Kỹ năng xây dựng hệ thống chính sách giáo dục mở dành cho đại biểu dân cử

Page 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC VỤ HỘI NGHỊ BỒI DƯỠNG ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


MỤC LỤC Trang Mở đầu ............................................................................................6 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC MỞ ...... 8

1. Giới thiệu chung về hệ thống giáo dục mở ..............................8 1.1. Định nghĩa, bản chất của giáo dục mở .....................................8 1.2. Ý nghĩa, mục tiêu, vai trò của giáo dục mở .......................... 12 2. Kinh nghiệm nước ngoài trong việc xây dựng chính sách giáo dục mở.......................................................................................... 20 2.1. Nguyên lý, mô hình giáo dục mở trên thế giới ...................... 20 2.2. Hình thức và phương thức thực hiện giáo dục mở của các nước trên thế giới .................................................................................. 22 3. Giáo dục mở đối với giáo dục hướng nghiệp ...................... 28

3.1. Giáo dục mở đối với giáo d ục hướng nghiệp ở cấp phổ thông ..................................................................................................... 28 3.2. Giáo dục mở đối với giáo dục nghề nghiệp ở cao đẳng, đại học ...................................................................................................... 30 PHẦN II: CÁC KỸ NĂNG CỦA ĐẠI BIỂU TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MỞ ..... 33 1. Căn cứ để phân tích chính sách giáo dục mở ...................... 33

2

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


Trang 2. Phương pháp phân tích chính sách giáo dục mở ............ 36 3. Giám sát chính sách giáo dục mở ...................................... 43 3.1. Chủ thể, đối tượng giám sát ............................................... 43 3.2. Căn cứ, nội dung giám sát trong giáo dục .......................... 44 3.3. Cách thực hiện giám sát về giáo dục .................................. 47 3.4. Các tiêu chí và chỉ số để giám sát về giáo dục mở ............. 48

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

3


MỞ ĐẦU Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ-TW “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công ngp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Theo đó, quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết là “đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở”. Dự án Luật Luật Giáo dục (sửa đổi) tại khoản 1 Điều 4 cũng quy định: “Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, liên thông, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên”. Để hỗ trợ đại biểu dân cử có thêm thông tin về vấn đề giáo dục mở,

Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban công tác đại biểu xây dựng tập san “Đại biểu dân cử với việc xây dựng chính sách giáo dục mở”. Trong đó, chúng tôi chú trọng đến một số kỹ năng cơ bản giúp đại biểu phân tích và xây dựng hệ thống chính sách giáo dục mở đáp ứng nhu cầu hội nhập; góp phần hỗ trợ ĐBQH xem xét, lựa chọn các phương án chính sách trong quá trình thảo luận, thông qua các dự án Luật liên quan đến giáo dục. Tập san có những nội dung cơ bản sau: Phần I: Tổng quan về hệ thống giáo dục mở - Giới thiệu chung về hệ thống giáo dục mở

- Chính sách giáo dục mở ở một số nước - Chính sách giáo dục mở trong giáo dục hướng nghiệp (ở các cấp giáo dục phổ thông; giáo dục đại học, đào tạo nghề)

4

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


Phần II: Các kỹ năng của đại biểu dân cử trong việc xây dựng chính sách đối với giáo dục mở như phân tích chính sách, đánh giá tác động; giám sát thực hiện chính sách về giáo dục mở. Với tính chất một ấn phẩm phục vụ hoạt động bồi dưỡng của Ban Công tác đại biểu, hy vọng tập san sẽ giúp các đại biểu dân cử có thêm thông

tin tham khảo trong quá trình hoạt động của mình. Mong nhận được ý kiến đóng góp, hoàn thiện tập san sau này.

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

5


PHẦN I TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC MỞ 1. Giới thiệu chung về hệ thống giáo dục mở 1.1. Định nghĩa, bản chất của giáo dục mở Giáo dục mở (Open education) được biết tới từ đầu thế kỷ 20 với mô hình học tập đầu tiên tại Mỹ, phát triển mạnh mẽ ở thập niên 1970 tại Vương quốc Anh. Có thể thấy rằng, giáo dục mở đề cập đến một hệ thống các triết lý giáo dục, một phương pháp tiếp cận giáo dục mới dựa trên tư tưởng về nền giáo dục tiến bộ của nhà giáo dục Mỹ Jonh Dewey. Ông cho rằng: ‘Hãy chấm dứt coi giáo dục như là sự chuẩn bị đơn thuần cho cuộc sống tương lai, hãy coi giáo dục như là ý nghĩa đầy đủ của đời sống đang diễn ra trong hiện tại”1 Như vậy, ông coi nhà trường không phải chỉ là nơi được xây dựng để làm chỗ cho trẻ em đến đó học, nhà trường chính là môi trường sống của ngày hôm Nhà giáo dục người Mỹ nay; không có sự tách rời giữa nhà trường và John Dewey cuộc đời thực bên ngoài. Nguồn: wikipedia.org Cùng với Jonh Dewey, nhà giáo dục, nhà tâm lý, bác sỹ Jean Piaget người Thụy Sĩ cũng là người đưa ra những tư tưởng mới cho nền giáo dục tiến bộ. Theo đó, học tập là một quá trình nhận thức lâu dài và được hình thành trên cơ sở giải quyết các vấn đề thực tế, học sinh là người kiến thiến cho mình việc học tập dựa trên nhu cầu và năng lực thực tế của bản thân; nhà trường phải là một xã hội thu nhỏ và nhà trường được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình- nhà trường và cộng đồng xã hội.

1

Trích theo lời người dịch trong cuốn: John Dewey, Dân chủ và giáo dục, Một dẫn nhập vào triết lý giáo dục, NXB Tri Thức, 2008.

6

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


Hiện nay, trên thế giới, giáo dục mở được hiểu là một hệ thống giáo dục mà theo đó, các rào cản không cần thiết về giáo dục được gỡ bỏ, người học có thể thành công trong việc thu nhận kiến thức, nâng cao tư duy nhận thức và kỹ năng ở một hệ thống giáo dục linh hoạt, đa dạng về phạm vi học tập và đáp ứng được những nhu cầu khác biệt của người học. Như vậy, đối với giáo dục mở thì việc học tập lấy học sinh làm trung tâm, học sinh có quyền và trách nhiệm trong việc giáo dục, ở đây, trường học là môi trường cho sự lựa chọn và thực hiện vai trò của cá nhân học sinh, là môi trường để khuyến khích, hướng dẫn học tập. Giáo dục mở được định hướng và vận hành dựa trên các nguyên lý nền tảng như: Một là, coi học sinh là trung tâm của sự học, theo đó, mỗi học sinh có một khả năng và mong muốn học tập riêng, việc thực hiện giáo dục ở nhà trường và xã hội phải xuất phát từ năng lực riêng biệt đó và tôn trọng mong muốn học tập của học sinh2. Hai là, học sinh có quyền và trách nhiệm trong việc giáo dục, điều này thể hiện ở chỗ: một mặt, gia đình, nhà trường, xã hội tạo điều kiện cho

học sinh được tham gia vào hoạt động giáo dục cụ thể là được đến trường, mặt khác các chủ thể này bao gồm cả học sinh phải có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đó. Trong quá trình học tập, học sinh không chỉ thụ động được truyền đạt kiến thức, mà trái lại, học sinh được tham gia vào quá trình học tập đó, chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập, nghiên cứu cùng thày cô giáo, và thày, cô giáo chỉ thực hiện việc gợi mở tư duy học tập cho học sinh.

2

Đặng Ứng Vận, “Về giáo dục mở và nền giáo dục mở”, bài viết trong cuốn “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam- Thời cơ, thách thức và những vấn đề đặt ra”, NXB Chính trị Quốc gia, 2015

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

7


Ba là, giáo dục mở với mong muốn tiếp cận với học sinh, với trẻ em ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh bên cạnh việc học tập tại trường học. giáo dục mở tiếp cận và giáo dục trẻ em, học sinh theo khía cạnh nhân văn và xã hội của việc học tập. Bốn là, trong giáo dục mở, nhà trường là sự lựa chọn đối với học sinh, điều này có nghĩa, học sinh có thể lựa chọn việc học tập diễn ra tại trường học hoặc tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của bản thân. Người học là người mong muốn tự mình tổ chức việc học của mình, xác định mục tiêu học tập và lựa chọn chủ để học tập dựa trên khung chương trình cơ bản được quy định. Tuy nhiên, trường học và các cơ sở giáo dục có trách nhiệm theo dõi, tạo điều kiện để học sinh có được những nền tảng kiến thức hoặc chứng chỉ cần thiết đối với viêc thi cử và học tập. Năm là, chương trình giảng dạy thực hiện chủ trương học tập thông qua thực tế, thông qua kinh nghiệm và chủ yếu thông qua thực hành, theo đó, giáo viên là người quan sát, hướng dẫn và cung cấp nguồn tư liệu học tập, truyền đạt kinh nghiệm của mình cho học sinh và học sinh chủ động thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và học tập. Giáo dục mở thể hiện thông qua phương thức tiếp cận kiến thức như nguồn tư liệu mở, tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources, OER), khóa học mở (Open Course), nghiên cứu mở (Open Research), dữ liệu mở (Open Data), xuất bản thông tin mở (Open Access Publishing). Theo đó, việc sử dụng thuật ngữ “mở” trong giáo dục đã trở nên phổ biến và phương thức dạy học này đã trở thành một phương thức giáo dục tiên tiến được sử dụng rộng rãi.

8

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


Trong khi đó, ở nước ta hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức về giáo dục mở, khái niệm này vẫn được hiểu theo những cách khác nhau3. Dựa trên quan điểm hệ thống mở là một hệ thống luôn có sự trao đổi với môi trường bên ngoài về thông tin và năng lượng, thì giáo dục mở là hệ thống mà hoạt động của nó được thích ứng với những thay đổi liên tục của kinh tế xã hội. Song song với nó, một quan niệm khác về hệ thống giáo dục mở là hệ thống giáo dục tập trung vào người học với mô hình lớp mở, chương trình mở, cách học và dạy học mở, so với hệ thống giáo dục truyền thống là sự tập trung chủ yếu dành cho người thầy với những yêu cầu chặt chẽ về nội dung giảng dạy, về yêu cầu cơ sở vật chất, trường lớp và hệ thống đánh giá có phần cứng nhắc… Ví dụ, nhiềụ ý kiền tại Hội thạộ khộạ hộc qụộc giạ “Hề thộng giạộ dục mở trộng bội cạnh tự chụ giạộ dục vạ hội nhạp qụộc tề” dộ Hiềp hội cạc trựởng ĐH, CĐ Viềt Nạm tộ chực ngạý 16/5, xềm trộng bại: Khộ nội đền nền giạộ dục “mở” khi hề thộng vạn “động”, Viềtnạmnềt, 16/5/2018, http://viềtnạmnềt.vn/vn/giạộ-dục/ tụýền-sinh/khộ-nội-dền-nền-giạộ-dục-mộ-khi-hề-thộng-chụ-ýềụ-vạn-dộng451426.html . 3

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

9


1.2. Ý nghĩa, mục tiêu, vai trò của giáo dục mở Có thể thấy giáo dục mở không những góp phần làm gia tăng chủ thể tham gia học tập mà mặt khác nó còn mở để họ có thể chủ động tham gia vào quá tình học tập và giảng dạy. Giáo dục mở tạo điều kiện cho người học được tự chủ trong quá trình học tập, thể hiện ở chỗ họ có thể tự tổ chức việc học của bản thân và tự chủ trong việc tìm chương trình, chủ đề học tập của mình nhằm nâng cao tư duy nhận thức và kiến thức, người học chủ động thu nhận những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết trong học tập. Đối với giáo dục mở, việc truyền tải kiến thức từ người dạy tới người học được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác nhau, không nhất thiết là theo phương thức truyền thống bó buộc là học tập phải thông qua nhà trường, tại một địa điểm cố định. Mặt khác, người học tự chịu trách nhiệm về các quyệt định và sự lựa chọn hình thức, nội dung giáo dục của mình, tự lựa chọn các nội dung cần học tập tại lớp. Giáo dục mở cho phép một hoạt động học tập linh hoạt, gỡ bỏ những rào cản gây khó khăn cho người học như tuổi tác, địa điểm, thời gian học tập và điều kiện kinh tế. Bên cạnh đó, sự tự chủ trong học tập khiến cho việc thu hút đông đảo lượng người học nhằm nâng cao nhận thức và tư duy kiến thức, thúc đẩy nâng cao nền dân trí của xã hội, xây dựng một xã hội học tập và thực hiện chủ trương học tập suốt đời. Song song với điều đó, việc thực hiện nền giáo dục chủ động và linh hoạt còn giúp cho chất lượng của học tập được nâng cao. Giáo dục mở lấy học sinh làm trọng tâm, tuy nhiên, để đạt được điều này đòi hỏi rất nhiều ở người dạy. Người giáo viên vừa phải có kiến thức, vừa có kỹ năng, vừa phải có kinh nghiệm để gợi mở vấn đề nghiên cứu, hướng dẫn, dẫn dắt học sinh tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức với một lối tư duy của riêng mình và tự rút cho mình những kinh nghiệm bản thân và thu nhận kiến thức theo lối tư duy mở. Đối với giáo dục mở ở bậc phổ

10

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


thông, đặc biệt là đối với trẻ em thì vai trò của người thày càng quan trọng. Về vấn đề này, Jonh Dewey cho rằng: “Người thầy phải có khả năng cùng một lúc nhìn thế giới bằng con mắt của trẻ em và con mắt của người lớn”. Có thể nói nếu như thập kỷ 90 của thế kỷ trước được gọi là thập kỷ điện tử thì những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI được gọi là thập kỷ “mở”.

Ở đây xu hướng “mở” được thể hiện trong việc cùng nhau khai thác, sử dụng nguồn tư liệu mở, sự “mở” ở đây là việc tháo bỏ các rào cản về kinh tế, pháp lý, xã hội, rào cản kỹ thuật để cùng nhau tiếp cận và sử dụng nguồn tài nguyên dữ liệu “mở”. Như vậy, ở giai đoạn phát triển hiện nay, giáo dục mở tập trung vào việc xây dựng, phát triển, khai thác các tài nguyên giáo dục mở. Nghiên cứu mới đây cho biết hoạt động tài nguyên giáo dục mở đã lan

rộng tất cả các châu lục và mọi cấp học, mạnh nhất ở giáo dục đại học. Tác động của tài nguyên giáo dục mở được Tài nguyên giáo dục mở là các tài nguyên dạy, học và nghiên cứu:

đánh giá trên nhiều phương diện: trước

- Không có các chi phí

cho tất cả những ai có nhu cầu nhưng

- Không có các rào cản tiếp cận

không có điều kiện theo học trường lớp

- Cho phép cho phép bất kỳ ai tự do sử dụng, tùy biến thích nghi và chia sẻ tài nguyên đó - bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu. Theo Nguyễn Thị Mỹ Hương,

Viện Nghiên cứu & Đào tạo Việt-Anh, Đại học Đà Nẵng, “Tổng quan về hệ thồng giáo dục”

hết nó mở ra cơ hội học tập có chất lượng

chính quy; nâng cao chất lượng và hiệu quả của các tài nguyên giáo dục; tạo dựng văn hóa hợp tác, chia sẻ và đóng góp giữa nhà giáo và người học, giữa các nhà giáo với nhau, giữa các cơ sở giáo dục, góp phần nâng cao uy tín và danh hiệu của các trường, đặc biệt là các trường đại học; nâng cao hiệu quả chi phí trong giáo dục.

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

11


Mục tiêu của giáo dục mở xuất phát từ bản thân người được thụ hưởng giáo dục, nói cách khác là người học. Mục tiêu tổng quát của giáo dục nói chung và giáo dục mở nói riêng được thể hiện thành mục tiêu tôn trọng những khác biệt cá nhân của trẻ em. Sự khác biệt không chỉ đơn thuần thể hiện ở trình độ cao thấp về khả năng, mà thậm chí còn thể hiện rõ rệt hơn về cá tính và cách thể hiện, về năng

lực tư duy, năng lực cảm nhận và năng lực học thuật. Như Jean-Jacques Rousseau đã nói: “Mỗi cá nhân sinh ra với một tính khí riêng biệt… Chúng ta áp dụng bừa những bài tập giống nhau cho trẻ em có những xu hướng tính cách khác nhau; giáo dục kiểu đó tiêu diệt khuynh hướng riêng biệt và để lại sự đơn điệu buồn tẻ. Do đó, sau khi chúng ta phí sức vào việc làm còi cọc các năng khiếu bẩm sinh đích thực, thì chúng ta lại

Nhà Triết học Jean-Jacques Rousseau Nguồn: wikipedia.org

chứng kiến sự xuất sắc ngắn ngủi và hão huyền được chúng ta thay thế dần dần chết hẳn, trong khi đó các khả năng tự nhiên bẩm sinh bị chúng ta tiêu diệt thì không thể hồi sinh”4.

Một trong những mục đích của giáo dục mở là giáo dục theo nhu cầu và năng lực của người học dựa trên những tiêu chí cơ bản để đánh giá kết quả. Có thể nói, giáo dục mở với phương thức giáo dục theo năng lực là mô hình giáo dục trong đó việc dạy, học, đánh giá và giải trình dựa trên những kết quả học tập đầu ra của chương trình giáo dục, tức là dựa trên những cái mà người học biết, hiểu và có thể thực hiện sau khi kết thúc một

4

Trích lời người dịch trong cuốn, Émeli hay là về giáo dục, Jean Jaque Rousseau , NXB Tri Thức, 2018

12

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


giai đoạn học tập hoặc một đơn vị học tập. Nó gắn liền với “tư duy cuối thế kỷ” cả về kinh tế lẫn giáo dục: - Về kinh tế, tư duy phát triển của các quốc gia có bước chuyển từ mô hình phát triển thuần túy kinh tế sang mô hình phát triển Con người, trong đó con người không chỉ là phương tiện mà chủ yếu và trước hết là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế. - Về giáo dục, tư duy học một lần để sử dụng cho một việc làm cả đời đã được thay thế bởi tư duy học suốt đời để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi không ngừng của công việc. Việc xác định các năng lực theo yêu cầu nêu trên là công việc được các quốc gia đeo đuổi suốt mấy thập kỷ nay trong bước chuyển sang mô hình giáo dục theo tiếp cận năng lực. Mặc dù còn nhiều tranh cãi học thuật xung quanh cách hiểu khái niệm năng lực, nhưng về cơ bản các nhà giáo dục đồng thuận với một tiếp cận thực tế trong đó một năng lực được hiểu là một tổ hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để thực thi một nhiệm vụ cụ thể trong một bối cảnh cụ thể. Với cách hiểu như vậy, nhiều hệ thống năng lực đã được đề xuất phù hợp với yêu cầu cụ thể về phát triển nhân cách người học của quốc gia hoặc khu vực.

Giáo dục mở có một vai trò trong việc phát triển giáo dục, phổ biến và nâng cao nhận thức của xã hội, làm cho hoạt động giáo dục trở nên dân chủ hơn. Quan niệm chung ở các quốc gia ngày nay đều coi giáo dục là công việc của mọi người, mọi nhà. Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo, nhưng giáo dục cần được mở cửa cho sự tham gia của toàn xã hội trong cung ứng giáo dục, cũng như trong hoạch định, theo dõi và giám sát thực hiện chính

sách. Khu vực tư nhân đã tham gia mạnh mẽ trong cung ứng giáo dục. Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội ngày càng đóng vai trò tích cực như một đối tác của nhà nước trong phát triển giáo dục. Đó là các tổ chức hoạt động theo

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

13


nguyên tắc tự nguyện, tự quản, phi lợi nhuận, phi chính phủ, phục vụ lợi ích chung. Do đặc trưng gần dân và không vụ lợi, các tổ chức xã hội không chỉ góp phần cung ứng nguồn lực cho giáo dục mà còn góp phần tạo ra một không gian dân chủ trong giáo dục. Đó là không gian trong đó học sinh, sinh viên, các bậc cha mẹ và tất cả những ai có liên quan hoặc quan tâm đến giáo dục đều có tiếng nói để các chính sách giáo dục được phù hợp và hiệu quả hơn. khả thi hơn, việc tổ chức thực hiện được giám sát tốt hơn và có hiệu quả hơn. Mặt khác, giáo dục mở làm cho hoạt động giáo dục trở thành hoạt động được quốc tế hóa một cách mạnh mẽ. Đó là một biểu hiện của toàn cầu hóa trong lĩnh vực giáo dục. Nó là quá trình tích hợp các yếu tố quốc tế vào chức năng, nhiệm vụ và tiến trình tổ chức thực hiện giáo dục. Quá trình này trước hết diễn ra theo một chiều đo nội tại, tức là đổi mới chương trình giáo dục, phương pháp dạy và học, hoạt động nghiên cứu và hợp tác, nhằm hướng tới tính quốc tế và liên văn hóa trong giáo dục với một tên gọi riêng là giáo dục xuyên biên giới. Đó là sự dịch chuyển xuyên biên giới của bốn nhân tố cơ bản: người học, người dạy, chương trình giáo dục và nhà cung ứng giáo dục. Cùng với sự thay đổi về nhận thức và phương thức giáo dục, việc cung cấp và sử dụng nguồn tài nguyên mở, lớp học mở, sách giáo khoa mở… đã làm cho giáo dục trở thành hoạt động mang tính toàn cầu

14

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


hóa, làm cho việc học tập trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết và đem lại nguồn tài nguyên học liệu vô cùng quý giá cho người dạy học và người học. Thêm vào đó, những thay đổi về tư duy nhận thức về sứ mệnh và mục tiêu giáo dục, chuyển người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy và học đã đặt ra câu hỏi về tầm quan trọng của việc truyền tải nội dung của giáo dục; cụ thể hơn, đối với người học thì kiến thức hay năng lực đóng vai trò quan trọng. Nếu như trước đây, với môi trường giáo dục 1.0 với sự ổn định, ít tính cạnh tranh thì việc nắm vững kiến thức là đủ để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội. Tuy nhiên, bước sang môi trường giáo dục 2.0, việc học tập không chỉ dừng lại ở môi trường nhà trường mà việc học tập đó phải được liên tục cập nhập và điều quan trọng đối với người học là năng lực

để ứng biến với sự thay đổi. Tuy nhiên, bên cạnh các kỹ năng cơ bản về đọc, viết và tính toán, cá nhân cần những năng lực gì để tạo dựng một cuộc sống thành công và có trách nhiệm và để xã hội ngày nay đương đầu với những thách thức hiện thời và tương lai. Bước phát triển quan trọng nhất của tài nguyên giáo dục mở là sự ra đời của các khóa học trực tuyến mở đại chúng (Massive Open Online Course - MOOC). Đó là khóa học sinh động và miễn phí trên mạng với sự dẫn dắt trực tiếp của giảng viên cùng sự tham dự và tương tác của người học ở khắp nơi trên thế giới. Điều đặc biệt quan trọng là giảng viên Khóa học trực tuyến mở đại chúng là các nhà khoa học danh tiếng của các đại học hàng đầu, người học chỉ cần có máy tính nối mạng và sau khi hoàn tất khóa học được

cấp chứng chỉ với chữ ký của giảng viên.

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

15


Các tổ chức giáo dục như Harvard, Berkeley, Accellus….cung ứng Khóa học trực tuyến mở đại chúng, cụ thể là còn tiến một bước quan trọng trong việc phối hợp với công ty khảo thí Pearson (gồm 4.000 trung tâm tại 170 quốc gia)5 để tổ chức các kỳ thi có giám sát, làm cơ sở cấp tín chỉ cho học viên Khóa học trực tuyến mở đại chúng, tiến tới cấp văn bằng như sinh viên chính khóa. Vì thế, Khóa học trực tuyến mở đại chúng được coi là một giai

đoạn phát triển mới của giáo dục mở, thu hút sự tham gia của tổ chức giáo dục lớn trên thế giới.

QUY MÔ CỦA THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN TRÊN THẾ GIỚI Nguồn: Economist

Như vậy, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của kinh tế - xã hội, giáo dục mở ngày càng phát triển. Với nền tảng công nghệ 4.0, giáo dục mở ngày càng phát triển và trở thành hệ thống giáo dục chủ đạo của các 5

Bộ Ngoại giao Hoa Kì, Tóm lược giáo dục Hoa Kì- Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, 2016 (Phòng Thông tin- Văn hóa, Đại sứ quán Hoa kì dịch)

16

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


quốc gia trên thế giới. Với những hiệu quả kinh tế, tri thức và năng lực mà giáo dục mở mang lại, việc học tập và nghiên cứu của con người ngày càng được mở rộng và thuận lợi. Giáo dục không chỉ còn là sự truyền tải kiến thức đơn thuần theo một hướng thụ động từ người dạy tới người học mà nó đã dần thay đổi theo hướng tương tác thông tin hai chiều giữa người dạy và người học. Do đó, vai trò và sứ mệnh của người làm giáo dục cũng đã dần thay đổi. Từ chỗ là người chủ động định hướng và tác động kiến thức tới học sinh, trong giáo dục mở, vai trò người thày đã trở thành người dẫn dắt, khơi gợi cùng trao đổi và giúp đỡ người học khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên kiến thức mở theo đúng hướng. Việc học tập theo đó cũng có sự thay đổi, thay vì chịu sự tác động từ bên ngoài của người dạy học để có kiến thức và kỹ năng, thì đối với giáo dục

mở, sự học tập để nâng cao kiến thức, năng lực, tư duy, kỹ năng trước tiên phải xuất phát từ nội tại bản thân người học. Giáo dục mở ở các nước tạo cơ chế tự chủ và chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đặc biệt ở các nước như Hoa Kì, Australia… Nhà trường chủ động trong việc xây dựng khung chương trình đào tạo, sách tham chiếu, nguồn dữ liệu sử dụng và kinh phí hoạt động. Tóm lại, cùng với sự thay đổi của môi trường kinh tế- xã hội, sự biến đổi, phát triển không ngừng của công nghệ, khoa học- kỹ thuật, giáo dục với vai trò là đầu tàu trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội cũng không ngừng thay đổi phương thức nhằm tạo ra sản phẩm nhân lực đáp ứng được nhu cầu khách quan của xã hội. Kỷ nguyên của công nghệ đã phá bỏ những

rào cản về biên giới, về tiếp cận thông tin, tri thức đã đem lại cho giáo dục cơ hội mới trong việc thay đổi phương thức giáo dục theo đó, Giáo dục mở là

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

17


một phương thức và xu hướng ngày càng phát triển trên thế giới, là nền tảng để tiến tới giáo dục tự do và giáo dục khai phóng. 2. Kinh nghiệm nước ngoài trong việc xây dựng chính sách giáo dục mở 2.1. Nguyên lý, mô hình giáo dục mở trên thế giới Một nguyên tắc chung của giáo dục hiện nay và đặc biệt đối với giáo dục mở là “tư duy toàn cầu”. Có thể nói, các hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và hệ thống giáo dục mở nói riêng có những khác biệt nhất định phụ thuộc vào yếu tố kinh tế xã hội, văn hóa, truyền thống, nền tảng triết lý của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Mặc dù vậy, các mục tiêu của giáo dục, đặc biệt là giáo dục mở đều hướng tới học để biết, học để hành, học để thành người và học để chung sống. Mặt khác, các quốc gia cũng có cách phản ứng khác nhau trước các tác động bên ngoài của một bối cảnh quốc tế đang đổi thay nhanh chóng với những thách thức chung đối với giáo dục. Do đó, chiến lược phát triển giáo dục nói chung và giáo dục mở của từng quốc gia là có những khác biệt nhất định. Tuy nhiên, do nhận thức về vai trò giáo dục là giống nhau và do các tác động bên ngoài đối với sự phát triển của giáo dục là như nhau, nên trong sự đa dạng đó vẫn có sự thống nhất về xu thế vận động và phát

triển. Một quan điểm chung đối với giáo dục mở, đó là việc học tập xuất phát từ người học, học tập là thường xuyên và suốt đời, cùng xây dựng giáo dục mở để hướng tới một xã hội học tập…Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những quan điểm riêng về giáo dục nói chung và giáo dục mở nói riêng. Ví dụ, giáo dục mở của Nga coi trọng sự tự do của con người thể hiện thông qua triết lý giáo dục “Con người tự do của đất nước tự do”6; ở Australia là 6

18

Trần Hậu, Nhân đạo hóa và nhân văn hóa giáo dục ở Nga, Báo Giáo dục và Thời đại số tháng 9/2010

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


quan điểm “hỗ trợ cho tất cả những người trẻ tuổi của nước này được trở thành người học thành công, cá nhân sáng tạo, tự tin, công dân hiểu biết và tích cực…”7. Giáo dục mở ở Mỹ nhằm thực hiện mục tiêu của đạo luật Giáo dục 2002 là không một trẻ em nào bị bỏ rơi trong giáo dục (No child left behind), chương trình giáo dục được thực hiện tới từng trẻ em, giáo dục toàn diện từ nhân cách đến năng lực kiến thức.

Có thể nói, giáo dục mở ở các nước trên thế giới cơ bản được thể hiện thông qua mô hình sau8:

7 8

The Shape of the Australia Curriculum-Version 4.0- www.acara.edu.au. http://www.open education system wikipiea

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

19


Theo đó, giáo dục mở với hình thức giáo dục linh hoạt, mềm dẻo đã tạo cho người học có thể tham gia học tập một cách chủ động, thuận lợi với một chi phí thấp nhất. Giáo dục mở với xu hướng học tập theo năng lực và nhu cầu trên cơ sở khung giáo dục cơ bản cho phép học sinh được lựa chọn môn học trong khung chương trình giáo dục. Ngoài một số môn học bắt buộc là môn học mang tính cốt lõi như ngôn ngữ quốc gia, toán, khoa học, nghiên cứu xã hội, các môn học khác học sinh được lựa chọn học môn này hoặc môn khác tùy theo sở thích và nhu cầu. Hầu hết phương thức giáo dục mở ở các nước rất linh hoạt, ngoài sự lựa chọn môn học theo khả năng và sở thích, một số nước như Anh, Hoa Kỳ, Australia, Ấn Độ…cho phép học sinh có thể học tại nhà (homeschooling). Việc

học tại nhà cũng được công nhận và cấp chứng chỉ như học sinh thực hiện việc học tập tại trường học. Các chứng chỉ này được nhà nước công nhận, có giá trị tương đương với chứng chỉ của học sinh học tập tại cơ sở giáo dục công lập hoặc tư thục, có giá trị để xem xét ghi danh vào các trường cao đẳng và đại học9. 2.2. Hình thức và phương thức thực hiện giáo dục mở của các nước trên thế giới Ở các nước có hệ thống giáo dục mở như Anh, Hoa Kỳ, Malaysia, Singapore, Pháp, Đức, Australia…đều xác định người học là trung tâm của giáo dục, việc học tập được xác định dựa trên sự hiểu biết của người học về thế giới. Người dạy thực hiện việc đánh giá kiến thức của người học (học sinh),

sau đó tổ chức nội dung, đưa ra chủ đề thảo luận, thúc đẩy việc tự tìm kiếm 9

Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Xu thế phát triển chương trình giáo dục phổ thông trên thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam,2016

20

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


tư liệu, như vậy, người học có thể nâng cao kỹ năng tự học tập, nghiên cứu và sự hiểu biết ngày càng được mở rộng. Cũng như hệ thống giáo dục quốc dân thông thường, giáo dục mở, đặc biệt là hình thức giáo dục tại nhà cũng thiết kế chương trình giáo dục cho trẻ em từ mầm non tới đại học song song với khung chương trình của giáo dục quốc dân. Chương trình giáo dục mở không chỉ bó hẹp theo một chương trình mà có rất nhiều cơ sở đào tạo và nhiều hệ thống chương trình khác nhau trong một quốc gia. Từ năm 1993 đến nay, học tập tại nhà (homeschooling) tại Mỹ đều được các tiểu bang hợp pháp hóa, theo đó, cha mẹ hoặc người giám hộ cho trẻ em đều có quyền lựa chọn hình thức, phương pháp học tập cho trẻ em đó. Việc học tại nhà trước kia phổ biến ở cấp độ đại học và

Ảnh minh họa: Mô hình học tại nhà (homeschooling) ở Mỹ Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/ homeschool-o-my-40-nam-va-2-trieu-dua-tre-371601.html

cao đẳng thì ngày nay đã mở rộng phát triển xuống tới bậc mầm non (trình độ K trong thang bảng học phổ thông). Khung chương trình giảng dạy ở các nước có hệ thống giáo dục mở rất linh hoạt. Một số nước như Mỹ, Australia chương trình giáo dục khung do các bang tự quyết định. Các nước như Anh, Pháp, có khung chương trình quốc gia áp dụng chuẩn cho từng cấp học, tuy nhiên song song với nó có chương trình của nhà trường được thiết kế riêng cho học sinh trường đó. Chương trình của nhà trường do nhà trường tự quyết định dựa trên khung chương trình quốc gia và phải đảm bảo tiêu chí cân bằng và phổ quát. Ở

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

21


một số nước khác như Phần Lan, Malaysia, Hàn Quốc, ngoài khung chương trình chuẩn quốc gia, còn có những khung chương trình riêng của địa phương và của bản thân trường học. Khung chương trình giáo dục ở các nước có hệ thống giáo dục mở là sự tổng hòa của khung chương trình quốc gia, khung chương trình của địa phương và của bản thân nhà trường Ở một số nước như Đức, Nga, ngoài việc thực hiện chuẩn khung chương trình quốc gia, tính linh hoạt của giáo dục mở được thể hiện ở chỗ, việc giáo dục căn cứ hoàn toàn trên khung chương trình đó nhưng lại cho phép giáo viên có thể linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giảng dạy hoặc mở rộng kiến thức hoặc thay đổi thứ tự bài học…, giúp cho người học có thể có được những kiến thức nền tảng với những phương pháp tiếp nhận hiệu

quả nhất. Như vậy, căn cứ theo năng lực của người học, theo đặc điểm văn hóa xã hội, địa lý, truyền thống của địa phương và căn cứ vào mục tiêu chuẩn của giáo dục quốc gia, việc áp dụng một khung chương trình linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện một nền giáo dục sáng taọ và hiệu quả, giúp cho người học không chỉ có những kiến thức, kĩ năng cần thiết mà còn có thể

phát huy được những giá trị nội lực riêng biệt của mình. Việc thực hiện giáo dục mở trong xây dựng và áp dụng khung chương trình đào tạo linh hoạt còn thể hiện ở chỗ sự tham vấn rộng rãi, minh bạch của công chúng vào quá trình xây dựng khung chương trình giáo dục. Ví dụ: - Ở Anh hay ở Australia, khung chương trình phải được công khai,

mọi người đều có thể biết. - Ở Mỹ, việc xây dựng khung chương trình giáo dục đối với giáo dục phổ thông ngoài việc có sự tham gia của các nhà làm giáo dục, giáo viên thì

22

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


phụ huynh học sinh cũng được tham gia vào việc này. Việc xây dựng khung chương trình giáo dục được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và người dân được phép tham gia góp ý vào Dự thảo khung chương trình giáo dục. Đối với việc sử dụng sách giáo khoa, trong giáo dục mở, nguồn tài nguyên tư liệu mở, do vậy, việc sử dụng một bộ sách giáo khoa khung chuẩn là không cần thiết. Ở một số nước, sách giáo khoa được xuất bản phổ biến và có nhiều loại sách giáo khoa khác nhau. Ví dụ: - Malaysia, Singapore sử dụng sách giáo khoa chuẩn của Bộ giáo dục, tuy nhiên, còn có nhiều sự lựa chọn khác tùy thuộc vào nhà trường và giáo viên. - Australia, Pháp, Phần Lan… việc sử dụng bộ sách giáo khoa nào

trong quá trình học do giáo viên giảng dạy lựa chọn, ở một số địa phương còn tài trợ kinh phí mua sách giáo khoa cho các trường. - Ở Mỹ, việc quản lý giáo dục, khung chương trình giáo dục do chính quyền các bang thực hiện, do vậy, lựa chọn sách giáo khoa do từng bang thực hiện. Nguồn tư liệu mở của Mỹ vô cùng phong phú, do đó, việc lựa chọn giáo trình học của Mỹ rất phong phú.

Đối với việc đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo giáo dục mở, đa số ở các nước, việc kiểm tra hết môn hoặc đánh giá theo tháng, kỳ, năm do giáo viên chủ động thực hiện theo kế hoạch của nhà trường. Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên thông qua các bài kiểm tra hàng tháng, kiểm tra học kỳ, kiểm tra cuối năm…Đối với chương trình học tại nhà, hết mỗi một bài học có một bài kiểm tra đánh kiến thức. Ở các nước như Mỹ, Úc, Anh không thực hiện hình thức kỳ thi quốc gia, việc thi tốt nghiệp Trung học phổ thông được thực hiện theo quy định của từng bang. Đối với chương trình học tập tại nhà (homeschool), trước đây việc thi tốt nghiệp

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

23


PTTH cũng do cơ quan quản lý giáo dục địa phương (các tiểu bang) quản lý và thực hiện. Trước đây, dù học sinh học ở trường học hay học tại nhà đều phải thi tập trung tại cơ sở giáo dục của bang. Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, việc thực hiện kỳ thi tốt nghiệp PTTH được thực hiện bằng hình thức thi trực tuyến, hoặc bài thi được cài đặt sẵn trong chương trình phần mềm học homeschool. Việc đánh giá kết quả thi tốt nghiệp còn

dựa trên kết quả học tập, ý thức và thái độ học tập của học sinh trong suốt quá trình học. Sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp, học sinh được cấp bằng (chứng chỉ), chứng chỉ này được công nhận trên toàn quốc gia. Hiện nay, hình thức học tập tại nhà rất phát

triển, có nhiều chương trình khá phổ biến như Acellus, Mobimax, Khan Academy,

Mizzou,IXL…

cho phép người học dễ dàng lựa chọn. Mặt

khác, các chương trình học này không chỉ gói gọn trong phạm vi cung Ảnh minh họa: Mô hình dạy và học theo công nghệ 4.0 của Mỹ có mặt tại Việt Nam Nguồn: Internet

ứng giáo dục cho quốc gia đó mà nó đang dần

vươn ra tầm quốc tế10. Các chính sách về giáo dục mở thông qua học tập tại nhà ngày càng linh hoạt, không chỉ cho phép học sinh ở nước đó được thực 10

24

http://archive-goals.performance.gov

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


hiện việc học tập tự chủ qua chương trình học này mà còn cho phép người học ở các nước khác được tiếp cận, học tập chương trình đó và được cấp bằng (chứng chỉ) khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của việc học tập này. Với phương thức đó, việc học tập, nghiên cứu đã trở nên dễ dàng, chủ động hơn bao giờ hết, nó giúp cho người học tiết kiệm chi phí, thời gian học tập và giúp cho người học có một nền tảng kiến thức rộng mở. Để so sánh, ở Việt Nam, hiện nay một số trường đã thực hiện chương trình song bằng, học song song chương trình của Việt Nam và chương trình của nước ngoài. Khi tốt nghiệp THPT, học sinh có 2 bằng tốt nghiệp, 1 bằng tốt nghiệp THPT của Việt Nam và một bằng tốt nghiệp THPT của nước ngoài. Ngoài ra, một số trường phổ thông cũng áp dụng hình thức học online theo chương trình học tập tại nhà của nước ngoài để thực hiện chương trình song bằng. Thực hiện phương thức này thì chi phí được tiết kiệm, học sinh chủ động về thời gian học tập và hệ thống bằng cấp (chứng chỉ) cũng được công nhận tại nước sở tại. Như vậy, có thể thấy giáo dục mở ngày càng phát triển và

Ba trụ cột của Giáo dục mở:

phổ biến. Cùng với sự phát triển

- Tài liệu học tập mở (OER – Open Education Resources)

của công nghệ, kỹ thuật, với

- MOOCs – Các khóa học trực tuyến mở quy mô lớn

những phương thức học tập trực tuyến, học tập thông qua internet, nguồn tư liệu tài nguyên mở trở nên phong phú hơn bao giờ hết,

- Trường đại học Mở Theo GS.TSKH. Đặng Ứng Vận, “Giới thiệu tổng quan về hệ thống giáo dục và hoàn thiện hệ thống giáo dục mở”

nhờ đó, việc học tập trở nên dễ

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

25


dàng và linh hoạt, khuyến khích mọi người cùng tham gia vào quá trình học tập và nghiên cứu nâng cao dân trí của bản thân và của toàn xã hội. 3. Giáo dục mở đối với giáo dục hướng nghiệp 3.1. Giáo dục mở đối với giáo dục hướng nghiệp ở cấp phổ thông Có thể nói, giáo dục hướng nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khoa học, kỹ thuật và công nghiệp đã có những đổi thay nhanh chóng và bất ngờ nhờ sự ra đời của những phát minh mới mẻ. Nhiều nghề nghiệp mới mẻ ra đời, và nhiều nghề nghiệp truyền thống cũng có những thay đổi lớn. Do vậy, việc đào tạo, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề nghiệp cũng phải thay đổi phương thức, việc đào tạo phương thức nghề nghiệp quá cụ thể, cứng nhắc sẽ dẫn tới thất bại ngay chính mục đích của nó. Khi nghề nghiệp thay đổi phương pháp, người lao động có nguy cơ bị mất việc làm và có ít khả năng thích ứng với những thay đổi về nhu cầu nguồn nhân lực đặc biệt nếu như trước đó họ được hưởng một sự đào tạo ít hạn định hơn. Trước đây, giáo dục nghề nghiệp chỉ được chú trọng ở bậc cao đẳng, đại học, tuy nhiên hiện nay, việc xây dựng định hướng nghề nghiệp và giáo dục nghề đang được thực hiện từ cấp phổ thông trung học. Giáo dục mở cho phép việc hướng nghiệp, đào tạo nghề được triển khai từ sớm và phổ rộng hơn. Ở các nước trên thế giới, giáo dục nghề được thực hiện từ những năm cấp 3 (phổ thông trung học). Cụ thể như ở Đức, với hệ thống giáo dục mở, việc đào tạo nghề được thực hiện ở ba hệ thống khác nhau như hệ thống chuyển đổi, hệ thống kép và hệ thống trường đào tạo nghề toàn thời gian. Học sinh có thể lựa chọn cho mình một môi trường đào tạo

26

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


nghề thích hợp và theo học theo nhu cầu và khả năng của bản thân. Việc đào tạo nghề mang tính thực tiễn cao, học sinh học lý thuyết tại trường và thực hành tại các nhà máy, xí nghiệp. Ở các nước trên thế giới, con đường vào đại học, cao đẳng không hẳn là con đường duy nhất để lập nghiệp. Giáo dục mở đối với nghề nghiệp đã giúp cho học sinh vừa có thể học song song chương trình trung học phổ thông vừa có thể được đào tạo nghề một cách căn bản

và khi tốt nghiệp trung học phổ thông có thể có trình độ nghề thực thụ và tham gia vào thị trường lao động. Giáo dục hướng nghiệp thực hiện từ sớm đã giúp phân hóa lực lượng lao động trong xã hội và nâng cao hơn nữa tay nghề kĩ thuật của đội ngũ này. Hình thức đào tạo nghề có thể học tập trung tại trường nghề toàn thời gian, có thể học bán thời gian song song tại trường phổ thông hoặc trường nghề, có thể học buổi tối, học bổ túc phổ thông. Giáo dục mở đối với giáo dục nghề nghiệp đã tạo thêm những cơ hội học tập cho học sinh, tạo ra những lựa chọn khác nhau cho học sinh phổ thông để chuẩn bị bước vào cuộc sống11. Ở Việt Nam, giáo dục nghề nghiệp tuy đã được triển

khai thực hiện ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, tuy nhiên còn mang nặng tính hình thức, chưa đi vào thực chất và chưa có nhiều sự lựa chọn cho học Ảnh minh họa: Học sinh học nghề Điện dân dụng Nguồn: Internet

sinh. Giáo dục nghề nghiệp

11

European Commission (2010), Orgnasisation of the education system in Germany. Information on Education systems and Policies in Europe.

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

27


của Việt Nam chưa đi đúng bản chất hướng nghiệp ở cấp phổ thông cho học sinh và không thể cung cấp nguồn nhân lực lao động cho thị trường sau khi được đào tạo nghề ở cấp phổ thông trung học. Trước đòi hỏi của thực tiễn khách quan, giáo dục hướng nghiệp nói chung và hướng nghiệp ở cấp phổ thông nói chung tại Việt Nam cần được xây dựng theo hướng giáo dục mở. Theo đó, đặt yếu tố kỹ năng, kinh nghiệm, tự chủ là quan trọng, giáo dục nên đi vào thực chất và tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn, định hướng cho học sinh. Bên cạnh đó, mở rộng các hình thức đào tạo kết hợp cùng công nghệ như đào tạo trực tuyến, đào taọ theo hướng định hướng… 3.2. Giáo dục mở đối với giáo dục nghề nghiệp ở cao đẳng, đại học Hội nghị thế giới năm 1998 về giáo dục đại học cho thế kỷ XXI đã kêu gọi các nước cần thiết phải thúc đẩy cải cách giáo dục đại học, giáo dục nghề để mọi người đều có quyền bình đẳng trong việc tiếp cận tri thức, tiếp cận việc được đào tạo chuyên môn nghề nghiệp và được đào tạo đại học. Điều này thể hiện ở nguyên nhân sâu xa của giáo dục đại học trong truyền

bá tư tưởng và tri thức phổ biến. Mặt khác, giáo dục nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là thúc đẩy nguồn nhân lực có tri thức với quy mô ngày càng phát triển. Tuy nhiên, như đã đề cập, sự ra đời của giáo dục mở diễn ra vào thời điểm cuối những năm 60 của thế kỷ trước, với hàng loạt trường đại học mở ra đời tại Anh. Hệ thống đại học mở ở Anh được xây dựng và hoạt động dựa trên bốn nguyên tắc là mở về địa điểm giảng dạy và học tập, mở về phương pháp học, mở về ý tưởng và mở cho mọi người. Tiếp sau Anh, hệ

28

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


thống giáo dục mở bậc đại học được nhiều nước trên thế giới hưởng ứng như Hoa kỳ, Australia, Ấn Độ, Trung Quốc…. thu hút được sự tham gia của đông đảo nhân dân. Hệ thống giáo dục đại học mở đã phá vỡ những rào cản thông thường hạn chế cơ hội học tập của người dân. Việc “mở” đối với

giáo dục đại học đã tạo ra cơ hội cho đông đảo nhân dân tham gia vào quá trình học tập, đặc biệt là đối với người lớn tuổi đã đi làm.

Một trong những điểm quan trọng của giáo dục mở đại học là chính sách tuyển sinh dễ dàng, học phí thấp, chủ động về thời gian và địa điểm học tập.

Điều này, thúc đẩy sự hình thành xã hội học tập. Bên cạnh đó, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ, kinh tế- xã hội, nhu cầu về lực lượng lao động trình độ cao luôn đặt ra.

Với sự ra đời của hệ thống các trường đại học, cao đẳng mở đã tạo cơ hội cho người lao động không ngừng nâng cao kiến thức của bản thân, một mặt phục vụ công việc chuyên môn của mình, mặt khác có thể có thêm kiến thức, kỹ năng để ứng biến linh hoạt đối với sự thay đổi nhu cầu nguồn nhân lực lao động của thị trường lao động. Cho đến nay, hệ thống đại học mở đã phát triển rộng khắp và thu hút được rất nhiều sinh viên trên thế giới. Với những điều kiện đầu vào dễ dàng nhưng không vì thế mà chất lượng của hệ thống đại học mở kém vì quy trình kiểm tra, đánh giá đầu ra được thực hiện rất nghiêm ngặt, một mặt cho phép người học chủ động trong quá trình học tập, mặt khác cũng buộc người học phải có trách nhiệm tuân thủ những quy định về thời gian học tập, đảm bảo thời lượng học và có kiểm tra đánh giá nghiêm túc. Có thể thấy rằng, giáo dục nói chung và giáo dục hướng nghiệp nói riêng đang từ bỏ những quan niệm truyền thống cứng nhắc để trở thành linh

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

29


hoạt hơn, đa dạng hơn trong tổ chức giáo dục, cung ứng giáo dục, chương trình giáo dục, phương thức giáo dục. Nhà trường được tổ chức mềm dẻo, linh hoạt nhằm đáp ứng các nhu cầu học tập đa dạng. Các chương trình giáo dục cũng trở nên đa dạng hơn về nội dung và phương pháp để phù hợp với sự đa dạng trong tổ chức giáo dục và phương thức giáo dục. Ở nước ta, giáo dục

đại học mở đã được xây

dựng

từ

đầu

những năm 90 của thế kỷ XX, đánh dấu bằng việc ra đời hai trường đại học đó là

Viện Đại học Mở Hà Ảnh minh họa: Đại học Mở Hà Nội Nguồn: Internet

Nội và Viện Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh

theo

đúng

hướng của giáo dục mở với phương châm là đào tạo đa ngành nghề và thực hiện việc học tập dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên đến nay, hoạt động của hai Viện Đại học mở này không hiệu quả do không có chính sách phát triển cho giáo dục mở đại học và không có triết lý giáo dục đối với giáo dục mở. Như vậy, để bắt kịp xu hướng phát triển giáo dục của thế giới, Việt Nam cần xây dựng chính sách cho giáo dục mở, phổ biến và phát triển giáo dục mở tiến việc xây dựng xã hội học tập, đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, có kỹ năng và có kinh nghiệm đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao

động trong nước và quốc tế.

30

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


PHẦN II: CÁC KỸ NĂNG CỦA ĐẠI BIỂU TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MỞ 1. Căn cứ để phân tích chính sách giáo dục mở Thực hiền đội mởi cạn bạn, tộạn diền giạộ dục Viềt Nạm thực chạt lạ một cụộc cại cạch giạộ dục sạụ rộng. Nộ gạn liền vởi đội mởi tự dụý cụạ Đạng về giạộ dục, tự tự dụý đội mởi tựng phạn sạng tự dụý đội mởi tộng

thề, động bộ, nhạt qụạn, hựởng tởi một mộ hính mởi về phạt triền giạộ dục mở vởi nhựng đạc trựng cở bạn sạụ đạý: Chuyển phát triển giáo dục từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng. Chuyển trọng tâm giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Chuyển hệ thống giáo dục từ khép kín sang mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Về bản chất, giáo dục mở được xác định theo tinh thần của Nghị quyết 29 “thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc”. Tuy nhiên, theo một số quan điểm của các học giả Việt Nam, giáo dục mở được định nghĩa là nền giáo dục được thiết kế sao cho tổ chức và hoạt động của nó có khả năng thích ứng với những đổi thay và yêu cầu mới của môi trường kinh tế - xã hội.

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

31


Như vậy, về bản chất giáo dục mở cần phải đáp ứng theo 3 tiêu chí: mở về hệ thống, mở về cơ hội tiếp cận và mở về nguồn lực nhằm xác lập một mô hình phát triển mới của giáo dục, một mặt đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, mặt khác phù hợp với xu thế cải cách giáo dục toàn cầu khi bước vào

thế kỷ XXI.

Khi xây dựng chính sách, các nhà hoạch định chính sách mà ở đây là các đại biểu dân cử, cơ quan dân cử cần xác định rõ tính căn bản của hệ thống giáo dục mở, cần cân nhắc đến sự thay đổi những vấn đề cốt lõi của giáo dục truyền thống, kể cả những vấn đề vốn được coi là bất biến. Các nhà hoạch định chính sách cần xây dựng cơ chế pháp lý cho nền giáo dục xã hội chủ nghĩa thế nào để đảm bảo vừa mở về mở về hệ thống, mở về cơ hội tiếp cận và mở về nguồn lực; quan trọng hơn là thoát khỏi mô hình quản lý chỉ huy và kiểm soát, tạo tự chủ cho các chủ thể trong quan hệ giáo dục. Việc xây dựng và hoạch định chính sách giáo dục mở phù hợp với yêu cầu của xã hội cần thiết phải thể chế hóa được các tư tưởng, quan điểm của Đảng về giáo dục mở, đi theo hướng xây dựng một nền giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của dân, phục vụ lợi ích của dân và phát huy được sức mạnh của dân, thực sự do dân làm chủ. Để phân tích và hoàn thiện thể chế giáo dục hiện nay, cần xác định lại mục tiêu giáo dục đối với từng cấp học và trình độ đào tạo. Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, Luật giáo dục nghề nghiệp cần đáp ứng được yêu cầu này. Các mục tiêu của giáo dục cần phải được phân tích, đánh giá cụ thể chi tiết và cần gắn liền với lợi ích của người học, yêu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và lợi ích của quốc gia. Khi xây dựng và hoạch định chính sách

32

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


giáo dục mở, cần thiết phải tạo khung mục tiêu cho từng cấp học, từng trình độ và ngành học trong từng giai đoạn cụ thể phù hợp với sự vận động của Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ. Đó không chỉ là sự chuyển đổi sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà còn là chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, từ kinh tế khép kín sang kinh tế hội nhập, từ kinh tế truyền thống lên kinh tế tri thức. Trong bối cảnh đó, người học cần gì về dân trí, doanh nghiệp

cần gì về nhân lực, đất nước cần gì về nhân tài, những câu hỏi này cần được các nhà hoạch định chính sách, các đại biểu dân cử giải đáp thỏa đáng để làm cơ sở cho việc cụ thể hóa các mục tiêu giáo dục. Trong quá trình phân tích và hoạch định chính sách giáo dục mở, cần nhận thức rằng những yêu cầu của việc xây dựng một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, những đòi hỏi của một xã hội học tập, những thách thức của bước chuyển sang xã hội thông tin, kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế buộc chúng ta thoát khỏi những quan niệm cố hữu về một cách làm giáo dục trong đó sản phẩm là những người chỉ chuyên tâm vào lĩnh hội kiến thức mà không biết học cách học, chỉ biết học trên ghế nhà trường mà không biết học suốt đời, chỉ biết chấp nhận mà không biết phê phán, chỉ biết thụ động thừa hành mà không dám nghĩ dám làm. Vì thế, các đại biểu khi xây dựng, hoạch định chính sách giáo dục mở cần đưa ra mục tiêu cụ thể đối với từng cấp học, từng trình độ đào tạo, tạo khung chính sách cho các cơ sở giáo dục nâng cao những năng lực cần thiết cho người học đáp ứng được yêu cầu lao động của xã hội, phù hợp với hội nhập quốc tế. Kết luận ngày 29-10-2012 của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) chỉ rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới căn bản,

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

33


toàn diện giáo dục và đào tạo bao gồm: đổi mới tư duy, đổi mới mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo; nội dung, phương pháp dạy và học; Cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; Cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm..., trong toàn hệ thống (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, đào tạo nghề”. Đây là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế giáo dục một cách toàn diện thúc đẩy sự phát triển mới về chất trong tiến trình đổi mới

giáo dục, hướng tới một mô hình phát triển mới, trong một tiếp cận toàn hệ thống và tầm nhìn dài hạn, trong đó có khung pháp lý hoàn thiện để hướng tới một nền giáo dục mở hiện đại. Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách giáo dục nói chung và giáo dục mở nói riêng đòi hỏi các nhà phân tích, hoạch định chính sách, cụ thể là các đại biểu dân cử cần phải đưa ra các sáng kiến lập pháp đối với lĩnh vực giáo dục để giải quyết một cách đồng bộ các lĩnh vực chính sách tạo nên sự vận động có chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục. 2. Phương pháp phân tích chính sách giáo dục mở Đại biểu dân cử khi tham gia vào giai đoạn phân tích chính sách hoàn thiện thể chế giáo dục cần chú trọng tới những mục tiêu phát triển giáo dục mở với các nội dung về chủ thể của quan hệ giáo dục, cơ chế quản lý giáo

dục mở, cơ chế phối hợp trong việc thực hiện giáo dục mở, cơ chế tài chính, cũng như trách nhiệm giải trình và khung chính sách đối với hệ thống đánh giá và giám sát chất lượng giáo dục. Việc phân tích chính sách là làm rõ các các nhu cầu, các giá trị, hay các cơ hội cải thiện chưa được hiện thực hóa. Chính vì thế, phân tích chính sách hoàn thiện thể chế giáo dục nhằm giải quyết vấn đề, tìm ra giải pháp

cho các vấn đề được đưa vào phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục. Khi phân tích vấn đề chính sách giáo dục nhằm hoàn thiện cơ chế giáo dục, đại biểu dân cử cần chú ý một số nội dung cụ thể sau:

34

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


Tính phụ thuộc của các vấn đề chính sách giáo dục

Tính phụ thuộc của chính sách giáo dục được hiểu là các vấn đề chính sách trong lĩnh vực giáo dục không tồn tại độc lập mà là hệ thống các vấn đề đang có sự hỗ độn dẫnchồng chéo đến tình trạng không hài lòng của các chủ thể trong quan hệ giáo dục.

Tính nhân tạo của các vấn đề chính sách thể hiện sự phân tích, đánh giá một tình huống cụ thể nào đó với mong muốn thay đổi theo hướng tích cực, có lợi cho các chủ thể trong quan hệ đó. Các vấn đề của chính sách là sản phẩm của sự phán đoán chủ quan của con người và có thể trở Tính chủ thành chính đáng trong từng giai đoạn và điều kiện xã hội quan của các khách quan; các vấn đề chính sách được xây dựng, duy trì vấn đề chính và thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. sách giáo dục Các đại biểu dân cử cần nhận thức rõ, các vấn đề chính sách không tồn tại tách rời với lợi ích của các chủ thể trong quan hệ chính sách cần điều chỉnh, có nghĩa là không có những trạng thái xã hội “tự nhiên” mà bản thân chúng tự tạo ra các vấn đề chính sách.(trạng thái xã hội tạo ra vấn đề chính sách. Tính linh hoạt của các vấn đề chính sách được hiểu là có nhiều giải pháp khác nhau cho một vấn đề cho trước Tính linh hoạt (đang diễn ra). Vấn đề và giải pháp có quan hệ chặt chẽ của các vấn với nhau,vì trong cùng một chính sách có quan hệ chặt đề chính sách chẽ bởi cách hành vi được điều chỉnh với các chủ thể trong quan hệ đó. Khi điều chỉnh một hành vi nào đó giáo dục trong lĩnh vực giáo dục sẽ ảnh hưởng đến các chủ thể trong quan hệ giáo dục. Khi xem xét các vấn đề của chính sách giáo dục cần giải quyết, các đại biểu dân cử phải có thông tin về những điều kiện tiền đề của vấn đề (ví

dụ, báo cáo đánh giá thí điểm về sử dụng một bộ sách giáo khoa mới), cũng như thông tin về những mục đích đã được ước lượng giá trị (ví dụ, mục

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

35


tiêu thí điểm sử dụng sách giáo khoa mới và kết quả dự kiến sẽ thu được) mà việc đạt được chúng có thể dẫn đến giải pháp cho vấn đề. Thông tin về những vấn đề chính sách đóng một vai trò then chốt trong phân tích chính sách, bởi vì cách thức một vấn đề được định nghĩa sẽ định hình việc tìm kiếm những giải pháp phù hợp. Thông tin không đầy đủ hoặc sai có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các chủ thể trong quan hệ xã hội đang chịu sự điều chỉnh của chính sách: đi tìm lời giải cho một vấn đề không đúng, trong

khi đó yêu cầu đầu tiên phải là xác định đúng vấn đề cần giải quyết. Trong quá trình xác định vấn đề trong giáo dục, các đại biểu dân cử cần nghiên cứu phạm vi tác động của những vấn đề giáo dục nổi cộm hiện nay, đối tượng chịu ảnh hưởng, hình thức chịu ảnh hưởng, nội dung ảnh hưởng, thời gian, không gian ảnh hưởng của vấn đề, tần số, cường độ của ảnh hưởng, số lượng các thay đổi xã hội do vấn đề của chính sách giáo dục

mở có thể tác động. Nếu không xác định được những yếu tố nêu trên sẽ làm ảnh hưởng tới mục đích, phạm vi và đối tượng của văn bản quy phạm pháp luật cần điều chỉnh hướng đến. Một vấn đề đặt ra thường do nhiều nguyên nhân, vì vậy để tìm ra nguyên nhân của vấn đề cần có những hoạt động hỗ trợ cần thiết như tổng hợp, phân tích, rà soát, phân loại thông tin để lựa chọn những thông tin phù

hợp. Trong quy trình xây dựng và hoàn thiện cơ chế giáo dục mở, việc các đại biểu đưa ra nhiều tình huống và phân tích các giả định của các tình huống là rất quan trọng, nhằm xử lý những vấn đề có những nội dung mâu thuẫn, xung đột lẫn nhau. Việc phân tích các giả định có nghĩa là các đại biểu dân cử đưa ra những tình huống được dự liệu trước nhằm thừa nhận những

đặc điểm tích cực cũng như tiêu cực của xung đột, trong đó xung đột là sự cần thiết để cho phép sự hiện diện của các chính sách đối kháng nhau, với mục đích truy tìm và thiết lập các giải pháp phù hợp với thực tiễn.

36

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


Đối với phân tích chính sách giáo dục, người đại biểu dân cử cũng có thể sử dụng phương pháp so sánh và đánh giá một cách có hệ thống những lựa chọn thay thế hiện có dành cho các cơ quan nhà nước để giải quyết các vấn đề xã hội trong lĩnh vực giáo dục trên cơ sở của người hoặc cơ quan có chức năng ra quyết định. Các đại biểu có thể tổng hợp những nghiên cứu và lý thuyết hiện có để dự báo hậu quả của các chính sách giáo dục thay thế khác nhau. Bên cạnh đó, trong quá trình phân tích chính sách giáo dục, cần nhận diện các đối tượng chính sách, bao gồm việc nhận diện, xếp hạng, và thứ tự ưu tiên các đối tượng chính sách dựa vào việc đánh giá mức độ mà họ ảnh hưởng đến quá trình chính sách và chịu ảnh hưởng bởi quá trình đó. Dự báo tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật Dự báo tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật (Regulatory Impact Assessment - RIA) trong lĩnh vực giáo dục là phương pháp đánh giá những tác động của chính sách giáo dục có thể xảy ra từ sự thay đổi chính sách hoặc pháp luật, được thực hiện trong qua trình hoạch định chính sách, làm luật, sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật hoặc ban hành chính sách mới điều chỉnh các quan hệ. RIA nghiên cứu, phân tích, đánh giá: các giải pháp, lựa chọn chính sách, cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền, để họ có thể lựa chọn được giải pháp tốt nhất cho các chính sách trong lĩnh vực giáo dục. RIA trả lời câu hỏi: có cần ban hành một văn bản quy phạm để giải quyết vấn đề đặt ra hay không? Nếu có, nội dung của văn bản đó là gì? Nếu không, giải pháp nào có thể thay thế? Các giải pháp có thể lựa chọn để thay thế gồm: Không ban hành hay thực hiện bất kỳ giải pháp chính sách nào đối với vấn đề đã xác định; Nếu vấn đề đó có thể được giải quyết theo cơ chế thị trường, hãy để cho thị trường tự điều chỉnh, không cần can thiệp của nhà

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

37


nước; Hoặc không ban hành gì thêm, mà thực thi tốt hơn, hiệu quả hơn quy định hiện hành; hoặc thay đổi cách thức điều tiết, quản lý nhà nước…

Nguồn: http://www.vnep.org.vn

RIA trả lời câu hỏi: có cần ban hành một văn bản quy phạm để giải quyết vấn đề đặt ra hay không? Nếu có, nội dung của văn bản đó là gì? Nếu

không, giải pháp nào có thể thay thế? Các giải pháp có thể lựa chọn để thay thế gồm: Không ban hành hay thực hiện bất kỳ giải pháp chính sách nào đối với vấn đề đã xác định; Nếu vấn đề đó có thể được giải quyết theo cơ chế thị trường, hãy để cho thị trường tự điều chỉnh, không cần can thiệp của nhà nước; Hoặc không ban hành gì thêm, mà thực thi tốt hơn, hiệu quả hơn quy định hiện hành; hoặc thay đổi cách thức điều tiết, quản lý nhà nước…

Để hoàn thiện cơ chế chính sách giáo dục mở, RIA cho biết: - Tác động của chính sách giáo dục mở đến đời sống, đến các đối tượng điều chỉnh.

38

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


- Chính sách giáo dục mở có đạt được mục tiêu của quy định pháp lý và chính sách chung. - Chính sách giáo dục thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nền giáo dục hiện đại, ảnh hưởng đến xã hội và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước; - Cái được và cái mất khi áp dung chính sách chính sách giáo dục mở và mối tương quan giữa các chính sách giáo dục, tổ chức phổ biến, thực hiện chính sách giáo dục mở và các vấn đề liên quan đến kinh tế xã hội. Ý nghĩa của RIA trong việc xây dựng chính sách giáo dục mở: - RIA phân tích, xác định được chi phí và lợi ích của các giải pháp quản lý nhà nước; từ đó, sử dụng các biện pháp hợp lý với chi phí thấp nhất; giảm

được những thất bại của chính sách các chính sách giáo dục khi được ban hành. -RIA giúp tham vấn và trao đổi với các chủ thể khác nhau trong quan hệ giáo dục liên quan đến chính sách, pháp luật; nhờ đó, nâng cao được độ minh bạch của chính sách, luật pháp; xây dựng và cũng cố được niềm tin của dân chúng vào luật pháp chính sách giáo dục; giảm được các rủi ro cho khu

vực tư nhân; giảm độc quyền thông tin. -RIA giúp và cải thiện phối hợp chính sách giữa các bộ và cơ quan chính phủ. -RIA giúp thay đổi văn hoá và tư duy quản lý nhà nước, giảm những can thiệp không cần thiết và các quy định mang tính hình thức; qua đó, tăng trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước đối với dân chúng và xã hội; thúc đẩy văn hoá quản lý hướng theo phục vụ hơn là kiểm soát và xây dựng một chính phủ năng động; sử dụng các phương pháp quản lý hợp lý hơn, phù hợp với điều kiện đã thay đổi.

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

39


Nếu làm tốt, RIA sẽ nâng cao hiệu quả chi phí của các quyết định liên quan đến quản lý nhà nước; qua đó, giảm được số các quy định chất lượng thấp và không cần thiết. Lợi ích của RIA: Quá trình RIA là một phần cốt lõi của việc lập chính sách (policy making). Nó giúp chúng ta: - Sáng tỏ các vấn đề trong đề xuất của bạn; - Hiểu xuyên suốt được các tác động đầy đủ của những đề xuất đó; - Xác định và đánh giá được các sự lựa chọn khác nhau ( tiềm năng ) để đạt được mục tiêu của chính sách; - Đảm bảo sự áp dụng tham khảo các chính sách có ỹ nghĩa và vươn tới được rộng rãi nhất các nguyên tắc có thể; - Tạo cơ hội đàm phán chính sách giữa những bên đại diện lợi ích khác nhau; - Xác định xem lợi ích có bình đẳng với các chi phí hay không? ; - Xác định xem có các nhóm ( đối tượng ) phổ biến nào có thể bị ảnh hưởng một cách không tương xứng. (Theo Vietnamese-law-consultancy.com)

Tóm lại, phân tích chính sách là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật. Để áp dụng thành công những kỹ năng cơ bản về phân tích chính sách trong hoàn thiện cơ chế giáo dục, đại biểu cần chuẩn bị tốt một số kỹ năng cụ thể sau đây: Thứ nhất, đại biểu khi tham gia vào quá trình phân tích chính sách hoàn thiện cơ chế giáo dục phải biết cách thu thập, tổ chức và truyền đạt thông tin trong những hoàn cảnh cụ thể và bị áp lực bởi thời gian.

Thứ hai, đại biểu phải dự liệu được những vấn đề chính sách giáo dục và một loạt giải pháp có thể xảy ra trong thực tế khi chính sách giáo dục được ban hành và có hiệu lực trong đó bao gồm cả những kết quả tích cực và không tích cực.

40

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


Thứ ba, đại biểu khi tham gia vào quy trình phân tích chính hoàn thiện cơ chế giáo dục cần có những kỹ năng để có thể dự báo chính xác hơn và để đánh giá một cách tự tin hơn những hậu quả của các chính sách giáo dục có thể thay thế. 3. Giám sát chính sách giáo dục mở 3.1. Chủ thể, đối tượng giám sát Theo Điều 2, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND năm 2015, “Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý”.

Cụ thể hơn, trong lĩnh vực giáo dục, các chủ thể giám sát ở Quốc hội gồm có: Quốc hội; UBTVQH; HĐDT và các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH; ĐBQH. Trong đó, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng có vai trò chủ chốt. Ở HĐND có toàn thể HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Ban Văn hóa – xã hội, Ban kinh tế xã hội, tổ đại biểu HĐND; đại biểu HĐND.

Các đối tượng giám sát, hay như Luật quy định, “cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát” của các chủ thể giám sát. Ở trung ương gồm có: Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ, nhất là Bộ Giáo dục – đào tạo, tiếp theo là Bộ Lao động, thương binh, xã hội; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; các cơ quan Nhà nước khác thuộc chính quyền địa phương; ở địa phương, các đối tượng giám sát gồm: UBND, các Sở, ban ngành, nhất là ngành giáo dục – đào tạo.

Các chủ thể giám sát nói trên theo dõi, xem xét, đánh giá các đối tượng chịu sự giám sát trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Tổ

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

41


chức chính quyền địa phương năm 2015, các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật có liên quan. 3.2. Căn cứ, nội dung giám sát trong giáo dục Giám sát về giáo dục cần dựa trên khuôn khổ chính sách, pháp luật về giáo dục ở Việt Nam. Nền giáo dục Việt Nam trong thời gian qua được định hướng tổ chức và vận hành theo các văn kiện, các quan điểm và định hướng của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đã được nêu trong các Nghị quyết: Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; Nghị quyết số 29-NQ/TW; Nghị quyết số 19-NQ/TW, đặc biệt là Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hiến pháp 2013 với những nội dung liên quan đến phát triển giáo dục và đào tạo; các Luật và các VBQPPL dưới luật liên quan, nhất là Luật giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật giáo dục nghề nghiệp, Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là nguồn căn cứ pháp ly quan trọng để xây dựng bộ công cụ giám sát. Luật Giáo dục vừa là Luật khung, làm nền tảng cho các Luật chuyên ngành như giáo dục đại học, giáo

dục nghề nghiệp...; vừa đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các cấp học khác như giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. Bên cạnh đó, trong khoảng 20 năm qua, có các văn kiện quan trọng về giáo dục như: Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020; Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục cho mọi người; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền vững). Những văn bản nói trên gợi ý những trục nội dung lớn

về giáo dục, các tiêu chí đánh giá giáo dục; cũng như các chỉ số, chỉ tiêu giáo dục cụ thể.

42

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


Đặc biệt, trên cơ sở những chính sách giáo dục mở đã được phân tích và xây dựng, trong quá trình áp dụng các chính sách vào thực tế, đại biểu dân cử thực hiện quyền giám sát của mình về những nội dung như: Giám sát thực hiện thể chế giáo dục mở; giám sát tính cơ cấu giáo dục mở; giám sát về hệ thống đánh giá chất lượng và thi cử của giáo dục mở v.v… Về giám sát việc thực hiện về thể chế giáo dục, thông báo Kết luận số 242-TB/TW của Bộ Chính trị đã nhận định: “Công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém và là nguyên nhân chủ yếu của nhiều yếu kém khác”. Thể chế giáo dục nước ta vẫn trong quá trình từ một thể chế dựa trên mệnh lệnh hành chính sang thể chế dựa trên pháp luật. Thể chế giáo dục nước ta dựa trên khuôn khổ pháp lý với ba đạo luật: Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, Luật giáo dục dạy nghề, trong đó sự phân cấp, phân quyền trong quản lý giáo dục được xem là một tư duy hiện đại, nhưng trong thực tế việc thực hiện lại

theo hướng quản lý chỉ huy và kiểm soát, vốn chỉ thích hợp với một hệ thống giáo dục quy mô nhỏ và cấu trúc đơn giản. Việc giám sát về cách thức thực hiện nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, rà soát các lỗ hổng pháp luật, các quy định của pháp luật không còn phù hợp với các quan hệ giáo dục hiện tại, nhằm đưa ra các giải pháp thoát khỏi mô mô hình quản lý chỉ huy, kiểm soát đáp ứng với những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội.

Nguồn: Internet

Cơ KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

43


quan dân cử, đại biểu dân cử cần tiến hành giám sát việc thực hiện các cơ chế hợp tác mới nảy sinh trong mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào giáo dục, ví dụ như: các thỏa thuận hợp tác quốc tế về giáo dục mở, các thỏa thuận về xây dựng không gian giáo dục chung, các hợp đồng chuyển quyền, cung cấp tài chính trung hạn trong giáo dục. Việc giám sát hệ thống giáo dục trên cơ sở cấu trúc đa tầng về phương diện cơ cấu tổ chức cũng như về phương diện quản lý, trong đó mối liên kết giữa các chủ thể khác nhau ở các

tầng khác nhau trở nên linh hoạt, mềm dẻo, nhiều khi dựa trên những thương thảo, đặc biệt đối với giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. Đại biểu dân cử có thể giám sát thông qua việc phân tích đánh giá của người học, phụ huynh, doanh nghiệp, xã hội nói chung có những đòi hỏi ngày càng cao hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn về giáo dục trong mối quan hệ tay ba giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Kết quả giám sát đối với hệ thống giáo dục mở nhằm hoàn thiện thể chế theo hướng từ bỏ cơ chế chỉ huy và kiểm soát, nhà nước tập trung vào quản lý vĩ mô, tăng cường phân cấp và trao quyền, nhằm phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các địa phương, các cơ sở giáo dục; đồng thời nâng cao năng lực quản lý của các cấp, các ngành và cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng chuyên nghiệp hóa, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ được tham gia xã hội hóa về giáo dục trong phạm vi công việc mà nhà nước không nên làm hoặc làm không có hiệu quả. Giám sát đối với hệ thống giáo dục, đặc biệt là hệ thống giáo dục mở cần bám sát vào cơ chế phối hợp để cho ra kết quả - sản phẩm của giáo dục là sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân và sự phát triển nhanh về nguồn nhân lực chất lượng cao. Đổi mới hệ thống giáo dục ngoài việc tạo lập cơ chế phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội cần có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan tổ chức có trách nhiệm, trong đó đặc biệt là trách nhiệm của cơ quan

44

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


dân cử, đại biểu dân cử nhằm khắc phục tư duy và tình trạng hình thức trong công tác phối hợp quản lý và điều hành vĩ mô, cùng với đó là việc hoàn chỉnh cơ chế giáo dục với trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý cũng như người đứng đầu cơ quan quản lý được quy định rõ ràng và có chế tài xử lý khi có vi phạm. 3.3. Cách thực hiện giám sát về giáo dục Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 sử dụng thuật ngữ “theo dõi, xem xét, đánh giá” rất gần với thuật ngữ “theo dõi và đánh giá” (monitoring and evaluation – M&E) trong giáo dục. Như vậy, trong hoạt động giám sát của Quốc hội trong lĩnh vực giáo dục, các chủ thể giám sát có thể áp dụng cách tiếp cận của M & E. Theo đó: “Theo dõi” là: “việc thu thập có hệ thống các dữ liệu về những chỉ số nhất định để cung cấp thông tin cho những nhà quản lý và các bên có liên quan của một chính sách/chương trình/kế hoạch về tiến độ thực hiện các mục tiêu đề ra và tiến độ sử dụng vốn đã được phân bổ”12. “Đánh giá” là: “việc đánh giá có hệ thống một kế hoạch/chương trình/chính sách đang được triển khai hoặc đã thực hiện xong. Mục đích là để đánh giá tính thích hợp của các mục tiêu đề ra, việc hoàn thành mục tiêu, hiệu quả hoạt động, tính hữu hiệu, tác động và tính bền vững. Những thông tin thu thập được phải là cơ sở để rút kinh nghiệm khi xây dựng các kế hoạch, chương trình hoặc chính sách tiếp theo”13. Theo dõi và đánh giá là hai hoạt động tuy riêng biệt song lại hỗ trợ cho nhau. Theo dõi nhằm cung cấp thông tin về tình hình tiến triển của một chương trình, chính sách hoặc một dự án trong việc thực thi các mục tiêu và 12

OECD. 2010. Glossary of Key Terms in Evaluation and Results Based Management. http:// www.oecd.org/development/peer‐reviews/2754804.pdf 13

OECD. 2010.

