3 minute read

Kiến trúc Bến Nhà Rồng

Nhà Rồng, ban đầu gọi là Trụ sở Công ty Vận tải Hoàng đế (Hotel des Messageries Impériales) được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863 và hoàn thành trong 1 năm. Kiến trúc tòa nhà theo phong cách kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh, châu đầu vào mặt trăng theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt”một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam. Phía 2 đầu hồi tòa nhà có biểu tượng ký tự M.I. (viết tắt của Messageries Impériales) có thể nhìn thấy từ hướng sông Sài Gòn hoặc từ hướng đường Khánh Hội ra.

Năm 1871, do ảnh hưởng của nền Cộng hòa, hãng đổi tên lại thành Messageries maritimes. Chi tiết mặt trăng trên nóc nhà được thay bằng biểu tượng của hãng vương miện, mỏ neo và đầu ngựa. Phù hiệu “Đầu ngựa” hàm chỉ thời trước bên Pháp, hãng chuyên lãnh chở đường bộ với ngựa kéo xe, còn “Mỏ neo” tượng trưng cho tàu thuyền. Do đó dân gian còn gọi là hãng Đầu Ngựa.

Sau năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Từ đó, kiến trúc Nhà Rồng hầu như còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

4 tháng 3 năm 1863, Nhà Rồng được khởi công xây dựng

5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành xuống con tàu Amiral Latouche Tréville, bắt đầu hành trình cách mạng.

1 tháng 1 năm 1937, hơn 20.000 người dân Sài Gòn - Gia Định tổ chức mít-tinh tại Bến Nhà Rồng để đón tiếp đại biểu Mặt trận bình dân Pháp sang điều tra tình hình các nước thuộc địa ở Đông Dương.

23 tháng 9 năm 1945, một tiểu đội kháng chiến

Việt Nam với vũ khí thô sơ, chiến đấu chống trả cuộc tấn công của một đại đội quân Anh được trang bị vũ khí hiện đại và đầy đủ và hy sinh đến người cuối cùng.

Đêm 15 tháng 10 năm 1945, quân kháng chiến

Việt Nam tổ chức đốt chiếc tàu chiến Alex của Pháp khi vừa cập Bến Nhà Rồng.

13 tháng 5 năm 1975, chiếc tàu biển Sông Hồng trọng tải 10.000 tấn cập Bến Nhà Rồng, đánh dấu sự thống nhất đường biển Bắc - Nam.

Khám phá phòng trưng bày

Bến Nhà Rồng

Bên trong Bến Nhà Rồng lúc đầu chỉ rộng 250m2 với 3 phòng trưng bày. Vào năm 1990 và 1995 trải qua 2 lần sửa chữa, hiện tại nơi này rộng tới 1482,62 m2 với 9 phòng trưng bày, 2 phòng kho chứa 10.927 tài liệu, hiện vật và 450 hiện vật. Trong 9 phòng đó, có 6 phòng sẽ sử dụng trưng bày chuyên đề những tư liệu, hiện vật, tiểu sử và hoạt động cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Bến Nhà Rồng cũng thường xuyên tổ chức những chủ đề, hội nghị khoa học, giới thiệu và chiếu phim tư liệu, hồi ký,…Chuyên đề một số phòng như sau:

Phòng chủ đề 1: Chủ tịch Hồ Chí

Minh thời thơ ấu và tuổi thanh niên (1890-1920). Người hoạt động cách mạng bước đầu, tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và khẳng định đây là con đường lấy lại độc lập, tự do của nhân dân

Việt Nam.

Phòng chủ đề 2 Bến Nhà Rồng:

Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính đảng giai cấp công nhân

Việt Nam (1920-1930) bằng việc kế thừa và vận dụng sáng tạo Luận cương của V.I Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa. từ V.I Lênin

Phòng chủ đề 3: Từ năm 1930 đến năm 1954, thời kì đấu tranh giữ vững chính quyền và kiên quyết kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt Người đã tổ chức và lãnh đạo

Cách mạng Tháng Tám thắng lợi

- từ đó nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa được sáng lập.

Phòng chủ đề 4 Bến Nhà Rồng: Từ năm 1954 đến 1969, Người không chịu khuất phục trước Mỹ và đã lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa giải phóng miền Nam thống nhất Tổ Quốc.

Bởi vì Bến có khuôn viên rất rộng, thoáng cùng nhiều cây xanh được chăm sóc kĩ lưỡng tạo nên không gian vô cùng thoáng đãng. Nhìn từ xa, bảo tàng Hồ Chí Minh mang vẻ tráng lệ và nổi bật trên sông

Sài Gòn, đặc biệt vào buổi tối, nơi này sáng rực trong những ánh đèn lấp lánh.

Ý nghĩa to lớn của bến cảng

Bến Nhà Rồng vừa mang giá trị kiến thức to lớn, vừa mang giá trị lịch sử cao cả, vĩ đại, luôn tự hào khẳng định tình yêu đất nước, tinh thần đấu tranh cách mạng của dân tộc ta trong những năm tháng hào hùng. Bến cảng Nhà Rồng là một dấu son của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của lịch sử Việt Nam nói chung. Bến đã trở thành nơi tưởng nhớ, ghi ơn công lao to lớn của Bác Hồ từ lý tưởng tới hoạt động cách mạng của Người. Bảo tàng là một phần lưu giữ kí ức lịch sử cũng như bày tỏ lòng biết ơn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và những anh hùng đã chiến đấu cho đất nước.

This article is from: