Khám Phá Các Chủ Đề
BÌNH AN TRONG VAI TRÒ
LÀM CHA MẸ
Mart DeHaan
Giới Thiệu
Bình An Trong Vai Trò Làm Cha Mẹ
H
iếm có kinh nghiệm nào vừa tuyệt vời, vừa đầy thách thức hơn việc nuôi dạy con cái. Vua Sa-lô-môn đã công nhận cả hai phương diện này khi ông nói: “Con khôn ngoan làm cho cha vui vẻ, nhưng con ngu dại khiến mẹ buồn phiền” (Châm ngôn 10:1). Kinh Thánh cũng đưa ra những chỉ dẫn khôn ngoan nhằm giúp chúng ta đối diện với thách thức này. Không có kinh nghiệm nào thực tế hơn kinh nghiệm 1
của Áp-ra-ham và Sa-ra khi họ mong muốn có một đứa con, Đa-vít và gia đình lộn xộn của ông, người cha của đứa con trai hoang đàng và nhiều người khác. Không nơi nào khác có sự cảm thông và an ủi như Cha Thiên Thượng, Đấng kiên nhẫn yêu thương và chờ đợi nhìn thấy sự trưởng thành trong đời sống của con cái Ngài. Mart DeHaan
2
BÌNH AN TRONG VAI TRÒ LÀM CHA MẸ
nội dung một
Thách Thức Tuyệt Vời Nhưng Đầy Khó Khăn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
hai
Dấu Hiệu Đánh Mất Tầm Nhìn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
ba
Liệu Kinh Thánh Có Hứa Kết Quả Tương Xứng? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
bốn
Làm Sao Để Cha Mẹ Có Được Sự Bình An? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
năm
Bạn Là Con Của Ai? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43 ___________________________________________________________________________________
TỔNG BIÊN TẬP: Tim Gustafson, J.R. Hudberg, Alyson Kieda, Peggy Willison ẢNH BÌA: ©Shutterstock THIẾT KẾ BÌA: Mary Tham THIẾT KẾ NỘI DUNG: Mary Tham Hình ảnh trong sách: ©Shutterstock Phần Kinh Thánh được trích dẫn từ Bản Truyền thống Hiệu đính, bản quyền © 2010 bởi Liên hiệp Thánh Kinh hội. Đã được phép sử dụng. Bản quyền được bảo lưu. © 2020 Our Daily Bread Ministries Bản quyền được bảo lưu. Vietnamese Discovery Series “How Can a Parent Find Peace of Mind?"
một
Thách Thức Tuyệt Vời Nhưng Đầy Khó Khăn
K
hi nhìn lại, hiếm có người ông, người bà nào nói rằng nuôi dạy con cái là việc dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều người sẽ nói rằng làm cha mẹ đã và vẫn luôn là kinh nghiệm tuyệt vời nhất trong cuộc đời họ. Cũng có người nói rằng nếu biết trước nuôi con là khổ thì họ đã chẳng sinh con. Một số khảo sát nổi tiếng cho thấy rằng sự vỡ mộng về vai trò cha mẹ ngày càng phổ biến. Những bài báo, podcast, các chương trình truyền hình tiếp tục cho thấy phía sau những câu nói hóm hỉnh dưới đây không chỉ là tiếng cười… 5
• Hạnh phúc là được tiêu xài của thừa kế của con cái trước khi chúng xài đến. • Cha mẹ thành công là người sống đủ thọ để trở thành nan đề cho con cái. Đằng sau sự hài hước đó là những tấm lòng tan vỡ, những đêm mất ngủ và những giấc mơ không thành. Đối với cha mẹ, khó khăn nằm ở chỗ con cái quá quý giá đối với họ. Nhiều người thấy chẳng có điều gì khác quan trọng bằng con mình. Cũng khá nhiều bậc cha mẹ nói rằng không có điều gì đáng lưu tâm bằng sự lo nghĩ khi con cái họ không hạnh phúc. Không có điều gì khiến cha mẹ lo lắng như khi con đau bệnh, tổn thương hay hoảng sợ. Hầu hết những lo toan của các bậc cha mẹ là tốt. Bạn lo lắng cho con cái vì bạn yêu chúng. Tuy nhiên, đôi khi sự lo âu đó trở thành có hại. Sự lo lắng về một đứa con khó dạy bảo đôi khi có thể khiến bạn hao mòn và đó là lời cảnh báo rằng bạn đã mất đi tầm nhìn đúng đắn.
6
BÌNH AN TRONG VAI TRÒ LÀM CHA MẸ
hai
Dấu Hiệu Đánh Mất Tầm Nhìn
D
ù tất cả những bậc cha mẹ đều có lúc chán nản và tức giận, nhưng nhiều người vẫn nói rằng họ sẵn lòng làm bất cứ điều gì, miễn là con cái họ hạnh phúc. Cũng không hiếm những bậc cha mẹ ao ước hy sinh cả cuộc đời mình vì con cái. Điều này được thể hiện trong những việc làm yêu thương đi kèm với trách nhiệm làm cha mẹ. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta đánh mất tầm nhìn đúng đắn. Dù sự lo lắng và nỗi đau của cha mẹ là điều có thể hiểu được, nhưng sẽ không tốt nếu các bậc cha mẹ sống với suy nghĩ sau: 7
Lẽ ra phải khác. Các bậc cha mẹ thường hay lý tưởng hóa hình ảnh người cha, người mẹ tốt. Nhiều người có những mong đợi phi thực tế về việc nuôi dạy con cái. Chúng ta cho rằng cha mẹ tốt thì chắc chắn con cái cũng phải tốt. Những hy vọng và niềm tin như vậy không phải là cách mà người cha, người mẹ khôn ngoan và yêu thương con nên làm. Không điều gì khác quan trọng bằng. Chúng ta thường không chỉ lý tưởng hóa trách nhiệm làm cha mẹ mà còn thần tượng hóa con cái mình. Dù con cái rất quan trọng, nhưng chúng không phải là tất cả. Chúng ta không thể để chúng trở thành tâm điểm chi phối cả đời sống mình. Chúng ta không thể để những chọn lựa thiếu chín chắn của con cái ngăn trở mối liên hệ giữa chúng ta với người phối ngẫu hay cả mối liên hệ với Cha Thiên Thượng. Nan đề của con cái phản ánh sai lầm của cha mẹ. Dù chúng ta đều truyền lại cho con cái bản chất của mình, nhưng sẽ thiếu sáng suốt nếu cho rằng nan đề của con cái luôn tương xứng với sai lầm của chúng ta. Trong câu chuyện của Gióp ở Kinh Thánh Cựu Ước, ba người bạn của người đàn ông đang gặp nan đề này đã suy luận một cách sai lầm rằng những gì xảy ra cho Gióp và con cái của ông là kết quả của tội lỗi Gióp đã phạm. Bạn ông hiểu được nguyên tắc đạo đức “gieo gió, gặt bão” nhưng họ đã sai khi cho rằng nan đề xảy đến cho gia đình Gióp tương xứng với tội lỗi của ông. 8
BÌNH AN TRONG VAI TRÒ LÀM CHA MẸ
Nếu vì quan tâm đến con, chúng ta nhận ra những sai lầm của mình, thì chúng ta không thể làm gì khác ngoài việc thừa nhận thất bại và cam kết thay đổi. Nhưng thật sai lầm khi nghĩ rằng nếu chúng ta thay đổi cách sống thì con cái của chúng ta cũng sẽ thay đổi theo. Mọi hy vọng đã tiêu tan. Kinh nghiệm của Gióp giúp chúng ta nhìn thấy vấn đề theo cách khác. Đến đúng lúc, Gióp đã nhận ra rằng những giây phút tăm tối và tuyệt vọng đó không phải là đoạn kết của cuộc đời ông. Đến đúng thời điểm, Chúa— Đấng đã yên lặng với ông vì Ngài có lý do của Ngài—giờ đây đã lên tiếng. Ngài cất lên tiếng phán đầy yêu thương. Nhiều bậc cha mẹ nhận biết rằng khó khăn thử thách không kéo dài mãi mãi. Đến đúng thời điểm, họ đã hiểu được giá trị của việc trông đợi nơi Đức Chúa Trời qua việc nương dựa vào nguồn sức lực của Ngài để yêu thương và chăm sóc con cái một cách khôn ngoan.
Dấu Hiệu Đánh Mất Tầm Nhìn
9
ba
Liệu Kinh Thánh Có Hứa Kết Quả Tương Xứng?
M
ột trong những nguyên tắc nuôi dạy con cái được trích dẫn nhiều nhất là Châm Ngôn 22:6. Trong câu Kinh Thánh đó, Sa-lômôn—vị vua khôn ngoan của Y-sơ-ra-ên đã nói: “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo, để khi trở về già, nó cũng không lìa khỏi đó.” Trong tiếng Hê-bơ-rơ, nghĩa đen của câu này là nếu bạn uốn nắn, dạy dỗ (bắt đầu, thấm nhuần, biệt riêng) đứa trẻ theo đường lối đúng đắn (quan tâm đến cá tính và nhu cầu cá nhân theo từng giai đoạn tăng trưởng của trẻ) thì khi về già (gốc của từ này có nghĩa 11
“có râu” hay “trưởng thành”), trẻ sẽ không xa lìa đường lối đó. Có người coi đó là một lời hứa. Có người tin rằng đó là nguyên tắc phổ biến nói lên tầm ảnh hưởng của cha mẹ trên con cái khi chúng còn dễ uốn nắn. Mỗi quan điểm chứa đựng một số chân lý. Ít nhất câu châm ngôn này cho thấy nếu đứa trẻ có một khởi đầu tốt do được dạy dỗ cách đúng đắn và phù hợp với nhu cầu cá nhân của trẻ, thì ảnh hưởng tích cực của những điều trẻ được dạy khi còn nhỏ sẽ còn lại đến suốt đời. Đứa trẻ sẽ không bao giờ đi xa khỏi những gì mà cha mẹ đã để lại. Điều đó không có nghĩa là khi lớn lên, đứa trẻ sẽ luôn sống theo ảnh hưởng của cha mẹ như khi còn nhỏ, nhưng những ký ức về sự dạy dỗ của cha mẹ sẽ được chúng mang theo đến suốt đời. Tóm lại, Kinh Thánh cho chúng ta thấy cách dạy dỗ con cái tốt là theo gương của Cha trên trời. Chúa yêu con cái Ngài hơn bất cứ bậc làm cha mẹ nào nhưng Ngài cũng cho con cái Ngài có quyền quyết định và cho phép chúng mắc sai lầm.
12
BÌNH AN TRONG VAI TRÒ LÀM CHA MẸ
bốn
Làm Sao Để Cha Mẹ Có Được Sự Bình An?
L
à cha mẹ, đôi khi chúng ta băn khoăn về tương lai, chúng ta ao ước Chúa đảm bảo kết quả cho mình. Nhưng thật ra, dạy dỗ con cái mà không có sự bảo đảm về kết quả càng thể hiện tình yêu của chúng ta dành cho con cái hơn. Qua việc quan sát cách Cha Thiên Thượng yêu thương chúng ta, chúng ta sẽ thấy rằng nuôi dạy con cái là việc đáng làm—không phải vì con cái chúng ta sẽ luôn có những chọn lựa đúng đắn mà vì chúng ta đã có được đặc ân, cơ hội và sự bình an khi yêu thương chăm sóc chúng theo cách mà Cha Thiên Thượng đã yêu thương chăm sóc chúng ta. 13
Chấp nhận sự bảo đảm có giới hạn Làm cha mẹ tốt không đảm bảo rằng sẽ có những đứa con tốt. Nó chỉ đảm bảo rằng con cái chúng ta có rất nhiều thuận lợi vì đã có người cha, người mẹ tốt. Hãy nghĩ về Đức Chúa Trời của Kinh Thánh! Ngài là Người Cha hoàn hảo. Nhưng hãy thử nhìn xem con cái Ngài: A-đam và Ê-va đã được nuôi dưỡng trong môi trường tốt nhất; nhưng họ đã quẳng đi tất cả để đi theo đường lối của con rắn và sinh ra một kẻ giết người. Rồi đến Y-sơ-ra-ên, một dân tộc được yêu thương vô cùng nhưng đã trở nên một đứa con nổi loạn, khó sửa trị. Ngay cả những con cái Chúa vẫn thường sống theo ý riêng, khiến Ngài buồn lòng. Tiên tri Ê-xê-chi-ên cho rằng cha mẹ tốt vẫn có thể có con hư. Ông cũng nhắc nhở chúng ta rằng cha mẹ tệ có khi lại có con ngoan. Ông đã kịch liệt chống lại mối liên hệ theo kiểu định mệnh giữa cha mẹ và con cái (Êx. 18:1-28). “Áp lực của ngoại lệ” này đi ngược lại quan niệm về mối quan hệ cha mẹ–con cái mà chúng ta thường nghĩ. Khi thấy con của một gia đình nề nếp hư hỏng, chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ rằng chắc chắn phải có góc khuất nào đó của cha mẹ nó mà chúng ta không biết. Có thể! Nhưng còn những đứa con rất tuyệt vời của những gia đình có nan đề thì sao? Hay chúng ta vội vàng cho rằng chắc cha mẹ chúng có được những phẩm tính quan trọng nào đó mà 14
BÌNH AN TRONG VAI TRÒ LÀM CHA MẸ
chúng ta không thấy bù trừ cho những điều không tốt? Hay chúng ta nghĩ rằng đứa trẻ đó quyết định sống khác với gia đình mình? Cha mẹ yêu thương và quan tâm đến hạnh phúc của con phải lo lắng cho chúng là một kinh nghiệm đau lòng. Cũng thật đau lòng khi chúng ta nhận ra mình đã không yêu thương, kiên nhẫn và dạy dỗ con cái tốt như chúng ta mong đợi. Vì thế, sẽ đáng buồn hơn khi những suy nghĩ không đúng cướp mất sự bình an của chúng ta. Thật đáng tiếc khi cha mẹ chịu đựng cảm giác có lỗi không đáng có vì họ nghĩ rằng nếu là cha mẹ tốt thì con cái họ phải ngoan. Thật ra, nếu chúng ta làm tốt vai trò của mình thì con cái chúng ta sẽ rất có phước vì có được một nền tảng vững vàng.
Học Làm Cha Mẹ Có hai cách chơi quần vợt. Bạn có thể chơi vì tinh thần thể thao giải trí mà việc thắng thua không quan trọng. Bạn cũng có thể chơi để giành chiến thắng và nhận tiền thưởng. Cách thứ hai này là do những kẻ choai choai nhà nghề bày ra; họ đã làm mất giá trị của môn thể thao này bằng sự cáu giận, lời thô tục và đánh nhau. Cũng có hai chọn lựa tương tự cho những người làm cha mẹ. Họ có thể dùng cơ hội đó để cải thiện khả năng tiết chế, cách dạy dỗ và phản ứng đối với con cái. Hoặc họ không quan tâm đến lỗi lầm của mình mà đổ lỗi cho người
Làm Sao Để Cha Mẹ Có Được Sự Bình An?
15
khác đã gây ra vấn đề. Trong cách thứ hai, cha mẹ sẽ biện hộ kiểu: “Mấy đứa nhỏ nhà tôi làm tôi phát khùng. Chúng muốn làm tôi điên lên đây mà. Nhiều lúc tôi nghĩ tôi không còn là mình nữa. Tôi biết không nên la hét quát tháo, nhưng không thể không la chúng. Chúng thách thức những tính xấu nhất trong tôi. Tôi nghĩ cái tật này của tôi là do tôi xuất thân từ trong gia đình có vấn đề. Tôi không thể không la, không đánh, không lý luận với mấy đứa trẻ hư đốn này. Chính tôi cũng không hiểu được mình.” Người cha, người mẹ đầu tiên trên đất cũng đã đổ lỗi. A-đam đổ lỗi cho Ê-va. Ê-va đổ lỗi cho con rắn. Con rắn quỷ quyệt đã đổ lỗi cho Đức Chúa Trời. Nhưng Chúa nói rằng A-đam phải chịu trách nhiệm cho những chọn lựa của mình. Ngài cũng khiến Ê-va phải chịu trách nhiệm với những gì bà đã quyết định. Con rắn cũng không tránh khỏi tội của nó. Ngày nay, chúng ta có khuynh hướng cho rằng những nan đề trong việc nuôi dạy con cái của chính mình là kết quả từ những sai lầm của cha mẹ chúng ta. Có lẽ cũng có nhiều điều đúng. Tuy nhiên từ xưa, Chúa đã dạy dân sự Ngài không đổ lỗi cho người khác về những chọn lựa của mình. Chúa không đồng ý với câu tục ngữ mà người ta dùng để trốn tránh trách nhiệm về hành vi của họ: Cha ăn trái nho chua, mà con bị ghê răng. (Êx. 18:2) 16
BÌNH AN TRONG VAI TRÒ LÀM CHA MẸ
Điều đó không có nghĩa là Đức Chúa Trời phủ nhận những thói hư tật xấu chúng ta thừa hưởng từ cha mẹ. Dĩ nhiên Kinh Thánh cũng nói có một khuynh hướng di truyền về mặt sinh học và môi trường dạy dỗ. Đức Chúa Trời phán: Ta… là Đức Chúa Trời kỵ tà. Đối với những kẻ ghét Ta, Ta sẽ vì tội đó của tổ tiên mà trừng phạt con cháu họ đến thế hệ thứ ba, thứ tư (Xuất. 20:5). Tuy nhiên Kinh Thánh nói rõ rằng việc chịu ảnh hưởng của cha mẹ cũng không khiến chúng ta được miễn trách nhiệm về những chọn lựa của mình như là kết quả của những ảnh hưởng đó. Chọn lựa đi theo gương của cha mẹ một cách không suy nghĩ hay đi theo một cách có ý thức hoặc chọn lựa con đường khác là quyết định của cá nhân chúng ta. Một cậu con trai ở tuổi niên thiếu có thể thách thức những giới hạn của chúng ta. Hình ảnh người cha thường xuyên say xỉn hoặc người mẹ bị rối loạn thần kinh có thể vẫn còn lẩn quẩn trong ký ức của chúng ta. Nhưng điều đó không thể biện hộ cho hành vi thiếu trưởng thành, giận dữ, tranh cãi, hay la mắng, xúc phạm người khác của chúng ta.
Tiếp Tục Học Vào lúc chúng ta nhận ra việc học đã ở phía sau chúng ta, đã qua khỏi cái thời của một đứa trẻ bị buộc phải đến trường, đột nhiên, chúng ta nhận ra mình phải “tiếp tục học”.
Làm Sao Để Cha Mẹ Có Được Sự Bình An?
17
Chúng ta nghiệm ra rằng làm cha làm mẹ không phải chỉ việc từ từ tuôn những kiến thức chúng ta tích lũy lâu nay vào tâm trí non nớt sẵn sàng tiếp nhận, dễ uốn nắn và khao khát được biết. Một lần nữa, chúng ta lại có nhiều thắc mắc cần câu trả lời hơn. Chúng ta bắt đầu thấy mình có cái nhìn hoàn toàn mới về trẻ thơ. Nhặt viên phấn của kho tàng kiến thức làm cha mẹ lên, chúng ta phát hiện ra rằng tấm bảng đó đã rất trơn, không chịu tiếp nhận khao khát nhiệt huyết muốn viết và dạy muôn điều tuyệt diệu. Chừng nào chúng ta còn có con cái thì những sự dạy dỗ của chúng ta vẫn có thể bị chối từ. Trong thất vọng, chúng ta nhận ra rằng hầu như đứa trẻ nào cũng học nhanh nhất khi chúng ta nhìn vấn đề theo hướng ngược lại. Đó không phải là cách chúng ta mong đợi. Chúng ta tưởng rằng trẻ con như trang giấy trắng tinh, chúng ta có thể viết vào đó tất cả những sự hiểu biết mà khi ở tuổi của chúng, chúng ta rất muốn tiếp nhận. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang học tiếp dù chúng ta có nhận ra điều đó hay không. Cuối cùng thì chúng ta cũng đang học để hiểu cha mẹ mình. Chúng ta từ từ hiểu được Làm cha làm mẹ không phải chỉ việc từ từ tuôn những kiến thức chúng ta tích lũy lâu nay vào tâm trí non nớt, sẵn sàng tiếp nhận, dễ uốn nắn và khao khát được biết.
18
BÌNH AN TRONG VAI TRÒ LÀM CHA MẸ
cảm giác hết lòng yêu thương con cái của mình cho dù chúng hay bắt chước những lỗi lầm của chúng ta, nhưng lại không chịu tiếp nhận những giá trị, những mong đợi và kỳ vọng của chúng ta. Chúng ta cũng bắt đầu hiểu được tấm lòng của Đức Chúa Trời, tấm lòng ngập tràn yêu thương đối với những đứa con bé bỏng được gọi bằng danh Ngài và mang lấy hình ảnh của Ngài. Chúng ta bắt đầu hiểu được sự vui sướng của Ngài. Chúng ta hiểu được nỗi đau Ngài chịu khi con cái quay lưng với sự sửa dạy yêu thương của Ngài (Ês. 1:2). Chúng ta biết nhiều hơn về chính mình. Chúng ta nhận ra rằng những đứa trẻ này giúp chúng ta thể hiện những điều đẹp đẽ nhất và cả mặt tệ nhất của mình. Tuy vậy, không phải tất cả những điều tồi tệ đều xấu. Nó giúp chúng ta nhận ra chính mình. Sự căng thẳng, lo âu và giận dữ cũng gây tác hại cho chúng ta như bệnh đau đầu hay cảm sốt. Cám dỗ la rầy, quát tháo hay thể hiện thẩm quyền không đúng chỗ (“Ba/mẹ đã nói rồi mà không nghe!”) là những triệu chứng không nên làm ngơ. Những phản ứng như vậy cho thấy vẫn còn rất nhiều khía cạnh chúng ta cần học biết về những gì Chúa có thể làm trong chúng ta. Để có thể hiểu và dẫn dắt một “trung tâm của vũ trụ” đến với sự trưởng thành, chúng ta cần tăng trưởng trong Chúa, học nơi Chúa cách tiết độ và nhờ cậy vào quyền năng của Ngài. Khi nhận ra rằng điều đó đem đến ích lợi cho chính mình, chúng ta sẽ thấy bình an.
Làm Sao Để Cha Mẹ Có Được Sự Bình An?