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

45


các kết quả đề ra. Còn đánh giá lại nhằm tìm ra các nguyên nhân tại sao chương trình/chính sách/dự án đó đạt/không đạt được các mục tiêu và kết quả đề ra, tìm cách khắc phục vấn đề đến tận gốc. 3.4. Các tiêu chí và chỉ số để giám sát về giáo dục mở Giám sát của Quốc hội, ĐBQH, HĐND, đại biểu HĐND trong lĩnh vực giáo dục mở cần dựa trên các tiêu chí khác nhau từ góc độ quản trị nhà nước để đánh giá hệ thống giáo dục; các chỉ số đầu vào và hoạt động, kết quả đầu ra, tác động của giáo dục. Như vậy, bộ công cụ giám sát này gồm có các thành tố được thể hiện qua bảng dưới đây. Các tiêu chí đánh giá, giám sát trong giáo dục Giám sát của Quốc hội, HĐND đối với giáo dục có thể gồm các tiêu chí để đánh giá, giám sát như sau: Tính hợp hiến, hợp pháp; tính toàn diện; tính công bằng; tính hiệu quả; tính công khai, minh bạch. Có thể dựa trên dữ liệu về các chỉ số đầu vào, đầu ra, tác động để đánh giá, giám sát trong giáo dục mở theo các tiêu chí này. Tuy nhiên, không nhất thiết phải phân tích đầy đủ các tiêu chí ở mỗi chỉ số đầu vào, đầu ra, tác động; hoặc một tiêu chí không nhất thiết phải được phân tích ở tất cả các chỉ số đầu vào, đầu ra, tác động, vì có những tiêu chí chỉ xuất hiện ở một hoặc hai chỉ số.

46

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


Tính hợp hiến, hợp pháp - Đầu vào và hoạt động: Các VBQPPL, đề án, dự án, chương trình, kế hoạch, việc thực hiện chúng cần phải hợp hiến, theo quy định của pháp luật cả về thẩm quyền, nội dung và cả quy trình, thủ tục. Hoạt động giám sát cần phát hiện những văn bản, hoạt động nào trái Hiến pháp, trái pháp luật. - Cần xem xét, đánh giá các văn bản, hoạt động liên quan đến giáo dục mở của các cơ quan nhà nước phải có tính chắc chắn, tính tiên liệu, nhất quán, ổn định trong khoảng thời gian đủ dài, không được phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bất kỳ cá nhân hay nhóm người nào. - Xem xét, đánh giá các kết quả đầu ra có đạt được đúng mục tiêu đã quy định trong văn bản? Còn những mục tiêu nào chưa đạt được? Tại sao? - Xem xét, đánh giá phạm vi, mức độ tác động của việc tuân thủ hay không tuân thủ quy định của Hiến pháp, pháp luật là như thế nào. Tính đầy đủ, toàn diện Cần chú ý xem xét, giám sát việc ban hành và thực hiện các chính sách về giáo dục mở có đầy đủ, toàn diện hay không. Tính đầy đủ, toàn diện trong giáo dục có nghĩa là sự đáp ứng tất cả các nội dung của lĩnh vực này theo các quy định ở trung ương và địa phương (đầu vào của giáo dục). Các đại biểu cần xem xét liệu người học có nhiều lựa chọn đa dạng để hưởng thụ các chính sách hay không (đầu ra); có thực sự hài lòng với các lựa chọn, cơ hội đó không, giúp họ đạt các mục tiêu không (tác động). Tiêu chí đầy đủ, toàn diện còn đòi hỏi các cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng giám sát quan tâm đến nhu cầu của tất cả các nhóm dân cư theo lứa tuổi, vùng miền, địa bàn, thu nhập, giới tính…trong cả đầu vào cho giáo dục mở, đầu ra, tác động của giáo dục mở. Tính công bằng Theo tiêu chí công bằng trong hưởng thụ các chính sách, dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục mở, Quốc hội và HĐND sẽ phải quyết định những chính KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

47


sách và giám sát để đảm bảo cho các nhóm dân cư được hưởng sự công bằng về điều kiện, cơ hội. Đặc biệt là các nhóm chịu thiệt thòi gồm: người nghèo; phụ nữ, dân cư nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; dân tộc thiểu số, người khuyết tật v.v...Không phải gia đình nào nào, nhất là người nghèo cũng có khả năng để đáp ứng mọi nhu cầu về giáo dục. Do vậy, cần có các chính sách, biện pháp hỗ trợ các nhóm người chịu thiệt thòi trong việc thụ hưởng các chính sách giáo dục. Tính công bằng trong giáo dục cũng hàm ý mức độ tiếp cận giáo dục của người học, cụ thể là các yếu tố liên quan đến nhu cầu của những người sử dụng dịch vụ tiềm năng, các biến số cho thấy nhu cầu sử dụng và khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục của người học. Chẳng hạn như nền tảng văn hóa, gia đình của học sinh; thu nhập của cá nhân phụ huynh, hộ gia đình; chi phí trực tiếp của giáo dục (học phí, đồng phục, sách vở…).

Đại biểu Quốc hội, HĐND có thể yêu cầu cung cấp thông tin về tình hình hưởng thụ các chính sách, dịch vụ, các quyền, chẳng hạn nhóm nào chịu thiệt thòi nhất; so với mức sống bình thường, còn có khoảng cách như thế nào trong việc hưởng thụ; tại sao;…Tiếp đó, đại biểu có thể làm rõ, trong khoảng cách bất bình đẳng này, trách nhiệm của chính quyền các cấp đến đâu; đã làm được những gì; đã đạt những kết quả nào trong việc thu hẹp sự bất bình đẳng; những gì chưa làm được, tại sao; giải pháp nào để đạt sự bình đẳng, công bằng… Tính hiệu quả Quốc hội, HĐND có chức năng, nhiệm vụ xem xét, quyết định ngân sách và giám sát việc chi tiêu ngân sách có hiệu quả, đúng mục đích. Có thể đặt những câu hỏi như: Mức độ cần thiết của các chính sách, đề án về các vấn đề giáo dục mở? Cần ưu tiên đầu tư NSNN vào chính sách, đề án, kế hoạch nào hơn? Làm như thế nào để tránh phân tán nguồn lực, lãng phí tài chính và làm phình bộ máy hành chính? Làm sao cho “đồng tiền liền khúc ruột”, có hiệu quả nhất trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển của địa

48

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


phương và của các nhóm dân cư? Việc thực hiện chính sách có theo đúng mục tiêu đã đề ra? Tính hiệu quả trong giáo dục mở còn có nghĩa là đạt được chất lượng giáo dục theo chuẩn được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, hoặc được phê duyệt bằng văn bản chính thức. Tính công khai, minh bạch

Minh bạch trong lĩnh vực giáo dục không chỉ dừng lại ở số lượng thông tin mà còn ở nội dung, phạm vi, độ chính xác, và kịp thời mà các chủ thể liên quan như phụ huynh, học sinh, sinh viên, nhà giáo, các tổ chức xã hội, các cơ sở nghiên cứu có thể tiếp cận một cách dễ dàng. Minh bạch là biểu hiện về mặt chất lượng của sự rõ ràng hoặc công khai. Trong công tác điều hành của chính phủ, minh bạch được hiểu là khả năng truy cập thông tin của người dân và những điều kiện thuận lợi để người dân hiểu rõ quá trình ra quyết định14. Minh bạch có thể là độ mở của các tổ chức mà những người bên ngoài tổ chức (ví dụ như người dân) có thể theo dõi, giám sát và đánh giá được các hoạt động của những người bên trong tổ chức (ví dụ như quan chức ngành giáo dục).

14

Quỹ châu Á, tlđd; S. Chiavo –Campo và P.S.A. Sundaram, Phục vụ và duy trì: Cả i thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, NXB Chính trịquốc gia, Hà Nội, 2003, trang 638.

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

49


TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam- Thời cơ, thách thức và những vấn đề đặt ra, , PGS.TS Phạm Văn Linh chủ biên NXB Chính trị Quốc gia, 2016 2. Xu thế phát triển chương trình giáo dục phổ thông trên thế giới,

Viện khoa học giáo dục Việt Nam chủ biên, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016 3. Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, Quỹ châu Á, tlđd; S. Chiavo –Campo và P.S.A. Sundaram, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 4. European Commission (2010), Orgnasisation of the education system in Germany. Information on Education systems and Policies in Europe. 5. John Dewey, Dân chủ và giáo dục, Một dẫn nhập vào triết lý giáo dục, NXB Tri Thức, 2008. 6. Émeli hay là về giáo dục, Jean Jaque Rousseau , NXB Tri Thức, 2018 7. OECD. 2010. Glossary of Key Terms in Evaluation and Results Based Management.

http://www.oecd.org/development/peer

re-

views/2754804.pdf 8. European Commission (2010), Orgnasisation of the education system in Germany. Information on Education systems and Policies in Europe. 9. Trần Hậu, Nhân đạo hóa và nhân văn hóa giáo dục ở Nga, Báo Giáo dục và Thời đại số tháng 9/2010

10.

The

Shape

of

the

Australia

Curriculum-Version

4.0-

www.acara.edu.au. 11. http://www.open education system wikipiea

50

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


12. Luật giáo dục 13. Luật giáo dục đại học 14. Luật dạy nghề

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

51


LÃNH ĐẠO BAN CÔNG TÁC ĐẠI BIỂU TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

TRỤ SỞ 22 HÙNG VƯƠNG, BA ĐÌNH , HÀ NỘI ĐT: 080 46002 FAX: 080 46003

Website: www.ttbd.gov.vn Email: ttbd@qh.gov.vn

52

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ


KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỞ DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ

53


MỘT SỐ TẬP SAN ĐÃ PHÁT HÀNH

54


MỘT SỐ SÁCH ĐÃ PHÁT HÀNH

55


BAN CÔNG TÁC ĐẠI BIỂU TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ ĐC: 22 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội ĐT: 080 46002 FAX: 080 46003

Website: www.ttbd.gov.vn Email: ttbd@qh.gov.vn


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.