2016 bản tin dược quý 2

Page 1

} BỆNH VIỆN HOÀN MỸ HƯỞNG ỨNG QUY ĐỊNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH

Số

} THỜI ĐIỂM UỐNG THUỐC KHÁNG SINH HỢP LÝ

P T 7 h át /2 H 01 àn 6 h

TIN TỨC DƯỢC & THÔNG TIN THUỐC


GIỚI THIỆU NỘI DUNG Giới thiệu

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Quy định sử dụng kháng sinh dấu (*) và các kháng sinh dự trữ đặc biệt

Tr. 2

Bệnh viện Hoàn Mỹ: hưởng ứng quy định quản lý sử dụng kháng sinh

Tr. 3

Tư vấn Ứng dụng điểm gãy PK/PD của kháng sinh (KS) trong điều trị

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thời điểm uống thuốc kháng sinh hợp lý Bản tin thuốc Điểm tin cảnh giác dược

Tr. 4 Tr. 5

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tr. 6

Một số chương trình đánh giá tính an toàn của thuốc được Ủy ban đánh giá nguy cơ cảnh giác dược (PRAC) công bố tại cuộc họp định kỳ tháng 03/2016

Tr. 7-8

Thuốc mới được FDA - Mỹ chấp thuận năm 2016

Tr. 9

Các thuốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi và rút số đăng ký Quý II năm 2016

Tr. 10

Đào tạo Luật Dược 2016: Hoạt động dược lâm sàng - Những điều dược sĩ bệnh viện cần quan tâm ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thành tựu Hoạt động dược nổi bật tại các bệnh viện Hoàn Mỹ (BVHM) Quý II năm 2016

Tr. 11

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Để hạn chế sự gia tăng đề kháng thuốc kháng sinh, bảo vệ hiệu lực của một số kháng sinh phổ rộng, tác dụng mạnh, được dùng để điều trị các nhiễm trùng nặng tại bệnh viện, thông tư 40/2014/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014, do Bộ y tế ban hành hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán đã có quy định rõ việc sử dụng các thuốc kháng sinh dự trữ có dấu (*) như sau: - Thuốc có ký hiệu (*) là thuốc dự trữ, hạn chế sử dụng, chỉ sử dụng khi các thuốc khác trong nhóm điều trị không có hiệu quả và phải được hội chẩn trừ trường hợp cấp cứu. - Biên bản hội chẩn sử dụng thuốc phải được dán vào hồ sơ bệnh án kịp thời và đầy đủ các chữ ký các thành viên. Trường hợp cấp cứu, bắt buộc phải kê đơn dùng thuốc ngay cho bệnh nhân thì biên bản hội chẩn phải được hoàn thành sau khi đã qua thời điểm cấp cứu và phải được dán vào hồ sơ bệnh án theo quy định. - Thuốc kháng sinh cần đánh số thứ tự ngày dùng thuốc trong hồ sơ bệnh án. Nhằm mục tiêu sử dụng thuốc thực sự an toàn và hợp lý, giảm đề kháng kháng sinh, các bác sĩ phải thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ y tế về kê đơn và sử dụng một số thuốc chuyên khoa đặc trị và các thuốc có ký hiệu (*). Cần áp dụng hướng dẫn điều trị và dịch tễ học về kháng sinh tại bệnh viện nơi công tác để lựa chọn kháng sinh ban đầu phù hợp và phối hợp với việc cấy kháng sinh đồ để kháng sinh đạt hiệu quả cao nhất. Hãy để kháng sinh tiếp tục bảo vệ chúng ta bằng cách sử dụng hợp lý, không lạm dụng các kháng sinh dự trữ. BẢNG DANH MỤC THUỐC KHÁNG SINH CÓ KÝ HIỆU (*) THEO TT 40 TT

Tr. 12

BAN BIÊN TẬP

Tên hoạt chất

Đường dùng

1

Cefepim*

Tiêm

2

Cefoperazon*

Tiêm

3

Cefoperazon + sulbactam*

Tiêm

4

Cefotiam*

Tiêm

5

Ceftriaxon*

Tiêm

Tổng Biên Tập--------------------------------------------------------------------------------------------------------Phạm Thị Minh Thu

6

Doripenem*

Tiêm

7

Ertapenem*

Tiêm

Ban Biên Tập-------------------------------------------------------------------------------------------------------------Ths.Ds Nguyễn Thị Thu Ba (HMĐN) Ds Trần Minh Nhựt (HMSG) Ds Nguyễn Quang Trường (HMSG) Ds Nguyễn Thị Thu Hồng (HMDN) Ds Nguyễn Thi Loan (VIH) Ds Nguyễn Thị Phương Hồng (VIH) Ds Hồ Thị Hoa Sen (HMSGC) Ds Nguyễn Thị Lệ Huyền (ĐNIH) Ds Trần Thị Thu Vân (HMMH) Ds Phan Khắc Xuân Vy (HMCL) Ths Vũ Thị Xuân Tuyền

8

Meropenem*

Tiêm

Văn phòng: Lầu 11, Toà Nhà Maritime Bank 180-192 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, Tp. HCM, Việt Nam Điện thoại: 84-8-38206001 Fax: 84-8-38207031 Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ E-mail: bantinduoc@hoanmy.com

2

QUI ĐỊNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐÁNH DẤU (*) VÀ CÁC KHÁNG SINH DỰ TRỮ ĐẶC BIỆT

9

Imipenem + cilastatin*

Tiêm

10

Piperacilin + tazobactam*

Tiêm

11

Amikacin*

Tiêm

12

Netilmicin sulfat*

Tiêm

13

Azithromycin*

Tiêm

14

Levofloxacin*

Tiêm truyền

15

Lomefloxacin*

Uống, nhỏ mắt

16

Moxifloxacin*

Tiêm

17

Colistin*

Tiêm

18

Daptomycin*

19

Linezolid*

20

Teicoplanin*

Tiêm

21

Vancomycin*

Tiêm

22

Amphotericin B*

Tiêm

Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An

Tiêm Uống, tiêm


GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN HOÀN MỸ: HƯỞNG ỨNG QUY ĐỊNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH

Tổ chức Y tế Thế giới và đại biểu các nước tham dự Hội nghị Bộ trưởng Y tế các nước châu Á về kháng kháng sinh - Trích từ nguồn: “Sức khỏe & Đời Sống” ngày 16/4/2016

T

huốc kháng sinh (KS) là nhóm thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị, tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng chi phí thuốc KS chiếm tỷ trọng khá cao trên tổng chi phí thuốc. Trước tình hình tỷ lệ vi khuẩn đề kháng thuốc KS ngày càng tăng cao trên toàn cầu, việc quản lý sử dụng KS là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết tại mỗi Bệnh viện Hoàn Mỹ. Thực hiện đúng theo nội dung của Quyết định số 772/QĐ-BYT ngày 04/03/2016 của Bộ Y Tế về “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”, đồng thời hưởng ứng cam kết “Việt Nam chung tay phòng chống kháng thuốc” của Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam tại Hội nghị Bộ trưởng Y tế các nước châu Á về kháng kháng sinh diễn ra ngày 16/4/2016 tại Tokyo, Nhật Bản, Bộ phận Dược Tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ đã biên soạn và hỗ trợ các Bệnh viện Hoàn Mỹ nhanh chóng ban hành và thực hiện Quy định quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện. Việc ban hành quy định này nhằm mục đích: - Tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý - Giảm hậu quả không mong muốn khi sử dụng kháng sinh - Nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh - Ngăn ngừa vi khuẩn đề kháng kháng sinh - Giảm chi phí y tế. Theo quy định, kể từ 01/6/2016 tại các Bệnh viện Hoàn Mỹ đã nhanh chóng thành lập Nhóm Quản lý sử dụng kháng sinh gồm các thành viên đa chuyên khoa như: bác sĩ, dược sĩ lâm sàng, bác sĩ vi sinh, điều dưỡng trưởng, các trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, quản lý chất lượng, an toàn

người bệnh, …Nhiệm vụ của nhóm là giúp Ban giám đốc quản lý tốt việc sử dụng kháng sinh. Bộ phận Dược tập đoàn đã biên soạn các tài liệu chuyên môn về sử dụng KS như: - Hướng dẫn tối ưu hóa liều dùng và khoảng cách liều của KS dựa trên đặc tính dược động và dược lực. - Hướng dẫn chuyển KS từ đường tiêm/tiêm truyền sang đường uống. - Hướng dẫn hiệu chỉnh liều KS ở bệnh nhân suy thận. - Xác định các cấp hội chẩn và quy trình phê duyệt khi kê đơn các thuốc KS dự trữ. - Hướng dẫn chọn lựa dung môi hòa tan/pha loãng các KS dùng tiêm/tiêm truyền, tỷ lệ pha loãng, tốc độ tiêm/truyền và điều kiện bảo quản sau khi pha thuốc… Với tâm huyết và bằng hành động thiết thực, các dược sĩ đã thể hiện rõ chức năng tư vấn, hỗ trợ cho bác sĩ và điều dưỡng trong công tác sử dụng KS an toàn, hợp lý. Trong thời gian tới, các dược sĩ phải đẩy mạnh công tác đào tạo liên tục, theo dõi, đánh giá việc tuân thủ quy định sử dụng KS, phân tích và tìm hiểu nguyên nhân các trường hợp dùng KS chưa hợp lý, báo cáo và kiến nghị các giải pháp thích hợp giúp việc quản lý sử dụng KS ngày càng hiệu quả hơn tại các bệnh viện. Thông qua công tác phê duyệt, theo dõi sử dụng KS, các dược sĩ sẽ tăng cường trao đổi chuyên môn với bác sĩ, thường xuyên tham gia các ca hội chẩn dùng thuốc KS, thể hiện rõ nét hơn vai trò là bạn đồng hành cùng bác sĩ và điều dưỡng trong công tác điều trị bằng thuốc trên bệnh nhân.

Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An

3


TƯ VẤN TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC: ỨNG DỤNG ĐIỂM GÃY PK/PD CỦA KHÁNG SINH (KS) TRONG ĐIỀU TRỊ

M

ột trong những chiến thuật góp phần làm tối ưu hóa hiệu lực điều trị, giảm độc tính của thuốc KS đồng thời hạn chế được sư gia tăng kháng thuốc của vi khuẩn đó là sử dụng KS theo nguyên tắc PK/PD. PK (Dược động học) mô tả sự thay đổi nồng độ của một KS theo thời gian. Các thông số dược động học cơ bản bao gồm: Cmax (nồng độ thuốc tối đa đạt được trong máu sau khi dùng 1 liều đơn độc), AUC (diện tích dưới đường cong nồng độ - thời gian), Tmax (thời gian để thuốc đạt nồng độ tối đa). PD (Dược lực học) mô tả mối quan hệ giữa nồng độ với hiệu quả diệt khuẩn của KS. Thông số đặc trưng là MIC (Minimum Inhibitory Concentration) và PAE (Post-Antibiotic Effect). MIC là nồng độ tối thiểu của KS có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở mức có thể quan sát được. PAE là tác dụng hậu KS, tức là khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn đó sau khi nồng độ thuốc đã giảm xuống dưới MIC. Sự kết hợp PK và PD cung cấp thông tin toàn diện về từng loại KS đối với từng vi khuẩn, liều dùng và thời gian điều trị cần thiết để đạt hiệu quả lâm sàng. Các chỉ số PK/PD đánh giá tác động của KS đối với vi khuẩn trong cơ thể bao gồm: • T>MIC: thời gian mà KS duy trì nồng độ ở mức cao hơn MIC • Cmax/MIC: tỷ lệ gữa nồng độ đỉnh của KS và MIC • AUC24h/MIC: tỷ lệ giữa diện tích dưới đường cong trong 24h và MIC Dựa vào đặc điểm PK/PD, các KS được chia thành 3 nhóm: Nhóm hoạt tính

Kháng sinh

Thông số đặc trưng

Mục tiêu điều trị

KS diệt khuẩn phụ thuộc thời gian và có PAE ngắn hoặc không có

Beta-lactam

T>MIC

Kéo dài thời gian thuốc tiếp xúc với vi khuẩn

Fluoroquinolon, Aminoglycosid, Metronidazol, Daptomycin Macrolid, Clindamycin, Tetracyclin, Vancomycin

Cmax/MIC và AUC/MIC

Tập trung nồng độ cao trong cơ thể

AUC24h/MIC

Tối đa lượng KS trong cơ thể

KS diệt khuẩn phụ thuộc nồng độ và có PAE trung bình tới kéo dài KS diệt khuẩn phụ thuộc thời gian và có PAE trung bình

Căn cứ vào đặc điểm PK/PD của từng loại KS, có thể thiết kế chế độ liều dùng nhằm tối ưu hóa điều trị, cụ thể là xác định điểm gãy PK/PD của KS và so sánh với MIC của vi khuẩn theo bảng sau: Nhóm KS Penicillins Cephalosporin Carbapenem Macrolid Vancomcyin Aminoglycosid Fluoroquinolon

Chỉ số PK/PD để đạt hiệu quả tối ưu (Điểm gãy PK/PD) T>MIC > 40% khoảng cách đưa thuốc T>MIC > 50% khoảng cách đưa thuốc T>MIC đạt 20% àcó tác dụng kìm khuẩn T>MIC đạt 40% àcó tác dụng diệt khuẩn AUC/MIC > 25 AUC/MIC > 400 Cmax/MIC = 10-12 AUC/MIC = 25 đối với vi khuẩn Gram (-) AUC/MIC > 125 đối với vi khuẩn Gram (+)

Ưng dụng trên lâm sàng

- Tăng liều dùng - Rút ngắn khoảng cách giữa các liều - Truyền liên tục - Dùng dạng bào chế kéo dài - Dùng nhiều lần trong ngày - Dùng liều cao 1 lần trong ngày - Dùng liều cao 1-2 lần trong ngày

Tài liệu tham khảo: 1. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh (Ban hành kèm theo quyết định 708/QĐ-BYT ngày 2/3/2015) 2. Hiệu chỉnh liều kháng sinh: Chiến lược dược động học và dược lực học - Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Hoàng Anh - Trung tâm DI & ADR Quốc gia 3. MIC và PK/PD trong thực hành lâm sàng sử dụng kháng sinh điều trị - Tác giả: Phạm Hùng Vân.

4

Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An


TƯ VẤN THỜI ĐIỂM UỐNG THUỐC KHÁNG SINH HỢP LÝ

K

háng sinh là thuốc cần thiết trong điều trị nhiễm trùng. Cần lưu ý rằng ngoài kỹ thuật bào chế thì thời điểm uống thuốc kháng sinh đúng sẽ giúp phát huy tốt nhất hiệu lực và giảm thấp nhất độc tính. Chọn lựa thời điểm dùng thuốc thích hợp dựa vào các bữa ăn (trước, trong và sau khi ăn) tùy thuộc đặc tính hấp thu của thuốc và sự tương tác giữa thuốc và thức ăn: • Loại thuốc uống lúc bụng đói (trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ): là thuốc dễ bị thức ăn làm giảm hoặc làm chậm hấp thu nên làm giảm tác dụng thuốc hoặc thuốc dễ hỏng bởi acid dịch vị hoặc gây tác dụng phụ đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn,…) • Loại thuốc uống khi no (ngay trước hoặc trong hoặc ngay sau bữa ăn): là thuốc được thức ăn làm tăng hấp thu dẫn đến làm tăng tác dụng của thuốc hoặc thức ăn sẽ giúp làm giảm bớt tác dụng phụ đường tiêu hóa của thuốc (kích ứng dạ dày, gây buồn nôn, nôn,…). Ngoài ra, có một số thuốc mà sự hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn và acid dịch vị nên có thể uống ở bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, đối với những người bị đau dạ dày thì không nên uống các thuốc này lúc bụng đói.

Tên thuốc

Đường dùng

Bụng đói (trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ)

Trong bữa ăn

Tên thuốc

Đường dùng Uống

Kháng sinh nhóm Beta-lactamin Amoxicilin

Uống

x

Amoxicilin + acid clavulanic

Uống

x

Amoxicilin + sulbactam

Uống

x

Ampicilin

Uống

x

Ampicilin + sulbactam (Sultamicillin)

Uống

x

x

Cefaclor

Uống

x

Cefadroxil

Uống

x

x

Ciprofloxacin

Cefalexin

Uống

x

Cefdinir

Uống

x

Cefixim

Uống

x

x

Cefpodoxim

Uống

x

Cefuroxim

Uống

x

Cloxacilin

Uống

x

Oxacilin

Uống

x

Kháng sinh nhóm Nitro-imidazole, Lincosamid, Macrolide

Erythromycin

(Viên)

Uống (Gói)

Bụng đói (trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ)

Trong bữa ăn

x

x

Roxithromycin

Uống

x

Spiramycin

Uống

x

Spiramycin + metronidazol

Uống

x

Uống

Sau ăn 2 giờ

Levofloxacin

Uống

x

x

Lomefloxacin

Uống

x

x

Moxifloxacin

Uống

x

x

Norfloxacin

Uống

x

Ofloxacin

Uống

Sau ăn 2 giờ

Pefloxacin

Uống

Sau ăn 2 giờ

Kháng sinh nhóm Quinolone

Kháng sinh nhóm Sulfamide và Tetracycline

Metronidazol

Uống

x

Secnidazol

Uống

x

Tinidazol

Uống

x

Clindamycin

Uống

x

x

Azithromycin

Uống

x

Clarithromycin

Uống

Sau ăn 2 giờ

x

Sulfamethoxazol + trimethoprim

Uống

x

Sulfasalazin

Uống

x

Doxycyclin

Uống

Sau ăn 2 giờ

Minocyclin

Uống

x

Tetracyclin (hydroclorid)

