4 minute read

Mục lục

Sông Sài Gòn - Dòng chảy của văn hóa văn học

The Southern delta region of Thu

Thiem - The city’s green lungs

Khám phá Hầm Thủ Thiêm - Hầm vượt sông đầu tiên ở Việt Nam

Explore Thu Thiem - The first river tunnel in Vietnam

Khám phá vẻ đẹp và ý nghĩa trong nghệ thuật cắm hoa Ikebana

Explore the meaning and beauty of Ikebana

Lợi ích của chạy bộ đối với sứa hỏe tinh thân

Benefits of jogging for mental health

Thông tin tòa nhà

Trước kia, dân các nơi muốn về

Gia Định làm ăn hay thăm thú thường đi men theo đường biển vào cửa Cần Giờ, đến ngả ba sông Nhà Bè rồi rẽ phải vào sông

Sài Gòn mới đến được Gia Định. Là con đường thủy huyết mạch cả về chính trị lẫn kinh tế, nên sông Sài

Gòn có vai trò, vị trí quan trọng và đã để lại dấu ấn văn hóa cho Sài

Gòn - Gia Định xưa và Thành phố

Hồ Chí Minh ngày nay.

Một đặc điểm cơ bản của đô thị

Việt Nam là gắn liền với sông ngòi. Sông nước có nhiều ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội và cả văn hóa ở các đô thị Việt Nam. Chính vì thế, các dòng sông đã tạo nên dấu ấn văn hóa cho các đô thị Việt Nam. Hay nói cách khác, sông nước đã góp phần hình thành một số nét văn hóa mang tính tiêu biểu, đồng thời còn tác động và chi phối sâu sắc đến một số thành tố của văn hóa các đô thị Việt Nam, trong đó có Sài Gòn Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh.

Sông Sài Gòn với văn học dân gian

Sông Sài Gòn còn xuất hiện trong ca dao dân ca thật sinh động và thú vị. Trước cảnh dòng sông mờ khói, cuộc chiến chống giặc lan rộng, người dân Gia Định lúc ấy đã thể hiện hào khí ngút trời:

“Sông Bến Nghé tàu phun khói mịt

Chợ Bến Thành súng bắn nổ vang

Cả tiếng kêu các tổng, các làng

Đứng lên đuổi bọn xâm loàn về Tây”

Mặt khác, nhiều nam thanh nữ tú giả đò mượn dòng sông để nói chuyện tình cảm của họ:

“Sông Sài Gòn, sông bao nhiêu nước

Chợ cũ Sài Gòn, kẻ tục người thanh

Mấy ai mà đặng như anh

Dù cho xao xuyến cũng chơn thành với em”

Thậm chí ai đó lấy cớ để trách móc:

“Sông Sài Gòn, cầu Bình Lợi

Tôi tưởng mình là chồng, tôi là vợ, tôi chờ tôi đợi hết hơi Không dè anh kiếm chuyện nói chơi qua đường”

Sông Sài Gòn có hệ thống kênh, rạch chằng chịt như: Rạch Thị Nghè, rạch Bến Nghé, rạch Phú Xuân, kênh Tham Lương, kênh Tẻ, kênh Đôi… Nhưng quan trọng nhất là rạch Bến Nghé gắn liền với vùng Chợ Lớn của người Hoa. Hai bên rạch có các bến neo đậu cho ghe từ miền Tây vận chuyển hàng hóa lên Sài Gòn: Bến Chương Dương, bến Vân Đồn, bến Hàm Tử, bến Bình Đông, bến Trần Văn Kiểu.

Vì vậy, rạch Bến Nghé là khởi đầu của tuyến đường thủy nối Sài Gòn với Đồng bằng Sông Cửu Long. Và hoạt động giao thương theo nhịp triều lên xuống hằng ngày là môi trường lý tưởng để ra đời văn học dân gian của dân thương hồ - một nét văn hóa đặc sắc trên sông nước Sài Gòn nói riêng và Nam bộ nói chung. Đó là hoạt động buôn bán, chuyên chở hàng hóa

“Đạo nào vui cho bằng đạo đi buôn

Xuống biển lên nguồn, gạo chợ nước sông”

“Anh đi ghe gạo Gò Công

Về vàm Bao Ngược gió giông đứt buồm”

Chuyện buôn bán trên sông nước thật không dễ dàng, có nhiều trắc trở:

“Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê”

“Một mình vừa chống vừa chèo

Không ai tát nước đỡ nghèo một phen”

“Đừng ham hốt bạc ghe chài

Cột đòn cao, bao lúa nặng, tấm đòn dài khó đi”

Giữa sông nước mênh mông, đôi lúc người ta cần sự giúp đỡ lẫn nhau của ghe bạn:

“Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi Kẻo khuất bóng bần bờ bụi tối tăm”

Đi lại và làm ăn với nhiều nơi cũng là cơ hội để nối nhịp cầu giao duyên đôi lứa giữa những chàng trai của đất Sài Gòn- Gia Định đô hội với các cô gái duyên dáng nơi miền đồng bằng sông nước:

“Em ngồi trước mũi ghe lê

Gió xô, sóng dập anh ngồi kề một bên”

“Ghe lui khỏi bến còn dằm

Người thương xa bến chỗ nằm còn đây”

“Ghe anh đỏ mũi trảng lườn

Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em”

”Ghe anh lui về Gia Định

Em nhớ anh, em thọ bịnh liền

Không tin anh hỏi lại xóm giềng đều hay”

”Này em Tám ơi! Chợ Sài Gòn cất mới

Ghe tàu lui tới tứ diện rất xinh

Thấy em đẹp dáng tốt hình

Chẳng hay em có chung tình đâu chưa?”

Họ tỏ tình với nhau qua câu hò đối đáp rất mộc mạc, thẳng thắn và không quanh co, rào đón:

Đối: “Đèn treo cột đáy

Nước chảy đèn rung

Anh thương em thảm thiết vô cùng

Biết cha với mẹ bằng lòng hay không?”

Đáp: “Đèn treo cột đáy

Nước chảy đèn rung

Cái dĩa bông múc nước không đầy

Lòng tôi thương quân tử, cha mẹ rầy cũng thương”

Trong số họ cũng có người thất vọng tràn trề khi ghe vừa quay lại chốn cũ:

“Chèo ghe tới bến cắm sào Nghe em có chỗ, anh lộn nhào xuống sông”

Họ cố vượt qua nỗi buồn để tiếp tục công việc mưu sinh hàng ngày:

“Ghe Sài Gòn quay mũi

Tàu Gia Định xúp lê

Giã cô em ở lại lấy chồng

Thuyền anh ra cửa như rồng phun mây”

“Chợ Sài Gòn cẩn đá

Chợ Rạch Giá cẩn xi mon

Giã em ở lại vuông tròn

Anh về Gia Định không còn tới lui”

Nhiều khi vội vã cho kịp chuyến, một chàng trai nào đó đã làm cho cô gái phiền trách:

“Cầu Bình Điền xe lửa chạy nghiêng triền Anh gặp em dưới thủy trên thuyền

Lời phân chưa cạn sao anh liền chia tay?”

Ngày nay con đò Thủ Thiêm không còn thoăn thoắt qua lại nối hai bờ sông Sài Gòn, nhưng nó mãi đi vào lòng người qua câu ca dao nổi tiếng:

“Bắp non mà nướng lửa lò

Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm”

This article is from: