Tạp chí Life Balance | No.7 | OSHE Magazine - Chiến lược ứng phó cấp quốc gia cho đại dịch cúm

Page 1


Thư ngỏ



14 16 Nỗ lực quốc tế

06

06

18

Phong cách 7 Amazing BedMangala linens

22 Thực thi pháp luật

38

Is a serviced apartment Mối suitable đe dọacho đại dịchnhà Hợp đồng thuê really for you?

10

20

28

Căn hộ dịch vụ có dành cho bạn?

Giao thông & Biên giới

Một nhịp chậm để Discover the khám phá Hội Anbest

Bảo vệ sức khỏe con người of Danang


32

Bảo vệ sức khỏe động vật

26 43

What to do in Hoi An?

10

Chính phủ lên kế hoạch ứng phó

Bảo vệ nhân công


MỐI ĐE DỌA ĐẠI DỊCH 06


V

i-rút cúm đã đe dọa sức khỏe của động vật và con người trong nhiều thế kỷ. Sự đa dạng và khả năng gây đột biến cao đã cản trở những nỗ lực của con người trong việc phát triển vắc-xin phổ thông và thuốc kháng vi-rút với hiệu quả cao. Một đại dịch xảy ra khi một chủng vi-rút cúm mới xuất hiện có khả năng lây nhiễm và lây truyền giữa người với người. Trong ba đại dịch cúm ở người xảy ra vào thế kỷ 20, mỗi căn bệnh lây lan ra khoảng 30% dân số thế giới và có tỉ lệ

tử vong từ 0,2 - 2%. Đối chiếu với các dữ kiện lịch sử này và các mô hình bệnh truyền nhiễm hiện tại, dự kiến một đại dịch ngày nay có thể dẫn đến cái chết của 200.000 đến 2 triệu người chỉ tính riêng ở một quốc gia. Các nhà khoa học cho rằng những quần thể động vật đóng vai trò là ổ chứa vi-rút cúm chính cho các đại dịch kể trên. Mối lo ngại hiện nay về đại dịch H5N1 xuất phát từ những loài chim và đã lan rộng ra các cá thể tại Châu Âu và Châu Phi.

07


200.000 2.000.000

08


CÁC QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÓNG VAI TRÒ LÀ Ổ CHỨA VI-RÚT CÚM. MỐI LO NGẠI VỀ ĐẠI DỊCH H5N1 XUẤT PHÁT TỪ NHỮNG LOÀI CHIM TẠI CHÂU Á VÀ CHÂU PHI.

Vi-rút đã cho thấy khả năng lây nhiễm đa dạng cho nhiều đối tượng, bao gồm các loài chim di cư tầm xa, lợn, mèo và cả con người. Không thể dự đoán liệu vi-rút H5N1 có thể dẫn đến đại dịch hay không, nhưng lịch sử cho thấy rằng kể cả là không, một loại vi-rút cúm mới khác sẽ xuất hiện vào một lúc nào đó trong tương lai và đe dọa một số lượng lớn dân số đang không được bảo vệ kĩ càng. Sự gián đoạn kinh tế và xã hội gây ra bởi đại dịch cúm sẽ là rất đáng kể. Sự vắng mặt trong nhiều lĩnh vực gây ra bởi các căn bệnh cá nhân, nỗi sợ lây nhiễm hoặc các biện pháp y tế công cộng để hạn chế tiếp xúc có thể đe dọa hoạt động của các cơ sở hạ tầng quan trọng. Do đó, một đại dịch sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với một nền kinh tế, an ninh quốc gia và các hoạt động cơ bản của xã hội.

09


Chuẩn bị sẵn sàng cho một đại dịch đòi hỏi phải thiết lập cơ sở hạ tầng và các năng lực - một quá trình có thể mất nhiều năm.

10


X

ây dựng kế hoạch nhằm ứng phó với đại dịch là một quá trình đòi hỏi rất nhiều thời gian cũng như công sức. Vì lý do này, các hành động quan trọng phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Chính phủ cần sử dụng tất cả nguồn lực quốc gia để giải quyết mối đe dọa đến từ đại dịch, kết hợp với việc hợp tác đầy đủ với các đối tác quốc tế để ngăn chặn đại dịch ở bất cứ nơi nào mà dịch bệnh được ghi nhận là đang truyền nhiễm và lây lan một cách nhanh chóng giữa người với người, và sẽ nỗ lực để trì hoãn việc vi-rút lây lan sang quốc gia của mình. Trong điều kiện những nỗ lực kể trên không thành công, Chính phủ sẽ cần tính đến những phương án khác.

11


Nếu những nỗ lực kể trên thất bại, ứng phó hiệu quả với đại dịch chưa được kiểm soát ở trong nước sẽ cần có sự tham gia đầy đủ của tất cả các cấp chính quyền và mọi thành phần trong xã hội. Kế hoạch ứng phó phải cho thấy rõ rằng mọi phân khúc xã hội đều cần chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch và sẽ là một phần của chuỗi phản ứng. Do đó, trách nhiệm ứng phó với đại dịch không phải là trách nhiệm của bất kì cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào, mà đó là sự chung tay góp sức của tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội trên phạm vi toàn cầu.

12


Kế hoạch cũng chỉ ra thêm rằng Chính phủ phải cung cấp các tiêu chí rõ ràng và các công cụ để thông báo cho các địa phương và khu vực tư nhân nhằm chuẩn bị kế hoạch để sẵn sàng ứng phó, và các cơ quan cấp nhà nước phải được chuẩn bị để bổ sung và sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực của địa phương khi cần thiết. Tuy nhiên, với đặc tính của đại dịch, các địa phương cũng cần ý thức được rằng rất có thể những hỗ trợ này sẽ không được đầy đủ và hoàn chỉnh, do vậy các địa phương cũng cần có những kế hoạch riêng.

Chiến lược phải được chuyển thành hành động trực quan và gắn bó chặt chẽ với quan điểm của Chính phủ. Kế hoạch này cung cấp một khung tham chiếu chung để hiểu về mối đe dọa của đại dịch và tóm tắt các cân nhắc liên quan đến kế hoạch chính cho tất cả các bên liên quan. Kế hoạch cũng đề xuất rằng các bộ và cơ quan cấp nhà nước nên thực hiện các bước cụ thể, phối hợp để đạt được các mục tiêu của chiến lược và vạch ra những kỳ vọng của các bên liên quan không trực thuộc nhà nước và nước ngoài.

13


ứng phó với

S

au khi đã có một kế hoạch hoàn chỉnh để ứng phó hiệu quả với những tác động của đại dịch, Chính phủ cần tiến hành đưa những hoạch định đó vào

14

thực tế. Chính phủ sẽ giữ một vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ ở phương diện ứng phó mà còn cả trong những nhiệm vụ nhằm duy trì các chức năng cơ bản của xã hội.


Mục tiêu của Chính phủ trong việc ứng phó với đại dịch là: (1) ngăn chặn, làm chậm hoặc hạn chế sự lây lan của đại dịch sang quốc gia sở tại; (2) hạn chế sự lây lan trong nước của đại dịch và làm giảm hậu quả của bệnh cũng như tỉ lệ tử vong; và (3) duy trì cơ sở hạ tầng và giảm thiểu những tác động tiêu cực lên nền kinh tế và hoạt động của xã hội.

15


Tuy nhiên, trọng tâm của việc đối phó với đại dịch sẽ nằm ở cộng đồng. Bản chất lây lan của đại dịch, cũng như gánh nặng bệnh tật trên toàn quốc có thể diễn ra trong một vài tháng hoặc lâu hơn có nghĩa là sự hỗ trợ của Chính phủ đối với bất kỳ địa phương nào cũng

16

sẽ bị hạn chế so với việc viện trợ huy động cho các thảm họa như động đất hoặc bão. Các địa phương sẽ phải giải quyết các ảnh hưởng y tế và phi y tế của đại dịch bằng các nguồn lực sẵn có, đòi hỏi các địa phương phải có kế họach rõ ràng và đầy đủ để thực thi.


Ngoài việc điều phối một chiến lược đối phó cấp quốc gia toàn diện và kịp thời, Chính phủ Liên bang sẽ chịu trách nhiệm chính cho một số chức năng quan trọng, bao gồm: (1) hỗ trợ các nỗ lực ngăn chặn ở bên ngoài quốc gia và hạn chế sự xuất hiện của đại dịch trên đất nước sở tại; (2) hướng dẫn liên quan đến các biện pháp bảo vệ nên được thực hiện; (3) sửa đổi luật pháp và các quy định để tạo điều kiện cho công cuộc ứng phó với đại dịch quốc gia.

Ngoài 3 nhiệm vụ nêu trên, Chính phủ cũng sẽ chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ liên quan đến : (4) sửa đổi chính sách tiền tệ để giảm thiểu tác động của đại dịch lên nền kinh tế đối với cộng đồng và Quốc gia; (5) sản xuất và phân phối vắc-xin, thuốc chống vi-rút; và (6) đẩy nhanh việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin và liệu pháp trong thời gian diễn ra đại dịch.

17


Đại dịch cúm là mối đe dọa toàn cầu. Với tốc độ lây truyền nhanh chóng và tính nhạy cảm của loài người, dịch cúm bùng phát ở bất cứ nơi nào cũng có nguy cơ gây bệnh.

18


Với tốc độ lây truyền 13nhanh chóng và tính nhạy cảm của loài người, dịch cúm bùng phát ở bất cứ nơi nào cũng có nguy cơ gây bệnh cho chúng ta. Nỗ lực quốc tế trong việc ngăn chặn và giảm thiểu ảnh hưởng của

cúm đại dịch vượt ra ngoài biên giới là một thành phần trung tâm trong chiến lược nhằm ngăn chặn, làm chậm hoặc hạn chế sự lây lan sang quốc gia sở tại. Tuy nhiên, vẫn có những trở ngại đáng kể để có

thể tiến hành thực hiện một cơ chế ứng phó nhanh đối với đại dịch, do sự thiếu năng lực ở nhiều quốc gia. Mối đe dọa của đại dịch cúm có thể không được công nhận hoặc hiểu rộng rãi. Đây là một trở ngại lớn với cộng đồng quốc tế.

Nhiều quốc gia không có đủ nguồn lực hoặc chuyên môn để phát hiện và ứng phó với dịch bệnh một cách độc lập và thiếu cơ sở hạ tầng truyền thông và y tế công cộng đủ mạnh cũng như một kế hoạch phòng chống đại dịch và khả năng HẬU CẦN.

19


Các cửa khẩu nhập cảnh và mạng lưới giao thông quốc gia là những yếu tố quan trọng trong quá trình chuẩn bị và ứng phó với đại dịch cúm.

20


21


C

ác cửa khẩu nhập cảnh và mạng lưới giao thông quốc gia là những yếu tố quan trọng trong quá trình chuẩn bị và ứng phó với đại dịch cúm. Các biện pháp kiểm tra tại biên giới có thể làm chậm đà lây lan của đại dịch đến với quốc gia sở tại, nhưng không có khả năng ngăn chặn triệt để. Hơn nữa, lưu lượng giao thông lớn và khó khăn trong việc phát triển các hình thức sàng lọc.

22

Các biện pháp hạn chế đi lại trong nước có thể trì hoãn sự lây lan của bệnh. Những hạn chế này có thể bao gồm một loạt các phương án khác nhau, chẳng hạn như giảm thiểu các chuyến đi không cần thiết và, phương sách cuối cùng, các hạn chế đi lại bắt buộc. Mặc dù việc trì hoãn như vậy có thể cung cấp thêm thời gian cho các địa phương chuẩn bị vắcxin phòng chống đại dịch, việc hạn chế đi lại, không thể làm giảm tổng số người mắc bệnh.


2, SÀNG LỌC & HẠN CHẾ ĐI LẠI Kế hoạch của Chính phủ nhằm ứng phó và ngăn chặn đại dịch tập trung vào việc ngăn chặn ngay từ đầu và sử dụng một loạt các hành động để hạn chế lây lan, bao gồm việc sàng lọc cúm tại quốc gia khởi phát bệnh, trước khi lên các chuyến bay và khi nhập cảnh vào sân bay quốc gia sở tại. Để đảm bảo rằng khách quốc tế sẽ trải qua các hình thức sàng lọc và phải cách ly nếu cần thiết, Chính phủ có thể hạn chế số lượng các sân bay có các chuyến bay quốc tế trong giai đoạn đầu của đại dịch.

CÁC HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC THI 1, Mô hÌnh hóa để thông báo các quyết đỊnh Mô hình là công cụ mạnh mẽ có thể được sử dụng để thông báo các quyết định liên quan đến chính sách bằng cách nêu bật ra tác động của các can thiệp khác nhau đối với sự lây lan của bệnh. Các mô hình cũng có thể dự đoán sự phân nhánh kinh tế và xã hội của các can thiệp cụ thể và có thể thông báo, đánh giá tính khả thi trong hoạt động của các can thiệp này.

23


3, KIỂM DỊCH & CÁCH LY Các khuyến nghị hiện tại của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), các phương thức để quản lý hành khách hàng không, những người có thể bị nhiễm vi-rút cúm có khả năng gây ra đại dịch sẽ bao gồm cách ly những người có triệu chứng nhiễm bệnh, tiến hành tự cách ly kể cả đối với những người không có biểu hiện nhiễm bệnh (và phi hành đoàn), và tiến hành điều trị dự phòng hoặc sử dụng thuốc kháng vi-rút. Chính phủ sẽ xây dựng các tiêu chí và quy trình sàng lọc và cách ly khách du lịch trong giai đoạn đầu của đại dịch, trước khi xảy ra lây lan.

24


4, THƯƠNG MẠI & VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

5, duy trÌ cơ sở hạ tầng gIao thông

Nếu chúng ta không giao thương các hàng hóa từ động vật và các sản phẩm động vật sống, nguy cơ lây truyền cúm bằng hàng hóa là khá thấp. Với các biện pháp bảo vệ thích hợp cho nhân công trong các cơ sở làm việc, việc vận chuyển hàng hóa có thể tiếp tục diễn ra bình thường, điều này sẽ cho phép việc lưu thông hàng hóa ra và vào quốc gia, và từ đó giảm thiểu tác động lên nền kinh tế của đại dịch.

Duy trì các dịch vụ vận chuyển quan trọng trong đại dịch sẽ rất quan trọng để duy trì hoạt động của cộng đồng cũng như nguồn cung các tài nguyên khẩn cấp. Chính phủ cần đánh giá các tác động lên hệ thống như tác động của chuỗi cung ứng, khả năng giao hàng đúng thời hạn, tồn kho và hậu cần, và sẽ hỗ trợ phát triển các kế hoạch dự phòng để giải quyết sự thiếu hụt các dịch vụ cần thiết và cung cấp các mặt hàng thiết yếu.

25


BẢO VỆ SỨC KHỎE CON NGƯỜI Bảo vệ sức khỏe con người là điểm mấu chốt trong công cuộc chuẩn bị sẵn sàng để đương đầu với đại dịch. Các thành phần của Chiến lược đều phản ánh thông điệp mạnh mẽ bao hàm đó là để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do đại dịch gây ra ở con người.

26


27


B

ảo vệ sức khỏe con người là điểm mấu chốt trong công cuộc chuẩn bị sẵn sàng để đương đầu với đại dịch. Các thành phần của Chiến lược, các yếu tố nằm trong kế hoạch và chiến lược phân bổ nguồn lực dự kiến cho các hoạt động chuẩn bị, giám sát và ứng phó đều phản ánh thông điệp mạnh mẽ bao hàm đó là để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do đại dịch gây ra ở con người. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ phải tận dụng mọi nguồn lực quốc gia và đảm bảo sự phối hợp hành động của tất cả các thành phần chính phủ và xã hội, song song với

28

việc duy trì luật pháp và các chức năng xã hội cơ bản khác. Bảo vệ sức khỏe nhân loại là ưu tiên số 1 trong công cuộc ứng phó với đại dịch.


Các yếu tố quyết định chính trong chiến lược ứng phó dành cho sức khỏe cộng đồng đối với đại dịch sẽ bao gồm mức độ nghiêm trọng của đại dịch, việc thực hiện kịp thời các can thiệp y tế công cộng tại địa phương và nguồn cung vắc-xin cũng như thuốc kháng vi-rút; các quyết định về việc ưu tiên và phân phối các hoạt động y tế; thông điệp của các chiến dịch truyền thông về rủi ro của đại dịch; áp dụng các biện pháp kiểm soát lây lan trong cộng đồng và chính sách giới nghiêm cộng đồng (cách li xã hội).

Mặc dù một đại dịch có thể xảy ra cùng lúc với nhiều địa phương, tuy nhiên mỗi nơi sẽ trải qua đại dịch theo các cách

khác nhau do tính chất địa phương. Chính phủ cần mở rộng kho dự trữ quốc gia và vắc-xin cũng như thuốc chống vi-rút.

29


LI FESTYLE

Tuy nhiên, các cộng đồng cũng nên tự ý thức được rằng trong trường hợp xảy ra nhiều đợt bùng phát đồng thời, rất có thể sẽ không có đủ tài nguyên y tế hoặc nhân sự để tăng cường cho tất cả các địa phương.

“ “

30

Ngoài ra, các nhà sản xuất và nhà cung cấp có thể đối mặt với tình trạng thiếu hụt hàng hóa và chuỗi cung ứng có thể bị gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch đối với các cá nhân trong chuỗi. Do đó, các địa phương nên lường trước rằng tất cả các nguồn viện trợ bên ngoài có thể bị tổn hại trong thời gian diễn ra đại dịch nhằm lên một kế hoạch cụ thể với đặc tính của từng địa phương.


Việc áp dụng một cách có hệ thống các biện pháp ngăn chặn có thể làm giảm đáng kể tỉ lệ lây lan cả về mặt cường độ cũng như tốc độ của bất kỳ đại dịch nào. Mục tiêu của việc ngăn chặn dịch bệnh sau khi xảy ra đại dịch là trì hoãn sự lây lan của dịch bệnh và sự xuất hiện của sự bùng phát trong cộng đồng trong nước, để giảm tỷ lệ tấn công lâm sàng trong các cộng đồng bị ảnh hưởng, và để phân phối số lượng các trường hợp nhiễm bệnh trong một khoảng thời gian dài hơn nhằm giảm thiểu sự gián đoạn kinh tế xã hội và để giảm thiểu, đến mức tối đa, các ca nhập viện và tử vong. Các quyết định về cách thức và thời điểm thực hiện các biện pháp ngăn chặn bệnh sẽ được đưa ra trên cơ sở cộng đồng.

31


Cần triển khai các giám sát trong nước nhằm phát hiện vi-rút cúm gia cầm có khả năng gây đại dịch ở người đối với các gia cầm được nuôi trong các hộ gia đình, tăng cường giám sát ở các vật nuôi trong nhà và động vật hoang dã sẽ giúp đảm bảo rằng các báo cáo về những sự kiện này sẽ diễn ra một cách sớm nhất có thể.

32


BẢO VỆ SỨC KHỎE

Gia súc & gia cầm 33


C

ác quần thể động vật quan trọng nhất đối với các hoạt động giám sát là gia cầm và chim hoang dã, không chỉ trong các hoạt động nhằm gia tăng số lượng các trường hợp được xét nghiệm mà còn trong phân phối thử nghiệm về mặt địa lý để tăng xác suất phát hiện bệnh. Để sử dụng đầy đủ các dữ liệu được thu thập như một phần của kế hoạch giám sát cấp quốc gia đối với vi-rút cúm có khả năng gây đại dịch trong quần thể động vật, Chính phủ cần thiết lập khả năng thu thập, phân tích và chia sẻ dữ liệu.

34

“ động vật

đóng vaI TRÒ LÀ NGUỒN LÂY CHÍNH


Mở rộng kho dự trữ thú y quốc gIa

xây dựng nhận thức cho các hộ nuôI gIa cầm

Cần thành lập kho dự trữ thú y quốc gia, chứa các công cụ cần thiết để ứng phó với dịch cúm, bao gồm các thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE), thuốc khử trùng, thuốc chẩn đoán và thuốc kháng vi-rút. Ngoài ra, cần mở rộng số liều vắc-xin sẽ dùng để điều trị cho gia cầm bên cạnh việc nỗ lực tìm ra vắcxin và thuốc chống vi-rút cho quần thể loài người.

Cần xây dựng các bộ khung chương trình nhằm cung cấp hướng dẫn cho các chủ sở hữu và các hộ chăn nuôi về việc ngăn ngừa bệnh và làm giảm sự lây lan của bệnh, họ cũng sẽ được khuyến khích để báo cáo những trường hợp gia cầm bị bệnh, từ đó tăng cơ hội kiểm soát dịch cúm gia cầm lây lan trên diện rộng trong quần thể các loài động vật.

35


36


Thúc đẩy kế hoạch ứng phó NẾU CÓ BÙNG PHÁT

Tăng cường cơ sở hạ tầng thú y

Bất kể ở nơi nào có nguy cơ xuất hiện, Chính phủ sẽ phải sẵn sàng ứng phó một cách thích hợp. Nếu một loại virút cúm có khả năng gây đại dịch ở người được hình thành từ các loại gia cầm được nuôi trong nhà hoặc các động vật khác, các hành động phải được hướng thẳng đến việc phát hiện và diệt trừ vi-rút càng nhanh càng tốt. Nếu bệnh xuất hiện ở chim hoang dã, ưu tiên sẽ là ngăn ngừa lây lan.

Nâng cao kiến thức về hình thức sinh thái của vi-rút cúm, khả năng tiến hóa, các chủng cúm mới xuất hiện ở động vật và các yếu tố quyết định đến độc lực của vi-rút cúm trong quần thể động vật là rất cần thiết. Chính phủ sẽ mở rộng các chương trình nghiên cứu về cúm gia cầm để đẩy nhanh quá trình phát triển các công cụ cần thiết để phát hiện vi-rút cúm, tăng khả năng miễn dịch cho động vật.

37


Tiến hành thực thi chiến lược

PHÁP LUẬT, AN TOÀN CỘNG ĐỒNG VÀ AN NINH 38


D

o các áp lực đặt lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và các chức năng quan trọng khác, các rối loạn dân sự và các sự cố về trật tự công cộng có thể xảy ra. Các trung tâm tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp có thể bị quá tải với các cuộc gọi hỗ trợ, trong đó bao gồm các

yêu cầu vận chuyển nạn nhân nhiễm cúm. Các cơ quan thực thi pháp luật địa phương có thể được yêu cầu thực thi các hạn chế về di chuyển hoặc các hình thức cách li, do đó sẽ cần viện trợ nguồn lực từ các đơn vị thực thi pháp luật truyền thống. Các đơn vị tư nhân chịu

trách nhiệm đảm bảo vận hành các cơ sở hạ tầng quan trọng sẽ đối mặt với những thách thức tương tự, đòi hỏi Chính phủ cần cung cấp cho các cơ quan thực thi pháp luật của địa phương các hướng dẫn cũng như tiến hành đào tạo và các cuộc diễn tập cần thiết.

39


Ứng phó với đại dịch cúm có thể yêu cầu, nếu cần thiết và phù hợp, các biện pháp như cách ly và tự cách ly. Cách ly là một hình thức y tế tiêu chuẩn áp dụng cho những người mắc bệnh truyền nhiễm. Cách ly bệnh nhân trong đại dịch cúm sẽ ngăn ngừa khả năng lây truyền bằng cách tách người bệnh khỏi những người chưa phơi nhiễm.

40

Tự cách ly là một chiến lược quản lý nhằm phân tách các cá nhân đã tiếp xúc với bệnh với những người chưa tiếp xúc với bệnh, có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc. Chính phủ cũng có thẩm quyền để ra lệnh cách ly để ngăn chặn việc lây truyền hoặc lây lan các bệnh truyền nhiễm từ nước ngoài vào quốc gia sở tại của mình.


Bên cạnh việc thực thi các chiến lược về sức khỏe cộng đồng, an ninh quốc gia cũng là một yếu tố đáng để Chính phủ lưu tâm, đặc biệt là trong bối cảnh của một đại dịch nghiêm trọng như dịch cúm. Chính phủ cần ý thức được rằng trong thời gian diễn ra đại dịch, sẽ có những sự hoang mang trong đại đa số dân chúng. Họ lo sợ rằng diễn biến của bệnh sẽ ngày một trở nên phức tạp, và tất cả mọi người đều mong sẽ được sử dụng vắc-xin như là phương án khả dĩ nhất nhằm vượt qua đại dịch. Đây chính là thời cơ cho một bộ phận những người với mục đích xấu, sẽ có những hành vi phạm pháp như làm giả vắc-xin, buôn lậu với mục đích trục lợi cá nhân. Rất có thể sẽ có một loạt vắc-xin và thuốc kháng vi-rút giả xuất hiện.

Chính phủ cần áp dụng những biện pháp nghiêm ngặt nhằm phòng ngừa những hành vi đi ngược lại với lợi ích cộng đồng như trên, bằng việc áp dụng những quy chế kiểm soát nghiêm ngặt, đồng thời ban bố những cơ chế xử phạt mang tính răn đe đối với những người vi phạm. Hành động này sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe và lợi ích cho dân chúng, đồng thời gây dựng lòng tin từ họ.

41


“ 40% nhân VIÊN SẼ VẮNG MẶT “

42


BẢO VỆ SỨC KHỎE NGUỒN NHÂN CÔNG

K

hông giống như nhiều sự kiện thảm khốc khác, đại dịch cúm sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở hạ tầng vật chất của một tổ chức. Mặc dù đại dịch sẽ không làm hỏng các đường dây điện, tê liệt hệ thống ngân hàng hoặc mạng máy tính, nhưng cuối cùng lại có khả năng đe dọa tất cả các cơ sở hạ tầng quan trọng bởi tác động của đại dịch đối với tổ chức nhân sự thông qua việc loại bỏ các nhân sự thiết yếu khỏi nơi làm việc trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Vậy nên, điều quan trọng là các tổ chức phải lường trước tác động tiềm tàng của đại dịch cúm đối với nhân sự và khả năng của tổ chức để có thể tiếp tục các chức năng thiết yếu. Là một phần của kế hoạch đó, các tổ chức sẽ cần đảm bảo có các biện pháp hợp lý để bảo vệ sức khỏe của nhân viên trong đại dịch.

43


Chính phủ cần đưa khuyến nghị cho các tổ chức cấp nhà nước và các khu vực tư nhân lên kế hoạch với giả định rằng có tới 40% nhân viên của họ có thể vắng mặt trong khoảng thời gian khoảng 2 tuần ở đỉnh điểm của một đợt đại dịch. Sự vắng mặt của nhân viên sẽ tăng không chỉ vì bệnh tật cá nhân dẫn đến mất khả năng lao động mà còn bởi vì nhân viên có thể phải chăm sóc cho các thành viên gia đình bị nhiễm bệnh, phải tiến hành cách ly tại nhà do có thành viên trong gia đình bị nhiễm bệnh, bận chăm lo cho con cái vì giờ đây con cái không còn đến trường, hoặc đơn giản là ở nhà để tuân thủ các qui tắc an toàn.

44


Các biện pháp kiểm soát sự lây lan là cực kỳ quan trọng để bảo vệ nhân viên. Các chiến lược chính để phòng ngừa đại dịch cúm cũng giống như các chiến lược đối với bệnh cúm theo mùa là: (1) vắc - xin, (2) phát hiện sớm và điều trị, và (3) việc sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro lây nhiễm để ngăn ngừa sự lây lan. Tuy nhiên, khi đại dịch bắt đầu, vắc-xin có thể không được phổ biến rộng rãi và việc cung cấp thuốc chống vi-rút có thể bị hạn chế. Do đó, khả năng hạn chế nhiễm và làm chậm sự lây lan của đại dịch sẽ chủ yếu dựa vào việc áp dụng các biện pháp kiểm soát khả năng nhiễm bệnh thích hợp và kỹ lưỡng tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe, nơi làm việc, cộng đồng và cho các cá nhân tại nhà.

45



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.