TẠP CHÍ INSECT ECOLOGY | No.12 | Các phương pháp phun thuốc trừ sâu phổ biến hiện nay

Page 1

MỘT SỐ LOÀI

BỘ HAI

CÁC PHƯƠNG PHÁP phun thuốc trừ sâu & PHÂN CHIA THỜI GIAN phun thuốc phù hợp

Lưu hành nội bộ
No.13
BƯỚM
PHỔ BIẾN CÁNH (DIPTERA)

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Quý độc giả thân mến!

Côn trùng – lớp động vật có số lượng cá thể đông đúc đa dạng phong phú nhất và sinh sống ở khắp mọi nơi với số lượng ước tính lên đến 10 triệu loài côn trùng hiện nay. Theo quy tắc chung về phân loại động vật, hệ thống phân loại côn trùng cũng được phân thành các cấp cơ bản theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Ở số Tạp chí số này, Ban biên tập xin mời Quý vị tiếp tục cùng nghiên cứu sâu về Các bộ họ Côn trùng quan trọng với loại bộ Côn trùng hai cánh với các loài ruồi, muỗi, mòng.

Trong các loại côn trùng thì bướm là loài côn trùng đa dạng với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau. Để có cái nhìn chi tiết cụ thể về sự đa dạng của các loài bướm, chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới Quý vị những thông tin cơ bản về một vài loài bướm phổ biến hiện nay.

Để kiểm soát và phòng ngừa sâu bướm hại cây trồng, một trong số các phương pháp được sử dụng phổ biến đó là dùng hóa chất. Và để giúp mọi người sử dụng thuốc trừ sâu một cách an toàn và hiệu quả, Ban Biên tập xin đưa đến những thông tin về các phương pháp phun thuốc trừ sâu phổ biến hiện nay và cách phân chia thời gian phun thuốc giúp hiệu quả và đạt chất lượng.

Ban biên tập chúng tôi rất hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự yêu mến đón đọc của Quý độc giả.

Trân trọng!

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Đỗ Thị Dương

Bùi Tuấn Anh

Nguyễn Thị Yến

Nguyễn Kim Thi

Hà Thị Hạnh Vân

Nguyễn Bảo Đại

Nguyễn Tiến Dũng

Phạm Hoàng Tú

Ngô Thùy Dung

Nguyễn Văn Thọ

TỔNG BIÊN TẬP

Nguyễn Tất Hồng Dương

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Đỗ Thị Dương

Phòng Phát triển Cộng đồng

BIÊN TẬP & THIẾT KẾ BÌNH MINH XANH pestmanagement.vn www.facebook.com/pestmanagement.vn LIFE BALANCE www.facebook.com/lifebalance.vn www.lifebalance.vn

06

- Insect ecologyBộ côn trùng chủ yếu Bộ hai cánh

Một số loài bướm phổ biến

Các phương pháp phun

Thuốc trừ sâu phổ biến hiện nay & Cách phân chia thời gian phân chia phù hợp

BỘ HAI CÁNH (DIPTERA)

PHẦN 1

Bộ này khoảng 85.000 loài ruồi, muỗi, mòng…Có kích thước cơ thể bé nhỏ hoặc trung bình. Đặc điểm chủ yếu là:

Miệng chích hút hoặc liếm hút hoặc cứa liếm…Đầu hình bán cầu có thể

cử động được. Có 2-3 mắt đơn. Râu

đầu dài, chia nhiều đốt hoặc ngắn có 3 đốt. Có một đôi cánh trước

phát triển bằng chất màng, hệ thống mạch cánh đơn giản. Cánh sau thoái hóa thành dạng chùy thăng bằng. Các bàn chân đều 5 đốt. Một số ít loài không có cánh. Bụng có thể thấy được 4 -11 đốt, không có lông đuôi và không có ống đẻ trứng thực sự mà do các đốt bụng cuối biến đổi mà thành.

06

Căn cứ vào mức độ tiến hóa, bộ hai cánh được chia làm 2 bộ phụ:

Bộ phụ râu dài (NEMATOCERA): Là nhóm bậc thấp, gồm các họ muỗi.

Bộ phụ râu ngắn (BRACHYCERA): Là nhóm bậc cao, gồm các họ ruồi.

07

Ấutrùng của bộ râu dài (như bọ gậy) phần

đầu hóa cứng hoàn toàn hoặc một nửa và có miệng tương tự kiểu miệng ngậm nhai. Còn

ấu trùng bộ phụ râu ngắn (như dòi) phần đầu

không rõ, miệng cũng đã thoái hóa chỉ có 1- 2 móc miệng. Sâu non nói chung có 4 tuổi, ở dòi vỏ lột xác của 2 tuổi cuối tham gia hình thành vỏ

nhộng gọi là nhộng bọc.

Tính ăn và tập quán sinh sống của côn trùng bộ 2 cánh rất phức tạp. Có khoảng trên 1/2 số loài ở thời kì sâu non sinh sống trong nước.

08

Tính ăn của sâu non có thể chia làm 4 loại sau đây: Loại ăn thực vật, loại ăn chất mùn mục hoặc ăn phân, loại bắt mồi ( đa số bắt các loại côn trùng nhỏ mình như mềm như rệp muội, rệp sáp,…), loài kí sinh. Trong những loài có tính kí sinh, những loài kí sinh các loài sâu hại rất có ích, song những loài kí sinh côn trùng có ích hay gia súc lại là những loài có hại. Một số loài ruồi, muỗi chuyên hút máu người và gia súc, chúng là môi giới truyền bệnh hiểm nghèo.

09

1.HỌ MUỖI LỚN (TIPULIDAE)

Kích thước cơ thể lớn hơn hẳn các loài muỗi khác. Mình dài mảnh, chân rất dài. Râu đầu trên có 6 đốt, không có mắt đơn. Cánh không có vảy. Mặt lưng của ngực có vân lõm hình chữ Y. Phần bụng 7-8 đốt. Con cái có ống đẻ trứng.

Cuối bụng sâu non có vật lồi có thể co giãn. Nhiều loài sinh sống trong đất ẩm

ước hoặc cây gỗ mục. Sâu non có thể ăn rễ cây, ăn nấm hoặc ăn các chất mùn mục.

Loài thường gặp như: Tipula ains Alexander hại mầm lúa mới mọc.

10
11

2. HỌ MUỖI CHỈ HỒNG (CHYRONOMIDAE)

thể mảnh, đầu bé, không có mắt đơn. Hình dạng râu đầu giống họ muỗi, cánh không có vảy. Miệng không phát triển. Một số số đường mạch cánh gần mép trước cánh tương đối rõ rệt, còn cách mạch khác không rõ rệt.

Ngực trước và cuối bụng sâu non có một đôi chân giả. Sâu non sống dưới nước ở những nơi gần hồ ao hoặc nước chảy chậm, hô hấp bằng huyết mang.

Giống và loài thường gặp như: Muỗi chỉ hồng hại lúa (Chironomus oryzae) (cắn mầm non hoặc rễ lúa). Giống muỗi chỉ hồng hại bèo dâu còn gọi bọ chỉ đào hay bọ chỉ hồng ( Chironomus sp).

12
13

3. HỌ MUỖI HÚT MÁU (CULICIDAE)

14

Cơthể mảnh, có mắt đơn. Miệng chích hút. Râu hàm dưới thẳng cứng. Râu đầu con đực có các vòng lông dài thành dạng chổi lông. Trên mạch cánh và mép sau cánh có vảy. Sâu non ( thường gọi là cung quăng hay bọ gậy) và nhộng đều sống trong nước, hoạt động nhanh nhẹn , thở bằng ống hô hấp.

Các loài muỗi trong họ này đều hút máu nên phần nhiều là môi giới truyền bệnh nguy hiểm cho người.

Một số giống thường gặp như: Anopheles, Culex, Aedes…

15

4. HỌ MUỖI NĂN (CECIDOMIIDAE)

Cơ thể bé nhỏ, mềm yếu.Râu đầu dạng chuỗi hạt, xung quanh có lông. Có hoặc không có mắt đơn. Mạch cánh chỉ có 2-3 đường, không có mạch ngang rõ rệt. Đốt chậu chân sau không kéo dài lắm. Sâu non sinh sống trên cây, trong gỗ hoặc các u bướu của hoa, ngọn cây. Ngoài ra có một số có tính kí sinh hoặc tính ăn thịt, có một số có tính ăn các chất mùn mục của cây hoặc phát hiện thấy trong phân các côn trùng khác.

Loài thường gặp là: Sâu hại lúa (Pachudiplosisoryzae Wood Mson)

16
17

5. HỌ RUỒI TRÂU

(còn gọi là Mòng trâu)

(TABANIDEA)

Cơ thể thô mập, không có lông cứng. Râu đầu trơn. Mắt kép rất lớn phát triển kéo dài ra 2 bên, có màu nâu ánh xanh lục. Có kiểu miệng cứa liếm. Vòi nhô phía trước. Đệm móng và vật lồi giữa móng dạng phiến. Trưởng thành cái hút máu trâu, bò, ngựa. Con đực hút mật hoa.

18

Sâu non cơ thể có 12 đốt, đầu bé. Râu đầu và móc miệng phát triển. Tính ăn thịt. Phần lớn sâu non sống dưới nước, có loài sống nơi ao tù, nước đọng hoặc trong đất, dưới đá sỏi cạnh dòng nước chảy hoặc sống trong nước bẩn. Giống thường gặp là: Chrysops, Tabanus sp.

19

6. HỌ MỎNG ĂN SÂU (ASILIDAE)

Cơ thể dài mảnh, kích thước trung bình hoặc lớn, nhiều lông. Mắt kép nhô lồi. Có 3 mắt đơn. Miệng chích hút cứng. Mạch R1 rất dài. Về phía sau đỉnh cách ít nhất có

4 đường mạch cánh đạt tới mép cánh. Chân dài khỏe, đệm móng to. Vật lồi giữa cánh thành dạng lông cứng. Mòng trưởng thành có tính ăn thịt ( bắt ăn các loài côn trùng khác)

Sâu non sống trong đất hoặc gỗ, có tính ăn thịt hoặc ăn các chất hữu cơ mục nát. Sâu non có cơ thể hình ống tròn, đầu nhọn, màu đậm, lỗ thở ở 2 đầu cơ thể.

20
21

7.HỌ RUỒI ĂN RỆP

Kích thước cơ thể trung bình hoặc nhỏ, không có lông cứng. Mình có những khoang đen, vàng rõ rệt. Râu đầu có lông. Có một bộ phận mạch cánh song song với mép ngoài của cánh. Buồng R5 đóng kín. Giữa mạch R và M có một mạch giả. Họ này có rất nhiều loài, trong đó có một số hình dạng bên ngoài giống con ong.

22
(SYRPHIDAE)

Sâu non có nhiều tập quán sinh sống khác nhau. Có thể có mấy loại sau:

- Loài có tính ăn thực vật: ăn trên bề mặt hoặc phía trong của cây hoặc ăn mầm.

- Loài có tính ăn thịt, chủ yếu ăn rệp muội.

- Loài có tính ăn chất hữu cơ mục nát hoặc phân động vật.

Hình dáng sâu non có 3 dạng:

- Dạng bụng phẳng, phần trước cơ thể dài nhọn, ống hô hấp ở phần sau ngắn. Sâu non dạng này thường ăn rệp muội.

- Dạng hình chóp, phần trước không dài nhọn, ống hô hấp ngắn. Sống trong chất hữu cơ mục nát.

- Phần sau cơ thể có ống hô hấp rất dài, đa số sống trong phân của động vật.

Một số thường gặp như: Syrphus, Eristalomyia, Epistrophe.

23

8.

HỌ RUỒI ĐỤC QUẢ

(TRYPETIDAE)

Kích thước cơ thể nhỏ hoặc trung bình. Thường có màu nâu, vàng hoặc đen xen lẫn. Đầu rộng, có cổ rõ. Mắt kép lớn. Mắt đơn có thể có hoặc không. Râu đầu ngắn không có lông. Có lông mắt, trán dưới gần mắt kép. Cánh thường có vệt màu sẫm, mạch cánh Sc cong ngoặt về phía mép trước cánh, càng về cuối không rõ rệt. Đốt chày chân giữa có cựa, mút cuối không có lông cứng. Ống đẻ trứng của con cái rõ rệt, chia 3 đốt. Tập quán sinh sống của sâu non họ này có những loài sống trong quả cây, sống trong cành, thân lá, sống trong mô cây tạo thành bướu.

Một số loài thường gặp là: Ruồi hại bầu bí hay ruồi dưa Bactrocera cucurbitae, ruồi đục quả Bactrocera dorsalis, Bactrocera correcta.

24
25

9. HỌ RUỒI DẤM (DROSOPHILIDAE)

Kích thước cơ thể bé nhỏ, đốt râu đầu thứ 3 hình tròn hoặc hình trứng, lông trên râu đầu dạng lông chim hoặc dạng lược, lông miệng rõ. Mắt kép màu đỏ. Mạch cánh Sc không phát triển, mạch R1 ngắn. Mép trước cánh có một vết khuyết ngay chỗ cuối mạch R1. Sâu non (hay còn gọi là dòi) có 11 đốt, mỗi đốt có một vòng gai nhỏ dạng móc câu. Sâu non sinh sống trong quả cây chín nẫu hoặc chất bột lên men chua.

Giống thường gặp là Drosophila trong đó có một số loài là vật liệu nghiên cứu về di truyền.

26
27

PHỔ BIẾN HIỆN NAY MỘT SỐ

LOÀI BƯỚM

28
29

BƯỚM CÁNH HÌNH LƯỠI CƯA

(Prioneris thestylis Doubleday)

Họ: Bướm phấn Pieridae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng: Đặc điểm giống Prioneris: mặt trên có đỉnh cánh trên kéo dài ra và gân 9 dài và nổi bật. Cánh của đa số con đực trắng nhưng gân được phủ màu đen đặc biệt là về phía góc trên và viền cánh trước. Mặt dưới của cánh trước có toàn bộ hoặc ít nhất là phần gốc màu trắng. Mặt dưới cánh sau toàn bộ màu vàng với các dải tối màu ở trên và dưới vùng trung tâm. Mặt trên của con cái có màu sẫm tro với những vệt trắng ở cánh trước, cánh sau cùng có nhiều vạch đốm trắng trên nền sẫm tro ngoại trừ một mảnh trắng vàng chạy dọc theo mép trong cánh về cuối càng loang sâu vào đĩa cánh. Ở Việt Nam hiện nay chỉ có hai loài thuộc giống này là P.philonome và P.thestylis, cả hai đều rất dễ nhận diện khi đậu.

Bướm cái sẫm màu hơn còn mặt trên giống như một số loài thuộc giống Delias. Sải cánh:65-90mm. Sinh học sinh thái: Đặc điểm chung: Có thể dễ

dàng gặp chúng vào mùa xuân khi có nhiều con bướm thường đậu từng đàn ở những bờ cát. Loài này có mặt hầu hết ở các độ cao lớn và trung bình. Bướm có kiểu bay nhanh và linh hoạt, thường là bay trên ngọn cây. Sâu non ăn lá một số cây thuộc họ

Màn màn như cây thuộc Chi Bún - Họ Màn màn Capparaceae. Màn màn Cleome gynandra, Bún Crataeva

roxburghii, Cáp lớn Capparis grandis

30

Phân bố: Phân bố từ Bắc Ấn Độ đến Nam Trung Quốc, Hải Nam và Đài Loan, Nam Đông Dương đến Bán đảo Mã - lai. Phổ biến toàn Việt Nam nhưng gặp nhiều hơn ở miền Bắc và miền Trung. Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Là loài bướm lớn thứ hai thuộc họ Pieridae, sau loài Hebomoea glaucippe và cũng là đối tượng hay bị thu bắt. Tuy không quý hiếm nhưng rất có giá trong các bộ sưu tập bướm ở các bảo tàng hay của cá nhân. Có thể nhân nuôi chúng cho nhiều mục đích khác nhau.

31

BƯỚM PHƯỢNG

BỐN MẢNG TRẮNG

(Papilio nephelus Boisduval)

Đặc điểm nhận dạng:

Là loài bướm phượng có

kích thước lớn, có đuôi. Màu đen, cánh sau có bốm đốm trắng lớn. Khi

bay trông rất giống với loài Bướm phượng đen ba mảnh trắng Papilio

helenus, có ba đốm trắng

ở cánh sau,nhưng ở góc ngoài mặt trên cánh sau

không có đốm đỏ; mặt

dưới mép cánh sau có các đốm vàng hoặc hơi trắng hình trăng khuyết.

Vài loài khác có kiểu màu sắc tương tự như Papilio noblei, Papilio prexaspes

nhưng hiếm hơn nhiều.

Sải cánh : 105 - 130 mm. Sinh học sinh thái: Thường tập trung thành từng đàn chung với loài Papilio helenus tại những khoảng trống có nước trong rừng.

Cũng hay gặp từng cá thể đơn lẻ bay khá nhanh

dọc các đường mòn trong rừng. Ở một số vùng

loài này phân bố ở mọi

độ cao và mọi nơi, nhưng phổ biến hơn ở các sinh

thái cây bụi trảng cỏ và sinh thái nông nghiệp

có độ cao dưới 700m.

Họ: Bướm phượng Papilionidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

32

Phân bố:

Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái

Lan, Lào, Malaixia, Việt Nam. Phân

bố rộng rãi trên toàn Việt Nam. Giá

trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:

Là loài bướm to, đẹp, tuy phân bố

rộng trên toàn lãnh thổ Việt Nam

nhưng số lượng cá thể thấp và cũng

là loài hay bị thu bắt để làm bộ sưu

tập, trao đổi buôn bán. Cần bảo

vệ tốt nơi cư trú của chúng là rừng

tự nhiên và hạn chế săn bắt. Đây

cũng là một trong những loài bướm

nên nhân nuôi trong trang trại.

33

BƯỚM

ĐỐM XANH LỚN

(Euploea mulciber Cramer)

Họ: Bướm đốm Danaidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng: Con đực và cái khác nhau. Con đực có mặt trên màu đen, từ đĩa ô cánh trước ra ngoài màu tím óng ánh với các chấm trắng xếp không theo hàng lối, mặt dưới cánh sau có một hàng chấm nhỏ chạy dọc mép ngoài. Con cái có mặt trên cánh trước tương tự con đực, nhưng cánh đốm trắng lớn hơn, cánh sau nền đen có các sọc, vạch trắng hướng vào gốc cánh, viền cánh có một hàng chấm. Dạng sao chép của loài Chilasa paradoxa (họ Bướm phượng Papilionidae) bắt chước con đực của loài này, nhưng kích thước C.paradoxa lớn hơn, cánh trước rất lớn so với cánh sau, chót cánh không tròn bầu như E.mulciber, chót râu cong đặc trưng của họ bướm Phượng, 6 chân dài, khi đậu dễ nhận diện. Sải cánh: 90-100mm. Sinh học sinh thái: Loài phổ biến, kể cả thành phố, vùng ngoại ô.

34

Rất phổ biến ở ven đường mòn, những chỗ trống trong rừng nhưng số lượng không nhiều như vài loài khác trong cùng giống. Đẻ trứng trên các loài cây có nhựa độc như họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Loài này xuất hiện ở một số sinh cảnh với độ cao khác nhau. Bướm cái ít gặp hơn bởi vì chúng thường tập trung trong rừng. Nơi ở của loài E. mulciber cũng giống như nhiều loài bướm đốm khác. Chúng thường hút mật từ những cây thuộc chi Xẻn, Thanh quan và Bông ổi. Có thể gặp loài này vào tất cả thời gian trong năm. Sâu non ăn lá cây Tiền quả (họ Thiên lý) và đôi khi gặp trên cây Trúc đào (họ Trúc đào)

35

Phân bố:

Phổ biến ở khắp nơi, ít hơn ở các khu rừng nguyên sinh.

Phân bố từ Ấn Độ, phía Đông đến Đài Loan, phía Nam qua Đông Dương và bán đảo Malaysiai đến Sunderland. Đây là một trong những loài phổ biến ở Việt Nam. Tên

được đặt dựa vào đặc điểm hình thái. Giá trị, tình trạng

và biện pháp bảo vệ: Tương tự như loài E.core nhưng

loài này có màu sắc sặc sỡ và hấp dẫn hơn, nhất là khi chúng bay có màu xanh tím lấp loáng dưới ánh nắng.

36
37

BƯỚM NĂM ĐỐM MẮT

(Ypthima baldus)

Họ: Bướm mắt rắn Satyridae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng: Giống Yphima bao gồm các loài có kích thước nhỏ nhất so với các giống khác cùng họ bướm Mắt rắn Satyridae được phân biệt bởi màu trắng bao phủ mặt dưới, có các sọc nằm ngang màu nâu, nhỏ và mang theo các vạch ở mép ngoài cánh, vùng giữa sát mép ngoài và giữa cánh. Con đực của các loài ngoại trừ Y.akbar có các vẩy. Gốc gân 11 và 12 cánh trước hội tụ thành một đường phồng ra và gốc của gân trụ cánh phồng ở một vùng nhỏ hơn. Thấy ở mọi độ cao và ở mọi nơi từ rừng tới đô thị. Là loài phổ biến nhất trong giống Ypthima. Mặt trên màu nâu, có một đốm mắt lớn ở cánh trước, hai đốm mắt lớn ở cánh sau, có thể có một đốm mắt nhỏ ở góc ngoài cánh sau

Mặt dưới có dạng vằn vện với một đốm mắt rất lớn ở cánh trước và sáu đốm mắt nhỏ ở cánh sau, xếp thành ba nhóm. Ở dạng mùa khô, các đốm mắt tiêu giảm, khó nhận diện cấp loài. Yphima singorensis khá giống Yphim baldus, nhưng nhỏ và mặt dưới cánh sáng màu hơn. Sải cánh 32-48mm. Sinh học sinh thái: Gặp khắp nơi. Bay thấp, sát các bụi cỏ ven đường. Thường gặp chung với giống Mycalesis. Tuy nhiên chúng thường thích sống ở các vạt cỏ, cây bụi ven đường đi trong rừng, nơi quang đãng có nhiều ánh sáng mặt trời. Thức ăn của sâu non là một số loài thực vật thuộc họ Cỏ Poaceae

38

Phân bố:

Từ Ấn Độ đến Mianma, Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Thái Lan, Lào, đảo Sanda, Việt Nam. Loài này phân bố

khắp Việt Nam Giá trị,tình trạng và biện pháp bảo vệ: Là

loài rất phổ biến, có phổ phân bố rộng cả trên thế giới và

Việt Nam.

39

BƯỚM CỎ HOA

THÔNG THƯỜNG

(Drupadia ravindra)

Họ: Bướm xanh Lycaenidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Mô tả: Bướm đực có mặt trên cánh trước có màu cam đậm, mặt dưới có màu cam nhạt. Chóp cánh trên có màu nâu đen, cánh dưới với các sọc màu cam nhạt. Cánh sau có màu trắng với các dải ngắn mấu đen và nhiều đốm đen khá rõ. Bướm có 3 đuôi hai đuôi ngắn và đuôi ở giữa khá dài. Loài này thường đậu trên các lá cây nhỏ dọc theo đường mòn trong rừng và chúng thường xoè cánh ra dưới ánh nắng gắt. Sâu non ăn lá cây cóc kèn Derris scandens thuộc họ Đậu Fabaceae

40

Phân bố:

Phân bố ở Thái Lan, Cambodia và ở

Việt Nam chúng có vùng phân bố

từ miền Trung trở vào chưa có ghi

nhận ở phiá Bắc. Tên bướm được

dịch theo nghĩa tiếng Anh

41

bướm viền nâu hai đuôi

(Hypolycaena thecloides)

Họ: Bướm xanh Lycaenidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Con cái có mặt trên màu nâu đậm trong khi con đực có mặt trên cánh có màu

xanh tím than giống như loài

Hypolycaena erylus. Tuy nhiên loài Hypolycaena thecloides có màu nền mặt dưới cánh sáng hơn, vùng mép cánh trước có màu vàng cam rõ hơn, các vạch dưới cánh lớn hơn và các vùng màu cam rộng và rõ hơn so với màu xám của loài Hypolycaena erylus. Mặt dưới cánh trước ở mép cánh con đực là một đường viền màu cam kéo dài từ chót cánh đến gần gốc cánh. Phần rìa cánh

là màng màu đậm hơn so với phần cánh phía bên trong với

đường viền mầu cam rất rõ ở rìa

cánh. Giữa cánh trước và cánh

sau có hai viền gần song song

màu cam nhạt khá rõ. Gốc cánh

sau có 2 đuôi khá dài và một

đốm màu đen gần tròn được

bao một nửa trong bằng những

vảy màu cam. Nơi sống, sinh thái:

Loài này thường đậu trên mặt

đất ở bìa rừng hay gần các vũng

nước nhỏ để hút khoáng chất, bay nhanh khi bị động giống

như loài Hypolycaena erylus.

Sâu non sống trên cây Long não

Cinnamomum camphora thuộc

họ Long não Lauraceae và cây

Găng Tamilnadia uliginosa thuộc

họ Cà phê Rubiacea

42

Phân bố:

Loài này phân bố ở Java, Nicobars, Burma - Peninsular Malaya, Singapore. Ở Việt Nam loài này đã gặp ở phía

Nam ở một số tỉnh miền Đông nam bộ. Tên bướm được đặt theo màu của cánh.

43

BƯỚM BỤI NÂU ĐEN

(Mycalesis mineus Linnaeus)

Họ: Bướm mắt rắn Satyridae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

44

Đặc điểm nhận dạng: Bướm cái hơi lớn hơn, nhạt màu hơn và có thể phân biệt bởi không có dải (chùm vảy đặc biệt) ở mặt trên của cánh sau. Đây là loài gặp theo từng nơi ở vùng đất thấp đặc trưng. Chúng thường xuất hiện dưới tán cây bụi và hoạt động tích cực suốt ngày và rất thích sống gần các bụi cây tre, trúc khi phát măng. Cả bướm đực và bướm cái bay rất gần mặt đất. Chúng thường bị hấp dẫn bởi phân động vật, nước ở các ngọn măng tre, trúc tiết ra. Có một số loài tương tự ở Việt Nam, đó là Mycalesis perseoides, Mycalesis perseus, Mycalesis intermedia, dạng bướm mùa khô của loài này chỉ có thể phân biệt qua cấu tạo bộ phận sinh dục đực.

45

Sinh học, sinh thái: Giống Mycalesis bay thấp, gần các đám cỏ ven đường mòn. Ba loài khá giống nhau là M.mineus, M.perseus và M.perseoides, có thể phân biệt dựa vào các đốm ở mặt dưới cánh nhưng không dễ. Việc định danh chính xác phải dựa vào cấu trúc cơ quan sinh dục của con đực. M.mineus và M.perseoides là những loài phổ biến. Chúng thường xuất hiện dưới tán cây và hoạt động tích cực suốt ngày. Cả bướm đực và bướm cái bay rất gần mặt đất. Chúng thường bị hấp dẫn bời phân động vật. Có một số loài tương tự ở Việt Nam, đó là M.perseoides, M.zonata, M.intermedia, dạng bướm mùa khô của loài này chỉ có thể phân biệt qua cấu tạo bộ phận sinh dục đực. Loài này khá phổ biến ở độ cao dưới 700m, trong các khu rừng thứ sinh và phổ biến ở các vùng nông nghiệp, các trảng cỏ, bụi cây.

Phân bố:

Phân bố từ Srilanca và Ấn Độ qua Đông nam châu Á đến Sunderland, có khắp nơi ở Việt Nam. Tên loài dịch nghĩa từ tiếng Anh.

46
47

CÁC PHƯƠNG PHÁP

PHUN THUỐC TRỪ SÂU

PHỔ BIẾN NGÀY NAY

Bình phun thuốc trừ sâu là công cụ đã rất quen thuộc với người sử dụng. Giá của dụng cụ này cũng không quá đắt, ai cũng có thể sở hữu được. Nếu người sở hữu vườn rau, vườn cây với diện tích nhỏ thì sử dụng bình phun thuốc sẽ tiện lợi hơn.

48

1. Bình phun thuốc trừ sâu thủ công

Với đồng ruộng có diện tích lớn hơn, việc phun thuốc bằng bình thủ công rất vất vả và người phun sẽ dễ tiếp xúc với thuốc trừ sâu qua đường nước hoặc không khí. Phun thuốc bằng bình thủ công có nhược điểm là thuốc phun không đồng đều và tốc độ phun phụ thuộc vào sức người nên có thể mất nhiều thời gian và hiệu quả lại thấp.

Ngày nay, mặc dù bình phun thuốc thủ công đã được cải tiến hơn rất nhiều so với trước đây, phun nhanh hơn nhưng về hiệu quả thì chưa được cải thiện và người phun vẫn bị ảnh hưởng bởi thuốc do tiếp xúc gần.

49
50
2. Máy phun thuốc trừ sâu thủ công

Sự ra đời của các loại máy phun thuốc

đã giúp việc phun thuốc trừ sâu được nhanh hơn. Về cấu tạo và nguyên lý hoạt động, loại máy này cũng không khác nhiều so với bình phun, nhưng nhờ sử dụng máy bơm cao áp kết hợp vòi phun áp lực nên thuốc được phun ra mạnh hơn và đi xa hơn. Chi phí mua một chiếc máy phun thuốc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp đối với hộ gia đình sẽ cao hơn. Do đó, máy phun thuốc trừ sâu sẽ phù hợp với những người phun dịch vụ hoặc có diện tích canh tác nhỏ và vừa. Tuy nhiên, máy phun thuốc cũng chưa được cải thiện nhiều trong việc giúp người phun hạn chế tiếp xúc với hóa chất.

51

3. Máy phun thuốc trừ sâu điều khiển từ xa

◆ Máy phun thuốc trừ sâu điều khiển từ xa được cải tiến hơn so với máy phun thuốc thủ công, do khả năng tự vận hành nên người phun không phải tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong khi phun.

◆ Nhược điểm của máy phun thuốc trừ sâu điều khiển từ xa

◆ Sử dụng vòi phun áp lực nên khá tốn thuốc, phun chưa đồng đều, có khả năng gây thất thoát thuốc, ô nhiễm môi trường.

◆ Chỉ có khả năng phun cho lúa hoặc các trang trại trồng rau lớn.

◆ Không hoạt động được ở các khu ruộng trũng, lầy.

52
53

4. Máy bay phun thuốc trừ sâu

Máy bay phun thuốc trừ sâu có khả năng làm việc nhanh, hiệu quả trên diện tích lớn và phù hợp với nhiều loại cây trồng. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều dòng máy bay phun thuốc

bảo vệ thực vật. Máy bay phun thuốc

trừ sâu sở hữu khả năng phun thuốc ở dạng sương mù nên lượng thuốc có thể được pha ở nồng độ đậm đặc

hơn, độ bám dính cao hơn, tiết kiệm thuốc và hiệu quả cao hơn so với các dòng máy phun áp lực.

Sản phẩm này sử dụng công nghệ

thông minh, hiện đại nên giá thành khá cao, phù hợp với các đơn vị làm dịch vụ nông nghiệp.

Giúp người phun hạn chế tiếp xúc với thuốc trừ sâu.

Khả năng phun thuốc đậm đặc, độ bám dính cao nên thuốc trừ sâu sẽ không bị thất thoát ra môi trường, giúp bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn thủy hải sản và an toàn cho sức khỏe của con người.

54

Vận hành tự động 100% chỉ với 1 thao tác nhấn nút trên điện thoại thông minh. Máy bay tự bay đi và bay về khi hết thuốc.

Công nghệ định vị, radar nhìn xa, radar động phía trước và các mô-đun radar mặt đất giúp máy bay nhận biết hướng bay đa hướng, chướng ngại vật, giúp hoạt động bay an toàn hơn.

Công nghệ vẽ bản đồ 3D chính xác từng centimet.

55

Cách phân chia thời gian phun thuốc giúp hiệu quả và chất lượng

Việc sử dụng thuốc hóa học hay sinh học để trừ sâu hiện nay được người sử dụng ưu tiên và hay áp dụng vì những tiện lợi, tác dụng cao của nó. Song, vì có nhiều kiến thức khoa học chuyên sâu người sử dụng chưa tiếp cận được mà chủ yếu sử dụng thuốc theo kinh nghiệm đã dùng hàng vụ, hàng năm. Dưới đây là một số lưu ý trong vấn đề phun và sử dụng thuốc:

56

Sử dụng thuốc khi đến ngưỡng

Khác với bệnh hại cây trồng, sâu hại là những đối tượng sinh vật bằng mắt thường có thể nhìn rõ nên ta biết khi chúng xuất hiện trên ruộng đồng, khu vực trồng cấy, mật độ nhiều hay ít, chúng ta có thể đếm được. Chính vì vậy, nguyên tắc đúng là phải trừ sâu khi đến ngưỡng (là mức sâu ở mật độ đó làm sụt giảm năng suất cây trồng).

Chứ không phòng sâu hay cứ nhìn thấy có sâu là phun hoặc khi sâu gây hại xong rồi lại đi phun thuốc quá muộn lúc sâu đẫy sức hay đã vào nhộng.

Ví dụ: Đối với loài sâu tơ gây hại cây họ hoa thập tự thì ngưỡng phun trừ thuốc phải là 20 con/m2 khi cây còn nhỏ. Đối với cây đã lớn, ngưỡng phòng trừ là 30 con/m2.

57
58

Thời điểm trừ sâu

hiệu quả nhất

Đó là lúc sâu non tuổi còn nhỏ (sâu mới nở) nên không có khả năng kháng thuốc. Muốn biết được đúng thời điếm này, việc làm cần thiết và có ỷ nghĩa quyết định là thăm đồng theo dõi bướm. Đa số các loài sâu thì bướm vũ hóa và đẻ trứng 2-3 ngày, pha trứng thường kéo dài từ 6-10 ngày. Cho nên cần theo dõi bướm vũ hóa tập trung vào những ngày nào để tính toán thời điểm trứng nở thành sâu non tuổi 1. Lúc phun sâu ở giai đoạn này chúng ta hầu như không nhìn thấy sâu non hoặc nhìn thấy thì rất khó đếm được. Vì vậy, khi điều tra pha bướm cần phải biết được mật độ bướm trung bình có bao nhiêu con/m2. Đồng thời, biết rõ loài bướm sâu này đẻ trung bình được bao nhiêu trứng mỗi con cái, để từ đó ước lượng, dự đoán được lượng sâu non/m2.

59

CHÚ Ý

◆ Các loại thuốc trừ sâu hiện nay, các công ty khi sản xuất thuốc đã cho các dung môi có lợi cho việc trừ sâu sẵn vào trong thuốc để diệt sâu hiệu quả hơn. Vì vậy, người sử dụng không cần phối trộn thêm thứ gì khi pha thuốc.

◆ Khác với nhiều loài sâu khác (chỉ pha sâu non mới gây hại cây trồng), các loài rầy, rệp và bọ nhảy thì cà 2 pha (trưởng thành và sâu, rầy non) đều có khả năng gây hại. Riêng loài bọ nhảy sọc cong vỏ lạc hại rau thập tự thì trường thành là những con bọ đen ăn giỗ lá trên cây, dưới đất, sâu non lại cắn phá làm cụt hết rễ rau thậm chí làm cây chết hẻo vì đứt hết rễ. Cho nên, khi phun thuốc trừ bọ nhảy nông dân cần phải cùng lúc diệt cả 2 pha này (phun thuốc trên thân lá đồng thời phun đẫm cả gốc cây rau).

60

◆ Khác với thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu khi phun cho cây trồng có thể phối trộn được với phân bón lá có chứa đạm nhằm một mặt diệt sâu, mặt khác, bỗ sung dinh dưỡng cho cây nhanh hồi phục sau khi bị sâu gây hại...

◆ Để phát huy hiệu lực của thuốc và làm sâu không kháng thuốc (nhờn thuốc), người phun cần phun vào chiều mát (ngày có nắng) hoặc vào lúc tạnh ráo (ngày có mưa). Đồng thời, cần hòa thuốc đúng theo nhãn mác hướng dẫn ghi trên bao bì. Không nên tăng nồng độ, liều lượng sẽ làm cho thuốc dần dần mất hiệu lực (sâu kháng thuốc).

61

◆ Một số loài sâu có tính kháng thuốc cao (sâu tơ, bọ nhảy, rầy, rệp, nhện đỏ...) cần phun kép 2 lần cách nhau 3-4 ngày mới có hiệu quả trừ sâu. Riêng loài bọ nhảy có khả năng bay nhảy nhanh thì khi phun người phun cần phải đi theo đường vòng xuyến xoáy chôn ốc để đồn bọ nhảy vào giữa sẽ diệt được nhiều hơn...

◆ Một số loài sâu thì pha gây hại lại nằm sâu trong thân, lá cây (sâu đục thân, dòi đục lá, sâu đục quả...) cần lựa chọn các loại thuốc trừ sâu có tính nội hấp và lưu dẫn mới nhằm diệt được sâu triệt để.

◆ Không nên phun thuốc trừ sâu khi đã phát hiện ra cây bị sâu hại nhưng quá muộn. Ví dụ, thấy dòi đục lá cà chua thành các đường ngoằn nghèo nhưng quan sát trên lá cây không còn dòi nữa thì coi như đã muộn không nên phun nữa. Nên sử dụng máy phun thuốc trừ sâu để đảm bảo năng suất và bảo vệ sức khỏe.

62
63

lifebalance.vn

pestmanagement.vn

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.