sử dụng theo đúng chức năng đã được thiết kế 4. Không gian chuyên biệt  Là loại không gian có chức năng sử dụng rất đặc biệt, nhiều khi rất đa dạng, rất khác nhau cả về hình dạng,kích thước, và nhất là các giải pháp kĩ thuật kết cấu,các trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu sử dụng.


Không gian đơn thuần ở công trình này là  sân vườn  khu vực bậc thang ngoài trời

Không gian đặc thù bao gồm:  Bếp  Phòng tắm  Phòng thay đồ  Cầu thang  Thang máy

Không gian chức năng riêng bao gồm:  Phòng làm việc  Phòng khách  Phòng dịch vụ  Phòng an ninh  Phòng ngủ và phòng ngủ lớn  Phòng ăn ở công trình này không có không gian chức năng chuyên biệt


m

Không gian đơn thuần

Không gian chức năng riêng

Không gian đặc thù

Không gian chức năng chuyên biệt




ZOYA MUSEUM Architectural buro A2M Không gian trưng bày thường được sử dụng với mục đích trưng bày các ấn phẩm với mục đích tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm ra công chúng


Dây chuyền công năng khối triễn lãm 1. Phân khu chức năng:  Những không gian chính: khu trưng bày,triễn lãm,giao lưu trong và ngoài trời, khu lưu niệm,quầy nước,..  Những không gian phụ: bãi xe, nhà vệ sinh,khu gửi đồ của khách. khu dành riêng cho nhân viên và quản lí 2. Mối liên hệ giữa các khu: Từ sảnh chính công trình, người tham quan tiếp cận sảnh khối trưng bày, đi theo một dây chuyền khép kín, tới khu lưu niệm (giới thiệu sản phẩm cuối cùng là quay lại sảnh)

Wc, khu giữ đồ

khách

Coffee

Sảnh khối trưng bày

Quản lí

Khu trưng bày

Kho,kĩ thuật phụ trợ

Nhân viên Không gian chính Không gian phụ

Sơ đồ quan hệ tổng thể

Lưu niệm



coffee Khu trưng bày

Nhân viên+ quản lí

Sảnh Lưu niệm Gửi đồ

Mặt bằng chi tiết

Khách Nhân viên

Wc



Các giải pháp tổ hợp không gian mặt bằng kiến trúc kiến trúc


Saint Genevieve’s School Taillandier Architectes Associés

Tổ hợp theo tuyến hành lang

Không gian sử dụng được bố trí, sắp xếp một bên của hành lang giao thông (hành lang bên),hoặc hai bên của hành lang (hành lang giữa) nối liền bằng các nút giao thông giữa các sảnh, các phòng có kích thước tương tự nhau nhưng nội dung hoạt động khác nhau.

Ưu điểm: Thông thoáng chiếu sáng tốt, sơ đồ bố cục rõ ràng, kết cấu đơn giản Nhược điểm: không gian kém đa dạng, đơn điệu; hành lang dài, tốn kém diện tích Ví dụ: trường học, bệnh viện, khách sạn, chung cư, nhà tù, kí túc xá


Hành lang bên Hành lang giữa

 Hành lang bên: chiếu sáng tốt, thông thoáng xuyên phòng  Hành lang giữa: kinh tế hơn,cần phải có sân trong  Hành lang cách: hành lang bên và hành lang giữa nối với nhau tại nút giao thông( không sử dụng cho chung cư)


Tổ hợp kiểu phòng thông nhau Loại này khi sử dụng phải rất chú ý, chỉ có các không gian thông nhau khi sử dụng không làm ảnh hướng đến nhau thì mới tổ hợp theo kiểu này Ưu điểm:diện tích giao thông ít, kết cấu không gian đơn giản, không gian mặt bằng phong phú đa dạng bất ngờ sinh động Nhược điểm: không riêng tư,cách ly kém, thông sáng kém,khó tạo lối thoát hiểm,khó định hướng khi sử dụng Giải pháp: bố trí phòng nghỉ chân, giải khát, có vách kính nhìn ra ngoài, bố trí cửa thoát hiểm. Ví dụ: liên thông giữa các phòng trưng bày của bảo tàng, triễn lãm,phòng thư ký và giám đốc; phòng khám bệnh; phòng ngủ và vệ sinh.


Zhujiajiao Museum of Humanities & Arts Scenic Architecture Office


Tổ hợp hỗn hợp theo tầng cao Nhiều công trình công cộng có các không gian chuyên biệt (có nền dốc hoặc có thiết diện mặt cắt phức tạp: nhà hát,các công trình TDTT, triễn lãm,…) khi tổ hợp không gian, không chỉ nghiên cứu trên mặt bằng mà cần nghiên cứu kết hợp với thiết diện mặt cắt để khai thác độ cao sử dụng.



Tổ hợp kiểu hỗn hợp Không gian trong không gan: nhiều không gian sử dụng được bố trí sắp xếp trong một không gian lớn tùy theo yêu cầu và chức năng sử dụng mà ta có nhiều giải pháp bố trí, tổ chức không gian hỗn hợp khác nhau Ưu điểm: kiến trúc phong phú, đa dạng, bố cục phòng ốc linh hoạt, không gian chặt chẽ Nhược điểm: khó sử lý vấn đề thông thoáng, chiếu sáng, sửa chữa khó khăn, kết cấu phức tạp, khó tổ chức giao thông Ví dụ:trung tâm thương mại, chợ,siêu thị,…


Galaxay Mall / tvsdesign


Lausanne Football Stadium t

Tổ hợp kiểu chùm tia tán xạ 7

Các không gian sử dụng được sắp xếp quanh không gian chính trung tâm, hoặc một không gian đệm, tạo sự gắn kết ấm cúng trong quan hệ sử dụng giữa các không gian Ưu điểm:hình khối đa dạng, ấn tượng,mặt bằng chặt chẽ, dễ phân khu, không gian rõ ràng Nhược điểm: khó sử lý thông thoáng, chiếu sáng Ví dụ:rạp hát, hội trường, trung tâm TDTT,…




Các giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng kiến trúc




Giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng tập trung


Toàn bộ các khu chức năng, các không gian sử dụng được sắp xếp trong một khối hoặc một tổ hợp gồm nhiều khối liên kết với nhau chặt chẽ, tạo thành một khối lớn đồ sộ

 Ưu điểm:  Mặt bằng gọn, giao thông ngắn, chiếm ít đất đai xây dựng.  Các hệ thống kỹ thuật(điện, nước, thông gió) ngắn gọn, tiết kiệm.  Hình khối, mặt nhà dễ biểu đạt hình đồ sộ, hoành tráng, gây được cảm xúc mạnh.  Dễ quản lý, bảo vệ công trình.  Nhược điểm:  Nền móng, kết cấu phức tạp, nhất là công trình có nhiều loại không gian,hình dáng kích thước khác nhau  Chế độ ánh sáng, thông gió tự nhiên kém, dễ gây ồn bởi các không gian gần nhau  Thi công xây dựng khó, khó phân đợt xây dựng.  Phạm vi áp dụng:  Thường được dùng ở các đô thị cũ đang phát triển, tại trung tâm thành phố vì đất đai xây dựng quý hiếm  Dùng khi thiết kế, xây dựng xen cấy vào nơi có các công trình cũ được giữ lại  Dùng cho các loại công trình đặc biệt cần hình khối đồ sộ,hoành tráng nhằm gây sự chú ý, nhấn mạnh, nhằm đóng góp cho thẩm mỹ đô thị


Tổ hợp bố cục mặt bằng phân tán Tổ hợp bố cục mặt bằng phân tán là các khối chức năng được phân bố cách xa nhau và liên hệ với nhau bằng hệ thống giao thông(hành lang, cầu nối)  Phạm vi áp dụng:  Thường được dùng ở những nơi đất đai rộng rãi như vùng ngoại ô thành phố, các đô thị đang mở rộng, nơi có quy hoạch đô thị mới  Loại bố cục mặt bằng này rất thích hợp với một số loại công trình như: trường học, bệnh viện, nhà nghĩ mát, nhà văn hóa.  Loại bố cục này rất phù hợp với những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, các vùng có địa hình phức tạp như trung du, miền núi có đường đồng mức, cao trình khác nhau.


 Ưu điểm:  Các khu vực hoạt động được phân chia khu vực rõ ràng, tương đối độc lập  Giao thông liên hệ mạch lạc, đơn giản, dễ thoát hiểm  Nền móng, kết cấu dễ xử lý, dễ phân dợt xây dựng.  Chiếu sáng và thông gió tự nhiên tốt, có thể xen kẽ cây xanh, sân vườn vào các khu chức năng sử dụng, tạo cảnh quan quanh công trình đẹp.  Nhược điểm:  Mặt bằng bị trải rộng, chiếm nhiều đất xây dựng  Giao thoogn bị kéo dài, tốn diện tích phụ, khó bảo vệ công trình  Các hệ thống kỹ thuật (điện, nnowsc, thông hơi..)bị kéo dài, gây tốn kém  Hình khối, mặt đứng bị kéo dài, không cho hình khối đồ sộ hoành tráng.


Tổ hợp mặt bằng dạng hỗn hợp là dùng giải pháp hợp khối với các bộ phận chức năng sử dụng gắn bó chặt chẽ và thường xuyên, kết hợp với giải pháp phân tán khối chức năng có tính độc lập tương đối hoặc quan hệ không thường xuyên với các khối khác.  Phạm vi sử dụng:  Do sự phối hợp một cách linh hoạt giữa kiểu bố cục tập trung và kiểu bố cục phân tán nên áp dụng rộng tãi ở mọi loại địa hình và các vùng khí hậu  Thường được vận dụng để thiết kế các công trình như :nhà văn hóa, câu lạc bộ các công trình thể dục thể thao


 Ưu điểm:  Sử dụng đất đai xây dựng vừa phải, dễ áp dụng ở các nơi  Giao thông rõ ràng, mạch lạc, ít tốn diện tích phụ và đường ống kỹ thuật  Giải quyết được một phần chủ yếu về ánh sáng, thông gió tự nhiên, sân trong cải tạo vi khí hậu tốt, cảnh quan đẹp, phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt Nam  Hình khối, mặt đúng dễ đạt được hiệu quả thẫm mỹ vì bố cục thể hiện rõ khối chính, phụ  Nhược điểm:  Giải quyết nền móng, kết cấu công trình còn phức tạp, nhất là chỗ tiếp giáp giữa khối có không gian kích thước lớn nhỏ khác nhau  Phân đợt xây dựng công trình phải tùy theo đặc thù về đất đai xây dựng, vốn đầu và sự phát triển của công trình trước mắt và lâu dài  Tổ hợp hình khối, mặt đứng công trình phải chú ý sự thống nhất, hài hòa giữa khối chính và khối phụ, tránh tình trạng chắp vá kiến trúc




Tăng thêm Tổ hợp thêm một số hình thể phụ vào hình thể cơ bản. Những hình thể phụ tăng thêm này ở vị trí phụ thuộc. hình thể phụ quá nhiều hoặc quá lớn sẽ ảnh hưởng tới tính chất của hình thể cơ bản

Giảm bớt Cắt giảm một bộ phận hình thể cơ bản. có thể sẽ ảnh hưởng đến tính hoàn chỉnh của hình thể nguyên thủy. Vị trí bộ phận cắt giảm hoặc cắt giảm nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng tới đặc tính của hình nguyên thủy, có thể sẽ biến thành hình thể khác


Biến diện Tạo sự biến hóa trên tổ hợp thẩm mĩ mặt đứng bằng cách thay đổi chất liệu(chất cảm), hình dạng, lồi lõm,.. hình thành những bộ phận có đặc tính khác nhau trên hình thể.

Dật cấp Những diện thẳng đứng của hình thể thu dật cấp theo chiều cao,tạo cho hình khối kiến trúc biến hóa thu nhỏ dần,cũng có thể dật cấp dần theo chiều ngược lại, từ trên xuống thấp, tạo cho hình thể trở thành trên lớn dưới nhỏ, nảy sinh cảm nhận đảo nghịch


Phân liệt Sau khi phân biệt các hình thể cơ bản, hình thành sự đối lập của các bộ phận khác nhau, cũng có thể triển khai phân liệt toàn bộ hình thể, cũng có thể chỉ thực hiện phân liệt cục bộ, nhưng phải đảm bảo tính thống nhất và cảm nhận hoàn chỉnh của tổng thể

Nghiêng lệch Diện thẳng đứng của hình thể nghiêng một góc nhất định với diện chuyển(mặt đất). cũng có thể xử lý nghiêng một bộ phận biên, cạnh hoặc tường bên, tạo thành một động thái nào đó, nhưng vẫn giữ được những cảm nhận về sự ổn định của tổng thể.


Cấu thành phân li Quan hệ giữa các hình thể có thể thay đổi như sau: song song, đảo nghịch, phân chuyển, đối xứng,.. Khoảng cách giữa 2 hình thể không nên quá lớn. Bảo đảm một khoảng cách li nhất định giữa các hình thể nhưng vẫn giữ dượcđặc tính thị giác cộng đồng.

Tiếp xúc Hai hình thể giữ nguyên đặc tính thị giác độc lập của nó. Cảm nhận tính liên tục trong thị giác mạnh hay mờ nhạt phụ thuộc vào phương thức tiếp xúc của hai hình thể Tiếp xúc diện cho tính liên tục mạnh nhất. Tiếp xúc cạnh và tiếp xúc điểm tính liên tục giảm yếu dần.


Tương giao Không yêu cầu hai hình thể có cùng tính cộng đồng thị giác, có thể là hai hình giống nhau, hình tương tự, cũng có thể là hai hình đối chọi,vv.. quan hệ của hình có thể giao nhau, tương hợp, xuyên hợp, xoay chuyển, chồng xếp,vv..

Tiếp nối Thông qua hình thể có tính quá độ liên kết hai hình thể tách rời thành một hình thể thống nhất. Hình thể quá độ có thể khác với hai hình thể liên tiếp, tạo thành sự biên hóa hình khối, làm nổi trội đặc điểm của hình thể


Trùng lặp Hình thể cơ bản xuất hiện trùng lặp, tính quy luật, tình trật tự xuất hiện sẽ nảy sinh cảm nhận về nhịp điệu của chúng (tiết tấu) Hình cơ bản có thể cùng loại, có thể nhiều hơn 2 loại nhưng không nên quá nhiều để tránh phá vỡ cảm nhận hoàn chỉnh đối với tổng thể

Tương tự


Đặc dị Trùng lặp có tính quy luật hình thể cơ bản, trong đó một số yếu tố hoặc hình thể cá biệt đột phá quy luật, làm thay đổi đáng kể về hình thể , kích cỡ, phương vị, chất cảm, màu sắc,.. dẫn tới những kích thích thị giác

Đối chọi Hình thể cơ bản có đặc tính thị giác riêng khác nhau, có tính đối chọi mang về hình thể. Cũng có thể đối chọi về màu sắc, chất cảm, kích cỡ,hình dạng,vv..


Cân bằng Trong cấu thành không đối xứng, hình khối lớn hơn đặt gần tâm cân bằng, hình khối nhỏ hơn đặt xa tâm cân bằng, tạo cảm nhận một hình thể hoàn chỉnh trong tâm lí thị giác, khi cấu thành, lưu ý tính thống nhất của tỉ lệ và xích độ

Ổn định Chỉ mối quan hệ nặng nhẹ, trên dưới trong cấu thành hình thể Thông thường càng lên cao hình khối càng thu nhỏ, nhằm hạ thấp tối đa trọng tâm. Áp dụng giải pháp cấu thành đối xứng qua trục để tạo cảm nhận ổn định.


Chính phụ Bằng thủ pháp đối chọi trong cấu thành hình thể để tạo quan hệ chính phụ. Có thể đặt khối chủ yếu ngay trên trục, các khối phụ đặt ở 2 phía hoặc ở xung quanh để làm nổi trội chủ thể

Kiểu tập trung Có thể tổ hợp hình thể đa nguyên thành hình tượng quần thể có lực biểu hiện khác nhau, tạo nên những cảm thụ tâm ti thị giác khác nhau. Đồng thời, cũng có thể áp dụng những thủ pháp âm thị biểu tượng làm cho hình thể cấu thành không những có cá tính rõ ràng mà còn tạo được những liên tưởng phong phú


Dạng chuỗi(tuyến)

Dạng chồng xếp Hình thể cơ bản tập trung tren phương nằm ngang và thẳng đứng, cấu thành một chính thể chồng xếp, tiết tấu nhịp nhàng, tổ hợp không có có trung tâm rõ ràng, không có quan hệ chính phụ, tạo cảm nhận trùng lặp không quy tắc, điều kiện, trong yếu tố hài hòa ổn định Có thể chồng xếp định hướng: những hình thể tập kết hướng về một điểm trung tâm nào đó của tuyến trung tâm Có thể là chồng xếp không định hướng:các hình thể tập kết tự do theo các hướng cần thiết

Nhiều hình thể cấu thành trùng hợp, kéo dài dạng tuyến theo một phương nhất định. Tổ hợp cá thể là không gian vây hợp cũng có thể hình thành mặt đứng không gian bên ngoài. Các hình thể có thể là những hình thể tương tự nhau hoặc khác nhau. Dạng tuyến cấu thành có thể là tuyến thẳng, tuyến gãy, tuyến cong,vv.. Ngoài dạng tuyến mặt bằng, cũng có thể cấu thành dạng tháp theo phương thẳng đứng


Dạng trục tuyến Bản chất của trục tuyến tuy rằng khppng nhìn thấy nhưng có độ dài và tính phương hướng, vừa ngầm chỉ sự đối xứng vừa yêu cầu cân bằng. Trong cấu thành hình thể đa nguyên vốn có tác dụng tổ chức hình thể, nhấn mạnh tuyến dẫn dắt thị giác, là thủ pháp quan trọng hỗ trợ, khống chế toàn cục. Trong cấu thành có thể căn cứ vào điều kiện cụ thể khác nhau, áp dụng trục tuyến đơn, trục tuyến song song, trục tuyến vuông góc, trục tuyến nghiêng,vv….



Quy luật trật tự – hài hòa: Trật tự là một trong những tiêu chí đầu tiên của thẩm mỹ. Triết gia người Hy Lạp cổ đại từng nói: “Cái đẹp ở trong kích thước và trật tự… cái đẹp là hiện tượng của đời sống, thể hiện trong trật tự và kích thước, trong giai điệu và tiết tấu của sự vật mà con người có thể cảm nhận được”. Dưới góc độ tổ chức không gian mở: trật tự là một sự cân bằng thị giác theo mọi hướng. Ngược lại với trật tự là hỗn loạn, thực tế cho thấy, không thể có cái đẹp trong hỗn loạn. Cần chú ý, một không gian được tổ chức trật tự thái quá dễ gây cảm giác nhàm chán, chẳng hạn một đường dạo với tuyến không gian dài hàng trăm mét không một tiết tấu thay đổi, cho người quan sát cảm giác “chán mắt”. Trong những trường hợp như vậy có thể tạo sự thay đổi đột biến, kích hoạt hệ thần kinh bằng các điểm nhấn thị giác, có thể bằng sự thay đổi chất liệu, mầu sắc, một phân đoạn nào đó, hoặc dùng cây xanh, ánh sáng… Khi không gian có kích thước lớn, là một quần thể đa dạng, phức tạp như tượng đài, tranh tường, phù điêu lớn thì yếu tố mang lại mỹ cảm là sự hài hòa trong chính bản thân các tác phẩm hay giữa các công trình tác phẩm với các yếu tố trong không gian xung quanh. “Quy luật của sự hài hòa là quy luật của cái đẹp. Cái đẹp là sự phù hợp, sự hòa nhịp như thế nào trong cái tổng thể mà chúng tạo thành, sự hòa họp và hòa nhịp này phải đáp ứng những số liệu chặt chẽ, đáp ứng sự tổ chức và bài trí mà sự hài hòa – tức cái nguyên lý tuyệt đối và khởi nguyên của tự nhiên đòi hỏi . Trong tổ chức không gian mở, trật tự và hài hòa diễn ra một cách toàn diện từ đường nét, hình khối, khồng gian cho đến màu sắc, chất liệu của các đối tượng thị giác. Ví dụ như màu sắc của các yếu tố tồn tại trong không gian mở như cây cỏ, bề mặt lát, các trang thiết bị như ghế đá, các tác phẩm kiến trúc nhỏ… có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một tổng thể hài hòa.


Một vật thể vật chất, hay một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc muốn tồn tại phải cân bằng theo quy luật trọng lực, ổn định trước mọi tác động tự nhiên, đạt được sự cân bằng về thị giác, mang lại cảm giác cân bằng, có thể là cân bằng đối xứng hay bất đối xứng, cân bằng tĩnh hay cân bằng động. Sự cân bằng và ổn định gắn bó mật thiết với khái niệm đối xứng, phi đối xứng và phản đối xứng. Trong kiến trúc đối xứng là sự lặp đi lặp lại các thành phần giống nhau qua một trục (đối với đối xứng trục) hoặc qua một tâm (đối xứng qua tâm). Đây là quy luật thường được dùng trong tổ hợp, bố cục và sắp xếp các hình khối không gian của công trình.


 Trong không gian mở với số lượng các yếu tố tạo hình đáng kể khác nhau, cần xác định rõ chính phụ trong mỗi thị cảnh, để dẽ đạt hiệu quả thẩm mỹ, giống như xác định đối tượng chủ đạo trong một bức tranh, nhân vật chính trong một nhóm đối tượng.những không gian chức năng chủ đạo trong không gian mở thường có quy mô lớn, bao trùm và khả năng khống chế thị giác mạnh. Một vườn hoa cũng có những bộ phận chủ yếu và thứ yếu, bộ phận chủ yếu như bồn hoa, bế cảnh trung tâm với các cây hoa cảnh màu sắc có khả năng chi phối những bộ phận còn lại như đường dạo, ghế đá, đèn chiếu sáng… xung quanh nó.  Trong không gian mở thường tổn tại nhiều không gian chức năng với những kích thước rất khác nhau, những quảng trường với kích thước vượt trội, những nhóm không gian dành cho việc ngồi nghỉ ngơi, đọc sách báo, trò chuyện… thường có tỷ lệ gần gũi hơn với con người. Tiêu biểu là tòa nhà đô đốc hải quân ở Pê-téc-bua(trong kiến trúc cổ điển Nga): phần ở giữa có tháp cao, nhấn mạnh chủ thể, hai phần hai bên dàn trải, góp phần nhấn mạnh tổ hợp trục cho trục giữa, tạo thành một khung cảnh hài hòa


Là sự khác biệt nhiều và ít giữa các vật thể trong trường thị giác. Tương phản và vi biến là biện pháp quan trọng để đạt được tính thống nhất và biến hóa. Nếu mọi yếu tố chỉ theo một qui luật thống nhất, dễ gây cảm giác buồn. Mọi yếu tố chỉ theo một qui luật biến hóa, dễ gây cảm xúc hỗn loạn. Việc kết hợp tính thốngnhất với biến hóa theo một qui luật nào đó, dễ tạo nên một tác phẩm có trọng tâm,có chủ đề nhất định.

Lăng Lenin được xây dựng từ đá hoa cương nhiều màu,gia công sang loáng, tương phản mạnh mẽ với chất liệu nhám của tường thành điện Kremlanh phía sau tạo nên ấn tượng hết sức hoàn mỹ

Lâu đài Medixi- một kiệt tác của kiến trúc văn nghệ Phục Hưng Italia, đã xử lí vi biến cho chất cảm của vật liệu một cách hợp lí: tường dưới cùng đá lớn , các tầng trên đá nhỏ dần, từ thô nhám chuyển dần sang nhỏ mịn, tạo thành một sắc thái rất đặc biệt. Phần thô nhám ở dưới gây cảm giác nặng nề, vững chãi, phần nhỏ mịn ở trên gây cảm giác nhẹ nhàng hơn.. cách sắp đặt vật liệu xây dựng ở đây cũng phù hợp với quy luật trọng lượng.


Trong tự nhiên, nhiều sự vật hiện tượng tồn tại dưới dạng lặp đi lặp lại một cách có quy luật, chu kì, phát triển một cách có tổ chức. Con ngườithường mô phỏng các hiện tượng này trong các hoạt động sống, trong nghệ thuật hay thơ ca,âm nhạc, múa, trang trí, kiến trúc nhằm mang lại cho con người những cảm xúcthẩm mỹ.

Tòa nhà Nagakin Capsule ở Tokyo áp dụng vần luật liên tục phức tạp:một đơn vị gồm hai hay nhiều yếu tố sắp xếp phức tạp rồi lặp đi lặp lại nhiều lần và liên tục, dễ gây cảm giác phong phú, hấp dẫn


Lâu đài Château de Chenonceau

Tác phẩm nghệ thuật kiến trúc được tạo thành từ nhiều yếu tố, nếu các yếu tố cứ nối tiếp nhau theo một qui luật nào đó thành chuỗi dài, thì dù được bố cục theo qui luật, vẫn dễ bị nhàm chán. Ngược lại nếu ngắt ravà phân cách quá mức, sẽ gây nên cảm giác rời rạc. Vìvậy phải vận dụng qui luật liên hệ và phân cách để điều chỉnh mối quan hệ giữa cácyếu tố, dễ tạo ra một chỉnh thể mang tính thống nhất, hài hòa các yếu tố, đôi khi có thểlà sự thống nhất các mặt đối lập.


Những vấn đề lưu ý về nguyên tắc thiết kế an toàn thoát người Thoát người ra khỏi phòng: Trong các công trình kiến trúc công cộng, do chức năng sử dụng mà có những không gian, những phòng tập trung đông người. Những không gian, phòng này cần được tính toán, bố trí hệ thống của thoát hiểm. Các nguyên tắc thoát người ra khỏi phòng : 1234567-

89-

Các phòng có số lượng người > 100 người , phải có ít nhất nhất 2 của thoát ra, và các cửa có cánh mở ra ngoài. Người ở vị trí xa nhất đến cửa thoát phải < 25m. Nếu là các khán phòng, phải đảm bảo khoảng cách giữa các dãy ghế > 0.9m. Các lối thoát về phía cửa, cầu thang, hành lang phải rõ ràng, không chồng chéo, phải có tín hiệu, đèn báo, chi tiết ký hiệu bằng màu chỉ hướng. Hành lang thoát phải đảm bảo đủ rộng (theo tính toán). Khoản cách giữa các cầu thang phải < 50m. Nếu là các khán phòng, hoặc các khán đài TDTT phải phân chia thành các lô. -Mỗi lô khán phòng: <200 chỗ. -Mỗi lô khán đài : <300 chỗ. _ Các hành lang, cầu thang, phải có kết cấu vật liệu bền chắc, có độ chống cháy cao hơn các khu vực khác. _ Trong các công trình hiện đại ngày nay, thường thiết kế, bố trí các hệ thống báo cháy tự động, hoặc hệ thống tự động chữa cháy.

Tính toán thoát người : 1 - Yêu cầu tính toán : -

Xác định thời gian thoát người tổng cộng từ lúc bắt đầu thoát, tới lúc thoát hết người ra khỏi công trình. Xác định thời gian dừng chân tạm thời, chờ đợi trong khi thoát người.

2 – Cơ sở tính toán : -

Số người thoát được ở lối đi hành lang tính cho một dòng : 25 người/ dòng/ phút. Chiếu rộng cho một dòng người thoát : 0.60m/dòng. Vận tốc di chuyển của dòng người : + Di chuyển trên mặt phẳng ngang : 16m/phút. + Lên cầu thang & mặt phẳng dốc : 8m/phút.

+ Xuống cầu thang & mặt dốc : 10m/phút. + Thời gian yêu cầu để toàn bộ người thoát ra khỏi công trình : 6-7 phút. -

Thời gian để toàn bộ đoàn người thoát ra khỏi phòng : 2-3 phút. Diện tích dừng chần (ùn tắc người) tiêu chuẩn : 0.25-0.30m2/người.

3 – Các bước tính toán : A. Tính thời gian thoát người ra khỏi phòng của người ngồi ở vị trí xa nhất To min = Smax/ V (phút). Trong đó : +To min là thời gian tối thiểu thoát người. +Smax là khoảng cách xa nhất.


B Tính chiều rộng của cửa cần thiết để thoát người trong thời gian To min B yêu cầu = N / 25 To min = (Số dòng người) Trong đó : 

B yêu cầu : Chiều rộng của tính theo số dòng người (0.6m/ dòng). N tính toán : Tổng số người trong phạm vi cần tính toán. To min : Thòi gian thoát người tối thiểu. Sau khi tính được chiều rộng cửa thoe số dòng người, (sẽ là số lẻ). Cần chọn kích thước cửa sẽ thiết kế sao cho phù hợp không gian phòng.  Kiểm tra lại khả năng thoát người thực tế :  T Thực tế = N /25 B Thực tế = (phút).  Trong đó :  B Thực tế : Chiều rộng của thực tế quy ra kích thước số dòng người.  T Thực tế : Thời gian thoát người qua B Thực tế.  N Tính toán : Tổng số người trong phạm vi cần tính toán. Thóat người ra khỏi công trình.  Các công rình kiến trúc công cộng tùy theo từng thể loại mà có yêu cầu khác nhau vè đất đai xây dựng, diện tích, số tầng cao, và số người hoạt động trong công trình.  Nó còn phụ thuộc vào vị trí quy hoạch các tuyết giao thông, cấp của công trình để thiết kế an toàn thoát người ra khỏi công trình a- Thoát người bình thường:  Để thoát người ra khỏi công trình được thuận tiện, khi thiết kế cần chú ý - Phân bố các cửa thoát người phù hợp với không gian, sức chứa, công suất sử dụng. - Tổ chức giao thông trong công trình đơn giản, thuật tiện di chuyển, đủ kích thước. - Phân bố vị trí cầu thang phù hợp với bán kính phục vụ. - Tại các nút giao thông phải tính toán, bố trí diện tích chờ đợi, ùn người, cần bố trí quảng trường trước cửa công trình. Tiêu chuẩn : 0.15-0.25 m2/người. -

Các tuyến thoát người phải có báo hiệu (hệ thống đèn về đêm), không có vật cản, và phải bằng vật liệu an toàn. Có vành đai thoát người khi công trình có sức chứa > 5000 người. Vành đai thoát người góp phần điều hòa thoát người trước khi thóat ra hệ thống giao thông chính của khu vực, (thường kết hợp bố trí bãi xe). b- Thoát người khi có sự cố :  Trong tường hợp có sự cố như cháy, nổ xảy ra, tâm lý chung của mọi người là đều muốn thoát một cách nhanh nhất ra khỏi công trình. Lúc đó thường xảy ra tình trạng hoảng loạn, chen lấn , xô đẩy, lộn xộn, nhất là tại các cửa, đầu nút giao thông, hành lang, cầu thang, cầu thang cứu nạn, và các bộ phận thoát hiểm dự phòng.  Vì vậy khi thiết kế phải chú ý các vẫn đề sau : - Phải tính toán lưu lượng người thoát, và tổ chức các tuyến thoát người ra khỏi công trình. - Phải tổ chức các tuyến người và phương tiện, xe cứu hỏa, cứu nạn công trình. - Cần bố trí sẵn các phương tiện cấp cứu trong công trình như các họng cấp nước cứu hỏa, cầu thang cứu nạn. Các công trình cao tầng : + Ngoài hệ thống giao thông thông thường, cần nghiên cứu bố trí các cầu thang thoát hiểm (xem cấu tạo cầu thang đặc biệt), có thể lên mái, hoặc xuống hầm. - + Nếu bố trí thang máy thoát hiểm phỉa sử dụng thang đặc biệt. Động cơ thang không được dùng động cơ điện, mà thay vào đó dùng động cơ Diezel, bình Acquy 36V,…



