BẢN TIN DƯỢC Tình hình cải tiến chất lượng của các Khoa dược Bệnh viện Hoàn Mỹ dựa vào quy định của 83 tiêu chí chất lượng Triển khai thực hiện “Hướng dẫn thực hiện quản lý kháng sinh trong bệnh viện”
Quý 3/2016
NỘI DUNG Nội dung........................................................................ 2 Ban biên tập................................................................. 2 Tình hình cải tiến chất lượng của các Khoa dược BVHM dựa vào quy định của 83 tiêu chí chất lượng............................................................. 2 Triển khai thực hiện “Hướng dẫn thực hiện quản lý kháng sinh trong bệnh viện” theo Quyết định 772/QĐ-BYT tại các bệnh viện Hoàn Mỹ......................................................................... 3 Bước đột phá ngoạn mục trong điều trị viêm gan virus C: thuốc tác dụng diệt virus trực tiếp (directly acting antivrals - DAAS): cập nhật đến 06/2016........................................... 4 Các thuốc kém chất lượng bị đình chỉ lưu hành trong quý III năm 2016............................. 6 Các thuốc mới được FDA phê duyệt trong Quí 3/2016.................................................................... 6 Dược cảnh giác: những thông tin quan trọng trong 9 tháng đầu năm 2016.............. 7 Thi đánh giá chất lượng dược sĩ của Tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ: lần đầu tiên tổ chức và sẽ được duy trì hàng năm - Động lực để dược sĩ luôn phát triển không ngừng kiến thức và kỹ năng......................................................... 8 Workshop Dược lần 2 năm 2016.................... 9 Hỗ trợ nhau trong giải quyết hàng tồn kho chậm sử dụng và giải quyết nhu cầu cần thuốc khẩn cấp: Điểm sáng trong hoạt động của các khoa dược Bệnh viện Hoàn Mỹ luôn được duy trì và phát huy tích cực.. .......................................................................................... 10 Hoàn thành triển khai 5S tại các khoa dược BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng và BV Quốc tế Đồng Nai năm 2016 đã truyền cảm hứng cho các khoa dược BV Hoàn Mỹ cùng thực hiện 5S trong năm 2017...................................................... 11
TÌNH HÌNH CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN HOÀN MỸ (BVHM) DỰA VÀO QUY ĐỊNH CỦA 83 TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG Trong 83 tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, Khoa dược đảm nhận 06 tiêu chí thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn (phần C, tiêu chí C9.1 đến C9.6), chiếm tỷ lệ 7,22% tổng số tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện C9.1. Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức hoạt động dược C9.2. Bảo đảm cơ sở vật chất khoa dược C9.3. Cung ứng thuốc và VTYT tiêu hao đầy đủ, kịp thời, bảo đảm chất lượng C9.4. Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý C9.5. Thông tin thuốc, theo dõi báo cáo ADR kịp thời, đầy đủ và có chất lượng C9.6. Hội đồng thuốc và điều trị thiết lập và hoạt động hiệu quả Trong năm 2015, với sự quyết tâm của toàn thể dược sĩ khoa dược các BVHM cùng với sự hỗ trợ tích cực của lãnh đạo các BVHM và lãnh đạo Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ, khối Dược tập đoàn đã hỗ trợ lẫn nhau, đồng loạt cải tiến chất lượng hoạt động, và đã đạt được kết quả đánh giá khá tốt từ các Sở y tế địa phương, kết quả mức điểm đánh giá cuối năm 2015 đều tăng lên so với năm 2014, đặc biệt Khoa dược BVQT Đồng Nai tăng từ mức 2,17 lên 3,83; BVHM Sài Gòn tăng từ 3,17 lên 4,33; BVHM Minh Hải tăng từ 3,5 lên 4,5; BVHM Cửu Long tăng từ 3,83 lên 4,33; BVHM Đà Nẵng tăng từ 4,17 lên 4,5; BVHM Đà Lạt tăng từ 3,0 lên 3,67.
Năm 2016, các Khoa dược khối Dược tập đoàn Hoàn Mỹ quyết tâm nâng cao chất lượng toàn bộ như: thực hiện 5S tại Kho dược, đoàn kết hỗ trợ nhau nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân trong công tác quản lý và sử dụng thuốc. Các BVHM cũng đã trang bị phần mềm “thongtinthuoc.com” hỗ trợ cho các dược sĩ trong khâu kiểm soát kê đơn và tra cứu, lưu trữ thông tin thuốc đáp ứng yêu cầu của các tiêu chí đánh giá chất lượng. Hưởng ứng phát động của Tập đoàn: “Làm việc bằng cả trái tim”, phấn đấu đưa mức điểm trung bình của mục C9.1 - C9.6 tăng dần lên trên 4.
BAN BIÊN TẬP Tổng Biên Tập: Phạm Thị Minh Thu Ban Biên Tập: Ths.Ds Nguyễn Thị Thu Ba (HMDN) Ds CKI Trần Minh Nhựt (HMSG) Ds Hồ Thị Hoa Sen (PK HMSG) Ds Nguyễn Thị Phương Hồng (VIH) Ds Nguyễn Thị Loan (VIH) Ds CKI Phan Khắc Xuân Vy (HMCL) Ds CKI Nguyễn Thị Lệ Huyền (DNIH) Ds CKI Trần Thị Thu Vân (HMMH) Ths Vũ Thị Xuân Tuyền
Tiêu chí
DỰ KIẾN MỨC ĐIỂM PHẤN ĐẤU ĐẠT NĂM 2016 HMĐN
HMCL
HMSG
VIH
HMMH
HMĐL
DNIH
C9.1
5
5
5
3
3
3
3
C9.2
4
4
4
4
4
4
4
C9.3
5
5
5
5
5
1
5
C9.4
5
4
5
4
4
3
4
C9.5
5
5
5
5
5
5
5
C9.6
5
4
4
5
5
4
4
Tổng điểm
29
28
28
26
26
20
25
Điểm trung bình
4.83
4.67
4.68
4.33
4.33
3.33
4.17
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN “HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUẢN LÝ KHÁNG SINH TRONG BỆNH VIỆN” THEO QUYẾT ĐỊNH 772/QĐ-BYT TẠI CÁC BỆNH VIỆN HOÀN MỸ Được đưa vào sử dụng trong lâm sàng từ những năm 1930, kháng sinh được xem như phương thuốc hiệu nghiệm điều trị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên trong vòng 70 năm trở lại đây, chúng ta đang đối diện một hiểm họa nguy cấp: Đề kháng kháng sinh [1]. Theo thống kê, mỗi năm tại Hoa Kỳ, ít nhất 2 triệu người nhiễm vi khuẩn kháng thuốc và ít nhất 23,000 người chết do đề kháng kháng sinh [2]. Tại Châu Âu, ước tính mỗi năm trung bình 400,000 người mắc chủng đề kháng và 25,000 chết do kháng thuốc [3]. Nhiễm khuẩn kháng thuốc gây tăng thêm chi phí y tế 34 tỷ đô la Mỹ và 8 triệu ngày giường mỗi năm [1]. Đề kháng kháng sinh đã trở thành một vấn đề nhức nhối toàn cầu. Từ năm 2015, WHO đã phát động “World Antibiotic Awareness Week” vào 16-22 tháng 11 năm 2015 và 14-20 tháng 11 năm 2016 [4], [5]. Bộ Y tế Việt Nam hưởng ứng mạnh mẽ chiến dịch trên bằng chương trình hành động “Tuần lễ kháng thuốc” (16-22/11/2015 và 14-20/11/2016) và tháng 3/2016 ban hành Quyết định 772/QĐ-BYT ban hành ngày 04/03/3016 về việc “Hướng dẫn thực hiện quản lý kháng sinh trong bệnh viện”. Nhận thức rõ tầm nguy hiểm của vi khuẩn kháng thuốc, hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn tích cực triển khai quyết định trên. Sau đây là bảng sơ kết 6 tháng triển khai và thực hiện Quyết định trên, tạo cơ sở đề ra kế hoạch hành động 2017. Bảng sơ kết sau 6 tháng triển khai và thực hiện Quyết định 772/QĐ-BYT ban hành ngày 04/03/3016 về việc “Hướng dẫn thực hiện quản lý kháng sinh trong bệnh viện” trong hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ Tiêu chí
VIH
HMĐN
HMĐL
HMSG
DNIH
HMCL
HMMH
+
+
-
+
-
+
-
Nhóm Quản lý Kháng sinh Bệnh viện đã thành lập nhóm quản lý kháng sinh
Nhiệm vụ đã thực hiện của nhóm Quản lý kháng sinh tại bệnh viện Xây dựng hướng dẫn sử dụng kháng sinh tại bệnh viện
+
+
-
+
+
+
+
Xây dựng danh mục kháng sinh cần hội chẩn
+
+
-
+
+
+
+
Xây dựng danh mục, quy trình kháng sinh cần phê duyệt
_
+
-
+
+
+
+
Xây dựng hướng dẫn điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp tại bệnh viện
+
+
-
+
+
+
-
Xây dựng tài liệu, hướng dẫn về kỹ thuật vi sinh lâm sàng
_
+
-
+
+
_
-
Xây dựng các quy trình, quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản
+
+
-
+
-
+
+
Tiêu chí về sử dụng kháng sinh
+
+
-
+
-
_
-
Tiêu chí về nhiễm khuẩn bệnh viện
+
+
-
+
-
_
-
Cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, hướng dẫn sử dụng kháng sinh.
+
+
-
+
+
+
+
Đào tạo, tập huấn về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn, kê đơn kháng sinh hợp lý
+
+
-
+
+
+
-
Đào tạo, tập huấn cho cán bộ vi sinh, cán bộ y tế về kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm, kỹ thuật nuôi cấy, phân lập, định danh vi khuẩn, kỹ thuật làm xét nghiệm kháng sinh đồ
_
+
-
+
-
+
-
Đào tạo, tập huấn cho nhân viên y tế về các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, xử lý bệnh phẩm, xử lý y dụng cụ dùng trong phẫu thuật, thủ thuật
+
+
-
+
+
+
+
Xây dựng tiêu chí đánh giá
Tiến hành can thiệp
Tài liệu tham khảo [1] IDSA: Infectious Disease Society of America, 2011, Facts about Antibiotic Resistance, link: https://www.idsociety.org/AR_Facts/, ngày truy cập 24/11/2016.
