7 minute read
Chuyên đề 14:Các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian thẩm mỹ kiến trúc
Dạng chồng xếp
Advertisement
Nhiều hình thể cấu thành trùng hợp, kéo dài dạng tuyến theo một phương nhất định. Tổ hợp cá thể là không gian vây hợp cũng có thể hình thành mặt đứng không gian bên ngoài. Các hình thể có thể là những hình thể tương tự nhau hoặc khác nhau. Dạng tuyến cấu thành có thể là tuyến thẳng, tuyến gãy, tuyến cong,vv.. Ngoài dạng tuyến mặt bằng, cũng có thể cấu thành dạng tháp theo phương thẳng đứng
Hình thể cơ bản tập trung tren phương nằm ngang và thẳng đứng, cấu thành một chính thể chồng xếp, tiết tấu nhịp nhàng, tổ hợp không có có trung tâm rõ ràng, không có quan hệ chính phụ, tạo cảm nhận trùng lặp không quy tắc, điều kiện, trong yếu tố hài hòa ổn định Có thể chồng xếp định hướng: những hình thể tập kết hướng về một điểm trung tâm nào đó của tuyến trung tâm Có thể là chồng xếp không định hướng:các hình thể tập kết tự do theo các hướng cần thiết
Dạng trục tuyến
Bản chất của trục tuyến tuy rằng khppng nhìn thấy nhưng có độ dài và tính phương hướng, vừa ngầm chỉ sự đối xứng vừa yêu cầu cân bằng. Trong cấu thành hình thể đa nguyên vốn có tác dụng tổ chức hình thể, nhấn mạnh tuyến dẫn dắt thị giác, là thủ pháp quan trọng hỗ trợ, khống chế toàn cục. Trong cấu thành có thể căn cứ vào điều kiện cụ thể khác nhau, áp dụng trục tuyến đơn, trục tuyến song song, trục tuyến vuông góc, trục tuyến nghiêng,vv….
Quy luật trật tự – hài hòa: Trật tự là một trong những tiêu chí đầu tiên của thẩm mỹ. Triết gia người Hy Lạp cổ đại từng nói: “Cái đẹp ở trong kích thước và trật tự… cái đẹp là hiện tượng của đời sống, thể hiện trong trật tự và kích thước, trong giai điệu và tiết tấu của sự vật mà con người có thể cảm nhận được”. Dưới góc độ tổ chức không gian mở: trật tự là một sự cân bằng thị giác theo mọi hướng. Ngược lại với trật tự là hỗn loạn, thực tế cho thấy, không thể có cái đẹp trong hỗn loạn. Cần chú ý, một không gian được tổ chức trật tự thái quá dễ gây cảm giác nhàm chán, chẳng hạn một đường dạo với tuyến không gian dài hàng trăm mét không một tiết tấu thay đổi, cho người quan sát cảm giác “chán mắt”. Trong những trường hợp như vậy có thể tạo sự thay đổi đột biến, kích hoạt hệ thần kinh bằng các điểm nhấn thị giác, có thể bằng sự thay đổi chất liệu, mầu sắc, một phân đoạn nào đó, hoặc dùng cây xanh, ánh sáng… Khi không gian có kích thước lớn, là một quần thể đa dạng, phức tạp như tượng đài, tranh tường, phù điêu lớn thì yếu tố mang lại mỹ cảm là sự hài hòa trong chính bản thân các tác phẩm hay giữa các công trình tác phẩm với các yếu tố trong không gian xung quanh. “Quy luật của sự hài hòa là quy luật của cái đẹp. Cái đẹp là sự phù hợp, sự hòa nhịp như thế nào trong cái tổng thể mà chúng tạo thành, sự hòa họp và hòa nhịp này phải đáp ứng những số liệu chặt chẽ, đáp ứng sự tổ chức và bài trí mà sự hài hòa – tức cái nguyên lý tuyệt đối và khởi nguyên của tự nhiên đòi hỏi . Trong tổ chức không gian mở, trật tự và hài hòa diễn ra một cách toàn diện từ đường nét, hình khối, khồng gian cho đến màu sắc, chất liệu của các đối tượng thị giác. Ví dụ như màu sắc của các yếu tố tồn tại trong không gian mở như cây cỏ, bề mặt lát, các trang thiết bị như ghế đá, các tác phẩm kiến trúc nhỏ… có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một tổng thể hài hòa.
Một vật thể vật chất, hay một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc muốn tồn tại phải cân bằng theo quy luật trọng lực, ổn định trước mọi tác động tự nhiên, đạt được sự cân bằng về thị giác, mang lại cảm giác cân bằng, có thể là cân bằng đối xứng hay bất đối xứng, cân bằng tĩnh hay cân bằng động.
Sự cân bằng và ổn định gắn bó mật thiết với khái niệm đối xứng, phi đối xứng và phản đối xứng. Trong kiến trúc đối xứng là sự lặp đi lặp lại các thành phần giống nhau qua một trục (đối với đối xứng trục) hoặc quamột tâm(đối xứngquatâm).Đâylàquyluật thườngđược dùngtrong tổ hợp, bố cục và sắp xếp các hình khối không gian của công trình.
Trong không gian mở với số lượng các yếu tố tạo hình đáng kể khác nhau, cần xác định rõ chính phụ trong mỗi thị cảnh, để dẽ đạt hiệu quả thẩm mỹ, giống như xác định đối tượng chủ đạo trong một bức tranh, nhân vật chính trong một nhóm đối tượng.những không gian chức năng chủ đạo trong không gian mở thường có quy mô lớn, bao trùm và khả năng khống chế thị giác mạnh. Một vườn hoa cũng có những bộ phận chủ yếu và thứ yếu, bộ phận chủ yếu như bồn hoa, bế cảnh trung tâm với các cây hoa cảnh màu sắc có khả năng chi phối những bộ phận còn lại như đường dạo, ghế đá, đèn chiếu sáng… xung quanh nó. Trong không gian mở thường tổn tại nhiều không gian chức năng với những kích thước rất khác nhau, những quảng trường với kích thước vượt trội, những nhóm không gian dành cho việc ngồi nghỉ ngơi, đọc sách báo, trò chuyện… thường có tỷ lệ gần gũi hơn với con người. Tiêu biểu là tòa nhà đô đốc hải quân ở Pê-téc-bua(trong kiến trúc cổ điển Nga): phần ở giữa có tháp cao, nhấn mạnh chủ thể, hai phần hai bên dàn trải, góp phần nhấn mạnh tổ hợp trục cho trục giữa, tạo thành một khung cảnh hài hòa
Là sự khác biệt nhiều và ít giữa các vật thểtrong trường thị giác. Tương phản và vi biến là biện pháp quan trọng để đạt được tính thống nhất và biến hóa. Nếu mọi yếu tố chỉ theo một qui luật thống nhất, dễ gây cảm giác buồn. Mọi yếu tố chỉ theo một qui luật biến hóa, dễ gây cảm xúc hỗn loạn. Việc kết hợp tính thốngnhất với biến hóa theo một qui luật nào đó, dễ tạo nên một tác phẩm có trọng tâm,có chủ đề nhất định.
Lăng Lenin được xây dựng từ đá hoa cương nhiều màu,gia công sang loáng, tương phản mạnh mẽ với chất liệu nhám của tường thành điện Kremlanh phía sau tạo nên ấn tượng hết sức hoàn mỹ
Lâu đài Medixi- một kiệt tác của kiến trúc văn nghệ Phục Hưng Italia, đã xửlí vi biến cho chất cảm của vật liệu một cách hợp lí: tường dưới cùng đá lớn , các tầng trên đá nhỏ dần, từ thô nhám chuyển dần sang nhỏ mịn, tạo thành một sắc thái rất đặc biệt. Phần thô nhám ở dưới gây cảm giác nặng nề, vững chãi, phần nhỏ mịn ở trên gây cảm giác nhẹ nhàng hơn.. cách sắp đặt vật liệu xây dựng ở đây cũng phù hợp với quy luật trọng lượng.