Tường chịu lực là một bộ phận rất quan trọng, có chức năng chịu tải trọng của lực. Hiểu một cách khái quát thì tường chịu lực ngoài việc chịu tải trọng của chính nó thì nó còn chịu thêm tải trọng của các bộ phận khác trong ngôi nhà. Chất liệu của loại tường này khá đa dạng, chúng có thể là đất sét, gạch hoặc bê tông. Dựa theo đặc điểm, chức năng người ta phân loại tường chịu lực thành tường chịu lực ngang và tường chịu lực dọc. Chúng ta cũng có thể nhận biết được dựa vào kết cấu, vị trí và độ dày của tường. Độ dày của tường chịu lực thường dày hơn các bức tường khác và để đảm bảo an toàn thì tường phải có độ dày cao hơn 220mm và phải có giằng móng.

Tường ngang chịu lực - Khẩu độ phương chịu lực lớn hơn phương còn lại - Không gian cố định - Độ lớn khẩu độ phụ thuộc vào độ dày tường

Tường dọc chịu lực - Khẩu độ phương chịu lực(phương dọc lớn hơn phương còn lại) - Không gian linh hoạt - Độ lớn khẩu độ phụ thuộc vào độ dày tường


Xây dựng khung bằng gỗ nhẹ là một trong những loại phương pháp xây dựng phổ biến nhất đối với nhà ở Hoa Kỳ và một phần của Châu Âu.

Nó có các đặc điểm sau: 1. Nó nhẹ, và cho phép xây dựng nhanh chóng mà không có dụng cụ hoặc thiết bị nặng. Mỗi bộ phận có thể dễ dàng mang theo tay - một ngôi nhà chủ yếu trở thành một nghề mộc lớn. Công cụ chính là một khẩu súng đinh cầm tay. 2. Nó có thể thích ứng với bất kỳ hình dạng hình học, và có thể được mạ với nhiều loại vật liệu. 3. Có rất nhiều loại sản phẩm và hệ thống được thiết kế riêng cho loại công trình này.

Nó có những đặc điểm tiêu cực này: 1. Nó không phải là lửa cao, vì nó được làm bằng gỗ. 2. Nó không đủ mạnh để chống lại các sự kiện gió lớn như bão lốc và bão.

Mỗi cấu trúc khung gỗ được làm bằng một vài thành phần cơ bản:      

đinh tán là các thành viên bằng gỗ thẳng đứng trong các bức tường. Ván ép là những dầm gỗ ngang hỗ trợ sàn nhà. Rafters là dầm gỗ dốc có mái nhà hỗ trợ. Lớp vỏ bọc là các tấm được đóng đinh trên các đinh tán để kết nối chúng một cách an toàn và tạo thành các bề mặt tường. Vách ngoài là lớp vỏ ngoài bao phủ các bức tường từ bên ngoài. Chúng ta hãy xem xét các loại cấu trúc khung gỗ nhẹ.


Kết cấu khung thép chịu lực là loại kết cấu mà trong đó tất cả các loại tải trọng ngang và thẳng đứng đều qua dầm xuống cột. Các dầm, giằng và cột kết hợp với nhau thành một hệ không gian vững chắc. Liên kết giữa dầm và cột thường là loại liên kết cứng để đem lại độ bền vững cho công trình.

Kết cấu khung thép chịu lực là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công trình bao gồm tải trọng tĩnh và tải trọng động: Tải trọng tĩnh là những lực đặt tĩnh trong suốt quá trình lắp dựng kết cấu. Thường thì nó sẽ nằm ở trên, bên trong kết cấu, nó còn được gọi là trọng lực chính của kết cấu. Ví dụ như nếu trọng lượng của các lớp hoàn thiên như trát, lát…và chính trọng lượng của bản thân kết cấu thép sàn bê tông chính là trọng tĩnh tác dụng lên kết cấu sàn bê tông và cốt thép. Tải trọng động chính là lực từ bên ngoài tác động lên kết cấu thép khi chúng đang trong quá trình chuyển động. Những tải trọng này được truyền lên mặt sàn, tới dầm phụ, dầm chính, rồi từ dầm chính truyền vào lưới cột, cột truyền vào những hệ thống móng rồi truyền tải xuống đất. Lúc này, kết cấu thép phải đảm bảo những yêu cầu như chịu lực tốt, phù hợp với mọi công trình.


Kết cấu khung là hệ thanh bất biến hình nối với nhau bằng các nút cứng hoặc khớp. Khung BTCT được dùng rộng rãi và rộng rãi và là kết cấu chịu lực chủ yếu của nhiều loại công trình.

Phân loại theo phương pháp thi công:  Khung toàn khối: o Ưu điểm: - Độ cứng ngang lớn, chịu tải trọng động tốt. -Việc chế tạo các nút cứng tương đối đơn giản o Nhược điểm:- thi công phức tạp, khó cơ giới hóa -Chịu ảnh hưởng thời tiết, thi công chậm  Khung lắp ghép: o Ưu điểm:- Các cấu kiện được chế tạo tại phân xưởng nên dễ kiểm tra chất lượng -Thi công nhanh, dễ cơ giới hóa o Nhược điểm:-Độ cứng của kết cấu không lớn -Thực hiện các mối nối phức tạp, nhất là các nút cứng


Composite bao gồm Com từ Complex và –posite từ position nghĩa là thành phần. Vật liệu Composite là vật liệu được chế tạo tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau nhằm mục đích tạo ra một vật liệu mới có đặc tính sức bền cơ lý hơn hẳn các vật liệu ban đầu, khi mà những vật liệu này làm việc riêng lẻ. Nói cách khác composite là vật liệu đa thành phần. Composite được phát triển trên quy trình công nghệ hiện đại, cấu thành từ 90% nguyên tử carbon và 10% nguyên liệu tổng hợp khác. Với các hạt carbon được sắp xếp theo cấu trúc mạng lưới hình sợi 2 chiều nhằm gia tăng độ bền và nén của vật liệu một cách tốt hơn, đồng thời đảm bảo độ linh hoạt giúp dễ dàng lắp đặt trên mọi công trình khác nhau Ưu điểm trong xây dựng: - Độ bền tốt,khả năng chịu lực kéo và tải trọng cao gấp 15 lần so với thép - Trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển ,dễ thi công, dễ lắp đặt. - Dễ dàng tạo hình phù hợp khi lắp đặt trên các kết cấu công trình đa dạng có kiến trúc phức tạp - Thời gian ngắn, tiết kiệm chi phí hiệu quả - Khả năng chống ăn mòn oxy hóa. Làm việc tốt trong môi trường ăn mòn và hóa chất - Dễ dàng kiểm tra đánh giá lại chất lượng gia cố công trình bằng thiết bị đo chuyên dụng hiện đại


1. Café Gió và Nước https://www.archdaily.com/226203/wnw-cafe-vo-trongnghia?ad_medium=gallery 2. Chiangmai Life Architects in Thailand https://www.archdaily.com/953123/meditation-cathedral-andsunset-sala-chiangmai-life-architects?ad_medium=gallery

3. Dancing House https://www.ivivu.com/blog/2020/12/dancing-house-toa-nhanhay-mua-doc-la-o-cong-hoa-sec/ 4. Dinh độc lập Nguồn: https://www.dinhdoclap.gov.vn/di-tich/kien-truc-dinh/ 5. Nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh http://ashui.com/awards/nha-cong-dong-xa-cam-thanhkientruc112/ 6. Atocha station memorial https://en.wikipedia.org/wiki/Atocha_station_memorial 7. Sân vận động quốc gia Bắc Kinh http://bmktcn.com/index.php?option=com_content&task=view &id=5650&Itemid=184 8. Barrank Building https://www.archdaily.com/883692/barrank-buildinganonimous?ad_medium=gallery 9. Zoya Museum https://www.archdaily.com/949284/zoya-museum-architecturalburo-a2m 10. Saint Genevieve’s School


https://www.archdaily.com/959303/saint-genevieves-schooltaillandier-architectes-associes?ad_medium=gallery 11. Zhujiajiao Museum of Humanities & Arts / Scenic Architecture Office https://www.archdaily.com/360660/zhujiajiao-museum-ofhumanities-and-arts-scenic-architecture-office?ad_medium=gallery 12. Suzhou Bay Grand Theater https://www.archdaily.com/953291/suzhou-bay-grand-theaterchristian-de-portzamparc 13. Galaxay Mall / tvsdesign https://www.archdaily.com/325495/galaxay-malltvsdesign?ad_medium=gallery 14. Lausanne Football Stadium / :mlzd + Sollberger Bögli Architekten https://www.archdaily.com/954343/lausanne-football-stadiummlzd-plus-sollberger-bogli-architekten?ad_medium=gallery

15. Elbphilharmonie Hamburg / Herzog & de Meuron https://www.archdaily.com/802093/elbphilharmonie-hamburgherzog-and-de-meuron 16. Tambacounda Hospital / Manuel Herz Architects https://www.archdaily.com/961242/tambacounda-hospital-manuelherz-architects?ad_medium=gallery

17. The new Hollywood Art and Culture Center


https://www.archdaily.com/958687/brooks-plus-scarpadesign-sweeping-new-arts-and-culture-center-for-hollywoodflorida?ad_medium=gallery 18. Nhà thờ đức bà https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_ch% C3%ADnh_t%C3%B2a_%C4%90%E1%BB%A9c_B%C3%A0_S%C3 %A0i_G%C3%B2n 19. NHÀ NGUYỆN BOSJES

https://kienviet.net/2021/01/09/bosjes-chapel-duong-cong-memmai-giua-nui-rung-nam-phi-steyn-studio/ 20. Sankt-Peterburg https://vi.wikipedia.org/wiki/Sankt-Peterburg 21. Lăng lê-nin https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C4%83ng_Lenin 22. Lâu đài Medici https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c_dinh_th%E1%BB%B1_ Medici 23. Tòa nhà Nagakin Capsule https://en.wikipedia.org/wiki/Nakagin_Capsule_Tower 24. Lâu đài Château de Chenonceau https://en.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2teau_de_Chenonceau



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.