19
Học Từ Con Vật Cưng Trong Nhà Trước khi bực mình vì sự so sánh khập khiễng này, hãy thử suy nghĩ một chút. Bạn dạy chú cún con cách ngồi xuống và năn nỉ mình làm gì đó bằng cách nào? Bạn có cuộn tờ báo lại quất cho nó vài cái, có quát tháo, tranh luận hay chế giễu nó không? Thật lạ là dù bạn có thể lôi nó ra khỏi chuồng và đánh cho nó một trận nhưng bằng cách đó bạn không thể bắt nó ngồi xuống, bắt nó cuộn mình lại hoặc mang đôi dép đến cho bạn. Chú cún con đó cũng sẽ không chịu học mấy trò mới nếu bạn không thưởng nó, không ôm nó hoặc khen nó. Dạy trẻ con cũng vậy. Việc đề ra những điều luật, đe dọa hình phạt Không thể dùng sự áp đặt để và dùng quyền hành để nói rằng “Bố khiến một đứa đã nói vậy rồi mà sao không nghe! trẻ ngoan ngoãn. Không chịu vâng lời bố!” chỉ phát huy tác dụng trong thời gian rất ngắn. Tất cả những lời đe dọa đó không khiến con bạn thay đổi, mà còn khiêu khích đứa trẻ nổi loạn trước mặt bạn và chắc chắn là cả sau lưng bạn nữa. Không thể dùng sự áp đặt để khiến một đứa trẻ ngoan ngoãn – dù đôi khi có hiệu quả. Đến một lúc, chúng sẽ làm tất cả những gì chúng thích dù bạn có muốn chúng làm hay không. Bí quyết là phải giúp chúng ước muốn làm những điều đúng đắn theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời và đúng 20
BÌNH AN TRONG VAI TRÒ LÀM CHA MẸ
với nhu cầu của cá nhân chúng. Ai cũng muốn tự do, và hơn thế nữa, ai cũng muốn cảm giác thoải mái và được trân trọng. Hãy giúp con cảm nhận rằng con được quan tâm. Hãy khích lệ con, dành thời gian với con, làm những điều con yêu thích. Hãy nắm tay con, ôm con! Hãy làm cho con những điều giúp con nhận ra rằng con có vị trí quan trọng trong lòng bạn và bạn luôn mong muốn điều tốt cho con cái mình. Đừng chỉ yêu thương con mà thôi! Hãy giúp con biết những ranh giới được tạo nên để bảo vệ sự tự do của con! Hãy cho con thấy hậu quả xảy đến cho những người không sống trong sự tể trị khôn ngoan và yêu thương của Đức Chúa Trời! Hãy tìm những cách sáng tạo để bày tỏ cho con thấy rằng Lời Chúa được ban ra để đáp ứng những nhu cầu sâu xa nhất của chúng ta! Hãy giúp con khám phá nguyên tắc sống khôn ngoan trong sách Châm Ngôn. Những câu châm ngôn này bằng nhiều cách cho thấy rằng dù Đức Chúa Trời có quyền để bắt con người thuận phục, nhưng Ngài không làm như vậy. Ngài ban cho chúng ta sự thông sáng để đưa ra lựa chọn và Ngài cũng khích lệ chúng ta. Là cha mẹ, bạn sẽ tránh được sự thất vọng khi hiểu tầm quan trọng của việc đưa ra những lý do chính đáng và khích lệ con cái quyết định làm những việc đúng đắn. Chúng cần thấy được rằng những lý do và những sự khích lệ này rất phù
Làm Sao Để Cha Mẹ Có Được Sự Bình An?
21
hợp với nhu cầu sống vui thỏa, thấy mình có giá trị, có sự tự do và thấy mình được quý trọng. Việc ngăn cản sẽ “chọc cho con cái mình giận dữ” (Êp. 6:4) và đánh mất sự bình an của chính mình.
Sống Theo Giao Ước Cha mẹ khôn ngoan sẽ không ép buộc con cái phải cư xử phải phép. Họ nhận ra rằng không thể bắt con ngoan được vì như thế chẳng khác nào bắt ngựa uống nước. Bạn có thể hướng dẫn con cách sống đúng đắn nhưng bạn không thể ép buộc nó. Đó là sức mạnh của ý chí. Bề ngoài con cái có thể ngồi im lắng nghe bạn nói, nhưng bên trong con thì chống đối. Điều đó không có nghĩa là bạn không được bắt con cái làm những gì chúng không thích làm. Có những trường hợp ngoại lệ, đặc biệt là khi chúng còn nhỏ. Một trong những bài học quan trọng nhất mà cha mẹ cần học là đi theo gương mẫu của Đức Chúa Trời trong cách Ngài dạy dỗ con cái Ngài. Ngài là Đức Chúa Trời thiết lập giao ước. Ngài cho chúng ta biết kết quả của việc chúng ta làm theo những gì Ngài mong muốn. Ngài cũng cho chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không làm theo. Ngài giúp đỡ chúng ta đưa ra lựa chọn đúng đắn nếu chúng ta xin Ngài ban sự khôn ngoan. Ngài cũng luôn sẵn sàng giúp chúng ta làm những gì Ngài muốn chúng ta làm, là những việc chúng 22
BÌNH AN TRONG VAI TRÒ LÀM CHA MẸ
ta không thể tự mình làm được. Trọng tâm trong mối quan hệ giữa Điều tốt nhất Chúa và con cái Ngài là vấn đề chọn chúng ta nên lựa. Nếu họ sống sai lầm, đó là chọn làm là nói rõ mong đợi của lựa của họ. Khi họ phải gánh chịu hậu chúng ta và quả về những việc làm của mình, đó khoảng thời gian là vì họ đã cố ý quyết định đi ngược chúng cần làm lại với ý muốn Ngài. việc đó. Hãy áp dụng nguyên tắc đó vào việc nuôi dạy con cái! Cách dạy dỗ này đối lập với việc quyết định thay cho con cái, để rồi khi chúng chọn lựa sai lầm thì chúng ta lại can thiệp vào để bảo vệ chúng. Cách dạy này cũng đối nghịch với việc bắt chúng làm theo những gì chúng ta muốn. Điều này có nghĩa là chúng ta không cần la hét, dọa nạt và cằn nhằn mãi. Điều tốt nhất chúng ta nên làm là nói rõ mong đợi của chúng ta và khoảng thời gian chúng cần làm việc đó. Hãy cho chúng biết kết quả của việc chúng làm theo, cũng cho chúng biết nếu chúng không làm thì điều gì sẽ xảy ra và sau đó hãy để chúng chọn lựa. Nếu cuối cùng chúng không được xem TV, không được dùng xe đạp hoặc xe máy nữa, nếu chúng phải đi ngủ sớm hơn thường lệ 1 tiếng, hay chúng không được đi chơi với gia đình—đó là kết quả cho sự lựa chọn của chúng, không phải của chúng ta. Dạy con chọn lựa con đường của mình và để chúng kinh nghiệm kết quả của chọn lựa đó, dù vui hay buồn, là một
Làm Sao Để Cha Mẹ Có Được Sự Bình An?
23
trong những điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm, không chỉ cho chúng mà cũng cho chúng ta sự bình an trong tâm hồn. Mặt khác, khi dạy con biết chọn lựa như vậy, chúng ta sẽ không cần la hét, dọa nạt và nhắc đi nhắc lại nữa. Điều đó có nghĩa là chúng ta không phải cằn nhằn vì phải nhặt quần áo chất đống trong phòng chúng nữa, cũng có nghĩa là chúng ta có thể nói nhỏ nhẹ hơn với chúng về những mong đợi của chúng ta. Bạn có thể nói: “Giờ con có thể chọn lựa những gì xảy đến cho con. Chúa dạy dỗ cha mẹ như thế nào thì cha mẹ cũng sẽ dạy con như vậy. Cha mẹ luôn bên con nhưng chọn lựa làm gì là trách nhiệm của con.”
Làm Con Khóc Chúng ta sống trong một thời đại mà tình trạng ngược đãi trẻ em tăng đến mức báo động. Do đó, chúng ta cần nhạy bén nhận ra những nguy hiểm khi đánh con cái trong lúc nóng giận bao gồm việc dùng tay hay bất cứ dụng cụ nào có thể gây ra thương tích trầm trọng. Chúng ta cũng phải nhận ra rằng khi đứa trẻ lớn lên, nó có thể được sửa dạy bằng việc sử dụng kết quả của những gì nó chọn lựa trước đó (xem tr. 14-15). Tuy nhiên, đó chỉ là một mặt của vấn đề. Mặt khác, những bậc cha mẹ yêu thương và khôn ngoan sẽ không ngại làm cho con khóc khi cần thiết. Kinh Thánh đưa ra những sự chỉ dạy khôn ngoan áp dụng cho mọi thời đại: 24
BÌNH AN TRONG VAI TRÒ LÀM CHA MẸ
• Người nào kiêng roi vọt là ghét con cái mình, nhưng ai thương con sẽ sớm lo sửa dạy nó (Châm Ngôn 13:24). • Hãy sửa phạt con cái ngươi lúc còn hi vọng, nhưng đừng định tâm giết nó (Châm Ngôn 19:18). • Sự ngu dại buộc vào lòng con trẻ, nhưng roi răn dạy sẽ làm cho điều ấy lìa xa nó (Châm Ngôn 22:15). • Roi vọt và sự quở trách ban cho sự khôn ngoan, còn đứa con phóng túng làm nhục mẹ nó (Châm Ngôn 29:15). • Hãy sửa phạt con cái, nó sẽ cho con được an tịnh, và làm cho lòng con vui mừng (Châm Ngôn 29:17). • Tất cả sự sửa phạt lúc nầy dường như chỉ làm cho đau đớn chứ không phải là vui mừng, nhưng về sau sinh ra bông trái công chính và bình an cho những người đã chịu luyện tập như vậy (Hê-bơ-rơ 12:11). Có lẽ với cha mẹ, đó là điều không dễ nghe. Việc nuông chiều con trước mắt có vẻ dễ hơn Hãy cầu nguyện nhìn thấy những giọt nước mắt và sự rằng khi chúng phàn nàn của chúng. Ngay hiện tại, ta khiến con điều đó làm chúng ta đau lòng, nhưng cái phải khóc về lâu dài, sự sửa phạt thích hợp và là vì tình yêu đúng lúc trong tình yêu là điều cần chúng ta dành thiết cho con cái và cũng đem đến sự cho chúng chứ bình an cho chính bạn. Con cái chúng không phải vì ta thường giống người đầy tớ được tức giận.
Làm Sao Để Cha Mẹ Có Được Sự Bình An?
25
mô tả trong sách Châm Ngôn: Đừng sửa trị đầy tớ bằng lời nói suông, vì dù nó hiểu, cũng không vâng theo (29:19). Hãy cầu nguyện rằng khi chúng ta khiến chúng phải khóc là vì tình yêu chúng ta dành cho chúng chứ không phải vì tức giận. Chúa không hứa ban sự bình an khi cha mẹ làm con khóc vì sự ích kỷ của chính mình. Điều đó có nghĩa là cha mẹ không nên làm cho con cái có lý do để nói: “Cha mẹ không công bằng. Cha mẹ chẳng nghe con nói. Cha mẹ đòi hỏi ở con nhiều hơn điều con có thể làm. Cha mẹ chẳng bao giờ thỏa lòng cả.” “Con phạm một lỗi nhỏ mà cha mẹ lại làm cho lớn chuyện. Khi cha mẹ làm sai thì cha mẹ lại không nhận lỗi. Chẳng lý do nào con đưa ra mà cha mẹ chấp nhận. Cha mẹ cứ đổi ý liên tục.” “Cha mẹ chỉ dùng thẩm quyền của mình mà thôi! Cha mẹ thật ích kỷ và khó đoán. Cha mẹ có thể giận bất cứ lúc nào. Con sợ cha mẹ. Lẽ ra cha mẹ phải là người bảo vệ con, nhưng con thấy con cần được bảo vệ khỏi cha mẹ. Con ghét cha mẹ vì lúc nào cha mẹ cũng làm con phải khóc.”
Học Từ Người Nông Dân Việc nuôi dạy con cái giống làm nông hơn là nấu nướng. Chỉ cần vài giờ là có thể chuẩn bị xong một bữa ăn ngon. Cứ theo công thức có sẵn, bạn có thể có được kết quả khá 26
BÌNH AN TRONG VAI TRÒ LÀM CHA MẸ
chắc chắn. Tuy nhiên, công thức thường không phát huy tác dụng với con cái. Chúng ta cần học từ việc làm nông để rút ra nguyên tắc nuôi dạy con cái. Việc làm nông rất giống với việc nuôi Nông dân giỏi dạy con. Làm cha mẹ là cày xới và đào là người siêng năng lao động, là đất, sắp xếp và trồng trọt. Nó bao gồm người biết phải việc nhổ cỏ, trồng trọt, tưới tiêu, và chăm sóc mỗi sau đó trông trời trông đất cho đến loại cây, nuôi mùa thu hoạch. Có năm bạn có được mỗi loài gia súc một vụ mùa bội thu, cũng có khi bạn như thế nào. mất trắng vì rầy và sâu bệnh, do mưa nhiều quá hoặc mưa ít quá, do nóng quá hoặc lạnh quá. Điều đó không có nghĩa là làm nông giống như đánh cược với may rủi. Nghề nông cũng rất khoa học. Để kẻ lười nhác hoặc kẻ ăn chơi ra đồng thì chắc chắn đến mùa thu hoạch bạn sẽ bị đói. Nông dân giỏi là người siêng năng lao động, là người biết phải chăm sóc mỗi loại cây, nuôi mỗi loài gia súc như thế nào. Người nông dân giỏi không nuôi gà ta như nuôi gà tây, cũng không trồng ngô y như trồng cà chua. Bạn sẽ không thấy nông dân dùng công thức nấu ăn nhanh theo kiểu “cái này là thứ không thể thiếu”. Người nông dân giỏi là người khiêm nhường, biết rằng vụ mùa là tài sản của mình, nhưng không bị áp lực bởi kết quả. Tất cả những gì người nông dân cần là trách nhiệm ở từng thời điểm. Nếu có được một mùa bội thu, đó là nhờ đã làm những điều
Làm Sao Để Cha Mẹ Có Được Sự Bình An?
27
đúng đắn trong khả năng của mình, cộng với sự suôn sẻ của những gì nằm ngoài tầm kiểm soát. Trong bức thư thứ nhất gửi cho người Cô-rinh-tô, sứ đồ Phao-lô đã ám chỉ đến nguyên tắc làm nông này: Thế thì, A-pô-lô là ai? Phao-lô là ai? Họ chỉ là những đầy tớ, mà qua họ anh em đã tin, như Đức Chúa Trời đã chỉ định cho mỗi người. Tôi đã trồng, A-pô-lô đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lớn lên… Người trồng, kẻ tưới đều như nhau; mỗi người sẽ nhận được tiền công tùy theo công sức của mình (I Cô-rinh-tô 3:5-6, 8). Chúng tôi làm việc khó nhọc bằng chính đôi tay mình. Khi bị nguyền rủa, chúng tôi chúc phước; khi bị bắt bớ, chúng tôi chịu đựng… Tôi viết những điều nầy không phải để làm anh em xấu hổ, nhưng để khuyên nhủ anh em như những người con yêu quý của tôi. Cho dù anh em có hàng vạn người hướng dẫn trong Đấng Christ, nhưng anh em không có nhiều cha; vì nhờ Tin Lành, tôi đã sinh anh em ra trong Đấng Christ Jêsus. Vậy, tôi nài khuyên anh em: Hãy bắt chước tôi (I Cô-rinh-tô 4:12, 14-16). Cố gắng thúc ép cho mùa gặt đến sớm sẽ không đem lại sự bình an và cũng không kết quả. 28
Phao-lô đang nghĩ về vai trò làm cha mẹ thuộc linh. Vai trò này khác với việc nuôi dạy con cái, nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng. Ở cả hai vai trò, bạn đều phải làm điều đúng, làm cách siêng năng, chờ đợi Chúa
BÌNH AN TRONG VAI TRÒ LÀM CHA MẸ
đem mùa thu hoạch đến và nhận ra rằng bạn được ban thưởng xứng đáng—không phải dựa trên kết quả bạn gặt hái được nhưng dựa trên tình yêu và sự chăm sóc bạn đã dành cho con mình. Sự bình an có được không phải do nỗ lực thúc ép sự tăng trưởng nhưng do nhận thức rằng nuôi dạy con cái là một tiến trình lâu dài cung cấp những gì cần thiết cho chúng, chăm sóc và chờ đợi Chúa đem kết quả đến. Cố gắng thúc ép cho mùa gặt đến sớm sẽ không đem lại sự bình an và cũng không kết quả.
Chấp Nhận Vai Trò Thầy Tế Lễ Trong Cựu Ước, thầy tế lễ Hê-li đã nuôi đứa trẻ không phải là con mình (I Sa-mu-ên 1:24- 2:21). Hê-li đã như người cha, người mẹ cho cậu bé Sa-mu-ên trong suốt nhiều năm. Nhưng Sa-mu-ên chỉ là sự ủy thác mà Chúa đặt để trong sự chăm sóc của Hê-li. Ở một khía cạnh nào đó, mối quan hệ giữa chúng ta với con cái cũng tương tự như vậy. Con cái cũng giống như những thứ khác trong gia tài của chúng ta. Trên thực tế, chúng không thuộc về chúng ta. Đức Chúa Trời tạm thời giao phó chúng cho chúng ta chăm sóc. Ở khía cạnh nào đó, ý tưởng con cái không thuộc về chúng ta không phải là ý tưởng đem đến sự an ủi. Chúng ta hiểu được cảm giác lo lắng khi đem trả lại chiếc xe máy hay điện thoại chúng ta đã mượn rất lâu. Mặt khác, nhận ra con
Làm Sao Để Cha Mẹ Có Được Sự Bình An?
29
cái thuộc về Chúa lại là một ý tưởng giải phóng chúng ta vì điều đó có nghĩa là chủ sở hữu hợp pháp của đứa trẻ sẽ bảo đảm cung cấp cho chúng ta đầy đủ những gì cần để chúng ta chăm sóc đứa trẻ đó thay Ngài. Cha mẹ cũng giống như Hê-li ở khía cạnh họ cũng như những thầy tế lễ. Trong Hê-bơ-rơ 5:1-4, chúng ta thấy thầy tế lễ là người cầu thay cho dân mình và người đó cầu thay với nhận thức về sự yếu đuối của bản thân. Vì thầy tế lễ biết nan đề của chính mình nên ông sẽ cảm thông và nhân từ trong cách đối xử với những ai đến nhờ ông giúp đỡ. Tác giả của sách Hê-bơ-rơ nói về vai trò thầy tế lễ cả như sau: Vì chính ông cũng bị bao vây trong sự yếu đuối nên có thể cảm thông với những kẻ u tối, lầm lạc. Vì lý do đó, ông buộc phải dâng sinh tế vì tội lỗi của chính mình, cũng như vì tội lỗi của dân chúng (Hê-bơ-rơ 5:2-3). Vì phân đoạn này nói về những thầy tế lễ hầu việc Đức Chúa Trời trước khi Đấng Christ, thầy tế lễ thượng phẩm vĩ đại đến, nên một số người nghĩ rằng nó đã lỗi thời. Tuy nhiên, tác giả thư Hê-bơ-rơ cũng nói về Đấng Christ: Vì chúng ta không có một thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thông sự yếu đuối chúng ta, nhưng có một thầy tế lễ bị cám dỗ đủ mọi cách như chúng ta, song chẳng phạm tội (Hê-bơ-rơ 4:15). Tân Ước gọi con cái của Đức Chúa Trời là vương quốc của thầy tế lễ (I Phi-e-rơ 2:5, 9). 30
BÌNH AN TRONG VAI TRÒ LÀM CHA MẸ
Hãy thử nghĩ về việc ứng dụng điều này cho các bậc cha mẹ. Thật không hợp lý khi mong đợi con cái tốt hơn hồi chúng ta bằng tuổi của chúng. Chúng ta có thể mong đợi chúng có những chọn lựa đúng đắn. Chúng ta có thể cầu nguyện xin Chúa giúp chúng khôn ngoan hơn tuổi của chúng. Nhưng chính chúng ta không phải lúc nào cũng thông minh và tuyệt vời. Chúng ta đã từng như con cái chúng ta bây giờ. Chúng ta cũng khờ khạo, thiển cận và ngây ngô như chúng. Chúng ta không cần phải làm một tấm gương hoàn hảo đối với chúng, nhưng chúng ta cần cảm thông, yêu thương, và đại diện chúng đến gần Đức Chúa Trời, Cha Thiên Thượng và là chủ sở hữu hợp pháp của chúng.
Tăng Trưởng Như Những Trái Nho Bí quyết ra trái nằm ở nhánh và rễ cây. Nuôi dạy con tốt là kết quả của nhân cách tốt được bám rễ và tiếp tục trưởng thành trong chính Chúa. Kinh Thánh gọi nhân cách đó là trái của Thánh Linh. Điều đó có nghĩa là nhân cách đó đến từ Đức Thánh Linh chứ không phải từ khả năng và sức lực tự nhiên của chúng ta. Hãy xem điều sứ đồ Phao-lô viết và điều đó bảo đảm gì về việc nuôi dạy con cái tốt: Nhưng trái của Thánh Linh là: Yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, khiêm nhu, tiết độ. Không có luật pháp nào cấm các điều đó.
Làm Sao Để Cha Mẹ Có Được Sự Bình An?
31
Vậy những người thuộc về Đấng Christ Jêsus đã đóng đinh xác thịt cùng với các đam mê và dục vọng mình trên thập tự giá rồi. Nếu chúng ta nhờ Thánh Linh mà sống thì hãy bước theo Thánh Linh (Ga-la-ti 5:22-25). Lý do những lời này trở nên rất quan trọng đối với cha mẹ là vì chúng không chỉ chứa đựng những phẩm chất đảm bảo bạn sẽ làm tốt vai trò cha mẹ của mình mà còn cho thấy những phẩm chất đó khởi nguồn từ Đức Thánh Linh. Vì vậy, chúng ta không cần phải dựa vào chính mình hay những kinh nghiệm riêng. Nếu điều Phao-lô nói là đúng, thì sự thiếu kém và bối cảnh gia đình không hạnh phúc của chúng ta vẫn có thể trở nên ích lợi. Có thể chính sự thiếu kém đó thúc đẩy chúng ta tìm thấy nơi Thánh Linh của Cha Thiên Thượng những phẩm chất cần thiết của bậc làm cha mẹ mà không tự nhiên có sẵn trong chúng ta. Hãy nghe điều sứ đồ Phao-lô viết cho những Cơ Đốc nhân muốn sống bằng nỗ lực riêng: Sao anh em dại dột đến thế? Anh em đã bắt đầu với Thánh Linh, sao bây giờ lại kết thúc bằng xác thịt? Anh em đã chịu biết bao khó nhọc để chẳng được gì sao? Nếu thế thì quả là vô ích! Đấng đã ban Thánh Linh và làm nhiều phép lạ giữa anh em, là do anh em làm theo luật pháp, hay là bởi nghe và tin? (Ga-la-ti 3:3-5). Những nguồn lực thuộc linh để có được phẩm chất mà Phao-lô đề cập không phải do nỗ lực sống theo những lý 32
BÌNH AN TRONG VAI TRÒ LÀM CHA MẸ
tưởng của Đức Chúa Trời. Những phẩm chất đó có được khi chúng ta tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời rằng Ngài sẵn lòng và có đủ năng quyền để làm điều đó trong chúng ta. Chúng ta cần thường xuyên nhắc nhau rằng bí quyết để làm cha mẹ tốt giống như trái của cây được bắt nguồn từ nhánh và gốc rễ, tức là Thánh Linh Đấng Christ. Khi sống vâng phục Chúa và Lời Ngài (Giăng 15:1-14), chúng ta kinh nghiệm trái của Thánh Linh kết quả trong chúng ta ngày càng hơn. • tình yêu siêu nhiên thay cho nỗ lực riêng và sự mệt mỏi. • sự hài hước (vui mừng) thay cho sự bi quan • tinh thần thư thái thay cho lo lắng • thái độ kiên nhẫn thay cho nóng nảy • sự nhân từ thay cho nhỏ nhen • động cơ và ý định đúng đắn thay cho ích kỷ • giữ lời hứa thay cho thất hứa • hiền lành thay cho tàn nhẫn • tiết độ thay cho hành vi thiếu kiểm soát
Nắm Bắt Cơ Hội Để Dạy Con Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời truyền cho dân sự Ngài dựng lên những đống đá để sau này, khi con cái của họ thắc mắc, cha mẹ phải sẵn sàng để kể lại việc Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đã đáp ứng nhu cầu của họ cách lạ lùng. Bí quyết
Làm Sao Để Cha Mẹ Có Được Sự Bình An?
33
là luôn sẵn sàng nắm bắt những cơ hội để dạy con mình. Mai sau, khi con cháu anh em hỏi cha ông chúng rằng: ‘Các hòn đá nầy có ý nghĩa gì?’ thì anh em sẽ nói cho con cháu mình biết (Giô-suê 4:21-22). Trở nên người cha, người mẹ dạy dỗ con cái không phải là vai trò nhàm chán đối với người Y-sơ-ra-ên. Nhiệm vụ của họ là sống theo cách nào đó để khích lệ con cháu họ đặt câu hỏi: “Cha ơi, mẹ ơi, vì sao mình làm điều này?” (Xem Phục Truyền 6:6-9, 20-25). Nếu không Người cha viết sách Châm Ngôn nắm bắt cơ hội cho con mình đã nhận ra sức mạnh để dạy con cái của lời nói đúng lúc (Châm Ngôn 15:23; thì những điều 25:11). Dân tộc của ông có truyền chúng ta dạy thống dùng những cách sáng tạo để chắc chắn sẽ mở ra những cách nhìn mới mẻ nhằm không giúp con đem đến sự thay đổi cho con trẻ. đến với Đức Người Do Thái dạy bằng cách dùng Chúa Trời của những đống đá, những câu đố, những chúng. dụng cụ trực quan, dùng kịch, dùng tranh ảnh và nhìn chung họ xem trẻ em là đối tượng sẵn lòng và tích cực học hỏi. Những bài học từ dụng cụ trực quan mà đứa trẻ dễ tiếp nhận như vậy rất khác với kiểu giờ nhóm gia đình lễ bái ép buộc, làm theo hình thức và nhồi nhét lý thuyết suông. Cách dạy như vậy khó có được hiệu quả thuộc linh như 34
BÌNH AN TRONG VAI TRÒ LÀM CHA MẸ
chúng ta mong đợi. Nếu không nắm bắt cơ hội để dạy con cái thì những điều chúng ta dạy chắc chắn sẽ không giúp con đến với Đức Chúa Trời của chúng. Thì giờ gia đình lễ bái ép buộc chỉ trấn an lương tâm cho cha mẹ vì họ đã làm những gì họ nghĩ là cần làm. Lên kế hoạch và tận dụng những cơ hội thích hợp để dạy con là điều quan trọng hơn nhiều. Nhẹ nhàng trao đổi về cuộc sống khi đang thư giãn trên chiếc thuyền câu, khi đang đi bộ trên cánh đồng, khi chạy xe về quê hay trò chuyện tại bàn ăn hoặc kể chuyện Kinh Thánh và cầu nguyện trước khi đi ngủ thường được con cái đón nhận (Phục Truyền 6:69) và hiệu quả hơn rất nhiều. Thách thức ở chỗ bạn không thể dạy con bằng cách đó nếu bạn không dành nhiều thời gian và suy nghĩ đến cách thức sáng tạo để cùng làm một việc gì đó hoặc cùng chơi với chúng. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên cầu nguyện với con cái vào giờ ăn. Nếu bạn thấy cách đó hiệu quả thì hãy cứ tiếp tục. Nhưng nếu tất cả những gì bạn muốn là thúc ép con mình học được điều gì đó, thì rất có thể chúng chỉ thấy bực bội không chỉ với giờ đọc Kinh Thánh và cầu nguyện, mà còn với bạn và với Chúa.
Chết Hàng Ngàn Lần Những người cha, người mẹ hiệu quả nhất đều phải "chết" rất nhiều lần. Đó có thể là kết quả của sự xấu hổ bởi những
Làm Sao Để Cha Mẹ Có Được Sự Bình An?
35
hành vi của con cái. Đôi khi là kết quả của sự chán nản và mệt mỏi. Đôi khi là kết quả của việc lo lắng thái quá khi con cái có cái nhìn hạn hẹp và đưa ra những quyết định hủy hoại chính mình. Nhưng cha mẹ thường tự nguyện hy sinh những ước muốn của riêng mình chỉ vì đây là cách đưa một đứa trẻ vào đời. Không ai nói rằng nuôi con trưởng thành là điều dễ dàng. Người mẹ phải trải qua cơn đau lúc sinh. Người mẹ phải bỏ ra nhiều năm tháng để nuôi dạy con từ lúc thơ bé, rồi khi con cần được để mắt tới lúc chập chững biết đi. Không phải là điều dễ dàng khi hai vợ chồng phải từ bỏ sự tự do mà họ có trước khi đứa trẻ ra đời. Không dễ để người cha gạt bỏ ý chí mạnh mẽ để cho con mình quyền tự quyết. Rất khó để cho con ngày càng tự do hơn và càng hạn chế chính mình trong việc kiểm soát con để giúp con nhận ra trách nhiệm của người trưởng thành. Rất khó để không can thiệp khi con cái gặp rắc rối. Rất khó để tiếp tục cho con thấy những giới hạn đồng thời với sự quản lý hợp lý để chúng có toàn quyền tự do. Đôi lúc nhượng bộ và để chúng leo xuống khỏi lưng bạn có vẻ dễ hơn. Thật khó để giúp chúng thấy vấn đề thật sự không nằm ở chỗ bạn muốn chúng làm gì, nhưng Rất khó để cho con càng ngày càng tự do hơn và càng hạn chế chính mình trong việc điều khiển con để giúp con nhận ra trách nhiệm của người trưởng thành.
36
BÌNH AN TRONG VAI TRÒ LÀM CHA MẸ
chúng sẽ chọn lựa ra sao và kết quả của những chọn lựa đó là gì. Rất khó để không can thiệp và kiểm soát. Rất khó để kiên nhẫn và cho chúng có thời gian trưởng thành. Để chúng bước vào thế giới đầy cạm bẫy này chẳng khác nào cha mẹ phải chết đi vậy. Cầu nguyện mỗi ngày cho con cũng rất khó. Càng khó hơn để nói với Chúa rằng bạn thuận phục Chúa hoàn toàn. Cũng thật khó để nói với Chúa rằng: “Xin Chúa làm những gì Ngài thấy cần để giúp con của con đến gần Ngài và giúp chúng trưởng thành trong đức tin và tình yêu. Lạy Chúa, xin làm bất cứ điều gì cần thiết cho chúng”. Trớ trêu thay, chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng con đường dễ dàng hơn thì kết quả sẽ vui hơn và ít đau đớn hơn. Tuy nhiên, làm cha mẹ tốt là kết quả của nhân cách giống Đấng Christ. Nếu không bước theo sự chỉ dẫn của Đấng Christ qua lời dạy của Phao-lô (II Cô-rinh-tô 4:1-12), chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy sự khác biệt mà Thánh Linh của Đấng Christ có thể làm trong chúng ta. Chỉ khi chúng ta chết đi bản thân mình thì con cái chúng ta mới có thể được Đấng Christ dạy dỗ qua chúng ta.
Chuẩn Bị Cho Tình Trạng Tổ Ấm Trống Trải Hội chứng tổ ấm trống trải được coi là khủng hoảng của tuổi trung niên. Cuộc sống sau khi con cái lớn lên được coi là một sự đe dọa mới cho hôn nhân, điều mà trước đây
Làm Sao Để Cha Mẹ Có Được Sự Bình An?
37
không xảy ra. Cha mẹ cả đời vì con cái, giờ đây họ đột nhiên nhận ra rằng họ cứ quanh quẩn trong căn nhà trống. Họ bồn chồn, không thỏa lòng và dễ cáu giận. Lo lắng, giận dỗi và trầm cảm có thể từ từ xâm chiếm lòng họ. Nếu hội chứng tổ ấm trống trải này đánh dấu một thách thức khác đối với cha mẹ và hôn nhân của họ thì nó cũng nên được coi là dấu hiệu tốt và đầy hy vọng cho con cái. Con cái không thể cứ được cha mẹ nâng niu, chăm sóc và bảo bọc mãi. Ngay từ khi đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ đã hiểu rằng nhiệm vụ của họ là giúp cho đứa trẻ đủ lông đủ cánh để bước vào đời. Trưởng thành tốt hơn là non trẻ, độc lập tốt hơn là lệ thuộc và ngày rời đi tốt hơn ngày đến. Sau nỗi buồn vì phải xa con, nếu cha mẹ vẫn còn cảm giác quá gắn bó, muốn bảo vệ con và muốn xen vào những vấn đề trong cuộc sống của đứa con đã lớn thì lúc đó cha mẹ cần phải thay đổi chính mình. Đó là thời điểm tốt để nhận ra và bỏ đi thói quen kiểm soát và bảo vệ con một cách ích kỷ. Đó có thể là lúc chấp nhận sự thật rằng chúng ta đã quá gắn bó và sự gắn bó đó không phải vì ích lợi của con cái nhưng để chiều chuộng những nhu cầu vị kỷ của chúng ta. Rất khó để buông con cái mình ra, đặc biệt khi chúng ta đã lệ thuộc vào Đó là thời điểm tốt để nhận ra và bỏ đi thói quen kiểm soát và bảo vệ con một cách ích kỷ.
38
BÌNH AN TRONG VAI TRÒ LÀM CHA MẸ
chúng. Sự lệ thuộc là dấu hiệu của tính cách con trẻ trong chúng ta và là sự cảnh báo rằng chúng ta không thấy thỏa lòng và bình an trong chính Đức Chúa Trời. Thật thú vị khi thấy cách Đức Chúa Trời dạy dỗ con cái Ngài. Trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, Cha Thiên Thượng đôi khi dạy dỗ con cái Ngài bằng việc thực hiện những dấu kỳ phép lạ để họ tin chắc vào sự hiện diện của Ngài. Nhưng khi đến lúc, Ngài cất sự hiện diện hiển nhiên qua những dấu kỳ phép lạ đó đi, để cho họ bị chìm và rồi học cách bơi trong kỷ luật của đức tin. Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên người nam và người nữ để rồi họ lìa cha mẹ và gắn bó với người bạn đời của mình. Đó là lúc họ bước vào giai đoạn mới của cuộc sống lệ thuộc mà vẫn cảm nhận được sự tự do nhất để học cách yêu Chúa, yêu cha mẹ, yêu người bạn đời, yêu con cái và bạn bè của mình. Và khi đó, chúng ta tìm được sự bình an mà Đức Chúa Trời ban cho.
Trễ Còn Hơn Không Nói lời xin lỗi muộn màng vẫn tốt hơn là không nói gì cả. Nói “Cha/mẹ yêu con” khi hấp hối còn tốt hơn là không bao giờ nói câu ấy. Tìm cách khích lệ con cái dù khi bạn đã già vẫn tốt hơn là để chúng thắc mắc: “Cha mẹ có khi nào thật sự quan tâm đến con không?” Một trong những kinh nghiệm tuyệt vời là chứng kiến những gì lời nói khích lệ có
Làm Sao Để Cha Mẹ Có Được Sự Bình An?
39
thể mang lại ngay cả khi nó chỉ được thốt ra vào những giây phút cuối đời của cha mẹ. Không điều gì có thể thay đổi những sai lầm trong đời. Hậu quả mà người cha, người mẹ ích kỷ, say xỉn, ngoại tình, ngược đãi con cái, nghiện công việc đem đến cho con cái có thể sẽ không thể nào xóa sạch được cách dễ dàng như xóa đi vết phấn trên bảng. Nhưng bạn vẫn có thể kinh nghiệm niềm vui của Chúa, là Đấng dạy môn đồ Ngài sống trọn vẹn từng ngày, xưng nhận những lỗi lầm của mình và bồi hoàn nếu có thể và nhờ đó có được sự bình an của Đức Chúa Trời. Nhưng nếu con cái qua đời trước khi cha mẹ có cơ hội bày tỏ sự quan tâm đó thì sao? Bạn vẫn có thể trân trọng cuộc đời và những kỷ niệm với đứa con đó. Bạn cũng có thể sửa sai bằng cách làm điều ích lợi cho những ai mà bạn thấy họ sẽ được ích lợi qua sự quan tâm của bạn. Sứ đồ Phao-lô đã minh họa việc sửa sai bằng cách làm điều tốt cho người khác. Ông trở thành cha của nhiều người sau khi đã phạm nhiều sai lầm trầm trọng. Khi ông chưa tin Chúa, ông là người dữ tợn và ngược đãi các Cơ Đốc nhân (Công Vụ 8:1-3). Hành động của ông đã để lại ký ức nặng nề trên ông (I Ti-mô-thê 1:15). Nhưng ông không đầu hàng. Ông đã trở thành một trong những người cha quan trọng nhất của mọi thời đại. Được nhắc nhở bởi những lỗi lầm trong quá khứ và nhờ tình yêu tha thứ của Chúa, ông sống làm một người cha thuộc linh đem đến cho con cái tình yêu, sự khôn ngoan, 40
BÌNH AN TRONG VAI TRÒ LÀM CHA MẸ
gương tốt và những lời cầu nguyện. Khi nhận ra tình yêu bao la của Chúa, lòng ông được thay đổi và sau khi kinh nghiệm sự cứu chuộc của Đấng Christ, ông đã trở nên gương tốt, là người khuyên bảo, khích lệ, nâng đỡ người khác. Ông đã học để có sự dịu dàng của người mẹ, sự an ủi và khích lệ của người cha (I Tê-sa-lô-ni-ca 2:7-12). Những đứa con “nuôi” của ông chắc chắn sẽ nói rằng “trễ còn hơn không.”
Làm Sao Để Cha Mẹ Có Được Sự Bình An?
41
năm
Bạn Là Con Của Ai?
B
ạn không cần phải ở trong gia đình có cha mẹ ly dị hay làm con của người cha say xỉn, nghiện công việc hay bị lạm dụng tình dục, ngược đãi về lời nói hay thể xác thì mới nghi ngờ về khả năng làm cha mẹ của mình. Tất cả chúng ta đều đặt ra những thắc mắc liệu mình có thể truyền lại cho con cái điều gì. Có người tự hỏi liệu chúng ta có thể làm cha mẹ tốt như cha mẹ chúng ta đã làm hay không. Tin vui là chúng ta không cần phải truyền lại những thiếu sót trong vai trò làm cha mẹ của mình. Đức Chúa Trời của Kinh Thánh sẵn sàng chấp nhận, 43
nuôi dưỡng và sống trong bạn nếu bạn cho phép Ngài chăm sóc, dạy dỗ bạn. Đức Chúa Trời là Cha của Chúa Jêsus Christ sẵn lòng nhận và ghi tên bạn trong cơ nghiệp đời đời của Ngài nếu bạn nhận biết tội lỗi mình và tin nhận Đấng Christ để được tha tội và được sự sống (Ê-phê-sô 1:312; I Giăng 5:1). Trong mối quan hệ mới mẻ với Đức Chúa Trời, cha mẹ có thể tìm thấy tình yêu, sự an ninh và lòng tin chắc mà chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể ban cho. Mối quan hệ đó bắt đầu khi chúng ta tin nhận Chúa Jêsus là Đấng cứu chuộc mình ra khỏi hình phạt đời đời của tội lỗi. Mối quan hệ đó tiếp diễn khi chúng ta nương cậy nơi Chúa để có sự khôn ngoan và năng lực. Đây là cách duy nhất để chúng ta có thể làm cha mẹ tốt. Khi chúng ta tin cậy nơi Chúa và sống với địa vị làm con cái Ngài, Chúa sẽ hình thành trong chúng ta một nhân cách, nhân cách đó chính là bí quyết để làm cha mẹ tốt.
44
BÌNH AN TRONG VAI TRÒ LÀM CHA MẸ
BÌNH AN TRONG VAI TRÒ LÀM CHA MẸ Dù vai trò làm cha mẹ luôn có những lúc đầy thách thức, nhưng điều quan trọng là cách bạn đáp ứng với những hoàn cảnh đó. Hãy cùng đồng hành với tác giả Mart DeHaan khi ông xem xét sự dạy dỗ của Kinh Thánh về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái và cung cấp những hướng dẫn để giúp bạn nuôi nấng và yêu thương con cái cách khôn ngoan. Hãy khám phá bí quyết để có được sự bình an trong vai trò làm cha mẹ, ngay cả trong những lúc khó khăn nhất. Mart DeHaan là cháu nội của Tiến sĩ M. R. DeHaan, người sáng lập Our Daily Bread Ministries. Kể từ năm 1969, ông đã phục vụ với mục vụ trong nhiều vai trò khác nhau và tiếp tục là người cố vấn nội dung cũng như là tác giả viết bài tĩnh nguyện Lời Sống Hằng Ngày. Vợ chồng ông có hai con là Benjamin và Jennifer.
Ngay cả khoản dâng nhỏ nhất cũng giúp Mục vụ Lời Sống Hằng Ngày đem Kinh Thánh, là Lời khôn ngoan có quyển năng biến đổi đời sống đến với nhiều người. Chúng tôi không được tài trợ bởi bất kỳ tổ chức nào.
EBH9083