3 minute read

Sông Sài Gòn đã đi vào các tác phẩm văn học

Hình ảnh sông Sài Gòn đã đi vào những sáng tác văn học. Trương Vĩnh Ký ghi chép lại bài Gia Định phong cảnh vịnh, trong đó có những dòng nhắc đến cảnh sinh hoạt văn hóa trên bến dưới thuyền thuở xưa:

“Dưới Bến Nghé hát lẳng lơ

Giọng con đò, giọng con rỗi

Trên tàu voi ca khủng khỉnh

Tiếng thằng mục, tiếng thằng nài”

Ở một đoạn khác là quang cảnh tàu thuyền tấp nập:

“Đồn tiếng Nam Châu thì đã phải

Ghe đen mũi, ghe vàng mũi vào ra coi lòa nước

Người phương Đông qua lại bán buôn

Tàu xanh mang, tàu đỏ mang, hàng hóa chất ngất trời”

Khi Pháp vừa đặt gót giày xâm lược, con sông đã chứng kiến cảnh bi thương, điêu tàn của vùng đất trù phú. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểungười con của đất Nam kỳ Lục tỉnh đau đớn, nghẹn ngào:

“Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen!

Ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phương con đỏ”

“Bến Nghé của tiền tan bọt nước Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”

Bài phú Gia Định thất thủ vịnh cũng ghi lại hình ảnh trên:

“Tàu khói chạy mây tuôn sông mấy khúc,lờ lạt Bến Trâu.

Dây thép giăng chớp nháng đất nghìn trùng, ngã xiêu thành Phụng”

Ngay buổi đầu chống giặc, Nguyễn Tư Giản, trong bài thơ tiễn Nguyễn Thông về

Bình Thuận, đã dùng hình tượng sông để nói lên khát vọng quang phục của mình:

“Bao giờ Bến Nghé lại trong

Cho dòng sông Nhị vang lừng khải ca?

Cưỡi thuyền lên tận ngân hà

Biển xanh ra ngắm, trăng ngà sáng soi”

Ngoài ra, con sông từng chứng kiến cảnh náo nhiệt, sầm uất một thời của “Hòn ngọc viễn đông” qua bài Kim Gia Định phong cảnh vịnh:

“Dưới sông tàu lửa đậu liền, Từ đồn Giao Khẩu sấp lên Bà Nghè.

Thông lưu các nước bốn bề, Có tàu Đông Việt, có ghe Bắc Kì. Bán buôn vật nọ hàng kia, Lao xao thương khách xiết gì là đông.

Chiếc qua chiếc lại đầy sông, Mù mù khói tỏa, đùng đùng máy kêu.

Những tàu đồng dát sắt neo, Càng nhìn tận mắt càng xiêu cả hồn.

Sợ chi nghịch thủy nghịch phong, Dầu lòng chạy ngược dầu lòng chạy xuôi”

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Xuân

Miễn đã nhắc đến dòng sông Sài Gòn:

“Bạn đã từng nghe An Phú Đông

Một làng nho nhỏ ở ven sông

Một năm chinh chiến! Ôi chinh chiến Sông nước Sài Gòn nhuộm máu hồng”

Qua đây, con sông không chỉ là hình ảnh của nơi thanh bình, đô hội, mà còn là khung cảnh anh hùng của vùng đất kiên cường trước tàu đồng, đại bác của kẻ thù xâm lược.

Nhưng hơn hết, các sĩ phu yêu nước đã dùng biểu tượng sông Bến Nghé

(Sài Gòn) gắn liền với khát vọng một ngày đất nước sạch bóng quân thù, bờ cõi được thu phục, nhà nhà an cư lạc nghiệp. Theo dòng thời gian, dòng sông Sài Gòn đã giữ lại những hình ảnh và khoảnh khắc thật khó quên của lịch sử. Nó còn là một biểu tượng văn hóa mang nhiều thông điệp của tiền nhân muốn gửi gắm.

Có thể nói, qua bao thăng trầm lịch sử, sông Sài Gòn ngày đêm vẫn lặng lẽ trôi bên thành phố ồn ào, nhộn nhịp và đông đúc. Dòng sông đã vun bồi, nuôi dưỡng và để lại những dấu ấn văn hóa cho vùng đất Sài GònGia Định. Và con sông là một phần không thể thiếu được của Thành phố hôm nay trên đường hội nhập với văn hóa khu vực và quốc tế.

People used to travel by sea to the Can Gio estuary, the confluence of the Nha Be River, and then turn right into the Saigon River to return to Gia Dinh for business or pleasure. The Saigon River plays an important role and position as a vital waterway both politically and economically, and it has left a cultural mark on the old Saigon - Gia Dinh and Ho Chi Minh City today.

The proximity to rivers is a fundamental characteristic of urban areas in Vietnam. Rivers have had a significant impact on the economic, social, and cultural life of Vietnamese cities, leaving a cultural legacy. In other words, rivers have profoundly influenced aspects of Vietnamese city culture, such as Saigon - Ho Chi Minh City - Gia Dinh, in addition to contributing to the formation of typical cultural features.

As an old folk poem went: Nhà Bè nước chảy chia hai

The flowing water of Nha Be is split into two

You can return to Gia Dinh and Dong Nai

This article is from: