Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No.18 – Yếu tố lỗi

Page 1

Chuyên đề

YẾU TỐ LỖI TRONG TRÁCH

NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT

HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

KHÁI NIỆM LỖI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI

THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

PHÂN LOẠI LỖI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI

THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

PHÁP LUẬT VỀ LỖI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI

THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

LEGAL REVIEW

Thư Ngỏ

Quý độc giả thân mến,

Tại Việt Nam, quan niệm về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dựa trên trạng thái tâm lý và nhận thức của người vi phạm. Lỗi được hiểu như thái độ tâm lý của người vi phạm nghĩa vụ dân sự, phản ánh nhận thức của họ đối với hành vi và hậu quả của nó.

Với sự phát triển của xã hội nói chung và nền kinh tế toàn cầu nói riêng, cơ hội phát triển mở ra cho tất cả các thành viên/cộng đồng trong mọi lĩnh vực. Nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức với sự hợp tác giữa các bên khi thế giới đối mặt những sự biến đổi khí hậu không ngừng và các nguy cơ đại dịch khác.

Sự hợp tác vượt khoảng cách về địa lý và điều kiện môi trường, xã hội đặt ra nhiều bài toán cần giải đáp.

Trong Pháp luật Việt Nam quy định lỗi trong trách nhiệm dân sự gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Khi xác định yếu tố lỗi, cần đặt nó trong bối cảnh các sự kiện pháp lý khác, như sự biến pháp lý tương đối và tuyệt đối, để giải quyết quan hệ pháp luật dân sự.

Trong số thứ 18 của Tạp chí Pháp luật, bằng việc phân tích quy định và các trường hợp tiêu biểu, chúng tôi hy vọng giúp Quý độc giả có thể hiểu rõ hơn về cơ sở pháp lý cũng như các nguyên tắc áp dụng khi xem xét trách nhiệm dân sự trong các tình huống trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Đội ngũ biên tập mong rằng sẽ nhận được các ý kiến đóng góp của Quý độc giả.

Huy

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Ls. Nguyễn Thị Quỳnh Mai

Ls. Nguyễn Thị Xuyến

Ths. Nguyễn Hồng Minh

Ths. Nguyễn Quang Huy

Nguyễn Hoàng Thanh

Phan Thị Hoài Trang

Bùi Tuấn Anh - Trần Việt Bách

Lỗ Hồng Tâm - Hồ Mậu Tuấn

BAN BIÊN TẬP

Nguyễn Tất Hồng Dương - Trưởng ban

Ths. Nguyễn Quang Huy - Phó ban

NỘI DUNG VÀ THIẾT KẾ

Phòng Pháp chế - Phòng Phát triển cộng đồng

www.facebook.com/iirr.legalcenter

www.iirr.vn

phó Viện
Phó ban biên tập
Ths. NGUYỄN QUANG HUY Viện
IIRR -

Mục Lục

1. Khái niệm lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

2. Phân loại lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

2.1. Lỗi vô ý

2.2. Lỗi cố ý

3. Pháp luật về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

3.1. Xác định lỗi do hành vi trái pháp luật gây ra

3.2. Xác định lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi các bên đều có lỗi

3.3. Xác định lỗi do tài sản gây ra

TỔNG KẾT

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

LEGAL REVIEW 06

Trong khoa học pháp lý, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có các điều kiện: có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại; người gây thiệt hại có lỗi. Như vậy, yếu tố lỗi là một trong những căn cứ làm phát sinh trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong đời sống hàng ngày, thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân; tài sản, danh dự, uy tín của các tổ chức có thế xảy ra dưới nhiều tác động khác nhau.

Cũng có thế đó là những tác động khách quan xong cũng

có thể là hành vi trái pháp luật của cá nhân mang lại.

Do đó, để ngăn chặn và khắc phục những hậu quả, Nhà nước đã đặt ra những quy định pháp luật hữu hiệu như chế định trách nhiệm dân sự nói chung và chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng. Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những quy định của pháp luật quy định những hậu quả pháp lý ngoài mong muốn, không có sự thoả thuận trước của các bên và được khát sinh trên cơ sở hành vi bất hợp pháp do lỗi cố ý hoặc vô ý. Việc xác định lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài Hợp đồng và mức bồi thường.

LEGAL REVIEW 07

Kháiniệmlỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng

LEGAL REVIEW 08
01
LEGAL REVIEW 09

Theo Luật La Mã, lỗi (Culpa) là sự không tuân thủ hành vi mà pháp luật yêu cầu, không có lỗi nếu như tuân thủ tất cả những gì được yêu cầu. Trong Luật La Mã, lỗi được phân chia thành lỗi cố ý (dolus) và lỗi vô ý (culpa). Tuy nhiên trong Luật La Mã có một điều đặc biệt là trong trường hợp lỗi cố ý thì thoả thuận của các bên về miễn trừ trách nhiệm không có hiệu lực. Trong luật La Mã lỗi vô ý được nói đến nhiều hơn, bởi rằng lỗi cố ý đã quá rõ ràng để áp dụng trách nhiệm. Được coi là lỗi vô ý nếu như không nhìn thấy trước được những gì mà một người chu đáo, cần thận có thể nhìn thấy. Tiêu chí chu đáo và cần mẫn là tiêu chuẩn khi xác định mức độ quan tâm, chu đáo

của người vi phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ

của mình cũng như mức độ trách nhiệm của họ. Như vậy, Luật La Mã không nhắc đến trạng thái

tâm lý của chủ thế đối với hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra khi xác định lỗi.

LEGAL REVIEW 10
LEGAL REVIEW 11

Khái niệm lỗi trong khoa học

pháp luật Dân sự các nước

Châu Âu lục địa về cơ bản cũng giống với khái niệm lỗi được

định nghĩa trong Luật dẫn sự La Mã bởi lẽ, các hệ thống pháp

luật nói trên được xây dựng dựa

trên cơ bản các quy định của

Luật La Mã. Pháp luật các nước

Châu Âu lục địa coi lỗi của người vi phạm nghĩa vụ là điều kiện cơ

bản của trách nhiệm do không

thực hiện nghĩa vụ. Luật Dân

sự của các quốc gia này xuất

phát tử nguyên tắc suy đoán

có lỗi, tức là người vi phạm phải

chứng minh răng mình không

có lỏi. Ví dụ: Điều 1147 Bộ luật

Dân sự Cộng hoa Pháp, Mục

282 Bộ luật Dân sự Đức, quy định rằng người có quyền chỉ phải chứng minh người có nghĩa vụ không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.

Tại Việt Nam, số đông quan điểm về lỗi được xây dựng trên cơ sở trạng thái tâm lý, nhận thúc. Có thể hiểu một cách chung nhất, lỗi là thái độ tâm lý của người vi phạm nghĩa vụ dân sự, phản ảnh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Quan điểm này hợp lý và khá phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện nay. Tuy nhiên trong pháp luật thực định của Việt Nam cũng như các nước nói trên không định nghĩa khái niệm lỗi, nhưng có quy định các hình thức lỗi khác nhau. Theo đó, pháp luật Việt Nam quy định lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý.

LEGAL REVIEW 12
LEGAL REVIEW 13

PHÂNLOẠI

lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

02 LEGAL REVIEW 14
LEGAL REVIEW 15

2.1. Lỗi vô ý

Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

LEGAL REVIEW 16

2.2. Lỗi CỐ ý

Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng

để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Về mặt khách quan, quy định trên đã dự liệu trường hợp người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, cho dù người đó mong muốn hoặc không mong muốn nhưng

đã có thái độ để mặc cho thiệt hại xảy ra thì người đó phải chịu

trách nhiệm dân sự về hành vi có lỗi cố ý. Về mặt chủ quan, người gây thiệt hại khi thực hiện hành vi luôn nhằm mục đích thiệt

hại xảy ra cho người khác và

được thể hiện ở dưới 2 mức độ:

LEGAL REVIEW 17

Mong muốn có thiệt hại xảy ra và Không mong muốn có thiệt hại nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Mức độ thể hiện ý chí - hành vi cố ý gây thiệt hại trong trường hợp người đó nhận thức tốt hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện thì phải chịu trách nhiệm dân sự do lỗi cố ý là nguyên nhân của thiệt hại. Như vậy, việc biểu lộ ý chí mong muốn thiệt hại xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi có ý thức của người gây thiệt hại đã làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Khi xác định và phân tích yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần thiết phải đặt yếu tố đó trong mối liên hệ với những sự kiện pháp lý khác, mà rõ nét hơn cả là sự biến pháp lý tuyệt đối và sự biến pháp lý tương đối là những căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Sự biến pháp lý tương đối là một sự kiện pháp lý mà sự khởi phát của nó do hành vi của con người tác động dưới hình thức lỗi vô ý, do vậy, người có hành vi tạo ra sự kiện đó phải bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại.

LEGAL REVIEW 18
LEGAL REVIEW 19

Trong khoa học pháp lý các nhà luật học đều thừa nhận sự

biến pháp lý tương đối là sự biến do con người tác động, còn sự thay đổi và chấm dứt của nó, con người không kiểm soát

được. Như vậy, hành vi tạo ra sự biến pháy lý tương đối là hành vi có lỗi và là hành vi trái pháp luật.

Theo khoản 2 Điều 364 Bộ luật dân sự năm 2015.

"Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xây ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được"

LEGAL REVIEW 20

Người gây thiệt hại đã không mong muốn, không để mặc cho

thiệt hại xảy ra mà là do không kiểm soát được diễn biến của sự kiện do hành vi vô ý của mình tạo ra thì người có hành viđó phải bồithường.

LEGAL REVIEW 21

PHÁPLUẬTVỀlỗi

trong trách nhiệm bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng

03 LEGAL REVIEW 22
LEGAL REVIEW 23

3.1. XÁC ĐỊNH LỖI DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra được quy định dưới dạng nguyên tắc chung và cơ bản tại khoản

1 điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015; Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự còn quy định các trường hợp cụ thể như bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại xảy ra do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra; trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cán bộ, công chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; do người dùng chất kích thích gây ra.

Khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định

“I. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừtrường hợp Bộ luật này, luật khác có quy định khác”

LEGAL REVIEW 24
LEGAL REVIEW 25

Hành vi trái pháp luật mà gây

thiệt hại, xâm phạm lợi ích của

các chủ thể dân sự có thể là

hành vi vi phạm pháp luật hình

sự, luật hành chính, luật dân sự. Các hành vi vi phạm quy tắc trong sinh hoạt cộng đồng dân

cư nếu gây thiệt hại cũng phải bồi thường. Hành vi trái pháp

luật xâm phạm các quan hệ xã

hội, xâm phạm các quyền tài

sản (quyền sở hữu và cá quyền

khác về vật) và quyền nhân thân (quyền được béền tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín...) của chủ thể dân sự.

LEGAL REVIEW 26

Hành vi trái pháp luật là hành vi của một người được tiến hành gây ra những thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần của tổ chức, của Nhà nước... mà những lợi ích đó được pháp luật quy định bảo vệ. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trên thực tế thường phát sinh từ những sự kiện do hành vi cố ý hoặc vô ý của người gây ra thiệt hại. Hành vi gây thiệt hại phải xác định được là hành vi trái pháp luật, người gây thiệt hại phải bồi thường. Để giải quyết thoả đáng vấn để đặt ra, sự cần thiết phải làm rõ mối quan hệ giữa hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đông và hành vi gây thiệt hại cho người khác không theo bắt kỳ hợp đồng giữa người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại.

LEGAL REVIEW 27
LEGAL REVIEW 28

Ánlệ McRaevCommonwealthDisposals Commission (1951)

Tình huống:

Người khiếu nại, McRae, đã thắng thầu từ các bị cáo, Ủy ban Xử lý Khối thịnh vượng chung, để lấy lại một tàu chở dầu trên Rạn san hô Jourmund gần Samarai. Tuy nhiên, khi người khiếu nại đến hiện trường, sau khi bỏ ra chi phí đáng kể cho việc trục vớt, họ phát hiện trên thực tế không có tàu chở dầu. Ủy ban Xử lý Khối thịnh vượng chung chỉ nghe tin đồn rằng có một tàu chở dầu ở đó. Sau đó họ biết rằng không phải vậy.

LEGAL REVIEW 29

Vấn đề:

Xét xử sơ thẩm, giữa nguyên đơn và bị đơn không có hợp

đồng. Tuy nhiên, quyết định này đã bị McRae kháng cáo.

Người khiếu nại yêu cầu bị đơn bồi thường vì vi phạm hợp

đồng, xuyên tạc gian lận về tàu chở dầu và bồi thường

thiệt hại vì họ không tiết lộ thông tin về tàu chở dầu khi biết rằng nó không tồn tại. Các bị cáo lập luận rằng họ không

có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng vì

việc tàu chở dầu không tồn tại là vô hiệu do nhầm lẫn thông

thường. Vấn đề trong trường hợp này là liệu người khiếu nại

có thể đòi lại được thiệt hại hay không và liệu hợp đồng

có thể bị vô hiệu do một sai sót thông thường hay không.

LEGAL REVIEW

Quyết định/Kết quả:

Người ta cho rằng người khiếu nại có quyền yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại. Hợp đồng không bị vô hiệu vì một lỗi thông thường. Giữa người khiếu nại và

bị đơn đã tồn tại một hợp đồng và vì tàu chở dầu này không tồn tại nên đây là hành vi vi phạm hợp đồng. Vì vậy, người khiếu nại có quyền được bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và số tiền mua tàu chở dầu cũng như các chi phí phải trả cho hoạt động trục vớt.

LEGAL REVIEW 31

Án lệ Bell v Lever Bros Ltd (1932)

Tình huống:

Ông Bell là giám đốc điều hành trong 5 năm của một công ty thuộc sở hữu của Lever Bros Ltd. Ông Bell đã giao dịch vì lợi nhuận cá nhân trong thời gian làm việc, điều này trái với hợp đồng của ông với công ty. Không biết về điều này, Lever Bros Ltd đã đưa ra đề nghị sa thải ông Bell và chấm dứt hợp đồng và đưa ra khoản bồi thường 30.000 bảng Anh.

LEGAL REVIEW 32
LEGAL REVIEW 33
LEGAL REVIEW 34

Vấn đề:

Vấn đề chính trong trường hợp

này là liệu hợp đồng dự phòng do ông Bell tạo ra và chấp nhận có thể bị vô hiệu do nhầm lẫn

thông thường do sau đó ông phát hiện ra giao dịch cá nhân

của ông hay không. Lever Bros

Ltd lập luận rằng việc che giấu và hành vi sai trái này là vi phạm nghĩa vụ của anh ấy đã được nêu chi tiết trong hợp đồng lao động của anh ấy.

LEGAL REVIEW 35

Quyết định/Kết quả:

Tòa án cho rằng hợp đồng

không bị vô hiệu vì sai sót không phải là một phần “thiết yếu và không thể thiếu” của hợp đồng.

Giao dịch cá nhân xảy ra trong quá trình làm việc không liên quan đến đối tượng của hợp đồng và được cho là không

đáng kể so với lợi nhuận mà ông Bell đã kiếm được cho Lever Bros Ltd. Chỉ có sai sót về danh tính

của các bên hoặc chủ thể vấn

đề đối với hợp đồng, cũng như chất lượng của một mặt hàng, sẽ có thể phủ nhận thành công

sự đồng ý và do đó làm mất hiệu lực hợp đồng, như thể nó chưa từng tồn tại. Sai lầm phải

là điều cần thiết đối với bản sắc của hợp đồng.

LEGAL REVIEW 36
LEGAL REVIEW 37

3.2. XÁC ĐỊNH LỖI DO TÀI SẢN GÂY RA

Khoản 2, 3 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại là hai phát sinh là do sự kiện bất khá kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thưởng thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này".

LEGAL REVIEW 38

Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, yếu tố lỗi dường như không được xem đến. Theo quan niệm truyền thống thì yếu tố lỗi chỉ được xem xét khi gắn với một chủ thể xác định. Vì vậy, người ta cho rằng, gắn lỗi cho tài sản khi chúng gây ra thiệt hại là không thể xảy ra. Tuy nhiên, lỗi của chủ sở hữu, người quản lý ở đây đã vi phạm nguyên tắc quản lý, bảo quản được quy định trong các ngành luật cụ thể dẫn đến việc tài sản gây thiệt hại cho chủ thể khác. Nếu chủ sở hữu chứng minh được mình không có lỗi cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm bôi thường thiệt hại, ví dụ như trong trường hợp bất khả kháng.

LEGAL REVIEW 39

Lỗi của chủ sở hữu trong trường hợp này được hiểu là chủ sở hữu quản lý không tốt hoặc không đúng quy trình để tải sản gây thiệt hại. Trong trường hợp đặc biệt nếu pháp luật quy định phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi thì chủ sở hữu hoặc chủ thể khác chứng minh được mình không có lỗi vẫn phải bồi thưởng thiệt hại do tài sản gây ra trong những trường hợp do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 601), bồi thường thiệt hại do cây cối (Điều 604), do nhà cửa, công trình khác gây ra (Điều 605), do súc vật gây ra (Điều 603).

Tóm lại, các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 từ Điều 601 đến Điều 605, có thể thấy duy nhất hai điều luật quy định trách nhiệm bồi thườngthiệthạikhôngxemxétđến điềukiệnlỗi.Khoản3Điều601:"Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi". Điều 602: “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủthểđókhôngcólỗi”.Cácđiều

luật còn lại không quy định vấn đề

loại trừ yếu tố lỗi, được hiểu là vẫn

áp dụng bốn điều kiện bồi thường

thiệt hại nói chung, trong đó có điều kiện lỗi.

LEGAL REVIEW 40
LEGAL REVIEW 41
LEGAL REVIEW 42

Án lệ Leaf v International Galleries (1950)

Tình huống:

Nguyên đơn đã mua một bức tranh từ các bị

đơn, họ tuyên bố rằng bức tranh đó được vẽ bởi họa sĩ J. Constable. Năm năm sau, nguyên đơn

cố gắng bán bức tranh tại một nhà đấu giá và

được thông báo rằng nó không được vẽ bởi họa sĩ mà anh ta đã được thông báo trước đó. Sau

đó, ông đã trả lại bức tranh cho bị cáo và người đã giữ nó để kiểm tra. Nguyên đơn đã khởi kiện để hủy bỏ hợp đồng vì bị đơn đã trả lời khẳng định rằng họa sĩ vẽ bức tranh là J. Constable, bất chấp thông tin mà nguyên đơn đã được nhà đấu giá đưa ra. Thẩm phán xét xử có lợi cho các bị cáo, mặc dù giải thích rằng họ đã xuyên tạc vô tội về nghệ sĩ vẽ tranh, trên cơ sở hợp đồng đã

được thực hiện.

LEGAL REVIEW

Vấn đề

Có hai vấn đề quan trọng để tòa án đưa ra quyết định.

Đầu tiên là liệu nguyên đơn có quyền hủy bỏ hợp đồng hay không sau 5 năm đồng ý với các điều khoản với bị đơn.

Vấn đề thứ hai là liệu sai lầm của họa sĩ có đủ cơ bản

để làm vô hiệu hợp đồng giữa các bên hay không.

LEGAL REVIEW 44

Quyết định/ Kết quả: Yêu cầu của nguyên đơn đã thất bại vì đã mất một khoảng thời gian đáng kể kể từ khi đồng ý hợp đồng cho đến thời điểm hủy bỏ. Tòa án nhận thấy sai sót xảy ra đối với họa sĩ vẽ tranh là cơ bản nhưng chưa đến mức nghiêm trọng khiến hợp đồng vô hiệu. Trên cơ sở này yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn không thành công.

LEGAL REVIEW 45
LEGAL REVIEW 46

TỔNG KẾT

1. Khái niệm lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài

hợp đồng

2. Phân loại lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

3. Pháp luật về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng

Án lệ McRae v Commonwealth Disposals Commission (1951)

Án lệ Bell v Lever Bros Ltd (1932)

LEGAL REVIEW 47
LEGAL REVIEW 48

1. Mary Charman - Willian Publishing (2007), Contract Law.

2. MA Eisenberg - Calif. L. Rev.(2003), Mistake in Contract Law.

3. E Rasmusen, I Ayres (1993), Mutual and Unilateral Mistake in Contract Law.

4. J Gordley - Am. J. Comp. L. (2004), Mistake in Contract Formation.

5. N Jansen, R Zimmermann (2011), Contract formation and mistake in European contract law: a genetic comparison of transnational model rules.

6. MA Eisenberg - Mich. L. Rev. (2008), The Role of Fault in Con tract Law: Unconscionability, Unexpected Circumstances, In terpretation, Mistake, and Nonperformance.

7. JK Smith, RL Smith (1990), Contract Law, Mutual Mistake, and Incentives to Produce and Disclose Information.

8. D Capper (2009), Common mistake in contract law.

9. JL Harrison - Geo. Mason L. Rev. (2009), Rethinking Mistake and Nondisclosure in Contract Law.

10. EL Sherwin (2023), Mistake in Contract Law.

LEGAL REVIEW 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
IIRR LEGAL REVIEW
www.iirr.vn
www.facebook.com/iirr.legalcenter

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.