[2] CDC: Centers for Disease Control and Prevention, 2016, Antibiotic/Antimicrobial Resistance, link: https://www.cdc.gov/drugresistance/, ngày truy cập 24/11/2016 [3] WHO: World Health Organization, 2016, Data and statistics Europe, link: http://www.euro.who.int/en/health-topics/disease-prevention/antimicrobial-resistance/dataand-statistics, ngày truy cập 24/11/2016 [4] WHO: WHO: World Health Organization, 2015, World Antibiotic Awareness Week, 16 - 22 November 2015, link: http://www.searo.who.int/entity/antimicrobial_ resistance/en/, ngày truy cập 24/11/2016 [5] WHO: WHO: World Health Organization, 2016, World Antibiotic Awareness Week, 14 – 20 November 2016, link: http://www.who.int/campaigns/world-antibioticawareness-week/en/, ngày truy cập 24/11/2016 3 | BẢN TIN THỊ DƯỢC QUÝ 3/2016
BƯỚC ĐỘT PHÁ NGOẠN MỤC TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUS C: THUỐC TÁC DỤNG DIỆT VIRUS TRỰC TIẾP (DIRECTLY ACTING ANTIVRALS - DAAS): CẬP NHẬT ĐẾN 06/2016 Trong những năm gần đây điều trị viêm gan virus C (HCV) mãn tính đã có những bước tiến vượt bậc. Vào năm 2011, hai thuốc ức chế protease đầu tiên, telaprevir và boceprevir đã được phê duyệt để dùng kèm với peginterferon (PEGINF) và ribavirin (RBV) để điều trị HCV genotype 1. Phác đồ mới này làm tăng tỷ lệ đáp ứng huyết thanh bền vững ở bệnh nhân bị HCV genotype 1 chưa dùng thuốc từ 40% lên đến 70-75%. Hạn chế chính của thuốc ức chế protease là tác dụng phụ, đặc biệt là gây thiếu máu, mạnh hơn so với PEGINF và RBV, và đặc biệt nguy cơ tăng cao ở bệnh nhân xơ gan mất bù. Các nghiên cứu cho thấy có đến 25% bệnh nhân phải ngừng điều trị, trên 50% bị thiếu máu trầm trọng và cần phải dùng thuốc kích thích tạo máu và 1-2% tử vong do gan mất bù. Các bệnh nhân nguy cơ cao bị mất bù ở gan là nhóm bệnh nhân bị giảm tiểu cầu và giảm albumin máu. Vào cuối năm 2013, với sự ra đời của thuốc ức chế protease mới, simeprevir và thuốc ức chế polymerase đầu tiên, sofosbuvir, đã có những tiến bộ hơn so với các thuốc trước đây trong điều trị HCV genotype 1: thời gian điều trị ngắn hơn, tác dụng phụ ít hơn và đáp ứng huyết thanh bền vững cao hơn. Ngoài ra, sofosbuvir còn có hiệu quả cống lại tất cả các genotype và có thể dùng với ribavirin trong liệu pháp không dùng interferon. Trong những năm qua, nhiều thuốc điều trị HCV ra đời: như thuốc ức chế protease, ức chế polymerase nucleotide và nonnucleotide, thuốc ức chế NS5A và ức chế cyclophilin. Có thể dùng phối hợp 2 hoặc 3 thuốc ở các nhóm khác nhau để tăng hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian điều trị và giảm tác dụng phụ. Đầu năm 2016, đã có thêm nhiều thuốc mới ra đời có thể điều trị được HCV mãn tính ở tất cả genotype, nâng tỷ lệ chữa khỏi hẵn bệnh lên đến 97% tạo bước đột phá ấn tượng trong điều trị HCV mãn tính.
Viết tắt: IFN= interferon; m=month (tháng); RBV= ribavirin; PEG=peg-interferon; SOF= sofosbuvir; DAAs= thuốc tác động diệt virus trực tiếp; Multiple DAAs= Phối hợp nhiều nhóm thuốc DAAs
Biểu đồ 1: Tỷ lệ % đáp ứng virus bền vững (SVR) thay đổi ở các phác đồ điều trị khác nhau
4 | BẢN TIN THỊ DƯỢC QUÝ 3/2016
Bảng 1: Cập nhật đến tháng 6/2016 các thuốc nhóm tác dộng diệt virus trực tiếp (DAAs) được FDA phê duyệt chỉ định điều trị viêm gan virus C mãn tính
Chỉ định điều trị Genotype HCV (GT)
Thuốc (hoạt chất), Hãng sản xuất
GT 1, 2, 3, 4, 5 hoặc EPCLUSA (sofosbuvir + 6 valpatasvir), Gilead
Năm FDA chấp thuận
06/2016
Bệnh kèm Không xơ gan Xơ gan còn bù GT 1 + bệnh thận giai đoạn cuối đang lọc máu
ZEPATIER (elbasvir + grazoprevir), Merck
01/2016
GT 1 hoặc 3
DAKLINZA (daclatasvir), Bristol-Myers Squibb
07/2015 02/2016: mở rộng chỉ định
GT 4
TECHNIVIE (ombitasvir, paritaprevir, ritonavir), AbbVie
07/2015
Không xơ gan
GT 1
VIEKIRA PAK (ombitasvir, paritaprevir, ritonavir, dasabuvir), AbbVie
12/2014 07/2016: VIEKIRA XR (dạng phóng thích kéo dài)
Xơ gan còn bù
HARVONI (ledipasvir, sofosbuvir), Gilead 02/2016: mở rộng chỉ định
GT 1
SOVALDI (sofosbuvir), Gilead
OLYSIO (simeprevir), Janssen
12/2013
X
± ribavirin
+ ribavirin
X
± ribavirin
X Đồng nhiễm HIV GT 1 có xơ gan
X + ribavirin
GT 1 có cấy ghép gan GT 4 có cấy ghép gan, không xơ gan hoặc xơ gan còn bù GT 1 có xơ gan mất bù GT 1 và 4 ở bệnh nhân chưa dùng thuốc
GT 1, 2, 3 hoặc 4
+ ribavirin
+ sofosbuvir ± ribavirin
10/2014 11/2015: mở rộng chỉ định
Điều trị phối hợp với thuốc khác
X
Xơ gan mất bù
GT 1 hoặc 4
GT 1, 4, 5 hoặc 6
Điều trị đơn độc 1 thuốc
+ Peg-IFN + ribavirin
GT 2 và 3, không dùng ITF Nhiễm HCV kèm ung thư gan, đang chờ ghép gan
+ ribavirin
11/2013
Bệnh gan còn bù, bao gồm xơ gan
+ Peg-IFN alfa + ribavirin
11/2014: mở rộng chỉ định
Người lớn chưa dùng và đã dùng thuốc ± xơ gan
+ Sovaldi
GT 1
INCIVEK (telaprevir), Vertex
05/2011
Bệnh gan còn bù, bao gồm xơ gan
+ Peg-IFN alfa + ribavirin
GT 1
VICTRELIS (boceprevir), Merck
05/2011
Bệnh gan còn bù, bao gồm xơ gan
+ Peg-IFN alfa + ribavirin
5 | BẢN TIN THỊ DƯỢC QUÝ 3/2016
CÁC THUỐC KÉM CHẤT LƯỢNG BỊ ĐÌNH CHỈ LƯU HÀNH TRONG QUÝ III NĂM 2016 STT
Ngày tháng
Công văn
Tên thuốc
Số lô
Hạn dùng
SĐK
Công ty sản xuất
Công ty nhập khẩu
1
27/6/2016
11891/QLDCL
Bột pha hỗn dịch uống Philtadol (Cefpodoxim 100 mg)
15002
03/11/2017
VN2204414
Công ty TNHH Phil Iner Pharma
2
27/6/2016
11892/QLDCL
Viên nén bao phim Rom-150 tablets (Roxithromycin 150 mg)
ZET1709
21/07/2017
VN1717813
Công ty Zee Laboratories (Ấn Độ)
Công ty TNHH MTV dược phẩm Trung ương 2
Không đạt chỉ tiêu độ hòa tan
3
30/5/2016
8867/QLD-CL
Viên nhai dạng gel mềm EZEEGA (Simethicone 120 mg)
EZ026501
30/01/2017
VN1345711
Công ty Gelnova Laboratories (Ấn Độ)
Công ty TNHH MTV dược phẩm Trung ương 1 - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
Không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng Polydimethylsiloxan theo tiêu chuẩn cơ sở
4
11/5/2016
7379/QLD-CL
Viên nang Celenobe-200 (Celecoxib 200 mg)
CE217
08/2017
VN1734013
Công ty Mepro Pharmacuticals Pvt. Ltd (Ấn Độ)
Công ty TNHH Dược phẩm trung ương 2
Không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan.
5
09/05/2016
7215/QLD-CL
Dung dịch tiêm Lidocain hydrochlorid 40 mg/2ml
040315
07/03/2018
VD1122810
Công ty cổ phần Dược vật tư y tế Hải Dương
Không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ trong.
6
29/04/2016
6957/LDCL
Vaccin tOPV (Vaccin bại liệt uống, loại sống giảm độc lực, chỉ chứa 2 tuyp virus bại liệt 1 và 3)
QLSPH02080114
Trung tâm nghiên cứu sản xuất vaccin và sinh phẩm y tế (POLYVAC)
Thực hiện Quyết định số 1358/ QĐ-BYT ngày 14/04/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt giai đoạn 20162020
Lý do Không đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu Định lượng
CÁC THUỐC MỚI ĐƯỢC FDA PHÊ DUYỆT TRONG QUÍ 3/2016 Ngày chấp thuận
TT
Tên thuốc (hoạt chất)
Hãng sản xuất Chỉ định
1
Yosprala (aspirin và omeprazole)
Aralez
Lựa chọn thứ 2 ngăn ngừa bệnh tim mạch ở bệnh nhân có nguy cơ loét dạ dày do aspirin.
09/2016
2
Adlyxin (lixisenatide)
Sanofi Aventis
Để điều trị bệnh tiểu đường loại II
07/2016
3
Syndros (dung dịch uống dronabinol)
Insys Therapeutics
Để điều trị chứng biếng ăn liên quan đến AIDS và buồn nôn và nôn mửa khi hóa trị ung thư
07/2016
4
Exondys 51 (eteplirsen)
Sarepta Therapeutics
Để điều trị bệnh teo cơ Duchenne với gen DMD đột biến tuân theo exon 51 bỏ qua
09/2016
5
Troxyca ER (oxycodone + naltrexone)
Pfizer
Sử dụng cai nghiện, kiểm soát cơn đau nặng
08/2016
6
Keytruda (pembrolizumab)
Merck
Điều trị ung thư đầu và cổ tế bào vảy
08/2016
7
Sustol (granisetron)
Heron Therapeutics
Phòng chống buồn nôn và ói mửa hóa trị gây ra
08/2016
8
Humira (adalimumab)
Abbvie
Để điều trị viêm màng bồ đào
07/2016
9
Xiidra (lifitegrast)
Shire
Để điều trị bệnh khô mắt
07/2016
6 | BẢN TIN THỊ DƯỢC QUÝ 3/2016
DƯỢC CẢNH GIÁC: NHỮNG THÔNG TIN QUAN TRỌNG TRONG 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2016 1. Điều trị kéo dài bằng clopidogrel không làm thay đổi nguy cơ tử vong: Đánh giá mới đây của FDA Hoa Kỳ ngày đã cho thấy việc sử dụng clopidogrel dài hạn không làm thay đổi nguy cơ tử vong toàn bộ ở người có hoặc không có bệnh lý tim mạch. Đánh giá này cũng cho thấy clopidogrel không làm tăng tỷ lệ ung thư hoặc tử vong do ung thư. Kết quả phân tích được dựa trên kết quả của nghiên cứu lâm sàng Liệu pháp kháng tiểu cầu kép (Dual Antiplatelet Therapy - DAPT) và một số thử nghiệm lâm sàng khác. Nguồn: http://www.fda.gov/drugs/drugsafety/ucm471286.htm 2. Amlodipin besilat: Nguy cơ viêm gan kịch phát, mất bạch cầu hạt và tiêu cơ vân: Ngày 12/01/2016, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (MHLW) và Cục Quản lý Dược phẩm và Thiết bị y tế (PMDA) Nhật Bản khuyến cáo bổ sung vào mục “Các tác dụng không mong muốn có ý nghĩa lâm sàng” trong tờ thông tin sản phẩm của các thuốc chứa đơn độc amlodipin và phối hợp amlodipin với azilsartan, aliskiren fumarat, irbesartan, telmisartan, candesartan, valsartan và atorvastatin calci hydrat các thông tin sau: viêm gan kịch phát, mất bạch cầu hạt (trừ các thuốc chứa amlodipin phối hợp với candesartan và valsartan) và tiêu cơ vân. Nguồn: http://magazine.canhgiacduoc.org.vn/Magazine/Details/163 3. Tính an toàn của các thuốc điều trị đái tháo đường type 2 nhóm ức chế Dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4) : FDA ra thông báo bổ sung thông tin trong mục « Cảnh báo và thận trọng » trong tờ HDSD về tác dụng phụ gây đau khớp có thể dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng hoặc tàn phế của các thuốc điều trị đái tháo đường type 2 nhóm ức chế Dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4) (gồm sitagliptin, saxagliptin, linagliptin, alogliptin). Nguồn: Công văn số 22982/QLD-TT của Cục Quản lý Dược Việt Nam ngày 14/12/2015 4. FDA đánh giá nguy cơ khi dùng fluconazol đường uống cho phụ nữ có thai Ngày 26/4/2016, FDA ra thông báo hiện cơ quan này đang đánh giá các kết quả thu được từ một nghiên cứu của Đan Mạch cho thấy việc sử dụng fluconazol đường uống điều trị nwhiễm nấm trên phụ nữ mang thai có thể làm gia tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy cán bộ y tế chỉ nên sử dụng fluconazol bôi ngoài da để điều trị nhiễm nấm âm đạo - âm hộ cho phụ nữ mang thai, kể cả các trường hợp cần điều trị kéo dài do tình trạng nhiễm nấm dai dẳng hoặc tái diễn. Nguồn: http://www.fda.gov/Drugs/DrugSafety/ucm497482.htm 5. FDA khuyến cáo hạn chế sử dụng kháng sinh nhóm fluoroquinolon trong một số nhiễm khuẩn không phức tạp Ngày 12/5/2016, FDA Hoa Kỳ cảnh báo các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến kháng sinh fluoroquinolon thường vượt trội so với lợi ích của thuốc trên những bệnh nhân viêm xoang cấp, viêm phế quản cấp và viêm đường tiết niệu không phức tạp trong trường hợp có thể lựa chọn các thuốc khác. Chỉ nên sử dụng fluoroquinolon cho những bệnh nhân không có thuốc thay thế. Các tác dụng phụ này có thể liên quan đến gân, cơ, khớp, dây thần kinh và hệ thần kinh trung ương. Nguồn: http://www.fda.gov/Drugs/DrugSafety/ucm500143.htm 6. Tạm ngừng mua bán, sử dụng thuốc tiêm Tarcefoksym (cefotaxim) Inj. 1 g do có nhiều báo cáo về phản ứng có hại của thuốc Ngày 28/06/2016, Cục Quản lý Dược đã ra công văn thông báo tạm ngừng mua bán, sử dụng chế phẩm thuốc tiêm Tarcefoksym Inj. 1 g. Lý do: trong 4 tháng đầu năm 2016, Trung tâm DI & ADR quốc gia đã nhận được 300 báo cáo phản ứng có hại của thuốc nghi ngờ liên quan đến hoạt chất cefotaxim, trong đó thuốc tiêm Tarcefoksym (cefotaxim) Inj. 1 g của công ty Tarchomin Pharmaceuticals - Poland sản xuất và đăng ký có 43 trường hợp (chiếm 14,3%). Nguồn: Công văn số 11999/QLD-TT của Cục Quản lý Dược Việt Nam ngày 28/06/2016.
7 | BẢN TIN THỊ DƯỢC QUÝ 3/2016
THI ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DƯỢC SĨ CỦA TẬP ĐOÀN Y KHOA HOÀN MỸ: LẦN ĐẦU TIÊN TỔ CHỨC VÀ SẼ ĐƯỢC DUY TRÌ HÀNG NĂM: ĐỘNG LỰC ĐỂ DƯỢC SĨ LUÔN PHÁT TRIỂN KHÔNG NGỪNG KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG Để bảo đảm có đầy đủ nguồn nhân lực dược sĩ có chất lượng cao tại các bệnh viện trực thuộc Tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ (TĐYKHM), bảo đảm khoa dược hoàn thành tốt cả hai nhiệm vụ: quản lý cung ứng sử dụng thuốc và dược lâm sàng tại bệnh viện, trong nhiều năm qua các Khoa dược các bệnh viện Hoàn Mỹ đã không ngừng tổ chức đào tạo liên tục cho các nhân viên dược sĩ đại học và trung học, tuy nhiên trên quy mô Tập đoàn vẫn chưa có được bất cứ một kỳ thi đánh giá chất lượng nào đối với các dược sĩ khoa dược. Nhận thấy việc tổ chức thi đánh giá chất lượng dược sĩ là một hoạt động chuyên môn rất cần thiết nhằm khuyến khích các dược sĩ không ngừng nâng cao ý thức học tập nâng cao trình độ về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và thực hành dược, ngày 08/8/2016 TĐYKHM đã ban hành “Quy chế thi đánh giá chất lượng dược sĩ hàng năm” áp dụng cho tất cả các dược sĩ đại học và trung học công tác tại các Khoa dược các bệnh viện Hoàn Mỹ (BVHM). Tập đoàn cũng đã phổ biến các nội dung chuyên môn cần ôn thi, thành phần ban giám khảo, nội quy thi, phương pháp đánh giá và cơ cấu giải thưởng đến các Ban giám đốc cũng như Khoa dược các BVHM. Các dược sĩ đã dành nhiều thời gian để ôn bài, học hỏi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm lẫn nhau…tạo nên một không khí học tập sôi nổi, phấn khởi và hình thành các mối liên kết chặt chẽ giúp đỡ nhau cùng nâng cao kiến thức và trình độ giữa các dược sĩ không chỉ ngay tại Khoa dược nơi mình công tác mà còn kết nối đến các Khoa dược các BVHM khác. Thông qua việc chuẩn bị cho kỳ thi, các dược sĩ đã hiểu biết nhau hơn và tạo sức mạnh đoàn kết của Khối dược toàn Tập đoàn. Từ ngày 19 đến 27 tháng 9 năm 2016, Kỳ thi đánh giá chất lượng dược sĩ đã được tổ chức tại 8 bệnh viện và phòng khám Hoàn Mỹ. Kỳ thi đã diễn ra nghiêm túc, tuân thủ Quy chế thi, với sự tham gia của 100% các dược sĩ tại các Khoa dược trong Tập đoàn, với số lượng 110 dược sĩ, trong đó có 13 dược sĩ đại học, 11 dược sĩ cao đẳng và 86 dược sĩ trung học. Bài thi kéo dài 60 phút, cấu trúc gồm 90 câu hỏi trắc nghiệm, chia riêng cho trình độ đại học và trình độ trung học, cao đẳng. Đề thi được các dược sĩ đánh giá là sát với công việc thực tế và có khả năng phân loại, đánh giá cao. Theo quy định điểm xếp loại như sau: Xuất sắc ≥ 8.0, Giỏi ≥ 7.0 - < 8.0, Khá ≥ 6.0 - < 7.0, Trung bình ≥ 5.0 - < 6.0, Không đạt < 5.0. Kết quả đạt được rất đáng khích lệ. Ở nhóm dược sĩ đại học tỷ lệ xuất sắc là 64% và tỷ lệ giỏi đạt 36%. Ở nhóm dược sĩ cao đẳng và trung học tỷ lệ xuất sắc là 32%, giỏi là 43%, khá là 17% và trung bình là 8%. Để khuyến kích tinh thần và tạo động lực cho các dược sĩ, Tập đoàn đã đưa ra các giải thưởng gồm 3 giải ở khối dược sĩ đại học và 11 giải ở khối dược sĩ trung học. Ngoài ra, Khối dược Tập đoàn cũng trao thêm các giải Nhất ở mỗi đơn vị cho các dược sĩ trung học đạt điểm cao nhất tại bệnh viện mình. Dược sỹ đại học - 1 giải nhất: 2,000,000 VND/giải - 1 giải nhì: 1,500,000 VND/giải - 1 giải ba: 1,000,000 VND/giải.
Dược sỹ trung học - 1 giải nhất: 2,000,000 VND/giải - 2 giải nhì: 1,500,000 VND/giải - 3 giải ba: 1,000,000 VND/giải - 5 giải khuyến khích: 500,000 VND/giải
Phương châm đào tạo dược sĩ tại bệnh viện Hoàn Mỹ không còn là nhồi nhét kiến thức mà là rèn luyện khả năng tư duy, khả năng thích ứng, rèn luyện nhân cách để phát huy tối đa khả năng của mỗi nhân viên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu lâm sàng. Năm đầu tiên thực hiện việc thi đánh giá chất lượng đã tạo một tiền đề quan trọng, ghi sâu vào tiềm thức các dược sĩ tại Hoàn Mỹ ý chí không ngừng học hỏi, cải thiện kiến thức và kỹ năng của bản thân.
8 | BẢN TIN THỊ DƯỢC QUÝ 3/2016
WORKSHOP DƯỢC LẦN 2 NĂM 2016 Với phương châm “Không ngừng cải tiến chất lượng chăm sóc dược cho bệnh nhân”, ngày 16 & 17/09/2016, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ đã tổ chức thành công chương trình tập huấn “Nâng cao chất lượng quản lý dược lần 2 năm 2016” tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt với sự tham gia của gần 25 dược sĩ đến từ các bệnh viện Hoàn Mỹ (BVHM) cùng các anh chị trong nhóm quản lý hoạt động và ban lãnh đạo của Tập đoàn. Hội thảo được tổ chức nhằm tăng hiệu quả công tác quản lý, giám sát sử dụng thuốc và đẩy mạnh công tác dược lâm sàng; đảm bảo tối đa hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân, tăng lợi ích và giảm nguy cơ cho người bệnh, gia tăng uy tín thương hiệu của bệnh viện Hoàn Mỹ. Tại Hội thảo các thành viên tham dự đã được trao đổi, thảo luận về báo cáo phân tích tình hình quản lý sử dụng thuốc trong 8 tháng đầu năm 2016 của các BVHM, đã thống nhất Smart Goal của Dược cho năm 2017, dự kiến giải pháp nâng cao mức điểm đánh giá các tiêu chí chất lượng công tác dược, nêu quyết tâm thực hiện đồng bộ 5S tại các khoa Dược Hoàn Mỹ, điểm lại các hoạt động giám sát sai sót thuốc, rà soát lại tình hình thực tế và điều kiện hoạt động chuyên môn tại các Khoa dược để thống nhất các giải pháp cải tiến và đặc biệt nhấn mạnh công tác quản lý sử dụng kháng sinh và hoạt động Dược lâm sàng tại các bệnh viện để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ bệnh nhân. Hội thảo đã được tất cả thành viên tham dự đánh giá rất cao về nội dung và cách tổ chức, qua đó đã khẳng định sự nỗ lực và phát triển không ngừng của Khối Dược, góp phần vào sự phát triển bền vững thương hiệu của Tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ.
9 | BẢN TIN THỊ DƯỢC QUÝ 3/2016
HỖ TRỢ NHAU TRONG GIẢI QUYẾT HÀNG TỒN KHO CHẬM SỬ DỤNG VÀ GIẢI QUYẾT NHU CẦU CẦN THUỐC KHẨN CẤP: ĐIỂM SÁNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN HOÀN MỸ LUÔN ĐƯỢC DUY TRÌ VÀ PHÁT HUY TÍCH CỰC Tiếp tục phát huy tính ưu việt của chính sách hỗ trợ lẫn nhau trong việc cung ứng thuốc và vật tư y tế (VTYT) và quản lý hàng tồn kho chậm sử dụng của các Bệnh viện Hoàn Mỹ (BVHM), các Khoa dược các BVHM đã hỗ trợ nhau bằng cách : • • •
Chuyển nhượng thuốc-VTYT cho bệnh viện bạn khi bạn có nhu cầu điều trị mà chưa mua được. Sử dụng giúp thuốc-VTYT giải quyết tồn kho chậm sử dụng của bệnh viện bạn, giúp tránh nguy cơ để thuốc cận hạn. Sử dụng giúp thuốc-VTYT khi bệnh viện bạn ngừng hoạt động hoặc ngừng dịch vụ, mà chưa giải quyết hết thuốc-VTYT tồn trước đó.
Kết quả trong 8 tháng đầu năm 2016, các Khoa dược các BVHM: Đà Nẵng, Sài Gòn, Cửu Long, Đà Lạt, Minh Hải, Quốc tế (QT) Đồng Nai và QT Vinh đã phối hợp hỗ trợ chuyển nhượng và giúp giải quyết tồn kho chậm sử dụng các thuốc và VTYT, với tổng số 187 khoản trị giá lên đến trên 414 riệu đồng. Đặc biệt các Khoa dược các BV lâu năm như BVHM Đà Nẵng, Sài Gòn, Đà Lạt, Cửu Long và Minh Hải đã hỗ trợ cho BV QT Vinh đến 116 khoản thuốc và VTYT tồn dư của QT Vinh từ trước khi gia nhập vào hệ thống Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ. Ngược lại QT Vinh cũng hỗ trợ sử dụng giúp 21 khoản hóa chất xét nghiệm tồn dư của BVHM Sài Gòn do thay đổi hệ thống máy xét nghiệm từ của hãng Roche sang hãng Abbott. Khối dược Tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ luôn tự hào về sáng kiến trợ giúp nhau để giải quyết các khó khăn trong cung ứng thuốc và sử dụng hàng tồn kho ở các BV. Tất cả các dược sĩ đều đồng lòng duy trì và phát huy điểm mạnh này. Bảng 1: Giá trị tiền sử dụng hỗ trợ giải quyết tồn kho giữa các BVHM trong 8 tháng đầu năm 2016 BV hỗ trợ
BV HM Cửu Long BV HM Cửu Long BV HM Đà Lạt BV HM Đà Nẵng BV HM Đà Nẵng BV HM Đà Nẵng BV HM Đà Nẵng BV HM Đà Nẵng BV HM Minh Hải BV HM Sài Gòn BV HM Sài Gòn BV QT Đồng Nai BV QT Đồng Nai BV QT Đồng Nai BV QT Đồng Nai BV QT Vinh BV QT Vinh TỔNG CỘNG
10 | BẢN TIN THỊ DƯỢC QUÝ 3/2016
BV được hỗ trợ
BV HM Đà Nẵng BV HM Minh Hải BV QT Vinh BV HM Cửu Long BV HM Đà Lạt BV QT Đồng Nai BV QT Đồng Nai BV QT Vinhw BV QT Vinh BV HM Đà Nẵng PK Tân Bình BV HM Đà Lạt BV HM Đà Nẵng BV HM Đà Nẵng BV QT Vinh BV HM Cửu Long BV HM Sài Gòn
Số khoản thuốc + VTYT
2 3 15 4 6 1 2 44 32 1 8 17 2 1 25 3 21
Giá trị (đồng)
1,095,237 2,317,952 5,246,638 89,042,225 25,574,927 122,850 239,850 50,926,846 23,634,744 190,470 7,360,600 38,609,034 1,218,000 1,195,238 72,874,322 15,089,560 79,831,200 414,569,693
HOÀN THÀNH TRIỂN KHAI 5S TẠI CÁC KHOA DƯỢC BV HOÀN MỸ ĐÀ NẴNG VÀ BV QUỐC TẾ HOÀN MỸ ĐỒNG NAI NĂM 2016 ĐÃ TRUYỀN CẢM HỨNG CHO CÁC KHOA DƯỢC BV HOÀN MỸ CÙNG THỰC HIỆN 5S TRONG NĂM 2017 Việc thực hiện 5S tại các Kho thuốc và vật tư y tế (VTYT) của Khoa dược cũng như tại các tủ thuốc trực ở các Khoa lâm sàng tại bệnh viện đã được triển khai thành công ở nhiều bệnh viện trong và ngoài nước. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc áp dụng triết lý Kaizen và phương thức 5S đã làm tăng diện tích lưu trữ thêm 10% và làm giảm thời gian tìm kiếm tài liệu xuống 20%. Tại Khoa dược các BVHM, việc bảo quản thuốc và VTYT cần phải thật sự ngăn nắp, sạch sẽ, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra. Việc sắp xếp thuốc và VTYT phải bảo đảm vừa đúng quy chế bảo quản đồng thời phải giúp nhân viên dược cấp phát vừa phải chính xác vừa phải nhanh chóng, rút ngắn sự chờ đợi của bệnh nhân nhằm tăng hiệu suất phục vụ người bệnh; ngoài ra các Kho thuốc-VTYT phải đạt tiêu chuẩn khang trang, đẹp, tính thẩm mỹ cao để tạo một môi trường làm việc thoải mái cho các dược sĩ, tạo dựng được sự đam mê yêu thích công việc chuyên môn dược, tạo sự gắn kết bền vững giữa nhân viên và bệnh viện cũng như giảm được các sai sót do môi trường làm việc gây ra. Trước nhu cầu trên, các Khoa dược BVHM đã quyết tâm triển khai thực hiện 5S tại các Kho và các tủ thuốc trực khoa lâm sàng. Khởi đầu việc thực hiện 5S đã triển khai tại BVHM Sài Gòn, tiếp đó là BV Quốc tế Đồng Nai và thứ ba là BVHM Đà Nẵng. Đến tháng 9/2016, triển khai 5S đã hoàn thành chính thức tại BVHM Đà Nẵng. Các BVHM còn lại cũng đang tiến hành triển khai thực hiện 5S từng bước một. Các khoa dược BVHM khi triển khai 5S đều dựa vào nguyên tắc và ý nghĩa của 5S như sau:
S1 S2 S3 S4 S5
Tiếng Nhật
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Nội dung
Seiri Seiton Seiso Seiketsu Shitsuke
Sort Set in order Shine Standardize Sustain
Sàng lọc Sắp xếp Sạch sẽ Săn sóc Sẵn sàng
Xác định và loại bỏ những thứ không cần thiết, giảm sự bề bộn Sắp xếp mọi thứ vào đúng vị trí và thuận tiện cho việc sử dụng Đạt được và duy trì sự sạch sẽ Thiết lập 3S đầu tiên thành tiêu chuẩn thực hiện nơi làm việc Huấn luyện nhân viên duy trì đúng theo các nguyên tắc từ S1-S4
BVHM Đà Nẵng và Quốc tế Đồng Nai có nhiều sự khác biệt về diện tích, về bố trí kho, về trang thiết bị, về tủ kệ, về nhân sự, về số lượng và chủng loại hàng hóa,… nhưng với sự quyết tâm và sáng tạo của tập thể nhân viên khoa Dược đã tạo ra các mô hình 5S mang các nét đặc trưng riêng phù hợp với đặc thù của từng đơn vị. Các dược sĩ đã lên kế hoạch, phân công công việc, dự trù mua sắm, thậm chí tự sáng tạo thiết kế những hộp đựng, nhãn thuốc, sơ đồ, màu sắc… rất đẹp và tiết kiệm chi phí cho bệnh viện, các bạn dược sĩ đã tranh thủ làm ngày làm đêm sàng lọc, sắp xếp hàng hóa trong kho, lên quy trình vệ sinh kho để duy trì sự sạch sẽ, lên chương trình tập huấn cho nhân viên thành thạo và sẵn sàng thực hiện 5S. Kết quả đã được Ban quản lý chất lượng bệnh viện đánh giá hoàn thành 5S đã đem lại niềm vui và một bộ mặt mới cho Khoa dược BVHM Đà Nẵng và Quốc tế Đồng Nai. Đến nay có thể nói việc thực hiện 5S thành công đã giúp Khoa dược đạt được những mục tiêu sau: • • • • • •
An toàn người bệnh: Nhanh, chính xác Tránh lãng phí (thời gian, không gian, tồn kho, hạn sử dụng,…) Kiểm kê nhanh, chính xác Nhân viên mới dễ thích nghi môi trường làm việc Nơi làm việc: sạch sẽ, ngăn nắp Nhân viên: có ý thức kỷ luật và tự hào về nơi làm việc của mình
Việc triển khai 5S đang được tiếp tục thực hiện tại các BVHM còn lại, quyết tâm của Khối Dược Tập đoàn là trong năm 2017 sẽ đạt 100% các Khoa dược trong Tập đoàn triển khai xong 5S.
11 | BẢN TIN THỊ DƯỢC QUÝ 3/2016
MỘT SỐ HÌNH ẢNH: 1
Kho dược BV Quốc tế Đồng Nai trước khi thực hiện 5S và sau khi thực hiện 5S Trước khi thực hiện 5S
2
Sau khi thực hiện 5S
Kho dược BVHM Đà Nẵng trước khi thực hiện 5S và sau khi thực hiện 5S Trước khi thực hiện 5S
12 | BẢN TIN THỊ DƯỢC QUÝ 3/2016
Sau khi thực hiện 5S