TẠP CHÍ INSECT ECOLOGY | No.11 | Phân loại bướm & một số loài bướm phổ biến

Page 1

No.11 Lưu hành nội bộ PHÂN LOẠI BƯỚM & MỘT SỐ LOÀI BƯỚM PHỔ BIẾN BẢO VỆ AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU BỘ CÁNH NỬA CỨNG (Hemiptera)

Duong

Quý độc giả thân mến!

Côn trùng – lớp động vật có số lượng cá thể đông đúc đa dạng phong phú nhất và sinh sống ở khắp mọi nơi với số lượng ước tính lên đến 10 triệu loài côn trùng hiện nay. Theo quy tắc chung về phân loại động vật, hệ thống phân loại côn trùng cũng được phân thành các cấp cơ bản theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Ở số Tạp chí số này, Ban biên tập xin mời Quý vị cùng nghiên cứu sâu về Các bộ họ Côn trùng quan trọng trong nông nghiệp với bộ Côn trùng cánh nửa cứng gồm các loài tiết mùi hôi còn có tên gọi khác là Bọ xít.

Trong các loại côn trùng thì bướm là loài côn trùng đa dạng với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau. Để có cái nhìn tổng quan về sự đa dạng của các loài bướm, chúng tôi giới thiệu tới Quý vị cách phân loại các loài bướm và chi tiết về một vài loài bướm phổ biến hiện nay.

Để kiểm soát và phòng ngừa sâu bướm hại cây trồng, một trong số c ác phương pháp được sử dụng phổ biến đó là dùng hóa chất. Và để giúp mọi người sử dụng thuốc trừ sâu một cách an toàn và hiệu quả Ban Biên tập xin đưa đến những thông tin lưu ý thận trọng khi sử dụng.

Ban biên tập chúng tôi rất hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự yêu mến đón đọc của Quý độc giả.

Trân trọng!

Đỗ Thị Dương
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Đỗ Thị Dương

Bùi Tuấn Anh

Nguyễn Thị Yến

Nguyễn Kim Thi

Hà Thị Hạnh Vân

Nguyễn Bảo Đại

Nguyễn Tiến Dũng

Phạm Hoàng Tú

Ngô Thùy Dung

Nguyễn Văn Thọ

TỔNG BIÊN TẬP

Nguyễn Tất Hồng Dương

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Đỗ Thị Dương

BIÊN TẬP & THIẾT KẾ

Phòng Phát triển Cộng đồng

LIFE BALANCE www.facebook.com/lifebalance.vn www.lifebalance.vn

BÌNH MINH XANH pestmanagement.vn

www.facebook.com/pestmanagement.vn

- Insect ecologyBộ côn trùng chủ yếu Bộ cánh nửa cứng 06 - Pest ControlBảo vệ an toàn khi sử dụng Thuốc trừ sâu -Seasonal pestPhân loại bướm & Một số loài bướm phổ biến 56 22

BỘ CÁNH NỬA CỨNG

HEMIPTERA = HETEROPTERA

(Gồm phần lớn những loài tiết mùi hôi, thường gọi là bọ xít)

Bộ này có khoảng 20.000 loài, Kích thước cơ thể nhỏ hoặc trung bình. Miệng kiểu chích hút, vòi chia đốt nằm ở phía trước đầu giữa 2 đốt chậu chân trước. Râu đầu hình sợi chỉ, chia 3 - 5 đốt. Mảnh lưng trước rộng, phiến mai (Scutellum) phát triển nằm giữa 2 chân cánh. Phiến này có loài phát triển che khuất một nửa hoặc toàn bộ mặt lưng của bụng. Có 2 đôi cánh,

bình thường khi không hoạt động thì xếp bằng trên lưng. Một nửa cánh trước về phía gốc bằng chất sừng hoặc da tương đối cứng, nửa phía ngoài bằng chất màng, một số ít loài cánh thoái hoá hoặc không. Chân phần nhiều có dạng chân bò, một ít loài có chân bơi. Bàn chân có 2-3 đốt. Cuối bụng không có lông đuôi.

06
07

Phần lớn côn trùng của bộ này

về phía mặt bụng của ngực

gần đốt chậu chân sau có đôi

lỗ tuyến hôi. Côn trùng bộ này

thuộc về nhóm biến thái không

hoàn toàn. Phần lớn sống trên

cạn, có loài sống dưới nước, trên

mặt nước. Những loài sống trên

cạn có thể sinh sống trên cây

hoặc dưới vỏ cây hoặc dưới

thảm lá cây rụng hoặc trong đất. Chúng dùng vòi chích hút dịch cây gây thiệt hại trực tiếp đồng thời có thể truyền bệnh cho cây trồng. Tính ăn của côn trùng bộ cánh nửa cứng khá đa dạng, có loài ăn thực vật, có loài ký sinh động vật bậc cao như chim và động vật có vú hoặc bắt ăn các loài côn trùng khác.

08

Một số loài trong bộ này có bộ phận phát ra tiếng kêu bằng

cách cọ giữa răng dưới gốc cánh với gai ở đốt ngực sau.

Giai đoạn sâu non có sự thay đổi màu sắc rõ rệt, khác hẳn với giai

đoạn trưởng thành. Trứng của chúng có nhiều hình dạng và màu

sắc. Nói chung trên mặt trứng thường có lông hình kim hoặc có

nắp trứng. Nhiều loài đẻ trứng thành từng ổ, đẻ trứng trong mô cây.

Bộ này có tới 40 họ, rất đa dạng về chủng loại, ngoài một số họ có

liên quan nhiều đến nông nghiệp trình bày dưới đây còn có họ là

côn trùng ký sinh trên người như họ Rệp giường (Cimicidae).

09

HỌ BỌ XÍT NĂM CẠNH

PENTATOMIDAE 1

Kích thước cơ thể trung bình hoặc lớn. Đầu nhỏ, hình tam giác. Râu đầu có 5 đốt (một số ít loài có 4 đốt). Mắt kép phát triển. Có

2 mắt đơn. Vòi có 3-4 đốt. Mảnh lưng ngực trước khá phát triển.

Phiến mai hình tam giác hoặc hình lưỡi tương đối lớn, kéo dài ra sau tới quá nửa chiều dài cơ thể và sát tới phần màng của cánh.

Bàn chân có 2-3 đốt. Nói chung có tính ăn thực vật, một số có tính bắt mồi.

Một số loài thường gặp là:

• Bọ xít vải (Tessaratoma papillosa Drury),

• Bọ xít xanh (Nezara viridula Fabricius),

• Bọ xít xanh vai nhọn (Rhynchocoris humeralis Thunberg),

• Bọ xít hai chấm trắng lớn (Eysarcoris guttiger Thunberg),

• Bọ xít đỏ đậm (Menida histrio Fabr.),

• Bọ xít mướp (Aspongopus fuscus Westwood).

10
11

2

HỌ BỌ XÍT TRÒN

PLATASPIDIAE = COPTOSOMATIDAE

Cơ thể tròn bầu, phiến mai rất phát triển và tròn trịa, che phủ hết mặt lưng bộ phận bụng. Phần lớn có kích thước nhỏ bé. Cánh

trước dài hơn cơ thể và gập lại được. Râu đầu có 4- 5 đốt. Bàn chân có

2 đốt. Nói chung phá hại cây.

Giống thường gặp là: Coptosoma sp. gây hại trên các cây họ đậu (đậu tương, đậu đũa).

12

HỌ BỌ XÍT MAI SCUTELLERIDAE 3

Kích thước cơ thể nhỏ hoặc lớn, có nhiều màu sắc óng ánh như

màu đỏ, đen, lam, xanh lam. Mặt lưng cơ thể vồng lên rõ rệt. Phiến

mai rất lớn phủ hết phần bụng. Cánh trước không dài hơn cơ thể

đồng thời phần màng cánh không thể gặp lại được. Râu đầu có

5 đốt, vòi có 4 đốt. Nói chung chích hút nhựa cây.

Một số loài thường gặp là:

• Bọ xít hoa hại chè, sở (Poecilocoris latus D.),

• Bọ xít mai vàng đốm đen (Chrysocoris grandis Thunberg).

13

HỌ BỌ XÍT DÀI COREIDAE 4

14

Kích thước cơ thể trung bình hoặc lớn, mình thon dài. Râu đầu có 4 đốt. Có mắt đơn, vòi có 4 đốt. Phiến mai rất nhỏ. Phần cứng, phần màng và phiến mông trên cánh trước phân biệt rõ ràng. Mạch cánh trên phần màng phân nhánh rất nhiều, tất cả đều xuất phát chung trên một mạch ngang về phía gốc phần màng. Bàn chân có 3 đốt. Có vật lối giữa móng. Nói chung chích hút nhựa cây, có nhiều loài là sâu hại quan trọng đối với cây trồng.

Một số giống và loài thường gặp là:

• Bọ xít hỏi hại lúa (Leptocorisa acuta Thunb.),

• Bọ xít gai nhỏ hại lúa (Cletus trigonus Thunberg),

• Bọ xít gai lớn hại lúa (C.punctiger Dallas),

• Bọ xít mép hông trắng hại đậu (Riptortus sp.),

• Bọ xít mép hại cà (Acanthocoris sp.),

• Bọ xít mép bụng rộng (Homoeocerus sp).

15

HỌ BỌ XÍT ĐỎ

PYRRHOCORIDAE 5

Kích thước cơ thể nói chung trung bình hoặc lớn. Thường có màu đỏ hoặc một số màu khác và có các đốm đen. Râu đầu 4 đốt, không có mắt đơn, vòi có 4 đốt. Phần màng cánh trước có 2-3 buồng cánh và 3-4 đường mạch dọc kéo dài và phân nhánh. Bàn chân có 3 đốt, có vật lồi giữa móng. Nói chung chích hút hại cây.

Một số giống loài thường gặp là:

• Bọ xít đỏ hại bông (Dysdercus cingulatus. Fabr.),

• Giống bọ xít đỏ lớn (Physopelta sp.)

16

HỌ BỌ XÍT MÙ

MIRIDAE = CAPSIDAE 6

Kích thước cơ thể nhỏ hoặc trung bình. Râu đầu có 4 đốt, không có mắt đơn, vòi có 4 đốt. Trên phần cứng cánh trước có phiến mép (embolium) phiến nêm (cuneus). Phần màng có 1-2 buồng cánh, còn mạch cánh khác đều đã tiêu biến. Cùng một loài thường có dạng cánh lớn, cánh ngắn và không có cánh. Bàn chân có 3 đốt. Côn trùng trong họ này có một số loài hại cây, một số loài bắt ăn các côn trùng bé nhỏ khác hoặc nhện cây.

Một số loài thường gặp là:

• Bọ xít muỗi hại chè (Helopeltis theivora W.),

• Bọ xít bắt mồi màu xanh (Campiloma chinensis);

• Bọ xít bắt mồi màu nâu (Isometopus japonicus).

17

BỌ XÍT LƯỚI

TINGIDAE 7

Kích thước cơ thể bé nhỏ. Mảnh lưng ngực trước và toàn bộ cánh trước đều có vân dạng mắt lưới. Râu đầu có 4 đốt, đốt thứ 3 dài nhất, đốt thứ 4 hơi phình to. Vòi có 4 đốt. Bàn chân có 2 đốt. Không có mắt đơn.Nói chung chích hút hại cây.

Loài thường gặp là: bọ xít lưới hại chuỗi (Stephanitis typicus Dist.)

18

HỌ

REDUVIIDAE 8

BỌ XÍT BẮT MỒI

Kích thước cơ thể trung bình hoặc lớn. Vòi rất khoẻ có 3 đốt.

Phần gốc vòi cong không dính sát đầu. Mặt bụng của ngực trước có rãnh lõm để giữ vòi. Thường có mắt đơn (có loài không có). Râu đầu có 4 đốt hoặc trên 4 đốt. Bàn chân thường có 3 đốt; không có vật lồi giữa móng. Nói chung không có tuyến hôi.

Côn trùng trong họ này phần nhiều là côn trùng có ích, chuyên săn bắt côn trùng khác để ăn, song cũng có một số loài hút máu người và động vật có vú.

Một số giống thường gặp là: Pirates, Sycanus, Scipinia, Velinus, Rhodnius

19

Ngoài một số họ chủ yếu đề cập trên còn có một số họ cũng thường gặp và có liên quan nhiều đối với các ngành khác như: Họ Rệp giường (Cimicidae) có liên quan với ngành Y tế, họ cà cuống (Belostomatidae) là côn trùng có ích và có liên quan với ngành Thuỷ sản.

20
21

PHÂN LOẠI BƯỚM

Trong phạm vi mở rộng của các họ tồn tại, các giống bướm chính là: Áo khoác

Lycaenids

Nymphalids

22
23

1. Họ Áo khoác

Trong họ này có ít nhất 3.500 loài bướm khỏe mạnh và rất nhỏ, lần lượt có màu hơi xám, râu, ngực rộng đáng kể và các đường cong.

24
25

2. Họ Nymphalids:

26

Trái ngược với những loài kể trên, loài bướm này có kích

thước trung bình và màu sắc

rất tươi sáng và nổi bật. Một trong những đặc điểm chính

của nó là cặp chân trước

của nó ngắn hơn nhiều so với hai cặp còn lại.

27

3. Họ Lycaenids

Giống như họ trước, họ có kích thước

rất nhỏ, nhưng màu sắc của cánh

thường rất tươi sáng, họ này gần như tích hợp gần 40% các loài bướm ngày.

28
29

CÁC LOẠI BƯỚM PHỔ BIẾN

30

Màu sắc của các loài bướm

được tạo ra từ hàng nghìn vảy nhỏ li ti, được xếp lên nhau. Đôi khi nó cũng là những hạt có màu, nhưng trong trường hợp thông thường thì bề mặt tạo ra các vảy này có thể khúc xạ

ánh sáng, do đó cánh bướm có màu liên tục thay đổi, lấp lánh khi di chuyển. Thường thì phía dưới có màu xám hoặc

nâu khác xa với màu sặc sỡ

ở phía trên. Những màu xấu xí này sẽ dùng để ngụy trang

khi cánh của nó xếp lại. Điều

này sẽ giúp nó thoát khỏi con mắt săn lùng của các loài chim và sâu bọ khác.

31

BƯỚM ĐEN HAI CHẤM TRẮNG (Lexias albopunctata)

Họ: Bướm giáp Nymphalidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

32

Đặc điểm nhận dạng:

Bướm có kích thước lớn, mặt trên cánh của con đực có màu nâu đen thẫm với những đốm màu vàng, trắng, xanh ngọc ngằm rải rác không đồng nhất trên mặt cánh. ở phía chót cánh có 2 đốm màu trắng khá to, rất rõ. Mặt dưới cánh có màu nâu nhạt với nhửng đốm màu trắng nhỏ trên cánh (cánh trước nhiều hơn cánh sau) và phần chót cánh củng có hai đốm màu trắng. Vòi hút màu đỏ đậm. Con cái lớn hơn con đực và cái đốm màu trên cánh là màu trắng.

33

Sinh học, sinh thái:

Loài này có thân hình chắc, khoẻ, bay rất nhanh khi bị kích động, xuất hiện vào mùa mưa hàng năm và chúng thường hút dịch các loài quả chín rụng trong rừng. Màu của chúng rất giống với màu thảm mục thực vật trong khu vực tìm kiếm thức ăn nên rất khó quan sát. Khi bị phát hiện chúng bay nhanh, tiếng đập cánh nghe rõ.

34

Phân bố:

Vùng phân bố từ Cambodia và Thái Lan và lục địa Đông nam châu Á. Loài này phổ biến khắp các cánh rừng miền Đông nam Bộ ở Việt Nam. Bướm được đặt tên theo màu đen và đốm trắng trên cánh.

35

BƯỚM MẠO DANH VẠCH NGANG XANH (Chilasa slateri Hewitson, 1859)

Họ: Bướm phượng Papilionidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

36

Phân bố:

Nam và Đông Nam Á: Sikkim, Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Loài này đẹp tuy không phải là loài phân bố hẹp nhưng hiếm gặp so với loài C. clytia và loài dễ nhầm với các loài bướm thuộc giống Euploea (họ Danaideae). Cần bảo vệ tốt nơi cư trú cho chúng là các vùng rừng cao, rừng tự nhiên, tạo điều kiện tốt cho loài này được phục hồi và phát triển.

37

Đặc điểm nhận dạng:

Mặt trên cánh trước có màu đen quạ, nhạt dần ra phía đỉnh và rìa ngoài cánh, đôi khi có hai hoặc ba đốm hoặc các vệt ngắn ở đỉnh vùng trung tâm cánh, theo sau là một loạt các đốm màu xanh sáng hình chuỳ, phần cụt hướng ra ngoài, đôi khi dưới ánh

sáng có sắc tím; cánh sau: màu

chocolate tối, loạt các đốm

trắng ngắn sát mép ngoài cánh

ở mặt dưới nhìn rất mờ, còn đốm

lớn ở góc dưới màu đất son được viền bằng màu đen. Mặt dưới có màu nâu socola đỏ đun. Cánh

trước: có những vệt ở vùng trung

tâm vùng đĩa cánh, màu xanh của mặt trên được thay thế bằng những vệt trắng phức tạp; cánh sau: có những đốm nhỏ ở gốc cánh. Bụng, lưng, râu, đầu màu đen, phía dưới bụng có những mảng trắng, và có hai hàng các đốm nhỏ. Sải cánh: 80-100mm. Sinh học sinh thái: Là loài sống ở những vùng cao, tuy nhiên, có thể tìm thấy ở những sinh cảnh thấp hơn. Xuất hiện nhiều vào gần và giữa giai đoạn gió mùa và sau đó hiếm dần. Nó được ghi nhận là xuất hiện ở Sikkim vào tháng 4. Thức ăn của sâu non là các loài thực vật thuộc giống Cimamomum sp.

38
39

BƯỚM CHAI XANH (Sarpedon/ Linnaeus)

Họ: Bướm phượng Papilionidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

40

Đặc điểm nhận dạng:

Mặt trên có một dải hẹp màu xanh lá cây nhạt rất đẹp ở cả hai cánh tạo thành hình tam giác (không chạm vào ô cánh). Gân 4,5,7,8 ở mặt trên của con cái màu đen, rộng. Mặt trên của con đực có 4 đốm màu xanh hình trăng khuyết ở mép ngoài cánh sau. Mặt dưới của con đực có 5 đốm to đỏ ở đĩa cánh sau: 4 đốm rải từ phía trước, qua trung tâm đến cuối cánh, đốm cuối cùng nằm ở gốc cánh. Rất dễ nhận diện.

Bướm đực và bướm cái giống nhau nhưng bướm cái thường to hơn , với các cánh rộng hơn . Sải cánh: 80-90mm. Sinh học sinh thái: Ở mọi độ cao trong rừng. Rất phổ biến, cả trong rừng lần thành thị. Thường gặp với số lượng lớn ven suối, vũng nước trong rừng. Sâu của giống Graphium ăn lá các loại cây thuộc họ Na (Annonaceae) . Sâu non màu nâu, sâu lớn màu xanh. Nhộng nguỵ trang dạng lá cây.

Đây là loài thường có trong vườn và công viên , ở đây chúng dinh dưỡng nhờ hoa và có thể gặp lẫn với các loài bướm khác dọc bờ sông và suối. Có nhiều loài cây vật chủ làm thức ăn cho sâu non thuộc họ Long não Lauraceae , các chi Long não, Màng Tang, Bơ.

41

Phân bố:

Đây là loài có vùng phân bố

từ Ấn Độ qua Trung Quốc

đến Đài Loan và Nam Nhật

Bản. Nam qua Đông Nam

châu Á đến Australia và

quần đảo Salomon. Là loài

phổ biến khắp nơi và ở Việt

Nam. Tên loài được dịch

nghĩa từ tiếng Anh. Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo

vệ: Là loài bướm thường

gặp nhưng chúng đẹp nên thường bị bắt để làm bộ

sưu tập. Cần bảo vệ chúng

vì đây cũng là loài sinh vật

hiền lành làm đẹp cho thiên

nhiên và chúng không gây ra dịch hại cho cây trồng.

Nên nhân nuôi loài này trong trang trại.

42
43

BƯỚM NỮ THẦN VÀNG (Clerome amathusia Hewitson)

Họ: Bướm rừng Amathusiidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Mặt dưới 2 cánh có màu nâu nhạt, các gân 8,9,10 phát sinh từ gân 7 và gân 11, gân 12 nối nhau và hướng tới viền trên ở khoảng giữa. Đỉnh cánh trước nhọn và kéo dài. Mặt trên bướm có màu nâu đồng, chót cánh trước có mảng màu nâu đen. Khi đậu chúng thường khép cánh nên thường không nhìn thấy mặt cánh trên.

Phân bố:

Loài có vùng phân bố rộng từ Ấn Độ đến Bhutan, Assam, Manipur, Burma và Tây nam Trung Quốc. Ở

Việt Nam loài này sống ở các tỉnh phía Bắc.

44

Sinh học, sinh thái:

Loài này chỉ gặp sống trong các khu rừng tự nhiên. Không phổ biến. Sống ở độ cao dưới 1.200m, nhiều hơn khi xuống thấp ở các khu rừng nguyên sinh. Khi xuống thấp dưới 700m còn thấy chúng sinh sống ở các khu rừng thứ sinh. Đây là loài bướm rất hiếm gặp.

45

BƯỚM THẦU DẦU LÔNG MƯỢT (Argyreus hyperbius)

Họ: Bướm đốm Nymphalidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

46

Đặc điểm nhận dạng:

Các thành viên giống này có cánh trước bị cắt cụt tạo thành góc ở gân 6. Đồng thời gân cận mép trên cánh trước hoặc gân 12 bị phồng lên ở gốc. Giống Argyreus có màu cam, cam sậm với các đường mảnh màu nâu chạy ngoằn ngoèo trên cánh, mép cánh gợn sóng, chót cánh trước hơi nhô ra thành góc. Mép cánh sau lượn sóng theo đúng nhịp bước sóng của các đường mảnh nâu tối chạy ngoằn ngoèo trên cánh. Mặt dưới cánh sậm màu hơn mặt trên và thường có màu kiểu sắt gỉ.

Việt nam có ba loài, Argyreus specularia không có chấm trắng ở trên chót cánh trước, mép cánh ít gợn sóng hơn so với loài Argyreus ariadne. Loài Argyreus merioe có chấm trắng ở chót cánh trước nhưng các đường ngoằn ngoèo ở mặt trên cánh chạy gắt hơn, mép cánh không gợn sóng như Argyreus aridane.

Con cái thuộc giống Argyreus có màu nhạt hơn con đực. Vẻ bề ngoài thì bướm đực và cái giống nhau nhưng bướm đực có các mảng vảy phấn tối màu ở mặt dưới cánh trước và mặt trên cánh sau. Ở mặt trên loài Argyreus ariadne có màu nền nâu đất son với 5 hoặc 6 đường ngang hẹp lượn sóng, kéo dài từ mép trên đến mép dưới ở cả 2 cánh. Có một chấm trắng ở gần chót cánh trước. Mặt dưới có màu nâu tối phớt hồng. Sải cánh: 45-55mm.

47
48

Sinh học sinh thái:

Gặp ở những chỗ có nắng, ven rừng thứ sinh thấp, đặc biệt khu

vực gần cây chủ là Thầu dầu Ricinus communis - họ Thầu dầu

Euphorbiaceae, một loại cây dại phổ biến khắp nơi. Khi đậu thường xoè cánh. Các loài trong giống

này bay không nhanh. Cách bay khá dễ nhận diện là đập cánh vài lần liên tục sau đó xoè cánh

ra để lượn. Cách bay này tương

tự giống Neptis. Giống Argyreus

thuộc dạng khó tiếp cận. Thông

thường, khi phát hiện ra người tới

gần nó lập tức bay ra xa, đậu cách vài mét. Bướm thường bay

ở khu vực gần chỗ có người ở và

khu vực đất trống, ở nơi có mọc

cây thức ăn cho sâu non như

Thầu dầu Euphorbiaceae.

Phân bố:

Phân bố từ Ấn Độ đến Trung Quốc, Nam đến Thái Lan, Lào, Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam (ở Việt Nam có mọi nơi). Tên loài được đặt vì có lớp phấn lông mượt và sống trên cây họ thầu dầu Euphorbiaceae.

49

6. BƯỚM MÀU CÀ RỐT (Loxura atymnus)

Họ: Bướm xanh Lycaenidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Loxura là giống gồm những con bướm có màu nền đỏ da cam với đuôi ở gân 2 cánh sau dài 10mm và chót đuôi màu trắng. Con cái có viền mép cánh màu đen phủ rộng hơn ở con đực. Râu của chúng ngắn, nhưng xúc biện miệng dài và thò ra ngoài. Loài D.atymnus dễ nhận diện. Mặt trên có màu đỏ cam, viền cánh đen rộng ra ở góc cánh

trước. Cánh sau đua dài về phía sau và cuối của nó là một đuôi dài với chót đuôi màu trắng. Mặt dưới có màu vàng bò đến vàng nâu. Cánh trước có một loạt các đốm xếp thành dải băng, một phần dịch chỗ ở gân 5. Bướm đực và bướm cái giống nhau. Sải cánh: 3640mm.

50

Phân bố:

Loài này có phân bố rộng từ Sri-lan-ca và Ấn Độ đến Nam Trung Quốc phía Nam qua bán đảo Mã-lai đến Sulawesi. Gặp mọi nơi ở Việt Nam. Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Là loài có phổ phân bố rộng và thường gặp. Có thể nhân nuôi loài này vì đã biết rõ cây thức ăn của nó và cũng là một loài bướm đẹp.

Sinh học sinh thái:

Có thể gặp ở các khu vực có cây bụi, cả trong thành phố lớn. Phổ biến ở ven rừng, những chỗ nắng. Sâu ăn lá cây Khoai mỡ (Dioscorea sp.), Kim cang (Smilax sp.), được một loài kiến vàng chăm sóc. Chúng thường gặp ở gần làng nằm cạnh bìa rừng và những vạt rừng bị chặt. Chúng xuất hiện ở độ cao vừa và thấp. Ở Trung Quốc bướm cái đẻ trứng trên chổi non cây Củ nâu và cây Kim cang.

51

7. BƯỚM CAM ĐUÔI DÀI (Papilio polytes)

Họ: Bướm phượng Papilionidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Sinh học, sinh thái:

Đẻ trứng trên các loài cây thuộc họ cam chanh. Cũng đẻ trứng trên một số cây hoang dại khác như Cơm rượu (Glycosmiss sp.). Loài bướm này phổ biến ở rừng phục hồi thứ sinh, các vùng đất canh tác, vườn và bìa rừng. Sâu non ăn lá một số loài thực vật thuộc họ Cam Rutaceae.

52

Đặc điểm nhận dạng:

Bướm đực chỉ có một dạng trong khi bướm cái có một số dạng. Một trong những dạng không phổ biến (cyrus) giống như con đực. Bướm cái trong ảnh là một dạng bắt chước loài bướm độc Papilio anstolochiae. Loài này dễ dàng nhận biết được vì thân có màu hồng. Loài bướm này phổ biến ở rừng phục hồi, rừng thứ sinh, các vùng đất canh tác, vườn và bìa rừng. Sâu non ăn lá một số cây giống như các loài Papilio demoleus.

53

Phân bố:

Loài này có vùng phân bố rộng từ Srilanca và Đông Ấn Độ đến Đài Loan và phía Nam đến quần đảo Sanđa, Đây là loài phổ biến khắp nơi ở Việt Nam. Tên được đặt do thường gặp trên các loài thực vật thuộc họ Cam Rutaceae và sau cánh có đuôi. Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Được coi là

sâu hại trong nông nghiệp nhưng chúng chưa thành dịch hại bao giờ.

Tuy vậy, là loài có thể nhân nuôi để phục vụ nhiều mục đích khác nhau

vì chúng cũng là loài bướm to và đẹp. Là loài bướm có thể nuôi dễ

dàng trong trang trại. Mô tả loài: Vũ văn Liên - Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.

54
55

BẢO VỆ AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU

56

Do thuốc trừ sâu là chất có độc, vì vậy trong quá trình tiếp xúc với thuốc trừ sâu, yêu cầu phải sử dụng đồ dùng phòng hộ cần thiết, để phòng thuốc vào trong người, tránh bị ngộ độc thuốc. Dưới đây là một số biện pháp phòng hộ để tránh ngộ độc theo các con đường tiếp xúc.

57

Bảo vệ an toàn thuốc trừ sâu xây độc qua da.

Nguyên nhân gây ngộ độc thuốc trừ sâu tiếp xúc qua da là thường gặp nhất, nếu như bón thuốc mà không mặc quần áo bảo hộ hoặc quần áo ngắn. Đồng phục, găng tay, tất bị nhiễm thuốc trừ sâu đều dễ làm cho thuốc trừ sảu tiếp xúc với da và đi vào trong cơ thể qua da, đạt tới một lượng nhất định là xuất hiện hiện tượng ngộ độc.

58

Nguyên tắc căn bản của việc phòng ngừa ngộ độc thuốc trừ sâu qua da là sử dụng biện pháp phòng hộ, cố gắng tránh để thuốc tiếp xúc với da dể giảm bớt hoặc ngăn chặn xảy ra sự cố ngộ độc qua da. Có mấy loại bảo vệ an toàn độc tố cùa thuốc trừ sâu qua da như sau:

Trong quá trình lưu trữ và vận chuyển, pha chế thuốc, bón thuốc, tẩy rứa phải mặc dụng cụ bảo hộ, cố gắng tránh để da tiếp xúc với thuốc.

Trước khi bón thuốc trên ruộng phải kiểm tra máy phun thuốc đã hoàn hảo chưa để tránh chảy, phì, nhỏ giọt, rò rỉ trong quá trình phun thuốc.

Khi phun thuốc, người phải đứng ở nơi đầu gió, thực hiện thao tác phun thuốc cách hàng.

59

Sau khi phun thuốc phải kịp thời thay trang phục, kịp thời tẩy rửa những bộ phận dễ lộ như tay, một, quần áo thay ra cùng với máy phun thuốc. Đồng thời chú ý nước thải tẩy rửa không được gây ô nhiễm hệ thống như sông ngòi, ao, đầm.

60

Nếu như không cẩn thận để thuốc dính vào trên da phải lập tức dừng công việc lại, dùng xà phòng và nhiều nước sạch (không được dùng nước nóng) để tẩy rửa sạch sẽ chỗ bị nhiễm. Nhưng khi bị nhiễm thuốc Trichlorfon thì không được dùng xà phòng, để tránh sau khi gộp kiềm tính Trichlorfon chuyển hóa thành thuốc trừ sâu DDVP có độc tính càng cao. Trichlorfon có tính hòa tan mạnh, chỉ cần dùng nước sạch tẩy rửa là có thể giảm bớt được độc tính.

Không cẩn thận bị thuốc lỏng hoặc thuốc bột bán vào mắt thì phải lập tức dùng nhiều nước sạch đề rửa nhiều lần.

61

Bảo vệ an toàn ngộ độc khi hít phải thuốc

trừ sâu

Ngộ độc hít phải thuốc trừ sâu chủ yếu là khi sử dụng phương thức hun đốt, phun sương, phun bột, sinh ra hiện tượng bốc hơi. Giọt sương phun hoặc hạt bột hít vào qua đường hô hấp gây ra hiện tượng ngộ độc. Sau khi hít vào cơ thể có thể gây tổn thương tổ chức khoang mũi, khí quản, họng và phổi.

Thao tác trong không gian bịt kín hoặc tương đối kín đặc biệt là sử dụng phun sương trong nhà kính trong kho tàng và ở trong tình trạng không khí không tốt, thuốc đóng gói bốc hơi cao phải đặc biệt chú ý tránh hít phải thuốc mà gây ngộ độc.

62

Các biện pháp hiệu quả nhất để

phòng ngừa hít phải trúng độc là giảm bớt hoặc tránh để cho người phun thuốc hít phải thuốc.

Người phun thuốc phải đeo khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc theo yêu cầu của nhãn hiệu thuốc, miệng và mũi không được để sát với thuốc.

Pha thuốc, phun thuốc theo chiều gió, tránh pha thuốc, phun thuốc ngược chiều gió.

Khi phun thuốc trong phòng phải đeo mạt nạ phòng độc, phải bảo đảm điều kiện thông gió tốt.

Bình chứa thuốc đều phải bịt kín, nếu rò rỉ phải kịp thời xử lý.

Nếu không cẩn thận hít phải thuốc, chỉ cần cơ thể hơi cảm thấy khó chịu thì cần lập tức đừng công việc lại ngay, chuyển tới chỗ an toàn đầu gió thông gió tốt, cởi bỏ khẩu trang, quần áo, tháo thắt lưng có thể đã bị nhiễm thuốc làm cho hô hấp thông suốt, và chú ý giữ ấm cho cơ thể, dùng xà phòng rửa tay, rửa mặt, dùng nước sạch để súc miệng.

63
64

Bảo vệ an toàn

thuốc trừ sâu gây độc qua miệng

Trongsửdụngthuốctrừsâuthôngthường,hiệntượngngộđộc

qua đường miệng là ít gặp, nếu xảy ra ngộ độc qua miệng thì

hậu quả tương đối nghiêm trọng. Ngộ độc qua đường miệng

thường gặp là xảy ra khi thao tác hoặc sau khi thao tác ăn đồ

ăn, như khi pha thuốc hoặc phun thuốc, sau khi phun thuốc

chưa rủa tay và chưa rửa mặt liền hút thuốc, uống nước, ăn

đồ ăn hoặc là xảy ra sự cố máy phun thuốc, vòi phun thuốc bị

tắc dùng miệng để thổi, vô tình dễ gây ra hiện tượng ngộ độc

qua đường miệng. Vì vậy khi pha chế thuốc hoặc phun thuốc,

cấm nói cười, đánh lộn, cấm ăn đồ ăn, uống nước, hút thuốc,

không được dùng miệng để thổi bép phun và cần phun.

65

XỬ LÝ SAU KHI SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU

66

Xử lý sau khi phun thuốc thông thường trên ruộng

Mảnh ruộng, cây trồng, cỏ dại và trong một phạm vi nhất định xung quanh

điều kiện có thể đặt rào ngăn trong thời gian quy định cấm người, gia súc, gia ruộng rau đă được phun thuốc phải dựng ký hiệu cảnh báo rõ ràng, nếu có phải qua 3 - 4 ngày thì mới cơ bản tan biến hết. Vì vậy, mảnh ruộng, vườn quả, sau khi đã được phun thuốc đều có bám lại một lượng thuốc nhất định, cần

cầm đi vào.

67

Xử lý mảnh ruộng c sử dụng thuố

trừ sâu có độc cao

c trừ sâu kịch độc, độc cao như phot pho hữu Mảnh ruộng sử dụng thuố ời, gia súc, gia cầm đi vào. Cánh đồng phun cơ, từ 3 - 5 ngày cấm ngư m tra bờ ruộng và miệng thoát nước, phòng thuốc xong phải chú ý kiể n ra gây ô nhiễm nguồn nước trong ba ngày ngừa ruộng rò rỉ hoặc trà ỏi ruộng. Mảnh ruộng sau khi phun thuốc xong không được tháo nước kh o và cử người thường xuyên kiểm tra để phòng

thì phải dựng biển cảnh bá muốn. ngừa xảy ra sự cố ngoài ý

68

Xử lý thuốc còn đọng lại

Thuốc chưa dùng hết với lượng nhỏ có thể phun phân tán lên cây trồng đã phun trong ngày; với lượng lớn thuốc còn thừa lại mà ngày hôm sau lại không có kế hoạch phun tiếp thì phải đào hố và chôn sâu, không được đổ vào sông ngòi, ao hồ, cống rãnh và mặt đất xung quanh, để tránh gây sự cố ngộ độc hoặc gây ô nhiễm môi trường. Thuốc lỏng, thuốc bột có đóng gói bên ngoài mà chưa dùng hết phải tập trung nút chặt lại, cấm dùng chai đồ uống rỗng để chia đựng thuốc. Phải có người chuyên bảo quản, cất giừ ở những chỗ mà trẻ em không lấy được.

69

Xử lý bao gói đóng thuốc bỏ đi

Bao gói thuốc bỏ đi vẫn có độc tính rất lớn, nếu như vứt bừa bãi sẽ gây ngộ độc. Vì vậy bất kể là hộp giấy đóng gói thuốc hay là chai thuỷ tinh sử dụng xong đều phải xử lý tập trung. Nếu không thề kịp thời xử lý được thì phải tập trung bảo quản, cấm người, gia súc lại gân.

70

Xử lý dụng cụ phun thuốc

Dụng cụ đựng và phun thuốc như thùng nước, bình phun sương, bình phun bột, công cụ phun sâu, sau khi sử dụng cầm được tẩy rửa trong nguồn nước như sông, khe suối, ao nước, hồ chứa nước, cống nước ... và cũng không được tẩy rửa gần nguồn nước ăn, nếu không sẽ sinh ngộ độc, gây hậu quả nghiêm trọng. Phải tránh xa nguồn nước, nơi gần kề hiện trường phun thuốc, dùng nước giặt quần áo tẩy rửa sạch sẽ, sau khi phơi khô tập trung bảo quản.

71

Xử lý quần áo bảo hộ và dụng cụ bảo hộ

Sau khi phun thuốc tập trung các vật phẩm như quần áo bảo hộ, găng tay bảo hộ, giầy cao su và dụng cụ bảo hộ gói lại mang về nhà và lập tức rửa sạch. Khi tẩy rửa trước khi dùng nước bột xà phòng 5% để ngâm hoặc dùng tro thực vặt kiềm tính ngâm từ 1~2 giờ rồi mới dùng nước sạch để giặt rửa sạch sẽ.

72

Vệ sinh sạch sẽ sau khi phun thuốc

Phun thuốc xong, trước tiên người phun thuốc cần dùng nước sạch để rửa những bộ phận lộ bên ngoài cơ thể như tay, chân và mặt, rồi dùng xà phòng sát toàn thân, sau đổ dùng nước sạch để dội, xúc miệng, thay quần áo.

Phun thuốc Trichlorfon thì phải dùng xà phòng trung tính

để rửa sạch.

Ghi chép tình trạng phun thuốc

Để ghi nhớ một cách chuẩn xác thời gian phun, tính toán

số lượng còn sót lại của thuốc, nên dùng một cuốn sổ để

thuốc,đốitượngphòngchống,lượngdùng,diệntíchphun, ghi chép lại thời gian phun thuốc, tình trạng thời tiết, tên

hiệu quả phòng chống, tinh trạng an toàn, sản phẩm nông

nghiệp phải qua giai đoạn an toàn quy định thì mới được

thu hoạch hoặc dùng để ăn được.

73

XỦ LÝ THUỐC TRỪ SÂU AN TOÀN

Cách tốt nhất để xử lý một lượng nhỏ thuốc trừ sâu dư thừa là sử dụng chúng - bôi chúng - theo hướng dẫn trên nhãn. Nếu bạn không thể sử dụng chúng, hãy hỏi những người hàng xóm của bạn xem họ có gặp vấn đề kiểm soát dịch hại tương tự không và có thể sử dụng chúng không.

Nếu tất cả lượng thuốc trừ sâu còn lại không thể được sử dụng đúng cách, hãy kiểm tra với cơ quan xử lý chất thải rắn, cơ quan môi

trường hoặc sở y tế tại địa phương của bạn để tìm hiểu xem cộng đồng của bạn có chương trình thu gom chất thải nguy hại hộ gia đình hoặc chương trình tương tự để loại bỏ những thứ không mong muốn, còn sót lại hay không thuốc trừ sâu. Các cơ quan này cũng có thể thông báo cho bạn về bất kỳ yêu cầu nào của địa phương đối với việc xử lý chất thải thuốc trừ sâu.

74

Không đổ thuốc trừ sâu còn sót lại xuống bồn rửa, vào nhà vệ sinh, hoặc xuống cống hoặc rãnh thoát nước trên đường phố. Thuốc trừ sâu có thể cản trở hoạt động của hệ thống xử lý nước thải hoặc gây ô nhiễm nguồn nước. Nhiều hệ thống đô thị không được trang bị để loại bỏ tất cả dư lượng thuốc trừ sâu. Nếu thuốc trừ sâu đến được nguồn nước, chúng có thể gây hại cho cá, thực vật và các sinh vật sống khác.

Hộp đựng thuốc bảo vệ thực vật rỗng có thể nguy hiểm như hộp đầy vì dư lượng thuốc còn sót lại bên trong. Không bao giờ sử dụng lại một thùng chứa như vậy. Khi hết, đậy nắp hoặc đóng chặt lại và bỏ vào thùng rác. Vứt bỏ thùng chứa theo hướng dẫn trên nhãn. Không chọc thủng hoặc đốt bình chứa khí nén hoặc bình xịt vì nó có thể phát nổ.

Nhiều cộng đồng có chương trình tái chế rác thải sinh hoạt như chai và lon rỗng. Tuy nhiên, bạn không nên tái chế bất kỳ hộp đựng thuốc trừ sâu nào, trừ khi chương trình tái chế đặc biệt chấp nhận các hộp đựng thuốc trừ sâu và

tuân thủ làm theo hướng dẫn của chương trình để chuẩn bị các hộp rỗng để thu gom.

75
lifebalance.vn pestmanagement.vn

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.