Uống

x

Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An

5


BẢN TIN THUỐC ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC Trích nguồn: “Bản tin Cảnh giác dược” số 1 và số 2 năm 2016 do Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc xuất bản. FLUOROQUINOLON ĐƯỜNG UỐNG: NGUY CƠ BONG VÕNG MẠC Ngày 08/01/2016, Health Canada khuyến cáo cần nhấn mạnh các thông tin về sự cấp thiết của việc bệnh nhân được hỗ trợ y tế kịp thời khi gặp phải các vấn đề về thị giác trong hoặc sau khi sử dụng kháng sinh fluoroquinolon trong tờ thông tin sản phẩm của các thuốc này. Bong võng mạc là tình trạng võng mạc bị tách ra khỏi mô nâng đỡ và mạch máu sau mắt (có trách nhiệm cung cấp oxy và dưỡng chất do võng mạc) nhưng không gây cảm giác đau. Bong võng mạc là một cấp cứu y khoa với các triệu chứng như đột ngột xuất hiện các mảnh vỡ trong thị trường, cảm nhận thấy chớp sáng tại bên mắt bị ảnh hưởng, cảm thấy có màng hoặc bóng che một phần thị trường và mất thị giác đột ngột hoặc hoàn toàn. Các kháng sinh fluoroquinolon đường uống bao gồm: ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin, norfloxacin, ofloxacin được chỉ định trong các bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu và sinh dục. Khuyến cáo trên của Health Canada được đưa ra sau khi rà soát các bằng chứng hiện có. Tại thời điểm đánh giá, trên thế giới đã ghi nhận 22 trường hợp bong võng mạc liên quan đến việc sử dụng các fluoroquinolon, trong đó có 3 trường hợp ghi nhận tại Canada. Trong y văn, 2 trong số 4 nghiên cứu quan sát cho thấy mối liên quan ở mức độ yếu giữa bong võng mạc và việc sử dụng các fluoroquinolon. ITRACONAZOL: NGUY CƠ VIÊM PHỔI KẼ Ngày 15/01/2016, MHLW và PMDA khuyến cáo bổ sung viêm phổi kẽ vào mục “Tác dụng không mong muốn” trong tờ thông tin sản phẩm của các thuốc viên nang, dung dịch uống và tiêm chứa itraconazol. Itraconazol được sử dụng trong điều trị và dự phòng nhiễm nấm. Các dạng bào chế khác nhau được sử dụng trong các trường hợp nhiễm nấm khác nhau: viên nang được dùng cho nhiễm nấm da, dung dịch uống dùng trong dự phòng trên những bệnh nhân có nguy cơ giảm bạch cầu trung tính (bệnh nhân được cấy ghép tế bào gốc tạo máu) và dung dịch tiêm dùng trong trường hợp sốt do giảm bạch cầu trung tính. Tại Nhật Bản, đã ghi nhận hai trường hợp viêm phổi kẽ liên quan đến việc sử dụng itraconazol. Tuy cả hai trường hợp không gây tử vong và trong một trường hợp, itrconazol được sử dụng ngoài chỉ định được phê duyệt nhưng dựa trên đánh giá và nhận định của các chuyên gia, MHLW và PMDA vẫn đưa ra kết luận việc bổ sung “viễm phổi kẽ” vào mục “Tác dụng không mong muốn” trong tờ thông tin sản phẩm của các thuốc chứa itraconazol là cần thiết. EMA RÀ SOÁT LẠI CÁC THUỐC CÓ HOẠT CHẤT VANCOMYCIN Trong cuộc họp ngày 01/04/2016, EMA thông báo bắt đầu tiến hành rà soát các thuốc có hoạt chất là vancomycin. Việc rà soát này thuộc chương trình cập nhật thông tin kê đơn của các kháng sinh để đối phó với tình trạng đề kháng kháng sinh đang lan tràn hiện nay. Vancomycin là kháng sinh quan trọng điều trị các nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn Gram (+) đã kháng các kháng sinh khác. Trước tình trạng nhiễm khuẩn đa kháng kháng sinh gia tăng, bao gồm cả vancomycin, việc đánh giá lại cách sử dụng kháng sinh này trở nên cần thiết. Tờ hướng dẫn sử dụng của vancomycin cũng sẽ được xem xét lại cho phù hợp với các dữ liệu hiện có về nguy cơ và lợi ích của thuốc, từ đó đưa ra các thay đổi trong việc sử dụng kháng sinh này trong thực hành.

6

Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An


BẢN TIN THUỐC MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN CỦA THUỐC ĐƯỢC ỦY BAN ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ CẢNH GIÁC DƯỢC (PRAC) CÔNG BỐ TẠI CUỘC HỌP ĐỊNH KỲ THÁNG 03/2016 PRAC đánh giá nguy cơ viêm phổi khi sử dụng các chế phẩm corticosteroid đường khí dung trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Ảnh trích từ: www. ytegiadinh.net.vn

Ủy ban đánh giá nguy cơ Cảnh giác dược (PRAC) thuộc Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) đã tiến hành đánh giá nguy cơ viêm phổi khi sử dụng các chế phẩm corticosteroid đường khí dung trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và nhận định không có sự khác biệt về nguy cơ này giữa các chế phẩm khác nhau. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một loại bệnh phổi mãn tính trong đó đường thở bị tắc nghẽn hoặc bị tổn thương dẫn tới hô hấp khó khăn. Corticosteroid được sử dụng rộng rãi trong lãnh thổ Châu Âu để điều trị COPD và thường được dùng dưới dạng khí dung và được sử dụng bởi các dụng cụ chuyên dụng. Bản đánh giá của PRAC nhận định điều trị với các corticosteroid trên bệnh nhân COPD làm tăng nguy cơ viêm phổi; tuy nhiên, Ủy ban cho rằng lợi ích của các corticosteroid khí dung vẫn vượt trội hơn so với nguy cơ. PRAC cũng xem xét đến khía cạnh các chế phẩm khác nhau có gây ra nguy cơ khác nhau hay không và không tìm thấy bằng chứng thuyết phục nào về sự khác biệt này. Viêm phổi vẫn là tác dụng phụ phổ biến của tất cả các chế phẩm này. PRAC khuyến cáo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc nên cập nhật thông tin này. Khuyến cáo không ảnh hưởng tới cách thức kê đơn và sử dụng thuốc hiện nay, tuy nhiên bác sỹ và bệnh nhân nên cảnh giác với bất kỳ biểu hiện hoặc dấu hiệu của viêm phổi trong bối cảnh các triệu chứng này có thể chồng chéo và làm nặng thêm tình trạng COPD của bệnh nhân. Khuyến cáo của PRAC sẽ được chuyển tới Ủy ban điều phối thuốc sử dụng trên người (CHMP) để phê duyệt chính thức. PRAC đánh giá các thuốc kháng virus trực tiếp được sử dụng trong điều trị viêm gan C

PRAC đã bắt đầu tiến hành đánh giá các thuốc kháng virus trực tiếp (Daklinza, Exviera, Harvoni, Olysio, Sovaldi and Viekirax) được sử dụng để điều trị viêm gan C mãn tính. Chương trình đánh giá này được tiến hành sau khi xuất hiện một số trường hợp viêm gan B tái phát trở lại trên bệnh nhân đồng nhiễm virus viêm gan B và C và đã được điều trị bằng các thuốc kháng virus viêm gan C trực tiếp. Bệnh nhân bị tái phát viêm gan B cho thấy bệnh nhân đã bị tái nhiễm lại viêm gan B vốn đã được điều trị khỏi trước đó. PRAC đang tiến hành đánh giá trường hợp này và kết quả sẽ được công bố sau khi phân tích đầy đủ.

PRAC đánh giá độ an toàn của các thuốc có chứa gadolinium sử dụng trong MRI scan EMA đã tiến hành đánh giá nguy cơ lắng đọng gadolinium trong mô não khi bệnh nhân sử dụng thuốc này để chụp cộng hưởng từ. Các chế phẩm có chứa thuốc cản quang gadolinium được tiêm cho bệnh nhân trước hoặc trong quá trình chiếu chụp để giúp thu được những hình ảnh về bộ phận và mô cơ thể rõ nét hơn. Sau khi đi vào cơ thể, gadolinium phần lớn được thải trừ ở thận và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc có thể lắng đọng thành lớp ở các mô của cơ thể, bao gồm gan, thận, cơ, da và xương. Gần đây, một bài báo đã công bố các chất có chứa gadolinium còn có thể tích lũy ở mô não. Tháng 01/2016, PRAC đã tiến hành đánh giá các dữ liệu này. Dù cho tới thời điểm này, chưa có báo cáo phản ứng có hại của việc lắng đọng gadolinium trên não được ghi nhận, PRAC vẫn tiếp tục tiến hành nghiên cứu sâu hơn về nguy cơ này cũng như đánh giá lại toàn bộ độ an toàn của loại thuốc này. Báo cáo của PRAC sẽ được gửi tới Ủy ban điều phối thuốc sử dụng trên người (CHMP) để phê duyệt chính thức. FDA đưa ra cảnh báo an toàn liên quan tới tất cả các thuốc giảm đau opioid Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo về một số vấn đề an toàn liên quan tới tất cả các thuốc giảm đau opioid. Nhóm thuốc này có tương tác với nhiều loại thuốc khác dẫn tới nguy cơ trên tuyến thượng thận và làm giảm nồng độ hormon sinh dục. FDA yêu cầu thay đổi nhãn thuốc của tất cả opioid giảm đau để cảnh báo về nguy cơ này. Trong nỗ lực liên tiếp nhằm nâng cao nhận thức của nhân viên y tế và bệnh nhân về nguy cơ khi sử dụng các thuốc nhóm opioid, FDA đã yêu cầu thay đổi thông tin trên nhãn thuốc của các chế phẩm giải phóng tức thời chứa hoạt chất giảm đau nhóm opioid. FDA yêu cầu bổ sung một mục cảnh báo (boxed warning) về nguy cơ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng của việc sử dụng nhầm, lạm dụng, gây nghiện, quá liều, thậm chí là tử vong khi sử dụng các chế

Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An

7


BẢN TIN THUỐC phẩm này. Động thái này chỉ là một can thiệp trong chuỗi kế hoạch đánh giá lại và quản lý việc sử dụng các chất nhóm opioid của FDA. FDA cũng yêu cầu thay đổi một số thông tin về tính an toàn của tất cả các chế phẩm opioid kê đơn để đảm bảo kiểm soát các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Đây cũng là nỗ lực giúp nhân viên y tế cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ khi kê đơn thuốc giảm đau gây nghiện. Về độ an toàn của nhóm thuốc này, FDA đặc biệt nhấn mạnh tới khả năng tương tác của opoid với nhiều loại thuốc khác dẫn tới nguy cơ trên tuyến thượng thận và làm giảm nồng độ hormon sinh dục. Cụ thể, FDA yêu cầu thay đổi nhãn thuốc của tất cả opioid giảm đau để cảnh báo về nguy cơ này như sau: - Opioids có thể tương tác với các thuốc trầm cảm và thuốc trị đau nửa đầu dẫn tới các phản ứng nghiêm trọng trên TKTW như hội chứng serotonin. - Sử dụng opioid có thể dẫn tới tình trạng tuyến thượng thận không sản xuất đủ hormon cortisol trong khi cortisol giúp cơ thể chống đỡ với stress. - Sử dụng opioid dài ngày có thể làm giảm hormon sinh dục và gây ra triệu chứng giảm ham muốn, liệt dương và vô sinh. Opioids được sử dụng rất rộng rãi để giảm đau từ mức độ trung bình tới nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khi mà các thuốc giảm đau khác kém hiệu quả, góp phần không nhỏ cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân nhưng đồng thời sử dụng nhóm thuốc này cũng đem lại những nguy cơ nghiêm trọng như sử dụng nhầm, lạm dụng, gây nghiện, quá liều, thậm chí là tử vong.

Khuyến cáo cho nhân viên y tế và bệnh nhân khi dùng thuốc chứa opioid Hội chứng serotonin: Bệnh nhân uống opioid cùng với một thuốc tác động lên hệ tiết serotonin cần phải tới gặp bác sỹ ngay nếu thấy xuất hiện một trong các triệu chứng sau: kích động ảo giác, nhịp tim nhanh, sốt, tăng tiết mồ hôi, run lẩy bẩy, rung/lắc cơ, co rút hoặc co cứng cơ, rối loạn điều hòa vận động; và/hoặc buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Triệu chứng có thể bắt đầu sau vài giờ hoặc vào ngày sử dụng opioid cùng với một thuốc làm tăng tác dụng của serotonin trên não và cũng có thể xảy ra muộn hơn, đặc biệt là khi tăng liều. Nhân viên y tế nên ngừng sử dụng opioid và/hoặc thuốc khác nếu nghi ngờ xảy ra hội chứng serotonin. Cơ sở dữ liệu hệ thống báo cáo biến cố bất lợi của FDA (FDA Adverse Event Reporting System (FAERS) database) nhận được một số báo cáo liên quan fentanyl và methadone được sử dụng với liều khuyến cáo. Vì vậy hai thuốc này phải bổ sung thông tin trong mục “Cảnh báo” và “Thận trọng” Một số opioid, bao gồm tramadol, tapentadol, và cũng đã được cảnh báo về hội chứng serotonin. Các thuốc opioid khác cũng đã được báo cáo, và phải cập nhật thông tin về hội chứng serotonin trong mục “Tương tác thuốc” và “Phản ứng có hại”. Thiếu hụt hormon tuyến thượng thận: Bệnh nhân nên tới gặp bác sỹ khi có triệu chứng thiếu hụt hormon tuyến thượng thận như buồn nôn, nôn, ăn kém ngon, mệt mỏi, yếu cơ, chóng mặt, tụt huyết áp…. Nhân viên y tế nên cho bệnh nhân xét nghiệm hormon tuyến thượng thận. Nếu có xảy ra thiếu hụt hormon, nên cai opioid và bổ sung thêm corticosteroid nếu cần thiết.

8

Nếu ngừng sử dụng opioid cần liên tục đánh giá chức năng tuyến thượng thận để quyết định thời điểm ngừng corticosteroid cho phù hợp.

Giảm nồng độ hormon sinh dục: Bệnh nhân nên thông báo bác sỹ nếu thấy giảm khả năng tình dục, bất lực, rối loạn cương dương, mất kinh hoặc vô sinh. Nhân viên y tế cần tiến hành thăm khám và làm xét nghiệm chuyên khoa cho những bệnh nhân này. FDA đã tiến hành đánh giá tất cả các nghiên cứu đã được công bố về tác động của việc uống opoid lâu dài tới nồng độ hormon sinh dục, tuy nhiên các nghiên cứu này đều tồn tại những hạn chế nhất định khiến quá trình đánh giá gặp khó khăn và chưa thể kết luận chắc chắn về tác nhân gây nên các triệu chứng trên là opoid hay là các yếu tố khác. Nguy cơ này được FDA yêu cầu bổ sung trong mục “Phản ứng có hại”.

Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An


BẢN TIN THUỐC THUỐC MỚI ĐƯỢC FDA-MỸ CHẤP THUẬN NĂM 2016

(Nguồn từ: http://www.centerwatch.com/drug-information/fda-approved-drugs/) TT

Tên thuốc (hoạt chất)

Hãng sản xuất

Chỉ định

Ngày chấp thuận

1

Onzetra Xnail (sumatriptan bột phun mũi)

Avanir

Điều trị đau nửa đầu

T1-16

2

Zepatier (elbasvir và grazoprevir)

Merck

Điều trị bệnh viêm gan virus C mãn tính với genotype 1 hoặc 4

T1-16

3

Briviact (brivaracetam)

UCB

Điều trị sa sút trí tuệ khởi phát từng phần liên quan đến động kinh

T2-16

4

Anthim (obiltoxaximab)

Elusys Therapeutics

Điều trị bệnh than do hít phải

T3-16

5

Cinqair (reslizumab)

Teva Pharmaceuticals

Điều trị bệnh hen nặng

T3-16

6

Idelvion (yếu tố đông máu IX (tái tổ hợp), protein hợp nhất albumin)

CSL Behring

Điều trị chứng hemophilia B (chứng ưa chảy máu do thiếu yếu tố IX)

T3-16

7

Kovaltry (Yếu tố chống chảy máu (tái tổ hợp))

Bayer

Điều trị bệnh hemophilia A (chứng ưa chảy máu do thiếu yếu tố VIII).

T3-16

8

Odefsey (emtricitabine, rilpivirine, và tenofovir alafenamide)

Gilead

Điều trị khởi phát cho nhiễm HIV-1

T3-16

9

Taltz (ixekizumab)

Eli Lilly

Điều trị vẩy nến mảng

T3-16

10

Bevespi Aerosphere (glycopyrrolate và formoterol fumarate)

AstraZeneca

Điều trị bệnh viêm phổi tắt nghẽn mãn tính

T4-16

11

Cabometyx (cabozantinib)

Exelixis

Điều trị u tế bào thận tiến triển

T4-16

12

Descovy (emtricitabine àn tenofovir alafenamide) Gilead

Điều trị nhiễm HIV-1

T4-16

13

Venclexta (venetoclar)

AbbVie

Điều trị bệnh bạch cầu bạch huyết bào mãn tính khiểm khuyết 17p (đột biến gen TP53)

T4-16

14

Afstyla (yếu tố chống chảy máu (tái tổ hợp) chuỗi đơn)

CSL Behring

Điều trị chứng hemophilia A (chứng ưa chảy máu A)

T5-16

15

Ameluz (aminolevulinic acid hydrochloride)

Biofrontera Pharma

Điều trị bệnh dày sừng quang hóa

T5-16

16

Defitelio (defibrotide sodium)

Jazz Pharmaceuticals

Điều trị bệnh tắt nghẽn tĩnh mạch gan kèm rối loạn chức thận hoặc phổi sau cấy ghép tế bào gốc tạo máu

T5-16

17

Lenvima (lenvatinib)

Eisai

Điều trị u tế bào thận tiến triển

T5-16

18

Nuplazid (pimavanserin)

Acadia Pharmaceuticals

Điều trị bệnh hoang tưởng và ảo giác liên quan đến loạn thần bệnh Parkinson

T5-16

19

Ocaliva (obeticholic acid)

Intercept Pharmaceuticals

Điều trị viêm đường mật nguyên phát.

T5-16

20

Opdivo (nivolumab)

Bristol-Myers Squibb

Điều trị u lympho Hodgkin

T5-16

21

Tecentriq (atezolizumab)

Genentech

Điều trị ung thư biểu mô đường niệu

T5-16

22

Zinbryta (daclizumab)

Biogen

Điều trị bệnh xơ cứng rải rác tái phát

T5-16

23

Bysalvon (nebivolol +valsartan)

Allergan

Điều trị cao huyết áp

T6-16

24

Vaxchora (Vaccin thương hàn, sống, uống)

Pax Vax

Chủng ngừa chủ động chống bệnh thương hàn.

T6-16

Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An

9


BẢN TIN THUỐC CÁC THUỐC BỊ ĐÌNH CHỈ LƯU HÀNH, THU HỒI VÀ RÚT SỐ ĐĂNG KÝ QUÝ II NĂM 2016 STT

1

2

3

Số công văn

3454/QLD-CL (11/03/2016)

Tên thuốc

Nhà sản xuất

Cadicefpo 200 (Cefpodoxime 200mg)

3459/QLD-CL (14/03/2016)

Vaccin ngừa dại Lyssavac

4405/QLD-CL (23/03/2016)

Doxicef-100 (Cefpodoxime Proxetil tablet USP

5

6

Công ty Pragya Life sciences Pvt

7

10

Công ty CP Dược phẩm Sao Kim

Epalrest 50 mg (Epalrestat 50 mg)

2922/QLD-CL (01/03/2016)

Cefpomed – 200 (Cefpodoxime Proxetil 200 mg capsules)

Công ty Medico Remedies Pvt. Ltd, India

Erythomycin 250 mg

Công ty cổ phần dược phẩm Phong Phú – Nhà máy DP Usarichpharm

18/QLD-CL (04/01/2016)

Doxycyclin 100 mg

VN-4944-10

Số lô

Công ty cổ phần Armephaco – Xí nghiệp DP 120

Lý do

080915

Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về độ hòa tan

RO 107, RO 114, RO 117

Cơ sở sản xuất không đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP theo đánh giá của đoàn thanh tra WHO ngày 2630/10/2015.

BE02

Ltd, India

322/QLD-CL (08/01/2016)

1945/QLD-CL (05/02/2016)

VD13350-10

Công ty Cadila Healthcare Ltd., India

100 mg)

4

Công ty TNHH US Pharma USA

SĐK

Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu mô tả và chỉ tiêu định lượng

QLĐB-415-13

VN-8050-09

VD-19252-13

VD-12694-10

Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An

010315

Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về tính chất và độ đồng đều khối lượng

CEO406

Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu Định lượng và Độ hòa tan.

6410114

Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng

022014

Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng theo dược điển VN IV


ĐÀO TẠO LUẬT DƯỢC 2016: HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG - NHỮNG ĐIỀU DƯỢC SĨ BỆNH VIỆN CẦN QUAN TÂM Ngày 06 tháng 4 năm 2016 Quốc Hội ban hành Luật số: 105/2016/QH13 về Luật Dược 105/2016 gồm: 14 chương, 116 điều, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, bãi bỏ Luật Dược 34/2005/QH 11 gồm: 11 chương, 173 điều. Trong Luật dược 2016, một trong những vấn đề mà các dược sĩ bệnh viện cần quan tâm đó là nội dung hoạt động “dược lâm sàng”, điều này Luật dược 2016 đã dành riêng 1 chương để hướng dẫn và tạo khung hành lang pháp lý để người dược sĩ lâm sàng yên tâm công tác. Theo Luật dược mới, người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề. Sau đây là trích dẫn các điều khoản liên quan đến hoạt động dược lâm sàng trong Luật dược 2016: Điều 80. Nội dung hoạt động dược lâm sàng 1. Tư vấn trong quá trình xây dựng danh mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để bảo đảm mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. 2. Tư vấn và giám sát việc kê đơn và sử dụng thuốc. 3. Thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người sử dụng thuốc và cộng đồng. 4. Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc và giám sát việc thực hiện các quy trình này. 5. Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 6. Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc. 7. Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. Điều 81. Triển khai hoạt động dược lâm sàng 1. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hoạt động sử dụng thuốc phải tổ chức và triển khai hoạt động dược lâm sàng theo nội dung quy định tại Điều 80 của Luật này. 2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của nhà thuốc phải triển khai hoạt động dược lâm sàng theo nội dung quy định tại các khoản 2, 3 và 6 Điều 80 của Luật này cụ thể như sau: a) Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc; b) Tư vấn, trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc không hợp lý; c) Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc. 3. Chính phủ quy định việc tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của lực lượng vũ trang nhân dân.

b) Trao đổi với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để việc kê đơn và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. c) Được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc; được phản ánh ý kiến với Hội đồng thuốc và điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp có ý kiến khác nhau về việc kê đơn, sử dụng thuốc cho người bệnh; d) Tham gia hội chẩn chuyên môn, bình bệnh án, đơn thuốc; đ) Tham gia xây dựng hướng dẫn điều trị chuẩn; danh mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy trình chuyên môn kỹ thuật liên quan đến thuốc; e) Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc; g) Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 83. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động dược lâm sàng 1. Đầu tư cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực phù hợp cho hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước; ưu tiên tuyển dụng dược sỹ chuyên khoa dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước. 2. Đầu tư cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực cho cơ sở đào tạo dược sỹ chuyên khoa dược lâm sàng của Nhà nước; ngân sách nhà nước hỗ trợ học phí đối với người học chuyên khoa dược lâm sàng. 3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo dược sĩ làm công tác dược lâm sàng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động dược lâm sàng. Tham khảo chi tiết toàn văn Luật dược 2016: http://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/ Luat-Duoc-2016-309815.aspx

Điều 82. Quyền và nghĩa vụ của người làm công tác dược lâm sàng 1. Người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Được tiếp cận người bệnh, bệnh án và đơn thuốc để tư vấn cho người kê đơn trong việc sử dụng thuốc; Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An

11


THÀNH TỰU HOẠT ĐỘNG DƯỢC NỔI BẬT TẠI CÁC BỆNH VIỆN HOÀN MỸ (BVHM) TRONG QUÝ 2/2016 Quý 2 năm 2016 là mốc thời gian khoa Dược các bệnh viện Hoàn Mỹ triển khai khá nhiều các hoạt động thiết thực và hoàn thành một số kế hoạch đã đề ra trong 6 tháng đầu năm. Sự kiện lớn của khối Dược tập đoàn là hội thảo của các dược sĩ đến từ các khoa dược BVHM(từ ngày 07/4 đến 11/4/2016) tổ chức tại tại Bệnh viện HM Đà Lạt đã diễn ra thành công. Tại hội thảo, các dược sĩ đã thống nhất thông qua bộ quy trình chuẩn (SOPs) của Khoa dược và có những hoạt động giao lưu vô cùng thú vị và bổ ích. Ngoài ra, tại mỗi bệnh viện, hoạt động Dược cũng diễn ra rất sôi nổi,chúng ta cùng điểm qua các hoạt động tại khoa Dược nhé: HOÀN MỸ ĐÀ NẴNG (HMĐN) Trong quý 2/2016, Khoa dược bệnh viện HMĐN đã lập kế hoạch và biên soạn CME, CPE, CNE cho toàn viện và hỗ trợ đào tạo cho BV Quốc tế Vinh một dược sĩ đai học trong thời gian 3 tháng. Bên cạnh đó, khoa Dược đã phối hợp với Phòng tài chánh kế toán và Phòng Mua hàng lên kế hoạch chi tiết nhằm cắt giảm 15% working capital theo chỉ đạo của Giám đốc BV. Ngoài ra, việc di chuyển Kho dược để bệnh viện cải tạo mặt bằng đã hoàn thành.Trong khi di dời, khoa Dược vẫn bảo đảm công tác cấp phát thuốc cho bệnh nhân đầy đủ và đúng giờ. Đồng thời, việc triển khai phần mềm HIS đã bước đầu áp dụng và đang trong tiến trình hoàn thiện. Bên cạnh đó, nhân viên khoa dược tích cực viết bài về các tấm gương tốt hưởng ứng chương trình “Làm việc bằng cả trái tim” do Tập đoàn phát động.

BỆNH VIỆN HOÀN MỸ SÀI GÒN (BV HMSG) VÀ PHÒNG KHÁM HMSG Tại Khoa dược BV HMSG, trong quý 2/2016 đã lập kế hoạch và biên soạn CPE, CNE cho nhân viên dược và điều dưỡng, phối hợp với phòng tài chính kế toán đóng gói toàn bộ vaccin và lập bảng thông tin thuốc cho người bệnh ngoại trú và nội trú. Đặc biệt hơn nữa, khoa Dược đang chuẩn hóa 5S để làm nơi học hỏi kinh nghiệm của lớp an toàn người bệnh Sở Y tế - Thành phố Hồ Chí Minh và là nơi để các bệnh viện khác tham quan.

12

HOÀN MỸ CỬU LONG (HMCL)

Trong quý 2 năm 2016, Khoa dược BV HMCL cùng phối hợp với Bộ phận Dược Tập đoàn lập kế hoạch và đào tạo cho đối tượng dược sĩ và điều dưỡng. Khoa dược đã phối hợp cùng phòng điều dưỡng đào tạo về An toàn thuốc Potassium đậm đặc. Bên cạnh đó, Khoa dược cùng đoàn từ thiện của Đơn vị tim mạch cấp phát và tư vấn sử dụng thuốc cho hơn 2.000 lượt bệnh nhân, phối hợp cùng Khoa Sản kiểm tra lại thuốc cho An toàn sản khoa, trong đó chú trọng thuốc cấp cứu cho Sản và Nhi khoa. Công tác thực hiện 5S đã hoàn thành đến S3 và đang phấn đấu để đạt được S4. HOÀN MỸ ĐÀ LẠT (HMDL) Trong quý 2/2016, BV HMDL chính thức bắt đầu thực hiện triển khai 5S tại Khoa Dược, sắp xếp các kho phù hợp và thuận tiện với công việc hơn, đảm bảo việc cấp phát đúng và hạn chế trong vấn đề sai sót thuốc. Đồng thời sau khi áp dụng thông tư 37 liên tịch giữa BYT và BTC về chính sách thông tuyến đầu tháng 04/2016, mặc dù tỉ lệ bệnh nhân bảo hiểm tăng đột biến từ 10% lên tới 60% nhưng Khoa dược đã cố gắng đảm bảo đầy đủ thuốc cho bệnh nhân và đồng thời cũng cố gắng giảm tồn kho tối đa trong mức có thể bằng các biện pháp rà soát lại tình hình hoạt động thực tế về lượng bệnh nhân nhập viện và phẫu thuật tại các khoa để tìm ra phương án điều chỉnh tăng giảm cơ số phù hợp của khoa. Khoa dược đã phối hợp với phòng điều dưỡng tổ chức huấn luyện, thông báo các thông tin và phương pháp sử dụng thuốc trên bệnh nhân theo quy định của BHYT về các loại thuốc tiêm. Ngoài ra Khoa dược còn phổ biến, cập nhật thông tin gửi đến bác sĩ về các loại thuốc cấm lưu hành trên thị trường, đồng thời thông báo các phản ứng phụ, tương tác thuốc trong quá trình chỉ định của các bác sỹ.

Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.