Kiến trúc: hình thức, không gian và trật tự

Page 1


Kiến trúc HÌNH THỨ C, KHÔNG GIAN & TRẬ T TỰ

Tải bản lần 4


Niềm yêu thi ́ch về một ngành nghệ thuật đầy sáng tạo, giàu tưở ng tượ ng nhưng cũng đậm chất khoa học đã đưa tôi đến vớ i kiến trúc. Nhưng giai đoạn đầu vớ i tôi là một khó khăn tột bậc khi không biết phải làm như thế nào và bắt đầu con đườ ng của mình từ đâu. Suy nghi ̃ cần một ngườ i đồng hành, một ngườ i hướ ng dẫn cho khở i đầu thúc giục tôi tìm kiếm; và một trong nhữ ng ngườ i đồng hành, ngườ i hướ ng dẫn tuyệt vờ i nhất tôi khám phá ra chi ́nh là cuốn sách này. Giống như việc vẽ tượ ng thi đầu vào, bạn không chi ̉ vẽ theo con mắt quan sát hình ảnh bên ngoài của bứ c tượ ng, công việc này đò i hỏi nhữ ng hiểu biết của bạn về cấu trúc xương tạo nên bộ, cấu trúc cơ tạo nên nhữ ng khối trên mặt, rồi sự hoàn thiện bên ngoài là cái cuối cù ng đượ c thể hiện. Trong cuốn sách này tôi tìm đượ c nhữ ng điều tương tự thế: hình thứ c của nhữ ng công trình mà bạn thấy bên ngoài luôn có một cấu trúc chặt chẽ bên trong. Cuốn sách này chi ̉ ra nhữ ng cái nhìn tổng quát về hình thứ c kiến trúc và nhữ ng cấu trúc phù hợ p vớ i nó nhất, và ngượ c lại. Cò n nhiều điều tuyệt vờ i nữ a mà bạn có thể khám phá ra ở cuốn sách này. Do nhữ ng hiểu biết về kiến trúc và khả năng ngoại ngữ cò n nhiều giớ i hạn của ngườ i di ̣ch nên bản di ̣ch cò n nhiều thiếu sót và đôi chỗ khó hiểu. Mong bạn đọc thông cảm và vui lò ng chia sẻ vớ i ngườ i di ̣ch nhữ ng góp ý và khúc mắc khi đọc cuốn sách này qua email: quannauq@hotmail.com Ngườ i di ̣ch sẽ cố gắng hoàn thiện và giải thi ́ch nhữ ng điều cò n dang dở trong khả năng của mình.




́ tố căn bả n 1 Nhữ ng yêu

3 Hình khối và không gian

Những yếu tố căn bản 2 Điểm 4 Những yếu tố điểm 5 Bộ đôi điểm 6 Đường nét 8 Những yếu tố đường nét 10 Những yếu tố đường nét xác lập diện 15 Từ đường nét đến diện 14 Diện 18 Những yếu tố diện 20 Khối 28 Những yếu tố khối 30

Hình khối và không gian 100 Hình khối và không gian: Sự thống nhất của các mặt đối lập 102 Hình khối xác định không gian 110 Những yếu tố nằm ngang xác lập không gian 111 Diện sàn 112 Diện sàn được nâng lên 114 Diện sàn được hạ xuống 120 Diện trần 126 Những yếu tố thẳng đứng xác lập không gian 134 Những yếu tố đường nét thẳng đứng 136 Một diện tường thẳng đứng 144 Tổ hợp chữ L 148 Tổ hợp song song 154 Tổ hợp chữ U 160 Tổ hợp kín 166 Lỗ mở trong những yếu tố xác định không gian 174 Lỗ mở trong các diện 176 Lỗ mở ở các góc 178 Lỗ mở giữa các diện 180 Những đặc trưng của không gian kiến trúc 182 Mức độ vây kín 184 Ánh sáng 186 Tầm nhìn 190

2 Hình khối Hình thức 34 Những thuộc tính của hình thức 35 Hình dạng 36 Những hình dạng cơ bản 38 Hình tròn 39 Hình tam giác 40 Hình vuông 41 Bề mặt 42 Mặt cong 43 Những khối cơ bản 46 Những hình thức theo quy tắc và những hình thức bất quy tắc 50 Biến đổi hình thức 54 Biến đổi kích thước 56 Trừ khối 58 Hình khối trừ và hình khối cộng 61 Hình khối cộng 62 Hình thức tập trung 64 Hình thức tuyến 66 Hình thức phân tia 70 Hình thức cụm 72 Hình thức lưới 76 Tròn và vuông 80 Lưới xoay 82 Sự rành mạch của hình thức 84 Cạnh và góc 86 Góc 87 Bề mặt liên kết 92

4 Tổ chứ c Tổ chức hình thức và không gian 196 Những liên kết không gian 197 Không gian trong không gian 198 Không gian giao nhau 200 Không gian kế cận 202 Không gian liên kết với nhau bởi một không gian chung 204 Những tổ hợp không gian 206 Tổ hợp tập trung 208 Tổ hợp tuyến 218 Tổ hợp phân tia 228 Tổ hợp theo cụm 234 Tổ hợp theo lưới 242


5 Giao thông Giao thông: sự chuyển động qua không gian 252 Những thành phần của giao thông 253 Lối tiếp cận 254 Cửa vào 262 Cấu trúc giao thông 276 Những mối liên hệ đường giao thông và không gian 290 Hình thức của không gian giao thông 294

6 Tỉ lệ và tỉ xi ́ch Tỉ lệ và tỉ xích 306 Tỉ lệ vật liệu 307 Tỉ lệ kết cấu 308 Tỉ lệ sản xuất công nghiệp 310 Hệ thống tỉ lệ 311 Tĩ lệ vàng 314 Những đường chuẩn 318 Những thức cột cổ điển 320 Những lý thuyết thời Phục Hưng 318 Mô-đun 330 Ken 334 Kích thước nhân trắc học 338 Tỉ xích 341 Tỉ xích biểu kiến 342 Tỉ xích con người 344 Tương quan tỉ lệ 346

7 Nhữ ng nguyên tăć Những nguyên lý bố cục 350 Bố cục theo trục 352 Bố cục đăng đối 360 Tầng bậc 370 Mốc chuẩn 380 Bố cục theo nhịp điệu 396 Lặp lại 397 Chuyển hóa 418 Kết luận 422


Để đưa nghiên cứu này vào bối cảnh chính xác, phần tiếp theo đây mang lại cái nhìn tổng quan về những thành phần, hệ thống và trật tự cơ bản tạo nên một hoạt động kiến trúc. Tất cả những thành phần này được cảm nhận và trải nghiệm. Một vài thứ trong số đó hiện diện rõ ràng trong khi có những cái khác tương đối trừu tượng với hiểu biết và cảm nhận của chúng ta. Một vài thứ đóng vai trò chi phối trong khi những cái còn lại mang vai trò bổ sung trong việc tổ chức. Một vài thứ có thể truyền tải hình ảnh và ý nghĩa trong khi những thứ khác có xu hướng hạn chế hay kiểm soát những thông điệp này.

Dù vậy, trong tất cả các trường hợp, những yếu tố và hệ thống trên nên được kết hợp để tạo ra một tổng thể chặt chẽ có một cấu trúc thống nhất hay có tầng bậc. Bố cục kiến trúc được tạo nên khi việc tổ chức các phần tạo ra những mối liên hệ thị giác với những thành phần khác và tổng thể. Khi những mối liên hệ này khiến ta cảm nhận như các thành phần đang tôn nhau lên và đóng góp vào bản thể duy nhất của tổng thể, một trật tự nhận thức tồn tại – một trật tự thậm chí còn bền vững hơn những cảm nhận thị giác nhất thời.

Hệ thống... Kiến trúc gồm

Không gian ́ Kết câu Vật bao che

 Mô hình tổ chức, những mối liên hệ, tính rành mạch, hệ thống tầng bậc  Hình ảnh được tạo nên và sự xác lập không gian  Những tính chất của hình dạng, màu sắc, chất cảm, tỉ xích, tỉ lệ  Những tính chất của những bề mặt, những cạnh và những lỗ mở

Trải nghiệm qua

Chuyển động trong không gian – thờ i gian

   

Tiếp cận và lối vào Cấu trúc đường giao thông và tiếp cận Liên kết không gian Ánh sáng, nhìn, chạm, nghe và ngửi

Được thực hiện bởi

Kỹ thuật

   

Kết cấu và bao che Sự bảo vệ và tiện nghi Sức khỏe, an toàn và có lợi Sự lâu dài và bền vững

Cung cấp một

Công năng

    

Những yêu cầu sử dụng, nhu cầu, mong muốn Những yếu tố văn hoá – xã hội Những yếu tố về kinh tế Những ràng buộc luật pháp Truyền thống và tiền lệ

Tương thích với

Bối cả nh

   

Khu đất và môi trường Khí hậu: mặt trời, gió, nhiệt độ, lượng mưa Địa chất: đất, địa hình, gió, nước Những đặc trưng văn hóa và tinh thần của địa điểm


... và bố cục kiến trúc Vật chât́

Hình khối và không gian  Đặc và rỗng  Trong và ngoài

Những hệ thống và những tổ hợp của  Không gian  Kết cấu  Bao che  Trang thiết bị

Cả m giác

Cảm nhận bằng giác quan và hiểu biết về những yếu tố vật chất bằng trải nghiệm liên tục trong thời gian

   

Nhận thứ c

Sự lĩnh hội được những mối liên hệ có trật tự hoặc không có trật tự trong những thành phần và hệ thống một công trình, và phản hồi lại những ý nghĩa mà chúng gợi lên

    

Tiếp cận và bắt đầu Vào và ra Chuyển động qua trật tự không gian Chức năng hoá và những hoạt động bên trong không gian  Những đặc trưng của ánh sáng, màu sắc, chất cảm, tầm nhìn và âm thanh Hình ảnh Mẫu hình Dấu hiệu Biểu tượng Bối cảnh

KHÔNG GIAN

CÔNG NĂNG

HÌNH THỨC

KỸ THUẬT


Hệ thống không gian  Một tổng hợp ba chiều của những thành phần và không gian chức năng cung cấp nhiều chức năng và mối liên hệ trong một ngôi nhà.

Hệ thống kết cấu  Một lưới cột đỡ những dầm và tấm sàn nằm ngang.  Ô văng giúp sự định hướng tiếp cận theo chiều dài. Hệ thống bao che  Bốn bức tường ngoại thất xác lập một khối tích dạng chữ nhật bao chứa những thành phần và không gian chức năng.

Biệt thự Savoye | Poissy, phía đông Paris | 1923–1931 | Le Corbusier Phân tích đồ họa này minh họa cách thức kiến trúc tổ chức hài hòa những thành phần liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau trong một tổng thể phức tạp và thống nhất.


Hệ thống giao thông  Cầu thang và đường dốc xuyên suốt và liên kết ba tầng, và tăng cường cảm nhận của người xem về hình khối trong không gian và ánh sáng.  Hình cong của đường vào thể hiện đường chuyển động của ô tô.

Bối cảnh  Một hình thức đơn giản bọc ngoài một tổ hợp không gian nội thất phức tạp của những hình khối và không gian.  Tầng chính được nâng lên mang lại một tầm nhìn tốt hơn đồng thời tránh đọng nước trên sàn.  Hiên vườn phân tán ánh sáng mặt trời tới những không gian quây quanh nó.

“Sự giản dị của nó, gần như một hình vuông bên ngoài bao quanh một cấu trúc không gian nội thất phức tạp có thẩy thoáng qua những băng cửa và từ những phần nhô ra phía trên mái... Bố cục bên trong của nó cung cấp nhiều chức năng của ngôi nhà, với tỉ xích trong nhà, và phần nào tính bí mật vốn có trong một cảm giác riêng tư. Trật tự bên ngoài của nó biểu lộ sự thống nhất trong ý tưởng của ngôi nhà về một tỉ xích đơn giản thích hợp cho phần cây xanh của nó, và cho thành phố mà một ngày nào nó nó sẽ trở thành một phần.” Robert Venturi, “Complexity and Contradiction in Architecture” (Sự phức tạp và mâu thuẫn trong kiến trúc), 1966



1 Những yếu tố căn bản “Tất cả hình thức trực quan hình thành từ một điểm đặt trong chuyển động của nó. Điểm chuyển động... hình thành đường nét - chiều đầu tiên của không gian. Nếu đường chuyển thành diện, chúng ta nhận thấy một yếu tố hai chiều. Trong chuyển động từ diện thành không gian, sự xung đột của những diện cho sự hình thành vật thể ba chiều. Một sự giản lược của những động lực mạnh mẽ gây ra chuyển động biến điểm thành đường, biến đường thành diện, biến diện thành một kích thước không gian”

Paul Klee The thinking eye: The notebooks of Paul Klee (bản dịch tiếng Anh | 1961)


Những yếu tố căn bản Chương mở đầu này cung cấp những yếu tố căn bản của hình khối trong trình tự phát triển từ một điểm tới kích thước một chiều – đường, từ đường tới kích thước hai chiều – diện, và từ diện tới kích thước ba chiều – khối. Mỗi yếu tố trước tiên được xem như một quan niệm, sau đó được hiểu như môt yếu tố thị giác trong hệ thống từ vựng của thiết kế kiến trúc. Giống như những yếu tố thuộc về quan niệm, điểm, đường, diện và khối là vô định hình ngoại trừ trong nhận thức thức thị giác. Chúng không tồn tại thực tế nhưng chúng ta vẫn có thể cảm nhận được sự hiện diện của chúng. Chúng ta có thể cảm nhận được một điểm ở sự giao cắt giữa hai đường, một đường xác định giới hạn của một diện, một diện bao quanh khối và khối của một vật thể chiếm lĩnh không gian. Khi tạo nên sự hữu hình trên mặt giấy hoặc trong không gian ba chiều, những yếu tố này bắt đầu được định hình với với những đặc điểm vật chất, hình dạng, kích cỡ, màu sắc và chất cảm. Khi trải nghiệm những hình thức trong môi trường, chúng ta có thể cảm nhận được trong cấu trúc đang tồn tại những yếu tố căn bản: điểm, đường, diện và khối.

2


Điểm Như nguồn phát sinh căn bản của hình khối,

Điểm

Đường

Diện

Khối

Đánh dấu một vị trí trong không gian

Một điểm kéo dài thành một… Với các thuộc tính  Chiều dài  Phương, chiều  Vị trí

Một đường mở rộng thành một… Với các thuộc tính  Chiều dài và chiều rộng  Diện tích  Hướng  Vị trí

Một diện đẩy lên thành một …

Với các thuộc tính  Chiều dài, chiều rộng và chiều sâu  Hình khối và không gian  Bề mặt  Hướng  Vị trí

3


Điểm

Một điểm đánh dấu một vị trí trong không gian. Theo định nghĩa, điểm không có chiều dài, chiều rộng hay chiều sâu, và do đó tĩnh tại, tập trung, vô hướng. Là một yếu tố căn bản trong hệ thống từ vựng của hình thức, điểm có thể dùng để đánh dấu:  Hai đầu giới hạn của một đoạn thẳng  Sự giao cắt của hai đường thẳng  Sự giao nhau ở những góc của một diện hay một khối  Tâm của một vùng

Mặc dù một điểm xét về lý thuyết không phải là hình hay khối, nhưng nó cũng bắt đầu tạo nên sự hiện diện có thể cảm nhận được khi đặt trong trường thị giác. Ở trung tâm của trường thị giác đó, điểm tĩnh tại và ở trạng thái nghỉ, tổ chức các yếu tố xung quanh nó và chế ngự trường thị giác. Khi điểm di chuyển xa trung tâm, trường thị giác bị xung đột và bắt đầu tranh chấp những ưu thế thị giác. Sức căng thị giác được tạo ra giữa điểm và trường thị giác.

4


Yếu tố điểm trong kiến trúc

Một điểm không có kích thước. Để đánh dấu một vị trí trong không gian hay trên mặt đất, một điểm phải được phóng lên theo phương đứng thành một hình thức đường: cột, obelisk hoặc tháp. Bất kỳ yếu tố dạng cột nào cũng được xem như một điểm và vì thế giữ được đặc trưng thị giác của một điểm. Những hình thức khác phát triển từ một điểm có cùng thuộc tính thị giác là: Quảng trường Campidoglio | Rome | 1544 | Michelangelo Buonarroti Tượng cưỡi ngựa của Marcus Aurelius đánh dấu trung tâm của không gian đô thị này. Hình tròn

Tholos Polycleitos | Epidauros, Hi Lạp | 350 TCN

Khối trụ

Nhà rửa tội ở Pisa | Ý | 1153–1265 | Diotisalvi

Khối cầu

Đài tưởng niệm Newton | Đồ án | 1784 | Étienne-Louis

Mont St. Michel | Pháp | từ thế kỉ 13 Bố cục hình chóp lên đến cực đỉnh trong đường xoắn nhấn mạnh tu viện như một địa điểm đặc biệt trong toàn cảnh khu vực này.

5


Bộ đôi điểm Hai điểm vạch ra một đoạn thẳng nối chúng. Tuy hai điểm giới hạn chiều dài của đoạn, nhưng đoạn cũng có thể coi là một phần trong cả một đường thẳng dài hơn.

Hai điểm, thêm nữa, còn gợi ra một trục vuông góc với đường nối giữa chúng mà chúng đối xứng qua đó. Vì trục này có thể có chiều dài vô hạn nên trong nhiều trường hợp nó có ảnh hưởng thị giác còn mạnh hơn cả đoạn thẳng đã vạch ra ban đầu. Dù thế nào thì trong tất cả các trường hợp, đường thẳng nối hai điểm và trục vuông góc của nó đều có ưu thế về thị giác so với những đường chỉ đi qua một điểm.

6


Bộ đôi điểm

Hai điểm được tạo nên trong không gian bởi hai yếu tố cột hoặc những hình thức tập trung có thể xác định được một trục – một phương tiện bố cục thông suốt quá trình tổ chức gây dựng lên những hình khối và những không gian.

Torii, Miếu Ise | Quận Mie, Nhật Bản | 690 TCN

Trên mặt bằng, hai điểm đánh dấu cổng vào từ nơi này qua nơi khác. Kéo dài chiều thẳng đứng, hai điểm xác định toàn bộ mặt phẳng lối vào và lối tiếp cận vuông góc với nó.

Khu trung tâm, Washington D.C, trải dài trên trục được tạo bởi Đài tưởng niệm Lincoln, Đài tưởng niệm Washington và Tòa nhà trụ sở quốc hội Hoa Kỳ

7


Đường Một điểm kéo dài thành một đường. Về quan niệm, một đường có chiều dài nhưng không có chiều rộng và chiều sâu. Trong khi điểm được tạo bởi một trạng thái tĩnh tự nhiên, một đường, trong sự vạch ra hình dáng của nó bởi chuyển động của một điểm, có khả năng biểu hiện chiều hướng thị giác, sự chuyển động và sự phát triển.

Đường là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành bất kỳ cấu trúc thị giác nào.

Một đường có thể dùng để:

Nối, liên kết, đỡ, bao hoặc phân cắt những yếu tố thị giác khác

Xác định cạnh và hình dạng của bất kỳ diện nào

Làm rõ bề mặt của một diện

8


Đường Tuy một đường, theo lý thuyết, chỉ có một chiều kích thước, nhưng nó phải có độ dày để có thể cảm nhận được. Khi đó nó trông như một đường vì chiều dài chiếm ưu thế thị giác so với chiều rộng của nó. Đặc tính của một đường, dù căng hay mềm, dứt khoát hay đứt đoạn, mượt mà hay lởm chởm, đều được xác định bằng cảm nhận của chúng ta từ tỉ lệ dài/rộng, đường nét và mức độ liên tục của chúng. Ngay cả sự lặp lại đơn giản của những yếu tố giống hoặc gần giống nhau, nếu đủ liên tục, cũng có thể được coi như một đường. Hướng của một đường ảnh hưởng tới vai trò của nó trong cấu trúc thị giác. Trong khi đường thẳng đứng có thể biểu hiện cho sự cân bằng với lực trọng trường, tượng trưng cho trạng thái bình thường của con người hoặc đánh dấu một vị trí trong không gian, thì đường nằm ngang lại biểu hiện sự cân bằng, tương đương với mặt đất, hoặc trạng thái nghỉ ngơi của con người.

Những đường xiên là dạng lệch của những đường thẳng đứng hoặc nằm ngang. Nó có thể trông như một đường thẳng đứng đổ xuống hoặc như một đường nằm ngang đang nâng lên. Trong bất kể trường hợp nào, dù nó đang đổ xuống một điểm trên mặt đất hay đang nâng lên mặt phẳng trên cao, nó vẫn rất sinh động và có hiệu quả thị giác trong trạng thái không cân bằng.

9


Yếu tố đường nét trong kiến trúc Các đường thẳng đứng, giống như những cột, những obelisk và những tháp, suốt trong chiều dài lịch sử, được sử dụng để đánh dấu một sự kiện trong đại và lập nên những điểm riêng biệt trong không gian

Tháp chuông nhà thờ ở Vuoksenniska Imatra, Phần Lan | 1956 | Alvar Aalto

Menhir Một dạng tượng đài sơ khai bao gồm một cột cự thạch dựng đứng, thường đứng đơn lẻ, song có khi được xếp thành hàng với những cái khác.

Cột Marcus Aurelius

Obelisk ở Luxor

Piazza Colonna Rome | 174

|

Quảng trường Concorde | Paris | Pháp

Khối hình trụ này tưởng nhớ chiến thắng của đế quốc trước bộ tộc German ở phía bắc sông Danube

Obelish là cột đánh dấu lối vào đền thần Amon ở Luxor, được trao bởi phó vương Ai Cập, Mohamed Ali, cho Louis Phillipe và đặt tại đây vào năm 1836.

Những đường thẳng đứng có thể vạch ra khối tích vô hình trong không gian. Trong ví dụ minh họa ở bên trái, bốn tháp hối giáo vạch ra một vùng không gian ở trên mái vòm nhà thờ Hồi giáo nâng lên trong sự tráng lệ.

Thánh đường Hồi giáo Edirne, Thổ Nhĩ Kỳ | 1569 - 1575

10


Yếu tố đường nét trong kiến trúc Những thành phần đường có độ cứng cần thiết có thể đảm nhận chức năng kết cấu. Trong ba ví dụ sau, các yếu tố đường:  Biểu thị sự chuyển động qua một không gian  Đỡ trần  Tạo nên khung kết cấu ba chiều cho không gian kiến trúc

Cầu Salginatobel Thụy Sĩ | 1929 – 1930 | Robert Mailiart Những dầm và sườn cầu có khả năng chịu uốn để kéo dài không gian giữa những cột đỡ chúng và nhận những tải trọng ngang.

Vương phủ Katsura | Kyoto, Japan | thế kỉ 17 Những cột thẳng và dầm cùng tạo nên hệ khung ba chiều cho không gian kiến trúc

11


Yếu tố đường nét trong kiến trúc

Đường giống một yếu tố quan niệm hơn là một yếu tố thị giác trong kiến trúc. Một ví dụ là trục, một đường trung hòa tạo ra bởi hai điểm có khoảng cách với nhau trong không gian và các yếu tố được sắp xếp đối xứng quanh nó.

Biệt thự Aldobrandini Ý | 1598 – 1603 | Glacomo Della Porta

House 10 | 1966 | John Hejduk Mặc dù không gian kiến trúc tồn tại trong ba chiều, nó cũng có thể tuyến tính dưới dạng một đường chuyển động thông qua một công trình và liên kết những không gian của của công trình đó.

Những công trình cũng có thể mang hình thức tuyến, đặc biệt khi chúng bao gồm những không gian được sắp xếp dọc theo một đường giao thông. Như minh họa ở đây, hình thức tuyến tính có khả năng vây những không gian bên ngoài cũng như thích ứng với những điều kiện môi trường của khu đất.

Nhà ở sinh viên đại học Cornell (đồ án) | Ithaca, New York | 1974 | Richard Meier

12


Yếu tố đường nét trong kiến trúc

Tòa thị chính Sãynãtsalo | Phần Lan | 19501952 | Alvar Aalto Ở tỉ xích nhỏ, những đường thẳng kết nối những cạnh của diện và bề mặt của khối. Những đường thẳng có nhiều dạng biểu hiện khác nhau như những mối nối bên trong hoặc giữa các mảng vật liệu xây dựng, khung cửa sổ hoặc cửa đi, hay là lưới kết cấu của dầm và cột. Cách thức những yếu tố đường nét gây hiệu quả chất cảm bề mặt sẽ phụ thuộc vào trọng lượng thị giác, không gian, và chiều hướng của nó.

Crown Hall | Trường Kiến trúc và Thiết kế đô thị, Học viện Công nghệ Illinois | Chicago | 1956 | Mies van der Rohe

13

Seagram Building | New York | 19561958 | Mies van der Rohe


Từ đường thành diện

Hai đoạn song song có khả năng thiết lập một mặt phẳng về mặt thị giác. Màng ngăn trong suốt này được căng giữa hai đoạn thẳng và tạo ra mối liên hệ thị giác giữa chúng. Sự liên hệ càng chặt chẽ, diện mà chúng tạo nên càng được biểu hiện rõ. Một hàng các đường song song, thông qua sự lặp lại, tăng cường cảm giác của chúng ta về diện mà chúng biểu hiện. Nếu những đường dày lên theo diện mà chúng tạo nên, mặt phẳng ẩn dụ này trở thành thực sự và khoảng trống ban đầu giữa các đường lại trở thành khoảng gián đoạn trên mặt phẳng. Giản đồ minh họa sự biến đổi của những hàng cột tròn, ban đầu đỡ tải trọng của một phần tường, rồi phát triển thành cột vuông có thể ăn nhập với mặt phẳng tường, và cuối cùng trở thành thành phần xuất hiện như một sự thay thế mặt tường. “Cột là một phần nào đó của tường, dựng thẳng góc từ móng cho tới đỉnh… Một hàng cột thực ra là một bức tường hở và bị phá hủy vài chỗ.” Leon Battista Alberti

14


Những yếu tố đường tạo nên diện

Bảo tàng Altes | Berlin | 18231830 | Kari Friedrich Schinkel

Một hàng cột đỡ cho mũ cột – hàng cột cổ điển – thường được sử dụng để phân định khu vực công cộng hoặc mặt đứng của công trình, đặc biệt khi nó nằm trước không gian đón tiếp. Một mặt đứng tạo bởi hàng cột có thể dễ dàng bố trí lối vào, tạo sự che chắn nhất định và tạo nên màng chắn bán trong suốt thống nhất với khối công trình đơn lẻ ở phía sau nó.

Basilica | Vicenza, Ý Andrea Palladio thiết kế nó gồm loggia hai tầng vào năm 1545 để bao trùm lên kết cấu thời trung cổ. Phần thêm vào này không chỉ chống đỡ vững chắc thêm cho kết cấu cũ mà còn tác động như một bức bình phong che đi sự bất qui tắc của phần lõi nguyên bản và tạo nên mặt đứng đồng đều nhưng tao nhã ở quảng trường Signori

Cổng vòm Attalus phía trước Agora ở Athens

15


Những yếu tố đường tạo nên diện

Hàng hiên tu viện Moissac | Pháp | 1000 Ngoài vai trò kết cấu của cột trong việc đỡ sàn phía trên hoặc mặt mái, cột có thể ăn khớp với đường bao xuyên suốt vùng không gian, vì thế không gian dễ dàng hòa nhập với không gian xung quanh.

Có hai ví dụ minh họa cách các cột có thể xác định cạnh biên giữa không gian bên ngoài với khối công trình cũng như ăn khớp với những cạnh của khối công trình trong không gian.

Đền Athena Polias | Priene | 334TCN | Pythius

Nhà thờ St. Philibert | Tournus, Pháp | 9501120. Khung nhìn gian giữa của giáo đường chỉ ra cách những hàng cột có thể tạo nên một giới hạn giàu tính nhịp điệu của không gian.

16


Những yếu tố đường tạo nên diện

Cary House | Thung lũng Mill, California | 1963 | Joseph Esherick

Giàn ở sân trong, biệt thự Georgia O’Keefe | Abiquiu, phía tây bắc Sante Fe| New Mexico

Những thành phần dạng giàn có thể điều tiết sự phân định và sự bao che không gian bên ngoài trong khi vẫn cho phép ánh sáng tràn vào. Những đường ngang dọc có thể phân định một khối tích trong không gian như nhà tắm nắng (bên phải). Chú ý rằng hình khối chỉ được xác định một cách đơn giản bởi những yếu tố đường.

Phòng tắm nắng, Khu quản lý đơn vị 1, biển Ranch | California | 1966 | Moore, Lyndon, Turnbull, Whitaker (MLTW)

17


Diện Những đường mở rộng theo một chiều hướng khác chiều của nó trở thành diện. Về nhận thức, diện có chiều dài và chiều rộng nhưng không có chiều sâu.

Hình dạng là thuộc tính nhận dạng cơ bản của diện. Hình dạng được xác định bởi đường viền tạo nên những cạnh của diện. Bởi vì cảm nhận của chúng ta về hình bị biến dạng trong hình chiếu phối cảnh nên ta chỉ nhìn thấy hình ảnh chính xác của hình từ mặt chính diện. Những thuộc tính bổ sung của diện – màu sắc, mẫu hình và chất cảm  ảnh hưởng tới trọng lượng thị giác và sự ổn định của diện. Trong tập hợp của một cấu trúc thị giác, một diện dùng để xác định giới hạn hoặc đường biên của khối. Nếu kiến trúc như một nghệ thuật thị giác chú trọng sự hình thành nên các khối ba chiều trong tổng thể và không gian, thì diện được quan tâm như một yếu tố then chốt trong “bảng từ vựng” của thiết kế kiến trúc.

18


Diện Diện trong kiến trúc xác định hình khối ba chiều trong tổng thể và không gian. Thuộc tính của mỗi diện – kích cỡ, hình dạng, màu sắc, chất cảm – cũng như quan hệ không gian giữa chúng cơ bản xác định những thuộc tính thị giác của hình thức mà chúng tạo ra và chất lượng của không gian chúng vây quanh.

Trong thiết kế kiến trúc, chúng ta vận dụng khéo léo ba loại diện:

Diện trần Diện trần có thể là mái mở rộng và che chắn cho không gian nội thất của công trình khỏi những yếu tố của thời tiết, hoặc là trần tạo nên mặt trên của căn phòng. Diện tường Diện tường, vì có phương thẳng đứng nên ảnh hưởng nhiều nhất đến trường nhìn thông thường và ảnh hưởng mạnh mẽ đến tạo hình và bao che không gian kiến trúc. Diện sàn Diện sàn có thể là mặt đất đóng vai trò như mặt nền vật chất và nền tảng thị giác của hình khối công trình, hoặc là sàn tạo nên bề mặt dưới của căn phòng mà chúng ta đi trên đó.

19


Những yếu tố diện Diện sàn về cơ bản nâng đỡ cho toàn bộ kết cấu kiến trúc. Cùng với khí hậu và những điều kiện môi trường khác nhau của một địa điểm, tính chất địa hình của bề mặt đất ảnh hưởng tới hình thức của công trình xây trên đó. Công trình có thể hợp nhất với mặt đất, tựa chắc trên đó, hoặc được nâng lên trên nó. Chính mặt đất cũng bị chi phối như tạo bậc lên cho hình thức công trình. Nó có thể được nâng lên để thể hiện lòng tôn kính với thần thánh hoặc địa điểm quan trọng; bermed để xác định những không gian bên ngoài hoặc là bước đệm tránh những điều kiện không mong muốn; tạc hoặc đắp nền đất để cung cấp một bậc thềm phù hợp để xây công trình trên đó; hay là tạo bậc cho phép di chuyển giữa hai cao độ trở nên dễ dàng.

Scala de Spagna ( những bậc thang kiểu Tây Ban Nha) | Rome | 17211725 Alessandro Specchi đã thiết kế đồ án đô thị này để kết nối quảng trường Spagna với SS. Trinita de’ Monti; hoàn thiện bởi Francesco de Sanctis.

Đền lăng mộ của Nữ hoàng Hatshepsut | Dêr el – Bahari, Thebes| 1511 – 1480TCN | Senmut. Ba bậc thềm tiếp cận bởi dốc lên phía nền vách đá nơi chôn cất hoàng hậu khoét sâu vào vách đá.

Machu Pichu, một thành phố của người Inca cổ thành lập năm 1500 trên dãy Andes ở phần trũng yên ngựa giữa hai đỉnh núi, phía trên 8000ft (2438m) so với sông Urubamba ở phía nam trung tâm Peru.

20


Những yếu tố diện Khu ngồi nghỉ, Lawrence House | biển Ranch, California | 1966 | MLTW

Sàn là một thành phần nằm ngang chống đỡ trọng lực của con người và đồ vật trên nó. Đó có thể là một mặt kín bền vững của mặt đất tự nhiên hoặc theo một cách nhân tạo là nâng diện mở rộng không gian giữa những thành phần đỡ nó (cột, tường,…). Trong một vài trường hợp, chất cảm và mật độ của vật liệu làm sàn ảnh hưởng cả đến chất lượng âm thanh của không gian lẫn cách chúng ta cảm nhận khi chúng ta đi trên bề mặt đó. Trong khi thực tế, bản chất nâng đỡ của sàn giới hạn khả năng mở rộng, thế nhưng nó là phần quan trọng của thiết kế kiến trúc. Hình dạng, màu sắc và mẫu hình của nó quyết định đến mức độ nó xác định đường biên không gian hoặc cung cấp một môi trường thống nhất cho những phần khác nhau của một không gian. Giống như mặt đất, mặt sàn có thể có hình thức bậc thang hoặc hiên để phá vỡ tỉ lệ không gian xuống phù hợp với kích thước con người và tạo ra một nền phẳng để ngồi, quan sát hoặc biểu diễn. Nó có thể được nâng lên để xác định một vị trí linh thiêng hoặc thần thánh. Nó cũng có thể được diễn tả như một bề mặt nền trung lập tránh các yếu tố khác trong không gian nhìn như những hình không liên quan.

Tòa nhà văn phòng Bacardi (đồ án) | Santiago de Cuba | 1958 | Mies van der Rohe

21

Chỗ ngồi dành cho hoàng gia, Cung điện hoàng gia | Kyoto, Nhật Bản | Thế kỉ 17


Những yếu tố diện

Nhà thờ S. Maria Novella | Florence | 14561470 Mặt đứng mang phong cách Phục Hưng thiết kế bởi Alberti thể hiện mặt công cộng trong một hình vuông. Mặt tường ngoại thất cách ly một phần không gian để tạo ra một môi trường nội thất có thể kiểm soát được. Việc xây dựng chúng cung cấp cả sự riêng tư lẫn sự bảo vệ khỏi những yếu tố của thời tiết cho không gian nội thất của công trình, trong khi các lỗ cửa ở trong hoặc giữa đường biên của chúng thiết lập lại một sự kết nối với môi trường bên ngoài. Khi những tường ngoại thất tạo nên không gian nội thất, chúng cũng đồng thời tạo hình cho không gian ngoại thất và diễn tả hình khối, trọng lượng và hình ảnh của công trình trong không gian.

Dinh thự Uffizi | 14561470 | Giorgio Vasari Khu phố kiểu Florence được phân định bởi hai cánh của dinh thự Uffizi, liên kết quảng trường Signoria với sông Arno.

Như một yếu tố thiết kế, diện của tường ngoại thất có thể được liên kết như mặt trước hoặc mặt đứng chính của công trình. Trong vị trí đô thị, những mặt đứng này đóng vai trò như những bức tường vạch rõ sân trong và đường phố, cũng như những tụ điểm công cộng, quảng trường và chợ.

Quảng trường nhà thờ San Marco | Venice Những mặt đứng nối tiếp liên tục của những công trình tạo thành những “bức tường” của không gian đô thị.

22


Những yếu tố diện

Một cách thức hấp dẫn sử dụng diện tường thẳng đứng như một thành phần chống đỡ trong hệ thống kết cấu tường chịu lực. Khi sắp đặt chúng theo những chuỗi song song để đỡ trần hoặc mái, tường chịu lực xác định theo tuyến những vị trí trong không gian với khả năng định hướng cao. Những không gian này có thể được liên kết với nhau chỉ bởi sự ngăn cách của bức tường chịu lực, tạo ra những vùng không gian thẳng góc với nhau.

Khu nhà Peyrissac | Cherchell, Algeria | 1942 | Le Corbusier

Nhà gạch ở nông thôn (đồ án) | 1923 | Mies van der Rohe

Trong đồ án ở hình bên, những bức tường gạch chịu lực đứng tự do, cùng với những dạng hình chữ L và chữ T trên mặt bằng, tạo nên một chuỗi các không gian giao cắt nhau.

23


Những yếu tố diện Phòng hòa nhạc (đồ án) | 1942 | Mies van de Rohe

Tường nội thất điều chỉnh kích cỡ và hình dạng của không gian bên trong hoặc của phòng trong công trình. Đặc tính thị giác của chúng, sự liên quan tới những yếu tố khác, và kích cỡ và sự phân bố các lỗ mở trên đường biên xác định chất lượng của không gian chúng tạo ra và mức độ tiếp nối của không gian.

Như một yếu tố thiết kế, một mặt tường có thể hòa nhập với sàn hay trần, hoặc được khớp nối như một thành phần tách biệt từ một diện thêm vào. Nó có thể được xử lý như một thành phần bị động hoặc làm nền so với các yếu tố khác trong không gian, hoặc nó có thể tự khẳng định như một yếu tố gây ấn tượng về thị giác trong một căn phòng bởi những đặc tính tốt của nó: hình dạng, màu sắc, chất cảm hay vật liệu. Trong khi những bức tường mang lại sự riêng tư cho không gian nội thất và phục vụ như một ba-ri-e hạn chế chuyển động, cửa đi và cửa sổ lập lại sự tiếp nối với những không gian kế cận và cho phép sự xuyên qua của ánh sáng, nhiệt và âm thanh. Khi những ô cửa tăng kích cỡ, chúng bắt đầu xoá bỏ đi cảm giác đóng mà những bức tường này đem lại. Người xem nhìn qua những lỗ mở bắt đầu một phần của sự trải nghiệm không gian.

Gian hàng Phần Lan | Hội chợ New York | 1939 | Alvar Aalto

24


Những yếu tố diện

Nhà chứa máy bay, thiết kế 1 | 1935| Pier Luigi Nervi Kết cấu với lớp vỏ kính mỏng biểu thị lối đi chính được giải quyết và chuyển xuống dưới phần đỡ mái.

Trong khi chúng ta đi bộ trên sàn và có liên hệ vật lý với tường thì diện trần thường nằm ngoài tầm với của chúng ta và gần như luôn luôn là một vật chỉ có thể nhìn thấy trong không gian. Nó có thể là mặt dưới của tấm sàn hoặc mái và biểu thị hình thức kết cấu như nó vượt nhịp giữa các thành phần chống đỡ nó, hay nó được căng như một giới hạn bên trên của một phòng hoặc một sảnh.

Brick House | New Canaan, Connecticut | 1949 | Philip Johnson Phần vòm tách ra khỏi diện trần xuất hiện như nổi lên trên giường.

Khi không còn bằng phẳng, diện trần có thể biểu tượng cho một vòm trời hoặc trở thành một mái che đơn vị thống nhất những phần khác nhau trong một không gian. Nó có thể tạo nên nơi trưng bày những bức bích họa và những tác phẩm khác mang cảm xúc nghệ thuật, hoặc được xử lý đơn giản như một bề mặt nền đơn giản. Nó có thể được nâng hoặc hạ để thay đổi tỉ xích không gian hoặc xác định vùng không gian bên trong phòng. Hình thức của nó có thể được điều chỉnh để thay đổi chất lượng ánh sáng hoặc âm thanh của không gian.

Nhà thờ ở Vuoksenniaska | Imatra, Phần Lan | 1956 | Alvar Aalto Hình thức của trần xác định một diễn tiến của không gian và nâng cao chất lượng âm thanh của chúng.

25


Những yếu tố diện Diện mái là một thành phần che chắn chủ yếu nhằm bảo vệ nội thất của công trình khỏi những yếu tố thời tiết. Hình thức và dạng hình học của kết cấu của nó được tạo nên bởi cách thức nó vượt nhịp trong không gian để đỡ chính nó và cách nó tạo dốc để thoát nước mưa và tránh đọng tuyết. Giống như một yếu tố thiết kế, diện mái quan trọng bởi tác động của nó có thể có trên hình thức và bóng đổ của công trình trong phạm vi ảnh hưởng của nó.

Dolmen, một công trình tưởng niệm thời tiền sử bao gồm hai hoặc nhiều hơn những tấm đá thẳng đứng đỡ một mặt đá nằm ngang, được tìm thấy nhiều nhất ở Anh và Pháp, thường được xem như địa điểm chôn cất cho một nhân vật quan trọng.

Diện mái có thể được ẩn đi bởi tường ngoại thất của công trình hoặc hòa lẫn với tường để nhấn mạnh khối tích của khối công trình. Nó cũng có thể là một hình thức che chắn duy nhất mà vây quanh bên dưới tán của nó là nhiều không gian, hoặc bao gồm nhiều mái kết nối thành một chuỗi những không gian trong một công trình đơn lẻ.

Một diện mái có thể mở rộng ra xung quanh, nhô ra để che cho cửa đi và cửa sổ khỏi nắng mưa, hoặc tiếp tục phát triển xuống phía dưới để liên kết chặt chẽ hơn với mặt sàn đất. Trong thời tiết ấm áp, nó có thể được nâng lên để cho phép gió mát thổi qua không gian nội thất của công trình.

Robie House | Chicago | 1909 | Frank Lloyd Wright Diện mái nghiêng ở dưới thấp và tán của nó nhô ra là đặc điểm của trường phái Kiến trúc Thảo nguyên.

Shodhan House | Ahmedabad, Ấn Độ | 1956 | Le Corbusier Một lưới cột nâng tấm mái bằng bê tông cốt thép ở phía trên khối chính của ngôi nhà.

26


Những yếu tố diện

Fallingwater (Kaufmann House) | gần Ohiopyle, Pennsylvania | 19361937 | Frank Lloyd Wright Những tấm bằng bê tông cốt thép diễn tả những diện nằm ngang của sàn và mái như vươn ra mặt thác từ một lõi thẳng đứng trung tâm. Hình thức tổng thể một công trình có thể được phú cho nhiều nét đẹp với chất lượng hai chiều rõ nét bằng cách cẩn thận đưa những lỗ mở bày ra những cạnh của những diện thẳng đứng và nằm ngang. Những diện này có thể khác nhau rất nhiều và càng khác hơn nữa khi thay đổi màu sắc, chất cảm hoặc vật liệu.

Schröder House | Utrecht | 19241925 | Gerrit Thomas Rietveld Những tập hợp bất đối xứng của những hình chữ nhật và những màu sắc cơ bản là đặc điểm của trường phái Kiến trúc và

Nghệ thuật de Stijl.

27


Khối Một diện mở rộng theo một hướng khác hai chiều của nó trở thành một khối. Về định nghĩa, khối có đủ ba chiều: chiều dài, chiều rộng và chiều sâu. Một khối có thể được phân tích và được hiểu bao gồm:  Điểm hoặc đỉnh nơi những diện giao nhau  Đường hoặc cạnh nơi hai diện giao nhau  Diện hoặc bề mặt xác định giới hạn hay đường biên của một khối.

Hình khối là đặc tính nhận diện cơ bản của một khối. Hình khối được tạo nên bởi những hình dạng trong mối quan hệ của các diện tạo ra mặt bao của khối.

Như một yếu tố ba chiều trong từ vựng của thiết kế kiến trúc, một khối có thể đặc – không gian tập trung thành khối – hoặc rỗng – không gian được bao chứa hoặc được vây xung quanh bởi các tấm sàn.

28


Khối

Mặt bằng và mặt cắt Không gian xác định bởi diện tường, sàn và trần hoặc mái.

Trong kiến trúc, một khối có thể được xem như một phần của không gian được bao chứa và được xác định bởi tường, sàn và trần hoặc mái, hay là một lượng không gian bị chiếm chỗ bởi khối công trình. Lĩnh hội được tính hai mặt này là một điều quan trọng, đặc biệt khi đọc các bản vẽ hình chiếu mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt.

Mặt đứng Không gian bị chiếm chỗ bởi khối công trình.

Notre Dame Du Haut | Ronchamp, Pháp | 19501955 | Le Corbusier

29


Hình khối công trình như vật thể giữa cảnh quan có thể xem như một khối tích chiếm chỗ một phần không gian.

Đền Doric ở Segesta | Sicily | 424416TCN

Biệt thự Garches | Vaucresson, Pháp | 19261927 | Le Corbusier

Nhà kho ở Ontario, Canada

30


Những hình khối công trình có thể mang lại hiệu quả như một không gian chứa đựng, có thể được hiểu như những khối xác định các khối tích của không gian.

Quảng trường Maggiore | Sabbioneta, Italy Một chuỗi những công trình đóng khung một quảng trường đô thị.

Palazzo Thiene | Vicenza, Italy | 1545 | Andrea Palladio Những phòng nội thất vây xung quanh một cortile – sân trong chính của một Palazzo kiểu Italy

Chùa Chaitya ở Karli | Maharashtra, Ấn Độ | 100125 Nơi linh thiêng này là một khối không gian đào sâu vào trong một khối đá đặc.

31


Notre Dame Du Haut | Ronchamp, Pháp | 1950–1955 | Le Corbusier

32


2 Hình thức “Hình thức kiến trúc là điểm kết nối giữa khối và không gian… Hình thức kiến trúc, chất cảm, vật liệu, biến điệu của ánh sáng và hình dáng, màu sắc, tất cả cùng phối hợp để mang lại cho không gian một chất lượng hoặc một tinh thần. Chất lượng của kiến trúc sẽ được xác định bởi kĩ năng của người thiết kế trong việc sử dụng và liên kết những yếu tố này ở không gian nội thất và ngoại thất của công trình”.

Edmund N.Bacon The Design of Cities 1974

33


Hình thức

Hình thức là một thuật ngữ bao hàm nhiều ý nghĩa. Nó có thể đề cập tới diện mạo bên ngoài – cái có thể nhìn nhận được, như một chiếc ghế hoặc cơ thể người ngồi trên đó. Nó cũng có thể nhắc đến một điều kiện riêng biệt mà một số thứ diễn ra hay biểu hiện trên đó, như khi chúng ta nói về nước dưới hình thức băng hoặc dòng suối. Trong nghệ thuật và thiết kế, chúng ta thường sử dụng thuật ngữ này để biểu thị cấu trúc chính thức của một sản phẩm – cách sắp xếp và phối hợp những yếu tố và những phần của một tổng thể để tạo ra một hình ảnh.

Trong điều kiện của nghiên cứu này, hình thức ám chỉ sự liên quan giữa cả kết cấu bên trong lẫn đường viền bên ngoài và những nguyên lý tạo nên sự thống nhất cho tổng thể. Trong khi hình thức thường bao gồm một sự thụ cảm khối ba chiều, thì hình dạng hai chiều lại diễn tả nhiều đặc tính đặc biệt hơn của hình thức, cái chi phối diện mạo của nó – cấu trúc hoặc sự sắp xếp liên hệ của những đường nét hay đường bo giới hạn hình của hình thức.

Hình dạng

Đường bao đặc trưng hoặc cấu trúc bề mặt của một hình thức cụ thể. Hình dạng là diện mạo chính mà qua đó chúng ta nhận ra và phân loại hình thức. Thêm vào hình dạng, hình thức có những thuộc tính thị giác:

34

Kích cỡ

Kích thước vật lý (dài, rộng, sâu) của hình thức. Trong khi những kích thước này xác định tỉ lệ của hình, tỉ xích của nó lại được xác định bởi kích cỡ của nó trong bối cảnh của nó với một hình thức khác.

Màu sắc

Một hiện tượng của ánh sáng và cảm nhận thị giác được miêu tả trong phạm vi cảm nhận cá nhân về màu sắc (hue), độ bão hòa (saturation), và sắc độ (tonal value). Màu sắc là thuộc tính rõ ràng nhất để nhận ra hình thức trong môi trường. Nó cũng ảnh hướng tới trọng lượng thị giác của hình thức.

Chất cảm

Chất lượng thị giác và đặc biệt là chất lượng xúc giác được biểu hiện trên bề mặt bởi kích cỡ, hình, sự sắp xếp và tỉ lệ của các phần tử nhỏ. Chất cảm cũng xác định mức độ hấp thụ hay phản xạ ánh sáng của bề mặt hình thức.


Nhữ ng thuộc ti ́nh củ a hình thức

Hình thức cũng có thuộc tính quan hệ chi phối mẫu hình và tập hợp của các phần tử khác: Vị trí

Vị trí của hình thức trong tương quan với môi trường của nó hoặc trong trường nhìn của chúng ta.

Hướng

Chiều hướng của hình thức trong tương quan với mặt đất, với một tập hợp điểm, với những hình thức khác, hoặc với người quan sát.

Quán tính thị giác

Mức độ tập trung và ổn định của hình thức. Quán tính thị giác của hình thức phụ thuộc vào dạng hình học cũng như tương quan về chiều hướng của nó với mặt đất, lực đẩy của trọng trường và đường quan sát của ta.

Tất cả những thuộc tính của hình thức trong thực tế chịu ảnh hưởng bởi những điều kiện mà chúng ta nhìn chúng.  Sự thay đổi phối cảnh hay góc nhìn mang lại những hình dạng hay diện mạo khác nhau của hình thức tới mắt của chúng ta.  Khoảng cách từ một hình thức tới chúng ta xác định kích thước biểu kiến của nó.  Điều kiện ánh sáng, mà dưới đó chúng ta quan sát hình khối, ảnh hưởng đến sự rõ nét của hình dạng và cấu trúc của nó.  Trường nhìn xung quan hình thức ảnh hưởng đến khả năng thụ cảm và nhận dạng nó.

35


Hình dạng

Hình dạng đề cập tới đường viền ngoài của một hình phẳng hoặc diện tạo nên của hình khối. Nó là cách cơ bản mà theo đó ta thừa nhận, nhận dạng và phân loại những hình dạng và những hình thức riêng biệt. Cảm nhận của chúng ta về hình dạng phụ thuộc vào mức độ tương phản thị giác tồn tại dọc theo đường biên giữa phần hình với nền của nó hoặc giữa hình thức và trường nhìn của nó.

Tượng bán thân nữ hoàng Nefertiti Mô hình đường chuyển động của mắt người xem, theo nghiên cứu bởi Alfred L.Yarbus của học viện Truyền dẫn thông tin ở Matxcơva.

Trong kiến trúc, chúng ta liên hệ với những hình dạng của:  những diện sàn, tường, và trần vây không gian lại  cửa đi và cửa sổ trong không gian bao kín  bóng và đường bao của hình thức công trình

36


Hình dạng

Những ví dụ minh họa cách hình thành sự ghép nối giữa hình khối và không gian biểu thị cách mà những đường biên của khối công trình chạy từ mặt đất và gặp nhau ở bầu trời.

Đình trung tâm, đền Horyu-Ji | Nara, Nhật Bản | 607

Biệt thự Garches | Vaucresson, Pháp | 19261927 | Le Corbusier Tỗng thể kiến trúc này minh họa sự tương tác lẫn nhau giữa những hình đặc và rỗng.

Nhà thờ Hồi giáo Suleymaniye | Constantinople (Istanbul), Thổ Nhĩ Kỳ | 15511558 | Mimar Sinan

37


Nhữ ng hình dạng cơ bả n Cấu trúc tâm lý thừa nhận rằng trí tuệ sẽ đơn giản hoá môi trường thị giác để hiểu nó. Khi đưa ra bất cứ tập hợp hình thức nào, chúng ta có khuynh hướng giản hoá những chủ đề chính trong trường thị giác của chúng ta thành những hình dạng đơn giản và thông dụng nhất. Hình dạng càng đơn giản và thông dụng, càng dễ để cảm nhận và hiểu.

Từ hình học chúng ta biết rằng những hình thông dụng là hình tròn, và chuỗi các hình đa giác có thể nội tiếp trong đó. Trong đó, những hình quan trọng nhất là những hình cơ bản: hình tròn, hình tam giác, và hình vuông.

38

Hình tròn

Một diện hình giới hạn bởi một đường cong mà mọi điểm trên đó cách đều tâm nằm bên trong đường cong đó.

Tam giác

Một diện hình được bao bởi ba cạnh và có ba góc.

Hình vuông

Một diện hình được bao bởi bốn cạnh bằng nhau và có bốn góc vuông.


Hình trò n

Mặt bằng thành phố lý tưởng Sforzinda | 1464 | Antonio Filarete

Tập hợp hình tròn và các phần của hình tròn

Trung lập

Ổn định

Bất ổn định

Ổn định

Tự cân bằng

Chuyển động

Hình tròn là một hình tập trung, hướng tâm, thường là ổn định và tự cân bằng với môi trường xung quanh nó. Đặt hình tròn vào trung tâm của một vùng càng củng cố sự ổn định vốn có của nó. Kết hợp nó với đường thẳng hoặc hình thức góc hoặc đặt những yếu tố theo chu vi của hình tròn lại gây ra chuyển động quay xuất hiện trong hình tròn. Nhà hát La Mã theo Vitruvius

39

Thăng bằng

Biến đổi


Hình tam giác

Hình tam giác thể hiện sự cân bằng. Khi tựa trên một cạnh, tam giác là một hình vô cùng ổn định. Dù vậy, khi tựa trên một điểm, nó có thể cân bằng ở trạng thái tạm thời hoặc không cân bằng và có xu hướng đố xuống một cạnh của nó.

Bảo tàng nghệ thuật hiện đại, Caracas (đồ án) | Venezuela | 1955 | Oscar Niemeyer

Vigo Sundt House | Madison, Wisconsin | 1942 | Frank Lloyd Wright

Kim tự tháp Cheops ở Giza | Ai Cập | 2500TCN

40


Hình vuông

Những tổ hợp tạo ra từ việc xoay và biến đổi hình vuông Hình vuông biểu hiện sự thuần khiết và hợp lý. Nó đối xứng hai chiều tạo ra hai phần bằng nhau và trục vuông góc. Tất cả các hình chữ nhật khác được xem là những biến thể của hình vuông – sự lệch so với chuẩn, được tạo ra bởi việc thêm chiều cao hoặc chiều rộng. Giống như hình tam giác, hình vuông ổn định khi nằm tựa trên cạnh và động hơn tựa trên góc. Dù vậy, khi đường chéo của hình vuông nằm ngang hoặc thẳng đứng thì nó ổn định ở trạng thái thăng bằng.

Agora Ephesus | Tiểu Á | Thế kỷ 3 TCN

Nhà tắm, trung tâm cộng đồng Do Thái | Trenton, New Jersey | 19541959 | Louis Kahn

41


Bề mặt Việc chuyển đổi từ hình dạng của diện phẳng sang hình thức của khối nằm trong phạm vi của phần sẽ nhắc tới tiếp theo. Bề mặt trước hết đề cập tới bất cứ hình hai chiều nào, ví dụ như hình phẳng. Khái niệm đó cũng đề cập tới một quỹ tích mặt cong hai chiều xác định bởi đường bao của một khối ba chiều đặc. Có những loại đặc biệt sau đây có thể phân loại từ dạng hình học của những đường cong và đường thẳng. Những loại mặt cong bao gồm: • Mặt cong trụ được tạo ra bởi đường sinh thẳng chạy dọc theo mặt trụ hay việc khuyết đi một phần. Tuỳ thuộc vào đường cong, mặt trụ có thể mang dạng tròn, elip hay parabol. Vì mang dạng hình học có đường thẳng nên có thể xem mặt trụcnhư mặt tịnh tiến hoặc mặt quét cong. • Mặt tịnh tiến (translational surface) sinh ra bởi việc trượt những mặt cong dọc theo đường sinh. • Mặt quét cong (Ruled surface) sinh ra bởi chuyển động quét của những đường thẳng. Vì mang dạng hình học có đường thẳng nên rules surface nói chung dễ tạo hình và cấu trúc hơn mặt xoay hay mặt tịnh tiến. • Mặt trụ xoay sinh ra bởi việc xoay một mặt cong quanh một trục. • Paraboloid là bề mặt tập hợp các giao điếm của những diện hoặc là parabol và elip, hoặc là parabol và hypebol. Parabol là mặt cong sinh ra bởi chuyển động của một điểm luôn cách đều một đường thẳng cố định và một điểm cố định không nằm trên đường thẳng. Hypebol là mặt cong được tạo ra bởi giao của hình nón tròn với một mặt phẳng cắt quá nửa hình nón. • Hyperbolic paraboloid là bề mặt sinh ra bởi việc trượt một parabol với chiều cong hướng xuống dọc theo một parabol khác có chiều cong hướng lên, hoặc bởi việc trượt một đường thẳng với điểm kết thúc ở hai đường xiên. Vì thế nó có thề được xem như mặt tịnh tiến hoặc mặt quét cong.

42


Mặt cong Mặt yên ngựa có một phần cong lên theo một hướng và phần còn lại thì cong xuống theo hướng vuông góc với mặt kia. Những vùng cong xuống giống cổng vòm trong khi những vùng cong lên lại giống như một kết cấu dây cáp. Nếu như mép của mặt yên ngựa không được chống đỡ thì dầm bên trong có thể cũng sẽ phải có.

Loại hệ thống kết cấu có những ưu điểm tốt nhất của loại hình hai mặt cong là kết cấu vỏ – một loại kết cấu mỏng, dạng bản, thường làm bằng bê tông cốt thép, tạo hình truyền ứng lực bằng lực nén, lực căng và lực cắt tác động vào diện của mặt cong. Nhà hàng Los Manantiales | Xochimilco, Mexico | 1958 | Felix Candela Cấu trúc bao gồm sự sắp xếp đều góc của tám phần hình hyperbolic paraboloid. Liên quan đến cấu trúc vỏ là cấu trúc vỏ có lưới, được kỹ sư người Nga Vladimir Shukhov tiên phong tạo ra vào cuối thế kỷ 19. Giống như cấu trúc vỏ, cấu trúc vỏ có lưới áp dụng hình học hai mặt cong tăng độ cứng của nó nhưng được cấu tạo theo lưới hoặc dạng mắt cáo, thường là bằng gỗ hoặc thép. Vỏ lưới có khả năng tạo ra những đường cong khác thường, ứng dụng những chương trình mô phỏng của máy tính cho việc phân tích, tối ưu hóa kết cấu và đôi khi cả việc xây dựng, lắp ráp kết cấu.

43


Mặt cong Tính chất lưu động của mặt cong tương phản với những góc cạnh tự nhiên của hình thức vuông và điều đó thích hợp để tạo nên những cấu trúc vỏ mỏng cũng như những thành phần bao che không chịu lực. Những mặt cong đối xứng, như mái vòm cầu và vòm trụ, có sự ổn định cố hữu. Những mặt cong không đối xứng thì mạnh mẽ và giàu sức biểu hiện hiện hơn. Những hình dạng của Olympic Velodrome | Athens, Hi Lạp | 2004 (cải tạo lại cấu trúc chúng thay đổi đột ngột khi người xem chúng ban đầu năm 1991) | Santiago Calatrava từ những phối cảnh khác nhau.

Nhà hát Walt Disney | Los Angeles, California | 1987–2003| Frank O. Gehry & Cộng sự

44


Mặt cong

Trung tâm giải trí cộng đồng Banff | Banff, Alberta, Canada | 2011 | GEC Architecture

Nhà hát Tenerife | Đảo Canary, Tây Ban Nha | 19972003 | Santiago Calatrava

45


Nhữ ng khối cơ bả n “... Những khối lập phương, những hình cầu, những hình trụ hay những hình chóp là những hình thức vĩ đại nhất được ánh sáng chiếu rọi những nét đẹp: hình ảnh của chúng dễ nhận biết và rõ ràng với chúng ta, không hề có sự mơ hồ. Đó là lí do chúng là những hình thức đẹp, những hình thức đẹp nhất.” Le Corbusier Những hình dạng cơ bản có thể được mở rộng hoặc xoay để tạo ra các hình thức thể tích hoặc khối mà rõ ràng, thường xuyên và dễ dàng nhận dạng. Dạng hình tròn tạo ra những khối cầu hoặc những khối trụ; hình tam giác tạo ra những khối hình nón và hình chóp; hình vuông tạo ra khối lập phương.

Khối cầu

Một khối được sinh ra bằng cách xoay hình bán nguyệt quanh đường kính của nó, là bề mặt tập hợp tất cả các điểm cách đều tâm của nó. Khối cầu là một hình thức có mức độ tập trung cao. Giống như hình tròn đã tạo ra nó, nó tự cân bằng và thông thường ổn định trong môi trường. Khi được đặt trên một mặt nghiêng, nó bị kéo lăn xuống tạo ra một chuyển động quay. Từ mọi khung nhìn, nó giữ nguyên hình dáng tròn của nó.

Khối trụ

Một khối được tạo ra bởi một hình chữ nhật quay quanh một cạnh của nó. Một khối trụ đối xứng qua trục xuyên qua hai tâm của hai mặt đáy hình tròn. Dọc theo trục đó, nó có thể dễ dàng mở rộng. Khối trụ cân bằng khi đặt nó trên mặt đáy hình tròn của nó, và trở nên bất ổn định khi trục của nó bị kéo nghiêng so với phương thẳng đứng.

46


Nhữ ng khối cơ bả n Khối nón

Một khối tạo ra từ việc xoay một tam giác vuông quanh cạnh góc vuông của nó. Giống như khối trụ, khối nón là một hình thức ổn định cao khi đặt trên đáy hình tròn của nó, và không ổn định khi trục thẳng đứng của nó lệch đi. Nó cũng có thể đạt trạng thái cân bằng tạm thời khi tựa trên đỉnh của nó.

Khối chóp

Một khối đa diện có mặt đáy đa giác và các mặt bên là tam giác gặp nhau tại một điểm chung gọi là đỉnh. Khối chóp có những thuộc tính giống với khối nón. Bởi tất cả các mặt của khối chóp là mặt phẳng nên dù thế nào, khối chóp đều có thể nằm ổn định trên những mặt của nó. Trong khi khối nón là một khối trơn, thì khối chóp là một khối tương đối cứng và góc cạnh.

Khối lập Một khối lăng trụ được bao bởi sáu mặt hình vuông mà góc tạo bởi hai mặt liền phương

nhau là một góc vuông. Vì trạng thái cân bằng trong kích thước của nó, khối lập phương là một hình thức ổn định không có chuyển động biểu kiến hoặc định hướng. Nó là hình thức ổn định trừ khi nó đứng trên một cạnh hoặc một đỉnh của nó. Mặc dù hình chiếu góc của nó bị ảnh hưởng điểm nhìn, hình lập phương vẫn là một hình thức dễ nhận dạng.

47


Nhữ ng khối cơ bả n

Maupertius, đồ án cho nhà kho nông nghiệp | 1775 | Claude-Nicolas Ledoux

Nhà nguyện, Học viện công nghệ Massachusetts | Cambridge, Masschusetts | 1955 | Eero Saarinen và cộng sự

Đồ án đài tưởng niệm hình nón | 1784 | Étienne-Louis Boulée

48


Nhữ ng khối cơ bả n

Kim tự tháp Cheops, Chephren, và Mykerinos ở Giza | Ai Cập | 2500TCN

Diwan-i-Khas, Fatehpur Sikri, cung điện của Akbar triều đại Mogul | Ấn Độ | 15691574

Hanselmann House | Fort Wayne, Indiana | 1967 | Michael Graves

49


Nhữ ng hình thứ c theo quy tăć và nhữ ng hình thứ c bât́ quy tăć Những hình thức theo quy tắc đề cập tới dạng mà những phần của nó liên hệ với bất kì thành phần nào khác bằng cách thức chặt chẽ và trật tự. Nói chung chúng ổn định một cách tự nhiên và đối xứng theo một hay nhiều trục. Khối cầu, khối trụ, khối nón, khối lập phương và khối chóp là những ví dụ cơ bản của những hình thức theo quy tắc. Những hình thức có thể giữ quy tắc của chúng ngay cả khi biến đổi kích thước hoặc bằng cách thêm vào hoặc bớt đi một số yếu tố. Từ những trải nghiệm với những hình thức tương tự, chúng ta có thể tự xây dựng nên một mô hình suy luận trong đầu về hình thức ngay cả khi một phần bị thiếu hoặc một phần nào đó được thêm vào. Những hình thức bất quy tắc là những hình thức mà những phần của nó không đồng dạng và được liên kết với nhau theo một cách thức mâu thuẫn. Đặc điễm chung nhất của chúng là bất đối xứng và sinh động hơn nhiều so với những hình thức theo quy tắc. Chúng có thể là từ một hình thức theo quy tắc được khấu trừ đi bằng những hình thức bất quy tắc hoặc là kết quả từ một tập hợp bất quy tắc của những hình thức theo quy tắc. Từ khi chúng ta xử lý cả những khối đặc và những không gian rỗng trong kiến trúc, những hình thức theo quy tắc có thể được chứa trong những hình thức bất quy tắc. Và tương tự, hình thức bất quy tắc có thể được vây quanh bởi những hình thức theo quy tắc.

50


Nhữ ng hình thứ c theo quy tăć và nhữ ng hình thứ c bât́ quy tăć

Nhữ ng hình thứ c bât́ quy tăć : Trụ sở Hội những người yêu nhạc | Berlin | 19561963 | Hans Scharoun

Một tập hợp chuẩn mự c nhữ ng hình thứ c theo quy tăć : Rạp hát Coonley | Riverside, Illinois | 1912 | Frank Lloyd Wright

Một tập hợp bât́ quy tăć củ a nhữ ng hình thứ c theo quy tăć : Vương phủ Katsura | Kyoto, Nhật Bản | Thế kỷ 17

Nhữ ng hình thứ c theo quy tăć trong một phạm vi theo quy tăć : Đồ án Courtyard House | 1934 | Mies van de Rohe

Nhữ ng hình thứ c chuẩn mự c trong một tập hợp khác thườ ng: Nhà thờ Hồi giáo Sultan Hasan | Cairo, Ai Cập | 13561363

51


Nhữ ng hình thứ c theo quy tăć và nhữ ng hình thứ c bât́ quy tăć

Một dãy bât́ quy tăć củ a nhữ ng hình thứ c theo quy tăć trên mặt bằng: Thành phố Công bằng | Barcelona, Tây Ban Nha | 2010 | David Chipperfield Architects, b720 Arquitectos.

Một dãy bât́ quy tăć củ a nhữ ng hình thứ c theo quy tăć trên mặt đứ ng: Poteries du Don | Le Fel, Pháp | 2008 | LacombeDe Florinier

52


Nhữ ng hình thứ c theo quy tăć và nhữ ng hình thứ c bât́ quy tăć

Những mô hình kết cấu theo quy tắc và bất quy tắc

Trụ sở trung tâm truyền hình Trung Quốc (CCTV) | Bắc Kinh, Trung Quốc | 20042012 | Rem Koolhaas và Ole Scheeren/OMA. Những gì có thể xuất hiện để trở thành một mẫu hình ngẫu nhiên thường dựa trên những nguyên lý kết cấu duy lý. Chú ý cách bố trí hệ lưới dày đặc ở những vùng momen lực cắt lớn hơn.

Trung tâm chiếu phim Busan | Busan, Hàn Quốc | 2012 | COOP HIMMELB(I)au. Ví dụ này chỉ ra cách những hình thức khác thường tương phản và làm nổi bật mặt sàn nằm ngang và những diện mái.

53


́ đổi hình thứ c Biên Tất cả những hình thức khác có thể được xem như là sự chuyển hóa của những khối cơ bản, mức độ biến tấu được tạo ra bởi sự ảnh hưởng của một hoặc nhiều chiều kích thước, hoặc là bởi việc cộng hoặc trừ khối.

Biến đổi ki ́ch thướ c Một hình thức có thề biến đổi bằng cách thay thế một hoặc là nhiều kích thước và vẫn giữ nguyên sự đồng nhất của chúng như một thành phần trong loại hình thức đó. Ví dụ, hình lập phương có thể biến thành một dạng lăng trụ thông qua việc thay đổi riêng rẽ các kích thước dài, rộng, cao. Nó có thể được nén lại thành một hình thức diện, hoặc có thể được kéo dãn ra thành một hình thức dạng tuyến.

Trừ khối Một hình thức có thể biến đổi bằng cách trừ đi một phần của khối tích. Tuỳ theo mức độ trừ khối, hình thức có thể giữ lại tính đồng nhất ban đầu của nó hoặc chuyển hóa thành một hình thức thuộc dạng khác với cái ban đầu. Ví dụ, một hình lập phương có thể giữ được tính đồng nhất của nó như ban đầu mặc dù một phần của nó bị bỏ đi, hoặc chuyển sang một dạng đa diện và bắt đầu trở nên giống một khối cầu.

Cộng khối Một hình thức có thể biến đổi bằng cách thêm một vài thành phần vào khối tích của nó. Sự tự nhiên của quá trình cộng khối và số lượng cũng như những kích thước liên quan của những yếu tố được gắn vào quyết định đặc trưng ban đầu của hình thức còn giữ được hay không.

54


́ đổi hình thứ c Biên Sự chuyển hóa kích thước của khối lập phương thành một tấm thẳng đứng: Unité d’Habitation | Firminy-Vert, Pháp | 19631968 | Le Corbusier

Trừ khối tạo ra những khối tích của không gian: Nhà ở Gwathmey | Amagansett, New York | 1967 | Charles Gwathmey/Gwathmey Siegel

Phép cộng khối của hình sơ cấp bởi việc thêm vào những phần thứ cấp: II Redentore | Venice | 15771592 | Andrea Palladio

55


́ đổi kích thước Biên

Một khối cầu có thể được biến thành hình dạng trứng hoặc elip bằng cách kéo dãn nó ra theo một trục

Một khối chóp có thể được biến đổi bằng cách thay đổi các kích thước của đáy, chỉnh sửa chiều cao của đỉnh, hay nghiêng trục thẳng đứng thông thường của nó đi.

Một khối lập phương có thể được chuyển hóa thành một dạng lăng trụ tương tự bằng cách làm ngắn hoặc kéo dài chiều cao, chiều rộng hoặc chiều sâu của nó.

56


́ đổi kích thước Biên

Mặt bằng nhà thờ hình elip, Pensiero Della Chiesa S.Carlo, đồ án | Thế kỷ 17 | Francesco Borromini

St. Pierre | Firminy-Vert, Pháp | 1965 | Le Corbusier

Đồ án cho CLB đua thuyền Yahara | Madison, Wisconsin | 1902 | Frank Lloyd Wright

57


Hình khối trừ

Chúng ta tìm kiếm quy tắc và sự liền của những hình thức chúng ta quan sát trong trường nhìn của mình. Nếu có một khối cơ bản nào đó bị che đi một phần trong tầm nhìn, chúng ta có xu hướng hoàn thiện hình thức của nó, hình dung nó như khi nó còn nguyên vẹn vì chúng ta đã tự điền đầy chúng, trong não bộ, với những thứ mà mắt thường không nhìn thấy. Trong một cách thức tương tự, khi những hình thức chuẩn mực có những phần mất đi khỏi khối tích của chúng, chúng vẫn giữ lại tính đồng nhất ban đầu nếu chúng ta cảm nhận chúng như những tổng thể chưa hoàn thiện. Chúng ta nhắc tới những hình thức bị cắt xén như dạng hình thức trừ đi. Bởi vì chúng dễ nhận dạng, đơn giản về hình học, như những khối cơ bản, dễ dàng thích hợp để xử lý trừ khối. Những hình thức này sẽ giữ lại những đặc tính ban đầu của chúng nếu những phần khối tích bị trừ đi không làm mất cạnh, góc, và tổng thể hình. Sự nhập nhằng liên quan đến tính đồng nhất ban đầu của một hình thức sẽ xuất hiện nếu phần bị bỏ đi từ khối tích phá cạnh và thay đổi quá mạnh tới tổng thể. Trong chuỗi hình này, điều gì đã biến hình vuông với một phần góc của nó bị mất đi trở thành hình chữ L của hai hình chữ nhật tạo thành?

58


Hình khối trừ Nhà ở Gorman | Amagansett, New York | 1968 | Julian và Barbara Neski

Nhà ở Stabio | Ticino, Thụy Sỹ | 1981 | Mario Botta

Khối tích không gian có thể được trừ đi từ một hình khối để tạo nên lối đi được khoét vào, những không gian hình ở sân trong, hay cửa sổ có hình dạng được tạo bởi bề mặt thẳng đứng và nằm ngang đục vào.

Khasnel al Faroun | Petra | Thế kỷ thứ nhất

59


Hình khối trừ

Nhà ở Gwathmey | Amagansett, New York | 1967 | Charles Gwathmey/Gwathmey Siegel

Shodhan House | Ahmedabad, Ấn Độ | 1956 | Le Corbusier

Nhà phụ Benacerraf | Princeton, New Jersey | 1969 | Michael Graves

60


Hình khối cộng và hình khối trừ

Le Corbusier viết về hình thức: Tập hợp tích lũy  Hình thức cộng  Dễ phân loại  Giàu hình tượng và đầy đủ chuyển động  Có thể hoàn toàn xử lý bằng việc phân loại và hệ thống tầng bậc

Những tập hợp khối lập phương (Những lăng trục thuần khiết)

Nhà La Roche-Jeanneret | Paris

Villa Garches | Paris

 Rất khó (để thỏa mãn tinh thần)  Rất dễ ( để kết hợp với nhau) Nhà ở Stuttgart Hình thức trừ  Rất phong phú  Trên ngoại thất kiến trúc sẽ được xác nhận  Trong nội thất tất cả công năng cần được thỏa mãn (sự xâm nhập của ánh sáng, sự tiếp nối, giao thông)

Nhà ở Poissy (Villa Savoye)

Một bản phác thảo, “Bốn hình thức nhà” , Le Corbusier trong tập hai của Oeuvre Complète, xuất bản năm 1935

61


Hình khối cộng Trong khi khối trừ là kết quả từ việc trừ đi một phần của khối ban đầu, hình khối cộng được tạo ra bởi việc liên kết hay gắn kết vật lý một hay nhiều hình khối phụ vào hình khối ban đầu. Những khả năng cơ bản để nhóm hai hay nhiều hình thức lại với nhau được tạo ra bởi: Sức căng không gian Đây là loại quan hệ dựa vào trạng thái gần nhau của hình hoặc là điểm chung nhau về một yếu tố thị giác thông thường, ví như hình dạng, màu sắc hoặc vật liệu.

Liên hệ cạnh – cạnh Trong loại quan hệ này, những hình thức chung nhau một cạnh và có thể quay quanh cạnh đó.

Liên hệ mặt – mặt Loại quan hệ này yêu cầu hai hình thức phải có những mặt tương ứng song song với nhau.

Giao nhau Trong loại quan hệ này, những hình thức xuyên vào không gian của nhau. Những hình thức không cần chung bất cứ đặc điểm thị giác nào.

62


Hình khối cộng Những hình khối cộng tạo ra từ những hình khối kết hợp hay riêng rẽ đều có những tính chất bởi khả năng phát triển và kết hợp của chúng. Với chúng ta, để cảm nhận những nhóm kết hợp đó như một tập hợp hình thức – như một hình trong trường thị giác của chúng ta – những yếu tố kết hợp này phải liên hệ với nhau trong một cách thức liên kết. Những giản đồ bên đây phân loại những hình thức theo bản chất trong mối quan hệ tồn tại của các yếu tố thành phần cũng như trong cấu trúc tổng thể của chúng. Đặc điểm này của tổ chức hình thức sẽ được so sánh với một phần luận song song về tổ chức không gian ở chương 4.

Hình thức tập trung Một số hình thức thứ cấp sẽ tụ lại quanh một hình có ưu thế hơn – hình gốc trung tâm

Hình thức tuyến Một chuỗi các hình thức sắp xếp liên tiếp thành một hàng

Hình thức phân tia Một tập hợp các hình thức tuyến phát triến ra xung quanh từ một hình thức trung tâm

Hình thức cụm Tập hợp những hình thức nhóm chúng lại với nhau bởi khoảng cách gần nhau hay cùng chung đặc tính thị giác

Đền Lingaraja | Bhubaneshwar, Ấn Độ | 1100

Hình thức lưới Một tập hợp các mô đun hình thức được liên kết và được điều chỉnh bởi lưới ba chiều

63


Hình thứ c tập trung

St.Maria Della Salute | Venice | 16311682 | Baldassarc Longhena

Giáo đường Do Thái Beth Sholom | Công viên Elkins, Pennsylvania | 1959 | Frank Lloyd Wright

64

Biệt thự Capra (The Rotunda) | Vicenza, Ý | 15521567 | Andrea Palladio


Hình thứ c tập trung

Tempietto, S. Pietro ở Montorio | Rome | 1502| Donato Bramante Những hình thức tập trung cần đến ưu thế thị giác của một hình học chuẩn mực, nằm chính giữa hình thức, như khối cầu, khối nón, hay khối trụ. Bởi tính tập trung cố hữu của mình nên những hình thức này cùng có những tính chất hướng tâm như của điểm và hình tròn. Chúng lý tưởng cho việc đứng độc lập như một cấu trúc tách biệt trong bối cảnh của nó, làm trội một điểm trong không gian, hoặc chiếm lĩnh trung tâm của một vùng xác định. Chúng đánh dấu những địa điểm linh thiêng, trang nghiêm hay kỉ niệm nhân vật hoặc sự kiện ý nghĩa.

Yume-Dono, khu phía đông của đền Horyu-Ji | Nara, Nhật Bản | 607

65


́ Hình thứ c tuyên • Một hình thức tuyến là kết quả của một sự thay đổi tỉ lệ trong kích thước của hình thức hoặc sự sắp xếp của một chuỗi những hình thức riêng biệt theo một đường. Trong trường hợp sau, chuỗi những hình thức có thể lặp lại hoặc không giống nhau, và được tổ chức bởi một thành phần. riêng biệt và duy nhất, chẳng hạn như một bức tường hoặc đường. • Một hình thức tuyến có thể chia nhỏ hoặc bẻ cong để phù hợp với hình, hướng, góc nhìn, hay những đặc điểm khác của địa điểm. • Một hình thức tuyến có thể đứng trước hoặc xác định cạnh của một bức tường, hay phân định lối vào không gian phía sau.

• Một hình thức tuyến có thể được điều chỉnh để vây một phần không gian.

• Một hình thức tuyến có thể được định hướng theo phương thẳng đứng như một tòa tháp để tạo nên hoặc đánh dấu một điểm trong không gian.

• Một hình thức tuyến có thể cung cấp như một cấu kiện mang tính chất tổ chức để những hình thức thứ cấp có thể gắn vào đó.

66


́ Hình thứ c tuyên

Nhà ở đô thị mới Runcorn | Anh | 1967 | Jame Stirling

Phát triển tuyến thông qua việc lặp lại hình thức

Hình thức tuyến biểu hiện tiến trình hoặc chuyển động

Công ty phụ tùng cơ khí Burroughs | Detroit, Michigan | 1904 | Albert Kahn

67


́ Hình thứ c tuyên

Agora ở Assos | Tiểu Á | Thế kỷ thứ 2 TCN

Hình thứ c tuyến đối diện hoặc xác đi ̣nh trự c tiếp không gian bên ngoài

Trường Queen | Cambridge, Anh | 17091738 | Nicholas Hawksmoor

Những công trình thế kỷ 18 đối diện với hàng cây qua dòng kênh ở Kampen, Hà Lan

68


́ Hình thứ c tuyên Nhà Henry Babson | Riverside, Illinois | 1907 | Louis Sullivan

Tổ hợp tuyến trong không gian

Đồ án nhà trọc trời cao một dặm Illinois | Chicago, Illinois | 1956| Frank Lloyd Wright

69


Hình thứ c phân tia

Một hình thức phân tia bao gồm những hình thức tuyến mở rộng ra từ trung tâm là phần lõi theo cách toả ra. Nó có dáng vẻ tập trung và tuyến tính ở mỗi phần tử.

Phần lõi là biểu tượng hoặc chức năng trung tâm của tổ hợp. Phần trung tâm của nó có khả năng liên kết với một hình thức có ưu thế thị giác, hoặc nó có thể hòa nhập và trở thành phần phục vụ cho những cánh của nó.

Hình thức tia có thể phát triển thành mạng lưới liên kết bởi các cánh.

70

Những cánh toả ra, có những tính chất như những hình thức tuyến, làm cho hình thức mang tính chất hướng ngoại. Chúng có thể vươn ra và liên hệ hoặc tự gắn với những đặc trưng của địa điểm. Chúng bộc lộ những bề mặt được kéo dãn của chúng trong những điều kiện tuyệt vời của mặt trời, gió, góc nhìn, không gian.


Hình thứ c phân tia

Phối cảnh chim bay

Toà nhà văn phòng, Trụ sở UNESCO | Quảng trường Fontenoy, Paris | 19531958 | Marcel Breuer

Góc nhìn từ mặt đất

Tổ hợp của một hình thức phân tia có thể được quan sát và hiểu tốt nhất từ góc nhìn chim bay. Khi được nhìn từ mặt đất, lõi trung tâm của nó có thể không quan sát được rõ và hình tỏa ra của các cánh có thể mờ nhạt hoặc biến dạng trong phối cảnh bị ngắn lại.

Nhà trọc trời trên biển | Đồ án cho Algiers, Algérie | 1938 | Le Corbusier

71


Hình thứ c cụm Trong khi một tổ hợp tập trung có cơ sở hình học vững chắc để bố cục hình thức của nó, tổ hợp cụm nhóm những hình khối của nó theo những yêu cầu thiết thực về kích cỡ, hình dạng, hay sự gần gũi. Trong khi nó thiếu sự đều đặn về hình học và tính hướng nội của hình thức tập trung, một tổ hợp cụm đủ linh hoạt để kết hợp chặt chẽ những hình thức đa dạng hình dạng, kích cỡ, và hướng trong cấu trúc của nó. Xem xét về sự linh hoạt của chúng, những tổ hợp cụm của hình thức có thể được tổ chức theo các cách sau:  Chúng có thể được gắn thêm như một phần phụ vào hình hoặc không gian chính lớn hơn.  Chúng có thể được liên hệ bởi khoảng cách đủ gần để liên kết và biểu hiện khối tích của chúng như một thành tố riêng lẻ.  Chúng có thể giao nhau và hòa nhập thành một hình thức đơn lẻ có nhiều mặt.

Một tổ hợp cụm có thể cũng gồm những hình thức nói chung tương đương nhau về kích cỡ, hình dạng và chức năng. Những hình thức này được bố cục trong một tổ hợp thị giác và không có chính phụ không chỉ vì sự gần gũi giữa chúng mà còn bởi sự giống nhau về những tính chất thị giác của chúng.

72


Hình thứ c cụm

́ quanh hình gốc: Một cụm hình thứ c găn Nhà nghỉ dưỡng | Biển Ranch, California | 1968 | MLTW

Một cụm nhữ ng hình thứ c giao nhau: G.N. Black House (Kragstyde) | Bờ biển Manchester, Massachusetts | 18821883 | Peabody & Steams

Một cụm nhữ ng hình thứ c liên kêt́ : Nghiên cứu nhà ở | 1956 | James Stirling & James Gowan

73


Hình thứ c cụm Làng Trulli | Alberobello, Italy | Những mái nhà truyền thống bằng đá khô tồn tại từ thế kỷ 17

Một số ví dụ về nhà ở mang hình thức cụm có thể được tìm thấy trong ngôn ngữ kiến trúc riêng biệt của một số nền văn hoá. Mặc dù mỗi nền văn hóa sản sinh ra một phong cách riêng biệt để đáp ứng với những nhân tố kĩ thuật, khí hậu và xã hội, những tổ hợp nhà theo cụm này thường vẫn giữ được tính độc lập cho mỗi đơn vị và một mức độ điều hoà sự đa dạng trong bối cảnh của bố cục tổng thể.

Khu nhà Dogon | Đông nam Mali, Tây Phi | Thế kỷ 15  nay

74

Làng Taos | New Mexico | Thế kỷ 13


Hình thứ c cụm

Quần thể đền Ggantija | Malta | 3000TCN

Habitat Israsel, đồ án | Jerusalem | 1969 | Moshe Safdie

Những ví dụ về những ngôn ngữ riêng biệt của hình thức cụm có thể dễ dàng chuyển sang dạng mô-đun, bố cục hình học những thành phần cấu tạo liên kết với lưới sắp xếp của hình thức.

Habitat Montreal | 1967 | Moshe Safdie

75


Hình thứ c lướ i Lưới là một hệ thống của hai hay nhiều hệ giao nhau của những đường thẳng song song cách đều nhau. Chúng sinh ra những mẫu hình của những điểm cách đều nhau ở giao của những đường trong lưới và và những hình dạng như nhau được tạo ra bởi chính những đường lưới của chúng. Dạng cơ bản nhất là lưới hình vuông. Vì sự cân bằng về kích thước và sự đối xứng theo hai phương của nó nên lưới vuông không có chính phụ và hai chiều. Nó có thể được sử dụng để chia phạm vi của một bề mặt thành những đơn vị bằng nhau và tạo cho nó một chất cảm đều đặn. Nó còn có thể dùng chồng lên nhiều bề mặt khác nhau của hình và thống nhất chúng bởi sự lặp lại và dạng hình học phổ quát của nó. Lưới vuông, khi được diễn trong ba chiều, sinh ra một mạng lưới của sự liên kết giữa điểm và đường. Trong khuôn khổ modun này, một số hình thức và không gian có thể được tổ hợp thị giác.

Giản đồ tìm ý, bảo tàng nghệ thuật hiện đại | Quận Gunma, Nhật Bản | 1974 | Arata Isozaki

Tháp Nakagin | Tokyo | 1972 | Kisho Kurokawa

76


Hình thứ c lướ i

Những khối lập phương

Khung kết cấu

Khung với những không gian thêm vào Khu nhà Henbach | Santa Monica, California | 19711973 | Raymond Kappe

77


Trò n và vuông

Hình tròn và hình vuông

Hình vuông xoay

• Khi hai hình thức khác nhau về dạng hình học hoặc về hướng xung đột hoặc giao nhau ở đường biên, mỗi hình sẽ giành về nó ưu thế thị giác. Trong những tình huống đó, những hình sau có thể phát sinh:

• Hai hình có thể phá đi những đặc trưng của nhau và hoà nhập để tạo ra một hình thức mới.

• Một trong hai hình chứa toàn bộ hình kia trong khối tích của nó.

• Hai hình có thể giữ lại những đặc tính của mình và chung phần giao nhau với hình kia.

• Hai hình có thể riêng biệt và được liên kết bởi yếu tố thứ ba lấy lại dạng hình học của một trong hai ban đầu.

78


Trò n và vuông Những hình thức khác nhau về dạng hình học hoặc hướng có thể hợp nhất thành một tổ hợp vì những lý do sau đây:

 Để cung cấp hoặc nhấn mạnh sự khác nhau về yêu cầu của không gian nội thất và hình thức ngoại thất  Để biểu hiện yếu điểm chức năng hoặc biểu tượng của hình thức hay không gian trong bối cảnh của nó  Để tạo ra một tổ hợp hình thức hợp nhất những dạng hình học tương phản  Để uốn không gian theo một đặc trưng của khu đất.  Để tạo ra một phân định tốt khối tích không gian từ hình thức công trình  Để biểu hiện và kết nối nhiều hệ thống kết cấu và kỹ thuật tồn tại trong công trình  Để gia tăng điều kiện nội tại của sự cân đối trong hình thức công trình  Để đáp lại sự tương phản hình học của địa hình, hướng, đường bao, hay cấu trúc đã tồn tại tại địa điểm  Để thừa nhận một đường tức thời của sự chuyển động qua khu đất công trình

79


Trò n và vuông

Mặt bằng thành phố lý tưởng | 1615 | Vincenzo Scamozzi

Hình tròn có thể đứng độc lập hoàn toàn với bối cảnh để biểu hiện hình dạng lý tưởng của nó mà vẫn hợp nhất những hình học thẳng, hợp lý trong những đường bao của nó. Sự hướng tâm của hình tròn cho phép nó đóng vai trò như trung tâm và thống nhất tương phản hình học hoặc hướng của chúng.

Toà lãnh sự quán, Đại sứ quán Pháp (đồ án) | Brasilia | 19641965 | Le Corbusier

Biệt thự trên đảo (Teatro Marittimo) | Biệt thự Hadrian, Tivoli, Ý | 118125

80


Trò n và vuông

Bảo tàng Bắc RhineWestphalia (đồ án) | Dusseldort, Đức | 1975 | James Stirling & Michael Wilford

Toà thị chính Lister | Solvesborg, Thụy Điển | 19171921 | Gunnar Asplund Có thể tổ chức những không gian với những hình chữ nhật vây quanh một hình tròn hay không gian hình trụ.

Murray House | Cambridge, Massachusetts | 1969 | Charles Moore

81


Lướ i xoay

Thánh đường Hồi giáo ngọc trai, nằm trong Pháo đài Đỏ , một cung điện hoàng gia ở Agra, Ấn Độ | 16581707 Không gian nội thất của nhà thờ Hồi giáo này được định hướng chính xác với những điểm chủ chốt để những mặt tường quibla hướng về thánh địa Mecca, trong khi bên ngoài của nó tuân theo bố cục của pháo đài. Mặt bằng thành phố lý tưởng của Sforzinda | 1464 | Antonio Filarete

Tháp St. Mark (đồ án) | New York | 1929 | Frank Lloyd Wright

82


Lướ i xoay Bảo tàng quốc gia Nghệ thuật La Mã | Mérida, Spain | 19801986 | Rafael Moneo Lưới kết cấu của tầng dưới bảo tàng nổi bật và tương phản với hình học của người La Mã cổ còn lại ở Mérida.

Một giản đồ của kiến trúc: Taliesin West | gần Scottsdale, Arizona | 19381959 | Frank Lloyd Wright

Một giản đồ của Bernhard Hoesli về hình học điều chỉnh bố cục của Taliesin West

Giản đồ trong kiến trúc: House III cho Robert Miller | Lakeville, Connnecticut | 1971 | Những hình vẽ phát triển thiết kế | Peter Eisenman

83


Sự rà nh mạch củ a hình thứ c

Palacio Güell | Barcelona | 18851889 | Antonio Gaudi

84


Sự rà nh mạch củ a hình thứ c

Sự rành mạch liên quan đến cách thức các bề mặt của hình thức cùng nhau xác định hình dạng và khối tích. Một hình thức rành mạch rõ ràng biểu thị sự chính xác tự nhiên của từng phần và những mối quan hệ của chúng với nhau và với tổng thể. Những bề mặt của hình thức xuất hiện như những diện riêng biệt với những hình dạng cũng riêng biệt và cấu trúc tổng thể dễ nhận dạng và dễ cảm thụ. Trong một cách thức tương tự, một nhóm rành mạch của các hình thức đặc biệt chú trọng đến những mối nối giữa các phần cấu thành để biểu hiển ra bên ngoài tính cá thể của nó. Một hình thức có thể được làm rõ bởi:  sự phân biệt rạch ròi những diện gần nhau bằng sự thay đổi vật liệu, màu sắc, chất cảm, hoặc hình mẫu  sự phát triển góc như một yếu tố đường độc lập với những diện tiếp giáp  sự bỏ góc để tách bạch những mặt cạnh nhau  sự chiếu sáng hình để tạo tương phản rõ ràng trong sắc độ dọc theo những cạnh và góc

Đối lập với sự nhấn mạnh ở chỗ nối, những góc của hình thức có thể tròn hoặc làm mềm đi để nhấn sự tiếp nối giữa những diện. Hoặc một vật liệu, màu sắc, chất cảm, hay khung hình có thể được mang qua một góc ở mối nối những bề mặt để nhấn mạnh tính cá thể của những diện và nhấn mạnh để thay thế cho khối tích của hình.

85


Cạnh và góc Sự rành mạch của hình thức phụ thuộc rất nhiều cách các bề mặt gặp nhau ở góc, cách các cạnh của chúng được giải quyết tới sự xác định và rõ ràng của một hình thức. Trong khi một góc có thể được làm bật lên đơn thuần bởi sự tương phản bề mặt giữa những mặt cạnh nhau, hoặc làm mờ đi bởi các lớp kết nối chúng, thì cảm nhận của chúng ta về sự tồn tại của chúng cũng bị ảnh hưởng bởi luật phối cảnh và chất lượng của ánh sáng rọi vào hình. Với một góc thông thường, luôn có nhiều hơn một sự vi sai giữa hai diện tiếp giáp. Vì lẽ chúng ta luôn luôn tìm kiếm quy luật và sự liên tục của trường nhìn, nên chúng ta có xu hướng điều tiết hoặc làm mềm đi sự lệch lạc khác thường đó. Đơn cử, một diện tường bị cong đi một ít sẽ xuất hiện như một diện tường phẳng, có lẽ với một diện tường không hoàn hảo. Một góc thì không cảm nhận được như vậy. Vậy điều gì sẽ làm cho những sai lệch thông thường này trở thành một góc nhọn? ...một góc vuông? một đường gấp khúc? ...một đường thẳng? một phần đường tròn? ...một sự thay đổi trên đường thẳng?

86


Cạnh và góc Những góc xác định sự giao nhau giữa hai diện. Nếu hai diện đơn thuần chạm nhau và góc giữ nguyên sự trần trụi của nó, dạng của góc sẽ phụ thuộc vào cách xử lý hai mặt tiếp giáp. Góc là điều kiện cần thiết để nhấn mạnh khối tích của hình.

Một góc có thể được nhấn mạnh thị giác bởi sự mở đầu một yếu tố đơn lẻ và duy nhất độc lập với những bề mặt nó kết nối. Yếu tố này khớp nối góc như một dạng tuyến tính, xác định những cạnh của những mặt tiếp giáp, và trở thành đặc điểm của hình thức.

Nếu một khe được hé mở ở một cạnh của góc, một diện sẽ xuất hiện vì nó dài vượt qua diện còn lại. Khe hở sẽ giảm bớt trạng thái góc, làm yếu đi khả năng xác định khối tích của hình, và nhấn mạnh những đặc trưng của mặt bên của diện.

Nếu diện còn lại cũng mở để xác định góc, một khối tích không gian được tạo ra thay thế góc. Góc làm biến dạng khối tích của hình, cho phép không gian nội thất lộ ra ngoài, hiện rõ những mặt bên như một diện trong không gian.

Việc quay kín góc nhấn mạnh sự tiếp nối của mặt bao của hình, sự cô đọng khối tích của nó, và độ mềm của đường bao. Tỉ xích của bán kính đường cong là rất quan trọng. Nếu nó quá nhỏ, nó không gây ra được ấn tượng thị giác nào; nếu nó quá lớn, nó ảnh hưởng tới không gian nội thất nó bao lấy và không gian ngoại thất nó diễn tả.

87


Góc

Bảo tàng Everson | Syracuse, New York | 1968 | I.M. Pei Những góc không trang trí của hình thức nhấn mạnh khối tích của nó.

Chi tiết góc, miếu Izumo | Quận Shimane, Nhật Bản | 717 (tu sửa lần cuối năm 1744) Mối nối góc ghép nối những thành phần đơn lẻ gặp nhau ở góc.

88


Góc

Chi tiết góc, những căn hộ phổ thông Promenade | Chicago | 19531956 | Mies van der Rohe Thành phần góc được lùi vào trong, trở nên độc lập với hai diện tường mà nó kết nối.

Chi tiết góc, Basilica | Vicenza, Italy | 1545 | Andrea Palladio Cột góc nhấn mạnh đường cạnh của hình thức công trình

89


Góc

Đài thiên văn Einstein | Postdam, Đức | 1919 | Eric Mendelsohn Góc bo tròn biểu thị sự tiếp nối của bề mặt, sự cô đọng của khối tích và sự mềm mại của hình thức.

Tháp thí nghiệm, trụ sở hãng Johnson Wax | Racine, Wisconsin | 1950 | Frank Lloyd Wright

90


Góc

Kaufmann Desert House | Palm Spings, California | 1946 | Richard Neutra Khe hở ở góc nhấn mạnh sự xuất hiện của diện mạnh hơn của khối.

Nghiên cứu thiết kế kiến trúc | 1923 | Van Doesburg và Van Esteren

91


Cảm nhận của chúng ta về hình dạng, kích thước, tỉ xích, tỉ lệ, và trọng lượng thị giác của một diện chịu ảnh hưởng bởi tính chất bề mặt của diện, hay là chất cảm thị giác.

• Sự tương phản dễ thấy giữa màu sắc bề mặt của diện và trường nhìn quanh nó có thể làm rõ hình dạng của nó, trong khi việc thay đổi sắc độ có thể tăng hoặc giảm trọng lượng thị giác.

• Góc nhìn chính diện thể hiện hình dạng chính xác của diện; góc nhìn xiên sẽ làm mất đi điều đó.

• Những yếu tố của kích cỡ đã biết trong bối cảnh thị giác của một mặt phẳng có thể giúp cho cảm nhận của chúng ta về kích cỡ và tỉ lệ của nó.

• Chất cảm và màu sắc cùng ảnh hưởng tới trọng lượng thị giác và tỉ xích của diện và mức độ thứ gì hấp thụ hoặc phản xạ ánh sáng và âm thanh.

• Những mẫu hình định hướng hoặc quá khổ nhìn có thể gây biến dạng hình dáng hoặc cường điệu hóa những tỉ lệ của diện.

92


Những căn hộ trên phố Vicent | London | 1928 | Sir Edwin Lutyens

Dinh thự Medici-Ricardo | Florence, Ý| 14441460 | Michelozzi

Màu sắc, chất cảm, và mẫu hình của bề mặt liên kết sự tồn tại của các diện và ảnh hưởng tới trọng lượng thị giác của hình.

Hoffman House | Đông Hampton, New York | 19661967 | Richard Meier

93


John Deree & toà nhà công ty | Moline, Illinois | 19621964 | Eero Saarinen & cộng sự Những thanh ngang đặt dọc theo chiều của bóng nắng nhấn mạnh phương vị ngang của hình thức tòa nhà. Toà nhà CBS | New York | 19621964 | Eero Saarinen & cộng sự Những cấu kiện dạng cột nhấn mạnh phương vị đứng của kết cấu vận động theo chiều thẳng đứng. Những mẫu hình dạng đường có khả năng làm nổi bật độ cao hay độ dài của hình, thống nhất những bề mặt của nó, và xác định chất lượng của chất cảm bề mặt của nó.

Ngân hàng Fukuoka Sogo, phòng nghiên cứu của chi nhánh Saga | 1971 | Arata Isozaki Mẫu hình lưới thống nhất bề mặt của tập hợp ba chiều.

94


Sự chuyển đổi từ mẫu hình của lỗ hở trên diện tới một mặt đứng mở được liên kết bởi hệ khung.

Trung tâm nghiên cứu IBM | La Guade, Var, Pháp | 19611961 | Marcel Breuer Hình thức ba chiều của những lỗ hở tạo nên chất cảm của ánh sáng, hình dạng và bóng đổ.

Nhà thờ First Unitarian | Rochester, New York | 19561967 | Louis Kahn Mẫu hình các lỗ hở và các ô trống làm gián đoạn sự liên tục của diện tường ngoại thất.

95


Trong tỉ xích nhỏ, những bề mặt của những công trình nhờ vào những đặc tính thị giác tác động cách thức vật liệu được ghép nối và lắp ráp trong cấu trúc.

Từ thô ráp đến mềm mại...

96


Từ thẳng đến xiên...

Một phần mặt đứng, Trụ sở Liên đoàn | Melbourne, Úc | 2003 | Studio Kiến trúc LAB & Bates Smart

St. Andrew’s Beach House | Victoria, Úc | 2006 | Sean Godsell Architects

97


98


3 Hiǹ h thức & không gian “Ta xếp ba mươi cái nan hoa lại với nhau và gọi chúng là bánh xe; nhưng kì thực chức năng của cái bánh xe phụ thuộc vào khoảng trống không chứa gì cả. Ta lấy đất sét để làm lọ hoa; nhưng kì thực chức năng của chiếc lọ phụ thuộc vào khoảng trống không chứa gì cả. Ta đục những cửa đi và cửa sổ để tạo nên ngôi nhà; và kì thực công năng của ngôi nhà phụ thuộc vào những khoảng trống không chứa gì cả ấy. Vì vậy, chỉ khi ta nhận ra những lợi ích của những thứ đang là, thì chúng mới có thể nhận ra công năng của những thứ vô hình.”

Lão Tử Đạo Đức Kinh Thế kỷ thứ 6 TCN

99


Hình thứ c và không gian Không gian liên tục quanh chúng ta. Xuyên qua khối tích của không gian, chúng ta di chuyển, nhìn ngắm những hình khối, nghe những âm thanh, cảm nhận những cơn gió nhẹ, ngửi thấy mùi thơm của vườn hoa đang khoe sắc. Nó là thứ vật liệu bền như đá hoặc gỗ vậy. Nó là thứ hư vô không có hình dạng cụ thể. Hình thức thị giác của nó, kích thước và tỉ xích của nó, chất lượng ánh sáng của nó – tất cả những phẩm chất đó phụ thuộc vào cảm nhận của chúng ta vào đường biên của không gian được xác định bởi các yếu tố tạo nên hình thức. Khi không gian được giữ lấy, vây lại, đóng khuôn và tổ chức bởi các thành phần của hình thức, kiến trúc bắt đầu từ đó.

Đền Kailasnath ở Ellora | gần Aurangabad, Ấn Độ | 6001000

100


Hình thứ c và không gian

Đền Pantheon | Rome | 120124

101


Hình thứ c và không gian: Sự thống nhât́ củ a các mặt đối lập Trường nhìn của chúng ta thông thường bao gồm một hỗn tạp các yếu tố khác nhau về hình dạng, kích cỡ, màu sắc, hay chiều hướng. Để được hiểu rõ hơn cấu trúc trường nhìn, chúng ta có xu hướng tổ chức các yếu tố của nó thành hai nhóm: các yếu tố dương bản, được thừa nhận như hình và các yếu tố âm bản, tạo ra một phông nền cho hình. Cảm nhận và sự hiểu biết của chúng ta về một bố cục phụ thuộc vào cách chúng ta diễn giải sự tương tác lẫn nhau giữa hai phần hình và nền trong vùng của chúng. Ví dụ, trong trang sách này, chữ nhìn giống một hình tối bật lên nền trắng của trang giấy. Vì vậy, chúng ta có khả năng cảm nhận cách kết hợp của chúng tạo thành từ, câu, và đoạn. Trong những giản đồ ở bên trái đây, chữ “a” được coi như một hình không chỉ bởi chúng ta thừa nhận nó là một chữ trong bảng chữ cái mà còn vì hình của nó dễ nhận ra, sắc độ của nó tương phản với nền, và sự bố trí nó tách biệt với bối cảnh xung quanh. Khi nó tăng kích cỡ so với giới hạn của nó, Hai khuôn mặt hay một chiếc lọ? những thành phần khác ở trong và xung quanh nó bắt đầu giành lấy sự chú ý của chúng ta như một hình vậy. Những khi đó, mối quan hệ giữa hình và nền rất mơ hồ khiến Trắng trên đen hay đen trên trắng? việc chuyển đổi thị giác giữa trước và sau, giữa hình và nền gần như đồng thời. Dù thế nào thì trong tất cả các trường hợp, nên hiểu rằng hình, yếu tố dương bản thu hút sự chú ý của ta, không thể tồn tại nếu thiếu quan hệ tương phản với nền. Hình và nền vì thế còn hơn cả những yếu tố đối lập nhau. Cùng với nhau, chúng hình thành một thực thể không thể tách rời – sự thống nhất của các mặt đối lập – chỉ khi các yếu tố của hình thức và không gian cùng nhau tạo thành thực thể kiến trúc.

102


Hình thứ c và không gian: Sự thống nhât́ củ a các mặt đối lập Sơ đồ mặt bằng, Taj Mahal | Agra, Ấn Độ | 16301653 Shah Jahan cho xây lăng bằng đá cẩm thạch trắng để tưởng nhớ người vợ yêu của mình, Muntaz Mahal. Đường nét xác định đường biên giữa khối đặc và không gian rỗng

Hình thức của khối đặc được thể hiện như phần hình

Hình thức của không gian rỗng được thể hiện như phần hình

Hình thức kiến trúc xuất hiện ở phần tiếp ráp giữa hình khối và không gian. Trong việc thể hiện và đọc bản vẽ, chúng ta cần quan tâm đến cả phần hình thức của khối bao chứa một khối tích không gian cũng như là phần hình thức của khối tích không gian của nó. Một phần bản đồ thành Rome | Vẽ bởi Giambattista Nolli vào năm 1748

Tùy thuộc vào cảm nhận của chúng ta về những yếu tố hình, mối liên hệ hình - nền của những hình thức của khối và không gian có thể được chuyển đổi trong những phần khác nhau của bản đồ thành Rome. Trong một số phần củ a bản đồ, những công trình xuất hiện như phần hình thức dương bản xác định không gian đường phố. Những phần còn lại của bản vẽ, quảng trường thành phố, sân trong, và những không gian chính trong những toà nhà công cộng quan trọng được xem như những yếu tố hình trên nền của các toà nhà xung quanh.

103


Hình thứ c và không gian: Sự thống nhât́ củ a các mặt đối lập Mối quan hệ cộng sinh hình thức của hình khối và không gian trong kiến trúc có thể được nghiên cứu và tạo ra để tồn tại ở nhiều tỉ xích khác nhau. Ở mỗi mức độ, chúng ta liên hệ không chỉ với hình thức của một công trình mà còn với những tác động của nó trên không gian xung quanh nó. Ở tỉ xích đô thị, chúng ta nên cẩn thận xem xét vai trò của công trình để nối tiếp với những công trình đang tồn tại vị trí đó, hình thành một nền tảng cho những công trình khác, hoặc xác định không gian “dương bản” của đô thị, hoặc nó phải phù hợp khi đứng độc lập như một vật biểu tượng trong không gian. Trong tỉ xích của một công trình, có nhiều chiến lược để liên kết hình thức của công trình với không gian xung quanh. Một công trình có thể: A. Hình thành một bức tường dọc theo cạnh của khu đất và bắt đầu xác định hình thức dương bản không gian bên ngoài; B. Hoà lẫn không gian nội thất với không gian riêng tư bên ngoài bức tường của khu đất; C. Vây một phần của khu đất như một phòng ngoài và che chắn nó khỏi những điều kiện thời tiết không mong muốn; D. Quây quanh và vây một sân trong hoặc không gian chuyển tiếp trong khối tích của nó – một phương án hướng nội.

Công trình như một vật trong không gian

Những công trình xác định không gian Tu viện St.Meletios | Mt.Kithairon, Hi Lạp | Thế kỷ 9

104


Hình thứ c và không gian: Sự thống nhât́ củ a các mặt đối lập E. đứng như vật độc lập trong không gian và bao quát khu đất thông qua hình thức của nó và dạng hình học dương bản bên ngoài; F. kéo giãn và thể hiện mặt tiền trước góc nhìn, kết thúc một trục, hoặc xác định một cạnh của không gian đô thị; G. đứng độc lập trong khu đất nhưng mở rộng không gian bên trong để hoà nhập với không gian riêng bên ngoài; H. đứng như một hình thức dương bản trong một không gian âm bản.

Nhữ ng công trình xác đi ̣nh không gian: Quảng trường San Marco | Venice

Nhữ ng công trình như một vật trong không gian: Hội trường thành phố Boston | 1960 | Kallmann, McKinnell & Knowles

105


Hình thứ c và không gian: Sự thống nhât́ củ a các mặt đối lập

Nhữ ng công trình ôm lâý cả nh quan: Trung tâm văn hóa Eyüp | Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ | 2013 | EAA-Emre Arolat Architects

Công trình chiếm li ̃nh cả nh quan: Ngôi đền nghệ thuật Cooroy | Núi Cooroy, Úc | 2008 | Paolo Denti JMA Architects

106


Hình thứ c và không gian: Sự thống nhât́ củ a các mặt đối lập

Công trình như cả nh quan: Thư viện công cộng Palafolls | Palafolls, Tây Ban Nha | 2009 | Enric Miralles và Benedetta Taglibue/Miralles Tagliabue EMBT

Cả nh quan như công trình: Công viên điêu khắc Olympic | Bảo tàng Nghệ thuật Seattle, Washington | 2008 | Weiss/Manfredi Architecture/Landscape/Urbanism

107


Hình thứ c và không gian: Sự thống nhât́ củ a các mặt đối lập

Trong tỉ xích của một công trình, chúng ta có xu hướng xem hình của những bức tường như phần hình của một mặt bằng. Trong khi khoảng trắng, dù thế nào, cũng không thể xem đơn thuần như nền cho những bức tường, mà còn có thể xem như những hình trong bức vẽ có hình dạng và hình thức.

Ngay cả ở tỉ xích của một phòng, những vật nội thất có thể đứng như những hình khối trong một vùng không gian hoặc định hình một vùng không gian.

108


Hình thứ c và không gian: Sự thống nhât́ củ a các mặt đối lập

Rạp Seinãjoki | Phần Lan | 19681969 | Alvar Aalto

Hình thức và phần vây quanh của mỗi không gian trong một công trình hoặc xác định hoặc được xác định bởi hình thức của những không gian xung quanh nó. Trong thiết kế rạp Seinãjoki của Alvar Aalto, chúng ta có thể nhận ra nhiều loại hình thức không gian và phân tích cách chúng tương tác lẫn nhau. Mỗi loại đóng vai trò chủ động và bị động trong việc xác định không gian.

A. Một số không gian, như những văn phòng, có chức năng đặc thù nhưng giống nhau và có thể nhóm lại thành một khu, tuyến tính, hoặc theo cụm. B. Một số không gian, như những phòng hòa nhạc, có chức năng và yêu cầu kĩ thuật đặc biệt, và hình thức có nhu cầu đặc biệt sẽ ảnh hưởng tới những hình thức của không xung quanh. C. Một số không gian, như hành lang, vốn dĩ linh hoạt và vì thế có thể được xác định một cách tự do bởi những không gian hoặc nhóm những không gian xung quanh nó.

109


Hình khối xác đi ̣nh không gian

Quảng trường ở Giron | Colombia, Nam Mỹ Khi chúng ta đặt hình vẽ hai chiều lên trên một mẩu giấy, nó ảnh hưởng tới hình dạng của phần trắng xung quanh nó, và tương tự, bất kỳ hình ba chiều nào cũng phân định khối tích không gian xung quanh nó và sinh ra một vùng ảnh hưởng hay một khu vực chúng giữ vai trò sở hữu. Những phần tiếp theo của chương sẽ xem xét những yếu tố nằm ngang, thẳng đứng của hình khối; và đưa ra những ví dụ về cách những hình thù đa dạng của các yếu tố thông thường tạo ra và xác lập những dạng đặc trưng của không gian.

110


́ tố nằm ngang xác lập không gian Nhữ ng yêu Diện sàn Một diện nằm ngang đặt như một hình trên nền tương phản với nó xác lập một vùng không gian đơn giản. Vùng này có thể được nhấn mạnh thị giác bằng những cách sau. Diện sàn được nâng lên Một diện nằm ngang được nâng lên trên khỏi mặt đất tạo ra mặt thẳng đứng chạy dọc theo cạnh của diện đó làm tăng cường sự phân cách thị giác giữa vùng của diện và mặt đất xung quanh nó. Diện sàn được hạ xuống Một diện nằm ngang được hạ xuống dưới mặt đất dùng mặt thẳng đứng của vùng thấp hơn để xác lập không gian. Diện trần Một diện nằm ngang nằm trên đầu xác lập một khối tích không gian giữa nó và mặt sàn.

111


Diện sà n Để một diện nằm ngang trông như một hình, phải tạo ra sự thay đổi cảm nhận về màu sắc, sắc độ hoặc chất cảm giữa bề mặt của nó với vùng xung quanh.

Cạnh xác định của diện nằm ngang càng mạnh, phạm vi của nó càng rõ ràng.

Mặc dù có sự tiếp nối không gian, song diện sàn vẫn sinh ra một địa hạt không gian trong đường bao của nó.

Việc phân chia mặt đất hoặc diện sàn thường được sử dụng trong kiến trúc để xác lập một vùng không gian trong một bối cảnh lớn. Những ví dụ trên minh họa cách những dạng xác lập không gian được dùng để phân biệt giữa một đường chuyển động và những nơi nghỉ ngơi, tạo ra một lô đất mà những công trình vươn lên từ đó, hay là phân định một vùng chức năng trong một công trình, một căn phòng.

112


Diện sà n

Đường phố ở Woodstock | Oxfordshire, Anh

Vương phủ Katsura | Kyoto, Nhật Bản | Thế kỷ 17

Vườn hoa Broderie, Cung điện Versailles | Pháp | Thế kỉ 17 | André Le Nôtre

Nội thất của Glass House | New Canaan, Connecticut | 1949 | Philip Johnson

113


Diện sà n được nâng lên Việc nâng một phần của diện sàn tạo nên một điểm nhấn đặc biệt trong bối cảnh không gian rộng lớn. Sự thay đổi cao độ dọc theo những cạnh của diện sàn được nâng lên xác lập đường bao giới hạn và làm gián đoạn sự liền mạch của dòng không gian lưu chuyển qua bề mặt của nó. Nếu những tính chất bề mặt của diện sàn tiếp tục trên mặt sàn được nâng lên thì vùng của diện sàn sẽ trở thành một phần không gian xung quanh. Dù vậy, nếu cạnh giới hạn được nhấn bởi sự thay đổi trong hình thức, màu sắc, hoặc chất cảm, thì vùng của diện sàn sẽ trở thành một cao độ riêng biệt và rõ ràng với xung quanh nó.

Fatehpur Sikri, Cung điện phức hợp của Akbar Đại đế, vương triều Mogul ở Ấn Độ | 15691574 Một nơi đặc biệt được tạo nên bởi một diện phẳng trong mặt hồ vây quanh bởi nơi ở của hoàng thất.

114


Diện sà n được nâng lên Mức độ tiếp nối thị giác và tiếp nối không gian giữa một không gian được nâng lên và vùng xung quanh nó được giữ lại thế nào tùy thuộc vào tỉ lệ thay đổi.

1. Cạnh của vùng diện sàn nâng lên xác lập rõ; sự tiếp nối thị giác và tiếp nối không gian được giữ lại; tiếp cận vật lý dễ dàng. 2. Sự tiếp nối thị giác được giữ lại; không gian bị gián đoạn; tiếp cận vật lý yêu cầu thang hoặc đường dốc. 3. Sự tiếp nối thị giác và tiếp nối không gian bị phá vỡ; vùng của diện sàn được nâng lên cô lập với mặt đất; diện sàn biến thành một thành phần che chắn cho không gian phía dưới.

115


Diện sà n được nâng lên

Acropolis, thành bang của Athens | Thế kỷ 5 TCN

Miếu Izumo | Quận Shimane, Nhật Bản | 717 (tu sửa lần cuối năm 1744)

Đền Jupiter Capitolinus | Rome | 509TCN

116


Diện sà n được nâng lên Việc nâng một phần của mặt đất lên tạo ra một mặt phẳng hoặc một bục nâng đỡ về cấu trúc cũng như về mặt thị giác của hình thức và hình khối một công trình. Diện sàn được nâng lên có thể là điều kiện tồn tại từ trước của địa điểm, hoặc nó có thể được xây dựng nhân tạo để nâng dần một công trình lên trên bối cảnh xung quanh hoặc tăng tính hình tượng của nó trong cảnh quan. Những ví dụ ở trang này và trang trước minh họa cách những kĩ thuật đã được sử dụng để tôn lên những công trình linh thiêng.

Thiên Đàn, Tử Cấm Thành | Bắc Kinh | 1627

Núi Đền, Đền Bakong | Hariharalaya, Cam-pu-chia | 881

Valhalla | gần Regenburg, Đức | Leon von Klenze | 18301842

117


Diện sà n được nâng lên

Sân trong Hoàng Cung, Tử Cấm Thành | Bắc Kinh, Trung Quốc | Thế kỷ 15 Một diện sàn được nâng lên có thể xác định không gian chuyển tiếp giữa bên trong công trình và môi trường bên ngoài. Kết hợp với diện mái, nó phát triển thành một vùng bán riêng tư của mái hiên.

Farnsworth House | Plano, Illinois | 1950 | Mies van der Rohe. Farnsworth House đã được xây dựng nâng lên trên mực lũ của sông Fox. Diện sàn nâng lên này, cùng với một diện trần mái, xác lập một khối tích không gian bay bổng thanh nhã trên bề mặt khu đất.

118


Diện sà n được nâng lên Ban thờ cao trong nhà nguyện ở tu viện Cistercian của La Tourette | gần Lyons, Pháp | 19561959 | Le Corbusier

Một phần của diện sàn có thể được nâng lên để tạo nên một vùng không gian đơn lập trong một phòng hay là sảnh. Không gian được nâng lên này có thể phục vụ như một chỗ nghỉ cho các hoạt động xung quanh nó hoặc là một tấm phẳng cho việc quan sát xung quanh. Trong một công trình tôn giáo, nó có thể phân định nơi linh thiêng hoặc cúng bái.

Nhà trẻ phía đông Harlem | New York | 1970 | Hammel, Green & Abrahamson

119


Diện sà n được hạ xuống Một phần thấp hơn của diện sàn tách một vùng không gian ra khỏi bối cảnh rộng hơn. Những mặt thẳng đứng của chỗ lõm xuống tạo nên đường biên cho vùng. Những đường biên này không mang tính ước lệ như trong trường hợp sàn nâng lên, mà là những cạnh có thể nhìn thấy bắt đầu tạo thành những bức tường của không gian. Vùng không gian có thể rõ ràng hơn nếu có sự tương phản của bề mặt xử lý ở vùng phía dưới với diện sàn xung quanh.

Một sự tương phản trong hình thức, dạng hình học hay chiều hướng cũng có thể tăng cường về mặt thị giác cho tính cá thể và tính độc lập của vùng lõm với bối cảnh không gian rộng lớn.

120


Diện sà n được hạ xuống Mức độ tiếp nối không gian giữa một vùng bị hạ xuống và vùng xung quanh được nâng lên phụ thuộc vào tỉ lệ thay đổi. • Vùng hạ thấp có thể là một phần gián đoạn của nền đất hoặc diện sàn và giữ nguyên tính toàn vẹn của không gian xung quanh. • Tăng độ sâu của vùng hạ xuống sẽ làm yếu đi mối quan hệ thị giác với không gian xung quanh và củng cố cho sự phân định như một khối tích không gian riêng biệt. • Một khi diện sàn ban đầu ở trên tầm mắt của chúng ta, vùng hạ xuống trở thành một phòng riêng biệt và rõ ràng trong chính nó. Việc tạo bậc, thềm hay đường dốc di chuyển lên một cấp giúp kiểm soát sự tiếp nối giữa không gian lõm xuống và vùng chạy xung quanh nó.

Nhà thờ tạc trong trong đá đá Lalibela Lalibela| |Thế Thếkỷ 13 kỷ 13

Trong khi việc nhấn mạnh một không gian được nâng lên biểu lộ sự hướng ngoại hoặc tính biểu tượng của không gian thì phần trũng của không gian ở dưới vùng xung quanh nó thể hiện sự hướng nội vốn có hoặc là khả năng che chắn và bảo vệ.

121


Diện sà n được hạ xuống

Nhà hát Epidauros | Hi Lạp | 350TCN | Polycleitos

Những vùng được hạ xuống trong hình thể của khu đất có thể phục vụ như một sân khấu ngoài trời cho các vở diễn và bài giảng. Sự thay đổi cao độ tự nhiên này mang ích lợi cho cả tầm quan sát cũng như chất lượng âm thanh của những không gian này.

Bậc thềm chuẩn xác ở Abhaneri | gần Agra, Ấn Độ | Thế kỷ 9

122


Diện sà n được hạ xuống

Quảng trường dưới thấp, Trung tâm Rockefeller | New York | 1930 | Wallace K. Harrison & Max Abramovitz. Quảng trường dưới thấp của trung tâm Rockefeller, một quán cafe ngoài trời vào mùa hè và một sân trượt băng vào mùa đông, có thể được nhìn từ quảng trường phía trên trong khi mua sắm.

Dưới đất làng gần Lạc Dương, Trung Quốc

Nền đất có thể hạ xuống để xác lập những không gian che chắn ngoài trời cho những công trình phía dưới mặt đất. Một sân trong lõm xuống được bảo vệ khỏi gió và tiếng ồn gây ra bởi những vùng xung quanh nó, đồng thời vẫn lấy được không khí, ánh sáng và tầm nhìn cho không gian phía dưới.

123


Diện sà n được hạ xuống Trong tất cả các ví dụ này, Alvar Aalto đã phân định những vùng đọc sách trong một không gian thư viện rộng lớn bằng cách hạ diện sàn xuống dưới cao độ chính của thư viện. Ông ấy sử dụng những mặt biên thẳng đứng của khu vực đọc sách cho việc để sách.

Thư viện, Trung tâm văn hoá Wolfsburg | Essen, Đức | 1962 | Alvar Aalto

Một phần mặt bằng

Thư viện Rovaniemi | Phần Lan | 19651968 | Alvar Aalto

Một phần mặt cắt qua phòng đọc chính

124


Diện sà n được hạ xuống

Nhà ở bờ biển Massachusetts | 1948 | Hugh Stubbins Một khu vực trong một phòng lớn có thể được làm lõm xuống để giảm tỉ xích của phòng và tạo nên một không gian thân mật trong nó. Một vùng lõm cũng có thể là một không gian chuyển tiếp giữa hai sàn của công trình.

Góc nhìn tới cao độ thấp hơn trong phòng sinh hoạt chung

125


Diện trần Giống như cách mà một bóng cây mang lại cảm giác được che dưới cấu trúc “chiếc ô” của nó, diện trần xác lập một vùng không gian giữa nó và mặt đất. Trong khi những cạnh của diện trần tạo ra đường biên của vùng, hình dạng, kích cỡ, và chiều cao so với mặt đất quyết định những tính chất hình thức của không gian. Trong khi mặt đất hoặc diện sàn tạo ra những vùng không gian mà giới hạn trên được xác định bởi bối cảnh của chúng thì một diện trần, tự thân nó, có khả năng xác lập một khối tích riêng biệt trong không gian.

Nếu những yếu tố thẳng đứng như cột hay trụ được sử dụng để đỡ diện trần thì chúng sẽ giúp tạo lập những giới hạn của không gian đã được phân định mà không phá vỡ đi tính lưu chuyển của không gian qua vùng có diện trần đó.

Tương tự, nếu những cạnh của diện trần được đẩy xuống, hoặc nếu diện sàn phía dưới được hô ứng với trần của nó bằng một thay đổi cao độ, những đường biên của khối tích đã xác định sẽ càng được củng cố.

126


Diện trần

Vì kèo gỗ

Chuyển mái một ngôi nhà ở Guinea Giàn sắt

Yếu tố “overhead” chính của một công trình là diện mái của nó. Nó không chỉ che chắn cho những không gian nội thất của công trình khỏi nắng, mưa, và tuyết mà nó còn tác động lớn tới hình khối tổng thể công trình và hình dạng của không gian bên trong công trình. Hình thức diện mái, lần lượt, được xác định bởi vật liệu, dạng hình học và những thuộc tính của hệ thống kết cấu và cách thức nó truyền tải trọng vượt không gian tới các kết cấu đỡ nó.

Khối xây vòm

Kết cấu dây căng, Vườn triển lãm quốc gia | Cologne, Đức | 1957 | Frei Otto và Peter Stromeyer

127


Diện trần

Họa sỹ Trung Quốc minh họa việc sử dụng kết cấu lều làm chỗ nghỉ ngơi trong một trại.

Club vùng Totsuka | Yokohama, Nhật Bản | Kenzo Tange | 19601961

128


Diện trần

Nhà hội nghị Chicago (đồ án) | 1953 | Mies van der Rohe

Hale county animal shelter | Greensboro, Alabama | 2008 | Rural Studio, Đại học Auburn

Diện mái có thể thể hiện cách mô hình các thành phần kết cấu của nó phân bố lực và truyền tải trọng tới hệ thống đỡ.

Gian hàng nghệ thuật không tưởng | Zeewolde, Hà Lan | 2000 | René van Zuuk

129


Diện trần Diện mái có thể trở thành thành phần chính xác lập không gian của công trình và tổ chức về mặt thị giác một chuỗi hình khối và không gian phía dưới mái che của nó.

Glass House | New Canaan, Connecticut | 1949 | Philip Johnson

Nhà máy rượu vang Peregrine | Thung lũng Gibbston, New Zealand | 2004 | Architecture Workshop

130


Diện trần

Trung tâm Le Corbusier | Zurich | 19631967 | Le Corbusier

Chi nhánh thư viện Cung Ngọc Bích | Edmonton, Canada | 2013 | Hughes Condon Marier Architects + Dub Architects

131


Diện trần

Diện trần của một không gian nội thất có thể phản ánh hình thức hệ kết cấu đỡ trần hoặc mái. Vì lẽ không cầ n chống chịu bất kỳ lực mài mòn hay mang những tải trọng chính nên diện trần cũng có thể tách ra khỏi sàn hoặc mái và trở thành một yếu tố mang hoạt tính thị giác trong không gian. Viện công nghệ Bandung | Bandung, Indonesia | 1920 | Henri Maclaine Pont

Như trong trường hợp của diện sàn, diện trần có thể được điều chỉnh để xác định và làm rõ các vùng không gian trong một phòng. Nó có thể hạ xuống hoặc nâng lên để thay đổi tỉ xích, xác định đường chuyển động qua nó, hoặc cho ánh sáng tự nhiên đi vào từ phía trên.

Hình thức, màu sắc, chất liệu và mẫu hình của diện trần có thể được điều chỉnh để cải thiện chất lượng của ánh sáng, âm thanh trong không gian hoặc đem cho nó tính định hướng.

132


Diện trần Cánh bên ban thờ, Tu viện Cistercian ở LaTourette | gần Lyons, Pháp | 19561959 | Le Corbusier

Những vùng âm bản được xác định rõ ràng hoặc những lỗ trống ở diện trần, như những giếng trời, có thể được xem như những hình dạng dương bản tạo lập nên những vùng không gian phía dưới những lỗ hở của chúng.

Thư viện quốc gia (đồ án) | 1788 | Étienne-Louis Boulée Trung tâm giáo dân | Wolfsburg, Đức | 19601962 | Alvar Aalto

133


́ tố thẳng đứ ng xác lập không gian Nhữ ng yêu

Trong phần trước của chương này, những diện nằm ngang xác lập những vùng không gian mà các đường biên thẳng đứng được gợi lên hơn là vạch ra rõ ràng. Phần này bàn luận vai trò quyết định các yếu tố thẳng đứng của hình thức đóng vai trò tạo lập một cách vững chắc những giới hạn thị giác của vùng không gian. Những hình thức thẳng đứng có sức biểu hiện lớn hơn các diện nằm ngang trong trường nhìn của ta và vì thế mạnh hơn trong việc tạo lập một khối tích không gian riêng biệt và mang lại một cảm giác vây quanh và riêng tư cho không gian trong các yếu tố đó. Thêm vào đó, chúng phân tách từng khối tích không gian khỏi những không gian khác và tạo nên một đường biên chung giữa môi trường nội thất và ngoại thất. Những yếu tố thẳng đứng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng những hình khối và không gian kiến trúc. Chúng như những phần đỡ cho diện sàn và mái. Chúng tạo ra chỗ che chắn và bảo vệ khỏi các yếu tố thời tiết và giúp điều hoà dòng không khí, nhiệt và âm thanh vào trong và đi qua không gian nội thất của công trình.

134


́ tố thẳng đứ ng xác lập không gian Nhữ ng yêu Những yếu tố thẳng đứng dạng đường Những yếu tố đường thẳng đứng xác định các cạnh song song của một khối tích không gian.

Một diện thẳng đứng Một diện thẳng đứng làm rõ không gian mà nó chắn phía trước.

Tổ hợp chữ L Một hình chữ L của những diện thẳng đứng sinh ra một vùng không gian từ một góc của nó ra ngoài dọc theo trục chéo.

Tổ hợp song song Hai diện song song thẳng đứng xác lập một khối tích không gian giữa chúng được định hướng theo cạnh mở của hình.

Tổ hợp chữ U Một hình chữ U của các diện thẳng đứng xác lập một khối tích không gian được định hướng chủ yếu qua phần mở của hình.

Tổ hợp kín Bốn diện thẳng đứng tạo nên những đường biên của một không gian hướng nội và ảnh hưởng tới vùng không gian xung quanh vùng vây kín đó.

135


́ tố thẳng đứ ng dạng đườ ng Nhữ ng yêu Một yếu tố thẳng đứng, như một cái cột, obelisk hoặc tháp, tạo lên một điểm trên mặt bằng và làm cho nó hữu hình trong không gian. Vươn lên theo phương thẳng đứng và đơn lẻ, một yếu tố đường nét không có tính chất định hướng trừ trường hợp có một đường dẫn chúng ta tới vị trí của nó trong không gian. Có thể có vô số trục nằm ngang đi qua chúng.

Khi nằm trong một khối tích không gian đã được xác lập, một cái cột sẽ sinh ra một vùng không gian quanh nó và tương tác với vùng không gian được bao che. Một cái cột đi liền với tường trở thành trụ ốp tường và dính vào với tường. Ở góc của không gian, một cái cột nhấn mạnh sự giao nhau của hai bức tường. Đứng đơn lẻ trong không gian, một cột xác lập những vùng không gian trong không gian bị vây kín.

Khi ở giữa của không gian, một cái cột sẽ tự khẳng định chính nó như trung tâm của một vùng và xác lập các không gian tương đương giữa nó và những diện tường xung quanh. Khi dịch chuyển đi, cột sẽ xác định các mức không gian khác nhau về kích cỡ, hình thức và vị trí.

136


́ tố thẳng đứ ng dạng đườ ng Nhữ ng yêu Không một khối tích không gian nào có thể được tạo ra mà không có sự phân định của các cạnh và các góc của nó. Những yếu tố đường nét phục vụ cho mục đích này trong việc tạo lập các giới hạn của không gian yêu cầu sự tiếp nối không gian và thị giác với môi trường xung quanh.

Hai cột tạo nên một màn chắn không gian trong suốt bởi sức căng thị giác giữa hai thân cột. Ba hoặc nhiều cột có thể được sắp xếp để xác lập các góc của một khối tích không gian. Không gian này không yêu cầu một bối cảnh không gian lớn cho sự xác lập của nó, nhưng cần liên hệ tự do với xung quanh.

Các cạnh của một khối tích không gian có thể được tăng cường thị giác bởi việc liên kết diện đáy và việc tạo lập giới hạn trên với những nhịp dầm giữa các cột hoặc với diện mái. Một chuỗi lặp lại của những yếu tố cột dọc theo chu vi của vùng không gian sẽ làm rõ hơn sự phân định.

137


́ tố thẳng đứ ng dạng đườ ng Nhữ ng yêu

Quảng trường Campo | Siena, Italy Những yếu tố thẳng đứng có thể kết thúc một trục, đánh dấu trung tâm đô thị hoặc tạo ra điểm nhấn cho một không gian đô thị dọc theo một cạnh của nó.

Lều Shokin-Tei, vương phủ Katsura | Kyoto, Nhật Bản | Thế kỷ 17. Trong ví dụ trên, tokobashira, thường là thân một cái cây trong trạng thái tự nhiên, là một yếu tố biểu tượng nhằm đánh dấu một cạnh của tokonoma trong phòng trà Nhật Bản.

Quảng trường St. Peter | Rome | 16551667 | Giovanni Bernini

138


́ tố thẳng đứ ng dạng đườ ng Nhữ ng yêu

Taj Mahal, lăng mộ của hoàng hậu Muntaz Mahal, vợ của Shah Jahan | Agra, Ấn Độ | 16301653

Bụi cây hay rừng cây nhỏ xác định khu có bóng râm của một khu vườn hay một công viên.

Lăng mộ của Jahangir | gần Lahore

Trong các ví dụ, nhiều hình thức tháp ở giáo đường Hồi giáo đánh dấu các góc của một mặt phẳng và tạo nên một trường không gian – một khung ba chiều – cho những cấu trúc lăng mộ Mogul.

Lăng mộ của Muntaz Mahal | Agra

Từ một phân tích về kiến trúc Hồi giáo Ấn Độ của Andras Volwahsen

Lăng mộ của I’timad-ud-daula | Agra

139


́ tố thẳng đứ ng dạng đườ ng Nhữ ng yêu

Dinh thự Antonini | Udine, Italy | 1556 | Anndrea Palladio Aedicular, Nhà tỗ chức Đám cưới bạc | Pompeii | Thế kỷ 2 TCN Bốn cột có thể tạo nên các góc của một khối tích không gian riêng biệt trong một phòng rộng hoặc sự sắp đặt. Để đỡ mái che, những cột tạo thành aedicule, một gian nhỏ được dùng như một nơi linh thiêng hay biểu tượng trung tâm của một không gian. Nhà ở truyền thống La Mã điển hình được tổ chức một cửa mở lên trời và được bao quanh bởi một cấu trúc mái được đỡ ở các góc bởi bốn cột. Vitruvius đã dùng thuật ngữ “tetrastyle atrium” để ám chỉ loại hình này.

Trong suốt thời kỳ Phục Hưng, Andrea Palladio hợp nhất “tetrastyle” trong tiền sảnh và sảnh của một số biệt thự và dinh thự. Hình thức bốn cột không chỉ nâng đỡ vòm trần và sàn trên mà còn điều chỉnh kích thước của các phòng theo những tỉ lệ mang phong cách Palladio. Trong những đơn vị quản lý ở biển Ranch, bốn cột với sàn trũng và một diện trần xác lập một không gian aedicular trong một phòng rộng.

Đơn vị quản lý số 5, biển Ranch | Canifornia | 1966 | MLTW

140


́ tố thẳng đứ ng dạng đườ ng Nhữ ng yêu Hành lang và phòng của kị sỹ, Tu viện St.Michel | Pháp | 12031228

Một chuỗi những khoảng trống đều nhau của các cột hoặc các yếu tố thẳng đứng giống nhau tạo thành một hàng cột. Yếu tố nguyên mẫu này trong từ vựng thiết kế kiến trúc xác lập rất hiệu quả các cạnh của một khối tích không gian trong khi cho phép sự tiếp nối thị giác và không gian để tồn tại giữa không gian và vùng xung quanh nó. Một hàng cột cũng có thể kết hợp với một bức tường và trở thành một dãy trụ hỗ trợ cho tường, ăn nhập với bề mặt, và tăng tỉ xích, nhịp điệu và tỉ lệ cho khẩu độ của tường. Một lưới cột trong một phòng rộng hoặc một sảnh không chỉ nâng diện sàn tầng trên và diện mái. Sự bố trí các hàng cột cũng nhằm nhấn mạnh khối tích không gian, đánh dấu những vùng mô-đun với vùng không gian, vạch ra một nhịp điệu và tỉ xích có thể đo đếm được nhằm tạo nên các kích thước không gian có thể nắm bắt được.

141


́ tố thẳng đứ ng dạng đườ ng Nhữ ng yêu Vào năm 1926, Le Corbusier bắt đầu những gì ông ấy tin tưởng bằng tác phẩm “Năm điểm trong nền kiến trúc mới”. Ông đã dành một mức độ quan tâm lớn tới sự phát triển của nền xây dựng bê tông cốt thép bắt đầu từ thế kỷ 19. Dạng xây dựng này sử dụng những cột bê tông nâng đỡ sàn và mái, tạo ra những khả năng phân định và bao che mới của không gian trong công trình.

Phác thảo trong sách “Năm điểm trong kiến trúc mới” của Le Corbusier

Các tấm bê tông có thể vươn ra khỏi cột của chúng và có khả năng tạo “mặt đứng tự do” cho công trình, là “bức màn ánh sáng” của “màn ảnh của những diện tường và cửa sổ”. Trong công trình, một “mặt bằng tự do” có khả năng bao che và bố cục không gian không bị hoạch định hay hạn chế bởi những bức tường chịu lực. Những không gian nội thất có thể được tạo lập với những phần tử không chịu lực, và bố cục của chúng có thể đáp ứng tuỳ thích các yêu cầu chức năng.

Trong trang này, hai ví dụ tương phản nhau của việc sử dụng một lưới cột được minh họa: 1. Lưới cột tạo ra một vùng không gian ổn định, cân bằng, trong đó những không gian nội thất có hình thức và cách bố trí tự do. 2. Lưới cột tương ứng với một bố cục đóng của không gian nội thất; đây là sự kết hợp chặt chẽ giữa kết cấu và không gian.â Domino House | 1914 | Le Corbusier

142


́ tố thẳng đứ ng dạng đườ ng Nhữ ng yêu 1. Toà nhà hiệp hội của Millowner | Ahmedabab, Ấn Độ | 1954 | Le Corbusier

Mô hình lưới cột

Mặt bằng tầng một

Mặt bằng tầng hai

Mặt bằng tầng ba

2. Nhà ở Nhật Bản truyền thống

Mô đun lưới

Mô hình cột

Mặt bằng sàn

143


Một diện tườ ng thẳng đứ ng Một diện tường thẳng đứng, đứng đơn lẻ trong không gian, có những đặc tính thị giác độc đáo khác so với một cột đứng tự do. Một cột tròn không định hướng ngoại trừ theo trục thẳng đứng. Một cột vuông có hai cặp cạnh tương ứng và vì thế có hai trục riêng biệt. Một cột chữ nhật cũng có hai trục, nhưng chúng có hiệu quả khác nhau. Khi một cột chữ nhật mở rộng thành bức tường, nó có thể xuất hiện như là một phần của một diện dài dài hoặc rộng hơn rất nhiều, cắt các lát mỏng qua đó và phân chia khối tích không gian. Một diện thẳng đứng có hai mặt. Hai mặt của nó chắn và tạo thành cạnh của hai không gian riêng biệt và độc lập. Hai mặt này của diện có thể tương ứng và đứng trước các không gian tương tự. Hoặc chúng có thể được phân biệt về hình thức, màu sắc hay chất cảm, để phù hợp hoặc ghép nối những điều kiện không gian khác nhau. Một diện thẳng đứng vì thế có thể có hai mặt trước, hoặc là một mặt trước, một mặt sau Vùng không gian có một diện thẳng đứng trước không có phân định rõ ràng. Diện này chỉ có thể tạo lập một cạnh của không gian. Để tạo lập một khối tích không gian ba chiều, diện này phải kết hợp cùng các yếu tố khác của hình thức.

144


Một diện tườ ng thẳng đứ ng Chiều cao của diện tường liên quan tới chiều cao cơ thể chúng ta và tầm mắt là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng xác định không gian của diện. Khi cao 2ft (610mm), một diện phân định cạnh của một vùng không gian nhưng chỉ một chút, hay không có cảm giác vây kín. Khi cao ngang thắt lưng, nó bắt đầu tạo cảm giác kín trong khi vẫn cho phép nhìn sang không gian kế cận. Khi tiệm cận với chiều cao tầm mắt, nó bắt đầu ngăn chia ra một không gian khác. Vượt chiều cao của ta, một diện tường làm ngắt đoạn sự tiếp nối thị giác và không gian giữa hai vùng và tạo nên một cảm giác vây kín rõ ràng. Màu sắc, chất cảm và mẫu hình bề mặt của một diện ảnh hưởng tới cảm nhận của chúng ta về trọng lượng thị giác, tỉ xích và tỉ lệ. Khi đặt trong mối quan hệ để xác định khối tích không gian, một diện thẳng đứng có thể là mặt cơ sở của không gian và định hướng cho không gian. Nó có thể đứng trước không gian và tạo nên một lối vào. Nó có thể là một yếu tố trong một không gian và phân chia khối tích thành hai phần riêng biệt nhưng vẫn liên quan với nhau.

145


Một diện tườ ng thẳng đứ ng

Cổng Septimius Severus | Rome | 203

St. Agostino | Rome | 14791483 | Giacomo da Pietrasanta

Một diện thẳng đứng có thể phân định mặt đứng chính của một công trình trước một không gian công cộng, tạo lập một cánh cổng có thể đi qua, cũng như liên kết một vùng không gian với một khối tích rộng lớn hơn.

Glass House | New Canaan, Connecticut | 1949 | Philip Johnson

146


Một diện tườ ng thẳng đứ ng

Gian hàng nước Đức (Barcelona Pavilion) ở Hội chợ quốc tế năm 1929 | Barcelona | Mies van der Rohe

Một tập hợp của những diện thẳng đứng cắt xẻ vùng liên tục của khối tích kiến trúc, tạo một sắp đặt mở của không gian hoà nhập với một không gian khác. Những phần này không bao giờ tạo nên những vùng đóng và tĩnh về mặt hình học.

“Một khu vườn của những bức tường” Căn hộ sinh viên, Đại học Selwyn (đồ án) | Cambridge, Anh | 1959 | James Stirling và James Gowan

147


Tổ hợp chữ L Một tổ hợp chữ L của các diện tường thẳng đứng xác lập một vùng không gian dọc theo một đường chéo từ góc hướng ra. Trong khi vùng này được xác lập và vây kín rõ ràng ở góc chữ L thì điều ấy lại mất đi nhanh chóng khi càng rời xa góc đó. Một vùng hướng nội ở góc trong lại trở thành hướng ngoại khi trượt theo cạnh ngoài của nó. Trong khi hai cạnh của vùng được xác lập rõ ràng bởi hai diện tường, các cạnh khác của nó vẫn mập mờ nếu không liên kết với các yếu tố thẳng đứng bổ sung hay sức ảnh hưởng của diện sàn hoặc diện trần.

Nếu một khoảng trống được đưa vào một cạnh của góc, sự phân định của vùng không gian sẽ yếu đi. Hai diện tách biệt và một trong số chúng trượt ra và trội hơn diện tường kia về mặt thị giác.

Nếu diện tường còn lại cũng rời ra khỏi góc, vùng không gian sẽ trở nên sinh động hơn và sắp đặt chính bản thân nó dọc theo đường chéo của hình.

148


Tổ hợp chữ L Một hình thức công trình có thể có dạng chữ L như những dạng tiếp theo đây. Một cánh của hình này có thể là một tuyến ăn nhập vào góc theo những đường biên của nó trong khi cánh còn lại được xem như một phần phụ. Hoặc phần góc có thể được tách ra như một yếu tố độc lập kết nối hai hình thức tuyến với nhau. Một công trình có cấu trúc hình chữ L tạo ra một góc trong khu đất, vây lấy vùng không gian bên ngoài mà những không gian bên trong liên kết với nó, hoặc là che chắn một phần của không gian bên ngoài khỏi các điều kiện bất lợi xung quanh nó. Tổ hợp chữ L của các diện ổn định, tự chống đỡ và có khả năng đứng một mình trong không gian. Bởi vì chúng có một kết thúc mở nên chúng là các yếu tố phân định không gian linh hoạt. Chúng có thể được sử dụng kết hợp với nhau hoặc các yếu tố khác để xác lập nên các không gian với một số lượng phong phú.

149


Tổ hợp chữ L

Thảm thực vật cản gió dạng chữ L | Quận Shimane, Nhật Bản

Cạnh chắn của hình chữ L được thể hiện tốt trong ví dụ này, nơi mà người Nhật trồng những cây thông cho chúng mọc cao, dày, thành hình chữ L để chắn cho những ngôi nhà và vùng đất của họ khỏi những cơn gió mùa đông và những trận bão tuyết.

150


Tổ hợp chữ L

Đơn vị ở cơ bản

Kingo Housing Estate | gần Elsinore, Đan Mạch | 19581963 | Jøhn Utzon Một chủ đề thông thường được tìm thấy trong những ví dụ về kiến trúc nhà ở là dạng chữ L của các phòng vây quanh không gian sống bên ngoài. Điển hình, một cánh bao gồm các không gian sinh hoạt chung trong khi cánh còn lại là những không gian riêng tư cá nhân. Những không gian phục vụ và tiện ích thường đặt ở vị trí góc hoặc dàn theo cạnh sau của một cánh.

Nhà ở truyền thống ở Konya, Thổ Nhĩ Kỳ

Mặt bằng toàn khu Ưu điểm của loại bố cục này là sự cung cấp một sân trong riêng tư, được che chắn bởi hình thức công trình và các không gian nội thất có thể được liên hệ có định hướng. Trong khu ở Kingo Housing, một mật độ khá cao đã đạt được với loại đơn vị này, mà mỗi ngôi nhà đều sở hữu một không gian riêng tư ngoài trời.

Rosenbaum House | Florence, Alabama | 1939 | Frank Lloyd Wright

151


Tổ hợp chữ L Tương tự với những ví dụ về nhà ở trang trước, nhữn g công trình sử dụng hình thức chữ L như một yếu tố chắn hoặc vây lại. Không gian bên ngoài được vây lấy bởi studio kiến trúc ở Helsinki được sử dụng như không gian tương tự cho hoạt động diễn thuyết và những hoạt động xã hội. Nó không phải là một không gian thụ động của hình thức được tạo ra bởi công trình vây kín nó, mà hơn thế, nó khẳng định hình thức dương bản trên hình dạng của phần bao che nó. Tòa nhà khoa Lịch sử ở Cambridge sử dụng một khối bảy tầng, dạng chữ L để vây lại vừa để phục vụ công năng vừa mang tính biểu tượng một phần mái thư viện rộng - không gian quan trọng nhất trong tòa nhà.

Studio kiến trúc | Helsinki | 19551956 | Alvar Aalto

Khoa Lịch sử, Đại học Cambridge | Anh | 19641967 | James Stirling

152


Tổ hợp chữ L Nhà triển lãm Berlin | 1931 | Mies van der Rohe

Giản đồ tìm ý, Tháp St. Mark | New York | 1929 | Frank Lloyd Wright

Đơn vị nhà ở bốn gia đình, Suntop Homes | Ardmore, Pennsylvania | 1939 | Frank Lloyd Wright

Trong những ví dụ này, những bức tường chữ L ngăn chia các đơn vị của một tổ hợp bốn căn nhà và xác lập những vùng trong công trình như những không gian trong một căn phòng.

153


Tổ hợp song song Một cặp diện tường song song xác lập một vùng không gian giữa chúng. Phần mở kết thúc vùng không gian, được tạo nên bởi các cạnh của diện thẳng đứng, cho không gian một định hướng rõ ràng. Hướng cơ sở của nó là hướng dọc theo trục đối xứng của hai diện. Vì lẽ các diện tường song song không gặp nhau ở góc và giới hạn một cách đầy đủ nên không gian hướng ngoại một cách tự nhiên.

Sự phân định không gian dọc theo phần mở của hình có thể được tăng cường bằng việc sử dụng diện sàn hoặc thêm vào một yếu tố trần vào tập hợp đã có.

Vùng không gian có thể được mở rộng bằng cách nới diện sàn ra theo phần mở của hình. Vùng được mở rộng ra này có thể kết thúc bằng một diện thẳng đứng có chiều rộng và chiều cao bằng với vùng không gian đã xác định ở trong.

Nếu một diện khác đi so với cái còn lại bằng việc thay đổi hình thức, màu sắc hay chất cảm, một trục thứ hai, vuông góc với dòng không gian, sẽ được tạo ra. Những lỗ mở trong một hoặc cả hai diện có thể cũng tạo ra những trục thứ cấp của vùng không gian và điều chỉnh tính định hướng của không gian.

154


Tổ hợp song song Nhiều yếu tố trong kiến trúc có thể xem như những diện song song xác lập một vùng không gian: • một cặp tường nội thất trong công trình • một không gian đường phố được tạo nên bởi mặt đứng của hai dãy nhà • một hàng cột hay một dàn • một khu phố đi bộ hay đường dạo được bo dọc theo nó là những hàng cây hoặc những hàng rào. • một hình thức địa hình tự nhiên trong cảnh quan

Hình ảnh những diện thẳng đứng song song thường liên quan tới hệ kết cấu tường chịu lực, nơi mà một kết cấu sàn hoặc mái tạo nhịp không gian giữa hai hay nhiều những bức tường chịu lực song song.

Việc sắp xếp các diện tường thẳng đứng song song có thể được chuyển thành một lượng lớn các hình. Các vùng không gian có thể được liên kết với một cái khác thông qua phần mở của hình hoặc thông qua những lỗ mở trên những diện của chúng.

155


Tổ hợp song song

Gian giữa giáo đường nhà thờ kiểu basilica, Giáo xứ St. Apollinare | Ravenna, Italy | 534539

Đại lộ Mars | Paris

Tính định hướng và dòng chảy không gian được tạo nên bởi những diện song song xuất hiện tự nhiên trong không gian giao thông và chuyển động, như những con phố và những đại lộ trong thành phố. Những không gian tuyến tính có thể được phân định bởi mặt đứng của những công trình đặt trước chúng, cũng như bằng nhiều diện xuyên qua được tạo nên bởi các hàng cột, những dãy cuốn hoặc là những hàng cây.

Triển lãm Vittorio Emanuelle II | Milan, Italy | 18651877 | Giuseppe Mengoni

156


Tổ hợp song song Nhà ở Old Westbury | New York | 19691971 | Richard Meier

Tầng trên cùng

Tầng trung

Tầng trệt

Dòng chảy không gian được xác định bởi những diện song song đáp ứng tự nhiên những đường chuyển động trong một công trình, dọc theo hành lang, sảnh và khu trưng bày của nó. Những diện song song xác định không gian giao thông có thể đặc và mờ đục nhằm tạo sự riêng tư cho các không gian dọc theo đường giao thông. Các diện cũng có thể được tạo ra bởi một hàng cột để đường giao thông, mở một bên hoặc cả hai bên, trở thành một phần của những không gian mà nó đi qua.

157


Tổ hợp song song

Sarabhai House | Ahmedabad, Ấn Độ | 1955 | Le Corbusier Những diện tường thẳng đứng song song của hệ kết cấu tường chịu lực có thể là sự tác động mạnh mẽ đằng sau hình thức và tổ chức công trình. Mô hình lặp lại của chúng có thể được điều chỉnh bởi chiều dài khác nhau của chúng hay bằng việc tạo ra những khoảng rỗng trên diện để thỏa mãn những yêu cầu kích thước của một không gian rộng hơn. Những khoảng rỗng này có thể cũng xác định những đường giao thông và tạo nên những quan hệ thị giác theo phương vuông góc với những diện tường. Những chỗ của không gian được phân định bởi những diện tường song song cũng có thể được điều chỉnh bởi sự thay thế khoảng cách và hình của diện tường.

158

Gian hàng Arnheim | Hà Lan | 1966 | Aldo van Eyck


Tổ hợp song song

Tường cấu trúc

Kết cấu mái

Tổng thể

Dự án làng | 1955 | Jame Stirling (Team X) Những mặt cắt minh hoạ sự thích dụng của phương án với rất nhiều độ dốc địa hình khác nhau.

Nhịp cấu trúc

Những bức tường chịu lực song song thường được sử dụng đa chức năng trong những dự án nhà ở. Chúng không chỉ chống đỡ cho các diện sàn và mái trong mỗi đơn vị nhà ở, mà còn giúp tách biệt các đơn vị với nhau, hạn chế truyền âm, và kiểm soát những khoảng trống phòng hỏa. Mô hình của những diện tường song song đặc biệt thích hợp cho hệ thống nhà liền kề và nhà phố, nơi mà mỗi đơn vị ở có hai hướng.

Tầng trên

Tầng đi vào

Tầng trệt

Siediung Halen | gần Bern, Thụy Sĩ | 1961 | Atelier 5

159


Tổ hợp chữ U Một tổ hợp chữ U của những diện tường thẳng đứng xác lập một vùng không gian có một tâm điểm hướng vào trong cũng như một định hướng ra bên ngoài. Ở phần kết thúc đóng của hình, vùng không gian được xác định rõ ràng. Hướng về phía mở của hình, vùng không gian trở thành hướng ngoại một cách tự nhiên. Phần kết thúc mở là mặt quan trọng của dạng hình này bởi tính hấp dẫn của sự duy nhất của nó trong tương quan với ba diện còn lại. Nó cho vùng đó một sự tiếp nối thị giác và không gian với không gian kế cận. Phần mở rộng của vùng không gian ở không gian kế cận có thể được tăng cường về mặt thị giác bởi sự tiếp tục diện sàn tới phần mở của hình. Nếu diện mở được xác định bằng cột hoặc các yếu tố trần, sự phân định của vùng không gian ban đầu sẽ được tăng cường hơn và sự tiếp nối với không gian liền kề sẽ bị gián đoạn. Nếu hình của những diện là dạng chữ nhật, phần mở có thể dọc theo cạnh ngắn hoặc cạnh dài. Trong trường hợp nào cũng vậy, phần mở sẽ vẫn là mặt quan trọng của vùng không gian và diện đối diện với nó sẽ là yếu tố chính trong ba diện của hình.

160


Tổ hợp chữ U Nếu những phần hở được đưa ra góc của hình, những vùng thứ cấp sẽ được tạo ra bên cạnh một vùng không gian đa hướng và sinh động.

Nếu vùng có lối vào qua phần kết mở của hình, diện đằng sau, hoặc một hình thức đặt trước nó, sẽ giới hạn tầm nhìn của ta vào không gian. Nếu lối vào qua lổ hở ở một diện, trường nhìn nằm bên kia lỗ mở sẽ thu hút sự chú ý của ta và kết thúc sự tiếp nối. Nếu kết thúc một không gian dài và chật là một kết thúc mở, không gian sẽ khuyến khích sự chuyển động và đem lại một tiến trình hoặc sự tiếp nối các sự việc. Nếu vùng hình vuông, hoặc gần vuông, không gian sẽ tĩnh tại và mang những tính chất của địa điểm đó, hơn cả một không gian để chuyển động qua. Nếu cạnh của một không gian dài và chật mở, không gian sẽ dễ dàng cho việc chia ra một số vùng. Dạng hình chữ U của công trình được tạo hình và tổ hợp có khả năng cố hữu trong việc lưu giữ và phân định không gian. Tổ hợp đó có thể được xem như về cơ bản bao gồm các hình thức tuyến. Các góc của hình có thể được khớp nối như những yếu tố độc lập hoặc có thể hợp nhất thành một thể thống nhất của các hình thức tuyến.

161


Tổ hợp chữ U Quảng trường Campidoglio | Rome | 1544 | Michelangelo

Mặt bằng tầng trệt Toà nhà Florey, Trường Nữ Hoàng | Oxford | 19661971 | James Stirling

Thánh địa Athena | Pergamon, Tiểu Á | Thế kỉ thứ 4 TCN

Cấu trúc dạng hình chữ U của hình thức công trình có thể mang lại khả năng phân chia không gian đô thị và kết thúc một trục. Chúng cũng có thể nhấn một yếu tố quan trọng hay ý nghĩa trong phạm vi của chúng. Khi một yếu tố được đặt dọc theo phần kết thúc mở của vùng, nó cho vùng đó một tâm điểm cũng như một cảm giác đóng kín nhiều hơn.

162


Tổ hợp chữ U

Một tổ hợp hình chữ U có thể phân định một sân trước cho lối tiếp cận tới công trình cũng như tạo thành lối vào kín trong khối tích công trình.

Biệt thự Trissino ở Meledo | Trích từ “Bốn cuốn sách về Kiến trúc” | Andrea Palladio

Một hình thức công trình dạng chữ U cũng có thể phục vụ như một container và có thể tổ chức trong vùng không gian của nó một dạng đám của những hình thức và không gian.

Mặt bằng

Tu viện cho sơ dòng Dominica (đồ án) | Media, Pennsylvania | 19651968 | Louis Kahn Các ô tế bào tạo thành sân trong cho làng của cộng đồng các phòng học.

Mặt tiền

163


Tổ hợp chữ U

Đền Nemesis Rhamus Megaron Phòng hoặc đại sảnh chính của một ngôi nhà vùng Anatolia hoặc Aegean

Đền “B” Selinus

Một số mặt bằng đền thờ Hi Lạp cổ đại | Thế kỷ 5 – 4 TCN

Phần rào kín lại hình chữ U của không gian nội thất có định hướng đặc biệt ở phần mở của chữ U. Những chữ U này có thể nhóm với nhau quanh một không gian trung tâm để tạo ra một tổ hợp hướng nội.

Đền ở Illissus Athens

Nhà khách sinh viên ở Otaniemi, thiết kế bởi Alvar Aalto, chứng minh việc sử dụng dạng chữ U để phân định những đơn vị cơ bản của không gian trong một phương án cho những phòng tập thể, những căn hộ và những khách sạn. Những đơn vị này hướng ngoại. Chúng quay lưng vào hành lang và hướng ra bên ngoài.

Phác thảo nhà thờ hình bầu dục của Borromini | nguyên mẫu của San Carlo Alle Quattro Fontane

164

Giáo đường Do Thái (đồ án) | Jerusalem | 1968 | Louis Kahn


Tổ hợp chữ U

Một hốc trên tường

Phần rào quanh hình chữ U của không gian có thể có phạm vi tỉ xích từ một hốc tường trong phòng tới một khách sạn hoặc phòng tập thể, và trên một không gian bên ngoài có vòm cuốn bố trí một lối vào phức hợp của công trình.

Đại học Virginia | Charlottesville, Virginia | 18171826 | Thomas Jefferson với Thornton và Latrobe Các ô tế bào tạo thành sân trong cho cộng đồng các lớp học.

Nhà khách sinh viên ở Otaniemi | Phần Lan | 19621968 | Alvar Aalto

165


Tổ hợp ki ́n Bốn diện thẳng đứng vây quanh một vùng không gian có lẽ là dạng thông dụng nhất, và chắc chắn là mạnh nhất trong các loại phân định không gian trong kiến trúc. Vì vùng không gian bị vây kín hoàn toàn, không gian của nó mang tính hướng nội. Để đạt được ưu thế thị giác trong không gian hoặc trở thành mặt chính của nó, một trong các diện tường có thể khác đi các diện còn lại về kích cỡ, hình thức, liên kết bề mặt hoặc sự tự nhiên của những lỗ mở trong nó. Được xác định rõ, những vùng đóng của không gian có thể được tìm thấy trong kiến trúc ở rất nhiều tỉ xích, từ quảng trường đô thị đến sân trong hoặc là không gian atrium, tới một sảnh hoặc một phòng đơn lẻ trong một công trình phức hợp. Những ví dụ bên đây và các trang tiếp theo minh họa cho những vùng không gian trong cả quy mô đô thị lẫn công trình. Về phương diện lịch sử, hình thức bốn diện thường được sử dụng để xác định vùng không gian và thị giác cho công trình linh thiêng hoặc mang ý nghĩa quan trọng đứng như một vật thể được vây kín. Các diện vây xung quanh có thể là thành lũy, là những bức tường, hoặc là những hàng rào tách biệt vùng không gian và ngăn cách các yếu tố xung quanh từ ranh giới.

Trong khuôn viên miếu Ise | quận Mie, Nhật Bản | xây dựng lại sau mỗi 20 năm từ năm 690

166


Tổ hợp ki ́n Trong quy mô đô thị, một vùng không gian được xác định có thể được tổ chức thành một dải công trình dọc theo đường bao của nó. Vùng vây quanh có thể bao gồm các đường có mái vòm hoặc những không gian triển lãm nhằm nhấn mạnh sự bao bọc của các toà nhà xung quanh tạo thành vùng của chúng và kích hoạt không gian chúng phân định.

Mặt bằng Agora ở Priene và xung quanh nó | Thế kỷ 4 TCN

Forum ở Pompeii | Thế kỷ 2 TCN

Ibrahim Rauza, mộ của Suitan Ibrahim II | Biiapur, Ấn Độ | 1615 | Malik Sandal

167


Tổ hợp ki ́n

Nhà, thành Ur | 2000TCN Những ví dụ trong hai trang này minh họa cách dùng những khối tích không gian vây kín như những yếu tố bố cục mà những không gian của công trình có thể gom lại hay tổ hợp lại. Những không gian tổ hợp này nói chung có thể được đặc trưng bởi sự tập trung, sự rõ ràng trong phân định, sự đồng đều trong hình thức và kích thước ưu thế của chúng. Chúng được biểu hiện ở không gian atium của những ngôi nhà, sân trong của các dinh thự kiểu Italy, vùng vây quanh của đền thờ Hi Lạp, sân trong của toà thị chính Phần Lan, và hàng hiên trong một tu viện.

Nhà số 33, Priene | Thế kỷ 3 TCN

Dinh thự Farnese | Rome | 1915 | Antonio da Sangallo con Sân trong trong nhà ở Trung Hoa truyền thống

168


Tổ hợp ki ́n

Tường bao của đền thần Apollo | Miletus | Thế kỷ 2 TCN

Tòa thị chính Säynäsalo | Phần Lan | 19501952 | Alvar Aalto

Tu viện Fontenay | Burgundy, Pháp | 1139

169


Tổ hợp ki ́n Cách mà diện trần hoặc diện mái có thể tác động tới hình thức công trình được minh họa trong ba trang sau. Theo chiều ngược lại, những công trình khác dường như chịu ảnh hưởng bởi hình thức bên ngoài của chúng, của các diện tường bao. Những bức tường bên ngoài tác động nhiều đến đặc điểm thị giác của công trình, tùy vào việc chúng nặng nề và đặc như các bức tường chịu lực, hay là chúng nhẹ nhàng và trong suốt như những bức tường bao che được chống đỡ bởi khung kết cấu của cột và dầm, hoặc là kết hợp cả hai dạng trên.

Trụ sở Wilis, Faber & Dumas | Ipswich, Pháp | 19711975 | Foster và các cộng sự Sự chuyển đổi từ kết cấu tường chịu lực sang kết cấu khung đã cho một bước tiến tới những hình thức mới hướng tới những yếu tố vĩnh cửu của tĩnh học cơ bản – cột, dầm và những bức tường chịu lực của những công trình ổn định được cố định theo thời gian và không gian. Hình thức duy lý của hình học thẳng và quy luật theo chiều thẳng đứng được thay đổi, về mặt tĩnh học cũng như về mặt hình thức, bằng sự phát triển của những cấu trúc bất quy tắc dựa vào lực căng và lực ma sát nhiều hơn là lực nén. Chúng ta có thể thấy những hình thức mới này như bắt chước địa hình, như hướng tới những người quan sát, như ôm lấy ánh sáng mặt trời và đẩy gió lạnh và bão đi.

Thư viện Seattle | Seattle, Washington | 2004 | OMA

170


Tổ hợp ki ́n Sự phát triển của vật liệu và công nghệ cho việc tách lớp vỏ bọc công trình ra khỏi kết cấu của nó cũng đã đóng một vai trò chính trong sự phát triển hình thức công trình. Những mặt đứng cấu trúc kính kết hợp với kết cấu và lớp sơn phủ cho ra sự trong suốt tối đa cho những công trình. Trong khi những hình thức công trình rất đa dạng thì những diện trong mờ vẫn có nhịp điển hình từ sàn tới sàn được đỡ bởi những hệ thống kết cấu lộ ra ngoài và và là riêng biệt so với hệ thống kết cấu cơ bản. Nhiều hệ kết cấu sử dụng những phần giằng hoặc được giằng, những phần mà có thể nghiêng ra ngoài hoặc vào trong, hoặc đi theo hình cong trên mặt bằng hoặc mặt cắt. Một số sử dụng kính xác định những mặt vuông góc với mặt đứng kính để tạo ra hệ đỡ bên. Vỏ lưới là những hình thức kết cấu linh động xuất phát từ độ cứng của hình vòm cong đôi của nó. Hệ thống này sử dụng một lưới cáp có ứng suất trước nhằm tạo ra sự ổn định và khả năng chống lại chuyển vị trên lưới mỏng. Vòm cuốn, mái vòm và các mặt cong đôi khác có thể được sử dụng ở đỉnh hoặc những mảng ghép trên trần cũng như hình thức hoàn thiện của kết cấu bao che công trình. Thư viện Des Moines | Des Moines, Iowa | 2006 | David Chipperfield Architects

Toà thị chính London | London | 19982003 | Foster và cộng sự

171


Tổ hợp ki ́n Những lưới chéo kết cấu là mạng lưới các thành phầm giao nhau được kết nối ở điểm nối đặc biệt nhằm tạo ra các lưới chéo trên mặt công trình. Các thành phần nghiêng có khả nâng đỡ toàn bộ trọng lực và tải trọng bên thông qua dạng tam giác – cái tạo ra tải trọng phân bố tương đối đồng đều. Khung xương ngoài này cho phép khả năng giảm thiểu số lượng cột bên trong, tiết kiệm không gian, vật liệu công trình và tạo ra một sự linh hoạt cao hơn cho bố cục không gian nội thất. Cũng vậy, bởi vì mỗi đường chéo có thể được nhìn như đường dẫn tải trọng tới mặt đất nên số đường tải trọng có thể cần rất nhiều trong trường hợp giảm kết cấu bên trong (trốn cột).

One Shelley Street | Sydney, Úc | 2009 | Fitzpatrick và cộng sự. Đồ án này sử dụng một lưới kết cấu chéo đặt phía ngoài và rất kín với mặt đứng kính tạo nên ngoại thất độc đáo về thị giác.

Toà nhà TOD’s Omotesando | Tokyo, Nhật Bản | 20022004 | Toyo Ito và cộng sự. Không giống dạng hình học mang lặp lại ở lưới chéo của One Shelley Street, lưới chéo bằng bê tông được sử dụng trong tòa nhà TOD’s Omotesando dựa trên mẫu hình chiếu của cây, bắt chước cấu trúc cành của những cây du gần đó. Giống như sự phát triển mẫu hình cây, những thành phần lưới chéo này trở nên mỏng hơn và nhiều hơn với một tỉ lệ lớn hơn của những lỗ mở khi bạn di chuyển lên cao hơn trong tòa nhà.

172


Tổ hợp ki ́n Nhiều hình thức của giản đồ kết cấu được tạo ra hợp lý thông qua những công nghệ số giúp chúng ta hình thành và tạo ra những kết cấu và tập hợp ba chiều phức tạp về mặt thị giác. Mô hình 3D và phần mềm CAD cho phép chúng ta phát triển, mô tả và sản xuất các thành phần để tạo thành công trình. Nhiều sáng tạo trong số này sẽ trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể, khi làm bằng tay. Sự chính xác đặc biệt của tính toán là cần thiết để xác định những yêu cầu kết cấu cho những thành phần riêng lẻ trong hệ lưới chéo. Mô hình 3D và phần mềm CAD không chỉ tương thích với máy tính để tính toán những yêu cầu về kết cấu cho mỗi thành phần mà còn có ý nghĩa với máy in 3D để sản xuất ra những bộ phận mà nhiều cái trong số chúng không đảm bảo độ chính xác khi chế tạo tại công trường. Những vành đai bao quanh chống lại các lực nằm ngang tạ i mỗi nút mà các đường chéo giao nhau ở đó. Như với kết cấu mái vòm cầu, Những vành đai ở vùng cao ở trong tình trạng chịu nén trong khi những cái ở tầm trung và thấp là những phần chịu lực căng là chủ yếu. Những vành đai cũng phục vụ cho biến đổi lưới chéo thành một vỏ tam giác cứng, giải phóng lõi nội thất từ nhu cầu để chống lại tải trọng bên của gió.

30 St. Mary Axe | London | 20012003 | Foster và cộng sự. Như đã biết về quả dưa chuột và trước đó, tòa nhà Swiss Re, công trình trọc trời này là một biểu tượng của khu tài chính của London. Hình của toà tháp một phần bị ảnh hưởng bởi yêu cầu có một dòng chuyển động mềm mại của gió xung quanh công trình và giảm thiểu ảnh hưởng của nó lên môi trường gió xung quanh. Trên mặt cong này , kết cấu lưới chéo được hình thành từ việc tạo ra một mô hình của giao điểm những đường xoắn theo hai chiều.

173


́ tố xác đi ̣nh không gian Lỗ mở trong nhữ ng yêu Sẽ không có sự tiếp nối không gian hay thị giác nào với một không gian kế cận nếu không có những lỗ mở trên các diện tường của vùng không gian. Những cửa đi tạo ra lối vào một phòng và tác động tới lối chuyển động và hoạt động trong nó. Cửa sổ cho ánh sáng xâm nhập vào không gian và chiếu sáng các bề mặt của căn phòng, cung cấp tầm nhìn từ căn phòng ra ngoài, tạo thành mối liên hệ thị giác giữa căn phòng và không gian kế cận, và cung cấp khả năng thông gió tự nhiên của không gian. Trong khi các lỗ mở này tạo ra sự tiếp nối với những không gian kế cận, chúng có thể – phụ thuộc vào kích thước, số lượng và vị trí của chúng – cũng bắt đầu làm giảm đi sự vây kín không gian. Phần tiếp theo của chương này tập trung vào những không gian được vây kín, trong tỉ xích của một căn phòng – nơi mà bản chất của những lỗ mở, trong sự đóng kín của căn phòng, là nhân tố chính xác định tính chất không gian của căn phòng.

174


́ tố xác đi ̣nh không gian Lỗ mở trong nhữ ng yêu

Trên diện

Ở góc

Giữa các diện

Trung tâm Lệch tâm Nhóm Hõm vào Giếng trời Một lỗ mở có thể nằm toàn bộ trong một bức tường hoặc diện trần và được vây quanh tất cả các mặt bởi bề mặt của diện.

Dọc theo một Dọc theo hai Chuyển góc Nhóm Giếng trời cạnh cạnh Một lỗ mở có thể nằm dọc theo một cạnh hoặc nằm ở góc của một diện tường hoặc diện trần. Trong trường hợp khác, lỗ mở sẽ nằm ở một góc của không gian.

Thẳng đứng Nằm ngang Mở ¾ Cửa sổ tường Giếng trời Một lỗ mở có thể kéo dài theo chiều thẳng đứng giữa diện sàn và diện trần hoặc theo chiều nằm ngang giữa hai diện tường. Nó có thể tăng kích thước để chiếm toàn bộ một bức tường.

175


Lỗ mở trong các diện Một lỗ mở nằm toàn bộ trong một bức tường hoặc diện trần thường xuất hiện như một hình sáng trên một nền tương phản. Nếu nó nằm trung tâm của diện, nó sẽ tự cân bằng và cân bằng vùng xung quanh. Việc dịch chuyển lỗ mở khỏi trung tâm sẽ tạo ra sức căng thị giác giữa lỗ mở và phần cạnh của diện mà lỗ mở dịch chuyển về gần đó. Hình dạng của lổ mở, nếu giống với hình dạng của diện chứa nó, có thể là một bố cục thừa. Sự tương phản của hình dạng hoặc hướng của lỗ mở có thể nhấn mạnh tính độc lập của nó như một “hình” trên “nền”. Một lỗ mở đơn có thể được tăng cường thị giác với một khung nặng hoặc phần cứng ghép nối. Nhiều lỗ mở có thể được ghép cụm lại tạo thành một tổ hợp thống nhất trên một diện, hoặc được xếp chéo hay phân tán ra nhằm tạo nên sự chuyển động thị giác trên bề mặt. Khi lỗ mở trên một diện được tăng kích thước, nó có thể là một hình trong một vùng đóng kín và trở thành, thay vì là một yếu tố “hình” trong diện tường, một diện trong suốt được bao bởi một khung nặng. Những lỗ mở trong những diện vốn dĩ sáng hơn những bề mặt xung quanh nó. Nếu độ tương phản dọc theo các cạnh của những lỗ mở trở nên quá mức, diện trong có thể được chiếu sáng bởi nguồn sáng thứ hai hoặc một lỗ hõm vào có thể tạo ra bề những mặt được chiếu sáng giữa lỗ mở và các diện xung quanh.

176


Lỗ mở trong các diện

Không gian thờ, Notre Dame Du Haut | Ronchamp, Pháp | 19501955 | Le Corbusier

177


Lỗ mở ở các góc Những lỗ mở nằm ở các góc tạo cho không gian và các diện mà nó nằm trong đó một hướng chéo. Hiệu quả định hướng này có thể là phù hợp nhất cho những bố cục tổng hợp, hoặc là góc mở có thể được tạo ra để chụp lấy một view đẹp hoặc là làm sáng một góc tối của không gian. Một góc mở xóa bỏ đi cạnh của diện chứa góc và liên kết các cạnh của diện liền kề và vuông góc với nó. Lỗ mở càng lớn, khả năng phân định của góc càng giảm. Nếu lỗ mở chuyển ra góc tiếp giáp với trần thì không gian góc được gợi ra thực hơn và không gian bên trong sẽ mở rộng ra khỏi các diện vây kín nó. Nếu các lỗ mở được đưa ra giữa các diện vây kín ở tất cả bốn góc của không gian, tính độc lập của các diện sẽ được tăng cường và những dạng chéo hay xoay tròn của không gian, vùng sử dụng và vùng di chuyển sẽ đẩy lên. Ánh sáng đi vào không gian qua một góc mở chiếu sáng bề mặt của diện liền kề và vuông góc với nó. Bề mặt được chiếu sáng này tự nó trở thành một nguồn sáng và tăng độ sáng cho không gian. Mức độ chiếu sáng có thể được tăng lên nhiều lần bằng cách chuyển góc với lỗ mở hoặc thêm một cửa sổ trời ở phía trên lỗ mở.

178


Lỗ mở ở các góc

Studio, Amédée Ozenfant House | Paris | 19221923 | Le Corbusier

179


Lỗ mở giữ a các diện Một lổ mở thẳng đứng kéo dài từ sàn tới trần của không gian chia cắt về thị giác và chia cắt liên kết các cạnh của những diện tường kế nhau. Nếu nằm ở góc, những diện thẳng đứng này sẽ xóa bỏ sự phân định về không gian và cho phép nó mở rộng ra ngoài góc tới không gian kế cận. Nó cũng sẽ cho ánh sáng đi vào chiếu sáng bề mặt của diện tường vuông góc với nó và làm rõ sự nổi bật của diện tường đó trong không gian. Nếu được chuyển tới góc, lỗ mở thẳng đứng này sẽ xóa bỏ mạnh hơn sự phân định không gian, cho nó giao nhau với không gian kế cận và nhấn mạnh tính độc lập của các diện. Một lỗ mở nằm ngang chạy theo diện tường sẽ phân tách nó thành một số các lớp nằm ngang. Nếu lỗ mở không quá rộng, nó sẽ không phá đi tổng thể của diện tường. Nếu chiều rộng của nó lớn hơn đai phía trên và phía dưới thì nó trở thành một yếu tố “hình” được bao ở mép trên và mép dưới nó là những khung nặng nề. Tạo cho một góc một lỗ mở nằm ngang nhấn mạnh phân vị ngang của một không gian và mở rộng khung nhìn toàn cảnh từ trong không gian. Nếu lỗ mở chạy xung quanh không gian, về mặt thị giác nó sẽ nâng diện trần khỏi diện tường, tách nó ra và cho nó một cảm giác nhẹ nhàng. Đặt một cửa sổ trời theo cạnh giao nhau của trần và tường cho ánh sáng đi vào chiếu sáng bề mặt tường và tăng độ sáng cho không gian. Hình thức của cửa sổ trời có thể được điều chỉnh để đón lấy ánh sáng mặt trời trực tiếp, ánh sáng tán xạ hay là cả hai.

180


Lỗ mở giữ a các diện Phòng khách, Samuel Freeman House | Los Angeles, California | 1924 | Frank Lloyd Wright Cửa sổ tường cho một khung nhìn rộng hơn và cho một lượng ánh sáng ban ngày lớn hơn vào trong không gian nhiều hơn những ví dụ trước đã xem. Nếu chúng được hướng ra để đón lấy ánh sáng mặt trời trực tiếp, những hình của bóng nắng có thể cần thiết để giảm thiểu độ chói và nhiệt thừa gia tăng trong không gian. Trong khi cửa sổ tường làm yếu đi những đường bao thẳng đứng của không gian, nó tạo ra sự tiềm năng cho sự mở rộng về mặt thị giác cho không gian ra khỏi đường biên vật lý.

Phòng khách, Biệt thự Mairea | Noormarkku, Phần Lan | 19381939 | Alvar Aalto

Kết hợp một cửa sổ tường với một cửa sổ trời tạo một căn phòng tràn ngập ánh nắng hoặc một không gian xanh. Những đường biên giữa bên trong và bên ngoài, được xác định bằng những đường nét của bộ khung, trở nên mờ đi và thanh mảnh hơn.

181


́ trúc Nhữ ng đặc trưng củ a không gian kiên Những mô hình cơ bản của các thành phần đường nét và diện xác định những khối tích không gian riêng biệt, và sự đa dạng của các lỗ mở tạo nên sự kết nối cho những khối tích không gian với nhau và những trường hợp của chúng được thể hiện ở các trang 158,159 và 161. Dù thế nào thì những đặc tính của không gian kiến trúc cũng phong phú hơn những gì những hình vẽ đó có thể minh hoạ. Những đặc tính không gian của hình thức, tỉ lệ, tỉ xích, chất cảm, ánh sáng và âm thanh suy cho cùng phụ thuộc vào những thuộc tính của những thứ bao bọc không gian. Cảm nhận của chúng ta về những đặc tính trên thường là một phản xạ với ảnh hưởng kết hợp của những thuộc tính và được hình thành nên bởi văn hóa, những trải nghiệm đã có và sở thích hoặc khuynh hướng cá nhân. Thuộc tính của phần bao che • Hình dạng • Bề mặt • Cạnh

• Kích thước • Cấu trúc • Lỗ mở

182

Đặc tính của không gian • Hình thức • Màu sắc • Chất cảm • Mẫu hình • Âm thanh • Tỉ lệ • Tỉ xích • Sự phân định • Mức độ vây kín • Khung nhìn hoặc tầm nhìn • Ánh sáng


́ trúc Nhữ ng đặc trưng củ a không gian kiên

Băng cửa sổ trong phòng khách, Hill House | Helensburgh, Scotland | 19021903 | Charles Rennie Mackintosh

Chương hai bàn về tác động của hình dạng, bề mặt và cạnh lên cảm nhận của chúng ta về hình thức. Chương 6 thể hiện những kết quả của kích thước, tỉ lệ và tỉ xích. Trong khi phần mở đầu của chương này vạch ra cách một cấu trúc cơ bản của các yếu tố đường nét và diện xác định khối tích không gian thì phần kết luận miêu tả kích cỡ, hình dạng và vị trí của các lỗ mở hoặc khoảng thông trong những hình thức kín của một không gian ảnh hưởng tới những đặc tính sau của phòng: Mức độ vây kín...........................hình thức của không gian Khung nhìn hoặc tầm nhìn .....tâm điểm của không gian Ánh sáng.....................................nguồn chiếu rọi của các bề mặt và hình thức không gian

183


Mứ c độ vây ki ́n Độ kín của một không gian, như được xác định bởi cấu trúc của những yếu tố xác định không gian của nó và các mẫu hình của những lỗ mở, có tác động mạnh mẽ tới cảm nhận của chúng ta về hình thức và chiều hướng của nó. Từ trong một không gian, chúng ta chỉ nhìn thấy bề mặt tường. Đó chỉ là một lớp mỏng của vật liệu tạo thành đường biên thẳng đứng của không gian. Chiều dày thực tế của một diện tường có thể lộ ra qua các cạnh của lỗ cửa đi và cửa sổ.

Những lỗ mở nằm toàn bộ trong những diện vây kín của một không gian không thể làm giảm đi sự phân định của các cạnh hay là cảm giác đóng của không gian. Hình thức của không gian được giữ lại nguyên vẹn và rõ rệt.

Những lỗ mở nằm dọc theo các cạnh của những diện vây kín của một không gian là yếu đi về mặt thị giác những đường bao ở góc của khối tích. Trong khi những lỗ mở này làm mất đi tổng thể hình khối của không gian, chúng cũng chi phối sự tiếp nối thị giác và sự tương tác với những không gian kế cận.

Những lỗ mở giữa các diện bao quanh một không gian tách thị các diện và làm rõ tính độc lập của mỗi cái. Khi những lỗ mở này tăng lên về số lượng và kích cỡ, không gian mất đi cảm giác đóng, trở nên lan tỏa hơn và bắt đầu hòa với những không gian kế cận. Điểm nhấn thị giác nằm ở những diện vây kín hơn là ở khối tích của không gian được xác định bởi các diện.

184


Mứ c độ vây ki ́n

Dinh thự Garzadore (đồ án) | Vicenza, Italy | 1570 | Andrea Palladio

Cấu trúc đa sắc (Đồ án cho một nhà ở nhỏ) | 1922 | Theo van Doesburg và Cornels van Eesteren

Nhà triển lãm Berlin | 1931 | Mies van der Rohe

185


Á nh sáng “Kiến trúc trò chơi tài tình, chính xác và vĩ đại của những hình khối dưới ánh sáng. Đôi mắt của chúng ta được tạo ra là để nhìn thấy những hình thức trong ánh sáng; ánh sáng và bóng đổ phản chiếu những hình thức này...” Le Corbusier: Hướng tới một nền kiến trúc mới

Notre Dame Du Haut | Ronchamp, Pháp | 19501955 | Le Corbusier

Ánh mặt trời là nguồn sáng tự nhiên phong phú cho sự chiếu sáng những hình thức và không gian trong kiến trúc. Trong khi bức xạ mặt trời là vô tận thì chất lượng ánh sáng của nó – được biểu lộ trong dạng ánh sáng trực tiếp và ánh sáng tán xạ – thay đổi theo thời gian trong ngày, từ mùa này qua mùa khác, từ nơi này qua nơi khác. Khi năng lượng phát sáng của mặt trời tán xạ qua các đám mây, sương mù và mưa tuyết, nó đưa sự chuyển màu bầu trời và thời tiết vào những hình thức và bề mặt nó chiếu sáng.

186


Á nh sáng Kích cỡ của một cửa sổ hoặc cửa sổ trời điều tiết lượng ánh sáng vào trong phòng. Dù vậy thì kích thước của một lỗ mở trong một bức tường hoặc diện mái bị chi phối nhiều hơn bởi những nhân tố khác, ví dụ như vật liệu và kết cấu của bức tường hoặc diện mái; các yêu cầu tiêu chuẩn về thông gió; những cảnh đẹp cho những khung nhìn; mức độ thích hợp của việc vây kín không gian; và hiệu quả của những lỗ mở trên ngoại thất công trình. Vì thế, vị trí và hướng của cửa sổ trời có thể quan trọng hơn kích cỡ của nó trong việc xác định chất lượng ánh sáng mà một phòng nhận được. Một lỗ mở có thể được hướng để nhận ánh sáng trực tiếp suốt một khoảng thời gian nào đó trong ngày. Ánh sáng trực tiếp đem lại mức độ chiếu sáng cao, đặc biệt vào lúc giữa trưa. Nó tạo hình ánh sáng và bóng đổ trên những bề mặt của một phòng và làm sinh động những hình thức trong không gian. Những hiệu ứng bất lợi của ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, như gây chói và lượng nhiệt dư thừa., có thể được điều tiết bởi các màng chắn tạo trên lỗ mở hay là bởi những bóng cây gần đó hoặc là những công trình gần đó. Một diện mở có thể cũng được định hướng để tránh ánh nắng trực tiếp và thay vào đó nhận ánh sáng khuếch tán, ánh sáng xung quanh từ vòm trời. Vòm trời là một nguồn sáng ban ngày có lợi vì lẽ ánh sáng từ nó khá đồng đều, ngay cả trong những ngày nhiều mây, và có thễ làm mềm sự sắc nét của ánh nắng trực tiếp và cân bằng mức độ ánh sáng trong một không gian.

187


Những đặc trưng khác của không gian được cân nhắc trong việc tạo những lỗ mở của một phòng kín là tâm điểm và chiều hướng của nó. Trong khi một số phòng có tâm điểm bên trong, như một lò sưởi, những cái khác có chiều hướng ra bên ngoài được tạo nên bởi tầm nhìn ra bên ngoài hoặc sang các không gian kế cận. Lỗ mở cửa sổ và cửa trời đem lại một tầm nhìn và tạo nên một liên hệ thị giác giữa một phòng với xung quanh nó. Kích thước và vị trí của những lỗ mở này xác định trạng thái tự nhiên của khung cảnh cũng như mức độ riêng tư cho một không gian nội thất.

188


Một lỗ mở nhỏ có thể phản ánh một chi tiết hoặc là tổng thể khung nhìn mà chúng ta có thể xem chúng như một bức tranh trên tường. Một lỗ mở dài và hẹp, dù nằm ngang hay thẳng đứng, không chỉ phân cách hai diện mà nhiều khi còn gợi ra những cảnh bên ngoài.

Một nhóm cửa sổ có thể ghép với nhau để phân chia một cảnh và khuyến khích chuyển động trong không gian.

Lỗ mở mở ra cho căn phòng một khung cảnh rộng. Cảnh quan rộng lớn có thể chi phối không gian hoặc tạo nền cho những hoạt động bên trong nó.

189


Khung nhìn ra bên ngoài: đền Horyu-Ji | Nara, Nhật Bản | 607 Một cửa sổ có thể nằm ở nơi chẳng hạn như những góc nhìn đặc biệt chỉ có thể được quan sát từ một vị trí trong phòng.

Những lỗ mở bên trong đem lại những góc nhìn từ không gian này tới không gian khác. Một lỗ mở có thể được hướng ra bên ngoài để đem lại một góc nhìn tới những ngọn cây và bầu trời.

Một băng cửa sổ có thể tạo ra sự riêng tư trong một góc nhìn. Nếu đủ rộng, không gian được tạo ra có thể trở thành một hốc.

190


Cảnh nhìn ra xa, dựa theo một phác thảo của Le Corbusier cho thiết kế trụ sở Bộ Giáo dục và Y tế | Rio de Janeiro | 1936

Một tâm điểm bên trong: Tokonoma, một góc tâm linh trong ngôi nhà truyền thống Nhật Bản

Khung nhìn không nên bị giới hạn ở bên ngoài hoặc những không gian kế cận. Những thiết kế nội thất có thể cũng đem lại những chủ đề cho sự thu hút thị giác.

191


Biệt thự Hadrian | Tivoli, Italy | 118125

194


4 Tổ chứ c “... Một ngôi nhà tốt là một vật đồng nhất, cũng như một bộ sưu tập của rất nhiều thứ, và phải làm nó đáp ứng một bước nhảy vọt về quan niệm từ những bộ phận cá thể tới một cái nhìn tổng thể. Những sự lựa chọn... thể hiện những cách tổ hợp các thành phần. ... Những phần cơ bản của một ngôi nhà có thể được đặt cùng nhau để tạo ra nhiều hơn là chỉ từng phần cơ bản: chúng có thể tạo ra không gian, những mẫu hình và những điểm nhấn bên ngoài. Chúng vạch ra hoạt động cơ bản nhất mà kiến trúc phải thực hiện. Để “một cộng một lớn hơn hai”, trong khi thực hiện bất cứ công việc nào, bạn phải suy nghĩ tới những điều quan trọng nhất phải làm (việc tạo ra những căn phòng, đặt chúng cùng nhau, hoặc là đặt chúng trong khuôn khổ của khu đất) hoặc là những điều mà bạn nghĩ là quan trọng nhất (tạo ra những không gian ở, thiết lập một hình mẫu đầy ý nghĩa ở bên trong hay là đẩy những thứ khác bên ngoài) .” Charles Moore, Gerald Allen, Donlyn Lyndon

The place of houses 1974

195


Tổ chứ c hình thứ c và không gian Chương trước đã đưa ra cách những cấu trúc đa dạng của hình thức có thể được điều chỉnh để xác lập những vùng riêng biệt hay những khối tích không gian, và cách mẫu hình đặc và rỗng của chúng ảnh hưởng tới những đặc trưng thị giác của không gian được xác lập nên. Dù vậy, một vài công trình chỉ gồm một không gian đơn lẻ. Chúng được tạo nên thành một tổng thể của một số không gian khác liên hệ với nhau bởi công năng, sự tiếp xúc hay là đường chuyển động. Chương này đưa ra những nghiên cứu và bàn luận về những cách thứ c cơ bản của sự liên kết giữa các không gian với nhau và việc tổ chức chặt chẽ những mô hình của hình thức và không gian.

Alhambra, Cung điện và Kinh đô của những vua Moorish | Granada, Tây Ban Nha | 12481354

196


Nhữ ng liên kêt́ không gian Hai không gian có thể được liên kết với nhau theo vài cách cơ bản sau.

Không gian trong không gian Một không gian có thể được bao bọc trong khối tích của một không gian rộng lớn hơn.

Không gian giao cắt Một vùng không gian có thể lấn sang khối tích của một không gian khác.

Không gian gần nhau Hai không gian có thể tiếp giáp với nhau hoặc có một đường biên chung.

Không gian được liên kết bởi một không gian chung Hai không gian có thể dựa vào một không gian trung lập để tạo thành mối liên kết.

197


Không gian trong không gian Một không gian rộng có thể bao chứa một không gian nhỏ hơn trong khối tích của nó. Sự tiếp nối thị giác và không gian giữa hai không gian có thể dễ dàng đạt được, nhưng không gian nhỏ hơn, không gian được bao chứa phụ thuộc vào không gian lớn hơn, khoảng trống bao quanh liên hệ với môi trường ngoại thất. Trong loại liên hệ này, không gian lớn hơn, khoảng trống bao quanh đem lại một vùng không gian ba chiều cho không gian nhỏ hơn được bao chứa trong nó. Để đạt được khái niệm này, một đặc điểm khác nhau rõ ràng về kích thước giữa hai không gian là cần thiết. Nếu không gian được bao chứa tăng kích cỡ, không gian lớn hơn có thể mất đi ảnh hưởng của nó như một hình thức bao bọc bên ngoài. Nếu không gian được bao chứa tiếp tục lớn hơn, không gian xung quanh bị dồn lại rất nhiều. Nó sẽ gần như trở thành một lớp mỏng hoặc lớp da xung quanh không gian được bao chứa. Khái niệm ban đầu bị mất đi. Để nhấn mạnh chính nó, không gian được bao chứa có thể cùng hình dạng với không gian bao chứa nhưng được định hướng theo một chiều khác. Cách này sẽ tạo ra một hệ lưới thứ cấp và một hình thức sinh động, những không gian dư ra trong không gian lớn hơn. Không gian được bao chứa cũng có thể khác về hình thức so với không gian bao chứa để tăng tính tự do khối tích. Sự tương phản này trong hình thức có thể biểu thị sự khác nhau về chức năng giữa hai không gian hoặc tính quan trọng của không gian được bao chứa.

198


KhĂ´ng gian trong khĂ´ng gian

Moore House | Orinda, Canifornia | 1961 | Charles Moore

Glass House | New Canaan, Connecticut | 1949 | Philip Johnson

199


Không gian giao nhau Một quan hệ giao cắt không gian do hai vùng không gian lồng vào nhau và sự xuất hiện của một vùng không gian chung tạo ra. Khi hai không gian giao nhau theo cách này, mỗi cái vẫn giữ được tính chất ban đầu và sự phân định như một không gian. Nhưng cấu trúc được tạo ra từ hai không gian giao nhau là chủ đề có nhiều kết quả.

Phần giao nhau của hai khối tích có thể xem như là của mỗi không gian đó.

Phần giao nhau có thể hoà vào một không gian và trở thành một phần không thể thiếu trong khối tích không gian đó.

Phần giao nhau trở thành một không gian độc lập, liên kết cho hai không gian ban đầu.

200


Không gian giao nhau

Mặt bằng nhà thờ St. Peter (phiên bản 2) | Rome | 15061520 | Donato Bramante & Baldassare Peruzzi

Nhà thờ Pilgrimage | Vierzehnheiligen, Đức | 17441772 | Balthasar Neumann

Biệt thự Carthage | Tunisi | 1928 | Le Corbusier

Không gian một tầng chảy theo một khối tích rộng lớn hơn nơi mà nó là một phần và lan ra cả bên ngoài.

201


Không gian kế cận Tiếp xúc là dạng thông dụng nhất của quan hệ không gian. Nó cho phép mỗi không gian được xác định rõ ràng và để thoả mãn, theo cách riêng của mỗi cái, chức năng đặc biệt hoặc yêu cầu hình thức. Mức độ tiếp nối thị giác và không gian giữa hai không gian kế cận phụ thuộc vào bản chất của diện phân tách chúng và che chúng. Những diện phân tách có thể: • giới hạn tiếp cận thị giác và vật lý giữa hai không gian kế cận, tăng cường tính độc lập cho mỗi không gian và điều tiết sự khác biệt giữa chúng.

• xuất hiện như một diện tự do trong một khối tích đơn lẻ.

• được xác lập bởi hàng cột mang lại mức độ cao của sự tiếp nối thị giác và không gian giữa hai không gian.

• chỉ được gợi lên qua sự thay đổi cao độ hoặc một sự tương phản trên bề mặt vật liệu hay chất cảm giữa hai không gian. Trường hợp này và hai trường hợp trước cũng có thể xem như một khối tích đơn lẻ được chia làm hai vùng có liên hệ với nhau.

202


Không gian kế cận

Gian hàng thiết kế | Thế kỉ 17 | Fischer von Erlach

Tầng trên

Những không gian trong hai công trình này độc lập trong kích thước, hình dạng và hình thức. Những bức tường vây quanh chúng tương thích với những hình thức của chúng để dung hòa sự khác biệt giữa hai không gian kế cận.

Tầng trệt

Ba không gian – sinh hoạt, lò sưởi và những khu ăn uống – được phân định bởi những thay đổi độ cao độ sàn, chiều cao trần và chất lượng ánh sáng, góc nhìn hơn là bởi nhữn g diện tường.

Tầng trên Chiswichk House | London | 1729 | Lord Burlington & William Kent

Lawrence House | Biển Ranch, Canifornia | 1966 | MLTW

203


Không gian liên kêt́ vớ i nhau bở i một không gian chung Hai không gian được phân tách bởi khoảng cách có thể được liên kết hoặc liên hệ với nhau qua một không gian thứ ba, không gian trung lập. Mối quan hệ thị giác và không gian giữa hai không gian phụ thuộc vào bản chất của không gian thứ ba mà chúng có cùng bộ khung kết cấu. Không gian trung lập có thể khác về hình thức và chiều hướng với hai không gian nhằm biểu thị chức năng liên kết. Hai không gian, cũng như không gian trung lập, có thể tương đương về kích cỡ và hình dạng và hình thức diễn tiến trong những không gian. Không gian trung lập có thể tự nó trở thành hình thức tuyến để liên kết hai không gian trong khoảng cách lớn hoặc là nối toàn bộ chuỗi không gian không định hướng liên kết với không gian còn lại.

Không gian trung lập có thể, nếu nó đủ rộng, trở thành một không gian chiếm ưu thế trong mối quan hệ và có khả năng tổ chức một số không gian quanh nó.

Hình thức của không gian trung lập có thể lớn hơn và được xác định chỉ bởi hình thức và hướng của hai không gian được liên kết.

204


Không gian liên kêt́ vớ i nhau bở i một không gian chung

Dinh thự Piccolomini | Pienza, Ý | 1460 | Bernardo Rosselino

Caplin House | Venice, Canifornia | 1979 | Frederick Fisher

One-Half House (đồ án) | 1966 | John Hejdu

205


Nhữ ng tổ hợp không gian Tổ hợp chín hình vuông: Nghiên cứu Bauhaus

Những ví dụ ở trên đặt ra những cách cơ bản mà chúng ta có thể sắp xếp và tổ chức không gian trong công trình. Trong một công năng điển hình, thường có những yêu cầu về rất nhiều loại không gian khác nhau. Có thể những yêu cầu cho không gian: • có những chức năng đặc biệt hoặc yêu cầu hình thức đặc biệt • linh hoạt trong sử dụng và có thể được điều chỉnh tự do. • đơn lẻ và duy nhất trong công năng hoặc ý nghĩa của chúng trong tổ hợp của công trình. • có những chức năng tương đương và có thể được nhóm thành một cụm công năng hoặc là lặp lại trong dạng tuyến • yêu cầu ngoại cảnh thể hiện về ánh sáng, thông gió, cảnh quan hay là tiếp cận tới những không gian bên ngoài phải được phân tách cho hoạt động riêng tư phải dễ dàng tiếp cận

Cách mà những không gian này được sắp đặt có thể làm rõ trọng yếu liên hệ và quy luật công năng hoặc tạo hình của chúng trong tổ hợp của công trình. Sự giải quyết như một dạng tổ hợp sử dụng trong một bối cảnh đặc biệt sẽ dựa vào: • những đòi hỏi về công năng, như những loại chức năng, những yêu cầu về kích thước, sự phân loại tầng bậc không gian và những yêu cầu về tiếp cận, ánh sáng hay view • những điều kiện ngoại cảnh của khu đất có thể hạn chế hình thức tổ chức hay là sự phát triển, hoặc tạo điều kiện cho tổ hợp để hướng tới một vài nhân tố của địa điểm và tránh xa những cái khác

206


Nhữ ng tổ hợp không gian Mỗi loại tổ hợp không gian được đưa ra trong những minh hoạ sau bàn về tính hình thức, những quan hệ không gian và những phản hồi theo bối cảnh của dạng đó. Một dãy những ví dụ minh họa những điểm cơ bản được tạo ra trong dạng được giới thiệu. Mỗi ví dụ sẽ được nghiên cứu theo các tiêu chí: • Có những loại không gian gì được tạo ra và ở đâu? Chúng được xác định như thế nào? • Có những loại liên hệ nào được tạo ra trong những không gian, giữa những không gian với nhau và với môi trường bên ngoài? • Nơi nào tổ hợp được đề xuất và đường giao thông có những cấu trúc nào? • Hình thức bên ngoài của tổ hợp là gì và nó thỏa mãn bối cảnh của nó như thế nào? Tổ hợp tập trung Không gian chính trung tâm, xung quanh nó một số không gian thứ cấp được nhóm lại

Tổ hợp tuyến Một dãy liên tục các không gian lặp lại

Tổ hợp phân tia Một không gian trung tâm có những tổ hợp tuyến của không gian phát triển ra từ đó

Tổ hợp theo cụm Những không gian được nhóm lại gần nhau hoặc có chung một khe hoặc mối liên hệ

Tổ hợp theo lưới Những không gian được tổ chức trong lưới cấu trúc hoặc là khung ba chiều

207


Tổ hợp tập trung Một tổ hợp tập trung một tập ổn định, cô đọng gồm một số không gian thứ cấp được nhóm lại quanh một không gian rộng, trội, chính tâm.

Không gian tập trung, thống nhất, trong một tổ hợp được dung hoà chung bởi hình thức và đủ rộng về kích cỡ để hội tụ một số không gian thứ cấp quanh không gian cơ bản của nó.

Nhà thờ lý tưởng | Leonardo da Vinci

San Lorenzo Maggiore | Milan | 480

208

Những không gian thứ cấp của tổ hợp có thể tương đương với nhau về chức năng, hình thức và kích cỡ, và tạo ra một cấu trúc tổng thể đều đặn về hình học, đối xứng theo hai hay nhiều trục.

Những không gian thứ cấp có thể khác nhau về hình thức hoặc kích cỡ để đáp ứng những yêu cầu riêng biệt về chức năng, biểu thị mối trọng yếu liên kết của chúng hay là chấp nhận những thứ xung quanh chúng. Sự khác biệt này trong những không gian thứ cấp cũng cho hình thức của tổ hợp tập trung phù hợp với những điều kiện môi trường của địa điểm.


Tổ hợp tập trung Bởi lẽ hình thức của một tổ hợp tập trung vốn dĩ vô hướng nên những điều kiện tiếp cận và lối đi vào phải được định rõ bởi khu đất và sự rõ ràng của một không gian thứ cấp như một lối vào hoặc một cổng lớn. Mô hình giao thông và chuyển động trong tổ hợp tập trung có thể tỏa tròn, tách nhánh hoặc xoáy ốc. Trong hầu hết các trường hợp, mô hình sẽ kết thúc ở trong hoặc xung quanh không gian trung tâm. Những tổ hợp tập trung có những hình thức tương đối cô đọng và quy luật hình học có thể được sử dụng để:  tạo lập những điểm hoặc những vị trí trong không gian  kết thúc trạng thái theo trục  đem lại một vật hình thức trong một vùng hoặc khối tích xác định của không gian

Không gian tổ hợp tập trung có thể là không gian nội thất hoặc là không gian ngoại thất.

209


Tổ hợp tập trung

Những hình vẽ này dựa trên phác thảo của Leonardo da Vinci về những dạng mặt bằng nhà thờ lý tưởng, năm 1490.

210


Tổ hợp tập trung Những mặt bằng tập trung | 1957 | Sebastiano Serlio

St. Ivo della Sapienze | Rome | 16201650 | Francesco Borromini

211


Tổ hợp tập trung Mặt bằng nhà thờ St. Peter (phiên bản thứ nhất) | Rome | 1503 | Donato Bramante

Biệt thự Farnese | Caprarola | 15471549 | Giacomo da Vignola

212


Tổ hợp tập trung

Taj Mahal | Agra, Ấn Độ | 16231654

Lăng mộ Humayun | Delhi, Ấn Độ | 1565 | Mirak Mirza Ghiyas

Biệt thự Capra (The Rotunda) | Vicenza, Italy | 15521567 | Andrea Palladio

213


Tổ hợp tập trung

Pantheon | Rome | 120124

Hagia Sophia | Constantinople (Istanbul) | 532537 | Anthemius của xứ Tralles và Isidorus của xứ Miletus

214


Tổ hợp tập trung

San Lorenzo Maggiore | Milan | 480

SS. Sergio và Bacchus | Constantinople (Istanbul) | 525530

215


Tổ hợp tập trung

Thư viện Stockholm | 19201928 | Gunnar Asplund

Bảo tàng Guggenheim | New York | 19431959 | Frank Lloyd Wright

216


Tổ hợp tập trung

Nhà Quốc hội, trụ sở hành chính phức hợp ở Dacca | Bangladesh | khởi công năm 1962 | Louis Kahn

Greenhouse | Salisbury, Connecticut | 19731975 | John M.Johansen

217


́ Tổ hợp tuyên Một tổ hợp tuyến về bản chất bao gồm một chuỗi những không gian. Những không gian này có thể hoặc được liên hệ có hướng với nhau, hoặc là được liên kết qua một không gian dạng tuyến riêng biệt và rõ ràng. Một tổ hợp tuyến thường bao gồm như không gian lặp lại giống nhau về kích cỡ, hình thức và chức năng. Nó cũng có thế bao gồm một không gian dạng tuyến đơn lẻ tổ chức dọc theo cạnh dài của chuỗi không gian khác nhau về kích cỡ, hình thức hoặc chức năng. Trong cả hai trường hợp trên, mỗi không gian dọc theo tuyến liên tục trên đều có một không gian bên ngoài. Những không gian quan trọng về chức năng hoặc tính biểu tượng trong tổ hợp có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào dọc theo tuyến và đạt được sự quan trọng được là rõ bởi kích cỡ và hình thức của chúng. Sự quan trọng của chúng cũng có thể được nhấn mạnh bởi vị trí của chúng:  ở vị trí kết thúc của tuyến  ngang với tổ hợp tuyến  ở những vị trí mấu chốt của một hình thức tuyến phân khúc Bởi chiều dài đặc trưng, tổ hợp tuyến biểu thị tính định hướng và biểu hiện sự chuyển động, sự mở rộng và sự phát triển. Để giới hạn sự gia tăng, những tổ hợp tuyến có thể được kết thúc bởi một không gian hoặc hình thức chính, bởi một công trình xây dựng hoặc lối vào rõ ràng, hoặc là bởi việc hòa nhập với hình thức công trình khác hoặc là địa hình địa mạo khu đất của nó.

218


́ Tổ hợp tuyên Hình thức của tổ hợp tuyến linh hoạt và có thể đáp ứng đa dạng nhiều điều kiện của khu đất. Nó có thể đáp ứng những thay đổi về hình, sự lưu động của mặt nước hoặc dáng những cái cây, hay là đổi hướng không gian để nhận ánh sáng tự nhiên và view. Nó có thể mạnh, phân đoạn hoặc là uốn cong. Nó có thể chạy ngang qua khu đất của nó, chéo lên một con dốc hay là đứng thẳng như một toà tháp. Hình thức của tổ hợp tuyến có thể liên hệ với những hình thức khác trong bối cảnh của nó bởi:  sự liên kết và tổ chức chúng dọc theo chiều dài tuyến  tạo ra một bức tường hoặc một barie để phân tách chúng thành những vùng khác nhau  vây quanh và đóng kín chúng trong một vùng không gian Những hình thức cong và gấp khúc của tổ hợp tuyến vây kín một vùng không gian bên ngoài trong mặt lõm của chúng và định hướng những không gian của chúng hướng vào trung tâm. Trong những mặt lõm chúng, những hình thức này xuất hiện trước không gian và đẩy nó khỏi vùng của chúng.

219


́ Tổ hợp tuyên

Longhouse , một loại nhà ở của cư dân những bộ lạc trong liên minh Iroquois ở Bắc Mỹ | 1600

Nhà ở có hiên trước ở ngoài phố | Dự án làng | 1955 | James Stirling (Team X)

220


́ Tổ hợp tuyên

Dự án mở rộng cư xá, Đại học St. Andrews | Scotland | 19641968 | James Stirling

Liên tục theo tuyến củ a nhữ ng không gian

Mặt bằng tầng điển hình, Unité d’Habitation (đơn vị ở) | Marseilles | 19461952 | Le Corbusier

Mặt bằng tầng 2, khu nhà chính, Đại học Sheffield (đồ án) | Anh | 1953 | James Stirling

221


́ Tổ hợp tuyên Nhà Lord Derby | London | 1777 | Robert Adam

Pearson House (đồ án) | 1957 | Robert Venturi

Liên tục theo tuyến củ a nhữ ng phò ng...

Lloyd Lewis House | Libertyville, Illinois | 1940 | Frank Lloyd Wright

222


́ Tổ hợp tuyên

Romano House | Kentfield, California | 1970 | Esherick Homsey Dodge & Davis

Thi ́ch hợp vớ i công năng và khu đât́

Marcus House (đồ án) | Dallas Texas | 1935 | Frank Lloyd Wright

223


́ Tổ hợp tuyên

Trung tâm đô thị Castrop-Rauxel | Đức (danh sách dự thi) | 1965 | Alvar Aalto

́ bậc cho liên tục tuyến... Đưa ra thứ tự câp

Interama | Đồ án cho Cộng đồng Trung Mĩ | 19641967 | Louis Kahn

224


́ Tổ hợp tuyên

Bridge House (đồ án) | Christopher Owen

và biểu thi ̣ sự chuyển động

House 10 (đồ án) | 1966 | John Hejduk

225


́ Tổ hợp tuyên Đại học Scarborough | Westhill, Ontario | 1964 | John Andrews

Dự án nhà ở | Pavia, Italy | 1966 | Alvar Aalto

Tổ hợp tuyến thi ́ch nghi vớ i khu đât́ ...

226


́ Tổ hợp tuyên

Mặt bằng tầng điển hình phía trên, Baker House | MIT, Cambridge, Massachusetts | 1948 | Alvar Aalto

Mặt bằng rạp xiếc (1754, John Wood, Sr.) và khu vực Royal Crescent (17671775, John Wood) | Bath, Anh

và tạo hình bên ngoài

227


Tổ hợp phân tia Một tổ hợp phân tia của không gian bao gồm những thành phần của cả tổ hợp tập trung và tổ hợp tuyến. Nó bao gồm một không gian trung tâm chính từ đó tỏa ra một số tổ hợp tuyến. Ngược lại với một tổ hợp tập trung là một sự sắp đặt hướng nội mà những tâm điểm hướng vào bên trong không gian trung tâm, tổ hợp toả ra là sự bố trí hướng ngoại để vươn ra ngoài bối cảnh của nó. Với những cánh dạng tuyến, nó có thể mở rộng và có thể gắn vào nó những thành phần hoặc nhân tố đặc biệt của khu đất. Như với những tổ hợp tập trung, không gian trung tâm của tổ hợp phân tia nói chung có quy luật hình học. Những cánh dạng tuyến của nó, là vệ tinh của không gian trung tâm, có thể giống với nhau về hình thức và chiều dài, đồng thời giữ nguyên sự đều nhịp của tổ hợp hình thức tổng thể. Những cánh toả ra cũng có thể khác nhau để phù hợp với những yêu cầu khác nhau của chức năng và bối cảnh. Một biến thể đặc trưng của tổ hợp toả ra là mẫu hình chong chóng trong đó những cánh dạng tuyến của nó mở ra từ những cạnh của một không gian trung tâm hình vuông hoặc hình chữ nhật.

228


Tổ hợp phân tia

Ngục Moabit | Berlin | 18691879 | August Busse và Heinrich Herrmann Hôtel Dieu (bệnh viện) | 1774 | Antonie Petit

Maison de Force (ngục) | Ackerghem gần Ghent, Bỉ | 17721775 | Malfaison và Kluchman

229


Tổ hợp phân tia

Herbert F.Johnson House (Wingspread) | Wind Point, Wisconsin | 1937 | Frank Lloyd Wright

230


Tổ hợp phân tia

Kaufmann Desert House | Palm Spring, California | 1946 | Richard Neutra

231


Tổ hợp phân tia Tòa nhà ban thư ký , trụ sở UNESCO | Quảng trường Fontenoy, Paris | 19531958 | Marcel Breuer

Mặt bằng khu đất

Mặt bằng đơn vị điển hình Dự án mở rộng cư xá, Đại học St. Andrews | Scotland | 19641968 | James Stirling

232


Tổ hợp phân tia

Bảo tàng Guggenheim | Bibao, Tây Ban Nha | 19911997 | Frank Gehry

Nhà hát kịch câm mới | Thành phố Oklahoma, bang Oklahoma | 1970 | John M. Johansen

Quy hoạch thủ đô Canberra | Úc | 1911 | Walter Burley Griffin

233


Tổ hợp theo cụm

Những không gian lặp lại

Chung một hình dạng

Nhóm quanh lối vào

Mô hình tập trung

Những trạng thái có trục

Nhóm dọc theo một đường

Mô hình theo cụm

Trạng thái có trục

Được tổ hợp bởi một trục

Một đường đai

Được bao chứa trong không gian

Một tổ hợp theo cụm dựa trên sự gần nhau thực tế nhằm liên kết những không gian của nó với nhau. Nó thường bao gồm những không gian tế bào lặp lại có những chức năng giống nhau và cùng một đặc điểm thị giác như hình dạng hoặc chiều hướng. Một tổ hợp theo cụm cũng có thể cho phép trong tập hợp những không gian của nó có những không gian khác biệt về kích cỡ, hình thức và chức năng với những cái khác nhưng vẫn liên hệ với nhau bằng sự gần gũi hay là một bố cục thị giác sắp đặt theo một trục đối xứng. Vì mô hình của nó không xuất phát từ một ý tưởng hình học cứng nhắc nên hình thức của tổ hợp theo cụm linh hoạt và có thể cho phép phát triển và sẵn sàng thay đổi mà không ảnh hưởng tới tính chất của nó. Những không gian theo cụm được tổ chức quanh một điểm lối vào công trình hoặc dọc theo đường của chuyển động vào nó. Những không gian này cũng có thể được nhóm lại trong một vùng hoặc khối tích không gian rộng được phân định. Mẫu hình này tương đồng với tổ hợp tập trung, nhưng nó thiếu sự gắn kết cuối cùng và tf hình học. Những không gian trong tổ hợp theo cụm cũng có thể được bao chứa trong một vùng hoặc khối tích không gian.

Vì vốn dĩ không có vị trí trọng yếu nào trong mô hình của một tổ hợp theo cụm nên sự Trạng thái đối xứng chính phụ của không gian phải được làm rõ bởi kích cỡ, hình thức hay chiều hướng trong mô hình của nó. Cấu trúc đối xứng hay một trạng thái theo trục có thể được sử dụng để nhấn mạnh và thống nhất các phần của một tổ hợp theo cụm và giúp làm rõ chính phụ của không gian hoặc nhóm không gian trong tổ hợp.

234


Tổ hợp theo cụm

Fatehpur Sikri, Cung điện phức hợp của Akbar đại đế, vương triều Mogul ở Ấn Độ | 15691574

235


Tổ hợp theo cụm

Mặt cắt

Những không gian được tổ chức theo hình học

Mặt bằng

Yeni-Kaplica (nhà tắm nóng) | Bursa , Thổ Nhĩ Kỳ

Nuraghe ở Palmavera, điển hình của những toà tháp thời đồ đá cổ của nền văn minh Nuraghic | Sardinia | Thế kỷ 18  16 TCN Nhà ở truyền thống Nhật Bản

236


Tổ hợp theo cụm Nhà tổ chức sự kiện, Học viện Salk (đồ án) | La Jolla, Canifornia | 19591965 | Louis Kahn

Nhữ ng không gian được tổ chứ c xung quanh một không gian chi ́nh

Karuizawa House, Viện dưỡng lão | 1974 | Kisho Kurokawa

Cung điện của vua Minos | Knossos, Đảo Crete | 1500TCN

237


Tổ hợp theo cụm

Đền Vadakkunnathan | Trichur, Ấn Độ | Thế kỉ 11

Đền Rajarajeshwara | Thanjavur, Ấn Độ | Thế kỉ 11

Nhà cho vơ Robert Venturi | Đồi Chestnut, Pennsylvania | 19621964 | Venturi và Short

Những không gian được tổ chức trong một vùng không gian

238


Tổ hợp theo cụm

Soane House | London, Anh | 18121834 | Sir John Soane

St. Carlo alle Quattro Fontane | Rome | 16331641 | Francesco Borromini

Ngân hàng Anh quốc | London | 17881833 | Sir John Soane

Những không gian được tổ chức bằng những trục đối xứng

239


Tổ hợp theo cụm

Dinh Mercer (Fonthill) | Doylestown, Pennsylvania | 19081910 | Henry Mercer

Friedman House | Pleasantville, New York | 1950 | Frank Lloyd Wright

Wyntoon, điền trang của gia đình Hearst | Canifornia | 1903 | Bernard Maybeck

240

Những không gian được tổ chức bởi những bối cảnh khu đất


Tổ hợp theo cụm

Fallingwater (Biệt thự trên thác) | gần Ohiopyle, Pennsylvania | 19361937 | Frank Lloyd Wright

Morris House (đồ án) | Làng Mount Kisco, New York | 1958 | Louis Kahn

Những không gian được tổ chức bởi mô hình hình học

Gamble House | Pasadena, California | 1908 | Greene & Greene

241


Một tổ hợp theo lưới bao gồm những hình thức và không gian có những vị trí trong khoảng trống và những mối liên hệ với nhau được được quy định bởi mô hình lưới ba chiều.

Một lưới được tạo ra bởi hai tập hợp, thường là vuông góc, của những đường song song tạo ra một mẫu hình đều đặn của những giao điểm. Triển khai thêm kích thước thứ ba, mẫu hình lưới được chuyển đổi thành một tập hợp những đơn vị không gian đều đặn, dạng mô-đun. Khả năng tổ chức của một lưới tạo ra từ sự lặp lại và sự tiếp nối của mô hình của nó đã lan sang những yếu tố nó tổ chức. Mô hình của nó tạo ra một tập hợp ổn định hoặc một vùng những điểm mẫu và những đường trong không gian với những không gian của một tổ hợp theo lưới, mặc dù khác biệt về kích thước, hình thức hay công năng, nhưng có thể chung một mối liên hệ.

242


Một lưới trong kiến trúc thông thường nhất được tạo ra bởi một hệ xương kết cấu của những cột và những dầm. Trong hệ lưới này, những không gian có thể xuất hiện như những sự vật được tách biệt hoặc như những sự lặp lại của một lưới mô đun. Không chú trọng vào khuynh hướng của chúng trong vùng không gian, những không gian này, nếu được xem như “hình”, sẽ tạo ra một tập hợp lưới thứ cấp của những không gian “nền”. Vì một lưới ba chiều bao gồm những đơn vị không gian lặp lại, nó có thể bớt đi, thêm vào, hoặc được chồng lớp, và vẫn giữ đặc trưng của nó như một lưới với khả năng tổ chức những không gian. Những sự chi phối chính thức này có thể được sử dụng để thích ứng với một hình thức lưới tới một khu đất, để phân định một lối vào hoặc không gian bên ngoài, hoặc để cho sự gia tăng và mở rộng của nó. Để đạt được những yêu cầu kích thước đặc trưng của những không gian hoặc để làm rõ những vùng không gian dành cho giao thông hay phục vụ, một lưới có thể được tạo ra không đều theo một hay cả hai chiều. Sự biến chuyển về kích thước tạo ra một tập hợp cấp bậc của những mô đun khác nhau về kích cỡ, tỉ lệ và vị trí. Một lưới cũng có thể trải qua những biến đổi khác. Những phần của một lưới có thể trượt để thay đổi sự tiếp nối về thị giác và không gian qua vùng của nó. Một mô hình lưới có thể bị gián đoạn để xác lập một không gian chính hay điều chỉnh một nhân tố tự nhiên của khu đất. Một phần của lưới có thể được làm chệch và xoay đi quanh một điểm trên mô hình cơ bản. Ngang qua vùng của mình, một lưới có thể biến hình từ một mô hình điểm sang đường, sang diện và cuối cùng là sang khối.

243


Thành phố Priene | Thổ Nhĩ Kỳ | thành lập năm 334 TCN

Mặt bằng Dura-Europos | gần Salhiyé, Syria | Thế kỉ 4 TCN

Nhà thờ Hồi giáo Tinmal | Ma-rốc | 11531154

244


Cung Thủy Tinh | London | Triển lãm lớn năm 1851 | Sir Joseph Paxton

Công ty bảo hiểm nhân thọ ở Mỹ | Kansas, Missouri | 1963 | SOM

Thư viện IIT (đồ án) | Chicago, Illinois | 19421943 | Mies van der Rohe

245


Đồ án bệnh viện | Venice | 19641966 | Le Corbusier

Tòa nhà văn phòng Centraal Beheer | Apeldoorn, Hà Lan | 1972 | Herman Hertzberger với Lucas và Niemeyer

246

Adler House (đồ án) | Philadelphia, Pennsylvania | 1954 | Louis Kahn


Shodhan House | Ahmedabad, Ấn Độ | 1956 | Le Corbusier

247


Bảo tàng Gandhi Ashram | Ahmedabad, Ấn Độ | 19581963 | Charles Correa

Snyderman House | Font Wayne, Ấn Độ | 1972 | Michael Graves

Nhà ở Manabe | Tezukayawa, Osaka, Nhật Bản | 19761977 | Tadao Ando

248


Eric Boissonas House I | New Canaan, Connecticut | 1956 | Philip Johnson

Bảo tàng nghệ thuật Kimball | Forth Worth, Texas | 19671972 | Louis Kahn

249


Abu Simbel | Ngôi đền lớn thờ vua Rameses II | 13011235 TCN

250


5 Giao thông “... chúng ta coi cơ thể con người, gần như là vật thể ba chiều cơ bản nhất của chúng ta có, tự nó không là mối quan tâm chính trong những hiểu biết về hình thức kiến trúc; rằng kiến trúc, mở rộng ra được xem là một ngành nghệ thuật, được đặc trưng trong những giai đoạn thiết kế của nó như một nghệ thuật thị giác trừu tượng, không như nghệ thuật lấy vẻ đẹp hình thể con người làm trung tâm... Chúng tôi tin rằng hầu hết những cảm nhận chính và đáng nhớ trong không gian ba chiều bắt nguồn từ trải nghiệm cơ thể và rằng cảm nhận này có thể tạo thành một hiểu biết cơ bản về cảm nhận không gian trong trải nghiệm của chúng ta về những công trình. ... Tác động lẫn nhau giữa cơ thể chúng ta và nơi để ở thái thay đổi liên tục. Chúng ta tạo ra những nơi gây cảm xúc cho những trải nghiệm xúc giác ngay cả khi những cảm nhận này được sinh ra bởi những nơi mà chúng ta vừa mới tạo ra. Dù nhạy cảm hay thờ ơ, cơ thể chúng ta và chuyển động của chúng ta luôn ở trong cuộc đối thoại liên tục với những công trình.” Charles Moore và Robert Yudeli

Body, Memory, and Architecture 1977

251


Giao thông: Sự chuyển động qua không gian Đường chuyển động của chúng ta có thể xem như một sợi chỉ liên kết những không gian của một công trình, hoặc bất cứ chuỗi không gian nội, ngoại thất nào, cùng với nhau. Vì chúng ta di chuyển trong Thời gian qua một dãy liên tục của những không gian chúng ta trải nghiệm một không gian trong mối quan hệ với nơi chúng ta đã tới và nơi mà chúng ta biết trước khi đến. Chương này trình bày những thành phần chính của hệ thống giao thông công trình như một yếu tố dương bản tác động lên cảm nhận của chúng ta về những hình thức và những không gian của công trình.

Phòng lớn có cửa trời, Trụ sở Olivetti (đồ án) | Milton Keynes, Anh | 1971 | James Stirling & Michael Wilford

252


Nhữ ng thà nh phần củ a giao thông

Lối tiếp cận Quan sát từ xa

Cửa vào Từ ngoài vào trong

Cấu trúc của đường chuyển động Chuỗi liên tục các không gian

Những mối liên hệ đường giao thông – không gian Những cạnh, điểm nhấn, kết thúc của đường

Hình thức của không gian giao thông Những hành lang, sảnh, khu trưng bày và những phòng

253


́ cận Lối tiêp Lối lên Notre Dame du Haut (Nhà thờ Ronchamp) | Ronchamp, Pháp | 19501951 | Le Corbusier

Trước khi thực sự đi vào trong công trình, chúng ta tiếp cận lối vào của nó dọc theo một con đường. Đó là phần đầu tiên của hệ thống giao thông trong suốt quá trình mà chúng ta sắp được để nhìn, trải nghiệm và sử dụng những không gian trong một công trình. Lối tiếp cận tới một công trình và cửa vào của nó có thể cách nhau, từ một vài bước chân qua một không gian lắng đọng, tới cả một hành trình dài và lòng vòng. Nó có thể vuông góc hoặc nghiêng đi với mặt đứng đầu tiên của công trình. Bản chất của lối tiếp cận có thể khác biệt hoàn toàn với những gì bắt gặp ở cuối lối, hoặc nó có thể được tiếp nối vào tận chuỗi những không gian bên trong công trình, xóa đi khác biệt giữa bên trong và bên ngoài công trình.

254


́ cận Lối tiêp Chính diện Một lối tiếp cận chính diện dẫn dắt trực tiếp tới cửa vào của một công trình theo một đường thẳng, theo trục. Mục đích thị giác kết thúc đường tiếp cận là rất rõ ràng: nó có thể đi thẳng vào phía mặt đứng phía trước của công trình hoặc qua một cửa vào với cánh cửa được trang trí tỉ mỉ. Chéo Một lối tiếp cận chéo làm tăng hiệu quả phối cảnh trên mặt đứng và hình thức công trình. Đường đi có thể đổi hướng một hoặc nhiều lần để làm dài ra con đường tiếp cận. Nếu một công trình được tiếp cận ở một góc, lối vào của nó có thể tạo ra mặt đứng trở nên dễ quan sát hơn. Vòng Một đường vòng làm dài hơn lối tiếp cận và nhấn mạnh hình khối ba chiều của công trình khi chúng ta đi quanh chu vi của nó. Cửa vào công trình phải được nhìn thấy liên tục trong suốt quá trình tiếp cận để nhận ra vị trí của nó, hoặc nó có thể ẩn đi cho tới khi người ta đi đến một điểm nào đó.

255


́ cận Lối tiêp

Biệt thự Barbaro | Maser, Ý | 15601568 | Andrea Palladio Những cột và những cổng vào mang những ý nghĩa truyền thống của việc định hướng chúng ta theo một đường vào và chào đón hoặc ngăn cấm chúng ta vào.

Đền Buseoksa | Gyeongsangdo, Hàn Quốc | 6761000

256


́ cận Lối tiêp

Biệt thự Garches | Vaucresson, Pháp | 19261927 | Le Corbusier

Qian Men, nối giữa Tử Cấm thành ở phía bắc và thành ngoại ở phía nam | Bắc Kinh, Trung Quốc | Thế kỉ 15

Nhà thờ Thiên Chúa giáo | Taos, Bang New Mexico | Thế kỉ 17

257


́ cận Lối tiêp Glass House | New Canaan, Connecticut | 1949 | Philip Johnson

Mặt bằng khu đất, Tòa thị chính Säyätsalo | Phần Lan | 19501952 | Alvar Aalto

Đường dốc đi lên và xuyên qua Trung tâm nghệ thuật thị giác Carpenter | Đại học Harvard, Cambridge, Massachusetts | 19611964 | Le Corbusier

258


́ cận Lối tiêp Những bản vẽ nhà thờ – những điểm nhấn điểm nhấn đô thị, thực hiện bởi Camillo Sitte minh họa lối tiếp cận không đối xứng, đặc biệt tới chỗ tọa lạc công trình. Chỉ một số góc của những nhà thờ có thể được quan sát từ nhiều điểm từ những quảng trường.

Trường Cao đẳng Kresge | Santa Cruz Campus, Đại học California | 19721974 | MLTW: Moore và Turnbull

Đường phố ở Siena, Italy

259


́ cận Lối tiêp

Góc nhìn phía đông từ Propylaea

Phối cảnh chim bay của Acropolis | Athens, Hi Lạp Đường chấm chấm vạch ra con đường qua Propylaea tới cuối phía đông của đền Parthenon.

Cổng Công Lý, Alhambra | Granada, Tây Ban Nha | 13381390

260


́ cận Lối tiêp Fallingwater (Biệt thự trên thác) | near Ohiopyle, Pennsylvania | 19361937 | Frank Lloyd Wright

Edwin Cheney House | Oak Park, Illinois | 1904 | Frank Lloyd Wright

Biệt thự Hutheesing (đồ án) | Ahmedabad, Ấn Độ | 1952 | Le Corbusier

261


Cửa và o Việc đi vào một công trình, một phòng trong một công trình hay một vùng được phân định của không gian ngoại thất, liên quan tới việc đi xuyên qua một diện thẳng đứng tách biệt một không gian với những không gian khác và chỉ rõ “đây” với “kia”. Việc đi vào có thể được đánh dấu bằng nhiều cách tài tình hơn là việc đục một cái lỗ trên tường. Nó có thể là một hành trình qua một diện ước lệ được tạo nên bởi hai cột hoặc một dầm. Ở những nơi sự tiếp nối về không gian và thị giác lớn hơn giữa hai không gian, ngay cả một thay đổi cao độ có thể tạo ra một ngưỡng cửa và đánh dấu hành trình từ nơi này sang nơi khác. Trong những trường hợp thông thường nơi một bức tường được sử dụng để phân định và vây kín một không gian hay một chuỗi không gian, một cửa vào được tạo ra bởi một lỗ mở trên diện tường. Hình thức của lỗ mở đa dạng từ một lỗ đơn giản trên tường tới một một cổng vào phức tạp. Bất chấp hình thức của không gian cửa vào hay hình thức của phần bao che nó, cửa vào không gian được đánh dấu tốt nhất bởi việc tạo lập một diện thực hoặc ước lệ vuông góc với đường tiếp cận.

262


Cửa và o Những cửa vào có thể được nhóm thông thường thành các loại: đẩy, đua ra, thụt vào. Cửa đẩy giữ lại sự liền mạch của bề mặt tường và có thể, nếu muốn, được làm như mất đi. Một cửa đua ra tạo hình một không gian chuyển tiếp, báo hiệu chức năng của nó với việc tiếp cận và tạo ra một mái che. Một cửa thụt vaò cũng tạo ra một mái che và mang một phần không gian ngoại thất vào bên trong công trình. Trong mỗi trường hợp, hình thức của lối vào có thể làm giống hình thức của không gian bên trong khi đi vào, giống như một sự xem trước. Hoặc nó có thể tương phản với hình thức của không gian để tăng cường những đường biên và nhấn mạnh tính chất của nó như một nơi chốn. Xét về vị trí, một cửa vào có thể được đặt chính giữa mặt tiền của công trình hoặc được đặt lệch để tạo ra một trạng thái đối xứng cục bộ với những lỗ mở của nó. Vị trí của cửa vào liên quan tới hình thức của không gian đi vào sẽ xác định cấu trúc của đường giao thông và mô hình của những hoạt động bên trong không gian này. Ý niệm về cửa vào có thể được tăng cường về mặt thị giác bằng cách:  Đánh dấu một lỗ mở thấp hơn, rộng hơn hoặc chật hơn.  Đánh dấu một cửa vào sâu hoặc lòng vòng.  Làm rõ lỗ mở với sự trang trí.

Dinh thự Zuccari | Rome | 1592 | Federico Zuccari

263


Cửa và o Quảng trường San Marco | Venice Góc nhình ra biển được đóng khung bởi cung điện Doge ở bên trái và thư viện Scamozzi ở bên phải. Cửa vào quảng trường từ phía biển tạo bởi hai cột đá granite, Cột Sư Tử (1189) và Cột St.Theodore (1329).

O-torii, cổng đầu tiên tớii miếu Toshogu | Nikko, quận Tochigi, Nhật Bản | 1636

Nhà của bác sĩ Currutchet | La Plata, Argentina | 1949 | Le Corbusier Một cột đánh dấu cửa vào cho người đi bộ nằm trong một lỗ mở rộng hơn bao gồm không gian cho đỗ xe.

264


Cửa và o

Von Sternberg House | Los Angeles, Bang California | 1936 | Richard Neutra Một đường cong dẫn vào một cửa cho ô tô trong khi cửa trước vào không gian bên trong của ngôi nhà này là một lối vào sân trong.

St. Giorgio Maggiore | Venice | 15661610 | Andrea Palladio | mặt đứng hoàn thiện bởi Vicenzo Scamozzi. Lối vào ở mặt đứng tạo thành hai tỉ lệ tương quan: một là với công trình như một tổng thể hướng mặt ra không gian công cộng và cái còn lại là với kích thước con người bức vào trong nhà thờ.

Viện lập pháp Chandigarh | trụ sở phức hợp của bang Punjab, Ấn Độ | 19561959 | Le Corbusier Lối vào qua những hàng cột được tăng tới tỉ lệ tự nhiên chung của công trình.

265


Cửa và o

Vương phủ Katsura | Kyoto, Nhật Bản | Thế kỉ 17 Trong khi bức tường ngăn cách thì cổng và những bậc đá đem lại sự tiếp nối giữa khu hạ mã và khu ngắm cảnh (Gepparo)

266

Hang đá Naqsh-i-Rustam | gần Persepolis, Iran | Thế kỉ 3


Cửa và o

Cửa hàng quà tặng Morris | Ngân hàng quốc gia Merchant | Grinnell, Iowa | 1914 | Louis Sullivan San Francisco, Bang California | 19481949 | Frank Lloyd Wright Nhửng lỗ mở được trang trí trên những diện thẳng đứng đánh dấu những cửa vào hai công trình này.

Cửa vào phong cách Art Nouveau ở Paris

267


Cửa và o

Cửa qua Tháp môn, Đền Horus ở Edfu | Ai Cập | 25737 TCN

Sự phân cách hay bẻ tách ở mặt đứng xác lập những lối vào công trình này.

Nhà cho Vợ Robert Venturi | Đôì Chestnut, Pennsylvania | 19621964 | Venturi và Short

Nhà tưởng niệm John F. Kennedy | Dallas, Texas | 1970 | Philip Johnson

268


Cửa và o

Cửa vào nhà điều hành, hãng Johnson Wax | Racine, Wisconsin | 19361939 | Frank Lloyd Wright

Sân thượng, Chandigarh, trụ sở phức hợp của bang Punjab, Ấn Độ | 1956 | Le Corbusier

Mặt đứng hướng bắc

269

Mặt bằng


Cửa và o

Đền Pantheon | Rome | 120124 Cửa vào qua hàng cột được tu sửa từ một ngôi đền từ trước đó năm 25 TCN Giáo đường Do Thái Kneses Tifereth cho người Israel | Port Chester, New York | 1954 | Philip Johnson

Nhà nguyện Pazzi, xây thêm vào tu viện Santa Croce | Florence, Italy | 14291446 | Fillippo Brunelleschi

270


Cửa và o St. Vitale | Ravenna, Italy | 526–546 Một không gian lối vào nhô ra định hướng lại trục chính của tổ hợp công trình theo không gian ngoại thất nó đứng trước.

Gian hàng thương mại | Triển lãm Jubilee năm 1908 | Jan Kotera

Cổng vòm, mái cổng và mái che nhô ra từ khối chính của công trình để tạo ra mái che, chào đón và thông báo vị trí đi vào.

Nhà ở Milwaukee, Wisconsin

Rạp phương Đông | Milwaukee, Wisconsin | 1927 | Dick và Bauer

271


Cửa và o

Nhà nghỉ cho giới học viện, biệt thự Hadrian | Tivoli, Italy | 118–125 TCN (một bản vẽ của Heine Kahler)

St. Andrea del Quirinale | Rome | 1670 | Giovanni Bernini

Gagarin House | Peru, Vermont | 1968 | MLTW/Moore – Turnbull

272


Cửa và o

Những ví dụ về những không gian thụt vào tạo ra cửa vào cho công trình.

St. Andrea | Mantua, Ý | 14721494 | Leon Battista Alberti

Tòa nhà phía đông, Triển lãm nghệ thuật quốc gia | Washington, D.C | 1978 | I.M. Pei và cộng sự

273


Cửa và o Những bậc thang và những đường dốc làm thay đổi cao độ và thêm vào một đặc trưng thời gian cho việc bước vào một công trình.

Nhà ngang ở Galena | Illinois

Tòa nhà hiệp hội Millowner | Ahmedabad, Ấn Độ | 1954 | Le Corbusier

Taliesin West | gần Phoenix, Arizona | 1938 | Frank Lloyd Wright

274


Cửa và o

Một bia đá và con rùa bảo hộ lăng của hoàng đế Vạn Lịch (Minh Thần Tông, 1563–1620) | tây bắc Bắc Kinh, Trung Quốc

Hành lang bên trong | Francesco Borromini

Những lối vào xuyên thủng tường dày tạo ra những không gian chuyển tiếp mà một người phải vượt qua trong việc di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.

Tòa án Santa Barbara | California | 1929 | William Mooser Lối vào chính đóng khung cái nhìn tới vườn và những ngọn đồi phía xa.

275


Câú trúc củ a đườ ng chuyển động Tất cả những đường chuyển động, dù là của xe cộ, con người, hàng hoá hay phục vụ đều có dạng tuyến. Và tất cả những đường đều có một xuất phát điểm, từ cái mà chúng ta đi qua một dãy không gian tới điểm đích của chúng ta. Đường vòng của đường chuyển động phụ thuộc vào dạng chuyển động của chúng ta. Trong khi những người đi bộ có thể rẽ, dừng và nghỉ tùy ý thì một chiếc xe đạp ít tự do hơn, và một chiếc ô tô còn ít tự do hơn nữa trong việc thay đổi tốc độ và chuyển hướng đột ngột. Thú vị là, trong khi một phương tiện có bánh có thể cần một con đường với đường cong trơn ứng với bán kính quay của xe, thì chiều rộng của đường có thể được tạo ra sít soát với kích thước của xe. Những người đi bộ, theo một cách khác, mặc dù có thể cho phép chuyển hướng đột ngột, yêu cầu một khối tích không gian lớn hơn kích thước cơ thể của họ và sự tự do lớn hơn trong việc lựa chọn con đường. Nút giao hay cho cắt ngang của những con đường luôn luôn là một điểm mốc quyết định cho người ta tiếp cận nó. Sự tiếp nối và tương quan tỉ lệ của mỗi con đường ở nút giao có thể giúp chúng ta phân biệt giữa tuyến đường chính dẫn tới những không gian chính và những đường thứ cấp dẫn tới những không gian ít quan trọng hơn. Khi những con đường này tương đương nhau ở một giao lộ, không gian đầy đủ nên được tạo ra để cho con người dừng lại và định hướng chính họ. Hình thức này và tương quan tỉ lệ này của cửa vào và đường vào cũng sẽ tạo ra những khác biệt về chức năng và biểu tượng giữa những không gian dạo chơi công cộng, những sảnh riêng và những hành lang phục vụ. Bản chất của cấu trúc một đường chuyển động vừa ảnh hưởng, vừa bị ảnh hưởng bởi mô hình tổ chức của nhữ ng không gian nó liên kết. Cấu trúc này có thể tăng cường một tổ hợp không gian bởi sự tương đương mẫu hình của nó. Hoặc cấu trúc này có thể tương phản với hình thức của tổ hợp không gian và đem lại một đối trọng thị giác với nó. Một khi chúng ta có thể vạch ra trong đầu tổng thể cấu trúc của đường chuyển động trong một công trình, định hướng của chúng ta trong công trình và mức độ hiểu của chúng ra về bố cục không gian sẽ trở nên rõ ràng.

276


Câú trúc củ a đườ ng chuyển động 1. Dạng tuyến Tất cả những đường đều dạng tuyến. Một đường thẳng, dù thế nào, cũng có thể là một yếu tố tổ chức cơ bản cho một chuỗi không gian. Thêm vào đó, nó có thể uốn cong hoặc phân đoạn, giao cắt với những đường khác, có nhánh hoặc hình một vòng kín. 2. Dạng tia Một cấu trúc dạng tia có những đường dạng tuyến mở rộng ra hoặc kết thúc ở một điểm chung trung tâm. 3. Xoáy ốc Một cấu trúc xoáy ốc là một đường duy nhất, liên tục bắt đầu từ điểm trung tâm, quay tròn quanh nó và tăng dần khoảng cách so với điểm bắt đầu. 4. Lưới Một cấu trúc lưới bao gồm hai tập hợp của những đường song song giao nhau tạo ra những đoạn đều nhau và tạo ra những vùng không gian hình vuông hoặc hình chữ nhật. 5. Mạng Một cấu trúc mạng bao gồm những đường kết nối tạo thành những điếm trong không gian. 6. Phức hợp Trong thực tế, một công trình thông thường sử dụng một tổ hợp của những mô hình trên. Những điểm quan trọng trong bất cứ mô hình nào là những trung tâm hoạt động, những cửa vào phòng và sảnh, và những vị trí cho giao thông thẳng đứng được tạo ra bởi thang bộ, thang dốc và thang máy. Những điểm nút này ngắt quãng những đường chuyển động qua công trình vào mang lại cơ hội cho việc dừng lại, nghỉ ngơi và định hướng đường đi. Để tránh việc tạo ra một mê cung rối rắm, một bố cục có tầng bậc trong suốt những con đường và những nút của một công trình nên được tạo ra trong những tỉ lệ, hình thức, chiều dài và sắp đặt khác nhau.

277


Câú trúc củ a đườ ng chuyển động

Đền đặt thi hài của Nữ Hoàng Hatshepsut | Dêr el-Bahari, Thebes, Hi Lạp | 15111480 TCN | Senmut

Nhà thờ Canterbury | Anh | 10701077

Mặt bằng ranh giới Taiyu-In của miếu Toshogu | Nikko, quận Tochigi, Nhật Bản | 1636

278


Câú trúc củ a đườ ng chuyển động

Mặt bằng

Mặt cắt Nhà ở làng Westbury cũ | New York | 19691971 | Richard Meier

Những đường dạng tuyến như những yếu tố tổ chức

Mặt bằng tầng một Hines House | Biển Ranch, California | 1966 | MLTW/Moore và Turnbull

279


Câú trúc củ a đườ ng chuyển động

Shodhan House | Ahmedabad, Ấn Độ | 1956 | Le Corbusier Mặt cắt qua đường dốc và thang

Trung tâm nghệ thuật thị giác Carpenter | Đại học Harvard, Cambridge, Massachusetts | 19611964 | Le Corbusier

280


Câú trúc củ a đườ ng chuyển động

Trường cao đẳng Scarborough | Westhill, Ontario | 1964 | John Andrews

Bookstaver House | Westminster, Vermont | 1972 | Peter L. Gluck

Trường học về nghệ thuật và mỹ nghệ trên núi Haystack | Deer Isle, Maine | 1960 | Edward Larrabee Barnes

281


Câú trúc củ a đườ ng chuyển động

Karlsruhe | Đức | 1834

Thành phố ở đồng bằng

Những cấu trúc dạng tia

Thành phố ở trên đồi

Những mặt bằng thành phố lý tưởng | 14511464 | Francesco di Giorgi Martini

282


Câú trúc củ a đườ ng chuyển động

Nhà ngục phía đông | Philadelphia | 1829 | John Haviland Pope House | Salisbury, Connecticut | 19741976 | John M. Johansen

Bảo tàng nghệ thuật, Đại học California – Berkeley | 1971 | Mario J. Ciampi và những cộng sự

283


Câú trúc củ a đườ ng chuyển động

Những cấu trúc xoáy ốc

Bảo tàng của sự phát triển vô tận (đồ án) | Philippeville, Algeria | 1939 | Le Corbusier

Bảo tàng nghệ thuật phương tây | Tokyo | 19571959 | Le Corbusier Mặt bằng gác lửng

Mặt bằng mái

284


Câú trúc củ a đườ ng chuyển động

Borobodur | Tháp Phật được xây năm 750850 trên vùng của người Indonesia ở trung tâm Java. Khi đi dạo vòng quanh khu tưởng niệm này, những người hành hương vượt qua những bức tường được trang trí với những sự cứu rỗi minh họa cuộc đời của đức Phật và những nguyên tắc chính trong những giáo huấn của Ngài.

Bảo tàng Guggenheim | New York | 19431959 | Frank Lloyd Wright

285


Câú trúc củ a đườ ng chuyển động

Những cấu trúc dạng lưới

Bố cục điển hình một trại La Mã | Thế kỉ 1

Đồ án bệnh viện | Venice | 19641966 | Le Corbusier

286


Câú trúc củ a đườ ng chuyển động Jaipur | Ấn Độ | 1728

Priene | được thành lập thế kỉ thứ 4 TCN

Mặt bằng thành phố lý tưởng | 14511464 | Frances di Giorgio Martini

Manhattan | New York

287


Câú trúc củ a đườ ng chuyển động Paris ở triều đại vua Louis XIV

Những cấu trúc mạng

Mặt bằng của Pope Sixtus V cho thành Rome | 1585

288


Câú trúc củ a đườ ng chuyển động

Di Viên (vườn thưởng lãm) | Tô Châu, Trung Quốc | Triều đại nhà Thanh, thế kỉ 19

Mặt bằng Washington, D.C. | 1792 | Pierre L’Enfant

289


Nhữ ng mối liên hệ giữ a đườ ng giao thông và không gian Những đường có thể được liên hệ với những không gian chúng liên kết theo những cách sau. Chúng có thể:

Vượt qua ngoài không gian  Tính toàn vẹn của không gian được giữ nguyên.  Cấu trúc của đường chuyển động linh hoạt.  Những không gian trung gian có thể được dùng để liên kết đường với những không gian.

Vượt qua không gian  Đường có thể chạy qua một không gian theo trục, chéo đi hoặc dọc theo cạnh của nó.  Khi cắt qua một không gian, đường tạo ra những mô hình tĩnh và động trong nó.

Kết thúc ở một không gian  Vị trí của không gian tạo nên đường  Quan hệ đường – không gian này được dùng để tiếp cận và đi vào những không gian chức năng hoặc biểu tượng có ý nghĩa quan trọng.

290


Nhữ ng mối liên hệ giữ a đườ ng giao thông và không gian

Mặt cắt

Mặt bằng Đền thờ – lăng mộ vua Rameses III | Medinet-Habu, Ai Cập | 1198 TCN

Stern House | Woodbridge, Connecticut | 1970 | Văn phòng Charles Moore

291


Nhữ ng mối liên hệ giữ a đườ ng giao thông và không gian Nhà ở truyền thống Nhật Bản

Farnsworth House | Plano, Illinois | 1950 | Mies van der Rohe

Dinh thự Antonini | Udine, Italy | 1556 | Andrea Palladio

292


Nhữ ng mối liên hệ giữ a đườ ng giao thông và không gian

Tòa nhà chung cư Neur Vahr | Bremen, Đức | 19581962 | Alvar Aalto

Eric Boissonas House II | Cap Benat, Pháp | 1964 | Philip Johnson

293


Hình thứ c củ a không gian giao thông Cầu thang với mái vòm, bản vẽ của William R. Ware

Những không gian cho chuyển động tạo nên một phần không thể thiếu trong bất cứ tổ hợp công trình nào và chiếm một lượng đáng kể của khối tích công trình. Nếu được coi gần như những phần liên kết chức năng thì đường giao thông có thể không có giới hạn, như những không gian hành lang. Song dù sao thì hình thức và tỉ xích của một không gian giao thông cũng nên phù hợp với sự di chuyển của con người khi họ dạo chơi, dừng lại, nghỉ hoặc nhìn ngắm.

294

Hình thức của một không gian giao thông thay đổi theo cách:  những đường biên của nó được tạo ra;  hình thức của nó liên hệ với hình thức của những không gian nó liên kết;  những đặc trưng về tỉ xích, tỉ lệ, ánh sáng và khung nhìn được làm rõ;  những cửa mở vào nó;  nó điều chỉnh những thay đổi về cao độ với những bậc thang và đường dốc.


Hình thứ c củ a không gian giao thông Một không gian giao thông có thể là: Đóng tạo thành một gian trưng bày chung hoặc hành lang riêng tư liên hệ với những không gian nó liên kết qua cửa vào ở một diện tường. Mở một bên tạo thành một ban công hoặc triển lãm đem lại sự tiếp nối thị giác và không gian với những không gian nó liên kết. Mở tất cả các hướng Tạo thành một lối đi hàng cột mang lại một sự mở rộng vật lý về không gian nó đi qua. Chiều rộng và chiều cao của không gian giao thông nên cân xứng với loại và lượng chuyển động nó phải đáp ứng. Lối đi bộ chung, một sảnh riêng và một hành lang phục vụ nên có tỉ xích khác nhau Một đường hẹp, đóng khuyến khích chuyển động bước tiếp. Để cung cấp nhiều sự đi lại hơn cũng như để tạo ra những không gian dừng, nghỉ hay ngắm nhìn, tiết diện của đường có thễ được nới rộng. Đường cũng có thể mở rộng bằng cách nhập với những không gian nó đi qua. Trong một không gian rộng lớn, một đường có thể là ngẫu nhiên, trừ khi được tạo hình hoặc phân định, và cũng có thể xác định bởi những hoạt động và sự sắp đặt của những đồ nội thất trong không gian.

295


Hình thứ c củ a không gian giao thông

Hàng cột, St. Maria della Pace | Rome | 15001504 | Donato Bramante

Hành lang ở khu nhà ở Okusu | Todoroki, Tokyo | 19761978 | Tadao Ando

Gian ngoài một cung điện thời Phục Hưng

296


Hình thứ c củ a không gian giao thông Những ví dụ về nhiều hình thức không gian được sử dụng cho chuyển động qua một công trình.

Một sảnh mở qua một hàng cột trong không gian nội thất và qua một chuỗi những cánh cửa kiểu Pháp trên một sân trong bên ngoài

Sảnh đua ra, Khu ở Morris County | New Jersey | 1971 | MLTW

297


Những bậc thang và những cầu thang phục vụ cho chuyển động thẳng đứng của chúng ta giữa các cao độ của một công trình hay không gian bên ngoài. Độ dốc của một cầu thang, được xác định bởi những kích thước của chiều cao bậc và mặt bậc, nên được điều chỉnh tỉ lệ cho vừa với chuyển động cơ thể và khả năng của chúng ta. Nếu dốc, một cầu thang có thể làm cho sự đi lên vất vả về thể chất cũng như cả n trở về tinh thần, và có thể làm cho sự đi xuống không chắc chắn. Nếu thoải, một cầu thang phải có những mặt bậc đủ sâu cho sải bước của chúng ta. Một cầu thang nên rộng đủ để phù hợp với việc đi lại của chúng ta một cách thoải mái cũng như bất cứ đồ nội thất và thiết bị nào phải chuyển lên hay chuyển xuống các bậc. Chiều rộng của thang cũng đem lại một đầu mối thị giác cho tính chất riêng và chung của cầu thang. Những bậc rộng, thoải có thể đem lại như một sự mời gọi trong khi những bậc hẹp, dốc có thể dẫn tới những nơi riêng tư. Trong khi hoạt động của việc đi lên cầu thang có thể mang lại sự riêng tư, sự tách biệt hay sự thờ ơ, thì quá trình đi xuống có thể gợi ra chuyển động tới cảm giác an tâm, được bảo vệ hay mặt sàn ổn định. Chiếu nghỉ ngắt nhịp của đường đi cầu thang và có thể làm nó chuyển hướng. Những chiếu nghỉ cũng đem lại những cơ hội cho việc nghỉ và những khả năng cho việc tiếp cận vào ngắm nhìn ra ngoài cầu thang. Cùng với độ dốc của cầu thang, vị trí của những chiếu nghỉ xác định nhịp điệu và tính biểu diễn của sự đi lại của chúng ta khi chúng ta đi lên hoặc đi xuống những bậc thang của nó.

298


Những bậc thang, trong việc đáp ứng với sự thay đổi cao độ, có thể nhấn mạnh đường chuyển động, làm gián đoạn nó, đáp ứng một sự thay đổi về đường đi hoặc kết thúc nó trước khi tới không gian chính.

Cấu trúc của một cầu thang xác định chiều hướng của đường giao thông khi chúng ta lên hoặc xuống. Có những cách cơ bản để tạo thành đường chạy của cầu thang.  Thang thẳng  Thang chữ L  Thang chữ U  Thang tròn  Thang xoáy trôn ốc

299


Không gian một cầu thang choán chỗ có thể lớn, nhưng hình thức của nó có thể vừa với một không gian nội thất theo nhiều cách. Nó có thể được xử lý như một hình thức cộng hoặc như một khối tích đặc từ đó không gian được đục vào cho việc đi lại cũng như nghỉ chân.

Cầu thang có thể chạy dọc theo một cạnh của một phòng, bọc xung quanh không gian hoặc lấp đầy khối tích của nó. Nó có thể được dẫn vòng quanh những đường biên của một không gian hoặc được mở rộng thành một chuỗi nền bục để ngồi hoặc hiên cho những hoạt động.

Đường của cầu thang chạy giữa những bức tường qua một lỗ hẹp của không gian nhằm tạo ra lối vào một nơi riêng tư hoặc khu vực không thể tiếp cận.

Theo một cách khác, những chiếu nghỉ có thể nhìn thấy từ lối tiếp cận sẽ mời gọi đi lên, và cũng tương tự với những bậc tràn ra ở phía dưới cầu thang.

300


Một cầu thang có thể đi men theo một cạnh hoặc lượn khúc theo những đường biên của một không gian.

Một cầu thang có thể được biểu thị như một hình thức điêu khắc được gắn vào một cạnh hoặc đứng độc lập trong không gian.

Một cầu thang có thể là một yếu tố tổ chức và đan xem vào cùng những chuỗi không gian ở những cao độ khác nhau của một công trình hoặc với một không gian bên ngoài.

301


Những bậc thang là những hình thức ba chiều mà chỉ khi đi lại trên mỗi bậc thang mới là một trải nghiệm không gian ba chiều. Chất lượng ba chiều này có thể được khai thác khi chúng ta xử lý chúng như với điêu khắc, độc lập trong một không gian hoặc được gắn với một diện tườ ng. Xa hơn, một không gian có thể tự nó trở thành một cầu thang ngoại cỡ phức tạp.

Cầu thang lớn, nhà hát Opera Paris | 18611874 | Charles Garnier

302


Phối cảnh trục đo cầu thang phòng sinh hoạt chung, Nhà ở làng Westbury cũ | New York | 19691971 | Richard Meier

303


Vitruvian man | Leonardo da Vinci

304


6 Tỉ lệ và tỉ xi ́ch “...Trong biệt thự Foscari bạn cảm nhận được độ dày của những bức tường phân chia các phòng, mỗi cái trong chúng cho ra hình thức rõ ràng và chính xác. Ở cuối mỗi cánh chữ thập của sảnh trung tâm là một phòng hình vuông kích thước 16x16 feet. Nó nằm giữa một phòng hình chữ nhật lớn và một phòng chữ nhật nhỏ, một cái 12x16, cái còn lại 16x24 feet, cạnh dài của phòng nhỏ và cạnh ngắn của phòng lớn bằng cạnh của hình vuông. Palladio nhấn mạnh vào những tỉ lệ đơn giản: 3:4, 4:4, 4:6, những tỉ lệ được tìm ra trong sự hài hoà của âm nhạc. Chiều rộng của sảnh trung tâm cũng tuân theo con số 16. Chiều dài của nó kém chính xác hơn vì độ dày của những bức tường làm tăng những kích thước đơn thuần của những phòng này. Hiệu quả đặc biệt của sảnh trong trong tổ hợp giao đan cài chặt chẽ này được tạo ra bởi chiều cao rất lớn của nó, bởi trần vòm cao phía trên các phòng ở cạnh biên xuyên vào trong gác lửng. Nhưng, bạn có thể sẽ tự hỏi, người du khách có thực sự trải nghiệm được những tỉ lệ này không? Câu trả lời là có – không phải về kích thước chính xác mà là những ý tưởng gốc rễ đằng sau chúng. Bạn sẽ có ấn tượng về một bố cục đan vài chặt chẽ mang chất quý tộc trong mỗi căn phòng thể hiện một hình thức lý tưởng trong một tổng thể lớn hơn. Bạn cũng cảm nhận những phòng được liên kết với nhau bằng kích thước. Không một thứ gì là tầm thường – tất cả đều vĩ đại và trọn vẹn.”

Steen Eiler Rasmussen Trải nghiệm kiến trúc 1962

305


Tỉ lệ và tỉ xi ́ch Chương này bàn về những vấn đề có liên quan về tỉ lệ và tỉ xích. Trong khi tỉ xích ám chỉ kích cỡ của một số thứ so với một chuẩn mực có liên quan hoặc kích cỡ của một số thứ khác, thì tỉ lệ đề cập tới sự thích hợp hay sự liên hệ hài hòa của một phần với những phần khác hoặc là với tổng thể. Mối liên hệ này có thể không chỉ là về độ lớn mà còn là về số lượng và mật độ. Trong khi người thiết kế thường có một dãy những lựa chọn khi xác định tỉ lệ, thì một số được đưa ra theo bản chất của những vật liệu, theo cách phản hồi của những thành phần công trình với tác động của lực và bởi cách những thứ đó được làm ra.

306


Tỉ lệ vật liệu Tất cả vật liệu xây dựng trong kiến trúc có những thuộc tính riêng về tính đàn hồi, độ cứng và độ bền. Và tất cả chúng đều có một giới hạn về nhịp vươn mà bản thân chúng không bị nứt gãy hay bị phá hủy. Bởi vì những sức căng trong một vật liệu là kết quả từ hiện tượng trọng lực tăng cùng với kích cỡ nên tất cả những vật liệu cũng có những kích thước thích hợp tới khi chúng không thể tiếp tục tăng. Ví dụ, một phiến đá dày 4 in và dài 8 ft có thể cần trụ đỡ cho nó như một chiếc cầu có hai trụ đỡ. Nhưng nếu kích thước của nó tăng gấp bốn, dày 16 in và dài 32 ft, nó có thể bị gãy bởi chính trọng lượng bản thân. Ngay cả một vật liệu cứng như thép có những chiều dài mà nó không thể vươn nhịp tới mà không vượt quá độ cứng tới hạn. Tất cả những vật liệu cũng có những tỉ lệ hợp lý được quy định bởi điểm mạnh và điểm yếu vốn có của vật liệu. Những đơn vị khối xây như gạch chịu nén tốt và khả năng chịu nén phụ thuộc vào độ cứng của viên gạch. Những vật liệu dạng khối cũng có tích chất giống gạch. Những vật liệu như thép cả chịu nén và căng đều tốt, vì thế có thể được tạo thành những cột và dầm mảnh cũng như những tấm vật liệu. Gỗ, là một vật liệu linh hoạt và có tính đàn hồi cao, có thể được sử dụng như những cột hoặc dầm mảnh, những bản sàn và những yếu tố khối trong xây dựng nhỏ.

307


Tỉ lệ kêt́ câú Trong công trình kiến trúc, những thành phần kết cấu vươn nhịp trong không gian và truyền tải trọng của chúng qua những thành phần đỡ thẳng đứng xuống hệ thống móng của công trình. Kích thước và tỉ lệ của những thành phần này liên hệ trực tiếp với cách thức chúng làm việc trong hệ thống kết cấu và vì vậy có thể là vật chỉ thị của kích cỡ và tỉ xích trong những không gian chúng làm việc. Ví dụ, dầm truyền tải trọng bản thân ngang qua không gian tới những thành phần đỡ thẳng đứng. Nếu nhịp vươn hoặc tải trọng của dầm tăng gấp đôi, momen uốn của nó cũng tăng gấp hai lần, thì có thể gây ra sự phá hủy kết cấu. Nhưng nếu chiều dày của nó tăng gấp hai, độ cứng của nó sẽ tăng gấp bốn. Chiều dày vì thế là kích thước quan trọng của một thanh dầm và tỉ lệ chiều dày so với chiều dài nhịp vươn có thể là một chỉ dẫn hữu ích của nguyên lý kết cấu.

Cổng phía nam của tường thành thứ ba của Naigu, Miếu Ise Inner | quận Mie, Japan | 690

Tương tự, những cột trở nên dày hơn khi tải trọng làm việc và chiều cao của chúng tăng. Cùng với đó, những dầm và cột tạo thành khung xương kết cấu xác định mô đun không gian. Bằng kích cỡ và tỉ lệ của chúng, những cột và dầm làm rành mạch không gian và cho nó một tỉ xích và một hệ thống kết cấu có tầng bậc. Đây có thể xem cách những xà được đỡ bởi dầm, cái được phân bổ theo hệ lưới. Độ dày của mỗi thành phần tăng khi tải trọng và chiều dài nhịp tăng.

308


Tỉ lệ kêt́ câú Những tỉ lệ của những thành phần kết cấu khác, như tường chịu lực, sàn, mái, vòm và vòm bán cầu cũng cho chúng ta những dấu hiệu về thị giác tới vai trò của chúng trong hệ kết cấu cũng như bản chất của vật liệu. Một bức tường xây, chịu lực nén tốt nhưng chịu uốn kém, sẽ dày hơn một bức tường bê tông làm việc trong cùng một điều kiện. Một cột thép sẽ mảnh hơn một cột gỗ chịu tải trọng tương đương. Một tấm bê tông cốt thép dày 4 in sẽ vươn nhịp xa hơn một tấm gỗ cũng dày 4 in. Khi một cấu trúc ít phụ thuộc hơn vào trọng lượng và độ cứng bản thân mà phụ thuộc nhiều hơn vào dạng hình học của nó như trong trường hợp kết cấu màng mỏng hoặc kết cấu khung, những thành phần sẽ trở nên mảnh hơn và mảnh hơn cho đến khi chúng mất đi khả năng để cho ra một tỉ xích và kích thước không gian.

Kết cấu gỗ và gạch Schwartz House | Two Rivers, Wisconsin | 1939 | Frank Lloyd Wright

Kết cấu màng mỏng Mái của Sân vận động Olympic Arena | Munich, Đức | 1972 | Fred Otto

Kết cấu thép Crown Hall | Học viện công nghệ Illinois | Chicago | 1956 | Mies van der Rohe

309


Tỉ lệ sả n xuât́ công nghiệp Nhiều thành phần trong kiến trúc không chỉ được đóng khuôn kích thước và tỉ lệ theo những thuộc tính kết cấu và công năng mà còn bởi quá trình chúng được làm ra. Bởi vì những thành phần này được sản xuất nguyên khối trong những nhà máy nên chúng có những kích cỡ và tỉ lệ tiêu chuẩn do quá trình sản xuất riêng biệt hoặc do tiêu chuẩn công nghiệp. Chẳng hạn như bê tông khối và gạch được sản xuất như những đơn vị mô đun của công trình. Mặc dù chúng khác nhau về kích cỡ song cả hai được tỉ lệ hoá trên một nền tảng giống nhau. Gỗ dán và những vật liệu dạng tấm khác cũng được sản xuất như những đơn vị mô đun với những tỉ lệ cố định. Thép hình có những tỉ lệ xác định nói chung tuân theo quy trình sản xuất thép và Viện Công nghiệp thép Hoa Kỳ. Cửa sổ và cửa ra vào có những tỉ lệ được lập ra bởi những nhà sản xuất tư nhân của từng thành phần trong đó.

Những đơn vị cửa sổ điển hình

Vì mọi loại vật liệu sau cùng cũng phải kết hợp với nhau và đạt được sự hợp lí cao độ trong việc xây dựng một công trình, nên những kích cỡ và tỉ lệ tiêu chuẩn của những thành phần được tạo ra trong nhà máy cũng ảnh hưởng tới kích cỡ, tỉ lệ và khoảng cách của những vật liệu khác. Những đơn vị cửa đi và cửa sổ được tiêu chuẩn hoá và tỉ lệ hóa cho phù hợp với những mô đun lỗ mở của khối xây. Gỗ hoặc những thanh và xà kim loại được làm cách ra để phù hợp với mô-đun bọc bên ngoài những vật liệu.

310


Hệ thống tỉ lệ Mặc dù phải quan tâm tới những mẫu tỉ lệ đặt vào một hình thức bởi bản chất của vật liệu, bởi chức năng kết cấu của nó, hoặc bởi quá trình sản xuất, người thiết kế vẫn có khả năng điều chỉnh tỉ lệ của những hình thức và không gian trong và quanh một công trình. Việc quyết định tạo ra một phòng hình vuông hoặc hình chữ nhật trên mặt bằng, cao hơn chiều cao mặt đứng, hoàn toàn tùy theo người thiết kế. Nhưng những quyết định đó được đưa ra dựa trên cơ sở nào? Nếu muốn tạo ra một không gian có diện tích 400 feet vuông, những kích thước nào – những tỉ lệ rộng / dài và dài / cao nào nên được chọn? Dĩ nhiên, công năng của không gian và sự tự nhiên của những hoạt động để được điều chỉnh sẽ ảnh hưởng tới hình thức và tỉ lệ của nó. Một không gian vuông, có bốn mặt bằng nhau, thì tĩnh tại. Nếu chiều dài của nó tăng và lớn hơn chiều rộng, nó trở nên động hơn nhiều. Trong khi những không gian hình vuông và hình chữ nhật xá c định những nơi cho hoạt động, những không gian dạng tuyến khuyến khích chuyển động và dễ dàng bị phân chia.

Một nhân tố kĩ thuật, chẳng hạn như kết cấu, sẽ giới hạn một hoặc nhiều kích thước của nó. Bối cảnh của nó – môi trường bên ngoài hoặc những không gian bên trong kế cận – sẽ áp đặt hình thức của nó. Quyết định phương án kết cấu phải gợi lại một không gian từ một thời gian và địa điểm khác và nhằm mô phỏng những tỉ lệ của nó. Hoặc quyết định phải dựa trên vẻ đẹp thẩm mỹ, đánh giá thị giác về những mối liên hệ quan trọng trong kích thước của từng phần và tổng thể công trình

Nhà thờ Woodland | Stockholm, Thụy Điển | 19181920 | Erik Gunnar Asplund

311


HĂŞĚŁ thĂ´Ě ng tỉ lĂŞĚŁ Trong thĆ°ĚŁc tĂŞĚ , cảm nhận của chuĚ ng ta vĂŞĚ€ kiĚ ch thĆ°ĆĄĚ c vật lyĚ laĚ€ khĂ´ng chiĚ nh xaĚ c. Ä?iĂŞĚ€u Ä‘oĚ laĚ€ do sĆ°ĚŁ co laĚŁi vĆĄĚ i nhĆ°Ěƒng Ä‘iểm ƥ̉ xa trong goĚ c nhiĚ€n phĂ´Ě i cảnh vaĚ€ bƥ̉i nhĆ°Ěƒng xu hĆ°ĆĄĚ ng bản năng của chuĚ ng ta, viĚ€ thĂŞĚ thật khoĚ Ä‘ĂŞĚ‰ Ä‘iĂŞĚ€u khiển vaĚ€ Ä‘oaĚ n trĆ°ĆĄĚ c mĂ´ĚŁt caĚ ch khaĚ ch quan vaĚ€ chiĚ nh xaĚ c. NhĆ°Ěƒng khaĚ c biĂŞĚŁt nhỏ hoÄƒĚŁc khĂ´ng Ä‘aĚ ng kể trong nhĆ°Ěƒng kiĚ ch thĆ°ĆĄĚ c của mĂ´ĚŁt hiĚ€nh thĆ°Ě c rĂ˘Ě t khoĚ nhận ra. Trong khi mĂ´ĚŁt hiĚ€nh vuĂ´ng theo Ä‘iĚŁnh nghiĚƒa thiĚ€ coĚ bĂ´Ě n caĚŁnh bÄƒĚ€ng nhau vaĚ€ bĂ´Ě n goĚ c vuĂ´ng thiĚ€ mĂ´ĚŁt hiĚ€nh chĆ°Ěƒ nhật coĚ thể xuĂ˘Ě t hiĂŞĚŁn nhĆ° mĂ´ĚŁt hiĚ€nh vuĂ´ng chuẩn, hoÄƒĚŁc gâĚ€n vuĂ´ng hoÄƒĚŁc laĚ€ khaĚ c xa mĂ´ĚŁt hiĚ€nh vuĂ´ng. NoĚ coĚ thể daĚ€i, ngÄƒĚ n, luĚ€n phuĚŁ thuĂ´ĚŁc vaĚ€o Ä‘iểm nhiĚ€n của chuĚ ng ta. ChuĚ ng ta duĚ€ng nhĆ°Ěƒng tiĚ nh chĂ˘Ě t naĚ€y để cho ra mĂ´ĚŁt hiĚ€nh thĆ°Ě c hoÄƒĚŁc taĚŁo ra mĂ´ĚŁt chĂ˘Ě t lĆ°ĆĄĚŁng thiĚŁ giaĚ c maĚ€ rĂ´ĚŁng hĆĄn laĚ€ mĂ´ĚŁt kĂŞĚ t quả của caĚ ch thĆ°Ě c chuĚ ng ta cảm nhận tỉ lĂŞĚŁ. DuĚ€ vậy thiĚ€ Ä‘ây cuĚƒng khĂ´ng phải laĚ€ khoa hoĚŁc chiĚ nh xaĚ c. Tỉ sĂ´Ě : Tỉ lĂŞĚŁ:

đ?’‚ đ?’ƒ đ?’‚

đ?’„

đ?’ƒ

đ?’…

=

hoÄƒĚŁc

đ?’‚ đ?’ƒ

đ?’ƒ

đ?’„

đ?’„

đ?’…

= =

=

đ?’… đ?’†

Tỉ lĂŞĚŁ laĚ€ sĆ°ĚŁ cân bÄƒĚ€ng giĆ°Ěƒa hai tỉ sĂ´Ě trong Ä‘oĚ sĂ´Ě thĆ°Ě nhĂ˘Ě t biĚŁ chia bƥ̉i sĂ´Ě thĆ°Ě hai thiĚ€ bÄƒĚ€ng sĂ´Ě thĆ°Ě ba biĚŁ chia bƥ̉i sĂ´Ě thĆ°Ě tĆ°.

NĂŞĚ u nhĆ°Ěƒng kiĚ ch thĆ°ĆĄĚ c chiĚ nh xaĚ c vaĚ€ nhĆ°Ěƒng mĂ´Ě i liĂŞn hĂŞĚŁ của mĂ´ĚŁt thiĂŞĚ t kĂŞĚ Ä‘Ć°ĆĄĚŁc qui Ä‘iĚŁnh bƥ̉i mĂ´ĚŁt hĂŞĚŁ thĂ´Ě ng tỉ lĂŞĚŁ khĂ´ng thể Ä‘Ć°ĆĄĚŁc cảm nhận mĂ´ĚŁt caĚ ch khaĚ ch quan theo cuĚ€ng mĂ´ĚŁt caĚ ch thĆ°Ě c vĆĄĚ i tĂ˘Ě t cả moĚŁi ngĆ°ĆĄĚ€i, thiĚ€ taĚŁi sao nhĆ°Ěƒng hĂŞĚŁ thĂ´Ě ng tỉ lĂŞĚŁ laĚŁi hĆ°Ěƒu iĚ ch vaĚ€ Ä‘ÄƒĚŁc biĂŞĚŁt quan troĚŁng trong thiĂŞĚ t kĂŞĚ kiĂŞĚ n truĚ c? MuĚŁc Ä‘iĚ ch của tĂ˘Ě t cả nhĆ°Ěƒng nguyĂŞn tÄƒĚ c vĂŞĚ€ tỉ lĂŞĚŁ laĚ€ taĚŁo ra mĂ´ĚŁt cảm nhận vĂŞĚ€ sĆ°ĚŁ trật tĆ°ĚŁ vaĚ€ haĚ€i hoĚ€a trong tĂ˘Ě t cả nhĆ°Ěƒng thaĚ€nh phâĚ€n cĂ˘Ě u truĚ c thiĚŁ giaĚ c. Theo Euclid, mĂ´ĚŁt tỉ sĂ´Ě Ä‘ĂŞĚ€ cập tĆĄĚ i viĂŞĚŁc so saĚ nh Ä‘iĚŁnh lĆ°ĆĄĚŁng của hai thĆ°Ě tĆ°ĆĄng Ä‘Ć°ĆĄng, trong khi tỉ lĂŞĚŁ nhÄƒĚ c tĆĄĚ i sĆ°ĚŁ cân bÄƒĚ€ng của nhĆ°Ěƒng tỉ sĂ´Ě . Vậy nĂŞn vĂŞĚ€ cĆĄ bản, bĂ˘Ě t kyĚ€ hĂŞĚŁ thĂ´Ě ng tỉ lĂŞĚŁ naĚ€o cuĚƒng laĚ€ mĂ´ĚŁt tỉ sĂ´Ě Ä‘ÄƒĚŁc thuĚ€, mĂ´ĚŁt Ä‘ÄƒĚŁc trĆ°ng bĂ˘Ě t biĂŞĚ n Ä‘Ć°ĆĄĚŁc truyĂŞĚ€n tĆ°Ě€ mĂ´ĚŁt tỉ sĂ´Ě sang mĂ´ĚŁt tỉ sĂ´Ě khaĚ c. MĂ´ĚŁt hĂŞĚŁ thĂ´Ě ng tỉ lĂŞĚŁ taĚŁo nĂŞn mĂ´ĚŁt nhoĚ m phuĚ€ hĆĄĚŁp của mĂ´Ě i quan hĂŞĚŁ thiĚŁ giaĚ c giĆ°Ěƒa nhĆ°Ěƒng phâĚ€n của mĂ´ĚŁt cĂ´ng triĚ€nh cuĚƒng nhĆ° giĆ°Ěƒa nhĆ°Ěƒng phâĚ€n vaĚ€ tổng thể. MÄƒĚŁc duĚ€ nhĆ°Ěƒng mĂ´Ě i quan hĂŞĚŁ naĚ€y coĚ thể khĂ´ng trĆ°ĚŁc tiĂŞĚ p Ä‘Ć°ĆĄĚŁc cảm nhận bƥ̉i ngĆ°ĆĄĚ€i quan saĚ t thĂ´ng thĆ°ĆĄĚ€ng song trật tĆ°ĚŁ thiĚŁ giaĚ c chuĚ ng taĚŁo ra coĚ thể Ä‘Ć°ĆĄĚŁc cảm nhận, Ä‘Ć°ĆĄĚŁc chĂ˘Ě p nhận hoÄƒĚŁc thậm chiĚ Ä‘Ć°ĆĄĚŁc thĆ°Ě€a nhận thĂ´ng qua mĂ´ĚŁt chuĂ´Ěƒi nhĆ°Ěƒng trải nghiĂŞĚŁm lÄƒĚŁp laĚŁi. Qua mĂ´ĚŁt thĆĄĚ€i gian trải nghiĂŞĚŁm, ta coĚ thể bÄƒĚ t Ä‘âĚ€u thĂ˘Ě y tổng thể trong tĆ°Ě€ng phâĚ€n vaĚ€ tĆ°Ě€ng phâĚ€n trong tổng thể.

312


Hệ thống tỉ lệ Những hệ thống tỉ lệ vượt qua những yếu tố về công năng và kĩ thuật của hình thức và không gian kiến trúc nhằm đem lại một nền tảng thẩm mỹ cho những kích thước của nó. Chúng có thể thống nhất sự đa dạng của những thành phần trong thiết kế kiến trúc nếu tất cả các phần có cùng một họ tỉ lệ. Chúng có thể đem lại một cảm giác về sự trật tự trong đó và sự tiếp nối, liền mạch của những không gian. Chúng ta có thể tạo ra những mối liên hệ giữa những yếu tố bên trong và bên ngoài công trình. Một số nguyên tắc của những tỉ lệ được “ưa chuộng” phát triển trong tiến trình lịch sử. Ý niệm về sự sáng tạo ra một hệ thống cho thiết kế và việc truyền đạt những ý nghĩa của nó là điểm chung của tất cả. Mặc dù hệ thống thực thế đa dạng dần theo thời gian nhưng những cơ sở vẫn luôn tồn tại và những giá trị của chúng đối với người thiết kế vẫn giống nhau.

Nhữ ng nguyên tăć tỉ lệ:  Tỉ lệ vàng  Nhữ ng thứ c cột cổ điển  Nhữ ng nguyên lý thờ i Phục Hưng  Modulor  Ken  Nhân trăć học  Tỉ xi ́ch tỉ lệ cố định được dùng trong việc xác định những kích thước

Các dạng tỉ lệ: Số học Hình học Âm học

313


Tỉ lệ và ng

CĂ˘Ě u truĚ c hiĚ€nh hoĚŁc minh hoĚŁa Tỉ lĂŞĚŁ vaĚ€ng, Ä‘âĚ€u tiĂŞn keĚ o daĚ€i rĂ´Ě€i chia.

314

NhĆ°Ěƒng hĂŞĚŁ thĂ´Ě ng tỉ lĂŞĚŁ toaĚ n hoĚŁc bÄƒĚ t nguĂ´Ě€n tĆ°Ě€ yĚ tưƥ̉ng của Pythagore vĂŞĚ€ “tĂ˘Ě t cả laĚ€ nhĆ°Ěƒng con sĂ´Ě â€? vaĚ€ niĂŞĚ€m tin rÄƒĚ€ng mĂ´Ě i liĂŞn hĂŞĚŁ sĂ´Ě hoĚŁc naĚ€o Ä‘oĚ biểu thiĚŁ cĂ˘Ě u truĚ c haĚ€i hoĚ€a cho vaĚŁn vật. MĂ´ĚŁt trong nhĆ°Ěƒng mĂ´Ě i liĂŞn hĂŞĚŁ Ä‘Ć°ĆĄĚŁc sử duĚŁng tĆ°Ě€ xa xĆ°a Ä‘Ć°ĆĄĚŁc biĂŞĚ t Ä‘ĂŞĚ n vĆĄĚ i caĚ i tĂŞn laĚ€ “Tỉ lĂŞĚŁ vaĚ€ngâ€?. NhĆ°Ěƒng ngĆ°ĆĄĚ€i Hy LaĚŁp nhận ra sĆ°ĚŁ xuĂ˘Ě t hiĂŞĚŁn thĆ°ĆĄĚ€ng xuyĂŞn của Tỉ lĂŞĚŁ vaĚ€ng trong tỉ lĂŞĚŁ cĆĄ thể ngĆ°ĆĄĚ€i. ViĂŞĚŁc tin rÄƒĚ€ng cả con ngĆ°ĆĄĚ€i vaĚ€ nhĆ°Ěƒng ngĂ´i nhaĚ€ của nhĆ°Ěƒng viĚŁ thâĚ€n seĚƒ thuĂ´ĚŁc vĂŞĚ€ mĂ´ĚŁt trật tĆ°ĚŁ chung cao hĆĄn, hoĚŁ sử duĚŁng cuĚ€ng mĂ´ĚŁt loaĚŁi tỉ lĂŞĚŁ cho nhĆ°Ěƒng cĂ˘Ě u truĚ c Ä‘ĂŞĚ€n thĆĄĚ€ của hoĚŁ. Trong nhiĂŞĚ€u năm vĂŞĚ€ trĆ°ĆĄĚ c, Le Corbusier xây dĆ°ĚŁng hĂŞĚŁ thĂ´Ě ng Modulor của Ă´ng Ă˘Ě y theo Tỉ lĂŞĚŁ vaĚ€ng. GiaĚ triĚŁ của noĚ trong kiĂŞĚ n truĚ c vâĚƒn coĚ€n tĂ´Ě€n taĚŁi cho tĆĄĚ i ngaĚ€y nay. Tỉ lĂŞĚŁ vaĚ€ng coĚ thể Ä‘Ć°ĆĄĚŁc xaĚ c Ä‘iĚŁnh nhĆ° tỉ sĂ´Ě giĆ°Ěƒa hai Ä‘oaĚŁn thÄƒĚ‰ng, hoÄƒĚŁc hai kiĚ ch thĆ°ĆĄĚ c của mĂ´ĚŁt hiĚ€nh chĆ°Ěƒ nhật, trong Ä‘oĚ tỉ sĂ´Ě của Ä‘oaĚŁn ngÄƒĚ n hĆĄn so vĆĄĚ i Ä‘oaĚŁn daĚ€i hĆĄn bÄƒĚ€ng tỉ sĂ´Ě của Ä‘oaĚŁn daĚ€i hĆĄn so vĆĄĚ i tổng Ä‘Ă´ĚŁ daĚ€i cả hai Ä‘oaĚŁn. NoĚ coĚ thể Ä‘Ć°ĆĄĚŁc biểu thiĚŁ dĆ°ĆĄĚ i daĚŁng Ä‘aĚŁi sĂ´Ě bÄƒĚ€ng phĆ°ĆĄng triĚ€nh của hai tỉ sĂ´Ě : đ?’‚ đ?’ƒ = đ?’ƒ đ?’‚+đ?’ƒ Tỉ lĂŞĚŁ vaĚ€ng coĚ mĂ´ĚŁt sĂ´Ě tiĚ nh chĂ˘Ě t Ä‘ÄƒĚŁc biĂŞĚŁt vĂŞĚ€ Ä‘aĚŁi sĂ´Ě vaĚ€ hiĚ€nh hoĚŁc lyĚ giải sĆ°ĚŁ hiĂŞĚŁn diĂŞĚŁn của noĚ trong kiĂŞĚ n truĚ c cuĚƒng nhĆ° trong nhĆ°Ěƒng cĂ˘Ě u truĚ c của mĂ´ĚŁt sĂ´Ě cĆĄ thể sĂ´Ě ng. BĂ˘Ě t cĆ°Ě daĚƒy sĂ´Ě naĚ€o tuân theo quy luật Tỉ lĂŞĚŁ vaĚ€ng Ä‘ĂŞĚ€u coĚ cuĚ€ng mĂ´ĚŁt sĆ°ĚŁ gia tăng vaĚ€ mang tiĚ nh chĂ˘Ě t hiĚ€nh hoĚŁc. NhĆ°Ěƒng daĚƒy khaĚ c gâĚ€n tiĂŞĚ n tĆĄĚ i Tỉ lĂŞĚŁ vaĚ€ng laĚ€ daĚƒy Fibonacci: 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13 ‌ MĂ´Ěƒi sĂ´Ě haĚŁng bÄƒĚ€ng tổng của hai sĂ´Ě Ä‘Ć°Ě ng trĆ°ĆĄĚ c, vaĚ€ tỉ sĂ´Ě giĆ°Ěƒa hai sĂ´Ě liĂŞn nhau dâĚ€n tiĂŞĚ n tĆĄĚ i Tỉ lĂŞĚŁ vaĚ€ng khi daĚƒy sĂ´Ě tiĂŞĚ n tĆĄĚ i vĂ´ cuĚ€ng. Trong daĚƒy sĂ´Ě : 1, Ă˜ 1, Ă˜ 2, Ă˜ 3,... Ă˜ n, mĂ´Ěƒi sĂ´Ě haĚŁng laĚ€ mĂ´ĚŁt tổng của hai sĂ´Ě liĂŞn trĆ°ĆĄĚ c noĚ .


Tỉ lệ và ng Một hình chữ nhật có các cạnh tuân theo Tỉ lệ vàng được gọi là hình chữ nhật vàng. Nếu một hình vuông được tạo ra từ cạnh nhỏ của hình chữ nhật, phần còn lại của nguyên gốc là một hình chữ nhật vàng nhỏ hơn. Hoạt động này có thể được lặp lại vô hạn nhằm tạo ra một sự chuyển biến của những hình vuông và hình chữ nhật vàng. Trong quá trình chuyển biến này, mỗi phần giữ được sự tương đồng với tất cả những phần còn lại, cũng như với tổng thể. Sơ đồ trong trang minh họa phần thêm vào và mô hình phát triển hình học của dãy dựa trên Tỉ lệ vàng.

315


Tỉ lệ và ng

Đền Parthenon | Athens | 447432 TCN | Ictinus và Callicrates

Hai sơ đồ phân tích này minh họa việc sử dụng Tỉ lệ Vàng trong thiết kế tỉ lệ mặt đứng đền Parthenon. Thật thú vị khi nhận thấy rằng trong khi tất cả phân tích bắt đầu bằng việc chỉ ra những tỉ lệ trên mặt đứng vừa khít với Tỉ lệ vàng thì mỗi phân tích lại phát triển từ những cách tiếp cận khác nhau tới việc nhằm mang lại sự hiện diện của Tỉ lệ vàng và hiệu quả của nó trên những kích thước và sự phân bố các thành phần trên mặt đứng.

316


Tỉ lệ và ng

Đền Tempietto, St. Pietro ở Montorio | Rome | 15021510 | Donato Bramante

Bảo tàng thế giới (đồ án) | Geneva | 1929 | Le Corbusier

Mặt bằng và mặt cắt nhà Theo Moessel thờ Gô-tíc điển hình

Theo F.M. Lund

317


Nhữ ng đườ ng chuẩn

Dinh thự Farnese | Rome | 1515 | Antonio da Sangallo em

Nếu đường chéo của hai hình chữ nhật hoặc song song hoặc vuông góc nhau thì chúng là hai hình có cùng tỉ lệ. Những đường chéo này, cũng như những đường thẳng biểu thị sự sắp xếp chung của những thành phần, được gọi là những đường chuẩn. Chúng được xem xét trước đó trong những bàn luận về Tỉ lệ vàng, nhưng chúng cũng có thể được dùng để điều chỉnh tỉ lệ và vị trí của những thành phần trong những hệ thống tỉ lệ khác. Le Corbusier, trong tác phẩm “Hướng tới một nền Kiến trúc mới”, đã bắt đầu như sau:

Đền Pantheon | Rome | 120124

“Một đường chuẩn là một sự bảo đảm chống lại tính bất thường; nó là cách xác minh có thể kiểm soát mọi vấn đề được tạo ra trong hỗn loạn... Nó trao cho công trình một đặc trưng nhịp điệu. Đường chuẩn mang lại bảo đảm về sự cảm nhận tính trật tự trong hình thức hữu hình về toán học này. Sự lựa chọn một đường chuẩn thay đổi cơ sở hình học của việc thiết kế... Nó là một phương tiện để hoàn thiện, không phải là một công thức.”

318


Nhữ ng đườ ng chuẩn

Trong tiểu luận của mình, “Toán học trong biệt thự lý tưởng”, 1947, Colin Rowe chỉ ra sự tương đồng giữa sự phân chia không gian trong biệt thự kiểu Palladio và lưới cấu trúc trong Biệt thự Garches | Vaucresson, Pháp | 19261927 | Le Corbusier biệt thự do Le Corbusier thiết kế. Trong khi tất cả những biệt thự chung một hệ thống tỉ lệ và có một mối liên hệ chặt chẽ với trật tự toán học. Biệt thự của Palladio gồm những không gian với hình dạng cố định và mối liên hệ nội tại hài hòa. Biệt thự của Le Corbusier được sáng tác theo nhiều lớp không gian tự do được phân định bởi diện sàn và mái. Những phòng thay đổi về hình dạng và được sắp xếp không đối xứng ở mỗi cao độ. Biệt thự Forcari | Malcontena, Italy | 1558 | Andrea Palladio

319


Nhữ ng thứ c cổ điển Cột Ionic trong đền ở Illisus | Athens | 449 TCN | Callicrates Vẽ lại bởi William R.Ware

Với người Hi Lạp và La Mã cổ đại, những thức cột là những thành phần tỉ lệ biểu hiện sự hoàn hảo về vẻ đẹp và sự hài hoà. Đơn vị cơ bản của kích thước này là đường kính cột. Từ kích thước của thân cột, mũ cột cũng như bệ cột ở dưới và mũ cột ở trên, tới những chi tiết nhỏ nhất, bước cột – hệ thống khoảng cách giữa những cột – cũng tuân theo đường kính của cột.

Vì những kích cỡ của những cột thay đổi theo quy mô công trình, nên những thức cột không dựa theo đơn vị đo lường cố định. Hơn thế, mục đích là để bảo đảm tất cả những phần của bất kỳ một công trình nào đều tuân theo tỉ lệ và hài hòa với những thành phần khác. Vitruvius, trong thời hoàng đế Augustus, đã nghiên cứu thực tế những ví dụ về thức cột và thể hiện những tỉ lệ lý tưởng của ông ta trong mỗi bài luận của mình, “Mười cuốn sách về kiến trúc”. Vignola đã vận dụng những quy luật này cho Kiến trúc Phục Hưng Italy và những công trình có những thức cột của ông ấy có thể là loại được biết đến nhiều nhất trong thời đại ngày nay.

320


Nhữ ng thứ c cổ điển

321


Nhữ ng thứ c cổ điển

Những thức cổ điển theo Vignola

322


Nhữ ng thứ c cổ điển

323


Nhữ ng thứ c cổ điển

Những loại mặt bằng đền theo hàng cột của chúng

Những nguyên tắc của Vitruvius về đường kính, chiều cao và khoảng cách các cột

324


Nhữ ng thứ c cổ điển

Mặt trước đền sử dụng thức cột Toscan

325


Nhữ ng lý thuyêt́ Phục Hưng St. Maria Novella | Florence, Italy Aberti thiết kế mặt đứng mang phong cách Phục Hưng (14561470) để hoàn thiện nhà thờ Gô-tíc (12781350). Pythagore đã phát hiện ra rằng sự êm tai của âm nhạc Hi Lạp có thể được biểu diễn bằng những dãy số – 1, 2, 3, 4 – và những tỉ số của chúng – 1:2, 2:3, 3:4. Mối quan hệ này dẫn dắt người Hi Lạp này tới niềm tin họ sẽ tìm ra chìa khóa của sự hòa hợp bí ẩn này để phổ biến cho mọi người. Tín ngưỡng Pythagore là “tất cả mọi thứ được sắp đặt theo những con số.” Plato sau đó phát triển vẻ đẹp thẩm mỹ của những con số thành vẻ đẹp của tỉ lệ. Ông ấy bình phương và lập phương những số đơn giản để tạo ra những dãy bậc hai và bậc ba, 1, 2, 4, 8 và 1, 3, 9, 27. Với Plato, những con số này và những tỉ số của chúng không chỉ hàm chứa sự êm tai của tỉ lệ hòa âm trong nhạc Hi Lạp mà còn biểu thị cấu trúc hài hòa trong thế giới quan của ông ấy.

Sơ đồ của Francesco Giorgi | 1525 | minh họa những chuỗi tỉ số đan xen là kết quả của việc vận dụng học thuyết của Pythagore về cách thức để ngắt quãng trong thang âm của nhạc Hi Lạp.

326

Những kiến trúc sư Phục Hưng, với niềm tin rằng những công trình của họ phải đạt trật tự ở mức cao, đã trở lại với hệ thống tỉ lệ toán học Hi Lạp. Chỉ khi những người Hi Lạp hình dung âm nhạc được hình học chuyển sang âm thanh, những kiến trúc sư Phục Hưng tin rằng kiến trúc là toán học chuyển hóa thành những đơn vị không gian. Vận dụng học thuyết Pythagore về phương thức tới những tỉ số của những quãng trong thang âm Hi Lạp, họ phát triển dãy số liên hoàn trong kiến trúc của họ. Những chuỗi tỉ số này minh chứng cho chính chúng không chỉ trong những kích thước của một phòng hay một mặt đứng, mà còn trong những tỉ lệ đan cài của một dãy liên tục những không gian hoặc một tổng mặt bằng.


Nhữ ng lý thuyêt́ Phục Hưng

Bảy dạng mặt bằng lý tưởng cho những căn phòng. Andrea Palladio (15081580) là kiến trúc sư có ảnh hưởng nhất trong trào lưu Phục Hưng ở Italy. Trong “Bốn cuốn sách về Kiến Trúc”, xuất bản lần đầu tại Venice năm 1570, ông ấy đã tiếp bước của những bậc tiền bối là Alberti và Serlio và đề xuất bảy mặt bằng “đẹp nhất và hợp tỉ lệ cho những căn phòng”. Cách xác định chiều cao của căn phòng Palladio cũng đề xuất nhiều phương pháp để xác định chiều cao của một phòng để đạt tỉ lệ hợp lý với chiều rộng và chiều dài phòng. Chiều cao của phòng với trần phẳng sẽ bằng chiều rộng của nó. Chiều cao của phòng hình vuông với mái vòm sẽ là một kích thước thứ ba và lớn hơn chiều rộng của của nó. Với những phòng khác, Palladio đã sử dụng học thuyết Pythagore về cách thức xác định chiều cao. Theo đó, có ba dạng: số học, hình học, âm học.

Trong mỗi trường hợp, chiều cao của một phòng bằng (b) nằm giữa hai giới hạn chiều rộng (a) và chiều dài (c) của căn phòng

327


Nhữ ng lý thuyêt́ Phục Hưng “Vẻ đẹp sẽ là thành quả từ hình thức và sự hòa hợp – đối với một số phần là sự hòa hợp trong tổng thể, đối với một số phần khác là sự hòa hợp của những thành phần – và liên hệ một lần nữa với tổng thể; mà cấu trúc có thể tạo ra một vật thể toàn diện và hoàn thiện, nơi mỗi thành phần trong đó ăn khớp với nhau và với tổng thể cần thiết để tạo ra những gì bạn chủ ý cho hình thức.” Andrea Palladio, “Bốn cuốn sách về kiến trúc”, quyển 1, chương 1

Biệt thự Capra (Rotunda) | Vicenza, Ý | 15521567 | Andrea Palladio 12x30, 6x15, 30x30

Dinh thự Chiericati | Vicenza, Ý | 1550 | Andrea Palladio 54x16(18), 18x30, 18x18, 18x12

328


Nhữ ng lý thuyêt́ Phục Hưng

Biệt thự Thiene | Cicogna, Ý | 1549 | Andrea Palladio 18x36, 36x36, 36x18, 18x18, 18x12

Dinh thự Iseppo Porto | Vicenza, Ý | 1552 | Andrea Palladio 30x30, 20x30, 10x30, 45x45

329


Modulor Le Corbusier đã phát triển hệ thống tỉ lệ của mình, Modulor, để đặt ra “những kích thước chứa và được chứa”. Ông ấy nhận thấy những công cụ đo của người Hi Lạp, người Ai Cập và những nền văn minh khác “phong phú và tinh vi gấp nhiều lần bởi vì chúng đã khái quát phần toán học trên cơ thể con người, nhã nhặn và vững chắc, đó là nguồn gốc của sự hài hòa làm lay động chúng ta, vẻ đẹp ”. Vì vậy ông ấy dựa trên công cụ đo của chính mình, Modulor, tuân theo cả tỉ lệ toán học (những kích thước thẩm mỹ của Tỉ lệ vàng và dãy Fibonacci) và tỉ lệ trên cơ thể người (những kích thước công năng). Le Corbusier đã bắt đầu nghiên cứu của mình vào năm 1942 và xuất bản “Le Modulor: một thước đo hài hòa theo tỉ lệ chung của con người áp dụng vào kiến trúc và máy móc” năm 1948. Cuốn thứ hai, “Modulor II” được xuất bản năm 1954.

Lưới cơ bản bao gồm 3 kích thước, 113, 70 và 43 cm, được tỉ lệ hóa theo Tỉ lệ vàng. 43+70 = 113 113+70 = 183 113+70+43 = 226 (2x113) 113, 183 và 226 xác định không gian bị chiếm chỗ bởi hình dáng con người. Từ 113 và 226, Le Corbusier phát triển chuỗi Đỏ và chuỗi Xanh, giảm dần những kích thước liên hệ chặt chẽ với tầm vóc con người.

330


Modulor

Le Corbusier nhận thấy Modulor không đơn thuần chỉ như một chuỗi số với sự hài hòa vốn có của nó mà còn là một hệ thống những kích thước có thể khống chế chiều dài, diện tích và khối tích, và “lưu giữ tỉ xích con người mọi nơi”. Nó có thể “thêm vào chính nó vô số sự kết hợp; nó bảo đảm tính thống nhất của sự đa dạng... sự màu nhiệm của những con số”.

331


Modulor

Những nguyên tắc làm việc của Le Corbusier sử dụng Modulor vào Unité d’Habitation ở Marseilles. 15 kích thước trong Modulor mang tỉ xích con người vào trong một công trình dài 140m, rộng 24m và cao 70m. Le Corbusier sử dụng giản đồ để minh họa sự đa dạng của những kích cỡ và bề mặt panel có thể thực hiện với những tỉ lệ trong Modulor.

Chi tiết mặt đứng Unité d’Habitation | Firmny – Vert, Pháp | 19651968 Le Corbusier

332


Modulor

Mặt bằng và mặt cắt của đơn vị ở điển hình, Unité d’Habitation | Marseilles | 19461952 | Le Corbusier

333


Ken Thước đo của đơn vị nhà ở truyền thống Nhật Bản, shaku, nguyên gốc là từ Trung Quốc. Nó gần như tương đương với đơn vị foot của người Anh và có thể chia thành số thập phân. Những đơn vị đo khác, ken, được đưa ra vào nửa cuối thời kì trung đại Nhật Bản. Mặc dù nó được sử dụng nguyên gốc để định rõ khoảng cách giữa hai cột và được đa dạng trong kích cỡ, ken đã sớm là tiêu chuẩn cho kiến trúc nhà ở. Không như mô đun của những thức cột cổ điển, cái dựa trên đường kính của một cột và được thay đổi theo quy mô công trình, ken trở thành một đơn vị thuần túy. Ken dù thế nào cũng không chỉ là một thước đo cho việc xây dựng những công trình. Nó phát triển thành một mô đun thẩm mỹ bố cục cấu trúc, vật liệu và không gian của kiến trúc Nhật Bản.

Tokonoma (hốc tranh) là một gờ nông, mảnh tạo thành hốc để trưng bày một kakemono hoặc trang trí hoa. Như một trung tâm tinh thần trong nhà ở truyền thống Nhật Bản, tokonoma được đặt ở trang trọng nhất phòng.

334


Ken Hai phương pháp thiết kế với lưới ken phát triển ảnh hưởng tới kích thước của nó. Trong phương pháp Inakama, lưới ken 6 shaku xác định khoảng cách từ tim tới tim giữa các cột. Vì thế, tấm tatami tiêu chuẩn (3x6 shaku hoặc 0.5x1 ken) thay đổi không lớn lắm theo độ dày của những cột. Trong phương pháp Kyo-ma, chiếu sàn giữa cố định (3.15x6.30 shaku) và bước cột (mô-đun ken) biến đổi theo kích thước của phòng, bằng 6.4 đến 6.7 shaku. Kích cỡ của một phòng được định ra bởi số chiếu sàn của nó. Chiếu sàn truyền thống được định tỉ lệ nhằm phục vụ cho hai người ngồi hoặc là một người nằm. Dù vậy khi hệ thống sắp xếp của lưới ken mở rộng, thì chiếu sàn đã bỏ đi sự phụ thuộc vào kích thước con người và được phân loại để đáp ứng yêu cầu về hệ thống kết cấu và bước cột của nó. Với mô đun 1 : 2, những chiếu sàn có thể được sắp xếp theo một số cách theo kích thước phòng. Và cho mỗi kích thước phòng cũng có một chiều cao trần, được tạo ra theo công thức: Chiều cao trần (shaku), được tính từ đỉnh cột = số chiếu x 0.3

335


Ken Trong một ngôi nhà Nhật Bản điển hình, lưới ken sắp đặt kết cấu cũng như những phần thêm vào, không gian liên tục nhau trong các phòng. Những kích thước nhỏ của mô đun có liên quan cho phép những không gian có mặt bằng hình chữ nhật được sắp xếp tự do theo tuyến, theo cụm hoặc so le.

336


Ken Mặt đứng của nhà ở truyền thống Nhật Bản

Mặt đứng phía đông

Mặt đứng phía nam

337


Ki ́ch thướ c nhân trăć học Phép đo nhân trắc học đề cập tới việc đo đạc kích thước và những tỉ lệ của cơ thể con người. Trong khi những kiến trúc sư thời Phục Hưng nhận thấy những tỉ lệ của cơ thể người như một sự xác nhận rằng chắc chắn những tỉ số toán học phản ánh sự hài hòa của vạn vật, thì những phương pháp tỉ lệ nhân trắc tìm ra không phải là những tỉ số trừu tượng hay biểu tượng, mà là những tỉ số có công năng. Chúng được xác nhận trên nguyên tắc rằng những hình thức và không gian trong kiến trúc hoặc là vật chứa, hoặc là sự mở rộng từ cơ thể người và vì vậy nên được xác định bởi những kích thước của nó.

Khó khăn với việc dùng tỉ lệ nhân trắc là bản chất của số liệu được yêu cầu cho việc sử dụng nó. Ví dụ, những kích thước cho dưới dạng mm dưới đây là những con số trung bình và gần như hướng dẫn rằng có thể được chỉnh sửa cho phù hợp với những nhu cầu đặc trưng. Những kích thước trung bình phải luôn luôn được xử lý với nguyên nhân từ sự sai lệch so với tiêu chuẩn luôn tồn tại giữa nam và nữ, trong sự khác biệt lứa tuổi và những nhóm chủng tộc, ngay cả giữa người này với người kia.

338


Ki ́ch thướ c nhân trăć học Những kích thước và tỉ lệ trên cơ thể người ảnh hưởng tới tỉ lệ của những thứ chúng ta cầm, chiều cao và khoảng cách của những thứ chúng ta với tới và những kích thước của những vật dụng nội thất chúng ta sử dụng để ngồi, làm việc, ăn và ngủ. Có một sự khác biệt giữa kích thước của chúng ta và những yêu cầu kích thước đó là kết quả từ cách chúng ta với tới một cái giá, ngồi xuống một cái bàn, đi xuống một cầu thang hoặc tương tác với những người khác. Đây là những kích thước công năng và sẽ thay đổi theo sự tự nhiên của những hoạt động gắn vào nó và địa vị xã hội. Một lĩnh vực đặc thù đã phát triển từ mối liên quan những với nhân tố con người là công thái học – khoa học ứng dụng phối hợp thiết kết cách thiết bị, hệ thống và môi trường với khả năng và những nhu cầu về thể chất cũng như tinh thần của chúng ta.

339


Ki ́ch thướ c nhân trăć học Thêm vào những thành phần tạo nên một công trình, những kích thước của cơ thể con người cũng ảnh hưởng tới khối tích không gian mà chúng ta cần cho chuyển động, hoạt động và nghỉ ngơi. Sự tương xứng giữa hình thức và những kích thước của một không gian với những kích thước cơ thể của chúng ta có thể là một dạng bất biến như khi chúng ta ngồi trên một cái ghế, dựa vào một lan can hay nép vào một khoảng lõm. Cũng có thể là một sự tương xứng “động” khi chúng ta vào một sảnh đón tiếp của một tòa nhà, đi bộ lên cầu thang hay di chuyển qua những phòng và sảnh của một công trình. Một dạng thứ ba của sự tương xứng là cách thức một không gian phục vụ nhu cầu của chúng ta để giữ những khoảng cách thích hợp và để điều chỉnh qua không gian cá nhân.

340


Tỉ xi ́ch Trong khi tỉ lệ liên quan tới một hệ bố cục có quan hệ toán học trong những kích thước của một hình thức không gian thì tỉ xích đề cập tới một vài thứ khác. Nhắc đến vấn đề tỉ xích, chúng ta luôn luôn so sánh một thứ với những thức khác. Một thực thể được mang ra so sánh để có thể coi là một đơn vị hoặc thước đo tiêu chuẩn. Ví dụ, chúng ta có thể nói một cái bàn, theo hệ thống tiêu chuẩn Mỹ, rộng 3ft, dài 6ft, cao 29in. Sử dụng hệ mét, với cùng cái bàn đó ta được rộng 914mm, dài 1829mm và cao 737 mm. Những kích thước vật lý của cái bàn không thay đổi, chỉ là hệ thống được sử dụng để đo đạc kích thước của nó. Khi vẽ, chúng ta sử dụng một tỉ xích để xác định tỉ số xác lập mối quan hệ giữa một bản minh họa với cái mà nó thể hiện. Ví dụ, tỉ xích của bản vẽ kiến trúc ghi chú kích cỡ của một công trình được miêu tả so với thực thể.

341


́ Tỉ xi ́ch biểu kiên Mối quan tâm đặc biệt tới những nhà thiết kế là khái niệm về tỉ xích biểu kiến, thứ đề cập không chỉ tới những kích thước thực tế mà xa hơn là tới cách một số thứ lớn hay nhỏ xuất hiện trong mối quan hệ với những vật có kích cỡ thông thường, hay tới kích cỡ của một số thứ trong bối cảnh của nó. Khi chúng ta nói một số thứ tỉ lệ thu nhỏ, chúng ta thường nghĩ rằng thứ đó xuất hiện với kích cỡ nhỏ hơn kích cỡ thông thường của nó. Tương tự, một số thứ có tỉ lệ phóng to được xem như lớn hơn những thứ thông thường hoặc được mong đợi. Chúng ta nó về tỉ xích đô thị khi chúng ta đề cập tới quy mô một đồ án trong bối cảnh một thành phố, hoặc tỉ xích công trình khi chúng ta xem xét một công trình phù hợp với vị trí của nó trong một thành phố, hay tỉ xích đường phố khi chúng ta lưu tâm tới những kích thước tương đối của những thành phần hướng mặt về phía lòng đường.

Tỉ xích cơ học: kích cỡ hoặc tỉ lệ của một số thứ liên hệ với những thước đo tiêu chuẩn được thừa nhận.

Tỉ xích biểu kiến: kích cỡ hoặc tỉ lệ một thành phần xuất hiện liên hệ với những thành phần của kích cỡ được biết trước hoặc thừa nhận.

Ở tỉ xích công trình, tất cả những thành phần, không có một thứ gì rõ ràng hoặc không quan trọng có một kích cỡ cố định. Những kích thước có thể được xác định trong nhà máy hoặc chúng có thể được lựa chọn bởi những người thiết kế từ một phạm vi lựa chọn. Tuy vậy, chúng ta cảm nhận kích cỡ của mỗi thành phần trong mối quan hệ với những phần khác hoặc với tổ thể của một tổ hợp. Ví dụ, kích cỡ và tỉ lệ của cửa sổ trên mặt đứng công trình thường được liên hệ với cửa sổ khác cũng như với những không gian giữa chúng và tất cả những kích thước trên mặt đứng. Nếu những cửa sổ có cùng hình dạng và kích thước thì chúng tạo nên một tỉ xích liên hệ với kích thước của mặt đứng. Dù vậy, nếu một cửa sổ lớn hơn những cái còn lại thì nó sẽ tạo ra một tỉ xích khác trong tổ hợp mặt đứng. Bước nhảy trong tỉ xích có thể biểu thị kích cỡ và ý nghĩa của không gian phía sau cửa sổ hoặc nó có thể thay đổi cảm giác của chúng ta về kích cỡ của những cửa sổ khác hay tổng thể những kích thước của mặt đứng.

342


́ Tỉ xi ́ch biểu kiên Nhiều phần tử trong công trình có kích cỡ và đặc điểm có giống với chúng ta và cái mà chúng ta sử dụng để đo nhữ ng kích cỡ của những phần tử khác xung quanh chúng. Những yếu tố như những đơn vị cửa sổ và cửa đi giúp đưa ra một ý tưởng về độ rộng của một công trình và số tầng của nó. Những bậc thang và một mô-đun vật liệu nào đó, như gạch hoặc bê tông khối, giúp chúng ta đo tỉ xích của một không gian. Do sự hiểu biết của chúng ta, những phần tử này, nếu quá khổ, cũng có thể được sử dụng để thay đổi từ từ cảm nhận của chúng ta về quy mô hình thức công trình hoặc không gian. Một số công trình và không gian có hai hay nhiều tỉ xích xuất hiện đồng thời. Mái cổng của thư viện ở trường đại học Virginia, được mô phỏng lại đền Patheon ở Rome, được điều chỉnh tỉ lệ theo tổng thể công trình trong khi những cửa đi và cửa sổ phía sau nó được điều chỉnh theo những không gian trong công trình.

Đại học Virginia | Charlottesville | 18171826 | Thomas Jefferson

Lối vào thụt vào phía sau hàng cột của nhà thờ Reims được điều chỉnh tỉ kích thước trên mặt đứng và có thể được nhìn thấy và nhận ra từ khoảng cách xa so với lối vào không gian nội thất của nhà thờ. Khi tiến lại gần hơn, chúng ta thấy những lối vào thực sự là những cánh cửa đơn giản trong những hàng cột lớn hơn và được điều chỉnh kích thước tới tỉ xích con người.

Nhà thờ Reims | 12111290

343


Tỉ xi ́ch con ngườ i Tỉ xích con người trong kiến trúc được dựa trên những kích thước và những tỉ lệ của cơ thể con người. Đó cũng vừa mới được đề cập đến trong phần trước: tỉ lệ nhân trắc học , rằng những kích thước của chúng ta thay đổi theo từng người, và không sử dụng những dụng cụ đo cố định. Chúng ta, dù thế nào, cũng có thể đo một không gian có chiều rộng mà chúng ta có thể với tới và chạm tới những bức tường của chúng. Tương tự, chúng ta có thể đánh giá chiều cao của nó nếu chúng ta có thể với tới và chạm tới trần. Một khi chúng ta không còn làm được những việc đó, chúng ta phải dựa và thị giác hơn là xúc giác để cho chúng ta một cảm giác về quy mô của không gian. Theo những đầu mối đó, chúng ta có thể dùng những yếu tố có ý nghĩa con người và có những kích thước được liên hệ với những kích thước của tư thế, bước đi, tầm với hay khả năng nắm bắt của chúng ta. Chẳng hạn những yếu tố như một chiếc bàn hoặc chiếc ghế, mặt bậc và chiều cao bậc của cầu thang, bậc cửa sổ và lanh tô của cửa đi, không chỉ giúp chúng ta đánh giá quy mô không gian mà còn mang lại một tỉ xích con người.

Trong khi một số thứ mang tỉ lệ hoành tráng làm ta cảm thấy bé nhỏ khi đứng cạnh thì một không gian trong tầm thước con người biểu hiện một môi trường trong đó ta cảm thấy thoải mái, trong tầm kiểm soát, hoặc quan trong. Những thiết lập gần gũi của những chiếc bàn và những chiếc ghế phòng chờ trong một sảnh khách sạn rộng nói cho chúng ta một cái gì đó về sự phóng thoáng của không gian cũng như phân định một phạm vi phù hợp với tỉ xích con người trong nó. Một cầu thang dẫn lên ban công tầng hai hoặc gác xép có thể cho chúng ta một liên tưởng về kích thước thẳng đứng của một phòng cũng như gợi ý sự hiện diện của con người. Một cửa sổ trên một bức tường trống truyền đạt một số thứ về không gian phía sau nó và cũng để lại ấn tượng rằng nó được chứa ở trong đó.

344


Tỉ xi ́ch con ngườ i Một căn phòng trong không gian ba chiều, chiều cao của nó có những hiệu quả tỉ xích của nó lớn hơn chiều rộng và chiều dài của nó. Trong khi những bức tường của căn phòng đem lại sự vây kín, chiều cao của trần xác định những tính chất về sự che chắn và sự thân mật của nó. Việc nâng chiều cao trần của một phòng 12x16 foot từ 8ft lên 9ft sẽ đáng chú ý hơn nhiều và ảnh hưởng tới tỉ xích của nó nhiều hơn nếu chiều rộng của nó tăng lên 13ft hoặc chiều dài tăng lên 17ft. Trong khi một phòng 12x16 foot với trần cao 9ft có thể cảm thấy thoải mái cho hầu hết mọi người thì một không gian 50x50 foot với cùng chiều cao trần như thế sẽ khiến ta bắt đầu cảm thấy đè nén. Bổ sung thêm vào kích thước thẳng đứng của một không gian, những nhân tố khác có tác động tới tỉ xích của nó là:  hình dạng, màu sắc và mô hình bề mặt bao quanh nó  hình dạng và cách bố trí của các lỗ mở  tính tự nhiên và tỉ xích của những thành phần đặt trong nó.

345


Tương quan tỉ lệ Trên hai trang này là những công trình kiến trúc từ nhiều thời kỳ và địa điểm được vẽ lại cùng một tỉ xích. Cảm nhận của chúng ta về độ lớn của những thứ hoặc những nơi này luôn luôn liên hệ với bối cảnh của nó và với quy mô của những gì tương tự nó, chẳng hạn như chiều dài của một chiếc Boeing 747.

Chùa gỗ Yingxian | Trung Quốc | 1056 Tòa nhà Empire State | New York | 1931 | Shreve, Lamb và Harmon

Trung tâm thành phố Isfahan | Kinh đô Ba Tư | 1628

Stonehenge | 1800 TCN

Chùa Shwezigon | Pagan, gần Nyangu, Burma | 1058

Đền Karnak | Ai Cập | 1500323 TCN

Làng người da đỏ Bonito | Chaco Canyon | bắt đầu xây dựng từ năm 920 Biệt thự Farnese | Caprarola, Italy | 15591560 | Giacomo Vignola

Kim tự tháp Cheops ở Giza | Ai Cập | 2500 TCN

346


Tương quan tỉ lệ

Nhà thờ kiểu Basilica St. Peter | 1607 | Michelangelo Buonarroti và Carlo Maderno

Nhà tắm công cộng Caracalla | Rome | 212216

Nhà thờ Hagia Sophia | Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ | 532537

Ga St. Pancras | London | 18631876 | George Gilbert Scott

Nhà thờ Hồi giáo Sultan Hasan | Cairo, Ai Cập | 13561363

Đấu trường Colosseum | Rome | 7082

Viện lập pháp | Chandigarh, Ấn Độ | 19561959 | Le Corbusier

347

Angkor Wat | gần Xiêm Riệp, Campuchia | 8021220


Học viện quản lý Ấn Độ | Ahmedabad, Ấn Độ | 1965 | Louis Kahn

348


7 Những tắc

nguyên

“... Không thứ gì nên hồn khi sự trật tự được xem như một thứ có cũng được, không có cũng không sao và một số vật có thể bỏ đi và được thay thế. Trật tự là yêu cầu không thể thiếu trong bất cứ hệ thống nào có tổ chức, dù chức năng của nó mang tính vật chất hoặc tinh thần. Không chỉ như một cỗ máy hay một dàn nhạc hay một đội bóng có thể hoạt động mà không cần sự hợp sức của tất cả những thành phần, một hoạt độ ng nghệ thuật hay kiến trúc không thể thực hiện được chức năng và truyền tải thông điệp của nó nếu không tạo ra được một mô hình có trật tự. Trật tự có thể tồn tại ở bất cứ mức độ phức tạp nào: trên những bức tượng ở đảo Phục Sinh hay rắc rối như những bức tượng của Bernini trong farmhouse hay trong nhà thờ Borromini. Nhưng nếu không có trật tự , không có cách nào để truyền đạt về hoạt động đang cố gắng để truyền đạt.” Rudolf Arnheim

The Dynamics of Architectural Form 1977

349


Nhữ ng nguyên tăć bố cục Trong khi chương bốn trình bày một nền tảng hình học cho việc tổ hợp những hình thức và không gian trong một công trình, thì chương này sẽ bàn về những nguyên lý có thể được sử dụng để tạo ra tính trật tự trong một tổ hợp kiến trúc. Trật tự không chỉ đơn thuần hướng tới hình khối thông thường mà rộng hơn là tới những phần khác và tới mục tiêu của nó để tạo ra một bố cục hài hòa. Trật tự tồn tại một sự đa dạng và phong phú tự nhiên trong những yêu cầu chức năng cho công trình. Những hình thức và không gian của bất cứ công trình nào cũng cần có tính tầng bậc trong công năng mà chúng đạt được, với những đối tượng mà chúng phục vụ, với những mục đích hay ý nghĩa mà chúng truyền tải và trong phạm vi hay bối cảnh mà chúng tồn tại. Nó nằm trong sự đa dạng tự nhiên, sự phong phú và thứ tự cấp bậc trong công năng, thiết kế và mang lại cho công trình những nguyên lý bố cục. Trật tự mà không có tính đa dạng có thể mang lại sự đơn điệu hoặc nhàm chán; đa dạng mà không có trật tự có thể tạo nên sự hỗn loạn. Một cảm giác về sự thống nhất trong tính đa dạng là lý tưởng. Những nguyên lý bố cục sau đây được xem như những nguyên tắc thị giác cho phép những hình thức và không gian khác nhau của một công trình cùng tồn tại về mặt nhận thức lẫn khái niệm trong một tổng thể trật tự, thống nhất và hài hoà.

Pergamon | Mặt bằng thành phố | Thế kỉ 2 TCN

350


Nhữ ng nguyên tăć bố cục Một đường thẳng được tạo nên hai điểm trong không gian, những hình khối và không gian được bố trí đối xứng hoặc cân bằng quanh nó.

Trụ c

Phân bổ và bố trí cân bằng những hình khối và không gian tương đương về hai phía của một đường thẳng hoặc một diện phân chia, hoặc quanh một tâm hoặc một trục.

Đối xứ ng

Nhấn mạnh một hình hoặc không gian quan trọng bằng tương quan kích thước, hình dạng và vị trí của nó với những hình và không gian khác trong tổ hợp.

Tầng bậc

Một vận động thống nhất được đặc trưng bởi tính lặp lại hoặc sự đan xen của những phần tử hoặc những mô típ trong cùng một hình thức.

Nhi ̣p điệu

Một đường, diện hay khối với sự tiếp nối và quy tắc của nó tập hợp, căn chỉnh và tổ chức một mô hình của những hình khối và không gian.

Mốc chuẩn

Nguyên tắc mà một ý tưởng, cấu trúc hay tổ hợp kiến trúc có thể thay đổi thông qua một chuỗi vận động và hoán vị riêng rẽ trong phản hồi với bối cảnh đặc biệt hay một loạt những điều kiện mà không làm mất đi bản sắc hoặc ý tưởng,

Chuyển hoá

351


Bố cục theo trục

Đường phố Florentine này đi vòng bên sườn Lâu đài Uffizi liên kết sông Arno với quảng trường Piazza della Signoria

Trục có lẽ là một trong những phương tiện sơ đẳng nhất để tổ chức hình khối và không gian trong kiến trúc. Nó là một đường được tạo ra bởi hai điểm trong không gian, quanh nó những hình khối và không gian được sắp xếp theo một trình tự thông thường hoặc khác thường. Mặc dù là ước lệ nhưng trục là một phương tiện mạnh, có khả năng chi phối và điều tiết. Mặc dù ngụ ý nhắc tới sự đối xứng song thực sự nó yêu cầu sự cân bằng. Sự bố trí đặc trưng những yếu tố quanh một trục sẽ xác định lực thị giác của tổ hợp theo trục linh động hay có kiểm soát, lỏng lẻo về cấu trúc hay trang trọng, ấn tượng hay đơn điệu.

Vì trục mang đặc trưng của một tuyến nên nó có những tính chất của độ dài và hướng và khuyến khích chuyển động và điều chỉnh hướng nhìn dọc theo nó. Để được xác lập, một trục phải được kết thúc ở những điểm cuối bởi một hình khối hoặc không gian đặc biệt. Nhận thức về một trục có thể trở nên rõ ràng hơn bởi những cạnh xác định dọc theo chiều dài của nó. Những cạnh này có thể là những đường đơn giản trên mặt đất hoặc những diện thẳng đứng xác lập những không gian dạng tuyến trùng với trục.

Một trục cũng có thể được tạo nên một cách đơn giản bởi việc sắp xếp những hình khối và không gian đối xứng.

352


Bố cục theo trục

Biệt thự Fanese | Caprarola, Ý | 1560 | Giacomo Vignola Yếu tố kết thúc một trục gửi đi và nhận lại ấn tượng thị giác của nó. Những yếu tố đó có thể là bất cứ cái nào trong những dạng sau:  những điểm trong không gian được tạo ra bởi những thành phần thẳng đứng dạng tuyến hoặc những hình khối công trình tập trung  những diện thẳng đứng, như những mặt đứng công trình bất đối xứng, được tạo nên bởi một sân trước hoặc một không gian mở tương đương  những không gian được xác định rõ ràng, tập trung và chuẩn mực về hình khối  những cổng mở ra bên ngoài một góc nhìn hoặc khung cảnh

353


Bố cục theo trục

Những cánh của cung điện Uffizi ở Florence, Ý, tạo nên bởi một không gian trục dẫn từ sông Arno qua cổng Uffizi, tới quảng trường Piazza della Signoria và dinh thự Palazzo Vecchio (12981314 | Arnolfo di Cambio).

Teotihuacan, thành phố của Chúa nằm gần Mexico City. Teotihuacan là trung tâm tôn giáo lớn nhất và có ảnh hưởng nhất của Mesoamerica, được hình thành từ năm 100 TCN và hưng thịnh cho tới năm 750. Địa điểm bị chi phối bởi hai khối đền hình kim tự tháp, khối lớn là Kim tự tháp mặt trời và khối nhỏ hơn là Kim tự tháp mặt trăng, từ đó con đường tử thần chạy về phía nam tới kinh đô và chợ phức hợp trong trung tâm thành phố.

354


Bố cục theo trục

Mặt bằng Bắc Kinh, Trung Quốc. Nằm trên trục Bắc Nam của nó là Tử Cấm Thành, một vùng tường thành nằm trong kinh đô, được xây từ thế kỉ 15 và bao gồm cung điện hoàng gia và một số công trình của chính quyền phong kiến Trung Quốc. Nó được gọi tên như vậy vì nó rất bí mật với công chúng.

355


Bố cục theo trục

Góc nhìn từ đền tới Torii, một cổng chào hướng ra biển.

Đền Itsukushima | Quận Hiroshima, Nhật Bản | Thế kỉ 13

Torii là một cổng biểu tượng và đứng độc lập trên đường tiếp cận tới miếu Shinto, gồm hai cột được kết nối phía bên trên bởi một tấm nằm ngang cong lên trên.

Đền Amun | Karnak, Ai Cập | 1500323TCN

356


Bố cục theo trục

Darwin D. Martin House | Baffalo, New York | 1904 | Frank Lloyd Wright

Cung điện phía bắc ở Masada | Israel | 3020 TCN Trục có thể thay đổi theo địa hình và thay đổi linh hoạt để phù hợp.

357


Bố cục theo trục

Nhà ở truyền thống Trung Hoa với sân trong | Bắc Kinh

Hotêl de Matignon | Paris | 1721 | Jean Courtone

358


Bố cục theo trục

Biệt thự Madama | Rome | 1517 | Raphael Sanzio

W. A. Glasner House | Glencoe, Illinois | 1905 | Frank Lloyd Wright

Forum hoàng gia của Trajan, Augustus, Caesar và Nerva | Rome | Thế kỉ thứ nhất TCN và thế kỉ 2

359


Bố cục đối xứ ng

Mặt bằng nhà thờ lý tưởng | 1460 | Antonio Filarete

Trong khi bố cục theo trục có thể tồn tại mà không cần điều kiện đối xứng xảy ra đồng thời thì bố cục đối xứng không thể tồn tại mà không có một trục hoặc tâm cấu trúc. Một trục được tạo nên bởi hai điểm: một bố cục đối xứng yêu cầu sự bố trí cân bằng những mô hình hình khối và không gian tương đương nhau về hai phía của một đường thẳng hoặc mặt phẳng phân chia, hoặc quanh một tâm hay một trục thẳng đứng. Có hai loại đối xứng cơ bản: 1. Đối xứng trục đề cập bố trí cân bằng của những thành phần giống nhau hoặc tương đương nhau về hai phía của một trục trung gian sao cho chỉ có một mặt phẳng chia tất cả thành hai phần riêng biệt. 2. Đối xứng tâm đề cập tới việc bố trí cân bằng những thành phần giống nhau tỏa đều xung quanh sao cho tập hợp có thể được chia ra làm hai phần giống nhau bởi một mặt phẳng cắt ngang qua tâm ở bất cứ góc nào.

Hôtel de Beauvais | Paris | 1656 | Antonio de Pautre

Một tổ hợp kiến trúc có thể dùng nguyên lý đối xứng để tổ chức hình khối và không gian của nó theo hai cách. Một tổng thể công trình tổ hợp có thể được bố cục đối xứng. Dù vậy, ở một số chỗ, bất cứ cách bố trí hoàn toàn đối xứng nào cũng phải đối mặt và xử lý sự bất đối xứng của địa điểm và bối cảnh. Một bố cục đối xứng có thể chỉ tồn tại trong một phần của công trình và tổ chức một mô hình khác thường của những hình khối và không gian quanh nó. Trường hợp sau của đối xứng địa điểm cho phép một công trình phản hồi lại những điều kiện ngoài lề của địa điểm và công năng. Bố cục đối xứng tự nó có thể chứa trong mình những không gian ý nghĩa hay quan trọng trong tổ hợp.

360


Bố cục đối xứ ng

Đối xứng tâm

Stupa ở Sachi | Ấn Độ | 100 TCN

Đối xứng trục

Khu nghi lễ tại Fengchu | Thiểm Tây, Trung Quốc | 11001000TCN

361


Bố cục đối xứ ng

Khu đền – lăng mộ vua Rameses III | Medinet-Habu, Ai Cập | 1198 TCN

Dinh thự số 52 | Andrea Palladio

Monticello | gần Charlottesville, Virginia | 17701808 | Thomas Jefferson

362


Bố cục đối xứ ng

Nhà tắm công cộng Caracalla | Rome | 211217

Nathaniel Russell House Charleston, Nam California | 1809

Cung Diocletian | Spalato, Nam Tư cũ | 300

363


Bố cục đối xứ ng

Một nửa mặt bằng mái Một nửa mặt bằng của ban công

Đền thống nhất | Oak Park, Illinois | 19051907 | Frank Lloyd Wright

Đa đối xứng, cả tổng thể lẫn bộ phận, có thể thêm vào tính phức hợp và phân tầng cho một bố cục cũng như thỏa mãng những yêu cầu chức năng và bối cảnh.

364


Bố cục đối xứ ng

Husser House | Chicago, Illinois | 1899 | Frank Lloyd Wright

365


Bố cục đối xứ ng

Cung Xô Viết (phương án dự thi) | Le Corbusier | 1931

Nhà thờ cho công nhân Thiên Chúa | Atlántida, Uruguay | Eladio Dieste | 19581960

Robert W.Evans House | Chicago, Illinois | 1908 | Frank Lloyd Wright

366


Bố cục đối xứ ng

A. E. Bingham House | gần Santa Barbara, California | 1916 | Bernard Maybeck

Isaac Flagg House II | Berkeley, California | 1912 | Bernard Maybeck

367


Bố cục đối xứ ng

Ca d’Oro | Venice | 14281430 | Giovanni và Bartolomeo Buon Xưởng thiết kế của Frank Lloyd Wright | Oak Park, Illinois | 1889

Dinh thự Pietro Massimi | Rome | 15321536 | Baldassare Peruzzi. Một mặt đứng đối xứng dẫn vào một không gian nội thất bất đối xứng.

368


Bố cục đối xứ ng

Mặt đứng chính

Vườn mặt đứng

Lối vào chính Trục đối xứng chính của công trình

Biệt thự Garches | Vaucresson, Pháp | 19261927 | Le Corbusier Trục tiếp cận

369


Tầng bậc Nguyên tắc tầng bậc ngụ ý rằng trong hầu hết các trường hợp nếu không muốn nói là tất cả những tổ hợp kiến trúc, những khác biệt thực sự sẽ tồn tại trong những hình khối và không gian của chúng. Những sự khác biệt này phản ánh mức độ quan trọng của những hình khối và không gian, cũng như vai trò chức năng, hình thức và biểu tượng mà chúng thực hiện trong tổ hợp. Hệ thống giá trị được đánh giá bởi những trọng yếu liên hệ dĩ nhiên phụ thuộc vào tình huống đặc biệt, những nhu cầu và mong muốn của người sử dụng và những quyết định của người thiết kế. Những giá trị này thể hiện tính cá thế hoặc tập thể, cá nhân hoặc cộng đồng. Trong bất cứ trường hợp nào, cách mà trong đó những khác biệt chức năng và biểu tượng trong những thành phần của một công trình được bộc lộ, là cực điểm cho sự thiết lập một bố cục hợp mắt, tầng bậc của những hình khối và không gian.

Phác thảo về nhà thờ lý tưởng của Leonardo da Vinci

Để một hình khối hoặc không gian được nhấn mạnh trong một tổ hợp, nó phải được làm khác biệt đi. Sự nhấn mạnh thị giác này có thể đạt được bằng việc cung cấp cho hình khối hoặc hình dạng:   

kích thước quá khổ một hình dạng đặc biệt một vị trí chiến lược

Trong mỗi trường hợp, hình khối hoặc không gian quan trọng trong hệ thống được gắn cho một ý nghĩa và tầm quan trọng bằng một sự loại bỏ quy tắc, một sự bất thường trong một mô hình bình thường. Trong một bố cục kiến trúc, có thể có nhiều hơn một yếu tố chính duy nhất. Những điểm nhấn thứ cấp có ít sự chú ý hơn điểm nhấn chính tạo ra sự ngắt nhịp trong thị giác. Những điểm đặc biệt nhưng kém quan trọng hơn này có thể mang lại cả sự đa dạng lẫn tính hấp dẫn thị giác, nhịp điệu và sức căng thị giác của bố cục. Song, nếu thực hiện quá đà thì sức hấp dẫn có thể bị lấn át bởi sự hỗn loạn. Khi mọi thứ được nhấn mạnh cũng là khi không có gì được nhấn mạnh.

370


Tầng bậc Tầng bậc trong kích cỡ

Một hình khối hoặc không gian có thể chi phối một bố cục kiến trúc. Thông thường, sự chi phối này dễ nhận ra bởi sự sai lệch kích thước của một yếu tố. Trong một vài trường hợp, một yếu tố có thể chi phối bằng cách bé đi so với những yếu tố khác trong tổ hợp, nhưng được đặt ở trong một thiết lập được xác định rõ ràng.

Tầng bậc trong hình dạng

Một hình khối hoặc không gian có thể chi phối thị giác và vì thế trở nên quan trọng bằng việc làm khác biệt rõ ràng hình dạng của nó so với những yếu tố khác trong một bố cục. Sự tương phản rõ ràng trong hình dạng rất đáng xem xét, dù sự khác biệt được dựa trên một sự thay đổi trong hình thể hay tính chuẩn mực. Dĩ nhiên cũng quan trọng khi lựa chọn hình dạng cho yếu tố trong hệ thống tầng bậc này sao cho phù hợp với chức năng sử dụng của nó.

Tầng bậc trong vị trí Một hình khối hoặc không gian có thể được đặt vào một vị trí chiến lược để thu hút sự chú ý tới nó cũng như trở thành phần quan trọng nhấn trong một bố cục. Những vị trí quan trọng bao gồm:  điểm kết thúc của một tổ hợp dạng tuyến hoặc theo trục  trung tâm của một tổ hợp đối xứng  tâm của một tổ hợp tập trung hoặc một tổ hợp hướng tâm  lệch lên trên, xuống dưới hay nằm trong cận cảnh của một bố cục

371


Tầng bậc

Mặt bằng Savannah | 1856

Mặt bằng Savannah | Georgia | 1733 | James Oglethorpe

Biệt thự Trissino ở Meledo | trích từ “Bốn cuốn sách về kiến trúc” | Andrea Palladio

Mặt bằng Montfazier | Pháp | một toà tháp trung cổ xây năm 1284

372


Tầng bậc

Cung điện Potala | Lhasa, Tây Tạng | Thế kỷ 17

Heathcote (Hemingway House) | Illkley, Yorkshire, Anh | 1906 | Sir Edwin Lutyens Một góc Florence minh họa sự chi phối của nhà thờ trong cảnh quan đô thị

373


Tầng bậc Lowell Walter House | Quasqueton, bang Iowa | 1949 | Frank Lloyd Wright

Hotêl Amelot | Paris | 17101713 | Germain Boffrand

374


Tầng bậc

Viện lập pháp | Chardigarh, trung tâm hành chính liên hợp của bang Punjab, Ấn Độ | 19561959 | Le Corbusier

375


Tầng bậc

Tòa thị chính Seinãjoki | 19611965 | Alvar Aalto

Khoa Lịch sử, Đại học Cambridge | Anh | 19641967 | James Stirling

Trường dạy nghề Olivetti | Haslemere, Anh | 19691972 | James Stirling

376


Tầng bậc

Mặt bằng của một nhà thờ lý tưởng | 1490 | Leonardo da Vinci

S. S. Sergius và Bacchus | Constantinople (Istanbul) | 525530

Cung điện của vua Charles V | 15271568 | Perdro Machuca

Nhà thờ First Unitarian (thiết kế sơ bộ) | Rochester, New York | 1959 | Louis Kahn

377


Tầng bậc

M9 (Hồi ức 9) | Santiago, Chile | 2011 | Gonzalo Mardones Viviani

Trung tâm nghệ thuật biểu diễn Kauwi | Lonsdale, Úc | 2012 | Woodhead

378


Tầng bậc

ESO (Đài quan sát Nam Âu) Hotel | Cerro Paranal, sa mạc Atacama, Chile | 19992002 | Auer + Weber Associates

Iglesia San Josemaría Escrivá | Alvaro Obregon, Mexico | 2009 | Sordo Madaleno Arquitectos

379


Mốc chuẩn

Trích từ “Bản Gavot thứ nhất. Tổ khúc thức sáu cho đàn Cello” soạn bởi Johann Sebastian Bach (16851750). Chuyển biên sang cho guitar cổ điển bởi Jerry Snyder. Một mốc chuẩn nói tới một tuyến, diện hoặc khối làm căn cứ để những thành phần khác trong tổ hợp có thể liên kết vào. Nó tổ chức một mô hình ngẫu nhiên của những thành phần thông qua tính quy tắc, sự liên tục và sự hiện diện bất biến của nó. Ví dụ, những dòng kẻ của khuông nhạc có chức năng như một mốc chuẩn trong việc cung cấp một nền tảng thị giác cho việc đọc nốt và mức độ chuyển tông của chúng. Tính quy tắc trong khoảng nghỉ và sự tiếp nối giữa chúng hòa âm, sàng lọc và nhấn mạnh những sự khác nhau giữa những chuỗi nốt nhạc trong một hợp âm. Phần trước đã minh họa khả năng tổ chức một chuỗi dọc theo chiều dài của một trục. Thực tế, một trục cũng là một mốc chuẩn. Nhưng rộng hơn, một mốc chuẩn cũng có thể là một diện hoặc một khối. Để trở thành một phương tiện bố cục hiệu quả, một đường chuẩn phải đủ sự liên tục về mặt thị giác để cắt hoặc băng qua tất cả những thành phần được tổ hợp. Nếu là diện hoặc khối, một mốc chuẩn phải có đủ kích cỡ, màu sắc, khoảng cách và tính quy tắc để được xem như một hình có thể ôm trọn hay quy tụ những phần tử cùng với nhau thành một tổ hợp trong một vùng.

380


Mốc chuẩn Để tạo ra một tổ hợp ngẫu nhiên của những yếu tố khác nhau, một mốc chuẩn có thể tổ hợp những phần tử theo các cách sau:

Đường

Một đường cắt qua hoặc tạo thành một cạnh chung cho mô hình, trong khi một lưới có thể tạo thành một trường ổn định và thống nhất cho mô hình.

Diện

Một diện có thể quy tụ những phần tử vào bên dưới nó hoặc hoạt động như một phông nền ôm lấy những phần tử và đóng khung chúng trong phạm vi của nó.

Khối

Một khối có thể tập hợp những phần tử trong đường bao của nó hoặc tổ chức chúng dọc theo chu vi của khối.

381


Mốc chuẩn

Nalanda Mahavihara | Bihar, Ấn Độ | Thế kỷ 67

Trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội | Berlin | 1981 | James Stirling

Koshino House | Ashiya, Quận Hyogo, Nhật Bản | 19791984 | Tadao Ando

382


Mốc chuẩn

Mặt phía tây, đền Horyu-Ji | Quận Nara, Nhật Bản | 607746

Tập hợp những dãy cuốn trên mặt đứng những ngôi nhà phía trước quảng trường thị trấn Telo | Czechoslovakia

383


Mốc chuẩn

Quảng trường Durbar | Patan, Nepal | xây mới lại vào thế kỷ 17

Mặt bằng Safavid Isfahan | Iran

384


Mốc chuẩn

Quảng trường San Marco | Venice

Mặt bằng Agora | Athens

385


Mốc chuẩn

Trung tâm hành chính hạt Marin | San Rafael, California | 1957 | Frank Lloyd Wright

DeVore House (đồ án) | Hạt Montgomery, Pennsylvania | 1954 | Louis Kahn

386


Mốc chuẩn

Khu ở cảnh vệ quân đội | Paris | 19281933 | Le Corbusier

Trung tâm văn hóa (danh sách dự thi) | Leverkusen, Đức | 1962 | Alvar Aalto

387


Mốc chuẩn

Mặt bằng thành phố Timgad, một thuộc địa của La mã ở Bắc Phi hình thành vào năm 100 TCN

Mặt bằng Miletus | Thế kỷ 5 TCN

388


Mốc chuẩn

Lưới kết cấu tòa nhà chính, trung tâm cộng động người Do Thái | Trenton, New Jersey | 19541959 | Louis Kahn

Bảo tàng Ahmedabad | Ấn Độ | 19541957 | Le Corbusier

389


Mốc chuẩn

Mặt cắt

Gian hàng nước Đức tại Triển lãm thế giới tại Montreal | 19661967 | Rolf Gutbrod và Frei Otto

Mặt bằng trệt

390


Mốc chuẩn

Trung tâm Le Corbusier | Zurich | 19631967 | Le Corbusier

391


Mốc chuẩn

Cung điện hoàng gia | Paris, Pháp | Thế kỷ 18

Mặt bằng Huánuco, một thành phố của người Inca ở trung tâm Peru

Mặt bằng nhà ở kiểu hàng cột có sân trong ở Delos, một đảo của người Hi Lạp ở Aegean

392


Mốc chuẩn

Đền thờ thần Lửa ở Sarvistan | Iran | Thế kỉ 58

Mặt bằng chùa Shwezigon | Bagan, Myanmar | Thế kỷ 12

Biệt thự Romana del Casale | Quảng trường Armerina, Sicily, Ý | đầu thế kỉ 4

393


Mốc chuẩn

Thư viện học viện Philip Exeter | Exeter, New Hampshire | 19671972 | Louis Kahn

Nuremberg Charterhouse | 1383

394


Bố cục theo nhi ̣p điệu

Chi tiết cột, Nhà thờ Notre Dame la Grande | Poitiers, Pháp | 11301145 Nhịp điệu đề cập tới bất kỳ chuyển động nào được đặc trưng bởi một mô hình lặp lại của những phần tử hay mô típ với những khoảng ngắt nghỉ bình thường hoặc khác thường. Chuyển động này có thể cảm nhận trong mắt ta khi chúng ta đang dõi theo sự tuần hoàn những phần tử trong một tổ hợp, hoặc trong cơ thể của chính mình khi chúng ta bước qua một chuỗi không gian. Trong trường hợp này, nhịp điệu kết hợp khái niệm cơ bản của sự lặp lại như một phương thức để tổ chức hình khối và không gian trong kiến trúc. Hầu hết tất cả các thể loại công trình kết hợp những thành phần bằng nhịp điệu tự nhiên của chúng. Dầm và cột lặp lại chính nó từ hình thức nhịp kết cấu tới môđun không gian. Cửa sổ và cửa đi xuyên qua các bề mặt của công trình một cách đều đặn để ánh sáng chiếu vào, không khí lưu thông, tầm nhìn ra ngoài và con người đi lại. Những không gian thường tái diễn về hình thức hoặc lặp lại những yêu cầu chức năng trong công trình. Phần này bàn về những mô hình lặp lại có thể dùng để tổ chức một chuỗi những phần tử tuần hoàn và những nhịp điệu mang lại hiệu quả thị giác tạo ra.

395


Lặp lại Chúng ta có xu hướng nhóm những phần tử trong một bố cục ngẫu nhiên theo:  

sự vây kín hoặc sự gần gũi giữa chúng những đặc tính thị giác mà chúng có chung

Nguyên tắc của tính lặp lại sử dụng hết những tính chất trên về cảm nhận thị giác để bố cục những yếu tố tuần hoàn trong một tổ hợp

Hình thức đơn giản nhất của sự lặp lại là mô hình dạng tuyến của những phần tử giống nhau. Những phần tử không chỉ cần giống nhau một cách hoàn hảo mà cần được nhóm lại trong một kiểu lặp đẹp. Chúng có thể đơn thuần chỉ chung nhau đặc điểm hoặc khuôn mẫu, cho mỗi phần tử trở thành một cá thể độc đáo, những vẫn cùng loại.

Ki ́ch cỡ

Hình dạng

Nhữ ng chi tiêt́ đặc trưng

396


Lặp lại

Nhà thờ Reims | Anh | 12111290

Những ngôi đền cổ điển phân loại theo việc bố trí những hàng cột từ cuốn thứ III, chương II trong tác phẩm “Mười cuốn sách về kiến trúc” của Vitruvius Những mô hình kết cấu thường kết hợp sự lặp lại của những cột đỡ thẳng đứng với những khoảng cách đều đặn, hài hòa xác định mô đun nhịp hoặc phân chia không gian. Trong những mô hình lặp lại, có thể nhấn mạnh kích cỡ và vị trí để nâng tầm một không gian nào đó bên trong.

Nhà thờ Salisbury | Anh | 12201260

397


Lặp lại

Jami Masjid | Gulbarga, Ấn Độ | 1367

Mặt bằng tầng điển hình, Unité d’Habitation | Marseilles | 19461952 | Le Corbusier

398


Lặp lại

Đền Rajarajeshwara | Thanjavur, Ấn Độ | Thế kỉ 11

Đền Bakong | gần Xiêm Riệp, Campuchia | 881

399


Lặp lại

Vương phủ Katsura | Kyoto, Nhật Bản | Thế kỉ 17

Những dạng nhà thờ của người Ác-mê-ni-a thế kỉ 6

400


Lặp lại

Cụm đền Dilwara Jain | Mt. Abu, Ấn Độ | thế kỉ 1116

Germigny-des-Prés | Pháp | 806811 | Oton Matsaetsi

Như trong một bản nhạc, một mô hình nhịp điệu có thể đều đều, liên tục và theo hoặc ngắt quãng và đột ngột trong bước nhịp hoặc bước chuyển của nó.

Thủ phủ phức hợp (đồ án) | Islamabad, Pakistan | 1965 | Louis Kahn

401


Lặp lại

Siedlung Halen | gần Bern, Thụy Sĩ | 1961 | Atelier 5

Khu nhà gạch xây vào thế kỷ thứ nhất ở Pompeii

402


Lặp lại

Mặt cắt qua gian cầu nguyện chính: Jami Masjid | Ahmedabad, Ấn Độ | 1423

Sân vận động Olympic | Tokyo | 19611964 | Kenzo Tange

Những mẫu hình nhịp điệu đem lại sự liên tục và dẫn chúng ta thấy trước những gì tiếp đến. Bất cứ ngắt quãng nào trong mẫu hình thông báo và nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố ngắt quãng đó.

403

Külliye của Beyazid II | Bursa, Thổ Nhĩ Kỳ | 13981403


Lặp lại

Quang cảnh phố núi của người Tây Ban Nha ở Mojácar

Quang cảnh biệt thự Hermosa | Tây Ban Nha

404


Lặp lại

Nhịp điệu được tạo ra bởi những điểm kết nối trong không gian

Những nhịp điệu tương phản

Những nhịp điệu ngang dọc

Pueblo Bonito | Chaco Canyon, USA | Thế kỉ 1013

405


Lặp lại

Lâu đài Himeji | Himeji, Nhật Bản | xây dựng năm 1577

Đền ở Palenque | Mexico | 550

Nhà thờ Abbey | Alpirsbach, Đức | 1000

406


Lặp lại

Mặt đứng kiểu Victoria trên một con phố ở San Francisco

Đa nhịp điệu có thể được áp vào mặt đứng của công trình.

