Khác biệt xã hội và bất bình đẳng

Page 1

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Học viện Khoa học Xã hội

Khác biệt xã hội và bất bình đẳng Các cách tiếp cận phương pháp luận và liên ngành đối với những vấn đề về giới và dân tộc

liên hệ Stéphane LAGRÉE Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, ÉFEO fsp2s@yahoo.fr Virginie DIAZ Vụ Nghiên cứu, AFD diazv@afd.fr Bùi Thu Trang Học viện Khoa học Xã hội fsp2s.bureau@yahoo.fr

Khác biệt xã hội và bất bình đẳng

Với chủ đề về khác biệt xã hội và bất bình đẳng, những vấn đề về giới và dân tộc, cuốn kỷ yếu này ghi lại những tham luận và thảo luận được thực hiện trong khuôn khổ các phiên học toàn thể và lớp học chuyên đề diễn ra từ ngày 15 đến 23 tháng 7 năm 2011 tại Hà Nội và Tam Đảo. Bốn lớp học chuyên đề đã đề cập đến các chủ đề nghiên cứu chính bao gồm: Khác biệt về dân tộc và giới: đo lường và các phương pháp phân tích; Tiểu sử: từ điều tra định lượng đến phân tích; Xây dựng và quản lý các dân tộc ở Đông Nam Á; Các phương pháp điều tra thực địa trong kinh tế - xã hội và nhân học.

04 7 / 2012

Conférences & Séminaires / Tháng 7 / 20112/

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Viện nghiên cứu phát triển Pháp (IRD), Đại học Nantes, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp (ÉFEO) và Cơ quan đại học Pháp ngữ (AUF) đồng thuận hỗ trợ tổ chức Khóa học mùa hè về khoa học xã hội «Khóa học Tam Đảo» trong khuôn khổ thỏa thuận đối tác giai đoạn 20102013. Thỏa thuận đối tác nhằm mục đích tổ chức khóa đào tạo đa ngành chất lượng cao, xây dựng diễn đàn đối thoại về các chính sách và thu hút đông đảo đối tượng trong và ngoài giới học thuật của khu vực Đông Nam Á.

Khác biệt xã hội và bất bình đẳng Các cách tiếp cận phương pháp luận và liên ngành đối với những vấn đề về giới và dân tộc

Khóa học mùa hè về khoa học xã hội Tam Đảo, Việt Nam Tháng 7 / 2011

Nhà xuất bản Tri Thức


Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Học viện Khoa học Xã hội Chủ biên: GS. TS. Đỗ Hoài Nam

Khác biệt xã hội và bất bình đẳng

Các cách tiếp cận phương pháp luận và liên ngành đối với các vấn đề về giới và dân tộc Biên tập khoa học

Stéphane LAGRÉE

Viện Viễn đông Bác cổ Pháp, ÉFEO Liên hệ

Virginie DIAZ

Ban nghiên cứu, AFD diazv@afd.fr

Bùi Thu Trang

Học viện Khoa học xã hội fsp2s.bureau@yahoo.fr


Hội nghị & hội thảo Vụ Nghiên cứu của AFD tổ chức nhiều hội thảo và hội nghị, là nơi trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa các tác nhân tham gia hỗ trợ phát triển: nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp... Các buổi gặp gỡ này có thể đề cập đến mọi lĩnh vực hoạt động của AFD. Tuyển tập ấn phẩm Hội nghị và hội thảo có mục đích cung cấp những kết quả và thành tựu chính của các cuộc gặp này tới những độc giả có liên quan.

Quý vị có thể tìm hiểu về các ấn phẩm của chúng tôi tại http://recherche.afd.fr

Các ấn phẩm đã xuất bản thuộc tuyển tập: N° 03: Measure for Measure - How Well Do We Measure Development? – Proceedings of the 8th AFD-EUDN Conference, 2010 N° 02: Transitions Decreed, Transitions Experienced – Regional social sciences summer university “Tam Đảo Summer School Week” N° 01: Implementing Large-Scale Energy Efficiency Programs in Existing Buildings in China – Conference in Wuhan (China)

[ Lưu ý ] Những phân tích và kết luận giới thiệu trong tài liệu này thuộc trách nhiệm của các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của AFD hoặc của các định chế đối tác của AFD.

Giám đốc xuất bản:

Dov ZERAH Giám đốc biên tập:

Robert PECCOUD Thiết kế: Ferrari / Corporate – điện thoại: 33 (0)1 42 96 05 50 Thực hiện: Tomorrow Media Co., Ltd. - Email: tomorrowmedia@gmail.com In tại Tomorrow Media Co., Ltd.


Mục lục

Lời nói đầu Lời cảm ơn Diễn văn khai mạc

5 13 15

• Võ Khánh Vinh, Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Giám đốc Học viện KHXH • Alain Henry, Giám đốc, Cơ quan Phát triển Pháp AFD Việt Nam • Franciscus Verellen, Giám đốc Viện Viễn đông Bác cổ ÉFEO • Jean-Pascal Torreton, Trưởng đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển IRD tại Việt Nam • Yves Perraudeau, Giáo sư các trường Đại học, Phụ trách Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, Đại học Nantes • Olivier Garro, Giám đốc văn phòng châu Á – Thái Bình Dương, Cơ quan Đại học Pháp ngữ, AUF

Phần 1 – Phiên toàn thể 1.1. Khác biệt xã hội và bất bình đẳng ở Đông Nam Á. Thực trạng dưới góc nhìn đa ngành và lịch đại, Jean-Luc Maurer 1.2. Thực trạng điều kiện sống của các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam: phương pháp tiếp cận kinh tế học và xã hội - nhân học, Christian Culas, Benoît Massuyeau, Mireille Razafindrakoto, François Roubaud 1.3. Tiểu sử và sự khác biệt theo thế hệ, Philippe Antoine, Andonirina Rakotonarivo 1.4. Giới, tình dục và sinh sản ở Việt Nam, Catherine Scornet 1.5. Tổng hợp các phiên toàn thể, Jean-Pierre Cling

Phần 2 – Các lớp chuyên đề 2.1. Phân biệt về dân tộc và về giới: đo lường và các phương pháp phân tích, Jean-Pierre Cling, Axel Demenet, Christophe Jalil Nordman, Mireille Razafindrakoto, François Roubaud 2.2. Tiểu sử: từ điều tra định lượng đến phân tích, Philippe Antoine, Mody Diop, Andonirina Rakotonarivo 2.3. Xây dựng và quản lý các dân tộc ở Đông Nam Á: văn hóa, chính sách và phát triển, Christian Culas, Trần Hồng Hạnh, Grégoire Schlemmer 2.4. Đào tạo kỹ thuật điều tra điền dã về kinh tế xã hội và nhân học. Khác biệt và bất bình đẳng xã hội: thực tế được nhìn nhận, trải nghiệm tại xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, Christophe Gironde, Pierre-Yves Le Meur, Olivier Tessier, với sự tham gia của Annuska Derks và Mireille Razafindrakoto

Lý lịch của các giảng viên Ký hiệu và viết tắt

17 19 22 24 26 28

31 33

64 95 116 131

143 145 197 241

289

325 353

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[

3

]



Lời mở đầu Khóa học mùa hè về khoa học xã hội quy mô khu vực: một chương trình đào tạo chất lượng cao Khóa học mùa hè về khoa học xã hội «Khóa học Tam Đảo» được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007 trong khuôn khổ dự án Quỹ đoàn kết ưu tiên về khoa học xã hội (gọi tắt là FSP2S) «Hỗ trợ nghiên cứu về những thách thức trong chuyển đổi kinh tế và xã hội ở Việt Nam», do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Viễn đông Bác cổ Pháp chủ trì thực hiện[1]. Khóa học ra đời sau khi Hội đồng khoa học Pháp-Việt nhận thấy nhu cầu nâng cao năng lực của các nhà nghiên cứu, giảng viên-nghiên cứu viên và nghiên cứu sinh Việt Nam về phương pháp luận, nắm vững các công cụ điều tra và xử lý dữ liệu. Được tiếp tục tổ chức vào năm các năm 2008 và 2009, «Khóa học Tam Đảo» – viết tắt tiếng Pháp là JTD – vẫn giữ nguyên mục tiêu ban đầu là mang đến cho các nhà khoa học tương lai của Việt Nam những kỹ năng và công cụ tri thức cần thiết để nắm bắt thực tế xã hội một cách chặt chẽ, đúng khoa học, cũng như mang đến cho họ các cơ sở lý luận và phương pháp luận phục vụ cho việc xây dựng đề tài nghiên cứu có giá trị khoa học. Khóa học được tổ chức tại Hà Nội và Tam Đảo, cách thủ đô không xa. Kỷ yếu của ba khóa học này đã được xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng Pháp[2]. 2010-2013: thỏa thuận đối tác, thay đổi quy mô cho khóa học lên quy mô khu vực Với thành công của ba khóa học đầu, cũng như để hỗ trợ cho việc tiếp tục phát triển cho các Khóa học mùa hè, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Viện Nghiên cứu Phát triển (IRD), Trường Đại học Nantes, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp (ÉFEO) và Cơ quan Đại học Pháp ngữ (AUF)[3] đã tái khẳng định cam kết thông qua một thỏa thuận đối tác ký kết ngày 15 tháng 4 năm 2010 tại trụ sở của AFD tại Paris cho giai đoạn 2010-2013. Quan hệ đối tác này được thiết lập nhằm tiếp tục kéo dài khóa học mùa hè Tam Đảo cho những năm tới trên cơ sở những nội dung đã thực hiện trong các khóa trước với các mục tiêu lớn sau: - Hỗ trợ một chương trình đào tạo đa ngành chất lượng cao: tăng cường kiến thức, phương pháp và công cụ điều tra trong các ngành khoa học xã hội; nâng cao năng lực phân tích những thay đổi về kinh tế xã hội; củng cố việc nắm bắt các phương pháp đánh giá tác động của các dự án phát triển; [1] Dự án kết thúc ngày 7 tháng 5 năm 2009. [2] Lagrée S., Cling J-P., Razafindrakoto M., et Roubaud F. (biên tập khoa học), Khóa học Tam Đảo. Chiến lược giảm nghèo: các cách tiếp cận phương pháp luận và liên ngành, NXB Tri Thức, Hà Nội, tháng 07 năm 2010, 624 tr. (bản tiếng Pháp), 620 tr. (bản tiếng Việt); Lagrée S. (biên tập), Khóa học Tam Đảo. Các cách tiếp cận phương pháp luận mới ứng dụng trong phát triển (2), NXB Tri Thức, Hà Nội, tháng 9 năm 2009, 401 tr. (bản tiếng Pháp), 398 tr. (bản tiếng Việt); Lagrée S. (biên tập), Khóa học Tam Đảo. Các cách tiếp cận phương pháp luận mới ứng dụng trong phát triển, NXB Thế Giới, Hà Nội, tháng 11 năm 2008 (tái bản tháng 5 năm 2009), 348 tr. (bản tiếng Pháp), 350 tr. (bản tiếng Việt). [3] AUF: tài trợ «Hành động đổi mới» 2010-2012.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[

5

]


- Thiết lập một địa chỉ để thảo luận về các chính sách, cũng như một môi trường mở cho các nhà nghiên cứu của khu vực Đông Nam Á: khóa học mùa hè Tam Đảo JTD được thiết kế như một không gian nghiên cứu về các chiến lược, phương pháp và thực tiễn của phát triển, đồng thời cũng là một không gian đào tạo và trao đổi của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách; - Gia tăng uy tín và độ hấp dẫn của khóa học «Tam Đảo JTD»: khóa học có định hướng thu hút ngày càng nhiều giới học thuật và ngoài học thuật của cả khu vực Đông Nam Á. Từ những kết quả đạt được thông qua những đánh giá của ba khóa học đầu tiên, dự án khu vực cho 4 năm trong giai đoạn 2010-2013 cũng đặt ra những tham vọng mới: - Mỗi năm lựa chọn một đề tài mang quy mô khu vực hoặc quốc tế, sau đó sẽ phân tích và thảo luận trên cơ sở các cách tiếp cận phương pháp luận và liên ngành khác nhau; - Hai ngày đầu tiên được tổ chức tại Viện KHXH Việt Nam sẽ kết thúc bằng một buổi tổng kết nhằm giúp các giảng viên và học viên cùng suy nghĩ dưới góc độ liên ngành cũng như đối thoại về các công cụ phương pháp luận được giới thiệu ở các buổi trước đó; hai ngày của phiên học toàn thể này cũng nhằm dẫn nhập cho các lớp chuyên đề tổ chức vào những ngày tiếp theo; - Bốn lớp chuyên đề được tổ chức tại Tam Đảo, mỗi lớp có khoảng 20 học viên, các lớp chuyên đề kéo dài 5 ngày, sau đó có thêm một ngày tổng kết để các lớp báo cáo thu hoạch nội dung của từng lớp; ở ngày cuối cùng, học viên và giảng viên sẽ cùng ngồi lại để thảo luận và viết báo cáo thu hoạch để trình bày ở ngày tổng kết; - Để mở rộng quy mô, khóa học Tam Đảo cũng đón tiếp các nghiên cứu viên và học viên từ các nước trong khu vực Đông Nam Á. Với việc mở rộng quy mô như vậy, khóa học đã nâng cao được uy tín một cách rõ rệt và mở rộng được mạng lưới trao đổi và hợp tác giữa các nhà khoa học. Thành phần của khóa học bao gồm khoảng 50 học viên Việt Nam, và 30 học viên của các nước trong khu vực (Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia và một số nước láng giềng khác). Kỷ yếu khoa học xuất bản bằng ba thứ tiếng Việc xuất bản kỷ yếu của khóa học bằng tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh được đề xuất cho năm tiếp theo sau khi khóa học kết thúc và được đưa vào bộ sưu tập AFD Conférences et Séminaires do ÉFEO và NXB Tri Thức đồng xuất bản. Cuốn kỷ yếu sẽ có CD ROM đi kèm và có thể tải bản điện tử miễn phí trên trang www.tamdaoconf.com và trang web của các đối tác ký kết dự án. Ngoài bản in, trang web của khóa học cũng có các bài đọc tham khảo bổ sung thông tin và phân tích sâu hơn cho các chủ đề và phạm vi nghiên cứu của từng chuyên ngành, lý lịch chi tiết của các giảng viên và đánh giá nhận xét về khóa học của các giảng viên, học viên và báo cáo viên.

[

6

] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


« Khác biệt xã hội và bất bình đẳng » Chủ đề xuyên suốt của khóa học mùa hè Tam Đảo 2011 là các vấn đề về khác biệt và bất bình đẳng, đặc biệt nhấn mạnh vào hai khía cạnh là giới và dân tộc. Khóa học lần thứ 5 này được tổ chức theo hai phần bổ sung cho nhau: - Hai ngày học của phiên toàn thể, tổ chức tại Viện KHXH Việt Nam, vào hai ngày 15 và 16 tháng 7 năm 2011. Phiên toàn thể được mở đầu bằng phim tài liệu « 8 » và tiếp nối qua 4 tham luận trình bày dưới góc độ phương pháp luận đối với các chủ đề về khác biệt xã hội và bất bình đẳng. Toàn bộ nội dung của phiên học toàn thể đã được tổng hợp trong bài tổng kết cuối cùng; - Bốn lớp học chuyên đề, kéo dài 5 ngày tại Tam Đảo, từ thứ hai ngày 18 tháng 7 đến thứ sáu ngày 23 tháng 7. Nội dung của các lớp chuyên đề bao gồm các vấn đề khác biệt về dân tộc và về giới (lớp chuyên đề 1), điều tra tiểu sử (lớp chuyên đề 2), xây dựng và quản lý dân tộc ở Đông Nam Á (lớp chuyên đề 3), khác biệt xã hội và bất bình đẳng trong khuôn khổ đào tạo về điều tra điền dã trong kinh tế xã hội học và nhân học (lớp chuyên đề 4). Phim tài liệu « 8 » được chiếu trong phần khai mạc của phiên học toàn thể. Được chiếu lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2009 tại Liên hoan phim Cannes, bộ phim gồm 8 phim ngắn được kết nối thành một phim dài có chủ đề về 8 Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ tháng 9 năm 2000. Bộ phim được thực hiện nhằm mục đích cung cấp thông tin và tuyên truyền tới công chúng về các thách thức đối với sự đoàn kết quốc tế. Tại phiên khai mạc, ban tổ chức đã lựa chọn chiếu hai bộ phim ngắn có liên quan đến chủ đề của Khóa học mùa hè 2011 – có phụ đề tiếng Việt –: « Giấc mơ của Tiya » của đạo diễn Abderrahmane Sissako về đề tài đói nghèo cùng cực; « Từ người đến người » của đạo diễn Wim Wenders về đề tài quan hệ đối tác Bắc-Nam. Sau phần chiếu phim, giảng viên Jean-Luc Maurer, chuyên gia về chính trị học, Giáo sư tại Viện nghiên cứu quốc tế và phát triển (IHEID, Geneva) đã trình bày bài tham luận dẫn đề đầu tiên. Bài tham luận nhấn mạnh tới các yếu tố di sản mà lịch sử và văn hóa đã để lại cho các nước Đông Nam Á vốn nằm dưới sự ảnh hưởng của « văn hóa Trung Hoa », chủ yếu đối với Việt Nam, và của « văn hóa Ấn Độ » đối với tất cả các nước còn lại trong khu vực ngoại trừ Philippines. Qua tham luận, diễn giả muốn chứng minh rằng nếu như sự khác biệt được thể hiện một cách rất rõ nét ở tất cả các nước trong khu vực giữa các dân tộc đa số, nắm quyền lực thì ở các dân tộc thiểu số nằm xa các trung tâm quyền lực, sự khác biệt lại khó thấy hơn và dễ thay đổi hơn so với về sau này. Bằng cách chia để trị, quá trình đô hộ thực dân đã làm cho sự khác biệt càng trở nên sâu sắc hơn, mang tính đối kháng hơn trong mối quan hệ giữa các dân tộc vốn có truyền thống hợp tác và bổ sung cho nhau nhiều hơn. Trong phần tiếp theo, diễn giả tập trung trình bày về giai đoạn hậu thuộc địa và giai đoạn hiện nay cũng như về những tác động của quá trình phát triển kinh tế hoặc của sự thiếu vắng phát triển kinh tế đối với các hiện tượng khác biệt và bất bình đẳng xã hội. Trong phần kết luận, diễn giả đã nhấn mạnh rằng tốc độ phát triển kinh tế được đẩy mạnh kể từ khi bắt đầu làn sóng « toàn cầu hóa » theo xu hướng tân tự do đã càng làm gia tăng sự khác biệt mang tính xã hội ở tất cả các nước trong khu vực. Tuy nhiên có sự khác

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[

7

]


biệt rất rõ rệt giữa các nước, tùy theo những đặc điểm do lịch sử tiền thuộc địa để lại, tùy theo những ảnh hưởng từ thời thuộc địa và những lựa chọn chính trị và kinh tế của các nước. Đầu phiên học buổi chiều, các tham luận tập trung vào điều kiện sống của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Các thảo luận được dẫn dắt theo góc nhìn của hai chuyên ngành nghiên cứu bổ trợ cho nhau là kinh tế học (các giảng viên Benoît Massuyeau, Mireille Razafindrakoto, François Roubaud) và nhân học (giảng viên Christian Culas). Tham luận này đã mang đến một bức tranh về tình hình kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam qua góc nhìn về các chính sách dành cho họ. Từ các kết quả nghiên cứu và điều tra định lượng được thực hiện trong thời gian gần đây – Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam Household Living Standard Survey, điều tra việc làm, Baseline Survey – đặc biệt dành riêng cho điều tra các dân tộc thiểu số –, tham luận quan tâm đến phân tích sự thay đổi trong mức thu nhập và tỷ lệ nghèo đói, cũng như trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Bên cạnh đó, tham luận cũng đề cập tới các phương diện khác nhau trong chất lượng sống cũng như các yếu tố quyết định chất lượng sống của người dân, đặc biệt là sự tham gia của người dân thuộc các dân tộc thiểu số trong các dự án phát triển được triển khai tại địa phương cũng như cách thức các dự án đó có tạo ra sự biến động hay không trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Bài tham luận đầu tiên của ngày thứ hai giới thiệu các điều tra tiểu sử do hai nhà nhân khẩu học Philippe Antoine và Andonirira Rakotonarivo trình bày. Qua bài tham luận, có thể thấy việc thu thập và phân tích tiểu sử mang đến rất nhiều khả năng khai thác phục vụ cho nghiên cứu. Điều tra tiểu sử là một phương pháp tiếp cận theo chiều dọc, kéo dài qua thời gian, mỗi một sự kiện diễn ra trong cuộc đời của mỗi cá nhân đều được định vị theo bối cảnh tại thời điểm sự kiện đó diễn ra (thời gian cá nhân và thời gian tập thể), chứ không phải theo bối cảnh của thời điểm thực hiện điều tra. Kinh nghiệm tích lũy trong những năm qua cho thấy các nhóm thực hiện các nghiên cứu trên quy mô quốc gia hoàn toàn có thể áp dụng các kỹ thuật điều tra này. Cho đến nay, phương pháp này vẫn được đánh giá là chỉ áp dụng được ở các nước phát triển. Các điều tra tiểu sử hoàn toàn có thể thích nghi được với các thực tế khác nhau của các địa bàn nghiên cứu, chi phí cũng tương đối thấp: từ một mẫu điều tra mong muốn là từ 2000 đến 2500 người trên quy mô một thành phố, một vùng hoặc một quốc gia, hoàn toàn có khả năng thu được các kết quả đáng tin cậy về các mối quan hệ đan xen phức tạp giữa các biến kinh tế, nhân khẩu và xã hội. Ở những nước ít có các điều tra quan sát liên tục, có độ tin cậy cao thì các điều tra tiểu sử sẽ giúp xác lập dấu vết của các diễn biến chính về kinh tế xã hội ở cấp độ hộ gia đình trong một khoảng thời gian tương đối dài. Các phương pháp sử dụng, bao gồm phương pháp mô tả và phân tích sâu, sẽ cung cấp các chỉ số liên quan tới các phương diện khác nhau về thời gian, theo độ tuổi, theo thế hệ hoặc theo lịch đại. Tóm lại, kỹ thuật điều tra này giúp mô tả tốt hơn các mối liên hệ giữa các chuỗi sự kiện, con đường di cư và lịch sử gia đình của các cá nhân. Bài tham luận cuối cùng vào buổi sáng do giảng viên Catherine Scornet, chuyên gia xã hội - dân số học từ trường đại học Provence trình bày và mang nội dung bàn về các vấn đề giới, tình dục và sinh sản tại Việt Nam. Ở Việt Nam, mức sinh giảm rất nhanh, đi cùng với việc xuất hiện các cách nhìn nhận mới, các quan điểm mới về tình yêu và đời sống riêng tư. Mức sinh giảm nhanh cũng là điều kiện và kết quả của sự thay đổi trong quan hệ về giới và tình dục. Nếu như ở

[

8

] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Việt Nam, sự thay đổi trong mức sinh được hỗ trợ bằng một chính sách công rất duy ý chí, việc xuất hiện các biện pháp kiểm soát mức sinh cho thấy bắt đầu xuất hiện những tính toán trong quan hệ của các cá nhân với việc sinh sản và trải nghiệm cuộc sống, cũng như trong quan hệ giữa nam giới và nữ giới. Sự thay đổi đó cũng góp phần vào việc đưa các vấn đề tình dục và giới ra khỏi quy luật tất yếu của thiên nhiên. Việc các biện pháp tránh thai trở nên phổ biến đánh dấu một bước ngoặt, đó là việc chuyển từ các biện pháp tránh thai « của nam giới » phụ thuộc vào ý muốn và ý thức của nam giới sang sử dụng các biện pháp tránh thai do nữ giới trực tiếp kiểm soát, tức là các biện pháp tránh thai dùng thuốc có mức độ an toàn cao hơn. Trong một xã hội truyền thống, nơi việc tiếp tục làm những gì trước đây đã làm là hoàn toàn bình thường, nơi rất nhiều điều trong cuộc sống còn bị chi phối bởi thói quen và các mô hình có sẵn, các cá nhân không có khả năng tìm kiếm và lựa chọn theo ý mình một phong cách sống mà họ mong muốn. Nói cách khác, những lựa chọn về lối sống chỉ có thể tồn tại trong một xã hội cho phép sự « sự kể chuyện chiêm nghiệm về bản thân » được thực hiện, tức là trong một xã hội hiện đại. Bắt đầu đời sống tình dục là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng mang tính xã hội của tính nam và tính nữ. Thế nhưng nam giới và nữ giới bắt đầu đời sống tình dục không cùng một cách. Ở Việt Nam, mối bận tâm làm sao để mỗi cá nhân phải tuân theo một lý tưởng đạo đức tuyệt đối hiện đang đứng trước hiện tượng các cá nhân có những trải nghiệm riêng tư rất khác nhau, rất đa dạng về tình dục, về tình cảm và về quan hệ vợ chồng. Có sự chuyển đổi từ một mô hình có sự kiểm soát của gia đình và của vợ (chồng) đối với vấn đề tình dục sang một mô hình có sự nhìn nhận mang tính cá nhân chủ nghĩa nhiều hơn. Cuối cùng, vào đầu buổi chiều của phiên học toàn thể, Jean-Pierre Cling, giảng viên kinh tế tại Đại học Paris 13, đã tổng kết phiên học bằng một bài tổng luận phản biện. Phần tiếp theo của khóa học được tổ chức từ thứ hai ngày 18 tháng 7 đến thứ sáu ngày 22 tháng 7 với bốn lớp học chuyên đề tại Tam Đảo, cách Hà Nội 80 km. Lớp chuyên đề 1 « Khác biệt về dân tộc và giới: đo lường và các phương pháp phân tích » có mục đích giới thiệu và áp dụng các công cụ phương pháp luận do các nhà kinh tế học xây dựng. Dựa trên một loạt các điều tra tiến hành với các hộ gia đình, chủ yếu là các hộ gia đình ở Việt Nam, các học viên đã được làm quen với các phương pháp đo lường về các hiện tượng phân biệt – cơ sở lý luận, hạn chế – và các bài tập tình huống áp dụng để làm quen với cách sử dụng phần mềm Stata. Lớp chuyên đề 2 tiếp tục đào sâu thêm các vấn đề đã được đề cập đến trong tham luận đã được trình bày tại phiên toàn thể về các điều tra tiểu sử với các dữ liệu thực tế phục vụ cho các bài tập phân tích dữ liệu tiểu sử. Tại lớp chuyên đề này, các học viên cũng được học cách sử dụng phần mềm Stata. Nội dung của lớp học bao gồm việc tìm hiểu thế nào là một cuộc điều tra tiểu sử, các dạng phiếu tiểu sử và các cách xử lý dữ liệu, về việc xác định sự kiện và các kỹ thuật phân tích đơn biến, đa biến sử dụng trong cách tiếp cận loại này. Xây dựng và quản lý các dân tộc ở Đông Nam Á nhìn nhận dưới góc độ văn hóa, chính trị và phát triển là nội dung của lớp chuyên đề 3. Một trong những mục đích chính của lớp chuyên đề này là để chứng minh rằng tên gọi đặt cho các nhóm dân tộc, vào một thời điểm nào đó

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[

9

]


của lịch sử, mang đến những chỉ dẫn cụ thể về cách thức mà các Nhà nước – quyền lực trung ương – nhìn nhận và quản lý các dân tộc như thế nào. Cách tiếp cận phương pháp luận được sử dụng trong lớp chuyên đề này là phân tích so sánh lịch đại theo từng nước trong khu vực Đông Nam Á và đối chiếu dữ liệu – luật pháp, hiến pháp của các nước – và sử dụng các công cụ phân tích của chuyên ngành nhân học. Lớp chuyên đề 4 « Khác biệt xã hội và bất bình đẳng: thực tế được nhìn nhận và trải nghiệm. Đào tạo kỹ thuật điều tra điền dã trong kinh tế - xã hội học và nhân học » đặt ra hai mục tiêu chính là giới thiệu các công cụ và phương pháp điều tra kinh tế - xã hội học và nhân học và áp dụng các kỹ thuật điều tra đã học vào trường hợp của một xã tại huyện Tam Đảo. Ở ngày học đầu tiên, học viên và giảng viên cùng trao đổi về các vấn đề bất bình đẳng ở Việt Nam kể từ khi thực hiện chính sách Đổi mới, với trọng tâm đặt vào các bất bình đẳng về giới và dân tộc. Tiếp theo đó, lớp học có 3 ngày điều tra thực địa với các phỏng vấn thực hiện với người dân tại địa phương. Lớp học thực hiện điều tra về các chủ đề sau: i) phân biệt trong các hệ thống hoạt động sản xuất, ii) khác biệt văn hóa và giáo dục, iii) bất bình đẳng trong tiếp cận đất đai, được nhìn như một sản phẩm của lịch sử của vùng và của xã. Các kết quả thu được từ điều tra thực địa được khai thác với sự tham gia của tất cả các nhóm để giúp các học viên làm quen với phương pháp tích lũy bổ sung. Mô tả đặc điểm chính của các lớp học chuyên đề của khóa học mùa hè JTD2011 Lớp chuyên đề

Thang / cấp độ phân tích

-1Khác biệt về dân tộc và về giới

Vĩ mô, trung mô và vi mô. Đơn vị phân tích: hộ gia đình

-2Vĩ mô và vi mô. Đơn vị Tiểu sử: từ điều tra định phân tích: hộ gia đình lượng đến phân tích và cá nhân -3Xây dựng và quản lý Quốc gia và khu vực các dân tộc ở Đông Nam Á -4Cấp độ địa phương: Đào tạo kỹ thuật điều làng, xã. Đơn vị phân tra điền dã trong kinh tích: điều tra hộ gia tế - xã hội học và đình và cá nhân nhân học

Ngành nghiên cứu

Kinh tế, thống kê

Công cụ / phương pháp Điều tra việc làm, kỹ thuật phân tích, Stata, phương pháp định lượng và so sánh

Dân số học, thống kê

Tiểu sử, Stata, nghiên cứu trường hợp

Nhân học

Phân tích lịch đại, so sánh, nghiên cứu trường hợp

Xã hội - nhân học, kinh tế - xã hội học

Phỏng vấn định tính

[ 10 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bốn lớp chuyên đề được xây dựng nội dung sao cho các học viên thuộc các ngành nghiên cứu khác nhau đều có thể tham gia với mục tiêu ưu tiên là giúp cho tất cả các học viên có thể sử dụng tất cả các phương pháp tiếp cận và các công cụ một cách cởi mở nhất có thể. Mong muốn đan xen các góc độ nghiên cứu của các chuyên ngành khác nhau này được cụ thể hóa một cách rõ nét nhất ở phiên báo cáo tổng kết khóa học, thứ bảy ngày 23 tháng 7. Như thông lệ từ các khóa học trước, các học viên đều được cấp chứng chỉ có chữ ký của đại diện các cơ quan đồng tổ chức là Viện Khoa học xã hội Việt Nam, AFD, IRD, ÉFEO và Đại học Nantes. Tối thứ năm ngày 21 tháng 7, phim tài liệu « L’argent de l’eau » (tạm dịch Tiền nước) của đạo diễn Christian Lallier – dài 52 phút, thực hiện năm 2006, phụ đề tiếng Việt đã được chiếu cho học viên tất cả các lớp. Bộ phim do Alain Henry giới thiệu và dẫn dắt bình luận. Bộ phim nói về việc lắp đặt hệ thống cung cấp nước sạch cho các làng ở Cộng hoà Mali. Nội dung bộ phim quan tâm đến những tranh luận xoay quanh vấn đề tổ chức và quản lý một loại dịch vụ cơ bản có trả phí trong bối cảnh của một nước đang phát triển, cũng như đưa ra cái nhìn phân tích về những logic cũng như những bất ổn nằm sau một dự án phát triển cụ thể. Qua bộ phim này, các học viên đã có cơ hội đối thoại về những phức tạp xoay quanh việc đưa một hoạt động mới vào đời sống địa phương, với những ràng buộc và lịch sử riêng mà các dự án còn chưa tính đến.

Đặc điểm học viên khóa học 2011 Đối với khóa học năm 2011, việc lựa chọn học viên đã được thực hiện rất khắt khe. Ban tổ chức đã nhận được gần 300 đăng ký – tăng gần 50% so với năm 2010. Trong số đó chỉ có 84 ứng viên được tuyển chọn. Việc lựa chọn khắt khe như vậy là cần thiết để đảm bảo duy trì nhịp độ làm việc năng động của các nhóm cũng như để đưa ra phương pháp sư phạm phù hợp cho các lớp học chuyên đề trên Tam Đảo. Tổng cộng, tại phiên học toàn thể tổ chức tại trụ sở của Viện KHXH Việt Nam đã có gần 100 học viên tham dự. Từ các phiếu đăng ký, có thể tổng hợp các thông tin sau về thành phần tham dự: - Nữ chiếm đa số: 76% tổng số học viên; - Học viên trẻ: 25% trong độ tuổi 20-25 tuổi, 32% trong độ tuổi 26-30 tuổi, 23% trong độ tuổi 31-35 tuổi và 20% trong độ tuổi trên 36 tuổi; - Vị trí công tác và trình độ đa dạng: Thạc sĩ (35), Thạc sĩ - giảng viên (4), Tiến sĩ / nghiên cứu sinh (13), Tiến sĩ / nghiên cứu sinh - giảng viên (5), Nghiên cứu viên (16), Giảng viên (7), Giảng viên - nghiên cứu viên (2), Cán bộ làm trong lĩnh vực phát triển (2); - Đa ngành: xã hội học, nhân học và xã hội học - nhân học, kinh tế học, thống kê, dân số học, địa lý, lịch sử, khoa học pháp lý; - Học viên đăng ký chủ yếu là từ hai thành phố Hà Nội (35) và Thành phố Hồ Chí Minh (22 người đăng ký), ngoài ra còn có học viên từ các tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên, Nha Trang, Bình Dương và Cần Thơ; - Thành phần tham dự mở rộng ra các nước trong và ngoài khu vực Đông Nam Á: Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia và các học viên đăng ký tự do từ Campuchia và Việt Nam; - Học viên đến từ nhiều cơ quan, viện nghiên cứu, tổ chức:

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 11 ]


•  Việt Nam: Viện Kinh tế Việt Nam; Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ; Viện dân tộc học; Viện nghiên cứu gia đình và giới; Trung tâm dân số huyện Phú Giao (tỉnh Bình Dương); Viện nghiên cứu châu Phi và Trung Đông; Viện xã hội học; Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình; Đại học Đồng Nai; Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương); Viện nghiên cứu tôn giáo; Viện văn hóa; Trung tâm nghiên cứu đô thị hóa và phát triển (CEFURD); Tổ chức phi chính phủ Enda; Trung tâm chính trị huyện Củ Chi; Viện nghiên cứu Trung Quốc; Đại học KHXH và nhân văn TP Hồ Chí Minh; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai; trường Cao đẳng văn hóa, nghệ thuật và du lịch Nha Trang; Đại học Thái Nguyên; Viện kinh tế chính trị thế giới; Đại học Hà Nội; Viện nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh; Viện nghiên cứu Đông Nam Á; Trung tâm nghiên cứu, tư vấn và phát triển cộng đồng TP Hồ Chí Minh; •  Campuchia: Viện công nghệ; Đại học luật và khoa học kinh tế hoàng gia; NGO Nyemo; NGO Development and Partnership in Action; •  Lào: Đại học quốc gia Lào, Đại học Savannakhet; •  Thái Lan: Đại học Mahidol; •  Malaysia: Đại học quốc gia Malaysia; •  Ngoài châu Á: Đại học Provence Aix-Marseille Để kết thúc, chúng tôi xin thông báo lịch tổ chức của khóa học Tam Đảo lần thứ sáu năm 2012 từ ngày 13 đến ngày 21 tháng 7 với chủ đề là: « Nước và các vấn đề liên quan, các phương pháp và tính đa ngành trong phân tích ». Stéphane Lagrée

[ 12 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Lời cảm ơn Hợp tác và liên kết giữa các cơ quan khác nhau thông qua một Thỏa thuận đối tác ký kết từ bốn năm qua đã mang đến cho Khóa học mùa hè Tam Đảo một uy tín không chỉ dừng lại ở tầm khu vực Đông Nam Á mà còn vươn xa hơn nữa. Chúng tôi xin cảm ơn các cơ quan đã đóng góp vào kết quả này: Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp AFD – Ban nghiên cứu, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp ÉFEO, Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp IRD – Ban các Chương trình nghiên cứu và Đào tạo phía Nam, Trường Đại học Nantes và Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF. Ấn phẩm các quý vị đang cầm trên tay được hoàn thành thông qua sự gửi gắm của Philippe Cabin, Ban Hỗ trợ quản lý tri thức của Cơ quan Phát triển Pháp AFD. Chúng tôi xin cảm ơn vì những trao đổi rất hiệu quả thời gian qua. Chúng tôi bày tỏ sự biết ơn chân thành nhất tới các giảng viên đã tham gia Khóa học mùa hè Tam Đảo với chất lượng khoa học và sư phạm rất cao, không chỉ trực tiếp tại khóa học mà còn cả trong công tác tổ chức và quảng bá cho khóa học. Đó là các giảng viên: Philippe Antoine, Jean-Pierre Cling, Christian Culas, Mody Diop, Christophe Gironde, Alain Henry, Pierre-Yves Le Meur, Benoît Massuyeau, Jean-Luc Maurer, Christophe Jalil Nordman, Andonirina Rakotonarivo, Mireille Razafindrakoto, François Roubaud, Grégoire Schlemmer, Catherine Scornet, Olivier Tessier và Trần Hồng Hạnh. Công việc ghi và gỡ băng phục vụ cho xuất bản ấn phẩm này rất tỉ mỉ và mất nhiều thời gian. Chúng tôi xin cảm ơn công sức và chất lượng công việc của các báo cáo viên Jean Verly tại phiên học toàn thể (Đại học Thương mại Rouen, Cử nhân Văn học hiện đại – Đại học Paris-Sorbonne); Amandine Lepoutre tại lớp học chuyên đề 1 (Tiến sĩ Lịch sử, Trường cao học thực hành);Youssef Ouali Laalami, tại lớp học chuyên đề 2 (Thạc sĩ Quản lý tổ chức); Lena Kéravec, tại lớp học chuyên đề 3 (Tốt nghiệp Đại học Rennes II và Viện Di sản vùng IRPA); Alain Fiorucci, tại lớp học chuyên đề 4 (Tiến sĩ Xã hội học, Đại học Provence). Cuối cùng chúng tôi xin chúc mừng đội ngũ biên dịch, phiên dịch đã thực hiện công việc dịch thuật cho khóa học 2011. Xin gửi lời cảm ơn tới Trần Thị Phương Thảo, Đại học Hà Nội; Phạm Thị Kim Yến, Lê Kim Quy và Lê Thanh Mai, Bộ Ngoại giao Việt Nam; Ngô Thị Hồng Lan, Đại học Kinh tế quốc dân; Nguyễn Việt Tiến, Đại học Quốc gia Hà Nội; Elizabeth Burgess và David Smith, phiên dịch độc lập.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 13 ]



Diễn văn khai mạc Võ Khánh Vinh Phó chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam Alain Henry Giám đốc AFD Việt Nam Franciscus Verellen Giám đốc ÉFEO Jean-Pascal Torreton Trưởng đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp tại Việt Nam Yves Perraudeau Giáo sư, giảng viên đại học, phụ trách Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, Đại học Nantes Olivier Garro Giám đốc văn phòng châu Á - Thái Bình Dương, Cơ quan đại học Pháp ngữ

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 15 ]



Diễn văn khai mạc

GS.TS. Võ Khánh Vinh Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam kiêm Giám đốc Học viện Khoa học xã hội Kính thưa các vị khách quý, các giảng viên và đại diện đến từ tổ chức nghiên cứu và đào tạo của Pháp và Việt Nam. Các bạn học viên thân mến, Thay mặt lãnh đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam, thay mặt Học viện Khoa học xã hội, tôi xin nhiệt liệt chào đón quý vị đến tham dự Khóa học mùa hè về khoa học xã hội, Khóa học Tam Đảo 2011. Như chúng ta được biết, Khóa học đầu tiên được tổ chức vào năm 2007 và đến nay đã trở thành một sinh hoạt khoa học, giảng dạy quen thuộc tại Viện KHXH Việt Nam nói riêng và trong ngành khoa học xã hội ở Việt Nam nói chung. Hoạt động này gây được những ấn tượng tốt đẹp và đặc biệt đã có những tác động lớn trong nghiên cứu và đào tạo về Khoa học xã hội ở Việt Nam. Mỗi năm, nơi đây hội tụ trên dưới 100 học viên đến từ các cơ sở nghiên cứu, đào tạo khác nhau của Việt Nam và các nước trong khu vực. Cũng từ đây, một mạng lưới quốc tế bao gồm các giảng viên, nghiên cứu viên và các nhà khoa học đã được xây dựng. Hơn

thế nữa, nội dung, mô hình và phương pháp tổ chức Khóa học mùa hè cũng gây được tiếng vang tốt trong và ngoài nước. Tôi tin rằng trong thời gian tới, mô hình đào tạo này sẽ được các cơ quan nghiên cứu ở Việt Nam áp dụng và phổ biến rộng hơn. Với ý nguyện như vậy, cùng với sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm cao, các đối tác tham gia tổ chức Khóa học mùa hè bao gồm Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Cơ quan phát triển Pháp, Viện nghiên cứu phát triển Pháp, Đại học Pháp Nantes và Viện Viễn đông Bác cổ Pháp đã cùng nhau ký Bản Thỏa thuận đối tác cho 4 năm 2010 - 2013 để tiếp tục tổ chức khóa học thường niên này. Khóa học năm 2011 này là khóa học thứ 2 trong khuôn khổ Bản Thỏa thuận 4 năm. Chúng tôi cũng không quên nhắc đến sự tham gia đóng góp hàng năm của Cơ quan đại học Pháp ngữ. Một bước tiến nữa đã đạt được trong việc tổ chức Khóa học mùa hè đó là việc mở rộng quy mô tuyển chọn học viên. Ngoài các học viên đến từ các viện nghiên cứu, các tổ chức và các trường đại học thuộc các tỉnh thành của Việt Nam, Khóa học mùa hè còn thu hút học viên đến từ các quốc gia trong khu vực

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 17 ]


Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia. Bước tiến này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển nghiên cứu và đào tạo tại các cơ sở đào tạo của Việt Nam nói chung và tại Học viện Khoa học xã hội nói riêng. Bên cạnh đó, hình thức tổ chức hai ngày phiên học toàn thể và sau đó là các lớp học chuyên đề đã cung cấp cho người học không chỉ những kiến thức hàn lâm mà cả những kiến thức thực tiễn gắn với các địa bàn rất cụ thể. Đây là một bước tiến có ý nghĩa và là một mô hình hay, có thể áp dụng tại các cơ sở giáo dục và nghiên cứu tại Việt Nam. Khóa học mùa hè năm nay với chủ đề «Sự khác biệt xã hội và bất bình đẳng: các cách tiếp cận phương pháp luận và liên ngành đối với những vấn đề về giới và dân tộc» là một chủ đề rất hay và liên quan đến nhiều khía cạnh xã hội và đời sống, không chỉ liên quan đến Việt Nam mà cả các quốc gia khác. Hy vọng rằng, với những kiến thức, kinh nghiệm quốc tế của các giảng viên, các trao đổi kinh nghiệm của các học viên đến từ các nước khác nhau trong khu vực, khóa học sẽ mang lại nhiều điều lý thú và bổ ích. Ngoài ra, tôi muốn thông báo rằng hiện nay Học viện Khoa học xã hội của chúng tôi đang xây dựng nhiều chương

trình đào tạo thạc sĩ và đào tạo ngắn hạn. Chúng tôi sẽ nghiên cứu, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp những nội dung của các Khóa học mùa hè để đưa vào trong các chương trình đào tạo ngắn hạn tại Học viện. Nếu điều này được thực hiện thì đây cũng chính là kết quả to lớn về mặt thực tiễn của các Khóa học mùa hè. Ý thức đầy đủ về sự kiện quan trọng này, Viện Khoa học xã hội Việt Nam nói chung, đặc biệt Học viện Khoa học xã hội, với tư cách là cơ quan chủ trì tổ chức sẽ nỗ lực thực hiện tốt nhất cam kết của mình, hội tụ đủ các điều kiện nhân lực và vật lực để ngày càng nâng cao chất lượng các Khóa học mùa hè. Với trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, với sự cộng tác nhiệt tình của các giảng viên đến từ các cơ quan nghiên cứu, và giảng dạy của Pháp và với ý thức học hỏi cao của các học viên, tôi tin chắc rằng Khóa học mùa hè Tam Đảo 2011 sẽ thành công tốt đẹp. Xin chúc quý vị đại biểu sức khỏe. Chúc chúng ta có sự kết nối, hợp tác chặt chẽ hơn trong tương lai. Xin trân trọng cảm ơn.

[ 18 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Diễn văn khai mạc

Alain Henry

Giám đốc, AFD Việt Nam Thưa ngài Phó chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, thưa các giảng viên và các đồng nghiệp, Khóa học mùa hè Tam Đảo là một cuộc phiêu lưu tri thức và sư phạm độc đáo và hữu ích. Cơ quan phát triển Pháp AFD tự hào được hỗ trợ hoạt động tuyệt vời này. Chúng tôi hỗ trợ cả về năng lực lẫn tài chính cho khóa học trong suốt những năm qua, đây là minh chứng của việc chúng tôi tin tưởng vào chất lượng của hoạt động này. Khóa học mùa hè Tam Đảo (viết tắt tiếng Pháp là JTD) được đặt trong truyền thống hợp tác giữa các nhà nghiên cứu và đào tạo. Tôi xin nêu bật một vài đặc điểm, đồng thời cũng là những lý do để AFD hỗ trợ cho khóa học. Tôi xin liệt kê ít nhất ba yếu tố tạo nên chất lượng tuyệt vời của Khóa học mùa hè Tam Đảo: - Thứ nhất, khóa học này là nơi chúng ta có thể trình bày và tranh luận về các nghiên cứu khoa học liên quan đến phát triển. Đây là một công việc rất quý giá, đặc biệt là đối với các nhà tài trợ vốn và các tác nhân liên quan trong lĩnh vực phát triển; - Khóa học cũng là một hoạt động đào tào tăng cường, giúp cho các nhà nghiên cứu trẻ và sinh viên ngành khoa học xã hội tiếp nhận được các kiến thức cả về lý luận và thực tiễn từ các giảng viên giàu kinh nghiệm. Việc lựa chọn tổ chức lớp học chuyên đề tại một địa điểm biệt lập giúp

cho các học viên và giảng viên có những trao đổi đa dạng và liên tục; - Cuối cùng, đây là một khóa học mở, đa ngành và mang tầm khu vực. Hình thức tổ chức này giúp chúng ta có thể xuất bản các ấn phẩm bằng nhiều thứ tiếng. Đối với chúng tôi, đây là các ưu điểm rất quan trọng. Chính vì lý do đó, Cơ quan phát triển Pháp AFD đã quyết định hỗ trợ tài chính cho khóa học. Hơn nữa, bản thân AFD không phải là một cơ quan nghiên cứu, các hoạt động nghiên cứu nếu có thì cũng chỉ là một phần rất nhỏ trong các hoạt động của chúng tôi. Tuy nhiên, đối với AFD, việc tham gia vào công tác tổ chức khóa học sẽ giúp hiểu hơn tình hình chung, mạng lưới tổ chức xã hội và thực tiễn kinh tế vốn là những yếu tố quan trọng trong các tiến trình của lĩnh vực phát triển. Hiểu được bối cảnh, các lực đẩy tạo sự thay đổi, các ưu thế và những điểm còn tồn tại là ưu tiên lớn. Hình dung được rõ hơn các đặc điểm đặc thù của mỗi địa phương sẽ giúp điều chỉnh được những dự án phát triển vốn được xây dựng theo kiểu công thức có sẵn hay nói cách khác là xem xét lại các chính sách phát triển theo kiểu có sẵn-chỉ-đểnhìn. Những gì là quan tâm nghiên cứu của các bạn sẽ là những cái nhìn phản biện đối với các dự án phát triển của chúng tôi.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 19 ]


Tôi xin phép được minh họa những gì tôi vừa nói bằng một vài nội dung của chủ đề khóa học năm nay. Thứ nhất là về vấn đề giới. Tất nhiên, có nhiều luận thuyết liên quan đến mắt xích bị bỏ rơi trong dây chuyền phát triển. Trong số đó, tôi xin phép được nhắc đến luận thuyết của Emmanuel Todd. Tác giả này cho rằng, trong lịch sử nhân loại, tỷ lệ phụ nữ biết đọc biết viết sẽ là điểm khởi động của tiến trình phát triển. Mặc dù không hoàn toàn theo thuyết này, nhưng chúng tôi có thể nói rằng có một mối quan hệ chặt chẽ giữa tỷ lệ phụ nữ biết đọc biết viết, trình độ dân trí và tăng trưởng. Hiểu được điểm này là điều cốt yếu. Nhưng từ hiểu cho đến khi ra được các chính sách phát triển thì còn phải có thêm một bước khó vượt qua nữa. Lấy ví dụ của nước Pháp, nơi các hành động phân biệt đối xử với nữ giới không được chấp nhận, người ta nhận thấy là ý thức phân biệt đối xử vẫn còn in đậm trong tâm lý mọi người như thế nào. Tôi phải thừa nhận là AFD Việt Nam vẫn chưa có các dự án chú trọng đến vấn đề giới, ngoại trừ một số sáng kiến rất nhỏ về tín dụng nhỏ là có ưu tiên đến vấn đề này. Như vậy, một câu hỏi đặt ra cho AFD là: cần làm nhiều hơn nữa, cần làm khác đi và nếu phải làm khác đi thì phải dựa trên cơ sở khái niệm nào? Một ví dụ nữa liên quan đến vấn đề dân tộc. Khái niệm dân tộc thiểu số thường được sử dụng trong các chính sách phát triển nhưng chưa bao giờ được làm rõ. Các cơ quan tài trợ đến từ các nước phía Bắc và Ngân hàng Thế giới thường coi đây là một tiêu chí riêng biệt trong các dự án phát triển của họ. Nhưng quan điểm của người Pháp thì mập mờ hơn. Giới học thuật của Pháp dường như có mặc cảm tội lỗi vấn vấn đề này, lý do là bởi việc sử dụng khái niệm này dưới thời xâm chiếm thuộc địa có mang những hàm ý tiêu cực. Chính vì vậy, họ có một cái nhìn phản biện rất mạnh mẽ và

đầy đủ về khái niệm bản sắc dân tộc (identité ethnique). Hiện nay, AFD tài trợ đồng thời cho nhiều dự án phát triển nông thôn nhắm đến các cộng đồng dân tộc thiểu số. Tôi phải thừa nhận là cơ sở lý luận và thực tiễn trong các dự án của chúng tôi rất không đầy đủ và thậm chí thiếu chính xác. Trong những điều kiện như vậy, tôi e rằng ngân sách dành cho các dự án ưu tiên các dân tộc thiểu số của chúng tôi sẽ không hợp lý và cũng không mang lại hiệu quả nhiều nhất. Chính xác là nhóm các dân tộc thiểu số là một cách phân loại được đưa ra từ thời đô hộ thuộc địa. Sau đó, các cơ quan quản lý của Việt Nam tiếp tục sử dụng cách phân loại đó và hiện nay, một số các cơ quan tài trợ vẫn tiếp tục thường xuyên sử dụng. AFD chia sẻ ý kiến cho rằng khái niệm này là có vấn đề về mặt học thuật. Vì khái niệm này ít nhiều đánh đồng nhiều cộng đồng vào chung một tập hợp. Trong khi đó, những cộng đồng có sự thay đổi, vận động với ranh giới không rõ ràng, lịch sử, chính trị và văn hóa cũng đều rất khác nhau. Một số các cộng đồng đó có trình độ phát triển hoàn toàn khác nhau và đôi khi còn cao hơn cả trình độ phát triển của cộng đồng người Kinh. Đánh đồng tất cả vào một nhóm, cho đó là đồng nhất và sẽ dẫn tới việc sáp nhập các đối tượng xã hội hoàn toàn khác nhau vào làm một. Ta sẽ nói gì về việc một nước đem áp dụng cùng một chính sách công cho cả những người trong độ tuổi còn đi học và những người đã về hưu? Thế nhưng đây lại là cách mà người ta đang làm với các dân tộc thiểu số: áp dụng cùng một chính sách cho các nhóm dân tộc riêng rẽ không đồng nhất. Khái niệm này đã bị chỉ trích rất nhiều, nhưng các cơ quan hành chính cũng như các nhà tài trợ vẫn tiếp tục sử dụng. Không một cuộc họp nào của các nhà tài trợ vốn mà khái niệm « dân tộc thiểu số » lại không được nhắc đến, mặc dù nó chỉ một đối tượng xã hội không xác định,

[ 20 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


nó được dùng một cách mặc nhiên và không ai nghĩ đến việc tìm cho nó một định nghĩa. Tất nhiên đây cũng không phải là cứ nhắc đi nhắc lại những phê bình đối với các chính sách phân biệt. Ở đây tôi muốn nhắc đến một điểm về lý luận từ khoa học quản lý mà theo tôi là yếu tố giải thích cho việc tại sao một khái niệm không phù hợp như vậy lại được sử dụng nhiều và lâu như vậy trong các chính sách công: « không có quản lý hay biện pháp hành chính nào có thể thực thi nếu không có phân loại đối tượng ». Định lý này có một mối tương quan: dù có thể phân loại không chính xác nhưng thà có còn hơn không có gì. Nếu không phân loại, sẽ không có năng lực quản lý hành chính, không có chính sách phát triển. Nếu như nghiên cứu nhằm mục đích bóc tách, phá bỏ các khái niệm không chính xác, như trường hợp của khái niệm dân tộc, thì nó cũng phải có khả năng đưa ra được những khái niệm thay thế. Nghiên cứu phải mở ra cánh cửa cho các cách phân loại mới dù sẽ có lúc các cách phân loại này cũng sẽ lại bị chỉ trích, hạ thấp hoặc bị thay

thế bởi một cách phân loại khác. Đó là sự vận động không ngừng và không thể tránh khỏi. Vì vậy, tôi đề nghị các bạn không quên một quy luật của khoa học quản lý: điều cốt yếu là phải phá bỏ những phân loại không phù hợp và cần phải tìm ra cách phân loại mới thay thế. Tôi xin kết thúc và cám ơn tất cả các đối tác và cơ quan tổ chức tham gia vào khóa học mùa hè Tam Đảo. Tôi cũng xin khiêm tốn nhấn mạnh rằng AFD không phải là cơ quan đưa ra sáng kiến tổ chức khóa học này. Đó là kết quả từ sự hợp tác của nhiều đối tác: Viện KHXH Việt Nam, Viện Viễn đông Bác cổ ÉFEO, Đại học Nantes, Viện nghiên cứu Phát triển IRD và Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF. Lựa chọn chủ đề và công tác tổ chức nghiêm túc của khóa học năm nay lại một lần nữa khẳng định hiệu quả và chất lượng của sáng kiến này. Tôi hy vọng chúng ta sẽ tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ cho khóa học trong những năm tới. Chúc quý vị một khóa học thành công tốt đẹp.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 21 ]


Diễn văn khai mạc

Franciscus Verellen Giám đốc Viện Viễn đông Bác cổ - ÉFEO Phương hướng hoạt động của Viện Viễn đông Bác cổ là đóng góp vào các nghiên cứu trình độ cao và công tác đào tạo nghiên cứu về khoa học xã hội ứng dụng tại các vùng tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Nam Á và Đông Á. Nếu như từ lâu, các nước châu Âu đã quan tâm đến ngôn ngữ và các nền văn minh châu Á, thì những ảnh hưởng ngày càng lớn về kinh tế và văn hóa của châu Á trong một thế giới ngày càng hội nhập sâu rộng và phụ thuộc lẫn nhau cho thấy nhu cầu rất lớn trong việc tìm hiểu về các xã hội nằm trong châu lục này, cũng như các sức mạnh lịch sử và đặc thù văn hóa nằm sau sự phát triển của khu vực. Không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều cơ quan nghiên cứu trên phạm vi thế giới đã đầu tư nhiều nguồn lực và kinh nghiệm cũng như năng lực để duy trì và tăng cường sự hiện diện của mình trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy đại học về châu Á. Điều làm nên sự khác biệt của ÉFEO so với các cơ quan khác là ÉFEO nhấn mạnh vào nghiên cứu và đào tạo thực địa. Mạng lưới 18 cơ sở của chúng tôi được đặt ở 12 nước, từ Ấn Độ đến Nhật Bản, và tạo nên hạt nhân của hệ thống nghiên cứu kết nối 46 cơ quan tổ chức thành viên của Mạng lưới nghiên cứu châu Âu về nghiên cứu điền dã ở châu Á European Consortium for Asian Field Study (ECAF), thành lập năm 2007, đặt dưới sự điều phối của ÉFEO.

Hiện nay, khi mà công nghệ số đang tạo ra một cuộc cách mạng trong tất cả các lĩnh vực đời sống con người, kể cả trong ngành khoa học xã hội, với sự đầu tư ồ ạt của nhiều cơ quan và tổ chức nghiên cứu ở châu Á, ÉFEO cũng đã đầu tư để số hóa tất cả các nguồn tư liệu, các kết quả nghiên cứu, tài liệu lưu trữ cũng như nguồn văn liệu của mình để chia sẻ cho cộng đồng khoa học quốc tế. Sự tham gia của ÉFEO vào Nhóm công ích Thư viện đại học về ngôn ngữ và văn minh (Groupement d’intérêt public Bibliothèque universitaire des langues et civilisations) – BULAC – cũng giúp cho bộ phận tư liệu của chúng tôi, bao gồm thư viện của Maison de l’Asie tại Paris và sáu thư viện khác ở châu Á – trong đó có thư viện Chiang Mai mở cửa cho công chúng vào năm 2011. Điều này giúp chúng tôi có thể tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm của mình: sưu tập quốc tế, mở rộng các nghiên cứu khoa học Đông Nam Á đối với các lĩnh vực liên ngành như khảo cổ học, nghiên cứu các nền văn minh, dân tộc học, lịch sử nghệ thuật, nghiên cứu tôn giáo ở Đông Á và Đông Nam Á. ÉFEO tham gia vào công tác chuyển giao tri thức thông qua nhiều hoạt động giảng dạy ở Pháp và châu Á. Nhiệm vụ này và các nhiệm vụ khác liên quan đến việc quản lý các chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ phải được phát triển trong những năm tới không

[ 22 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


chỉ ở Pháp mà còn ở cả châu Âu và châu Á. Cũng phải nhấn mạnh đến những nỗ lực đáng kể trong công tác đào tạo nghiên cứu thực hiện ở tất cả các trung tâm của ÉFEO, như tiếp nhận nghiên cứu viên thực tập, nhất là ở các di chỉ khảo cổ, cấp học bổng từ ngân sách riêng, với sự hỗ trợ của Quỹ Fondation de France. Mỗi năm, ÉFEO tiếp nhận khoảng 30 nghiên cứu viên có học bổng và nghiên cứu viên thực tập của Pháp hoặc nước ngoài, đóng góp hiệu quả vào việc phát triển một thế hệ mới các nhà nghiên cứu châu Á. Uy tín của ÉFEO còn được đảm bảo bằng các công trình xuất bản. ÉFEO xuất bản 6 tạp chí quốc tế và nhiều bộ sưu tập các công trình học thuật. Tất cả các tạp chí đều xuất bản song ngữ (trừ tạp chí Faguo hanxue, do Trung tâm ÉFEO tại Bắc Kinh là xuất bản hoàn toàn bằng tiếng Trung) và nhiều bộ sưu tập xuất bản bằng tiếng tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Indo và tiếng Mã-lai. Sự có mặt từ rất lâu của ÉFEO tại châu Á khiến cho chúng tôi quan tâm đến các vấn đề đương đại và những quan hệ trong lịch sử của các xã hội châu Á cũng như những biến đổi của các xã hội châu Á trong thế kỷ 21. Nếu như trách nhiệm chính của ÉFEO là luôn luôn đào sâu năng lực của trường trong

giới học thuật và nghiên cứu giảng dạy đại học, thì các hội thảo và xuất bản phẩm của chúng tôi nhắm đến đối tượng công chúng rộng rãi hơn, những người quan tâm đến vị trí của châu Á trong thế giới ngày nay. Trước yêu cầu như vậy, ÉFEO có nhiệm vụ là đầu mối điều phối trong việc tăng cường các mối quan hệ giữa nghiên cứu và quyết sách trong khuôn khổ dự án Integrating and Developing European Asian Studies (IDEAS), do Ủy ban châu Âu EC hỗ trợ và tài trợ kinh phí, dự án kéo dài 30 tháng (2010-2012) với sự tham gia của 6 cơ quan, tổ chức thành viên trong mạng lưới ECAF. Khóa học mùa hè về khoa học xã hội - Khoá học Tam Đảo, địa chỉ đào tạo và trao đổi đang có ảnh hưởng tầm khu vực mà chúng tôi tham gia hỗ trợ ngay từ năm đầu tiên, năm 2007, hoàn toàn phù hợp với tinh thần các nhiệm vụ đặt ra cho ÉFEO. Cách thức tổ chức của khóa học, nay đã trở thành mô hình có uy tín ở Việt Nam và các nước trong khu vực, sẽ mang đến cơ hội gặp gỡ có một không hai cho giới nghiên cứu khoa học và đào tạo cũng như những tác nhân của quá trình phát triển. Theo nghĩa đó, khóa học này cũng đi đúng với tinh thần đa dạng hóa các hoạt động khoa học của chúng tôi tại Việt Nam.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 23 ]


Diễn văn khai mạc

Jean-Pascal Torreton Trưởng Đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp tại Việt Nam IRD Kính thưa ngài Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Thưa các bạn đồng nghiệp, Tham gia ngay từ năm đầu tiên vào Khóa học mùa hè về khoa học xã hội từ năm 2007, một lần nữa IRD vui mừng được đóng góp vào sự kiện khoa học thường niên quan trọng này, một sự kiện lớn của các nhà nghiên cứu và sinh viên thuộc các chuyên ngành khoa học xã hội. Khóa học chất lượng cao này nhằm mục đích chuyển giao quy trình nghiên cứu và phương pháp luận phù hợp cho việc hiểu biết một cách chặt chẽ, đúng khoa học về các thực tiễn xã hội cho các nhà khoa học tương lai, những người có nhiệm vụ đóng góp từ những phân tích của mình vào việc xây dựng các chính sách công, giải quyết các thách thức về phát triển. Việc chuyển giao năng lực và kiến thức đó nằm trong tinh thần các nhiệm vụ hoạt động của IRD. Từ năm ngoái, khóa học đã được mở rộng quy mô ra tầm khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho các trao đổi giữa các cộng đồng khoa học khác nhau trong khu vực, hỗ trợ cho việc xây dựng cơ cấu cho các mạng lưới nghiên

cứu. Điểm này cũng là một ưu tiên trong các chính sách của chúng tôi. Quan hệ đối tác giữa các viện và tổ chức nghiên cứu của Pháp và Viện Khoa học xã hội Việt Nam, được khởi động và duy trì theo chủ trương của Chủ tịch Viện, cũng phù hợp với tinh thần của IRD và AIRD trong việc khuyến khích các đối tác địa phương tham gia chủ động hơn nữa vào xây dựng các mục tiêu chung trên cơ sở quan hệ đối tác. Tính đa ngành trong các cách tiếp cận của khóa học cũng hoàn toàn phù hợp với mong đợi của chúng tôi. Những bước tiến khoa học nói chung mang lại rất nhiều ích lợi cho những trao đổi và chia sẻ quan điểm không chỉ giữa các chuyên gia thuộc về một chuyên ngành nhất định mà còn giữa các chuyên gia thuộc nhiều ngành với nhiều cách tiếp cận khác nhau, giữa những cách tìm hiểu và nhìn nhận từ các nền văn hóa khác nhau. Cuối cùng, chủ đề năm nay của Khóa học Tam Đảo - Khác biệt xã hội và bất bình đẳng, những vấn đề liên quan đến giới và dân tộc-, phù hợp với một trong ba chủ đề ưu tiên trong kế hoạch mục tiêu 2011-2015 của IRD trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn:

[ 24 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


« Những khu vực dễ tổn thương, bất bình đẳng và tăng trưởng ». Nói tóm lại, cách tổ chức và tinh thần của Khóa học mùa hè về khoa học xã hội này hoàn toàn đồng nhất với các nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu Phát triển IRD.

Xin chúc các quý vị có những tham luận và thảo luận sôi nổi, thú vị để Khóa học mùa hè Tam Đảo lần thứ 5 thành công rực rỡ.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 25 ]


Diễn văn

Giáo sư Yves Perraudeau Phụ trách dự án Việt Nam và Đông Nam Á, Đại học Nantes Kính thưa quý vị đại biểu, Thưa các bạn học viên và các đồng nghiệp, Một lần nữa tôi lại có vinh dự được phát biểu tại phiên khai mạc Khóa học mùa hè Tam Đảo, với chủ đề năm nay là « Khác biệt xã hội và bất bình đẳng ». Tôi xin chân thành cám ơn. Với tư cách là phụ trách dự án của Đại học Nantes trong các chương trình hợp tác với Việt Nam và các nước Đông Nam Á, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với tôi cả ở góc độ công việc lẫn cá nhân. Tôi rất vui được tham gia khóa học này vì nhiều lẽ. Thứ nhất, thay mặt Đại học Nantes, Hiệu trưởng Yves Lecointe và Hiệu phó phụ trách quan hệ quốc tế Françoise Le Jeune, chúng tôi rất vui mừng được tham gia vào khóa học lần thứ 5 này. Sự có mặt của chúng tôi thể hiện mong muốn hợp tác của trường chúng tôi, thông qua thỏa thuận đã được ký kết cách đây hơn một năm. Với những gì đã được tổ chức, chúng tôi tin tưởng rằng khóa học này sẽ mang lại nhiều ích lợi cho các nghiên cứu sinh, giảng viên, giáo sư và các nhà nghiên cứu. Tháng tư năm 2011, Đại học Nantes đã tham gia vào Ngày nghiên cứu sinh và hội thảo quốc tế do trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Quốc tế và Đại học Nantes (cụm đại học vùng Nantes-Angers-Le

Mans) phối hợp tổ chức. Trong hai ngày hội thảo, các chuyên đề thảo luận đã xoay quanh « những đóng góp của ngành khoa học xã hội nhân văn vào phát triển kinh tế xã hội », với những thực tiễn từ Việt Nam. Tại hội thảo này, phái đoàn của Đại học Nantes với sự có mặt của hai Hiệu phó của trường chúng tôi là Françoise Lejeune và Jacques Girardeau đã tham gia tích cực, để thể hiện cam kết hợp tác của trường và tham gia vào khởi động dự án thành lập Trường đào tạo tiến sĩ văn học, ngôn ngữ và khoa học xã hội nhân văn tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong chính sách hợp tác quốc tế của mình, trường chúng tôi tham gia đều đặn vào các dự án hợp tác và đối tác. Chúng tôi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đào tạo tại chỗ của các chương trình đào tạo bậc thạc sĩ. Nhiều chương trình đào tạo của trường đã có các hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là nhờ những nỗ lực của cựu Hiệu trưởng của trường chúng tôi, ông François Resche, thông qua các thỏa thuận ký kết với các trường đại học của Việt Nam, trong các lĩnh vực như y tế (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh), nha khoa (Hà Nội), khoa học kỹ thuật (Đã Nẵng và Cần Thơ), khoa học kinh tế và quản lý (Hà Nội). Với tư cách là giám đốc Viện kinh tế và quản lý thuộc Đại học Nantes, tôi xin nhấn mạnh

[ 26 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


sự hiện diện của trường chúng tôi trong ba chương trình đào tạo bậc thạc sĩ trong các lĩnh vực kinh tế, và quản lý. Tôi hy vọng sẽ tăng lên 4 chương trình trong thời gian sắp tới. Hơn nữa, các dự án đào tạo triển khai tại Campuchia và Thái Lan của chúng tôi cũng đang có những bước tiến. Điều này trùng với tinh thần mở rộng phạm vi của Khóa học mùa hè Tam Đảo lên tầm khu vực. Và với tư cách là một giảng viên - nghiên cứu viên, tôi xin sẵn sàng tham gia vào các hoạt động hợp tác đó. Chủ đề của Khóa học mùa hè Tam Đảo 2011 rất ấn tượng. Đối với một nhà kinh tế, vấn đề bất bình đẳng là một vấn đề trọng tâm, bởi trong quá trình tìm kiếm một mức độ thỏa mãn tối đa cho người dân, vấn đề xem xét xã hội như là tổng hòa của các cá nhân hay một thực thể tổng quát cần phải được đặt ra: khi nào thì tổng hòa quyền lợi của các cá nhân sẽ dẫn đến quyền lợi chung? Vả lại, đối với một số nhà quan sát, các vấn đề giới và dân tộc có thể là nguồn gốc của sự khác biệt giữa các cá nhân. Những nhận định như vậy đôi khi thuộc về cách tiếp cận thực nghiệm, đôi khi gần như giáo lý. Bản thân việc lý giải cho sự phát triển cũng đã có thể mang những dấu ấn của nhiều phương diện thực tế như điều kiện địa lý, xã hội học, văn hóa, v.v., hoặc những cách nhìn nhận mang màu sắc của những yếu tố chủ quan, thậm chí phân biệt chủng tộc. Chỉ xem xét theo các cách tiếp cận truyền thống và mang tính lý luận nhiều hơn như cách tiếp cận về năng suất lao động, các tác giả như Carré Dubois Malinvaud của Pháp, Denison của Mỹ đã chỉ ra phương diện « tính dục » trong các kết quả

kinh tế vĩ mô. Các nghiên cứu vi mô về năng suất lao động nữ giới và nam giới, hoặc về năng suất lao động của « người Nhật » hoặc « người châu Âu » cũng mang lại những yếu tố thú vị cho những tranh luận về vấn đề bất bình đẳng giới và dân tộc. Nhà kinh tế hoặc nhà xã hội học cũng có thể quan tâm đến khía cạnh « tính dục » trong phân công lao động của các nền văn minh khác nhau, cũng như là những hậu quả của nó tới sự phát triển của các hình thái tổ chức gia đình, hoặc tới sự phát triển trong tổ chức lao động của các xã hội. Còn nhiều tranh luận có thể có về các vấn đề này. Sự tham gia của Đại học Nantes được bắt đầu từ năm 2010 do được sự đón tiếp rất tích cực của các cơ quan tổ chức sáng lập Khóa học học mùa hè Tam Đảo. Một lần nữa, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các cơ quan đồng tổ chức. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn anh Stéphane Lagrée, là một cựu sinh viên của trường chúng tôi. Anh đã có những nỗ lực từ cá nhân để tạo điều kiện thuận lợi cũng như để duy trì sự tiếp nối của các hoạt động hợp tác này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự vui mừng của cá nhân tôi về hoạt động hợp tác này: sau 33 năm giảng dạy đại học, kinh nghiệm mới này mang đến cho tôi một làn gió mới và thúc đẩy tôi học hỏi nhiều hơn. Hơn nữa, tôi không bao giờ thấy chán khi đến đất nước xinh đẹp của các bạn cũng như các nước Đông Nam Á khác. Tôi vui mừng và vinh dự được tham gia và sát cánh cùng các bạn trong dự án chung này của chúng ta. Xin cám ơn. Chúc quý vị sức khỏe và thành công.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 27 ]


Diễn văn khai mạc

Olivier Garro

Giám đốc Văn phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF vui mừng được tham gia vào Khóa học mùa hè về khoa học xã hội, một sự kiện tập hợp được rất nhiều đối tác và có sự tham gia của khoảng 80 chuyên gia và các nhà nghiên cứu trong một tuần đào tạo gồm các phiên học toàn thể và các lớp học chuyên đề. Sự tham gia và hỗ trợ tài chính của chúng tôi cho khóa học nhằm mục đích chính là mở rộng quy mô của khóa học lên tầm quốc tế và tôi rất ấn tượng khi thấy học viên tham gia khóa học năm nay đến từ nhiều nước châu Á. Đây là cơ hội hiếm có để các nhà nghiên cứu của Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam cùng gặp gỡ, để học hỏi và trao đổi trên cơ sở những kinh nghiệm chia sẻ với các nhà nghiên cứu đa số thuộc cộng đồng Pháp ngữ. Giống như sự kiện Ngày Nghiên cứu sinh được tổ chức ngày hôm qua – và tôi nghĩ rằng nhiều người trong số các bạn cũng tham gia – Khóa học mùa hè Tam Đảo này sẽ góp phần hình thành một mạng lưới trao đổi cho các nghiên cứu sinh, các nhà nghiên cứu trẻ, giảng viên đại học trong ngành khoa học xã hội.

Tôi thấy cách tổ chức khóa học rất ấn tượng. Với thời gian kéo dài một tuần và việc tổ chức thành các lớp chuyên đề ở Tam Đảo, khóa học sẽ mang đến cho các học viên cơ hội để trao đổi nhiều hơn nếu so với các hình thức khác (hội thảo, hội nghị, v.v.) mà các sinh viên và nghiên cứu sinh vốn đã quen. Khóa học cũng mang lại một hình thức tương tác khác. Tôi vẫn chưa có dịp được tham gia vào các lớp chuyên đề vì tôi mới đến nhận công tác tại Hà Nội từ tháng 9 đến nay. Tuy nhiên tôi tin rằng, cách tổ chức theo lớp học chuyên đề sẽ khuyến khích học viên trao đổi quan điểm, thảo luận và tương tác với nhau nhiều hơn, bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Các kinh nghiệm và kiến thức được chia sẻ trong khóa học này chủ yếu là từ các chuyên gia nói tiếng Pháp nhưng chúng ta trao đổi bằng « ngôn ngữ chung » nên chúng ta hoàn toàn có thể hiểu nhau bất chấp rào cản ngôn ngữ. Vì vậy, một điều tôi đánh giá là cực kỳ quan trọng ở khóa học này là nó sẽ giúp chúng ta xem xét lại một số những thông lệ, thói quen – giảng dạy kinh viện, thiếu đối thoại – vì khóa học này có cả đối tượng là các giảng viên và nhà nghiên cứu, những người hiện đã và trong tương lai sẽ tiếp tục gánh vác trách

[ 28 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


nhiệm nghiên cứu và giảng dạy các ngành khoa học xã hội trong khu vực. Tôi hy vọng rằng khi làm việc cùng với sinh viên của mình, họ sẽ nhớ đến những gì họ trải qua trong khóa học này và sẽ có một phương pháp sư phạm hiệu quả từ những gì họ học hỏi được tại đây. Trong tương lai, AUF cùng với nhiều đối tác nêu ra ý tưởng thành lập một Trường tiến sĩ về khoa học xã hội cho khu vực, để hỗ trợ cho nhiều nghiên cứu sinh trên con đường làm luận án tiến sĩ. Trong ý tưởng của chúng tôi, tất nhiên điều này còn chờ khẳng định từ phía các đối tác, cần phải có một hệ thống hỗ trợ cho các nghiên cứu sinh, nhất là các nghiên cứu sinh tại châu Á. Chúng ta phải làm sao để các nghiên cứu sinh không đơn độc, không bị tách rời khỏi các nhóm nghiên cứu

cũng như các nghiên cứu sinh đồng nghiệp khác. Khóa học mùa hè Tam Đảo sẽ là một cơ hội tốt, là nơi tập hợp cộng đồng nghiên cứu sinh và giúp họ củng cố nền tảng khoa học và phương pháp luận trong nghiên cứu. Vì vậy, chúng ta hy vọng, nếu các cơ quan đồng tổ chức hỗ trợ Khóa học mùa hè quan tâm, và nếu dự án thành lập Trường tiến sĩ được khởi động, thì việc kết hợp hai sáng kiến này sẽ có thể được thực hiện và Khóa học mùa hè Tam Đảo sẽ còn được tổ chức nhiều năm nữa để mang lại một sự giúp đỡ quý báu cho công tác đào tạo các nhà nghiên cứu và các giảng viên trẻ của châu Á trong các ngành khoa học xã hội. Cám ơn sự chú ý của quý vị.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 29 ]


Bản đồ vị trí

Ranh giới tỉnh Thị trấn Tam Đảo

Nguồn: Tomorrow Media.


Phần 1 Phiên toàn thể

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 31 ]



1.1. Khác biệt xã hội và bất bình đẳng ở Đông Nam Á. Thực trạng dưới góc nhìn đa ngành và lịch đại Jean-Luc Maurer, Viện nghiên cứu quốc tế và phát triển (IHEID)

(Nội dung gỡ băng) Tôi xin cảm ơn Viện Khoa học xã hội Việt Nam và các cơ quan đối tác của Pháp là AFD, IRD, AUF, ÉFEO, Đại học Nantes – và đặc biệt cảm ơn Stéphane Lagrée, anh thực sự là trụ cột của Khóa học mùa hè Tam Đảo ngay từ năm đầu tiên sự kiện này được tổ chức. Cũng chính anh đã có lời mời tôi tham dự Khóa học mùa hè Tam Đảo lần thứ 5 năm nay. Lời mời tham gia Khóa học mùa hè về khoa học xã hội đã từ những năm trước, lý do là bởi từ gần mười năm nay hè nào tôi cũng sang giảng dạy trong thời gian từ 2 đến 3 tuần tại Việt Nam. Viện nghiên cứu nơi tôi công tác đang có một chương trình đào tạo bậc thạc sĩ về nghiên cứu phát triển. Chương trình giảng dạy được thực hiện một phần tại Hà Nội. Chủ đề của Khóa học mùa hè Tam Đảo năm nay liên quan rất nhiều đến lĩnh vực thuộc

chuyên ngành của tôi. Vì tôi nghiên cứu về các chính sách phát triển châu Á và phần lớn các nghiên cứu của tôi đều được thực hiện ở Đông Nam Á, chủ yếu về Indonesia, ngoài ra cũng có nghiên cứu về Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, và Malaysia [1]. Do đó, tôi biết khá rõ thực tiễn của khu vực, có lẽ còn kỹ hơn cả hai nước quê hương tôi là Pháp và Thụy Sĩ! Bên cạnh đó, đều đặn nhiều năm nay, tôi cùng với các đồng nghiệp khác của Viện Nghiên cứu Phát triển Genève tham gia giảng dạy về các vấn đề liên quan đến bất bình đẳng xã hội. Tôi hy vọng những nội dung tôi trình bày sẽ mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới cho vấn đề cơ bản này. Khi chuẩn bị bài giảng này, tôi cũng có tham vọng trình bày một bài dẫn nhập giới thiệu một bức tranh tổng thể về chủ đề của chúng ta, nhưng tôi cũng hy vọng những nội dung trong bài giảng của tôi sẽ phục vụ cho việc

[1] Trong tiếng Pháp, tên gọi Malaysia chỉ đất nước bao gồm các đảo nằm rải rác trong vùng biển phía Nam Trung Quốc (…), còn tên gọi Malaisie dùng để chỉ phần quần đảo của nước này (…), De Koninck, R (2005), “L’Asie du Sud-Est”, Armand Colin, Paris.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 33 ]


thảo luận ở phần sau, cũng như cho toàn bộ các hoạt động trong suốt tuần học tại Tam Đảo. Tôi muốn trình bày thực trạng của 10 nước trong khu vực, so sánh thực tế của các nước dưới góc nhìn lịch đại vì ngoài tính đương đại và bối cảnh cụ thể của từng sự kiện, các quá trình phân biệt xã hội đều đặt trong lịch sử, văn hóa và trong thời gian dài. Điều này đã được Denys Lombard, một trong những người thầy của tôi nhắc tới. Trong bài giảng của tôi, tất nhiên không thiếu các số liệu. Nhiệm vụ của nhà nghiên cứu là đo đếm và định lượng, nhưng như thế chưa đủ, nhà nghiên cứu còn có nhiệm vụ phải hiểu, có thể là nhờ vào việc sử dụng số liệu, nhưng cũng có thể thông qua phân tích định tính. Là một nhà nghiên cứu chính sách, tôi rất coi trọng cả hai phương pháp tiếp cận này. Sau phần mở đầu giới thiệu lý do tại sao tôi lựa chọn phân tích vấn đề bất bình đẳng và phân biệt xã hội trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á, phần chính trong bài giảng của tôi sẽ có ba nội dung lớn. Trong phần một, tôi sẽ giới thiệu các yếu tố thống nhất và đa dạng của khu vực Đông Nam Á, những yếu tố này thường là kết quả của một quá trình lịch sử dài và phức tạp. Trong phần hai, tôi sẽ trình bày ngắn gọn về con đường phát triển của các nước trong khu vực. Ở phần này, tôi sẽ nhấn mạnh mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và các vấn đề bất bình đẳng. Trong phần cuối, tôi sẽ so sánh các vấn đề bất bình đẳng ở hai nước: Indonesia và Việt Nam. Đây là hai nước mà tôi đánh giá là có mô hình điển hình về bất bình đẳng trong khu vực. Phần kết luận trong bài giảng của tôi sẽ dành để phân tích về những bế tắc của mô hình phát triển hiện nay và những giải pháp có thể có để giải quyết những bế tắc đó.

Về tầm quan trọng của việc ưu tiên nghiên cứu bất bình đẳng và lý do lựa chọn khu vực Đông Nam Á làm khu vực phân tích điển hình Tại sao một nhà nghiên cứu chuyên về các vấn đề phát triển lại lựa chọn phân tích các vấn đề về khác biệt và bất bình đẳng xã hội và ưu tiên nghiên cứu các vấn đề này? Câu trả lời chắc chắn là vì, với những vấn đề môi trường càng ngày càng bức xúc bởi là hậu quả của mô hình phát triển kinh tế hiện nay, vấn đề phân biệt và bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng chắc chắn là yếu tố có vai trò quyết định nhất đối với công bằng xã hội, ổn định chính trị, hòa bình và tương lai của nhân loại. Khác biệt và bất bình đẳng xã hội hiện nay đang ngày càng gia tăng ở tất cả các nước trên thế giới từ khi làn sóng toàn cầu hóa dựa trên mô hình tự do mới bắt đầu lan rộng trên toàn hành tinh vào đầu những năm 1980, với « cuộc cách mạng » bảo thủ của Reagan và Thatcher. Từ 30 năm trở lại đây, chúng ta đã thực sự chứng kiến sự quay trở lại của kỷ nguyên bất bình đẳng vốn là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản dã man vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Kỷ nguyên này đã kết thúc bằng cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tiếp nối sau đó là cuộc đại khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 1929 và một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai trên quy mô toàn hành tinh với mức độ tàn phá nặng nề hơn. Tất cả các yếu tố này đều có quan hệ qua lại và để lại những hậu quả khủng khiếp. Cách nhau một thế kỷ, dường như lịch sử đang lặp lại, và giai đoạn chiến thắng của chủ nghĩa tư bản tài chính mà chúng ta đang trải qua cũng có thể dẫn tới những hậu quả bi thảm không kém. Vì những lý do đó, các nghiên cứu về phát triển cần dành một mức độ ưu tiên nhất định cho

[ 34 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


phân tích các hiện tượng khác biệt và bất bình đẳng xã hội. Những phân tích này sẽ giúp hiểu rõ hơn bản chất của các hiện tượng

Bảng

1

khác biệt và bất bình đẳng xã hội, từ đó giúp tìm ra giải pháp kiềm chế và giảm bớt các hiện tượng đó.

Kết quả nghiên cứu chính của WIDER

Các nước lấy mẫu trong mỗi nhóm

Tỷ lệ dân số của các nước lấy mẫu

Tỷ lệ dân số thế giới

Tỷ lệ GDP-PPP của các nước lấy mẫu

Tỷ lệ GDP-PPP thế giới

Tăng bất bình đẳng

48

59

47

78

71

Tăng theo hình chữ U

29

55

44

73

66

Bất bình đẳng giảm

9

5

4

9

8

Không có xu hướng

16

36

29

13

12

Không tính trong mẫu

20

9

Tổng số

73

100

100

100

100

Nguồn: Giovanni Andrea Cornia with Sampsa Kiiski (2001)“Trend in Income Distribution in the Post-World War II Period: Evidence and Interpretation”, Wider Discussion Paper N°. 89, UNU/WIDER: Helsinki.

Bảng 1 giới thiệu các kết quả của nghiên cứu do WIDER – Viện nghiên cứu kinh tế của trường Đại học LHQ đặt tại Helsinki – thực hiện. Các nghiên cứu của Viện quan tâm rất nhiều đến các vấn đề bất bình đẳng xã hội. Nghiên cứu này được thực hiện tại 73 nước trong giai đoạn 1960-1990. Trong số 73 nước được nghiên cứu, 48 nước có mức chênh lệch về thu nhập ngày càng gia tăng. Các

bất bình đẳng này biến thiên theo hình chữ « U » ngược, quan sát được tại 29 nước, điều này đi ngược lại với thuyết tân cổ điển của Simon Kuznets. Lát nữa, tôi sẽ quay lại điểm này. Đúng là các số liệu này đã hơi cũ, nhưng nếu WIDER thực hiện một nghiên cứu tương tự đối với giai đoạn 1980-2010, tôi chắc chắn rằng sẽ không có nước nào nằm trong nhóm có sự sụt giảm về bất bình đẳng xã hội.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 35 ]


Bảng B t bình ng T ng

n

Những thay đổi trong chênh lệch về thu nhập tại 73 nước giai đoạn 1960 – 1990

2 Các n

c phát tri n

12: Úc, Canada, an M ch, Ph n Lan, , Nh t B n, Hà Lan, Niu Dilân, Tây Ban Nha, Th y i n, Anh, M

nh

3: Áo, B ,

c

Các n

c ang phát tri n

Các n

c ang chuy n

i

T ng s

15: Achentina, Chilê, Trung Qu c, Colombia, Guatemala, Hong Kong, Mehicô, Pakistan, Panama, Nam Phi, Srilanka, ài Loan, Thái Lan, Venezuela

21: Acmênia, Azerbaijan, Bungari, Crôatia,CH Sec, Estonia, Grudia, Hungari, Kazakhstan, Latvia, Litva, Macedonia, Moldova, Ba Lan, Rumani, Nga, Slovakia, Slovenia, Ukraina, Yugoslavia

48

12: Bangladet, Braxin, B bi n Ngà, CH Dominica, El Salvador, n , Indonexia, Puerto Rico, Senegal, Singapore, Tanzania, Th Nh K

1: Belarus

16

Gi m

2: Pháp, Na Uy

7: Bahamas, Honduras, Jamaica, Hàn Qu c, Malaysia, Philippines, Tuynidi

0

9

T ng s

17

34

22

73

Nguồn: Giovanni Andrea Cornia with Sampsa Kiiski (2001)“Trend in Income Distribution in the Post-World War II Period: Evidence and Interpretation”, Wider Discussion Paper N°. 89, UNU/WIDER: Helsinki.

Bảng 2 phân biệt ba nhóm nước: các nước phát triển, các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Có thể nhận thấy là trong số 22 nước có nền kinh tế chuyển đổi, 21 nước có hiện tượng bất bình đẳng về thu nhập ngày càng gia tăng. Nước duy nhất không gặp phải tình trạng này lại là nước duy nhất chưa mở cửa thị trường, đó là Belarus! Các bạn cũng có thể thấy là phần lớn các

nước nói tiếng Anh công nghiệp hóa, vốn là những nước đầu tiên cưỡi lên con ngựa chiến của làn sóng toàn cầu hóa tân tự do, đều là những nước có hiện tượng bất bình đẳng gia tăng. Chỉ có một số nước, như Pháp hay Na Uy, vào thời điểm đó, vẫn còn là những nước có bất bình đẳng giảm đi. Nhưng hiện nay ở cả hai nước này, các vấn đề bất bình đẳng lại đang có chiều hướng gia tăng.

[ 36 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Hình

1

T l tiêu dùng cá nhân trên th gi i n m 2005

Tỷ lệ tiêu dùng cá nhân trên thế giới, 2005

Nghèo nh t th gi i chi m 20% tiêu dùng 1,5%

Trung bình c a th gi i chi m 60% tiêu dùng 21,9%

Giàu nh t th gi i chi m 20% tiêu dùng 76,6%

Nguồn: World Bank Development indicators 2008.

Về điểm này, số liệu của Ngân hàng thế giới cho thấy tình hình rất đáng báo động. So với tổng mức tiêu dùng chung của thế giới năm 2005, 20% những người nghèo nhất chỉ tiếp cận được với 1,5%. Nhóm mà chúng ta gọi là

Hình

2

« tầng lớp trung bình », tức là 3/5 số những người ở tốp giữa cũng chỉ chiếm 22% tổng mức tiêu dùng chung của toàn thế giới. Phần còn lại, 20% những người giàu nhất chiếm tới 3/4 tổng mức tiêu dùng.

Chênh lệch về tiêu dùng trên thế giới năm 2005

T l tiêu dùng cá nhân trên th gi i (%)

Th p phân v dân s th gi i (VD: 1 = nghèo nh t 10%; 2 = nghèo nh t 11-20%)

Nguồn: World Bank Development indicators 2008

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 37 ]


Biểu đồ này còn phân tích sâu hơn và cho thấy mức độ chênh lệch trong bất bình đẳng về tiêu dùng của năm 2005 xét theo đơn vị 1/10. 1/10 số người giàu nhất chiếm tới gần 60% mức tiêu dùng của thế giới, cao hơn 120 lần so với nhóm 1/10 những người nghèo nhất, vốn chỉ chiếm 0,5% tổng mức tiêu dùng thế giới. Nếu lấy nhóm 1/10 thứ hai tính từ dưới lên với mức tiêu thụ chiếm 1%, khoảng cách chênh lệch vẫn gấp tới 60 lần. Vẫn cứ tiếp tục so sánh như vậy, ta đều có thể thấy khoảng cách giữa người nghèo và người giàu đang không ngừng gia tăng trên thế giới. Nếu lấy đơn vị tính là 1/100 hoặc 1/1000, các con số sẽ còn ấn tượng hơn nữa vì mức độ tập trung sự giàu có chỉ diễn ra chủ yếu ở đỉnh kim tự tháp. Tất cả những điều trên chứng tỏ rằng chúng ta hoàn toàn có lý khi phân tích vấn đề bất bình đẳng xã hội như là một hiện tượng xã hội có sức tàn phá khủng khiếp nhất trên quy mô toàn thế giới trong khoảng 30 năm trở lại đây. Đông Á, đặc biệt là Đông Nam Á là một khu vực rất thú vị để phân tích vấn đề mà tôi đề cập đến ở trên. Vì những lý do lịch sử, văn hóa và tôn giáo, bất bình đẳng xã hội luôn được nhìn nhận ở mức độ khá ôn hòa nếu so với các khu vực khác trên thế giới, như Nam Mỹ – Braxin, Colombia, Bolivia – hoặc khu vực phía Nam châu Phi – Botswana, Namibia, Nam Phi. Nhận định này cũng được khẳng định trong bản báo cáo nổi tiếng năm 1993 của Ngân hàng thế giới về cái gọi là “Sự Thần kỳ Đông Á”, một báo cáo được phân tích và bị chỉ trích rất nhiều. Báo cáo này phân tích 7 nước trong khu vực là Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia, là bốn nước thuộc khu vực Đông

Nam Á, và ba “con rồng nhỏ” của Đông Á là Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông. Kết luận chính mà báo cáo này đưa ra là khu vực Đông Á có đặc điểm chung là “tăng trưởng công bằng” – “Growth with Equity”. Nếu phân tích ở một cấp độ khác, mặc dù có những khác biệt rất lớn, các nước Đông Nam Á đều có một “nền tảng văn hóa chung” lâu đời – đây là khái niệm mà nhà nghiên cứu phương đông học danh tiếng Paul Mus đã đưa ra trong tác phẩm nổi tiếng của mình có tên gọi Góc châu Á (L’angle de l’Asie). Trong công trình này, nhìn chung Paul Mus ca ngợi rất nhiều các giá trị bình đẳng, chia sẻ và bình dị. Theo những nghiên cứu mới nhất của giáo sư Edison Liu, một nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Hoa hiện đang làm việc tại Singapore, tất cả các dân tộc thuộc khu vực Đông Nam Á đều có chung một tổ tiên, kể cả các dân tộc được gọi là thiểu số? Tất nhiên Paul Mus chưa nghĩ đến điều này khi ông đề cập đến khái niệm “nền tảng văn hóa chung”, đây là một khái niệm quan trọng trong phân tích các vấn đề về bất bình đẳng. Hơn nữa, Đông Á rộng lớn hơn Đông Nam Á, và bất bình đẳng xã hội nói chung vẫn ở mức ôn hòa ở hai nước nổi bật của hiện tượng “thần kỳ châu Á” là Hàn Quốc và Đài Loan. Tính riêng ở 10 nước Đông Nam Á, tình hình bất bình đẳng có khác nhau tùy theo các yếu tố lịch sử, văn hóa, chính trị mà chúng ta sẽ phân tích sau đây. Điểm chung duy nhất, không tính trình độ xuất phát điểm của mỗi nước, đó là bất bình đẳng luôn có chiều hướng gia tăng từ khoảng 20 – 30 năm trở lại đây ở hầu hết các nước này.

[ 38 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bảng

3

Các qu c gia “Th n k ông Á” : b t bình ng v thu nh p gia t ng m nh Các nước thuộc “Thần kỳ Đông Á”: trong giai hiện o ntượng 1970-1995

bất bình đẳng gia tăng mạnh, giai đoạn 1970-1995

Qu c gia và giai o n

Ph

ng pháp tính

H s Gini b t u

H s Gini k t thúc

H ng Kông, 1971-91

Thu nh p bình quân h gia ình

40.9

45.0

Singapore, 1973-89

Thu nh p bình quân h gia ình

41.0

49.0

ài Loan, 1985-95

Thu nh p bình quân h gia ình

29.0

31.7

Hàn Qu c, 1970-88

Thu nh p bình quân h gia ình

33.3

33.6

Malaysia, 1973-1989

Thu nh p

50.1

45.9

Thái Lan, 1975-92

Chi tiêu

u ng

i

36.4

46.2

Indonesia, 1970-95

Chi tiêu

u ng

i

34.9

34.2

Trung Qu c, 1985-95

Thu nh p

29.9

38.8

Philippines, 1985-94

Chi tiêu

u ng

i

41.0

42.9

Vi t Nam, 1993-2003

Chi tiêu

u ng

i

35.5

±40.0

u ng

i

u ng

i

Nguồn: World Bank Database.

Bảng này cho thấy bất bình đẳng về thu nhập và tiêu dùng tăng ở các nước thuộc hiện tượng “Thần kỳ Đông Á” trong các khoảng thời gian khác nhau tính từ đầu những năm 1970 cho đến giữa những năm 1990. Tôi xin thêm vào đây hai nước là Trung Quốc và Việt Nam, hai nước này tham gia vào nhóm ở khoảng giữa giai đoạn, còn Philippines thì chưa bao giờ có mặt. Vấn đề bất bình đẳng là vấn đề phức tạp và khó so sánh. Thứ nhất là bởi các nước không có chung các chỉ số: một số nước sử dụng chỉ số thu nhập, một số nước khác sử dụng chỉ số tiêu dùng; có nước lại sử dụng chỉ số tiêu dùng theo đầu người, nước khác lại tính chỉ số tiêu dùng theo hộ. Mặt khác, các năm được sử dụng làm mốc tham chiếu cũng không giống nhau. Điều này khiến cho phân tích so sánh khó hơn rất nhiều. Trong bảng này, mỗi nước có một năm xuất phát và năm kết thúc khác nhau, và hệ số Gini tương ứng, đây là chỉ số quan trọng được sử dụng cho phân tích bất bình đẳng. Có thể thấy bất bình đẳng tăng ở 8/10 nước

trong giai đoạn 1970-1995, nhưng có nhiều khác biệt lớn: - Ở Singapore, Hồng Kông và Philippines, mức độ bất bình đẳng, vốn đã cao lại vẫn còn tiếp tục tăng. Nếu chỉ lấy riêng trường hợp điển hình là Singapore, có thể thấy nước này có mức độ bất bình đẳng cao nhất thế giới: hệ số Gini vốn đã rất cao vào năm 1973 (41) lại vẫn tiếp tục tăng mạnh tới tận năm 1989 (49). Với hệ số Gini cao như vậy, đảo quốc nhỏ bé này của khu vực Đông Nam Á được xếp ngang với Braxin về mức độ bất bình đẳng xã hội. Braxin vẫn luôn được coi là nước vô địch thế giới về vấn đề này, cho dù có vẻ như kể từ khi tổng thống Lula da Silva đưa ra các chính sách về tái phân phối, bất bình đẳng ở nước này đã giảm đáng kể. - Với mức xuất phát điểm nói chung khá thấp, bất bình đẳng gần như bùng nổ ở Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc vốn rất bình đẳng trong 30 năm đầu tiên sau khi lập nước, có mức xuất phát điểm thấp hơn

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 39 ]


30 vào năm 1985, sau đó tăng lên đến mức 40 vào năm 1995. Hiện nay, chỉ số này của Trung Quốc là 50. Với mức này, Trung Quốc được xếp vào nhóm các nước bất bình đẳng nhất trên thế giới. Việt Nam cũng có một quy trình lịch sử tương tự, hiện đang có hệ số Gini ở mức 40; - Bất bình đẳng cũng gia tăng ở Đài Loan và Hàn Quốc, nhưng vì xuất phát điểm thấp nên nhìn chung bất bình đẳng ở hai nước này hiện vẫn ở mức tương đối thấp; - Mức độ bất bình đẳng chỉ giảm ở hai nước là Malaysia và Indonesia. Ở Indonesia, mức độ xuất phát điểm thấp và hiện nay vẫn ở mức tương đối thấp. Ngược lại, ở Malaysia, mức độ bất bình đẳng xuất phát điểm rất cao vào thời điểm nước này giành độc lập, sau đó giảm nhờ các chính sách tích cực mà Thủ tướng Mahathir đưa ra để hỗ trợ cho đại bộ phận người dân nước này. Tuy nhiên, bất bình đẳng ở nước này hiện vẫn ở mức tương đối cao. Ngoài những bình luận theo thời điểm đã giới thiệu ở trên, nhìn chung bất bình đẳng có xu hướng giảm kể từ khi các nước giành được độc lập cho đến những năm 1980, cho dù tăng trưởng kinh tế của các nước ở các mức khác nhau. Chỉ đến khi làn sóng toàn cầu hóa của những năm 1980 bắt đầu lan

sang các nước này và nhấn chìm chúng thì bất bình đẳng mới tăng trở lại. Điều này đi ngược lại với thuyết tân cổ điển mà Simon Kuznets đưa ra vào những năm 1950 mà theo đó, bất bình đẳng luôn có xu hướng tự nhiên là tăng trong giai đoạn đầu khi có tăng trưởng kinh tế, sau đó sẽ giảm khi thành quả của tăng trưởng được chia sẻ đồng đều hơn cho tất cả mọi người. Hơn nữa, phần lớn các lý giải đều không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố lịch sử hay văn hóa mà còn phụ thuộc vào các chính sách phát triển được đưa ra. Không phải ngẫu nhiên mà bất bình đẳng gia tăng hay giảm đi. Bất bình đẳng tăng hay giảm còn phụ thuộc vào các chính sách công mà các nhà lãnh đạo đưa ra áp dụng. Việc Hàn Quốc đạt được kết quả như họ có không phải là nhờ vào một điều thần kỳ. Bất bình đẳng không phải là định mệnh bắt buộc, nó phụ thuộc một phần vào các chính sách công, về thuế khóa và tái phân phối thu nhập xã hội. Có vẻ như trong bài giảng này, tôi đang reo rắc tư tưởng “bi quan về lý trí” và “lạc quan về ý chí” mà Antonio Gramsci đã đưa ra. Phân tích của tôi thực tế là thiên về màu tối hơn, nhưng tôi tin rằng luôn luôn có cách để cải thiện tình hình nhờ vào việc đưa ra các chính sách phù hợp.

[ 40 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bảng

10 qu c gia NÁ:

10 quốc gia Đông Nam Á: làm rõ những khác biệt tình trong tr ngbấtb bình t bình thu nh p đẳng vềng thu v nhập 4

N m i u tra

Q1

Q5

Quan h Q5/Q1

H s Gini

Myanmar (Bi)

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

Brunây (Br)

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

Campuchia (C)

1997 (C)

6.9

47.6

6.9

40.4

Indonesia (I)

2002 (C)

8.4

43.3

5.2

34.3

Lào (L)

1997 (C)

7.6

45.0

6.0

37.0

Malaysia (M)

1997 (I)

4.4

54.3

12.4

49.2

Philippines (P)

2000 (C)

5.4

52.3

9.7

46.1

Singapore (S)

1998 (I)

5.0

49.0

9.7

42.5

Thái Lan (T)

2000 (C)

6.1

50.0

8.3

43.2

Vi t Nam (V)

2002 (C)

7.7

43.0

5.5

34.8

Nguồn: Báo cáo thế giới về phát triển con người năm 2005, UNDP.

Bảng này tập hợp một số chỉ số mới nhất về những khác biệt trong bất bình đẳng về thu nhập ở 10 nước Đông Nam Á. Năm thực hiện điều tra và các chỉ số sử dụng là khác nhau. Trong bảng này cũng có sử dụng một chỉ số lớn khác, thường được sử dụng để tính toán bất bình đẳng, đó là chỉ số so sánh giữa nhóm 1/5 nghèo nhất (Q1) và nhóm 1/5 giàu nhất (Q5). Từ so sánh hai nhóm này, ta thấy có nhiều khác biệt lớn. Cụ thể, đối với Malaysia, tương quan Q1/Q5 cao hơn 12, có nghĩa là nhóm 1/5 những người giàu nhất giàu hơn nhóm 1/5 những người nghèo nhất đến 12 lần. Nếu lấy các nước có mức độ bất bình đẳng thấp nhất Đông Nam Á, như Indonesia và Việt Nam, mức chênh lệch giàu nghèo giữa nhóm 1/5 những người giàu nhất và 1/5 những người nghèo nhất chỉ là 5 lần. Kết luận này cũng được thể hiện trong chỉ số Gini.

1.1.1. Thống nhất và đa dạng của khu vực Đông Nam Á: kết quả của một quá trình lịch sử dài và phức tạp Làm thế nào để lý giải tình hình thực tế cũng như những khác biệt trong khu vực? Tôi thấy không thể làm được điều này nếu không quay lại xem xét trong lịch sử. Ngay từ những thế kỷ đầu tiên của lịch sử (theo lịch Thiên chúa), hai làn sóng ảnh hưởng văn hóa ngoại lai lớn đã lan sang Đông Nam Á – khu vực “góc châu Á - Angle de l’Asie” theo cách gọi của Paul Mus, “nằm giữa Ấn Độ và Trung Hoa” theo cách gọi của Michel Bruneau. Làn sóng ảnh hưởng lớn nhất là hiện tượng Ấn hóa, và làn sóng thứ hai là hiện tượng Trung Hoa hóa. Làn sóng thứ nhất đều tác động dù ít hay nhiều đến tất cả các nước trong khu vực và để lại dấu ấn lâu dài, đặc biệt là ở Campuchia và Indonesia. Việt Nam là nước duy nhất chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa, trong khi đó Philippines gần như nằm ngoài hai quá

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 41 ]


trình tiếp biến văn hóa này. Nhấn mạnh điểm này là rất quan trọng, vì mặc dù Philippines thuộc về khu vực Đông Nam Á, kể cả về địa lý và chính trị, nhưng nhiều yếu tố lại khiến nước này gần hơn với khu vực Nam Mỹ về lịch sử và văn hóa. Điều này là kết quả của việc nước này không bị chịu ảnh hưởng từ hai làn sóng văn hóa ngoại lai tiền thực dân, và là nước duy nhất hướng sang bờ kia của Thái Bình Dương do liên tiếp nằm dưới sự đô hộ của Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Nếu không kể trường hợp ngoại lệ của Philippines, rất nhiều giá trị chung về tôn giáo và triết học gốc Ấn, là đạo Hindou và nhất là đạo Phật, hoặc gốc Trung Hoa, chủ yếu là đạo Khổng, đều thấm đẫm trong các xã hội Đông Nam Á và để lại một di sản, là một phần nguồn gốc của “nền tảng văn hóa chung” mà Paul Mus đã nhắc đến. Trong số những giá trị chung đó, có nhiều yếu tố mang lại một nhân sinh quan khá bình đẳng về xã hội: ý thức chia sẻ, tính bình dị và thanh đạm, những phẩm chất mà ta có thể thấy trong đạo Phật. Nếu nhìn vào lịch sử gần hơn, có thể thấy đạo Hồi, mặc dù có mặt trong khu vực muộn hơn rất nhiều – từ thế kỷ 12 – và chủ yếu ảnh hưởng tới cộng đồng người Mã Lai, cũng đã chứa đựng nhiều giá trị mà tựu chung lại đều rất gần với tính khiêm nhường, tình đoàn kết và lòng từ thiện. Nhưng quá trình đô hộ từ phương Tây đã làm sâu sắc thêm những khác biệt vốn có. Một mặt, một số vùng trong khu vực bị đô hộ từ rất sớm, ngay từ cuối thế kỷ 16, như trường hợp quần đảo Mã Lai, Java hay Luzon, trong khi một số khu vực khác mãi đến giữa hoặc cuối thế kỷ 19 mới bị đô hộ, như trường hợp của đảo Bali, đảo phía bắc Sumatra, Campuchia hay Việt Nam. Một số vùng khác lại không thực sự bị thực dân hóa, như trường hợp của Thái Lan và các vùng lân cận, phía sâu trong các đảo

lớn hoặc các vùng núi cao. Điều quan trọng là cần phải hiểu rằng thời điểm quần đảo Mã Lai và đảo Java bị đô hộ bởi thực dân phương Tây cách thời điểm mà các vùng khác của khu vực Đông Nam Á bị đô hộ (vào thế kỷ 19, 20) đến gần ba thế kỷ. Mặt khác, tất cả các cường quốc thực dân phương Tây đều tham gia xâu xé khu vực này. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước đầu tiên đặt chân lên khu vực vào thế kỷ 16, 17, tiếp theo đó là Hà Lan – người ta thường quên một thực tế là đất nước nhỏ bé này đã đô hộ một phần rất lớn trên thế giới vào thế kỷ 17 với sự có mặt của mình trên khắp các châu lục –, Anh, Pháp, sau đó là Hoa Kỳ vào thế kỷ 19, và cuối cùng là Nhật Bản với thời gian rất ngắn vào thế kỷ 20. Các dự án, phương pháp, cách thức và kết quả từ các quá trình đô hộ khác nhau giữa các nước hiển nhiên đã làm sâu sắc thêm sự khác biệt và đa dạng vốn có giữa các nước trong khu vực. Đạo Thiên chúa, đi cùng với quá trình thực dân hóa, chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến các vùng chưa bị tác động từ Ấn Độ, Trung Hoa hoặc đạo Hồi, trường hợp điển hình là Philippines – đạo Cơ đốc được những người Tây Ban Nha du nhập vào nước này – và các vùng ngoại vi. Đạo Thiên chúa cũng đóng góp thêm một viên đá vào “nền tảng văn hóa chung” cũng với những giá trị về sự khiêm nhường, tinh thần đoàn kết và lòng nhân đạo. Tất nhiên đây là những giá trị nhìn nhận về mặt lý thuyết, còn thực tiễn thì lại rất xa mới được như vậy. Nếu phác họa bằng những nét lớn trong quá trình lịch sử dài và phức tạp của khu vực, có thể thấy, chủ nghĩa quốc gia dân tộc bắt đầu biểu hiện ngay từ đầu thế kỷ 20 đã dẫn tới quá trình giải phóng thuộc địa có đặc điểm khá tương đồng, nhưng tuyên bố độc lập của các nước lại rất khác nhau. Sau Thế chiến thứ hai và những dấu ấn đau thương của việc

[ 42 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Nhật Bản xâm lược tác động đến toàn bộ khu vực, một số nước đã giành được độc lập bằng đấu tranh vũ trang, như trường hợp của Indonesia hoặc Việt Nam. Một số khác giành được độc lập bằng con đường “hòa bình” hơn, như Malaysia hoặc Campuchia. Tất cả các nước Đông Nam Á giành được độc lập trong giai đoạn từ năm 1945 như Indonesia, Việt Nam, Philippines, Myanmar – đến cuối những năm 1950 hoặc đầu những năm 1960 như Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore đều ghi vào hiến pháp các giá trị giống nhau. Có thể tìm thấy trong đó các nguyên tắc phát triển công bằng, công bằng xã hội và dân chủ. Tuy nhiên hình thái biểu hiện lại rất đa dạng, như chủ nghĩa quốc gia dân tộc xã hội của chế độ Sukarno ở Indonesia, chủ nghĩa xã hội khắc kỷ ở Myanmar hay đề cao độc lập dân tộc ở Việt Nam. Các yếu tố này chủ yếu nghiêng về các đặc điểm tương đồng nhiều hơn là đa dạng. Sang thời kỳ hậu thuộc địa, tất cả các nước Đông Nam Á đều có những biến động phức tạp và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi chiến tranh lạnh vốn biến khu vực này thành “điểm nóng” chính của thời kỳ căng thẳng này. Một số nước ngay lập tức đã đứng về phe Tây phương như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore và áp dụng các chiến lược hiện đại hóa và phát triển theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Nước duy nhất đứng về phe chủ nghĩa xã hội

là Việt Nam. Các nước khác ban đầu đã cố gắng đi theo con đường thứ ba là con đường không liên kết – Indonesia, Myanmar, Lào, Campuchia –, sau đó rốt cuộc cũng lại đứng sang phe phương Tây như Indonesia năm 1965 hoặc phe xã hội chủ nghĩa như Campuchia và Lào năm 1975. Nước duy nhất đứng ngoài các khối là Myanmar. Các nước Đông Nam Á tất cả đều lần lượt trở thành thành viên của ASEAN, tổ chức được thành lập năm 1967, trừ Myanmar mới gia nhập những năm gần đây. Trong trường hợp Việt Nam, con đường phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước này lựa chọn đã giúp nước này hội nhập một cách hoàn hảo vào tiến trình toàn cầu hóa tân tự do. Quá trình hội nhập vào cơn lốc toàn cầu hóa kinh tế đã kích thích tăng trưởng, dẫn tới những thay đổi sâu sắc về mặt xã hội, được biểu hiện thông qua việc giảm nghèo đói, nhưng cũng dẫn tới sự gia tăng khoảng cách bất bình đẳng giữa những người được và những người mất từ tiến trình này. Kết cục là lịch sử phức tạp của khu vực đã tạo ra một bức tranh ghép với các mảng màu đa sắc về dân tộc, văn hóa, dân số, tôn giáo và chính trị, nhưng bên cạnh đó cũng vẫn có những yếu tố thống nhất, gắn bó trên phương diện kinh tế, xã hội và chính trị.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 43 ]


Bảng

5

ĐôngNam Nam Á: Á: tóm tắttnhững ông tóm t quáchặng trìnhđường l ch slịch sử nh h ng v n hóa ti n thu c a

C ng qu c cai tr

N m tuyên b cl p

Gia nh p ASEAN

M c m c a kinh t 2004-06

Ch s t do chính tr 2008 (0 n 2)

n.a.

Anh

1965

1967

407.9

1

Brunei

oH i

Anh

1984

1984

97.2

0

Malaysia

oH i

Anh

1957

1967

184.9

1

Thái Lan

o Ph t

n.a.

n.a.

1967

139.4

2

Singapore

Philippines

oH i (Mi n Nam)

TBN+M

1946

1967

75.2

2

Indonesia

oH i (sync.)

Hà Lan

1945 (49)

1967

52.8

2

Vi t Nam

o Kh ng

Pháp

1945 (75)

1995

170.6

0

Lào

o Ph t

Pháp

1953

1997

52.3

0

Campuchia

o Ph t

Pháp

1953

1999

138.8

1

Myanmar

o Ph t

Anh

1948

1997

52.8

0

Nguồn: Những tư liệu cá nhân của tác giả, WTO, UNDP.

Bảng này tóm tắt lịch sử phát triển của khu vực Đông Nam Á. Có thể thấy có nhiều sự khác biệt lớn. Chẳng hạn có thể thấy có sự không đồng nhất lớn trên phương diện kinh tế giữa các nước trong khu vực. Đơn cử trường hợp

của Singapore, nước này có tỷ lệ mở cửa kinh tế cao hơn 400%, tức là giá trị ngoại thương của nước này cao gấp 4 lần GDP. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Indonesia chỉ bằng một nửa mặc dù nước này có GDP tương đương.

[ 44 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bảng

Nam thông tintinccơ bản b nvềv dân dân Đông NamÁÁ::Các thông số 6 ông

s

Di n tích (km2)

Dân s 2010 (tri u)

T ng dân s 1990-95 (%)

T ng dân s 2010-15 (%)

Phân b dân c nông thôn / ô th (%)

Tu i trung v 2010

Ratio dép. 2010

Singapore

640

4.8

2.4

0.9

0/100

40.6

34.7

Brunei

5765

0.4

2.8

1.7

24.3/75.7

27.8

42.4

Malaysia

329758

27.9

2.6

1.5

27.8/72.2

26.3

51.3

Thái Lan

513115

68.1

1.2

0.5

66.0/34.0

33.2

41.2

Philippines

300000

93.6

2.3

1.7

51.1/48.9

23.2

60.7

Indonesia

1904842

232.5

1.5

1.0

55.7/44.3

28.2

48.7

Vi t Nam

331041

89.0

1.9

1.0

69.6/30.4

28.5

45.8

Lào

236800

6.4

2.7

1.8

66.8/33.2

20.6

68.1

Campuchia

181285

15.1

3.2

1.7

79.9/20.1

22.3

56.6

Myanmar

676572

50.5

1.4

1.0

66.3/33.7

27.9

47.2

Nguồn: De Koninck 2005, RDH 2010/UNDP.

Các chỉ số nhân khẩu học cũng cho thấy có nhiều khác biệt lớn giữa các nước Đông Nam Á. Rất khó, thậm chí có thể nói là không thể so sánh một nước như Singapore – với diện tích 640 km2, dân số 5 triệu người – với nước láng giềng là Indonesia – với diện tích 2 triệu km2 và dân số 240 triệu người. Giữa hai nước này tất nhiên không có cùng các vấn đề về phát triển. Trên phương diện này, yếu tố đa dạng thắng thế so với yếu tố thống nhất, mặc dù các chỉ số gia tăng dân số trong các giai đoạn 1990-1995 và 2010-2015 cho thấy tất cả các nước này đều đã trải qua thời kỳ quá độ về dân số, tất nhiên ở các thời điểm khác nhau.

1.1.2. Con đường phát triển của Đông Nam Á: tâm điểm là quan hệ giữa tăng trưởng, nghèo đói và bất bình đẳng Tập trung quan sát các nhóm chỉ số khác nhau về phát triển kinh tế và con người sẽ cho thấy bản chất các mối quan hệ hiện hữu trong các tiến trình phát triển giữa ba phương diện chính là tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và biểu hiện của bất bình đẳng xã hội. Tất các các nước Đông Nam Á tham gia vào sự “Thần kỳ Đông Á” đều bắt đầu tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mình vào những thời điểm khác nhau: Singapore, Thái Lan và Malaysia bắt đầu ngay thời kỳ đầu chiến tranh lạnh và lựa chọn đứng ngay về phe tư bản chủ nghĩa; còn Indonesia bắt đầu vào năm 1967, muộn hơn 20 năm. Tiến trình này diễn ra sớm hơn rất nhiều trước khi làn sóng toàn cầu hóa tân tự do bắt đầu diễn ra

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 45 ]


trong khu vực và trên thế giới từ đầu những năm 80 với cuộc “cách mạng” tự do được Reagan và Thatcher khởi xướng. Các chính sách công về phát triển mà các nước này áp dụng và theo đuổi trong nhiều thập kỷ, với việc sử dụng một chính sách bảo hộ tinh vi, đã giúp họ đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, đạt được kết quả giảm nghèo ấn tượng nhờ vào việc áp dụng các chính sách xã hội, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục và y tế. Đa số các nước có tỷ trọng nông nghiệp lớn trong kinh tế trước khi bước vào con đường phát triển đều đã dành ưu tiên cho phát triển nông nghiệp, nông thôn hơn là cho công nghiệp nặng và công nghệ cao. Điều này đã có tác động lớn đến mức sống của người dân. Các nước này có mức xuất phát điểm về bất bình đẳng rất khác nhau do lịch sử để lại. Bất bình đẳng có xu hướng gia tăng ở các nước lựa chọn áp dụng ngay từ đầu mô hình phát triển tư bản chủ nghĩa như tại Singapore, Thái Lan và Malaysia, trong khi chúng tương đối ổn định ở Indonesia vì nước này áp dụng mô hình tương tự nhưng muộn hơn 20 năm. Một dữ liệu khác có thể bổ sung để chúng ta sử dụng tại lớp học chuyên đề Tam Đảo được rút ra từ luận án “Tình hình đặc điểm bất bình đẳng tại Việt Nam / Dynamics of Inequality in Vietnam (1986-2008)” của chị Trần Thu Quỳnh do tôi hướng dẫn và được bảo vệ tại IHEID Geneva năm 2010. Trong luận án này, tác giả đã đưa ra một sự phân biệt thú vị giữa các bất bình đẳng mang tính cơ cấu, di sản lịch sử để lại và là kết quả của việc “tái sản xuất” – khái niệm của Pierre Bourdieu, với các bất bình đẳng mang tính tình huống, bối cảnh, do tình hình và sự phát triển kinh tế ở thời điểm nghiên cứu gây ra, cụ thể là bối cảnh toàn cầu hóa. Singapore, Thái Lan và Malaysia

là những nước mà các bất bình đẳng mang tính cơ cấu không chịu tác động từ quá trình phi thực dân hóa. Nhiều hiện tượng bất bình đẳng mới mang tính bối cảnh nảy sinh trên nền tảng những bất bình đẳng mang tính cơ cấu cũ – như tại Singapore. Việc các bất bình đẳng xuất hiện chồng lên nhau như vậy đã khiến hệ số Gini của nước này lên đến mức gần bằng 0,5. Như vậy, bất bình đẳng đã gia tăng tại các nước lựa chọn áp dụng ngay từ đầu mô hình phát triển tư bản chủ nghĩa, nhưng lại tương đối ổn định ở một nước duy nhất, chính là nước cũng áp dụng mô hình tương tự nhưng muộn hơn 20 năm. Khoảng cách này có lẽ lý giải phần nào đó sự ổn định các bất bình đẳng tại Indonesia, và bởi một lý do nữa là việc đất nước đã trải qua một tiến trình cách mạng, thời kỳ mà các bất bình đẳng mang tính cơ cấu đã bị xóa bỏ một phần lớn, như trường hợp của Việt Nam. Do những đặc thù về xã hội và chính trị mà lịch sử để lại, Philippines, mặc dù đã lựa chọn mô hình phát triển tư bản chủ nghĩa, lại là nước nằm ngoài sự phát triển năng động của hiện tượng “Thần kỳ Đông Á”. Kể từ đầu tiến trình toàn cầu hóa tân tự do vào những năm 80, tăng trưởng kinh tế tuy vẫn được duy trì nhưng thường bị giảm sút về tốc độ ở các nước thuộc hiện tượng “Thần kỳ châu Á”. Mặc dù vậy, kết quả giảm nghèo vẫn luôn đạt mức cao ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia trong bối cảnh chịu sự tác động lớn của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 - 1998. Các bất bình đẳng sau đó có xu hướng tăng ở khắp mọi nơi do tác động của các chính sách tự do hóa kinh tế và cắt giảm trợ cấp xã hội. Các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa vào thời điểm đó tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa bằng mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” như Việt Nam, Lào, Campuchia cũng có mức

[ 46 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


tăng trưởng kinh tế tăng mạnh, tỷ lệ nghèo đói giảm ấn tượng, nhất là ở Việt Nam. Nhưng ở nước này, bất bình đẳng xã hội cũng gia tăng một cách nhanh chóng, mặc dù điểm xuất phát là cực thấp. Hai nước Đông Nam Á

Bảng

7

Các n

nằm ngoài toàn bộ tình hình này là Brunây, nhờ đặc thù là nước quân chủ và dầu mỏ và Myanmar nhờ vào lựa chọn chính trị qua việc áp dụng chế độ độc tài quân sự.

c thu c nhóm “Th n k

ông Á”:

Các nước “Thần kỳ Đông Á”: biến thiên tăng trưởng di ntế, bi1965-1995 n t ng tr ng kinh t 1965-95 kinh

GDP/pc* 1965 (1995 PPP$**)

GDP/pc 1995 (1995 PPP$)

%/n m GDP 1965-80

%/n m GDP 1980-90

%/n m GDP 1990-95

Hàn Qu c

1528

13269

6.8

7.5

6.5

ài Loan

2324

15191

7.5

6.3

5.7

H ng Kông

4843

26334

6.2

5.1

4.9

Singapore

2648

23350

8.5

6.5

7.4

Thái Lan

1570

6723

4.6

6.4

6.8

Malaysia

2271

9458

3.6

4.2

6.0

Indonesia

817

3346

4.8

4.4

5.4

Philippines

1736

2475

2.9

-0.4

0.1

Vi t Nam

n.a.

1308

-0.8

4.7

5.8

Trung Qu c

771

2479

3.5

8.4

9.2

* pc: per capita, theo u ng i ng ** PPP: s c mua t ng

Nguồn: V. Ahuja et. al, World Bank 1997.

Bây giờ chúng ta sẽ đi sâu hơn vào phân tích vấn đề về tăng trưởng, nghèo đói và bất bình đẳng. Bảng này cho ta thấy biến thiên về tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1965 – 1995. Trong vòng 30 năm, GDP đầu người đã tăng mạnh ở hầu hết các nước trong vùng. Mức tăng GDP bình quân đầu người là 8 lần ở Hàn Quốc và Singapore, 6 lần ở Đài Loan, 5 lần ở Hồng Kông, 4 lần ở Indonesia và Malaysia, 3 lần ở Trung Quốc. Duy nhất GDP bình quân đầu người ở Philippines là dậm chân tại chỗ: chỉ tăng 1,4 lần. Một điểm nữa có thể thấy là nếu như chia thành ba giai đoạn nhỏ 1965-1980, 1980-1990 và 1990-1995, tăng trưởng kinh tế

đạt mức cao hơn ở giai đoạn đầu và dần dần chững lại ở hai giai đoạn sau. Như vậy dường như có thể thấy, quá trình toàn cầu hóa bắt đầu vào đầu những năm 1980 đã không thực sự kích thích tăng trưởng kinh tế ở các nước “con rồng” châu Á, nhất là ở Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này, như nhà kinh tế người Mỹ Dani Rodrik đã chỉ ra rằng toàn cầu hóa đã không tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế; hoặc Mark Weisbrot với bài nghiên cứu nổi tiếng là “The Emperor Has No Growth – tạm dịch Vị Hoàng đế không tăng trưởng” cũng đã thể hiện rõ điều này.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 47 ]


Pays Mirage de l’Asie »:: n du c «thu c nhóm “Th n Orientale k giảm ôngnghèo Á” Các nước “Thần kỳ Đông Á”: kết quả 8Các tượng, réductionấn spectaculaire la pauvreté, 1975-1995 thành1975-1995 t u gi de m nghèo1975-95

Bảng

S l ng 1975

S l ng 1985

S l ng 1993

S l ng 1995

% 1975

% 1985

% 1993

% 1995

ông Á

716,8

524,2

443,4

345,7

57,6

37,3

27,9

21,2

ông Á – Trung Qu c

147,9

125,9

91,8

76,4

51,4

35,6

22,7

18,2

Trung Qu c

568,9

398,3

351,6

269,3

59,5

37,9

29,7

22,2

Thái Lan

3,4

5,1

< 0,5

< 0,5

8,1

10

<1

<1

Malaysia

2,1

1,7

< 0,2

< 0,2

17,4

10,8

<1

<1

Indonesia

87,2

52,8

31,8

21,9

64,3

32,2

17

11,4

Philippines

15,4

17,7

17,8

17,6

35,7

32,4

27,5

25,5

Vi t Nam

n.a.

44,3

37,4

31,3

n.a.

74

52,7

42,2

Nguồn: V. Ahuja et. al, World Bank 1997.

Bảng này cho thấy mức giảm nghèo ấn tượng của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có lý khi đặt câu hỏi mức 1,25 USD PPP/ngày có ý nghĩa gì? Chỉ số cổ điển về nghèo đói này hiển nhiên không phản ánh hết thực tế của tình hình nghèo đói vốn phức tạp hơn và mang tính đa chiều nhiều hơn. Tuy vậy chuẩn nghèo này hiện vẫn đang được sử dụng trong khuôn khổ các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ MDGs. Tính theo chuẩn này, tỷ lệ nghèo đói đã giảm một nửa trong vòng 20 năm (1975-1995). Nếu xét tổng thể khu vực Đông Á, số người nghèo đã giảm từ 700 triệu xuống còn 345 triệu người. Ở một số nước như Thái Lan hay Malaysia, các hình thức nghèo đói gay gắt nhất (sức mua tương đương dưới 1,25 USD/người/ngày) gần như đã biến mất hoàn toàn cho tới khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998. Indonesia đã giảm tới 4 lần xét về số người nghèo và giảm tới 6 lần nếu tính theo tỷ lệ phần trăm! Mức giảm nghèo ấn tượng như

vậy là một hiện tượng đặc biệt và có thể nói là chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Ở phần này, tôi chưa quay lại đề cập đến vấn đề bất bình đẳng gia tăng trong khu vực. Nội dung này đã được giới thiệu và bình luận ở phần trước trong bảng “ Các nước thuộc hiện tượng Thần kỳ Đông Á”, trong đó đã làm rõ tình trạng bất bình đẳng đã tăng mạnh trong giai đoạn 1970-1995. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh là vấn đề bất bình đẳng thường chỉ thu hẹp trong khuôn khổ các bất bình đẳng về thu nhập và nhất là các bất bình đẳng về tiêu dùng, các chỉ số này dễ đo đếm hơn và thường được đo đếm nhiều hơn. Trên thực tế, bất bình đẳng xã hội mang một phương diện rộng lớn hơn. Nó còn được xác định thông qua việc phân bổ các yếu tố tư liệu sản xuất khác như đất đai, vốn, lao động và khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ bản phổ quát như: y tế, giáo dục, nhà ở, bảo hiểm xã hội, quyền công dân, v.v. Để đi xa hơn, tôi muốn đề xuất rằng, phân tích bất bình đẳng xã hội

[ 48 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


phải được dựa trên năm cặp đối lập: nông thôn /thành thị (khu vực), trung tâm/vành đai (vùng), đa số/thiểu số (dân tộc), chính thức/ phi chính thức (việc làm) và nam/nữ (giới). Ngoài ra, để cụ thể hơn, từ phần này tôi sẽ tập trung phân tích vào trường hợp của hai nước trong khu vực mà tôi đánh giá là phù hợp nhất cho phân tích của chúng ta: Indonesia và Việt Nam.

1.1.3. Phân tích so sánh quá trình khác biệt và bất bình đẳng xã hội ở Indonesia và Việt Nam Tại sao tôi lại lựa chọn hai nước này? Câu trả lời trước hết là vì đây là hai nước có “trọng lượng” của khu vực Đông Nam Á. Xét về quy mô dân số, Indonesia có dân số gần 240 triệu người (đứng thứ tư thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ), còn Việt Nam có dân số gần 90 triệu người (đứng thứ ba trong khu vực, gần bằng dân số Philippines). Và hơn hết, xét theo lịch sử, văn hóa và tôn giáo, Indonesia và Việt Nam là hai “mô hình điển hình” giúp chúng ta có thể có sự phân tích so sánh thú vị nhất: - Indonesia là nước đạo Hồi lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là nước đạo Hồi dân chủ lớn nhất thế giới từ 15 năm nay. Đất nước này đầu tiên bị Ấn hóa, sau đó bị Hà Lan đô hộ rất sớm, với mô hình quản lý gián tiếp thông qua người bản xứ; - Việt Nam, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Hoa dưới một nghìn năm Bắc thuộc, bị Pháp đô hộ muộn hơn, Pháp áp dụng mô hình quản lý trực tiếp. Trong phong trào giải phóng thuộc địa, hai nước này đều đã trải qua các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và các cuộc cách mạng, tuyên bố độc lập cùng một năm (1945), nhưng phải mất nhiều năm đấu tranh gian khổ mới thực sự giành được. Indonesia

giành được độc lập vào năm 1949 và Việt Nam giành được độc lập vào năm 1954 (miền Bắc) và năm 1975 (thống nhất đất nước). Hai nước đã phải trải qua những thời điểm khởi đầu của quá trình độc lập đầy khó khăn trên phương diện chính trị và kinh tế, và các quá trình phát triển khác nhau theo thời gian: - Năm 1949, Indonesia thoát khỏi ách đô hộ của Hà Lan trong tình trạng suy sụp và kiệt quệ. Ngay sau đó, năm 1950 lại rơi vào tình cảnh bất ổn chính trị, kinh tế trì trệ, tình hình lên tới đỉnh điểm khi nổ ra vụ thảm sát kinh hoàng năm 1965-1966 dẫn tới giải tán Đảng cộng sản Indonesia và sự sụp đổ của tổng thống Sukarno (cha đẻ của nền độc lập Indonesia). Sau đó, chế độ quân sự thân phương Tây của tướng Suharto lên nắm quyền. Quá trình phát triển của nước này chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1967; - Việt Nam cũng ra khỏi cuộc khủng hoảng thế giới năm 1945 trong trình trạng suy yếu. Ngay sau đó phải trải qua các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc nối tiếp nhau chống lại thực dân Pháp cho tới khi giành chiến thắng vào năm 1954. Nhưng sau đó đất nước bị chia cắt làm đôi và phải chống đế quốc Mỹ cho tới khi giành lợi thắng vào năm 1975, thống nhất đất nước với sự lãnh đạo của vị cha già dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phải đến năm 1986 khi bắt đầu áp dụng chính sách Đổi mới, quá trình phát triển của đất nước mới thực sự bắt đầu. Đây sẽ là giai đoạn trọng tâm trong phân tích của chúng ta về quan hệ giữa nghèo đói, tăng trưởng và bất bình đẳng. Quá trình phát triển nhanh của hai nước có sự khác biệt theo thời gian. Trái với Singapore và Malaysia vốn không phải trải qua những giai đoạn khó khăn thử thách mà bắt đầu ngay tiến trình phát triển của mình, bước phát triển

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 49 ]


khởi đầu của hai nước cách nhau 20 năm: Indonesia khởi đầu năm 1967 còn Việt Nam khởi đầu năm 1986. Tuy nhiên, giữa hai nước có rất nhiều điểm chung: - Indonesia, dưới thời của chế độ chuyên chế và độc tài “Trật tự Mới”, đã có thời kỳ “Ba mươi năm vinh quang”, với mức tăng trưởng kinh tế ổn định và kết quả giảm nghèo đầy ấn tượng. Khủng hoảng tài chính năm 19971998 đã đặt một dấu chấm cho quá trình phát triển cho tới tận năm 2005, kết thúc bằng một “thập kỷ mất mát” vì suy thoái kinh tế, bất ổn và bạo lực, làm suy yếu đất nước. Tuy nhiên, cuộc “khủng hoảng toàn diện” này đã cho ra đời một nền dân chủ cho đến nay có thể nói là tiến bộ nhất ở nước này. - Việt Nam trong 20 năm qua đã có mức tăng trưởng kinh tế ổn định, ít bị tác động từ cuộc khủng hoảng 1997-1998 và đã trở thành một hình mẫu trong xóa đói giảm nghèo. Không có nhiều thay đổi trên phương diện chính trị; đất nước vẫn được điều hành theo một đảng lãnh đạo. Bây giờ chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn các điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nước trên phương diện bất bình đẳng xã hội [2]. Sẽ có nhiều điểm tương đồng hơn là các điểm khác biệt. Chúng ta hãy bắt đầu bằng các con số cơ bản: hai nước có hệ số Gini về tiêu dùng không chỉ rất gần nhau mà còn ở mức thấp nhất ở Đông Nam Á. Mức trung bình của giai đoạn 2000-2010 là 37,6 ở Indonesia và 37,8 ở Việt Nam. Giả thuyết mà chúng tôi đưa ra để giải thích cho tình hình này là việc hai nước đã giành được độc lập nhờ vào các tiến trình

cách mạng mang tính dân tộc chủ nghĩa ở Indonesia và xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong các tiến trình đó, những người trước đây làm việc cho thực dân đều đã mất quyền lực và các đặc quyền của mình. Hiện tượng này không xảy ra với bất kỳ nước nào khác ở Đông Nam Á, ngoại trừ rất muộn sau này, vào năm 1975 ở Lào và nhất là ở Campuchia. Như vậy, cần phải nhấn mạnh rằng, các cuộc cách mạng dân tộc ở hai nước đều mang rất nhiều các giá trị về bình đẳng, đoàn kết thuộc về “nền tảng văn hóa chung” mà Paul Mus đã nhắc đến. Quay lại các con số, ta có thể thấy bất bình đẳng mặc dù vẫn ở mức tương đối ôn hòa nhưng đã bắt đầu có xu hướng tăng nhanh và mạnh. Năm 2002, hệ số mới còn ở mức 34,3 ở Indonesia và 34,8 ở Việt Nam. Như vậy, khoảng cách giàu nghèo ngày càng doãng ra ở cả hai nước. Ở Indonesia, tương quan Q5/Q1 (Q: nhóm 1/5 dân số) đã tăng từ 5,2 lần năm 2002 (Q5/43,3 và Q1/8,4) lên 5,9 lần năm 2009 (Q5/44,9 và Q1/7,6); trong khi đó ở Việt Nam, cũng trong giai đoạn này, mức chênh lệch này đã tăng từ 5,6 lần năm 2002 (Q5/43 và Q1/7,7) lên 6,2 lần năm 2009 (Q5/45,4 và Q1/7,3). Điều đó cho thấy, tầng lớp tinh hoa mới, gần gũi với quyền lực chính trị đã hưởng lợi rất nhiều từ quá trình tự do hóa kinh tế, đồng thời ta thấy những bất bình đẳng mang tính bối cảnh đã được nhắc tới ở trên ngày càng gia tăng. Mức độ bất bình đẳng ở Việt Nam cao hơn một chút so với ở Indonesia. Đây là một điều đáng ngạc nhiên bởi vì Việt Nam xuất phát với mức bình đẳng khá cao trước Đổi mới. Trong vòng 25 năm, Việt Nam

[2] Tất cả các số liệu được sử dụng đến cuối đoạn so sánh giữa Việt Nam và Indonesia này được lấy từ dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới hoặc từ Báo cáo phát triển con người năm 2010 của UNDP và được đưa vào trong 6 bảng chỉ số của phần phụ lục liên quan đến tất cả các nước thuộc Đông Nam Á.

[ 50 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


đã đuổi kịp và vượt Indonesia vì tình hình ở nước này có đi xuống nhưng ở mức ít hơn (hệ số Gini là 34,9 năm 1970). Các giả thuyết giải thích cho tình trạng này có thể là bởi quá trình tự do hóa ở Việt Nam đã diễn ra nhanh chóng, nền kinh tế nước này có độ mở lớn hơn nền kinh tế Indonesia. Tổng kim ngạch xuất khẩu so với GDP đã tăng lên 68% so với mức 24% năm 2009. Đồng thời còn do sự khao khát tiêu dùng vốn bị hạn chế trong một thời gian dài và Việt Nam tương đối ít bị tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998. Chúng ta có thể lưu ý là cuộc khủng hoảng này dù sao cũng đã có một số những tác động có lợi; nhờ đó Indonesia đã cho ra đời được nền dân chủ nên cũng đã góp phần giảm nhẹ một chút tình trạng bất bình đẳng bởi trên thực tế, những tầng lớp trên và giàu có ở khu vực thành thị và dịch vụ là những người đầu tiên chịu tác động từ cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên, nếu phân tích các xu hướng mang tính cơ cấu của sự khác biệt và bất bình đẳng xã hội, các đặc điểm tương đồng cũng vẫn thắng thế: - Ở cả hai trường hợp, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn gia tăng, trong khi năm 2010, tỷ lệ nghèo chung của cả nước ở mức 13,3% ở Indonesia và 14,5% ở Việt Nam. Ở nông thôn, tỷ lệ nghèo ở hai nước lên tới mức 16,7% ở Indonesia và 18,7% ở Việt Nam so với tỷ lệ nghèo thành thị chỉ là 9,9% ở Indonesia và 3,3% ở Việt Nam; - Ở cả hai nước, khoảng cách phân biệt nông thôn - thành thị đi kèm theo với khoảng cách gia tăng giữa các trung tâm phát triển và các vùng vành đai. Đó là trường hợp của Java-Bali hoặc một số khu công nghiệp ở Sumatra, Kalimantan, Papua so với các tỉnh vùng sâu vùng xa như Bengkulu hay Moluques. Ở Việt Nam, khoảng cách chênh

lệch gia tăng giữa hai vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, hoặc giữa Đà Nẵng với các tỉnh Tây nguyên hoặc các tỉnh miền núi phía Bắc. Theo đó, số người sống dưới chuẩn nghèo tập trung đa số ở các vùng tập trung đông dân cư như đảo Java hoặc ở hai vùng đồng bằng lớn của Việt Nam; trong khi đó, tỷ lệ nghèo lại cao hơn rất nhiều trong các vùng sâu vùng xa. Thêm một nghịch lý nữa: bất bình đẳng về thu nhập nhìn chung lại thấp hơn ở các vùng nông thôn nghèo nhất so với các khu vực thành thị giàu có hơn; - Ở cả hai nước, quá trình khác biệt xã hội kép này lại còn được tăng cường thêm bởi sự bất bình đẳng gia tăng giữa dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, hiện tượng này ở Việt Nam rõ rệt hơn, giữa dân tộc Kinh chiếm đa số với các dân tộc thiểu số sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long (Khmer), Tây Nguyên (dân tộc Jarai và các dân tộc thiểu số khác) và các tỉnh miền núi phía Bắc (Hmong, Dao, v.v.). Chính ở những vùng có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống nhất, tỷ lệ nghèo đói cũng cao nhất và các chỉ số phát triển con người cũng thấp nhất. Mặc dù ở Indonesia, người Javanais và người Sundanais ở đảo Java vẫn tiếp tục nắm giữ nhiều quyền lực chính về chính trị và kinh tế – cùng với bộ phận người Hoa thiểu số –, họ chia sẻ các quyền lực này một cách tương đối tốt với tầng lớp tinh hoa của một số dân tộc thiểu số lớn ở các đảo lân cận như dân tộc Minangkabau và dân tộc Batak ở đảo Sumatra hoặc dân tộc Bugis ở đảo Sulawesi. Hơn nữa, chính sách phân quyền hành chính được thực hiện với mức độ khá sâu từ sau khi chế độ Suharto sụp đổ thực sự đã là một “sự trả đũa của giới tinh hoa địa phương”. Họ bắt đầu nắm một phần lớn các quyền lực chính trị và kinh tế,

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 51 ]


đi cùng với khả năng “chia sẻ thành quả từ tham nhũng” và làm giàu nhanh chóng. - Ở cả hai nước, khác biệt và bất bình đẳng xã hội được quyết định rất nhiều bởi khả năng tiếp cận với việc làm chính thức, lý do là bởi nghèo đói tập trung ở khu vực phi chính thức. Trong giai đoạn 2000-2008 khu vực này chiếm tới 63,1% việc làm ở Indonesia và 73,9% ở Việt Nam. Chúng ta đều đã biết, tỷ trọng lớn của việc làm phi chính thức trong nền kinh tế vẫn là một yếu tố giải thích cho đói nghèo và là một yếu tố có tính quyết định rất nhiều đến vấn đề bất bình đẳng. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhấn mạnh đến các khác biệt đáng kể giữa hai nước trong quá trình hình thành phân biệt và bất bình đẳng xã hội. Có thể đơn cử trường hợp của cặp đối lập thứ 5 trong số các cặp đối lập về bất bình đẳng mang tính cơ cấu, liên quan đến khác biệt và bất bình đẳng về giới. Cụ thể, bất bình đẳng về giới ở Việt Nam ít hơn nhiều so với ở Indonesia. Năm 2010, chỉ số bất bình đẳng về giới ở Việt Nam là 0,530 và ở Indonesia là 0,680. Thực tế này cũng trùng với các chỉ số khác được UNDP sử dụng: tỷ lệ phụ nữ là đại biểu quốc hội ở Việt Nam là 25,8% trong khi ở Indonesia chỉ là 11,6% –, tỷ lệ tử vong bà mẹ ở Việt Nam là 150 so với 420 ở Indonesia. Nguyên nhân giải thích cho sự khác biệt này chắc chắn là chế độ chính trị xã hội của Việt Nam và các cuộc chiến tranh liên tiếp mà nước này phải gánh chịu trong đó phụ nữ Việt đóng vai trò rất quan trọng. Còn về phía Indonesia, yếu tố đó chính là vai trò của đạo Hồi, vai trò này ngày càng gia tăng từ sau sự sụp đổ của chế độ Suharto.

Nói một cách rộng hơn, các chỉ báo về phát triển con người ở Việt Nam tốt hơn so với Indonesia, do nước này đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực xã hội, giáo dục và nhất là y tế: - chỉ số phát triển con người (HDI) ở Indonesia có tốt hơn một chút, ở mức 0,600 năm 2010 (so với 0,380 năm 1980 và 0,500 năm 1990), xếp thứ hạng 108 trên thế giới; trong khi đó ở Việt Nam là 0,572, xếp thứ hạng 113 ở cùng thời điểm. Tuy nhiên, Việt Nam có xuất phát điểm thấp hơn và nhất là muộn hơn đến 20 năm. Việc Indonesia có thứ hạng tốt hơn Việt Nam như vậy là do thu nhập bình quân đầu người nước này cao hơn khoảng 1000 US$ so với thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam. Vả lại, yếu tố này có tác động rất lớn đến kết quả tính toán chỉ số phát triển con người HDI: năm 2009, GNP/ per capita (Tổng sản phẩm quốc dân tính trên đầu người) của Indonesia là 2349 US$ so với 1113 US$ của Việt Nam, tính theo giá trị hiện hành là 3720 US$ so với 2790 US$ tính theo sức mua tương đương PPP; RNB/per capita [3] ở Indonesia là 3720 US$ so với 2790 US$ của Việt Nam. Tuy nhiên, hai nước đều đạt được những tiến bộ tương đương nhau và khoảng cách giữa hai nước đang dần thu hẹp vì Indonesia có mức xuất phát điểm vào khoảng 600 US$ PPP năm 1965 so với 200 US$ của Việt Nam; - ngược lại, đối với các yếu tố khác về HDI, Việt Nam cũng có những kết quả tương đương, thậm chí tốt hơn Indonesia. Trong lĩnh vực giáo dục, hai nước đạt được những kết quả khá tương đương (thời gian đi học trung bình năm 2010 ở Indonesia là 5,7 năm, còn Việt Nam là 5,5 năm). Trong lĩnh vực y tế, Việt Nam đạt được kết quả tốt hơn: năm 2010, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là

[3] PPP: So sánh sức mua tương đương; RNB: Tổng sản phẩm quốc dân.

[ 52 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


74,9 so với 71,5 ở Indonesia, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam chỉ ở mức 14‰ so với 41‰ ở Indonesia, tương tự như tỷ lệ tử vong bà mẹ! Các khác biệt trong phát triển xã hội giữa hai nước có một nguyên nhân rất rõ ràng. Nếu tính theo phần trăm tổng sản phẩm quốc nội GDP, chi tiêu công của Việt Nam năm 2009 cao gấp 3 lần so với Indonesia trong lĩnh vực y tế (7,2% so với 2,4%), hai lần trong lĩnh vực giáo dục (5,3% so với 2,8%). Tuy nhiên, hiện nay hai lĩnh vực xã hội này hiện đang được xã hội hóa ở Việt Nam và không phải tất cả các thay đổi đều diễn ra theo chiều hướng tốt. Việc các khác biệt giữa hai nước được thể hiện rõ rệt nhất trong các chỉ báo chính trị xã hội về phát triển con người không có gì đáng ngạc nhiên. Từ năm 2010, Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã thay đổi các chỉ số về phát triển, hiện nay có sử dụng thêm các chỉ số về vấn đề bất bình đẳng. Chỉ số phát triển con người hiện nay được tính toán thêm với các chỉ báo về bất bình đẳng, các tính toán về chất lượng sống, chỉ số hạnh phúc, v.v. Theo tính toán của tổ chức Minh bạch quốc tế Transparency International, hai nước đều bị chỉ trích thiếu minh bạch và có xếp hạng tương đương về tham nhũng năm 2010: đối với Indonésia, mức độ minh bạch 2,8 và xếp thứ 110 trên thế giới về tham nhũng, những con số này là 2,7 và 116 đối với Việt Nam.

Kết luận: bế tắc của mô hình phát triển và khả năng thay đổi con đường phát triển? Phân tích các quá trình hình thành phân biệt và bất bình đẳng xã hội đang ngày càng gia tăng tại khu vực Đông Nam Á cho phép rút ra nhiều kết luận về bế tắc của mô hình phát

triển mà các nước trong khu vực đang theo đuổi và những khả năng có thể thực hiện những thay đổi về mô hình để đi theo một con đường phát triển mới ổn định hơn. Hiển nhiên là mô hình phát triển hiện nay với mức độ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa ngày càng sâu đã giúp các nước đảm bảo được mức tăng trưởng cao và bền vững, giúp họ thực hiện được các chính sách công dẫn tới kết quả giảm nghèo ấn tượng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này cũng đi kèm với tình trạng ngày càng gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và các hiện tượng bất bình đẳng xã hội khác theo 5 cặp tiêu chí đối lập đã trình bày ở trên. Thế nhưng một mặt, việc bất bình đẳng gia tăng liên tục đã vượt mức có thể chấp nhận. Điều này là nguồn gốc của những căng thẳng về mặt xã hội và bất ổn về chính trị. Đó cũng là một trở ngại cho việc theo đuổi một quá trình phát triển vì con người, đảm bảo cải thiện điều kiện sống cho mọi người dân. Nhiều nhà kinh tế sáng suốt đã chỉ ra rằng nếu nằm dưới một ngưỡng bất bình đẳng nhất định thì khó có thể đạt được tăng trưởng ổn định, nhưng đồng thời, nếu bất bỉnh đẳng vượt ngưỡng thì tăng trưởng kinh tế cũng sẽ bị đe dọa. Mặt khác, việc theo đuổi tăng trưởng kinh tế theo con đường như vậy bản thân nó cũng đã là không thể. Nó phụ thuộc vào việc hội nhập ngày càng lớn vào quá trình toàn cầu hóa trong đó cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt, cuộc chiến cạnh tranh, tăng năng suất không bao giờ ngừng nghỉ. Rất nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế và các dịch vụ công cơ bản sẽ bị tư nhân hóa, xu hướng chạy theo tăng trưởng kinh tế ngày càng gia tăng mà tất cả chúng ta đều đã biết những tác hại khủng khiếp của nó và tham nhũng cũng sẽ ngày càng lan rộng.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 53 ]


Vả lại, con đường phát triển như vậy cũng sẽ là không tốt xét về môi trường sinh thái. Ngay cả khi tăng trưởng kinh tế vẫn tương đối ổn định, như trường hợp của Indonesia, điều đó cũng không giúp tránh khỏi việc bị rơi vào “cái bẫy” của các nước có thu nhập trung bình được biểu hiện bằng một mức tăng trưởng kinh tế không đi kèm với tạo thêm việc làm, điều này sẽ dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên tăng cao, đi kèm với những nguy cơ về xã hội và chính trị. Cuối cùng, như chúng ta đã nhắc đến ở trên, mô hình phát triển như vậy hoàn toàn không thể được xét trên góc độ môi trường sinh thái vì nó dựa trên việc khai thác bừa bãi tài nguyên, dẫn tới những tác động nghiêm trọng đến môi trường, làm gia tăng xu hướng trái đất nóng lên, đe dọa đến phần lớn các nước trong khu vực vốn có vùng bờ biển rộng lớn. Trên cơ sở như vậy, liệu có thể nghĩ rằng cần thiết phải thay đổi định hướng phát triển. Chúng ta thấy dường như Đông Nam Á, có thể là hơn nhiều khu vực khác trên thế giới, trên cơ sở các giá trị cốt yếu của “nền tảng văn hóa chung”, sẽ có khả năng lựa chọn và áp dụng một con đường phát triển khác. Chẳng hạn ở Indonesia, xã hội nông dân vẫn luôn có truyền thống ủng hộ một hệ thống kinh tế - xã hội dựa trên các nguyên tắc hoàn toàn thích ứng để tái xây dựng một con đường phát triển khác cho tương lai, thay thế cho con đường phát triển hiện tại. Tôi chỉ xin liệt kê ở đây ba nguyên tắc quan trọng nhất: hidup sederhana – nguyên tắc về một cuộc sống bình dị –, cukupan – nguyên tắc theo đó

điều quan trọng không phải là làm giàu, tích lũy tài sản vô tận mà là chỉ cần có đủ để có được sự ấm no và hạnh phúc –, pemerataan – nguyên tắc chia sẻ công bằng các nguồn của cải. Những cuộc cách mạng chống thực dân của Việt Nam và Indonesia cũng đều chứa đựng rất nhiều các giá trị về công lý và đoàn kết tương trợ. Mặc dù ít quen thuộc hơn với văn hóa Việt Nam, tôi vẫn tin tưởng rằng xã hội nông thôn truyền thống ở các vùng đồng bằng và miền núi cũng đều có những giá trị chung tạo nên nền tảng các nguyên tắc chung cho cuộc cách mạng xã hội của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ta có thể giả thiết rằng thực tế cũng tương tự như vậy ở hầu hết các nước khác trong khu vực và rằng vẫn còn có những giá trị về tính bình dị, tinh thần đoàn kết, ý thức chia sẻ và biết điều ở tất cả các xã hội thuộc về “nền tảng văn hóa chung” của Paul Mus – có thể ngoại trừ Singapore và Brunei. Ở mọi trường hợp, chắc chắn là trên một nền tảng như vậy, theo hướng những gì mà những người theo thuyết “giảm tăng trưởng” ủng hộ, mà ta phải định nghĩa lại con đường phát triển công bằng về mặt xã hội, bền vững về môi trường cho hành tinh của chúng ta. Đông Nam Á có những ưu thế giúp cho họ thực hiện được một thay đổi ít khó khăn hơn và bớt khốc liệt hơn so với các khu vực khác. Tôi tin rằng chắc chắn một thế giới khác là có thể, nhưng hơn bao giờ hết, ý chí và sự dũng cảm về chính trị lớn hơn sẽ là cần thiết để biến điều này thành hiện thực, đúng như lời Gramsci đã nói. Xin cảm ơn.

[ 54 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Phụ lục Bảng

Nam : các s kinh chính Đôngông Nam Á: Á các chỉch số kinh tế tchính

9 GDP 2009 (tri u US$)

T ng GDP 2007 (%)

GDP / pc 2009 CRT (US$)

GNI/pc 2009 PPP (US$)

Xu t kh u 2009 % GDP

Nh p kh u 2009 % GDP

L m phát 2009 (%)

Singapore

182,352

8,5

36,587

44,790

221 (08)

45 (08)

0,6

Brunây

11,17

4,4

30,391

51,200

68 (07)

54 (06)

1

Malaysia

193,03

6,5

7,030

13,710

96

31

0,6

Thái Lan

263,77

4,9

3,893

7,640

68

30

- 0,8

Philippines

161,19

7,0

1,752

3,540

32

40

3,2

Indonesia

540,27

6,3

2,349

3,720

24

23

6.4

Vi t Nam

97,18

8,5

1,113

2,790

68

29

7,1

Lào

5,94

7,6

940

2,200

33 (08)

25 (08)

0

Campuchia

10,45

10,2

706

1,820

60

19

- 0,7

Myanmar

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

Nguồn: Ngân hànghàng Thế giới n: Ngân Th gi i Ngu Pc: perPc: capita, tính theo u ng per capita, tính đầu theo người PPP: sức mua PPP: s ctương mua t đương ng ng

Bảng

i

ông Nam Á: các ch s phát tri n con ng

i (HDI) (1)

Đông Nam Á: các chỉ số phát triển con người (HDI) (1)

10

HDI 1980 ch s

HDI 2010 ch s

HDI 2010 x p h ng

Tu i th trung bình 2010

Trung bình th i gian i h c 2010

GNI /pc 2008 US$ PPP

X p h ng GNI-IDH 2010

Singapore

n.a.

0,846

27

80,7

8,8

48,893

-19

Brunây

n.a

0,805

37

77,4

7,5

49,915

-30

Malaysia

0,541

0,744

57

74,7

9,5

13,927

-3

Thái Lan

0,483

0,654

92

69,3

6,6

8,001

-11

Philippines

0,523

0,638

97

72,3

8,7

4,002

+12

Indonesia

0,390

0,600

108

71,5

5,7

3,957

+2

Vi t Nam

n.a.

0,572

113

74,9

5,5

2,995

+7

Lào

n.a.

0,497

122

65,9

4,6

2,321

+3

Campuchia

n.a.

0,494

124

62,2

5,8

1,868

+12

Myanmar

n.a.

0,451

132

62,7

4

1,596

+8

Nguồn: Báo cáo thế giới về phát triển con người 2010, UNDP

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 55 ]


Bảng

11

ông Nam Á: các ch s phát tri n con ng

i (HDI) (2)

Đông Nam Á: các chỉ số phát triển con người (HDI) (2)

HDI 1990 ch s

HDI 2000 ch s

HDI 2010 ch s

HDI 2010 Ch s c i u ch nh theo b t bình ng

T ng t n th t (%)

Thay i x p h ng

Gini trung bình 2000-10

Singapore

n.a.

n.a.

0,846

n.a.

n.a.

n.a.

42,5

Brunây

0,773

0,792

0,805

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

Malaysia

0,616

0,691

0,744

n.a.

n.a.

n.a.

37,9

Thái Lan

0,546

0,600

0,654

0,516

21,2

+5

42,5

Philippines

0,552

0,597

0,638

0,518

18,9

+11

44

Indonesia

0,458

0,500

0,600

0,494

17,7

+9

37,6

Vi t Nam

0,407

0,505

0,572

0,478

16,4

+9

37,8

Lào

0,354

0,425

0,497

0,374

24,8

+5

32,6

Campuchia

n.a.

0,412

0,494

0,351

28,8

+3

44,2

Myanmar

n.a.

n.a.

0.451

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

Nguồn: Báo cáo thế giới về phát triển con người 2010, UNDP

Bảng

12

ông Nam Á : các ch s v nghèo ói và vi c làm

Đông Nam Á: các chỉ số về nghèo đói và việc làm

Nghèo ói % 1.25 $ 2009

Nghèo ói % 2 $ 2009

Nghèo ói theo qu c gia % 2009

Nghèo ói nông thôn %

Nghèo ói ô th %

Singapore

0

0

0

0

Brunây

0

0

0

0

Malaysia

0

2.3

3,8

Thái Lan

10.8

26,5

8,1

Philippines

22,6 (06)

45 (06)

Indonesia

18,7

50,6

Vi t Nam

13,1 (08)

38,5 (08)

Lào

33,9 (08)

Campuchia Myanmar

Vi c làm nông nghi p % 2007

Vi c làm chính th c % 2000-08

0

0

89.8

0

n.a.

n.a.

8,2 (09)

1,7

14.8

77,6

10,4 (09)

3

41,7

46,6

26,5

n.a.

n.a.

36,1

55,3

13,3 (10)

16,6 (10)

9,9

41,2

36,9

14,5 (08)

18,7 (08)

3,3

n.a.

26,1

66 (08)

27,6 (08)

31,7 (08)

17,4

n.a.

n.a.

28,3 (07)

56,5 (07)

30,1 (07)

34,5 (08)

11,8

n.a.

13,1

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

Nguồn: World Bank Database

[ 56 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bảng

Đông Nam Á: các chỉ số về bất bình đẳng về thu nhập

13

ông Nam : các ch s v b t bình và vềÁgiới

ng v nh p và v gi i

B t bình ng % R n Q5 2009

B t bình ng % R n Q1 2009

B t bình ng T l Q5/ Q1

B t bình ng v gi i ch s 2010

Chính tr % s gh c a n gi i trong qu c h i

Yt t l bà m t vong

Giáo d c % ph n h c h t ph thông

Singapore

n.a.

n.a.

n.a.

0,255

24,4

14

57,3

Brunây

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

13

66,6

Malaysia

4,5

51,5

11,5

0,493

14,6

62

66

Thái Lan

3,9

58,6

15

0,586

12,7

110

25,6

Philippines

5,6 (06)

50,4

9

0,623

20,2

230

65,9

Indonesia

7,6

44,9

5,9

0,680

11,6

420

24,2

Vi t Nam

7,3 (08)

45,4

6,2

0,530

25,8

150

24,7

Lào

7,6 (08)

44,8

5,9

0,650

25,2

660

22,9

Campuchia

6,6 (07)

51,7

7,8

0,672

15,8

540

11,6

Myanmar

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

n.a.

380

18,0

Nguồn: World Bank Database; Báo cáo thế giới về phát triển con người 2010, UNDP

Bảng

Nam Á : Á: cáccác ch chỉ s khác v chính tr xãtrịh xã i hội Đông Nam số khác về chính 14 ông Chi tiêu công cho y t % GDP 2009

T vong tr em d i 5 tu i 2008

Chi tiêu công cho giáo d c % GDP 2008

Singapore

3,9

3

Brunây

3

7

Malaysia

4,8

Thái Lan

T do báo chí UNDP 2009

n T l tr ng ph thông 2001-09

Ch s dân ch EIU 2010

Tham nh ng (nh n th c) ch s và x p h ng TI 2010

3 (09)

100

5,89

45

9,3 (1)

n.a.

96,7

n.a.

n.a.

5,5 (38)

6

4,1

69,1

6,19

48,3

4,4 (56)

4,3

14

4,1 (09)

n.a.

6,55

44

3,5 (78)

Philippines

3,8

32

2,8

81,4

6,12

38,3

2,4 (134)

Indonesia

2,4

41

2,8

75,8

6,53

28,5

2,8 (110)

Vi t Nam

7,2

14

5,3

66,9

2,94

81,7

2,7 (116)

Lào

4,1

61

2,3

43,9

2,10

92

2,1 (154)

Campuchia

5,9

90

3,7 (09)

40,4

4,87

35,2

2,1 (154)

Myanmar

2

98

n.a.

49,3

1,77

102,7

1,4 (176)

Nguồn: World Bank Database; Báo cáo thế giới về phát triển con người 2010, UNDP Economist Intelligence Unit’s (EIU); Transparency international

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 57 ]


Một số sách chọn lọc Về vấn đề bất bình đẳng ATKINSON, A. (1970), “ On Measurement of Inequality “, Journal of Economic Theory, (2): 244-63. BIRDSALL, N. (1999), “ Life is Unfair: Inequality in the World “, Foreign Policy, (95): 76-93. BOCCELLA, N., A. BILLI (2005), Développement, inégalités, pauvretés. Paris: Karthala. BOURGUIGNON, F., Ch. MORRISSON (2002), “Inequality among World Citizens, 18201992“, American Economic Review, 92(4): 727-44. COMELIAU, Ch. (sous la direction de) (2006), Le défi social du développement: globalisation et inégalités, Paris/Genève: Karthala et IUED. CORNIA, G A., J. COURT (2001), Inequality, Growth and Poverty in the Era of Liberalization and Globalization, Helsinki: UNU-WIDER, Policy Brief n° 4. CORNIA, G A. (Ed) (2004), Inequality, Growth and Poverty in an Era of Liberalization and Globalization, Oxford/New York: Oxford University Press. DENINGER, K., L. SQUIRE (1998), “ Ways of Looking at Old Issues: Inequality and Growth ”, Journal of Development Economics, 57 (2): 259-87. DOLLAR, D. (2004), Globalization, Poverty, and Inequality since 1980. Washington: World Bank, Policy Research Working Paper 3333. EASTERLY, W. (2002), Inequality Does Cause Underdevelopment: New Evidence, Washington:CentreforGlobalDevelopment, Mimeo. FITOUSSI, J-P., P. ROSANVALLON (1996), Le nouvel âge des inégalités. Paris: Seuil. FITOUSSI, J-P., P. SAVIDAN (sous la direction de) (2003), Les inégalités. Paris: Comprendre, no 4.

GALBRAITH, J. (2011),“ Inequality and economic and political change: a comparative perspective” Cambridge Journal of Regions, Economy and Society, (4):13-27. GRAMSCI, A. (1975), Gramsci dans le texte. De l’avant aux derniers écrits de prison. Recueil de textes sous la direction de F. Ricci. Paris: Editions Sociales. HARRISON, A., M. McMILLAN (2007) “ On the Links between Globalization and Poverty”, Journal of Economic Inequality (5): 123-134. JOMO, K S., J. BAUDOT (Eds) (2007), Flat World, Big Gaps: Economic Liberalization, Globalization, Poverty & Inequality, Hyederabad/London: Orient Longman and Zed Books. KANBUR, R. (2003), Conceptual Challenges in Poverty and Inequality: One Development Economist Perspective. Helsinki: UNU-WIDER, Mimeo. KRUGMAN, P. (2003), The Great Unraveling: Losing our Way in the New Century. New York: Norton. KUZNETS, S. (1955), “Economic Growth and Income Inequality“, American Economic Review, 45 (1): 1-28. MILANOVIC, B. (2002), Worlds Apart: International and World Inequality 1950-2000. Washington: World Bank, Mimeo. MILANOVIC, B. (2004), Half a World: Regional Inequalities in Five Great Federations. Washington: World Bank and Carnegie Endowment for International Peace, Mimeo. PERSSON, T., G. TABELLINI (1994), “Is Inequality Harmful for Growth?“, American Economic Review, 84(3): 600-620. PIKETTY, Th. (1997), L’économie des inégalités. Paris: La Découverte. RAVALLION, M. (2001), “Growth, Inequality and Poverty: Looking beyond Averages“, World Development, 29 (11): 1803-55.

[ 58 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


RODRIK, D. (1997), Has Globalization Gone too far?, Washington: Institute for International Economics, Mimeo. RODRIK, D. (2006), Goodbye Washington Consensus, Hello Washington Confusion. Cambridge: Harvard University, Mimeo. SALA-I-MARTIN, X. (2002), The World Distribution of Income, Washington: National Bureau of Economic Research, Working Paper 8933. SEN, A. (1995), Inequality Reexamined, New York/Oxford: Clarendon Press and Russell Sage. STEWART, F. (2001), Horizontal Inequality: A Neglected Dimension of Development. Helsinki: UNU-WIDER, Annual Lecture 5. STIGLITZ, J. (2002), La grande désillusion, Paris: Fayard. SUMNER, A. (2003), From Lewis to Dollar and Kray and Beyond: a Review and Stocktake of Fifty Years of Poverty, Inequality and Economic Growth, London: DSA Meeting at ODI, Mimeo. WADE, R. (2004), “Is Globalization Reducing Poverty and Inequality?“, World Development, 32 (4): 567-89. WEISBROT, M., R. NAIMAN, J. KIM (2000), The Emperor has no Growth: Declining Economic Growth Rate in the Era of Globalization, Washington: Center for Economic and Policy Research. WILLIAMSON, J. (1993), “Democracy and the ‘Washington Consensus“, World Development, 21 (5): 1329-36. WILLIAMSON, J. (2002), Winners and Losers over Two centuries of Globalization, Helsinki: UNU-WIDER Annual Lecture 6.

Về Đông Nam Á ALAGAPPA, M. (Ed) (1995), Political Legitimacy in Southeast Asia: the Quest for Moral Authority, Stanford: Stanford University Press. ARNDT, H., H. HILL (Eds) (1999), Southeast Asia’s Economic Crisis: Origins, Lessons, and the Way Forward, Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. BEESON, M. (2004), Contemporary Southeast Asia. London: Palgrave Macmillan. BELO, W., S. ROSENFELD (1990), Dragons in Distress: Asia’s Miracle Economies in Crisis, London: Penguin Books. BRUNEAU, M. (2006), L’Asie d’entre Inde et Chine: logiques territoriales des États, Paris: Belin. CHANG, H-J. (2006), The East-Asian Development Experience. The Miracle, the Crisis and the Future, London, Zed Books, Third World Network. CHOWDURY, A., I. ISLAM (1993), The Newly Industrialising Economies of East Asia. London: Routledge. DE KONINCK, R. (2005), L’Asie du Sud-Est. Paris: Armand Colin. DIXON, Ch. (1991), South East Asia in the WorldEconomy. Cambridge: Cambridge University Press. GOUROU, P. (1936), Les paysans du delta tonkinois. Etude de géographie humaine, Paris: Les Editions d’Art et d’Histoire. HEWISON, K., R. ROBISON, G. RODAN (Eds) (1993), Southeast Asia in the 1990’s: Authoritarianism, Democracy and Capitalism, St. Leonards: Allen & Unwin (Australia). ISLAM, I., A. CHOWDURY (1997), Asia-Pacific Economies: a Survey. London: Routledge. JOMO, K.S. (Ed) (1997), Southeast Asia’s Misunderstood Miracle. Industrial Policy and Economic Development in Thailand, Malaysia and Indonesia. Boulder: Westview.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 59 ]


JOMO, K.S. (Ed) (1998), Tigers in Trouble. Financial Governance, Liberalisation and Crisis in East Asia. London: Zed Books. JOMO, K.S. (Ed) (2003), Southeast Asian Paper Tigers? From Miracle to Debacle and Beyond. London: RoutledgeCurzon. KIM Young C. (Ed) (1995), The Southeast Asian Economic Miracle. New Brunswick and London: Transaction Publishers. KINSBURY, D. (2001), South-East Asia: a Political Profile. Melbourne: Oxford University Press. KUNIO, Y. (1988), The Rise of Ersatz Capitalism in South-East Asia. Singapore: Oxford University Press. LOMBARD, D. (1990), Le carrefour javanais. Essai d’histoire globale. Trois volumes, Paris: Editions EHESS. McLEOD, R., R. GARNAUT (Eds) (1998), East Asia in Crisis: From Being a Miracle to Needing One?, London: Routledge. MUS, P. (1977), L’angle de l’Asie, Paris: Hermann, Collection Savoir. NEHER, C., R. MARSSLEY (Eds) (1995), Democracy and Development in Southeast Asia: the Winds of Change, Boulder: Westview Press. PARNWELL, M., R. BRYANT (Eds) (1996), Environmental Change in South-East Asia, People, Politics and Sustainable Development. London: Routledge. RIGG, J. (1997), Southeast Asia: the Human Landscape of Modernization and Development, London: Routledge. ROBISON, R., D. GOODMAN (Eds) (1996), The New Rich in Asia, Mobile Phones, McDonald’s and Middle Class Revolution. London: Routledge. ROBISON, R., M. BEESON, K. JAYASURIYA and H-R. KIM (Eds) (2000), Politics and Markets in the Wake of the Asian Crisis, London and New York: Routledge. Chicago: Contemporary Books.

SCOTT, J. (2009), The Art of Not Being Governed, An Anarchist History of Upland Southeast Asia. New Haven and London, Yale University Press. SEN, A. (1999), Beyond the Crisis: Development Strategies in Asia, Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. STIGLITZ, J., S. YUSUF (Eds) (2001), Rethinking the East Asian Miracle, Oxford: Oxford University Press. STUBBS, R. (2005), Rethinking Asia’s Economic Miracle. Basingstoke and New York: Palgrave Macmillan. TERTRAIS, H. (1996), Asie du Sud-Est: le décollage, Paris: Le Monde/Marabout. VATIKIOTIS, M. (1996), Political Change in Southeast Asia; Trimming the Banyan Tree, London: Routledge. WATKINS, K. (1998), Economic Growth with Equity: Lessons from Asia, Oxford: Oxfam Publications. WORLD BANK (1993), The East Asian Miracle: Economic Growth and Public Policy, New York: Oxford University Press.

Thảo luận… Nguyễn Thu Quỳnh, Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ, VASS Nghèo đói có gắn với quá trình lịch sử và có liên quan đến những cơ chế tạo ra bất bình đẳng. Nếu có một “lối ra” cho bất bình đẳng thì đâu sẽ là động cơ? Jean-Luc Maurer Phần lớn các quân bài đều nằm trong tay các cơ quan quyền lực chính trị và các chính sách công được thông qua và thực hiện. Nếu sử dụng đồng thời cả các chính sách thuế và chính sách tái phân bổ, có khả năng có thể

[ 60 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


thay đổi được tình hình. Trong trường hợp này, chính các chính sách công đã cho phép thu được nhiều thành công trong xóa đói giảm nghèo chứ không phải là quy luật thị trường. Tuy nhiên, rất ít các nhà quản lý hiện nay thực sự có đủ quan tâm đến vấn đề bất bình đẳng để đưa ra được những biện pháp hiệu quả nhằm giảm bất bình đẳng trong xã hội. Nếu chúng ta nhìn vào thu nhập, lương, thưởng lên tới hàng trăm triệu đô la của các ông chủ doanh nghiệp, tôi nghĩ rằng chúng ta có chỗ để can thiệp. Thực tế, cái gọi là “bàn tay vô hình” của thị trường chỉ là một ảo tưởng nguy hiểm, cần thiết phải có điều tiết đối với các thu nhập đó. Jean-Pierre Cling, IRD-DIAL Đạo Phật tôn vinh các giá trị về ý thức chia sẻ, tính khiêm nhường, cũng giống như đạo Khổng, đạo Hồi hoặc đạo Thiên chúa. Rốt cuộc, các tôn giáo đều chứa đựng các giá trị tương đối gần nhau, vậy yếu tố này theo tôi cũng không giải thích được gì nhiều. Tôi thấy các luận thuyết liên quan đến những ảnh hưởng của tôn giáo, hoặc lý giải bằng văn hóa ít có giá trị trong việc lý giải các hiện tượng bất bình đẳng. Vả lại, các nước phát triển có mức độ bất bình đẳng lớn, như Mỹ hay Anh là những nước theo đạo Tin lành, cũng đều chứa đựng các giá trị tương tự. Ý cuối cùng, năm tiêu chí xác định mức độ phân biệt xã hội đưa ra ở trên theo tôi là xác đáng, nhưng tôi thấy còn thiếu tiêu chí về tầng lớp xã hội. Virginie Diaz, AFD Ông đã nói rằng bất bình đẳng có liên quan đến lựa chọn chính trị, lịch sử và thể chế. Tôi đồng tình với ý kiến này. Tuy nhiên, tìm kiếm bình đẳng bằng mọi giá thì cũng không phải là điều nên làm. Thực tế ở nhiều nước chuyên chế đã cho thấy việc tái phân bổ thu nhập một cách cưỡng bức không phải lúc nào cũng

mang lại những kết quả thuyết phục và thậm chí có thể đặt ra các vấn đề về công bằng xã hội và tự do cá nhân. Tại sao bất bình đẳng lại làm cho chúng ta thấy sốc? Chắc chắn là bởi vì bình đẳng xã hội là một điều lý tưởng để từ đó có thể lý giải được mọi cách xử sự sai lệch. Nhà kinh tế Amartya Sen đã chứng minh rất rõ rằng bình đẳng xã hội là điều lý tưởng và rằng không nên nhầm bất bình đẳng với bất công. Ông nghĩ gì về điều này trong trường hợp của Đông Nam Á? Axel Demenet, IRD-DIAL Tôi muốn quay lại các vấn đề về những giá trị chung tại Đông Nam Á mà tác giả đã nêu lên, cũng như về tầm quan trọng của các giá trị đó, nhất là trong mối liên quan với các vấn đề bất bình đẳng. Các giá trị này có thể có tác động trực tiếp tới chất lượng sống của người dân, và mọi người không có cái nhìn giống nhau về điều khó chịu, phiền toái mà những giá trị đó gây ra. Quay trở lại trường hợp của Việt Nam, tôi thấy ông thiên về hướng lạc quan nhiều hơn khi nhắc tới nền tảng chung về tư tưởng bình đẳng. Về phần tôi, tôi thấy ở Việt Nam có một thế hệ mới khao khát tiêu dùng nhiều hơn và mong muốn tăng trưởng rõ ràng hơn và thấy được cụ thể hơn. Đây là lý do tại sao tôi đặt câu hỏi về sự tồn tại lâu dài của tinh thần bình đẳng và nhạy cảm với bất bình đẳng này. Jean-Luc Maurer Tôi chỉ có thể đồng ý với anh Jean-Pierre, tất cả các tôn giáo lớn, ít nhất về lý thuyết, đều chia sẻ các giá trị chung về tính bình dị, tinh thần bình đẳng, lòng từ thiện; dù các giá trị đó được ghi trong các sách thánh kinh hay được truyền khẩu trong dân gian. Và tôi nghĩ rằng, trong những nền truyền thống có ảnh hưởng nhiều, vẫn luôn có một số giá trị mà người ta có thể dựa vào đó để quay về với một nhân

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 61 ]


sinh quan về phát triển ít mang tính vật chất và tinh thần tiêu dùng chủ nghĩa, mang lại một cơ may cho điều mà tôi ủng hộ, đó là định hướng lại tổng thể cả con đường phát triển. Đạo Cơ đốc cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này có nhiều sự khác biệt lớn giữa đạo Thiên chúa và đạo Tin lành. Jean-Pierre đã nhắc đến các nước nói tiếng Anh và Mỹ với truyền thống theo đạo Tin lành. Có một khoảng cách lớn giữa đạo Tin lành và đạo Thiên chúa xét trên quan niệm về nghèo đói và bất bình đẳng. Với những người theo đạo Tin lành, bất bình đẳng là tương đối bình thường: cần phải đạt được thiên đường của mình trên mặt đất; người nghèo phải tự chịu trách nhiệm về cảnh nghèo của mình. Đối với đạo Thiên chúa, người nghèo không phải là thủ phạm mà là nạn nhân của một hệ thống. Còn đối với yếu tố tầng lớp xã hội, tôi không đề cập đến ở đây theo nghĩa hẹp của khái niệm này và tôi cũng không phân tích trên góc độ cấu trúc xã hội, điều này không phải là dễ vì để làm được điều đó chúng ta cần phải định nghĩa được thế nào là tầng lớp trung bình, một khái niệm “không thể nắm bắt”. Tuy nhiên, tôi thấy rằng khi phân chia các nhóm xã hội theo kiểu 1/5, khi nhắc tới phân phối thu nhập, chúng ta cũng đã nhắc tới vấn đề về tầng lớp. Nhóm 1/5 thấp nhất nói một cách chung nhất là tương ứng với tầng lớp vô sản, ba nhóm 1/5 ở giữa tương ứng với tầng lớp trung bình (dưới, giữa và trên) và nhóm 1/5 cao nhất tương ứng với tầng lớp đặc quyền. Để trả lời cho câu hỏi của chị Virginie, hiển nhiên, việc tìm kiếm bình đẳng tuyệt đối là điều vô lý và là một tội ác. Điều này có thể thấy dưới chế độ Khmers Đỏ ở Campuchia. Tôi ủng hộ con đường ở giữa, ngay chính giữa. Việc bất bình đẳng tồn tại trong xã hội là

một điều bình thường, nhưng nếu vượt quá một mức độ nào đó, nó sẽ trở thành một vấn đề lớn về kinh tế, chính trị và xã hội. Một số nhà kinh tế nghiêng về phía khái niệm mức độ bất bình đẳng tối ưu, hệ số Gini ở mức 0,4 hay được nhắc tới ở điểm này. Mức này có thể ứng với tình hình của Việt Nam, Indonesia ở mức thấp hơn một chút. Trung Quốc đã vượt mức này (0,5). Hiển nhiên, bình đẳng và công bằng luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Tôi rất ngưỡng mộ các nghiên cứu của Amartya Sen, nhưng tôi vẫn ngạc nhiên khi vẫn có những cách nói xoa dịu về công lý hay công bằng nhưng che lấp đi các vấn đề về bất bình đẳng. Nhìn chung, các tác giả vẫn ở trong một cái nhìn mang tính chức năng chủ nghĩa đối với xã hội và lý giải các bất bình đẳng bằng việc cho rằng để xã hội tồn tại năng động, vận động và đi lên, không nên quá “ức hiếp” bộ máy của sáng kiến, của lợi nhuận. Thực ra, họ là những tín đồ của tình trạng nguyên trạng statu quo. Theo tôi, cần phải tìm kiếm sự cân bằng hợp lý giữa bình đẳng và công bằng và như vậy có thể dung hòa cả hai nguyên tắc. Còn về các nhận xét của Axel, đúng là tôi đã có nói hơi quá về khái niệm “nền tảng văn hóa chung” của Paul Mus. Cũng đúng là tôi biết về xã hội Indonesia nhiều hơn xã hội Việt Nam. Tôi cũng rất ý thức và lo lắng về những hiện tượng hành vi mang tính tiêu dùng chủ nghĩa quá mức và thói phô trương nhiều khi đến mức gây sốc đang phát triển tại Việt Nam. Điều này có thể là kết quả của nhiều năm bị hạn chế và thiếu thốn, của những sự khác biệt về thế hệ. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, vẫn cần thiết phải nghiên cứu nhiều hơn nữa mới có thể đưa ra được nhận định về chủ đề này.

[ 62 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Yves Perraudeau, Đại học Nantes Trên góc độ lý thuyết và các tư duy kinh tế, trong số những người theo trường phái tự do, một số người không loại trừ sự hiện diện của Nhà nước và nhấn mạnh sự không hoàn hảo của thị trường và sự cần thiết phải có biện pháp điều tiết thị trường. Đúng là có các luồng tư tưởng mới hơn được phát triển vào những năm 70 và được cập nhật, nhất là trong các chính sách của Reagan hay Thatcher. Theo họ, can thiệp của Nhà nước mà làm ảnh hưởng xấu đến thị trường là điều không nên. Tuy nhiên, khi nhắc đến chủ nghĩa tư bản, cần phải phân biệt trong tư duy kinh tế những người tin vào thị trường và nhận ra những giới hạn của nó – như Adam Smith, người khuyến cáo phải có sự hiện diện của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, y tế –, và những người theo tư tưởng tự do mới cho rằng Nhà nước cần phải có ít quyền lực nhất có thể. Một số nước hiện nay chuyển sang kinh tế thị trường một cách cực đoan. Khủng hoảng tài chính năm 1998 đã cho thấy sự thiếu vắng các biện pháp điều

tiết. Tôi chỉ muốn đưa ra ở đây nhận xét trên, có liên quan đến các trường phái tư duy kinh tế. Không thể vơ đũa cả nắm tất cả các nhà kinh tế ủng hộ thị trường, vì vẫn có các mức độ nhạy cảm khác nhau đối với tầm quan trọng và vai trò điều tiết của Nhà nước. Jean-Luc Maurer Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của anh và tôi vô cũng ngưỡng mộ sự nghiệp của Adam Smith. Làm thế nào để thoát ra khỏi tình trạng bế tắc hiện nay? Tôi nghĩ rằng các nhà kinh tế phải chịu trách nhiệm rất lớn đối với tình hình mà chúng ta đang mắc phải hiện nay, nhưng họ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm ra lối thoát. Tôi ủng hộ việc quay lại một nền kinh tế chính trị có tư duy và nên rời xa những chệch choạc của nền kinh tế tự do thái quá, dựa trên tài chính và dựa trên những mô hình tính toán toán học và kinh tế lượng đơn thuần. Hãy quay lại với ý nghĩa đúng và quay lại theo hướng biện pháp của Adam Smith!

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 63 ]


1.2. Thực trạng điều kiện sống của các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam: phương pháp tiếp cận kinh tế học và xã hội – nhân học Christian Culas – CNRS, Benoît Massuyeau – AFD, Mireille Razafindrakoto và François Roubaud – IRD-DIAL

(Nội dung gỡ băng) François Roubaud Sau bài giới thiệu tổng quan về thực trạng khu vực của Jean-Luc Maurer, chúng tôi sẽ tập trung vào trường hợp cụ thể của Việt Nam. Tham luận sau đây là sự cộng tác giữa các nhà kinh tế học và một nhà xã hội-nhân học. Chúng tôi sẽ trình bày về thực trạng điều kiện sống của các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam, để tiếp nối với những tranh luận đa ngành mà chúng ta đã có tại Khóa học mùa hè Tam Đảo năm 2010 [4]. Trong phần đầu tiên của bài tham luận này, chúng tôi sẽ phân tích tình hình kinh tế của các nhóm dân tộc của Việt Nam trước khi

nghiên cứu các chính sách đã được triển khai. Cuối cùng, chúng tôi sẽ chuyển sang quan điểm xã hội-nhân học của Christian Culas. Trước hết, tại sao lại quan tâm tới các nhóm dân tộc thiểu số? Trong nhiều trường hợp, đó là các nhóm bị phân biệt. Nhưng không chỉ có họ bị phân biệt: phụ nữ, người khuyết tật, các cộng đồng tôn giáo hoặc chính trị cũng có thể bị phân biệt, nhưng đó thường là một trong những tiêu chí chính để phân tích sự phân biệt ở nhiều nước. Phân biệt như vậy có thể coi là bất công nếu xem xét trên cơ sở quyền con người, đi ngược lại với các nguyên tắc về quyền công dân và công bằng. Ngoài ra, nếu xét trên góc độ kinh tế và công cụ chính sách, phân biệt như vậy là vô ích: thành viên của các dân tộc thiểu số không thể nào

[4] Razafindrakoto, M., Cling, J-P., Culas, C., Roubaud, F., «Chuyển đổi kinh tế được người dân trải nghiệm và nhìn nhận như thế nào? Phân tích sự bổ sung lẫn nhau của hai phương pháp định lượng và định tính», Lagrée S. (biên tập khoa học), Những chuyển đổi đã ban hành và qua thực tế. Từ cấp độ toàn cầu đến địa phương: các cách tiếp cận phương pháp luận, liên ngành và phản biện, Khóa học mùa hè khu vực về khoa học xã hội « Khoá học Tam Đảo », tuyển tập Conférences et Séminaires, n°2, AFD, ÉFEO và Nhà xuất bản Tri Thức, tháng 07 năm 2010, tr. 177-253. Có thể tải từ website của AFD, ÉFEO và www.tamdaoconf.com

[ 64 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


phát huy được tiềm năng kinh tế của họ khi mà họ được tiếp cận ít hơn với đất đai, giáo dục, tín dụng, đầu tư công, điều đó sẽ làm giảm tăng trưởng và phát triển nói chung của cả nước. Cuối cùng, phân biệt có thể là yếu tố gây bất ổn kinh tế, xã hội và chính trị. Do vậy, ý tưởng về bảo vệ các nhóm dân tộc thiểu số đã bắt đầu hình thành, và một số chỉ số đã được xây dựng, chẳng hạn chỉ số « Minorities at Risk » (Gurr, 1996), để hiểu chính xác hơn tình hình kinh tế, xã hội và chính trị của các dân tộc thiểu số khác nhau. Ngoài ra, cũng phải nhấn mạnh tác động tiêu cực của việc « phân đoạn » hoặc « phân định » nhóm dân tộc. Rất nhiều tài liệu, chủ yếu mang tính phân tích kinh tế, nhưng ngoài ra cũng có các nghiên cứu thuộc về khoa học chính trị, đã nhắc đến tác động của sự đa dạng về thành phần dân tộc đến các kết quả kinh tế, xã hội và chính trị của thế giới: tăng trưởng, thu nhập, mức đầu tư công, chất lượng các cơ quan quản lý, lòng tin, vốn xã hội, dân chủ, xung đột, nội chiến, v.v. (Mauro, 1995; Huntington, 1996; Easterly et Levine, 1997; Alesina, Baquir et Easterly, 1997; La Porta et alii, 1999; Alesina et alii, 2003; Fearon et Laitin, 2003). Kết quả của các nghiên cứu này thường có nhiều ý nghĩa: một xã hội càng bị phân đoạn về dân tộc thì các chỉ số càng kém. Bài viết của Easterly và Levine công bố năm 1997, « The Africa’s Growth Tragedy: Policies and Ethnic Divisions », cho thấy những ranh giới được đem ra áp đặt một cách máy móc từ thời thuộc địa đã tạo điều kiện dẫn đến sự thất bại của châu Phi. Sau đó, nhiều nghiên cứu khác cũng đi theo hướng này. Các nghiên cứu này đều đặt ra nhiều câu hỏi và gợi lên nhiều vấn đề. Bảy tiêu chí sau đây có thể là lý tưởng để đưa ra định nghĩa về « nhóm dân tộc » (Fearon, 2003):

- Các thành viên cùng dòng họ – thực hoặc theo kể lại – được chính họ và những người ngoài dòng họ công nhận; - Các thành viên ý thức về gốc gác của mình và coi nó – về chuẩn mực và trong tâm trí – là quan trọng đối với mình; - Các thành viên chia sẻ các đặc điểm văn hóa riêng của nhóm mình, như ngôn ngữ, tôn giáo và phong tục; - Các đặc điểm văn hóa được phần đông các thành viên trong nhóm tôn vinh; - Nhóm có một « lãnh thổ », nơi gốc gác, hoặc có ký ức về một mảnh đất quê hương chung; - Nhóm cùng chia sẻ một lịch sử chung. Đó không phải là một lịch sử tạo dựng riêng hoàn toàn mà có một số điểm quy chiếu với thực tế lịch sử chung; - Nhóm có tiềm năng tổ chức theo hình thức « tự cung tự cấp » xét về khái niệm – khác với chế độ đẳng cấp hay các hình thức tương tự như chế độ quý tộc trước đây ở châu Âu. Nếu xét theo định nghĩa lý tưởng này, ta thấy rằng ngày nay rất nhiều nhóm được coi là nhóm dân tộc không hội tụ đủ cả 7 tiêu chí. Như vậy khái niệm này còn rất mơ hồ. Các dân tộc đều có một lịch sử của mình. Trái với những người theo trường phái tư tưởng « Primordialistes » (Geertz, 1973) cho rằng dân tộc vốn đã có sẵn, đó là những thực thể « vĩnh viễn », tồn tại bất biến kể từ khi được hình thành. Đa số, và đây cũng là ý kiến chung của dư luận, đều đồng ý với những người theo trường phái tư tưởng « Constructivistes » hay « Instrumentalistes » coi dân tộc là các tập hợp, mơ hồ và phụ thuộc vào nhiều hoàn cảnh. Biên giới giữa các nhóm dân tộc luôn dịch chuyển và có thể thay đổi tùy theo từng thời kỳ lịch sử. Đó có thể là kết quả của quá trình xây dựng mang tính xã hội - chính trị, áp

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 65 ]


đặt từ bên trong hoặc bên ngoài. Các dân tộc có thể có nhiều nhánh chân rết, điều này đặt ra vấn đề về xác định số lượng quy mô của từng dân tộc khi chúng ta xem xét dưới góc độ định lượng. Các nhóm dân tộc mang tính « nội tại », tức là gắn kết một cách nội tại với bối cảnh kinh tế, xã hội và chính trị: chẳng hạn, những giai đoạn suy thoái dẫn tới xung đột về phân phối sẽ đẩy các cá nhân tới phản ứng co cụm lại trong cộng đồng mình, ngược lại, thời kỳ tăng trưởng ổn định không đẩy các cá nhân rơi vào phản ứng này mà sẽ khuyến khích phát huy bản sắc quốc gia. Cũng tồn tại các thách thức về triết học. Nếu coi việc phân đoạn dân tộc là tiêu cực thì sẽ đi ngược lại với ý tưởng theo đó « sự đa dạng nhân học », cũng như đa dạng sinh học là một sự giàu có của xã hội. Cuối cùng, với đặc thù là nhà nghiên cứu định lượng, chúng tôi nhận thấy một điều là hiện đang tồn tại nhiều vấn đề cơ bản về phương pháp, công cụ đo đếm, đánh giá. Làm thế nào để định lượng được sự đa dạng về dân tộc như vậy? Thứ nhất, có vấn đề về luật pháp. Một số nước cấm thực hiện các thống kê về dân tộc, như trường hợp của Pháp. Điều này mới đây đã gây rất nhiều tranh luận trong công chúng kể cả dưới góc độ khoa học hay chính trị. Một số nước khác lại đưa ra các thống kê về dân tộc, hoặc chủng tộc, như trường hợp của Mỹ, – « người da trắng », « người da đen », « người châu Á », « người nói tiếng Tây Ban Nha », v.v. Cuộc tranh luận này có các yếu tố tích cực và tiêu cực. Trong số các ý kiến « phản đối », có vẻ như những thống kê về dân tộc càng làm cho ranh giới giữa các dân tộc, vốn không phải hình thành ngay từ đầu, trở nên sâu sắc và bất biến. Hơn nữa, những thống kê đó có thể được sử dụng

vì mục đích chính trị hoặc tội ác, như trường hợp của người Do Thái trong chiến tranh thế giới thứ hai hoặc trường hợp của cuộc xung đột giữa những người Hutus và người Tutsi ở Rwanda, v.v. Bên phía các ý kiến « ủng hộ »: để chống phân biệt, trước hết cần phải biết phân biệt nằm ở đâu, có mức độ như thế nào để từ đó hiểu được các hiện tượng đó và có thể có biện pháp giải quyết. Các biện pháp hiện có là gì? Các chỉ số nào đã được sử dụng và giới hạn của chúng là gì? Điều thú vị là chúng ta phải nhớ rằng những chỉ số đầu tiên – và trong thời gian dài là những chỉ số duy nhất – được đưa ra trong cùng một thời kỳ bởi các nhà nhân học người Nga – Atlas Narodov Mira và nhóm các nhà nghiên cứu người Mỹ Human Relations Area Files (HRAF) (Lebar et alii), cả hai công trình này cùng được công bố vào năm 1964. Kể từ đó, nhiều cơ sở dữ liệu khác cũng xuất hiện: do các cơ quan quản lý đưa ra như CIA World FactBooks, Encyclopedia Brittanica, Librairy of Congress Country Studies, Ethnologue Project; hay do các nhà nghiên cứu xây dựng như Gurr (1996), Alesina (2002), Roeder (2002) hay Fearon (2003). Liên quan đến các phương pháp đo đếm, có nhiều chỉ số thống kê được sử dụng. Chỉ số được biết đến nhiều nhất chính là chỉ số về phân định dân tộc, chỉ số này tính toán xác xuất của việc một cá nhân gặp gỡ một cá nhân khác không thuộc dân tộc mình. Nếu kết quả tiến dần đến 1, mức độ phân định dân tộc là lớn, nếu kết quả tiến dần về 0, hiện tượng phân định dân tộc gần như không có, điều này có nghĩa là trong đó tồn tại một tập hợp dân cư đồng nhất. Rất nhiều nghiên cứu đã đưa ra các chỉ số phân định dân tộc có liên quan đến các chỉ số về phân chia vùng địa lý và không gian, chẳng hạn như chỉ số phân cực hóa (polarisation).

[ 66 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Các giới hạn cũng mang tính chất khái niệm. Trước hết, các phương pháp đo đếm được dựa trên một khái niệm rất mù mờ, trộn lẫn cả tiếng nói, màu da, tự nhận, chuyên gia nói, v.v. Ngoài ra, việc đo đếm còn phụ thuộc vào chất lượng các nguồn dữ liệu được sử dụng: gần như các dữ liệu sử dụng là từ các nguồn thứ cấp chứ không phải các nguồn đã kiểm chứng ngay từ đầu 7 tiêu chí định nghĩa đã được nhắc đến ở trên. Chẳng hạn, ở Pháp, so sánh hai bộ cơ sở dữ liệu được các nhà nghiên

Khung

cứu đưa ra cách nhau một năm, chỉ số phân định dân tộc lên đến 0,272 ở bộ thứ nhất (Fearon, 2003) và 0,1032 ở bộ thứ hai (Alesina et alii, 2003). Như vậy, chênh lệch giữa hai chỉ số rõ ràng là rất lớn. Vấn đề dân tộc được xử lý như thế nào ở Việt Nam? Xét theo quan điểm chung và chính thức, Việt Nam lựa chọn chính sách không phân biệt thành phần dân tộc.

1

“Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Lai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ có nhau, no đói giúp nhau”. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 1946

Ở Việt Nam, đây không phải là vấn đề phân định mà là thực tế về việc áp dụng luật pháp. Có 54 dân tộc được công nhận chính thức: dân tộc Kinh hay Việt, dân tộc đa số chiếm 86% dân số; 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm 14%. Nhóm dân tộc đông dân thứ hai, đứng sau dân tộc Kinh, chỉ chiếm 2% dân số. Như vậy có sự chênh lệch rất lớn về số lượng giữa dân tộc đa số đông dân nhất và dân tộc thiểu số đông dân nhất. Thực tế này không có ở các khu vực khác như vùng châu Phi Nam Sahara chẳng hạn. Cuối cùng, ở Việt Nam, các thống

kê về dân tộc được phép thực hiện. Đây cũng là một trong số các biến của các đợt điều tra do Tổng cục Thống kê thực hiện. Tốc độ tăng dân số của các nhóm thiểu số nhanh hơn dân tộc Kinh: tăng 17% so với 12% trong giai đoạn 1999-2009, nguyên nhân là do chênh lệch về tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử. Tuy nhiên thay đổi cơ cấu dân số diễn ra chậm, sự chênh lệch thực sự rất nhỏ: 85,9% năm 2009 so với 86,3% năm 1999.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 67 ]


T l Bảng

ô th hóa c a các dân t c thi u s n m 2009 15

Tỷ lệ đô thị hóa của các nhóm dân tộc năm 2009 Thành th

Nông thôn

T ng

T l

ô th hóa

Dân t c Kinh Dân t c thi u s

23 885 666 1 551 230

49 708 761 10 701 340

73 594 427 12 252 570

32,5% 12,7%

T ng s

25 436 896

60 410 101

85 846 997

29,6%

Nguồn: Thống kê dân số (2009), TCTK, tính toán của các tác giả.

Một đặc điểm quan trọng của các nhóm dân tộc ở Việt Nam chính là việc các dân tộc thiểu số thường tập trung ở khu vực nông thôn và đặc biệt là ở các vùng miền núi. Các vùng này

Hình

3

chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, thường là các vùng sâu vùng xa, kém kết nối với các vùng trung tâm ở miền Bắc và miền Trung. Tỷ lệ đô thị hóa ở người Kinh cao gấp gần 3 lần.

Phân chiatộcdân t cngữ và ngôn ng Phân chia dân và ngôn

1

0,8 0,7 0,6 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1 0

Phân chia dân t c

Phân chia ngôn ng

Nguồn: Fearon (2003) – chỉ tính đến các nhóm chiếm 1% dân số cả nước (tại Việt Nam có 4 nhóm).

Chỉ số phân định dân tộc ở Việt Nam tương đối thấp (0,233 theo Fearon, 2003; 0,238 theo Alesina et alii, 2003), thấp hơn của Pháp và nằm trong khoảng tương đương với các nước phát triển. Nhìn chung các nước đang

phát triển có chỉ số phân định dân tộc cao hơn, tăng nhiều hơn nên khiến người ta có cảm giác là chỉ số cao như vậy đôi khi có thể gây ra các vấn đề về phát triển.

[ 68 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


1.2.1. Các nhóm dân tộc ở Việt Nam: các con số nói lên điều gì? Do trong các quy định ở Việt Nam không có yếu tố về phân biệt, nên việc tìm hiểu các hiện tượng phân biệt nếu có phải thông qua

Hình 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%

thực tế thực hiện các chính sách và tình hình thực tế của các dân tộc thiểu số để lý giải một số khác biệt giữa dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số. Tóm lại, cần phải phân tích tình hình kinh tế xã hội của các nhóm dân tộc khác nhau.

tỷ lệóinghèo đói dân theo nhóm tộc, Di n t biến l nghèo theo nhóm t c, giai odân n 1993-2006 4 n biDiễn giai đoạn 1996-2006

86%

75%

69%

54% 31%

1993

23%

1998

2002

Kinh/Hoa

61%

14%

2004

52%

10%

2006

Dân t c thi u s

Nguồn: Baulch et alii (2010); (đường nghèo) TCTK và Ngân hàng Thế giới (tiêu dùng); Điều tra mức sống VLSS - Việt Nam Living Standard Survey và Điều tra mức sống Hộ gia đình VHLSS - Việt Nam Household Living Standard Survey.

Những con số nói lên điều gì? Theo quan điểm chung, Việt Nam thường được các nhà tài trợ vốn nhắc đến như một điển hình thành công trong xoá đói giảm nghèo. Nghèo đói giảm một cách ấn tượng, cả đối với người Kinh hay người dân tộc thiểu số. Nhưng tốc độ giảm nghèo giữa các dân tộc có khác nhau. Tốc độ giảm nghèo ở người Kinh nhanh hơn rất

nhiều: trong vòng 15 năm, tỷ lệ nghèo đói của người Kinh giảm 5 lần so với mức giảm « chỉ » 1,6 lần ở các dân tộc thiểu số. Năm 1993, 22% người nghèo thuộc nhóm các dân tộc thiểu số không phải người Kinh; năm 2006, các dân tộc thiểu số chiếm 44% người nghèo và 59% số « người đói » – tức là những người sống dưới chuẩn nghèo về thu nhập.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

3

[ 69 ]


Hình Kho

5

Chênh lệch về tiêu dùng tính theo đầu người giữa dân i Kinh và các dân t c thi u s , 1998-2006 tộc Kinh và các dân tộc thiểu số, giai đoạn 1998-2006

ng cách tiêu dùng gi a ng

4

Nguồn: Baulch et alii (2010); điều tra VLSS và VHLSS.

Bất bình đẳng về tiêu dùng ngày càng tăng theo thời gian. Năm 1998, mức tiêu dùng của người Kinh cao hơn 51% so với các dân tộc thiểu số khác, khoảng cách này tăng lên 74%

Khung

2

năm 2006. Khoảng cách còn lớn hơn nữa ở các nấc thang trên, những người rất giàu trước hết là người Kinh.

K thu t phân tích

Kỹ thuật phân tích

Nguồn: Tác giả

[ 70 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Để đi sâu hơn, chúng ta cần phải sử dụng các kỹ thuật phân tích sẽ được giảng tại lớp học chuyên đề. Mục đích là để xem xét trên quan điểm dân tộc hoặc giới các khoảng cách chênh lệch có thể được giải thích bằng

những khác biệt trong việc được trang bị các nguồn lực như vốn, học hành, đất đai, v.v. , và giá trị còn lại sau khi đã loại trừ các yếu tố nguồn lực đó, tức là giá trị cho biết liệu có hiện tượng phân biệt tiềm ẩn hay không.

Phân tíchchênh khoảng lệch vềgitiêua dùng Phân tích kho cách l cách ch v chênh tiêu dùng dân tgiữa c a s và 6 ng Hình đavsố cvànông các dân tộc giai thiểu số vực nông thôn, u s tộc khu thôn, o khu n 1998-2006 các dân t c thi dân giai đoạn 1998-2006 Tính theo % 90 80 70 60 50 40

31 %

20

7% 9% 9% -5 %

30 10

0

-10

39 %

44 %

10 %

14 %

1998

C c uh Có t N ng su t lao

15 %

6% 10 % -4 %

12 % -2 %

2004

2006 Education Giáo d c

N i c trú (xã, huy n)

ng

Nguồn: dựa theo Baulch et alii (2010); VLSS và VHLSS, tính toán của các tác giả.

Vậy hiện trạng khoảng cách chênh lệch giữa người Kinh và các dân tộc thiểu số khác là như thế nào? Năm 1998, thu nhập của người Kinh cao hơn 51% so với thu nhập của người thuộc dân tộc thiểu số. Khoảng cách này được giải thích một phần bởi các yếu tố đã biết như cấu trúc hộ gia đình: số trẻ em sống phụ thuộc trong các hộ gia đình thuộc dân tộc thiểu số nhiều hơn trong các hộ gia đình người Kinh; trình độ học vấn: các nhóm dân tộc thiểu số có trình độ học vấn trung bình thấp hơn người Kinh; tiếp cận đất đai, vị trí địa lý: dân tộc thiểu số thường sống ở các vùng sâu vùng xa.

Chúng ta có thể rút ra kết luận gì từ biểu đồ trên? Điều thứ nhất có thể rút ra từ biểu đồ này là lợi thế của các hộ gia đình người Kinh trong các đặc điểm « quan sát được » – tức là các biến có thể xác định được như giáo dục hoặc y tế và với các biến như vậy có thể đưa vào áp dụng các chính sách khác nhau. Các biến này chỉ lý giải chưa đến một nửa khoảng cách chênh lệch thô. Điều này có nghĩa là giá trị còn lại đều là những yếu tố tiềm năng của hiện tượng phân biệt đối xử. Mặc dù đã có nhiều chính sách được đưa vào thực hiện, từ nhiều năm nay, khoảng cách chênh lệch này không có nhiều thay đổi. Điều thứ hai có thể rút ra là, một số yếu tố đã được xác

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 71 ]


định rõ ràng. Đây là một điều tốt đối với hành động của các nhà lãnh đạo. Chẳng hạn, các nhóm dân tộc thiểu số được tiếp cận ít hơn với giáo dục. Như vậy, đưa vào áp dụng các chính sách giáo dục có thể giúp cải thiện tình hình, tương tự như vậy với các đặc điểm về dân số, v.v. Ngược lại, cũng có những điểm xấu: khoảng cách chênh lệch trước đây có liên quan đến tiếp cận đất đai và lợi thế thuộc về các dân tộc thiểu số hiện đang bị giảm dần đi. Ưu thế họ có được trong lĩnh vực này vào năm 1998 đã trở nên gần như không đáng kể vào năm 2006. Ngoài ra, ta có thể thấy các dân tộc thiểu số ngày càng có xu hướng tập trung trong các khu vực địa lý nhất định. Họ ít cơ động và thường sống co cụm ở các vùng

Bảng

16

Dân t c

Kh me/Ch m Thái/Tày/M

ng/Nùng

Cá t nh mi n núi phía B c Cao nguyên trung b

Dân t c khác

T ng

Vậy làm thế nào để giải thích được thực tế là hơn một nửa khoảng cách chênh lệch về thu nhập – người Kinh thu nhập cao hơn 40% – là do họ biết phát huy tốt hơn những nguồn lực mà họ có? Liệu người Kinh có phát huy được hiệu quả hơn những tài sản và nguồn lực mà họ có về giáo dục, về đất đai, v.v.? Liệu có các yếu tố khách quan khác mà chúng ta chưa tính đến trong mô hình tiếp xúc này như chất lượng giáo dục hoặc dịch vụ công chẳng hạn? Cái gì thuộc về yếu tố văn hóa? Cái gì thuộc về các hiện tượng phân biệt đối xử? Đó là những hạn chế của phương pháp tiếp cận định lượng.

Tỷ lệ nghèo đói và tiêu dùng trung vị tính theo đầu người xét theo nhóm dân tộc, 2006 (nông thôn)

T l nghèo và tiêu dùng trung v theo Kinh/Hoa

sâu vùng xa, những vùng nằm ngoài lề của sự phát triển.

T l nghèo

13,5%

u ng

i theo nhóm dân t c, 2006, khu v c nông thôn

Tiêu dùng trung v theo 4267

34,6%

2819

u ng

i

S

it

ng quan sát

5875 122

45,2%

2729

420

73,6%

1955

198

3993

6882

72,4%

1878

50,1%

1942

20,4%

239 28

Nguồn: dựa theo Baulch et alii (2010); VLSS và VHLSS, tính toán của các tác giả.

Chúng ta sẽ phân tích sâu hơn như thế nào? Thứ nhất, sáng nay chúng ta đã nhắc đến các dân tộc thiểu số với tư cách là nhóm dân tộc đồng nhất. Liệu gộp tất cả các dân tộc vào làm một nhóm như vậy có xác đáng? Vì chúng tôi nghiên cứu theo phương pháp định lượng, nên chúng tôi bắt buộc phải tính đến cỡ mẫu: có 53 nhóm dân tộc thiểu số và sẽ cần phải có các mẫu ngoài tầm mới có thể phân biệt được từng nhóm dân tộc một

trong các điều tra thăm dò. Trong đợt điều tra chuẩn về mức sống hộ gia đình Việt Nam VHLSS – Việt Nam Household Living Standard Survey, nếu tách nhỏ và sử dụng một ngưỡng giá trị chấp nhận được, có thể thấy có 5 nhóm dân tộc « thiểu số ». Trên cơ sở này, một mặt chúng ta có thể quan sát thấy rằng tình hình luôn bất lợi cho các dân tộc thiểu số, với mức tiêu dùng thấp hơn mức trung bình, tỷ lệ nghèo đói cao hơn – ngoại trừ cộng đồng người gốc Hoa, được tính vào người Kinh và

[ 72 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


nhìn chung tình hình của họ có tốt hơn. Mặt khác, có thể nhận thấy là sự chênh lệch trong nội bộ các nhóm dân tộc thiểu số đôi khi còn lớn hơn mức độ chênh lệch giữa người Kinh và người thuộc dân thiểu số. Năm 2006, Kho ng cách tiêutộcdùng theo u ng

n

Hình

tỷ lệ nghèo đói của người Kinh là 13,5%. Tỷ lệ này là 35% ở người Khmer/Chăm, và 72% ở các dân tộc thiểu số sinh sống ở các miền núi phía Bắc.

i so v i m c trung bình c a c c (khu v c nông thôn) giai o n 1998-2006

Chênh lệch mức tiêu dùng bình quân đầu người so với mức trung bình chung của cả nước (nông thôn), Ph n trgiaimđoạn kho1998-2006 ng cách tính t trung bình n m 7

Khmer-Cham Tày - TháiM ng - Nùng Các vùng Autres hautest cao khác

terres

Cao nguyên Khác

Nguồn: dựa theo Baulch et alii (2010); VLSS và VHLSS, tính toán của các tác giả.

Có thể thấy tình hình của các nhóm dân tộc thiểu số không giống nhau, trừ trường hợp ngoại lệ là dân tộc Khmer/Chăm, nhóm dân tộc thiểu số này có mức tiêu dùng gần tiến

dần tới mức trung bình chung. Thu nhập trung bình của các nhóm dân tộc thiểu số ngày càng xa so với thu nhập trung bình chung và so với mức thu nhập của người Kinh.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 73 ]


Thù lao tBảng công17 vi cThù chính theo nhóm dân xét t ctheo n m 2007 lao của công việc chính nhóm dân tộc năm 2007

SL Kinh K inh (Vi (Vi t) 275 543 Không N on Kinph h i Kinh 44 513 H oa (Hán) 3 163 T hái 6 266 T ày 10 868 M ờng 3 153 K h -me 3 316 N ùng 3 869 H môn g (Mèo ) 3 352 Dao 2 218 Ê ê 79 1 G ia -rai 86 5 Ba na 74 9 Xơ-đăng 86 3 Ra-glai 57 1 C - ho 48 0 Ch m (Chàm) 47 7 G iá y 62 9 Mi n núi phía Bắc 1 110 Các dân tộc Tây Nguyên khác 1 484 Khác 28 2 T ng s 320 049

Thù lao theo tháng % của (1 000 VND) người Kinh 1 108 100 % 699 *** 63, 1% 1 795 *** 162 ,0% 517 *** 46, 6% 602 *** 54, 4% 526 *** 47, 5% 875 *** 79, 0% 556 *** 50, 2% 418 *** 37, 7% 401 *** 36, 2% 1 191 107 ,4% 662 *** 59, 7% 741 *** 66, 9% 422 *** 38. 1% 577 *** 52. 0% 1 040 93. 8% 924 *** 83. 4% 481 *** 43. 4% 521 *** 47. 0% 564 *** 50. 9% 516 *** 46. 6% 1 060 95. 6%

Thù lao theo gi % của (1 000 V ND) người Kinh 100% 5. 898 65 .8% 3,880 *** 8,566 *** 145. 2% 2,886 *** 48 .9% 3,357 *** 56 .9% 2,891 *** 49 .0% 4,979 *** 84 .4% 3,189 *** 54 .1% 3,426 *** 58 .1% 2,106 *** 35 .7% 7, 179** 121. 7% 3,719 *** 63 .0% 4,171 *** 70 .7% 2,527 *** 42 ,8% 2,973 *** 50 ,4% 6, 704 113, 7% 5,21 6* 88 ,4% 2,66 9*** 45 ,3% 2,833 *** 48 ,0% 3,433 *** 58 ,2% 2,768 *** 46 ,9% 5, 658 95 ,9%

***, ** và *: quan sát được từ ngưỡng 1%, 5% và 10%. Không có sao có nghĩa là khác biệt về thu nhập giữa người Kinh và các nhóm khác không quan sát được ở ngưỡng 10%. Nguồn: Roubaud (2011); LFS 2007; TCTK.

Trong khuôn khổ những nghiên cứu chúng tôi hợp tác thực hiện với Tổng cục Thống kê, chúng tôi đã đưa được thêm một biến nữa vào trong các điều tra quốc gia về việc làm (LFS2007-2011), thực hiện với mẫu điều tra quy mô rất lớn, đó là biến xác định các nhóm dân tộc. Biến này trước đây chưa được sử dụng. Vì cỡ mẫu của điều tra này rất lớn, chúng tôi đã đạt tới mức độ chi tiết hơn rất nhiều so với trước đây. Cụ thể, chúng tôi phân

biệt 19 nhóm dân tộc thiểu số: 16 nhóm độc lập xếp theo danh sách phân loại chính thức 54 dân tộc và 3 nhóm ghép. Kết quả thu được đã khẳng định phân tích ở trên. Liên quan đến thu nhập từ lao động, tất cả các nhóm dân tộc thiểu số, trừ người gốc Hoa, đều có thu nhập theo tháng và theo giờ thấp hơn thu nhập của người Kinh, người Hmong vẫn luôn có thu nhập thấp nhất.

[ 74 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Cân b ng m c thù lao cho công vi c chính theo nhóm dân t c việc làm chínhp(phi nông) Bảng 18 Phương trình khuthu v nhập c phitừnông nghi theo nhóm dân tộc năm 2007

(log Mức thu nh p theo gi ; MCO) Mô hình 1

Kinh Ngoài DT Kinh Hoa (Hán) T h ái T ày M ờng Kh -me Nùng H mông (Mèo) Dao Ê ê Gia- rai Ba na X - ng Ra-g la i C -ho Ch m ( Chà m) Gi áy Mi n núi phía B c khác Tây Nguyên khác Khác Tác ng c nh theo t nh . SL quan sát R2

0. 000 - .042** * -. 024 - .066* -. 026 -. 050 - .046* - .060* -. 137 0. 004 -. 1730* - .205* - .195* -. 028 -. 403*** -. 229 - .199* 0. 076 -. 033 -. 060 0 .228*

. 0. 009 0. 017 0. 028 0. 017 0. 033 0. 024 0. 027 0. 085 0. 061 0. 095 0. 116 0. 108 0. 155 0. 148 0. 209 0. 079 0. 085 0. 054 0. 073 0. 109

Mô hình 2

0. 000 - .05 0*** -. 043** -. 080** -.032* -.0419 -.044* -. 058** -. 167** 0. 010 -. 202** -. 243** -. 224** -. 115 -.405*** -. 228 -. 190** 0. 088 -. 014 -. 091 0. 180

. 0. 009 0.01 7 0.02 8 0.01 7 0.03 3 0.02 4 0.02 7 0.08 4 0.06 0 0.09 4 0.11 6 0.10 8 0.15 4 0.14 7 0.20 7 0.07 9 0.08 5 0.05 4 0.07 3 0.10 8

Mô hình 3

(L h ng ngl l ng ng) L h

0.0000 -. 022*** -. 062** -. 044** 0. 026** - .061*** - .031* -. 024 -. 017 0. 047 - .176*** -. 049 - .127* -. 002 -. 054 -. 006 -. 064 0. 080 0. 006 -. 013 0.23 5***

.

0. 006 0. 014 0. 017 0. 011 0. 021 0. 018 0. 019 0. 050 0. 041 0. 059 0. 067 0. 068 0. 084 0. 111 0. 132 0. 059 0. 058 0. 033 0. 042 0. 068

202,877 0 .185

202,877 0. 197

107, 908 0. 427

***, ** và *: quan sát được từ ngưỡng 1%, 5% và 10%. Không có sao có nghĩa là khác biệt về thu nhập giữa người Kinh và các nhóm khác không quan sát được ở ngưỡng 10%. Nguồn: Roubaud (2011); LFS 2007; TCTK. Lưu ý: các biến kiểm tra (không được báo cáo) trong mô hình 1 là giới tính, học vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp, nơi sinh sống (đô thị, nông thôn); đối với mô hình 2 và 3, khu vực thể chế việc làm được thêm vào.

Sau khi loại trừ yếu tố vốn con người, khoảng cách chênh lệch trung bình giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số vẫn là 40 - 25%. Nhưng nếu chỉ giới hạn ở khu vực việc làm phi nông, tức là các việc làm có thu nhập, ta sẽ thấy là gần như không có có sự chênh lệch giữa người Kinh và các dân tộc khác. Chẳng hạn, người dân tộc di cư ra thành phố không bị phân biệt, vì họ có hiệu suất – tính về thu nhập từ lao động – tương đương với người Kinh. Cho đến nay, các nghiên cứu đều thiên

sang các dân tộc thiểu số sống ở khu vực nông thôn do đa số họ sinh sống ở khu vực này. Mẫu điều tra ở khu vực thành phố, đô thị cũng quá nhỏ không phù hợp cho nghiên cứu. Từ các kết quả trên ta rút ra hai câu hỏi: tại sao các nhóm dân tộc thiểu số lại di cư ít như vậy? Những người thuộc dân tộc thiểu số di cư có phải là những cá nhân đặc biệt, không mang tính đại diện vì họ đã « được lựa chọn »?

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 75 ]


Ch s dinh d ng tr em d i 5 tu i theo nhóm dân t c 8 Chỉ số dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo nhóm Hình (khu v c nông thôn), giainông o thôn), n 1998-2006 dân tộc (khu vực giai đoạn 1998-2006 Suy dinh d

Ch m t ng tr

ng

Cao nguyên Trung b

Cao nguyên Trung b

Mi n núi phía B c khác

Mi n núi phía B c khác Thái/ Tày/M Nùng

ng

ng/

ng/

Thái/ Tày/M Nùng

s dinh d trngem tr dem i Kh s5i theo tu dinh d nhóm ngem tr tdân tu i the -me/Ch mng tr dân Kh - me/Ch Ch sChdinh d m ng Ch ids5Ch tudinh d i theo nhóm dem c tid5ctui 5i theo nh thôn), o(khu thôn), o n 1998-2006 v c nông v c nông thôn), giai giai o(khu n 1998-2006 nông thôn), giai giai o n 1998-2006 (khu (khu v c nông v nc1998-2006 Kinh/Hoa

Kinh/Hoa

Suy dinh d ng Suy dinh d0% ng20% 40% -20% Cao nguyên Cao nguyên Trung b Trung b

2006

60%

Chdinh m t dng tr Suy ng ng Chdinh m t dng tr Suy ng ng 0% 5% 10% 15% 20%

Cao nguyên Cao nguyên Cao nguyên Cao nguyên b 2006 TrungTrung b Trung b Trung b

1998

Ch m Ch m t ng Cao nguyên Cao nguyên Trung b Trung b

1998

n núi phía c khác phía B Bc khác Mi n núi phía B c khác MiMin núi n núi phía c khác phía B Bc khác Mi n núi phía B c khác MiMin núi Nguồn: Baulch et alii (2010); VHLSS 1998 và VHLSS 2008. Thái/ Tày/M ng/ Thái/ Thái/ Tày/M Tày/M ng/ng/ ng/ Thái/ Tày/M ng/ Thái/ Thái/ Tày/M Tày/M ng/ Nùng Nùng Nùng Nùng Nùng Nùng

Mi n núi phía B c khác Mi n núi phía B c khác Thái/ Tày/M Thái/ Tày/M ng/ Nùng Nùng

ng/

- me/Chta m sẽ không tiếp tục sử -me/Ch m m các chỉ số, bất kể chỉ số đó Kh -me/Ch m Khrất Kh- me/Ch Ở phần nàyKhchúng lệch rõ trong -me/Chm m Kh - me/Ch m KhKh- me/Ch Kh -me/Ch m dụng khung phân tích ở trên, gồm các yếu liên quan đến khía cạnh nào trong chất lượng Kinh/Hoa tố thu nhập và Kinh/Hoa tiêu dùng. Chuyển sang sử sống. CụKinh/Hoa thể, các chỉ số về dinh dưỡng trẻ emKinh/HoaKinh/Hoa Kinh/Hoa Kinh/Hoa Kinh/Hoa dụng các yếu tố khác trong điều kiện sống ngày càng đi xuống, ngoại trừ ở cộng đồng -20% 0% 20% 40% 60% -20% 0%0% 20% 5% 10%40% 15% 20% 60% 0% 20% -20%Chăm/Khmer. 0%0% 20% 5% 10%40% 15% 20% 60% 0% 5% của người-20% dân, chúng ta thấy40% có sự60% chênh người 2006

2006 1998

1998

2006

2006 1998

1998

T l n tr ng theo c p h c theo nhóm dân t c Tỷ lệthôn), đi học 1998-2006 xét theo cấp học ở các nhóm dân tộc Hìnhv c9nông (khu (nông thôn), giai đoạn 1998-2006 En %

100 90 80 70 60 50 40 30 10 0 1998

2002

Ti u h c Kinh/Hoa THCS DT n i trú

2004

Ti u h c DT n i trú

THCS Kinh/Hoa

THPT Kinh/Hoa

THPT DT n i trú

Nguồn: Baulch et alii (2010); VHLSS 1998 và VHLSS 2008.

[ 76 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

2006

2006

200 199


Trong lĩnh vực giáo dục, kết quả cũng tương tự: giáo dục ở Việt Nam nói chung đã cải thiện nhưng tốc độ cải thiện ở các dân tộc thiểu số chậm hơn so với tốc độ chung. Càng lên các cấp học cao, khoảng cách càng rõ rệt. Cuối cùng, tất cả các chỉ số mà chúng tôi thu được từ các điều tra đều dẫn đến chung một nhận xét là kể cả tách rời các chỉ số theo dân tộc, tình hình giữa các nhóm dân tộc thiểu số có sự khác nhau, nhưng nhìn chung, các nhóm dân tộc thiểu số vẫn luôn kém thế hơn so với người Kinh. Có khoảng cách chênh lệch giữa người Kinh và các dân tộc khác là do những đặc điểm mà ta đã xác định được (xem ở trên) hoặc có thể hình dung được khi những đặc điểm đó khó đo đếm, chẳng hạn như vấn đề liên quan đến ngôn ngữ. Việc không nói được tiếng Kinh có thể gây ra nhiều trở ngại trong các hoạt động chuyển đổi kinh tế, làm việc với chính quyền, đi học ở trường, v.v. Trong một đợt điều tra của Chương trình 135, chúng tôi đã chỉ ra rằng, việc nói được tiếng Kinh với người dân tộc thiểu số sẽ giúp giảm nghèo so với những người không nói được tiếng Kinh (Herrera et alii, 2009). Ngoài ra, chất lượng đất canh tác cũng có vai trò quan trọng. Người

Kinh thường canh tác ở các vùng đất có hệ thống thủy lợi, tưới tiêu: 88% diện tích đất canh tác được tưới tiêu so với 44% đối với các dân tộc khác. Hơn nữa, việc người dân tộc di cư ra thành phố ít hơn là do họ thiếu mạng lưới, thiếu thông tin, đặc biệt là những thông tin về các chính sách mới mềm dẻo hơn trong việc quản lý hộ khẩu. Vẫn còn các câu hỏi liên quan đến yếu tố văn hóa. Phần này lát nữa sẽ do anh Christian Culas trình bày thông qua các điều tra định tính. Một khả năng có thể nghĩ tới là áp lực từ cộng đồng, các nghĩa vụ và chuẩn mực xã hội, tôn giáo có thể hạn chế năng suất lao động và ý thức tích lũy, khiến cho hai yếu tố này không phải là mục tiêu ưu tiên đối với các nhóm dân tộc thiểu số. Liên quan tới văn hóa của dân tộc đa số, có nhiều định kiến dẫn tới thái độ phân biệt đối xử đối với người dân tộc thiểu số. Một nghiên cứu nhằm tìm hiểu báo chí Việt Nam với chủ đề liên quan đến người dân tộc thiểu số đã cho thấy rõ tình trạng này (Nguyễn Văn Chính, 2010): trong số các vấn đề được nêu, có các vấn đề như người dân tộc thiểu số « kém văn minh hơn », « lạc hậu », và « vẫn còn giữ những tín ngưỡng cổ hủ, mê tín, kiêng kị, v.v. »

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 77 ]


Bảng

19

Giá , tháitrị, thái v s độ “liêm t” theo nhóm dân tkhiết c Cáctr giá vàkhi hành vi về « liêm »

xét theo nhóm dân tộc năm 2010

B1. B n cho bi t quan i m c a mình v các tình hu ng sau

Kinh

DT khác

93,2%

77,5%

M c Chênh l ch tuy t khác1 bi t i

+15,7**

+**

89,82% 66,3%

+23,5**

+***

88,5%

78,7%

+9,8**

+**

19,0%

30,8%

-11,8**

-**

Giàu có là quan tr ng nh t, do ó vi c nói d i, l a g t, ph t l lu t t c m c ích này u ch p pháp và l m d ng ch c v nh n c B5. i u gì quan tr ng h n:

3,7%

13,5%

-13,8**

-***

Có i u ki n c i thi n thu nh p gia ình quan tr ng h n và vi c t m c ích này u ph t l pháp lu t và l m d ng ch c quy n ch p nh n c

7,1%

19,8%

-12,7**

-***

M t lãnh o làm i u b t h p pháp nh ng l i giúp gia ình b n áng chê trách) s ng t t h n (thái M t lãnh o làm i u b t h p pháp nh ng l i giúp gia ình b n không th ch p nh n c) s ng t t h n (thái M t công ch c yêu c u ph i b i d ng thêm cho m t công vi c không th ch p nh n) thu c nhi m v c a anh ta (thái B2. Theo b n, trong cu c s ng hàng ngày, m t ng i c xem là liêm khi t có ngh a là: Ng i ó th hi n s ùm b c, giúp gia ình và b n bè c a mình trong m i hoàn c nh, ngay c khi i u ó là vi ph m pháp lu t B4. i u gì quan tr ng h n: giàu có hay liêm khi t?

*** mang ý nghĩa đến 1%; ** mang ý nghĩa đến 5%; * mang ý nghĩa đến 10%; n.s.: không mang ý nghĩa 10% (1): mô hình logistic; các biến xem xét: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nơi cư trú (đô thị, nông thôn), tôn giáo, lĩnh vực nghề nghiệp. Nguồn: Dang Giang et alii (2011); Youth Integrity Survey YIS 2010; tính toán của các tác giả.

Đi xa hơn trong vấn đề văn hóa, chúng tôi đã thử đề cập đến các giá trị theo cách nhìn định lượng thông qua một điều tra những người trẻ tuổi về sự liêm khiết và tham nhũng trên quy mô cả nước, kể cả dân tộc thiểu số (Dang Giang et alii, 2011). Quan sát cho thấy người dân tộc thiểu số trong một số trường hợp có vẻ « thoải mái » hơn với các nguyên tắc đạo đức, chuẩn mực và hiện tượng tham nhũng trong đời thường. Chúng tôi đã có một loạt các câu hỏi giả định và đều có chung kết quả. Chẳng hạn, một công chức vòi tiền để thực hiện một công việc thuộc về nhiệm vụ của

anh ta: đó có phải là hành vi không chấp nhận được? Kết quả chúng tôi có là số lượng người thuộc dân tộc thiểu số cho rằng đó là hành vi không thể chấp nhận được lại ít hơn số lượng người Kinh có cùng ý kiến này. Vậy điều nào quan trọng hơn, giàu có hay liêm khiết? Mặc dù đó chỉ là một nhóm thiểu số, nhưng nhìn chung nhiều người dân tộc thiểu số hơn người Kinh nghĩ rằng giàu có quan trọng hơn, do vậy nói dối, làm ngơ luật pháp và lạm dụng quyền lực để đạt được mục đích này là chấp nhận được. Hiện nay chúng tôi vẫn đang nghiên cứu để lý giải các kết quả này.

[ 78 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bảng

Kinh nghiệm về vấn đề tham nhũng và lòng tin nhà nhóm m v vào các tham nh cơ ng quan và s tin t nước ng vàoxét cáctheo c quan nhà ndânc tộc xét theo năm 2010 nhóm dân t c

20

Kinh nghi

B7. Ban ã t ng ph i

i di n v i v n

tham nh ng trong 12 tháng tr l i ây không? Không có ti p xúc T l tham nh ng (

a. c.

a. Chính quy n a ph ng / trung b. C nh sát, công an c. Trung tâm y t nhà n c d. Trung tâm y t t nhân e. Doanh nghi p nhà n c f. Doanh nghi p t nhân

i có ti p xúc)

M c khác bi t (1)

DT Kinh

DT khác

DT Kinh

DT khác

64,2% 56,6%

80,2% 63,4%

20,4* 30,3***

10,2 7,4

n.s +**

81,3% 92,9% 28,3 28,3 liêm khi t c a các c quan sau? Chênh l ch tuy t i Không liêm khi t DT Kinh DT khác

n.s

xin m t gi y t hay gi y phép? l nh thu c ho c c i u tr t i c s

yt d. tránh m t v n v i c nh sát B8. B n ánh giá th nào v m c

nhóm ng

ng

36,2 45,2 44,2 40,6 50,7 54,4

47,2 43,6 30,6 48,2 35,2 52,5

-11,0 1,6 13,6* -7,6 15,5*** 1,9

M c bi t 1

khác -*** n.s n.s n.s n.s n.s

*** mang ý nghĩa đến 1%; ** mang ý nghĩa đến 5%; * mang ý nghĩa đến 10%; n.s.: không mang ý nghĩa đến 10% (1): mô hình logistic; các biến xem xét: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nơi cư trú (đô thị, nông thôn), tôn giáo, lĩnh vực nghề nghiệp. Nguồn: Dang Giang et alii (2011); Youth Integrity Survey YIS 2010; tính toán của các tác giả.

Chúng tôi sử dụng cùng một cách tiếp cận đối với hai vấn đề thói quen và hành vi. Chúng tôi đã thấy là người Kinh bị tham nhũng ảnh hưởng đến nhiều hơn. Rõ ràng, quan hệ giữa Nhà nước và các dân tộc thiểu số không phải lúc nào cũng đi theo hướng mà người ta nghĩ ban đầu. Nhưng điều nghịch lý là, mặc dù ít bị tham nhũng ảnh hưởng hơn, nhưng người dân tộc thiểu số lại ít tin tưởng hơn vào các cơ quan chính quyền ở cấp địa phương và cấp trung ương.

Điều này sẽ có hệ quả tới một số dự án phát triển, vì yếu tố dân tộc thực sự là một vấn đề nếu xét dưới góc độ kết quả của các chính sách được thực hiện. Điều quan trọng là phải phát triển các chương trình giúp cho chính người dân tộc thiểu số tham gia nhiều hơn vào quá trình xây dựng chính sách, theo dõi quá trình thực hiện và đánh giá kết quả của các chính sách đó.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 79 ]


Bảng

21 Qu n l

Giai o n l a ch n d T ch c các cu c h p

Quản lý các dự án cơ sở hạ tầng các chương trình P135-II: thực tế của quá trình có sự tham gia của người dân? các d án c s h t ng: th c t c a s tham gia c a ng i dân?

án l a ch n d án

S tham gia c a các h gia ình vào các cu c h p l a ch n d án (%) - 1: theo thông tin c a các lãnh o xã - 2: theo tr l i c a các h gia ình Các h nh t trí v i vi c l a ch n d án (1: theo thông tin c a các lãnh o xã) Các h ã bày t quan i m (2: theo tr l i c a các h gia ình) Các h có ki n và c ghi nh n trong vi c l a ch n d án (2: theo tr l i c a các h gia ình) Nhân dân a ph ng tham gia giám sát / theo dõi d án Các d án c s h t ng do dân theo dõi S tham gia c a các h gia ình vào các cu c h p (1: theo thông tin c a các lãnh S tham gia c a các h gia ình vào các cu c h p (2: theo thông tin c a các h ) Thông tin tài chính chi ti t c công khai (1) Các h ã nh n c thông tin tài chính (2)

Nguồn: Herrera et alii (2009); P135-II Baseline Survey 2007; tính toán của các tác giả.

Chương trình 135, được xây dựng theo nguyên tắc tham gia của người dân như nêu trên, là một bước tiến trong lĩnh vực này. Nhưng còn lâu chương trình này mới đạt được hiệu quả hoàn toàn. Thực tế, những người có trách nhiệm ở cấp xã cho biết 90% người dân được hỏi ý kiến và tham gia tích cực vào chương trình, trong khi đó chỉ có 50% người dân thụ hưởng dự án nói rằng có đi họp và tham gia vào các buổi lấy ý kiến (Herrera et alii, 2009). Hơn nữa, phân tích sâu hơn, các nghiên cứu của Christophe Gironde và nhóm nghiên cứu của anh (2009) cho thấy thể thức tham gia, chẳng hạn như giơ tay đồng ý, lần lượt phát biểu ý kiến – lãnh đạo phát biểu trước, như vậy sẽ là rủi ro nếu có các ý kiến khác với lãnh đạo –, tạo ra áp lực xã hội, làm hạn chế tác động tốt của phương pháp tham gia này. Và tất nhiên điều đó làm thay đổi kết quả những phân tích mà chúng ta đã thực hiện đối với các dữ liệu thô. Vì vậy, cần thiết phải vượt qua

o xã)

CT 135-II

Ngoài CT 135-II

87

80

88 49

87 50

98 27 55

98 32 57

82 88 49 53 11

76 87 50 67 11

15

khuôn khổ những con số để có thể phân tích được tình hình thực sự. Các nhà quản lý Việt Nam có ý thức được những khó khăn này hay không, đó không chỉ đơn thuần là những khó khăn về kinh tế mà còn về chính trị? Về phía hành động của chính quyền, có thể nói; về tổng thể, có hai loại chính sách đối với các nhóm dân tộc thiểu số: - Các chính sách không chỉ dành riêng cho các dân tộc thiểu số. Thực ra là bất kỳ một chính sách nào cũng đều có tác động tiềm tàng tới các dân tộc thiểu số: một chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn chẳng hạn, sẽ có tác động tới các dân tộc thiểu số nếu ở vùng đó người dân tộc thiểu số có mức độ đại diện cao – đây là trường hợp ở Việt Nam. Có nghĩa là người dân tộc thiểu số sẽ là những người được ưu tiên thụ

[ 80 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


hưởng. Đơn cử ví dụ trường hợp trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên. Sự bùng nổ cây cà phê tại các tỉnh này đã một phần mang đến nhiều thuận lợi cho một số dân tộc. Ngược lại, đây cũng là thực tế điển hình, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở các khu vực đô thị thì lại không mang đến nhiều thuận lợi cho các dân tộc thiểu số. - Cũng có những chính sách được triển khai dành riêng cho các dân tộc thiểu số, chẳng hạn chuyển giao hoặc tạo ra các điều kiện thuận lợi hơn cho họ, chẳng hạn các chính sách miễn học phí hoặc bảo hiểm miễn phí hoặc tiếp cận với nguồn vốn vay. Cũng có các chính sách nhắm tới các xã hoặc vùng có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống, như trường hợp của Chương trình 135 đã nhắc đến ở trên. Chuyển giao ngân sách giữa các tỉnh ở Việt Nam đặc biệt nhiều và cao hơn so với ở châu Âu. 20% GDP của thành phố Hồ Chí Minh được giữ lại đầu tư cho thành phố, trong khi đó, một nửa GDP của các tỉnh phía Bắc là đến từ các địa phương khác có điều kiện thuận lợi hơn, có thể xếp vào diện các chính sách loại 1 trong 2 loại chính sách đã nói ở trên. Chuyển giao ngân sách nhiều như vậy sẽ có lợi cho người dân sinh sống tại các vùng nghèo trên cả nước, trong đó có một phần lớn người dân thuộc các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, vì dân cư ở các vùng này có cả người Kinh và người dân tộc thiểu số, nên liệu các khoản ngân sách được chuyển giao như vậy có được phân bổ công bằng ở cấp tỉnh hoặc ở cấp xã hay không? Câu hỏi này sẽ được Christian Culas phân tích chi tiết hơn ở phần tiếp theo đây.

Christian Culas Ở phần 2 của bài tham luận này, tôi sẽ trình bày khái quát các chính sách do chính phủ Việt Nam thực hiện để quản lý các dân tộc kể từ khi độc lập. Sau đó tôi sẽ nhìn nhận vấn đề dưới con mắt của một nhà nhân học về thực trạng điều kiện sống hiện nay của các nhóm dân tộc này.

1.2.2. Các chính sách nào dành cho các dân tộc thiểu số? Các chính sách khác nhau được thực hiện ở Việt Nam để dành cho các nhóm dân tộc từ giữa thế kỷ 20 không thể giới thiệu một cách ngắn gọn trong cuốn tài liệu này. Được sự đồng ý của các tác giả, chúng tôi xin mời các độc giả muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề đặc biệt phức tạp này trong các công trình được giới thiệu ở phần danh mục tài liệu tham khảo ở cuối chương.

Sau thống nhất đất nước năm 1975, một dự án tổng thể cấp quốc gia đã ra đời để xây dựng « con người mới » xã hội chủ nghĩa. Đây là một dự án thống nhất cả về chính trị và văn hóa. Hai vùng tự trị ở miền Bắc được thành lập trong những năm 1950 đã bị giải thể. Hiến pháp năm 1981 đã làm sáng tỏ sự không rõ ràng của Nhà nước giữa việc bảo vệ nền văn hóa Việt Nam và tính thống nhất về văn hóa, với việc nhắc tới sự đa dạng về thành phần dân tộc. Ta có thể đoán là có tồn tại những căng thẳng giữa một bên là tính đơn nhất của nền văn hóa Việt Nam và một bên là tính đa dạng về thành phần dân tộc của đất nước.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 81 ]


Nhiều biến động dân cư đã được thực hiện dưới sự điều hành của Nhà nước, song song với việc xây dựng các vùng kinh tế mới, di dân từ đồng bằng, nhất là người Kinh lên các tỉnh miền núi và các vùng được cho là cách trở. Các đợt di dân này liên quan tới từ 3 đến 5 triệu người. Người Kinh, được đưa lên sinh sống ở các vùng miền núi, thường làm nghề buôn bán hoặc dịch vụ và rất hiếm có người làm nông nghiệp. Độ trộn lẫn về văn hóa tăng lên.

Lần đầu tiên, hồ sơ địa chính được xây dựng với tên chủ sử dụng đất được ghi rõ. Điều này cho phép một số hộ có được quyền sử dụng, còn các hộ khác thì lại bị lấy đất. François Roubaud đã nhắc tới sự phát triển trồng cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên và cây cao su. Các loại cây trồng này càng làm tăng thêm những căng thẳng giữa người dân tộc ở địa phương và các công ty của nhà nước, vốn có một phần lớn đất trồng từ việc Nhà nước lấy đất của người dân địa phương. Nhìn chung, mức độ phát triển của các tỉnh tăng lên, nhưng lại gây bất lợi cho người dân tộc bị lấy đất và không được bố trí việc làm ở các đồn điền trồng cà phê hay cao su. Trong khi đó, người Kinh di cư từ đồng bằng lên lại trở thành những người được giao quyền sử dụng đối với mảnh đất trước đó thuộc về người dân tộc.

Một số biện pháp không dành riêng cho các nhóm dân tộc Luật đất đai năm 1993 đánh dấu một thay đổi quan trọng trong quan hệ giữa người dân nông thôn và Nhà nước: đất đai được phân có thời hạn cho các hộ, đất ruộng được cấp với thời hạn 20 năm, đất rừng 50 năm, đất ở được cấp « lâu dài » và không nói rõ thời hạn.

Khung

Các chính sách và chương trình phát triển dành cho các nhóm dân tộc

3 Nhi u ch Ch

u ãi dành cho ng

i dân khó kh n nh :

ng trình qu c gia xóa ói gi m nghèo, Ch môi tr

Ch

ng trình

ng trình n

c s ch và v sinh

ng nông thôn,…

ng trình 135 hay còn g i là « Ch

khó kh n các vùng

ng trình gi m nghèo

các xã

c bi t

ng bào dân t c mi n núi»

-

Giai o n 1 : b t

-

Giai o n 2 : 2006-2010

u n m 1998 (kéo dài 7 n m)

Có s tham gia c a nhi u nhà tài tr qu c t (Ngân hàng Th gi i, LHQ, v.v.) Chu n b t t : th c hi n nhi u ho t c bi t t i t ng c

ng n ng l c

c n có s tham gia c a ng Ch

ng trình

ng nghiên c u và tham v n; Nh n m nh a ph

ng, s

d ng ph

ng pháp ti p

i dân và phân c p qu n l t i các xã

c th c hi n v i trách nhi m chung c a

Nguồn: Tác giả.

[ 82 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

y ban Dân t c.


Quay trở lại các chính sách đã được thông qua nhằm cân bằng trình độ phát triển giữa người Kinh và người dân tộc. Chương trình 135 được triển khai ở hơn 40 tỉnh của Việt Nam và hướng tới đến đối tượng là người dân tộc. Chương trình này vẫn còn khó nắm bắt vì nó quan tâm đến tất cả các khía cạnh của đời sống địa phương ở các xã thụ hưởng như cơ sở hạ tầng cầu, đường, trường, trạm v.v., hỗ trợ nông nghiệp, đào tạo cán bộ, y tế, v.v. Tham vọng giải quyết được nhiều vấn đề cùng lúc đã dẫn tới việc chương trình có nhiều hạn chế. Hơn nữa, việc triển khai và phân bổ chương trình, dù ở cấp địa phương, cấp xã hay cấp tỉnh, đều rất thiếu rõ ràng. Giai đoạn 1 của chương trình (1998-2005) chủ yếu do các tỉnh quản lý. Sang giai đoạn 2, do nhận thấy chương trình không hiệu quả nên các nhà tài trợ vốn đã thay đổi cấp độ quản lý bằng việc giao cho cấp huyện và xã. Trên thực tế, các kết quả thu được trong hai giai đoạn cũng không khác nhau nhiều. Hiện nay, chương trình đang ở giai đoạn 3, trách nhiệm quản lý được giao cho Ủy ban Dân tộc miền núi, một cơ quan có thẩm quyền ngang Bộ. Vậy chúng ta diễn giải như thế nào về khoảng cách giữa mục tiêu dự tính của một chương trình tham vọng và kết quả thực sự thu được trên thực tế? Yếu tố thường được nhắc tới nhiều nhất là do không hiểu đặc thù của các nhóm dân tộc. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý chương trình ở các cấp của Việt Nam cũng không thực sự nắm bắt được thì làm sao những người tiếp nhận chương trình ở cấp địa phương có thể hiểu được tốt hơn? Sự

giao tiếp và và ngôn ngữ sử dụng trong quan hệ giữa người dân tộc và những người trung gian thực hiện dự án thường hay được coi là các khó khăn. Nhưng ta cũng cần phải nhìn một cách tương đối vì thực tế toàn bộ các tác nhân tham gia vào chương trình là người dân tộc thì đều có thể hiểu và giao tiếp được bằng tiếng Kinh. Ở đây, cần phải đưa thêm vào một khó khăn nữa đó là khó khăn về quan hệ: tùy theo cách mà những người làm quản lý của Nhà nước tự giới thiệu bản thân với người dân tộc mà sự dè dặt trong giao tiếp sẽ được thể hiện ở mức độ nào. Và từ đó dẫn tới việc họ có dè dặt hay không trong việc tham gia vào các chương trình có liên quan. Như vậy đây không chỉ là vấn đề về nói hay không nói được ngôn ngữ mà là vấn đề về lòng tin trong quan hệ giữa những người của Nhà nước và người dân địa phương. Một vài dữ liệu về vị trí và mức độ tham gia chính trị của nhóm dân tộc tại Việt Nam Hiện nay mức độ đại diện trên quy mô toàn quốc của các nhóm dân tộc là như thế nào? Trong Quốc hội, tỷ lệ đại diện nói chung là cao. Có khoảng 17% đại biểu Quốc hội là người dân tộc, cao hơn tỷ lệ chiếm trong tổng dân số là 14%. Họ nắm các vị trí chủ chốt hay vị trí cấp dưới? Đâu là mối liên hệ giữa việc người dân tộc là đại biểu Quốc hội với việc bảo vệ quyền lợi cho dân tộc mình? Nhiều đại biểu Quốc hội là người dân tộc đã hạn chế về điều kiện và năng lực nên chưa thực sự phản ánh đầy đủ nhất nhu cầu và nguyện vọng của người dân tộc tới các cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 83 ]


1.2.3. Góc nhìn xã hội học - nhân học: cố gắng mở ra vấn đề Không cần thiết phải thực sự xem xét lại những quan sát trên về các nhóm dân tộc. Nhưng các con số thu được từ thống kê thì lại có thể dẫn đến tranh luận. Về tổng thể, trình độ phát triển giữa các nhóm dân tộc và dân tộc Kinh khác biệt ở mọi cấp độ. Phần lớn các dự án, đặc biệt là các dự án quy mô lớn, do cộng đồng quốc tế tài trợ, nhìn chung đều tương đối ít hiệu quả. Chúng ta sẽ thấy trong phần 3 của bài tham luận các lý do dẫn tới những thất bại như vậy và tại sao quan hệ giữa Nhà nước và các nhóm dân tộc vẫn cứ phức tạp đến thế. Thứ nhất là có vấn đề về không hiểu biết và không thích ứng. Nhà nước Việt Nam áp dụng các chuẩn mực được đề ra trên quy mô cả nước, dựa trên những chuẩn mực áp đặt trên phạm vi quốc tế. Ở cấp độ các nhóm dân tộc và cấp độ địa phương, ta có thể đặt dấu hỏi về hiệu quả, ích lợi, hay sự chấp nhận đối với những chuẩn mực đó. Tương tự, trong nhiều dự án, người dân tộc thường cưỡng lại và phản đối cách thức mà sự phát triển được đem áp đặt cho họ. Những thách thức và câu hỏi như vậy thực sự gần như không bao giờ có thể tìm thấy trong các báo cáo đánh giá dự án phát triển. Tuy nhiên, nhìn thấy và tìm hiểu thái độ cưỡng lại và phản đối đó sẽ là cần thiết để hiểu hơn tình hình thực tế tại địa bàn dự án.

Như các bạn có thể thấy, tôi tránh sử dụng cách gọi « dân tộc thiểu số/minorité ethnique » vì gọi như vậy có một ý nghĩa tư tưởng đặc thù. Như François Roubaud đã chỉ ra, các nhóm dân tộc có thực tiễn đa dạng và không đồng nhất. Người Hmong, người Dao, người Thái, người Nùng, người Brou hay người của các dân tộc khác đều hiện diện ở nhiều quốc gia. Phân loại các dân tộc đó trong khuôn khổ một quốc gia là sản phẩm về một quá trình xây dựng về chính trị và xã hội riêng. Các từ ngữ « nhóm thiểu số » và « mang tính thiểu số » nhắc tới một đặc điểm trước hết mang tính nhân khẩu. Điều này là hiển nhiên nếu xét trên quy mô cả nước – chỉ chiếm 14% dân số cả nước –, nhưng thực tế ở quy mô cấp tỉnh hay huyện lại có thể hoàn toàn khác, có những nơi, các dân tộc thiểu số lại chiếm đa số. Chúng ta cũng có thể đặt dấu hỏi cho những hàm ý khác của từ « minoritaire », hiểu theo nghĩa họ chưa « majeures », có thể dịch là chưa chiếm đa số hoặc chưa trưởng thành, như vậy là họ không có trách nhiệm? Chúng ta sẽ thấy là ý nói về sự « không trách nhiệm này » thường hay có trong những phần nói về những khó khăn của các dự án phát triển triển khai ở các vùng dân tộc thiểu số. Ý này cũng có thể tìm thấy trong Hiến pháp Việt Nam, theo đó có ghi rõ Nhà nước chịu trách nhiệm về sự « phát triển về tinh thần và vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số ».

[ 84 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Hình

10

« Các dân tộc thiểu số » được mô tả trên quy mô nào?

« Dân t c thi u s »

c mô t trên c p

nào?

Dân t c Kinh

Nguồn: Tác giả.

Chúng ta hãy thử mô tả các dân tộc thiểu số trên ba cấp độ khác nhau. Theo kết quả điều tra năm 2009, ở cấp địa phương (tỉnh và huyện), các nhóm dân tộc lại chiếm đa số đông hơn hẳn ở tất cả các tỉnh miền núi và biên giới phía Bắc. Nếu lấy tình hình năm 1995, tỷ lệ người dân tộc còn cao hơn nữa, vì đó là thời điểm trước khi có các đợt di dân lớn của người Kinh lên các tỉnh miền núi. Như vậy, mặc dù đã có khoảng 5 triệu người Kinh lên sinh sống, ở các vùng này, người dân tộc vẫn chiếm đa số. Ở cấp địa phương, người dân tộc chiếm đa số về số lượng, nhưng những người đại diện cho họ ở các cơ quan chính quyền lại chỉ chiếm thiểu số. Sẽ khá thú vị nếu ta biết được tỷ lệ những người dân tộc nắm giữ các vị trí trách nhiệm quan trọng từ 20 năm trở lại đây, kể cả ở cấp tỉnh, UBND, trong Đảng và các cơ quan quyết sách khác.

Chúng ta so sánh với tình hình của các nước trong khu vực. Tại Lào, các dân tộc « thiểu số » lại chiếm đa số trên quy mô quốc gia. Tại Thái Lan, họ chỉ chiếm 3% dân số. Trên quy mô khu vực, nếu tính các vùng đất nằm độ cao 500m trở lên, các nhóm dân tộc đều chiếm đa số. Nhiều yếu tố đều cho thấy, các con số sẽ khác nhau tùy thuộc vào cách phân chia ranh giới. Từ « thiểu số » dùng theo cách gọi trong chính sách của Nhà nước không phải đúng trong mọi hoàn cảnh và cần phải được sử dụng một cách cẩn trọng. Đáng buồn là nhiều nhà nghiên cứu đã không có được cách nhìn này đối với hệ thống thuật ngữ thường dùng để gọi người dân tộc cũng như đối với hàm ý mang tính tư tưởng đằng sau những từ ngữ đó.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 85 ]


Chuẩn phát triển quốc gia, chuẩn phát triển dân tộc Bây giờ chúng ta sẽ nói về cách đánh giá trình độ phát triển ở các nhóm dân tộc. Các câu hỏi đặt ra cho việc xây dựng và lựa chọn các tiêu chí thường trong trường hợp tệ nhất là dựa vào các tiêu chí đến từ phương Tây, tốt hơn thì là các tiêu chí có giá trị quốc gia. Có nghĩa là mỗi Nhà nước sẽ xây dựng các tiêu chí riêng cho mình, trong sự thỏa thuận với nhóm dân tộc đa số giữ vị trí thống trị và các tiêu chí đó sẽ được áp dụng cho các nhóm dân tộc khác. Liệu các tiêu chí đó có thực sự áp dụng được cho các nhóm dân tộc thiểu số, và nếu được thì hiệu quả sẽ đến đâu? Liên quan đến vấn đề nhu cầu của bản thân người dân tộc, một điều thú vị đáng lưu ý là Chương trình 135 được triển khai ở các xã có trình độ phát triển nói chung là cao: khả năng tự đảm bảo lương thực cao, các hộ gia đình đều có xe máy, ti vi, tủ lạnh, v.v. Các dự án thường được thực hiện ở các vùng mà người dân đã tự lo được cho nhu cầu tối thiểu. Vậy nhu cầu của các nhóm dân tộc thiểu số đã được đánh giá như thế nào và đâu là các tiêu chí đánh giá? Các câu hỏi này vẫn còn thiếu sáng tỏ, rất mù mờ, giống như định nghĩa về các nhóm dân tộc. Các dự án thường rất ít khi tính đến cách mà những người thụ hưởng dự án nhìn nhận về phát triển và cách họ mong muốn thực hiện các dự án đó. Không phải tất cả đều có chung dự định hay mong muốn giống nhau. Liệu có tốt hơn không nếu có các tiêu chí riêng đặc thù cho từng đối tượng, tính đến cách thức mà người dân nhìn nhận về phát triển ở cấp độ địa phương? Ở phần trước, François Roubaud đã nhắc đến tiêu chí về khoảng cách địa lý, khó khăn trong tiếp cận với các dịch vụ công, giáo dục, y tế, v.v. Đây là các yếu tố cốt yếu nhưng không đủ:

- Khả năng tiếp cận được với các dịch vụ đó không nhất thiết phải được nhìn nhận một cách tiêu cực. Chẳng hạn, một số dân tộc như người Hmong hay người Dao trồng cây đậu khấu ở các vùng xa nhất của tỉnh Lào Cai, ở độ cao trên 1000 mét. Mặc dù sống ở những khu vực xa nhất, đi lại khó khăn nhất nhưng họ lại là những người giàu nhất trong tỉnh. Ở đây phương trình đường xá/ nghèo không tương thích với nhau. Trong lịch sử trước đây, các bản vùng xa trồng cây thuốc phiện cũng giàu hơn rất nhiều; - Liên quan đến khoảng cách về văn hóa, ngôn ngữ và giao tiếp, một số dân tộc được cho là không nói tiếng Kinh. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là nằm ở cách thức mà người của Nhà nước giới thiệu bản thân mình đến dân bản. Các nhóm dân tộc hay có liên hệ với chính quyền thì thường có thái độ nghi ngờ, dè chừng. Như vậy, có vấn đề trong việc lắng nghe và đàm phán với dân bản, v.v.; - Khoảng cách về bản sắc còn lớn hơn và khó đánh giá hơn. Mỗi cá nhân thuộc về một nhóm dân tộc khác nhau: ý thức về gốc gác thuộc về gia đình mình, bản mình, xã mình, tỉnh mình, Nhà nước mình hoặc dân tộc mình là khác nhau. Ý thức đó được điều chỉnh theo mối quan hệ về lòng tin và định vị bản thân. Một điều cần lưu ý là các tiêu chí này chưa bao giờ được nghiên cứu; - Mức độ lòng tin cũng đặt ra vấn đề. Thông thường, các nhóm dân tộc thường hay rất dè chừng với những dự án phát triển và những người thực hiện dự án. Các yếu tố này chưa bao giờ được nhắc đến trong các báo cáo đánh giá. Ký ức của người dân địa phương là rất quan trọng, nếu một thôn bản đã từng nhận một dự án có tác động tương đối tiêu cực, chắc chắn họ sẽ rất nghi ngờ đối với bất kỳ dự án mới nào được đưa đến sau đó.

[ 86 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Có phải các dân tộc không muốn thực hiện các chính sách phát triển nguyên xi như Nhà nước đưa xuống? Đâu là những sáng kiến họ tự đưa ra ngoài khuôn khổ dự án? Tôi xin lấy ba ví dụ mà tôi cho là điển hình: - Trường hợp trồng rừng bằng cây giống lấy từ vườn ươm ở địa phương, nằm ngoài dự án. Kết quả vô cùng đối lập: dự án trồng 5 triệu ha rừng (dự án 661) có tỷ lệ thành công ở các địa phương là 45% sau ba năm khởi động mặc dù có sự hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn và giúp đỡ về tài chính. Cũng ở các khu vực đó, người dân tộc cũng trồng các loại cây tương tự, với cây giống lấy từ vườn ươm của họ, không có sự quản lý của chính quyền. Tỷ lệ thành công lên tới 70%. Hiển nhiên, các dự án chẳng mấy khi nhắc tới những sáng kiến địa phương kiểu này, vì nếu thế sẽ ảnh hưởng tới ý nghĩa giúp đỡ của dự án; - Chúng ta có một ví dụ khác nữa là trường hợp chương trình tập huấn trồng « rau sạch » triển khai ở một huyện của tỉnh trong khi các kỹ thuật trồng rau an toàn đã được biết đến từ nhiều năm. Khi phỏng vấn, chúng tôi được biết những người được đi tập huấn không học được gì mới, nhưng họ lại rất hài lòng bởi vì được lên huyện 2 tuần!; - Một ví dụ khác để chứng minh là các nhóm dân tộc không phải bị tách rời đến thế khỏi các mạng lưới: năm 2011, sau khi giá sắn tăng cao, nhiều thôn bản ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã tăng diện tích trồng sắn lên 40% so với diện tích năm 2009. Thu nhập tăng nhiều có mối liên hệ trực tiếp với việc người trồng biết các mạng lưới thu mua ổn định và lâu dài của người Việt và người Trung Quốc.

Vậy các nhóm dân tộc ứng xử như thế nào với các dự án phát triển? Người dân địa phương thường điều chỉnh các dự án sao cho phù hợp với nhu cầu của họ. Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu trường hợp. Đó là một xã có 16 thôn trong đó có 7 thôn thuộc diện nghèo, được nhận hỗ trợ từ chương trình 135. Trên thực tế, chúng tôi tìm hiểu thấy có tới 10-12 thôn được nhận tiền hỗ trợ. Ở cấp xã, chính quyền đã quyết định bỏ qua các tiêu chí đưa ra trong chương trình quốc gia: - Điều này không xuất hiện trong bất cứ một báo cáo dự án nào: như vậy không có bằng chứng chính thức, nhưng chúng tôi lại tìm hiểu được qua điều tra thực địa; - Điều đó chứng tỏ sự linh hoạt của dự án ở cấp địa phương, nhưng sự linh hoạt này đã không được dự trù từ trước. Ta cũng có thể nhận thấy ở khả năng tiếp nhận dự án của địa phương là rất cao. Các dự án được điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh địa phương, người ta lựa chọn làm những gì mà họ thấy quan trọng. Tuy nhiên, mặt khác, mức độ tham gia là rất ít; - Khía cạnh tích cực của việc địa phương điều chỉnh dự án: điều này giúp các thôn thực sự có nhu cầu, tuy nhiên nó lại được thực hiện ngoài khuôn khổ chính thức của Chương trình 135; cách thu xếp theo hoàn cảnh địa phương làm cho dự án trở nên công bằng hơn; - Khía cạnh tiêu cực của việc địa phương điều chỉnh dự án: những gia đình có quyền lực lợi dụng sự mềm dẻo này để trục lợi, đây là hành vi biển thủ không công bằng. Thái độ cưỡng lại dự án phát triển của người dân tộc được biểu hiện như thế nào trước những thay đổi được đem áp đặt cho họ từ bên ngoài?

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 87 ]


Cũng giống như trường hợp điều chỉnh dự án cho phù hợp với thực tế ở cơ sở, rất khó tìm được trong các tài liệu những điểm nói về thái độ cưỡng lại dự án. Trong nghiên cứu trường hợp mà chúng tôi thực hiện, chúng tôi đã đến các bản người Hmong cùng với một điều tra viên nói tiếng Kinh và một điều tra viên nói tiếng Hmong. Chúng tôi nhận thấy là, hay xảy ra trường hợp những người nói tiếng Hmong vờ không biết nói tiếng Kinh và không nói chuyện với điều tra viên nói tiếng Kinh. Ngược lại, họ cởi mở hơn rất nhiều với điều tra viên nói cùng ngôn ngữ với họ. Thực tế, những người Hmong mà chúng tôi phỏng vấn đều nói được tiếng Kinh nhưng trong một số trường hợp họ không chịu nói tiếng Kinh. Tức là họ lựa chọn thái độ không giao tiếp, không hợp tác, ở đây không phải là vấn đề rào cản ngôn ngữ. Ngoài ra, ở các bản, những người được thụ hưởng không bao giờ nói « không » với một dự án mặc dù họ biết là dự án không mang lại ích lợi gì nhiều. Họ chấp nhận dự án rồi sau đó điều chỉnh thay đổi nó hoặc là chấp nhận rồi bỏ đó, không hợp tác. Nhà nước can thiệp rất nhiều vào các nhóm dân tộc kể cả trong lĩnh vực văn hóa như quyền tự do bày tỏ hay ngay cả thời gian tổ chức đám cưới, đám tang. Lấy một ví dụ điển hình: nhiều dân tộc ở miền Bắc theo đạo Lão. Trước đây, khi có phong trào bài trừ tôn giáo và mê tín dị đoan, người của chính quyền đến các thôn bản để đốt sách về các tục lệ của thôn bản. Sau 30 năm, cũng chính những người của chính quyền đó lại về các thôn bản để bảo vệ chính những cuốn sách ghi tục lệ đó và đem vào bảo tàng (!). Quan hệ giữa Nhà nước và người dân địa phương do lịch sử và lựa chọn chính trị quyết định. Nếu đọc lịch sử theo dòng thời gian, có thể rút ra nhiều yếu

tố để hiểu được mối quan hệ giữa Nhà nước và người dân tộc. Các nhóm dân tộc có thể tiếp nhận các dự án như thế nào, khi mà theo họ các dự án đó « có mục đích giúp chúng tôi cải thiện cuộc sống » nhưng lại do « những người không sát với đời sống của chúng tôi xây dựng lên »? Tôi xin đưa ra một số đề xuất để kết luận cho tham luận này: - Khía cạnh kinh tế là chính yếu, nhưng cần phải đưa ra các đánh giá rộng hơn về nhu cầu và nguyện vọng của các dân tộc. Từ những nghiên cứu dài, có thể khẳng định là cần phải tính đến các yếu tố về điều kiện xã hội, mạng lưới xã hội, chất lượng sống được đánh giá theo tiêu chí của địa phương, cân bằng giữa nhu cầu và thời gian lao động, quan hệ giữa độc lập/tiêu dùng, v.v.; - Điều quan trọng là cần phải xét đến quan điểm của các tác nhân tại địa phương. Điều này vẫn còn hiếm. Thông thường, tốt nhất thì tác nhân dự án cấp cơ sở chính là trưởng thôn, già làng; nếu không thì đó là chủ tịch mặt trận tổ quốc hoặc chủ tịch xã, những người này có cái nhìn mang tính hành chính của người có quyền nên thường hay đưa ra các câu trả lời mang tính đồng thuận, được chấp nhận hơn là các câu trả lời có ý nghĩa mô tả thực tiễn địa phương. Ngược lại, trong các báo cáo phát triển, rất hiếm khi có ý kiến của những « nông dân bình thường »; - Cũng cần phải bỏ qua những diễn giải dài dòng về « phương pháp tiếp cận tham gia» vốn chỉ quan tâm đến các tác nhân địa phương một khi dự án đã được hoàn tất trên giấy tờ và được nhận tiền từ các nhà tài trợ, tức là khi mà dự án không thể thay đổi được nữa;

[ 88 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


- Cuối cùng, nếu nhìn lại mọi việc với độ lùi thời gian, chúng ta có thể nghĩ rằng các chuẩn phát triển quốc tế hiện nay sẽ có những thay đổi trong vài năm tới. Chẳng hạn những tác động chỉ mang tính chất thông báo hoặc trào lưu về nghèo đói, đa dạng sinh học, thay đổi khí hậu, giảm phát thải CO2, quản trị công, v.v. rồi sẽ hết thời và chúng ta rồi sẽ lại đòi hỏi những thứ khác đối với người dân tộc để họ có thể có được một vị trí, một chỗ đứng chuẩn trong xã hội hiện đại và trong niềm hạnh phúc của sự tiêu dùng.

Danh mục tham khảo Alesina A., Devleeschauwer A., Easterly W., Kurlat S. et Wacziarg A. (2003), « Fractionalization », Journal of Economic Growth 8, 155-194., Alesina A., Baquir R. et Easterly W. (1997), « Public Goods and Ethnic Divisions », Quarterly Journal of Economics 114, 12431284. Atlas Narodov Mira (1964), Moscow: Glavnoe upravlenie geodezii i kartografii. Baulch B., Nguyen Hoa Thi Minh, Nguyen Thi Thu Phuong, Pham Hung Thai (2010), « Ethnic Minority Poverty in Vietnam »,CPRC Working Paper 169, February. Culas C. and Nguyen Van Suu (eds.) (2010), Norms and Practices in Contemporary Rural Vietnam. Social Interactions between Authorities and People. Occasional Papers N°15. Bangkok: IRASEC, 144 p. Free Online http://www.irasec. com/index.php?option=com_ irasec&task=publication_ detail&publicationid=305 Culas C. (2010) “Nghiên cứu sự trao đổi về kiến thức và tập tục địa phương trong quản lý

môi trường ở miền núi Việt Nam: Nhìn từ quan điểm nhân chủng học.” (“Study of discourses on local knowledge and practices on environment management in Vietnam mountains: An anthropological perspective”) in Lương Văn Hy, Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Phan Thị Yến Tuyết (eds.), Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học. Modernity and Dynamics of Tradition in Vietnam: Anthropological Approaches, Quyển 2. T. P. Hồ Chí Minh, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh, pp.292-324. Culas C. and Robinne F. (eds.) (2009), InterEthnic Dynamics in Asia. Considering the Other through Ethnonyms, Territories and Rituals. London: Routledge, Contemporary Asia Series, 256 p. Culas C. (2010) “The ethnonyms of the Hmong in Vietnam: Short history (1856-1924) and practical epistemology”, in C. Culas and F. Robinne (eds.), Interethnic Dynamics in Asia. Ethnic Relationships through Ethnonyms, Territories and Rituals. Routledge London, pp 13- 42. Dang Giang, Nguyen Thi Kieu Vien, Nguyen Thuy Hang, Razafindrakoto M., Roubaud F. et Salomon M. (2011), Youth Integrity in Vietnam, Transparency International, Hanoi, June. Easterly et Levine (1997), « The Africa’s Growth Tragedy: Policies and Ethnic Divisions », Quaterly Journal of Economics, 111 (4), 12031250. Fearon J. (2003), « Ethnic and Cultural Diversity by Country », Journal of Economic Growth 8, 195-222. Fearon J. et Laitin D. (2003), « Ethnicity, Insurgency and Civil War », American Political Science Review, 97, 75-90.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 89 ]


Geertz C. (1973), The Interpratation of Cultures: Selected essays, Basic Books, New-York. Gironde C. (2009), Decentralized decisionmaking and participation under Program 135-II. A study in five provinces of Vietnam, World Bank, Hanoi. Gurr T. (1996), « Minorities at Risk III Datasets: User’s Manual », CIDCM, University of Maryland. Herrera J., Le Dang T., Pham H., Razafindrakoto M. et Roubaud F. (2009), Impact evaluation of the Program P135 Phase 2: Analysis of the baseline survey 2007, Committee for Ethnic Minorities Affairs (CEMA) and UNDP, Hanoi. (paru en Vietnamien, Báo cáo phân tích Điều tra cơ bản chương trình 135-II, Ủy Ban Dân Tộc và Chương Phát Triển Liên Hợp Quốc, Hà Nội. Huntington S. (1996), The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order, Simon and Shuster, New-York. La Porta R. Lopez-de-Silanes F., Shleifer A., et Vishny R. (1999), « The Quality of Government », Journal of Law, Economics and Organization, 15(1), 222-279. LEBAR F.M., HICKEY G.H. và MUSGRAVE J.K. (eds.)1964, Ethnic Groups of Mainland Southeast Asia. New Haven, Yale University Press, Human Relations Area Files HRAF. Mauro P. (1995), « Corruption and Growth », Quarterly Journal of Economics 110(3), 681712. Nguyễn Văn Chính (2010), « Representation of ethnics minorities on mass media through the lensofsocio-culturalanthropology», Academy of Journalism and Communication (AJC) et Institute for Studies of Society, Economy and Environment (ISEE), Hanoi. Roeder P. (2002), « Ethnolinguistic Fraction­ alization (ELF) Indices, 1961 and 1985 », http://weber.ucsd.edu/proeder/data.htm.

Roubaud F. (2011), « Reassessing Ethnic Gap in Vietnam: New Evidence from the Labour Market », DIAL, Hanoi. World Bank, Country Social Analysis. Ethnicity and Development in Vietnam, Social Development Unit, Washington D.C.

Thảo luận … Nguyễn Thị Văn, Viện Xã hội học Anh chị có thể nói rõ đã thực hiện nghiên cứu ở các cộng đồng nào không? Anh chị đã từng tham gia vào một trong các dự án nêu trên hay đó chỉ là các dự án phát triển mà anh chị sử dụng để làm tham chiếu? Các dự án phát triển dành cho các dân tộc thiểu số, nhất là các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ, đưa ra cách đánh giá ex ante (trước) và ex post (sau). Cá nhân tôi, tôi đã tham gia vào nhiều nhóm đánh giá cho nhiều dự án phát triển được triển khai ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Tôi không gặp những vấn đề mà anh chị đã nhắc đến trong tham luận vừa rồi. Tôi không nói là anh chị sai nhưng tôi không đồng ý với quan điểm của anh chị, vì trong quan điểm đó chưa thấy nói tới tình hình thực tế của Việt Nam. Các nghiên cứu thực hiện ở các tỉnh miền núi phía Bắc hoặc đồng bằng sông Cửu Long cho thấy rõ ràng những tác động tích cực của các dự án phát triển tới người nghèo. Ngoài ra, giai đoạn hai của dự án xóa đói giảm nghèo, triển khai với vốn vay của Ngân hàng Thế giới, nhấn mạnh vào khía cạnh giới trong phát triển. Ở đó sự tham gia của phụ nữ được khuyến khích. Phương pháp có sự tham gia của người dân cũng được coi trọng trong dự án này.

[ 90 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Roeungdeth Chanreasmey, Học viện công nghệ Campuchia Giống như ở Việt Nam, Campuchia cũng có nhiều nhóm dân tộc được hưởng lợi từ các dự án phát triển và các biện pháp chống phân biệt. Các dân tộc thiểu số có nhu cầu gì? Họ có chấp nhận nhóm dân tộc đa số hay không? Ở Campuchia, chúng tôi đã phát triển các chiến lược đảm bảo cho các dân tộc thiểu số khả năng tiếp cận với giáo dục, y tế, đời sống chính trị, đồng thời vẫn gìn giữ truyền thống và lối sống của họ. Ông/bà có nghĩ rằng các dân tộc thiểu số thực sự hy vọng có thể tham gia vào thị trường lao động, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ và các khu đô thị hay không? Mireille Razafindrakoto Nghiên cứu của chúng tôi vẫn đang được tiến hành. Chúng tôi nêu vấn đề và đề xuất những khả năng của câu trả lời. Đây chắc chắn chưa phải là những kết luận cuối cùng. Ở phần đầu, François Roubaud đã trình bày về thực trạng và sử dụng các chỉ số cổ điển trong phân tích phát triển của nhiều nhóm cá nhân, dân cư và nhóm dân tộc. Trong khuôn khổ đó, chúng tôi nhận thấy, ở Việt Nam có sự cải thiện tích cực trong tình hình của các nhóm dân tộc thiểu số. Tiếp đó, chúng tôi đã tìm hiểu nguyên nhân của sự cải thiện đó, những nguyên nhân nằm sau các con số, thông qua phân tích dưới góc độ nhân học. Các dự án phát triển không phải hoàn toàn tiêu cực, thực ra vẫn có các chương trình hiệu quả và phù hợp! Hơn nữa, chúng tôi không chỉ trích bản thân phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân. Chúng tôi chỉ chỉ trích cách thức áp dụng phương pháp này. Liệu chúng ta có nhân rộng được các dự án mà chị cho là thành công, trong số những dự án mà chị đã tham gia đánh giá?

Trên cấp độ vĩ mô và định lượng, các dự án dành cho các dân tộc thiểu số có vẻ không thực sự thành công đến vậy. Xin mời các bạn liên hệ tới bảng dữ liệu về quản lý các dự án cơ sở hạ tầng đã trình bày ở trên. Hiển nhiên, quá trình tham gia của người dân có tồn tại, nhưng phải xem xét điều kiện và thể thức áp dụng phương pháp này. Đơn cử, về vấn đề liên quan đến mức độ hài lòng do dự án mang lại, các bảng đánh giá đều thường chỉ dùng các câu hỏi đóng (có/không). Ngoài ra, chúng ta nhận thấy rõ sự lệch pha trong câu trả lời của những người phụ trách, thực hiện dự án và của các hộ gia đình có liên quan tới việc đi họp để lựa chọn dự án – 90% so với 50%. Khoảng cách này đến từ đâu? Những lần lấy ý kiến và các cuộc họp được tổ chức như thế nào? Chỉ có 30% số hộ nêu ý kiến. Con số này liệu có khiến chúng ta phải đặt câu hỏi? Christian Culas Tôi không phủ nhận là Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều dự án làm thay đổi cuộc sống của người nông dân và người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, mục đích của tôi là phân tích những điểm yếu của các dự án đó – chứ không phải điểm mạnh. Hơn nữa, có ba cấp dữ liệu: 1) con số chính thức, thường có trước khi thực hiện điều tra; 2) con số thu được từ các điều tra ngắn bằng các phương pháp « cơ học » (bảng hỏi, PRA, v.v.); và cuối cùng, 3) con số thu được từ các điều tra dài – hai năm điền dã –, nghiên cứu viên không đặt bất cứ câu hỏi nào mà tham gia vào cuộc sống tại địa phương, để cho người dân tự giãi bày khi họ muốn. Quay trở lại câu chuyện tôi kể lúc này về lớp tập huấn trồng « rau sạch » cho nông dân. Câu chuyện này bóc mẽ sự thật là những nhà tài trợ và những người phụ trách dự án hoặc đã không được thông tin hoặc đã bỏ qua nhiều yếu tố trong báo cáo của họ. Trong

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 91 ]


cả hai trường hợp, điều đó đều đặt ra vấn đề. Thường thì những người dân liên quan đến dự án đều thường hay có thái độ chỉ trích đối với các dự án phát triển, nhưng tất nhiên, họ không nói thực những gì họ nghĩ với những người chịu trách nhiệm đánh giá dự án. Điều làm tôi băn khoăn là mối quan hệ tổng quát giữa khái niệm và quan điểm nhìn nhận đối với dự án. Thường thì các dự án được xây dựng xa rời với thực tế địa phương, từ những điều tra chớp nhoáng đã định khuôn từ trước nhằm thu được những câu trả lời và loại trừ tất cả những gì mà người ta không mong muốn từ đầu. Những dữ liệu mà chị Văn nhắc đến là những dữ liệu dạng số 2, thu được từ những điều tra ngắn. Do đó, các dữ liệu đó khá là tích cực, nhưng khác với những dữ liệu nhân học sâu hơn, thu được từ những nghiên cứu điền dã mà nghiên cứu viên sống cùng, ăn cùng và ở cùng với người dân. Những thông tin sâu xa như vậy sẽ không đến được với những người chỉ đến đó và ở lại một tuần. Hiện tại, tôi đang thực hiện một nghiên cứu sâu ở một thôn người Tày, tỉnh Lào Cai. Chúng tôi đặt giả định là nếu đào sâu tìm hiểu ở quy mô nhỏ, ta có thể mang đến một sự sáng tỏ mới cho quy mô lớn hơn. Phương pháp nhân học – xuất phát từ các nghiên cứu nhỏ với giả thuyết ban đầu là xã bên cạnh cũng có hoàn cảnh tương đồng – khác với phương pháp của các nhà kinh tế học – xuất phát từ các con số lớn để tìm ra quy luật chung. Christophe Gironde, Đại học Genève François đã trình bày về khoảng cách nói chung giữa người Kinh và các dân tộc thiểu số. Có các số liệu của địa phương hay không? Khoảng cách ở địa phương lớn hơn hay nhỏ hơn ở cấp độ cả nước? Anh cũng đã giới thiệu một bảng số liệu với sự thay đổi khác biệt. Liệu những thay đổi đó có phải là những thay đổi riêng rẽ hay có liên quan đến nhau? Thông qua những

phân tích đã trình bày, liệu có thể coi tiến bộ ở chỗ này lại có hại cho tiến bộ ở chỗ khác? Cuối cùng, có một câu hỏi chưa được đặt ra nhưng tôi nghĩ là một câu hỏi quan trọng: tại sao những buổi phỏng vấn có sự tham gia của người dân lại có sai lệch? Theo tôi, áp lực xã hội là rất lớn: chẳng hạn làm sao người dân có thể nói ngược lại với người phụ trách dự án, bí thư Đảng ủy xã, chủ tịch UBND, đại diện Mặt trận Tổ quốc; làm sao người dân dám bảo vệ được quan điểm của mình một cách công khai? Mặt khác, những người đại diện giải thích là thực hiện đúng nguyên tắc phương pháp có sự tham gia của người dân vốn cực kỳ phức tạp, vì phải tính đến sự căng thẳng có thể có giữa nguyện vọng của người này và của người khác. Cần phải tính đến không chỉ cách thức vận hành trong dân mà còn của cả các cơ quan hành chính. Virginie Diaz, AFD Tôi muốn nhấn mạnh là có nhiều loại viện trợ quốc tế. Không chỉ có các dự án mà Christian Culas đã nhắc đến mà còn có các hỗ trợ từ ngân sách rót trực tiếp và sau đó do các bộ quản lý ở cấp trung ương và cấp nhà nước. Vì tôi là đại diện cho cơ quan tài trợ nên tôi có thể khẳng định là có nhiều dự án thành công, mang đến những tác động tích cực cho người dân. Tất nhiên, cũng có những dự án thất bại, một số những khoản chi ngân sách không được giải trình, điều này có thể gây ra nhiều vấn đề. Cuối cùng, tôi muốn biết thêm chi tiết về chương trình 135 và cách xây dựng chương trình này. Grégoire Schlemmer, IRD Trong trường hợp các hiện tượng phân biệt đối xử, ta có vẻ nói nhiều hơn đến các nhóm thiểu số hơn là dân tộc thiểu số. Một tập hợp các yếu tố tạo ra sự phân biệt giữa các nhóm đã được nhắc đến. Đó là khoảng cách địa lý,

[ 92 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


ngôn ngữ, nghèo đói, cách sống nông thôn, v.v. Tuy nhiên, rất ít yếu tố thực sự mang tính dân tộc được đưa ra, theo nghĩa thuộc về một nhóm, một tập hợp đặc thù. Hiển nhiên, các yếu tố đó đều có mối tương liên, nhưng yếu tố dân tộc hiếm khi là yếu tố độc nhất. Tôi đồng ý với những gì Christian Culas vừa trả lời. Nhưng điều này có thể liên quan đến bất kỳ một cộng đồng người dân địa phương nào chứ không chỉ liên quan duy nhất đến các dân tộc thiểu số. Đó trước hết là vấn đề về giao tiếp đặt trong mối quan hệ thống trị. Cần phải có một người, một đối tác hiểu dân cư địa phương về dài hạn. Tính dân tộc cũng là một dạng tập hợp chính trị. Điều này ít được nhắc đến vì nó đặt ra vấn đề nhạy cảm là sự cạnh tranh với Nhà nước. Khi nhắc đến các « dân tộc », tôi băn khoăn về thuật ngữ này – người Kinh cũng là một dân tộc. Khi sử dụng thuật ngữ « thiểu số », nó không chỉ còn liên quan đến tính dân tộc (ethnicité). Nguyễn Thị Thiềng, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội Tôi thấy định nghĩa và việc sử dụng thuật ngữ « nhóm dân tộc » không nên phải quá chính trị hóa như vậy. Cách gọi như vậy chủ yếu mang ý nghĩa về số lượng thành viên của các dân tộc, xin lưu ý là người Kinh chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Christian Culas Tôi đánh giá cao các ý kiến phản biện có sử dụng ví dụ từ thực tế tại địa phương. Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa là bài tham luận của tôi chỉ đề cập đến các điểm có vấn đề. Nếu đọc báo cáo đánh giá của các dự án phát triển, các bạn sẽ thấy các điểm có vấn đề rất ít được nhắc đến. Nghiên cứu của tôi liên quan đến một vài trường hợp cụ thể, nhưng không vì

thế mà tôi không thừa nhận là Nhà nước Việt Nam có triển khai các dự án hiệu quả, thành công. Tôi làm việc ở Việt Nam từ 15 năm nay, do đó, tôi hoàn toàn ý thức được về những nỗ lực của chính phủ đối với vấn đề người Hmong chẳng hạn, đây là một cộng đồng dân tộc thiểu số không dễ dàng chấp nhận các chuẩn mực và quy định ràng buộc áp đặt cho họ từ bên ngoài. Nhưng người Hmong lại cũng là một trong số các dân tộc thiểu số làm ăn kinh tế giỏi nhất và hòa nhập tốt nhất vào hệ thống hành chính ở Lào và Thái Lan. Điều này cũng đáng phải suy nghĩ. Tất nhiên gọi một cộng đồng là « dân tộc thiểu số » có mang tính chất số nhân khẩu; nhưng, có một cách nhìn nhận khác, thậm chí là cần thiết để hiểu rộng hơn mối quan hệ giữa Nhà nước và người dân. François Roubaud Định nghĩa và các thống kê sử dụng trong bài tham luận của chúng tôi là các định nghĩa và số liệu chính thức. Đây không phải là kết quả diễn giải từ những định nghĩa và số liệu khác nhau. Liên quan đến Chương trình 135, chương trình này được triển khai ở tất cả các xã nghèo thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tức là ở 43/63 tỉnh thành của cả nước. Để trả lời cho câu hỏi của anh Christophe Gironde, chúng tôi có phương tiện để quan sát các khoảng cách chênh lệch ở cấp độ địa phương. Khi chúng tôi sử dụng các kỹ thuật đánh giá và phân tích, chúng tôi đều tính đến khoảng cách chênh lệch có liên quan tới vị trí địa lý. Trong tham luận này, chúng tôi đã trình bày các con số ở cấp độ vùng. Tôi nghĩ rằng, ở cấp độ địa phương, chênh lệch giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số sẽ nhỏ hơn vì ở miền núi, người dân nói chung nghèo hơn

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 93 ]


so với ở các khu vực đô thị hoặc các khu vực có tốc độ phát triển nhanh. Về câu hỏi thứ hai liên quan đến việc người Kinh chiếm nguồn lực của các dân tộc khác, câu trả lời của tôi thoạt đầu là không. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và các chính sách tái phân bổ không phải là không kết quả. Nhìn chung, bất kỳ một sự hiệu quả nào về phát triển kinh tế xã hội, dù là nhỏ nhất, của các nhóm dân tộc thiểu số không phải được thực hiện để mang lợi cho người Kinh. Cuối cùng, để trả lời cho câu hỏi của anh Grégoire Schlemmer, các phương trình tính

toán luôn chứng minh là vẫn còn có một giá trị nào đó còn lại trong các chênh lệch về mức sống, và giá trị đó không liên quan gì đến vị trí địa lý, đến trình độ học vấn hay sở hữu vốn, v.v. và giá trị đó chỉ được quyết định duy nhất bởi yếu tố dân tộc.

Bài đọc tham khảo (www.tamdaoconf.com) Bob Baulch, Pham Thai Hung, Nguyen Thi Thu Phuong, The Economic Development of Etnic Minorities in Vietnam, Policy Brief, Hanoi, 9 p.

[ 94 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


1.3. Tiểu sử và sự khác biệt theo thế hệ Philippe Antoine – CEPED, IRD Andonirina Rakotonarivo – Đại học Thiên chúa giáo Louvain, Bỉ

(Nội dung gỡ băng) 1.3.1. Điều tra tiểu sử Philippe Antoine Các cuộc điều tra tiểu sử là một hình thức thu thập và phân tích lịch sử cuộc đời. Phiên toàn thể không chỉ là lời dẫn nhập vào kỹ thuật này mà còn có ý định thu hút sự tò mò của những học viên của lớp chuyên đề sẽ học tại Tam Đảo. Có thể có những sự lẫn lộn, vì khái niệm lịch sử cuộc đời cũng được sử dụng trong xã hội học. Tuy nhiên những cuộc điều tra của chúng tôi mang chất định tính hơn. Đây là một cách tiếp cận xã hội định tính hóa về lịch sử cuộc đời của các cá nhân. Qua bài trình bày này và một vài ví dụ, chúng tôi sẽ mô tả làm thế nào để thu thập và định tính hóa một cuộc đời. Chúng tôi sẽ không đi sâu vào các kỹ thuật điều tra vì chúng tôi sẽ đề cập đến trong tuần sau tại lớp học chuyên để. Tôi sẽ chỉ trình bày những nguyên tắc chính. Qua kinh nghiệm của tôi, phần lớn các ví dụ minh họa được rút ra từ nghiên cứu thực hiện tại châu Phi. Vượt qua bản chất của các ví dụ là triết lý của các cuộc điều tra. Các cuộc điều tra tiểu sử duy trì một mối liên hệ chặt chẽ với chủ đề phân biệt xã hội và bất bình đẳng, vì nó cho phép nắm bắt được tốt

những thay đổi xã hội giữa các thế hệ hoặc các đối tượng dân số khác nhau. Những thay đổi xã hội diễn ra khác nhau giữa nam và nữ như thế nào? Lịch sử cuộc đời có theo cùng sự tiến triển đối với các giới tính khác nhau hay không? Những phương pháp lịch sử cuộc đời cũng thường được sử dụng trong phân tích di cư, chuyển đổi nghề nghiệp, quy trình hội nhập đô thị. Những ví dụ được chọn đều có liên quan đến những vấn đề này. Chúng tôi còn sử dụng nhiều điều tra tiểu sử để nghiên cứu các ứng xử về hôn nhân trong mối quan hệ với những yếu tố khác của cuộc đời. Đâu là điểm độc đáo của phương pháp điều tra tiểu sử? Phần lớn các cuộc điều tra định tính trong kinh tế, dân số học hay khoa học xã hội là những cuộc điều tra theo chiều ngang: nghĩa là nghiên cứu tình trạng của các cá nhân vào một thời điểm nhất định mà không tính đến quá khứ. Ví dụ, khi hỏi một người hiện đang thất nghiệp, phương pháp này không quan tâm đến lộ trình nào dẫn người này đến tình trạng thất nghiệp. Có nhiều quy tắc điều tra tiểu sử quá khứ khác nhau. Những cuộc điều tra mà chúng tôi phân tích tại lớp chuyên đề là những cuộc điều tra bắt đầu từ ngày sinh của cá nhân

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 95 ]


cho đến thời điểm điều tra. Nhưng có những cuộc điều tra tiểu sử khác liên quan đến một giai đoạn cụ thể nào đó trong cuộc đời của cá nhân. Ví dụ, một nhà nghiên cứu về đời sống sinh sản sẽ tách lịch sử cuộc đời từ thời điểm người phụ nữ biết mình có thai cho đến lúc sinh nở và những tháng sau đó. Như vậy có thể thiết kế các cuộc điều tra tiểu sử này hoặc dựa trên tiểu sử từ khi sinh ra cho đến thời điểm điều tra, hoặc đơn giản hơn là dựa trên các lát cắt giai đoạn cuộc đời. Một trong những người khởi tạo ra điều tra tiểu sử là Daniel Courgeau. Vào những năm 1980, ông đã đưa ra công cụ « điều tra ba tiểu sử » bao gồm tiểu sử hôn nhân, nơi ở và nghề nghiệp. Hoàn toàn không cần hạn chế ở ba yếu tố này và có thể thêm vào những tiểu sử sinh sản, lịch sử sức khỏe của cá nhân, v.v. Do vậy hoàn toàn có thể làm cho loại hình điều tra này phù hợp với những vấn đề nghiên cứu khác nhau. Yếu tố quan trọng nhất của phân tích tiểu sử nằm trong nghiên cứu những mối liên hệ về thời gian của các sự kiện khác nhau trong cuộc đời. Do vậy, trong khi thu thập thông tin, nhất thiết phải định vị sự kiện này so với sự

kiện khác. Theo hướng này, việc định vị được thời gian của các sự kiện so với nhau còn quan trọng hơn cả việc tìm thời điểm chính xác của một vài sự kiện, mặc dù xác định được như vậy là tốt nhất. Cũng như vậy đối với những điều tra về lịch sử cuộc đời trong xã hội học, việc đưa yếu tố thời gian vào phân tích kéo theo một cách nhìn có tính lịch đại về các hiện tượng và do vậy cho phép làm sáng tỏ sự tiến triển về hành vi, các cơ chế hành động và cơ chế ảnh hưởng, thông qua việc kết nối các sự kiện mà cá nhân đã trải qua. Phân tích tiểu sử và các phương pháp Điều cốt yếu nhất là định vị các sự kiện so với nhau. Sự kiện là gì, có thể phân tích những bước chuyển nào? Vào thời điểm điều tra tiểu sử, có thể xác định một số sự kiện ngay khi nó được hình thành. Điều đó có thể gắn với những ngày tháng cụ thể, như ngày nhận bằng, ngày đi làm đầu tiên, ngày kết hôn, v.v. Nhưng cũng có thể là việc chuyển từ tình trạng này sang tình trạng khác: từ tình trạng độc thân sang cuộc sống lứa đôi; từ tình trạng « ở nhờ » sang « có nhà riêng ».

[ 96 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Quan sát, x l , di n gi i th i gian Sơ đồ

1

Quan sát, xử lý, diễn giải thời gian

S ki n Ch s nào ?

Tình tr ng

Hi u qu « ch p hình » c a k t h p xê d ch không gian và th i gian Vi c th c hi n ph thu c vào

ng h l a ch n « kho ng cách »

Nguồn: Philippe A., E. Lelièvre (dir.) (2006), « États flous et trajectoires complexes: observation, modélisation, interprétation », Paris, Ined / Ceped, 301 p. (Méthodes et Savoirs; 5).

Như vậy có nhiều yếu tố đánh dấu chứa đựng trong những sự kiện được xác định rõ hay trong sự thay đổi tình trạng. Điều tra tiểu sử thích nghi với chủ đề: có thể xem xét gần hay giữ một khoảng cách đối với chủ đề muốn phân tích. Ví dụ, đối với hôn nhân, có thể chỉ đưa khái niệm tổng quát - độc thân so với đã kết hôn - hoặc đi sâu chi tiết hơn vào các giai đoạn của việc bước vào hôn nhân. Tùy theo xã hội, những quy định là khác nhau: trong một số xã hội, hôn nhân tuân theo nhiều nghi lễ như trước hết là phải có đính hôn và được cha mẹ đồng ý. Đối với các xã hội phương Tây, có thể chung sống rồi sau đó mới dần hợp thức hóa hoặc thậm chí là không cần. Chúng ta cũng có thể dừng ở mức rất chung, chỉ đề nghị người được phỏng vấn đưa ra thời điểm mà anh ta coi như mình bước vào hôn nhân. Như vậy, yếu tố định vị về tình trạng hay sự kiện đều có ích như nhau. Chúng ta có thể hoặc tập trung vào các sự kiện và xác định ngày chính xác, hoặc nghiên cứu những thay đổi tình trạng, như chuyển từ loại hình công

việc này sang loại hình khác, chuyển nhà từ thành phố này sang thành phố khác, v.v. Bảng hỏi càng chính xác thì các lộ trình thu thập được càng chi tiết. Điều đó đôi khi có thể phức tạp, vì có những thay đổi trạng thái mà không có sự kiện. Ví dụ, người ta thường phân biệt thành thị và nông thôn. Cũng có khi một cá nhân có thể từ môi trường này chuyển sang môi trường khác mà không « di chuyển ». Một cá nhân có thể vẫn ở tại một nơi mà chính nơi đó lại thay đổi trạng thái về hành chính, ví dụ như trước kia là làng rồi chuyển sang thành xã và rồi quy hoạch thành thành phố. Một tình huống khác, đó là thay đổi trạng thái mà bản thân mình không trải qua sự kiện. Như trong trường hợp ở xã hội Senegal. Sự tồn tại của chế độ đa thê có thể dẫn đến những thay đổi trạng thái hoàn toàn độc lập với cá nhân: một phụ nữ có thể kết hôn với một người đàn ông và sống trong tình trạng đơn thê; nhưng nếu người chồng lấy thêm vợ thì người phụ nữ sẽ thay đổi tình trạng,

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 97 ]


chuyển từ sống trong cuộc hôn nhân đơn thê sang đa thê, mà không hề có vai trò chủ động nào trong sự thay đổi này. Một số tình huống khác có thể ít nhiều mơ hồ hơn: ở nhờ nhà nhiều người liên tục và thay đổi nơi ở nhưng không vì thế mà bị xếp vào loại « không có nơi ở cố định ». Ví dụ khác: một cá nhân sống tại nhà của cha mẹ, tài sản của cha mẹ được phân chia cho nhiều người thừa kế mà không có người nào tự coi mình là chủ sở hữu thực sự. Một khía cạnh khác có thể tạo ra khó khăn khi diễn giải là do dựa vào những yếu tố có thể dự đoán trước: một sự kiện xảy ra có thể dẫn đến sự kiện sau. Chúng ta hãy xem trường hợp của sự liên hệ giữa hôn nhân và sinh đẻ: - Nếu kết hôn trước rồi sinh con, có thể cho rằng kết hôn tạo thuận lợi cho sinh đẻ; - Nếu sinh con rồi kết hôn, có thể cho rằng vì có con rồi nên cần kết hôn để hợp thức hóa. Nhưng có thể từ phía các cá nhân có sự định liệu trước các sự kiện. Ví dụ trước khi đám cưới được tiến hành, một người cùng vợ hay chồng tương lai của mình đã chuẩn bị và có thai trước. Tất cả phụ thuộc vào những quy tắc liên quan đến việc có con ngoài giá thú của những xã hội được nghiên cứu. Ngoài ra, có thể có sự chuyển đổi theo từng nấc, như trường hợp khi mới ra trường. Một kỳ thực tập và đào tạo có thể là một giai đoạn chuyển đổi từ tình trạng đi học sang đi làm hưởng lương. Những khía cạnh thời gian đa dạng Điểm mạnh của các nghiên cứu tiểu sử là có thể đặt các sự kiện vừa trong thời gian của cá nhân vừa trong dòng thời gian lịch sử của tập thể. Có thể tạo mối liên quan giữa các lộ trình của cá nhân và những cú sốc lịch sử, sự tiến

triển về pháp lý, chính trị, bối cảnh kinh tế, v.v., tùy theo vấn đề nghiên cứu. Cá nhân tương tác với môi trường gia đình, nghề nghiệp và các mối quan hệ khác, nhưng cũng tùy theo bối cảnh mà anh ta hiện hữu trong đó. Rất nhiều chủ đề đi theo hướng này như sự tiến triển về tỷ lệ sinh đẻ là kết quả của các cặp đôi nhưng cũng phụ thuộc vào các chính sách công. Ví dụ, trong trường hợp phân tích về ly hôn ở Canada. Luật thống nhất đầu tiên về ly hôn được ban hành vào năm 1968. Việc ly hôn trở nên dễ dàng hơn hẳn trước đó. Sau những sửa đổi về Luật ly hôn năm 1968, người ta quan sát thấy tỷ lệ ly hôn tăng đột ngột. Nếu chúng ta không để ý tới ngày tháng của luật này thì rất khó để giải thích sự tiến triển các lộ trình hôn nhân sau 1968 và có thể sẽ đưa ra những giải thích sai lệch về số lượng ly hôn tăng nhanh: các hành vi có thể thay đổi vì luật cho phép. Một luật mới năm 1985 còn cho phép đẩy nhanh hơn nữa quy trình. Những thay đổi của cá nhân cần được lồng vào thời gian tập thể. Phân tích tiểu sử: vì sao dùng đến? Ai có thể cần đến? Vì sao tiến hành phân tích tiểu sử? Chúng ta có hai loại điều tra trong nhân khẩu học: - Các dữ liệu theo chiều ngang cung cấp các thông tin rất chi tiết về tình hình hiện tại của đối tượng điều tra, nhưng rất nghèo nàn để phân tích nguyên nhân, ví dụ như tổng điều tra và các cuộc điều tra dân số và sức khỏe (DHS); - Các dữ liệu theo chiều dọc khó thu thập hơn, nguyên nhân liên quan tới chi phí, thời gian, đào tạo, nhưng cũng bao hàm cả yếu tố thời gian, thường rất quan trọng cho phân tích nguyên nhân. Đôi khi là số liệu từ các tổ chức quan sát theo dõi những sự

[ 98 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


kiện nhân khẩu học có liên quan đến một đối tượng dân số. Có thể cũng tồn tại những dữ liệu theo chiều ngang liên quan đến quá khứ: thay vì chỉ quan sát những gì xảy ra vào năm n, rồi năm n+1, n+2, v.v., người ta có thể lấy năm n như điểm quy chiếu và quay ngược lại thời gian n-1, n-2, v.v. Đó là những nghiên cứu hồi khứ theo chiều dọc. Tất cả lịch sử cuộc đời của cá nhân được xem xét từ thời điểm tiến hành điều tra và quay ngược lại đến một thời điểm nào đó, thường là đến tận ngày sinh của cá nhân này. Những điểm khác biệt cơ bản giữa các điều tra theo chiều ngang và theo chiều dọc là gì? Ví dụ, các DHS phân tích sự tiến triển của mức sinh. Tại một cuộc điều tra theo chiều ngang, lịch sử sinh sản của phụ nữ được thu thập một cách chi tiết, nhưng không thể thiết lập mối liên hệ với sự tiến triển về nơi ở hay nghề nghiệp của họ. Ta có thể biết các đặc điểm của người phụ nữ tại thời điểm điều tra, nhưng ta không biết gì về quá khứ của người này. Điều tra theo chiều dọc cho phép hiểu rõ hơn sự tiến triển về hành vi trong tổng thể. Mất nhiều thời gian hơn vì bảng hỏi nặng hơn rất nhiều, và cần đào tạo điều tra viên lâu hơn, chi phí lớn hơn nhiều và khó phân tích hơn, ngược lại cách điều tra này có ưu điểm là đầy đủ hơn. Các điều tra tiểu sử bắt nguồn từ các dịch bệnh. Đó là những phân tích về sự sống sót cho phép thử nghiệm một phương pháp điều trị chẳng hạn. Chúng cũng được sử dụng trong công nghệ kỹ thuật, để kiểm tra độ bền của một máy móc. Nói chung, trong loại nghiên cứu này, chỉ một hiện tượng được

phân tích. Vào một thời điểm, sự kiện sẽ xảy ra: cái chết, thời gian phản ứng của một chất, máy móc dừng hoạt động, v.v. Như vậy trong những phân tích mà việc sự kiện sẽ xảy ra là không tránh được này, ta quan sát quãng thời gian trước khi sự kiện xảy ra. Trong khoa học xã hội, những sự kiện không nhất thiết xảy ra, do vậy sẽ có nhiều quãng cách mở. Nếu chúng ta phân tích những người độc thân, không chắc là những người này đều không kết hôn trước thời điểm điều tra. Nếu chúng ta phân tích việc gia nhập thị trường lao động, không nhất thiết là mỗi cá nhân được điều tra bước vào thị trường lao động trước thời điểm kết thúc quan sát. Không nhất thiết là tất cả mọi người sẽ trải qua sự kiện. Tuy vậy, ngay cả nếu cá nhân không trải qua sự kiện thì việc họ không trải nghiệm sự kiện đó bản thân nó đã là một thông tin. Vì nó tạo ra quãng cách mở so với những cá nhân đã trải qua sự kiện được nghiên cứu. Những người đã trải qua này có một quãng cách được gọi là quãng cách đóng: ta biết được thời điểm bắt đầu quan sát và thời điểm kết thúc quan sát (chính là khi sự kiện xảy ra). Ai có thể thực hiện những phân tích tiểu sử này? Đó là tất cả những ai sử dụng đến yếu tố thời gian, dù đó là những nhà nhân khẩu học, kinh tế học, lịch sử, xã hội học hay các ngành khoa học xã hội khác. Khó khăn lớn của các điều tra nhân khẩu học là làm sao thiết kế chúng theo các mục tiêu và chủ đề nghiên cứu của mình. Làm thế nào để điều tra thích hợp với câu hỏi nghiên cứu?

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 99 ]


D ng ma tr n Phi u th i gian D ng mô un

Cách th c thu th p d li u

Hình

M t tuy n i u tra dài

Một tuyến điều tra dài

11

(1)

(2) (3) V h u

Paris

(1) Thu th p d i d ng d li u ma tr n (2) B ng h i theo m c và phi u Ageven (3) B ng h i theo m c d ng mô un Nguồn: Tác giả

Đã có một số kinh nghiệm về điều tra tiểu sử. Trong hình này tôi sử dụng lại một loạt những điều tra của GRAB (Nhóm suy ngẫm về cách tiếp cận tiểu sử, có trang web « grab.site.ined. fr/fr/grab/ »). Nhóm này do Éva Lelièvre của Viện nghiên cứu nhân khẩu học quốc gia Pháp (INED) đứng đầu. Có một số cuộc điều tra có liên quan với nhau từ những năm 1970. Chúng tôi đã sử dụng chủ yếu ba loại bảng hỏi: - Bảng hỏi chia theo mục có thể dịch đổi bao gồm chỉ tiêu định vị ngày tháng của các sự kiện; - Bảng hỏi chia mục kèm theo phiếu Ageven, phiếu xác định ngày tháng của các sự kiện; - Bảng hỏi dạng ma trận, tức bảng hỏi dài trên đó tất cả các sự kiện được đưa vào một phiếu ma trận.

Chúng tôi sắp xếp vào đây những cuộc điều tra theo mô hình sử dụng. Chúng tôi sẽ sử dụng các cuộc điều tra theo mục đi kèm theo phiếu Ageven liên quan đế các ví dụ về châu Phi và di cư. Những cuộc điều tra tiểu sử ở châu Phi Lúc khởi đầu, vấn đề nghiên cứu chung là kiểm tra xem các cá nhân hội nhập vào thành phố ra sao. Sau đó chuyển sang phân tích quá trình chuyển sang tuổi trưởng thành: việc làm đầu tiên, nhà ở độc lập và kết hôn - ba bước đánh dấu sự trưởng thành. Việc so sánh chủ yếu là giữa các thế hệ khác nhau, câu hỏi nghiên cứu là liệu thế hệ trẻ có phải đương đầu với nhiều khó khăn hơn những thế hệ trước hay không. Ba thế hệ đã được điều tra: thế hệ 25-34 tuổi vào thời điểm điều tra, thế hệ 35-44 tuổi và thế hệ 45-54 (hoặc 59) tuổi.

[100] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bảng hỏi bao gồm nhiều mục và đề cập đến nhiều chủ đề như lộ trình nhà ở - bao gồm tất cả những thông tin liên quan đến nơi ở, đặc điểm, vị trí -, lộ trình về nghề nghiệp - kể cả

Bảng

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51

22

học tập -, sự trưởng thành của con cái và đời sống hôn nhân. Tất cả nhằm thu thập những dữ liệu liên quan đến kết hôn, và kể cả góa bụa, ly hôn, tái hôn.

Phiếu Ageven

Cụm |___|___| Hộ |___| Cá nhân |___|___| Tên: -AGEVEN- Điều tra Dakar 2001 Cuộc sống gia đình Lộ trình nơi sinh sống Hoạt động / Học tập Năm Sự kiện Tình trạng Nơi ở Tình trạng Giai đoạn Tình trạng Sự kiện lịch làm việc sử 2001 2000 1999 1998 1997 1996 1995 1994 1993 1992 1991 1990 1989 1988 1987 1986 1985 1984 1983 1982 1981 1980 1979 1978 1977 1976 1975 1974 1973 1972 1971 1970 1969 1968 1967 1966 1965 1964 1963 1962 1961 1960 1959 1958 1957 1956 1955 1954 1953 1952 1951 1950

élection Wade

DC Abdoul Az.SY

Dévaluation Coupe Afrique Dak Guerre du Golfe Dc Khadre Mbacké Evt Mauritanie Election A. Diouf Grève policiers DC C. A. Diop

A. Diouf Président

DC S. C. Mbacké

Libération M. Dia

A. Diouf 1er Ministr DC Lamine Gueye Assas. Demba Diop

Arrestation M. Dia Senghor Président Fin Fédérat Mali Création Fédé Mali Proclam Républiqu Abdoul A. Sy, khal

Vict Senghor législ Dc S Moustaha Fall

Nguồn: Tác giả

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[101]


Một trong những chỉ trích mà người ta hay đưa ra khi đề cập đến điều tra tiểu sử là việc khó xác định thời điểm xảy ra các sự kiện. Nhiều khi không thể đề nghị các cá nhân xác định chính xác các sự kiện họ đã trải qua trong đời, nhất là khi không có giấy tờ hộ tịch hay các điểm quy chiếu khác về thời gian. Để tạo thuận lợi cho việc định vị thời gian, vào năm 1987, chúng tôi đã đưa ra một phiếu gọi là phiếu Ageven (age: tuổi, evenement: sự kiện), dựa trên một phiếu đã sử dụng tại Senegal. Ví dụ được đề cập là cuộc điều tra tiến hành tại Dakar năm 2001. Phiếu này được dùng để sắp xếp theo thời gian các sự kiện khác nhau mà người được hỏi đã trải qua. Đó là những sự kiện về cuộc sống gia đình, cuộc sống di cư và nghề nghiệp. Mỗi sự kiện đều được ghi vào một trong ba cột của phiếu Ageven, gồm ba nhóm cột: - Cột thứ nhất liên quan đến những sự kiện chính trong gia đình (ngày sinh của người được điều tra và các con), và hôn nhân (các đám cưới lần lượt, ly hôn và góa bụa). Mỗi sự kiện được ghi vào bên trái cột và sau đó là số thứ tự, tên của con hoặc của vợchồng và ngày tháng chính xác nếu có. Một dấu chéo sẽ được đánh vào trục thời gian (ở giữa cột) để định vị mỗi sự kiện so với lịch hiển thị ở bên trái của phiếu Ageven. Với tình trạng ly hôn (D) và góa (V), số thứ tự cũng giống như số của cuộc hôn nhân tương ứng (U). Với những đứa con còn sống (N), ta chỉ ghi số thứ tự của đứa con. Những thay đổi về tình trạng hôn nhân được ghi vào bên phải của cột, nếu có chúng xảy ra với khoảng cách từ sáu tháng trở lên. Có hai loại thay đổi tình trạng khác nhau. Một là thay đổi tình trạng kết hôn: theo tập tục, dân sự hay tôn giáo. Loại kia là những thay đổi về chung sống của cặp đôi: ta sẽ

ghi « NC » cho những giai đoạn không sống chung, theo ý muốn hay không, của cặp đôi; - Cột thứ hai liên quan đến lộ trình nơi ở. Đó là thành phố hay làng mạc ngoài thủ đô, cũng như tên các khu phố của Dakar nơi người được điều tra sinh sống. Các tên được ghi vào bên trái trục thời gian trong khi đó các sự thay đổi tình trạng được ghi vào bên phải trục thời gian, nếu những giai đoạn này kéo dài từ 6 tháng trở lên. Hai loại hình thay đổi được phân biệt. Những thay đổi về sở hữu: ở nhờ, thuê hay là chủ sở hữu. Và những thay đổi về vị thế trong hộ gia đình: ghi rõ mối quan hệ họ hàng với chủ hộ (CM); - Cột thứ ba ghi lại tất cả những thay đổi về học hành hay công việc cũng như doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp. Giai đoạn thất nghiệp cũng được ghi vào cột này. Để tạo ra trình tự thời gian, chúng tôi chỉ chú ý đến những hoạt động chính. Những thay đổi về nơi học hoặc làm được ghi vào bên trái của cột. Những thay đổi từ 6 tháng trở lên trong cùng nơi được ghi vào bên trái trục thời gian. Có hai loại hình thay đổi được phân biệt. Các thay đổi về cấp học: tiểu học, trung học phổ thông, trung học nghề, đại học. Những cấp này không thể cùng xảy ra, không thể vừa học tiểu học vừa học trung học, vừa học trung học vừa học đại học. Nếu người được điều tra học cùng cấp tại lần lượt hai trường khác nhau thì điều đó sẽ được ghi vào cột bên trái của trục thời gian. Những thay đổi về công việc: ghi rõ loại hình doanh nghiệp. Ở phía trái, cột cuối cùng liên quan đến lịch sử để giúp định vị những sự kiện cá nhân so với những sự kiện quốc gia mà phần lớn người dân ghi nhớ được.

[102] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Phiếu Ageven cho phép ghi những sự kiện với ngày tháng chính xác và cả những sự kiện mà họ chỉ nhớ được tuổi hay độ dài thời gian (người được hỏi kết hôn lần thứ hai cách đây 4 năm, v.v.). Khi chúng tôi tiến hành loại hình điều tra này tại thủ đô của Senegal, chúng tôi sử dụng một phiếu để sắp xếp các sự kiện như được kể rồi dần dần bổ sung. Chúng tôi đã nghiên cứu các sự kiện gia đình, nơi ở, công việc. Phiếu này sau đó đã được các đồng nghiệp sử dụng lại mặc dù họ có thể không tiến hành các điều tra tiểu sử, mà chỉ thực hiện một cuộc phỏng vấn hay lịch sử cuộc đời mà không cần định lượng.

hành điều tra phụ thuộc vào việc đào tạo này. Điều này đòi hỏi sự tinh tế nhất định để ghi lại tất cả những sự kiện được nêu lên trong cuộc trò chuyện, mà không lặp lại cùng câu hỏi. Chúng tôi đã đưa vào phiếu những chi tiết liên quan đến lĩnh vực việc làm với các chi tiết về công việc, doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp. Tại mỗi thành phố mà tôi tiến hành nghiên cứu, vì những người mà tôi cùng làm có những vấn đề nghiên cứu khác nhau - việc làm, nơi ở, các khía cạnh về gia đình, v.v. nên chúng tôi đã thêm vào phiếu các cột khác - sức khỏe, cảm nhận về cuộc sống, v.v.

Điểm thuận lợi của phiếu này là không cần theo trật tự nào khi điền. Chúng ta có thể nắm bắt các sự kiện như nó đến, như cách người được hỏi kể, và sắp xếp chúng dần dần theo dòng hội thoại. Theo như cách nó được thiết kế, phiếu này được điền trước khi bắt đầu bảng hỏi.

Buộc phải không trưởng thành?

Nhà nghiên cứu không tự mình tiến hành điều tra nhân khẩu học, anh ta phải đào tạo những điều tra viên; thành công của việc tiến

Tôi sẽ lấy ví dụ là cuộc điều tra về việc chuyển sang tuổi trưởng thành mà chúng tôi đã tiến hành cùng Mireille Razafindrakoto và François Roubaud. Nghiên cứu so sánh được thực hiện ở ba thủ đô tại châu Phi là Dakar, Yaoundé và Antananarivo. Chúng tôi phân tích những khó khăn gia tăng mà giới trẻ phải đối mặt trong tiếp cận việc làm, hôn nhân và tiếp cận nhà ở.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[103]


Ba th •

Giai o n 25 tu i Giai o n 25 tu i c a th h l n tu i c a th h gi a nh t

Tu i

GDP/ u ng Cameroun

Th h

Giai o n 25 tu i c a th h tr i c a các qu c gia (1960=100)

12

i

t 25 tu i

Th h l n tu i nh t

Thế hệ giữa

Thế hệ trẻ

GDP/ u ng Madagascar

i

T ng GDP/ âu ng

Hình

ô trong hoàn c nh kh ng nghoảng kéokéodài Ba thủ đôho với khủng dài

N m

Nguồn: Antoine P., Razafindrakoto M., Roubaud F., 2001: Contraints de rester jeune?

Hình này do Mireille Razafindrakoto xây dựng bao gồm ba thế hệ: khoảng 50 tuổi vào thời điểm điều tra, khoảng 40 tuổi và trẻ nhất là từ 20 đến 35 tuổi. Hai thang đo thời gian được đưa ra: năm và tuổi. Ví dụ: một người sinh vào năm 1942 sẽ có 0 tuổi vào thời điểm sinh ra và 55 tuổi vào năm 1987. Mức tăng trưởng kinh tế GDP tính theo đầu người cũng được đưa vào như một chỉ số về bối cảnh kinh tế trong đó các cá nhân sinh sống. Hai nước được nghiên cứu: màu đen là đường tiến triển GDP của Madagascar, đường chấm là GDP của Cameroun. Chúng ta nhận thấy có sự suy thoái kinh tế chậm tại Madagascar và một giai đoạn tăng trưởng tốt và tiếp theo là sự suy giảm nhanh ở Cameroun. Chúng tôi lưu ý tới tuổi 25 vì đây là tuổi bước vào thị trường lao động. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ

là tùy theo thế hệ, việc gia nhập thị trường lao động tại Cameroun xảy ra tùy theo những giai đoạn của bối cảnh kinh tế rất khác nhau. Nếu ta không tính đến bối cảnh kinh tế chung rất khác này, việc đánh giá cuộc sống của các cá nhân sẽ gặp khó khăn. Đối với tất cả các giai đoạn có thể đánh dấu tuổi trưởng thành, chúng tôi đã giữ lại ba yếu tố: - Việc có được việc làm thường là mối quan tâm lớn nhất vì đây là điều kiện chính quyết định sự thành đạt xã hội và kinh tế; - Hôn nhân; - Độc lập về chỗ ở, được xác định như việc rời khỏi nơi ở của gia đình để có nơi riêng của mình.

[104] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Hình

13

Tiến triển của tuổi trung vị theo thế hệ đối với các

Di n ti n tu sự i trung v theo các th h cho các s kiện khác nhau

ki n khác nhau

Antananarivo (n )

Tu i trung v

Tu i trung v

Antananarivo (nam)

L n tu i nh t Ng i l n S ng chung

Th h gi a Ch Con

cl p

L n tu i nh t

Thanh niên

Ng i l n S ng chung

Vi c làm

u tiên

cl p

Thanh niên Vi c làm

u tiên

Dakar (n )

Tu i trung v

Tu i trung v

Dakar (nam)

Th h gi a Ch Con

L n tu i nh t Ng i l n S ng chung

Th h gi a Ch Con

cl p

Thanh niên

L n tu i nh t Ng i l n S ng chung

Vi c làm

u tiên

Th h gi a Ch Con

cl p

Thanh niên Vi c làm

u tiên

Nguồn: Antoine P., Razafindrakoto M., Roubaud F., 2001: Contraints de rester jeune?

Chúng tôi đã chọn một chỉ tiêu tương đối đơn giản: tuổi trung vị – có nghĩa là độ tuổi mà một nửa dân số trải qua sự kiện. Ví dụ, đối với thế hệ cao tuổi nhất ở Antananarivo, tuổi bước vào thị trường việc làm là khoảng 20 tuổi. Hầu như không có thay đổi giữa các thế hệ, chỉ có tuổi kết hôn của thế hệ giữa so với thế hệ già nhất là muộn hơn một chút. Tại thành phố này, sự thay đổi không lớn, từ 24 sang 26 tuổi. Những sự kiện diễn ra tương đối ổn định về mặt thời gian. Ngược lại, ở Dakar, sự tiến triển rõ rệt hơn nhiều. Tuổi bắt đầu đi làm chuyển từ 21 sang 23 và là 24 đối với thế hệ trẻ nhất. Sự thay đổi lớn nhất là về tiếp cận nơi ở độc lập, sự kiện này càng ngày càng muộn.

Giữa những thay đổi chậm và vừa phải ở Madagascar và tiến triển nhanh hơn ở Dakar, có những thay đổi lớn rất khác nhau giữa các thành phố. Ngay cả cách đây 30 năm, mô hình được coi là « truyền thống » về việc vượt qua các giai đoạn đánh dấu việc bước vào cuộc sống trưởng thành tại ba thủ đô này cũng đã rất khác nhau. Đối với nam giới, giai đoạn « chuyển tiếp » từ bước thứ nhất - thường là khi có việc làm - tới bước thứ ba - thường là khi kết hôn - kéo dài 7 năm ở Yaoundé; 9 năm ở Antananarivo; 11 năm ở Dakar đối với thế hệ già nhất. Nhưng giai đoạn này có xu hướng kéo dài hơn ở Dakar do tuổi trung bình bước sang « tuổi trưởng thành » không tính được vì

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[105]


phần lớn những người thuộc thế hệ trẻ nhất chưa hoàn thành xong giai đoạn chuyển tiếp vào thời điểm điều tra. Chúng tôi đã xây dựng một số mô hình giải thích và sẽ giới thiệu sâu hơn tại lớp chuyên đề. Chúng tôi thấy rằng giai đoạn cuộc đời trưởng thành có xu hướng kéo dài hơn tại Dakar. « Tuổi mới của cuộc đời » này do tuổi trẻ kéo dài không phải là bởi thế hệ trẻ có vô số cơ hội để trưởng thành, mà do những hệ quả trực tiếp từ những xuống cấp của điều kiện sống. Việc hội nhập khó khăn của giới trẻ, cả với các nước phát triển ở phương Bắc và các nước đang phát triển phương Nam, cho thấy rằng họ là những nạn nhân đầu tiên của việc cơ

Sơ đồ

2

1.3.2. Di cư của sinh viên và hội nhập nghề nghiệp: trường hợp của người Congo tại Bỉ [ Andonirina Rakotonarivo ]

D điều li tra u MAFE i u tra Các dữ liệu của cuộc Bỉ MAFE t i B France

• MAFE: Di c t châu Phi sang châu Âu •

cấu lại khu vực việc làm. Tại các thủ đô châu Phi, những người có trình độ nhất lại phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất của cuộc khủng hoảng. Ta quan sát được sự kéo dài giai đoạn bản lề, trong đó những thanh niên, đã bắt đầu theo lối sống « trưởng thành », vẫn ở trong tình trạng phụ thuộc. Câu hỏi đặt ra là liệu sự chậm trễ trong quá trình độc lập này phản ánh sự thay đổi về hệ giá trị của thế hệ mới hay chỉ phản ánh những hành vi thích nghi với môi trường kinh tế bất lợi kéo dài.

i u tra c a B : 07/2009 – 02/2010 279 ng i nh p c B ng h i ti u s

Italy

Spain

Belgium

UK

Nether -lands

Senegal

DR Congo

Ghana

Migratory System 1

Migratory System 2

Migratory System 3

Nguồn: Antoine P., Razafindrakoto M., Roubaud F., 2001: Contraints de rester jeune?

Tôi sẽ giới thiệu một ví dụ khác về ứng dụng phân tích tiểu sử, với phân tích hội nhập nghề nghiệp của những người Congo di cư sang Bỉ. Thầy Philippe đã đề cập đến các câu hỏi về sự khác nhau giữa các thế hệ, tôi sẽ nêu lên sự khác nhau về lịch của một sự kiện thông qua so sánh các nhóm người. Đề tài chúng tôi quan tâm ở đây là sự kiện « việc làm » và chúng

tôi muốn so sánh việc tiếp cận việc làm giữa ba nhóm dân di cư, tùy theo họ có học tập tại Bỉ hay không. Chúng tôi muốn so sánh lịch tiếp cận việc làm đầu tiên của những người di cư tại Bỉ, hay nói cách khác, quãng thời gian kể từ khi họ đặt chân lên Bỉ tới lúc họ có được việc làm đầu tiên.

[106] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Những dữ liệu trong quá khứ mà chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu này và sẽ được sử dụng trong lớp chuyên đề, đã được thu thập trong khuôn khổ của dự án MAFE, một dự án quốc tế nghiên cứu về di cư giữa châu Phi và châu Âu, liên quan đến nhiều nước châu Phi và châu Âu. Khía cạnh mới của dự án này là các tiểu sử được thu thập từ những người nhập cư tại sáu nước châu Âu là Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ, Anh, Hà Lan và cả từ những người còn đang sinh sống ở những nước xuất cư của những người đã di cư nêu trên, bao gồm Senegal, Cộng hòa dân chủ Congo và Ghana. Mục đích của cách tiếp cận này là để có thể phỏng vấn cả những người nhập cư tại nơi họ tới và cả những người di cư đã quay về quê hương, để có thể biết câu chuyện cuộc đời của họ và những đặc điểm riêng biệt của những người đã từng di cư này.

Hình

14

Chúng tôi quan tâm đến luồng di cư giữa Cộng hòa Dân chủ Congo và Bỉ. Một cuộc điều tra đã được thực hiện với những người Congo di cư sang Bỉ năm 2009 và 2010. 279 tiểu sử đã được thu thập, thông qua một bảng hỏi phân thành nhiều mục. Những mục chính của bảng hỏi ghi lại lịch sử những nơi ở của người được hỏi từ khi sinh ra đến thời điểm điều tra. Những hoạt động học hành hay công việc từ khi 6 tuổi; tình trạng hôn nhân, nhất là lịch sử các cuộc hôn nhân, có con cái hay không; lịch sử của tình trạng hành chính cho từng giai đoạn cư trú bên ngoài quê hương cho phép xác định tình trạng hợp pháp của giấy tờ cư trú và giấy phép lao động. Bảng hỏi bao gồm cả một phiếu Ageven để tạo thuận lợi cho việc định vị thời gian cho các sự kiện khác nhau.

Trình h c v n cao c a T rình ng độ học ivấn những người di cư Congo nhcao p ccủa g c Congo

N m i u tra 2001

Nam 1

4

5

6

i u tra MAFE :

- 60 % - 49 % H c t p: l do chính di c

t trình t trình nB

ih ct iB i h c t i Anh

Nguồn: INS Bỉ; Dự án MAFE; tính toán của tác giả

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[107]


Vì sao quan tâm đến hội nhập nghề nghiệp của những người di cư Congo trong mối liên quan đến lộ trình học tập? Tổng điều tra dân số của Bỉ năm 2001 cho thấy rằng những người Congo học hành đặc biệt tốt. Khi so tỷ lệ những người có bằng đại học ở Bỉ, số người gốc Congo nhiều hơn người Bỉ hoặc những người nước khác. Kết quả của điều tra MAFE cũng cho thấy là 60% người Congo ở Bỉ có trình độ đại học. Tại Anh, tỷ lệ này là 49%. Một điểm đặc biệt phân biệt di cư Congo với di cư từ những nước châu Phi khác, nhất là Senegal, đó là: chủ yếu không phải là di cư nhân công với mục đích đi làm tại châu Âu, mà mục đích chính là để học đại học. Tuy nhiên, trình độ học vấn cao này không nhất thiết thể hiện qua sự hội nhập tốt vào thị trường lao động. Tỷ lệ người nhập cư Congo không có việc làm so với người Bỉ hoặc các nhóm người khác là cao hơn. Khi tính số người tìm việc trên tổng số người từ 18-64 tuổi ở vùng Bruxelles vào năm 2002 - nghĩa là gần với số người trong độ tuổi lao động, vì người ta tính cả những người không đi tìm việc - thì ta thấy những người đi tìm việc làm chiếm 12% tổng số những người mang quốc tịch Bỉ, đối với người quốc tịch Maroc là 22% và đối với người quốc tịch Congo là 45%. Ví dụ này cho thấy sự hội nhập thấp của những người nhập cư Congo tại thị trường lao động Bỉ và đặc biệt là tại vùng Bruxelles, thủ đô của Bỉ, mặc dù họ có trình độ học vấn cao hơn. Những hệ quả của học tập, đặc biệt là học tập tại nước đón nhận, đến việc hội nhập nghề nghiệp là gì? Chúng ta hãy so sánh ba nhóm: những người không phải là sinh viên, nghĩa là từ khi đến Bỉ họ không hề học hành gì, chiếm 39% số mẫu điều tra; những người đã đi học ở Bỉ ngay từ năm đầu tiên khi tới

nơi với giả thiết là họ đến Bỉ để học đại học, chiếm 45% số mẫu, và những người đi học lại sau một thời gian đi làm hoặc không có việc sau khi tới Bỉ. Điều tra tiểu sử cho chúng ta biết những tình trạng khác nhau về nơi ở, gia đình và tình trạng hành chính qua từng năm từ khi sinh ra cho đến thời điểm điều tra và cho phép chúng ta so sánh tình trạng của họ với những giai đoạn khác với giai đoạn điều tra. Như vậy, chúng ta có thể so sánh tình trạng của các cá nhân vào thời điểm họ đến Bỉ và có thể quan sát những người này đến nước đón nhận với những điều kiện rất khác nhau, vào những giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Những người chưa bao giờ đi học và những người đã đi học lại sau khi tới nơi một thời gian thường lớn tuổi hơn – từ 35 đến 40 tuổi. Trong khi đó thì những người đi học ngay từ năm đầu thường tới Bỉ lúc trẻ hơn – từ 18 đến 25 tuổi. Những người không đi học và những người đi học lại thường đã có gia đình và đến cùng chồng/vợ và con, còn các sinh viên khi tới nơi thường độc thân. Người ta cũng có thể quan sát sự khác nhau về lộ trình hành chính của những người di cư này. Các sinh viên có tình trạng hành chính trong thời gian sống ở Bỉ rất ổn định, chẳng hạn rất ít người phải trải qua giai đoạn không có giấy phép cư trú. Trong khi đó thì những người không đi học và những người đi học lại thường có nhiều giai đoạn không có giấy phép cư trú và thường đã nộp đơn tị nạn. Cũng như vậy, nếu ta so sánh thời gian học tập tại Bỉ của hai nhóm sinh viên là nhóm đi học ngay từ khi mới đến và nhóm đi học sau một thời gian, ta thấy rằng nhóm thứ nhất học trong thời gian dài hơn với thời gian trung bình là 6 năm; còn nhóm thứ hai theo học những khóa ngắn hơn nhiều, trung bình

[108] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


hai năm và trong những lĩnh vực rất khác nhau.

năm điều tra, 75% số người đi học lại đang có việc làm, so với 43% những người đi học ngay từ khi mới sang và 47% những người không đi học. Tuy nhiên những đặc tính tiểu sử của dữ liệu cho phép thấy rằng lộ trình của những người này phức tạp hơn nhiều.

Những dữ liệu đơn giản theo chiều ngang có thể cho phép kết luận, với tình trạng tại năm 2010, là nhóm người đi học lại tìm được việc nhiều hơn những nhóm khác. Năm 2010,

Hình

Lộ trình việcLlàm trình có vi c làm

15 Không i h c

i h c ngay t khi m i

n ih c

Làm viêc

i làm

Không làm vi c

cá nhân

cá nhân

Không lam vi c

năm

năm ih cl i Etudes ih c Emploi i làm

cá nhân

Inactif lam vi c Không

năm Nguồn: Dự án MAFE, Bỉ; tính toán của tác giả

Biểu đồ này giới thiệu những lộ trình công việc của các cá nhân trong từng nhóm. Mỗi đường đại diện cho một cá nhân và cho thấy những công việc khác nhau mà người đó đã làm. Trục hoành biểu thị quãng thời gian cư trú tại Bỉ. Các bạn có thể thấy sự đa dạng về các lộ trình trên ba đường đồ thị này. Chúng ta thấy có những người có việc làm ngay khi tới Bỉ rồi sau đó là giai đoạn chuyển tiếp sang

học tập, rồi lại chuyển sang đi làm. Chúng ta cũng có thể quan sát thấy những người đi học ngay khi tới nơi, rồi sau đó chuyển sang giai đoạn không có việc làm, rồi tìm được việc. Những người không đi học thì chỉ có chuyển từ có việc sang thất nghiệp và ngược lại. Tiểu sử các công việc cho thấy có sự đa dạng lớn về lộ trình, cả về sự tiếp nối các giai đoạn chuyển đổi và độ dài thời gian của từng

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[109]


giai đoạn, và điều này cũng có thể quan sát được tại các mục khác của điều tra. Những

Hình

16

công cụ phân tích tiểu sử cho phép đo lường cụ thể hơn sự đa dạng này.

Việc làm Có đầu vi ctiên làmtại Bỉu tiên

Không i h c

B

i h c ngay t khi m i

n

ih cl i

Nguồn: Dự án MAFE, Bỉ; tính toán của tác giả

Đồ thị sống sót của các cá nhân cho thấy rõ sự khác nhau giữa thời điểm tiếp cận được việc làm đầu tiên của ba nhóm đối tượng. Thời gian phân tích là thời gian cư trú tại Bỉ được biểu thị trên trục hoành. Vào thời gian 0, không có người nào trong mẫu có việc làm vì họ vừa đặt chân đến Bỉ. Chúng ta nhận thấy trong 4 năm đầu tiên, những người không đi học ngay vào năm đầu khi đến Bỉ thì tìm được việc làm nhanh hơn. Những người này tìm việc ngay khi mới tới nơi, ngược lại với các sinh viên còn đang bận học. Xu hướng đảo ngược với thời gian: trong khoảng năm thứ 5 đến năm thứ 10 định cư, những người đi học lại tiếp cận thị trường lao động chậm hơn, trong khi các sinh viên tiếp cận việc làm đầu

tiên nhanh hơn. Giai đoạn này thường là lúc những người di cư không theo học ngay khi mới đến Bỉ quay lại theo một khóa đào tạo và do vậy không thể có thời gian để đi làm. Sau 5 năm định cư, 50% những người không đi học đã tìm được việc làm đầu tiên nhưng tỷ lệ này không tăng thêm đáng kể theo thời gian. Sau 8 năm định cư, khoảng 55% số người di cư đi học đã tìm được việc làm đầu tiên, con số này là 47% đối với những người đi học lại và 50% đối với những người không đi học. Chúng tôi quan sát được tỷ lệ những người di cư đi học ngay từ đầu không tìm được việc sau 20 năm định cư là rất thấp. Tỷ lệ này là 20% đối với nhóm người nhập cư đi học lại, trong khi 35% những người không đi học không kiếm

[110] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


được việc làm đầu tiên thậm chí sau 20 năm kể từ khi nhập cư vào Bỉ. Thời điểm tiếp cận được việc làm đầu tiên của ba nhóm là không giống nhau và thay đổi rất nhiều theo thời gian. Có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau để nghiên cứu xác suất tiếp cận việc làm đầu tiên với một mô hình hồi quy logistique. Đối tượng có nguy cơ trong mô hình là toàn bộ những người di cư đang định cư ở Bỉ được

điều tra. Sự kiện nghiên cứu là việc tiếp cận việc làm đầu tiên và thời gian nghiên cứu là quãng thời gian từ lúc tới Bỉ đến khi có được việc làm đầu tiên. Mô hình sử dụng ở đây đã được đơn giản hóa, với các biến cố định là giới tính hoặc trình độ học vấn, và các biến thay đổi theo thời gian như tình trạng hôn nhân, thời gian định cư.

Xác su t có vi c làm Hình

-

17

u tiên

Xác suất tiếp cận được việc làm đầu tiên (1)

Có v (ch ng) B có tác ng tích c c Trình h c v n không áng k

Các bi n khác: tu i, th i k , có con d

i 6 tu i

Nguồn: Dự án MAFE, Bỉ; tính toán của tác giả

Kết quả của mô hình được biểu hiện qua đồ thị. Chúng tôi nhận thấy việc có đối tác ở Bỉ tăng xác suất tiếp cận việc làm đầu tiên.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[111]


Hình

-

18

Xác t có làm Xác suất tiếpsu cận việc làmviđầuctiên (2)

u tiên (2)

Có v (ch ng) t i B có tác ng tích c c Th i gian c trú trung bình t i B có tác ng tích c c

Các bi n khác: tu i, th i k , có con d

i 6 tu i

Nguồn: Dự án MAFE, Bỉ; tính toán của tác giả

Việc không có giấy phép cư trú làm giảm khả năng tiếp cận việc làm đầu tiên. Biến « việc làm » rất có ý nghĩa. Những người có đi học ở Bỉ có xác suất tiếp cận được việc làm đầu tiên lớn hơn những người không đi học. Trong việc tiếp cận việc làm đầu tiên, những người đi học lại có cơ hội lớn gấp đôi những người không đi học tại Bỉ và gấp 1,5 lần so với những người đi học từ năm đầu khi mới đến Bỉ. Hơn nữa, thời gian cư trú tại Bỉ cũng là yếu tố có ý nghĩa: khi đã định cư từ 5 đến 9 năm, xác suất tìm được việc làm đầu tiên lớn hơn những năm trở về trước. Sau 9 năm, thời gian định cư không còn ảnh hưởng nữa. Cuối cùng, tình trạng theo chiều ngang 2010 không đầy đủ thông tin. Những dữ liệu về quá khứ ở đây chủ yếu là để biết được cụ thể về tình trạng của cá nhân tại thời điểm tiếp cận việc làm đầu tiên. Tại lớp chuyên đề, chúng tôi sẽ đề cập đến việc phân tích cụ thể những yếu tố giải thích.

1.3.3. Kết luận Philippe Antoine Nhìn chung, những chỉ số rút ra được từ những điều tra tiểu sử này cho phép tái hiện lại những tiến triển trong một thời kỳ dài. Điều tra tiểu sử là một cách tiếp cận thực sự theo chiều dọc và mỗi sự kiện mà cá nhân trải qua được định vị so với bối cảnh lúc đó, thời gian của cá nhân và thời gian của tập thể, chứ không phải so với tình trạng của anh ta vào thời điểm điều tra. Kinh nghiệm tích lũy được cho thấy có thể áp dụng kỹ thuật này trong nhiều bối cảnh khác nhau. Những điều tra tiểu sử thích hợp với hiện thực và chi phí không cao: từ một mẫu khoảng 2000 – 2500 người cho quy mô một thành phố hoặc một vùng, ta có thể nhận được những kết quả có độ tin cậy cao về mối quan hệ qua lại phức hợp giữa các biến kinh tế, dân số và xã hội.

[112] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Tại những nước ít có quan sát liên tục, điều tra tiểu sử giúp ghi lại cho cả một thời kỳ tương đối dài những biến đổi kinh tế - xã hội ở mức độ cá nhân. Những phương pháp mô tả và phương pháp nghiên cứu sâu giúp cung cấp những chỉ số về nhiều mặt khác nhau của thời gian, theo tuổi, theo thế hệ hay theo giai đoạn của lịch. Những cuộc điều tra này cho phép làm nổi lên những mối liên hệ giữa các lộ trình khác nhau mà đối tượng nghiên cứu đã trải qua. Những công trình nghiên cứu sẽ được phân tích tại lớp chuyên đề ở Tam Đảo với mục tiêu dẫn dắt các học viên thực hành điều tra tiểu sử, đi qua toàn bộ quy trình thực tế từ thiết kế điều tra đến phân tích tiểu sử một cách sâu hơn. Khóa đào tạo sẽ giúp học viên hiểu được thế nào là một hộp phiếu tiểu sử, những cách xử lý khác nhau, định nghĩa sự kiện được phân tích và các kỹ thuật phân tích chính đơn biến và đa biến được sử dụng trong phân tích tiểu sử.

Tài liệu tham khảo ANTOINE Ph. (2002), L’approche biographique de la nuptialité: application à l’Afrique, in Démographie: analyse et synthèses. Volume II: Les déterminants de la fécondité sous la direction de G. Caselli, J. Vallin et G. Wunsch, INED, Paris, p. 51-74. HYPERLINK «http:// www.dial.prd.fr/dial_publications/PDF/ Doc_travail/2002-05.pdf» http://www. dial.prd.fr/dial_publications/PDF/Doc_ travail/2002-05.pdf ANTOINE Ph. (2006), Event-History Analysis of Nuptiality, in Demography: Analysis and Synthesis, A Treatise in Population Studies, G. Caselli, J. Vallin and G. Wunsch (Editor), Vol 1, Elsevier, Academic Press, p. 339-353.

ANTOINE P., RAZAFINDRAKOTO M., ROUBAUD F. (2001), Contraints de rester jeune? Évolution de l’insertion dans trois capitales africaines: Dakar, Yaoundé, Antananarivo. Numéro de la revue Autrepart n° 18 « Les jeunes: hantise de l’espace public dans les sociétés du Sud? », Éditions de l’Aube/IRD, Paris, p. 17-36. BLOSSFELD H-P., A. HAMERLE, K.U. MAYER (1989), “Event History Analysis. Statistical Theory and Application in the Social Sciences”, Millsdale, Lawrence Erlbaum Associates Publishers, 294 p. BOCQUIER P. (1996), « L’analyse des enquêtes biographiques à l’aide du logiciel Stata », Paris, CEPED, Coll. Documents et Manuels n° 4, 208 p. CLEVES M.A., W. GOULD, R.G. GUTIERREZ, (2004), “An introduction to survival analysis using stata”, Stata Press, 308 p. COURGEAU D,. E. LELIEVRE, (1989), « Analyse démographique des biographies », Editions de l’INED, Paris, 270 p. Groupe de réflexion sur l’approche biographique (GRAB), 1999, Biographies d’enquêtes. Bilan de 14 collectes biographiques, Paris, INED, IRD, Réseau Socio-Économie de l’habitat, Collection Méthodes et savoirs n° 3, 340 p. Groupe de réflexion sur l’approche biographique (GRAB), 2006, États flous et trajectoires complexes: observation, modélisation, interprétation, Paris, InedCeped, Collection Méthodes et Savoirs n° 5, 302 p. Groupe de réflexion sur l’approche biographique (GRAB), 2009, Fuzzy States and Complex trajectories. Observation, modelization and interpretation of life histories, Ined-Ceped., Méthodes et Savoirs n°6, Paris, 174 p.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[113]


Thảo luận …. François Roubaud Trong trường hợp của Việt Nam, có thể có những lý do tốt để tiến hành điều tra tiểu sử: những lý do liên quan đến các dữ liệu – cuộc điều tra đầu tiên định lượng tổng thể cuộc sống của các hộ gia đình được thực hiện năm 1993. Trước thời điểm này chúng tôi không thấy có một yếu tố nào trong phạm vi kinh tế được định lượng hóa. Có lẽ có sự quan tâm thực sự để hiểu rõ hơn những gì đã xảy ra trong một thời gian dài ở Việt Nam ở mức độ cá nhân. Thời gian và lịch sử tại đất nước này có một vai trò đặc biệt. Chúng tôi đã thấy rằng tiểu sử cho phép chúng ta lùi lại 50 hay 60 năm. Như vậy, chúng ta có thể quay ngược lại tới giữa thế kỷ trước. Và vì lẽ đó, nên chăng các nhà nghiên cứu Việt Nam và khu vực tạo một cơ cấu hợp tác thông qua cách tiếp cận mới này. Hoeung Vireak, ONG Nyemo Cambodia Thầy đã nói là điều tra tiểu sử có chi phí tương đối thấp và có thể tiến hành tại một nước đang phát triển. Thầy có thể nói rõ hơn về việc này không? Ở Campuchia, có rất nhiều trở ngại đối với phương pháp định vị thời gian của các sự kiện: rất khó để biết ngày tháng nhất là ở khu vực nông thôn vì lịch họ sử dụng là lịch của thiên nhiên, hộ tịch không được phổ biến. Philippe Antoine Nói thời gian và lịch sử, lần đầu tiên khi chúng tôi thực hiện loại điều tra này, chúng tôi đã tập trung vào tình trạng của những người trẻ tuổi và so sánh với các thế hệ trước. Còn Daniel Courgeau đã chọn cách tiến hành ngược lại bằng cách điều tra những người thuộc thế hệ lớn tuổi để nghiên cứu về việc rời bỏ hoạt

động nông nghiệp ở Pháp và việc di cư ra khỏi khu vực nông thôn. Theo những cách hỏi khác nhau, đối tượng nghiên cứu được điều tra là không giống nhau. Nếu chúng ta nghiên cứu những tiến triển đã qua ở Việt Nam thì đối tượng nghiên cứu trọng tâm sẽ là những người lớn tuổi. Người càng lớn tuổi thì tiểu sử càng phong phú và nhiều thông tin. Nếu chúng ta nghiên cứu tiểu sử của những thiếu niên 15 tuổi thì không có nhiều thông tin thú vị vì gần như chưa có gì xảy ra ngoài việc học hành. Chúng ta phỏng vấn người càng nhiều tuổi thì tiểu sử thu được càng có ý nghĩa. Chúng tôi đã quan sát ở Dakar: khi chúng tôi hỏi những người từ 25-35 tuổi về hôn nhân, trong khi tuổi kết hôn thường trên 35, rất khó để có những thông tin thích đáng. Tùy theo nơi tiến hành điều tra và tùy vấn đề nghiên cứu, hiếm khi đối tượng nghiên cứu được lựa chọn giống nhau. Về phần chi phí thì tùy thuộc vào cỡ mẫu lựa chọn và tùy vào đó là một thành phố hay quy mô quốc gia. Chi phí thay đổi tỷ lệ thuận với cỡ mẫu và sự phân bổ địa lý. Trên thực tế không đắt hơn một cuộc điều tra theo chiều ngang là mấy. Những chi phí chủ yếu là thù lao và chi phí đi lại của các điều tra viên và cũng như phụ thuộc vào quãng thời gian điều tra - thời gian xác định người, thuyết phục anh ta cho gặp, v.v. Có thể thời gian chờ câu trả lời tương đối dài. Thời gian dành cho trả lời bảng hỏi thay đổi tuỳ theo tuổi của người được điều tra và số lượng câu hỏi. Ở tại mọi địa điểm điều tra, chúng tôi đều có thể xác định thời gian của các sự kiện một cách tượng đối cụ thể dù có hay không giấy tờ hộ tịch. Các cá nhân có thể xác định thời gian các sự kiện bằng cách so với sự kiện khác. Các phiếu tiểu sử Ageven linh hoạt hơn bảng hỏi vì không có quy tắc điền. Chúng ta có thể xuất phát từ một sự kiện này để chuyển sang

[114] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


sự kiện khác mà không bị ràng buộc theo trật tự thời gian. Thomas Chaumont, Đại học Luật và kinh tế Hoàng gia Campuchia Tôi đã làm việc ở Trung tâm nghiên cứu kinh tế của Đại học Phnompenh về ảnh hưởng của Trung Quốc tới Campuchia, điều cơ bản để có thể hiểu về đất nước này. Chúng tôi tập trung vào doanh nghiệp và sự hiện diện của người Trung Quốc đã được tạo nên bởi làn sóng di cư liên tục qua nhiều thế hệ, với nơi định cư và hành vi rất khác nhau. Trong chừng mực nào có thể sử dụng điều tra tiểu sử để nghiên cứu hiện tượng này? Tôi cũng muốn nói về những khó khăn trên thực địa ở Campuchia để tiến hành loại hình điều tra này. Và không thể coi nhẹ được vì hộ tịch rất thiếu và không bắt buộc. Ngoài ra, lịch sử quá khứ của Campuchia làm cho người dân rất khó nói về quá khứ của họ, cũng như về lịch sử cá nhân và gia đình họ. Mặt khác, tôi cũng nhận thấy rằng một số người có thể tự giới thiệu bằng những cách rất khác nhau, thậm chí là trái ngược tuỳ theo người giao tiếp với họ là ai. Điều này có thể làm sai lệch cuộc điều tra không? Nguyễn Thị Văn, Viện Xã hội học Vào những năm 1994-1995, tại Viện Xã hội học, chúng tôi đã sử dụng điều tra tiểu sử để nghiên cứu về tỉ suất sinh và các phương diện của gia đình ở Việt Nam. Có rất nhiều điều thú vị liên quan đến gia đình và sự tiến triển của nó xuất phát từ những tiến triển về chính trị tại miền Bắc và miền Nam của đất nước. Chúng

tôi đặc biệt quan tâm hợp tác với các bạn để tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc về lĩnh vực này. Yves Perraudeau Tôi chỉ có một lưu ý nhỏ. Ở châu Âu, tôi đã tham gia một cuộc điều tra 5000 công dân, cuộc điều tra như vậy có thể rất tốn kém. Với tư cách là người giảng dạy và nhà nghiên cứu, sẽ rất hay nếu chúng ta đưa các sinh viên tham gia vào, vừa để cho các em có kinh nghiệm thực địa, vừa giảm bớt chi phí điều tra. Bài trình bày đã nói đến trình độ đại học, tôi xin hỏi đó là trình độ cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ? Andonirina Rakotonarivo Tôi gộp tất cả các trình độ khác nhau của cấp bậc đại học. Về phương pháp cho một cuộc điều tra tại Campuchia, hoàn toàn có thể thực hiện các cuộc điều tra tiểu sử với một mẫu bao gồm nhiều thế hệ, chỉ cần những người được hỏi còn có mặt và có khả năng trả lời bảng hỏi, nhất là những câu hỏi cần đến trí nhớ của người trả lời. Cách nhìn nhận của người được hỏi về câu chuyện của riêng họ là rất thú vị. Trong nghiên cứu của chúng tôi về người di cư, chúng tôi đã đưa vào từng mục những câu hỏi mở về cách nhìn nhận chủ quan của họ cho từng giai đoạn của cuộc đời. Song song với việc ghi ngày tháng và thu thập các sự kiện, những câu hỏi này cho phép diễn giải tốt hơn lộ trình của các cá nhân và bổ sung thêm các câu trả lời cho những câu hỏi đóng, đồng thời cho phép kết nối giữa định tính và định lượng.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[115]


1.4. Giới, tình dục và sinh sản ở Việt Nam Catherine Scornet, LPED (Phòng nghiên cứu Dân số, Môi trường và Phát triển) Ban nghiên cứu hỗn hợp Đại học Aix Marseille và Viện Nghiên cứu Phát triển

(Nội dung gỡ băng) Chủ đề về tình dục rất hay được nhắc đến trong các chuyện trò hàng ngày của người Việt Nam: ở văn phòng, ở chợ, quán cơm bình dân, quán cà phê, v.v. Tôi muốn nhấn mạnh các nghiên cứu của Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng về các vấn đề tình dục, nhất là một trong nhiều công trình của các tác giả đã xuất bản năm 2009 « Tình dục, chuyện dễ đùa, khó nói ». Tiêu đề của cuốn sách này rất rõ ràng để giới thiệu về chủ đề tình dục ở Việt Nam; việc nói đến tình dục theo kiểu đùa cợt cho thấy những mối quan hệ về giới riêng biệt. Trong phần đầu của tham luận, tôi sẽ đưa ra cơ sở lý luận, các vấn đề đặt ra và một số giả thuyết trong các nghiên cứu hiện nay của tôi. Ở phần tiếp theo, tôi sẽ bàn đến các điều kiện để cho các vấn đề về tình dục xuất hiện trong các trao đổi thảo luận ở Việt Nam: điều kiện về dân số với mức sinh giảm và chính trị hóa tình dục; sự xuất hiện của chủ đề tình dục trong các tranh luận xã hội. Các vấn đề tình dục đã xuất hiện trở lại ở Việt Nam trong bối cảnh nào? Chúng ta sẽ thấy là các vấn đề này bắt đầu xuất hiện từ những năm 1990, có liên quan đến các vấn đề về y tế. Ở phần cuối, tôi sẽ giới thiệu một vài kết quả nghiên cứu của tôi.

1.4.1. Tình dục, một quá trình xây dựng mang tính xã hội Trước tên, tôi xin được nhắc đến Michel Foucault và tác phẩm Lịch sử tình dục (Histoire de la sexualité) (Foucault, 1976), trong đó cho rằng tình dục không phải là một chức năng sinh lý có ý nghĩa bất biến: tình dục đáp ứng một tiến trình xã hội chứ không phải các yếu tố sinh học. Tình dục không phải tự nhiên mà có, nó là một sản phẩm của lịch sử. Như vậy, những giới hạn của cái được coi là tình dục thay đổi khác nhau giữa các xã hội và ngay trong lòng mỗi xã hội. Xã hội học tình dục là một công việc được thực hiện nhằm xác định bối cảnh văn hóa xã hội để xác lập các quan hệ giữa các hiện tượng tình dục và các tiến trình xã hội khác; cái mà chúng ta có thể gọi là « quá trình xây dựng mang tính xã hội của tình dục ». Những phức tạp trong các biến động của tình dục có liên quan đến việc chúng phải được hiểu và phân tích theo những biến động của bối cảnh xã hội, kinh tế và văn hóa. Quá trình xây dựng mang tính xã hội này thực hiện xoay quanh các hành vi tình dục, tương tác giữa các đối tác, cảm xúc, hình ảnh đại diện; các yếu tố này rất đa dạng, tùy thuộc vào các chuẩn mực văn hóa và phụ thuộc vào lịch sử.

[116] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Qua các nghiên cứu thực hiện tại đảo Samoa, nhà nhân học Margaret Mead (1928) là một trong số các tác giả đầu tiên bảo vệ luận thuyết theo đó các yếu tố xã hội tham gia vào quá trình xây dựng tình dục nhiều hơn các yếu tố sinh lý. Tôi cũng muốn nhắc đến Alfred Kinsey (1948, 1953), tác giả này đã chứng minh rằng bản sắc tình dục không phải là bất biến. Ông cũng là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về hành vi tình dục của con người trong những năm 1930, tại Viện nghiên cứu tình dục của trường Đại học Indiana. Ông đã đưa ra khái niệm « hành vi tình dục » theo đó tách bạch hoạt động tình dục và hoạt động sinh sản. Đây là một khái niệm cực kỳ mới vào thời kỳ đầu thế kỷ 20 vì lần đầu tiên tình dục được tách ra khỏi phạm trù sinh sản. Năm 1938, Kinsey thực hiện một cuộc điều tra xã hội học quy mô lớn, kết quả của điều tra được xuất bản thành hai cuốn sách, một về tình dục nam giới, xuất bản năm 1948, và một về tình dục nữ giới, xuất bản năm 1953 (Kinsey, Pomeroy, Martin, 1948 và 1953). Sự sung sướng của phụ nữ được thừa nhận và được tách ra khỏi nghĩa vụ sinh đẻ. Kinsey coi là bình thường những điều mà một số người gọi là « hành vi sai trái » hoặc « hành vi biến thái » và không chấp nhận tách bạch tình dục đồng giới và tình dục khác giới. Ông đề xuất một thang xếp loại gồm bẩy bậc, liên quan đến tất cả các khả năng tình dục trong cuộc đời một cá nhân: bậc 0 liên quan đến những người chỉ quan hệ khác giới và bậc 6 liên quan đến những người chỉ quan hệ đồng giới. Như vậy, một con đường mở ra cho một cái nhìn hoàn toàn mới về tình dục: con đường đa dạng. Theo đó, bậc 2 liên quan đến những người « chủ yếu là quan hệ khác giới, đôi khi có quan hệ đồng giới », bậc 5 là những người « chủ yếu là quan hệ đồng giới, nhưng đã có các quan hệ khác giới », v.v. Như vậy, ông đưa ra ý kiến rằng hoàn toàn có thể có nhiều hành

vi quan hệ tình dục đồng giới hay khác giới trong suốt cuộc đời một con người. Trong phần này tôi cũng nhắc đến Anthony Giddens, trong nghiên cứu của mình « Thay đổi sự riêng tư: tình dục, tình yêu và khêu gợi trong các xã hội hiện đại », xuất bản năm 1992, đã nói: « Ý định ban đầu của tôi là tự vấn về tình dục, nhưng dần dần, tôi ngỡ ngàng khi thấy mình viết nhiều đến như vậy về tình yêu cũng như về sự phân biệt giữa nam và nữ » (Giddens, 1992). Ở Việt Nam cũng như nơi khác, những thay đổi trong sự riêng tư xảy ra đồng thời với những thay đổi trong lĩnh vực gia đình, đời sống lứa đôi, chính trị và quan hệ về giới. Tiếp theo với lý thuyết của Giddens, tôi muốn nhắc đến nhà nhân học Maurice Godelier, tác giả này đã viết trong tạp chí Esprit năm 2001 như sau « Tình dục con người luôn che giấu trong nó nhiều điều khác hơn là chỉ bản thân nó ». Phương pháp tiếp cận nhân học đưa ra ở đây cho rằng cái quan trọng trong tình dục được đặt dưới tác động của những thách thức của việc tạo ra các quan hệ khác về xã hội, kinh tế và chính trị. Ông cũng nói rõ rằng phạm trù tình dục vẫn còn có bất bình đẳng, nhất là bất bình đẳng nam nữ, dẫn tới các bất bình đẳng khác tồn tại lâu dài trong các phạm trù xã hội khác. Theo hướng này, và cũng theo lời của Nathalie Bajos và Michel Bozon (2008), cách nhìn phân biệt về tình dục như vậy – xác định nguồn gốc sự khác nhau giữa nam và nữ trong tự nhiên – cho phép lý giải sự tồn tại của các thói quen và hành vi tình dục vẫn còn bất bình đẳng giữa các giới tính trong các phạm trù xã hội khác. Luận thuyết về vai trò quyết định của sinh lý, có thể rất phổ biến ở Việt Nam, ví dụ như trong vấn đề ham muốn, việc cho rằng nam giới có nhu cầu tình dục thường xuyên hơn nữ giới khiến cho các thói quen và hành vi tình dục mang tính bất bình đẳng được xây dựng dần trong xã hội.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[117]


Một trong các giả thuyết nghiên cứu mà tôi đặt ra là để tìm hiểu « cách mà các yếu tố cấu trúc nên các quan hệ giữa nam và nữ (đặc biệt tất cả những gì xây dựng nên sự khác biệt về quyền lực giữa họ) góp phần vào việc xây dựng một phong cách tương tác về tình dục trong bối cảnh quản lý rủi ro và phòng ngừa – thai sản, bệnh lây qua đường tình dục – khiến cho các đối tác không ở trong vị thế bình đẳng » (Bajos, Bozon, 2008). Chẳng hạn, trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai, liệu ở Việt Nam có việc một cô gái yêu cầu đối tác của mình sử dụng bao cao su ngay từ lần quan hệ đầu tiên hay không? Đây là câu hỏi tôi đặt ra khi tìm hiểu về số ca phá thai rất cao ở các cô gái Việt Nam, thậm chí có người nạo thai 3 đến 4 lần trước khi thực sự làm mẹ. Trong phần này tôi cũng muốn nhắc đến hai nhà xã hội học người Mỹ đã cộng tác nghiên cứu từ cuối những năm 1960 với viện Kinsey Institute là John Gagnon và William Simon. Hai tác giả đã cùng nhau đưa ra lý thuyết về các kịch bản tình dục trong công trình Sexual Conduct. The Social Sources of Human Sexuality (1973). Theo hai tác giả, tất cả các trải nghiệm tình dục của chúng ta đều được xây dựng như các kịch bản, có nghĩa là các hành vi đó phải được học, được mã hóa, ghi dấu trong ý thức, cấu trúc và xây dựng như những câu chuyện. Các trải nghiệm tình dục đó là kết quả của việc trải qua những quy tắc, những điều cấm đoán và thấm nhuần nhiều câu chuyện, kịch bản tình dục; cứ như là các kỹ năng về tình dục theo đó mà tích lũy được. Các cá nhân học cách xác định và tạo ra các tình huống có tiềm năng tình dục, bối cảnh của một kịch bản tình dục, có diễn viên, cốt truyện, hoàn cảnh câu chuyện có thể tạo ra mức độ sẵn sàng cho tình dục. Như vậy, các kịch bản đó thông báo một câu chuyện tình

dục có thể xảy ra. Trong tình dục con người, không phải điều gì cũng có thể và không phải lúc nào cũng có thể, hoặc có thể với bất kỳ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Các kịch bản văn hóa quyết định điều có thể và điều không được làm trong vấn đề tình dục, các kịch bản đó sẽ được diễn giải và hiểu bởi các tác nhân xã hội. Tuy nhiên, mỗi tác nhân xã hội sẽ diễn giải và hiểu theo cách riêng của mình, tùy theo bối cảnh xã hội và lịch sử. Chẳng hạn, trong một bối cảnh truyền thống nơi chủ nghĩa cá nhân không mạnh, mức độ ứng tấu theo đó sẽ ít. Cùng với sự đi lên của lịch sử và xã hội, các kịch bản văn hóa dần dần mất đi tính đồng nhất, các chuẩn mực tình dục cũng sẽ mù mờ hơn, ít bất biến hơn. Các cá nhân có thể tự hiểu và diễn giải theo ý mình và ở trong các hoàn cảnh ứng tấu và thích nghi lẫn nhau, dần tách rời ra khỏi chuẩn mực văn hóa. Chẳng hạn, ta có thể nói đến sự trinh tiết trước khi cưới ở Việt Nam. Trước đây, đây là một giá trị chung và mọi người đều đồng nhất về tầm quan trọng của nó. Ngày nay, nhiều cá nhân đã tách mình khỏi giá trị này. Vậy điều gì đã khiến họ tách ra khỏi một mô hình chung được chia sẻ như vậy? Toàn cầu hóa và dân chủ hóa liệu có đóng vai trò gì trong việc này? Ai là những người đầu tiên vi phạm những chuẩn mực riêng biệt này? Một khái niệm cơ bản của các phong trào nữ quyền ở phương Tây chính là « riêng tư là chính trị ». Điều này dẫn tôi tới dân chủ tình dục. Riêng tư nhào nặn chính trị, vì các nguyên tắc quyết định các mối quan hệ nam nữ – trong khuôn khổ sự thu hút về tình dục, tình yêu, cuộc sống đời thường – sẽ nhào nặn các quan hệ tương tác giữa các giới tính trong lĩnh vực công cộng. Có sự phụ thuộc

[118] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


lẫn nhau giữa lĩnh vực công cộng và lĩnh vực riêng tư. Tôi xin lại nhắc đến Giddens, tác giả này khẳng định « Nói tới giải phóng tình dục là nói tới dân chủ tình dục ». Theo ông, giải phóng tình dục tương ứng với dân chủ hóa tất cả những gì thuộc về cá nhân và lĩnh vực riêng tư. Dân chủ hóa ở đây không chỉ liên quan đến tình dục, nó còn mở rộng sang các mối quan hệ giữa hai người, giữa bố mẹ, giữa con cái, giữa bạn bè. Trật tự dân chủ gắn bó trước hết với việc xây dựng và thăng hoa của tính cá nhân. Giddens khẳng định rằng dân chủ hóa lĩnh vực công cộng cung cấp các điều kiện chính cho dân chủ hóa cuộc sống cá nhân. Khẳng định điều ngược lại cũng đúng: dân chủ hóa các quan hệ cá nhân cung cấp các điều kiện chính cho dân chủ hóa lĩnh vực công cộng. Sự phát triển của tự chủ cá nhân trong cặp vợ chồng có thể có tác động tới thực tiễn dân chủ trong cả một cộng đồng. Chẳng hạn, ở Việt Nam, các đại từ xưng hô đều không bình đẳng; người ta xưng hô với người tiếp chuyện tùy theo vị trí xã hội, tuổi tác, v.v. của người đó.

1.4.2. Điều kiện xuất hiện của các vấn đề tình dục ở Việt Nam Trong khuôn khổ chính sách Đổi mới bắt đầu áp dụng từ năm 1986, một trong những thách thức lớn đối với những thay đổi của hệ thống chính trị đó là sự xuất hiện của các không gian phản biện xã hội, nhất là tại Quốc hội – nơi phải trở thành chỗ thực sự dành cho tranh luận xã hội (Salomon, 2004). Logic dân chủ phải được áp dụng ở mọi nơi, kể cả trong lĩnh vực tình dục, cùng với một đòi hỏi kép: tự do và bình đẳng. Tiếp theo chính sách này, liệu chúng ta có phải đối mặt với những luật chơi và đàm phán mới trong tình dục? Đâu là những thay đổi về hình ảnh đại

điện của tình dục, của thái độ và thói quen, hành vi tình dục trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang biến đổi rất nhanh? Tất nhiên, lý tưởng và thực tế không phải là một. Có phải chúng ta đã bước từ một bối cảnh chuẩn mực cứng nhắc với những chuẩn mực tình dục nguyên khối, không tách rời, được quy định bởi truyền thống, đạo đức, tôn giáo sang một bối cảnh có sự đa dạng về con đường tình cảm và hôn nhân vợ chồng và xu hướng cá nhân hóa ngày càng gia tăng về các chuẩn mực? Ngay khi xuất hiện cá nhân hóa các thói quen và hành vi, chúng ta phải đối mặt với những mệnh lệnh nhiều khi hoàn toàn trái ngược nhau. Đâu là bối cảnh xuất hiện trở lại của chủ đề tình dục? Ở Việt Nam, điều gì đã thay đổi khiến cho tình dục trở thành một đối tượng thảo luận và tranh luận? Mức sinh giảm là một trong những điều kiện và là kết quả của sự thay đổi trong tương quan về giới và trong tình dục (M. Bozon, 2002). Phụ nữ không còn bị bó hẹp trong vai trò sinh sản, tình dục cũng không còn chỉ nhằm một mục đích cuối cùng là sinh sản, nó còn có các mục đích khác nữa như sự hưởng thụ và sung sướng. Ở Việt Nam, tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử giảm đã làm thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi như thế nào? Quá độ về dân số là giai đoạn chuyển từ tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử cao – khoảng 40 ‰ – sang mức thấp hơn. Ở thời kỳ đầu của quá độ dân số, tỷ lệ tử giảm là một yếu tố làm trẻ hóa dân số, vì nó thường bắt đầu bằng việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh – từ 0 đến 1 tuổi – và tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi. Những năm được thêm chủ yếu là những năm ở độ tuổi nhỏ, còn với lứa tuổi già hơn, số lượng năm được tăng thêm không đáng kể. Trong suốt

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[119]


giai đoạn giảm tỷ lệ tử ban đầu này, dân số có xu hướng trẻ hóa [5], vì tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh giảm có tác động tương tự như tỷ lệ sinh tăng đối với cơ cấu dân số theo độ tuổi.

trạng y tế của một đất nước. Sau giai đoạn giảm mạnh, tỷ lệ này có xu hướng ổn định kể từ cuối những năm 1970. Ước tính ở mức 300‰ năm 1936, tỷ lệ này giảm mạnh xuống 105‰ trong những năm 1960 (Lâm Thanh Liêm, 1987), sau đó xuống 45 ‰ năm 1979 và 1989[6], 37 ‰ năm 1999 và 16 ‰ năm 2009.

Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, số ca tử vong trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tuổi trên 1000 ca sinh, được công nhậnClà cmột về ttình u tuchỉ i c báo a dântốt s Vi Nam qua b n

Bảng

23

t t ng i u tra dân s

Cơ cấu dân số theo tuổi ở Việt Nam qua 4 đợt điều tra 1979

1989

1999

2009

dân s < 15 tu i (%)

42

39

33

25

dân s 15-64 tu i (%)

53

56

61

68

dân s > 65 tu i (%)

5

5

6

7

Nguồn: Các cuộc điều tra dân số ở Việt Nam, giai đoạn 1979-2009

Tu i th trung bình khi sinh Vi t Nam t n m 1979

Bảng

24

n n m 2009

Tuổi thọ trung bình ở Việt Nam giai đoạn 1979 - 2009 Chung

Nam

N

1979

66,1 tu i

63,7 tu i

67,9 tu i

1989

65 tu i

63 tu i

67,5 tu i

1999

68,2 tu i

66,5 tu i

70,1 tu i

2009

72,2 tu i

70,2 tu i

75,6 tu i

Nguồn: Các cuộc điều tra dân số ở Việt Nam, giai đoạn 1979-2009

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam cũng tăng nhanh và đều đặn, từ 50 tuổi trong những năm 1970 (Banister, 1992) lên 72,8 tuổi theo số liệu của đợt tổng điều tra mới nhất của năm 2009.

Hiện nay dân số đang già hóa liên tục từ đáy tháp tuổi, tức là tỷ lệ những người trẻ giảm – trong khi năm 1979 những người dưới 15 tuổi chiếm 42% tổng dân số. Năm 2009, tỷ lệ này giảm xuống còn 25%, trong khi tỷ lệ người

[5] Xem thêm Kỷ yếu khóa học Tam Đảo 2010: Antoine, P., B. Formoso, M. Segalen., Chuyển đổi dân số và chuyển đổi về gia đình, Lagrée S. (biên tập khoa học), Op. cit., tr. 291-364. Bản điện tử có trên website của AFD, ÉFEO và trên www.tamdaoconf.com – bổ sung của ban biên tập. [6] Số liệu về tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh có khác nhau giữa các nguồn.

[120] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


già tăng lên. Ở Việt Nam, xu hướng này đặc rệt. Trong vòng 20 năm, từ 1979 đến 2009, tỷ trưng cho thời kỳ thứ 2 trong giai đoạn quá lệ người già trên 65 tuổi đã tăng nhẹ, từ 5% Chuy n rõ i v dân độ dân số, nhưng xu hướng này còn chưa lên s7%.

Di n bi n t l sinh và t trong dân s Vi t Nam th đổi k XX u thbiến k về XXI Chuyển dânvà số. Diễn tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử Bảng 25 trong ở Việt Nam trong thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Th i k & 1930-1940 1955-1959 1960-1964 1965-1969 1970-1974 1975-1979 1980-1984 1985-1989 1990-1994 1999 2005 2009

T l sinh thô (* )

T l t thô (* )

45 45 43,9 42,3 35,5 33,2 33,5 31 27,4 19,9 18,6 17,6

26 12 12 15 15 11 8 7 7 7,3 7,0 6,8

T l t ng dân s t nhiên (* ) 1,9 3,3 3,2 2,7 2,0 2,2 2,5 2,4 2,0 1,3 1,2 1,1

Nguồn: Nguyễn Đức Nhuận, 1984; J. Banister, 1985; Điều tra Dân số và Nhà ở 1999, TCTK, Hanoi, 2001. Điều tra dân số năm 2009.

Bảng này giới thiệu giai đoạn chuyển đổi dân số ở Việt Nam, có so sánh song song diễn biến tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Chúng ta có thể thấy trong những năm 1930, tỷ lệ sinh cao, khoảng 45‰, và tỷ lệ tử đã bắt đầu giảm mạnh. Trong những năm 1960, tình hình đối lập hoàn toàn giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử, kết quả là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng rất cao, trung bình vào khoảng 3%/năm. Do vậy, sau Ấn Độ và Trung Quốc, chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành các nghị định hạn chế sinh đẻ. Nghị định đầu tiên

được ban hành năm 1961, tiếp theo là năm 1963 đánh dấu việc áp dụng biện pháp hạn chế quy mô hộ gia đình và tiêu chuẩn đầu tiên về khoảng cách giữa các lần sinh: các gia đình ở Việt Nam được khuyên chỉ nên có 2 hoặc 3 con, mỗi con cách nhau từ 5 đến 6 năm (nghị định 99/TTg ngày 16 tháng 10 năm 1963) (C. Scornet, 2000). Chính sách này được áp dụng đại trà trong những năm 1990 bằng quy định « Mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con » (Nghị định 162 ngày 18 tháng 10 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng).

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[121]


Một trong những đặc thù của Việt Nam, và cũng là một yếu tố giúp giải phóng phụ nữ, là mức sinh giảm nhanh. Việc giải phóng phụ nữ kéo theo việc họ có quyền tự chủ trong gia đình, trong kinh tế hay trong tình dục. Chỉ số được sử dụng là tổng tỷ suất sinh. Đây là chỉ số theo hàng ngang – được tính theo thời

gian T – thể hiện số con trung bình của một thế hệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có các mức sinh của năm quan sát. Chỉ số theo trục dọc có thể được sử dụng thêm là số con cuối cùng: số con thực có của một phụ nữ tính đến hết tuổi sinh đẻ.

Di n bi n c a t ng t su t sinh

Bảng

26

Vi t Nam, 1959-2009

Diễn biến tổng tỷ suất sinh ở Việt Nam, giai đoạn 1959-2009 Giai o n

T ng t su t sinh (s con trên m i ph n )

1959-1964

6,4

1964-1969

6,8

1969-1974

5,9

1974-1979

5,3

1979-1984

4,7

1984-1989

4,0

1989-1994

3,3

1999

2,3

2009

2,0

Nguồn: Điều tra Dân số và Nhà ở năm 1999, NXB Thống kê, Hà Nội, 2001; Điều tra Dân số và Sức khỏe Việt Nam 2002, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Tổng cục Thống kê, Hà Nội, tháng 09 năm 2003; Tổng điều tra dân số năm 2009.

Chỉ số này diễn biến như thế nào? Trong những năm 1960, tổng tỷ suất sinh cao hơn 6, sau đó giảm nhanh và hiện nay ổn định

ở mức 2 con / phụ nữ. Chênh lệch giữa các vùng nông thôn và thành thị thấp – thành thị là 1,8 và nông thôn là 2,1 con/phụ nữ.

[122] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bảng

suấttheo sinhvùng (TTSS)Vitheo vùng Việt Nam, 27 T ng Tổng t su tỷ t sinh t Nam, t ở1999 n 2009 giai đoạn 1989-2009

Vùng n m 1989

TTSS 1989

Vùng n m 1999

TTSS 1999

Vùng n m 2009

TTSS 2009

Vùng núi và trung du B c b

4,17

ông B c Tây B c

3,07 3,07

Vùng núi và trung du B c b

2,24

ng b ng sông H ng

3,03

ng b ng sông H ng

2,35

B c Trung b Ven bi n mi n Trung b

4,29 4,61

B c Trung b Ven bi n mi n Trung b

2,7 2,49

Ven bi n Trung b

2,21

Cao nguyên Trung b

5,98

Cao nguyên Trung b

3,56

Cao nguyên Trung b

2,65

ông Nam b

2,89

ng b ng sông C u Long Vi t Nam Ngu n : các

3,89 3,8

ông Nam b

2,16

ng b ng sông C u Long Vi t Nam

2,21 2,33

ng b ng sông H ng

ông Nam b ng b ng sông C u Long Vi t Nam

2,11

1,69 1,84 2,03

t i u tra dân s n m 1989, 1999 và 2009

Nguồn: Tổng điều tra dân số các năm 1989, 1999 và 2009.

Chênh lệch về mức sinh giữa các vùng miền là rất lớn trong những năm 1980, sau đó đã giảm dần, nhưng vẫn còn tồn tại. Năm 1989, ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung, trung bình mỗi phụ nữ có gần 6 con so với 2,9 con ở vùng miền Đông Nam Bộ – tức là chênh nhau 3,09 con. Giai đoạn chuyển đổi về mức sinh diễn ra rất mạnh đối với phụ nữ các tỉnh Tây Nguyên vì vào năm 2009, mức sinh ở các tỉnh này là 2,65 con/phụ nữ. Như vậy, chênh lệch giữa các vùng miền còn lớn nhưng có xu hướng giảm. Khoảng cách giữa mức sinh cao nhất – 2,65 con/phụ nữ ở các tỉnh Tây Nguyên – và mức sinh thấp nhất – 1,69 con/ phụ nữ các tỉnh miền Đông Nam Bộ – chỉ còn là 0,96 con. Khi nghiên cứu về diễn biến mức sinh ở Việt Nam, chúng tôi thường vấp phải vấn đề nguồn số liệu. Đợt điều tra dân số và sức

khỏe (ĐTDS&SK) đầu tiên được tiến hành năm 1988, tiếp theo đó là một đợt điều tra năm 1994, và đợt ĐTDS&SK lần 2 vào năm 2002. Từ năm 1988, các câu hỏi liên quan đến mức sinh và tránh thai chỉ được đặt cho các phụ nữ có gia đình. Điều tra hàng năm do Tổng cục Thống kê (TCTK) thực hiện liên quan đến các biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình cũng vẫn theo quy tắc đó: đợt điều tra gần đây nhất, thực hiện năm 2010, không đặt các câu hỏi này cho các phụ nữ không có gia đình. Do vậy, không có thông tin về các biện pháp tránh thai được sử dụng ở các phụ nữ độc thân, ly hôn, chia tay hoặc góa chồng trên toàn quốc. Tất nhiên, ở Việt Nam, mức sinh chính là số con sinh có giá thú. Trong hầu hết các trường hợp, con cái thường được sinh trong khuôn khổ quan hệ hôn nhân của bố mẹ.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[123]


Tu i trung bình k t hôn l n âu theo gi i

Bảng

28

Vi t Nam t n m 1989

n2009

Tuổi trung bình kết hôn lần đầu theo giới tính ở Việt Nam, giai đoạn 1989-2009 N m

Nam

N

1989

24,5

23,2

1999

25,4

22,8

2009

26,2

22,8

Nguồn: Các cuộc điều tra dân số ở Việt Nam, giai đoạn 1989-2009

Tuổi kết hôn trung bình được tính toán từ ba đợt điều tra gần đây nhất không có thay đổi lớn. Nam giới kết hôn hơi muộn hơn một chút – trung bình từ 24,5 tuổi năm 1989 lên

T l

Bảng

29

26,2 tuổi năm 2009 –, còn tuổi kết hôn của phụ nữ thì tương đối ổn định – 23,2 tuổi năm 1989 và 22,8 tuổi năm 1999 và 2009.

c thân theo gi i tính và

tu i, 1989, 1999 và 2009

Tỷ lệ độc thân theo giới tính và độ tuổi, giai đoạn 1989-2009

N m

Nam T l

N

c thân

T l

c thân

15-19 tu i 20-24 tu i 45-49 tu i 15-19 tu i 20-24 tu i 45-49 tu i 1989

95,5

62,4

1,4

88,6

42,5

3,3

1999

97,5

69,6

1,5

90,7

45,7

5,8

2009

97,8

75,6

2,1

91,5

50,8

5,6

Nguồn: Các cuộc điều tra dân số ở Việt Nam, giai đoạn 1989-2009

Ngu n : các

t t ng i u tra dân s

Kết hôn là một hiện tượng phổ biến ở Việt Nam. Năm 2009, 2,1% nam giới từ 45 đến 49 tuổi độc thân, con số này là 5,6% ở nữ giới. Việc xuất hiện biện pháp kiểm soát sinh đẻ cho thấy « xuất hiện sự tính toán cân nhắc trong quan hệ giữa các cá nhân với việc sinh đẻ và cuộc sống cũng như trong quan hệ

nam nữ, góp phần vào việc đưa các vấn đề về tình dục và giới ra khỏi phạm trù hiển nhiên và tự nhiên » (Bozon, 2002). Lần đầu tiên, phụ nữ có khả năng tách bạch tình dục với việc sinh đẻ liên tục. Chính trong bối cảnh có sự phân biệt dần dần giữa tình dục và những yêu cầu về nghĩa vụ sinh đẻ mà chủ đề về tình dục bắt đầu xuất hiện.

[124] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Ở Việt Nam, sự phát triển và phổ biến nhanh chóng của các biện pháp tránh thai đã góp phần rất nhiều vào việc giảm mức sinh. Theo điều tra mới nhất ngày 01 tháng 04 năm 2010 về biến động dân số, hơn 3/4 phụ nữ Việt Nam (78%) sử dụng một biện pháp tránh thai. Cùng với việc các biện pháp tránh thai trở nên phổ biến, người ta chuyển từ « đẻ con không cần đếm » sang « đứa con là quan trọng » theo

cách nói của Henri Leridon trong cuốn Những đứa con của sự ham muốn (Leridon, 1995). Đứa con trở thành đối tượng ham muốn của các cặp vợ chồng và việc mang thai không còn bị xem như sự e ngại. Tuy nhiên, ở Việt Nam, với số lượng các ca phá thai cao ở các phụ nữ trẻ, có vẻ như việc mang thai trước khi kết hôn vẫn còn là điều cấm kỵ.

Di n bi n t l tránh thai theo bi n pháp, t n m 1988

Hình

19

n n m 2002

Diễn biến tỷ lệ tránh thai theo biện pháp sử dụng, giai đoạn 1988-2002

Nguồn: Điều tra dân số và sức khỏe, 1988, 1997 và 2002; Điều tra dân số 1994.

Vậy thì, theo các cuộc điều tra dân số và sức khỏe, việc sử dụng các biện pháp tránh thai đã thay đổi như thế nào? Phải nhận thấy là tỷ lệ đặt vòng tránh thai rất cao: 38%. Thế nhưng, việc đặt vòng tránh thai chỉ được các phụ nữ đã sinh con sử dụng. « Phương pháp » tránh thai thứ hai hay được sử dụng là xuất tinh ngoài âm đạo hoặc không xuất tinh. Phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là các cô gái trẻ vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tốt (hay kém) của nam giới. Điều tra hàng năm của TCTK đưa ra các con số cao hơn đối

với các biện pháp tránh thai hiện đại như sử dụng bao cao su (13%) hoặc viên thuốc ngừa thai (15%). Cần phải nhắc lại rằng các điều tra này chỉ thực hiện với các phụ nữ có gia đình. Như vậy, việc phổ biến các biện pháp tránh thai cho thấy có hai hiện tượng: gia tăng các biện pháp tránh thai « nam » phụ thuộc vào ý muốn và ý thức của nam giới (xuất tinh ngoài âm đạo, bao cao su) và việc sử dụng ngày càng nhiều các phương pháp tránh thai do nữ giới kiểm soát, phương pháp tránh thai

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[125]


có sự can thiệp của y tế, chắc chắn hơn (đặt vòng, uống thuốc tránh thai). Đến cuối thế kỷ 20, các nghiên cứu về tình dục ở Việt Nam vẫn còn hiếm. Trong lĩnh vực dân số, các nhà hoạch định chính sách và nghiên cứu vẫn quan tâm chủ yếu đến gia tăng dân số và các biện pháp kiểm soát tăng dân số (C. Scornet, 2009). Hiện nay, các vấn đề về tình dục bắt đầu xuất hiện trong các tranh luận xã hội, đặc biệt là vấn đề tình dục ở giới trẻ. Điều thay đổi hiện nay chính là việc chính trị hóa tình dục, chính trị hóa lĩnh vực riêng tư và sự riêng tư. Các vấn đề về tình dục bắt đầu xuất hiện trong các tranh luận xã hội và việc chính trị hóa tình dục như vậy diễn ra dưới ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế như Quỹ dân số LHQ UNFPA, Chương trình phát triển LHQ UNDP, Tổ chức y tế thế giới WHO và các tổ chức phi chính phủ NGO, sau Hội nghị Cairo năm 1994 và Hội nghị phụ nữ quốc tế tổ chức tại Bắc Kinh năm 1995 khi khái niệm sức khỏe sinh sản bắt đầu được đưa ra. Các hội nghị này thiết lập các cơ chế xuyên quốc gia dẫn tới việc ra đời các hình thức pháp chế siêu quốc gia theo sáng kiến của các nước phía Bắc, có những tác động ưu đãi tới các nước phía Nam. Tình dục ở Việt Nam trở thành một đối tượng chính trị chính đáng gắn với sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản; trong khi đó, các vấn đề tình dục riêng tư cho đến thời điểm đó vẫn được coi là chuyện không nên nói đến trong gia đình. Trong những năm 1990, các cuộc điều tra đầu tiên về sức khỏe sinh sản bắt đầu được thực hiện, nhưng vấn đề tình dục ở giới trẻ thì vẫn chưa trở thành một đối tượng nghiên cứu đúng nghĩa cần phải tách bạch ra khỏi sinh sản và đời sống hôn nhân. Tình dục chỉ được nghiên cứu theo hướng mang lại các nguy cơ về sức khỏe như mang thai, bệnh lây truyền qua đường tình dục, và tập trung vào phương

pháp tiếp cận dự phòng y tế. Thường đó là các nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe liên quan đến tình dục. Vẫn còn nhiều lực cản như việc kiên quyết không đặt các câu hỏi, trên quy mô toàn quốc, về việc tránh thai đối với phụ nữ không có gia đình. Thực tế này còn tồn tại là vì các quyền liên quan trực tiếp đến quan hệ giữa nam giới và nữ giới. Ngược lại, ở phương Tây, việc chính trị hóa sự riêng tư và đời sống tình dục diễn ra qua các phong trào xã hội và nữ quyền trong những năm 1960 và muộn hơn sau đó là qua các phong trào của người đồng tính trong những năm 1980. Các phong trào này đòi sự bình quyền và hợp pháp hóa các biện pháp tránh thai và bỏ thai. Ở Pháp, mãi đến khi có luật Neuwirth năm 1967, biện pháp tránh thai bằng đường uống mới được hợp thức hóa, sau đó luật Veil năm 1975 đã bỏ chế tài đối với hành vi phá thai dưới một số điều kiện. Với yêu sách đòi bình quyền và quyền làm chủ cơ thể, các phong trào nữ quyền đã tham gia vào việc hợp pháp hóa các biện pháp trên, điều này khác hoàn toàn với thực tế ở Việt Nam, nơi tránh thai và phá thai đã rất phổ biến. Ngày nay, nhiều nghiên cứu được thực hiện về những hình ảnh đại diện của tình dục (người ta nghĩ gì về tình dục) và các thói quen, hành vi tình dục, tách hẳn khỏi các vấn đề về sức khỏe hoặc phòng tránh thai – theo như nghiên cứu của Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng (2009). Cuối cùng, điều quan trọng là phải phân biệt, ở Việt Nam hiện nay, giữa tình dục sớm ở nam giới – một thời kỳ riêng biệt và được xã hội chấp nhận, theo đó các nam thanh niên có thế có quan hệ tình dục với những phụ nữ không nhất thiết phải là vợ mình – và tình dục trước hôn nhân ở nữ giới – vẫn chưa thực sự được xã hội chấp nhận, và được coi như giai

[126] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


đoạn chuẩn bị cho hôn nhân (Chamboredon, 1985). Tình dục chỉ có chỗ đứng khi cặp vợ chồng đã kết hôn, đặc biệt đối với các cô gái trẻ. Cần phải thành vợ chồng trước khi có quan hệ tình dục. Do đó, giữa hai người phải có một giai đoạn quan hệ giữ gìn trinh tiết trước khi cưới rồi sau đó mới được thực sự có quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục tồn tại phụ thuộc vào quan hệ vợ chồng. Ngược lại, nam giới lại có tiêu chuẩn kép về hình mẫu tình dục vợ chồng và ích kỷ cá nhân. Nếu một số cô gái trẻ không còn nghĩ đến việc phải giữ gìn trinh tiết cho đến khi cưới và dần dần có được quyền thử nghiệm tình dục, bản thân họ cũng không có quyền tự do hành động hay khẳng định bản thân trong chuyện tình dục như nam giới (Löwy, 2006). Những khác biệt trong hành vi tình dục được giám sát bởi người lớn như bố mẹ, hàng xóm, thầy cô giáo, nhân viên y tế, v.v. vẫn còn được duy trì do áp lực tập thể từ phía bản thân người trẻ, do cơ chế tin đồn, thanh danh về tình dục, nhất là đối với các cô gái trẻ. Người ta có thể có điều tiếng không tốt về vấn đề tình dục đối với một cô gái, nhưng lại không phải như vậy đối với nam giới. Sự bất đối xứng này xuất phát từ sự ngự trị của nam giới trong cách nghĩ về tình dục. Chúng ta cũng đang chuyển từ một mô hình chuyển giao về tình dục theo chiều dọc – bố mẹ, người lớn, trường học, v.v. – dựa trên quyền lực sang một mô hình chuyển giao theo chiều ngang – bạn bè và các phương tiện truyền thông – dựa trên các nguyên tắc ít cứng nhắc hơn. Sự chuyển đổi về tình dục đang diễn ra.

Tài liệu tham khảo BAJOS N. et BOZON M. (sous la direction de), 2008, La sexualité en France. Pratiques, genre et santé, La Découverte.

BANISTER J. (1992), Viet-Nam Population Dynamics and Prospects, Center for International Research, U.S. Bureau of the Census, Washington D.C. BOZON, M. (1995), « Pékin: utilités et limites d’une conférence mondiale », La chronique du Ceped, n°19, oct-déc. Pp. 4-6. BOZON, M. (2002), Sociologie de la sexualité, Paris, Collection 128, Nathan. Central Population and Housing Census, Steering Committee, The 2009 Vietnam Population and Housing Census: Major Findings, Hanoi, June 2010. CHAMBOREDON J.C. (1985), « Adolescence et post-adolescence: la juvénisation » in A.M. Alléon, O. Morvan, S. Lebovici (dir.), Adolescence terminée, adolescence interminable, PUF, Paris, pp. 13-28. FOUCAULT, M. (1976), Histoire de la sexualité, Tome 1, La volonté de savoir, Paris, Gallimard. GAGNON, J., SIMON W. (1973), Sexual Conduct. The Social Sources of Human Sexuality, Aldine, Chicago. GIDDENS, A. (1992), The transformation of Intimacy, Sexuality, Love and Eroticism in Modern Societies, Polity Press, Blackwell Publishing Ltd, Oxford. GIDDENS A. (2004) (pour la traduction française), La transformation de l’intimité. Sexualité, amour et érotisme dans les sociétés modernes, Hachette Littératures. GODELIER, M. (2001), « La sexualité est toujours autre chose qu’elle-même », Esprit, mars-avril, pp. 96-104. KHUAT, Thu Hong, LE, Bach Duong, NGUYEN, Ngoc Huong (2009), Sexuality in Contemporary Vietnam. Easy to Joke about but Hard to Talk about, Knowledge Publishing House, Hanoi. KINSEY A, POMERY W., MARTIN C. (1948), Sexual Behaviour in the Human Male, Saunders, Philadelphie.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[127]


KINSEY A, POMERY W., MARTIN C. (1953), Sexual Behaviour in the Human Female, Saunders, Philadelphie. LAM Thanh Liem, (1987) « La Planification familiale au Viêt-Nam », in Population, n° 2, p. 321-336. LERIDON, H. (1995), Les enfants du désir. Une révolution démographique, Collection Pluriel, Hachette Littératures, Paris. LOWY I. (2006), L’emprise du genre: masculinité, féminité, inégalité, Coll. Le Genre du monde, La Dispute, 2006. MEAD M. (1928) (1976), Coming of Age in Samoa. a Psychological Study of Primitive Youth For Western Civilisation. Harper Collins Publisher, New York. SALOMON M. (2004), « Les arcanes de la « démocratie socialiste » vietnamienne. Évolution des assemblées populaires et du système juridique depuis le lancement du Dôi Moi. », Les Etudes du CERI, n° 104, Centre d’études et de recherches internationales, Sciences Po. SCORNET C. (2000), « Un exemple de réduction de la baisse de la fécondité sous contraintes: la région du delta du fleuve Rouge au ViêtNam » in Population, 55(2), pp.265-300. SCORNET, C. (2009), « State and the Family » in M. Barbieri, D. Bélanger (ed.), Reconfiguring Families in Contemporary Vietnam, Series on Contemporary Issues in Asia and the Pacific, Stanford University Press, Stanford, pp. 47-74.

Thảo luận… Jean-Luc Maurer, IHEID Có thể giải thích thế nào về tỷ lệ sử dụng thuốc tránh thai rất thấp? Liệu thực tế quan sát được ở Việt Nam có đặt vấn đề xem xét lại cách tiếp cận của Giddens gắn dân chủ hóa tình dục với dân chủ hay không? Jean-Pierre Cling, IRD-DIAL Có sự phân biệt ngày càng tăng giữa tình dục và sinh sản. Tôi thấy là nghịch lý khi sự phân biệt này lại đi cùng với sự phát triển theo nhiều hướng giữa bình đẳng trong lĩnh vực tình dục và bất bình đẳng trong lĩnh vực sinh sản. Tôi nghĩ đến việc phá thai lựa chọn giới tính ở Việt Nam. Vấn đề này đang ngày càng nghiêm trọng. Chương trình về chính sách bình đẳng giới không dẫn đến việc ổn định tỷ lệ nam / nữ trong dân số - vốn đã rất chênh lệch, mà ngược lại còn làm cho chênh lệch đó tăng lên. Yves Perraudeau, Đại học Nantes Tôi muốn biết có hay không các nghiên cứu về việc sử dụng các biện pháp khêu gợi tình dục trong quảng cáo ở Việt Nam như đã từng thấy ở Pháp? Liệu có khác biệt về hành vi tình dục giữa các vùng miền hay không? Catherine Scornet Về câu hỏi liên quan đến việc sử dụng viên thuốc tránh thai, các dữ liệu tôi có chỉ liên quan đến các phụ nữ có gia đình và loại trừ phụ nữ độc thân. Theo điều tra về kế hoạch hóa gia đình và biến động dân số năm 2010 thì 2,1% phụ nữ Việt Nam sử dụng các biện pháp tránh thai trước khi có con. Điều đó cho thấy vị trí và việc chứng tỏ khả năng sinh đẻ là rất quan trọng ngay sau đám cưới. Nhìn chung, các biện pháp tránh thai không được

[128] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


sử dụng trước khi có đứa con đầu tiên. Ngoài ra, có nhiều đồn đại không hay về viên thuốc tránh thai, chẳng hạn dùng thuốc tránh thai có thể gây vô sinh, điều này khiến cho biện pháp này trở nên không phổ biến. Về câu hỏi liên quan đến mối liên hệ giữa dân chủ hóa tình dục và dân chủ hóa chính trị, đây cũng là câu hỏi mà bản thân tôi cũng đã đặt ra. Cơ sở lý thuyết của Giddens rất thú vị. Liệu dân chủ hóa các mối quan hệ trong gia đình có ảnh hưởng tới dân chủ hóa của lĩnh vực công cộng hay không? Vấn đề này vẫn còn để ngỏ. Để trả lời cho câu hỏi của anh Jean-Pierre, tôi không nghĩ rằng phụ nữ Việt Nam phân biệt đời sống tình dục với đời sống sinh sản, nhất là khi ta thấy số lượng các ca phá thai rất lớn. Một trong những đặc điểm lớn của những lần quan hệ tình dục đầu tiên ở Việt Nam và đặc biệt là của lần quan hệ tình dục đầu tiên là hai người không có sự chuẩn bị hay bảo vệ để phòng ngừa các hậu quả có thể có. Còn về câu hỏi chênh lệch giới tính khi sinh theo hướng nam nhiều hơn nữ – ở mức 110 nam so với 100 nữ năm 2009 –, cần phải có nhiều điều kiện mới dẫn tới sự chênh lệch theo hướng nhiều nam hơn này: trước hết, mức sinh phải đạt ở mức thấp, phải có các phương tiện phát hiện giới tính thai nhi và tâm lý trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại. Cũng có thể thấy có sự khác nhau giữa các vùng miền, việc lựa chọn giới tính thai nhi ở miền Bắc nhiều hơn ở miền Nam. Còn về câu hỏi sử dụng khêu gợi tình dục trong quảng cáo, chắc chắn hiện tượng này phát triển rất nhanh. Khêu gợi hóa các hành vi ngày nay được công khai không chút ngại ngần trong các tạp chí, trên truyền hình hay Internet, v.v. Cơ thể con người càng ngày càng được khêu gợi hóa, điều này có thể trở

thành một yếu tố đánh dấu sự bất bình đẳng giới. Hiện tượng này không nhất thiết đi kèm với việc rút ngắn khoảng cách để có được sự bình đẳng nam nữ tốt hơn. Câu hỏi Điều kiện phá để phá thai hay phá thai lựa chọn giới tính thai nhi là gì? Phá thai có dễ hay không? Ngoài ra, liệu có tình trạng phá thai để điều chỉnh mức sinh hay không? Phụ nữ phá thai có bị kỳ thị hay không? Trong luật Việt Nam có quy định tội danh cưỡng hiếp trong vợ chồng hay không? Christophe Gironde, Đại học Genève Tôi có một câu hỏi liên quan đến những thay đổi khác nhau của mức sinh. Liệu có liên quan đến các yếu tố kinh tế như mức sống, điều kiện sinh hoạt, v.v. hay liên quan nhiều đến các yếu tố văn hóa? Mặt khác, tác giả đã đề cập đến trường hợp tổng tỷ suất sinh giảm mạnh nhất ở các tỉnh Tây Nguyên: liệu có quan hệ gì với việc đây là vùng có lượng người Kinh di cư đến nhiều nhất? Ngoài ra, tôi tự hỏi phải giải thích như thế nào về việc chuyển đổi các hành vi tình dục có liên quan nhiều đến dân chủ hóa phát ngôn hơn là dân chủ hóa hành vi, điều này có thể làm méo mó thực tế. Catherine Scornet Về câu hỏi liên quan đến việc phá thai, trước đây đó là một phương tiện để kiểm soát sinh đẻ, rất dễ tìm một nơi để làm các thủ thuật phá thai. Theo điều tra dân số và sức khỏe năm 1988, phá thai nằm trong danh sách các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, năm 1994, phá thai đã ra khỏi danh sách này. Ở các nước không thực sự có khung pháp lý, biện pháp phá thai được sử dụng phổ biến mà không có biện pháp hạn chế. Còn về câu hỏi liên quan

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[129]


đến tội danh cưỡng hiếp trong vợ chồng, tôi nghĩ là nguyên tắc này được ghi trong Luật bình đẳng giới năm 2007. Thực sự là có nhiều khác biệt về mức sinh ở các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, tôi không biết liệu việc tổng tỷ suất sinh giảm có phải là do thay đổi về hành vi của người dân tộc thiểu số hay do di cư của người Kinh. Câu hỏi, học viên Campuchia Bà sử dụng phương pháp nào để tính các trường hợp phá thai? Bà có tính các vụ phá thai chui hay không? Emmanuel Pannier, Đại học Provence – AixMarseille Phá thai trước khi kết hôn liệu có phải là dấu hiệu của việc quan hệ tình dục sớm ở nữ giới? Catherine Scornet Điều tra toàn quốc về tình hình dân số năm 2010 ước tính tỷ lệ phá thai trung bình là 0,8 ca với mỗi phụ nữ có gia đình. Chắc chắn là khó có được các con số chính thức về phá thai vì các cơ sở tư nhân cũng cung cấp dịch vụ này.

Việc quan hệ tình dục sớm ở nữ giới có thể bắt đầu phổ biến, nhưng nó chưa được toàn xã hội chấp nhận. Việc có nhiều ca phá thai không có nghĩa là việc quan hệ tình dục ở các cô gái trẻ không được chấp nhận trước khi kết hôn. Thực ra đây là dấu hiệu của việc từ chối có con ngoài giá thú, mặc dù điều này cho chúng ta thấy là đang có sự tự do hóa các hành vi tình dục trước hôn nhân. Mọi thứ thay đổi nhanh chóng, hiện nay chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi. Tôi kết thúc tại đây và xin nhấn mạnh rằng các phỏng vấn mà tôi thực hiện cho đến nay cho thấy thông tin về sức khỏe sinh sản còn rất thiếu trong các chương trình giảng dạy hoặc nếu có thì các giáo viên cũng rất e dè khi đề cập đến vấn đề này. Chúng ta đang phải đối mặt với một thực tế: một mặt có sự tự do hóa tình dục và khêu gợi hóa cơ thể trong thanh niên Việt Nam, nhưng mặt khác vẫn duy trì một cách bề ngoài những vấn đề đạo đức liên quan đến luyến ái phi tình dục. Việc thiếu thông tin cũng là do các phương pháp sử dụng, chẳng hạn các phương pháp sử dụng trong đợt tổng điều tra biến động dân số toàn quốc đã không tính các phụ nữ độc thân trong bảng hỏi về sử dụng các biện pháp tránh thai.

[130] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


1.5. Tổng kết phiên học toàn thể Jean-Pierre Cling – Đại học Paris Nord

Kính thưa các bạn đồng nghiệp, Tôi rất vui được có mặt tại đây lần thứ 5 liên tiếp và tôi xin nhiệt liệt chúc mừng ban tổ chức của khóa học mùa hè này, đặc biệt là Stéphane và Trang. Khóa học mùa hè về khoa học xã hội năm nay đã được khởi động rất khẩn trương và phần đầu tiên, các phiên học toàn thể tổ chức tại Hà Nội sắp kết thúc. Chúng ta chuẩn bị lên Tam Đảo để tham gia vào một tuần đào tạo tại các lớp học chuyên đề. Ngay từ bây giờ chúng ta đã thấy khóa học năm nay đã đạt được thành công lớn: tôi đã tham gia vào cả 5 khóa học được tổ chức từ năm 2007 đến nay, do đó tôi có thể đánh giá được những tiến bộ đạt được xét về mức độ tham gia của học viên và giảng viên của các nước trong khu vực cũng như ở tất cả các tỉnh thành của Việt Nam, về tính liên kết trong các nội dung đào tạo, về chất lượng trong thảo luận, v.v. Và chúng ta có quyền đặt câu hỏi: khi nào thì bước tiến của khóa học sẽ ngừng lại, liệu có thể tiếp tục cải thiện và tiến thêm nữa sau mỗi năm khi mà chúng ta đã đạt ngưỡng chất lượng cao như vậy? Chủ đề lựa chọn cho khóa học năm nay là « Khác biệt xã hội và bất bình đẳng: các cách tiếp cận phương pháp luận và liên ngành đối với các vấn đề về giới và dân tộc ». Chúng ta đã nghe 4 giảng viên thuộc các chuyên ngành nghiên cứu khác nhau trình bày 4 tham luận về các chủ đề khác nhau. Họ là

các nhà nghiên cứu chính sách, các chuyên gia kinh tế học, nhân học, nhân khẩu học và xã hội-dân số học. Các tham luận này liên quan đến thực tế ở Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và châu Phi. Trước khi nói về các tham luận đã được trình bày và những thảo luận xoay quanh, tôi muốn nhấn mạnh ba thông điệp rút ra được từ các diễn văn khai mạc của đại diện các cơ quan đơn vị tổ chức khóa học. Tôi sẽ kết thúc phần tổng kết này bằng việc giới thiệu ngắn gọn các lớp học chuyên đề sẽ diễn ra tại Tam Đảo ngay sau các phiên học toàn thể này.

Ba thông điệp từ các diễn văn khai mạc Thông điệp thứ nhất, và điều này cũng đã được tất cả mọi người nhắc đến, đó là hiện nay Khóa học mùa hè đã trở thành một trong các hoạt động đào tạo về khoa học xã hội nói chung ở Việt Nam, đồng thời được mở rộng sang các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Về điểm này, tôi xin nhắc lại là từ năm 2008, Khóa học mùa hè được tổ chức kèm theo chương trình Ngày Nghiên cứu sinh dành cho các nghiên cứu sinh khoa học xã hội của Việt Nam – và mở rộng ra cả khu vực Đông Nam Á – để trao đổi và chuẩn bị cho luận án tiến sĩ của mình. Chương trình Ngày Nghiên cứu sinh được tổ chức theo sáng kiến của nhóm

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[131]


nghiên cứu DIAL thuộc IRD tại Việt Nam và Văn phòng điều phối hợp tác với cộng đồng Pháp ngữ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Ngay trước khi khai mạc Khóa học mùa hè Tam Đảo năm nay, Ngày Nghiên cứu sinh có cùng chủ đề cũng đã được tổ chức. Đây là một sự kiện khoa học ở trình độ cao, là nơi để thảo luận về các vấn đề lý luận và khái niệm liên quan đến bất bình đẳng xã hội, bất bình đẳng về dân tộc và bất bình đẳng giới: nhất là các vấn đề về nguồn gốc của bất bình đẳng, các khái niệm về tầng lớp xã hội, v.v. Rất nhiều các vấn đề nền tảng, nhưng do thời gian hạn chế nên chúng ta mới chỉ đề cập đến một cách sơ lược tại các phiên học toàn thể. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nơi tổ chức các phiên học toàn thể, đồng thời cũng là cơ quan đồng tổ chức hai hoạt động Khóa học mùa hè Tam Đảo và Ngày Nghiên cứu sinh, cùng với Trường Đại học KHXHNV- Đại học Quốc gia Hà Nội, có nhiệm vụ đào tạo rất quan trọng. Nhiệm vụ này vừa được Chính phủ quyết định tăng cường và mở rộng từ tháng 1 năm 2010, theo đó thành lập Học viện Khoa học xã hội, trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, có chức năng tổ chức đào tạo và cấp bằng thạc sĩ và tiến sĩ và do ông Võ Khánh Vinh làm giám đốc. Về phần mình, Cơ quan đại học Pháp ngữ AUF, một trong số các cơ quan đồng tổ chức của hoạt động Ngày Nghiên cứu sinh và Khóa học Tam Đảo, cũng đang trong quá trình xây dựng dự án thành lập trường đào tạo tiến sĩ về khoa học xã hội tại Đông Nam Á. Dự án này có thể sẽ liên kết với Viện KHXH Việt Nam, IRD, Đại học Nantes và Đại học Paris Nord, cũng như các trường đại học Pháp ngữ khác có liên quan, nhằm mục tiêu hỗ trợ các nghiên cứu sinh và giáo sư hướng dẫn thông qua việc tăng cường năng lực nghiên cứu. Như ông Olivier Garro đã nhận xét, Khóa học mùa hè Tam Đảo có

thể đóng vai trò trụ cột trong dự án này. Dự kiến, dự án sẽ khởi động năm 2012 và tiếp tục mở rộng chương trình Ngày Nghiên cứu sinh đã được thực hiện từ năm 2008. Thứ hai, Khóa học mùa hè là nơi để các nhà nghiên cứu thảo luận về các vấn đề liên quan đến phát triển. Điều này sẽ có đóng góp trực tiếp cho các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phát triển. Chủ đề của khóa học năm nay đặt ra nhiều vấn đề rất nhạy cảm đối với các chính sách phát triển, vốn là những vấn đề thường ít được đề cập một cách trực diện, cả ở Việt Nam và các nước khác. Vấn đề thứ nhất thuộc về phương diện nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đã thực hiện thường không chắc chắn đối với các vấn đề này. Mối quan hệ giữa bất bình đẳng giới và phát triển chính là một ví dụ rõ ràng về những điều chưa chắc chắn đó: Emmanuel Todd coi giáo dục của nữ giới chính là yếu tố tạo ra sự phát triển nhưng luận thuyết này của ông nhận được nhiều phản ứng trái chiều. Sự không chắc chắn như vậy càng làm tăng thêm những khó khăn cho việc đề ra những chính sách có liên quan. Trên phương diện dân tộc, các chính sách phân biệt mang tính tích cực, có lợi cũng là nguồn gốc dẫn tới nhiều tranh luận. Có thể nói điều tương tự như vậy đối với các chính sách được đưa ra để thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs), mà một trong số đó là giảm bất bình đẳng xã hội và bất bình đẳng giới, và đây cũng chính là chủ đề của Khóa học mùa hè Tam Đảo 2011. Khó khăn này cũng đã được lột tả rõ nét trong bộ phim tài liệu « 8 » do AFD thực hiện và Alain Henry giới thiệu. Alain Henry đã gọi các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ là « huyền thoại thúc đẩy ».

[132] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Cuối cùng, một điều không thể phủ nhận là tính đa ngành trong các tham luận vừa là một điểm mạnh vừa là một sự đổi mới lớn.

Tổng hợp các tham luận và thảo luận trình bày trong 2 ngày phiên học toàn thể

Đối với vấn đề này, Alain Henry sử dụng cụm từ « phá bỏ vách ngăn ». Hiện tượng này đang thực sự diễn ra theo nhiều hướng: trong việc xác định các đề tài theo hướng đa ngành – giảm đói nghèo tại khóa học năm 2009, các chuyển đổi được ban hành và qua thực tế tại khóa học năm 2010, khác biệt xã hội tại khóa học năm nay – sẽ mang đến những trao đổi rất bổ ích trong việc làm sáng tỏ các chủ đề này theo góc nhìn của nhiều chuyên ngành khác nhau tùy theo tính chất của các tham luận; trong việc tạo ra sự liên ngành ngay trong nhóm các giảng viên (tại các phiên học toàn thể và các lớp chuyên đề); và cuối cùng, tất nhiên phải kể đến cả chuyên môn và sự tham gia của các học viên.

Bây giờ tôi sẽ quay trở lại 4 tham luận đã được trình bày và các thảo luận xoay quanh. Tôi sẽ cố gắng kết nối cả bốn bài.

Năm nay có thể nhận thấy số lượng tham gia đông đảo của các nhà nghiên cứu công tác tại IRD. Điều này phản ánh sự đa dạng trong các đề tài nghiên cứu của cơ quan này. Có tới 6 nhà nghiên cứu của IRD sẽ có tham luận và tham gia vào khóa học năm nay, ngoài ra còn phải kể đến một nghiên cứu viên - giảng viên là thành viên của một nhóm nghiên cứu hỗn hợp (chị Catherine Scornet), một tình nguyện viên quốc tế (anh Axel Demenet), v.v. Các nhà nghiên cứu của IRD đã tham gia vào một nửa trong số các tham luận trình bày tại các phiên toàn thể và sẽ có mặt ở tất cả các lớp chuyên đề. Mối quan tâm này không phải năm nay mới có, vì IRD đã hỗ trợ cho công tác tổ chức của khóa học, và nhóm nghiên cứu DIAL thuộc IRD đã tham gia vào khóa học ngay từ năm 2007. Khóa học mùa hè Tam Đảo thực hiện rất tốt các nhiệm vụ của IRD, điều này đã được Jean-Pascal Torreton nhắc đến, đó là chuyển giao kiến thức, thành lập các mạng lưới nghiên cứu hoặc đối tác ở các nước phía Nam.

Khác biệt và bất bình đẳng xã hội tại Đông Nam Á Jean-Luc Maurer, nhà nghiên cứu chính sách đã giới thiệu cho chúng ta một bức tranh rất lớn về vấn đề bất bình đẳng tại khu vực Đông Nam Á, từ lịch sử lâu dài cho tới ngày nay. Ông đã nhắc chúng ta rằng bất bình đẳng gia tăng và lan rộng là một vấn đề lớn trên quy mô toàn thế giới. Tham luận này phân tích bất bình đẳng cả trên quy mô quốc tế (giữa các nước với nhau) và trong nội bộ các nước (bất bình đẳng trong nước). Châu Á cũng không nằm ngoài hiện tượng này, bằng chứng là hệ số Gini đã tăng trong những thập kỷ gần đây. Một trường hợp ngoại lệ: Malaysia là nước đã thực hiện các chính sách phân biệt tích cực có lợi cho dân tộc Bhumiputra dẫn tới kết quả là bất bình đẳng giảm. Trước tình trạng bất bình đẳng gia tăng, các nhà nghiên cứu phát triển cần phải nắm bắt ngay vấn đề này và việc Khóa học mùa hè Tam Đảo 2011 chọn vấn đề này làm chủ đề là hoàn toàn hợp lý. Tham luận này phân biệt nhiều dạng bất bình đẳng khác nhau: bất bình đẳng về thu nhập/ tiêu dùng, về yếu tố tư liệu sản xuất (vốn, đất đai, v.v.) và về tiếp cận với các dịch vụ xã hội phổ quát (y tế, giáo dục, v.v.); chúng ta còn có thể thêm vào danh sách này bất bình đẳng về quyền lực, dạng bất bình đẳng này sau đó đã được phân tích trong các tham luận tiếp theo về bất bình đẳng liên quan đến dân tộc và bất bình đẳng giới, các dạng bất bình đẳng khó đo đếm hơn. Jean-Luc Maurer cũng

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[133]


đưa ra 5 cặp đối lập trong lĩnh vực này: nông thôn/thành thị (khu vực); trung tâm/vành đai (vùng); đa số/thiểu số (dân tộc); chính thức/ phi chính thức (việc làm); nam/nữ (giới). Bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội không chính thức xuất hiện trong danh sách trên nhưng được nhắc tới đây đó trong các phân tích đưa ra trong tham luận này. Bất bình đẳng ở Đông Nam Á gia tăng một cách bất thường nếu so với dài hạn, vì khu vực này (châu Á nói chung) có mức độ bất bình đẳng thấp so với tình hình chung của thế giới. Đặc điểm này đã được Ngân hàng Thế giới nhắc đến ngay từ năm 1993 trong báo cáo « Thần kỳ Đông Á » – East Asian Miracle. Báo cáo này đã đánh giá mô hình « tăng trưởng công bằng » chính là một trong nhưng yếu tố nguồn gốc của sự đi lên của các nước Đông Á. Theo nhà Đông phương học Paul Mus, các yếu tố văn hóa và tôn giáo góp phần vào việc lý giải đặc điểm riêng này của khu vực. Nhưng tất cả các nước này đều dần dần tham gia vào quá trình toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa. Hội nhập đã kích thích tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo nhưng đồng thời cũng làm gia tăng bất bình đẳng. Về điểm này, Jean-Luc Maurer đồng ý với ý kiến là phát triển kinh tế có thể tạo ra bất bình đẳng, nhưng ông cũng cho rằng điều này không thể không tránh được – xét theo quy luật « tự nhiên » – và điều đó phụ thuộc vào phương thức phát triển mà các nước lựa chọn. Tôi cũng đồng ý với quan điểm này, nhất là khi đường cong đồ thị mà Kuznets đề xuất (để chứng minh rằng tăng trưởng chắc chắn sẽ dẫn đến gia tăng bất bình đẳng) hiện nay đang bị phản đối rất nhiều. Tóm lại, hẳn nhiên Đông Nam Á ngày nay đang là một bức tranh ghép đa dân tộc, với nhiều đặc điểm đa dạng về dân số, văn hóa, tôn giáo và chính trị. Nhưng khu

vực này cũng có nhiều yếu tố tương đồng trên phương diện kinh tế, chính trị và xã hội, nhất là trong vấn đề bất bình đẳng gia tăng tại đây. Để phân tích sâu hơn, việc lựa chọn đi sâu vào hai trường hợp điển hình là rất hợp lý: thứ nhất, Indonesia là nước Jean-Luc Maurer đã nghiên cứu từ nhiều năm nay; thứ hai là Việt Nam, mặc dù ông biết ít hơn nhưng lại là tâm điểm của khóa học này. Ở hai đất nước này, các quá trình đi lên mang tính cách mạng đã làm giảm bất bình đẳng, nhưng thời gian gần đây, bất bình đẳng lại gia tăng trở lại tuy vẫn ở mức độ ôn hòa. Ở cả hai đất nước, những tầng lớp tinh hoa mới, gần gũi với các cơ quan quyền lực đã hưởng lợi rất nhiều từ tự do hóa kinh tế. Trường hợp của những người giàu mới nổi ở Việt Nam là một bằng chứng điển hình, khi nước này đang có mức tự do hóa kinh tế đặc biệt mạnh mẽ. Các dạng bất bình đẳng khác nhau đều gia tăng ở cả hai nước: khoảng cách nông thôn/thành thị ngày càng doãng ra, chênh lệch giữa dân tộc thiểu số/đa số cũng tương tự như vậy, nhất là ở Việt Nam. Cuối cùng, đa số việc làm được tạo ra tập trung trong khu vực kinh tế phi chính thức. Nhiều điểm khác biệt khác cũng có thể được nêu ra nếu xét đặc điểm của bất bình đẳng giữa hai nước: bất bình đẳng giới ở Indonesia cao hơn ở Việt Nam, kể cả về thu nhập và tỷ lệ phụ nữ tham gia quốc hội, tỷ lệ tử vong bà mẹ ở Indonesia cũng cao hơn. Tương tự, chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam cũng tốt hơn một cách rõ rệt so với Indonesia mặc dù trình độ phát triển của Việt Nam còn thấp hơn. Các khác biệt đó chứng minh tầm quan trọng của các chính sách công được áp dụng cho lĩnh vực này. Các thảo luận đều xoay quanh vấn đề đâu là những bất bình đẳng có thể chấp nhận được. Nói cách khác, đâu là mức độ bất bình đẳng

[134] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


mà một xã hội có thể chấp nhận được? Trên thực tế, chúng ta đều biết là không tồn tại một xã hội hoàn toàn bình đẳng. Nhưng mức độ chấp nhận bất bình đẳng không giống nhau giữa các nước. Chẳng hạn, các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy người dân Pháp ác cảm với bất bình đẳng về thu nhập. Các tác giả như John Rawls hay Amartya Sen lại phân biệt bất bình đẳng và công lý. Nhưng Jean-Luc Maurer cho rằng khái niệm công lý – hiểu theo nghĩa « công bằng » – được sử dụng để tránh nhắc đến vấn đề bất bình đẳng, và các tác giả nêu trên vẫn chỉ dừng lại ở việc lý giải mang tính « công năng » của các bất bình đẳng mà khái niệm này chứa đựng. Ba tham luận tiếp theo đề cập đến các phương diện khác nhau của bất bình đẳng và phân biệt, đặc biệt liên quan đến phương diện bất bình đẳng dân tộc (tham luận thứ 2) và bất bình đẳng giới (tham luận 3 và 4, do các nhà nhân khẩu học và một nhà nghiên cứu dân số-xã hội học trình bày). Mặc dù khác nhau về vấn đề nêu lên, nhưng tôi thấy cần phải nhấn mạnh rằng hai tham luận này có rất nhiều điểm chung vì trên cả hai phương diện này, bất bình đẳng / phân biệt có thể bị đánh đồng với sự phân biệt đối xử đối với các « thiểu số ». Tất nhiên thuật ngữ này phải được hiểu theo quan điểm định tính nhiều hơn quan điểm định lượng: thiểu số chỉ một nhóm bị thống trị (dân tộc, nữ giới, v.v.) bất kể số lượng là bao nhiêu. Hơn nữa, hiện tượng phân biệt lại có thể là từ phía một nhóm dân tộc thiểu số nhỏ đối với dân tộc đa số (xem thêm về chế độ phân biệt chủng tộc apartheid ở Nam Phi) hoặc ở mức độ thấp hơn là trường hợp ở Malaysia chẳng hạn, những người gốc Hoa trước đây kiểm soát kinh tế của nước này. Bất bình đẳng dân tộc ở Việt Nam Christian Culas, Benoît Massuyeau, Mireille Razafindrakoto và François Roubaud - đây là

sự kết hợp giữa một nhà nhân học với ba nhà kinh tế học, đã trình bày tham luận về thực trạng điều kiện sống của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam dưới góc nhìn kinh tế học và nhân học. Nghiên cứu các dân tộc thiểu số gợi lên hai vấn đề. Thứ nhất, định nghĩa về nhóm dân tộc. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu cho rằng ranh giới giữa các nhóm dân tộc luôn luôn chuyển động, nó không được xác định bất biến mà thay đổi tùy theo từng thời kỳ, tóm lại đó là các ranh giới « nội tại », gắn với bối cảnh chính trị, lịch sử và xã hội, và mang tính chủ quan. Nói một cách đơn giản, nhóm dân tộc được xác định dựa trên những đặc điểm chung giữa các thành viên, ngôn ngữ, v.v. – và ý thức thuộc về nhóm đó của mỗi người. Thứ hai, có cần phải thiết lập thống kê các dân tộc? Về vấn đề này, các ý kiến rất khác nhau. Một mặt, cần phải có thống kê để đưa ra một sự phân tích chính xác và đề ra các chính sách phù hợp. Mặt khác, thống kê khiến cho chúng ta đóng đinh vào các định nghĩa, số lượng và có thể chống lại chính các nhóm dân tộc được thống kê – trường hợp diệt chủng người Do Thái ở châu Âu là ví dụ điển hình. Mặc dù được đặt ra ở hầu hết các nước Đông Nam Á nhưng vấn đề dân tộc thiểu số rất quan trọng ở Việt Nam và có liên quan đến nghèo đói và bất bình đẳng. Ở Việt Nam, nghèo đói giảm mạnh trên phạm vi cả nước nhưng lại giảm ít hơn rất nhiều ở các dân tộc thiểu số. Theo đó, tỷ lệ 50% người nghèo là người dân tộc thiểu số. Do vậy, những điểm nghèo đói thường tập trung ở các vùng dân tộc thiểu số. Thực tế này cho thấy có sự phân biệt xã hội ngày càng tăng và chưa giải quyết được. Sự khác biệt tương tự có thể được nhận thấy ở các chỉ báo phi thu nhập như suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng, giáo dục, v.v. Ở các chỉ báo này, mức độ cải thiện của các dân tộc thiểu số đều chậm hơn.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[135]


Các tác giả cũng trình bày một phân tích mang tính nhân học về các dự án phát triển thực hiện tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là: « Tại sao các chương trình lớn lại không hiệu quả và đâu là quan hệ giữa Nhà nước và các dân tộc thiểu số? ». Nghiên cứu này nhấn mạnh hai điểm, thứ nhất là sự thiếu hiểu biết về địa phương khi xây dựng dự án và thứ hai là sự thiếu hợp tác chặt chẽ của các dân tộc thiểu số trong việc thực hiện các dự án phát triển. Người ta áp đặt cho các dân tộc thiểu số này các chuẩn mực phát triển không phù hợp với nhu cầu đặc thù của họ. Nhiều ví dụ đã được đưa ra về các ý tưởng không phù hợp, chẳng hạn nhiều nông dân đã nói: « Chúng tôi lên huyện học hai tuần, rất vui, nhưng cuối cùng chẳng học được gì về trồng rau cả ». Một trong những khuyến cáo được đưa ra là cần phải nghiên cứu xem đâu là các hình thức phát triển mà các dân tộc mong đợi hoặc không mong đợi. Nếu không, các dự án chỉ có con đường đi đến thất bại. Đây cũng chính là lý do mà các trường hợp dự án thu được thành công đều là những dự án xuất phát từ chính sáng kiến của các dân tộc thiểu số. Kết luận này có thể áp dụng cho các dự án phát triển nói chung, ví dụ như trường hợp của dự án tín dụng nhỏ thực hiện ở Bangladesh theo sáng kiến của chính người dân địa phương. Ta có thể mở rộng kết luận này trên quy mô quốc tế, theo đó quan hệ thống trị / bị trị cũng diễn ra trong lĩnh vực viện trợ phát triển. Trong mọi trường hợp, phân tích nguyên nhân thất bại của các dự án phát triển theo hướng như vậy là rất mới, đặc biệt là vì rất ít nhà nghiên cứu quan tâm tới vấn đề này mặc dù nó vốn là một vấn đề nền tảng.

Bài tham luận giới thiệu các kết quả của nghiên cứu còn đang được thực hiện đã gây ra những tranh luận rất sôi nổi, nhất là xoay quanh những yếu kém của các dự án phát triển mà các tác giả đưa ra. Nhiều người đã bảo vệ tác dụng hỗ trợ phát triển đối với các dân tộc thiểu số của chương trình 135, nhưng nhìn chung đều không đưa ra các yếu tố cụ thể. Sự khác nhau trong quan điểm là do mỗi ý kiến lại dựa trên các dữ liệu khác nhau, và như vậy sẽ không đưa ra được các kết quả đồng nhất: điều tra thống kê đại diện với mẫu điều tra lớn; thống kê chính thức từ bản thân các dự án; điều tra định lượng không mang tính đại diện; điều tra nhân học thực địa. Cuối cùng, tham luận này cũng nêu lên một câu hỏi lớn: nên hay không nên xóa nhòa sự khác biệt về văn hóa của các dân tộc thiểu số? Câu hỏi này đặt ra vấn đề cân nhắc giữa một bên là sự cải thiện về điều kiện sống – nhưng đo đếm theo tiêu chí nào? – và một bên là những lợi ích mà người ta hình dung có thể thu được từ việc đảm bảo gắn kết xã hội tốt hơn – nhưng với cái giá nào? Quả thực, cũng cần phải tính đến những mất mát liên quan đến sự đồng nhất, tới việc các đặc thù văn hóa, ngôn ngữ sẽ bị biến mất, v.v. Nhân đề cập tới vấn đề này, chúng ta cũng tưởng nhớ tới Georges Condominas[7], nhà dân tộc học lớn, được biết đến rộng rãi ở Việt Nam. Tôi còn nhớ đã tham dự một hội thảo năm 2008 tại Hà Nội. Tại hội thảo đó, ông đã trả lời như sau cho một câu hỏi về sự khác biệt văn hóa giữa người Kinh và người Mnong Gar, một dân tộc thiểu số ông đã dày công nghiên cứu: « Người Kinh gần với người Nhật hơn người Mnong Gar nếu xét về giá trị của họ. Thực tế, một người Mnong Gar không mong muốn giàu

[7] Georges Condominas qua đời ngày 17 tháng 07 năm 2011, một ngày sau khi chúng ta có bài tổng kết này. Câu trả lời trích dẫn trung thành với ý của câu trả lời của tác giả nhưng không hoàn toàn chính xác những từ ngữ tác giả đã sử dụng.

[136] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


có. Ngay khi có của cải, gia súc chẳng hạn, họ sẽ đem phân phát cho mọi người trong bản – chẳng hạn khi cúng tế một con trâu». Câu hỏi này không chỉ được đặt ra ở Việt Nam mà còn cả ở châu Âu, nơi hiện nay đang có một cuộc tranh luận lớn về chủ nghĩa « đa dạng văn hóa ». Trong khi Pháp được cho là nước đồng nhất các cộng đồng thiểu số vào một khuôn duy nhất, các nước châu Âu khác như Anh hoặc Đức lại có truyền thống ngược lại, đi theo một mô hình « đa văn hóa » chấp nhận sự chung sống của nhiều cộng đồng văn hóa khác nhau. Tiểu sử và phân biệt theo thế hệ Philippe Antoine và Andonirina Rakotonarivo, hai nhà nhân khẩu học, đã nghiên cứu đánh giá cụ thể bất bình đẳng ở châu Phi, kết hợp cả bất bình đẳng giới, bất bình đẳng về thế hệ và bất bình đẳng về trình độ dân trí của các cá nhân. Với tham luận này, chúng ta có một nghiên cứu thực địa, nhưng thực hiện tại một châu lục khác, việc mở rộng phạm vi địa lý như vậy tới các nước đang phát triển khác là một điều rất đáng hoan nghênh. Tham luận này có nội dung phương pháp luận là chủ yếu, điều này phù hợp với nhiệm vụ đề ra cho Khóa học mùa hè Tam Đảo, nhưng cũng kèm theo nhiều ví dụ cụ thể. Công cụ sử dụng cho các nghiên cứu loại này là các « điều tra tiểu sử », và Philippe Antoine là một trong những chuyên gia giỏi nhất về lĩnh vực này tại châu Phi. Các điều tra tiểu sử độc đáo giúp nắm bắt được cuộc đời của các cá nhân – « tiểu sử » của họ – trên cả ba phương diện: gia đình (hiểu theo nghĩa hôn nhân và sinh con đẻ cái), nghề nghiệp và chỗ ở (nơi cư trú trong suốt cuộc đời, những lần di cư, v.v.). Đó là cách để « định lượng » cuộc đời của các cá nhân, thu thập các « lịch sử cuộc đời » đã được định

lượng, tất nhiên điều này đặt ra một thách thức lớn. Mục đích đặt ra qua các điều tra tiểu sử này là để theo dõi được những thay đổi xã hội, đặc biệt trên phương diện nam giới / nữ giới. Hai tác giả đã đưa ra nhiều ví dụ áp dụng: nghiên cứu quá trình tham gia vào đời sống đô thị và các ứng xử trong hôn nhân gia đình gắn với các sự kiện khác trong cuộc đời; phân tích các hiện tượng di cư và dịch chuyển, công việc phân tích này cũng sử dụng rất nhiều các điều tra tiểu sử. Điểm độc đáo của các điều tra tiểu sử là phần lớn các điều tra thống kê thông thường đều mang tính liên ngành: người ta quan sát hoàn cảnh của các cá nhân vào một thời điểm nhất định nhưng lại không biết gì về hoàn cảnh quá khứ của các cá nhân đó. Chẳng hạn, các đợt điều tra về dân số và sức khỏe cho chúng ta thông tin về sức khỏe sinh sản phụ nữ nhưng lại không cung cấp bất kỳ một thông tin nào về quá khứ của họ như về nơi ở trước đây, v.v. Ngược lại, các điều tra tiểu sử quan tâm đến cuộc đời của một cá nhân từ khi người đó được sinh ra cho tới thời điểm thực hiện điều tra. Như vậy, các điều tra này có tính đến thời gian, theo cái nhìn lịch đại: dưới hình thức các « sự kiện » hoặc sự « thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác ». Các điều tra dài như kiểu điều tra tiểu sử cho phép hiểu rõ hơn sự thay đổi trong hành vi thông qua phân tích mỗi nhóm và so sánh các nhóm với nhau. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số điểm yếu: các điều tra này cần nhiều thời gian hơn cho câu trả lời; phải đào tạo điều tra viên; vì những lý do trên nên các điều tra này tốn kém hơn; và cuối cùng là vấn đề trí nhớ của những người được điều tra khi có liên quan đến các câu hỏi về ngày tháng, điều này ảnh hưởng tới mức độ đáng tin cậy của câu trả lời nếu nội dung câu hỏi có liên quan đến một giai đoạn đã xảy ra quá

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[137]


lâu trong quá khứ. Các điều tra này cũng khó phân tích hơn. Các điều tra tiểu sử có nguồn gốc xuất phát từ các điều tra về số người sống sót sau bệnh dịch của các nhà dịch tễ học. Theo đó, các sự kiện được tính đến, chẳng hạn như tử vong, nhìn chung thường là những sự kiện ngắn hạn, chắc chắn. Nhưng trong ngành khoa học xã hội, người ta quan tâm đến những sự kiện không chắc chắn, như kết hôn, và về bản chất các sự kiện như vậy thường khó phân tích hơn. Một nghiên cứu của Philippe Antoine thực hiện cùng Mireille Razafindrakoto và François Roubaud cũng đã được trình bày, phân tích tình hình ở ba thành phố thủ đô của ba nước châu Phi – Dakar, Yaoundé và Antananarivo. Cụ thể là ba giai đoạn của việc bước chân vào cuộc sống người trưởng thành: bắt đầu đi làm, kết hôn, có chỗ ở riêng. Nghiên cứu này cho thấy thanh niên ở ba thành phố này ngày càng gặp nhiều khó khăn. Qua đó, ta đề cập đến một phương diện độc đáo trong vấn đề bất bình đẳng: không chỉ có bất bình đẳng giới mà còn có bất bình đẳng giữa các thế hệ, và hai phương diện này còn kết hợp với nhau. Nghiên cứu này dẫn tới những kết quả thú vị và độc đáo: giảm bất bình đẳng nam/ nữ trong lĩnh vực giáo dục giữa các thế hệ sinh ra cách nhau 20 năm – trước và sau độc lập –; độ tuổi kết hôn lùi lại muộn hơn và tỷ lệ tảo hôn giảm mạnh; kết quả này có liên quan nhiều tới khủng hoảng kinh tế: thanh niên không có việc làm và không có tiền để làm đám cưới; độ tuổi có nhà riêng cũng lùi lại muộn hơn vì các lý do tương tự. Hiện tượng tuổi kết hôn lùi lại cũng có sự phân biệt, như ở Việt Nam, về thời điểm nữ giới bắt đầu có đời sống tình dục và kết hôn, đặc biệt là ở các phụ nữ có học. Cuối cùng, hiện tượng phân biệt theo trình độ học vấn cũng có xu hướng đi ngược lại với xu hướng ở các nước phát

triển: những người học cao hơn gặp nhiều khó khăn hơn khi đi tìm việc làm. Ví dụ thứ hai được rút ra từ một đợt điều tra tiểu sử quy mô lớn tiến hành ở châu Âu « Di cư giữa châu Phi và châu Âu ». Ví dụ được nhắc đến ở đây có liên quan đến mối liên hệ giữa việc di cư vì mục đích học tập và tìm việc làm trong trường hợp người di cư Congo tại Bỉ. Những người này nhìn chung có trình độ học vấn rất cao và thường đến Bỉ với mục đích ban đầu là để học tập. Một điều khá nghịch lý là tỷ lệ thất nghiệp trung bình ở những người này lại cao. Một cuộc điều tra tiểu sử ở những người này được thực hiện năm 2010 đã giúp hiểu rõ hơn hiện tượng này, qua việc tính toán thời gian tính từ thời điểm họ đặt chân đến Bỉ đến thời điểm họ tìm được việc làm đầu tiên, và tìm hiểu cách thức họ đến Bỉ – để học tập, sau khi đã từng học tập ở Bỉ, v.v. Sau khoảng thời gian 10 năm ở Bỉ, phần đông trong số những người tìm được việc làm là những người đến Bỉ với mục đích học tập. Hơn nữa, qua phân tích cho thấy, việc có vợ hay chồng là người Bỉ có tác động tích cực tới khả năng tìm được việc làm đầu tiên, và trình độ giáo dục cũng không có tác động đáng kể tới việc này. Thảo luận xung quanh tham luận đã cho thấy ích lợi của việc nên tiến hành loại điều tra tiểu sử ở Việt Nam nói riêng và ở khu vực Đông Nam Á nói chung. Như François Roubaud đã gợi ý, ít nhất có hai lý do để thực hiện điều tra tiểu sử ở Việt Nam: thứ nhất, phải đến năm 1993, cuộc điều tra hộ gia đình đầu tiên trên quy mô toàn quốc mới được thực hiện và không có một dữ liệu thống kê nào ở những thời kỳ trước đó, ngoài các đợt tổng điều tra; ngoài ra, Việt Nam có lịch sử nhiều biến động, cho nên có rất nhiều sự kiện cá nhân có thể được thuật lại. Nhưng chúng ta phải khẩn trương trước khi những chứng nhân

[138] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


của các sự kiện đó qua đời. Ngoài ra, thực hiện các điều tra tiểu sử cần phải có nhiều tiền và cũng phải tính trước đến những khó khăn đối với những người được hỏi khi gặp phải những câu hỏi liên quan đến những ký ức đau thương trong cuộc đời họ – xem thêm Campuchia. Giới, tình dục và sinh sản ở Việt Nam Catherine Scornet, nhà dân số học, từ nhiều năm nay nghiên cứu mối liên hệ giữa giới, tình dục và sinh sản ở Việt Nam. Đây cũng là chủ đề tham luận của chị. Theo dòng tinh thần của nhiều nghiên cứu nhân học về vấn đề này, trong đó có các nghiên cứu của Maurice Godelier, tác giả cho rằng bất bình đẳng về tình dục cần được đặt trong mối quan hệ với các bất bình đẳng khác về phương diện xã hội. Với tinh thần như vậy, tham luận của chị hoàn toàn phù hợp với chủ đề của Khóa học mùa hè Tam Đảo 2011. Tham luận cho thấy ở Việt Nam đã có sự chuyển dịch từ một xã hội chuẩn mực sang xu hướng cá nhân hóa ngày càng gia tăng các chuẩn về tình dục và hành vi tình dục. Mức sinh giảm mạnh nhờ các biện pháp tránh thai, yếu tố giúp tách bạch tình dục và sinh sản, là điều kiện cần cho sự phân biệt đó. Đối với phụ nữ, phân biệt giữa tình dục và bắt đầu cuộc sống đôi lứa dẫn tới xu hướng cá nhân hóa nói trên, trong khi việc này đối với nam giới đã được thực hiện từ rất lâu. Tham luận của chị rất khúc chiết với hai phần, phần cơ sở lý luận và phần áp dụng thực tiễn. Phần cơ sở lý luận nêu ra những khái niệm sẽ được sử dụng và các câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra, cũng như các giả thuyết nghiên cứu cần kiểm chứng: giả thuyết thứ nhất, tình dục là kết quả của quá trình xây dựng mang tính xã hội, luận thuyết này đặc biệt được Michel Foucault và Margaret Meade ủng hộ,

từ đó dẫn tới sự ra đời của « xã hội học tình dục », chuyên ngành mà Catherine Scornet sử dụng làm khuôn khổ cho các nghiên cứu của mình; giả thuyết thứ hai, tình dục không bất biến, điều này đã được chứng minh qua các nghiên cứu nổi tiếng của Alfred Kinsey, theo đó, định nghĩa hành vi tình dục tách bạch hoạt động tình dục và hoạt động sinh sản. Đây là cách tiếp cận được coi là rất cách tân ở thời kỳ giữa thế kỷ 20, mở ra con đường cho đa dạng hóa tình dục. Hai giả thuyết nghiên cứu này đặt ra hai hướng nghiên cứu: - Trước hết, nghiên cứu về quan hệ quyền lực giữa các giới; nói cách khác, cách thức mà các yếu tố cấu trúc nên quan hệ giữa nam và nữ – đặc biệt là tất cả những gì tạo nên sự khác biệt về quyền lực giữa nam và nữ – đóng góp vào việc tạo ra một phong cách tương tác tình dục và một bối cảnh quản lý và phòng ngừa rủi ro trong đó hai bên nam nữ không ở thế bình đẳng. Như Anthony Giddens đã viết, « Nói đến giải phóng tình dục là nói đến dân chủ tình dục ». Ở đây, giải phóng tình dục có nghĩa là mỗi người quyết định cho bản thân mình, còn dân chủ tình dục được hiểu là theo đuổi sự thăng hoa của mỗi người; - Hướng thứ hai là phân tích chuyển đổi về tình dục thông qua các thực tiễn, thói quen và hình ảnh đại diện về tình dục; người ta chuyển từ một bối cảnh với các chuẩn mực khắt khe, cứng nhắc, được quy định từ bên ngoài bởi luân lý và tôn giáo sang bối cảnh mới, trong đó có sự đa dạng hóa con đường tình cảm và hôn nhân của các cá nhân và hiện tượng cá nhân hóa ngày càng mạnh mẽ các chuẩn mực và các thói quen hành vi liên quan đến tình dục. Điều này cũng có nghĩa là các chuẩn mực cũng trở nên mù mờ hơn.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[139]


Trong phần 2, tác giả đã kiểm chứng hai giả thuyết đã đặt ra thông qua phân tích nhiều chỉ số và các chính sách dân số của Việt Nam. Tham luận này đặc biệt nhấn mạnh những thay đổi trong tháp tuổi, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử giảm và tuổi thọ trung bình tăng. Mức sinh giảm rất nhanh, đi cùng với việc chỉ số về mức sinh giữa các vùng cùng tiến tới mức tương đồng có liên quan một phần tới chính sách kiểm soát sinh đẻ. Trên thực tế, Nhà nước đã thực hiện chính sách giảm sinh ngay từ những năm 1960, trước khi thông qua chính sách hạn chế số con của mỗi phụ nữ ở mức 2 con. Các phương tiện tránh thai, giúp tách bạch tình dục và sinh sản, được sử dụng chủ yếu ở các phụ nữ đã có gia đình và đã sinh con. Nạo phá thai cũng là một hiện tượng rất phổ biến. Mặc dù có nhiều thay đổi như vậy nhưng các hành vi phân biệt và bất bình đẳng giới vẫn còn nhiều: thực trạng về hôn nhân không có nhiều thay đổi, đặc biệt, tuổi kết hôn trung bình vẫn ổn định, kết hôn vẫn là phương thức chung sống phổ biến; vẫn có sự khác biệt trong các hành vi tình dục giữa nam và nữ, và rất khác giữa các vùng miền và theo từng dân tộc. Một điều đã được nêu ra ở phần thảo luận là chỉ số dẫn tới việc duy trì sự phân biệt nam nữ chính là sự mất cân bằng giới khi sinh rất rõ rệt ở Việt Nam do tình trạng phá thai lựa chọn giới tính gia tăng. Đây là một vấn đề nghiêm trọng ở các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, v.v. Cần phải nghiên cứu mối quan hệ giữa hai vợ chồng để tìm hiểu tại sao lại dẫn tới các hành vi đó. Tham luận này chỉ quan tâm đến vấn đề bất bình đẳng liên quan đến tình dục và sinh sản, các hiện tượng bất bình đẳng giới khác như thu nhập, tài sản, quyền lực, v.v không được đề cập tới. Tuy nhiên các nội dung này đã được trình bày trong Ngày Nghiên cứu sinh

và sẽ được trình bày kỹ hơn ở lớp học chuyên đề. Mặc dù vậy, có mối liên hệ chặt chẽ giữa các hình thức bất bình đẳng giới kể trên. Bằng chứng tốt nhất là các phong trào nữ quyền hiện nay đang đấu tranh cho việc bảo vệ tình dục ở nữ giới và giảm các hiện tượng bất bình đẳng giới khác.

Giới thiệu khái quát các lớp học chuyên đề Giống như các năm trước, các lớp học chuyên đề là dịp để đi sâu vào các chủ đề đã được đề cập đến trong các phiên học toàn thể, đồng thời đào tạo phương pháp luận cho các học viên về các kỹ thuật điều tra và phân tích. Như thường lệ, các giảng viên đã trình bày tham luận tại các phiên học toàn thể cũng sẽ tham gia giảng tại bốn lớp học chuyên đề tại Tam Đảo. Bên cạnh đó sẽ có thêm một số giảng viên khác . Lớp chuyên đề 1 có nội dung « Khác biệt về dân tộc và về giới: đo lường và các phương pháp phân tích áp dụng ở Việt Nam ». Lớp học này sẽ do các nhà nghiên cứu kinh tế thống kê của nhóm DIAL thuộc IRD phụ trách. Đây là năm thứ 5 liên tiếp lớp học này được tổ chức với nội dung đào tạo về phân tích thống kê dữ liệu điều tra. Tuy nhiên chủ đề và các kỹ thuật được giới thiệu mỗi năm đều khác nhau. Năm nay, học viên của lớp sẽ được giới thiệu các phương pháp chuẩn về đánh giá và phân tích dựa trên các dữ liệu thu thập được từ các điều tra thực hiện tại Việt Nam với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê Stata. Lớp chuyên đề 2 có nội dung « Tiểu sử: từ nghiên cứu định lượng tới phân tích ». Lớp học sẽ do Philippe Antoine, Mody Diop và Andonirina Rakotonarivo, ba nhà nhân khẩu học giảng dạy. Tất cả các công cụ đã được giới thiệu ở phiên học toàn thể sẽ được áp dụng

[140] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


trực tiếp tại lớp học này. Học viên sẽ được giới thiệu về phương pháp phân tích tiểu sử và được cung cấp các kiến thức cơ bản của việc xây dựng bảng hỏi và tiến hành điều tra. Giống như lớp chuyên đề 1, học viên sẽ sử dụng phần mềm Stata để phân tích các dữ liệu thực tế thu thập được từ các cuộc điều tra khác nhau. Lớp chuyên đề 3 « Xây dựng và quản lý các dân tộc ở Đông Nam Á: văn hóa, chính sách và phát triển » sẽ do Christian Culas, Trần Hồng Hạnh và Grégoire Schlemmer, ba nhà nghiên cứu nhân học giảng dạy. Lớp học có mục đích « bóc tách » các khái niệm dân tộc, nghiên cứu các mối quan hệ giữa Nhà nước và các nhóm dân tộc và áp dụng các phương pháp nghiên cứu, biện luận mang tính nhân học trong nghiên cứu một số trường hợp ở Việt Nam và các nước trong khu vực. Phần thực hành sẽ dựa trên nghiên cứu các tài liệu và bảng dữ liệu.

Cuối cùng, lớp chuyên đề 4 « Khác biệt và bất bình đẳng: thực tế nhìn nhận và trải nghiệm tại một xã thuộc chân núi Tam Đảo » sẽ do Christophe Gironde - nhà nghiên cứu kinh tế xã hội học, Pierre-Yves Le Meur và Olivier Tessier - hai nhà nhân học phụ trách. Lớp chuyên đề 4 sẽ đào tạo về các phương pháp điều ra điền dã trong nghiên cứu xã hội học - nhân học. Giống như lớp chuyên đề 1, đây là năm thứ 5 liên tiếp lớp chuyên đề 4 được tổ chức trong khuôn khổ Khóa học mùa hè. Điều đó chứng tỏ sự thành công và sự quan tâm của học viên tới lớp học này. Tuy nhiên, năm nay, lớp học có chủ đề và địa bàn nghiên cứu mới, chúng ta sẽ nghiên cứu một thôn với dân cư đa số là người dân tộc Sán Dìu. Xin cám ơn sự chú ý của quý vị.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[141]



Phần 2 Hội thảo

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[143]



2.1. Phân biệt dân tộc và giới: phương pháp đo lường và phân tách Axel Demenet – IRD-DIAL, Jean-Pierre Cling – Đại học Paris 13, Christophe Jalil Nordman – IRD-DIAL, Mireille Razafindrakoto – IRD-DIAL, François Roubaud – IRD-DIAL

Phân biệt dân tộc và giới là một vấn đề mấu chốt tại Việt Nam: nữ giới tại Việt Nam có thực sự được đối xử tốt hơn so với nữ giới tại các nước đang phát triển khác như người ta vẫn thường nói hay không? Làm thế nào để giải thích cho khoảng cách ngày càng lớn giữa dân tộc Kinh đa số và các dân tộc thiểu số khác về vấn đề xóa đói giảm nghèo với sự quan sát trong thời gian trung hạn? Vấn đề tương tự cũng được nêu ra trên quy mô khu vực Đông Nam Á, hay rộng hơn là các nước đang phát triển. Mục tiêu của lớp học chuyên đề là giới thiệu và ứng dụng các phương pháp luận do các nhà kinh tế học phát triển để nghiên cứu vấn đề này. Dựa vào các số liệu điều tra hộ gia đình của Việt Nam (Điều tra mức sống hộ dân cư (VHLSS-Việt Nam Household Living Standard Survey) và Điều tra Lao động và Việc làm (LFS – Labor Force Survey), các học viên được làm quen với các phương pháp chuẩn để đo lường phân biệt (lý thuyết và những hạn chế của từng phương pháp) và thực hành trên máy tính (sử dụng phần mềm Stata). Ngoài ra còn có phần mở rộng áp dụng kết quả thu được với các lục địa khác, đặc biệt là châu Phi, để mở rộng phân tích.

(Nội dung gỡ băng) Ngày học thứ nhất, thứ hai ngày 18/7 Giới thiệu các giảng viên và học viên (xem danh sách học viên ở cuối chương và lý lịch giảng viên) [Mireille Razafindrakoto] Khi nghe các bạn nói mong muốn học phần mềm Stata, điều này khiến tôi phải nhấn mạnh với các bạn rằng mục tiêu chúng ta đặt ra không đơn thuần là sử dụng thành thạo công cụ tin học này mà còn hiểu rõ cách tiếp cận và phân tích đề tài này trong thời gian diễn ra khoá học. Lớp chuyên đề của chúng ta sẽ dựa chủ yếu vào việc trao đổi kiến thức và kinh nghiệm. [François Roubaud] Chúng ta sẽ phân tích vấn đề dân tộc và giới tại Việt Nam về mặt định lượng, ngoài ra cũng sẽ mở rộng phân tích đối với các nước và khu vực khác trên thế giới.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[145]


Chủ đề của lớp học chuyên đề năm 2011 là một chủ đề thú vị. Nó cho phép hiểu được nhiều vấn đề xã hội để đề ra các chính sách phát triển. Vấn đề giới là vấn đề mang tính toàn cầu, còn vấn đề dân tộc lại phản ánh tính đa dạng trong tình hình của từng quốc gia. Chúng ta có thể mở rộng phân tích các nhóm giàu và nghèo theo các tiêu chí khác như: các nhóm tôn giáo, các nhóm xã hội, các nhóm tuổi, v.v. Những nội dung mà chúng tôi giới thiệu với các bạn trong tuần này về chủ đề dân tộc và giới có thể áp dụng vào những chủ đề, đề tài nghiên cứu khác nhau. Môn khoa học kinh tế, khoa học xã hội định lượng đã phát triển các công cụ đo lường – các cuộc điều tra – và các phương pháp phân tích – kỹ thuật phân tích khoảng cách về giới và dân tộc. Đây là những công cụ hữu hiệu nhằm lý giải định lượng cho những vấn đề khác biệt. Chúng tôi sử dụng cách tiếp cận định lượng, ngoài ra sẽ kết hợp với phân tích định tính để nghiên cứu vấn đề theo chiều sâu. Chương trình lớp học chuyên đề bao gồm hai phần: từ thứ hai đến sáng thứ năm là phần giảng kiến thức và trao đổi kinh nghiệm, từ sáng thứ năm đến hết khóa học dành cho phần nghiên cứu theo nhóm. Các bạn sẽ làm việc theo nhóm, phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu trước lớp chuyên đề của chúng ta cũng như có bài báo cáo thu hoạch tại buổi tổng kết vào sáng thứ bảy. Một ngày học được chia thành bốn nửa buổi: hai nửa buổi sáng và hai nửa buổi chiều. Chúng tôi sẽ lồng ghép giữa các buổi học các nội dung khác nhau như giảng lý thuyết – khái niệm, kết quả các phương pháp – và thực hành và tính toán trên phần mềm Stata. Đây là chương trình lớp học chuyên đề:

- Hôm nay chúng ta sẽ học về thống kê giới. Tại sao cần phải làm thống kê về giới và làm thống kê về giới như thế nào? Ta sẽ sử dụng dữ liệu của cuộc điều tra lao động và việc làm tại Việt Nam năm 2007. Cuối ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu về vấn đề giới tại Việt Nam; - Cả ngày thứ ba, chúng ta sẽ nghiên cứu các chỉ số của thị trường lao động gắn với vấn đề giới: gia nhập vào thị trường lao động, khái niệm thị trường lao động, thất nghiệp, thiểu dụng lao động, v.v. Sau đó chúng ta sẽ chuyển sang phần ứng dụng bao gồm phần phân tích các chỉ số và thảo luận kết quả. Buổi chiều sẽ dành để giới thiệu thực trạng vấn đề dân tộc tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Cuối buổi chiều, chúng ta quay trở lại ứng dụng với Stata để phân tích chất lượng việc làm theo giới và dân tộc; - Nửa buổi đầu tiên của ngày thứ tư sẽ giới thiệu các kỹ thuật phân tách: nguyên tắc, cách áp dụng? - Chiều thứ tư và sáng thứ năm sẽ kết thúc phần trình bày về các kỹ thuật phân tách; - Chiều thứ năm bắt đầu làm việc theo nhóm, các nhóm tiếp tục làm việc đến sáng thứ sáu. Các bạn có nhiệm vụ đánh giá tình hình giới và dân tộc tại một trong sáu tỉnh của Việt Nam, mỗi nhóm sẽ làm một khu vực. Các bạn sẽ sử dụng các cơ sở dữ liệu thống kê để tiến hành phân tích. Sau đó, mỗi nhóm phải chuẩn bị một báo cáo giới thiệu kết quả phân tích về tình hình dân tộc và giới tại khu vực đã được phân công. Việc hình thành các nhóm phải đảm bảo tiêu chí đa dạng, liên ngành, đa quốc tịch và giới tính. - Các nhóm sẽ trình bày kết quả nghiên cứu trước lớp vào chiều thứ sáu; - Cuối cùng chúng ta sẽ hoàn thiện phần tổng hợp các nghiên cứu của các nhóm để trình bày kết quả lớp học (sẽ do hai báo cáo

[146] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


viên trình bày) tại buổi tổng kết vào sáng thứ bảy trước toàn thể học viên và giảng viên của Khoá học Tam Đảo 2011. Để chuẩn bị thực hành với phần mềm Stata, bộ dữ liệu điều tra lao động việc làm được tải về từng máy cá nhân.

Hình

20

2.1.1. Phát triển thống kê giới [Christophe Jalil Nordman] Chúng ta sẽ tiếp tục buổi học với phần tài liệu của Ngân hàng Thế giới về việc phát triển thống kê giới [8].

Vì sao phải phát triển thống kê giới? Nh ng th ng kê v gi i không th c s là m t l nh v c nghiên c u. V gi i thì có gì c bi t ?

Nh ng th ng kê v vi c làm không liên quan n v n gi i

T i t n c chúng tôi, vai trò c a n gi i không c t thành v n . Chúng tôi có nh ng khó kh n v ngu n l c và chúng tôi c n ph i t p trung vào nh ng v n khác

Tuy nhiên t t c các s li u u c phân chia theo gi i ! Ngày nay, n gi i c ng có nh ng c h i nh nam gi i. V y v n n m âu? Chúng ta thi u không gian

Chúng ta không mu n b t ép ng i tr l i nhi u quá.

Nguồn: United Nations Economic Commission for Europe - Statistics Division. World Bank Institute - Poverty Reduction and Economic Management Division. 2007 The World Bank Group, UNECE.

Dựa vào phần lý luận trên đây, chúng ta thấy rằng thống kê giới là một loại thống kê liên quan đến toàn bộ các lĩnh vực khác nhau trong thống kê. Đó chính là việc xác định, thu thập, công bố và phân tích số liệu nhằm tìm hiểu vì sao vấn đề giới lại ảnh hưởng tới từng cá nhân và toàn thể xã hội.

Đó là một cách để cho thấy những khác biệt về giới tính ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia. Giới tính không hoàn toàn trùng khớp với khái niệm giới, tuy nhiên, hai khái niệm này thường bị nhầm lẫn. Khái niệm « giới tính » phản ánh sự khác biệt sinh học giữa nam

[8] Toàn bộ các minh hoạ vẽ sử dụng trong phần trình bày này được lấy từ tài liệu sau: United Nations Economic Commission for Europe - Statistics Division. World Bank Institute - Poverty Reduction and Economic Management Division. 2007 The World Bank Group, UNECE.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[147]


giới và nữ giới, còn khái niệm giới là một khái niệm xã hội theo đó nam và nữ có vai trò riêng trong xã hội. Vì vậy, chúng ta cần phân biệt hai khái niệm này, khác biệt về giới tính là không thể thay đổi được còn khác biệt về giới có thể thay đổi được tùy việc áp dụng các chính sách.

Hình

21

Thống kê về giới không chỉ liên quan đến nữ giới mà còn về vai trò của phụ nữ và nam giới trong xã hội. Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích ví dụ của số liệu thống kê của Anh năm 2005, cụ thể là tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế theo kết quả điều tra lao động việc làm.

Hi u v th tr ng lao ng – Ví d t i n c Anh HiểuTvềlthịvitrường – Vívàdụntạinnước Anh. c làmlao gi động a nam m 2005 Tỷ lệ việc làm của nam và nữ năm 2005

%

79 % 71 %

N

Nam

Nguồn: Labour Force Survey, Spring 2005, Office for National Statistics, UK.

Tỷ lệ có việc làm của nam giới cao hơn chút ít so với nữ giới, theo ngôn ngữ thống kê, người ta cho rằng sự khác biệt này không có ý nghĩa. Sự khác biệt giữa tỷ lệ có việc làm của hai giới chỉ là 8%, tuy nhiên, khi ta xem xét

kỹ lưỡng bằng phân tách chỉ tiêu này khi đưa yếu tố « giới » vào, cụ thể là xem các cá thể có con phải nuôi hay không thì ta thấy kết quả đã trở lên rất khác biệt.

[148] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Tỷ lệ có việc làm tương đối cao đối với những người có con phải nuôi so với những người không phải thực hiện nghĩa vụ này. Còn trong nhóm những cá nhân phải nuôi con, tỷ lệ có việc làm giữa nam và nữ chênh nhau là 22%.

Phần trăm phụ nữ đi làm giảm còn 68% còn ở nam giới tỷ lệ này ở mức 90%. Cùng nhau xem xét một ví dụ khác cũng cho ta thấy rằng ngay cả khi phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, mức độ tham gia của nữ lao ng – Ví d t i n c Anh cũng khác so với nam giới.

Hi u v th tr ng T l vi c làm theo

Hình

22

a v c a cha m n m 2005

Hiểu về thị trường lao động – Ví dụ tại nước Anh. Tỷ lệ việc làm theo địa vị của cha mẹ năm 2005

Không nuôi con

Có nuôi con

T tc

a v c a cha m Nam

N

Nguồn: Labour Force Survey, Spring 2005, Office for National Statistics, UK.

Tại Đức vào năm 2005, hơn một nửa số lao động nữ hưởng lương phải chăm con làm công việc bán thời gian. Con số này chỉ là 5% ở lao động nam giới có hưởng lương. Tỷ lệ nam giới làm bán thời gian không phụ thuộc vào số con phải chăm, trong khi đó tỷ lệ nữ giới làm bán thời gian tăng tỷ lệ thuận với số con phải nuôi dạy. Tầm quan trọng trong công bằng giới tính không đơn thuần là một chỉ tiêu trong thống kê lao động việc làm mà nó cần được lồng ghép trong các lĩnh vực thống kê khác. Các nhà hoạch định chính sách cần phải kết hợp

với các nhà thống kê để cùng nhau xác định các khu vực, lĩnh vực có sự khác biệt về kinh tế và xã hội giữa nam và nữ. Các lĩnh vực quan tâm chủ yếu của các nhà hoạch định chính sách là nghèo đói, giáo dục, y tế, gia đình, bạo lực, xung đột vũ trang và đặc biệt là xung đột sắc tộc ở một số nước, kinh tế, quyền lực, năng lực ra quyết định của các cá nhân, nhân quyền, truyền thông, vận tải, thể thao và giải trí. Toàn bộ các lĩnh vực này đều liên quan đến thống kê giới. Tầm quan trọng của thống kê giới đã được thừa nhận tại Đại hội phụ nữ thế giới lần thứ

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[149]


Hình

United Nations Economic Commission for Europe United Nations Economic Commission for Europe

23

Hiểu về thị trường lao động – ví dụ tại Đức

Nam gi i theo Gender s con Statistics và t l vi c làm n m 2005 Developing Nam gi i theo s con và t l vi c làm n m 2005 Developing Advocacy Gender Statistics Advocacy Avec Có 11 enfant con Avec Có 11 enfant con

Avec Có 22 enfants con Avec Có 22 enfants con

Có 3 con ho c h n Có 3 con ho c h n Toàn th i gian Toàn th i gian

N N

Bán th i gian Bán th i gian

gi i theo s con và t l vi c làm n m 2005 gi i theo s con và t l vi c làm n m 2005

Avec 1 enfant Có 1 con Avec 1 enfant Có 1 con Avec enfants Có 22 con Avec enfants Có 22 con

Có 3 con ho c h n Có 3 con ho c h n

© 2007 The World Bank Group, UNECE, All Rights reserved

Toàn th i gian Toàn th i gian

Bán th i gian Bán th i gian

© 2007 The World Bank Group, UNECE, All Rights reserved

Nguồn: Federal Statistical Office, Germany.

tư tổ chức tại Bắc Kinh năm 1995. Chương trình hành động được thông qua tại đại hội này đã trở thành cương lĩnh cho các nghiên cứu về giới. Việc thu thập số liệu thống kê có tác động đến sự phát triển và cải thiện chất lượng các khái niệm, định nghĩa, phân loại và các phương pháp. Tất cả dữ liệu liên quan đến con người cần được thu thập và phổ biến dưới hình thức phân tách theo giới tính. Ngoài ra, cũng cần

nhắc lại là những số liệu cá nhân theo giới không chỉ được thu thập trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội mà thống kê của các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến phân tách số liệu theo giới. Điều này có nghĩa là thống kê theo giới không chỉ cần thiết đối với thống kê dân số và xã hội mà nó còn có ý nghĩa lớn đối với các lĩnh vực khác như thương mại, nông nghiệp, vận tải, công nghệ mới, v.v.

[150] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Hình

24

Tầm quan trọng của thống kê giới

Phân tách các s li u theo gi i

Nguồn: United Nations Economic Commission for Europe - Statistics Division. World Bank Institute - Poverty Reduction and Economic Management Division. 2007 The World Bank Group, UNECE.

Các phân tích truyền thống đưa ra nhiều giả thiết theo đó phân tách theo giới không phải là phân tách chuẩn mực nhất: còn có nhiều tương tác xã hội khác quan trọng hơn cần phân tích; sự tiến bộ của phụ nữ trong xã hội thường dựa vào sự thăng tiến của người chồng – vì vậy khi phân tích tiến bộ của nam giới sẽ cho phép có được thông tin về mức năng động của phụ nữ trong xã hội. Không được quên rằng mục đích là cung cấp thông tin về việc thực thi chính sách phát triển và nghiên cứu, cung cấp thông tin cho các cuộc thảo luận trong công chúng trên các phương tiện đại chúng và các công cụ truyền thông khác.

Thống kê về giới là cơ sở cốt lõi để theo dõi và đánh giá hiệu quả chính sách công, là yếu tố cấu thành các cơ chế, thể chế cần thiết để phát triển chính sách bình đẳng giới. Cũng cần thiết xem xét yếu tố giới của các chính sách ngay cả khi chính sách này về bề ngoài không liên quan đến vấn đề giới. Cuối cùng, điều quan trọng là cần để yếu tố giới hiện hữu rõ nét trong các cơ sở phục vụ quá trình hoạch định chính sách. Bây giờ, chúng ta cùng nghiên cứu về thống kê lao động trong mối quan hệ với yếu tố giới, đây là phần trình bày về những cách làm hay để thu thập thông tin.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[151]


Số liệu thống kê lao động gồm những số liệu gì và vì sao cần đưa yếu tố giới vào? Mục tiêu chính của thống kê lao động là mô tả cụ thể quy mô, cấu trúc và đặc điểm của những đối tượng tham gia vào thị trường lao động và diễn biến của thị trường lao động. Đây là lĩnh

vực có nhiều sự khác biệt giữa nam và nữ và cần thiết phải phân tích sâu sự khác biệt này. Khác biệt có thể liên quan đến những nội dung sau: giờ làm việc, loại công việc, thu nhập, v.v.

Phân b vi c làm theo l nh v c, theo gi i và khu v c n m 2008 25 Phân bổ việc làm theo lĩnh vực, theo giới và khu vực năm 2008

Hình

Phân chia theo t ng vi c làm

3

2

1

Các n c phát tri n và EU

Trung, Nam, ông Á ông Âu và CIS , không tính EU

Công nghi p (1)

NA và TBD

Nam Á

D ch v (2)

M La tinh và Ca ri bê

Trung ông

B c Phi

C n Sahara

Nông nghi p (3)

Nguồn: ILO, Trends Econometric Models, January 2009. * 2008: kết quả sơ bộ

Biểu đồ cho thấy sự phân bố việc làm năm 2008 theo lĩnh vực kinh tế, giới tính và khu vực của nhiều nhóm nước. Biểu đồ thể hiện sự khác biệt giữa tỉ trọng của việc làm công nghiệp trong tổng việc làm của nam và nữ. Có sự khác biệt này trong tất cả các khu vực nhưng mức độ khác biệt là khác nhau tùy

từng châu lục: từ 0,5% tại Đông Á đến 20% trong tất cả các nước phát triển, đặc biệt là Liên minh châu Âu. Ví dụ như tại châu Phi cận sa mạc Sahara và Nam Á, khu vực nông nghiệp chiếm hơn 60% trong số việc làm của nữ giới.

[152] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Phân b vi c làm theo Hình

26

a v c a ph n n m 2007

Phân bổ việc làm theo địa vị của phụ nữ năm 2007 Lao

Làm cho gia ình

Lao

ng t làm

ng h

ng l

ng

Làm ch

Nguồn: ILO, Trends Econometric Models, January 2009. * trong ngoặc: tăng từ năm 1997

Biểu đồ này giới thiệu sự phân bổ của nữ giới theo vị trí công việc trên thị trường lao động năm 2007 của một số lượng lớn các nước. Ở đây, chúng ta không có hình ảnh phân bổ tại một thời điểm cụ thể mà là những điểm phần trăm tương ứng với những thay đổi, có nghĩa là sự biến động trong giai đoạn 10 năm từ 1997 đến 2007. Đối với nữ giới, việc làm hưởng lương có tỉ trọng lớn nhất, tiếp sau là công việc độc lập với mức tăng cao, tiếp đó là việc nội trợ có mức giảm mạnh. Đây là số liệu của khoảng một trăm nước lấy từ Văn phòng Lao động Quốc tế ILO. Những nguồn số liệu tương tự cũng cho thấy phụ nữ chỉ chiếm 7% thành viên hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp có quy mô đa quốc gia. Tại các nước Tây Âu, chỉ có 7% lãnh đạo doanh nghiệp là nữ. Năm 2005, tại các nước Trung và Đông Âu và các nước thuộc cộng đồng các quốc gia độc lập, tỷ lệ nữ chiếm tới 32% trong lĩnh vực công nghiệp. Khi số liệu thống kê lao động phân biệt rõ sự khác biệt về công việc của nam và nữ giới,

người sử dụng thông tin có thể hiểu và phân tích được tình hình và các hạn chế, nhưng chỉ khi nào sự khác biệt này được đo lường theo phương thức thống kê thì lúc đó mới có thể định dạng nó một cách chính xác. Chúng ta cùng nhau nghiên cứu hai yếu tố cốt lõi, đó là độ bao phủ và vai trò của giới: - Độ bao phủ cho ta biết cụ thể nội dung đo lường của thống kê lao động. Điều đầu tiên cần lưu ý là việc tham gia của nữ giới vào nền kinh tế nói chung thường được phản ánh thiếu đầy đủ. Nhìn chung, thống kê lao động giúp xác định và mô tả những tình huống căn bản của lao động, thất nghiệp bằng cách chỉ tập trung vào những đối tượng lao động có việc làm toàn thời gian, thường xuyên tại một doanh nghiệp thuộc nền kinh tế chính thức. Trong trường hợp này, cần biết rằng một phần lớn thông tin về lao động của nữ giới đã không được thu thập, bởi lẽ phụ nữ thường làm những công việc khác biệt với các loại công việc mà các cuộc điều tra thu thập, vốn thường là các công việc toàn thời gian trong nền

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[153]


kinh tế chính thức. Vì vậy, cần phải hiểu sâu về việc làm của nữ giới và cách đánh giá, nhìn nhận của xã hội về công việc của phụ nữ để có thể thu thập được số liệu thống kê lao động đầy đủ và chính xác; - Vai trò của giới có tác động mạnh tới việc tham gia của nam và nữ vào thị trường lao động và cách đo lường sự tham gia này. Chúng ta biết tất cả những vai trò, nhiệm vụ mà xã hội giao phó cho người phụ nữ, đó là người nội trợ và là một thành viên phụ thuộc về kinh tế trong gia đình. Còn nam giới là trụ cột trong gia đình và là người có quyền ra quyết định. Tuy nhiên, những nhiệm vụ truyền thống mà phụ nữ phải gánh vác thường cản trở phụ nữ đi làm. Trong một số trường hợp, phụ nữ sẽ không thể đi làm nếu không được chồng hoặc các thành viên nam trong gia đình cho phép. Các rào cản này có thể do hoàn cảnh xã hội và giáo dục. Một cuộc điều tra đã được thực hiện tại Azerbaïdjan tìm hiểu về thái độ của nam và nữ về việc làm. Kết quả điều tra cho thấy khi được hỏi, 36% nữ giới cho rằng phụ nữ không cần phải đi làm nếu như chồng kiếm đủ tiền cho gia đình. Ngay cả khi hỏi phụ nữ về vai trò của mình trong xã hội, phụ nữ thường hướng câu trả lời của mình theo cách nhìn nhận của nam giới về vai trò của phụ nữ trong xã hội. Việc lồng ghép yếu tố giới vào thống kê lao động bao gồm những bước gì? - Bước một, cần xác định các chủ thể cần mô tả. Cần tập trung vào những vấn đề nghiên cứu để mô tả một cách bình đẳng nhất các hoạt động kinh tế của nam giới và nữ giới. Bước này giúp lý giải những điểm giống và khác nhau trên thị trường lao động;

- Trong bước hai, cần định nghĩa các biến và phân loại chúng. Tất cả các biến này cần phản ánh các tình huống khác nhau giữa hai giới; - Cần bám sát theo phương pháp đo lường. Mục tiêu đề ra là đảm bảo tất cả các công việc trên thị trường lao động được định dạng một cách rõ ràng và hài hòa trong bước thu thập và xử lý thông tin; - Bước bốn, cần lựa chọn cách tối ưu để giới thiệu và công bố kết quả điều tra, nhằm nêu rõ những sự giống và khác nhau cũng như nguyên nhân của chúng. Bước một – xác định đề tài phân tích – là bước nền tảng trong việc thu thập và phân tích số liệu chia theo giới. Tất cả các đối tượng trong thống kê lao động đều có thể dùng được để phản ánh sự khác biệt giữa hai giới. Đương nhiên, cần tập trung vào những nội dung phản ánh những khác biệt rõ nét nhất, ví dụ như việc làm phi chính thức: khoảng cách thu nhập, tách biệt lao động, việc làm thời vụ, nơi làm việc, sự cân bằng giữa cuộc sống gia đình và sự nghiệp. Làm thế nào để đề cập đến những nội dung này một cách tốt nhất? Để mô tả khác biệt của nam và nữ trong việc tham gia vào nền kinh tế, thống kê lao động cần phải bao phủ và phân biệt phần công việc được thực hiện song song với việc nhà, như trường hợp lao động nông nghiệp chẳng hạn. Tất cả các hoạt động sinh kế, công việc không chính thức, việc nhà, thời vụ cũng như việc cung cấp dịch vụ không được trả công cần phải được tính riêng. Bây giờ chúng ta cùng nói về vấn đề tách biệt trong lao động, một nội dung thường được phân tích trong kinh tế lao động.

[154] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


S l

ng các ngh n i lao Hình

27

ng n chi m h n n a t ng, n m 2004 ho c sau ó

Số lượng các nghề nơi lao động nữ chiếm hơn nửa tổng, năm 2004 hoặc sau đó

N

Nam

Nguồn: OCDE, Babies and Bosses – Reconciling Work and Family Life, 2007.

Mỗi cột tương ứng với số lượng hoạt động nơi nữ chiếm một nửa số nhân công trong năm 2004. Trong phần lớn các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OCDE), lao động nữ tập trung vào một số ngành nhất định. Trung bình, phân nửa nữ giới tập trung làm việc trong khoảng mười ngành so với hai mươi ngành đối với nam giới, Cộng hòa Séc là một ngoại lệ. Cũng cần biết đâu là những hoạt động kinh tế tập trung nhiều nam và nữ; liệu những hoạt động tập trung nhiều nữ giới có phải là các công việc đòi hỏi trình độ thấp hơn, mức

lương không cao và vị thế xã hội kém hơn so với phần việc do nam giới đảm nhiệm; liệu vị thế xã hội của công việc có phụ thuộc vào giới tính người lao động. Chúng ta cùng nhau xem xét 30 công việc chính tại Thụy Điển năm 2005. Các công việc này được biểu diễn bằng các cột nằm ngang, cột dọc bên trái là tỷ lệ lao động nữ đối với từng loại công việc, cột dọc bên phải là tỷ lệ lao động nam. Chiều dài của cột cho biết công việc này chủ yếu do nam hay nữ đảm nhận. Chúng ta có thể đưa ra những nhận định gì?

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[155]


Hình

30 ngh chính t i Thu i n n m 2005 (xchính p theo s Điển laonăm ng) tại Thuỵ 2005 28 30 nghề (xếp theo số lao động)

N : 1 095 300

Nam: 801 400

Nguồn: Statistics Sweden, Women and Men in Sweden, 2006.

Trong trường hợp này, các hoạt động chủ yếu hoặc do nữ, hoặc do nam đảm nhận: dưới 1% nữ làm trong ngành cơ khí, còn nghề thư ký có số lao động nữ là 97%.

Chúng ta hãy cùng nhau xem ví dụ về thu nhập. Phụ nữ có mức thu nhập trung bình bằng nam giới hay không? Có sự công bằng về thu nhập giữa nam và nữ đối với cùng một công việc hay không?

[156] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Chênh l ch thu nhâp, 2004 ho c 2005 29

Hình

Chênh lệch thu nhập, năm 2004 hoặc 2005

Nguồn: UNECE Gender Statistics.

Trong những nước kể trên, trung bình nam giới có thu nhập cao hơn 30% so với phụ nữ. Tại Gruzia, mức chênh lệch lên tới 50%. Thế còn tình hình tại Việt Nam như thế nào? Chúng ta sẽ quay trở lại nội dung này sau.

Một ví dụ khác là quan sát biến động mức chênh lệch thu nhập theo chiều phân phối thu nhập. Tình huống nghiên cứu là khu vực chế biến tại Maroc.

T ng chênh l ch m c thu nh p trong khu v c ch bi n thu nhập trong khu vực 30 Tăng chênh lệch mức Maroc

Hình

chế biến ở Maroc

Chênh l ch thu nh p

Phân vi

60%

50%

40%

T ng kho ng cách ph n ánh có th t n t i hi u ng « áy c c »

30%

20%

Phân b (vi phân) thu nh p

10%

0% 0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

* Quãng tin cậy là 95% Nguồn: Nordman et Wolff (2009), sur la base de FACS Maroc, 2000 (http://dx.doi.org/10.1093/jae/ejn029).

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[157]


Khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ thuộc đối tượng nghèo có ở cùng vị trí so với mức phân phối không? Khoảng cách thu nhập của nam và nữ tăng gần như tuyến tính dọc theo cột phân phối thu nhập: những người nghèo nhất có mức chênh lệch thu nhập nhỏ nhất, những người giàu nhất có mức chênh lệch thu nhập lớn nhất. Chúng ta thấy có sự

L

Hình

tăng đột biến về khoảng cách thu nhập trong phần trên của phân phối lương. Điều này phản ánh vật cản vô hình ngăn cản phụ nữ đạt được những vị trí có thu nhập cao, những công việc được khao khát trong xã hội: « hiệu ứng đáy cốc ». Hiệu ứng này cũng được minh họa trong trường hợp của Thụy Điển.

ng trung bình trong 10 lo i ngh nghi p xã h i chính t i Thu i n n m 2004 31

Lương trung bình trong 10 loại nghề nghiệp xã hội chính tại Thuỵ Điển năm 2004 Nam

N

Nguồn: National Mediation Office; Producteur: Statistics Sweden.

Cột giữa tượng trưng cho số tiền lương tính theo đồng tiền cu-ron. Ở hai bên là số lương theo cách nhìn nhận của các nhóm xã hội. Quan sát cho thấy tại tám trong số mười nhóm công việc chính, phụ nữ có mức thu nhập trung bình thấp hơn nam giới. Nam và nữ cùng làm một loại công việc ở vị trí thấp nhất trong cột thu nhập có mức thu nhập tương đối gần nhau. Còn với một công việc đòi hỏi trình độ học vấn cao thì khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ là rất lớn.

Một ví dụ khác thường được nêu ra để nghiên cứu vấn đề phân biệt giới đó là sự cân bằng giữa đời sống cá nhân và đời sống nghề nghiệp. Một trong những rào cản lớn nhất cản trở phụ nữ tham gia vào thị trường lao động chính là những nhiệm vụ mà nữ giới phải đảm nhận trong gia đình. Tình trạng kết hôn, việc có con nhỏ hay có người phải chăm sóc… là những rào cản chính cản trở phụ nữ tham gia vào thị trường lao động.

[158] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Những ví dụ trên cho thấy sự cần thiết phải xem xét lại cách thức thu thập số liệu về việc làm của nam và nữ. Để thu thập những số liệu này, người ta tiến hành điều tra lao động việc làm. Đối với rất nhiều nước, đó là nguồn thông tin thống kê chính cho những vấn đề này. Để thực hiện điều tra, cần xác định và phân loại các biến. Khái niệm việc làm cần phải: - Đo lường chính xác các hoạt động thời vụ, bất thường mà phụ nữ đảm nhận nhiều hơn so với nam giới; - Gộp cả những đối tượng chỉ làm vài giờ một tuần, với vị trí xã hội như nội trợ, sinh viên hoặc người về hưu; - Đo lường sản xuất hoàng hóa phi thị trường, tự cung tự cấp. Đây là những hoạt động chủ yếu do nữ đảm nhận; - Lồng ghép cả khu vực phi chính thức vào.

Người ta thường mắc phải sai lầm trong đo lường thu nhập từ việc làm. Thông thường, khái niệm này chỉ bao hàm phần lương trực tiếp, loại trừ các khoản thưởng, chế độ bằng hiện vật, dịch vụ và các lợi ích xã hội khác như trợ cấp xã hội. Cần đo lường các yếu tố này thông qua điều tra để hiểu thấu hơn những sự khác biệt về giới. Phân loại là một vấn đề khác. Liệu các hệ thống phân loại có bao hàm những sai sót liên quan đến giới? Xin lấy một ví dụ: Phân loại chuẩn quốc tế về các nghề có ít phân hệ nhỏ cho các công việc do nữ làm, ví dụ như nghề thư ký, trong khi các nghề khác có tỷ lệ nam giới tham gia nhiều hơn, như nghề thủ công, lại có các phân hệ chi tiết hơn. Ủy ban phân loại các nghề và khu vực đang nghiên cứu về những sai sót liên quan đến giới trong cuộc điều tra thực hiện năm 2001 tại Népal. Ủy ban này đã đưa ra các mã mới cho phép phân loại tỉ mỉ hơn theo yếu tố giới.

Ví d v phân lo i các ngh c a ph n Nepal, n m 2000 Ví dụ về phân loại các nghề của phụ nữ ở Nepal, Bảng 30 năm 2000

Nguồn: CBS 2000. Nepal Standart Classification of Occupation, 2000.

Bảng phân loại này bao gồm những hoạt động mới chi tiết hơn được đưa vào trong bảng phân loại các hoạt động nghề nghiệp: chế biến gỗ, bảo quản rau củ quả, v.v.

Sau khi lưu ý đến các khác biệt về giới thông qua định nghĩa và bảng phân loại, bước tiếp theo là lựa chọn phương pháp đo lường phù hợp để tránh rơi vào những hình mẫu đã định hình. Các phương pháp lựa chọn cần độc lập

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[159]


với những nhận định đã định hình của những đối tượng điều tra và cả những định kiến của cán bộ điều tra. Thực vậy, ngay bản thân cán bộ điều tra cũng lồng ghép nhận định cá nhân của mình trong cách đặt câu hỏi điều tra.

T l lao Bảng

31

Một ví dụ khác về phương pháp luận rút ra từ cuộc điều tra lao động việc làm tại Pakistan – Pakistan’s Labour Force Survey. Đã phải thêm vào một loạt những hoạt động mới liên quan đến những người làm việc trong khu vực phi chính thức, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, xây dựng và may mặc, v.v.

ng t i Pakistan, 2005-2006

Tỷ lệ lao động tại Pakistan, 2005-2006

Nguồn: Pakistan’s Labour Force Survey.

Bảng này giới thiệu các kết quả thu được khi tiến hành điều tra với những câu hỏi mẫu và những kết quả nhận được khi hỏi với danh mục các hoạt động mới. Khi sử dụng bảng hỏi mới, ta thấy tỷ lệ tham gia vào thị trường lao động của nữ đã tăng hơn gấp đôi, từ 19% lên 41%, trong khi đó tỷ lệ này với nam giới không đổi.

Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau xem xét bước thứ tư, cũng là bước cuối của phương pháp này: bước trình bày và công bố kết quả. Tất cả các chỉ tiêu đều có thể được tính toán trên cơ sở nhiều cách phân tách khác nhau để xác định mối liên hệ giữa tình trạng nghề nghiệp của nam và nữ. Các chỉ tiêu này là giới tính, trình độ học vấn, tuổi, hoàn cảnh gia đình, v.v. Cách trình bày số liệu có tác động lớn đến cách hiểu các khác biệt.

[160] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


T l ho t T l ho t Hình

32

ng kinh t c a nam gi i và n gi i Thu ng kinh t c(2000-2005) a nam gi i và n gi i Thu (2000-2005) Tỷ lệ hoạt động kinh tế của nam giới và nữ giới

i n i n

ở Thụy Điển (2000-2005)

N Nam N Nam

Nguồn: UNECE Gender Statistics.

Biểu đồ này cho thấy mức độ tham gia vào thị trường lao động gần như bằng nhau ở cả nam và nữ tại Thụy Điển từ năm 2000 đến 2005. Chúng ta cũng quan sát thấy hai đường biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hoạt động này có quỹ đạo gần giống nhau. Ta cũng có thể biểu diễn tỷ lệ này một cách chi tiết hơn khi phân N làm vàtoàn nam 20 và bán n 64 i, x ra việc thờit gian thờitugian,

vi c, 1970-2005 Hình

33

Ph n tr m

người thất nghiệp và người không hoạt động kinh tế. Chúng ta quan sát được sự khác biệt lớn trong biến động theo thời gian của việc tham gia vào thị trường lao động. Nữ chiếm tỉ trọng lớn trong các công việc bán thời gian, còn nam chiếm đa số trong các công việc toàn thời gian.

p theo ki u công vi c và s gi làm

Nữ và nam từ 20 đến 64 tuổi, xếp theo kiểu công việc và số giờ làm việc, 1970-2005 N

Không n m trong l c l

Nam

ng lao

Ph n tr m

ng

Th t nghi p Làm bán th i gian ng n, t 1-19h Làm bán th i gian dài, t 20-34 h Làm toàn th i gian, 35h

Nguồn: Statistics Sweden.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[161]


Để kết luận, chúng ta cần ghi nhớ bốn câu hỏi chính được thông qua tại Hội nghị thống kê quốc tế lần thứ 17 họp tại Geneva năm 2003 về các phương pháp nhằm lồng ghép yếu tố giới vào thống kê lao động việc làm: - « Những đối tượng chính có được bao phủ hay không? », để mô tả các vấn đề liên quan đến giới như các công việc không được trả lương, việc làm trong khu vực phi chính thức, v.v.; - « Để đo lường số liệu lao động, liệu toàn bộ những tình huống lao động việc làm có được mô tả chính xác hay không? »; - « Các biến có được định nghĩa và phân loại chính xác hay không? »; - « Các số liệu thống kê có đủ chi tiết để phản ánh sự giống và khác nhau giữa nam và nữ trên thị trường lao động hay không? » Trong tuần này, chúng ta sẽ xem xét các số liệu thống kê lao động chính thức của Việt Nam, các bạn sẽ có dịp đưa ra những nhận định của cá nhân bằng cách dựa vào bốn câu hỏi nêu trên. Buổi chiều, lớp học bắt đầu làm quen với phần mềm Stata. Các học viên chia thành các nhóm hai người lựa chọn trên cơ sở kỹ năng của các học viên để đảm bảo trình độ hài hòa giữa các nhóm. Mục tiêu của buổi thực hành này là để các học viên làm quen với các câu lệnh chính của phần mềm; các phần giải thích được đan xen với phần thực hành trên cơ sở dữ liệu điều tra lao động và việc làm được tiến hành đối với 165 331 người lao động tại Việt Nam. Các học viên thực hành xử lý số liệu thống kê của một tổng thể được lựa chọn, làm các bảng chéo, v.v.

Tài liệu tham khảo Albrecht, J., A. Björklund, S. Vroman (2003), “Is There a Glass Ceiling in Sweden?”, Journal of Labor Economics, no.21:145-177. Altonji, J. G., R. M. Blank (1999), “Race and Gender in the Labor Market”, in Orley Ashenfelter and David Card, Handbook of Labor Economics, Volume 3C, North Holland, Amsterdam, pp. 3143-3257. International Labour Organization (2009), Global Employment Trends for Women, March, Geneva: ILO. Nordman, C.J., F. Rakotomanana, A.-S. Robilliard (2010), “Gender Disparities in the Malagasy Labor Market”, in Gender Disparities in Africa’s Labor Market, Arbache J.S. et al. (eds), Chapter 3, Africa Development Forum Series, Washington DC: The World Bank, pp. 87-154. Nordman, C.J., F. Roubaud (2009), “Reassessing the Gender Wage Gap in Madagascar: Does Labor Force Attachment Really Matter?”, Economic Development and Cultural Change, 57(4), July, pp. 785-808. Nordman, C.J., F.-C. Wolff (2009a), “Is there a Glass Ceiling in Morocco? Evidence from Matched Worker-Firm Data”, Journal of African Economies, 18(4), pp. 592-633. Nordman, C.J., F.-C. Wolff (2009b), “Islands Through the Glass Ceiling? Evidence of Gender Wage Gaps in Madagascar and Mauritius”, in Labor Markets and Economic Development, Ravi Kanbur and Jan Svejnar (eds), Chapter 25, Routledge Studies in Development Economics, Routledge. Nordman, C.J., F.-C. Wolff (2010), “Gender differences in Pay in African Manufacturing Firms”, in Gender Disparities in Africa’s Labor Market, Arbache J.S. et al. (eds), Chapter 4, Africa Development Forum Series, Washington DC: The World Bank, pp. 155-192.

[162] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


United Nations Statistics Division (2008), “Mainstreaming Gender in the Production of Labour Statistics”, “Incorporating Gender into Labour Statistics”, Presentations. World Bank (2001), Engendering Development: Through gender equality in rights, resources, and voice, Washington DC: The World Bank.

2.1.2. Thực trạng nữ giới tại Việt Nam [Axel Demenet] Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau phân tích thực trạng nữ giới tại Việt Nam dưới hai giác độ bổ sung cho nhau, đó là các hoạt động nghề nghiệp và vai trò của nữ giới trong gia đình. Trước tiên, hãy cùng nhau rà lại các văn bản pháp quy quy định quyền lợi của nữ giới và bình đẳng giới, hệ thống văn bản pháp quy của Việt Nam có tính phân biệt hay không? Chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích trên cơ sở những chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến vị thế của phụ nữ tại Việt Nam so với phụ nữ trên thế giới. Trong phần thứ hai, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận các chỉ tiêu xã hội – về dân số, giáo dục và y tế – và kinh tế để nghiên cứu về việc phân chia công việc giữa nam và nữ trong gia đình. Pháp luật tại Việt Nam có đảm bảo bình đẳng nam nữ? Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi bình đẳng nam nữ là mục tiêu căn bản từ những năm 1930, năm thành lập Hội Phụ nữ Việt Nam. - Bình đẳng giới được nêu trong Hiếp pháp - Công ước CEDAW (Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against Women - Công ước Xoá bỏ tất cả

các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ) được Việt Nam phê chuẩn vào tháng 2 năm 1982 - 2006, Luật bình đẳng giới 73/2006/QH11 - 2007, Luật phòng chống bạo lực trong gia đình - Tháng 4 năm 2007, Đảng Cộng sản ra nghị quyết số 11-NQ/TW về lao động của phụ nữ. Trong các văn bản pháp luật, bình đẳng nữ giới được công nhận trong xã hội và trong đời sống gia đình. Bên cạnh Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với các phân hội ở tất cả các cấp hành chính trong cả nước, còn có Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ được thành lập năm 1993, Ủy ban này làm việc trên cơ sở phối hợp với nhiều cơ quan ban ngành khác nhau. Các bạn có nhận định gì về tình hình nữ giới nói chung tại Việt Nam? Phạm Quang Linh Việt Nam có khung pháp lý tương đối đầy đủ để thúc đẩy bình đẳng giới, nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố bất bình đẳng. [Axel Demenet] Việt Nam đứng ở vị trí thứ 72 trong số 134 nước theo xếp loại của World Economic Forum’s Global Gender Gap’s Index, và ở vị trí thứ 58 trong số 169 theo Gender Inequality Index. Chúng ta quan tâm đến các chỉ tiêu dân số, giáo dục và y tế. Trên quan điểm dân số, việc lựa chọn giới tính khi sinh đặt ra vấn đề lớn: hiện nay, tỷ lệ giới tính khi sinh là 110 bé trai trên 100 bé gái. Tỷ lệ này tương đối khác biệt giữa các vùng: các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, tỷ lệ này ở mức cân bằng; còn tại vùng đồng bằng sông

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[163]


Hồng, tỷ lệ này mất cân bằng ở mức 115 bé trai trên 100 bé gái. Về các phần phân tích này, độc giả có thể tham khảo thêm phần tham luận của Catherine Scornet trình bày tại phiên toàn thể Trình độ học vấn có liên quan đến tỷ lệ sinh đẻ và tuổi kết hôn. Ở cấp tỉnh, tỷ lệ này tỉ thuận với với tỷ lệ mù chữ, còn độ tuổi trung bình của lần kết hôn đầu tiên tỷ lệ nghịch với bằng cấp của phụ nữ. Khoảng cách giới liên quan đến tỷ lệ mù chữ đã giảm mạnh từ hai mươi năm trở lại đây, giảm từ 10% năm 1989 xuống 4,4% năm 2009.

Có thể đưa ra những nhận định tương tự khi phân tích các yếu tố khác như việc tiếp cận chăm sóc y tế, ví dụ như từ 2/3 đến 3/4 phụ nữ người dân tộc tự đẻ tại nhà mà không có nữ hộ sinh. Bây giờ, chúng ta cùng nhau phân tích tình hình bình đẳng giới liên quan đến việc giảm nghèo – theo định nghĩa nghèo tiền tệ – và việc tiếp cận vốn.

ngTác c a nghèo ng cTác aóinghèo ti ng n t c ói tính a tinghèo theo n t tính gióiititheo vànch t gitính hi và gia theo ch ình gih i gia và chìnhh gia ình Tác động của nghèo đói tiền tệ tính theo giới và chủ hộ gia đình

Hommes

Ph n tr m

34

Ph n tr m

Hình

Ph n tr m

Tác

Khi chúng ta kết hợp hai yếu tố có thể tạo phân biệt là dân tộc và giới, ta thấy khoảng cách tăng nhanh: 67% nữ người dân tộc chỉ học hết cấp 1 rồi thôi học.

Hommes Femmes Nam Nam N HommesFemmes NNam

Femmes N

Nguồn: VHLSS 1993, 1998, 2002 và 2004.

Những thông tin số liệu đầu tiên: đối với những hộ gia đình có chủ hộ là nữ, tỷ lệ nghèo thấp. Tuy nhiên, ta cần nhớ rằng các hộ gia đình có chủ hộ là nữ có số lượng nhỏ và các số liệu thống kê không làm bật được những tình huống khác liên quan đến tính dễ vỡ hay hoàn cảnh gia đình, chứ không chỉ liên quan

đơn thuần đến yếu tố thu nhập: đó là những trường hợp phụ nữ góa chồng, ly hôn hoặc bị chồng bỏ, có thể có phải nuôi con hoặc không. Nếu chỉ sử dụng yếu tố nghèo tiền tệ thì sẽ không nghiên cứu được đầy đủ các tình huống.

[164] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Việc có vốn là chìa khóa để phát triển. Đó cũng là một nguồn sức mạnh đối với phụ nữ để có thể tham gia nhiều hơn vào việc ra quyết định. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích về vấn đề này dưới giác độ quyền sở hữu đất đai và tiếp cận tín dụng: - Trên lý thuyết, việc phân phối đất đai tại Việt Nam được thực hiện trên cơ sở bình đẳng giữa nam và nữ. Nhưng trên thực tế, đa phần người chồng đứng tên trên sổ đỏ (90%), vì vậy phụ nữ sẽ không thể sử dụng sổ đỏ để làm tài sản thế chấp khi vay tiền và sẽ chỉ đứng ngoài lề trong các quyết định trong gia đình; - Các hộ gia đình có chủ hộ là nam có khả năng tiếp cận vốn nhiều hơn: 35% so với 25%. Hội Phụ nữ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận tín dụng, tuy nhiên, những nhóm nghèo như phụ nữ dân tộc lại ít tham gia vào các tổ chức đoàn thể. Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau phân tích vị thế của phụ nữ trong gia đình, đây là đề tài hay nhưng cũng rất khó để đánh giá. Chúng ta sẽ phân tích dựa vào một nghiên cứu xã hội

định tính mới được thực hiện (Knodel et alii, 2004). Các tác giả tiến hành nghiên cứu dựa trên kết quả phỏng vấn khoảng 1300 người. Các tác giả so sánh thực trạng của các hộ gia đình vào ba giai đoạn khác nhau: 1963-1971 (thời chiến tranh), 1977-1985 (sau khi thống nhất đất nước), 1992-2000 (mở cửa kinh tế). Trước tiên, cần tìm hiểu yếu tố nào quyết định việc phân công việc nhà. Có thể dựa vào ba yếu tố dưới đây (Shelton và John, 1996): - Thời gian rảnh. Nếu vợ không đi làm hoặc chỉ làm ít thời gian, hoạt động chủ yếu của người vợ sẽ là ở trong gia đình. Tại Việt Nam, tỷ lệ nữ đi làm là khá cao và ít phụ nữ bỏ dở sự nghiệp giữa chừng (Haub và Phuong Thi Thu Huong, 2004); - Đóng góp vào thu nhập của hộ gia đình. Ý tưởng chung là người kiếm nhiều tiền hơn thì dành ít thời gian hơn cho việc nhà, chăm sóc con cái, v.v; - Quan niệm, tư tưởng trong gia đình. Một vài giá trị sẽ quyết định việc phân chia việc nhà – xem đạo Khổng.

chia ba công ba giai đoạn: Bảngchia 32 Phân công Phân vi c trong giaiviệc o trong n : 1963-1971, 1077-1985, 1992-2000 1963-1971, 1077-1985, 1992-2000 % các c p v ch ng phân chia vi c nhà m t cách công b ng ho c ch ng là ng i m đương chính (trong s nh ng ng i Tr l i r ng ch ng ho c v là ng i chính làm vi c nhà)

% tr l i r ng ng i ch ng làm m t s ho c nhi u vi c nhà

% tr l i r ng ng i vợ làm nhi u vi c nhà

Qu n l ngân sách gia ình i ch mua th c n

N un

ng

R a bát Lau nhà Gi t qu n áo Không làm gì trong các vi c trên Không làm gì trong các vi c trên k c qu n l ngân sách

Nguồn: Shelton et John, 1996.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[165]


Bảng

Phân chia công việc theo giai đoạn: 1963-1971, 1077-1985, 1992-2000. Đưa ra quyết định tính theo giới

33

Trong nh ng n m u sau k t a ra quy t nh trong hôn, ai các vi c sau : S n xu t h gia ình Ch ng là chính V là chính V và ch ng bình ng 1 ng i khác ngoài 2 v ch ng Có ngh a th ng kê Mua nh ng th t ti n Ch ng là chính V là chính V và ch ng bình ng 1 ng i khác ngoài 2 v ch ng Có ngh a th ng kê Quan h h hàng và gia ình Ch ng là chính V là chính V và ch ng bình ng 1 ng i khác ngoài 2 v ch ng Có ngh a th ng kê Trong i s ng XH nh m t c p ôi Ch ng là chính V là chính V và ch ng bình ng 1 ng i khác ngoài 2 v ch ng Có ngh a th ng kê M c có

Gi i ch u trách nhi m Nam

N

43.4 17.8 29.4 9.5

30.2 26.3 32.0 11.4

Tính theo c p c p v ch ng 1963-71 1977 – 85 28.6 32.7 28.1 10.6

** * 45.7 10.8 36.9 6.6

32.8 22.1 37.6 7.5

**

42.0 9.9 41.3 6.8

48.8 5.4 39.0 7.2

*** 18.1 20.1 52.9 9.0

22.5 19.5 50.3 7.7

*** 25.9 10.9 61.2 2.0

45.7 12.1 32.4 9.8

*** 36.6 13.9 41.8 7.8

32.9 10.9 48.5 7.8

35.5 22.0 31.5 11.0

1992 -00

26.5 17.2 47.9 8.4

27.3 9.7 53.9 9.0

** 15.5 18.5 64.4 1.6

19.0 19.4 59.7 1.9

***

21.7 13.1 63.1 2.1

21.3 11.6 65.7 1.4

*

ngh a : * p 0.05 ; ** p 0.01 ; *** p 0.001

Nguồn: Shelton et John, 1996.

Có thể rút ra nhiều bài học từ nghiên cứu này. Phần đầu nghiên cứu tập trung vào cách nhìn nhận của các cá nhân về việc phân chia công việc. Trong cả ba thời kỳ, phụ nữ làm nhiều công việc gia đình hơn so với nam giới. Trong số các công việc liên quan đến sinh hoạt gia đình (nấu ăn, lau dọn, giặt quần áo), chỉ 1/10 người được hỏi cho biết trong gia đình mình nam tham gia nhiều bằng nữ trong công việc gia đình. Có sự mất cân bằng lớn trong việc tham gia của hai giới vào công việc trong gia đình: gần như tất cả nữ giới làm ít nhất một việc nhà, con số này chỉ là 50% đối với

nam giới. Quản lý ngân sách là hoạt động mà nam giới thường xuyên góp mặt: 32% số người được hỏi cho rằng nam giới tham gia hoạt động này bằng với nữ giới. Lĩnh vực này được nhìn nhận như một yếu tố quyền lực trong gia đình, ít nhất cũng quan trọng như yếu tố thời gian, vì thế việc nam giới tham gia nhiều hơn quản lý ngân sách không phải lúc nào cũng là dấu hiệu tốt cho nữ giới. Việc so sánh ba nhóm gia đình sẽ đưa ra những bằng chứng về sự biến động trong quá trình phân chia công việc trong gia đình. Sự tham gia của nữ giới là tương đối đồng đều trong các lĩnh vực khác nhau, còn sự tham gia của nam

[166] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


giới lại chỉ tăng vọt liên quan đến việc quản lý tài chính trong gia đình, còn các nội dung khác thì sự tham gia ở mức rất thấp, trung bình chỉ đạt ba điểm. Chúng ta có thể thấy được một xu hướng tái cân bằng ở mức rất thấp và nên nhớ là số liệu này chỉ được cập nhật đến năm 2004 và không có số liệu của thập kỷ trước đó. Phần tiếp theo của nghiên cứu đề cập đến việc ra quyết định trong những năm đầu tiên sau hôn nhân dựa theo nhận định của các cá nhân. Về tầm quan trọng trong tham gia vào ra các quyết định, câu trả lời rất khác nhau tùy theo người trả lời là nam hay nữ. Có thể thấy rằng trong lĩnh vực quan hệ xã hội, việc tham gia vào quá trình ra quyết định tương đối bình đẳng giữa nam và nữ. Tuy nhiên, cả hai giới đều cho rằng người chồng tham gia nhiều hơn vào việc ra quyết định liên quan đến những khoản chi tiêu lớn, lâu dài và việc sản xuất tại hộ gia đình. Những quyết định này có thể đạt số lượng lớn bởi có rất nhiều hộ doanh nghiệp gia đình tại Việt Nam. Trái ngược lại với xu hướng tái cân bằng đối với các công việc, có thể nhận thấy rằng vai trò của phụ nữ trong tất cả các quyết định là tương đối mờ nhạt trong các hộ gia đình trẻ, còn vai trò của nam giới có xu hướng tăng lên. Nhìn chung, phụ nữ đảm nhiệm các công việc nhà nhiều hơn so với nam giới, nhưng họ lại không tham gia nhiều khi phải ra quyết định. Đối với các cặp mới kết hôn, khoảng cách chênh lệch đầu tiên có xu hướng giảm nhẹ trong khi khoảng cách chênh lệch thứ hai lại có xu hướng tăng lên. Các kết quả ở đây mang tính trực giác nhưng cũng đã có dữ liệu số đi kèm, cần bổ sung nghiên cứu bằng các cuộc điều tra dạng « thời gian biểu » đo lường thời gian thực tế dành cho các hoạt động khác nhau và cần phân tích sâu hơn theo các nhóm nhỏ (vùng, nông thôn, trình độ học vấn, v.v.).

Nhìn chung, bức tranh tình hình nữ giới tại Việt Nam có nhiều tương phản. Khuôn khổ pháp lý rất vững chãi bởi mục tiêu bình đẳng giới được đề ra từ rất lâu. Các kết quả trên các lĩnh vực dân số, giáo dục và y tế rất khả quan. Vị trí pháp lý của nữ giới tại Việt Nam luôn được đề cao, không bị phân biệt đối xử, vị thế của phụ nữ trên nhiều mặt trong xã hội tương ứng với nam giới. Tất cả những yếu tố này đảm bảo Việt Nam đạt được vị thế cao về chỉ số tổng hợp trong các so sánh quốc tế. Tuy nhiên, những khoảng cách trong các lĩnh vực căn bản vẫn tiếp tục dãn rộng. Lựa chọn giới tính là một thực tế, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Hồng. Trình độ học vấn của hai giới luôn chênh lệch nhau. Phụ nữ bị hạn chế tiếp cận với các nguồn vay vốn vì người đứng tên trên sổ đỏ chứng nhận quyền sở hữu đất đai thường là nam. Cuối cùng, cần phải kể đến bức tranh tương phản trong khuôn khổ đời sống gia đình: khía cạnh này vẫn chưa được phân tích, các quan niệm và cách ứng xử không có sự thay đổi. Cũng cần nêu rõ rằng bình đẳng đơn thuần giữa nam và nữ trong gia đình tự thân nó không hẳn là mục tiêu và cũng không được thiết kế như vậy trong cách tiếp cận của chúng tôi, bởi lẽ vai trò khác biệt của từng giới trong gia đình là kết quả của các chuẩn mực xã hội và là thước đo phản ánh những quy ước đã ăn sâu bám rễ trong tư tưởng của mỗi cá nhân. Cần phải có nghiên cứu sâu hơn trên giác độ kinh tế. Việc phụ nữ tiếp cận vào thị trường lao động và vị thế của phụ nữ trên thị trường lao động là những chỉ tiêu quan trọng, cũng như khoảng cách về thu nhập giữa nam và nữ cho cùng loại công việc. Chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu về những vấn đề này trong cả tuần này trên cơ sở những dữ liệu thống kê đã có.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[167]


Một số sách tham khảo

Ngày học thứ hai, thứ ba ngày 19/7

ADB (2005). Vietnam Gender Situation Analysis. Amin et al. (2009). Ethnic Fertility Differentials in Vietnam, Population Council. http://www. popcouncil.org/pdfs/wp/pgy/018.pdf Bich Pham Van (1999). The Vietnamese Family in Change: The Case of the Red River Delta. Richmond, Surrey: Curzon Press. Education in Vietnam: Evidences from the 2009 Census, UNFPA Factsheet, 2011. Haub, S., Phuong Thi Thu Huong. (2004). An overview of population and development in Vietnam. Washington, D.C.: Population Reference Bureau., 2004. John Knodel, Vu Manh Loi, Rukmalie Jayakody, et Vu Tuan Huy, “Gender Roles in the Family: Change and Stability in Vietnam”, PSC Research Report, May 2004. Shelton, B. A., John, D. (1996). The division of household labor. Annual Review of Sociology, 22, 299-322. Viet Nam Population and Housing Census 2009 (2011). Profile of Key Sex-Disaggregated Indicators from, UNFPA.

2.1.3. Thị trường lao động. Khái niệm và chỉ tiêu bổ sung áp dụng trong phân tích phân biệt [François Roubaud] Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những chỉ tiêu và khái niệm chính về thị trường lao động theo giới và dân tộc, sau đó chúng ta sẽ cùng nhau xem bảng hỏi của cuộc điều tra lao động, việc làm của Việt Nam năm 2007, đây là công cụ chúng ta sẽ sử dụng trong lớp học này. Tính đúng đắn của việc phân tích phân biệt thị trường lao động [Jean-Pierre Cling] Vì sao người ta lựa chọn thị trường lao động để đề cập đến vấn đề bất bình đẳng giới và dân tộc? Lý do chính là tại các nước đang phát triển, phần lớn các cá nhân, nhất là người nghèo, chỉ có duy nhất nguồn thu nhập từ việc làm của mình, họ không có vốn cũng như không có tiền tiết kiệm. Vì vậy, cần phải quan tâm đến vấn đề tham gia vào thị trường lao động, loại hình việc làm, thu nhập từ việc làm và vị trí công việc để xác định các đối tượng nghèo và nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới và dân tộc. Những thông tin về điều kiện lao động cho chúng ta những hiểu biết cụ thể về điều kiện sống và cho phép thực hiện so sánh số liệu của các nhóm khác nhau. Mục tiêu của chúng tôi là giới thiệu với các bạn những chỉ tiêu cần thiết căn bản để hiểu về thị trường lao động. Có ba cách tiếp cận vấn đề này: - Vị trí so với việc làm và thị trường lao động; - Cấu trúc thị trường lao động; - Đặc điểm việc làm và điều kiện lao động.

[168] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Vị trí trên thị trường lao động: khái niệm, định nghĩa, chỉ tiêu

Sơ đồ

V trí trên th tr

3

ng lao

ng – khái ni m

Dân s trong

tu i lao

Vị trí trên thị trường lao động – khái niệm

Dân s ho t

ng kinh t

ng

Không làm vi c

Th t nghi p

Có vi c làm

Nguồn: tác giả.

Sơ đồ này cho phép xác định vị trí của một cá nhân trên thị trường lao động và so với việc làm, xuất phát điểm là dân số trong độ tuổi lao động. Dân số trong độ tuổi lao động bao gồm cả những cá nhân không hoạt động kinh tế - là những người quyết định không làm việc: người giàu, phụ nữ phải chăm sóc con cái và không đi làm ở ngoài, v.v. - và dân số có hoạt động kinh tế bao gồm những cá nhân đang làm việc hoặc mong muốn làm việc. Dân số hoạt động kinh tế bao gồm cả những người đang có việc làm và cả những người thất nghiệp. Chúng ta hãy cùng nhau định nghĩa cụ thể từng khái niệm: - Dân số trong độ tuổi lao động: là tổng thể các cá nhân từ 15 tuổi trở lên (ngưỡng quy định của Việt Nam); - Dân số hoạt động kinh tế: tổng thể các cá nhân từ 15 tuổi trở lên tham gia vào thị trường lao động – những người đang làm

việc (có việc làm) hoặc đang đi tìm việc (người thất nghiệp); - Người có việc làm: là những cá nhân đang làm việc ít nhất một giờ, có thể được trả thù lao hoặc không được trả thù lao tại kỳ quan sát, hoặc những người tạm thời vắng mặt; - Người thất nghiệp: là những cá nhân từ 15 tuổi trở lên không có việc làm, đang đi tìm việc và sẵn sàng làm việc. Chúng ta cùng nhau xem xét một số chỉ tiêu gắn với những khái niệm trên. Chỉ tiêu đầu tiên là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, tương ứng với tỷ lệ giữa tổng số người làm việc và thất nghiệp trong độ tuổi lao động so với tổng số dân trong độ tuổi lao động. Chúng ta có thể đặt câu hỏi về những yếu tố quyết định tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và tìm hiểu xem tỷ lệ này biến đổi như thế nào ở những nhóm dân số khác nhau. Chúng ta có thể hình dung ra một số yếu tố khác như yếu tố kinh tế, văn hóa, v.v. tạo nên

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[169]


sự khác biệt giữa các quốc gia hay sự khác biệt giữa các nhóm dân số trong cùng một nước. Tỷ lệ sinh đẻ của phụ nữ sẽ ảnh hưởng làm tăng hoặc giảm tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở các nước khác nhau. Tỷ lệ này có mức biến động khác nhau ở các nước từ 30% đến 80-90%. Các bạn có biết tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của Việt Nam là bao nhiêu không? Điều chúng ta quan tâm ở đây không phải là số trung bình cho cả nước mà là số liệu đối với nam và nữ, người Kinh và người dân tộc thiểu số.

Trần Phương Nguyên Tôi nghĩ rằng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ thấp hơn so với nam. Điều này bắt nguồn từ những quan niệm và giá trị truyền thống. Rõ ràng là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ thấp hơn so với nam giới. [Jean-Pierre Cling] Biểu đồ này cho thấy khoảng cách khác biệt giữa tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam và nữ của nhiều khu vực trên thế giới trong giai đoạn 1998 - 2008.

Chênh l ch v vi c làm gi a nam và n , giai o n 1998 và 2008 t i cácHình vùng khác gi làm i giữa nam và nữ, giai đoạn 1998 Chênhtrên lệchth về việc 35 nhau

Kho ng cách gi a nam và n

LFPR ( i m ph n tr m)

và 2008 tại các vùng khác nhau trên thế giới

Th gi i Các n

c Trung, ông Á phát tri n Nam, và EU Đông Âu (không tính EU) và CIS)

Nam Á M la tinh B c Phi C n NÁ Trung và TBD Sahara Và Caribê

Nguồn: Tổ chức lao động quốc tế.

[170] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

ông


Tại Nam Á, chủ yếu là tại Ấn Độ, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 35% và của nam là 85%. Chúng ta có thể nghi vấn cách đo lường hay định nghĩa về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ giới nhưng ta cũng có thể thấy rõ một điều là tỷ lệ này có mức biến động lớn ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Chúng ta hãy xem xét ví dụ của châu Phi nơi có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam và nữ tương đối gần nhau. Chúng ta có thể nghĩ rằng tại các nước nghèo nhất thì tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam và nữ rất gần nhau nhưng tại một số khu vực trên thế giới, những yếu tố văn hóa đã tác động đến tỷ lệ tham gia lực lượng lao động – trường hợp của Bắc Phi nơi có sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam và nữ. Tại một số nước Hồi giáo, phụ nữ có thể ít đi làm hơn nam giới vì những lý do văn hóa. Một chỉ tiêu quan trọng khác là tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ phần trăm của số người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế (lực lượng lao động). Khó có thể phân tích chỉ tiêu này tại các nướcCđang c phát u thtriển tr vì tạingcáclao

Bảng

34

Cơ cấu thị trường lao động Thị trường lao động có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo lĩnh vực hoạt động, theo dạng công việc, theo vị trí trong công việc hay theo lĩnh vực thể chế. Đương nhiên, các cơ cấu khác nhau có thể được phân tách theo giới và theo nhóm dân tộc. Cơ cấu theo dạng công việc tương ứng với phần mà thầy Christophe Jalil Nordman đã giới thiệu với các bạn vào sáng hôm qua, với phần giới thiệu những khác biệt về cơ cấu giữa nam và nữ. Điều quan trọng là cần đặt ra những câu hỏi như sau: Có phải là nam giới làm việc chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, người dân tộc làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cơ cấu khukhu v vực c ththể chế ch tại Việt Nam. việcng làm–theo

Cơ cấu thị trường lao động – khu vực thể chế ô th

Nhà n

nước này chưa có bảo hiểm thất nghiệp. Thực tế này khiến cho người ta khó có thể tự nhận mình là người thất nghiệp tại một quốc gia như Việt Nam. Chỉ tiêu này cho thấy những khác biệt lớn giữa những nhóm dân số khác nhau: ví dụ tại Pháp tỷ lệ thất nghiệp trung bình là 10% và tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là 25%.

Nông thôn

T ng

ô th

Nông thôn

T ng

c

Doanh nghi p n

c ngoài

Doanh nghi p gia ình H kinh doanh chính th c Khu v c phi chính th c Nông nghi p T ng

Nguồn: LFS 2007, 2009, GSO. Total: Occupied population; tính toán của tác giả.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[171]


Nông nghiệp giữ vai trò trung tâm và chiếm phân nửa số việc làm, khu vực phi chính thức chiếm 1/4 số lao động. Ở đây, chúng ta có thể thấy có nhiều khác biệt lớn về cơ cấu giữa nam và nữ, giữa người Kinh và người dân tộc. Điều kiện làm việc Điều kiện làm việc là yếu tố căn bản đầu tiên quyết định việc gia nhập vào thị trường lao động. Tình trạng thiếu việc làm là chỉ tiêu cho thấy sự mất cân bằng, tình trạng thiểu dụng lực lượng lao động - thiếu việc làm có i uthấp ki nhơn lao thể nhận thấy rõ: số giờ làm việc

ngưỡng (35 giờ một tuần tại Việt Nam), mong muốn làm việc thêm và có điều kiện làm việc thêm. Đương nhiên, cũng có nhiều chỉ tiêu khác liên quan tới điều kiện làm việc: làm việc ngoài đường hay tại công sở, điều kiện hợp đồng như có hợp đồng lao động, có ngày nghỉ được trả lương, có bảo hiểm xã hội, và thu nhập, v.v. Bảng dưới đây giới thiệu việc làm phi chính thức được định nghĩa như là một công việc không có bảo hiểm xã hội tại Việt Nam.

ng – các ch s Vi c làm phi chính th c trong các công vi c chính theo khu v c th ch , 2007 và 2009 35 Điều kiện lao động – các chỉ số. Việc làm phi chính thức trong các công việc chính theo khu vực thể chế, 2007 và 2009

Bảng

S l

ng

Khu v c th ch c a doanh nghi p (%)

C c u Nhà n

c

Doanh nghi p n c ngoài

Nông Doanh nghi p H kinh doanh Khu v c chính th c phi chính th c nghi p gia ình

Nguồn: LFS 2007, GSO; tính toán của các tác giả. * Tổng số việc làm không đúng bằng tổng việc làm của mỗi lĩnh vực, có 0,3% việc làm không thể thống kê theo khu vực thể chế.

Năm 2009, 80% việc làm là việc làm phi chính thức. Cần ghi nhớ tỉ trọng việc làm phi chính thức trong các doanh nghiệp cá thể chính thức, hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài và khu vực công – trên 10% là việc làm phi chính thức. Việc làm phi chính thức có mặt trong tất cả các khu vực tại Việt Nam chứ không chỉ trong khu vực nông nghiệp và khu vực phi chính thức như người ta vẫn thường nghĩ.

[172] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

Phần thứ hai của buổi sáng dành cho việc thực hành trên Stata. Đầu tiên, thầy François Roubaud giới thiệu cuộc điều tra lao động việc làm tại Việt Nam do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2007 với sự tham gia của nhóm IRD-DIAL. Cuộc điều tra này dựa vào những chuẩn quốc tế và có những thay đổi cho phù hợp với những đặc thù của thị trường lao động tại Việt Nam. Từ năm 2011, cuộc điều tra được thực hiện liên tục trên thực địa. Có thể sản xuất ra các chỉ số tháng, quý hoặc năm và có thể theo dõi cụ thể trạng huống kinh tế trên thị trường lao động. Đó là điều tra hộ gia đình, các hộ


phân biệt đối xử có lợi cho người dân tộc như tiếp cận với việc làm, mua sắm công, đào tạo đại học, v.v. – với chỉ tiêu dành riêng trong các doanh nghiệp, trường học, v.v.

gia đình được chọn ngẫu nhiên trong tất cả các tỉnh trong cả nước. Sau đó mỗi năm, từng cá nhân trong hộ được hỏi về tình hình của cá nhân trên thị trường lao động. Số liệu của cuộc điều tra năm 2007 được giữ kín, đối tượng được điều tra được lựa chọn theo mẫu với tỷ lệ 25%, tổng số lượng đối tượng được hỏi là 165000 người. Điều tra việc làm gồm hai phần: đặc điểm dân số xã hội của các cá nhân – tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, quan hệ với chủ hộ, tình trạng hôn nhân –; và các chỉ tiêu liên quan đến thị trường lao động. Phần thực hành trên Stata nhằm xây dựng các biến cho phép xác định số lượng người hoạt động kinh tế, không hoạt động kinh tế và người thất nghiệp. Phần tách số liệu đã được thực hiện để xác định vị trí tương đối của từng nhóm cá nhân trên thị trường lao động.

Đo lường sự đa dạng và phân biệt: thách thức, hạn chế và rủi ro [Mireille Razafindrakoto] Chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề bất bình đẳng dân tộc trên thế giới thông qua một vài ví dụ minh họa. Mục đích của phần trình bày này là tìm hiểu về khái niệm bất bình đẳng, những thách thức và những vấn đề liên quan. Làm thế nào để xử lý vấn đề quyền lợi của một số dân tộc? Trong nhiều khu vực hiện nay, chúng ta nhận thấy có sự suy giảm của những chính sách mở nhằm mục đích đồng hóa. Có nhiều cơ chế, chính sách khác nhau như cơ chế thừa nhận sự khác biệt văn hóa – giao thoa văn hóa, các dân tộc tham gia và có đại diện vào giới chính trị, hoặc cơ chế đồng hóa vốn ngày càng ít đi, hoặc chính sách

Mục tiêu của nhà nghiên cứu là xác định nguyên nhân và các yếu tố tạo ra bất bình đẳng, việc nghiên cứu cần đưa ra những giả thuyết về những yếu tố tự nhiên, đặc điểm của các cá nhân cũng như các chính sách và biện pháp đang được áp dụng. Các chính sách nhằm giảm thiểu bất bình đẳng bao giờ cũng đi kèm những biện pháp giúp hội tụ và hội nhập những nhóm cá nhân khác nhau trong khuôn khổ chung áp dụng cho tổng thể dân cư, khuôn khổ này có thể không tính đến những đặc thù của từng nhóm, ví dụ như các chính sách hội nhập. Những chính sách này có phù hợp hay không? Phải chăng không cần tính đến các đặc thù dân tộc để giảm thiểu bất bình đẳng? Liệu có cần thừa nhận khác biệt, đặc thù hay tạo điều kiện thuận lợi để giúp các nhóm hội nhập vào một khuôn khổ duy nhất? Ngược lại, những chính sách phân biệt đối xử có lợi có thể có vấn đề: theo nguyên tắc bình đẳng, chính sách công cần được xác định theo các tiêu chí dân tộc, văn hóa và phải lưu ý đến tính hợp pháp, sự hình thành những hình mẫu có thể kéo theo phân biệt đối xử nghiêm trọng hơn. Có hai phương pháp đo lường sự đa dạng và các kiểu kỳ thị: phương pháp thực nghiệm hoặc thử nghiệm testing và phương pháp thống kê, đây là nội dung chính trong khoá đào tạo này. - Phương pháp thử nghiệm nhằm xây dựng các cặp đôi – người đi xin việc, người đi thuê nhà, v.v. – hai cá nhân trong cặp đôi chỉ khác nhau một đặc điểm – dân tộc, nguồn gốc, v.v.; nếu một thành viên bị đối xử tệ hơn so với người kia, thì lúc đó có thể

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[173]


nói họ bị phân biệt theo tiêu chí đó – quan sát theo kiểu «cố định tất cả các đặc điểm khác». Ví dụ: giả sử có bất bình đẳng theo nguồn gốc các cá nhân, giữa người Pháp «chính gốc» và người Pháp gốc nước ngoài. Tạo tình huống đi thuê nhà cho hai cá nhân có những đặc điểm gần giống nhau – cùng mức thu nhập, trình độ học vấn, tuổi…, nói tóm lại hai người có hoàn cảnh gần giống nhau, trừ một đặc điểm là nguồn gốc xuất xứ. Khi quan sát tình huống, nếu ta nhận thấy có sự khác biệt trong các đối xử với hai cá nhân trong việc thuê nhà thì đó là bằng chứng của phân biệt. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi tìm cách sử dụng phương pháp thực nghiệm đồng thời sử dụng dữ liệu điều tra thống kê chọn mẫu với số lượng mẫu lớn. - Phương pháp thống kê là phương pháp nghiên cứu sử dụng kết quả điều tra thống kê đại diện với số lượng mẫu điều tra lớn cho phép so sánh các nhóm và cách hình thành khác biệt. Chúng tôi quan sát khoảng cách giữa các nhóm dân tộc và tìm hiểu xem có các yếu tố, biến khác có thể lý giải những khoảng cách

này hay không, ví dụ như liệu xuất xứ dân tộc có phải là nguyên nhân tạo khác biệt không? Để tìm hiểu, cần kiểm soát các biến khác nhau có thể lý giải khoảng cách: tuổi, giới tính, thu nhập, địa vị xã hội, nơi ở, v.v. Ví dụ về thu nhập từ công việc. Tại Việt Nam cũng như tại rất nhiều nước khác, các nhóm dân tộc «thiểu số» có thu nhập thấp hơn so với các đối tượng khác. Sự khác biệt này có thể một phần bắt nguồn từ loại công việc mà các nhóm đảm nhận, số giờ làm việc, trình độ học vấn, tay nghề, kinh nghiệm cá nhân. Sau khi đã cân nhắc những đặc điểm này và có điều chỉnh, khoảng cách thu nhập bất lợi đối với nhóm dân tộc thiểu số là một chỉ tiêu «phân biệt». Một câu hỏi quan trọng khác. Cần phải biết rõ nội dung chính xác mình muốn đo lường. Các tiêu chí đưa ra là gì? Sử dụng những biến nào và các biến này được thu thập như thế nào? Các tiêu chí phân biệt dân tộc lựa chọn có chính xác hay không? Liệu có cần ưu tiên những tiêu chí chủ quan hay khách quan, sử dụng các tiêu chí bị áp đặt hay những gì các cá nhân nói?

[174] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bất bình đẳng và phân biệt dân tộc trên thế giới: Một vài ví dụ minh họa

Bảng

36

Tỷ lệ nghèo T l nghèo Ng

i b n x (%)

Ng

i không ph i b n x

CH dân ch Công-gô / 2005

84.8

71.7

Mexico / 2008

80.6

45.3

Ecuador / 2006

78.0

46.6

Guatemala / 2006

74.8

36.2

Gabon / 2003

70.1

32.7

Bolivia / 2006

69.3

46.0

Peru / 2005

62.3

35.0

Vi t Nam / 2006

52.3

10.3

CHDCND Lào / 2002

50.6

25.0

48.0 (a)

23.0 (b)

Braxin / 2002 / 2004

43.8

22.7

Chi-lê / 2006

n

15.2

9.1

Trung Qu c / 2002

5.4

3.5

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2011), Improving the Odds of Achieving the MDGs, Global Monitoring Report 2011 Ghi chú: Head count poverty rate are national. a. Refers to white and « black/brow » (african origin). b. Refers to white (Telles 2007). Head count poverty rate are national. Tại nhiều quốc gia, dân bản xứ là những nhóm người được gọi bằng các thuật ngữ như tộc thiểu số, bản xứ, các dân tộc thiểu số, bộ lạc, v.v. (World Bank Operational Directive 4.10)

Nhìn chung, tại nhiều nước trên thế giới, người dân tộc có tỷ lệ nghèo đói cao hơn so với các nhóm dân cư khác – khoảng cách khác biệt

có thể tăng gấp đôi (tại Gabon, Peru). Sự khác biệt này không có xu hướng thu hẹp, thậm chí còn gia tăng:

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[175]


Hình

36

Ti n b v gi

Tiến bộ về giảm nghèo trong cư dân bản xứ: quả tối trong thiểu c dân b n a : k t mkếtnghèo

qu t i thi u

Ng

ib nx

Không ph i ng

ib nx

Ng

ib nx

Không ph i ng

ib nx

Ng

ib nx

Không ph i ng

ib nx

Ng

ib nx

Không ph i ng

ib nx

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2011), Improving the Odds of Achieving the MDGs, Global Monitoring Report 2011.

Nếu như nghèo đói có giảm, tốc độ giảm nghèo của các nhóm dân tộc vẫn thấp hơn nhiều. Số năm đi học là một biến quan trọng và là biến bất lợi đối với nhón dân tộc: biến này có thể lý giải những bất bình đẳng về thu nhập và vì vậy, cần phải tìm hiểu nguyên nhân khác biệt về đào tạo giữa các nhóm đa số và

nhóm thiểu số. Sự khác biệt này làm sáng tỏ một vòng luẩn quẩn: một vài nhóm dân cư có thể không đầu tư vào giáo dục nếu như khoản đầu tư này không giúp họ nhận được mức lương bằng với các nhóm dân số khác. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ cho thấy tác động của phân biệt.

[176] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


N i

a hóa các hi n t ng phân bi t Nội địa hóa các hiện tượng phân biệt đối xử. 37

K tKết ququảddự án ánthực th hiện c hitại n ẤntĐội n

ix

T l th

nghi m

Hình

a v không

c công b a v cao

av

c công b

a v th p

Nguồn: Hoff and Pandey 2009. Ngân hàng Thế giới (2011), Improving the Odds of Achieving the MDGs, Global Monitoring Report 2011.

Nghiên cứu được thực hiện với một nhóm người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Lúc đầu, người ta không hỏi các cá nhân xem họ thuộc tầng lớp nào và cũng đã thấy có khác biệt đôi chút theo hướng không có lợi cho các tầng lớp thấp. Tiếp đó, người ta hỏi các cá nhân xem họ thuộc về những tầng lớp nào: kết quả cho thấy có khoảng cách lớn hơn giữa hai nhóm. Những người thuộc địa vị cao hơn có kết quả tốt hơn so với những

người ở tầng lớp thấp hơn. Kết quả này buộc ta phải đồng thời nghiên cứu cả hiệu ứng hạ thấp của bản thân những cá nhân bị phân biệt đối xử và của đẳng cấp cao hơn. Biểu đồ dưới đây giới thiệu tình hình tại bốn nước Nam Mỹ, khoảng cách về thu nhập giữa nước người lao động thuộc nhóm dân tộc và những người lao động khác:

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[177]


Chênh l ch thu nh p tuy t i gi a lao ng b n a và các lao nhập tuyệt đối %) giữa lao động bản địa Hình 38 Chênh lệch ng thu khác (tính theo và các lao động khác

Tính theo ph n tr m

Bolivia, 2002 Nam gi i

Ecuador, 1998 T ng s

T l ph n tr m không th c gi i thích qua các c i m s n xu t

Mexico, 2002 Nam gi i T l ph n tr m c gi i thích qua các c i m s n xu t

Peru, 2001 Nam gi i T ng chênh l ch

Nguồn: Hall, G.G., Patrinos H.A (dir.) (2006). Indigenous Peoples, Poverty and Human Development in Latin America 1994-2004 (Palgrave Macmillan).

Chúng ta phân biệt ở đây phần chênh lệch thu nhập – phần này có thể được giải thích bởi những đặc điểm sản xuất – và phần chênh lệch do phân biệt. Lấy ví dụ của Peru năm 2001: ta nhận thấy có khoảng cách thu nhập tuyệt đối giữa nhóm «dân cư dân tộc» và giữa các nhóm khác – tổng chênh lệch thô

4 là 44%. Đối với con số này, khoảng 20 điểm phần trăm được lý giải bằng các đặc điểm sản xuất, còn lại khoảng từ 25 đến 26 điểm phần trăm không thể lý giải được.

Biểu đồ này phản ánh chênh lệch thu nhập theo tiêu chí dân tộc.

[178] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Chênh l ch v thu nh p theo gi i tính và thành ph n dân t c t i Guatemala (2000) Hình

Quetzales theo tháng

39

Chênh lệch về thu nhập theo giới tính và thành phần dân tộc tại Guatemala (2000)

0-5 tu i N b nx

6-8 tu i

N m nghiên c u

9-12 tu i

N không b n x

Nam b n x

T 13 tu i tr lên Nam không b n x

Nguồn: Sauma, P., Las desigualdades etnicas y de genero en el mercado del trabajo del Gutermala (Genève, BIT, 2004).

Đối với trường hợp của Guatemala, điều rất thú vị là đối với những người có trình độ học vấn cao, chênh lệch thu nhập giữa nhóm dân tộc đa số và nhóm thiểu số rất nhiều.

Cuối cùng, ví dụ của Canada cho ta thấy điều quan trọng là phải để ý đến sự đa dạng của các tình huống và không nên nhóm toàn bộ các dân tộc vào một nhóm duy nhất.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[179]


Chênh l ch thu nh p theo tu n c a lao

40

Hình

ông Nam Á

ng

Chênh l ch v thu nh p theo tu n có tính n trình h c v n, kinh nghi m làm vi c và các bi n khác

Chênh l ch thu nh p theo tu n so v i lao ng da tr ng tính theo % Nam

ng da tr ng so v i lao

Chênh lệchkhác, thu nhập theo tuần của lao động da trắng Canada 2005 so với lao động khác, Canada 2005

N

N

Nam

N và nam

ông Nam Á

N

Trung qu c

Trung qu c N và nam

N và nam

Nguồn: Canada, 2006 Census datas (Hou and Coulombe).

Người ta phân làm ba nhóm: người da đen, người Trung Quốc và các dân tộc khác đến từ Nam Á. Điều thú vị là có sự đa dạng lớn về các tình huống phân theo tiêu chí giới tính. Nữ có gốc Trung Quốc hoặc Nam Á có thu nhập cao hơn người lao động da trắng tại Canada. Biểu đồ thứ hai cho ta biết liệu những chênh lệch có phải bắt nguồn từ trình độ học vấn, kinh nghiệm cá nhân hay từ những đặc điểm khác: chúng ta đều nhận thấy một điều rằng chênh lệch thu nhập lại theo hướng có lợi cho nữ gốc Trung Quốc, ngược lại chênh lệch thu nhập lại theo hướng bất lợi đối với người da đen. Jean-Luc Maurer Điều quan trọng là cần phân biệt khái niệm phân biệt đối xử với bất bình đẳng, vì trên thực tế có bất bình đẳng nhưng không có nghĩa là có phân biệt đối xử. Việt Nam có may mắn là có thể tiếp cận với nguồn dữ liệu phân theo yếu tố dân tộc. Khó có thể tiến hành phân tích sâu về bất bình đẳng và phân biệt tại Indonésia trên cơ sở dữ liệu thành phần dân tộc.

Cùng nhau lấy ví dụ về Tân Đảo, ví dụ có liên quan gián tiếp đến Việt Nam, tôi đã có thời gian làm việc tại Tân Đảo trong một vài năm và nghiên cứu về dân tộc tiểu số Java. Quốc gia này có một nhóm dân tộc thiểu số có nguồn gốc Việt Nam định cư từ cuối thế kỷ 19. Nghiên cứu của tôi dựa vào cuộc tổng điều tra năm 1996 chia theo cơ sở sắc tộc, đây là một cuộc điều tra khác với truyền thống của Cộng hòa Pháp. Tôi đã rất nóng lòng đợi cuộc tổng điều tra cho năm 2004 nhưng Tổng thống Pháp đã quyết định hủy bỏ cuộc tổng điều tra này vì lý do sắc tộc. Vì vậy, không thể đo lường được biến động về tình hình kinh tế xã hội của nhóm thiểu số Java, nhóm gốc Việt và nhóm thiểu số Kanak. Trên thực tế, cuộc tổng điều tra đã bị hủy nhằm mục đích không đo lường biến động, hay đúng hơn là tình hình không biến chuyển của dân tộc Kanak. Thông qua ví dụ này, các bạn có thể thấy rằng các cuộc điều tra phân theo tiêu chí dân tộc cung cấp cho các nhà kinh tế học, các nhà xã hội học những số liệu rất quý báu giúp đo lường khác biệt giữa các nhóm dân số phân theo dân tộc.

[180] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Grégoire Schlemmer Đo lường nội dung gì cũng phải dựa vào phân loại. Tôi là nhà nhân học và tôi nghiên cứu về các dân tộc, tôi đi tìm hiểu các nhóm, loại nhưng tôi phải thú nhận là mình không nắm bắt được các nhóm! Khi tôi sử dụng những phân nhóm đã định sẵn, điều này sẽ đặt ra vấn đề bởi lẽ những phân nhóm đó là những phân nhóm định hình dựa trên định hướng xã hội. Tôi nghiên cứu một tỉnh 160 000 dân tại Lào, tôi đã quan sát các chủng tộc, các tầng lớp, các dân tộc thiểu số, người bản xứ, các bộ tộc… nhưng rất khó để có thể tiến hành so sánh. Ngoài ra, luôn có những biến mà ta không thể quan sát được trong thống kê nhưng lại tồn tại trên thực địa. Lấy ví dụ tại Népal, đất nước mà tôi đã có dịp sống và nghiên cứu, có mối tương liên chặt chẽ giữa thống kê dân tộc và các cuộc xung đột vũ trang. Điều này khiến cho bạo lực cực kỳ mạnh xảy ra trên tất cả các lãnh thổ theo hệ Ấn, nơi tồn tại sự kỳ thị giữa các nhóm. Các công cụ này rất khó có thể điều khiển. [François Roubaud] Những bình luận này nêu ba điểm mấu chốt dành cho lớp học chuyên đề của chúng ta: cần lưu ý những phân nhóm đã định sẵn – người ta thường nói có 53 dân tộc thiểu số tại Việt Nam nhưng khái niệm này trở nên mơ hồ, và bởi không có cách tiếp cận phê bình, vấn đề cốt lõi bản sắc dân tộc lại không được nghiên cứu; lưu ý tiếp theo là không nên đánh đồng giữa bất bình đẳng và phân biệt, tôi thì thiên về cách nói là những khác biệt được thể hiện dưới hình thức bất bình đẳng. Các bạn sẽ thấy với công cụ định lượng, chúng ta có thể thử xác định và phân biệt rõ giữa bất bình đẳng và phân biệt; và lưu ý thứ ba liên quan đến các chính sách, khi nghiên

cứu về các dân tộc có rủi ro là ta «đông cứng» các bản sắc dân tộc và điều này có thể tạo ra hoặc nuôi dưỡng xung đột sắc tộc, như ta đã thấy trong trường hợp của Népal.

Một số sách tham khảo Simon P., Stavo Debauge J. (2004), « Les politiques anti-discrimination et les statis­ tiques : paramètres d’une incohérence », Sociétés contemporaines, Presses de Sciences Po, n° 53, pp. 57-84. Centre d’Analyse Stratégique (2011), « La prise en compte de critères ethniques et culturels dans l’action publique, une approche comparée », La note d’analyse, questions sociales, n°220, avril 2011. World Bank (2010), « Assisting Indigenous and Socially Excluded Populations », in Global Monitoring Report 2011: Improving the Odds of Achieving the MDGs, chap. 4, pp.103-123. Bureau International du Travail (2007), L’égalité au travail: relever les défis, Rapport du Directeur Général, Conférence internationale du travail, 96e session. Hou F., Coulombe S. (2010), « Earnings Gaps for Canadian Born Visible Minorities in the Public and Private Sectors », Canadian Public Policy, 36(1), March 2010, pp. 29-43. Nordman C., Robilliard A.S., F. Roubaud (2012), « Décomposition du différentiel de rémunération selon le sexe et le groupe ethnique dans sept métropoles d’Afrique de l’Ouest » , in De Vreyer P, Roubaud F. (éds), Les marchés du travail urbains en Afrique Subsaharienne, chap. 13, Editions IRD/AFD, Marseille (à paraître).

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[181]


Buổi học kết thúc với phần thực hành trên phần mềm Stata: thực hành tách số liệu theo nhóm dân tộc và giới – tính toán tỷ lệ có việc làm theo khu vực (nông thôn, thành thị), nơi ở và dân tộc, v.v.

Ngày học thứ ba, thứ tư ngày 20/7 [François Roubaud] Buổi học sáng hôm nay các bạn sẽ nghe giới thiệu về vấn đề phân biệt, phần trình bày này sẽ được kết thúc vào sáng ngày mai. Tiếp đó, các bạn sẽ tiếp tục thực hành ứng dụng Stata trên cơ sở những kết quả tính toán chỉ số về thị trường lao động phân theo giới và dân tộc; sau cùng, chúng ta sẽ phân các nhóm để nghiên cứu tám khu vực địa lý của Việt Nam.

kinh tế đã phát triển để lý giải sự hiện hữu của những hiện tượng phân biệt trên thị trường lao động; phân tích của chúng ta dựa trên những cách tiếp cận lý thuyết về phân biệt; đo lường phân biệt, cách tiếp cận thông qua phương pháp phân tách và một vài so sánh quốc tế. Chúng tôi cũng sẽ cố gắng trình bày hai điểm cuối cùng liên quan đến tác động của phân biệt đến tăng trưởng và phân phối thu nhập và các chính sách chống phân biệt. Khuôn khổ pháp lý nào điều chỉnh phân biệt? Định nghĩa khái niệm « phân biệt»

[Christophe Jalil Nordman]

Khái niệm «phân biệt» chỉ mọi sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc ưu đãi nào dựa trên nguồn gốc, dân tộc, sắc tộc, màu da – tuổi, giới tính, tôn giáo, v.v.- với mục đích hoặc có tác dụng làm giảm hay phá bỏ sự thừa nhận, hưởng thụ hoặc thực hành, trên cơ sở bình đẳng, các quyền và tự do cơ bản của con người về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá hoặc về bất kỳ lĩnh vực nào khác của đời sống công cộng.

Chúng ta sẽ đề cập đến những khía cạnh lý thuyết và phương pháp luận mà khoa học

Tổ chức Lao động Quốc tế (OIT) đã đưa ra định nghĩa cụ thể về phân biệt:

2.1.4. Phân biệt trên thị trường lao động tại các nước đang phát triển

Khung

4

Định nghĩa khái niệm « phân biệt »

«Là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc ưu đãi nào dựa trên cơ sở chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, với mục đích hoặc có tác dụng phá bỏ hay làm giảm bình đẳng cơ hội hoặc đối xử trong lĩnh vực việc làm và nghề nghiệp.» Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc ngày 21/12/1965: http://www2.ohchr.org/french/law/cerd.htm . «Mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi khác nhằm triệt bỏ hay làm giảm bình đẳng cơ hội hoặc đối xử trong lĩnh vực việc làm và nghề nghiệp mà nước thành viên hữu quan sẽ có thể chỉ rõ sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và của người lao động, nếu có, và của các tổ chức thích hợp khác.» Công ước số 111 Của Tổ chức Lao động Quốc tế về Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp, ngày 25/7/1958: http://www2.ohchr.org/french/law/emploi.htm

[182] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Các cách tiếp cận lý thuyết trong kinh tế học

Đo lường phân biệt: phương pháp phân tách

Tiếp sau bài phân tích của Becker (1957) nhiều công trình nghiên cứu khác tìm hiểu lý thuyết phân biệt bằng cách quan tâm chủ yếu đến những khác biệt trong thu nhập giữa nam và nữ. Các nghiên cứu này dựa trên cùng một định nghĩa về phân biệt như là cách đối xử khác nhau với người lao động có cùng năng suất lao động và có thể phân ra hai loại chính:

Một cách để đo lường phân biệt là phương pháp phân tách. Theo quan điểm của chúng tôi, chúng tôi đo lường một khía cạnh của phân biệt, đó là phân biệt về thu nhập lao động. Trước khi phát triển phương pháp luận, xin đặt ra một câu hỏi: với phương pháp này và với những phương pháp khác mà các bạn sẽ ứng dụng vào Stata, chúng ta chỉ cố gắng tiếp cận gần nhất để đo lường phân biệt. Vì sao những phương pháp này hữu ích nhưng không bao giờ hoàn hảo?

- Lý thuyết dựa vào những hình thức ưu đãi phân biệt theo thuyết tân cổ điển: người sử dụng lao động biết rõ về năng suất lao động của người lao động. Người ta nói đến ý thích phân biệt (Becker, 1957) bắt nguồn từ người sử dụng lao động (Bergmann, 1971; Arrow, 1973), của những người lao động nam giới hay người tiêu dùng, từ đó dẫn đến việc không thích tuyển nữ hoặc ngăn cản nữ giới theo đuổi những công việc vốn dành cho nam (phân nhóm nghề nghiệp; Bergmann, 1971; 1974); - Sau nghiên cứu của Phelps (1972), phân biệt được hiểu theo giả thiết cho rằng người sử dụng lao động thiếu thông tin về năng suất lao động của người lao động. Đối với Phelps (1972), việc đánh giá năng suất lao động dựa vào những đặc điểm cá nhân. Tác giả nói về phân biệt thống kê. Đối với học giả Arrow (1973), người sử dụng lao động có niềm tin dựa vào quan sát hay những thành kiến liên quan đến mối tương liên giữa giới tính và năng suất lao động. Những phân tích sâu cho ta những thông tin bổ sung về lý do có hành vi phân biệt hoặc sự tồn tại lâu dài của phân biệt bằng cách lồng ghép lý thuyết về vốn con người hoặc những mô hình cung cầu trên thị trường lao động (Lundberg et Startz, 1983; Stiglitz, 1982; Oettinger, 1996).

Để đo lường phân biệt, hay nói chính xác là sự chênh lệch về thu nhập giữa nam và nữ hoặc giữa hai nhóm dân tộc, chúng ta cần có biến thu nhập, lương và một số các đặc điểm – « X » – được giả định để đo lường năng suất của người lao động. Hai nhà kinh tế học, Oaxaca và Blinder trở nên nổi tiếng vào năm 1973 khi công bố phương pháp phân tách của họ: hai tác giả hình dung ra cách phân tách biến thu nhập thành hai phần, một phần là do khác biệt về năng suất lao động và một phần do phân biệt và tất cả các hình thức khác mà người ta không đo lường được. Bước đầu tiên trong phân tích là làm kinh tế lượng. Chúng ta có thể phải học kinh tế lượng trong nhiều tháng, vì vậy phần trình bày của tôi hôm nay sẽ rất ngắn gọn. Các nhà kinh tế học và cả các nhà dịch tễ học đã phát triển kỹ thuật này nhằm thiết lập quan hệ giữa các biến liên quan đến các cá nhân, các hộ gia đình, các doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu đã phát triển các phương pháp thống kê để xác định quan hệ giữa các biến và chỉ ra rằng với mô hình thống kê, ta thấy biến này sẽ phụ thuộc vào biến kia. Ví dụ. Chúng ta có một chuỗi quan sát về thu nhập – biến Y – một chuỗi quan sát khác về trình độ học vấn của người lao

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[183]


động – biến X. Kinh tế lượng sẽ tìm ra mối liên hệ, có thể là tuyến tính giữa biến X và Y. Ý tưởng đưa ra là biến Y sẽ phụ thuộc vào sự biến thiên cả biến X và một hệ số ngẫu nhiên đo lường các cú sốc ngoại sinh (những gì không liên quan đến biến X nhưng có thể làm Y thay đổi). Y=αX+u Nếu như ta tạo phóng chiếu tuyến tính X đối với biến Y, chúng ta đưa ra giả thiết rằng hệ số ngẫu nhiên, « u », trung bình bằng không và ta nói rằng kỳ vọng của « u » bằng không. E(u) = 0 Đó là cách xác định hệ số gắn với biến X sẽ đo lường tác động « α » – phần biến thiên của biến X đối với biến Y. Ta đo lường thu nhập của người lao động « i » và trình độ học vấn của người lao động « i », thêm vào đó là hệ số đo lường cú sốc ngẫu nhiên là ngoại sinh, không liên quan đến trình độ học vấn. Thu nhậpi = β học vấni +ui Hệ số β cho ta biết nếu như cá nhân có năm năm đi học, mỗi năm đi học thêm sẽ mang lại cho anh ta một hệ số được tính bằng phần trăm tăng lên trong thu nhập – giả định β nhận giá trị 0,25, ta có thể thấy rằng thêm một năm đi học thêm sẽ giúp thu nhập tăng 25%. Đó là trường hợp thu nhập được tính theo hàm lo-ga-rít. Chúng ta sẽ hồi quy hàm lo-ga-rít thu nhập theo các biến phụ thuộc – ví dụ về học vấn. Log (thu nhập) = β1 học vấni + β2 kinh nghiệmi +ui Ví dụ một biến khác có thể là kinh nghiệm nghề nghiệp. Ta giả định là biến thiên thu nhập của cá nhân không chỉ phụ thuộc vào trình độ học vấn mà còn cả về kinh nghiệm làm việc trên thị trường lao động. Tất cả các hình thức kinh nghiệm công tác đều là các

biến phụ thuộc cần đưa vào mô hình kinh tế lượng. Bây giờ, các bạn có thể thấy chúng ta có hai hệ số, β1 và β2. β1 là tác động ngoại biên của học vấn đối với thu nhập, β2 là tác động ngoại biên của kinh nghiệm công tác đối với thu nhập. Chúng ta có thể thấy rằng hiệu ứng học vấn và kinh nghiệm công tác đối với thu nhập là khác nhau: ta có thể tách biệt hiệu ứng của học vấn ra khỏi hiệu ứng của kinh nghiệm đối với biến thu nhập. Cách tiếp cận phổ biến nhất để đánh giá tỉ trọng chênh lệch thu nhập trung bình giữa hai nhóm (nam và nữ, người bản xứ và người nước ngoài, v.v.) có thể do phân biệt về lương, có nghĩa là mức chênh lệch không lý giải được bởi những khác biệt trong cơ cấu nhân lực. Cách tiếp cận này được giới thiệu trong nghiên cứu của Oaxaca (1973) và Blinder (1973). Cách phân tách được khuyến cáo dựa vào ước lượng hàm thu nhập đối với nam và nữ. Hàm thu nhập có công thức như sau: lnwi = βxi + εi Trong đó lnwi là lo-ga-rít của tỷ lệ lương theo giờ khi quan sát cá nhân i, xi là véc-tơ của đặc điểm quan sát, β là véc-tơ hệ số và εi là hệ số sai số có kỳ vọng bằng không. Chúng ta sẽ ước lượng hàm này cho một nhóm nam và nữ, chúng ta cũng có thể thực hiện tượng tự đối với các nhóm dân tộc. Kết quả cho ra là hai véc-tơ hệ số β khác nhau. Chúng ta có thể làm lại bài tập này đối với những lĩnh vực khác bằng cách đưa ra một β cho khu vực chính thức và một β cho khu vực phi chính thức. Chúng ta sẽ cùng xem xét những đặc điểm có thể lý giải sự khác biệt về thu nhập giữa nam và nữ. Ngoài học vấn, kinh nghiệm, yếu

[184] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


tố nào góp phần quyết định năng suất lao động của nam và nữ?

nam và nữ. Tôi nghĩ nên đưa thêm vào hàm này biến sức khỏe và thời gian rảnh rỗi.

Yves Perraudeau

[Christophe Jalil Nordman]

Trong các công trình nghiên cứu tại Mỹ và Pháp, tuổi là yếu tố quan trọng. Ngoài 55 tuổi, tuổi trở thành yếu tố bất lợi.

Đây là một gợi ý rất đúng đắn. Sức khỏe là một yếu tố cấu thành nên vốn con người, đây là yếu tố vốn ít được đưa vào các cuộc điều tra, nhất là các cuộc điều tra về lao động và việc làm. Tôi cũng bổ sung một số biến khác ví dụ như có con cái, kết hôn hoặc độc thân.

Nguyễn Thị Văn Tôi nghĩ rằng thu nhập còn phụ thuộc vào địa điểm và nơi cư trú, chi phí sinh hoạt có thể lý giải mức độ thu nhập của một cá nhân. Lê Thị Hồng Hải Tôi cho rằng biến tuổi phụ thuộc chặt chẽ với kinh nghiệm nghề nghiệp. Chúng ta có thể giả thiết rằng ta cùng nghiên cứu các đối tượng nam và nữ cùng độ tuổi. Tôi nghĩ không nên đưa biến tuổi vào hàm này. Tôi gợi ý đưa biến khác vào đó là dạng công việc. [Christophe Jalil Nordman] Nơi cư trú không phải là biến đo lường chính xác năng suất lao động nhưng đó là một biến để đo lường sự khác biệt về thu nhập giữa các cá nhân. Trong kinh tế lượng, chúng ta đưa vào một loạt các biến được gọi là biến kiểm soát để đo lường các hiệu ứng phi cá nhân nhưng có tác động đến các biến. Đưa dạng công việc vào hàm này dường như không phải ý hay vì cái mà ta cần đo lường chính là tất cả các biến không phụ thuộc vào thái độ phân biệt của người sử dụng lao động – hoặc là phân nhóm nghề nghiệp. Phạm Quang Linh Lựa chọn biến phải thỏa mãn hai tiêu chí: có tác động trực tiếp đến năng suất lao động của các cá nhân và dựa vào sự khác biệt giữa

Chúng ta cùng quay trở lại hàm lúc trước. Việc đo lường mức thu nhập tương đối không hoàn hảo, chúng ta không thể giải thích hoàn toàn tất cả các mức biến thiên của biến w. Còn một yếu tố giải thích – ε – trong kinh tế lượng mà chúng ta không thể chắt lọc thông tin. Vấn đề này sẽ đặt ra khi chúng ta có cơ sở dữ liệu điều tra chọn mẫu với cỡ mẫu mang tính đại diện cho toàn bộ dân cư. Còn thiếu một số thông tin để nói rằng chỉ có sự khác biệt quan sát được trong mức độ của biến phụ thuộc giữa hai nhóm cá nhân là giới tính hoặc dân tộc. Làm cách nào để tạo được hai nhóm cá nhân – nam và nữ, dân tộc đa số hay thiểu số hoàn toàn giống nhau ngoại trừ giới tính hay dân tộc của họ? Có một phương pháp rất đơn giản, đó là phương pháp dựa theo luật số lớn. Hãy tưởng tượng bạn đang đứng trên một con phố đông người qua lại tại Hà Nội, bạn sẽ phân tất cả những người đi qua đó thành hai nhóm, nam đứng bên phải, nữ đứng bên trái, như vậy ta sẽ tạo được hai nhóm một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. Bạn sẽ nhận thấy một điều rằng nếu bạn đứng đủ lâu trên con phố đông đúc đó và bạn đã tập hợp được một số lượng lớn người nam và người nữ trong từng nhóm, bạn tạo được hai nhóm hoàn toàn giống nhau về tuổi, học vấn và trình độ. Đối với tất

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[185]


cả những đặc điểm này, và điều này đúng đối với những đặc điểm khác, các cá nhân sẽ có cùng trình độ trung bình. Nguyên tắc này dựa theo luật số lớn – lựa chọn một số lượng lớn các cá nhân một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, ta sẽ có được hai nhóm cá nhân có những đặc điểm trung bình hoàn toàn giống nhau, ngoại trừ đặc điểm ta căn cứ vào đó để phân ra hai nhóm. Tuy nhiên, trong điều tra lao động và việc làm, ta không thể áp dụng cách chọn ngẫu nhiên này và như vậy chúng ta không thể có hai nhóm cá nhân hoàn toàn giống nhau xét trên mọi khía cạnh chỉ trừ biến có thể gây ra phân biệt mà ta muốn đo lường. Đó chính là lý do vì sao ở phần giới thiệu ban đầu tôi có nói rằng đây là một cách không hoàn hảo đo lường sự phân biệt. Tôi cũng muốn nói thêm rằng nếu chúng ta muốn đo lường sự phân biệt về thu nhập đối với hai nhóm cá nhân được hình thành qua phương pháp ngẫu nhiên, đơn giản chỉ cần tính toán sự khác biệt về thu nhập của hai nhóm. Như vậy, chúng ta đã có phương pháp hoàn hảo đo lường sự phân biệt nếu như nguyên tắc ngẫu nhiên được áp dụng đúng – nếu như chúng ta dừng lại đủ lâu trên con phố đông người qua lại đó và nếu như số lượng các thành viên trong nhóm đủ lớn theo luật số lớn, v.v.

Một số sách tham khảo Albrecht, J., A. Björklund, S. Vroman (2003), “Is There a Glass Ceiling in Sweden?”, Journal of Labor Economics, no.21:145-177. Altonji, J. G., R. M. Blank (1999), “Race and Gender in the Labor Market”, in Orley Ashenfelter and David Card, Handbook of Labor Economics, Volume 3C, North Holland, Amsterdam, pp. 3143-3257.

Arrow, K. J., (1973), «Higher education as a filter,» Journal of Public Economics, Elsevier, vol. 2(3), pages 193-216, July. Appleton, S., J. Hoddinott, P. Krishnan (1999), “The Gender Wage Gap in Three African Countries”, Economic Development and Cultural Change, 47, no. 2:289-312. Becker Gary S. (1957, 1971, 2nd ed.), The Economics of Discrimination, Chicago, University of Chicago Press. Bergmann, Barbara R (1971), “The Effect on White Incomes of Discrimination in Employment”, Journal of Political Economy, 79(2), pp. 294-313. Bertranou (2001), “Pension Reform and Gender Gaps in Latin America: What are the Policy Options”, World Development, 29(5), pp. 911-923. Blinder, Alan S. (1973), “Wage Discrimination: Reduced Form and Structural Estimates”, The Journal of Human Resources, 8, no. 4:436455. Cotton, J. (1988), “On the Decomposition of Wage Differentials”, The Review of Economics and Statistics, no.70: 236-243. Datta Gupta, N., Ronald L. Oaxaca & Nina Smith (2006), «Swimming upstream, floating downstream: Comparing women’s relative wage progress in the United States and Denmark,» Industrial and Labor Relations Review, vol. 59(2), pp. 243-266. De la Rica, Sara., Juan J. Dolado, Vanessa Llorens (2008), “Ceiling or Floors? Gender Wage Gaps by Education in Spain”, Journal of Population Economics, 21, no. 3:14321475. Jellal, M., C. J. Nordman, F.-C. Wolff (2008), “Evidence on the Glass Ceiling in France Using Matched Worker-Firm Data”, Applied Economics, 40(24), pp. 3233-3250. Lundberg, S. J., et R. Starz (1983), “Private Discrimination and Social Intervention in

[186] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Competitive Labor Markets», American Economic Review, 73, 340-47. Neumark, D. (1988),“Employers’Discriminatory Behavior and the Estimation of Wage Discrimination”, The Journal of Human Resources, no.23:279-295. Nordman, C.J., F. Rakotomanana, A.-S. Robilliard (2010), “Gender Disparities in the Malagasy Labor Market”, in Gender Disparities in Africa’s Labor Market, Arbache J.S. et al. (eds), Chapter 3, Africa Development Forum Series, Washington DC: The World Bank, pp. 87-154. Nordman, C.J., A.-S. Robilliard, F. Roubaud (2011), “Gender and Ethnic Earnings Gaps in Seven West African Cities”, Labour Economics, 18, Supplement 1, pp. 132-S145. Nordman, C.J., F. Roubaud (2009), “Reassessing the Gender Wage Gap in Madagascar: Does Labor Force Attachment Really Matter?”, Economic Development and Cultural Change, 57(4), pp. 785-808. Nordman, C.J., F.-C. Wolff (2009a), “Is there a Glass Ceiling in Morocco? Evidence from Matched Worker-Firm Data”, Journal of African Economies, 18(4), pp. 592-633 Nordman, C.J., F.-C. Wolff (2009b), “Islands Through the Glass Ceiling? Evidence of Gender Wage Gaps in Madagascar and Mauritius”, in Labor Markets and Economic Development, Ravi Kanbur and Jan Svejnar (eds), chapter 25, pp. 521-544, Routledge Studies in Development Economics, Routledge. Nordman, C.J., F.-C. Wolff (2010), “Gender Disparities in the Malagasy Labor Market”, in Gender Disparities in Africa’s Labor Market, Arbache J.S. et al. (eds), Chapter 3, Africa Development Forum Series, Washington DC: The World Bank, pp. 87-154. Oaxaca, Ronald L. (1973), “Male-Female Wage Differentials in Urban Labor

Markets”, International Economic Review, 14, no.3:693- 709. Oettinger, Gerald, 1996, “Statistical Discrimination and the Early Career Evolution of the Black-White Wage Gap”, Journal of Labor Economics vol. 14, n° 1, pp. 52-78. Phelps, E.S. (1972), “The Statistical Theory of Racism and Sexism”, The American Economic Review (AER), 62(4), 659 - 61. Reimers, C. W. (1983), “Labour Market Discrimination Against Hispanic and Black Men”, The Review of Economics and Statistics, 65, n° 4: 570-579. Stiglitz, J.E. (1982), “Alternative Theories of Wage Determination and Unemployment in L.D.C.’s: The Efficiency Wage Model”, in Gersowitz M. et al. (eds), The Theory and Experience of Economic Development: Essays in Honor of Sir W. Arthur Lewis, Allen & Unwin, pp. 78-106. World Bank (2001), Engendering Development: Through gender equality in rights, resources, and voice, Washington DC: The World Bank. Các học viên tiếp tục thực hành Stata trên cơ sở dữ liệu điều tra lao động và việc làm: phân tích tỷ lệ thất nghiệp, hiện tượng làm nhiều công việc, thiểu dụng lao động, v.v. Mục tiêu của phần thực hành là phân tích theo giới và dân tộc, đưa ra các ý phân tích trong nhóm. Các học viên cũng kết hợp nhiều biến như tuổi, trình độ học vấn, nơi cư trú, khu vực thể chế, thu nhập thực, v.v. Phần cuối buổi sáng dành cho phần phân nhóm để nghiên cứu theo khu vực địa lý của Việt Nam, kết quả của từng nhóm sẽ được trình bày trước tại buổi báo cáo tổng kết trước toàn thể Khóa học Tam Đảo.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[187]


Ngày học thứ tư, thứ năm ngày 21/7 [François Roubaud] Hôm nay, chúng ta sẽ kết thúc phần giới thiệu về các phương pháp phân tách mà các bạn đã nghe trình bày từ sáng hôm qua. Cuối buổi sáng nay sẽ dành làm các bài tập ứng dụng trên phần mềm Stata, tiếp đó các bạn sẽ bắt đầu tiến hành phân tích đặc điểm về giới và dân tộc tại khu vực địa lý mà các bạn đã lựa chọn. [Christophe Jalil Nordman] Trong buổi sáng thứ tư, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn về các nội dung liên quan đến khác biệt trên góc độ pháp lý quốc tế. Sau đó, là các nội dung lý thuyết về khác biệt trên thị trường lao động, đặc biệt nhấn mạnh đến các lý thuyết kinh tế vào những năm 1970, và cuối cùng là phương pháp phân tách thông qua việc ước lượng các hàm thu nhập phân theo giới tính. Chúng ta cùng nhau trở lại điểm cuối cùng này. Khi nói đến hàm lương là muốn quy chiếu đến những lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp nhà nước, cả ở khu vực chính thức hay khu vực phi chính thức. Khi nói đến thu nhập, là muốn đề cập một khái niệm rộng hơn lương, bao gồm cả những đối tượng lao động tự làm, lao động độc lập và tất cả các hình thức trả công. Như vậy, chúng ta xem xét vấn đề khác biệt một cách tổng thể trên thị trường lao động. Chúng ta ước lượng hàm thu nhập có biến giải thích là thu nhập của lao động « i » được xác định thông qua một loạt những đặc điểm – xi. Các đặc điểm x nhằm đo lường năng suất lao động một cách tổng quát – công việc và đời sống lao động. Hệ số ß sẽ được phần

mềm Stata ước lượng: phần mềm này sẽ tính toán một hệ số trung bình đại diện tác động trung bình của đặc điểm x – học vấn, kinh nghiệm, tình trạng hôn nhân, số con, v.v. Hệ số ß sẽ được áp dụng cho từng đặc điểm và sẽ phản ánh tác động trung bình của biến đó đối với hàm lo-ga-rít thu nhập. Có thể hiểu nó như hiệu ứng phần trăm của phần biến thiên của biến X đối với biến giải thích. Vậy thì nó có liên quan gì đến phân biệt? Trên thực tế, ß biểu diễn cách thức mà các đặc điểm của người lao động được trả công trên thị trường lao động. Đó là năng suất của các đặc điểm trên thị trường lao động của người lao động phân theo giới tính, dân tộc, v.v. Cùng nhau lấy một ví dụ: > Bạn là nữ, trình độ học vấn của bạn mang lại cho bạn một năng suất có liên quan với những bằng cấp bạn nhận được, điều này có nghĩa là bằng thạc sĩ của bạn sẽ giúp thu nhập của bạn tăng thêm 10% so với mức lương mà bạn nhận được khi chưa có tấm bằng này; > Bạn là nam, bạn có cùng trình độ học vấn và bạn tham gia vào thị trường lao động, năng suất của bạn không phải là 10% mà là 12%. Sự khác biệt hai điểm phần trăm của năng suất là cái mà người ta có thể phân tích là sự phân biệt – khác biệt về năng suất của trình độ học vấn trên thị trường lao động. Ý tưởng của phương pháp tiếp cận này là ước lượng sự khác biệt về năng suất của một đặc điểm trên thị trường lao động - giáo dục, kinh nghiệm. Chúng ta sẽ ước lượng hệ số ß cho cả lao động nam và nữ để đặt giả thiết rằng sự khác biệt này chính là sự phân biệt trên thị trường lao động. Chúng ta quan tâm đến sự khác biệt về thu nhập theo giới. Các cách phân tách dựa trên ước lượng hàm thu nhập

[188] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


dạng «mincerien» đối với lao động nam và nữ. Hàm có dạng như sau:

tượng phân biệt về lương bất lợi cho lao động nữ và cần lập hàm.

ln wi = ßxi + εi

Cụ thể, khoảng cách về lương dạng ảo này có công thức như sau:

ln wi là lo-ga-rít của tỷ lệ lương theo giờ quan sát được của cá nhân i; xi là véc-tơ đặc điểm quan sát, ß là véc-tơ hệ số và εi là sai số có kỳ vọng bằng không. Nói một cách đơn giản, việc chuyển sang loga-rít cần chuyển đổi biến thu nhập, điều này giúp ta đo lường được hiệu ứng phần trăm của các biến giải thích, hàm lo-ga-rít rất phù hợp để đo các mức biến thiên hợp lý. Chúng ta có một hàm kinh tế lượng với hệ số ước lượng cho phép ta đưa ra giả thiết rằng ε trung bình bằng không. Nếu ta đo lường sự khác biệt về thu nhập trung bình giữa nam và nữ, chúng ta sẽ đo lường trên mẫu trung bình và các hệ ngẫu nhiên – ε – sẽ bị xóa bỏ và bị loại khỏi hàm số. Chúng tôi đưa ra hàm số dạng sau:

ln wm - ln wf = ßxm - ßxf Lúc trước, tôi có giải thích như sau: khi ta muốn đo lường phân biệt, vấn đề gặp phải là ta tìm cách so sánh hai nhóm – ví dụ như nam và nữ -, có một điều chắc chắn rằng đó là hai nhóm cá nhân hoàn toàn giống nhau, chỉ trừ một đặc điểm, đó là giới tính. Để đáp ứng yêu cầu này, các nhà kinh tế lượng và các chuyên gia thống kê thường sử dụng phân phối thu nhập được gọi là «ảo», có nghĩa là đó là trường hợp lao động nữ được trả lương như lao động nam trên thị trường lao động. Việc phân phối thu nhập ảo này được so sánh với phân phối thu nhập quan sát (không ảo) của lao động nữ như những lao động trên thị trường lao động. Khi hiệu số của hai hàm phân phối trung bình khác không (trong trường hợp này là dương), có thể nói có hiện

ln wm – ln wf = ßm( xm – xf ) + (ßm – ßf ) xf Phần khác biệt Phần khác biệt có thể giải không thể giải thích được thích được hay phần khác biệt thường được giải thích bằng sự phân biệt > ln wm và ln wf là lương trung bình được ước lượng; > Các chỉ số m và f chỉ lao động nam và nữ; > xm và xf tương ứng với trung bình các đặc điểm; > ßm và ßf tương ứng với năng suất các đặc điểm ước lượng trong phương trình thu nhập. Khoảng cách thu nhập trung bình (tính theo hàm lo-ga-rít) bao gồm: - Một phần ứng với hiệu số trung bình của các đặc điểm trên thị trường lao động (hoặc phần «giải thích được»); - Một phần tương ứng với khoảng cách năng suất của các đặc điểm của hai nhóm đối tượng nghiên cứu (hoặc phần «không giải thích được»). Nếu như cấu trúc của hai nhóm đối tượng giống nhau đối với các biến quan sát (học vấn, kinh nghiệm, v.v.), tất cả khoảng cách thu nhập là do có khoảng cách của năng suất của các đặc điểm nghiên cứu. Như vậy, đó là tình huống «phân biệt lương đơn thuần». Nếu như năng suất bằng nhau, khoảng cách thu nhập trung bình hoàn toàn bắt nguồn từ các

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[189]


hiệu ứng cơ cấu, có nghĩa là những đặc điểm trung bình, tự thân nó có thể là hậu quả của các hình thức phân biệt khác, ví dụ như việc tiếp cận giáo dục. Nếu không có khác biệt về năng suất các đặc điểm trên thị trường lao động, điều này không có nghĩa là sự khác biệt các đặc điểm không tạo ra phân biệt. Thường thì lao động nữ có ít kinh nghiệm công tác hơn nam giới vì phụ nữ thường xuyên phải rời khỏi thị trường lao động – thai sản – và người sử dụng lao động ngần ngại tuyển lao động nữ hoặc ký hợp đồng dài hạn. Phân tách trên đây thường được sử dụng trong các nghiên cứu từ những năm 1970. Khó khăn chủ yếu là có thể xác định trước «tiêu chuẩn» không phân biệt năng suất, các đặc điểm cá nhân và sử dụng chuẩn này để đo lợi thế của lao động nam, bất lợi của lao động nữ và phần chênh giữa các đặc điểm. Ví dụ với giả thiết có phân biệt về lương, nam giới có thể nhận được lương cạnh tranh hơn – lao động nam được trả lương theo năng suất lao động cận biên của mình – nhưng lao động nữ thường được trả lương ít hơn. Trong trường hợp này, nguyên tắc hay tiêu chuẩn

trả công không phân biệt chính là nguyên tắc áp dụng cho lao động nam. Trong phương trình đầu tiên, khoảng cách năng suất được tính theo trọng số trung bình các đặc điểm của lao động nữ và khoảng cách các đặc điểm được tính theo trọng số năng suất của lao động nam tương ứng. Tuy thế, chúng ta cũng có thể ở vào trường hợp có ưu đãi đối với lao động nam, ở đó lao động nữ sẽ nhận được lương ưu đãi nhưng lao động nam lại được trả lương nhiều hơn. Trong trường hợp này, tiêu chuẩn phi phân biệt là tiêu chuẩn áp dụng cho lao động nữ. Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng việc lựa chọn trọng số có thể có tác động lớn đến kết quả phân tách. Có thể đưa ra nhiều trọng số khác nhau, nhất là phương pháp của Reimers (1983) và Cotton (1988). Trong nhiều nghiên cứu mới đây, các tác giả sử dụng trọng số theo khuyến cáo của Neumark (1988), tác giả này đề xuất sử dụng tiêu chuẩn phi phân biệt là kết quả ước lượng của hàm thu nhập của toàn bộ tổng thể nghiên cứu bao gồm cả hai giới. Phân tách thu nhập trung bình bao gồm ba phần:

ln wm – ln wf = ß* ( xm – xf ) + [( ßm – ß* ) xm + ( ß* – ßf ) xf ] Phần khác biệt giải thích được

- Phần đầu của vế phải là phần «giải thích được» chênh lệch lương, sử dụng trọng số là năng suất trung bình của tổng thể mẫu. - Phần thứ hai của vế phải là phần tăng thêm năng suất của các đặc điểm dành cho lao động nam so với tiêu chuẩn.

Phần không thể giải thích được hoặc do có phân biệt - Phần thứ ba của vế phải là phần giảm đi của năng suất các đặc điểm dành cho lao động nữ. Tổng phần thứ hai và thứ ba là tổng phân biệt về lương.

[190] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Ví dụ dưới đây về các thủ đô của Tây Phi sử dụng phương pháp phân tách để ước lượng khoảng cách giới tính và dân tộc.

Chênh l ch thu nh p gi a hai gi i và các dân t c (so v i dân t c chi m a s ) t i các th ô kinh t c a tây Phi n m 2002-2003

41

Hình

Chênh lệch thu nhập giữa hai giới và các dân tộc (so với dân tộc chiếm đa số) tại các thủ đô kinh tế của Tây Phi năm 2002-2003

1.000

0.800

0.600

Gender earnings gap - Raw Gender earnings gap - With controls

0.400

Ethnic earnings gap - Raw 0.200 Ethnic earnings gap - With controls

Lo m e

m ia N

D ak ar

ey

o ak am B

A bi dj an

-0.200

O ua ga do ug ou

C ot on ou

0.000

-0.400

Ngu n : PARSTAT 1 -2-3 Surveys ; Nordman, Robilliard et Roubaud (2011). Nguồn: PARSTAT 1-2-3 Surveys; Nordman, Robilliard et Roubaud (2011).

Khoảng cách có giá trị lớn nhất (0,8) tương ứng với hiệu số thô – « raw gap », đại diện cho phần khác biệt lớn nhất cần nghiên cứu. Chúng tôi đã biểu diễn ở đây khoảng cách thu nhập theo giới và dân tộc, sự khác biệt về thu nhập được tính theo hàm lo-ga-rít. Liên quan đến khoảng cách theo giới tính, nam giới có mức thu nhập cao hơn 80% so với nữ giới. Cột biểu đồ có điểm chấm biểu diễn phần chênh lệch sau khi đã tầm soát các đặc điểm x. Chúng tôi đã lọc các hiệu ứng: phần giải thích được đã bị loại bỏ và chúng ta đo lường phần không giải thích được trong tổng chênh lệch. Chúng ta có một biểu đồ nhỏ hơn khi quan sát chênh lệch được điều

chỉnh theo đặc điểm cá nhân phân theo giới tính và dân tộc. Người ta có xu hướng phân tích biểu đồ này như là biểu đồ biểu diễn phân biệt, nhưng các bạn cần hiểu nó chỉ là phần không giải thích được. Nếu như chúng ta quan sát chênh lệch dân tộc, chênh lệch gần như không có ngay cả khi ta chỉ đo lường nó một cách nhanh chóng. Chênh lệch này càng nhỏ hơn khi ta điều chỉnh nó vì khi ta tính đến sự khác biệt các đặc điểm (giáo dục, kinh nghiệm) giữa các lao động dân tộc thiểu số và đa số làm việc tại các thủ đô của Tây Phi, chúng ta gần như không quan sát thấy khác biệt về thu nhập trung bình.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[191]


Bài tập thực hành bắt đầu được tiến hành từ giữa buổi sáng và kéo dài đến hết ngày học. Mục tiêu đề ra là ứng dụng các phần học lý thyết do thầy Christophe Jalil Nordman giảng: tính toán hàm lo-ga-rít thu nhập theo giờ hoặc tháng theo giới tính và dân tộc – trên cơ sở xử lý số liệu thống kê mô tả của cuộc điều tra lao động và việc làm. Học viên xác định các biến giải thích gắn với việc trả thù lao trên thị trường lao động. Ví dụ. Trên cơ sở hồi quy tách biệt theo giới tính, lớp học chuyên đề nêu rõ một vài đặc điểm về tình hình tại Việt Nam: - Năng suất giáo dục thấp hơn đối với nữ; - Khác với nam giới, biến dân tộc bất lợi cho nữ - chất lượng điều chỉnh, trên cơ sở các biến đưa vào, cho thấy có thể giải thích được tới 40% phương sai lương của nữ giới; - Đối với nam, việc có con nhỏ dưới bốn tuổi không có tác động đến mức thu nhập nhận được – phép thử ý nghĩa của hệ số khác không, khoảng tin cậy xác suất ở ngưỡng 90%. Đối với nữ, khi cố định tất cả các đặc điểm khác (kết hôn, dân tộc, nơi ở, thành phần gia đình, trình độ học vấn, kinh nghiệm), khi phụ nữ có con nhỏ tuổi – so với một phụ nữ khác không có con – thì thu nhập thấp hơn; nếu ta so sánh hai lao động nữ có cùng các đặc điểm, người có con nhỏ sẽ có mức lương thấp hơn. Cuối cùng, các học viên được nhắc lại những kết luận quan trọng trước khi bắt đầu làm việc theo nhóm trên cơ sở những dữ liệu điều tra của Việt Nam: - Triển vọng: đưa ra cách tiếp cận so sánh giữa phân tích trên quy mô khu vực và tình hình tại Việt Nam; - Phân tích về kinh tế và xã hội: phần mềm Stata cần phải phục vụ cả quá trình tư

duy và cần được sử dụng như một công cụ hữu hiệu; - Đảm bảo rằng kết quả điều tra lao động việc làm có thể cung cấp câu trả lời cho các vấn đề từng nhóm đưa ra trước khi bắt tay vào phân tích; - Tiến hành suy nghĩ hướng nghiên cứu bằng việc xây dựng các bảng đơn trên cơ sở số liệu thống kê mô tả trước khi làm các thao tác kinh tế lượng phức tạp.

Tài liệu tham khảo Nordman, C.J, A.S Robilliard., F Roubaud (2011), “Gender and Ethnic Earnings Gaps in Seven West African Cities”, Labour Economics, 18, Supplement 1, pp. S132S145.

Ngày học thứ năm, thứ sáu ngày 22/7

[192] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

Buổi sáng, các nhóm tiếp tục công việc đang làm từ hôm trước. Bài tập chủ yếu tập trung vào phương pháp luận từ những phân tích tình huống về việc làm và thu nhập, những khác biệt về giới và dân tộc tại các vùng khác nhau của Việt Nam, trong đó có so sánh ở cấp độ quốc gia: miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, cao nguyên Trung bộ, vùng Đông bắc và đồng bằng sông Cửu Long. Vào cuối ngày học, các kết quả thống kê được giới thiệu tại lớp chuyên đề được giới thiệu dưới đây đã được đưa ra thảo luận. Các nội dung đã được trình bày trong báo cáo thu hoạch vào ngày thứ bảy.


Bảng

37

Khác biệt về giới và dân tộc tại các vùng khác nhau của Việt Nam (1)

Vùng núi phía B c

ng b ng sông H ng

Mi n Trung

Cao nguyên

ông – Nam b

ng b ng sông C u Long

Vi t Nam

Dân s (%)

14.0

20.4

21.9

4.5

18.3

21.0

100

Dân s nông thôn (%)

82.2

74.3

79.8

74.9

47.2

79.3

72.7

20.2

13.2

21.8

22.3

23.2

40.0

24.0

8.7

11.3

10.0

7.2

7.4

4.8

8.1

Nhóm dân t c (%)

48.5

1.0

12.1

36.1

8.5

7.3

14.3

Dân s t 15 n 24 tu i (%)

19.7

17.6

17. 7

19.5

18.1

18.5

18.3

T l có vi c làm (%)

80.8

73.7

74.5

78.9

69.5

74.6

74.5

Trong s ph n

79.5

72.6

72.5

75.7

62.7

66.7

70.5

85.9

82.3

84.7

85.6

72.2

75.2

82.8

Tr

ng ti u h c (%)

Giáo d c (%)

ih c

Trong s các nhóm dân t c

Nguồn: Học viên lớp chuyên đề.

Bảng

38

Khác biệt về giới và dân tộc tại các vùng khác nhau của Việt Nam (2) Vùng núi phía B c

ng b ng sông H ng

Mi n Trung

Cao nguyên

ông –Nam b

ng b ng sông C u Long

Vi t Nam

T l th t nghi p (%)

1,1

1,7

2,1

1,3

2,7

2,2

2,0

Kho ng cách gi a các gi i (nam – n ) ; i m ph n tr m)

0,4

0,9

0,4

-0,7

-0,4

-0,7

0,1

Kho ng cách gi a các dân t c (Kinh và các dân t c khác ; i m ph n tr m)

1,1

-0,2

2,0

1,3

-0,4

0,4

1,3

T l không có (%)

vi c làm

1,8

6,7

6,0

6,5

2,9

5,6

4,9

Kho ng cách gi a các gi i ; i m ph n tr m)

0,3

-0,1

-0,9

1,2

0,5

-0,2

-0,1

Kho ng cách gi a các dân t c i m ph n tr m)

1,0

3,8

0,3

-3,7

-1,7

-4,3

1,0

S gi làm vi c

48,1

47,5

46,5

44,4

48,5

45,8

47,0

Kho ng cách gi a các gi i ; i m ph n tr m)

0,1

1,3

2,4

0,8

1,0

2,9

1,6

Kho ng cách gi a các dân t c; i m ph n tr m)

0,2

-2,0

2,7

3,1

0,6

-1,5

0,5

Nguồn: Học viên lớp chuyên đề.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[193]


Bảng

39

Khác biệt về giới và dân tộc tại các vùng khác nhau của Việt Nam (3) Vùng núi phía B c

ng b ng sông H ng

Mi n Trung

Cao nguyên

ông – Nam b

ng b ng sông C u Long

Thu nh p th c t tính theo gi ( n v nghìn ng)

3820

4756

4196

7546

7465

5994

5358

Vi t Nam

N = % nam

84,8

74,9

74,7

90,6

83,5

78,8

78,3

Dân t c = % Kinh

57,9

65,7

55,5

76,9

84,0

81,7

65,8

Vi c làm phi chính th c (%)

89

84

89

90

74

91

86

Kho ng cách gi a các gi i (nam – n ) ; i m ph n tr m)

-1

-1

-2

-1

1

0

0

Kho ng cách gi a các dân t c (Kinh và các dân t c khác ; i m ph n tr m)

-12

-8

-8

-9

-16

-4

-10

Làm nhi u ho t

ng (%)

25

24

26

14

5

12

18

Kho ng cách gi a các giới (nam – nữ) ; điểm phần trăm)

-6

-5

-3

1

1

5

-2

Kho ng cách gi a các dân t c (Kinh và các dân t c khác ; i m ph n tr m)

-6

-2

0

-6

-1

-3

-6

Nguồn: Học viên lớp chuyên đề.

[194] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Danh sách học viên HỌ VÀ TÊN

NƠI CÔNG TÁC

CHUYÊN NGÀNH

Angelelli Alix

Cơ quan phát triển Pháp AFD

Kinh tế

Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ Viện Kinh tế Việt Nam

CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU Thực tập sinh hỗ trợ hoạt động và phân tích kinh tế

EMAIL alix.angelelli@ sciences-po.org

Xã hội học

Di động xã hội vùng Nam bộ

binhdig@gmail.com

Kinh tế

Nghèo đói, phát triển nông thôn

maidth@vie.org.vn

Viện Dân tộc học

Gia đình dân tộc thiểu số

Mối quan hệ trong gia đình

Lê Anh Tuấn

Học viện Khoa học xã hội

Xã hội học

Chính sách công

Lê Thị Hồng Hải

Viện Gia đình và Giới

Giới và gia đình

Vai trò của người con trong chăm sóc cha mẹ: sự khác biệt giới

Đào Quang Bình Đào Thị Hoàng Mai Hoàng Phương Mai

Nguyễn Thị Hải Yến Nguyễn Thị Thanh Xuyên Nguyễn Thị Văn Nguyễn Thị Yên Phạm Quang Linh Phạm Thị Cẩm Vân Roeungdeth Chanreasmey Sayaveth Chintala Sous Sinoun Tạ Hữu Dực Trần Phương Nguyên

Trung tâm dân số huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Viện Phát triển bền vững vùng Trung bộ

Dân số Nhân học giới và phát triển

maihp147@ gmail.com leanhtuangass@ gmail.com honghai.ifg@ gmail.com

Bình đẳng giới trong dân số nguyenthihaiyen83@ và phát triển gmail.com Bất bình đẳng giới của người dân tộc thiểu số

xuyenthanh27@ gmail.com

Phụ nữ Việt Nam di cư sang vanlinh57@ các nước châu Á gmail.com Tổng cục Dân số Bất bình đẳng giới của nguyenyenhsph@ Kế hoạch hóa Dân số người dân tộc thiểu số tỉnh gmail.com gia đình Bắc Kạn Đánh giá tác động xã hội; Tri thức địa phương trong sử pqlinh@yahoo.com Viện Dân tộc học Nhân học phát triển dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên Vai trò của người phụ nữ Dân tộc học, Hmông trong phát triển ptcv_84@yahoo.com Viện Dân tộc học sinh thái, môi trường mô hình kinh tế hộ gia đình Học viện công nghệ Kinh tế Kinh tế và nhân học xã hội reasmey@itc.edu.kh Campuchia Chống bạo hành phụ nữ mam25_ch@ Đại học Khoa học Luật trong luật của Lào yahoo.com Jean-Moulin Lyon 3 Đại học Hoàng gia Quyền cơ bản: bình đẳng sous_sinoun@ Luật và khoa học Khoa học Luật nam - nữ tại Campuchia yahoo.com kinh tế Campuchia Dân tộc thiểu số, Biến đổi gia đình người Tày taducvdt@ Viện Dân tộc học gia đình ở Lạng Sơn yahoo.com Viện Phát triển Sự phân biệt giới trong minhphuong2k5@ bền vững vùng Ngôn ngữ, văn hóa tiếng Chăm yahoo.com Nam bộ Viện Xã hội học

Xã hội học

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[195]


HỌ VÀ TÊN Trần Thanh Thủy Võ Nữ Hạnh Trang

NƠI CÔNG TÁC Viện Phát triển bền vững vùng Trung bộ

CHUYÊN NGÀNH

CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU

EMAIL

Văn hóa, xã hội

Vấn đề đa dân tộc ở miền Trung Việt Nam

tranthanhthuy84@ gmail.com

Đại học Đồng Nai

Văn hóa

Giới và văn hóa gia đình

vohanhtrang@ gmail.com

Khoa học Luật

Chính thức hoá những hành vi trong luật công chứng: nghiên cứu so sánh sửa luật của Lào và của Việt Nam

bouabane2006@ yahoo.com

Vondonedeng Đại học Bouabane Jean-Moulin Lyon 3

[196] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


2.2. Tiểu sử: từ điều tra định lượng đến phân tích Philippe Antoine – CEPED-IRD et LARTES, Mody Diop – Tổng cục Thống kê và dân số quốc gia Senegal, Andonirina Rakotonarivo – Trường Đại học Thiên chúa giáo Louvain

Việc thu thập tiểu sử thông qua biên soạn bảng hỏi đặc thù giúp thâm nhập vào một thực tế phức tạp, qua rất nhiều giai đoạn. Từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, cá nhân trải qua những tình trạng khác nhau theo tùy theo quy trình tương tác ảnh hưởng tới lộ trình của mình. Bảng hỏi thường được sử dụng là một bảng hỏi gồm nhiều mục, ghi lại những giai đoạn chính trong cuộc đời của mỗi người được điều tra. Nguyên tắc của bảng hỏi tiểu sử là nhấn mạnh vào những mặt khác nhau của cuộc đời cá nhân cùng những thay đổi theo thời gian và xác định thời gian theo trí nhớ. Nhờ đó mà so sánh được quá trình của những thế hệ khác nhau. Một trong những đặc thù của cách tiếp cận tiểu sử là kết hợp những yếu tố thời gian trong phân tích, thời gian của cá nhân và thời gian của tập thể, những thay đổi của bối cảnh và các thời kỳ lịch sử. Lịch sử của cá nhân được lồng trong lịch sử của gia đình và của cộng đồng xung quanh và chung hơn nữa là của một xã hội rộng lớn hơn. Một trong những thách thức của cách tiếp cận tiểu sử, thông qua cả định tính và định lượng, là kết hợp được trong quan sát, phân tích và diễn giải, những mức độ khác nhau này. Lớp chuyên

đề này sẽ giới thiệu những dữ liệu theo chiều dọc, những kỹ thuật cơ bản của phân tích tiểu sử, giúp các học viên xây dựng những chỉ số theo chiều dọc, làm quen với các kỹ thuật phân tích tiếu sử sâu hơn. Mục tiêu chung là cung cấp một khóa đào tạo thực hành phân tích tiểu sử thông qua sử dụng phần mềm Stata, đặc biệt phù hợp để quản lý các hộp phiếu (tệp tin) tiểu sử và phân tích chúng. Chúng tôi sẽ chỉ ra toàn bộ quy trình thực hành, từ khâu thiết kế điều tra và bảng hỏi, qua bước chuẩn bị tệp tin dữ liệu đến phân tích sâu.

Nội dung lý thuyết và thực hành - Xác định thời gian và sự kiện - Đối tượng trong diện rủi ro, giai đoạn quan sát và thời kỳ - Khái niệm đường cắt trái và phải (tác động của di cư) - Chuẩn bị hộp phiếu tiểu sử phân tích - Các bảng sống sót của Kaplan-Meier - Mô hình hồi quy logistic (khái niệm phương thức quy chiếu và rủi ro liên quan, phương trình và diễn giải, mặc định thời gian)

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[197]


- Mô hình bán tham số Cox – sự kiện được coi là biến phụ thuộc trong một mô hình hồi quy, khái niệm tính tỷ lệ, các biến độc lập hàm thời gian.

Giới thiệu giảng viên và học viên (xem lý lịch giảng viên, danh sách học viên ở cuối chương)

Các dữ liệu sử dụng

Vì sao chúng ta sử dụng Stata?

Lớp chuyên đề này nhằm giới thiệu các kỹ thuật cơ bản trên hai bộ dữ liệu giới thiệu hai phương pháp thu thập thời gian khác nhau. Loạt dữ liệu đầu tiên rút ra từ một mẫu từ cuộc điều tra « Hội nhập đô thị » được thực hiện ở châu Phi (Lomé) năm 2000 trên một mẫu gồm 2536 cá nhân. Các sự kiện nhà ở, nghề nghiệp, hôn nhân và sinh đẻ được thu thập theo thời gian xảy ra. Loạt dữ liệu thứ hai rút ra từ điều tra của dự án MAFE - Di cư từ châu Phi sang châu Âu - thu thập vào năm 2009, điều tra những người Congo di cư sang Bỉ. Những sự kiện liên quan đến các lộ trình khác nhau, nhà ở, di cư, hôn nhân và gia đình, được ghi lại theo năm. Mô hình hồi quy cũng đã được thử nghiệm trên những dữ liệu này.

Vào cuối những năm 1980 khi bắt đầu có những cuộc điều tra tiểu sử đầu tiên, máy vi tính có bộ nhớ rất nhỏ. Phần mềm SPSS đòi hỏi có một hệ thống tin học quan trọng và cũng chưa có hiệu năng cao. Trong khi đó thì Stata xử lý những dữ liệu trên bộ nhớ chính. Mặt khác, phần mềm này cho phép làm việc « đa dòng » - từ một điều tra theo chiều ngang truyền thống người ta thu được một hộp phiếu, mỗi dòng thể hiện một người. Lịch sử cuộc đời của một cá nhân, bản thân nó, được chứa trong nhiều dòng: mỗi thay đổi trong cuộc đời được thể hiện trong một dòng mới. Cuối cùng Stata có những lệnh đặc thù cho phân tích tiểu sử. Thiết kế của phần mềm này có tính cộng đồng: nếu một nhà nghiên cứu phát triển những công cụ mới, anh ta sẽ gửi chúng lên và cộng đồng những người sử dụng có thể khai thác.

Thống kê và tin học Việc sử dụng thống kê toán được sử dụng ít nhất, mục tiêu trước hết là làm quen với những khía cạnh thực hành phân tích

(Nội dung gỡ băng) Ngày học thứ nhất, thứ hai ngày 18/7 [Philippe Antoine] Mục tiêu của lớp chuyên đề của chúng ta là thu thập những kỹ thuật phân tích tiểu sử bằng phần mềm Stata. Trọng tâm của khóa học dựa trên các bài tập thực hành.

Trước hết, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những loại điều tra tiểu sử khác nhau, sau đó chúng ta sẽ kiểm tra phiên bản 9 của phần mềm Stata đã được cài đủ chưa. Làm thế nào để có thể định lượng hóa các tiểu sử? Làm thế nào để chuyển từ việc thu thập các sự kiện cuộc đời của một cá nhân như ta có thể thu thập sang phiếu Ageven trên hộp phiếu? Việc phân tích những điều tra tiểu sử đòi hỏi phương pháp và hiểu rõ việc xây dựng hộp phiếu. Cần thiết kế bảng hỏi một cách rõ ràng, phần kỹ thuật hay việc đưa ra kết quả không quá phức tạp khi ta hiểu logic của loại hình điều tra này. Trong khóa học, chúng tôi

[198] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


đề nghị các bạn chú ý tới một lỗi thường gặp: thực hiện những cuộc điều tra tiểu sử không đúng khi không làm chủ dữ liệu nên trộn lẫn những phần thuộc về tiểu sử và không phải là tiểu sử. Nhiều người trong số các bạn đã sử dụng khái niệm lộ trình cuộc đời. Tùy theo các bảng hỏi sử dụng trong một cuộc điều tra, cần phải tính đến tất cả những gì có thể thay đổi trong suốt cuộc đời và có thể xác định thời gian của những thay đổi đó. Chúng ta không thể trong cùng một cuộc điều tra vừa đặt câu hỏi về những gì có thể thay đổi, chẳng hạn tình trạng nghề nghiệp, vừa lập mối liên quan với những thứ mà chúng ta không thể ghi lại sự tiến triển theo thời gian, ví dụ như nơi ở nếu chúng ta quên không thu thập lộ trình di cư. Một cuộc điều tra tiểu sử phải được thiết kế trong một tổng thể. Ví dụ, ở châu Phi, những tôn giáo mới xuất hiện và các cá nhân có thể thay đổi nhiều tôn giáo trong suốt cuộc đời mình. Tư duy theo lối tiểu sử là phải phân tích tất cả những thay đổi trong các giai đoạn trong cuộc đời của cá nhân, điều đó phải được đưa vào khi thiết kế bảng hỏi. Hoặc trình độ học vấn cũng thay đổi trong cuộc đời: một người đang có trình độ đại học thì vào tuổi 15 chưa đạt được trình độ này. Chúng ta cần chú ý đến một điểm nhạy cảm khác. Điều tra tiểu sử, là định tính và trên một mẫu lớn, nên cần đến các điều tra viên. Thời gian đào tạo điều tra viên cần đủ dài để tạo một giao thoa tốt giữa những gì được thiết kế ra và những gì tiến hành trên thực địa. Một bảng hỏi dù tốt cũng không mang lại kết quả nếu những điều tra viên không nắm vững. Điều này là rất cần thiết cho chất lượng của điều tra tiểu sử. Các điều tra viên chuyên nghiệp, do đã quen với điều tra theo chiều ngang, thường bối rối trước việc thu thập

theo chiều dọc và cần được đào tạo để làm chủ những kỹ năng mới. Những cuộc điều tra này dựa rất nhiều vào việc xác định thời gian của các sự kiện. Nếu các thời điểm được thu thập tốt, bước khai thác và xây dựng tệp tin sẽ rất thuận lợi. Cần phải tập trung vào việc thu thập tốt các ngày tháng tại thực địa, hơn là để sau đó phải sửa trên máy vì đây là một công việc chán ngắt và dễ nản lòng. Việc hợp nhất các dữ liệu theo thời gian sẽ tương đối dễ nếu các hộp phiếu sạch. Khi phân tích tiểu sử, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Mỗi câu hỏi tương ứng với một quan niệm đòi hỏi phải xác định tổng thể trong diện trải qua sự kiện là ai, sự kiện nào cần nghiên cứu, bao giờ sự kiện bắt đầu, thời gian nào được đo lường, v.v. Hãy xem một ví dụ. Nếu tôi nghiên cứu về ly hôn, tôi sẽ không phân tích tất cả những người trong mẫu của tôi mà chỉ những người có thể liên quan. Vậy lát cắt nào của tổng thể sẽ có nguy cơ ly hôn? Chỉ những người đã kết hôn và đang trong hôn nhân có nguy cơ ly hôn. Tôi sẽ phải xem xét khía cạnh pháp lý của thuật ngữ (đã làm thủ tục ly hôn) hay theo tuyên bố của các cá nhân rằng họ đã ly thân với vợ (chồng)? Tất cả tùy thuộc vào vấn đề nghiên cứu của chúng ta và cách thức thể hiện hôn nhân và cắt đứt hôn nhân trong cộng đồng chọn nghiên cứu. Sự kiện được xem xét tùy theo mục tiêu nghiên cứu: việc rời nơi ở chung, ngày bắt đầu thủ tục ly hôn, v.v. Thời gian nào sẽ được tính đến? Là thời gian kể từ ngày bước chân vào cuộc hôn nhân cho đến khi bắt đầu thủ tục ly hôn, chứ không tính từ ngày sinh. Như vậy chúng ta tính quãng thời gian đã trôi qua kể từ ngày người đó bắt đầu bước vào diện có nguy cơ (từ ngày kết hôn) tới ngày sự kiện xảy ra. Như vậy, một người không ly hôn cũng vẫn

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[199]


có thông tin liên quan: chúng ta xem xét thời gian trong tình trạng hôn nhân cho đến thời điểm quan sát (thường là ngày điều tra). Phương pháp này cho phép mô tả lịch của ly hôn. Một giai đoạn sau sẽ cho phép xem tạo mẫu phân tích sự kiện này thế nào và hiểu nguyên nhân của nó nhờ vào những phân tích hồi quy. Thực tế là, vào lúc điều tra chúng tôi thu thập thông tin về nhà ở, nghề nghiệp, sinh con của cá nhân được điều tra và các hoạt động các con của người này. Rất nhiều phân tích có thể được tiến hành, và đối với mỗi phân tích thì lịch được sử dụng, tổng thể chịu nguy cơ và sự kiện là khác nhau. Nếu chúng ta phân tích thời gian thất nghiệp kể từ khi học xong, điểm xuất phát là thời điểm kết thúc học; quãng thời gian được tính là từ lúc nhận bằng đến khi có được việc làm đầu tiên – và chúng ta có thể tính chi tiết hơn: ngày tuyển dụng, ngày đầu đi làm. Giai đoạn thất nghiệp sau khi học xong này được phân tích khác với giai đoạn thất nghiệp sau khi mất việc làm đầu tiên. Tổng thể chịu nguy cơ sẽ là tất cả những người đã mất việc làm đầu tiên. Quãng thời gian tính đến là từ khi mất việc đến khi tìm lại được một việc mới. Mỗi câu hỏi có các khái niệm liên quan: tổng thể chịu nguy cơ, nguy cơ, thời gian. Thời gian cho mỗi phân tích cũng không giống nhau: phải tìm thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc và độ dài thời gian. Đặng Ngọc Hà Thầy nói rằng điều tra tiểu sử sai là điều tra trộn lẫn giữa những yếu tố thuộc về tiểu sử và những yếu tố không phải là tiểu sử. Xin thầy giải thích và cho ví dụ. [Philippe Antoine] Chúng ta hãy xem xét điều tra dân số và sức khỏe. Một số cuộc điều tra thu thập các thông

tin tiểu sử sinh đẻ của phụ nữ nhưng không cần biết đến đời sống nghề nghiệp của họ. Những phụ nữ 45-50 tuổi ngày nay có tình trạng nghề nghiệp khác hẳn với tình trạng nghề nghiệp của phụ nữ cách đây 20 năm. Chúng ta không thể xem xét sự liên quan giữa việc sinh con đầu tiên và hoạt động nghề nghiệp hiện tại. Không thể thiết lập mối liên hệ giữa những sự kiện xảy ra trong quá khứ với những đặc điểm hiện tại của cá nhân. Ví dụ khác từ một luận án tiến sĩ. Nghiên cứu sinh này quan tâm đến đời sống tình dục của các thiếu nữ tại một nước Trung Phi. Ở nước này, quan hệ tình dục từ rất sớm, khoảng 13 hay 14 tuổi. Nghiên cứu lập mối liên hệ giữa trình độ học vấn và việc quan hệ tình dục sớm. Vấn đề là chỉ có trình độ học vấn vào thời điểm điều tra được tính đến. Tác giả đã kết luận một cách sai lầm rằng những người có trình độ đại học thì quan hệ tình dục muộn hơn. Điều đó là hiểu sai vì một người ở tuổi 13-15 không thể biết rằng vào lúc 25 tuổi cô ta sẽ có được bằng tiến sĩ! Không thể suy ra là một người có bằng tiến sĩ lúc 25 tuổi thì bắt đầu quan hệ tình dục muộn hơn người không đi học đại học. Không phải vì có bằng tiến sĩ mà ở tuổi vị thành niên không có quan hệ tình dục! Cần phải có sự gắn kết về thời gian giữa những thông tin thu thập về đời sống tình dục và lộ trình học tập. [Andonirina Rakotonarivo] Những dữ liệu của điều tra có thể bao gồm một phần tiểu sử và một phần theo chiều ngang. Tuy nhiên cần cẩn trọng khi diễn giải. Ta không thể giải thích một sự kiện đã xảy ra cách đây 10 năm bằng những dữ liệu theo chiều ngang của hiện tại. Chúng ta hãy xem điểm đầu tiên. Có hai loại dữ liệu định tính:

[200] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


- Những dữ liệu theo chiều ngang (cross section data): chúng cung cấp những thông tin chi tiết về tình trạng hiện tại của tổng thể. Đó là những dữ liệu thu thập tại một thời điểm cụ thể, vào ngày điều tra, và cung cấp thông tin về tình trạng của những người được điều tra tại thời điểm « t ». Nó đưa ra hình ảnh của tổng thể được điều tra vào thời điểm « t ». Về việc làm, chúng ta sẽ có ví dụ: loại hình việc làm, tỷ lệ tổng thể đang có việc làm vào thời điểm điều tra, v.v. Những dữ kiện này cung cấp ít thông tin về nguyên nhân: nguyên nhân có việc làm hay không có việc làm; - Những dữ kiện theo chiều dọc (longitudinal data) có tính đến thời gian và thuộc về những dữ liệu tiểu sử – những thông tin về sự tiến triển của các giá trị hay phương thức của các biến nghiên cứu theo dòng thời gian, là giai đoạn quan sát. Ví dụ, điều tra mọi người về lộ trình học hành và công việc từ khi họ 6 tuổi đến thời điểm điều tra. Như vậy ta biết được các hoạt động nối tiếp nhau mà họ đã trải qua, như trường học phổ thông, rồi đại học, rồi việc làm đầu tiên, sau đó thất nghiệp, tiếp đến là việc làm thứ 2 và cứ thế tiếp tục, cũng như độ dài thời gian các giai đoạn của những hoạt động này. Những dữ liệu này cho phép xác định ra lịch của các tình trạng mà mỗi cá nhân đã trải qua cho các biến khác nhau và như vậy nghiên cứu được mối quan hệ nhân quả trong những yếu tố khác nhau trên lộ trình của anh ta. Chúng ta hãy nhớ rằng một trong những nguyên tắc cơ bản của phân tích nhân quả là nguyên nhân có trước kết quả.

nghiên cứu về chuyển đổi kinh tế và xã hội của đại học Cheikh Ante Diop de Dakar, hợp tác với Chronic Poverty Research Center ở Anh và một số đối tác khác như IRD và UNICEF.

[Mody Diop]

- Những dữ liệu về quá khứ là những dữ liệu chung nhất trong khoa học xã hội – nghiên cứu « Khó khăn và nghèo kinh niên ở Senegal ». Các cá nhân được phỏng vấn chỉ

Chúng ta hãy xem ví dụ về cuộc điều tra « Khó khăn và nghèo kinh niên ở Senegal » được thực hiện giai đoạn 2008-2009 bởi cơ quan

Cuộc điều tra có cỡ mẫu là 1200 hộ gia đình, 2400 tiểu sử đã được thu thập. Trong mỗi hộ gia đình, 2 người được phỏng vấn, bảng hỏi bao gồm 9 mục: - Mục 1: thông tin xã hội - nhân khẩu - dân tộc, trình độ học vấn của cha mẹ, nghề nghiệp chính của người có trách nhiệm nuôi con, v.v. Những thông tin này không thay đổi theo thời gian, không phải là dữ liệu tiểu sử; - Mục 2: lịch sử về nhà ở. Chúng tôi theo dõi lộ trình nơi ở của các cá nhân từ khi họ sinh ra đến ngày điều tra; - Mục 3: một loạt các câu hỏi về học tập, học việc và hoạt động nghề nghiệp. Những mục khác liên quan đến đời sống hôn nhân, các con còn sống, sức khỏe, lịch sử của những người có ảnh hưởng, đời sống hiệp hội và cộng đồng. Cuộc điều tra này tập hợp các nhà xã hội học, nhân khẩu học, nhân học và cả những nhà thống kê và kinh tế. Nhờ vào cách tiếp cận tiểu sử, nghiên cứu này cho phép xác định được động lực của lĩnh vực giáo dục ở Senegal từ những năm 1940, cũng như hiểu được động thái của nghèo - nghèo kinh niên. [Andonirina Rakotonarivo] Những ngày tháng thu thập được cho mỗi đơn vị thống kê là một yếu tố căn bản của các dữ liệu sử dụng trong phân tích tiểu sử.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[201]


một lần, những thông tin thu thập từ đầu đời đến thời điểm phỏng vấn. Trong loại dữ liệu này, những thông tin theo chiều dọc khả dụng ngay từ khi điều tra kết thúc. - Những thông tin về tương lai được thu thập ở những điều tra nhắc lại – điều tra theo dõi hay điều tra theo mẫu liên tiếp, quan sát. Một mẫu các cá nhân được hỏi nhiều lần với những quãng cách thời gian đều đặn với cùng công cụ thu thập, cùng bảng hỏi. Bảng hỏi này thu thập những thông tin về quá khứ gần của các cá nhân – 12 tháng gần nhất chẳng hạn. Lần phỏng vấn tiếp theo có thể là 1 năm sau. Cần phải chờ một thời gian để thông tin trở thành thông tin theo chiều dọc, sau nhiều lần lặp lại điều tra. Những dữ liệu mà chúng tôi sử dụng trong khóa học này là về quá khứ: như những dữ liệu từ cuộc điều tra về hòa nhập đô thị tại Lomé do thầy Philippe Antoine và nhóm nghiên cứu tiến hành. Cũng như những dữ liệu của cuộc điều tra MAFE-Bỉ (Migration between Africa and Europe) (đã được giới thiệu tại phiên học toàn thể). Đó là những dữ liệu thu thập từ 279 người Congo định cư tại Bỉ năm 2010, trong khuôn khổ của một dự án nghiên cứu quốc tế bao gồm thông tin thu thập tại nhiều nước châu Phi và châu Âu. Bốn mục chính mà chúng ta sẽ sử dụng trong những dữ liệu MAFE là: nhà ở - mục này thuật lại lịch sử nơi ở của những người được hỏi từ khi sinh ra đến thời điểm điều tra; các hoạt động học hành nghề nghiệp; lịch sử gia đình, có nghĩa là lộ trình hôn nhân và sinh con; và cuối cùng lộ trình hành chính, quan sát theo tình trạng có giấy cư trú hợp pháp và giấy phép lao động cho những giai đoạn cư trú ở nước ngoài hay không.

[Philippe Antoine] Cần quay lại những khái niệm về các biến cố định và các biến thay đổi theo thời gian. Ví dụ, biến « tình trạng hôn nhân » thay đổi theo dòng thời gian, trong suốt cuộc đời người ta trải qua nhiều tình trạng khác nhau: độc thân, chung sống, kết hôn, ly hôn, v.v. Một số biến cố định: ngày sinh, giới tính – mặc dù tại một số nước người ta nói đến giới tính thứ ba, ví dụ như ở Thái Lan. Tiểu sử có thể đi tới đâu? Rất có thể vốn là giới tính nam từ ngày này đến ngày này rồi sau đó thay đổi giới tính. Điều thú vị trong tiểu sử của các cá nhân là người ta cũng có thể nghĩ rằng mình là sản phẩm của cha mẹ. Ta cần có những thông tin về tái sản xuất xã hội. Từ đó đặt ra vấn đề về tiểu sử của một người khác trong tiểu sử. Trong mục 1 mà thầy Mody đã chỉ ra, có những câu hỏi về cha mẹ. Tính đến nguồn gốc xã hội của một người và cha mẹ người đó thế nào? Gần như không thể tập hợp trong cùng một thời gian tiểu sử của một cá nhân và tiểu sử của cha mẹ người đó. Thông thường trong loại hình điều tra này, cũng như trong các loại hình khác, để biết nguồn gốc xã hội ta sẽ đặt câu hỏi: « Nghề nghiệp của bố mẹ anh khi anh 15 tuổi là gì? Trình độ học vấn của bố mẹ anh khi anh 15 tuổi? ». Trong trường hợp này chúng ta không chắc chắn lắm vì câu trả lời là khó. Những nhầm lẫn có thể xảy ra: người được hỏi thường có xu hướng đưa ra nghề nghiệp là công việc cuối cùng của bố mẹ trước khi dừng làm việc. Và như vậy không thể đưa tất cả vào các dữ liệu tiểu sử định tính.

[202] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Hai học viên xung phong làm báo cáo tổng kết vào ngày thứ bảy. Thầy Philippe Antoine nói rõ báo cáo này là kết quả của cả lớp, và có thể sử dụng những slides mà giáo viên đã dùng trong tuần.

Bi u Hình

42 Tu i

Các nhóm được lập để làm bài tập thực hành. Ngoài giờ lên lớp, học viên được giao bài tập chuẩn bị cho buổi học sau. Chúng ta hãy xem biểu đồ Lexis để đo lường ba yếu tố thời gian: tuổi của cá nhân, một thời điểm, cách tiếp cận theo thế hệ.

Lexis

Biểu đồ Lexis Theo chi u ngang

Theo chi u d c

Th i gian và th i i m khi sinh ra

Nguồn: Ch. Vandeschrick, Viện Dân số, ĐH Thiên chúa giáo Louvain icampus.uclouvain.be/courses/LEXIS/document/Texte_impression/DL_Theorie.pdf .

Biểu đồ này cho phép biểu đạt ý nghĩ của chúng ta khi xây dựng hộp phiếu: chúng ta liên tục chuyển từ thước đo này sang thước đo khác và cả ba thước đo thời gian này được thể hiện trên hộp phiếu. Chúng ta thấy lại

thước đo chiều ngang – điều xảy ra tại một thời điểm nhất định, thước đo theo chiều dọc – điều tiến triển theo dòng thời gian, và thời gian từ khi sinh ra đến một thời điểm nhất định.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[203]


Hình

43

u Biểu đồBi Lexis (2)

Lexis (2)

Tu i

Th i gian Nguồn: Ch. Vandeschrick, Viện Dân số, ĐH Thiên chúa giáo Louvain

Chúng ta xác định ra một đường đời, sau đó ta có thể đưa vào tất cả những người thuộc cùng thế hệ. Dần dần theo thời gian, người đó sẽ già đi. Các nhà nhân khẩu học nói đến

Hình

44

Bi u

tuổi chính xác và tuổi tròn chẵn. Một người khi sinh ra là 0 tuổi và trong suốt năm đầu tiên của cuộc đời có tuổi tròn chẵn là 0.

Lexis. M t th i i m

Biểu đồ Lexis. Một thời điểm Tu i

Th i gian Nguồn: Ch. Vandeschrick, Viện Dân số, ĐH Thiên chúa giáo Louvain

[204] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Biểu đồ Lexis có điểm đặc biệt là có thể xác định một ngày tháng cụ thể.

Hình

45

Biểu đồ Lexis. Một tuổi chính xác

Tu i

3 tu i r

i

Th i gian

Nguồn: Ch. Vandeschrick, Viện Dân số, ĐH Thiên chúa giáo Louvain

Có thể xác định một tuổi hay những người có cùng tuổi vào những thời điểm khác nhau.

Hình

46

Biểu đồ Lexis. Xác định một sự kiện Tu i

Ch t lúc 3,5 tu i vào ngày 30/6/05

tuổi

Th i gian

Nguồn: Ch. Vandeschrick, Viện Dân số, ĐH Thiên chúa giáo Louvain

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[205]


Biểu đồ cũng cho phép xác định sự giao nhau của một tuổi và một ngày tháng. Chúng ta có thể thao tác động thái giữa ngày tháng

Hình

47

và tuổi. Chúng ta sẽ tính toán những quãng thời gian là những khoảng chênh giữa ngày tháng và tuổi.

Biểu đồ Lexis. Đường đời Tu i

Ch t

Sinh nh t l n 3

Sinh nh t l n 2 Sinh ra

Sinh nh t

u tiên Th i gian

Nguồn: Ch. Vandeschrick, Viện Dân số, ĐH Thiên chúa giáo Louvain

Đường đời của một người bắt đầu từ khi sinh ra đến khi chết đi qua những kỳ sinh nhật. Ý tưởng của bảng hỏi về biểu đồ là xác định

Hình

48

một số sự kiện mà chúng ta quan tâm trên đường đời này .

Biểu đồ Lexis. Một năm Tu i

Th i gian Nguồn: Ch. Vandeschrick, Viện Dân số, ĐH Thiên chúa giáo Louvain

[206] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Chúng ta cũng có thể xác định cả một năm…

Hình

Biểu đồ Lexis. Một tuổi tròn chẵn

49

Tu i

Th i gian Nguồn: Ch. Vandeschrick, Viện Dân số, ĐH Thiên chúa giáo Louvain

… hay một tuổi tròn chẵn, nghĩa là tuổi vượt qua ngày sinh nhật. Ví dụ trường hợp những

Hình

50

người có 2 tuổi tròn chẵn, có nghĩa là khoảng thời gian từ 2 tuổi đến 3 tuổi chính xác.

Biểu đồ Lexis. Một thế hệ

Tu i

Th i gian Nguồn: Ch. Vandeschrick, Viện Dân số, ĐH Thiên chúa giáo Louvain

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[207]


Khái niệm thế hệ trong ví dụ liên quan đến tất cả những người sinh ra trong cùng năm, họ thuộc về cùng một lứa. Khái niệm này có thể co giãn: ta có thể xếp tất cả những người trong cùng nhóm theo lát cắt 5 hoặc thậm chí là 10 tuổi với nhau. Việc lựa chọn lát cắt này tùy thuộc vào vấn đề nghiên cứu. Đối với những thước đo lớn của lịch sử, ta có thể nhóm thế hệ 10 năm một. Ngược lại, nếu nghiên cứu về giáo dục theo từng niên khóa ta sẽ chia lứa theo 1 năm – lứa hay thế hệ là

Các thông s trên bi u

Hình

51 Thông s

tương đương. Ví dụ ở Pháp, càng ngày người ta ngày càng hay yêu cầu các trường đại học theo dõi xem từng lứa sinh viên làm gì sau khi ra trường. Mỗi năm đều có một lứa sinh viên tốt nghiệp, 2006 rồi 2007, v.v. Những sinh viên này ra trường cùng năm nhưng họ không cùng tuổi. Chúng ta sẽ gặp lại sự phân biệt này trong phân tích: đôi khi chỉ cần tập trung vào yếu tố tuổi. Đối với loại hình phân tích khác, người ta lại quan tâm đến những cá nhân trải qua cùng sự kiện vào cùng năm.

Lexis. T ng h p

Thông số biểu đồ Lexis. Tóm tắt Chính xác

Ng t quãng

Ngày

N m

Th i gian

Tu i

Th i i m sinh ra

Tu i tròn ch n

Chính xác

Ngày

N m

Nguồn: Tác giả

Bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu phiếu Ageven, một công cụ để thu thập ngày tháng tại thực

địa: xác định mỗi sự kiện hoặc mỗi sự chuyển tiếp từ tình trạng này sang tình trạng khác.

[208] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bảng

40

Phiếu Ageven. Điều tra BIOMAD 1998

Nguồn: Antoine Ph; Bocquier.

Phiếu Ageven có mục đích là sắp xếp lại những sự kiện này so với những sự kiện khác. Không có thứ tự ưu tiên. Cách đơn giản nhất là bắt đầu bằng đời sống gia đình, nhưng cũng có thể dựa vào những sự kiện mà người được hỏi đặc biệt nhấn mạnh. Ý tưởng là phục hồi sự kiện này dựa trên sự kiện khác. Việc thu thập tiểu sử dựa trên việc xác định được rõ thời gian của các sự kiện mà cá nhân đã trải qua. Ít người nhớ được ngày tháng của các sự kiện đã trải qua. Nhưng ngược lại, sự kết nối các sự kiện trong gia đình thường được ghi nhớ. Loại sự kiện này rất có ích để định vị thời gian những sự kiện này so với những sự kiện khác. Nhìn chung, các cá nhân nhỡ rõ nhất ngày cưới, ngày sinh các con, v.v. Và thường thì phụ nữ nhớ tốt hơn nam giới. Chúng ta

cũng có thể lấy những điểm quy chiếu là ngày tháng của các sự kiện lịch sử. Điều tra tiểu sử BIOMAD giới thiệu một hệ thống ngày tháng và một hệ thống quãng thời gian, trước ngày điều tra. Phiếu này đưa ra ba loại hình thông tin về đời sống gia đình, nơi ở và nghề nghiệp. Đối với mỗi sự kiện, tháng xảy ra được ghi trong ngoặc đơn. Nhiều sự kiện có thể xảy ra trong cùng một năm. Trong những trường hợp cụ thể, vào năm 1990, ví dụ ghi nhận được sự kiện ly hôn người vợ đầu, một lần chuyển nhà và một lần thay đổi công việc. Vào tháng 3/1974, người này kết hôn với một phụ nữ tên là Marie. Tháng 7/1976, anh ta chuyển nhà đến thành phố khác; v.v. Ta liệt kê các sự kiện như kết

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[209]


hôn và thay đổi tình trạng – chuyển nơi ở; chuyển từ tình trạng độc thân sang có gia đình. Một trong những mục tiêu của cuộc điều tra này là nghiên cứu các giai đoạn của hôn nhân. Cột gia đình / tình trạng chỉ ra các hình thức kết hôn:

Có thể phê phán những điều tra tiểu sử ở điểm người được hỏi không thể đưa ra ngày tháng chính xác cho các sự kiện. Trên thực tế, tất cả tùy thuộc vào khả năng của điều tra viên để có thể định vị một sự kiện so với sự kiện khác đã được xác định.

- Hai người này kết hôn kiểu truyền thống vào năm 1974; - Năm 1978 họ kết hôn dân sự và tại nhà thờ; - Năm 1988, họ ly thân; - Đến năm 1990 họ mới chính thức ly hôn.

Cô Andonirina Rakotonarivo giới thiệu sơ bộ phần mềm Stata:

Chúng ta thay đổi phiếu cho phù hợp với những câu hỏi được đặt ra, có thể thêm cột tùy theo bảng hỏi. Nếu chúng ta nghiên cứu một xã hội có sự thay đổi nhiều về tôn giáo, có thể thêm một cột để ghi lại những lần cải đạo. Nếu chúng ta nghiên cứu về cuộc sống hội đoàn, chúng ta có thể thêm một cột để ghi lại những hiệp hội mà cá nhân đã và đang tham gia. Một trong những hạn chế là các sự kiện có thể có thời gian ngắn – xen kẽ giữa những khoảng thời gian ngắn có việc làm và thất nghiệp chẳng hạn. Vậy cần thu thập tất cả những sự kiện đó hay tổng hợp chúng bằng cách tạo ra một giai đoạn việc làm bấp bênh? Một lần nữa lại phải tùy theo vấn đề nghiên cứu. Nếu chúng ta nghiên cứu giai đoạn đầu của đời sống nghề nghiệp của một người thì sẽ tập trung vào một giai đoạn rất ngắn: từng tuần một. Nếu chúng ta tạo lại cả sự nghiệp thì những giai đoạn ngắn này sẽ không được xem xét và chúng ta có thể quyết định một cách tùy ý là chỉ thu thập những giai đoạn có việc và thất nghiệp có độ dài trên 6 tháng. Thước đo thời gian cần phù hợp với mục tiêu. Có hai loại hình thu thập chính: tính thời gian theo tháng và theo năm.

[210] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

- Bốn cửa sổ chính (đặt lệnh, các biến, kết quả, biểu thị) và dung lượng bộ nhớ của phần mềm; - Các hình thức làm rõ những dữ liệu thô; - Xử lý dữ liệu: tạo biến mới, mã lại, lập bảng chéo, v.v. Để trả lời cho những yêu cầu của học viên, lớp học tiếp tục với bài giảng của thầy Philippe Antoine về sự khác nhau trong hoạt động của bộ nhớ SPSS và Stata. Ngày học kết thúc với một bài tập thực hành ứng dụng với 6 biến trên 2048 quan sát để minh họa những phần lý thuyết trước. Mục tiêu là giúp học viên làm quen trong thao tác với phần mềm trước khi quay lại bảng hỏi của điều tra tiểu sử và việc thiết kế bảng hỏi.


Ngày thứ hai, thứ ba 19/7 Thầy Mody Diop bắt đầu ngày học bằng cách điểm lại những lệnh mà học viên đã tiến hành hôm trước trên Stata, để tránh những sai lệch kỹ thuật

2.2.1. Phiếu Ageven và bảng hỏi. Ví dụ bảng hỏi của Lome (Togo)

Trong phần sau, cô Andonirina sẽ giới thiệu với các bạn một loại tệp tin khác với mỗi dòng tương ứng với một năm.

[Philippe Antoine] Chúng ta sẽ đề cập đến điều tra tiểu sử theo hai mô hình điều tra. Những cuộc điều tra thực hiện cùng với các đồng nghiệp tại Togo là những điều tra theo mục: mỗi thay đổi tình

Bảng

41

trạng hay sự kiện tương ứng với một cột mới. Tệp tin bao gồm số dòng tương ứng với số lần thay đổi trong cuộc đời cá nhân. Những giai đoạn trong tệp tin này có quãng thời gian thay đổi – nếu một cá nhân không trải qua sự kiện nào trong vòng 10 năm thì 1 dòng biểu thị cho 10 năm của cuộc đời anh ta. Nếu 3 sự kiện nối tiếp cách nhau 6 tháng thì mỗi dòng biểu thị 6 tháng của cuộc đời.

Bảng hỏi ở Togo bao gồm nhiều mục: các đặc điểm của cá nhân, đời sống nghề nghiệp, nơi ở, đời sống hôn nhân và con cái.

Mục 1. Đặc điểm xã hội-nhân khẩu

M c 1: CÁC C I M DÂN S XÃ H I Nh n d ng |_1_| CHUNG |__|__|__| H GIA ÌNH |__|__| CÁ NHÂN |__|__| 101-102 Ngày sinh 103 Gi i tính 104 Tôn giáo khi sinh

Tháng |___|___| N m |___|___| Không bi t=20 Nam 1 2 N Không tôn giáo 0 Truy n th ng (V t linh,Vodou) 1 Thiên chúa giáo 2 c giáo (Tin lành, Presbytérienne, C Baptiste, Méthodiste, Assemblée de Dieu) 3 H i giáo 4 Thiên chúa giáo khác (nêu rõ) 5 ____________________________________ Khác (nêu rõ) 6 ____________________________________

1 105 Anh, ch ã bao gi thay i tôn Có Không 0 --->109 giáo t khi sinh? 106-107 Anh, ch ã thay i tôn giáo l n cu i cùng khi nào? Tháng |___|___| N m |___|___| Không bi t =20 108 Tôn giáo m i Không tôn giáo 0 1 Truy n th ng (V t linh, Vodou) Thiên chúa giáo 2 c giáo (Tin lành,giáo h i tr ng lão C Theo thuy t r a t i ng i l n, Dòng giáo l , Assemblée de Dieu) 3 4 H i giáo Thiên chúa giáo khác (nêu rõ) 5 ____________________________________ Khác (nêu rõ) 6 ____________________________________

109 Trình

h cv nc ab

Không có h c v n Ti u h c THCS (trung h c c s ) THPT (trung h c ph thông) ih c Không có h c v n và mù ch Tr ng c Tr ng Coran Không bi t

0 1 2 3 4 5 6 7 8

110 Ngh nghi p chính c a b khi anh, ch 15 tu i (hay tr c khi m t n u ông m t __________________________ |___|___|___| tr c khi anh, ch 15 tu i) (mô t c th ) 0 111 Trình h cv nc am Không có h c v n 1 Ti u h c THCS (trung h c c s ) 2 3 THPT (trung h c ph thông) ih c 4 5 Không có h c v n và mù ch 6 Tr ng c 7 Tr ng Coran 8 Không bi t 112 Ngh nghi p chính c a m khi anh, ch 15 tu i (hay tr c khi m t n u bà m t __________________________ |___|___|___| tr c khi anh, ch 15 tu i) (mô t c th ) 113 Dân t c : (ghi rõ) ____________________________|___|___| 114 Qu c t ch : (ghi rõ)) i n sau ph ng v n : 115 S c t m c 2 116 S c t

m c 23

117 S c t

m c 24

118 S c t

m c 25

Togo = 01 ____________________________|___|___|

|___|___| |___|___| |___|___| |___|___|

Nguồn: Antoine Ph, Beguy D, Kokou V.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[211]


Bảng M c 2 : L CH S

42

N I

Mục 2. Lịch sử nơi ở

|_2_| CHUNG |__|__|__| H

GIA ÌNH |__|__| CÁ NHÂN |__|__|

NG I H I: TRONG M C NAY B N PH I DI N M T C T CHO M I N I TRONG TH I GIAN L U TRU HÃY M M T C T M I. CHI U THEO PHI U AGEVEN D DI N CAC CAU H I T 201 D N Câu h i 201 S hi u c a th i k (xem AGEVEN) 202-203 Anh, ch n vào ngày nào (ho c anh, ch chuy n hình th c s h u vào ngày nào) t i n i này? 204 Nêu rõ n i

ó n m t i âu?

205 Nêu c th và vi t rõ n i âu?

C A NG

ID

C H I. TUY NHIEN N U TINH TR NG S

H U (CAU 216) THAY D I

R 01

R 02

R 03

R 04

R 05

|__|__|

|__|__|

|__|__|

|__|__|

|__|__|

|__|__| |__|__| Tháng N m NSP=20 1 Lomé (Th ô) Trong n c, nông thôn 2 3 Trong n c, ô th N c ngoài, nông thôn 4 5 N c ngoài, ô th NSP 8

|__|__| |__|__| Tháng N m NSP=20 Lomé 1 Trong n c, nông thôn 2 3 Trong n c, ô th N c ngoài, nông thôn 4 5 N c ngoài, ô th NSP 8

|__|__| |__|__| Tháng N m NSP=20 Lomé 1 Trong n c, nông thôn 2 3 Trong n c, ô th N c ngoài, nông thôn 4 5 N c ngoài, ô th NSP 8

|__|__| |__|__| Tháng N m NSP=20 Lomé 1 Trong n c, nông thôn 2 3 Trong n c, ô th N c ngoài, nông thôn 4 5 N c ngoài, ô th NSP 8

|__|__| |__|__| Tháng N m NSP=20 Lomé 1 Trong n c, nông thôn 2 3 Trong n c, ô th N c ngoài, nông thôn 4 5 N c ngoài, ô th NSP 8

__________________

__________________

__________________

__________________

__________________

này n m t i

i v i Lomé : khu ph i v i trong n c : t nh i v i n c ngoài : n c 206 Tình tr ng s h u c a anh, ch t i n i vào u th i k ? CH NHÀ 207 Anh, ch là ch nhà duy nh t c a n i này?

|___|___| |___|___| |___|___| |___|___| |___|___| nh nh nh nh nh Không có n i c Không có n i c Không có n i c Không có n i c Không có n i c (SDF) =98 (SDF) =98 (SDF) =98 (SDF) =98 (SDF) =98 i v i SDF, chuy n sang i v i SDF, chuy n sang i v i SDF, chuy n sang i v i SDF, chuy n sang i v i SDF, chuy n sang c t sau c t sau c t sau c t sau c t sau Ch nhà 1---> 207 1---> 207 1---> 207 1---> 207 1---> 207 Ch nhà Ch nhà Ch nhà Ch nhà Thuê nhà 2---> 210 Thuê nhà 2---> 210 Thuê nhà 2---> 210 Thuê nhà 2---> 210 Thuê nhà 2---> 210 nh 3---> 212 nh 3---> 212 nh 3---> 212 nh 3---> 212 nh 3---> 212 Mình tôi V (ch ng) tôi V (ch ng) tôi và tôi Tôi và thành viên khác trong gia ình V (ch ng) tôi và thành viên khác trong gia ình

1 2 3 4 5

Mình tôi 1 2 V (ch ng) tôi V (ch ng) tôi và tôi 3 Tôi và thành viên khác 4 trong gia ình V (ch ng) tôi và thành viên khác 5 trong gia ình

Mình tôi V (ch ng) tôi V (ch ng) tôi và tôi Tôi và thành viên khác trong gia ình V (ch ng) tôi và thành viên khác trong gia ình

1 2 3 4 5

Mình tôi V (ch ng) tôi V (ch ng) tôi và tôi Tôi và thành viên khác trong gia ình V (ch ng) tôi và thành viên khác trong gia ình

1 2 3 4 5

Mình tôi V (ch ng) tôi V (ch ng) tôi và tôi Tôi và thành viên khác trong gia ình V (ch ng) tôi và thành viên khác trong gia ình

1 2 3 4 5

Nguồn: Antoine Ph, Beguy D, Kokou V.

Mục này không mang tính tiểu sử. Nó cho phép thu thập những đặc điểm của cá nhân (giới tính, tháng và năm sinh, dân tộc, quốc tịch). Một số thông tin liên quan đến người thứ ba, như bố của Ego, trình độ học vấn và nghề nghiệp của ông ấy. Để xác định nghề nghiệp của người bố, chúng tôi đã cho phép ghi nhận nghề của ông khi Ego 15 tuổi. Và cũng làm như vậy đối với người mẹ.

Những đồng nghiệp người Togo của chúng tôi muốn biết về sự thay đổi tôn giáo trong suốt cuộc đời của cá nhân. Chúng tôi đã sử dụng biện pháp ghép bằng cách cho rằng chỉ có một lần thay đổi tôn giáo trong suốt cuộc đời – sự thay đổi chính ở Togo liên quan đến những nhà thờ Tin lành theo ảnh hưởng anglo-saxon.

[212] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Chúng ta sẽ xem sang phần thực sự có tính tiểu sử của bảng hỏi. Các bạn sẽ thấy ở đây thông tin được nhắc lại từ cột này sang cột khác, bởi vì cá nhân thay đổi nơi ở nhiều lần trong cuộc đời. Trong ví dụ, người này thay đổi 3 lần nơi ở nên có 3 cột, mỗi cột liên quan đến một nơi anh ta ở. Bảng hỏi này được điền sau khi điền phiếu Ageven. Ngày bắt đầu tại nơi ở đầu tương ứng với ngày sinh của cá nhân – nếu chúng ta xem trong ví dụ trên phiếu này sẽ là tháng 5/1952. Cá nhân này đổi nơi ở vào năm 1966; cột thứ 2 do vậy bắt đầu vào năm 1966, cột thứ 3 vào 1976 và cột thứ 4 vào 1990. Phiếu Ageven cho phép xác định có bao nhiêu cột phải điền: 4 cột cho nơi ở, 9 cột cho nghề nghiệp. Cuộc sống gia đình bao gồm hai mục: hôn nhân và con cái. Phiếu Ageven đã tóm tắt cho ta biết cuộc đời của cá nhân. Điều tra viên khi đã có phiếu này sẽ điền bảng hỏi dễ dàng hơn. Thomas Chaumont Để chuyển từ sự kiện trên phiếu Ageven sang cột, số lượng cột tương ứng với số lượng vợ (hoặc chồng) hay với số lần thay đổi tình trạng? [Philippe Antoine]

nhân khó hơn là việc có nhiều ngày tháng trong mục này. Ở đây tôi giới thiệu với các bạn những công cụ cuối cùng, nhưng cũng như mọi cuộc điều tra, cần phải suy nghĩ trước hết về vấn đề nghiên cứu. Bước thiết kế sẽ cần ý kiến của tất cả các thành viên của cuộc điều tra và nghiên cứu. Mỗi người sẽ nêu ra phần mình quan tâm và mình muốn thu thập được gì từ bảng hỏi. Khi thiết kế, phiếu Ageven được lập ra để tạo thuận lợi cho việc định vị thời gian. Bảng hỏi tiểu sử tương đối phức tạp, chỉ có thể thiết kế khi có ý kiến của cả nhóm và có thể áp dụng trực tiếp tại thực địa, dạng điều tra thử nghiệm đơn giản có thể được thực hiện để đánh giá. Một khi các công cụ đã được thử, điều tra viên bắt đầu bằng phiếu và tiếp tục với bảng hỏi. Hai mục theo cùng một logic: mục nhà ở và nghề nghiệp. Cột đầu tiên của mục nhà ở tương ứng với giai đoạn đầu của cuộc đời cá nhân, được bắt đầu từ ngày sinh; cột thứ hai bắt đầu vào ngày cá nhân rời nơi ở thứ nhất: ngày bắt đầu của giai đoạn hai là ngày kết thúc giai đoạn một. Chính quá trình diễn ra các sự kiện theo trật tự thời gian là đặc trưng của bảng hỏi tiểu sử

Trong trường hợp này, mỗi cột tương ứng với một người chồng/vợ . Điều làm cho mục hôn

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[213]


Bảng

43

Mục 2. Lịch sử nơi ở (2) 3 R 01

Câu h i

1 208 Làm th nào anh, ch ã có c ho c Th a k 2 c ph n ch y u cho vi c mua T chi tr chi tr Vay ngân hàng 3 hay xây nhà này? 4 Ti t ki m nhà 5 Gia ình cho 6 Gia ình cho vay Vay c a ban tr giúp 7 doanh nghi p Khác (nêu rõ) 9 ____________________ 1 Có, góp ti n 209 V (ch ng) c a anh, ch có tham gia Có, góp v t li u chi tr cho vi c mua hay(và) xây nhà này 2 xây d ng không? 3 Có, góp t Không 0 Chuy n sang 213 THUÊ NHÀ 1 Thuê n thu n 210 Lo i hình thuê nào ? Thuê bán 2 Thuê l i 3 tr 1 Tôi t 211 Ai tr ti n thuê và các chi phí ? 2 V (ch ng) 3 Hai v ch ng 4 B m Ng i s d ng lao ng5 Khác (nêu rõ) 9 ____________________ Chuy n sang 213 NH 212 Ai cho anh, ch nh ? Gia ình v (ch ng) 1 2 B /m Con 3 4 H hàng khác Ng i ngoài 5 6 K túc/doanh tr i 7 Ch doanh nghi p Khác (nêu rõ) 9

R 02

R 03

R 04

Th a k T chi tr Vay ngân hàng Ti t ki m nhà Gia ình cho Gia ình cho vay Vay c a ban tr giúp doanh nghi p Khác (nêu rõ)

1 Thuê n thu n Thuê bán 2 Thuê l i 3 1 Tôi t tr 2 V (ch ng) 3 Hai v ch ng 4 B m Ng i s d ng lao ng5 Khác (nêu rõ) 9 ____________________ Chuy n sang 213

1 Thuê n thu n Thuê bán 2 Thuê l i 3 1 Tôi t tr 2 V (ch ng) 3 Hai v ch ng 4 B m Ng i s d ng lao ng5 Khác (nêu rõ) 9 ____________________ Chuy n sang 213

1 Thuê n thu n Thuê bán 2 Thuê l i 3 1 Tôi t tr 2 V (ch ng) 3 Hai v ch ng 4 B m Ng i s d ng lao ng5 Khác (nêu rõ) 9 ____________________ Chuy n sang 213

1 Thuê n thu n Thuê bán 2 Thuê l i 3 1 Tôi t tr 2 V (ch ng) 3 Hai v ch ng 4 B m Ng i s d ng lao ng5 Khác (nêu rõ) 9 ____________________ Chuy n sang 213

Gia ình v (ch ng) B /m Con H hàng khác Ng i ngoài K túc/doanh tr i Ch doanh nghi p Khác (nêu rõ)

Gia ình v (ch ng) B /m Con H hàng khác Ng i ngoài K túc/doanh tr i Ch doanh nghi p Khác (nêu rõ)

Gia ình v (ch ng) B /m Con H hàng khác Ng i ngoài K túc/doanh tr i Ch doanh nghi p Khác (nêu rõ)

Gia ình v (ch ng) B /m Con H hàng khác Ng i ngoài K túc/doanh tr i Ch doanh nghi p Khác (nêu rõ)

1 2 3 4 5 6 7 9

____________________

Có, góp ti n Có, góp v t li u xây d ng Có, góp t Không Chuy n sang 213

1 2 3 4 5 6

R 05

1 Th a k 2 T chi tr Vay ngân hàng 3 4 Ti t ki m nhà 5 Gia ình cho 6 Gia ình cho vay Vay c a ban tr giúp 7 doanh nghi p Khác (nêu rõ) 9 ___________________ 1 Có, góp ti n Có, góp v t li u 2 xây d ng 3 Có, góp t Không 0 Chuy n sang 213

7 9 1 2 3 0

1 2 3 4 5 6 7 9

Th a k T chi tr Vay ngân hàng Ti t ki m nhà Gia ình cho Gia ình cho vay Vay c a ban tr giúp doanh nghi p Khác (nêu rõ) Có, góp ti n Có, góp v t li u xây d ng Có, góp t Không Chuy n sang 213

1 2 3 4 5 6 7 9 1 2 3 0

1 2 3 4 5 6 7 9

Th a k T chi tr Vay ngân hàng Ti t ki m nhà Gia ình cho Gia ình cho vay Vay c a ban tr giúp doanh nghi p Khác (nêu rõ) Có, góp ti n Có, góp v t li u xây d ng Có, góp t Không Chuy n sang 213

1 2 3 4 5 6 7 9 1 2 3 0

1 2 3 4 5 6 7 9

____________________

Nguồn: Antoine Ph, Beguy D, Kokou V.

Các câu hỏi thay đổi theo vấn đề nghiên cứu cần tìm hiểu. Những bảng hỏi giới thiệu ở đây chỉ là những ví dụ. Nhìn chung, cần phải xác định được thời điểm của các sự kiện, đặc điểm của chúng và thu thập được những thông tin đặc thù nhất theo những điểm mà ta muốn đào sâu. Trong ví dụ, rất nhiều câu hỏi về đặc điểm của nơi ở.

Học viên

Nhiều kỹ thuật được dùng trong bảng hỏi này.

Có phải số cột R01 đến R05 phụ thuộc vào số nơi ở mà cá nhân đã sống?

Bảng hỏi hầu như được mã hoá trước: đối với mỗi câu hỏi, điều tra viên sẽ khoanh tròn quanh mã tương ứng với câu trả lời. Nếu tôi xem câu hỏi 204 « Nêu rõ khu vực nơi ở », nhiều mã để chọn: trong nội thành của thủ đô, khoanh mã 1; vùng nông thôn, khoanh mã 2, v.v.

Câu hỏi 206 theo cách thiết kế khác: nhảy cóc. Ta hỏi về vị thế của cá nhân tại nơi ở và tùy theo câu trả lời mà điều tra viên sẽ hỏi sang những câu hỏi khác tương ứng với mỗi loại vị thế khác nhau, và rồi chuyển tiếp sang những câu hỏi khác.

[Philippe Antoine] Một cuộc điều tra rất tốn kém. Nếu một bảng hỏi nhiều chục trang được phát cho 2000 người thì tốn rất nhiều giấy! Chúng tôi cố dồn vào một trang giấy 5 nơi ở và có thêm những tờ giấy phụ đề phòng trường hợp cá nhân đã

[214] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


qua nhiều nơi ở hơn thế. Các cột chứ không phải các nơi ở được đánh dấu để có thể điền tất cả những phần bị quên nếu điều tra viên nhận ra rằng giữa nơi ở thứ nhất và thứ hai các thông tin chưa được đưa vào. Số của các cột là một phương tiện kiểm soát, nhưng ngày tháng chính xác thì quan trọng hơn đối với tệp tin tiểu sử. Tệp tin được xây dựng dựa trên ngày tháng chứ không phải từ các số thứ tự của cột, vốn đơn thuần là công cụ kiểm tra. Trân Thanh Hồng Lan Bảng hỏi bao gồm các câu hỏi mở: lý do của việc chuyển nơi ở? Nên đưa câu hỏi này vào bảng hỏi như thế nào để khai thác thuận tiện hơn?

Bảng

[Philippe Antoine] Có hai hệ thống: hoặc là một danh sách câu trả lời đã được mã hóa, đến tận 20 lý do; hoặc là để khoảng trống để viết câu trả lời và khi nhập dữ liệu sẽ mã hoá sau. [Andonirina Rakotonarivo] Trong cuộc điều tra về di cư, nhiều câu hỏi mở đã được ghi lại, nhất là về lý do di cư hoặc lý do chọn nước để di cư. Chúng tôi đã mã hóa các câu trả lời sau. Việc đặt câu hỏi mở là để cho người được điều tra tự do chọn lựa câu trả lời mà không bị ảnh hưởng. [Philippe Antoine] Bảng hỏi của chúng tôi không để cho điều tra viên sáng tạo gì nhiều: các câu hỏi đều đã được mã hoá từ trước, thu thập chính xác những thông tin của người được điều tra.

Mục 3. Học tập, học nghề, và hoạt động nghề nghiệp

44

VÀ I LÀM GIA ÌNH |__|__| CÁ NHÂN |__|__|

M C 3. – H C T P, H C NGH

|_3_| CHUNG |__|__|__| H

NG C P CU C S NG NGH NGHI P C A NG I I H I : M C NÀY VI C HO C M I V TRÍ TRONG DOANH NGHI P. HÃY I N CÁC CÂU H I T T 6 TU I TR I 301 S hi u th i k (xem AGEVEN)

A 01

A 02

A 03

A 04

A 05

|__|__|

|__|__|

|__|__|

|__|__|

|__|__|

302 T cu i k công vi c tr c n u k công vi c này là bao nhiêu tháng, hay b n ã m t bao nhiêu tháng không có vi c và tìm th y công vi c này? 303-304 B n b t nào

u công vi c này vào ngày

305 Th i k này là m t th i k :

TRÌNH H CV N 306 N u có i h c, t trình cu i th i k này?

nào vào

307 B n ã nh n b ng c p nào cao nh t vào cu i th i k này? ng) (Ghi b ng n c ngoài t ng

C H I, CHO M I N I , B N PH I I N ÍT NH T M T C T CHO M I TH I K 301 N 304 T PHI U AGEVEN C A I U TRA

S (n i th

tháng |__|__| S u h n 6 tháng hãy (n n m t c t cho th i k i t nghi p) th

tháng |__|__| S u h n 6 tháng hãy (n n m t c t cho th i k i t nghi p) th

tháng |__|__| S u h n 6 tháng hãy (n n m t c t cho th i k i t nghi p) th

CÔNG

tháng |__|__| u h n 6 tháng hãy n m t c t cho th i k t nghi p)

|__|__| |__|__| Tháng N m Không bi t=20 ih c 1---> 306 m 2---> 308 3---> 308 Th ng t t 4---> 308 H u trí Vi c nhà/ 5---> 308 N i tr Th t nghi p 6---> 308 Không i làm khác 7---> 308 B n/th c t p/h c ngh / giúp gia ình 8---> 309

|__|__| |__|__| Tháng N m Không bi t=20 ih c 1---> 306 m 2---> 308 3---> 308 Th ng t t 4---> 308 H u trí Vi c nhà/ 5---> 308 N i tr Th t nghi p 6---> 308 Không i làm khác 7---> 308 B n/th c t p/h c ngh / giúp gia ình 8---> 309

|__|__| |__|__| Tháng N m Không bi t=20 ih c 1---> 306 m 2---> 308 3---> 308 Th ng t t 4---> 308 H u trí Vi c nhà/ 5---> 308 N i tr Th t nghi p 6---> 308 Không i làm khác 7---> 308 B n/th c t p/h c ngh / giúp gia ình 8---> 309

|__|__| |__|__| Tháng N m Không bi t=20 ih c 1---> 306 m 2---> 308 3---> 308 Th ng t t 4---> 308 H u trí Vi c nhà/ 5---> 308 N i tr Th t nghi p 6---> 308 Không i làm khác 7---> 308 B n/th c t p/h c ngh / giúp gia ình 8---> 309

|__|__| |__|__| Tháng N m Không bi t=20 ih c 1---> 306 m 2---> 308 3---> 308 Th ng t t 4---> 308 H u trí Vi c nhà/ 5---> 308 N i tr Th t nghi p 6---> 308 Không i làm khác 7---> 308 B n/th c t p/h c ngh / giúp gia ình 8---> 309

Ti u h c 1 THCS 2 THPT 3 ih c 4 ào t o ngh 5 1 Không b ng c p CEPE/CEPD 2 BEPC 3 4 T t nghi p PTTH 5 B ng i h c CAP 6 BEPCM 7 Khác (nêu rõ) 9 ____________________

Ti u h c 1 THCS 2 THPT 3 ih c 4 ào t o ngh 5 1 Không b ng c p CEPE/CEPD 2 BEPC 3 4 T t nghi p PTTH 5 B ng i h c CAP 6 BEPCM 7 Khác (nêu rõ) 9 ____________________

Ti u h c 1 THCS 2 THPT 3 ih c 4 ào t o ngh 5 1 Không b ng c p CEPE/CEPD 2 BEPC 3 4 T t nghi p PTTH 5 B ng i h c CAP 6 BEPCM 7 Khác (nêu rõ) 9 ____________________

Ti u h c 1 THCS 2 THPT 3 ih c 4 ào t o ngh 5 1 Không b ng c p CEPE/CEPD 2 BEPC 3 4 T t nghi p PTTH 5 B ng i h c CAP 6 BEPCM 7 Khác (nêu rõ) 9 ____________________

Ti u h c 1 THCS 2 THPT 3 ih c 4 ào t o ngh 5 1 Không b ng c p CEPE/CEPD 2 BEPC 3 4 T t nghi p PTTH 5 B ng i h c CAP 6 BEPCM 7 Khác (nêu rõ) 9 ____________________

Nguồn: Antoine Ph, Beguy D, Kokou V.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[215]


Mục này trộn lẫn giữa công việc và học nghề. Việc bước vào đời sống nghề nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả giai đoạn thất nghiệp. Giống như trong mục trước, ta có thể thấy lại ngày tháng của từng giai đoạn – câu hỏi 303, 304. Câu hỏi 305 nêu đặc tính của giai đoạn. Nhiều đặc tính xuất hiện: 1.

Bảng

45

Học tập, 2. Ốm đau, 3. Thương tật, 4. Hưu trí, 5. Làm việc nhà, 6. Thất nghiệp, 7. Các hình thức không có việc khác, 8. Tất cả các hình thức làm việc – thực tập, làm hưởng lương, học nghề, v.v. Chúng ta thấy lại hình thức của bảng hỏi nhảy cóc tùy theo câu trả lời.

Mục 3. Học tập, học nghề, và hoạt động nghề nghiệp (2)

T 6 tu i tr i A 01 A 02 TÀI TR CHO NH NG NG I KHÔNG I LÀM Tr c p vi c làm Tr c p vi c làm 308 B n ã c tài tr nh th nào cho th i k này và khác 01 và khác 01 Ti n cho thuê nhà Ti n cho thuê nhà 02 02 ho c lãi ti t ki m ho c lãi ti t ki m 03 03 H c b ng H c b ng H c b ng hay(+) l ng04 H c b ng hay(+) l ng04 05 05 V (ch ng) V (ch ng) 06 06 H hàng b trên H hàng b trên 07 07 H hàng b d i H hàng b d i 08 08 H hàng khác H hàng khác 09 09 Tr c p xã h i Tr c p xã h i 10 10 Vi c v t Vi c v t Khác (nêu rõ) 96 Khác (nêu rõ) 96 ____________________ ____________________ Chuy n sang 331 Chuy n sang 331 DÀNH CHO NH NG NG I CÓ VI C, TH C T P, H C NGH , GIÚP VI C GIA ÌNH 309 Công vi c chính c a b n là gì hay b n _____________________ _____________________ h c ngh gì? (Mô t c th ) |__|__|__| |__|__|__| 310 V trí c a b n trong công vi c ó là gì?

DÀNH CHO CH VÀ CL P 311 Bao nhiêu ng i làm vi c cho b n vào u th i k ? 312 Bao nhiêu ng cu i th i k ?

i làm vi c cho b n vào

313 B n áp d ng lo i hình k toán nào? 314 B n có

ng k kinh doanh không ?

Làm công n l Th c t p

A 03

A 04

A 05

Tr c p vi c làm và khác 01 Ti n cho thuê nhà 02 ho c lãi ti t ki m 03 H c b ng H c b ng hay(+) l ng04 05 V (ch ng) 06 H hàng b trên 07 H hàng b d i 08 H hàng khác 09 Tr c p xã h i 10 Vi c v t Khác (nêu rõ) 96 ____________________ Chuy n sang 331

Tr c p vi c làm và khác 01 Ti n cho thuê nhà 02 ho c lãi ti t ki m 03 H c b ng H c b ng hay(+) l ng04 05 V (ch ng) 06 H hàng b trên 07 H hàng b d i 08 H hàng khác 09 Tr c p xã h i 10 Vi c v t Khác (nêu rõ) 96 ____________________ Chuy n sang 331

Tr c p vi c làm và khác 01 Ti n cho thuê nhà 02 ho c lãi ti t ki m 03 H c b ng H c b ng hay(+) l ng04 05 V (ch ng) 06 H hàng b trên 07 H hàng b d i 08 H hàng khác 09 Tr c p xã h i 10 Vi c v t Khác (nêu rõ) 96 ____________________ Chuy n sang 331

_____________________

_____________________

_____________________ |__|__|__|

|__|__|__|

|__|__|__|

1 2 -------> 317 3 H c ngh 4 Giúp gia ình -------> 316 Ch và c l p 5 -------> 311

Làm công n l Th c t p

1 2 -------> 317 3 H c ngh 4 Giúp gia ình -------> 316 Ch và c l p 5 -------> 311

Làm công n l Th c t p

1 2 -------> 317 3 H c ngh 4 Giúp gia ình -------> 316 Ch và c l p 5 -------> 311

Làm công n l Th c t p

1 2 -------> 317 3 H c ngh 4 Giúp gia ình -------> 316 Ch và c l p 5 -------> 311

Làm công n l Th c t p

|__|__| 90 và +=90 Không bi t=98

|__|__| 90 và +=90 Không bi t=98

|__|__| 90 và +=90 Không bi t=98

|__|__| 90 và +=90 Không bi t=98

|__|__| 90 và +=90 Không bi t=98

|__|__| 90 và +=90 Không bi t=98 Cá nhân k toán chung Ch Không có k toán Có Không

|__|__| 90 và +=90 Không bi t=98 Cá nhân k toán chung Ch Không có k toán Có Không

|__|__| 90 và +=90 Không bi t=98 Cá nhân k toán chung Ch Không có k toán Có Không

|__|__| 90 và +=90 Không bi t=98 Cá nhân k toán chung Ch Không có k toán Có Không

|__|__| 90 và +=90 Không bi t=98 Cá nhân k toán chung Ch Không có k toán Có Không

ng

1 2 3 1 0

ng

1 2 3 1 0

ng

1 2 3 1 0

ng

1 2 3 1 0

ng 1 2 -------> 317 3 H c ngh 4 Giúp gia ình -------> 316 Ch và c l p 5 -------> 311

1 2 3 1 0

Nguồn: Antoine Ph, Beguy D, Kokou V.

Như các bạn thấy, để hiểu bảng hỏi cần đọc kỹ và biết rõ về bảng hỏi. Trong kỳ tập huấn, điều tra viên phải đến thực địa trước để tiến hành

một số bài tập, cũng cần ghi nhớ logic của từng cột và sự tương ứng của từng cột với một giai đoạn khác nhau của cuộc đời cá nhân.

[216] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bảng M c4:

Mục 4. Cuộc sống hôn nhân

46

6

GIA ÌNH |__|__| CÁ NHÂN |__|__|

I S NG HÔN NHÂN. |_4_| CHUNG|__|__|__| H

I TRONG HÔN NHÂN HO C Ã T NG CÓ GIA ÌNH (LI HÔN, LI THÂN, GÓA). HÃY I N CÁC CÂU H I T 401 NG I H I : M C NÀY DÀNH CHO NH NG NG I N 403 V I NH NG THÔNG TIN T PHI U AGEVEN. M I TH I K CHUNG S NG PH I T C H I CH A BAO NG NG V I M T C T RIÊNG, N U NG GI CHUNG S NG V I V (CH NG), HÃY I N M T C T. U 01

Câu h i

U 02

U 03

U 04

U 05

Tên c a v (ch ng) 401 Th h ng hôn nhân 402-403 B n coi ngày b t này là ngày nào ?

|__|__| u cu c hôn nhân |__|__| Tháng Không bi t=20

404-405 Chung s ng t khi nào ? ( i n 13 13 n u ch a bao gi chung s ng và chuy n sang 407)

|__|__| Tháng Không bi t=20

406 ây có ph i là l n chung s ng i v i ng i này không ?

Có Không

u tiên

ám c i truy n th ng 407-408 Ngày d m ngõ ( i n 13 13 n u không có d m ngõ)

|__|__|

|__|__|

|__|__|

|__|__| Tháng Không bi t=20

|__|__| N m

|__|__| Tháng Không bi t=20

|__|__| N m

|__|__| Tháng Không bi t=20

|__|__| N m

|__|__| Tháng Không bi t=20

|__|__| N m

|__|__| N m

|__|__| Tháng Không bi t=20

|__|__| N m

|__|__| Tháng Không bi t=20

|__|__| N m

|__|__| Tháng Không bi t=20

|__|__| N m

|__|__| Tháng Không bi t=20

|__|__| N m

1-----> 407 0-----> 415

|__|__| Tháng Không bi t=20

|__|__| N m

|__|__| Tháng NSP=20

|__|__| N m

ám c i dân s 411-412 Ngày c a ám c i dân s ( i n 13 13 n u không có ám c i dân s )

|__|__| Tháng NSP=20

|__|__| N m

ám c i tôn giáo 413-414 Ngày c a ám c i tôn giáo ( i n 13 13 n u không có ám c i tôn giáo)

|__|__| Tháng NSP=20

|__|__| N m

415 Tình tr ng hôn nhân c a v (ch ng) b n vào u th i k này ?

c thân n thê a thê Li thân/li hôn Góa

409-410 Ngày trao c a h i môn ( i n 13 13 n u không có h i môn)

|__|__|

|__|__| N m

1 2 3 4 5

U 01 Câu h i Có 1 416 Cu c s ng chung này còn kéo dài Nguồn: Antoine Ph, Beguy D, Kokou V. n sang ph n 5 Chuy không? ho c c t ti p theo Không 0--->417 Ch a bao gi chung s ng. 2--->420

Có Không

1-----> 407 0-----> 415

|__|__| Tháng

|__|__| N m

NSP=20 |__|__| Tháng

|__|__| N m

NSP=20 |__|__| Tháng NSP=20

|__|__| N m

|__|__| Tháng NSP=20

|__|__| N m

c thân n thê a thê Li thân/li hôn Góa

1 2 3 4 5

1-----> 407 0-----> 415

Có Không

1-----> 407 0-----> 415

Có Không

|__|__| Tháng NSP=20

|__|__| Année

|__|__| Tháng NSP=20

|__|__| N m

|__|__| Tháng NSP=20

|__|__| N m

|__|__| Tháng NSP=20

|__|__| Année

|__|__| Tháng

|__|__| N m

|__|__| Tháng NSP=20

|__|__| N m

|__|__| Tháng NSP=20

|__|__| Année

|__|__| Tháng NSP=20

|__|__| N m

|__|__| Tháng NSP=20

|__|__| Année

|__|__| Tháng

|__|__| N m

c thân n thê a thê Li thân/li hôn Góa

U 02 Có 1 Chuy n sang ph n 5 ho c c t ti p theo Không 0--->417 Ch a bao gi chung s ng. 2--->420

1-----> 407 0-----> 415

Có Không

1 2 3 4 5

NSP=20 |__|__| Tháng

|__|__| N m

NSP=20 |__|__| Tháng NSP=20

|__|__| N m

c thân n thê a thê Li thân/li hôn Góa

U 03

1 2 3 4 5

NSP=20 c thân n thê a thê Li thân/li hôn Góa

U 04

Có 1 Chuy n sang ph n 5 ho c c t ti p theo Không 0--->417 Ch a bao gi chung s ng. 2--->420

Có 1 Chuy n sang ph n 5 ho c c t ti p theo Không 0--->417 Ch a bao gi chung s ng. 2--->420

1 2 3 4 5

U 05 Có 1 Chuy n sang ph n 5 ho c c t ti p theo Không 0--->417 Ch a bao gi chung s ng. 2--->420

417-418 ch ng ngày cả ng chung s ng ttất Mục 4 Anh thử nắm bắt các giai|__|__| đoạn của |__|__|Trong nhiều ngày tháng được thu thập |__|__| |__|__| |__|__| ví dụ,|__|__| |__|__| |__|__| |__|__| |__|__| nào ? Tháng N m Tháng N m Tháng N m Tháng N m Tháng N m t=20 t=20 t=20 t=20 t=20 Không bi Không bi Không bi Không bi Không bi hôn419 Có nhân. Tôi không biếtCóbảng hỏi 1 thiết kế để đánh dấu 1 khởi đầu của hôn nhân.1 Khi Có 1 Có Có 1 Có cu c s ng chung m i không ? Không 0 Không 0 Không 0 Không 0 Không cho420 Togo có ý nghĩa với xã hội Việt Nam, phân tích, chúng tôi không đi sâu vào chi01 tiết Có, li hôn 1 Có, li hôn 1 Có, li hôn 1 Có, li hôn Có, li hôn 1 Cu c hôn nhân này có b gián o n Có, b r i ch ng(v ) Có, b r i ch ng(v ) Có, b r i ch ng(v ) Có, b r i ch ng(v ) Có, b r i ch ng(v ) không ? m không. Nhưng m m m /t m /t những /ttháng Campuchia hay Malaysia /thay của ngày này 2mà/t tập trung2vào 2 2 2 3 3 3 3 3 Có, b v Có, b v Có, b v Có, b v Có, b v đây là một điểm để so sánh. Bảng hỏi về hôn thời điểm mà cá nhân cho rằng họ Có, t nguy n b i Có, t nguy n b i Có, t nguy n b i Có, t nguy n b i Có, t nguy bước 4 4 4 4 4vào nb i 5 5 5 5 5 Có, ch ng(v ) ch t Có, ch ng(v ) ch t Có, ch ng(v ) ch t Có, ch ng(v ) ch t Có, ch ng(v ) ch t Không 0 Không 0 Không 0 Tôi Khôngxin các bạn 0 nhân có tính đặc thù choNKhông từng xã hội, khác cuộc hôn nhân. lưu ý điều0này u KHÔNG chuy n N u KHÔNG chuy n N u KHÔNG chuy n N u KHÔNG chuy n N u KHÔNG chuy n sang c t sau ho c sang sang c t sau ho c sang sang c t sau ho c sang sang c t sau ho c sang sang c t sau ho c sang với bảng hỏi về nghề nghiệp vì về phương chúng 5 5 5 5 không thể m c 5 dễ thay đổi m ccho m c mặt m c pháp m cta 421-422 Ch m d t hôn nhân vào tháng n m |__|__| |__|__| |__|__| |__|__| |__|__| |__|__| |__|__| |__|__| |__|__| toàn. |__|__| phù hợp với bối cảnh hơn. thiết kế một bảng hỏi đầy đủ hoàn Bảng nào ? Tháng N m Tháng N m Tháng N m Tháng N m Tháng N m t=20 Không bi t=20 Không bi t=20 bi t=20 Không bi t=20 hỏiKhông trước hết phải đơn giản vàKhông dễ biphân tích.

M C 5 : CON SINH RA S NG |_5_| CHUNG |__|__|__| H

DI U TRA VIEN : TRONG M C NAY, B N PH I DI N M T C T CHO M I NG CHO M T NG I CHI U THEO PHI U AGEVEN 501 A 503; 508-509. Câu h i

E 01

E 02

E 03

GIA ÌNH|__|__| CÁ NHÂN |__|__|

E 04

I CON SINH RA S NG C A NG E 05

E 06

ID

C H I. D I V I C P SINH DOI, DI N M I C T E 07

E 08

E 09

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[217]


Bảng

47

Mục 4. Cuộc sống hôn nhân (2)

Câu h i

U 01

U 02

U 03

U 04

U 05

416 Cu c s ng chung này còn kéo dài không?

Có 1 Chuy n sang ph n 5 ho c c t ti p theo Không 0--->417 Ch a bao gi chung s ng. 2--->420

Có 1 Chuy n sang ph n 5 ho c c t ti p theo Không 0--->417 Ch a bao gi chung s ng. 2--->420

Có 1 Chuy n sang ph n 5 ho c c t ti p theo Không 0--->417 Ch a bao gi chung s ng. 2--->420

Có 1 Chuy n sang ph n 5 ho c c t ti p theo Không 0--->417 Ch a bao gi chung s ng. 2--->420

Có 1 Chuy n sang ph n 5 ho c c t ti p theo Không 0--->417 Ch a bao gi chung s ng. 2--->420

417-418 Anh ch ng ng chung s ng t ngày nào ?

|__|__| Tháng Không bi t=20 Có Không

|__|__| Tháng Không bi t=20 Có Không

|__|__| Tháng Không bi t=20 Có Không

|__|__| Tháng Không bi t=20 Có Không

|__|__| Tháng Không bi t=20 Có Không

419 Có cu c s ng chung m i không ? 420 Cu c hôn nhân này có b gián o n không ?

421-422 Ch m d t hôn nhân vào tháng n m nào ?

|__|__| N m 1 0

Có, li hôn Có, b r i ch ng(v ) /t m

1

|__|__| N m 1 0

Có, li hôn Có, b r i ch ng(v ) /t m

1

|__|__| N m 1 0

Có, li hôn Có, b r i ch ng(v ) /t m

1

|__|__| N m 1 0

Có, li hôn Có, b r i ch ng(v ) /t m

1

|__|__| N m 1 0

Có, li hôn Có, b r i ch ng(v ) /t m

1

2 3 Có, b v 4 Có, t nguy n b i 5 Có, ch ng(v ) ch t Không 0 N u KHÔNG chuy n sang c t sau ho c sang m c5

2 3 Có, b v 4 Có, t nguy n b i 5 Có, ch ng(v ) ch t Không 0 N u KHÔNG chuy n sang c t sau ho c sang m c5

2 3 Có, b v 4 Có, t nguy n b i 5 Có, ch ng(v ) ch t Không 0 N u KHÔNG chuy n sang c t sau ho c sang m c5

2 3 Có, b v 4 Có, t nguy n b i 5 Có, ch ng(v ) ch t Không 0 N u KHÔNG chuy n sang c t sau ho c sang m c5

2 3 Có, b v 4 Có, t nguy n b i 5 Có, ch ng(v ) ch t Không 0 N u KHÔNG chuy n sang c t sau ho c sang m c5

|__|__| Tháng Không bi t=20

|__|__| Tháng Không bi t=20

|__|__| Tháng Không bi t=20

|__|__| Tháng Không bi t=20

|__|__| Tháng Không bi t=20

|__|__| N m

|__|__| N m

|__|__| N m

|__|__| N m

|__|__| N m

Nguồn: Antoine Ph, Beguy D, Kokou V.

Ở Togo, hiện tượng chung sống của cặp đôi có sự thay đổi lớn trong hôn nhân và phù hợp được đặc biệt chú ý và cần xác định thời điểm với những xã hội đa thê. mộtMcách phùSINH hợp. ta đã thấy|__|__|__| rõ trong C 5 : CON RAChúng S NG |_5_| CHUNG H GIA ÌNH|__|__| CÁ NHÂN |__|__| DI U TRA VIEN : TRONG M C NAY, B N PH I DI N M T C T CHO M I NG I CON SINH RA S C H I. D I V I C P SINH DOI, DI N M I NG C A NG ID Helen Ming các mục về nhà ở và nghề nghiệp, ngày bắt đầu của cột sau là ngày kết thúc của cột trước. Vì sao lại mã hoá hai lần cho câu hỏi « Kể từ Ở mục này không hẳn là như vậy, cần phải dự ngày nào anh chị ngừng chung sống? » tính một hệ thống đặc thù để xác định ngày [Philippe Antoine] kết thúc của hôn nhân và biết được bản chất. Những câu hỏi có thể được đặt ra cho sự chấm dứt và thời điểm của nó. Ví dụ, câu hỏi 420: ly hôn, bỏ nhà đi, không công nhận, tự nguyện ra đi, và trong trường hợp góa là việc một trong hai người qua đời. Khi hôn nhân bị gián đoạn, thời điểm được ghi trong câu 421 và 422. Cùng là một loại ngày tháng không phân biệt bản chất của hôn nhân. Sau đó khi xử lý tin học, cần phải phân biệt ly thân với ly hôn hay chồng, vợ chết. Bảng hỏi được thiết kế cho những nước

Biến 417 tương ứng với tháng và 418 với năm. Đây là hai biến khác nhau. Số thứ tự của câu hỏi tương ứng với số thứ tự của biến. Mục này là mục phức tạp nhất vì các giai đoạn chồng lên nhau. Trong những mục khác, chúng ta có thời điểm bắt đầu và kết thúc. Trong trường hợp đơn thê, tệp tin đơn giản hơn: về nguyên tắc chúng ta chỉ có thể có một người vợ mới khi đã ly hôn hoặc góa. Nhưng với xã hội đa thê, người ta có thể có nhiều vợ cùng một lúc.

[218] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bảng C T CHO M T NG

I CHI U THEO PHI U AGEVEN 501 A 503; 508 -509.

Câu h i Tên c a ng

Mục 5. Những người con còn sống

48 E 01

E 02

E 03

E 04

E 05

E 06

E 07

E 08

E 09

|__|__|

|__|__|

|__|__|

|__|__|

|__|__|

|__|__|

|__|__|

|__|__|

|__|__|

i con

501 Th h ng 502-503 Tháng và n m sinh 504 Có ph i con sinh ôi ho c sinh ba không ? 505 Gi i tính c a con 506 Th h ng hôn nhân (xem m c i s ng hôn nhân) 507 Ng i con v n ang s ng? 508-509 Tháng n m ch t

510 Ng i con này v n ang s ng v i b n?

|__|__| |__|__| |__|__| |__|__| |__|__| |__|__| |__|__| |__|__| |__|__| |__|__| |__|__| |__|__| |__|__| |__|__| |__|__| |__|__| |__|__| |__|__| N m Tháng N m Tháng N m Tháng N m Tháng N m Tháng N m Tháng N m Tháng N m Tháng N m Tháng Không bi t=20 Không bi t=20 Không bi t=20 Không bi t=20 Không bi t=20 Không bi t=20 Không bi t=20 Không bi t=20 Không bi t=20 Có 1 Có 1 Có 1 Có 1 Có 1 Có 1 Có 1 Có 1 Có 1 Không 0 Không 0 Không 0 Không 0 Không 0 Không 0 Không 0 Không 0 Không 0 Nam N

1 2

Nam N

1 2

Nam N

1 2

Nam N

1 2

Nam N

1 2

Nam N

1 2

Nam N

1 2

Nam N

1 2

Nam N

1 2

|__|__| S N u ngoài giá thú 00 Có 1 ----> 510 Không 0 ----> 508

|__|__| S N u ngoài giá thú 00 Có 1 ----> 510 Không 0 ----> 508

|__|__| S N u ngoài giá thú 00 Có 1 ----> 510 Không 0 ----> 508

|__|__| S N u ngoài giá thú 00 Có 1 ----> 510 Không 0 ----> 508

|__|__| S N u ngoài giá thú 00 Có 1 ----> 510 Không 0 ----> 508

|__|__| S N u ngoài giá thú 00 Có 1 ----> 510 Không 0 ----> 508

|__|__| S N u ngoài giá thú 00 Có 1 ----> 510 Không 0 ----> 508

|__|__| S N u ngoài giá thú 00 Có 1 ----> 510 Không 0 ----> 508

|__|__| S N u ngoài giá thú 00 Có 1 ----> 510 Không 0 ----> 508

Tháng |__|__| Không bi t=20 |__|__| N m Chuy n sang 513

Tháng |__|__| Không bi t=20 |__|__| N m Chuy n sang 513

Tháng |__|__| Không bi t=20 |__|__| N m Chuy n sang 513

Tháng |__|__| Không bi t=20 |__|__| N m Chuy n sang 513

Tháng |__|__| Không bi t=20 |__|__| N m Chuy n sang 513

Tháng |__|__| Không bi t=20 |__|__| N m Chuy n sang 513

Tháng |__|__| Không bi t=20 |__|__| N m Chuy n sang 513

Tháng |__|__| Không bi t=20 |__|__| N m Chuy n sang 513

Tháng |__|__| Không bi t=20 |__|__| N m Chuy n sang 513

Có Không

1 Có 1 Có 1 Có 1 Có 1 Có 1 Có 1 Có 1 Có 1 ----> 513 ----> 513 ----> 513 ----> 513 ----> 513 ----> 513 ----> 513 ----> 513 ----> 513 0 Không 0 Không 0 Không 0 Không 0 Không 0 Không 0 Không 0 Không 0 ----> 511 ----> 511 ----> 511 ----> 511 ----> 511 ----> 511 ----> 511 ----> 511 ----> 511

511–512 Ng i con Tháng |__|__| này không s ng v i Không bi t=20 anh ch n a t bao N m |__|__| gi ? Chuy n sang 513

Tháng |__|__| Không bi t=20 |__|__| N m Chuy n sang 513

Tháng |__|__| Không bi t=20 |__|__| N m Chuy n sang 513

Tháng |__|__| Không bi t=20 |__|__| N m Chuy n sang 513

Tháng |__|__| Không bi t=20 |__|__| N m Chuy n sang 513

Tháng |__|__| Không bi t=20 |__|__| N m Chuy n sang 513

Tháng |__|__| Không bi t=20 |__|__| N m Chuy n sang 513

Tháng |__|__| Không bi t=20 |__|__| N m Chuy n sang 513

Tháng |__|__| Không bi t=20 |__|__| N m Chuy n sang 513

Nguồn: Antoine Ph, Beguy D, Kokou V.

Ở đây không phải là con cái của cặp đôi mà là con của cá nhân, những người con mà họ có thể có cùng với chồng / vợ mình hoặc với người khác. Chúng ta đang trong phần phân tích về sinh đẻ và các câu hỏi được đặt cho cả nam lẫn nữ. Do vậy có thể hỏi một người đàn ông anh ta có bao nhiêu con trong cả cuộc đời. Việc sinh đôi hay sinh ba làm cho việc phân tích phức tạp hơn, mà ở châu Phi nhìn chung, tỷ lệ sinh đôi khá cao – câu hỏi 504.

không có bố hay mẹ tùy theo giới tính của người được hỏi trong mục 4. Chúng ta điều tra một xã hội có tỷ lệ chết trẻ em cao – câu 507. Những đứa trẻ có thể giao cho cha mẹ khác nuôi. Đôi khi đứa trẻ được gửi đến nhà chú bác ở thành phố để đi học. Sự dịch chuyển của trẻ em tương đối lớn, do vậy có những câu hỏi để biết người con đang sống ở đâu. Tất cả những mặt này đều được thể hiện qua bảng hỏi.

Hoàn toàn có thể có con ngoài giá thú nên có mã 00 – khai về một người con ngoài giá thú;

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[219]


Bảng Câu h i 513 Ng i con này có c i h c không ?

49 E 01

1 ----> 514 Không 2 Không, ch t tr c tu i 3 ih c 8 Không bi t Chuy n sang c t sau 514 Trình h c v n Tr c i h c 1 Tr ng Coran 2 cao nh t nào ng i 3 c ? Ti u h c con này ã t THCS 4 THPT 5 6 ih c 8 Không bi t 1 515 Ng i con còn i Có n sang Chuy h c không ? c t sau t câu Chú :Ch Không 0 h i này n u ng i con -----> 516 còn s ng vào th i 8 Không bi t i m i u tra 516 Ng i con ng ng i h c vào lúc bao nhiêu tu i ?

Mục 5. Những người con còn sống (2)

E 02 Có

1 ----> 514 Không 2 Không, ch t tr c tu i 3 ih c 8 Không bi t Chuy n sang c t sau Tr c i h c 1 Tr ng Coran 2 3 Ti u h c THCS 4 THPT 5 6 ih c 8 Không bi t Có 1 Chuy n sang c t sau Không 0 -----> 516 8 Không bi t

E 03 Có

1 ----> 514 Không 2 Không, ch t tr c tu i 3 ih c 8 Không bi t Chuy n sang c t sau Tr c i h c 1 Tr ng Coran 2 3 Ti u h c THCS 4 THPT 5 6 ih c 8 Không bi t Có 1 Chuy n sang c t sau Không 0 -----> 516 8 Không bi t

E 04 Có

1 ----> 514 Không 2 Không, ch t tr c tu i 3 ih c 8 Không bi t Chuy n sang c t sau Tr c i h c 1 Tr ng Coran 2 3 Ti u h c THCS 4 THPT 5 6 ih c 8 Không bi t Có 1 Chuy n sang c t sau Không 0 -----> 516 8 Không bi t

E 05 Có

1 ----> 514 Không 2 Không, ch t tr c tu i 3 ih c 8 Không bi t Chuy n sang c t sau Tr c i h c 1 Tr ng Coran 2 3 Ti u h c THCS 4 THPT 5 6 ih c 8 Không bi t Có 1 Chuy n sang c t sau Không 0 -----> 516 8 Không bi t

E 06 Có

1 ----> 514 Không 2 Không, ch t tr c tu i 3 ih c 8 Không bi t Chuy n sang c t sau Tr c i h c 1 Tr ng Coran 2 3 Ti u h c THCS 4 THPT 5 6 ih c 8 Không bi t Có 1 Chuy n sang c t sau Không 0 -----> 516 8 Không bi t

E 07 Có

1 ----> 514 Không 2 Không, ch t tr c tu i 3 ih c 8 Không bi t Chuy n sang c t sau Tr c i h c 1 Tr ng Coran 2 3 Ti u h c THCS 4 THPT 5 6 ih c 8 Không bi t Có 1 Chuy n sang c t sau Không 0 -----> 516 8 Không bi t

E 08 Có

1 ----> 514 Không 2 Không, ch t tr c tu i 3 ih c 8 Không bi t Chuy n sang c t sau Tr c i h c 1 Tr ng Coran 2 3 Ti u h c THCS 4 THPT 5 6 ih c 8 Không bi t Có 1 Chuy n sang c t sau Không 0 -----> 516 8 Không bi t

E 09 Có

1 ----> 514 Không 2 Không, ch t tr c tu i 3 ih c 8 Không bi t Chuy n sang c t sau Tr c i h c 1 Tr ng Coran 2 3 Ti u h c THCS 4 THPT 5 6 ih c 8 Không bi t Có 1 Chuy n sang c t sau Không 0 -----> 516 8 Không bi t

|___|___|

|___|___|

|___|___|

|___|___|

|___|___|

|___|___|

|___|___|

|___|___|

|___|___|

Không bi t=98

Không bi t=98

Không bi t=98

Không bi t=98

Không bi t=98

Không bi t=98

Không bi t=98

Không bi t=98

Không bi t=98

Nguồn: Antoine Ph, Beguy D, Kokou V.

Cũng có những câu hỏi về việc học hành của con.

Bây giờ chúng ta chuyển qua phần xây dựng mẫu.

Tôi muốn các bạn chú ý đến hai khiếm khuyết có thể có trong mục này. Trong tất cả mọi nghiên cứu, điều quan trọng là nhận biết được những điểm chưa hoàn thiện.

Mọi cuộc điều tra đều cần một cơ sở để thăm dò. Cuộc điều tra được giới thiệu này được tiến hành tại thủ đô của một nước châu Phi, nhưng cũng hoàn toàn có thể là trên quy mô cả nước. Nguyên tắc cơ bản không thay đổi. Thường dựa trên cuộc tổng điều tra dân số gần nhất. Ở Pháp hoặc các nước châu Phi nói tiếng Pháp, có chia thành những đơn vị hoặc những khu vực để điều tra (một huyện). Mỗi khu vực khoảng một nghìn dân được lập bản đồ điều tra. Chúng tôi thường tiến hành các cuộc điều tra theo cụm với nhiều mức độ. Chúng tôi rút từ những khu vực điều tra: các hộ gia đình hoặc các nhà. Nếu muốn làm một cuộc điều tra 2500 hộ chẳng hạn và chọn 100 hộ tại mỗi khu vực thì sẽ cần 25 khu vực. Mỗi khu vực sẽ được chọn một cách ngẫu nhiên trong các khu khác nhau để có được hình ảnh đáng tin cậy của vùng điều tra.

Câu hỏi 513 và 515. Dưới lăng kính tiểu sử, những câu hỏi này không thực sự phù hợp vì chúng ta cần phân tích những thông tin có tiến triển theo thời gian, biết được thời điểm bắt đầu và kết thúc. Trong trường hợp này, không có câu hỏi nào về thời điểm bắt đầu đi học. Một cách mặc định các trẻ em được coi là bắt đầu đi học ở cùng lứa tuổi, điều này đôi khi không đúng. Câu hỏi 516: « Người con thôi đi học vào tuổi nào? » Như vậy, điều tra viên cần thay đổi cách tính vì không có yêu cầu về ngày tháng cụ thể. Điều này không nhất quán với tổng thế bảng hỏi.

[220] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Càng lấy nhiều hộ trong một khu vực thì số khu vực càng ít và càng tiết kiệm chi phí. Càng tiết kiệm chi phí thì càng mất tính đa dạng của mẫu. Nếu ngân sách cho phép, ta sẽ tăng thêm khu vực và giảm số hộ tại mỗi khu vực. Kích cỡ của mẫu vẫn như vậy nhưng ta tăng được sự đa dạng nhằm giảm các hiệu ứng co cụm. Hiệu ứng co cụm xuất phát từ nguyên tắc là hai gia đình ở cạnh nhau thì nhiều khả năng là có điều kiện sống giống nhau. Do vậy phải đa dạng hóa và tăng số địa bàn điều tra. Vấn đề làm hài hòa giữa chi phí và chất lượng mẫu là cơ bản. Có thể dựa trên một số tham số như kích cỡ mẫu, số lượng điểm điều tra, số người cần điều tra. Khi đã chọn xong các hộ, ta sẽ tạo thành một đơn vị điều tra gồm tất cả những người sẽ hỏi tại mỗi hộ. Tùy theo mục tiêu của cuộc điều tra mà rút ra những người đã được điều tra trong hộ gia đình. Trong ví dụ tại Lomé, chúng tôi muốn điều tra những người phụ nữ và nam giới trong độ tuổi từ 25 đến 59 và muốn có số lượng như nhau cho các lứa thế hệ từ 25 đến 35, từ 35 đến 45, từ 45 đến 59 tuổi. Togo là nước có kim tự tháp dân số với đáy rất rộng: rất nhiều người trẻ tuổi và rất ít người cao tuổi. Do vậy chúng tôi đã phân mẫu ra 6 tầng: phân tất cả phụ nữ và tất cả nam giới ra theo những tầng tuổi như trên.

Chúng tôi rút từ mỗi tầng ra 400 người có nghĩa là gần như tất cả những người có tuổi, một phần hai những người ở thế hệ giữa và một phần ba ở thế hệ trẻ nhất. Thực tế, chúng tôi đã thực hiện hai cuộc thăm dò: cuộc thứ nhất từ thông tin của tổng điều tra để lấy danh sách những khu vực, cuộc thứ hai rút từ danh sách này để chọn lựa những cá nhân để điều tra tiểu sử. Vì sao chúng tôi đã tiến hành như vậy? Chúng tôi muốn tránh việc các điều tra viên tự chọn các cá nhân để phỏng vấn vì sẽ có nguy cơ họ phỏng vấn quá nhiều những người không đi làm, những người làm gần nhà hay những người không có việc làm. Điểm tốt là tạo nên một mẫu điều tra chặt chẽ, điểm khó khăn là phải làm thành hai đợt, đợt đầu tiên để chọn hộ gia đình, đợt hai để điều tra tiểu sử cá nhân. Một trong những nguyên nhân làm sai lệch trong các cuộc điều tra là các điều tra viên thường chọn những người dễ tiếp cận để phỏng vấn.

Tạo tệp tin Khi điều tra thực địa đã xong, chúng ta phải xây dựng tệp tin phân tích. Chúng tôi sẽ quay lại điểm này một cách cụ thể thông qua một bài tập thực hành.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[221]


Các tình tr ng hôn nhân mà cùng m t cá nhân quatrạng k thônlnhân n k khác t hôn u tiên nhau của cùng một Bảng 50ã trCáci tình cá nhân kể từ cuộc hôn nhân đầu tiên

Nguồn: Tác giả.

Chúng ta hãy lấy ví dụ của mục « Đời sống hôn nhân ». Sau khi đã mã hóa và nhập dữ liệu, mục hôn nhân sẽ có một số thay đổi để tạo thành một tệp tin thao tác được về mặt tiểu sử. Trong ví dụ này, mỗi dòng đánh dấu một sự thay đổi - bảy dòng chứ không phải là 4 dòng như trong bảng hỏi (4 vợ). Cần phân biệt hai đồng hồ thời gian: cột gần cuối tương ứng với ngày bắt đầu của giai đoạn, cột cuối cùng tương ứng với ngày kết thúc. Ngày bắt đầu của giai đoạn sau chính là ngày kết thúc của giai đoạn trước đó. Tất cả các thời điểm được tính theo số tháng: 817 tương ứng với 817 tháng kể từ tháng 1/1900 đối với một người kết hôn vào tháng 9/1940. Ngày kết hôn của anh ta sẽ là số năm (1940 - 1900 = 40) x 12 tháng = 480, rồi cộng với 9 tháng (đầu năm 1940). Với tất cả những sự kiện xảy ra trong khoảng 1900 đến 1999, chỉ cần lấy số năm nhân với 12 rồi thêm số tháng. Năm 2000 sẽ bằng 100 - 100 năm kể từ 1900, điều này cho phép giải quyết tình trạng chuyển thế kỷ.

Chúng ta hãy xem lịch sử cuộc đời của cá nhân này: - Vào tháng thứ 817 anh ta kết hôn, tình trạng hôn nhân thay đổi. Anh ta chỉ có một vợ, anh ta có tình trạng đơn thê; - Trong vòng 38 tháng anh ta có tình trạng kết hôn, tháng thứ 855 anh ta ly hôn. Khi ly hôn tình trạng hôn nhân của anh ta là ly hôn, không có vợ; - Tháng thứ 863 anh ta tái hôn, đồng hồ quay về 1: chúng ta vừa thêm một người vợ vào. Tình trạng hôn nhân của anh ta là có vợ, đơn thê, hàng vợ trở thành 2 (đó là vợ thứ hai của anh ta); - Vào tháng thứ 876 anh ta kết hôn lần thứ ba, anh ta có thêm 1 vợ, anh ta không bỏ vợ thứ hai nên anh ta có 2 vợ. Anh ta trở thành đa thê; - Tháng thứ 883 anh ta ly hôn vợ hai. Anh ta quay lại tình trạng đơn thê; - Tháng thứ 982 anh ta ly hôn, không còn vợ. Sau đó đúng như lý thuyết về hôn nhân và các hệ thống kết hôn nói chung, anh ta kết hôn 10 tháng sau đó (992);

[222] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


- 1080 là thời điểm điều tra. Và lúc đó là cuộc hôn nhân thứ tư của anh ta, anh ta chỉ có một vợ và anh ta có vợ từ 90 tháng. Các bạn có thể nhìn thấy rõ sự khác biệt giữa tiểu sử và thông tin theo chiều ngang. Nhờ có cách tiếp cận tiểu sử mà chúng ta có thể nhìn thấy rằng cá nhân này đã có 4 vợ khác nhau, rằng có lúc anh ta đa thê và rằng vào một thời điểm khác của cuộc đời anh ta ly hôn. Thông tin về « 4 cuộc hôn nhân » cần đến 7 dòng để có thể nhập hết lộ trình hôn nhân

Bảng

51

của anh ta. Còn thiếu 1 dòng: từ khi anh ta sinh ra đến khi kết hôn, anh ta ở trong tình trạng hôn nhân nào? Vậy phải thêm dòng tình trạng độc thân, từ ngày sinh đến ngày kết hôn lần đầu vào tháng thứ 817. Chúng ta thực hiện như vậy với mỗi mục. Tất cả các tệp tin sẽ kết thúc vào ngày điều tra. Một công đoạn hợp nhất các tệp tin sẽ dựa trên ngày cuối này. Sau công đoạn này, chúng ta sẽ có được 4 tệp tin tiểu sử và mỗi mục lớn là một tệp.

Lộ trình hôn nhân, nơi ở và nghề nghiệp của cùng một cá nhân từ lần kết hôn đầu tiên.

Nguồn: Tác giả.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[223]


Đây là một ví dụ về hợp nhất để tóm tắt cuộc đời của cá nhân. Chúng tôi đã hợp nhất tệp hôn nhân với nơi ở, nghề nghiệp, con cái. Mỗi khi có một thay đổi lại có một dòng mới được tạo ra. Thomas Chaumont Những thông tin này nằm trên phiếu Ageven nhưng chi tiết của bảng hỏi không được ghi trên các dòng. [Philippe Antoine] Có chứ, tất cả được ghi lại, nhưng tôi không cho hiện tất cả vì sẽ làm cho mỗi dòng dài thêm. Trên mỗi dòng, có thể có 200 hay 300 biến. Tôi không thể cho 300 biến hiển thị trên một trang. Ví dụ mỗi lần cá nhân chuyển nhà, chúng tôi đều có tên khu phố. Chúng tôi có tất cả những đặc điểm của nơi ở hay đặc điểm của mỗi người bạn đời của cá nhân, v.v. Chúng ta sẽ nhìn thấy được trên màn hình khi chúng ta dùng Stata để hợp nhất. Nguyễn Ngọc Toại Nếu điều tra 1000 người, chúng ta sẽ có từng ấy tệp tin hợp nhất giống như thế này? [Philippe Antoine] Với mỗi mục, chúng ta có một tệp tin. Kích cỡ của tệp tin phụ thuộc vào số người và số sự kiện. Dù chúng ta có 100 hay 1000 hay 10 000 người thì chúng ta cũng sẽ chỉ có 1 tệp tin duy nhất về hôn nhân, 1 tệp tin duy nhất về nghề nghiệp, 1 tệp tin duy nhất về nơi ở, 1 tệp tin duy nhất về con cái. Chỉ có kích cỡ của tệp tin là thay đổi. Chúng ta không hợp nhất theo từng cá nhân mà hợp nhất tất cả tệp tin, cá nhân 1 với tất cả các thời điểm, rồi cá nhân 2 với tất cả các thời điểm của anh ta, v.v. Stata vận hành như thể nó coi mỗi cá

nhân như một tệp tin độc lập, do vậy tôi chỉ giới thiệu về một cá nhân; trên tệp tin, các cá nhân nối tiếp người nọ sau người kia, mỗi người có một mã nhận diện. Nguyễn Ngọc Toại Làm thế nào để quản lý một tệp tin lớn như vậy? [Philippe Antoine] Sức mạnh của loại hình phân tích này là chúng ta chỉ cần lập trình dựa trên một cá nhân nhưng kết quả sản phẩm lại tương ứng với tập hợp tất cả các cá nhân. Do vậy phải hiểu rằng logic của tệp tin của một cá nhân sẽ được lặp lại cho tất cả các cá nhân.

2.2.2. Điều tra Di cư giữa châu Phi và châu Âu (MAFE Bỉ) [Andonirina Rakotonarivo] Như trong ví dụ thầy Philippe đã phân tích, chúng ta cũng có một phiếu Ageven (tuổi, sự kiện) và một sổ tay câu hỏi: - Phiếu là một loại lịch, được sử dụng để ghi lại những sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời của người được phỏng vấn vào thời điểm chúng xảy ra; - Sổ tay chứa những câu hỏi để điền phiếu và các mục nêu cụ thể những giai đoạn của cuộc đời người được phỏng vấn đã xác định trên phiếu. Nghiên cứu MAFE nhấn mạnh hai sự khác biệt cơ bản với những điều chúng ta đã học ngày hôm nay. Điểm thứ nhất, thước đo thời gian không giống: các sự kiện được tính theo năm chứ không theo tháng.

[224] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bảng

52

u AGEVEN PhiếuPhi Ageven (MAFE)

(MAFE)

Nguồn: Dự án MAFE – Bỉ.

Các năm cũng được đặt tại cột bên trái. Trong cột thứ hai, điều tra viên sẽ ghi tuổi của cá nhân tính từ năm sinh đến thời điểm điều tra. Ở đây chúng ta không có thông tin là sự kiện diễn ra vào tháng giêng hay tháng bảy của một năm. Chúng ta chỉ biết năm diễn ra sự kiện. Điểm thứ hai, cách ghi thời điểm tại các mục cũng khác. Chúng ta hãy xem một ví dụ. Trong trường hợp giới thiệu đây, cá nhân này sinh năm 1958. Năm 1981, cá nhân này cưới một người tên là Moseka, đây là cuộc hôn nhân đầu tiên. Ở cột thứ ba ta nhìn thấy các hoạt động học tập nghề nghiệp. Chúng ta thấy người này bắt đầu đi học năm 1964. Mũi tên chỉ ra việc

học phổ thông tiếp tục đến năm 1976, năm anh ta bắt đầu học đại học. Mỗi năm chúng ta biết được tình trạng của cá nhân ở các phương diện khác nhau. Chúng ta cũng có thể đọc tệp tin theo chiều ngang. Ví dụ năm 1990, cá nhân có vợ, có con đầu tiên đã sinh trước đó 3 năm, sống ở Bruxelles-Bỉ, anh ta thất nghiệp. Các mục khác nhau giúp ta xem sâu hơn và chi tiết hơn mỗi giai đoạn và sự kiện trong tiểu sử đã được xác định trên phiếu. Những mục chính gồm: - Lịch sử gia đình: kết hôn và sinh con; - Lịch sử nơi ở; - Di cư quốc tế thời gian trên 1 năm; - Dự định di cư quốc tế;

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[225]


- Quay lại nước Cộng hòa Dân chủ Congo (RDC) (dưới 1 năm và trên 1 năm); - Di cư sang các vùng xung quanh; - Xin cư trú, quốc tịch, giấy phép lưu trú;

Bảng

53

Mục di cư

- Hoạt động (học tập, làm việc); - Nơi ở, đất đai và các tài sản sở hữu; - Chuyển tiền, giúp đỡ tại RDC.

M c di c

Di c l n 1 Chu i ngày 1

Nguồn: Dự án MAFE – Bỉ.

Đối với mục di cư chẳng hạn, mỗi cột phản ánh một giai đoạn ghi trong phiếu - cột màu ghi phản ánh lần di cư đầu tiên (xem phiếu Ageven). Một lần di cư được định nghĩa là một sự thay đổi nước. Ở đây chúng ta thấy có 2 lần thay đổi nước. Lần thứ nhất từ Congo sang Anh và lần thứ hai từ Anh sang Bỉ. Người này đã có hai giai đoạn di cư và do vậy tôi có hai cột trong mục liên quan. Số lượng giai đoạn cho mỗi biến lợi ích và số giai đoạn đo đếm được trên tệp tin sẽ quyết định số cột trong mục liên quan.

Chúng ta xem ví dụ về hoạt động. Chúng ta sẽ xác định số giai đoạn hoạt động từ phiếu: - Giai đoạn 1: 1964-1976, học phổ thông; - Giai đoạn 2: 1976-1980, học đại học; - Giai đoạn 3: 1980-1981, thất nghiệp một năm; - Giai đoạn 4: 1981-1990, làm việc tại một công ty điện thoại; - Giai đoạn 5: thất nghiệp 2 năm; - Giai đoạn 6: có việc làm từ 1992 đến thời điểm điều tra.

[226] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Chúng ta sẽ có 6 cột trong mục hoạt động.

Bảng

54

Mục hoạtM độngc

Ho t

ho t

ng

ng 1

Nguồn: Dự án MAFE – Bỉ.

Hoạt động đầu tiên được ghi vào cột thứ nhất, với tất cả các chi tiết liên quan, như loại hình công việc, loại hình công ty, lương, v.v.

Hoạt động thứ hai được ghi chi tiết vào cột thứ hai và cứ thế tiếp tục.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[227]


Bảng

55

M c hôn nhân

Mục hôn nhân

Nguồn: Dự án MAFE – Bỉ.

Ví dụ cho thấy người này chỉ có một cuộc hôn nhân cho đến tận thời điểm điều tra. Ta có 2 thông tin quan trọng: năm bắt đầu và năm kết thúc hôn nhân. Kết hôn xảy ra năm 1981

và người được hỏi vẫn có vợ vào thời điểm điều tra: năm kết thúc hôn nhân bị gạch bỏ trên phiếu của mục.

[228] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bảng

56

M c con cái

Mục con cái

Nguồn: Dự án MAFE – Bỉ.

Mục con cái cho chúng ta thấy người này có 5 con. Mỗi cột được điền tương ứng với một người con. Chúng ta có năm sinh được

điền và năm chết bị gạch, có nghĩa là tất cả những người con đều còn sống vào thời điểm điều tra.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[229]


Bảng

b hỏi ngđến h tệp i tinn(1)t TừTbảng

57

Di c l n 1 Chu i ngày 1

p tin (1)

Di c l n 2 Di c l n 3 Chu i ngày 2 Chu i ngày3

Nguồn: Tác giả.

Mỗi mục ghi lại những giai đoạn liên tục được đánh số, xác định năm và các chi tiết.

Bảng

58

T hỏi b đến ng tệp h itin (2)n Từ bảng

t p tin (2)

T p tin m c di c : ident

S l n di c

Th i gian _

u

Th i gian _cu i

B0000001

1

2003

.

B0000002

1

1986

.

B0000003 B0000008

1 1

1990 2000

. 2003

B0000008

2

2003

2006

B0000008

3

2006

B0000009

1

2006

B0000009

2

2007

Trong t p tin : m i quan sát t

N

c di c

n

N

c xu t c

B B

CH DC Congo CH DC Congo

B

CH DC Congo

B

CH DC Congo

Pháp B

B Pháp

2007

KENYA

CH DC Congo

B

KENYA

ng ng v i m t giai o n c a m t cá nhân

Nguồn: Tác giả.

[230] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Trong tệp tin phải xây dựng từ mục di cư, mỗi một số ghi trong cột sẽ tương ứng với một dòng, có nghĩa là một quan sát trong tệp tin. Bảng này sẽ phản ánh lại những cột trong bảng hỏi trên giấy và ghi lại thông tin tương ứng trên tệp tin Stata. Lấy ví dụ cá nhân số B0000008. Anh ta có ba giai đoạn di cư, giai đoạn thứ nhất bắt đầu năm 2000 và kết thúc năm 2003. Trên cột chúng ta có số thứ tự của giai đoạn, giai đoạn

Bảng

59

T b ng h i

di cư, năm bắt đầu và năm kết thúc v.v. Trên tệp tin, mỗi giai đoạn di cư sẽ tương ứng với một dòng, nghĩa là một quan sát, với tất cả các thông tin chi tiết mà ta có được cho mỗi quan sát: ở đây là ngày bắt đầu di cư (biến thời điểm_bắt đầu), ngày kết thúc của giai đoạn (biến thời điểm_kết thúc), nước tới và nước xuất cư. Những quan sát về người này được đánh số theo thời gian.

n t p tin (3)

Từ bảng hỏi đến tệp tin (3)

ident B0000001

K t hôn N

1

3

1

B ng c p cao nh t 0 C nhân

B0000002

Nam

1

1

1

0 Th c sĩ

B0000003

Nam

1

3

1

0 C nhân

S con

S l n di c

Ngh nghi p c ab

S l n quay v

B0000004

Nam

2

3

2

0 B ng

B0000005

N

1

4

1

0 Cao h c

H

B0000006

Nam

1

5

1

0 Nghiên c u sinh

B0000007

Nam

1

0

1

0 C nhân

B0000008

Nam

0

0

3

0 C nhân

B0000009

Nam

1

0

2

0 C nhân

B0000010

Nam

0

0

3

2 C nhân

Nguồn: Tác giả.

Chúng ta có hai loại tệp tin sau khi ghi lại: tệp tin « giai đoạn », hay còn gọi là kỳ, trong đó mỗi quan sát phản ánh một giai đoạn đặc biệt của cá nhân; và một tệp tin « cá nhân » tập hợp các biến không thay đổi theo thời gian và không có tính tiểu sử. Tệp tin thứ hai

này cho ta cái nhìn tổng thể của bảng hỏi. Nó đưa những thông tin cố định về người được hỏi, không thay đổi theo thời gian như giới tính, bằng cấp cao nhất, v.v. Trong tệp tin này, mỗi quan sát tương ứng với một cá nhân.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[231]


Khung

5

H p nh t các phi u

Hợp nhất các phiếu

G p các thông tin c n thi t c a các m c khác nhau vào cùng m t t p tin Nghiên c u v quá trình di c và h i nh p ngh nghi p t i B : - M c di c - M c quay tr l i n v quan sát = n m - M c ho t ng - M c k t hôn - M c con cái - M c gi y t c trú

Nguồn: Tác giả

Để chuyển các tệp tin để hợp nhất, ta tạo ra một đơn vị quan sát chung là năm. Tệp tin

Bảng

60

cuối cùng là một tệp tin « người-năm »

p tin ng Tệp tin T người-năm

i–n m

ident

N m

q601d

B0000001

1973

1973

CH DC Congo

N

c

q402

-

B0000001

1974

1973

CH DC Congo

-

B0000001

1975

1973

CH DC Congo

-

B0000001

1979

1973

CH DC Congo

H ct p

-

B0000001

1980

1973

CH DC Congo

H ct p

-

B0000001

2003

2003

B

H ct p

B0000001

2004

2003

B

H ct p

B0000001

2005

2003

B

N i tr

B0000001

2006

2003

B

N i tr

B0000001

2007

2003

B

Có vi c làm

B0000001

2008

2003

B

Có vi c làm

B0000001

2009

2003

B

Có vi c làm

B0000001

2010

2003

B

Có vi c làm

……

Gi y t c trú

-

……

-

Nguồn: Tác giả

[232] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Mỗi dòng trong tệp tin « người-năm » này sẽ tương ứng với một năm mà cá nhân đã sống.

Ngày thứ 3, sáng thứ tư 20 tháng 7

Ví dụ: chúng ta có một cá nhân sinh năm 1973, sống ở Congo vào thời điểm sinh ra. Ta quan sát trong các dòng sau thấy anh ta bắt đầu đi học năm 1979 (cột « q402 » cho các thông tin về các hoạt động). Năm 2003 ta nhận thấy có sự thay đổi về nơi ở tại Bỉ, v.v. Mục tiêu của việc hợp nhất tệp tin là để tạo ra một « đồng hồ » chung cho tất cả các mục, nhằm xác định được từng năm đã sống của cá nhân, tình trạng của anh ta cho từng mục.

Dưới sự hướng dẫn của thầy Philippe, lớp đã bắt tay vào thực hiện hợp nhất các tệp tin bằng Stata. Trong ví dụ, phải hợp nhất mục nơi ở với mục học tập, học nghề và làm việc. Mục đích là cho các học viên làm quen với việc tạo ra đồng hồ đếm thời gian nhằm sắp xếp các sự kiện theo trật tự và theo giai đoạn (tháng, năm).

Ngày thứ tư, thứ năm 21/7

Bùi Thị Huơng Trầm Trong ví dụ này, mỗi dòng là một năm. Còn trong ví dụ của thầy Philippe thì sao? [Philippe Antoine] Trong tệp tin mà tôi đã giới thiệu, mỗi dòng không có thời gian cố định, mà là một giai đoạn kết thúc bằng một sự thay đổi. [Andonirina Rakotonarivo] Tệp tin của thầy Philippe sẽ nhẹ hơn vì không có chuyển giao cho từng năm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các dòng sẽ giống hệt nhau nếu không có sự thay đổi tình trạng của cá nhân; phiếu Ageven được phản ánh lại dưới dạng tệp tin, mỗi quan sát là một dòng trên tệp tin. Phần cuối ngày được dành cho thực hành soát lỗi nhập dữ liệu và kiểm tra sự gắn kết trên phần mềm

Buổi sáng của ngày làm việc thứ tư xoay quanh phần câu hỏi/trả lời về các thao tác kỹ thuật với phần mềm Stata. Thầy Philippe Antoine bình luận một loạt các ấn phẩm khoa học có liên quan đến những nghiên cứu thực hành sẽ được thực hiện trong các buổi học cuối: cách tiếp cận tiểu sử trong phân tích các hiện tượng hôn nhân, nghiên cứu của Mireille Razafindrakoto và François Roubaud về sự chuyển sang tuổi trưởng thành ở châu Phi, nghiên cứu của Donatien Béguy về mối liên hệ giữa việc làm của phụ nữ và sinh đẻ. Buổi chiều, thao tác Stata qua chủ đề bước vào hôn nhân và việc làm tại Lomé: các dữ liệu thực bao gồm một tập hợp các biến về tình trạng hôn nhân, số con, những lần chuyển nhà, thay đổi công việc; khái niệm về điều kiện để xử lý dữ liệu; phân tích hồi quy - cơ sở lý thuyết từ việc bước vào hôn nhân; phân biến, mô hình Cox.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[233]


Khung

6

Mô hình Cox

- Chúng ta có th hi u c mô hình Cox nh m t s kiểm soát thông qua h i quy c a các nh h ng c a bi n gi i thích trong phân tích s ng sót, hay nh vi c a y u t th i gian vào h i quy; - h i quy c th c hi n không ph i trên m t c i m mà cá nhân có c vào cu i cu c i (hay vào th i i m i u tra), mà trên m t c i m có c vào t ng n v th i gian c a cu c i anh ta; - mô hình h i quy này tính toán nh h ng c a các bi n gi i thích lên r i ro th i gian bi t s ki n. M i bi n g n v i m t h s h i quy o l ng nh h ng c a bi n này lên r i ro th i gian; - nói cách khác, nh h ng c a bi n t l v i xác su t tr i qua s ki n (vì v y mô hình này c g i là « mô hình có r i ro t l thu n ») Phân tích s ng sót (th i gian cho Phân tích h i quy ( a bi n): h s n lúc s ki n): hàm óng góp h i quy t c th i (hàm ng u nhiên) hazard function

hj (t;zj) 1 = ho (t) * exp( ibi,zij) h0(t) hàm óng góp t c th i i v i lo i i t ng ang xét Bi lo t h s g n v i các bi n ch s zij Nguồn: D. R. Cox, Regression Models and Life-Tables, Journal of the Royal Statistical Society. Series B (Methodological), Vol. 34, No. 2 (1972), pp. 187-220.

Buổi học kết thúc bằng phần chuẩn bị cho báo cáo tổng kết ngày thứ bảy - các học viên nộp cho hai báo cáo viên phiếu đánh giá và nhận xét cá nhân về những kiến thức thu nhận được qua khóa học.

[234] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Ngày học thứ năm, thứ sáu 22/7 Dựa trên mô hình bài tập của ngày học thứ tư, và dưới sự hướng dẫn của các giảng viên Andonirina Rakotonarivo và Mody Diop, học viên làm các bài tập thực hành về xác định tổng thể chịu rủi ro, việc chuyển từ trạng thái có việc làm không hưởng lương hay không có việc sang việc làm có hưởng lương tùy theo đó là một việc làm ăn lương hay độc lập. Các học viên phải lập biểu đồ Kaplan Meier theo lứa thế hệ và theo giới tính, tính toán tuổi trung vị khi có việc làm được trả tiền đầu tiên theo giới tính và lứa thế hệ. Về phân tích mô tả, các học viên phát triển hướng suy nghĩ bằng cách sử dụng mô hình Cox - các biến sử dụng và được phân tầng trước đó: thế hệ, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, giới tính và các đặc điểm của giai đoạn không có việc làm. Và phần cuối đề cập đến vấn đề khoảng tin cậy.

2.2.3. Báo cáo tổng kết về lớp chuyên đề Báo cáo viên (1) Mục tiêu chính của lớp học là cung cấp một khóa học thực hành phân tích tiểu sử thông qua sử dụng phần mềm Stata với những dữ liệu thực. Chúng tôi đã tập trung vào các loại hình tệp tin tiểu sử, xử lý dữ liệu, xác định các sự kiện và những kỹ thuật chính trong phân tích đơn biến và đa biến. Điều tra tiểu sử định tính có mục đích nhận biết những thay đổi xã hội trong tổng thể của chúng. Nó mang lại những thông tin quý báu về đặc điểm của một xã hội và sự chuyển biến của nó bằng cách phân biệt những xu

hướng cơ cấu với những thay đổi bối cảnh. Những cuộc điều tra tiểu sử là thu thập lịch sử cuộc đời: mỗi cột trong bảng hỏi tương ứng với một sự kiện - một sự thay đổi tình trạng của cá nhân. Nguyên tắc của thu thập thông tin quá khứ là vạch lại những sự kiện chính mà cá nhân đã trải qua từ ngày sinh ra tới thời điểm điều tra liên quan tới hoạt động nghề nghiệp – gồm cả học tập, cuộc sống hôn nhân, nơi ở, v.v. Điểm độc đáo của cách thức tiến hành nằm trong phân tích những mối quan hệ về mặt thời gian giữa những sự kiện khác nhau của cuộc đời. Điều không thể thiếu là vào lúc thu thập phải xác định thời điểm của các sự kiện so với nhau. Hai loại dữ liệu chủ yếu của điều tra định tính: - Dữ liệu theo chiều ngang – Cross-section data –: những dữ liệu chính xác và rộng về người được điều tra tại một thời điểm nhất định, nhưng nghèo nàn để phân tích nguyên nhân; - Dữ liệu theo chiều dọc – longitudinal data –: chú ý tới thời gian, sắp xếp các sự kiện theo trật tự thời gian và phân tích nhân quả của quan hệ giữa hai biến: sự xuất hiện trước của nguyên nhân so với hậu quả. Đối với mỗi đơn vị thống kê, yếu tố cơ bản là việc xác định thời điểm. Có hai kỹ thuật thu thập những dữ liệu có thời điểm: - Cách tiếp cận về quá khứ được sử dụng chung trong khoa học xã hội, các cá nhân chỉ được hỏi một lần. Ta thu thập những dữ liệu từ ngày sinh ra của cá nhân; những thông tin có thể sử dụng ngay lập tức - tính khả dụng theo chiều dọc; - Cách tiếp cận tương lai điều tra được lặp đi lặp lại hay sử dụng mẫu lặp lại: một mẫu được hỏi nhiều lần, với cùng một công cụ

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[235]


thu thập. Việc thu thập thông tin tập trung vào quá khứ gần của cá nhân trong một giai đoạn xác định. Phải đợi một khoảng thời gian trước khi thông tin trở thành chiều dọc. Sử dụng những công cụ thiết kế nào cho phân tích tiểu sử? - Biểu đồ Lexis. Bảng hỏi tiểu sử nhằm xác định đường đời của một cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết đi - những thông tin mục tiêu: một thời điểm, một tuổi - xác định những cá nhân có cùng lứa tuổi, cùng thế hệ tại một thời điểm « T », điểm giao của hai biến này; - Phiếu Ageven. Được thiết kế để có thể xác định được từng sự kiện, chuyển từ tình trạng này sang tình trạng khác trong cuộc đời của cá nhân. Vấn đề là các sự kiện đôi khi có thể có độ dài thời gian rất ngắn - có việc làm xen lẫn với những giai đoạn thất nghiệp ngắn. Từ đó đặt ra câu hỏi có ghi lại từng thông tin hay gộp tất cả những sự kiện đó vào một giai đoạn đồng nhất gọi là giai đoạn không ổn định. Trên thực tế, tất cả phụ thuộc vào vấn đề nghiên cứu và sự lựa chọn về « khoảng cách ». Hai ví dụ về điều tra tiểu sử đã được giới thiệu: - Điều tra tiểu sử ở Lomé. Đó là một cuộc điều tra rút ra từ nghiên cứu « Hội nhập đô thị » được thực hiện ở châu Phi năm 2000 trên một cỡ mẫu là 2563 cá nhân. Những sự kiện về nơi ở, nghề nghiệp hôn nhân và sinh đẻ đã được thu thập theo thời điểm xảy ra. Cuộc điều tra được lập ra theo những mục khác nhau: với mỗi thay đổi về tình trạng ta sẽ tạo ra một giai đoạn mới, một cột mới. Tệp tin có số dòng nhiều bằng số lần thay đổi trong cuộc đời cá nhân. Lịch của tệp tin có độ dài thay đổi, các dòng không nhất thiết, thậm chí là hiếm, có cùng giai đoạn;

- Điều tra tiểu sử MAFE. Đó là một cuộc điều tra về di cư giữa châu Phi và châu Âu, thu thập năm 2009 về những người Congo định cư tại Bỉ. Những sự kiện liên quan các lộ trình khác nhau - nơi ở, di cư, hôn nhân và gia đình, được ghi theo năm. Khác với cuộc điều tra trước, phương pháp ghi ở đây là mỗi dòng tương ứng với một năm. Các học viên đã chia thành nhóm làm bài tập thực hành: tệp tin tiểu sử - hợp nhất các mục, tạo đồng hồ đo thời gian, các tham số phân tích tiểu sử, v.v., phân tích mô tả và mô hình Cox. Một báo cáo viên khác giới thiệu tóm tắt những bài tập thực hành trên phần mềm Stata trong suốt tuần học. [Philippe Antoine] Lớp học chuyên đề này khó vì có hai mục tiêu khác nhau và bổ trợ cho nhau: học cách sử dụng một phần mềm mới đối với tất cả các học viên; áp dụng phần mềm vào các kỹ thuật đặc thù và phức tạp của phân tích tiểu sử. Cuối cùng, chúng tôi rất hài lòng với các hoạt động của học viên và sự nhanh nhạy của họ trong lĩnh hội những công cụ khác nhau. Pierre Yves Le Meur Dưới góc nhìn định tính, tôi thấy rất thú vị khi đưa các tiểu sử vào một hệ thống các mô hình. Điều đó cho phép tạo ra một số dữ liệu. Mặt khác, trong phạm vi các điều tra định tính, có rất nhiều tranh luận về tiểu sử là gì. Liệu có phải là ảo tưởng? Liệu không phải là tách cá nhân ra khỏi bối cảnh của nó bằng cách thu một loạt các đặc điểm, một lộ trình, thành một tổng thể dữ liệu? Các bạn có kết hợp loại điều tra định lượng này với một cách tiếp cận định tính hơn, có thể là các cách tiếp cận tiểu sử gắn nhiều hơn với gia đình, nhiều

[236] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


thế hệ? Sẽ rất thú vị để hiểu các quy trình tích hợp, đa dạng hóa, để đặt chúng vào một logic xuyên thế hệ hay gia đình. [Philippe Antoine] Càng tiến xa hơn trong phân tích tiểu sử, ta càng đặt ra nhiều câu hỏi về những khả năng rút gọn bằng cách định lượng hóa tiểu sử. Hơn nữa, những cuộc điều tra này dựa trên mối liên quan giữa các sự kiện và như vậy những sự kiện xảy ra trước có thể giải thích sự kiện xảy ra sau. Thứ tự của các sự kiện không nhất thiết tương ứng với thứ tự mà cá nhân cung cấp. Có thể có những tính toán trước mà chúng ta đã đề cập đến trong phiên toàn thể. Sự kết hợp giữa các nghiên cứu định tính và định lượng hiện nay còn rất hiếm khi được thực hiện, trừ ở Senegal. Những cuộc điều tra khác hoặc là điều tra tại một thời điểm hoặc điều tra định lượng so sánh. Người ta ít áp dụng phương pháp để so sánh các thế hệ khác nhau trong cùng gia đình, thường so sánh giữa các thế hệ với nhau – so sánh tức thời trong khuôn khổ một mẫu. Mặt khác, nguyên tắc phân tích tiểu sử dựa trên một mẫu hoàn toàn ngẫu nhiên. Những phương pháp phân tích định tính không áp dụng cho những mẫu lựa chọn từ cùng một gia đình, thuộc các thế hệ khác nhau. Có lẽ cần phải đưa ra những kỹ thuật mới để làm điều đó.

Tài liệu tham khảo Antoine Ph. (2006), Event-History Analysis of Nuptiality, in . Demography: Analysis and Synthesis, A Treatise in Population Studies, G. Caselli, J. Vallin and G. Wunsch (Editor), Vol 1, Elsevier, Academic Press, p. 339-353. Antoine P., Bocquier P., (1995), Le temps et l’analyse des biographies. Clins d’œil à

l’Afrique, Hommage à Michel François édité par Vallin Jacques, CEPED, Paris, p. 157-166. Antoine P., Bocquier P., Maminirina T., Razafindratsima N (2004) Collection of biographical data in Antananarivo: The Biomad98 survey, Inter-stat N° 28, April 2004, Eurostat/DFID/INSEE, London, p. 5-31. Antoine Ph., D Beguy (2006) Évolution des conditions économiques et constitution de la famille à Dakar et Lomé, 7émes Journées scientifiques du réseau « Analyse Économique et Développement de l’AUF », Paris, 7-8 septembre 2006, 23 p. Antoine P., Ouedraogo D., Piche V. (éds) (1998), Trois générations de citadins au Sahel. Trente ans d’histoire sociale à Dakar et à Bamako. L’Harmattan. Collection Villes et entreprise, Paris, 276 p. Attias-Donfut C., (1988), Sociologie des générations. L’empreinte du temps. – Paris, Presses Universitaires de France, 1988. 251 p. Beguy D., (2006), L’effet du travail féminin sur l’espacement des grossesses à Dakar et à Lomé, Population et travail. Dynamiques démographiques et activités. Colloque international d’Aveiro, AIDELF, Portugal, 1823 septembre 2006, 15 p. Blossfeld H-P., Hamerle A. And Mayer K.U., (1989), Event History Analysis. Statistical Theory and Application in the Social Sciences. Millsdale, Lawrence Erlbaum Associates Publishers, 294 p. Bocquier P., (1996), L’analyse des enquêtes biographiques à l’aide du logiciel Stata. Paris, CEPED, Coll. Documents et Manuels n° 4, 208 p. Bocquier, (1998), L’essentiel de Stata, Ritme informatique, 200 p. Bry X., Antoine P., (2004), Explorer l’explicatif: application à l’analyse biographique, Population-F, Vol. 59 n° 6, p. 909-945

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[237]


Bry X., Antoine P., (2004 ), Exploring explanatory models: an event history application – Population-E, Vol. 59, n° 6, p. 795-830 Caselli G., Vallin J., (200), « Chapitre 6. Du repérage des événements dans le temps au diagramme de Lexis et au calcul des taux », in G. CASELLI, J. VALLIN et Gr. WUNSCH, Démographie  : analyse et synthèse. Volume I. La dynamique des populations, Paris, Éditions de l’Institut National d’Études Démographiques (INED), pp. 91-112. Cleves M.A., Gould W. W., Gutierrez R.G., (2004), An introduction to survival analysis using stata., Stata Press, 308 p. Courgeau D., Lelievre E., (1989), Analyse démographique des biographies, Editions de l’INED, Paris. GRAB (Groupe de réflexion sur l’approche biographique) (1999), Biographies d’enquêtes. Bilan de 14 collectes biographiques. (Antoine Philippe, Catherine Bonvalet, Daniel Courgeau, Françoise Dureau, Eva Lelièvre, éditeurs), INED, Collection Méthodes et savoirs n° 3, Paris, 336 p. http://grab.site.ined. fr/fr/editions_en_ligne/methodes_savoirs/ GRAB, Antoine P., E. Lelievre (eds) (2006), États flous et trajectoires complexes: observation, modélisation, interprétation., Ined-Ceped., Méthodes et Savoirs n°5, Paris, 302 p. GRAB (2009), Fuzzy States and Complex trajectories. Observation, modelization and interpretation of life histories, Ined-Ceped., Méthodes et Savoirs n°6, Paris, 174 p. Laborde C., Lelievre E., G. Vivier G (2007), Trajectoires et événements marquants, comment dire sa vie? Une analyse des

faits et des perceptions biographiques, Population, Vol 62, N°3, p.567 à 585. Lecoeur S, W. Im-Em, S. Koetsawang , E. Lelievre (2005), Living with HIV in Thailand: Assessing Vulnerability througha Life-Event History Approach, Population-E, Vol60, n°4 p. 473-488. Lecoeur S, W. Im-Em, S. Koetsawang , E. Lelievre (2005), Vulnérabilité et vie avec le vih en Thaïlande: l’apport de l’approche biographique. Population-F, Vol60, n°4 p. 551-568. Lelievre E., Vivier G., 2001  : «  Évaluation d’une collecte à la croisée du quantitatif et du qualitatif  : l’enquête Biographies et entourage », Population, 56 (6): p. 10431074. Lelievre E., N. Robette (2010), « Les trajectoires spatiales d’activité des couples », Tempo­ ralités, 11, http://temporalites.revues.org/ index1182.html Pronovost G., (1996), Sociologie du temps, De Boeck, Louvain La Neuve, 184 p. Vandeschrick Ch., (1992), « Le diagramme de Lexis revisité », in Population, 5, pp. 12411262. Vandeschrick Ch., (1994), « Le temps dans le temps en démographie. Le diagramme de Lexis: bilan et perspectives », in Vilquin E. (éd.), Le temps et la démographie. Chaire Quételet 1993, Academia/L’Harmattan, pp. 271-307. http://grab.site.ined.fr/fr/editions_en_ligne/ biographies_enquetes/

[238] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Danh sách học viên HỌ VÀ TÊN Bùi Thị Hương Trầm

NƠI CÔNG TÁC Viện Gia đình và Giới Viện Việt Nam học Đặng Ngọc Hà và khoa học phát triển Đại học Thủ Dầu Đinh Thị Hòa Một, Bình Dương Viện Phát triển bền Đỗ Thị Ngân vững vùng Bắc bộ

CHUYÊN NGÀNH

CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU

Gia đình

Văn hóa gia đình

Sử học, nhân học văn hóa Dân tộc học

Di cư, khai phá đất đai Nam bộ Việt Nam thế kỷ XVII-XIX Thiết chế truyền thống cộng đồng và đô thị hóa

EMAIL buihuongtram@ yahoo.com hadangngoc@ gmail.com dinhthihoa292@ gmail.com ngan.isdn@ gmail.com

Xã hội học

Phát triển bền vững

Helen Ting

Đại học quốc gia Malaysia

Bản sắc và các mối quan hệ xã hội, giới và tộc người

Ký ức của dân chúng về diễn tiến quan hệ tộc người ở Malaysia: cách tiếp cận tiểu sử và các thế hệ

helenting@ gmail.com

Hoàng Thị Bích Ngọc

Viện nghiên cứu tôn giáo

Xã hội học tôn giáo

Kitô giáo

hbngocminh@ yahoo.com

Leav Meng

Đại học Jean-Moulin Lyon 3

Khoa học luật

Viện Nghiên cứu Văn hóa Viện Gia đình Lỗ Việt Phương và Giới Viện Phát triển Nguyễn Ngọc bền vững vùng Toại Nam bộ Trung tâm nghiên Nguyễn Quang cứu Đô thị và Giải Phát triển Viện nghiên cứu Nguyễn Thị Hoài phát triển Hương TP. Hồ Chí Minh Viện Phát triển Nguyễn Thu bền vững vùng Quỳnh Trung bộ Lê Việt Liên

Văn hóa học Bình đẳng giới Di dân Xã hội học Nhân học

Tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Campuchia Biến đổi văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa

meng_sciencepo@ yahoo.com

lelienhanoi@ yahoo.com phuongloviet7381@ Giới và chăm sóc sức khỏe gmail.com

Mỗi quan hệ giữa môi nguyenngoctoai@ trường và biến động dân cư gmail.com Đô thị và phát triển

nguyenquanggiai@ yahoo.com

Lao động nữ trong các làng hoaihuong732002@ nghề thủ công truyền thống yahoo.com ở Nam bộ

Nhân học

Ứng xử của cư dân nông thôn với bệnh tật

thuquynhk50nv@ gmail.com

Phạm Thị Việt Hà

Tổ chức Enda Việt Nam

Phát triển cộng đồng

Hỗ trợ pháp lý cho người nhập cư và thu gom rác dân lập

vietha2805@ yahoo.com

Phạm Thu Hương

Viện Nghiên cứu Con người

Xã hội học

Chỉ số phát triển con người

huongpham251288@ gmail.com

Quách Thị Thu Cúc

Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ

Giới và phát triển

Vị thế và vai trò của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng: trường hợp ba cộng đồng phụ nữ Việt, Chăm và Khmer ở Tây Ninh và Rạch Giá

quachthucuc@ gmail.com

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[239]


HỌ VÀ TÊN

NƠI CÔNG TÁC CHUYÊN NGÀNH CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU EMAIL Đại học Hoàng gia thomaschaumont@ Thomas Luật và khoa học Phát triển gmail.com Chaumont kinh tế Campuchia Viện Phát triển Mối quan hệ di dân, nghèo lantran2@ Trần Thanh bền vững vùng Xã hội học đói và chiều kích gmail.com Hồng Lan Nam bộ bất bình đẳng hong_xhh@ Viện Gia đình và Xã hội học Giới, tình dục Trần Thị Hồng yahoo.com Giới Quá trình di cư, định cư của Viện Phát triển hoacomayxi@ Lịch sử, văn hóa người Hoa ở khu vực Trịnh Thị Lệ Hà bền vững vùng yahoo.com tộc người ở Nam bộ Chợ Lớn, TP Hồ Chí Minh Nam bộ

[240] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


2.3. Xây dựng và quản lý các dân tộc ở Đông Nam Á: văn hóa, chính sách và phát triển Christian Culas – CNRS, Grégoire Schlemmer – IRD, Trần Hồng Hạnh – Viện Dân tộc học, Viện KHXH Việt Nam (Nội dung gỡ băng)

tiếp cận theo thuyết xây dựng và thuyết tự nhiên. Nội dung đầu tiên sẽ là câu hỏi: một dân tộc là gì? Làm thế nào và tại sao phải phân loại dân tộc? Buổi chiều, chúng ta sẽ tập trung vào các nghiên cứu trường hợp ở Việt Nam và Lào.

Ngày học thứ nhất, sáng thứ hai ngày 18/7 [Christian Culas] Xin chào các bạn học viên đăng ký vào lớp chuyên đề các nhóm dân tộc ở Đông Nam Á. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng phần giới thiệu học viên. Lớp học của chúng ta được tổ chức với mục đích chính là nhấn mạnh vào các nội dung phương pháp luận và sư phạm, do đó trong cả tuần này, chúng ta sẽ ưu tiên cho trao đổi và thảo luận. Giới thiệu giảng viên và học viên (xem thêm phần lý lịch giảng viên và danh sách học viên ở cuối chương) Chúng ta sẽ học những gì trong bốn ngày rưỡi làm việc cùng nhau? Ngày đầu tiên sẽ trao đổi về các cách chỉ định và gọi tên các nhóm dân tộc, phương pháp tiếp cận sẽ mang tính lý luận và phương pháp luận: chúng tôi sẽ giải thích các phương pháp

Thứ ba sẽ nói tới nội dung liên quan đến những mối quan hệ giữa luật pháp và các nhóm dân tộc. Chúng ta sẽ xuất phát từ thực tiễn pháp lý để nghiên cứu các mối quan hệ với những gì có thể quan sát được trên thực địa. Các nhà xã hội học hay nhân học thường hiếm khi sử dụng luật pháp như một công cụ để tìm hiểu. Chúng ta sẽ thử tìm cách thiết lập quan hệ giữa luật pháp và nhân học. Phần cuối cùng của ngày làm việc này sẽ dành cho các nghiên cứu trường hợp. Các vấn đề nhân học ứng dụng và nhân học phát triển sẽ được đề cập đến trong buổi sáng thứ tư. Sau đó lớp học sẽ chia thành ba nhóm, mỗi nhóm sẽ nghiên cứu một chủ đề với sự hướng dẫn của một giảng viên. Sáng thứ sáu, ba nhóm sẽ lần lượt trình bày; sau đó chúng ta sẽ tổng hợp để làm báo cáo thu hoạch cho sáng thứ bảy.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[241]


[Grégoire Schlemmer]

[Christian Culas]

Nhân học trước hết là một cách nhìn, một cách tiếp cận sự việc. Mục đích của chúng tôi là đồng thời vừa mang đến cho các bạn những kiến thức mới vừa đặt câu hỏi về những gì các bạn tin là mình đã biết. Để đạt được mục đích đó, chúng ta sẽ xuất phát từ một câu hỏi trung tâm « Dân tộc là gì? », câu hỏi này sẽ dẫn chúng ta tới rất nhiều các chủ đề khác.

Phương pháp tiếp cận theo thuyết xây dựng đối lập với phương pháp tiếp cận cơ bản hay theo thuyết tự nhiên. Chúng ta sẽ áp dụng phương pháp lý luận này, nó cho phép chúng ta có thể nói rằng « vì tất cả các thực tế xã hội đều là những hiện tượng sự vật được xây dựng, nên chúng ta cũng có thể phá bỏ chúng: từ đó cho phép chúng ta hiểu được chúng đã được xây dựng như thế nào. Trong bài giảng đầu tiên, chúng tôi sẽ giới thiệu và phân tích quá trình các dân tộc đã được xây dựng như thế nào về mặt xã hội và tư tưởng.

2.3.1. Các yếu tố lý luận về xây dựng dân tộc Khung

7

Xây dựng dân tộc

Trình bày l ch s quá trình hình thành các dân t c và các công trình v các dân t c t i nhi u n

c khác nhau

A) Câu h i v « c u trúc xã h i » -

nh ngh a : ch ngh a t nhiên là h c thuy t cho r ng các hi n t ng t nhiên t n t i tr c khi c ti n hành phân lo i theo ph m trù và t n t i c l p v i m i công tác phân lo i theo ph m trù. Chúng t n t i m t cách t nhiên.

-

nh ngh a : ch ngh a « xây d ng » là h c thuy t cho r ng các hi n t không c l p v i công tác xã h i phân lo i theo ph m trù.

B) Xây d ng các dân t c thông qua

ng xã h i không t n t i tr

c và

t tên

-

t tên cho m t v t là m t trong các cách làm cho v t

-

Luôn t duy theo quan h hai chi u t ng h : Nhà n c nhân viên làm vi c trong b máy Nhà n c nh th nào?

C) Xây d ng các dân t c qua xây d ng các

y t n t i v m t xã h i và ôi khi

s h uv t ó

t tên cho các dân t c / các dân t c

t tên cho các

o lu t

-

Vi c xây d ng các o lu t s t ra các h n ch v nh ngh a dân t c là gì và h n ch v nh ng i u h p pháp mà các dân t c s ng trong m t qu c gia có th làm

-

Các o lu t c ng là m t cách giúp các dân t c hoà nh p vào h th ng nhà n ki n c a các dân t c v i m này không ?

c. Nhà n

c có tham kh o

D) Các u i m thu n l i cho công tác nghiên c u khoa h c c a ch ngh a « xây d ng » -

N u các hi n t ng xã h i ai và nh m m c ích gì ? t

u

c xây d ng, ta có th tìm hi u xem chúng

i u này cho phép t ra các câu h i v các quá trình, s trao ng này di n ra nh th nào ? »

Nguồn: tác giả

[242] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

i, s n ng

c xây d ng nh th nào, do ng và s thay

i xã h i : « hi n


Trục 1. Tên, cách gọi. Đặt tên cho một sự vật, dù đó là gì, là một cách để sự vật đó tồn tại về mặt xã hội, và đôi khi để chiếm hữu nó, tức là biến nó thành của riêng. Điều này đúng cho các dân tộc hay bất kỳ một thuật ngữ nào khác. Ý thứ hai liên quan đến cách gọi tên giữa các nhóm khác nhau. Nếu như người ta hay quan tâm đến việc tìm hiểu cách các Nhà nước gọi tên các dân tộc như thế nào, thì cũng cần quan tâm cách các dân tộc thiểu số gọi các dân tộc đa số, cách mà người của các dân tộc gọi người của Nhà nước như thế nào? Trục 2. Xây dựng các dân tộc thông qua việc ban hành hoặc tạo ra các luật lệ. Các dân tộc là đối tượng điều chỉnh của luật, điều này có

Khung

8

ghi trong hiến pháp của Việt Nam và Lào. Như vậy, Nhà nước đã tạo ra một khung pháp lý xung quanh các dân tộc. Nhóm dân tộc là gì? Nhóm đó phải làm gì và có thể làm gì? Các nhóm đó được điều chỉnh như thế nào? Các dân tộc có được lấy ý kiến về những luật lệ đề ra và áp dụng cho bản thân họ hay không? Trục 3. Tác dụng của phương pháp tiếp cận theo thuyết xây dựng. Các vấn đề như thể thức vận hành, nguồn gốc và mục đích của các thể thức đó là những vấn đề rút ra từ thuyết xây dựng. Đặt các câu hỏi này tức là coi nó là một kết quả có được từ một tiến trình xây dựng.

Xây dựng dân tộc (2)

S a d ng trong cách g i tên các dân t c theo th i gian và t i các n c khác nhau ch ng minh r ng: - các cách g i tên ch là võ oán (do nhóm dân t c a s t ch n); - các tên g i b bi n i theo th i gian (không có tên g i nào là tr ng t n); - vi c l a ch n tên g i mang tính chính tr . Nguồn: tác giả.

Cách đặt tên cho các dân tộc thay đổi theo từng nước và theo lịch sử dân tộc. Ở nhiều nước, các dân tộc được gọi bằng những cái tên mà bản thân họ cũng không biết vì sao. Việc lựa chọn tên gọi thường mang tính chất áp đặt, võ đoán. Đối với nhà nhân học, điều đó chứng tỏ rằng bộ máy quản lý hành chính

không có hiểu biết chính xác về các nhóm dân tộc khác nhau trên đất nước mình. Nếu như người của Nhà nước không hiểu được cách mà người dân các dân tộc gọi tên cho mình, thì có lẽ họ cũng không hiểu được các dân tộc đó sống ra sao, mức sống của họ như thế nào, họ có những mối quan hệ gì, v.v.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[243]


thuật ngữ quốc BảngSo sánh 61 So cácsánh thu các t ng c ssử ddụng ng ởt một i m số t vài qugiac gia THU T NG

D NG NHÓM

L CH S

CÁC

O LU T

Ph n , da màu, châu Á, M , Tây Ban Nha, da …

N m 1960, J-F Kennedy: u tranh ch ng b t bình ng gi a ng i da tr ng và ng i da màu

o lu t Affirmative action (không t ng ng v i « phân bi t i x tích c c » mà còn ng c ngh a)

T ch c v n hóa Nga 128 dân t c, Trung Qu c 56, Vi t Nam 54

Quan ni m c a ch ngh a c ng s n v dân t c, b t ngu n t Staline Ch ngh a qu c gia, Mác và v n 1914.

Quy nh c bi t và quy n l i (s con, tr c p, v.v.). C nh ng yêu c u b t bu c v v n hoá

PHÁP

Nhóm v n hóa, C ng ng v n hóa (thu t ng « ethnie » (dân t c) chính th c b c m s d ng t i Pháp)

1539 Ch d Villersc Cotterêts : ti ng Pháp c ây : hàng ch c nhóm v n hóa ch n là ngôn ng qu c gia + lu t tri u ình áp d ng Nay còn có 5 nhóm ? (Ng i vùng Alsace, trên toàn qu c 1789 Kh i ngh a : nh Basque, Breton, Catalan, a v các dân t c c a ngh Corse) + Ng i Rom Pháp

Gi a th k XX : M t vài o lu t c bi t v các tr ng h c song ng , các s n ph m v n hoá, thu khoá (t i Corse)

AUSTRALIA

Aborigènes (th dân) (không bao gi s d ng t « dân t c» mà dùng t « b l c »)

H n 1000 nhóm v n hóa riêng bi t

N m 1838 b n báo cáo u tiên v vi c b o v th dân

1838 nh ng ng i da tr ng u tiên b xét x vì t i gi t th dân 1992 công nh n s h u t ai

HOA K

Liên bang Xô Vi t c , Trung Qu c, Vi t Nam

Minorities (Ng thi u s )

i

Nationalités (Dân t c), Ethnies minoritaires (Dân t c thi u s ) (« dân t c ít ng i »)

Tr

Nguồn: tác giả.

Để hiểu biết về các dân tộc, chúng ta xem xét tình hình ở một số nước có các dân tộc thiểu số hoặc các nhóm dân tộc. Bảng tổng hợp này cho chúng ta thấy vấn đề của các dân tộc thiểu số và của việc quản lý các dân tộc đó bằng luật pháp không phải là vấn đề của riêng Việt Nam, rất nhiều nước trên thế giới cũng gặp phải các vấn đề tương tự. Lấy trường hợp của nước Mỹ. Tất các nhóm xã hội được coi là thiểu số đều được gọi chung là « minorities », trong đó có cả phụ nữ, người da đen, người châu Á, người Mỹ da đỏ, người thuộc cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha; nhưng còn có cả người đồng tính, tức là những người bị coi là thiểu số do xu hướng tình dục cùng giới tính chứ không phải do nguồn gốc xã hội. Việc ra đời cách

phân loại « minorities » này có từ những năm 1960. Đây là một dự án mang tính xã hội chính trị của tổng thống Kennedy: để chống lại tình trạng bất bình đẳng giữa người da trắng và người da đen, giữa các nhóm yếu thế, bị trị thì cần phải có một cách phân loại chính xác. Việc đặt ra cách phân loại này có hai mục đích: quản lý người dân tốt hơn, chống phân biệt đối xử giữa các nhóm. Hệ quả trực tiếp của chính sách này là sự ra đời của các luật quy định vào những năm 1960-1970. Ví dụ, nếu người da đen chiếm tỷ lệ 15% dân số cả nước, tỷ lệ đại diện của người da đen trong các cơ quan hành chính cũng phải tương ứng với con số đó. Cần phải tính toán tỷ lệ đại diện trong mỗi cơ quan hành chính của các sắc dân khác nhau – đây chính là chính sách quota (hạn ngạch).

[244] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Việc phân loại các dân tộc dưới thời Liên Xô cũ, ở Trung Quốc hay ở Việt Nam cũng có những đặc điểm tương tự. Ở Việt Nam, việc phân chia thành khoảng 50 nhóm dân tộc được thực hiện từ những năm 1950-1960. Lào cũng thực hiện cùng thời điểm. Các dân tộc nhìn chung được coi là những người cần giúp đỡ, chính quyền trung ương cần giúp họ phát triển. Điều ngạc nhiên là trong hiến pháp của Lào và Việt Nam, Nhà nước trung ương cam kết giúp đỡ các dân tộc phát triển, nhưng lại không cam kết hỗ trợ cho người nghèo – người dân tộc Kinh cực nghèo không được chính thức nhắc đến trong Hiến pháp. Một nhà nghiên cứu cần phải đặt câu hỏi tại sao Hiến pháp lại chỉ đề cập tới việc giúp đỡ các nhóm dân tộc chứ không phải là giúp đỡ toàn dân. Nước Pháp là một trường hợp rất đặc biệt vì việc sử dụng thuật ngữ « dân tộc » bị cấm trong các văn bản chính thức. Thậm chí nếu các công trình nghiên cứu sử dụng thuật ngữ này còn bị phạt. Các nhà nghiên cứu không thể gọi người xứ Basque, người đảo Corses hoặc người xứ Bretagne là các dân tộc, điều này sẽ không được chấp nhận trong các ấn phẩm xuất bản chính thức. Về lịch sử, mỗi vùng của Pháp đều có các sắc dân sinh sống nhưng không nói tiếng Pháp. Họ có văn hóa và truyền thống riêng. Hệ thống hành chính tập trung của Pháp xét về một mặt nào đó đã loại bỏ sự đa dạng văn hóa này. Vào thế kỷ 16, một chỉ dụ của triều đình đã ra lệnh bắt buộc sử dụng tiếng Pháp trong tất cả các cấp hành chính. Nếu so sánh với Việt Nam, ta thấy trong Hiến pháp có một điều quy định là các cơ quan xét xử và tòa án nhân dân các cấp có thể xét xử bằng tiếng quốc ngữ hoặc bất kỳ một ngôn ngữ dân tộc nào. Tuy nhiên, theo tôi được biết, không có phiên xét xử nào

sử dụng một ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Việt là tiếng quốc ngữ. Australia lại có đặc thù là lục địa này có hơn một nghìn nhóm dân tộc. Rồi đất nước này bị người Anh đô hộ. Vào thời điểm đó, ở đây chưa có người da trắng. Trong nhiều thế kỷ, quan hệ thống trị - bị trị phát triển với một bên là người da trắng nắm trong tay quyền lực kinh tế, vũ khí, tổ chức xã hội vững mạnh và một bên là các nhóm dân tộc không phải là những chiến binh, sống rải rác theo bộ tộc và sau đó thường bị triệt hạ. Như vậy bảng này cho chúng ta thấy một bức tranh toàn cảnh về thực tế mối quan hệ giữa các nhà nước còn đang trong quá trình xây dựng và các sắc dân thiểu số, dù họ có phải là dân tộc hay, như ở Mỹ, phụ nữ hoặc người đồng tính. Tôi muốn qua đây vừa mở rộng thêm ý tưởng vừa chứng minh rằng tồn tại nhiều tình hình khác nhau và không giống với tình hình trong khu vực Đông Nam Á, không giống với ở Việt Nam, Lào hay Trung Quốc.

2.3.2. Xác định và phân loại các dân tộc [Grégoire Schlemmer] Chúng ta có biết rõ dân tộc là gì không? Một trong các nguyên tắc về phương pháp luận trong nghiên cứu nhân học là tư duy về từ ngữ và các thuật ngữ khoa học mà chúng ta sử dụng. Chính từ một định nghĩa chính xác và cách sử dụng nghiêm ngặt mà các từ ngữ đơn thuần đó mới trở thành các khái niệm. Dân tộc là một khái niệm phức tạp. Đến cuối khóa học này, nếu như các bạn thấy rằng mức độ hiểu của các bạn với những gì chúng ta đề cập có giảm đi thì như thế có nghĩa là

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[245]


chúng ta đã đạt được một phần các mục tiêu đã đặt ra! Tính dân tộc là một hình thức thuộc về một tập hợp nào đó. Các hình thức này có nhiều và biến đổi tùy theo người tiếp chuyện. Nếu trò chuyện với một phụ nữ, tôi sẽ giới thiệu mình là nam giới; nếu tôi nói chuyện với một người châu Á, tôi sẽ giới thiệu mình là người châu Âu; nếu tôi nói chuyện với một người Đức, tôi sẽ giới thiệu mình là người Pháp, v.v. Ngoài ra còn có các tập hợp khác về tôn giáo hoặc về ngôn ngữ. Và tính dân tộc chỉ là một trong số các tập hợp đó. So với các tập hợp về xu hướng giới tính hoặc xu hướng chính trị, một trong các đặc thù của tập hợp dân tộc là nó mang tính phổ quát: nếu tôi nói là tôi thuộc về một dân tộc nào đó, người ta sẽ hiểu ngay rằng tôi nói ngôn ngữ đó, có các tập quán thói quen đó và tôi sống ở vùng đó v.v. Xét trên cấp độ đó, thuộc về một tập hợp

Khung

9

Dân tộc là gì?

dân tộc giống như thuộc về một quốc gia. Nếu các bạn nói mình là người Việt, người ta sẽ nghĩ ngay các bạn nói tiếng Việt, sống ở Việt Nam và các bạn có chế độ chính trị riêng của nước mình. Tính dân tộc và tính quốc gia đúng là có sự gần gũi, vì cả hai khái niệm này đều gắn với một văn hóa chung, là di sản quá khứ để lại và được cho là sẽ tạo ra sự gắn kết giữa các cá nhân thuộc về nền văn hóa đó. Nhưng vấn đề là một quốc gia lại là tập hợp của nhiều dân tộc, như trường hợp của Việt Nam. Như vậy, sẽ có thể tồn tại một sự phân chia thứ bậc giữa các hình thức thuộc về tập hợp dân tộc và tập hợp quốc gia. Ở đây sẽ nảy sinh một câu hỏi trung tâm: một Nhà nước, một chính phủ sẽ quản lý sự đa dạng về thành phần dân tộc như thế nào? Để quản lý được thì phải xác định được những dân tộc đó là dân tộc nào. Vậy làm thế nào để xác định được một dân tộc là gì?

Dân t c là gì?

M t nhóm có nh ng c i m riêng ? – v ngôn ng – v lãnh th – v v n hoá, v.v. M t nhóm t xác nh mình là m t nhóm riêng ? – b i m t tên g i riêng bi t – b i m t tình c m chung thu c v nhóm Theo cách nh ngh a này, b t k nhóm nào c ng u thu c v m t dân t c nào ó. c xác nh là m t nhóm riêng b i nh ng ng i ngoài không thu c nhóm ? M t nhóm – b nhóm dân t c chi m a s – b x p vào m t nhóm dân t c thi u s riêng bi t theo các h th ng phân lo i chính th c (c a Nhà n c) Theo cách nh ngh a này, ôi khi ch có các nhóm thi u s c u thành các dân t c. Nguồn: tác giả.

[246] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Cách định nghĩa cổ điển dựa trên các tiêu chí khách quan như ngôn ngữ, lãnh thổ, văn hóa. Thực tế, việc một cá nhân được xác định là thuộc về một tập hợp nào đó thường là từ di sản để lại. Ví dụ, bạn sinh ra trong một bản người Hmong, bạn là người Hmong; bạn sinh trong làng người Kinh, bạn sẽ là người Kinh. Các nhà nước cũng lựa chọn các tiêu chí này để phân loại. Nhưng trên thực tế, chuyện lại không đơn giản như vậy. Lấy hai ví dụ: - Người ta chấp nhận rằng người Hmong tạo thành một nhóm dân tộc, nhưng dân tộc Hmong không có lãnh thổ xác định: họ sống ở Lào, ở Thái Lan, Trung Quốc và ở nhiều tỉnh của Việt Nam, v.v. - Ở Lào, người ta phân biệt các tộc người Thái, có Thái Dam, Thái Deng, Thái Khao. Đây là các tộc người Thái khác nhau nhưng lại nói cùng một ngôn ngữ. Một tiêu chí khác, tưởng như đơn giản, là hỏi mỗi người xem họ tự nhận mình thuộc về dân tộc nào. Tiêu chí này gắn với một tiêu chí khác là ý thức cội nguồn của cá nhân được hỏi. Nhưng bạn có thể sinh ra tại một làng, nói ngôn ngữ của làng nhưng lại không có

cảm giác thuộc về cộng đồng ở làng đó vì lối sống đã thay đổi, chẳng hạn bạn ra thành phố hoặc nước ngoài sinh sống. Như vậy chúng ta có hai loại tiêu chí: các tiêu chí khách quan thường do lịch sử để lại và ý thức cội nguồn của các cá nhân, nhưng không phải lúc nào cũng đúng. Hơn nữa, hai loại tiêu chí này không phải lúc nào cũng gắn với nhau. Đơn cử như trường hợp một người có bố mẹ là người Việt Nam nhưng lại lớn lên ở Pháp. Có thể người này không còn nói tiếng Việt nữa, cũng như không thờ cúng ông bà tổ tiên? Anh ta ăn mặc như người Pháp. Như vậy, anh ta không có tiêu chí khách quan nào nhưng lại hoàn toàn có thể nói « Tôi là người Việt Nam! ». Với các bạn, người đó có phải là người Việt Nam hay không? Biết được điều này là rất quan trọng vì khi phân loại, cần phải xác định tất cả các thành phần cư dân. Hãy hình dung chúng ta đặt câu hỏi này cho trường hợp của đất nước các bạn. Làm thế nào để phân loại được toàn bộ hơn 80 triệu người dân Việt Nam? Hoặc người dân của Lào hay Campuchia?

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[247]


Ảnh

Các nhóm Akha Phongsaly Các tộc người Akha ở tỉnh Phongsaly

Trang ph c (t cao/ph i n th p/trái) : - Chepia - Eupa - Pouli - Nyaeu - Oma - Pusho - Nouheu Nguồn: tác giả. Ảnh: Grégoire Schlemmer.

Trong số các bức ảnh này, người đầu tiên phía dưới ở bên phải nói ngôn ngữ rất gần với người ở trong bức ảnh bên tay phải của anh ta. Các bản chỉ cách nhau vài cây số. Nhìn từ ngoài vào, họ có tập tục văn hóa giống nhau. Tuy nhiên, trên thực tế đó là hai nhóm dân tộc riêng rẽ, Nouheu và Eupa. Người của hai dân tộc này không lấy lẫn nhau. Khi hỏi tại sao, họ trả lời là do hai dân tộc không có cùng truyền thống. Khi tôi yêu cầu nêu ví dụ, họ trả lời: « Khi cúng, chúng tôi đặt hai chén rượu lên bàn thờ còn họ đặt ba chén ». Với chúng tôi, tiêu chí phân biệt truyền thống này của họ lại chỉ là một tiểu tiết. Như vậy, các tiêu chí khách quan nhắc đến ở trên đều có, nhưng cảm giác thuộc về một tập hợp chung không tồn tại. Nếu phân tích như ở trên, ta có thể nghĩ rằng mỗi người trong tất cả mọi người đều có một gốc gác dân tộc, vì ai cũng có cảm giác thuộc

về một cộng động, một ngôn ngữ cùng chia sẻ với người khác, sống trong một thôn, bản cùng với những người khác, v.v. Như vậy chúng ta chuyển sang cách nhìn nhận thứ hai đối với thuật ngữ dân tộc mà theo đó dân tộc luôn là người khác. Thực tế, luôn có một sự kết hợp ngầm giữa dân tộc thiểu số và nhóm đa số. Đây là cách định nghĩa dựa trên mối quan hệ, ở đây là quan điểm của người thuộc cộng đồng đa số, vốn thường đảm trách công việc Nhà nước, ví dụ như người Kinh ở Việt Nam, người Lào ở Lào, v.v.). Đối với nhiều người, khái niệm dân tộc ít nhiều mang ý tiêu cực, để phân biệt giữa thiểu số với đa số. Vậy có thể có hai cách định nghĩa cho khái niệm này. Định nghĩa thứ nhất chỉ tính dân tộc mà một người tự nhận cho mình. Theo cách định nghĩa này thì mỗi cá nhân đều phải thuộc về một dân tộc, nhưng thực tế không phải như vậy. Định nghĩa thứ

[248] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


hai là do đa số đưa ra và theo đó, dân tộc gắn với việc thuộc về một văn hóa thiểu số.

Với một người thuộc bộ tộc Lào, những người thuộc hai bộ tộc trên đều được gọi bằng một tên gọi chung là người Ko hoặc người Akha.

Tính t 10 ngTính tương i trong g gọi: i: cách nhìn đốicác trongtên các tên cách nhìn củac Khung cách nhìn c củaangười ng người Thái, i Tai, cách nhìn ng Akha i Akha Chepia Eupa Pouli Nyaeu Oma Pusho Nouheu

AKHA

Mounteun /Lami Hani

Hagni

Loma Khema Eushi

Kado

Vagneu/Mouchi Bozo/Pousang Phaphe Baling Kheu Laya Jimleu Soso Zeuteu Koeug

{ } Bichon =

= Ko/Akha

a

Tai Dam

Tai Deng

Tai Khao

Tai Yang

Tai Lue

Tai Neua

Tai Bam

Lao

VAGNEU

Sila

Nguồn: tác giả. Ảnh: Grégoire Schlemmer.

Để thống kê các dân tộc, Nhà nước buộc phải phân loại theo nhóm. Vì không thể phân loại được tất cả 300 bộ tộc, và những người làm trong chính phủ đều thuộc bộ tộc đa số nên Nhà nước đã gộp nhiều bộ tộc vào các nhóm, nhất là các bộ tộc khác xa về văn hóa với bộ tộc Lào chiếm đa số và cũng là bộ tộc có nhiều thành viên làm việc trong các cơ quan chính quyền. Ví dụ, trong bộ tộc Lào có nhiều bộ tộc Thái: Tai Yang, Tai Lao, Tai Neua, Tai Lue, v.v. Các bộ tộc này đều ít nhiều khác nhau về tập quán văn hóa, trang phục, ngôn ngữ, cũng giống

như sự khác nhau giữa các bộ tộc Akha. Tuy nhiên, các bộ tộc này lại không bị gộp chung vào một nhóm mà lại được công nhận là bộ tộc riêng rẽ trong danh sách phân loại chính thức. Ta có thể nghĩ rằng, lý do có lẽ là bởi các bộ tộc này gần gũi hơn về văn hóa xã hội với bộ tộc Lào đa số nên được biết đến rõ hơn. Hãy hình dung là nếu người Akha quản lý đất nước Lào, chắc các bộ tộc Thái sẽ được gọi chung bằng cái tên XYZ nào đó trong danh sách phân loại chính thức, còn mỗi bộ tộc Akha sẽ được mang tên riêng rẽ. Kết quả phân loại sẽ phụ thuộc vào việc ai là người thực hiện việc phân loại.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[249]


Khung

11

Tại sao phải phân loại các dân tộc và phân loại như thế nào?

T i sao ph i phân lo i các dân t c và phân lo i nh th nào?

M c ích :

- mô t (mô t l i tình hình th c t ) - theo tiêu chí ( c xác nh b i các m c tiêu

ra)?

Các m c ích theo tiêu chí c a vi c phân lo i ? Thành l p danh sách c nh v các nhóm (bao g m toàn b dân s ) nh m t o i u ki n thu n l i cho vi c xác nh nhóm dân s và th hi n tính i di n c a nhóm dân s ó, c bi t c n m b o s g n k t qu c gia. thi t Các ph ng ti n có th s d ng ti n hành phân lo i ? • ch n phân lo i các nhóm d a theo tên (nh ng là tên nào? Không ph i lúc nào tên mà nhóm t t ra c ng có m i liên h v i tên th t c a nhóm) • ch n phân lo i b ng cách chia nh thành nhi u nhóm hay g p chung thành m t nhóm (d a theo các tiêu chí c a Nhà n c) nh • m i nhóm s ch thu c m t dân t c duy nh t và c • ph n ánh quan i m cá nhân c a ng i ti n hành phân lo i Nguồn: tác giả.

Các Nhà nước đều cần phải phân loại, không chỉ để xác định ai là ai mà còn phải đặt ra các quy chuẩn. Phải nói ngay đây không phải là để lên án chỉ trích. Đúng là trên thực tế những gì mà các nhà nhân học nói thường hay bị coi là chống Nhà nước. Với chúng tôi, phê bình tức là tìm hiểu, suy nghĩ về nguyên do của vấn đề, để làm tốt hơn và để đi được xa hơn. Hãy lấy hai ví dụ cụ thể để minh họa cho mục đích để làm tốt hơn: - Khi người Pháp đô hộ miền Bắc Việt Nam, họ cho là rất quan trọng việc xác định các nhóm dân tộc và một người đối thoại, tức là người đứng đầu, để họ áp đặt và thực hiện hệ thống thuế khóa phù hợp với cách sống tập tục của từng nhóm; - Ở một số nước, như Ấn Độ, mỗi cộng đồng đều có đại diện chính thức tại Nghị viện, và có các cơ quan chuyên trách quản lý các nhóm dân tộc. Để có thể chỉ định được đại diện cho từng cộng đồng thì cần phải xác định rõ những cộng đồng đó.

Đây là lý do tại sao một số nhà nhân học phải suy nghĩ về logic của việc phân loại dân tộc, để chỉ ra những hạn chế, trở ngại của việc phân loại nhưng cũng đồng thời nhằm để giúp phân loại chính xác hơn. Cần phải lựa chọn tên gọi và đôi khi tên gọi cũng có nhiều. Có tên các nhóm tự đặt cho mình, tên do nhóm láng giềng gọi, v.v. và các tiêu chí để xếp loại một cách đồng nhất. Tuy nhiên các tiêu chí này không phải lúc nào cũng khớp với nhau và có khả năng xảy ra trường hợp một người được xếp vào nhiều nhóm dân tộc khác nhau. Chẳng hạn, dưới thời buôn bán xe ngựa, một số người thuộc bộ tộc Akha là thương nhân tự nhận là người Hán, vốn là nhóm người gần như độc quyền trong hoạt động buôn bán này. Nhưng khi quay về làng, họ lại trở lại là người Akha. Phân tích lịch đại sẽ giúp chúng ta đánh giá tốt hơn đặc điểm dễ thay đổi của các phương pháp phân loại như trường hợp của Lào dưới đây:

[250] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Khung • Tr

hình lo các i các t c Tình hìnhphân phân loại bộ dân tộc ở Lào 12Tình

Lào

c n m 1960, phân lo i theo th b c d a trên c s chính tr : • Ng i Tai (« nh ng ng i t do » • Ng i Kha (« nh ng ng i l thu c »)

d a trên c s • 1960-1986 : phân lo i t ng h p y • Lao loum (Ng i Lào khu v c ng b ng) • Lao theung (Ng i Lào khu v c s n núi) • Lao soung (Ng i Lào khu v c nh núi)

al :

• 1986-2011 : phân lo i « khoa h c » d a trên c s ngôn ng : • Tai-kadai • Nam Á • H'Mông - Miến • Hán T ng

Nguồn: tác giả.

[Christian Culas]

Srey Sophorvny

Những thông tin làm rõ tình hình các bộ tộc Lào có nguồn gốc lịch sử từ Thái Lan. Trước đây, tất cả các nhóm dân tộc sinh sống ở phía Bắc Thái Lan đều được gọi là Chao Khao, trong tiếng Thái có nghĩa là « Người miền núi ». Từ 20 năm trở lại đây, tên gọi chính thức của các nhóm này là Thai Phu Khao, có nghĩa là « người Thái miền núi ». Các nhóm dân tộc sinh sống ở các vùng ven biển, thường có tập quán du canh du cư, dù có tên gọi khác nhau nhưng đều được gọi chung là « người Thái miền biển ». Tên gọi chung « Thái » được sử dụng ở đây với ý chỉ sự hòa nhập vào Nhà nước Thái, nhưng xét trên quan điểm văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử và tôn giáo, không dân tộc nào trong số các nhóm dân tộc đó có đặc điểm tương đồng với dân tộc Thái đa số còn được gọi là người Siam.

Ở Campuchia, các nhóm dân tộc sinh sống ở các vùng núi phía Đông Bắc. Nhưng cũng có người Việt, người Chăm, người theo đạo Hồi, người Hoa sống ở các vùng đồng bằng, nhưng họ không bị coi là thiểu số. [Grégoire Schlemmer] Họ được coi là thiểu số nhưng không phải là dân tộc thiểu số. Hơn nữa, ở Campuchia, các dân tộc thiểu số có cùng nguồn gốc về lịch sử và ngôn ngữ với dân tộc đa số. Ở nhiều nước, người ta gắn các dân tộc thiểu số với người bản xứ, những người đầu tiên đặt chân đến vùng đất đó. Ở Campuchia, các dân tộc này đặt chân đến cùng một lúc. Ở Lào, những người đầu tiên đặt chân đến là những nhóm dân tộc được gọi là người Kha, nên nhóm đa số không muốn nhắc tới điều này. Tiêu chí phân loại, định danh các nhóm dân tộc hiện nay ở Lào là ngôn ngữ. Nhưng nói một ngôn

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[251]


ngữ thuộc cùng một họ ngôn ngữ không có nghĩa là nói cùng một ngôn ngữ bởi ngay trong một họ ngôn ngữ cũng có nhiều sự khác nhau, cũng không phải là chia sẻ cùng một văn hóa, hay một nền tảng văn hóa. Các nhóm gần gũi về ngôn ngữ có thể có lối sống rất khác nhau. Các nhóm thuộc hai họ ngôn ngữ khác nhau lại có thể có lối sống khá tương đồng – chẳng hạn như trường hợp của người Mường và người Thái hoặc người Thái Nùng và người Dao ở Việt Nam. Các ví dụ trên minh họa rất rõ thực tế là khái niệm dân tộc là một khái niệm phức tạp và việc phân loại định danh các dân tộc luôn có một phần áp đặt. Khi nói về các nhóm thiểu số chỉ có nghĩa khi đặt trong mối quan hệ với Nhà nước và với nhóm đa số. Jimreivat Pattiya Có người Nam Đảo ở các vùng biên giới giữa Việt Nam và Lào hay không? [Grégoire Schlemmer] Với tôi, không có người gọi là người Nam Đảo (austronésien), không có các dân tộc nói ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Đó chỉ là các họ ngôn ngữ chứ không phải là nhóm xã hội hay văn hóa. Nhiều người đã nhầm lẫn khi coi đó là các nhóm phân loại về văn hóa, hay còn gọi là « dân tộc - ngôn ngữ ». Hơn nữa, các nhóm ngôn ngữ này được các nhà nghiên cứu dần dần định ra, đó không phải là các dữ liệu. Ngoài ra, đôi khi cũng có những chủ ý chính trị trong việc phân định các loại nhóm. Ở Trung Quốc, người Tạng Miến được coi là gần với người nói tiếng Hoa. Một số nhà ngôn ngữ của Trung Quốc và Việt Nam cho rằng người Tạng-Miến, người Hoa,

người thuộc ngữ hệ Nam Á và người tai-kadai cùng thuộc về cùng một hệ ngôn ngữ duy nhất. Nếu hiểu theo cách này, trong cùng một quốc gia, tất cả mọi người đều có chung một nguồn gốc. [Christian Culas] Ở Việt Nam, từ lâu đã có tranh luận về quan hệ giữa người Mường và người Kinh. Đôi khi, khó tách bạch được nghiên cứu khoa học với quan điểm về tư tưởng. [Grégoire Schlemmer] Như vậy, ta luôn phải tự hỏi là xem xét vấn đề trên quan điểm nào. Bạn là ai khi bạn nghiên cứu một nhóm dân tộc, những hiểu biết và quan điểm của bạn là gì? Tức là cần phải có một cái nhìn phản biện đối với chính bản thân với tư cách là nhà nghiên cứu. Jimreivat Pattiya Khi nghiên cứu các nhóm dân tộc sinh sống ở các vùng Đông Bắc Thái Lan, gọi các dân tộc đó là người Lào là điều chính quyền không thích, phải gọi họ là các dân tộc Thái vùng Đông Bắc trong khi trên thực tế ngôn ngữ của những người đó là tiếng Lào. [Christian Culas] Hiện nay, số người thuộc bộ tộc Lào (về văn hóa và ngôn ngữ) sinh sống ở Thái Lan còn nhiều hơn cả ở Lào. Những người này gọi là Issan, « người Đông Bắc ». Lý do rất đơn giản: vào các thế kỷ 17, 18, khi có các cuộc xung đột giữa các Nhà nước Lào, Thái Lan, Campuchia với mục tiêu của các bên là bắt dân. Khi Thái Lan xâm lược Lào, hàng triệu người đã bị bắt về Thái Lan và sau đó đã ở lại nước này.

[252] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Ngày học thứ nhất, chiều thứ hai ngày 18/7 2.3.3. Tên gọi của các dân tộc ở Việt Nam [Christian Culas] Để bổ sung cho nội dung sáng nay, tôi sẽ trình bày về cách tiếp cận phân tích tên

Khung

gọi các dân tộc. Chúng ta thấy là khởi thủy, những tên gọi đầu tiên thường là các tên gọi chung, chỉ các nhóm xã hội lớn, thường hiếm khi có liên quan đến các khái niệm về bản sắc của bản thân các nhóm dân tộc. Vậy ai đã đặt ra và sử dụng các tên gọi dân tộc? Các tên gọi đó đã được đặt như thế nào, vào thời điểm nào trong lịch sử và nhằm mục đích gì?

Từ cácch tên gọi T13 tên ngchung lo iđến các n tên têngọi“temicg i”

- « Tên ch ng lo i » là tên g i ch m t nhóm v t

c cho là có nh ng i m chung.

Ví d : tên g i « các nhóm dân t c » là tên g i ch ng lo i, nó ch nhi u nhóm dân khác nhau nh ng t tc u là « ng i dân t c ». - « Tên t g i» là tên mà chính các dân t c dùng g i mình. Ta phân bi t thu t ng Emic (t ) ngh a là các cách mà nh ng ng i dân ngh ho c nói v chính b n thân h . Và thu t ng Etic ( c) là cách mà nh ng ng i ngoài (các nhà nghiên c u, Nhà n c, các d án phát tri n, các dân t c lân c n…) ngh ho c nói v m t nhóm ng i ang c nghiên c u. • Ví d : « Mèo » = tên

c g i (etic), « Hmong » = tên t g i (emic)

Nguồn: tác giả.

« Tên gọi chung » thường dễ hiểu, nó chỉ một tập hợp các hiện tượng sự vật có hoặc được cho là có các yếu tố tương đồng, gần gũi, tức là thuộc cùng một nhóm. Vậy thuật ngữ chung nhất, tên gọi chung nhất mà chúng ta đã nói đến sáng nay là « nhóm dân tộc » hoặc « dân tộc thiểu số ». Chẳng hạn, thầy Grégoire đã nhắc tới trường hợp tên gọi Akha mà người Lào sử dụng để gọi chung cho khoảng 20 nhóm nhỏ khác nhau. Ta thấy là tên gọi chung thường rất mơ hồ: người ta gộp chung vào một tập hợp những người nhiều khi rất khác nhau. Đối với các nhà nhân học, phân biệt emic/etic là một công cụ phân tích rất có ích[9]. Emic

chỉ tất cả các cách nghĩ, cách làm được chính bản thân các cá nhân mô tả. Ngược lại, etic chỉ cách nghĩ, cách mô tả hiện tượng sự vật của những người khác về bản thân các cá nhân đối tượng nghiên cứu. Ví dụ: Trước đây, tên gọi « người Mèo » được sử dụng ở Việt Nam để chỉ người Hmong và đây là tên gọi etic do người ngoài đặt ra. Ở đây người ngoài chính là người Việt. Còn bản thân họ gọi họ là Hmong và đây là tên gọi emic. Nghiên cứu lịch sử tên gọi các nhóm dân tộc, đặc biệt trong các tài liệu lưu trữ, cho thấy trước đây thường sử dụng các tên gọi rất chung chung. Dần dần, các tên gọi trở nên cụ

[9] Để tìm hiểu lịch sử ra đời của hai thuật ngữ emic/etic, xin mời tham khảo tài liệu sau: Olivier de Sardan, J-P. (1998), Emique, L’Homme, 147: 151-166. (http://www.percee.fr)

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[253]


thể hơn. Người ta chuyển từ những tên gọi chung rất rộng sang các tên gọi emic.

Việt mới chỉ có mặt ở các vùng này trong những năm gần đây. Vào thế kỷ 19, gần như không có người Việt ở thủ phủ các tỉnh miền núi phía Bắc. Những người Kinh duy nhất có mặt, và trong khoảng thời gian ngắn, là các quan lại, đại diện cho chính quyền hành chính có nhiệm vụ giám sát khu vực. Đây là lý do tại sao người Kinh hiểu biết rất ít về người miền núi.

Hãy thử tiếp cận theo lịch đại. Tôi sẽ so sánh dân cư ở cùng một vùng nhưng ở các thời điểm lịch sử khác nhau. Biến số sử dụng ở đây là mốc thời gian. Tình hình ở các tỉnh miền núi của Việt Nam rất điển hình, người Kinh, hay còn gọi là người

phátphát tri triển n ccủaacác các c danh Quá trình tộctdanh ở Việt NamVi t Nam BảngQuá 62trình Th i gian

Tên

cg i

Tên

cg i

Tên

cg i

Tên

cg i

Tên t g i

Th k 18-19

1900 1950

1950 2010 Trong t ng lai ?

Ede, Bahnar, Jorai…

Ede, Bahnar, Jorai…

Tên các nhóm dân t c nh h n ?

Mán-Yao-Dao, Mèo, Hani…

Tày, Nùng, Giáy…

Mèo-Hmong

Kinh

Mán-Yao, Hmong, Hani

Tày, Nùng, Giáy

Hmong hoa, en, tr ng, …

Kinh

Hmong en Hmong Shi Hmong Peb…

Kinh ?

Iu Mien Ké Mien Ké Moun…

Tày, Nùng, Giáy

Nguồn: tác giả.

Bảng này tổng hợp tên gọi của các nhóm dân tộc khác nhau mà chúng tôi tìm thấy trong các tài liệu lưu trữ của Việt Nam. Các bạn thấy là hệ thống các tên gọi này bắt đầu có từ thế kỷ 18 vì có rất ít thông tin về tên gọi của họ trước mốc thời gian này. Trong tiếng Việt, Mọi có nghĩa là « hoang dã », « chưa được khai sáng văn minh ». Đây là cách gọi hay được dùng ở miền Nam Việt Nam. Cách gọi này đã được dùng trong gần hai thế kỷ, sau đó đến đầu thế kỷ 20, tên gọi

của các dân tộc được rõ ràng hơn và dần tiến tới tên gọi emic. Một trường hợp tương tự khác là người Mán. Tên gọi này cũng có nghĩa là chỉ những người « hoang dã » sinh sống ở các vùng phía Bắc của Việt Nam. Đây là một từ Hán Việt. Đồng nghiệp của tôi, chị Hạnh sẽ trình bày chi tiết hơn về chủ đề này – xem thêm phần đóng khung trong bảng. Người Thổ cũng là một cộng đồng đa thành phần. Ở một số vùng, người Mường cũng được gộp vào nhóm dân tộc Thổ. Đây là một

[254] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


tên gọi rất thú vị bởi nó chỉ những người dân địa phương, người bản địa (thổ dân), tức là « những người sinh sống tại chỗ ». Cột 4 trong bảng liên quan đến tên gọi người Mèo, tên gọi này được biến âm từ một từ tiếng Hán « miao ». Dưới thời Pháp thuộc, người ta sử dụng tên gọi người Mèo và cả tên gọi người Hmong. Sau đó, tên gọi này dần biến mất mặc dù vẫn còn vùng Tài-Mèo với những đặc thù riêng như Hmong Trắng, Hmong Đen, v.v.

2.3.4. Định nghĩa và phân loại các nhóm dân tộc ở Việt Nam [Trần Hồng Hạnh]

Nhắc lại ba tiêu chí xác định các nhóm dân tộc được chính thức sử dụng ở Việt Nam. Các tiêu chí này đã được giới thiệu vào phiên học buổi sáng – xem thêm phần 2.3.2. Xác định và phân loại các dân tộc: - ngôn ngữ chung - Viện Dân tộc học xếp các hệ ngôn ngữ vào ba nhóm riêng rẽ: ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Hán - Tạng và ngữ hệ Nam Đảo; - các tập tục văn hóa – tiêu chí này được đánh giá là mơ hồ và khó xác định (xem thêm Tập tục thờ cúng tổ tiên do Grégoire Schlemmer trình bày vào phiên học buổi sáng); - ý thức cội nguồn – tiêu chí tham chiếu để công bố danh sách các dân tộc Việt Nam (xem thêm. Quyết định số 121TCBKTCPB ngày 2 tháng 3 năm 1979).

Trường hợp của người Dao. Người Dao ở Việt Nam gọi mình là Kiềm miền (Kìm mùn), Dìu miền, Yù miền, Ìn miền, Bièo miền. Đây là các tên gọi tự nhận (tự danh),

tức là tên gọi mà mỗi cộng đồng tự nhận cho mình. Các tên gọi « Kiềm, Kìm, Dìu, Yù, Ìn » đều có nghĩa là « rừng », « Miền, Mùn » có nghĩa là người. Tuy nhiên các tên gọi Kìm miền, Kìm mùn không rõ ràng vì người Dao không phải là nhóm dân tộc duy nhất sinh sống ở miền rừng; Dìu miền, Yù miền, Ìn miền, Bièo miền là các tên gọi Hán - Việt của người Dao. Đặt danh – tên gọi do một cộng đồng đặt cho một cộng đồng khác – rất khác nhau khi gọi tên người Dao – Động, Dạo, Dào, Xá, Mán, Trại, v.v.: - Động: tên gọi phổ biến ở vùng Việt Bắc trước đây, đơn vị lãnh thổ có nghĩa là làng, thôn; - Dạo hay Dào là các biến thể từ Dao, giống như trường hợp gọi người Hmong được gọi là Mèo, Mẹo; - Xá thường được sử dụng ở các tỉnh Yên Bái và Lào Cai, là tên gọi chung cho nhiều dân tộc ở vùng Tây Bắc, thường mang hàm ý coi thường, phân biệt chủng tộc; - Mán chỉ một dân tộc « dã man » sinh sống ở các vùng nằm ngoài lãnh thổ của dân tộc Hán – tên gọi mang tính phân biệt chủng tộc. Giống như nhiều nhóm dân tộc khác, tên gọi của mỗi nhóm thường gắn liền với lịch sử của nhóm đó: nhóm gốc Hoa, tranh luận về việc họ đến Việt Nam vẫn còn để mở – từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13 theo một số tác giả. Các dòng di cư được quyết định theo vùng lựa chọn để lập cư: vùng Tây Bắc của Việt Nam – vào thế kỷ 12, theo đường bộ –; vùng Đông Bắc và một số tỉnh miền Trung – từ thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 20, chủ yếu bằng đường thủy. - Thế kỷ 13: người Dao quần trắng đến từ tỉnh Phúc Kiến đã di cư đến các tỉnh Quảng Yên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[255]


Quang; một số nhỏ di cư đến tỉnh Vĩnh Phú hoặc các tỉnh Yên Bái và Lào Cai và có tên gọi là Dao họ; - Trong khoảng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18: người Dao quần chẹt và Dao tiền di cư từ Quảng Đông đến các tỉnh Quảng Yên, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hòa Bình, Yên Bái và Tuyên Quang; - Thế kỷ 17: người Dao thanh y từ tỉnh Quảng Đông di cư đến Móng Cái, sau đó đi qua Lục Ngạn, vượt sông Đuống để lập cư ở Tuyên Quang; một phần di cư đến Yên Bái và Lào Cai và mang tên Dao tuyển; - Thế kỷ 17: người Dao đỏ và Dao tiền từ Quảng Đông, Quảng Tây di cư đến Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang và Tuyên Quang; - Thế kỷ 18: người Dao đỏ di cư đến Lào Cai; - Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20: người Dao lô gang đến lập cư ở nhiều tỉnh của Việt Nam.

[Trần Hồng Hạnh]

Các bạn có thể thấy, trong các tên gọi này, từ đầu tiên là tên gọi chung, là tự danh, từ thứ hai chỉ phục trang của từng dân tộc.

Xếp theo ba ngữ hệ là tài liệu chính thức dùng nội bộ của Viện Dân tộc học. Tuy nhiên, về điểm này, các nhà khoa học cũng có quan điểm không thống nhất. Còn Bảo tàng Dân tộc học đúng là xếp thành năm nhóm ngôn ngữ khác nhau: Nam Á, Nam Đảo (austronésien), Hán - Tạng, Tài-kadai và Hmong - Dao.

Hiện nay có khoảng 30 nhóm người Dao đã được xác định ở Việt Nam. Những nhóm đông nhất gồm: Dao tiền, Dao đỏ, Dao quần chẹt, Dao quần trắng, Dao thanh y, Dao cóc ngáng, Dao cóc mùn, Dao làn tẻn. Từ 30 năm trở lại đây, có sự xuất hiện của người Dao ở các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Các dịch chuyển dân cư như vậy đã làm phong phú thêm cho văn hóa của người Dao. Jimreivat Pattiya Người Dao sinh sống ở nhiều vùng, từ vùng núi phía Bắc đến các tỉnh Tây Nguyên, liệu đây có phải là do chính sách của Nhà nước hay là do di cư tự phát?

Khác với người Hmong, người Dao không di cư có tổ chức. Người Dao di cư chủ yếu vì lý do kinh tế. Jimreivat Pattiya Tại Lào, chính phủ đã di người Hmong và người Dao sinh sống tại các khu rừng và vườn quốc gia ra khỏi khu vực sinh sống của họ. Điều này đã gây nhiều tác hại tới lối sống của người dân thuộc hai dân tộc này. Lê Hải Đăng Viện Dân tộc học xác định có ba ngữ hệ trong khi Bảo tàng Dân tộc học cho rằng có năm ngữ hệ, tại sao lại có hiện tượng này? [Trần Hồng Hạnh]

[Christian Culas] Tôi nghĩ rằng một trong các lý do để giải thích cho việc đó chính là việc chia thành năm ngữ hệ ở Lào, Việt Nam và Thái Lan trùng với cách xếp loại của tất cả các nghiên cứu quốc tế đã công bố, do các nhà ngôn ngữ học xuất sắc nhất thực hiện. Cách xếp loại như vậy cũng được sử dụng ở nhiều nước khác như Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Anh, v.v. Tôi thấy là các họ Môn-Khmer, Tài-Kadai và Mèo-Dao rất khác nhau. Vậy xếp loại các ngôn ngữ đó như thế nào? Đây là câu hỏi vẫn đang được đặt ra.

[256] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Nguyễn Thị Hà Nhung Tôi thấy hình như tên gọi Dao là do người Trung Quốc đặt ra. [Trần Hồng Hạnh] Các tên gọi Kim mun, Yu mien, v.v, cũng là các tự danh – emic. Các tên gọi này đều mang ý nghĩa chung, chỉ « người sống ở miền rừng ». Các tên gọi này đều được phát âm là Dao theo tiếng Hán-Việt. [Christian Culas] Tôi xin kể một chuyện về tên gọi người Yao ở Việt Nam. Trong tài liệu « Đồng Khánh dư địa chí », viết bằng chữ Hán, khi nói về người Dao (Yao), người ta sử dụng chữ Hán Yao nhưng đổi nét. Nguyên trong tiếng Hoa, từ này được viết với nét tị, nhưng sang tài liệu Việt Nam, từ này được viết với nét nhân. Người Việt đã mượn chữ viết từ tiếng Hán nhưng không đọc là Yao mà đọc là Dao và nét cũng bị thay đổi. Chúng ta thấy đây là logic của người ngoài: chữ Hán được đưa vào Việt Nam, nhưng không có quan hệ với bản thân người được gọi, đây chỉ là cách chơi chữ của các nhà nho người Trung Quốc và Việt Nam. Đó là các tên gọi thuần túy mang tính etic. [Grégoire Schlemmer] Yao là một từ tiếng Hán, đây là một từ thú vị vì nó chỉ một nhóm được xếp loại mang tính chính trị hơn là dân tộc. Ở đây là những nhóm được miễn lao dịch cho nhà vua. Thứ hai, mặc dù đây không phải là tự danh, nhưng vì nó còn mang một vị thế chính trị, nên xảy ra hiện tượng có các nhóm dân, vào các thời điểm nhất định, tự nhận mình là người Yao. Thực tế là ở cả Trung Quốc và Việt Nam, có các nhóm thuộc ngôn ngữ Thái cũng được gộp vào nhóm người Yao.

2.3.5. Cách tiếp cận về dân tộc: trường hợp của Lào [Grégoire Schlemmer] Tôi muốn đề cập đến trường hợp của tỉnh Phongsaly của Lào, địa bàn nghiên cứu của tôi, để phân tích các vấn đề liên quan đến tính dân tộc. Tôi sẽ lấy một vài định kiến thường phổ biến trong báo chí hoặc dư luận liên quan đến các dân tộc thiểu số để phân tích phản biện, bóc tách trên cơ sở các ví dụ từ tỉnh Phongsaly. Định kiến thứ nhất: các dân tộc thiểu số là một tập hợp chung, ngầm hiểu là họ có các điểm chung kết nối họ với nhau, và phân biệt họ với nhóm đa số. Theo phân loại chính thức của Lào, tỉnh Phongsaly có 13 nhóm dân tộc. Theo các điều tra đã được thực hiện, với yêu cầu các cá nhân tự nhận, tôi đếm được khoảng 40 tên gọi khác nhau từ các phỏng vấn thực hiện trong khoảng 150/600 thôn bản của tỉnh. Phải lưu ý là người Lào, bộ tộc đa số ở Lào, chỉ chiếm 3% dân số của tỉnh, tức là một nhóm thiểu số rất nhỏ! Trong số vô số các nhóm đã được xác định, chúng ta sẽ xem xét trường hợp của người Tai Lue. Người Tai Lue tạo thành một nhóm rất gần với bộ tộc Lào đa số xét trên tất cả các điểm. Để đơn giản, có thể nói tiêu chí phân biệt hai nhóm này là nguồn gốc chính trị của họ: người Tai Lue trước đây là thần dân dưới triều Sip Song Panna (Xishuanbanna theo tiếng Hán – hiện nay được gộp vào tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, sát biên giới với tỉnh Phongsaly) trong khi người Lào là thần dân của vương quốc Lan Xang, tên gọi cổ của Lào. Như vậy, việc phân định các dân tộc chủ yếu dựa trên căn cứ mang tính chính trị. Ngày nay, người Lào ở tỉnh Phongsaly gần với người Tai Lue sinh sống ở tỉnh này hơn là người Lào

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[257]


ở các tỉnh phía Nam đất nước. Cách ở, cách mặc và ngôn ngữ giống nhau, họ sống cạnh nhau và giao tiếp cùng nhau. Tuy nhiên, trong phân loại chính thức, có sự phân biệt rõ ràng giữa hai nhóm này, người Lào là dân tộc đa số và người Tai Lue là dân tộc thiểu số... Một ví dụ khác về những mập mờ trong cách phân loại chính thức, trường hợp của bộ tộc Ho (hoặc Haw) ở tỉnh Phongsaly. Bộ tộc này gần với người Hoa ở Việt Nam hơn người Ho ở Thái Lan, vì họ thường là những người đi xe ngựa từ Trung Quốc qua buôn bán, lại là người theo đạo Hồi. Ở Trung Quốc, họ được gọi là người Hui, nhóm này tạo thành một bộ tộc theo tín ngưỡng của họ. Còn người Ho ở Phongsaly thì sao? Chính thức thì họ là một nhóm dân tộc. Họ chấp nhận và tự nhận tên gọi Ho, vì tên gọi này là đảm bảo cho nguồn gốc Lào của họ, trên hết là phân biệt họ với những người di cư người Hoa mới đến vùng này. Nhưng trong cộng đồng và trong ngôn ngữ của họ, họ coi mình là người Hán, dân tộc lớn thống trị ở Trung Quốc. Như vậy, người Ho, với số lượng rất nhỏ ở Lào, tự nhận mình thuộc về một dân tộc có số lượng bằng 1/3 số người của cả nhân loại. Qua hai ví dụ trên có thể đặt câu hỏi đâu là tiêu chí để xác định các nhóm dân tộc và các nhóm thiểu số ở Lào? Nước này gộp vào một tập hợp các nhóm trước đây được hình thành trên cơ sở chính trị (Tai Lue), các nhóm hình thành từ các luồng di cư nhưng lại tự nhận mình thuộc về một dân tộc thống trị ở Trung Hoa (Ho) và cả các nhóm như trường hợp của dân tộc Akha/Ko? Định kiến thứ hai: mỗi nhóm dân tộc lại tự tạo thành một tập hợp đặc thù và riêng rẽ. Với một tỉnh như tỉnh Phongsaly, điểm mạnh là dù diện tích nhỏ nhưng tỉnh này lại có thành phần dân tộc rất đa dạng. Tuy nhiên,

nghiên cứu các nhóm dân tộc ở tỉnh này cho thấy tất cả các nhóm có nhiều tập tục giống nhau – kể cả bộ tộc Lào, là bộ tộc đa số và không được xếp vào nhóm dân tộc thiểu số. Như vậy, có những điểm tương đồng nằm ngoài nguồn gốc dân tộc. Chẳng hạn, tất cả các nhóm dân tộc sinh sống ở tỉnh này có cùng một truyền thống tín ngưỡng liên quan đến tập tục vì họ sống trên cùng một lãnh thổ. Các nhóm đều có ảnh hưởng lẫn nhau, kể cả về kỹ thuật, cách mặc, cách ăn ở, v.v. Như vậy, chúng ta đều hiểu là nghiên cứu từng dân tộc là quan trọng nhưng cần phải có các nghiên cứu bổ sung về quan hệ giữa các dân tộc đó. Định kiến thứ 3: các dân tộc là các nhóm tồn tại vĩnh viễn, ít thay đổi. Nhưng thực tế, các dân tộc đều được sinh ra, phát triển rồi mất đi. Nghiên cứu sự vận động này của các dân tộc ở tỉnh Phongsaly có những kết quả đặc biệt thú vị vì cách đây 2 thế kỷ, gần 3/4 dân số chưa đến lập cư tại tỉnh này: một lượng lớn đã di cư đến đây sau những cuộc nổi dậy đẫm máu của dân tộc Hui và dân tộc Taiping ở miền Nam Trung Quốc vào nửa sau thế kỷ 19. Các dòng di cư này đôi khi dẫn đến tình trạng thất lạc, mất liên lạc giữa các thành viên trong một nhóm, vì họ đi theo nhiều hướng khác nhau, và do đó dẫn tới hình thành các nhóm dân tộc mới. Những người trước đây sống ở các vùng đồng bằng, định cư và trồng lúa nước nay cảm thấy bị sống cô lập ở miền rừng. Như vậy, không nên cho rằng các nhóm dân tộc này không có lịch sử, chỉ có điều lịch sử đó không được viết ra. Cũng không nên nghĩ rằng các nhóm này không thể thay đổi lối sống. Lấy ví dụ trường hợp người Hmong. Dân tộc này đa số sinh sống ở Trung Quốc. Họ sống định canh định cư ở những ngôi làng lớn và từ lâu đã canh tác lúa nước. Ở Việt Nam, Thái Lan

[258] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


và Lào, họ lại chủ yếu làm nương rẫy và sinh sống ở các thôn bản trên núi cao. Vì để trốn khỏi những rối ren xảy ra ở vùng miền Nam Trung Quốc, họ phải tìm cách thích nghi với môi trường sống hoàn toàn mới là núi non và lối sống mới để di chuyển và chạy trốn nhanh nhất có thể. Trong một vài thập kỷ, họ đã thu nhập những thay đổi lớn vào lối sống. Hơn nữa, người ta vẫn luôn nghĩ rằng các nhóm dân tộc sống theo kiểu tự cung tự cấp, khép kín về kinh tế. Tuy nhiên, nhìn lại biên niên sử của Thái Lan và Trung Hoa, có thể thấy là những người dân miền núi đã từng tham gia vào các mạng lưới kinh tế quốc tế, qua việc sản xuất bông vải, thuốc phiện, lâm sản, v.v. Để kết luận, xin nhớ rằng dân tộc là một khái niệm mơ hồ, có nhiều tiêu chí, và các tiêu chí không phải lúc nào cũng đi cùng với nhau. Đó có thể là một hình thức tập hợp ít nhiều mang tính mục đích – dựa trên cơ sở di sản văn hóa chung – nhưng cũng từ ý thức cội nguồn – tức là có một phần chủ quan – và một vị thế tự nhận hoặc được xây dựng thông qua quan hệ với các nhóm lân cận. Tính dân tộc được đặc trưng bởi hiện tượng đa thực tế, luôn thay đổi, cả về xã hội, chính trị và văn hóa. Vậy điều này sẽ có tác động thế nào về mặt phương pháp luận khi nghiên cứu các nhóm dân tộc?

> Cần phải có cái nhìn xa hơn để xem xét các thay đổi và cải biến > Không nên mặc định tên gọi các dân tộc và chú ý tránh khái quát hóa > Cần phải có cái nhìn bao quát cho cả khu vực nhưng cũng phải tính đến đặc thù địa phương > Cần phải chú ý tránh nghiên cứu riêng rẽ các dân tộc. Thay vào đó phải nghiên cứu đặt trong mối quan hệ với các dân tộc lân cận, coi các quan hệ đó như là yếu tố cấu thành tạo nên bản sắc của họ.

Ngày thứ 2, thứ ba ngày 19/7 2.3.6. Bản đồ các vương quốc vào thế kỷ 19 và phân vùng các họ ngôn ngữ [Grégoire Schlemmer] Hãy quan sát các bản đồ lịch sử và bản đồ phân bổ dân cư và xem xem các bản đồ này sẽ giúp chúng ta như thế nào trong việc tìm hiểu các hình thức tập hợp nhóm dân tộc. Các bản đồ này tập trung vào tỉnh Phongsaly của Lào. Đây là bản đồ cư trú, trên toàn châu Á, của các nhóm dân tộc hiện diện trong tỉnh và của những người thuộc các họ ngôn ngữ khác nhau.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[259]


Bản đồ

1

Vị trí của tỉnh Phongsaly

Trồng lúa

Nguồn: tác giả.

Trên bản đồ của tỉnh Phongsaly, các bạn có thể thấy phía Tây giáp tỉnh Xishuanbanna của Trung Quốc – trước đây là vương quốc của người Tai Lue, phía Đông giáp tỉnh Lai Châu

của Việt Nam được người Thái gọi là Mường Lay, xa hơn về phía Nam giáp Điện Biên Phủ. Đây là vùng có địa hình núi cao, diện tích ruộng lúa rất ít.

[260] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Đây là bản đồ các vương quốc đã được nhắc tới ở trên: Sip Song Panna (vương quốc Lue), Muang Lai và Muang Then – thuộc Sip Song Chau Tai, 12 huyện đặt dưới quyền của dân

Bản đồ

2

tộc Thái. Trên bản đồ này chưa có Thái Lan, chưa có Lào hiện nay mà chỉ là một tập hợp các vương quốc không có biên giới rõ ràng.

Phân định chính trị của nước Lào ngày nay vào thế kỷ 19

Nguồn: tác giả. Chú thích: Biên giới, tên gọi và cách gọi tên trên các bản đồ này chưa được Liên hiệp quốc công nhận .

[Christian Culas]

[Grégoire Schlemmer]

Mỗi ô màu xám này là một xứ, có triều đình, có các thực thể chính trị tự trị: phía Tây là xứ Chiang Mai, tiếp đó là xứ Nan, ở Myanmar, có xứ Chiang Kaeng, ở Lào, là Luang Prabang và Vientiane về phía Nam và Champassak.

Ở đây, các trung tâm chính trị rất quan trọng, còn biên giới thường không rõ ràng, nhiều khi còn chồng lên nhau. Chẳng hạn, xứ Tran Ninh – hay còn gọi là Xieng Khouang – phải cống nạp cho cả Hà Nội và Luang Prabang; Luang Prabang lại phải cống nạp cho Hà Nội, còn

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[261]


Hà Nội lại phải cống nạp cho Trung Hoa hoặc Siam. Như vậy, có thể dễ dàng hình dung những khó khăn trong việc đặt ra những biên giới cố định vĩnh viễn để xác định các thực thể chính trị sẽ thuộc vào đâu.

rất ít bị kiểm soát. Sau đó, việc phân định biên giới đã khiến người dân bị đẩy sang Lào hoặc sang Thái Lan, v.v.

[Christian Culas]

Tiếp cận lịch sử là phương pháp chính yếu khi nghiên cứu về các nhóm dân tộc. Cần phải nhớ là các nhà nước hiện nay là các hình thái mới có. Vào thế kỷ 19, việc kiểm soát lãnh thổ và dân cư không quan trọng bằng kiểm soát sưu thuế. Điều này cũng góp phần giải thích tại sao khu vực này lại có thành phần dân tộc đa dạng như vậy: vào thời kỳ đó, không có ý định thống nhất dân cư để quản lý hoặc để lao động chung. Hơn nữa, sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ có thể là căn cứ để duy trì sự phân biệt về chính trị và kinh tế – văn hóa của dân tộc và tầng lớp tinh hoa thống trị sẽ trở nên nổi trội.

Việc phân định bằng bản đồ, có cột mốc biên giới mới có ở khu vực Đông Nam Á lục địa. Các nhà nước kiểm soát các vùng gần kinh đô, các vùng đồng bằng trồng lúa, còn ít kiểm soát các vùng trung du, miền núi – ngoại trừ việc gửi quan thái thú. Biên giới đầu tiên giữa Việt Nam và Trung Quốc được phân định vào thế kỷ 19. Biên giới giữa Thái Lan và Lào cũng được phân định vào thời kỳ này. Có các khu kiểm soát bởi người Siam, người Pháp, người Lào, người Anh. Như vậy, trong suốt một thời gian dài, người dân sinh sống ở các vùng này

[Grégoire Schlemmer]

[262] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bản đồ

3

Phân bổ dân cư thuộc hệ ngôn ngữ Môn-Khmer

Seuchuan

Guizou CHINA

INDIA

Seuchuan

Yunnan

Guiz CHINA

Guangxi INDIA

Yunnan

MYANMAR (BURMA) VIET-NAM MYANMAR (BURMA) VIET-NAM

LAOS THAILAND LAOS CAMPUCHEA CAMBODGIA

THAILAND

CAMPUCHEA CAMBODGIA

Môn-Khmer

Nguồn: tác giả.

Đây là bản đồ phân bổ dân cư thuộc ngữ hệ Nam Á, bao gồm Campuchia, Việt Nam, một nửa của Lào, một phần của Myanmar và trải dài tới Ấn Độ. Ta có thể thấy đây là địa bàn cư trú liên tục hoặc chia theo khối, tạo cảm giác có một mức độ đồng nhất về văn hóa. Bản đồ này cho thấy chúng ta phải thận trọng khi nghiên cứu các họ ngôn ngữ trên góc độ văn hóa xã hội: không phải vì người ta nói các

thứ tiếng thuộc về cùng một họ ngôn ngữ mà người ta có những điểm chung. Xét trên bình diện xã hội và văn hóa, các dân tộc này có mức độ đa dạng rất lớn, có dân miền xuôi, dân miền núi, lập nên những vương quốc lớn hay tập hợp thành những nhóm nhỏ đơn lẻ, bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa hoặc Ấn Độ, có các tôn giáo khác nhau, v.v.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[263]


Bản đồ cư dân ngôn ngữ Thái (Tai) này minh họa mối quan hệ giữa thực thể chính trị và nguồn gốc dân tộc. Cư dân thuộc ngôn ngữ Thái, vốn cùng chia sẻ rất nhiều điểm tương đồng về xã hội và văn hóa, nhưng lại phân biệt lẫn nhau bằng tiêu chí thực thể chính trị: người Tai Lue là thần dân của vương triều Sipsongpanna, người Tai Khao thuộc xứ

Bản đồ

4

Mường Lay (Lai Châu), người Tai Dam thuộc các vùng nằm quanh Mường Then (Điện Biên Phủ) và Muang Muoi, v.v. Như vậy có thể thấy, các nhóm dân tộc này tạo thành các tập hợp dân cư khá tập trung, tình trạng rải rác chủ yếu là do các đợt di cư về sau này. Ta cũng có thể thấy là người dân tộc Lào ở Thái Lan bây giờ còn đông hơn cả ở Lào.

Phân bổ cư dân ngôn ngữ Thái sống ở Phongsalay

Seuchuan

Guizou CHINA

INDIA

Seuchuan

Yunnan

Gu CHINA

INDIA

Guangxi Yunnan

MYANMAR (BURMA) MYANMAR VIET-NAM (BURMA) VIET-NAM

LAOS THAILAND

LAOS THAILAND

Tai Tai Lue Lao Black Tai Red Tai White Tai

Nguồn: tác giả.

[264] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

CAMPUCHEA CAMBODGIA CAMPUCHEA CAMBODGIA


Đây là bản đồ dân cư thuộc nhóm Akha-Hani. Điều thú vị là người Hani sống tản mát ở nhiều nước nhưng cuối cùng họ lại vẫn khá

Bản đồ

5

tập trung. Trong trường hợp này, chúng ta có thể hình dung được các đường biên giới.

Phân bổ dân cư ngôn ngữ Akhoide và Tạng-Miến

Akha Vagnou (Bi-Ka) và dân cư liên quan Hani và dân cư liên quan Ngôn ngữ Akhoide khác Tạng Miến

Nguồn: tác giả.

Đây là phân bố cư trú của người Hmong trắng trong nhóm Hmong và có sự gần gũi về ngôn ngữ. Việc dân tộc này cư trú tại Trung Quốc (quốc gia xuất thân của họ) với số lượng lớn giúp chúng ta có cái nhìn tương đối với những gì người ta hay nghĩ về dân tộc này. Chẳng hạn, khi nói rằng người Hmong

sống du canh du cư, liên tục di chuyển và thay đổi nơi cư trú, thì đó là trường hợp của những người Hmong ở vùng Đông Nam Á. Ở khu vực này, họ được biết đến và nghiên cứu nhiều nhất. Tuy nhiên, khi nói như thế, người ta đang cho rằng đấy là lối sống theo văn hóa của người Hmong nói chung, trong

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[265]


Bản đồ

6

Phân bổ dân cư Hmong trắng và các dân cư thuộc ngôn ngữ « Miao »

Hmong trắng

Nguồn: tác giả.

khi đây chỉ là lối sống của một bộ phận người Hmong trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Đó là các nhóm người Hmong chạy trốn khỏi tình trạng loạn lạc và đói kém ở Trung Quốc vào thế kỷ 19. Những người này buộc phải lựa chọn lối sống phù hợp với hoàn cảnh luôn phải chạy trốn vào thời kỳ đó. Nhưng cần phải lưu ý rằng người Hmong đa số vẫn cư trú tại Trung Quốc, sống định canh định cư từ lâu và có hoạt động canh tác lúa nước.

2.3.7. Hiến pháp, pháp luật và dân tộc [Christian Culas] Chúng ta đã đề cập tới tính dân tộc qua các tên gọi khác nhau để hiểu rõ hơn cách các mối quan hệ giữa các dân tộc được quyết định như thế nào. Các nhà nước gọi tên các nhóm dân tộc như thế nào? Các nhóm dân tộc gọi nhau như thế nào? Các nhóm dân tộc gọi người nhà nước như thế nào?

[266] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Buổi học hôm nay sẽ dành cho vấn đề dân tộc trong các hiến pháp và pháp luật. Đây là cách tiếp cận độc đáo và tôi sẽ nhấn mạnh ích lợi của việc nghiên cứu kết hợp về luật pháp và nhân học. Chúng tôi sẽ phân tích độ

vênh giữa khung pháp lý quy định trong luật và khung pháp lý thực tiễn nhằm tìm hiểu các quy định trong hiến pháp các nước và tìm hiểu vị trí của các dân tộc trong các văn bản đó.

Nh ng l i ích c a vi c nghiên c u lu t h c 14 Lợi ích nghiên cứu luật học đối với nhân học (1) v i nhân h c (1)!

Khung

i

Lu t h c : ngành khoa h c chu n t c, t o c s cho nh ng gì h p pháp Trong các ngành khoa h c nhân v n, lu t h c có m t v trí c bi t: m c ích c a ngành này không ph i là mô t ho c phân tích nh ng gì ng i dân làm mà nh m t o ra m t khung quy nh nh ng i u h p pháp và b t h p pháp = góc quy ph m Lu t h c quy nh t ng i chính xác « nh ng gì ph i làm » trong nh ng tình hu ng nh t nh và các h qu n u không tôn tr ng các quy ph m ó (c nh cáo, ph t, ch tài, gi i h n v m t xã h i…) = góc i u ch nh và ràng bu c Nguồn: tác giả.

Tôi thấy hình như các nước được gọi là « hiện đại hay phát triển » như tại châu Âu, Mỹ chẳng hạn, đã cố tình quên đi một điều là một mảng lớn pháp luật có nguồn gốc truyền khẩu. Mảng luật truyền thống mang tính luật tục và truyền khẩu này hiện vẫn đang còn phổ biến ở các vùng người dân tộc của Đông Nam Á hoặc một số nước châu Phi. Chúng ta sẽ thử tìm hiểu sự liên hệ giữa pháp luật quốc gia, thành văn, cố định và các hình thức luật tục địa phương, truyền khẩu, và thường mang tính linh hoạt. Pháp luật quốc gia thành văn thường đi cùng với ý chí của Nhà nước và một hệ thống

kiểm soát và ràng buộc ngặt nghèo. Luật tục mang tính địa phương nhiều hơn, thường là luật của một cộng đồng có truyền thống quy định chung với một hệ thống kiểm soát mềm dẻo hơn và những chế tài ràng buộc đôi khi trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn tới việc loại bỏ một cá nhân nào đó ra khỏi cộng đồng, thay cho việc bỏ tù hay xử án tử hình quy định trong pháp luật quốc gia. Một trong những vấn đề chính yếu của việc quản lý dân tộc là phải tìm hiểu luật quốc gia - được cho là một hệ thống chung, thống nhất cho cả quốc gia và luật tục địa phương - chỉ có giá trị áp dụng cho một nhóm đặc thù ở cấp địa phương, có thể kết nối với nhau như thế nào.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[267]


Nh ng l iLợi ích c a vi c nghiên c u lu t h c ích nghiên cứu luật học đối với nhân học (2) Khung 15 v i nhân h c (2)

i

Nhân h c : ngành khoa h c mô t , t nh ng gì di n ra, không có ph ng pháp nghiên c u chu n t c Nhân h c c ng có m t v trí c bi t trong ngành khoa h c xã h i b i các ph ng pháp nghiên c u, ph ng pháp mô t th c tr ng xã h i, nh ng m c tiêu c a ngành này. Mô t m t cách trung th c và sát nh t có th « nh ng gì ng i dân làm » và cách h hình dung l i (suy ngh v ) nh ng gì h làm (quan i m c a các i t ng nghiên c u) = góc kinh nghi m Nhân h c có cái nhìn ph n bi n và t ng m (t ng m l i b n thân mình trong quá trình nghiên c u) v nh ng mô t c a các nhà nhân h c = góc ph n bi n và t ng m Nhân h c phân bi t rõ s khác nhau gi a quan i m emic (t ) c a các tác nhân a c) c a các nhà nghiên c u và c a Nhà n c. ph ng v i quan i m etic ( Nguồn: tác giả.

Đặc điểm của nhà nhân học là những hiểu biết sâu sắc theo từng bối cảnh về cư dân địa phương. Có hai hướng nghiên cứu chính: cái người ta làm và điều người ta nói về những cái mà người ta làm. Tôi xin nói rõ là về khoa học nhân học, chúng ta không tiếp cận được với cái người ta nghĩ hoặc cái người ta tin; chúng ta chỉ tiếp cận được với những gì người ta nói về điều họ nghĩ hoặc họ tin. Chỉ xin có một nhận xét với các nhà nhân học nghiên cứu về tôn giáo. Sẽ là nói quá nếu mô tả « người Hmong tin vào thần rừng » vì chúng ta không có bất cứ phương tiện gì để kiểm chứng,

nhưng có thể nói « người Hmong cúng thần rừng » hoặc « người Hmong nói rằng họ tin vào thần rừng ». Đây là góc nhìn mang đặc điểm đặc trưng của nhân học. Không nên lẫn lộn giữa cái người ta nói với cái nhà nghiên cứu nói – sự phân biệt này đã được nhắc tới trong cặp emic/etic. Ví dụ về dân tộc Dao là một ví dụ điển hình. Ai tạo ra tên gọi này? Người dân địa phương hay các nhà nghiên cứu? Tranh luận cho thấy câu trả lời không đơn giản đến vậy. Một trong những cơ sở để tìm câu trả lời là phải tìm hiểu nghiền ngẫm tất cả những gì đã được viết ra, đã được nghiên cứu.

Nh ng l i ích c a vi c nghiên c u lu t h c Khung 16 Lợi ích nghiên cứu luật học đối với nhân học (3) v i nhân h c (3)!

i

Liên h các ph ng pháp nghiên c u c a lu t h c v i nhân h c - M c ích chung c a nhân h c khi nghiên c u các dân t c là tìm hi u xem các dân t c ó s ng c t ch c ra sao nh th nào và xem c th các m i quan h gi a các dân t c và Nhà n c - Liên h các c tính c a lu t h c (xây d ng các quy ph m, gi i thích quá trình hình thành c a lu t pháp và lu t t c) v i các c tính c a nhân h c (mô t nh ng gì di n ra và cách ng i dân suy ngh v nh ng gì h làm) - Lu t h c có cái nhìn n thu n etic ( c) (t bên ngoài, ây là quan i m c a Nhà n c ch không ph i c a nh ng tác nhân) trong khi nhân h c v a có cái nhìn emic (t ) c a các tác nhân a ph ng v a có cái nhìn etic ( c) c a các nhà nghiên c u và c a Nhà n c Nguồn: tác giả.

[268] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Tôi muốn hỏi các bạn về câu sau đây: « Mục đích tổng quát của nhân học áp dụng trong nghiên cứu dân tộc là tìm hiểu cách thức tổ chức trong mối quan hệ giữa dân tộc và Nhà nước ». Câu này liên quan đến một nhánh rất đặc biệt của nhân học là nhân học chính trị. Tôi nghĩ rằng không thể nghiên cứu dân tộc mà bỏ qua nhân học chính trị. Đây có thể là một thuật ngữ nhạy cảm tùy theo từng nước nhưng trong trường hợp này, nó chỉ việc nghiên cứu tổ chức của các nhóm con người. Yves Perraudeau Trong kinh tế, người ta nói đến kinh tế chính trị để phân biệt với kinh tế tư nhân, chỉ việc quản lý tài sản cá nhân và quản lý đô thị thời xưa. Tất cả những gì mang tính tập thể đều được xếp vào kinh tế chính trị. Do không rõ ràng về khái niệm nên thuật ngữ này hiện nay đã bị bỏ trong các chính sách kinh tế. Nhưng ngay từ đầu, chúng ta đã theo logic của thuật ngữ này: đó là những gì mang tính tập thể, thuộc về một nhóm, về Nhà nước - quốc gia đều là chính trị. [Christian Culas] Nghiên cứu các công trình của nữ tác giả Hannah Arendt – một nhà nghiên cứu khoa

học chính trị người Đức vào giữa thế kỷ 19, với đề tài nghiên cứu là các hệ thống chính trị chuyên chế – đặc biệt là cuốn La condition de l’homme moderne (tạm dịch: Điều kiện của con người hiện đại) đều cho thấy có sự phân biệt giữa tư nhân và chính trị: cái tư nhân liên quan đến gia đình, ở trong mỗi ngôi nhà; còn chính trị chỉ tất cả những gì nằm ngoài ngôi nhà đó. Chẳng hạn Hannah Arendt phân biệt rất rõ tự do của một cá nhân được thể hiện ở một thế giới chính trị bên ngoài chứ không phải bên trong gia đình. Gia đình là một thế giới với ràng buộc, có thứ bậc được mặc định, trong đó không có cái nhìn từ bên ngoài. Trong khi đó, chính trị, cộng đồng, Nhà nước là một không gian của các quy định, trong đó tất cả các cá nhân đều bình đẳng, là nơi để tranh luận và thương lượng. Hãy đi xa hơn một chút. Tôi thấy việc lấy quốc gia và gia đình so sánh với nhau và nói rằng « Quốc gia là một gia đình lớn » là nói quá lên. Bởi vì như thế thì quan hệ chính trị sẽ bị loại bỏ: nếu tin hoặc làm cho người ta tin rằng một đất nước là một gia đình tức là làm cho nó không còn mang một phương diện chính trị nào nữa. Điều này cũng đúng khi chúng ta đề cập đến vấn đề dân tộc.

Khung thuy t v vềhihiếnnpháp, pháp, pháp Khung lý thuyết pháp luật (1) lu Khung 17 lí

t

Phân b c các v n b n quy ph m pháp lu t (trên lý thuy t) Trên lí thuy t, t i Vi t Nam các v n b n quy ph m pháp lu t phân theo bốn cấp: - (1) Hi n pháp; - (2) các lu t do Qu c h i thông qua; - (3) Ngh quy t c a y ban th ng v Qu c h i (th ng g i là “pháp l nh). Các ngh nh c a Chính ph do Th t ng kí ban hành - (4) Các v n b n quy ph m pháp lu t c p th p h n nh quy t nh, ch th , thông t do các b và các thành viên cao c p c a chính ph ban hành. Các ngh quy t và ch th c a ng c p cao nh t. Các quy t nh và các ch th thu c y ban nhân dân c p t nh, huy n» (Rose 1998 : 98, n.12) Nguồn: tác giả.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[269]


Ví dụ sau đây liên quan đến Việt Nam nhưng câu hỏi đặt ra có giá trị cho bất kỳ nước nào, đó là một Nhà nước được tổ chức như thế nào về luật pháp và cấp độ luật pháp? Ở Việt Nam, có bốn cấp độ quy phạm pháp luật. Điều đó có nghĩa là các quy phạm cấp độ thấp sẽ phải phù hợp với tinh thần của các quy phạm ở cấp độ cao hơn – chẳng hạn như

luật do Quốc hội thông qua không được trái với Hiến pháp, v.v. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch. Các cấp độ 1, 2 và 3 phải đồng bộ. Ngược lại, ở cấp độ cuối cùng, ta thấy là rất nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật. Vậy câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để hài hòa hóa các văn bản cấp thấp nhất đó với các văn bản ở các cấp cao hơn?

pháp luật (2) lu Khung 18 líKhung Khung thuylý thuyết t v vềhihiếnnpháp, pháp, pháp

t!

Phân b c các v n b n quy ph m pháp lu t (trên th c t ) V lí thuy t, theo các h c gi , các v n b n quy ph m pháp lu t t i Vi t Nam c phân lo i thành 22 c pb c Nh ng khó kh n chính: - không ph bi n hi u qu các lu t m i, - nh ng ng i không chuyên (nông dân, ng i dân t c) không th hi u ho t ng c a h th ng lu t pháp trên th c t - nhi u mâu thu n gi a các c p lu t (do thi u ph i h p gi a các ban ngành ban hành các lu t và các quy nh, không ban ngành nào có cái nhìn t ng th v toàn b h th ng lu t). Nguồn: tác giả.

Ở Việt Nam, nghiên cứu pháp luật đặc biệt khó. Công báo không được phát hành miễn phí hoặc dễ tiếp cận, không có cơ quan cấp quốc gia hay cấp trung ương nào công bố các luật mới ban hành. Không phải luật nào cũng được công bố chính thức một cách rộng rãi. Việc công bố luật qua các Ủy ban Nhân dân tỏ ra không thực sự hiệu quả. Người dân vẫn có ít hiểu biết và thông tin về pháp luật. Đúng là mãi đến những năm gần đây, luật ở Việt Nam mới được ban hành nhiều: từ năm 1945, năm Việt Nam tuyên bố độc lập, đến khi bắt đầu thực hiện chính sách Đổi mới (năm 1986), số lượng văn bản luật được thông qua ở con số dưới 500. Trong khi đó, chỉ riêng giai đoạn 1986-2005, hơn 10000 luật và văn bản dưới luật đã được thông qua – xem thêm Luật kinh doanh, thương mại quốc tế, v.v.

Yves Perraudeau Thị trường đòi hỏi phải có quy định điều chỉnh, các quy định này sẽ do Nhà nước ban hành với kế hoạch cụ thể. Phát triển kinh tế thị trường bắt buộc phải tăng cường pháp luật, và trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường, có một giai đoạn bản lề. Chúng ta phải chờ đợi để khung pháp luật được đầy đủ vì tự do của thị trường phải có khung kiểm soát. [Christian Culas] Không có nhiều chuyên gia về luật công của Việt Nam vì hai lý do chính: Nhà nước không phải là một người đối thoại dễ dàng; đối với các đối tượng khác nhau thì các thách thức kinh tế cũng khác nhau – đơn giản chỉ cần

[270] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


hình dung khoảng cách về lương giữa một chuyên gia luật công là công chức làm việc cho các cơ quan nhà nước và một luật sư làm việc cho các công ty tư nhân. Do vậy, ở Việt Nam, có rất ít văn bản phân tích hoặc nghiên cứu về luật công của Việt Nam. Các luật gia chuyên ngành luật công Việt Nam cho chúng tôi biết là trên thực tế, thực tiễn pháp luật cho thấy có tới 22 cấp quy phạm pháp luật ở Việt Nam. Tình hình trở nên đặc biệt phức tạp nếu chúng ta biết rằng không một cơ quan nào của chính phủ có cái nhìn tổng thể về các cấp quy phạm đang tồn tại: điều này dẫn tới tình trạng các địa phương cấp tỉnh hoặc huyện ban hành các văn bản ít nhiều không liên quan đến các văn bản cấp trên.

Christian Culas nhắc tới nội dung của các lớp học chuyên đề về phương pháp điều tra điền dã của các khóa học trước. Tình hình lấy đất và đền bù cho nông dân cũng như các hình thức quy định về quản lý đất đai ở một thôn thuộc huyện Tam Đảo đã được nghiên cứu trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010. Xin mời đọc thêm trong các tài liệu sau (trên trang http://www.tamdaoconf. com và trang web của các cơ quan đối tác đồng tổ chức): - Bourdeaux P., E. Pannier, O. Tessier (2011), Đào tạo phương pháp điều tra và điền dã trong ngành nhân học xã hội: Ảnh hưởng lợi hại, căng thẳng và xung đột quanh vấn đề sở hữu và sử dụng đất, in Lagrée S. (biên tập khoa học), « Những chuyển đổi đã được ban hành và trên thực tế. Từ cấp độ toàn cầu đến địa phương: các cách tiếp cận phương pháp luận, liên ngành và phản biện », tuyển tập Conférences et Séminaires, n°2, AFD-ÉFEO-Tri Thức, pp. 255-290; - Arditi C., C. Culas, O. Tessier (2010), Nhân học phát triển: đào tạo phương pháp điều tra điền dã về xã hội học và nhân học, in Lagrée S., Cling J-P., Razafindrakoto M., và Roubaud F. (biên tập khoa học), « Các chiến lược giảm nghèo », NXB Tri Thức, Hà Nội, tháng 7, pp. 485-538; - Culas C., O. Tessier (2009), Đào tạo xã hội học và nhân học: các phương pháp và tính linh hoạt, điều tra điền dã và tổ chức thu thập dữ liệu, in Lagrée S. (biên tập khoa học), « Những cách tiếp cận phương pháp luận mới ứng dụng cho phát triển », NXB Thế Giới, Hà Nội, tháng 05, pp. 233 - 353

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[271]


Trong những năm gần đây, việc mua bán đất nông nghiệp để xây dựng sân golf, hoặc khách sạn, v.v. đang ngày càng nhiều ở Việt Nam. Các văn bản ban hành ở cấp tỉnh

Khung

19

thường ít được giảm sát ở cấp cao hơn. Hơn nữa, với người dân, hệ thống pháp lý hiện nay quá phức tạp, khó hiểu.

Hiến pháp Hilà gì? n pháp

là gì?

M t v n b n lu t quy nh các nguyên t c c n b n c a vi c t ch c và ho t ng c a m t Nhà n c. • M t v n b n lu t thi t l p tính h p pháp, chính áng c a m t chính quy n ng th i c ng t ra các gi i h n cho chính quy n. • M t v n b n lu t t ch c và m b o quy n t do công lu n c a công dân • M t v n b n lu t có m c tiêu thi t l p và duy trì tính g n k t c a qu c gia = kim ch nam c a m t qu c gia - Nó ph n ánh quan ni m v qu c gia, nh t là ph n ánh v th c a các dân t c trong qu c gia ó. Các dân t c trong hi n pháp: nghiên c u nh ng gì nói v các dân t c: m t cách rõ ràng và m t cách hàm •

Nguồn: tác giả.

Hiến pháp là cái ô chung, quản lý, tổ chức toàn bộ hệ thống của Nhà nước và quốc gia, đặt ra các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức vận hành của một Nhà nước. Các văn bản hiến pháp xác thực sự tồn tại chính đáng và giá trị thường trực của hiến pháp trong quyền lực quốc gia, nhưng cũng đi kèm các giới hạn – xem thêm Trò chơi kiểm soát của các thể chế, ví dụ Hạ viện kiểm soát Thượng viện –, các văn bản hiến pháp đề ra và đảm bảo quyền tự do công dân. Đối với chủ đề chúng ta quan tâm, có thể thấy trong hiến pháp các nước Đông Nam Á – ngoại trừ Thái Lan, hoặc Myanmar là nước không có hiến pháp từ những năm 1960 –, chẳng hạn như với các nước đa dân tộc như Lào hay Việt Nam, các nhóm dân tộc được nêu tên trực tiếp trong hiến pháp.

Trần Hoài Thầy đã nói là ở Việt Nam, không có cơ quan nhà nước nào chịu trách nhiệm công bố các văn bản pháp quy chính thức, nhưng khi tôi đến các xã ở miền Trung, tôi thấy có nhiều sách luật của Nhà xuất bản Tư pháp. [Christian Culas ] Ở nhiều xã, kể cả ở nhiều phường, người ta không thấy có các cuốn sách luật như vậy. Không có kênh phổ biến pháp luật chính thức, hoặc nếu có phổ biến thì cũng phải vài năm sau khi văn bản được ban hành. Nói chung thời điểm các văn bản luật được phổ biến muộn hơn rất nhiều so với thời điểm chúng được công bố.

[272] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Lê Hải Đăng

[Christian Culas]

Ở Việt Nam có Công báo nhưng không công bố tất cả các văn bản pháp quy, người dân cũng không tiếp cận được.

Nếu Nhà nước tự nghĩ mình là « người cha của cả quốc gia », các công dân sẽ là con cái được cha bảo vệ và nâng đỡ, và ta có thể nói, các dân tộc thiểu số sẽ là những đứa con « yếu đuối ». Đây là cái nhìn mang góc độ quốc gia, nhà nước.

Yves Perraudeau Khi nào thì luật bắt đầu có hiệu lực? Ở Pháp, và tôi nghĩ ở các nước châu Âu khác cũng vậy, luật bắt đầu có hiệu lực ngay từ khi được công bố trong Công báo. Giả dụ việc công bố trong Công báo chỉ được thực hiện 2, 3 năm sau khi luật được ban hành thì điều gì sẽ xảy ra? Luật đó có được áp dụng hay không? Jean-Luc Maurer Tôi muốn quay lại nội dung mà Christian lúc trước so sánh giữa Nhà nước và gia đình: những Nhà nước cho rằng quốc gia là một gia đình xét trên một khía cạnh nào đó đã phủ nhận quyền công dân. Liệu thực tế phổ biến này ở châu Á nói chung có phải là yếu tố giải thích cho việc có một mức độ chấp nhận nhất định đối với chế độ chuyên chế hay không? [Christian Culas] Điều này tạo ra một quan hệ thứ bậc không thể phủ nhận. Trong các hệ thống xã hội theo nguyên tắc đạo Khổng, như Việt Nam hoặc Trung Quốc, không có chuyện đem ra bàn cãi về quyền lực của người cha, ông, tổ tiên. Jean-Luc Maurer Quan điểm như vậy được các nhóm dân tộc du nhập như thế nào và liệu nó có là nguyên nhân của tình trạng thụ động nhất định của họ?

Nhìn từ phía bản thân các nhóm dân tộc, tôi không cho rằng họ sẽ nghĩ như vậy về quan hệ giữa họ với Nhà nước. Một vấn đề quan trọng nữa là đánh giá mức độ các nhóm dân tộc ý thức họ thuộc về quốc gia như thế nào. Đây là điều cơ bản đối với chính phủ của bất kỳ nước nào. Jean-Luc Maurer Chưa cần phải đi quá xa tới việc nói rằng các dân tộc được gọi là thiểu số này mơ ước có Nhà nước riêng của họ, một quốc gia xuyên biên giới, liệu những gì anh vừa nói có bảo vệ cho lý thuyết của James Scott, theo đó chiến lược của các nhóm dân tộc là duy trì một sự kháng cự thụ động để hạn chế tối thiểu sự hòa nhập vào trong các Nhà nước - quốc gia và duy trì tối đa sự tự chủ của mình. [Christian Culas] Phần lớn các nhóm dân tộc đều không có mong muốn hay ý định thành lập các Nhà nước. Công trình mà Jean-Luc Maurer nhắc tới của James Scott là cuốn « L’art de ne pas être gouverné » (Nghệ thuật để không bị cai trị) xuất bản năm 2009. Cuốn sách này đề cập đến 500 năm lịch sử quản lý các dân tộc thiểu số ở các vùng biên giới, thuộc vùng phía Bắc khu vực Đông Nam Á; tập trung vào nghiên cứu sự kháng cự của các nhóm dân tộc trong việc hòa nhập của Nhà nước.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[273]


Tôi có hai nhận xét phản biện đối với cuốn sách này. Trước hết, có nhiều nhóm dân tộc đã có hệ thống nhà nước riêng hoặc ít nhất là họ cũng có một hệ thống có sự phân cấp rất rõ ràng, đó là người Tai Lue, Thái trắng, người Yi ở Trung Quốc. Thứ hai, nếu khẳng định rằng các nhóm dân tộc tự hình thành chống Nhà nước là phóng đại. Trên các bản đồ lúc trước, ta đã thấy các vùng biên giới đều là các vùng đệm, thường nằm trên các vùng núi cao, và các nhóm dân tộc sinh sống ở đó không phải lúc nào cũng liên hệ với Nhà nước, sức ép nói chung khá yếu. Trong nhiều thế kỷ, họ vẫn ở trong mối quan hệ biết có sự tồn tại lẫn nhau với Nhà nước chứ không hẳn là trong quan hệ có sức ép. Vậy nên, theo tôi việc cho rằng họ có tổ chức về mặt chính trị để chống đối Nhà nước là không đúng. Đây là cách nhìn theo kiểu đặt họ vào thế đối đầu – dân tộc/ Nhà nước – và tôi không tán thành với cách nhìn này. Khi nghiên cứu ở các thôn bản của người dân tộc, cái mà họ nhắc đến nhiều và quan tâm nhiều nhất không phải là Nhà nước mà là hàng xóm láng giềng, những người họ tiếp xúc hàng ngày, kể cả những người cùng dân tộc và không cùng dân tộc với họ.

số. Ở Lào, chúng tôi thấy quan hệ giữa Nhà nước và mỗi nhóm dân tộc có sự đa dạng rất lớn. Hãy nhớ một điều là một số nhóm dân tộc ở Lào được hình thành trên cơ sở chính trị – như trường hợp người Thái. Khi chuyển sang làm việc nhóm, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn các ví dụ cụ thể về các mối quan hệ đa dạng với Nhà nước đó trong việc hòa nhập, trốn chạy, cách ly.

2.3.8. Vị trí của các dân tộc trong hiến pháp Lào [Grégoire Schlemmer] Tôi muốn các bạn phân tích hiến pháp Lào để xem xét vị trí của các nhóm dân tộc và những hình ảnh của họ trong đó. Trích đoạn hiến pháp Lào được phát cho các học viên để đọc tại chỗ.

Đây là trích đoạn phần mở đầu hiến pháp và một số điều khoản chọn lọc.

[Grégoire Schlemmer] Điều thống nhất các dân tộc thiểu số với nhau không có gì khác ngoài việc họ là người thiểu

Lào Lào KhungTrích 20 phTrích n giphần i thimởuđầuucủa c hiến a hipháp n pháp T nhi u thiên niên k tr c, dân t c Lào a s c t c sinh s ng và phát tri n trên m nh t vô cùng yêu qu này. Cách ây nhi u th k , d i th i vua Tiao Fa Ngum, t tiên ta ã l p nên m t t n c th ng nh t, g i là Lan Xang, và ã xây d ng t n c tr nên ph n th nh và vinh quang. • T th k 18, lãnh th c a Lào ã luôn là s thèm mu n và t n công c a các th l c t bên ngoài. Do ó, dân t c chúng ta cùng sát cánh nâng cao truy n th ng anh hùng và không ch u khu t ph c c a t tiên chúng ta, chi n u kiên c ng và b n b nh m giành l i cl p và t do. (…) •

Nguồn: Hiến pháp nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, do Quốc hội Lào ban hành, Vientiane, 1991.

[274] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Khung

21

Trích hiến pháp Lào

Trích Hi n pháp c a Lào

i u 1. N c C ng hoà dân ch nhân dân Lào là (…) m t t n c th ng nh t và các dân t c không th b chia c t. i u 2. N c C ng hoà dân ch nhân dân Lào là m t Nhà n c dân ch nhân dân. M i quy n u là c a dân dân, do nhân dân và vì nhân dân a s c t c, thu c m i t ng l p xã h i trong ó có công nhân, nông dân và trí th c là tr c t. i u 8. Nhà n c áp d ng các chính sách oàn k t và bình ng gi a các dân t c. M i dân t c u có quy n gìn gi và phát tri n nh ng m t c, truy n th ng và v n hoá c a dân t c mình c ng nh c a qu c gia. C m m i hành ng nh m chia c t và phân bi t i x v i các dân t c. Nhà n c áp d ng m i biện pháp nh m không ng ng phát tri n và nâng cao i u ki n kinh t và xã h i c a các dân t c. i u 19. Nhà n c chú tr ng phát tri n giáo d c g n li n v i ào t o th h tr tr thành nh ng công dân t t. Các ho t ng giáo d c, v n hoá và khoa h c u nh m nâng cao trình hi u bi t, lòng yêu n c, tinh th n t n tu dân ch nhân dân, tinh th n oàn k t và hoà h p gi a các dân t c v i ch và nâng cao th c c a nhân dân v làm ch t n c. Nhà n c (…) ch m lo phát tri n giáo d c trong các dân t c thi u s . i u 22. M i công dân Lào, không phân bi t gi i tính, i u ki n xã hội, trình h c v n, tín ng ng và dân t c, u bình ng tr c pháp lu t. Nguồn: Hiến pháp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, do Quốc hội Lào ban hành, Vientiane, 1991.

Tôi xin lấy một vài từ ngữ được sử dụng trong bản hiến pháp này. Trong đó ta thấy nhắc đến « dân tộc Lào đa bộ tộc » trong phần mở

đầu, tiếp đến « tổ tiên chúng ta » và « dân tộc chúng ta ».

Phân lo i các dân t c c s d ng Phân loại các dân tộc được sử dụng trong Khung 22 trong hi n pháp Lào hiến pháp Lào

• • • • • • •

« dân t c Lào a s c t c » « t tiên ta », « dân t c ta » « t n c th ng nh t và t t c các dân t c không th b chia r » « t qu c a s c t c » « các công dân » « các dân t c » « các t ng l p xã h i c a m i dân t c »

Nguồn: tác giả.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[275]


Như vậy, ở đây có cả khái niệm một dân tộc, « dân tộc chúng ta », ở số ít, và đồng thời dân tộc đó lại được gọi là « đa bộ tộc », ở số nhiều. Khi đọc đến cụm từ « tổ tiên chúng ta », người ta có thể tự hỏi đó là tổ tiên của nhóm dân tộc nào. Hơn nữa, còn có « một dân tộc », « các công dân », « các bộ tộc », « các tầng lớp xã hội », việc người dân thuộc quốc gia Lào được gọi với nhiều từ ngữ khác nhau như vậy cũng là một vấn đề phải bàn. Trong số các yếu tố phân biệt các công dân, và các yếu tố này đều được nêu trong hiến pháp, chúng

ta có yếu tố giới tính, điều kiện xã hội, trình độ học vấn, tín ngưỡng. Tất cả các yếu tố này đều không đủ để làm nên một xã hội, đây chỉ là các bộ phận của một tổng thể. Yếu tố duy nhất đủ để làm nên một xã hội, ngoài yếu tố một quốc gia, là tính dân tộc. Các dân tộc là một tập hợp xã hội, và như vậy có thể cạnh tranh với Nhà nước - quốc gia. Khó khăn lớn với những người soạn thảo bản hiến pháp này chính là làm sao phải dung hòa giữa thống nhất quốc gia với sự đa dạng về dân tộc.

Cácy yu tu tliênliên quann cácn dân cáct dân t c trong hi n pháp Các quan ctộc trong n pháp tố liên quan đến dân tronghihiến pháp Lào Khung 23 Các yếu i immtích c cc (cc n(cgin gi gìn) gìn) : tích : – –nhnhng ng m m t c,t c, – truy n th ng, – truy n th ng, – v n hoá

i m– tiêuvcnchoá (t ng b c m)

i –mchia tiêur c c (t ng b c m) chiabi rt – –phân

ix

– phân bi t i x Y u t c n phát tri n:

Y u– t kinh c nt phát tri n: – xã h i – kinh t – giáo d c

– xã h i – giáo d c

Nguồn: tác giả.

Từ tài liệu này, tôi đã phân ra ba nhóm từ ngữ gắn với các dân tộc. Nhóm một có hàm ý tích cực, gắn với các phong tục tập quán tốt đẹp, truyền thống và văn hóa. Tiếp theo là nhóm liên quan đến các yếu tố tiêu cực, từ ngữ sử dụng là các từ ngữ mang tính cấm đoán, qua đó làm bộc lộ ra sự e ngại về việc có sự phân chia xã hội và phân biệt đối xử: dân tộc được

xem như là một tiểu quốc gia có tiềm năng cạnh tranh với quốc gia lớn. Nhóm thứ ba là các yếu tố « cần phát triển » cho các nhóm dân tộc chứ không phải cho cả nước. Vậy liệu có thể phát triển mà không có sự phân biệt được không? Ở đây lại có một mâu thuẫn nữa xuất hiện và những người biên soạn hiến pháp lại phải cố gắng trong việc lựa chọn câu

[276] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


từ: cấm các hình thức phân biệt đối xử tiêu cực có khả năng dẫn tới chia rẽ các dân tộc, đồng thời lại phải ghi vào trong hiến pháp các quy định về các hình thức phân biệt tích cực, bởi vì phải phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục đặc biệt cho các dân tộc thiểu số. Điều tôi muốn nói ở đây là những khó khăn mà các nhà lập pháp gặp phải trong việc phải dung hòa các yếu tố về thống nhất quốc gia với sự đa dạng về thành phần dân tộc, làm sao để không gây ra bất cứ sự chia rẽ nào trong dân tộc Lào nói chung đồng thời vẫn phải công nhận sự tồn tại thực tế của các khác biệt giữa các dân tộc. Giải pháp được lựa chọn là để cho yếu tố dân tộc xuất hiện trong hiến pháp chỉ như một thực thể văn hóa: dân tộc thiểu số là một nhóm có các điệu múa, lời ca và trang phục truyền thống đẹp, nhưng không phải là một thực thể xã hội và chính trị có quyền tự quyết về tương lai của mình. Thực tế, bản hiến pháp này cũng thể hiện rõ sự phân biệt, bởi vì ta thấy Nhà nước, cái « chúng ta » trong hiến pháp quyết định sự phát triển của các bộ tộc. Người ta không nói đến phát triển các tầng lớp xã hội vì điều này là hiển nhiên hoặc là bởi vì dân tộc đa số sẽ tự mình phát triển mình: họ là các « chủ thể », họ tự quyết định tương lai của mình, trái với các dân tộc cần phải có một người từ bên ngoài để xác định tương lai cho họ. Quan điểm của các bạn về vấn đề này như thế nào? Chúng ta đã mất hai ngày để cố gắng chứng minh là dân tộc là một khái niệm rất phức tạp, tương tự như vậy với khái niệm phát triển. Điều cốt yếu là hiểu tốt hơn để làm tốt hơn. Những thiếu sót của các dự án phát triển thường đi đôi với sự thiếu vắng tranh luận hoặc bàn thảo, nhất là về các vấn đề dân tộc.

Lê Hải Đăng Trong bối cảnh toàn cầu hóa và di cư quốc tế, đâu là quan hệ giữa phát triển và gìn giữ văn hóa? Quan điểm của chính phủ Lào về vấn đề này như thế nào? [Grégoire Schlemmer] Là nhà nhân học, tôi luôn luôn quan tâm và rất ấn tượng bởi sự đa dạng trong các hình thái xã hội con người và truyền thống của các xã hội đó. Tuy nhiên tôi có băn khoăn trước khái niệm « gìn giữ ». Ta nghe nói rất nhiều về sự cần thiết phải giữ gìn truyền thống, phải tiếp tục mặc các trang phục truyền thống, về sự nguy hiểm khi mang tivi về làng, v.v. Chẳng hạn, hiện nay chính phủ Lào thực hiện chính sách giữ gìn tất cả các yếu tố văn hóa mà không có một cơ sở rõ ràng: âm nhạc, dân ca, truyền thống. Ý của tôi là có thể hỗ trợ cho việc sưu tầm các truyền thống văn hóa, hỗ trợ cho các truyền thống đó phát triển nếu người dân có nguyện vọng, hoặc làm thế nào đó để không xảy ra tình trạng thay đổi đột ngột; nhưng cũng không thể yêu cầu người ta thụ động, không thay đổi gì vì thế giới luôn thay đổi. Các xã hội luôn vận động và văn hóa của họ cũng vậy. Đôi khi chúng ta phải thận trọng với những gì người ta nói về việc gìn giữ bởi vì như thế sẽ làm cho các xã hội bị đóng khung trong khái niệm thời gian bất biến phi thực. Tóm lại, tôi nghĩ rằng, mỗi người phải có thể bộc lộ và phát triển văn hóa của mình cũng như thay đổi nó. Vì ta có thể hiểu rằng, những người thuộc về các dân tộc thiểu số cũng muốn mặc quần jean, xem tivi, giống như những người không phải thuộc về các cộng đồng thiểu số nhưng lại đang nỗ lực để hạn chế việc đưa những sản phẩm tiêu dùng này vào trong đời sống của các dân tộc thiểu số không thuộc về họ, nhân danh việc giữ gìn văn hóa.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[277]


Ngày thứ ba, thứ tư ngày 20/7 2.3.9. Nhân học ứng dụng và nhân học phát triển [Grégoire Schlemmer] Vì các bạn đều yêu cầu đề cập đến các vấn đề phát triển các dân tộc nên chúng tôi đề nghị chúng ta đề cập đến cách thức nhân học có thể đóng góp cụ thể cho cách tiếp cận phát triển. Nhưng ta phải rõ ngay từ đầu rằng trong nhân học, không có phương pháp nào có thể áp dụng trực tiếp. Điều này vừa thể hiện sự phong phú nhưng đồng thời cũng là khó khăn của ngành này, nguyên tắc cơ bản là bất kỳ một thông tin nào cũng đều phải được đặt trong bối cảnh của nó. Khi nhắc đến các công cụ phương pháp luận, thì đó là những điều mà các bạn phải nghĩ và chú ý đến trong quá trình điều tra thực địa. Các nhà nhân học quan tâm rất nhiều đến yếu tố thời gian. Điều tra thực địa đòi hỏi phải có quan hệ tin tưởng với những người mà ta làm việc cùng. Ngoài ra, bản thân cộng đồng là đối tượng nghiên cứu họ cũng phải được chuẩn bị để quen với sự có mặt của nhà nghiên cứu là chúng ta và chúng ta cũng phải làm quen với họ. Theo nghĩa đó, lắng nghe là điểm cốt yếu. Điều này tưởng như là hiển nhiên, nhưng trong nhiều dự án phát triển, người ta không mấy hỏi ý kiến hoặc hiểu biết của những người có liên quan đến dự án. Điều quan trọng là cần phải quan tâm đến cuộc sống hàng ngày của người dân, chứ không phải chỉ chăm chăm đến những thông tin mình muốn tìm kiếm. Quan điểm của bạn và quan điểm của người chuyện trò cùng bạn sẽ ảnh hưởng tới những gì mà bạn thu được. Cần phải ý thức rõ ràng

về điều này: bạn được coi như người thân hay người ngoài, bạn ngang hàng hay là đứng trên? Trong mọi trường hợp, để thực sự hiểu một xã hội và những người mà các bạn tìm hiểu, cần phải có thời gian và lòng kiên nhẫn, để tạo được sự tin tưởng cho mọi người. Bảng hỏi các bạn đã chuẩn bị phải biến thành cuộc chuyện trò, nhưng cũng phải tránh việc cho rằng tất cả những gì nghe được đều là những điều có ý nghĩa; tóm lại là hãy làm theo công thức « lắng nghe, thông cảm nhưng phải giữ cái nhìn phản biện ». Một điểm quan trọng nữa là trong tất cả các cộng đồng luôn tồn tại các nhóm lợi ích. Không xã hội nào đồng nhất, không phải ai cũng có lợi ích giống nhau, và một cuộc phỏng vấn điều tra thường chỉ thể hiện quan điểm cá nhân. Lấy hai ví dụ cụ thể, liên quan đến vấn đề thuật ngữ về các dân tộc mà chúng ta đã nhắc đến rất nhiều: - Gần khu vực địa bàn nghiên cứu của tôi, gần đây tôi có thấy một dự án phát triển được triển khai để phát triển hoạt động chăn nuôi heo và gà trong các « bản người Ko ». Để triển khai dự án, bên phía phụ trách dự án đã tuyển một người « phiên dịch tiếng Ko », và khi làm việc họ rất ngạc nhiên khi thấy người phiên dịch đó gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp với dân bản. Nhưng các bạn phải nhớ rằng, Ko là một từ chung mà dân tộc đa số sử dụng để gọi một tập hợp rất nhiều nhóm và đôi khi ngôn ngữ của họ không giao tiếp được với nhau. Đây là một ví dụ sơ đẳng nhất để chúng ta thấy để có thể tiếp cận được với người dân, cần phải bắt đầu bằng việc tìm hiểu xem họ tự gọi mình như thế nào! Tất nhiên, những người làm dự án phát triển kể trên cũng đã có tìm hiểu thông tin và người dân trong

[278] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


các bản cũng trả lời họ là người Ko, vì họ biết là người ngoài gọi họ như vậy. Nhưng khi quan tâm hơn một chút và chuyện trò thân mật hơn với họ, những người đó sẽ nhanh chóng nói với bạn họ gọi nhau như thế nào, và về việc họ không phải lúc nào cũng chia sẻ với các nhóm khác được gộp chung trong một tập hợp được gọi là Ko. Dù sao đi nữa, vì không có phiên dịch tốt, nên mọi trao đổi phải dùng tiếng Lào và vì vậy chỉ có nam giới được tham gia. Một thỏa thuận cũng được đưa ra để phát triển chăn nuôi heo và gà. Sau vài tháng, những người phụ trách dự án nhận thấy là cuối cùng thì hoạt động này cũng không mấy phát triển. Bởi có một thực tế rất dễ nhận thấy là: chỉ có các phụ nữ làm công việc chăn nuôi. Như vậy, dự án đã dễ dàng thuyết phục nam giới chất thêm công việc lên vai những người phụ nữ, vốn đã phải làm nhiều công việc khác như đi lấy nước, kiếm củi, làm đồng, v.v. và bản thân phụ nữ rõ ràng không có cùng cái nhìn đối với dự án như nam giới. Trong các xã hội luôn tồn tại quan hệ thống trị và bị trị, và thường thì phụ nữ bị thống trị nhiều hơn nam giới. Cần phải xác định các biểu hiện để có thể loại bỏ các biến này ra khỏi phân tích và giảm bớt trở ngại cho điều tra của chúng ta. Chẳng hạn, hãy nghĩ rằng trong cuộc họp chung, những điều phụ nữ nói không nhất thiết được tính đến, nhưng sau cuộc họp, ta có thể chuyện trò thân mật và đặt lại những câu hỏi đã hỏi lúc trước. Lúc đó chắc chắn các bạn sẽ có câu trả lời rất khác. Cũng tương tự như vậy với chính quyền địa phương: điều mà một người nông dân đồng thời là trưởng thôn nói với bạn sẽ cho thấy có mâu thuẫn hay không tùy theo việc anh ta chuyện trò với bạn với tư cách là trưởng thôn hay nông dân.

- Cách đây khoảng 10 năm, tôi điều tra nhiều về các khía cạnh khác nhau của kinh tế nông thôn ở Lào, đặc biệt liên quan đến hoạt động săn bắn và trồng cây thuốc phiện. Tôi đã đến và phỏng vấn trưởng thôn nhưng không thu được thông tin đặc biệt nào. Sau đó tôi cất sổ ghi chép và máy ghi âm đi, chúng tôi chuyện trò thân mật và ăn cơm cùng nhau. Như vậy, người trò chuyện cùng tôi không còn là một người đại diện cho lãnh đạo thôn nữa mà là một người nông dân. Và khi trò chuyện, tôi ẩn ý rằng việc đi săn bắn và trồng cây thuốc phiện là bình thường, từ đó tôi đã có thể trò chuyện về hai chủ đề nhạy cảm này. Nhưng trong trường hợp này phải lưu ý rằng tất cả những thông tin có được từ những trò chuyện không chính thức này sẽ chỉ được nêu ẩn danh! Chúng ta phải tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp. [Christian Culas] Chúng ta đã đi vào chi tiết liên quan đến cuộc sống hàng ngày, đến các mối quan hệ cá nhân với những người mà chúng ta nghiên cứu. Đây là một điểm rất quan trọng. Không bao giờ được quên rằng chất lượng dữ liệu thu được từ thực địa phụ thuộc vào mức độ lòng tin với người cung cấp thông tin cho bạn. Nguyên tắc cơ bản là tạo ra một mối quan hệ tin cậy, để người ta thổ lộ với bạn điều mà người ta không nói với bất kỳ ai. Mặt khác, bạn cũng phải chịu trách nhiệm về những thông tin đó, không được phát tán đến bất kỳ ai khác hoặc bất kỳ nơi nào khác. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét sự khác biệt giữa nhân học ứng dụng và nhân học phát triển.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[279]


Sơ đồ

4

Các dự án phát triển

Các d Hành chính, các tác nhân th ch

án phát tri n

Các t ch c phát tri n (T ch c phi chính ph , Liên hi p qu c, các c quan nhà n c, vv.)

t hàng

Nh ng ng i h ng l i t d án: dân làng, các tác nhân a ph ng

i t ng nghiên c u trong nhân h c ng d ng

Nguồn: tác giả.

Các bạn thấy trên sơ đồ này một loạt các yếu tố trong quan hệ giữa các dự án phát triển và nghiên cứu nhân học: các cơ quan thể chế, các tổ chức phi chính phủ (NGO), những người thụ hưởng dự án. Yếu tố đầu tiên để định nghĩa nhân học ứng dụng là nghiên cứu nhân học ứng dụng được thực hiện theo đặt hàng: nhà nghiên cứu thực hiện một đơn hàng. Các bạn thấy là đối tượng của nhân học ứng dụng chỉ giới hạn ở những người hưởng thụ dự án, các tác nhân ở địa phương. Các đối tượng khác như « cơ quan hành chính, cơ quan thể chế » và các « nhà phát triển » không phải là đối tượng nghiên cứu của nhân học ứng dụng. Ở đây ta phải lưu ý hai điểm: nhân học được đưa vào trong dự án – dự án ở vị trí cao so với

nhà nghiên cứu, dự án đặt hàng và kiểm soát công việc nghiên cứu. Điều đó có nghĩa là, nếu những người phụ trách dự án quyết định là công việc nghiên cứu chỉ thực hiện trong hai tuần ở bốn thôn, bạn sẽ không có quyền lựa chọn hoặc nói rằng « tôi sẽ nghiên cứu 10 thôn trong 6 tháng ». Nhiệm vụ của bạn đã được xác định từ trước, nhìn chung bạn không được hỏi ý kiến và dựa trên những hiểu biết rất ít về thực tế địa phương. Bạn chấp nhận hợp đồng mà không được tham khảo ý kiến: cái đó gọi là « tư vấn » (consulting). Những ràng buộc thường mang tính tạm thời và tùy thuộc vào nội dung cụ thể là những hạn chế của nghiên cứu nhân học ứng dụng. Tương tự như vậy, nếu bạn được đặt hàng nghiên cứu cho việc triển khai một dự án nông nghiệp tại địa phương, và trong quá trình nghiên cứu,

[280] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


bạn nhận thấy là phải điều tra ở cả trên huyện vì cơ quan phụ trách nông nghiệp đã tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân ở trên huyện, người ta sẽ trả lời bạn rằng « điều này không

Sơ đồ

5

được dự trù trước, không nằm trong kế hoạch, không nằm trong khung nghiên cứu và cũng không nằm trong thời hạn nghiên cứu ».

Đối tượng nghiên cứu trong nhân học phát triển

Nguồn: tác giả.

Trên sơ đồ này, trật tự gần như đảo ngược. Nghiên cứu nhân học đứng trên và bao quát toàn bộ dự án. Vị thế ở đây rất khác vì nhà nhân học cho rằng những người thụ hưởng dự án, các tác nhân địa phương, các nhà tài trợ vốn, tổ chức NGO, các cơ quan phát triển – hoạt động tại cấp độ địa phương – và cả chính quyền đều trở thành đối tượng của nghiên cứu nhân học phát triển. Một trong những đối tượng nghiên cứu đặc biệt là mối quan hệ giữa chính quyền và các nhà tài trợ vốn, giữa các tác nhân phát triển và những người thụ hưởng dự án. Loại quan hệ này giữa nghiên cứu nhân học và các dự án phát triển còn rất hiếm ở Việt Nam. Ở châu Phi, Thái

Lan hoặc Malaysia, cách tiếp cận này phát triển hơn nhiều. [Trần Hồng Hạnh] Ông đánh giá thế nào về sự tham gia của các nhà nhân học vào các dự án phát triển ở Việt Nam? Các nhà nhân học Việt Nam liệu đã tham gia vào các dự án phát triển với tư cách là các nhà nhân học phát triển hay chưa? [Christian Culas] Tôi nghĩ rằng có nhưng với giới hạn chế nhất định. Sáng kiến là nằm ngoài dự án bởi khi một dự án cần phải được đánh giá, ta hoàn hoàn có thể đặt giả thuyết là một số phần

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[281]


nào đó của dự án sẽ không phải để cho nhà nhân học được biết, ví dụ như về tài chính, về xây dựng các điều khoản tham chiếu, v.v. Một mảng quan trọng khác nữa là tìm hiểu lịch sử dự án: dự án được xây dựng như thế nào? Từ sáng kiến của tỉnh, của trung ương hay của các tổ chức quốc tế? Ba tác nhân gồm cơ quan thể chế, chính quyền, đối tượng thụ hưởng ở địa phương đều là các đối tượng nghiên cứu riêng rẽ. Nguyễn Thị Hà Nhung Trên góc độ nhân học ứng dụng, các nhà phát triển, nhà tài trợ vốn, các tổ chức NGO đều có thể là người đặt hàng. Trong khi đó, trong sơ đồ thứ hai này, họ cũng là đối tượng của nhân học phát triển? [Christian Culas] Ở đây có chút khác biệt: các nhà tài trợ cho các nghiên cứu nhân học phát triển thường nằm ngoài dự án, điều này giúp cho họ có nhiều tự do hành động hơn. Câu hỏi của chị rất hay bởi có những trường hợp người ta yêu cầu nhà nhân học đặt mình vào vị trí của nhà nhân học phát triển: trong một số dự án đặc biệt phức tạp, người ta yêu cầu nhà nghiên cứu xem xét tất cả các hợp phần. [Grégoire Schlemmer] Vai trò của nhà nhân học trong các dự án phát triển hoặc nằm trong mối quan hệ với chính phủ có thể là vai trò của người đưa đường, hoặc phiên dịch: bạn phải truyền đạt các quan điểm của những người nói chung thường ở vị trí cấp dưới hoặc bị trị tới các cơ quan muốn có những thay đổi ở chính những người đó. Bạn phải nắm vững được hai thứ ngôn ngữ, một ngôn ngữ của chính phủ hoặc của các tổ chức NGO và một ngôn ngữ của những nông dân hoặc của xã hội nơi bạn nghiên cứu. Điều

này không có nghĩa là bạn phải đồng ý với bên này hoặc bên kia, bạn chỉ cần dịch lại và báo cáo lại những mong đợi của họ, nền tảng của những mong đợi đó, cách chúng được nói ra hay kể lại, như thế đã là quá nhiều rồi. [Christian Culas] Gọi là nhân học phát triển là một cách gọi rút gọn, thực ra đầy đủ phải là nhân học thay đổi xã hội và phát triển. Nhà nhân học nghiên cứu các cá nhân thuộc một cộng đồng, các cá nhân đó thay đổi theo nhiều tiến trình khác nhau, và các dự án phát triển chỉ là một phần của những thay đổi đó. Nhiều nghiên cứu về phát triển thực hiện nghiên cứu các dự án phát triển cứ như thể là thế giới chỉ còn có các dự án phát triển mà không còn gì khác! Người ta còn làm rất nhiều thứ khác chứ không chỉ có các dự án: họ đưa ra các sáng kiến, họ tự đổi mới mà không cần ai phải cầm tay chỉ việc. Vì thế phải hiểu một dự án sẽ gắn thế nào vào một tổng thể lớn hơn và phức tạp hơn – phải nghiên cứu cả nông nghiệp, các quan hệ xã hội, tập tục, tín ngưỡng, nghi lễ, các hình thức đầu tư, v.v. Hãy lấy hai ví dụ để minh họa cho điều này: - Năm 2000, tôi là cố vấn của Ngân hàng Thế giới tại Lào, ở tỉnh Khammouane, trong dự án xây đập thủy điện Nam Theun 2. Điều khoản tham chiếu (TOR) bao gồm một nghiên cứu thực hiện trong bốn tuần, có viết báo cáo, tại năm bản trong rừng có dân là người Brou, họ sẽ được di dời để « trở thành » nông dân trồng lúa nước. Nhóm nghiên cứu gồm có các nhà nông học, chuyên gia lâm nghiệp, chuyên gia về đa dạng sinh học. Tôi phụ trách mảng nhân học. Mối lo đầu tiên của tôi là các điều kiện kỹ thuật khả thi: làm sao chỉ trong vòng một tháng nghiên cứu được năm bản miền núi,

[282] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


cách trở, không có đường ô tô? Tôi đã đề xuất với Ngân hàng Thế giới tăng thời gian nghiên cứu lên ba tháng với một báo cáo thực tiễn hơn, chặt chẽ hơn nhưng thù lao trả cho tư vấn vẫn chỉ tính cho một tháng. Tôi đã bị từ chối thẳng thừng. Cuối cùng tôi cũng phải làm việc theo đúng yêu cầu: nghiên cứu đã được thực hiện trong đúng một tháng, ở bốn thôn thay vì năm thôn đề ra ban đầu. Được người dân giúp đỡ, công việc đầu tiên của tôi là lập danh sách các sản phẩm thu hái được từ rừng: rễ, củ, quả, lá, v.v. Tôi cũng thu được các thông tin chính xác về lịch trồng cấy, ích lợi của mỗi sản phẩm. Mục đích của tôi là hiểu được mối quan hệ của người dân với rừng. Báo cáo của tôi gửi cho Ngân hàng Thế giới rất rõ ràng ở điểm cân bằng nông nghiệp-sinh thái, có thể tóm tắt lại như sau: một nhóm dân tộc biết rất rõ về môi trường sống của mình, các nhu cầu về lương thực được bảo đảm. Việc chuyển sang trồng lúa nước ngay từ đầu đã tỏ ra là vô nghĩa và là một yếu tố lớn trong việc tạo ra mất cân bằng về kinh tế xã hội sâu sắc. Kết cục, từ 80 trang báo cáo về tháng điều tra, Ngân hàng Thế giới trích ra dưới 10 trang, nằm ngoài bối cảnh nên có thể dẫn đến bất cứ cách hiểu nào cũng được. Đây là một ví dụ điển hình cho nhân học ứng dụng, với đặc trưng là một hình thức tư vấn: thời gian làm việc ngắn, nhiệm vụ được mô tả quá chi tiết, thiếu kiểm soát đối với báo cáo cuối cùng; - Ví dụ thứ hai: chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo ở các xã miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của Việt Nam – chương trình 135. Dự án quy mô này được bắt đầu từ cách đây khoảng 15 năm và hiện nay đang ở giai đoạn 3. Các mục tiêu chính là phát triển hạ tầng, đường xá, bệnh viện, trường học và

dạy nghề cho nông dân, v.v. với ngân sách từ nguồn vốn trong nước và nước ngoài, đặc biệt là từ vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Nhiều nghiên cứu đánh giá tác động đã được thực hiện, nhưng rất ít nghiên cứu quan tâm tới cuộc sống, hoạt động của những tác nhân khi không liên quan đến dự án. Theo ý tôi, đó là một cách nhìn tối giản về thực tế của người dân địa phương được nghiên cứu. Chúng tôi thực hiện một nghiên cứu về phát triển, đó là một nghiên cứu nhân học về phát triển và sự thay đổi xã hội tại một xã thuộc tỉnh Lào Cai. Chúng tôi quan tâm đến các mối quan hệ, đến sự kết nối và những ảnh hưởng giữa dự án và những cái bên ngoài. Đây là các chủ đề mới trong khi thực tế dự án đã có từ 15 năm nay với khoảng 10 đợt đánh giá. Cách nhìn khác như vậy cũng làm bộc lộ ra một vấn đề phát triển mang tính cổ điển, kinh viện: phân biệt các lĩnh vực. Nếu các bạn nghiên cứu các vấn đề về sức khỏe cộng đồng, giáo dục hay nông nghiệp thì phải nghiên cứu cả các mối quan hệ của các lĩnh vực đó trong xã hội, người dân nghĩ như thế nào và trải nghiệm chúng ra sao. Dự án nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trong một xã dân tộc của tỉnh Lào Cai với vốn tài trợ của Cơ quan phát triển Pháp AFD. Chính xác thì chúng tôi nghiên cứu các mối quan hệ giữa các dự án phát triển, thực tế vận động của địa phương và các sáng kiến độc lập, ví dụ lựa chọn hệ thống canh tác. Đối với dự án nghiên cứu về sự phát triển trong xã, chúng tôi đã soạn các điều khoản tham chiếu (TOR); nhà tài trợ kinh phí can thiệp rất ít. Thời gian thẩm định được dự trù là hai năm và có thể kéo dài thêm. Và một điểm khác biệt quan trọng khác nữa là kết quả của nghiên cứu sẽ mang tính khoa học.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[283]


Jimreivat Pattiya

[Grégoire Schlemmer]

Có dự án phát triển nào của chính phủ Việt Nam đã được triển khai tại Lào Cai khi nhóm của ông lựa chọn nghiên cứu ở tỉnh này không?

Các dự án phát triển tất nhiên là có các khía cạnh tích cực, nhưng cũng có tác động không mong muốn là các dự án đó được mang đến như món quà mà người dân tiếp nhận. Làm sao có thể từ chối một dự án khi mà dự án đó được thỏa thuận với các đối tác là chính quyền tỉnh hoặc huyện? Ngược lại, điều nguy hiểm là nó sẽ phá vỡ các sáng kiến địa phương, vì vậy phải quan tâm đến các vấn đề về đổi mới.

[Christian Culas] Đây là một câu hỏi thú vị, vì ở Việt Nam, ở các thôn bản người dân tộc miền núi, gần như tất cả các thôn bản đều có các dự án. Xã chúng tôi nghiên cứu là một xã người Tày. Dân tộc Tày nằm trong nhóm trung bình cao về trình độ phát triển của tỉnh. Chúng tôi đã đếm được có không dưới 15 dự án được triển khai trong vòng mười năm trở lại đây. Mục đích của chúng tôi là tìm được một xã nơi các dự án được triển khai có hiệu quả đồng thời có phát triển các sáng kiến địa phương.

Một số ví dụ được giảng viên Trần Hồng Hạnh phân tích: - trong lĩnh vực y tế: cấp các trang thiết bị y tế không phù hợp với nhu cầu của người dân - giường và túi sinh không được sử dụng (ở tỉnh Lào Cai); - trong lĩnh vực giáo dục: các dự án phát cặp sách cho học sinh trong khi học sinh lại thiếu sách vở; - trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm qua các lớp tập huấn: đưa ra quá nhiều dự án nhưng không tính đến năng lực địa phương (tỉnh Nghệ An).

Stéphane Lagrée Chừng đó dự án được triển khai trong vòng có 10 năm, liệu điều đó có cản trở bản thân sự phát triển hay không? [Christian Culas] Một số dự án đưa ra cùng một loại hoạt động chỉ sau vài năm: ví dụ trong số các dự án về nước sạch triển khai từ năm 1995 có tới 4 dự án liên quan đến các công trình cấp nước trong xã xây dựng ở cùng địa điểm. Các dự án được bắt đầu, sau đó thực hiện nửa chừng, không vận hành được, rồi lại làm lại… Rõ ràng các dự án có mức độ kết nối rất kém. Kết luận lại thì các dự án đã không được đặt vào trong lịch sử địa phương, nằm ngoài các thực tế tại các địa phương đó và cũng không nằm trong trí nhớ của người dân.

[Grégoire Schlemmer] Tôi rút ra hai điều chung cho tất cả chúng ta: mục đích của nhà nhân học là cố gắng hiểu tại sao một dự án không hoạt động. Còn thách thức của nhân học là cố gắng tìm hiểu một cộng đồng xã hội trước khi nghĩ đến việc xây dựng một dự án. Trần Hoài Từ sáng đến giờ chúng ta đã nói rất nhiều đến vị trí của nhân học trong các dự án phát triển. Tôi muốn biết vai trò của nhà nhân học phát triển là gì trong quá trình khởi động dự

[284] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


án nghiên cứu, trong vấn đề tài chính. Ai tài trợ tiền cho nghiên cứu? [Christian Culas] Đây là một câu hỏi tuyệt vời, nhưng câu trả lời thì rất khó bởi vì có rất ít các trung tâm phát

Sơ đồ

6

triển, như Ngân hàng Thế giới hoặc AFD chấp nhận tài trợ cho các dự án được thực hiện chỉ với mục đích nghiên cứu. Chúng ta cũng phải có nhiệm vụ là đưa là một dự án nghiên cứu rõ ràng, dễ hiểu và có động cơ cụ thể, với các dự báo kết quả tiềm năng.

Đối tượng nghiên cứu trong nhân học biến đổi xã hội và nhân học phát triển

biến

Nguồn: tác giả.

Nhà nhân học là một tác nhân thành phần của một nhóm xã hội, có nhiệm vụ thiết kế dự án, đặt ra các mục tiêu; một nhà tài trợ vốn hoặc một nông dân đều có thể là đối tượng nghiên cứu của nhà nhân học.

[Grégoire Schlemmer] Tôi nghĩ rằng điều quan trọng với các bạn là nắm được một số chìa khóa trong giai đoạn xây dựng dự án nghiên cứu, và kể cả nếu các bạn làm nhân học ứng dụng thì chúng ta cũng phải giữ một khoảng cách đối với bản thân dự án đó.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[285]


Các giảng viên chia lớp thành ba nhóm: - nhóm 1 do thầy Grégoire Schlemmer hướng dẫn: nghiên cứu bài đọc của Vanina BOUTE, « Names and Territoriality among the Phounoy, How State Makes Ethnic Group (Lao PDR) » – có thể đọc trên trang www.tamdaoconf.com; phân tích các bảng thống kê: so sánh số liệu về nhà ở, giáo dục và việc làm ở tỉnh Phongsaly (Lào), xét theo từng bộ tộc. - nhóm 2 do cô Trần Hồng Hạnh hướng dẫn: hiểu biết địa phương, luật tục và phát triển; - nhóm 3 do thầy Christian Culas hướng dẫn: phát triển du lịch ở các vùng miền núi (huyện Sa Pa) – bài đọc về những biến đổi xã hội liên quan đến du lịch ở dân tộc Hmong, phân tích các định kiến về các nhóm dân tộc từ các bài báo tiếng Việt.

Sau khi mỗi nhóm làm việc với giảng viên hướng dẫn trong hai ngày, cả ngày thứ năm và nửa đầu sáng thứ sáu, cả ba nhóm trình bày phần tổng hợp của nhóm mình để chuẩn bị cho báo cáo thu hoạch của sáng thứ bảy. Nội dung của bài tham luận sẽ lấy một số điểm về phương pháp luận từ các bài tập áp dụng: phân tích phản biện về khái niệm nhóm dân tộc, xây dựng và phá bỏ các định kiến, etic/emic, v.v.

Tài liệu tham khảo Olivier de Sardan, J-P., (1998) « Emique », L’Homme, 147: 151-166. [Internet: http://www. persee.fr] Scott J (2009) The Art of Not Being Governed: An Anarchist History of Upland Southeast Asia, Yale University Press, HYPERLINK «http://en.wikipedia.org/wiki/ Special:BookSources/0300152280» ISBN 0-300-15228-0

Bài đọc (www.tamdaoconf.com) Phần tóm tắt của Vanina BOUTE, « Names and Territoriality among the Phounoy, How State Makes Ethnic Group (Lao PDR) ». Interethnic Dynamics in Asia. Ethnonyms, Considering the Other though ethnonyms, territories and rituals. Christian Culas and François Robinne (eds.). London and New Yord: Routledge (Routledge contemporary Asia Series). 2010.

[286] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Danh sách học viên HỌ VÀ TÊN Am Vina Chử Đình Phúc

NƠI CÔNG TÁC Đại học Hoàng gia Luật và khoa học kinh tế Campuchia Viện nghiên cứu Trung Quốc

Đại học KHXH và nhân văn TP. Hồ Chí Minh Sở Văn hóa, Đinh Thị Hồng Thể thao và Du lịch Thơm Lào Cai Trường Cao đẳng Huỳnh Thị Bích văn hóa nghệ thuật Phụng và du lịch Nha Trang Đào Thị Diễm Trang

Jimreivat Pattiya

Đại học Mahidol

Lê Hải Đăng

Viện Dân tộc học

Lê Thành Nam

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai

Nguyễn Hùng Mạnh

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai

Nguyễn Hồng Thu

Viện Kinh tế và Chính trị thế giới

Nguyễn Thị Phương Yến

Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ

Nguyễn Thị Thanh Tâm

Viện nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Thu Thủy

Viện nghiên cứu con người

CHUYÊN NGÀNH

CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU EMAIL Cơ chế phát triển bền vững Luật công trong các xã hội phát triển amvina@ymail.com từ nhân lực địa phương Quan hệ giữa các tộc phucdonganh@ Quan hệ Việt Nam người xuyên biên giới yahoo.com Trung Quốc Việt - Trung Mối tương quan giữa văn diemtrang180480@ Văn hóa xã hội hóa Thái Lan và các nước yahoo.com Đông Nam Á Đông Nam Á Nhân học

Văn hóa dân gian dân tộc Sán Dìu

dinhhongthom@ yahoo.com

Tìm hiểu, xây dựng và quản vuphung27@ lý về văn hóa và phát triển yahoo.com các dân tộc ở Việt Nam Chính sách phát triển Nhân học và tín ngưỡng dân gian và jpattiya@gmail.com ngôn ngữ các phong tục của người Tais đen tại Thái Lan Các phong tục trong ledangvme@yahoo. Nhân học tôn giáo gia đình com Vai trò của dự án đào tạo với việc định hướng và phát triển các nghề mới tnamxhh77@ Xã hội học nhân học cho nông dân ở các vùng gmail.com người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc Xây dựng mô hình làng manhnguyenvn@ du lịch văn hóa vùng Nhân học phát triển gmail.com người dân tộc thiểu số ở Lào Cai Xã hội học

Phát triển

Di cư lao động quốc tế

Phụ nữ dân tộc thiểu số; Phụ nữ vùng Nam bộ Giới và gia đình Việt Nam đầu thế kỷ XX và trong chiến tranh chống Mỹ Nghi lễ chuyển đổi của Các tộc người ở người Chăm Islam ở TP. Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh hiện nay Chính sách giáo dục dân tộc thiểu số, sinh kế của nông dân sau khi bị thu hồi Nhân học phát triển đất, lao động nữ trong các làng nghề truyền thống, quyền con người và môi trường

thukttg@yahoo.com phuongyen7@ gmail.com thanhtam74003@ yahoo.com

thuynt1012@ gmail.com

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[287]


HỌ VÀ TÊN

NƠI CÔNG TÁC

CHUYÊN NGÀNH

Nguyễn Thị Hà Nhung

Đại học Sư phạm Hà Nội

Chính sách, thể chế

Phan Thị Hoàn Phongphanith Sipaseuth Srey Sophorny

Viện Phát triển bền vững vùng Trung bộ Đại học Savannakhet Tổ chức phi chính phủ Development and partnership in Action

Nhân học

Các vấn đề về dân tộc thiểu số ở Việt Nam

phanhoan.na@ gmail.com

Giảng viên

Ngôn ngữ và văn hóa

SIPA_12PHONG@ hotmail.com

Phát triển

Phát triển cộng đồng

sophornvy.srey@ gmail.com

Quan hệ buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các dân tộc ở miền Trung Việt Nam

tranhoaivn@ gmail.com

Trần Hoài

Viện nghiên cứu văn hóa

Nhân học

Vũ Ngọc Thành

Trung tâm nghiên cứu Đô thị và Phát triển

Sử học, đô thị học

Vondonedeng Đại học Bouabane Jean-Moulin Lyon 3

CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU EMAIL Biến đổi khí hậu và những nguyenhanhung85@ thay đổi về văn hóa và gmail.com lối sống

Khoa học Luật

[288] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

Lịch sử đô thị và đô thị hóa vungocthanh2112@ vùng ven gmail.com Chính thức hoá những hành vi trong luật công chứng: nghiên cứu so sánh sửa luật của Lào và của Việt Nam

bouabane2006@ yahoo.com


2.4. Đào tạo kỹ thuật điều tra điền dã về kinh tế - xã hội và nhân học. Khác biệt và bất bình đẳng xã hội: thực tế được nhìn nhận, trải nghiệm tại xã Tam Quan, huyện Tam Đảo Christophe Gironde – IHEID, Pierre-Yves Le Meur – IRD, Olivier Tessier – ÉFEO, với sự tham gia của Annuska Derks – Đại học Bern – và Mireille Razafindrakoto – IRD

Mục tiêu của lớp chuyên đề này là giúp các học viên làm quen với các phương pháp và công cụ điều tra đặc thù của nghiên cứu kinh tế xã hội học và nhân học thông qua một bài tập điều tra thực địa ngắn với các bước chính của cả tiến trình khoa học, từ bước xây dựng đối tượng nghiên cứu cho đến bước xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được và tổng hợp các kết quả phân tích. Các điều tra được thực hiện tại thôn Đồng Bùa, xã Tam Quan. Tại thôn này có 80% người dân là người Sán Dìu và 20% là người Kinh. Chương trình lớp học bao gồm buổi đầu tiên dành cho phần làm quen giữa học viên và giảng viên và giới thiệu dẫn nhập về vấn đề bất bình đẳng qua ba bài giới thiệu: – « Bất bình đẳng ở Việt Nam từ khi thực hiện chính sách Đổi mới: người ta nhắc đến vấn

đề này như thế nào? ». Mục đích là mang đến cho các học viên một cái nhìn sáng tỏ mang tính định lượng và định tính về khái niệm bất bình đẳng, một khái niệm còn nhiều tranh luận và làm rõ các khái niệm, chỉ báo và tiêu chí đánh giá bất bình đẳng sẽ được sử dụng để xây dựng khung điều tra cho các điều tra sẽ được tiến hành tại thực địa; – « Bất bình đẳng ở Việt Nam: tranh luận và lý giải ». Bài trình bày đề cập đến vấn đề bất bình đẳng trong các phân tích về phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Các tranh luận liên quan đến sự gia tăng và quy mô của các hiện tượng bất bình đẳng; các yếu tố giải thích về tự nhiên và văn hóa, các yếu tố xã hội và vai trò của các cơ quan quản lý; – « Bất bình đẳng giới và thành phần dân tộc ở Việt Nam: những đóng góp của nghiên cứu

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[289]


định lượng ». Bài trình bày gợi mở tranh luận thông qua góc nhìn định lượng nhằm xem xét kết quả thu được về bất bình đẳng giới từ các điều tra về « điều kiện sống ».

cư có tổ chức / tự phát; phương thức sở hữu và khai thác đất đai trước khi tiến hành hợp tác hóa (tiêu chí về thành phần dân tộc trong phân biệt xã hội giữa người Sán Dìu và người Kinh); mức độ hợp tác hóa đất đai tùy theo loại đất (đất ruộng, đất đồi, đất vườn và đất rừng); tiêu chí và cơ chế tái phân bổ đất thực hiện từ đầu những năm 1990; đất nông nghiệp không phân và các phương thức đấu thầu; chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi phân và thay đổi mục đích sử dụng đất (làm nông, hoạt động phi nông, đất ở) (nhóm này do giảng viên Pierre-Yves Le Meur hướng dẫn).

Phần tổng kết các bài thuyết trình đã nhấn mạnh các khái niệm, chỉ báo và các tiêu chí cơ bản đã được giới thiệu trước đó và có thể sẽ được sử dụng cho giai đoạn điều tra thực địa. Đối tượng nghiên cứu « khác biệt và bất bình đẳng xã hội » chung cho cả ba nhóm nhưng được đề cập dưới ba góc độ khác nhau và bổ sung cho nhau: – Tình hình khác biệt của các hệ thống sản xuất từ khi áp dụng chính sách Đổi mới – đa dạng hóa và thâm canh các hệ thống sản xuất; phát triển các hoạt động phi nông; gia tăng di cư lao động ở cự ly gần và xa cũng như tác động của nó tới kinh tế hộ gia đình (thay đổi trong phân công lao động trong hộ gia đình, lao động hưởng lương, các nguồn lực được đầu tư về thôn). Điều tra của nhóm này sẽ chú trọng đến vấn đề quá trình hình thành khác biệt giữa các hộ người Sán Dìu và người Kinh, trong nội bộ các hộ, giữa nam và nữ (nhóm này do giảng viên Christophe Gironde hướng dẫn); – Khác biệt xã hội với tư cách là kết quả của quá trình xây dựng mang tính văn hóa – khác biệt ngay trong mỗi dòng họ về giới, về quan hệ giữa các thế hệ, về thứ bậc trong dòng họ: tiếp cận với giáo dục (việc đi học của các thành viên), phân công lao động theo giới, quy tắc chuyển giao tài sản, tập tục cưới xin (các quan hệ hôn nhân phổ biến, cưới người ngoài dân tộc / cùng dân tộc trong thôn), các tập tục văn hóa (nhóm này do giảng viên Olivier Tessier hướng dẫn); – Bất bình đẳng về tiếp cận đất đai với tư cách là sản phẩm lịch sử của vùng và của thôn để lại – lịch sử hình thành thôn và các đợt di

Trong ba ngày (19 đến 21/7), mỗi nhóm được chia thành các cặp để đi phỏng vấn người dân tại thôn Đồng Bùa. Giảng viên đi theo và hướng dẫn cho lần lượt các cặp và cũng có thể tham gia phỏng vấn. Cuối mỗi ngày, các nhóm sẽ họp tổng kết về các phỏng vấn đã thực hiện trong ngày. Ở phần này, giảng viên hướng dẫn cũng «tham gia» cùng với các học viên trong phần xử lý các kết quả thu được (trao đổi về tính thực tế của phỏng vấn, các hướng diễn giải kết quả phỏng vấn, v.v.). Công việc của mỗi nhóm và phần hướng dẫn của giảng viên được tổ chức theo bốn bước: 1) Xác định và lựa chọn khái niệm, khung phân tích và các lý thuyết - tranh luận liên quan đến điều tra nghiên cứu xoay quanh các khái niệm cơ bản: bình đẳng / công bằng, v.v.; 2) Lựa chọn và nắm được các kỹ thuật phỏng vấn điều tra: đánh giá mức độ nắm vững tốt hoặc chưa tốt các kỹ thuật điều tra áp dụng vào phỏng vấn (công cụ, phương pháp, phương pháp luận), đánh giá mức độ tương tác với người dân được phỏng vấn, v.v.; 3) Xây dựng đối tượng nghiên cứu: việc giảng viên đi theo và hướng dẫn cho các cặp

[290] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


trong quá trình phỏng vấn và họp tổng kết sau mỗi ngày điều tra cho phép dần dần xây dựng được đối tượng nghiên cứu trên cơ sở những kết quả thu được từ điều tra thực địa và so sánh đối chiếu kết quả thu được của các cặp. Mục đích là để chứng minh một cách cụ thể cho các học viên thấy được thực tế là giai đoạn điều tra thực địa luôn bao gồm việc xử lý ngay thông tin thu thập được. Những dữ liệu thu thập được và kết nối với nhau sẽ giúp dần hình thành đối tượng nghiên cứu mà không cần phải chờ đến khi kết thúc cả ba ngày điều tra: tính xác đáng của các giả thuyết ban đầu và các hướng điều tra đều được đánh giá vào giờ họp tổng kết mỗi ngày. Phương pháp sử dụng là phương pháp quy nạp, các phỏng vấn thực hiện được trong ngày và việc xử lý các kết quả thu được đều có ảnh hưởng tới khung nghiên cứu, với định hướng thăm dò thử nghiệm các khái niệm mới, các phương diện phân biệt xã hội mới, các vấn đề mới; 4) Sử dụng kết quả: đây là bước khai thác các kết quả thực địa thông qua phần trao đổi và phản hồi giữa ba nhóm, bước này giúp cho các học viên làm quen với phương pháp tiếp cận tích lũy. Một trong những đặc thù của lớp chuyên đề điền dã là tập hợp chung dữ liệu và kết quả phân tích của các học viên để đưa ra được phần tổng hợp chung cho cả lớp. Tại lớp học này, giảng viên hướng dẫn của mỗi nhóm tham gia rất tích cực vào công việc như một thành viên thực sự của nhóm chứ không chỉ đơn thuần là một quan sát viên. Mục đích là để ngay từ khi bắt đầu lớp học đã có thể chuẩn bị cho bài báo cáo tổng kết lớp sẽ được trình bày vào cuối khóa học. Kết quả của lớp điền dã là bài báo cáo theo thực tế quá trình điều tra do chính các học viên đánh

giá về phương pháp tiến hành và những thay đổi trong quá trình ba ngày điều tra thực địa: tự nhận xét, đánh giá về mức độ hiểu và nắm được phương pháp và các kỹ thuật điều tra.

(Nội dung gỡ băng) Ngày thứ nhất, sáng thứ hai ngày 18/7 [Olivier Tessier] Tôi rất vui lại được có mặt cùng với các bạn tại lớp chuyên đề điều tra điền dã năm thứ tư liên tiếp. Ngày đầu tiên của lớp học chúng ta sẽ được chia làm hai phần. Buổi sáng, chúng ta sẽ nghe hai bài giới thiệu và tiến hành thảo luận về chủ đề bất bình đẳng do Christophe Gironde và Mireille Razafindrakoto dẫn dắt. Sau đó, buổi chiều chúng ta sẽ cùng chuẩn bị cho công việc điều tra thực địa ngày mai cũng như sẽ tiến hành chia nhóm và chia cặp. Giới thiệu giảng viên và học viên (xem thêm phần Lý lịch giảng viên, danh sách học viên ở cuối chương)

[Christophe Gironde] Mục đích của bài trình bày này là để giới thiệu kết quả các nghiên cứu đã được thực hiện từ trước, những điều chúng ta có thể học được từ các giảng viên, các nhà nghiên cứu và các tác nhân trong lĩnh vực phát triển đã từng nghiên cứu về chủ đề bất bình đẳng ở Việt Nam. Chúng ta sẽ đặt ra câu hỏi sau: Những người đi trước có lý ở mức độ nào và không có lý ở mức độ nào? Bất kỳ một nhà nghiên cứu nào cũng đều có thể « nhẫm lẫn » bởi vì họ có thể đặt ra các câu hỏi sai, hiểu hoặc

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[291]


diễn giải không đúng câu trả lời nhận được, không phỏng vấn đúng người cần phỏng vấn, không điều tra ở đúng nơi cần điều tra, v.v. Tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận về mục đích nghiên cứu của chúng ta, tức là về cái mà chúng ta muốn học hỏi. Trong suốt tuần học này, điều mà chúng ta quan tâm sẽ là vấn đề bất bình đẳng chứ không phải vấn đề nghèo đói. Tôi thấy cần thiết phải nhấn mạnh điểm này bởi vì đã có rất nhiều nghiên cứu về nghèo đói ở Việt Nam, nhất là về kết quả giảm nghèo, nhưng các nghiên cứu đã có đều ít quan tâm đến vấn đề bất bình đẳng (xem thêm phần bài

Khung

24

đọc). Vả lại, các điều tra thực địa đều cho thấy những người được phỏng vấn đều có xu hướng dễ dàng nói đến vấn đề nghèo đói. Biết bao nhiêu lần chúng ta đã được nghe câu: « Việt Nam nghèo lắm! » trong những phỏng vấn đã thực hiện trước khi hiểu rằng thực tế phức tạp hơn nhiều. Những người được hỏi thường khó nói hay ít nói về vấn đề bất bình đẳng. Vì vậy, khi thực hiện phỏng vấn, chúng ta phải chuyên tâm để không bị « trượt » sang một đối tượng nghiên cứu khác; có mối liên hệ giữa nghèo đói và bất bình đẳng nhưng với chúng ta đây là hai chủ đề riêng rẽ.

Người taNgnói igìtavề bất bình đẳng? nói gì v b t bình ng

Vi t Nam t ng là m t qu c gia bình ng, nh ng không hoàn toàn… B t bình ng « kh i ngu n » (th i k uc a im i) T khi i m i, b t bình ng gia t ng, nh ng còn ít. c bi t là b t bình ng gi a thành th – nông thôn, mi n núi – ng b ng, mi n B c – mi n Nam, ng i Kinh – các nhóm dân c khác. Li u có b t bình B t bình ng v n ch a

ng gi a dân trong cùng m t vùng hay không ? c chú tr ng nhi u (so v i các n

c khác)

i u quan tr ng nh t v n là gi m nghèo Nguồn: tác giả

Người ta thường nói rằng cùng với tự do hóa kinh tế, bất bình đẳng cũng tăng lên. Thế nhưng có vẻ như tình hình của Việt Nam trước khi thực hiện cải cách Đổi mới cũng không bình đẳng như người ta vẫn khẳng định (Gironde, 2009). Công việc của chúng ta không phải là thực hiện điều tra về các bất bình đẳng trước đây, vấn đề đặt ra là nếu người ta nói rằng bất bình đẳng tăng lên thì câu hỏi cốt yếu chúng ta phải đặt ra là: các bất bình đẳng tăng lên từ khi nào?

Người ta cũng hay nói rằng bất bình đẳng tăng lên, nhưng tăng ít. Theo đó, người ta hay đề cập đến bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị, giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và miền xuôi, giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số. Số lượng các nghiên cứu về bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư trong cùng một xã, một thôn hay thậm chí một hộ gia đình thì ít hơn rất nhiều. Đó chính là đối tượng điều tra của chúng ta.

[292] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Khung

25

LýLgiải các tượng bất gi thế i thnào nào v hiện b t bình ng ?bình đẳng?

Cách gi i thích mang y u t t nhiên và v n hoá • Nh ng vùng n m cách xa các thành ph , xa ch , các vùng mi n núi, vùng không có ho c r t khó d n n c t i tiêu • Nh ng nhóm dân c có nh ng giá tr ho c th c ti n kém « thu n l i » cho s phát tri n M t s vùng ho c nhóm dân c n ch m h n Tùy thu c vào « v n » c a m i

it

ng (tài chính, trình

, kinh nghi m …)

Khung / Nguồn: tác giả

Người ta lý giải thế nào về bất bình đẳng và sự gia tăng của bất bình đẳng? Cách lý giải thứ nhất liên quan đến các yếu tố tự nhiên và văn hóa. Theo đó, nghèo đói được giải thích bởi khoảng cách xa xôi hoặc khuất nẻo của một số vùng so với các không gian đô thị, chợ, các trung tâm đầu tư. Các vùng như vậy cũng sẽ « xa » so với sự quan tâm của Nhà nước, từ đó sẽ không có các chính sách dành cho các vùng này. Kiểu lý giải này có thể được minh họa bằng việc so sánh các vùng miền núi, không thuận tiện cho việc xây dựng các công trình tưới tiêu và các vùng miền xuôi, như đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, gần các trung tâm chính trị và kinh tế của cả nước. Các vùng miền núi lại cũng có nhiều điều kiện tự nhiên và văn hóa ít thuận lợi cho phát triển. Luận điểm này đã được Christian Culas phát triển rất rộng trong tham luận tại phiên học toàn thể và các bạn cũng đã hiểu ngay những tranh luận đều xoay quanh các giá trị, tín ngưỡng, tập tục và lựa

chọn của người dân, từ đó dẫn tới việc khẳng định rằng các nhóm dân tộc thiểu số, về mặt văn hóa, sẽ kém thuận lợi cho phát triển. Cách lý giải thứ hai liên quan đến các yếu tố xã hội chứ không phải tự nhiên hay văn hóa. Theo đó, người ta quan tâm nhiều đến các mối quan hệ xã hội giữa các tầng lớp dân cư khác nhau. Vấn đề đặt ra là phải biết xem liệu sự phát triển của một số tầng lớp dân cư có đối lập hoặc hạn chế sự phát triển của các tầng lớp khác? Ví dụ, phát triển sản xuất nông nghiệp của những nông dân giỏi nhất có thể có tác động làm tăng giá đất, giá đất theo đó có thể trở nên quá đắt đối với tầng lớp những người nghèo nhất. Ở cách lý giải thứ hai này, người ta cũng quan tâm đến các mối quan hệ và tương tác giữa các tầng lớp dân cư khác nhau: người sản xuất / các tiểu thương, người cho vay / người đi vay, « người làm chủ » / người làm công ăn lương.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[293]


Khung

Nh ng gi i thích nào cho các hi n t

26

ng b t bình

Lý giải thế nào về các bất bình đẳng?

ng ?

Gi i thích « mang tính xã h i » : 1. Quan h và t ng tác qua l i gi a các h 2. Vai trò c a nhà n c (chính sách công, quan h v i chính quy n a ph ng) Các m i quan h : phân chia thu nh p (ng i s n xu t và ng i buôn bán, ch và ng i lao ng) T ng tác: phân chia l i các ho t ng v i s hoán i t ai) Phân chia l i các ngu n l c ( t ai và giá c Vai trò c a chính quy n a ph ng trong c p t (bán u giá t), tín d ng, ti n h c, v.v. Nguồn: tác giả

Cùng với sự phát triển, các hoạt động kinh tế không những tăng (về khối lượng) mà còn có nhiều biến đổi. Chẳng hạn vào đầu những năm 1990 ở tỉnh Hưng Yên, việc buôn hàng từ Hà Nội về bán trong tỉnh mang lại rất nhiều lãi. Những người buôn hàng như vậy thường đi đi về về liên tục bằng xe máy. Sau đó, hoạt động này phát triển với việc mở thêm ngày càng nhiều các cửa hàng ở các miền quê của tỉnh Hưng Yên, chủ các cửa hàng này cũng mua xe máy, bắt đầu ra Hà Nội để tìm nguồn và buôn hàng. Họ không cần qua trung gian của các tiểu thương buôn hàng về bằng xe máy nữa… Sau đó, các nhà máy công nghiệp, các nhà cung cấp bia, xi-măng, phân bón, v.v. cũng trực tiếp cấp hàng cho các cửa hàng ở quê. Các tiểu thương kiếm sống nhờ buôn hàng đi đi về về từ Hà Nội hoặc Hải Phòng bị thu hẹp hoạt động. Do vậy, nhiều hộ tìm cách phát triển các hoạt động mới, đôi khi thay thế

cho hoạt động của các hộ khác. Chúng ta phải nghiên cứu loại hiện tượng này. Trong các phỏng vấn, người ta rất hay thường trả lời các bạn là: « Nay tôi làm việc này, trước tôi làm việc kia ». Nhiệm vụ của các bạn là phải tự hỏi tại sao hoạt động kinh tế của họ lại thay đổi. Chúng ta cũng quan tâm đến tiến trình tái phân phối các nguồn lực sản xuất. Tôi sẽ minh họa cho điểm này với ví dụ của trường hợp phân bổ đất nông nghiệp và những thay đổi trong giá đất. Cuối cùng, chúng ta sẽ quan tâm tới vai trò của chính quyền địa phương, những tác nhân giữ một vị trí quan trọng trong vấn đề tiếp cận đất đai, tín dụng, cấp học bổng hoặc miễn thuế. Ngoài ra, chúng ta cũng quan tâm đến vị trí của Nhà nước, của các chính sách công và tác động của các chính sách đó tới các tầng lớp dân cư khác nhau.

[294] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Khung

27

B t bình

ng… v cái gì ?

Bất bình đẳng… về cái gì?

B t bình ng v k t qu : • v n ng su t • v h th ng tr ng tr t • v thu nh p • v s h u xe máy ho c th a k (nhà) B t bình ng v c h i ti p c n các ngu n: • Ti p c n t ai (s h u, t c phân, • Ti p c n tín d ng • Ti p c n giáo d c / ki n th c, thông tin •Ti p c n th tr

Nguồn: tác giả

ng (

t

bán s n ph m, s c lao

Cần phải phân biệt các bất bình đẳng về kết quả với các bất bình đẳng về cơ hội. Khi bắt đầu phỏng vấn, các bạn thường hay quan tâm đến các loại cây trồng, diện tích và năng suất: đó là các kết quả sản xuất của các hộ nông nghiệp. Nhiều nông dân trả lời các bạn là « Tôi chỉ trồng lúa », người khác thì nói « Tôi không trồng lúa mà chỉ trồng cây ăn quả thôi ». Những câu trả lời như vậy cho phép chúng ta tiếp cận tới các bất bình đẳng về kết quả hoặc bất bình đẳng về hiệu năng (năng suất đất, trọng lượng của các vật nuôi, thu nhập từ hoạt động nông nghiệp). Nhưng ngoài thu nhập, vốn là chỉ báo cơ bản về kết quả kinh tế, không được quên các bất bình đẳng về sở hữu: bất bình đẳng về tài sản như là giá trị của nhà ở hoặc là diện tích trồng trọt được sở hữu. Bất bình đẳng trong tiếp cận với các nguồn lực cũng có thể được phân tích trong vấn

u giá…)

ng)!!!

đề đất đai: các hộ được phân bao nhiêu đất trong đợt phân đất năm 1994 (khi thực hiện luật đất đai năm 1993)? Họ được phân đất loại nào (cao, trung bình, thấp)? Các loại đất có thay đổi gì từ đó đến nay hay không? Chúng ta cũng sẽ quan tâm đến các bất bình đẳng trong việc tiếp cận với tín dụng, giáo dục, thông tin (Ai có thông tin về giá?) với thị trường (Ai biết hoặc bán sản phẩm gì? Ai không biết nơi đâu có chợ dễ bán được hàng và bán hàng được giá hơn?). Lấy một vài trường hợp từ các nghiên cứu thực hiện cuối những năm 1990 tại tỉnh Hưng Yên. Trong số các hộ được điều tra, một số hộ giải thích rất tự hào rằng « Chúng tôi không trồng lúa nữa, chả thu được là bao: giờ chúng tôi trồng cây ăn quả, hoa, cây thuốc » trong khi những hộ khác lại nói ngược lại. Từ đó, chúng tôi đã phân loại các nhóm hộ theo diện tích các loại cây trồng khác nhau:

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[295]


Phân chia di n tích

Bảng

63

B t bình ng v k t qu . t canh tác theo lo i cây tr ng (xã Tân Dân, 1997)

Bất bình đẳng về kết quả. Phân chia diện tích đất canh tác theo loại cây trồng (xã Tân Dân, 1997)

Lúa 2 v

a d ng cây tr ng

Cây thu c

Cây n qu và cây liên quan

Cây n qu

T ng

Nhóm 2

15 %

15 %

15 %

37 %

18 %

100 %

Nhóm 3

34 %

18 %

9%

8%

31 %

100 %

Nhóm 4

79 %

5%

6%

10 %

100 %

Nhóm 5

78 %

16 %

6%

100 %

Nguồn: tác giả

Một số nông dân không có nhiều thay đổi (nhóm 4 và 5), việc trồng lúa hai vụ vẫn chiếm đến 80% diện tích đất canh tác của họ. Ngược lại, các hộ phát triển nhất (nhóm 2) đã đầu tư trồng cây ăn quả, một số trường hợp còn kết

hợp trồng cây ăn quả với các loại cây trồng khác. Thu nhập của họ vào thời điểm đó cao hơn rất nhiều vì thu nhập từ trồng lúa trung bình thấp hơn 6 lần so với trồng cây ăn quả.

về kếtng quả. từ các loại cây B t bình v kThu t qunhập . Bảng 64 Bất bình đẳng Thu nh p t các lo i cây tr ng c a các lo i hình canh tác nhau (xã Tân Dân, trồng của các loại hình canh tác kháckhác nhau 1997) (xã Tân Dân, 1997) Thu nh p n m tính theo hecta

Di n tích canh tác

Nhóm 2

2761 $

3560 m

983 $

Nhóm 3

3866 $

1190 m

460 $

Nhóm 4

1158 $

1580 m

183 $

Nhóm 5

861 $

2380 m

205 $

Nguồn: tác giả

[296] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

Thu nh p n m t tr ng tr t


Như vậy các bất bình đẳng ở đây là các bất bình đẳng về kết quả. Chúng ta có thể phân tích tương tự như vậy với các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, v.v.

lực. Ở thời kỳ thực hiện điều tra, tất cả các nông dân đều được phân đất theo luật đất đai tháng 12 năm 1993. Các loại đất đấu thầu, được coi như đất đai dự trữ, ban đầu được phân phối thông qua bắt thăm.

Giờ chúng ta sẽ chuyển sang phân tích các bất bình đẳng trong tiếp cận với các nguồn

Bảng

65

B t bình

ng trong ti p c n các ngu n l c

Bất bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực. Thôn Dương Trạch, xã Tân Dân – 1997 %

ch

ng

t

u th u

Di n tích trung bình

Thôn

33 %

2 sào

Nhóm 1

0

0

Nhóm 2

100 %

3 sào

Nhóm 3

28 %

--

Nhóm 4

0

0

Nhóm 5

35 %

0,8 sào

Nguồn: tác giả

Chênh lệch về diện tích đất được phân không phải là một điều quá ngạc nhiên. Có sự bất bình đẳng trong tiếp cận với các nguồn lực vì không phải ai cũng đều được nhận một diện tích như nhau qua hệ thống đấu thầu. Tất cả các nông dân được xếp vào nhóm 2 đều được hưởng đất đấu thầu; nhóm 5 chỉ có 35%. Như vậy không phải tất cả mọi người đều có đất theo cùng một cách, điều đó cho thấy có bất bình đẳng trong tiếp cận với các nguồn lực. Bùi Thị Hồng Loan Tôi muốn chia sẻ thêm kinh nghiệm ở các tỉnh miền Nam về vấn đề đất đai. Ở các tỉnh

đồng bằng sông Hồng, những « nông dân giỏi » có rất nhiều đất – ở đây chúng ta đều hiểu đó chỉ là cách nói rút gọn, phải hiểu đó là những nông dân có được thu nhập cao so với mức thu nhập trung bình, hoặc so với đa số các nông dân khác. Tôi muốn nói thêm về đặc điểm này trên cơ sở những nghiên cứu tôi đã thực hiện ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tại vùng đồng bào Khmer. Những người « nông dân giỏi » không hề có nhiều đất hơn các nông dân khác, thậm chí một số không hề có đất. Họ mướn đất của những người có nhiều đất nhưng không trồng cấy. Ở đây đất thuộc sở hữu tư chiếm diện tích lớn hơn đất công. Không có chính sách phân đất. Ban đầu, người dân di cư ở các tỉnh phía Bắc

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[297]


đã cùng với những người đầu tiên đến sinh sống trong vùng thực hiện khẩn hoang và lập làng. Rất nhiều chủ đất lớn xuất hiện, họ cho người ít đất vay nợ và cho thuê ruộng. Thiên tai và thời tiết xấu thường buộc các nông dân nhỏ phải vay tiền nặng lãi; có trường hợp, những người này không thể trả nợ được và bị mất luôn đất. [Christophe Gironde] Các tỉnh miền Nam có lịch sử đất đai rất khác. Ở đây chúng ta không thể áp đặt cách giải thích cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng – mà ngay ở Tam Đảo cũng không giống – cho các tỉnh miền Nam. Những gì mà chị vừa trình bày là những yếu tố làm gia tăng bất bình đẳng. Như chị đã giải thích rất đúng, đó không phải là những « nông dân kém », mà chủ yếu là do gia đình họ không có điều kiện tốt để tiếp cận với các nguồn lực: có ít hoặc không có vốn, phải đi vay nặng lãi. Trường hợp những người cho vay nặng lãi là minh chứng rất tốt cho tương tác giữa các tác nhân. Quan hệ tương tác giữa người cho vay và người đi vay đã thay đổi như thế nào? Ta thấy từ 20 năm nay lãi suất chỉ có tăng, vậy hiển nhiên bất bình đẳng cũng phải tăng. Nếu lãi suất giảm – vì các ngân hàng phát triển và cơ hội tiếp cận với tín dụng tăng lên – thì bất bình đẳng có thể giảm. Trường hợp chị vừa nêu cho thấy một ví dụ nữa về sự đa dạng trong các cách lý giải mà ta có thể đưa ra cho cùng một hiện tượng. Ở đây ta có thể giải thích bằng yếu tố tự nhiên: « Ở miền Nam thì phải đi khẩn hoang, điều kiện không thuận lợi. Thời tiết cũng xấu, v.v. ». Hoặc có thể giải thích bằng yếu tố văn hóa: « Người Khmer có thể không phải là nông dân giỏi, hoặc tại trong tín ngưỡng của họ quy định rằng… ». Nhưng ở đây, yếu tố giải thích phải là yếu tố xã hội vì nó nằm trong quan hệ giữa các gia đình người miền Bắc di cư có tương tác với dân cư

miền Nam. Chúng ta cũng có thể nhắc đến vai trò của Nhà nước, với việc thực hiện các chính sách tín dụng công, có thể làm thay đổi bản chất mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay. Virginie Diaz Vậy ở chừng mực nào thì các bất bình đẳng về kết quả không phải là bất bình đẳng về cơ hội? Đối với những nông dân không tìm cách đa dạng hóa hoạt động sản xuất của mình, liệu câu trả lời có thể là họ không tiếp cận được với thị trường và thiếu thông tin về giá rau quả được không? [Christophe Gironde] Hai loại bất bình đẳng này đúng là cần phải phân biệt riêng rẽ, nhưng chúng lại có mối quan hệ qua lại. Các kết quả sản xuất, ví dụ thu nhập chẳng hạn, quyết định tới cơ hội mang lại cho mỗi người: các hộ có thu nhập cao nhất sẽ thấy có nhiều cơ hội tốt hơn mở ra, chẳng hạn để phát triển các hoạt động phi nông vốn mang lại thu nhập còn cao hơn thu nhập từ hoạt động nông nghiệp. Trần Văn Kiên Tôi quan tâm đến lịch sử kinh tế và kinh tế nông nghiệp. Khi bắt đầu một hoạt động kinh tế ở một địa phương, người ta quan tâm trước hết đến hiệu quả và khả năng thành công. Vì vậy cần phải xác định chính xác số người được hưởng lợi, tiến hành phân loại dân cư để xác định xem nhóm nào hiệu quả nhất trong việc sử dụng đất đấu thầu và sử dụng vốn tín dụng. Tôi băn khoăn không biết có mâu thuẫn gì trong phân tích vừa rồi vì khi phát triển một dự án tại một địa phương, nó không thể mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Số lượng tín dụng và đất đai đều đã xác định và có giới hạn, không phải tất cả mọi

[298] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


người đều có thể được hưởng lợi từ các chính sách công. Làm thế nào để giải quyết được mâu thuẫn này?

Trung Quốc, v.v. Tôi lựa chọn đơn vị phân tích là các hộ chứ không phải các cá nhân thành viên trong hộ.

[Christophe Gironde]

Hoàng Thị Quyên

Ở đây tôi không phân tích trong khuôn khổ dự án, và tôi cũng không đề cập đến lựa chọn cấp tín dụng cho tất cả mọi người. Tôi hiểu ý của anh trong nhận xét vừa rồi nhưng tôi nghĩ rằng đó lại là chủ đề của một tranh luận khác.

Tôi có câu hỏi về các bất bình đẳng trong quan hệ buôn bán giữa các nông dân và tiểu thương. Một phần lớn thu nhập từ sản xuất lại không vào tay người sản xuất, các tư thương được hưởng « phần bánh to nhất ». Vậy có giải pháp nào để giúp các nông dân sản xuất có vị thế tốt hơn?

[Annuska Derks] Anh đã trình bày sự khác nhau giữa bất bình đẳng về thu nhập và bất bình đẳng về nguồn lực, nhất là so với diện tích đất nông nghiệp được cấp. Một kiểu loại mới xuất hiện. Anh có thể làm rõ thêm các nhóm này hay không? Đó có phải là các hộ? Điều gì diễn ra trong mỗi hộ? Ai tiếp cận được với cái gì? Ai hưởng lợi? Ai quyết định? [Christophe Gironde]

[Christophe Gironde] Tôi đưa yếu tố này vào cách lý giải mang tính xã hội, trong yếu tố tương quan lực lượng. Tôi không có giải pháp để đưa ra ở đây. Nhiều nông dân tự lập thành các nhóm dưới hình thức hợp tác xã hoặc nhóm tư nhân, phi chính thức nhưng thành công còn hạn chế. [Pierre-Yves Le Meur] Tôi sẽ kết luận cho phần này.

Trong vòng 14 tháng điều tra điền dã, tôi đã phỏng vấn 180 hộ trong thôn. Các hộ được phân loại theo mức độ thay đổi trong hoạt động kinh tế. Nhóm 1, không được nhắc đến ở đây, là các hộ đã ngừng các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, họ là các hộ phi nông. Ngược lại, nhóm 5 là các hộ làm nông và thường có thời gian trong năm, ít nhất là đối với một trong hai người lớn trong hộ, đi khỏi làng để ra thành phố làm việc chẳng hạn. Tuy nhiên, tôi không áp dụng phân tích đại trà cho nội bộ các hộ về việc: ai quyết định, ai nhận bao nhiêu từ thu nhập của hộ, ai kiểm soát thu nhập, ai thực hiện chi tiêu? Các điều tra giúp cung cấp các yếu tố trả lời cho câu hỏi về kinh tế nội bộ các hộ liên quan đến các hoạt động kinh tế: ai đi làm ruộng, ai ra thành phố tìm việc, ai đi buôn ở biên giới

Bình luận của tôi là về một điểm liên quan đến phương pháp luận. Christophe đã giới thiệu cho chúng ta khung phân tích về vấn đề bất bình đẳng, bao gồm nhiều cách lý giải khác nhau, nhiều cách hiểu các hiện tượng bất bình đẳng. Đây là những câu hỏi mà nhà nghiên cứu đặt ra cho nghiên cứu của mình. Một việc nữa phải làm là biến các câu hỏi nghiên cứu thành các câu hỏi phỏng vấn. Hai loại câu hỏi này không giống nhau. Lớp học của chúng ta có mục đích là thực hiện điều tra thực địa. Các bạn phải luôn nhớ phân biệt hai loại câu hỏi này và rằng từ câu hỏi nghiên cứu ta có thể chuyển thành các nhóm câu hỏi phỏng vấn lớn. Các câu hỏi « như thế nào ». Đây là các câu hỏi để yêu cầu người được phỏng vấn kể về

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[299]


những sự kiện, lịch sử gia đình, lịch sử cá nhân, bất kể những gì khiến cho một việc nào đấy xảy ra vào một thời điểm nào đấy: họ giàu lên, nghèo đi; thay đổi hoạt động. Các câu hỏi này phải đặt cho từng cá nhân, về lịch sử cuộc đời của cá nhân đó. Nhưng thường thì, anh Christophe cũng đã nhấn mạnh điều này, câu hỏi về tài sản, sở hữu, v.v. thường dẫn phân tích tới thời gian xa hơn – một hay nhiều thế hệ – và bao quát cả một tập thể trong đó có bản thân người được hỏi (một đơn vị cư trú tại một địa chỉ, một họ, một mạng lưới xã hội, v.v.). Các câu hỏi « tại sao ». Người được phỏng vấn sẽ giải thích cho các bạn tại sao một điều hay một việc nào đó lại xảy ra, tại sao họ có lựa chọn như vậy, tại sao họ lại giàu, nghèo. Những người được phỏng vấn đó, cũng giống như các bạn – những nhà nghiên cứu, họ có lý thuyết riêng của họ về các vấn đề. Đó là cách mà mọi người hiểu những gì xảy đến với họ và những gì họ làm. Thông thường, những câu hỏi này sẽ dẫn tới cấp độ câu hỏi thứ ba, có thêm ý kiến đánh giá về đạo đức, chuẩn mực về các bất bình đẳng – thông qua một dạng đánh giá cá nhân về vấn đề « tại sao ». Nhóm câu hỏi thứ ba có liên quan đến phần câu hỏi của Annuska. Đó là câu hỏi « ai »: bảng hỏi của chúng ta sẽ được hỏi ở cấp độ nào? Chúng ta hỏi về các cá nhân, các hộ hay các mạng lưới xã hội rộng lớn hơn? Ai là các « tác nhân » – cá nhân, tập thể – có liên quan tới vấn đề bất bình đẳng? Khi đề cập đến vấn đề bất bình đẳng, ta nhắc tới nội dung, khái niệm, các phương pháp tiếp cận; thách thức về phương pháp luận ở đây là rất lớn – làm thế nào để tiếp cận / sản xuất ra thông tin, phải đặt các câu hỏi nào và cho ai, làm thế nào để kết nối các giả thuyết nghiên cứu với thực tế trên thực địa, v.v.

[Olivier Tessier] Tôi xin cảm ơn hai đồng nghiệp sẽ trình bày nội dung thứ hai trong buổi sáng hôm nay: chị Mireille Razafindrakoto sẽ có bài giới thiệu liên quan đến vấn đề giới và chị Annuska Derks sẽ giúp chúng ta phân tích các tham luận của buổi sáng hôm nay.

2.4.1. Bất bình đẳng và phân biệt đối xử về giới. Phương pháp tiếp cận định lượng: các chỉ báo ví dụ [Mireille Razafindrakoto] Trước hết, tôi xin cám ơn Olivier, Christophe và Pierre-Yves đã mời tôi tham gia vào lớp chuyên đề này. Đây là một vinh dự rất lớn, bởi vì tôi tham gia vào khóa học mùa hè Tam Đảo đã 5 năm rồi, và cuối cùng thì tôi đã thực sự được có mặt tại lớp chuyên đề điền dã độc đáo này. Rất tiếc là tôi sẽ không thể tham gia vào phần điều tra thực địa nhưng tôi sẽ rất chú ý lắng nghe những kết quả sẽ được các bạn trình bày trong bài báo cáo thu hoạch. Nhóm giảng viên của lớp đã đề nghị tôi trình bày về cách tiếp cận bất bình đẳng và phân biệt về giới trong các phân tích định lượng. Ngoài ra tôi cũng mong muốn được thảo luận với các bạn về những tác dụng bổ sung lẫn nhau của các phương pháp định lượng và định tính. Càng ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu theo « trường phái định lượng » ý thức được về những hạn chế của phương pháp tiếp cận này. Điều này khiến họ quan tâm tới các phân tích định tính và việc phối hợp định tính - định lượng trong các nghiên cứu. Các chỉ số được nhắc đến trong buổi làm việc này thường hay được sử dụng để đánh giá tình hình ở cấp độ quốc gia và nhất là ở các khu vực đô thị. Không phải lúc nào các tình hình đó cũng giống với thực tế ở địa phương

[300] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


các vùng nông thôn, vì vậy mà các chỉ số đó phải được chỉnh sửa cho phù hợp. Việc chỉnh sửa các chỉ số áp dụng cho khu vực đô thị để phù hợp với thực tế địa phương ở nông thôn có thể trở thành đối tượng để tranh luận – làm thế nào để đo đếm được các chỉ số đó ở cấp độ mang tính địa phương hơn? Cần làm rõ hai mức độ bất bình đẳng giới: bất bình đẳng trong hộ gia đình và bất bình đẳng ở cấp độ rộng hơn (ở một thôn, một địa phương hay một thành phố). Tuy nhiên, khó đánh giá bất bình đẳng trong hộ gia đình bằng phương pháp định lượng.

Khung

28

Loại chỉ số sửLo dụng i ch

Bài trình bày của tôi sẽ tập trung chủ yếu vào một vài chỉ số liên quan đến các đặc điểm có thể đo đếm được, các hiện tượng có thể định lượng để phục vụ cho phân tích bất bình đẳng. Các chỉ số này được đo đếm từ các điều tra thống kê với mẫu điều tra lớn. Tôi sẽ giới thiệu với các bạn các chỉ số và các kết quả để minh họa nhưng không giải thích « như thế nào » hoặc « tại sao » người ta có được các kết quả đó. Tôi sẽ chỉ dừng ở mức nhận định. Mục đích là để kích thích việc đặt câu hỏi.

s s

d ng

4 lo i / d ng ch s ph thông nh ng ng i 25 tu i tr lên) - Giáo d c (% t trình - Th tr ng lao ng (t l có vi c làm, t l th t nghi p) - Tham gia / i di n (% ph n trong các c quan, v trí lãnh o / ra quy t - S c kh e (ti p c n v i d ch v y t , ch m sóc s c kh e)

nh)

M c tiêu phát tri n thiên niên k (MDG) của Liên Hiệp Quốc M C TIÊU S 3 : T ng c ng bình ng nam n và nâng cao v th cho ph n -T l n tr ng c a các bé gái / bé trai - Tham gia c a ph n vào l nh v c vi c làm phi nông có tr l ng - Tham gia c a ph n vào qu c h i (có m t các c p qu n l cao nh t) M C TIÊU S 5 : T ng c ng s c kh e bà m - T l t vong bà m - Ti p c n v i các d ch v sinh s n có s h tr v y t (ti p c n v i các d ch v ti n sinh s n, s l ng các ca mang thai tr v thành niên, k ho ch hóa gia ình) Nguồn: tác giả

Chỉ số đầu tiên liên quan đến giáo dục. Tỷ lệ phần trăm các cá nhân ở một địa phương nhất định (khu, thôn) đã đạt được một trình độ học vấn nhất định: hết phổ thông chẳng hạn. Nhóm chỉ số thứ hai hay được sử dụng khi nghiên cứu về vấn đề bất bình đẳng và nhất là bình đẳng giới, là các chỉ số liên quan đến thị trường lao động: tỷ lệ có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc chẳng hạn.

Nhóm chỉ số thứ ba bao gồm các chỉ số về mức độ tham gia và đại diện: tỷ lệ phần trăm phụ nữ có mặt trong các cấp, cơ quan lãnh đạo. Nhóm chỉ số thứ tư tập hợp tất các các chỉ số về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế. Bốn nhóm chỉ số này có liên quan đến hai trong số các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Đó chính là các mục tiêu gắn với bất bình

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[301]


đẳng giới và đã được trình bày tại phiên học toàn thể. Tôi sẽ không đi vào chi tiết của hai mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đó mà sẽ đưa ra các ví dụ cụ thể. Tôi sẽ giới thiệu với các bạn tất cả các chỉ số sử dụng để đo đếm bất bình đẳng trên thị trường lao động theo phương pháp định lượng. Đây là một chủ đề nghiên cứu của tôi ở Việt Nam. Các chỉ số có thể nhóm thành bốn nhóm chính liên quan đến bốn lĩnh vực sau: - Nhóm 1 liên quan đến các hình thức phân biệt đối xử khác nhau về tiếp cận với việc làm. Ở đây phải phân tích các khó khăn, ràng buộc trong tham gia thị trường lao động và tiếp cận với một số loại hình công việc: phụ nữ liệu có cùng cơ hội như nam giới trong việc tiếp cận và có được các loại việc làm khác nhau hay không?; - Nhóm 2 liên quan đến khái niệm phi chính thức. Ý tưởng ở đây là các chỉ số thông dụng không cho phép đo đếm tính bấp bênh, không ổn định và tính dễ bị tổn thương của một số loại việc làm. Cùng một loại việc làm nhưng đó có thể là việc làm chính thức hoặc phi chính thức. Nhưng đối với việc làm trong lĩnh vực phi chính thức, mức độ bảo trợ xã hội thấp hơn, và nhìn chung, các điều kiện làm việc khó khăn hơn – dễ bị sa thải, không có nơi làm việc chuyên nghiệp, v.v.;

- Nhóm 3 quan tâm đến các bất bình đẳng về thu nhập. Chúng ta sẽ còn quay lại vấn đề này vì ở Việt Nam thường đặt ra vấn đề về xác định thu nhập của các doanh nghiệp gia đình; - Nhóm cuối cùng, tương đối mới, gắn với thời gian làm việc và quan tâm tới sự cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và cuộc sống công việc của phụ nữ. Đây là một cách tiếp cận mới trong các điều tra định lượng: liệu phụ nữ có thể cân bằng được giữa công việc và cuộc sống cá nhân hay không? Một điểm cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh, điểm này cũng tương đối mới, liên quan đến khái niệm hài lòng trong công việc. Ở chừng mực nào thì một cá nhân, nam giới hay phụ nữ, cảm thấy hài lòng với công việc của mình? Đây là câu hỏi quan trọng vì nó liên quan đến các bất bình đẳng và phân biệt về giới trong lựa chọn công việc: một số phụ nữ không tiếp cận được với một số loại công việc. Liệu công việc mà họ làm có phải là kết quả của sự lựa chọn ít nhiều có sự tự nguyện hay ít nhiều có sự bắt buộc? Để minh họa, tôi sẽ lấy các ví dụ về Việt Nam liên quan đến bốn lĩnh vực kể trên.

[302] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bảng

66

Tỷ lệ có việc làm theo giới ở Việt Nam năm 2007 vàtheo 2009 T l có vi c làm gi i Vi t Nam, n m 2007 & 2009 2007 Thành th

Nông thôn

2009 Chung

Thành th

Nông thôn

Chung

Nam

72.1

81.3

78.8

75.3

82.6

N

60.8

74.7

70.7

64.2

74.7

71.5

Chung

66.1

77.9

74.5

69.6

78.6

75.8

80.4

Nguồn: Điều tra lao động và việc làm, 2007 & 2009, TCTK. Chung: 15 tuổi trở lên; tính toán của các tác giả Trích từ tài liệu: Razafindrakoto M., Roubaud F., Nguyen H. Chi (2011), “ Vietnam Labour Market: An Informal Sector Perspective” in Nguyen Duc Thanh (ed.), Vietnamese Economy at crossroads, Vietnam Annual Economic Report 2011, VEPR, Hanoi: Knowledge Publishing House.

Năm 2009, chúng ta thấy có sự khác biệt trong tỷ lệ có việc làm theo giới: khoảng 70% đối với nữ giới và 80% đối với nam giới. Vẫn chỉ dừng lại ở mức độ nhận định, chúng ta phải lưu ý là tỷ lệ có việc làm ở nông thôn cao hơn ở thành thị, nhưng chênh lệch vẫn nghiêng cao hơn về phía nam giới. Ở đây tôi

Bảng

67

xin đưa một định nghĩa ngắn gọn, theo đó, được coi là có việc làm tất cả những người có một hoạt động mang lại thu nhập hoặc lợi nhuận – như vậy, đây không chỉ liên quan đến các việc làm trong lĩnh vực chính thức –, thêm vào đó là tất cả những người đang đi tìm việc.

Mức độ đa việc làm theo giới ở Việt Nam năm M c 2007 a vi c và làm 2009 theo gi i Vi t Nam, n m 2007 & 2009 2007 Thành th

2009

Nông thôn

Chung

Thành th

Nông thôn

Chung

Nam

4.1

21.7

17.2

8.9

29.4

N

4.2

24.1

19.2

9.8

33.8

27.3

Chung

4.2

22.9

18.2

9.3

31.5

25.4

23.7

Nguồn: Điều tra lao động và việc làm, 2007 & 2009, TCTK. Chung: 15 tuổi trở lên; tính toán của các tác giả Trích từ tài liệu: Razafindrakoto M., Roubaud F., Nguyen H. Chi (2011), “ Vietnam Labour Market: An Informal Sector Perspective” in Nguyen Duc Thanh (ed.), Vietnamese Economy at crossroads, Vietnam Annual Economic Report 2011, VEPR, Hanoi: Knowledge Publishing House.

Ở đây chúng ta thấy là tỷ lệ đa việc làm (một người làm nhiều việc) ở nông thôn hoặc thành thị ở nữ giới là cao hơn. Trong phương pháp định lượng, chỉ số này thường được sử dụng để đánh giá điều kiện thị trường lao

động. Thực tế là, chúng tôi coi những người phải làm nhiều việc thường là những người không thể tìm được một việc làm chính có thể khiến họ hài lòng và tạo cho họ một thu nhập đủ sống.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[303]


c làm t Nam, n năm m 2007 và 2009 làm Vi ở Việt Nam 2007 và 2009 52 VVịththếviviệc

Hình 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%

Chung 2007

Ng

Chung 2009

i làm công n l

Nam 2007

Nam 2009

N 2007

ng

Ch h SXKD

N 2009 Thành th 2007

Lao

Thành th Nông thôn Nông thôn 2009 2007 2009

ng t làm

Lao

ng gia ình

Nguồn: Điều tra lao động và việc làm, 2007 & 2009, TCTK. Chung: 15 tuổi trở lên; tính toán của các tác giả Trích từ tài liệu: Razafindrakoto M., Roubaud F., Nguyen H. Chi (2011), “ Vietnam Labour Market: An Informal Sector Perspective” in Nguyen Duc Thanh (ed.), Vietnamese Economy at crossroads, Vietnam Annual Economic Report 2011, VEPR, Hanoi: Knowledge Publishing House.

Biểu đồ này cho thấy rất rõ sự khác biệt về vị thế giữa nam giới và nữ giới: số lượng phụ nữ có việc làm hưởng lương thấp hơn rất nhiều. Chúng ta diễn giải thực tế này như thế nào? Đó có phải kết quả của một sự lựa chọn? Phải chăng phụ nữ thích làm việc hơn trong khuôn khổ sản xuất hộ gia đình, cho bản thân hoặc với tư cách là lao động gia đình? Nhưng thực tế này cũng có thể được lý giải, đặc biệt là ở các vùng đô thị, bằng việc khả năng tiếp cận với việc làm của phụ nữ thấp hơn so với nam giới.

Nhìn chung trên thế giới, tỷ lệ việc làm phi chính thức, hoặc không đăng ký bảo hiểm xã hội, đều cao hơn ở nữ giới. Một điều đáng ngạc nhiên là xu hướng này lại không quan sát thấy ở Việt Nam: tỷ lệ việc làm phi chính thức, bấp bênh hơn và dễ bị tổn thương hơn, ở cả nam và nữ là tương đương nhau – vào khoảng 80%.

[304] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Lao Bảng

ng phi chính th c và gi i 68

Việc làm phi chính thức và giới ở Việt Nam T s chênh l ch t

Có h p ng Có gi y tr b ng v n b n l ng

Lao

Vi t Nam

ng

Có ngày ngh l t t

Có n i làm nh vi c c

i gi a n và nam Có l

ng c nh

Gi làm vi c

Thu nh p*

ng

Chính th c

1,01

0,99

0,99

1,04

0,93

1,0

0,82

Phi chính th c

0,66

0,64

0,76

0,78

0,59

0,95

0,70

Chung

0,89

0,87

0,93

0,93

0,83

0,96

0,74

Chính th c

1,01

1,0

1,0

1,04

0,96

0,99

0,85

Phi chính th c

1,32

1,28

1,51

1,47

1,17

0,97

0,76

Chung

1,30

1,29

1,36

1,34

1,20

0,97

0,89

Nguồn: Điều tra Lao động và việc làm 2007, TCTK; tính toán của các tác giả. Cling J.-P., Nguyen T. T. Huyen, Nguyen H. Chi, Phan T. N. Tram, Razafindrakoto M. et Roubaud F. (2010), The Informal Sector in Vietnam: A focus on Hanoi and Ho Chi Minh City. Hanoi: Editions The Gioi. 248 p. Ghi chú: xác suất để nữ giới có hợp động bằng văn bản khi có việc làm trong khu vực chính thức cao hơn của nam giới 1%, nhưng ở khu vực KTPCT lại thấp hơn của nam giới tới 34%; *: bao gồm cả lao động không được trả lương.

Nhận định này có thể dẫn tới việc cho rằng không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong các điều kiện làm việc ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn về chất lượng việc làm phi chính thức sẽ thấy phụ nữ ở thế bất lợi: so với nam giới, các chị em thường ít làm việc tại các cơ sở cố định mà thường làm việc ngoài đường. Hơn nữa, theo những nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện đối với vấn đề bất bình đẳng về thu nhập, Việt Nam cũng không nằm ngoài thực tế chung: phụ nữ có thu nhập từ việc làm phi chính thức thấp hơn, mức chênh lệch so với nam giới cũng tương đương so với mức chệnh lệch quan sát được ở các nước khác. Trên quy mô thế giới, mức chênh lệch trung bình thường được nêu là thu nhập của phụ nữ thấp hơn khoảng 30%. Một trong những lợi thế của phương pháp định lượng là có thể xác định và đánh giá được ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau đến bất bình đẳng về thu nhập: trình độ học vấn, loại công việc, giờ giấc v.v. Chúng ta đã

thấy rằng từ nhận định thực tế này nổi lên một câu hỏi – nam giới và phụ nữ không làm cùng một loại công việc: vậy đâu là nguyên nhân? Khi phụ nữ tiếp cận với cùng một loại công việc, liệu thu nhập có vẫn chênh lệch hay không? Phần chêch lệch về thu nhập nào có nguyên nhân là do chênh lệch về trình độ học vấn, loại việc làm, loại doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động? Khi đã loại trừ hết các đặc điểm trên – tức là giả định trường hợp nam giới và phụ nữ có cùng một trình độ học vấn, làm cùng một công việc –, thì cũng vẫn còn có một mức độ chênh lệch mà chúng tôi đánh giá trung bình là 18% – tính cả khu vực chính thức và phi chính thức. Sự chênh lệch này có lẽ tương ứng với việc phân biệt đối xử nam nữ. Tuy nhiên, cần nói rõ là những người làm việc cho một doanh nghiệp gia đình và không được trả tiền thì không được đưa vào trong phép tính này. Một kết quả thú vị khác, mức độ phân biệt trong khu vực chính thức thì thấp hơn – chẳng hạn việc làm trong

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[305]


khu vực công. Trong lĩnh vực phi chính thức, chênh lệch thuần lên tới 22%.

Hình

53

Tôi muốn cho các bạn thấy biểu đồ sau đây liên quan đến Thụy Điển, đây là nước được đánh giá là có mức độ bình đẳng giới cao nhất.

Tỷ lệ có hoạt động kinh tế theo giới ở Thụy Điển (2000-2005) T l có ho t ng kinh t theo gi i Th y i n (2000-2005)

N Nam

Nguồn: UNECE Gender Statistics Database

Qua minh họa trên, tôi muốn nhắc tới sự cần thiết phải sử dụng nhiều loại chỉ số khác nhau để đạt tới một kết quả phân tích sâu hơn, tinh

Hình

hơn. Khoảng cách về tỷ lệ có hoạt động kinh tế giữa nam và nữ ở Thụy Điển không cao lắm nếu so với các nước khác và có vẻ ổn định.

Ph n và nam gi i trong tu i t 20 vi c và s gi làm vi c (1970-2005)

54

n 64 tu i xét theo lo i công

Nam giới và nữ giới từ 20 đến 64 tuổi xét theo loại công việc và số giờ làm việc ở Thụy Điển (1970-2005) Nam gi i

Ph n

Ph n tr m

Ph n tr m

Không làm vi c Th t nghi p Làm bán th i gian, 1-19h Làm bán th i gián, 20-34h Làm c ngày, 35h

Nguồn: UNECE Gender Statistics Database

[306] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Nhưng nếu xem xét ở cấp độ người trong độ tuổi lao động, số giờ lao động trong tuần – bán thời gian / toàn thời gian –, đặc điểm hoàn toàn thay đổi tùy theo giới. Tỷ lệ phụ nữ

làm việc bán thời gian cao hơn nhiều. Mặc dù có sự thay đổi và cải thiện, nhất là tỷ lệ có việc làm ở phụ nữ tăng lên, nhưng tỷ lệ phụ nữ làm việc bán thời gian vẫn còn rất cao.

Cân b ng cu c s ng riêng t

/công vi c

Cânlao bằng cuộc sốngtucá nnhânMadagascar, và công việc. 2005 Phân chia 55 gi Hình Phân chia ng theo giờ làm việc theo tuần ở Madagascar, 2005 80 70 60

! "#$% #$&'#() )#*%+#%)$#$%)"#, #() #-#, $#." *#/#%$# # () )#' *#+%0*1#*%2#$ #() )#3)#+4#,#() #35'#6) +#$%5#$%) "#( 7# 89)#$&'#() )#

50

Nam gi i

40

N gi i

30 20 10 0 Ho t

ng s n xu t

Vi c nhà

T ng

Nguồn: EPM 2005; Nordman, Rakotomanana et Robilliard (2009) http://www.dial.prd.fr/dial_publications/PDF/Doc_travail/2009-08.pdf

Biểu đồ này được lập trên cơ sở chỉ số xét trong nội bộ hộ gia đình ở Madagascar cho thấy « ngày làm việc kép » của phụ nữ. Nếu chỉ nhìn các hoạt động sản xuất, đúng là thời gian làm việc trung bình trong một tuần của phụ nữ thấp hơn. Nhưng nếu tính thêm số giờ liên quan đến việc nhà, số giờ làm việc của phụ nữ cao hơn rất nhiều. Nếu nam giới thực sự làm nhiều hơn phụ nữ tính theo số giờ sản

xuất, thì ngược lại, phụ nữ phải làm gấp đôi nam giới tính theo số giờ làm việc nhà. Đấy là những thực tế quan sát được nhưng điều quan trọng là phải tự hỏi liệu các khác biệt quan sát được đó là lựa chọn hay bắt buộc phải chịu; tôi sẽ kết thúc bài trình bày của tôi bằng nội dung liên quan đến mức độ hài lòng.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[307]


Hình M c

56

hài lòng v i

Mức độ hài lòng của người lao động trong lĩnh vực phi chính thức xét theo đặc điểm của người lao động vi c làm trong khu v c phi chính th c phân bi t theo các c i và vị thế việc làm c a cá nhân và v th

m

100% 90% 80% 70%

54

60% 50% 40% 30%

26

31

28

32

32

30

21

20% 10% 0%

!"#$%&' ()"$*' Nông thôn Thành th

Không hài lòng 2";5'%&5$<58$%1'

+,--.' Nam

Bình th

ng

Ch 0$1",&' Lao 2"$3$%**.)"'4' gia ình :$*$"%9' Làm ng L2"$3$%**.)"' 8$-%*%$*'&,&' c tr công n làm t5,&'6,-71.' "9-)&9"9' l ng l ng

/.--.' N

Hài lòng :$<58$%1'

“ Các nhóm tr i v m t xã h i” ph i ch ng th thích ho c các l i ích phi kinh t ?

R t hài lòng &,"-$*'

M c

hài lòng

ng hài lòng h n: s gi m b t các s

Nguồn: LFS2009, TCTK, Tính toán của các tác giả Trích từ: Razafindrakoto M., Roubaud F., J.-M. Wachsberger (2010), “Satisfaction at work and informal sector in Vietnam”, International conference on “The informal sector and informal employment: Statistical Measurement, Economic Implications and Public Policies”, Hanoi, May, 6-7, 2010.

Biểu đồ này là kết quả của một cuộc điều tra tiến hành ở Việt Nam đối với 170 000 hộ gia đình trên quy mô toàn quốc. Có vẻ như phụ nữ hài lòng hơn nam giới. Các điều tra định tính đã được thực hiện bổ sung cho nghiên cứu và cho thấy mặc dù điều kiện làm việc trong lĩnh vực phi chính thức bấp bênh hơn và khó khăn hơn, nhưng rất nhiều phụ nữ nhắc tới ưu điểm là họ tự chủ hơn – quản lý giờ giấc dễ hơn. Nhìn chung, ở Việt Nam cũng như các nơi khác, các nhóm xã hội bị trị thường tuyên bố hài lòng về công việc hơn những người khác. Thực tế này nêu lên một câu hỏi: liệu có các ưu điểm khác không đo đếm được (mà các chỉ số cổ điển về chất lượng việc làm không thể chạm tới) hay không? hoặc liệu có

thể quan sát được xu hướng tự giới hạn khát vọng, một hiện tượng « tự tiêu hao » các ý thích? Với các điều tra định tính, các bạn sẽ có thể trả lời tốt hơn cho câu hỏi này. [Olivier Tessier] Về vấn đề nội hóa sự thống trị (intériorisation de la domination), xin mời các học viên đọc nghiên cứu của Pierre Bourdieu. [Annuska Derks] Cần phải nhắc lại rằng các vấn đề về giới đòi hỏi phải quan tâm đến các mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới. Một điểm khác nữa mà bài trình bày vừa nhấn mạnh là các khác biệt trong tiếp cận với thị trường lao động và khác biệt về thu nhập. Các điểm so sánh theo các

[308] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


xã hội khác nhau – Việt Nam, Madagascar, Thụy Điển – với tôi dường như đặc biệt thú vị. So sánh là một phương pháp giúp chúng ta nhìn và hiểu rõ hơn, trong trường hợp cụ thể này, các điểm khác biệt và tương đồng trong tương quan về giới ở các xã hội khác nhau. Đây là một khía cạnh có thể gắn với những gì lúc nãy anh Pierre-Yves đã nhắc tới liên quan đến phương pháp luận: các câu hỏi « như thế nào», « tại sao », và rất phù hợp với lớp học chuyên đề này – làm thế nào để xem xét các đặc thù của Tam Đảo, và các điểm tương đồng với các vùng khác của Việt Nam, và của xã hội Việt Nam với các xã hội khác? [Christophe Gironde] So với bản thân công việc và tính chất nặng nhọc của công việc, các chỉ số này hoàn toàn phù hợp cho lớp học của chúng ta. Với vấn đề giới, chúng ta có thể đặt các câu hỏi: phụ nữ và nam giới có cùng một loại công việc hay không? Liệu có sự khác biệt về tính chất nặng nhọc của công việc theo giới? Đỗ Bích Diễm Bài trình bày của cô nhấn mạnh đến khoảng cách lớn giữa thành thị và nông thôn. Liệu chúng ta có thể đặt giả thuyết là ở các vùng sâu vùng xa, như Tam Đảo, khoảng cách này còn lớn hơn? Liên quan đến giáo dục: liệu bất bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục có tác động tới các chỉ số khác như tiếp cận với thị trường lao động, mức độ đại diện của phụ nữ trong các cơ quan công quyền hoặc tiếp cận với các dịch vụ công? Tôi đã tham gia vào một dự án của một tổ chức NGO nước ngoài, dự án này được triển khai ở các huyện miền núi tỉnh Điện Biên và có một hình thức phân biệt về giới trong tiếp cận với giáo dục. Hơn nữa, rào

cản ngôn ngữ cũng có thể tạo ra những bất bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục? [Mireille Razafindrakoto] Tôi nghĩ rằng nhận xét của chị về vai trò chìa khóa của việc tiếp cận với giáo dục đúng là rất quan trọng: tiếp cận với giáo dục ít dễ dàng hơn hiển nhiên là có tác động tới việc tiếp cận với các loại công việc khác nhau. Nhưng đồng thời tôi cũng muốn nhấn mạnh đến sự tồn tại của một cái vòng luẩn quẩn: cùng một trình độ học vấn như nhau và cùng làm một công việc, nam giới có thu nhập nhiều hơn nữ giới, điều này sẽ không hỗ trợ thuận lợi cho việc học hành của các em gái – và như vậy bố mẹ sẽ đầu tư cho giáo dục con gái ít hơn. Vũ Phương Nga Có định nghĩa cụ thể nào về sự hài lòng và không hài lòng hay không: đâu là các yếu tố của sự hài lòng? Đối với một số người, thu nhập cao chính là lý do để hài lòng, với những người khác, đó có thể là cơ hội thăng tiến chẳng hạn. Liên quan đến các điều tra thực địa của lớp, tôi nghĩ rằng nhóm làm về chủ đề « Phân biệt về giới như là kết quả của quá trình xây dựng mang tính xã hội » trước hết phải hiểu khái niệm chuẩn mực xã hội. [Mireille Razafindrakoto] Tôi cũng muốn nhắc đến chỉ số về mức độ hài lòng, chỉ số này càng ngày càng được sử dụng và dần được phát triển. Sự hài lòng trong công việc rất đơn giản vì người ta dựa vào sự nhìn nhận của chính cá nhân: « Nếu xét tất cả các yếu tố, bạn thấy hài lòng hay không hài lòng về công việc của mình? ». Đây là một câu hỏi cổ điển và được hỏi nhiều trong các phỏng vấn ở nhiều nước trên thế giới. Điều

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[309]


thú vị là người ta đã chuyển từ các chỉ số khách quan sang quan tâm nhiều hơn đến sự nhìn nhận chủ quan của các cá nhân. Các chỉ số chắc chắn đều tính đến các tiêu chí khách quan – thu nhập, giờ giấc, mức độ nặng nhọc của công việc, v.v.. Tuy nhiên quan tâm đến ý kiến chủ quan cũng là một cách để thu thập thêm quan điểm. Tất nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy các mức độ hài lòng có liên quan đến thu nhập, nhưng thu nhập chắc chắn không đủ để giải thích tất cả. [Christophe Gironde] Trong phần thảo luận, ta thấy tầm quan trọng của sự khác nhau trong nhìn nhận của các cá nhân được nhấn mạnh rất nhiều. Về phần tôi, tôi thường xuyên nhận thấy và điều này đi ngược lại với những gì Mireille đã trình bày lúc trước, đó là là phụ nữ thường có cách kể chuyện tiêu cực hơn về một số sự kiện. Ví dụ trường hợp một người đàn ông từ lò gạch về, lúc đó tôi đang phỏng vấn vợ anh ta ở nhà. Anh này hài lòng về ngày làm việc của mình nhưng chị vợ thì lại nhắc nhiều hơn đến mức độ nặng nhọc trong công việc của chồng. Như vậy, quan trọng là phải tính đến ý kiến nhìn nhận của các cá nhân nhưng cũng phải tính đến cách mà các cá nhân trao đổi với các điều tra viên. [Mireille Razafindrakoto] Qua các điều tra định lượng, chúng ta cũng đã thấy rằng phụ nữ thường chỉ trích nhiều hơn nam giới. Câu hỏi được đặt ra là: phải chăng phụ nữ thường chỉ trích nhiều về tình hình chung, nhưng khi nói đến hoàn cảnh riêng của họ thì họ dịu giọng hơn? Nguyễn Thị Thu Thủy Trong cộng đồng người Chăm, phụ nữ có vị trí quan trọng trong các quyết định về kinh tế

và giáo dục con cái. Phụ nữ là chủ gia đình. Tuy nhiên, các điều tra đã chứng tỏ phụ nữ Chăm phải chịu nhiều bất bình đẳng tuy chỉ số hài lòng lại cao. Đối với cộng đồng người Hoa theo chế độ phụ hệ, phụ nữ sống trong vị thế rất bất bình đẳng nhưng họ lại hài lòng và chấp nhận hoàn cảnh của mình. Nhìn từ bên ngoài, rõ ràng là có bất bình đẳng, nhưng ở bên trong, trong cả hai trường hợp phụ nữ đều hài lòng. [Mireille Razafindrakoto] Nhận xét của chị cho thấy rất rõ sự phức tạp của các bất bình đẳng giới. Đồng thời cũng cần phải xét đến các quan sát thực tế, những giá trị tham chiếu người ta thường có từ những hiện tượng khách quan, cũng như sự nhìn nhận ý kiến cá nhân của người được phỏng vấn, cách họ bày tỏ quan điểm của mình. Thực tế là có nhiều e ngại trong việc nói về những gì mà người ta không thực sự trải nghiệm: người ta có thể tuyên bố là mình hài lòng mặc dù thực tế không phải như vậy. Hai phương pháp tiếp cận này bổ sung cho nhau: chỉ số về mức độ hài lòng không đủ để phân tích thực tế. [Pierre Yves Le Meur] Tôi chỉ muốn nói thêm vài lời về độ chênh mà ta có thể quan sát được giữa một loạt các chỉ số có vẻ khách quan với những gì mà các cá nhân nói, mà các cá nhân thì lại không đồng nhất. So với câu hỏi đặt ra, hiển nhiên là không phải chọn giữa hai thứ: không có các chỉ số sai và các nhìn nhận đúng hoặc ngược lại. Lựa chọn không đặt ra ở đây. Ngược lại, các điều tra phục vụ cho hai mục đích: mang đến các câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra đồng thời làm giàu thêm cho bảng hỏi: khi nhận thấy có độ chênh, người ta sẽ đặt thêm các câu hỏi khác. Các câu trả lời có thể phức tạp. Các độ

[310] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


chênh quan sát được thường gắn với vấn đề chuẩn mực xã hội, tức là đến một định nghĩa có thể chấp nhận được hoặc không thể chấp nhận được về bất bình đẳng: « Hoàn cảnh thì không sung sướng nhưng tôi chấp nhận bởi vì nó chấp nhận được về mặt xã hội, nó vẫn nằm trong những chuẩn mực mà tôi thấy là được ». Các độ chênh đó có thể biểu hiện một điều khác, ảnh hưởng của hoàn cảnh điều tra chẳng hạn, thường người trả lời phỏng vấn có xu hướng nói điều mà điều tra viên mong muốn được nghe. Sự khác nhau trong cách kể có thể chứng tỏ rằng các chỉ số lựa chọn không phải là chỉ số phù hợp. Trong trường hợp đó, cần phải định hướng lại khung điều tra. Để kết luận, nhìn chung trong mọi trường hợp các mâu thuẫn hiển hiện này đều dẫn tới các vấn đề phải xử lý. Đấy là cách chúng ta phản ứng trong trường hợp có phát sinh độ chênh trong điều tra phỏng vấn. [Annuska Derks] Tranh luận về các nhìn nhận cá nhân, chuẩn mực xã hội và mức độ hài lòng mặc dù có bất bình đẳng cho thấy nhà nghiên cứu phải luôn ý thức được rằng có sự khác biệt giữa cái người ta nói, cái người ta làm và cái người ta nghĩ. Tất nhiên, điều này rất khó để xác định đối với các điều tra ngắn, vì người ta chỉ thấy rõ được những khác biệt này bằng các điều tra định tính dài hơn.

Ngày thứ nhất, chiều thứ hai ngày 18/7 [Olivier Tessier] Chiều nay chúng ta sẽ chuẩn bị cho điều tra thực địa. Trong chương trình ban đầu, có trong cuốn tài liệu đã phát cho các bạn, chúng ta sẽ có phần giới thiệu chung về huyện Tam Đảo và các xã của huyện. Tuy nhiên, phần này sẽ

được chuyển sang sáng mai, lãnh đạo xã Tam Quan sẽ tiếp cả lớp và giới thiệu huyện Tam Đảo và thôn nơi chúng ta sẽ thực hiện điều tra thực địa. Bây giờ, tôi và thầy Pierre-Yves sẽ cùng xem xét mối liên hệ giữa các bài trình bày sáng nay và các khái niệm cũng như công cụ phương pháp luận để xây dựng đề cương điều tra. Sau đó chúng ta sẽ chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm sẽ chuẩn bị riêng cho nhóm mình một khung điều tra. Vào cuối buổi chiều nay, cũng như các năm trước, chúng ta sẽ quay về lớp để nghe giới thiệu một số kỹ thuật phỏng vấn.

2.4.2. Tổng hợp: các khái niệm và phương pháp luận [Olivier Tessier] Christophe Gironde đã nhấn mạnh rằng khái niệm bất bình đẳng không phải là nghèo đói. Nghèo đói là một trạng thái: người ta nghèo so với một chuẩn về kinh tế hoặc xã hội. Khái niệm bất bình đẳng là một tiến trình vận động: hoặc bất bình đẳng gia tăng, hoặc bất bình đẳng giảm đi. Có thể định lượng tương quan bất bình đẳng này: mức lương thấp nhất kém mức lương cao nhất 20 lần. Người ta có thể xác lập một tương quan. Điều này đã được nêu lên một cách rất rõ ràng, bất bình đẳng không chỉ có về kinh tế; đó còn là bất bình đẳng trong tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục, v.v. Khái niệm bất bình đẳng chỉ tồn tại khi nó được đặt trong một bối cảnh vừa mang tính xã hội vừa mang tính kinh tế, trong một xã hội nhất định. Không thể nói có bất bình đẳng tuyệt đối. Tôi cũng muốn nhấn mạnh khái niệm công bằng. Công bằng là một sự nhìn nhận cá nhân. Có bình đẳng nam / nữ thực sự khi

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[311]


người ta có mức thu nhập ngang bằng: nam kiếm được 100, nữ kiếm được 100. Còn công bằng là tin hoặc thừa nhận rằng, bằng các chuẩn mực xã hội hoặc kinh tế, hoàn toàn bình thường hoặc chấp nhận được việc một phụ nữ kiếm được 100 trong khi nam giới kiếm được 150. Ta hiểu rằng công bằng là một khái niệm về chuẩn mực xã hội, gần như không có gì mang tính kinh tế liên quan đến khái niệm này. Người ta không còn tìm kiếm một sự bình đẳng thực tế, có thể định lượng nữa mà tìm kiếm một sự bình đẳng có thể hoặc không thể chấp nhận được trong một xã hội. Chẳng hạn, trong nhiều xã hội nông dân, và cũng cho đến gần đây thôi ở châu Âu, việc con gái không được đi học tiểu học là công bằng, mặc dù con trai được đi học đến tận phổ thông trung học. Công bằng là vì vai trò, vị trí và tóm lại là tương lai của phụ nữ đã được vạch sẵn và khiến họ không cần phải đi học cao. Hiện nay điều này được coi là không công bằng và hoàn toàn không thể chấp nhận được. Tất cả những cái đó đều là chủ quan, là nhìn nhận cá nhân, và tôi nghĩ rằng yếu tố này cần phải được đưa vào khung điều tra của chúng ta. [Pierre-Yves Le Meur] Mục đích của buổi học chiều nay là xác định được khuôn khổ phương pháp luận. Chúng ta đang ở khâu chuyển các câu hỏi nghiên cứu – tức là từ đặt vấn đề – thành câu hỏi phỏng vấn. Chúng ta cũng phải xây dựng các chỉ số: nói cách khác, chúng ta sẽ quan sát gì và hỏi những gì? Trong khuôn khổ lớp học này, chúng ta sẽ lựa chọn các chỉ số định tính. Tôi nhắc lại, nội dung buổi sáng nay liên quan đến việc phân biệt các câu hỏi « như thế nào » và « tại sao ». Nếu chúng ta đặt các câu hỏi chung chung về « tại sao », người được phỏng vấn sẽ có xu hướng trả lời bằng « lý thuyết tại

địa phương »: «Ở đây nó như thế», mà không thực sự kể cho chúng ta điều đó xảy ra với họ như thế nào. Với các câu hỏi «như thế nào», ta quan tâm đến các tiến trình, các con đường. Người được phỏng vấn sẽ kể chuyện cho bạn về cuộc đời họ. Tất nhiên, chúng ta không yêu cầu người được phỏng vấn kể về cuộc đời họ nói chung mà phải là những gì liên quan đến các chủ đề cụ thể. Nếu chúng ta tìm hiểu về đất đai chẳng hạn, chúng ta có thể tìm cách hiểu các giai đoạn và thể thức tiếp cận với đất đai (hoặc bị lấy đất): thừa kế từ gia đình, mua, được phân đất, bị trưng dụng v.v. Ở khâu này, điều thú vị là chúng ta sẽ xác định được các thời điểm chủ chốt, các sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình cuộc đời – vào một thời điểm nào đó, thiên tai khiến một người rơi vào cảnh nghèo, hoặc ngược lại, việc có đất nhờ luật đất đai giúp một người nhanh chóng đi lên. Việc xác định các sự kiện như vậy sẽ cho phép chuyển sang các câu hỏi « tại sao » trên cơ sở thực tiễn khá vững: điều gì đã khiến một người có một quyết định như vậy? Các cấp độ lý giải khác nhau thu thập được từ các cuộc phỏng vấn có thể khác nhau hoặc mâu thuẫn lẫn nhau. Cần phải cân nhắc tất cả các cấp độ đó. Lấy ví dụ sau đây. Một việc bất hạnh xảy ra, người ta có thể nói với bạn rằng « tôi không có thuốc chữa bệnh », hoặc « chúng tôi bị hàng xóm ghen ăn tức ở làm hại » hoặc nữa « tôi không có tiền. Tôi phải bán đất để mua thuốc chữa bệnh ». Chúng ta có ba cấp độ giải thích khác nhau, không giải thích nào sai cũng không có giải thích nào đúng hơn hai giải thích còn lại. Nếu lấy lại khung lý giải mà anh Christophe đưa ra sáng nay, khi nói « Tóm lại, có hai cách lý giải các bất bình đẳng, cách lý giải mang tính văn hóa/tự nhiên và cách lý giải mang tính quan hệ nhiều hơn », ta sẽ thấy rằng

[312] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


các câu hỏi « tại sao » giúp nhìn ra được hai cấp độ giải thích này. Vì vậy, tách biệt các câu hỏi « như thế nào » và các câu hỏi « tại sao » là rất quan trọng vì tách biệt như vậy sẽ cho phép nhặt ra được các mâu thuẫn. Trên cơ sở này, chúng ta có thể quay lại hỏi người cung cấp thông tin, đối chiếu phần « tại sao » và « như thế nào » và đi xa hơn trong điều tra. Hơn nữa, các câu trả lời « tại sao » thường chứa đựng các lý giải và cả các phán xét, « thế là được, thế là không được ». Hai cấp độ này (lý giải và phán xét) cần phải được tách bạch khi chúng ta phân tích kết quả phỏng vấn, nhưng thường thì ngay trong lúc phỏng vấn ta đã có thể phân biệt được rồi. Sự phán xét của mỗi người về hành động hoặc hoàn cảnh của họ là cực kỳ quan trọng, vì với họ nó có giá trị giải thích, đồng thời với nhà nghiên cứu, ta có thể « thâm nhập vào » logic của họ. So với tất cả các câu hỏi loại này, các xung đột nảy sinh là một loại sự kiện rất thú vị cho điều tra. Một mặt, đó là một cách bày tỏ, hiểu hoàn cảnh và cho ý kiến về hoàn cảnh đó: « Tôi có xung đột bởi vì tôi không hài lòng ». Mặt khác, nó buộc người ta phải có lời giải thích. Để xảy ra xung đột, người ta thường tìm cách để biện hộ cho bản thân, do vậy, các nguyên tắc dẫn dắt hành động trở nên « hiển hiện » hơn hoặc dễ nhìn thấy rõ ràng hơn. Ngoài ra còn có một yếu tố quan trọng khác trong một chuỗi xung đột nếu so với chủ đề bất bình đẳng của chúng ta: xem xét việc ra khỏi xung đột. Có phải lúc nào các xung đột cũng được

xử lý theo một hướng, có lợi cho một phía? Ai giải quyết xung đột? Các yếu tố gây bất bình đẳng này cực kỳ quan trọng. Quay trở lại câu hỏi « ai ». Cần thiết phải xác định rõ vị trí và thông tin về người mà các bạn đang phỏng vấn – về thế hệ, dân tộc, giới, v.v., phải biết xem người đó có một vị trí kinh tế đa dạng hay không, có chức quyền hay vai trò chính trị gì hay không, v.v. Mục đích là để có được một kiểu chứng minh thư về xã hội chính trị. Xét theo hàng ngang, các cá nhân được gắn vào các đơn vị lớn hơn: một hộ, một họ và/hoặc các mạng lưới hoặc một thực thể rộng hơn; xét theo ngành dọc, họ nằm trong các lịch sử gia đình – một vận động tích lũy có thể đến từ thế hệ trước. Điểm cuối cùng, thành phần dân tộc. Tôi thấy việc xếp tiêu chí này vào trong câu hỏi rộng hơn về thành phần nguồn gốc là rất quan trọng. Việc là thành viên thuộc về một nhóm, dù đó là một dân tộc, một họ, một giới, một quốc gia sẽ quyết định (và đảm bảo sự chính đáng) đặc biệt cho khả năng tiếp cận với một số loại nguồn lực. Thành phần nguồn gốc có thể coi như một loại nguồn lực « ở hàng thứ hai », theo nghĩa nó quyết định khả năng tiếp cận với các nguồn lực khác. Các giảng viên tiến hành chia lớp thành ba nhóm theo hai tiêu chí chính: đề tài nghiên cứu/chuyên ngành và ngôn ngữ – có năm học viên không nói tiếng Việt nên phải bố trí phiên dịch.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[313]


Sau khi chia nhóm, các học viên cùng nhóm xây dựng khung phỏng vấn. Ví dụ, nhóm điều tra về các vấn đề đất đai, khung phỏng vấn được chia như sau: - Các câu hỏi về thông tin của người được phỏng vấn, tình hình sản xuất chung; - Lịch sử lập nghiệp ở thôn hoặc rời thôn của người được phỏng vấn và của tổ tiên người đó; - Hợp tác xã: hoàn cảnh của người được phỏng vấn và tình hình đất đai trong thôn; - Giải tán hợp tác xã: hoàn cảnh của người được phỏng vấn và tình hình của thôn; - Tình hình tài sản về đất đai của người đó sau khi giải tán hợp tác xã; - Sử dụng đất và thay đổi mục đích sử dụng đất (tác động tới tài sản, chiến lược về đất đai của hộ, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp); - Quy chế của các loại đất (có đăng ký chính thức hay không, tác động của việc đăng ký hoặc không đăng ký); - Có bị liên quan hay không bởi các chính sách đất đai của Nhà nước.

2.4.3. Nhắc lại các kỹ thuật điều tra: dẫn dắt phỏng vấn [Olivier Tessier]

Olivier Tessier giới thiệu các kỹ thuật điều tra đã giới thiệu từ khóa học 2010: nguyên tắc chung cho phỏng vấn, hai cấp độ ghi dữ liệu, khung câu hỏi phỏng vấn và hướng nghiên cứu, chuyển từ câu hỏi nghiên cứu sang câu hỏi phỏng vấn, thái độ khi phỏng vấn, có sự can thiệp từ người ngoài. Nội dung chi tiết của 6 điểm này đã được in trong kỷ yếu của năm trước, xin mời độc giả tìm đọc trong cuốn: Bourdeaux P, E. Pannier, O. Tessier (2011), Đào tạo phương pháp điều tra và kỹ thuật trong điều tra thực địa trong ngành xã hội nhân học: « Thách thức, căng thẳng và xung đột trong sử hữu và sử dụng đất » in Lagrée S. (biên tập khoa học), Op. cit., trang. 255-290. Hoặc trên trang web của AFD, ÉFEO và trang www.tamdaoconf.com

Ngày học thứ hai, ba, tư Cả lớp thực hiện điều tra thực địa tại thôn Đồng Bùa, xã Tam Quan. Các nhóm tiến hành phỏng vấn theo cặp; giảng viên hướng dẫn đi theo các cặp thuộc nhóm mình phụ trách.

Ngày học thứ năm, thứ sáu ngày 22/7

Phần trình bày của tôi gồm sáu điểm. Đây là những gì chúng tôi đúc rút ra được từ các nhận xét khi đi cùng các cặp phỏng vấn tại thực địa từ các khóa học Tam Đảo trước.

[314] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

Sau khi quay lại Tam Đảo, lớp lại chia thành ba nhóm để hoàn thành phần tổng hợp của các cặp đã làm từ chiều thứ 5 xoay quanh các trục chính: tình hình phân biệt của các hệ thống sản xuất từ khi Đổi mới (nhóm 1); phân biệt xã hội như là một sản phẩm văn hóa (nhóm 2); bất bình đẳng trong tiếp cận đất đai như là sản phẩm lịch sử của vùng và của thôn (nhóm 3).


[Olivier Tessier] Mục đích chính của chúng ta là chuẩn bị cho bài báo cáo thu hoạch sẽ được trình bày vào thứ bảy tới. Tôi xin nhắc lại khuôn khổ chung của bài điều tra thực địa. Sau đó, mỗi nhóm sẽ trình bày các kết quả chính của nhóm mình xoay quanh chủ đề « Khác biệt và bất bình đẳng về dân tộc và về giới ». Các nhóm cũng có thể bổ sung thêm các bất bình đẳng khác nếu có. Sau phần trình bày của mỗi nhóm,

57

Hình

Chúng ta đã phân biệt ba bước chính:

Các bước nghiên cứu

1. Chu n b i u tra ti n th c a? tv n

chúng ta sẽ dành một ít thời gian để các nhóm khác có thể phát biểu, đối chiếu, so sánh dữ liệu thu thập được và các diễn giải nếu có. Phần phát biểu của các nhóm cần phải tập trung hoặc vào các thông tin mới hoặc các thông tin có mâu thuẫn trái ngược, nói tóm lại là khác với thông tin của nhóm trình bày chính.

2. NH

nghiên c u :

Các cách diễn gi i :

i ta bi t:

- Quy n p

-

- Phân tích

Gi thi t ban

i u mà ng i ta ngh là bi t : (thông tin không hoàn ch nh, trái chi u, không ch c ch n) :

u:

- Gi thi t 1 : - Gi thi t 2 : - Gi thi t 3 :

Cách

t câu h i ban

- Nhóm 1 : Q1, Q2, Q3, …. - Nhóm 2 : Q1, Q2, Q3, …. - Nhóm 3 : Q1, Q2, Q3, ….

a?

T I SAO ?

TH NÀO ?

i u mà ng

S khác bi t và b t bình ng v dân t c và giới

i u tra và k t qu ti n th c

- Không ch c ch n -

-

u:

i u mà ng bi t :

3. THI T L P I U TRA I N DÃ?

i ta không

Nh ng câu h i ban u b lo i b cg tr a Câu h i ban u Câu h i m i

i u mà ng bi t :

i ta không th

-

Cách

-

tv n

nghiên c u

cg tr a

Nguồn: Giảng viên và học viên

- Chuẩn bị chủ đề nghiên cứu, và các loại câu hỏi sẽ đặt của mỗi nhóm – Ngày 1; - Kết quả tiền thực địa – ba ngày ở thôn Đồng Bùa. Công việc thực hiện từ trưa thứ 5 là một bước trong khâu xử lý dữ liệu: điều chúng ta

biết và điều chúng ta không biết, diễn giải các dữ liệu để chuẩn bị báo cáo thu hoạch. Bây giờ chúng ta đang ở cuối bước thứ 2. Còn phải làm rõ các vấn đề mà chúng ta đã không thể đề cập trên thực địa.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[315]


Các học viên bình luận và so sánh các kết quả của mỗi nhóm sau khi hai nhóm đầu tiên đã trình bày về sự phân biệt trong các hoạt động kinh tế và sự phân biệt như một sản phẩm văn hóa. Các giảng viên lưu ý các học viên chú ý đến hai điểm chính: - Mức độ đại diện của phụ nữ trong các cơ quan chính quyền. Số phụ nữ làm việc ở UBND hoặc trong các tổ chức đoàn thể ít, nhưng các nghiên cứu đã có thường cho thấy quyền lợi của phụ nữ có thể được bảo vệ tốt hơn bởi những người khác. Câu hỏi ẩn ở đây là: « Nếu nam giới làm chính trị nhiều hơn, điều này có bất lợi cho phụ nữ? ». Cuối cùng, các nghiên cứu thực hiện ở tỉnh Hưng Yên cho thấy việc phụ nữ đi làm có thu nhập – trong khi đàn ông còn đi họp ở UBND – cũng là yếu tố tạo quyền lực. Việc nhà nghiên cứu thực sự phải làm tính từ lúc xác định có bất bình đẳng và bước tiếp theo là phải tự hỏi điều đó dẫn tới cái gì; - Các yếu tố phân biệt về dòng họ. Cần phải tránh phân tích liên dân tộc theo kiểu so sánh nhị nguyên, nghĩa là không nên lấy một dân tộc thiểu số, trong trường hợp này là dân tộc Sán Dìu – để so sánh theo quy chiếu «chuẩn» là dân tộc Kinh. Phương pháp phân tích nhị nguyên nam / nữ có xu hướng đồng nhất ở trong mỗi nhóm: nam / nữ trong khi trên thực tế có vẻ có các bất bình đẳng ngay giữa nữ với nữ – ví dụ con dâu bị mẹ chồng bắt làm việc nhiều. Đây là bất bình đẳng gắn với quan hệ giữa các thế hệ hoặc với vị thế xã hội của mỗi người chứ không phải bất bình đẳng giới. Bài tập làm trên đây chủ yếu mang tính phương pháp luận và sư phạm, chỉ chủ đề có liên quan đến các vấn đề bất bình đẳng trong tiếp cận đất đai là được đưa vào trong kỷ yếu.

Báo cáo - nhóm 3 Chúng tôi đã nghiên cứu về bất bình đẳng trong tiếp cận đất đai thông qua lịch sử của vùng và của thôn. Chúng tôi phân tích các bất bình đẳng theo hai phần: theo mốc thời gian – tạo ra hoặc giảm bớt bất bình đẳng trong làng; và theo loại đất – đất nông nghiệp, đất rừng, đất ở. Chúng tôi đã xác lập bốn mốc thời gian lớn: - Các yếu tố có trước thời kỳ lập thôn. Thời kỳ này bắt đầu nảy sinh bất bình đẳng đầu tiên, có lợi cho những người đến sống tại thôn từ bốn hoặc năm đời. Các diện tích đất ở lớn có được nhờ khai hoang và tạo thuận lợi rất nhiều cho đa dạng hóa các hoạt động kinh tế. Mặt khác, các diện tích đất thổ cư lớn cũng là một lợi thế nữa khi để lại, chia một phần đất vườn cho con; - Giai đoạn hợp tác hóa. Chúng tôi thu được ít dữ liệu, nhưng đặt giả thuyết là vai trò hoặc vị trí của người chủ gia đình trong hợp tác xã có tạo ra sự chênh lệch về thu nhập, hiện nay đây là các yếu tố tạo bất bình đẳng lớn; - Giai đoạn giải thể hợp tác xã và phân bổ đất nông nghiệp. Năm 1981 là năm thực hiện rút thăm phân đất, tuy nhiên các gia đình có nhiều chiến lược khác nhau để lách quy định phân đất, chẳng hạn các hộ có thể đổi đất cho nhau một cách không chính thức. Chẳng hạn, để có thửa ruộng gần nhà hơn. Việc phân tích được tính theo số khẩu hoặc số lao động, điều này cho phép giảm bớt được một số bất bình đẳng trong phân đất. Cuối cùng, xuất hiện các yếu tố mới tạo bất bình đẳng do vấn đề về dân số và đất nông nghiệp: các cặp vợ chồng cưới nhau sau năm 1991 không còn được chia đất ở (1991), những người sinh sau không được phân đất ruộng (1993);

[316] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


- Giai đoạn hiện nay: cấp giấy chứng nhận sở hữu chính thức gọi là sổ đỏ và làm đường. Một con đường bê tông mới được làm chạy qua thôn và đặt ra vấn đề cấp hay không cấp Giấy chứng nhận sở hữu cho đất ở – chỉ khoảng 40% các hộ gia đình có sổ đỏ. Các lý do đưa ra là do bất bình đẳng trong tiếp cận thông tin, giáo dục và các mối quan hệ với chính quyền. Các bất bình đẳng trong vấn đề sổ đỏ cũng tạo ra bất bình đẳng trong tiếp cận tín dụng. Không có sổ đỏ cũng là nguồn gốc gây ra bất bình đẳng khi chuyển đất cho con. Cuối cùng, các bất bình đẳng trong đền bù lấy đất làm đường cũng phát sinh tùy theo việc các hộ gia đình bị lấy đất có hay không có sổ đỏ, tùy theo việc thương lượng về đền bù với công ty chịu trách nhiệm xây dựng và giải phóng mặt bằng trong trường hợp phải phá nhà và thu hồi đất vườn. Có nhiều yếu tố tạo bất bình đẳng trong phân đất các loại – ví dụ đất ruộng. Tương tự, đất rừng hiện nay cũng được phân với quyền sử dụng trong 50 năm, nhưng các thủ tục để có quyền quản lý đất rừng lại không được nói rõ. Cuối cùng, chênh lệch trong đền bù để lấy đất làm đường giữa các hộ cũng cao. [Olivier Tessier] Từ phần trình bày của các nhóm, chúng ta sẽ suy nghĩ để lập dàn ý chính cho báo cáo tổng kết trình bày vào ngày mai. Chúng tôi đề nghị các bạn cùng với các thầy Christophe Gironde và Pierre-Yves Le Meur chuẩn bị phần kết luận, trong đó lấy lại một vài yếu tố mà chúng ta đã tranh luận trong cả tuần vừa rồi. Chúng ta sẽ trình bày báo cáo dựa trên lợi ích và những hạn chế của một cuộc điều tra

thực địa ngắn xoay quanh các bất bình đẳng về dân tộc và giới. Chúng tôi nhắc lại là báo cáo của chúng ta là báo cáo tiền thực địa và các vấn đề cụ thể hơn sẽ nảy sinh để từ đó xây dựng vấn đề nghiên cứu chi tiết hơn. Cuối cùng, chúng ta cũng sẽ nhắc đến vai trò của Nhà nước trong việc hình thành các bất bình đẳng – Nhà nước được nhìn nhận như thế nào trong vai trò là người tạo ra bình đẳng hoặc bất bình đẳng?

2.4.4. Báo cáo thu hoạch chung của cả lớp (Nội dung gỡ băng) [Christophe Gironde] Mục đích của chúng tôi trong tuần học vừa rồi là giúp các học viên thực hành điều tra thực địa, thực hiện các phỏng vấn bán định hướng (entretiens semi-structurés), theo chủ đề của Khóa học mùa hè Tam Đảo 2011. Chúng tôi đã dành ngày đầu tiên trong chương trình để xác định đối tượng nghiên cứu và chuyển vấn đề nghiên cứu thành câu hỏi phỏng vấn cụ thể. Tiếp theo, chúng tôi chia nhóm và các nhóm chuẩn bị khung phỏng vấn riêng cho nhóm mình. Sau đó, cả lớp xuống thôn Đồng Bùa, chân núi Tam Đảo để điền dã trong ba ngày. Chính quyền xã đã gợi ý chúng tôi đến thôn Đồng Bùa, chứ không phải chúng tôi chọn, tuy nhiên điều này không gây ra khó khăn đặc biệt nào trong quá trình điều tra của chúng tôi vì trên thực tế cũng không có thôn nào khác nổi bật hẳn. Sau ba ngày phỏng vấn các hộ, thách thức với chúng tôi là hiểu được những gì đã thu được qua phỏng vấn. Chúng tôi đã phải chọn lọc và phân tích rất kỹ từ các

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[317]


phỏng vấn mà chúng tôi đã thực hiện: cái này có đúng, có thực tế, có thực tiễn hay không? Sau cùng, chúng tôi đã tổng hợp toàn bộ các phỏng vấn do các cặp thực hiện trên cơ sở ba chủ để đã được xác định từ trước: phân

Bản đồ

7

biệt trong các hệ thống hoạt động sản xuất kể từ khi có chính sách Đổi mới, phân biệt như là sản phẩm văn hóa và bất bình đẳng trong tiếp cận đất đai như là sản phẩm lịch sử của vùng và của thôn.

Tỉnh Vĩnh Phúc, các huyện và xã

Nguồn: Học viên

Hai báo cáo viên của lớp giới thiệu các kết quả chính của lớp trước toàn thể giảng viên và học viên của khóa học. Độc giả có thể đọc thêm một phần trong trao đổi của buổi chiều ngày thứ sáu và phần tổng kết trình bày dưới đây. [Pierre Yves Le Meur] Tôi xin được gợi mở một số hướng suy nghĩ, quay trở lại vấn đề đặt ra ban đầu, những câu hỏi đầu tiên của chúng ta và xem xét xem các câu hỏi đó đã có những thay đổi thế nào khi đến thực địa. Một điều quan trọng nữa là phải nhấn mạnh rằng lớp học của chúng

ta đã có rất nhiều bước tiến, ngay trong quá trình chuẩn bị và làm bài, qua những tranh luận rất sôi nổi với sự tham gia của tất cả mọi người. Tóm lại, kết luận chính của tôi về lớp học là những bước tiến có được trong quá trình điều tra thực địa và không khí làm việc cực kỳ hòa đồng vui vẻ trong suốt cả tuần. So với hai ngày làm việc tại phiên toàn thể và những ngày học tại lớp chuyên đề, nội dung điền dã có ý nghĩa như thế nào? Chỗ này cần rất cẩn trọng. Khi chúng ta đến địa phương, sẽ cần đến hiệu ứng kính lúp: ta nhìn vào kính hiển vi một đơn vị rất nhỏ, chỉ một thôn, và ta sẽ có nguy cơ rất lớn là quên mất các yếu tố

[318] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


của bối cảnh rộng hơn như di cư, chính sách công, các cấp chính quyền cao hơn, v.v. Thôn Đồng Bùa hiển nhiên không phải là một thôn điển hình. Đó chỉ là một thôn đơn lẻ, chưa có nhiều điều tra, mà đây lại là kỹ thuật duy nhất. Chúng ta đã thu được những chia sẻ, những câu trả lời mà chúng ta mong muốn có được. Nói theo một cách nào đó, chúng ta đã yêu cầu người được phỏng vấn kể về cuộc đời của họ. Chúng ta cũng đã yêu cầu họ nhận xét về thế nào và tại sao mà một việc xảy ra như nó đã xảy ra. Nhìn chung, người ta thường hay nhận xét mà không cần phải được yêu cầu. Nhưng chúng ta đã không quan sát sâu hơn, vì vậy cần phải rất thận trọng trong việc diễn giải. Tuy vậy, các kết quả thu được cũng rất có ý nghĩa: chúng ta đã nghe điều những người được phỏng vấn nói, đối chiếu dữ liệu và chúng ta đã có thể nói về những điều mà chúng ta hiểu về tình hình bất bình đẳng ở thôn Đồng Bùa qua 60 cuộc phỏng vấn đã thực hiện. Điều đó dẫn chúng ta tới xem xét tính xác đáng của việc xác định trước các chủ đề: bất bình đẳng về giới và giữa các dân tộc có phải là các bất bình đẳng lớn nhất, mang tính quyết định nhất? Điều đó dẫn chúng ta đến việc đặt câu hỏi bất bình đẳng tồn tại giữa ai với ai: ai ở đây có đơn thuần là nam / nữ, Sán Dìu / Kinh hay không? Chúng ta đã thấy có sự đan cài của các loại bất bình đẳng khác nhau: tầng lớp xã hội, giới, dân tộc, thế hệ, v.v. Vả lại, để hiểu được các bất bình đẳng này, cần phải đặt câu hỏi để biết các bất bình đẳng xuất hiện ở đâu. Một bất bình đẳng quan sát thấy trong một hộ gia đình – trong chỉ số về phân chia việc nhà chẳng hạn – chỉ có thể hiểu được nếu ta so sánh với cách ứng xử của những người có liên quan trong không gian công cộng – mà bản thân không gian công cộng này cũng phải được định nghĩa. Có tồn

tại mối quan hệ giữa các bất bình đẳng xuất hiện ở các « nơi chốn » khác nhau hoặc giữa một bất bình đẳng ở một cấp độ này với một hoàn cảnh bình đẳng hơn ở một cấp độ xã hội khác. Theo cách nhìn như vậy, việc phân biệt không gian công cộng với không gian gia đình là rất quan trọng. Đối với khung phân tích, chúng ta đã có một ý tưởng ban đầu về các bất bình đẳng. Chúng ta đã suy nghĩ về các vấn đề này trên cơ sở bài trình bày của Christophe Gironde. Chúng ta đã thấy là trong những gì người ta nói, người ta thường thích nói về sự khác biệt hơn là nói về sự bất bình đẳng. Ngoài ra còn phải nhắc đến vấn đề bất bình đẳng / công bằng, gắn với các tiêu chí khách quan như trình độ học vấn, tiếp cận với tín dụng, đất đai và đến sự nhận xét, ý kiến về các chủ đề hay được nhắc đến này, ví dụ như người ta có hài lòng về hoàn cảnh của mình hay không, bất bình đẳng có chấp nhận được hay không? Theo quan điểm của các tác nhân có liên quan, khái niệm bình đẳng được hiểu theo hướng như vậy. Nhưng cũng cần phải tránh bất kỳ một xu hướng khẳng định cứng nhắc, tránh phóng đại sức nặng của các khó khăn, ràng buộc. Dù hoàn cảnh khó khăn đến thế nào, các tác nhân đều có một khoảng hở để xoay xở. Họ có thể đưa ra các chiến lược cho mình và mỗi người có con đường riêng của mình. Thực tế này làm cho công việc diễn giải thực tế thú vị hơn nhưng cũng khó khăn hơn. Mặt khác, chúng ta cũng đã thấy từ thực tế điều tra đã xuất hiện sự phân biệt giữa các sự kiện trực tiếp, ngay lập tức tạo ra bất bình đẳng và các sự kiện tạo ra bất bình đẳng một cách gián tiếp, kéo dài qua thời gian. Hãy lấy hai ví dụ: - Thời điểm đến sinh sống tại thôn. Những người đến sinh sống tại thôn trong những

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[319]


năm 1980 trực tiếp gặp bất lợi trong việc tiếp cận với đất đai. Họ có ít đất vườn và đất ở hơn. Việc đến sinh sống tại thôn trước hay sau trực tiếp tạo ra một bất bình đẳng. Ngược lại, người Sán Dìu, vốn là những người đầu tiên đến sinh sống tại thôn, đã biết bảo vệ, dù ta không thực sự biết họ đã làm như thế nào, một số quyền tiếp cận và sở hữu đất chân núi. Họ đã giữ được quyền canh tác trên các diện tích đất này từ cuối những năm 1980. Như vậy, thời điểm đến thôn trước có tác động lâu dài qua thời gian; - Ra đời theo luật đất đai năm 1993, nhưng mãi đến sau này, trong khoảng những năm 1992-2002, sổ đỏ mới được cấp và không phải cho tất cả mọi người. Với nhiều người dân trong thôn, trước đây cuốn sổ chứng nhận quyền sở hữu đất này không thực sự quan trọng, « Chúng tôi ở đây, chúng tôi biết phải làm gì với đất của mình. Chúng tôi muốn để lại cho con cháu. Chúng tôi có nhà ở đây, hàng xóm đều biết chúng tôi cả, chúng tôi có quyền ở đây mà ». Nhưng việc làm đường qua thôn đã tạo ra một bối cảnh mới, đất bị lấy để làm đường. Sổ đỏ trở nên quan trọng vì nó là điều kiện để tính tiền đền bù. Sổ đỏ không phải là yếu tố trực tiếp tạo ra bất bình đẳng nhưng lại tạo ra bất bình đẳng nếu có một thách thức từ bên ngoài xuất hiện. Cuối cùng, với khâu diễn giải dữ liệu, chúng ta có thể đặt câu hỏi về tầm và ý nghĩa của một bất bình đẳng đã quan sát được? Chẳng hạn, phụ nữ hoàn toàn vắng bóng ở các vị trí lãnh đạo. Đây là một bất bình đẳng hiển nhiên, căn bản, ngoại trừ Hội phụ nữ. Nhưng bất bình đẳng này có ý nghĩa gì? Chúng ta đã nghe nhiều ý kiến thú vị: « Trong khi các ông ấy đi họp thì chúng tôi đi bán hàng ». Đây không phải là cách để tương đối hóa hoàn cảnh mà là để hiểu bất bình đẳng diễn ra ở đâu, đâu là ý nghĩa của những gì chúng ta quan sát.

Điều này dẫn chúng ta tới việc xem xét lại các vấn đề nghiên cứu. Chúng ta thấy là các vấn đề về giới và dân tộc được nhắc đến rất nhanh vì các yếu tố này có nguy cơ lớn dẫn đến việc đồng nhất hóa các loại bất bình đẳng khác nhau – nam/nữ, Sán Dìu/Kinh – cứ như đó là các loại bất bình đẳng bất biến, ổn định và tồn tại vĩnh cửu. Thứ nhất, đó không phải là các loại bất bình đẳng đồng nhất: ngay trong nữ giới chẳng hạn cũng có bất bình đẳng – quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu, con dâu bị mẹ chồng bắt làm việc nhiều. Đối với người Sán Dìu, có những dòng họ rõ ràng có nhiều ảnh hưởng và quyền lực hơn dòng họ khác. Đó có thể là những họ đã biết cách để được bầu vào các vị trí chủ chốt trong các hợp tác xã trước đây. Liệu đó có phải là những dòng họ đến sống tại thôn từ lâu đời? Dân tộc Sán Dìu chắc chắn cũng không phải là một nhóm đồng nhất. Thứ hai, những gì người ta nói thường đều rất phũ phàng, châm biếm: đàn ông quyết định, đàn bà phải chịu. Nhưng chúng ta thấy là trên thực tế, phụ nữ cũng đàm phán rất nhiều để ý kiến của mình được công nhận. Ở đây chúng ta không phóng đại quyền lực của phụ nữ, nhưng chúng ta thấy điều này từ một thực tế quan sát được – việc quyết định thuộc về đàn ông –, nhưng đằng sau quyết định đó là cả một quá trình. Để hiểu được một bất bình đẳng ở một nơi, cần phải lần theo ngọn nguồn. Điều này dẫn chúng ta đến các vấn đề về phương pháp: càng quan sát được nhiều ta càng có nhiều cái để đối chiếu, so sánh và phân tích của chúng ta càng chi tiết và càng xác đáng. Đối với vấn đề dân tộc, nguy cơ có thể có là coi cách phân loại này là bất biến: có người Kinh, có người Sán Dìu với những khác biệt về « văn hóa » nhưng đồng thời lại vẫn có các quan hệ với nhau theo nhiều kiểu. Chính qua những

[320] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


quan hệ đó mà ta có thể làm rõ hơn các bất bình đẳng.

Bài đọc (www.tamdaoconf.com)

Ta có thể đặt giả thuyết rằng có một yếu tố mang tính chất nền tảng nhiều hơn là yếu tố thành phần dân tộc trong lịch sử của thôn: thời điểm đến sinh sống tại thôn trước hay sau – đối với người Sán Dìu, những người đến đầu tiên, và người Kinh, đến thôn vào những năm 1960. Lịch sử lập thôn có thể cũng quan trọng ngang với vấn đề dân tộc. Thậm chí ta có thể nhìn thấy trong yếu tố sinh quán và thời điểm đến thôn trước hay sau một cách tương đối những yếu tố thuộc về thành phần dân tộc. Hơn nữa, các dân tộc có sự ảnh hưởng lẫn nhau: chúng ta đã thấy có sự tiếp biến văn hóa ở những người Sán Dìu, một số người không nói tiếng dân tộc nữa chẳng hạn. Cũng có sự xích lại gần nhau giữa người Kinh và người Sán Dìu thông qua kết hôn, với những con đường rất phức tạp và điều này cũng góp phần vào việc xóa nhòa biên giới giữa hai nhóm dân tộc Kinh và Sán Dìu. Như vậy, chúng ta vừa xem xét lại khái niệm dân tộc, khái niệm này thay đổi nhiều hơn ta tưởng.

Christophe Gironde (2009), « Réformes, croissance et augmentation des inégalités dans le delta du fleuve Rouge – Viet Nam (1980-2000) », Moussons, 13-14: 269-308. / « Cải cách, tăng trưởng và gia tăng bất bình đẳng ở đồng bằng sông Hồng – Việt Nam »

Danh mục chọn lọc Bourdeaux P, E. Pannier, O. Tessier (2011), Formation aux méthodes d’enquêtes et aux pratiques de terrain en socio-anthropologie: « Enjeux, tensions et conflits autour de l’appropriation et du l’usage du foncier » in Lagrée S. (éditeur scientifique), collection Conférences et Séminaires, n°2, AFD-ÉFEO-Tri Thức, pp. 277-281. Bourdieu, P (1998), La Domination masculine, Paris, Seuil, coll. Liber, 134 p. Cling J.-P., Nguyen T. T. Huyen, Nguyen H. Chi, Phan T. N. Tram, Razafindrakoto M. et Roubaud F. (2010), «The Informal Sector in Vietnam: A focus on Hanoi and Ho Chi Minh City», Hanoi: Editions The Gioi. 248 p. Razafindrakoto M., Roubaud F., J.-M. Wachsberger (2010), «Satisfaction at work and informal sector in Vietnam», International conference on «The informal sector and informal employment: Statistical Measurement, Economic Implications and Public Policies», Hanoi, May, 6-7, 2010. Razafindrakoto M., Roubaud F., Nguyen H. Chi (2011), «Vietnam Labour Market: An Informal Sector Perspective» in Nguyen Duc Thanh (ed.), Vietnamese Economy at crossroads, Vietnam Annual Economic Report 2011, VEPR, Hanoi: Knowledge Publishing House.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[321]


Danh sách học viên HỌ VÀ TÊN

NƠI CÔNG TÁC

CHUYÊN NGÀNH

Bùi Thị Hồng Loan

Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh

Văn hóa học, dân tộc học

Cao Hoàng Hà

Đại học Sư phạm Hà Nội

Địa lý học, kinh tế xã hội

Cao Thị Thanh Nga

Viện Nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững

Môi trường, phát triển

Chu Phạm Minh Hằng

Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh

Đặng Hoàng Lan

Đại học Thái Nguyên Đại học văn hóa TP. Hồ Chí Minh

Đặng Thanh Nhàn

Viện Gia đình và Giới

Chu Thị Vân Anh

Dân tộc học, nhân học Nhân học Nhân học văn hóa Gia đình và giới

CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU EMAIL Hệ thống xã hội tộc người hongloanbthlbtbt@ của người Khmer ở yahoo.com đồng bằng sông Cửu Long Thay đổi cơ cấu nghề của dân cư địa phương dưới tác havns.edu@ động của hoạt động du lịch: gmail.com trường hợp Tam Đảo Phát triển bền vững nông thôn Dân tộc thiểu số, hôn nhân, gia đình, giới và vai trò của phụ nữ trong gia đình: phương pháp tiếp cận định tính Phương pháp nghiên cứu nhân học Tín ngưỡng, tôn giáo

[322] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

minhhangcp@ yahoo.com vananh_dth@ yahoo.com.vn hoanglan0708@ yahoo.com

Tác động xã hội của di cư dthanhnhan222@ lao động tự do từ nông thôn gmail.com ra đô thị: nhìn từ góc độ giới

Trung tâm nghiên Đánh giá tác động dự án cứu, tư vấn công tác Phát triển bền vững đến đời sống người nghèo, xã hội và phát triển đặc biệt là phụ nữ nghèo cộng đồng Viện Phát triển bền Nông thôn và miền Tái định cư Đỗ Thị Kim Anh vững vùng Bắc bộ núi Gia đình nông thôn Grard Marie Đại học Provence 1 Nhân học miền miền Bắc Việt Nam Đại học Hoàng gia Luật sở hữu đất của các tộc Heng Lina Luật và khoa học Khoa học Luật người ở Campuchia kinh tế Campuchia Đại học Hoàng gia Quyền con người ở Ho Chantha Luật và khoa học Khoa học Luật Campuchia kinh tế Campuchia Học viện Chính trị Hoàng Thị Hành chính Xã hội học Giới và Phát triển Quyên khu vực IV Quá trình tái hòa nhập của những phụ nữ và trẻ em Tổ chức phi chính dễ bị tổn thương, gồm cả Hoeung Vireak phủ Nyemo Giới những người nhiễm HIV/AIDS tại Phnom penh, Cambodia Kandal và Prey Veng, Campuchia Đỗ Bích Diễm

caothithanhnga@ gmail.com

dbdiem@ yahoo.com kimanh1310@ gmail.com marie.grard@ wanadoo.fr lina.heng@ yahoo.com chantha_droit@ yahoo.fr hoangquyenhv4@ yahoo.com

nilvireak@yahoo.fr


HỌ VÀ TÊN

NƠI CÔNG TÁC CHUYÊN NGÀNH CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU EMAIL Đại học Hoàng gia Thu hồi đất và quyền ks_charkriya@ Khieng Luật và khoa học Luật sở hữu đất ở Campuchia yahoo.com Socharkriya kinh tế Campuchia Viện Phát triển Kinh tế du lịch và phát triển lhuong1492@ Nguyễn Lan bền vững vùng Kinh tế cộng đồng yahoo.com Hương Nam bộ Phát triển kinh tế và nguyentuananh_ct@ Nguyễn Tuấn Viện nghiên cứu Kinh tế và hội nhập bất bình đẳng xã hội yahoo.com.vn Anh Đông Nam Á Đại học Bất bình đẳng trong xã hội thuthuy0072@ Nguyễn Thị Thu Thủ Dầu Một, Nhân học đô thị gmail.com Thủy tỉnh Bình Dương Những chuyển đổi trong kinh tế nông nghiệp vùng ven biển Bắc bộ, trankienedu@ Đại học Sư phạm Lịch sử kinh tế trường hợp huyện Hải Hậu Trần Văn Kiên gmail.com Hà Nội tỉnh Nam Định, tiếp cận bằng phương pháp điều tra thực địa Vai trò của phụ nữ Thái phuongngavme@ Bảo tàng Dân Nhân học, dân trong sinh đẻ, hôn nhân, Vũ Phương Nga gmail.com tộc học tộc học kinh tế hộ gia đình

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[323]



Lý lịch giảng viên

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[325]



Philippe ANTOINE Email: ppelo34@orange.fr CHỨC DANH VÀ BẰNG CẤP Giám đốc nghiên cứu, Viện Nghiên cứu phát triển IRD, Ban Nghiên cứu hỗn hợp CEPED (IRD-Viện Nghiên cứu Dân số Quốc gia (INED)-Đại học Paris Descartes QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Philippe Antoine là nhà nghiên cứu nhân khẩu học tại Viện Nghiên cứu phát triển từ năm 1975 và là giám đốc nghiên cứu từ năm 1989. Tác giả có nhiều kinh nghiệm quốc tế tại các quốc gia khác nhau như Algérie, Cameroun, Bờ biển Ngà, Madagascar, Mali, Mauritanie, Sénégal, Togo. TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Các công trình nghiên cứu của tác giả chủ yếu tập trung vào những chuyển dịch xã hội và nhân khẩu ở khu vực thành thị. Abidjan, Dakar, Bamako, Yaoundé, Antananarivo và Lomé là những nơi được ưu tiên nghiên cứu. Trước tiên, tác giả đã nghiên cứu sự năng động của người dân Abidjan và đã chỉ ra tính đa dạng trong những biến động dân số theo các nhóm xã hội tại thành phố này (từ năm 1976 đến năm 1982 với Cục thống kê của Bờ biển Ngà). Tiếp đó, tác giả đã nghiên cứu những sự khác biệt cơ bản trong khu vực nội thị tại Pikine (ngoại ô của Dakar), nguyên nhân một phần do sự thiếu thốn cơ sở hạ tầng và trình độ học vấn thấp của các bà mẹ trong các khu phố nghèo (kết hợp với Cục thống kê, Sénégal, 1985-1988). Mục tiêu chủ đạo của nghiên cứu đa ngành được thực hiện sau đó tại Dakar, phối hợp với Viện Nghiên cứu cơ

bản về châu Phi đen - IFAN (Đại học Dakar) năm 1988-91 nhằm tìm hiểu xem trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng, các điều kiện và phương thức hội nhập đô thị được biến đổi như thế nào. Với sự trợ giúp của các cuộc điều tra nhân học, ba hợp phần trong hội nhập đô thị được nghiên cứu: tiếp cận việc làm, tiếp cận nhà ở, hình thành và biến động các hộ gia đình. Việc so sánh quy trình hội nhập tại Dakar và Bamako đã chỉ ra vai trò chủ đạo của việc làm và học vấn trong sự năng động của các gia đình và nhà ở (1991-93, phối hợp với IFAN, CERPOD (Trung tâm nghiên cứu Dân số và phát triển) tại Bamako và Khoa Dân số Đại học Montréal). Tại CEPED (1993-99), tác giả bắt đầu thực hiện so sánh với nhiều nhóm nghiên cứu của châu Phi và đã áp dụng cách điều tra tiểu sử vào nghiên cứu hội nhập đô thị tại Yaoundé (IFORD 1996), tại Antananarivo (Madio, 1998) và Lomé (Ban nghiên cứu dân số năm 1999-2000). Khoảng gần mười luận án cũng như nhiều ấn phẩm được thực hiện trên cơ sở những cuộc điều tra. Trong khuôn khổ nhóm nghiên cứu phát triển tiểu sử, tác giả cùng với Eva Lelièvre làm đồng chủ biên hai cuốn sách hướng dẫn phương pháp luận điều tra tiểu sử được INED xuất bản. Từ năm 2000 đến năm 2007, tại Dakar, tác giả hướng dẫn một nhóm nghiên cứu (IRDDIAL và IFAN) về tính năng động của các gia đình và sự chuyển đổi từ thanh niên sang người trưởng thành đối với những nhóm xã hội khác nhau. Khủng hoảng làm thay đổi thành phần các nhóm kinh tế xã hội, làm thay đổi cơ cấu tổ chức gia đình và kéo theo sự thay đổi trong phân bố vai

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[327]


trò và địa vị giữa các giới và các thế hệ. Các nghiên cứu cũng đề cập đến phân tích so sánh mối liên hệ giữa nghề nghiệp và đời sống gia đình tại Dakar và Lomé. Từ năm 2008, các công trình nghiên cứu của tác giả vốn tập trung trong một thời gian dài về những sự kiện tác động đến sự gia nhập của một cá nhân vào đời sống trưởng thành (cuộc hôn nhân đầu tiên, công việc đầu tiên, v.v.) giờ chuyển sang sự ra khỏi đời sống trưởng thành và chuyển sang tuổi già. Sự gia nhập muộn hơn vào đời sống trưởng thành liệu có phải là câu trả lời cho việc chuyển sang tuổi già muộn màng hơn trong các đô thị Tây Phi? Tác giả nêu vấn đề này trên cơ sở phát triển số liệu tại Sénégal

và hướng dẫn một nhóm các nhà nghiên cứu châu Phi về nội dung này (với sự tài trợ của Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF và CEPED). Tác giả tiến hành những nghiên cứu này tại Viện nghiên cứu những chuyển biến kinh tế và xã hội tại Đại học Dakar. Từ tháng 8 năm 2008, tác giả là Tổng thư ký Hiệp hội quốc tế các nhà nhân khẩu học sử dụng tiếng Pháp (AIDELF). Hiệp hội này sẽ tổ chức Hội thảo với chủ đề « Nhân khẩu học và các chính sách xã hội » vào tháng 11 năm 2012 tại Ouagadougou. Tháng 7 năm 2010, tác giả tham gia giảng dạy tại Khóa học mùa hè về Khoa học xã hội, Khóa học Tam Đảo lần thứ tư.

[328] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Jean-Pierre CLING E-mail: cling@univ-paris13.fr Học hàm VÀ BẰNG CẤP 2005: Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Paris Dauphine, loại xuất sắc, được Hội đồng giám khảo khen ngợi. 1983: Được tuyển làm cán bộ tại Viện Thống kế và Nghiên cứu kinh tế Quốc gia Pháp (INSEE). 1982: Bằng đại học Thống kê kinh tế, Trường Thống kê và Quản lý kinh tế Quốc gia (ENSAE), Paris. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Từ năm 2010, tác giả là giảng viên Khoa học kinh tế tại Đại học Paris 13. Cán bộ tại Viện Thống kế và Nghiên cứu kinh tế Quốc gia Pháp INSEE, cán bộ nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Phát triển, DIAL, Hà Nội (20072010). Chương trình nghiên cứu về quá trình chuyển đổi kinh tế và xã hội tại Việt Nam thực hiện với Viện khoa học Thống kê, Tổng cục Thống kê Việt Nam. TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành trên ba trục sau: 1/ Kinh tế phát triển. Những nghiên cứu của tác giả ưu tiên tập trung vào lục địa châu Phi, sau đó, từ năm 2007 là Việt Nam trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu của IRD/DIAL. Mục tiêu chính của chương trình này là hiểu rõ được mô hình phát triển của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế, cũng như mở rộng nghiên cứu dưới góc nhìn so sánh. Ba câu hỏi độc lập được đặt ra là: mối liên quan giữa hội nhập quốc tế và phát triển

kinh tế nội tại? Ảnh hưởng của mô hình tăng trưởng tới mức sống và việc làm? Cuối cùng, hoạt động của các thể chế trong nước và quốc tế liên quan thế nào đến việc ban hành và thực thi các chính sách. 2/ Thương mại quốc tế. Tác giả đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa ba hiện tượng điển hình miêu tả đặc trưng của kinh tế quốc tế trong những thập niên gần đây: sự tự do hóa thương mại nhanh chóng; tăng trưởng của những nước đang phát triển nhưng không gia tăng trong hòa nhập thương mại quốc tế và cũng không bắt kịp các nước công nghiệp; trừ một số ngoại lệ như Trung Quốc, Việt Nam, v.v.; nghèo đói nhìn chung vẫn đeo bám (ngoại trừ Trung Quốc và một số nước châu Á mới nổi), đi kèm theo đó là gia tăng bất bình đẳng. Những vấn đề về chuyên môn hóa quốc tế và ảnh hưởng tới một quốc gia khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (trường hợp của Việt Nam năm 2007) được nghiên cứu sâu. 3/ Kinh tế chính trị của các tổ chức quốc tế. Nghiên cứu chú trọng đặc biệt tới hoạt động của Tổ chức Thương mại Thế giới và Ngân hàng Thế giới, cũng như nhu cầu cải tổ các tổ chức này. Nghiên cứu đưa đến tìm hiểu về kết quả và ảnh hưởng của các đàm phán thương mại đa phương thực hiện trong khuôn khổ vòng đàm phán Doha, cũng như những chiến lược phát triển và giảm đói nghèo do các thể chế Bretton Woods đề xuất trong Mục tiêu thiên niên kỷ về phát triển.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[329]


Christian CULAS Email: christianculas@yahoo.fr

xuất thuốc phiện và việc phát triển các thị trường tại Lào và Việt Nam.

HỌC HÀM VÀ BẰNG CẤP 1998 – Luận án tiến sĩ nhân học, Đại học Provence (Aix en Provence) dưới sự hướng dẫn của Charles Macdonald. Tên luận án: « Đạo cứu thế ở người Hmong », xuất bản năm 2005, NXB CNRS, Paris QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Nghiên cứu viên ngành nhân học, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đương đại (IRASEC – Bangkok – CNRS – MAEE). Làm việc tại Việt Nam từ năm 2008: chương trình nghiên cứu nhân học về thay đổi xã hội, phát triển các vùng dân tộc và nghiên cứu sự xuất hiện của xã hội dân sự ở Việt Nam với đối tác là Sở Văn hóa, Du lịch và Thể thao Lào Cai, khoa Nhân học, Đại học KHXH và nhân văn Hà Nội. Chương trình hợp tác nghiên cứu Pháp-Việt này (20102012) được Cơ quan phát triển Pháp AFD tài trợ. TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Trong những năm 1990, tác giả nghiên cứu chủ yếu về những hình thức khác nhau trong tôn giáo truyền thống của người Hmông (thầy cúng, lễ nghi), các sự kiện chính trị và tôn giáo (đạo Chúa cứu thế, ảnh hưởng của đạo Phật và đạo Lão), về sự di dân giữa các quốc gia tại châu Á, về các thay đổi xã hội thông qua việc sản

Từ năm 2000, các nghiên cứu của tác giả hướng về: 1) phương thức xuất hiện của xã hội dân sự tại Việt Nam (một cuốn sách và nhiều bài viết tập thể đang được thực hiện), 2) nghiên cứu khoa học luận về tri thức địa phương và thực tế quản lý các không gian tự nhiên tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Từ năm 2008, cùng với các cộng sự khác, tác giả đã bắt đầu chương trình nghiên cứu nhân học về phát triển và thay đổi xã hội tại các khu vực dân tộc thiểu số. Mục tiêu của chương trình là tìm hiểu cụ thể thực tế tại thực địa (điều tra tập thể, điều tra mở rộng trong thời gian dài) và các công cụ nghiên cứu (cách tiếp cận xã hội - nhân học dựa theo phương pháp của tác giả Jean-Pierre Olivier de Sardan). Các công trình nghiên cứu của tác giả bao gồm ba mảng: nghiên cứu và xuất bản ấn phẩm của cá nhân và tập thể (Việt-Pháp) về xã hội - nhân học; đào tạo nghiên cứu (lý thuyết và thực hành) (phương pháp điều tra điền dã, phương pháp phân tích văn bản, phương pháp diễn gải và viết các văn bản khoa học xã hội) và cộng tác- tư vấn với các cơ quan Việt Nam trong lĩnh vực phát triển du lịch dân tộc thiểu số, bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam và kết hợp các tri thức dân tộc về rừng trong việc quản lý các không gian tự nhiên.

[330] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Mody DIOP Email: mody.diop@ansd.sn HỌC HÀM VÀ BẰNG CẤP 2011: Master kinh tế chính trị và phân tích kinh tế các dự án, Khoa Khoa học Kinh tế và Quản lý, Đại học Cheikh Anta Diop, thành phố Dakar (đang theo học). 2010: Cử nhân kỹ sư thống kê. 2006: Thi đỗ kỳ thi tuyển vào khoa thống kê và dân số học, trường Kinh tế ứng dụng quốc gia Dakar (DSD-ENEA). QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Hiện tác giả đang công tác tại Phòng Tổng hợp và Nghiên cứu Phân tích thuộc Ban Thống kê Kinh tế và Kế toán quốc gia, Cơ quan Thống kê và Dân số quốc gia Sénégal (ANSD). TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Tác giả đã nghiên cứu các yếu tố đóng vai trò quyết định trong vấn đề bệnh tiêu chảy ở các trẻ em từ 2 đến 10 tuổi thông qua việc sử dụng hàm hồi quy đa cấp, dưới sự hướng dẫn của Stéphane Dos Santos, chuyên gia nghiên cứu tại IRD-Hann, Dakar. Nghiên cứu này của tác giả dựa trên cuộc điều tra ACTUPALU do IRD-Hann thực hiện năm 2008.

Tác giả cũng đã nghiên cứu về các yếu tố quyết định tới tình trạng nghèo đói kinh niên, mức độ dễ bị tổn thương và tình trạng phi-nghèo đói ở các lứa tuổi nhi đồng, thanh niên, trưởng thành và có tuổi trong khuôn khổ cuộc điều tra tiểu sử « nghèo đói và các mức độ dễ bị tổn thương ở Sénégal ». Cuộc điều tra này do Phòng nghiên cứu về những cải biến kinh tế xã hội (Laboratoire de Recherche sur les Transformations Economiques et Sociales LARTES) thuộc Viện Nghiên cứu cơ bản của châu Phi lục địa đen (Institut Fondamental d’Afrique Noire - IFAN), Đại học Cheikh Anta Diop, TP Dakar thực hiện trong giai đoạn 2008-2009. Trong khuôn khổ của cuộc điều tra này, tác giả đã phân tích các vấn đề về giáo dục và biến động của nghèo đói tại Sénégal trong giai đoạn 1940-2009. Hai nghiên cứu với dữ liệu tiểu sử này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Philippe ANTOINE, nghiên cứu viên thuộc IRD. Các công trình này đều đang trong giai đoạn chuẩn bị xuất bản.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[331]


Christophe GIRONDE Email: christophe.gironde@graduateinstitute.ch

vực kinh tế chính trị và được thực hiện trên cơ sở những nghiên cứu thực địa thực hiện với người người dân và đại diện các chính quyền địa phương.

HỌC HÀM VÀ BẰNG CẤP 2001: Tiến sĩ nghiên cứu phát triển, Viện Đại học Phát triển (IUED) / Đại học Genève. Luận án có tựa đề « Cải tạo và chuyển biến kinh tế hộ gia đình ở miền Bắc Việt Nam Hệ thống các hoạt động của người dân và mạng lưới các mối quan hệ tại đồng bằng sông Hồng ». QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Giảng viên đại học/nghiên cứu viên Viện cao học về quốc tế và phát triển (IHEID) Genève. TÓM TẮT các CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Các công trình nghiên cứu chủ yếu về quá trình chuyển đổi kinh tế và xã hội nông thôn. Các nghiên cứu này thuộc các lĩnh

Công trình nghiên cứu của tác giả tập trung chủ yếu tại Việt Nam trên cơ sở những nghiên cứu đã tiến hành khi thực hiện luận án tiến sĩ vào cuối những năm 1990. Tác giả đặc biệt quan tâm đến những biến động trong hệ thống hoạt động sản xuất của người dân, sự phân biệt về mặt xã hội, quá trình chuyển đổi thiết chế hướng về nền kinh tế thị trường và vai trò của các chính quyền địa phương trong những chuyển biến này. Mới đây, tác giả được mời làm chuyên gia tư vấn trong chương trình xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam và Mali, tập trung vào việc tham gia của người dân trong việc hoạch định và thực hiện các chương trình này.

[332] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Alain HENRY Email: henrya@afd.fr Học hàm và bằng cấp Cựu sinh viên Trường Đại học Bách khoa, 1973 Kỹ sư cầu đường, 1978 Công tác hiện nay Giám đốc Chi nhánh Cơ quan Phát triển Pháp AFD tại Hà Nội Nghiên cứu viên về lĩnh vực Quản trị và Doanh nghiệp (Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp - CNRS) Tóm tắt các công trình nghiên cứu Trong thời gian 5 năm, bắt đầu từ năm 1981, giai đoạn đầu tiên được tiến hành với mục tiêu hoàn thiện các dịch vụ cơ bản tại các nước châu Phi cận Sahara (cung cấp điện, nước,…). Trước việc các chương trình do các nhà tài trợ vốn thực hiện mang lại rất ít hiệu quả, công trình nghiên cứu đầu tiên nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa việc quản lý yếu kém với những giả thiết nêu ra liên quan đến các tổ chức. Từ thời điểm này, nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ nhóm nghiên cứu về Quản trị và Doanh nghiệp (CNRS, Giáo sư Iribarne). Một giả thiết được đưa ra một cách khá phổ biến vào năm 1987 về mối liên hệ giữa các “giá trị văn hóa” và các lối ứng xử. Giả thiết này đã được bình luận rất kỹ càng. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc quản lý yếu kém không bắt nguồn từ các các ứng xử “không phù hợp về mặt văn hóa”. Như vậy, giả thiết về thuyết quyết định là không có căn cứ. Nguyên nhân sâu

xa chính là sự bất cập giữa các công cụ quản lý được hình thành trên cơ sở giá trị văn hóa, xã hội của các “nước phía Bắc” với quan niệm của các nước tiếp nhận với lối sống cộng đồng. Công trình nghiên cứu về việc chơi họ tại châu Phi năm 1989 (“Chơi họ và ngân hàng tại Cameroun”) đã cho thấy tại các nước châu Phi có tồn tại các hình thức quản lý dựa vào chữ tín. Sau một thời gian ngắn, các quy trình quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước lớn ở khu vực này cũng đã có sự điều chỉnh. Trong thời gian từ năm 1991 đến 2002, các công trình nghiên cứu này một mặt đã giúp tiến hành các nghiên cứu tình huống về phương thức quản lý hiệu quả áp dụng trong bối cảnh của châu Phi. Mặt khác, các nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả trong quản lý bắt nguồn từ việc đã biết thích nghi với “cách thức mà các tác nhân tiến hành công việc”. Các nghiên cứu này đã mở rộng phạm vi nghiên cứu tại các quốc gia khác (Mauritanie, Bờ biển Ngà, Gabon, Maroc, Liban…) và lĩnh vực quản lý (doanh nghiệp nhỏ và vừa, xây dựng dự án, doanh nghiệp tư nhân...). Ngoài ra, về mặt lý luận, nghiên cứu cũng chỉ ra sự nhầm lẫn giữa nội hàm của khái niệm “văn hóa” trong môn xã hội học và các quan sát trên thực địa liên quan đến “những sự việc hiển nhiên dựa theo đó các tác nhân suy luận về quan hệ giữa cá nhân và tập thể”. Các kết quả nghiên cứu này được trình bày trong hai cuốn sách, cuốn thứ nhất được xuất bản vào năm 2000 (“Văn hóa và toàn cầu hóa, quản lý ra ngoài biên giới” liên quan đến nhiều quốc gia, chủ yếu là các nước phát triển), cuốn thứ hai được xuất bản vào năm 2003 (“Thành công

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[333]


của thế giới thứ ba”) đề cập đến các nước đang phát triển. Ngoài ra, một cuốn sách sắp được xuất bản sẽ đề cập về mối liên hệ và sự phân biệt cần được nhấn mạnh trong việc phân tích các “nền văn hóa” và cấu trúc nội tại gắn với trường ý nghĩa hướng tới sự gắn kết trong cơ cấu tổ chức. Trên cơ sở giả thiết mới về “khung tham chiếu”, cần thiết phải nêu vấn đề về sự hiện đại hóa trong các nước đang phát triển.

về sự đan chéo các logic xã hội, kinh tế, văn hóa, chiến lược và thể chế trong việc hình thành các dịch vụ cơ bản. Việc kết hợp với các nghiên cứu viên (trên cơ sở phối hợp với Phòng thí nghiệm URBAMA, Đại học Tours) đã giúp làm sáng tỏ vấn đề thể chế hóa trong dịch vụ. Một nghiên cứu tương tự đã được thực hiện thông qua việc phân tích thông qua các hình ảnh được quay về dự án cung cấp nước sạch ở Mali.

Một bộ phim của Ch. Lallier ra mắt vào năm 2002 kể về sự thất bại – mang tính chất tạm thời – của dự án điện hóa tại Mali là một dịp thuận lợi để tiếp tục suy nghĩ và thảo luận

Đề tài nghiên cứu: xã hội học phát triển, quản lý tổ chức, quản lý công trong lĩnh vực kinh tế, bối cảnh văn hóa.

[334] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Pierre-Yves LE MEUR Email: pierre-yves.lemeur@ird.fr HỌC HÀM VÀ BẰNG CẤP 2006, Chứng nhận đủ năng lực để hướng dẫn nghiên cứu sinh (HDR) ngành nhân học xã hội và dân tộc học, Trường cao học về khoa học xã hội EHESS, Paris 1992, Luận án tiến sĩ, ngành kinh tế nông học và nghiên cứu phát triển, Viện Nông học quốc gia Paris-Grignon: Fromage ou désert? Agricultures alpines et politiques de la montagne en Italie et en France – Vallée d’Aoste et vallée d’Abondance) / Phô mai hay tráng miệng? Sản xuất nông nghiệp vùng núi Alpes và các chính sách miền núi của CH Italia và CH Pháp – Thung lũng Aoste và thung lũng Abondance TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ, thực hiện tại Ban nông nghiệp so sánh và Phát triển nông thôn của Viện Nông học quốc gia Paris-Grignon (1986-91), tác giả làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và trợ lý kỹ thuật tại khoa Khoa học Nông nghiệp, Đại học quốc gia Bénin, (dự án hợp tác Pháp – Bénin hỗ trợ đào tạo chuyên môn cho các kỹ sư nông học). Sau đó tác giả chuyển hướng sang ngành nhân học khi tham gia vào một chương trình nghiên cứu về tác động của quá trình dân chủ hóa ở các khu vực nông thôn Bénin và rộng hơn là về sự vận hành của các sân khấu chính trị địa phương và các « quyền lực làng xã » do Thomas Bierschenk và Jean-Pierre Olivier de Sardan đồng chủ nhiệm chương trình. Là giảng viên – nghiên cứu (wissenschaftlicher Assistent) tại Đại học

Hohenheim (Stuttgart), Hội Nhân học và xã hội học phát triển (1994-98) và sau này tại Viện Nhân học và Nghiên cứu châu Phi của Đại học Johannes Gutenberg de Mayence (1998-2001), giáo sư ngành « Văn hóa và các xã hội châu Phi » tại Viện Nhân học và Nghiên cứu châu Phi, Đại học Johannes Gutenberg de Mayence, thay thế 2002-03, tác giả đã tiếp tục làm việc tại Bénin trong lĩnh vực nhân học chính trị và phát triển, càng ngày càng tập trung vào các vấn đề xoay quanh các mối liên hệ giữa đất đai, quản trị các nguồn tài nguyên và chính sách. Tác giả cũng là chủ nhiệm một chương trình nghiên cứu tại Thái Lan (với ba trường đối tác: Đại học Hohenheim, Đại học Chiang Mai và Đại học Kasetsart) năm 1998-2000. Vị trí phụ trách nghiên cứu tại Chương trình nghiên cứu và trao đổi công nghệ GRET (Groupe de recherche et d’échanges technologiques) tại Paris đã cho phép tác giả tiếp cận với vấn đề phát triển từ bên trong, trong khuôn khổ các dự án phát triển và nghiên cứu những thách thức trong việc áp dụng nhân học vào các hoàn cảnh địa lý khác nhau (Tây Phi, Nam Phi, Đông Nam Á). Đề tài đất đai vẫn là đề tài trung tâm trong các nghiên cứu của tác giả. Từ năm 2003 đến năm 2007, tác giả đã có một loạt các chuyến công tác thường xuyên tới hỗ trợ cho cơ quan phụ trách cải cách đất đai tại Tân-Caledonie. Cuối năm 2007, tác giả bắt đầu làm việc tại IRD (UMR 220 GRED « Gouvernance, risque, environnement, développement » / « Quản trị, rủi ro, môi trường, phát triển »,

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[335]


IRD - Đại học Montpellier III), tác giả được chuyển sang làm việc tại Nouméa từ tháng 2 năm 2008. Các nghiên cứu của tác giả tập trung vào: - Vấn đề đất đai tại Tân-Caledonie (bao gồm cả « đất biển ») trong mối quan hệ với lịch sử giữ đất và các cải biến chính trị đương đại, - Thách thức về nguồn tài nguyên mỏ: quan hệ giữa địa phương, hoạt động khai thác mỏ (khai thác/chế biến) và xây dựng các chính sách công (chương trình do CNRT « Nickel và môi trường » tài trợ), - Các quan hệ giữa hiểu biết địa phương, đa dạng sinh học và chiếm hữu không gian và

tự nhiên (nghiên cứu đa ngành trong khuôn khổ chương trình GOPS « Dự án lớn quan sát môi trường và đa dạng sinh học ở khu vực Nam Thái Bình Dương »; nghiên cứu tại khu vực quần đảo Marquises năm 2010). Tác giả cũng là nghiên cứu viên liên kết tại Trung tâm nghiên cứu mới về Thái Bình Dương (CNEP) Đại học Tân-Caledonie và thành viên của Nhóm nghiên cứu (GDR 2835) « Tân-Caledonie: các thách thức xã hội đương đại » của CNRS. Tác giả hướng dẫn luận án tiến sĩ tại Trường Cao học về Khoa học xã hội Pháp - EHESS (Trung tâm Norbert Elias, Marseille).

[336] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Benoit MASSUYEAU Emaill: massuyeaub@afd.fr hoặc massuyeau@hotmail.com HỌC HÀM VÀ BẰNG CẤP 2000: Luận án tiến sĩ kinh tế, « Trao đổi song song với Nigeria và hình thành giá cả trong các nước châu Phi sử dụng đồng franc », Đại học Clermont-Ferrand, kết quả bảo vệ đạt xuất sắc và nhận lời khen ngợi của hội đồng. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Phụ trách dự án tại Cơ quan phát triển Pháp AFD, công tác tại văn phòng Hà Nội từ tháng 9 năm 2009.

Trước đây, tác giả đã công tác 4 năm cho Viện Nghiên cứu Hải ngoại (Institut d’Emission d’Outre-Mer), tại Polynésie thuộc Pháp, với tư cách trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế tài chính (theo dõi tình hình bối cảnh kinh tế, chịu trách nhiệm xuất bản, theo dõi thiết lập cán cân thanh toán, và phân tích tài chính của các ngân hàng Polynésie). Trước khi làm việc tại Polynésie, tác giả cũng đã làm việc cho AFD Paris với tư cách là phụ trách nghiên cứu, theo dõi và dự báo kinh tế vĩ mô các nước châu Phi.

Phụ trách xét duyệt hồ sơ tài trợ, các nghiên cứu kinh tế xã hội và tham gia của AFD trong các nhóm điều phối tài trợ.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[337]


Jean-Luc MAURER Email: Jean-Luc.Maurer@graduateinstitute.ch HỌC HÀM VÀ BẰNG CẤP 1983: Tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Quan hệ quốc tế. Luận án tiến sĩ Modernisation agricole, développement économique et changement social. Le riz, la terre et l’homme à Java / Hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển kinh tế và biến đổi xã hội. Lúa gạo, đất và con người tại Java, bảo vệ năm 1983 tại Viện cao học quốc tế Genève (IUHEI), hội đồng gồm các giáo sư Gilbert Etienne (giáo sư hướng dẫn), Pierre Gourou và Denys Lombard. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Giáo sư các chính sách phát triển của châu Á tại Viện cao học quốc tế và phát triển Genève IHEID. Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á của IHEID. Giám đốc chương trình đào tạo Master về nghiên cứu châu Á (MASPEA) do IHEID và Đại học tổng hợp Genève đồng tổ chức. Chủ tịch Hiệp hội các Viện phát triển châu Âu EADI (European Association of Development Institutes). TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Là chuyên gia chính trị học, chuyên nghiên cứu về các chính sách phát triển của các nước đang phát triển, tác giả có gần 40 năm nghiên cứu về khu vực Đông Nam Á, đặc biệt ưu tiên Indonesia và thế giới người Mã Lai. Ban đầu, các nghiên cứu tập

[338] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

trung vào phân tích các tác động kinh tế xã hội của các chính sách hiện đại hóa nông nghiệp, chương trình « cách mạng xanh » nổi tiếng của Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Sau đó, tác giả nghiên cứu thêm các đề tài khác và mở rộng thêm địa bàn và lĩnh vực nghiên cứu, cụ thể là các vấn đề quy hoạch đô thị, các chính sách giáo dục và cả các hậu quả xã hội văn hóa của du lịch. Với các đề tài này, tác giả vẫn tập trung ưu tiên nghiên cứu tại Indonesia, nhưng cũng mở rộng thêm sang Việt Nam và Lào. Từ các nghiên cứu này, tác giả đã xuất bản nhiều công trình. Sự nghiệp nghiên cứu của tác giả phần nào bị ảnh hưởng từ khi tác giả kiêm nhiệm thêm các công việc quản lý kể khi được bổ nhiệm là Phó giám đốc Viện Đại học Nghiên cứu phát triển IUED (Institut Universitaire d’Etudes du Développement) từ năm 1988 đến năm 1992, sau đó là Giám đốc từ năm 1992 đến năm 2004. Do không thể thu xếp thời gian cho các nghiên cứu « thực địa », và cũng bởi các nghiên cứu này được đưa vào truyền thống nghiên cứu phát triển, nên một lần nữa tác giả lại mở rộng phạm vi đề tài nghiên cứu sang các nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng « thần kỳ » của khu vực Đông Á. Đây là đề tài tác giả giảng dạy từ khoảng mười năm nay, thời gian gần đây còn mở rộng thêm nữa với hiện tượng được gọi là « Ré-Orientation » - thế giới lại hướng về phương Đông. Các công trình đã xuất bản của tác giả đều phản ánh hiện tượng này. Vào cuối nhiệm kỳ giám đốc 4 năm cuối cùng của mình, do không có ý định làm thêm một nhiệm kỳ nữa và cũng do dự định quay trở lại công việc nghiên cứu thuần túy nên tác giả đã


quan tâm tới các vấn đề di cư tại Đông Nam Á nhìn trên quan điểm xã hội học lịch sử. Sau này tác giả cũng đã có một số ấn phẩm xuất bản về đề tài này. Cuối cùng, từ khoảng 10 năm nay, tác giả nghiên cứu chủ yếu về

tác động của toàn cầu hóa trong khu vực, nhấn mạnh đặc biệt tới tình trạng bất bình đẳng kinh tế và xã hội ngày càng gia tăng tại đây.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[339]


Christophe Jalil Nordman Emaill: nordman@dial.prd.fr

hội tới con đường lao động việc làm. Các nghiên cứu của tác giả xoay quanh ba trục chính sau:

HỌC HÀM VÀ BẰNG CẤP 2002: Luận án tiến sĩ Khoa học kinh tế, Đại học Paris-I Panthéon-Sorbonne « Formation du capital humain et diffusion du savoir dans l’entreprise: analyse économétrique sur données appariées employeursemployés marocaines et tunisiennes » - Tạo lập vốn nhân lực và phổ biến kiến thức trong doanh nghiệp: phân tích kinh tế lượng trên các dữ liệu đối chiếu người sử dụng lao động – người lao động tại Maroc và Tunisie 1997: bằng cao học thực hành kinh tế - Magistère d’Economie, Đại học Paris I Panthéon-Sorbonne và Đại học Sư phạm (Ulm). QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Phụ trách nghiên cứu, Viện Nghiên cứu phát triển (IRD), UMR DIAL (Phát triển, thể chế và toàn cầu hóa), IRD-Đại học Paris Dauphine. Đang công tác tại Paris, Pháp: http://www.dial.prd.fr» www.dial.prd.fr Associate Research Fellow tại SKOPE, Khoa Nghiên cứu giáo dục - Department of Educational Studies, Đại học Oxford. TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Các nghiên cứu của tác giả tập trung vào phân tích vận hành của thị trường lao động ở các nước đang phát triển, các vấn đề hội nhập trong công việc, hình thành thu nhập và các bất bình đẳng về giới trong lao động, chuyển giao nguồn vốn nhân lực thông qua di cư và tác động của các mạng lưới xã

Giáo dục, trợ cấp việc làm và hình thành thu nhập Trục này bao gồm các nghiên cứu về giáo dục, các yếu tố quyết định khả năng tiếp cận thị trường lao động và hình thành thu nhập tại Tây Phi và Việt Nam. Các nghiên cứu này nhằm mục đích chủ yếu là cải thiện các chỉ số năng lực và trình độ chuyên môn của người lao động (vốn nhân lực), cũng như hiểu rõ hơn bản chất, quy mô và tác động của việc đào tạo người lao động trong suốt cuộc đời của mình. Các nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ các nghiên cứu tiếp theo sau luận án tiến sĩ của tác giả; trong luận án này, tác giả quan tâm tới việc làm rõ các cơ chế học tập phi chính thức tại nơi làm việc. Từ các nghiên cứu này, tác giả đã xem xét các yếu tố quyết định dẫn tới khả năng dễ bị tổn thương tại nơi làm việc và các hậu quả của nó. Mới đây, tác giả đã phát triển đề tài về các biến động trong trợ cấp lao động và thu nhập tại Việt Nam. Bất bình đẳng về tộc người, bất bình đẳng giới trên thị trường lao động Nguồn gốc và quy mô bất bình đẳng về giới hoặc về nguồn gốc dân tộc trên thị trường lao động là trục lớn thứ hai trong các nghiên cứu của tác giả. Các nghiên cứu này được khởi động năm 2004 ngay khi tác giả bắt đầu làm việc tại IRD. Trong các nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu khoảng cách chênh lệch về thu nhập

[340] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


và các hiện tượng đặc thù như có sự tồn tại hiện tượng “mức trần bằng kính” đối với các lao động nữ đang có việc làm. Từ các nghiên cứu này, tác giả đã đăng nhiều bài báo khoa học trong các tạp chí khoa học quốc tế chọn lọc, dựa trên các nguồn thống kê khác nhau: điều tra hộ gia đình, dữ liệu đối chiếu thu được từ người sử dụng lao động và người lao động. Di cư quốc tế và thị trường lao động

(i) phân tích các yếu tố quyết định về kinh tế và phi kinh tế (tác động của thiên tai khí hậu) của di cư quốc tế và khu vực; (ii) tác động của việc chuyển giao vốn nhân lực trên các thị trường lao động của nước đi và nước đến; (iii) các hiệu ứng của di cư quay về, đặc biệt là các yếu tố quyết định mang tính cá nhân của việc tái hòa nhập xã hội và lao động việc làm của người di cư khi về nước.

Trục nghiên cứu này được khởi động trong giai đoạn 2006-2008, bao gồm các mảng:

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[341]


Andonirina RAKOTONARIVO Email: andorakotonarivo@yahoo.fr

cư không đồng đều, có nhiều vùng quá tải về dân số trong khi một số vùng khác dân số quá thưa thớt.

HỌC HÀM VÀ BẰNG CẤP Tiến sĩ dân số học, Đại học Paris 5, UFR Sciences sociales Sorbonne. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Chuyên gia nghiên cứu dân số học, hiện đang làm nghiên cứu trên tiến sĩ (post-doc) tại Trung tâm nghiên cứu dân số và xã hội trường Đại học Thiên chúa giáo Louvain UCL từ năm 2009. TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Các nghiên cứu của tác giả tập trung vào các khía cạnh khác nhau của hiện tượng di cư châu Phi. Tại Madagascar (2005-2008), tác giả đã nghiên cứu di cư từ nông thôn vùng cao les Hautes Terres, tác giả tập trung vào các nhân tố quyết định đến việc di cư cũng như tác động của nó tới điều kiện sống của các gia đình còn ở lại, nhất là những tác động từ kiều hối do người di cư gửi về. Mảng thứ hai trong nghiên cứu được tác giả thực hiện tại Madagascar liên quan tới vai trò của di cư tới các thành phố cấp hai trong việc giảm áp lực dân số và tình trạng thiếu việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp ở một số vùng, trong bối cảnh phân bổ dân

Tác giả cũng có các nghiên cứu về di cư quốc tế, chủ yếu là di cư của người Senegal và Congo sang châu Âu, từ các điều tra tiểu sử trong khuôn khổ dự án Di cư từ châu Phi sang châu Âu MAFE, (2009-2012). Tác giả cũng nghiên cứu các đặc điểm của các dòng chuyển giao kiều hối do người di cư Senegal gửi về gia đình tại thành phố Dakar, đặc điểm của những người di cư gửi tiền về cũng như đặc điểm của những người nhận tiền. Tác giả cũng quan tâm tới những yếu tố ảnh hưởng tới tiền gửi về cũng như những tác động của các khoản tiền đó tới điều kiện sống của các gia đình nhận tiền gửi. Vấn đề thứ hai tác giả đề cập đến trong dự án này một mặt là quá trình hòa nhập về xã hội và việc làm của những người Congo nhập cư vào Bỉ, thông qua việc họ tham gia vào thị trường lao động. Mặt khác tập trung vào các vấn đề liên quan đến hiện tượng có quá nhiều bằng cấp và thay đổi công việc cũng như quá trình xin cấp quốc tịch của những người này; ngoài ra, sự khác biệt nam nữ trong các khía cạnh này cũng được phân tích.

[342] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Mireille RAZAFINDRAKOTO Email: razafindrakoto@dial.prd.fr HỌC HÀM VÀ BẰNG CẤP 2010: Bằng Hướng dẫn Nghiên cứu (HDR), Đại học Paris-Dauphine 1996: Tiến sĩ về Khoa học Kinh tế, Trường Nghiên cứu cao cấp về khoa học xã hội, Paris (EHESS). Chuyên ngành: Phân tích và Chính sách kinh tế. Xếp loại xuất sắc và được Hội đồng đánh giá cao. 1991: Bằng Kỹ sư thống kê kinh tế, của ENSAECESD, Paris (Trường thống kê và quản lý kinh tế quốc gia - Trung tâm châu Âu đào tạo cán bộ thống kê kinh tế cho các nước đang phát triển). Đỗ đầu niên khoá 1991. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Phụ trách Nghiên cứu cấp I, Viện nghiên cứu phát triển (IRD), Đơn vị nghiên cứu DIAL (Phát triển, Thể chế và Phân tích dài hạn) Được điều động công tác tại Tổng cục Thống kê - Việt Nam từ tháng 7 năm 2006. Phụ trách triển khai chương trình nghiên cứu của DIAL tại Việt Nam TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Các công trình nghiên cứu hiện nay của tác giả chủ yếu tập trung vào các nội dung: mối liên hệ giữa chất lượng và điều kiện sống của các hộ gia đình, tình trạng bất bình đẳng và quản trị công; mức độ hài lòng về công việc; tham nhũng và nghèo đói cũng như việc đánh giá tác động của các chính sách công. Các nghiên cứu về Việt Nam nằm trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu « thách thức và ràng buộc của quá trình chuyển đổi kinh tế bắt đầu

từ thời kỳ Đổi mới ». Các nghiên cứu được nhìn dưới góc độ đa ngành, phối hợp các cách tiếp cận định tính, định lượng và phân tích so sánh với các nước đang phát triển khác. Các nghiên cứu được tiến hành theo ba trục có tác động bổ sung lẫn nhau như sau: 1/Vai trò của khu vực phi chính thức đối với thị trường lao động và tác động của khu vực này đối với điều kiện sống của các hộ gia đình. Trên cơ sở phân tích những đặc điểm của khu vực này, câu hỏi đặt ra là trong chừng mực nào thì khu vực phi chính thức có thể góp phần cải thiện mức sống và giảm tình trạng bất bình đẳng? Những đặc thù nào của khu vực phi chính thức cần được tính đến trong các chính sách công?; 2/Theo dõi và đánh giá tác động của các chính sách công, đặc biệt về phương diện phân phối. Một mặt, cần phân tích ảnh hưởng của việc mở cửa thương mại của Việt Nam, nhất là hệ quả về mặt xã hội của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (áp dụng phương pháp tiếp cận hiện tại phối hợp với các mô hình vi mô - vĩ mô). Mặt khác, mục tiêu nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của các chính sách xóa đói giảm nghèo đang được triển khai tại các khu vực miền núi nơi có các dân tộc thiểu số sinh sống (đánh giá sau: phân tích quan hệ nhân quả, các phương pháp đặc biệt để đánh giá tác động); 3/Vai trò và hiệu quả hoạt động của các thể chế trong quá trình chuyển đổi. Thăm dò mối quan hệ giữa quản trị công (vai trò và phương thức hoạt động của các thể chế

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[343]


nhà nước), hệ thống các giá trị xã hội, sự năng động về kinh tế và những điều kiện sống của người dân. Ngoài ra, các phân tích sẽ đề cập đến các phương diện khác nhau của tình trạng nghèo đói (chất lượng cuộc

[344] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

sống theo đánh giá chủ quan, điều kiện làm việc, sự tham gia và không được tham gia vào đời sống xã hội, điều kiện tiếp cận với các dịch vụ công, v.v.).


François ROUBAUD Email: roubaud@dial.prd.fr

Về thống kê (phương pháp điều tra, xử lý dữ liệu).

HỌC HÀM VÀ BẰNG CẤP 1991: Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Paris XINanterre. Xếp loại xuất sắc và được Hội đồng đánh giá cao, đăng ký giải thưởng cho luận văn xuất sắc và được tài trợ xuất bản 1986: Bằng cử nhân về thống kê kinh tế, Trường Thống kê và Quản lý kinh tế quốc gia (ENSAE), Paris. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Nghiên cứu viên, Viện nghiên cứu phát triển (IRD), Đơn vị nghiên cứu DIAL (Phát triển, Thể chế và Phân tích dài hạn) Được điều động công tác tại Viện Khoa học Thống kê, Tổng cục Thống kê Việt Nam (OGS-ISS), từ tháng 9 năm 2006 (Chương trình nghiên cứu về chuyển đổi kinh tế xã hội tại Việt Nam). TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Với tư cách là chuyên gia về kinh tế phát triển, các công trình của tác giả được thực hiện theo hai hướng nghiên cứu sau:

- Phát triển phương pháp điều tra hỗn hợp (hộ gia đình/doanh nghiệp) và thiết kế các cuộc điều tra 1-2-3 để đánh giá thống kê và phân tích khu vực phi chính thức (thực hiện tại châu Phi, Mỹ La tinh và châu Á). - Phát triển các mô đun « Các phương diện khác nhau của nghèo đói », « Quản lý công» và « Dân chủ » (thực hiện tại châu Phi và châu Mỹ La tinh). - Hỗ trợ các viện thống kê quốc gia trong việc xây dựng và phân tích các kết quả điều tra. Về kinh tế: - Vận hành của thị trường lao động, khu vực kinh tế phi chính thức, các biến động đô thị và tác động đối với điều kiện sống. - Các mối liên hệ giữa quản trị công, dân chủ, các phương diện mới của nghèo và quá trình phát triển kinh tế. - Phân tích các chính sách công tại các nước đang phát triển: các chương trình điều chỉnh cơ cấu, các chiến lược giảm đói nghèo, theo dõi và đánh giá tác động.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[345]


Grégoire SCHLEMMER Email: gregoire.schlemmer@ird.fr

với thế giới, với bản thân, với những người khác và với quyền lực.

HỌC HÀM VÀ BẰNG CẤP 2004: Luận án tiến sĩ nhân học, Đại học Paris, Nanterre, Giáo sư hướng dẫn R. Hamayon: « Vues d’esprits. La conception des esprits et ses implications chez les Kulung Rai du Népal ». CHUYÊN MÔN Phụ trách nghiên cứu nhân học tại Viện nghiên cứu phát triển Pháp IRD. Công tác tại Lào từ năm 2008: Chương trình nghiên cứu về những biến động tộc người tại Lào, phối hợp với khoa Khoa học xã hội, Đại học quốc gia Lào. TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Qua việc dựng lại tổ chức dân tộc học của đời sống tôn giáo của một tộc người sinh sống trên dãy Himalaya, khu vực thuộc Népal, dân tộc Kulung Rai, nghiên cứu của tác giả tập trung vào cách thức mà một xã hội được gọi là xã hội « vật linh » quan niệm và dựng lên các biểu tượng siêu nhiên của mình — những thần linh — và vai trò cũng như ảnh hưởng của các yếu tố siêu nhiên đó. Xuất phát từ ý tưởng theo đó sự mù mờ trong quan niệm về các thần linh lại nằm ở trung tâm những vận hành của cả hệ thống được xây dựng xoay quanh các thần linh đó, nghiên cứu này đã cho thấy những quan hệ có được với các thần linh đều thể hiện một hệ thống diễn giải và hành động. Khi gắn kết cá nhân với nhóm, người này với người khác, sự trật tự với sự hỗn loạn, cái tự nhiên với xã hội, hệ thống này tạo nên cấu trúc và hợp thức hóa mối quan hệ

Song song với đó, tác giả nghiên cứu về các biến động bản địa của tộc Kirant (tập hợp các tộc thiểu số trong đó có tộc người Kulung), sinh sống tại các vùng di cư Katmandou, Đông Terai, Sikkim và Tây Bengal. Nghiên cứu này quan tâm đến yếu tố bản sắc bản địa của các tộc người này (dựa trên việc khẳng định bản sắc thông qua việc tìm kiếm một quá khứ vinh quang và khẳng định giá trị bản xứ), nguồn gốc của nó (thực dân Anh, các nhà cải cách Hindou, các phong trào chống Brahman và các phong trào nổi dậy của các tộc người) và cách thức mà quan hệ với tôn giáo và chính trị đã được xem xét lại. Từ các nghiên cứu của mình, tác giả cũng quan tâm đến các dạng thức mới trong những quan hệ qua lại trong các lĩnh vực tôn giáo và bản sắc trong bối cảnh xã hội Kulung mở cửa với thế giới bên ngoài, nhất là thông qua các hiện tượng di cư và tiếp xúc liên tộc người. Các nghiên cứu hiện nay của tác giả tập trung vào cách thức các tộc người ở khu vực Bắc Lào (tỉnh Phongsaly) suy nghĩ về bản thân và hội nhập vào một môi trường đa tộc người mà họ cùng tham gia sản xuất, thông qua việc phân tích các quan hệ tương tác giữa các tộc người đó với các trung tâm quyền lực vùng. Các nghiên cứu này dựa trên giả thuyết theo đó sự thống nhất tương đối của các tộc người Hoa Ấn thiểu số có thể có được là nhờ các tộc người này sản xuất trong cùng một dòng

[346] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


vận động, cả của sự khác biệt – đặc trưng cho bản sắc và sự tồn tại độc lập của họ –, và của sự thống nhất – khiến họ suy nghĩ về bản thân với tư cách là tham gia vào một tập hợp bao trùm. Các nghiên cứu này có

thể cho phép đề cập xem xét tới các hình thức xây dựng tôn giáo và đàm phán liên tộc người trong một không gian rộng hơn, không gian của các tộc người Hoa-Ấn.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[347]


Catherine SCORNET Email: Catherine.Scornet@univ-provence.fr

một bộ máy kế hoạch hóa sinh đẻ (ở cấp độ các cá nhân) và quản lý dân số (ở cấp độ bao quát) quan liêu bàn giấy. Từ những năm 1960, việc quản lý dân số tập trung trước hết tới việc giới hạn số lượng (hạn chế tốc độ tăng và quy mô dân số), sau đó đến cuối thế kỷ 20, việc kiểm soát tập trung vào chất lượng dân số.

HỌC HÀM VÀ BẰNG CẤP Tiến sĩ dân số học, Đại học Paris V-Sorbonne, Mức sinh và chính sách tại đồng bằng sông Hồng « Fécondité et politique dans le delta du fleuve Rouge (Viêt-Nam) », 2000 do giáo sư Yves Charbit hướng dẫn. Kết quả bảo vệ xuất sắc với lời khen ngợi của Hội đồng, đạt loại xuất sắc. Luận án đã được cấp tài trợ nghiên cứu của Bộ Đại học và Nghiên cứu và học bổng Lavoisier của Bộ Ngoại giao Pháp. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Giảng viên chính Khoa Xã hội học, Đại học Provence (Aix Marseille 1). Nghiên cứu viên tại Phòng Nghiên cứu Dân số Môi trường Phát triển LPED, Đơn vị nghiên cứu hỗn hợp (Unité Mixte de Recherches 151) IRD và Đại học Provence. TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Các nghiên cứu của tác giả tập trung vào các thay đổi về sinh sản (khả năng sinh sản và điều chỉnh mức sinh) và khuôn khổ chính sách. Mối liên hệ giữa các biến động dân số và chính sách trong vấn đề sinh sản được nghiên cứu thông qua các chính sách quốc gia và quốc tế. Từ giữa thế kỷ 20, dân số trở thành một đối tượng quyền lực trung tâm ở Việt Nam. Việt Nam đã đưa ra một chính sách quản lý cuộc sống mang tính chính trị, hay còn gọi là « sinh – chính trị » (M. Foucault, bài giảng tại Collège de France, 1977-1978), chính sách quản lý này được thực hiện thông qua việc xây dựng

Kiểm soát là một biện pháp kinh tế của cơ quan quyền lực quản lý xã hội tùy thuộc vào các hình mẫu chuẩn mực chung được đưa vào trong bộ máy nhà nước. Chuẩn mực được ngấm dần tương ứng với việc quyền lực được đưa một cách cực kỳ tinh vi vào trong các mắt xích của cuộc sống. Chuẩn mực tương ứng với việc xuất hiện một quyền lực sinh học, tức là quyền lực đối với cuộc sống: sự ra đời của một nền « y học xã hội » thực sự: thiết lập một bộ máy y học hóa, thuốc hóa tập thể quản lý dân số (kiểm soát sức khỏe, kiểm soát dân số, chương trình phòng ngừa sinh đẻ thông qua các biện pháp tránh thai và nạo phá thai (Scornet, 2009). Bộ máy này (như kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản) cho phép áp dụng đối với xã hội một sự phân biệt rạch ròi và thường trực giữa cái bình thường (ví dụ, có một hoặc hai con) và cái bệnh lý và áp đặt một hệ thống chuẩn hóa đối với các ứng xử và các cuộc đời. Trong việc quản lý cuộc sống mang tính chính trị, không phải cơ thể các cá nhân bị giám sát mà đây là việc quản lý dân số bằng cách đưa ra các chương trình thực sự về sức khỏe, vệ sinh, phòng ngừa sinh đẻ (tránh thai và nạo phá thai).

[348] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Đâu là vị trí của biện pháp nạo phá thai trong các cải biến đang diễn ra trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, đặc biệt những điều kiện về sinh sản, mang thai và sinh nở trong một đất nước như Việt Nam nơi nhà nước tham gia rất rõ rệt vào các vấn đề sinh đẻ và nạo phá thai do mong muốn quản lý một cách hợp lý dân số cả về số lượng và chất lượng? Những cải biến này liên quan đến cả các chuẩn mực về y tế, đến những thay đổi trong vị trí của người phụ nữ trong xã hội, tới quan niệm và hình ảnh về gia đình, tới quan hệ giữa các giới, tới các thể thức của đời sống tình dục, các quy chuẩn về sinh sản (đâu là điều kiện tốt xét trên quan điểm xã hội để có con trong xã hội Việt Nam?), quy chuẩn về bỏ thai (đâu là những điều kiện được xã hội đưa ra để chấm dứt quá trình mang thai?) và chung hơn là về các phương diện, chiều kích cơ

bản của cuộc sống riêng tư. Phá thai như vậy là một vấn đề đa chiều. Hơn nữa, vấn đề này không thể đề cập đến mà lại bỏ qua tính chất pháp lý của hành vi, tức là cách thức mà các văn bản luật được đưa ra và được điều chỉnh như thế nào. Một đề tài nghiên cứu khác tập trung vào mối liên hệ giữa sức khỏe sinh sản, đời sống tình dục và các quan hệ về giới. Mức sinh giảm (rất nhanh ở Việt Nam: một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trung bình đẻ 6,8 con vào đầu những năm 1970, nay mức sinh này giảm xuống chỉ còn 2,03 con theo kết quả điều tra năm 2009) đi kèm với những thay đổi trong nhận thức và những ứng xử mới về tình yêu và đời sống riêng tư. Mức sinh giảm là điều kiện và cũng là kết quả của một sự thay đổi trong quan hệ về giới và tình dục.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[349]


Olivier TESSIER Email: otessier2002@yahoo.fr

những người nông dân với « mảnh đất cha ông » là một thực tế phức tạp hơn, đa dạng hơn, thực tế về một cộng đồng dân cư đầy biến động, có thể dễ dàng rời bỏ làng quê để đi tìm các cơ hội làm ăn.

HỌC HÀM VÀ BẰNG CẤP 1995 – 2003: Tiến sĩ nhân học, Đại học Aix Marseille I, « Quê hương là chùm khế ngọt. Sự gắn kết xã hội và biến động không gian: thử định nghĩa về một không gian xã hội địa phương tại miền Bắc Việt Nam ». Học viện Aix-Marseille, Trường Đại học Provence, khoa nhân học, phân khoa Văn học và Khoa học nhân văn, tháng 12 năm 2003, 658 trang + 150 trang phụ lục. 1991-1993: Kỹ sư kỹ thuật nông học các vùng nhiệt đới, chuyên ngành: Quản lý xã hội về nước, Trung tâm quốc gia nghiên cứu nông học tại các vùng nhiệt đới (CNEARC), Montpellier. TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Sau khi kết thúc khoá đào tạo kỹ sư nông học nhiệt đới và 4 năm công tác với cương vị là phụ trách các chương trình phát triển (tại Burkina Faso, Haïti), năm 1995, tác giả đã bắt đầu thực hiện luận án tiến sĩ về nhân học (tại Đại học Aix-Marseille) và tiến hành nghiên cứu thực địa tại miền Bắc Việt Nam (tỉnh Phú Thọ). Trong quá trình thực hiện luận án của mình, bảo vệ năm 2003, tác giả đã chỉ ra rằng không gian nông thôn của người Kinh (hay người Việt) vốn thường được nhìn nhận hoặc/và mô tả như một khối các thực thể hoàn chỉnh và riêng rẽ là các làng xã, thì nay cho thấy một khía cạnh hoàn toàn khác khi nó được nhìn nhận dưới góc độ các trao đổi cũng như động lực của sự hình thành và chuyển hoá các không gian xã hội và chính trị. Thay cho sự gắn bó đã trở thành truyền thuyết của

Là đồng tác giả của cuốn Le village en question - Làng, vấn đề còn bỏ ngỏ, tác phẩm đánh dấu việc hoàn tất chương trình nghiên cứu đa ngành được phối hợp thực hiện từ năm 1996-2000 giữa Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội và Viện Khoa học xã hội Việt Nam, song song với các công trình nghiên cứu riêng, tác giả đã tham gia điều phối hai chương trình hợp tác khoa học (1999-2004) cho Trường Đại học Thiên chúa giáo Louvain tại các tỉnh miền núi Sơn La và Hòa Bình. Cùng thời gian này, tác giả đã tham gia vào các đoàn công tác thẩm định cho các tổ chức quốc tế (Liên minh Châu Âu, Ngân hàng Thế giới). Cuối cùng, từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 9 năm 2006, tác giả là trưởng dự án FSP về « Hỗ trợ nghiên cứu các thách thức trong quá trình chuyển đổi kinh tế xã hội tại Việt Nam » do Bộ Ngoại giao Pháp tài trợ và Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội triển khai. Khi được tuyển vào Viện Viễn đông Bác cổ làm việc với tư cách là giảng viên (tháng 11 năm 2006), tác giả tiếp tục thực hiện các công trình nghiên cứu về sự phát triển các mối quan hệ giữa « Nhà nước và các cộng đồng nông dân » trong suốt thế kỷ 19 và 20 thông qua việc nhìn nhận các cộng đồng này dưới góc độ quản lý nguồn nước và các công trình thuỷ lợi, bởi sự hiện diện

[350] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


khắp nơi của các công trình này tác động đến cảnh quan và nền văn hóa của người dân. Nói một cách cụ thể, cần xem xét các điều kiện xã hội, kinh tế và chính trị cho việc xây dựng một công trình thuỷ lợi quy mô lớn tại khu vực đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, xem xét khả năng kiểm soát đất đai và người dân trong điều kiện không gian như vậy, chú ý đến các kỹ thuật xây dựng đang từng bước dẫn đến việc đổi mới lãnh thổ, phân tích các phương thức quản lý nước đang được một bên là các cộng đồng nông dân thực hiện, bên kia là Nhà nước thông qua các cơ quan chuyên môn và các cơ quan kỹ thuật thực hiện.

Được phân công phụ trách chương trình hợp tác khảo cổ giữa Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Viễn đông Bác cổ Pháp, tác giả điều phối các hoạt động giúp Viện Khảo cổ học trong công tác bảo tồn và đề cao giá trị di sản của các di tích. Song song với các hoạt động này, trong thời gian hai năm, tác giả đã tiến hành tại Pháp và Việt Nam một nghiên cứu khoa lưu trữ về lịch sử thành cổ Hà Nội thế kỷ XIX. Dựa trên những biên niên sử Việt Nam thời phong kiến, những nguồn tư liệu viết và hình ảnh đa dạng (các bản đồ, sơ đồ, ảnh) có được từ thời thuộc địa, công việc tái hiện lịch sử này là chủ đề của một cuộc triển lãm và nhiều Hội thảo cũng như một ấn phẩm đang được biên soạn.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[351]


Trần Hồng Hạnh Email: tranhanh73@yahoo.com

của họ trong giảm nghèo. Mỗi một dự án nghiên cứu dựa vào cộng đồng đều bao hàm cả việc đánh giá các chính sách và chương trình phát triển của Nhà nước được thực hiện tại cộng đồng nghiên cứu.

HỌC HÀM VÀ BẰNG CẤP 2006: Luận án Tiến sĩ về Nhân học, Viện Xã hội học, Khoa Khoa học Chính trị và Xã hội, Đại học FU - Berlin, CHLB Đức. 2000: Thạc sĩ Nhân học, Bộ môn Dân tộc học (nay là Bộ môn Nhân học), Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). 1996: Cử nhân Dân tộc học, Bộ môn Dân tộc học (nay là Bộ môn Nhân học), Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Phó trưởng phòng Biên tập và Trị sự, Viện Dân tộc học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Đồng chủ nhiệm đề tài cấp Bộ về Phát triển bền vững về văn hóa tộc người trong quá trình hội nhập vùng Đông Bắc (cấp Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Thành viên Ban quản lý dự án Một số vấn đề cơ bản về văn hóa trong phát triển bền vững ở các tỉnh biên giới Việt Nam (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). TÓM TẮT CÁC DỰ ÁN NGHIÊN CỨU Nghiên cứu chính của tác giả tập trung vào đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số nhằm xóa đói giảm nghèo nói chung và an ninh lương thực nói riêng. Từ khi làm việc ở Viện Dân tộc học, tác giả đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong nhân học ứng dụng. Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào đánh giá nghèo đói, với sự tham gia của người dân và tiếng nói

5 năm gần đây, tác giả cùng nhóm nghiên cứu bước đầu đã thực hiện một số dự án liên quan đến bảo tồn văn hoá cho sự phát triển bền vững. Đặc biệt bước đầu cũng đã chỉ ra được 5 tiêu chí quan trọng cho sự phát triển bền vững về văn hoá ở Việt Nam. Đó là: 1) Chấp nhận đa dạng văn hóa; 2) Giữ gìn ngôn ngữ tộc người: 3) Giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người: 4) Ý thức tự giác tộc người; và 5) Văn hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Các nghiên cứu tiếp theo cũng nhằm mục đích bổ sung và hoàn chỉnh hướng tiếp cận này. Cụ thể là: - Tìm hiểu đặc điểm và mối quan hệ văn hóa hiện nay trong nội bộ tộc người và giữa các dân tộc. - Xem xét sự trao đổi văn hóa và tiếp nhận của văn hóa quốc gia và văn hóa ngoại lai ở các dân tộc ở Việt Nam và vùng biên giới. - Tìm hiểu sự tác động của văn hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc gia. Để thực hiện các dự án trên, nhóm nghiên cứu thiết lập và duy trì mối quan hệ gần gũi với nhiều ban ngành trung ương và chính quyền địa phương các cấp (tỉnh, huyện và xã) có trách nhiệm thực hiện các chính sách văn hóa ở địa phương. Các nghiên cứu được thực hiện ở các thôn bản và những trung tâm văn hóa có ảnh hưởng đến văn hóa của các dân tộc đã được lựa chọn.

[352] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Ký hiệu và viết tắt AFD AIDELF AIRD ANSD ASEAN ASSV AUF BIT BULAC CEFURD CM CEMA CEPED CNEARC CNRS DIAL EADI ECAF EDS ÉFEO EHESS EIU ENSAE FNUAP FSP2S GOPS GRAB GRET HRAF IDE IDEAS IDH IHEID INED INSEE IFAN IRD

Cơ quan phát triển Pháp Hiệp hội quốc tế các nhà nhân khẩu học sử dụng tiếng Pháp Liên cơ quan nghiên cứu về phát triển Cơ quan thông kê và dân số quốc gia Senegal Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Viện Khoa học xã hội Việt Nam Cơ quan đại học Pháp ngữ Văn phòng quốc tế về việc làm Thư viện đại học về ngôn ngữ và văn minh Trung tâm nghiên cứu đô thị và phát triển Chủ hộ Uỷ ban dân tộc Trung tâm dân số và phát triển Pháp Trung tâm quốc gia nghiên cứu nông học các vùng nhiệt đới (Montpellier) Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Nhóm nghiên cứu về Phát triển, thể chế và phân tích dài hạn Hiệp hội các học viện châu Âu nghiên cứu về phát triển Mạng lưới châu Âu về nghiên cứu thực địa ở châu Á Điều tra về Dân số và sức khoẻ Viện Viễn đông Bác cổ Pháp Trường cao học Khoa học xã hội Pháp Ban nghiên cứu tri thức kinh tế Trường Thống kê và quản lý kinh tế quốc gia Quỹ dân số Liên hợp quốc Quỹ đoàn kết ưu tiên về Khoa học xã hội Trung tâm quan trắc môi trường và đa dạng sinh học đất và đại dương Nam Thái Bình Dương Nhóm nghiên cứu về phân tích tiểu sử Nhóm nghiên cứu và trao đổi công nghệ Những dữ kiện về quan hệ nhân văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài Nghiên cứu Á Âu về hội nhập và phát triển Chỉ số phát triển con người Viện cao học về quốc tế và phát triển Viện nghiên cứu nhân khẩu quốc gia Viện thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Học viện nghiên cứu châu Phi Viện nghiên cứu phát triển

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[353]


IRASEC ISF IUED JTD LARTES LFS LPED MAFE OCDE OGS OIT OMC OMD OMS ONG ONU PIB PNB PNUD PPA PPP RNB SDF UNICEF USSH VHLSS VLSS

Viện nghiên cứu Đông Nam Á đương đại Tổng tỷ suất sinh Viện đại học nghiên cứu phát triển Khoá học Tam Đảo Phòng nghiên cứu về chuyển đổi kinh tế và xã hội Điều tra việc làm Phòng nghiên cứu về Dân số, Môi trường và Phát triển Di cư giữa châu Phi và châu Âu Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế Tổng cục Thống kê Việt Nam Tổ chức quốc tế về việc làm Tổ chức Thương mại Thế giới Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ Tổ chức Y tế Thế giới Tổ chức phi chính phủ Liên hiệp quốc Tổng sản phẩm quốc nội Tổng sản phẩm quốc gia Chương trình phát triển Liên hợp quốc Tương đương sức mua Tương đương sức mua Tổng thu nhập quốc gia Không có nơi ở cố định Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc Đại học quốc gia Hà Nội Điều tra về mức sống hộ gia đình tại Việt Nam Điều tra mức sống tại Việt Nam

[354] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Giới thiệu về AFD Cơ quan phát triển Pháp (AFD) là cơ quan nhà nước, hỗ trợ tài chính phát triển hoạt động từ 70 năm nay nhằm đấu tranh chống đói nghèo và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển và tại lãnh thổ hải ngoại. Cơ quan triển khai chính sách hỗ trợ phát triển của Chính phủ Pháp. Hiện diện tại hơn 50 quốc gia và 9 lãnh thổ hải ngoại, AFD tài trợ và hỗ trợ các dự án nâng cao điều kiện sống của dân cư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ hành tinh: phổ cập giáo dục, sức khỏe bà mẹ, hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp nhỏ, cấp nước sạch, bảo tồn rừng nhiệt đới, cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu … Năm 2010, AFD đã dành hơn 6,8 tỉ Euro tài trợ cho các hoạt động tại các quốc gia đang phát triển và các lãnh thổ hải ngoại. Các khoản tài trợ này giúp cho 13 triệu trẻ em được đến trường, cải thiện dịch vụ cấp nước sạch cho 33 triệu người và cấp 428 triệu Euro tín dụng vi mô cho hơn 700 000 đối tượng thụ hưởng. Các dự án hiệu quả năng lượng trong năm 2010 cũng cho phép tiết kiệm gần 5 triệu tấn CO2 phát thải mỗi năm.

www.afd.fr

Agence Française de Développement 5 rue Roland Barthes – 75598 Paris Cedex 12 Tél: 33 (1) 35 44 31 31 – www.afd.fr Dépôt légal: 3ème trimestre 2012 ISSN: 2118-3872

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[355]


NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC 53 Nguyễn Du - Hà Nội - Việt Nam Tel: (844) 3945 4661; Fax : (844) 3945 4660 Email: lienhe@nxbtrithuc.com.vn

Viện Khoa học xã hội Việt Nam – Học viện Khoa học Xã hội; Chủ biên: GS.TS. Đỗ Hoài Nam Khác biệt xã hội và bất bình đẳng Các cách tiếp cận phương pháp luận và liên ngành đối với các vấn đề về giới và dân tộc Khóa học mùa hè về khoa học xã hội “Khóa học Tam Đảo”, tháng 7/2011 Chịu trách nhiệm xuất bản CHU HẢO Biên tập: Trương Đức Hùng Trình bày: Tomorrow Media Vẽ bìa: Tomorrow Media

Đối tác liên kết Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) Cơ quan Phát triển Pháp (AFD)

In 500 cuốn, khổ 17 x 25,5 cm tại Công ty TNHH In Hà Vĩnh. Giấy đăng ký KHXB số: 730-2012/CXB/1-16/TrT. Quyết định xuất bản số: 19/QĐLK – NXB TrT của Giám đốc NXB Tri Thức ngày 28/06/2012. In xong và nộp lưu chiểu Quý III năm 2012.


Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Học viện Khoa học Xã hội

Khác biệt xã hội và bất bình đẳng Các cách tiếp cận phương pháp luận và liên ngành đối với những vấn đề về giới và dân tộc

liên hệ Stéphane LAGRÉE Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, ÉFEO fsp2s@yahoo.fr Virginie DIAZ Vụ Nghiên cứu, AFD diazv@afd.fr Bùi Thu Trang Học viện Khoa học Xã hội fsp2s.bureau@yahoo.fr

Khác biệt xã hội và bất bình đẳng

Với chủ đề về khác biệt xã hội và bất bình đẳng, những vấn đề về giới và dân tộc, cuốn kỷ yếu này ghi lại những tham luận và thảo luận được thực hiện trong khuôn khổ các phiên học toàn thể và lớp học chuyên đề diễn ra từ ngày 15 đến 23 tháng 7 năm 2011 tại Hà Nội và Tam Đảo. Bốn lớp học chuyên đề đã đề cập đến các chủ đề nghiên cứu chính bao gồm: Khác biệt về dân tộc và giới: đo lường và các phương pháp phân tích; Tiểu sử: từ điều tra định lượng đến phân tích; Xây dựng và quản lý các dân tộc ở Đông Nam Á; Các phương pháp điều tra thực địa trong kinh tế - xã hội và nhân học.

04 7 / 2012

Conférences & Séminaires / Tháng 7 / 20112/

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Viện nghiên cứu phát triển Pháp (IRD), Đại học Nantes, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp (ÉFEO) và Cơ quan đại học Pháp ngữ (AUF) đồng thuận hỗ trợ tổ chức Khóa học mùa hè về khoa học xã hội «Khóa học Tam Đảo» trong khuôn khổ thỏa thuận đối tác giai đoạn 20102013. Thỏa thuận đối tác nhằm mục đích tổ chức khóa đào tạo đa ngành chất lượng cao, xây dựng diễn đàn đối thoại về các chính sách và thu hút đông đảo đối tượng trong và ngoài giới học thuật của khu vực Đông Nam Á.

Khác biệt xã hội và bất bình đẳng Các cách tiếp cận phương pháp luận và liên ngành đối với những vấn đề về giới và dân tộc

Khóa học mùa hè về khoa học xã hội Tam Đảo, Việt Nam Tháng 7 / 2011

Nhà xuất bản Tri Thức


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.