TẠP CHÍ INSECT ECOLOGY | No.9 | Cấu tạo hình thái, Vòng đời, Sinh sản của Bướm (Phần 1)

Page 1

Bướm

Bộ Côn trùng Cánh thẳng & Cánh tơ

Lưu hành nội bộ
No.9
tạo
Cấu
Hình thái Vòng đời Sinh sản

Quý độc giả thân mến!

Côn trùng – lớp động vật có số lượng cá thể đông đúc đa dạng phong phú nhất và sinh sống ở khắp mọi nơi với số lượng ước tính lên đến 10 triệu loài côn trùng hiện nay. Theo quy tắc chung về phân loại động vật, hệ thống phân loại côn trùng cũng được phân thành các cấp cơ bản theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Ở số Tạp chí số này, Ban biên tập xin mời Quý vị cùng nghiên cứu sâu về Các bộ họ Côn trùng quan trọng trong nông nghiệp với bộ Côn trùng cánh thẳng và bộ Côn trùng cánh tơ.

Trong các loại côn trùng thì bướm là loài côn trùng đa dạng với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau. Bướm cũng là côn trùng mà con người ít khi đề phòng nhất, bởi chúng có vẻ ngoài hấp dẫn. Xong một trong những giai đoạn phát triển của bướm gây hại lớn đến mùa màng và cây cối là sâu bướm. Để kiểm soát và phòng ngừa sâu bướm hại cây trồng trong Tạp chí lần này, chúng tôi xin giới thiệu tới Quý vị phương pháp phòng chống sâu bướm không sử dụng hóa chất.

Ban biên tập rất hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự yêu mến đón đọc của Quý độc giả.

Trân trọng!

Đỗ Thị Dương

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Duong

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Đỗ Thị Dương

Bùi Tuấn Anh

Nguyễn Thị Yến

Nguyễn Kim Thi

Hà Thị Hạnh Vân

Nguyễn Bảo Đại

Nguyễn Tiến Dũng

Phạm Hoàng Tú

Ngô Thùy Dung

Nguyễn Văn Thọ

TỔNG BIÊN TẬP

Nguyễn Tất Hồng Dương

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Đỗ Thị Dương

Phòng Phát triển Cộng đồng

BIÊN TẬP & THIẾT KẾ LIFE BALANCE www.facebook.com/lifebalance.vn www.lifebalance.vn

BÌNH MINH XANH pestmanagement.vn www.facebook.com/pestmanagement.vn

06

- Insect ecologyBộ côn trùng chủ yếu trong nông nghiệp Bộ cánh thẳng & cánh tơ

24

-Seasonal pestCấu tạo, Hình thái, Tập tính, Vòng đời, Sinh sản của Bướm

48

- Pest ControlPhương pháp Kiểm soát Sâu Bướm không sử dụng hóa chất

CÁC BỘ, HỌ CÔN TRÙNG

Chủ yếu

TRONG NÔNG NGHIỆP

Trong số 31 bộ côn trùng nêu trên, có 8 bộ gồm: Bộ Cánh thẳng, bộ cánh tơ, bộ cánh đều, bộ Cánh cứng, bộ cánh nửa cứng, bộ Cánh vảy, bộ cánh màng và bộ hai cánh có liên quan nhiều đến sản xuất nông nghiệp cả về mặt có hại cũng như có ích. Sau đây là đặc điểm khái quát của 8 bộ côn trùng chủ yếu này.

06
07

BỘ CÁNH THẲNG (ORTHOPTERA)

(Bao gồm các nhóm châu chấu, cào cào, bọ muỗm và dế)

Bộ này ước khoảng 20.000 loài, gồm những lời có cơ thể kích thước trung bình - lớn. Râu đầu hình sợi chỉ chia nhiều đốt nhỏ. Miệng kiểu gặm nhai phát triển. Cánh trước hẹp dài, chất da tương đối dày; cánh sau chất màng và có khu mông cánh rộng, khi không bay, cánh sau xếp như quạt phía dưới cánh trước. Có một số loài cánh ngắn hoặc hoàn toàn không có cánh. Ngực trước phát triển, mảnh lưng ngực trước phần nhiều có dạng yên ngựa. Nói chung đốt đùi chân sau nở nang, thích hợp cho việc nhảy, hoặc chân trước thích hợp cho việc đào bới. Con cái phần nhiều có ống đẻ trứng phát triển. Sau đốt thứ 10 của bụng có đôi lông đuôi dài hoặc ngắn không chia đốt.

08

Con đực thường có thể phát ra tiếng kêu bằng cách hoặc do hai cánh cọ xát nhau (Họ Dế Mèn, Sát sành) hoặc do đốt đùi chân sau cọ sát với cánh (một bộ phận của họ Châu Chấu). Phàm con đực kêu được thì loài đó có bộ phận để nghe (cơ quan thính giác). Bộ phận nghe ở họ Châu Chấu nằm

ở hai bên đốt bụng thứ nhất; ở họ Sát sành, Dế mèn, thì nằm ở gần góc đốt chày chân trước.

09

Phần lớn côn trùng trong bộ này sống trên cạn nhưng có một số loài ưa ẩm như châu chấu lúa (Oxya) họ Châu chấu. Loài ưa ẩm thì hai mép của đốt chày chân sau phát triển rộng dần về cuối để thích nghi cho việc bơi trên mặt nước. Đa số là loài ăn thực vật và có nhiều loài có tính ăn rộng, điển hình như châu chấu voi (Chondracris rosea rosea Degeer) có thể ăn hại lúa, mía, các cây họ hòa thảo khác, cây họ đậu, họ bìm bìm, họ cam quýt. Dế dũi, Dế mèn có thể cắn phá các cây con trồng trên đất màu. Riêng họ sát sành (Tettigonidae) có một số loài có thể bắt ăn các côn trùng hoặc động vật bé nhỏ khác.

10

Tất cả các côn trùng bộ cánh thẳng thuộc nhóm biến thái không hoàn toàn. Quá trình sinh trưởng phát dục trải qua ba giai đoạn: Trứng - Sâu non (nhược trùng)Trưởng thành.

Hình thái của sâu non trưởng thành tương tự nhau, mầm cánh của sâu non dài dần ra theo tuổi sâu. Tính ăn của sâu non và trưởng thành giống nhau. Trứng nói chung tương đối lớn. Có loài cả bọc trứng được đẻ trong đất (họ Acrididae), có loài đẻ rải rác trong lỗ dưới đất (họ Dế dũi: Gryllotalpidae) có loài đẻ trứng trong mô cây (Họ sát sành: Tettigoniidae).

11
Sâu non
Trứng
Trưởng thành

HỌ CHÂU CHẤU (ACRIDIDAE =LOCUSTIDAE) 1

Râu đầu thường ngắn, độ dài của râu thường không bằng ½ chiều dài cơ thể. Râu đầu hình sợi chỉ hoặc hình lưỡi kiếm. Mắt kép lớn, có ba mắt kép đơn xếp hình tam giác. Đôi chân trước và giữa kiểu chân bò, chân sau kiểu chân nhảy.

Bàn chân có 3 đốt. Cơ quan thính giác ở hai bên mặt lưng của đốt bụng thứ nhất. Cánh trước của châu chấu có thể cọ xát với đốt đùi chân sau hoặc với cánh sau phát ra tiếng kêu, ống đẻ trứng ngắn, hình mũi khoan tù. Châu chấu nói chung đẻ trứng thành ổ dưới đất. Mỗi ổ có khoảng 30-100 trứng. Mỗi con cái có thể đẻ vài ổ. Châu chấu non và châu chấu trưởng thành đều cắn phá cây rất mạnh. Uvarop chia châu chấu thành 2 loại hình: Loại hình sóng tập trung thành đàn và loại hình sóng phân tán.

12
13
14

HỌ SÁT SÀNH

(TETTIGONIIDAE) 2

Râu đầu hình sợi chỉ chia nhiều đốt thường dài quá cơ thể. Có cánh hoặc không có cánh. Nếu có cánh thì cánh trước ngắn hơn cánh sau. Bàn chân có 4 đốt. Ống đẻ trứng có hình lưỡi kiếm dài. Con đực có thể tạo ra tiếng kêu bằng cách cọ xát 2 cánh trước. Cơ quan thính giác ở đốt chày chân trước.

Sát sành thường sống trên những bụi cây, lùm cỏ, loại không có cánh thường sống trong những hang đá, hốc cây. Có loại phá hoại cây bằng cách ăn thịt hoặc ăn tạp. Trứng sát sành thường đẻ thành hang phía trong mô cây, một số ít đẻ dưới đất.

Một số giống loài thường gặp là: Euconocphalus pallidus Red; Conocephalus; Holochlora; Pseudorhynchus sp.

15

HỌ DẾ MÈN (GRYLLIDAE) 3

Râu đầu hình sợi thường dài quá cơ thể. Bàn chân có 3 đốt. Lúc đứng yên thì cánh trước phía bên phải che lên cánh trước phía bên trái, cánh sau xếp dọc dưới cánh trước và kéo dài về phía đuôi bụng tựa như chiếc đuôi. Ống đẻ trứng hình bút long dài. Con đực có thể cọ xát tạo ra tiếng kêu, cơ quan thính giác của con cái ở bên đốt chầy chân trước. Các loài dế trong này thường hoạt động về đêm, ngày ẩn nấp trong

lỗ, hang dưới đất hoặc dưới lá, thân cây mục. Thích sống những nơi ấm áp khô ráo. Trứng đẻ rải rác dưới đất hoặc thành tổ trong những lỗ hang tạo sãn trong đất (trừ dế thuộc họ phụ Dế cây (Oecanthinae) đẻ trứng trong mô cây. Tính ăn của dế phần nhiều là ăn thực vật. Thường ở dưới đất gặm nhấm rễ cây con hoặc những phần non của cây sát mặt đất. Loài thường gặp là Dế mèn lớn (dế chọi) Brachytrupes portentosus Licht.

16

HỌ DẾ CHŨI (GRYLLOTALPIDAE) 4

Râu đầu ngắn hình sợi chỉ. Cánh trước rất ngắn, cánh sau uống dọc thành hình ống kéo dài ra phía sau. Chân trước kiểu chân đào bới. Bàn chân có 2-3 đốt. Lông đuôi dài. Không có cơ quan thính giác và không phát ra tiếng kêu, ống đẻ trứng k lộ ra ngoài cơ thể. Dế dũi phần lớn sống dưới đất, ít ra khỏi mặt đất, thường sống gần mặt đất đào thành hang rãnh cắn

đứt rễ cây non, còn có thể cắn phá các loại hạt giống vừa gieo. Con cái đào hang ổ để đẻ trứng trong đất. Số trứng có thể đẻ từ 200-300 quả. Trứng nở ra dế con, sau 1 tuổi mới phân tán đi phá hại cây cối.

Một số giống và loài thường gặp là Dế dũi Phương Đông(Gryllotalpa orientalis Pal de Beauvois).

17

BỘ CÁNH TƠ (THYSANOPTERA)

(Gồm các loài bọ trĩ)

Bộ này khoảng 2.500 loài, gồm những loài cơ thể nhỏ hoặc rất nhỏ, mình dài, mảnh và hơi dẹp. Râu đầu 6-9 đốt. Mắt kép phát triển lồi lên rõ, mắt đơn 2-3 cái (loài có cánh) hoặc không có (loài không có cánh). Miệng dũa hút. Hàm trên thoái hóa không cân xứng, còn lại đôi râu hàm dưới và đôi râu môi dưới. Ngực trước phát triển. Bàn chân có 1-2 đốt, mỗi đốt có bọt bóng lồi ở phía cuối. Cánh hẹp dài mọc đầy long dài tựa long chim, mạch cánh thoái hóa. Lúc đậu yên, 2 đôi cánh xếp bằng 2 bên lưng. Bụng có 10 -11 đốt. Có 1 ống đẻ trứng hoặc cuối bụng kéo dài thành dạng ống đẻ trứng. Không có lông đuôi.

Bọ trĩ thuộc nhóm biến thái không hoàn toàn, bọ trĩ non và trưởng thành có hình dạng và tập quán sinh sống tương tự nhau.

18

Bọ trĩ thường sinh sống trên các bộ phận cây như chồi non, lá non, quả và nhất là ở hoa. Các bộ phận này khi bị bọ trĩ phá hại thường có những vết chấm đổi màu hoặc sần sùi cong queo, khô quắt. Tính ăn của bọ trĩ: có nhiều loài có tính ăn rộng hoặc ăn chuyên (đơn thực). Ngoài việc gây hại trực tiếp đối với cây, một số loài còn có thể truyền virus cho cây trồng, ví dụ bọ trĩ hại thuốc lá. Có những loài tạo thành vết thương cơ giới trên cây mở đường xâm nhập cho vi khuẩn hoặc nấm gây bênh cho cây hoặc tạo ưu bướu cho cây. Có những loại bọ trĩ kí sinh trên nhóm bị trĩ gây u bướu cho cây như bọ trĩ kí sinh

(Haplothrips inquillinus Priesner). Ngoài ra có loại bọ trĩ có tính bắt mồi, khi phát sinh số lượng nhiều có thể hút dịch các cơ thể các loại bọ trĩ khác hoặc nhện nhỏ, rệp muội, rệp bột và các loài côn trùng bé nhỏ khác hoặc trứng, sâu non các loại côn trùng lớn hơn. Nhiều loại bọ trĩ có tính ăn các chất mùn mục của cây hoặc các bào tử nấm. Ngoài những loài bọ trĩ cư trú sinh sống trên cây còn có nhiều loài cư cú các nơi có tàn dư thực vật mục ẩm hoặc dưới vỏ cây, khe đá hoặc trong các đám nấm.

19

Bọ trĩ thường ít bay, nhưng trong những ngày nóng bức chúng có thể bay, di chuyển nhiều. Thường bò, chạy hoặc nhảy giỏi và bụng uốn cong về phía lưng. Bọ trĩ có thể sinh sản theo phương thức hữu tính (phổ biến) hoặc đơn tính. Loài có phương thức sinh sản hữu tính thì cơ thể con đực bé hơn con cái. Giữa con đực và con cái, có thể có cánh dài hoặc cánh ngắn, hoặc không có cánh là loài sinh sản theo phương thức đơn tính. Con đực ít gặp hoặc tuy có gặp nhưng trứng ở con cái vẫn phát dục theo kiểu sinh sản đơn tính, có một số loài có thể đẻ con.

Bọ trĩ tùy từng loài có cách đẻ trứng và vị trí đẻ trứng khác nhau, có loài con cái chọc ống trứng vào mô cây để đẻ, trứng đẻ từng quả rất bé (mắt thường khó thấy), bề ngoài của vị trí đẻ trứng có thể thấy hơi nhô lên. Có loài đẻ vào khe nứt hoặc dưới vỏ cây, trứng thường có hình trứng dài, đẻ từng quả một hoặc từng cụm một chỗ.

20

Họ Bọ trĩ vằn (AEOLOTHRIPIDAE) 1

Đặc điểm chủ yếu: Thân không dẹp, râu đầu 9 đốt, cánh trước có nhiều vệt vằn. Ống đẻ trứng của con cái dạng lưỡi cưa và cong lên. Cuối bụng con đực tròn, tù. Phần lớn là loài có ích thường hút dịch cơ thể của loài nhện đỏ, rệp muội, các loài bọ trĩ khác. Ví dụ bọ trĩ vằn (Aoelothrip fasciatus L.) thường gặp trên các cây họ đậu.

21

Họ Bọ trĩ thường (THRIPIDAE)

Đặc điểm chủ yếu: Thân thường dẹp bằng, râu đầu 6-8 đốt, cánh nói chung hẹp nhọn. Ống đẻ trứng của con cái có hình lưỡi cưa và cong xuống. Cuối bụng con đực tròn, tù. Thường gây hại ở các bộ phận như: Lá, quả, mầm, hoa của cây trồng. Thí dụ: Bọ trĩ hại lúa (Thrips oryzae Williams), bọ trĩ bầu bí (Thrips hawaiiensis Morgan); bọ trĩ thuốc lá (bông) (Thrips tabaci Lindeman).

22
2

Họ Bọ trĩ ống

(PHLOEOTHRIPIDAE)

Đặc điểm chủ yếu: Phần lớn có màu nâu tối hoặc đen, cánh có hoặc không, mạch cánh trước rất thoải mái, mặt cánh không có long mịn. Phía trước đầu tròn. Râu đầu có mấu cảm giác dạng chop nón, đốt râu thứ 3 dài nhất. Bề ngang nốt bụng thứ 9 lớn hơn bề dọc, phía sau đốt bụng cuối rất hẹp không có ống đẻ trứng. Cuối bụng của con cái và con đực đều dạng ống.

Có nhiều loài ăn bào tử nấm, một số ít loài côn trùng bé nhỏ. Một số ít loài hại cây trồng như: Bọ trĩ ống hại lúa.

23
3

Bướm

Bướm là loài côn trùng thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera.

Gồm có : Bướm ngày và Bướm đêm ( còn gọi là con Ngài )

Trên thế giới có khoảng 170.000 loài bướm, chúng thuộc loài côn trùng có sự đa dạng về loài thuộc loại cao so với các loài côn trùng khác. Việt Nam có gần 1.000 loài bướm

Bướm ngày hoạt động vào ban ngày , sở hữu đôi cánh rực rỡ với hàng nghìn vảy nhỏ li ti xếp chồng lên nhau, đôi khi nó cũng là những hạt có màu có thể khúc xạ ánh sáng,do đó cánh bướm có màu sắc liên tục thay đổi khi chúng chuyển động.

Bướm đêm hoạt động vào ban đêm , số lượng các loài bướm đêm lớn gấp 10 lần các loại bướm ngày, bướm đêm có hình dáng đa dạng, nhiều loài trong số đó hoạt động cả ban đêm lẫn ban ngày, nhất là lúc hoàng hôn.

25

CẤU TẠO HÌNH THÁI

Cũng như nhiều loài côn trùng khác, thân bướm được chia làm 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Tất cả những phần này đều được phủ một lớp lông và vảy . Đầu mang một cặp mắt kép, một đôi râu, 2 mảnh môi sờ ( cơ quan cảm nhận vị giác ) và một vòi hình ống để hút thức ăn. Râu bướm có 2 dạng chính : dạng hình roi và dạng răng lược. Ngực được chia làm 3 đốt, mỗi đốt mang một cặp chân, tổng cộng bướm có 6 chân. Các đốt ngực giữa và sau mang một đôi cánh có nhiều gân được phủ lớp vảy nhiều màu sắc. Hệ gân cánh và các kiểu màu sắc của cánh là những đặc điểm chủ yếu để phân loại các loài bướm.

26

Tuy có lưỡi nhưng bướm chỉ sử dụng chân

để nếm mật hoa. Lý do bướm chủ yếu

sử dụng đôi chân làm vị giác là vì chân

chúng có chứa các cơ quan tế bào cảm

giác nhỏ giúp chúng cảm nhận hương

vị hoa ngay khi chúng đậu lên. Bướm dùng chân làm vị giác, có thể bay với

tốc độ lên đến 50km/h, sâu bướm không

có xương, nhưng có hơn 1.000 cơ bắp…

là những sự thật thú vị về loài bướm.

27

Khiđến giai đoạn trưởng thành, bướm có hai râu, hai mắt và ba cặp chân. Mặt khác, cơ thể của nó được bao phủ hoàn toàn bởi một bộ xương ngoài cứng, được chia thành đầu, bụng và ngực. Một đặc điểm rất quan trọng về giải phẫu của loài bướm là ngoài mắt, chúng còn có những sợi lông cảm giác, được tìm thấy xung quanh toàn bộ cơ thể và giúp chúng nhận thức môi trường tốt hơn rất nhiều.

Trên phần ngực dài của nó, chúng ta có thể tìm thấy hai đôi cánh, được tạo thành từ các lớp màng và cũng được bao phủ hoàn toàn bởi các vảy rất sặc sỡ. Tất cả các loài bướm có màu sắc hoàn toàn khác nhau và nhiều loài trong số này thường thay đổi màu sắc của chúng tùy thuộc vào mùa trong năm mà chúng được tìm thấy.

28

Ở nhiều loài bướm,con đực và con cái hoàn toàn khác nhau, cũng có nhiều loài bướm thay đổi hình thái theo vùng địa lý và theo mùa. Không phải loài bướm nào cũng màu sắc lộ liễu, chúng có mầu sắc hòa vào môi trường xung quanh để ngụy trang.

29

VÒNG ĐỜI

Để đạt đến hình thái trưởng thành, bướm mất khoảng 30 ngày hoặc hơn tùy thuộc vào các tác nhân bên ngoài. Vòng đời của bướm có

4 giai đoạn: Giai đoạn trứng => Giai đoạn sâu non ( ấu trùng bướm ) => Giai đoạn nhộng => Giai đoạn trưởng thành ( Bướm ).

30

Giai đoạn sâu non ( ấu trùng bướm )

Giai đoạn trứng

Vòng đời của bướm

Giai đoạn trưởng thành ( Bướm )

Giai đoạn nhộng

31

1. Giai đoạn Trứng

Vào mùa xuân, bướm cái giao phối cùng bướm đực trong những chuyến bay. Đến thời kỳ đẻ trứng, bướm cái đặt trứng của chúng lên cây trồng (lá hoặc thân cây). Trứng bướm dính rất chặt với nơi được đặt, giữ chúng không bị rơi xuống đất.

Bướm vua thường thả trứng đơn lẻ, phân tán các con của chúng trên nhiều cây. Một số loài khác thì đặt trứng cùng nhau,trứng sẽ sống thành cụm cùng nhau ở giai đoạn đầu của vòng đời.

32

Thời gian trứng nở phụ thuộc vào loài và các yếu tố môi trường, thường từ 3-8 ngày. Một số loài đẻ trứng vào mùa đông, do đó sẽ trứng nở vào mùa xuân hoặc mùa hè của năm tiếp theo.

33

2. Ấu trùng

Khi những điều kiện trong trứng đáp ứng được giai đoạn tiếp theo, ấu trùng sẽ phá bỏ lớp vỏ và chui ra. Ở bướm và bướm đêm, ấu trùng được gọi là sâu bướm.

Ở hầu hết các loài, sau khi xuất hiện từ vỏ trứng, bữa ăn đầu tiên của chúng chính là vỏ trứng. Vỏ trứng chứa nhiều dưỡng chất

cần thiết để sâu bướm phát triển, sau đó sâu bướm sẽ ăn cây ký chủ.

Ở hình thái sâu bướm, chúng phải trải qua nhiều lần lột xác để

đạt được hình thái nhộng. Mỗi lần lột xác, con sâu bướm trở nên to hơn và để lại lớp da còn xót lại. Con sâu bướm có thể ngừng

ăn vào thời kỳ chuẩn bị lột da. Sau khi lột da, nó đã đạt đến giai đoạn thứ hai của của hình thái sâu bướm. Thông thường, nó sẽ ăn luôn lớp da để bổ sung protein và dưỡng chất.

34

Ở các loài khác, sự thay đổi diện mạo là rất ấn tượng, và sâu bướm có vẻ như là một loại hoàn toàn khác. Ở giai đoạn này, sâu bướm chỉ ăn, thải phân, lột xác, ăn, thải phân, lột xác cho đến khi đến gia đoạn cuối cùng để chuẩn bị hóa nhộng.

Một khi sâu bướm đã sẵn sàng hóa nhộng, nó đi lang thang trên cây ký chủ để tìm một nơi an toàn để “gửi thân”. Một khi đã tìm thấy một địa điểm phù hợp, sâu bướm sẽ tạo ra một lớp da đặc, dày và khỏe mạnh, và làm cho lớp vỏ cuối cùng của nó bị ố.

35

3. Nhộng

Giai đoạn nhộng là thời điểm sự chuyển đổi bên trong xảy ra mạnh mẽ nhất. Theo truyền thống, giai đoạn này đã được gọi là giai đoạn nghỉ ngơi, nhưng côn trùng không nghỉ ngơi chút nào, đó là sự thật. Con nhộng không ăn trong thời gian này, cũng không thể di chuyển được, một cái chạm nhẹ nhàng từ ngón tay có thể chúng rơi xuống đất.

Trong giai đoạn nhộng, phần lớn cơ thể sâu bướm bị phá vỡ thông qua một quá trình gọi là quá trình phân hủy. Các nhóm đặc biệt của các tế bào biến đổi này chưa được kích hoạt trong giai đoạn sâu bướm, bây giờ nó trở thành “đạo diễn” cho việc tái thiết cơ thể. Các nhóm tế bào này, gọi là histoblasts, bắt đầu những quá trình sinh hóa chuyển đổi sâu bướm có cấu trúc thành một con bướm.

36

Một khi sự biến đổi bên trong cơ thể của con nhộng đã hoàn thành, con bướm sẽ thể nghỉ ngơi cho đến khi tín hiệu báo hiệu thời gian phù hợp để xuất hiện.

Sự thay đổi về ánh sáng hoặc nhiệt độ, tín hiệu hóa học, hoặc thậm chí các kích hoạt nội tiết tố có thể bắt đầu sự xuất hiện của người trưởng thành từ chrysalis hoặc kén.

37

4. Trưởng thành

Giai đoạn cuối cùng của vòng đời của bướm là trưởng thành.

Bướm trưởng thành, còn được gọi là imago, xuất hiện từ lớp biểu bì với cái bụng sưng lên và đôi cánh bị nhem nhuốc. Trong vài giờ đầu tiên từ khi ra khỏi lớp vỏ bọc, bướm sẽ bơm máu vào tĩnh mạch trong cánh để mở rộng chúng. Các sản phẩm còn sót lại sau quá trình biến đổi, được gọi là meconium, sẽ được thải ra từ hậu môn.

38

Một khi cánh của nó được làm khô và có thể mở rộng hoàn toàn, bướm trưởng thành bắt đầu bay tìm kiếm bạn tình. Những con cái đực đẻ trứng đẻ trứng trên các cây ký chủ thích hợp, vòng đời của bướm tiếp tục được tiếp diễn.

39

TẬP TÍNH - SINH THÁI

Vào mùa sinh sản bướm đực tìm bướm cái để kết đôi, bướm ngày nhận ra nhau bằng mắt, bướm đêm tìm đến nhau

bằng mùi. Nếu bị quấy rầy khi đang kết đôi, bướm bay đi

nhưng đuôi vẫn gắn chặt với nhau. Sau khi kết đôi, không

lâu sau bướm đực rời bướm cái và chết. Trong thời gian đó, bướm cái tìm chổ để đẻ trứng trên loại cây mà sau này các

sâu non khi nở ra sẽ lấy cây đó làm thức ăn. Sau đó đến lượt

bướm cái chết.

40

Màu sắc sặc sỡ có tầm ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của bướm. Chúng tìm ra và bắt cặp với nhau bằng cách khoe màu hoặc mùi hương.

Khoảng 10 ngày sau sâu non chui ra khỏi trứng, khác với bố mẹ, sâu non có miệng kiểu nghiền, nó rất háu ăn và ngốn nhiều lá cây

41

Sâu lớn dần lên...chẳng bao lâu lớp da của nó trở nên chật cứng. Chính vì thế chúng phải tạo ra lớp da mới lớn hơn. Nó xé rách lớp da cũ để chui ra....liên tục như vậy, sâu bướm có thể lột xác 4 lần trong một tháng. Một tháng sau khi nở, sâu đã chuẩn bị cho lần lột xác cuối cùng. Nó chọn 1 cành cây khuất gió và biến thành nhộng. Đầu tiên,sâu tạo thành một cái đai tơ để khỏi lắc lư. Ấu trùng nằm bất động khoảng 2-3 ngày, sau đó nó phồng lên và xé rách lớp da của lần lột xác cuối cùng.

42

Sâu bướm nằm bên trong nhộng, thở khẽ và sống nhờ vào thức ăn dự trữ bên trong cơ thể.Bên trong nó có một sự sinh sôi mới hình thành. Qua mấy ngày, lớp vỏ ngoài của kén dần trở nên trong mờ, có thể nhìn mờ mờ cấu trúc bên trong thì đó là giai đoạn nhộng đã biến đổi hoàn toàn. Bướm ở trong cọ lưng vào kén để tạo thành một lỗ thủng nhỏ và cựa mình chui ra.

43

Những con bướm mới thoát khỏi lớp kén phải dành thời gian để bơm máu vào đôi cánh của chúng và đợi cho chúng trở nên khô ráo và cứng cáp.Giai đoạn này thường phải mất 3 giờ nhưng cũng có con chỉ mất khoảng 1 giờ.Đó là lúc bướm đã “lột xác” hoàn toàn, có thể giang đôi cánh đẹp đẽ của mình và vút bay cao.

Bướm là loài chăm chỉ kiếm ăn, một số loài bướm ăn mật hoa, một số ăn nhựa cây và hút quả, những bướm khác lại lấy chất dinh dưỡng từ các thứ mục rữa tự nhiên,hoặc các chất khoáng hút từ lòng đất.

Hầu hết các loài bướm ở giai đoạn trưởng thành của mình có thể sống từ một tuần đến gần một năm tùy thuộc vào loài. Chúng giao phối, đẻ trứng và lại bắt đầu một vòng đời mới.

44

Bướm thuộc nhóm động vật biến nhiệt,cơ thể chúng phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường xung quanh.Một số loài bướm có tập tính di cư thành đàn. Khi sâu bướm đã hoàn toàn lớn, chúng ngừng ăn và bắt đầu đi tìm chỗ thích hợp để hóa nhộng và thường là ở mặt dưới của lá.Sau đó, chúng bám chặt vào thể nền, rụng lông lần cuối cùng và hóa nhộng, giai đoạn này chúng chẳng ăn chẳng uống cũng chẳng động đậy

45

SINH SẢN

Để nhường chỗ cho sự sinh sản của bướm, con cái và con đực phải trải qua cả một quá trình tán tỉnh, điều này hoàn toàn dựa trên việc vỗ đôi cánh xinh đẹp của chúng, đồng thời nhận diện bản thân bằng cách sử dụng khứu giác để dễ dàng phát hiện ra kích thích tố sinh dục mà chúng phát ra.

Đối với quá trình thụ tinh, nó bao gồm con cái gửi trứng của mình vào một số loài thực vật, số lượng trứng này thường thay đổi rất nhiều và hoàn toàn phụ thuộc vào loài mà nó sinh ra, con số này thường dao động từ 10 nghìn đến 25 nghìn trứng. Sau đó, trứng có thể mất khoảng năm ngày để nở, hoặc thậm chí năm tháng, tuy nhiên, điều này phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu của nơi chúng được thụ tinh.

46
47

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG

SÂU BƯỚM HẠI CÂY TRỒNG

KHÔNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT

48

Phương pháp Điều khiển sinh quần theo hướng

có lợi cho con người

Đây là phương pháp dựa trên cơ sở hiểu biết về quan hệ giữa các loài trong sinh quần để tìm các biện pháp tác động nâng cao tính bền vững của cấu trúc sinh quần duy trì cân bằng sinh học trong tự nhiên. Trong điều kiện này, sự bùng phát số lượng của các loài sâu hại rất khó xảy ra.

49

Cơ sở khoa học để thực hiện

phương pháp:

Có thể nâng cao tính bền vững của cấu trúc sinh quần để duy trì cân bằng sinh học trong tự nhiên.

Cấu trúc sinh quần gồm 3 khâu: Sinh vật sản xuất - Sinh vật tiêu thụ

Sinh vật tái sản xuất.

Quan hệ giữa các loài thông qua chuỗi thức ăn và lưới thứxc ăn. Sinh vật lượng giảm dần trong chuỗi nên mỗi chuỗi thức ăn thường chỉ có 5-6 mắt xích.

Cân bằng sinh học luôn luôn được thiết lập lại. Nếu sinh quần nghèo sẽ không có loài thay thế ở một mắt xích nào đó của chuỗi thức ăn, dẫn đến nguy cơ mất đi 1 số chuỗi thức ăn, rồi 1 loài nào đó bùng phát số lượng là tất yếu.

50

Vai trò của kẻ thù tự nhiên tuỳ thuộc vào mật độ của chính các loài sâu hại (theo quy luật “Vùng tác động của kẻ thù tự nhiên” Victorốp). Khi mật độ loài sâu hại thấp thì vai trò chủ yếu thuộc về kẻ thù tự nhiên có phổ thức ăn rộng. Khi mật độ loài sâu hại đó

đủ lớn thì vai trò khống chế lại thuộc về kẻ thù tự nhiên chuyên tính. Khi mật độ loài sâu đó cao hơn nữa thì các yếu tố gây bệnh phát huy tác dụng. Khi mật độ quá cao đến thành dịch thì thêm vai trò của cạnh tranh cùng loài.

Mật độ chủng quần tỷ lệ nghịch với độ giầu của sinh quần (Quy luật Uolex). Vì vậy, sinh quần càng giầu thì mật độ chủng quần mỗi loài càng thấp, khi đó khó có loài sâu hại nào có số lượng quá lớn để gây hại đến mức con người phải lo ngại. Muốn sinh quần phong phú thì mắt xích đầu tiên trong các chuỗi thức ăn là thực vật (sinh vật sản xuất) phải đa dạng. Cho nên, thảm thực vật trong sinh quần càng phong phú và đa dạng thì sinh quần càng giầu. “Cây nào, sâu ấy”, càng nhiều loại cây thì càng nhiều loài sâu, càng nhiều loài sâu thì càng nhiều loài kẻ thù tự nhiên.

51

Xen canh, gối vụ, tăng đa dạng cây trồng trong mỗi vùng lãnh thổ là việc làm quan trọng số một để làm giầu toàn bộ sinh quần, là khâu đầu tiên và tất yếu của việc điều khiển sinh quần. Vì vậy quan hệ kẻ thù tự nhiên - Sâu hại - Cây trồng là yếu tố chủ đạo của điều khiển sinh quần. Điều này thể hiện vai trò quan trọng của người nông dân và tính khả thi của việc điều khiển sinh quần theo hướng có lợi cho con người.

52

Những biện pháp cụ thể:

Tăng đa dạng thảm thực vật.

Hạn chế dùng thuốc trừ sâu.

Không diệt 1 loài đến cùng, mà chỉ làm giảm mật độ dưới ngưỡng gây hại kinh tế.

Tạo thuận lợi cho thiên địch (về thức ăn, nơi cư trú, các điều kiện khác).

Bổ sung thêm vào khu vực trồng cấy kẻ thù tự nhiên (du nhập loài mới, bổ sung số lượng cho loài đã có tại chỗ)

53

Có thể tiến hành các biện pháp khác nhau trong quá trình canh tác trên diện tích đất trồng hay bảo quản nông sản sau thu hoạch để làm cho điều kiện sống của các loài sâu bướm hại không thuận lợi, dẫn đến chúng không thể sinh sản và phát triển số lượng nhiều đến mức có thể gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho con người. Bằng cách đó con người không nhất thiết phải tiến hành các biện pháp diệt trừ mà vẫn bảo vệ được cây trồng để cho năng suất và sản lượng mong muốn.

Cơ sở khoa học:

Mỗi loài chỉ có thể phát sinh phát triển thuận lợi và gây hại đáng kể trong điều kiện nhất định phụ thuộc vào tiêu chuẩn sinh thái (= hoá trị sinh thái) và tính dẻo sinh thái của loài sâu hại đối với các yếu tố môi trường.

Điều kiện sống của sâu hại gồm nhiều yếu tố quan trọng như: thức ăn, nơi cư trú, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thành phần hoá học, pH đất, v.v... Khi tác động làm thay đổi các yếu tố trên đây ra ngoài khả năng thích ứng của sâu hại thì sẽ hạn chế số lượng của chúng.

54
Cải biến điều kiện sinh sống
của sâu bướm hại cây

Trên đồng ruộng có 1 phức hợp gồm nhiều loài sâu hại có hoá trị sinh thái khác nhau với từng yếu môi trường, nên việc cải biến điều kiện sống phải mang tính tình huống và mềm dẻo. Ví dụ, khi mật độ bore đục thân cà phê cao thì trồng cây tạo bóng râm trên ruộng cà phê. Khi mọt đục cành cà phê phát triển quá nhiều trong điều kiện có cây che bóng và mật độ bore đã giảm thì lại phải chặt cây che bóng. Lúc trồng, lúc chặt cây che bóng trong các trường hợp đó thể hiện tính chất tình huống và mềm dẻo của phương hướng này.

55

Luân canh (để cắt nguồn thức ăn của sâu hẹp thực).

Dùng giống chống chịu (tạo thức ăn không phù hợp hoặc có chất ức chế loài sâu cụ thể).

Làm đất (cày lật đất, phơi khô, làm dầm), xới xáo làm khó khăn cho sâu sống trong đất.

Làm luống to, vun luống, lấp các khe nứt nẻ trên mặt luống để ngăn cản sâu di chuyển lên xuống đất (như với bọ hà hại khoai lang).

Bón phân hữu cơ làm giảm sự nứt nẻ bề mặt đất để hạn chế sâu từ dưới đất lên hoặc chui xuống đất.

56
Các biện pháp cụ thể:

Ngâm nước, tưới ngầm làm khó khăn cho các loài sâu sống trong đất.

Tỉa cành, tạo hình cây ăn quả, làm luống trồng theo hương gió để giảm độ ẩm không khí trong tán cây và trong ruộng, làm không thuận lợi cho các loài ưa ẩm.

Trồng cây che bóng, hạn chế cường độ ánh sáng để chống các loài ưa ánh sáng trực xạ (như bore hại cà phê).

Phơi khô sản phẩm sau thu hoạch (giảm ẩm phần trong nông sản để không thuận lợi cho sâu mọt).

57

chống chịu và né tránh sâu hại

58
Giảm nhẹ khả năng bị hại cho cây trồng bằng chọn tạo giống

Người ta vẫn thu được năng suất và sản lượng cây trồng cao mà không cần phải tiến hành các biện pháp diệt trừ sâu hại nếu bản thân cây trồng có khả năng chống lại sâu hại (do có cấu tạo hình thái hay giải phẫu không thích hợp với sâu, do có chất hoá học làm sâu ăn sẽ không sinh sản hay phát triển được, do có mùi vị xua đuổi sâu v.v…) hay chịu sâu (khi sâu ăn thì cây có khả năng phát triển để bù vào phần bị gây hại). Vì vậy người ta gieo trồng các giống có tính chống chịu với loài sâu là đối tượng cần phòng chống.

Sâu hại phát sinh phát triển có quy luật theo các tháng trong năm, phụ thuộc vào quy luật diễn biến của thời tiết từng vùng. Mỗi loài sâu gây hại ở một giai đoạn phát triển nhất định của một cây trồng, nên nếu giai đoạn phát triển ấy không trùng với lúc loài sâu đó phát sinh nhiều theo quy luật vốn có của nó thì cây ít bị hại. Vì vậy người ta điều chỉnh thời vụ gieo trồng hay sử dụng các biện pháp khác nhau để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự sinh trưởng của cây trồng lệch với lúc nhiều sâu.

Cơ sở khoa học: Bản thân cây trồng là đối tượng cần bảo vệ. Nếu cây trồng có khả năng chống chịu, thì không cần trừ sâu cây vẫn cho ta năng suất tốt. Tính chống chịu này được quy định do Gen di truyền, nên ta có thể chọn tạo giống theo mong muốn. Khi do 1-2 Gen quyết định, thì tính kháng cao, nhưng hẹp và không bền (Gọi là tính chống chịu dọc). Khi do nhiều Gen (= Đa Gen) quyết định, thì có tính kháng vừa và biểu hiện tính chịu, nhưng rộng và ổn định một thời gian dài (Gọi là tính chống chịu ngang). Tính chống chịu dọc mang tính chất định tính và phân ly theo các quy luật Mendel, còn tính chống chịu ngang mang tính chất định lượng và không phân ly theo các quy luật Mendel (FAORôme).

Khi giai đoạn xung yếu của cây trồng không trùng với lúc 1 loài sâu hại nào đó phát sinh nhiều thì năng suất cây trồng ít bị ảnh hưởng. Giai đoạn xung yếu đó ta có thể điều chỉnh sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường bằng thay đổi thời vụ, điều chỉnh việc bón phân, tưới nước hay phun thuốc điều hoà trong sinh trưởng.

59
60

Biện pháp cụ thể:

Thu thập, bảo tồn nguồn Gen chống chịu sâu bướm.

Chọn lọc các giống có khả năng chống chịu đối với từng loài sâu cụ thể.

Lai tạo giống chống chịu, chuyển nạp Gen kháng.

Điều chỉnh thời vụ và dùng các biện pháp khác nhau (như bón phân, tưới nước, dùng chất điều hoà sinh trưởng v.v…)

để làm cho giai đoạn xung yếu của cây trồng không rơi vào lúc loài sâu chủ yếu phát sinh rộ.

61
lifebalance.vn pestmanagement.vn

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.