Những nghiên cứu về mặt đứng bên trong một Basilica của Francesco Borromini

407


Lặp lại

Dự án nhà ở Roq | Cap-Martin, gần Nice, Pháp | 1949 | Le Corbusier Nhiều nhịp điệu phức tạp có thể được tạo ra bằng cách đưa ra những điểm nhấn hoặc tạo ra những khoảng ngắt trong chuỗi. Những điểm nhấn hoặc nhịp làm rõ sự khác biệt giữ a chính và phụ trong tổ hợp.

Bedford Park | London | 1875 | Maurice Adams, E. W. Goodwin, E. J. May, Norman Shaw

408


Lặp lại

Khu nhà Westendinhelmi | Espoo, Phần Lan | 2001 | Marja-Ritta Norri Architects

Nhà ở xã hội | Louviers, Pháp | 2006 | Edouard Francois

409


Lặp lại

Đơn vị ở | Hokkaido, Nhật Bản | 2004 | Sou Fujimoto

Nhịp điệu hướng ra ngoài tự nhiên bằng cách chúng ta bố trí những đơn vị lặp lại của một phức hợp nhà ở.

410


Lặp lại

Những phân đoạn hướng tâm của một vỏ sò xoáy ra từ tâm của nó và giữ nguyên tính thống nhất hữu cơ của vỏ sò thông qua mẫu hình phát triển liên tục này. Bằng việc sử dụng tỉ số toán học của tỉ lệ vàng, một chuỗi những hình chữ nhật có thể được tạo ra nhằm tạo hình cho một tổ hợp thống nhất mà trong đó mỗi hình chữ nhật có quan hệ tỉ lệ với những cái khác cũng như với cấu trúc tổng thể. Trong mỗi ví dụ sau, nguyên tắc “tiếng vang” tạo ra mộ cảm giác về tính trật tự trong một nhóm những phần tử có cùng hình dạng nhưng kích thước khác nhau. Theo đó, những mô hình kiểu “tiếng vang” của hình khối và không gian có thể đượ tổ chức theo những cách sau:  hướng tâm hoặc đồng tâm  tăng hoặc giảm kích thước dọc theo một kiểu tuyến  ngẫu nhiên nhưng liên hệ với nhau trong cự ly gần và với sự tương đồng trong hình dạng

411


Lặp lại

Hasan Pasha Han | Istabul | Thế kỷ 14

Ngôi nhà của Thần Nông | Pompeii | Thế kỷ 2 TCN

Jester House (đồ án) | Palos Verdes, Canifornia | 1938 | Frank Lloyd Wright

412


Lặp lại

Mặt bằng và mặt cắt: Những cấu trúc vòng tròn trung tâm của khu Guachimonton | Teuchitián | 300800

Triển lãm nghệ thuật | Shiraz, Iran | 1970 | Alvar Aalto

413


Lặp lại

St. Theodore (nay là nhà thờ Hồi giáo Kilisse) | Constantinople (Istanbul) | 1100

Trung tâm văn hóa Tjibaou | Nouméa, New Caledonia | 19911998 | Renzo Piano

414


Lặp lại Nhà hát Opera Sydney | Sydney, Úc | thiết kế năm 1957, hoàn thành năm 1973 | Jøhn Utzon

Mặt cắt

Mặt bằng

415


Lặp lại Trung tâm văn hoá | Wolfburg, Đức | 19481962 | Alvar Aalto

Mặt bằng

Nhà thờ ở Vuoksenniska | Phần Lan | 1956 | Alvar Aalto

416


Chuyển hoá Những nghiên cứu về kiến trúc, như nhiều ngành khác, nên liên hệ với nghiên cứu về lịch sử của nó, của những trải nghiệm trước đó, những nỗ lực và thành quả từ những thứ có thể tìm hiểu và thử thách. Nguyên tắc của chuyển hóa thừa nhận quan điểm trên; cuốn sách này và tất cả những ví dụ trong nó, đều dựa vào quan điểm đó. Nguyên tắc chuyển hóa cho phép người thiết kế lựa chọn một mô hình kiến trúc nguyên mẫu có kết cấu quy chuẩn và bố cục các thành phần hợp lý, và để chuyển hoá nó qua một chuỗi những vận động rời rạc nhằm đáp lại những điều kiện đặc biệt và bối cảnh của nhiệm vụ thiết kế. Thiết kế là một quá trình của phân tích và tổng hợp, của thử – sai, của việc thử nghiệm những khả năng và nắm bắt những cơ hội. Trong quá trình khám phá ra một ý tưởng và tìm kiếm tiềm năng của nó, quan trọng là người thiết kế phải hiểu bản chất và cấu trúc của khái niệm. Nếu hệ thống sắp đặt của một mô hình mẫu được cảm nhận và được hiểu, và rồi một tư tưởng thiết kế ban đầu, thông qua một chuỗi hoán vị có giới hạn, có thể được làm rõ, tăng cường và được xây dựng, xa hơn nữa là bị phá hủy.

Triển khai mặt bằng miếu cổ phía bắc Ấn Độ

417


Chuyển hoá

Ý tưởng cho ba thư viện của Alvar Aalto

Thư viện Seinäjoki | Seinäjoki, Phần Lan | 19631965

Thư viện thành phố Rovaniemi | Rovaniemi, Phần Lan | 19631968

Thư viện Mount Angel | Đại học Benedictine | Mount Angel, Oregon | 19651970

418


Chuyển hoá Ward Willitts House | Highland Park, Illinois | 1902

Biến thể của tổ hợp mặt bằng dạng chữ thập của Frank Lloyd Wright

Thomas Hardy House | Racine, Wisconsin | 1905

George Blossom House | Chicago, Illinois | 1882

419

Samuel Freeman House | Los Angeles, California | 1924


Chuyển hoá Villa Savoye | Poissy, Pháp | 19281931

Bảo tàng nghệ thuật phương Tây | Tokyo | 19571959

Biến thể của tổ hợp mặt bằng tự do, Đường dốc-trên-mộthình vuông, của Le Corbusier

Tòa nhà của hiệp hội Millowner | Ahmedabad, Ấn Độ | 1954

Nhà lập pháp (đồ án) | Strasbourg | 1964

420


Kêt́ luận Ý nghĩa trong kiến trúc Cuốn sách này, thông qua việc trình bày về những thành phần của hình khối và không gian, đã đề cập một cách cơ bản tới những hình dáng thị giác của thực thể vật lý trong kiến trúc. Điểm, chuyển động qua không gian và xác lập nên đường, đường xác lập nên diện và diện xác lập nên khối của hình thức và không gian. Hướng tới những chức năng thị giác, những thành phần này, bằng mối liên hệ của chúng với những yếu tố khác và bản chất của việc tổ chức không gian, cũng truyền đạt những tư tường về phạm vi và vị trí, lối vào và đường chuyển động, tầng bậc và trật tự. Chúng được trình bày như những ý nghĩa rõ ràng và chân thực về hình khối và không gian trong kiến trúc. Như trong ngôn ngữ, những hình thức và không gian kiến trúc mang những nghĩa rộng hơn: những giá trị liên tưởng và nội dung biểu tượng là những chủ đề cho cá nhân và lý giải cho nền văn minh, cái thể thay đổi chúng theo thời gian. Những cột của một nhà thờ Gô tíc có thể vươn lên thể hiện quy mô, những giá trị hoặc những mục đích của Thiên Chúa giáo. Những cột Hi Lạp có thể truyền tải tư tưởng về một nền dân chủ, hoặc như ở Mỹ vào đầu thế kỷ 19, là sự hiện diện của nền văn minh thế giới mới. Mặc dù nghiên cứu những ý nghĩa rộng, của biểu tượng và đặc trưng trong kiến trúc, là mục tiêu hướng tới của cuốn sách này, song nên lưu ý rằng kiến trúc, sự kết hợp hình khối và không gian trong một bản chất duy nhất, không chỉ thỏa mãn mục tiêu mà còn truyền tải ý nghĩa. Nghệ thuật của kiến trúc làm sự tồn tại của chúng ta không chỉ là hữu hình mà còn trở nên có ý nghĩa.

421


Kêt́ luận

Bạn mướn đá, gỗ và bê tông, và với những vật liệu này bạn xây những ngôi nhà và cung điện. Đó là xây dựng. Tài tình là ở đây. Nhưng thật bất ngờ, bạn chạm tới trái tim tôi, bạn làm tôi tốt lên. Tôi vui và tôi nói: “ Thật đẹp”. Đó là kiến trúc. Nghệ thuật bắt đầu từ đó. Ngôi nhà tôi thiết thực. Tôi cảm ơn anh như những kỹ sư đường sắt, hay dịch vụ điện thoại. Anh không chạm tới trái tim của tôi. Nhưng tôi cho rằng những bức tường chạy tới thiên đường theo cách mà tôi di chuyển. Tôi cảm nhận được ý đồ của anh. Tính cách của anh thật lịch thiệp, hung hăng, duyên dáng hay quý phái. Những khối đá anh dựng lên nói cho tôi điều đó. Anh đặt tôi vàp một địa điểm và mắt tôi quan sát nó. Mắt tôi thấy vài thứ biểu hiện một ý nghĩ. Một ý nghĩ phản ánh chính nó mà không cần gỗ hay âm nhạc, mà chỉ bằng những phương tiện hình khối đứng trong một mối liên hệ nào đó. Những hình khối này hiển hiện trong ánh sáng. Những mối liên hệ giữa chúng tất nhiên là không có bất cứ liên hệ nào với những thứ thực tế hay được mô tả. Chúng là một sáng tạo toán học trong trí óc chúng ta. Chúng là ngôn ngữ của Kiến trúc. Bằng việc sử dụng những vật liệu thô và bắt đầu từ những điều kiện nhiều hay ít hơn thực tế, anh đã tạo nên những mối liên hệ nào đó đánh thức những cảm xúc trong tôi. Đó là Kiến trúc. Le Corbusier

Hướng tới một nền Kiến trúc mới 1927

422


Phụ lục Tên công triǹ h, đồ án 30 St. Mary Axe A. E. Bingham House

Địa điểm

Thờ i gian

Tác giả

London gần Santa Barbara, California Ai Cập

20012003 1916

Athens, Hi Lạp Philadelphia, Pennsylvania Tiểu Á Tiểu Á Granada, Tây Ban Nha

Thế kỷ 5 TCN 1954 Thế kỷ 3 TCN Thế kỷ thứ 2 TCN 12481354

Paris gần Xiêm Riệp, Campuchia MIT, Cambridge, Massachusetts Berlin Dusseldort, Đức

19221923 8021220 1948

Le Corbusier

18231830 1975

Bảo tàng của sự phát triển vô tận Bảo tàng Everson Bảo tàng Gandhi Ashram Bảo tàng Guggenheim Bảo tàng Guggenheim Bảo tàng nghệ thuật hiện đại Bảo tàng nghệ thuật hiện đại, Caracas Bảo tàng nghệ thuật Kimball Bảo tàng nghệ thuật phương tây Bảo tàng nghệ thuật, Đại học California – Berkeley Bảo tàng quốc gia Nghệ thuật La Mã Bảo tàng thế giới Basilica Basilica Vicenza Bậc thềm ở Abhaneri Bedford Park

Philippeville, Algeria Syracuse, New York Ahmedabad, Ấn Độ New York Bibao, Tây Ban Nha Quận Gunma, Nhật Bản Venezuela

1939 1968 19581963 19431959 19911997 1974 1955

Kari Friedrich Schinkel James Stirling & Michael Wilford Le Corbusier I.M. Pei Charles Correa Frank Lloyd Wright Frank Gehry Arata Isozaki Oscar Niemeyer

Forth Worth, Texas Tokyo Canifornia

19671972 19571959 1971

Mérida, Spain

19801986

Geneva Vicenza, Italy Vicenza, Ý gần Agra, Ấn Độ London

1929 1545

Biệt thự Aldobrandini Biệt thự Barbaro Biệt thự Capra (The Rotunda) Biệt thự Carthage Biệt thự Fanese Biệt thự Forcari

Ý Maser, Ý Vicenza, Italy Tunisi Caprarola, Ý Malcontena, Ý

1598 – 1603 15601568 15521567 1928 1560 1558

Abu Simbel, ngôi đền lớn thờ vua Rameses II Acropolis, thành bang của Athens Adler House Agora Ephesus Agora ở Assos Alhambra, Cung điện và Kinh đô của những vua Moorish Amédée Ozenfant House Angkor Wat Baker House Bảo tàng Altes Bảo tàng Bắc RhineWestphalia

Foster và cộng sự Bernard Maybeck

13011235 TCN

Thế kỷ 9 1875

Louis Kahn

Alvar Aalto

Louis Kahn Le Corbusier Mario J. Ciampi và những cộng sự Rafael Moneo Le Corbusier Andrea Palladio Andrea Palladio Maurice Adams, E. W. Goodwin, E. J. May, Norman Shaw Glacomo Della Porta Andrea Palladio Andrea Palladio Le Corbusier Giacomo Vignola Andrea Palladio


Phụ lục Biệt thự Garches Biệt thự Hadrian Biệt thự Hermosa Biệt thự Madama Biệt thự Mairea Biệt thự Romana del Casale Biệt thự Thiene Biệt thự trên đảo (Teatro Marittimo) Biệt thự Trissino Bookstaver House Borobodur | Tháp Phật Brick House Bridge House Ca d’Oro

Vaucresson, Pháp Tivoli, Italy Tây Ban Nha Rome Noormarkku, Phần Lan Quảng trường Armerina, Sicily, Ý Cicogna, Ý Tivoli, Ý Meledo, Ý Westminster, Vermont

19261927 118125

Le Corbusier

1517 19381939 đầu thế kỉ 4

Raphael Sanzio Alvar Aalto

1549 118125

Andrea Palladio

New Canaan, Connecticut

1972 750850 1949

Venice

14281430

Caplin House Cary House Căn hộ sinh viên, Đại học Selwyn

Venice, Canifornia Thung lũng Mill, California Cambridge, Anh

1979 1963 1959

Cầu Salginatobel Cấu trúc đa sắc (Đồ án cho một nhà ở nhỏ) Club vùng Totsuka Courtyard House Cổng Septimius Severus Công ty bảo hiểm nhân thọ ở Mỹ Công ty phụ tùng cơ khí Burroughs Công viên điêu khắc Olympic | Bảo tàng Nghệ thuật Seattle

Thụy Sĩ

1929 – 1930 1922

Yokohama, Nhật Bản Rome Kansas, Missouri Detroit, Michigan

19601961 1934 203 1963 1904

Washington

2008

Crown Hall Cụm đền Dilwara Jain Cung Diocletian Cung điện của vua Charles V Cung điện của vua Minos Cung điện Fatehpur Sikri Cung điện hoàng gia Kyoto Cung điện Mercer (Fonthill) Cung điện Potala Cung điện phía bắc ở Masada Cung Thủy Tinh Cung Xô Viết (phương án dự thi) Cư xá, Đại học St. Andrews

Chicago Mt. Abu, Ấn Độ Spalato, Nam Tư cũ

1956 thế kỉ 1116 300 15271568 1500TCN 15691574 Thế kỉ 17 19081910 Thế kỷ 17 3020 TCN 1851 1931 19641968

Knossos, Đảo Crete Ấn Độ Nhật Bản Doylestown, Pennsylvania Lhasa, Tây Tạng Israel London Scotland

Andrea Palladio Peter L. Gluck Philip Johnson Christopher Owen Giovanni và Bartolomeo Buon Frederick Fisher Joseph Esherick James Stirling và James Gowan Robert Mailiart Theo van Doesburg và Cornels van Eesteren Kenzo Tange Mies van de Rohe SOM Albert Kahn Weiss/Manfredi Architecture/Landscape /Urbanism Mies van der Rohe

Perdro Machuca

Henry Mercer

Sir Joseph Paxton Le Corbusier James Stirling


Phụ lục Cửa hàng quà tặng Morris

19481949

| Frank Lloyd Wright

Chi nhánh thư viện Cung Ngọc Bích

San Francisco, Bang California Edmonton, Canada

2013

Chiswichk House

London

1729

Hughes Condon Marier Architects + Dub Architects Lord Burlington & William Kent

Chùa Chaitya ở Karli Chùa gỗ Yingxian Chùa Shwezigon

Maharashtra, Ấn Độ Trung Quốc Pagan, gần Nyangu, Burma Bagan, Myanmar Baffalo, New York Hạt Montgomery, Pennsylvania Tô Châu, Trung Quốc Udine, Italy Vicenza, Ý Rome Vicenza, Ý Vicenza, Ý Florence, Ý Pienza, Ý Rome

100125 1056 1058

Florence Rome Ấn Độ

14561470 1592 15691574

Chùa Shwezigon Darwin D. Martin House DeVore House Di Viên (vườn thưởng lãm) Dinh thự Antonini Dinh thự Chiericati Dinh thự Farnese Dinh thự Garzadore Dinh thự Iseppo Porto Dinh thự Medici-Ricardo Dinh thự Piccolomini Dinh thự Pietro Massimi Dinh thự số 52 Dinh thự Uffizi Dinh thự Zuccari Diwan-i-Khas, Fatehpur Sikri, cung điện của Akbar triều đại Mogul Domino House Dura-Europos Dự án làng Dự án nhà ở Dự án nhà ở Roq Đại học Scarborough Đại học Sheffield (đồ án) Đại học Virginia

gần Salhiyé, Syria Pavia, Italy Cap-Martin, gần Nice, Pháp Westhill, Ontario Anh Charlottesville, Virginia

Đại học Virginia Đại lộ Mars Đài tưởng niệm Newton

Charlottesville Paris

Đài thiên văn Einstein Đấu trường Colosseum Đền Amun

Postdam, Đức Rome Karnak, Ai Cập

Thế kỷ 12 1904 | 1954 thế kỉ 19 1556 1550 1915 1570 1552 14441460 1460 15321536

Frank Lloyd Wright Louis Kahn

Anndrea Palladio Andrea Palladio Antonio da Sangallo con Andrea Palladio Andrea Palladio Michelozzi Bernardo Rosselino Baldassare Peruzzi Andrea Palladio Giorgio Vasari Federico Zuccari

1914 Thế kỉ 4 TCN 1955 1966 1949

Le Corbusier

1964 1953 18171826 18171826

John Andrews James Stirling Thomas Jefferson với Thornton và Latrobe Thomas Jefferson

1784

Étienne-Louis

1919 7082 1500323TCN

Eric Mendelsohn

Jame Stirling (Team X) Alvar Aalto Le Corbusier


Phụ lục Đền Athena Polias Đền Buseoksa Đền Doric ở Segesta | Sicily | 424416TCN Đền Horus ở Edfu Đền Horyu-Ji, Đình trung tâm Đền Itsukushima Đền Jupiter Capitolinus Đền Kailasnath Đền Karnak Đền lăng mộ của Nữ hoàng Hatshepsut Đền Lingaraja Đền ở Palenque Đền Pantheon Đền Parthenon Đền Rajarajeshwara Đền thần Apollo Đền thống nhất Đền thờ – lăng mộ vua Rameses III Đền thờ thần Lửa ở Sarvistan Đền Vadakkunnathan Đồ án bệnh viện Đồ án cho CLB đua thuyền Yahara Đồ án đài tưởng niệm hình nón Đồ án nhà trọc trời cao một dặm Illinois Đơn vị ở Đường phố ở Woodstock Eric Boissonas House I Eric Boissonas House II ESO (Đài quan sát Nam Âu) Hotel Fallingwater (Kaufmann House) Farnsworth House Forum ở Pompeii Friedman House G.N. Black House (Kragstyde) Ga St. Pancras Gagarin House Gamble House George Blossom House

Priene Gyeongsangdo, Hàn Quốc

334TCN 6761000

Ai Cập Nara, Nhật Bản Quận Hiroshima, Nhật Bản Rome Ellora, gần Aurangabad, Ấn Độ Ai Cập Dêr el – Bahari, Thebes, Ai Cập Bhubaneshwar, Ấn Độ Mexico Rome Athens Thanjavur, Ấn Độ Miletus Oak Park, Illinois Medinet-Habu, Ai Cập Iran Trichur, Ấn Độ Venice Madison, Wisconsin

25737 TCN 607 Thế kỉ 13

Chicago, Illinois Hokkaido, Nhật Bản Oxfordshire, Anh New Canaan, Connecticut Cap Benat, Pháp Cerro Paranal, sa mạc Atacama, Chile gần Ohiopyle, Pennsylvania Plano, Illinois Pleasantville, New York Bờ biển Manchester, Massachusetts London Peru, Vermont Pasadena, California Chicago, Illinois

Pythius

509TCN 6001000 1500323 TCN 1511 – 1480TCN

Senmut

1100 550 120124 Ictinus và Callicrates Thế kỉ 11 Thế kỷ 2 TCN 19051907 1198 TCN Thế kỉ 58 Thế kỉ 11 19641966 1902 1784 1956

Frank Lloyd Wright

Le Corbusier Frank Lloyd Wright Étienne-Louis Boulée Frank Lloyd Wright

2004

Sou Fujimoto

1956 1964 19992002

Philip Johnson Philip Johnson Auer + Weber Associates Frank Lloyd Wright

19361937 1950 Thế kỷ 2 TCN 1950 18821883

Mies van der Rohe

18631876 1968 1908 1882

George Gilbert Scott MLTW/Moore – Turnbull Greene & Greene Frank Lloyd Wright

Frank Lloyd Wright Peabody & Steams


Phụ lục Germigny-des-Prés Glass House Greenhouse Gian hàng Arnheim Gian hàng nước Đức (Barcelona Pavilion) Gian hàng nghệ thuật không tưởng Gian hàng Phần Lan Gian hàng thiết kế Gian hàng thương mại

Pháp New Canaan, Connecticut Salisbury, Connecticut Hà Lan Hội chợ quốc tế năm 1929, Barcelona Zeewolde, Hà Lan Hội chợ New York

Giáo đường Do Thái Giáo đường Do Thái Beth Sholom

Jerusalem Công viên Elkins, Pennsylvania Port Chester, New York

Giáo đường Do Thái Kneses Tifereth cho người Israel Giáo xứ St. Apollinare Habitat Israsel Habitat Montreal Hagia Sophia Hale county animal shelter

806811 1949 19731975 1966 1929

Oton Matsaetsi Philip Johnson John M.Johansen Aldo van Eyck Mies van der Rohe

2000 1939 Thế kỉ 17 Triển lãm Jubilee năm 1908 1968 1959

René van Zuuk Alvar Aalto Fischer von Erlach Jan Kotera

1954

Philip Johnson

Ravenna, Italy Jerusalem Montreal, Canada Constantinople (Istanbul) Greensboro, Alabama

534539 1969 1967 532537 2008

Hanselmann House Hang đá Naqsh-i-Rustam Hasan Pasha Han Heathcote (Hemingway House) Herbert F.Johnson House (Wingspread) Hill House

Fort Wayne, Indiana gần Persepolis, Iran Istabul Illkley, Yorkshire, Anh Wind Point, Wisconsin

1967 Thế kỉ 3 Thế kỷ 14 1906 1937

Helensburgh, Scotland

19021903

Học viện công nghệ Massachusetts, nhà nguyện Học viện quản lý Ấn Độ Học viện Salk Hoffman House Hotêl Amelot Hotêl de Matignon House 10 House III cho Robert Miller Hội trường thành phố Boston

Cambridge, Masschusetts Ahmedabad, Ấn Độ La Jolla, Canifornia Đông Hampton, New York Paris Paris

1955

Hôtel de Beauvais Hôtel Dieu (bệnh viện) Huánuco Husser House

Paris

Lakeville, Connnecticut Boston

trung tâm Peru Chicago, Illinois

1965 19591965 19661967 17101713 1721 1966 1971 1960 1656 1774 1899

Louis Kahn Frank Lloyd Wright

Moshe Safdie Moshe Safdie Anthemius và Isidorus Rural Studio, Đại học Auburn Michael Graves

Sir Edwin Lutyens Frank Lloyd Wright Charles Rennie Mackintosh Eero Saarinen và cộng sự Louis Kahn Louis Kahn Richard Meier Germain Boffrand Jean Courtone John Hejduk Peter Eisenman Kallmann, McKinnell & Knowles Antonio de Pautre Antonie Petit người Inca Frank Lloyd Wright


Phụ lục Ibrahim Rauza, mộ của Suitan Ibrahim II Iglesia San Josemaría Escrivá

Biiapur, Ấn Độ

1615

Malik Sandal

Alvaro Obregon, Mexico

2009

Sordo Madaleno Arquitectos

II Redentore Interama Isaac Flagg House II Jaipur Jami Masjid Jester House John Deree & toà nhà công ty Kaufmann Desert House Kaufmann Desert House Kim tự tháp Cheops ở Giza Kim tự tháp Cheops, Chephren, và Mykerinos ở Giza Kingo Housing Estate Koshino House

Venice

15771592 19641967 1912 1728 1423 1938 19621964 1946 1946 2500TCN 2500TCN

Andrea Palladio Louis Kahn Bernard Maybeck

19581963 19791984

Jøhn Utzon Tadao Ando

Külliye của Beyazid II Khách sạn sinh viên ở Otaniemi Khasnel al Faroun Khoa Lịch sử, Đại học Cambridge Khu đền – lăng mộ vua Rameses III Khu Guachimonton Khu nghi lễ tại Fengchu Khu nhà Dogon Khu nhà Henbach Khu nhà ở Okusu Khu nhà Peyrissac Khu nhà Westendinhelmi

gần Elsinore, Đan Mạch Ashiya, Quận Hyogo, Nhật Bản Bursa, Thổ Nhĩ Kỳ Phần Lan Petra Anh Medinet-Habu, Ai Cập Teuchitián Thiểm Tây, Trung Quốc Đông nam Mali, Tây Phi Santa Monica, California Todoroki, Tokyo Cherchell, Algeria Espoo, Phần Lan

Khu ở cảnh vệ quân đội Khu ở Morris County Khu quản lý đơn vị 1, biển Ranch

Paris New Jersey California

19281933 1971 1966

Khu trung tâm, Washington D.C Lạc Dương Làng người da đỏ Bonito

Trung Quốc Chaco Canyon

Làng Taos Làng Trulli Lawrence House Lăng của hoàng đế Vạn Lịch (Minh Thần Tông) Lăng mộ của I’timad-ud-daula

New Mexico Alberobello, Italy biển Ranch, California tây bắc Bắc Kinh, Trung Quốc Agra

Berkeley, California Ấn Độ Ahmedabad, Ấn Độ Palos Verdes, Canifornia Moline, Illinois Palm Spings, California Palm Spring, California Ai Cập Ai Cập

13981403 19621968 Thế kỷ thứ nhất 19641967 1198 TCN 300800 11001000TCN Thế kỷ 15  nay 19711973 19761978 1942 2001

bắt đầu xây dựng từ năm 920 Thế kỷ 13 từ thế kỷ 17 1966 1563–1620

Frank Lloyd Wright Eero Saarinen & cộng sự Richard Neutra Richard Neutra

Alvar Aalto James Stirling

Raymond Kappe Tadao Ando Le Corbusier Marja-Ritta Norri Architects Le Corbusier MLTW Moore, Lyndon, Turnbull, Whitaker (MLTW)

MLTW


Phụ lục Lăng mộ của Jahangir Lăng mộ Humayun Lâu đài Himeji Lloyd Lewis House Longhouse , một loại nhà ở của cư dân những bộ lạc trong liên minh Iroquois Lowell Walter House M9 (Hồi ức 9)

gần Lahore Delhi, Ấn Độ Himeji, Nhật Bản Libertyville, Illinois Bắc Mỹ

1565 1577 1940 1600

Mirak Mirza Ghiyas

Quasqueton, bang Iowa Santiago, Chile

1949 2011

Machu Pichu Maison de Force (ngục) Manhattan Marcus House (đồ án) Maupertius, đồ án cho nhà kho nông nghiệp Mặt bằng của Pope Sixtus V cho thành Rome Mặt bằng thành phố lý tưởng Mặt bằng thành phố lý tưởng

Peru Ackerghem gần Ghent, Bỉ New York Dallas Texas

1500 17721775

Frank Lloyd Wright Gonzalo Mardones Viviani Người Inca Malfaison và Kluchman

1935 1775

Frank Lloyd Wright Claude-Nicolas Ledoux

Mặt bằng thành phố lý tưởng của Sforzinda Miếu Ise Miếu Izumo Miếu Toshogu Miletus Mont St. Michel Montfazier Monticello Moore House Morris House (đồ án) Một số mặt bằng đền thờ Hi Lạp cổ đại Murray House Nalanda Mahavihara Nathaniel Russell House Notre Dame Du Haut Núi Đền, Đền Bakong

Frank Lloyd Wright

1585 1615 14511464 1464 Quận Mie, Nhật Bản Quận Shimane, Nhật Bản Nikko, quận Tochigi, Nhật Bản Pháp Pháp gần Charlottesville, Virginia Orinda, Canifornia Làng Mount Kisco, New York

Vincenzo Scamozzi Frances di Giorgio Martini Antonio Filarete

690 TCN 717 1636 Thế kỷ 5 TCN từ thế kỉ 13 1284 17701808

Thomas Jefferson

1961 1958

Charles Moore Louis Kahn

Thế kỷ 5 – 4 TCN Cambridge, Massachusetts Bihar, Ấn Độ Charleston, Nam California Ronchamp, Pháp Hariharalaya, Cam-puchia

1969

Charles Moore

Thế kỷ 67 1809 19501955 881

Le Corbusier


Phụ lục Nuraghe ở Palmavera, điển hình của những toà tháp thời đồ đá cổ của nền văn minh Nuraghic Nuremberg Charterhouse Ngân hàng Anh quốc Ngân hàng Fukuoka Sogo, phòng nghiên cứu của chi nhánh Saga Ngân hàng quốc gia Merchant Nghiên cứu nhà ở

Sardinia

Thế kỷ 18  16 TCN

London Nhật Bản

1383 17881833 1971

Grinnell, Iowa

1914 1956

Ngôi đền nghệ thuật Cooroy

Núi Cooroy, Úc

2008

Ngôi nhà của Thần Nông Ngục Moabit

Pompeii Berlin

Thế kỷ 2 TCN 18691879

Nhà của bác sĩ Currutchet Nhà cho vợ Robert Venturi

La Plata, Argentina Đồi Chestnut, Pennsylvania

1949 19621964

August Busse và Heinrich Herrmann Le Corbusier Venturi và Short

1935 1923 1958 350TCN 1970

Pier Luigi Nervi Mies van der Rohe Felix Candela Polycleitos John M. Johansen

Nhà chứa máy bay, thiết kế 1 Nhà gạch ở nông thôn Nhà hàng Los Manantiales Nhà hát Epidauros Nhà hát kịch câm mới

Xochimilco, Mexico Hi Lạp Thành phố Oklahoma, bang Oklahoma

Sir John Soane Arata Isozaki Louis Sullivan James Stirling & James Gowan Paolo Denti JMA Architects

Nhà hát La Mã theo Vitruvius Nhà hát Opera Paris Nhà hát Tenerife Nhà hát Walt Disney

Paris Đảo Canary, Tây Ban Nha Los Angeles, California

18611874 19972003 1987–2003

Nhà Henry Babson

Riverside, Illinois

1907

Vitruvius Charles Garnier Santiago Calatrava Frank O. Gehry & Cộng sự Louis Sullivan

1953

Mies van der Rohe

1777 2004

Robert Adam Architecture Workshop

1968 1829 1948 1967 1968 1967

MLTW John Haviland Hugh Stubbins Jame Stirling |Julian và Barbara Neski Charles Gwathmey, Gwathmey Siege Richard Meier

Nhà hội nghị Chicago Nhà kho Nhà Lord Derby Nhà máy rượu vang Peregrine Nhà ngang ở Galena Nhà nghỉ dưỡng Nhà ngục phía đông Nhà ở bờ biển Massachusetts Nhà ở đô thị mới Runcorn Nhà ở Gorman Nhà ở Gwathmey

Ontario, Canada London Thung lũng Gibbston, New Zealand Illinois Biển Ranch, California Philadelphia Massachusetts Anh Amagansett, New York Amagansett, New York

Nhà ở làng Westbury cũ

New York

19691971


Phụ lục Nhà ở Manabe

Tezukayawa, Osaka, Nhật Bản New York Ithaca, New York Ticino, Thụy Sỹ Konya, Thổ Nhĩ Kỳ

19761977

Tadao Ando

19691971 1974 1981

Richard Meier Richard Meier Mario Botta

Louviers, Pháp Princeton, New Jersey Bangladesh

2006 1969 1962

Edouard Francois Michael Graves Louis Kahn

Diotisalvi

Rome Trenton, New Jersey

1153–1265 Thế kỷ 3 TCN 212216 19541959

Pompeii Dallas, Texas Alpirsbach, Đức Anh Atlántida, Uruguay Rochester, New York

Thế kỷ 2 TCN 1970 1000 10701077 19581960 19561967

Constantinople (Istanbul), Thổ Nhĩ Kỳ Cairo, Ai Cập Ma-rốc Vantican

15511558

Nhà thờ Notre Dame la Grande Nhà thờ ở Vuoksenniska Nhà thờ Pensiero Della Chiesa S.Carlo Nhà thờ Pilgrimage Nhà thờ Reims Nhà thờ S. Maria Novella Nhà thờ Salisbury Nhà thờ San Lorenzo Maggiore

Poitiers, Pháp Imatra, Phần Lan

11301145 1956 Thế kỷ 17

Vierzehnheiligen, Đức Pháp Florence Anh Milan

17441772 12111290 14561470 12201260 480

Balthasar Neumann

Nhà thờ St. Ivo della Sapienze Nhà thờ St. Peter (phiên bản 2)

Rome Rome

16201650 15061520

Nhà thờ St. Peter (phiên bản thứ nhất)

Rome

1503

Francesco Borromini Donato Bramante Baldassare Peruzzi Donato Bramante

Nhà ở Old Westbury Nhà ở sinh viên đại học Cornell Nhà ở Stabio Nhà ở truyền thống ở Konya, Thổ Nhĩ Kỳ Nhà ở xã hội Nhà phụ Benacerraf Nhà Quốc hội, trụ sở hành chính phức hợp ở Dacca Nhà rửa tội ở Pisa Nhà số 33, Priene Nhà tắm công cộng Caracalla Nhà tắm, trung tâm cộng đồng Do Thái Nhà tỗ chức Đám cưới bạc Nhà tưởng niệm John F. Kennedy Nhà thờ Abbey Nhà thờ Canterbury Nhà thờ cho công nhân Thiên Chúa Nhà thờ First Unitarian Nhà thờ hình của Borromini | nguyên mẫu của San Carlo Alle Quattro Fontane Nhà thờ Hồi giáo Suleymaniye Nhà thờ Hồi giáo Sultan Hasan Nhà thờ Hồi giáo Tinmal Nhà thờ kiểu Basilica St. Peter

13561363 11531154 1607

Louis Kahn

Philip Johnson

Eladio Dieste Louis Kahn

Mimar Sinan

Michelangelo Buonarroti và Carlo Maderno Alvar Aalto Francesco Borromini

Leon Battista Alberti

&


Phụ lục Nhà thờ St. Philibert Nhà thờ tạc trong đá Lalibela Nhà thờ Thiên Chúa giáo Nhà thờ Woodland Nhà trẻ phía đông Harlem

Tournus, Pháp

Nhà triển lãm Berlin Nhà trọc trời trên biển Nhà, thành Ur

Berlin, Đức Algiers, Algérie Lưỡng Hà cổ đại, Iraq ngày nay Chicago

1931 1938 2000TCN 19531956

Mies van der Rohe

London Athens, Hi Lạp Sydney, Úc

1928 2004 2009 1966 18851889 1545 1957 Thế kỉ 2 TCN 2008 thế kỉ thứ 4 TCN 1942 1544

Sir Edwin Lutyens Santiago Calatrava Fitzpatrick và cộng sự John Hejdu Antonio Gaudi Andrea Palladio Robert Venturi

Những căn hộ phổ thông Promenade Những căn hộ trên phố Vicent Olympic Velodrome One Shelley Street One-Half House (đồ án) Palacio Güell Palazzo Thiene Pearson House (đồ án) Pergamon Poteries du Don Priene Phòng hòa nhạc Quảng trường Campidoglio

Taos, Bang New Mexico Stockholm, Thụy Điển New York

Barcelona Vicenza, Ý

Le Fel, Pháp

Rome

Quảng trường Campo Quảng trường Durbar

Siena, Italy Patan, Nepal

Quảng trường Maggiore Quảng trường nhà thờ San Marco Quảng trường ở Giron Quảng trường St. Peter Quảng trường thị trấn Telo Quần thể đền Ggantija Quy hoạch thủ đô Canberra Rạp hát Coonley Rạp phương Đông Rạp Seinãjoki Rạp xiếc và khu vực Royal Crescent Robert W.Evans House Robie House Romano House

Sabbioneta, Italy Venice Colombia, Nam Mỹ Rome Tiệp Khắc cũ Malta Úc Riverside, Illinois Milwaukee, Wisconsin Phần Lan Bath, Anh Chicago, Illinois Chicago Kentfield, California

Rosenbaum House S. S. Sergius và Bacchus Samuel Freeman House

Florence, Alabama Constantinople (Istanbul) Los Angeles, California

9501120 Thế kỷ 13 Thế kỉ 17 19181920 1970

Erik Gunnar Asplund Hammel, Green & Abrahamson Mies van der Rohe Le Corbusier

LacombeDe Florinier Mies van de Rohe Michelangelo Buonarroti

xây mới lại vào thế kỷ 17

16551667 3000TCN 1911 1912 1927 19681969 1754 | 17671775 1908 1909 1970 1939 525530 1924

Giovanni Bernini

Walter Burley Griffin Frank Lloyd Wright Dick và Bauer Alvar Aalto John Wood Frank Lloyd Wright Frank Lloyd Wright Esherick Homsey Dodge & Davis Frank Lloyd Wright Frank Lloyd Wright


Phụ lục San Lorenzo Maggiore Sarabhai House Savannah Sân vận động Olympic Sân vận động Olympic Arena Scala de Spagna ( những bậc thang kiểu Tây Ban Nha) Schröder House Seagram Building Shodhan House Siedlung Halen Snyderman House Soane House SS. Sergio và Bacchus St. Agostino St. Andrea St. Andrea del Quirinale St. Andrew’s Beach House

Milan Ahmedabad, Ấn Độ Georgia Tokyo Munich, Đức Rome

480 1955 1733 19611964 1972 17211725

Utrecht New York Ahmedabad, Ấn Độ gần Bern, Thụy Sĩ Font Wayne, Ấn Độ London, Anh Constantinople (Istanbul) Rome Mantua, Ý Rome Victoria, Úc

19241925 19561958 1956 1961 1972 18121834 525530 14791483 14721494 1670 2006

St. Carlo alle Quattro Fontane St. Giorgio Maggiore St. Maria della Pace St. Pierre St. Theodore (nay là nhà thờ Hồi giáo Kilisse) St. Vitale St.Maria Della Salute Stern House

Rome Venice Rome Firminy-Vert, Pháp Constantinople (Istanbul)

16331641 15661610 15001504 1965 1100

Ravenna, Italy Venice Woodbridge, Connecticut

526–546 16311682 1970

Stonehenge Studio kiến trúc Stupa ở Sachi Suntop Homes Taj Mahal Taliesin West Tempietto, S. Pietro ở Montorio Teotihuacan, thành phố của Chúa Tòa án Santa Barbara Toà lãnh sự quán, Đại sứ quán Pháp Tòa nhà ban thư ký , trụ sở UNESCO Toà nhà CBS

Anh Helsinki Ấn Độ Ardmore, Pennsylvania Agra, Ấn Độ gần Phoenix, Arizona Rome gần Mexico City California Brasilia

1800 TCN 19551956 100 TCN 1939 16301653 1938 1502 1929 19641965

William Mooser Le Corbusier

Quảng trường Fontenoy, Paris New York

19531958

Marcel Breuer

19621964

Eero Saarinen & cộng sự

Tòa nhà chung cư Neur Vahr Tòa nhà Empire State

Bremen, Đức New York

19581962 1931

Alvar Aalto Shreve, Lamb và Harmon

Le Corbusier James Oglethorpe Kenzo Tange Fred Otto Alessandro Specchi Francesco de Sanctis Gerrit Thomas Rietveld Mies van der Rohe Le Corbusier Atelier 5 Michael Graves Sir John Soane Giacomo da Pietrasanta Leon Battista Alberti Giovanni Bernini Sean Godsell Architects Francesco Borromini Andrea Palladio Donato Bramante Le Corbusier

Baldassarc Longhena Văn phòng Charles Moore Alvar Aalto Frank Lloyd Wright Frank Lloyd Wright Donato Bramante


Phụ lục Toà nhà Florey, Trường Nữ Hoàng Tòa nhà hiệp hội Millowner Toà nhà TOD’s Omotesando Tòa nhà văn phòng Bacardi Tòa nhà văn phòng Centraal Beheer Toà nhà văn phòng, Trụ sở UNESCO Tòa thị chính Säynäsalo Tòa thị chính Seinãjoki Tu viện Cistercian của La Tourette Tu viện cho sơ dòng Dominica Tu viện Fontenay Tu viện Moissac Tu viện St.Meletios Tu viện St.Michel Tử Cấm Thành Thảm thực vật cản gió dạng chữ L Thánh địa Athena Thánh đường Hồi giáo Edirne Thánh đường Hồi giáo ngọc trai, nằm trong Pháo đài Đỏ Thành phố Công bằng

Oxford Ahmedabad, Ấn Độ Tokyo, Nhật Bản Santiago de Cuba Apeldoorn, Hà Lan

19661971 1954 20022004 1958 1972

Quảng trường Fontenoy, Paris Phần Lan Phần Lan gần Lyons, Pháp Media, Pennsylvania Burgundy, Pháp Pháp Mt.Kithairon, Hi Lạp Pháp Bắc Kinh Quận Shimane, Nhật Bản Pergamon, Tiểu Á Thổ Nhĩ Kỳ Agra, Ấn Độ

19531958

Barcelona, Tây Ban Nha

2010

Thành phố Karlsruhe Thành phố Priene Thành phố Timgad

Đức Thổ Nhĩ Kỳ một thuộc địa của La Mã ở Bắc Phi Tokyo New York Racine, Wisconsin

1834 334 TCN 100 TCN

Bắc Kinh Epidauros, Hi Lạp Racine, Wisconsin Islamabad, Pakistan Palafolls, Tây Ban Nha

1627 350 TCN 1905 1965 2009

Exeter, New Hampshire Chicago, Illinois Mount Angel, Oregon

19671972 19421943 19651970

Frank Lloyd Wright Louis Kahn Enric Miralles và Benedetta Taglibue/Miralles Tagliabue EMBT Louis Kahn Mies van der Rohe Alvar Aalto

1788

Étienne-Louis Boulée

Tháp Nakagin Tháp St. Mark Tháp thí nghiệm, trụ sở hãng Johnson Wax Thiên Đàn, Tử Cấm Thành Tholos Polycleitos Thomas Hardy House Thủ phủ phức hợp Thư viện công cộng Palafolls

Thư viện học viện Philip Exeter Thư viện IIT Thư viện Mount Angel | Đại học Benedictine Thư viện quốc gia

19501952 19611965 19561959 19651968 1139 1000 Thế kỷ 9 12031228 Thế kỷ 15

James Stirling Le Corbusier Toyo Ito và cộng sự Mies van der Rohe Herman Hertzberger với Lucas và Niemeyer Marcel Breuer Alvar Aalto Alvar Aalto Le Corbusier Louis Kahn

Thế kỉ thứ 4 TCN 1569 - 1575 16581707

1972 1929 1950

David Chipperfield Architects, b720 Arquitectos

Kisho Kurokawa Frank Lloyd Wright Frank Lloyd Wright


Phụ lục Thư viện Rovaniemi Thư viện Seattle Thư viện Seinäjoki Thư viện Stockholm Thư viện thành phố Rovaniemi Thư viện, Trung tâm văn hoá Wolfsburg Triển lãm nghệ thuật Triển lãm nghệ thuật quốc gia Triển lãm Vittorio Emanuelle II Trụ sở Hội những người yêu nhạc Trụ sở Liên đoàn

Phần Lan Seattle, Washington Seinäjoki, Phần Lan Stockholm, Thụy Điển Rovaniemi, Phần Lan Essen, Đức

19651968 2004 19631965 19201928 19631968 1962

Alvar Aalto OMA Alvar Aalto Gunnar Asplund Alvar Aalto Alvar Aalto

Shiraz, Iran Washington, D.C Milan, Italy Berlin Melbourne, Úc

1970 1978 18651877 19561963 2003

Trụ sở Olivetti

Milton Keynes, Anh

1971

Trụ sở trung tâm truyền hình Trung Quốc (CCTV) Trụ sở Wilis, Faber & Dumas Trung tâm cộng động người Do Thái Trung tâm chiếu phim Busan Trung tâm đô thị Castrop-Rauxel Trung tâm giải trí cộng đồng Banff Trung tâm giáo dân Trung tâm hành chính hạt Marin Trung tâm Le Corbusier Trung tâm nghệ thuật biểu diễn Kauwi Trung tâm nghệ thuật thị giác Carpenter

Bắc Kinh, Trung Quốc

20042012

Ipswich, Pháp Trenton, New Jersey

19711975 19541959

Alvar Aalto I.M. Pei và cộng sự Giuseppe Mengoni Hans Scharoun Studio Kiến trúc LAB & Bates Smart James Stirling & Michael Wilford Rem Koolhaas và Ole Scheeren/OMA Foster và các cộng sự Louis Kahn

Busan, Hàn Quốc Đức Banff, Alberta, Canada Wolfsburg, Đức San Rafael, California Zurich Lonsdale, Úc

2012 1965 2011 19601962 1957 19631967 2012

COOP HIMMELB(I)au Alvar Aalto GEC Architecture Alvar Aalto Frank Lloyd Wright Le Corbusier Woodhead

Đại học Harvard, Cambridge, Massachusetts La Guade, Var, Pháp Berlin

19611964

Le Corbusier

19611961 1981

Marcel Breuer James Stirling

New York

1930

Wallace K. Harrison & Max Abramovitz

Kinh đô Ba Tư Wolfburg, Đức Leverkusen, Đức Nouméa, New Caledonia Westhill, Ontario Haslemere, Anh Deer Isle, Maine

1628 19481962 1962 19911998 1964 19691972 1960

Alvar Aalto Alvar Aalto Renzo Piano John Andrews James Stirling Edward Larrabee Barnes

Cambridge, Anh Firminy-Vert, Pháp

17091738 19631968

Nicholas Hawksmoor Le Corbusier

Trung tâm nghiên cứu IBM Trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội Trung tâm Rockefeller Trung tâm thành phố Isfahan Trung tâm văn hoá Trung tâm văn hóa Trung tâm văn hóa Tjibaou Trường cao đẳng Scarborough Trường dạy nghề Olivetti Trường học về nghệ thuật và mỹ nghệ trên núi Haystack Trường Queen Unité d’Habitation


Phụ lục Unité d’Habitation Valhalla Viện công nghệ Bandung Viện dưỡng lão Karuizawa House Viện lập pháp Chandigarh Vigo Sundt House Von Sternberg House Vườn hoa Broderie, Cung điện Versailles Vườn triển lãm quốc gia Vương phủ Katsura W. A. Glasner House Ward Willitts House Washington, D.C. Wyntoon, điền trang của gia đình Hearst Xưởng thiết kế của Frank Lloyd Wright Yeni-Kaplica (nhà tắm nóng) Yume-Dono, khu phía đông của đền Horyu-Ji

Marseilles gần Regenburg, Đức Bandung, Indonesia

19461952 18301842 1920 1974 | 19561959

Le Corbusier Leon von Klenze Henri Maclaine Pont Kisho Kurokawa Le Corbusier

1942 1936

Frank Lloyd Wright | Richard Neutra

Thế kỉ 17

André Le Nôtre

Cologne, Đức

1957

Frei Otto Stromeyer

Kyoto, Japan Glencoe, Illinois Highland Park, Illinois Washington, D.C Canifornia

thế kỉ 17 1905 1902 1792 1903

Oak Park, Illinois

1889

Bursa, Thổ Nhĩ Kỳ Nara, Nhật Bản

607

trụ sở phức hợp của bang Punjab, Ấn Độ Madison, Wisconsin Los Angeles, Bang California Pháp

và

Frank Lloyd Wright Pierre L’Enfant Bernard Maybeck Frank Lloyd Wright

Peter


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.