7 minute read

Chuyên đề 3,4,5:Các yêu cầu trong thiết kế kiến trúc

Chống nóng thời nay

Advertisement

Lam chắn nắng chính là biến thể của hai phương pháp chống nóng dân gian và thời Pháp thuộc được nêu trên. Do mành tre và cửa chớp gỗ không còn phù hợp với thiết kế hiện đại của những ngôi nhà ngày nay. Có hai loại lam chắn nắng: nhôm và gỗ nhựa composite ngoài trời. Lam chắn nắng nhôm có giá thành rẻ, dễ thi công với khả năng kiểm soát ánh nắng cao. Vật liệu che nắng từ nhôm này thích hợp cho nhiều loại công trình vì chất liệu cứng; chịu va đập tốt, ít cong vênh, ít biến dạng khi có ngoại lực tác động. Và đối với đất nước có lượng mưa cao như Việt Nam thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm; vì lam nhôm có khả năng chịu nước, chống thấm, chống ẩm rất tốt. Và có khả năng chịu nhiệt cao gấp nhiều lần kim loại thông thường. Độ dẫn lửa là 0 nên giúp hạn chế diện tích đám cháy, giảm thiệt hại từ hỏa hoạn.

Dinh độc lập

KTS. Ngô Viết Thụ

Dinh Độc Lập của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là một công trình điển hình sử dụng lam chống nóng-“các bức rèm hoa đá”. Mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao trọn mặt tiền lầu hai. Mỗi bức phù điêu là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, vừa có tác dụng trang trí vừa để nối liền các cửa sổ phía trên và phía dưới tạo thành một khối làm tăng vẻ đẹp bên ngoài. Các bức rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế, không chỉ làm vật trang trí để tăng vẻ đẹp, những bức hoa đá còn có chức năng đón nhận và che khuất ánh sáng cùng với gió trời tự nhiên một cách hợp lý hài hòa.

1. Yêu cầu thích dụng:

Bảo đảm thõa mãn yêu cầu sử dụng tiện nghi cho một công trình là đáp ứng được những nhu cầu thực thế do chức năng của công trình đề ra.Yêu cầu thích dụng tùy từng loại công trình cụ thể khác nhau.

Yêu cầu thích dụng thay đổi trong từng giai đoạn hoàn cảnh lịch sử,không ngừng phát triển theo sự phát triển của cơ sở vật chất và tinh thần xã hội

Để đảm bảo yêu cầu thích dụng khi thiết kế cần chú ý:  Bố cục mặt bằng phải đảm bảo dây chuyền hoạt động hợp lý nhất, giao thông thuận tiện, ngắn gọn, không chồng chéo nhau  Kích thước các không gian sử dụng phải phù hợp với yêu cầu hoạt động, thuận tiện cho việc bố trí đồ đạc, trang thiết bị bên trong gọn gàng đẹp mắt  Tùy theo mức độ sử dụng của từng loại không gian sử dụng, cần:Đảm bảo điều kiện vệ sinh;đủ ánh sáng,thông hơi,thoáng gió;chống ồn;chống nóng tốt;tránh được những bất lợi của điều kiện khí hậu.  Đảm bảo mối quan hệ và sự hài hòa của công trình với môi trường xung quanh. 2. Yêu cầu bền vững:

Độ bền vững của công trình có nghĩa là kết cấu của công trình phải chịu được sức nặng kết cấu tải trọng và sự xâm thực của môi trường tác động lên nó trong quá trình thi công và sử sử dụng, đảm bảo dinh mạng đối tượng sư dụng,tránh thiệt hại tài sản xã hội.

Độ bền vững của công trình yêu cầu độ bền cấu kiện,độ ổn định của kết cấu,độ bền lâu của công trình:  Độ bền cấu kiện: là khả năng cấu kiện chịu được tải trọng bản thân,tải trong khi sử dụng mà không sinh ra biến dạng vượt quá giới hạn cho phép  Độ ổn định của kết cấu:là khả năng chống lại được tác động của lực xô,lực xoắn,các biến dạng lớn mà không dẫn đến điều kiện làm việc nguy hiểm của cấu kiện hay công trình, đảm bảo sự ổn định của nền móng, độ cứng của cấu kiện, kết cấu chịu lực  Độ bền lâu của công trình:là khả năng tính bằng thời gian mà kết cấu chịu lực chính của công trình cũng như hệ thống kết cấu chung của nó vẫn giữ được những điều kiện làm việc bình thường. Thời gian sử dụng an toàn và có lợi nhất gọi là niên hạn sử dụng quy định của công trình. 3. Yêu cầu kinh tế:

Yêu cầu kinh tế phải quán triệt ngay từ khâu thiết kế cho đến khi thi công và quản lí.

Để đảm bảo yêu cầu này cần chú trọng: - Quy hoạch,kĩ thuật phục vụ trong quá trình thi công và sử dụng phải hợp lí - Thiết kế công trình phải:  Có mặt bằng và hình khối kiến trúc phù hợp với yêu cầu sử dụng, hạn chế tối thiểu diện tích và không gian không cần thiết  Giải pháp kết cấu phải hợp lí ,cấu kiện làm việc sát thực tế,bằng các vật liệu có tính năng làm việc cao, rẻ tiền dễ kiếm,cấu kện dễ thi công,dễ cấu tạo bằng phương pháp công nghiệp hóa.  Các mặt khác phải đảm bảo sau này sử dụng và bảo quản ít tốn kém

Nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh

1 + 1 >2 Nằm giữa phố cổ và bờ biển, là vùng cửa sông ngập mặn, đặc trưng rừng dừa, kênh rạch chằng chịt với những làng nhỏ thấp thoáng giữa cánh đồng

xanh ngát. Dù vậy, Cẩm Thanh vẫn là khu vực nghèo, đời sống người dân khó khăn, thiếu thốn. Nơi đây, nhà cộng đồng được xây dựng như một biểu tượng kết tinh các giá trị văn hóa, góp phần cải thiện sinh kế của cư dân do kết nối với mạng lưới du lịch chung của thành phố.

Tính thích dụng

Bố cục mặt bằng và không gian sử dụng

Khối nhà chính có chức năng hội họp, triển lãm, tổ chức sự kiện. Không gian nhỏ hơn là thư viện xen các lớp học thiếu nhi. Với hệ vách ngăn di động, không gian dễ dàng biến đổi linh hoạt, diện tích lớn nhỏ tùy nhu cầu sử dụng thực tế. Văn phòng điều hành đặt tại khối phụ. Khu giải khát gần sân chơi trẻ em, sân thể thao ngoài trời.

. Giàn cây leo giăng ngang những thân cau kết hợp hệ cấu trúc mái thích nghi gió bão, cùng hình thành lớp vỏ kép giảm đáng kể bức xạ mặt trời, tạo diện tích bóng mát lớn, sinh động. Tường bao xây gạch hai lớp không nung, tạo lớp đệm không khí, cách nhiệt và ngăn tiếng ồn.

Hệ mái lá dừa với vạt mái lớn, dốc vào trong thành phễu thu nước mưa, một phần dẫn ra bể chứa nước phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu, đặt đầu hướng gió, giảm nhiệt gió vào; một phần tái sử dụng cho nhà WC.

Hệ thống cột gỗ và khung tre đan vào nhau theo một kết cấu vững chải.

This article is from: