4 minute read

ĐỒNG LÒNG VƯỢT BÃO

LOCAL FOOTPRINTS

THEO WENDY LONG

Advertisement

Trong thế giới “bình thường mới” hậu “ngắt mạch” do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ít nhất là đến cuối năm 2020, khi mà ý nghĩ được ngồi trên máy bay thưởng thức champagne và ngắm mây bay qua từng ô cửa nhỏ tựa như một giấc mơ xa xỉ dường như khó chạm vào. Tạm gác lại kế hoạch khám phá các vùng đất mới đầy kỳ thú trên thế giới, tất cả chúng ta hãy tái tạo lại nguồn năng lượng sống bằng kỳ nghỉ ở thị trường du lịch nội địa, hay còn được gọi là Staycation - du lịch tại hoặc gần nhà - hiện được nhắc đến nhiều hơn, nhằm đề cao những nỗ lực và hỗ trợ thiết thực của cả cộng đồng dành cho các doanh nghiệp địa phương nhằm kích cầu thị trường du lịch.

Những lúc như thế này, cung - cầu tương trợ, kịch bản đôi bên cùng có lợi được khuyến khích phát triển. Có lẽ, bài học quý giá mà mọi người rút ra thời đại dịch, chính là “việc có một cơ sở hạ tầng cùng hệ thống hỗ trợ địa phương vững chắc giữ vai trò cực kỳ quan trọng”. Vì lẽ đó, người Trung Quốc vẫn truyền tai nhau câu nói đúc kết tự ngàn xưa: “Nếu mái nhà bị đổ, bạn nên nhận sự giúp đỡ từ người láng giếng bên cạnh, chứ đừng chờ đợi người thân ở tận phương xa”.

Tình trạng khó khăn diễn ra trong tất cả các ngành, đặc biệt là những ngành thường phụ thuộc vào khách du lịch với ít nhất 30-40% doanh thu. Hiện tại, nhóm người tiêu dùng sẵn sàng duy nhất là cộng đồng địa phương. Chưa bao giờ hệ sinh thái được sắp xếp hợp lý và tuyến tính như vậy. Quan điểm rõ ràng được lặp lại bởi các chủ nhà hàng Michelin, những người phải dựa vào khách du lịch sành ẩm thực, sẽ phải điều chỉnh theo thực tế mới. Một bài báo gần đây trên Vanity Fair ca ngợi những giải pháp mà các nhà hàng Thụy Điển nhanh nhạy áp dụng khi tiếp tục mở cửa trong đại dịch. Bếp trưởng kiêm chủ sở hữu nhà hàng Ekstedt, Niklas Ekstedt, từng được trao sao Michelin ở Stockholm, đã chia sẻ một cách cô đọng: “Những gì chúng tôi đang trải nghiệm bây giờ là quen dần với việc đón tiếp những vị khách mới chưa bao giờ đến nhà hàng trước đây, phần lớn sống ở khu vực lân cận. Chúng tôi đã chuyển từ một nhà hàng ăn ngon quốc tế sang một nhà hàng phục vụ bữa ăn ngon tại địa phương”. Rõ ràng, đây là giải pháp cứu cánh đúng đắn nhất ngay chính thời điểm này.

Là người tiêu dùng, chúng ta cũng nên làm tròn “nghĩa vụ” của mình để hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương. Rốt cuộc, sự sống động của bất kỳ xã hội nào cũng được đo lường bằng “hương vị địa phương”. Nếu một ngày nào đó, Singapore không còn các trung tâm bán hàng rong và kopitiam, bản sắc dân tộc đảo quốc dường như phần nào đánh mất. Ở cấp độ vĩ mô, người dân bản địa nên hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương ngay từ bây giờ, bao gồm cả các tổ chức phi lợi nhuận, bởi vì còn ai sẽ làm như vậy ngoài chính người dân mỗi quốc gia?

Chắc hẳn, mọi người đều có thể được tin tưởng để giúp đỡ một người đồng hương. #Supportlocal không chỉ là một thẻ bắt đầu bằng #kinhtế. Đó là tiếng kêu gọi tập hợp cho lòng yêu nước khi chúng ta cùng nhau bảo vệ một thực tế đang bị bao vây bởi một đối thủ vô hình. Kiên cường tái thiết lập nhịp sống bình thường mới, thế nhưng, mọi thứ vẫn chưa thể đi vào khuôn khổ. Singapore Airlines và đội bay của hãng hàng không mang cờ Singapore nằm trên những đường băng trống, bên cạnh các nhà ga của sân bay Changi sầm uất một thời, hầu như vẫn còn vắng lặng bởi sự sụt giảm một cách chóng mặt lượng khách du lịch quốc tế. Mặc dù Singapore Airlines không hoàn toàn là một “doanh nghiệp địa phương” theo định nghĩa kinh tế tiêu chuẩn, nhưng chắc chắn hãng mang lại cảm giác gần gũi cho từng người dân đảo quốc. Đến lúc hàng không quốc tế tái mở cửa, hẳn họ rất sẵn lòng ủng hộ bằng cách đặt chỗ trên chuyến bay SQ, bởi vì không có gì chiến thắng bằng niềm tự hào, tinh thần đoàn kết dân tộc dâng cao.

This article is from: